GIÁO TRÌNH CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.84 KB, 213 trang )
Bạn đang đọc: GIÁO TRÌNH CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM – Tài liệu text
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM
Tái bản lần thứ 2
LỜI GIỚI THIỆU
Từ các chương trình được soạn thảo công phu của gần ba mươi trường đại học, một số
giáo sư có kinh nghiệm về xây dựng chương trình đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào
tạo mời xây dựng Bộ chương trình Đại học đại cương dùng cho các năm đầu ở bậc đại
học.
Bộ chương trình nêu trên đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành dưới dạng Bộ
chương trình mẫu (theo quyết định 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995) và đang
được các trường đại học và cao đẳng áp dụng. Đây là chuẩn mực tối thiểu về phần kiến
thức nền tảng của bậc đại học để các cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng áp dụng nhằm
nâng dần mặt bằng kiến thức bậc đại học nước ta ngang tầm với các nước trong khu vực
và trên thế giới. Mong mỏi chung của người học và người dạy là có được các sách giáo
khoa phù hợp với bộ chương trình này do những chuyên gia có kinh nghiệm biên soạn.
Đáp ứng nguyện vọng trên, Ban chủ nhiệm Chương trình Giáo trình đại học đã mời PGS.
TS. Trần Ngọc Thêm viết cuốn Cơ sở văn hoá Việt Nam phục vụ cho chương trình Đại
học đại cương.
Ban chủ nhiệm Chương trình Giáo trình đại học trân trọng giới thiệu với bạn đọc và
mong nhận được sự góp ý để cuốn sách ngày càng hoàn thiện.
Ban chủ nhiệm
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO TRÌNH ĐẠI HỌC
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Lời nói đầu bản in năm 1997
Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển và các quốc gia trên thế giới
ngày càng xích lại gần nhau thì văn hóa dân tộc ngày càng trở thành trung tâm của sự chú
ý. Những năm gần đây, văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhiều lần khẳng định
vai trò quan trọng của văn hóa trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, đồng
thời đặt mục tiêu “xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Chính là nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đó, từ năm học 1990- 1991, trong khuôn khổ
nhóm ngành ngoại ngữ của hệ thống đại học đã bắt đầu giảng dạy môn học Cơ sở văn
hóa Việt Nam. Đây là môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ bản cần
thiết cho việc hiểu một nền văn hóa, giúp họ nắm được các đặc trưng cơ bản cùng các
quy luật hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam. Với một số bổ sung và điều
chỉnh, chương trình Cơ sở văn hóa Việt Nam đã được chính thức ban hành năm 1995
trong bộ chương trình giáo dục đại học đại cương như một môn học bắt buộc cho chương
trình 6 và lựa chọn cho các chương trình còn lại.
Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Ngữ học và Việt Nam học cho khối đại học ngoại ngữ
của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chủ trì xây dựng chương trình môn Cơ sở văn hóa Việt
Nam từ năm 1990, chúng tôi đã nhận trách nhiệm xây dựng giáo trình môn học này theo
tinh thần của văn hóa học – khoa học về văn hóa. Các kết quả được công bố từng bước
một cách thận trọng: từ những phác thảo đầu tiên năm 1991 (do Trường Đại học Ngoại
ngữ Hà Nội xuất bản), rồi được nghiệm thu với tư cách đề tài khoa học cấp Bộ vào năm
1994 và được Bộ GD và ĐT tặng Bằng khen trong đợt bình tuyển các công trình nghiên
cứu khoa học và công nghệ trong 5 năm 1991-1995, cho đến bản in tương đối hoàn chỉnh
dày 504 trang vào năm 1995 (do Trường Đại học Tổng hợp Tp.HCM xuất bản). Bản in
này đã thực sự thu hút sự chú ý rộng rãi của dư luận trong nước và Việt kiều ở nước
ngoài.
Xuất phát từ cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam năm 1995, chúng tôi đã tiếp tục công việc
theo hai hướng: Một mặt, bổ sung tư liệu và củng cố các lập luận để mở rộng thành một
CHUYÊN LUẬN KHOA HỌC xuất bản dưới tên gọi Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam:
cái nhìn hệ thống – loại hình (NXB Tp. HCM, tháng 7-1996, 672 trang) và tái bản sau 5
tháng (tháng 1-1997, 684 trang). Mặt khác, tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên cứu, chúng
tôi đã gạn lọc giữ lại những nội dung có sự thống nhất ở một mức độ nhất định trong giới
khoa học để soạn thành GIÁO TRÌNH, theo hướng này, đã lần lượt ra đời các bản giáo
trình Cơ sở văn hóa Việt Nam do Trường ĐHTH Tp. HCM xuất bản năm 1996 (381
trang), ĐHKHXH và NV thuộc ĐHQG Tp. HCM xuất bản tháng 2-1997 (283 trang).
Cuốn sách bạn đọc đang cầm trong tay được hoàn thiện trên cơ sở bản in tháng 2-1997.
Những nội dung gây tranh luận (như sự đối lập quá rạch ròi hai loại hình văn hóa, những
lý giải về nguồn gốc âm dương, ngũ hành ), cũng như những gì quá đi sâu đều đã được
loại bỏ hoặc đưa vào các phần chú thích, đọc thêm.
Giáo trình được biên soạn theo sát chương trình do Bộ GD và ĐT ban hành năm 1995.
Theo đó, hệ thống văn hóa Việt Nam được xem xét một cách đồng đại theo bốn thành tố,
nhưng trong mỗi thành tố, một bộ phận của thành tố lại chú trọng tới tính lịch đại của nó.
Tiến trình văn hóa Việt Nam không chỉ được phác thảo trong chương I (§3), mà còn bao
trùm lên toàn bộ cuốn sách: Khởi đầu từ các điều kiện vật chất quy định và định vị văn
hóa Việt Nam (chương I-§2), ta thu được cái tinh thần là văn hóa nhận thức và văn hóa tổ
chức đời sống cộng đồng (chương II-IV), để rồi cái tinh thần đó lại tác động trở lại đời
sống vật chất (chương V: ăn – mặc – ở – đi lại), cũng như cách thức ứng xử và thành quả
giao lưu với môi trường xã hội (chương VI). Từ quá khứ (văn hóa bản địa và giao lưu với
khu vực), chúng ta đã đi dần đến hiện lại (giao lưu với phương Tây), để rồi cuối cùng kết
thúc bằng việc xem xét cuộc “đối mặt” đang diễn ra giữa văn hóa cổ truyền với nền kinh
tế thị trường và sự thâm nhập của văn minh phương Tây hiện đại.
Trong sách, các thông tin bổ trợ để đọc thêm được phân biệt bằng kiểu chữ riêng, với cỡ
chữ nhỏ hơn; để nắm được nội dung cơ bản, có thể bỏ qua không cần đọc những đoạn
này. Ngược lại, để mở rộng kiến thức thì, ngoài những thông tin phụ in bằng kiểu chữ
riêng, ở cuối sách giới thiệu một danh mục tài liệu đọc thêm tối thiểu. Để tiện cho việc sử
dụng, cuối sách còn có các câu hỏi cho từng chương và một số câu hỏi chung, đòi hỏi sự
tổng hợp kiến thức và suy luận; đây chỉ là những câu hỏi mang tính chất gợi ý, các thầy
cô có thể cụ thể hóa hoặc tiếp tục bổ sung thêm.
Để có được giáo trình này, trong những năm qua, tác giả đã nhận được sự ủng hộ và giúp
đỡ to lớn của Vụ Đào tạo đại học Bộ GD và ĐT, của Hội đồng liên ngành Ngoại ngữ, của
Ban chủ nhiệm Chương trình mục tiêu về Giáo trình Đại học, của Trường ĐH Tổng hợp
Tp. HCM (trước đây) và Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc
gia Tp. Hồ Chí Minh (hiện nay), của các nhà nghiên cứu lớp đàn anh như GS. Lương
Duy Thứ, GS. Nguyễn Tài Cẩn, GS. Phạm Đức Dương. GS. Nguyên Tấn Đắc, TS.
Dương Thiệu Tống, PGS.PTS. Tạ Văn Thành, PGS. Chu Xuân Diên, PGS. Trần Thanh
Đạm, GS. Lý Chánh Trung, nhà nghiên cứu Phật học Minh Chi, cùng nhiều bậc đàn anh
và nhiều đồng nghiệp bạn bè khác ở trong nước và nước ngoài.
Trước khi xuất bản, sách lại được GS. Phạm Đức Dương (Chủ tịch Hội Đông Nam Á học
Việt Nam), GS. Đinh Gia Khánh (nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa dân
gian) và GS. Nguyễn Khắc Phi (chuyên gia văn học Trung Quốc, NXB Giáo dục) đọc
góp ý. Đặc biệt, những nhận xét rất kỹ càng và chính xác của GS. Đinh Gia Khánh và
GS. Nguyễn Khắc Phi đã giúp cho bản thảo hoàn thiện hơn rất nhiều. Chúng tôi cũng bày
tỏ nơi đây lòng biết ơn chân thành đối với GS. Nguyễn Như Ý (Tổng biên tập NXB Giáo
dục) và PTS. Tăng Kim Ngân (biên tập viên), những người đã góp phần quan trọng cho
sự ra mắt chính thức của giáo trình.
Cuối cùng, dù cố gắng đến mấy, sách chắc vẫn chưa tránh khỏi hết mọi sai sót. Kính
mong độc giả cùng các bạn sinh viên tiếp tục góp ý, phê bình để giáo trình này ngày một
hoàn thiện hơn.
Tp. Hồ Chí Minh, mùa thu năm Đinh Sửu 1997
PGS.TS. TRẦN NGỌC THÊM
Đôi điều về tác giả:
Trần Ngọc Thêm. Sinh năm 1952 tại x. Hiền Đa, h. Sông Thao, t. Phú Thọ
Tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ toán Trường ĐH Tổng hợp Quốc gia Leningrad (nay là St-
Petersburg, Nga) năm 1974. Bảo vệ Phó tiến sĩ năm 1987 và Tiến sĩ khoa học ngữ văn
năm 1988 tại ĐHTH Quốc gia Leningrad. Được phong Phó giáo sư năm 1991. Được bầu
làm Viện sĩ nước ngoài Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên CHLB Nga năm 1999.
1975-1992 giảng dạy tại Khoa ngữ văn ĐHTH Hà Nội. Từ 1992 đến nay giảng dạy tại
Trường ĐH KHXH & NV thuộc ĐHQG Tp.HCM và nhiều trường đại học khác. Trưởng
Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Đông phương thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học
Tp.HCM trong các năm 1995-1999, hiện là Phó Trưởng khoa Đông phương học Trường
ĐH KHXH & NV thuộc ĐHQG Tp.HCM
Địa chỉ: 705B Bùi Đình Tuý, phường 12, quận Bình Thạnh, Tp.HCM
Email: [email protected]
Văn hoá là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh
liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và thác ghềnh tưởng
chừng không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh.
PhạmVăn Đồng
Văn hoá là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học
tất cả
La culture, c’est ce qui reste quand on a tout oublié; c’est ce qui manque quand on a tout
appris
Edouard HERRIOT
Chương I – VĂN HOÁ HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM
Chương II – VĂN HOÁ NHẬN THỨC
Chương III – VĂN HOÁ TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG TẬP THỂ
Chương IV – VĂN HOÁ TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN
Chương V – VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
Chương VI – VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
KẾT LUẬN
CÂU HỎI ÔN TẬP
TÀI LIỆU ĐỌC THÊM
Created by AM Word2CHM
Chương I – VĂN HOÁ HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM
Dẫn nhập
Chương này chuẩn bị những tiền đề lí luận chung về văn hóa học và văn hóa Việt Nam
làm nền tảng cho việc xem xét các đặc trưng của văn hóa Việt Nam, qua đó thấy được
những quy luật hình thành và phát triển của nó. Để có cơ sở xuất phát, trước hết phải nắm
được khái niệm văn hóa thông qua những đặc trưng cơ bản cần và đủ để phân biệt nó với
các khái niệm khác, đặc biệt là phân biệt văn hóa với văn minh. Tiếp theo, cần xác định
(định vị) được thế nào là văn hóa Việt Nam; công việc này bao gồm việc xác định loại
hình của văn hóa Việt Nam, chủ thể (nguồn gốc dân tộc), không gian và thời gian của văn
hóa Việt Nam. Sau khi định vị được rồi, cần phải có một cái nhìn bao quát về tiến trình
phát triển của văn hóa Việt Nam, bao gồm các lớp văn hóa và các giai đoạn văn hóa.
Bởi vậy, trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu 3 vấn đề sau:
1- Văn hoá và văn hóa học;
2- Định vị văn hóa Việt Nam;
3- Tiến trình văn hóa Việt Nam.
Bài 1 – VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC
Bài 2: ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM
Bài 3: TIẾN TRÌNH VĂN HÓA VIỆT NAM
Created by AM Word2CHM
Bài 1 – VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM à Chương I – VĂN HOÁ HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT
NAM
1.1. Định nghĩa văn hóa
Từ “văn hóa” có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông
dụng để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên
biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn) Trong khi theo
nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín
ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động Chính với cách hiểu rộng này, văn hoá mới là
đối tượng đích thực của văn hóa học.
Tuy nhiên, ngay cả với cách hiểu rộng này trên thế giới cũng có hàng trăm định nghĩa
khác nhau. Để định nghĩa một khái niệm, trước hết cần xác định được những đặc trưng cơ
bản của nó. Đó là những nét riêng biệt và tiêu biểu, cần và đủ để phân biệt khái niệm (sự
vật) ấy với khái niệm (sự vật) khác. Phân tích các cách tiếp cận văn hóa phổ biến hiện
nay (coi văn hóa như tập hợp, như hệ thống, như giá trị, như hoạt động, như kí hiệu, như
thuộc tính nhân cách, như thuộc tính xã hội ), có thể xác định được 4 đặc trưng cơ bản
mà tổng hợp lại, ta có thể nêu ra một định nghĩa văn hoá như sau:
VĂN HOÁlà một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi
trường tự nhiên và xã hội.
Dưới đây, chúng ta đi vào xem xét từng đặc trưng của văn hóa được nói đến trong định
nghĩa cùng các chức năng của nó.
1.2. Các đặc trưng và chức năng của văn hóa
1.2.1 Văn hóa trước hết phải có tính hệ thống.
Đặc trưng này cần để phân biệt hệ thống với tập hợp; nó giúp phát hiện những mối liên
hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa; phát hiện các đặc trưng,
những quy luật hình thành và phát triển của nó.
Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là một thực thể bao trùm mọi hoạt động
của xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Chính văn hóa thường xuyên làm
tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với
môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Nó là nền tảng của xã hội – có lẽ chính vì vậy
mà người Việt Nam ta dùng từ chỉ loại “nền” để xác định khái niệm văn hoá (nền văn
hóa).
1.2.2. Đặc trưng quan trọng thứ hai của văn hóa là tính giá trị.
Văn hóa theo nghĩa đen nghĩa là “trở thành đẹp, thành có giá trị”. Tính giá trị cần để phân
biệt giá trị với phi giá trị (vd: thiên tai, mafia). Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã
hội và con người.
Các giá trị văn hóa, theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất (phục vụ cho nhu cầu
vật chất) và giá trị tinh thần (phục vụ cho nhu cầu tinh thần); theo ý nghĩa có thể chia
thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mĩ; theo thời gian có thể phân biệt
các giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời. Sự phân biệt các giá trị theo thời gian cho phép ta
có được cái nhìn biện chứng và khách quan trong việc đánh giá tính giá trị của sự vật,
hiện tượng; tránh được những xu hướng cực đoan – phủ nhận sạch trơn hoặc tán dương
hết lời.
Vì vậy mà, về mặt đồng đại, cùng một hiện tượng có thể có giá trị nhiều hay ít tùy theo
góc nhìn, theo bình diện được xem xét. Muốn kết luận một hiện tượng có thuộc phạm trù
văn hóa hay không phải xem xét mối tương quan giữa các mức độ “giá trị” và “phi giá
trị” của nó. Về mặt lịch đại, cùng một hiện tượng sẽ có thể có giá trị hay không tùy thuộc
vào chuẩn mực văn hóa của từng giai đoạn lịch sử. Áp dụng vào Việt Nam, việc đánh giá
chế độ phong kiến, vai trò của Nho giáo, các triều đại nhà Hồ, nhà Nguyễn đều đòi hỏi
một tư duy biện chứng như thế.
Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực hiện được chức năng quan trọng
thứ hai là chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng
động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường, giúp
định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của xã hội.
1.2.3. Đặc trưng thứ ba của văn hóa là tính nhân sinh.
Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hoá như một hiện tượng xã hội (do con người
sáng tạo, nhân tạo) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo). Văn hóa là cái tự nhiên được biến
đổi bởi con người. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính vật chất
(như việc luyện quặng, đẽo gỗ ) hoặc tinh thần (như việc đặt tên, truyền thuyết cho các
cảnh quan thiên nhiên ).
Như vậy, văn hóa học không đồng nhất với đất nước học. Nhiệm vụ của đất nước học là
giới thiệu thiên nhiên – đất nước – con người. Đối tượng của nó bao gồm cả các giá trị tự
nhiên, và không nhất thiết chỉ bao gồm các giá trị. Về mặt này thì nó rộng hơn văn hoá
học. Mặt khác, đất nước học chủ yếu quan tâm đến các vấn đề đương đại, về mặt này thì
nó hẹp hơn văn hóa học.
Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con người, nó
thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau. Nếu ngôn ngữ là
hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó.
1.2.4. Văn hóa còn có tính lịch sử.
Nó cho phép phân biệt văn hóa như sản phẩm của một quá trình và được tích luỹ qua
nhiều thế hệ với văn minh như sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng
giai đoạn. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu; nó buộc văn hóa
thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị. Tính lịch sử
được duy trì bằng truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối
ổn định (những kinh nghiệm tập thể) được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua
không gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố định hóa
dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán. nghi lễ, luật pháp, dư luận
Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục. Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng
thứ tư của văn hóa. Nhưng văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những
giá trị đã ổn định (truyền thống), mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành. Hai loại
giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ nó mà văn
hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách (trồng người). Từ chức năng
giáo dục, văn hóa có chức năng phái sinh là đảm bảo tính kế tục của tịch sử: Nó là một
thứ “gien” xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau.
Bảng 1.1: Xác định khái niệm “văn hóa”
Tóm lại, 4 đặc trưng vừa xét là cần và đủ để cho phép ta xác định khái niệm “văn hóa ”
(xem bảng 1.1).
1.3. Văn hóa với Văn minh, Văn hiến, Văn vật
1.3.1. Lâu nay, không ít người vẫn sử dụng văn minh (civilization) như một từ đồng
nghĩa với văn hóa. Song thật ra, đây là hai khái niệm rất khác nhau. Trong các từ điển, từ
“văn minh” có thể được định nghĩa theo nhiều cách, song chúng thường có một nét nghĩa
chung là “trình độ phát triển”: trong khi văn hóa luôn có bề dày của quá khứ (tính lịch sử)
thì văn minh là một lát cắt đồng đại, nó cho biết trình độ phát triển của văn hóa ở từng
giai đoạn. Nói đến văn minh, người ta còn nghĩ đến các tiện nghi. Như vậy, văn hóa và
văn minh còn khác nhau ở tính giá trị: trong khi văn hóa chứa cả các giá trị vật chất lẫn
tinh thần, thì văn minh chủ yếu thiên về các giá trị vật chất mà thôi.
Sự khác biệt của văn hóa và văn minh về giá trị tinh thần và tính lịch sự dẫn đến sự khác
biệt về phạm vi: Văn hoá mang tính dân tộc; còn văn minh thì có tính quốc tế, nó đặc
trưng cho một khu vực rộng lớn hoặc cả nhân loại, bởi lẽ cái vật chất thì dễ phổ biến, lây
lan.
Và sự khác biệt thứ tư, về nguồn gốc: Văn hoá gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông
nghiệp, còn văn minh gắn bó nhiều hơn với phương Tây đô thị. Trong quá trình phát triển
của lịch sử nhân loại, tại cựu lục địa Âu-Á (Eurasia) đã hình thành hai vùng văn hóa lớn
là “phương Tây” và “phương Đông”: phương Tây là khu vực tây-bắc gồm toàn bộ Châu
Âu (đến dãy Uran); phương Đông là khu vực đông-nam gồm châu Á và châu Phi. Các
nền văn hóa cổ đại lớn mà nhân loại từng biết đến đều xuất phát từ phương Đông: Trung
Hoa, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập. Nền văn hóa phương Tây sớm nhất là Hi-La (Hi Lạp và
La Mã) cũng có nguồn gốc từ phương Đông, nó được hình thành trên cơ sở tiếp thu
những thành tựu của các nền văn hóa Ai Cập và Lưỡng Hà. Các nền văn hóa phương
Đông đều hình thành ở lưu vực các con sông lớn là những nơi có địa hình và khí hậu rất
thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp. Ở các ngôn ngữ phương Tây, từ “văn hóa” bắt
nguồn từ chữ cultus tiếng Latinh có nghĩa là “trồng trọt”, còn từ “văn minh” thì bắt
nguồn từ chữ civitas có nghĩa là “thành phố”
1.3.2. Ở Việt Nam còn có các khái niệm văn hiến và văn vật. Từ điển thường định nghĩa
văn hiến là “truyền thống văn hóa lâu đời”, còn văn vật là “truyền thống văn hóa biểu
hiện ở nhiều nhân tài và di tích lịch sử”. Các định nghĩa này cho thấy văn hiến và văn vật
chỉ là những khái niệm bộ phận của “văn hóa”, chúng khác văn hóa ở độ bao quát các giá
trị: Văn hiến là văn hoá thiên về “truyền thống lâu đời”, mà truyền thống lâu đời còn lưu
giữ được chính là các giá trị tinh thần; còn văn vật là văn hóa thiên về các giá trị vật chất
(nhân tài, di tích, hiện vật). Chính vì vậy mà ông cha ta thường nói đất nước 4000 năm
văn hiến, nhưng lại nói Hà Nội – Thăng Long ngàn năm văn vật. Phương Tây không có
các khái niệm văn hiến, văn vật, cho nên hai từ này không thể dịch ra các ngôn ngữ
phương Tây được. Sự phân biệt bốn khái niệm văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật được
trình bày trong bảng 1.2.
VĂN VẬT
VĂN HIẾN
VĂN HÓA
VĂN MINH
Thiên về giá trị vật chất
Thiên về giá trị tinh thần
Chứa cả giá trị vật chất lẫn tinh thần
Thiên về giá trị
vật chất – kĩ thuật
Có bề dày lịch sử
Chỉ trình độ phát triển
Có tính dân tộc
Có tính quốc tế
Gắn bó nhiều hơn với
phương Đông nông nghiệp
Gắn bó nhiều hơn
với phương Tây đô thị
Bảng 1.2: So sánh văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật
1.4. Cấu trúc của hệ thống văn hóa
Văn hóa thường được chia đôi thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Bên cạnh đó
là những cách chia ba, vd: văn hóa vật chất – văn hóa xã hội – văn hóa tinh thần; văn hóa
vật chất – văn hóa tinh thần – văn hóa nghệ thuật; sinh hoạt kinh tế – sinh hoạt xã hội –
sinh hoạt trí thức… Một số tác giả khác nói đến bốn thành tố như văn hóa sản xuất, văn
hóa xã hội, văn hóa tư tưởng, văn hóa nghệ thuật; hoặc hoạt động sinh tồn, hoạt động xã
hội, hoạt động tinh thần, hoạt động nghệ thuật…
Từ cách tiếp cận hệ thống, có thể xem văn hóa như một hệ thống gồm 4 thành tố (tiểu hệ)
cơ bản với các vi hệ như sau:
Mỗi nền văn hóa là tài sản của một cộng đồng người (chủ thể văn hóa) nhất định. Trong
quá trình tồn tại và phát triển, chủ thể văn hóa đó đã tích lũy được một kho tàng kinh
nghiệm và tri thức phong phú về vũ trụ và về con người – đó là 2 vi hệ của tiểu hệ văn
hóa nhận thức.
Tiểu hệ thứ hai liên quan đến những giá trị nội tại của chủ thể văn hóa: đó là văn hóa tổ
chức cộng đồng. Nó bao gồm 2 vi hệ là văn hóa tổ chức đời sống tập thể (ở tầm vĩ mô
như tổ chức nông thôn, quốc gia, đô thị), và văn hóa tổ chức đời sống cá nhân (liên quan
đến đời sống riêng mỗi người như tín ngưỡng, phong tục, giao tiếp, nghệ thuật ).
Cộng đồng chủ thể văn hóa tồn tại trong quan hệ với hai loại môi trường – môi trường tự
nhiên (thiên nhiên, khí hậu ) và môi trường xã hội (các dân tộc, quốc gia khác). Cho
nên, cấu trúc văn hóa còn chứa hai tiểu hệ liên quan đến thái độ của cộng đồng với hai
loại môi trường đó là văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi
trường xã hội.
Với mỗi loại môi trường, đều có thể có hai cách xử thế phù hợp với hai loại tác động của
chúng (tạo nên 2 vi hệ): tận dụng môi trường (tác động tích cực) và ứng phó với môi
trường (tác động tiêu cực). Với môi trường tự nhiên, có thể tận dụng để ăn uống, tạo ra
các vật dụng hàng ngày ; đồng thời phải ứng phó với thiên tai (trị thủy), với khoảng
cách (giao thông), với khí hậu và thời tiết (quần áo, nhà cửa ). Với môi trường xã hội,
bằng các quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa, mỗi dân tộc đều cố gắng tận dụng
những thành tựu của các dân tộc lân bang để làm giàu thêm cho nền văn hóa của mình;
đồng thời lại phải lo ứng phó với họ trên các mặt trận quân sự, ngoại giao
Dưới góc độ đồng đại, hệ thống văn hóa còn có thể có nhiều cách phân chia khác. Chẳng
hạn, trong quan hệ với cộng đồng, có thể phân biệt văn hoá dân gian và văn hóa chính
thống. Trong quan hệ với địa bàn cư trú, có thể phân biệt văn hóa biển, văn hóa đồng
bằng và văn hóa núi. Cũng vậy, có sự khác biệt giữa văn hóa Việt với văn hóa các dân tộc
ít người. Những cách phân chia này cần được vận dụng kết hợp với cách phân chia chính.
Cả 4 thành tố của hệ thống văn hóa đều bị quy định bởi một gốc chung là loại hình văn
hóa. Nếu mô hình cấu trúc của hệ thống văn hóa cho ta thấy CÁI CHUNG, cái đồng nhất
trong tính hệ thống của các nền văn hóa thì loại hình văn hóa sẽ cho ta thấy CÁI RIÊNG,
cái khác biệt trong tính hệ thống của chúng. Cấu trúc của hệ thống văn hóa trong quan hệ
với loại hình văn hóa được trình bày trong hình 1.1.
1.5. “Cơ sở văn hóa” và các bộ môn văn hóa học
Văn hóa học (culturology) là khoa học nghiên cứu về văn hóa.
Vì văn hóa bao quát một phạm vi quá rộng cho nên trong một thời gian dài, người ta chỉ
chú ý đến các khoa học bộ phận mà không có khoa học nào lấy văn hóa làm đối tượng. Ở
phương Tây, mãi đến năm 1871, “văn hóa” mới được E.B.Taylor định nghĩa lần đầu tiên
trong tác phẩm Văn hóa nguyên thủy (Primitive Culture) xuất bản ở London. Nhưng văn
hóa như đối tượng của một khoa học độc lập thì phải đến năm 1885 mới hình thành rõ nét
với công trình hai tập mang tên Khoa học chung về văn hóa của Klemm người Đức, trong
đó trình bày sự phát sinh phát triển toàn diện của loài người như một lịch sử văn hóa. Bản
thân thuật ngữ “văn hóa học” (t. Đức: Kulturkunde, t. Anh. Culturology) thì xuất hiện vào
năm 1898 tại Đại hội giáo viên sinh ngữ họp ở Viên (thủ đô nước Áo), song mãi đến sau
công trình The Science of Culture của L. White xuất bản ở Mĩ năm 1949, nó mới trở
thành phổ biến.
Trong sự phát triển của văn hóa học nửa đầu tk. XX có sự đóng góp quan trọng của các
nhà nhân học văn hóa Mĩ về việc mở rộng đối tượng và quy mô nghiên cứu (những năm
30-40, phong trào nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ của thổ dân Mĩ phát triển khá rầm rộ)
và của C. Lévi-Strauss về phương pháp nghiên cứu (cuốn Anthropologie Structutral của
ông xuất bản tại Paris năm 1958 đánh dấu việc đưa phương pháp cấu trúc từ lĩnh vực
ngôn ngữ học áp dụng vào việc nghiên cứu văn hóa).
Văn hoá có thể được xem xét từ nhiều hướng, do vậy văn hóa học có thể được nghiên
cứu và trình bày dưới nhiều góc độ khác nhau, tạo nên nhiều môn, phân môn.
Dưới góc độ thời gian, môn lịch sử văn hóa (văn hóa sử) khảo sát tiến trình văn hóa của
một dân tộc theo từng giai đoạn lịch sử với các tình tiết và sự kiện, mở rộng hiểu biết về
văn hóa theo chiều dọc.
Dưới góc độ không gian, môn địa lí văn hóa (địa văn hóa) có trách nhiệm khảo sát văn
hóa dân tộc theo chiều ngang, trong mối quan hệ với địa lí quốc gia, tìm hiểu đặc điểm
của các vùng văn hóa.
Dưới góc độ lí luận khái quát chung, văn hóa học đại cương có trách nhiệm nghiên cứu
các quan niệm, các học thuyết, các cách tiếp cận văn hóa và văn hóa học nói chung.
Cơ sở văn hóa là môn học trình bày những đặc trưng cơ bản cùng các quy luật hình thành
và phát triển của một nền văn hóa cụ thể. Đối với sinh viên ngành văn hóa học, đây là
một môn học mang tính chất nhập môn; còn đối với sinh viên các ngành khác, nó trang bị
những hiểu biết tối thiểu về một nền văn hóa, một dân tộc để khi bước vào đời, có thể
tham gia một cách có ý thức vào việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc.
Created by AM Word2CHM
Bài 2: ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM à Chương I – VĂN HOÁ HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT
NAM
2.1. Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
So sánh các nền văn hóa trên thế giới, người ta thấy chúng vô cùng đa dạng và phong
phú. Song, cũng đã từ lâu, người ta nhận thấy giữa các nền văn hóa có không ít nét tương
đồng.
Để giải thích sự tương đồng này, đã có nhiều thuyết khác nhau. Thuyết khuếch tán văn
hóa (cultural diffusion) phổ biến ở châu Âu với quan niệm văn hóa được hình thành từ
một trung tâm rồi “lan tỏa” ra các nơi khác. Thuyết vùng văn hóa (cultural areas) phổ
biến ở Mĩ với quan điểm về khả năng tồn tại nhiều nền văn hóa của các dân tộc khác
nhau trên cùng một vùng lãnh thổ. Thuyết loại hình kinh tế – văn hóa phổ biến trong dân
tộc học Xô viết cho rằng trong lịch sử nhân loại từng tồn tại ba nhóm loại hình kinh tế –
văn hóa: săn bắt – hái lượm – đánh cá; nông nghiệp dùng cuốc và chăn nuôi; nông nghiệp
dùng cày với sức kéo động vật. Các thuyết trên thực ra không mâu thuẫn mà bổ sung cho
nhau, mỗi thuyết thích hợp cho những điều kiện khác nhau. Thật vậy, nếu các dân tộc
xuất phát từ cùng một gốc thì giữa văn hóa gốc và các nền văn hóa này có thể có quan hệ
lan tỏa. Nếu các nền văn hóa gần gũi nhau về địa lí thì chúng có thể từ tiếp xúc đến giao
lưu với nhau, tạo nên những vùng văn hoá. Nếu các nền văn hóa tuy ở cách xa nhau và
chưa bao giờ gặp gỡ nhau nhưng lại nằm trong những điều kiện tự nhiên và xã hội tương
đồng thì chúng cũng có thể có những nét giống nhau. Sản phẩm của hai trường hợp này là
những đặc trưng loại hình. Đặc trưng loại hình càng mạnh và rõ ở các nền văn hóa cùng
gốc và/hoặc gần gũi nhau về địa lí.
Như đã nói ở I-§1.3.1, trong lịch sử ở cựu lục địa Âu-Á đã hình thành hai vùng văn hóa
lớn là “phương Tây” và “phương Đông” : Phương Tây là khu vực tây-bắc gồm toàn bộ
châu Âu (đến dãy Uran) ; phương Đông gồm châu Á và châu Phi; nếu trừ ra một vùng
đệm như một dải đường chéo chạy dài ở giữa từ tây- nam lên đông-bắc thì phương Đông
điển hình sẽ là khu vực đông-nam còn lại. Hai vùng này có sự khác biệt rõ rệt về mọi
mặt: Trong khi các ngôn ngữ phương Tây biến hình thì các ngôn ngữ phương Đông chủ
yếu là đơn lập; trong khi người phương Tây coi trọng cá nhân thì người phương Đông coi
trọng cộng đồng; trong khi người phương Tây chìa tay ra bắt lúc gặp nhau thì người
phương Đông khoanh tay cúi đầu.
Môi trường sống của cư dân phương Đông (= đông nam) là xứ nóng sinh ra mưa nhiều
(ẩm), tạo nên các con sông lớn với những vùng đồng bằng trù phú. Còn phương Tây (=
tây bắc) là xứ lạnh với khí hậu khô, không thích hợp cho thực vật sinh trưởng, có chăng
chỉ là những vùng đồng cỏ mênh mông. Hai loại địa hình này khiến cho cư dân hai khu
vực phải sinh sống bằng hai nghề khác nhau: trồng trọt và chăn nuôi.
Nghề chăn nuôi ở phương Tây phổ biến đến mức trong Kinh Thánh, từ “cừu” được nhắc
tới trên 5.000 lần, tín đồ được gọi là “con chiên”, Chúa là người “chăn chiên”. Lịch sử
cho biết người phương Tây xưa chủ yếu nuôi bò, cừu, dê ; ăn thịt và uống sữa bò ; áo
quần dệt bằng lông cừu hoặc làm bằng da thú vật. W.Durant trong cuốn Nguồn gốc văn
minh (1990, tr. 33) cho biết: “Tại những bộ lạc săn bắn và mục súc, loài bò là một đơn vị
giá trị rất tiện Vào thời đại Homer ở Hi Lạp, người ta đánh giá người và vật bằng số bò:
bộ binh giáp của Diomède đáng giá 9 con bò, một người nô lệ khéo tay đáng giá 4 con.
Người La Mã cũng vậy, họ dùng hai danh từ gần giống nhau – pecus và pecunia – để trỏ
bò và tiền bạc”. Về sau, các dân tộc ven biển thì phát triển thương nghiệp buôn bán, các
dân tộc trong lục địa thì làm nông nghiệp, nhưng chăn nuôi vẫn là mối quan tâm chủ yếu
của họ. Trong Hồi kí về cuộc chiến tranh ở Gôlơ, Xêda viết rằng vào thế kỉ II trước Công
nguyên, người Giécmanh vẫn sống cuộc đời du mục ; đến giữa thế kỉ I trước Công
nguyên, người Giécmanh đã cấy trồng, song họ “không chí thú với cuộc sống định cư,
sau mỗi năm lại chuyển đi nơi khác”, họ “đặc biệt không chăm làm nông nghiệp mà sống
chủ yếu bằng sữa và súc vật”. Còn nhà sử học La Mã nổi tiếng K. Taxit (54-120 sau
Công nguyên) trong tập Giécmani thì cho biết Giécmanh là đất nước “giàu gia súc”,
người Giécmanh “thích có nhiều gia súc” vì đó là “hình thức của cải duy nhất và dễ chịu
nhất”. Bộ Luật Salica cho biết vào đầu thế kỉ VI người Frăng làm nông nghiệp nhưng vẫn
đặc biệt coi trọng chăn nuôi (bò, lợn), công xã có bãi chăn nuôi chung (dẫn theo
Pôlianxki, 1978, tr. 30-44).
Như vậy, mặc dù sau này các dân tộc phương Tây đã chuyển sang thương nghiệp, rồi
phát triển công nghiệp và đô thị, những cái gốc du mục đã để lại dấu ấn quan trọng trong
đời sống văn hóa của họ. Do đó, căn cứ vào nguồn gốc của hai khu vực văn hóa, ta có thể
nêu ra khái niệm về hai loại hình văn hóa: loại hình văn hóa gốc nông nghiệp và loại hình
văn hóa gốc du mục.
Việt Nam do ở góc tận cùng phía đông-nam nên thuộc loại văn hóa gốc nông nghiệp điển
hình. Vậy những đặc trưng chủ yếu của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp là gì?
Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, nghề trồng trọt buộc người dân phải sống
định cư để chờ cây cối lớn lên, ra hoa kết trái và thu hoạch. Do sống phụ thuộc nhiều vào
thiên nhiên nên dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên
nhiên. Người Việt Nam mở miệng là nói “lạy trời”, “nhờ trời”, “ơn trời”
Vì nghề nông, nhất là nghề nông nghiệp lúa nước, cùng một lúc phụ thuộc vào tất cả mọi
hiện tượng thiên nhiên (Trông trời, trông đất, trông mây; trông mưa, trông gió, trông
ngày, trông đêm ) cho nên, về mặt nhận thức, hình thành lối tư duy tổng hợp). Tổng hợp
kéo theo biện chứng – cái mà người nông nghiệp quan tâm không phải là các yếu tố riêng
rẽ, mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng. Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố,
còn biện chứng là chú trọng đến các mối quan hệ giữa chúng. Người Việt tích lũy được
một kho kinh nghiệm hết sức phong phú về các loại quan hệ này: Quạ tắm thì ráo, sáo
tắm thì mưa; Ráng mỡ gà, ai có nhà phải chống; Được mùa lúa thì úa mùa cau, được mùa
cau thì đau mùa lúa
Về mặt tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng tình.
Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở
lấy tình nghĩa làm đầu: Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình. Lối sống trọng tình cảm
tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ.
Trong truyền thống Việt Nam, tinh thần coi trọng ngôi nhà à coi trọng cái bếp à coi trọng
người phụ nữ là hoàn toàn nhất quán và rõ nét: Phụ nữ Việt Nam là người quản lí kinh tế,
tài chính trong gia đình – người nắm tay hòm chìa khóa. Chính bởi vậy mà người Việt
Nam coi Nhất vợ nhì trời; Lệnh ông không bằng cồng bà ; còn theo kinh nghiệm dân
gian thì Ruộng sâu trâu nái, không bằng con gái đầu lòng. Phụ nữ Việt Nam cũng chính
là người có vai trò quyết định trong việc giáo dục con cái: Phúc đức tại mẫu, Con dại cái
mang. Vì tầm quan trọng của người mẹ cho nên trong tiếng Việt, từ cái với nghĩa là “mẹ”
đã mang thêm nghĩa “chính, quan trọng”: sông cái, đường cái, đũa cái, cột cái, trống cái,
ngón tay cái, máy cái Tư tưởng coi thường phụ nữ là từ Trung Hoa truyền vào (Nhất
nam viết hữu, thập nữ viết vô; Nam tôn nữ ti; Tam tòng; xem §3.2.3); đến khi ảnh hưởng
này trở nên đậm nét (từ lúc nhà Lê tôn Nho giáo làm quốc giáo), người dân đã phản ứng
dữ dội về việc đề cao “Bà chúa Liễu” cùng những câu ca dao như: Ba đồng một mớ đàn
ông, Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha, Ba trăm một mụ đàn bà, Đem về mà trải chiếu
hoa cho ngồi !
Không phải ngẫu nhiên mà vùng nông nghiệp Đông Nam Á này được nhiều học giả
phương Tây gọi là “xứ sở Mẫu hệ” (le Pays du Matriarcat). Cho đến tận bây giờ, ở các
dân tộc ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa như Chàm hoặc hoàn toàn không chịu
ảnh hưởng như nhiều dân tộc Tây Nguyên (Êđê, Giarai ), vai trò của người phụ nữ vẫn
rất lớn: phụ nữ chủ động trong hôn nhân, chồng về ở đằng nhà vợ, con cái đặt tên theo họ
mẹ Cũng không phải ngẫu nhiên mà cho đến nay, người Khmer vẫn gọi người đứng
đầu phum, sóc của họ là mê phum, mê sóc (mê=mẹ), bất kể đó là đàn ông hay đàn bà.
Lối tư duy tổng hợp và biện chứng, luôn đắn đo cân nhắc của người làm nông nghiệp
cộng với nguyên tắc trọng tình đã dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp
với từng hoàn cảnh cụ thể, dẫn đến triết lí sống Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Đi với Bụt
mặc áo cà-sa, đi với ma mặc áo giấy
Sống theo tình cảm, con người còn phải biết tôn trọng và cư xử bình đẳng, dân chủ với
nhau. Đó là nền dân chủ làng mạc, nó có trước nền quân chủ phong kiến phương Đông và
nền dân chủ tư sản phương Tây. Lối sống trọng tình và cách cư xử dân chủ dẫn đến tâm lí
coi trọng cộng đồng, tập thể. Người nông nghiệp làm gì cũng phải tính đến tập thể, luôn
có tập thể đứng sau.
Mặt trái của tính linh hoạt là thói tùy tiện biểu hiện ở tật co giãn giờ giấc (giờ cao su), sự
thiếu tôn trọng pháp luật Lối sống trọng tình làm cho thói tùy tiện càng trở nên trầm
trọng hơn: Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình Nó dẫn đến tệ “đi cửa sau” trong
giải quyết công việc: Nhất quen, nhì thân, tam thần, tứ thế Trọng tình và linh hoạt làm
cho tính tổ chức của người nông nghiệp kém hơn so với cư dân các nền văn hóa gốc du
mục.
Trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt còn quy
định thái độ dung hợp trong tiếp nhận: ở Việt Nam không những không có chiến tranh
tôn giáo mà, ngược lại, mọi tôn giáo thế giới (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa
giáo ) đều được tiếp nhận. Đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược, người Việt Nam
luôn hết sức mềm dẻo, hiếu hòa. Ngày xưa, trong kháng chiến chống ngoại xâm, mỗi khi
thế thắng đã thuộc về ta một cách rõ ràng, cha ông ta thường dừng lại chủ động cầu hòa,
“trải chiếu hoa” cho giặc về, mở đường cho chúng rút lui trong danh dự (xem VI-§6.1.1).
Các đặc trưng vừa phân tích của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp có thể được trình bày
trong bảng 1.3.
Loại hình văn hóa gốc du mục thường có đặc trưng trái ngược: Trong ứng xử với tự nhiên
thì nghề chăn nuôi buộc người dân phải đưa gia súc đi tìm cỏ, sống du cư, và do nay đây
mai đó, ít phụ thuộc vào thiên nhiên nên sinh ra coi thường tự nhiên, dẫn đến tham vọng
chinh phục tự nhiên (cho nên phương Tâm đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực này).
Trong lĩnh vực nhận thức thì thiên về tư duy phân tích (theo lối khách quan, lí tính và
thực nghiệm, dẫn đến kết quả là khoa học phương Tây phát triển), đồng thời chú trọng
các yếu tố (dẫn đến lối sống thực dụng, thiên về vật chất). Trong tổ chức cộng đồng thì
coi trọng sức mạnh (kéo theo trọng tài, trọng võ, trọng nam giới), coi trọng vai trò cá
nhân (dẫn đến lối sống ganh đua, cạnh tranh nhau một cách khốc liệt), ứng xử theo
nguyên tắc (khiến cho người phương Tây có được thói quen sống theo pháp luật từ khá
sớm). Trong ứng xử với môi trường xã hội thì độc đoán trong tiếp nhận, cứng rắn, hiếu
thắng trong đối phó.
TIÊU CHÍ
VĂN HOÁ GỐC NÔNG NGHIỆP
Đặc trưng gốc
Khí hậu
Nghề chính
Nắng nóng lắm, mưa ẩm nhiều
Trồng trọt
Ứng xử với môi trường tự nhiên
Sống định cư, thái độ tôn trọng, ước mong sống hoà hợp với thiên nhiên
Lối nhận thức, tư duy
Thiên về tổng hợp và biện chứng (trong quan hệ); chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm
Tổ chức
cộng đồng
Nguyên tắc
Trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ
Cách thức
Linh hoạt và dân chủ, trọng tập thể
Ứng xử với môi trường xã hội
Dung hợp trong tiếp nhận;
mềm dẻo, hiếu hoà trong đối phó
Bảng 1.3: Các đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
2.2. Chủ thể và thời gian văn hóa Việt Nam
Giống như một điểm trong không gian, vị trí của một nền văn hóa trong xã hội phải được
xác định bởi một hệ tọa độ ba chiều: thời gian văn hóa, không gian văn hóa và chủ thể
văn hóa.
Thời gian văn hoá được xác định từ lúc một nền văn hóa hình thành đến khi tàn lụi. Thời
điểm khởi đầu của một nền văn hóa là do thời điểm hình thành dân tộc (chủ thể văn hóa)
quy định.
Về nguồn gốc dân tộc Việt Nam – chủ thể văn hóa, từng có khá nhiều giả thuyết khác
nhau. Gần đây, căn cứ vào những kết quả nghiên cứu về sự hình thành và phân bố các
chủng người trên trái đất, có thể nói rằng chủ thể của văn hóa Việt Nam ra đời: (a) trong
phạm vi của trung tâm hình thành loài người phía Đông và (b) trong khu vực hình thành
của đại chủng phương Nam (Australoid). “Ngay từ buổi bình minh của lịch sử, – Ja. V.
Chesnov (1976) viết – Đông Nam Á đã là một trong những cái nôi hình thành loài người.
Đây chính là địa bàn hình thành đầu tiên của đại chủng phương Nam”.
Trên nền của những sự kiện trên, quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam có thể được
hình dung theo ba giai đoạn:
a) Vào thời đồ đá giữa (khoảng 10.000 năm về trước), có một dòng người thuộc đại
chủng Mongoloid từ phía dãy Himalaya thiên di về hướng đông nam, tới vùng Đông
Nam Á cổ đại thì dừng lại và hợp chủng với cư dân Melanésien bản địa (thuộc đại chủng
Australoid), dẫn đến sự hình thành chủng Indonésien (=cổ Mã Lai, Đông Nam Á tiền sử)
với nước da ngăm đen, tóc quăn dợn sóng, tầm vóc thấp Từ đây lan tỏa ra, người
Indonésien cư trú trên toàn bộ địa bàn Đông Nam Á cổ đại: phía bắc tới sông Dương Tử,
phía tây tới bang Assam của Ấn Độ, phía đông tới vùng quần đảo Philippin và phía nam
tới các hải đảo Inđônêxia.
b) Từ cuối thời đá mới, đầu thời đại đồ đồng (khoảng 5.000 năm về trước), tại khu vực
mà nay là nam Trung Hoa và bắc Đông Dương, trên cơ sở sự chuyển biến từ loại hình
lndonésien bản địa dưới tác động của sự tiếp xúc thường xuyên với chủng Mongoloid từ
phía bắc, đã hình thành một chủng mới là chủng Nam-Á (Austroasiatic, Austroasiatique).
Với chủng Nam-Á, các nét Mongoloid lại càng nổi trội, do vậy nó được xếp vào ngành
Mongoloid phương Nam. Dần dần, chủng Nam-Á này đã được chia tách thành một loạt
dân tộc mà trong cổ thư Việt Nam và Trung Hoa được gọi bằng danh từ Bách Việt. Tuy
“một trăm” (bách) chỉ là cách nói biểu trưng, nhưng đó thật sự là một cộng đồng cư dân
hùng hậu, bao gồm nhiều tộc người Việt như Điền Việt, Dương Việt, Mân Việt, Đông
Việt, Nam Việt, Lạc Việt sinh sống khắp khu vực phía nam sông Dương Tử cho tới bắc
Trung Bộ ngày nay, họp thành những khối cư dân lớn (mà ban đầu mỗi khối có một tiếng
nói riêng) như Môn-Khmer, Việt-Mường, Tày-Thái, Mèo-Dao.
c) Quá trình chia tách này tiếp tục diễn tiến, dần dần đã dẫn đến sự hình thành các tộc
người cụ thể (cùng với sự chia tách ngôn ngữ trong đó người Việt (Kinh) – tộc người
chiếm gần 90% dân số cả nước – đã tách ra từ khối Việt-Mường chung vào khoảng cuối
thời Bắc thuộc (thế kỉ VII-VIII).
Bảng 1.4: Sự hình thành các dân tộc Đông Nam Á
Trong khi đó, ở phía Nam, dọc theo dải Trường Sơn, vẫn là địa bàn cư trú của người
Indonésien. Cuộc sống biệt lập khiến cho khối người này lưu giữ được nhiều hơn những
đặc điểm của truyền thống văn hóa cổ gần gũi với cư dân các hải đảo. Đó là tổ tiên của
người Chăm, Giarai, Raglai, Êđê, Chru, Hroi gọi chung là Nam Đảo (Austronésien).
Như vậy, người Việt cùng tuyệt đại bộ phận các tộc người trong thành phần dân tộc Việt
Nam đều có cùng một nguồn gốc chung là nhóm loại hình Indonésien, chính điều đó đã
tạo nên tính thống nhất cao – một tính thống nhất trong sự đa dạng – của con người và văn
hóa Việt Nam, và rộng hơn là toàn vùng Đông Nam Á. Trong sự đa dạng chung đó lại
luôn có tính thống nhất bộ phận: của người Việt và Mường, của người Việt-Mường và
các dân tộc cùng gốc Nam-Á- Bách Việt (xem bảng 1.4).
2.3. Hoàn cảnh địa lí, không gian văn hóa và các vùng văn hóa Việt Nam
2.3.1. Văn hóa chịu sự chi phối đáng kể của HOÀN CẢNH ĐỊA LÍ – KHÍ HẬU. Hoàn
cảnh địa lí – khí hậu Việt Nam có ba đặc điểm cơ bản: Thứ nhất, đây là xứ nóng. Nóng
lắm sinh ra mưa nhiều. Việt Nam là nơi có lượng mưa trung bình trong năm khoảng trên
2.000mm (cá biệt có nơi như vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên) đạt tới 7.977mm),
vào loại cao nhất thế giới (x. biểu đồ so sánh ở hình 1.21). Hiện tượng này dẫn đến đặc
điểm thứ hai: đây là một vùng sông nước. Sông nước đã để lại dấu ấn rất quan trọng
trong tinh thần văn hóa khu vực này. Đây là một hằng số địa lí quan trọng, chính nó tạo
nên nét độc đáo của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước. Đặc điểm quan trọng thứ ba: Nơi
đây là giao điểm (“ngã tư đường”) của các nền văn hóa, văn minh.
Hình 1. 2: Biểu đồ so sánh lượng mưa trung bình tại
Dresden (Đức), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Huế (Việt Nam)
2.3.2. KHÔNG GIAN VĂN HÓA có phần phức tạp hơn: bởi lẽ văn hóa có tính lịch sử
(yếu tố thời gian), cho nên không gian văn hóa liên quan đến lãnh thổ nhưng không đồng
nhất với không gian lãnh thổ. Nó bao quát tất thảy những vùng lãnh thổ mà ở đó dân tộc
đã tồn tại qua các thời đại. Do vậy, không gian văn hóa bao giờ cũng rộng hơn không
gian lãnh thổ; không gian văn hóa của hai dân tộc ở cạnh nhau thường có phần chồng lên
nhau, có miền giáp ranh.
Trong phạm vi hẹp, không gian gốc của văn hóa Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của
người Bách Việt. Có thể hình dung nó như một hình tam giác với cạnh đáy ở sông Dương
Tử, và đỉnh là vùng bắc Trung Bộ Việt Nam. Đây là cái nôi của nghề nông nghiệp lúa
nước, của nghệ thuật đúc đồng với những trống đồng Đông Sơn nổi tiếng. Đây cũng là bờ
cõi đất nước của họ Hồng Bàng theo truyền thuyết (xem §3.1.2).
Ở một phạm vi rộng hơn, không gian văn hóa Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của
người Indonésien lục địa. Có thể hình dung nó như một hình tam giác với cạnh đáy vẫn là
sông Dương Tử ở phía Bắc, còn đỉnh là vùng đồng bằng sông Mê Kông ở phía Nam. Đây
là khu vực được tạo nên bởi hai con sông lớn cùng bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng:
Dương Tử Giang và Mê Kông. Nơi này phần lớn tên sông và địa danh liên quan đến sông
đều vốn là biến âm của cùng một từ gốc Nam-Á cổ đại với nghĩa là sông nước: giang
(Dương Tử Giang, Việt Giang, Chiết Giang, Linh Giang, Tam Giang, Tiền Giang,…);
kiang; kung; khung (Khung Giang, Khung Bích – Thái Tây Bắc; Mèkhủng – Lào); kong
(Mê Kông); krong, krông (Tây Nguyên: Krông Púc, Krông Pacô,…); sông (Việt); sung
(Sung Lung, Sung Vang – phụ lưu sông Đà, sông Cả).
Hình 1.3: Không gian văn hóa Việt Nam
trên nền không gian văn hoá Đông Nam Á
Xét từ trong cội nguồn, không gian văn hoá Việt Nam vốn được định hình trên nền của
không gian văn hoá khu vực Đông Nam Á. Ta có thể hình dung không gian văn hóa khu
vực Đông Nam Á này như một hình tròn bao quát toàn bộ Đông Nam Á lục địa và Đông
Nam Á hải đảo. Từ sau công nguyên, khu vực Đông Nam Á có phần thu hẹp lại do vùng
phía Nam sông Dương Tử đã bị chính sách bành trướng và đồng hóa của Trung Hoa dần
dần thâu tóm. Mặc dù vậy, cho đến giờ ngay cả vùng này cũng hãy còn giữ được không ít
nét trong số hàng loạt những đặc điểm chung của khu vực văn hóa Đông Nam Á mà G.
Coedès (1948) đã liệt kê như sau “Về phương diện vật chất: làm ruộng cấy lúa, nuôi trâu
bò, dùng đồ kim khí thô sơ, giỏi bơi thuyền. Về phương diện xã hội: địa vị quan trọng
của phụ nữ, huyết tộc mẫu hệ, tổ chức xã hội theo nhu cầu tưới nước ruộng. Về phương
diện tôn giáo: thuyết vạn vật hữu linh, thờ phụng tổ tiên và thờ thần đất, đặt đền thờ ở
những chỗ cao, chôn người chết trong các chum vại hay các trác thạch. Về phương diện
thần thoại: đối lập vũ trụ luận giữa núi và biển, giữa loài phi cầm với loài thủy tộc, giữa
người thượng du với người hạ bạn. Về phương diện ngôn ngữ: dùng những ngôn ngữ đơn
âm với năng lực dồi dào về phát triển từ…”. Đây là địa bàn cư trú của người Indonésien
cổ đại nói chung. Chính mối liên hệ này đã tạo nên sự thống nhất cao độ của vùng văn
hóa Đông Nam Á mà ở trên đã nói. Hơn thế nữa, do vị trí đặc biệt của mình, Việt Nam là
nơi hội tụ ở mức độ đầy đủ nhất mọi đặc trưng của văn hóa khu vực; không phải vô cớ
mà các nhà Đông Nam Á học đã nói một cách hình ảnh rằng Việt Nam là một Đông Nam
Á thu nhỏ.
2.3.3. Sự thống nhất do cùng cội nguồn đã tạo ra bản sắc chung của văn hóa Việt Nam,
còn tính đa dạng của các tộc người lại làm nên những đặc trưng bản sắc riêng của từng
VÙNG VĂN HÓA. Sự khác biệt này được phản ánh trong nhiều câu tục ngữ (đôi khi khá
dí dỏm) về đặc sản và tính cách của mỗi vùng. Những năm gần đây, việc phân vùng văn
hóa trong lãnh thổ Việt Nam hiện tại đã được nhiều học giả bàn đến (Ngô Đức Thịnh,
1993; Huỳnh Khái Vinh, 1995; Đinh Gia Khánh – Cù Huy Cận, 1995 ); trong đó, để có
cái nhìn tổng quát thì cách phân thành 6 vùng (Trần Quốc Vượng, 1997) có thể xem là
hợp lí.
1) Vùng văn hóa Tây Bắc là khu vực bao gồm hệ thống núi non trùng điệp bên hữu ngạn
sông Hồng (lưu vực sông Đà) kéo dài tới bắc Thanh Nghệ. Ở đây có trên 20 tộc người cư
trú, trong đó, các tộc Thái, Mường có thể xem là đại diện. Biểu tượng cho vùng văn hóa
này là hệ thống mương phai ngăn suối dẫn nước vào đồng; là nghệ thuật trang trí tinh tế
trên chiếc khăn piêu Thái, chiếc cạp váy Mường, bộ trang phục nữ H’mông; là âm nhạc
với các loại nhạc cụ bộ hơi (khèn, sáo ) và những điệu múa xòe
2) Vùng văn hóa Việt Bắc là khu vực bao gồm hệ thống núi non hiểm trở bên tả ngạn
sông Hồng. Cư dân vùng này chủ yếu là người Tày, Nùng với trang phục tương đối giản
dị, với lễ hội lồng tồng (xuống đồng) nổi tiếng; với hệ thống chữ Nôm Tày được xây
dựng trong giai đoạn cận đại
3) Vùng văn hóa Bắc Bộ có hình một tam giác bao gồm vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng, sông Thái Bình và sông Mã với cư dân Việt (Kinh) sống quần tụ thành làng xã.
Đây là vùng đất đai trù phú, bởi vậy nó từng là cái nôi của văn hóa Đông Sơn thời thượng
cổ, văn hóa Đại Việt thời trung cổ với những thành tựu rất phong phú về mọi mặt. Nó
cũng là cội nguồn của văn hóa Việt ở nam Trung Bộ và Nam Bộ sau này.
4) Vùng văn hóa Trung Bộ ở trên một dải đất hẹp chạy dài theo ven biển từ Quảng Bình
tới Bình Thuận. Do khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn, nên con người ở đây đặc biệt
cần cù, hiếu học. Họ thạo nghề đi biển, bữa ăn của con người cũng giàu chất biển; dân
vùng này thích ăn cay (để bù cho cá lạnh). Trước khi người Việt tới sinh sống, trong một
thời gian dài nơi đây từng là địa bàn cư trú của người Chăm với một nền văn hóa đặc sắc,
đến nay còn để lại sừng sững những tháp Chăm.
5) Vùng văn hóa Tây Nguyên nằm trên sườn đông của dải Trường Sơn, bắt đầu từ vùng
núi Bình-Trị-Thiên với trung tâm là bốn tỉnh Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng. Ở
đây có trên 20 tộc người nói các ngôn ngữ Môn-Khmer và Nam Đảo cư trú. Đây là vùng
văn hóa đặc sắc với những trường ca (khan, h’ămon), những lễ hội đâm trâu, với loại nhạc
cụ không thể thiếu được là những dàn cồng chiêng phát ra những phức hợp âm thanh
hùng vĩ đặc thù cho núi rừng Tây Nguyên
6) Vùng văn hóa Nam Bộ nằm trong lưu vực sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long,
với khí hậu hai mùa (khô – mưa), với mênh mông sông nước và kênh rạch. Các cư dân
Việt, Chăm, Hoa tới khai phá đã nhanh chóng hòa nhập với thiên nhiên và cuộc sống của
cư dân bản địa (Khmer, Mạ, Xtiêng, Chơro, Mnông). Nhà ở có khuynh hướng trải dài ven
kênh, ven lộ; bữa ăn giàu thủy sản; tính cách con người ưa phóng khoáng; tín ngưỡng tôn
giáo hết sức phong phú và đa dạng; sớm tiếp cận và đi đầu trong quá trình giao lưu hội
nhập với văn hóa phương Tây – đó chỉ là vài nét phác thảo những đặc trưng văn hóa của
vùng này.
Mối liên hệ mật thiết với Đông Nam Á và tính thống nhất trong sự đa dạng do tuyệt đại
bộ phận cư dân đều bắt nguồn từ cùng một gốc nhân chủng, ngôn ngữ và văn hóa – đó là
cơ sở làm nên sự khu biệt cơ bản giữa văn hóa Việt Nam với Trung Hoa.
2.4. Hoàn cảnh lịch sử – xã hội của văn hóa Việt Nam
Với vị trí địa lí giao điểm của các luồng văn hóa, quá trình phát triển lịch sử – xã hội của
Việt Nam đã bị chi phối mạnh mẽ bởi các quan hệ giao lưu văn hóa rộng rãi với Đông
Nam Á, Trung Hoa, Ấn Độ, và phương Tây. Trong đó, quan hệ với văn hóa vì Trung Hoa
để lại dấu ấn sâu đậm hơn cả; nó khiến cho trong nhận thức của nhiều người có định kiến
cho rằng văn hóa Việt Nam chỉ là sản phẩm của văn hóa Trung Hoa, là một bộ phận của
nó; trong khi thực ra thì vấn đề phức tạp hơn nhiều.
Tổ tiên của người Hán có nguồn gốc du mục, xuất phát từ phía tây bắc (vùng Trung Á).
Sự phát triển của dân tộc này trải qua hai giai đoạn.
Trong giai đoạn đầu, tổ tiên của người Hán sống định cư tại thượng nguồn sông Hoàng
Hà và làm nông nghiệp khô (trồng kê, mạch). Rồi họ tiến dần từ tây sang đông, về hạ lưu
và thâu tóm cả vùng lưu vực sông Hoàng Hà cùng nền văn hóa nông nghiệp khô ở đây.
Dấu vết của thời kì “đông tiến” này là những cách nói trong tiếng Trung Hoa như đông
cung (cung điện phía đông), đông sàng (giường phía đông) Như vậy, du mục tây bắc +
nông nghiệp khô bản địa là hai thành tố tạo nên nền văn hóa sông Hoàng Hà.
Ở giai đoạn thứ hai, hướng bành trướng lãnh thổ của tổ tiên người Hán là từ bắc xuống
nam, đến đời Tần-Hán thì Trung Hoa đã trở thành một đế quốc rộng lớn. Thời kì “nam
tiến” này để lại dấu vết trong những cách nói của người Trung Hoa như kim chỉ nam,
“Thiên tử ngồi trông về phương nam mà cai trị thiên hạ”. Cùng với sự bành trướng về
phương nam, văn hoá sông Hoàng Hà đã hấp thụ tinh hoa của văn hóa nông nghiệp lúa
nước Bách Việt ở phía nam sông Dương Tử và, với óc phân tích, đã nhanh chóng hệ
thống hóa, quy phạm hóa để phát triển thành văn hóa Trung Hoa rực rỡ rồi, đến lượt
mình, phát huy ảnh hưởng trở lại phương nam và các dân tộc xung quanh.
Đúng như W.Durand đã viết trong cuốn Lịch sử văn minh Trung Quốc (1990. tr. 27-28),
“Trung Hoa, cũng như Ấn Độ, phải đem so sánh với cả một lục địa, chẳng hạn như châu
Âu, chứ không thể đem so sánh với một nước nào đó ở châu Âu; nó không gồm một dân
tộc thuần nhất và duy nhất, mà là sự kết hợp của nhiều giống người khác nhau từ nguồn
gốc tới ngôn ngữ, nghệ thuật, đặc tính; còn phong tục, luân lí và chế độ chính trị thì trái
hẳn nhau”.
Sự phức tạp đó đã gây ra nhiều ngộ nhận. Nhưng ngay từ năm 1887, một nhà Hán học
người Pháp là T. de Lacouperie đã hiểu ra rằng “Niềm tin là nước Trung Hoa vốn đã lớn
lao mãi từ xưa và thường xuyên như thế chỉ là một huyền thoại. Trái hẳn lại, đó là một
việc mới xảy ra về sau. Văn minh Trung Hoa không phải tự nó sinh ra nó, mà là hậu quả
của sự thâu hóa. Việc thâu hóa từ đâu thì xưa cho là từ phía tây, nhưng càng về sau thì
càng có nhiều người cho là từ phía đông-nam”.
Chính người Trung Hoa cũng hiểu rất rõ điều này. Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ
thời Hán, Ứng Thiệu đã khẳng định trong sách Hán quan nghi. “Khi cổ nhân mới mở ở
bắc phương, đã liền giao tiếp ngay với nam phương để xây dựng nền tảng cho con cháu”.
Còn Lương Khải Siêu, một nhà hoạt động văn hóa Trung Quốc nổi tiếng (1873-1929), thì
thừa nhận rằng tổ tiên của người Trung Hoa vốn là một sắc dân du mục “khởi lên từ phía
tây-bắc, rồi tràn xuống chiến thắng những giống man tộc ở lưu vực sông Hoàng Hà, và
càng ngày càng tràn ra khắp cả trên cõi đất đại lục… Nguyên nền văn minh Trung Hoa
khởi xuất từ phương bắc là nơi khí hậu rét mướt, mầu đất sỏi cát khô cằn, ngay cả phần
trời cũng bạc, cho nên người phương bắc chỉ chuyên để tâm nghiên cứu những vấn đề
tầm thường nhật dụng, vì thế tư tưởng chỉ thiên về đường thực tế”.
Nhóm tác giả đề tài cấp nhà nước Tiếp xúc, giao lưu và phát triển văn hóa quan hệ giữa
văn hóa Việt Nam và thế giới do GS. Phạm Đức Dương chủ trì đã từng kết luận (1994, tr.
7) rất đúng rằng “Nền văn minh Trung Hoa đã phát sáng do những người làm nông
nghiệp khô thâm canh (trồng kê mạch) vùng Trung Nguyên lưu vực sông Hoàng Hà đã
hỗn dung với văn hóa của cư dân du mục phía bắc và tây-bắc (rợ Khuyển, Nhung…), sau
đó là với văn hóa của cư dân nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á (vùng Hoa Nam với
những trung tâm như Ba Thục, Kinh Sở, Ngô Việt…). Kết thúc cuộc “Hán Sở tranh
hùng”, nhà Hán đã thống nhất đất nước Trung Hoa từ bắc xuống nam (tiền bắc hậu nam)
và phát triển đất nước theo một trật tự ngược lại: tiền nam hậu bắc”.
Có thể hình dung cơ cấu của văn hóa Trung Hoa như sau:
VĂN HOÁ TRUNG HOA
=
Văn hoá lưu vực sông Hoàng Hà
+
Văn hoá nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á
Văn hoá du mục Tây Bắc
+
Văn hoá nông nghiệp khối Trung Nguyên
Mối liên hệ và sự tác động qua lại giữa văn hóa Việt Nam với Trung Hoa, giữa văn hóa
phương Bắc cổ đại với văn hóa phương Nam cổ đại (trong đó có văn hóa Nam – Á – Bách
Việt) có thể trình bày trong bảng 1.5.
VĂN HOÁ P.BẮC CỔ ĐẠI
VĂN HOÁ PHƯƠNG NAM (= Đ.N.Á cổ đại)
Văn hoá Nam-Á (Bách Việt)
Văn hóa vùng lưu vực sông Hoàng Hà
Văn hóa vùng lưu vực sông Dương Tử
Văn hóa vùng lưu vực s. Hồng, s. Mã
Văn hóa miền Trung và đồng bằng s. Mê Kông
VĂN HOÁ TRUNG HOA
VĂN HOÁ VIỆT NAM
Bảng 1.5: Quan hệ cội nguồn giữa văn hóa Việt Nam và Trung Hoa
Created by AM Word2CHM
Bài 3: TIẾN TRÌNH VĂN HÓA VIỆT NAM
CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM à Chương I – VĂN HOÁ HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT
NAM
Tiến trình văn hóa Việt Nam có thể chia thành 6 giai đoạn: văn hóa tiền sử, văn hóa Văn
Lang – Âu Lạc, văn hóa thời chống Bắc thuộc, văn hóa Đại Việt, văn hóa Đại Nam và
văn hóa hiện đại. Sáu giai đoạn này tạo thành ba lớp: lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa
giao lưu với Trung Hoa và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây.
3.1. Lớp văn hóa bản địa
Lớp văn hóa bản địa được hình thành qua hai giai đoạn: giai đoạn văn hóa tiền sử và giai
đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc.
3.1.1. Thành tựu lớn nhất ở giai đoạn văn hóa tiền sử của cư dân Nam-Á là sự hình thành
nghề nông nghiệp lúa nước.
Trong năm trung tâm xuất hiện cây trồng, Đông Nam Á là một. C.O.Sauer cho rằng đây
chính là trung tâm nông nghiệp cổ xưa nhất. Còn theo các tài liệu cổ thực vật học thì việc
cây lúa có nguồn gốc từ đây là điều không còn nghi ngờ gì: trung tâm thuần dưỡng lúa là
vùng đông nam Himalaya và khu vực sông nước Đông Nam Á. Các tác giả Lịch sử Việt
Nam khẳng định: “Trên cơ sở kinh tế hái lượm phát triển ở vùng rừng nhiệt đới, các bộ
lạc Hòa Bình đã thực hiện một bước nhảy có ý nghĩa lớn lao trong đời sống nhân loại:
phát minh nông nghiệp Đông Nam Á là một trong những trung tâm phát sinh nông
nghiệp sớm nhất”. Ở các di chỉ khảo cổ khác nhau của Việt Nam như Sũng Sàm, Tràng
Kênh, Gò Bông, Đồng Đậu, Gò Mun đã phát hiện được những dấu tích của bào tử phấn
lúa, vỏ trấu, gạo cháy, mảnh chõ xôi có niên đại xưa tới vài nghìn năm trước Công
nguyên.
Tổ tiên người Hán khi định cư ở lưu vực sông Hoàng Hà mới chỉ trồng kê, mạch, đậu.
Nghề trồng lúa là học từ các dân tộc phương Nam. Những kết quả khảo cổ ở bắc Trung
Hoa cho phép kết luận rằng việc này diễn ra vào cuối thiên niên kỉ thứ III trước Công
nguyên. Nhà Đông phương học Nga nổi tiếng D.V. Deopik (1977, tr. 265) đã viết: “Vào
thiên niên kỷ thứ III trước Công nguyên, ở trung tâm vùng Đông Á ta chỉ thấy một chấm
nhỏ của văn minh trồng kê Ngưỡng Thiều (Janshao), lạc hậu hơn so với văn hóa đồ gốm
có hoa văn vùng trung tâm Đông Dương. Ở bắc Đông Á không có những nôi nông
nghiệp lớn… Những nền văn hóa trồng lúa vùng sông Dương Tử thời kì Long Sơn
(Lunshan) và muộn hơn thực chất đều là ngoại vi của nôi trồng lúa Đông Dương”.
Từ Đông Nam Á cổ đại, lúa và kĩ thuật trồng lúa đã lan tới bờ Địa Trung Hải vào nửa đầu
của thiên niên kỉ I trước Công nguyên (Chesnov, 1976, tr. 86). Còn ở các hòn đảo Nhật
Bản, nó mới chỉ được đưa tới qua con đường Hoa Bắc từ trước Công nguyên không lâu
(Arutjunov 1962). Không chỉ chữ đạo trong tiếng Hán bắt nguồn từ chữ gạo mà ngay cả
các chữ rice, riz, ris, Reis,… trong các ngôn ngữ châu Âu cũng có nguồn gốc từ tiếng
Đông Nam Á cổ đại (dấu vết này còn thấy ở tên thần lúa Yang Sri của các dân tộc Tây
Nguyên).
Ngoài cây lúa và kĩ thuật trồng lúa, còn phải kể đến một số thành tựu đặc biệt khác của
Đông Nam Á cổ đại: (a) Việc trồng dâu nuôi tằm để làm đồ mặc và tục uống chè (xem V-
§2.2.1.1 và V-§1.1.3); (b) Việc thuần dưỡng một số gia súc đặc thù như trâu, gà (tiếng
Hán phải đặt ra kết hợp “thủy ngưu” (bò nước) để chỉ con trâu; còn trong cuốn Nguồn
gốc các loài, E. Darwin đã khẳng định rằng nguồn gốc của con gà nuôi là xuất phát từ
con gà rừng Đông Nam Á); (c) Việc làm nhà sàn để ở và dùng các cây thuốc để chữa
bệnh. Truyền thuyết phương Nam đã đánh dấu giai đoạn văn hóa này bằng hình ảnh Thần
Nông, nhân vật thần thoại này đã được bổ sung vào kho tàng văn hóa Trung Hoa.
3.1.2. Giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc kế tục giai đoạn tiền sử cả về không gian
văn hóa, thời gian văn hóa và thành tựu văn hóa. Nếu dựa vào thư tịch cổ và truyền
thuyết thì có thể hình dung giai đoạn này khởi đầu từ khoảng giữa thiên niên kỉ III trước
Công nguyên.
Truyền thuyết Hồng Bàng thị (Họ Hồng Bàng) kể rằng vua đầu tiên của họ Hồng Bàng
tên là Lộc Tục, cháu bốn đời của Viêm Đế (= vua xứ nóng) họ Thần Nông, con một nàng
tiên ở núi Ngũ Lĩnh. Lộc Tục lên làm vua phương Nam vào khoảng năm 2879 trước
Công nguyên, lấy hiệu là Kinh Dương, đặt tên nước là Xích Quỷ (xích = đỏ – màu của
phương Nam theo Ngũ hành; quỷ = thần; Xích Quỷ = Thần phương Nam). Bờ cõi nước
Xích Quỷ phía bắc giáp hồ Động Đình, phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía
tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp bể Nam Hải. Kinh Dương Vương Lộc Tục
lấy con gái vua hồ Động Đình là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là
Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm con
trai. Một nửa theo cha xuống bể, nửa kia theo mẹ lên rừng. Đến đất Phong Châu (vùng
Việt Trì ngày nay), cùng tôn người con trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là Vua
Hùng.
Về mặt không gian, bờ cõi nước Xích Quỷ theo truyền thuyết trải dài từ Bắc Trung Bộ
đến hồ Động Đình chính là địa bàn cư trú của người Nam-Á – Bách Việt, là khu vực tam
giác không gian gốc của văn hóa Việt Nam. Bờ cõi nước Văn Lang của các vua Hùng sau
này là một bộ phận của không gian gốc đó, cũng như người Lạc Việt là một bộ phận của
khối cư dân Nam-Á – Bách Việt. Nhà sử học Nga P.V. Pozner (1980, tr. 89) khẳng định:
“Sự tồn tại của các lãnh tụ người Lạc (Việt) với tên hiệu chung “Hùng” là một sự kiện
lịch sử ; truyền thuyết về Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân phản ánh truyền thống
sử học truyền khẩu về địa bàn cư trú cổ xưa của các bộ lạc tiền Việt, cho nên, theo nghĩa
đó, nó cũng mang tính lịch sử”.
ý. Những năm gần đây, văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhiều lần khẳng địnhvai trò quan trọng của văn hóa trong việc tu dưỡng và phát huy tác nhân con người, đồngthời đặt tiềm năng ” thiết kế xây dựng một nền văn hóa tiên tiến và phát triển, đậm đà truyền thống dân tộc bản địa “. Chính là nhằm mục đích góp thêm phần triển khai tiềm năng đó, từ năm học 1990 – 1991, trong khuôn khổnhóm ngành ngoại ngữ của mạng lưới hệ thống ĐH đã mở màn giảng dạy môn học Cơ sở vănhóa Việt Nam. Đây là môn học nhằm mục đích cung ứng cho sinh viên những tri thức cơ bản cầnthiết cho việc hiểu một nền văn hóa, giúp họ nắm được những đặc trưng cơ bản cùng cácquy luật hình thành và tăng trưởng của văn hóa Việt Nam. Với một số ít bổ trợ và điềuchỉnh, chương trình Cơ sở văn hóa Việt Nam đã được chính thức phát hành năm 1995 trong bộ chương trình giáo dục ĐH đại cương như một môn học bắt buộc cho chươngtrình 6 và lựa chọn cho những chương trình còn lại. Với tư cách là quản trị Hội đồng Ngữ học và Việt Nam học cho khối ĐH ngoại ngữcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo và chủ trì thiết kế xây dựng chương trình môn Cơ sở văn hóa ViệtNam từ năm 1990, chúng tôi đã nhận nghĩa vụ và trách nhiệm kiến thiết xây dựng giáo trình môn học này theotinh thần của văn hóa học – khoa học về văn hóa. Các tác dụng được công bố từng bướcmột cách thận trọng : từ những phác thảo tiên phong năm 1991 ( do Trường Đại học Ngoạingữ TP.HN xuất bản ), rồi được nghiệm thu sát hoạch với tư cách đề tài khoa học cấp Bộ vào năm1994 và được Bộ GD và ĐT khuyến mãi Bằng khen trong đợt bình tuyển những khu công trình nghiêncứu khoa học và công nghệ tiên tiến trong 5 năm 1991 – 1995, cho đến bản in tương đối hoàn chỉnhdày 504 trang vào năm 1995 ( do Trường Đại học Tổng hợp Tp. HCM xuất bản ). Bản innày đã thực sự lôi cuốn sự chú ý quan tâm thoáng rộng của dư luận trong nước và Việt kiều ở nướcngoài. Xuất phát từ cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam năm 1995, chúng tôi đã liên tục công việctheo hai hướng : Một mặt, bổ trợ tư liệu và củng cố những lập luận để lan rộng ra thành mộtCHUYÊN LUẬN KHOA HỌC xuất bản dưới tên gọi Tìm về truyền thống văn hóa Việt Nam : cái nhìn mạng lưới hệ thống – mô hình ( NXB Tp. HCM, tháng 7-1996, 672 trang ) và tái bản sau 5 tháng ( tháng 1-1997, 684 trang ). Mặt khác, tiếp thu quan điểm của những nhà nghiên cứu, chúngtôi đã gạn lọc giữ lại những nội dung có sự thống nhất ở một mức độ nhất định trong giớikhoa học để soạn thành GIÁO TRÌNH, theo hướng này, đã lần lượt sinh ra những bản giáotrình Cơ sở văn hóa Việt Nam do Trường ĐHTH Tp. HCM xuất bản năm 1996 ( 381 trang ), ĐHKHXH và NV thuộc ĐHQG Tp. HCM xuất bản tháng 2-1997 ( 283 trang ). Cuốn sách bạn đọc đang cầm trong tay được hoàn thành xong trên cơ sở bản in tháng 2-1997. Những nội dung gây tranh luận ( như sự trái chiều quá rạch ròi hai mô hình văn hóa, nhữnglý giải về nguồn gốc âm khí và dương khí, ngũ hành ), cũng như những gì quá đi sâu đều đã đượcloại bỏ hoặc đưa vào những phần chú thích, đọc thêm. Giáo trình được biên soạn theo sát chương trình do Bộ GD và ĐT phát hành năm 1995. Theo đó, mạng lưới hệ thống văn hóa Việt Nam được xem xét một cách đồng đại theo bốn thành tố, nhưng trong mỗi thành tố, một bộ phận của thành tố lại chú trọng tới tính lịch đại của nó. Tiến trình văn hóa Việt Nam không chỉ được phác thảo trong chương I ( § 3 ), mà còn baotrùm lên hàng loạt cuốn sách : Khởi đầu từ những điều kiện kèm theo vật chất lao lý và xác định vănhóa Việt Nam ( chương I – § 2 ), ta thu được cái ý thức là văn hóa nhận thức và văn hóa tổchức đời sống hội đồng ( chương II-IV ), để rồi cái ý thức đó lại ảnh hưởng tác động trở lại đờisống vật chất ( chương V : ăn – mặc – ở – đi lại ), cũng như phương pháp ứng xử và thành quảgiao lưu với môi trường tự nhiên xã hội ( chương VI ). Từ quá khứ ( văn hóa địa phương và giao lưu vớikhu vực ), tất cả chúng ta đã đi dần đến hiện lại ( giao lưu với phương Tây ), để rồi ở đầu cuối kếtthúc bằng việc xem xét cuộc ” đương đầu ” đang diễn ra giữa văn hóa truyền thống với nền kinhtế thị trường và sự xâm nhập của văn minh phương Tây văn minh. Trong sách, những thông tin hỗ trợ để đọc thêm được phân biệt bằng kiểu chữ riêng, với cỡchữ nhỏ hơn ; để nắm được nội dung cơ bản, hoàn toàn có thể bỏ lỡ không cần đọc những đoạnnày. Ngược lại, để lan rộng ra kiến thức và kỹ năng thì, ngoài những thông tin phụ in bằng kiểu chữriêng, ở cuối sách ra mắt một hạng mục tài liệu đọc thêm tối thiểu. Để tiện cho việc sửdụng, cuối sách còn có những câu hỏi cho từng chương và 1 số ít câu hỏi chung, yên cầu sựtổng hợp kiến thức và kỹ năng và suy luận ; đây chỉ là những câu hỏi mang đặc thù gợi ý, những thầycô hoàn toàn có thể cụ thể hóa hoặc liên tục bổ trợ thêm. Để có được giáo trình này, trong những năm qua, tác giả đã nhận được sự ủng hộ và giúpđỡ to lớn của Vụ Đào tạo đại học Bộ GD và ĐT, của Hội đồng liên ngành Ngoại ngữ, củaBan chủ nhiệm Chương trình tiềm năng về Giáo trình Đại học, của Trường ĐH Tổng hợpTp. HCM ( trước kia ) và Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốcgia Tp. Hồ Chí Minh ( lúc bấy giờ ), của những nhà nghiên cứu lớp đàn anh như GS. LươngDuy Thứ, GS. Nguyễn Tài Cẩn, GS. Phạm Đức Dương. GS. Nguyên Tấn Đắc, TS.Dương Thiệu Tống, PGS.PTS. Tạ Văn Thành, PGS. Chu Xuân Diên, PGS. Trần ThanhĐạm, GS. Lý Chánh Trung, nhà nghiên cứu Phật học Minh Chi, cùng nhiều bậc đàn anhvà nhiều đồng nghiệp bè bạn khác ở trong nước và quốc tế. Trước khi xuất bản, sách lại được GS. Phạm Đức Dương ( quản trị Hội Khu vực Đông Nam Á họcViệt Nam ), GS. Đinh Gia Khánh ( nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa dângian ) và GS. Nguyễn Khắc Phi ( chuyên viên văn học Trung Quốc, NXB Giáo dục đào tạo ) đọcgóp ý. Đặc biệt, những nhận xét rất kỹ càng và đúng chuẩn của GS. Đinh Gia Khánh vàGS. Nguyễn Khắc Phi đã giúp cho bản thảo triển khai xong hơn rất nhiều. Chúng tôi cũng bàytỏ nơi đây lòng biết ơn chân thành so với GS. Nguyễn Như Ý ( Tổng biên tập NXB Giáodục ) và PTS. Tăng Kim Ngân ( biên tập viên ), những người đã góp thêm phần quan trọng chosự ra đời chính thức của giáo trình. Cuối cùng, dù cố gắng nỗ lực đến mấy, sách chắc vẫn chưa tránh khỏi hết mọi sai sót. Kínhmong fan hâm mộ cùng những bạn sinh viên liên tục góp ý, phê bình để giáo trình này ngày mộthoàn thiện hơn. Tp. Hồ Chí Minh, mùa thu năm Đinh Sửu 1997PGS. TS. TRẦN NGỌC THÊMĐôi điều về tác giả : Trần Ngọc Thêm. Sinh năm 1952 tại x. Hiền Đa, h. Sông Thao, t. Phú ThọTốt nghiệp ngành Ngôn ngữ toán Trường ĐH Tổng hợp Quốc gia Leningrad ( nay là St-Petersburg, Nga ) năm 1974. Bảo vệ Phó tiến sĩ năm 1987 và Tiến sĩ khoa học ngữ vănnăm 1988 tại ĐHTH Quốc gia Leningrad. Được phong Phó giáo sư năm 1991. Được bầulàm Viện sĩ quốc tế Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên CHLB Nga năm 1999.1975 – 1992 giảng dạy tại Khoa ngữ văn ĐHTH TP. Hà Nội. Từ 1992 đến nay giảng dạy tạiTrường ĐH KHXH và NV thuộc ĐHQG Tp. HCM và nhiều trường ĐH khác. TrưởngKhoa Ngôn ngữ và Văn hoá Đông phương thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin họcTp. HCM trong những năm 1995 – 1999, hiện là Phó Trưởng khoa Đông phương học TrườngĐH KHXH và NV thuộc ĐHQG Tp. HCMĐịa chỉ : 705B Bùi Đình Tuý, phường 12, Q. Q. Bình Thạnh, Tp. HCMEmail : [email protected] ăn hoá là sợi chỉ đỏ xuyên suốt hàng loạt lịch sử vẻ vang của dân tộc bản địa, nó làm ra sức sống mãnhliệt, giúp hội đồng dân tộc bản địa Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và thác nước tưởngchừng không hề vượt qua được, để không ngừng tăng trưởng và vững mạnh. PhạmVăn ĐồngVăn hoá là cái còn lại khi người ta đã quên đi toàn bộ, là cái vẫn thiếu khi người ta đã họctất cảLa culture, c’est ce qui reste quand on a tout oublié ; c’est ce qui manque quand on a toutapprisEdouard HERRIOTChương I – VĂN HOÁ HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAMChương II – VĂN HOÁ NHẬN THỨCChương III – VĂN HOÁ TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG TẬP THỂChương IV – VĂN HOÁ TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CÁ NHÂNChương V – VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊNChương VI – VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘIKẾT LUẬNCÂU HỎI ÔN TẬPTÀI LIỆU ĐỌC THÊMCreated by AM Word2CHMChương I – VĂN HOÁ HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAMCƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAMDẫn nhậpChương này chuẩn bị sẵn sàng những tiền đề lí luận chung về văn hóa học và văn hóa Việt Namlàm nền tảng cho việc xem xét những đặc trưng của văn hóa Việt Nam, qua đó thấy đượcnhững quy luật hình thành và tăng trưởng của nó. Để có cơ sở xuất phát, trước hết phải nắmđược khái niệm văn hóa trải qua những đặc trưng cơ bản cần và đủ để phân biệt nó vớicác khái niệm khác, đặc biệt quan trọng là phân biệt văn hóa với văn minh. Tiếp theo, cần xác lập ( xác định ) được thế nào là văn hóa Việt Nam ; việc làm này gồm có việc xác lập loạihình của văn hóa Việt Nam, chủ thể ( nguồn gốc dân tộc bản địa ), khoảng trống và thời hạn của vănhóa Việt Nam. Sau khi xác định được rồi, cần phải có một cái nhìn bao quát về tiến trìnhphát triển của văn hóa Việt Nam, gồm có những lớp văn hóa và những quá trình văn hóa. Bởi vậy, trong chương này tất cả chúng ta sẽ tìm hiểu và khám phá 3 yếu tố sau : 1 – Văn hoá và văn hóa học ; 2 – Định vị văn hóa Việt Nam ; 3 – Tiến trình văn hóa Việt Nam. Bài 1 – VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌCBài 2 : ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAMBài 3 : TIẾN TRÌNH VĂN HÓA VIỆT NAMCreated by AM Word2CHMBài 1 – VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌCCƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM à Chương I – VĂN HOÁ HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆTNAM1. 1. Định nghĩa văn hóaTừ ” văn hóa ” có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thôngdụng để chỉ tri thức ( trình độ văn hóa ), lối sống ( nếp sống văn hóa ) ; theo nghĩa chuyênbiệt để chỉ trình độ tăng trưởng của một quá trình ( văn hóa Đông Sơn ) Trong khi theonghĩa rộng thì văn hóa gồm có toàn bộ, từ những loại sản phẩm phức tạp tân tiến cho đến tínngưỡng, phong tục, lối sống, lao động Chính với cách hiểu rộng này, văn hoá mới làđối tượng đích thực của văn hóa học. Tuy nhiên, ngay cả với cách hiểu rộng này trên quốc tế cũng có hàng trăm định nghĩakhác nhau. Để định nghĩa một khái niệm, trước hết cần xác lập được những đặc trưng cơbản của nó. Đó là những nét riêng không liên quan gì đến nhau và tiêu biểu vượt trội, cần và đủ để phân biệt khái niệm ( sựvật ) ấy với khái niệm ( sự vật ) khác. Phân tích những cách tiếp cận văn hóa thông dụng hiệnnay ( coi văn hóa như tập hợp, như mạng lưới hệ thống, như giá trị, như hoạt động giải trí, như kí hiệu, nhưthuộc tính nhân cách, như thuộc tính xã hội ), hoàn toàn có thể xác lập được 4 đặc trưng cơ bảnmà tổng hợp lại, ta hoàn toàn có thể nêu ra một định nghĩa văn hoá như sau : VĂN HOÁlà một mạng lưới hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và niềm tin do con người sáng tạovà tích luỹ qua quy trình hoạt động giải trí thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môitrường tự nhiên và xã hội. Dưới đây, tất cả chúng ta đi vào xem xét từng đặc trưng của văn hóa được nói đến trong địnhnghĩa cùng những tính năng của nó. 1.2. Các đặc trưng và tính năng của văn hóa1. 2.1 Văn hóa trước hết phải có tính mạng lưới hệ thống. Đặc trưng này cần để phân biệt mạng lưới hệ thống với tập hợp ; nó giúp phát hiện những mối liênhệ mật thiết giữa những hiện tượng kỳ lạ, sự kiện thuộc một nền văn hóa ; phát hiện những đặc trưng, những quy luật hình thành và tăng trưởng của nó. Nhờ có tính mạng lưới hệ thống mà văn hóa, với tư cách là một thực thể bao trùm mọi hoạt độngcủa xã hội, triển khai được công dụng tổ chức triển khai xã hội. Chính văn hóa tiếp tục làmtăng độ không thay đổi của xã hội, cung ứng cho xã hội mọi phương tiện đi lại thiết yếu để ứng phó vớimôi trường tự nhiên và xã hội của mình. Nó là nền tảng của xã hội – có lẽ rằng chính vì vậymà người Việt Nam ta dùng từ chỉ loại “ nền ” để xác lập khái niệm văn hoá ( nền vănhóa ). 1.2.2. Đặc trưng quan trọng thứ hai của văn hóa là tính giá trị. Văn hóa theo nghĩa đen nghĩa là ” trở thành đẹp, thành có giá trị “. Tính giá trị cần để phânbiệt giá trị với phi giá trị ( vd : thiên tai, mafia ). Nó là thước đo mức độ nhân bản của xãhội và con người. Các giá trị văn hóa, theo mục tiêu hoàn toàn có thể chia thành giá trị vật chất ( Giao hàng cho nhu cầuvật chất ) và giá trị niềm tin ( Giao hàng cho nhu yếu niềm tin ) ; theo ý nghĩa hoàn toàn có thể chiathành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mĩ ; theo thời hạn hoàn toàn có thể phân biệtcác giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời. Sự phân biệt những giá trị theo thời hạn được cho phép tacó được cái nhìn biện chứng và khách quan trong việc nhìn nhận tính giá trị của sự vật, hiện tượng kỳ lạ ; tránh được những khuynh hướng cực đoan – phủ nhận sạch trơn hoặc tán dươnghết lời. Vì vậy mà, về mặt đồng đại, cùng một hiện tượng kỳ lạ hoàn toàn có thể có giá trị nhiều hay ít tùy theogóc nhìn, theo bình diện được xem xét. Muốn Kết luận một hiện tượng kỳ lạ có thuộc phạm trùvăn hóa hay không phải xem xét mối đối sánh tương quan giữa những mức độ ” giá trị ” và “ phi giátrị ” của nó. Về mặt lịch đại, cùng một hiện tượng kỳ lạ sẽ hoàn toàn có thể có giá trị hay không tùy thuộcvào chuẩn mực văn hóa của từng quá trình lịch sử dân tộc. Áp dụng vào Việt Nam, việc đánh giáchế độ phong kiến, vai trò của Nho giáo, những triều đại nhà Hồ, nhà Nguyễn đều đòi hỏimột tư duy biện chứng như vậy. Nhờ liên tục xem xét những giá trị mà văn hóa triển khai được công dụng quan trọngthứ hai là công dụng kiểm soát và điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằngđộng, không ngừng tự hoàn thành xong và thích ứng với những biến hóa của thiên nhiên và môi trường, giúpđịnh hướng những chuẩn mực, làm động lực cho sự tăng trưởng của xã hội. 1.2.3. Đặc trưng thứ ba của văn hóa là tính nhân sinh. Tính nhân sinh được cho phép phân biệt văn hoá như một hiện tượng kỳ lạ xã hội ( do con ngườisáng tạo, tự tạo ) với những giá trị tự nhiên ( thiên tạo ). Văn hóa là cái tự nhiên được biếnđổi bởi con người. Sự tác động ảnh hưởng của con người vào tự nhiên hoàn toàn có thể mang tính vật chất ( như việc luyện quặng, đẽo gỗ ) hoặc ý thức ( như việc đặt tên, truyền thuyết thần thoại cho cáccảnh quan vạn vật thiên nhiên ). Như vậy, văn hóa học không như nhau với quốc gia học. Nhiệm vụ của quốc gia học làgiới thiệu vạn vật thiên nhiên – quốc gia – con người. Đối tượng của nó gồm có cả những giá trị tựnhiên, và không nhất thiết chỉ gồm có những giá trị. Về mặt này thì nó rộng hơn văn hoáhọc. Mặt khác, quốc gia học hầu hết chăm sóc đến những yếu tố đương đại, về mặt này thìnó hẹp hơn văn hóa học. Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối tiếp con người với con người, nóthực hiện tính năng tiếp xúc và có công dụng link họ lại với nhau. Nếu ngôn từ làhình thức của tiếp xúc thì văn hóa là nội dung của nó. 1.2.4. Văn hóa còn có tính lịch sử dân tộc. Nó được cho phép phân biệt văn hóa như mẫu sản phẩm của một quy trình và được tích luỹ quanhiều thế hệ với văn minh như loại sản phẩm sau cuối, chỉ ra trình độ tăng trưởng của từnggiai đoạn. Tính lịch sử vẻ vang tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu ; nó buộc văn hóathường xuyên tự kiểm soát và điều chỉnh, thực thi phân loại và phân bổ lại những giá trị. Tính lịch sửđược duy trì bằng truyền thống lịch sử văn hóa. Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đốiổn định ( những kinh nghiệm tay nghề tập thể ) được tích góp và tái tạo trong hội đồng người quakhông gian và thời hạn, được đúc rút thành những khuôn mẫu xã hội và cố định và thắt chặt hóadưới dạng ngôn từ, phong tục, tập quán. nghi lễ, pháp luật, dư luậnTruyền thống văn hóa sống sót nhờ giáo dục. Chức năng giáo dục là tính năng quan trọngthứ tư của văn hóa. Nhưng văn hóa triển khai công dụng giáo dục không riêng gì bằng nhữnggiá trị đã không thay đổi ( truyền thống cuội nguồn ), mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành. Hai loạigiá trị này tạo thành một mạng lưới hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ nó mà vănhóa đóng vai trò quyết định hành động trong việc hình thành nhân cách ( trồng người ). Từ chức nănggiáo dục, văn hóa có công dụng phái sinh là bảo vệ tính kế tục của tịch sử : Nó là mộtthứ ” gien ” xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho những thế hệ tương lai. Bảng 1.1 : Xác định khái niệm ” văn hóa ” Tóm lại, 4 đặc trưng vừa xét là cần và đủ để cho phép ta xác lập khái niệm “ văn hóa ” ( xem bảng 1.1 ). 1.3. Văn hóa với Văn minh, Văn hiến, Văn vật1. 3.1. Lâu nay, không ít người vẫn sử dụng văn minh ( civilization ) như một từ đồngnghĩa với văn hóa. Song thật ra, đây là hai khái niệm rất khác nhau. Trong những từ điển, từ ” văn minh ” hoàn toàn có thể được định nghĩa theo nhiều cách, tuy nhiên chúng thường có một nét nghĩachung là “ trình độ tăng trưởng ” : trong khi văn hóa luôn có bề dày của quá khứ ( tính lịch sử dân tộc ) thì văn minh là một lát cắt đồng đại, nó cho biết trình độ tăng trưởng của văn hóa ở từnggiai đoạn. Nói đến văn minh, người ta còn nghĩ đến những tiện lợi. Như vậy, văn hóa vàvăn minh còn khác nhau ở tính giá trị : trong khi văn hóa chứa cả những giá trị vật chất lẫntinh thần, thì văn minh đa phần thiên về những giá trị vật chất mà thôi. Sự độc lạ của văn hóa và văn minh về giá trị ý thức và tính lịch sự và trang nhã dẫn đến sự khácbiệt về khoanh vùng phạm vi : Văn hoá mang tính dân tộc bản địa ; còn văn minh thì có tính quốc tế, nó đặctrưng cho một khu vực to lớn hoặc cả trái đất, bởi lẽ cái vật chất thì dễ thông dụng, lâylan. Và sự độc lạ thứ tư, về nguồn gốc : Văn hoá gắn bó nhiều hơn với phương Đông nôngnghiệp, còn văn minh gắn bó nhiều hơn với phương Tây đô thị. Trong quy trình phát triểncủa lịch sử vẻ vang trái đất, tại cựu lục địa Âu-Á ( Eurasia ) đã hình thành hai vùng văn hóa lớnlà “ phương Tây ” và “ phương Đông ” : phương Tây là khu vực tây-bắc gồm hàng loạt ChâuÂu ( đến dãy Uran ) ; phương Đông là khu vực đông-nam gồm châu Á và châu Phi. Cácnền văn hóa cổ đại lớn mà trái đất từng biết đến đều xuất phát từ phương Đông : TrungHoa, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập. Nền văn hóa phương Tây sớm nhất là Hi-La ( Hi Lạp vàLa Mã ) cũng có nguồn gốc từ phương Đông, nó được hình thành trên cơ sở tiếp thunhững thành tựu của những nền văn hóa Ai Cập và Lưỡng Hà. Các nền văn hóa phươngĐông đều hình thành ở lưu vực những con sông lớn là những nơi có địa hình và khí hậu rấtthuận tiện cho sản xuất nông nghiệp. Ở những ngôn từ phương Tây, từ “ văn hóa ” bắtnguồn từ chữ cultus tiếng Latinh có nghĩa là “ trồng trọt ”, còn từ “ văn minh ” thì bắtnguồn từ chữ civitas có nghĩa là “ thành phố ” 1.3.2. Ở Việt Nam còn có những khái niệm văn hiến và văn vật. Từ điển thường định nghĩavăn hiến là “ truyền thống cuội nguồn văn hóa truyền kiếp ”, còn văn vật là “ truyền thống lịch sử văn hóa biểuhiện ở nhiều nhân tài và di tích lịch sử lịch sử vẻ vang ”. Các định nghĩa này cho thấy văn hiến và văn vậtchỉ là những khái niệm bộ phận của ” văn hóa “, chúng khác văn hóa ở độ bao quát những giátrị : Văn hiến là văn hoá thiên về “ truyền thống lịch sử truyền kiếp “, mà truyền thống cuội nguồn truyền kiếp còn lưugiữ được chính là những giá trị ý thức ; còn văn vật là văn hóa thiên về những giá trị vật chất ( nhân tài, di tích lịch sử, hiện vật ). Chính thế cho nên mà ông cha ta thường nói quốc gia 4000 nămvăn hiến, nhưng lại nói TP. Hà Nội – Thăng Long ngàn năm văn vật. Phương Tây không cócác khái niệm văn hiến, văn vật, vì vậy hai từ này không thể dịch ra những ngôn ngữphương Tây được. Sự phân biệt bốn khái niệm văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật đượctrình bày trong bảng 1.2. VĂN VẬTVĂN HIẾNVĂN HÓAVĂN MINHThiên về giá trị vật chấtThiên về giá trị tinh thầnChứa cả giá trị vật chất lẫn tinh thầnThiên về giá trịvật chất – kĩ thuậtCó bề dày lịch sửChỉ trình độ phát triểnCó tính dân tộcCó tính quốc tếGắn bó nhiều hơn vớiphương Đông nông nghiệpGắn bó nhiều hơnvới phương Tây đô thịBảng 1.2 : So sánh văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật1. 4. Cấu trúc của mạng lưới hệ thống văn hóaVăn hóa thường được chia đôi thành văn hóa vật chất và văn hóa ý thức. Bên cạnh đólà những cách chia ba, vd : văn hóa vật chất – văn hóa xã hội – văn hóa niềm tin ; văn hóavật chất – văn hóa ý thức – văn hóa thẩm mỹ và nghệ thuật ; hoạt động và sinh hoạt kinh tế tài chính – hoạt động và sinh hoạt xã hội – hoạt động và sinh hoạt tri thức … Một số tác giả khác nói đến bốn thành tố như văn hóa sản xuất, vănhóa xã hội, văn hóa tư tưởng, văn hóa nghệ thuật và thẩm mỹ ; hoặc hoạt động giải trí sống sót, hoạt động giải trí xãhội, hoạt động giải trí ý thức, hoạt động giải trí nghệ thuật và thẩm mỹ … Từ cách tiếp cận mạng lưới hệ thống, hoàn toàn có thể xem văn hóa như một mạng lưới hệ thống gồm 4 thành tố ( tiểu hệ ) cơ bản với những vi hệ như sau : Mỗi nền văn hóa là gia tài của một hội đồng người ( chủ thể văn hóa ) nhất định. Trongquá trình sống sót và tăng trưởng, chủ thể văn hóa đó đã tích góp được một kho tàng kinhnghiệm và tri thức đa dạng chủng loại về thiên hà và về con người – đó là 2 vi hệ của tiểu hệ vănhóa nhận thức. Tiểu hệ thứ hai tương quan đến những giá trị nội tại của chủ thể văn hóa : đó là văn hóa tổchức hội đồng. Nó gồm có 2 vi hệ là văn hóa tổ chức triển khai đời sống tập thể ( ở tầm vĩ mônhư tổ chức triển khai nông thôn, vương quốc, đô thị ), và văn hóa tổ chức triển khai đời sống cá thể ( liên quanđến đời sống riêng mỗi người như tín ngưỡng, phong tục, tiếp xúc, thẩm mỹ và nghệ thuật ). Cộng đồng chủ thể văn hóa sống sót trong quan hệ với hai loại môi trường tự nhiên – thiên nhiên và môi trường tựnhiên ( vạn vật thiên nhiên, khí hậu ) và môi trường tự nhiên xã hội ( những dân tộc bản địa, vương quốc khác ). Chonên, cấu trúc văn hóa còn chứa hai tiểu hệ tương quan đến thái độ của hội đồng với hailoại môi trường tự nhiên đó là văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên tự nhiên và văn hóa ứng xử với môitrường xã hội. Với mỗi loại thiên nhiên và môi trường, đều hoàn toàn có thể có hai cách xử thế tương thích với hai loại ảnh hưởng tác động củachúng ( tạo nên 2 vi hệ ) : tận dụng môi trường tự nhiên ( ảnh hưởng tác động tích cực ) và ứng phó với môitrường ( tác động ảnh hưởng xấu đi ). Với thiên nhiên và môi trường tự nhiên, hoàn toàn có thể tận dụng để siêu thị nhà hàng, tạo racác đồ vật hàng ngày ; đồng thời phải ứng phó với thiên tai ( trị thủy ), với khoảngcách ( giao thông vận tải ), với khí hậu và thời tiết ( quần áo, nhà cửa ). Với môi trường tự nhiên xã hội, bằng những quy trình giao lưu và tiếp biến văn hóa, mỗi dân tộc bản địa đều cố gắng nỗ lực tận dụngnhững thành tựu của những dân tộc bản địa lân bang để làm giàu thêm cho nền văn hóa của mình ; đồng thời lại phải lo ứng phó với họ trên những mặt trận quân sự chiến lược, ngoại giaoDưới góc nhìn đồng đại, mạng lưới hệ thống văn hóa còn hoàn toàn có thể có nhiều cách phân loại khác. Chẳnghạn, trong quan hệ với hội đồng, hoàn toàn có thể phân biệt văn hoá dân gian và văn hóa chínhthống. Trong quan hệ với địa phận cư trú, hoàn toàn có thể phân biệt văn hóa biển, văn hóa đồngbằng và văn hóa núi. Cũng vậy, có sự độc lạ giữa văn hóa Việt với văn hóa những dân tộcít người. Những cách phân loại này cần được vận dụng tích hợp với cách phân loại chính. Cả 4 thành tố của mạng lưới hệ thống văn hóa đều bị lao lý bởi một gốc chung là mô hình vănhóa. Nếu quy mô cấu trúc của mạng lưới hệ thống văn hóa cho ta thấy CÁI CHUNG, cái đồng nhấttrong tính mạng lưới hệ thống của những nền văn hóa thì mô hình văn hóa sẽ cho ta thấy CÁI RIÊNG, cái độc lạ trong tính mạng lưới hệ thống của chúng. Cấu trúc của mạng lưới hệ thống văn hóa trong quan hệvới mô hình văn hóa được trình diễn trong hình 1.1.1. 5. “ Cơ sở văn hóa ” và những bộ môn văn hóa họcVăn hóa học ( culturology ) là khoa học nghiên cứu và điều tra về văn hóa. Vì văn hóa bao quát một khoanh vùng phạm vi quá rộng vì vậy trong một thời hạn dài, người ta chỉchú ý đến những khoa học bộ phận mà không có khoa học nào lấy văn hóa làm đối tượng người dùng. Ởphương Tây, mãi đến năm 1871, “ văn hóa ” mới được E.B.Taylor định nghĩa lần đầu tiêntrong tác phẩm Văn hóa nguyên thủy ( Primitive Culture ) xuất bản ở London. Nhưng vănhóa như đối tượng người tiêu dùng của một khoa học độc lập thì phải đến năm 1885 mới hình thành rõ nétvới khu công trình hai tập mang tên Khoa học chung về văn hóa của Klemm người Đức, trongđó trình diễn sự phát sinh tăng trưởng tổng lực của loài người như một lịch sử vẻ vang văn hóa. Bảnthân thuật ngữ “ văn hóa học ” ( t. Đức : Kulturkunde, t. Anh. Culturology ) thì Open vàonăm 1898 tại Đại hội giáo viên sinh ngữ họp ở Viên ( Hà Nội Thủ Đô nước Áo ), tuy nhiên mãi đến saucông trình The Science of Culture của L. White xuất bản ở Mĩ năm 1949, nó mới trởthành phổ cập. Trong sự tăng trưởng của văn hóa học nửa đầu tk. XX có sự góp phần quan trọng của cácnhà nhân học văn hóa Mĩ về việc lan rộng ra đối tượng người dùng và quy mô nghiên cứu và điều tra ( những năm30-40, trào lưu nghiên cứu và điều tra văn hóa và ngôn từ của thổ dân Mĩ tăng trưởng khá rầm rộ ) và của C. Lévi-Strauss về chiêu thức nghiên cứu và điều tra ( cuốn Anthropologie Structutral củaông xuất bản tại Paris năm 1958 lưu lại việc đưa giải pháp cấu trúc từ lĩnh vựcngôn ngữ học vận dụng vào việc nghiên cứu và điều tra văn hóa ). Văn hoá hoàn toàn có thể được xem xét từ nhiều hướng, do vậy văn hóa học hoàn toàn có thể được nghiêncứu và trình diễn dưới nhiều góc nhìn khác nhau, tạo nên nhiều môn, phân môn. Dưới góc nhìn thời hạn, môn lịch sử vẻ vang văn hóa ( văn hóa sử ) khảo sát tiến trình văn hóa củamột dân tộc bản địa theo từng quy trình tiến độ lịch sử dân tộc với những diễn biến và sự kiện, lan rộng ra hiểu biết vềvăn hóa theo chiều dọc. Dưới góc nhìn khoảng trống, môn địa lí văn hóa ( địa văn hóa ) có nghĩa vụ và trách nhiệm khảo sát vănhóa dân tộc bản địa theo chiều ngang, trong mối quan hệ với địa lí vương quốc, tìm hiểu và khám phá đặc điểmcủa những vùng văn hóa. Dưới góc nhìn lí luận khái quát chung, văn hóa học đại cương có nghĩa vụ và trách nhiệm nghiên cứucác ý niệm, những học thuyết, những cách tiếp cận văn hóa và văn hóa học nói chung. Cơ sở văn hóa là môn học trình diễn những đặc trưng cơ bản cùng những quy luật hình thànhvà tăng trưởng của một nền văn hóa đơn cử. Đối với sinh viên ngành văn hóa học, đây làmột môn học mang đặc thù nhập môn ; còn so với sinh viên những ngành khác, nó trang bịnhững hiểu biết tối thiểu về một nền văn hóa, một dân tộc bản địa để khi bước vào đời, có thểtham gia một cách có ý thức vào việc bảo tồn và tăng trưởng văn hóa dân tộc bản địa. Created by AM Word2CHMBài 2 : ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAMCƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM à Chương I – VĂN HOÁ HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆTNAM2. 1. Loại hình văn hóa gốc nông nghiệpSo sánh những nền văn hóa trên quốc tế, người ta thấy chúng vô cùng phong phú và phongphú. Song, cũng đã từ lâu, người ta nhận thấy giữa những nền văn hóa có không ít nét tươngđồng. Để lý giải sự tương đương này, đã có nhiều thuyết khác nhau. Thuyết khuếch tán vănhóa ( cultural diffusion ) thông dụng ở châu Âu với ý niệm văn hóa được hình thành từmột TT rồi “ lan tỏa ” ra những nơi khác. Thuyết vùng văn hóa ( cultural areas ) phổbiến ở Mĩ với quan điểm về năng lực sống sót nhiều nền văn hóa của những dân tộc bản địa khácnhau trên cùng một vùng chủ quyền lãnh thổ. Thuyết mô hình kinh tế tài chính – văn hóa phổ cập trong dântộc học Xô viết cho rằng trong lịch sử vẻ vang trái đất từng sống sót ba nhóm mô hình kinh tế tài chính – văn hóa : săn bắt – hái lượm – đánh cá ; nông nghiệp dùng cuốc và chăn nuôi ; nông nghiệpdùng cày với sức kéo động vật hoang dã. Các thuyết trên thực ra không xích míc mà bổ trợ chonhau, mỗi thuyết thích hợp cho những điều kiện kèm theo khác nhau. Thật vậy, nếu những dân tộcxuất phát từ cùng một gốc thì giữa văn hóa gốc và những nền văn hóa này hoàn toàn có thể có quan hệlan tỏa. Nếu những nền văn hóa thân thiện nhau về địa lí thì chúng hoàn toàn có thể từ tiếp xúc đến giaolưu với nhau, tạo nên những vùng văn hoá. Nếu những nền văn hóa tuy ở cách xa nhau vàchưa khi nào gặp gỡ nhau nhưng lại nằm trong những điều kiện kèm theo tự nhiên và xã hội tươngđồng thì chúng cũng hoàn toàn có thể có những nét giống nhau. Sản phẩm của hai trường hợp này lànhững đặc trưng mô hình. Đặc trưng mô hình càng mạnh và rõ ở những nền văn hóa cùnggốc và / hoặc thân thiện nhau về địa lí. Như đã nói ở I – § 1.3.1, trong lịch sử dân tộc ở cựu lục địa Âu-Á đã hình thành hai vùng văn hóalớn là ” phương Tây ” và ” phương Đông ” : Phương Tây là khu vực tây-bắc gồm toàn bộchâu Âu ( đến dãy Uran ) ; phương Đông gồm châu Á và châu Phi ; nếu trừ ra một vùngđệm như một dải đường chéo chạy dài ở giữa từ tây – nam lên đông-bắc thì phương Đôngđiển hình sẽ là khu vực đông-nam còn lại. Hai vùng này có sự độc lạ rõ ràng về mọimặt : Trong khi những ngôn từ phương Tây biến hình thì những ngôn từ phương Đông chủyếu là đơn lập ; trong khi người phương Tây coi trọng cá thể thì người phương Đông coitrọng hội đồng ; trong khi người phương Tây chìa tay ra bắt lúc gặp nhau thì ngườiphương Đông khoanh tay cúi đầu. Môi trường sống của dân cư phương Đông ( = đông nam ) là xứ nóng sinh ra mưa nhiều ( ẩm ), tạo nên những con sông lớn với những vùng đồng bằng phong phú. Còn phương Tây ( = tây-bắc ) là xứ lạnh với khí hậu khô, không thích hợp cho thực vật sinh trưởng, có chăngchỉ là những vùng đồng cỏ bát ngát. Hai loại địa hình này khiến cho dân cư hai khuvực phải sinh sống bằng hai nghề khác nhau : trồng trọt và chăn nuôi. Nghề chăn nuôi ở phương Tây thông dụng đến mức trong Kinh Thánh, từ ” cừu ” được nhắctới trên 5.000 lần, Fan Hâm mộ được gọi là ” con chiên “, Chúa là người ” chăn chiên “. Lịch sửcho biết người phương Tây xưa đa phần nuôi bò, cừu, dê ; ăn thịt và uống sữa bò ; áoquần dệt bằng lông cừu hoặc làm bằng da quái vật. W.Durant trong cuốn Nguồn gốc vănminh ( 1990, tr. 33 ) cho biết : ” Tại những bộ lạc săn bắn và mục súc, loài bò là một đơn vịgiá trị rất tiện Vào thời đại Homer ở Hi Lạp, người ta nhìn nhận người và vật bằng số bò : bộ binh giáp của Diomède đáng giá 9 con bò, một người nô lệ khéo tay đáng giá 4 con. Người La Mã cũng vậy, họ dùng hai danh từ gần giống nhau – pecus và pecunia – để trỏbò và tài lộc “. Về sau, những dân tộc bản địa ven biển thì tăng trưởng thương nghiệp kinh doanh, cácdân tộc trong lục địa thì làm nông nghiệp, nhưng chăn nuôi vẫn là mối chăm sóc chủ yếucủa họ. Trong Hồi kí về cuộc cuộc chiến tranh ở Gôlơ, Xêda viết rằng vào thế kỉ II trước Côngnguyên, người Giécmanh vẫn sống cuộc sống du mục ; đến giữa thế kỉ I trước Côngnguyên, người Giécmanh đã cấy trồng, tuy nhiên họ ” không chí thú với đời sống định cư, sau mỗi năm lại chuyển đi nơi khác “, họ ” đặc biệt quan trọng không chăm làm nông nghiệp mà sốngchủ yếu bằng sữa và súc vật “. Còn nhà sử học La Mã nổi tiếng K. Taxit ( 54-120 sauCông nguyên ) trong tập Giécmani thì cho biết Giécmanh là quốc gia ” giàu gia súc “, người Giécmanh ” thích có nhiều gia súc ” vì đó là ” hình thức của cải duy nhất và dễ chịunhất “. Bộ Luật Salica cho biết vào đầu thế kỉ VI người Frăng làm nông nghiệp nhưng vẫnđặc biệt coi trọng chăn nuôi ( bò, lợn ), công xã có bãi chăn nuôi chung ( dẫn theoPôlianxki, 1978, tr. 30-44 ). Như vậy, mặc dầu sau này những dân tộc bản địa phương Tây đã chuyển sang thương nghiệp, rồiphát triển công nghiệp và đô thị, những cái gốc du mục đã để lại dấu ấn quan trọng trongđời sống văn hóa của họ. Do đó, địa thế căn cứ vào nguồn gốc của hai khu vực văn hóa, ta có thểnêu ra khái niệm về hai mô hình văn hóa : mô hình văn hóa gốc nông nghiệp và loại hìnhvăn hóa gốc du mục. Việt Nam do ở góc tận cùng phía đông-nam nên thuộc loại văn hóa gốc nông nghiệp điểnhình. Vậy những đặc trưng đa phần của mô hình văn hóa gốc nông nghiệp là gì ? Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên tự nhiên, nghề trồng trọt buộc người dân phải sốngđịnh cư để chờ cây cối lớn lên, ra hoa kết trái và thu hoạch. Do sống nhờ vào nhiều vàothiên nhiên nên dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiênnhiên. Người Việt Nam mở miệng là nói ” lạy trời “, ” nhờ trời “, ” ơn trời ” Vì nghề nông, nhất là nghề nông nghiệp lúa nước, cùng một lúc nhờ vào vào tổng thể mọihiện tượng vạn vật thiên nhiên ( Trông trời, trông đất, trông mây ; trông mưa, trông gió, trôngngày, trông đêm ) vì vậy, về mặt nhận thức, hình thành lối tư duy tổng hợp ). Tổng hợpkéo theo biện chứng – cái mà người nông nghiệp chăm sóc không phải là những yếu tố riêngrẽ, mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng. Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố, còn biện chứng là chú trọng đến những mối quan hệ giữa chúng. Người Việt tích góp đượcmột kho kinh nghiệm tay nghề rất là đa dạng chủng loại về những loại quan hệ này : Quạ tắm thì ráo, sáotắm thì mưa ; Ráng mỡ gà, ai có nhà phải chống ; Được mùa lúa thì úa mùa cau, được mùacau thì đau mùa lúaVề mặt tổ chức triển khai hội đồng, con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng tình. Hàng xóm sống cố định và thắt chặt vĩnh viễn với nhau phải tạo ra một đời sống hòa thuận trên cơ sởlấy tình nghĩa làm đầu : Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình. Lối sống trọng tình cảmtất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ. Trong truyền thống cuội nguồn Việt Nam, ý thức coi trọng ngôi nhà à coi trọng cái nhà bếp à coi trọngngười phụ nữ là trọn vẹn đồng điệu và rõ nét : Phụ nữ Việt Nam là người quản lí kinh tế tài chính, kinh tế tài chính trong mái ấm gia đình – người nắm tay hòm chìa khóa. Chính thế cho nên mà người ViệtNam coi Nhất vợ nhì trời ; Lệnh ông không bằng cồng bà ; còn theo kinh nghiệm tay nghề dângian thì Ruộng sâu trâu nái, không bằng con gái đầu lòng. Phụ nữ Việt Nam cũng chínhlà người có vai trò quyết định hành động trong việc giáo dục con cháu : Phúc đức tại mẫu, Con dại cáimang. Vì tầm quan trọng của người mẹ vì vậy trong tiếng Việt, từ cái với nghĩa là ” mẹ ” đã mang thêm nghĩa ” chính, quan trọng ” : sông cái, đường cái, đũa cái, cột cái, trống cái, ngón tay cái, máy cái Tư tưởng coi thường phụ nữ là từ Trung Hoa truyền vào ( Nhấtnam viết hữu, thập nữ viết vô ; Nam tôn nữ ti ; Tam tòng ; xem § 3.2.3 ) ; đến khi ảnh hưởngnày trở nên đậm nét ( từ lúc nhà Lê tôn Nho giáo làm quốc giáo ), người dân đã phản ứngdữ dội về việc tôn vinh ” Bà chúa Liễu ” cùng những câu ca dao như : Ba đồng một mớ đànông, Đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha, Ba trăm một mụ đàn bà, Đem về mà trải chiếuhoa cho ngồi ! Không phải ngẫu nhiên mà vùng nông nghiệp Khu vực Đông Nam Á này được nhiều học giảphương Tây gọi là ” xứ sở Mẫu hệ ” ( le Pays du Matriarcat ). Cho đến tận giờ đây, ở cácdân tộc ít chịu ảnh hưởng tác động của văn hóa Nước Trung Hoa như Chàm hoặc trọn vẹn không chịuảnh hưởng như nhiều dân tộc bản địa Tây Nguyên ( Êđê, Giarai ), vai trò của người phụ nữ vẫnrất lớn : phụ nữ dữ thế chủ động trong hôn nhân gia đình, chồng về ở đằng nhà vợ, con cháu đặt tên theo họmẹ Cũng không phải ngẫu nhiên mà cho đến nay, người Khmer vẫn gọi người đứngđầu phum, sóc của họ là mê phum, mê sóc ( mê = mẹ ), bất kể đó là đàn ông hay đàn bà. Lối tư duy tổng hợp và biện chứng, luôn đắn đo xem xét của người làm nông nghiệpcộng với nguyên tắc trọng tình đã dẫn đến lối sống linh động, luôn biến báo cho thích hợpvới từng thực trạng đơn cử, dẫn đến triết lí sống Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài ; Đi với Bụtmặc áo cà-sa, đi với ma mặc áo giấySống theo tình cảm, con người còn phải biết tôn trọng và cư xử bình đẳng, dân chủ vớinhau. Đó là nền dân chủ làng mạc, nó có trước nền quân chủ phong kiến phương Đông vànền dân chủ tư sản phương Tây. Lối sống trọng tình và cách cư xử dân chủ dẫn đến tâm lícoi trọng hội đồng, tập thể. Người nông nghiệp làm gì cũng phải tính đến tập thể, luôncó tập thể đứng sau. Mặt trái của tính linh động là thói tùy tiện biểu lộ ở tật co và giãn giờ giấc ( giờ cao su đặc ), sựthiếu tôn trọng pháp lý Lối sống trọng tình làm cho thói tùy tiện càng trở nên trầmtrọng hơn : Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình Nó dẫn đến tệ ” đi cửa sau ” tronggiải quyết việc làm : Nhất quen, nhì thân, tam thần, tứ thế Trọng tình và linh động làmcho tính tổ chức triển khai của người nông nghiệp kém hơn so với dân cư những nền văn hóa gốc dumục. Trong lối ứng xử với môi trường tự nhiên xã hội, tư duy tổng hợp và phong thái linh động còn quyđịnh thái độ dung hợp trong đảm nhiệm : ở Việt Nam không những không có chiến tranhtôn giáo mà, ngược lại, mọi tôn giáo quốc tế ( Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúagiáo ) đều được tiếp đón. Đối phó với những cuộc cuộc chiến tranh xâm lược, người Việt Namluôn rất là mềm dẻo, hiếu hòa. Ngày xưa, trong kháng chiến chống ngoại xâm, mỗi khithế thắng đã thuộc về ta một cách rõ ràng, cha ông ta thường dừng lại dữ thế chủ động cầu hòa, ” trải chiếu hoa ” cho giặc về, mở đường cho chúng rút lui trong danh dự ( xem VI – § 6.1.1 ). Các đặc trưng vừa nghiên cứu và phân tích của mô hình văn hóa gốc nông nghiệp hoàn toàn có thể được trình bàytrong bảng 1.3. Loại hình văn hóa gốc du mục thường có đặc trưng trái ngược : Trong ứng xử với tự nhiênthì nghề chăn nuôi buộc người dân phải đưa gia súc đi tìm cỏ, sống du cư, và do nay đâymai đó, ít phụ thuộc vào vào vạn vật thiên nhiên nên sinh ra coi thường tự nhiên, dẫn đến tham vọngchinh phục tự nhiên ( cho nên vì thế phương Tâm đạt được nhiều thành tựu trong nghành này ). Trong nghành nghề dịch vụ nhận thức thì thiên về tư duy nghiên cứu và phân tích ( theo lối khách quan, lí tính vàthực nghiệm, dẫn đến hiệu quả là khoa học phương Tây tăng trưởng ), đồng thời chú trọngcác yếu tố ( dẫn đến lối sống thực dụng, thiên về vật chất ). Trong tổ chức triển khai hội đồng thìcoi trọng sức mạnh ( kéo theo trọng tài, trọng võ, trọng phái mạnh ), coi trọng vai trò cánhân ( dẫn đến lối sống ganh đua, cạnh tranh đối đầu nhau một cách quyết liệt ), ứng xử theonguyên tắc ( khiến cho người phương Tây có được thói quen sống theo pháp lý từ khásớm ). Trong ứng xử với thiên nhiên và môi trường xã hội thì độc đoán trong tiếp đón, cứng rắn, hiếuthắng trong đối phó. TIÊU CHÍVĂN HOÁ GỐC NÔNG NGHIỆPĐặc trưng gốcKhí hậuNghề chínhNắng nóng lắm, mưa ẩm nhiềuTrồng trọtỨng xử với thiên nhiên và môi trường tự nhiênSống định cư, thái độ tôn trọng, ước mong sống hoà hợp với thiên nhiênLối nhận thức, tư duyThiên về tổng hợp và biện chứng ( trong quan hệ ) ; chủ quan, cảm tính và kinh nghiệmTổ chứccộng đồngNguyên tắcTrọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữCách thứcLinh hoạt và dân chủ, trọng tập thểỨng xử với thiên nhiên và môi trường xã hộiDung hợp trong tiếp đón ; mềm dẻo, hiếu hoà trong đối phóBảng 1.3 : Các đặc trưng của mô hình văn hóa gốc nông nghiệp2. 2. Chủ thể và thời hạn văn hóa Việt NamGiống như một điểm trong khoảng trống, vị trí của một nền văn hóa trong xã hội phải đượcxác định bởi một hệ tọa độ ba chiều : thời hạn văn hóa, khoảng trống văn hóa và chủ thểvăn hóa. Thời gian văn hoá được xác lập từ lúc một nền văn hóa hình thành đến khi tàn lụi. Thờiđiểm khởi đầu của một nền văn hóa là do thời gian hình thành dân tộc bản địa ( chủ thể văn hóa ) lao lý. Về nguồn gốc dân tộc bản địa Việt Nam – chủ thể văn hóa, từng có khá nhiều giả thuyết khácnhau. Gần đây, địa thế căn cứ vào những tác dụng nghiên cứu và điều tra về sự hình thành và phân bổ cácchủng người trên toàn cầu, hoàn toàn có thể nói rằng chủ thể của văn hóa Việt Nam sinh ra : ( a ) trongphạm vi của TT hình thành loài người phía Đông và ( b ) trong khu vực hình thànhcủa đại chủng phương Nam ( Australoid ). ” Ngay từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc, – Ja. V.Chesnov ( 1976 ) viết – Khu vực Đông Nam Á đã là một trong những cái nôi hình thành loài người. Đây chính là địa phận hình thành tiên phong của đại chủng phương Nam “. Trên nền của những sự kiện trên, quy trình hình thành những dân tộc bản địa Việt Nam hoàn toàn có thể đượchình dung theo ba tiến trình : a ) Vào thời đồ đá giữa ( khoảng chừng 10.000 năm về trước ), có một dòng người thuộc đạichủng Mongoloid từ phía dãy Himalaya thiên di về hướng đông nam, tới vùng ĐôngNam Á cổ đại thì dừng lại và hợp chủng với dân cư Melanésien địa phương ( thuộc đại chủngAustraloid ), dẫn đến sự hình thành chủng Indonésien ( = cổ Mã Lai, Khu vực Đông Nam Á tiền sử ) với nước da ngăm đen, tóc quăn dợn sóng, tầm vóc thấp Từ đây lan tỏa ra, ngườiIndonésien cư trú trên hàng loạt địa phận Khu vực Đông Nam Á cổ đại : phía bắc tới sông Dương Tử, phía tây tới bang Assam của Ấn Độ, phía đông tới vùng quần đảo Philippin và phía namtới những hải đảo Inđônêxia. b ) Từ cuối thời đá mới, đầu thời đại đồ đồng ( khoảng chừng 5.000 năm về trước ), tại khu vựcmà nay là nam Trung Hoa và bắc Đông Dương, trên cơ sở sự chuyển biến từ loại hìnhlndonésien địa phương dưới tác động ảnh hưởng của sự tiếp xúc liên tục với chủng Mongoloid từphía bắc, đã hình thành một chủng mới là chủng Nam-Á ( Austroasiatic, Austroasiatique ). Với chủng Nam-Á, những nét Mongoloid lại càng nổi trội, do vậy nó được xếp vào ngànhMongoloid phương Nam. Dần dần, chủng Nam-Á này đã được chia tách thành một loạtdân tộc mà trong cổ thư Việt Nam và Nước Trung Hoa được gọi bằng danh từ Bách Việt. Tuy ” một trăm ” ( bách ) chỉ là cách nói biểu trưng, nhưng đó thật sự là một cộng đồng cư dânhùng hậu, gồm có nhiều tộc người Việt như Điền Việt, Dương Việt, Mân Việt, ĐôngViệt, Nam Việt, Lạc Việt sinh sống khắp khu vực phía nam sông Dương Tử cho tới bắcTrung Bộ thời nay, họp thành những khối dân cư lớn ( mà khởi đầu mỗi khối có một tiếngnói riêng ) như Môn-Khmer, Việt-Mường, Tày-Thái, Mèo-Dao. c ) Quá trình chia tách này liên tục diễn tiến, từ từ đã dẫn đến sự hình thành những tộcngười đơn cử ( cùng với sự chia tách ngôn từ trong đó người Việt ( Kinh ) – tộc ngườichiếm gần 90 % dân số cả nước – đã tách ra từ khối Việt-Mường chung vào khoảng chừng cuốithời Bắc thuộc ( thế kỉ VII-VIII ). Bảng 1.4 : Sự hình thành những dân tộc bản địa Đông Nam ÁTrong khi đó, ở phía Nam, dọc theo dải Trường Sơn, vẫn là địa phận cư trú của ngườiIndonésien. Cuộc sống khác biệt khiến cho khối người này lưu giữ được nhiều hơn nhữngđặc điểm của truyền thống cuội nguồn văn hóa cổ thân mật với dân cư những hải đảo. Đó là tổ tiên củangười Chăm, Giarai, Raglai, Êđê, Chru, Hroi gọi chung là Nam Đảo ( Austronésien ). Như vậy, người Việt cùng tuyệt đại bộ phận những tộc người trong thành phần dân tộc bản địa ViệtNam đều có cùng một nguồn gốc chung là nhóm mô hình Indonésien, chính điều đó đãtạo nên tính thống nhất cao – một tính thống nhất trong sự phong phú – của con người và vănhóa Việt Nam, và rộng hơn là toàn vùng Khu vực Đông Nam Á. Trong sự phong phú chung đó lạiluôn có tính thống nhất bộ phận : của người Việt và Mường, của người Việt-Mường vàcác dân tộc bản địa cùng gốc Nam-Á – Bách Việt ( xem bảng 1.4 ). 2.3. Hoàn cảnh địa lí, khoảng trống văn hóa và những vùng văn hóa Việt Nam2. 3.1. Văn hóa chịu sự chi phối đáng kể của HOÀN CẢNH ĐỊA LÍ – KHÍ HẬU. Hoàncảnh địa lí – khí hậu Việt Nam có ba đặc thù cơ bản : Thứ nhất, đây là xứ nóng. Nónglắm sinh ra mưa nhiều. Việt Nam là nơi có lượng mưa trung bình trong năm khoảng chừng trên2. 000 mm ( riêng biệt có nơi như vườn vương quốc Bạch Mã ( Thừa Thiên ) đạt tới 7.977 mm ), vào loại cao nhất quốc tế ( x. biểu đồ so sánh ở hình 1.21 ). Hiện tượng này dẫn đến đặcđiểm thứ hai : đây là một vùng sông nước. Sông nước đã để lại dấu ấn rất quan trọngtrong niềm tin văn hóa khu vực này. Đây là một hằng số địa lí quan trọng, chính nó tạonên nét độc lạ của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước. Đặc điểm quan trọng thứ ba : Nơiđây là giao điểm ( ” ngã tư đường ” ) của những nền văn hóa, văn minh. Hình 1. 2 : Biểu đồ so sánh lượng mưa trung bình tạiDresden ( Đức ), Bắc Kinh ( Trung Quốc ) và Huế ( Việt Nam ) 2.3.2. KHÔNG GIAN VĂN HÓA có phần phức tạp hơn : bởi lẽ văn hóa có tính lịch sử dân tộc ( yếu tố thời hạn ), vì vậy khoảng trống văn hóa tương quan đến chủ quyền lãnh thổ nhưng không đồngnhất với khoảng trống chủ quyền lãnh thổ. Nó bao quát tất thảy những vùng chủ quyền lãnh thổ mà ở đó dân tộcđã sống sót qua những thời đại. Do vậy, khoảng trống văn hóa khi nào cũng rộng hơn khônggian chủ quyền lãnh thổ ; khoảng trống văn hóa của hai dân tộc bản địa ở cạnh nhau thường có phần chồng lênnhau, có miền giáp ranh. Trong khoanh vùng phạm vi hẹp, khoảng trống gốc của văn hóa Việt Nam nằm trong khu vực cư trú củangười Bách Việt. Có thể tưởng tượng nó như một hình tam giác với cạnh đáy ở sông DươngTử, và đỉnh là vùng bắc Trung Bộ Việt Nam. Đây là cái nôi của nghề nông nghiệp lúanước, của nghệ thuật và thẩm mỹ đúc đồng với những trống đồng Đông Sơn nổi tiếng. Đây cũng là bờcõi quốc gia của họ Hồng Bàng theo truyền thuyết thần thoại ( xem § 3.1.2 ). Ở một khoanh vùng phạm vi rộng hơn, khoảng trống văn hóa Việt Nam nằm trong khu vực cư trú củangười Indonésien lục địa. Có thể tưởng tượng nó như một hình tam giác với cạnh đáy vẫn làsông Dương Tử ở phía Bắc, còn đỉnh là vùng đồng bằng sông Mê Kông ở phía Nam. Đâylà khu vực được tạo nên bởi hai con sông lớn cùng bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng : Dương Tử Giang và Mê Kông. Nơi này phần đông tên sông và địa điểm tương quan đến sôngđều vốn là biến âm của cùng một từ gốc Nam-Á cổ đại với nghĩa là sông nước : giang ( Dương Tử Giang, Việt Giang, Chiết Giang, Linh Giang, Tam Giang, Tiền Giang, … ) ; kiang ; kung ; khung ( Khung Giang, Khung Bích – Thái Tây Bắc ; Mèkhủng – Lào ) ; kong ( Mê Kông ) ; krong, krông ( Tây Nguyên : Krông Púc, Krông Pacô, … ) ; sông ( Việt ) ; sung ( Sung Lung, Sung Vang – phụ lưu sông Đà, sông Cả ). Hình 1.3 : Không gian văn hóa Việt Namtrên nền khoảng trống văn hoá Đông Nam ÁXét từ trong cội nguồn, khoảng trống văn hoá Việt Nam vốn được định hình trên nền củakhông gian văn hoá khu vực Khu vực Đông Nam Á. Ta hoàn toàn có thể tưởng tượng khoảng trống văn hóa khuvực Khu vực Đông Nam Á này như một hình tròn trụ bao quát hàng loạt Khu vực Đông Nam Á lục địa và ĐôngNam Á hải đảo. Từ sau công nguyên, khu vực Khu vực Đông Nam Á có phần thu hẹp lại do vùngphía Nam sông Dương Tử đã bị chủ trương bành trướng và đồng nhất của Trung Hoa dầndần tóm gọn. Mặc dù vậy, cho đến giờ ngay cả vùng này cũng hãy còn giữ được không ítnét trong số hàng loạt những đặc thù chung của khu vực văn hóa Khu vực Đông Nam Á mà G.Coedès ( 1948 ) đã liệt kê như sau ” Về phương diện vật chất : làm ruộng cấy lúa, nuôi trâubò, dùng đồ kim khí thô sơ, giỏi bơi thuyền. Về phương diện xã hội : vị thế quan trọngcủa phụ nữ, huyết tộc mẫu hệ, tổ chức triển khai xã hội theo nhu yếu tưới nước ruộng. Về phươngdiện tôn giáo : thuyết vạn vật hữu linh, thờ phụng tổ tiên và thờ thần đất, đặt đền thờ ởnhững chỗ cao, chôn người chết trong những chum vại hay những trác thạch. Về phương diệnthần thoại : trái chiều ngoài hành tinh luận giữa núi và biển, giữa loài phi cầm với loài thủy tộc, giữangười thượng du với người hạ bạn. Về phương diện ngôn từ : dùng những ngôn từ đơnâm với năng lượng dồi dào về tăng trưởng từ … “. Đây là địa phận cư trú của người Indonésiencổ đại nói chung. Chính mối liên hệ này đã tạo nên sự thống nhất cao độ của vùng vănhóa Khu vực Đông Nam Á mà ở trên đã nói. Hơn thế nữa, do vị trí đặc biệt quan trọng của mình, Việt Nam lànơi quy tụ ở mức độ vừa đủ nhất mọi đặc trưng của văn hóa khu vực ; không phải vô cớmà những nhà Khu vực Đông Nam Á học đã nói một cách hình ảnh rằng Việt Nam là một Đông NamÁ thu nhỏ. 2.3.3. Sự thống nhất do cùng cội nguồn đã tạo ra truyền thống chung của văn hóa Việt Nam, còn tính phong phú của những tộc người lại tạo ra sự những đặc trưng truyền thống riêng của từngVÙNG VĂN HÓA. Sự độc lạ này được phản ánh trong nhiều câu tục ngữ ( nhiều lúc khádí dỏm ) về đặc sản nổi tiếng và tính cách của mỗi vùng. Những năm gần đây, việc phân vùng vănhóa trong chủ quyền lãnh thổ Việt Nam hiện tại đã được nhiều học giả bàn đến ( Ngô Đức Thịnh, 1993 ; Huỳnh Khái Vinh, 1995 ; Đinh Gia Khánh – Cù Huy Cận, 1995 ) ; trong đó, để cócái nhìn tổng quát thì cách phân thành 6 vùng ( Trần Quốc Vượng, 1997 ) hoàn toàn có thể xem làhợp lí. 1 ) Vùng văn hóa Tây Bắc là khu vực gồm có mạng lưới hệ thống núi non trùng điệp bên hữu ngạnsông Hồng ( lưu vực sông Đà ) lê dài tới bắc Thanh Nghệ. Ở đây có trên 20 tộc người cưtrú, trong đó, những tộc Thái, Mường hoàn toàn có thể xem là đại diện thay mặt. Biểu tượng cho vùng văn hóanày là mạng lưới hệ thống mương phai ngăn suối dẫn nước vào đồng ; là nghệ thuật và thẩm mỹ trang trí tinh tếtrên chiếc khăn piêu Thái, chiếc cạp váy Mường, bộ phục trang nữ H’mông ; là âm nhạcvới những loại nhạc cụ bộ hơi ( khèn, sáo ) và những điệu múa xòe2 ) Vùng văn hóa Việt Bắc là khu vực gồm có mạng lưới hệ thống núi non hiểm trở bên tả ngạnsông Hồng. Cư dân vùng này đa phần là người Tày, Nùng với phục trang tương đối giảndị, với tiệc tùng lồng tồng ( xuống đồng ) nổi tiếng ; với mạng lưới hệ thống chữ Nôm Tày được xâydựng trong quy trình tiến độ cận đại3 ) Vùng văn hóa Bắc Bộ có hình một tam giác gồm có vùng đồng bằng châu thổ sôngHồng, sông Tỉnh Thái Bình và sông Mã với dân cư Việt ( Kinh ) sống quần tụ thành làng xã. Đây là vùng đất đai phong phú, vì thế nó từng là cái nôi của văn hóa Đông Sơn thời thượngcổ, văn hóa Đại Việt thời trung cổ với những thành tựu rất đa dạng chủng loại về mọi mặt. Nócũng là cội nguồn của văn hóa Việt ở nam Trung Bộ và Nam Bộ sau này. 4 ) Vùng văn hóa Trung Bộ ở trên một dải đất hẹp chạy dài theo ven biển từ Quảng Bìnhtới Bình Thuận. Do khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn, nên con người ở đây đặc biệtcần cù, hiếu học. Họ thạo nghề đi biển, bữa ăn của con người cũng giàu chất biển ; dânvùng này thích ăn cay ( để bù cho cá lạnh ). Trước khi người Việt tới sinh sống, trong mộtthời gian dài nơi đây từng là địa phận cư trú của người Chăm với một nền văn hóa rực rỡ, đến nay còn để lại sừng sững những tháp Chăm. 5 ) Vùng văn hóa Tây Nguyên nằm trên sườn đông của dải Trường Sơn, khởi đầu từ vùngnúi Bình-Trị-Thiên với TT là bốn tỉnh Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng. Ởđây có trên 20 tộc người nói những ngôn từ Môn-Khmer và Nam Đảo cư trú. Đây là vùngvăn hóa rực rỡ với những trường ca ( khan, h’ămon ), những liên hoan đâm trâu, với loại nhạccụ không hề thiếu được là những dàn cồng chiêng phát ra những phức hợp âm thanhhùng vĩ đặc trưng cho núi rừng Tây Nguyên6 ) Vùng văn hóa Nam Bộ nằm trong lưu vực sông Đồng Nai và mạng lưới hệ thống sông Cửu Long, với khí hậu hai mùa ( khô – mưa ), với bát ngát sông nước và kênh rạch. Các cư dânViệt, Chăm, Hoa tới khám phá đã nhanh gọn hòa nhập với vạn vật thiên nhiên và đời sống củacư dân địa phương ( Khmer, Mạ, Xtiêng, Chơro, Mnông ). Nhà ở có khuynh hướng trải dài venkênh, ven lộ ; bữa ăn giàu thủy hải sản ; tính cách con người ưa phóng khoáng ; tín ngưỡng tôngiáo rất là đa dạng chủng loại và phong phú ; sớm tiếp cận và đi đầu trong quy trình giao lưu hộinhập với văn hóa phương Tây – đó chỉ là vài nét phác thảo những đặc trưng văn hóa củavùng này. Mối liên hệ mật thiết với Khu vực Đông Nam Á và tính thống nhất trong sự phong phú do tuyệt đạibộ phận dân cư đều bắt nguồn từ cùng một gốc nhân chủng, ngôn từ và văn hóa – đó làcơ sở làm ra sự khu biệt cơ bản giữa văn hóa Việt Nam với Trung Quốc. 2.4. Hoàn cảnh lịch sử dân tộc – xã hội của văn hóa Việt NamVới vị trí địa lí giao điểm của những luồng văn hóa, quy trình tăng trưởng lịch sử dân tộc – xã hội củaViệt Nam đã bị chi phối can đảm và mạnh mẽ bởi những quan hệ giao lưu văn hóa thoáng rộng với ĐôngNam Á, Nước Trung Hoa, Ấn Độ, và phương Tây. Trong đó, quan hệ với văn hóa vì Trung Hoađể lại dấu ấn sâu đậm hơn cả ; nó khiến cho trong nhận thức của nhiều người có định kiếncho rằng văn hóa Việt Nam chỉ là mẫu sản phẩm của văn hóa Nước Trung Hoa, là một bộ phận củanó ; trong khi thực ra thì yếu tố phức tạp hơn nhiều. Tổ tiên của người Hán có nguồn gốc du mục, xuất phát từ phía tây-bắc ( vùng Trung Á ). Sự tăng trưởng của dân tộc bản địa này trải qua hai quy trình tiến độ. Trong quy trình tiến độ đầu, tổ tiên của người Hán sống định cư tại thượng nguồn sông HoàngHà và làm nông nghiệp khô ( trồng kê, mạch ). Rồi họ tiến dần từ tây sang đông, về hạ lưuvà tóm gọn cả vùng lưu vực sông Hoàng Hà cùng nền văn hóa nông nghiệp khô ở đây. Dấu vết của thời kì ” đông tiến ” này là những cách nói trong tiếng Nước Trung Hoa như đôngcung ( hoàng cung phía đông ), đông sàng ( giường phía đông ) Như vậy, du mục tây-bắc + nông nghiệp khô địa phương là hai thành tố tạo nên nền văn hóa sông Hoàng Hà. Ở tiến trình thứ hai, hướng bành trướng chủ quyền lãnh thổ của tổ tiên người Hán là từ bắc xuốngnam, đến đời Tần-Hán thì Trung Quốc đã trở thành một đế quốc to lớn. Thời kì ” namtiến ” này để lại dấu vết trong những cách nói của người Trung Quốc như mục tiêu, ” Thiên tử ngồi trông về phương nam mà quản lý thiên hạ “. Cùng với sự bành trướng vềphương nam, văn hoá sông Hoàng Hà đã hấp thụ tinh hoa của văn hóa nông nghiệp lúanước Bách Việt ở phía nam sông Dương Tử và, với óc nghiên cứu và phân tích, đã nhanh gọn hệthống hóa, quy phạm hóa để tăng trưởng thành văn hóa Nước Trung Hoa rực rỡ tỏa nắng rồi, đến lượtmình, phát huy tác động ảnh hưởng trở lại phương nam và những dân tộc bản địa xung quanh. Đúng như W.Durand đã viết trong cuốn Lịch sử văn minh Trung Quốc ( 1990. tr. 27-28 ), ” Trung Quốc, cũng như Ấn Độ, phải đem so sánh với cả một lục địa, ví dụ điển hình như châuÂu, chứ không hề đem so sánh với một nước nào đó ở châu Âu ; nó không gồm một dântộc thuần nhất và duy nhất, mà là sự phối hợp của nhiều giống người khác nhau từ nguồngốc tới ngôn từ, thẩm mỹ và nghệ thuật, đặc tính ; còn phong tục, luân lí và chính sách chính trị thì tráihẳn nhau “. Sự phức tạp đó đã gây ra nhiều ngộ nhận. Nhưng ngay từ năm 1887, một nhà Hán họcngười Pháp là T. de Lacouperie đã hiểu ra rằng ” Niềm tin là nước Nước Trung Hoa vốn đã lớnlao mãi từ xưa và tiếp tục như thế chỉ là một lịch sử một thời. Trái hẳn lại, đó là mộtviệc mới xảy ra về sau. Văn minh Trung Quốc không phải tự nó sinh ra nó, mà là hậu quảcủa sự thâu hóa. Việc thâu hóa từ đâu thì xưa cho là từ phía tây, nhưng càng về sau thìcàng có nhiều người cho là từ phía đông-nam “. Chính người Nước Trung Hoa cũng hiểu rất rõ điều này. Không phải ngẫu nhiên mà ngay từthời Hán, Ứng Thiệu đã khẳng định chắc chắn trong sách Hán quan nghi. ” Khi cổ nhân mới mở ởbắc phương, đã liền tiếp xúc ngay với nam phương để kiến thiết xây dựng nền tảng cho con cháu “. Còn Lương Khải Siêu, một nhà hoạt động giải trí văn hóa Trung Quốc nổi tiếng ( 1873 – 1929 ), thìthừa nhận rằng tổ tiên của người Nước Trung Hoa vốn là một sắc dân du mục ” khởi lên từ phíatây-bắc, rồi tràn xuống thắng lợi những giống man tộc ở lưu vực sông Hoàng Hà, vàcàng ngày càng tràn ra khắp cả trên cõi đất đại lục … Nguyên nền văn minh Trung Hoakhởi xuất từ phương bắc là nơi khí hậu rét mướt, mầu đất sỏi cát khô cằn, ngay cả phầntrời cũng bạc, vì vậy người phương bắc chỉ chuyên để tâm nghiên cứu và điều tra những vấn đềtầm thường nhật dụng, vì vậy tư tưởng chỉ thiên về đường trong thực tiễn “. Nhóm tác giả đề tài cấp nhà nước Tiếp xúc, giao lưu và tăng trưởng văn hóa quan hệ giữavăn hóa Việt Nam và quốc tế do GS. Phạm Đức Dương chủ trì đã từng Tóm lại ( 1994, tr. 7 ) rất đúng rằng ” Nền văn minh Nước Trung Hoa đã phát sáng do những người làm nôngnghiệp khô thâm canh ( trồng kê mạch ) vùng Tập Đoàn Cafe Trung Nguyên lưu vực sông Hoàng Hà đãhỗn dung với văn hóa của dân cư du mục phía bắc và tây-bắc ( rợ Khuyển, Nhung … ), sauđó là với văn hóa của dân cư nông nghiệp lúa nước Khu vực Đông Nam Á ( vùng Hoa Nam vớinhững TT như Ba Thục, Kinh Sở, Ngô Việt … ). Kết thúc cuộc ” Hán Sở tranhhùng “, nhà Hán đã thống nhất quốc gia Nước Trung Hoa từ bắc xuống nam ( tiền bắc hậu nam ) và tăng trưởng quốc gia theo một trật tự ngược lại : tiền nam hậu bắc “. Có thể tưởng tượng cơ cấu tổ chức của văn hóa Nước Trung Hoa như sau : VĂN HOÁ TRUNG HOAVăn hoá lưu vực sông Hoàng HàVăn hoá nông nghiệp lúa nước Đông Nam ÁVăn hoá du mục Tây BắcVăn hoá nông nghiệp khối Trung NguyênMối liên hệ và sự tác động ảnh hưởng qua lại giữa văn hóa Việt Nam với Trung Quốc, giữa văn hóaphương Bắc cổ đại với văn hóa phương Nam cổ đại ( trong đó có văn hóa Nam – Á – BáchViệt ) hoàn toàn có thể trình diễn trong bảng 1.5. VĂN HOÁ P.BẮC CỔ ĐẠIVĂN HOÁ PHƯƠNG NAM ( = Đ.N.Á cổ đại ) Văn hoá Nam-Á ( Bách Việt ) Văn hóa vùng lưu vực sông Hoàng HàVăn hóa vùng lưu vực sông Dương TửVăn hóa vùng lưu vực s. Hồng, s. MãVăn hóa miền Trung và đồng bằng s. Mê KôngVĂN HOÁ TRUNG HOAVĂN HOÁ VIỆT NAMBảng 1.5 : Quan hệ cội nguồn giữa văn hóa Việt Nam và Trung HoaCreated by AM Word2CHMBài 3 : TIẾN TRÌNH VĂN HÓA VIỆT NAMCƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM à Chương I – VĂN HOÁ HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆTNAMTiến trình văn hóa Việt Nam hoàn toàn có thể chia thành 6 tiến trình : văn hóa tiền sử, văn hóa VănLang – Âu Lạc, văn hóa thời chống Bắc thuộc, văn hóa Đại Việt, văn hóa Đại Nam vàvăn hóa văn minh. Sáu quá trình này tạo thành ba lớp : lớp văn hóa địa phương, lớp văn hóagiao lưu với Trung Quốc và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây. 3.1. Lớp văn hóa bản địaLớp văn hóa địa phương được hình thành qua hai quy trình tiến độ : tiến trình văn hóa tiền sử và giaiđoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc. 3.1.1. Thành tựu lớn nhất ở quy trình tiến độ văn hóa tiền sử của dân cư Nam-Á là sự hình thànhnghề nông nghiệp lúa nước. Trong năm TT Open cây xanh, Khu vực Đông Nam Á là một. C.O.Sauer cho rằng đâychính là TT nông nghiệp cổ xưa nhất. Còn theo những tài liệu cổ thực vật học thì việccây lúa có nguồn gốc từ đây là điều không còn hoài nghi gì : TT thuần dưỡng lúa làvùng đông nam Himalaya và khu vực sông nước Khu vực Đông Nam Á. Các tác giả Lịch sử ViệtNam chứng minh và khẳng định : ” Trên cơ sở kinh tế tài chính hái lượm tăng trưởng ở vùng rừng nhiệt đới gió mùa, những bộlạc Hòa Bình đã thực thi một bước nhảy có ý nghĩa lớn lao trong đời sống trái đất : ý tưởng nông nghiệp Khu vực Đông Nam Á là một trong những TT phát sinh nôngnghiệp sớm nhất “. Ở những di chỉ khảo cổ khác nhau của Việt Nam như Sũng Sàm, TràngKênh, Gò Bông, Đồng Đậu, Gò Mun đã phát hiện được những dấu tích của bào tử phấnlúa, vỏ trấu, gạo cháy, mảnh chõ xôi có niên đại xưa tới vài nghìn năm trước Côngnguyên. Tổ tiên người Hán khi định cư ở lưu vực sông Hoàng Hà mới chỉ trồng kê, mạch, đậu. Nghề trồng lúa là học từ những dân tộc bản địa phương Nam. Những hiệu quả khảo cổ ở bắc TrungHoa được cho phép Kết luận rằng việc này diễn ra vào cuối thiên niên kỉ thứ III trước Côngnguyên. Nhà Đông phương học Nga nổi tiếng D.V. Deopik ( 1977, tr. 265 ) đã viết : ” Vàothiên niên kỷ thứ III trước Công nguyên, ở TT vùng Đông Á ta chỉ thấy một chấmnhỏ của văn minh trồng kê Ngưỡng Thiều ( Janshao ), lỗi thời hơn so với văn hóa đồ gốmcó hoa văn vùng TT Đông Dương. Ở bắc Đông Á không có những nôi nôngnghiệp lớn … Những nền văn hóa trồng lúa vùng sông Dương Tử thời kì Long Sơn ( Lunshan ) và muộn hơn thực ra đều là ngoại vi của nôi trồng lúa Đông Dương “. Từ Khu vực Đông Nam Á cổ đại, lúa và kĩ thuật trồng lúa đã lan tới bờ Địa Trung Hải vào nửa đầucủa thiên niên kỉ I trước Công nguyên ( Chesnov, 1976, tr. 86 ). Còn ở những hòn hòn đảo NhậtBản, nó mới chỉ được đưa tới qua con đường Hoa Bắc từ trước Công nguyên không lâu ( Arutjunov 1962 ). Không chỉ chữ đạo trong tiếng Hán bắt nguồn từ chữ gạo mà ngay cảcác chữ rice, riz, ris, Reis, … trong những ngôn từ châu Âu cũng có nguồn gốc từ tiếngĐông Nam Á cổ đại ( dấu vết này còn thấy ở tên thần lúa Yang Sri của những dân tộc bản địa TâyNguyên ). Ngoài cây lúa và kĩ thuật trồng lúa, còn phải kể đến một số ít thành tựu đặc biệt quan trọng khác củaĐông Nam Á cổ đại : ( a ) Việc trồng dâu nuôi tằm để làm đồ mặc và tục uống chè ( xem V – § 2.2.1. 1 và V – § 1.1.3 ) ; ( b ) Việc thuần dưỡng 1 số ít gia súc đặc trưng như trâu, gà ( tiếngHán phải đặt ra phối hợp ” thủy ngưu ” ( bò nước ) để chỉ con trâu ; còn trong cuốn Nguồngốc những loài, E. Darwin đã khẳng định chắc chắn rằng nguồn gốc của con gà nuôi là xuất phát từcon gà rừng Khu vực Đông Nam Á ) ; ( c ) Việc làm nhà sàn để ở và dùng những cây thuốc để chữabệnh. Truyền thuyết phương Nam đã ghi lại tiến trình văn hóa này bằng hình ảnh ThầnNông, nhân vật thần thoại cổ xưa này đã được bổ trợ vào kho tàng văn hóa Trung Hoa. 3.1.2. Giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc kế tục tiến trình tiền sử cả về không gianvăn hóa, thời hạn văn hóa và thành tựu văn hóa. Nếu dựa vào thư tịch cổ và truyềnthuyết thì hoàn toàn có thể tưởng tượng tiến trình này khởi đầu từ khoảng chừng giữa thiên niên kỉ III trướcCông nguyên. Truyền thuyết Hồng Bàng thị ( Họ Hồng Bàng ) kể rằng vua tiên phong của họ Hồng Bàngtên là Lộc Tục, cháu bốn đời của Viêm Đế ( = vua xứ nóng ) họ Thần Nông, con một nàngtiên ở núi Ngũ Lĩnh. Lộc Tục lên làm vua phương Nam vào khoảng chừng năm 2879 trướcCông nguyên, lấy hiệu là Kinh Dương, đặt tên nước là Xích Quỷ ( xích = đỏ – màu củaphương Nam theo Ngũ hành ; quỷ = thần ; Xích Quỷ = Thần phương Nam ). Bờ cõi nướcXích Quỷ phía bắc giáp hồ Động Đình, phía nam giáp nước Hồ Tôn ( Chiêm Thành ), phíatây giáp Ba Thục ( Tứ Xuyên ), phía đông giáp bể Nam Hải. Kinh Dương Vương Lộc Tụclấy con gái vua hồ Động Đình là Long Nữ, sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng làLạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm contrai. Một nửa theo cha xuống bể, nửa kia theo mẹ lên rừng. Đến đất Phong Châu ( vùngViệt Trì thời nay ), cùng tôn người con trưởng làm vua nước Văn Lang, xưng là VuaHùng. Về mặt khoảng trống, bờ cõi nước Xích Quỷ theo truyền thuyết thần thoại trải dài từ Bắc Trung Bộđến hồ Động Đình chính là địa phận cư trú của người Nam-Á – Bách Việt, là khu vực tamgiác khoảng trống gốc của văn hóa Việt Nam. Bờ cõi nước Văn Lang của những vua Hùng saunày là một bộ phận của khoảng trống gốc đó, cũng như người Lạc Việt là một bộ phận củakhối dân cư Nam-Á – Bách Việt. Nhà sử học Nga P.V. Pozner ( 1980, tr. 89 ) chứng minh và khẳng định : ” Sự sống sót của những lãnh tụ người Lạc ( Việt ) với tên hiệu chung ” Hùng ” là một sự kiệnlịch sử ; truyền thuyết thần thoại về Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân phản ánh truyền thốngsử học truyền khẩu về địa phận cư trú cổ xưa của những bộ lạc tiền Việt, vì vậy, theo nghĩađó, nó cũng mang tính lịch sử dân tộc ” .
Source: https://sangtaotrongtamtay.vn
Category: Giáo dục