Giáo trình môn học giáo dục chính trị trung cấp 2020 – Tài liệu text

Giáo trình môn học giáo dục chính trị trung cấp 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.17 KB, 46 trang )

1

BÀI MỞ ĐẦU
VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, CHỨC
NĂNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vị trí, tính chất của môn học
1.1. Vị trí
Môn học Giáo dục chính trị là môn học bắt buộc thuộc khối các môn học
chung trong chương trình đào tạo trình độ cao đẳng.
1.2. Tính chất
Chương trình môn học bao gồm khái quát về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; hình
thành thế giới quan, nhân sinh quan khoa học và cách mạng cho thế hệ trẻ Việt
Nam; góp phần đào tạo người lao động phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
2. Mục tiêu môn học
Sau khi học xong môn học, người học đạt được:
2.1. Về kiến thức
Trình bày được một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam và những nhiệm vụ chính trị của đất nước hiện nay; nội dung học tập, rèn
luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt
2.2. Về kỹ năng
Vận dụng được các kiến thức chung được học về quan điểm, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước vào giải quyết các vấn đề của cá nhân, xã hội
và các vấn đề khác trong quá trình học tập, lao động, hoạt động hằng ngày và
tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
2.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
Có năng lực vận dụng các nội dung đã học để rèn luyện phẩm chất chính

2

trị, đạo đức, lối sống; thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách,
phápluật của Nhà nước.
3. Đối tượng, chức năng nghiên cứu, học tập
3.1. Đối tượng nghiên cứu, học tập
Môn học Chính trị nghiên cứu những quy luật chung nhất của hoạt động
chính trị, cơ chế tác động, những phương thức sử dụng để hiện thực hóa những
quy luật chung đó; nghiên cứu hoạt động của các đảng phái và chính quyền, các
tổ chức chính trị; các giai cấp và các mối quan hệ về chính trị giữa các lực lượng
đó của các chế độ xã hội.
Mục đích của môn học Chính trị là trang bị cho người học nhận thức cơ
bản về chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam; góp phần bồi
dưỡng nhận thức tư tưởng, giáo dục niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và định
hướng trong quá trình học tập, rèn luyện cho người học.
3.2. Chức năng nghiên cứu, học tập
Môn học Chính trị có hai chức năng cơ bản là:
– Chức năng nhận thức khoa học: giúp người học hiểu biết hệ thống tri
thức về nền tảng tư tưởng của Đảng và của cách mạng, nội dung hoạt động lãnh
đạo, quản lý và xây dựng của Đảng, Nhà nước ta.
– Chức năng giáo dục tư tưởng, tình cảm cách mạng: Môn học Chính trị
có chức năng giáo dục tư tưởng chính trị, tham gia vào việc giải quyết những
nhiệm vụ hiện tại; giáo dục niềm tin vào sự phát triển của cách mạng Việt Nam,
có tác dụng quan trọng đối với việc trau dồi thế giới quan, phương pháp luận
khoa học, xây dựng niềm tin vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Từ đó có quyết tâm phấn đấu thực hiện đường lối, chủ trương
chính sách của Đảng
4. Phương pháp dạy học và đánh giá môn học
4.1. Phương pháp nghiên cứu, học tập

Phát huy tính chủ động của thầy và tính tích cực của trò. SV phải liên hệ

3

với thực tiễn, tự nghiên cứu, thảo luận, liên hệ thực tiễn, thảo luận tích cực, cung
cấp cho nhau các tri thức trong quá trình học tập. Cần áp dụng các phương pháp
giảng dạy và học tập tích cực để môn học không khô khan mà thiết thực và có
hiệu quả. Có thể tổ chức cho sinh viên thảo luận, xem băng hình, phim tư liệu
lịch sử, chuyên đề thời sự hoặc tổ chức đi tham quan, nghiên cứu các điển hình
sản xuất công nghiệp, các di tích văn hóa ở địa phương.
4.2. Điều kiện thực hiện môn học
– Phòng học, máy tính, máy chiếu và các thiết bị dạy học khác;
– Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh
và các tài liệu liên quan.
4.3. Phương pháp đánh giá
Việc đánh giá kết quả học tập của người học được thực hiện theo quy định
tại Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộ
trường Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định việc tổ chức thực hiện
chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo niên chế hoặc theo
phương thức tích lũy mô đun hoặc tín chỉ; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận
tốt nghiệp.
4.4. Ý nghĩa học tập
Môn Chính trị là một trong những nội dung quan trọng của đào tạo nghề
nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ giác ngộ và giáo dục toàn diện, góp
phần khắc phục những sai lầm, khuyết điểm cho người lao động.
Nghiên cứu, học tập, nắm vững tri thức chính trị có ý nghĩa rất to lớn
trong việc giáo dục phẩm chất chính trị, lòng trung thành với lợi ích của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, tính kiên định cách mạng
trước tình hình chính trị, phức tạp ở trong nước và quốc tế, giáo dục đạo đức

cách mạng.
Việc học tập chính trị có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục về truyền
thống cách mạng, về chủ nghĩa yêu nước và lòng tự hào đối với Đảng và đối với
dân tộc Việt Nam; bồi dưỡng ý chí chiến đấu cách mạng, có ý chí biết noi gương
những người đi trước, học tập và lao động thông minh, sáng tạo, có kỷ thuật, có
kỷ luật và năng suất cao.

4

BÀI 1
KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
1. Khái niệm Chủ nghĩa Mác – Lênin
Chủ nghĩa Mác – Lênin “là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học
của C.Mác Ph.Ăngghen và sự phát triển của V.I.Lênin là sự kế thừa và phát
triển những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, trên cơ sở thực tiễn của thời
đại; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao
động và giải phóng con người; là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến
của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng.
Chủ nghĩa Mác – Lênin có nhiều chức năng nhưng hai chức năng quan
trọng nhất là chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận. Thực hiện
hai chức năng này Chủ nghĩa Mác – Lênin đem lại cho con người một thế giới
quan khoa học và một phương pháp luận khoa học.
Mục đích của Chủ nghĩa Mác – Lênin: Chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời nhằm
đáp ứng nhu cầu cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trong sự nghiệp giải
phóngmình, giải phóng nhân dân lao động, tiến tới giải phóng toàn thể nhân loại.
Ngày nay có nhiều học thuyết với lý tưởng nhân đạo về giải phóng giai
cấp, giải phóng nhân dân lao động, nhưng chỉ có chủ nghĩa Mác – Lênin mới là
học thuyết khoa học nhất, chắc chắn nhất và chân chính nhất để thực hiện lý
tưởng ấy.

2. Các bộ phận cấu thành Chủ nghĩa Mác – Lênin
Chủ nghĩa Mác – Lênin bao gồm hệ thống tri thức phong phú về nhiều lĩnh
vực (triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, tâm lý học, xã hội
học, lôgíc học, văn hóa học, nhân chủng học…), nhưng trong đó có ba bộ phận lý
luận quan trọng nhất là: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa
học. Ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin có đối tượng nghiên cứu cụ thể
khác nhau nhưng đều nằm trong hệ thống lý luận khoa học thống nhất – Đó là
khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động
khỏi chế độ áp bức, bóc lột, tiến tới giải phóng con người.
2.1. Triết học Mác – Lênin

5

Triết học Mác – Lênin là bộ phận nghiên cứu những quy luật vận động,
phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy nhằm hình thành thế giới
quan và phương pháp luận chung nhất cho nhận thức khoa học và thực tiễn cách
mạng. Theo Ăngghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học
hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”; bởi vì việc giải quyết vấn đề
này là cơ sở và xuất phát điểm để giải quyết các vấn đề khác của triết học. Đồng
thời sẽ là tiêu chuẩn để xác định lập trường thế giới quan của các triết gia và các
học thuyết của họ.
Triết học Mác – Lênin là một trong ba bộ phận cấu thành của Chủ
nghĩa Mác – Lênin; đầu tiên là Triết học Mác, do Mác và Enghen sáng lập ra,
được Lenin và các nhà mácxít khác phát triển thêm. Triết học Mác ra đời vào
những năm 40 thế kỉ 19 và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa
học và thực tiễn trong phong trào cách mạng công nhân. Sự ra đời của Triết học
Mác là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng loài người, trong lịch
sử triết học. Nhưng cuộc cách mạng ấy bao hàm tính kế thừa, tiếp thu tất cả
những nhân tố tiên tiến và tiến bộ mà lịch sử tư tưởng loài người đã để lại.

Triết học Mác là triết học duy vật. Nhưng các nhà sáng lập của triết học đó
không dừng lại ở chủ nghĩa duy vật của thế kỉ 18 mà những thiếu sót chủ yếu
nhất của nó là máy móc, siêu hình và duy tâm khi xem xét các hiện tượng xã
hội.Các ông đã khắc phục những thiếu sót ấy, đưa triết học tiến lên một bước
pháttriển mới bằng cách tiếp thu một cách có phê phán những thành quả của triết
họccổ điển Đức, nhất là phép biện chứng trong hệ thống triết học của Hegel. Tuy
nhiên, phép biện chứng của Hegel là phép biện chứng duy tâm, vì vậy, các
nhàsáng lập Triết học Mác đã cải tạo nó, đặt nó trên lập trường duy vật. Chính
trong quá trình cải tạo phép biện chứng duy tâm của Hegel và phát triển tiếp tục
chủn ghĩa duy vật cũ, trên cơ sở khái quát hoá những thành tựu của khoa học tự
nhiênvà thực tiễn cho đến giữa thế kỉ 19, Mác và Enghen đã tạo ra triết học của
mình.Triết học ấy sau này đã được Lenin phát triển thêm và trở thành Triết học
Mác – Lenin. Triết học Mác – Lênin là triết học duy vật biện chứng triệt để.
Leninhy vọng khắc phục được những thiếu sót của chủ nghĩa duy vật trước Mác.
TrongTriết học Mác – Lenin, các quan điểm duy vật về tự nhiên và về xã hội, các
nguyên lý của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng gắn bó hết sức chặt chẽ với
nhau thành một hệ thống lý luận thống nhất.

6

2.2. Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Kinh tế chính trị nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội, đặc biệt
làng hiên cứu quy luật kinh tế của sự phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản và
sự ra đời của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Kinh tế chính trị Mác Lênin hay kinh tế chính trị học Mác – Lênin là một lý thuyết kinh tế và là môn
khoa học về kinh tế chính trị do Mác, Ăngghen và sau này là Lênin phát triển
trong giai đoạn mới, có đối tượng nghiên cứu là phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa và những quan hệ sản xuất và trao đổi thích ứng với phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa. Qua đó vạch rõ bản chất, hiện tượng của các quá trình kinh tế
để có cơ sở giải quyết các mối quan hệ liên quan đến học thuyết của chủ nghĩa

Mác – Lênin. Cốt lõi của kinh tế chính trị Mác – Lênin là học thuyết giá trị thặng
dư của Các Mác. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin là quan
hệ sản xuất trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng
tầng nhằm tìm ra bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế, phát hiện ra
các phạm trù, quy luật kinh tế ở các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài
người.
Về chức năng của kinh tế chính trị Mác – Lênin, mục đích của Mác và
Ăngghen khi nghiên cứu, sáng tạo ra kinh tế chính trị này nhằm cácmục đích sau
(đây cũng là chức năng của kinh tế chính trị học Mác – Lênin).Chức năng nhận
thức: Chức năng này thể hiện ở chỗ kinh tế chính trị Mác – Lênin cần phải phát
hiện bản chất của các hiện tượng, quá trình kinh tế của đời sống xã hội, tìm ra các
quy luật chi phối sự vận động của chúng, giúp con người vận dụng các quy luật
kinh tế một cách có ý thức vào hoạt động kinh tế nhằm đạt hiệu quả kinh tế, xã
hội cao.
Chức năng thực tiễn: Là chức năng nhận thức để phục vụ cho hoạt động
thực tiễn có hiệu quả. Chức năng thực tiễn có quan hệ với chức năng nhận thức,
ở chỗ từ việc nghiên cứu các hiện tượng và các quá trình kinh tế của đời sống xã
hội, phát hiện ra bản chất, các quy luật chi phối và cơ chế hoạt động của các quy
luật từ đó kinh tế chính trị cung cấp những luận cứ khoa học để hoạch định
đường lối, chính sách và biện pháp kinh tế. Đường lối, chính sách và các biện
pháp kinh tế dựa trên những luận cứ khoa học đúng đắn đã nhận thức được sẽ đi
vào cuộc sống làm cho hoạt động kinh tế có hiệu quả cao hơn nhiều.
Chức năng phương pháp luận: Kinh tế chính trị là nền tảng lý luận cho

7

một tổ hợp các khoa học kinh tế. Những kết luận của kinh tế chính trị biểu hiện ở
các phạm trù và quy luật kinh tế có tính chất chung là cơ sở lý luận của các môn
kinh tế chuyên ngành và các môn kinh tế chức năng, nó là cơ sở lý luận cho một

số môn khoa học khác.
Chức năng tư tưởng: Kinh tế chính trị Mác – Lênin là cơ sở khoa học cho
sự hình thành thế giới quan, nhân sinh quan và tuyên truyền cho đấu tranh giai
cấp của tầng lấp công nhân và nhân dân lao động để xây dựng chủ nghĩa cộng
sản.
2.3. Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chủ nghĩa xã hội khoa học là thuật ngữ được Friedrich Engels nêu ra để
mô tả các lý thuyết về kinh tế – chính trị – xã hội do Karl Marx và ông sáng tạo.
Thuật ngữ này đối lập với chủ nghĩa xã hội không tưởng vì nó trình bày một cách
có hệ thống và nêu bật lên được những điều kiện và tiền đề cho việc xây dựng
chủ nghĩa xã hội khoa học đó là nó chỉ rõ con đường hiện thực dựa vào khoa học
để thủ tiêu tình trạng người bóc lột người và đưa ra một tổ chức xã hội mới
không biết đến những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản mà những người theo chủ
nghĩa xã hội không tưởng đã mơ ước nhưng không thực hiện được.
Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu quy luật khách quan của quá trìnhcách
mạng xã hội chủ nghĩa, sự chuyển biến lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội.
Nội dung quan trọng của lý thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học là sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân. Đây là phạm trù cơ bản nhất của chủ nghĩa xã hội khoa
học. Phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một thành tích chủ
nghĩa Mác – Lê nin. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân theo Mác
và Engels là những người công nhân sẽ xoá bỏ chế độ tư bản chủnghĩa, xoá bỏ
chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhândân lao động và
toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạchậu, xây dựng xã
hội cộng sản chủ nghĩa văn minh.
3. Vai trò nền tảng tư tưởng, lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin
Hệ tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin là đúng đắn nhất, tiến bộ nhất
vàkhoa học nhất. Vì hệ tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin là kết quả của sự
tổngkết xã hội trên cơ sở kế thừa toàn bộ di sản tư tưởng của nhân loại, nên nó
phảnánh đầy đủ và đúng đắn nhất các mối quan hệ vật chất của xã hội ở các giai

đoạncủa lịch sử xã hội loài người. Vì hệ tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin là

8

tiếng nào của một giai cấp tiến bộ và cách mạng nhất trong lịch sử nhân loại đó là
giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Vì hệ tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin
là vũ khí sắc bén cho phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản và nhân dân lao
động vì mục đích giải phóng sự nô dịch giai cấp, xoá bỏ tình trành phân chia giai
cấp trong xã hội, xoá bỏ sự áp bức bóc lột, sự bất công và bất bình đẳng trong xã
hộivà do đó giải phóng con người.Từ năm 1924 đến nay, Chủ nghĩa Mác – Lênin
là học thuyết lý luận với vai trò là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành
động của các Đảng cộng sản trên thế giới trong đấu tranh cách mạng và xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Cá chội nghị quốc tế và các cuộc gặp gỡ của lãnh tụ các Đảng
cộng sản các nước đã thường xuyên trao đổi kinh nghiệm vận dụng sáng tạo Chủ
nghĩa Mác – Lênin vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh cách mạng trong
điều kiện đặc thù của từng nước.Trên cơ sở những nguyên lý lý luận phổ biến và
cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, các Đảng cộng sản và công nhân từng nước
vận dụng sáng tạo vàcụ thể hóa những quy luật chung và đặc thù, đề ra những
nhiệm vụ cụ thể củacách mạng nước mình để bổ sung và làm phong phú, phát
triển lý luận mới. Đólà biểu hiện sáng tạo và sức sống mới về mặt thực tiễn của
Chủ nghĩa Mác –Lênin.Ở các quốc gia xã hội chủ nghĩa, nhu cầu học tập và
nghiên cứu phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn là một nhu cầu cấp thiết trong
quá trình xây dựng vàphát triển xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới (nhằm xây
dựng đường lối phát triển nền kinh tế – xã hội, xây dựng và bồi dưỡng nhân sinh
quan cách mạng, rènluyện và tu dưỡng đạo đức của con người trong tiến trình
cách mạng xã hội chủ nghĩa …)
Ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân và các đảng cộng sản các
nước vẫn kiên trì việc học tập, nghiên cứu và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin
như là một vũ khí lý luận nhằm chống lại chủ nghĩa tư bản. Trong những năm

gần đây, ở một số quốc gia tư bản chủ nghĩa thuộc các nước đang phát triển như
Vênêzuêla, Bôlôvia, … việc học tập và nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin đang
trở thành một nhu cầu cần thiết trong việc xác định đường lối phát triển theo
khuynh hướng xã hội chủ nghĩa của mình. Ở Việt Nam, Chủ nghĩa Mác – Lênin
cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò là nền tảng tư tưởng khoa học của
toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam.Trong giai đoạn hiện nay, Đảng Cộng sản
Việt Nam tiếp tục khẳng định: “phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”;
phải “vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh trong hoạt động của Đảng. Thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát
triển lý luận, giải quyết đúng đắn những vấn đề do cuộc sống đặt ra”.Những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin là những quan điểm cơ bản, nền
tảng và có tính chân lý khoa học bền vững của chủ nghĩa Mác -Lênin. Bởi vậy,

9

sinh viên học tập chủ nghĩa Mác – Lênin là để: Hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng
nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam; nhận thức sâu sắc các quan điểm, đường lối cách mạng của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước ta từ cơ sở nền tảng của nó là những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác – Lênin được vận dụng sang tạo vào thực tiễn Việt Nam.
Xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cách mạng,
xây dựng niềm tin và lý tưởng cách mạng; vận dụng sáng tạo nó trong hoạt động
nhận thức và thực tiễn, trong rèn luyện tư tưởng và đạo đức, đáp ứng yêu cầu của
con người Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội.Những yêu cầu học tập nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin: Cần phải theo nguyên tắc thường xuyên gắn kết những quan
điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin với thực tiễn của đất nước và thời đại.
Học tập nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin cần phải

hiểu đúng tinh thần,thực chất của nó, tránh bệnh kinh viện, giáo điều trong quá
trình học tập, nghiên cứu và vận dụng các nguyên lí cơ bản đó trong thực tiễn.
Học tập nghiên cứu những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trong
mối quan hệ với các nguyên lí khác, mỗi bộ phận cấu thành trong mối quan hệ
với các bộ phận cấu thành khác để thấy sự thống nhất phong phú và nhất quán
của chủ nghĩa Mác – Lênin đồng thời cũ cần nhận thức các nguyên lí đó trong
tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.
BÀI 2
KHÁI QUÁT VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và
phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá
nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta,
mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi. Cốt
lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, là
không có gì quý hơn độc lập tự do. Định nghĩa đã làm rõ các nội dung: Bản chất
cách mạng, khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các luận điểm phản
ánh những vấn đề mang tính quy luật của cách mạng Việt Nam. Nguồn gốc tư
tưởng – lý luận của tư tưởng HồChí Minh là chủ nghĩa Mác – Lênin, giá trị văn
hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí

10

Minh bao gồm những vấn đề liên quan trực tiếp của cách mạng Việt Nam. Giá
trị, ý nghĩa, sức hấp dẫn, sức sống lâu bền của tư tưởng Hồ Chí Minh là soi
đường thắng lợi cho cách mạngViệt Nam; là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và
dân tộc ta.

2.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh
– Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người.
Toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh và mong muốn
của Người là mục tiêu giành độc lập, tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho
nhân dân, làm cho nhân dân “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học
hành”. Để thực hiện mục tiêu đó cần thực hiện sự giải phóng triệt để: Đó là giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Chính vì mục tiêu cao
cả đó, Người đi tìm đường cứu nước và đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn
cho cách mạng Việt Nam, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp giải phóng nhân
dân lao động trên toàn thế giới.
– Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Người đã chỉ ra rằng: “Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, không có con
đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Người đã giải quyết đúng đắn
vấn đề dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức
mạnh thời đại. Những tư tưởng quan trọng này xuất phát từ một đòi hỏi thực tiễn
bức xúc: Phải chống chủ nghĩa thực dân, phải gắn liền cách mạng thuộc địa với
cách mạng ở chính quốc. Con đường để giữ vững độc lập, tự do, hạnh phúc, ấm
no cho dân tộc là con đường đi lên xã hội chủ nghĩa, phải tiến hành cách mạng xã
hội chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực
hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc
lập dân tộc. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chủ đạo
trong toàn bộ di sản lý luận Hồ Chí Minh.
– Tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc.
Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: Cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng, Hồ Chí Minh đã đưa vai trò của nhân dân lên tầm cao
mới: Nhân dân là chủ thể sáng tạo ra lịch sử, là người chủ thực sự của đất nước;
coi nhân tố con người là nguồn lực cơ bản tạo nên sức mạnh vô địch để kháng
chiến, kiến quốc. Người thường nói: Dễ trăm lần không dân cũng chịu; khó vạn

lần dân liệu cũng xong. Sức mạnh của nhân dân được nhân lên gấp bội khi thực
hiện được khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trên nền tảng liên minh giữa giai cấp

11

công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng
tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam. Người khẳng định: “Đoàn
kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”..
– Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự
của dân, do dân, vì dân.
Dân chủ là bản chất của chế độ XHCN. Dân chủ là mục tiêu, là động lực
của cách mạng XHCN. Thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng, trong nhân dân
là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Nhà nước là công cụ
chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Do đó, Hồ Chí Minh coi
trọng việc xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, của dân, do dân, vì dân.
Nhà nước ta mang bản chất giai cấp công nhân, có tính dân tộc và nhân dân sâu
sắc do Đảng lãnh đạo, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất
quyền lực; đội ngũ cán bộ Nhà nước phải có đức, có tài, phải thật sự cần, kiệm,
liêm, chính, chí công, vô tư, là công bộc của nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ.
Để xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chỉ
rõ phải kiên quyết đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Coi tham ô, lãng
phí, quan liêu là ba thứ “giặc nội xâm” rất nguy hiểm.
– Tư tưởng về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân
dân.
Vận dụng sáng tạo tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin về bạo lực cách
mạng, Hồ Chí Minh luôn coi bạo lực cách mạng là sức mạnh tổng hợp của nhân
dân, bao gồm các hình thức: Chính trị, quân sự và sự kết hợp giữa chính trị và
quân sự. Trong quá trình đấu tranh giành và giữ chính quyền, giải phóng dân tộc,
bảo vệ Tổ quốc, bên cạnh việc chăm lo xây dựng lực lượng chính trị, phải chăm

lo xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế
trận an ninh nhân dân, thực hành chiến tranh nhân dân với sức mạnh tổng hợp.
Người nhấn mạnh: Quân sự phải phục tùng chính trị, lấy chính trị làm gốc. Quân
đội ta là quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, quân đội
ta là đội quân chính trị, đội quân chiến đấu, đội quân công tác. Lực lượng vũ
trang nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng.
– Tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Suốt đời Hồ Chí Minh phấn đấu cho độc lập dân tộc và hạnh phúc của
nhân dân. Người chỉ rõ: Nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự
do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì! Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh

12

nêu rõ: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa,
nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.
– Tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.
Hồ Chí Minh luôn chăm lo giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên và mọi
người dân về phẩm chất đạo đức cách mạng. Người đặt lên hàng đầu tư cách
“Người cách mệnh” và bản thân Người cũng là một tấm gương sáng về đạo đức
cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Người coi đạo đức như là gốc
của cây, là nguồn của các dòng sông. Người cộng sản mà không có đạo đức thì
dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Cốt lõi của đạo đức
cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh là trung với nước, hiếu với dân, suốt đời
phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do, vì CNXH.
– Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
Người coi bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan
trọng và rất cần thiết “Vì lợi ích mười năm trồng cây; vì lợi ích trăm năm trồng
người”. Người nói: Đảng cần phải chăm lo, giáo dục đạo đức cách mạng cho họ,

đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa
“chuyên”.
– Tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Theo Hồ Chí Minh, muốn làm cách mạng trước hết phải có Đảng cách
mạng, Đảng có vững cách mạng mới thành công. Đảng muốn vững phải có chủ
nghĩa chân chính làm cốt, chủ nghĩa như trí khôn của người, như la bàn của con
tầu. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của
cả dân tộc. Muốn vậy, Đảng phải trong sạch, vững mạnh về mọi mặt: Chính trị,
tư tưởng và tổ chức, kiên định mục tiêu, lý tưởng; có đường lối cách mạng đúng
đắn; thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hành tự phê bình và
phê bình; thực sự đoàn kết nhất trí; mỗi đảng viên phải không ngừng rèn luyện
đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để thật sự xứng
đáng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, xứng đáng với niềm tin yêu của
quần chúng nhân dân.
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh có nội dung rất phong phú, toàn diện và
sâu sắc về những vấn đề rất cơ bản của cách mạng Việt Nam, đã và đang soi
đường cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lênin vào Việt Nam, cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh, cách mạng

13

Việt Nam đã vững bước tiến lên giành những thắng lợi lịch sử có ý nghĩa thời đại
sâu sắc.
Hiện nay, đất nước ta đang thực hiện đổi mới, mở cửa và hội nhập, công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh thuận lợi, chúng ta cũng có nhiều khó khăn,
do đó mỗi người cần nghiên cứu, học tập, nắm vững chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng và pháp luật của

Nhà nước để kiên định mục tiêu lý tưởng cách mạng: Độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh, như Bác Hồ hằng mong muốn.
2.3. Vai trò của tư tưởng Hò Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam
– Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân
tộc
+ Tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của thời đại, trường tồn, là tài sản vô
giá của dân tộc ta.
Sở dĩ như vậy là vì tư tưởng của Người không chỉ tiếp thu, kế thừa những
giá trị tinh hoa văn hóa, tư tưởng “vĩnh cửu” của loài người, trong đó chủ yếu là
chủ nghĩa Mác – Lênin, mà còn đáp ứng nhiều vấn đề của thời đại của sự nghiệp
cách mạng Việt Nam và thế giới.
Tính sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện ở chỗ: Nó trung
thành với những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời khi
nghiên cứu vận dụng những nguyên lý đó Hồ Chí Minh đã mạnh dạn loại bỏ
những gì không thích hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, đề xuất những vấn đề
mới do thực tiễn đặt ra và giải quyết một cách linh hoạt, khoa học.
Tư tưỏng Hồ Chí Minh đã được kiểm nghiệm trong quá khứ, với những
hoạt động cách mạng của Người. Ngày nay tư tưởng đó, bao gồm một hệ thống
những quan điểm lý luận, tư tưởng về chiến lược, sách lược cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, về sự cải biến cách
mạng đối với thế giới, về đạo đức, phong cách, phương pháp Hồ Chí Minh, về
việc hiện thực hóa các tư tưởng ấy trong đời sống xã hội. .. đang soi sáng cho
chúng ta.
Nét đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh là những vấn đề xung quanh
việc giải phóng dân tộc và định hướng cho sự phát triển của dân tộc. Tư tưởng
của Người gắn liền với chủ nghĩa Mác – Lênin và thực tiễn cách mạng nước ta

14

vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp đấu tranh giải phóng trong thời
đại cách mạng vô sản vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít gữa mục tiêu giải
phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con ngưòi.
+ Nền tảng tư tưởng và kim chi nam cho hành động của cách mạng Việt
Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng ta và nhân dân ta trên con
đường thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Trong suốt những chặng đường cách mạng, tư tưởnpg- Hồ Chí Minh đã trở
thành ngọn cờ dẫn dắt cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Trong bối cảnh của thế giới ngày nay, tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chúng ta
nhận thức đúng những vấn đề lớn có liên quan đến việc bảo vệ nền độc lập dân
tộc, phát triển xã hội và bảo đảm quyền con người, bởi vì Hồ Chí Minh đã suốt
đời phấn đấu cho việc giai phóng các dân tộc, đã để ra lý luận về sự phát triển
của các dân tộc giành được độc lập tiến lên chủ nghĩa xã hội và luôn luôn quan
tâm đến lợi ích con người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là chỗ dựa vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối
cách mạng đúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân
ta di tới thắng lợi.
2.4. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong
giai đoạn hiện nay
2.4.1. Sự cần thiết phải học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh
a) Xuất phát từ vai trò to lớn của đạo đức
Đạo đức là một dạng ý thức xã hội, bao gồm những nguyên tắc, chuẩn mực,
định hướng giá trị được xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành
vi của con người trong quan hệ xã hội.
Ý thức đạo đức xây dựng cho mỗi con người những quan niệm đúng về cái
thiện, cái ác, cái tốt, cái xấu, lương tâm và trách nhiệm. Hành vi đạo đức làm cho

con người có ứng xử đúng với chính mình, trong quan hệ đạo đức giữa các cá
nhân với nhau và cá nhân với tập thể…
Đạo đức là bộ phận quan trọng của nền tảng tinh thần xã hội; góp phần
quan trọng ổn định xã hội.
b) Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức mẫu mực, sáng ngời, tiêu biểu nhất
cho truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam

15

Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá thế
giới. Người sáng lập và rèn luyện Đảng ta; là Chủ tịch nước đầu tiên; Người sáng
lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhiều đoàn thể chính trị xã hội lớn ở nước ta.
Hồ Chí Minh là tiêu biểu cho tấm gương đạo đức tận trung với nước, tận
hiếu với dân, hết lòng thương yêu con người; mẫu mực của tinh thần cần kiệm,
liêm chính, chí công vô tư, có tinh thần quốc tế trong sáng Người là tấm gương
mẫu mực cho sự tự rèn luyện, kiên quyết vượt qua mọi khó khăn.
Hồ Chí Minh là nhà báo vĩ đại. Người nói báo chí có trách nhiệm là người
tuyên truyền, người cổ động, người tổ chức và lãnh đạo chung. Người nói nhà
báo viết phải rõ mục đích là viết cho ai? Viết để làm gì và viết như thế nào?
Hồ Chí Minh là nhà thơ lớn, “Mỗi vần thơ Bác, vần thơ thép, Mà vẫn
mênh mông, bát ngát tình” (Hoàng Trung Thông). Hồ Chí Minh là nhà giáo, là
người mở đầu nền sử học mácxit ở Việt Nam.
Người là điển hình cho phong cách lãnh đạo quần chúng, dân chủ, nêu
gương, phong cách làm việc khoa học, phong cách ứng xử chân tình, dễ gần, dễ
mến; phong cách diễn đạt ngắn gọn, trong sáng, giản dị; phong cách sống đời
riêng trong sáng.
c) Thực trạng đạo đức hiện nay đòi hỏi “nhân cái đẹp, dẹp cái xẩu”
Hiện nay bên cạnh những tấm gương đạo đức tốt, còn một bộ phận trong
xã hội suy thoái về đạo đức lối sống; sống thực dụng, nặng về chủ nghĩa cá nhân,

ích kỷ, thực dụng, vụ lợi, bản vị cục bộ. Tệ quan liêu, nạn tham nhũng, hối lộ,
lãng phí, quan liêu… chưa được ngăn chặn; một bộ phận thanh niên nghiện hút,
cờ bạc, đua đòi sống thực dụng, buông thả, thờ ơ với chính trị … Đó thực sự là
nguy cơ, thách thức lớn, ảnh hưởng đến chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta.
Trong khi đó, nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh rất
nặng nề.
Giáo dục đạo đức, xây dựng lối sống tốt đẹp theo tư tưởng, đạo đức Hồ
Chí Minh “nhân cái đẹp, dẹp cái xấu”, khởi dậy, phát huy các giá trị đạo đức
truyền thống tốt đẹp của dân tộc; nhằm khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối
sống; hình thành và phát triển các giá trị đạo đức mới, xây dựng con người Việt
Nam có đạo đức cách mạng là nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên, cấp bách hiện
nay.
d) Đảng ta khẳng định vai trò quan trọng của đạo đức Hồ Chí Minh

16

Trong Điếu văn vĩnh biệt Chủ tịch Hồ Chí Minh (9/1969), chúng ta đã thề:
“Suốt đời học tập đạo đức tác phong của Người, bồi dưỡng phẩm chất cách
mạng, không sợ gian khổ, không sợ hy sinh, rèn luyện mình thành những chiến sĩ
trung thành với Đảng, với dân xứng đáng là đồng chí, là học trò của Hồ Chủ tịch.
Noi gương Người, toàn thể nhân dân ta, thanh niên ta nguyện ra sức trau dồi
mình thành những con người mới, làm chủ đất nước, làm chủ xã hội mới, mang
lá cờ bách chiến, bách thắng của Hồ Chủ tịch tới đích cuối cùng”.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta (bổ sung, sửa đổi năm 2011) khẳng định: “Cùng với chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành
động của Đảng ta”. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vừa là
vinh dự, vừa là trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam, quyết tâm phấn đấu
xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Hiện nay. Đảng ta đang đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh, với mục đích làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc,
tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tư tường,
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán
bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh.
e) Học sinh trung cấp chuyên nghiệp, học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh, tu dưỡng và rèn luyện trở thành người công dân tốt, người lao
động tốt là nghĩa vụ và trách nhiệm
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mục đích của học là để phục vụ Tô quốc,
phục vụ nhân dân, không ngừng rèn luyện đạo đức, lối sống, hình thành những
con người vừa hồng vừa chuyên, kế thừa sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân
dân.
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức,
kỹ năng nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm
tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm, hoặc
tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh”
Lứa tuổi thanh niên có những biến đổi quan trọng về tâm, sinh lý. Tâm lý
thanh niên và người trưởng thành dần hình thành ở bậc trung học. Môi trường
sinh hoạt, học tập mới đòi hỏi mỗi cá nhân phải chuẩn bị vững vàng. Đây là
nguyện vọng của mỗi người, đồng thời cũng là mong mỏi của các bậc cha mẹ,
ông bà của mỗi học sinh…

17

Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần được vận
dụng cho phù hợp với điều kiện sống và làm việc của mỗi người, trong cuộc
sống, sinh hoạt, học tập và làm việc hàng ngày của mỗi người.
2.4.2. Nội dung chủ yếu của học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong

cách Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, đã hiến dâng tất cả
tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.
Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu
mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời
đại. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh dự và tự hào đối
với mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người Việt Nam.
Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, qua đó để giáo dục, rèn luyện
mình, xứng đáng là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, là “người lãnh đạo,
người đày tớ thật trung thành của nhân dân”.
* Thực hiện chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh “Trung với nước, hiếu với dân”
cần quán triệt những nội dung của chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới; phát huy
sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
Tư tưởng và phẩm chất đạo đức tiêu biểu của Hồ Chí Minh là tinh thần yêu
nước nồng nàn, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, toàn tâm,
toàn ý cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Từ quyết tâm “ dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho
được tự do, độc lập”, để rồi phấn đấu cho “ đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc,
ai cũng được học hành”, để nước ta “ sánh vai với cường quốc năm châu”. Học tập
tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chúng ta cần:
– Mỗi người cần nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn những hy sinh to lớn của
ông cha để chúng ta có non sông, Tổ quốc Việt Nam độc lập, tự do, thống nhất trọn
vẹn hôm nay. Nâng cao tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống anh hùng của
dân tộc là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam chân chính. Trung với
nước ngày nay là trung thành vô hạn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo
vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, nền văn hóa, bảo vệ Đảng, chế độ, nhân
dân và sự nghiệp đổi mới, bảo vệ lợi ích của đất nước.
– Trung với nước, hiếu với dân ngày nay là luôn luôn tôn trọng, phát huy

quyền làm chủ của nhân dân dưới cả ba hình thức: làm chủ đại diện, làm chủ trực
tiếp và tự quản cộng đồng; hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, giải quyết kịp thời

18

những yêu cầu, kiến nghị hợp tình, hợp lý của dân; khắc phục cho được thói vô cảm,
lãnh đạm, thờ ơ trước những khó khăn, bức xúc… của nhân dân.
– Trung với nước, hiếu với dân ngày nay thể hiện ở ý chí vươn lên quyết tâm
vượt qua nghèo nàn, lạc hậu, góp phần dựng xây đất nước phồn vinh, sớm đưa nước
ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, theo kịp trình độ các nước phát triển trong khu
vực và thế giới; thực hiện bằng được mong ước của Bác Hồ kính yêu: “xây dựng đất
nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
– Trung với nước, hiếu với dân là phải luôn luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết
toàn dân tộc, đoàn kết trong Đảng, trong cơ quan, đơn vị; kiên quyết đấu tranh
không khoan nhượng trước mọi mưu đồ của các thế lực thù địch, cơ hội hòng chia rẽ
dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ Đảng với nhân dân. Đoàn kết là
yêu nước, chia rẽ là làm hại cho đất nước. Mọi biểu hiện cục bộ, bản vị là trái với
tinh thần yêu nước chân chính.
– Trung với nước hiếu với dân là phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với
công việc, có lương tâm nghề nghiệp trong sáng; quyết tâm phấn đấu để thành đạt
và cống hiến nhiều nhất cho đất nước, cho dân tộc; quyết tâm xây dựng quê hương
giàu đẹp, văn minh. Phải có tinh thần ham học hỏi, phát huy truyền thống hiếu học
và quý trọng nhân tài của ông cha ta; biết vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học,
công nghệ hiện đại, các sáng kiến trong sản xuất, công tác, hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao. Mọi sự bảo thủ, trì trệ, lười học tập, ngại lao động, đòi hỏi
hưởng thụ vượt quá khả năng và kết quả cống hiến là trái truyền thống đạo lý dân
tộc và trái với tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
– Trung với nước, hiếu với dân yêu cầu mỗi chúng ta phải giải quyết đúng đắn
mối quan hệ cá nhân – gia đình – tập thể – xã hội; quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền

lợi. Theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, yêu nước là sẵn sàng phấn đấu hy sinh cho
lợi ích chung, việc gì có lợi cho dân, cho nước, cho tập thể thì quyết chí làm, việc gì
có hại thì quyết không làm. Làm việc gì trước hết phải vì tập thể, vì đất nước, vì
nhân dân, phải nêu cao trách nhiệm của người lãnh đạo, không tham lam, vụ lợi,
vun vén cá nhân…
* Thực hiện đúng lời dạy: “Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư ” nêu cao
phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới
“Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là chuẩn mực đạo đức truyền thống
trong quan hệ “đối với mình”, được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng và
phát triển phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, trở thành chuẩn mực cơ
bản của đạo đức cách mạng. Người là một tấm gương mẫu mực về “cần, kiệm, liêm,

19

chính, chí công vô tư”. Học tập và làm theo tấm gương của Người, thực hiện cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong giai đoạn hiện nay là:
– Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có
năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; biết quý trọng công sức lao động và tài sản của
tập thể, của nhân dân; không xa hoa, lãng phí, không phô trương, hình thức; biết sử
dụng lao động, vật tư, tiền vốn của Nhà nước, của tập thể, của chính mình một cách
có hiệu quả.
– Thực hiện chí công, vô tư là kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống
thực dụng. Đối với cán bộ lãnh đạo, đảng viên phải loại bỏ thói chạy theo danh
vọng, địa vị, giành giật lợi ích cho mình, lạm dụng quyền hạn, chức vụ để chiếm
đoạt của công, thu vén cho gia đình, cá nhân…, cục bộ, địa phương chủ nghĩa. Phải
thẳng thắn, trung thực, bảo vệ chân lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo
vệ người tốt; chân thành, khiêm tốn; không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không
bao che, giấu giếm khuyết điểm…
– Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư phải kiên quyết chống bệnh

lười biếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi đôi với làm, nói nhiều, làm ít,
miệng nói lời cao đạo nhưng tư tưởng, tình cảm và việc làm thì mang nặng đầu óc
cá nhân, tư lợi, việc gì có lợi cho mình thì “hăng hái”, tranh thủ kiếm lợi, việc gì
không “kiếm chác” được cho riêng mình thì thờ ơ, lãnh đạm. Không làm dối, làm
ẩu, bòn rút của công, ăn bớt vật tư, tiền của của Nhà nước và của nhân dân. Phải có
thái độ rõ rệt lên án và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, loại trừ
mọi biểu hiện vô liêm, bất chính ra khỏi đời sống xã hội.
* Nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục
vụ
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao dân chủ và kỷ luật và chính Người là
một mẫu mực về tinh thần dân chủ, tôn trọng tập thể, tôn trọng quần chúng nhân
dân, luôn luôn quan tâm đến mọi người, gắn bó với nhân dân. Người luôn luôn phê
phán “óc lãnh tụ”, phê phán thói “quan cách mạng”, phê phán những biểu hiện quan
liêu, coi thường quần chúng, coi thường tập thể, vi phạm nguyên tắc tập trung dân
chủ, coi đó là những căn bệnh khác nhau của chủ nghĩa cá nhân.
– Học tập và làm theo Người, mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt mình trong tổ
chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, kỷ cương. Mọi biểu hiện
dân chủ hình thức, lợi dụng dân chủ để “kéo bè, kéo cánh”, để làm rối loạn kỷ
cương, để cầu danh, trục lợi hoặc chuyên quyền, độc đoán, đứng trên tập thể, đứng
trên quần chúng…, làm cho nhân dân bất bình, cần phải lên án và loại bỏ.

20

– Học tập đạo đức Hồ Chí Minh tất cả vì nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên, dù
ở bất cứ cương vị nào phải gần dân, học dân, có trách nhiệm với dân. Phải trăn trở
và thấy trách nhiệm của mình khi dân còn nghèo đói. Không chỉ sẻ chia và đồng
cam, cộng khổ với nhân dân, mà còn phải biết tập hợp nhân dân, phát huy sức mạnh
của dân, tổ chức, động viên, lãnh đạo nhân dân phấn đấu thoát khỏi đói nghèo. Nhân
dân là người thầy nghiêm khắc và nhân ái, luôn luôn đòi hỏi cao ở cán bộ, đảng

viên, đồng thời cũng sẵn lòng giúp đỡ cán bộ, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, phát
huy ưu điểm, sửa chữa sai lầm, khuyết điểm.
– Học tập đạo đức Hồ Chí Minh phải rất coi trọng tự phê bình và phê bình.
Người dạy cán bộ, đảng viên và mọi người chúng ta: không sợ khuyết điểm, không
sợ phê bình, mà chỉ sợ không nhận ra khuyết điểm, sai lầm và không có quyết tâm
sửa chữa khuyết điểm, sẽ dẫn đến khuyết điểm ngày càng to và hư hỏng. Tự phê
bình phải được coi trọng, được đặt lên hàng đầu, theo tư tưởng Hồ Chí Minh “phải
nghiêm khắc với chính mình”. Phê bình phải có mục đích là xây dựng tổ chức, xây
dựng con người, xây dựng đời sống tình cảm và quan hệ đồng chí, quan hệ xã hội
lành mạnh, trong sáng, có lý, có tình. Phải khắc phục bệnh chuộng hình thức, thích
nghe lời khen, (thậm chí xu nịnh), tâng bốc nhau, không dám nói thẳng, nói thật để
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đồng thời, cần phê phán những biểu hiện xuất phát từ
những động cơ cá nhân, vụ lợi mà “đấu đá”, nhân danh phê bình để đả kích, lôi kéo,
chia rẽ, làm rối nội bộ.
* Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần phát huy chủ
nghĩa yêu nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết, hữu nghị giữa
các dân tộc trong điều kiện toàn cầu hóa, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình đoàn kết quốc tế bắt nguồn từ tình yêu thương
đối với con người, với nhân loại và đoàn kết toàn nhân loại vì mục tiêu giải phóng
các dân tộc bị áp bức, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Người là hiện thân
của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Nhờ
đó mà nhân dân thế giới kính yêu Người, trao tặng Người danh hiệu nhà văn hóa
kiệt xuất trên thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào
cộng sản quốc tế. Từ chủ nghĩa quốc tế cao cả, Người đã xây dựng nên tình đoàn kết
quốc tế rộng lớn của dân tộc ta với các dân tộc trên thế giới, góp phần quan trọng
vào những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta và phong trào cách mạng thế giới.
– Ngày nay, trong điều kiện toàn cầu hóa, việc mở rộng tình đoàn kết quốc tế,
hợp tác cùng có lợi, chủ động, tích cực hội nhập là một nguồn lực quan trọng để xây
dựng và phát triển đất nước. Đoàn kết quốc tế trong sáng là thực hiện chính sách
đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa với tinh thần Việt Nam sẵn sàng là

21

bạn, đối tác tin cậy với các quốc gia trên thế giới, phấn đấu vì độc lập, hòa bình,
hợp tác và phát triển
– Đoàn kết quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phát huy tinh thần độc lập tự
chủ, tôn trọng độc lập, chủ quyền của các nước khác, mở rộng hợp tác cùng có lợi,
phấn đấu vì hòa bình, phát triển, chống chiến tranh, đói nghèo, bất công, cường
quyền, áp đặt trong quan hệ quốc tế. Khép lại những vấn đề của quá khứ, lịch sử,
xoá bỏ mặc cảm, hận thù, nhìn về tương lai, xây dựng tình hữu nghị giữa các dân
tộc.
– Học tập và làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần nâng
cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, kiên quyết đấu tranh chống tâm lý tự
ty, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi; phê phán các biểu hiện vong bản, vọng ngoại, ảo
tưởng trước chủ nghĩa tư bản.
Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao
đối với sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người
Việt Nam, đồng thời tạo ra những thuận lợi và những thử thách mới đối với mỗi
chúng ta trong lĩnh vực đạo đức. Hơn lúc nào hết, hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta
phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện những
chuẩn mực đạo đức đúng đắn, tiến bộ; đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện và tăng cường
quản lý đạo đức trong Đảng và trong nhân dân. Kế thừa truyền thống đạo đức tốt
đẹp của ông cha, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong
những biện pháp quan trọng để khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong
cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm lành mạnh nền đạo đức xã hội, góp phần giữ
vững sự ổn định chính trị, xã hội, tạo động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả,
bền vững. Vấn đề cơ bản nhất khi thực hiện cuộc vận động là mỗi người chúng ta
phải nhận thức đầy đủ vị trí của vấn đề đạo đức, thường xuyên tự giác, nỗ lực học
tập, rèn luyện, tu dưỡng theo gương Bác Hồ vĩ đại.

Bài 3:
NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM DƯỚI SỰ LẠNH
ĐẠO CỦA ĐẢNG
1. Sự ra đời và lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng
Việt Nam
1.1. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam

22

Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước,
nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ thì ngày
5-6-1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí
Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới. Người đã đi
qua nhiều nước của châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và đã phát hiện ra chân lý: Chủ
nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn mọi đau khổ của công
nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa.
Năm 1917, Người trở lại nước Pháp, đến Paris và năm 1919 gia nhập Đảng
Xã hội Pháp. Tháng 6-1919, thay mặt những người yêu nước Việt Nam, với tên
gọi mới là Nguyễn Ái Quốc, Người gửi bản yêu sách 8 điểm tới Hội nghị Vécxây. Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc “Đề cương về vấn đề dân tộc và
thuộc địa” của Lênin và từ tư tưởng đó, Người đã tìm ra con đường cứu nước
đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Tại Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp tháng 12-1920, lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp: Ảnh Tư
liệu
Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (tháng 12-1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu
tán thành Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập) và tham gia thành lập
Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người Cộng sản đầu tiên của Việt Nam. Đó là
một sự kiện lịch sử trọng đại, không những Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu

nước đến với lý luận cách mạng của thời đại là chủ nghĩa Mác-Lênin, mà còn
đánh dấu bước chuyển quan trọng của con đường giải phóng dân tộc Việt Nam:
muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường
cách mạng vô sản.
Từ đây, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản
quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, vạch phương
hướng chiến lược cách mạng Việt Nam và chuẩn bị điều kiện để thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền
bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt
Nam, chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người
nhấn mạnh: cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính
lãnh đạo; Đảng phải có hệ tư tưởng tiên tiến, cách mạng và khoa học dẫn đường,
đó là hệ tư tưởng Mác-Lênin.
Người đã viết nhiều bài báo, tham gia nhiều tham luận tại các đại hội, hội
nghị quốc tế, viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và tổ chức ra các tờ
báo Thanh niên, Công nông, Lính cách mệnh, Tiền phong, nhằm truyền bá chủ

23

nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam. Năm 1927, Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp
các dân tộc bị áp bức xuất bản tác phẩm “Đường cách mệnh” (tập hợp các bài
giảng của Nguyễn Ái Quốc ở lớp huấn luyện chính trị của Hội Việt Nam cách
mạng thanh niên). Đó là sự chuẩn bị về đường lối chính trị tiến tới thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam. Người khẳng định, muốn thắng lợi thì cách mạng phải
có một đảng lãnh đạo, Đảng có vững, cách mạng mới thành công cũng như người
cầm lái có vững thì thuyền mới chạy.
Trong thời gian này, Người cũng tập trung cho việc chuẩn bị về tổ chức và
cán bộ. Người lập ra Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (năm 1925), tổ chức
nhiều lớp đào tạo cán bộ tại Quảng Châu (Trung Quốc) và gửi cán bộ đi học tại

trường Đại học Phương Đông (ở Liên Xô trước đây) và trường Lục quân Hoàng
Phố (Trung Quốc) nhằm đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam. Nhờ hoạt động
không mệt mỏi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và nhiều đồng chí cách mạng tiền
bối mà những điều kiện thành lập Đảng ngày càng chín muồi.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam tháng 2 năm 1930
Cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng
sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng Cộng
sản thống nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào cộng sản ở Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc đã chủ động tổ chức và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại
Hương Cảng, Trung Quốc từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 7-2-1930.
Hội nghị đã quyết định hợp nhất các tổ chức Đảng (Đông Dương Cộng sản
Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) thành Đảng
Cộng sản Việt Nam. Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương
vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng
Cộng sản. Những văn kiện đó do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được Hội nghị hợp
nhất Đảng thông qua là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện
cụ thể của cách mạng Việt Nam. Hội nghị thông qua lời kêu gọi của Nguyễn Ái
Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến đồng bào,
đồng chí trong cả nước nhân dịp thành lập Đảng.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội
thành lập Đảng. Những văn kiện được thông qua tại Hội nghị hợp nhất do
Nguyễn Ái Quốc chủ trì chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã quyết nghị lấy ngày 3 tháng 2 dương
lịch hằng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng.
1.1.2. Vai trò lãnh đạo của Đảng trong các giai đoạn cách mạng

24

Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giành được những thắng lợi vĩ đại: “Thắng
lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủ
cộng hoà; thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc,
bảo vệ Tổ quốc; thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá
độ lên chủ nghĩa xã hội”(1).
Đảng Cộng sản Việt Nam – chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam ra
đời trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. Ngay từ
đầu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm đứng ra nhận sứ mệnh lịch sử to lớn mà
giai cấp và dân tộc giao phó: Lãnh đạo các tầng lớp nhân dân Việt Nam đấu tranh
chống thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc, dân chủ cho nhân dân.
Trước sự bế tắc về lý luận cũng như đường lối của các lực lượng cách
mạng Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ XX, sự thất bại không tránh khỏi
của các phong trào chống Pháp do các sĩ phu yêu nước và các nhà cách mạng có
xu hướng tư sản lúc đó, dân tộc ta đã hướng đến con đường cứu nước mới, khác
về chất, con đường mà các thế hệ người Việt Nam yêu nước đã đi.
Chính lúc dân tộc Việt Nam cần một đường lối chính trị đúng đắn, một đội
tiên phong dẫn đường, một bộ tham mưu lãnh đạo thì Đảng Cộng sản Việt Nam
ra đời. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đáp ứng kịp thời và đầy đủ
những đòi hỏi bức thiết của lịch sử.
Đảng ta ra đời là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Từ khi xuất hiện trên vũ đài chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tỏ rõ là
một đảng cách mạng chân chính nhất, có sức hội tụ lớn nhất mọi sức mạnh của
dân tộc, của giai cấp, sớm trở thành đội tiên phong của giai cấp và của dân tộc
trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.
Có thể nói, sứ mệnh lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam là do thời đại,
do giai cấp và dân tộc quy định. Trong tác phẩm “Đường Cách mệnh” Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã chỉ ra có ba thứ cách mệnh là: Tư bản cách mệnh, dân tộc cách
mệnh và giai cấp cách mệnh. Ba cuộc cách mạng này về tính chất, mục tiêu, nội
dung và phương pháp tiến hành có khác nhau.

Ở các nước dân tộc chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, ba cuộc cách mạng này
không tiến hành đồng thời; mỗi cuộc cách mạng đều do một giai cấp cách mạng
lãnh đạo (như: Cách mạng tư sản do giai cấp tư sản lãnh đạo đánh đổ chế độ
phong kiến, quý tộc; cách mạng vô sản do giai cấp công nhân lãnh đạo đánh đổ
chế độ tư bản).

25

Ở Việt Nam, do tính quy định của lịch sử, cả ba cuộc cách mạng đó đều
thuộc phạm trù cách mạng vô sản. Sự kiện Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa MácLênin đã đánh dấu bước ngoặt trong quá trình phát triển tư tưởng và cuộc đời
hoạt động cách mạng của Người: Chủ nghĩa yêu nước chân chính đã bắt gặp chủ
nghĩa quốc tế vô sản.
Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có
con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Để thực hiện được mục tiêu
đó, Hồ Chí Minh khẳng định: “Trước hết phải có Đảng Cách mệnh, để trong thì
vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô
sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững, cách mệnh mới thành công, cũng như
người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy”
Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò lãnh đạo nhân dân Việt Nam cùng một
lúc vừa làm tư sản cách mạng, vừa làm dân tộc cách mạng và làm giai cấp cách
mạng. Đây là đặc điểm lớn nhất của cách mạng vô sản ở Việt Nam do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và cũng là một đặc điểm của sứ mệnh lịch sử của
Đảng đối với giai cấp và dân tộc Việt Nam.
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh
nêu rõ trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Lời
kêu gọi của Đảng khi Đảng mới thành lập, đó là: “Chủ trương làm tư sản dân
quyền cách mạng (révolution démocratique bourgeoise) và thổ địa cách mạng
(révolution agratire) để đi tới xã hội cộng sản”;…” Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa
Pháp và bọn phong kiến”;… Làm cho nước Việt Nam được độc lập;… Giải phóng

công nhân và nông dân thoát khỏi ách tư bản; Mở mang công nghiệp và nông
nghiệp;… Đem lại mọi quyền lợi tự do cho nhân dân”.
Trải qua 89 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng
bước thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình. 15 năm sau khi thành lập,
Đảng ta đã lãnh đạo Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đánh đuổi đế
quốc, thực dân, lật đổ chế độ phong kiến, lập ra nhà nước công nông đầu tiên ở
Đông Nam châu Á; mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, cả dân tộc Việt Nam đã
nghe theo lời kêu gọi của Đảng, của Bác Hồ, lên đường kháng chiến và cuối cùng
đã giành được thắng lợi to lớn, đánh thắng đế quốc xâm lược và lập lại hoà bình
ở miền Bắc Việt Nam.

trị, đạo đức, lối sống ; triển khai quan điểm, đường lối của Đảng ; chủ trương, phápluật của Nhà nước. 3. Đối tượng, tính năng điều tra và nghiên cứu, học tập3. 1. Đối tượng nghiên cứu và điều tra, học tậpMôn học Chính trị điều tra và nghiên cứu những quy luật chung nhất của hoạt độngchính trị, cơ chế tác động, những phương pháp sử dụng để hiện thực hóa nhữngquy luật chung đó ; điều tra và nghiên cứu hoạt động giải trí của những đảng phái và chính quyền sở tại, cáctổ chức chính trị ; những giai cấp và những mối quan hệ về chính trị giữa những lực lượngđó của những chính sách xã hội. Mục đích của môn học Chính trị là trang bị cho người học nhận thức cơbản về chủ nghĩa Mác – Lênin ; tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ; đường lối, chủ trương, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam ; góp thêm phần bồidưỡng nhận thức tư tưởng, giáo dục niềm tin vào sự chỉ huy của Đảng và địnhhướng trong quy trình học tập, rèn luyện cho người học. 3.2. Chức năng điều tra và nghiên cứu, học tậpMôn học Chính trị có hai tính năng cơ bản là : – Chức năng nhận thức khoa học : giúp người học hiểu biết mạng lưới hệ thống trithức về nền tảng tư tưởng của Đảng và của cách mạng, nội dung hoạt động giải trí lãnhđạo, quản trị và thiết kế xây dựng của Đảng, Nhà nước ta. – Chức năng giáo dục tư tưởng, tình cảm cách mạng : Môn học Chính trịcó công dụng giáo dục tư tưởng chính trị, tham gia vào việc xử lý nhữngnhiệm vụ hiện tại ; giáo dục niềm tin vào sự tăng trưởng của cách mạng Nước Ta, có tính năng quan trọng so với việc trau dồi thế giới quan, chiêu thức luậnkhoa học, kiến thiết xây dựng niềm tin vào thắng lợi của cách mạng Nước Ta dưới sự lãnhđạo của Đảng. Từ đó có quyết tâm phấn đấu triển khai đường lối, chủ trươngchính sách của Đảng4. Phương pháp dạy học và nhìn nhận môn học4. 1. Phương pháp nghiên cứu và điều tra, học tậpPhát huy tính dữ thế chủ động của thầy và tính tích cực của trò. SV phải liên hệvới thực tiễn, tự nghiên cứu và điều tra, bàn luận, liên hệ thực tiễn, đàm đạo tích cực, cungcấp cho nhau những tri thức trong quy trình học tập. Cần vận dụng những phương phápgiảng dạy và học tập tích cực để môn học không khô khan mà thiết thực và cóhiệu quả. Có thể tổ chức triển khai cho sinh viên bàn luận, xem băng hình, phim tư liệulịch sử, chuyên đề thời sự hoặc tổ chức triển khai đi du lịch thăm quan, nghiên cứu và điều tra những điển hìnhsản xuất công nghiệp, những di tích lịch sử văn hóa truyền thống ở địa phương. 4.2. Điều kiện triển khai môn học – Phòng học, máy tính, máy chiếu và những thiết bị dạy học khác ; – Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tìm hiểu thêm, giáo án, phim ảnhvà những tài liệu tương quan. 4.3. Phương pháp đánh giáViệc nhìn nhận tác dụng học tập của người học được thực thi theo quy địnhtại Thông tư số 09/2017 / TT-BLĐTBXH ngày 13 tháng 3 năm 2017 của Bộtrường Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội pháp luật việc tổ chức triển khai thực hiệnchương trình giảng dạy trình độ tầm trung, cao đẳng theo niên chế hoặc theophương thức tích góp mô đun hoặc tín chỉ ; quy định kiểm tra, thi, xét công nhậntốt nghiệp. 4.4. Ý nghĩa học tậpMôn Chính trị là một trong những nội dung quan trọng của giảng dạy nghềnhằm thực thi tiềm năng nâng cao trình độ giác ngộ và giáo dục tổng lực, gópphần khắc phục những sai lầm đáng tiếc, khuyết điểm cho người lao động. Nghiên cứu, học tập, nắm vững tri thức chính trị có ý nghĩa rất to lớntrong việc giáo dục phẩm chất chính trị, lòng trung thành với chủ với quyền lợi của giai cấpcông nhân, nhân dân lao động và dân tộc bản địa Nước Ta, tính kiên trì cách mạngtrước tình hình chính trị, phức tạp ở trong nước và quốc tế, giáo dục đạo đứccách mạng. Việc học tập chính trị có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục về truyềnthống cách mạng, về chủ nghĩa yêu nước và lòng tự hào so với Đảng và đối vớidân tộc Nước Ta ; tu dưỡng ý chí chiến đấu cách mạng, có ý chí biết noi gươngnhững người đi trước, học tập và lao động mưu trí, phát minh sáng tạo, có kỷ thuật, cókỷ luật và hiệu suất cao. BÀI 1KH ÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN1. Khái niệm Chủ nghĩa Mác – LêninChủ nghĩa Mác – Lênin “ là mạng lưới hệ thống quan điểm và học thuyết ” khoa họccủa C.Mác Ph. Ăngghen và sự tăng trưởng của V.I.Lênin là sự thừa kế và pháttriển những giá trị của lịch sử dân tộc tư tưởng quả đât, trên cơ sở thực tiễn của thờiđại ; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân laođộng và giải phóng con người ; là thế giới quan và phương pháp luận phổ biếncủa nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng. Chủ nghĩa Mác – Lênin có nhiều tính năng nhưng hai tính năng quantrọng nhất là tính năng thế giới quan và công dụng phương pháp luận. Thực hiệnhai tính năng này Chủ nghĩa Mác – Lênin đem lại cho con người một thế giớiquan khoa học và một phương pháp luận khoa học. Mục đích của Chủ nghĩa Mác – Lênin : Chủ nghĩa Mác – Lênin sinh ra nhằmđáp ứng nhu yếu cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trong sự nghiệp giảiphóngmình, giải phóng nhân dân lao động, tiến tới giải phóng toàn thể trái đất. Ngày nay có nhiều học thuyết với lý tưởng nhân đạo về giải phóng giaicấp, giải phóng nhân dân lao động, nhưng chỉ có chủ nghĩa Mác – Lênin mới làhọc thuyết khoa học nhất, chắc như đinh nhất và chân chính nhất để thực thi lýtưởng ấy. 2. Các bộ phận cấu thành Chủ nghĩa Mác – LêninChủ nghĩa Mác – Lênin gồm có mạng lưới hệ thống tri thức phong phú và đa dạng về nhiều lĩnhvực ( triết học, kinh tế tài chính chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, tâm lý học, xã hộihọc, lôgíc học, văn hóa học, nhân chủng học … ), nhưng trong đó có ba bộ phận lýluận quan trọng nhất là : triết học, kinh tế tài chính chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoahọc. Ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin có đối tượng người dùng điều tra và nghiên cứu cụ thểkhác nhau nhưng đều nằm trong mạng lưới hệ thống lý luận khoa học thống nhất – Đó làkhoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao độngkhỏi chính sách áp bức, bóc lột, tiến tới giải phóng con người. 2.1. Triết học Mác – LêninTriết học Mác – Lênin là bộ phận nghiên cứu và điều tra những quy luật hoạt động, tăng trưởng chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy nhằm mục đích hình thành thế giớiquan và phương pháp luận chung nhất cho nhận thức khoa học và thực tiễn cáchmạng. Theo Ăngghen : ” Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt quan trọng là triết họchiện đại, là yếu tố quan hệ giữa tư duy với sống sót ” ; chính do việc xử lý vấn đềnày là cơ sở và xuất phát điểm để xử lý những yếu tố khác của triết học. Đồngthời sẽ là tiêu chuẩn để xác lập lập trường thế giới quan của những triết gia và cáchọc thuyết của họ. Triết học Mác – Lênin là một trong ba bộ phận cấu thành của Chủnghĩa Mác – Lênin ; tiên phong là Triết học Mác, do Mác và Enghen sáng lập ra, được Lenin và những nhà mácxít khác tăng trưởng thêm. Triết học Mác sinh ra vàonhững năm 40 thế kỉ 19 và được tăng trưởng gắn chặt với những thành tựu khoahọc và thực tiễn trong trào lưu cách mạng công nhân. Sự sinh ra của Triết họcMác là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử vẻ vang tư tưởng loài người, trong lịchsử triết học. Nhưng cuộc cách mạng ấy bao hàm tính thừa kế, tiếp thu tất cảnhững tác nhân tiên tiến và phát triển và văn minh mà lịch sử dân tộc tư tưởng loài người đã để lại. Triết học Mác là triết học duy vật. Nhưng những nhà sáng lập của triết học đókhông dừng lại ở chủ nghĩa duy vật của thế kỉ 18 mà những thiếu sót chủ yếunhất của nó là máy móc, siêu hình và duy tâm khi xem xét những hiện tượng kỳ lạ xãhội. Các ông đã khắc phục những thiếu sót ấy, đưa triết học tiến lên một bướcpháttriển mới bằng cách tiếp thu một cách có phê phán những thành quả của triếthọccổ điển Đức, nhất là phép biện chứng trong mạng lưới hệ thống triết học của Hegel. Tuynhiên, phép biện chứng của Hegel là phép biện chứng duy tâm, thế cho nên, cácnhàsáng lập Triết học Mác đã tái tạo nó, đặt nó trên lập trường duy vật. Chínhtrong quy trình tái tạo phép biện chứng duy tâm của Hegel và tăng trưởng tiếp tụcchủn ghĩa duy vật cũ, trên cơ sở khái quát hoá những thành tựu của khoa học tựnhiênvà thực tiễn cho đến giữa thế kỉ 19, Mác và Enghen đã tạo ra triết học củamình. Triết học ấy sau này đã được Lenin tăng trưởng thêm và trở thành Triết họcMác – Lenin. Triết học Mác – Lênin là triết học duy vật biện chứng triệt để. Leninhy vọng khắc phục được những thiếu sót của chủ nghĩa duy vật trước Mác. TrongTriết học Mác – Lenin, những quan điểm duy vật về tự nhiên và về xã hội, cácnguyên lý của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng gắn bó rất là ngặt nghèo vớinhau thành một mạng lưới hệ thống lý luận thống nhất. 2.2. Kinh tế chính trị Mác – LêninKinh tế chính trị nghiên cứu và điều tra những quy luật kinh tế tài chính của xã hội, đặc biệtlàng hiên cứu quy luật kinh tế tài chính của sự phát sinh, tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản vàsự sinh ra của phương pháp sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Kinh tế chính trị Mác Lênin hay kinh tế tài chính chính trị học Mác – Lênin là một triết lý kinh tế tài chính và là mônkhoa học về kinh tế tài chính chính trị do Mác, Ăngghen và sau này là Lênin phát triểntrong quá trình mới, có đối tượng người tiêu dùng điều tra và nghiên cứu là phương pháp sản xuất tư bản chủnghĩa và những quan hệ sản xuất và trao đổi thích ứng với phương pháp sản xuấttư bản chủ nghĩa. Qua đó vạch rõ thực chất, hiện tượng kỳ lạ của những quy trình kinh tếđể có cơ sở xử lý những mối quan hệ tương quan đến học thuyết của chủ nghĩaMác – Lênin. Cốt lõi của kinh tế tài chính chính trị Mác – Lênin là học thuyết giá trị thặngdư của Các Mác. Đối tượng điều tra và nghiên cứu của kinh tế tài chính chính trị Mác – Lênin là quanhệ sản xuất trong sự tác động ảnh hưởng qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượngtầng nhằm mục đích tìm ra thực chất của những hiện tượng kỳ lạ và quy trình kinh tế tài chính, phát hiện racác phạm trù, quy luật kinh tế tài chính ở những tiến trình tăng trưởng nhất định của xã hội loàingười. Về tính năng của kinh tế tài chính chính trị Mác – Lênin, mục tiêu của Mác vàĂngghen khi nghiên cứu và điều tra, phát minh sáng tạo ra kinh tế tài chính chính trị này nhằm mục đích cácmục đích sau ( đây cũng là công dụng của kinh tế tài chính chính trị học Mác – Lênin ). Chức năng nhậnthức : Chức năng này biểu lộ ở chỗ kinh tế tài chính chính trị Mác – Lênin cần phải pháthiện thực chất của những hiện tượng kỳ lạ, quy trình kinh tế tài chính của đời sống xã hội, tìm ra cácquy luật chi phối sự hoạt động của chúng, giúp con người vận dụng những quy luậtkinh tế một cách có ý thức vào hoạt động giải trí kinh tế tài chính nhằm mục đích đạt hiệu suất cao kinh tế tài chính, xãhội cao. Chức năng thực tiễn : Là tính năng nhận thức để Giao hàng cho hoạt độngthực tiễn có hiệu suất cao. Chức năng thực tiễn có quan hệ với công dụng nhận thức, ở chỗ từ việc điều tra và nghiên cứu những hiện tượng kỳ lạ và những quy trình kinh tế tài chính của đời sống xãhội, phát hiện ra thực chất, những quy luật chi phối và chính sách hoạt động giải trí của những quyluật từ đó kinh tế tài chính chính trị phân phối những luận cứ khoa học để hoạch địnhđường lối, chủ trương và giải pháp kinh tế tài chính. Đường lối, chủ trương và những biệnpháp kinh tế tài chính dựa trên những luận cứ khoa học đúng đắn đã nhận thức được sẽ đivào đời sống làm cho hoạt động giải trí kinh tế tài chính có hiệu suất cao cao hơn nhiều. Chức năng phương pháp luận : Kinh tế chính trị là nền tảng lý luận chomột tổng hợp những khoa học kinh tế tài chính. Những Kết luận của kinh tế tài chính chính trị bộc lộ ởcác phạm trù và quy luật kinh tế tài chính có đặc thù chung là cơ sở lý luận của những mônkinh tế chuyên ngành và những môn kinh tế tài chính tính năng, nó là cơ sở lý luận cho mộtsố môn khoa học khác. Chức năng tư tưởng : Kinh tế chính trị Mác – Lênin là cơ sở khoa học chosự hình thành thế giới quan, nhân sinh quan và tuyên truyền cho đấu tranh giaicấp của tầng lấp công nhân và nhân dân lao động để thiết kế xây dựng chủ nghĩa cộngsản. 2.3. Chủ nghĩa xã hội khoa họcChủ nghĩa xã hội khoa học là thuật ngữ được Friedrich Engels nêu ra đểmô tả những triết lý về kinh tế tài chính – chính trị – xã hội do Karl Marx và ông phát minh sáng tạo. Thuật ngữ này trái chiều với chủ nghĩa xã hội ngoạn mục vì nó trình diễn một cáchcó mạng lưới hệ thống và nêu bật lên được những điều kiện kèm theo và tiền đề cho việc xây dựngchủ nghĩa xã hội khoa học đó là nó chỉ rõ con đường hiện thực dựa vào khoa họcđể thủ tiêu thực trạng người bóc lột người và đưa ra một tổ chức triển khai xã hội mớikhông biết đến những xích míc của chủ nghĩa tư bản mà những người theo chủnghĩa xã hội ngoạn mục đã mơ ước nhưng không thực thi được. Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu và điều tra quy luật khách quan của quá trìnhcáchmạng xã hội chủ nghĩa, sự chuyển biến lịch sử vẻ vang từ chủ nghĩa tư bản lên chủnghĩa xã hội. Nội dung quan trọng của triết lý chủ nghĩa xã hội khoa học là thiên chức lịch sửcủa giai cấp công nhân. Đây là phạm trù cơ bản nhất của chủ nghĩa xã hội khoahọc. Phát hiện ra thiên chức lịch sử vẻ vang của giai cấp công nhân là một thành tích chủnghĩa Mác – Lê nin. Nội dung thiên chức lịch sử dân tộc của giai cấp công nhân theo Mácvà Engels là những người công nhân sẽ xoá bỏ chính sách tư bản chủnghĩa, xoá bỏchế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhândân lao động vàtoàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạchậu, kiến thiết xây dựng xãhội cộng sản chủ nghĩa văn minh. 3. Vai trò nền tảng tư tưởng, lý luận của Chủ nghĩa Mác – LêninHệ tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin là đúng đắn nhất, văn minh nhấtvàkhoa học nhất. Vì hệ tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin là hiệu quả của sựtổngkết xã hội trên cơ sở thừa kế hàng loạt di sản tư tưởng của quả đât, nên nóphảnánh không thiếu và đúng đắn nhất những mối quan hệ vật chất của xã hội ở những giaiđoạncủa lịch sử vẻ vang xã hội loài người. Vì hệ tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin làtiếng nào của một giai cấp văn minh và cách mạng nhất trong lịch sử vẻ vang quả đât đó làgiai cấp vô sản và nhân dân lao động. Vì hệ tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lêninlà vũ khí sắc bén cho trào lưu đấu tranh của giai cấp vô sản và nhân dân laođộng vì mục tiêu giải phóng sự nô dịch giai cấp, xoá bỏ tình trành phân loại giaicấp trong xã hội, xoá bỏ sự áp bức bóc lột, sự bất công và bất bình đẳng trong xãhộivà do đó giải phóng con người. Từ năm 1924 đến nay, Chủ nghĩa Mác – Lêninlà học thuyết lý luận với vai trò là nền tảng tư tưởng và mục tiêu cho hànhđộng của những Đảng cộng sản trên quốc tế trong đấu tranh cách mạng và xây dựngchủ nghĩa xã hội. Cá chội nghị quốc tế và những cuộc gặp gỡ của lãnh tụ những Đảngcộng sản những nước đã tiếp tục trao đổi kinh nghiệm tay nghề vận dụng phát minh sáng tạo Chủnghĩa Mác – Lênin vào thiết kế xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh cách mạng trongđiều kiện đặc trưng của từng nước. Trên cơ sở những nguyên tắc lý luận thông dụng vàcơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, những Đảng cộng sản và công nhân từng nướcvận dụng phát minh sáng tạo vàcụ thể hóa những quy luật chung và đặc trưng, đề ra nhữngnhiệm vụ đơn cử củacách mạng nước mình để bổ trợ và làm đa dạng và phong phú, pháttriển lý luận mới. Đólà biểu lộ phát minh sáng tạo và sức sống mới về mặt thực tiễn củaChủ nghĩa Mác – Lênin. Ở những vương quốc xã hội chủ nghĩa, nhu yếu học tập vànghiên cứu tăng trưởng chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn là một nhu yếu cấp thiết trongquá trình kiến thiết xây dựng vàphát triển xã hội chủ nghĩa trong thời đại mới ( nhằm mục đích xâydựng đường lối tăng trưởng nền kinh tế tài chính – xã hội, thiết kế xây dựng và tu dưỡng nhân sinhquan cách mạng, rènluyện và tu dưỡng đạo đức của con người trong tiến trìnhcách mạng xã hội chủ nghĩa … ) Ở những nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân và những đảng cộng sản cácnước vẫn kiên trì việc học tập, nghiên cứu và điều tra và tăng trưởng chủ nghĩa Mác – Lêninnhư là một vũ khí lý luận nhằm mục đích chống lại chủ nghĩa tư bản. Trong những nămgần đây, ở 1 số ít vương quốc tư bản chủ nghĩa thuộc những nước đang tăng trưởng nhưVênêzuêla, Bôlôvia, … việc học tập và nghiên cứu và điều tra chủ nghĩa Mác – Lênin đangtrở thành một nhu yếu thiết yếu trong việc xác lập đường lối tăng trưởng theokhuynh hướng xã hội chủ nghĩa của mình. Ở Nước Ta, Chủ nghĩa Mác – Lênincùng với tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò là nền tảng tư tưởng khoa học củatoàn bộ quy trình cách mạng Nước Ta. Trong quy trình tiến độ lúc bấy giờ, Đảng Cộng sảnViệt Nam liên tục chứng minh và khẳng định : “ phải kiên cường tiềm năng độc lập dân tộc bản địa và chủnghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ” ; phải “ vận dụng và tăng trưởng phát minh sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh trong hoạt động giải trí của Đảng. Thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ trợ, pháttriển lý luận, xử lý đúng đắn những yếu tố do đời sống đặt ra ”. Nhữngnguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin là những quan điểm cơ bản, nềntảng và có tính chân lý khoa học vững chắc của chủ nghĩa Mác – Lênin. Bởi vậy, sinh viên học tập chủ nghĩa Mác – Lênin là để : Hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọngnhất của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản ViệtNam ; nhận thức thâm thúy những quan điểm, đường lối cách mạng của Đảng và chínhsách, pháp lý của Nhà nước ta từ cơ sở nền tảng của nó là những nguyên tắc cơbản của chủ nghĩa Mác – Lênin được vận dụng sang tạo vào thực tiễn Nước Ta. Xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cách mạng, thiết kế xây dựng niềm tin và lý tưởng cách mạng ; vận dụng phát minh sáng tạo nó trong hoạt độngnhận thức và thực tiễn, trong rèn luyện tư tưởng và đạo đức, cung ứng nhu yếu củacon người Nước Ta trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và kiến thiết xây dựng thành công xuất sắc chủnghĩa xã hội. Những nhu yếu học tập nghiên cứu và điều tra những nguyên tắc cơ bản của chủnghĩa Mác – Lênin : Cần phải theo nguyên tắc tiếp tục kết nối những quanđiểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin với thực tiễn của quốc gia và thời đại. Học tập điều tra và nghiên cứu những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin cần phảihiểu đúng niềm tin, thực ra của nó, tránh bệnh kinh viện, giáo điều trong quátrình học tập, điều tra và nghiên cứu và vận dụng những nguyên lí cơ bản đó trong thực tiễn. Học tập điều tra và nghiên cứu những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin trongmối quan hệ với những nguyên lí khác, mỗi bộ phận cấu thành trong mối quan hệvới những bộ phận cấu thành khác để thấy sự thống nhất nhiều mẫu mã và nhất quáncủa chủ nghĩa Mác – Lênin đồng thời cũ cần nhận thức những nguyên lí đó trongtiến trình tăng trưởng của lịch sử dân tộc quả đât. BÀI 2KH ÁI QUÁT VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH1. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí MinhTư tưởng Hồ Chí Minh là một mạng lưới hệ thống quan điểm tổng lực và thâm thúy vềnhững yếu tố cơ bản của cách mạng Nước Ta, tác dụng của sự vận dụng và pháttriển phát minh sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện kèm theo đơn cử của nước ta, thừa kế vàphát triển những giá trị truyền thống lịch sử tốt đẹp của dân tộc bản địa, tiếp thu tinh hoa văn hoánhân loại ; là gia tài ý thức vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc bản địa ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi. Cốtlõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc bản địa gắn liền với chủ nghĩa xã hội, làkhông có gì quý hơn độc lập tự do. Định nghĩa đã làm rõ những nội dung : Bản chấtcách mạng, khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh là mạng lưới hệ thống những vấn đề phảnánh những yếu tố mang tính quy luật của cách mạng Nước Ta. Nguồn gốc tưtưởng – lý luận của tư tưởng HồChí Minh là chủ nghĩa Mác – Lênin, giá trị vănhoá dân tộc bản địa và tinh hoa văn hoá quả đât. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí10Minh gồm có những yếu tố tương quan trực tiếp của cách mạng Nước Ta. Giátrị, ý nghĩa, sức mê hoặc, sức sống lâu bền của tư tưởng Hồ Chí Minh là soiđường thắng lợi cho cách mạngViệt Nam ; là gia tài niềm tin to lớn của Đảng vàdân tộc ta. 2.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh – Tư tưởng về giải phóng dân tộc bản địa, giải phóng giai cấp, giải phóng conngười. Toàn bộ cuộc sống hoạt động giải trí cách mạng của Hồ Chí Minh và mong muốncủa Người là tiềm năng giành độc lập, tự do cho quốc gia, đem lại niềm hạnh phúc chonhân dân, làm cho nhân dân ” ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được họchành “. Để triển khai tiềm năng đó cần triển khai sự giải phóng triệt để : Đó là giảiphóng dân tộc bản địa, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Chính vì tiềm năng caocả đó, Người đi tìm đường cứu nước và đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắncho cách mạng Nước Ta, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng nhândân lao động trên toàn quốc tế. – Tư tưởng về độc lập dân tộc bản địa gắn liền với chủ nghĩa xã hội, phối hợp sứcmạnh dân tộc bản địa với sức mạnh thời đại. Người đã chỉ ra rằng : ” Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc bản địa, không có conđường nào khác con đường cách mạng vô sản “. Người đã xử lý đúng đắnvấn đề dân tộc bản địa và giai cấp, vương quốc và quốc tế, phối hợp sức mạnh dân tộc bản địa và sứcmạnh thời đại. Những tư tưởng quan trọng này xuất phát từ một yên cầu thực tiễnbức xúc : Phải chống chủ nghĩa thực dân, phải gắn liền cách mạng thuộc địa vớicách mạng ở chính quốc. Con đường để giữ vững độc lập, tự do, niềm hạnh phúc, ấmno cho dân tộc bản địa là con đường đi lên xã hội chủ nghĩa, phải thực thi cách mạng xãhội chủ nghĩa trên mọi nghành. Độc lập dân tộc bản địa là điều kiện kèm theo tiên quyết để thựchiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo vệ vững chãi cho độclập dân tộc bản địa. Độc lập dân tộc bản địa gắn liền với chủ nghĩa xã hội là tư tưởng chủ đạotrong hàng loạt di sản lý luận Hồ Chí Minh. – Tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc bản địa. Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin : Cách mạng là sựnghiệp của quần chúng, Hồ Chí Minh đã đưa vai trò của nhân dân lên tầm caomới : Nhân dân là chủ thể phát minh sáng tạo ra lịch sử dân tộc, là người chủ thực sự của quốc gia ; coi tác nhân con người là nguồn lực cơ bản tạo nên sức mạnh vô địch để khángchiến, kiến quốc. Người thường nói : Dễ trăm lần không dân cũng chịu ; khó vạnlần dân liệu cũng xong. Sức mạnh của nhân dân được nhân lên gấp bội khi thựchiện được khối đại đoàn kết toàn dân tộc bản địa, trên nền tảng liên minh giữa giai cấp11công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức, dưới sự chỉ huy của Đảngtạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng Nước Ta. Người chứng minh và khẳng định : ” Đoànkết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công xuất sắc, đại thành công xuất sắc ” .. – Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, kiến thiết xây dựng Nhà nước thật sựcủa dân, do dân, vì dân. Dân chủ là thực chất của chính sách XHCN. Dân chủ là tiềm năng, là động lựccủa cách mạng XHCN. Thực hành dân chủ thoáng đãng trong Đảng, trong nhân dânlà trách nhiệm quan trọng số 1 của Đảng và Nhà nước ta. Nhà nước là công cụchủ yếu để nhân dân thực thi quyền làm chủ của mình. Do đó, Hồ Chí Minh coitrọng việc thiết kế xây dựng Nhà nước trong sáng, vững mạnh, của dân, do dân, vì dân. Nhà nước ta mang thực chất giai cấp công nhân, có tính dân tộc bản địa và nhân dân sâusắc do Đảng chỉ huy, hoạt động giải trí theo nguyên tắc tập trung chuyên sâu dân chủ, thống nhấtquyền lực ; đội ngũ cán bộ Nhà nước phải có đức, có tài, phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, là công bộc của nhân dân, vì nhân dân mà Giao hàng. Để thiết kế xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân, quản trị Hồ Chí Minh luôn chỉrõ phải nhất quyết đấu tranh chống tham ô, tiêu tốn lãng phí, quan liêu. Coi tham ô, lãngphí, quan liêu là ba thứ ” giặc nội xâm ” rất nguy hại. – Tư tưởng về quốc phòng toàn dân, kiến thiết xây dựng lực lượng vũ trang nhândân. Vận dụng phát minh sáng tạo tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin về đấm đá bạo lực cáchmạng, Hồ Chí Minh luôn coi đấm đá bạo lực cách mạng là sức mạnh tổng hợp của nhândân, gồm có những hình thức : Chính trị, quân sự chiến lược và sự phối hợp giữa chính trị vàquân sự. Trong quy trình đấu tranh giành và giữ chính quyền sở tại, giải phóng dân tộc bản địa, bảo vệ Tổ quốc, bên cạnh việc chăm sóc kiến thiết xây dựng lực lượng chính trị, phải chămlo thiết kế xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang, thiết kế xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thếtrận bảo mật an ninh nhân dân, thực hành thực tế cuộc chiến tranh nhân dân với sức mạnh tổng hợp. Người nhấn mạnh vấn đề : Quân sự phải phục tùng chính trị, lấy chính trị làm gốc. Quânđội ta là quân đội nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà ship hàng, quân độita là đội quân chính trị, đội quân chiến đấu, đội quân công tác làm việc. Lực lượng vũtrang nhân dân đặt dưới sự chỉ huy tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng. – Tư tưởng về tăng trưởng kinh tế tài chính và văn hóa truyền thống, không ngừng nâng cao đờisống vật chất và niềm tin của nhân dân. Suốt đời Hồ Chí Minh phấn đấu cho độc lập dân tộc bản địa và niềm hạnh phúc củanhân dân. Người chỉ rõ : Nước độc lập mà dân không được hưởng niềm hạnh phúc, tựdo thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì ! Trong Di chúc, quản trị Hồ Chí Minh12nêu rõ : ” Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để tăng trưởng kinh tế tài chính và văn hóa truyền thống, nhằm mục đích không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân “. – Tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Hồ Chí Minh luôn chăm sóc giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên và mọingười dân về phẩm chất đạo đức cách mạng. Người đặt lên hàng đầu tư cách ” Người cách mệnh ” và bản thân Người cũng là một tấm gương sáng về đạo đứccách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Người coi đạo đức như là gốccủa cây, là nguồn của những dòng sông. Người cộng sản mà không có đạo đức thìdù có tài năng đến mấy cũng không chỉ huy được nhân dân. Cốt lõi của đạo đứccách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh là trung với nước, hiếu với dân, suốt đờiphấn đấu quyết tử vì độc lập tự do, vì CNXH. – Tư tưởng về chăm sóc tu dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Người coi tu dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quantrọng và rất thiết yếu ” Vì quyền lợi mười năm trồng cây ; vì quyền lợi trăm năm trồngngười “. Người nói : Đảng cần phải chăm sóc, giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo và giảng dạy họ thành những người thừa kế thiết kế xây dựng CNXH vừa ” hồng ” vừa ” chuyên “. – Tư tưởng về kiến thiết xây dựng Đảng trong sáng, vững mạnh. Theo Hồ Chí Minh, muốn làm cách mạng trước hết phải có Đảng cáchmạng, Đảng có vững cách mạng mới thành công xuất sắc. Đảng muốn vững phải có chủnghĩa chân chính làm cốt, chủ nghĩa như trí khôn của người, như la bàn của contầu. Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và củacả dân tộc bản địa. Muốn vậy, Đảng phải trong sáng, vững mạnh về mọi mặt : Chính trị, tư tưởng và tổ chức triển khai, kiên trì tiềm năng, lý tưởng ; có đường lối cách mạng đúngđắn ; triển khai nghiêm nguyên tắc tập trung chuyên sâu dân chủ, thực hành thực tế tự phê bình vàphê bình ; thực sự đoàn kết nhất trí ; mỗi đảng viên phải không ngừng rèn luyệnđạo đức cách mạng, nâng cao trình độ trình độ nhiệm vụ để thật sự xứngđáng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, xứng danh với niềm tin yêu củaquần chúng nhân dân. Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh có nội dung rất đa dạng và phong phú, tổng lực vàsâu sắc về những yếu tố rất cơ bản của cách mạng Nước Ta, đã và đang soiđường cho thắng lợi của cách mạng Nước Ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và tăng trưởng phát minh sáng tạo chủ nghĩaMác-Lênin vào Nước Ta, cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộcgắn liền với chủ nghĩa xã hội. Dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh, cách mạng13Việt Nam đã vững bước tiến lên giành những thắng lợi lịch sử dân tộc có ý nghĩa thời đạisâu sắc. Hiện nay, quốc gia ta đang thực thi thay đổi, Open và hội nhập, côngnghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh thuận tiện, tất cả chúng ta cũng có nhiều khó khăn vất vả, do đó mỗi người cần điều tra và nghiên cứu, học tập, nắm vững chủ nghĩa Mác-Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh, nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng và pháp lý củaNhà nước để kiên trì tiềm năng lý tưởng cách mạng : Độc lập dân tộc bản địa gắn liềnvới chủ nghĩa xã hội vì tiềm năng dân giàu, nước mạnh, xã hội công minh, dânchủ, văn minh, như Bác Hồ hằng mong ước. 2.3. Vai trò của tư tưởng Hò Chí Minh so với cách mạng Nước Ta – Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và tăng trưởng dântộc + Tài sản niềm tin vô giá của dân tộc bản địa Việt NamTư tưởng Hồ Chí Minh là loại sản phẩm của thời đại, vĩnh cửu, là gia tài vôgiá của dân tộc bản địa ta. Sở dĩ như vậy là vì tư tưởng của Người không chỉ tiếp thu, thừa kế nhữnggiá trị tinh hoa văn hóa truyền thống, tư tưởng “ vĩnh cửu ” của loài người, trong đó hầu hết làchủ nghĩa Mác – Lênin, mà còn phân phối nhiều yếu tố của thời đại của sự nghiệpcách mạng Nước Ta và quốc tế. Tính phát minh sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh được bộc lộ ở chỗ : Nó trungthành với những nguyên tắc phổ cập của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời khinghiên cứu vận dụng những nguyên tắc đó Hồ Chí Minh đã mạnh dạn loại bỏnhững gì không thích hợp với điều kiện kèm theo đơn cử của nước ta, yêu cầu những vấn đềmới do thực tiễn đặt ra và xử lý một cách linh động, khoa học. Tư tưỏng Hồ Chí Minh đã được kiểm nghiệm trong quá khứ, với nhữnghoạt động cách mạng của Người. Ngày nay tư tưởng đó, gồm có một hệ thốngnhững quan điểm lý luận, tư tưởng về kế hoạch, sách lược cách mạng dân tộcdân chủ nhân dân, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, về sự cải biến cáchmạng so với quốc tế, về đạo đức, phong thái, chiêu thức Hồ Chí Minh, vềviệc hiện thực hóa những tư tưởng ấy trong đời sống xã hội. .. đang soi sáng chochúng ta. Nét rực rỡ nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh là những yếu tố xung quanhviệc giải phóng dân tộc bản địa và xu thế cho sự tăng trưởng của dân tộc bản địa. Tư tưởngcủa Người gắn liền với chủ nghĩa Mác – Lênin và thực tiễn cách mạng nước ta14vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp đấu tranh giải phóng trong thờiđại cách mạng vô sản vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít gữa tiềm năng giảiphóng dân tộc bản địa với tiềm năng giải phóng giai cấp và giải phóng con ngưòi. + Nền tảng tư tưởng và kim chi nam cho hành vi của cách mạng ViệtNamTư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng ta và nhân dân ta trên conđường thực thi tiềm năng dân giàu, nước mạnh, xã hội công minh, dân chủ, vănminh. Trong suốt những chặng đường cách mạng, tư tưởnpg – Hồ Chí Minh đã trởthành ngọn cờ dẫn dắt cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong toàn cảnh của quốc tế thời nay, tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chúng tanhận thức đúng những yếu tố lớn có tương quan đến việc bảo vệ nền độc lập dântộc, tăng trưởng xã hội và bảo vệ quyền con người, do tại Hồ Chí Minh đã suốtđời phấn đấu cho việc giai phóng những dân tộc bản địa, đã để ra lý luận về sự phát triểncủa những dân tộc bản địa giành được độc lập tiến lên chủ nghĩa xã hội và luôn luôn quantâm đến quyền lợi con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh là chỗ dựa vững chãi để Đảng ta vạch ra đường lốicách mạng đúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dânta di tới thắng lợi. 2.4. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong thái Hồ Chí Minh tronggiai đoạn hiện nay2. 4.1. Sự thiết yếu phải học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cáchHồ Chí Minha ) Xuất phát từ vai trò to lớn của đạo đứcĐạo đức là một dạng ý thức xã hội, gồm có những nguyên tắc, chuẩn mực, xu thế giá trị được xã hội thừa nhận, có tính năng chi phối, kiểm soát và điều chỉnh hànhvi của con người trong quan hệ xã hội. Ý thức đạo đức thiết kế xây dựng cho mỗi con người những ý niệm đúng về cáithiện, cái ác, cái tốt, cái xấu, lương tâm và nghĩa vụ và trách nhiệm. Hành vi đạo đức làm chocon người có ứng xử đúng với chính mình, trong quan hệ đạo đức giữa những cánhân với nhau và cá thể với tập thể … Đạo đức là bộ phận quan trọng của nền tảng niềm tin xã hội ; góp phầnquan trọng không thay đổi xã hội. b ) Hồ Chí Minh là tấm gương đạo đức mẫu mực, sáng ngời, tiêu biểu vượt trội nhấtcho truyền thống lịch sử đạo đức của dân tộc bản địa Việt Nam15Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc bản địa Nước Ta, danh nhân văn hoá thếgiới. Người sáng lập và rèn luyện Đảng ta ; là quản trị nước tiên phong ; Người sánglập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhiều đoàn thể chính trị xã hội lớn ở nước ta. Hồ Chí Minh là tiêu biểu vượt trội cho tấm gương đạo đức tận trung với nước, tậnhiếu với dân, hết lòng yêu quý con người ; mẫu mực của ý thức cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, có niềm tin quốc tế trong sáng Người là tấm gươngmẫu mực cho sự tự rèn luyện, nhất quyết vượt qua mọi khó khăn vất vả. Hồ Chí Minh là nhà báo vĩ đại. Người nói báo chí truyền thông có nghĩa vụ và trách nhiệm là ngườituyên truyền, người cổ động, người tổ chức triển khai và chỉ huy chung. Người nói nhàbáo viết phải rõ mục tiêu là viết cho ai ? Viết để làm gì và viết như thế nào ? Hồ Chí Minh là nhà thơ lớn, “ Mỗi vần thơ Bác, vần thơ thép, Mà vẫnmênh mông, bát ngát tình ” ( Hoàng Trung Thông ). Hồ Chí Minh là nhà giáo, làngười mở màn nền sử học mácxit ở Nước Ta. Người là nổi bật cho phong thái chỉ huy quần chúng, dân chủ, nêugương, phong thái thao tác khoa học, phong thái ứng xử chân tình, dễ gần, dễmến ; phong thái diễn đạt ngắn gọn, trong sáng, giản dị và đơn giản ; phong thái sống đờiriêng trong sáng. c ) Thực trạng đạo đức lúc bấy giờ yên cầu ” nhân cái đẹp, dẹp cái xẩu ” Hiện nay bên cạnh những tấm gương đạo đức tốt, còn một bộ phận trongxã hội suy thoái và khủng hoảng về đạo đức lối sống ; sống thực dụng, nặng về chủ nghĩa cá thể, ích kỷ, thực dụng, vụ lợi, bản vị cục bộ. Tệ quan liêu, nạn tham nhũng, hối lộ, tiêu tốn lãng phí, quan liêu … chưa được ngăn ngừa ; một bộ phận người trẻ tuổi nghiện hút, cờ bạc, đua đòi sống thực dụng, buông thả, lạnh nhạt với chính trị … Đó thực sự lànguy cơ, thử thách lớn, ảnh hưởng tác động đến chính sách xã hội chủ nghĩa của tất cả chúng ta. Trong khi đó, trách nhiệm tăng cường công nghiệp hoá, hiện đại hoá quốc gia, thực thi tiềm năng dân giàu, nước mạnh, xã hội công minh, dân chủ, văn minh rấtnặng nề. Giáo dục đạo đức, kiến thiết xây dựng lối sống tốt đẹp theo tư tưởng, đạo đức HồChí Minh ” nhân cái đẹp, dẹp cái xấu ”, khởi dậy, phát huy những giá trị đạo đứctruyền thống tốt đẹp của dân tộc bản địa ; nhằm mục đích khắc phục sự suy thoái và khủng hoảng về đạo đức, lốisống ; hình thành và tăng trưởng những giá trị đạo đức mới, thiết kế xây dựng con người ViệtNam có đạo đức cách mạng là trách nhiệm cơ bản, tiếp tục, cấp bách hiệnnay. d ) Đảng ta chứng minh và khẳng định vai trò quan trọng của đạo đức Hồ Chí Minh16Trong Điếu văn vĩnh biệt quản trị Hồ Chí Minh ( 9/1969 ), tất cả chúng ta đã thề : ” Suốt đời học tập đạo đức tác phong của Người, tu dưỡng phẩm chất cáchmạng, không sợ gian nan, không sợ quyết tử, rèn luyện mình thành những chiến sĩtrung thành với Đảng, với dân xứng danh là chiến sỹ, là học trò của Hồ quản trị. Noi gương Người, toàn thể nhân dân ta, người trẻ tuổi ta nguyện ra sức trau dồimình thành những con người mới, làm chủ quốc gia, làm chủ xã hội mới, manglá cờ bách chiến, bách thắng của Hồ quản trị tới đích ở đầu cuối ”. Cương lĩnh kiến thiết xây dựng quốc gia trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ởnước ta ( bổ trợ, sửa đổi năm 2011 ) chứng minh và khẳng định : “ Cùng với chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và mục tiêu cho hànhđộng của Đảng ta ”. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vừa làvinh dự, vừa là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người dân Nước Ta, quyết tâm phấn đấuxây dựng một xã hội “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công minh, văn minh ”. Hiện nay. Đảng ta đang tăng cường việc học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh, với mục tiêu làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức thâm thúy, tạo sự chuyển biến can đảm và mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tư tường, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt quan trọng trong cánbộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, người trẻ tuổi, học viên. e ) Học sinh tầm trung chuyên nghiệp, học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh, tu dưỡng và rèn luyện trở thành người công dân tốt, người laođộng tốt là nghĩa vụ và trách nhiệm và trách nhiệmChủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mục tiêu của học là để ship hàng Tô quốc, ship hàng nhân dân, không ngừng rèn luyện đạo đức, lối sống, hình thành nhữngcon người vừa hồng vừa chuyên, thừa kế sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhândân. Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là giảng dạy người lao động có kỹ năng và kiến thức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằmtạo điều kiện kèm theo cho người lao động có năng lực tìm việc làm, tự tạo việc làm, hoặctiếp tục học tập nâng cao trình độ trình độ, nhiệm vụ, phân phối nhu yếu pháttriển kinh tế tài chính – xã hội, củng cố quốc phòng, bảo mật an ninh ” Lứa tuổi người trẻ tuổi có những biến hóa quan trọng về tâm, sinh lý. Tâm lýthanh niên và người trưởng thành dần hình thành ở bậc trung học. Môi trườngsinh hoạt, học tập mới yên cầu mỗi cá thể phải chuẩn bị sẵn sàng vững vàng. Đây lànguyện vọng của mỗi người, đồng thời cũng là mong mỏi của những bậc cha mẹ, ông bà của mỗi học viên … 17V iệc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần được vậndụng cho tương thích với điều kiện kèm theo sống và thao tác của mỗi người, trong cuộcsống, hoạt động và sinh hoạt, học tập và thao tác hàng ngày của mỗi người. 2.4.2. Nội dung hầu hết của học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phongcách Hồ Chí MinhChủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc bản địa ta, đã hiến dâng tất cảtình cảm, trí tuệ và cuộc sống cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại gia tài vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫumực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống lịch sử của dân tộc bản địa, của trái đất và thờiđại. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh dự và tự hào đốivới mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người Nước Ta. Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh là trách nhiệm rất quan trọng và tiếp tục, qua đó để giáo dục, rèn luyệnmình, xứng danh là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, là “ người chỉ huy, người đày tớ thật trung thành với chủ của nhân dân ”. * Thực hiện chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh “ Trung với nước, hiếu với dân ” cần không cho những nội dung của chủ nghĩa yêu nước trong tiến trình mới ; phát huysức mạnh đoàn kết toàn dân tộc bản địa, tăng nhanh sự nghiệp thay đổi quốc gia, công nghiệphóa, hiện đại hóa, sớm đưa nước ta ra khỏi thực trạng kém tăng trưởng. Tư tưởng và phẩm chất đạo đức tiêu biểu vượt trội của Hồ Chí Minh là niềm tin yêunước nồng nàn, hết lòng, rất là phụng sự Tổ quốc, Giao hàng nhân dân, toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp giải phóng dân tộc bản địa, thống nhất quốc gia, kiến thiết xây dựng chủ nghĩaxã hội. Từ quyết tâm “ dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành chođược tự do, độc lập ”, để rồi phấn đấu cho “ đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học tập ”, để nước ta “ sánh vai với cường quốc năm châu ”. Học tậptư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh tất cả chúng ta cần : – Mỗi người cần nhận thức thâm thúy hơn, không thiếu hơn những quyết tử to lớn củaông cha để tất cả chúng ta có giang sơn, Tổ quốc Việt Nam độc lập, tự do, thống nhất trọnvẹn thời điểm ngày hôm nay. Nâng cao ý thức yêu nước, tự hào về truyền thống lịch sử anh hùng củadân tộc là lương tâm và nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người Nước Ta chân chính. Trung vớinước ngày này là trung thành với chủ vô hạn với sự nghiệp thiết kế xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảovệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ, toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, nền văn hóa truyền thống, bảo vệ Đảng, chính sách, nhândân và sự nghiệp thay đổi, bảo vệ quyền lợi của quốc gia. – Trung với nước, hiếu với dân thời nay là luôn luôn tôn trọng, phát huyquyền làm chủ của nhân dân dưới cả ba hình thức : làm chủ đại diện thay mặt, làm chủ trựctiếp và tự quản hội đồng ; hết lòng, rất là Giao hàng nhân dân, xử lý kịp thời18những nhu yếu, yêu cầu hợp tình, hài hòa và hợp lý của dân ; khắc phục cho được thói vô cảm, lãnh đạm, lạnh nhạt trước những khó khăn vất vả, bức xúc … của nhân dân. – Trung với nước, hiếu với dân thời nay biểu lộ ở ý chí vươn lên quyết tâmvượt qua nghèo nàn, lỗi thời, góp thêm phần dựng xây quốc gia phồn vinh, sớm đưa nướcta ra khỏi thực trạng kém tăng trưởng, theo kịp trình độ những nước tăng trưởng trong khuvực và quốc tế ; thực thi bằng được mong ước của Bác Hồ kính yêu : “ thiết kế xây dựng đấtnước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn ”. – Trung với nước, hiếu với dân là phải luôn luôn có ý thức giữ gìn đoàn kếttoàn dân tộc bản địa, đoàn kết trong Đảng, trong cơ quan, đơn vị chức năng ; kiên quyết đấu tranhkhông khoan nhượng trước mọi mưu đồ của những thế lực thù địch, thời cơ hòng chia rẽdân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ Đảng với nhân dân. Đoàn kết làyêu nước, chia rẽ là làm hại cho quốc gia. Mọi bộc lộ cục bộ, bản vị là trái vớitinh thần yêu nước chân chính. – Trung với nước hiếu với dân là phải có niềm tin nghĩa vụ và trách nhiệm cao đối vớicông việc, có lương tâm nghề nghiệp trong sáng ; quyết tâm phấn đấu để thành đạtvà góp sức nhiều nhất cho quốc gia, cho dân tộc bản địa ; quyết tâm thiết kế xây dựng quê hươnggiàu đẹp, văn minh. Phải có niềm tin ham học hỏi, phát huy truyền thống lịch sử hiếu họcvà quý trọng nhân tài của ông cha ta ; biết vận dụng phát minh sáng tạo những tri thức khoa học, công nghệ tiên tiến tân tiến, những sáng tạo độc đáo trong sản xuất, công tác làm việc, hoàn thành xong xuất sắcnhiệm vụ được giao. Mọi sự bảo thủ, ngưng trệ, lười học tập, ngại lao động, đòi hỏihưởng thụ vượt quá năng lực và hiệu quả góp sức là trái truyền thống cuội nguồn đạo lý dântộc và trái với tư tưởng yêu nước của quản trị Hồ Chí Minh. – Trung với nước, hiếu với dân nhu yếu mỗi tất cả chúng ta phải xử lý đúng đắnmối quan hệ cá thể – mái ấm gia đình – tập thể – xã hội ; quan hệ giữa nghĩa vụ và trách nhiệm và quyềnlợi. Theo gương quản trị Hồ Chí Minh, yêu nước là sẵn sàng chuẩn bị phấn đấu quyết tử cholợi ích chung, việc gì có lợi cho dân, cho nước, cho tập thể thì quyết chí làm, việc gìcó hại thì quyết không làm. Làm việc gì trước hết phải vì tập thể, vì quốc gia, vìnhân dân, phải nêu cao nghĩa vụ và trách nhiệm của người chỉ huy, không tham lam, vụ lợi, vun vén cá thể … * Thực hiện đúng lời dạy : ” Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư ” nêu caophẩm giá con người Nước Ta trong thời kỳ mới ” Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư ” là chuẩn mực đạo đức truyền thốngtrong quan hệ ” so với mình “, được quản trị Hồ Chí Minh thừa kế, vận dụng vàphát triển tương thích với nhu yếu của sự nghiệp cách mạng, trở thành chuẩn mực cơbản của đạo đức cách mạng. Người là một tấm gương mẫu mực về ” cần, kiệm, liêm, 19 chính, chí công vô tư “. Học tập và làm theo tấm gương của Người, thực thi cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong quá trình lúc bấy giờ là : – Tích cực lao động, học tập, công tác làm việc với ý thức lao động phát minh sáng tạo, cónăng suất, chất lượng, hiệu suất cao cao ; biết quý trọng sức lực lao động lao động và gia tài củatập thể, của nhân dân ; không xa hoa, tiêu tốn lãng phí, không phô trương, hình thức ; biết sửdụng lao động, vật tư, tiền vốn của Nhà nước, của tập thể, của chính mình một cáchcó hiệu suất cao. – Thực hiện chí công, vô tư là nhất quyết chống chủ nghĩa cá thể, lối sốngthực dụng. Đối với cán bộ chỉ huy, đảng viên phải vô hiệu thói chạy theo danhvọng, vị thế, giành giật quyền lợi cho mình, lạm dụng quyền hạn, chức vụ để chiếmđoạt của công, thu vén cho mái ấm gia đình, cá thể …, cục bộ, địa phương chủ nghĩa. Phảithẳng thắn, trung thực, bảo vệ chân lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảovệ người tốt ; chân thành, nhã nhặn ; không chạy theo chủ nghĩa thành tích, khôngbao che, giấu giếm khuyết điểm … – Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư phải nhất quyết chống bệnhlười biếng, lối sống tận hưởng, vị kỷ, nói không song song với làm, nói nhiều, làm ít, miệng nói lời cao đạo nhưng tư tưởng, tình cảm và việc làm thì mang nặng đầu óccá nhân, tư lợi, việc gì có lợi cho mình thì ” nhiệt huyết “, tranh thủ kiếm lợi, việc gìkhông ” kiếm chác ” được cho riêng mình thì lạnh nhạt, lãnh đạm. Không làm dối, làmẩu, bòn rút của công, ăn bớt vật tư, tiền của của Nhà nước và của nhân dân. Phải cóthái độ rõ ràng lên án và nhất quyết đấu tranh chống tham nhũng, xấu đi, loại trừmọi biểu lộ vô liêm, bất chính ra khỏi đời sống xã hội. * Nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phụcvụChủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn tôn vinh dân chủ và kỷ luật và chính Người làmột mẫu mực về niềm tin dân chủ, tôn trọng tập thể, tôn trọng quần chúng nhândân, luôn luôn chăm sóc đến mọi người, gắn bó với nhân dân. Người luôn luôn phêphán ” óc lãnh tụ “, phê phán thói ” quan cách mạng “, phê phán những bộc lộ quanliêu, coi thường quần chúng, coi thường tập thể, vi phạm nguyên tắc tập trung chuyên sâu dânchủ, coi đó là những căn bệnh khác nhau của chủ nghĩa cá thể. – Học tập và làm theo Người, mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt mình trong tổchức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp lý, kỷ cương. Mọi biểu hiệndân chủ hình thức, tận dụng dân chủ để ” kéo bè, kéo cánh “, để làm rối loạn kỷcương, để cầu danh, trục lợi hoặc chuyên quyền, độc đoán, đứng trên tập thể, đứngtrên quần chúng …, làm cho nhân dân bất bình, cần phải lên án và vô hiệu. 20 – Học tập đạo đức Hồ Chí Minh tổng thể vì nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên, dùở bất kỳ cương vị nào phải gần dân, học dân, có nghĩa vụ và trách nhiệm với dân. Phải trăn trởvà thấy nghĩa vụ và trách nhiệm của mình khi dân còn bần hàn. Không chỉ sẻ chia và đồngcam, cộng khổ với nhân dân, mà còn phải biết tập hợp nhân dân, phát huy sức mạnhcủa dân, tổ chức triển khai, động viên, lãnh đạo nhân dân phấn đấu thoát khỏi đói nghèo. Nhândân là người thầy nghiêm khắc và nhân ái, luôn luôn yên cầu cao ở cán bộ, đảngviên, đồng thời cũng sẵn lòng giúp sức cán bộ, đảng viên hoàn thành xong trách nhiệm, pháthuy ưu điểm, thay thế sửa chữa sai lầm đáng tiếc, khuyết điểm. – Học tập đạo đức Hồ Chí Minh phải rất coi trọng tự phê bình và phê bình. Người dạy cán bộ, đảng viên và mọi người tất cả chúng ta : không sợ khuyết điểm, khôngsợ phê bình, mà chỉ sợ không nhận ra khuyết điểm, sai lầm đáng tiếc và không có quyết tâmsửa chữa khuyết điểm, sẽ dẫn đến khuyết điểm ngày càng to và hư hỏng. Tự phêbình phải được coi trọng, được đặt lên số 1, theo tư tưởng Hồ Chí Minh ” phảinghiêm khắc với chính mình “. Phê bình phải có mục tiêu là thiết kế xây dựng tổ chức triển khai, xâydựng con người, kiến thiết xây dựng đời sống tình cảm và quan hệ chiến sỹ, quan hệ xã hộilành mạnh, trong sáng, có lý, có tình. Phải khắc phục bệnh chuộng hình thức, thíchnghe lời khen, ( thậm chí còn xu nịnh ), tâng bốc nhau, không dám nói thẳng, nói thật đểgiúp đỡ nhau cùng văn minh. Đồng thời, cần phê phán những bộc lộ xuất phát từnhững động cơ cá thể, vụ lợi mà ” đấu đá “, nhân danh phê bình để đả kích, lôi kéo, chia rẽ, làm rối nội bộ. * Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần phát huy chủnghĩa yêu nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết, hữu nghị giữacác dân tộc bản địa trong điều kiện kèm theo toàn thế giới hóa, dữ thế chủ động, tích cực hội nhập kinh tế tài chính quốc tếTư tưởng Hồ Chí Minh về tình đoàn kết quốc tế bắt nguồn từ tình yêu thươngđối với con người, với quả đât và đoàn kết toàn quả đât vì tiềm năng giải phóngcác dân tộc bản địa bị áp bức, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Người là hiện thâncủa chủ nghĩa yêu nước chân chính phối hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Nhờđó mà nhân dân quốc tế kính yêu Người, trao tặng Người thương hiệu nhà văn hóakiệt xuất trên quốc tế, anh hùng giải phóng dân tộc bản địa, chiến sỹ lỗi lạc của phong tràocộng sản quốc tế. Từ chủ nghĩa quốc tế cao quý, Người đã thiết kế xây dựng nên tình đoàn kếtquốc tế to lớn của dân tộc bản địa ta với những dân tộc bản địa trên quốc tế, góp thêm phần quan trọngvào những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta và trào lưu cách mạng quốc tế. – Ngày nay, trong điều kiện kèm theo toàn thế giới hóa, việc lan rộng ra tình đoàn kết quốc tế, hợp tác cùng có lợi, dữ thế chủ động, tích cực hội nhập là một nguồn lực quan trọng để xâydựng và tăng trưởng quốc gia. Đoàn kết quốc tế trong sáng là thực thi chính sáchđối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa với ý thức Nước Ta chuẩn bị sẵn sàng là21bạn, đối tác chiến lược đáng tin cậy với những vương quốc trên quốc tế, phấn đấu vì độc lập, tự do, hợp tác và tăng trưởng – Đoàn kết quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phát huy niềm tin độc lập tựchủ, tôn trọng độc lập, chủ quyền lãnh thổ của những nước khác, lan rộng ra hợp tác cùng có lợi, phấn đấu vì tự do, tăng trưởng, chống cuộc chiến tranh, đói nghèo, bất công, cườngquyền, áp đặt trong quan hệ quốc tế. Khép lại những yếu tố của quá khứ, lịch sử dân tộc, xoá bỏ mặc cảm, hận thù, nhìn về tương lai, kiến thiết xây dựng tình hữu nghị giữa những dântộc. – Học tập và làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần nângcao niềm tin độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, nhất quyết đấu tranh chống tâm ý tựty, chủ nghĩa dân tộc bản địa hẹp hòi ; phê phán những bộc lộ vong bản, vọng ngoại, ảotưởng trước chủ nghĩa tư bản. Sự nghiệp thay đổi quốc gia đã và đang đặt ra những nhu yếu ngày càng caođối với sự hình thành và tăng trưởng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con ngườiViệt Nam, đồng thời tạo ra những thuận tiện và những thử thách mới so với mỗichúng ta trong nghành đạo đức. Hơn khi nào hết, lúc bấy giờ toàn Đảng, toàn dân taphải chăm sóc rất đầy đủ đến yếu tố đạo đức, liên tục kiến thiết xây dựng, hoàn thành xong nhữngchuẩn mực đạo đức đúng đắn, tân tiến ; tăng nhanh giáo dục, rèn luyện và tăng cườngquản lý đạo đức trong Đảng và trong nhân dân. Kế thừa truyền thống lịch sử đạo đức tốtđẹp của ông cha, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trongnhững giải pháp quan trọng để khắc phục sự suy thoái và khủng hoảng về đạo đức, lối sống trongcán bộ, đảng viên và nhân dân, làm lành mạnh nền đạo đức xã hội, góp thêm phần giữvững sự không thay đổi chính trị, xã hội, tạo động lực cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu suất cao, vững chắc. Vấn đề cơ bản nhất khi thực thi cuộc hoạt động là mỗi người chúng taphải nhận thức khá đầy đủ vị trí của yếu tố đạo đức, liên tục tự giác, nỗ lực họctập, rèn luyện, tu dưỡng theo gương Bác Hồ vĩ đại. Bài 3 : NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM DƯỚI SỰ LẠNHĐẠO CỦA ĐẢNG1. Sự sinh ra và chỉ huy của Đảng Cộng sản Việt Nam so với cách mạngViệt Nam1. 1. Sự sinh ra của Đảng Cộng sản Việt Nam22Giữa lúc dân tộc bản địa ta đứng trước cuộc khủng hoảng cục bộ về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu nước đương thời liên tục con đường cứu nước theo lối cũ thì ngày5-6-1911 người người trẻ tuổi Nguyễn Tất Thành ( tức là Nguyễn Ái Quốc, Hồ ChíMinh sau này ) ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới. Người đã điqua nhiều nước của châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và đã phát hiện ra chân lý : Chủnghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn mọi đau khổ của côngnhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở những nước thuộc địa. Năm 1917, Người trở lại nước Pháp, đến Paris và năm 1919 gia nhập ĐảngXã hội Pháp. Tháng 6-1919, thay mặt đại diện những người yêu nước Nước Ta, với têngọi mới là Nguyễn Ái Quốc, Người gửi bản yêu sách 8 điểm tới Hội nghị Vécxây. Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc “ Đề cương về yếu tố dân tộc bản địa vàthuộc địa ” của Lênin và từ tư tưởng đó, Người đã tìm ra con đường cứu nướcđúng đắn cho dân tộc bản địa Nước Ta. Tại Đại hội toàn nước Đảng Xã hội Pháp tháng 12-1920, lãnh tụ NguyễnÁi Quốc trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp : Ảnh TưliệuTại Đại hội Đảng Xã hội Pháp ( tháng 12-1920 ), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếután thành Quốc tế III ( Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập ) và tham gia thành lậpĐảng Cộng sản Pháp, trở thành người Cộng sản tiên phong của Nước Ta. Đó làmột sự kiện lịch sử dân tộc trọng đại, không những Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêunước đến với lý luận cách mạng của thời đại là chủ nghĩa Mác-Lênin, mà cònđánh dấu bước chuyển quan trọng của con đường giải phóng dân tộc bản địa Nước Ta : muốn cứu nước và giải phóng dân tộc bản địa không có con đường nào khác con đườngcách mạng vô sản. Từ đây, cùng với việc triển khai trách nhiệm so với trào lưu cộng sảnquốc tế, Nguyễn Ái Quốc triển khai truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, vạch phươnghướng kế hoạch cách mạng Nước Ta và sẵn sàng chuẩn bị điều kiện kèm theo để xây dựng ĐảngCộng sản Việt Nam. Từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyềnbá chủ nghĩa Mác-Lênin vào trào lưu công nhân và trào lưu yêu nước ViệtNam, chuẩn bị sẵn sàng về lý luận cho sự sinh ra của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngườinhấn mạnh : cách mạng muốn thành công xuất sắc phải có đảng cách mạng chân chínhlãnh đạo ; Đảng phải có hệ tư tưởng tiên tiến và phát triển, cách mạng và khoa học dẫn đường, đó là hệ tư tưởng Mác-Lênin. Người đã viết nhiều bài báo, tham gia nhiều tham luận tại những đại hội, hộinghị quốc tế, viết tác phẩm “ Bản án chính sách thực dân Pháp ” và tổ chức triển khai ra những tờbáo Thanh niên, Công nông, Lính cách mệnh, Tiền phong, nhằm mục đích truyền bá chủ23nghĩa Mác-Lênin vào Nước Ta. Năm 1927, Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệpcác dân tộc bản địa bị áp bức xuất bản tác phẩm “ Đường cách mệnh ” ( tập hợp những bàigiảng của Nguyễn Ái Quốc ở lớp giảng dạy chính trị của Hội Nước Ta cáchmạng người trẻ tuổi ). Đó là sự chuẩn bị sẵn sàng về đường lối chính trị tiến tới thành lậpĐảng Cộng sản Việt Nam. Người khẳng định chắc chắn, muốn thắng lợi thì cách mạng phảicó một đảng chỉ huy, Đảng có vững, cách mạng mới thành công xuất sắc cũng như ngườicầm lái có vững thì thuyền mới chạy. Trong thời hạn này, Người cũng tập trung chuyên sâu cho việc chuẩn bị sẵn sàng về tổ chức triển khai vàcán bộ. Người lập ra Hội Nước Ta cách mạng người trẻ tuổi ( năm 1925 ), tổ chứcnhiều lớp đào tạo và giảng dạy cán bộ tại Quảng Châu Trung Quốc ( Trung Quốc ) và gửi cán bộ đi học tạitrường Đại học Phương Đông ( ở Liên Xô trước kia ) và trường Lục quân HoàngPhố ( Trung Quốc ) nhằm mục đích đào tạo và giảng dạy cán bộ cho cách mạng Nước Ta. Nhờ hoạt độngkhông stress của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và nhiều chiến sỹ cách mạng tiềnbối mà những điều kiện kèm theo xây dựng Đảng ngày càng chín muồi. Hội nghị hợp nhất những tổ chức triển khai cộng sản, xây dựng Đảng Cộng sản ViệtNam tháng 2 năm 1930C uối năm 1929, những người cách mạng Nước Ta trong những tổ chức triển khai cộngsản đã nhận thức được sự thiết yếu và cấp bách phải xây dựng một Đảng Cộngsản thống nhất, chấm hết thực trạng chia rẽ trào lưu cộng sản ở Nước Ta. Nguyễn Ái Quốc đã dữ thế chủ động tổ chức triển khai và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tạiHương Cảng, Trung Quốc từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 7-2-1930. Hội nghị đã quyết định hành động hợp nhất những tổ chức triển khai Đảng ( Đông Dương Cộng sảnĐảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ) thành ĐảngCộng sản Việt Nam. Hội nghị đàm đạo và trải qua những văn kiện : Chánh cươngvắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của ĐảngCộng sản. Những văn kiện đó do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được Hội nghị hợpnhất Đảng trải qua là sự vận dụng phát minh sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiệncụ thể của cách mạng Nước Ta. Hội nghị trải qua lời lôi kéo của Nguyễn ÁiQuốc thay mặt Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam gửi đến đồng bào, chiến sỹ trong cả nước nhân ngày xây dựng Đảng. Hội nghị hợp nhất những tổ chức triển khai Cộng sản có ý nghĩa như thể một Đại hộithành lập Đảng. Những văn kiện được trải qua tại Hội nghị hợp nhất doNguyễn Ái Quốc chủ trì chính là Cương lĩnh chính trị tiên phong của Đảng. Đại hộiđại biểu toàn nước lần thứ III của Đảng đã quyết nghị lấy ngày 3 tháng 2 dươnglịch hằng năm làm ngày kỷ niệm xây dựng Đảng. 1.1.2. Vai trò chỉ huy của Đảng trong những quá trình cách mạng24Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giành được những thắng lợi vĩ đại : ” Thắnglợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, xây dựng nhà nước Nước Ta Dân chủcộng hoà ; thắng lợi của những cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc bản địa, bảo vệ Tổ quốc ; thắng lợi của sự nghiệp thay đổi và từng bước đưa quốc gia quáđộ lên chủ nghĩa xã hội ” ( 1 ). Đảng Cộng sản Việt Nam – chính đảng của giai cấp công nhân Nước Ta rađời trong trào lưu đấu tranh giải phóng dân tộc bản địa và giải phóng giai cấp. Ngay từđầu, Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm đứng ra nhận thiên chức lịch sử dân tộc to lớn màgiai cấp và dân tộc bản địa phó thác : Lãnh đạo những những tầng lớp nhân dân Nước Ta đấu tranhchống thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc bản địa, dân chủ cho nhân dân. Trước sự bế tắc về lý luận cũng như đường lối của những lực lượng cáchmạng Nước Ta trong những năm 20 của thế kỷ XX, sự thất bại không tránh khỏicủa những trào lưu chống Pháp do những sĩ phu yêu nước và những nhà cách mạng cóxu hướng tư sản lúc đó, dân tộc bản địa ta đã hướng đến con đường cứu nước mới, khácvề chất, con đường mà những thế hệ người Nước Ta yêu nước đã đi. Chính lúc dân tộc bản địa Nước Ta cần một đường lối chính trị đúng đắn, một độitiên phong dẫn đường, một bộ tham mưu chỉ huy thì Đảng Cộng sản Việt Namra đời. Sự sinh ra của Đảng Cộng sản Việt Nam đã phân phối kịp thời và đầy đủnhững yên cầu bức thiết của lịch sử dân tộc. Đảng ta sinh ra là sự tích hợp của chủ nghĩa Mác-Lênin với trào lưu côngnhân và trào lưu yêu nước Nước Ta. Từ khi Open trên vũ đài chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tỏ rõ làmột đảng cách mạng chân chính nhất, có sức quy tụ lớn nhất mọi sức mạnh củadân tộc, của giai cấp, sớm trở thành đội tiên phong của giai cấp và của dân tộctrong cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến. Có thể nói, thiên chức lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam là do thời đại, do giai cấp và dân tộc bản địa lao lý. Trong tác phẩm ” Đường Cách mệnh ” Chủ tịchHồ Chí Minh đã chỉ ra có ba thứ cách mệnh là : Tư bản cách mệnh, dân tộc bản địa cáchmệnh và giai cấp cách mệnh. Ba cuộc cách mạng này về đặc thù, tiềm năng, nộidung và giải pháp thực thi có khác nhau. Ở những nước dân tộc bản địa chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, ba cuộc cách mạng nàykhông triển khai đồng thời ; mỗi cuộc cách mạng đều do một giai cấp cách mạnglãnh đạo ( như : Cách mạng tư sản do giai cấp tư sản chỉ huy đánh đổ chế độphong kiến, quý tộc ; cách mạng vô sản do giai cấp công nhân chỉ huy đánh đổchế độ tư bản ). 25 Ở Nước Ta, do tính lao lý của lịch sử vẻ vang, cả ba cuộc cách mạng đó đềuthuộc phạm trù cách mạng vô sản. Sự kiện Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa MácLênin đã ghi lại bước ngoặt trong quy trình tăng trưởng tư tưởng và cuộc đờihoạt động cách mạng của Người : Chủ nghĩa yêu nước chân chính đã phát hiện chủnghĩa quốc tế vô sản. Hồ Chí Minh chứng minh và khẳng định : ” Muốn cứu nước giải phóng dân tộc bản địa không cócon đường nào khác con đường cách mạng vô sản “. Để thực thi được mục tiêuđó, Hồ Chí Minh chứng minh và khẳng định : ” Trước hết phải có Đảng Cách mệnh, để trong thìvận động và tổ chức triển khai dân chúng, ngoài thì liên lạc với những dân tộc bản địa bị áp bức và vôsản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững, cách mệnh mới thành công xuất sắc, cũng nhưngười cầm lái có vững thì thuyền mới chạy ” Đảng Cộng sản Việt Nam có vai trò lãnh đạo nhân dân Nước Ta cùng mộtlúc vừa làm tư sản cách mạng, vừa làm dân tộc bản địa cách mạng và làm giai cấp cáchmạng. Đây là đặc thù lớn nhất của cách mạng vô sản ở Nước Ta do ĐảngCộng sản Việt Nam chỉ huy và cũng là một đặc thù của thiên chức lịch sử vẻ vang củaĐảng so với giai cấp và dân tộc bản địa Nước Ta. Vai trò chỉ huy của Đảng Cộng sản Việt Nam được quản trị Hồ Chí Minhnêu rõ trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Lờikêu gọi của Đảng khi Đảng mới xây dựng, đó là : ” Chủ trương làm tư sản dânquyền cách mạng ( révolution démocratique bourgeoise ) và thổ địa cách mạng ( révolution agratire ) để đi tới xã hội cộng sản ” ; … ” Đánh đổ đế quốc chủ nghĩaPháp và bọn phong kiến ” ; … Làm cho nước Nước Ta được độc lập ; … Giải phóngcông nhân và nông dân thoát khỏi ách tư bản ; Mở mang công nghiệp và nôngnghiệp ; … Đem lại mọi quyền lợi và nghĩa vụ tự do cho nhân dân “. Trải qua 89 năm chỉ huy cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từngbước triển khai thắng lợi thiên chức lịch sử vẻ vang của mình. 15 năm sau khi xây dựng, Đảng ta đã chỉ huy Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công xuất sắc, đánh đuổi đếquốc, thực dân, lật đổ chính sách phong kiến, lập ra nhà nước công nông tiên phong ởĐông Nam châu Á ; mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử vẻ vang dân tộc bản địa Nước Ta kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Khi thực dân Pháp trở lại xâm lược Nước Ta, cả dân tộc bản địa Nước Ta đãnghe theo lời lôi kéo của Đảng, của Bác Hồ, lên đường kháng chiến và cuối cùngđã giành được thắng lợi to lớn, đánh thắng đế quốc xâm lược và lập lại hoà bìnhở miền Bắc Nước Ta .

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận