Tiểu luận môn Các vùng văn hóa việt nam, Tây Bắc
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 32 trang )
TRƯỜNG ĐHSP NGHỆ THUẬT TW
KHOA VĂN HĨA NGHỆ THUẬT
Tiểu Luận
MƠN : CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM
Đề tài : Vùng văn hóa dân tộc Tây Bắc
Sinh viên : Nguyễn Ngọc Anh
Lớp : K13- QLVH
Khoa : VHNT
Mã sv: 1953420003
HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 2020
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
MỞ ĐẦU
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người
với môi trường tự nhiên và xã hội ,văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của
con người, và như vậy văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất
của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa,
quần áo, các phương tiện. Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là
một phần của văn hóa.. Nền văn hóa Việt Nam đã hình thành và khơng ngừng phát
triển qua hàng ngàn năm, trải qua nhiều biến cố nhưng nó ấy vẫn ln được giữ
vững và trau dồi bởi năm mươi tư dân tộc anh em với lịng u nước và tinh thần
đồn kết nhất trí.
Nếu như sự thống nhất do cùng cội nguồn đã tạo ra bản sắc chung của văn hóa Việt
Nam thì tính đa dạng của các tộc người lại làm nên những đặc trưng bản sắc riêng
của từng vùng văn hóa. Và một trong các vùng văn hóa có lịch sử hình thành và
phát triển lâu đời nhất của Việt Nam với nhiều bản sắc riêng, đầy độc đáo: Vùng
văn hóa Tây Bắc. Nhắc đến Tây Bắc chúng ta sẽ liên tưởng ngay tới những ngọn
núi kỹ vĩ, những ruộng bậc thang, hay những món ăn bản địa vừa quen thuộc mà
cũng vừa xa lạ. Thời tiết mát mẻ, những lễ hội nổi tiếng. Tây Bắc vào xuân với
hoa đào, hoa mận nở khắp rừng, tiếng chim, tiếng khèn sáo cùng những ly rượu
nồng làm cho mùa xuân Tây Bắc rộn ràng, rực rỡ. Cùng trong khơng khí tươi vui
của mùa xn, Tây Bắc lại rộn ràng đón xuân với hoa lá, cỏ cây bừng bừng nhựa
sống, với váy áo rực rỡ, với nụ cười và ánh mắt lúng liếng của các thiếu nữ vùng
cao. Không những vậy nhắc đến Tây Bắc không ai là khơng nghĩ đến văn hóa ẩm
thực, văn hóa trang phục và văn hóa lễ hội nơi đây .
Và đó là lý do em lựa chọn đề tài “ Vùng văn hóa Tây Bắc” để cho cơ và các bạn
thấy được những nét đặc sắc của nơi đây. Nơi mà có hơn 20 dân tộc cùng sinh
sống, tạo nên nét văn hóa riêng độc đáo .
NỘI DUNG
Chương 1 : Khái Quát Chung Về Tây Bắc
Dưới thời Pháp, Tây Bắc có tên gọi là xứ Thái tự trị. Đến năm 1955 lại đổi thành
Khu tự trị Thái Mèo gồm ba tỉnh là Lai Châu, Sơn La, Nghĩa Lộ. Từ năm 1962 –
1975 gọi là Khu tự trị Tây Bắc. Hiện nay, cụm từ Tây Bắc chỉ có giá trị xác định
phương hướng, vị trí địa lý của khu vực chứ không mang ý nghĩa nào khác. Tây
Bắc là vùng có 20 dân tộc sinh sống, tập trung chủ yếu ở Lào Cai, Lai Châu, Sơn
La, Yên Bái… gồm: Cống, Giáy, Hà Nhì, Kháng, Khơ Mú, Lào, La Ha, La Hủ, Lự,
Mảng, Mường, Phù Lá, Si La, Xinh Mun và dân tộc Thái với tổng dân số 2.661.065
người (theo thống kê dân số ngày 01/4/1999). Trong đó, đông nhất là dân tộc Thái
(1.328.725 người) và Mường (1.137.515 người), ít nhất là dân tộc Cống (1.676
người) và Si La (840 người). So với tổng dân số vùng Tây Bắc, các dân tộc ít người
chiếm 56%
Vùng văn hóa Tây Bắc là khu vực bao gồm hệ thống núi non trùng điệp bên hữu
ngạn song Hồng (lưu vực sông Đà) kéo dài tới bắc Thanh Nghệ. Ở đây có trên 20
tộc người cư trú, văn hóa Tây Bắc đa dạng và độc đáo chính là sản phẩm của sự kết
hợp và đan xen các bản sắc riêng của hơn hai mươi dân tộc ấy, trong đó các dân tộc
Thái, H’mơng, Dao có thể xem là những đại diện tiêu biểu, góp phần quan trọng
hơn cả trong việc hình thành văn hóa của khu vực. Biểu tượng cho vùng văn hóa
này là hệ thống mương phai dẫn nước vào đồng; là nghệ thuật trang trí tinh tế trên
chiếc khăn piêu Thái, chiếc cạp váy Mường, bộ trang phục nữ H’Mông; là âm nhạc
với các loại nhạc cụ bộ hơi (khèn, sáo…) và những điệu múa xòe….
Chương 2 : Tổng Quan Về Tây Bắc
2.1 Vị Trí Địa Lý
Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền bắc Việt Nam, có chung đường
biên giới với Lào và Trung Quốc. Đây là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ Việt
Nam, bao gồm các tỉnh: Mường Lay, Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Yên
Bái
Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều
khối núi và dãy núi cao chạy theo
hướng Tây Bắc Đơng Nam, trong đó
có dãy Hồng Liên Sơn dài đến 180 km, rộng 30 km, cao từ 1500m trở lên, các
đỉnh cao nhất như Phanxipăng 3142m, Yam Phình 3096m, Pu Lng 2.983m. Dãy
Hồng Liên Sơn, được người Thái gọi là “sừng trời” (Khau phạ), chính là bức
tường thành phía đơng và vùng Tây Bắc.
Địa hình Tây Bắc núi cao và chia cắt sâu, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy
theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao
trên 1800 m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (cịn gọi
là địa máng sơng Đà).
Vùng Tây Bắc có hai con sơng lớn, đó là sơng Đà (tên Thái là Nặm Tè) và
sông Thao (tức sông Hồng), thượng nguồn của sơng Mã cũng nằm trên vùng
đất Tây Bắc, phía Tây tỉnh Sơn La. Ngồi sơng Đà là sơng lớn, vùng Tây Bắc
chỉ có sơng nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sơng Mã. Trong địa máng sơng Đà cịn
có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, và có thể
chia nhỏ thành các cao ngun Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản. Cũng có các lịng
chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh.
Các con sơng này không chỉ là cơ sở cho sự định cư của của các dân tộc nơi
đây cũng như nền nông nghiệp trong vùng mà còn là nguồn cảm hứng cho
những câu hát và truyền thuyết của các tộc người Thái, Mường…
Sông Đà
2.2 Đặc Điểm Tự Nhiên
Sông Mã
Tuy cùng nằm trong vịng đai nhiệt đới gió mùa, nhưng do ở một độ cao từ 8003000m nên khí hậu Tây Bắc ngả sang á nhiệt đới và nhiều nơi cao như Sìn Hồ có
cả khí hậu ơn đới. Mặt khác, do địa hình lại chia cắt bởi các dãy núi, các dịng sơng,
khe suối, tạo nên những thung lũng, có nơi lớn thành lịng chảo như vùng Nghĩa
Lộ, Điện Biên nên Tây Bắc cịn là nơi có nhiều tiểu vùng khí hậu. Trong lúc đó ở
thung lũng Mường La, người ta mặc áo ngắn tay giữa mùa đông thì ở Mộc Châu
phải mặc áo bơng dày mà khơng khỏi rét. Nhưng chính vì vậy mà thiên nhiên Tây
Bắc rất đa dạng, thổ nhưỡng nhiều loại hình. Chính điều này cũng góp phần làm
nên những nét đa dạng trong văn hóa của các dân tộc vùng Tây Bắc.
Mặc dù nền khí hậu chung khơng có sự khác biệt lớn giữa các khu vực, nhưng sự
biểu hiện của nó khơng giống nhau theo chiều nằm ngang và theo chiều thẳng
đứng. Dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc Đơng Nam đóng vai trị của một bức trường thành ngăn khơng cho gió mùa đông
(hướng đông bắc – tây nam) vượt qua để vào lãnh thổ Tây Bắc mà không bị suy yếu
nhiều, trái với vùng Đơng bắc có hệ thống các vịng cung mở rộng theo hình quạt
làm cho các đợt sóng lạnh có thể theo đó mà xuống đến tận đồng bằng sơng Hồng
và xa hơn nữa về phía nam. Vì vậy, trừ khi do ảnh hưởng của độ cao, nền khí hậụ
Tây Bắc nói chung ấm hơn Đơng Bắc, chênh lệch có thể đến 2-3 OC. Ở miền núi,
hướng phơi của sườn đóng một vai trị quan trọng trong chế độ nhiệt – ẩm, sườn
đón gió (sườn đơng) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều
kiện cho gió “phơn” (hay quen được gọi là “gió lào”) được hình thành khi thổi
xuống các thung lũng, rõ nhất là ở Tây
Bắc. Nhìn chung, trong điều kiện của
trung du và miền núi, việc nghiên cứu
khí hậu là rất quan trọng vì sự biến
dạng của khí hậu xảy ra trên từng khu
vực nhỏ. Những biến cố khí hậu ở miền
núi mang tính chất cực đoan, nhất là
trong điều kiện lớp phủ rừng bị suy
giảm, và lớp phủ thổ nhưỡng bị thoái
hoá. Mưa lớn và tập trung gây ra lũ
nhưng kết hợp với một số điều kiện thì
xuất hiện lũ quét; hạn vào mùa khơ
thường xảy ra nhưng có khi hạn hán
kéo dài ngoài sức chịu đựng của cây cối.
2.3 Đặc Điểm Kinh Tế – Xã Hội
2.3.1, Đặc điểm kinh tế
Sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu của hầu hết đồng bào các dân
tộc thiểu số ở Tây Bắc. Ngoài ra, họ cịn chăn ni theo hộ gia đình, làm một số
nghề thủ cơng, thực hiện nhiều hình thức chiếm đoạt các nguồn lợi tự nhiên sẵn có
trong rừng quanh khu vực cư trú. Nhìn chung, mặc dù nền kinh tế thị trường đã phổ
biến ở đồng bằng và một số khu vực miền núi nhưng về cơ bản, các dân tộc vùng
Tây Bắc vẫn duy trì các phương thức sản xuất truyền thống. Tuy vậy, ở một số
vùng đã có sự xuất hiện của việc phát triển cây công nghiệp, trồng cây ngơ và lúa
giống mới có năng suất cao, mở rộng chăn nuôi đại gia súc và chú ý phát triển nghề
dệt thổ cẩm truyền thống.
Tuy nhiên, tập quán trồng trọt ở mỗi tộc người tại các vùng thung lũng, vùng rẻo
giữa và vùng cao vẫn có những nét riêng biệt, bởi những cách làm ăn này đã tồn tại
qua hàng nghìn năm canh tác của họ.
Cho đến nay các tộc người sống ở Tây Bắc vẫn duy trì một số nghề thủ cơng gia
đình như dệt vải, đan lát, làm mộc, làm rèn, chế tác kim loại làm trang sức, làm
giấy dó. Tuy nhiên, mỗi tộc người lại có những nghề nổi trội ví dụ người Thái,
người Lào, người Mường rất nổi tiếng với nghề trồng bông, dệt vải thổ cẩm; người
Hmơng nổi tiếng vói nghề rèn chế tác công cụ sản xuất và trồng lanh dệt vải lanh.
Các công việc thủ công này thường do người phụ nữ đảm nhiệm, riêng nghề đan lát
đồ gia dụng nổi tiếng của nhóm Mơn – Khơme như: Khơ mu, Xinh Mun, Kháng lại
chủ yếu do người đàn ông đảm nhiệm.
Trao đổi hàng hố là nhu cầu thiết yếu đã có từ lâu đời của các dân tộc thiểu số ở
Tây Bắc, họ thường cùng nhau họp chợ tại trung tâm xã, huyện hoặc ngay ven
đường cái. Do các tộc người đều cư trú ở vùng sâu vùng xa nên họ chỉ họp chợ 5
ngày hoặc 1 tuần 1 lần.
2.3.2, Đặc điểm xã hội
Thiết chế xã hội truyền thống của các tộc người cư trú ở Tây Bắc rất phong phú,
điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của họ.
Về đặc điểm tộc người ở đây, mỗi dân tộc đều có những nét riêng biệt.
Với người Thái2: Khu vực chúa đất cai quản gọi là mường và có bộ máy cai trị
cũng như có luật lệ riêng. Mỗi mường có một mường trung tâm và các mường
ngoại vi. Chúa đất cai quản toàn mường, con trai cả của chúa đất sẽ cai quan
rmường trung tâm, các con trai thứ và các cháu sẽ cai quản các mường phụ thuộc.
Bộ máy thống tri toàn mường lớn gọi là Xiêng hay Chiềng. …
Trong quan hệ họ hàng của người Thái có 3 mối quan hệ đặc trưng, đó
là: Ải Noọng bao gồm những thành viên trai của từng dịng họ và có cùng tổ tiên;
Lúng Ta; Nhím Sao.
Người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng con, bắc máng lấy
nước làm ruộng. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người
Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác. Từng gia đình
chăn ni gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ gốm… Sản phẩm nổi
tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ,
bền đẹp.
Đặc điểm cư trú nổi bật của đồng bào Thái là dọc các thung lũng vùng thấp, nơi có
nhiều sơng suối ao hồ, chính vì thế mà các nhà dân tộc học xếp dân tộc Thái là
những cư dân đại diện cho nền văn minh thung lũng (Valley culture). Trên thực tế,
đồng bào Thái ở vùng nào cũng tỏ ra vừa giỏi chài lưới ngồi sơng ngồi suối, lại
rất thạo việc đánh bắt trong ruộng trong đồng. Nhờ vậy, bữa ăn hàng ngày của bà
con được tăng cường nguồn dinh dưỡng một cách đáng kể, do chính các hoạt động
sơng nước đem lại.
Nguồn sống chính của đồng bào H’Mơng là làm nương rẫy du canh, trồng ngơ,
trồng lúa ở một vài nơi có nương ruộng bậc thang. Cây lương thực chính là ngơ và
lúa nương, lúa mạch. Ngồi ra cịn trồng lanh để lấy sợi dệt vải và trồng cây dược
liệu. Chăn nuôi của gia đình người Mơng có trâu, bị, ngựa, chó, gà. Xưa kia người
Mông quan niệm: Chăn nuôi là việc của phụ nữ, kiếm thịt trong rừng là việc của
đàn ông.
Với người Hmông bộ máy Seophải cai quản một bản, thống lý cai quản một vùng,
ngồi ra cịn có các phó thống lý, lý dịch. Những người trong bộ máy cai trị thường
là người đứng đầu các dòng họ. Trong xã hội truyển thống của người Hmơng, quan
hệ cố kết dịng họ là nét đặc trưng nhất, nó được biểu hiện ở 2 hình thức: cố kết
rộng và cố kết hẹp.
Người Khơmú: Người Khơ mú có nhiều dịng họ, các dịng họ của họ thường mang
tên cây, cỏ hay chim, thú. Các quan hệ của họ chủ yếu dựa theo nhóm hôn nhân.
Với các dân tộc khác như Kháng, XinhMun, tổ chức xã hội truyền thống của họ
cũng tương tự như ở người Khơmú, họ đều có q trình dài lâu trong lịch sử là
những người bị phụ thuộc và trở thành người làm công như lệ nông cho các chúa
đất (phía tạo) người Thái.Qua những nét chính về bức tranh xã hội của phần lớn các
dân tộc thiểu số điển hình ở Tây Bắc, trong đó nổi bật là các chúa đất Thái (phía
tạo) và thống lý ở người Hmơn
2.4 Lịch Sử Và Dân Cư
Tây Bắc là nơi sinh tụ lâu đời, ngàn năm của cư dân văn minh đồng thau với hơn
20 tộc người cư trú xen kẽ, bao gồm các dân tộc: Thái, Dao, H’Mơng, Bố Y, Giáy,
Há Nhì, Kháng, Máng, Khơ-mu, Sila, Tày, Xinh-mun, La-ha… với một lịch sử
phát triển khá lâu đời.Mật độ dân ở đây khá số thấp, năm 1978 mới có 59ng/km 2.
Với tỉ lệ tăng 3,5%/năm cộng với việc di dân, đến năm 1990 cũng chỉ có 120
người/km2.
Một số dân tộc điển hình ở Tây Bắc sinh sống tại các tỉnh Lai Châu; Sơn La; Điện
Biên được phân bố như sau:
Tỉnh Lai Châu có 20 dân tộc anh em chung sống, là tỉnh có số dân tộc thiểu số
đông nhất trong 64 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong số đó, dân tộc Thái có số
lượng đơng nhất 206.001 người chiếm 35,1% dân số trong tỉnh, xếp thứ hai là dân
tộc Hmông 170.460 người, chiếm 29,0%, sau đó là dân tộc Kinh 99.094 người. Ba
dân tộc có dân số từ 10 nghìn đến 40 nghìn người là dân tộc Dao; Khơ mú; Hà nhì.
Mười dân tộc có số dân từ 1 nghìn người đến dưới 10 nghìn người là các dân tộc:
Giáy; La Hủ; Lào; Lự; Kháng; Hoa; Mảng; Cống; Xinh mun; Tày, số còn lại là các
dân tộc dưới 1 nghìn người.
Tỉnh Điện Biên tính đến 12/2005 có 83.536 ngưịi, gồm nhiều dân tộc, trong số đó
dân tộc Hmơng có 40.571 người chiếm 48,57 %; Dân tộc Thái có 24.500 người
chiếm 29,33 %.
Tỉnh Sơn La, dân tộc Thái có 48.2985 người; dân tộc Hmơng 11.4578 người; dân
tộc Xinh mun 1.6654 ngưòi; dân tộc Khơ mú 9950 người.
Trong bức tranh toàn cảnh của sự phân bố tộc người, chúng ta thấy tại các tỉnh Lai
Châu, Điện Biên, Sơn La của Tây Bắc, dân tộc Thái và dân tộc Hmơng có số dân
cư trú đông nhất, đây cũng là những tỉnh được chọn làm mẫu nghiên cứu, với hai
dân tộc Thái và Hmông. Các dân tộc tiêu biểu của vùng như: Thái, H’Mông, Dao.
2.4.1, Dân tộc Thái
Tại Việt Nam, theo Tổng điều tra dân số năm 1999, người Thái có số dân là
1.328.725 người, chiếm 1,74 % dân số cả nước, cư trú tập trung tại các tỉnh Lai
Châu, Điện Biên, Lào Cai, n Bái, Sơn La, Hịa Bình, Thanh Hóa, Nghệ
An. Trong đó, tại Tây Bắc số dân cụ thể là: Sơn La có 482.485 người (54,8 % dân
số), Lai Châu cũ (nay là Lai Châu và Điện Biên) có 206.001 người (35,1 % dân số).
Nhóm Thái Trắng (Táy Đón hay Táy Khao) cư trú chủ yếu ở tỉnh Lai Châu, Điện
Biên và một số huyện tỉnh Sơn La (Quỳnh Nhai, Bắc n, Phù n). Ở Đà
Bắc thuộc tỉnh Hịa Bình, có nhóm tự nhận là Táy Đón, được gọi là Thổ. Ở xã
Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, có một số Thái Trắng chịu ảnh hưởng
đậm của văn hóa Tày. Ở Sapa, Bắc Hà, nhiều nhóm Thái Trắng đã Tày hóa. Người
Thái Trắng đã có mặt dọc hữu ngạn sông Hồng và tỉnh Lai Châu, Điện Biên từ thế
kỷ 13 và làm chủ Mường Lay (địa bàn chính là huyện Mường Chà ngày nay) thế kỷ
14, một bộ phận di cư xuống Đà Bắc và Thanh Hóa thế kỷ 15. Có thuyết cho rằng
họ là con cháu người Bạch Y ở Trung Quốc.
Nhóm Thái Đen (Táy Đăm) cư trú ở khu vực tỉnh Sơn La và Điện Biên. Các nhóm
Tày Thanh (Man Thanh), Tày Mười, Tày Khăng ở miền Tây Thanh Hóa(tân thanhthường xuân-thanh hóa), Nghệ An cũng mới từ mạn Tây Bắc chuyển xuống cách
đây vài ba trăm năm và bị ảnh hưởng bởi văn hóa và nhân chủng của cư dân địa
phương và Lào. Nhóm Tày Thanh từ Mường Thanh (Điện Biên) đi từ Lào vào
Thanh Hóa và tới Nghệ An định cư cách đây hai, ba trăm năm, nhóm này gần gũi
với nhóm Thái Yên Châu (Sơn La) và chịu ảnh hưởng văn hóa Lào.
Nhóm Thái Đỏ, gồm nhiều nhóm khác nhau cư trú chủ yếu ở một số huyện
như Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hịa Bình)
Theo David Wyatt, trong cuốn “Thailand: A short history”, người Thái xuất xứ từ
phía nam Trung Quốc, có cùng nguồn gốc với các nhóm dân ít người bây giờ như
Choang, Tày, Nùng. Dưới sức ép của người Hán và người Việt ở phía đơng và bắc,
người Thái dần di cư về phía nam và tây nam. Người Thái di cư đến Việt Nam
trong thời gian từ thế kỉ 7 đến thế kỉ 13. Trung tâm của họ khi đó là Điện Biên
Phủ (Mường Thanh).
Những lãnh tụ Thái được gọi là phụ đạo, được phép cai quản một số lãnh địa và trở
thành giai cấp quí tộc của vùng đó, như dịng họ Đèo cai quản các châu Lai, Chiêu
Tấn, Tuy Phụ, Hồng Nham; dịng họ Cầm các châu Phù Hoa, Mai Sơn, Sơn La,
Tuần Giáo, Luân, Ninh Biên; dòng họ Xa cai quản châu Mộc ; dòng họ Hà cai quản
châu Mai, dòng họ Bạc ở châu Thuận ; họ Hoàng ở châu Việt…
Năm 1841, trước sự đe dọa của người Xiêm La, triều đình nhà Nguyễn kết hợp ba
châu Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu bên bờ tả ngạn sông Mekong thành phủ
Điện Biên. Năm 1880, phó lãnh sự Auguste Pavie nhân danh triều đình Việt Nam
phong cho Đèo Văn Trị chức tri phủ cha truyền con nối tại Điện Biên. Tháng 31948, lãnh thổ này được Pháp tổ chức lại thành Liên bang Thái tự trị, qui tụ tất cả
các sắc tộc nói tiếng Thái chống lại Việt Minh.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, để lấy lịng các sắc tộc thiểu số miền Bắc, Chính
phủ Việt Minh thành lập Khu tự trị Thái Mèo ngày 29 tháng 4 năm 1955, Khu tự trị
Tày Nùng và vùng tự trị Lào Hạ Yên, nhưng tất cả các khu này đều bị giải tán năm
1975.
Cũng như hầu hết các dân tộc trong vùng, người Thái sống chân thật, giản dị và rất
hịa thuận. Trong gia đình, trong bản không bao giờ thấy người ta to tiếng với nhau.
Đặc biệt không bao giờ trẻ con bị mắng mỏ nặng lời, chứ khơng nói đến việc bị
đánh địn. Trẻ con hiểu nhiệm vụ của chúng và rất tự giác thực hiện. Chúng có sai
sót gì, người lớn chỉ nhắc nhẹ. Trẻ em rất ngoan, chúng chơi đùa với nhau rất thân
ái. Gặp lúc khó khăn, đói kém người ta đến họ hàng xin lương thực. Người được
hỏi xin sẵn sàng chia sẻ số lương thực còn lại, dù biết rằng sau đó chính họ cũng sẽ
lâm vào cảnh thiếu đói và cũng phải lên rừng đào củ mài, củ bới thay cơm. Ngay
bây giờ, khi nền kinh tế thị trường đã có tác động vào đời sống cư dân Tây Bắc, thì
phong tục này vẫn được thực hiện với tấm lịng vị tha và tình nghĩa sâu đậm.
2.4.2, Dân tộc H’Mông
Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc Mông được coi là một thành viên quan
trọng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Với số dân 1.068.169
người (ngày 1/4/2009), dân tộc Mông thuộc dân tộc thiểu số có số lượng cư dân
đứng hàng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc ở Việt Nam. Dân tộc Mông cư
trú thường ở độ cao từ 800 đến 1500 m so với mực nước biển gồm hầu hết các tỉnh
miền núi phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt – Trung
và Việt – Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh
thuộc Đơng và Tây bắc Việt Nam như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La…
Các tài liệu khoa học cũng như các truyền thuyết đều cho biết rằng người Mông là
tộc người di cư vào Việt Nam sớm nhất khoảng 300 năm và muộn nhất là 100 năm
về trước. Mông là tên tự gọi có nghĩa là người (Mơngz). Cịn các dân tộc khác còn
gọi dân tộc này với các tên Miêu, Mèo, Mẹo. Căn cứ vào đặc điểm về dân tộc
học và ngôn ngữ học, người ta chia tộc Mông ra làm các ngành: Mông Trắng
(Môngz Đơư), Mông Hoa (Môngz Lênhx), Mông Đỏ (Môngz Si), Mông Đen
(Môngz Đuz), Mông Xanh (Môngz Njuôz), Na Miểu (Mèo nước).
Đồng bào Mông cho rằng những người cùng dòng họ là anh em cùng tổ tiên, có thể
đẻ và chết trong nhà nhau, phải ln luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống, cưu mang
nhau trong nguy nan. Mỗi dòng họ cư trú quây quần thành một cụm, có một trưởng
họ đảm nhiệm cơng việc chung.
Quan hệ xã hội: Bản thường có nhiều họ, trong đó một hoặc hai họ giữ vị trí chủ
đạo, có ảnh hưởng chính tới các quan hệ trong bản. Người đứng đầu bản điều chỉnh
các quan hệ trong bản, trước kia, cả bằng hình thức phạt vạ lẫn dư luận xã hội. Dân
mỗi bản tự nguyện cam kết và tuân thủ quy ước chung của bản về sản xuất, chăn
nuôi, bảo vệ rừng và việc giúp đỡ lẫn nhau. Quan hệ trong bản càng gắn bó chặt
chẽ hơn thơng qua việc thờ cúng chung thổ thần của bản.
2.4.3, Dân tộc Dao
Tại Việt Nam, dân số người Dao theo điều tra dân số năm 1999 là 620.538 người.
Người Dao cịn có các tên gọi khác là: Mán, Đơng, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù
Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu v.v). Địa bàn
cư trú chủ yếu của người Dao là biên giới Việt-Trung, Việt-Lào và ở một số tỉnh
trung du và ven biển Bắc bộ Việt Nam. Cụ thể, đa phần tại các tỉnh như Hà
Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai
Châu, Hịa Bình,vv…
Theo kết quả nghiên cứu của Đề án “Sưu tầm kiểm kê kho sách cổ người Dao” do
Tiến sĩ Trần Hữu Sơn (Giám đốc Sở Văn hóa – Thơng tin – Thể thao Lào Cai) chủ
trì có đăng tại thì: Người Dao có nguồn gốc xa xưa ở đảo Hải Nam (Trung Quốc)
gồm 7 nhóm. Người Dao ở Việt Nam và ở Lào Cai có 3 nhóm: Dao Tuyển, Dao
Nga Hồng và Dao Làn Tẻn (cịn gọi là Dao Chàm) họ bắt đầu di cư sang Việt Nam
vào thời Lê (vào khoảng cuối thế kỷ 17). Để đến được đất Việt, sống ở vùng núi
như ngày nay, người Dao đã phải trải qua cuộc hành trình mn phần gian khổ vượt
biển, vượt núi, vượt sông. Điều này phản ánh rõ trong nhiều phong tục, nghi lễ của
người Dao và được ghi lại rất tỉ mỉ trong sách cổ. Người Dao di cư sang Việt Nam
theo nhiều đợt từ đảo Hải Nam, qua Phòng Thành, tới Bắc Giang. Tới đây, họ di
chuyển theo các hướng khác nhau là:Theo sông Lơ tới Hà Giang hình thành nên
người Dao áo dài.Theo sông Chảy tới Lào Cai, hậu duệ ngày nay gọi là Dao Tuyển.
Nhóm ở lại vùng Nga Hồng thuộc n Lập, Yên Phúc một thời gian, sau đó di
chuyển tới Văn Chấn (Yên Bái), rồi Văn Bàn (Lào Cai) là tổ tiên người Dao quần
chẹt ngày nay.
Chương 3 : Văn Hóa Các Dân Tộc Vùng Tây Bắc
3.1 Văn hóa nơng nghiệp
Tuy nơng nghiệp khơng phải là một khía cạnh văn hóa phổ biến trong mỗi tiểu
vùng nhưng riêng với vùng văn hóa Tây Bắc, đây có thể coi là một yếu tố làm nên
nét văn hóa độc đáo của vùng.
Văn hóa nơng nghiệp thung lũng Thái nổi tiếng vì hệ thống tưới tiêu, được gói gọn
trong 4 từ văn vần: ” Mường – Phai – Lái –Lịn”, lợi dụng độ dốc của dòng chảy dốc
của, người ta lấy đá ngăn suối làm nước dâng cao, đó là cái “phai”. Phía trên “phai”
xẻ một đường chảy lên dẫn vào cánh đồng, đó là “mương” Từ “mương” xẻ những
rãnh chảy vào ruộng, đó là “lái”. Còn “lịn” là cách lấy nước từ nguồn trên núi cao,
dẫn về ruộng, về nhà, bằng các cây tre đục rừng đục mấu, nối tiếp nhau, có khi dài
hàng cây số. Người Kinh vùng núi Phú Thọ (cũ) học theo cách làm này và gọi
chệch đi là “lần nước”. Do chủ động tưới tiêu nên người Thái nuôi cá ngay trong
mực nước của ruộng lúa. Gặt lúa xong là tháo nước bắt cá. Cá nuôi trong ruộng vừa
ăn sâu bọ cỏ dại, vừa sục bùn cho tốt lúa. Cho nên, món dâng cúng trong lễ cơm
mới bao giờ cũng có xơi và cá nướng. Và món cá là biểu hiện lòng hiếu khách :
“Đi ăn cá, về nhà uống rượu
ở thì ngủ đệm, đắp chăn ấm”
Nương rẫy là một bộ phận bổ sung không thể thiếu với nơng, đồng bào có lúa, rau
quả như bầu bí, rau cải, đậu, đu đủ, vừng, kê, ớt,.v..v… Bông và chàm cũng trồng
trên nương. Và rừng, rừng bạt ngàn là nơi con người hái rau rừng, lấy thuốc chữa
bệnh, thuốc nhuộm, săn bắt thú rừng và khi thất bát mùa màng thì chính rừng, với
củ mài, bột báng đã cứu họ khỏi chết đói. Bản làng có một thái độ rất kính trọng
với rừng. Chẳng phải vì rừng có ma thiêng, mà vì rừng là nơi con người nương tựa
để tồn tại. Luật Thái có hàng chục điều quy định về việc khai thác rừng, săn bắn
thú, đặc biệt là những quyết định về bảo vệ rừng đầu nguồn.
Ruộng bậc thang cũng là một yếu tố làm nên vẻ đẹp của vùng Tây Bắc. Điều này
đã được hàng triệu lượt du khách tới thăm Tây Bắc những năm qua công nhận và
đã được giới thiệu, quảng bá khá đậm nét trên hệ thống Internet và báo chí tồn
cầu. Tạp chí Mỹ Travel & Leisure đã so sánh những thửa ruộng tại Sa Pa như là
“Những bậc thang dẫn lên trời” ( Ladder to the sky).
3.2 Ẩm Thực
3.2.1 Món canh da trâu
Tây Bắc là cái nôi của các dân tộc thiểu số như Thái, Tày, Mường, Dao, Mơng, Lơ
Lơ, Hà Nhì… Một trong những sắc thái văn hoá dân tộc độc đáo của họ là những
món ăn truyền thống nổi tiếng chỉ có ở vùng này. Người dân Tây Bắc thường
thưởng thức những món ăn truyền thống của mình trong khơng gian và khơng khí
cộng đồng như tại các lễ hội, tại các chợ và đặc biệt là vào ngày Tết nhân dịp năm
mới xuân về.
Phần lớn khẩu vị của người tây bắc là thích những gì đậm đà vì vậy phần lớn các
món ăn nổi bật của người vùng Tây Bắc đểu mang lại cho người thưởng thức
những ấn tượng rất khó quên.
Món ăn đầu tiên phải nhắc đến là đặc sản chế biến từ trâu là món canh da trâu:
Da trâu sau khi giết được lột và thui sạch lông rồi gác trên gác bếp cho khơ. Để chế
biến món canh nấu với bon, người Thái lấy số da khô vừa đủ đốt cho cháy sùi ra,
cạo sạch đến khi trông miếng da có màu vàng ươm, mùi thơm phức. Sau khi nướng
giòn tan, miếng da được bẻ thành từng miếng nhỏ bỏ vào nồi bon đun nhỏ lửa cho
đến nhừ. Trước khi bắc xuống người ta thêm gia vị vào nồi canh bon này. Nồi canh
bon đúng nghĩa là phải có đủ 30 loại gia vị mang hương vị núi rừng Tây Bắc trong
đó gồm những gia vị dễ nhận biết như sả, cà đắng, hạt tiêu, mắc khèn. Món ăn bổ
dưỡng nhưng đậm đà hương vị núi rừng này để lại cảm giác khó quên cho nhiều
thực khách.
3.2.2 Rượu Sâu Chít
Đến với Tây Bắc sẽ là thiếu xót nếu như không thưởng thức một loại rượu ngon nổi
tiếng mà người dân địa phương gọi nơm na là rượu sâu chít. Đây là loại rượu phổ
biến nhất ở vùng phía tây bắc tổ quốc…các dân tộc như Dao, Nùng, Tày, Thái,
Giáy…đều sử dụng nó….
Về tên gọi theo như người dân địa phương thì Thức uống này cịn có tên gọi khác là
Bạch trùng thảo, Đông trùng hạ thảo. Xuất xứ của hai cái tên chữ cũng như tên gọi
nôm na đều xuất phát từ một loại sâu ngâm rượu. Chít là tên một loại sâu sống
trong thân cây chít- cây bơng đót, mọc hoang ở các triền núi đá vơi nối tiếp nhau
trải dài bất tận ở miền Tây Bắc. Bạch trùng thảo là loại sâu trắng ký sinh trong lồi
cỏ lau. Đơng trùng hạ thảo là loại sâu mùa đơng chỉ là ấu trùng ở nụ mầm cây chít,
nhưng sang mùa hạ phát triển thành sâu, chờ đợi đến ngày chui ra khỏi thân cây
chít để hóa thành bướm, mở đầu cho một vòng đời mới…
Hương vị của rượu sâu chít khơng có vị tanh và cực kì đậm đà. Điểm đặc biệt của
rượu sâu chít là ngâm với rượu San Lùng, hay các loại rượu khác như Mường
Khương, Bắc Hà, Mai Hạ… uống nhiều hay ít đều khơng nhức đầu. Hơn thế nữa,
nếu lỡ uống say, khi tỉnh dậy vẫn thấy tinh thần sảng khoái, người khỏe ra sau một
giấc ngủ dài.đó là điểm thu hút bất kì vị khách nào khi thưởng thức nó.
3.2.3 Cơm Lam
Có lẽ những ai đã từng đến Tây Bắc thì khơng thế quên được hương vị của cơm
lam, một chút nhẹ nhàng thanh thoát tinh tế khác hẳn cơm lam ở hà nội hay đâu đó.
Nguời dân tộc phía bắc từ Tày, Nùng, Mường, Dao, Thái đều làm cơm lam. Ngoài
cơm lam, họ cịn có cả cá lam, chim lam, rau quả lam… Phải thừa nhận làm đồ ăn
lam là một nghệ thuật tinh tế đặc biệt.
3.2.4 Chéo
Hầu như khơng có bữa ăn nào quan trọng của người Thái lại thiếu được Chéo,
giống như một dạng muối vừng với người Kinh.,1 loại gia vị hấp dẫn Quả Mắc
Khén sau khi thu về, bắc chảo rang nóng. Tiếp đó, đưa vào giã thành bột mịn. Tuy
nhiên để chế ra được hương vị thơm phức, chun dùng ăn với xơi nếp nương, cịn
phải qua nhiều cơng đoạn khác. Đó là dùng ớt khơ bỏ hạt nướng giòn, muối rang,
rau mùi tầu xắt nhỏ rang khô, tất cả đều giã thành bột mịn. Sau khi trộn đều hỗ hợp
trên thì tạo thành Chéo, một thứ bột mùi thơm hăng hắc nhưng lại dịu như vị ô mai
và phảng phất chất núi rừng, thơm cay nồng nàn như hương hồi, quế.
3.3 Trang Phục
3.3.1 Dân tộc Thái
Cũng như nhiều dân tộc khác, trang phục của phụ nữ Thái thể hiện rõ nhất bản sắc
văn hóa dân tộc. Một bộ trang phục nữ Thái gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa
chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp
(pepăn khạ), các loại hoa tai, vịng cổ, vịng tay, xà tích..
Xửa cỏm (áo ngắn bó sát người có hàng cúc bướm) có thể may bằng nhiều loại vải
với màu sắc khác nhau. Chính hàng khuy bạc hay kim loại đã làm cho xửa cỏm
thành chiếc áo đặc trưng của bộ nữ phục Thái. Theo quan niệm dân gian Thái, hai
hàng cúc bạc trên hai vạt áo xửa cỏm là tượng trưng cho sự kết hợp nam với nữ, tạo
nên sự trường tồn của nòi giống.
Phụ nữ Thái còn mặc hai loại áo dài là xửa chái và xửa luổng. Xửa chái may bằng
vải chàm đen, kiểu áo 5 thân, cài cúc phía bên tay trái, cổ đứng, gấu áo phủ quá đầu
gối. Theo tục lệ, phụ nữ có chồng mới mặc xửa chải vào dịp cưới xin, hội hè. Xửa
luổng là áo khốc ngồi, may dài, rộng, chui đầu, có tay hoặc khơng có tay. Phụ nữ
Thái từ khi còn trẻ đã may loại áo này, một dành cho bản thân khi về già và một
dành biếu mẹ chồng khi về làm dâu. Các cụ già mặc áo xửa luổng lộn trái vào ngày
thường, chỉ khi chết mới mặc mặt phải.
Thái Đen: Thường nhật phụ nữ Thái Đen mặc áo ngắn (xửa cóm) màu tối (chàm
hoặc đen), cổ áo khác
Thái Trắng là loại cổ tròn, đứng. Đầu đội khăn gọi là “piêu” thêu hoa văn nhiều
mơ-típ trang trí mang phong cách từng mường. Váy là loại giống phụ nữ Thái
Trắng đã nói ở trên. Lối để tóc kkhi có chồng búi lên đỉnh đầu gọi là “Tằng
cẩu”;khi chồng chết có thể búi tóc thấp xuống sau gáy ; chưa chồng khơng búi tóc.
Trong lễ, tết áo dài Thái Đen đa dạng với các loại xẻ nách, chui đầu, trang trí phong
phú đa dạng về màu và mơ-típ hơn Thái Trắng.
Nói về bộ trang phục nữ Thái không thể thiếu chiếc khăn piêu. Chiếc khăn piêu
được các cơ gái Thái thêu thùa rất cầu kì, nó thể hiện sự khéo léo của mỗi cơ gái.
Piêu tết 3 sừng là piêu thường dùng, piêu tết 5 hay 7 sừng là piêu sang, dùng làm
quà biếu, đội lúc bản mường có hội hè, cưới xin. Khăn Piêu là đặc trưng của người
dân tộc Thái với đường nét tinh sảo và hoa văn mang đậm chất núi rừng hoang sơ
cùng màu sắc sặc sỡ, nó thể hiện tình yêu, sức mạnh nữ tính thật quyến rũ.
Trang phục Thái phản ánh rõ nét đặc điểm của cư dân nông nghiệp trồng trọt, sự
chinh phục, tìm tịi các ngun liệu trong thiên nhiên để tạo ra trang phục đáp ứng
cho nhu cầu cuộc sống. Trang phục vượt qua cả giá trị vật chất thuần túy của nó thể
hiện lối sống, quan niệm thẩm mỹ, đạo đức, tư tưởng xã hội, tín ngưỡng… Trang
phục là sự phát triển rất cao của trình độ thẩm mỹ dân gian, các hoa văn được tạo
hình độc đáo, xử lý màu sắc tinh tế, hài hòa mang đặc trưng tộc người khiến trang
phục người Thái ở bất cứ nơi đâu cũng có vẻ đẹp riêng. Nó phản ánh mối quan hệ
hài hịa giữa con người và thiên nhiên, đồng bào Thái nơi đây đã đưa vào trang
phục của mình những hoa văn là cả một thế giới động, thực vật phong phú. Do xen
kẽ của các nhóm Thái khác nhau mà trang phục của họ phần nào cũng thể hiện ảnh
hưởng của nhau. Nhưng tất cả họ đều rất tự hào về bản sắc riêng của mình và
khơng ngừng bảo tồn, phát huy, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tộc
người. Góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam Tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
3.3.2 Dân tộc Dao
So với các dân tộc khác thì dân tộc Dao được coi là còn giữ được nhiều nét bản sắc
của mình với chất liệu bằng vải bơng nhuộm chàm, màu xanh, đỏ, đen, tím than
hoặc để trắng. Tộc người Dao đỏ đội khăn đỏ, đeo những bông hoa đỏ trước ngực;
Dao quần chẹt mặc quần ống hẹp bó sát vào chân; Dao quần trắng nổi bật là yếm
rất to che kín cả ngực và bụng, ngày cưới cơ dâu mặc quần trắng; Dao làn tuyển
mặc áo dài, đội mũ nhỏ…
Một bộ trang phục hoàn chỉnh của người Dao gồm: Áo, yếm, xà cạp, cùng đồ trang
sức vàng bạc, khăn vấn đầu… Duy nhất trong cộng đồng người Dao chỉ có người
Dao Tiền là mặc váy (váy của người Dao Tiền phía bắc dài hơn váy của người Dao
Tiền phía nam). Áo của người Dao Tiền gồm hai thân trước, nẹp và một xỏ tà.
Thường trên đó họ dùng họa tiết hình gấu, chó. Đây cũng là ý niệm xa xưa gián
tiếp nhớ về thủy tổ của dân tộc Dao. Ở đó có hình Bàn Vương, con chó ngũ sắc – đã
có cơng giết giặc được vua gả cơng chúa cho sinh con đẻ cái, trở thành dân tộc Dao
ngày nay, áo thường có bộ khuy q bằng bạc hình trịn chạm khắc tinh vi. Cổ áo
của người phụ nữ Dao được trang trí bằng núm bơng hoa đỏ như nắm tay nổi bật
trên nền áo chàm xanh đằm thắm.
Yếm của người Dao khá đơn giản, chỉ là một vuông lụa trắng đính một miếng vải
hình tam giác làm cổ yếm. Xà cạp có hình hoa văn móc câu hay răng cưa hình
chim. Để bộ trang phục thêm hồn mỹ, họ thường dùng nhiều loại khăn vấn đầu (có
3 loại khăn: khăn vuông, khăn chữ nhật và khăn dài). Trong đám hát ví, họ thường
dùng khăn thêu trắng dài chừng 1,2m, rộng 30-40cm, hai đầu gồm hai mảng hoa
văn hình vng tạo thành cảm giác mềm mại. Ngồi trang phục chính, người phụ
nữ Dao còn ưa dùng đồ trang sức làm cho bộ trang phục của mình thêm sang trọng:
Vịng cổ, nhẫn, túi ăn trầu, các đồ trang sức bằng bạc hình bán cầu, hình sao 8
cánh. Có những cơ gái Dao đeo 10 chiếc vòng cổ, 12 chiếc nhẫn, cùng những chiếc
khuy bạc đường kính 6-7cm, nổi bật trên màu áo chàm.
Vào dịp lễ hội, người phụ nữ Dao còn giữ tục chải đầu bằng sáp ong cho mái tóc
nuột nà, uốn lượn. Đây cũng là một bí quyết giúp mái tóc của những cơ gái Dao
khỏe về sức sống, đẹp trong con mắt mọi người. Trong khơng khí tưng bừng của
ngày Tết, lễ hội, người ta dùng điệu hát lời ca làm cuộc sống thêm thăng hoa. Đáng
chú ý là bộ trang phục của cô dâu, phải mất 3 năm cơ gái Dao mới hồn thành bộ
trang phục cho mình. Trang phục chú rể kín đáo, ít phơ bày, thường được may bằng
các loại vải màu sậm phần nào thể hiện nam tính. Riêng trang phục của ơng thầy
cúng có khác đơi chút, mũ được làm bằng bìa cứng, gồm nhiều bức tranh ghép lại
cắt dán theo hình quả núi dài khoảng 25cm. Áo màu đen được thêu hoa văn màu
đỏ.
3.3.3 Dân tộc H’Mông
Trang phục của người Hmông rất sặc sỡ, đa dạng giữa các nhóm. Quần áo của
người Mơng chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt. Đậm đà tính cách tộc người trong
tạo hình và trang trí với kỹ thuật đa dạng. Trang phục nam Hmông độc đáo khác
nhiều tộc người trong khu vực; trang phục nữ khó lẫn lộn với các tộc khác bởi
phong cách tạo dáng và trang trí cơng phu, kết hợp kỹ thuật nhuộm, vẽ sáp ong,
thêu, ghéo, dệt hoa văn với kiểu váy rộng và đẹp.
a, Trang phục nam
Nam thường mặc áo cánh ngắn ngang hoặc dưới thắt lưng, thân hẹp, ống tay hơi
rộng. Áo nam có hai loại: năm thân và bốn thân. Loại bốn thân xẻ ngực, hai túi
trên, hai túi dưới. Loại năm thân xẻ nách phải dài quá mông. Loại bốn thân thường
khơng trang trí loại năm thân được trang trí những đường vằn ngang trên ống tay.
Quần nam giới là loại chân què ống rất rộng so với các tộc trong khu vực. Đầu
thường chít khăn, có nhóm đội mũ xung quanh có đính những hình trịn bạc chạm
khắc hoa văn, có khi mang vịng bạc cổ, có khi khơng mang.
b, Trang phục nữ
Người H’Mơng có nhiều nhóm khác nhau, trang phục nữ các nhóm cũng có sự
khác biệt. Tuy nhiên nhìn chung có thể thấy phụ nữ Hmông thường mặc áo bốn
thân, xẻ ngực không cài nút, gấu áo khơng khâu hoặc cho vào trong váy. Ơống tay
áo thường trang trí hoa văn những đường vằn ngang từ nách đến cửa tay, đường
viền cổ và nẹp hai thân trước được trang trí viền vải khác màu (thường là đỏ và hoa
văn trên nền chàm). Phụ nữ Hmông cịn dùng loại áo xẻ nách phải trang trí cổ, hai
vai xuống ngực giữa và cửa ống tay áo. Phía sau gáy thường được đính miệng và
trang trí hoa văn dày đặc bằng chỉ ngũ sắc. Váy phụ nữ Hmông là loại váy kín,
nhiều nếp gấp, rộng, khi xịe ra có hình trịn. Váy là một tiêu chuẩn nhiều người đã
dựa vào để phân biệt các nhóm Hmơng (Hóa, Xanh, Trắng, Đen… ). Đó là các loại
váy trắng, váy đen, váy in hoa, vẽ sáp ong kết hợp thêu. Váy được mang trên người
với chiếc thắt lưng vải được thêu trang trí ở đoạn giữa. Khi mặc váy thường mang
theo tạp dề. Tạp dề mang trước bụng phủ xuống chân là ‘giao thoa’ giữa miếng vải
hình tam giác và chữ nhật; phần trang trí hoa văn là miếng vải hình tam giác cân
phía trên, miếng hình chữ nhật là màu chàm đen, kích thước tùy từng bộ phận
người Hmơng. Phụ nữ thường để tóc dài quấn quanh đầu, có một số nhóm đội khăn
quấn thành khối cao trên đầu. Đồ trang sức bao gồm khuyên tai, vòng cổ, vịng tay,
vịng chân, nhẫn.
Phụ nữ Hmơng Trắng trồng lanh, dệt vải lanh, váy màu trắng, áo xẻ ngực, thêu hoa
văn ở cánh tay, yếm sau. Cạo tóc, để chỏm, đội khăn rộng vành.
Phụ nữ Hmông Hoa mặc váy màu chàm có thêu hoặc in hoa văn bằng sáp ong, áo
xẻ nách, trên vai và ngực đắp vải màu và thêu. Ðể tóc dài, vấn tóc cùng tóc giả.
Phụ nữ Hmông Ðen mặc váy bằng vải chàm, in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ ngực.
Phụ nữ Hmông Xanh mặc váy ống. Phụ nữ Hmơng Xanh đã có chồng cuốn tóc lên
đỉnh đầu, cài bằng lược móng ngựa, đội khăn ra ngồi tạo thành hình như hai cái
sừng.
Trang trí trên y phục của người H’Mông chủ yếu bằng đắp ghép vải màu, hoa văn
thêu chủ yếu hình con ốc, hình vng, hình quả trám, hình chữ thập.
3.4 Kiến Trúc
3.4.1 Sàn nhà Thái
Nhà sàn của người Thái – “hướn hạn phủ táy” là một cơng trình kiến trúc tài hoa,
hịa đồng với thiên nhiên, đất trời cùng vạn vật. Từ kiến trúc xây dựng đến nghệ
thuật trang trí đều bắt nguồn từ thực tế cuộc sống khách quan được cách điệu hóa
đạt tới trình độ thẩm mỹ cao.
Nhà sàn của người Thái bao giờ cũng làm số gian lẻ, hai đầu hồi – “tụp cống” khum
khum như mai rùa, gắn với truyền thuyết về thuở khai thiên lập địa, thần rùa “Pua
tấu” dạy cho người Thái biết cách làm nhà theo hình rùa đứng.
Người Thái có câu: “Khửn song phái/ cái song đay” – tức là mở hai cửa/ đi hai
đường. Nhà người Thái cổ bao giờ cũng có hai cầu thang: “Tang chan” và “Tang
quản”. “Tang chan” ở cuối nhà, bên trái dành cho phụ nữ lên xuống. “Chan” là
phần sàn nhà được nối dài ra ngoài trời. Đây là nơi các mẹ, các chị, các em…
thường ngồi chơi lúc nhàn rỗi, thêu thùa… cầu thang này bao giờ cũng mang số lẻ,
thường là 9 bậc, ứng với 9 vía.
Cầu thang dành riêng cho nam giới – “tang quản” ở đầu nhà, thường có 7 bậc ứng
với 7 vía.
Nhà sàn của người Thái cổ có hai bếp lửa – “Chík pháy”. Bếp lửa phía “tang quản”
dành cho người già, bếp chính ở phía “tang chang” dành cho nữ giới. Giữa núi rừng
trùng điệp, bếp lửa hồng trên nhà sàn như trái tim hồng, sưởi ấm và nuôi dưỡng cả
về vật chất và tinh thần cho mỗi con người.
Từ bếp dành cho người già đến hết cầu thanh dành cho nam giới gọi là “quản”. Đây
là nơi dành riêng cho đàn ông, phụ nữ không được đến khu vực này, trừ một số
trường hợp đặc biệt. Nơi đây có gian thờ tổ tiên – “hỏng hóng” và cột thiêng – “sau
hẹ”. Trên cột thiêng treo hình thần rùa bằng gỗ, ba bơng lúa – “sam huống khẩu” và
ba nhánh rau thì là – “sam hóm chík”… Ngồi ý nghĩa có tính biểu tượng của tơ tem
giáo thì cịn mang bóng dáng của thuyết thiên – địa – nhân.
Ngôi nhà sàn của người Thái vừa trang nhã, vừa chắc chắn: “Hướn đi tẳng cang
tèn/ Hướn én tẳng cang vên/ Lốm luông pặt bấu chại/ Lốm hại pặt bấu pay” – Nghĩa
là: Nhà tốt dựng nơi cao ráo/ Nhà đẹp dựng giữa mường/ Gió to thổi khơng xiêu/
Bão lớn khơng lay động.
Nhà sàn được trang trí nhiều hoa văn họa tiết tinh xảo trên bậu cửa sổ, trên các tấm
ván hình răng cưa làm chấn song cửa sổ, trên “khau cút” của nhà người Thái đen.
“Khau cút” vẽ vân sen/ đầu kèo vẽ vân én/ mái nhà xén bằng dui – “khau cút tẻm lai
bua/ sinh dua tẻm lai én/ nhả ca bén tin con”, đã trở thành tiêu chí về vẻ đẹp của
ngơi nhà sàn người Thái đen Tây Bắc.
“Khau cút” là hai tấm ván đóng chéo nhau hình chữ X trên địn nóc – “Tiêu bơn”,
trước hết để chắn gió – “pảy lốm” cho mái tranh hai đầu hồi nhà. Những gia đình
q tộc xưa cịn làm thêm bông sen cách điệu ở giao điểm hai tấm ván và tám hình
trăng khuyết hướng vào nhau so le trên “khau cút”. Giải thích về biểu tượng “khau
cút” có nhiều ý kiến khác nhau như: Đó là cặp sừng trâu cách điệu, biểu tượng của
một nền văn minh lúa nước, hoặc đó là những búp cây guột – “cút lo ngong” có
nhiều ở Tây Bắc, hay gắn với cuộc thiên di tìm miền đất hứa của người Thái, anh
em ln nhớ về nhau… Dù có cách giải thích thế nào, thì khi bắt gặp hình “khau
cút” trên nóc nhà sàn, là mỗi người Thái đen Tây Bắc lại thêm ấm lòng, nhớ về anh
em, bản mường yêu dấu.
Trên bậu cửa sổ thường chạm hình đơi thuồng luồng – “tơ ngựa”, linh vật làm chủ
sông, suối, biểu tượng của sức mạnh và gia đình hạnh phúc. Trên các chấn song cửa
sổ chạm các hoa văn, họa tiết mô phỏng thiên nhiên theo hình đối xứng hoặc lặp
lại. Đó là những hình thoi như quả trám, hoa ban – “bók ban”, búp cây guột – “cút
lo ngong”… Nhà sàn người Thái trắng – “Táy khao” thường có lan can xung quanh
hoặc trước nhà rất đẹp. Thiên nhiên được phản ánh một cách sống động, thể hiện
tinh tế quan điểm về vũ trụ, âm dương ngũ hành và ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.
Chẳng những mang sắc thái dân tộc đậm nét nhà sàn của người Thái Tây Bắc còn là
nơi hội tụ những giá trị vật chất và tinh thần.
Đây là nơi chứng kiến buồn vui của bao thế hệ để rồi mỗi người hiểu thêm về quá
khứ, hiện tại và tương lai, trân trọng nâng niu những tài sản vô giá cả về vật chất
và tinh thần đã trở thành truyền thống tốt đẹp và phấn đấu vì một ngày mai tươi
sáng hơn.
Quanh bếp lửa hồng, đã bao lần gia đình họ tộc quây quần nghe người già hát,
ngâm, kể – “khắp” những điều răn dạy về đạo lý làm người – “Quámk son cốn”,
chuyện bản Mường – “Quámk tố mướng”, bước đường chinh chiến của cha ông “Táy púk sấc”, Tiễn dặn người yêu – “sống chụ xon xao”… cùng nồng say trong các
điệu “xòe” ngày mừng cơm mới, lên nhà mới, hội cưới, ngày xuân…
Nhà sàn còn là nơi con trai đan lát, thổi khèn, pí… con gái quay xa, dệt vải, thêu
thùa… đã được khái quát trong câu thơ: Trai biết đan chài/ gái biết dệt vải – “nhinh
hụ tháp phải/ trái hụ san he”.
Các bản Thái thường quần tụ ven suối chân đồi. Những ngôi nhà sàn bình dị ấm
cúng, khói lam thơm thoảng gió đồng, lách cách tiếng thoi đưa, đâu đây da diết một
điệu khèn câu khắp, lốc cốc tiếng mõ trâu đàn về bản… tất cả làm nên một vẻ đẹp
trong sáng đậm tình như một bức tranh sơn thủy, dân dã nguyên sơ của một nền văn
hóa.
3.4.2 Nhà sàn Dao
Người Dao thường sống ở vùng lưng chừng núi hầu khắp các tỉnh miền núi miền
Bắc. Tuy nhiên một số nhóm như Dao Quần trắng ở thung lũng, còn Dao Ðỏ lại ở
trên núi cao. Thơn xóm phần nhiều phân tán, rải rác, năm bẩy nóc nhà. Nhà của
người Dao rất khác nhau, tuỳ nơi họ ở nhà trệt, nhà sàn hay nhà nửa sàn, nửa đất.
Kiến trúc nhà ở của người Dao cũng rất phong phú, tuỳ nhóm mà ở nhà trệt hay
nửa sàn, nửa đất. Hiện nay tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam ngôi nhà nửa sàn nửa
đất được chọn để trưng bày và giới thiệu. Loại nhà nửa sàn nửa đất là loại kiến trúc
nhà cửa của riêng người Dao, gắn liền với cuộc sống du canh du cư trước đây. Điều
đặc biệt là tồn bộ ngơi nhà của người Dao đều được làm bằng tranh tre nứa lá,
khơng có một chút gạch ngói. 8 cột cái trong nhà được làm bằng những cây gỗ q,
có tuổi rất già 80-90 năm. Mỗi lần chuyển nhà, họ có thể bỏ phên, tranh tre nứa lá
còn những cột cái bằng gỗ q có sức bền với thời gian thì họ chuyên chở đi để làm
ngôi nhà nơi ở mới.
Về cấu trúc, nhà của người Dao được làm bằng gỗ, tre, nứa rất chắc chắn, đơn giản
nhưng được kết hợp khéo léo tốt lên sự kín đáo, tế nhị của người Á Đông. Kiểu
nhà truyền thống của người Dao quần trắng là nhà sàn, thường được làm ba gian,
cách chắp nối các cấu kiện bằng nguyên liệu rời. Tuy nhiên, họ khơng phải dùng
đinh trong q trình lắp ghép nhà ở. Kiểu nhà này chỉ có một cầu thang lên xuống,
cầu thang có số bậc lẻ; trong nhà thường có hai bếp. Nhà người Dao đỏ làm nửa sàn
nửa đất ở lưng chừng đồi. Cách chọn hướng nhà thì cũng như các dân tộc khác.
3.4.3 Nhà sàn H’Mông
Người H’Mông chỉ ở nhà trệt, làm bằng gỗ pơ mu, thường có ba gian khơng có
chái. Bộ khung bằng gỗ, vì kéo kết cầu đơn giản, chủ yếu là ba cột có một xà ngang
kép hoặc hai xà ngang, một trên một dưới.. Công việc làm nhà là của đàn ông. Dân
bản thường gíup nhau dựng nhà. Họ chỉ dùng búa và dao. Hầu hết các bộ phận
được liên kết với nhau bằng dây buộc
Về tổ chức mặt bằng sinh hoạt sinh hoạt: khá thống nhất giữa mọi nhà. Nhà ba
gian: gian chính giữa giáp vách hậu bao giờ cũng là nơi đặt bàn thờ tổ tiên. Gian
này còn là nơi dành cho ăn uống hằng ngày. Một gian đầu hồi dành cho sinh hoạt
của các thành viên nam và khách nam. Ở đây thường có bếp phụ. Cịn gian đầu hồi
bên kia dành cho sinh hoạt của nữ, đồng thời cũng là nơi đặt bếp chính. Bếp của
người Mèo thuộc loại bếp kín – bếp lị – một sản phẩm của phương Bắc. Chuồng gia
súc đặt trước mặt nhà. Riêng nhà người Mèo ở Thuận Châu và Mộc Châu, Sơn La
lại có đặc trưng riêng. Vẫn là nhà đất nhưng làm theo hình thức nóc của người Thái
Đen. Nóc hình mai rùa nhưng khơng có khau cút. Bộ khung nhà, có người cũng
làm theo kiểu Thái. Duy có cách bố trí trong nhà cịn giữ lại hình thức cổ truyền
của người Mèo. Nhà giàu thì tường trình, cột gỗ kê trên đá tảng hình đèn lồng hay
quả bí, mái lợp ngói, sàn gác lát ván. Phổ biến nhà bưng ván hay vách nứa, mái
tranh. Lương thực được cất trữ trên sàn gác. Một số nơi có nhà kho chứa lương
thực ở ngay cạnh nhà.
Chuồng gia súc được đặt trước mặt nhà.lát ván cao ráo, sạch sẽ.
Ở vùng cao núi đá, mỗi nhà cịn có một khn viên riêng cách nhau bằng bức
tường xếp đá cao khoảng gần 2 mét.
3.5 Văn hóa dân gian
3.5.1 Dân tộc Thái
Nói đến nghệ thuật dân gian của người Thái không thể khơng nói đến điệu múa xịe
đặc trưng. Những cuộc tụ họp đơng vui có thể múa x quanh đống lửa, quanh hũ
rượu cần với sự tham gia đông đảo của già trẻ, trai, gái trong tiếng chiêng, tiếng
trống rộn ràng.
Theo các già làng cho biết có tới 32 điệu xoè, nay chỉ cịn giữ được một số điệu.
X vịng sơi nổi bao nhiêu thì xoè điệu nhẹ nhàng, tinh tế bấy nhiêu. X nón thì
thật dun dáng và hấp dẫn… Các cơ gái Thái trong điệu x nón với chiếc nón
trong tay lúc chạm vào lúc mở ra từ từ từng cánh như bơng hoa trắng muốt. Có lúc
nón lao nhanh trên đầu, lúc lại nhẹ nhàng quay trên vai, nghiêng nghiêng bên má,
khi e thẹn xoay tròn trước ngực rồi lại dập dờn như cánh bướm mùa xuân.
Bắt nguồn từ cuộc sống, những điệu múa dân gian của người Thái Tây Bắc sống
mãi với thời gian, là món ăn tinh thần không thể thiếu. Để rồi qua mỗi điệu múa,
đêm xòe, mỗi người thêm yêu đời, yêu người, tự tin bước vào một ngày mới tốt đẹp
hơn. Cũng vì vậy các điệu múa Thái đã trở thành vốn văn hóa quý báu, là niềm tự
hào của người Thái Tây Bắc và dân tộc Việt Nam.
Khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa
đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngồi nước, hấp dẫn đơng đảo khán giả.
Khắp mang ý nghĩa gốc là hát thơ, nhưng cũng đồng nghĩa với hị, ngâm Khắp
cũng có nghĩa là thơ ca, làn điệu dân ca, cách trình diễn thơ ca… những lời Khắp
có văn vẻ như thơ nhưng hơn nữa nó cịn có nhịp điệu và tiết tấu rất cao.
Cộng đồng người Thái đã dùng thơ để hát, từ đó với người Thái có thể coi thơ đã
quy định giai điệu của ca. Song, sự đa dạng của dân ca có những nét cơ bản mang
đặc trưng thanh nhạc Thái, gồm các loại hình cơ bản là: Khắp Xư (hát thơ) thể hiện
bằng giọng đọc để người nghe hiểu được nội dung câu chuyện trong thơ nên người
Khắp dùng giọng ngân nga hơi dài; Khắp Mo – dùng trong nghi lễ và diễn ca sử thi
Tay Pú Xơc toát lên vẻ nghiêm trang, mạnh mẽ. Khắp Mo còn dùng làm ma thuật
chữa bệnh, loại hình thanh nhạc mang tính cảm thụ tơn giáo làm cho người nghe
sùng bái các điều tín; Khắp Chương dùng cho giọng nam trung, nam trầm diễn các
tập sử thi anh hùng ca; Khắp Ôi dùng hát đối đáp nam nữ, hát giao duyên, giọng
Khắp Ôi cũng rất phong phú, lời Khắp thơ rất lý lẽ, chặt chẽ giọng điệu chữ tình và
sâu lắng.
3.5.2 Dân tộc Dao
Múa Chuông là điệu múa truyền thống của đồng bào Dao, múa chng thường có
cả nam và nữ, mỗi đợt múa chng có từ 6 người tham gia trở lên, càng đông càng
vui. Khi múa, tay trái người múa cầm một chiếc đóm, tay phải cầm một chiếc
chng để đánh nhịp và có một người dẫn xướng. Vừa múa họ vừa hát những bài
hát cổ xưa, mơ phỏng q trình mưu sinh trên đất mới, dựng vợ gả chồng, sinh con
đẻ cái trong từng gia đình. Trong điệu múa này, chiếc chng nhỏ bằng đồng có
chi là đạo cụ chính để người múa cầm, kết hợp với một số đạo cụ phụ như trống
con, đàn nhị, sáo… tạo thành nhạc điệu nhịp nhàng nhưng rộn ràng, khỏe khoắn,
đưa bước chân các chàng trai, cô gái Dao nhún nhảy theo điệu múa.
3.5.3 Dân tộc H’mông
Múa khèn là múa dân gian dân tộc H’Mông trong các cuộc vui, trong hội hè và
phiên chợ xuân, là điệu múa của nam giới, rất độc đáo, có tinh thần thượng võ, tính
cách mạnh mẽ, dũng cảm, nhanh nhẹn, khéo léo, tài hoa với nhiều yếu tố nghệ
thuật và kỹ thuật cao, phải vừa thổi khèn vừa múa mà không được để khèn ngắt
quãng. Động tác múa khèn phong phú, đa dạng. Người ta thống kê được 33 động
tác, tổ hợp múa khèn.
Cây khèn vừa là nhạc cụ độc đáo, gồm nhiều ống trúc nhỏ ghép lại, có thể thổi hơi
ra, có thể hít hơi vào; khèn vừa là đạo cụ múa có cấu tạo phù hợp với dáng khum
người và các thế quay, nhảy… Tiếng khèn có thể một lúc phát ra đa âm, nhiều bè,
vang xa trầm hùng như tiếng của gió ngàn, của suối reo, chim kêu, vượn hót, tiết
tấu theo nhịp 4/4 hoặc 2/4 thích hợp với các động tác múa khèn:
Vangvọngnúirừngtiếngkhèngọibạn
Điệu múa khèn nghiêng ngả tán ơ đen
Có thể nhiều chàng trai Mông cùng nhau múa khèn trên bãi cỏ, đất bằng phẳng với
những vũ đạo đẹp mắt, những bước nhún, bước đảo, bước quay hoặc vừa ơm khèn
vừa lăn mình trên đất. Ngồi ra có nhiều nghệ nhân có trình độ múa khèn điêu
luyện, biểu diễn nhiều mơ típ siêu việt, độc đáo: múa khèn trên một gốc cây lớn cưa
bằng, trên 4 cọc trồng hình vng hay trên cây gỗ trịn bắc qua suối…
Múa khèn Mơng với các vũ điệu đẹp, tài hoa, dũng mãnh và trữ tình, có sức sống
mãnh liệt, lâu bền của văn hố Mơng, được nhân dân trong, ngồi nước u thích,
ngưỡng mộ.
3.6 Văn hóa nghệ thuật
Lĩnh vực văn hóa thể hiện cái nhìn thẩm mỹ của nhân dân Tây Bắc có nhiều nét
độc đáo và trở thành một trong những dấu hiệu làm nên đặc trưng văn hóa vùng.
Riêng về lĩnh vực này đã phải cần đến một cơng trình lớn mới có thể trình bày cho
cặn kẽ được. Trong xã hội cổ truyền Tây Bắc, văn hóa chuyên nghiệp, bác học chưa
xuất hiện. Ở người Thái tuy đã có một vài nghệ nhân giỏi sáng tác thơ ca nổi tiếng
và mặc dầu dân tộc này có chữ viết cổ, nhưng tác phẩm của họ vẫn lưu truyền chủ
yếu bằng phương thức truyền miệng. Mỗi dân tộc trong vùng đều có một kho vốn
sáng tác ngơn từ giàu có và đủ thể loại từ tục ngữ, thành ngữ, đồng dao, giao
duyên, cho đến lời khấn, lời bùa chú, các áng văn trong lễ tang, trong lễ hội, các bài
văn vần dạy bảo đạo đức cho dâu rể trong đám cưới, các thần thoại, đồng thoại, cổ
tích, truyện cười v.v… ở một số dân tộc có cả truyện thơ dài hàng ngàn câu như
Tiễn dặn người yêu (Thái), Tiếng hát làm dâu (H’mông), Vườn hoa núi Cối
(Mường) v.v… Người Thái cịn có cả truyện thơ lịch sử, kể lại quá trình thiên di của
họ vào Tây Bắc như bản sử ca Dõi theo bước đường chinh chiến của ông cha (Táy
pú Xớc) hay Lịch sử bản mường (Quán tố mướng) ngay đến lời hát của các Mothen trong lễ cúng người ốm cũng là một áng du kí ca đầy hình tượng đẹp được
diễn tả bằng văn phong trau chuốt. Bộ phận người Mường Tây Bắc cũng có những
thiên sử thi như ở Hịa Bình, Thanh Hóa. Ngồi ra, do đã tách ra từ mấy thế kỉ và
sống giữa những cộng đồng tộc người khác, nên người Mường Tây Bắc cịn có
những áng văn hiếm thấy ở các vùng Mường như “vườn hoa – Núi cối” chẳng hạn.
Các truyền thuyết của từng dân tộc, một mặt khẳng định nguồn gốc của họ với
những nhóm đồng tộc cư trú ở các vùng văn hóa khác ; mặt khác lại gắn bó với
vùng đất và trình diễn lịch sử của họ trên mỗi đất miền này, và góp phần làm nên
dấu hiệu đặc trưng của vùng văn hóa Tây Bắc. Có thể gặp những truyền thuyết như
thế trên từng bước chân. Đây là nơi chúa Thái và chúa Xá thì bắn xem tên ai xuyên
vào đá, kia là nơi Nàng Han (một Gianđa Thái) tắm (Suối Nàng Han). Dãy núi ba
chỏm kia là thi hài hóa đá của ba dũng tướng quên mình bảo vệ quê hương v.v.. ..
Và đặc biệt là những truyền thuyết về hoa ban, dân tộc nào cũng có và cũng thắm
đượm tình người. “Xòe” là đặc sản nghệ thuật múa Thái và trở thành biểu tượng
văn hóa Tây Bắc. Người Thái có Xịe vòng quanh đốm lửa, quanh hũ rượu cần với
sự tham gia đông đảo của già trẻ, gái trai trong tiếng chiêng trống rộn ràng. Nhưng
cũng có Xịe điệu của người Thái trắng ven sông Đà suốt từ Ngọc Chiến, Quỳnh
Nhai lên đến Lai Châu, Phong Thổ. Tương truyền có đến 32 điệu xịe do các cơ
thanh nữ múa trong tiếng tính tang dịu dàng của hai chàng trai. X vịng sơi nổi
bao nhiêu thì xịe điệu nhẹ nhàng, tinh tế bấy nhiêu. Người H’mông nổi tiếng về các
điệu múa khèn, đá châm hùng dũng của nam giới. Người Khơmú và Xinhmun lại
độc quyền điệu múa lắc mơng, lượn eo. Cịn điệu Tăng bu (dỗ ống) là sở hữu của
người Laha. Và đến với người Mường thì phải được xem múa bơng. Riêng điệu
múa Xạp, trừ người H’mơng cịn dân tộc nào trong vùng cũng có, mỗi nơi một vẻ
riêng. Có thể xem nghệ thuật múa dân tộc là một nét đặc trưng của vùng Tây Bắc.
Dường như có một sở thích âm nhạc chung cho hầu hết các dân tộc Tây Bắc, một
sở thích khơng thấy hoặc ít thấy ở các vùng khác. Đó là hệ nhạc cụ hơi có lưỡi gà
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. MỞ ĐẦUVăn hóa là một mạng lưới hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và ý thức do con người sángtạo và tích góp qua q trình hoạt động giải trí thực tiễn, trong sự tương tác giữa con ngườivới thiên nhiên và môi trường tự nhiên và xã hội, văn hóa là gồm có tổng thể những loại sản phẩm củacon người, và như vậy văn hóa gồm có cả hai góc nhìn : góc nhìn phi vật chấtcủa xã hội như ngôn từ, tư tưởng, giá trị và những góc nhìn vật chất như nhà cửa, quần áo, những phương tiện đi lại. Cả hai góc nhìn thiết yếu để làm ra mẫu sản phẩm và đó làmột phần của văn hóa. . Nền văn hóa Nước Ta đã hình thành và khơng ngừng pháttriển qua hàng ngàn năm, trải qua nhiều biến cố nhưng nó ấy vẫn ln được giữvững và trau dồi bởi năm mươi tư dân tộc bản địa bạn bè với lịng u nước và tinh thầnđồn kết nhất trí. Nếu như sự thống nhất do cùng cội nguồn đã tạo ra truyền thống chung của văn hóa ViệtNam thì tính phong phú của những tộc người lại làm ra những đặc trưng truyền thống riêngcủa từng vùng văn hóa. Và một trong những vùng văn hóa có lịch sử dân tộc hình thành vàphát triển truyền kiếp nhất của Nước Ta với nhiều truyền thống riêng, đầy độc lạ : Vùngvăn hóa Tây Bắc. Nhắc đến Tây Bắc tất cả chúng ta sẽ liên tưởng ngay tới những ngọnnúi kỹ vĩ, những ruộng bậc thang, hay những món ăn địa phương vừa quen thuộc màcũng vừa lạ lẫm. Thời tiết thoáng mát, những liên hoan nổi tiếng. Tây Bắc vào xuân vớihoa đào, hoa mận nở khắp rừng, tiếng chim, tiếng khèn sáo cùng những ly rượunồng làm cho mùa xuân Tây Bắc rộn ràng, tỏa nắng rực rỡ. Cùng trong khơng khí tươi vuicủa mùa xn, Tây Bắc lại rộn ràng đón xuân với hoa lá, cỏ cây tưng bừng nhựasống, với váy áo bùng cháy rực rỡ, với nụ cười và ánh mắt lúng liếng của những thiếu nữ vùngcao. Không những vậy nhắc đến Tây Bắc không ai là khơng nghĩ đến văn hóa ẩmthực, văn hóa phục trang và văn hóa tiệc tùng nơi đây. Và đó là nguyên do em lựa chọn đề tài “ Vùng văn hóa Tây Bắc ” để cho cơ và những bạnthấy được những nét rực rỡ của nơi đây. Nơi mà có hơn 20 dân tộc bản địa cùng sinhsống, tạo nên nét văn hóa riêng độc lạ. NỘI DUNGChương 1 : Khái Quát Chung Về Tây BắcDưới thời Pháp, Tây Bắc có tên gọi là xứ Thái tự trị. Đến năm 1955 lại đổi thànhKhu tự trị Thái Mèo gồm ba tỉnh là Lai Châu, Sơn La, Nghĩa Lộ. Từ năm 1962 – 1975 gọi là Khu tự trị Tây Bắc. Hiện nay, cụm từ Tây Bắc chỉ có giá trị xác địnhphương hướng, vị trí địa lý của khu vực chứ không mang ý nghĩa nào khác. TâyBắc là vùng có 20 dân tộc bản địa sinh sống, tập trung chuyên sâu đa phần ở Tỉnh Lào Cai, Lai Châu, SơnLa, Yên Bái … gồm : Cống, Giáy, Hà Nhì, Kháng, Khơ Mú, Lào, La Ha, La Hủ, Lự, Mảng, Mường, Phù Lá, Si La, Xinh Mun và dân tộc bản địa Thái với tổng dân số 2.661.065 người ( theo thống kê dân số ngày 01/4/1999 ). Trong đó, đông nhất là dân tộc bản địa Thái ( 1.328.725 người ) và Mường ( 1.137.515 người ), tối thiểu là dân tộc bản địa Cống ( 1.676 người ) và Si La ( 840 người ). So với tổng dân số vùng Tây Bắc, những dân tộc bản địa ít ngườichiếm 56 % Vùng văn hóa Tây Bắc là khu vực gồm có mạng lưới hệ thống núi non trùng điệp bên hữungạn tuy nhiên Hồng ( lưu vực sông Đà ) lê dài tới bắc Thanh Nghệ. Ở đây có trên 20 tộc người cư trú, văn hóa Tây Bắc phong phú và độc lạ chính là mẫu sản phẩm của sự kếthợp và xen kẽ những truyền thống riêng của hơn hai mươi dân tộc bản địa ấy, trong đó những dân tộcThái, H’mơng, Dao hoàn toàn có thể xem là những đại diện thay mặt tiêu biểu vượt trội, góp thêm phần quan trọnghơn cả trong việc hình thành văn hóa của khu vực. Biểu tượng cho vùng văn hóanày là mạng lưới hệ thống mương phai dẫn nước vào đồng ; là nghệ thuật và thẩm mỹ trang trí tinh xảo trênchiếc khăn piêu Thái, chiếc cạp váy Mường, bộ phục trang nữ H’Mông ; là âm nhạcvới những loại nhạc cụ bộ hơi ( khèn, sáo … ) và những điệu múa xòe …. Chương 2 : Tổng Quan Về Tây Bắc2. 1 Vị Trí Địa LýVùng Tây Bắc là vùng miền núi phía tây của miền bắc Nước Ta, có chung đườngbiên giới với Lào và Trung Quốc. Đây là một trong 3 tiểu vùng của Bắc Bộ ViệtNam, gồm có những tỉnh : Mường Lay, Lai Châu, Tỉnh Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, YênBáiĐịa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiềukhối núi và dãy núi cao chạy theohướng Tây Bắc Đơng Nam, trong đócó dãy Hồng Liên Sơn dài đến 180 km, rộng 30 km, cao từ 1500 m trở lên, cácđỉnh cao nhất như Phanxipăng 3142 m, Yam Phình 3096 m, Pu Lng 2.983 m. DãyHồng Liên Sơn, được người Thái gọi là ” sừng trời ” ( Khau phạ ), chính là bứctường thành phía đơng và vùng Tây Bắc. Địa hình Tây Bắc núi cao và chia cắt sâu, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạytheo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh caotrên 1800 m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà ( cịn gọilà địa máng sơng Đà ). Vùng Tây Bắc có hai con sơng lớn, đó là sơng Đà ( tên Thái là Nặm Tè ) vàsông Thao ( tức sông Hồng ), thượng nguồn của sơng Mã cũng nằm trên vùngđất Tây Bắc, phía Tây tỉnh Sơn La. Ngồi sơng Đà là sơng lớn, vùng Tây Bắcchỉ có sơng nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sơng Mã. Trong địa máng sơng Đà cịncó một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, và có thểchia nhỏ thành những cao ngun Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản. Cũng có những lịngchảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh. Các con sơng này không chỉ là cơ sở cho sự định cư của của những dân tộc bản địa nơiđây cũng như nền nông nghiệp trong vùng mà còn là nguồn cảm hứng chonhững câu hát và thần thoại cổ xưa của những tộc người Thái, Mường … Sông Đà2. 2 Đặc Điểm Tự NhiênSông MãTuy cùng nằm trong vịng đai nhiệt đới gió mùa gió mùa, nhưng do ở một độ cao từ 8003000 m nên khí hậu Tây Bắc ngả sang á nhiệt đới và nhiều nơi cao như Sìn Hồ cócả khí hậu ơn đới. Mặt khác, do địa hình lại chia cắt bởi những dãy núi, những dịng sơng, khe suối, tạo nên những thung lũng, có nơi lớn thành lịng chảo như vùng NghĩaLộ, Điện Biên nên Tây Bắc cịn là nơi có nhiều tiểu vùng khí hậu. Trong lúc đó ởthung lũng Mường La, người ta mặc áo ngắn tay giữa mùa đông thì ở Mộc Châuphải mặc áo bơng dày mà khơng khỏi rét. Nhưng chính vì thế mà vạn vật thiên nhiên TâyBắc rất phong phú, thổ nhưỡng nhiều mô hình. Chính điều này cũng góp thêm phần làmnên những nét phong phú trong văn hóa của những dân tộc bản địa vùng Tây Bắc. Mặc dù nền khí hậu chung khơng có sự độc lạ lớn giữa những khu vực, nhưng sựbiểu hiện của nó khơng giống nhau theo chiều nằm ngang và theo chiều thẳngđứng. Dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc Đơng Nam đóng vai trị của một bức trường thành ngăn khơng cho gió mùa đông ( hướng hướng đông bắc – tây nam ) vượt qua để vào chủ quyền lãnh thổ Tây Bắc mà không bị suy yếunhiều, trái với vùng Đơng bắc có mạng lưới hệ thống những vịng cung lan rộng ra theo hình quạtlàm cho những đợt sóng lạnh hoàn toàn có thể theo đó mà xuống đến tận đồng bằng sơng Hồngvà xa hơn nữa về phía nam. Vì vậy, trừ khi do ảnh hưởng tác động của độ cao, nền khí hậụTây Bắc nói chung ấm hơn Đơng Bắc, chênh lệch hoàn toàn có thể đến 2-3 OC. Ở miền núi, hướng phơi của sườn đóng một vai trị quan trọng trong chính sách nhiệt – ẩm, sườnđón gió ( sườn đơng ) tiếp đón những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điềukiện cho gió ” phơn ” ( hay quen được gọi là ” gió lào ” ) được hình thành khi thổixuống những thung lũng, rõ nhất là ở TâyBắc. Nhìn chung, trong điều kiện kèm theo củatrung du và miền núi, việc nghiên cứukhí hậu là rất quan trọng vì sự biếndạng của khí hậu xảy ra trên từng khuvực nhỏ. Những biến cố khí hậu ở miềnnúi mang đặc thù cực đoan, nhất làtrong điều kiện kèm theo lớp phủ rừng bị suygiảm, và lớp phủ thổ nhưỡng bị thoáihoá. Mưa lớn và tập trung chuyên sâu gây ra lũnhưng tích hợp với 1 số ít điều kiện kèm theo thìxuất hiện lũ quét ; hạn vào mùa khơthường xảy ra nhưng có khi hạn hánkéo dài ngoài sức chịu đựng của cây cối. 2.3 Đặc Điểm Kinh Tế – Xã Hội2. 3.1, Đặc điểm kinh tếSản xuất nông nghiệp là hoạt động giải trí kinh tế tài chính hầu hết của hầu hết đồng bào những dântộc thiểu số ở Tây Bắc. Ngoài ra, họ cịn chăn ni theo hộ mái ấm gia đình, làm một sốnghề thủ cơng, thực thi nhiều hình thức chiếm đoạt những nguồn lợi tự nhiên sẵn cótrong rừng quanh khu vực cư trú. Nhìn chung, mặc dầu nền kinh tế thị trường đã phổbiến ở đồng bằng và 1 số ít khu vực miền núi nhưng về cơ bản, những dân tộc bản địa vùngTây Bắc vẫn duy trì những phương pháp sản xuất truyền thống lịch sử. Tuy vậy, ở một sốvùng đã có sự Open của việc tăng trưởng cây công nghiệp, trồng cây ngơ và lúagiống mới có hiệu suất cao, lan rộng ra chăn nuôi đại gia súc và chú ý quan tâm tăng trưởng nghềdệt thổ cẩm truyền thống cuội nguồn. Tuy nhiên, tập quán trồng trọt ở mỗi tộc người tại những vùng thung lũng, vùng rẻogiữa và vùng cao vẫn có những nét riêng không liên quan gì đến nhau, bởi những cách làm ăn này đã tồn tạiqua hàng nghìn năm canh tác của họ. Cho đến nay những tộc người sống ở Tây Bắc vẫn duy trì một số ít nghề thủ cơng giađình như dệt vải, đan lát, làm mộc, làm rèn, chế tác sắt kẽm kim loại làm trang sức đẹp, làmgiấy dó. Tuy nhiên, mỗi tộc người lại có những nghề nổi trội ví dụ người Thái, người Lào, người Mường rất nổi tiếng với nghề trồng bông, dệt vải thổ cẩm ; ngườiHmơng nổi tiếng vói nghề rèn chế tác công cụ sản xuất và trồng lanh dệt vải lanh. Các việc làm bằng tay thủ công này thường do người phụ nữ đảm nhiệm, riêng nghề đan látđồ gia dụng nổi tiếng của nhóm Mơn – Khơme như : Khơ mu, Xinh Mun, Kháng lạichủ yếu do người đàn ông đảm nhiệm. Trao đổi hàng hố là nhu yếu thiết yếu đã có từ truyền kiếp của những dân tộc thiểu số ởTây Bắc, họ thường cùng nhau họp chợ tại TT xã, huyện hoặc ngay venđường cái. Do những tộc người đều cư trú ở vùng sâu vùng xa nên họ chỉ họp chợ 5 ngày hoặc 1 tuần 1 lần. 2.3.2, Đặc điểm xã hộiThiết chế xã hội truyền thống lịch sử của những tộc người cư trú ở Tây Bắc rất nhiều mẫu mã, điều này phụ thuộc vào vào thực trạng lịch sử vẻ vang của họ. Về đặc thù tộc người ở đây, mỗi dân tộc bản địa đều có những nét riêng không liên quan gì đến nhau. Với người Thái2 : Khu vực chúa đất quản lý gọi là mường và có cỗ máy cai trịcũng như có luật lệ riêng. Mỗi mường có một mường TT và những mườngngoại vi. Chúa đất quản lý toàn mường, con trai cả của chúa đất sẽ cai quanrmường TT, những con trai thứ và những cháu sẽ quản lý những mường nhờ vào. Bộ máy thống tri toàn mường lớn gọi là Xiêng hay Chiềng. … Trong quan hệ họ hàng của người Thái có 3 mối quan hệ đặc trưng, đólà : Ải Noọng gồm có những thành viên trai của từng dịng họ và có cùng tổ tiên ; Lúng Ta ; Nhím Sao. Người Thái có nhiều kinh nghiệm tay nghề đắp phai, đào mương, dựng con, bắc máng lấynước làm ruộng. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt quan trọng là lúa nếp. NgườiThái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác. Từng gia đìnhchăn ni gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, 1 số ít nơi làm đồ gốm … Sản phẩm nổitiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn độc lạ, sắc tố tỏa nắng rực rỡ, bền đẹp. Đặc điểm cư trú điển hình nổi bật của đồng bào Thái là dọc những thung lũng vùng thấp, nơi cónhiều sơng suối ao hồ, chính do đó mà những nhà dân tộc bản địa học xếp dân tộc bản địa Thái lànhững dân cư đại diện thay mặt cho nền văn minh thung lũng ( Valley culture ). Trên trong thực tiễn, đồng bào Thái ở vùng nào cũng tỏ ra vừa giỏi chài lưới ngồi sơng ngồi suối, lạirất thạo việc đánh bắt cá trong ruộng trong đồng. Nhờ vậy, bữa ăn hàng ngày của bàcon được tăng cường nguồn dinh dưỡng một cách đáng kể, do chính những hoạt độngsơng nước đem lại. Nguồn sống chính của đồng bào H’Mơng là làm nương rẫy du canh, trồng ngơ, trồng lúa ở một vài nơi có nương ruộng bậc thang. Cây lương thực chính là ngơ vàlúa nương, lúa mạch. Ngồi ra cịn trồng lanh để lấy sợi dệt vải và trồng cây dượcliệu. Chăn nuôi của mái ấm gia đình người Mơng có trâu, bị, ngựa, chó, gà. Xưa kia ngườiMông ý niệm : Chăn nuôi là việc của phụ nữ, kiếm thịt trong rừng là việc củađàn ông. Với người Hmông cỗ máy Seophải quản lý một bản, thống lý quản lý một vùng, ngồi ra cịn có những phó thống lý, lý dịch. Những người trong cỗ máy quản lý thườnglà người đứng đầu những dòng họ. Trong xã hội truyển thống của người Hmơng, quanhệ cố kết dịng họ là nét đặc trưng nhất, nó được biểu lộ ở 2 hình thức : cố kếtrộng và cố kết hẹp. Người Khơmú : Người Khơ mú có nhiều dịng họ, những dịng họ của họ thường mangtên cây, cỏ hay chim, thú. Các quan hệ của họ hầu hết dựa theo nhóm hôn nhân gia đình. Với những dân tộc bản địa khác như Kháng, XinhMun, tổ chức triển khai xã hội truyền thống lịch sử của họcũng tựa như như ở người Khơmú, họ đều có q trình lâu dài hơn trong lịch sử dân tộc lànhững người bị phụ thuộc vào và trở thành người làm công như lệ nông cho những chúađất ( phía tạo ) người Thái. Qua những nét chính về bức tranh xã hội của phần nhiều cácdân tộc thiểu số nổi bật ở Tây Bắc, trong đó điển hình nổi bật là những chúa đất Thái ( phíatạo ) và thống lý ở người Hmơn2. 4 Lịch Sử Và Dân CưTây Bắc là nơi sinh tụ truyền kiếp, ngàn năm của dân cư văn minh đồng thau với hơn20 tộc người cư trú xen kẽ, gồm có những dân tộc bản địa : Thái, Dao, H’Mơng, Bố Y, Giáy, Há Nhì, Kháng, Máng, Khơ-mu, Sila, Tày, Xinh-mun, La-ha … với một lịch sửphát triển khá truyền kiếp. Mật độ dân ở đây khá số thấp, năm 1978 mới có 59 ng / km 2. Với tỉ lệ tăng 3,5 % / năm cộng với việc di dân, đến năm 1990 cũng chỉ có 120 người / km2. Một số dân tộc bản địa nổi bật ở Tây Bắc sinh sống tại những tỉnh Lai Châu ; Sơn La ; ĐiệnBiên được phân bổ như sau : Tỉnh Lai Châu có 20 dân tộc bản địa đồng đội chung sống, là tỉnh có số dân tộc thiểu sốđông nhất trong 64 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong số đó, dân tộc bản địa Thái có sốlượng đơng nhất 206.001 người chiếm 35,1 % dân số trong tỉnh, xếp thứ hai là dântộc Hmông 170.460 người, chiếm 29,0 %, sau đó là dân tộc bản địa Kinh 99.094 người. Badân tộc có dân số từ 10 nghìn đến 40 nghìn người là dân tộc bản địa Dao ; Khơ mú ; Hà nhì. Mười dân tộc bản địa có số dân từ 1 nghìn người đến dưới 10 nghìn người là những dân tộc bản địa : Giáy ; La Hủ ; Lào ; Lự ; Kháng ; Hoa ; Mảng ; Cống ; Xinh mun ; Tày, số còn lại là cácdân tộc dưới 1 nghìn người. Tỉnh Điện Biên tính đến 12/2005 có 83.536 ngưịi, gồm nhiều dân tộc bản địa, trong số đódân tộc Hmơng có 40.571 người chiếm 48,57 % ; Dân tộc Thái có 24.500 ngườichiếm 29,33 %. Tỉnh Sơn La, dân tộc bản địa Thái có 48.2985 người ; dân tộc bản địa Hmơng 11.4578 người ; dântộc Xinh mun 1.6654 ngưòi ; dân tộc bản địa Khơ mú 9950 người. Trong bức tranh toàn cảnh của sự phân bổ tộc người, tất cả chúng ta thấy tại những tỉnh LaiChâu, Điện Biên, Sơn La của Tây Bắc, dân tộc bản địa Thái và dân tộc bản địa Hmơng có số dâncư trú đông nhất, đây cũng là những tỉnh được chọn làm mẫu nghiên cứu và điều tra, với haidân tộc Thái và Hmông. Các dân tộc bản địa tiêu biểu vượt trội của vùng như : Thái, H’Mông, Dao. 2.4.1, Dân tộc TháiTại Nước Ta, theo Tổng tìm hiểu dân số năm 1999, người Thái có số dân là1. 328.725 người, chiếm 1,74 % dân số cả nước, cư trú tập trung chuyên sâu tại những tỉnh LaiChâu, Điện Biên, Tỉnh Lào Cai, n Bái, Sơn La, Hịa Bình, Thanh Hóa, NghệAn. Trong đó, tại Tây Bắc số dân đơn cử là : Sơn La có 482.485 người ( 54,8 % dânsố ), Lai Châu cũ ( nay là Lai Châu và Điện Biên ) có 206.001 người ( 35,1 % dân số ). Nhóm Thái Trắng ( Táy Đón hay Táy Khao ) cư trú hầu hết ở tỉnh Lai Châu, ĐiệnBiên và 1 số ít huyện tỉnh Sơn La ( Quỳnh Nhai, Bắc n, Phù n ). Ở ĐàBắc thuộc tỉnh Hịa Bình, có nhóm tự nhận là Táy Đón, được gọi là Thổ. Ở xãDương Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Tỉnh Lào Cai, có 1 số ít Thái Trắng chịu ảnh hưởngđậm của văn hóa Tày. Ở Sapa, Bắc Hà, nhiều nhóm Thái Trắng đã Tày hóa. NgườiThái Trắng đã xuất hiện dọc hữu ngạn sông Hồng và tỉnh Lai Châu, Điện Biên từ thếkỷ 13 và làm chủ Mường Lay ( địa phận chính là huyện Mường Chà thời nay ) thế kỷ14, một bộ phận di cư xuống Đà Bắc và Thanh Hóa thế kỷ 15. Có thuyết cho rằnghọ là con cháu người Bạch Y ở Trung Quốc. Nhóm Thái Đen ( Táy Đăm ) cư trú ở khu vực tỉnh Sơn La và Điện Biên. Các nhómTày Thanh ( Man Thanh ), Tày Mười, Tày Khăng ở miền Tây Thanh Hóa ( tân thanhthường xuân-thanh hóa ), Nghệ An cũng mới từ mạn Tây Bắc chuyển xuống cáchđây vài ba trăm năm và bị ảnh hưởng tác động bởi văn hóa và nhân chủng của dân cư địaphương và Lào. Nhóm Tày Thanh từ Mường Thanh ( Điện Biên ) đi từ Lào vàoThanh Hóa và tới Nghệ An định cư cách đây hai, ba trăm năm, nhóm này gần gũivới nhóm Thái Yên Châu ( Sơn La ) và chịu tác động ảnh hưởng văn hóa Lào. Nhóm Thái Đỏ, gồm nhiều nhóm khác nhau cư trú hầu hết ở 1 số ít huyệnnhư Mộc Châu ( Sơn La ), Mai Châu ( Hịa Bình ) Theo David Wyatt, trong cuốn ” Thailand : A short history “, người Thái nguồn gốc từphía nam Trung Quốc, có cùng nguồn gốc với những nhóm dân ít người giờ đây nhưChoang, Tày, Nùng. Dưới sức ép của người Hán và người Việt ở phía đơng và bắc, người Thái dần di cư về phía nam và tây-nam. Người Thái di cư đến Việt Namtrong thời hạn từ thế kỉ 7 đến thế kỉ 13. Trung tâm của họ khi đó là Điện BiênPhủ ( Mường Thanh ). Những lãnh tụ Thái được gọi là phụ đạo, được phép quản lý 1 số ít lãnh địa và trởthành giai cấp quí tộc của vùng đó, như dịng họ Đèo quản lý những châu Lai, ChiêuTấn, Tuy Phụ, Hồng Nham ; dịng họ Cầm những châu Phù Hoa, Mai Sơn, Sơn La, Tuần Giáo, Luân, Ninh Biên ; dòng họ Xa quản lý châu Mộc ; dòng họ Hà cai quảnchâu Mai, dòng họ Bạc ở châu Thuận ; họ Hoàng ở châu Việt … Năm 1841, trước sự rình rập đe dọa của người Xiêm La, triều đình nhà Nguyễn kết hợp bachâu Ninh Biên, Tuần Giáo và Lai Châu bên bờ tả ngạn sông Mekong thành phủĐiện Biên. Năm 1880, phó lãnh sự Auguste Pavie nhân danh triều đình Việt Namphong cho Đèo Văn Trị chức tri phủ cha truyền con nối tại Điện Biên. Tháng 31948, chủ quyền lãnh thổ này được Pháp tổ chức triển khai lại thành Liên bang Thái tự trị, qui tụ tất cảcác sắc tộc nói tiếng Thái chống lại Việt Minh. Sau thắng lợi Điện Biên Phủ, để lấy lịng những sắc tộc thiểu số miền Bắc, Chínhphủ Việt Minh xây dựng Khu tự trị Thái Mèo ngày 29 tháng 4 năm 1955, Khu tự trịTày Nùng và vùng tự trị Lào Hạ Yên, nhưng tổng thể những khu này đều bị giải tán năm1975. Cũng như hầu hết những dân tộc bản địa trong vùng, người Thái sống chân thực, đơn giản và giản dị và rấthịa thuận. Trong mái ấm gia đình, trong bản không khi nào thấy người ta to tiếng với nhau. Đặc biệt không khi nào trẻ con bị mắng mỏ nặng lời, chứ khơng nói đến việc bịđánh địn. Trẻ con hiểu trách nhiệm của chúng và rất tự giác triển khai. Chúng có saisót gì, người lớn chỉ nhắc nhẹ. Trẻ em rất ngoan, chúng chơi đùa với nhau rất thânái. Gặp lúc khó khăn vất vả, đói kém người ta đến họ hàng xin lương thực. Người đượchỏi xin chuẩn bị sẵn sàng san sẻ số lương thực còn lại, dù biết rằng sau đó chính họ cũng sẽlâm vào cảnh thiếu đói và cũng phải lên rừng đào củ mài, củ bới thay cơm. Ngaybây giờ, khi nền kinh tế thị trường đã có tác động ảnh hưởng vào đời sống dân cư Tây Bắc, thìphong tục này vẫn được triển khai với tấm lịng vị tha và tình nghĩa sâu đậm. 2.4.2, Dân tộc H’MôngNằm trong một vương quốc đa dân tộc bản địa, dân tộc bản địa Mông được coi là một thành viên quantrọng trong hội đồng những dân tộc thiểu số ở Nước Ta. Với số dân 1.068.169 người ( ngày 1/4/2009 ), dân tộc bản địa Mông thuộc dân tộc thiểu số có số lượng cư dânđứng hàng thứ 8 trong bảng list những dân tộc bản địa ở Nước Ta. Dân tộc Mông cưtrú thường ở độ cao từ 800 đến 1500 m so với mực nước biển gồm hầu hết những tỉnhmiền núi phía Bắc trong một địa phận khá to lớn, dọc theo biên giới Việt – Trungvà Việt – Lào từ Thành Phố Lạng Sơn đến Nghệ An, trong đó tập trung chuyên sâu đa phần ở những tỉnhthuộc Đơng và Tây bắc Nước Ta như : Hà Giang, Tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La … Các tài liệu khoa học cũng như những thần thoại cổ xưa đều cho biết rằng người Mông làtộc người di cư vào Nước Ta sớm nhất khoảng chừng 300 năm và muộn nhất là 100 nămvề trước. Mông là tên tự gọi có nghĩa là người ( Mơngz ). Cịn những dân tộc bản địa khác còngọi dân tộc bản địa này với những tên Miêu, Mèo, Mẹo. Căn cứ vào đặc thù về dân tộchọc và ngôn ngữ học, người ta chia tộc Mông ra làm những ngành : Mông Trắng ( Môngz Đơư ), Mông Hoa ( Môngz Lênhx ), Mông Đỏ ( Môngz Si ), Mông Đen ( Môngz Đuz ), Mông Xanh ( Môngz Njuôz ), Na Miểu ( Mèo nước ). Đồng bào Mông cho rằng những người cùng dòng họ là đồng đội cùng tổ tiên, có thểđẻ và chết trong nhà nhau, phải ln luôn trợ giúp nhau trong đời sống, cưu mangnhau trong nguy hại. Mỗi dòng họ cư trú quây quần thành một cụm, có một trưởnghọ đảm nhiệm cơng việc chung. Quan hệ xã hội : Bản thường có nhiều họ, trong đó một hoặc hai họ giữ vị trí chủđạo, có tác động ảnh hưởng chính tới những quan hệ trong bản. Người đứng đầu bản điều chỉnhcác quan hệ trong bản, trước kia, cả bằng hình thức phạt vạ lẫn dư luận xã hội. Dânmỗi bản tự nguyện cam kết và tuân thủ quy ước chung của bản về sản xuất, chănnuôi, bảo vệ rừng và việc giúp sức lẫn nhau. Quan hệ trong bản càng gắn bó chặtchẽ hơn thơng qua việc thờ cúng chung thổ thần của bản. 2.4.3, Dân tộc DaoTại Nước Ta, dân số người Dao theo tìm hiểu dân số năm 1999 là 620.538 người. Người Dao cịn có những tên gọi khác là : Mán, Đơng, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, LùGang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu v.v ). Địa bàncư trú đa phần của người Dao là biên giới Việt-Trung, Việt-Lào và ở 1 số ít tỉnhtrung du và ven biển Bắc bộ Nước Ta. Cụ thể, phần lớn tại những tỉnh như HàGiang, Tuyên Quang, Tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, LaiChâu, Hịa Bình, vv … Theo hiệu quả điều tra và nghiên cứu của Đề án ” Sưu tầm kiểm kê kho sách cổ người Dao ” doTiến sĩ Trần Hữu Sơn ( Giám đốc Sở Văn hóa – Thơng tin – Thể thao Tỉnh Lào Cai ) chủtrì có đăng tại thì : Người Dao có nguồn gốc thời xưa ở hòn đảo Hải Nam ( Trung Quốc ) gồm 7 nhóm. Người Dao ở Nước Ta và ở Tỉnh Lào Cai có 3 nhóm : Dao Tuyển, DaoNga Hồng và Dao Làn Tẻn ( cịn gọi là Dao Chàm ) họ mở màn di cư sang Việt Namvào thời Lê ( vào tầm cuối thế kỷ 17 ). Để đến được đất Việt, sống ở vùng núinhư thời nay, người Dao đã phải trải qua cuộc hành trình dài mn phần gian nan vượtbiển, vượt núi, vượt sông. Điều này phản ánh rõ trong nhiều phong tục, nghi lễ củangười Dao và được ghi lại rất tỉ mỉ trong sách cổ. Người Dao di cư sang Việt Namtheo nhiều đợt từ hòn đảo Hải Nam, qua Phòng Thành, tới Bắc Giang. Tới đây, họ dichuyển theo những hướng khác nhau là : Theo sông Lơ tới Hà Giang hình thành nênngười Dao áo dài. Theo sông Chảy tới Tỉnh Lào Cai, hậu duệ thời nay gọi là Dao Tuyển. Nhóm ở lại vùng Nga Hồng thuộc n Lập, Yên Phúc một thời hạn, sau đó dichuyển tới Văn Chấn ( Yên Bái ), rồi Văn Bàn ( Tỉnh Lào Cai ) là tổ tiên người Dao quầnchẹt thời nay. Chương 3 : Văn Hóa Các Dân Tộc Vùng Tây Bắc3. 1 Văn hóa nơng nghiệpTuy nơng nghiệp khơng phải là một góc nhìn văn hóa thông dụng trong mỗi tiểuvùng nhưng riêng với vùng văn hóa Tây Bắc, đây hoàn toàn có thể coi là một yếu tố làm nênnét văn hóa độc lạ của vùng. Văn hóa nơng nghiệp thung lũng Thái nổi tiếng vì mạng lưới hệ thống tưới tiêu, được gói gọntrong 4 từ văn vần : ” Mường – Phai – Lái – Lịn “, tận dụng độ dốc của dòng chảy dốccủa, người ta lấy đá ngăn suối làm nước dâng cao, đó là cái ” phai “. Phía trên ” phai ” xẻ một đường chảy lên dẫn vào cánh đồng, đó là ” mương ” Từ ” mương ” xẻ nhữngrãnh chảy vào ruộng, đó là ” lái “. Còn ” lịn ” là cách lấy nước từ nguồn trên núi cao, dẫn về ruộng, về nhà, bằng những cây tre đục rừng đục mấu, tiếp nối đuôi nhau nhau, có khi dàihàng cây số. Người Kinh vùng núi Phú Thọ ( cũ ) học theo cách làm này và gọichệch đi là ” lần nước “. Do dữ thế chủ động tưới tiêu nên người Thái nuôi cá ngay trongmực nước của ruộng lúa. Gặt lúa xong là tháo nước bắt cá. Cá nuôi trong ruộng vừaăn sâu bọ cỏ dại, vừa sục bùn cho tốt lúa. Cho nên, món dâng cúng trong lễ cơmmới khi nào cũng có xơi và cá nướng. Và món cá là biểu lộ lòng hiếu khách : “ Đi ăn cá, về nhà uống rượuở thì ngủ đệm, đắp chăn ấm ” Nương rẫy là một bộ phận bổ trợ không hề thiếu với nơng, đồng bào có lúa, rauquả như bầu bí, rau cải, đậu, đu đủ, vừng, kê, ớt ,. v .. v … Bông và chàm cũng trồngtrên nương. Và rừng, rừng bạt ngàn là nơi con người hái rau rừng, lấy thuốc chữabệnh, thuốc nhuộm, săn bắt thú rừng và khi thất bát mùa màng thì chính rừng, vớicủ mài, bột báng đã cứu họ khỏi chết đói. Bản làng có một thái độ rất kính trọngvới rừng. Chẳng phải vì rừng có ma thiêng, mà vì rừng là nơi con người nương tựađể sống sót. Luật Thái có hàng chục điều pháp luật về việc khai thác rừng, săn bắnthú, đặc biệt quan trọng là những quyết định hành động về bảo vệ rừng đầu nguồn. Ruộng bậc thang cũng là một yếu tố tạo ra sự vẻ đẹp của vùng Tây Bắc. Điều nàyđã được hàng triệu lượt hành khách tới thăm Tây Bắc những năm qua công nhận vàđã được trình làng, tiếp thị khá đậm nét trên mạng lưới hệ thống Internet và báo chí truyền thông tồncầu. Tạp chí Mỹ Travel và Leisure đã so sánh những thửa ruộng tại Sa Pa như thể “ Những bậc thang dẫn lên trời ” ( Ladder to the sky ). 3.2 Ẩm Thực3. 2.1 Món canh da trâuTây Bắc là cái nôi của những dân tộc thiểu số như Thái, Tày, Mường, Dao, Mơng, LơLơ, Hà Nhì … Một trong những sắc thái văn hoá dân tộc bản địa độc lạ của họ là nhữngmón ăn truyền thống lịch sử nổi tiếng chỉ có ở vùng này. Người dân Tây Bắc thườngthưởng thức những món ăn truyền thống cuội nguồn của mình trong khơng gian và khơng khícộng đồng như tại những liên hoan, tại những chợ và đặc biệt quan trọng là vào ngày Tết nhân ngày nămmới xuân về. Phần lớn khẩu vị của người tây bắc là thích những gì đậm đà thế cho nên phần đông cácmón ăn nổi bật của người vùng Tây Bắc đểu mang lại cho người thưởng thứcnhững ấn tượng rất khó quên. Món ăn tiên phong phải nhắc đến là đặc sản nổi tiếng chế biến từ trâu là món canh da trâu : Da trâu sau khi giết được lột và thui sạch lông rồi gác trên gác bếp cho khơ. Để chếbiến món canh nấu với bon, người Thái lấy số da khô vừa đủ đốt cho cháy sùi ra, cạo sạch đến khi trông miếng da có màu vàng ươm, mùi thơm phức. Sau khi nướnggiòn tan, miếng da được bẻ thành từng miếng nhỏ bỏ vào nồi bon đun nhỏ lửa chođến nhừ. Trước khi bắc xuống người ta thêm gia vị vào nồi canh bon này. Nồi canhbon đúng nghĩa là phải có đủ 30 loại gia vị mang mùi vị núi rừng Tây Bắc trongđó gồm những gia vị dễ nhận ra như sả, cà đắng, hạt tiêu, mắc khèn. Món ăn bổdưỡng nhưng đậm đà mùi vị núi rừng này để lại cảm xúc khó quên cho nhiềuthực khách. 3.2.2 Rượu Sâu ChítĐến với Tây Bắc sẽ là thiếu xót nếu như không chiêm ngưỡng và thưởng thức một loại rượu ngon nổitiếng mà người dân địa phương gọi nơm na là rượu sâu chít. Đây là loại rượu phổbiến nhất ở vùng phía tây bắc tổ quốc … những dân tộc bản địa như Dao, Nùng, Tày, Thái, Giáy … đều sử dụng nó …. Về tên gọi theo như người dân địa phương thì Thức uống này cịn có tên gọi khác làBạch trùng thảo, Đông trùng hạ thảo. Xuất xứ của hai cái tên chữ cũng như tên gọinôm na đều xuất phát từ một loại sâu ngâm rượu. Chít là tên một loại sâu sốngtrong thân cây chít – cây bơng đót, mọc hoang ở những triền núi đá vơi tiếp nối đuôi nhau nhautrải dài bất tận ở miền Tây Bắc. Bạch trùng thảo là loại sâu trắng ký sinh trong lồicỏ lau. Đơng trùng hạ thảo là loại sâu mùa đơng chỉ là ấu trùng ở nụ mầm cây chít, nhưng sang mùa hạ tăng trưởng thành sâu, chờ đón đến ngày chui ra khỏi thân câychít để hóa thành bướm, khởi đầu cho một vòng đời mới … Hương vị của rượu sâu chít khơng có vị tanh và cực kỳ đậm đà. Điểm đặc biệt quan trọng củarượu sâu chít là ngâm với rượu San Lùng, hay những loại rượu khác như MườngKhương, Bắc Hà, Mai Hạ … uống nhiều hay ít đều khơng nhức đầu. Hơn thế nữa, nếu lỡ uống say, khi tỉnh dậy vẫn thấy ý thức sảng khoái, người khỏe ra sau mộtgiấc ngủ dài. đó là điểm lôi cuốn bất kể vị khách nào khi chiêm ngưỡng và thưởng thức nó. 3.2.3 Cơm LamCó lẽ những ai đã từng đến Tây Bắc thì khơng thế quên được mùi vị của cơmlam, một chút ít nhẹ nhàng thanh thoát tinh xảo khác hẳn cơm lam ở hà nội hay đâu đó. Nguời dân tộc bản địa phía bắc từ Tày, Nùng, Mường, Dao, Thái đều làm cơm lam. Ngoàicơm lam, họ cịn có cả cá lam, chim lam, rau quả lam … Phải thừa nhận làm đồ ănlam là một thẩm mỹ và nghệ thuật tinh xảo đặc biệt quan trọng. 3.2.4 ChéoHầu như khơng có bữa ăn nào quan trọng của người Thái lại thiếu được Chéo, giống như một dạng muối vừng với người Kinh., 1 loại gia vị mê hoặc Quả MắcKhén sau khi thu về, bắc chảo rang nóng. Tiếp đó, đưa vào giã thành bột mịn. Tuynhiên để chế ra được mùi vị thơm phức, chun dùng ăn với xơi nếp nương, cịnphải qua nhiều cơng đoạn khác. Đó là dùng ớt khơ bỏ hạt nướng giòn, muối rang, rau mùi tầu xắt nhỏ rang khô, toàn bộ đều giã thành bột mịn. Sau khi trộn đều hỗ hợptrên thì tạo thành Chéo, một thứ bột mùi thơm hăng hắc nhưng lại dịu như vị ô maivà phảng phất chất núi rừng, thơm cay nồng nàn như hương hồi, quế. 3.3 Trang Phục3. 3.1 Dân tộc TháiCũng như nhiều dân tộc bản địa khác, phục trang của phụ nữ Thái bộc lộ rõ nhất bản sắcvăn hóa dân tộc bản địa. Một bộ phục trang nữ Thái gồm : áo ngắn ( xửa cỏm ), áo dài ( xửachái và xửa luổng ), váy ( xỉn ), thắt lưng ( xải cỏm ), khăn ( piêu ), nón ( cúp ), xà cạp ( pepăn khạ ), những loại hoa tai, vịng cổ, vịng tay, xà tích .. Xửa cỏm ( áo ngắn bó sát người có hàng cúc bướm ) hoàn toàn có thể may bằng nhiều loại vảivới sắc tố khác nhau. Chính hàng khuy bạc hay sắt kẽm kim loại đã làm cho xửa cỏmthành chiếc áo đặc trưng của bộ nữ phục Thái. Theo ý niệm dân gian Thái, haihàng cúc bạc trên hai vạt áo xửa cỏm là tượng trưng cho sự phối hợp nam với nữ, tạonên sự vĩnh cửu của nòi giống. Phụ nữ Thái còn mặc hai loại áo dài là xửa chái và xửa luổng. Xửa chái may bằngvải chàm đen, kiểu áo 5 thân, cài cúc phía bên tay trái, cổ đứng, gấu áo phủ quá đầugối. Theo tục lệ, phụ nữ có chồng mới mặc xửa chải vào dịp cưới xin, hội hè. Xửaluổng là áo khốc ngồi, may dài, rộng, chui đầu, có tay hoặc khơng có tay. Phụ nữThái từ khi còn trẻ đã may loại áo này, một dành cho bản thân khi về già và mộtdành biếu mẹ chồng khi về làm dâu. Các cụ già mặc áo xửa luổng lộn trái vào ngàythường, chỉ khi chết mới mặc mặt phải. Thái Đen : Thường nhật phụ nữ Thái Đen mặc áo ngắn ( xửa cóm ) màu tối ( chàmhoặc đen ), cổ áo khácThái Trắng là loại cổ tròn, đứng. Đầu đội khăn gọi là ” piêu ” thêu hoa văn nhiềumơ-típ trang trí mang phong thái từng mường. Váy là loại giống phụ nữ TháiTrắng đã nói ở trên. Lối để tóc kkhi có chồng búi lên đỉnh đầu gọi là ” Tằngcẩu ” ; khi chồng chết hoàn toàn có thể búi tóc thấp xuống sau gáy ; chưa chồng khơng búi tóc. Trong lễ, tết áo dài Thái Đen phong phú với những loại xẻ nách, chui đầu, trang trí phongphú phong phú về màu và mơ-típ hơn Thái Trắng. Nói về bộ phục trang nữ Thái không hề thiếu chiếc khăn piêu. Chiếc khăn piêuđược những cơ gái Thái thêu thùa rất cầu kì, nó bộc lộ sự khôn khéo của mỗi cơ gái. Piêu tết 3 sừng là piêu thường dùng, piêu tết 5 hay 7 sừng là piêu sang, dùng làmquà biếu, đội lúc bản mường có hội hè, cưới xin. Khăn Piêu là đặc trưng của ngườidân tộc Thái với đường nét tinh sảo và hoa văn mang đậm chất núi rừng hoang sơcùng sắc tố sặc sỡ, nó biểu lộ tình yêu, sức mạnh êm ả dịu dàng thật điệu đàng. Trang phục Thái phản ánh rõ nét đặc thù của dân cư nông nghiệp trồng trọt, sựchinh phục, tìm tịi những ngun liệu trong vạn vật thiên nhiên để tạo ra phục trang đáp ứngcho nhu yếu đời sống. Trang phục vượt qua cả giá trị vật chất thuần túy của nó thểhiện lối sống, ý niệm thẩm mỹ và nghệ thuật, đạo đức, tư tưởng xã hội, tín ngưỡng … Trangphục là sự tăng trưởng rất cao của trình độ nghệ thuật và thẩm mỹ dân gian, những hoa văn được tạohình độc lạ, giải quyết và xử lý sắc tố tinh xảo, hài hòa mang đặc trưng tộc người khiến trangphục người Thái ở bất kể nơi đâu cũng có vẻ như đẹp riêng. Nó phản ánh mối quan hệhài hịa giữa con người và vạn vật thiên nhiên, đồng bào Thái nơi đây đã đưa vào trangphục của mình những hoa văn là cả một quốc tế động, thực vật đa dạng và phong phú. Do xenkẽ của những nhóm Thái khác nhau mà phục trang của họ phần nào cũng bộc lộ ảnhhưởng của nhau. Nhưng toàn bộ họ đều rất tự hào về truyền thống riêng của mình vàkhơng ngừng bảo tồn, phát huy, tăng trưởng những giá trị văn hóa truyền thống cuội nguồn tộcngười. Góp phần kiến thiết xây dựng nền văn hóa Nước Ta Tiên tiến đậm đà truyền thống dân tộc bản địa. 3.3.2 Dân tộc DaoSo với những dân tộc bản địa khác thì dân tộc bản địa Dao được coi là còn giữ được nhiều nét bản sắccủa mình với vật liệu bằng vải bơng nhuộm chàm, màu xanh, đỏ, đen, tím thanhoặc để trắng. Tộc người Dao đỏ đội khăn đỏ, đeo những bông hoa đỏ trước ngực ; Dao quần chẹt mặc quần ống hẹp bó sát vào chân ; Dao quần trắng điển hình nổi bật là yếmrất to trùm kín cả ngực và bụng, ngày cưới cơ dâu mặc quần trắng ; Dao làn tuyểnmặc áo dài, đội mũ nhỏ … Một bộ phục trang hoàn hảo của người Dao gồm : Áo, yếm, xà cạp, cùng đồ trangsức vàng bạc, khăn vấn đầu … Duy nhất trong hội đồng người Dao chỉ có ngườiDao Tiền là mặc váy ( váy của người Dao Tiền phía bắc dài hơn váy của người DaoTiền phía nam ). Áo của người Dao Tiền gồm hai thân trước, nẹp và một xỏ tà. Thường trên đó họ dùng họa tiết hình gấu, chó. Đây cũng là ý niệm thời xưa giántiếp nhớ về thủy tổ của dân tộc bản địa Dao. Ở đó có hình Bàn Vương, con chó ngũ sắc – đãcó cơng giết giặc được vua gả cơng chúa cho sinh con đẻ cái, trở thành dân tộc bản địa Daongày nay, áo thường có bộ khuy q bằng bạc hình trịn chạm khắc phức tạp. Cổ áocủa người phụ nữ Dao được trang trí bằng núm bơng hoa đỏ như nắm tay nổi bậttrên nền áo chàm xanh đằm thắm. Yếm của người Dao khá đơn thuần, chỉ là một vuông lụa trắng đính một miếng vảihình tam giác làm cổ yếm. Xà cạp có hình hoa văn móc câu hay răng cưa hìnhchim. Để bộ phục trang thêm hồn mỹ, họ thường dùng nhiều loại khăn vấn đầu ( có3 loại khăn : khăn vuông, khăn chữ nhật và khăn dài ). Trong đám hát ví, họ thườngdùng khăn thêu trắng dài chừng 1,2 m, rộng 30-40 cm, hai đầu gồm hai mảng hoavăn hình vng tạo thành cảm xúc thướt tha. Ngồi phục trang chính, người phụnữ Dao còn ưa dùng đồ trang sức đẹp làm cho bộ phục trang của mình thêm sang chảnh : Vịng cổ, nhẫn, túi ăn trầu, những đồ trang sức đẹp bằng bạc hình bán cầu, hình sao 8 cánh. Có những cơ gái Dao đeo 10 chiếc vòng cổ, 12 chiếc nhẫn, cùng những chiếckhuy bạc đường kính 6-7 cm, điển hình nổi bật trên màu áo chàm. Vào dịp tiệc tùng, người phụ nữ Dao còn giữ tục chải đầu bằng sáp ong cho mái tócnuột nà, uốn lượn. Đây cũng là một tuyệt kỹ giúp mái tóc của những cơ gái Daokhỏe về sức sống, đẹp trong con mắt mọi người. Trong khơng khí tưng bừng củangày Tết, tiệc tùng, người ta dùng điệu hát lời ca làm đời sống thêm thăng hoa. Đángchú ý là bộ phục trang của cô dâu, phải mất 3 năm cơ gái Dao mới hồn thành bộtrang phục cho mình. Trang phục chú rể kín kẽ, ít phơ bày, thường được may bằngcác loại vải màu sậm phần nào bộc lộ nam tính mạnh mẽ. Riêng phục trang của ơng thầycúng có khác đơi chút, mũ được làm bằng bìa cứng, gồm nhiều bức tranh ghép lạicắt dán theo hình quả núi dài khoảng chừng 25 cm. Áo màu đen được thêu hoa văn màuđỏ. 3.3.3 Dân tộc H’MôngTrang phục của người Hmông rất sặc sỡ, phong phú giữa những nhóm. Quần áo củangười Mơng đa phần may bằng vải lanh tự dệt. Đậm đà tính cách tộc người trongtạo hình và trang trí với kỹ thuật phong phú. Trang phục nam Hmông độc lạ khácnhiều tộc người trong khu vực ; phục trang nữ khó lẫn lộn với những tộc khác bởiphong cách tạo dáng và trang trí cơng phu, phối hợp kỹ thuật nhuộm, vẽ sáp ong, thêu, ghéo, dệt hoa văn với kiểu váy rộng và đẹp. a, Trang phục namNam thường mặc áo cánh ngắn ngang hoặc dưới thắt lưng, thân hẹp, ống tay hơirộng. Áo nam có hai loại : năm thân và bốn thân. Loại bốn thân xẻ ngực, hai túitrên, hai túi dưới. Loại năm thân xẻ nách phải dài quá mông. Loại bốn thân thườngkhơng trang trí loại năm thân được trang trí những đường vằn ngang trên ống tay. Quần phái mạnh là loại chân què ống rất rộng so với những tộc trong khu vực. Đầuthường chít khăn, có nhóm đội mũ xung quanh có đính những hình trịn bạc chạmkhắc hoa văn, có khi mang vịng bạc cổ, có khi khơng mang. b, Trang phục nữNgười H’Mơng có nhiều nhóm khác nhau, phục trang nữ những nhóm cũng có sựkhác biệt. Tuy nhiên nhìn chung hoàn toàn có thể thấy phụ nữ Hmông thường mặc áo bốnthân, xẻ ngực không cài nút, gấu áo khơng khâu hoặc cho vào trong váy. Ơống tayáo thường trang trí hoa văn những đường vằn ngang từ nách đến cửa tay, đườngviền cổ và nẹp hai thân trước được trang trí viền vải khác màu ( thường là đỏ và hoavăn trên nền chàm ). Phụ nữ Hmông cịn dùng loại áo xẻ nách phải trang trí cổ, haivai xuống ngực giữa và cửa ống tay áo. Phía sau gáy thường được đính miệng vàtrang trí hoa văn sum sê bằng chỉ ngũ sắc. Váy phụ nữ Hmông là loại váy kín, nhiều nếp gấp, rộng, khi xịe ra có hình trịn. Váy là một tiêu chuẩn nhiều người đãdựa vào để phân biệt những nhóm Hmơng ( Hóa, Xanh, Trắng, Đen … ). Đó là những loạiváy trắng, váy đen, váy in hoa, vẽ sáp ong phối hợp thêu. Váy được mang trên ngườivới chiếc thắt lưng vải được thêu trang trí ở đoạn giữa. Khi mặc váy thường mangtheo tạp dề. Tạp dề mang trước bụng phủ xuống chân là ‘ giao thoa ‘ giữa miếng vảihình tam giác và chữ nhật ; phần trang trí hoa văn là miếng vải hình tam giác cânphía trên, miếng hình chữ nhật là màu chàm đen, size tùy từng bộ phậnngười Hmơng. Phụ nữ thường để tóc dài quấn quanh đầu, có một số ít nhóm đội khănquấn thành khối cao trên đầu. Đồ trang sức đẹp gồm có khuyên tai, vòng cổ, vịng tay, vịng chân, nhẫn. Phụ nữ Hmơng Trắng trồng lanh, dệt vải lanh, váy màu trắng, áo xẻ ngực, thêu hoavăn ở cánh tay, yếm sau. Cạo tóc, để chỏm, đội khăn rộng vành. Phụ nữ Hmông Hoa mặc váy màu chàm có thêu hoặc in hoa văn bằng sáp ong, áoxẻ nách, trên vai và ngực đắp vải màu và thêu. Ðể tóc dài, vấn tóc cùng tóc giả. Phụ nữ Hmông Ðen mặc váy bằng vải chàm, in hoa văn bằng sáp ong, áo xẻ ngực. Phụ nữ Hmông Xanh mặc váy ống. Phụ nữ Hmơng Xanh đã có chồng cuốn tóc lênđỉnh đầu, cài bằng lược móng ngựa, đội khăn ra ngồi tạo thành hình như hai cáisừng. Trang trí trên y phục của người H’Mông đa phần bằng đắp ghép vải màu, hoa vănthêu đa phần hình con ốc, hình vng, hình quả trám, hình chữ thập. 3.4 Kiến Trúc3. 4.1 Sàn nhà TháiNhà sàn của người Thái – “ hướn hạn phủ táy ” là một cơng trình kiến trúc tài hoa, hịa đồng với vạn vật thiên nhiên, đất trời cùng vạn vật. Từ kiến trúc kiến thiết xây dựng đến nghệthuật trang trí đều bắt nguồn từ trong thực tiễn đời sống khách quan được cách điệu hóađạt tới trình độ nghệ thuật và thẩm mỹ cao. Nhà sàn của người Thái khi nào cũng làm số gian lẻ, hai đầu hồi – “ tụp cống ” khumkhum như mai rùa, gắn với truyền thuyết thần thoại về thuở khai thiên lập địa, thần rùa “ Puatấu ” dạy cho người Thái biết cách làm nhà theo hình rùa đứng. Người Thái có câu : “ Khửn tuy nhiên phái / cái tuy nhiên đay ” – tức là mở hai cửa / đi haiđường. Nhà người Thái cổ khi nào cũng có hai cầu thang : “ Tang chan ” và “ Tangquản ”. “ Tang chan ” ở cuối nhà, bên trái dành cho phụ nữ lên xuống. “ Chan ” làphần sàn nhà được nối dài ra ngoài trời. Đây là nơi những mẹ, những chị, những em … thường ngồi chơi lúc rảnh rỗi, thêu thùa … cầu thang này khi nào cũng mang số lẻ, thường là 9 bậc, ứng với 9 vía. Cầu thang dành riêng cho phái mạnh – “ tang quản ” ở đầu nhà, thường có 7 bậc ứngvới 7 vía. Nhà sàn của người Thái cổ có hai nhà bếp lửa – “ Chík pháy ”. Bếp lửa phía “ tang quản ” dành cho người già, nhà bếp chính ở phía “ tang chang ” dành cho phái đẹp. Giữa núi rừngtrùng điệp, nhà bếp lửa hồng trên nhà sàn như trái tim hồng, sưởi ấm và nuôi dưỡng cảvề vật chất và ý thức cho mỗi con người. Từ nhà bếp dành cho người già đến hết cầu thanh dành cho phái mạnh gọi là “ quản ”. Đâylà nơi dành riêng cho đàn ông, phụ nữ không được đến khu vực này, trừ một sốtrường hợp đặc biệt quan trọng. Nơi đây có gian thờ tổ tiên – “ hỏng hóng ” và cột thiêng – “ sauhẹ ”. Trên cột thiêng treo hình thần rùa bằng gỗ, ba bơng lúa – “ sam huống khẩu ” vàba nhánh rau thì là – “ sam hóm chík ” … Ngồi ý nghĩa có tính hình tượng của tơ temgiáo thì cịn mang bóng hình của thuyết thiên – địa – nhân. Ngôi nhà sàn của người Thái vừa lịch sự và trang nhã, vừa chắc như đinh : “ Hướn đi tẳng cangtèn / Hướn én tẳng cang vên / Lốm luông pặt bấu chại / Lốm hại pặt bấu pay ” – Nghĩalà : Nhà tốt dựng nơi cao ráo / Nhà đẹp dựng giữa mường / Gió to thổi khơng xiêu / Bão lớn khơng lay động. Nhà sàn được trang trí nhiều hoa văn họa tiết tinh xảo trên bậu hành lang cửa số, trên những tấmván hình răng cưa làm chấn song hành lang cửa số, trên “ khau cút ” của nhà người Thái đen. “ Khau cút ” vẽ vân sen / đầu kèo vẽ vân én / mái nhà xén bằng dui – “ khau cút tẻm laibua / sinh dua tẻm lai én / nhả ca bén tin con ”, đã trở thành tiêu chuẩn về vẻ đẹp củangơi nhà sàn người Thái đen Tây Bắc. “ Khau cút ” là hai tấm ván đóng chéo nhau hình chữ X trên địn nóc – “ Tiêu bơn ”, trước hết để chắn gió – “ pảy lốm ” cho mái tranh hai đầu hồi nhà. Những gia đìnhq tộc xưa cịn làm thêm bông sen cách điệu ở giao điểm hai tấm ván và tám hìnhtrăng khuyết hướng vào nhau so le trên “ khau cút ”. Giải thích về hình tượng “ khaucút ” có nhiều quan điểm khác nhau như : Đó là cặp sừng trâu cách điệu, hình tượng củamột nền văn minh lúa nước, hoặc đó là những búp cây guột – “ cút lo ngong ” cónhiều ở Tây Bắc, hay gắn với cuộc thiên di tìm miền đất hứa của người Thái, anhem ln nhớ về nhau … Dù có cách lý giải thế nào, thì khi phát hiện hình “ khaucút ” trên nóc nhà sàn, là mỗi người Thái đen Tây Bắc lại thêm ấm lòng, nhớ về anhem, bản mường yêu dấu. Trên bậu hành lang cửa số thường chạm hình đơi thuồng luồng – “ tơ ngựa ”, linh vật làm chủsông, suối, hình tượng của sức mạnh và mái ấm gia đình niềm hạnh phúc. Trên những chấn song cửasổ chạm những hoa văn, họa tiết mô phỏng vạn vật thiên nhiên theo hình đối xứng hoặc lặplại. Đó là những hình thoi như quả trám, hoa ban – “ bók ban ”, búp cây guột – “ cútlo ngong ” … Nhà sàn người Thái trắng – “ Táy khao ” thường có lan can xung quanhhoặc trước nhà rất đẹp. Thiên nhiên được phản ánh một cách sôi động, thể hiệntinh tế quan điểm về thiên hà, âm khí và dương khí ngũ hành và ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Chẳng những mang sắc thái dân tộc bản địa đậm nét nhà sàn của người Thái Tây Bắc còn lànơi quy tụ những giá trị vật chất và niềm tin. Đây là nơi tận mắt chứng kiến buồn vui của bao thế hệ để rồi mỗi người hiểu thêm về quákhứ, hiện tại và tương lai, trân trọng nâng niu những gia tài vô giá cả về vật chấtvà ý thức đã trở thành truyền thống lịch sử tốt đẹp và phấn đấu vì một ngày mai tươisáng hơn. Quanh nhà bếp lửa hồng, đã bao lần mái ấm gia đình họ tộc quây quần nghe người già hát, ngâm, kể – “ khắp ” những điều răn dạy về đạo lý làm người – “ Quámk son cốn ”, chuyện bản Mường – “ Quámk tố mướng ”, bước đường chinh chiến của cha ông “ Táy púk sấc ”, Tiễn dặn tình nhân – “ sống chụ xon xao ” … cùng nồng say trong cácđiệu “ xòe ” ngày mừng cơm mới, lên nhà mới, hội cưới, ngày xuân … Nhà sàn còn là nơi con trai đan lát, thổi khèn, pí … con gái quay xa, dệt vải, thêuthùa … đã được khái quát trong câu thơ : Trai biết đan chài / gái biết dệt vải – “ nhinhhụ tháp phải / trái hụ san he ”. Các bản Thái thường quần tụ ven suối chân đồi. Những ngôi nhà sàn bình dị ấmcúng, khói lam thơm thoảng gió đồng, lách cách tiếng thoi đưa, đâu đây da diết mộtđiệu khèn câu khắp, lốc cốc tiếng mõ trâu đàn về bản … tổng thể tạo ra sự một vẻ đẹptrong sáng đậm tình như một bức tranh sơn thủy, dân dã nguyên sơ của một nền vănhóa. 3.4.2 Nhà sàn DaoNgười Dao thường sống ở vùng lưng chừng núi hầu khắp những tỉnh miền núi miềnBắc. Tuy nhiên 1 số ít nhóm như Dao Quần trắng ở thung lũng, còn Dao Ðỏ lại ởtrên núi cao. Thơn xóm đa số phân tán, rải rác, năm bẩy nóc nhà. Nhà củangười Dao rất khác nhau, tuỳ nơi họ ở nhà trệt, nhà sàn hay nhà nửa sàn, nửa đất. Kiến trúc nhà ở của người Dao cũng rất đa dạng và phong phú, tuỳ nhóm mà ở nhà trệt haynửa sàn, nửa đất. Hiện nay tại Bảo tàng dân tộc bản địa học Nước Ta ngôi nhà nửa sàn nửađất được chọn để tọa lạc và ra mắt. Loại nhà nửa sàn nửa đất là loại kiến trúcnhà cửa của riêng người Dao, gắn liền với đời sống du canh du cư trước đây. Điềuđặc biệt là tồn bộ ngơi nhà của người Dao đều được làm bằng tranh tre nứa lá, khơng có một chút ít gạch ngói. 8 cột cái trong nhà được làm bằng những cây gỗ q, có tuổi rất già 80-90 năm. Mỗi lần chuyển nhà, họ hoàn toàn có thể bỏ phên, tranh tre nứa lácòn những cột cái bằng gỗ q có sức bền với thời hạn thì họ chuyên chở đi để làmngôi nhà nơi ở mới. Về cấu trúc, nhà của người Dao được làm bằng gỗ, tre, nứa rất chắc như đinh, đơn giảnnhưng được phối hợp khôn khéo tốt lên sự kín kẽ, tế nhị của người Á Đông. Kiểunhà truyền thống cuội nguồn của người Dao quần trắng là nhà sàn, thường được làm ba gian, cách chắp nối những cấu kiện bằng nguyên vật liệu rời. Tuy nhiên, họ khơng phải dùngđinh trong q trình lắp ghép nhà ở. Kiểu nhà này chỉ có một cầu thang lên xuống, cầu thang có số bậc lẻ ; trong nhà thường có hai nhà bếp. Nhà người Dao đỏ làm nửa sànnửa đất ở lưng chừng đồi. Cách chọn hướng nhà thì cũng như những dân tộc bản địa khác. 3.4.3 Nhà sàn H’MôngNgười H’Mông chỉ ở nhà trệt, làm bằng gỗ pơ mu, thường có ba gian khơng cóchái. Bộ khung bằng gỗ, vì kéo kết cầu đơn thuần, đa phần là ba cột có một xà ngangkép hoặc hai xà ngang, một trên một dưới .. Công việc làm nhà là của đàn ông. Dânbản thường gíup nhau dựng nhà. Họ chỉ dùng búa và dao. Hầu hết những bộ phậnđược link với nhau bằng dây buộcVề tổ chức triển khai mặt phẳng hoạt động và sinh hoạt hoạt động và sinh hoạt : khá thống nhất giữa mọi nhà. Nhà bagian : gian chính giữa giáp vách hậu khi nào cũng là nơi đặt bàn thờ cúng tổ tiên. Giannày còn là nơi dành cho ẩm thực ăn uống hằng ngày. Một gian đầu hồi dành cho sinh hoạtcủa những thành viên nam và khách nam. Ở đây thường có nhà bếp phụ. Cịn gian đầu hồibên kia dành cho hoạt động và sinh hoạt của nữ, đồng thời cũng là nơi đặt nhà bếp chính. Bếp củangười Mèo thuộc loại nhà bếp kín – nhà bếp lị – một loại sản phẩm của phương Bắc. Chuồng giasúc đặt trước mặt nhà. Riêng nhà người Mèo ở Thuận Châu và Mộc Châu, Sơn Lalại có đặc trưng riêng. Vẫn là nhà đất nhưng làm theo hình thức nóc của người TháiĐen. Nóc hình mai rùa nhưng khơng có khau cút. Bộ khung nhà, có người cũnglàm theo kiểu Thái. Duy có cách sắp xếp trong nhà cịn giữ lại hình thức cổ truyềncủa người Mèo. Nhà giàu thì tường trình, cột gỗ kê trên đá tảng hình đèn lồng hayquả bí, mái lợp ngói, sàn gác lát ván. Phổ biến nhà bưng ván hay vách nứa, máitranh. Lương thực được cất trữ trên sàn gác. Một số nơi có nhà kho chứa lươngthực ở ngay cạnh nhà. Chuồng gia súc được đặt trước mặt nhà. lát ván cao ráo, thật sạch. Ở vùng cao núi đá, mỗi nhà cịn có một khn viên riêng cách nhau bằng bứctường xếp đá cao khoảng chừng gần 2 mét. 3.5 Văn hóa dân gian3. 5.1 Dân tộc TháiNói đến thẩm mỹ và nghệ thuật dân gian của người Thái không hề khơng nói đến điệu múa xịeđặc trưng. Những cuộc tụ họp đơng vui hoàn toàn có thể múa x quanh đống lửa, quanh hũrượu cần với sự tham gia phần đông của già trẻ, trai, gái trong tiếng chiêng, tiếngtrống rộn ràng. Theo những già làng cho biết có tới 32 điệu xoè, nay chỉ cịn giữ được một số ít điệu. X vịng sơi nổi bao nhiêu thì xoè điệu nhẹ nhàng, tinh xảo bấy nhiêu. X nón thìthật dun dáng và mê hoặc … Các cơ gái Thái trong điệu x nón với chiếc nóntrong tay lúc chạm vào lúc mở ra từ từ từng cánh như bơng hoa trắng muốt. Có lúcnón lao nhanh trên đầu, lúc lại nhẹ nhàng quay trên vai, nghiêng nghiêng bên má, khi e thẹn xoay tròn trước ngực rồi lại dập dờn như cánh bướm mùa xuân. Bắt nguồn từ đời sống, những điệu múa dân gian của người Thái Tây Bắc sốngmãi với thời hạn, là món ăn niềm tin không hề thiếu. Để rồi qua mỗi điệu múa, đêm xòe, mỗi người thêm yêu đời, yêu người, tự tin bước vào một ngày mới tốt đẹphơn. Cũng thế cho nên những điệu múa Thái đã trở thành vốn văn hóa quý báu, là niềm tựhào của người Thái Tây Bắc và dân tộc bản địa Nước Ta. Khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, hoàn toàn có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múađã được trình diễn trên sân khấu trong và ngồi nước, mê hoặc đơng hòn đảo người theo dõi. Khắp mang ý nghĩa gốc là hát thơ, nhưng cũng đồng nghĩa tương quan với hị, ngâm Khắpcũng có nghĩa là thơ ca, làn điệu dân ca, cách trình diễn thơ ca … những lời Khắpcó văn vẻ như thơ nhưng hơn nữa nó cịn có nhịp điệu và tiết tấu rất cao. Cộng đồng người Thái đã dùng thơ để hát, từ đó với người Thái hoàn toàn có thể coi thơ đãquy định giai điệu của ca. Song, sự phong phú của dân ca có những nét cơ bản mangđặc trưng thanh nhạc Thái, gồm những mô hình cơ bản là : Khắp Xư ( hát thơ ) thể hiệnbằng giọng đọc để người nghe hiểu được nội dung câu truyện trong thơ nên ngườiKhắp dùng giọng ngân nga hơi dài ; Khắp Mo – dùng trong nghi lễ và diễn ca sử thiTay Pú Xơc toát lên vẻ nghiêm trang, can đảm và mạnh mẽ. Khắp Mo còn dùng làm ma thuậtchữa bệnh, mô hình thanh nhạc mang tính cảm thụ tơn giáo làm cho người nghesùng bái những điều tín ; Khắp Chương dùng cho giọng nam trung, nam trầm diễn cáctập sử thi anh hùng ca ; Khắp Ôi dùng hát đối đáp nam nữ, hát giao duyên, giọngKhắp Ôi cũng rất phong phú và đa dạng, lời Khắp thơ rất lý lẽ, ngặt nghèo giọng điệu chữ tình vàsâu lắng. 3.5.2 Dân tộc DaoMúa Chuông là điệu múa truyền thống lịch sử của đồng bào Dao, múa chng thường cócả nam và nữ, mỗi đợt múa chng có từ 6 người tham gia trở lên, càng đông càngvui. Khi múa, tay trái người múa cầm một chiếc đóm, tay phải cầm một chiếcchng để đánh nhịp và có một người dẫn xướng. Vừa múa họ vừa hát những bàihát cổ xưa, mơ phỏng q trình mưu sinh trên đất mới, dựng vợ gả chồng, sinh conđẻ cái trong từng mái ấm gia đình. Trong điệu múa này, chiếc chng nhỏ bằng đồng cóchi là đạo cụ chính để người múa cầm, tích hợp với 1 số ít đạo cụ phụ như trốngcon, đàn nhị, sáo … tạo thành nhạc điệu uyển chuyển nhưng rộn ràng, trẻ trung và tràn trề sức khỏe, đưa bước chân những chàng trai, cô gái Dao nhún nhảy theo điệu múa. 3.5.3 Dân tộc H’môngMúa khèn là múa dân gian dân tộc bản địa H’Mông trong những cuộc vui, trong hội hè vàphiên chợ xuân, là điệu múa của phái mạnh, rất độc lạ, có niềm tin thượng võ, tínhcách can đảm và mạnh mẽ, quả cảm, nhanh gọn, khôn khéo, tài hoa với nhiều yếu tố nghệthuật và kỹ thuật cao, phải vừa thổi khèn vừa múa mà không được để khèn ngắtquãng. Động tác múa khèn phong phú và đa dạng, phong phú. Người ta thống kê được 33 độngtác, tổng hợp múa khèn. Cây khèn vừa là nhạc cụ độc lạ, gồm nhiều ống trúc nhỏ ghép lại, hoàn toàn có thể thổi hơira, hoàn toàn có thể hít hơi vào ; khèn vừa là đạo cụ múa có cấu trúc tương thích với dáng khumngười và những thế quay, nhảy … Tiếng khèn hoàn toàn có thể một lúc phát ra đa âm, nhiều bè, vang xa trầm hùng như tiếng của gió ngàn, của suối reo, chim kêu, vượn hót, tiếttấu theo nhịp 4/4 hoặc 2/4 thích hợp với những động tác múa khèn : VangvọngnúirừngtiếngkhèngọibạnĐiệu múa khèn nghiêng ngả tán ơ đenCó thể nhiều chàng trai Mông cùng nhau múa khèn trên bãi cỏ, đất phẳng phiu vớinhững vũ đạo thích mắt, những bước nhún, bước hòn đảo, bước quay hoặc vừa ơm khènvừa lăn mình trên đất. Ngồi ra có nhiều nghệ nhân có trình độ múa khèn điêuluyện, trình diễn nhiều mơ típ siêu việt, độc lạ : múa khèn trên một gốc cây lớn cưabằng, trên 4 cọc trồng hình vng hay trên cây gỗ trịn bắc qua suối … Múa khèn Mơng với những vũ điệu đẹp, tài hoa, dũng mãnh và trữ tình, có sức sốngmãnh liệt, lâu bền của văn hố Mơng, được nhân dân trong, ngồi nước u thích, ngưỡng mộ. 3.6 Văn hóa nghệ thuậtLĩnh vực văn hóa bộc lộ cái nhìn nghệ thuật và thẩm mỹ của nhân dân Tây Bắc có nhiều nétđộc đáo và trở thành một trong những tín hiệu làm ra đặc trưng văn hóa vùng. Riêng về nghành nghề dịch vụ này đã phải cần đến một cơng trình lớn mới hoàn toàn có thể trình diễn chocặn kẽ được. Trong xã hội truyền thống Tây Bắc, văn hóa chuyên nghiệp, bác học chưaxuất hiện. Ở người Thái tuy đã có một vài nghệ nhân giỏi sáng tác thơ ca nổi tiếngvà mặc dầu dân tộc bản địa này có chữ viết cổ, nhưng tác phẩm của họ vẫn lưu truyền chủyếu bằng phương pháp truyền miệng. Mỗi dân tộc bản địa trong vùng đều có một kho vốnsáng tác ngơn từ giàu sang và đủ thể loại từ tục ngữ, thành ngữ, đồng dao, giaoduyên, cho đến lời khấn, lời bùa chú, những áng văn trong lễ tang, trong liên hoan, những bàivăn vần dạy bảo đạo đức cho dâu rể trong đám cưới, những truyền thuyết thần thoại, đồng thoại, cổtích, truyện cười v.v… ở 1 số ít dân tộc bản địa có cả truyện thơ dài hàng ngàn câu nhưTiễn dặn tình nhân ( Thái ), Tiếng hát làm dâu ( H’mông ), Vườn hoa núi Cối ( Mường ) v.v… Người Thái cịn có cả truyện thơ lịch sử vẻ vang, kể lại quy trình thiên di củahọ vào Tây Bắc như bản sử ca Dõi theo bước đường chinh chiến của ông cha ( Táypú Xớc ) hay Lịch sử bản mường ( Quán tố mướng ) ngay đến lời hát của những Mothen trong lễ cúng người ốm cũng là một áng du kí ca đầy hình tượng đẹp đượcdiễn tả bằng văn phong trau chuốt. Bộ phận người Mường Tây Bắc cũng có nhữngthiên sử thi như ở Hịa Bình, Thanh Hóa. Ngồi ra, do đã tách ra từ mấy thế kỉ vàsống giữa những cộng đồng tộc người khác, nên người Mường Tây Bắc cịn cónhững áng văn hiếm thấy ở những vùng Mường như ” vườn hoa – Núi cối ” ví dụ điển hình. Các thần thoại cổ xưa của từng dân tộc bản địa, một mặt chứng minh và khẳng định nguồn gốc của họ vớinhững nhóm đồng tộc cư trú ở những vùng văn hóa khác ; mặt khác lại gắn bó vớivùng đất và trình diễn lịch sử vẻ vang của họ trên mỗi đất miền này, và góp thêm phần làm nêndấu hiệu đặc trưng của vùng văn hóa Tây Bắc. Có thể gặp những thần thoại cổ xưa nhưthế trên từng bước chân. Đây là nơi chúa Thái và chúa Xá thì bắn xem tên ai xuyênvào đá, kia là nơi Nàng Han ( một Gianđa Thái ) tắm ( Suối Nàng Han ). Dãy núi bachỏm kia là thi hài hóa đá của ba dũng tướng quên mình bảo vệ quê nhà v.v.. .. Và đặc biệt quan trọng là những thần thoại cổ xưa về hoa ban, dân tộc bản địa nào cũng có và cũng thắmđượm tình người. ” Xòe ” là đặc sản nổi tiếng thẩm mỹ và nghệ thuật múa Thái và trở thành biểu tượngvăn hóa Tây Bắc. Người Thái có Xịe vòng quanh đốm lửa, quanh hũ rượu cần vớisự tham gia phần đông của già trẻ, gái trai trong tiếng chiêng trống rộn ràng. Nhưngcũng có Xịe điệu của người Thái trắng ven sông Đà suốt từ Ngọc Chiến, QuỳnhNhai lên đến Lai Châu, Phong Thổ. Tương truyền có đến 32 điệu xịe do những cơthanh nữ múa trong tiếng tính tang dịu dàng êm ả của hai chàng trai. X vịng sơi nổibao nhiêu thì xịe điệu nhẹ nhàng, tinh xảo bấy nhiêu. Người H’mông nổi tiếng về cácđiệu múa khèn, đá châm hùng dũng của phái mạnh. Người Khơmú và Xinhmun lạiđộc quyền điệu múa lắc mơng, lượn eo. Cịn điệu Tăng bu ( dỗ ống ) là sở hữu củangười Laha. Và đến với người Mường thì phải được xem múa bơng. Riêng điệumúa Xạp, trừ người H’mơng cịn dân tộc bản địa nào trong vùng cũng có, mỗi nơi một vẻriêng. Có thể xem nghệ thuật và thẩm mỹ múa dân tộc bản địa là một nét đặc trưng của vùng Tây Bắc. Dường như có một sở trường thích nghi âm nhạc chung cho hầu hết những dân tộc bản địa Tây Bắc, mộtsở thích khơng thấy hoặc ít thấy ở những vùng khác. Đó là hệ nhạc cụ hơi có lưỡi gà
Source: https://sangtaotrongtamtay.vn
Category: Giáo dục