Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lý lớp 8 năm học 2020-2021 có đáp án, gợi ý giải. Giúp học sinh lớp 8 ôn thi HK1 môn Địa lí.
Câu 1: Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu?
1. Vị trí địa lí và kích thước của châu lục.
– Ở nữa cầu cầu Bắc, là 1 bộ phận của lục địa Á-Âu.
– Trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo
– Có diện tích lớn nhất thế giới
2. Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng.
– Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới, và kiểu khí hậu khác nhau.
– Do lãnh thổ rộng, trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo
Câu 2: Trình bày đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á.
Đặc điểm địa hình và khoáng sản.
– Có nhiều dãy núi chạy theo 2 hướng Đông-Tây và Bắc-Nam.
– Sơn nguyên và cao nguyên đồ sộ tập trung ở trung tâm.
– Nhiều đồng bằng rộng.
=>Nhìn chung địa hình bị chia cắt phức tạp.
– Khoáng sản phong phú và có trữ lượng lớn, tiêu biểu: dầu mỏ, khí đốt, than, kim loại màu,…
Câu 3: Kể tên các đới khí hậu châu Á từ Bắc xuống Nam? Giải thích tại sao khí hậu châu Á lạ phân chia thành nhiều đới như vậy?
– Các đới khí hậu ở châu Á:
+ Đới khí hậu cực và cân cực, đới khí hậu ôn đới.
+ Đới khí hậu cận nhiệt.
+ Đới khí hậu nhiệt đới.
+ Đới khí hậu xích đạo.
– Như vậy, châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau. Sự đa dạng này là do lãnh thổ rộng trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. Mặt khác, ở 1 số đới lại chia thành nhiều kiểu mà nguyên nhân chính là do lãnh thổ rộng, có các dãy núi và sơn nguyên cao ngăn cản sự ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa. Ngoài ra, trên các núi và sơn nguyên khí hậu con thay đổi theo độ cao.
Câu 4: Trình bày và giải thích sự phân hóa khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở châu Á?
a) Kiểu khí hậu gió mùa:
– Phân bố chủ yếu của khu vực Đông Nam Á, Nam Á và Đông Á
– Mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô lạnh, mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào, thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều.
b) Kiểu khí hậu lục địa:
– Phân bố chủ yếu vùng nội địa và Tây Nam Á.
– Mùa đông khô và lạnh, mùa hạ nóng và khô.
* Sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa:
– Là do châu Á có kích thước rộng lớn, địa hình bị chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển,…
Câu 5: Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi châu Á. Giải thích sự khác nhau về chế độ nước của các hệ thống sông lớn?
Đặc điểm sông ngòi:
– Châu Á có nhiều hệ thống sông lớn ( I-ê-nít-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, MêKông, Ấn Hằng)
– Các sông phân bố không đều, chế độ nước khá phức tạp.
* Bắc Á:
– Mạng lưới sông ngòi dày, mùa đông nước đóng băng mùa xuân có lũ lớn do băng tan
* Khu vực châu Á gió mùa:
– Nhiều sông lớn, có lượng nước lớn vào mùa mùa mưa.
* Khu vực Tây và Trung Á:
– Ít sông nguồn cung cấp nước do tuyết, băng tan.
Câu 6: Nêu giá trị kinh tế của hệ thống sông lớn châu Á?
– Giao thông, thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất sinh hoạt, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản,…
Câu 7: Trình bày cảnh quan tự nhiên châu Á và giải thích sự phân bố của một số cảnh quan?
– Các đới cảnh quan tự nhiên:
* Các cảnh quan phân hóa đa dạng với nhiều loại:
+ Rừng lá kim: ở Bắc Á (Xibia) nơi có khí hậu ôn đới.
+ Rừng cận nhiệt: ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á.
+ Thảo nguyên, hoang mạc, cảnh quan núi cao.
– Nguyên nhân phân bố của 1 số cảnh quan: do sự phân hóa đa dạng về các đới và các kiểu khí hậu.
Câu 8: Nêu những thuận lợi khó khăn của thiên nhiên châu Á đối với đời sống sản xuất?
– Thuận lợi: tài nguyên thiên nhiên phong phu đa dạng(nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn, các tài nguyên đất, nước, thực vật, động vật, rừng,…)
– Khó khăn: núi non hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt và nhiều thiên tai.
Câu 9: Trình bày đặc điểm nổi bậc của dân cư và xã hội châu Á?
1. Một châu lục đông dân nhất thế giới:
– Dân số đông và tăng nhanh.
– Mật độ dân cư cao, phân bố không đều.
2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc:
– Dân cu thuộc nhiều chủng tộc nhưng chủ yếu là Môn-gô-lô-ít và Ơ-rô-pê-ô-ít
3. Nơi ra đời của các tôn giáo lớn
– Văn hóa đa dạng, nhiều tôn giáo(các tôn giáo lớn như: Phật Giáo, Hồi Giáo, Ấn Độ Giáo, Thiên Chúa Giáo,…)
Câu 10: Cho biết tại sao Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của khu vực châu Á.
– Nhật Bản nhờ sớm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ XIX mở rộng quan hệ với các nước phương Tây, giải phóng đất nước khỏi mọi ràng buột lỗi thời của chế đọ phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng.
Câu 11: Những thành tựu về nông nghiệp của các nước ở châu Á được biểu hiện như thế nào.
1. Nông nghiệp:
– Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất.
– Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo khoảng 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới (2003).
– Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nước đông dân, nay đủ và thừa để xuất khẩu gạo.
– Thái Lan và Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo.
– Các vật nuôi rất đa dạng.
Câu 12: Trình bày tình hình phát triển các nghành kinh tế và nơi phân bố chủ yếu.
1. Nông nghiệp:
– Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất.
– Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo khoảng 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới (2003).
– Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nước đông dân, nay đủ và thừa để xuất khẩu gạo.
– Thái Lan và Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo.
– Các vật nuôi rất đa dạng.
2. Công nghiệp:
– Công nghiệp được ưu tiên phát triển bao gồm: công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến.
– Công nghiệp luyện kim cơ khí chế tạo điện tử,… phát triển mạnh. Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc.
– Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các nước.
3. Dịch vụ:
– Nhật Bản, Xin-ga-po, Hàn Quốc là những nước có ngành dịch vụ phát triển cao.
Câu 13: Tây Nam Á có đặc điểm vị trí địa lí và địa địa hình như thế nào?
1. Vị trí địa lí
– Nằm trong khoảng từ 12 độ B đến 42 độ B, kinh tuyến 26 độ Đ đến 73 độ Đ
– Vị trí chiến lược quan trọng.
2. Đặc điểm tự nhiên:
– Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên
+ Phía Đông Bắc, có dãy núi cao chạy từ bờ địa trung hải với hệ An-pi với dãy Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhỉ Kì và I-ran.
+ Phía Tây Nam là sơn nguyên A-ráp.
+ Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà.
– Khí hậu nhiệt đới khô.
– Nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thê giới.
Câu 14: Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền?
– Có 3 mặt giáp với biển và đại dương, phía Bắc là dãy núi Hi-ma-lay-a.
– Có 3 miền địa hình:
+ Phía Bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a.
+ Phía Nam là sơn nguyên Đê-căn.
+ Ở giữa là đòng bằng Ấn-Hằng
Câu 15: Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố lượng mưa không đều ở khu vực Nam Á?
– Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình.hu vực Nam Á?
– Sự phân bố lượng mưa không đều: trên các sườn phía Nam mưa nhiều, sườn phía Bắc lượng mưa <100 ml.
Câu 16: Trình bày đặc điểm nổi bật về dân cư kinh tế xã hội khu vực Nam Á?
1. Dân cư:
– Dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
2. Đặc điểm kinh tế xã hội:
– Các nước Nam Á có nền kinh tế đang phát triển.
– Ấn Độ là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất. Công nghiệp hiện đại bao gồm các nghành công nghiệp năng lượng, luyện kim cơ khí, hóa chất,…
– Các ngành dịch vụ cũng đang phát triển, chiến tới 48% GDP
Câu 17: Em hãy nêu những đặc điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo khu vực Đông Á?
1. Vị trí địa lí và phạm vi khu vưc Đông Á.
– Lãnh thổ gồm 2 bộ phận phần đất liền và phần hải đảo.
2. Đặc điểm tự nhiên.
a) Địa hình và sông ngòi.
– Phần phía Tây là hệ thống núi, sơn nguyên, bồn địa.
– Phần phía Đông là đồng bằng, các vùng đồi núi thấp
– Phần hải đảo nằm trong “Vòng đai lửa Thái Bình Dương”.
– Sông ngòi phần đất liền có 3 con sông lớn Amua, Hoàng Hà, Trường Giang.
b) Khí hậu và cảnh quan.
– Mùa đông có gió mùa Tây Bắc, thời tiết khô và lạnh.
– Mùa hạ có gió mùa Đông Nam, thời tiết mát ẩm và mưa nhiều.
– Cảnh quan có rừng bao phủ, thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc.
Câu 18: Trình bày đặc điểm nổi bậc về dân cư kinh tế xã hội khu vực Đông Á?
1. Khái quát về dân cư vầ đăc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á.
– Là khu vực có số dân rất đông, nhiều hơn dân số các châu lục trên thế giới.
– Nền kinh tế phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao, với thế mạnh về xuất khẩu.
– Có nền kinh tế phát triển mạnh của thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.
Câu 19: Em hãy nêu những ngành sản xuất công nghiệp của Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới.
Nhật Bản:
– Các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới: công nghiệp chế tạo ô-tô, tàu biển, điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng.
– Người Nhật Bản có thu nhập rất cao, chất lượng cuộc sống cao và ổn định.
Câu 20: Trình bày đặc điểm nổi bậc về tự nhiên khu vực Đông Nam Á?
Đặc điểm:
– Phần đất liền:
+ Địa hình:
Chủ yếu là núi cao hướng Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, các cao nguyên thấp. Địa hình bị chia cắt mạnh
Đồng bằng nhiều phù sa giá trị khinh tế lớn,tập trung đông dân
+ Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa
Bão về mùa thu
+ Sông ngòi: Có 5 sông lớn, nguồn cung cấp nước chính là nước mưa nên chế độ nước sông theo mùa, lượng phù sa nhiều.
+ Cảnh quan: Rừng nhiệt đới
Rừng thưa xavan
– Phần hải đảo:
+ Địa hình: Hệ thống núi vòng cung Đông Tây, Đông Bắc, Tây Nam và núi lửa
Đồng bằng nhỏ và hẹp ven biển
+ Khí hậu: Xích đạo nhiệt đới gió mùa
Nhiều bão
+ Sông ngòi: Sông ngắn và dốc, ít có giá trị về giao thông nhưng có giá trị về thủy triều
+ Cảnh quan: Rừng rậm 4 mùa xanh quanh năm.
Địa lý 8 – Tags: đề cương hk1, đề cương hk1 địa lí, địa lí 8, ôn thi hk1
Source: https://sangtaotrongtamtay.vn
Category: Giáo dục