Chương 1
KHÁI NIỆM GIA ĐÌNH VĂN HÓA. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG YẾU TỐ
TÁC ĐỘNG TỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA
1.1. Gia đình và gia đình văn hóa
1.1.1. Gia đình
Sự hùng cường của một quốc gia, sự vững bền của một dân tộc phải bắt
đầu từ gia đình. Có thể nói rằng gia đình và các quan hệ thân tộc đóng một vai
trò quan trọng – có tính bao trùm trong lịch sử tổ chức đời sống của cá nhân,
xã hội, kinh tế, tôn giáo và chính trị. Sự tồn tại của gia đình, bản thân nó cũng
mang ý nghĩa một di sản văn hóa. Gia đình vừa là một nhân chứng của lịch sử
khi mang trong mình nó những dấu ấn của quá khứ, vừa là một mắt xích nối
liền quá khứ với hiện tại và tương lai thông qua những hoạt động nối tiếp
nhau không ngừng của các thế hệ trong gia đình.
Là một khái niệm mở có nội dung phức tạp, đa dạng và có tính lịch sử,
đồng thời với tư cách là một thiết chế xã hội có sức sống bền bỉ mãnh liệt
nhất, gia đình đã khẳng định vị trí quan trọng của mình trong tiến trình phát
triển của xã hội loài người. Khi đề cập tới khái niệm gia đình có rất nhiều cá
nhân và nhiều ngành khoa học đã nghiên cứu dưới những góc độ, phương
diện khác nhau. Trong đó có một số định nghĩa đáng chú ý như:
August Come, triết gia Pháp cho rằng “Gia đình là công cụ xã hội hóa
cá nhân, chuẩn bị cho con người bước vào cuộc sống xã hội, là trường học
của đời sống xã hội. Gia đình là một tập đoàn xã hội cơ bản và quan trọng
nhất”[Trích theo 31, tr.24].
Nhấn mạnh giá trị của gia đình, chính Ăngghen, khi nhắc lại những
nhận xét của Mác về “sự giống nhau giữa thiết chế gia đình với những hệ
thống chính trị, pháp luật, tôn giáo và triết học” đã cho rằng mọi thiết chế
khác đều có thể thay đổi theo những điều kiện kinh tế – xã hội khách quan
11
nhưng “chỉ khi nào gia đình đã hoàn toàn thay đổi thì những hệ thống ấy mới
hoàn toàn thay đổi”[13, tr.57]. Cũng theo sự phân tích của Ăngghen, cơ sở
căn bản cho sự bền vững của gia đình chính là sự chặt chẽ của các quan hệ
huyết thống. Những quan hệ này, thậm chí trong khi nhiều chuẩn mực và giá
trị trong gia đình có thể thay đổi thì chính bản thân tính huyết thống của nó
vẫn cứ “chai sạn rất lâu”. Trong tác phẩm nổi tiếng “Nguồn gốc của gia đình,
của chế độ tư hữu và của nhà nước”, Ăngghen đã chỉ ra các giai đoạn phát
triển của gia đình với những đặc trưng về chế độ hôn nhân: đầu tiên là gia
đình huyết tộc, sau đó là gia đình pu-na-luan, tới đến là gia đình cặp đôi (hay
còn gọi là gia đình đối ngẫu) và cuối cùng là gia đình một vợ một chồng. Quá
trình này bị chế định, như Ăngghen đã nêu, không phải bởi tình yêu nam nữ yếu tố được coi là sản phẩm của một quá trình phát triển lâu dài và đầy mâu
thuẫn của lịch sử mà bởi sự hình thành chế độ tư hữu và nhà nước.
Trong khi đó, Mác coi gia đình là một trong những nhân tố đầu tiên tham
gia quyết định sự hình thành và phát triển của lịch sử, quan hệ giữa gia đình và
xã hội như quan hệ giữa tế bào với cơ thể sống, “Quan hệ thứ ba tham dự ngay
từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử là hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản
thân mình, con người tạo ra những người khác sinh sôi, nảy nở – đó là quan hệ
giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái. Đó là gia đình”. [12, tr.41]
Thực tế đã chứng minh, những luận điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin là hoàn toàn có cơ sở khoa học, có giá trị thực tiễn cao, đặc biệt là tư
tưởng về những biến đổi của gia đình phụ thuộc và gắn liền với sự biến đổi
của các điều kiện kinh tế xã hội.
Nhà xã hội học G.Murdoch đã khái quát rõ cơ sở hình thành gia đình,
chức năng kinh tế của gia đình khi khẳng định: “Gia đình là một xã hội có
đặc điểm là cư trú chung, hợp tác và tái sản xuất về kinh tế, nó bao gồm
người lớn thuộc cả hai giới, ít nhất có hai người trong số đó có quan hệ tình
12
dục đã được tán thành về mặt xã hội, và một hoặc nhiều con, là con đẻ hoặc
con nuôi của những người lớn chung sống về mặt giới tính đó” [Trích theo
24, tr.25]. Với quan niệm này, hiểu một cách chung nhất: gia đình là một thiết
chế xã hội, liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi
giống và chăm sóc con cái. Đó là sự liên kết ít nhất cũng là của hai người dựa
trên cơ sở hôn nhân và việc nhận con nuôi, những người này phải cùng sống
với nhau.
Giá trị của cuộc sống gia đình là vĩnh cửu. Năm 1994, Đại hội đồng
Liên hợp quốc đã tuyên bố là năm quốc tế về gia đình với chủ đề “Gia đình,
các nguồn lực, các trách nhiệm trong thế giới đang biến động”. Tư tưởng chỉ
đạo là: sự thay đổi thế giới cần gắn liền với sự tiến bộ, sự tăng cường các
phúc lợi cho cá nhân thúc đẩy sự ổn định của gia đình và khẳng định: “Gia
đình là đơn vị được quy định thông qua mối liên hệ của cá nhân nói lên sự tái
sản xuất ra thế hệ sau và đặc biệt những mối liên hệ này được quy phạm và
thủ tục pháp lý phê chuẩn” [Trích theo 33, tr.96]. Cũng trong năm này,
“Tuyên bố về tiến bộ xã hội trong phát triển của Liên hợp quốc” nhấn mạnh
gia đình là “đơn vị cơ bản của xã hội và là môi trường tự nhiên cho sự phát
triển và hạnh phúc của mỗi thành viên” [Trích theo 26, tr.2].
UNESCO quan tâm đến giá trị của gia đình trong vốn tinh thần của
nhân loại, nghĩa là gia đình của tất cả các thời đại, các châu lục đều mang đặc
trưng chung của con người, đều mang tính nhân văn, nhân ái và nhân đạo và
khẳng định: gia đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng cùng sống chung
và có ngân sách chung.
Như vậy, theo quan điểm này, khái niệm “gia đình” mang ba đặc trưng:
Một là, gia đình được tạo ra bởi hai mối quan hệ hôn nhân và huyết thống
thường gồm vợ chồng, cha mẹ và con cái. Hai là, gia đình ra đời, tồn tại cùng
với sự ra đời và tồn tại của xã hội loài người. Ba là, gia đình là đơn vị nhỏ
13
nhất trong xã hội có nền kinh tế chung, gắn bó với nhau bởi quyền lợi và
nghĩa vụ bắt buộc về mặt pháp lý.
Ở Việt Nam, khái niệm “gia đình” từ xưa đến nay được nghiên cứu dưới
rất nhiều góc độ khác nhau. Sinh thời, gia đình là một vấn đề lớn được Hồ Chí
Minh đặc biệt quan tâm gắn liền với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.
Theo Người, gia đình không chỉ bó hẹp với những người có quan hệ ruột thịt
mà gia đình gồm những đồng nghiệp thậm chí mở rộng đến tận đồng bào hoặc
cả xã hội. Ví dụ: những người cùng lao động trong nhà máy, trong một cơ
quan, trong một hợp tác xã … đều phải đoàn kết và thương yêu nhau như anh
em trong một gia đình. Rộng hơn nữa là đồng bào cả nước đều là anh em trong
một đại gia đình. Rộng hơn nữa chúng ta có đại gia đình xã hội chủ nghĩa.
Tập thể tác giả GS.TS. Trần Văn Bính, GS.Vũ Khiêu, GS.VS. Hoàng
Trinh, GS.TS. Trần Ngọc Hiên, GS.TS. Phạm Tất Dong, GS. Hoàng Vinh,
TS. Phạm Duy Đức, TS. Lê Quý Đức, TS. Nguyễn Viết Chức, TS. Nguyễn
Xuân Bắc cho rằng: “Gia đình là một hình thức cộng đồng người, chủ yếu xây
dựng trên quan hệ hôn nhân và huyết thống”, “là một thiết chế xã hội – văn
hóa” [30, tr.97]. Cộng đồng mang tính huyết thống khác với cộng đồng làng,
bản, phường, xã mang tính địa lý, hành chính. Gia đình cũng khác với cộng
đồng tộc người – cộng đồng hình thành trên cơ sở có cùng một cội nguồn
mang tính tự nhiên. Nó cũng khác với cộng đồng dân tộc hình thành do các
yếu tố tạo nên quốc gia dân tộc. Là một thiết chế xã hội – văn hóa chỉ có ở xã
hội loài người, gia đình tồn tại như một hiện tượng văn hóa đồng thời là một
chủ thể văn hóa gắn liền với các yếu tố sinh học và giới tính của con người.
Dưới góc độ tâm lý học, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Viện trong cuốn
“Tâm lý gia đình” đã đưa ra định nghĩa: “Gia đình là sự chung sống giữa hai
nhóm người, cha mẹ, con cái, nó cùng có một mối quan hệ đó là những người
sinh ra và những người nối dõi”.[67, tr.43]
14
Tác giả Lê Thi, chuyên gia nghiên cứu về gia đình cho rằng, gia đình như
ở nước ta là một tập thể cố kết với nhau về trách nhiệm và tình thương, giữa họ
có những điều ràng buộc có tính pháp lý được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ.
Đồng thời lại gồm những cá nhân có cá tính, năng lực, xu hướng phát triển khác
nhau được hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và huyết thống. [51, tr.20-21]
Cùng quan điểm với tác giả Lê Thi, tác giả Nguyễn Quốc Tuấn, nhà
nghiên cứu luật học nhận định: “Gia đình là một tập hợp người dựa trên các
quan hệ về hôn nhân và huyết thống và về nuôi dưỡng đã gắn bó những người
có quan hệ với nhau bởi các quyền và nghĩa vụ về tài sản và nhân thân, bởi
sự cộng đồng về đạo đức và vật chất, để tương trợ cùng nhau làm kinh tế
chung và nuôi dạy con cái” [57, tr.16]. Đây có thể được xem như một định
nghĩa khá hoàn chỉnh phản ánh được đặc trưng vốn có của gia đình.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cho rằng: “Gia đình là tập hợp
những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do
quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền lợi giữa họ với
nhau theo luật định” [34, tr.7] ; “là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng
con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp
phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [34, tr.25]. Đây là quan điểm chính thống
và là cơ sở pháp lý của Nhà nước ta để giải quyết vấn đề gia đình.
Hướng tới xây dựng gia đình bền vững, Chỉ thị 49CT/TW ngày
21/02/2005 Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) một lần nữa khẳng định:
“Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan
trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và
phát huy truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân
lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Theo giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo
thì gia đình được hiểu là: “Một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con
15
người, một thiết chế văn hóa – xã hội của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết
thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên”.
Mặc dù diễn đạt có khác nhau tùy thuộc ở góc độ nhìn nhận, song xem
xét một cách chung nhất, nội hàm của khái niệm “gia đình” bao gồm những
đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, gia đình với tư cách là một nhóm xã hội đặc thù, được hình
thành và củng cố trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ
nuôi dưỡng.
Thứ hai, gia đình có sự cố kết nhất định giữa các thành viên trong gia
đình về kinh tế, về đạo đức nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại, nuôi dưỡng giáo
dục con người, kết tinh ở họ những tình cảm đặc biệt từ thế hệ này sang thế hệ
khác nhằm duy trì nòi giống và phát triển mọi mặt của đời sống. Qua đó, nảy
sinh nghĩa vụ và quyền lợi, quy định rõ ràng về đạo lý, bổn phận, trách nhiệm
đối với các việc cần làm, được phép, cấm đoán giữa các thành viên của mình.
Thứ ba, gia đình là một thực thể pháp nhân được xây dựng trên cơ sở
tình yêu tự nguyện của đôi nam nữ, các thành viên trong gia đình tham gia
vào các hoạt động xã hội được dư luận xã hội ủng hộ, có những ràng buộc
mang tính pháp lý được nhà nước thừa nhận và bảo vệ.
Rõ ràng, con người chỉ trở thành con người xã hội thực sự khi bước qua
ngưỡng cửa gia đình. Trong cái xã hội nhỏ bé và ấm cúng của cuộc sống gia
đình, con người được nuôi dưỡng, chở che và chuẩn bị những hành trang cần
thiết để trải nghiệm những buồn vui cay đắng của cuộc đời, thực hiện cái điều
mà người ta gọi là xã hội hóa cá nhân. Có lẽ vì vậy mà so với cái xã hội rộng
lớn, gia đình vừa là cái cách tân vừa là cái thủ cựu, vừa sẵn sàng đi tiên phong
trong sự đổi mới lại vừa cố kết những gì là khuôn mẫu bảo thủ, chọn lọc và
đào thải những sự kiện và quá trình xã hội theo lăng kính riêng. Chủ tịch Hồ
Chí Minh từng nói: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình
16
cộng lại mới thành xã hội. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Xã hội tốt thì gia
đình càng tốt hơn. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy muốn xây
dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý đến hạt nhân cho tốt”. [41, tr.523].
Cùng với thiết chế giáo dục, gia đình có vai trò quan trọng trong việc
xã hội hóa con người, đưa con người từ con người sinh vật sang con người xã
hội. Sự hình thành những chuẩn mực và định hướng giá trị tốt đẹp của gia
đình sẽ không chỉ củng cố các mối quan hệ gia đình mà còn kiến tạo một môi
trường xã hội thuận lợi cho mỗi cá nhân được phát triển hài hòa và toàn diện.
Mặt khác, gia đình cũng là một mắt xích quan trọng trong mối quan hệ xã hội
giữa con người với con người, con người với làng xóm, cộng đồng, đất nước.
Bởi vậy, việc củng cố gia đình, xây dựng các quan hệ gia đình lành mạnh bao
giờ cũng là cơ sở đầu tiên cho việc củng cố xã hội, xây dựng các quan hệ xã
hội tốt đẹp.
Kế thừa những giá trị tốt đẹp của văn hóa gia đình truyền thống, gạt bỏ
những tàn dư lạc hậu trong các quy chuẩn về gia đình trước đây, ngày nay,
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới sự phát triển và ổn định của gia đình,
luôn đề cao vị trí và vai trò của gia đình mà thành quả là tạo ra sự thay đổi lớn
lao cho gia đình theo hướng phát triển và văn minh. Nghị quyết Hội nghị
Trung ương lần thứ 5 của Đảng đã đặt vấn đề gia đình vào một vị trí quan
trọng trong sự nghiệp xây dựng văn hóa và phát triển về mọi mặt của đất
nước. Vấn đề đặt ra là phải tạo một đời sống lành mạnh trong các quan hệ xã
hội mà cơ sở đầu tiên là gia đình. Thực tế chỉ rõ, các gia đình hạnh phúc, đầm
ấm sẽ có tác động tích cực trở lại cho sự phát triển xã hội. Vì thế, củng cố gia
đình là củng cố hạt nhân của xã hội, đảm bảo dân giàu nước mạnh, đảm bảo
nguồn nhân lực có chất lượng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và đảm bảo
cho xã hội lành mạnh văn minh.
17
Tóm lại, vị trí của gia đình trong cuộc cách mạng hôm nay đã rõ, không
chỉ tích cực đóng góp về mặt phát triển kinh tế, mà còn mang một chức năng
khác không kém phần quan trọng đối với lĩnh vực phát triển văn hóa – xã hội.
Bản thân là một thực thể văn hóa, con người sống trong gia đình không chỉ
đơn giản có mối quan hệ huyết thống với chức năng sinh sản ra các thế hệ nối
tiếp mà trước hết, với tư cách là thành viên trong tổ ấm, con người trao cho
nhau những tình cảm vô tư nhất, trong lành và cao đẹp nhất, thiêng liêng nhất
không chỉ giữa những người đang sống mà còn cả với những người đã khuất.
Tất nhiên, bản thân gia đình và văn hóa gia đình cũng không phải là
một sự vôi hóa vĩnh cửu mà luôn vận động thay đổi không ngừng. Chính sự
tồn tại và phát triển của xã hội trong đó có gia đình đã phụ thuộc rất nhiều vào
sự vận động, tái sinh liên tục, khả năng thích nghi, cải tổ, chuyển biến và sáng
tạo của các giá trị gia đình. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ gia đình và xã
hội là một vấn đề quan trọng. Xã hội phải quan tâm tới gia đình và gia đình
phải thấy được ý thức và trách nhiệm của mình trước xã hội. Gia đình có tình
yêu và hạnh phúc sẽ là nền tảng cho một xã hội ổn định và phát triển. Từ sức
mạnh của tình yêu, gia đình bao giờ cũng là thành trì kỳ diệu bảo vệ sự phát
triển của xã hội theo hướng nhân bản. Như Đảng ta khẳng định: “Gia đình là
một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Coi
đầu tư cho gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững. Gia đình có trách
nhiệm với các thành viên và với xã hội. Nhà nước và xã hội có trách nhiệm
bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình”.[1]
18
1.1.2. Gia đình văn hóa
Gia đình văn hóa là một thuật ngữ dùng để chỉ một danh hiệu, một kiểu
mẫu phong tặng cho những gia đình thực hiện tốt những tiêu chuẩn trong mô
hình mẫu ấy đặt ra. Bản thể của gia đình văn hóa là gia đình, nó chỉ tính chất
hay phẩm chất của gia đình.
Trong gia đình văn hóa, phụ nữ và trẻ em được giải phóng, vai trò của
người phụ nữ được đề cao. V.I. Lênin khẳng định: “Trên toàn thế giới, chỉ có
chính quyền Xô Viết là chính quyền đầu tiên đã thủ tiêu hoàn toàn những đạo
luật tư sản cũ kỹ, những đạo luật xấu xa về địa vị thấp kém của phụ nữ trước
pháp luật… và những đặc quyền của đàn ông nhất là trong vấn đề hôn nhân
và quan hệ với con cái…” [38, tr. 27]. Sự tồn tại và phát triển của gia đình
văn hóa thực chất là kết quả của sự nhận thức quy luật khách quan về các điều
kiện phát triển cộng đồng và xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Gia đình văn hóa được coi như một kiểu gia đình mới, khác với gia
đình truyền thống hoặc gia đình cũ trong thời kỳ phong kiến, thực dân. Bởi
trong gia đình, ngoài các yếu tố truyền thống đã được chọn lọc và phát huy
còn có những yếu tố mới của thời đại đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã
hội. Như vậy, nội dung khái niệm gia đình văn hóa là sự kế thừa văn hóa gia
đình truyền thống được nâng cao lên thành giá trị văn hóa gia đình hiện đại gia đình xã hội chủ nghĩa – gia đình phát triển về vật chất và tinh thần thể hiện
qua nề nếp, kỷ cương, thuận hòa, êm ấm, yêu thương và có trách nhiệm với
nhau giữa các thành viên trong gia đình. Về điều này, Hồ Chí Minh khẳng
định: “Về tinh thần thì phải trên dưới thuận hòa không thiên tư thiên ái. Bỏ
thói mẹ chồng hành hạ nàng dâu, dì ghẻ ghét bỏ con chồng. Về vật chất từ ăn
mặc đến việc làm phải ăn đều tiêu song, có kế hoạch ngăn nắp. Cưới hỏi, giỗ
tết nên đơn giản, tiết kiệm. Trong nhà, ngoài vườn sạch sẽ gọn gàng. Đối với
19
xóm giềng phải thân mật và sẵn sàng giúp đỡ. Đối với việc làng, việc nước
phải hăng hái làm gương. Người trong nhà ai cũng biết chữ. Luôn luôn cố
gắng làm cho nhà mình thành một nhà kiểu mẫu trong làng. Các gia đình cần
tích cực tham gia vào các hoạt động văn hóa của cộng đồng và lôi cuốn các
thành viên cùng tham gia qua đó giúp cho thành viên gia đình tiếp thu những
giá trị văn hóa dân tộc và làm cho nó trở thành giá trị văn hóa gia đình. Thực
hiện tốt chức năng biến văn hóa xã hội thành văn hóa cá nhân bằng sự giáo
dục và trao truyền văn hóa của mình”. [41, tr.100]
Ngày nay, gia đình văn hóa là gia đình phát huy được những truyền
thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến
bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội,
là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con
người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực
phục vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc với những đặc trưng khái quát sau:
Thứ nhất, gia đình văn hóa là gia đình ấm no, thuận hòa, tiến bộ, khỏe
mạnh và hạnh phúc, gia đình có kinh tế ổn định, hòa thuận, có kỷ cương nền
nếp, không có người mắc các tệ nạn xã hội; thực hiện nếp sống văn minh, giữ
gìn thuần phong mỹ tục, không sử dụng loại văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu
hành; trẻ em đang độ tuổi đi học đều được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo
dục tiểu học trở lên; các thành viên trong gia đình chăm lo rèn luyện sức
khỏe, giữ gìn vệ sinh và phòng bệnh, vợ chồng bình đẳng, giúp đỡ nhau, có
trách nhiệm nuôi dạy con cái, con cháu hiếu thảo với bố mẹ, ông bà.
Thứ hai, gia đình thực hiện tốt nghĩa vụ công dân bao gồm các thành
viên trong gia đình thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của nhà nước; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vệ
sinh môi trường và nếp sống văn hóa nơi cộng đồng; tham gia bảo vệ, tôn tạo
20
các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh của địa phương; xây dựng lối
sống lành mạnh, không mê tín dị đoan. Không vì lợi ích của bản thân, gia
đình mà làm ảnh hưởng, cản trở đến đời sống của mọi người và gia đình khác.
Không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới,
việc tang và lễ hội.
Thứ ba, mỗi cặp vợ chồng sinh con không vi phạm chính sách kế hoạch
hóa gia đình. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), kế hoạch hóa gia đình gồm
những mực tiêu: “Tránh được những trường hợp sinh con không theo ý muốn,
đạt được những trường hợp sinh con theo ý muốn, điều hòa khoảng cách giữa
các lần sinh, chủ động thời điểm sinh con cho phù hợp với độ tuổi của bố mẹ”
[25, tr.3]. Có kế hoạch phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng; có kế hoạch
tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm; đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của các
thành viên trong gia đình ngày càng nâng cao.
Thứ tư, gia đình đoàn kết tương trợ với cộng đồng dân cư, tương trợ
giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, khi khó khăn, hoạn nạn; tích cực tham
gia chương trình xóa đói, giảm nghèo; hưởng ứng phong trào đền ơn đáp
nghĩa, hưởng ứng cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”; tham gia hòa giải
các mối quan hệ bất đồng trong địa bàn dân cư; tham gia các hoạt động xã hội
từ thiện nhằm xây dựng địa bàn dân cư ổn định, vững mạnh; vận động các gia
đình khác cùng tham gia.
Trên cơ sở quan niệm về gia đình văn hóa nêu trên, có thể xem gia đình
văn hóa là sự kế thừa giá trị văn hóa gia đình truyền thống Việt Nam, tiếp
biến thêm các giá trị văn hóa của thời đại để phù hợp với tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, hướng tới mục
tiêu làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi
người. Đề cao giá trị văn hóa gia đình và vai trò của gia đình văn hóa là mục
tiêu có tính chiến lược cấp bách trong sự nghiệp xây dựng con người mới xã
21
Xem thêm: Giải bài tập – Sách bài tập Vật lý lớp 8
Source: https://sangtaotrongtamtay.vn
Category: Giáo dục