Tóm Tắt kiến thức Tin Học 12 của SGK – Bài 3 – 4

§3. Giới thiệu về Microsoft Access

1. Phần mềm Microsoft Access :
Microsoft Access gọi tắt là Access, là hệ QTCSDL nằm trong bộ phần mềm Microsoft Office của hãng Microsoft sản xuất.
2. Khả năng của Access
– Khả năng của Access là: Tạo lập và lưu trữ, cập nhật, khai thác dữ liệu.
Ví dụ: Quản lý thư viện:
– Tạo lập và lưu trữ: Tạo các bảng như SACH, DOCGIA,…
– Cập nhật: Nhập thông tin về sach,…
– Khai thác: Tìm các loại sách của NXB GD

3. Các loại đối tượng chính của Access
a)Bảng (Table) :thành phần cơ sở nhằm để lưu dữ liệu. Trên Table không thực hiện các thao tác tính tóan được.
b)Mẫu hỏi (Query) : là công cụ mà hoạt động của nó là khai thác thông tin từ các table đã có, thực hiện các tính tóan mà table không làm được.
c)Biểu mẫu (form) : giúp nhập hoặc hiển thị thông tin một cách thuận tiện hoặc để điều khiển thực hiện một ứng dụng.
d)Báo cáo (Report) là công cụ để hiển thị thông tin, trên report có thể sử dụng các công thức tính tóan, tổng hợp dữ liệu, tổ chức in ấn.

4. Một số thao tác cơ bản
a) Khởi động Access
– Cách 1: Start ” All Program ” Microsoft Access.
– Cách 2: Nháy đúp biểu tượng Access trên màn hình.
b) Tạo cơ sở dữ liệu mới
1. Chọn File ” New: xuất hiện màn hình làm việc của Access
2. Chọn Blank Database: xuất hiện hộp thoại File New Database
c) Mở CSDL đã có trên đĩa:
Cách 1 : Đến thư mục chứa tệp cần mở, kích đúp vào tên tệp muốn mở.
Cách 2 : Trong cửa sổ CSDL, kích vào File/Open/kích vào tên CSDL muốn mở, ví dụ mở tệp :
d) Kết thúc phiên làm việc với Access:
Cách 1 : Kích vào File/Exit.
Cách 2 : Kích vào nút Close (X) nằm ở góc phải phía trên cửa sổ (trên thanh Title Bar).

5. Làm việc với các đối tượng
a) chế độ làm việc với các đối tượng
– Chế độ thiết kế: (Design View) dùng tạo mới các thành phần như:Table, query, form,report theo ý của người lập trình.
– Chế độ trang dữ liệu: (Datasheet view) cho phép hiển thị dữ liệu dưới dạng bảng, người dùng có thể thực hiện các thao tác như xem, xóa, hiệu chỉnh, thêm dữ liệu mới.
b) Tạo đối tượng:
– Dùng các mẫu có sẵn (wizard – thuật sĩ)
– Người dùng tự thiết kế
– Kết hợp cả hai cách trên
c) Mở đối tượng:
– Trong cửa sổ của loại đối tượng, nháy đúp lên một đối tượng để mở nó.

§4. Cấu trúc bảng
1. Các khái niệm chính :
Table (Bảng): Là thành phần cơ sở để tạo nên CSDL, nơi lưu giữ dữ liệu ban đầu, bảng gồm 02 thành phần sau:
– Cột (trường-Field) là nơi lưu giữ các giá trị của dữ liệu, người lập trình phải đặt tên cho cột .
Nên đặt tên có ý nghĩa, nên dùng cùng tên cho một trường xuất hiện ở nhiều bảng.
Quy tắc đặt tên cột: (ghi ở bên)
-Bản ghi còn gọi là mẩu tin (Record) :gồm các dòng ghi dữ liệu lưu giữ các giá trị của cột.
Ví dụ : Table DSHS như sau
– Kiểu dữ liệu: là kiếu giá trị của dữ liệu lưu trong các trường, mỗi trường chỉ có một kiểu dữ liệu

2. Tạo và sửa cấu trúc bảng
a) Tạo cấu trúc bảng:
– Cách 1: Chọn đối tượng bảng ” Nháy đúp vào Creat table in Design View
– Cách 2: Chọn đối tượng bảng ” Nháy nút lệnh New ” Design View
Các thành phần của cấu trúc bảng gồm: Field Name, Data Type, Description, Field Properties.
– Hình 22 và 23 SGK.

Chỉ định khóa:
– Chọn trường làm khóa chính;
– Nháy nút lệnh khóa hoặc chọn lệnh Edit ” Primary.
b) Thay đổi cấu trúc bảng.
– Thay đổi thứ tự các trường
– Thêm trường
– Xóa trường
– Thay đổi khóa chính
– Xóa bảng
– Đổi tên bảng
I

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận