PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ, TS. Nguyễn Thị

Giáo trình Hệ thống canh tác: Phần 2 – PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ, TS. Nguyễn Thị Xuân Thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 70 trang )

Chương 3
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU
Mô tả điểm nghiên cứu là một trong những tiến trình quan trọng nhất của
HTCT, nó giúp cho nhóm nghiên cứu thu thập được những thông tin cần thiết cho
những mục tiêu khác nhau, làm cơ sở cho xác định HTCT phù hợp cho vùng, cải
tiến và hiệu chỉnh những thành phần trở ngại để tăng hiệu quả của HTCT đang áp
dụng. Mục đích của khảo sát đặc điểm vùng nghiên cứu là:
– Cung c
ấp những thông số, các dữ kiện về hiện trạng tự nhiên, kinh tế và
xã h
ội của vùng nghiên cứu.
– Tìm hiểu và phát hiện được những kỹ thuật tiên tiến của một vài nông
dân có th
ể áp dụng có lợi cho những nông dân khác.
– Cung cấp được thông tin để hoạch định các thí nghiệm trên đồng ruộng.
3.1 Phương pháp khảo sát
3.1.1 Mô tả sơ khởi
* Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA )
Theo Trần Thanh Bé (1998), mô tả nhanh điểm nghiên cứu là phương pháp
thông d
ụng giúp cho nhóm nghiên cứu liên ngành và HTCT hiểu được những đặc
đ
iểm nghiên cứu mà họ dự định thiết lập trong vùng mục tiêu. Nó gồm nhiều
phương pháp hợp lại thành phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA), thường
được các nh
à nghiên cứu về HTCT áp dụng rộng rãi trong việc tìm hiểu những khó
khăn trở ngại trong sản xuất của một vùng hay của một nông hộ riêng rẽ. Phương
pháp PRA sử dụng một loạt các kỹ thuật như sau:
– Xem xét số liệu thứ cấp.
– Quan sát trực tiếp, liệt kê các chỉ số quan sát.
– Phỏng vấn bán cấu trúc.

– Ph
ỏng vấn người am tường vấn đề (KIP).
– Sơ lược lịch sử.
– Mặt cắt.
– Lịch thời vụ.
– Biểu đồ tổ chức (biểu đồ Venn).
– Xếp hạng phân loại giàu nghèo.
Trong các công c
ụ trên, có những công cụ thích hợp cho việc thu thập số liệu
(quan sát trực tiếp, xem xét các nguồn thông tin có sẵn, phỏng vấn bán cấu trúc),
trong khi các công cụ khác thích hợp hơn cho việc phân tích thông tin (đánh giá
sáng kiến). Một số công cụ có thể dùng cho 2 mục tiêu thu thập và phân tích số liệu
(xếp hạng vài loại biểu đồ). Dĩ nhiên, trong một cuộc PRA sẽ không sử dụng tất cả
các kỹ thuật này. Nhóm công tác sẽ chọn lựa các kỹ thuật phù hợp mục đích và hữu
dụng nhất cho từng cuộc PRA, và sẽ thử nghiệm, sáng tạo và điều chỉnh khi cần
thiết.
54
+ Xem xét số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp là các nguốn thông tin có liên quan đến vùng hoặc vấn đề dự
định sẽ l
àm PRA và có sẵn dưới các hình thức xuất bản hoặc không xuất bản (như
các báo cáo, thống kê, bản đồ, không ảnh, phim ảnh). Dựa vào kết quả của tham
khảo số liệu thứ cấp như những nghiên cứu trước đã được thực hiện, những kết quả,
những số liệu về điều kiện tự nhiên, sinh học, kinh tế xã hội của một khu vực rộng
lớn, các số liệu thí nghiệm, các điều tra khảo sát về thị trường là nguồn cung cấp
thông tin rất tốt cho mô tả điểm.
Các nguồn thông tin thứ cấp hình thành nền thông tin cơ bản cho việc thu
thập thông tin mới. Khi biết được các thông tin đã có sẵn, nhóm công tác sẽ tiết
kiệm được rất nhiều thời gian (vì không phải thu thập những thông tin ấy nữa). Các
nguồn thông tin thứ cấp cũng hữu ích để làm rõ tiêu đề của PRA và hình thành các

gi
ả thuyết (để kiểm định) bằng cách xem xét những gì đã được đề cập liên quan đến
đề t
ài và những gì còn thiếu từ các nguồn thông tin này. Các nguồn thông tin cần
được xem xét trước khi thực hiện công tác thực địa dưới dạng:
– Số liệu thống kê ở cục thống kê, các công trình khoa học, các tổng kết
phát triển nông nghiệp hàng năm
– Kiến trúc hạ tầng: vị trí điểm, đường sá, giao thông.
– Đặc điểm về đất đai: Tổng diện tích, diện tích canh tác, nguồn nước tưới,
địa h
ình, loại đất, sa cấu, những mô hình canh tác chủ yếu trên từng loại
đất.
– Xã hội: Dân số, số lao động. Những phương tiện phục vụ sản xuất như
điện, máy bơm nước, máy kéo, máy suốt lúa, cơ sở gia súc lớn.
– Số liệu khí tượng thủy văn là những số liệu có thể tham khảo được ở sở
thống kê ở các tỉnh.
– Các loại bản đồ có thể tham khảo tại sở nông nghiệp hay sở địa chính
gồm có:
– Bản đồ không ảnh, địa hình, sử dụng đất đai, hiện trạng về tính thích nghi
cây trồng, bản đồ sinh thái nông nghiệp.
Có 4 loại bản đồ thường được sử dụng đó là:
– B
ản đồ mộc: để biết ranh giới hành chính và những cột mốc đặt biệt ở
đ
iểm nghiên cứu.
– Bản đồ địa hình và thủy văn: được phân trên cơ sở đất và nước và dùng
để mô tả điều kiện tự nhiên tại điểm nghiên cứu.
– Bản đồ xã hội: để hiểu biết về phân bố quần cư và đặc điểm xã hội như
tín ngưỡng, dân tộc, chợ trường học,.v.v tại điểm nghiên cứu.
– Bản đồ hiện trạng sản xuất: thông thường hiện trạng sản xuất sẽ tùy thuộc

đ
iều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội. Đặc điểm mỗi loại cây trồng và
v
ật nuôi sẽ thích hợp với một điều kiện tự nhiên nhất định, nhưng để chọn
loại cây trồng và vật nuôi nào để canh tác sẽ tùy thuộc tình trạng kinh tế –
xã h
ội của nông dân nơi đó. Do vậy, bốn loại bản đồ kể trên khi chồng
lấp lên nhau sẽ giải lý cho chúng ta biết nông dân đang canh tác gì và tại
sao nông dân làm như thế.
– Các biểu đồ.
55
– Các bảng số liệu, bảng liệt kê.

Các đoạn tóm tắt ngắn.
– Bản sao các bản đồ và hình ảnh.
Cần lưu ý :
– Không dành quá nhi
ều thời gian để xem xét các số liệu thứ cấp mà nên
dành nhi
ều cho công tác thực địa.
– Không cả tin (biết hoài nghi) và biết phê phán.
– Tìm ki
ếm những thông tin còn thiếu.
– Không nên đem toàn bộ số liệu có từ trước vào sử dụng cho nghiên cứu
mà phải biết chọn lọc, đối chiếu, quy đổi, kiểm chứng trước khi sử dụng.
+ Quan sát trực tiếp
Một nguy cơ khi thực hiện PRA là bị đánh lừa (mất phương hướng) bởi
những chuyện hoang đường, tin đồn, chuyện “ngồi lê đôi mách”. Người dân thường
có niềm tin về các giá trị và hoạt động của họ vốn không phù hợp với thực tế.
Thường người ta hay nói về một thói quen, mà khi thăm d

ò những lần đã thực hiện
trong quá khứ thì phát hiện rằng nó sai lầm hoặc thậm chí chưa hề được thực hiện
bao giờ. Do vậy, quan sát trực tiếp các chỉ tiêu quan trọng để hỗ trợ và kiểm tra
chéo các kết quả là rất cần thiết. các chỉ tiêu (vật chỉ thị) cũng có thể được dùng để
tạo nên các câu hỏi tại chỗ để hỏi các thành viên cộng đồng mà không cần chuẩn bị
các câu hỏi chính quy trước.
Quan sát trực tiếp là quan sát một cách có hệ thống các sự vật, sự kiện, tiến
trình mối quan hệ, hoặc con người và ghi nhận những gì quan sát được. Quan sát
trực tiếp là một phương cách tốt để kiểm tra chéo những câu trả lời của người được
phỏng vấn. Dùng bảng liệt kê các câu hỏi chủ chốt (checklist) để thực hiện các cuộc
quan sát một cách có hệ thống.
Các bước:
– Suy nghĩ về mục tiêu và các chủ đề rộng của cuộc PRA.
– Xác định các “vật chỉ thị” mà ta có thể đánh giá qua quan sát trực tiếp.
– Soạn bảng kê các câu hỏi chủ chốt dựa trên các vật chỉ thị nêu trên.
Các cách quan sát tr
ực tiếp
– Đo đếm: Sử dụng thước cân hoặc các dụng cụ khác để đo đếm trực tiếp
tại thực địa như kích thước thửa ruộng, trọng lượng sản phẩm (vật nuôi,
cây trồng) thu hoạch, khối lượng gỗ, củi.
– Sử dụng vật chỉ thị: Bất kỳ sự vật, sự kiện, quá trình hay mối quan hệ có
quan sát trực tiếp đều có thể được sử dụng như “vật chỉ thị” cho một vài
bi
ến khác khó hoặc không thể quan sát được (ví dụ như loại nhà ở là vật
ch
ỉ thị mức độ giàu nghèo của một nông hộ). Các vật chỉ thị cần có giá
trị, chuyên biệt đáng tin cậy, phù hợp, nhạy cảm, có hiệu quả về mặt chi
phí và thời gian.
– Ghi chép: Ghi chép dưới nhiều dạng như sổ ghi chép, phiếu ghi chép,
biểu đồ hình ảnh, bộ thu thập các mẫu vật (ví dụ như hoa màu bị sâu

bệnh, đồ chơi).
– Địa điểm quan sát: Có thể thực hiện các quan sát trực tiếp tại chợ, trên
phương tiện vận chuyển (xe buýt, taxi, xe lửa), nơi làm việc, nhà ở, trạm
56
y tế, trường lớp, thời gian trước và sau các cuộc họp quần chúng, các địa
điểm giải trí, hiệu cắt tóc.
– Sử dụng biểu kê câu hỏi kiểm tra. Sử dụng các biểu này trong quan sát để
đảm bảo rằng việc quan sát được thực hiện một cách có hệ thống, v
à kết
quả quan sát ở nhiều nơi có thể so sánh nhau được.
– Sử dụng mọi giác quan: Khi quan sát cần vận dụng mọi giác quan (thị
giác, xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác) và tham gia chia sẻ trong
các hoạt động của cộng đồng.
– Quan sát các sự kiện phức tạp: Khi quan sát các sự kiện phức tạp (như
các buổi hành lễ, các sự kiện thể thao), nhóm công tác cần có kế hoạch và
phân công c
ụ thể cho các thành viên để có nhiều “góc nhìn”. Những
người quan sát (th
ành viên nhóm công tác) khác nhau có thể tập trung
vào các nhóm người khác nhau, như phụ nữ, nam giới, trẻ con, hoặc các
du khách.
– Quan sát y ph
ục: Các loại y phục khác nhau có thể phản ảnh sự khác biệt
về thân phận, giai cấp (tầng lớp), tình trạng giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo
hoặc tư cách chính trị.
Lưu ý:
Quan sát trực tiếp xứng đáng được xem là một bộ phận quan trọng của bất kỳ
một cuộc PRA nào. Tuy nhiên, không nên sử dụng chỉ một công cụ quan sát trực
tiếp. Những người không thành thạo (sử dụng công cụ này) và những người không
quen thuộc vùng công tác có thể diễn giải sai lầm những gì quan sát được.

+ Phỏng vấn bán cấu trúc (SSI)
Phỏng vấn bán cấu trúc là một trong những công cụ chính được dùng trong
PRA. Đây là hình thức có hướng dẫn (được dẫn dắt qua đối thoại với người được
phỏng vấn) với chỉ một vài câu hỏi được xác định trước. Phỏng vấn của PRA không
sử dụng biểu điều tra nhưng cần nhất là một danh mục các câu hỏi chủ chốt như là
một bảng hướng dẫn linh hoạt. Ngược lại với điều tra chính quy bằng biểu điều tra
(tất cả câu hỏi đều đã được định sẵn), trong SSI nhiều câu hỏi sẽ được hình thành
trong quá trình
điều tra (như trong các cuộc phỏng vấn của nhà báo). Nếu trong quá
trình điều tra thấy rõ ràng vài câu hỏi (định trước trong danh mục) không phù hợp
thì có thể bỏ các câu hỏi ấy. Các câu hỏi thường đến qua sự đối đáp của người được
phỏng vấn, việc sử dụng các phương pháp xếp hạng, việc quan sát các sự vật xung
quanh, và từ kiến thức và kinh nghiệm của bản thân nhóm công tác PRA. SSI có các
loại như sau:

– Các loại SSI:
Phỏng vấn cá nhân: Phỏng vấn cá nhân để thu các thông tin đại diện. Thông
tin thu được trong các cuộc phỏng vấn cá nhân mang nhiều tính cá nhân (riêng tư)
hơn phỏng vấn tập thể (nhóm), v
à nó có thể phát hiện những xung đột trong nội bộ
cộng đồng vì người trả lời cảm thấy họ có thể nói tự do hơn khi không có sự hiện
diện của những người láng giềng.
57
Các cuộc phỏng vấn được thực hiện riêng lẻ với những người được chọn
(một cách “cơ hội” – ngẫu nhiên) có mục đích. Những nông dân được chọn phỏng
vấn nên bao gồm những người lãnh đạo nông dân, nông dân “đổi mới” – là những
nông dân đ
ã thử nghiệm các kỹ thuật được khuyến cáo hoặc đã phát triển thành
công các k
ỹ thuật cải tiến, phụ nữ là thành viên gia đình hoặc chủ hộ, nông dân tiêu

bi
ểu cho những hệ thống canh tác chủ yếu trong vùng, nông dân đã từ chối (không
áp dụng) các kỹ thuật mới. Phỏng vấn một số các nông dân khác nhau về cùng một
chủ đề sẽ nhanh chóng phát hiện hàng loạt ý kiến, thái độ và chiến lược. Nên tránh
ch
ỉ phỏng vấn nam giới (thiên lệch). Chỉ hỏi người nông dân về kiến thức và hành
vi c
ủa chính họ chứ không hỏi họ nghĩ gì về kiến thức và hành vi của người khác.
Nhiều cộng đồng có (ít nhất một) “người gây rắc rối” luôn không đồng ý với
mọi điều. Phản ứng (trả lời) của những người này có thể cung cấp những kiểm tra
chéo có giá trị và giúp phát hiện những cách nhìn hữu ích mà các cuộc phỏng vấn
khác không thể có được.
Phỏng vấn ngẫu nhiên những người qua đường: chẳng hạn trong khi đi
cũng có thể khám phá những thông tin hữu ích và những quan điểm không ngờ.
Phỏng vấn người cung cấp thông tin chủ yếu: Phỏng vấn những người này
để thu nhận những kiến thức đặc biệt. Người cung cấp thông tin chủ yếu (KI) là bất
cứ người nào có kiến thức đặc biệt về một chủ đề riêng biệt. Người cung cấp thông
tin chủ yếu (KI) là bất cứ người nào có kiến thức đặc biệt về một chủ đề riêng biệt
(chẳng hạn, người buôn bán – về việc vận chuyển và tín dụng, “bà đỡ” – về các biện
pháp kiểm soát sinh đẻ, nông dân – về thực tiễn canh tác). Các KI có thể trả lời các
câu hỏi về kiến thức và hành vi của người khác, và đặc biệt, về các hoạt động của hệ
thống (chủ đề, vấn đề) rộng hơn. Trong khi vẫn có những rủi ro do “bị gạt” bởi
những câu trả lời của KI, và cần phải kiểm tra chéo, những KI là nguồn thông tin
chính của PRA. Những KI giá trị là những “người ngoài cuộc” sống trong cộng
đồng (như thầy cô giáo chẳng hạn) hoặc những người ở các cộng đồng láng giềng
(người ngo
ài cuộc có hiểu biết về cộng đồng), bao gồm cả những người đã lập gia
đ
ình với (người trong) cộng đồng. Họ thường có cách nhìn khách quan hơn về công
việc của cộng đồng so với chính những thành viên cộng đồng.

Phỏng vấn nhóm: Phỏng vấn nhóm (GI) để thu nhận thông tin ở mức độ
cộng đồng. Phỏng vấn nhóm có nhiều ưu việt: nó tạo điều kiện để tiếp xúc một
lượng kiến thức rộng hơn, và cung cấp cơ hội tức thời để kiểm tra chéo thông tin
thu nhận được từ những người trong nhóm. Tuy nhiên, khi nhóm quá đông (hơn 20-
25 người), việc quản lý trở nên khó khăn vì họ có khuynh hướng chia thành nhiều
nhóm nhỏ hơn.
Các cuộc GI không hữu ích cho việc thảo luận các thông tin nhạy cảm. Các
cuộc GI cũng có thể bị sai lầm nghiêm trọng khi người dân nghĩ (hoặc tin) rằng
người đặt câu hỏi có quyền quyết định phúc lợi hoặc thưởng phạt họ. GI có thể phát
hiện ý tưởng của người dân hơn là cái thực sự tồn tại, nhưng “tam giác” về phương
pháp và kiểm tra chéo thông tin có thể tìm được bức tranh toàn cảnh. Những người
phỏng vấn cần khích lệ các ý kiến và quan điểm khác nhau và cố tránh việc thúc ép
phát biểu. Các cuộc nói chuyện không chính thức sau buổi họp có thể rất hữu ích để
thu thập thông tin từ những người không thể (do không có điều kiện hoặc không có
khả năng) diễn đạt ý kiến của mình trong cuộc phỏng vấn nhóm. Các cuộc GI đòi
h
ỏi việc chuẩn bị và lập kế hoạch của mình trong cuộc phỏng vấn nhóm. Các cuộc
58
GI đòi hỏi việc chuẩn bọ và lập kế hoạch trước chu đáo hơn so với các cuộc phỏng
vấn cá nhân.
Thảo luận nhóm có trọng tâm
Thảo luận nhóm có trọng tâm nhằm để thảo luận chi tiết những chủ đề đặc
biệt. Một nhóm nhỏ (từ 6 đến 12 người) những người có kiến thức hoặc quan tâm
về những chủ đề cần thảo luận được mời tham gia vào nhóm có trọng tâm. Một
“người điều khiển” (người quản tr
ò, người tạo thuận lợi để sự việc xảy ra) cuộc thảo
luận được chọn lựa sao cho đảm bảo cuộc thảo luận ấy không đi lệch quá xa chủ đề
ban đầu và không để có người n
ào chiếm ưu thế (nói nhiều) trong cuộc thảo luận.
SSI là phỏng vấn “dẫn dắt” với chỉ một vài câu hỏi được xác định trước và

các câu h
ỏi mới sẽ phát sinh trong quá trình phỏng vấn. Người phỏng vấn chuẩn bị
một danh sách các chủ đề và câu hỏi hơn là một biểu điều tra (bao gồm tất cả những
câu hỏi) cố định.
– SSI được thực hiện với:
– Cá nhân để thu thông tin tiêu biểu. Phỏng vấn một số cá nhân về cùng
m
ột chủ đề (ví dụ như phụ nữ, nam giới, già, trẻ, người tham gia và người
không tham gia).

Người cung cấp thông tin chủ yếu để có thông tin đặc biệt. KI là những
người có kiến thức đặc biệt mà người khác không có (ví dụ như các “bà
đỡ” về các vấn đề sinh nở).
– Nhóm để thu thông tin tổng quát ở mức độ công đồng.
– Nhóm có trọng tâm để thảo luận chi tiết về một chủ đề đặc biệt.
– Hướng dẫn thực hiện với SSI:
– Nhóm phỏng vấn gồm từ 2 – 4 thành viên có chuyên môn khác nhau.
– B
ắt đầu với lời chào hỏi truyền thống và nói rõ nhóm phỏng vấn đến là để
học.
– Bắt đầu hỏi bằng cách đề cập đến những người hoặc những sự vật dễ thấy
được.
– Thực hiện phỏng vấn một cách không chính thức và xen các câu hỏi với
thảo luận.
– Cần (có đầu óc) cởi mở và khách quan.

Để từng thành viên chấm dứt phần hỏi của mình (không chen ngang vào).
– C
ẩn thận dẫn dắt đến những câu hỏi (về các vấn đề nhạy cảm).
– Phân công một người ghi chép (nhưng luân phiên, không cố định suốt

thời gian).
– Cần chú ý đến những tín hiệu “không lời” (thái độ, cử chỉ).
– Tránh những câu hỏi ngầm chứa câu trả lời và phán xét các giá trị.
– Tránh những câu hỏi có thể trả lời “có” hoặc “không”.
– Cuộc phỏng vấn cá nhân không nên kéo dài quá 45 phút.
– Cu
ộc phỏng vấn nhóm không nên dài quá 2 giờ.
59
– Mỗi người phỏng vấn cần có sẵn một danh mục các chủ đề và câu hỏi chủ
yếu.

– Những lỗi thường gặp của SSI:
– Không chăm chú nghe người dân nói.
– Lặp lại các câu hỏi (đã hỏi và được trả lời rồi).
– Giúp người được phỏng vấn đưa ra câu trả lời.
– Hỏi những câu hỏi mong lung mơ hồ.
– Hỏi những câu hỏi không nhạy cảm (những vấn đề người dân không quan
tâm).
– Không th
ực hiện kiểm tra chéo về một chủ đề.
– Không xem xét các câu trả lời (cả tin vào mọi điều).
– Hỏi những câu hỏi ngầm chứa câu trả lời.
– Để cuộc phỏng vấn kéo dài quá lâu.
– Khái quát hoá quá m
ức các kết quả tìm được (khái quát hoá từ quá ít
thông tin).
– D
ựa quá nhiều vào những gì do các người khá giả, người có học vấn,
người lớn tuổi,
và nam giới trình bày.

– B
ỏ qua tất cả những gì không phù hợp với những ý tưởng và khái niệm
tiền định của người phỏng vấn.
– Cho quá nhiều gia trọng (xem nặng) các câu hỏi có chứa số liệu định
lượng (ví dụ như đưa ra câu hỏi: Ông nuôi được bao nhi
êu con dê?).
– Ghi chép không hoàn ch
ỉnh.
– Hướng dẫn chi tiết thực hiện SSI:
Trước khi phỏng vấn:
– Cần chuẩn bị bản thân cho cuộc phỏng vấn. Bạn cần nắm rõ chủ đề để có
thể đưa ra các câu hỏi phù hợp và chứng tỏ mình quan tâm đến đối đáp của người
được phỏng
vấn.
– Trong việc chọn lựa nhóm công tác, cần lưu ý rằng lứa tuổi, giới tính, thành
ph
ần (giai cấp), dân tộc, của các thành viên có thể ảnh hưởng đến chất lượng
thông tin thu thập được (chẳng hạn như trong một số cộng đồng xã hội các cán bộ
phỏng vấn nữ thì phù hợp để phỏng vấn phụ nữ hơn là nam cán bộ).
– Thiết kế một đề cương sơ khởi cho cuộc SSI. Đề cương này sẽ được sửa
đổi trong quá tr
ình công tác thực địa. Khởi đầu với những yêu cầu tổng quát về một
chủ đề nào đó và bổ sung các chi tiết, sâu hơn trong quá trình thực địa.
– Chọn mẫu điều tra: Chọn những người được phỏng vấn thích hợp với chủ
đề của cuộc phỏng vấn dựa v
ào kiến thức, tuổi tác, giới tính, địa vị, dân tộc,
v.v Ghi nhận khái quát về sự phân tầng kinh tế xã hội của cộng đồng bằng cách
tìm vài người quen biết cộng đồng (thành viên cộng đồng hoặc cán bộ phát triển
cộng đồng) có thể vẽ một sơ đồ về cộng đồng chỉ rõ các xóm ấp và các nhóm kinh
t

ế xã hội, dân tộc và tôn giáo khác nhau. Để có được sự phân tầng (khác biệt) chi
tiết về kinh tế xã hội cần tiến hành xếp hạng giàu nghèo. Chọn một số người để
60
phỏng vấn từ các nhóm khác nhau (nam, nữ, già, trẻ) dựa vào tính sẵn có (mẫu cơ
hội).
– Giữ ở mức độ càng nhỏ càng tốt. Nhóm công tác nhỏ (ít thành viên), sổ ghi
chép nhỏ, ít sử dụng xe cộ (đi bộ càng tốt). Tránh “hội chứng thăm dò ý kiến”, các
nghiên cứu viên lái xe đến gặp nông dân đang làm lụng trên đồng và nhảy ra khỏi
xe với sổ ghi chép trong tay sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn. Cố gằng hoà nhập vào
hoàn c
ảnh địa phương (nhập gia tuỳ tục) càng nhiều càng tốt, đó là chiến lược tốt
nhất.
– Cần lưu ý đến thời gian biểu hàng ngày của các thành viên cộng đồng.
Chọn thời gian phỏng vấn sao cho không ảnh hưởng đến những hoạt động quan
trọng của người được phỏng vấn. Sử dụng thời gian giữa các cuộc phỏng vấn cho
các hoạt động khác của PRA (như quan sát, vẽ sơ đồ, phân tích).
Trong khi phỏng vấn
– Cần nhạy cảm và kính trọng dân. Lấy một cái ghế và ngồi cùng mức độ với
những người được phỏng vấn, không ngồi cao hơn họ, và bắt đầu câu chuyện bằng
những lời xã giao thông dụng (được chấp nhận) ở địa phương. Phải tuyệt đối tránh
những cử chỉ tỏ ra coi thường hoặc không tin vào những gì các thành viên cộng
đồng tr
ình bày, như cười cợt giữa các thành viên nhóm công tác hoặc ngay cả phê
bình các câu tr
ả lời của người được phỏng vấn. Hành vi không phù hợp có thể đưa
đến kết quả không chính xác.
– Sử dụng cùng ngôn ngữ với người được phỏng vấn (tiếng địa phương, dân
gian) để giảm bớt sự ngăn cách. Có các th
ành viên cộng đồng tham gia trong nhóm
công tác sẽ đảm bảo là các câu hỏi phù hợp và xây dựng theo cách có ý nghĩa và

nh
ạy cảm. Sử dụng “cách đóng vai” để tìm ra ngôn ngữ đúng.
– Cuộc phỏng vấn nên là cuộc đối thoại hoặc quá trình mà các thông tin quan
tr
ọng sẽ phát triển theo câu chuyện. Chất lượng thông tin thu được tùy thuộc phần
lớn vào quan hệ giữa người phỏng vấn và người cung cấp thông tin. Hãy gây niềm
tin nơi họ bằng cách thể hiện sự quan tâm đến những g
ì quan trọng đối với họ.
– Quan sát: Lưu ý quan sát các mô hình, hành vi, các dị biệt và những việc
không bình thường. Quan sát các chỉ thị “không lời” như các biểu hiện trên mặt, sử
dụng không gian (khoảng cách giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn),
điệu bộ, âm giọng, sờ mó, v
à tiếp xúc bằng mắt vì chúng có thể biểu lộ phần lớn các
mối quan tâm hay e ngại của người được phỏng vấn và cung cấp những đầu mối giá
trị để giải thích các câu trả lời. Trong thực tế, quan sát và phỏng vấn hầu như được
thực hiện chung nhau. Tuy nhiên, khi ghi chép cần phân biệt rạch ròi những gì quan
sát được và những gì người được phỏng vấn trả lời để dễ dàng phân tích sự việc sau
này. Điều đó có thể đạt được bằng cách chia trang giấy của sổ ghi chép th
ành 2 cột,
một cho phần đối đáp và một cho phần quan sát.
– Thu thập các cách phân loại, thuật ngữ, hình vẽ (đặc biệt của trẻ con, có thể
đề nghị chúng vẽ về một chủ đề nào đó), các bài thơ, bài hát, truyện dân gian, các
thành ngữ và tục ngữ của địa phương.
– Câu hỏi: Có thể xây dựng các câu hỏi dựa vào:
+ Danh m
ục các chủ đề và câu hỏi chủ chốt.
+ Thông tin hiện có về cộng đồng (các báo cáo và thống kê).
+ Các b
ản đồ, không ảnh, và các biểu đồ khác.
61

+ Quan sát trực tiếp
– Các câu hỏi: Ai? Tại sao? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Thế nào? khi được sử
dụng đúng đắn luôn tạo ra nhiều thông tin cho người phỏng vấn PRA. Không phải
tất cả 6 câu hỏi trên đều được hỏi cho bất kỳ một vấn đề đặt ra, mà người phỏng vấn
cần nhớ trong đầu để đảm bảo không có vấn đề quan trọng nào bị bỏ quên. Tuy
nhiên, c
ần hạn chế sử dụng câu hỏi “Tại sao?” vì chúng có thể đặt người cung cấp
thông tin ở vào thế bị động và có thể ngưng cung cấp thông tin.
– Trình bày các câu hỏi một cách ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và hướng tới
việc phát hoạ ra nhiều chi tiết rõ ràng. Không hỏi nhiều (hơn một) câu hỏi cùng lúc.
– B
ắt đầu cuộc phỏng vấn với 1 câu hỏi bao quát để người đối thoại có thể
thảo luận với cách hiểu riêng của họ chứ không phải theo cách hiểu của người
phỏng vấn. (Câu hỏi được thu hẹp sẽ xác định phạm vi đề tài và giới hạn các câu trả
lời có thể có). Sau đó tiếp tục các câu hỏi đặc biệt để nắm được chi tiết hơn và hiểu
sâu hơn. Thí dụ: sau khi hỏi “Ông b
à cho biết khái quát về các loại cây trồng trong
vùng và ông bà sử dụng chúng để làm gì?” tiếp tục với các câu hỏi để biết rõ hơn về
việc sử dụng các loài cây trồng.
Tuy nhiên đối với các đề t
ài nhạy cảm, hoặc trong trường hợp người được
phỏng vấn rất thích một đề tài nào đó, thì cần mở đầu với câu hỏi thu hẹp vì câu hỏi
bao quát có thể dẫn đến một cuộc phỏng vấn mà tất cả câu hỏi tiếp theo sẽ bị thiên
l
ệch theo câu trả lời đầu tiên. Thí dụ nên hỏi “Hạn hán vừa qua có tác động gì đến
cuộc sống của ông bà?”, Ông bà đã sống như thế nào trước khi xảy ra hạn hán?”
“Điều g
ì xảy ra cho ông bà trong lúc bị hạn hán”.
– Các câu hỏi cần đưa ra theo cách đòi hỏi phải giải thích (câu hỏi mở) hơn là
để cho người được phỏng vấn trả lời “có” hoặc “không”.

– Đừng đưa ra câu hỏi có tính hướng dẫn. Các câu hỏi có tính hướng dẫn làm
cho vi
ệc kiểm tra chi tiết sau này gặp nhiều khó khăn và làm cho các câu trả lời ít
đáng tin cây hơn. Thí dụ: không n
ên hỏi “Tại sao tiêm chủng cho trẻ em là quan
tr
ọng?” mà nên hỏi “ông bà nghĩ gì về việc tiêm chủng cho trẻ em?” không nên hỏi
“ông bà trồng mía vào tháng 7 phải không?” mà nên hỏi “Khi nào ông bà trồng
mía?”.

Tránh đưa ra kết luận đối với người được phỏng vấn hoặc tránh giúp họ
hoàn thành câu của họ ngay khi họ có thể gặp khó khăn để tự trình bày. Người dân
địa phương có cách riêng để diễn đạt ý tưởng của m
ình, cần khuyến khích họ.
– Tránh dạy hay khuyên bảo người dân: tính cách này không phù hợp với
PRA. Cần thay đổi quan niệm về vai trò: người phỏng vấn đến là để học cùng với
người dân địa phương chứ không phải để dạy họ.
– Cần hướng dẫn cẩn thận đối với các vấn đề quan trọng và nhạy cảm. Nếu
cần thiết phải tiếp xúc với người cung cấp thông tin nhiều lần để tạo mối quan hệ tốt
trước khi thảo luận các vấn đề nhạy cảm hơn. Chọn các chỉ tiêu đại diện cho các chỉ
tiêu nhạy cảm (thí dụ: chỉ tiêu trong gia đình và ghi các nguồn thu thập là các chỉ
tiêu đại diện cho số thu nhập của hộ gia đ
ình).
– Ki
ểm tra thông tin. Kiểm tra chéo trong khi phỏng vấn là để thu thập thông
tin chi tiết và sâu sắc hơn. Để có thể kiểm tra, cần nghe rõ những gì được nói, hỏi
thêm các thông tin hỗ trợ và chi tiết sâu hơn. Các sách lược kiểm tra khác nhau bao
gồm:
62
+ Thể hiện sự quan tâm và động viên bằng gật đầu hoặc nói “vâng”,

“đúng”.
+ Dừng đôi chút để người được phỏng vấn bổ sung thông tin, nhưng
không dừng quá lâu vì có thể gây ra lúng túng cho họ.
+ Nhắc lại câu hỏi theo cách khác (thí dụ: “Các mối nguy hiểm đối
với các con của ông là gì?”, “Ông bà có khó khăn gì trong việc chăm sóc con cái?”,
“Ông bà lo lắng điều gì nhất có thể ảnh hưởng đến con cái ông bà?”).
+ S
ử dụng các câu hỏi trung gian như: “Ông bà có thể nói thêm về
điều đó không?”, “Ông b
à có thể cho ví dụ được không ?”, “Ông bà có thể giải thích
điều đó được không?”.
+ Sử dụng các so sánh tương đồng, tương phản, hoặc thay đổi các
“kiểu” thu thập thông tin: phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn người
cung cấp thông tin chủ yếu.
– Cần cân nhắc câu trả lời và đừng dựa vào quá ít người cung cấp thông tin.
Những cảm nhận đầu tiên thường bị sai lệch. Nên kiểm tra sự hiểu biết của mình về
một vấn đề, thuật ngữ hoặc khái niệm bằng cách sử dụng hoặc mô tả lại trong các
cuộc thảo luận và phỏng vấn tiếp sau. Nếu bạn hiểu sai, người cung cấp thông tin có
thể sửa chữa cho bạn.
– Ghi chép, ghi chép tốt, chi tiết và đầy đủ (có thể tốc ký) là yêu cầu cần thiết
cho một cuộc PRA. Đánh số các câu hỏi và đánh dấu các câu trả lời một cách rõ
ràng. Ch
ỉ định một thành viên của nhóm phỏng vấn (luân phiên) làm nhiệm vụ ghi
chép sẽ giúp cho các thành viên khác của nhóm tập trung vào việc phỏng vấn. Cần
thiết kế công cụ ghi chép (mẫu biểu, biểu đồ) sao cho dễ dàng phân tích thông tin
này.
– Ghi chép nh
ững gì được nói và những gì nhóm nhìn thấy, nhưng không kết
hợp sự phỏng đoán riêng.

Trong trường hợp việc ghi chép gặp khó khăn hoặc không thể thực hiện
được ngay tại hiện trường th
ì cần nhớ lại và ghi chép nhanh một số vấn đề ngay sau
khi phỏng vấn hoặc quan sát. Trong ngày (chiều, tối) sẽ ghi chép lại đầy đủ và chi
ti
ết những gì đã ghi sơ bộ ở hiện trường, nếu để lâu sẽ quên mất thông tin.
– Kết thúc cuộc phỏng vấn một cách lịch sự và cảm ơn người được phỏng
vấn, người cung cấp thông tin.
+ Phỏng vấn người am tường vấn đề (KIP)
Đây là một trong những phương pháp thu thập thông tin từ nông dân thực
hiện cho việc mô tả điểm nghiên cứu có điều tra phỏng vấn. Có nhiều cách để thu
thập thông tin và phương pháp hỏi những người am hiểu sự việc (Key informant
Pnel), về một chuyên đề nào đó, là một phương pháp thông dụng để tìm hiểu thêm
ho
ặc kiểm chứng những thông tin đã có từ trước, hoặc đối chiếu những thông tin
thu thập được qua điều tra phỏng vấn chính thức.
* Phương pháp KIP là gì?
Phương pháp thu thập thông tin từ một nhóm người am hiểu về một chuyên
đề nào đó gọi tắt là KIP. KIP là phương pháp thảo luận nhóm gồm những người am
hiểu về sự việc khác nhau được tập hợp trong một cuộc tọa đàm về những sự kiện,
63
những chuyên đề, hoặc những thông tin khác trong một cộng đồng, mà cộng đồng
này có thể là một xã hội, một tổ chức, hoặc là một cơ quan nào đó.
* Tiến trình phương pháp KIP
– Thành phần địa phương tham gia. Số người lý tưởng là từ 7 đến 15 người.
Những người có thể tham gia nhóm KIP bao gồm:
+ Nông dân.
+ Nhà buôn bán.
+ Ch
ủ ngân hàng.

+ Ch
ủ nhiệm hợp tác xã.
+ Chính quy
ền xã.
+ Nhân viên khuy
ến nông địa phương.
+ Th
ầy giáo.
– Tổ chức phỏng vấn: Nhóm chuyên gia liên ngành lần lượt thảo luận, trao
đổi, hỏi người tham gia về các vấn đề thuộc các lĩnh vực li
ên quan. Xác định lại
những khó khăn trở ngại trong sản xuất hiện tại, những triển vọng trong tương lai
bằng các dữ liệu vừa thu thập được qua cuộc điều tra.
* Lợi ích của thảo luận nhóm KIP
– Mọi người tham gia và dự phần tích cực hơn trong việc thu nhập và phân
tích d
ữ liệu.
– Cung cấp thêm dữ kiện sau giai đoạn phác thảo phiếu điều tra bằng việc
tăng mức chính xác của thuật ngữ.
– KIP tốn ít tiền, dễ làm và thu nhập rộng rãi nhiều loại thông tin khác
nhau.
– Cung c
ấp thông tin chính xác và đáng tin cậy như: Sự việc có tính đại
chúng hoặc có thể quan sát trực tiếp và những đặc điểm nổi bật của cộng
đồng.
– Không có câu hỏi gây tranh luận, bàn cãi.
* Nhược điểm của phương pháp KIP
– Những ý kiến cực đoan và những ý kiến khác thường hoặc những ý kiến
hay sẽ bị triệt tiêu vì cần có sự nhất trí.
– Phương pháp này cần người có đủ trình độ suy nghĩ lẫn ăn nói. Do đó, có

th
ể bị chế ngự bởi những người có học cao hoặc lanh lợi.
– Người điều khiển thảo luận cũng cần phải đủ bản lãnh trong việc điều
phối, gợi ý.
– KIP cung cấp câu trả lời kém chính xác cho câu hỏi.
– Thông tin không thể trực tiếp quan sát như là chất hữu cơ.
– C
ần phải đánh giá rõ, phán đoán.
– V
ề lối xử thế tiêu biểu của cá nhân, hoạt động hoặc những mối quan hệ
xã hội.
+ Sơ lược lịch sử
Bản sơ lược lịch sử cho biết các thông tin quan trọng để hiểu biết tình hình
hi
ện tại của một cộng đồng (thí dụ mối quan hệ nhân quả giữa quyền sở hữu ruộng
đất đến sự xói m
òn đất hay suy thoái rừng). Nó cho ta cái nhìn khái lược về các sự
kiện lịch sử chủ yếu của một cộng đồng và tầm quan trọng của chúng với tình hình
64
hiện tại. Các sự kiện có thể là: xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, trường học,
kinh mương, điện lực
– Hướng dẫn xếp hạng
– Để dân tự làm theo cách của họ.
– Để dân sử dụng các đơn vị đo đếm riêng của họ.
– Sử dụng tên gọi riêng, cách định danh, cách phân hạng của họ cho tất cả
những gì được đưa ra xếp hạng.
– Cần xem xét việc sử dụng các trò chơi địa phương để thực hiện việc xếp
hạng.
– Kiểm tra lý do để sắp đặt thứ tự xếp hạng.
– Cần chuẩn bị trước và kiên nhẫn khi thực hiện.

+ Mặt cắt
Bản đồ mặt cắt là bản vẽ một mặt cắt ngang xuyên qua một vùng hay một
khu đất tr
ên ấy có mô tả những đặc điểm chủ yếu về hoạt động sản xuất, các nguồn
tài nguyên đất, nước, cây trồng, vật nuôi, tôm cá, thuỷ sản, c
ùng những hạn chế trở
ngại và những cơ hội triển vọng phát triển.
Bản đồ mặt cắt rất thông dụng trong việc mô tả hệ sinh thái nông nghiệp
cũng như giúp hiểu được các hoạt động sản xuất chủ yếu trong vùng hay trong một
nông trại riêng lẻ.
– Các bước tiến hành
Để thực hiện bản đồ mặt cắt, điều cần thiết là phải thực hiện dã ngoại. Có thể
có được các thông tin cơ bản c
àng tốt, bởi vì bản đồ mặt cắt là bức tranh toàn cục
thu nhỏ mô tả tất cả những hoạt động sản xuất, những chi tiết về các nguồn tài
nguyên, nh
ững thuận lợi, hạn chế của một nông hộ, một vùng sản xuất.
– Tìm các thành viên cộng đồng có kiến thức sẵn lòng tham gia một cuộc đi
bộ trong làng và các vùng xung quanh.
– Th
ảo luận với họ về các yếu tố cần vẽ trong mặt cắt (địa hình, đất đai, hoa
màu, cách sử dụng đất, nguồn nước, ) và tuyến đường sẽ đi (đảm bảo phản ánh đầy
đủ tính đa dạng của v
ùng nghiên cứu).
– Đi khảo sát mặt cắt cùng với các thành viên cộng đồng: quan sát hỏi han
nghe ngóng (nhưng không giảng dạy họ), thảo luận các khó khăn thuận lợi.
– Xác định các vùng nông nghiệp và tự nhiên chủ yếu, phác họa các đặc điểm
nổi bật. Đối với mỗi vùng cần mô tả: loại đất và địa hình, nguồn nước, cơ sở hạ tầng
kỹ thuật, cây trồng (và cây mọc tự nhiên), vật nuôi (bao gồm thuỷ sản), các khó
khăn và giải pháp,

các thuận lợi.
– Vẽ mặt cắt và kiểm tra lại mặt cắt cùng với những người hiểu biết (KI)
65
– Lợi điểm của bản đồ mặt cắt
– Sử dụng bản đồ mặt cắt để mô tả hoạt động sản xuất là bức tranh toàn cục
của một vùng sản xuất hay một khu đất của nông hộ.
– Nhìn vào bản đồ có thể hình dung được tất cả những hoạt động sản xuất của
một gia đình hay của một vùng nghiên cứu.
– Là phương pháp giúp đánh giá nhanh nông thôn thông qua các chỉ tiêu về
khó khăn trở ngại và những cơ hội triển vọng.
– Nông dân có thể nhìn vào bản đồ hình dung được tất cả những mặt sản xuất
của nông hộ mình hay của người khác hay của một vùng đất.
– Cán bộ nghiên cứu và cán bộ khuyến nông dễ dàng hình dung, hiểu rõ, nắm
bắt được vấn đề tồn tại ở địa phương hay của một gia đình.
– Nhược điểm của phương pháp
– Không thể giải thích được tất cả chi tiết do kích thước giới hạn của hình vẽ.
– Nếu nhà nghiên cứu đi trên đường không gặp được những chi tiết thú vị
hoặc đa dạng, bản đồ mặt cắt trở nên nghèo nàn, đơn điệu, không mô tả đúng hiện
trạng sản xuất.
– Chỉ mô tả được phần nổi, phần thấy được, những chi tiết không không thấy
được về kinh tế, x
ã hội không được thể hiện rõ ràng.
– Liên hệ giữa bản đồ mặt cắt với các phương pháp khác
– Mặt cắt sinh thái chỉ rõ ra những loại cây trồng, vật nuôi trên những địa
hình, những hệ thống tài nguyên khác nhau của một vùng hay của một nông hộ.
– Bản đồ mặt cắt còn có quan hệ gần gũi với phương pháp chẩn đoán và xác
định những khó khăn, trở ngại trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
– Bản đồ mặt cắt có liên hệ với những biểu đồ, sơ đồ biểu diễn lịch canh tác
trong năm, mối liên hệ tương hổ giữa các hoạt động sản xuất khác nhau, những số
liệu về mức đầu tư kể cả trong lẫn ngoài hệ thống, về việc tiêu thụ và sử dụng sản

phẩm.
+ Lịch thời vụ
Lịch thời vụ là loại lịch chỉ rõ các hoạt động chính, các khó khăn và thuận lợi
trong suốt chu kỳ hàng năm dưới dạng biểu đồ. Đó thực sự là một chuổi các biểu đồ
khác nhau được thể hiện tr
ên một tờ giấy. Nó giúp xác định các tháng khó khăn
nhất hoặc có thể bị thiệt hại nhất, hay các thay đổi quan trọng khác có tác động đến
cuộc sống của người dân.
– Lịch thời vụ có thể được sử dụng để tóm lược các việc như:
– Thời vụ ở địa phương.
– Khí hậu (lượng mưa và nhiệt độ).
– Thứ tự gieo trồng hoa màu (từ khi trồng đến khi thu hoạch) và sâu bệnh.
66
– Chăn nuôi gia súc (sinh sản, cai sữa, bệnh, cho ăn, vận chuyển, bán ).
– Các hoạt động tạo ra thu nhập, lượng thu nhập và chi tiêu, nợ tiết kiệm.
– Nhu cầu lao động cho nam, nữ giới, trẻ con và khả năng cung cấp lao động.
– Bệnh tật.
– Chủng loại và số lượng thức ăn, chất đốt.
– Giá cả thị trường.
– Các sự kiện xã hội, lễ hội,
+ Biểu đồ tổ chức (biểu đồ Venn)
Biểu đồ mối quan hệ cho thấy những nguyên nhân, kết quả và các mối quan
hệ giữa các biến chủ yếu (quan hệ nhân quả).
Thí dụ:
– Mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá và khí hậu đến sự
suy thoái môi trường.
– Mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội,… đến tình hình đói
nghèo.

Sơ đồ tổ chức.

– Biểu đồ Venn
Biểu đồ Venn chỉ rõ các tổ chức và cá nhân chủ yếu trong một cộng đồng
cùng mối quan hệ và tầm quan trọng của họ đối với việc xây dựng quyết định.
Các bước:
– Thu thập thông tin từ các nguồn dữ liệu thứ cấp, các cuộc phỏng vấn nhóm
hoặc những người cung cấp thông tin chủ yếu.
– Xác định các tổ chức và cá nhân chủ yếu chịu trách nhiệm đối với các
quyết định trong một cộng đồng hay tổ chức.
– Vẽ (cắt) các vòng tròn tiêu biểu cho mỗi cá nhân hoặc tổ chức, kích cỡ của
vòng tròn chỉ rõ mức độ quan trọng hoặc phạm vi của mỗi tổ chức hoặc cá nhân.
– Xác định mức độ quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân: sắp xếp các vòng, tròn
như sau:
+ Vòng tròn riêng rẽ = không có mối quan hệ.
+ Vòng tròn tiếp xúc nhau = thông tin được trao đổi.
+ Vòng tròn chồng lắp nhau = có hợp tác trong việc xây dựng quyết
định (mức độ chồng lắp c
àng nhiều = hợp tác càng đáng kể, chặt chẽ hơn).
Lưu
ý: Khuyến khích các thành viên cộng đồng xây dựng biểu đồ riêng của
họ.
67
Hình 3.1 Mối quan hệ giữa cộng đồng và các tổ chức (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998)
+ Xếp hạng phân loại giàu nghèo
Xếp hạng hoặc cho điểm là sắp xếp việc gì đó theo một trật tự. Các công cụ
phân tích như xếp hạng sẽ bổ sung cho phỏng vấn bán cấu trúc thông qua việc tạo ra
các thông tin cơ bả
n có thể dẫn đến nhiều câu hỏi trực tiếp hơn. Các công cụ đó có
thể được sử dụng như một phần cuộc phỏng vấn hoặc sử dụng riêng lẽ.
Xếp hạng là một công cụ thực sự bổ ích đối với các thông tin nhạy cảm, đặc
biệt là mức thu nhập hoặc mức độ giàu nghèo. Người cung cấp thông tin thường có

xu hướng sẵn s
àng cung cấp các giá trị tương đối về mức độ giàu nghèo của họ hơn
là các con số chính xác tuyệt đối. Như vậy, nên nói “Hãy phân hạng các nguồn thu
thập của ông bà theo tầm quan trọng” hơn là hỏi “Ông bà thu nhập được bao
nhiêu?”. Xếp hạng còn có ưu điểm nữa là nó dễ dàng thực hiện hơn là biện pháp đo
đếm tuyệt đối.
– Có nhiều phương pháp xếp hạng. Có thể kể:
+ Xếp hạng theo ưu tiên (xếp hạng bằng cách bỏ phiếu).
+ Xếp hạng theo cặp (đôi).
+ Xếp hạng theo ma trận trực tiếp.
+ Xếp hạng giàu nghèo.
Ch
ọn nông hộ nghèo để đầu tư, thường sử dụng phương pháp “Xếp hạng
giàu nghèo” để chọn lọc ra nông hộ nghèo trong vùng. Sự khác biệt về mức độ giàu
nghèo luôn t
ồn tại trong một cộng đồng. Các khác biệt này có ảnh hưởng đến quyết
định tính cách, chiến lược đối phó, và quan điểm của người dân. Xếp hạng gi
àu
nghèo cho phép nhóm PRA:
Cộng đồng
Chồm xóm
CQ ấp
Chủ vật tư
phân bón
CQ xã
Cán b

kỹ thuật
Tổ liên quan
68

– Nhận ra sự khác biệt giàu nghèo trong một cộng đồng.
– Phát hiện các chỉ số về tiêu chí giàu nghèo và mức sống của địa phương.
– Thiết lập “vị trí” tương đối của các hộ trong cộng đồng.
Thông tin sơ lược về kinh tế x
ã hội cộng đồng này có thể được dùng làm cơ
sở cho việc chọn mẫu điều tra sau này hoặc xác định các thành viên của dự án (như
người ngh
èo nhất, người cần được huấn luyện), và để xem sau một thời gian các gia
đ
ình tham gia dự án có cải thiện được tình hình của họ so với những người không
tham gia dự án không. Xếp hạng này hữu ích như phần mở đầu để thảo luận về các
chiến lược, cơ hội, khó khăn và giải pháp có thể có.
– Các nguyên tắc
– Người bên ngoài và thành viên cộng đồng có nhận thức khác nhau về sự
giàu có, mức sống và sự bất bình đẳng. Tuy nhiên nhận thức của người dân địa
phương có
ý nghĩa quyết định có hiểu biết sâu sắc hơn về cộng đồng.
– Những người dân khác nhau trong cộng đồng (đàn ông, đàn bà, người buôn
bán, người l
àm công,…) có thể sử dụng các tiêu chí (đánh giá giàu nghèo) khác
nhau.
– Vi
ệc tìm hiểu biến động tình hình kinh tế-xã hội trong cộng đồng là hữu ích
cho PRA.
– X
ếp hạng giàu nghèo dựa trên giả định là các thành viên cộng đồng cảm
nhận được ai trong số họ giàu hơn hoặc có mức sống kém hơn. Cần lưu ý rằng đó là
nh
ận thức riêng của cộng đồng về tình hình (của họ). Nên kiểm tra chéo kết quả thu
được với các phương pháp (như bảng câu hỏi d

ùng trong quan sát trực tiếp).
Chú ý
– Phương pháp này đơn giản, linh hoạt, đòi hỏi ít thời gian với sự tham gia
của một số thành viên cộng đồng. Tuy nhiên, nó khó thực hiện ở các vùng đông dân
cư v
ì khó tìm được hiểu biết tất cả các hộ với tên chủ hộ.
– Vì các nhóm khác nhau có cái nhìn khác nhau về bản thân họ nên kết quả
thu được ở các x
ã khác nhau không thể so sánh được. Một số cộng đồng tương đối
khá giả có thể tự xếp mình là kém hơn cộng đồng rất nghèo khác. Trong vài trường
hợp, cộng đồng có thể chống đối việc phân loại này. Một số người trong cộng đồng
lại cố tình hạ thấp “hạng” để mong cộng đồng có thể nhận được “viện trợ” hoặc đầu
tư từ nhà nước v
à nhất là các tổ chức quốc tế.
– Các bước tiến hành xếp hạng giàu nghèo
– Lập danh sách tất cả các hộ trong cộng đồng kèm số liệu (số thứ tự). Tên
ch
ủ hộ và số liệu mỗi hộ được viết trên từng phiếu riêng.

Đề nghị từng người, trong nhóm người cung cấp thông tin chính người
trong cộng đồng đã sống, lâu năm trong cộng đồng và biết tất cả các hộ, phân các
phiếu theo nhóm nghèo trong cộng đồng (số nhóm và tiêu chí phân loại do họ quyết
định). Nếu người trong cộng đồng n
ày không biết chữ, nhóm PRA đọc to tên người
trong phiếu để ông bà trong cộng đồng đó đặt phiếu vào nhóm do họ chọn. Nếu
trong cộng đồng không thể xếp hạng cho một hộ nào đó (vì không biết hộ này hoặc
không quyết định được nên xếp vào nhóm nào) thì tiếp tục xếp cho hộ khác. Cần ít
69
nhất 3 người trong cộng đồng độc lập phân loại các hộ nhằm đảm bảo kết quả tin
cậy được.

– Dùng giỏ hoặc hộp nhỏ có ghi số (số nhỏ là nghèo, số lớn hơn là khá hơn)
để giúp người phân loại (người trong cộng đồng) nhớ được các hạng gi
àu nghèo dễ
dàng hơn và nhóm PRA ghi nhận kết quả m
à không nhầm lẫn. Trộn các phiếu ở các
nhóm lại trước khi để người khác trong cộng đồng phân loại để tránh các định kiến
từ kết quả phân loại trước.
– Sau khi phân loại, nên hỏi người trong cộng đồng về các tiêu chí phân loại
cho mỗi nhóm và sự khác biệt giữa các nhóm. Phải nắm chắc người được nhờ phân
loại là những người đáng tin cậy và không bàn bạc về “hạng” của từng gia đình để
tránh những cảm giác xấu trong nội bộ cộng đồng. Lập danh mục các tiêu chí và chỉ
số đã tạo được khi thảo luận về việc xếp hạng, và kiểm tra các khác biệt kết quả từ
những người cung cấp thông tin.
– Sau khi người được chọn trong cộng đồng đã phân loại tất cả các phiếu
thành các nhóm, nhóm PRA ghi kết quả của mỗi hộ vào biểu điểm có số nhóm. Nếu
số nhóm giàu nghèo do người phân loại cung cấp khác nhau thì phải cho điểm mỗi
hộ bằng cách nhận “chỉ số giàu nghèo” do người trong cộng đồng sử dụng với 100.
Thí dụ, một hộ được xếp vào nhóm 3 trong 5 nhóm thì sẽ có số điểm là 60
(3/5×100=60).

Ghi điểm của các hộ (được cho bởi các người phân nhóm) vào các cột
chung một bảng điểm rồi cộng lại và chia cho số người phân loại (số cột) để có số
điểm trung b
ình. Cần kiểm tra xem kết quả giữa các người phân nhóm có khác biệt
lớn không. Nếu có thì hủy bỏ kết quả cung cấp bởi các người được chọn phân nhóm
và nhờ một người khác trong cộng đồng làm lại việc phân loại.
– Cuối cùng sắp xếp các hộ theo các nhóm giàu nghèo. Nếu số nhóm do các
người phân loại sử dụng khác nhau th
ì lấy số trung bình. Thí dụ 4 người phân loại
có 4,5,6,7 nhóm thì có thể chia cộng đồng thành 5 nhóm giàu nghèo (4+5+6+7)/4 =

5,2.
3.1.2 Điều tra khảo sát chi tiết: Phương pháp phỏng vấn có sử dụng phiếu
Phương pháp dùng phiếu điều tra thường được sử dụng cho những nghiên
c
ứu sâu với những mục tiêu lâu dài nhằm phát triển sản xuất cho những vùng rộng
lớn. Phiếu điều tra là tập câu hỏi được soạn sẵn dùng để thu thập những dữ kiện
định lượng. Phiếu đ
iều tra tùy thuộc mục đích của cuộc phỏng vấn, và thông thường
được soạn sơ
khởi để điều tra thử sau đó nhà nghiên cứu trở về sửa chửa bổ sung
cho phù hợp với thực trạng, và thực hiện điều tra chính thức.
Mô tả điểm chi tiết được thực hiện bằng cuộc điều tra khảo sát, phỏng vấn
quy mô với nhiều chương mục chi tiết. Sơ lược tiến trình như sau:
– Tìm hiểu sơ khởi về điểm nghiên cứu trong vùng mục tiêu bằng những
lần dã ngoại quan sát trực tiếp. Áp dụng việc phỏng vấn những người am
hiểu sự việc, các cấp lãnh đạo, tận dụng những nguồn thông tin khác để
có cái nhìn tổng quát về điểm nghiên cứu.
– Áp dụng những phương pháp thu thập thông tin để xác định sơ khởi
những khó khăn trở ngại trong sản xuất hiện tại.
70
– Phác thảo tập câu hỏi dựa trên các dữ kiện thu thập được từ các công việc
trên đây để chuẩn bị cho việc phỏng vấn thử tại điểm. Nội dung của các
câu hỏi, chi tiết của từng chương mục trong tập câu hỏi được thiết kế tùy
thu
ộc vào mục đích của cuộc điều tra.
– Thực hiện cuộc phỏng vấn thử để kiểm chứng lại các câu hỏi trong tập
câu hỏi. Có thể thực hiện phương pháp KIP song song với phỏng vấn thử
để kiểm chứng c
ùng lúc.
– Biên so

ạn, sửa chữa lại các chi tiết trong tập câu hỏi cho phù hợp với điều
kiện thực tế tại địa phương về nội dung các câu hỏi, cấu trúc câu văn, thứ
tự câu hỏi, thứ tự câu văn về sự chính xác của thuật ngữ, các đơn vị đo
lường, các từ ngữ địa phương sao cho có sự hiểu biết v
à cảm thông hoàn
toàn gi
ữa người phỏng vấn và nông dân.
– Th
ực hiện cuộc phỏng vấn chính thức.
– Hiệu chỉnh, tính toán, xử lý các dữ liệu thu thập được sau cuộc phỏng
vấn. Lập các biểu bảng tóm tắt các kết quả thu thập được, kể cả các bản
đồ các h
ình ảnh minh họa, các biểu đồ tóm tắt các kết quả thu được, các
đồ biểu, các lịch thời vụ, lịch k
hí tượng, lịch về tiền vốn, lao động. v.v
– Trình bày các kết quả sơ khởi trước nhóm nghiên cứu và ghi nhận các
phản ảnh từ các thành viên trong nhóm nếu có.
– Mời đại biểu nông dân, nhóm KIP tập trung tại điểm nghe báo cáo kết
quả và ghi nhận phản ảnh từ phía nông dân.
– Hi
ệu chỉnh việc tính toán, phân tích số liệu và tập trung viết báo cáo
chính thức về kết quả mô tả điểm. Có thể sử dụng các kết quả từ mô tả sơ
khởi, các hình ảnh số liệu, v.v để bổ sung cho các kết quả từ cuộc
phỏng vấn chính thức.
– Xác định lại những khó khăn trở ngại trong sản xuất hiện tại, những triển
vọng trong tương lai bằng các dữ kiện vừa thu thập được qua cuộc điều
tra. Kết hợp với các phương pháp xác định nguyên nhân và hậu quả,
SWOT để thực hiện tốt việc n
ày.
– Thi

ết lập các giả thiết và những hướng thực hiện thí nghiệm trên đồng
ruộng. Kết quả từ các thí nghiệm và những hướng thực hiện thí nghiệm
trên đồng ruộng. Kết quả từ các thí nghiệm n
ày và các thí nghiệm kế tiếp
được bổ sung v
ào kết quả mô tả điểm. Kết quả những thay đổi về mặt
năng suất, về mặt kinh tế cũng góp phần bổ sung v
ào mô tả điểm.
– Một cách tổng quát mô tả điểm là một tiến trình mở, nó được thực hiện
liên tục qua nhiều giai đoạn nghiên cứu HTCT, bởi vì càng hiểu rõ về
điểm nghi
ên cứu, nhóm nghiên cứu càng có đủ cơ sở đưa ra những dự án
phát triển tốt hơn.
3.1.3 Tổ chức cuộc điều tra phỏng vấn
* Xây dựng phiếu điều tra
Phiếu điều tra: Là một tập câu hỏi in sẵn dùng để thu thập những dữ kiện có
tính chất số lượng về tình trạng sản xuất của nông dân. Tuỳ thuộc mục đích sử dụng
mà phiếu điều tra được thiết kế theo những thứ tự, những nội dung thích hợp. Phiếu
71
câu hỏi giúp tiêu chuẩn hoá dữ kiện, tập trung vấn đề chính, bảo đảm độ chính xác
và mức độ đo lường cần thiết.
* Thảo câu hỏi
Ph
ải chắc rằng ngôn ngữ dùng trong câu hỏi đơn giản và dễ hiểu để người
được phỏng vấn có thể trả lời một cách tin cậy v
à chính xác. Những câu hỏi về kỹ
thuật canh tác phải liên quan đến nơi nông dân sống và canh tác vì nông dân biết
những gì xảy ra trên ruộng của họ hàng ngày. Câu hỏi có 3 dạng: mở, lựa chọn và
có định hướng. Thường khi soạn thảo câu hỏi cần tránh:
– Câu có quá nhiều chi tiết.

– Dùng từ mơ hồ hoặc quá chuyên môn.
– Câu h
ỏi gợi lên trả lời trùng lấp.
– Đơn vị không rõ ràng.

Vượt khả năng trả lời nông dân.
– Có tính cách định hướng hoặc không thực tế.
* Chọn và tập huấn điều tra viên
– Tiêu chuẩn: ngôn ngữ, xuất xứ, phái tính, văn hóa, kinh nghiệm và phẩm
chất cá nhân.
– Tập huấn: nội dung và phương pháp điều tra.
* Tổ chức điều tra thử
Để chắc có được câu trả lời đáng tin cậy cần phải phỏng vấn thử, đi hỏi
những người có quá trình học vấn, kinh nghiệm tương tự như những người sẽ được
phỏng vấn thực sự. So sánh các câu trả lời riêng từng cá nhân. Những câu hỏi được
những câu trả lời giống nhau từ nhiều người được xem như đáng tin và cần được
dùng trong cuộc phỏng vấn. Những câu hỏi được trả lời khác nhau hoặc không phù
h
ợp phải được loại bỏ hoặc phải được cải tiến, và được thử lại.
* Chọn người để phỏng vấn
Chọn người để phỏng vấn càng cẩn thận thì tin tức thu thập được càng đáng
tin cậy và chính xác. Người được phỏng vấn càng am hiểu vấn đề thì tin tức càng
t
ốt. Thí dụ về kỹ thuật canh tác cần chọn những người lớn tuổi, có học, đã sống và
tr
ồng trọt tại địa phương hầu như cả đời họ.
Để tránh nghi ngờ v
à thiếu hợp tác cần giải thích về chương trình nghiên cứu
cho nông dân và viên chức địa phương. Nếu họ hiểu được việc sẽ trở nên dễ dàng.
Th

ứ hai là cần có giấy giới thiệu của chính quyền cấp trên nêu rõ mục đích. Thứ ba
là tiếp xúc với những nhân vật quan trọng tại địa phương trước khi thực hiện phỏng
vấn, việc đó giúp có liên hệ tốt với công chúng. Cũng hữu ích nếu hẹn lịch cụ thể
với những người sẽ được phỏng vấn, như thế họ sẽ sắp xếp mà không phải làm việc
gì khác.
72
* Dự trù chi phí cho cuộc điều tra
– Có 2 loại chi phí: phí biến động và phí cố định
Phí cố định bao gồm:
+ Tiền lương của cán bộ thường trực.
+ Văn ph
òng, dụng cụ và phương tiện.
+ Phân tích các dữ kiện và báo cáo.
+ Chi phí in
ấn.
– Phí biến động bao gồm:
+ Tiền công thuê nhân viên phục vụ điều tra.
+ Phí đi lại và ăn ở hằng ngày.
+ S
ản xuất phiếu điều tra.
+ Xử lý sơ khởi và lên bảng số liệu.
3.1.4 Những trường hợp bị nhiểu thông tin khi điều tra
Trong bất kỳ cuộc nghiên cứu nào cũng cần phải cẩn thận trong việc thu thập
thông tin, bởi vì thu thập dữ liệu không chính xác sẽ dẫn đến việc chẩn đoán sai,
như thế sẽ có những biện pháp thực hiện không ph
ù hợp. Những cuộc thăm viếng
ngắn mà người ta gọi là “cưởi ngựa xem hoa” thường vấp phải những thông tin lệch
lạc như sau:
– Điều kiện đường sá: Do tâm lý ngại đi các đường xấu nhóm nghiên cứu
chọn đường dễ đi nên không gặp được nông dân nghèo ở những vùng sâu

kém phát tri
ển, chỉ gặp được những nông dân có điều kiện tốt hơn.
– Ngại khó và tiết kiệm thì giờ: Người ngoài thường liên hệ với cán bộ phụ
trách những dự án địa phương, vì thế họ chỉ được viếng thăm những vùng
trong d
ự án mà không biết được tình trạng của những khu vực ngoài
ph
ạm vi dự án.
– Không đúng đối tượng: Thường người ta thích gặp những người ít nghèo
khó hơn và có thể lực hơn, đàn ông hơn đàn bà, người chịu hợp tác,
người năng động hơn người thụ động, do đó chỉ biết được một chiều v
à
không phân tích h
ết những tình thế có thể xảy ra. Ngoài ra viên chức địa
phương không muốn cho gặp những người ngh
èo khổ mà nhóm nghiên
c
ứu lại không đủ thời gian để tiếp xúc với tất cả những cư dân của một
khu vực.
– Không đúng thời điểm: Ở điều kiện khí hậu nhiệt đới mưa là thời kỳ bất
lợi cho nông dân nghèo vì họ làm việc cực khổ hơn, năng suất hoa màu
th
ấp hơn, có thể bị thiếu lương thực, nợ nần, bịnh tật,… Ở vùng nước sâu
nhà cửa tiêu điều, sinh hoạt ảm đạm,… nhưng điều này trái hẳn sinh hoạt
trong mùa khô. Nếu nhóm nghiên cứu thực hiện dã ngoại trong mùa khô
thì s
ẽ không thấy hết những khó khăn trở ngại đích thực tại địa phương.

73

3.1.5 Xử lý, phân tích số liệu và trình bày kết quả
Các số liệu thô sau khi thu thập được cần phải qua quá trình thanh lọc, chỉnh
lý, tính toán, diễn dịch theo những phương pháp khoa học, thống nhất thì mới có ý
nghĩa và có thể sử dụng được.
* Tiến trình xử lý số liệu
– Sàng lọc và chỉnh lý số liệu: Sàng lọc và chỉnh lý số liệu là một quá trình
ki
ểm tra, xem xét số liệu để loại bỏ sai lầm, phát hiện thiếu sót, không
đồng bộ v
à chỉnh sửa cho chính xác các số liệu trước khi lên bảng biểu.
Trước khi m
ã hoá các thông tin thu được trong biểu điều tra bạn cần kiểm
tra lại độ đầy đủ, chính xác và đồng nhất của số liệu
– Tính đầy đủ của số liệu: Đầu tiên nên kiểm tra xem có câu hỏi nào chưa
có câu trả lời hay không. Cố gắng truy tìm lý do nếu có câu hỏi còn trống.
T
ất cả những vấn đề này, cần trao đổi lại và làm rõ với điều tra viên. Nếu
cần có thể kiểm tra lại thực tế tại địa bàn điều tra.
– Tính chính xác của số liệu: Sau khi kiểm tra xem tất cả các câu hỏi đã
được trả lời rồi, nên để ý tới độ chính xác và tính hợp lý của câu trả lời.
Dữ kiện không chính xác có thể là do điều tra viên bất cẩn hoặc người
được phỏng vấn cố t
ình trả lời sai lạc. Trong trường hợp các câu trả lời
cần tính toán và chuyển đổi đơn vị, cần kiểm tra lại kết quả tính toán và
hoán đổi. Nên dùng đơn vị đo lường chuẩn thống nhất trong tất cả biểu
bảng điều tra. Các số liệu bất thường cần được lưu ý kiểm tra và xác nhận
lại.
– Tính đồng nhất của số liệu: Quá trình xử lý số liệu còn tạo cơ hội để kiểm
tra xem liệu các điều tra viên có diễn dịch các câu hỏi và sự hướng dẫn
điều tra c

ùng một kiểu cách hay không. Cũng cần lưu ý là việc sàng lọc
và chỉnh lý số liệu cần phải được tiến hành hết sức thận trọng. Không
được tẩy xoá hoặc thay đổi các thông tin trong biểu điều tra. Mọi sự thay
đổi nếu cần n
ên viết vào tờ giấy rời hoặc chỗ trống dành sẵn trên biểu
điều tra, xác định r
õ tính chất của sự thay đổi và lý do.
– Mã hoá d
ữ kiện điều tra: Khi kết quả đã được lượng hoá thì giai đoạn
trung gian là mã hoá các câu trả lời. Mã hoá rất cần cho các loại hạng
mục và thứ tự hoặc đôi khi cần thiết đối với các số liệu về số lượng hoặc
tỉ lệ.
* Trình bày kết quả
+ Những điều cơ bản trong việc trình bày kết quả
Việc trình bày kết quả nhằm mục đích thông tin cho người đọc. Vấn đề là
làm th
ế nào để có thể đáp ứng yêu cầu hiểu được của nhiều loại người đọc khác
nhau. Bạn đọc thông thường, cần có những bảng và hình đơn giản, dễ hiểu và được
nêu bật lên càng rõ ràng càng đơn giản càng tốt. Ngược lại các nhà chuyên môn, kỹ
74
thuật muốn các số liệu chi tiết để họ có thể tính toán, phân tích, đánh giá sâu hơn
theo cách nhìn nhận vấn đề của họ.
Để giải quyết mâu thuẩn n
ày, cần chia bài báo cáo ra làm 2 phần: Các bảng
biểu tóm tắt nêu bật các nét chính yếu của kết quả phân tích được để trong phần
chính của bài báo cáo. Còn các bảng chi tiết với số liệu đầy đủ hơn ở phụ lục cho
người đọc tham khảo nếu họ cần.
Các điều sau đây cần lưu
ý khi trình bày kết quả điều tra:
– Rõ ràng, dễ hiểu ngay cả người không có liên hệ gì với cuộc điều tra

– Được phân giải ở mức độ thích hợp với một cái sườn nhất quán
– Sử dụng thích hợp các số liệu trung bình, độ phân tán, phần trăm và tốc
độ…
– Phân nhóm hợp lý và thể hiện cả những hạng mục
– Sử dụng hợp lý biểu đồ, sơ đồ và hình
– Vi
ệc làm tròn số chỉ nên thực hiện cho bảng số liệu tóm lược cuối cùng.
N
ếu làm tròn số sớm quá sẽ dễ gây sai số lớn khi phân tích và tính toán.
– Vi
ệc lựa chọn ranh giới cho phân phối tần số nhóm có thể rộng hơn đối
với bảng tóm lược và hẹp hơn đối với bảng gốc. Cẩn thận đừng làm lệch
lạc số liệu
– Chú ý không có phần nào mà tổng số toàn thể của các thành phần đó lại
lớn hơn 100% hoặc nhỏ hơn 0%
– Gặp các bảng có hạng mục “Cái khác”, “Không biết”, “Không nói” cần
xử lý thích hợp riêng cho từng trường hợp cụ thể. Tỉ lệ của những câu hỏi
như vậy n
ên nhỏ so với toàn thể, nếu không toàn bộ số liệu của bảng
không còn tin cậy được nữa.
– Khi thể hiện số liệu bằng phần trăm theo hàng hoặc cột, thường nên in
t
ổng cộng ở cuối hàng hoặc cột để người sử dụng biết phần trăm được
tính theo chiều nào và nó sẽ mang ý nghĩa khác nhau.
+ Có 2 cách phổ biến để trình bày kết quả: Bảng và hình
– Trình bày kết quả bằng bảng. Tùy theo mục đích thông tin, có thể trình
bày s
ố liệu hoặc kết quả bằng 1 trong 2 loại bảng
+ Bảng tổng quát
+ Bảng chuyên biệt

Bảng tổng quát để trình bày một cái nhìn tổng quát,toàn diện hoặc để trình
bày m
ột lượng dữ kiện sơ khởi lớn dưới hình thức tiện lợi. Để trình bày các dữ kiện
ban đầu, các bảng dữ kiện sơ khởi lớn dưới h
ình thức tiện lợi. Để trình bày các dữ
kiện ban đầu, các bảng thường giống như là bảng phụ lục trong một bài báo cáo. Nó
nh
ằm cung cấp cho người đọc các số liệu ban đầu để họ có thể tự phân tích và diễn
dịch.
Bảng tổng quát cũng có thể được chính nhà nghiên cứu sử dụng như là một
phần của tiến trình phát triển một hình thức phân tích thích hợp nhằm đáp ứng mục
đích, yêu cầu nghi
ên cứu.
Bảng chuyên biệt trình bày một giai đoạn sâu hơn trong quá trình phân tích.
Chúng th
ể hiện vài điểm đặc thù về các số liệu, tạo nên một bộ phận nghiên cứu,
khảo sát có hệ thống chặt chẽ hướng về mục đích nghiên cứu. Nhà nghiên cứu cần
75
suy nghĩ chính chắn về hình thức và cấu trúc của một bảng chuyên biệt để thấy rằng
nó chứa đựng những thông tin một cách tốt nhất để trình bày với người đọc về mục
đích nghiên cứu. Nh
à nghiên cứu cần suy nghĩ chính chắn về hình thức và cấu trúc
của 1 bảng chuyên biệt để thấy rằng nó chứa đựng những thông tin một cách tốt
nhất để trình bày với người đọc về mục đích, yêu cầu của việc nghiên cứu. Các số
liệu trong bảng chuyên biệt có thể là các số liệu trung bình, phần trăm, chỉ số hoặc
là dưới h
ình thức thích hợp nào đó nhằm nêu bật những khía cạnh đặc trưng cụ thể.
– Ưu điểm trình bày bảng
+ Có thể trình bày các loạt số dài và nhiều biến trong một lúc.
+ Những con số chính xác đã có sẵn trên bảng để tham khảo.

+ Công việc chuẩn bị dễ dàng và nhanh chóng.

Nhược điểm trình bày bảng
+ Thường khó thấy được các mối li
ên hệ giữa các biến hoặc xu hướng
thay đổi theo thời gian.
+ Cần có thời gian nghiên cứu và diễn giải.
– Trình bày kết quả bằng hình. Một hình tốt có thể nói lên một vấn đề còn
t
ốt hơn hàng ngàn chữ. Trình bày bằng hình có thể thay thế cách trình bày bằng
bảng với ưu điểm tương đương. Hình có thể dùng để nêu rõ hoặc nhấn mạnh các
mối quan hệ giữa các số liệu và cung cấp cho người đọc nắm bắt ý nghĩa toàn bộ số
liệu mà không cần phải nghiên cứu tất cả các giá trị lẻ tẻ.
Các loại hình thông dụng nhất là: Biểu đồ liên tục, biểu đồ phân tán, lược đồ,
biểu đồ hình thanh, hình bánh và phân phối tần suất.
– Biểu đồ liên tục: biểu đồ được vẽ trên 2 trục hoành độ và tung độ thể hiện
mối quan hệ giữa 2 biến định lượng hoặc 2 chiều. Biểu đồ thích hợp khi có một sự
liên tục trong số liệu, trong đó các điểm biểu diễn các cặp giá trị quan sát tương ứng
của 2 biến và có thể được nối với nhau bằng 1 đường.
– Biểu đồ phân tán: Biểu đồ phân tán tỏ ra thích hợp khi bạn muốn thể hiện
mức độ trải rộng số liệu trong sự phối hợp giữa 2 biến khi không có sự
liên tục rõ rệt nào. Biểu đồ phân tán thể hiện ảnh hưởng của biến động
ngẫu nhiên và các ảnh hưởng khác trên số liệu.
– Lược đồ: Lược đồ hình thanh: Kích thước của mỗi nhóm số liệu được thể
hiện bằng những thanh có chiều rộng cố định, nhưng chiều cao tương ứng
với độ lớn hoặc tần số quan sát ở mỗi khoảng số liệu liên tục từ nhỏ tới
lớn. Nó thích hợp trong trường hợp muốn thể hiện đặc trưng của sự phân
phối tần số.
– Biểu đồ hình thanh: Kích thước của mỗi nhóm số liệu được thể hiện bằng
những thanh có chiều rộng cố định, nhưng chiều cao tương ứng với độ

lớn hoặc tần số mà nó đại diên. Nó khác với lược đồ ở chỗ tần số. Ở lược
đồ thể hiện bằng diện tích v
à các khoảng cách giữa các giá trị trên trục X
kề cận nhau. Trong khi biểu đồ hình thanh thể hiện tần số bằng chiều cao
của thanh và các thanh này có thể tách rời nhau. Có thể thể hiện 2 hay
nhiều biến hơn trên cùng một hình. Ngoài ra biểu đồ hình thanh có thể thể
hiện các thành phần của một toàn thể bằng cách chia làm các phần tương
ứng với mỗi th
ành phần hợp thành nó.
76
– Biểu đồ hình bánh: Biểu đồ hình bánh là 1 phương pháp đơn giản, trình
bày thành ph
ần của 1 tổng thể % theo từng hạng mục khác nhau. Trong
biểu đồ hình bánh mật vòng tròn được chia làm các phần có kích thước
lớn nhỏ tương ứng với độ lớn của từng nhóm
– Ưu điểm trình bày bằng hình
 Có thể nêu bật sự thay đổi theo thời gian của từng thành phần hoặc
giữa các nhóm.
 Dễ dàng phân biệt các khuynh hướng của số liệu
 Các giá trị tương đối có thể so sánh được dễ dàng
 Nhược điểm trình bày bằng hình
 Thường khó trình bày trên cùng 1 biểu đồ nếu các số liệu khác
nhau lớn.
 So với bảng thì số biến và lượng thông tin trong hình ít hơn và
kém chính xác hơn.
 Cần đòi hỏi kinh nghiệm, sự khéo léo và thời gian phác thảo nếu
muốn có được biểu đồ tốt.
Việc lựa chọn cách trình bày số liệu bằng hình hay bảng, hình loại nào, bảng
kiểu gì tuỳ thuộc vào mục đích của bạn, mức độ hiệu quả mà bạn muốn và những gì
b

ạn có sẵn trong tay.
3.2 Nội dung khảo sát trong nghiên cứu HTCT
3.2.1 Điều kiện tự nhi
ên
– Xác định vị trí điều tra, phân vùng điều tra thành tiểu vùng đồng nhất về
đất đai.
– Đất
+ Đặc tính hoá học: pH đất, hàm lượng dinh dưỡng NPK.
+ Đặc tính vật lý: cấu trúc đất, khả năng giữ nước.
– Thủy văn: Chế độ triều, lũ, chất lượng nước, nguồn nước ngầm.
– Khí hậu: Mưa gió,bảo, nhiệt độ, ánh sáng, bốc hơi, ẩm độ.
3.2.2 Điều kiện kinh tế
– Sản lượng thu hoạch: sản lượng chính và phụ phẩm.
– Giá mua bán: giá cả vật tư, lao động, sản phẩm, giá vận chuyển. Xác định
khung giá và thời giá.
– Chi phí: chi phí vật tư, chi phí lao động, lãi suất ngân hàng, chi phí vận
chuyển, chi phí xây dựng cơ bản, chi phí khấu hao
– Lợi nhuận.
– Thị trường: Thị trường trong nước và ngoài nước. Cách vận chuyển hàng
đem bán. Xác định địa điểm có thể tiêu thụ sản phẩm, cách mua bán theo
chất lượng hàng bán.
77
3.2.3 Điều kiện xã hội
– Số lượng lao động cần thiết: Nam, nữ.
– Thời gian cần.
– Trình độ lao động cần thiết.
– Quy trình kỹ thuật đang áp dụng.
– Khả năng kinh tế nông hộ.
– Các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật.
– Các tổ chức hỗ trợ kinh tế.

– Tập quán canh tác.
– Mục đích sản xuất của dân trong vùng.

Đặc tính sinh vật có hại.
– Sinh học: Giống cây trồng, vật nuôi, dịch bệnh, cỏ dại và sinh vật có hại
– Cơ sở vật chất: Hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nông, đê ngăn lũ, giếng sâu, hệ
thống ao mương, hệ thống chuồng trại, hệ thống điện, hệ thống giao
thông và máy móc.

Môi trường kinh tế, xã hội: Kinh tế, văn hoá, giáo dục và xã hội.
– Hiện trạng sản xuất: Hiện trạng về mùa vụ, hiện trạng về kỹ thuật canh
tác, hiện trạng về hiệu quả kinh tế.
Thí dụ: Mô tả chăn nuôi trên một vùng khảo sát. Tình hình chăn nuôi tại
huyện Champasak từ năm 1988 được trình bày tóm tắt trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1 Đàn gia súc gia cầm huyện Champasak 1988-1994 (Đơn vị tính:con)
Năm Đàn trâu Đàn bò Đàn heo Đàn gia cầm
1988 14.638 14.759 8.753
1989 14.698 15.078 9.047
1990 14.743 15.022 9.565
1991 12.554 10.590 6.099
1992 12.802 13.862 6.221
1993 11.679 12.563 6.131 113.138
1994 12.057 12.781 6.415 103.424
Từ năm 1990 trở về trước, đàn gia súc huyện tương đối ổn định và tăng đều
đặn hàng năm. Tuy nhiên từ năm 1991 nền chăn nuôi huyện chịu một sự thay đổi
quan trọng, theo cùng với sự giảm sút nghiêm trọng về sản lượng lúa đàn gia súc
c
ũng chịu một sự giảm sút tương tự. Theo giải thích của Phòng Nông Lâm nghiệp
huyện thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút này. Nguyên nhân thứ nhất là
do năm 1991 cả nước Lào bị thiên tai liên tục: lũ lụt trong mùa mưa và hạn hán

nghiêm trọng vào cuối vụ, gia súc bị dịch chết nhiều. Song song đó nguyên nhân
th
ứ hai cũng khá quan trọng là từ năm này nước Lào thực hiện chính sách mở cửa,
do sự chênh lệch giá cả quá cao giữa Lào và Thái Lan, nên nhiều người chăn nuôi
bán một lượng lớn gia súc sang Thái Lan làm cho tổng đàn tiếp tục sụt giảm. Từ
– Phỏng vấn người am tường yếu tố ( KIP ). – Sơ lược lịch sử vẻ vang. – Mặt cắt. – Lịch thời vụ. – Biểu đồ tổ chức triển khai ( biểu đồ Venn ). – Xếp hạng phân loại giàu nghèo. Trong những công cụ trên, có những công cụ thích hợp cho việc tích lũy số liệu ( quan sát trực tiếp, xem xét những nguồn thông tin có sẵn, phỏng vấn bán cấu trúc ), trong khi những công cụ khác thích hợp hơn cho việc nghiên cứu và phân tích thông tin ( đánh giásáng kiến ). Một số công cụ hoàn toàn có thể dùng cho 2 tiềm năng tích lũy và phân tích số liệu ( xếp hạng vài loại biểu đồ ). Dĩ nhiên, trong một cuộc PRA sẽ không sử dụng tất cảcác kỹ thuật này. Nhóm công tác làm việc sẽ lựa chọn những kỹ thuật tương thích mục tiêu và hữudụng nhất cho từng cuộc PRA, và sẽ thử nghiệm, phát minh sáng tạo và kiểm soát và điều chỉnh khi cầnthiết. 54 + Xem xét số liệu thứ cấpSố liệu thứ cấp là những nguốn thông tin có tương quan đến vùng hoặc yếu tố dựđịnh sẽ làm PRA và có sẵn dưới những hình thức xuất bản hoặc không xuất bản ( nhưcác báo cáo giải trình, thống kê, map, không ảnh, phim ảnh ). Dựa vào hiệu quả của thamkhảo số liệu thứ cấp như những nghiên cứu và điều tra trước đã được triển khai, những tác dụng, những số liệu về điều kiện kèm theo tự nhiên, sinh học, kinh tế tài chính xã hội của một khu vực rộnglớn, những số liệu thí nghiệm, những tìm hiểu khảo sát về thị trường là nguồn cung cấpthông tin rất tốt cho diễn đạt điểm. Các nguồn thông tin thứ cấp hình thành nền thông tin cơ bản cho việc thuthập thông tin mới. Khi biết được những thông tin đã có sẵn, nhóm công tác làm việc sẽ tiếtkiệm được rất nhiều thời hạn ( vì không phải tích lũy những thông tin ấy nữa ). Cácnguồn thông tin thứ cấp cũng có ích để làm rõ tiêu đề của PRA và hình thành cácgiả thuyết ( để kiểm định ) bằng cách xem xét những gì đã được đề cập tương quan đếnđề tài và những gì còn thiếu từ những nguồn thông tin này. Các nguồn thông tin cầnđược xem xét trước khi triển khai công tác làm việc thực địa dưới dạng : – Số liệu thống kê ở cục thống kê, những khu công trình khoa học, những tổng kếtphát triển nông nghiệp hàng năm – Kiến trúc hạ tầng : vị trí điểm, đường sá, giao thông vận tải. – Đặc điểm về đất đai : Tổng diện tích, diện tích quy hoạnh canh tác, nguồn nước tưới, địa hình, loại đất, sa cấu, những quy mô canh tác đa phần trên từng loạiđất. – Xã hội : Dân số, số lao động. Những phương tiện đi lại ship hàng sản xuất nhưđiện, máy bơm nước, máy kéo, máy suốt lúa, cơ sở gia súc lớn. – Số liệu khí tượng thủy văn là những số liệu hoàn toàn có thể tìm hiểu thêm được ở sởthống kê ở những tỉnh. – Các loại map hoàn toàn có thể tìm hiểu thêm tại sở nông nghiệp hay sở địa chínhgồm có : – Bản đồ không ảnh, địa hình, sử dụng đất đai, thực trạng về tính thích nghicây trồng, map sinh thái xanh nông nghiệp. Có 4 loại map thường được sử dụng đó là : – Bản đồ mộc : để biết ranh giới hành chính và những cột mốc đặt biệt ởiểm nghiên cứu và điều tra. – Bản đồ địa hình và thủy văn : được phân trên cơ sở đất và nước và dùngđể diễn đạt điều kiện kèm theo tự nhiên tại điểm nghiên cứu và điều tra. – Bản đồ xã hội : để hiểu biết về phân bổ quần cư và đặc thù xã hội nhưtín ngưỡng, dân tộc bản địa, chợ trường học ,. v.v tại điểm nghiên cứu và điều tra. – Bản đồ thực trạng sản xuất : thường thì thực trạng sản xuất sẽ tùy thuộciều kiện tự nhiên và điều kiện kèm theo xã hội. Đặc điểm mỗi loại cây xanh vàật nuôi sẽ thích hợp với một điều kiện kèm theo tự nhiên nhất định, nhưng để chọnloại cây xanh và vật nuôi nào để canh tác sẽ tùy thuộc thực trạng kinh tế tài chính – xã hội của nông dân nơi đó. Do vậy, bốn loại map kể trên khi chồnglấp lên nhau sẽ giải lý cho tất cả chúng ta biết nông dân đang canh tác gì và tạisao nông dân làm như vậy. – Các biểu đồ. 55 – Các bảng số liệu, bảng liệt kê. Các đoạn tóm tắt ngắn. – Bản sao những map và hình ảnh. Cần chú ý quan tâm : – Không dành quá nhiều thời hạn để xem xét những số liệu thứ cấp mà nêndành nhiều cho công tác làm việc thực địa. – Không cả tin ( biết không tin ) và biết phê phán. – Tìm kiếm những thông tin còn thiếu. – Không nên đem hàng loạt số liệu có từ trước vào sử dụng cho nghiên cứumà phải biết tinh lọc, so sánh, quy đổi, kiểm chứng trước khi sử dụng. + Quan sát trực tiếpMột rủi ro tiềm ẩn khi thực thi PRA là bị đánh lừa ( mất phương hướng ) bởinhững chuyện hoang đường, lời đồn thổi, chuyện ” ngồi lê đôi mách “. Người dân thườngcó niềm tin về những giá trị và hoạt động giải trí của họ vốn không tương thích với trong thực tiễn. Thường người ta hay nói về một thói quen, mà khi thăm dò những lần đã thực hiệntrong quá khứ thì phát hiện rằng nó sai lầm đáng tiếc hoặc thậm chí còn chưa hề được thực hiệnbao giờ. Do vậy, quan sát trực tiếp những chỉ tiêu quan trọng để tương hỗ và kiểm trachéo những hiệu quả là rất thiết yếu. những chỉ tiêu ( vật thông tư ) cũng hoàn toàn có thể được dùng đểtạo nên những câu hỏi tại chỗ để hỏi những thành viên hội đồng mà không cần chuẩn bịcác câu hỏi chính quy trước. Quan sát trực tiếp là quan sát một cách có hệ thống những sự vật, sự kiện, tiếntrình mối quan hệ, hoặc con người và ghi nhận những gì quan sát được. Quan sáttrực tiếp là một phương cách tốt để kiểm tra chéo những câu vấn đáp của người đượcphỏng vấn. Dùng bảng liệt kê những câu hỏi chủ chốt ( checklist ) để triển khai những cuộcquan sát một cách có hệ thống. Các bước : – Suy nghĩ về tiềm năng và những chủ đề rộng của cuộc PRA. – Xác định những ” vật thông tư ” mà ta hoàn toàn có thể nhìn nhận qua quan sát trực tiếp. – Soạn bảng kê những câu hỏi chủ chốt dựa trên những vật thông tư nêu trên. Các cách quan sát trực tiếp – Đo đếm : Sử dụng thước cân hoặc những dụng cụ khác để đo đếm trực tiếptại thực địa như size thửa ruộng, khối lượng loại sản phẩm ( vật nuôi, cây cối ) thu hoạch, khối lượng gỗ, củi. – Sử dụng vật thông tư : Bất kỳ sự vật, sự kiện, quy trình hay mối quan hệ cóquan sát trực tiếp đều hoàn toàn có thể được sử dụng như ” vật thông tư ” cho một vàibiến khác khó hoặc không hề quan sát được ( ví dụ như loại nhà tại là vậtchỉ thị mức độ giàu nghèo của một nông hộ ). Các vật thông tư cần có giátrị, chuyên biệt đáng an toàn và đáng tin cậy, tương thích, nhạy cảm, có hiệu suất cao về mặt chiphí và thời hạn. – Ghi chép : Ghi chép dưới nhiều dạng như sổ ghi chép, phiếu ghi chép, biểu đồ hình ảnh, bộ tích lũy những vật mẫu ( ví dụ như hoa màu bị sâubệnh, đồ chơi ). – Địa điểm quan sát : Có thể thực thi những quan sát trực tiếp tại chợ, trênphương tiện luân chuyển ( xe buýt, taxi, xe lửa ), nơi thao tác, nhà tại, trạm56y tế, trường học, thời hạn trước và sau những cuộc họp quần chúng, những địađiểm vui chơi, hiệu cắt tóc. – Sử dụng biểu kê câu hỏi kiểm tra. Sử dụng những biểu này trong quan sát đểđảm bảo rằng việc quan sát được thực thi một cách có hệ thống, và kếtquả quan sát ở nhiều nơi hoàn toàn có thể so sánh nhau được. – Sử dụng mọi giác quan : Khi quan sát cần vận dụng mọi giác quan ( thịgiác, xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác ) và tham gia san sẻ trongcác hoạt động giải trí của hội đồng. – Quan sát những sự kiện phức tạp : Khi quan sát những sự kiện phức tạp ( nhưcác buổi hành lễ, những sự kiện thể thao ), nhóm công tác làm việc cần có kế hoạch vàphân công cụ thể cho những thành viên để có nhiều ” góc nhìn “. Nhữngngười quan sát ( thành viên nhóm công tác làm việc ) khác nhau hoàn toàn có thể tập trungvào những nhóm người khác nhau, như phụ nữ, phái mạnh, trẻ con, hoặc cácdu khách. – Quan sát y phục : Các loại y phục khác nhau hoàn toàn có thể phản ảnh sự khác biệtvề thân phận, giai cấp ( những tầng lớp ), thực trạng giàu nghèo, dân tộc bản địa, tôn giáohoặc tư cách chính trị. Lưu ý : Quan sát trực tiếp xứng danh được xem là một bộ phận quan trọng của bất kỳmột cuộc PRA nào. Tuy nhiên, không nên sử dụng chỉ một công cụ quan sát trựctiếp. Những người không thành thạo ( sử dụng công cụ này ) và những người khôngquen thuộc vùng công tác làm việc hoàn toàn có thể diễn giải sai lầm đáng tiếc những gì quan sát được. + Phỏng vấn bán cấu trúc ( SSI ) Phỏng vấn bán cấu trúc là một trong những công cụ chính được dùng trongPRA. Đây là hình thức có hướng dẫn ( được dẫn dắt qua đối thoại với người đượcphỏng vấn ) với chỉ một vài câu hỏi được xác lập trước. Phỏng vấn của PRA khôngsử dụng biểu tìm hiểu nhưng cần nhất là một hạng mục những câu hỏi chủ chốt như làmột bảng hướng dẫn linh động. trái lại với tìm hiểu chính quy bằng biểu tìm hiểu ( tổng thể câu hỏi đều đã được định sẵn ), trong SSI nhiều câu hỏi sẽ được hình thànhtrong quá trìnhđiều tra ( như trong những cuộc phỏng vấn của nhà báo ). Nếu trong quátrình tìm hiểu thấy rõ ràng vài câu hỏi ( định trước trong hạng mục ) không phù hợpthì hoàn toàn có thể bỏ những câu hỏi ấy. Các câu hỏi thường đến qua sự đối đáp của người đượcphỏng vấn, việc sử dụng những chiêu thức xếp hạng, việc quan sát những sự vật xungquanh, và từ kỹ năng và kiến thức và kinh nghiệm tay nghề của bản thân nhóm công tác làm việc PRA. SSI có cácloại như sau : – Các loại SSI : Phỏng vấn cá thể : Phỏng vấn cá thể để thu những thông tin đại diện thay mặt. Thôngtin thu được trong những cuộc phỏng vấn cá thể mang nhiều tính cá thể ( riêng tư ) hơn phỏng vấn tập thể ( nhóm ), và nó hoàn toàn có thể phát hiện những xung đột trong nội bộcộng đồng vì người vấn đáp cảm thấy họ hoàn toàn có thể nói tự do hơn khi không có sự hiệndiện của những người láng giềng. 57C ác cuộc phỏng vấn được triển khai riêng không liên quan gì đến nhau với những người được chọn ( một cách ” thời cơ ” – ngẫu nhiên ) có mục tiêu. Những nông dân được chọn phỏngvấn nên gồm có những người chỉ huy nông dân, nông dân ” thay đổi ” – là nhữngnông dân đã thử nghiệm những kỹ thuật được khuyến nghị hoặc đã tăng trưởng thànhcông những kỹ thuật nâng cấp cải tiến, phụ nữ là thành viên mái ấm gia đình hoặc chủ hộ, nông dân tiêubiểu cho những hệ thống canh tác đa phần trong vùng, nông dân đã khước từ ( khôngáp dụng ) những kỹ thuật mới. Phỏng vấn 1 số ít những nông dân khác nhau về cùng mộtchủ đề sẽ nhanh gọn phát hiện hàng loạt quan điểm, thái độ và kế hoạch. Nên tránhchỉ phỏng vấn phái mạnh ( thiên lệch ). Chỉ hỏi người nông dân về kiến thức và kỹ năng và hànhvi của chính họ chứ không hỏi họ nghĩ gì về kiến thức và kỹ năng và hành vi của người khác. Nhiều hội đồng có ( tối thiểu một ) ” người gây rắc rối ” luôn không chấp thuận đồng ý vớimọi điều. Phản ứng ( vấn đáp ) của những người này hoàn toàn có thể phân phối những kiểm trachéo có giá trị và giúp phát hiện những cách nhìn có ích mà những cuộc phỏng vấnkhác không hề có được. Phỏng vấn ngẫu nhiên những người qua đường : ví dụ điển hình trong khi đicũng hoàn toàn có thể mày mò những thông tin có ích và những quan điểm không ngờ. Phỏng vấn người phân phối thông tin hầu hết : Phỏng vấn những người nàyđể thu nhận những kiến thức và kỹ năng đặc biệt quan trọng. Người phân phối thông tin hầu hết ( KI ) là bấtcứ người nào có kỹ năng và kiến thức đặc biệt quan trọng về một chủ đề riêng không liên quan gì đến nhau. Người cung ứng thôngtin hầu hết ( KI ) là bất kỳ người nào có kỹ năng và kiến thức đặc biệt quan trọng về một chủ đề riêng không liên quan gì đến nhau ( ví dụ điển hình, người kinh doanh – về việc luân chuyển và tín dụng thanh toán, ” bà đỡ ” – về những biệnpháp trấn áp sinh đẻ, nông dân – về thực tiễn canh tác ). Các KI hoàn toàn có thể vấn đáp cáccâu hỏi về kỹ năng và kiến thức và hành vi của người khác, và đặc biệt quan trọng, về những hoạt động giải trí của hệthống ( chủ đề, yếu tố ) rộng hơn. Trong khi vẫn có những rủi ro đáng tiếc do ” bị gạt ” bởinhững câu vấn đáp của KI, và cần phải kiểm tra chéo, những KI là nguồn thông tinchính của PRA. Những KI giá trị là những ” người ngoài cuộc ” sống trong cộngđồng ( như thầy cô giáo ví dụ điển hình ) hoặc những người ở những hội đồng láng giềng ( người ngoài cuộc có hiểu biết về hội đồng ), gồm có cả những người đã lập giaình với ( người trong ) hội đồng. Họ thường có cách nhìn khách quan hơn về côngviệc của hội đồng so với chính những thành viên hội đồng. Phỏng vấn nhóm : Phỏng vấn nhóm ( GI ) để thu nhận thông tin ở mức độcộng đồng. Phỏng vấn nhóm có nhiều ưu việt : nó tạo điều kiện kèm theo để tiếp xúc mộtlượng kiến thức và kỹ năng rộng hơn, và phân phối thời cơ tức thời để kiểm tra chéo thông tinthu nhận được từ những người trong nhóm. Tuy nhiên, khi nhóm quá đông ( hơn 20-25 người ), việc quản trị trở nên khó khăn vất vả vì họ có khuynh hướng chia thành nhiềunhóm nhỏ hơn. Các cuộc GI không có ích cho việc tranh luận những thông tin nhạy cảm. Cáccuộc GI cũng hoàn toàn có thể bị sai lầm đáng tiếc nghiêm trọng khi người dân nghĩ ( hoặc tin ) rằngngười đặt câu hỏi có quyền quyết định hành động phúc lợi hoặc thưởng phạt họ. GI hoàn toàn có thể pháthiện sáng tạo độc đáo của người dân hơn là cái thực sự sống sót, nhưng ” tam giác ” về phươngpháp và kiểm tra chéo thông tin hoàn toàn có thể tìm được bức tranh toàn cảnh. Những ngườiphỏng vấn cần khuyến khích những quan điểm và quan điểm khác nhau và cố tránh việc thúc épphát biểu. Các cuộc trò chuyện không chính thức sau buổi họp hoàn toàn có thể rất hữu dụng đểthu thập thông tin từ những người không hề ( do không có điều kiện kèm theo hoặc không cókhả năng ) diễn đạt quan điểm của mình trong cuộc phỏng vấn nhóm. Các cuộc GI đòiỏi việc chuẩn bị sẵn sàng và lập kế hoạch của mình trong cuộc phỏng vấn nhóm. Các cuộc58GI yên cầu việc chuẩn bọ và lập kế hoạch trước chu đáo hơn so với những cuộc phỏngvấn cá thể. Thảo luận nhóm có trọng tâmThảo luận nhóm có trọng tâm nhằm mục đích để tranh luận chi tiết cụ thể những chủ đề đặcbiệt. Một nhóm nhỏ ( từ 6 đến 12 người ) những người có kiến thức và kỹ năng hoặc quan tâmvề những chủ đề cần tranh luận được mời tham gia vào nhóm có trọng tâm. Một ” người tinh chỉnh và điều khiển ” ( người quản trò, người tạo thuận tiện để vấn đề xảy ra ) cuộc thảoluận được lựa chọn sao cho bảo vệ cuộc luận bàn ấy không đi lệch quá xa chủ đềban đầu và không để có người nào chiếm lợi thế ( nói nhiều ) trong cuộc tranh luận. SSI là phỏng vấn ” dẫn dắt ” với chỉ một vài câu hỏi được xác lập trước vàcác câu hỏi mới sẽ phát sinh trong quy trình phỏng vấn. Người phỏng vấn chuẩn bịmột list những chủ đề và câu hỏi hơn là một biểu tìm hiểu ( gồm có tổng thể nhữngcâu hỏi ) cố định và thắt chặt. – SSI được triển khai với : – Cá nhân để thu thông tin tiêu biểu vượt trội. Phỏng vấn một số ít cá thể về cùngột chủ đề ( ví dụ như phụ nữ, phái mạnh, già, trẻ, người tham gia và ngườikhông tham gia ). Người phân phối thông tin hầu hết để có thông tin đặc biệt quan trọng. KI là nhữngngười có kiến thức và kỹ năng đặc biệt quan trọng mà người khác không có ( ví dụ như những ” bàđỡ ” về những yếu tố sinh nở ). – Nhóm để thu thông tin tổng quát ở mức độ công đồng. – Nhóm có trọng tâm để đàm đạo chi tiết cụ thể về một chủ đề đặc biệt quan trọng. – Hướng dẫn triển khai với SSI : – Nhóm phỏng vấn gồm từ 2 – 4 thành viên có trình độ khác nhau. – Bắt đầu với lời chào hỏi truyền thống lịch sử và nói rõ nhóm phỏng vấn đến là đểhọc. – Bắt đầu hỏi bằng cách đề cập đến những người hoặc những sự vật dễ thấyđược. – Thực hiện phỏng vấn một cách không chính thức và xen những câu hỏi vớithảo luận. – Cần ( có đầu óc ) cởi mở và khách quan. Để từng thành viên chấm hết phần hỏi của mình ( không chen ngang vào ). – Cẩn thận dẫn dắt đến những câu hỏi ( về những yếu tố nhạy cảm ). – Phân công một người ghi chép ( nhưng luân phiên, không cố định và thắt chặt suốtthời gian ). – Cần quan tâm đến những tín hiệu ” không lời ” ( thái độ, cử chỉ ). – Tránh những câu hỏi ngầm chứa câu vấn đáp và phán xét những giá trị. – Tránh những câu hỏi hoàn toàn có thể vấn đáp ” có ” hoặc ” không “. – Cuộc phỏng vấn cá thể không nên lê dài quá 45 phút. – Cuộc phỏng vấn nhóm không nên dài quá 2 giờ. 59 – Mỗi người phỏng vấn cần có sẵn một hạng mục những chủ đề và câu hỏi chủyếu. – Những lỗi thường gặp của SSI : – Không chú ý nghe người dân nói. – Lặp lại những thắc mắc ( đã hỏi và được vấn đáp rồi ). – Giúp người được phỏng vấn đưa ra câu vấn đáp. – Hỏi những câu hỏi mong lung mơ hồ. – Hỏi những câu hỏi không nhạy cảm ( những yếu tố dân cư không quantâm ). – Không triển khai kiểm tra chéo về một chủ đề. – Không xem xét những câu vấn đáp ( cả tin vào mọi điều ). – Hỏi những câu hỏi ngầm chứa câu vấn đáp. – Để cuộc phỏng vấn lê dài quá lâu. – Khái quát hoá quá mức những hiệu quả tìm được ( khái quát hoá từ quá ítthông tin ). – Dựa quá nhiều vào những gì do những người khá giả, người có học vấn, người lớn tuổi, và phái mạnh trình diễn. – Bỏ qua toàn bộ những gì không tương thích với những ý tưởng sáng tạo và khái niệmtiền định của người phỏng vấn. – Cho quá nhiều gia trọng ( xem nặng ) những câu hỏi có chứa số liệu địnhlượng ( ví dụ như đưa ra câu hỏi : Ông nuôi được bao nhiêu con dê ? ). – Ghi chép không hoàn hảo. – Hướng dẫn cụ thể triển khai SSI : Trước khi phỏng vấn : – Cần chuẩn bị sẵn sàng bản thân cho cuộc phỏng vấn. Bạn cần nắm rõ chủ đề để cóthể đưa ra những thắc mắc tương thích và chứng tỏ mình chăm sóc đến đối đáp của ngườiđược phỏngvấn. – Trong việc lựa chọn nhóm công tác làm việc, cần quan tâm rằng lứa tuổi, giới tính, thànhphần ( giai cấp ), dân tộc bản địa, của những thành viên hoàn toàn có thể ảnh hưởng tác động đến chất lượngthông tin tích lũy được ( ví dụ điển hình như trong 1 số ít hội đồng xã hội những cán bộphỏng vấn nữ thì tương thích để phỏng vấn phụ nữ hơn là nam cán bộ ). – Thiết kế một đề cương sơ khởi cho cuộc SSI. Đề cương này sẽ được sửađổi trong quy trình công tác làm việc thực địa. Khởi đầu với những nhu yếu tổng quát về mộtchủ đề nào đó và bổ trợ những cụ thể, sâu hơn trong quy trình thực địa. – Chọn mẫu tìm hiểu : Chọn những người được phỏng vấn thích hợp với chủđề của cuộc phỏng vấn dựa vào kỹ năng và kiến thức, tuổi tác, giới tính, vị thế, dân tộc bản địa, v.v Ghi nhận khái quát về sự phân tầng kinh tế tài chính xã hội của cộng đồng bằng cáchtìm vài người quen biết hội đồng ( thành viên hội đồng hoặc cán bộ phát triểncộng đồng ) hoàn toàn có thể vẽ một sơ đồ về hội đồng chỉ rõ những xóm ấp và những nhóm kinhế xã hội, dân tộc bản địa và tôn giáo khác nhau. Để có được sự phân tầng ( độc lạ ) chitiết về kinh tế tài chính xã hội cần thực thi xếp hạng giàu nghèo. Chọn 1 số ít người để60phỏng vấn từ những nhóm khác nhau ( nam, nữ, già, trẻ ) dựa vào tính sẵn có ( mẫu cơhội ). – Giữ ở mức độ càng nhỏ càng tốt. Nhóm công tác làm việc nhỏ ( ít thành viên ), sổ ghichép nhỏ, ít sử dụng xe cộ ( đi bộ càng tốt ). Tránh ” hội chứng thăm dò ý kiến “, cácnghiên cứu viên lái xe đến gặp nông dân đang làm lụng trên đồng và nhảy ra khỏixe với sổ ghi chép trong tay chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn. Cố gằng hoà nhập vàohoàn cảnh địa phương ( nhập gia tuỳ tục ) càng nhiều càng tốt, đó là kế hoạch tốtnhất. – Cần chú ý quan tâm đến thời hạn biểu hàng ngày của những thành viên hội đồng. Chọn thời hạn phỏng vấn sao cho không tác động ảnh hưởng đến những hoạt động giải trí quantrọng của người được phỏng vấn. Sử dụng thời hạn giữa những cuộc phỏng vấn chocác hoạt động giải trí khác của PRA ( như quan sát, vẽ sơ đồ, nghiên cứu và phân tích ). Trong khi phỏng vấn – Cần nhạy cảm và kính trọng dân. Lấy một cái ghế và ngồi cùng mức độ vớinhững người được phỏng vấn, không ngồi cao hơn họ, và khởi đầu câu truyện bằngnhững lời xã giao thông dụng ( được gật đầu ) ở địa phương. Phải tuyệt đối tránhnhững cử chỉ tỏ ra coi thường hoặc không tin vào những gì những thành viên cộngđồng trình diễn, như cười cợt giữa những thành viên nhóm công tác làm việc hoặc ngay cả phêbình những câu vấn đáp của người được phỏng vấn. Hành vi không tương thích hoàn toàn có thể đưađến hiệu quả không đúng chuẩn. – Sử dụng cùng ngôn từ với người được phỏng vấn ( tiếng địa phương, dângian ) để giảm bớt sự ngăn cách. Có những thành viên hội đồng tham gia trong nhómcông tác sẽ bảo vệ là những thắc mắc tương thích và kiến thiết xây dựng theo cách có ý nghĩa vànhạy cảm. Sử dụng ” cách đóng vai ” để tìm ra ngôn từ đúng. – Cuộc phỏng vấn nên là cuộc đối thoại hoặc quy trình mà những thông tin quantrọng sẽ tăng trưởng theo câu truyện. Chất lượng thông tin thu được tùy thuộc phầnlớn vào quan hệ giữa người phỏng vấn và người cung ứng thông tin. Hãy gây niềmtin nơi họ bằng cách biểu lộ sự chăm sóc đến những gì quan trọng so với họ. – Quan sát : Lưu ý quan sát những quy mô, hành vi, những dị biệt và những việckhông thông thường. Quan sát những thông tư ” không lời ” như những biểu lộ trên mặt, sửdụng khoảng trống ( khoảng cách giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn ), điệu bộ, âm giọng, sờ mó, và tiếp xúc bằng mắt vì chúng hoàn toàn có thể biểu lộ phần nhiều cácmối chăm sóc hay quan ngại của người được phỏng vấn và cung ứng những đầu mối giátrị để lý giải những câu vấn đáp. Trong thực tiễn, quan sát và phỏng vấn phần đông đượcthực hiện chung nhau. Tuy nhiên, khi ghi chép cần phân biệt rạch ròi những gì quansát được và những gì người được phỏng vấn vấn đáp để thuận tiện nghiên cứu và phân tích sự việc saunày. Điều đó hoàn toàn có thể đạt được bằng cách chia trang giấy của sổ ghi chép thành 2 cột, một cho phần đối đáp và một cho phần quan sát. – Thu thập những cách phân loại, thuật ngữ, hình vẽ ( đặc biệt quan trọng của trẻ con, có thểđề nghị chúng vẽ về một chủ đề nào đó ), những bài thơ, bài hát, truyện dân gian, cácthành ngữ và tục ngữ của địa phương. – Câu hỏi : Có thể thiết kế xây dựng những câu hỏi dựa vào : + Danh mục những chủ đề và câu hỏi chủ chốt. + tin tức hiện có về hội đồng ( những báo cáo giải trình và thống kê ). + Các map, không ảnh, và những biểu đồ khác. 61 + Quan sát trực tiếp – Các câu hỏi : Ai ? Tại sao ? Cái gì ? Ở đâu ? Khi nào ? Thế nào ? khi được sửdụng đúng đắn luôn tạo ra nhiều thông tin cho người phỏng vấn PRA. Không phảitất cả 6 câu hỏi trên đều được hỏi cho bất kể một yếu tố đặt ra, mà người phỏng vấncần nhớ trong đầu để bảo vệ không có yếu tố quan trọng nào bị bỏ quên. Tuynhiên, cần hạn chế sử dụng câu hỏi ” Tại sao ? ” vì chúng hoàn toàn có thể đặt người cung cấpthông tin ở vào thế bị động và hoàn toàn có thể ngưng phân phối thông tin. – Trình bày những câu hỏi một cách ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và hướng tớiviệc phát hoạ ra nhiều chi tiết cụ thể rõ ràng. Không hỏi nhiều ( hơn một ) câu hỏi cùng lúc. – Bắt đầu cuộc phỏng vấn với 1 câu hỏi bao quát để người đối thoại có thểthảo luận với cách hiểu riêng của họ chứ không phải theo cách hiểu của ngườiphỏng vấn. ( Câu hỏi được thu hẹp sẽ xác lập khoanh vùng phạm vi đề tài và số lượng giới hạn những câu trảlời hoàn toàn có thể có ). Sau đó liên tục những câu hỏi đặc biệt quan trọng để nắm được chi tiết cụ thể hơn và hiểusâu hơn. Thí dụ : sau khi hỏi ” Ông bà cho biết khái quát về những loại cây xanh trongvùng và ông bà sử dụng chúng để làm gì ? ” liên tục với những câu hỏi để biết rõ hơn vềviệc sử dụng những loài cây xanh. Tuy nhiên so với những đề tài nhạy cảm, hoặc trong trường hợp người đượcphỏng vấn rất thích một đề tài nào đó, thì cần mở màn với câu hỏi thu hẹp vì câu hỏibao quát hoàn toàn có thể dẫn đến một cuộc phỏng vấn mà toàn bộ câu hỏi tiếp theo sẽ bị thiênệch theo câu vấn đáp tiên phong. Thí dụ nên hỏi ” Hạn hán vừa mới qua có tác động ảnh hưởng gì đếncuộc sống của ông bà ? “, Ông bà đã sống như thế nào trước khi xảy ra hạn hán ? ” ” Điều gì xảy ra cho ông bà trong lúc bị hạn hán “. – Các câu hỏi cần đưa ra theo cách yên cầu phải lý giải ( thắc mắc mở ) hơn làđể cho người được phỏng vấn vấn đáp ” có ” hoặc ” không “. – Đừng đưa ra câu hỏi có tính hướng dẫn. Các câu hỏi có tính hướng dẫn làmcho việc kiểm tra cụ thể sau này gặp nhiều khó khăn vất vả và làm cho những câu vấn đáp ítđáng tin cây hơn. Thí dụ : không nên hỏi ” Tại sao tiêm chủng cho trẻ nhỏ là quantrọng ? ” mà nên hỏi ” ông bà nghĩ gì về việc tiêm chủng cho trẻ nhỏ ? ” không nên hỏi ” ông bà trồng mía vào tháng 7 phải không ? ” mà nên hỏi ” Khi nào ông bà trồngmía ? “. Tránh đưa ra Tóm lại so với người được phỏng vấn hoặc tránh giúp họhoàn thành câu của họ ngay khi họ hoàn toàn có thể gặp khó khăn vất vả để tự trình diễn. Người dânđịa phương có cách riêng để diễn đạt ý tưởng sáng tạo của mình, cần khuyến khích họ. – Tránh dạy hay khuyên bảo người dân : tính cách này không tương thích vớiPRA. Cần đổi khác ý niệm về vai trò : người phỏng vấn đến là để học cùng vớingười dân địa phương chứ không phải để dạy họ. – Cần hướng dẫn cẩn trọng so với những yếu tố quan trọng và nhạy cảm. Nếucần thiết phải tiếp xúc với người phân phối thông tin nhiều lần để tạo mối quan hệ tốttrước khi bàn luận những yếu tố nhạy cảm hơn. Chọn những chỉ tiêu đại diện thay mặt cho những chỉtiêu nhạy cảm ( thí dụ : chỉ tiêu trong mái ấm gia đình và ghi những nguồn tích lũy là những chỉtiêu đại diện thay mặt cho số thu nhập của hộ mái ấm gia đình ). – Kiểm tra thông tin. Kiểm tra chéo trong khi phỏng vấn là để tích lũy thôngtin cụ thể và thâm thúy hơn. Để hoàn toàn có thể kiểm tra, cần nghe rõ những gì được nói, hỏithêm những thông tin tương hỗ và chi tiết cụ thể sâu hơn. Các sách lược kiểm tra khác nhau baogồm : 62 + Thể hiện sự chăm sóc và động viên bằng gật đầu hoặc nói ” vâng “, ” đúng “. + Dừng đôi chút để người được phỏng vấn bổ trợ thông tin, nhưngkhông dừng quá lâu vì hoàn toàn có thể gây ra lúng túng cho họ. + Nhắc lại câu hỏi theo cách khác ( thí dụ : ” Các mối nguy hại đốivới những con của ông là gì ? “, ” Ông bà có khó khăn vất vả gì trong việc chăm nom con cháu ? “, ” Ông bà lo ngại điều gì nhất hoàn toàn có thể tác động ảnh hưởng đến con cháu ông bà ? ” ). + Sử dụng những câu hỏi trung gian như : ” Ông bà hoàn toàn có thể nói thêm vềđiều đó không ? “, ” Ông bà hoàn toàn có thể cho ví dụ được không ? “, ” Ông bà hoàn toàn có thể giải thíchđiều đó được không ? “. + Sử dụng những so sánh tương đương, tương phản, hoặc biến hóa những ” kiểu ” tích lũy thông tin : phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá thể, phỏng vấn ngườicung cấp thông tin đa phần. – Cần xem xét câu vấn đáp và đừng dựa vào quá ít người phân phối thông tin. Những cảm nhận tiên phong thường bị xô lệch. Nên kiểm tra sự hiểu biết của mình vềmột yếu tố, thuật ngữ hoặc khái niệm bằng cách sử dụng hoặc diễn đạt lại trong cáccuộc đàm đạo và phỏng vấn tiếp sau. Nếu bạn hiểu sai, người phân phối thông tin cóthể thay thế sửa chữa cho bạn. – Ghi chép, ghi chép tốt, chi tiết cụ thể và khá đầy đủ ( hoàn toàn có thể tốc ký ) là nhu yếu cần thiếtcho một cuộc PRA. Đánh số những câu hỏi và ghi lại những câu vấn đáp một cách rõràng. Chỉ định một thành viên của nhóm phỏng vấn ( luân phiên ) làm trách nhiệm ghichép sẽ giúp cho những thành viên khác của nhóm tập trung chuyên sâu vào việc phỏng vấn. Cầnthiết kế công cụ ghi chép ( mẫu biểu, biểu đồ ) sao cho thuận tiện nghiên cứu và phân tích thông tinnày. – Ghi chép những gì được nói và những gì nhóm nhìn thấy, nhưng không kếthợp sự phỏng đoán riêng. Trong trường hợp việc ghi chép gặp khó khăn vất vả hoặc không hề thực hiệnđược ngay tại hiện trường thì cần nhớ lại và ghi chép nhanh một số ít yếu tố ngay saukhi phỏng vấn hoặc quan sát. Trong ngày ( chiều, tối ) sẽ ghi chép lại rất đầy đủ và chitiết những gì đã ghi sơ bộ ở hiện trường, nếu để lâu sẽ quên mất thông tin. – Kết thúc cuộc phỏng vấn một cách lịch sự và trang nhã và cảm ơn người được phỏngvấn, người cung ứng thông tin. + Phỏng vấn người am tường yếu tố ( KIP ) Đây là một trong những chiêu thức tích lũy thông tin từ nông dân thựchiện cho việc miêu tả điểm điều tra và nghiên cứu có tìm hiểu phỏng vấn. Có nhiều cách để thuthập thông tin và giải pháp hỏi những người am hiểu vấn đề ( Key informantPnel ), về một chuyên đề nào đó, là một chiêu thức thông dụng để khám phá thêmhoặc kiểm chứng những thông tin đã có từ trước, hoặc so sánh những thông tinthu thập được qua tìm hiểu phỏng vấn chính thức. * Phương pháp KIP là gì ? Phương pháp tích lũy thông tin từ một nhóm người am hiểu về một chuyênđề nào đó gọi tắt là KIP. KIP là giải pháp luận bàn nhóm gồm những người amhiểu về vấn đề khác nhau được tập hợp trong một cuộc tọa đàm về những sự kiện, 63 những chuyên đề, hoặc những thông tin khác trong một hội đồng, mà cộng đồngnày hoàn toàn có thể là một xã hội, một tổ chức triển khai, hoặc là một cơ quan nào đó. * Tiến trình giải pháp KIP – Thành phần địa phương tham gia. Số người lý tưởng là từ 7 đến 15 người. Những người hoàn toàn có thể tham gia nhóm KIP gồm có : + Nông dân. + Nhà buôn bán. + Chủ ngân hàng nhà nước. + Chủ nhiệm hợp tác xã. + Chính quyền xã. + Nhân viên khuyến nông địa phương. + Thầy giáo. – Tổ chức phỏng vấn : Nhóm chuyên viên liên ngành lần lượt tranh luận, traođổi, hỏi người tham gia về những yếu tố thuộc những nghành nghề dịch vụ tương quan. Xác định lạinhững khó khăn vất vả trở ngại trong sản xuất hiện tại, những triển vọng trong tương laibằng những tài liệu vừa tích lũy được qua cuộc tìm hiểu. * Lợi ích của luận bàn nhóm KIP – Mọi người tham gia và dự phần tích cực hơn trong việc thu nhập và phântích tài liệu. – Cung cấp thêm dữ kiện sau quy trình tiến độ phác thảo phiếu tìm hiểu bằng việctăng mức đúng mực của thuật ngữ. – KIP tốn ít tiền, dễ làm và thu nhập thoáng rộng nhiều loại thông tin khácnhau. – Cung cấp thông tin đúng mực và đáng đáng tin cậy như : Sự việc có tính đạichúng hoặc hoàn toàn có thể quan sát trực tiếp và những đặc thù điển hình nổi bật của cộngđồng. – Không có câu hỏi gây tranh luận, bàn cãi. * Nhược điểm của chiêu thức KIP – Những quan điểm cực đoan và những quan điểm khác thường hoặc những ý kiếnhay sẽ bị triệt tiêu vì cần có sự nhất trí. – Phương pháp này cần người có đủ trình độ tâm lý lẫn ăn nói. Do đó, cóthể bị khắc chế bởi những người có học cao hoặc mưu trí. – Người tinh chỉnh và điều khiển đàm đạo cũng cần phải đủ bản lãnh trong việc điềuphối, gợi ý. – KIP phân phối câu vấn đáp kém đúng mực cho câu hỏi. – tin tức không hề trực tiếp quan sát như là chất hữu cơ. – Cần phải nhìn nhận rõ, phán đoán. – Về lối xử thế tiêu biểu vượt trội của cá thể, hoạt động giải trí hoặc những mối quan hệxã hội. + Sơ lược lịch sửBản sơ lược lịch sử vẻ vang cho biết những thông tin quan trọng để hiểu biết tình hìnhhiện tại của một hội đồng ( thí dụ mối quan hệ nhân quả giữa quyền sở hữu ruộngđất đến sự xói mòn đất hay suy thoái và khủng hoảng rừng ). Nó cho ta cái nhìn khái lược về những sựkiện lịch sử vẻ vang đa phần của một hội đồng và tầm quan trọng của chúng với tình hình64hiện tại. Các sự kiện hoàn toàn có thể là : thiết kế xây dựng hạ tầng như đường sá, trường học, kinh mương, điện lực – Hướng dẫn xếp hạng – Để dân tự làm theo cách của họ. – Để dân sử dụng những đơn vị chức năng đo đếm riêng của họ. – Sử dụng tên gọi riêng, cách định danh, cách phân hạng của họ cho tất cảnhững gì được đưa ra xếp hạng. – Cần xem xét việc sử dụng những game show địa phương để thực thi việc xếphạng. – Kiểm tra nguyên do để sắp xếp thứ tự xếp hạng. – Cần chuẩn bị sẵn sàng trước và kiên trì khi triển khai. + Mặt cắtBản đồ mặt phẳng cắt là bản vẽ một mặt cắt ngang xuyên qua một vùng hay mộtkhu đất trên ấy có diễn đạt những đặc thù hầu hết về hoạt động giải trí sản xuất, những nguồntài nguyên đất, nước, cây cối, vật nuôi, tôm cá, thuỷ sản, cùng những hạn chế trởngại và những thời cơ triển vọng tăng trưởng. Bản đồ mặt phẳng cắt rất thông dụng trong việc diễn đạt hệ sinh thái nông nghiệpcũng như giúp hiểu được những hoạt động giải trí sản xuất đa phần trong vùng hay trong mộtnông trại riêng không liên quan gì đến nhau. – Các bước tiến hànhĐể thực thi map mặt phẳng cắt, điều thiết yếu là phải thực thi dã ngoại. Có thểcó được những thông tin cơ bản càng tốt, do tại map mặt phẳng cắt là bức tranh toàn cụcthu nhỏ diễn đạt toàn bộ những hoạt động giải trí sản xuất, những cụ thể về những nguồn tàinguyên, những thuận tiện, hạn chế của một nông hộ, một vùng sản xuất. – Tìm những thành viên hội đồng có kiến thức và kỹ năng sẵn lòng tham gia một cuộc đibộ trong làng và những vùng xung quanh. – Thảo luận với họ về những yếu tố cần vẽ trong mặt phẳng cắt ( địa hình, đất đai, hoamàu, cách sử dụng đất, nguồn nước, ) và tuyến đường sẽ đi ( bảo vệ phản ánh đầyđủ tính phong phú của vùng nghiên cứu và điều tra ). – Đi khảo sát mặt phẳng cắt cùng với những thành viên hội đồng : quan sát hỏi hannghe ngóng ( nhưng không giảng dạy họ ), bàn luận những khó khăn vất vả thuận tiện. – Xác định những vùng nông nghiệp và tự nhiên đa phần, phác họa những đặc điểmnổi bật. Đối với mỗi vùng cần miêu tả : loại đất và địa hình, nguồn nước, cơ sở hạ tầngkỹ thuật, cây xanh ( và cây mọc tự nhiên ), vật nuôi ( gồm có thuỷ sản ), những khókhăn và giải pháp, những thuận tiện. – Vẽ mặt phẳng cắt và kiểm tra lại mặt cắt cùng với những người hiểu biết ( KI ) 65 – Lợi điểm của map mặt phẳng cắt – Sử dụng map mặt phẳng cắt để miêu tả hoạt động giải trí sản xuất là bức tranh toàn cụccủa một vùng sản xuất hay một khu đất của nông hộ. – Nhìn vào map hoàn toàn có thể tưởng tượng được tổng thể những hoạt động giải trí sản xuất củamột mái ấm gia đình hay của một vùng điều tra và nghiên cứu. – Là giải pháp giúp nhìn nhận nhanh nông thôn trải qua những chỉ tiêu vềkhó khăn trở ngại và những thời cơ triển vọng. – Nông dân hoàn toàn có thể nhìn vào map tưởng tượng được toàn bộ những mặt sản xuấtcủa nông hộ mình hay của người khác hay của một vùng đất. – Cán bộ điều tra và nghiên cứu và cán bộ khuyến nông thuận tiện tưởng tượng, hiểu rõ, nắmbắt được yếu tố sống sót ở địa phương hay của một mái ấm gia đình. – Nhược điểm của chiêu thức – Không thể lý giải được toàn bộ chi tiết cụ thể do kích cỡ số lượng giới hạn của hình vẽ. – Nếu nhà nghiên cứu và điều tra đi trên đường không gặp được những cụ thể thú vịhoặc phong phú, map mặt phẳng cắt trở nên nghèo nàn, đơn điệu, không diễn đạt đúng hiệntrạng sản xuất. – Chỉ miêu tả được phần nổi, phần thấy được, những cụ thể không không thấyđược về kinh tế tài chính, xã hội không được biểu lộ rõ ràng. – Liên hệ giữa map mặt phẳng cắt với những giải pháp khác – Mặt cắt sinh thái chỉ rõ ra những loại cây cối, vật nuôi trên những địahình, những hệ thống tài nguyên khác nhau của một vùng hay của một nông hộ. – Bản đồ mặt phẳng cắt còn có quan hệ thân mật với giải pháp chẩn đoán và xácđịnh những khó khăn vất vả, trở ngại trong hoạt động giải trí sản xuất nông nghiệp. – Bản đồ mặt phẳng cắt có liên hệ với những biểu đồ, sơ đồ màn biểu diễn lịch canh táctrong năm, mối liên hệ tương hổ giữa những hoạt động giải trí sản xuất khác nhau, những sốliệu về mức góp vốn đầu tư kể cả trong lẫn ngoài hệ thống, về việc tiêu thụ và sử dụng sảnphẩm. + Lịch thời vụLịch thời vụ là loại lịch chỉ rõ những hoạt động giải trí chính, những khó khăn vất vả và thuận lợitrong suốt chu kỳ luân hồi hàng năm dưới dạng biểu đồ. Đó thực sự là một chuổi những biểu đồkhác nhau được biểu lộ trên một tờ giấy. Nó giúp xác lập những tháng khó khănnhất hoặc hoàn toàn có thể bị thiệt hại nhất, hay những đổi khác quan trọng khác có ảnh hưởng tác động đếncuộc sống của dân cư. – Lịch thời vụ hoàn toàn có thể được sử dụng để tóm lược những việc như : – Thời vụ ở địa phương. – Khí hậu ( lượng mưa và nhiệt độ ). – Thứ tự gieo trồng hoa màu ( từ khi trồng đến khi thu hoạch ) và sâu bệnh. 66 – Chăn nuôi gia súc ( sinh sản, cai sữa, bệnh, cho ăn, luân chuyển, bán ). – Các hoạt động giải trí tạo ra thu nhập, lượng thu nhập và tiêu tốn, nợ tiết kiệm chi phí. – Nhu cầu lao động cho nam, phái đẹp, trẻ con và năng lực phân phối lao động. – Bệnh tật. – Chủng loại và số lượng thức ăn, chất đốt. – Giá cả thị trường. – Các sự kiện xã hội, tiệc tùng, + Biểu đồ tổ chức triển khai ( biểu đồ Venn ) Biểu đồ mối quan hệ cho thấy những nguyên do, tác dụng và những mối quanhệ giữa những biến đa phần ( quan hệ nhân quả ). Thí dụ : – Mối quan hệ giữa những yếu tố kinh tế tài chính, chính trị, văn hoá và khí hậu đến sựsuy thoái thiên nhiên và môi trường. – Mối quan hệ giữa những yếu tố tự nhiên, kinh tế tài chính, xã hội, … đến tình hình đóinghèo. Sơ đồ tổ chức triển khai. – Biểu đồ VennBiểu đồ Venn chỉ rõ những tổ chức triển khai và cá thể hầu hết trong một cộng đồngcùng mối quan hệ và tầm quan trọng của họ so với việc kiến thiết xây dựng quyết định hành động. Các bước : – Thu thập thông tin từ những nguồn tài liệu thứ cấp, những cuộc phỏng vấn nhómhoặc những người phân phối thông tin hầu hết. – Xác định những tổ chức triển khai và cá thể hầu hết chịu nghĩa vụ và trách nhiệm so với cácquyết định trong một hội đồng hay tổ chức triển khai. – Vẽ ( cắt ) những vòng tròn tiêu biểu vượt trội cho mỗi cá thể hoặc tổ chức triển khai, kích cỡ củavòng tròn chỉ rõ mức độ quan trọng hoặc khoanh vùng phạm vi của mỗi tổ chức triển khai hoặc cá thể. – Xác định mức độ quan hệ giữa những tổ chức triển khai, cá thể : sắp xếp những vòng, trònnhư sau : + Vòng tròn riêng rẽ = không có mối quan hệ. + Vòng tròn tiếp xúc nhau = thông tin được trao đổi. + Vòng tròn chồng lắp nhau = có hợp tác trong việc kiến thiết xây dựng quyếtđịnh ( mức độ chồng lắp càng nhiều = hợp tác càng đáng kể, ngặt nghèo hơn ). Lưuý : Khuyến khích những thành viên hội đồng thiết kế xây dựng biểu đồ riêng củahọ. 67H ình 3.1 Mối quan hệ giữa hội đồng và những tổ chức triển khai ( Nguyễn Ngọc Đệ, 1998 ) + Xếp hạng phân loại giàu nghèoXếp hạng hoặc cho điểm là sắp xếp việc gì đó theo một trật tự. Các công cụphân tích như xếp hạng sẽ bổ trợ cho phỏng vấn bán cấu trúc trải qua việc tạo racác thông tin cơ bản hoàn toàn có thể dẫn đến nhiều câu hỏi trực tiếp hơn. Các công cụ đó cóthể được sử dụng như một phần cuộc phỏng vấn hoặc sử dụng riêng lẽ. Xếp hạng là một công cụ thực sự hữu dụng so với những thông tin nhạy cảm, đặcbiệt là mức thu nhập hoặc mức độ giàu nghèo. Người phân phối thông tin thường cóxu hướng chuẩn bị sẵn sàng phân phối những giá trị tương đối về mức độ giàu nghèo của họ hơnlà những số lượng đúng mực tuyệt đối. Như vậy, nên nói ” Hãy phân hạng những nguồn thuthập của ông bà theo tầm quan trọng ” hơn là hỏi ” Ông bà thu nhập được baonhiêu ? “. Xếp hạng còn có ưu điểm nữa là nó thuận tiện triển khai hơn là giải pháp đođếm tuyệt đối. – Có nhiều giải pháp xếp hạng. Có thể kể : + Xếp hạng theo ưu tiên ( xếp hạng bằng cách bỏ phiếu ). + Xếp hạng theo cặp ( đôi ). + Xếp hạng theo ma trận trực tiếp. + Xếp hạng giàu nghèo. Chọn nông hộ nghèo để góp vốn đầu tư, thường sử dụng giải pháp ” Xếp hạnggiàu nghèo ” để tinh lọc ra nông hộ nghèo trong vùng. Sự độc lạ về mức độ giàunghèo luôn sống sót trong một hội đồng. Các độc lạ này có tác động ảnh hưởng đến quyếtđịnh tính cách, kế hoạch đối phó, và quan điểm của người dân. Xếp hạng giàunghèo được cho phép nhóm PRA : Cộng đồngChồm xómCQ ấpChủ vật tưphân bónCQ xãCán bkỹ thuậtTổ liên quan68 – Nhận ra sự độc lạ giàu nghèo trong một hội đồng. – Phát hiện những chỉ số về tiêu chuẩn giàu nghèo và mức sống của địa phương. – Thiết lập “ vị trí ” tương đối của những hộ trong hội đồng. tin tức sơ lược về kinh tế tài chính xã hội hội đồng này hoàn toàn có thể được dùng làm cơsở cho việc chọn mẫu tìm hiểu sau này hoặc xác lập những thành viên của dự án Bất Động Sản ( nhưngười nghèo nhất, người cần được giảng dạy ), và để xem sau một thời hạn những giaình tham gia dự án Bất Động Sản có cải tổ được tình hình của họ so với những người khôngtham gia dự án Bất Động Sản không. Xếp hạng này có ích như phần mở màn để bàn luận về cácchiến lược, thời cơ, khó khăn vất vả và giải pháp hoàn toàn có thể có. – Các nguyên tắc – Người bên ngoài và thành viên hội đồng có nhận thức khác nhau về sựgiàu có, mức sống và sự bất bình đẳng. Tuy nhiên nhận thức của người dân địaphương cóý nghĩa quyết định hành động có hiểu biết thâm thúy hơn về hội đồng. – Những người dân khác nhau trong hội đồng ( đàn ông, đàn bà, người buônbán, người làm công, … ) hoàn toàn có thể sử dụng những tiêu chuẩn ( nhìn nhận giàu nghèo ) khácnhau. – Việc khám phá dịch chuyển tình hình kinh tế-xã hội trong hội đồng là hữu íchcho PRA. – Xếp hạng giàu nghèo dựa trên giả định là những thành viên hội đồng cảmnhận được ai trong số họ giàu hơn hoặc có mức sống kém hơn. Cần quan tâm rằng đó lànhận thức riêng của hội đồng về tình hình ( của họ ). Nên kiểm tra chéo hiệu quả thuđược với những chiêu thức ( như bảng câu hỏi dùng trong quan sát trực tiếp ). Chú ý – Phương pháp này đơn thuần, linh động, yên cầu ít thời hạn với sự tham giacủa 1 số ít thành viên hội đồng. Tuy nhiên, nó khó thực thi ở những vùng đông dâncư vì khó tìm được hiểu biết toàn bộ những hộ với tên chủ hộ. – Vì những nhóm khác nhau có cái nhìn khác nhau về bản thân họ nên kết quảthu được ở những xã khác nhau không hề so sánh được. Một số hội đồng tương đốikhá giả hoàn toàn có thể tự xếp mình là kém hơn hội đồng rất nghèo khác. Trong vài trườnghợp, hội đồng hoàn toàn có thể chống đối việc phân loại này. Một số người trong cộng đồnglại cố ý hạ thấp “ hạng ” để mong hội đồng hoàn toàn có thể nhận được “ viện trợ ” hoặc đầutư từ nhà nước và nhất là những tổ chức triển khai quốc tế. – Các bước thực thi xếp hạng giàu nghèo – Lập list toàn bộ những hộ trong hội đồng kèm số liệu ( số thứ tự ). Tênchủ hộ và số liệu mỗi hộ được viết trên từng phiếu riêng. Đề nghị từng người, trong nhóm người phân phối thông tin chính ngườitrong hội đồng đã sống, lâu năm trong hội đồng và biết toàn bộ những hộ, phân cácphiếu theo nhóm nghèo trong hội đồng ( số nhóm và tiêu chuẩn phân loại do họ quyếtđịnh ). Nếu người trong hội đồng này không biết chữ, nhóm PRA đọc to tên ngườitrong phiếu để ông bà trong hội đồng đó đặt phiếu vào nhóm do họ chọn. Nếutrong hội đồng không hề xếp hạng cho một hộ nào đó ( vì không biết hộ này hoặckhông quyết định hành động được nên xếp vào nhóm nào ) thì liên tục xếp cho hộ khác. Cần ít69nhất 3 người trong hội đồng độc lập phân loại những hộ nhằm mục đích bảo vệ hiệu quả tincậy được. – Dùng giỏ hoặc hộp nhỏ có ghi số ( số nhỏ là nghèo, số lớn hơn là khá hơn ) để giúp người phân loại ( người trong hội đồng ) nhớ được những hạng giàu nghèo dễdàng hơn và nhóm PRA ghi nhận hiệu quả mà không nhầm lẫn. Trộn những phiếu ở cácnhóm lại trước khi để người khác trong hội đồng phân loại để tránh những định kiếntừ tác dụng phân loại trước. – Sau khi phân loại, nên hỏi người trong hội đồng về những tiêu chuẩn phân loạicho mỗi nhóm và sự độc lạ giữa những nhóm. Phải nắm chắc người được nhờ phânloại là những người đáng đáng tin cậy và không bàn luận về “ hạng ” của từng mái ấm gia đình đểtránh những cảm xúc xấu trong nội bộ hội đồng. Lập hạng mục những tiêu chuẩn và chỉsố đã tạo được khi đàm đạo về việc xếp hạng, và kiểm tra những độc lạ hiệu quả từnhững người phân phối thông tin. – Sau khi người được chọn trong hội đồng đã phân loại tổng thể những phiếuthành những nhóm, nhóm PRA ghi hiệu quả của mỗi hộ vào biểu điểm có số nhóm. Nếusố nhóm giàu nghèo do người phân loại cung ứng khác nhau thì phải cho điểm mỗihộ bằng cách nhận “ chỉ số giàu nghèo ” do người trong hội đồng sử dụng với 100. Thí dụ, một hộ được xếp vào nhóm 3 trong 5 nhóm thì sẽ có số điểm là 60 ( 3/5 x100 = 60 ). Ghi điểm của những hộ ( được cho bởi những người phân nhóm ) vào những cộtchung một bảng điểm rồi cộng lại và chia cho số người phân loại ( số cột ) để có sốđiểm trung bình. Cần kiểm tra xem tác dụng giữa những người phân nhóm có khác biệtlớn không. Nếu có thì hủy bỏ tác dụng cung ứng bởi những người được chọn phân nhómvà nhờ một người khác trong hội đồng làm lại việc phân loại. – Cuối cùng sắp xếp những hộ theo những nhóm giàu nghèo. Nếu số nhóm do cácngười phân loại sử dụng khác nhau thì lấy số trung bình. Thí dụ 4 người phân loạicó 4,5,6,7 nhóm thì hoàn toàn có thể chia hội đồng thành 5 nhóm giàu nghèo ( 4 + 5 + 6 + 7 ) / 4 = 5,2. 3.1.2 Điều tra khảo sát cụ thể : Phương pháp phỏng vấn có sử dụng phiếuPhương pháp dùng phiếu tìm hiểu thường được sử dụng cho những nghiênứu sâu với những tiềm năng vĩnh viễn nhằm mục đích tăng trưởng sản xuất cho những vùng rộnglớn. Phiếu tìm hiểu là tập câu hỏi được soạn sẵn dùng để tích lũy những dữ kiệnđịnh lượng. Phiếu tìm hiểu tùy thuộc mục tiêu của cuộc phỏng vấn, và thông thườngđược soạn sơkhởi để tìm hiểu thử sau đó nhà nghiên cứu trở về sửa chửa bổ sungcho tương thích với tình hình, và thực thi tìm hiểu chính thức. Mô tả điểm cụ thể được triển khai bằng cuộc tìm hiểu khảo sát, phỏng vấnquy mô với nhiều chương mục chi tiết cụ thể. Sơ lược tiến trình như sau : – Tìm hiểu sơ khởi về điểm điều tra và nghiên cứu trong vùng tiềm năng bằng nhữnglần dã ngoại quan sát trực tiếp. Áp dụng việc phỏng vấn những người amhiểu vấn đề, những cấp chỉ huy, tận dụng những nguồn thông tin khác đểcó cái nhìn tổng quát về điểm nghiên cứu và điều tra. – Áp dụng những chiêu thức tích lũy thông tin để xác lập sơ khởinhững khó khăn vất vả trở ngại trong sản xuất hiện tại. 70 – Phác thảo tập câu hỏi dựa trên những dữ kiện tích lũy được từ những công việctrên đây để sẵn sàng chuẩn bị cho việc phỏng vấn thử tại điểm. Nội dung của cáccâu hỏi, chi tiết cụ thể của từng chương mục trong tập câu hỏi được phong cách thiết kế tùythuộc vào mục tiêu của cuộc tìm hiểu. – Thực hiện cuộc phỏng vấn thử để kiểm chứng lại những câu hỏi trong tậpcâu hỏi. Có thể triển khai chiêu thức KIP song song với phỏng vấn thửđể kiểm chứng cùng lúc. – Biên soạn, sửa chữa thay thế lại những cụ thể trong tập câu hỏi cho tương thích với điềukiện thực tiễn tại địa phương về nội dung những câu hỏi, cấu trúc câu văn, thứtự câu hỏi, thứ tự câu văn về sự đúng chuẩn của thuật ngữ, những đơn vị chức năng đolường, những từ ngữ địa phương sao cho có sự hiểu biết và cảm thông hoàntoàn giữa người phỏng vấn và nông dân. – Thực hiện cuộc phỏng vấn chính thức. – Hiệu chỉnh, thống kê giám sát, giải quyết và xử lý những tài liệu tích lũy được sau cuộc phỏngvấn. Lập những biểu bảng tóm tắt những tác dụng tích lũy được, kể cả những bảnđồ những hình ảnh minh họa, những biểu đồ tóm tắt những hiệu quả thu được, cácđồ biểu, những lịch thời vụ, lịch khí tượng, lịch về tiền vốn, lao động. v.v – Trình bày những tác dụng sơ khởi trước nhóm điều tra và nghiên cứu và ghi nhận cácphản ảnh từ những thành viên trong nhóm nếu có. – Mời đại biểu nông dân, nhóm KIP tập trung chuyên sâu tại điểm nghe báo cáo giải trình kếtquả và ghi nhận phản ảnh từ phía nông dân. – Hiệu chỉnh việc đo lường và thống kê, phân tích số liệu và tập trung chuyên sâu viết báo cáochính thức về tác dụng miêu tả điểm. Có thể sử dụng những tác dụng từ diễn đạt sơkhởi, những hình ảnh số liệu, v.v để bổ trợ cho những tác dụng từ cuộcphỏng vấn chính thức. – Xác định lại những khó khăn vất vả trở ngại trong sản xuất hiện tại, những triểnvọng trong tương lai bằng những dữ kiện vừa tích lũy được qua cuộc điềutra. Kết hợp với những chiêu thức xác lập nguyên do và hậu quả, SWOT để thực thi tốt việc này. – Thiết lập những giả thiết và những hướng thực thi thí nghiệm trên đồngruộng. Kết quả từ những thí nghiệm và những hướng thực thi thí nghiệmtrên đồng ruộng. Kết quả từ những thí nghiệm này và những thí nghiệm kế tiếpđược bổ trợ vào hiệu quả miêu tả điểm. Kết quả những biến hóa về mặtnăng suất, về mặt kinh tế tài chính cũng góp thêm phần bổ trợ vào miêu tả điểm. – Một cách tổng quát diễn đạt điểm là một tiến trình mở, nó được thực hiệnliên tục qua nhiều tiến trình điều tra và nghiên cứu HTCT, chính do càng hiểu rõ vềđiểm điều tra và nghiên cứu, nhóm điều tra và nghiên cứu càng có đủ cơ sở đưa ra những dự ánphát triển tốt hơn. 3.1.3 Tổ chức cuộc tìm hiểu phỏng vấn * Xây dựng phiếu điều traPhiếu tìm hiểu : Là một tập câu hỏi in sẵn dùng để tích lũy những dữ kiện cótính chất số lượng về thực trạng sản xuất của nông dân. Tuỳ thuộc mục tiêu sử dụngmà phiếu tìm hiểu được phong cách thiết kế theo những thứ tự, những nội dung thích hợp. Phiếu71câu hỏi giúp tiêu chuẩn hoá dữ kiện, tập trung chuyên sâu yếu tố chính, bảo vệ độ chính xácvà mức độ thống kê giám sát thiết yếu. * Thảo câu hỏiPhải chắc rằng ngôn từ dùng trong câu hỏi đơn thuần và dễ hiểu để ngườiđược phỏng vấn hoàn toàn có thể vấn đáp một cách an toàn và đáng tin cậy và đúng chuẩn. Những câu hỏi về kỹthuật canh tác phải tương quan đến nơi nông dân sống và canh tác vì nông dân biếtnhững gì xảy ra trên ruộng của họ hàng ngày. Câu hỏi có 3 dạng : mở, lựa chọn vàcó xu thế. Thường khi soạn thảo câu hỏi cần tránh : – Câu có quá nhiều chi tiết cụ thể. – Dùng từ mơ hồ hoặc quá trình độ. – Câu hỏi gợi lên vấn đáp trùng lấp. – Đơn vị không rõ ràng. Vượt năng lực vấn đáp nông dân. – Có tính cách xu thế hoặc không trong thực tiễn. * Chọn và tập huấn điều tra viên – Tiêu chuẩn : ngôn từ, nguồn gốc, phái tính, văn hóa truyền thống, kinh nghiệm tay nghề và phẩmchất cá thể. – Tập huấn : nội dung và giải pháp tìm hiểu. * Tổ chức tìm hiểu thửĐể chắc có được câu vấn đáp đáng đáng tin cậy cần phải phỏng vấn thử, đi hỏinhững người có quy trình học vấn, kinh nghiệm tay nghề tựa như như những người sẽ đượcphỏng vấn thực sự. So sánh những câu vấn đáp riêng từng cá thể. Những câu hỏi đượcnhững câu vấn đáp giống nhau từ nhiều người được xem như đáng tin và cần đượcdùng trong cuộc phỏng vấn. Những câu hỏi được vấn đáp khác nhau hoặc không phùợp phải được vô hiệu hoặc phải được nâng cấp cải tiến, và được thử lại. * Chọn người để phỏng vấnChọn người để phỏng vấn càng cẩn trọng thì tin tức tích lũy được càng đángtin cậy và đúng chuẩn. Người được phỏng vấn càng am hiểu yếu tố thì tin tức càngốt. Thí dụ về kỹ thuật canh tác cần chọn những người lớn tuổi, có học, đã sống vàtrồng trọt tại địa phương hầu hết cả đời họ. Để tránh hoài nghi và thiếu hợp tác cần lý giải về chương trình nghiên cứucho nông dân và viên chức địa phương. Nếu họ hiểu được việc sẽ trở nên thuận tiện. Thứ hai là cần có giấy trình làng của chính quyền sở tại cấp trên nêu rõ mục tiêu. Thứ balà tiếp xúc với những nhân vật quan trọng tại địa phương trước khi triển khai phỏngvấn, việc đó giúp có liên hệ tốt với công chúng. Cũng có ích nếu hẹn lịch cụ thểvới những người sẽ được phỏng vấn, như vậy họ sẽ sắp xếp mà không phải làm việcgì khác. 72 * Dự trù ngân sách cho cuộc tìm hiểu – Có 2 loại ngân sách : phí dịch chuyển và phí cố địnhPhí cố định và thắt chặt gồm có : + Tiền lương của cán bộ thường trực. + Văn phòng, dụng cụ và phương tiện đi lại. + Phân tích những dữ kiện và báo cáo giải trình. + giá thành inấn. – Phí dịch chuyển gồm có : + Tiền công thuê nhân viên cấp dưới Giao hàng tìm hiểu. + Phí đi lại và ăn ở hằng ngày. + Sản xuất phiếu tìm hiểu. + Xử lý sơ khởi và lên bảng số liệu. 3.1.4 Những trường hợp bị nhiểu thông tin khi điều traTrong bất kể cuộc điều tra và nghiên cứu nào cũng cần phải cẩn trọng trong việc thu thậpthông tin, chính do thu thập dữ liệu không đúng chuẩn sẽ dẫn đến việc chẩn đoán sai, như vậy sẽ có những giải pháp thực thi không tương thích. Những cuộc thăm viếngngắn mà người ta gọi là “ cưởi ngựa xem hoa ” thường vấp phải những thông tin lệchlạc như sau : – Điều kiện đường sá : Do tâm ý ngại đi những đường xấu nhóm nghiên cứuchọn đường dễ đi nên không gặp được nông dân nghèo ở những vùng sâukém tăng trưởng, chỉ gặp được những nông dân có điều kiện kèm theo tốt hơn. – Ngại khó và tiết kiệm chi phí thì giờ : Người ngoài thường liên hệ với cán bộ phụtrách những dự án Bất Động Sản địa phương, cho nên vì thế họ chỉ được viếng thăm những vùngtrong dự án Bất Động Sản mà không biết được thực trạng của những khu vực ngoàiphạm vi dự án Bất Động Sản. – Không đúng đối tượng người dùng : Thường người ta thích gặp những người ít nghèokhó hơn và có thể lực hơn, đàn ông hơn đàn bà, người chịu hợp tác, người năng động hơn người thụ động, do đó chỉ biết được một chiều vkhông nghiên cứu và phân tích hết những tình thế hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài ra viên chức địaphương không muốn cho gặp những người nghèo nàn mà nhóm nghiênứu lại không đủ thời hạn để tiếp xúc với tổng thể những dân cư của mộtkhu vực. – Không đúng thời gian : Ở điều kiện kèm theo khí hậu nhiệt đới gió mùa mưa là thời kỳ bấtlợi cho nông dân nghèo vì họ thao tác cực khổ hơn, hiệu suất hoa màuthấp hơn, hoàn toàn có thể bị thiếu lương thực, nợ nần, bịnh tật, … Ở vùng nước sâunhà cửa tiêu điều, hoạt động và sinh hoạt ảm đạm, … nhưng điều này trái hẳn sinh hoạttrong mùa khô. Nếu nhóm điều tra và nghiên cứu triển khai dã ngoại trong mùa khôthì sẽ không thấy hết những khó khăn vất vả trở ngại đích thực tại địa phương. 733.1.5 Xử lý, phân tích số liệu và trình diễn kết quảCác số liệu thô sau khi tích lũy được cần phải qua quy trình thanh lọc, chỉnhlý, giám sát, diễn dịch theo những giải pháp khoa học, thống nhất thì mới có ýnghĩa và hoàn toàn có thể sử dụng được. * Tiến trình xử lý số liệu – Sàng lọc và chỉnh lý số liệu : Sàng lọc và chỉnh lý số liệu là một quá trìnhkiểm tra, xem xét số liệu để vô hiệu sai lầm đáng tiếc, phát hiện thiếu sót, khôngđồng bộ và chỉnh sửa cho đúng chuẩn những số liệu trước khi lên bảng biểu. Trước khi mã hoá những thông tin thu được trong biểu tìm hiểu bạn cần kiểmtra lại độ không thiếu, đúng chuẩn và như nhau của số liệu – Tính vừa đủ của số liệu : Đầu tiên nên kiểm tra xem có câu hỏi nào chưacó câu vấn đáp hay không. Cố gắng săn lùng nguyên do nếu có câu hỏi còn trống. ất cả những yếu tố này, cần trao đổi lại và làm rõ với tìm hiểu viên. Nếucần hoàn toàn có thể kiểm tra lại thực tiễn tại địa phận tìm hiểu. – Tính đúng mực của số liệu : Sau khi kiểm tra xem tổng thể những câu hỏi đãđược vấn đáp rồi, nên chú ý tới độ đúng chuẩn và tính hài hòa và hợp lý của câu vấn đáp. Dữ kiện không đúng mực hoàn toàn có thể là do điều tra viên thiếu cẩn trọng hoặc ngườiđược phỏng vấn cố ý vấn đáp sai lầm. Trong trường hợp những câu trả lờicần thống kê giám sát và quy đổi đơn vị chức năng, cần kiểm tra lại tác dụng thống kê giám sát vàhoán đổi. Nên dùng đơn vị chức năng đo lường và thống kê chuẩn thống nhất trong toàn bộ biểubảng tìm hiểu. Các số liệu không bình thường cần được chú ý quan tâm kiểm tra và xác nhậnlại. – Tính như nhau của số liệu : Quá trình xử lý số liệu còn tạo thời cơ để kiểmtra xem liệu những tìm hiểu viên có diễn dịch những câu hỏi và sự hướng dẫnđiều tra cùng một phong thái hay không. Cũng cần chú ý quan tâm là việc sàng lọcvà chỉnh lý số liệu cần phải được thực thi rất là thận trọng. Khôngđược tẩy xoá hoặc đổi khác những thông tin trong biểu tìm hiểu. Mọi sự thayđổi nếu cần nên viết vào tờ giấy rời hoặc chỗ trống dành sẵn trên biểuđiều tra, xác lập rõ đặc thù của sự biến hóa và nguyên do. – Mã hoá dữ kiện tìm hiểu : Khi hiệu quả đã được lượng hoá thì giai đoạntrung gian là mã hoá những câu vấn đáp. Mã hoá rất cần cho những loại hạngmục và thứ tự hoặc đôi lúc thiết yếu so với những số liệu về số lượng hoặctỉ lệ. * Trình bày hiệu quả + Những điều cơ bản trong việc trình diễn kết quảViệc trình diễn tác dụng nhằm mục đích mục tiêu thông tin cho người đọc. Vấn đề làlàm thế nào để hoàn toàn có thể cung ứng nhu yếu hiểu được của nhiều loại người đọc khácnhau. Bạn đọc thường thì, cần có những bảng và hình đơn thuần, dễ hiểu và đượcnêu bật lên càng rõ ràng càng đơn thuần càng tốt. trái lại những nhà chuyên môn, kỹ74thuật muốn những số liệu cụ thể để họ hoàn toàn có thể thống kê giám sát, nghiên cứu và phân tích, nhìn nhận sâu hơntheo cách nhìn nhận yếu tố của họ. Để xử lý mâu thuẩn này, cần chia bài báo cáo giải trình ra làm 2 phần : Các bảngbiểu tóm tắt nêu bật những nét chính yếu của tác dụng nghiên cứu và phân tích được để trong phầnchính của bài báo cáo giải trình. Còn những bảng cụ thể với số liệu khá đầy đủ hơn ở phụ lục chongười đọc tìm hiểu thêm nếu họ cần. Các điều sau đây cần lưuý khi trình diễn hiệu quả tìm hiểu : – Rõ ràng, dễ hiểu ngay cả người không có liên hệ gì với cuộc tìm hiểu – Được phân giải ở mức độ thích hợp với một cái sườn đồng điệu – Sử dụng thích hợp những số liệu trung bình, độ phân tán, Tỷ Lệ và tốcđộ … – Phân nhóm hài hòa và hợp lý và biểu lộ cả những khuôn khổ – Sử dụng hài hòa và hợp lý biểu đồ, sơ đồ và hình – Việc làm tròn số chỉ nên thực thi cho bảng số liệu tóm lược sau cuối. ếu làm tròn số sớm quá sẽ dễ gây sai số lớn khi nghiên cứu và phân tích và thống kê giám sát. – Việc lựa chọn ranh giới cho phân phối tần số nhóm hoàn toàn có thể rộng hơn đốivới bảng tóm lược và hẹp hơn so với bảng gốc. Cẩn thận đừng làm lệchlạc số liệu – Chú ý không có phần nào mà tổng số toàn thể của những thành phần đó lạilớn hơn 100 % hoặc nhỏ hơn 0 % – Gặp những bảng có hạng mục “ Cái khác ”, “ Không biết ”, “ Không nói ” cầnxử lý thích hợp riêng cho từng trường hợp đơn cử. Tỉ lệ của những câu hỏinhư vậy nên nhỏ so với toàn thể, nếu không hàng loạt số liệu của bảngkhông còn đáng tin cậy được nữa. – Khi bộc lộ số liệu bằng Phần Trăm theo hàng hoặc cột, thường nên inổng cộng ở cuối hàng hoặc cột để người sử dụng biết Tỷ Lệ đượctính theo chiều nào và nó sẽ mang ý nghĩa khác nhau. + Có 2 cách phổ cập để trình diễn tác dụng : Bảng và hình – Trình bày hiệu quả bằng bảng. Tùy theo mục tiêu thông tin, hoàn toàn có thể trìnhbày số liệu hoặc tác dụng bằng 1 trong 2 loại bảng + Bảng tổng quát + Bảng chuyên biệtBảng tổng quát để trình diễn một cái nhìn tổng quát, tổng lực hoặc để trìnhbày một lượng dữ kiện sơ khởi lớn dưới hình thức thuận tiện. Để trình diễn những dữ kiệnban đầu, những bảng dữ kiện sơ khởi lớn dưới hình thức thuận tiện. Để trình diễn những dữkiện khởi đầu, những bảng thường giống như là bảng phụ lục trong một bài báo cáo giải trình. Nónhằm cung ứng cho người đọc những số liệu khởi đầu để họ hoàn toàn có thể tự nghiên cứu và phân tích và diễndịch. Bảng tổng quát cũng hoàn toàn có thể được chính nhà nghiên cứu sử dụng như là mộtphần của tiến trình tăng trưởng một hình thức nghiên cứu và phân tích thích hợp nhằm mục đích cung ứng mụcđích, nhu yếu điều tra và nghiên cứu. Bảng chuyên biệt trình diễn một quá trình sâu hơn trong quy trình nghiên cứu và phân tích. Chúng bộc lộ vài điểm đặc trưng về những số liệu, tạo nên một bộ phận nghiên cứu và điều tra, khảo sát có hệ thống ngặt nghèo hướng về mục tiêu nghiên cứu và điều tra. Nhà nghiên cứu và điều tra cần75suy nghĩ chính chắn về hình thức và cấu trúc của một bảng chuyên biệt để thấy rằngnó tiềm ẩn những thông tin một cách tốt nhất để trình diễn với người đọc về mụcđích nghiên cứu và điều tra. Nhà nghiên cứu và điều tra cần tâm lý chính chắn về hình thức và cấu trúccủa 1 bảng chuyên biệt để thấy rằng nó tiềm ẩn những thông tin một cách tốtnhất để trình diễn với người đọc về mục tiêu, nhu yếu của việc nghiên cứu và điều tra. Các sốliệu trong bảng chuyên biệt hoàn toàn có thể là những số liệu trung bình, Xác Suất, chỉ số hoặclà dưới hình thức thích hợp nào đó nhằm mục đích nêu bật những góc nhìn đặc trưng đơn cử. – Ưu điểm trình diễn bảng + Có thể trình diễn những loạt số dài và nhiều biến trong một lúc. + Những số lượng đúng mực đã có sẵn trên bảng để tìm hiểu thêm. + Công việc sẵn sàng chuẩn bị thuận tiện và nhanh gọn. Nhược điểm trình diễn bảng + Thường khó thấy được những mối liên hệ giữa những biến hoặc xu hướngthay đổi theo thời hạn. + Cần có thời hạn nghiên cứu và điều tra và diễn giải. – Trình bày hiệu quả bằng hình. Một hình tốt hoàn toàn có thể nói lên một yếu tố cònốt hơn hàng ngàn chữ. Trình bày bằng hình hoàn toàn có thể sửa chữa thay thế cách trình diễn bằngbảng với ưu điểm tương tự. Hình hoàn toàn có thể dùng để nêu rõ hoặc nhấn mạnh vấn đề cácmối quan hệ giữa những số liệu và cung ứng cho người đọc chớp lấy ý nghĩa hàng loạt sốliệu mà không cần phải điều tra và nghiên cứu toàn bộ những giá trị lẻ tẻ. Các mô hình thông dụng nhất là : Biểu đồ liên tục, biểu đồ phân tán, lược đồ, biểu đồ hình thanh, hình bánh và phân phối tần suất. – Biểu đồ liên tục : biểu đồ được vẽ trên 2 trục hoành độ và tung độ thể hiệnmối quan hệ giữa 2 biến định lượng hoặc 2 chiều. Biểu đồ thích hợp khi có một sựliên tục trong số liệu, trong đó những điểm màn biểu diễn những cặp giá trị quan sát tương ứngcủa 2 biến và hoàn toàn có thể được nối với nhau bằng 1 đường. – Biểu đồ phân tán : Biểu đồ phân tán tỏ ra thích hợp khi bạn muốn thể hiệnmức độ trải rộng số liệu trong sự phối hợp giữa 2 biến khi không có sựliên tục rõ ràng nào. Biểu đồ phân tán biểu lộ tác động ảnh hưởng của biến độngngẫu nhiên và những tác động ảnh hưởng khác trên số liệu. – Lược đồ : Lược đồ hình thanh : Kích thước của mỗi nhóm số liệu được thểhiện bằng những thanh có chiều rộng cố định và thắt chặt, nhưng chiều cao tương ứngvới độ lớn hoặc tần số quan sát ở mỗi khoảng chừng số liệu liên tục từ nhỏ tớilớn. Nó thích hợp trong trường hợp muốn biểu lộ đặc trưng của sự phânphối tần số. – Biểu đồ hình thanh : Kích thước của mỗi nhóm số liệu được biểu lộ bằngnhững thanh có chiều rộng cố định và thắt chặt, nhưng chiều cao tương ứng với độlớn hoặc tần số mà nó đại diên. Nó khác với lược đồ ở chỗ tần số. Ở lượcđồ bộc lộ bằng diện tích quy hoạnh và những khoảng cách giữa những giá trị trên trục Xkề cận nhau. Trong khi biểu đồ hình thanh bộc lộ tần số bằng chiều caocủa thanh và những thanh này hoàn toàn có thể tách rời nhau. Có thể bộc lộ 2 haynhiều biến hơn trên cùng một hình. Ngoài ra biểu đồ hình thanh hoàn toàn có thể thểhiện những thành phần của một toàn thể bằng cách chia làm những phần tươngứng với mỗi thành phần hợp thành nó. 76 – Biểu đồ hình bánh : Biểu đồ hình bánh là 1 giải pháp đơn thuần, trìnhbày thành phần của 1 tổng thể và toàn diện % theo từng khuôn khổ khác nhau. Trongbiểu đồ hình bánh mật vòng tròn được chia làm những phần có kích thướclớn nhỏ tương ứng với độ lớn của từng nhóm – Ưu điểm trình diễn bằng hình  Có thể nêu bật sự biến hóa theo thời hạn của từng thành phần hoặcgiữa những nhóm.  Dễ dàng phân biệt những khuynh hướng của số liệu  Các giá trị tương đối hoàn toàn có thể so sánh được thuận tiện  Nhược điểm trình diễn bằng hình  Thường khó trình diễn trên cùng 1 biểu đồ nếu những số liệu khácnhau lớn.  So với bảng thì số biến và lượng thông tin trong hình ít hơn vàkém đúng chuẩn hơn.  Cần yên cầu kinh nghiệm tay nghề, sự khôn khéo và thời hạn phác thảo nếumuốn có được biểu đồ tốt. Việc lựa chọn cách trình diễn số liệu bằng hình hay bảng, hình loại nào, bảngkiểu gì tuỳ thuộc vào mục tiêu của bạn, mức độ hiệu suất cao mà bạn muốn và những gìạn có sẵn trong tay. 3.2 Nội dung khảo sát trong nghiên cứu và điều tra HTCT3. 2.1 Điều kiện tự nhiên – Xác định vị trí tìm hiểu, phân vùng tìm hiểu thành tiểu vùng như nhau vềđất đai. – Đất + Đặc tính hoá học : pH đất, hàm lượng dinh dưỡng NPK. + Đặc tính vật lý : cấu trúc đất, năng lực giữ nước. – Thủy văn : Chế độ triều, lũ, chất lượng nước, nguồn nước ngầm. – Khí hậu : Mưa gió, bảo, nhiệt độ, ánh sáng, bốc hơi, ẩm độ. 3.2.2 Điều kiện kinh tế tài chính – Sản lượng thu hoạch : sản lượng chính và phụ phẩm. – Giá mua bán : Ngân sách chi tiêu vật tư, lao động, mẫu sản phẩm, giá luân chuyển. Xác địnhkhung giá và thời giá. – Ngân sách chi tiêu : ngân sách vật tư, ngân sách lao động, lãi suất vay ngân hàng nhà nước, ngân sách vậnchuyển, ngân sách thiết kế xây dựng cơ bản, ngân sách khấu hao – Lợi nhuận. – Thị Trường : Thị phần trong nước và ngoài nước. Cách luân chuyển hàngđem bán. Xác định khu vực hoàn toàn có thể tiêu thụ loại sản phẩm, cách mua và bán theochất lượng hàng bán. 773.2.3 Điều kiện xã hội – Số lượng lao động thiết yếu : Nam, nữ. – Thời gian cần. – Trình độ lao động thiết yếu. – Quy trình kỹ thuật đang vận dụng. – Khả năng kinh tế tài chính nông hộ. – Các tổ chức triển khai tương hỗ kỹ thuật. – Các tổ chức triển khai tương hỗ kinh tế tài chính. – Tập quán canh tác. – Mục đích sản xuất của dân trong vùng. Đặc tính sinh vật có hại. – Sinh học : Giống cây cối, vật nuôi, dịch bệnh, cỏ dại và sinh vật có hại – Cơ sở vật chất : Hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nông, đê ngăn lũ, giếng sâu, hệthống ao mương, hệ thống chuồng trại, hệ thống điện, hệ thống giaothông và máy móc. Môi trường kinh tế tài chính, xã hội : Kinh tế, văn hoá, giáo dục và xã hội. – Hiện trạng sản xuất : Hiện trạng về mùa vụ, thực trạng về kỹ thuật canhtác, thực trạng về hiệu suất cao kinh tế tài chính. Thí dụ : Mô tả chăn nuôi trên một vùng khảo sát. Tình hình chăn nuôi tạihuyện Champasak từ năm 1988 được trình diễn tóm tắt trong Bảng 3.1. Bảng 3.1 Đàn gia súc gia cầm huyện Champasak 1988 – 1994 ( Đơn vị tính : con ) Năm Đàn trâu Đàn bò Đàn heo Đàn gia cầm1988 14.638 14.759 8.7531989 14.698 15.078 9.0471990 14.743 15.022 9.5651991 12.554 10.590 6.0991992 12.802 13.862 6.2211993 11.679 12.563 6.131 113.1381994 12.057 12.781 6.415 103.424 Từ năm 1990 trở lại trước, đàn gia súc huyện tương đối không thay đổi và tăng đềuđặn hàng năm. Tuy nhiên từ năm 1991 nền chăn nuôi huyện chịu một sự thay đổiquan trọng, theo cùng với sự giảm sút nghiêm trọng về sản lượng lúa đàn gia súcũng chịu một sự giảm sút tương tự như. Theo lý giải của Phòng Nông Lâm nghiệphuyện thì có nhiều nguyên do dẫn đến sự giảm sút này. Nguyên nhân thứ nhất làdo năm 1991 cả nước Lào bị thiên tai liên tục : lũ lụt trong mùa mưa và hạn hánnghiêm trọng vào cuối vụ, gia súc bị dịch chết nhiều. Song song đó nguyên nhânthứ hai cũng khá quan trọng là từ năm này nước Lào thực thi chủ trương Open, do sự chênh lệch giá thành quá cao giữa Lào và Đất nước xinh đẹp Thái Lan, nên nhiều người chăn nuôibán một lượng lớn gia súc sang Vương Quốc của nụ cười làm cho tổng đàn liên tục sụt giảm. Từ

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận