Giáo trình giáo dục hòa nhập
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.07 MB, 91 trang )
Bạn đang đọc: Giáo trình giáo dục hòa nhập – Tài liệu text
TRƯỜNGĐẠI
ĐẠIHỌC
HỌCQUẢNG
QUẢNGBÌNH
BÌNH
TRƯỜNG
KHOASP
SPTIỂU
TIỂUHỌC
HỌC––MẦM
MẦMNON
NON
KHOA
GIÁO
TRÌNH
GIÁO
TRÌNH
(Lưu hành
nội bộ)
(Lưu hành nội bộ)
GIÁO
DỤC
HÒA
NHẬP
GIÁO
HÒA
NHẬP
(DànhDỤC
cho hệ CĐGD
Mầm non)
(Dành cho hệ CĐGD Mầm non)
Tác giả: Hoàng Thị Lê
Tác giả: Hoàng Thị Lê
Năm 2016
Năm 2016
1
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP ………………………4
1.1. Khái niệm và một số quan điểm tiếp cận giáo dục hòa nhập ……………………………….4
1.2. Các yếu tố và đặc điểm của giáo dục hòa nhập ……………………………………………………7
1.3. Tính tất yếu của giáo dục hòa nhập……………………………………………………………………..8
1.4. Xu thế của giáo dục hòa nhập…………………………………………………………………………….14
CHƯƠNG 2: THÚC ĐẨY VÀ HỖ TRỢ GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ CÓ NHU
CẦU ĐẶC BIỆT TRONG TRƯỜNG MẦM NON……………………………………………………….25
2.1. Tạo môi trường học tập hòa nhập thân thiện …………………………………………………….25
2.2. Mở rộng mạng lưới hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ có nhu cầu đặc biệt ở
trường Mầm non ………………………………………………………………………………………………………38
2.3. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của giáo viên trong giáo dục hòa nhập Mầm
non cho trẻ có nhu cầu đặc biệt. ……………………………………………………………………………….42
CHƯƠNG 3: GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ CÓ NHU CẦU ĐẶC BIỆT TRONG
TRƯỜNG MẦM NON …………………………………………………………………………………………………44
3.1. Khái niệm và đặc điểm trẻ có nhu cầu đặc biệt ………………………………………………….44
3.2. Nguyên tắc giáo dục hòa nhập trẻ có nhu cầu đặc biệt trong trường Mầm non…67
3.3. Thực hiện giáo dục hòa nhập cho các nhóm trẻ có nhu cầu đặc biệt………………….70
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH……………………………………………………………………….90
2
LỜI NÓI ĐẦU
Để góp phần cho công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Mầm non hệ Cử nhân
Cao đẳng ở trường Đại học Quảng Bình, tôi đã biên soạn tài liệu “Giáo dục hòa nhập”.
Tài liệu được biên soạn theo các chương nhằm mục đích cung cấp cho người học
những hiểu biết kĩ năng cơ bản của giáo viên Mầm non trong việc giáo dục trẻ có nhu
cầu đặc biệt học hòa nhập trong trường mầm non
Tài liệu gồm có 3 chương
– Chương 1: Những vấn đề chung về giáo dục hào nhập.
Chương 2: Thúc đẩy và hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ có nhu cầu đặc biệt
trong trường mầm non.
– Chương 3: Giáo dục hòa nhập trẻ có nhu cầu đặc biệt trong trường mầm non.
Lần đầu tiên tác giả biên soạn tài liệu chắc chắn không tránh khỏi những thiếu
sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của sinh
viên, giảng viên trường Đại học Quảng bình, giáo viên tiểu học và tất cả bạn đọc.
Trân trọng cám ơn!
3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP
1.1. Khái niệm và một số quan điểm tiếp cận giáo dục hòa nhập
1.1.1. Khái niệm giáo dục hòa nhập
Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục cho mọi trè em, trong đó có trẻ có nhu
cầu đặc biệt trong lớp học bình thường của trường phổ thông. Giáo dục hòa nhập là:
“Hỗ trợ mọi học sinh cơ hội bình đẳng tiếp nhận dịch vụ giáo dục với những hỗ trợ cần
thiết trong lớp học tại trường phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm chuẩn bị trở thành
những thành viên đầy đủ của xã hội”. Hòa nhập không có nghĩa là xếp chỗ cho trẻ có
nhu cầu đặc biệt vào lớp học bình thường trong trường lớp phổ thông và không phải tất
cả mọi trẻ phải đạt trình độ hoàn toàn như nhau trong mục tiêu giáo dục. Giáo dục hòa
nhập đòi hổi sự hỗ trợ cần thiết để học sin phát triển hết mọi khả năng của mình. Sự
cần thiết đó được thể hiện trong việc điều chỉnh chương trình, các đồ dùng dạy học,
dụng cụ hỗ trợ đặc biệt, các kỹ năng giảng dạy đặc thù…
Giáo dục hoà nhập dựa trên quan điểm tích cực, đánh giá đúng trẻ có nhu cầu đặc
biệt và các em được nhìn nhận như mọi trẻ khác.
Theo quan điểm này thì mọi trẻ có nhu cầu đặc biệt đều có những năng lực nhất
định. Chính từ sự nhìn nhận này mà trẻ có nhu cầu đặc biệt được coi là chủ thể chứ
không phải là đối tượng thụ động của các tác động giáo dục. Từ đó người ta tập trung
quan tâm, tìm kiếm những cái mà trẻ có nhu cầu đặc biệt có thể làm được. Các em sẽ
làm tốt khi những việc phù hợp với năng lực mà nhu cầu của mình. Trong giáo dục, gia
đình, xã hội và cộng đồng cần tạo ra sự hợp tác và hòa nhập với các em trong mọi hoạt
động. Vì thế các em phải được học ở trường học gần nhà nhất, nơi các em sinh ra và
lớn lên. Các em phải luôn được gần gũi gia đình, luôn được sưởi ấm bằng tình yêu của
cha mẹ, anh, chị và được cả cộng đồng đùm bọc, giúp đỡ. Trẻ có nhu cầu đặc biệt sẽ
được học cùng một chương trình, cùng lớp, cùng trường với các trẻ bình thường. Và
như mọi sinh hoạt khác, học sinh có nhu cầu đặc biệt là trung tâm của quá trình giáo
dục. Các em được tham gia đầy đủ và bình đẳng trong mọi hoạt động trong nhà trường
và cộng đồng để thực hiện lý tưởng: “Trường học cho mọi trẻ em, trong xã hội cho
mọi người”. Chính lý tưởng đó tạo cho trẻ có nhu cầu đặc biệt niềm tin, lòng tự trọng ý
chí vươn lên để đạt đến mức cao nhất mà năng lực của mình cho phép.
1.1.2. Một số quan điểm tiếp cận giáo dục hòa nhập
1.1.2.1. Quan điểm bình thường hóa.
Trong giáo dục hòa nhập, trẻ có nhu cầu đặc biệt cũng như những trẻ khác có khả
năng và nhu cầu của riêng mình. Do mỗi trẻ đều có những đặc điểm riêng biệt như vậy
4
nên trong giáo dục hòa nhập, không nên coi khiếm khuyết là sự bất thường đó cùng
như là sự đa dạng tất yếu. Cần đối xử với trẻ một cách bình thường, không nên quá
nhấn mạnh, chú trọng đến khó khăn của trẻ. Trẻ có nhu cầu đặc biệt cần được học
chung một chương trình, với phương pháp dạy học phù hợp với giáo viên.
1.1.2.2. Quan điểm chấp nhận
Quan điểm này có ý nghĩa rằng chúng ta cần thừa nhận những khó khăn của trẻ là
sự đa dạng bình thường. Không phải vào môi trường hòa nhập thì trẻ phải thay đổi mà
là giáo viên cần có sự chấp nhận và thay đổi cho phù hợp với trẻ.
1.1.2.3. Quan điểm tiếp cận đa dạng
Với hình thức giáo dục hòa nhập thì các trường học phải tiếp nhận tất cả mà không
phân biệt điều kiện thể chất, trí tuệ, xã hội, tinh cảm, ngôn ngữ hay bất kỳ điều kiện
nào khác của các em. Điều này áp dụng cho tất cả các em có nhu cầu đặc biệt cho dù
các em sinh sống ở đâu, ở thành phố, đồng bằng, ở các vùng xa xôi hẻo lánh hay thuộc
nhóm dân du canh du cư, trẻ em thuộc các dân tộc thiểu số về ngôn ngữ, sắc tộc hay
văn hóa, trẻ em thuộc các nhóm bị thiệt thòi khác.
Sự đa dạng không chỉ thể hiện ở đối tượng trẻ mà còn thể hiện ở lực lượng giáo dục
trong giáo dục hòa nhập. Với trẻ bình thường có thể chỉ cần có giáo viên đứng lớp là
có thể dạy trẻ, nhưng đối với trẻ có nhu cầu đặc biệt thì ngoài giáo viên dạy hòa nhập
còn cần có đội ngũ chuyên gia hỗ trợ như giáo viên nguồn, giáo viên tư vấn, chuyên
gia y tế, nhân viên chăm sóc. Đặc biệt là sự phối kết hợp, hỗ trợ từ phía gia đình, người
thân, bạn bè của trẻ.
Sự đa dạng còn thể hiện ở phương pháp giáo dục trẻ. Đối với trẻ có nhu cầu đặc
biệt, khi học hòa nhập do mỗi trẻ có đặc điểm khác nhau, khả năng, nhu cầu khác
nhau, do vậy phải sử dụng linh hoạt, đa dạng các phương pháp dạy học khác nhau để
có thể giúp trẻ học tập đạt hiệu quả cao nhất theo khả năng của trẻ.
1.1.2.4. Quan điểm tiếp cận về giá trị văn hóa
Giáo dục hòa nhập coi trẻ em có nhu cầu đặc biệt như các trẻ em khác và là chủ thể
của quá trình giáo dục hơn là đối tượng giáo dục. Gia đình, cộng đồng và xã hội cùng
tạo ra sự hợp tác và hòa nhâp với các em trong tất cả các hoạt động ở mọi môi trường.
Vì thế, các em được gần gũi gia đình trong tình yêu thương của cha mẹ, anh chị, người
thân trong gia đình và được cộng đồng đùm bọc, giúp đỡ. Nhu cầu đặc biệt không còn
là khó khăn riêng của các em mà đã được coi như là mối quan tâm chung, được chia sẻ
với các thành viên trong gia đình và của những người xung quanh các em là bạn bè,
thầy, cô giáo, các tình nguyện viên – những người sẽ hỗ trợ ở bên cạnh các em trong
5
cộng đồng. Giáo dục hòa nhập tạo cơ hội, môi trường để nhiều lực lượng tham gia giáo
dục có điều kiện hợp tác với nhau vì mục tiêu chung. Mọi người trong cộng đồng có
dịp tiếp cận với các em nhiều hơn, thấy rõ hơn những nhu cầu, tiềm năng của trẻ,
những mặt mạnh cùng như những mặt yếu của các em, từ đó chúng ta hiểu cần phải
làm gì để hỗ trợ, giúp đỡ các em được nhiều hơn. Các em được tham gia đầy đủ và
bình đẳng trong mọi công việc của công đồng. Chính điều này tạo cho các em niềm tin,
lòng tự trọng, ý chí vươn lên để đạt đến mức cao nhất mà năng lực các em cho phép,
để các em có thể độc lập, sáng tạo, tự tin và thể hiện quyền bình đẳng trong quá trình
tham gia mọi công việc của cộng đồng.
1.1.2.5. Quan điềm môi trường ít hạn chế nhất
Tức là trẻ có nhu cầu đặc biệt, bất kể mức độ nặng, nhẹ mang khiếm khuyết gì đều
cần phải được học tập trong môi trường ít hạn chế nhất. Đây là môi trường trong đó trẻ
có nhu cầu đặc biệt có được cơ hội để phát huy tối đa tiềm năng của mình, từ đó có thể
phát triển và hoà nhập xã hội. Môi trường này không làm hạn chế khả năng của trẻ, mà
ngược lại, làm giảm thiểu những yếu tố gây hạn chế cho trẻ với đầy đủ các đặc điểm
của nó.
1.1.2.6. Quan điểm không loại trừ.
Quyền được học tập của tất cả trẻ em, trong đó trẻ có nhu cầu đặc biệt đã được
tuyên bố trong tuyên ngôn thế giới về Quyền con người năm 1948, được khẳng định lại
một cách mạnh mẽ trong tuyên bố thế giới về giáo dục cho tất cả mọi người năm 1990
và Công ước về Quyền trẻ em
Quyền cơ bản này của tất cả trẻ em lại một lần nữa được nêu ra tại diễn đàn giáo
dục thế giới do Liên hiệp quốc tố chức tại Dakar, Senegan trong năm 2010, với sự
tham gia của các đại biểu đại diện cho hơn 180 quốc gia và các tổ chức quốc tế. các
quốc gia đã nhất trí thông qua một khung hành động mà theo đó đến năm 2015, tất cả
trẻ em trên thế giới, đặc biệt là trẻ em gái đều phải được phổ cập giáo dục tiểu học
miền phí, bắt buộc và có chất lượng.
Các công ước và tuyên bố trên đã đề cập đến toàn bộ trẻ em không loại trừ đối
tượng nào kể cả trẻ khuyết tật. Và đối với trẻ khuyết tật còn có hẳn một bản tuyên bố
được coi là Tuyên ngôn của ngành giáo dục trẻ khuyết tật, đó là tuyên bố Salamanca
và Cương lĩnh hành động về giáo dục theo nhu cầu đặc biệt. Tuyên bố được coi là tiêu
chuẩn của Liên hiệp quốc về bình đẳng cơ hội cho người tàn tật. Tuyên bố khẳng định:
– Mọi trẻ em đều có quyền cơ bản được giáo dục, phải được tạo cơ hội để đạt và
duy trì trình độ học ở mức có thể chấp nhận được.
6
– Mọi trẻ em đều có những đặc điểm riêng, lợi ích riêng, khả năng và nhu cầu học
tập riêng.
– Các hệ thống giáo dục phải được thiết kế và các chương trình giáo dục phải được
thực hiện trên tinh thần xem xét đến sự đa dang của những đặc điểm và nhu cầu này.
– Những trẻ có nhu cầu giáo dục phải được đến học tại các trường học này có trách
nhiệm phải trang bị kiến thức cho các em thông qua một phương pháp lấy trẻ em làm
trung tâm, có đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu đặc biệt của các em.
– Các trường chính quy theo hướng hòa nhập này là phương thức tốt nhất để chống
lại các thái độ phân biệt, tạo ra những cộng đồng thân ái, xây dựng một xã hội hoà
nhập và thực hiện giáo dục cho tất cả mọi người. Hơn thế nữa, các trường học này
mang lại một nền giáo dục hiệu quả hạch toán cho toàn bộ hệ thống giáo dục.
Một số điều chủ yếu của Cương lĩnh Salamanca cho thấy: thông qua giáo dục hoà
nhập là biện pháp tốt nhất để trẻ khuyết tật có thể hòa nhập vào cộng đồng một cách
hiệu quả nhất và thông qua giáo dục hòa nhập thì trẻ khuyết tật mới không bị loại trừ,
tách biệt khỏi gia đình và cộng đồng xã hội.
1.2. Các yếu tố và đặc điểm của giáo dục hòa nhập
1.2.1. Các yếu tố của giáo dục hòa nhập
– Giáo dục mọi đối tượng học sinh
– Học sinh được học ở trường thuộc khu vực sinh sống
– Học sinh được bố trí vào lớp học phù hợp với lứa tuổi trong moi trường giáo dục
phổ thông
– Cung cấp các dịch vụ và giúp dỡ học sinh
– Dạy học một cách sáng tạo, tích cực và hợp tác
– Bạn bè cùng lứa giúp đỡ lẫn nhau
– Học sinh với khả năng khác nhau được học theo nhóm
– Điều chính chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và cách đánh giá
– Mọi học sinh đều là thành viên của tập thể
– Lớp học có tỷ lệ học sinh hợp lý
– Mọi học sinh đều được hưởng cùng một chương trình giáo dục phổ thông
– Giáo viên phổ thông và chuyên biệt cùng chia sẻ trách nhiệm giáo dục mọi đối
tượng học sinh
7
– Sự đa dạng được đánh giá cao
– Chú trọng đến điểm mạnh của học sinh
– Với phương pháp dạy học đa dạng, học sinh tham gia vào các hoạt động chung đạt
được kết quả khác nhau
– Cân bằng giữa hiệu quả về mặt kiến thức xã hội
– Lập Kế hoạch cho quá trình chuyển tiếp của học sinh
1.2.2. Đặc điểm của giáo dục hòa nhập
* Tiếp cận hòa nhập
– Giáo dục cho tất cả mọi người
– Linh hoạt
– Giảng dạy cá nhân
– Học tập trong các điều kiện hội nhập
– Nhấn mạnh học tập
– Lấy trẻ em làm trung tâm
– Tổng thể
– Bình đẳng hóa cơ hội cho tất cả mọi người
Chương trình học và phương pháp dạy học của giáo dục hòa nhập dựa vào
quá trình
– Giáo viên truyền kiến thức
– Giáo viên từ xa không tham gia và không chịu trách nhiệm
– Dựa vào sách giáo khoa chính thức
– Một phương pháp giảng dạy cho tất cả các em
– Nội dung bài học cố định
– Tập trung vào tập thể lớp
– Phân nhóm học sinh theo lứa tuổi một cách cứng nhắc
1.3. Tính tất yếu của giáo dục hòa nhập
UNESCO đưa ra 10 lý do tiến hành giáo dục hòa nhập. Cụ thể là:
1. Tất cả các trẻ em có quyền được học cùng nhau
8
2. Không được đánh giá thấp hoặc xa lánh, tách biệt, kỳ thị trẻ chỉ vì sự khuyết tật
hoặc những khó khăn về học tập của trẻ
3. Những người khuyết tật trưởng thành cho rằng họ là “những người còn sót lại
của nền giáo dục chuyên biệt” đang đòi hỏi phải chấm dứt sự tách biệt
4. Không có lý do nào để tách biệt trẻ trong giáo dục. trẻ cần có nhau, chúng học
hỏi lẫn nhau. Chúng không cần người lớn cần bảo vệ chúng khỏi những đứa trẻ khác
5. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ em học tập tri thức và tương tác xã hội tốt hơn
trong trường hòa nhập
6. Không có sự chăm sóc hay giáo dục nào trong trường chuyên biệt có thể thay thế
cho trường bình thường.
7. Với những cam kết và hỗ trợ đã nêu, giáo dục hòa nhập là một cách sử dụng các
nguồn lực giáo dục một cách hiệu quả
8. Sự tách biệt sẽ khiến mọi người sợ hãi hoặc lãng quên và thành kiến với đứa trẻ
9. Mọi trẻ cần được hưởng một sự giáo dục phù hợp để giúp chúng phát triển các
mối quan hệ và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống hòa nhập sau này
10. Chỉ có giáo dục hòa nhập mới có khả năng giảm đi sự sợ hãi, mặc cảm và xây
dựng tình bạn, sự tôn trọng và sự hiểu biết lẫn nhau
Đối với trẻ Việt Nam, tùy thuộc vào cách nhìn nhận vấn đề của mỗi người, có thể
đưa ra 6 lý do tiến hành giáo dục hòa nhập như sau:
Lí do thứ nhất: Giáo dục hòa nhập đáp ứng mục tiêu giáo dục, đào tạo con người.
Bốn mục tiêu giáo dục con người của UNESCO đề xuất là: Học để làm người; Học
để biết; Học để làm; Học để cùng chung sống. Về thực chất, các mục tiêu trên đều có
nhiều điểm trùng với mục tiêu giáo dục các thành viên trong cộng đồng người da đỏ dã
đưa ra ccsh đây hàng nghìn năm. Theo quan điểm của họ, mỗi người muốn tồn tại
được trong cộng đồng cần phải phấn đấu đạt dược đông đều 4 phẩm chất sau đây: Tính
quy thuộc; Thông đạt kiến thức và kỹ năng; Tính độc lập; Tính quảng đại. Trong giáo
dục hòa nhập, cả 4 phẩm chất nêu trên đều thể hiện trong mục tiêu giáo dục cho mỗi
trẻ. Xem xét từng nội dung:
1.3.1. Tính quy thuộc: Có bạn bè và giữ mối quan hệ tốt hơn với bạn. Được chung
sống và cùng làm việc với người khác trong công đồng. Được là thành viên của gia
đình và cộng đồng. Mọi trẻ đều được chào đón và được tôn trọng như nhau một cách
tích cực. Trẻ được học trong môi trường giáo dục hòa nhập là điều kiện, cơ hội để
9
được là thành viên “chính thức”, được tham gia và đóng góp cho cộng đồng với những
khả năng có thể của mình, được hòa mình vào cộng đồng, vào tập thể nơi các em được
sinh ra, phát triển, trưởng thành và gắn bó suốt đời. Điều này ở các phương thức gaiso
dục khác nhau như chuyên biệt và bá chuyên biệt khó có thể thực hiện được.
1.3.2. Thông đạt kiến thức kỹ năng: Thành đạt và có khả năng tốt trong một hoặc vài
lĩnh vực; được phát triển toàn diện; có tư duy linh hoạt và năng lực giải quyết các vấn
đề; có động cơ đúng đắn; có tri thức văn hóa và có khả năng làm chủ kỹ thuật; được
tiếp tục học tập và có khả năng cao trong lĩnh vực quan tâm. Trẻ phải được tiếp thu
những tri thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết và phù hợp với nhu cầu cà năng lực của mỗi
em. Mỗi em có khả năng khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau. Khi đã có kiên thức
và kỹ năng, các em phải có thái độ đúng, ứng xử một cách linh hoạt trước mọi vấn đề
đặt ra.
1.3.3. Tính độc lập: Mọi trẻ đều có cơ hội chọn nghề và tin yêu công việc đã chọn; có
trách nhiệm cá nhân cao, chiu trách nhiệm về hành động và quyết định của mình; được
độc lập trong mọi lĩnh vực. Để trẻ đạt mục tiêu trên, cần dạy cho trẻ có lòng tự trọng,
tự tin, tự học hỏi, biết chấp nhận, tiếp nhận thông tin để phát triển; có độc lập tự chủ
mới có sáng tạo. Những điều này rất cần cho cuộc sồng lao động, hội nhập cộng đồng
trong tương lai khi trẻ đã trưởng thành.
1.3.4. Tính quảng đại: Được đóng góp cho gia đình và xã hội, có lòng nhiệt tình, yêu
thương, chăm sóc, giúp đỡ người khác. Trẻ được học tập, được sự giúp đỡ của mọi
người trong quá trình tiếp nhận thông tin, lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng và tiến
đến trình độ làm việc độc lập, sáng tạo. Đến lượt mình, trẻ phải thể hiện giá trị của
mình bằng sự cống hiến xã hội, đây là mục tiêu rất quan trọng. Mục tiêu này định
hướng giá trị của mỗi người trước những vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra. Trong cuộc
sống, sự giúp đỡ lẫn nhau là tất yếu. Mỗi người nhận được sự giúp đỡ lúc này và phải
giúp đỡ người khác khi cần.
Lý do thứ hai: Thay đổi quan điểm giáo dục
Chúng ta biết rằng giáo dục trong nhà trường là đào tạo ra những con người có kỹ
năng, thái độ và thiên hướng cần cho xã hội. Trước đây, người ta đã quyết định rằng
cần phải phân loại trẻ em càng tỉ mỉ càng tốt. Bằng thang đo trí lực cho biết chỉ số trí
tuệ IQ, trẻ em đã được chẩn đoán để có thể phát hiện ra các tài năng sớm. Những trẻ
em sau khi đã được phân loại cần được dạy theo một chương trình riêng, theo một
phương pháp riêng. Người ta cho rằng, cách đào tạo này sẽ có hiệu quả hơn. Thực tế
đã chỉ ra rằng, trẻ em học kiểu này không phát triển hết khả năng của mình, thậm chí
có thể phát triển lệch lạc.
10
Xu thế giáo dục đa trình độ, đa phương pháp và phát huy tính độc lập hay sự tham
gia tích cực của học sinh đã trở nên phổ biến. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện
chương trình giáo dục mới ở các bậc học trong đó chú trong đổi mới phương pháp dạy
học phát huy tính tích cực của học sinh. Phương pháp dạy học tập trung vào hoạt động
của người học trở nên ngày càng phổ biến và mang lại hiệu quả cho nhiều em. Giáo
dục hào nhập dựa vào quan điểm giáo dục, dạy học dựa vào khả năng, sở thich và đáp
ứng nhu cầu của mỗi cá nhân trẻ. Điều này thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp
dạy học hiện nay
Lí do thứ ba: Giáo dục hoà nhập là phương thức giáo dục hiệu quả nhất cho mọi
học sinh
Được giáo dục môi trường hòa nhập, trẻ có cơ hội thể hiện mình, với sự hỗ trợ của
bạn bè, thầy cô giáo, cùng với ý chí vươn lên, trẻ sẽ được học nhiều hơn, có kiến thức
văn hóa, có kỹ năng sống; trẻ có những dang khó khăn khác nhau đều có thể tiến bộ
hơn, các tiềm năng của trẻ được khơi dậy và phát triển tốt hơn so với các môi trường
giáo dục khác. Phương pháp học hợp tác nhóm là cơ hội để trẻ được tham gia và trao
đổi, thảo luận, được nói lên những suy nghĩ của mình, được thực hiện các hoạt động
học tạp trong môi trường hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau thuận lợi. Trong môi trường này,
học sinh biết quan tâm lẫn nhau giải quyết cac vấn đề. Giáo dục hoà nhập không
những mang lại lợi ích cho trẻ khuyết tật mà còn mang lại hiệu quả xã hội không kém
phần quan trọng. Thực tế hơn 10 năm tiến hành giáo dục hòa nhập ở Việt Nam và kinh
nghiệm giáo dục trên thế giới cho thấy tính hiệu quả đối với các đối tượng trẻ khuyết
tật khác nhau như sau:
Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Thông qua giao lưu ban bè, trẻ xóa bỏ mặc cảm, tự ti;
kỹ năng giao tiếp của trẻ phát triển nhanh, phát triển tính độc lập trong sinh hoạt và trẻ
học được nhiều hơn
Trẻ khiếm thị : do được học gần nhà nên trẻ khiếm thị bớt khó khăn trong việc đi
lại, trẻ có nhiều bạn bè, hội nhập dễ dàng, có cơ hội tìm việc làm sau khi tốt nghiệp.
Trẻ khiếm thính: thông qua qua hệ với bạn bè, trẻ học cách giao tiếp, có nhiều cơ
hội để phát triển khả năng của mình, tư duy của trẻ được tốt hơn qua học tập và sinh
hoạt.
Trẻ khó khăn vận động: được học tập để có thể phát triển tài năng, được bạn bè
giúp đỡ, xoá bỏ dần sự lệ thuộc vào người khác
Lí do thứ tư: Giáo dục hào nhập thực hiện các văn bản pháp quy của Quốc tế và
Việt Nam
11
Vấn đề bình đẳng trong cơ hội học tập và nhiều quyền khác đã được nêu trong công
ước Quốc tế về quyền khác đã được nêu trong Công ước Quốc tế về quyền trẻ em
(điều 8, điều 23), trong công ước về giáo dục cho mọi người và gần đây nhất, trong
Tuyên ngôn về giáo dục đặc biệt là Salamanca (Tây Ban Nha 1994): “Giáo dục là
quyền của con người và những người khuyết tật cũng có quyền được học trong các
trường phổ thông, các trường đó phải được thay đổi để tất cả các em đều được học”.
Tuyên ngôn về quyền của con người của Liên hợp quốc đã chấp nhận những
nguyên tắc cơ bản về quyền của người tàn tật. Đặc biệt là quyền giáo dục. Vấn đề giáo
dục trẻ khuyết tật được thực hiện trong hệ thống nhà trường chung. Những pháp luật
liên quan đến nền giáo dục bắt buộc sẽ bao gồm tất cả mọi trẻ em thuộc dạng khuyết
tật, kể cả những trẻ em bị khuyết tật nặng.
Vấn đề trên đã được mở rộng trong tuyên ngôn thế giới về giáo dục cho mọi con
người (1990). Tuyên ngôn đã khuyến nghị các quốc gia phải quan tâm đến nhu cầu
giáo dục đặc biệt của trẻ khuyết tật và tạo điều kiện bình đẳng trong giáo dục cho mọi
trẻ khuyết tật như là một bộ phận thiết yếu của hệ thống giáo dục quộc dân.
Công ước của liên hơp quốc về quyền trẻ em một lần nữa nhấn mạnh đến các quyền
cơ bản của trẻ khuyết tật. Khái niệm về quyền trẻ em được làm sáng tỏ trên nguyên tắc
cơ bản của trẻ em và cung cấp dịch vụ, sự giúp đỡ cần thiết cho sự phát triển của mỗi
cá nhân về mọi mặt, nhân cách, năng lực, tài năng…
Xem thêm: Bài Giảng Thực Hành 5S – Tài liệu text
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004:
Điều 50. Hoạt động dịch vụ của cơ sở giúp trẻ em
1. Cơ sở giúp trẻ em có tổ chức dịch vụ theo nhu cầu hồi phục chức năng, cai
nghiện ma túy, điều trị HIV/AIDS, tổ chức dạy nghề cho trẻ em vi phạm pháp luật,
nuôi dưỡng trẻ em nghiện ma túy, trẻ em nhiễm HIV/AIDS và nhu cầu khác được thu
tiền dịch vụ theo quy định hoặc theo hợp đồng thỏa thuận với gia đình, người giám hộ.
2. Trẻ em của hộ nghèo có nhu cầu dịch vụ cần được người đứng đầu cơ sở giúp trẻ
em xét miễn, giảm phí dịch vụ cho từng trường hợp.
Chính phủ quy định cụ thể mức thu phí dịch vụ và đối tượng được miễn giảm dịch
vụ.
Điều 52. Trẻ khuyết tật, tàn tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học.
Trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học được gia đình,
nhà nước và xã hội giúp đỡ, chăm sóc, được tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa
12
bệnh, phục hồi chức năng; được nhận vào các lớp học hòa nhập, lớp học dành cho trẻ
khuyết tật, tàn tật; được giúp đỡ học văn hóa, học nghề và tham gia hoạt động xã hội.
Pháp lệnh về người tàn tật – Pháp lệnh số 06/1998 – UVTVQH10 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 30/7/1998
Điều 16. Việc học tập của trẻ em tàn tật được tổ chức thực hiện bằng các hình thức
hòa nhập trong các trường phổ thông, trường chuyên biệt dành cho người tàn tật, cơ sở
nuôi dưỡng người tàn tật và tại gia đình.
Nghị định 55/1999/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của pháp
lệnh người tàn tật 1998
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm đào tạo giáo viên, biên soạn chương
trình, giáo trình, sách giáo khoa áp dụng cho học sinh là người khuyết tật, phối hợp với
Bộ Y tế biên soạn chương trình đào tạo cán bộ chuyên ngành phục hồi chức năng, giáo
trình y học phục hồi chức năng trong các trường trung học. đại học y; cung ứng các
thiết bị dạy học cho giáo viên và phương tiên học tập thích ứng với từng loại tàn tật
cho học sinh là người tàn tật; tổ chức mạng lưới trường, lớp với những điều kiện cần
thiết để thu nhận trẻ em tàn tật học theo hướng hoà nhập; chỉ đạo việc mở lớp tuyển
sinh, dạy và học, chế độ sinh hoạt ở các trường, lớp chuyên biệt cho người tàn tật.
Nghị định số /2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết về
hướng dẫn một số Điều của Luật Giáo dục:
Điều 36. Tạo điều kiện học tập cho người tàn tật, khuyết tật
1. Người học là người tàn tật, khuyết tật được học tại các lớp dành riêng hoặc hòa
nhập, được xét cấp học bổng, trợ cấp và miễn, giảm học phí theo quy định tại khoản 3
điều 33 của Nghị định này và được xét cấp sách giáo khoa, học phẩm cần thiết.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc tổ chức để người tàn tật,
khuyết tật của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Quy định này được ban hành theo Quyết định số 23/2006/QĐ – BGDĐT ngày
22/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là văn bản đầu tiên thể hiện nổ
lực của nhà nươc ta láy tư tưởng hòa nhập để thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ khuyết
tật.
Lí do thứ năm: Tính kinh tế của giáo dục hòa nhập
Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục có hiệu quả kinh tế vì nhiều trẻ được đi
học và chi phí đỡ tốn kém. Kinh phí giáo dục cho một trẻ khuyết tật bao gồm cả chi
phí cho học sinh, đào tạo giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học…Theo số liệu
13
tổng hợp từ các cơ sở, chi phí cho một trẻ khiếm thính trong một năm nội trú khoảng 5
triệu đồng, trong trường bán trú khoảng 2,5 triệu, trong đó chưa tính kinh phí đào tạo
giáo viên mua máy trợ thính. Chi phí cho cơ sở vật chất ban đầu cũng là điều cần đề
cập; xây dựng cơ sở vật chất cho các trường, trung tâm cũng rất cao. Trong chương
trình giáo dục hào nhập tại Thường Tín, chi phí cho một trẻ khiếm thính khoảng
600.000 đồng (đào tạo giáo viên và lương cho giáo viên). Con số đưa ra đây không
phải để so sánh và nếu so sánh thì phải tập trung vào các mặt như hiệu quả giáo dục,
tính bề vững và sự tham gia của cộng đồng…Tuy nhiên, giáo dục hoà nhập không chỉ
giải quyết vấn đề ngân sách mà vấn đề cơ bản là làm thế nào để trẻ được hưởng lợi
nhiều nhất.
Lí do thứ sáu:Giáo dục hòa nhập huy động được sự tham gia của cộng đồng
Vai trò, vị trí của cộng đồng trong giáo dục hòa nhập là rất lớn và rất quan trọng.
Giáo dục hòa nhập được thực hiện trong cộng đông và dựa vào cộng đồng. theo quan
điểm của giáo dục hòa nhập thì những khó khăn hay khuyết tật không phải là của riêng
trẻ em, mà là sự quan tâm, trách nhiệm chung của cả cộng đồng; cộng đồng có trách
nhiệm chia sẻ những khó khăn của các em, đồng cảm, hỗ trợc các em vượt qua những
khó khăn đó.
Trẻ em sinh ra và lớn lên gắn liền với gia đình, cộng đồng. Trách nhiệm nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục các em trước hết là của gia đình, sau đó là cộng đồng (làng
xóm, thôn bản…). Các em sinh ra và lớn lên và gắn cả cuộc đời mình với gia đình,
cộng đồng. Vì thế gia đình và cộng đồng là cái nôi trưởng thành của các em. Trong
giáo dục hòa nhập yếu tố này ngày càng có ý nghĩa lớn và tăng cường hiệu quả giáo
dục.
Ngoài thời gian học ở trường, thời gian còn lại, trẻ sống trong gia đình, tham gia
các hoạt động với các bạn cùng trang lứa trong cộng đồng, đó là thời gian mà gia đình,
cộng đồng có trách nhiệm chính chăm sóc, hỗ trợ các em. Thiếu điều đó, chất lượng
hiệu quả giáo dục hòa nhập sẽ bị thấp, sẽ bị hạn chế nhiều.
Đối với trẻ khuyết tật, cần phải thực hiện các nội dung phục hồi chức năng, hình
thành và phát triển kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ, chuẩn bị tâm thế cho trẻ đến
trường, kế cả việc chuẩn bị các yếu tố phục vụ cho việc học tập chuyên môn văn hóa
(đọc viết chữ nổi cho trẻ mù; các cử chỉ, ký hiệu trong ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ
điếc…) những vấn đề này cần phải được giải quyết sớm và sẽ được thực hiện tốt nhất
trong cộng đồng, có sự tham gia và hỗ trợ của cộng đồng.
1.4. Xu thế của giáo dục hòa nhập
14
1.4.1. Thực trạng giáo dục hòa nhập hiện nay
Khái niệm giáo dục hòa nhập trong những năm gần đây đã thay đổi trên toàn thế
giới, từ chỗ chỉ đơn thuần là giới thiệu hoặc hòa nhập trẻ em và những cá nhân khuyết
tật đến sự hiểu biết rằng sự đa dang trong một lớp học, bao gồm một loạt những năng
khiếu, khả năng và cá tính dẫn đến sự hiểu biết rằng sự đa dạng trong một lớp học, bao
gồm một loạt những năng khiếu, khả năng và cá tính dẫn đến sự đổi mới, học tập và
phát triển. Tương tự như vậy, ở Việt Nam, sự tập trung chủ yếu vào các nhóm trẻ xác
định là khó khăn và nguy cơ thiệt thòi cao để đảm bảo những nhóm trẻ này có cơ hội
tiếp cận với dịch vụ giáo dục và dịch vụ khác vì sự phát triển và an sinh của các em.
Kế hoạch phát triển giáo dục 2001 – 2010 đã lấy câu sau làm minh chứng: “Nguồn
nhân lực có chuyên môn cao là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy quá
trình hiện đại hóa và kêu gọi một “hệ thống giáo dục phổ biến, mang tính quốc gia
khoa học, tạo cơ hội học tập bình đẳng cho tất cả mọi người”.
Nhóm trẻ có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm đặc biệt là nhóm trẻ khuyết tật.
Tuy nhiên, nhiều chiến lược và cách tiếp cận đối với việc hòa nhập trẻ khuyết tật như
là những thành viên bình đẳng của xã hội, tạo cơ hội cho việc tham gia và tiếp cận
những dịch vụ có thể tiếp cận được và thiết thực đối với nhu cầu học tập cũng sẽ mang
lại lợi ích cho hầu hết các trẻ khác.
– Những thành tựu
Việt Nam hiện có một hệ thống giáo dục tương đối đa dạng so với một thập kỷ
trước đây, ở tất cả các cấp từ Mầm non đến Đại học và Sau đại học. Tuy nhiên, các hỗ
trợ về giáo dục hòa nhập nhìn chung còn hạn chế, chưa nhận thức sâu sắc được nhu
cầu phải có dịch vụ và biện pháp mang lại tính toàn diện và chặt chẽ song song với các
hỗ trợ cụ thể cho trẻ. Trong hệ thống giáo dục hỗ trợ tập trung cơ bản vào giáo dục tiểu
học và dạy nghề cho trẻ khuyết tật mà chưa tập trung nhiều vào can thiệp sớm, giáo
dục ở bậc trung học cơ sở.
Về chính sách và chiến lược: Việt Nam đã có chính sách phù hợp ở cấp quốc gia về
việc phát triển giáo dục hòa nhập để hỗ trợ mọi học sinh tiếp cận với các dịch vụ hỗ
trợ. Ba văn bản chính sách quan trọng ở cấp quốc gia đã được xây dựng trong đầu thập
kỷ này trong đó trực tiếp đề cập tới giáo dục hòa nhập, hỗ trợ mọi trẻ em bao gồm cả
trẻ em khuyết tật. Kế hoạch hành động Giáo dục cho mọi người 2003 -2015 (tháng 6
năm 2003) đã trình bày kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001 – 2010
là: xây dựng chính sách giáo dục cấp quốc gia về thực hiện chính sách này trong toàn
ngành giáo dục. Như đã phản ánh trong chiến lược Kinh tế – xã hội (2001-2010) và kế
hoạch chiến lược phát triển giao dục năm 2001-2010, trọng tâm là tập trung nguồn lực
15
để nâng cao chất lượng dạy và học trong lớp học nhằm giúp tất cả học sinh được tiếp
cận với chương trình quốc gia
Thực hiện nghị định 26/NĐ-CP của Chính phủ tháng 4 năm 1995 về nhiệm vụ giáo
dục trẻ khuyết tật, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều văn bản hướng dẫn các địa
phương thống nhất quản lý giáo dục trẻ khuyết tật. Đặc biệt năm 2002, Bộ Giáo dục và
Đào tạo đã thành lập Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật từ cấp Bộ đến cấp Sở và
Phòng Giáo dục ở khắp các địa phương trên cả nước. Đến nay cả 64 tỉnh thành đã
thành lập ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật và triển khai hệ thống hoạt động nhất
quán từ trung ương đến địa phương.
Hệ thống văn bản pháp quy về giáo dục trẻ khuyết tật được điều chỉnh, bổ sung và
cập nhật thường xuyên. Hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều có văn bản hướng dẫn
thực hiện nhiệm vụ năm học và xác định giáo dục hòa nhập là một trong những nội
dung của hoạt động giáo dục của nhà trường. Kế hoạch năm học của nhà trường đã cụ
thể hóa công tác giáo dục hòa nhập bằng một loạt các hoạt động: Phát hiện, xác định
nhu cầu và huy động trẻ khuyết tật ra lớp học; Biên chế và phân công giáo viên trực
tiếp hỗ trợ; đánh giá chất lượng giáo dục và dạy hòa nhập; Thực hiện các biện pháp
khuyến khích và hỗ trợ giáo viên trực tiếp dạy trẻ khuyết tật; Huy động các lực lượng
công đồng tham gia hỗ trợ giáo dục hòa nhập; Hệ thống chương trình bồi dưỡng và tổ
chức bồi dưỡng về giáo dục hoà nhập…
Các trường Cao đẳng, Đại học trong cả nước đã tạo thành một hệ thống đào tạo
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu giáo dục hòa nhập ở các cấp học, trong đó tập trung
vào giáo dục Tiểu học và giáo dục Mầm non. Khung chương trình đào tạo cử nhân
Giáo dục đặc biệt trình độ Đại học và Cao đẳng đã được xây dựng và ban hành sử
dụng
Hơn 10 trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cùng hệ
thống dịch vụ hỗ trợ bước đầu đã ra đời và đi vào hoạt động ở một số địa phương. Các
trung tâm này đã hỗ trợ trực tiếp cho trẻ khuyết tật vao chuyển giao kiến thức, kỹ năng
chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật tới nhà trường, gia đình trẻ khuyết tật, cộng đồng và
cá nhân có liên quan tới trẻ khuyết tật đi học, xây dựng kế hoạch và triển khai công tác
chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật hằng năm tại các nhà trường…
Về việc thu thập dữ liệu về tỉ lệ trẻ khuyết tật: Mỗi năm có các điều tra khác nhau
về trẻ khuyết tật được tiến hành. Trọng tâm phần lớn vẫn tập trung vào những trẻ
khuyết tật hiện chưa được tiếp cận với giáo dục, trong đó bao gồm cả những trẻ khác
như trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ lao động và những trẻ khác hiện đang học tiểu học
16
hoặc trung học cơ sở. Số liệu ước tính về tỉ lệ trẻ không đi học mẫu giáo và tiểu học rất
khác nhau.
Năm 1996, cả nước có 6.000 trẻ khuyết tật học trong 72 cơ sở giáo dục chuyên biệt;
36.000 trẻ khuyết tật học trong 900 trường phổ thông thuộc 97 quận/ huyện của 51 tỉnh
thành. Năm 2002, có 7.000 trẻ khuyết tật học trong 90 cơ sở / trường chuyên biệt,
khoảng 100.000 trẻ khuyết tật học hòa nhập tại các cơ quan quân huyện của cả nước.
Sư phát triển của giáo dục hòa nhập trên phạm vị cả nước là điều kiện đảm bảo số
lượng trẻ khuyết tật đi học hòa nhập và phát triển tăng nhanh. Hiện có khoảng 230.000
trẻ khuyết tật đi học chiếm 24,22%. Trẻ khuyết tật không chỉ tập trung ở bậc Mầm non
và Tiểu học mà còn ở bậc Trung học, một số đang ở bậc Đại học.
Về việc phát triển nguồn nhân lực: các trường Đại học có khoa giáo dục đặc biệt
nói trên đã đạt được những thành công nhất định trong việc cung cấp cá khóa đào tạo
đại học nhằm hỗ trợ cho hoạt động giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt.
Trong 10 năm qua, khoảng 2,8% giáo viên Tiểu học đã được tập huấn về giáo dục
hòa nhập cho trẻ khuyết tật, 542 cán bộ quản lý giáo dục của 64 tỉnh/ thành phố, 264
giảng viên của các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm trong cả nước được bồi
dưỡng về giáo dục hòa nhập vào các năm 2003, 2004 và 2005. Bộ Giáo dục và Đào tạo
có kế hoạch tiếp tục bồi dưỡng hằng năm để đội ngũ này đáp ứng mục tiêu năng lực
đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục hòa nhập. Mạng lưới giáo viên cốt cán
của các huyện được hình thành. Tất cả số giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng này đang
được phát huy vai trò và tỏ rõ hiệu quả trong giáo dục, dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật
ở các trường mầm non và tiểu học, đáp ứng nhu cầu đi học gần 230.000 trẻ khuyết tật
trong cả nước.
Về các dịch vụ hỗ trợ: Nhận thức về những trẻ thể hiện không đi học hoặc không
tiếp cận được với chương trình đã được nâng cao lên trong thập kỷ vừa qua. Do đó,
cần tiếp tục nâng cáo kiến thức, hiểu biết, thái đọ và kỹ năng cho giáo viên để họ có
thể dạy trong lớp học đa đối tượng “thay đổi từ việc truyền tatr kiến thức một cách bị
động sang một phương pháp khác là hướng dẫn học sinh suy nghĩ và đón nhận kiến
thức một cách chủ động”. Bên cạnh đó, các dịch vụ về phát hiện sớm và can thiệp sớm
cũng bắt đầu được quan tâm, đây là nền tảng thành công của giáo dục hòa nhập.
– Những hạn chế
Giáo dục hòa nhập chủ yếu mới tập trung vào giáo dục Tiểu học và dạy nghề đặc
biệt là giáo dục tiểu học cho học sinh khuyết tật mặc dù những sáng kiến quy mô nhỏ
gần đây tập trung vào hỗ trợ cho giáo dục trung học cơ sở và giáo dục Mầm non.
17
– Về chính sách và chiến lược
Mặc dù phương hướng và kết quả cần đạt được đã được cụ thể hóa một cách chính
thức trong các văn bản chính sách, nhưng các hỗ trợ chưa tập trung vào việc xây dựng
một hệ thống giáo dục tổng thể cung cấp các phương pháp xác định nhu cầu và dịch vụ
đáp ứng các nhu cầu đó. Kế hoạch giáo dục cho mọi người 2003 – 2015 nhiều khi còn
được xem là tập trung vào trẻ khuyết tật dưới góc độ giáo dục hòa nhập, một hệ thống
giáo dục tôn trọng tính đa dạng của trẻ trong lớp học thông qua dạy học theo phương
pháp lấy trẻ làm trung tâm và dạy học cho trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt (trong đó có
trẻ khuyết tật). Cho tới nay, việc xây dựng chiến lược giáo dục cho mọi trẻ em mới chỉ
tập trung vào các nhóm như trẻ khuyết tật và trẻ dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, chưa xây
dựng được một cơ chế đồng bộ mang tính tổng thể, hệ thống cho mọi trẻ em.
Về việc tăng cường năng lực cho các cơ sở giáo dục để thực hiện nhiệm vụ giáo
dục hòa nhập đã được thể chế hóa: Trách nhiệm cung cấp các dịch vụ giáo dục cho các
nhóm trẻ thiệt thòi khác nhau được thực hiện một cách thiếu đồng bộ, do đó tạo ra chỗ
trống trong việc cung cấp dịch vụ và làm tăng khó khăn trong việc đạt mục tiêu của kế
hoạch phát triển ngành giáo dục và giáo dục cho mọi người. Nhu cầu tăng cường năng
lực để hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy trong lớp học còn chưa được chú ý một cách
đồng bộ. Hiện tại ước tính có 15-20% học sinh trong các lớp có nhu cầu học tập chưa
được đáp ứng. Các trường chuyên biệt vẫn chưa được đào tạo bồi dưỡng đầy đủ nhưng
phải hoạt động quá tải, chưa có một mức chất lượng chuẩn cho các trương này và hiện
đang được xem xét là đơn vị hỗ trợ giáo dục hoà nhập ở cấp tỉnh và huyện. Dưới góc
độ giáo dục hòa nhập, kiến thức và kỹ năng tập huấn, hỗ trợ giáo viên của các đơn vị
này còn nhiều hạn chế. Công tác phát triển chuyên môn cho giáo viên chưa được thể
chế háo trong các cơ sở giáo dục Đại học mà chủ yếu dựa vào đội ngữ giảng viên cốt
cán từ các cấp khác nhau.
Về việc thu thâp dữ liệu và tỉ lệ trẻ khuyết tật: Việc thu thập dữ liệu trong lĩnh vực
giáo dục hòa nhập mới chỉ tập trung vào trẻ khuyết tật, do đó chỉ xác định được những
khó khăn dễ nhận thấy, dẫn trẻ khuyết tật còn rất khác nhau giữa các ban ngành. Số
liệu trẻ khuyết tật chủ yếu tập trung vào trẻ trong nhà trường.
Về phát triển nguồn nhân lực: Điều này thể hiện trước hết ở các năng lực của các cơ
sở đào tạo về giáo dục đặc biệt còn nhiều bất cập. Tổ chức triển khai giáo dục đặc biệt
trên phạm vi toàn quốc đồi hỏi số lượng lớn nguồn nhân lực đạt chuẩn mục tiêu năng
lực cơ bản về lĩnh vực này. Tuy nhiên, số lượng cơ sở đào tạo còn hạn chế (07 cơ sở
đào tạo có khoa, tổ giáo dục đặc biệt), hình thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đang ở
mức khởi đầu, chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục của trẻ có nhu cầu đặc biệt. Đội
18
ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Đến
nay, nguồn giảng viên của các trường Đại học, Cao đẳng có khoa giáo dục đặc biệt
hoặc tổ bộ môn giáo dục đặc biệt được đào tạo chủ yếu từ các nguồn đầu tư hợp tác
quốc tế. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chưa được thiết kế theo các cấp độ đáp
ứng nhu cầu về nguồn nhân lực. Đồng thời, phạm vi chương trình còn hạn chế về đối
tượng, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các đối tượng khác nhau tham gia vào
giáo dục đặc biệt như phụ huynh, trẻ có nhu cầu đặc biệt, cán bộ cộng đồng, cán bộ
làm công tác xã hội…Chương trình đào tạo còn nặng tính hàn lâm. Hệ thống giáo
trình, tài liệu chuyên khảo ít về chủng loại, hạn chế về số lượng, chất lượng.
Thứ hai, phần lớn cán bộ quản lý giáo dục chưa được bồi dưỡng hoặc bồi dưỡng rất
ít về giáo dục hòa nhập. Đến nay, chỉ có khoảng gần 200 cán bộ quản lý cấp tỉnh và số
ít cấp huyện được bồi dưỡng qua 3 vòng, song vẫn chưa đảm bảo chuẩn tối thiểu mục
tiêu, năng lực đối với cán bộ quản lý giáo dục về giáo dục hòa nhập. Bên cạnh đó, hầu
như cán bộ quản lý giáo dục cấp huyện và trường chưa từng được bồi dưỡng về lĩnh
vực này. Những hạn chế này của đội ngũ cán bộ quản lý chắc chắn không thể có tác
động tích cực đến chất lượng hoạt động giáo dục đặc biệt tại địa phương.
Về các dịch vụ hỗ trợ: Hiện tại, các dịch vụ hỗ trợ cho giáo viên, học sinh và gia
đình còn rời rạc lẻ tẻ, chưa mang tình hệ thống. Các dịch vụ mang tính chuyên môn
cao còn hạn chế, chủ yếu chie dành cho những trẻ trong vùng miền mà điều kiện kinh
tế – xã hội thuận lợi hoặc những trẻ sống gần các khu vực đó. Các dịch vụ chuyên biệt
còn hạn chế về chưa có chuẩn chất lượng nào cho những dịch vụ này
1.4.2. Bối cảnh, cơ hội và thách thức của giáo dục hòa nhập
1.4.2.1. Bối cảnh quốc tế
Giáo dục hòa nhập là một cách tiếp cận phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu học tập
cho tất cả trẻ em, với sự tập trung cụ thể vào những ai có nguy cơ bị tách biệt với mội
trường xã hội. Nguyên tắc giáo dục hòa nhập được thông qua tại Hội nghị quốc tế về
giáo dục theo nhu cầu đặc biệt: Tiếp cận và chất lượng được khẳng định tại Diễn đàn
Giáo dục thế giới (2000). Ý tưởng của giáo dục hòa nhập được hỗ trợ thêm bởi những
quy chuẩn của Liên hiệp quốc và bình đẳng và cơ hội đối với những người khuyết tật,
tuyên bố tất cả mọi người đều có quyền tham gia bình đẳng.
Trong báo cáo giám sát toàn cầu năm 2006 về giáo dục cho mọi người: Học chữ để
sống, các chính sách hòa nhập được xem là vô cùng quan trọng để đạt được mục tiêu
Giáo dục cho mọi người, đặc biệt liên quan đến sự bất ổn định, có thể gây nên xung
đột hoặc nhân tố kinh tế, để thiết lạp môi trường an toàn và lành mạnh mà ở đó các em
19
học sinh có thẻ học được. Báo cáo này cũng nói rõ mức độ khẩn cấp đối với nhu cầu
hào nhập trong bối cảnh giáo dục cho mọi người từ quan điểm tiếp cận và chất lượng.
Báo cáo tập trung vào mức độ biết chữ và các nhóm có hoàn cảnh khó khăn đã bị tách
biệt khỏi một xã hội chính thống do những lí do xã hội, văn hóa và chính trị phức tạp,
đồng thời kỹ năng của những đối tượng này trong ngôn ngữ viết còn rất hạn chế. Sư
tách biệt ra khỏi xã hội là do các em bị “khuyết tật” hoặc do những đặc tính như dân
tộc, tôn giáo, ngoài ra còn có giới tính và độ tuổi, hoặc do các yếu tố khác như nghèo
đói, di cư…
Cộng đồng quốc tế thấy cần thiết phải tiến hành giáo dục hòa nhập, để cung cấp các
dịch vụ có chất lượng và cải thiện những cơ hội tiếp cận những dịch vụ này cho những
đối tượng hiên chưa co hòa nhập trong xã hội. Giáo dục hòa nhập thừa nhận sự đa
dạng về văn hóa, xã hội và phấn đấu đáp ứng nhu cầu học tập của từng cá nhân bất kể
nguyên nhân nào dẫn đến các nhu cầu này và cho dù những nhu cầu này có phức tạp
đến đâu. Giáo dục hòa nhập tạo ra môi trường học tập đáp ứng những nhu cầu đa dạng
của trẻ và tạo cơ hội cho mọi học sinh – cả học sinh nam và học sinh nứ, học sinh có
nhu cầu giáo dục đặc biệt, học sinh khuyết tật, học sinh dân tộc, học sinh có những
khác biệt về văn hóa, xã hội và ngôn ngữ. Thông qua quá trình phát triển trình độ
chuyên môn cho giáo viên, giáo dục hòa nhập tạo ra môi trường lớp học ma mọi học
sinh có thể học tập và giúp đỡ lẫn nhau. Với cách tiếp cận này, mỗi trẻ được nhìn nhận
là một cá nhân chứ không phái là phân loại theo khó khăn và được giáo dục dựa theo
sự phân loại đó.
1.4.2.2. Bồi cảnh trong nước
Phát triển giáo dục là quốc sách vì giáo dục được xem là động lực phát triển kinh tế
– xã hội. Mục tiêu của giáo dục là đảm bào mọi thành viên trong xã hội bất kể khả
năng, giới tính, dân tộc, điều kiện văn hóa, kinh tế, xã hội. Vì thế, cần phát triển giáo
dục hòa nhập dưới góc độ phát triển giáo dục nói chung và nâng cao sự tham gia của
công đồng nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra
Giáo dục hòa nhập hỗ trợ các mục tiêu chung của Kế hoạch chiến lược phát triển
giáo dục 2001-2010 bằng cách tập trung vào chất lượng dạy học. Cụ thể hơn là nâng
cao kiến thức và kỹ năng trong hệ thống giáo để chăm sóc và giáo dục trẻ dưới 6 tuổi;
phát triển giáo dục tiểu học theo tiêu chuẩn quốc tế; nâng cao tỉ lệ nhập học và hoàn
thành giáo dục tiểu học và trung học cơ sở cho mọi trẻ em; nâng cao tỉ lệ trẻ chuyển
cấp từ trung học cơ sở sang trung học phổ thông và trang bị đầy đủ kỹ năng, kiến thức
cho trẻ để sau khi rời ghế nhà trường trẻ có thể tiếp tục học ở bậc cao hơn.
1.4.2.3. Cơ hội và thách thức.
20
Bối cảnh trong nước và quốc tế đã tạo ra các cơ hội và thách thức đối với sự phát
triển giáo dục hòa nhập. Các hoạt động trước đây chưa hoàn toàn đúng nghĩa của giáo
dụ hòa nhập. Việc tập trung vào trẻ khuyết tật theo kiểu phân loại truyền thống một
mức độ nào đó đã làm tăng nhu cầu của trẻ em khác gặp khó khăn trong học tập và làm
hiểu sai cụm từ “hòa nhập”. Tuy nhiên, các sáng kiến gần đây của chính phủcùng với
sự hỗ trợ của các nhà tài trợ đã bắt đầu tăng cường các chương trìh tập trung vào tất cả
đối tượng trẻ của hệ thống giáo dục, từ dó tạo cơ sở xác định nhu cầu và thực hiện giáo
dục hòa nhập
Hoạt động thu nhập dữ liệu về trẻ ở độ tuổi Tiểu học và Mầm non hiện chưa đưa ra
đầy đủ thông tin để cung cấp các dịch vụ giáo dục cho trẻ em, gia đình và giáo viên
dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt. Để xác định những trẻ có khó khăn trong học tập, cần đề ra
các biện pháp giúp giáo dục giáo viên và gia đình xác định khó khăn của trẻ ngày từ
giai đoạn đầu phát triển của trẻ và biện pháp giúp giáo viên, cán bôh quản lý xây dựng
kế hoạch giáo dục, theo dõi đánh giá trẻ.
Nếu có biện pháp xác định nhu cầu giáo dục đặc biệt của trẻ, cần đảm bảo mọi trẻ
tiếp cận với biện pháp này dưới góc độ giáo dục, kinh tế xã hội, văn hóa – xã hội và
môi trường. Trách nhiệm của nhà trường là tháo gỡ khó khăn, rào cản để học sinh có
thể tiếp cận được với lớp học và chương trình học. Để giúp học sinnhh tiếp cận được
với chương trình học thì giáo viên phải nhận thức rằng, mỗi trẻ là một cá nhân có nhu
cầu học tập khác nhau. Đối với những trẻ có nhu cầu giáo dục đặc biệt mà khả năng
của giáo viên chưa đáp ứng được, cần trang bị cho giáo viên kiến thức và kĩ năng để
dạy học hiệu quả cho những trẻ này.
Để đáp ứng được công tác giảng dạy nêu trẻ, cần có các hỗ trợ và công cụ quản lí
thích hợp tại tất cả các cấp của hệ thống giáo dục. Giáo dục và các dịch vụ liên quan
khác được cung cấp cho trẻ và gia đình trẻ thông qau trường học, do đó, cần tăng
cường năng lực quản lý cảu trường học trong việc cung cấp dịch vụ cũng như hoạt
động lập kế hoạch phát triển trường học. Tương tự như vậy, cần tăng cường công tác
quản lý lãnh đạo tại cấp huyện, tỉnh để đảm bảo tất cả các trường đáp ứng được nhu
cầu của giáo viên, học sinh và gia đình học sinh
Ngoài ra, các mạng lưới hỗ trợ tại cộng đồng phải đảm bảo được rằng, mọi trẻ đều
được tiếp cận với các dịch vụ giáo dục ở địa phương và những nơi mà trẻ chưa được
hòa nhập vào cộng đồng phải cùng nhau phối hợp để đảm bảo tất cả những trẻ này
được tham gia vào đời sống cộng đồng. Nhưng hoạt động thí điểm về sự tham gia của
cộng đồng gần đây đã được ủng hộ một cách tích cực, do đó các hoạt động này có thể
được mở rộng phát triển trên taofn quốc.
21
Để thúc đẩy hoạt động giáo dục với tất cả cơ hội và thách thức nói trên, cần tăng
cường sự phối hợp giữa các ban ngành khác nhau và giữa các đơn vị, các cấp giáo dục.
Các dịch vụ giáo dục hiện đang được thực hiện cho trẻ còn rải rác, thiếu sự kết hợp và
phân chia trách nhiệm rõ ràng. Thách thức của Việt Nam là phát triển một hệ thống hỗ
trợ đa ngành, có tổ chức, trong đó xác định rõ trách nhiệm của từng ngành trong việc
cung cấp từu hai dịch vụ trở lên, ví dục như phát hiện sớm và hỗ trợ trẻ có nhu cầu đặc
biệt
1.4.3. Định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm phát triển giáo dục hòa nhập ở
Việt Nam
Tháng 12 năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm
thực hiện Nghị định số 26/NĐ – CP ngày 17 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ về việc
giao nhiệm vụ giáo dục trẻ khuyết tật cho ngành giáo dục. Tại Hội nghị này, Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã đánh giá cao sư phối hợp, hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc
(UNICEF), Ủy ban Văn hóa – Khoa học – Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), Tổ
chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển (Radda Barnen), Tổ chức cứu trợ và phát triển – Cơ
quan phát triển quốc tế Hoa Kì (USAID và CRS), Tổ chức PSBI và một số tổ chức
khác đã giúp ngành Giáo dục và Đào tạo (tính đến tháng 12 năm 2000) huy động được
6.000 trẻ em khuyết tật đến học với trẻ bình thường tại các thôn, xã theo chương trình
hòa nhập. Cũng tại Hội nghị này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ định hướng chiến
lược giáo dục trẻ khuyết tật ở Việt Nam chủ yếu là giáo dục hòa nhập, vì giáo dục hòa
nhập nằm trong khuôn khổ pháp lí và phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của Việt
Nam
Để tiếp tục triển khai định hướng phát triển giáo dục hòa nhập và thực hiện phân
công nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001 –
2010 (Quyết định 102/2001/QĐ-TTg), ngày 30 tháng 9 năm 2002, Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã kí Quyết định số 44431/QĐ-BGDĐT – TCCB thành lập Ban chỉ đạo
giáo dục trẻ khuyết tật của ngành gồm 10 thành viên và một Ban thư kí giúp việc
Mô hình giáo dục hòa nhập là hình thức đưa trẻ khuyết tật vào học hòa nhập với trẻ
bình thường cùng lứa tuổi ở ngay nơi sinh ra và lớn lên. Những học sinh này được bố
trí vào lớp học phù hợp với lứa tuổi trong môi trường phổ thông, được cung cấp các
dịch vụ và giúp đỡ thường xuyên. Trong môi trường giáo dục hào nhập, các tiêu chí
đánh giá kết quả giáo dục cũng luôn được điều chỉnh phù hợp với năng lực và nhu cầu
của mỗi trẻ nhằm phát huy hết khả năng riêng biệt và mặt mạnh của trẻ. Ưu điểm của
mô hình giáo dục này là khắc phục được những điều mà mô hình giáo dục chuyên biệt
không làm được, chi phí giảm, màng lại hiệu quả kinh tế
22
Tuy nhiên, hình thức này cũng có nhiều khó khăn, trước hết là khó khăn về đội ngữ
giáo viên. Mô hình giáo dục hòa nhập đòi hởi một lực lượng lớn giáo viên có khả
năng, trình độ, lòng yêu trẻ, biết đổi mới phương pháp giảng dạy, luôn quan tâm tìm
hiểu mặt mạnh, mặt tích cực của học sinh để phát huy và bồi dưỡng, giáo dục các em
trở thành người có ích trong xã hội
Trong hoàn cảnh hiện nay, ở Việt Nam vẫn đang tiếp tục duy trì các cơ sở giáo dục
chuyên biệt hiện có, tiến tới phát triển các cơ sở này thành “Trung tâm nguồn”, vừa là
nơi nghiên cứu là chỗ dựa để bồi dưỡng giáo viên tật học giảng dạy hòa nhập trẻ
khuyết tật, nhưng chủ yếu vẫn là tận dụng tối đa những nguồn lực hiện có để thực hiên
mô hình giáo dục hòa nhập
Như vậy, để giải quyết “Vấn đề trẻ khuyết tật ở Việt Nam” phải bằng con đường
giáo dục hòa nhập là chính thì mới đạt được mục tiêu đã đề ra.
Để thực hiện thành công giáo dục hòa nhập theo quan điểm “Trường học cho mọi
trẻ em”, đồng thời thực hiện quan điểm, mục tiêu đối với giáo dục trẻ khuyết tật mà
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đặt ra, trong thời gian sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo
sẽ tiến hành chỉ đạo theo các bước sau
Bước 1: Thực hiện công tác điều tra cơ bản ngày từ đầu năm học 2003 -2004 như
thông lệ hằng năm, thực hiện ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. Hội đồng giáo dục của
xã (phường, thị trấn) tiến hành điều tra học sinh lớp 1 kết hợp điều tra trẻ khuyết tật (cả
lớp 1 và lớp 6). Kế hoạch điều tra tổng thể do Dự án Giáo dục Tiểu học cho trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn đảm nhận
Bước 2: Lập kế hoạch phân phối và tiếp nhận trẻ khuyết tật vào trường
a. Đối với các trường chuyên biệt vàn bán chuyên biệt
Tổ chức thu nhận trẻ trên địa bàn tỉnh hoặc khu vực
b. Đối với trẻ thiểu năng trí tuệ
– Tất cả các trường đều phải có trách nhiệm tiếp nhận trẻ thuộc địa bàn dân cư
trường đóng vào trường
– Nếu học sinh hòa nhập được thì mỗi giáo viên nhận từ 1 đến 2 em. Nếu học sinh
chưa hòa nhập được thì tổ chức thành lớp học riêng. Trường hợp phải điêug trị bệnh
thì thuộc lĩnh vực của trường chuyên biệt và cơ quan y tế
Xem thêm: ÁP DỤNG 5s TRONG y tế
Bước 3: Tổ chức chỉ đạo
23
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số quy định về cách đánh giá và xếp
loại đối với học sinh khuyết tật (đã có đối với lớp 1 của năm học 2002 -2003), về
nhiệm vụ giáo viên và kiến thức cơ bản ở từng lớp học
b) Mở rộng 2 trung tâm đào tạo giáo viên tật học tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà
Nẵng để đào tạo lực lượng cột cán cho 3 khu vực trong cả nước.
c) Đổi mới phương thức đào tạo giáo viên theo tín chỉ để đáp ứng yêu cầu về số
lượng giáo viên trước mắt, đồng thời đảm bảo trình độ chuẩn giáo viên về lâu dài. Quá
trình thực hiện yêu cầu nêu trên gắn chặt với quá trình đổi mới giáo dục phổ thông và
cải cách sư phạm
d) Đổi mới phương thức tuyển chon người học ngành sư phạm khuyết tật. Chẳng
hạn, là người khuyết tật dạy người khuyết tật, người có tâm huyết nghề nghiệp và thật
sự yêu trẻ chứ không phải là tìm một chỗ đứng trong xã hội
e) Hướng dẫn thực hiện nội dung cần phải đối với trẻ học hòa nhập
Bước 4: Xây dựng hệ thống chính sách. biện pháp thực hiện giáo dục hòa nhập
a) Từng bước đưa công tác bồi dưỡng giáo viên dạy hòa nhập vào chương trình bồi
dưỡng giáo viên thường xuyên và trong chương trình bồi dưỡng hè.
b) nghiên cứu đề xuất chính sách cho giáo viên dạy hòa nhập và chính sách trợ giúp
cho học sinh khuyết tật.
c) Tăng cường nghiên cứu định hướng, đồng thời đầu tư cho sản xuất, cung cấp
trang thiết bị và đồ dùng dạy học đặc thù cho trẻ khuyết tật (kể cả đồ dùng dạy học tự
làm)
Tóm lại, giáo dục trẻ khuyết tật là một nhiệm vụ mà hệ thống giáo dục quốc dân
Việt Nam phải chấm dứt đảm nhận. Bởi nhiệm vụ này đã được ghi nhận từ các văn bản
pháp lý của quốc gia và quốc tế. Đúng như Tuyên ngôn về giáo dục đặc biệt
Salamanca (Tây Ban Nha, 1994) đã khẳng định:
“…Giáo dục trẻ khuyết tật theo hướng hòa nhập là phương thức tốt nhất đẻ xóa bỏ
thái độ phân biệt, tạo ra những cộng đồng thân ái, xây dựng một xã hội cho mọi
người..”. Đó cũng là điều mong mỏi của Bác Hồ kính yêu: “Thiện nghĩa là tốt đẹp, vẻ
vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân”. Phục vụ những công dân bé nhỏ với
những mảnh đời khó khăn đặc biệt chắc chắn sẽ không kém phần gian nan, vất vả
nhưng cũng sẽ vồ cùng tốt đẹp và vẻ vang.
24
CHƯƠNG 2: THÚC ĐẨY VÀ HỖ TRỢ GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ CÓ
NHU CẦU ĐẶC BIỆT TRONG TRƯỜNG MẦM NON
2.1. Tạo môi trường học tập hòa nhập thân thiện
Quy định về giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật, tàn tật, ghi rõ : “ Các cơ
sở giáo dục tùy theo điều kiện để xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho người
khuyết tật; phối hợp với các tổ chức xã hội xây dựng môi trường văn hóa, thể thao phù
hợp để người khuyết tật được tham gia các hoạt động giáo dục như mọi người khác”.
Môi trường giáo dục trong nhà trường, theo nghĩa tổng thể, bao gồm các yếu tố
của môi trường vật chất và yếu tố của môi trường tâm lí. Việc xây dựng môi trường
giáo dục trong nhà trường cho mọi trẻ nói chung và cho trẻ co nhu cầu đặc biệt cần đạt
được các yêu cầu của cả hai yếu tố trên.Trong đó, hai yếu tố môi trường vừa là tiền đề
vừa là kết quả của nhau. Thực chất là tạo ra được một môi trường giáo dục hòa nhập
thân thiện nhằm kích thích việc học tập và tham gia tích cực vào các hoạt động học tập
của mọi học sinh trong lớp học và nhà trường.
Mục tiêu của xây dựng môi trường giáo dục thân thiện đó là trẻ có cơ hội phát
triển tối đa khả năng của mình. Các mục tiêu cụ thể là:
– Trẻ có được cảm giác an toàn ;
– Trẻ được thừa nhận và tôn trọng ;
– Trẻ tự tin và hứng thú tham gia vào các hoạt động ;
– Trẻ được tương tác, hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
2.1.1. Môi trường vật chất không rào cản
Đó là môi trường với các điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, phương
tiện, thiết bị đảm bảo cho tổ chức hoạt động chăm sóc,giáo dục, học tập của giáo viên
và trẻ. Các yếu tố của môi trường vật chất trong nhà trường gồm:
Môi trường vật chất trong lớp học: Môi trường này cần đảm bảo sự phù hợp giữa
cấu trúc không gian và tổ chức các hoạt động như sắp xếp bàn ghế học tập, bàn giáo
viên, vị trị ngồi học của trẻ theo sự tương tác của giáo viên với trẻ và giữa các trẻ với
nhau, góc đồ dùng, đồ chơi, phương tiện thiết bị học tập,…
Cấu trúc của môi trường đảm bảo để trẻ có nhu cầu đặc biệt nhận biết được sự hiện
diện của mình trong lớp học. Bên cạnh đó, môi trường lớp học cần được cấu trúc theo
diễn biến thời gian và hoạt động bằng cách sử dụng mô hình, hình ảnh, biểu tượng cho
các hoạt động diễn ra trong lớp học tương ứng với những mốc thời gian. Điều này giúp
25
Mầm non ) ( Dành cho hệ CĐGD Mầm non ) Tác giả : Hoàng Thị LêTác giả : Hoàng Thị LêNăm 2016N ăm 2016M ỤC LỤCCHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP ……………………… 41.1. Khái niệm và 1 số ít quan điểm tiếp cận giáo dục hòa nhập ………………………………. 41.2. Các yếu tố và đặc thù của giáo dục hòa nhập …………………………………………………… 71.3. Tính tất yếu của giáo dục hòa nhập …………………………………………………………………….. 81.4. Xu thế của giáo dục hòa nhập ……………………………………………………………………………. 14CH ƯƠNG 2 : THÚC ĐẨY VÀ HỖ TRỢ GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ CÓ NHUCẦU ĐẶC BIỆT TRONG TRƯỜNG MẦM NON. ……………………………………………………… 252.1. Tạo môi trường học tập hòa nhập thân thiện ……………………………………………………. 252.2. Mở rộng mạng lưới tương hỗ giáo dục hòa nhập cho trẻ có nhu yếu đặc biệt quan trọng ởtrường Mầm non ……………………………………………………………………………………………………… 382.3. Yêu cầu về phẩm chất và năng lượng của giáo viên trong giáo dục hòa nhập Mầmnon cho trẻ có nhu yếu đặc biệt quan trọng. ………………………………………………………………………………. 42CH ƯƠNG 3 : GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ CÓ NHU CẦU ĐẶC BIỆT TRONGTRƯỜNG MẦM NON ………………………………………………………………………………………………… 443.1. Khái niệm và đặc thù trẻ có nhu yếu đặc biệt quan trọng …………………………………………………. 443.2. Nguyên tắc giáo dục hòa nhập trẻ có nhu yếu đặc biệt quan trọng trong trường Mầm non … 673.3. Thực hiện giáo dục hòa nhập cho những nhóm trẻ có nhu yếu đặc biệt quan trọng …………………. 70C ÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH ………………………………………………………………………. 90L ỜI NÓI ĐẦUĐể góp thêm phần cho công tác làm việc giảng dạy, tu dưỡng giáo viên Mầm non hệ Cử nhânCao đẳng ở trường Đại học Quảng Bình, tôi đã biên soạn tài liệu “ Giáo dục hòa nhập ”. Tài liệu được biên soạn theo những chương nhằm mục đích mục tiêu cung ứng cho người họcnhững hiểu biết kĩ năng cơ bản của giáo viên Mầm non trong việc giáo dục trẻ có nhucầu đặc biệt quan trọng học hòa nhập trong trường mầm nonTài liệu gồm có 3 chương – Chương 1 : Những yếu tố chung về giáo dục hào nhập. Chương 2 : Thúc đẩy và tương hỗ giáo dục hòa nhập cho trẻ có nhu yếu đặc biệttrong trường mần nin thiếu nhi. – Chương 3 : Giáo dục hòa nhập trẻ có nhu yếu đặc biệt quan trọng trong trường mần nin thiếu nhi. Lần tiên phong tác giả biên soạn tài liệu chắc như đinh không tránh khỏi những thiếusót nhất định. Tác giả rất mong nhận được những quan điểm góp phần chân thành của sinhviên, giảng viên trường Đại học Quảng bình, giáo viên tiểu học và toàn bộ bạn đọc. Trân trọng cám ơn ! CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP1. 1. Khái niệm và một số ít quan điểm tiếp cận giáo dục hòa nhập1. 1.1. Khái niệm giáo dục hòa nhậpGiáo dục hòa nhập là phương pháp giáo dục cho mọi trè em, trong đó có trẻ có nhucầu đặc biệt quan trọng trong lớp học thông thường của trường đại trà phổ thông. Giáo dục hòa nhập là : “ Hỗ trợ mọi học viên thời cơ bình đẳng tiếp đón dịch vụ giáo dục với những tương hỗ cầnthiết trong lớp học tại trường đại trà phổ thông nơi trẻ sinh sống nhằm mục đích sẵn sàng chuẩn bị trở thànhnhững thành viên rất đầy đủ của xã hội ”. Hòa nhập không có nghĩa là xếp chỗ cho trẻ cónhu cầu đặc biệt quan trọng vào lớp học thông thường trong trường học đại trà phổ thông và không phải tấtcả mọi trẻ phải đạt trình độ trọn vẹn như nhau trong tiềm năng giáo dục. Giáo dục hòanhập đòi hổi sự tương hỗ thiết yếu để học sin tăng trưởng hết mọi năng lực của mình. Sựcần thiết đó được biểu lộ trong việc kiểm soát và điều chỉnh chương trình, những vật dụng dạy học, dụng cụ tương hỗ đặc biệt quan trọng, những kỹ năng và kiến thức giảng dạy đặc trưng … Giáo dục hoà nhập dựa trên quan điểm tích cực, nhìn nhận đúng trẻ có nhu yếu đặcbiệt và những em được nhìn nhận như mọi trẻ khác. Theo quan điểm này thì mọi trẻ có nhu yếu đặc biệt quan trọng đều có những năng lượng nhấtđịnh. Chính từ sự nhìn nhận này mà trẻ có nhu yếu đặc biệt quan trọng được coi là chủ thể chứkhông phải là đối tượng người dùng thụ động của những tác động ảnh hưởng giáo dục. Từ đó người ta tập trungquan tâm, tìm kiếm những cái mà trẻ có nhu yếu đặc biệt quan trọng hoàn toàn có thể làm được. Các em sẽlàm tốt khi những việc tương thích với năng lượng mà nhu yếu của mình. Trong giáo dục, giađình, xã hội và hội đồng cần tạo ra sự hợp tác và hòa nhập với những em trong mọi hoạtđộng. Vì thế những em phải được học ở trường học gần nhà nhất, nơi những em sinh ra vàlớn lên. Các em phải luôn được thân thiện mái ấm gia đình, luôn được sưởi ấm bằng tình yêu củacha mẹ, anh, chị và được cả hội đồng đùm bọc, trợ giúp. Trẻ có nhu yếu đặc biệt quan trọng sẽđược học cùng một chương trình, cùng lớp, cùng trường với những trẻ thông thường. Vànhư mọi hoạt động và sinh hoạt khác, học viên có nhu yếu đặc biệt quan trọng là TT của quy trình giáodục. Các em được tham gia không thiếu và bình đẳng trong mọi hoạt động giải trí trong nhà trườngvà hội đồng để thực thi lý tưởng : “ Trường học cho mọi trẻ nhỏ, trong xã hội chomọi người ”. Chính lý tưởng đó tạo cho trẻ có nhu yếu đặc biệt quan trọng niềm tin, lòng tự trọng ýchí vươn lên để đạt đến mức cao nhất mà năng lượng của mình được cho phép. 1.1.2. Một số quan điểm tiếp cận giáo dục hòa nhập1. 1.2.1. Quan điểm thông thường hóa. Trong giáo dục hòa nhập, trẻ có nhu yếu đặc biệt quan trọng cũng như những trẻ khác có khảnăng và nhu yếu của riêng mình. Do mỗi trẻ đều có những đặc thù riêng không liên quan gì đến nhau như vậynên trong giáo dục hòa nhập, không nên coi khiếm khuyết là sự không bình thường đó cùngnhư là sự phong phú tất yếu. Cần đối xử với trẻ một cách thông thường, không nên quánhấn mạnh, chú trọng đến khó khăn vất vả của trẻ. Trẻ có nhu yếu đặc biệt quan trọng cần được họcchung một chương trình, với giải pháp dạy học tương thích với giáo viên. 1.1.2. 2. Quan điểm chấp nhậnQuan điểm này có ý nghĩa rằng tất cả chúng ta cần thừa nhận những khó khăn vất vả của trẻ làsự phong phú thông thường. Không phải vào môi trường tự nhiên hòa nhập thì trẻ phải đổi khác màlà giáo viên cần có sự gật đầu và biến hóa cho tương thích với trẻ. 1.1.2. 3. Quan điểm tiếp cận đa dạngVới hình thức giáo dục hòa nhập thì những trường học phải đảm nhiệm tổng thể mà khôngphân biệt điều kiện kèm theo sức khỏe thể chất, trí tuệ, xã hội, tinh cảm, ngôn từ hay bất kể điều kiệnnào khác của những em. Điều này vận dụng cho tổng thể những em có nhu yếu đặc biệt quan trọng cho dùcác em sinh sống ở đâu, ở thành phố, đồng bằng, ở những vùng xa xôi hẻo lánh hay thuộcnhóm dân du canh du cư, trẻ nhỏ thuộc những dân tộc thiểu số về ngôn từ, sắc tộc hayvăn hóa, trẻ nhỏ thuộc những nhóm bị thiệt thòi khác. Sự phong phú không riêng gì bộc lộ ở đối tượng người tiêu dùng trẻ mà còn bộc lộ ở lực lượng giáo dụctrong giáo dục hòa nhập. Với trẻ thông thường hoàn toàn có thể chỉ cần có giáo viên đứng lớp làcó thể dạy trẻ, nhưng so với trẻ có nhu yếu đặc biệt quan trọng thì ngoài giáo viên dạy hòa nhậpcòn cần có đội ngũ chuyên viên tương hỗ như giáo viên nguồn, giáo viên tư vấn, chuyêngia y tế, nhân viên cấp dưới chăm nom. Đặc biệt là sự phối hợp, tương hỗ từ phía mái ấm gia đình, ngườithân, bè bạn của trẻ. Sự phong phú còn bộc lộ ở chiêu thức giáo dục trẻ. Đối với trẻ có nhu yếu đặcbiệt, khi học hòa nhập do mỗi trẻ có đặc thù khác nhau, năng lực, nhu yếu khácnhau, do vậy phải sử dụng linh động, phong phú những giải pháp dạy học khác nhau đểcó thể giúp trẻ học tập đạt hiệu suất cao cao nhất theo năng lực của trẻ. 1.1.2. 4. Quan điểm tiếp cận về giá trị văn hóaGiáo dục hòa nhập coi trẻ nhỏ có nhu yếu đặc biệt quan trọng như những trẻ nhỏ khác và là chủ thểcủa quy trình giáo dục hơn là đối tượng người tiêu dùng giáo dục. Gia đình, hội đồng và xã hội cùngtạo ra sự hợp tác và hòa nhâp với những em trong tổng thể những hoạt động giải trí ở mọi môi trường tự nhiên. Vì thế, những em được thân thiện mái ấm gia đình trong tình yêu thương của cha mẹ, anh chị, ngườithân trong mái ấm gia đình và được hội đồng đùm bọc, trợ giúp. Nhu cầu đặc biệt quan trọng không cònlà khó khăn vất vả riêng của những em mà đã được coi như là mối chăm sóc chung, được chia sẻvới những thành viên trong mái ấm gia đình và của những người xung quanh những em là bạn hữu, thầy, cô giáo, những tình nguyện viên – những người sẽ tương hỗ ở bên cạnh những em trongcộng đồng. Giáo dục hòa nhập tạo thời cơ, thiên nhiên và môi trường để nhiều lực lượng tham gia giáodục có điều kiện kèm theo hợp tác với nhau vì tiềm năng chung. Mọi người trong hội đồng códịp tiếp cận với những em nhiều hơn, thấy rõ hơn những nhu yếu, tiềm năng của trẻ, những mặt mạnh cùng như những mặt yếu của những em, từ đó tất cả chúng ta hiểu cần phảilàm gì để tương hỗ, giúp sức những em được nhiều hơn. Các em được tham gia không thiếu vàbình đẳng trong mọi việc làm của công đồng. Chính điều này tạo cho những em niềm tin, lòng tự trọng, ý chí vươn lên để đạt đến mức cao nhất mà năng lượng những em được cho phép, để những em hoàn toàn có thể độc lập, phát minh sáng tạo, tự tin và bộc lộ quyền bình đẳng trong quá trìnhtham gia mọi việc làm của hội đồng. 1.1.2. 5. Quan điềm môi trường tự nhiên ít hạn chế nhấtTức là trẻ có nhu yếu đặc biệt quan trọng, bất kể mức độ nặng, nhẹ mang khiếm khuyết gì đềucần phải được học tập trong thiên nhiên và môi trường ít hạn chế nhất. Đây là thiên nhiên và môi trường trong đó trẻcó nhu yếu đặc biệt quan trọng có được thời cơ để phát huy tối đa tiềm năng của mình, từ đó có thểphát triển và hoà nhập xã hội. Môi trường này không làm hạn chế năng lực của trẻ, màngược lại, làm giảm thiểu những yếu tố gây hạn chế cho trẻ với không thiếu những đặc điểmcủa nó. 1.1.2. 6. Quan điểm không loại trừ. Quyền được học tập của tổng thể trẻ nhỏ, trong đó trẻ có nhu yếu đặc biệt quan trọng đã đượctuyên bố trong tuyên ngôn quốc tế về Quyền con người năm 1948, được khẳng định chắc chắn lạimột cách can đảm và mạnh mẽ trong công bố quốc tế về giáo dục cho tổng thể mọi người năm 1990 và Công ước về Quyền trẻ emQuyền cơ bản này của tổng thể trẻ nhỏ lại một lần nữa được nêu ra tại forum giáodục quốc tế do Liên hiệp quốc tố chức tại Dakar, Senegan trong năm 2010, với sựtham gia của những đại biểu đại diện thay mặt cho hơn 180 vương quốc và những tổ chức triển khai quốc tế. cácquốc gia đã nhất trí trải qua một khung hành vi mà theo đó đến năm năm ngoái, tất cảtrẻ em trên quốc tế, đặc biệt quan trọng là trẻ em gái đều phải được phổ cập giáo dục tiểu họcmiền phí, bắt buộc và có chất lượng. Các công ước và công bố trên đã đề cập đến hàng loạt trẻ nhỏ không loại trừ đốitượng nào kể cả trẻ khuyết tật. Và so với trẻ khuyết tật còn có hẳn một bản tuyên bốđược coi là Tuyên ngôn của ngành giáo dục trẻ khuyết tật, đó là công bố Salamancavà Cương lĩnh hành vi về giáo dục theo nhu yếu đặc biệt quan trọng. Tuyên bố được coi là tiêuchuẩn của Liên hiệp quốc về bình đẳng thời cơ cho người tàn tật. Tuyên bố khẳng định chắc chắn : – Mọi trẻ nhỏ đều có quyền cơ bản được giáo dục, phải được tạo thời cơ để đạt vàduy trì trình độ học ở mức hoàn toàn có thể đồng ý được. – Mọi trẻ nhỏ đều có những đặc thù riêng, quyền lợi riêng, năng lực và nhu yếu họctập riêng. – Các mạng lưới hệ thống giáo dục phải được phong cách thiết kế và những chương trình giáo dục phải đượcthực hiện trên niềm tin xem xét đến sự đa dang của những đặc thù và nhu yếu này. – Những trẻ có nhu yếu giáo dục phải được đến học tại những trường học này có tráchnhiệm phải trang bị kỹ năng và kiến thức cho những em trải qua một chiêu thức lấy trẻ nhỏ làmtrung tâm, có đủ năng lực phân phối những nhu yếu đặc biệt quan trọng của những em. – Các trường chính quy theo hướng hòa nhập này là phương pháp tốt nhất để chốnglại những thái độ phân biệt, tạo ra những hội đồng thân ái, thiết kế xây dựng một xã hội hoànhập và triển khai giáo dục cho toàn bộ mọi người. Hơn thế nữa, những trường học nàymang lại một nền giáo dục hiệu suất cao hạch toán cho hàng loạt mạng lưới hệ thống giáo dục. Một số điều hầu hết của Cương lĩnh Salamanca cho thấy : trải qua giáo dục hoànhập là giải pháp tốt nhất để trẻ khuyết tật hoàn toàn có thể hòa nhập vào hội đồng một cáchhiệu quả nhất và trải qua giáo dục hòa nhập thì trẻ khuyết tật mới không bị loại trừ, tách biệt khỏi mái ấm gia đình và hội đồng xã hội. 1.2. Các yếu tố và đặc thù của giáo dục hòa nhập1. 2.1. Các yếu tố của giáo dục hòa nhập – Giáo dục mọi đối tượng người dùng học viên – Học sinh được học ở trường thuộc khu vực sinh sống – Học sinh được sắp xếp vào lớp học tương thích với lứa tuổi trong moi trường giáo dụcphổ thông – Cung cấp những dịch vụ và giúp dỡ học viên – Dạy học một cách phát minh sáng tạo, tích cực và hợp tác – Bạn bè cùng lứa trợ giúp lẫn nhau – Học sinh với năng lực khác nhau được học theo nhóm – Điều chính chương trình, thay đổi chiêu thức dạy học và cách nhìn nhận – Mọi học viên đều là thành viên của tập thể – Lớp học có tỷ suất học viên hài hòa và hợp lý – Mọi học viên đều được hưởng cùng một chương trình giáo dục phổ thông – Giáo viên đại trà phổ thông và chuyên biệt cùng san sẻ nghĩa vụ và trách nhiệm giáo dục mọi đốitượng học viên – Sự phong phú được nhìn nhận cao – Chú trọng đến điểm mạnh của học viên – Với chiêu thức dạy học phong phú, học viên tham gia vào những hoạt động giải trí chung đạtđược tác dụng khác nhau – Cân bằng giữa hiệu suất cao về mặt kiến thức và kỹ năng xã hội – Lập Kế hoạch cho quy trình chuyển tiếp của học sinh1. 2.2. Đặc điểm của giáo dục hòa nhập * Tiếp cận hòa nhập – Giáo dục cho tổng thể mọi người – Linh hoạt – Giảng dạy cá thể – Học tập trong những điều kiện kèm theo hội nhập – Nhấn mạnh học tập – Lấy trẻ nhỏ làm TT – Tổng thể – Bình đẳng hóa thời cơ cho tổng thể mọi ngườiChương trình học và chiêu thức dạy học của giáo dục hòa nhập dựa vàoquá trình – Giáo viên truyền kiến thức và kỹ năng – Giáo viên từ xa không tham gia và không chịu nghĩa vụ và trách nhiệm – Dựa vào sách giáo khoa chính thức – Một giải pháp giảng dạy cho toàn bộ những em – Nội dung bài học kinh nghiệm cố định và thắt chặt – Tập trung vào tập thể lớp – Phân nhóm học viên theo lứa tuổi một cách cứng nhắc1. 3. Tính tất yếu của giáo dục hòa nhậpUNESCO đưa ra 10 nguyên do triển khai giáo dục hòa nhập. Cụ thể là : 1. Tất cả những trẻ nhỏ có quyền được học cùng nhau2. Không được nhìn nhận thấp hoặc xa lánh, tách biệt, tẩy chay trẻ chỉ vì sự khuyết tậthoặc những khó khăn vất vả về học tập của trẻ3. Những người khuyết tật trưởng thành cho rằng họ là “ những người còn sót lạicủa nền giáo dục chuyên biệt ” đang yên cầu phải chấm hết sự tách biệt4. Không có nguyên do nào để tách biệt trẻ trong giáo dục. trẻ cần có nhau, chúng họchỏi lẫn nhau. Chúng không cần người lớn cần bảo vệ chúng khỏi những đứa trẻ khác5. Các điều tra và nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ nhỏ học tập tri thức và tương tác xã hội tốt hơntrong trường hòa nhập6. Không có sự chăm nom hay giáo dục nào trong trường chuyên biệt hoàn toàn có thể thay thếcho trường thông thường. 7. Với những cam kết và tương hỗ đã nêu, giáo dục hòa nhập là một cách sử dụng cácnguồn lực giáo dục một cách hiệu quả8. Sự tách biệt sẽ khiến mọi người sợ hãi hoặc quên lãng và thành kiến với đứa trẻ9. Mọi trẻ cần được hưởng một sự giáo dục tương thích để giúp chúng tăng trưởng cácmối quan hệ và sẵn sàng chuẩn bị chuẩn bị sẵn sàng cho đời sống hòa nhập sau này10. Chỉ có giáo dục hòa nhập mới có năng lực giảm đi sự sợ hãi, mặc cảm và xâydựng tình bạn, sự tôn trọng và sự hiểu biết lẫn nhauĐối với trẻ Nước Ta, tùy thuộc vào cách nhìn nhận yếu tố của mỗi người, có thểđưa ra 6 nguyên do triển khai giáo dục hòa nhập như sau : Lí do thứ nhất : Giáo dục hòa nhập cung ứng tiềm năng giáo dục, đào tạo và giảng dạy con người. Bốn tiềm năng giáo dục con người của UNESCO yêu cầu là : Học để làm người ; Họcđể biết ; Học để làm ; Học để cùng chung sống. Về thực ra, những tiềm năng trên đều cónhiều điểm trùng với tiềm năng giáo dục những thành viên trong hội đồng người da đỏ dãđưa ra ccsh đây hàng nghìn năm. Theo quan điểm của họ, mỗi người muốn tồn tạiđược trong hội đồng cần phải phấn đấu đạt dược đông đều 4 phẩm chất sau đây : Tínhquy thuộc ; Thông đạt kiến thức và kỹ năng và kỹ năng và kiến thức ; Tính độc lập ; Tính quảng đại. Trong giáodục hòa nhập, cả 4 phẩm chất nêu trên đều bộc lộ trong tiềm năng giáo dục cho mỗitrẻ. Xem xét từng nội dung : 1.3.1. Tính quy thuộc : Có bè bạn và giữ mối quan hệ tốt hơn với bạn. Được chungsống và cùng thao tác với người khác trong công đồng. Được là thành viên của giađình và hội đồng. Mọi trẻ đều được nghênh đón và được tôn trọng như nhau một cáchtích cực. Trẻ được học trong môi trường tự nhiên giáo dục hòa nhập là điều kiện kèm theo, thời cơ đểđược là thành viên “ chính thức ”, được tham gia và góp phần cho hội đồng với nhữngkhả năng hoàn toàn có thể của mình, được hòa mình vào hội đồng, vào tập thể nơi những em đượcsinh ra, tăng trưởng, trưởng thành và gắn bó suốt đời. Điều này ở những phương pháp gaisodục khác nhau như chuyên biệt và bá chuyên biệt khó hoàn toàn có thể thực thi được. 1.3.2. Thông đạt kiến thức và kỹ năng kiến thức và kỹ năng : Thành đạt và có năng lực tốt trong một hoặc vàilĩnh vực ; được tăng trưởng tổng lực ; có tư duy linh hoạt và năng lượng xử lý những vấnđề ; có động cơ đúng đắn ; có tri thức văn hóa truyền thống và có năng lực làm chủ kỹ thuật ; đượctiếp tục học tập và có năng lực cao trong nghành chăm sóc. Trẻ phải được tiếp thunhững tri thức, kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết yếu và tương thích với nhu yếu cà năng lượng của mỗiem. Mỗi em có năng lực khác nhau trong những nghành khác nhau. Khi đã có kiên thứcvà kiến thức và kỹ năng, những em phải có thái độ đúng, ứng xử một cách linh động trước mọi vấn đềđặt ra. 1.3.3. Tính độc lập : Mọi trẻ đều có thời cơ chọn nghề và tin yêu việc làm đã chọn ; cótrách nhiệm cá thể cao, chiu nghĩa vụ và trách nhiệm về hành vi và quyết định hành động của mình ; đượcđộc lập trong mọi nghành nghề dịch vụ. Để trẻ đạt tiềm năng trên, cần dạy cho trẻ có lòng tự trọng, tự tin, tự học hỏi, biết đồng ý, đảm nhiệm thông tin để tăng trưởng ; có độc lập tự chủmới có phát minh sáng tạo. Những điều này rất cần cho cuộc sồng lao động, hội nhập cộng đồngtrong tương lai khi trẻ đã trưởng thành. 1.3.4. Tính quảng đại : Được góp phần cho mái ấm gia đình và xã hội, có lòng nhiệt tình, yêuthương, chăm nom, giúp sức người khác. Trẻ được học tập, được sự trợ giúp của mọingười trong quy trình tiếp đón thông tin, lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng và kiến thức và tiếnđến trình độ thao tác độc lập, phát minh sáng tạo. Đến lượt mình, trẻ phải biểu lộ giá trị củamình bằng sự góp sức xã hội, đây là tiềm năng rất quan trọng. Mục tiêu này địnhhướng giá trị của mỗi người trước những yếu tố thực tiễn đời sống đặt ra. Trong cuộcsống, sự giúp sức lẫn nhau là tất yếu. Mỗi người nhận được sự giúp sức lúc này và phảigiúp đỡ người khác khi cần. Lý do thứ hai : Thay đổi quan điểm giáo dụcChúng ta biết rằng giáo dục trong nhà trường là đào tạo và giảng dạy ra những con người có kỹnăng, thái độ và thiên hướng cần cho xã hội. Trước đây, người ta đã quyết định hành động rằngcần phải phân loại trẻ nhỏ càng tỉ mỉ càng tốt. Bằng thang đo trí lực cho biết chỉ số trítuệ IQ, trẻ nhỏ đã được chẩn đoán để hoàn toàn có thể phát hiện ra những năng lực sớm. Những trẻem sau khi đã được phân loại cần được dạy theo một chương trình riêng, theo mộtphương pháp riêng. Người ta cho rằng, cách giảng dạy này sẽ có hiệu suất cao hơn. Thực tếđã chỉ ra rằng, trẻ nhỏ học kiểu này không tăng trưởng hết năng lực của mình, thậm chícó thể tăng trưởng xô lệch. 10X u thế giáo dục đa trình độ, đa phương pháp và phát huy tính độc lập hay sự thamgia tích cực của học viên đã trở nên phổ cập. Hiện nay, Nước Ta đang thực hiệnchương trình giáo dục mới ở những bậc học trong đó chú trong thay đổi giải pháp dạyhọc phát huy tính tích cực của học viên. Phương pháp dạy học tập trung vào hoạt độngcủa người học trở nên ngày càng phổ cập và mang lại hiệu suất cao cho nhiều em. Giáodục hào nhập dựa vào quan điểm giáo dục, dạy học dựa vào năng lực, sở thich và đápứng nhu yếu của mỗi cá thể trẻ. Điều này thôi thúc quy trình thay đổi phương phápdạy học hiện nayLí do thứ ba : Giáo dục hoà nhập là phương pháp giáo dục hiệu suất cao nhất cho mọihọc sinhĐược giáo dục thiên nhiên và môi trường hòa nhập, trẻ có thời cơ bộc lộ mình, với sự tương hỗ củabạn bè, thầy cô giáo, cùng với ý chí vươn lên, trẻ sẽ được học nhiều hơn, có kiến thứcvăn hóa, có kiến thức và kỹ năng sống ; trẻ có những dang khó khăn vất vả khác nhau đều hoàn toàn có thể tiến bộhơn, những tiềm năng của trẻ được khơi dậy và tăng trưởng tốt hơn so với những môi trườnggiáo dục khác. Phương pháp học hợp tác nhóm là thời cơ để trẻ được tham gia và traođổi, luận bàn, được nói lên những tâm lý của mình, được thực thi những hoạt độnghọc tạp trong thiên nhiên và môi trường tương hỗ, giúp sức lẫn nhau thuận tiện. Trong môi trường tự nhiên này, học viên biết chăm sóc lẫn nhau xử lý cac yếu tố. Giáo dục hoà nhập khôngnhững mang lại quyền lợi cho trẻ khuyết tật mà còn mang lại hiệu suất cao xã hội không kémphần quan trọng. Thực tế hơn 10 năm thực thi giáo dục hòa nhập ở Nước Ta và kinhnghiệm giáo dục trên quốc tế cho thấy tính hiệu suất cao so với những đối tượng người dùng trẻ khuyếttật khác nhau như sau : Trẻ chậm tăng trưởng trí tuệ : Thông qua giao lưu ban bè, trẻ xóa bỏ mặc cảm, tự ti ; kỹ năng và kiến thức tiếp xúc của trẻ tăng trưởng nhanh, tăng trưởng tính độc lập trong hoạt động và sinh hoạt và trẻhọc được nhiều hơnTrẻ khiếm thị : do được học gần nhà nên trẻ khiếm thị bớt khó khăn vất vả trong việc đilại, trẻ có nhiều bè bạn, hội nhập thuận tiện, có thời cơ tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Trẻ khiếm thính : trải qua qua hệ với bè bạn, trẻ học cách tiếp xúc, có nhiều cơhội để tăng trưởng năng lực của mình, tư duy của trẻ được tốt hơn qua học tập và sinhhoạt. Trẻ khó khăn vất vả hoạt động : được học tập để hoàn toàn có thể tăng trưởng năng lực, được bạn bègiúp đỡ, xoá bỏ dần sự chịu ràng buộc vào người khácLí do thứ tư : Giáo dục hào nhập triển khai những văn bản pháp quy của Quốc tế vàViệt Nam11Vấn đề bình đẳng trong thời cơ học tập và nhiều quyền khác đã được nêu trong côngước Quốc tế về quyền khác đã được nêu trong Công ước Quốc tế về quyền trẻ nhỏ ( điều 8, điều 23 ), trong công ước về giáo dục cho mọi người và gần đây nhất, trongTuyên ngôn về giáo dục đặc biệt quan trọng là Salamanca ( Tây Ban Nha 1994 ) : “ Giáo dục làquyền của con người và những người khuyết tật cũng có quyền được học trong cáctrường đại trà phổ thông, những trường đó phải được đổi khác để tổng thể những em đều được học ”. Tuyên ngôn về quyền của con người của Liên hợp quốc đã gật đầu nhữngnguyên tắc cơ bản về quyền của người tàn tật. Đặc biệt là quyền giáo dục. Vấn đề giáodục trẻ khuyết tật được triển khai trong mạng lưới hệ thống nhà trường chung. Những pháp luậtliên quan đến nền giáo dục bắt buộc sẽ gồm có tổng thể mọi trẻ nhỏ thuộc dạng khuyếttật, kể cả những trẻ nhỏ bị khuyết tật nặng. Vấn đề trên đã được lan rộng ra trong tuyên ngôn quốc tế về giáo dục cho mọi conngười ( 1990 ). Tuyên ngôn đã khuyến nghị những vương quốc phải chăm sóc đến nhu cầugiáo dục đặc biệt quan trọng của trẻ khuyết tật và tạo điều kiện kèm theo bình đẳng trong giáo dục cho mọitrẻ khuyết tật như thể một bộ phận thiết yếu của mạng lưới hệ thống giáo dục quộc dân. Công ước của liên hơp quốc về quyền trẻ nhỏ một lần nữa nhấn mạnh vấn đề đến những quyềncơ bản của trẻ khuyết tật. Khái niệm về quyền trẻ nhỏ được làm sáng tỏ trên nguyên tắccơ bản của trẻ nhỏ và phân phối dịch vụ, sự giúp sức thiết yếu cho sự tăng trưởng của mỗicá nhân về mọi mặt, nhân cách, năng lượng, kĩ năng … Luật Bảo vệ, chăm nom và giáo dục trẻ nhỏ năm 2004 : Điều 50. Hoạt động dịch vụ của cơ sở giúp trẻ em1. Cơ sở giúp trẻ nhỏ có tổ chức triển khai dịch vụ theo nhu yếu hồi sinh công dụng, cainghiện ma túy, điều trị HIV / AIDS, tổ chức triển khai dạy nghề cho trẻ nhỏ vi phạm pháp lý, nuôi dưỡng trẻ nhỏ nghiện ma túy, trẻ nhỏ nhiễm HIV / AIDS và nhu yếu khác được thutiền dịch vụ theo pháp luật hoặc theo hợp đồng thỏa thuận hợp tác với mái ấm gia đình, người giám hộ. 2. Trẻ em của hộ nghèo có nhu yếu dịch vụ cần được người đứng đầu cơ sở giúp trẻem xét miễn, giảm phí dịch vụ cho từng trường hợp. nhà nước pháp luật đơn cử mức thu phí dịch vụ và đối tượng người dùng được miễn giảm dịchvụ. Điều 52. Trẻ khuyết tật, tàn tật, trẻ nhỏ là nạn nhân của chất độc hóa học. Trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ nhỏ là nạn nhân của chất độc hóa học được mái ấm gia đình, nhà nước và xã hội giúp sức, chăm nom, được tạo điều kiện kèm theo để sớm phát hiện bệnh, chữa12bệnh, phục sinh tính năng ; được nhận vào những lớp học hòa nhập, lớp học dành cho trẻkhuyết tật, tàn tật ; được trợ giúp học văn hóa truyền thống, học nghề và tham gia hoạt động giải trí xã hội. Pháp lệnh về người tàn tật – Pháp lệnh số 06/1998 – UVTVQH10 của Ủy banThường vụ Quốc hội phát hành ngày 30/7/1998 Điều 16. Việc học tập của trẻ nhỏ tàn tật được tổ chức triển khai triển khai bằng những hình thứchòa nhập trong những trường đại trà phổ thông, trường chuyên biệt dành cho người tàn tật, cơ sởnuôi dưỡng người tàn tật và tại mái ấm gia đình. Nghị định 55/1999 / NĐ-CP của nhà nước pháp luật cụ thể 1 số ít điều của pháplệnh người tàn tật 19983. Bộ Giáo dục và Đào tạo có nghĩa vụ và trách nhiệm giảng dạy giáo viên, biên soạn chươngtrình, giáo trình, sách giáo khoa vận dụng cho học viên là người khuyết tật, phối hợp vớiBộ Y tế biên soạn chương trình huấn luyện và đào tạo cán bộ chuyên ngành phục sinh công dụng, giáotrình y học hồi sinh công dụng trong những trường trung học. ĐH y ; đáp ứng cácthiết bị dạy học cho giáo viên và phương tiên học tập thích ứng với từng loại tàn tậtcho học viên là người tàn tật ; tổ chức triển khai mạng lưới trường, lớp với những điều kiện kèm theo cầnthiết để thu nhận trẻ nhỏ tàn tật học theo hướng hoà nhập ; chỉ huy việc mở lớp tuyểnsinh, dạy và học, chế độ sinh hoạt ở những trường, lớp chuyên biệt cho người tàn tật. Nghị định số / 2006 / NĐ-CP ngày 02/8/2006 của nhà nước Quy định cụ thể vềhướng dẫn một số ít Điều của Luật Giáo dục : Điều 36. Tạo điều kiện kèm theo học tập cho người tàn tật, khuyết tật1. Người học là người tàn tật, khuyết tật được học tại những lớp dành riêng hoặc hòanhập, được xét cấp học bổng, trợ cấp và miễn, giảm học phí theo pháp luật tại khoản 3 điều 33 của Nghị định này và được xét cấp sách giáo khoa, học phẩm thiết yếu. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo lao lý về việc tổ chức triển khai để người tàn tật, khuyết tật của Bộ Giáo dục và Đào tạo : Quy định này được phát hành theo Quyết định số 23/2006 / QĐ – BGDĐT ngày22 / 5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là văn bản tiên phong bộc lộ nổlực của nhà nươc ta láy tư tưởng hòa nhập để thực thi trách nhiệm giáo dục trẻ khuyếttật. Lí do thứ năm : Tính kinh tế tài chính của giáo dục hòa nhậpGiáo dục hòa nhập là phương pháp giáo dục có hiệu suất cao kinh tế tài chính vì nhiều trẻ được đihọc và ngân sách đỡ tốn kém. Kinh phí giáo dục cho một trẻ khuyết tật gồm có cả chiphí cho học viên, giảng dạy giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học … Theo số liệu13tổng hợp từ những cơ sở, ngân sách cho một trẻ khiếm thính trong một năm nội trú khoảng chừng 5 triệu đồng, trong trường bán trú khoảng chừng 2,5 triệu, trong đó chưa tính kinh phí đầu tư đào tạogiáo viên mua máy trợ thính. Ngân sách chi tiêu cho cơ sở vật chất khởi đầu cũng là điều cần đềcập ; thiết kế xây dựng cơ sở vật chất cho những trường, TT cũng rất cao. Trong chươngtrình giáo dục hào nhập tại Thường Tín, ngân sách cho một trẻ khiếm thính khoảng600. 000 đồng ( huấn luyện và đào tạo giáo viên và lương cho giáo viên ). Con số đưa ra đây khôngphải để so sánh và nếu so sánh thì phải tập trung chuyên sâu vào những mặt như hiệu suất cao giáo dục, tính bề vững và sự tham gia của hội đồng … Tuy nhiên, giáo dục hoà nhập không chỉgiải quyết yếu tố ngân sách mà yếu tố cơ bản là làm thế nào để trẻ được hưởng lợinhiều nhất. Lí do thứ sáu : Giáo dục hòa nhập kêu gọi được sự tham gia của cộng đồngVai trò, vị trí của hội đồng trong giáo dục hòa nhập là rất lớn và rất quan trọng. Giáo dục hòa nhập được triển khai trong cộng đông và dựa vào hội đồng. theo quanđiểm của giáo dục hòa nhập thì những khó khăn vất vả hay khuyết tật không phải là của riêngtrẻ em, mà là sự chăm sóc, nghĩa vụ và trách nhiệm chung của cả hội đồng ; hội đồng có tráchnhiệm san sẻ những khó khăn vất vả của những em, đồng cảm, hỗ trợc những em vượt qua nhữngkhó khăn đó. Trẻ em sinh ra và lớn lên gắn liền với mái ấm gia đình, hội đồng. Trách nhiệm nuôidưỡng, chăm nom, giáo dục những em trước hết là của mái ấm gia đình, sau đó là hội đồng ( làngxóm, thôn bản … ). Các em sinh ra và lớn lên và gắn cả cuộc sống mình với mái ấm gia đình, hội đồng. Vì thế mái ấm gia đình và hội đồng là cái nôi trưởng thành của những em. Tronggiáo dục hòa nhập yếu tố này ngày càng có ý nghĩa lớn và tăng cường hiệu suất cao giáodục. Ngoài thời hạn học ở trường, thời hạn còn lại, trẻ sống trong mái ấm gia đình, tham giacác hoạt động giải trí với những bạn cùng trang lứa trong hội đồng, đó là thời hạn mà mái ấm gia đình, hội đồng có nghĩa vụ và trách nhiệm chính chăm nom, tương hỗ những em. Thiếu điều đó, chất lượnghiệu quả giáo dục hòa nhập sẽ bị thấp, sẽ bị hạn chế nhiều. Đối với trẻ khuyết tật, cần phải triển khai những nội dung hồi sinh tính năng, hìnhthành và tăng trưởng kỹ năng và kiến thức sống, kỹ năng và kiến thức tự Giao hàng, sẵn sàng chuẩn bị tâm thế cho trẻ đếntrường, kế cả việc sẵn sàng chuẩn bị những yếu tố Giao hàng cho việc học tập trình độ văn hóa truyền thống ( đọc viết chữ nổi cho trẻ mù ; những cử chỉ, ký hiệu trong ngôn từ ký hiệu cho trẻđiếc … ) những yếu tố này cần phải được xử lý sớm và sẽ được thực thi tốt nhấttrong hội đồng, có sự tham gia và tương hỗ của hội đồng. 1.4. Xu thế của giáo dục hòa nhập141. 4.1. Thực trạng giáo dục hòa nhập hiện nayKhái niệm giáo dục hòa nhập trong những năm gần đây đã đổi khác trên toàn thếgiới, từ chỗ chỉ đơn thuần là ra mắt hoặc hòa nhập trẻ nhỏ và những cá thể khuyếttật đến sự hiểu biết rằng sự đa dang trong một lớp học, gồm có một loạt những năngkhiếu, năng lực và đậm cá tính dẫn đến sự hiểu biết rằng sự phong phú trong một lớp học, baogồm một loạt những năng khiếu sở trường, năng lực và đậm chất ngầu dẫn đến sự thay đổi, học tập vàphát triển. Tương tự như vậy, ở Nước Ta, sự tập trung chuyên sâu hầu hết vào những nhóm trẻ xácđịnh là khó khăn vất vả và rủi ro tiềm ẩn thiệt thòi cao để bảo vệ những nhóm trẻ này có cơ hộitiếp cận với dịch vụ giáo dục và dịch vụ khác vì sự tăng trưởng và phúc lợi của những em. Kế hoạch tăng trưởng giáo dục 2001 – 2010 đã lấy câu sau làm dẫn chứng : “ Nguồnnhân lực có trình độ cao là một trong những động lực quan trọng để thôi thúc quátrình hiện đại hóa và lôi kéo một “ mạng lưới hệ thống giáo dục phổ cập, mang tính quốc giakhoa học, tạo thời cơ học tập bình đẳng cho toàn bộ mọi người ”. Nhóm trẻ có thực trạng khó khăn vất vả được chăm sóc đặc biệt quan trọng là nhóm trẻ khuyết tật. Tuy nhiên, nhiều kế hoạch và cách tiếp cận so với việc hòa nhập trẻ khuyết tật nhưlà những thành viên bình đẳng của xã hội, tạo thời cơ cho việc tham gia và tiếp cậnnhững dịch vụ hoàn toàn có thể tiếp cận được và thiết thực so với nhu yếu học tập cũng sẽ manglại quyền lợi cho hầu hết những trẻ khác. – Những thành tựuViệt Nam hiện có một mạng lưới hệ thống giáo dục tương đối phong phú so với một thập kỷtrước đây, ở tổng thể những cấp từ Mầm non đến Đại học và Sau đại học. Tuy nhiên, những hỗtrợ về giáo dục hòa nhập nhìn chung còn hạn chế, chưa nhận thức thâm thúy được nhucầu phải có dịch vụ và giải pháp mang lại tính tổng lực và ngặt nghèo song song với cáchỗ trợ đơn cử cho trẻ. Trong mạng lưới hệ thống giáo dục tương hỗ tập trung chuyên sâu cơ bản vào giáo dục tiểuhọc và dạy nghề cho trẻ khuyết tật mà chưa tập trung chuyên sâu nhiều vào can thiệp sớm, giáodục ở bậc trung học cơ sở. Về chủ trương và kế hoạch : Nước Ta đã có chủ trương tương thích ở cấp vương quốc vềviệc tăng trưởng giáo dục hòa nhập để tương hỗ mọi học viên tiếp cận với những dịch vụ hỗtrợ. Ba văn bản chủ trương quan trọng ở cấp vương quốc đã được thiết kế xây dựng trong đầu thậpkỷ này trong đó trực tiếp đề cập tới giáo dục hòa nhập, tương hỗ mọi trẻ nhỏ gồm có cảtrẻ em khuyết tật. Kế hoạch hành vi Giáo dục cho mọi người 2003 – năm ngoái ( tháng 6 năm 2003 ) đã trình diễn kế hoạch kế hoạch tăng trưởng giáo dục tiến trình 2001 – 2010 là : thiết kế xây dựng chủ trương giáo dục cấp vương quốc về thực thi chủ trương này trong toànngành giáo dục. Như đã phản ánh trong kế hoạch Kinh tế – xã hội ( 2001 – 2010 ) và kếhoạch kế hoạch tăng trưởng giao dục năm 2001 – 2010, trọng tâm là tập trung chuyên sâu nguồn lực15để nâng cao chất lượng dạy và học trong lớp học nhằm mục đích giúp toàn bộ học viên được tiếpcận với chương trình quốc giaThực hiện nghị định 26 / NĐ-CP của nhà nước tháng 4 năm 1995 về trách nhiệm giáodục trẻ khuyết tật, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều văn bản hướng dẫn những địaphương thống nhất quản trị giáo dục trẻ khuyết tật. Đặc biệt năm 2002, Bộ Giáo dục vàĐào tạo đã xây dựng Ban chỉ huy giáo dục trẻ khuyết tật từ cấp Bộ đến cấp Sở vàPhòng Giáo dục ở khắp những địa phương trên cả nước. Đến nay cả 64 tỉnh thành đãthành lập ban chỉ huy giáo dục trẻ khuyết tật và tiến hành mạng lưới hệ thống hoạt động giải trí nhấtquán từ TW đến địa phương. Hệ thống văn bản pháp quy về giáo dục trẻ khuyết tật được kiểm soát và điều chỉnh, bổ trợ vàcập nhật liên tục. Hằng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều có văn bản hướng dẫnthực hiện trách nhiệm năm học và xác lập giáo dục hòa nhập là một trong những nộidung của hoạt động giải trí giáo dục của nhà trường. Kế hoạch năm học của nhà trường đã cụthể hóa công tác làm việc giáo dục hòa nhập bằng một loạt những hoạt động giải trí : Phát hiện, xác địnhnhu cầu và kêu gọi trẻ khuyết tật ra lớp học ; Biên chế và phân công giáo viên trựctiếp tương hỗ ; nhìn nhận chất lượng giáo dục và dạy hòa nhập ; Thực hiện những biện phápkhuyến khích và tương hỗ giáo viên trực tiếp dạy trẻ khuyết tật ; Huy động những lực lượngcông đồng tham gia tương hỗ giáo dục hòa nhập ; Hệ thống chương trình tu dưỡng và tổchức tu dưỡng về giáo dục hoà nhập … Các trường Cao đẳng, Đại học trong cả nước đã tạo thành một mạng lưới hệ thống đào tạonguồn nhân lực phân phối nhu yếu giáo dục hòa nhập ở những cấp học, trong đó tập trungvào giáo dục Tiểu học và giáo dục Mầm non. Khung chương trình giảng dạy cử nhânGiáo dục đặc biệt quan trọng trình độ Đại học và Cao đẳng đã được thiết kế xây dựng và phát hành sửdụngHơn 10 TT tương hỗ và tăng trưởng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cùng hệthống dịch vụ tương hỗ trong bước đầu đã sinh ra và đi vào hoạt động giải trí ở một số ít địa phương. Cáctrung tâm này đã tương hỗ trực tiếp cho trẻ khuyết tật vao chuyển giao kiến thức và kỹ năng, kỹ năngchăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật tới nhà trường, mái ấm gia đình trẻ khuyết tật, hội đồng vàcá nhân có tương quan tới trẻ khuyết tật đi học, thiết kế xây dựng kế hoạch và tiến hành công tácchăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật hằng năm tại những nhà trường … Về việc thu thập dữ liệu về tỉ lệ trẻ khuyết tật : Mỗi năm có những tìm hiểu khác nhauvề trẻ khuyết tật được thực thi. Trọng tâm hầu hết vẫn tập trung chuyên sâu vào những trẻkhuyết tật hiện chưa được tiếp cận với giáo dục, trong đó gồm có cả những trẻ khácnhư trẻ nhỏ dân tộc thiểu số, trẻ lao động và những trẻ khác hiện đang học tiểu học16hoặc trung học cơ sở. Số liệu ước tính về tỉ lệ trẻ không đi học mẫu giáo và tiểu học rấtkhác nhau. Năm 1996, cả nước có 6.000 trẻ khuyết tật học trong 72 cơ sở giáo dục chuyên biệt ; 36.000 trẻ khuyết tật học trong 900 trường phổ thông thuộc 97 Q. / huyện của 51 tỉnhthành. Năm 2002, có 7.000 trẻ khuyết tật học trong 90 cơ sở / trường chuyên biệt, khoảng chừng 100.000 trẻ khuyết tật học hòa nhập tại những cơ quan quân huyện của cả nước. Sư tăng trưởng của giáo dục hòa nhập trên phạm vị cả nước là điều kiện kèm theo bảo vệ sốlượng trẻ khuyết tật đi học hòa nhập và tăng trưởng tăng nhanh. Hiện có khoảng chừng 230.000 trẻ khuyết tật đi học chiếm 24,22 %. Trẻ khuyết tật không chỉ tập trung chuyên sâu ở bậc Mầm nonvà Tiểu học mà còn ở bậc Trung học, 1 số ít đang ở bậc Đại học. Về việc tăng trưởng nguồn nhân lực : những trường Đại học có khoa giáo dục đặc biệtnói trên đã đạt được những thành công xuất sắc nhất định trong việc phân phối cá khóa đào tạođại học nhằm mục đích tương hỗ cho hoạt động giải trí giáo dục trẻ có nhu yếu đặc biệt quan trọng. Trong 10 năm qua, khoảng chừng 2,8 % giáo viên Tiểu học đã được tập huấn về giáo dụchòa nhập cho trẻ khuyết tật, 542 cán bộ quản trị giáo dục của 64 tỉnh / thành phố, 264 giảng viên của những trường Đại học và Cao đẳng sư phạm trong cả nước được bồidưỡng về giáo dục hòa nhập vào những năm 2003, 2004 và 2005. Bộ Giáo dục và Đào tạocó kế hoạch liên tục tu dưỡng hằng năm để đội ngũ này phân phối tiềm năng năng lựcđối với giáo viên và cán bộ quản trị giáo dục hòa nhập. Mạng lưới giáo viên cốt cáncủa những huyện được hình thành. Tất cả số giáo viên được đào tạo và giảng dạy, tu dưỡng này đangđược phát huy vai trò và tỏ rõ hiệu suất cao trong giáo dục, dạy học hòa nhập trẻ khuyết tậtở những trường mần nin thiếu nhi và tiểu học, cung ứng nhu yếu đi học gần 230.000 trẻ khuyết tậttrong cả nước. Về những dịch vụ tương hỗ : Nhận thức về những trẻ bộc lộ không đi học hoặc khôngtiếp cận được với chương trình đã được nâng cao lên trong thập kỷ vừa mới qua. Do đó, cần liên tục nâng cáo kỹ năng và kiến thức, hiểu biết, thái đọ và kỹ năng và kiến thức cho giáo viên để họ cóthể dạy trong lớp học đa đối tượng người dùng “ đổi khác từ việc truyền tatr kỹ năng và kiến thức một cách bịđộng sang một chiêu thức khác là hướng dẫn học viên tâm lý và đảm nhiệm kiếnthức một cách dữ thế chủ động ”. Bên cạnh đó, những dịch vụ về phát hiện sớm và can thiệp sớmcũng khởi đầu được chăm sóc, đây là nền tảng thành công xuất sắc của giáo dục hòa nhập. – Những hạn chếGiáo dục hòa nhập đa phần mới tập trung chuyên sâu vào giáo dục Tiểu học và dạy nghề đặcbiệt là giáo dục tiểu học cho học viên khuyết tật mặc dầu những ý tưởng sáng tạo quy mô nhỏgần đây tập trung chuyên sâu vào tương hỗ cho giáo dục trung học cơ sở và giáo dục Mầm non. 17 – Về chủ trương và chiến lượcMặc dù phương hướng và tác dụng cần đạt được đã được cụ thể hóa một cách chínhthức trong những văn bản chủ trương, nhưng những tương hỗ chưa tập trung chuyên sâu vào việc xây dựngmột mạng lưới hệ thống giáo dục toàn diện và tổng thể cung ứng những giải pháp xác lập nhu yếu và dịch vụđáp ứng những nhu yếu đó. Kế hoạch giáo dục cho mọi người 2003 – năm ngoái nhiều khi cònđược xem là tập trung chuyên sâu vào trẻ khuyết tật dưới góc nhìn giáo dục hòa nhập, một hệ thốnggiáo dục tôn trọng tính phong phú của trẻ trong lớp học trải qua dạy học theo phươngpháp lấy trẻ làm TT và dạy học cho trẻ có nhu yếu giáo dục đặc biệt quan trọng ( trong đó cótrẻ khuyết tật ). Cho tới nay, việc kiến thiết xây dựng kế hoạch giáo dục cho mọi trẻ nhỏ mới chỉtập trung vào những nhóm như trẻ khuyết tật và trẻ dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, chưa xâydựng được một chính sách đồng nhất mang tính toàn diện và tổng thể, mạng lưới hệ thống cho mọi trẻ nhỏ. Về việc tăng cường năng lượng cho những cơ sở giáo dục để triển khai trách nhiệm giáodục hòa nhập đã được thể chế hóa : Trách nhiệm phân phối những dịch vụ giáo dục cho cácnhóm trẻ thiệt thòi khác nhau được thực thi một cách thiếu đồng điệu, do đó tạo ra chỗtrống trong việc phân phối dịch vụ và làm tăng khó khăn vất vả trong việc đạt tiềm năng của kếhoạch tăng trưởng ngành giáo dục và giáo dục cho mọi người. Nhu cầu tăng cường nănglực để tương hỗ cho hoạt động giải trí giảng dạy trong lớp học còn chưa được chú ý quan tâm một cáchđồng bộ. Hiện tại ước tính có 15-20 % học viên trong những lớp có nhu yếu học tập chưađược cung ứng. Các trường chuyên biệt vẫn chưa được đào tạo và giảng dạy tu dưỡng không thiếu nhưngphải hoạt động giải trí quá tải, chưa có một mức chất lượng chuẩn cho những trương này và hiệnđang được xem xét là đơn vị chức năng tương hỗ giáo dục hoà nhập ở cấp tỉnh và huyện. Dưới gócđộ giáo dục hòa nhập, kỹ năng và kiến thức và kiến thức và kỹ năng tập huấn, tương hỗ giáo viên của những đơn vịnày còn nhiều hạn chế. Công tác tăng trưởng trình độ cho giáo viên chưa được thểchế háo trong những cơ sở giáo dục Đại học mà đa phần dựa vào đội ngữ giảng viên cốtcán từ những cấp khác nhau. Về việc thu thâp tài liệu và tỉ lệ trẻ khuyết tật : Việc thu thập dữ liệu trong lĩnh vựcgiáo dục hòa nhập mới chỉ tập trung chuyên sâu vào trẻ khuyết tật, do đó chỉ xác lập được nhữngkhó khăn dễ nhận thấy, dẫn trẻ khuyết tật còn rất khác nhau giữa những ban ngành. Sốliệu trẻ khuyết tật hầu hết tập trung chuyên sâu vào trẻ trong nhà trường. Về tăng trưởng nguồn nhân lực : Điều này biểu lộ trước hết ở những năng lượng của những cơsở huấn luyện và đào tạo về giáo dục đặc biệt quan trọng còn nhiều chưa ổn. Tổ chức tiến hành giáo dục đặc biệttrên khoanh vùng phạm vi toàn nước đồi hỏi số lượng lớn nguồn nhân lực đạt chuẩn tiềm năng nănglực cơ bản về nghành nghề dịch vụ này. Tuy nhiên, số lượng cơ sở đào tạo và giảng dạy còn hạn chế ( 07 cơ sởđào tạo có khoa, tổ giáo dục đặc biệt quan trọng ), hình thức giảng dạy, tu dưỡng giáo viên đang ởmức khởi đầu, chưa phân phối được nhu yếu giáo dục của trẻ có nhu yếu đặc biệt quan trọng. Đội18ngũ giảng viên của những cơ sở đào tạo và giảng dạy còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Đếnnay, nguồn giảng viên của những trường Đại học, Cao đẳng có khoa giáo dục đặc biệthoặc tổ bộ môn giáo dục đặc biệt quan trọng được giảng dạy đa phần từ những nguồn góp vốn đầu tư hợp tácquốc tế. Các chương trình giảng dạy, tu dưỡng chưa được phong cách thiết kế theo những Lever đápứng nhu yếu về nguồn nhân lực. Đồng thời, khoanh vùng phạm vi chương trình còn hạn chế về đốitượng, chưa phân phối được nhu yếu phong phú của những đối tượng người dùng khác nhau tham gia vàogiáo dục đặc biệt quan trọng như cha mẹ, trẻ có nhu yếu đặc biệt quan trọng, cán bộ hội đồng, cán bộlàm công tác làm việc xã hội … Chương trình đào tạo và giảng dạy còn nặng tính hàn lâm. Hệ thống giáotrình, tài liệu chuyên khảo ít về chủng loại, hạn chế về số lượng, chất lượng. Thứ hai, hầu hết cán bộ quản trị giáo dục chưa được tu dưỡng hoặc tu dưỡng rấtít về giáo dục hòa nhập. Đến nay, chỉ có khoảng chừng gần 200 cán bộ quản trị cấp tỉnh và sốít cấp huyện được tu dưỡng qua 3 vòng, tuy nhiên vẫn chưa bảo vệ chuẩn tối thiểu mụctiêu, năng lượng so với cán bộ quản trị giáo dục về giáo dục hòa nhập. Bên cạnh đó, hầunhư cán bộ quản trị giáo dục cấp huyện và trường chưa từng được tu dưỡng về lĩnhvực này. Những hạn chế này của đội ngũ cán bộ quản trị chắc như đinh không hề có tácđộng tích cực đến chất lượng hoạt động giải trí giáo dục đặc biệt quan trọng tại địa phương. Về những dịch vụ tương hỗ : Hiện tại, những dịch vụ tương hỗ cho giáo viên, học viên và giađình còn rời rạc lẻ tẻ, chưa mang tình mạng lưới hệ thống. Các dịch vụ mang tính chuyên môncao còn hạn chế, hầu hết chie dành cho những trẻ trong vùng miền mà điều kiện kèm theo kinhtế – xã hội thuận tiện hoặc những trẻ sống gần những khu vực đó. Các dịch vụ chuyên biệtcòn hạn chế về chưa có chuẩn chất lượng nào cho những dịch vụ này1. 4.2. Bối cảnh, thời cơ và thử thách của giáo dục hòa nhập1. 4.2.1. Bối cảnh quốc tếGiáo dục hòa nhập là một cách tiếp cận tăng trưởng nhằm mục đích phân phối nhu yếu học tậpcho tổng thể trẻ nhỏ, với sự tập trung chuyên sâu đơn cử vào những ai có rủi ro tiềm ẩn bị tách biệt với mộitrường xã hội. Nguyên tắc giáo dục hòa nhập được trải qua tại Hội nghị quốc tế vềgiáo dục theo nhu yếu đặc biệt quan trọng : Tiếp cận và chất lượng được chứng minh và khẳng định tại Diễn đànGiáo dục quốc tế ( 2000 ). Ý tưởng của giáo dục hòa nhập được tương hỗ thêm bởi nhữngquy chuẩn của Liên hiệp quốc và bình đẳng và thời cơ so với những người khuyết tật, công bố tổng thể mọi người đều có quyền tham gia bình đẳng. Trong báo cáo giải trình giám sát toàn thế giới năm 2006 về giáo dục cho mọi người : Học chữ đểsống, những chủ trương hòa nhập được xem là vô cùng quan trọng để đạt được mục tiêuGiáo dục cho mọi người, đặc biệt quan trọng tương quan đến sự bất ổn định, hoàn toàn có thể gây nên xungđột hoặc tác nhân kinh tế tài chính, để thiết lạp môi trường tự nhiên bảo đảm an toàn và lành mạnh mà ở đó những em19học sinh có thẻ học được. Báo cáo này cũng nói rõ mức độ khẩn cấp so với nhu cầuhào nhập trong toàn cảnh giáo dục cho mọi người từ quan điểm tiếp cận và chất lượng. Báo cáo tập trung chuyên sâu vào mức độ biết chữ và những nhóm có thực trạng khó khăn vất vả đã bị táchbiệt khỏi một xã hội chính thống do những lí do xã hội, văn hóa truyền thống và chính trị phức tạp, đồng thời kỹ năng và kiến thức của những đối tượng người dùng này trong ngôn từ viết còn rất hạn chế. Sưtách biệt ra khỏi xã hội là do những em bị “ khuyết tật ” hoặc do những đặc tính như dântộc, tôn giáo, ngoài những còn có giới tính và độ tuổi, hoặc do những yếu tố khác như nghèođói, di cư … Cộng đồng quốc tế thấy thiết yếu phải triển khai giáo dục hòa nhập, để cung ứng cácdịch vụ có chất lượng và cải tổ những thời cơ tiếp cận những dịch vụ này cho nhữngđối tượng hiên chưa co hòa nhập trong xã hội. Giáo dục hòa nhập thừa nhận sự đadạng về văn hóa truyền thống, xã hội và phấn đấu phân phối nhu yếu học tập của từng cá thể bất kểnguyên nhân nào dẫn đến những nhu yếu này và mặc dầu những nhu yếu này có phức tạpđến đâu. Giáo dục hòa nhập tạo ra môi trường học tập cung ứng những nhu yếu đa dạngcủa trẻ và tạo thời cơ cho mọi học viên – cả học viên nam và học viên nứ, học viên cónhu cầu giáo dục đặc biệt quan trọng, học viên khuyết tật, học viên dân tộc bản địa, học viên có nhữngkhác biệt về văn hóa truyền thống, xã hội và ngôn từ. Thông qua quy trình tăng trưởng trình độchuyên môn cho giáo viên, giáo dục hòa nhập tạo ra môi trường tự nhiên lớp học ma mọi họcsinh hoàn toàn có thể học tập và trợ giúp lẫn nhau. Với cách tiếp cận này, mỗi trẻ được nhìn nhậnlà một cá thể chứ không phái là phân loại theo khó khăn vất vả và được giáo dục dựa theosự phân loại đó. 1.4.2. 2. Bồi cảnh trong nướcPhát triển giáo dục là quốc sách vì giáo dục được xem là động lực tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hội. Mục tiêu của giáo dục là đảm bào mọi thành viên trong xã hội bất kể khảnăng, giới tính, dân tộc bản địa, điều kiện kèm theo văn hóa truyền thống, kinh tế tài chính, xã hội. Vì thế, cần tăng trưởng giáodục hòa nhập dưới góc nhìn tăng trưởng giáo dục nói chung và nâng cao sự tham gia củacông đồng nhằm mục đích đạt được tiềm năng giáo dục đề raGiáo dục hòa nhập tương hỗ những tiềm năng chung của Kế hoạch kế hoạch phát triểngiáo dục 2001 – 2010 bằng cách tập trung chuyên sâu vào chất lượng dạy học. Cụ thể hơn là nângcao kiến thức và kỹ năng và kiến thức và kỹ năng trong mạng lưới hệ thống giáo để chăm nom và giáo dục trẻ dưới 6 tuổi ; tăng trưởng giáo dục tiểu học theo tiêu chuẩn quốc tế ; nâng cao tỉ lệ nhập học và hoànthành giáo dục tiểu học và trung học cơ sở cho mọi trẻ nhỏ ; nâng cao tỉ lệ trẻ chuyểncấp từ trung học cơ sở sang trung học phổ thông và trang bị vừa đủ kiến thức và kỹ năng, kiến thứccho trẻ để sau khi rời ghế nhà trường trẻ hoàn toàn có thể liên tục học ở bậc cao hơn. 1.4.2. 3. Cơ hội và thử thách. 20B ối cảnh trong nước và quốc tế đã tạo ra những thời cơ và thử thách so với sự pháttriển giáo dục hòa nhập. Các hoạt động giải trí trước đây chưa trọn vẹn đúng nghĩa của giáodụ hòa nhập. Việc tập trung chuyên sâu vào trẻ khuyết tật theo kiểu phân loại truyền thống lịch sử mộtmức độ nào đó đã làm tăng nhu yếu của trẻ nhỏ khác gặp khó khăn vất vả trong học tập và làmhiểu sai cụm từ “ hòa nhập ”. Tuy nhiên, những sáng tạo độc đáo gần đây của chính phủcùng vớisự tương hỗ của những nhà hỗ trợ vốn đã mở màn tăng cường những chương trìh tập trung chuyên sâu vào tất cảđối tượng trẻ của mạng lưới hệ thống giáo dục, từ dó tạo cơ sở xác lập nhu yếu và triển khai giáodục hòa nhậpHoạt động thu nhập tài liệu về trẻ ở độ tuổi Tiểu học và Mầm non hiện chưa đưa rađầy đủ thông tin để cung ứng những dịch vụ giáo dục cho trẻ nhỏ, mái ấm gia đình và giáo viêndạy trẻ có nhu yếu đặc biệt quan trọng. Để xác lập những trẻ có khó khăn vất vả trong học tập, cần đề racác giải pháp giúp giáo dục giáo viên và mái ấm gia đình xác lập khó khăn vất vả của trẻ ngày từgiai đoạn đầu tăng trưởng của trẻ và giải pháp giúp giáo viên, cán bôh quản trị xây dựngkế hoạch giáo dục, theo dõi nhìn nhận trẻ. Nếu có giải pháp xác lập nhu yếu giáo dục đặc biệt quan trọng của trẻ, cần bảo vệ mọi trẻtiếp cận với giải pháp này dưới góc nhìn giáo dục, kinh tế tài chính xã hội, văn hóa – xã hội vàmôi trường. Trách nhiệm của nhà trường là tháo gỡ khó khăn vất vả, rào cản để học viên cóthể tiếp cận được với lớp học và chương trình học. Để giúp học sinnhh tiếp cận đượcvới chương trình học thì giáo viên phải nhận thức rằng, mỗi trẻ là một cá thể có nhucầu học tập khác nhau. Đối với những trẻ có nhu yếu giáo dục đặc biệt quan trọng mà khả năngcủa giáo viên chưa cung ứng được, cần trang bị cho giáo viên kiến thức và kỹ năng và kĩ năng đểdạy học hiệu quả cho những trẻ này. Để cung ứng được công tác làm việc giảng dạy nêu trẻ, cần có những tương hỗ và công cụ quản líthích hợp tại toàn bộ những cấp của mạng lưới hệ thống giáo dục. Giáo dục và những dịch vụ liên quankhác được phân phối cho trẻ và mái ấm gia đình trẻ thông qau trường học, do đó, cần tăngcường năng lượng quản trị cảu trường học trong việc cung ứng dịch vụ cũng như hoạtđộng lập kế hoạch tăng trưởng trường học. Tương tự như vậy, cần tăng cường công tácquản lý chỉ huy tại cấp huyện, tỉnh để bảo vệ tổng thể những trường phân phối được nhucầu của giáo viên, học viên và mái ấm gia đình học sinhNgoài ra, những mạng lưới tương hỗ tại hội đồng phải bảo vệ được rằng, mọi trẻ đềuđược tiếp cận với những dịch vụ giáo dục ở địa phương và những nơi mà trẻ chưa đượchòa nhập vào hội đồng phải cùng nhau phối hợp để bảo vệ toàn bộ những trẻ nàyđược tham gia vào đời sống hội đồng. Nhưng hoạt động giải trí thử nghiệm về sự tham gia củacộng đồng gần đây đã được ủng hộ một cách tích cực, do đó những hoạt động giải trí này có thểđược lan rộng ra tăng trưởng trên taofn quốc. 21 Để thôi thúc hoạt động giải trí giáo dục với toàn bộ thời cơ và thử thách nói trên, cần tăngcường sự phối hợp giữa những ban ngành khác nhau và giữa những đơn vị chức năng, những cấp giáo dục. Các dịch vụ giáo dục hiện đang được thực thi cho trẻ còn rải rác, thiếu sự phối hợp vàphân chia nghĩa vụ và trách nhiệm rõ ràng. Thách thức của Nước Ta là tăng trưởng một mạng lưới hệ thống hỗtrợ đa ngành, có tổ chức triển khai, trong đó xác lập rõ nghĩa vụ và trách nhiệm của từng ngành trong việccung cấp từu hai dịch vụ trở lên, ví dục như phát hiện sớm và tương hỗ trẻ có nhu yếu đặcbiệt1. 4.3. Định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm mục đích tăng trưởng giáo dục hòa nhập ởViệt NamTháng 12 năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức triển khai Hội nghị tổng kết 5 nămthực hiện Nghị định số 26 / NĐ – CP ngày 17 tháng 4 năm 1995 của nhà nước về việcgiao trách nhiệm giáo dục trẻ khuyết tật cho ngành giáo dục. Tại Hội nghị này, Bộ Giáodục và Đào tạo đã nhìn nhận cao sư phối hợp, tương hỗ của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc ( UNICEF ), Ủy ban Văn hóa – Khoa học – Giáo dục Liên hợp quốc ( UNESCO ), Tổchức cứu trợ trẻ nhỏ Thụy Điển ( Radda Barnen ), Tổ chức cứu trợ và tăng trưởng – Cơquan tăng trưởng quốc tế Hoa Kì ( USAID và CRS ), Tổ chức PSBI và 1 số ít tổ chứckhác đã giúp ngành Giáo dục và Đào tạo ( tính đến tháng 12 năm 2000 ) kêu gọi được6. 000 trẻ nhỏ khuyết tật đến học với trẻ thông thường tại những thôn, xã theo chương trìnhhòa nhập. Cũng tại Hội nghị này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ xu thế chiếnlược giáo dục trẻ khuyết tật ở Nước Ta đa phần là giáo dục hòa nhập, vì giáo dục hòanhập nằm trong khuôn khổ pháp lí và tương thích với điều kiện kèm theo kinh tế tài chính – xã hội của ViệtNamĐể liên tục tiến hành khuynh hướng tăng trưởng giáo dục hòa nhập và thực thi phâncông trách nhiệm của Thủ tướng nhà nước trong Chiến lược tăng trưởng giáo dục 2001 – 2010 ( Quyết định 102 / 2001 / QĐ-TTg ), ngày 30 tháng 9 năm 2002, Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo đã kí Quyết định số 44431 / QĐ-BGDĐT – TCCB xây dựng Ban chỉ đạogiáo dục trẻ khuyết tật của ngành gồm 10 thành viên và một Ban thư kí giúp việcMô hình giáo dục hòa nhập là hình thức đưa trẻ khuyết tật vào học hòa nhập với trẻbình thường cùng lứa tuổi ở ngay nơi sinh ra và lớn lên. Những học viên này được bốtrí vào lớp học tương thích với lứa tuổi trong môi trường tự nhiên đại trà phổ thông, được phân phối cácdịch vụ và giúp sức liên tục. Trong thiên nhiên và môi trường giáo dục hào nhập, những tiêu chíđánh giá hiệu quả giáo dục cũng luôn được kiểm soát và điều chỉnh tương thích với năng lượng và nhu cầucủa mỗi trẻ nhằm mục đích phát huy hết năng lực riêng không liên quan gì đến nhau và mặt mạnh của trẻ. Ưu điểm củamô hình giáo dục này là khắc phục được những điều mà quy mô giáo dục chuyên biệtkhông làm được, ngân sách giảm, màng lại hiệu suất cao kinh tế22Tuy nhiên, hình thức này cũng có nhiều khó khăn vất vả, trước hết là khó khăn vất vả về đội ngữgiáo viên. Mô hình giáo dục hòa nhập đòi hởi một lực lượng lớn giáo viên có khảnăng, trình độ, lòng yêu trẻ, biết thay đổi giải pháp giảng dạy, luôn chăm sóc tìmhiểu mặt mạnh, mặt tích cực của học viên để phát huy và tu dưỡng, giáo dục những emtrở thành người có ích trong xã hộiTrong thực trạng lúc bấy giờ, ở Nước Ta vẫn đang liên tục duy trì những cơ sở giáo dụcchuyên biệt hiện có, tiến tới tăng trưởng những cơ sở này thành “ Trung tâm nguồn ”, vừa lànơi điều tra và nghiên cứu là chỗ dựa để tu dưỡng giáo viên tật học giảng dạy hòa nhập trẻkhuyết tật, nhưng đa phần vẫn là tận dụng tối đa những nguồn lực hiện có để thực hiênmô hình giáo dục hòa nhậpNhư vậy, để xử lý “ Vấn đề trẻ khuyết tật ở Nước Ta ” phải bằng con đườnggiáo dục hòa nhập là chính thì mới đạt được tiềm năng đã đề ra. Để triển khai thành công xuất sắc giáo dục hòa nhập theo quan điểm “ Trường học cho mọitrẻ em ”, đồng thời thực thi quan điểm, tiềm năng so với giáo dục trẻ khuyết tật màĐảng và Nhà nước Nước Ta đã đặt ra, trong thời hạn sắp tới, Bộ Giáo dục và Đào tạosẽ thực thi chỉ huy theo những bước sauBước 1 : Thực hiện công tác làm việc tìm hiểu cơ bản ngày từ đầu năm học 2003 – 2004 nhưthông lệ hằng năm, thực thi ngày toàn dân đưa trẻ đến trường. Hội đồng giáo dục củaxã ( phường, thị xã ) thực thi tìm hiểu học viên lớp 1 tích hợp tìm hiểu trẻ khuyết tật ( cảlớp 1 và lớp 6 ). Kế hoạch tìm hiểu tổng thể và toàn diện do Dự án Giáo dục Tiểu học cho trẻ nhỏ cóhoàn cảnh khó khăn vất vả đảm nhậnBước 2 : Lập kế hoạch phân phối và tiếp đón trẻ khuyết tật vào trườnga. Đối với những trường chuyên biệt vàn bán chuyên biệtTổ chức thu nhận trẻ trên địa phận tỉnh hoặc khu vựcb. Đối với trẻ thiểu năng trí tuệ – Tất cả những trường đều phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tiếp đón trẻ thuộc địa phận dân cưtrường đóng vào trường – Nếu học viên hòa nhập được thì mỗi giáo viên nhận từ 1 đến 2 em. Nếu học sinhchưa hòa nhập được thì tổ chức triển khai thành lớp học riêng. Trường hợp phải điêug trị bệnhthì thuộc nghành nghề dịch vụ của trường chuyên biệt và cơ quan y tếBước 3 : Tổ chức chỉ đạo23a ) Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn 1 số ít pháp luật về cách nhìn nhận và xếploại so với học viên khuyết tật ( đã có so với lớp 1 của năm học 2002 – 2003 ), vềnhiệm vụ giáo viên và kỹ năng và kiến thức cơ bản ở từng lớp họcb ) Mở rộng 2 TT huấn luyện và đào tạo giáo viên tật học tại Thành phố Hồ Chí Minh và ĐàNẵng để giảng dạy lực lượng cột cán cho 3 khu vực trong cả nước. c ) Đổi mới phương pháp giảng dạy giáo viên theo tín chỉ để phân phối nhu yếu về sốlượng giáo viên trước mắt, đồng thời bảo vệ trình độ chuẩn giáo viên về vĩnh viễn. Quátrình triển khai nhu yếu nêu trên gắn chặt với quy trình thay đổi giáo dục phổ thông vàcải cách sư phạmd ) Đổi mới phương pháp tuyển chon người học ngành sư phạm khuyết tật. Chẳnghạn, là người khuyết tật dạy người khuyết tật, người có tận tâm nghề nghiệp và thậtsự yêu trẻ chứ không phải là tìm một chỗ đứng trong xã hộie ) Hướng dẫn triển khai nội dung cần phải so với trẻ học hòa nhậpBước 4 : Xây dựng mạng lưới hệ thống chủ trương. giải pháp triển khai giáo dục hòa nhậpa ) Từng bước đưa công tác làm việc tu dưỡng giáo viên dạy hòa nhập vào chương trình bồidưỡng giáo viên tiếp tục và trong chương trình tu dưỡng hè. b ) điều tra và nghiên cứu đề xuất kiến nghị chủ trương cho giáo viên dạy hòa nhập và chủ trương trợ giúpcho học viên khuyết tật. c ) Tăng cường nghiên cứu và điều tra xu thế, đồng thời góp vốn đầu tư cho sản xuất, cung cấptrang thiết bị và vật dụng dạy học đặc trưng cho trẻ khuyết tật ( kể cả vật dụng dạy học tựlàm ) Tóm lại, giáo dục trẻ khuyết tật là một trách nhiệm mà mạng lưới hệ thống giáo dục quốc dânViệt Nam phải chấm hết đảm nhiệm. Bởi trách nhiệm này đã được ghi nhận từ những văn bảnpháp lý của vương quốc và quốc tế. Đúng như Tuyên ngôn về giáo dục đặc biệtSalamanca ( Tây Ban Nha, 1994 ) đã chứng minh và khẳng định : “ … Giáo dục trẻ khuyết tật theo hướng hòa nhập là phương pháp tốt nhất đẻ xóa bỏthái độ phân biệt, tạo ra những hội đồng thân ái, thiết kế xây dựng một xã hội cho mọingười .. ”. Đó cũng là điều mong mỏi của Bác Hồ kính yêu : “ Thiện nghĩa là tốt đẹp, vẻvang bằng Giao hàng cho quyền lợi của nhân dân ”. Phục vụ những công dân nhỏ bé vớinhững mảnh đời khó khăn vất vả đặc biệt quan trọng chắc như đinh sẽ không kém phần nguy hiểm, vất vảnhưng cũng sẽ vồ cùng tốt đẹp và vẻ vang. 24CH ƯƠNG 2 : THÚC ĐẨY VÀ HỖ TRỢ GIÁO DỤC HÒA NHẬP CHO TRẺ CÓNHU CẦU ĐẶC BIỆT TRONG TRƯỜNG MẦM NON2. 1. Tạo môi trường học tập hòa nhập thân thiệnQuy định về giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật, tàn tật, ghi rõ : “ Các cơsở giáo dục tùy theo điều kiện kèm theo để kiến thiết xây dựng môi trường tự nhiên giáo dục thân thiện cho ngườikhuyết tật ; phối hợp với những tổ chức triển khai xã hội kiến thiết xây dựng môi trường tự nhiên văn hóa truyền thống, thể thao phùhợp để người khuyết tật được tham gia những hoạt động giải trí giáo dục như mọi người khác ”. Môi trường giáo dục trong nhà trường, theo nghĩa toàn diện và tổng thể, gồm có những yếu tốcủa môi trường tự nhiên vật chất và yếu tố của thiên nhiên và môi trường tâm lí. Việc kiến thiết xây dựng môi trườnggiáo dục trong nhà trường cho mọi trẻ nói chung và cho trẻ co nhu yếu đặc biệt quan trọng cần đạtđược những nhu yếu của cả hai yếu tố trên. Trong đó, hai yếu tố thiên nhiên và môi trường vừa là tiền đềvừa là tác dụng của nhau. Thực chất là tạo ra được một thiên nhiên và môi trường giáo dục hòa nhậpthân thiện nhằm mục đích kích thích việc học tập và tham gia tích cực vào những hoạt động học tậpcủa mọi học viên trong lớp học và nhà trường. Mục tiêu của thiết kế xây dựng môi trường tự nhiên giáo dục thân thiện đó là trẻ có thời cơ pháttriển tối đa năng lực của mình. Các tiềm năng đơn cử là : – Trẻ có được cảm xúc bảo đảm an toàn ; – Trẻ được thừa nhận và tôn trọng ; – Trẻ tự tin và hứng thú tham gia vào những hoạt động giải trí ; – Trẻ được tương tác, hợp tác, tương hỗ, trợ giúp lẫn nhau. 2.1.1. Môi trường vật chất không rào cảnĐó là môi trường tự nhiên với những điều kiện kèm theo về cơ sở vật chất, vật dụng, đồ chơi, phươngtiện, thiết bị bảo vệ cho tổ chức triển khai hoạt động giải trí chăm nom, giáo dục, học tập của giáo viênvà trẻ. Các yếu tố của môi trường tự nhiên vật chất trong nhà trường gồm : Môi trường vật chất trong lớp học : Môi trường này cần bảo vệ sự tương thích giữacấu trúc khoảng trống và tổ chức triển khai những hoạt động giải trí như sắp xếp bàn và ghế học tập, bàn giáoviên, vị trị ngồi học của trẻ theo sự tương tác của giáo viên với trẻ và giữa những trẻ vớinhau, góc vật dụng, đồ chơi, phương tiện đi lại thiết bị học tập, … Cấu trúc của thiên nhiên và môi trường bảo vệ để trẻ có nhu yếu đặc biệt quan trọng nhận ra được sự hiệndiện của mình trong lớp học. Bên cạnh đó, môi trường tự nhiên lớp học cần được cấu trúc theodiễn biến thời hạn và hoạt động giải trí bằng cách sử dụng quy mô, hình ảnh, hình tượng chocác hoạt động giải trí diễn ra trong lớp học tương ứng với những mốc thời hạn. Điều này giúp25
Source: https://sangtaotrongtamtay.vn
Category: Giáo dục
Để lại một bình luận