học thuyết pháp lý và vai trò của nó ở Việt Nam – Tài liệu text

học thuyết pháp lý và vai trò của nó ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.61 KB, 20 trang )

Suy nghĩ vê học thuyết pháp lý và vai trò của nó ở Việt Nam

Là hệ thống các quan điểm lí luận khoa học hoàn chỉnh về những vấn đề nhà nước
và pháp luật, học thuyết pháp lí biểu hiện ở cấp độ cao của ý thức pháp luật, tức là
những ý niệm của con người về hệ thống các thể chế và thiết chế nhà nước.
Về mặt cấu trúc, học thuyết pháp lí gồm các khái niệm, phạm trù, quy luật vận
động khách quan, những mối liên hệ phổ biến về các hiện tượng nhà nước và pháp
luật. Học thuyết pháp lí có thể luận giải về nhà nước và pháp luật đã qua, nhà nước
và pháp luật đang tồn tại hay chủ trương, kiến giải về mô hình nhà nước và pháp
luật trong tương lai.
Tùy theo mỗi cách phân chia với mục tiêu nhất định, học thuyết pháp lí có các loại
khác nhau. Ở mức độ khái quát, qua tiến trình lịch sử phát triển của các chế độ xã
hội có giai cấp, có nhà nước và pháp luật, khi khoa học hình thành, các quan điểm
của các nhà triết học về đời sống chính trị, về nhà nước và pháp luật đã xuất hiện.
Đến khi các quan điểm, tư tưởng đó chín muồi thì hình thành nên các học thuyết
chính trị – pháp lí. Sau này, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học,
luật học (khoa học pháp lí) đã tách thành ngành khoa học độc lập, học thuyết pháp
lí giữ vai trò trung tâm, quyết định sự tồn tại và phát triển của luật học với tư cách
là ngành khoa học trong hệ thống các khoa học xã hội và nhân văn. Bên cạnh các
học thuyết chính trị – pháp lí, về nhà nước và pháp luật nói chung, lúc này những
học thuyết về các vấn đề cụ thể như tổ chức bộ máy nhà nước về điều chỉnh pháp
luật, các mô hình pháp luật đã được hình thành và phát triển.
Sự phân chia các học thuyết pháp lí thành các học thuyết chung gắn liền với các
vấn đề chính trị và các học thuyết về từng lĩnh vực pháp luật chỉ có tính tương đối
vì giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ hữu cơ không thể tách rời. Trên thực tế,
chính trị và pháp luật là những hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng;
chính trị là linh hồn của pháp luật, không có pháp luật nào phi chính trị hay chỉ là
những vấn đề chuyên môn kĩ thuật thuần tuý. Ngược lại không có nền chính trị
hay xu hướng chính trị nào lại không hướng tới vấn đề chính quyền và luật pháp.

Nói như vậy cũng để thấy rằng các học thuyết pháp lí không đơn thuần là những lí
thuyết về kĩ thuật pháp luật mà chúng luôn luôn thể hiện những vấn đề lợi ích giai
cấp; thể hiện lập trường, thế giới quan và nhân sinh quan chính trị sâu sắc.
Học thuyết pháp lí với ý nghĩa là hệ thống các quan điểm, các phạm trù, khái
niệm, các nguyên tắc, các quy luật và mối liên hệ có tính phổ biến giữa các hiện
tượng nhà nước và pháp luật chỉ được hình thành và phát triển trên cơ sở hoạt
động có tính đặc thù là hoạt động nhận thức tư duy khoa học. Hoạt động thực tiễn
về nhà nước và pháp luật đã có từ trước đó, các quan điểm nhận thức có tính đơn
lẻ về nhà nước và pháp luật cũng đã xuất hiện nhưng chỉ đến khi hoạt động tư duy
lí luận có tính chuyên nghiệp xuất hiện thì mới xuất hiện các học thuyết khoa học
nói chung và học thuyết pháp lí nói riêng.
Từ thời Cổ đại, trên thế giới đã hình thành những học thuyết chính trị – pháp lí nổi
tiếng, xuất hiện những trường phái khoa học khác nhau về cùng vấn đề của hiện
thực khách quan trong xã hội, đó là nhà nước và pháp luật. Những học thuyết nổi
tiếng mà cho đến nay người ta vẫn còn suy ngẫm và kiểm nghiệm như thuyết pháp
trị và thuyết đức trị ở Trung Quốc thời cổ.
Nhìn chung, các học thuyết pháp lí Cổ đại đã có nhiều đóng góp quan trọng, đặt
nền móng cho sự tiếp tục phát triển của luật học thế giới sau này. Có những tư
tưởng, quan điểm của các học giả thời đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Vượt qua đêm trường Trung cổ, chuẩn bị cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản lật
đổ chế độ phong kiến thiết lập kiểu nhà nước tư sản, nhiều học thuyết chính trị pháp lí ra đời với những nội dung rất phong phú đã mang lại cho nền luật học thế
giới những bước tiến vượt bậc. Chẳng hạn: thuyết pháp quyền tự nhiên, thuyết khế
ước xã hội, thuyết phân quyền…
Trên cơ sở tổng kết những thành tựu khoa học của thế giới, các nhà kinh điển của

chủ nghĩa Mác – Lênin đã đưa ra học thưyết khoa học, cách mạng nhất về nhà
nước và pháp luật. Học thuyết Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật đem lại một
cách nhìn toàn diện, khách quan, biện chứng và duy vật về những vấn đề chung
như nguồn gốc, bản chất, vai trò, chức năng của các kiểu nhà nước trong lịch sử và

đặc biệt là đối với nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa – kiểu nhà nước và pháp
luật tiến bộ nhất và là cuối cùng trong lịch sử loài người. Học thuyết Mác – Lênin
về nhà nước và pháp luật là cơ sở phương pháp luận cho việc hình thành các học
thuyết pháp lí xã hội chủ nghĩa.
Trên cơ sở học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối
chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam, các học thuyết pháp lí ở nước ta cũng được
hình thành. So với các lĩnh vực khoa học khác, luật học là một ngành khoa học
còn rất non trẻ đối với Việt Nam. Ngoại trừ một số ít các nhà luật học được đào
tạo dưới chế độ thực dân Pháp, đa số các nhà khoa học pháp lí nước ta được đào
tạo ở Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa khác như Cộng hoà dân chủ Đức,
Ba Lan… Bước vào thời kì đổi mới với chính sách đối ngoại đa phương hoá, đa
dạng hoá, nước ta đã cử hàng loạt sinh viên và nghiên cứu sinh đi đào tạo nghiên
cứu, học tập ở nhiều nước trên thế giới về các lĩnh vực khoa học, trong đó có lĩnh
vực luật học. Đến nay, đội ngũ các nhà khoa học pháp lí của Việt Nam tương đối
đa dạng và đang trưởng thành nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Nhìn chung nền khoa học pháp lí Việt Nam trong mấy chục năm qua có đặc điểm
nổi bật nhất là chịu ảnh hưởng sâu sắc của khoa học pháp lí nước ngoài: Trước đó
thì chịu ảnh hưởng của hệ thống khoa học pháp lí Pháp và châu Âu lục địa, về sau
chịu ảnh hưởng của hệ thống khoa học pháp lí Liên Xô. Xu hướng hiện nay của
khoa học pháp lí Việt Nam là vận dụng học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối của Đảng, tiếp thu các giá trị chung của nền văn minh nhân loại
đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
Học thuyết pháp lí không phải là các quan điểm, tư tưởng đơn lẻ hay các chủ
trương, chính sách của lực lượng cầm quyền về nhà nước và pháp luật, nó chỉ
được hình thành trên cơ sở hoạt động tư duy lí luận một cách có hệ thống do các
nhà khoa học thực hiện. Nói cách khác, học thuyết pháp lí là sản phẩm của quá
trình nhận thức khoa học sáng tạo về hiện thực xã hội, nó không phải đơn thuần là
sản phẩm của ý chí hay lòng mong muốn. Do vậy, không có hoạt động khoa học
một cách tự do, dân chủ thì cũng không có sự tồn tại của các học thuyết pháp lí.

Học thuyết pháp lí không phải là sản phẩm chỉ có ý nghĩa kinh viện, nó có ảnh
hưởng rất lớn đến thực tiễn nhà nước và pháp luật. Giới quyền lực bao giờ cũng
chịu ảnh hưởng của những quan niệm học thuyết pháp lí nhất định và từ đó hình
thành trước những ý niệm về một nhà nước và hệ thống pháp luật cần phải có.
Thực tế cũng đã chứng minh rằng không có hệ thống pháp luật nước nào có thể
đầy đủ hoàn toàn để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội cần được điều chỉnh. Học
thuyết pháp lí không chỉ ảnh hưởng đến việc hình thành một hệ thống pháp luật cụ
thể về cơ cấu, về mục đích, nguyên tắc, phương thức điều chỉnh… mà còn đem lại
những hiểu biết chung, những quan niệm về các giá trị của công bằng, dân chủ,
tiến bộ… từ đó mà ảnh hưởng đến các quyết định lập pháp, những phán quyết của
cơ quan nhà nước trong quá trình áp dụng pháp luật.
Học thuyết pháp lí cũng có vai trò to lớn đối với công tác giáo dục nâng cao ý thức
pháp luật trong các tầng lớp nhân dân. Các vấn đề nhà nước và pháp luật được
trình bày dưới dạng hệ thống tri thức khoa học có tính thuyết phục cao, qua đó
thấm sâu vào suy nghĩ, biến thành nếp tư duy và hành động của người dân.
Với vai trò và giá trị như vậy, học thuyết pháp lí không chỉ có ý nghĩa học thuật,
nó còn góp phần bổ sung và hỗ trợ tích cực cho hệ thống các quy phạm pháp luật.
Ngày nay, nếu quan niệm đầy đủ và thực tế về nguồn luật thì cần phải thừa nhận
vai trò không nhỏ của các học thuyết pháp lí.
Ở Việt Nam, từ trước, chúng ta không thừa nhận học thuyết pháp lí có giá trị bổ

sung trực tiếp cho hệ thống các quy định pháp luật thực định, thường chúng chỉ
được sử dụng có tính chất tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu ở các trường đại
học, viện khoa học và nhiều khi mang tính kinh viện, ít được coi trọng đúng mức.
Tuy nhiên, trên thực tế ở Việt Nam, học thuyết pháp lí có ảnh hưởng một cách
gián tiếp theo cả hai chiều (tích cực và tiêu cực) đến quá trình hình thành, phát
triển của hệ thống pháp luật và hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước (cũng trên cơ sở
các quy định của pháp luật). Chẳng hạn, do ảnh hưởng của nhận thức cứng nhắc
đối với quan điểm học thuyết về bản chất, phương thức tổ chức bộ máy nhà nước

xã hội chủ nghĩa theo kiểu “nửa nhà nước”, trong thời kì kinh tế kế hoạch hoá tập
trung bao cấp, hệ thống các cơ quan nhà nước đã được tổ chức triển khai sâu rộng
đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội, thậm chí bao trùm và che lấp hầu
hết các thiết chế của đời sống xã hội dân sự.
Trong tổ chức quản lí nền kinh tế trước đây, với ảnh hưởng của thuyết “quản lí
theo chức năng” (tức là nền kinh tế càng được phân chia thành nhiều ngành thì số
cơ quan nhà nước cũng phải phình to ra, nếu không thì quản lí không
xuể),21[1] bộ máy nhà nước cũng được tổ chức một cách cồng kềnh, nhiều tầng
nấc trung gian. Đối với hệ thống pháp luật, do ảnh hưởng của quan điểm học
thuyết pháp lí của các nước xã hội chủ nghĩa nên hệ thống pháp luật Việt Nam
cũng mang những điểm riêng. Chẳng hạn, sự không tồn tại của Luật Lao động với
tư cách là ngành luật độc lập (thực chất là một bộ phận trong ngành luật hành
chính) do không tồn tại các quan hệ trao đổi hàng hóa sức lao động.
Học thuyết pháp lí có vai trò tích cực trong định hướng hành động khi áp dụng
pháp luật, chẳng hạn lí thuyết về cấu thành tội phạm có ý nghĩa thực tiễn rất to lớn
đối với các cơ quan tư pháp nước ta, nhất là trong thời kì nước ta chưa có Bộ luật
Hình sự.
Nhũng thời đại kinh tế đã qua cũng chấm dứt vai trò của một số loại học thuyết
pháp lí nhất định. Chẳng hạn, học thuyết của Laptev ở Liên Xô trước đây về mô
hình ngành luật kinh tế điều chỉnh các quan hệ kinh tế kế hoạch hóa, về hợp đồng
kinh tế, về quyền quản lí nghiệp vụ của các xí nghiệp, về hạch toán kinh tế trong
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở nước ta… Những học thuyết về vai trò, chức
năng kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế kế hoạch hóa, trong
đó biến nhà nước trở thành kiểu nhà nước “toàn trị”22[2] như thuyết “về tính cần
thiết”, “thuyết phân công chức năng”.23[3]
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, chúng ta phải chuyển đổi tổ chức bộ máy,
phương thức hoạt động của nhà nước và xây dựng hệ thống pháp luật với những
nội dung và vai trò khác so với thời kì kế hoạch hóa tập trung bao cấp. Hoạt động
xây dựng nhà nước và hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay cần dựa trên những
quan niệm mới theo hướng hội nhập quốc tế. Nền học lí pháp luật Việt Nam hiện

nay cần phải được hình thành, thậm chí phải đi trước một bước để định hướng về
lí luận khoa học cho việc triển khai các quan điểm đường lối chính trị của Đảng.
Có thể nói, đây là điểm yếu cần phải khắc phục của khoa học pháp lí Việt Nam
hiện nay. Tuy nhiên, có thể nói rằng trong quá trình hội nhập quốc tế, chúng ta
cũng cần tránh xu hướng du nhập một cách rập khuôn máy móc các học lí pháp
luật nước ngoài vì điều đó không phải lúc nào cũng đem lại sự tương thích với
điều kiện kinh tế – xã hội và truyền thống văn hoá Việt Nam. Việc tiếp thu và giao
thoa giữa các nền văn hóa trên thế giới là điều khách quan nhưng nền học lí pháp
luật Việt Nam ngày nay vẫn cần phải căn bản dựa trên nền tảng truyền thống dân
tộc Việt. Mặc dù vậy, cần phải chú ý một thực tế lịch sử rằng Việt Nam không
phải là cái nôi sản sinh hay khởi phát ra các học thuyết nói chung mà chỉ tiếp thu,
chọn lọc và phát triển nó trong quá trình ứng dụng cho phù hợp với hoàn cảnh của
đất nước và con người Việt Nam. Theo tôi, làm tốt được điều đó cũng đã có tác
dụng to lớn và rất đáng tự hào rồi
2) 2. Một số học thuyết pháp lý ở Hilạp cổ đại

Hilạp là quốc gia điển hình về sự phát triển của chế độ CHNL. Có thể nói
vào thế kỷ VII- VI (Tcn) ở Hilạp đã xuất hiện nhiều trường phái chính trị, và các
trường phái đó đều dùng mọi lý lẽ để khẳng định tính đúng đắn trong hệ thống tư
tưởng của mình.
Hệ thống tư tưởng của các nhà tư tưởng thời kỳ này, trước hết được thể
hiện trong các trường ca, thần thoại như trường ca của Hôme. Trong các trường ca
của mình Ông cho rằng, việc thiết lập quyền lực của các thiên thần có quan hệ trực
tiếp với việc thiết lập công bằng, trật tự của một nhà nước. Trong trường ca đó đã
nêu lên tư tưởng của chế độ đương thời, với các nội dung sau:
Nhà nước phải có thứ bậc giống như thứ bậc của các thần linh.
Trong các trường ca, các vị thần xuất hiện như những người bảo vệ tối cao
cho sự công bằng, bình đẳng cũng như trừng phạt những kẻ gây ra bạo lực, đau
thương, và bất công cho người lương thiện.

Và theo Hôme, công bằng là cơ sở và nguyên tắc của tập quán pháp. Tập
quán pháp là sự cụ thể hóa công bằng vĩnh cửu.
Một trong những văn bản đầu tiên ghi chép về sự khởi đầu của việc thiết
lập chính quyền Nhà nước cổ Hilạp là bản Trường ca tuyệt tác của Ghêxiốt (cuối
thế kỷ VII- đầu thế kỷ VIII tcn), đây là bản trường ca mang đậm màu sắc bi ai của
người nông dân bị phá sản.
Ông buồn vì sự phụ thuộc của những người tốt và hảo tâm vào bọn khốn
nạn và tàn ác.
Ông tức giận khi chứng kiến bọn quý tộc lộng hành, chúng được tôn vinh
như thần thánh. Chúng có quyền xét xử, phán quyết những người nghèo khổ và vô
tội, mặc dầu bản thân chúng ngập ngụa trong sự dối trá và ăn hối lộ.
Ông đã rút ra kết luận: Pháp luật hoàn toàn thuộc về sức mạnh, đau khổ
dành cho kẻ nghèo hèn, những người muốn tranh đấu với kẻ mạnh để tìm ra chân
lý.
Từ đó ông đi đến mong muốn: Thần Dớt sẽ vung kiếm chém đầu bọn áp
bức, sớm hay muộn Người sẽ trừng trị bọn lộng hành.
Trường ca của Ghêxiốt cũng cho rằng:
– Thượng đế là thần sáng tạo ra các nguyên tắc và sức mạnh của pháp luật.
– Thượng đế là biểu tượng của nhân ái, công bằng, bao dung.
Luận điểm này về sau được phát triển bởi các nhà hiền triết như Pitắc,
Xôlông…
Xôlông (638- 559 trcn)
Ông là nhà hiền triết, nhà hoạt động chính trị, hoạt động nhà nước và lập

pháp.
Quan điểm chính:
– Ông đã tiến hành một loạt chủ trương cải cách điền địa nên đã xóa bỏ chế
độ nô lệ nợ nần, quy định ở hữu đất đai cao nhất cũng như quyền chính trị và
nghĩa vụ công dân tương ứng với sở hữu điền địa.

– Xác lập các cơ quan quyền lực và đoàn bồi thẩm.
ý nghĩa chính ở chỗ: “đã mở một loạt những công việc mà người ta gọi là
những cuộc cải cách chính trị, bằng cách xâm phạm vào tài sản” Ph.Ăngghen,
Tuyển tập, tập 8, Nxb Sự thật, H. 1984, tr. 178.
– Lý tưởng của ông mà nền dân chủ tuyển cử ôn hòa, lãnh đạo xã hội là
những người quyền quý cao sang và giàu có.
– Nhân dân có quyền giám sát các quan chức.
– Điều bảo đảm cho bình yên quốc gia là chính quyền và luật pháp cứng
rắn.
– ông cho rằng, tình trạng vô chính phủ sẽ đưa lại tai họa.
– Chỉ có Luật pháp mới thiết lập được trật tự và tạo nên sự thống nhất.
Ông từng tuyên bố: “Ta giải phóng cho các ngươi bằng quyền lực của
Luật, hãy kết hợp sức mạnh và pháp Luật”.
Như vậy, ông đã đặt pháp luật ngang hàng với sức mạnh tức là Nhà nước,
đó là 2 nhân tố bảo đảm cho tự do, bình đẳng của xã hội.
Tuy nhiên, quan điểm của ông mang nặng sự thoả hiệp giai cấp. ông mong
muốn thông qua một số nhượng bộ cho nhân dânvà hạn chế bớt một số đặc quyền
của giai cấp quý tộc để đạt được sự tăng cường quyền uy chính trị của giai cấp chủ
nô.
Từ đó ta rút ra một số kết luận về quan điểm pháp quyền của Xôlông:
Nếu như Ghêxiốt đứng về phía những người nông dân và nô lệ thì Xôlông
đại diện cho tầng lớp thị dân đang lên.
Tư tưởng cải biến chính trị pháp lý của ông dựa trên cơ sở các quan điểm
triết học.
Platon (427- 347 trcn).
Là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại của nhân loại, là người lập ra chủ
nghĩa Duy tâm Triết học. Nhưng ở ông có dặc điểm là những quan điểm chính trị,
pháp lý luôn thay đổi, không ổn định trong hệ thống lý luận.
Quan điểm của ông được tóm tắt như sau:
– Quan điểm về nhà nước pháp luật đều được nâng lên thành lý trí.

– Nhà nước lý tưởng đó là khả năng biểu hiện cực đại của tư tưởng.

– Sớm hình thành tư tưởng nhân quyền dưới hình thức phân công lao động
giữa những hạng người khác nhau.
– Nguyên tắc cơ bản của xã hội lý tưởng là một cơ thể thống nhất, không bị
phân chia, là sự phân công lao động giữa các tầng lớp người khác nhau.
– Phân công lao động trong bộ máy nhà nước là cần thiết.
– Lập pháp, hành pháp và tư pháp là các hoạt động nhà nước, đều nhằm một
đối tượng, nhưng vẫn có sự khác nhau.
– Theo ông hình thức nhà nước lý tưởng là nhà nước cộng hòa quý tộc,
trong đó giới chóp bu của giai cấp chủ nô cầm quyền có khả năng dường như hiểu
được những tư tưởng siêu đẳng và nắm được những phương pháp cai trị đối với
toàn bộ đám đông dân chúng còn lại.
Về mặt hình thức có thể theo hình thức quân chủ hoặc hình thức quý tộc.
Tuy nhiên, ông đã đưa ra một nhận xét thiên tài: Mọi thể chế nhà nước tồn
tại trên thực tế đều đối lập với lý tưởng chính trị và là hình mẫu phản diện của
thiết chế xã hội. Bởi vì “Cho dù là Nhà nước nào đi nữa thì trong nó bao giờ cũng
có hai nhà nước thù địch lẫn nhau: Một là, nhà nước của người giàu có, còn nhà
nước kia là của người nghèo khổ”.
Ông cũng đưa ra quan điểm về vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
ông nhấn mạnh việc điều hành nhà nước thuộc về người thượng lưu, trong
đó có các nhà triết học
Không thể không nói đến quan điểm của ông về vai trò của pháp luật trong
hoạt động nhà nước. Ông cho rằng, nhà nước lý tưởng là nhà nước có các đạo luật
công bằng, là các đạo luật được quyết định bởi trí tuệ và phục vụ quyền lợi của
quần chúng lao khổ.
– Đạo luật công bằng là quan điểm chính mà ông đưa ra, đó là sản phẩm của
ông và cũng là lý tưởng mà ông theo đuổi.
Arixtốt (384- 322 trcn)

Ông vừa là nhà chính trị, nhà tư tưởng, nhà triết học… Những giá trị về lý
luận mà ông để lại cho đời sau là rất đồ sộ, trong đó có những giá trị đã được tổng
kết, phát triển một cách tài tình về nguồn gốc, bản chất hình thức, vai trò của Nhà
nước.
– Ông khẳng định chính sự tồn tại của xã hội đã làm phát sinh sự bất công,
mà chế độ CHNL là điển hình.
– Việc tìm kiếm một phương án để thực hiện chế độ chính trị hoàn thiện
nhất được ông tính bàn một cách chi tiết trong việc phân loại các kiểu Nhà nước

theo hình thức của chúng. Ông đưa ra các tiêu chí để phân loại Nhà nước, mà theo
ông 2 tiêu chí sau đây là quan trọng nhất:
+ Số lượng người cầm quyền trong Nhà nước.
+ Mục đích thực hiện của nhà nước.
Ông ủng hộ thể chế được gọi là chính thể. Theo ông thể chế này có khả
năng đại diện cho tầng lớp trung gian trong đời sống Nhà nước.
Một trong những quan điểm nổi bật là việc tổ chức thực hiện quyền lực
nhà nước. Ông chia quyền lực Nhà nước thành 3 bộ phận:
+ Lập pháp
+ Hành pháp
+ Tư pháp
Ba bộ phận này tạo nên cơ sở của mọi nhà nước và chính sự khác biệt của
thể chế nhà nước quyết định phương thức tổ chức của mỗi bộ phận đó.
Quan điểm của ông về sự phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước được
các nhà tư tưởng tư sản đánh giá cao và phát triển rất mạnh về sau.
– Ông cũng rất quan tâm đến pháp luật. Ông cho rằng trong pháp luật bộc lộ
bản chất nhà nước.
– Ông đưa ra nhận xét thiên tài: Không phải ở đâu quyền con người cũng
giống nhau.
– Ông cũng phân loại hai loại pháp luật chung và riêng được xác lập trong

mỗi dân tộc.
– Pháp luật chung cao hơn pháp luật riêng.
– Ông cho rằng, công lý là sự tương quan của pháp luật với các công dân
quốc gia.
– Là người có quan điểm địa- chính trị, ông cho rằng các yếu tố lãnh thổ,
khí hậu, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng tới thiết chế nhà nước, tới việc tuân thủ
pháp luật.
II. MỘT SỐ HỌC THUYẾT PHÁP LÝ THỜI KỲ LA MÃ CỔ ĐẠI
1. Một số đặc điểm kinh tế, xã hội
Nhà nước La Mã xuất hiện sớm và trải qua thời kỳ phát triển lâu dài với 3
giai đoạn chủ yếu:
– Giai đoạn công xã nông nghiệp lạc hậu
– Giai đoạn cộng hòa chiếm nô
– Giai đoạn đế chế.
Lịch sử tồn tại của La Mã gắn liền với các cuộc đấu tranh gay gắt giữa các

tầng lớp xã hội tõ khi quan hệ thị tộc bộ lạc bước vào giai đoạn tan rã hoàn
toàn.C. Mác đã từng có nhận xét “Có thể hoàn toàn coi lịch sử bên trong của nhà
nước cộng hoà La Mã là cuộc đấu tranh của tiểu điền chủ với đại điền chủ, giữa
nô lệ và chủ nô, giữa quý tộc thị tộc và thương nhân giàu có”.
2. Một số tư tưởng pháp lý chủ yếu thời kỳ La Mã cổ đại:
2.1. Tư tưởng chính trị của tầng lớp những người bị áp bức mà chủ yếu là
nô lệ và nông dân bị phá sản.
– Nẩy sinh trong các cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn vào thế kỷ thứ II, Trcn.
– Những người khởi nghĩa đã hướng quần chúng vào mục đích thành lập
nhà nước công bằng.
– Hình thức nhà nước kết hợp các nguyên tắc dân chủ và quân chủ, theo đó
người đứng đầu nhà nước là một vị minh quân và cùng với hội đồng nắm quyền
lập pháp và hành pháp.

– Nhà vua và Hội đồng nhân dân thành lập lấy mục đích bảo vệ nhà nước và
quyền lợi những người nghèo khổ làm tiêu chí hoạt động.
2.2. Hệ tư tưởng hướng tới mục đích bảo vệ quyền lợi giai cấp chủ nô
thống trị.
* Người đại diện xuất sắc là Xixêrông (106- 43 trcn).
– Ông cho rằng khuynh hướng liên minh, liên kết để tạo ra nhà nước là
khuynh hướng tự nhiên.
– Nhà nước bảo vệ tài sản cho cá nhân con người trước nguy cơ bị xâm
phạm.
– Ông phân biệt 3 hình thức nhà nước chủ yếu: Nhà nước Dân chủ, quý tộc
và quân chủ.
Ông phê phán Nhà nước Dân chủ, coi trọng nhà nước quân chủ là hình thức
nhà nước xấu xa nhất bởi vì không có gì ghê tởm sự độc đoán hơn đám đông,
không có gì nguy hại hơn đám đông ngộ nhận mình là nhân dân.
2.3. Là hệ tư tưởng của những nhà khắc kỷ, chủ trương tu dưỡng đạo đức
hoặc chấp nhận định mệnh
– Trước hết cho rằng chế độ chủ nô là chế độ bất biến, là vtrật tự có tính
thiên định.
– Một hướng tư tưởng khác là phản kháng tiêu cực của các tầng lớp bị áp
bức trong xã hội, họ tự an ủi mình bằng các giải pháp chính trị rất thụ động, điều
đó phản ánh một giai đoạn phát triển của Nhà nước La Mã khi những nguyên tắc
dân chủ sơ khai bị xóa nhòa.
2.4. Thể hiện trong các quan điểm lập pháp của các Luật gia.

– Họ có đóng góp lớn về lý luận Nhà nước và pháp luật mà đến nay vẫn có
giá trị.
– Họ chia Luật thành hai hệ thống các quy phạm: Công pháp và Tư pháp.
– Tư tưởng chủ đạo của Luật gia là tư tưởng pháp trị, lấy mục đích bảo vệ
chế độ tư hữu làm nền tàng.

2.5. Tư tưởng chính trị mang màu sắc tôn giáo:
– Thể hiện trong giáo lý thiên chúa giáo.
– Được khẳng định qua các học thuyết khẳng định tính thiên định của quyền
lực, ca ngợi quyền lực như là ý chúa.
– Tư tưởng thần quyền có xu hướng chi phối quyền lực của đế chế La Mã.
– Cho rằng: Chế độ nô lệ do chúa định là trường tồn.
– Sự giàu nghèo là do chúa tạo ra.

III. MỘT SỐ HỌC THUYẾT PHÁP LÝ THỜI KỲ TRUNG QUỐC
CỔ ĐẠI:
Trung Quốc là quốc gia có chế độ CHNL phát triẻn.
Điểm nổi bật của chế độ CHNL ở Trung Quốc là các cuộc chiến tranh thôn
tính lẫn nhau. Những cuộc chiến tranh đó diễn ra lâu dài, ác liệt.
Cũng trong thời gian đó, ở Trung Quốc xuất hiện nhiều tư tưởng chính trị
mà đến nay vẫn có ảnh hưởng sâu sắc, đặc biệt các nước phương Đông.
1, Hệ tư tưởng được đúc kết từ các quan điểm Đạo giáo của Lão Tử.
– Ông chủ trương xây dựng một xã hội bình yên, thịnh trị.
– Muốn vậy, người cầm quyền phải tỏ ra khiêm nhường không cần dùng
bạo lực mà chỉ dùng Đạo để cảm hóa.
– Ông chủ trương vô vi (không làm) bởi luật càng nhiều thì cướp càng tăng.
– Biểu tượng của tính thụ động.
2. Hệ tư tưởng Nho giáo:
Hệ tư tưởng Nho giáo được thể hiện cơ bản và có hệ thống trong các quan
điểm của Khổng Tử.
Khổng Tử (551- 479 trcn),
Ông tên Khâm, Tự Trọng Ni, người nước Lỗ. Ông là một thầy học và có rẩt
nhiều học trò. Những điểm chính trong hệ tư tưởng của ông phần lớn là do học trò

ghi chép và lưu truyền.

– Hệ tư tưởng của Khổng Tử được trình bày chủ yếu trong các cuốn Tứ thư,
đây là quyển sách do học trò của ông sưu tầm, ghi chép lại, chính bản thân ông
cũng không nghĩ rằng những điều mình giảng cho học sinh lại trở thành một hệ tư
tưởng và có ảnh hưởng mãi về sau này.
Quan điểm của Khổng Tử có thể được nhìn nhận, xem xét trên các góc độ
sau:
– Về xã hội, ông kế thừa những quan niệm về số phận và cho rằng: sang,
hèn là thiên định.
Xã hội có hai loại người chủ yếu: quân tử và tiểu nhân, sự khác biệt về nhân
cách và vị trí xã hội của 2 loại người này được ông trình bày một cách hệ thống về
bản chất.
Ông coi trọng đức vị của người quân tử là nhà cầm quyền. Ông đánh giá
cao vai trò nhà cần quyền, ví họ như gió, còn tiểu nhân chỉ như cỏ, gió thổi qua
thì cỏ rạp xuống.
– Ông cũng nói quân tử cần nghĩa, còn tiểu nhân cần lợi.
– Từ đó, ông đề ra thuyết chính danh định phận, tức là khuyên con người
ta phải ứng xử đúng cương vị của mình.
– Thuyết chính danh của người được thể hiện bằng khái niệm “Tam cương”
tức là 3 cặp quan hệ chủ yếu, ràng buộc nhau trong xã hội, đó là:
+ Quan hệ Vua – Tôi
+ Quan hệ Cha – Con
+ Quan hệ Vợ – Chồng
Từ đó ông muốn xây dựng một thiết chế xã hội trật tự, là một trật tự xã hội
có ngôi thứ được định sẵn.
Từ đó, ông nhấn mạnh đến năm điểm ứng xử chi phối toàn bộ đặc điểm xã
hội, được gọi là Ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Như vậy tư tưởng căn bản của Khổng Tử là Đức trị, tức là dùng đạo đức và
luân lý để điều chỉnh nhà nước và xã hội.
– Đức trị theo ông là phủ nhận ý nghĩa của pháp chế. Ông quan niệm về
chính trị: chính là ngay thẳng, trị là săn sóc cho dân. Như vậy chính trị là săn sóc

cho dân trở nên ngay thẳng.
– Việc lấy đạo đức làm tiêu chuẩn chi phối hành vi chính trị thực ra đã đưa
ông đến phủ nhận vai trò, vị trí của Luật pháp. Ông nói “Nếu nhà cầm quyền
chuyên dùng pháp chế, cấm lệnh mà dẫn dắt dân chúng thì dân sợ mà chẳng
phạm pháp đó thôi, chớ họ chẳng biết hổ người. Vậy muốn dắt dân chúng, thì nhà

cầm quyền phải dùng lễ tiết đức hạnh thì chẳng những dân biết hổ thẹn mà lại còn
cảm hoá họ trở nên tốt lành”.
– Từ năm (136 trcn) khi Hán Vũ Đế thừa nhận là tư tưởng chủ yếu thì
Khổng giáo đã là hệ tư tưởng có ảnh hưởng lớn, là công cụ tinh thần để bảo vệ
chính thể.
– Cần hiểu rằng, từ tư tưởng của Khổng Tử đã nảy sinh các môn đệ, các
quan điểm như Mạnh Tử, Trang Tử…. Nhìn chung các tư tưởng này đều phản ánh
những điểm bản chất, cốt lõi của tư tưởng Khổng Tử, mặt khác có sự biến thái để
phù hợp với thực tế.
– Đặc biệt là tư tưởng của Khổng Tử có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội Trung
Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.
– Tuy nhiên tư tưởng đó vẫn có một số hạn chế: Thái độ yếu thế, thụ động, không
dám đấu tranh.
Câu 1. Nội dung học thuyết “Tam quyền phân lập” của Môngtexkiơ
Trả lời: Khái niệm Tam quyền phân lập lần đầu được đưa ra bởi nhà nghiên cứu
chính trị của người Pháp Môngtexkiơ. Khái niệm tam quyền phân lập sau này
được mở rộng cho cơ chế điều hành đất nước, với nhiều hơn hay ít hơn ba nhánh
cầm quyền.
Tam quyền phân lập là một thể chế chính trị với ba cơ quan lập pháp, hành pháp
và tư pháp được tổ chức song song với nhau, và qua đó kiểm tra, giám sát hoạt
động lẫn nhau. Theo thể chế này, không một cơ quan nào có quyền lực tuyệt đối
trong sinh hoạt chính trị của quốc gia.
Theo Môngtexkiơ, lập pháp là quyền làm ra luật, sửa đổi và huỷ bỏ luật, hành

pháp là quyền chăm sóc an ninh, đối nội, đối ngoại, lãnh đạo dân chúng thời bình
cũng như thời chiến trong khuôn khổ luật pháp ban hành. Tư pháp là quyền trừng
phạt người phạm tội và phân xử khi có tranh tụng giữa các cá nhân. Mỗi cơ quan
hay mỗt bộ phận của một cơ quan được quyền hoạt động trong lĩnh vực của mình,
không có quyền trong lĩnh vực khác, nhưng có quyền ngăn chặn cơ quan khác.
Nội dung tư tưởng học thuyết “tam quyền phân lập” của Môngtexkiơ.
Tiếp thu và phát triển tư tưởng về thể chế chính trị tự do, chống chuyên chế,
Môngtexkiơ xây dựng học thuyết phân quyền, đây là nội dung tư tưởng chủ yếu
trong học thuyết chính trị – pháp lý của Môngtexkiơ, với mục đích tạo dựng những
thể chế chính trị, đảm bảo tự do cho các công nhân.
Theo ông, tự do chính trị của công dân là quyền mà người ta có thể làm mọi cái
mà pháp luật cho phép. Pháp luật là thước đo của tự do. Cũng như Arixxtot và
J.Locco, Môngtexkiơ cho rằng, thể chế chính trị tự do là thể chế mà trong đó,
quyền lực tối cao được phân thành ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
– Lập pháp: biểu hiện ý chí chung của quốc gia. Nó thuộc về toàn thể nhân dân,
được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân (Quốc hội).
– Hành pháp: là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập. Quyền này không được
thực hiện bởi những thành viên của Quốc hội.
– Tư pháp: là để trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân. Các
thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật.
Tư tưởng phân quyền của Môngtexkiơ là đối thủ đáng sợ của chủ nghĩa chuyên
chế phong kiến, và có thể khẳng định ông là người đã phát triển và hoàn thiện học
thuyết: “tam quyền phân lập”.
Môngtexkiơ kịch liệt lên án chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp lúc bấy giờ. Chế
độ quân chủ chuyên chế là một tổ chức quyền lực tồi tệ, phi lý vì: nhà nước tồn tại

vốn biểu hiện của ý chí chung, nhưng trong chế độ chuyên chế nó lại biểu hiện ý
chí đặc thù – chế độ chuyên chế với bản chất vô pháp luật và nhu cầu pháp luật.
Môngtexkiơ nhận thấy pháp luật là trái với bản chất của nó; gắn với bản chất chế

độ chuyên chế là tình trạng lạm quyền. Vì vậy, việc thanh toán hiện tượng lạm
quyền chỉ có thể là đồng thời, là sự thanh toán chế độ chuyên chế. Theo
Montesquieu, một khi quyền lực tập trung vào một mối, kể cả một người hay một
tổ chức, thì nguy cơ chuyên chế vẫn còn.
Theo thuyết “tam quyền phân lập”, quyền lực nhà nước được chia làm 3 và giao
cho mỗi hệ thống cơ quan khác nhau đảm trách: quyền lập pháp giao cho Nghị
viện, quyền hành pháp giao cho Chính phủ, quyền tư pháp giao cho Toà án.
Theo Môngtexkiơ, tự do chỉ có thể có được khi pháp luật được tuân thủ nghiêm
ngặt. Muốn vậy phải phân quyền, vì nếu quyền lực trong tay một cá nhân hay một
cơ quan sẽ nảy sinh độc đoán, chuyên quyền. Muốn khắc phục phải dùng quyền
lực hạn chế và kiểm soát quyền lực. Khi quyền lực nhà nước được phân chia làm 3
bộ phận do 3 cơ quan khác nhau nắm giữ và bộ máy phải thiết chế sao cho ba
quyền đó ở thế đối trọng nhau và không có cơ quan nào đứng trên 3 cơ quan đó.
Trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật, Môngtexkiơ đã lập luận tinh tế và chặt chẽ
tính tất yếu của việc tách bạch các nhánh quyền lực và khẳng định: “Trong bất cứ
quốc gia nào đều có ba thứ quyền: quyền lập pháp, quyền thi hành những điều phù
hợp với công pháp quốc tế và quyền thi hành những điều trong luật dân sự”. Ta có
thể nhận ra sự tiến bộ trong tư tưởng phân quyền của Môngtexkiơ so với tư tưởng
của Locke, khi tách quyền lực xét xử – quyền tư pháp ra độc lập với các thứ quyền
khác.
Từ đó, Môngtexkiơ chủ trương phân quyền để chống lại chế độ chuyên chế, thanh
toán nạn lạm quyền, để chính quyền không thể gây hại cho người bị trị và đảm bảo
quyền tự do cho nhân dân. Môngtexkiơ đã viết: “Khi mà quyền lập pháp và hành
pháp nhập lại trong tay một người hay một Viện Nguyên Lão, thì sẽ không có gì là
tự do nữa, vì người ta sợ rằng, chính ông ta hoặc viện ấy chỉ đặt ra những luật độc
tài để thi hành một cách độc tài. Cũng không có gì là tự do nếu như quyền tư pháp
không tách rời quyền lập pháp và hành pháp. Nếu quyền tư pháp được nhập với
quyền lập pháp, thì người ta sẽ độc đoán với quyền sống, quyền tự do của công
dân; quan toà sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành
pháp, thì toà sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một người hay một tổ chức của

quan chức, hoặc của quý tộc, hoặc của dân chúng, nắm luôn cả ba thứ quyền lực
nói trên thì tất cả sẽ mất hết”.
Tóm lại, theo Môngtexkiơ, cách thức tổ chức nhà nước của một quốc gia là: “Cơ
quan lập pháp trong chính thể ấy gồm có hai phần, phần này ràng buộc phần kia.
Cả hai phần sẽ bị quyền hành pháp ràng buộc, và quyền hành pháp sẽ bị quyền lập
pháp ràng buộc” .
Tư tưởng của Môngtexkiơ tuy vẫn còn điểm hạn chế là bảo thủ phong kiến, đòi
hỏi đặc quyền cho tầng lớp quý tộc. Nhưng nó vẫn là nền móng cho tư tưởng phân
chia quyền lực sau này, có ảnh hưởng sâu sắc đến những quan niệm sau này về tổ
chức nhà nước, cũng như thực tiễn tổ chức của các nhà nước tư bản. Ví dụ như, đa
số Hiến pháp của các nhà nước tư bản hiện nay, đều khẳng định nguyên tắc phân
quyền như một nguyên tắc cơ bản của tổ chức quyền lực nhà nước. Như điều 10
Hiến pháp Liên bang Nga quy định: “Quyền lực nhà nước ở Liên bang Nga được
thực hiện dựa trên cơ sở của sự phân quyền thành các nhánh lập pháp, hành pháp
và tư pháp. Các cơ quan của các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp phải độc
lập”.
Điều 1 của Hiến pháp Ba Lan cũng trực tiếp khẳng định việc tổ chức bộ máy nhà
nước theo nguyên tắc phân chia quyền lực thành ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư
pháp.
Tiếp nối Montesquieu, J.J. Rousseau cùng với tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”,
đã đưa ra những quan điểm rất mới mẻ và tiến bộ về sự phân chia quyền lực trong

tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Rousseau (1712- 1778) chủ trương nêu cao tinh thần tập quyền, tất cả quyền lực
nhà nước nằm trong tay cơ quan quyền lực tối cao, tức toàn thể công dân trong xã
hội. Nhưng ông lại chỉ ra rằng, phân chia quyền lực nhà nước thành quyền lập
pháp và quyền hành pháp, giao chúng vào tay cơ quan quyền lực tối cao và chính
phủ là cách thức hợp lý nhất, để đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả cho nhà nước,
cũng như ngăn chặn được xu hướng lạm quyền. Ngoài ra, ông còn nêu lên vai trò

quan trọng của cơ quan tư pháp trong việc đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của
nhà nước, cũng như cho sự cân bằng giữa các vế cơ quan quyền lực tối cao, chính
phủ và nhân dân. Nhưng cách phân quyền của Rousseau không giống với Locke
và Montesquieu, bởi ông luôn khẳng định một điều duy nhất rằng: “những bộ phận
quyền hành được chia tách ra đều phụ thuộc vào quyền lực tối cao” và “mỗi bộ
phận chỉ thực hiện ý chí tối cao đó” mà thôi.
1.2.3. Ưu và nhược điểm của học thuyết “tam quyền phân lập”
– ưu điểm:
Ưu điểm quan trọng nhất của thuyết “tam quyền phân lập” là tránh được sự
chuyên quyền, độc tài trong thực hiện quyền lực nhà nước. Đưa xã hội loài người
lên một bước mới trong quản lý và điều hành đất nước.
Nội dung cốt lõi của học thuyết này cho rằng, quyền lực nhà nước luôn có xu
hướng mở rộng, tự tăng cường vai trò của mình. Bất cứ ở đâu có quyền lực là xuất
hiện xu thế lạm quyền và chuyên quyền, cho dù quyền lực ấy thuộc về ai. Do vậy,
để đảm bảo các quyền tự do cơ bản của công dân, ngăn ngừa các hành vi lạm
quyền của các chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước thì phải thiết lập pháp chế
nhằm giới hạn quyền lực nhà nước. Cách tốt nhất để chống lạm quyền là giới hạn
quyền lực bằng các công cụ pháp lý và cách thực hiện không phải là tập trung
quyền lực, mà là phân chia nó ra.
Muốn hạn chế quyền lực nhà nước thì trước hết phải phân quyền, và sau đó phải
làm cho các nhánh quyền lực đã được phân chỉ được phép hoạt động trong phạm
vi quy định của pháp luật.
– Nhược điểm:
Nhược điểm chủ yếu của thuyết “tam quyền phân lập” là do phân quyền nên dễ
dẫn tới sự tranh chấp, kìm hãm lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước, nhằm giành
quyền lợi nhiều hơn trong thực thi quyền lực nhà nước. Nó cũng tạo nên sự giảm
đồng bộ, thống nhất và gắn kết giữa các cơ quan quyền lực nhà nước.
Tam quyền phân lập suy cho cùng cũng chỉ là sự chia sẻ quyền lực của các nhà tư
bản với nhau và cùng cai trị giai cấp lao động. Nó không thể hiện được sự làm chủ
của nhân dân trong bộ máy nhà nước, trong điều kiện hoàn hảo thì 3 cơ quan đó

(lập pháp, hành pháp, tư pháp) hoạt động một cách độc lập, tách biệt hoàn toàn.
Còn trong điều kiện không hoàn hảo (áp dụng không triệt để) thì cho thấy sự lạm
quyền đặc biệt thấy rõ nhất là ở Hoa Kỳ, Tổng thống đang dần dần “lấn sân” của
Quốc hội trong vấn đề lập pháp.
Như vậy dù áp dụng triệt để hay không thì “tam quyền phân lập” vẫn có nhiều
khiếm khuyết trong quá trình dân chủ, nên không thể tạo ra được một nền dân chủ
triệt để được.
Như vậy, dù áp dụng triệt để hay không thì “tam quyền phân lập” vẫn có nhiều
khiếm khuyết trong quá trình thực hiện dân chủ, nên không thể tạo ra được một
nền dân chủ triệt để được.
Câu 2. Nội dung, bản chất Nhà nước Pháp quyền và Nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam.
Hiện nay, tổ chức bộ máy nhà nước tại Việt Nam, về bản chất vẫn bảo đảm tính
tập quyền xã hội chủ nghĩa, song trên thực tế đã vận dụng những hạt nhân hợp lý
của thuyết phân quyền, nghĩa là nhấn mạnh đến khía cạnh phân công quyền lực:
“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan
nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Đây là

bước phát triển trong nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về nguyên tắc tập
quyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
Việc đầu tư nghiên cứu và khẳng định cần thiết xây dựng nhà nước pháp quyền
chứng tỏ sự phát triển mới trong tư duy chính trị của Đảng, Nhà nước ta trên cơ sở
thực tiễn đới sống chính trị.
Học thuyết về Nhà nước pháp quyền ra đời từ thế kỉ XIX với một quá trình thăng
trầm. Ở những nước XHCN thời kỳ đầu thì chỉ nói đến Nhà nước chuyên chính vô
sản, cho đến 1988, Liên Xô mới bắt đầu nói đến khái niệm “Nhà nước pháp quyền
XHCN”. Còn ở Việt Nam, khái niệm Nhà nước pháp quyền đã được nguyên tổng
bí thư Đỗ Mười nói đến đầu tiên trong một bài phát biểu vào năm 1991 và chính
thức được dùng trong các văn bản năm 1994.

Về nhà nước pháp quyền, nhiều nhà khoa học đã khẳng định sự hình thành và tồn
tại của nó gắn liền với sự phát triển dân chủ. Nó chính là sự đảm bảo pháp lý cho
một nền dân chủ đích thực.
Nhà nước pháp quyền có những đặc trưng mang tính phổ biến sau đây:
– Trước hết đó là nhà nước hợp hiến, hợp pháp; nhà nước quản lý xã hội bằng
pháp luật, trong đó các đạo luật chiếm ưu thế trong hệ thống pháp luật.
Pháp luật của nhà nước pháp quyền là pháp luật chứa đựng tính nhân văn, nhân
đạo, pháp luật vì con người, vì số đông trong xã hội, pháp luật phải thể hiện được
ý chí cộng đồng dân tộc, quốc gia, không phải ý chí của một nhóm người, một cá
nhân hay một tập đoàn nào đó.
– Nhà nước, các cơ quan của nhà nước đặt mình dưới pháp luật, lệ thuộc vào pháp
luật. Trong mỗi quan hệ giữa nhà nước với pháp luật thì “tính trội” thuộc về pháp
luật, ở khía cạnh này pháp luật như là công cụ, phương tiện để hạn chế quyền lực
nhà nước, hạn chế công quyền.
– Nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó các quyền tự do của công dân phải
ngày càng được mở rộng được bảo đảm, bảo vệ bằng cơ chế pháp luật, bằng các
tiền đề, điều kiện về kinh tế – xã hội, bằng tổ chức nhà nước. Như vậy, pháp luật là
công cụ, phương tiện ghi nhận, bảo vệ các quyền công dân.
Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà trong đó thiết lập mối quan hệ trách nhiệm
qua lại giữa công dân với nhà nước với công dân.
– Trong nhà nước pháp quyền vai trò của Toà án được đề cao, các nhánh quyền lực
lập pháp và hành pháp phải độc lập một cách tương đối, phối hợp với nhau và phải
kiềm chế được nhau.
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tát cả quyền lực
nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp,hành pháp, tư pháp. Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam – Đảng của
giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam. Đây là những vấn đề mang tính
nguyên tắc, có tính chính trị- xã hội định hướng cho việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam trên thực tế.

Về mặt nhận thức có thể nói rằng, ngày nay nghiên cứu về Nhà nước pháp quyền
ở Việt Nam đã bước qua giai đoạn trả lời câu hỏi nhà nước pháp quyền là gì? Câu
hỏi cần có lời giải đáp hiện nay là: chuyển sang giai đoạn xây dựng Nhà nước
pháp quyền phải làm như thế nào? Quốc hội, Chính phủ, Toà án, Viện kiểm sát
phải tổ chức và hoạt động như thế nào, phải làm gì để xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam? Tức làm thế nào để vẫn giữ vững được định hướng
XHCN mà vẫn có một nhà nước pháp quyền mạnh?
Tuy nhiên, Nhà nước pháp quyền của ta chưa phát triển kíp so với đòi hỏi trong
tính đồng bộ với kinh tế thị trường, chính vì thế mà có rất nhiều vấn đề xã hội bức
xúc nảy sinh (quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu, vi phạm dân chủ,…. Ta thường
gọi là những căn bệnh của cơ chế) tạo nên lực cản của sự nghiệp đối mới mà Đảng
và chính bản thân Nhà nước chưa và không thể tự giải quyết được nếu không có
sự điều chỉnh về thể chế, cơ chế. Phải chăng, chúng ta chưa mạnh dạn nhìn nhận

vấn đề từ bản chất của nó? Phải chăng chúng ta đã đánh đồng bản chất và tính chất
của nhà nước? Bản chất của Nhà nước là Nhà nước dân chủ XHCN, còn pháp
quyền là tính chất, là trạng thái của thể chế dân chủ đó. Cái bản chất là cái bất
biến, không thay đổi; còn tính chất, trạng thái tinh thần linh hoạt, mềm dẻo để luôn
tương tích và bảo vệ vững chắc cho cái bất biến ấy. Nếu những cải cách hành
chính, đổi mới hệ thống chính trị, hoàn thiện hệ thống pháp luật … chưa đủ mạnh
để Nhà nước pháp quyền phát huy sức mạnh hiệu quả thực tế của nó, thì có thể
phải tìm hướng giải quyết khác? Cơ chế phân quyền XHCN phải chăng đã đến lúc
cần được thiết lập, từng bước thử nghiệm có giới hạn để làm cho Nhà nước ta vẫn
giữ được bản chất là nhà nước dân chủ XHCN, nhưng phải là nhà nước pháp
quyền đủ sức mạnh hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Vấn đề cơ bản nhất của nhà nước pháp quyền là pháp quyền ở trên nhà nước, các
nhánh quyền lực “phân lập” để kiểm tra nhau, cơ quan nhà nước và công chức chỉ
được làm những điều luật pháp cho phép, còn dân thì được phép làm tất cả những
điều gì mà luật pháp không cấm; và để đảm bảo dân uỷ quyền mà không mất

quyền thì công việc của nhà nước và các cơ quan công quyền phải công khai và
minh bạch trước dân, dân có quyền tham gia vào việc xây diựng pháp luật, giám
sát và kiểm soát quyền lực nhà nước. Một nhà nước pháp quyền như thế, lại được
định hướng bởi đường lối chính trị của Đảng Cộng sản cầm quyền, thì sức mạnh
ưu trội của sự kết hợp lý tưởng chính trị tốt đẹp và kỹ thuật pháp lý cao, sẽ là một
đảm bảo chắc chắn nhất cho sự vững mạnh của một nhà nước pháp quyền XHCN.
Câu 3.Tư tưởng Tà giáo là gì?
Phong trào tà giáo thực chất là sự phản kháng của quần chúng nhân dân lao động
nhằm chống lại sự áp bức bóc lột của thần quyền vào thời trung cổ.
Tà giáo thời trung cổ, theo Ph.Ăngghen, là sự đối lập có tính cách mạng chống
phong kiến và giáo hội. Phong trào Tà giáo đầu tiên được bắt đầu vào thế kỷ X ở
Bungari và sau đó chia thành 2 giai đoạn phát triển: giai đoạn từ thế kỷ thứ X đến
thế kỷ XIII và giai đoạn XIV đến XV.
Phong trào tà giáo là sự phản kháng cách mạng của nhân dân lao động chống lại
sự áp bức bóc lột của nhà thờ và giáo hội. Ở Bungari có các nhà truyền giáo nhưng
lại dám mạnh dạn tuyên chiến, kêu gọi đánh đổ giáo hội, công khai tuyên bố căm
thù vua chúa. Họ kêu gọi chúa và giáo hội cũng như mọi kẻ nô lệ không được
phục vụ cho các ông chủ, cho giai cấp thống trị.
– Dưới ánh sáng của học thuyết Thánh thiện, vào thế kỷ X- XI đã xuất hiện các
phong trào Tà giáo ở Xécbi, Nga, Ucraina. Học thuyết thánh thiện có ảnh hưởng
đặc biệt to lớn đối với các tín đồ ở Italia, Pháp và một số nước khác ở châu Âu
– Đến lúc này, dân chúng ở phía Bắc Italia và phía Nam nước Pháp nhiều lần đã
tẩy chay và tuyên bố không còn chịu ảnh hưởng của Giáo hội.
Để chống lại phong trào tà giáo, nhà thờ đã tổ chức hàng loạt cuộc thập tự chinh,
đàn áp rất dã man và đầu thế kỷ XIII đã lập tòa án Giáo hội để xét xử những người
chống giáo hội.
– Vào cuối thế kỷ XIV, phong trào Tà Giáo lại bùng lên, với hai hình thức: Tà giáo
thị dân và Tà giáo nông dân.
Tóm lại, tà giáo là những tín đồ thiên chúa giáo tiến bộ có nội dung tư tưởng thể
hiện trên 3 điểm: Tách giáo hội ra khỏi phong kiến địa chủ; giải tán tòa án giáo

hội; yêu cầu đưa tất cả các hoạt động thiên chúa giáo về với nhà thờ.
Câu 4. Học thuyết chủ quyền nhân dân của J.J.Rutxo và ý nghĩa của học thuyết đó
trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền
J.J.Rutxo sinh năm 1712 tại Geneve, ông là một nhà văn, một triết gia, một nhà tư
tưởng vĩ đại, nhà biện chứng lỗi lạc của thời kỳ phục hưng.
Bằng tác phẩm “Khế ước xã hội” ông ủng hộ tư tưởng dân chủ, có ảnh hưởng lớn
đến cách mạng Pháp, được các nhà lãnh đạo cách mạng Pháp coi là anh hùng.
Ông đại diện cho tư tưởng thị dân, đại diện cho quyền lợi của người bình dân.
Theo J.J.Rutxo con người sinh ra vốn là tự do nhưng những quy tắc của xã hội, sự

bó buộc của các định chế chính trị và kinh tế đã đưa con người vào vòng xiềng
xích, làm cho con người ngày càng xa rời tự do thuở ban sơ của mình. Khi
J.J.Rutxo nói rằng “con người sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng
sống trong xiềng xích” thì lời khẳng định này có nghĩa là con người phải được tự
do. Tự do theo đó không có nghĩa là con người có thể làm bất cứ điều gì mình
muốn, mà có nghĩa mỗi người là một yếu tố trong một ý chí chung, đời sống của
nó là một phần của đời sống chung.
Ông không chỉ đơn thuần phê phán các thiết chế phong kiến mà là bác bỏ hoàn
toàn hệ thống chính trị pháp quyền áp bức người dân.
Ông ủng hộ hình thức các giai cấp lao khổ kết liên với nhau để dùng sức mạnh
chung bảo vệ mọi thành viên.
Ông chủ trưởng có khế ước xã hội để ràng buộc mọi thành viên với nhau. Các điều
khoản các khế ước xã hội quy vào một điểm duy nhất: mỗi thành viên từ bỏ quyền
riêng của mình để gộp hết vào quyền chung.
Cống hiến vĩ đại của ông là ở chỗ ông là người đầu tiên thấy được sự khác biệt xã
hội công dân nẩy sinh cùng với hế độ tư hữu và Nhà nước.
Ông khẳng định rằng, chủ quyền nhân dân là một thực thể tập thể, nó không thể
được đại diện bởi cả người nào đó mà là quyền lực được tiến hành bởi ý chí
chung.

Ý nghĩa của học thuyết đó trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền:
Từ tư tưởng về chủ quyền nhân dân, J.J.Rutxo tìm đến giải pháp chính trị về một
chính thể cộng hòa. Quyền lập pháp luôn thuộc vè nhân dân. Từ đó J.J.Rutxo nghĩ
rằng với một điều kiện như vậy nền quân chủ chuyển sang nền cộng hòa. J.J.Rutxo
dành thiện cảm cho chính thể cộng hòa, là hình thức cầm quyền mà theo ông là tốt
nhất, trong đó các quan chức do nhân dân bầu ra, mà nhân dân thì chắc chắn sai
lầm sẽ ít hơn nhà vua. Việc thành lập chính quyền hành pháp khác hẳn việc thành
lập chính quyền lập pháp: chính quyền lập pháp được thành lập do “khế ước xã
hội” còn chính quyền hành pháp được thành lập bởi văn bản của quyền lực lập
pháp có chủ quyền. Chính điều này quy định vai trò phụ thuộc của Chính phủ vào
lập pháp. J.J.Rutxo cũng đề nghị thiết lập tòa án để bảo vệ pháp luật và quyền lập
pháp. Như vậy có thể nhận thấy J.J.Rutxo có ý tưởng về chính thể cộng hòa đại
nghị, chính thể cộng hòa đại nghị trong tư tưởng của J.J.Rutxo có điểm xuất phát
từ quan niệm về bản tính con người là tự do. Chính thể này theo J.J.Rutxo là phúc
đáp một cách hoàn hảo nhất về tự do của con người, vì nó thể hiện ý chí chung,
thể hiện chủ quyền nhân dân. Những lập luận về tự do và khế ước xã hội của
J.J.Rutxo có thể minh chứng cho kết luận này.
Học thuyết chính trị của J.J.Rutxo tràn đầy tính cách mạng, nếu một nhà nước
được sản sinh ra từ học thuyết “khế ước xã hội” thì mọi người sẽ có thể bãi bỏ khi
nó lạm quyền. Đối với J.J.Rutxo một chính thể cộng hòa (đại nghị) phúc đáp được
nhu cầu về khế ước xã hội và đảm bảo được tự do cho mọi người
Jean-Jacques Rousseau ra đời trong Thời kỳ Khai sáng (Enlightenment) trong thế kỷ 18 của Âu châu.
Tư tưởng và học thuật trong Thời kỳ Khai sáng chú trọng về lý tính (rationalism) và thực nghiệm.
Trên căn bản duy lý và thực nghiệm, các triết gia thời kỳ này phủ nhận lề lối tư duy truyền thống về
xã hội, tôn giáo, chính trị, và đề cao vai trò của khoa học. Họ đã từng tuyên bố: khoa học sẽ cứu chúng
ta. Trong bài luận văn đoạt giải thưởng của Hàn lâm viện Dijon năm 1749, Rousseau đã tạo cho mình
một tư thế riêng khi đưa ra những lập luận bác bỏ toàn bộ những tư duy thời thượng bấy giờ. Ông lập
luận rằng càng văn minh thì đạo đức càng băng hoại, khoa học không cứu rỗi được con người, và “tiến
bộ” chỉ là ảo tưởng, văn minh hiện đại không làm con người hạnh phúc hay đạo đức hơn. “Hạnh phúc
chỉ đến với con người trong tình trạng thiên nhiên,” và đức hạnh chỉ xảy ra trong một xã hội đơn giản,

nơi con người sống đời sống đạm bạc, chân chất. Những phát minh của khoa học, những sáng tạo của
nghệ thuật, theo ông, chỉ là những “chùm hoa phủ lên trên xiềng xích trói buộc con người, khiến họ
quên đi sự tự do nguyên thủy có từ lúc mới sinh ra, và quên đi mất là đang cam thân làm nô lệ trong
kiếp sống văn minh.”[1]. Về điểm này, tư tưởng của Rousseau khá gần với Mặc Tử, nhà tư tưởng cổ

Trung Hoa, người chủ trương thuyết công lợi và lên án các sự xa xỉ, xa hoa; ngay cả âm nhạc cũng bị
Mặc tử lên án là vô bổ, làm sa đọa con người (trong khi Nho gia có cả Kinh Nhạc trong Ngũ Kinh).
Mặc dù tư tưởng của Rousseau trực tiếp phản bác tư duy đương thời, Hàn lâm viện Dijon vẫn trao giải
nhất cho luận đề của ông. Đây cũng là nền tảng tư tưởng của Rousseau để từ đó ông viết nên tác phẩm
bất hủ Khế ước Xã hội.
Khế ước Xã hội gồm 4 quyển, mỗi quyển có từ mười tới mười lăm chương. Trong lời mở đầu
Rousseau viết: “Với bản chất con người như ta biết, và với tính chất có thể xẩy ra của luật pháp, tôi
muốn tìm xem trong trật tự của một xã hội dân sự có thể có một luật lệ cai trị nào cho chắc chắn và
hợp tình hợp lý…” Trong cuộc hành trình này, Rousseau cũng như các nhà tư tưởng trước ông như
Thomas Hobbes và John Locke đều bắt đầu từ nguyên thủy, nhận diện con người trong trạng thái thiên
nhiên của nó. Mở đầu chương thứ nhất Rousseau viết: “Con người sinh ra được tự do, nhưng ở đâu
nó cũng bị xiềng xích.” Đối với Rousseau, tự do là điều kiện thiết yếu để con người là một con người.
Trong trạng thái thiên nhiên mỗi con người là chủ của chính mình, nhưng từng cá nhân một không thể
chống chỏi với thiên nhiên để tự tồn mà phải cùng chung sống với nhau hầu có đủ sức để sống còn.
Từ xã hội sơ khai đầu tiên là gia đình, con người quần tụ lại thành những cộng đồng lớn hơn, nhưng
trong cộng đồng lớn hơn này cần phải có luật lệ để điều hành trật tự sao cho phúc lợi và tự do của mỗi
người vẫn được bảo đảm. Câu hỏi được đặt ra là ai sẽ là “người” đặt ra những luật lệ này khi mỗi cá
nhân đều bình đẳng như nhau? Rousseau phủ nhận mô thức chính quyền quân chủ do Grotius và
Hobbes đề ra, và lý giải rằng một xã hội dân sự hợp lý, hợp tình chỉ có thể được tạo nên bởi sự thỏa
thuận của mọi người tham gia. Hay nói một cách khác bởi một khế ước xã hội do mọi người cùng lập
nên và mọi người phải tuân thủ. Rousseau viết: “Cái mà con người mất đi khi chấp nhận khế ước xã
hội là sự tự do thiên nhiên và sự vô giới hạn trong những việc anh ta muốn làm và muốn giữ khi
chiếm được; bù lại cái mà anh ta nhận được là sự tự do trong văn minh và quyền sở hữu chính đáng
những gì mà anh ta có.” “Người” có thẩm quyền làm ra luật để cai trị một cộng đồng lập nên bởi khế

ước xã hội, theo Rousseau, không ai khác hơn là tất cả mọi người đồng trao quyền đó cho một con
người nhân tạo gọi là “Hội đồng Tối cao” (sovereign) bao gồm tất cả mọi người; con người nhân tạo
này khi được thành hình bởi khế ước xã hội có đời sống và ý chí riêng. Ý chí riêng của con người
nhân tạo này là ý chí của cả tập thể, gọi là “ý chí tập thể” (general will) chỉ nhằm đạt tới cái tốt chung
cho cả cộng đồng, chứ không phải là ý chí của tất cả mọi thành viên (will of all) bao gồm ý chí và
quyền lợi riêng tư của mỗi thành viên khác hơn quyền lợi của tập thể.
Trong chương 6 (quyển I) luận về Khế ước xã hội, Rousseau đã phân định con người nhân tạo thành
nhiều loại khác nhau tùy theo trạng thái hoạt động của tác nhân này, từ Cộng đồng dân chúng (city)–
có lẽ Rousseau theo các tác giả thời trước muốn nói đến các thị-quốc (city-state) của Hy lạp; ngày nay
thuật ngữ này không còn được dùng nữa, đến Cộng hòa (Republic) hay là Cơ cấu chính trị (body
politic), cho đến Hội đồng tối cao [2] khi hoạt động và Nhà nước (State) khi không hoạt động. Chính
Rousseau cũng thú nhận là cách phân định như vậy dễ làm người đọc thời đó nhầm lẫn, chưa kể đến
người đọc thời nay khi các thuật ngữ trên đã được hiểu và định nghĩa khác đi rất nhiều. Điểm quan
trọng Rousseau muốn nhấn mạnh là khi khế ước xã hội được lập thành, tức khắc nhà nước được khai
sinh, và chủ quyền tối thượng của nhà nước nằm trong tay nhân dân, những người lập nên nhà nước
này, chứ không nằm trong tay chính quyền (chương7, q. I). Các thành viên của nhà nước trở thành
công dân. Hội đồng tối cao, như đã trình bày, chỉ là một khái niệm trừu tượng, phản ảnh ý chí tập thể
qua luật pháp. Ý chí tập thể, Rousseau lý giải trong Chương 4 (q. II), phải “mang tính tổng quát trong
mục đích cũng như trong bản chất, và phải phát xuất từ tất cả để áp dụng cho tất cả.” Từ nhận định
này, Rousseau kết luận là không một ai, kể cả vị quân vương, có thể đứng trên pháp luật.
Tuy nhiên, Hội đồng tối cao chỉ là một tác nhân trừu tượng, cần có một thực thể để làm luật và thi
hành pháp luật. Rousseau nhấn mạnh là cần có hai cơ quan tách biệt hoàn toàn để phụ trách hai nhiệm
vụ này. Chính quyền, còn gọi là cơ quan hành pháp, là “cơ quan trung gian làm nhiệm vụ truyền thông
giữa người dân và Hội đồng tối cao, và thi hành luật pháp cũng như bảo đảm tự do dân sự và chính
trị.” Chính quyền, hay người đứng đầu guồng máy chính quyền, do đó, chỉ là những nhân viên thừa
hành, có ăn lương, nhân danh Hội đồng tối cao sử dụng quyền lực được trao cho để thi hành pháp luật.
Quyền lực này có thể bị Hội đồng tối cao giới hạn hay thu hồi bất cứ khi nào. Đó là trên lý thuyết, trên
thực tế, Rousseau nhận thấy có một vấn nạn là khi nắm giữ quyền lực trong tay, chính quyền dễ có

khuynh hướng lạm dụng quyền hành, và khi chính quyền càng cần nhiều quyền lực để điều hành thì
chủ quyền tối thượng cũng cần có quyền lực tương đương để kềm chế chính quyền khỏi lạm dụng
quyền hành (chương 1, q. III). Thêm vào đó, quyền lập pháp là quyền riêng biệt, chỉ có thể nằm trong
tay của Hội đồng tối cao–bao gồm tất cả mọi công dân mà chỉ nghĩ đến cái tốt chung cho cả tập thể.
Đó chính là vấn nạn vì để cho luật pháp thể hiện cái tốt chung cho cả tập thể, quyền lợi riêng tư phải
được gạt bỏ ra ngoài mỗi cá nhân. Rousseau viết: “cần phải có một người có sự thông minh siêu tuyệt
để có thể thấu hiểu những nhiệt tình của con người mà vẫn không bị ảnh hưởng của thất tình, lục dục,
một con người mà hạnh phúc độc lập với con người nhưng lại quan tâm đến hạnh phúc của con người,
một con người mà sẵn sàng làm việc ở đời này cho kết quả ở đời sau” để làm luật, và Rousseau kết
luận, chỉ có Thượng đế mới là một con người như vậy. Cả hai vấn nạn về quyền hành pháp và lập
pháp Rousseau không có câu trả lời, nhưng cả hai vấn nạn này sẽ được các nhà sáng lập ra Hiệp chúng
quốc Hoa kỳ giải quyết trong Luận cương về chế độ liên bang, khi soạn thảo hiến pháp cho đất nước
của họ.
Trong quyển III, Rousseau luận về các hình thức chính quyền. Khi Hội đồng tối cao đặt chính quyền
vào trong tay của tất cả công dân hay đa số công dân thì chính quyền đó được gọi là dân chủ; khi
chính quyền nằm trong tay của một thiểu số, nghĩa là thường dân đông hơn quan chức, chính quyền đó
được gọi là quý tộc; khi chính quyền nằm trong tay một cá nhân, chính quyền đó được gọi là quân
chủ, và cuối cùng là chế độ hỗn hợp của các chế độ trên. Những thuật ngữ này Rousseau dùng khác
với nghĩa chúng ta hiểu ngày nay. Ông cũng phân tích các ưu và khuyết điểm của từng thể chế. Dân
chủ, theo Rousseau, chỉ thích hợp cho một nước nhỏ khi tất cả mọi người đều tham gia nghị luận
chính sách (nhận định này ngày nay không đúng nữa). Quý tộc lại được chia làm ba loại: tự nhiên, bầu
cử và gia truyền. Quý tộc tự nhiên là hình thức chính quyền do các bậc trưởng lão điều hành, thích
hợp cho các dân tộc sơ khai (hình thức bộ lạc). Hình thức chính quyền “quý tộc” do bầu cử có nhiều
ưu điểm, khi quần chúng bầu ra những người có khả năng, kiến thức và kinh nghiệm. Hình thức này
gần với thể chế cộng hoà ngày nay. Quân chủ, theo Rousseau, không phải là chế độ lý tưởng và tiềm
ẩn nhiều hiểm nguy cho Chủ quyền tối thượng, trước hết là quyền lợi riêng tư của nhà vua có thể
không tương đồng với quyền lợi của nhân dân, thứ đến là sự bổ nhiệm quan chức rất có thể không
được căn cứ trên tài năng mà trên tình cảm hoặc tư lợi của nhà vua, và sau cùng là tính gia truyền
không bảo đảm người kế vị có đủ tài đức của một vị vua
Con người nhân tạo “Hội đồng tối cao”, hay Cơ cấu chính trị cũng như một con người thường, có sinh

và có diệt. Rousseau ví quyền lập pháp như trái tim của nhà nước, quyền hành pháp là bộ óc điều
khiển các chi thể hoạt động. Khi bộ óc bị tê liệt, con người vẫn có thể còn sống dù chỉ sống như thực
vật, nhưng khi quả tim ngừng đập thì con người sẽ chết. Cũng cùng một thể ấy, cơ cấu chính trị sẽ
chết khi người dân thờ ơ với nghĩa vụ công dân của họ nhất là trong lãnh vực lập pháp (chương 11, q.
III). Không những chỉ trong lĩnh vực lập pháp, “khi công dân không còn quan tâm đến việc phục vụ
công ích nữa, và thích phục vụ quốc gia bằng tiền hơn là chính bản thân họ, thì quốc gia đó sắp sửa
tiêu vong.” Nhưng làm thế nào để bảo đảm sự trường tồn của quốc gia, của nhà nước, khi con người
luôn đặt quyền lợi cá nhân lên trước quyền lợi tập thể? Trong chương 8, quyển IV, Rousseau luận về
một loại tôn giáo của dân sự, khác với tôn giáo của tín ngưỡng. Tôn giáo của tín ngường, đặc biệt là
Thiên Chúa giáo của Âu châu, không phù hợp với con người dân sự, vì tôn giáo dạy con người yêu
mến vương quốc trên trời, chứ không phải đất nước dưới đất; dạy con người chịu đựng khổ đau, chứ
không dạy con người chống lại cường quyền (quan niệm này của Rousseau gần với quan niệm
Marxist về tôn giáo). Rousseau cho rằng đó không phải là đức tính công dân, ông đề nghị nhà nước
phải đứng ra giáo dục công dân về lòng yêu nước, về bổn phận, nghĩa vụ và đạo đức công dân.
Khi đặt bút viết Khế ước Xã hội, Rousseau minh định là tìm xem đâu là nguyên lý chính đáng thiết lập
nên nhà nước và chính quyền dân sự. Nhà nước được lập nên bởi một khế ước do tất cả mọi người dân
đồng thuận, trao quyền lực chính trị cho chính quyền là những người công bộc của dân để điều hành
đất nước theo nguyện vọng và ý chí tập thể. Quyền lực chính trị của chính quyền sẽ bị thu hồi bất kỳ
lúc nào, nếu chính quyền không làm đúng chức năng được nhân dân giao phó. Khế ước Xã hội, do đó,
được coi là bản họa đồ xây dựng một thể chế dân chủ-cộng hòa hiểu theo nghĩa ngày nay, một chính
quyền “của dân, do dân và vì dân”. Những vấn nạn Rousseau nêu ra về vai trò tuyệt đối vô tư của Lập
pháp, về sự tiếm quyền của hành pháp đã được các nhà sáng lập ra nước Mỹ giải quyết bằng nguyên

tắc phân quyền và đại biểu dân cử. Dĩ nhiên, không có chế độ nào có thể được coi là hoàn hảo, nhưng
như Churchill đã nói: “Dân chủ không phải là một chế độ hoàn hảo, nhưng còn khá hơn bất kỳ một
chế độ nào đã từng có trong lịch sử loài người,” và sau này Thủ tướng Nehru của Ấn độ cũng đồng
tình: “Dân chủ là một chế độ tốt vì mọi chế độ khác đều tệ hơn rất nhiều.” Nền tảng tư tưởng chính trị
của Rousseau, thể hiện trong Khế ước Xã hội–nhà nước được thiết lập bởi một khế ước xã hội, quyền
lực chính trị thuộc về toàn dân, và nhận định về vai trò tôn giáo trong xã hội–đã tấn công thẳng vào

chế độ chính trị đương thời, và khiến cho tác phẩm này bị liệt vào hàng các Tư tưởng Nguy hiểm và bị
đốt tại Paris và Genève. Rousseau phải lưu vong sang Anh sống dưới sự bảo bọc của David Hume
(một triết gia chủ trương thuyết công lợi). Năm 1767 Rousseau trở về Pháp và mất năm vào năm
1778. Khế ước Xã hội đã từng bị đốt, nhưng không ai có thể tiêu diệt được tư tưởng, và tư tưởng của
Rousseau đã góp phần không nhỏ vào cuộc Cách mạng Dân chủ Nhân quyền Pháp năm 1789, sự hình
thành Hiến pháp Hoa kỳ 1787, và Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948
Jean-Jacques Rousseau sinh ngày 28 tháng 6 năm 1712 tại Genève, Thụy sĩ, trong một gia đình lao
động. Thân phụ của Rousseau là Isaac Rousseau, một người thợ sửa và chế tạo đồng hồ. Gia đình
Rousseau là người gốc Pháp di cư sang Thụy sĩ hơn một trăm năm trước để tránh bị bách hại vì theo
đạo Tin Lành [3]. Thuở thiếu thời, Jean-Jacques gặp nhiều bất hạnh, vì mẹ ông mất ngay sau khi ông
mở mắt chào đời; vì thế ông phải than lên rằng: “Ngày sinh của tôi là nỗi bất hạnh đầu tiên trong
những bất hạnh của cuộc đời.” Lúc còn nhỏ Jean-Jacques được cha dạy đọc và viết, nhưng thừa hưởng
tính ham đọc sách của cha, ngay từ năm 7 tuổi, ông đã cùng cha đọc hết cuốn sách này sang cuốn sách
khác, nhiều lúc cho tới sáng. Trong thời gian này ông đã được đọc những cuốn sách thuộc loại kinh
điển như Cuộc đời của Plutarch hay Sử Ký của Tacitus. Khi Jean-Jacques được 10 tuổi, một bất hạnh
khác xảy ra khi cha ông–một người yêu nếp sống thiên nhiên và săn bắn–bị cáo buộc là đi săn trộm đã
rút gươm chống lại cảnh sát, phải bỏ trốn sang xứ khác, để lại Jean-Jacques và người anh trai cho bà
dì Bernard nuôi. Nhưng cũng chẳng bao lâu sau đó, dì Bernard cũng không nuôi nổi Jean-Jacques
cùng với đàn con của bà, nên Jean-Jacques lại được gửi đi nhờ một cha xứ ở ngoại ô Genève nuôi hộ.
Tại đây Jean-Jacques chỉ được học Kinh Thánh, số học và các bài giảng đạo. Cũng tại đây JeanJacques bị một trận đòn oan và sự kiện này đã tạo ấn tượng sâu sắc cho một cậu bé mới mười một,
mười hai tuổi, và là động lực khiến Jean-Jacques sau này viết nên Émile, tác phẩm về giáo dục nổi
tiếng sau này.
Đến năm Jean-Jacques mười ba tuổi, thấy ông thông minh, nhanh nhẹn, cha xứ cho ông đi học nghề
với người thợ làm nghề khắc chữ; trong suốt 5 năm làm việc này, Jean-Jacques tập được viết chữ thật
đẹp. Nhưng ông thày dạy nghề, cũng như thày dạy chữ, là người thô lỗ, hay đánh đập và chửi bới học
trò, nhất là khi thấy ông đọc sách. Sách vở đã là phương tiện giúp Rousseau chấp cánh thoát khỏi cảnh
tù túng, khổ sở của một đứa trẻ mồ côi trong thành phố chật hẹp. Năm 16 tuổi Jean-Jacques từ bỏ cuộc
đời tập sự khắc chữ và khung trời nhỏ hẹp đó để bắt đầu cuộc sống tự do nhưng cũng lắm gian truân
của một nhà tư tưởng vĩ đại.
Trên bước đường trôi nổi, Rousseau may mắn được Phu nhân de Warrens cưu mang trong một thời

gian ngắn (bà này sau trở thành tình nhân của Rousseau); trong thời gian này Rousseau được học âm
nhạc. Máu giang hồ lại khiến Rousseau lên đường, tìm đường đến Paris. Rousseau phải làm đủ nghề
để sinh sống, có lúc ông làm thư ký cho một nam tước, có lúc dạy nhạc để kiếm ăn, có lúc phải trộm
táo, trộm lê cho đỡ đói. Cuộc sống giang hồ dạy cho Rousseau nhiều bài học bởi Rousseau có được óc
nhận xét tinh tế, nhưng chưa bao giờ ông được học hành tử tế. Cuộc sống lang bạt cũng cho Rousseau
cơ hội quan sát đủ hạng người từ thượng lưu cho đến cùng đinh trong xã hội, và giúp cho ông nhận
diện được các tác động thực sự của xã hội trên những người bình dân, những người mà Rousseau cho
là có “bản chất tốt lành.” Năm 25 tuổi nhân dịp trở lại thăm Phu nhân de Warrens, Rousseau nhận
được một số tiền hương hỏa từ tài sản của mẹ ông, và vừa dạy nhạc, vừa kèm trẻ, Rousseau sống
tương đối thanh thản không phải lo nghĩ về tiền bạc. Ông sống cách ly với thế nhân trong một căn nhà
nhỏ, rồi bắt đầu sáng tác nhạc và tự đào luyện cho mình thành một nhà trí thức bằng cách “làm bạn”
với Plato, Bacon, Copernicus, Newton, Galileo, Spinoza, và Locke. Chẳng bao lâu tiếng lành đồn xa
về Rousseau, một thanh niên không những có học vấn uyên bác và tư duy độc đáo, mà còn đạo đức
nữa, vì ông sống thực với triết lý sống của mình–một đời sống vật chất đơn giản đến mức khắc khổ
như dân Sparta, không thỏa hiệp về tín ngưỡng, và không ngớt cổ võ cho sự bình đẳng giữa người với

người. Khi đã nổi tiếng trong giới thượng lưu, Rousseau lên Paris và tại đây ông làm quen với những
trí thức hàng đầu của Paris thời bấy giờ như Diderot (người soạn thảo Từ điển Bách khoa của Pháp),
Condillac, d’Alembert, vân vân. Tại đây Rousseau gặp và yêu một cô gái giúp việc nhà, thất học tên là
Thérèse le Vasseure. Thérèse ở với Rousseau cho đến khi Rousseau mất.
Sự nghiệp trước tác của Rousseau khởi đầu năm 1749 khi Viện Hàn lâm Dijon đặt ra một cuộc thi
luận văn với chủ đề “Sự tiến bộ của văn minh làm băng hoại hay thăng tiến đạo đức?” Luận văn của
Rousseau tuy đoạt giải thưởng của Hàn lâm viện Dijon, nhưng cũng tạo cho ông một thế đứng riêng
biệt, tách khỏi giới trí thức – các triết gia philosophe – đương thời. Sau đó Rousseau viết một luận đề
khác, cũng dự thi giải thưởng của Hàn lâm viện Dijon, với tựa đề “Luận đề về Căn nguyên của sự bất
bình đẳng của con người.” Luận đề này còn giúp Rousseau nổi tiếng hơn nữa. Cuối thập niên 1750,
Rousseau cho ra đờiTiểu thuyết Héloise và tạo nên một trường phái văn chương mới tách khỏi trường
phái tân-cổ điển đương thời. Hai năm sauTiểu thuyết Héloise, Rousseau viết Émile, một trứ tác về giáo
dục có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của John Dewey, một triết gia và nhà giáo dục lừng danh của

Hoa kỳ. Khế ước Xã hội cũng ra đời trong giai đoạn này, và mở đường cho cuộc Cách mạng Pháp và
Tuyên ngôn Nhân quyền Pháp 1789.

Nói như vậy cũng để thấy rằng những học thuyết pháp lí không đơn thuần là những líthuyết về kĩ thuật pháp lý mà chúng luôn luôn biểu lộ những yếu tố quyền lợi giaicấp ; bộc lộ lập trường, thế giới quan và nhân sinh quan chính trị thâm thúy. Học thuyết pháp lí với ý nghĩa là mạng lưới hệ thống những quan điểm, những phạm trù, kháiniệm, những nguyên tắc, những quy luật và mối liên hệ có tính phổ cập giữa những hiệntượng nhà nước và pháp lý chỉ được hình thành và tăng trưởng trên cơ sở hoạtđộng có tính đặc trưng là hoạt động giải trí nhận thức tư duy khoa học. Hoạt động thực tiễnvề nhà nước và pháp lý đã có từ trước đó, những quan điểm nhận thức có tính đơnlẻ về nhà nước và pháp lý cũng đã Open nhưng chỉ đến khi hoạt động giải trí tư duylí luận có tính chuyên nghiệp Open thì mới Open những học thuyết khoa họcnói chung và học thuyết pháp lí nói riêng. Từ thời Cổ đại, trên quốc tế đã hình thành những học thuyết chính trị – pháp lí nổitiếng, Open những phe phái khoa học khác nhau về cùng yếu tố của hiệnthực khách quan trong xã hội, đó là nhà nước và pháp lý. Những học thuyết nổitiếng mà cho đến nay người ta vẫn còn suy ngẫm và kiểm nghiệm như thuyết pháptrị và thuyết đức trị ở Trung Quốc thời cổ. Nhìn chung, những học thuyết pháp lí Cổ đại đã có nhiều góp phần quan trọng, đặtnền móng cho sự liên tục tăng trưởng của luật học quốc tế sau này. Có những tưtưởng, quan điểm của những học giả thời đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Vượt qua đêm trường Trung cổ, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản lậtđổ chính sách phong kiến thiết lập kiểu nhà nước tư sản, nhiều học thuyết chính trị pháp lí sinh ra với những nội dung rất đa dạng chủng loại đã mang lại cho nền luật học thếgiới những bước tiến vượt bậc. Chẳng hạn : thuyết pháp quyền tự nhiên, thuyết khếước xã hội, thuyết phân quyền … Trên cơ sở tổng kết những thành tựu khoa học của quốc tế, những nhà tầm cỡ củachủ nghĩa Mác – Lênin đã đưa ra học thưyết khoa học, cách mạng nhất về nhànước và pháp lý. Học thuyết Mác – Lênin về nhà nước và pháp lý đem lại mộtcách nhìn tổng lực, khách quan, biện chứng và duy vật về những yếu tố chungnhư nguồn gốc, thực chất, vai trò, công dụng của những kiểu nhà nước trong lịch sử dân tộc vàđặc biệt là so với nhà nước và pháp lý xã hội chủ nghĩa – kiểu nhà nước và phápluật văn minh nhất và là ở đầu cuối trong lịch sử vẻ vang loài người. Học thuyết Mác – Lêninvề nhà nước và pháp lý là cơ sở phương pháp luận cho việc hình thành những họcthuyết pháp lí xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lốichính trị của Đảng cộng sản Nước Ta, những học thuyết pháp lí ở nước ta cũng đượchình thành. So với những nghành nghề dịch vụ khoa học khác, luật học là một ngành khoa họccòn rất non trẻ so với Nước Ta. Ngoại trừ 1 số ít ít những nhà luật học được đàotạo dưới chính sách thực dân Pháp, hầu hết những nhà khoa học pháp lí nước ta được đàotạo ở Liên Xô và một số ít nước xã hội chủ nghĩa khác như Cộng hoà dân chủ Đức, Ba Lan … Bước vào thời kì thay đổi với chủ trương đối ngoại đa phương hoá, đadạng hoá, nước ta đã cử hàng loạt sinh viên và nghiên cứu sinh đi đào tạo và giảng dạy nghiêncứu, học tập ở nhiều nước trên quốc tế về những nghành khoa học, trong đó có lĩnhvực luật học. Đến nay, đội ngũ những nhà khoa học pháp lí của Nước Ta tương đốiđa dạng và đang trưởng thành nhanh gọn phân phối nhu yếu của sự nghiệp xâydựng nhà nước pháp quyền, thiết kế xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Nhìn chung nền khoa học pháp lí Nước Ta trong mấy chục năm qua có đặc điểmnổi bật nhất là chịu ảnh hưởng tác động thâm thúy của khoa học pháp lí quốc tế : Trước đóthì chịu tác động ảnh hưởng của mạng lưới hệ thống khoa học pháp lí Pháp và châu Âu lục địa, về sauchịu tác động ảnh hưởng của mạng lưới hệ thống khoa học pháp lí Liên Xô. Xu hướng lúc bấy giờ củakhoa học pháp lí Nước Ta là vận dụng học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, đường lối của Đảng, tiếp thu những giá trị chung của nền văn minh nhân loạiđồng thời giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc bản địa Nước Ta. Học thuyết pháp lí không phải là những quan điểm, tư tưởng đơn lẻ hay những chủtrương, chủ trương của lực lượng cầm quyền về nhà nước và pháp lý, nó chỉđược hình thành trên cơ sở hoạt động giải trí tư duy lí luận một cách có mạng lưới hệ thống do cácnhà khoa học triển khai. Nói cách khác, học thuyết pháp lí là mẫu sản phẩm của quátrình nhận thức khoa học phát minh sáng tạo về hiện thực xã hội, nó không phải đơn thuần làsản phẩm của ý chí hay lòng mong ước. Do vậy, không có hoạt động giải trí khoa họcmột cách tự do, dân chủ thì cũng không có sự sống sót của những học thuyết pháp lí. Học thuyết pháp lí không phải là mẫu sản phẩm chỉ có ý nghĩa kinh viện, nó có ảnhhưởng rất lớn đến thực tiễn nhà nước và pháp lý. Giới quyền lực tối cao khi nào cũngchịu tác động ảnh hưởng của những ý niệm học thuyết pháp lí nhất định và từ đó hìnhthành trước những ý niệm về một nhà nước và mạng lưới hệ thống pháp lý cần phải có. Thực tế cũng đã chứng tỏ rằng không có mạng lưới hệ thống pháp lý nước nào có thểđầy đủ trọn vẹn để kiểm soát và điều chỉnh mọi quan hệ xã hội cần được kiểm soát và điều chỉnh. Họcthuyết pháp lí không chỉ tác động ảnh hưởng đến việc hình thành một mạng lưới hệ thống pháp lý cụthể về cơ cấu tổ chức, về mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp kiểm soát và điều chỉnh … mà còn đem lạinhững hiểu biết chung, những ý niệm về những giá trị của công minh, dân chủ, văn minh … từ đó mà ảnh hưởng tác động đến những quyết định hành động lập pháp, những phán quyết củacơ quan nhà nước trong quy trình vận dụng pháp lý. Học thuyết pháp lí cũng có vai trò to lớn so với công tác làm việc giáo dục nâng cao ý thứcpháp luật trong những những tầng lớp nhân dân. Các yếu tố nhà nước và pháp lý đượctrình bày dưới dạng mạng lưới hệ thống tri thức khoa học có tính thuyết phục cao, qua đóthấm sâu vào tâm lý, biến thành nếp tư duy và hành vi của người dân. Với vai trò và giá trị như vậy, học thuyết pháp lí không chỉ có ý nghĩa học thuật, nó còn góp thêm phần bổ trợ và tương hỗ tích cực cho mạng lưới hệ thống những quy phạm pháp luật. Ngày nay, nếu ý niệm không thiếu và trong thực tiễn về nguồn luật thì cần phải thừa nhậnvai trò không nhỏ của những học thuyết pháp lí. Ở Nước Ta, từ trước, tất cả chúng ta không thừa nhận học thuyết pháp lí có giá trị bổsung trực tiếp cho mạng lưới hệ thống những pháp luật pháp lý thực định, thường chúng chỉđược sử dụng có đặc thù tìm hiểu thêm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều tra ở những trường đạihọc, viện khoa học và nhiều khi mang tính kinh viện, ít được coi trọng đúng mức. Tuy nhiên, trên thực tiễn ở Nước Ta, học thuyết pháp lí có ảnh hưởng tác động một cáchgián tiếp theo cả hai chiều ( tích cực và xấu đi ) đến quy trình hình thành, pháttriển của mạng lưới hệ thống pháp lý và mạng lưới hệ thống tổ chức triển khai cỗ máy nhà nước ( cũng trên cơ sởcác lao lý của pháp lý ). Chẳng hạn, do tác động ảnh hưởng của nhận thức cứng nhắcđối với quan điểm học thuyết về thực chất, phương pháp tổ chức triển khai cỗ máy nhà nướcxã hội chủ nghĩa theo kiểu “ nửa nhà nước ”, trong thời kì kinh tế tài chính kế hoạch hoá tậptrung bao cấp, mạng lưới hệ thống những cơ quan nhà nước đã được tổ chức triển khai tiến hành sâu rộngđến nhiều nghành nghề dịch vụ của đời sống kinh tế tài chính – xã hội, thậm chí còn bao trùm và che lấp hầuhết những thiết chế của đời sống xã hội dân sự. Trong tổ chức triển khai quản lí nền kinh tế tài chính trước đây, với tác động ảnh hưởng của thuyết “ quản lítheo công dụng ” ( tức là nền kinh tế tài chính càng được phân loại thành nhiều ngành thì sốcơ quan nhà nước cũng phải phình to ra, nếu không thì quản lí khôngxuể ), 21 [ 1 ] cỗ máy nhà nước cũng được tổ chức triển khai một cách cồng kềnh, nhiều tầngnấc trung gian. Đối với mạng lưới hệ thống pháp lý, do tác động ảnh hưởng của quan điểm họcthuyết pháp lí của những nước xã hội chủ nghĩa nên mạng lưới hệ thống pháp lý Việt Namcũng mang những điểm riêng. Chẳng hạn, sự không sống sót của Luật Lao động vớitư cách là ngành luật độc lập ( thực ra là một bộ phận trong ngành luật hànhchính ) do không sống sót những quan hệ trao đổi sản phẩm & hàng hóa sức lao động. Học thuyết pháp lí có vai trò tích cực trong xu thế hành vi khi áp dụngpháp luật, ví dụ điển hình lí thuyết về cấu thành tội phạm có ý nghĩa thực tiễn rất to lớnđối với những cơ quan tư pháp nước ta, nhất là trong thời kì nước ta chưa có Bộ luậtHình sự. Nhũng thời đại kinh tế tài chính đã qua cũng chấm hết vai trò của 1 số ít loại học thuyếtpháp lí nhất định. Chẳng hạn, học thuyết của Laptev ở Liên Xô trước đây về môhình ngành luật kinh tế tài chính kiểm soát và điều chỉnh những quan hệ kinh tế tài chính kế hoạch hóa, về hợp đồngkinh tế, về quyền quản lí nhiệm vụ của những xí nghiệp sản xuất, về hạch toán kinh tế tài chính trongnền kinh tế tài chính kế hoạch hóa tập trung chuyên sâu ở nước ta … Những học thuyết về vai trò, chứcnăng kinh tế tài chính của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế tài chính kế hoạch hóa, trongđó biến nhà nước trở thành kiểu nhà nước “ toàn trị ” 22 [ 2 ] như thuyết “ về tính cầnthiết ”, “ thuyết phân công chức năng ”. 23 [ 3 ] Chuyển sang nền kinh tế thị trường, tất cả chúng ta phải quy đổi tổ chức triển khai cỗ máy, phương pháp hoạt động giải trí của nhà nước và kiến thiết xây dựng mạng lưới hệ thống pháp lý với nhữngnội dung và vai trò khác so với thời kì kế hoạch hóa tập trung chuyên sâu bao cấp. Hoạt độngxây dựng nhà nước và mạng lưới hệ thống pháp lý ở nước ta lúc bấy giờ cần dựa trên nhữngquan niệm mới theo hướng hội nhập quốc tế. Nền học lí pháp lý Nước Ta hiệnnay cần phải được hình thành, thậm chí còn phải đi trước một bước để xu thế vềlí luận khoa học cho việc tiến hành những quan điểm đường lối chính trị của Đảng. Có thể nói, đây là điểm yếu cần phải khắc phục của khoa học pháp lí Việt Namhiện nay. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể nói rằng trong quy trình hội nhập quốc tế, chúng tacũng cần tránh xu thế gia nhập một cách rập khuôn máy móc những học lí phápluật quốc tế vì điều đó không phải khi nào cũng đem lại sự thích hợp vớiđiều kiện kinh tế tài chính – xã hội và truyền thống cuội nguồn văn hoá Nước Ta. Việc tiếp thu và giaothoa giữa những nền văn hóa truyền thống trên quốc tế là điều khách quan nhưng nền học lí phápluật Nước Ta thời nay vẫn cần phải cơ bản dựa trên nền tảng truyền thống lịch sử dântộc Việt. Mặc dù vậy, cần phải chú ý quan tâm một trong thực tiễn lịch sử vẻ vang rằng Nước Ta khôngphải là cái nôi sản sinh hay khởi phát ra những học thuyết nói chung mà chỉ tiếp thu, tinh lọc và tăng trưởng nó trong quy trình ứng dụng cho tương thích với thực trạng củađất nước và con người Nước Ta. Theo tôi, làm tốt được điều đó cũng đã có tácdụng to lớn và rất đáng tự hào rồi2 ) 2. Một số học thuyết pháp lý ở Hilạp cổ đạiHilạp là vương quốc nổi bật về sự tăng trưởng của chính sách CHNL. Có thể nóivào thế kỷ VII – VI ( Tcn ) ở Hilạp đã Open nhiều phe phái chính trị, và cáctrường phái đó đều dùng mọi lý lẽ để khẳng định tính đúng đắn trong mạng lưới hệ thống tưtưởng của mình. Hệ thống tư tưởng của những nhà tư tưởng thời kỳ này, trước hết được thểhiện trong những trường ca, truyền thuyết thần thoại như trường ca của Hôme. Trong những trường cacủa mình Ông cho rằng, việc thiết lập quyền lực tối cao của những thiên thần có quan hệ trựctiếp với việc thiết lập công minh, trật tự của một nhà nước. Trong trường ca đó đãnêu lên tư tưởng của chính sách đương thời, với những nội dung sau : Nhà nước phải có thứ bậc giống như thứ bậc của những thần linh. Trong những trường ca, những vị thần Open như những người bảo vệ tối caocho sự công minh, bình đẳng cũng như trừng phạt những kẻ gây ra đấm đá bạo lực, đauthương, và bất công cho người lương thiện. Và theo Hôme, công minh là cơ sở và nguyên tắc của tập quán pháp. Tậpquán pháp là sự cụ thể hóa công minh vĩnh cửu. Một trong những văn bản tiên phong ghi chép về sự khởi đầu của việc thiếtlập chính quyền sở tại Nhà nước cổ Hilạp là bản Trường ca tuyệt tác của Ghêxiốt ( cuốithế kỷ VII – đầu thế kỷ VIII tcn ), đây là bản trường ca mang đậm sắc tố bi ai củangười nông dân bị phá sản. Ông buồn vì sự nhờ vào của những người tốt và hảo tâm vào bọn khốnnạn và gian ác. Ông tức giận khi tận mắt chứng kiến bọn quý tộc lộng hành, chúng được tôn vinhnhư thần thánh. Chúng có quyền xét xử, phán quyết những người bần hàn và vôtội, mặc dầu bản thân chúng ngập ngụa trong sự gián trá và ăn hối lộ. Ông đã rút ra Kết luận : Pháp luật trọn vẹn thuộc về sức mạnh, đau khổdành cho kẻ nghèo hèn, những người muốn tranh đấu với kẻ mạnh để tìm ra chânlý. Từ đó ông đi đến mong ước : Thần Dớt sẽ vung kiếm chém đầu bọn ápbức, sớm hay muộn Người sẽ trừng trị bọn lộng hành. Trường ca của Ghêxiốt cũng cho rằng : – Thượng đế là thần phát minh sáng tạo ra những nguyên tắc và sức mạnh của pháp lý. – Thượng đế là hình tượng của nhân ái, công minh, bao dung. Luận điểm này về sau được tăng trưởng bởi những nhà hiền triết như Pitắc, Xôlông … Xôlông ( 638 – 559 trcn ) Ông là nhà hiền triết, nhà hoạt động giải trí chính trị, hoạt động giải trí nhà nước và lậppháp. Quan điểm chính : – Ông đã thực thi một loạt chủ trương cải cách điền địa nên đã xóa bỏ chếđộ nô lệ nợ nần, lao lý ở hữu đất đai cao nhất cũng như quyền chính trị vànghĩa vụ công dân tương ứng với chiếm hữu điền địa. – Xác lập những cơ quan quyền lực và đoàn bồi thẩm. ý nghĩa chính ở chỗ : “ đã mở một loạt những việc làm mà người ta gọi lànhững cuộc cải cách chính trị, bằng cách xâm phạm vào gia tài ” Ph. Ăngghen, Tuyển tập, tập 8, Nxb Sự thật, H. 1984, tr. 178. – Lý tưởng của ông mà nền dân chủ tuyển cử ôn hòa, chỉ huy xã hội lànhững người quyền quý và cao sang cao sang và giàu sang. – Nhân dân có quyền giám sát những quan chức. – Điều bảo vệ cho bình yên vương quốc là chính quyền sở tại và pháp luật cứngrắn. – ông cho rằng, thực trạng vô chính phủ sẽ đưa lại tai ương. – Chỉ có Luật pháp mới thiết lập được trật tự và tạo nên sự thống nhất. Ông từng công bố : ” Ta giải phóng cho những ngươi bằng quyền lực tối cao củaLuật, hãy tích hợp sức mạnh và pháp Luật “. Như vậy, ông đã đặt pháp lý ngang hàng với sức mạnh tức là Nhà nước, đó là 2 tác nhân bảo vệ cho tự do, bình đẳng của xã hội. Tuy nhiên, quan điểm của ông mang nặng sự thoả hiệp giai cấp. ông mongmuốn trải qua một số ít nhượng bộ cho nhân dânvà hạn chế bớt 1 số ít đặc quyềncủa giai cấp quý tộc để đạt được sự tăng cường quyền uy chính trị của giai cấp chủnô. Từ đó ta rút ra 1 số ít Tóm lại về quan điểm pháp quyền của Xôlông : Nếu như Ghêxiốt đứng về phía những người nông dân và nô lệ thì Xôlôngđại diện cho những tầng lớp thị dân đang lên. Tư tưởng cải biến chính trị pháp lý của ông dựa trên cơ sở những quan điểmtriết học. Platon ( 427 – 347 trcn ). Là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại của quả đât, là người lập ra chủnghĩa Duy tâm Triết học. Nhưng ở ông có dặc điểm là những quan điểm chính trị, pháp lý luôn biến hóa, không không thay đổi trong mạng lưới hệ thống lý luận. Quan điểm của ông được tóm tắt như sau : – Quan điểm về nhà nước pháp lý đều được nâng lên thành lý trí. – Nhà nước lý tưởng đó là năng lực bộc lộ cực lớn của tư tưởng. – Sớm hình thành tư tưởng nhân quyền dưới hình thức phân công lao độnggiữa những hạng người khác nhau. – Nguyên tắc cơ bản của xã hội lý tưởng là một khung hình thống nhất, không bịphân chia, là sự phân công lao động giữa những những tầng lớp người khác nhau. – Phân công lao động trong cỗ máy nhà nước là thiết yếu. – Lập pháp, hành pháp và tư pháp là những hoạt động giải trí nhà nước, đều nhằm mục đích mộtđối tượng, nhưng vẫn có sự khác nhau. – Theo ông hình thức nhà nước lý tưởng là nhà nước cộng hòa quý tộc, trong đó giới chóp bu của giai cấp chủ nô cầm quyền có năng lực có vẻ như hiểuđược những tư tưởng siêu đẳng và nắm được những giải pháp quản lý đối vớitoàn bộ đám đông dân chúng còn lại. Về mặt hình thức hoàn toàn có thể theo hình thức quân chủ hoặc hình thức quý tộc. Tuy nhiên, ông đã đưa ra một nhận xét thiên tài : Mọi thể chế nhà nước tồntại trên thực tiễn đều trái chiều với lý tưởng chính trị và là hình mẫu phản diện củathiết chế xã hội. Bởi vì ” Cho dù là Nhà nước nào đi nữa thì trong nó khi nào cũngcó hai nhà nước thù địch lẫn nhau : Một là, nhà nước của người phong phú, còn nhànước kia là của người nghèo nàn “. Ông cũng đưa ra quan điểm về vai trò của pháp lý trong đời sống xã hội. ông nhấn mạnh vấn đề việc quản lý nhà nước thuộc về người thượng lưu, trongđó có những nhà triết họcKhông thể không nói đến quan điểm của ông về vai trò của pháp lý tronghoạt động nhà nước. Ông cho rằng, nhà nước lý tưởng là nhà nước có những đạo luậtcông bằng, là những luật đạo được quyết định hành động bởi trí tuệ và ship hàng quyền lợi và nghĩa vụ củaquần chúng lao khổ. – Đạo luật công minh là quan điểm chính mà ông đưa ra, đó là mẫu sản phẩm củaông và cũng là lý tưởng mà ông theo đuổi. Arixtốt ( 384 – 322 trcn ) Ông vừa là nhà chính trị, nhà tư tưởng, nhà triết học … Những giá trị về lýluận mà ông để lại cho đời sau là rất đồ sộ, trong đó có những giá trị đã được tổngkết, tăng trưởng một cách tài tình về nguồn gốc, thực chất hình thức, vai trò của Nhànước. – Ông khẳng định chắc chắn chính sự sống sót của xã hội đã làm phát sinh sự bất công, mà chính sách CHNL là nổi bật. – Việc tìm kiếm một giải pháp để triển khai chính sách chính trị hoàn thiệnnhất được ông tính bàn một cách chi tiết cụ thể trong việc phân loại những kiểu Nhà nướctheo hình thức của chúng. Ông đưa ra những tiêu chuẩn để phân loại Nhà nước, mà theoông 2 tiêu chuẩn sau đây là quan trọng nhất : + Số lượng người cầm quyền trong Nhà nước. + Mục đích thực thi của nhà nước. Ông ủng hộ thể chế được gọi là chính thể. Theo ông thể chế này có khảnăng đại diện thay mặt cho những tầng lớp trung gian trong đời sống Nhà nước. Một trong những quan điểm điển hình nổi bật là việc tổ chức triển khai thực thi quyền lựcnhà nước. Ông chia quyền lực tối cao Nhà nước thành 3 bộ phận : + Lập pháp + Hành pháp + Tư phápBa bộ phận này tạo nên cơ sở của mọi nhà nước và chính vì sự độc lạ củathể chế nhà nước quyết định hành động phương pháp tổ chức triển khai của mỗi bộ phận đó. Quan điểm của ông về sự phân quyền trong tổ chức triển khai cỗ máy nhà nước đượccác nhà tư tưởng tư sản nhìn nhận cao và tăng trưởng rất mạnh về sau. – Ông cũng rất chăm sóc đến pháp lý. Ông cho rằng trong pháp lý bộc lộbản chất nhà nước. – Ông đưa ra nhận xét thiên tài : Không phải ở đâu quyền con người cũnggiống nhau. – Ông cũng phân loại hai loại pháp lý chung và riêng được xác lập trongmỗi dân tộc bản địa. – Pháp luật chung cao hơn pháp lý riêng. – Ông cho rằng, công lý là sự đối sánh tương quan của pháp lý với những công dânquốc gia. – Là người có quan điểm địa – chính trị, ông cho rằng những yếu tố chủ quyền lãnh thổ, khí hậu, điều kiện kèm theo tự nhiên có ảnh hưởng tác động tới thiết chế nhà nước, tới việc tuân thủpháp luật. II. MỘT SỐ HỌC THUYẾT PHÁP LÝ THỜI KỲ LA MÃ CỔ ĐẠI1. Một số đặc thù kinh tế tài chính, xã hộiNhà nước La Mã Open sớm và trải qua thời kỳ tăng trưởng vĩnh viễn với 3 quy trình tiến độ hầu hết : – Giai đoạn công xã nông nghiệp lỗi thời – Giai đoạn cộng hòa chiếm nô – Giai đoạn đế chế. Lịch sử sống sót của La Mã gắn liền với những cuộc đấu tranh nóng bức giữa cáctầng lớp xã hội tõ khi quan hệ thị tộc bộ lạc bước vào quá trình tan rã hoàntoàn. C. Mác đã từng có nhận xét “ Có thể trọn vẹn coi lịch sử vẻ vang bên trong của nhànước cộng hoà La Mã là cuộc đấu tranh của tiểu điền chủ với đại điền chủ, giữanô lệ và chủ nô, giữa quý tộc thị tộc và thương nhân giàu sang ”. 2. Một số tư tưởng pháp lý hầu hết thời kỳ La Mã cổ đại : 2.1. Tư tưởng chính trị của những tầng lớp những người bị áp bức mà đa phần lànô lệ và nông dân bị phá sản. – Nẩy sinh trong những cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn vào thế kỷ thứ II, Trcn. – Những người khởi nghĩa đã hướng quần chúng vào mục tiêu thành lậpnhà nước công minh. – Hình thức nhà nước phối hợp những nguyên tắc dân chủ và quân chủ, theo đóngười đứng đầu nhà nước là một vị minh quân và cùng với hội đồng nắm quyềnlập pháp và hành pháp. – Nhà vua và Hội đồng nhân dân xây dựng lấy mục tiêu bảo vệ nhà nước vàquyền lợi những người nghèo khó làm tiêu chuẩn hoạt động giải trí. 2.2. Hệ tư tưởng hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền hạn giai cấp chủ nôthống trị. * Người đại diện thay mặt xuất sắc là Xixêrông ( 106 – 43 trcn ). – Ông cho rằng khuynh hướng liên minh, link để tạo ra nhà nước làkhuynh hướng tự nhiên. – Nhà nước bảo vệ gia tài cho cá thể con người trước rủi ro tiềm ẩn bị xâmphạm. – Ông phân biệt 3 hình thức nhà nước hầu hết : Nhà nước Dân chủ, quý tộcvà quân chủ. Ông phê phán Nhà nước Dân chủ, coi trọng nhà nước quân chủ là hình thứcnhà nước xấu xa nhất chính do không có gì ghê tởm sự độc đoán hơn đám đông, không có gì nguy cơ tiềm ẩn hơn đám đông ngộ nhận mình là nhân dân. 2.3. Là hệ tư tưởng của những nhà khắc kỷ, chủ trương tu dưỡng đạo đứchoặc đồng ý định mệnh – Trước hết cho rằng chính sách chủ nô là chính sách không bao giờ thay đổi, là vtrật tự có tínhthiên định. – Một hướng tư tưởng khác là phản kháng xấu đi của những những tầng lớp bị ápbức trong xã hội, họ tự an ủi mình bằng những giải pháp chính trị rất thụ động, điềuđó phản ánh một quy trình tiến độ tăng trưởng của Nhà nước La Mã khi những nguyên tắcdân chủ sơ khai bị xóa nhòa. 2.4. Thể hiện trong những quan điểm lập pháp của những Luật gia. – Họ có góp phần lớn về lý luận Nhà nước và pháp lý mà đến nay vẫn cógiá trị. – Họ chia Luật thành hai mạng lưới hệ thống những quy phạm : Công pháp và Tư pháp. – Tư tưởng chủ yếu của Luật gia là tư tưởng pháp trị, lấy mục tiêu bảo vệchế độ tư hữu làm nền tàng. 2.5. Tư tưởng chính trị mang sắc tố tôn giáo : – Thể hiện trong giáo lý thiên chúa giáo. – Được chứng minh và khẳng định qua những học thuyết khẳng định tính thiên định của quyềnlực, ca tụng quyền lực tối cao như thể ý chúa. – Tư tưởng thần quyền có xu thế chi phối quyền lực tối cao của đế chế La Mã. – Cho rằng : Chế độ nô lệ do chúa định là vĩnh cửu. – Sự giàu nghèo là do chúa tạo ra. III. MỘT SỐ HỌC THUYẾT PHÁP LÝ THỜI KỲ TRUNG QUỐCCỔ ĐẠI : Trung Quốc là vương quốc có chính sách CHNL phát triẻn. Điểm điển hình nổi bật của chính sách CHNL ở Trung Quốc là những cuộc cuộc chiến tranh thôntính lẫn nhau. Những cuộc cuộc chiến tranh đó diễn ra vĩnh viễn, ác liệt. Cũng trong thời hạn đó, ở Trung Quốc Open nhiều tư tưởng chính trịmà đến nay vẫn có tác động ảnh hưởng thâm thúy, đặc biệt quan trọng những nước phương Đông. 1, Hệ tư tưởng được đúc rút từ những quan điểm Đạo giáo của Lão Tử. – Ông chủ trương kiến thiết xây dựng một xã hội bình yên, thịnh trị. – Muốn vậy, người cầm quyền phải tỏ ra khiêm nhường không cần dùngbạo lực mà chỉ dùng Đạo để cảm hóa. – Ông chủ trương vô vi ( không làm ) bởi luật càng nhiều thì cướp càng tăng. – Biểu tượng của tính thụ động. 2. Hệ tư tưởng Nho giáo : Hệ tư tưởng Nho giáo được biểu lộ cơ bản và có mạng lưới hệ thống trong những quanđiểm của Khổng Tử. Khổng Tử ( 551 – 479 trcn ), Ông tên Khâm, Tự Trọng Ni, người nước Lỗ. Ông là một thầy học và có rẩtnhiều học trò. Những điểm chính trong hệ tư tưởng của ông phần đông là do học tròghi chép và lưu truyền. – Hệ tư tưởng của Khổng Tử được trình diễn đa phần trong những cuốn Tứ thư, đây là quyển sách do học trò của ông sưu tầm, ghi chép lại, chính bản thân ôngcũng không nghĩ rằng những điều mình giảng cho học viên lại trở thành một hệ tưtưởng và có ảnh hưởng tác động mãi về sau này. Quan điểm của Khổng Tử hoàn toàn có thể được nhìn nhận, xem xét trên những góc độsau : – Về xã hội, ông thừa kế những ý niệm về số phận và cho rằng : sang, hèn là thiên định. Xã hội có hai loại người đa phần : quân tử và tiểu nhân, sự độc lạ về nhâncách và vị trí xã hội của 2 loại người này được ông trình diễn một cách mạng lưới hệ thống vềbản chất. Ông coi trọng đức vị của người quân tử là nhà cầm quyền. Ông đánh giácao vai trò nhà cần quyền, ví họ như gió, còn tiểu nhân chỉ như cỏ, gió thổi quathì cỏ rạp xuống. – Ông cũng nói quân tử cần nghĩa, còn tiểu nhân cần lợi. – Từ đó, ông đề ra thuyết chính danh định phận, tức là khuyên con ngườita phải ứng xử đúng cương vị của mình. – Thuyết chính danh của người được bộc lộ bằng khái niệm ” Tam cương ” tức là 3 cặp quan hệ đa phần, ràng buộc nhau trong xã hội, đó là : + Quan hệ Vua – Tôi + Quan hệ Cha – Con + Quan hệ Vợ – ChồngTừ đó ông muốn thiết kế xây dựng một thiết chế xã hội trật tự, là một trật tự xã hộicó ngôi thứ được định sẵn. Từ đó, ông nhấn mạnh vấn đề đến năm điểm ứng xử chi phối hàng loạt đặc thù xãhội, được gọi là Ngũ thường : Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Như vậy tư tưởng cơ bản của Khổng Tử là Đức trị, tức là dùng đạo đức vàluân lý để kiểm soát và điều chỉnh nhà nước và xã hội. – Đức trị theo ông là phủ nhận ý nghĩa của pháp chế. Ông ý niệm vềchính trị : chính là ngay thật, trị là săn sóc cho dân. Như vậy chính trị là săn sóccho dân trở nên ngay thật. – Việc lấy đạo đức làm tiêu chuẩn chi phối hành vi chính trị thực ra đã đưaông đến phủ nhận vai trò, vị trí của Luật pháp. Ông nói “ Nếu nhà cầm quyềnchuyên dùng pháp chế, cấm lệnh mà dẫn dắt dân chúng thì dân sợ mà chẳngphạm pháp đó thôi, chớ họ chẳng biết hổ người. Vậy muốn dắt dân chúng, thì nhàcầm quyền phải dùng lễ tiết đức hạnh thì chẳng những dân biết hổ thẹn mà lại còncảm hoá họ trở nên tốt đẹp ”. – Từ năm ( 136 trcn ) khi Hán Vũ Đế thừa nhận là tư tưởng đa phần thìKhổng giáo đã là hệ tư tưởng có ảnh hưởng tác động lớn, là công cụ niềm tin để bảo vệchính thể. – Cần hiểu rằng, từ tư tưởng của Khổng Tử đã phát sinh những môn đệ, cácquan điểm như Mạnh Tử, Trang Tử …. Nhìn chung những tư tưởng này đều phản ánhnhững điểm thực chất, cốt lõi của tư tưởng Khổng Tử, mặt khác có sự biến thái đểphù hợp với thực tiễn. – Đặc biệt là tư tưởng của Khổng Tử có ảnh hưởng tác động rất lớn đến xã hội TrungQuốc, Nhật Bản, Nước Hàn và Nước Ta. – Tuy nhiên tư tưởng đó vẫn có 1 số ít hạn chế : Thái độ yếu thế, thụ động, khôngdám đấu tranh. Câu 1. Nội dung học thuyết ” Tam quyền phân lập ” của MôngtexkiơTrả lời : Khái niệm Tam quyền phân lập lần đầu được đưa ra bởi nhà nghiên cứuchính trị của người Pháp Môngtexkiơ. Khái niệm tam quyền phân lập sau nàyđược lan rộng ra cho chính sách quản lý quốc gia, với nhiều hơn hay ít hơn ba nhánhcầm quyền. Tam quyền phân lập là một thể chế chính trị với ba cơ quan lập pháp, hành phápvà tư pháp được tổ chức triển khai song song với nhau, và qua đó kiểm tra, giám sát hoạtđộng lẫn nhau. Theo thể chế này, không một cơ quan nào có quyền lực tối cao tuyệt đốitrong hoạt động và sinh hoạt chính trị của vương quốc. Theo Môngtexkiơ, lập pháp là quyền làm ra luật, sửa đổi và huỷ bỏ luật, hànhpháp là quyền chăm nom bảo mật an ninh, đối nội, đối ngoại, chỉ huy dân chúng thời bìnhcũng như thời chiến trong khuôn khổ lao lý phát hành. Tư pháp là quyền trừngphạt người phạm tội và phân xử khi có tranh tụng giữa những cá thể. Mỗi cơ quanhay mỗt bộ phận của một cơ quan được quyền hoạt động giải trí trong nghành nghề dịch vụ của mình, không có quyền trong nghành nghề dịch vụ khác, nhưng có quyền ngăn ngừa cơ quan khác. Nội dung tư tưởng học thuyết “ tam quyền phân lập ” của Môngtexkiơ. Tiếp thu và tăng trưởng tư tưởng về thể chế chính trị tự do, chống chuyên chế, Môngtexkiơ thiết kế xây dựng học thuyết phân quyền, đây là nội dung tư tưởng chủ yếutrong học thuyết chính trị – pháp lý của Môngtexkiơ, với mục tiêu tạo dựng nhữngthể chế chính trị, bảo vệ tự do cho những công nhân. Theo ông, tự do chính trị của công dân là quyền mà người ta hoàn toàn có thể làm mọi cáimà pháp lý được cho phép. Pháp luật là thước đo của tự do. Cũng như Arixxtot vàJ. Locco, Môngtexkiơ cho rằng, thể chế chính trị tự do là thể chế mà trong đó, quyền lực tối cao tối cao được phân thành ba quyền : lập pháp, hành pháp và tư pháp. – Lập pháp : bộc lộ ý chí chung của vương quốc. Nó thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân ( Quốc hội ). – Hành pháp : là việc triển khai lao lý đã được thiết lập. Quyền này không đượcthực hiện bởi những thành viên của Quốc hội. – Tư pháp : là để trừng trị tội phạm và xử lý sự xung đột giữa những cá thể. Cácthẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp lý. Tư tưởng phân quyền của Môngtexkiơ là đối thủ cạnh tranh đáng sợ của chủ nghĩa chuyênchế phong kiến, và hoàn toàn có thể khẳng định chắc chắn ông là người đã tăng trưởng và triển khai xong họcthuyết : “ tam quyền phân lập ”. Môngtexkiơ kịch liệt lên án chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp lúc bấy giờ. Chếđộ quân chủ chuyên chế là một tổ chức triển khai quyền lực tối cao tồi tệ, không bình thường vì : nhà nước tồn tạivốn bộc lộ của ý chí chung, nhưng trong chính sách chuyên chế nó lại biểu lộ ýchí đặc trưng – chính sách chuyên chế với thực chất vô pháp lý và nhu yếu pháp lý. Môngtexkiơ nhận thấy pháp lý là trái với thực chất của nó ; gắn với thực chất chếđộ chuyên chế là thực trạng lạm quyền. Vì vậy, việc thanh toán giao dịch hiện tượng kỳ lạ lạmquyền chỉ hoàn toàn có thể là đồng thời, là sự thanh toán giao dịch chính sách chuyên chế. TheoMontesquieu, một khi quyền lực tối cao tập trung chuyên sâu vào một mối, kể cả một người hay mộttổ chức, thì rủi ro tiềm ẩn chuyên chế vẫn còn. Theo thuyết “ tam quyền phân lập ”, quyền lực tối cao nhà nước được chia làm 3 và giaocho mỗi mạng lưới hệ thống cơ quan khác nhau đảm trách : quyền lập pháp giao cho Nghịviện, quyền hành pháp giao cho nhà nước, quyền tư pháp giao cho Toà án. Theo Môngtexkiơ, tự do chỉ hoàn toàn có thể có được khi pháp lý được tuân thủ nghiêmngặt. Muốn vậy phải phân quyền, vì nếu quyền lực tối cao trong tay một cá thể hay mộtcơ quan sẽ phát sinh độc đoán, chuyên quyền. Muốn khắc phục phải dùng quyềnlực hạn chế và trấn áp quyền lực tối cao. Khi quyền lực tối cao nhà nước được phân loại làm 3 bộ phận do 3 cơ quan khác nhau nắm giữ và cỗ máy phải thiết chế sao cho baquyền đó ở thế đối trọng nhau và không có cơ quan nào đứng trên 3 cơ quan đó. Trong tác phẩm “ Tinh thần pháp lý, Môngtexkiơ đã lập luận tinh xảo và chặt chẽtính tất yếu của việc tách bạch những nhánh quyền lực tối cao và khẳng định chắc chắn : “ Trong bất cứquốc gia nào đều có ba thứ quyền : quyền lập pháp, quyền thi hành những điều phùhợp với công pháp quốc tế và quyền thi hành những điều trong luật dân sự ”. Ta cóthể nhận ra sự văn minh trong tư tưởng phân quyền của Môngtexkiơ so với tư tưởngcủa Locke, khi tách quyền lực tối cao xét xử – quyền tư pháp ra độc lập với những thứ quyềnkhác. Từ đó, Môngtexkiơ chủ trương phân quyền để chống lại chính sách chuyên chế, thanhtoán nạn lạm quyền, để chính quyền sở tại không hề gây hại cho người bị trị và đảm bảoquyền tự do cho nhân dân. Môngtexkiơ đã viết : “ Khi mà quyền lập pháp và hànhpháp nhập lại trong tay một người hay một Viện Nguyên Lão, thì sẽ không có gì làtự do nữa, vì người ta sợ rằng, chính ông ta hoặc viện ấy chỉ đặt ra những luật độctài để thi hành một cách độc tài. Cũng không có gì là tự do nếu như quyền tư phápkhông tách rời quyền lập pháp và hành pháp. Nếu quyền tư pháp được nhập vớiquyền lập pháp, thì người ta sẽ độc đoán với quyền sống, quyền tự do của côngdân ; quan toà sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền hànhpháp, thì toà sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một người hay một tổ chức triển khai củaquan chức, hoặc của quý tộc, hoặc của dân chúng, nắm luôn cả ba thứ quyền lựcnói trên thì tổng thể sẽ mất hết ”. Tóm lại, theo Môngtexkiơ, phương pháp tổ chức triển khai nhà nước của một vương quốc là : “ Cơquan lập pháp trong chính thể ấy gồm có hai phần, phần này ràng buộc phần kia. Cả hai phần sẽ bị quyền hành pháp ràng buộc, và quyền hành pháp sẽ bị quyền lậppháp ràng buộc ”. Tư tưởng của Môngtexkiơ tuy vẫn còn điểm hạn chế là bảo thủ phong kiến, đòihỏi độc quyền cho những tầng lớp quý tộc. Nhưng nó vẫn là nền móng cho tư tưởng phânchia quyền lực tối cao sau này, có tác động ảnh hưởng thâm thúy đến những ý niệm sau này về tổchức nhà nước, cũng như thực tiễn tổ chức triển khai của những nhà nước tư bản. Ví dụ như, đasố Hiến pháp của những nhà nước tư bản lúc bấy giờ, đều chứng minh và khẳng định nguyên tắc phânquyền như một nguyên tắc cơ bản của tổ chức triển khai quyền lực tối cao nhà nước. Như điều 10H iến pháp Liên bang Nga pháp luật : “ Quyền lực nhà nước ở Liên bang Nga đượcthực hiện dựa trên cơ sở của sự phân quyền thành những nhánh lập pháp, hành phápvà tư pháp. Các cơ quan của những quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp phải độclập ”. Điều 1 của Hiến pháp Ba Lan cũng trực tiếp khẳng định chắc chắn việc tổ chức triển khai cỗ máy nhànước theo nguyên tắc phân loại quyền lực tối cao thành ba quyền : lập pháp, hành pháp, tưpháp. Tiếp nối Montesquieu, J.J. Rousseau cùng với tác phẩm “ Bàn về khế ước xã hội ”, đã đưa ra những quan điểm rất mới mẻ và lạ mắt và tân tiến về sự phân loại quyền lực tối cao trongtổ chức và hoạt động giải trí của cỗ máy nhà nước. Rousseau ( 1712 – 1778 ) chủ trương nêu cao ý thức tập quyền, tổng thể quyền lựcnhà nước nằm trong tay cơ quan quyền lực tối cao, tức toàn thể công dân trong xãhội. Nhưng ông lại chỉ ra rằng, phân loại quyền lực tối cao nhà nước thành quyền lậppháp và quyền hành pháp, giao chúng vào tay cơ quan quyền lực tối cao và chínhphủ là phương pháp hài hòa và hợp lý nhất, để bảo vệ sự hoạt động giải trí có hiệu suất cao cho nhà nước, cũng như ngăn ngừa được khuynh hướng lạm quyền. Ngoài ra, ông còn nêu lên vai tròquan trọng của cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ cho sự hoạt động giải trí không thay đổi củanhà nước, cũng như cho sự cân đối giữa những vế cơ quan quyền lực tối cao, chínhphủ và nhân dân. Nhưng cách phân quyền của Rousseau không giống với Lockevà Montesquieu, bởi ông luôn khẳng định chắc chắn một điều duy nhất rằng : “ những bộ phậnquyền hành được chia tách ra đều phụ thuộc vào vào quyền lực tối cao tối cao ” và “ mỗi bộphận chỉ triển khai ý chí tối cao đó ” mà thôi. 1.2.3. Ưu và điểm yếu kém của học thuyết “ tam quyền phân lập ” – ưu điểm : Ưu điểm quan trọng nhất của thuyết “ tam quyền phân lập ” là tránh được sựchuyên quyền, độc tài trong thực thi quyền lực tối cao nhà nước. Đưa xã hội loài ngườilên một bước mới trong quản trị và điều hành quản lý quốc gia. Nội dung cốt lõi của học thuyết này cho rằng, quyền lực tối cao nhà nước luôn có xuhướng lan rộng ra, tự tăng cường vai trò của mình. Bất cứ ở đâu có quyền lực tối cao là xuấthiện xu thế lạm quyền và chuyên quyền, mặc dầu quyền lực tối cao ấy thuộc về ai. Do vậy, để bảo vệ những quyền tự do cơ bản của công dân, ngăn ngừa những hành vi lạmquyền của những chủ thể nắm giữ quyền lực tối cao nhà nước thì phải thiết lập pháp chếnhằm số lượng giới hạn quyền lực tối cao nhà nước. Cách tốt nhất để chống lạm quyền là giới hạnquyền lực bằng những công cụ pháp lý và cách thực thi không phải là tập trungquyền lực, mà là phân loại nó ra. Muốn hạn chế quyền lực tối cao nhà nước thì trước hết phải phân quyền, và sau đó phảilàm cho những nhánh quyền lực tối cao đã được phân chỉ được phép hoạt động giải trí trong phạmvi lao lý của pháp lý. – Nhược điểm : Nhược điểm hầu hết của thuyết “ tam quyền phân lập ” là do phân quyền nên dễdẫn tới sự tranh chấp, ngưng trệ lẫn nhau giữa những cơ quan nhà nước, nhằm mục đích giànhquyền lợi nhiều hơn trong thực thi quyền lực tối cao nhà nước. Nó cũng tạo nên sự giảmđồng bộ, thống nhất và kết nối giữa những cơ quan quyền lực nhà nước. Tam quyền phân lập suy cho cùng cũng chỉ là sự san sẻ quyền lực tối cao của những nhà tưbản với nhau và cùng quản lý giai cấp lao động. Nó không biểu lộ được sự làm chủcủa nhân dân trong cỗ máy nhà nước, trong điều kiện kèm theo hoàn hảo nhất thì 3 cơ quan đó ( lập pháp, hành pháp, tư pháp ) hoạt động giải trí một cách độc lập, tách biệt trọn vẹn. Còn trong điều kiện kèm theo không tuyệt vời ( vận dụng không triệt để ) thì cho thấy sự lạmquyền đặc biệt quan trọng thấy rõ nhất là ở Hoa Kỳ, Tổng thống đang từ từ “ lấn sân ” củaQuốc hội trong yếu tố lập pháp. Như vậy dù vận dụng triệt để hay không thì “ tam quyền phân lập ” vẫn có nhiềukhiếm khuyết trong quy trình dân chủ, nên không hề tạo ra được một nền dân chủtriệt để được. Như vậy, dù vận dụng triệt để hay không thì “ tam quyền phân lập ” vẫn có nhiềukhiếm khuyết trong quy trình triển khai dân chủ, nên không hề tạo ra được mộtnền dân chủ triệt để được. Câu 2. Nội dung, thực chất Nhà nước Pháp quyền và Nhà nước pháp quyền XHCNViệt Nam. Hiện nay, tổ chức triển khai cỗ máy nhà nước tại Nước Ta, về thực chất vẫn bảo vệ tínhtập quyền xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên trên thực tiễn đã vận dụng những hạt nhân hợp lýcủa thuyết phân quyền, nghĩa là nhấn mạnh vấn đề đến góc nhìn phân công quyền lực tối cao : “ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa những cơ quannhà nước trong việc triển khai những quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ”. Đây làbước tăng trưởng trong nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về nguyên tắc tậpquyền xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Việc góp vốn đầu tư nghiên cứu và điều tra và khẳng định chắc chắn thiết yếu kiến thiết xây dựng nhà nước pháp quyềnchứng tỏ sự tăng trưởng mới trong tư duy chính trị của Đảng, Nhà nước ta trên cơ sởthực tiễn đới sống chính trị. Học thuyết về Nhà nước pháp quyền sinh ra từ thế kỉ XIX với một quy trình thăngtrầm. Ở những nước XHCN thời kỳ đầu thì chỉ nói đến Nhà nước chuyên chính vôsản, cho đến 1988, Liên Xô mới khởi đầu nói đến khái niệm “ Nhà nước pháp quyềnXHCN ”. Còn ở Nước Ta, khái niệm Nhà nước pháp quyền đã được nguyên tổngbí thư Đỗ Mười nói đến tiên phong trong một bài phát biểu vào năm 1991 và chínhthức được dùng trong những văn bản năm 1994. Về nhà nước pháp quyền, nhiều nhà khoa học đã chứng minh và khẳng định sự hình thành và tồntại của nó gắn liền với sự tăng trưởng dân chủ. Nó chính là sự bảo vệ pháp lý chomột nền dân chủ đích thực. Nhà nước pháp quyền có những đặc trưng mang tính thông dụng sau đây : – Trước hết đó là nhà nước hợp hiến, hợp pháp ; nhà nước quản trị xã hội bằngpháp luật, trong đó những luật đạo chiếm lợi thế trong mạng lưới hệ thống pháp lý. Pháp luật của nhà nước pháp quyền là pháp lý tiềm ẩn tính nhân văn, nhânđạo, pháp lý vì con người, vì số đông trong xã hội, pháp lý phải bộc lộ đượcý chí hội đồng dân tộc bản địa, vương quốc, không phải ý chí của một nhóm người, một cánhân hay một tập đoàn lớn nào đó. – Nhà nước, những cơ quan của nhà nước đặt mình dưới pháp lý, chịu ràng buộc vào phápluật. Trong mỗi quan hệ giữa nhà nước với pháp lý thì “ tính trội ” thuộc về phápluật, ở góc nhìn này pháp lý như thể công cụ, phương tiện đi lại để hạn chế quyền lựcnhà nước, hạn chế công quyền. – Nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó những quyền tự do của công dân phảingày càng được lan rộng ra được bảo vệ, bảo vệ bằng chính sách pháp lý, bằng cáctiền đề, điều kiện kèm theo về kinh tế tài chính – xã hội, bằng tổ chức triển khai nhà nước. Như vậy, pháp lý làcông cụ, phương tiện đi lại ghi nhận, bảo vệ những quyền công dân. Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà trong đó thiết lập mối quan hệ trách nhiệmqua lại giữa công dân với nhà nước với công dân. – Trong nhà nước pháp quyền vai trò của Toà án được tôn vinh, những nhánh quyền lựclập pháp và hành pháp phải độc lập một cách tương đối, phối hợp với nhau và phảikiềm chế được nhau. Nhà nước pháp quyền XHCN Nước Ta được kiến thiết xây dựng trên cơ sở tát cả quyền lựcnhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa những cơ quan nhà nướctrong việc triển khai những quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước pháp quyềnXHCN Nước Ta đặt dưới sự chỉ huy của Đảng cộng sản Nước Ta – Đảng củagiai cấp công nhân và của cả dân tộc bản địa Nước Ta. Đây là những yếu tố mang tínhnguyên tắc, có tính chính trị – xã hội xu thế cho việc thiết kế xây dựng Nhà nước phápquyền XHCN Nước Ta trên thực tiễn. Về mặt nhận thức hoàn toàn có thể nói rằng, thời nay nghiên cứu và điều tra về Nhà nước pháp quyềnở Nước Ta đã bước qua tiến trình vấn đáp thắc mắc nhà nước pháp quyền là gì ? Câuhỏi cần có lời giải đáp lúc bấy giờ là : chuyển sang quá trình kiến thiết xây dựng Nhà nướcpháp quyền phải làm như thế nào ? Quốc hội, nhà nước, Toà án, Viện kiểm sátphải tổ chức triển khai và hoạt động giải trí như thế nào, phải làm gì để kiến thiết xây dựng Nhà nước phápquyền XHCN Nước Ta ? Tức làm thế nào để vẫn giữ vững được định hướngXHCN mà vẫn có một nhà nước pháp quyền mạnh ? Tuy nhiên, Nhà nước pháp quyền của ta chưa tăng trưởng kíp so với yên cầu trongtính đồng điệu với kinh tế thị trường, chính vì vậy mà có rất nhiều yếu tố xã hội bứcxúc phát sinh ( quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu, vi phạm dân chủ, …. Ta thườnggọi là những căn bệnh của chính sách ) tạo nên lực cản của sự nghiệp đối mới mà Đảngvà chính bản thân Nhà nước chưa và không hề tự xử lý được nếu không cósự kiểm soát và điều chỉnh về thể chế, chính sách. Phải chăng, tất cả chúng ta chưa mạnh dạn nhìn nhậnvấn đề từ thực chất của nó ? Phải chăng tất cả chúng ta đã đánh đồng thực chất và tính chấtcủa nhà nước ? Bản chất của Nhà nước là Nhà nước dân chủ XHCN, còn phápquyền là đặc thù, là trạng thái của thể chế dân chủ đó. Cái thực chất là cái bấtbiến, không đổi khác ; còn đặc thù, trạng thái ý thức linh động, mềm dẻo để luôntương tích và bảo vệ vững chãi cho cái không bao giờ thay đổi ấy. Nếu những cải cách hànhchính, thay đổi mạng lưới hệ thống chính trị, triển khai xong mạng lưới hệ thống pháp lý … chưa đủ mạnhđể Nhà nước pháp quyền phát huy sức mạnh hiệu suất cao trong thực tiễn của nó, thì có thểphải tìm hướng xử lý khác ? Cơ chế phân quyền XHCN phải chăng đã đến lúccần được thiết lập, từng bước thử nghiệm có số lượng giới hạn để làm cho Nhà nước ta vẫngiữ được thực chất là nhà nước dân chủ XHCN, nhưng phải là nhà nước phápquyền đủ sức mạnh hoạt động giải trí có hiệu lực hiện hành, hiệu suất cao. Vấn đề cơ bản nhất của nhà nước pháp quyền là pháp quyền ở trên nhà nước, cácnhánh quyền lực tối cao “ phân lập ” để kiểm tra nhau, cơ quan nhà nước và công chức chỉđược làm những điều luật pháp được cho phép, còn dân thì được phép làm tổng thể nhữngđiều gì mà pháp luật không cấm ; và để bảo vệ dân uỷ quyền mà không mấtquyền thì việc làm của nhà nước và những cơ quan công quyền phải công khai minh bạch vàminh bạch trước dân, dân có quyền tham gia vào việc xây diựng pháp lý, giámsát và trấn áp quyền lực tối cao nhà nước. Một nhà nước pháp quyền như vậy, lại đượcđịnh hướng bởi đường lối chính trị của Đảng Cộng sản cầm quyền, thì sức mạnhưu trội của sự kết hợp lý tưởng chính trị tốt đẹp và kỹ thuật pháp lý cao, sẽ là mộtđảm bảo chắc như đinh nhất cho sự vững mạnh của một nhà nước pháp quyền XHCN.Câu 3. Tư tưởng Tà giáo là gì ? Phong trào tà giáo thực ra là sự phản kháng của quần chúng nhân dân lao độngnhằm chống lại sự áp bức bóc lột của thần quyền vào thời trung cổ. Tà giáo thời trung cổ, theo Ph. Ăngghen, là sự trái chiều có tính cách mạng chốngphong kiến và giáo hội. Phong trào Tà giáo tiên phong được khởi đầu vào thế kỷ X ởBungari và sau đó chia thành 2 quá trình tăng trưởng : quy trình tiến độ từ thế kỷ thứ X đếnthế kỷ XIII và quá trình XIV đến XV.Phong trào tà giáo là sự phản kháng cách mạng của nhân dân lao động chống lạisự áp bức bóc lột của nhà thời thánh và giáo hội. Ở Bungari có những nhà truyền giáo nhưnglại dám mạnh dạn tuyên chiến, lôi kéo đánh đổ giáo hội, công khai minh bạch công bố cămthù vua chúa. Họ lôi kéo chúa và giáo hội cũng như mọi kẻ nô lệ không đượcphục vụ cho những ông chủ, cho giai cấp thống trị. – Dưới ánh sáng của học thuyết Thánh thiện, vào thế kỷ X – XI đã Open cácphong trào Tà giáo ở Xécbi, Nga, Ucraina. Học thuyết thánh thiện có ảnh hưởngđặc biệt to lớn so với những Fan Hâm mộ ở Italia, Pháp và một số ít nước khác ở châu Âu – Đến lúc này, dân chúng ở phía Bắc Italia và phía Nam nước Pháp nhiều lần đãtẩy chay và công bố không còn chịu ảnh hưởng tác động của Giáo hội. Để chống lại trào lưu tà giáo, nhà thời thánh đã tổ chức triển khai hàng loạt cuộc thập tự chinh, đàn áp rất dã man và đầu thế kỷ XIII đã lập tòa án nhân dân Giáo hội để xét xử những ngườichống giáo hội. – Vào cuối thế kỷ XIV, trào lưu Tà Giáo lại bùng lên, với hai hình thức : Tà giáothị dân và Tà giáo nông dân. Tóm lại, tà giáo là những Fan Hâm mộ thiên chúa giáo văn minh có nội dung tư tưởng thểhiện trên 3 điểm : Tách giáo hội ra khỏi phong kiến địa chủ ; giải tán TANDTC giáohội ; nhu yếu đưa tổng thể những hoạt động giải trí thiên chúa giáo về với nhà thời thánh. Câu 4. Học thuyết chủ quyền lãnh thổ nhân dân của J.J.Rutxo và ý nghĩa của học thuyết đótrong việc thiết kế xây dựng Nhà nước pháp quyềnJ. J.Rutxo sinh năm 1712 tại Geneve, ông là một nhà văn, một triết gia, một nhà tưtưởng vĩ đại, nhà biện chứng lỗi lạc của thời kỳ phục hưng. Bằng tác phẩm “ Khế ước xã hội ” ông ủng hộ tư tưởng dân chủ, có tác động ảnh hưởng lớnđến cách mạng Pháp, được những nhà chỉ huy cách mạng Pháp coi là anh hùng. Ông đại diện thay mặt cho tư tưởng thị dân, đại diện thay mặt cho quyền lợi và nghĩa vụ của người tầm trung. Theo J.J.Rutxo con người sinh ra vốn là tự do nhưng những quy tắc của xã hội, sựbó buộc của những định chế chính trị và kinh tế tài chính đã đưa con người vào vòng xiềngxích, làm cho con người ngày càng xa rời tự do thuở ban sơ của mình. KhiJ. J.Rutxo nói rằng “ con người sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũngsống trong xiềng xích ” thì lời khẳng định chắc chắn này có nghĩa là con người phải được tựdo. Tự do theo đó không có nghĩa là con người hoàn toàn có thể làm bất kể điều gì mìnhmuốn, mà có nghĩa mỗi người là một yếu tố trong một ý chí chung, đời sống củanó là một phần của đời sống chung. Ông không chỉ đơn thuần phê phán những thiết chế phong kiến mà là bác bỏ hoàntoàn mạng lưới hệ thống chính trị pháp quyền áp bức người dân. Ông ủng hộ hình thức những giai cấp lao khổ kết liên với nhau để dùng sức mạnhchung bảo vệ mọi thành viên. Ông chủ trưởng có khế ước xã hội để ràng buộc mọi thành viên với nhau. Các điềukhoản những khế ước xã hội quy vào một điểm duy nhất : mỗi thành viên từ bỏ quyềnriêng của mình để gộp hết vào quyền chung. Cống hiến vĩ đại của ông là ở chỗ ông là người tiên phong thấy được sự độc lạ xãhội công dân nẩy sinh cùng với hế độ tư hữu và Nhà nước. Ông khẳng định chắc chắn rằng, chủ quyền lãnh thổ nhân dân là một thực thể tập thể, nó không thểđược đại diện thay mặt bởi cả người nào đó mà là quyền lực tối cao được thực thi bởi ý chíchung. Ý nghĩa của học thuyết đó trong việc thiết kế xây dựng Nhà nước pháp quyền : Từ tư tưởng về chủ quyền lãnh thổ nhân dân, J.J.Rutxo tìm đến giải pháp chính trị về mộtchính thể cộng hòa. Quyền lập pháp luôn thuộc vè nhân dân. Từ đó J.J.Rutxo nghĩrằng với một điều kiện kèm theo như vậy nền quân chủ chuyển sang nền cộng hòa. J.J.Rutxodành thiện cảm cho chính thể cộng hòa, là hình thức cầm quyền mà theo ông là tốtnhất, trong đó những quan chức do nhân dân bầu ra, mà nhân dân thì chắc như đinh sailầm sẽ ít hơn nhà vua. Việc xây dựng chính quyền sở tại hành pháp khác hẳn việc thànhlập chính quyền sở tại lập pháp : chính quyền sở tại lập pháp được xây dựng do “ khế ước xãhội ” còn chính quyền sở tại hành pháp được xây dựng bởi văn bản của quyền lực tối cao lậppháp có chủ quyền lãnh thổ. Chính điều này pháp luật vai trò nhờ vào của nhà nước vàolập pháp. J.J.Rutxo cũng đề xuất thiết lập tòa án nhân dân để bảo vệ pháp lý và quyền lậppháp. Như vậy hoàn toàn có thể nhận thấy J.J.Rutxo có ý tưởng sáng tạo về chính thể cộng hòa đạinghị, chính thể cộng hòa đại nghị trong tư tưởng của J.J.Rutxo có điểm xuất pháttừ ý niệm về bản tính con người là tự do. Chính thể này theo J.J.Rutxo là phúcđáp một cách tuyệt vời nhất về tự do của con người, vì nó biểu lộ ý chí chung, bộc lộ chủ quyền lãnh thổ nhân dân. Những lập luận về tự do và khế ước xã hội củaJ. J.Rutxo hoàn toàn có thể vật chứng cho Kết luận này. Học thuyết chính trị của J.J.Rutxo tràn trề tính cách mạng, nếu một nhà nướcđược sản sinh ra từ học thuyết “ khế ước xã hội ” thì mọi người sẽ hoàn toàn có thể bãi bỏ khinó lạm quyền. Đối với J.J.Rutxo một chính thể cộng hòa ( đại nghị ) phúc đáp đượcnhu cầu về khế ước xã hội và bảo vệ được tự do cho mọi ngườiJean-Jacques Rousseau sinh ra trong Thời kỳ Khai sáng ( Enlightenment ) trong thế kỷ 18 của Âu châu. Tư tưởng và học thuật trong Thời kỳ Khai sáng chú trọng về lý tính ( rationalism ) và thực nghiệm. Trên cơ bản duy lý và thực nghiệm, những triết gia thời kỳ này phủ nhận lề lối tư duy truyền thống lịch sử vềxã hội, tôn giáo, chính trị, và tôn vinh vai trò của khoa học. Họ đã từng công bố : khoa học sẽ cứu chúngta. Trong bài luận văn đoạt phần thưởng của Hàn lâm viện Dijon năm 1749, Rousseau đã tạo cho mìnhmột tư thế riêng khi đưa ra những lập luận bác bỏ hàng loạt những tư duy thời thượng bấy giờ. Ông lậpluận rằng càng văn minh thì đạo đức càng băng hoại, khoa học không cứu rỗi được con người, và “ tiếnbộ ” chỉ là ảo tưởng, văn minh văn minh không làm con người niềm hạnh phúc hay đạo đức hơn. “ Hạnh phúcchỉ đến với con người trong thực trạng vạn vật thiên nhiên, ” và đức hạnh chỉ xảy ra trong một xã hội đơn thuần, nơi con người sống đời sống đạm bạc, chân chất. Những ý tưởng của khoa học, những phát minh sáng tạo củanghệ thuật, theo ông, chỉ là những “ chùm hoa phủ lên trên xiềng xích trói buộc con người, khiến họquên đi sự tự do nguyên thủy có từ lúc mới sinh ra, và quên đi mất là đang cam thân làm nô lệ trongkiếp sống văn minh. ” [ 1 ]. Về điểm này, tư tưởng của Rousseau khá gần với Mặc Tử, nhà tư tưởng cổTrung Hoa, người chủ trương thuyết công lợi và lên án những sự xa xỉ, xa hoa ; ngay cả âm nhạc cũng bịMặc tử lên án là vô bổ, làm sa đọa con người ( trong khi Nho gia có cả Kinh Nhạc trong Ngũ Kinh ). Mặc dù tư tưởng của Rousseau trực tiếp phản bác tư duy đương thời, Hàn lâm viện Dijon vẫn trao giảinhất cho luận đề của ông. Đây cũng là nền tảng tư tưởng của Rousseau để từ đó ông viết nên tác phẩmbất hủ Khế ước Xã hội. Khế ước Xã hội gồm 4 quyển, mỗi quyển có từ mười tới mười lăm chương. Trong lời mở đầuRousseau viết : “ Với thực chất con người như ta biết, và với đặc thù hoàn toàn có thể xẩy ra của pháp luật, tôimuốn tìm xem trong trật tự của một xã hội dân sự hoàn toàn có thể có một luật lệ quản lý nào cho chắc như đinh vàhợp tình hài hòa và hợp lý … ” Trong cuộc hành trình dài này, Rousseau cũng như những nhà tư tưởng trước ông nhưThomas Hobbes và John Locke đều mở màn từ nguyên thủy, nhận diện con người trong trạng thái thiênnhiên của nó. Mở đầu chương thứ nhất Rousseau viết : “ Con người sinh ra được tự do, nhưng ở đâunó cũng bị xiềng xích. ” Đối với Rousseau, tự do là điều kiện kèm theo thiết yếu để con người là một con người. Trong trạng thái vạn vật thiên nhiên mỗi con người là chủ của chính mình, nhưng từng cá thể một không thểchống chỏi với vạn vật thiên nhiên để tự tồn mà phải cùng chung sống với nhau hầu có đủ sức để sống còn. Từ xã hội sơ khai tiên phong là mái ấm gia đình, con người quần tụ lại thành những hội đồng lớn hơn, nhưngtrong hội đồng lớn hơn này cần phải có luật lệ để điều hành quản lý trật tự sao cho phúc lợi và tự do của mỗingười vẫn được bảo vệ. Câu hỏi được đặt ra là ai sẽ là “ người ” đặt ra những luật lệ này khi mỗi cánhân đều bình đẳng như nhau ? Rousseau phủ nhận mô thức chính quyền sở tại quân chủ do Grotius vàHobbes đề ra, và lý giải rằng một xã hội dân sự hài hòa và hợp lý, hợp tình chỉ hoàn toàn có thể được tạo nên bởi sự thỏathuận của mọi người tham gia. Hay nói một cách khác bởi một khế ước xã hội do mọi người cùng lậpnên và mọi người phải tuân thủ. Rousseau viết : “ Cái mà con người mất đi khi gật đầu khế ước xãhội là sự tự do vạn vật thiên nhiên và sự vô số lượng giới hạn trong những việc anh ta muốn làm và muốn giữ khichiếm được ; bù lại cái mà anh ta nhận được là sự tự do trong văn minh và quyền sở hữu chính đángnhững gì mà anh ta có. ” “ Người ” có thẩm quyền làm ra luật để quản lý một hội đồng lập nên bởi khếước xã hội, theo Rousseau, không ai khác hơn là toàn bộ mọi người đồng trao quyền đó cho một conngười tự tạo gọi là “ Hội đồng Tối cao ” ( sovereign ) gồm có toàn bộ mọi người ; con người nhân tạonày khi được thành hình bởi khế ước xã hội có đời sống và ý chí riêng. Ý chí riêng của con ngườinhân tạo này là ý chí của cả tập thể, gọi là “ ý chí tập thể ” ( general will ) chỉ nhằm mục đích đạt tới cái tốt chungcho cả hội đồng, chứ không phải là ý chí của tổng thể mọi thành viên ( will of all ) gồm có ý chí vàquyền lợi riêng tư của mỗi thành viên khác hơn quyền lợi và nghĩa vụ của tập thể. Trong chương 6 ( quyển I ) luận về Khế ước xã hội, Rousseau đã phân định con người tự tạo thànhnhiều loại khác nhau tùy theo trạng thái hoạt động giải trí của tác nhân này, từ Cộng đồng dân chúng ( city ) – có lẽ rằng Rousseau theo những tác giả thời trước muốn nói đến những thị-quốc ( city-state ) của Hy lạp ; ngày naythuật ngữ này không còn được dùng nữa, đến Cộng hòa ( Republic ) hay là Cơ cấu chính trị ( bodypolitic ), cho đến Hội đồng tối cao [ 2 ] khi hoạt động giải trí và Nhà nước ( State ) khi không hoạt động giải trí. ChínhRousseau cũng thú nhận là cách phân định như vậy dễ làm người đọc thời đó nhầm lẫn, chưa kể đếnngười đọc thời nay khi những thuật ngữ trên đã được hiểu và định nghĩa khác đi rất nhiều. Điểm quantrọng Rousseau muốn nhấn mạnh vấn đề là khi khế ước xã hội được lập thành, tức khắc nhà nước được khaisinh, và chủ quyền lãnh thổ tối thượng của nhà nước nằm trong tay nhân dân, những người lập nên nhà nướcnày, chứ không nằm trong tay chính quyền sở tại ( chương7, q. I ). Các thành viên của nhà nước trở thànhcông dân. Hội đồng tối cao, như đã trình diễn, chỉ là một khái niệm trừu tượng, phản ảnh ý chí tập thểqua pháp luật. Ý chí tập thể, Rousseau lý giải trong Chương 4 ( q. II ), phải “ mang tính tổng quát trongmục đích cũng như trong thực chất, và phải phát xuất từ toàn bộ để vận dụng cho toàn bộ. ” Từ nhận địnhnày, Rousseau Tóm lại là không một ai, kể cả vị quân vương, hoàn toàn có thể đứng trên pháp lý. Tuy nhiên, Hội đồng tối cao chỉ là một tác nhân trừu tượng, cần có một thực thể để làm luật và thihành pháp lý. Rousseau nhấn mạnh vấn đề là cần có hai cơ quan tách biệt trọn vẹn để đảm nhiệm hai nhiệmvụ này. Chính quyền, còn gọi là cơ quan hành pháp, là “ cơ quan trung gian làm trách nhiệm truyền thônggiữa người dân và Hội đồng tối cao, và thi hành lao lý cũng như bảo vệ tự do dân sự và chínhtrị. ” Chính quyền, hay người đứng đầu guồng máy chính quyền sở tại, do đó, chỉ là những nhân viên cấp dưới thừahành, có ăn lương, nhân danh Hội đồng tối cao sử dụng quyền lực tối cao được trao cho để thi hành pháp lý. Quyền lực này hoàn toàn có thể bị Hội đồng tối cao số lượng giới hạn hay tịch thu bất kỳ khi nào. Đó là trên kim chỉ nan, trênthực tế, Rousseau nhận thấy có một vấn nạn là khi nắm giữ quyền lực tối cao trong tay, chính quyền sở tại dễ cókhuynh hướng lạm dụng quyền hành, và khi chính quyền sở tại càng cần nhiều quyền lực tối cao để quản lý và điều hành thìchủ quyền tối thượng cũng cần có quyền lực tối cao tương tự để kềm chế chính quyền sở tại khỏi lạm dụngquyền hành ( chương 1, q. III ). Thêm vào đó, quyền lập pháp là quyền riêng không liên quan gì đến nhau, chỉ hoàn toàn có thể nằm trongtay của Hội đồng tối cao – gồm có toàn bộ mọi công dân mà chỉ nghĩ đến cái tốt chung cho cả tập thể. Đó chính là vấn nạn vì để cho pháp luật bộc lộ cái tốt chung cho cả tập thể, quyền lợi và nghĩa vụ riêng tư phảiđược gạt bỏ ra ngoài mỗi cá thể. Rousseau viết : “ cần phải có một người có sự mưu trí siêu tuyệtđể hoàn toàn có thể đồng cảm những nhiệt tình của con người mà vẫn không bị ảnh hưởng tác động của thất tình, lục dục, một con người mà niềm hạnh phúc độc lập với con người nhưng lại chăm sóc đến niềm hạnh phúc của con người, một con người mà sẵn sàng chuẩn bị thao tác ở đời này cho tác dụng ở đời sau ” để làm luật, và Rousseau kếtluận, chỉ có Thượng đế mới là một con người như vậy. Cả hai vấn nạn về quyền hành pháp và lậppháp Rousseau không có câu vấn đáp, nhưng cả hai vấn nạn này sẽ được những nhà sáng lập ra Hiệp chúngquốc Hoa kỳ xử lý trong Luận cương về chính sách liên bang, khi soạn thảo hiến pháp cho đất nướccủa họ. Trong quyển III, Rousseau luận về những hình thức chính quyền sở tại. Khi Hội đồng tối cao đặt chính quyềnvào trong tay của toàn bộ công dân hay đa phần công dân thì chính quyền sở tại đó được gọi là dân chủ ; khichính quyền nằm trong tay của một thiểu số, nghĩa là thường dân đông hơn quan chức, chính quyền sở tại đóđược gọi là quý tộc ; khi chính quyền sở tại nằm trong tay một cá thể, chính quyền sở tại đó được gọi là quânchủ, và sau cuối là chính sách hỗn hợp của những chính sách trên. Những thuật ngữ này Rousseau dùng khácvới nghĩa tất cả chúng ta hiểu ngày này. Ông cũng nghiên cứu và phân tích những ưu và khuyết điểm của từng thể chế. Dânchủ, theo Rousseau, chỉ thích hợp cho một nước nhỏ khi tổng thể mọi người đều tham gia nghị luậnchính sách ( nhận định và đánh giá này thời nay không đúng nữa ). Quý tộc lại được chia làm ba loại : tự nhiên, bầucử và gia truyền. Quý tộc tự nhiên là hình thức chính quyền sở tại do những bậc trưởng lão quản lý, thíchhợp cho những dân tộc bản địa sơ khai ( hình thức bộ lạc ). Hình thức chính quyền sở tại “ quý tộc ” do bầu cử có nhiềuưu điểm, khi quần chúng bầu ra những người có năng lực, kỹ năng và kiến thức và kinh nghiệm tay nghề. Hình thức nàygần với thể chế cộng hoà thời nay. Quân chủ, theo Rousseau, không phải là chính sách lý tưởng và tiềmẩn nhiều gian truân cho Chủ quyền tối thượng, trước hết là quyền hạn riêng tư của nhà vua có thểkhông tương đương với quyền hạn của nhân dân, thứ đến là sự chỉ định quan chức rất hoàn toàn có thể khôngđược địa thế căn cứ trên năng lực mà trên tình cảm hoặc tư lợi của nhà vua, và sau cuối là tính gia truyềnkhông bảo vệ người kế vị có đủ tài đức của một vị vuaCon người tự tạo ” Hội đồng tối cao “, hay Cơ cấu chính trị cũng như một con người thường, có sinhvà có diệt. Rousseau ví quyền lập pháp như trái tim của nhà nước, quyền hành pháp là bộ óc điềukhiển những chi thể hoạt động giải trí. Khi bộ óc bị tê liệt, con người vẫn hoàn toàn có thể còn sống dù chỉ sống như thựcvật, nhưng khi quả tim ngừng đập thì con người sẽ chết. Cũng cùng một thể ấy, cơ cấu tổ chức chính trị sẽchết khi người dân lãnh đạm với nghĩa vụ và trách nhiệm công dân của họ nhất là trong lãnh vực lập pháp ( chương 11, q. III ). Không những chỉ trong nghành lập pháp, “ khi công dân không còn chăm sóc đến việc phục vụcông ích nữa, và thích Giao hàng vương quốc bằng tiền hơn là chính bản thân họ, thì vương quốc đó sắp sửatiêu vong. ” Nhưng làm thế nào để bảo vệ sự vĩnh cửu của vương quốc, của nhà nước, khi con ngườiluôn đặt quyền hạn cá thể lên trước quyền lợi và nghĩa vụ tập thể ? Trong chương 8, quyển IV, Rousseau luận vềmột loại tôn giáo của dân sự, khác với tôn giáo của tín ngưỡng. Tôn giáo của tín ngường, đặc biệt quan trọng làThiên Chúa giáo của Âu châu, không tương thích với con người dân sự, vì tôn giáo dạy con người yêumến vương quốc trên trời, chứ không phải quốc gia dưới đất ; dạy con người chịu đựng khổ đau, chứkhông dạy con người chống lại cường quyền ( ý niệm này của Rousseau gần với quan niệmMarxist về tôn giáo ). Rousseau cho rằng đó không phải là đức tính công dân, ông đề xuất nhà nướcphải đứng ra giáo dục công dân về lòng yêu nước, về bổn phận, nghĩa vụ và trách nhiệm và đạo đức công dân. Khi đặt bút viết Khế ước Xã hội, Rousseau minh định là tìm xem đâu là nguyên tắc chính đáng thiết lậpnên nhà nước và chính quyền sở tại dân sự. Nhà nước được lập nên bởi một khế ước do toàn bộ mọi người dânđồng thuận, trao quyền lực tối cao chính trị cho chính quyền sở tại là những người công bộc của dân để điều hànhđất nước theo nguyện vọng và ý chí tập thể. Quyền lực chính trị của chính quyền sở tại sẽ bị tịch thu bất kỳlúc nào, nếu chính quyền sở tại không làm đúng tính năng được nhân dân phó thác. Khế ước Xã hội, do đó, được coi là bản họa đồ thiết kế xây dựng một thể chế dân chủ-cộng hòa hiểu theo nghĩa ngày này, một chínhquyền “ của dân, do dân và vì dân ”. Những vấn nạn Rousseau nêu ra về vai trò tuyệt đối vô tư của Lậppháp, về sự tiếm quyền của hành pháp đã được những nhà sáng lập ra nước Mỹ xử lý bằng nguyêntắc phân quyền và đại biểu dân cử. Dĩ nhiên, không có chế độ nào hoàn toàn có thể được coi là tuyệt vời, nhưngnhư Churchill đã nói : “ Dân chủ không phải là một chính sách tuyệt đối, nhưng còn khá hơn bất kể mộtchế độ nào đã từng có trong lịch sử dân tộc loài người, ” và sau này Thủ tướng Nehru của Ấn độ cũng đồngtình : “ Dân chủ là một chính sách tốt vì mọi chính sách khác đều tệ hơn rất nhiều. ” Nền tảng tư tưởng chính trịcủa Rousseau, bộc lộ trong Khế ước Xã hội – nhà nước được thiết lập bởi một khế ước xã hội, quyềnlực chính trị thuộc về toàn dân, và nhận định và đánh giá về vai trò tôn giáo trong xã hội – đã tiến công thẳng vàochế độ chính trị đương thời, và khiến cho tác phẩm này bị liệt vào hàng những Tư tưởng Nguy hiểm và bịđốt tại Paris và Genève. Rousseau phải lưu vong sang Anh sống dưới sự bảo bọc của David Hume ( một triết gia chủ trương thuyết công lợi ). Năm 1767 Rousseau trở về Pháp và mất năm vào năm1778. Khế ước Xã hội đã từng bị đốt, nhưng không ai hoàn toàn có thể hủy hoại được tư tưởng, và tư tưởng củaRousseau đã góp thêm phần không nhỏ vào cuộc Cách mạng Dân chủ Nhân quyền Pháp năm 1789, sự hìnhthành Hiến pháp Hoa kỳ 1787, và Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948J ean – Jacques Rousseau sinh ngày 28 tháng 6 năm 1712 tại Genève, Thụy sĩ, trong một mái ấm gia đình laođộng. Thân phụ của Rousseau là Isaac Rousseau, một người thợ sửa và sản xuất đồng hồ đeo tay. Gia đìnhRousseau là người gốc Pháp di cư sang Thụy sĩ hơn một trăm năm trước để tránh bị bách hại vì theođạo Tin Lành [ 3 ]. Thuở thiếu thời, Jean-Jacques gặp nhiều xấu số, vì mẹ ông mất ngay sau khi ôngmở mắt chào đời ; cho nên vì thế ông phải than lên rằng : “ Ngày sinh của tôi là nỗi xấu số tiên phong trongnhững xấu số của cuộc sống. ” Lúc còn nhỏ Jean-Jacques được cha dạy đọc và viết, nhưng thừa hưởngtính ham đọc sách của cha, ngay từ năm 7 tuổi, ông đã cùng cha đọc hết cuốn sách này sang cuốn sáchkhác, nhiều lúc cho tới sáng. Trong thời hạn này ông đã được đọc những cuốn sách thuộc loại kinhđiển như Cuộc đời của Plutarch hay Sử Ký của Tacitus. Khi Jean-Jacques được 10 tuổi, một bất hạnhkhác xảy ra khi cha ông – một tình nhân nếp sống vạn vật thiên nhiên và săn bắn – bị cáo buộc là đi săn trộm đãrút gươm chống lại công an, phải bỏ trốn sang xứ khác, để lại Jean-Jacques và người anh trai cho bàdì Bernard nuôi. Nhưng cũng chẳng bao lâu sau đó, dì Bernard cũng không nuôi nổi Jean-Jacquescùng với đàn con của bà, nên Jean-Jacques lại được gửi đi nhờ một cha xứ ở ngoại ô Genève nuôi hộ. Tại đây Jean-Jacques chỉ được học Kinh Thánh, số học và những bài giảng đạo. Cũng tại đây JeanJacques bị một trận đòn oan và sự kiện này đã tạo ấn tượng thâm thúy cho một cậu bé mới mười một, mười hai tuổi, và là động lực khiến Jean-Jacques sau này viết nên Émile, tác phẩm về giáo dục nổitiếng sau này. Đến năm Jean-Jacques mười ba tuổi, thấy ông mưu trí, nhanh gọn, cha xứ cho ông đi học nghềvới người thợ làm nghề khắc chữ ; trong suốt 5 năm thao tác này, Jean-Jacques tập được viết chữ thậtđẹp. Nhưng ông thày dạy nghề, cũng như thày dạy chữ, là người thô lỗ, hay đánh đập và chửi bới họctrò, nhất là khi thấy ông đọc sách. Sách vở đã là phương tiện đi lại giúp Rousseau chấp cánh thoát khỏi cảnhtù túng, khổ sở của một đứa trẻ mồ côi trong thành phố chật hẹp. Năm 16 tuổi Jean-Jacques từ bỏ cuộcđời tập sự khắc chữ và khung trời nhỏ hẹp đó để mở màn đời sống tự do nhưng cũng lắm gian truâncủa một nhà tư tưởng vĩ đại. Trên bước đường trôi nổi, Rousseau như mong muốn được Phu nhân de Warrens nuôi nấng trong một thờigian ngắn ( bà này sau trở thành tình nhân của Rousseau ) ; trong thời hạn này Rousseau được học âmnhạc. Máu giang hồ lại khiến Rousseau lên đường, tìm đường đến Paris. Rousseau phải làm đủ nghềđể sinh sống, có lúc ông làm thư ký cho một nam tước, có lúc dạy nhạc để kiếm ăn, có lúc phải trộmtáo, trộm lê cho đỡ đói. Cuộc sống giang hồ dạy cho Rousseau nhiều bài học kinh nghiệm bởi Rousseau có được ócnhận xét tinh xảo, nhưng chưa khi nào ông được học tập tử tế. Cuộc sống lang bạt cũng cho Rousseaucơ hội quan sát đủ hạng người từ thượng lưu cho đến cùng đinh trong xã hội, và giúp cho ông nhậndiện được những tác động ảnh hưởng thực sự của xã hội trên những người tầm trung, những người mà Rousseau cholà có “ thực chất tốt đẹp. ” Năm 25 tuổi nhân ngày trở lại thăm Phu nhân de Warrens, Rousseau nhậnđược một số tiền hương hỏa từ gia tài của mẹ ông, và vừa dạy nhạc, vừa kèm trẻ, Rousseau sốngtương đối thanh thản không phải lo nghĩ về tiền tài. Ông sống cách ly với thế nhân trong một căn nhànhỏ, rồi mở màn sáng tác nhạc và tự đào luyện cho mình thành một nhà trí thức bằng cách “ làm bạn ” với Plato, Bacon, Copernicus, Newton, Galileo, Spinoza, và Locke. Chẳng bao lâu tiếng lành đồn xavề Rousseau, một người trẻ tuổi không những có học vấn uyên bác và tư duy độc lạ, mà còn đạo đứcnữa, vì ông sống thực với triết lý sống của mình – một đời sống vật chất đơn thuần đến mức khắc khổnhư dân Sparta, không thỏa hiệp về tín ngưỡng, và không ngớt cổ võ cho sự bình đẳng giữa người vớingười. Khi đã nổi tiếng trong giới thượng lưu, Rousseau lên Paris và tại đây ông làm quen với nhữngtrí thức số 1 của Paris thời bấy giờ như Diderot ( người soạn thảo Từ điển Bách khoa của Pháp ), Condillac, d’Alembert, vân vân. Tại đây Rousseau gặp và yêu một cô gái giúp việc nhà, thất học tên làThérèse le Vasseure. Thérèse ở với Rousseau cho đến khi Rousseau mất. Sự nghiệp trước tác của Rousseau khởi đầu năm 1749 khi Viện Hàn lâm Dijon đặt ra một cuộc thiluận văn với chủ đề “ Sự văn minh của văn minh làm băng hoại hay thăng quan tiến chức đạo đức ? ” Luận văn củaRousseau tuy đoạt phần thưởng của Hàn lâm viện Dijon, nhưng cũng tạo cho ông một thế đứng riêngbiệt, tách khỏi giới tri thức – những triết gia philosophe – đương thời. Sau đó Rousseau viết một luận đềkhác, cũng dự thi phần thưởng của Hàn lâm viện Dijon, với tựa đề “ Luận đề về Căn nguyên của sự bấtbình đẳng của con người. ” Luận đề này còn giúp Rousseau nổi tiếng hơn nữa. Cuối thập niên 1750, Rousseau cho ra đờiTiểu thuyết Héloise và tạo nên một phe phái văn chương mới tách khỏi trườngphái tân-cổ điển đương thời. Hai năm sauTiểu thuyết Héloise, Rousseau viết Émile, một trứ tác về giáodục có tác động ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của John Dewey, một triết gia và nhà giáo dục nổi tiếng củaHoa kỳ. Khế ước Xã hội cũng sinh ra trong tiến trình này, và mở đường cho cuộc Cách mạng Pháp vàTuyên ngôn Nhân quyền Pháp 1789 .

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận