GIÁO TRÌNH xã hội học PHÁP LUẬT – Tài liệu text

GIÁO TRÌNH xã hội học PHÁP LUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 252 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

GIÁO TRÌNH
XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT

Hà Nội, 2018

Chủ biên
TS. PHAN THỊ LUYỆN

Tập thể tác giả
1.

TS. PHAN THỊ LUYỆN Chương 1,3,4,5,6 và 7

2.

PGS.TS. HOÀNG THỊ NGA Chương 2

LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội học pháp luật là lĩnh vực khoa học nghiên cứu liên ngành. Xã hội học
pháp luật tiếp cận nghiên cứu pháp luật với ý nghĩa là một hiện tượng xã hội, có
quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của xã
hội, chịu sự tác động của xã hội. Bước sang thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tác động đến các
lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó pháp luật. Thực tiễn đang đặt ra nhiều vẫn
đề mới đòi hỏi phải giải quyết các mâu thuẫn giữa việc đảm bảo tính ổn định của
trật tự pháp luật với sự cần thiết thay đổi trong pháp luật. Các nghiên cứu xã hội
học pháp luật cung cấp bằng chứng thực nghiệm giúp cho việc nhận thức một

cách khách quan, toàn diện các vấn đề xã hội của pháp luật góp phần giải quyết
những mâu thuẫn đặt ra từ thực tiễn.
Giáo trình Xã hội học pháp luật được biên soạn nhằm trang bị kiến thức khái
quát cho người học về ba nội dung cơ bản của xã hội học pháp luật. Nội dung thứ
nhất liên quan đến các vấn đề về lịch sử hình thành xã hội học pháp luật; đối
tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và các chức năng cơ bản của xã hội
học pháp luật. Nội dung thứ hai xem xét tính quy định xã hội của pháp luật thông
qua mối liên hệ giữa pháp luật với cơ cấu xã hội và chuẩn mực xã hội. Nội dung
thứ ba về các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật, hoạt động thực
hiện pháp luật và hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.
Giáo trình là tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn xã hội học
pháp luật. Đây là công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc. Mặc dù đã hết sức
cố gắng, song giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong đồng
nghiệp và bạn đọc đóng góp ý kiến để giáo trình được hoàn thiện hơn.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

MỤC LỤC
Chương 1. NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
I. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
HỌC PHÁP LUẬT
1. Điều kiện xuất hiện xã hội học pháp luật ……………………………………………… 5
2. Quan điểm của một số trường phái xã hội học pháp luật tiêu biểu …………… 7
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
1. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật…………………………………… 29
2. Phương pháp nghiên cứu của xã hội học pháp luật…………………….37
III. CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
1. Chức năng nhận thức ……………………………………………………………………….. 38
2. Chức năng thực tiễn…………………………………………………………………………. 39
3. Chức năng dự báo ……………………………………………………………………………. 40

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
I. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT CUỘC ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
1. Giai đoạn chuẩn bị (gồm 9 bước) ………………………………………………………. 44
2. Giai đoạn tiến hành thu thập thông tin (gồm 6 bước) …………………………… 60
3. Xử lý và phân tích thông tin ……………………………………………………………… 62
II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN THÔNG TIN THÔNG
DỤNG TRONG ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT
1. Phương pháp phân tích tài liệu ………………………………………………………….. 65
2. Phương pháp quan sát ……………………………………………………………………… 69
3. Phương pháp phỏng vấn …………………………………………………………………… 73
4. Phương pháp ankét – trưng cầu ý kiến ……………………………………………….. 79
5. Phương pháp thực nghiệm………………………………………………………………… 81
Chương 3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ CƠ CẤU XÃ HỘI
I. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA PHÁP LUẬT
1. Khái niệm pháp luật trong xã hội học pháp luật ………………………………….. 85
2. Bản chất xã hội của pháp luật……………………………………………………………. 93
II. CƠ CẤU XÃ HỘI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ CẤU THÀNH CƠ CẤU XÃ HỘI
1. Khái niệm cơ cấu xã hội (social structure) …………………………………………. 96
2. Một số yếu tố cấu thành cơ cấu xã hội ……………………………………………….. 97
III. PHÁP LUẬT TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CÁC PHÂN HỆ CỦA CƠ CẤU
XÃ HỘI

1. Pháp luật trong mối liên hệ với cơ cấu xã hội – nhân khẩu (dân số)……… 101
2. Pháp luật trong mối liên hệ với cơ cấu xã hội – lãnh thổ …………………….. 113
3. Pháp luật trong mối liên hệ với cơ cấu xã hội – dân tộc………………………. 118
4. Pháp luật trong mối liên hệ với cơ cấu xã hội – nghề nghiệp ………………. 121
IV. PHÁP LUẬT VÀ VẤN ĐỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI
1. Khái niệm, các kiểu phân tầng xã hội ………………………………………………. 123
2. Pháp luật với các vấn đề nảy sinh từ phân tầng xã hội, bất bình đẳng xã hội,

bảo đảm an sinh xã hội ………………………………………………………………………. 126
Chương 4. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VỚI CHUẨN MỰC XÃ
HỘI
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUẨN MỰC XÃ HỘI
1. Khái niệm chuẩn mực xã hội ………………………………………………………….. 129
2. Các đặc trưng cơ bản của chuẩn mực xã hội……………………………………… 129
II. MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VỚI CÁC CHUẨN MỰC XÃ HỘI
1. Mối liên hệ giữa pháp luật với chuẩn mực chính trị …………………………… 131
2. Mối liên hệ giữa pháp luật và chuẩn mực chính trị ……………………………. 133
3. Mối liên hệ giữa pháp luật với chuẩn mực tôn giáo …………………………… 134
4. Mối liên hệ giữa pháp luật với chuẩn mực đạo đức ……………………………. 138
5. Mối liên hệ giữa pháp luật với chuẩn mực phong tục tập quán ……………. 141
6. Mối liên hệ giữa pháp luật với chuẩn mực thầm mỹ ………………………….. 145
Chương 5. CÁC KHÍA CẠNH XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
PHÁP LUẬT
I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT
1. Khái niệm …………………………………………………………………………………….. 149
2. Chủ thể của hoạt động xây dựng pháp luật ……………………………………….. 150
3. Quy trình xây dựng pháp luật………………………………………………………….. 151
II. CÁC KHÍA CẠNH XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT
1. Mối quan hệ xã hội với hiện thực xã hội ………………………………………….. 153
2. Khảo sát xã hội học thu thập thông tin……………………………………………… 155
3. Sự tham gia của nhiều chủ thể vào hoạt động xây dựng pháp luật ……….. 158
4. Đảm bảo sự định hướng chính trị của chính đảng cầm quyền ……………… 161
III. CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
PHÁP LUẬT
1.Trình độ, kỹ năng soạn thảo các dự án luật ……………………………………….. 163
2. Thông tin đại chúng……………………………………………………………………….. 163

3. Dư luận xã hội ………………………………………………………………………………. 165
IV. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY
DỰNG PHÁP LUẬT
1. Tăng cường công tác thẩm tra các dự án luật bằng công cụ xã hội học ………
…………………………………………………………………………….167
2. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng và các chủ thể
tham gia hoạt động xây dựng pháp luật ……………………………………………….. 169
3. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về hoạt động xây dựng pháp luật trước
yêu cầu mở rộng nền dân chủ xã hội và phát triển bền vững…………………… 171
Chương 6. CÁC KHÍA CẠNH XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT. 172
II. CÁC KHÍA CẠNH XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
(đối với các hình thức tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật và sử dụng pháp
luật) ……………………………………….. 175
1. Sự phù hợp giữa các quy tắc của chuẩn mực pháp luật với các lợi ích của chủ
thể thực hiện pháp luật ………………………………………………………………………. 175
2. Cơ chế thực hiện pháp luật ……………………………………………………………… 176
3. Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện pháp luật …………. 181
III. CÁC KHÍA CẠNH XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT
1. Mối quan hệ giữa chính trị và áp dụng pháp luật ……………………………….. 190
2. Mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và quyết định áp dụng pháp luật 193
3. Vai trò của các nhân tố chủ quan trong hoạt động áp dụng pháp luật …… 196
4. Vai trò của các nhân tố khách quan trong hoạt động áp dụng pháp luật .. 199
IV. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Nâng cao ý thức pháp luật của các chủ thể thực hiện pháp luật …………… 202
2. Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng đối với công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân …….. 204
3. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động

thực hiện pháp luật ……………………………………………………………………………. 207
4. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ, nâng cao ý thức
pháp luật nghề nghiệp cho cán bộ các cơ quan áp dụng pháp luật …………… 209
5. Thông báo công khai kết quả hoạt động áp dụng pháp luật trên các phương
tiện thông tin đại chúng ……………………………………………………………………… 211
Chương 7. SAI LỆCH CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT
I. KHÁI NIỆM SAI LỆCH CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT

1. Khái niệm sai lệch chuẩn mực xã hội ………………………………………………. 214
2. Sai lệch chuẩn mực pháp luật………………………………………………………….. 216
3. Phân loại hành vi sai lệch ……………………………………………………………….. 217
1. Một số nguyên nhân dẫn đến hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật …….. 219
2. Một số lý thuyết lý giải về nguyên nhân của hành vi sai lệch ……………… 221
III. HIỆN TƯỢNG TỘI PHẠM
1. Khái niệm …………………………………………………………………………………….. 227
2. Các đặc trưng cơ bản của hiện tượng tội phạm………………………………….. 227
3. Các mô hình nghiên cứu xã hội học pháp luật về hiện tượng tội phạm … 230
IV. CÁC BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM VÀ CÁC
HÀNH VI SAI LỆCH CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT
1. Biện pháp tiếp cận thông tin……………………………………………………………. 237
2. Biện pháp phòng ngừa xã hội………………………………………………………….. 238
3. Biện pháp áp dụng hình phạt …………………………………………………………… 241
4. Biện pháp tiếp cận y sinh học …………………………………………………………. 242
5. Biện pháp tiếp cận tổng hợp và kế hoạch hóa xã hội ………………………….. 244
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Chương 1

NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT

I. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
HỌC PHÁP LUẬT
1. Điều kiện xuất hiện xã hội học pháp luật
Vào cuối thế kỉ XVIII, ở Tây Âu biến đổi xã hội diễn ra mạnh mẽ trên nhiều
lĩnh vực khoa học, kinh tế, chính trị, xã hội… Khoa học tự nhiên đạt được những
thành tựu lớn trong việc khám phá ra cấu trúc, thành phần của thế giới vật chất và
phát triển các phương pháp nghiên cứu thế giới vật chất một cách hệ thống. Điều
đó đã tác động đến các ngành khoa học xã hội. Phát minh của nhà vật lí học
Newton khiến các nhà khoa học xã hội hi vọng sẽ tìm ra được một nguyên lí về
một trật tự cân bằng, những cơ chế về lực hấp dẫn tương tự trong xã hội. Nhà khai
sáng Montesquieu trong cuốn “Tinh thần pháp luật” đưa ra các thuật ngữ có tính
cơ học để lí giải về các hình thức nhà nước phụ thuộc vào các cơ chế vận hành và
xem các hình thức đó có hoạt động theo đúng bản chất của nó không. Tinh thần
pháp luật của một quốc gia có thể tạo ra một sự phục hưng và làm cho bộ máy
nhà nước hoạt động trở lại để có thể tiếp tục sự vận động đều đặn. Như vậy, tính
chất khách quan của các quy luật nảy sinh từ bản chất của sự vật.
Đồng thời với sự phát triển mạnh của khoa học, những biến đổi về chính trị
ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội. Cuộc cách mạng tư sản đã làm thay đổi trật tự xã
hội phong kiến đã tồn tại hàng trăm năm trước đó, thay thế vào đó là một trật tự
xã hội mới. Dưới tác động của tự do hóa thương mại, thị trường mở rộng, hàng
loạt các tập đoàn kinh tế, nhà máy, xí nghiệp ra đời thu hút lao động từ nông thôn
ra các đô thị. Nền sản xuất công nghiệp với quy mô lớn đòi hỏi mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm và hàng hóa công nghiệp. Quá trình đô thị hóa đẩy mạnh cùng
với sự tích tụ dân cư. Những biến đổi về kinh tế kéo theo những thay đổi sâu sắc
trong đời sống xã hội. Gia đình bị chia rẽ do các cá nhân rời bỏ cộng đồng ra khu
vực đô thị làm việc và sinh sống. Các giá trị văn hóa truyền thống thay đổi các cá
5

nhân bị cuốn hút vào các hoạt động kinh tế với lối sống mang tính cạnh tranh, tình
trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội và tội phạm gia tăng. Sự chuyển hóa cơ cấu kinh
tế dựa trên cạnh tranh tự do thành độc quyền diễn ra nhanh, các quan hệ xã hội
mới hình thành. Trong khi đó, pháp luật lại thay đổi một cách chậm chạp và vẫn
còn phản ánh các quan hệ xã hội cũ không còn thích hợp để giải quyết các vấn đề
xã hội mới nảy sinh.
Sự khủng hoảng bao trùm tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế,
chính trị, hệ tư tưởng, văn hóa. Nảy sinh nhu cầu làm cho cơ chế pháp luật thích
nghi với những điều kiện xã hội mới. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến toàn bộ
hệ thống pháp luật cũng như tư duy pháp lí truyền thống. Trường phái pháp luật
thực chứng (legal positivism) hiện thời không thể lí giải được hết nội dung cũng
như chức năng của pháp luật. Bởi pháp luật không chỉ là hệ thống quy tắc xử sự
do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận đảm bảo bằng cưỡng chế nhà nước. Điều
đó không có nghĩa là phủ nhận tính quy phạm hình thức của pháp luật, tuy nhiên,
nếu chỉ hiểu pháp luật như vậy sẽ không phù hợp và khó có câu trả lời chính xác
cho nhiều vấn đề hóc búa đang hình thành trong xã hội như: những mâu thuẫn và
xung đột xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội, về mối quan hệ giữa nhà nước
và xã hội, làm thế nào để bảo đảm pháp chế, trật tự pháp luật, bằng phương pháp
luận hình thức của pháp luật thực chứng thì khó có thể đưa ra những luận cứ cho
sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của nhà nước pháp quyền… Pháp luật theo quan
điểm thực chứng là pháp luật “chết”, “pháp luật trên giấy tờ”, tách rời khỏi xã hội,
trừu tượng khó hiểu, không phản ánh được nhu cầu, ý nguyện và lợi ích của xã
hội và như vậy pháp luật không thể hiện đúng chức năng vốn có của nó. Pháp luật
phải được xem xét là một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan mà con người có
thể quan sát, nhận thức và mô tả được.
Như vậy, sự xuất hiện và phát triển hệ thống kinh tế tư bản đã làm xáo trộn
đời sống kinh tế – xã hội của các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội. Từ đó nảy
sinh nhu cầu thực tiễn phải thiết lập lại trật tự xã hội và nhu cầu nhận thức để giải
quyết những vấn đề pháp lí nảy sinh. Xã hội học pháp luật ra đời vào cuối thế kỉ

6

XIX đã góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn pháp lí và phát triển mạnh
vào đầu thế kỉ XX.
Xã hội học pháp luật là lĩnh vực nghiên cứu giáp ranh liên ngành giữa xã hội
học và luật học. Ngay từ khi ra đời, đã có những tranh luận về nguồn gốc của xã
hội học pháp luật, đó là môn khoa học pháp lí hay khoa học xã hội học? Có sự
tranh luận vì các nghiên cứu về xã hội học pháp luật đầu tiên gắn với tên tuổi của
các nhà luật học như Eugen Ehrlich, Leon Petrazycki, Roscoe Pound… Tuy nhiên,
không thể nghiên cứu xã hội học pháp luật mà chỉ dựa trên nền tảng tri thức của
một lĩnh vực xã hội học hay luật học vì xã hội học pháp luật nghiên cứu các khía
cạnh xã hội của pháp luật. Pháp luật ở đây được xem xét là một hiện tượng xã hội,
có quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của xã
hội, chịu sự tác động của xã hội. Xã hội học pháp luật tiếp cận nghiên cứu pháp
luật trên nền tảng tri thức và phương pháp xã hội học, trên cơ sở đó phát triển các
lí thuyết tổng quát giải thích quá trình xã hội liên quan đến pháp luật và tiến hành
nghiên cứu thực nghiệm, phân tích mối tương quan giữa các sự kiện, hiện tượng
pháp lí và xã hội. Từ đó tìm ra những nguyên nhân và tác động của các hiện tượng
xã hội khác đến pháp luật. Mặt khác, pháp luật ra đời là để điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội do đó pháp luật tác động đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với
cách tiếp cận trên, theo quan điểm của chúng tôi, xã hội học pháp luật được định
nghĩa như sau:
Xã hội học pháp luật là ngành xã hội học chuyên biệt nghiên cứu các quy
luật xã hội, các quá trình xã hội của quá trình phát sinh, tồn tại, hoạt động của
pháp luật trong xã hội, trong mối liên hệ với các loại chuẩn mực xã hội khác,
nguồn gốc, bản chất, các chức năng xã hội của pháp luật; các khía cạnh xã hội
của hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và các sự kiện, hiện tượng
pháp lí thể hiện trong hoạt động của các chủ thể pháp luật.

2. Quan điểm của một số nhà xã hội học pháp luật tiêu biểuvà tình hình
nghiên cứu xã hội học pháp luật ở Việt Nam.
2.1. Quan điểm của một số nhà xã hội học pháp luật châu Âu

7

Mặc dù các nhà nghiên cứu đều khẳng định rằng xã hội học pháp luật ra đời
ở châu Âu vào cuối thế kỉ XIX, nhưng những tiền đề về tư tưởng cho sự hình
thành xã hội học pháp luật được bắt đầu từ thế kỉ trước.
De La Brède – Montesquieu (1689 – 1755) là nhà tư tưởng người Pháp. Tác
phẩm “Tinh thần pháp luật” của Montesquieu xuất bản năm 1748 là cơ sở cho các
nghiên cứu xã hội học pháp luật. Theo ông, các luật lệ phải được xem xét như là
các sự kiện. Từ việc nghiên cứu các sự kiện giúp chúng ta khám phá ra nguyên
nhân của các sự kiện đó. Ông muốn nghiên cứu hệ thống pháp luật một cách khách
quan như sự tồn tại của các sự kiện xã hội khác. Ông cho rằng “trước khi luật
pháp được cấu thành, đã có những mối tương quan có thể được về công lí”.1
“Luật, theo nghĩa rộng nhất, là những quan hệ tất yếu từ trong bản chất của sự
vật. Với nghĩa này thì mọi vật đều có quy luật của nó”.2 Như vậy, trong phạm vi
luật pháp cũng có một định luật giống như định luật chi phối “bản chất của các sự
vật”. Phương pháp thực nghiệm là phương pháp duy nhất đem lại kết quả chính
xác.
Ông nghiên cứu pháp luật trong mối liên hệ với các hiện tượng xã hội khác
như: chính trị, đạo đức, tôn giáo, phong tục, tập quán, truyền thống dân tộc, dân
số, tiền tệ và ngay cả các yếu tố vật chất như khí hậu, đất đai… cũng tham gia vào
sự hình thành pháp luật, trong đó chính trị là yếu tố quyết định đến pháp luật. Ông
phân chia xã hội Pháp thành ba tầng lớp: vua chúa, quý tộc và dân thường, quyền
lực nhà nước chia thành hai loại là chuyên chế và hành chính.
Quyền lực hành chính được chia thành lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các
quyền này được phân lập, phụ thuộc vào nhau để ảnh hưởng sao cho không một

quyền nào có thể vượt quá hai quyền còn lại và ba quyền này được giao cho ba
cơ quan khác nhau nắm giữ. Đây là quan điểm cấp tiến vì đã hoàn toàn loại bỏ ba
đẳng cấp thời bấy giờ là tăng lữ, quý tộc và những người dân còn lại được gọi là
Montesquieu, Tinh thần pháp luật, Nxb. Giáo dục, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Khoa Luật,
Hà Nội, 1996, tr. 2.
2
Montesquieu, Tinh thần pháp luật, Nxb. Giáo dục, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Khoa Luật,
Hà Nội, 1996, tr. 39.
1

8

đẳng cấp thứ ba, tức là đã loại bỏ tàn tích của chế độ phong kiến.
Ông chỉ ra có ba dạng nhà nước tồn tại dựa trên ba “nguyên tắc” xã hội là
quân chủ (chính quyền được tự do do một người đứng đầu được thừa kế tức là
vua hay nữ hoàng) dựa trên nguyên tắc danh dự; cộng hòa (chính quyền được tự
do do người đứng đầu được bầu ra lãnh đạo) dựa trên nguyên tắc đức hạnh; và
độc tài (chính quyền bị kiểm soát bởi các nhà độc tài) dựa trên nỗi sợ hãi. Ông
cũng phân tích những luật lệ nào là cần thiết trong ba loại chính thể để khiến cho
quốc gia bảo tồn được sức mạnh trước các quốc gia khác. Theo ông, pháp luật là
phương tiện hữu hiệu duy trì trật tự xã hội và chế ước quyền lực nhà nước. Tuy
nhiên, nền dân chủ pháp trị ấy chỉ mang ý nghĩa tích cực và phát huy tác dụng của
nó phải dựa trên nguyên tắc đạo đức và lòng khoan dung, của tinh thần trách
nhiệm và sự hi sinh quyền lợi riêng tư cho mục đích chung.
Đánh giá về giá trị của tác phẩm Tinh thần pháp luật: “Aron cho rằng chủ
đề của Tinh thần pháp luật là mục đích chính của xã hội học nó làm cho lịch sử
có thể hiểu được… Aron coi Montesquieu là một nhà xã hội học còn hơn cả Comte
và là một trong những nhà lí luận lớn nhất của bộ môn. Durkheim nhận xét: trong
khi xây dựng xã hội học, những thế hệ tiếp sau đã không làm gì nhiều hơn ngoài

việc đặt tên cho lĩnh vực nghiên cứu mà Montesquieu đã mở đầu”.3
Jean Jacques Rousseau (1712 – 1778) sinh tại Geneva, là nhà nghiên cứu
thuộc trào lưu Khai sáng. Tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” ra đời năm 1762 lí
giải về quá trình hình thành xã hội và nhà nước trên quan điểm của thuyết quyền
tự nhiên và thỏa thuận xã hội.
Theo ông, trật tự xã hội là một thứ quyền thiêng liêng làm nền tảng cho mọi
thứ quyền khác. Trật tự xã hội không phải tự nhiên mà có, nó được xác lập trên
cơ sở các công ước. Công ước hình thành dựa trên nhu cầu tồn tại của con người.
Để bảo vệ mình trước nguy cơ tha hóa của trạng thái tự nhiên thành trạng thái
không còn luật pháp hay đạo đức, các cá nhân không còn cách nào khác là kết hợp

3

Bùi Quang Dũng, Lê Ngọc Hùng, Lịch sử xã hội học, Nxb. Lí luận chính trị, Hà Nội, 2005, tr. 18.

9

lại với nhau tạo thành một lực chung, điều khiển bằng một động cơ chung, khiến
cho mọi người đều hành động một cách hài hòa. “Mỗi người chúng ta đặt mình
và quyền lực của mình dưới sự điều khiển tối cao của ý chí chung, và chúng ta
tiếp nhận mọi thành viên như một bộ phận không thể tách rời của toàn thể”.4 Trật
tự xã hội do các quyết định của cá nhân tạo ra, cá nhân lại tự đặt mình dưới quyền
của ý chí chung thể hiện trong khế ước.
Trật tự xã hội không thể phục tùng cái gì khác ngoài sự tự do của con người.
Trên cơ sở đó hình thành nên con người công cộng và đó chính là “Nhà nước”.
Các cá nhân riêng lẻ được gọi là “công dân” khi phục tùng luật pháp. Nhà nước
được tạo ra do sự đoàn kết của các thành viên trong xã hội. Nhà nước tồn tại thì
phải có một lực lượng chung mang tính cưỡng chế để động viên, xếp đặt cho mỗi
bộ phận đều được thỏa đáng với toàn bộ. Thiên nhiên đã ban cho con người cái

quyền tuyệt đối sử dụng tứ chi, thì công ước xã hội cũng phải trao cho cơ thể
chính trị cái quyền tuyệt đối với các thành viên của nó. Chính cái quyền tuyệt đối
ấy được điều hành bằng ý chí chung, mang tên quyền lực tối cao. Các cá nhân trao
quyền lực cho chính quyền – những người đại diện cho nguyện vọng và ý chí
chung của quảng đại quần chúng. Tuy chính quyền chỉ là một phần nhỏ trong dân
chúng nhưng là người nắm pháp luật, họ chính là các quan tòa – những người áp
đặt việc thực hiện ý chí, nguyện vọng chung của nhân dân.
Trong xã hội, pháp luật không những có vai trò quan trọng đối với việc xác
lập quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi người, mà còn là cơ sở để đo lường sự phải
trái trong quan hệ giữa các thành viên xã hội và giữ cho xã hội trong vòng trật tự.
Theo ông, luật bao giờ cũng là tổng quát chung cho mọi người và tất cả thần dân
là một cơ thể, mà trừu tượng hóa các hành động. Ý chí chung phản ánh lợi
ích chung của cộng đồng và chính lợi ích chung của cộng đồng phải trở thành nền
tảng của luật pháp. Thế nhưng muốn thật sự là ý chí chung thì phải là ý chí
chung từ trong đối tượng và trong bản chất của nó, phải từ tất cả và ứng dụng cho

4

J.J. Rousseau, Bàn về khế ước xã hội, Nxb. Lí luận chính trị, Hà Nội, 2006, tr. 68.

10

tất cả. Ý chí chung sẽ mất đi sự đúng đắn tự nhiên khi nó thiên về một đối tượng
riêng lẻ nhất định. Dân chúng là những người phải tuân theo luật và là những
người làm ra luật. Luật bao gồm ba loại: Luật cơ bản (luật chính trị), luật dân sự
và luật hình sự, ngoài ba loại đó còn một thứ quan trọng hơn cả là phong tục, tập
quán và dư luận xã hội, thứ luật này không khắc vào bảng đồng, bia đá mà khắc
vào lòng dân tạo nên hiến pháp chân chính của quốc gia.
Rousseau muốn xây dựng một thiết chế chính trị dựa trên quyết định tự do

của các cá nhân đó chính là khế ước xã hội. Theo ông, cơ thể chính trị có quyền
lực tối cao phải là một “con người tập thể” và “con người tập thể” này có quyền
tuyệt đối đối với các thành viên của nó. Tuy nhiên, quyền lực tối cao không thể
vượt qua giới hạn của công ước tổng quát, tức là không thể vi phạm những thoả
thuận mà con người đã xác lập. Quyền lực tối cao là thống nhất không thể phân
chia. Thống nhất vì nó là ý chí chung của nhân dân, đại diện và bảo vệ lợi
ích chung của nhân dân. Mặc dù ông phủ nhận quan điểm của Montesquieu về
việc phân chia quyền lực thành các nhánh độc lập, nhưng Rousseau vẫn chủ
trương phân chia chức năng của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó quyền lập pháp luôn được thực
hiện một cách trực tiếp bởi toàn thể nhân dân và không tách rời khỏi nhân dân.
Karl Marx (1818 – 1883). Khác với các nhà tư tưởng của trường phái pháp
quyền tự nhiên, Marx cho rằng pháp luật ra đời gắn liền với sự ra đời của nhà
nước. Pháp luật không tồn tại vào thời kì nguyên thủy, vì trong thời kì này trình
độ phát triển kinh tế còn thấp kém, chỉ có các tập quán, tôn giáo và quy phạm đạo
đức là phương tiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nhưng khi chế độ tư hữu
xuất hiện, xã hội phân chia thành giai cấp, giữa các giai cấp có sự mâu thuẫn gay
gắt không điều hòa được, các chuẩn mực xã hội cũ không còn khả năng duy trì
được trật tự xã hội, cần có một loại chuẩn mực xã hội mới có tính cưỡng chế mạnh
mẽ hơn, thể hiện ý chí giai cấp đó là pháp luật. Theo Marx, pháp luật là một thành
phần của kiến trúc thượng tầng của xã hội cùng với văn hóa, hệ tư tưởng… và
được quyết định bởi điều kiện vật chất của xã hội. Pháp luật là những quy tắc phản
11

ánh phương thức sản xuất của xã hội. Trong các xã hội có giai cấp, pháp luật luôn
là công cụ thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền, thể hiện trực tiếp
ý chí của giai cấp thống trị. Luật pháp trong xã hội tư bản là không công bằng, do
bản chất của xã hội là xung đột, vì xã hội được cấu thành bởi các giai cấp mâu
thuẫn, đối lập với nhau về lợi ích. Xung đột sẽ dẫn đến các cuộc cách mạng, giai

cấp vô sản sẽ đứng lên đấu tranh chiếm giữ tư liệu sản xuất và thiết lập nền chuyên
chính của giai cấp mình và cuối cùng được thay thế bằng xã hội cộng sản – xã hội
không có giai cấp, pháp luật cũng không còn cần thiết bởi nó là phương tiện của
sự áp bức giai cấp và được sinh ra trong một xã hội có giai cấp.
Kế tiếp những nghiên cứu nhằm tìm ra bản chất của pháp luật bằng cách quy
chiếu tới những điều kiện xã hội mà trong đó nó vận hành, phải kể đến hai nhà xã
hội học nổi tiếng đó là Emile Durkheim và Max Weber.
Emile Durkheim (1858 – 1917) là người khởi xướng xây dựng lí thuyết chức
năng luận trong xã hội học, các công trình nghiên cứu của ông có ý nghĩa rất lớn
về lí thuyết và phương pháp đối với sự phát triển của xã hội học nói chung và xã
hội học pháp luật nói riêng. Durkheim sống trong thời kì nước Pháp bị thất bại
trong cuộc chiến năm 1870, tiếp đó là cuộc nổi dậy và bị đàn áp đẫm máu công
xã Paris năm 1871. Do đó, các tác phẩm của ông tập trung vào việc tìm ra quy
luật để thiết lập một trật tự xã hội. Mối quan tâm lớn nhất của Durkheim là cái gì
đã gắn kết các xã hội lại với nhau? Tại sao chúng lại không tan rã? Theo ông,
chính luật pháp có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và duy trì sự đoàn kết xã
hội (social solidarity). Ông chỉ ra rằng, khi xã hội tiến hóa từ thần quyền đến chủ
nghĩa thế quyền, từ chủ nghĩa tập thể đến chủ nghĩa cá nhân, luật pháp đã hướng
tới sự bồi thường hơn là chỉ trừng phạt. Tuy nhiên, sự trừng phạt đóng vai trò quan
trọng trong việc thể hiện thái độ chung về đạo đức nhờ đó sự đoàn kết xã hội được
bảo toàn.
Ông dùng khái niệm đoàn kết xã hội để chỉ các mối quan hệ giữa cá nhân và
xã hội, giữa các cá nhân với nhau. Nếu như không có sự đoàn kết xã hội thì các
cá nhân riêng lẻ, biệt lập không thể tạo thành xã hội với tư cách là một chỉnh thể.
12

Có hai kiểu đoàn kết xã hội là “đoàn kết cơ học” (mechanical solidarity) và “đoàn
kết hữu cơ” (organic solidarity). Những hình thức của sự đoàn kết xã hội này
được phản ánh trong luật pháp: phân loại những luật pháp khác nhau, ta sẽ thấy

những kiểu đoàn kết xã hội tương ứng.
Trong các xã hội cổ xưa, con người gắn bó với nhau bằng sự đoàn kết cơ học
là kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự thuần nhất, đơn điệu của các giá trị và niềm
tin. Các cá nhân gắn bó với nhau vì sự kiềm chế mạnh mẽ từ phía xã hội và vì
lòng trung thành của cá nhân đối với truyền thống, tập tục và quan hệ gia đình.
Sức mạnh của ý thức tập thể có khả năng chi phối và điều chỉnh suy nghĩ, tình
cảm và hành động của các cá nhân. Trong xã hội kiểu cơ học, quyền tự do, tinh
thần tự chủ và tính độc lập của các cá nhân rất thấp. Sự khác biệt và tính độc đáo
của cá nhân là không quan trọng. Xã hội gắn kết kiểu cơ học thường có quy mô
nhỏ, nhưng ý thức cộng đồng cao, các chuẩn mực, luật pháp mang tính chất trừng
phạt. Ở xã hội hiện đại, con người gắn bó với nhau bằng kiểu đoàn kết hữu cơ dựa
trên cơ sở phân công lao động, tính đa dạng và sự khác biệt trong xã hội. Xã hội
đoàn kết hữu cơ thường có quy mô lớn, ý thức cộng đồng yếu, nhưng tính độc lập,
tự chủ cá nhân được đề cao; quan hệ xã hội chủ yếu mang tính chất trao đổi được
luật pháp, khế ước kiểm soát và bảo vệ. Pháp luật chủ yếu mang tính chất tạo dựng
và phục hồi công lí nhằm điều chỉnh những hành vi sai trái trong xã hội.
Lí giải về hiện tượng tội phạm, Durkheim cho rằng một sự kiện được coi là
bình thường đối với một kiểu xã hội nhất định, trong một giai đoạn nhất định.
Hiện tượng tội phạm cũng là một hiện tượng bình thường của đời sống xã hội bởi
nó có ở tất cả các kiểu xã hội và là bộ phận không thể thiếu trong cơ thể xã hội
lành mạnh. Qua các thời kì khác nhau tội phạm cũng thay đổi hình thức. Hành vi
được coi là tội phạm không giống nhau ở các quốc gia. Tội phạm là hành vi xâm
phạm tới lương tâm tập thể, nó có tội vì nó gây căm phẫn cho lương tâm tập thể.
Để cho trong xã hội một hành vi được coi là tội phạm điển hình mất đi, thì tình
cảm tập thể đã bị tổn thương phải được thấy trở lại trong tất cả ý thức của các cá
nhân. Trong thực tế, nếu điều này xảy ra thì tội phạm không vì thế mà biến mất,
13

nó chỉ thay đổi hình thức vì nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tạo ra tội phạm sẽ

lập tức mở ra một nguồn gây ra tội phạm mới. Ông lập luận thêm, một số tội phạm
đôi khi là cần thiết đối với sự tiến hoá của xã hội “theo luật pháp Aten, Socrat là
kẻ phạm tội và sự kết tội ông chỉ có chính đáng thôi. Song tội của ông, đó là sự
độc lập tư duy của ông, lại là có ích, chẳng những cho nhân loại, mà còn cho cả
tổ quốc của ông. Vì ông phục vụ chuẩn bị cho một nền đạo đức và một lòng tin
mới mà những người dân Aten khi đó cần đến vì các truyền thống mà họ đã sống
cho đến lúc đó không còn phù hợp với các điều kiện tồn tại của họ nữa. Song
trường hợp của Socrat không phải là trường hợp đơn độc, trường hợp đó vẫn
được tái sinh một cách định kì trong lịch sử”.5
Ông khẳng định, nếu coi hiện tượng tội phạm là một căn bệnh của xã hội thì
hình phạt chính là phương thuốc để chữa căn bệnh ấy, không thể khác được.
Nhưng hình phạt phải được áp dụng như thế nào để hoàn thành vai trò phương
thuốc chữa căn bệnh đó của xã hội. Nếu tội phạm là hiện tượng bình thường của
xã hội, thì hình phạt không phải đối tượng để chữa nó và chức năng thực sự của
nó phải tìm kiếm ở nơi khác. Luật pháp hà khắc ở các xã hội kém phát triển, còn
trong xã hội hiện đại thì hình phạt trở nên bớt tính tàn bạo. Biện pháp trừng phạt
chỉ là cách mà chính quyền củng cố lương tâm tập thể bằng trừng phạt những ai
xúc phạm đến chính quyền.
Max Weber (1864 – 1920) là nhà xã hội học người Đức. Sinh ra trong một
gia đình trí thức, ông đã theo đuổi sự nghiệp qua rất nhiều lĩnh vực sử học, luật
học, kinh tế học và xã hội học. Cùng với A. Comte, E. Durkheim, M. Weber được
coi là một trong những thành viên sáng lập ra ngành xã hội học. Trong khi E.
Durkheim chịu sự ảnh hưởng lớn bởi quan điểm thực chứng luận thì Max Weber
lại nhấn mạnh đến việc lí giải động cơ và ý nghĩa của hành động xã hội. Ông cho
rằng: “nhiệm vụ của xã hội học là nghiên cứu các thiết chế xã hội như nhà nước,
pháp luật, tổ chức, cộng đồng… với tư cách là hành động của cá nhân đang tương

5

E. Durkheim, Các quy tắc của phương pháp xã hội học, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tr. 90 – 95.

14

tác với nhau”.6
Theo Weber, nhà nước là một tổ chức độc quyền, hợp pháp sử dụng sức
mạnh bạo lực. Có ba loại hình thống trị: Loại hình mang tính hợp lí là loại hình
thống trị được quy định bởi luật pháp; loại hình mang tính truyền thống; loại hình
thống trị bằng uy tín. Thống trị bằng uy tín hay sự sùng bái cá nhân không ổn định
nên thường phải hành chính hóa để trở thành một hình thức quyền lực có cấu trúc
vững chắc hơn. Hình thức thống trị hợp lí dựa trên cơ sở pháp luật, trong đó quyền
lực được thể hiện thông qua bộ máy hành chính. Trong số ba loại hình lí tưởng về
quyền lực nhà nước, Weber coi nhà nước có bộ máy hành chính là loại nhà nước
phát triển nhất vì nó có một “trật tự pháp lí” bao gồm các quy phạm mang tính
chất duy lí.
Ông cho rằng, sự phát triển của luật pháp là một quá trình tiến hóa từ tính
phi duy lí sang tính duy lí (tức là quá trình duy lí hóa). Ở đây, tính duy lí pháp lí
(legal rationality) có nghĩa là một hệ thống các quy phạm mang tính chất nhất
quán, logic cả quy tắc và quá trình ra phán quyết đều hợp lí. Sự tuân thủ trình tự
đó có được là nhờ trật tự pháp lí và hình thức chính quyền quan liêu, chuyên
nghiệp. Dấu hiệu của quyền lực hợp pháp – duy lí là tính không thiên vị của nó và
phi nhân cách hình thức: Như các nhà chức trách thi hành pháp luật không để sự
căm ghét hoặc niềm say mê, sự yêu thích hay sự nhiệt tình… không để những gì
thuộc về cá nhân tác động đến công việc mà chỉ đơn thuần đó là bổn phận. Còn
tính phi duy lí pháp lí (legal irrationality) có nghĩa là sử dụng những phương tiện
khác ngoài lôgic hay lí trí để đưa ra phán quyết trong các vụ án. Trong các xã hội
thống trị bởi một nhà lãnh đạo có uy tín lôi cuốn, tư duy pháp lí bất hợp lí về cả
hình thức lẫn nội dung. Công lí có nghĩa là sự lôi cuốn do uy tín, sự tuân thủ nhằm
đáp lại nhà lãnh đạo, trong xã hội như vậy thì hoàn toàn không có chính quyền.
Theo Weber, loại hình hệ thống pháp luật luôn phù hợp và tương thích với loại

hình tổ chức chính trị tổng quát của một xã hội.

6

Bùi Quang Dũng, Lê Ngọc Hùng, Lịch sử xã hội học, Nxb. Lí luận chính trị, Hà Nội, 2005, tr. 113.

15

Ông khẳng định, pháp luật chịu ảnh hưởng gián tiếp bởi hoàn cảnh kinh tế,
sự chuyển đổi cơ cấu xã hội tư bản có ảnh hưởng đến sự phát triển của pháp luật.
Khi phân tích về tinh thần của chủ nghĩa tư bản, ngoài những yếu tố như thị
trường, kĩ thuật thì vai trò của luật pháp và bộ máy hành chính có ý nghĩa quan
trọng đối với sự phát triển xã hội. Ông viết: “Chủ nghĩa tư bản hiện đại đòi hỏi
phải có sự tiên liệu, có tính toán, không chỉ về mặt kĩ thuật sản xuất, mà cả về mặt
luật pháp cũng như một bộ máy hành chính với những quy tắc, hình thức rõ ràng.
Không có những yếu tố này, thì chắc chắn sẽ chỉ có thể nảy sinh thứ chủ nghĩa tư
bản phiêu lưu và thương mại đầu cơ, cũng như đủ mọi loại chủ nghĩa tư bản chịu
sự chi phối của chính trị, chứ không thể nảy sinh loại hình doanh nghiệp thuần
lí… Chỉ có phương Tây mới tạo ra cho mình một nền luật pháp và hành chính đạt
được trình độ hoàn hảo như vậy về mặt kĩ thuật và hình thức để điều hành kinh
tế”.7
Đối với Weber, pháp luật cơ bản gắn liền với nhân tố kinh tế, nhưng không
được quyết định bởi nhân tố kinh tế. Chính sách kinh tế hợp lí là trọng tâm của
chế độ tư bản, nhưng chủ nghĩa duy lí này có được là nhờ sự phù hợp và khả năng
dự báo của luật pháp. Một hệ thống các quy phạm mang tính chất nhất quán và
logic là điều kiện tiên quyết của chủ nghĩa tư bản giúp các nhà buôn theo đuổi
công việc kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Việc đạt được tính duy lí nào đó đòi hỏi
hệ thống hóa một trật tự pháp luật mà ông thấy thiếu vắng một cách bất thường
trong pháp luật Anh quốc.

Vậy làm sao giải thích được sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản ở Anh. Câu trả
lời của ông là: thứ nhất, mặc dù luật nước Anh thiếu trật tự có tính hệ thống của
luật La Mã, nhưng nó lại là một hệ thống pháp lí có tính hình thức cao (như trong
tố tụng dân sự phải tuân theo những thủ tục đặc biệt và chính xác của những án lệ
cụ thể dành cho những vụ kiện dân sự cụ thể). Điều này đã tạo sự ổn định cho hệ
thống pháp lí, tạo ra một mức độ an toàn và khả năng dự đoán cao hơn trong môi

7

Max Weber, Nền đạo đức tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2010, tr. 60.

16

trường kinh doanh; thứ hai, việc hành nghề luật sư ở Anh, trong thời kì phát triển
của chủ nghĩa tư bản tập trung chủ yếu ở khu vực thương mại (The City). Các luật
sư thường tư vấn cho các chuyên gia và tập đoàn lớn. Điều đó giúp họ đưa ra
những yêu cầu sửa đổi pháp luật cho phù hợp với quan hệ kinh doanh; thứ ba,
những luật sư ở Anh có tính chuyên nghiệp cao và hoạt động giống như những
hội viên của phường hội thủ công, văn bản pháp luật ban hành nhằm ngăn ngừa
việc kiện cáo sau này. M. Weber nhấn mạnh tầm quan trọng của pháp luật như là
một yếu tố của quá trình duy lí góp phần hình thành, phát triển xã hội hiện đại và
chủ nghĩa tư bản ở phương Tây.
Trên đây là những quan điểm làm nền tảng cho sự ra đời của xã hội học pháp
luật. Các công trình nghiên cứu về xã hội học pháp luật hoàn chỉnh gắn liền với
đóng góp của các học giả tên tuổi như Eugen Ehrlich, Leon Petrazycki, Georges
Gurvitch… Nghiên cứu xã hội học pháp luật mở rộng khái niệm pháp luật ra ngoài
phạm vi cách tiếp cận nghiên cứu pháp luật thường thấy trong giới luật sư về lĩnh
vực tố tụng được đưa ra từ phòng xử án. Các nhà nghiên cứu tiếp cận pháp luật
theo hướng đa nguyên, phát triển phạm vi của xã hội học pháp luật theo nhiều

hướng khác nhau.
Eugen Ehrlich (1862 – 1922) là nhà xã hội học pháp luật người Áo. Ông đưa
ra lập luận rằng, khái niệm pháp luật mà người ta dùng lâu nay là rất bó hẹp và có
tính kĩ thuật, đó đơn thuần chỉ là khái niệm pháp luật trong thực tiễn xét xử. Cái
này chưa đủ bởi vì trong thực tiễn lại có một thứ pháp luật khác được thực hiện,
đó là cái chi phối hành động con người còn rộng hơn chuẩn mực pháp luật mà
thẩm phán dựa vào đó để ra phán quyết. Thực tế, hành vi của các cá nhân trong
xã hội phần lớn là do tập quán và các chuẩn mực xã hội khác điều chỉnh chứ không
phải do quan tòa, vì vậy còn có một loại pháp luật rộng hơn nhiều đang tồn tại
trong mỗi cộng đồng xã hội. Chỉ pháp luật ấy mới sinh động và giúp con người
giải quyết tất cả các mâu thuẫn phát sinh trong đời sống xã hội.
Ehrlich gọi thứ pháp luật được ban hành bởi nhà nước trên cơ sở của hoạt
động xét xử và hoạt động của các cơ quan thi hành, xét cho đến cùng chỉ là pháp
17

luật của một thiểu số dân chúng. Từ đó ông đưa ra kết luận: “Trọng tâm phát triển
pháp luật nằm ở ngay trong xã hội chứ không phải ở pháp chế, luật học hay các
quyết định của tòa án. Các chuẩn mực pháp luật do các cơ quan thi hành pháp
luật dùng chỉ là các chuẩn mực dùng để ra các quyết định vì thế thực tiễn pháp lí
không thể hiện cuộc sống”.8 “Đối với xã hội học pháp luật, bản thân chuẩn mực
pháp luật chẳng nói lên cái gì cả. Nếu xã hội học muốn phát hiện ra tính quy luật
của đời sống pháp luật thì nó cần nghiên cứu cả các hiện tượng xã hội và kinh tế,
bởi vì chỉ có thể hiểu đúng sự phát triển của pháp luật nếu gắn liền nó với sự phát
triển xã hội và kinh tế”.9 Nhà làm luật không làm ra luật mà chỉ phát hiện ra luật
mà thôi. Do đó nhiệm vụ của xã hội học pháp luật là đi tìm nguồn gốc và sự ảnh
hưởng của pháp luật chứ không chỉ nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật và lí
giải chuẩn mực.
Ehrlich khẳng định tính xã hội và tính đa nguyên của pháp luật, ông cho rằng
có hai loại pháp luật: pháp luật của nhà nước và pháp luật từ thực tiễn cuộc sống.

Tòa án và cơ quan hành chính cũng cần có được cái tự do lập pháp. Mặt khác,
trong mỗi tổ chức hay sự liên kết của con người (bộ lạc, gia đình, công ti, hội
đoàn, công xã…) đều tồn tại một trật tự tự thân, cái trật tự do họ tự làm được gọi
là các thỏa thuận, hợp đồng hay quy chế hoặc là các tên gọi khác. Nhưng nó khác
quy định trong luật nhà nước ở chỗ nó do các liên minh của con người tự làm nên
và luôn có một trật tự khiến người ta tự nguyện tuân thủ. Vì vậy nền tảng và bản
chất của pháp luật nên tìm trong chính xã hội. Phương pháp tìm kiếm tốt nhất đó
là thực nghiệm: quan sát cuộc sống, hành vi của con người, nghiên cứu tập quán,
các tư liệu pháp luật, biên bản của việc thực thi pháp luật… Nguồn tư liệu pháp
luật quan trọng nhất mang tính điển hình là các quyết định của tòa án, còn một
yếu tố quan trọng khác đó chính là các văn bản trong đời sống kinh doanh, hợp
đồng mua bán, tín dụng, điều lệ công ti, di chúc, giấy đăng kí kết hôn… Những
văn bản này mang tính cá nhân, cá biệt trong đời sống kinh doanh, hàm chứa

8
9

Kulcsar Kalman (Đức Uy biên dịch), Cơ sở xã hội học pháp luật, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr. 71.
Kulcsar Kalman (Đức Uy biên dịch), Cơ sở xã hội học pháp luật, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr. 73.

18

những nội dung điển hình, lặp đi lặp lại nhiều lần và có những lĩnh vực mà chuẩn
mực pháp luật chưa điều chỉnh hoặc điều chỉnh một phần. Như vậy, Ehrlich đã
đưa ra những luận cứ khoa học nhằm xác lập lĩnh vực đối tượng nghiên cứu và
phương pháp nghiên cứu của xã hội học pháp luật.
Leon Petrazycki (1867 – 1931) nhà xã hội học pháp luật người Ba Lan lại
đưa ra hướng tiếp cận tâm lí về pháp luật. Ông phân biệt giữa hình thức “pháp
luật thực định” được ban hành và đảm bảo bởi nhà nước và “pháp luật trực quan”

(intuitive legal rules). Pháp luật trực quan bao gồm những kinh nghiệm pháp lí
hình thành qua một quá trình phức tạp từ xúc cảm trong tâm trí của các cá nhân
(xúc cảm là một hình thức trải nghiệm cơ bản của con người về thái độ của chính
mình đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, người khác và với bản
thân) thúc đẩy cá nhân hành động. Pháp luật trực quan cùng với đạo đức giúp cho
cá nhân thực hiện hoặc kiềm chế thực hiện hành động. Theo ông, phương pháp
thích hợp nhất cho việc nghiên cứu thu thập những thông tin, kiến thức về kinh
nghiệm pháp lí là quan sát nội tâm bên trong và thế giới bên ngoài. Quan sát bên
ngoài liên quan đến những thông tin về ý nghĩa của một hành động hoặc biểu
tượng từ quan sát ngay lập tức mà không cần tham chiếu đến bất kì bối cảnh rộng
lớn hơn. Còn quan sát nội tâm là đặt các hành động cụ thể trong một bối cảnh
rộng hơn về ý nghĩa sự kiện liên quan mà không xuất phát từ một hành động hoặc
biểu hiện cụ thể.
Petrazycki cho rằng, pháp luật tồn tại dưới nhiều hình thức trong đó bao gồm
cả các quy chế hoạt động của các nhóm, tiền lệ pháp, tập tục,… Luật pháp nằm
trong kinh nghiệm thuộc về ý thức như một sự cưỡng chế hay sự thôi thúc cá nhân
phải thực hiện nhiệm vụ nào đó tương ứng với một quyền hạn nhất định. Mỗi
người tham gia vào quá trình thực hiện pháp luật đã có những kì vọng trước về
những gì pháp luật yêu cầu trong từng tình huống nhất định. Nguồn gốc của mệnh
lệnh và kì vọng như vậy không nằm ngoài các nguồn của pháp luật như quy chế,
tiền lệ pháp, tập tục… thống trị trong một xã hội cụ thể. Điều đó là cần thiết để có
thể tiếp cận nghiên cứu hiện tượng pháp luật trong lương tâm và trực giác. Muốn
19

khám phá quá trình của pháp luật như cách thức nó tồn tại phải dựa vào sự phân
tích các yếu tố mang tính mệnh lệnh và kì vọng bên trong ý thức cá nhân đó là
phẩm chất tâm lí đặc biệt, có trong quy tắc đạo đức.
Georges Gurvitch (1894 – 1965) là nhà xã hội học pháp luật người Pháp,
người đặt nền móng cho sự hình thành lí thuyết xã hội học pháp luật một cách hệ

thống. Ông cho rằng, pháp luật mang tính thống nhất thông qua những biểu hiện
đồng thời trong các hình thức và các cấp độ khác nhau của sự tương tác xã hội.
Mục tiêu của ông là nhằm xây dựng khái niệm “pháp luật xã hội” (social law) như
một định luật của sự tương tác và hợp nhất. Giống như các nhà nghiên cứu khác,
ông nhấn mạnh pháp luật không chỉ là các quy tắc được ban hành và thực thi bởi
các cơ quan của nhà nước, chẳng hạn như cơ quan lập pháp, tòa án và cảnh sát.
Các nhóm xã hội, các cộng đồng xã hội khác nhau, cho dù được thành lập và tổ
chức chính thức hay không luôn tạo ra các quy tắc riêng để kiểm soát và điều
chỉnh quan hệ với các nhóm xã hội, cộng đồng xã hội khác. Theo quan điểm xã
hội học pháp luật cách thức đó cũng được coi là pháp luật. Tư tưởng đa nguyên
pháp lí10 thể hiện trong tác phẩm Sociology of Law, trong đó Gurvitch đã xác lập
một cách chính xác, căn bản nhất lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học pháp luật và
mở rộng các nghiên cứu của mình ở hầu hết các lĩnh vực trong thực tiễn đời sống
pháp lí.
Theo ông, xã hội học pháp luật là một lĩnh vực xã hội học nghiên cứu về tinh
thần con người (human spirit), xuất phát từ việc nghiên cứu tâm lí tập thể hay lí
trí tập thể. Tinh thần tập thể thể hiện thông qua hành động tập thể ở cách thức tổ
chức thực hiện pháp luật, cách thức xử sự đến các biểu hiện ở cơ cấu không gian,
cơ sở vật chất hình thành nên các chế định pháp luật. Xã hội học pháp luật là cầu
nối trung gian giữa những biểu hiện về mặt vật chất của pháp luật phù hợp với ý
nghĩa bên trong để thúc đẩy và đưa pháp luật vào thực tiễn, đồng thời là cơ sở sửa
đổi pháp luật cho phù hợp. Xã hội học pháp luật đi từ những biểu hiện thành văn

Đa nguyên pháp lí là khái niệm dùng để mô tả tình huống mà trong đó hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng
tồn tại điều chỉnh cùng một lĩnh vực xã hội.
10

20

như các quy phạm mang tính chuẩn mực, thủ tục, sắc lệnh cho đến những biểu
hiện đặc biệt của pháp luật như các quy định tùy nghi và pháp luật tiềm ẩn; từ
pháp luật tiềm ẩn chuyển sang giá trị pháp luật và các lí tưởng pháp luật và cuối
cùng là khảo sát ý kiến của tập thể về các chế định pháp luật.
Gurvitch chỉ ra đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật bao gồm ba
lĩnh vực: Thứ nhất, nghiên cứu các lĩnh vực vi mô, bao gồm tiếp cận theo chiều
ngang, đó là các quy tắc pháp lí có tính tổ chức được đảm bảo bằng sự trừng phạt
và cưỡng chế bên ngoài, ngoài ra nó còn nghiên cứu cả những quy tắc pháp lí hình
thành một cách tự phát và lan truyền trong các cộng đồng xã hội; tiếp cận theo
chiều dọc, đó là các hình thức pháp luật hoạt động trên cơ sở một hệ thống phân
cấp phụ thuộc lẫn nhau với từng quan hệ xã hội cụ thể. Thứ hai, nghiên cứu lĩnh
vực vĩ mô là nghiên cứu mối liên hệ giữa thực tại xã hội với các lĩnh vực của pháp
luật. Lĩnh vực cuối cùng là nghiên cứu về nguồn gốc của pháp luật bao gồm những
quy tắc mang tính định hướng của bất kì hệ thống pháp luật nào và các yếu tố tác
động đến hệ thống pháp luật như kinh tế, chính trị, văn hóa…
Gurvitch là người đã mở rộng lĩnh vực đối tượng nghiên cứu của chuyên
ngành theo hướng đa nguyên pháp lí. Theo ông, pháp luật là một phần không thể
tách rời và cấu thành của các tổ chức xã hội, các nhóm và cộng đồng xã hội. Xã
hội học pháp luật có nhiệm vụ phân tích các quy tắc của hệ thống pháp luật trong
sự tương tác với các nhóm xã hội, tầng lớp xã hội với các đặc trưng giới tính,
chủng tộc, tôn giáo và các đặc điểm xã hội khác. Ngoài ra, nó còn nghiên cứu các
quy tắc trong nội bộ của các nhóm xã hội và cộng đồng xã hội như luật sư, doanh
nhân, các nhà khoa học, các thành viên của các đảng chính trị…
2.2. Quan điểm một số nhà xã hội học pháp luật Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, các nghiên cứu xã hội học pháp luật phát triển vào đầu thế kỉ
XX, các trung tâm nghiên cứu được tài trợ thành lập tại một số trường đại học đã
thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm. Ban đầu xã hội học pháp luật chưa phải đã
là một lĩnh vực nghiên cứu độc lập mà là một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành.

21

cách khách quan, tổng lực những yếu tố xã hội của pháp luật góp thêm phần giải quyếtnhững xích míc đặt ra từ thực tiễn. Giáo trình Xã hội học pháp luật được biên soạn nhằm mục đích trang bị kiến thức và kỹ năng kháiquát cho người học về ba nội dung cơ bản của xã hội học pháp luật. Nội dung thứnhất tương quan đến những yếu tố về lịch sử vẻ vang hình thành xã hội học pháp luật ; đốitượng nghiên cứu và điều tra, giải pháp nghiên cứu và điều tra và những công dụng cơ bản của xã hộihọc pháp luật. Nội dung thứ hai xem xét tính pháp luật xã hội của pháp luật thôngqua mối liên hệ giữa pháp luật với cơ cấu tổ chức xã hội và chuẩn mực xã hội. Nội dungthứ ba về những góc nhìn xã hội của hoạt động giải trí thiết kế xây dựng pháp luật, hoạt động giải trí thựchiện pháp luật và hành vi xô lệch chuẩn mực pháp luật. Giáo trình là tài liệu Giao hàng cho việc giảng dạy và học tập môn xã hội họcpháp luật. Đây là khu công trình nghiên cứu và điều tra công phu, trang nghiêm. Mặc dù đã hết sứccố gắng, tuy nhiên giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong đồngnghiệp và bạn đọc góp phần quan điểm để giáo trình được triển khai xong hơn. TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘIMỤC LỤCChương 1. NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬTI. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘIHỌC PHÁP LUẬT1. Điều kiện Open xã hội học pháp luật ……………………………………………… 52. Quan điểm của 1 số ít phe phái xã hội học pháp luật tiêu biểu vượt trội …………… 7II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT1. Đối tượng điều tra và nghiên cứu của xã hội học pháp luật …………………………………… 292. Phương pháp nghiên cứu và điều tra của xã hội học pháp luật … … … … … … … …. 37III. CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT1. Chức năng nhận thức ……………………………………………………………………….. 382. Chức năng thực tiễn …………………………………………………………………………. 393. Chức năng dự báo ……………………………………………………………………………. 40C hương 2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬTI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT CUỘC ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC1. Giai đoạn sẵn sàng chuẩn bị ( gồm 9 bước ) ………………………………………………………. 442. Giai đoạn triển khai tích lũy thông tin ( gồm 6 bước ) …………………………… 603. Xử lý và nghiên cứu và phân tích thông tin ……………………………………………………………… 62II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN THÔNG TIN THÔNGDỤNG TRONG ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT1. Phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu ………………………………………………………….. 652. Phương pháp quan sát ……………………………………………………………………… 693. Phương pháp phỏng vấn …………………………………………………………………… 734. Phương pháp ankét – trưng cầu quan điểm ……………………………………………….. 795. Phương pháp thực nghiệm ………………………………………………………………… 81C hương 3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ CƠ CẤU XÃ HỘII. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT XÃ HỘI CỦA PHÁP LUẬT1. Khái niệm pháp luật trong xã hội học pháp luật ………………………………….. 852. Bản chất xã hội của pháp luật ……………………………………………………………. 93II. CƠ CẤU XÃ HỘI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ CẤU THÀNH CƠ CẤU XÃ HỘI1. Khái niệm cơ cấu tổ chức xã hội ( social structure ) …………………………………………. 962. Một số yếu tố cấu thành cơ cấu tổ chức xã hội ……………………………………………….. 97III. PHÁP LUẬT TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI CÁC PHÂN HỆ CỦA CƠ CẤUXÃ HỘI1. Pháp luật trong mối liên hệ với cơ cấu tổ chức xã hội – nhân khẩu ( dân số ) ……… 1012. Pháp luật trong mối liên hệ với cơ cấu tổ chức xã hội – chủ quyền lãnh thổ …………………….. 1133. Pháp luật trong mối liên hệ với cơ cấu tổ chức xã hội – dân tộc bản địa ………………………. 1184. Pháp luật trong mối liên hệ với cơ cấu tổ chức xã hội – nghề nghiệp ………………. 121IV. PHÁP LUẬT VÀ VẤN ĐỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI1. Khái niệm, những kiểu phân tầng xã hội ………………………………………………. 1232. Pháp luật với những yếu tố phát sinh từ phân tầng xã hội, bất bình đẳng xã hội, bảo vệ phúc lợi xã hội ………………………………………………………………………. 126C hương 4. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VỚI CHUẨN MỰC XÃHỘII. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUẨN MỰC XÃ HỘI1. Khái niệm chuẩn mực xã hội ………………………………………………………….. 1292. Các đặc trưng cơ bản của chuẩn mực xã hội ……………………………………… 129II. MỐI LIÊN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VỚI CÁC CHUẨN MỰC XÃ HỘI1. Mối liên hệ giữa pháp luật với chuẩn mực chính trị …………………………… 1312. Mối liên hệ giữa pháp luật và chuẩn mực chính trị ……………………………. 1333. Mối liên hệ giữa pháp luật với chuẩn mực tôn giáo …………………………… 1344. Mối liên hệ giữa pháp luật với chuẩn mực đạo đức ……………………………. 1385. Mối liên hệ giữa pháp luật với chuẩn mực phong tục tập quán ……………. 1416. Mối liên hệ giữa pháp luật với chuẩn mực thầm mỹ ………………………….. 145C hương 5. CÁC KHÍA CẠNH XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNGPHÁP LUẬTI.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT1. Khái niệm …………………………………………………………………………………….. 1492. Chủ thể của hoạt động giải trí kiến thiết xây dựng pháp luật ……………………………………….. 1503. Quy trình kiến thiết xây dựng pháp luật ………………………………………………………….. 151II. CÁC KHÍA CẠNH XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT1. Mối quan hệ xã hội với hiện thực xã hội ………………………………………….. 1532. Khảo sát xã hội học tích lũy thông tin ……………………………………………… 1553. Sự tham gia của nhiều chủ thể vào hoạt động giải trí thiết kế xây dựng pháp luật ……….. 1584. Đảm bảo sự khuynh hướng chính trị của chính đảng cầm quyền ……………… 161III. CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNGPHÁP LUẬT1. Trình độ, kỹ năng và kiến thức soạn thảo những dự án Bất Động Sản luật ……………………………………….. 1632. Thông tin đại chúng ……………………………………………………………………….. 1633. Dư luận xã hội ………………………………………………………………………………. 165IV. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG XÂYDỰNG PHÁP LUẬT1. Tăng cường công tác làm việc thẩm tra những dự án Bất Động Sản luật bằng công cụ xã hội học ……… … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … …. 1672. Tăng cường vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm của những cơ quan chức năng và những chủ thểtham gia hoạt động giải trí thiết kế xây dựng pháp luật ……………………………………………….. 1693. Hoàn thiện những pháp luật của pháp luật về hoạt động giải trí thiết kế xây dựng pháp luật trướcyêu cầu lan rộng ra nền dân chủ xã hội và tăng trưởng bền vững và kiên cố …………………… 171C hương 6. CÁC KHÍA CẠNH XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆNPHÁP LUẬTI. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT. 172II. CÁC KHÍA CẠNH XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT ( so với những hình thức tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật và sử dụng phápluật ) ……………………………………….. 1751. Sự tương thích giữa những quy tắc của chuẩn mực pháp luật với những quyền lợi của chủthể triển khai pháp luật ………………………………………………………………………. 1752. Cơ chế triển khai pháp luật ……………………………………………………………… 1763. Các yếu tố xã hội tác động ảnh hưởng đến hoạt động giải trí thực thi pháp luật …………. 181III. CÁC KHÍA CẠNH XÃ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT1. Mối quan hệ giữa chính trị và vận dụng pháp luật ……………………………….. 1902. Mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và quyết định hành động vận dụng pháp luật 1933. Vai trò của những tác nhân chủ quan trong hoạt động giải trí vận dụng pháp luật …… 1964. Vai trò của những tác nhân khách quan trong hoạt động giải trí vận dụng pháp luật .. 199IV. CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNGTHỰC HIỆN PHÁP LUẬT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY1. Nâng cao ý thức pháp luật của những chủ thể triển khai pháp luật …………… 2022. Phát huy vai trò của những phương tiện thông tin đại chúng so với công táctuyên truyền, phổ cập, giáo dục pháp luật cho những những tầng lớp nhân dân …….. 2043. Tăng cường vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm của những cơ quan chức năng trong hoạt độngthực hiện pháp luật ……………………………………………………………………………. 2074. Tăng cường công tác làm việc đào tạo và giảng dạy, tu dưỡng kĩ năng nhiệm vụ, nâng cao ý thứcpháp luật nghề nghiệp cho cán bộ những cơ quan vận dụng pháp luật …………… 2095. Thông báo công khai minh bạch tác dụng hoạt động giải trí vận dụng pháp luật trên những phươngtiện thông tin đại chúng ……………………………………………………………………… 211C hương 7. SAI LỆCH CHUẨN MỰC PHÁP LUẬTI. KHÁI NIỆM SAI LỆCH CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT1. Khái niệm rơi lệch chuẩn mực xã hội ………………………………………………. 2142. Sai lệch chuẩn mực pháp luật ………………………………………………………….. 2163. Phân loại hành vi rơi lệch ……………………………………………………………….. 2171. Một số nguyên do dẫn đến hành vi rơi lệch chuẩn mực pháp luật …….. 2192. Một số lý thuyết lý giải về nguyên do của hành vi rơi lệch ……………… 221III. HIỆN TƯỢNG TỘI PHẠM1. Khái niệm …………………………………………………………………………………….. 2272. Các đặc trưng cơ bản của hiện tượng kỳ lạ tội phạm ………………………………….. 2273. Các quy mô nghiên cứu và điều tra xã hội học pháp luật về hiện tượng kỳ lạ tội phạm … 230IV. CÁC BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM VÀ CÁCHÀNH VI SAI LỆCH CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT1. Biện pháp tiếp cận thông tin ……………………………………………………………. 2372. Biện pháp phòng ngừa xã hội ………………………………………………………….. 2383. Biện pháp vận dụng hình phạt …………………………………………………………… 2414. Biện pháp tiếp cận y sinh học …………………………………………………………. 2425. Biện pháp tiếp cận tổng hợp và kế hoạch hóa xã hội ………………………….. 244DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOChương 1NH ẬP MÔN XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬTI. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘIHỌC PHÁP LUẬT1. Điều kiện Open xã hội học pháp luậtVào cuối thế kỉ XVIII, ở Tây Âu biến hóa xã hội diễn ra can đảm và mạnh mẽ trên nhiềulĩnh vực khoa học, kinh tế tài chính, chính trị, xã hội … Khoa học tự nhiên đạt được nhữngthành tựu lớn trong việc mày mò ra cấu trúc, thành phần của quốc tế vật chất vàphát triển những giải pháp nghiên cứu và điều tra quốc tế vật chất một cách mạng lưới hệ thống. Điềuđó đã ảnh hưởng tác động đến những ngành khoa học xã hội. Phát minh của nhà vật lí họcNewton khiến những nhà khoa học xã hội hy vọng sẽ tìm ra được một nguyên lí vềmột trật tự cân đối, những chính sách về lực mê hoặc tương tự như trong xã hội. Nhà khaisáng Montesquieu trong cuốn “ Tinh thần pháp luật ” đưa ra những thuật ngữ có tínhcơ học để lí giải về những hình thức nhà nước nhờ vào vào những chính sách quản lý và vận hành vàxem những hình thức đó có hoạt động giải trí theo đúng thực chất của nó không. Tinh thầnpháp luật của một vương quốc hoàn toàn có thể tạo ra một sự phục hưng và làm cho bộ máynhà nước hoạt động giải trí trở lại để hoàn toàn có thể liên tục sự hoạt động đều đặn. Như vậy, tínhchất khách quan của những quy luật phát sinh từ thực chất của sự vật. Đồng thời với sự tăng trưởng mạnh của khoa học, những biến hóa về chính trịảnh hưởng can đảm và mạnh mẽ đến xã hội. Cuộc cách mạng tư sản đã làm đổi khác trật tự xãhội phong kiến đã sống sót hàng trăm năm trước đó, sửa chữa thay thế vào đó là một trật tựxã hội mới. Dưới ảnh hưởng tác động của tự do hóa thương mại, thị trường lan rộng ra, hàngloạt những tập đoàn lớn kinh tế tài chính, xí nghiệp sản xuất, xí nghiệp sản xuất sinh ra lôi cuốn lao động từ nông thônra những đô thị. Nền sản xuất công nghiệp với quy mô lớn yên cầu lan rộng ra thị trườngtiêu thụ mẫu sản phẩm và sản phẩm & hàng hóa công nghiệp. Quá trình đô thị hóa đẩy mạnh cùngvới sự tích tụ dân cư. Những biến hóa về kinh tế tài chính kéo theo những biến hóa sâu sắctrong đời sống xã hội. Gia đình bị chia rẽ do những cá thể rời bỏ hội đồng ra khuvực đô thị thao tác và sinh sống. Các giá trị văn hóa truyền thống truyền thống cuội nguồn đổi khác những cánhân bị hấp dẫn vào những hoạt động giải trí kinh tế tài chính với lối sống mang tính cạnh tranh đối đầu, tìnhtrạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội và tội phạm ngày càng tăng. Sự chuyển hóa cơ cấu tổ chức kinhtế dựa trên cạnh tranh đối đầu tự do thành độc quyền diễn ra nhanh, những quan hệ xã hộimới hình thành. Trong khi đó, pháp luật lại biến hóa một cách chậm trễ và vẫncòn phản ánh những quan hệ xã hội cũ không còn thích hợp để xử lý những vấn đềxã hội mới phát sinh. Sự khủng hoảng cục bộ bao trùm tổng thể những nghành của đời sống xã hội : kinh tế tài chính, chính trị, hệ tư tưởng, văn hóa truyền thống. Nảy sinh nhu yếu làm cho chính sách pháp luật thíchnghi với những điều kiện kèm theo xã hội mới. Điều này đã ảnh hưởng tác động can đảm và mạnh mẽ đến toàn bộhệ thống pháp luật cũng như tư duy pháp lí truyền thống lịch sử. Trường phái pháp luậtthực chứng ( legal positivism ) hiện thời không hề lí giải được hết nội dung cũngnhư công dụng của pháp luật. Bởi pháp luật không chỉ là mạng lưới hệ thống quy tắc xử sựdo nhà nước phát hành hoặc thừa nhận bảo vệ bằng cưỡng chế nhà nước. Điềuđó không có nghĩa là phủ nhận tính quy phạm hình thức của pháp luật, tuy nhiên, nếu chỉ hiểu pháp luật như vậy sẽ không tương thích và khó có câu vấn đáp chính xáccho nhiều yếu tố hóc búa đang hình thành trong xã hội như : những xích míc vàxung đột Open ngày càng nhiều trong xã hội, về mối quan hệ giữa nhà nướcvà xã hội, làm thế nào để bảo vệ pháp chế, trật tự pháp luật, bằng phương phápluận hình thức của pháp luật thực chứng thì khó hoàn toàn có thể đưa ra những luận cứ chosự Open, sống sót và tăng trưởng của nhà nước pháp quyền … Pháp luật theo quanđiểm thực chứng là pháp luật “ chết ”, “ pháp luật trên sách vở ”, tách rời khỏi xã hội, trừu tượng khó hiểu, không phản ánh được nhu yếu, ý nguyện và quyền lợi của xãhội và như vậy pháp luật không bộc lộ đúng tính năng vốn có của nó. Pháp luậtphải được xem xét là một hiện tượng kỳ lạ xã hội sống sót khách quan mà con người cóthể quan sát, nhận thức và miêu tả được. Như vậy, sự Open và tăng trưởng mạng lưới hệ thống kinh tế tài chính tư bản đã làm xáo trộnđời sống kinh tế tài chính – xã hội của những giai cấp, những tầng lớp và những nhóm xã hội. Từ đó nảysinh nhu yếu thực tiễn phải thiết lập lại trật tự xã hội và nhu yếu nhận thức để giảiquyết những yếu tố pháp lí phát sinh. Xã hội học pháp luật sinh ra vào cuối thế kỉXIX đã góp thêm phần xử lý những yếu tố của thực tiễn pháp lí và tăng trưởng mạnhvào đầu thế kỉ XX.Xã hội học pháp luật là nghành nghiên cứu và điều tra giáp ranh liên ngành giữa xã hộihọc và luật học. Ngay từ khi sinh ra, đã có những tranh luận về nguồn gốc của xãhội học pháp luật, đó là môn khoa học pháp lí hay khoa học xã hội học ? Có sựtranh luận vì những nghiên cứu và điều tra về xã hội học pháp luật tiên phong gắn với tên tuổi củacác nhà luật học như Eugen Ehrlich, Leon Petrazycki, Roscoe Pound … Tuy nhiên, không hề điều tra và nghiên cứu xã hội học pháp luật mà chỉ dựa trên nền tảng tri thức củamột nghành nghề dịch vụ xã hội học hay luật học vì xã hội học pháp luật điều tra và nghiên cứu những khíacạnh xã hội của pháp luật. Pháp luật ở đây được xem xét là một hiện tượng kỳ lạ xã hội, có quy trình phát sinh, sống sót và tăng trưởng cùng với sự sống sót và tăng trưởng của xãhội, chịu sự ảnh hưởng tác động của xã hội. Xã hội học pháp luật tiếp cận điều tra và nghiên cứu phápluật trên nền tảng tri thức và chiêu thức xã hội học, trên cơ sở đó tăng trưởng cáclí thuyết tổng quát lý giải quy trình xã hội tương quan đến pháp luật và tiến hànhnghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu và phân tích mối đối sánh tương quan giữa những sự kiện, hiện tượngpháp lí và xã hội. Từ đó tìm ra những nguyên do và ảnh hưởng tác động của những hiện tượngxã hội khác đến pháp luật. Mặt khác, pháp luật sinh ra là để kiểm soát và điều chỉnh những mốiquan hệ xã hội do đó pháp luật ảnh hưởng tác động đến những nghành nghề dịch vụ của đời sống xã hội. Vớicách tiếp cận trên, theo quan điểm của chúng tôi, xã hội học pháp luật được địnhnghĩa như sau : Xã hội học pháp luật là ngành xã hội học chuyên biệt nghiên cứu và điều tra những quyluật xã hội, những quy trình xã hội của quy trình phát sinh, sống sót, hoạt động giải trí củapháp luật trong xã hội, trong mối liên hệ với những loại chuẩn mực xã hội khác, nguồn gốc, thực chất, những công dụng xã hội của pháp luật ; những góc nhìn xã hộicủa hoạt động giải trí kiến thiết xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật và những sự kiện, hiện tượngpháp lí biểu lộ trong hoạt động giải trí của những chủ thể pháp luật. 2. Quan điểm của một số ít nhà xã hội học pháp luật tiêu biểuvà tình hìnhnghiên cứu xã hội học pháp luật ở Nước Ta. 2.1. Quan điểm của một số ít nhà xã hội học pháp luật châu ÂuMặc dù những nhà nghiên cứu đều chứng minh và khẳng định rằng xã hội học pháp luật ra đờiở châu Âu vào cuối thế kỉ XIX, nhưng những tiền đề về tư tưởng cho sự hìnhthành xã hội học pháp luật được mở màn từ thế kỉ trước. De La Brède – Montesquieu ( 1689 – 1755 ) là nhà tư tưởng người Pháp. Tácphẩm “ Tinh thần pháp luật ” của Montesquieu xuất bản năm 1748 là cơ sở cho cácnghiên cứu xã hội học pháp luật. Theo ông, những luật lệ phải được xem xét như làcác sự kiện. Từ việc điều tra và nghiên cứu những sự kiện giúp tất cả chúng ta mày mò ra nguyênnhân của những sự kiện đó. Ông muốn nghiên cứu và điều tra mạng lưới hệ thống pháp luật một cách kháchquan như sự sống sót của những sự kiện xã hội khác. Ông cho rằng “ trước khi luậtpháp được cấu thành, đã có những mối đối sánh tương quan hoàn toàn có thể được về công lí ”. 1 “ Luật, theo nghĩa rộng nhất, là những quan hệ tất yếu từ trong thực chất của sựvật. Với nghĩa này thì mọi vật đều có quy luật của nó ”. 2 Như vậy, trong phạm viluật pháp cũng có một định luật giống như định luật chi phối “ thực chất của những sựvật ”. Phương pháp thực nghiệm là giải pháp duy nhất đem lại hiệu quả chínhxác. Ông nghiên cứu và điều tra pháp luật trong mối liên hệ với những hiện tượng kỳ lạ xã hội khácnhư : chính trị, đạo đức, tôn giáo, phong tục, tập quán, truyền thống lịch sử dân tộc bản địa, dânsố, tiền tệ và ngay cả những yếu tố vật chất như khí hậu, đất đai … cũng tham gia vàosự hình thành pháp luật, trong đó chính trị là yếu tố quyết định hành động đến pháp luật. Ôngphân chia xã hội Pháp thành ba những tầng lớp : vua chúa, quý tộc và dân thường, quyềnlực nhà nước chia thành hai loại là chuyên chế và hành chính. Quyền lực hành chính được chia thành lập pháp, hành pháp và tư pháp. Cácquyền này được phân lập, phụ thuộc vào vào nhau để ảnh hưởng tác động sao cho không mộtquyền nào hoàn toàn có thể vượt quá hai quyền còn lại và ba quyền này được giao cho bacơ quan khác nhau nắm giữ. Đây là quan điểm cấp tiến vì đã trọn vẹn vô hiệu bađẳng cấp thời bấy giờ là tăng lữ, quý tộc và những người dân còn lại được gọi làMontesquieu, Tinh thần pháp luật, Nxb. Giáo dục đào tạo, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Khoa Luật, TP. Hà Nội, 1996, tr. 2. Montesquieu, Tinh thần pháp luật, Nxb. Giáo dục đào tạo, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Khoa Luật, Thành Phố Hà Nội, 1996, tr. 39. quý phái thứ ba, tức là đã vô hiệu tàn tích của chính sách phong kiến. Ông chỉ ra có ba dạng nhà nước sống sót dựa trên ba “ nguyên tắc ” xã hội làquân chủ ( chính quyền sở tại được tự do do một người đứng đầu được thừa kế tức làvua hay nữ hoàng ) dựa trên nguyên tắc danh dự ; cộng hòa ( chính quyền sở tại được tựdo do người đứng đầu được bầu ra chỉ huy ) dựa trên nguyên tắc đức hạnh ; vàđộc tài ( chính quyền sở tại bị trấn áp bởi những nhà độc tài ) dựa trên nỗi sợ hãi. Ôngcũng nghiên cứu và phân tích những luật lệ nào là thiết yếu trong ba loại chính thể để khiến choquốc gia bảo tồn được sức mạnh trước những vương quốc khác. Theo ông, pháp luật làphương tiện hữu hiệu duy trì trật tự xã hội và chế ước quyền lực tối cao nhà nước. Tuynhiên, nền dân chủ pháp trị ấy chỉ mang ý nghĩa tích cực và phát huy tính năng củanó phải dựa trên nguyên tắc đạo đức và lòng khoan dung, của ý thức tráchnhiệm và sự hi sinh quyền lợi và nghĩa vụ riêng tư cho mục tiêu chung. Đánh giá về giá trị của tác phẩm Tinh thần pháp luật : “ Aron cho rằng chủđề của Tinh thần pháp luật là mục tiêu chính của xã hội học nó làm cho lịch sửcó thể hiểu được … Aron coi Montesquieu là một nhà xã hội học còn hơn cả Comtevà là một trong những nhà lí luận lớn nhất của bộ môn. Durkheim nhận xét : trongkhi thiết kế xây dựng xã hội học, những thế hệ tiếp sau đã không làm gì nhiều hơn ngoàiviệc đặt tên cho nghành điều tra và nghiên cứu mà Montesquieu đã mở màn ”. 3J ean Jacques Rousseau ( 1712 – 1778 ) sinh tại Geneva, là nhà nghiên cứuthuộc trào lưu Khai sáng. Tác phẩm “ Bàn về khế ước xã hội ” sinh ra năm 1762 lígiải về quy trình hình thành xã hội và nhà nước trên quan điểm của thuyết quyềntự nhiên và thỏa thuận hợp tác xã hội. Theo ông, trật tự xã hội là một thứ quyền thiêng liêng làm nền tảng cho mọithứ quyền khác. Trật tự xã hội không phải tự nhiên mà có, nó được xác lập trêncơ sở những công ước. Công ước hình thành dựa trên nhu yếu sống sót của con người. Để bảo vệ mình trước rủi ro tiềm ẩn tha hóa của trạng thái tự nhiên thành trạng tháikhông còn pháp luật hay đạo đức, những cá thể không còn cách nào khác là kết hợpBùi Quang Dũng, Lê Ngọc Hùng, Lịch sử xã hội học, Nxb. Lí luận chính trị, Thành Phố Hà Nội, 2005, tr. 18. lại với nhau tạo thành một lực chung, điều khiển và tinh chỉnh bằng một động cơ chung, khiếncho mọi người đều hành vi một cách hòa giải. “ Mỗi người tất cả chúng ta đặt mìnhvà quyền lực tối cao của mình dưới sự điều khiển và tinh chỉnh tối cao của ý chí chung, và chúng tatiếp nhận mọi thành viên như một bộ phận không hề tách rời của toàn thể ”. 4 Trậttự xã hội do những quyết định hành động của cá nhân tạo ra, cá thể lại tự đặt mình dưới quyềncủa ý chí chung biểu lộ trong khế ước. Trật tự xã hội không hề phục tùng cái gì khác ngoài sự tự do của con người. Trên cơ sở đó hình thành nên con người công cộng và đó chính là “ Nhà nước ”. Các cá thể riêng không liên quan gì đến nhau được gọi là “ công dân ” khi phục tùng pháp luật. Nhà nướcđược tạo ra do sự đoàn kết của những thành viên trong xã hội. Nhà nước sống sót thìphải có một lực lượng chung mang tính cưỡng chế để động viên, xếp đặt cho mỗibộ phận đều được thỏa đáng với hàng loạt. Thiên nhiên đã ban cho con người cáiquyền tuyệt đối sử dụng tứ chi, thì công ước xã hội cũng phải trao cho cơ thểchính trị cái quyền tuyệt đối với những thành viên của nó. Chính cái quyền tuyệt đốiấy được quản lý và điều hành bằng ý chí chung, mang tên quyền lực tối cao tối cao. Các cá thể traoquyền lực cho chính quyền sở tại – những người đại diện thay mặt cho nguyện vọng và ý chíchung của quảng đại quần chúng. Tuy chính quyền sở tại chỉ là một phần nhỏ trong dânchúng nhưng là người nắm pháp luật, họ chính là những quan tòa – những người ápđặt việc thực thi ý chí, nguyện vọng chung của nhân dân. Trong xã hội, pháp luật không những có vai trò quan trọng so với việc xáclập quyền hạn và nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người, mà còn là cơ sở để giám sát sự phảitrái trong quan hệ giữa những thành viên xã hội và giữ cho xã hội trong vòng trật tự. Theo ông, luật khi nào cũng là tổng quát chung cho mọi người và toàn bộ thần dânlà một khung hình, mà trừu tượng hóa những hành vi. Ý chí chung phản ánh lợiích chung của hội đồng và chính quyền lợi chung của hội đồng phải trở thành nềntảng của lao lý. Thế nhưng muốn thật sự là ý chí chung thì phải là ý chíchung từ trong đối tượng người tiêu dùng và trong thực chất của nó, phải từ toàn bộ và ứng dụng choJ. J. Rousseau, Bàn về khế ước xã hội, Nxb. Lí luận chính trị, Thành Phố Hà Nội, 2006, tr. 68.10 toàn bộ. Ý chí chung sẽ mất đi sự đúng đắn tự nhiên khi nó thiên về một đối tượngriêng lẻ nhất định. Dân chúng là những người phải tuân theo luật và là nhữngngười làm ra luật. Luật gồm có ba loại : Luật cơ bản ( luật chính trị ), luật dân sựvà luật hình sự, ngoài ba loại đó còn một thứ quan trọng hơn cả là phong tục, tậpquán và dư luận xã hội, thứ luật này không khắc vào bảng đồng, bia đá mà khắcvào lòng dân tạo nên hiến pháp chân chính của vương quốc. Rousseau muốn kiến thiết xây dựng một thiết chế chính trị dựa trên quyết định hành động tự docủa những cá thể đó chính là khế ước xã hội. Theo ông, khung hình chính trị có quyềnlực tối cao phải là một “ con người tập thể ” và “ con người tập thể ” này có quyềntuyệt đối so với những thành viên của nó. Tuy nhiên, quyền lực tối cao tối cao không thểvượt qua số lượng giới hạn của công ước tổng quát, tức là không hề vi phạm những thoảthuận mà con người đã xác lập. Quyền lực tối cao là thống nhất không hề phânchia. Thống nhất vì nó là ý chí chung của nhân dân, đại diện thay mặt và bảo vệ lợiích chung của nhân dân. Mặc dù ông phủ nhận quan điểm của Montesquieu vềviệc phân loại quyền lực tối cao thành những nhánh độc lập, nhưng Rousseau vẫn chủtrương phân loại công dụng của những cơ quan nhà nước trong việc triển khai cácquyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó quyền lập pháp luôn được thựchiện một cách trực tiếp bởi toàn thể nhân dân và không tách rời khỏi nhân dân. Karl Marx ( 1818 – 1883 ). Khác với những nhà tư tưởng của phe phái phápquyền tự nhiên, Marx cho rằng pháp luật sinh ra gắn liền với sự sinh ra của nhànước. Pháp luật không sống sót vào thời kì nguyên thủy, vì trong thời kì này trìnhđộ tăng trưởng kinh tế tài chính còn thấp kém, chỉ có những tập quán, tôn giáo và quy phạm đạođức là phương tiện đi lại để kiểm soát và điều chỉnh những quan hệ xã hội. Nhưng khi chính sách tư hữuxuất hiện, xã hội phân loại thành giai cấp, giữa những giai cấp có sự xích míc gaygắt không điều hòa được, những chuẩn mực xã hội cũ không còn năng lực duy trìđược trật tự xã hội, cần có một loại chuẩn mực xã hội mới có tính cưỡng chế mạnhmẽ hơn, bộc lộ ý chí giai cấp đó là pháp luật. Theo Marx, pháp luật là một thànhphần của kiến trúc thượng tầng của xã hội cùng với văn hóa truyền thống, hệ tư tưởng … vàđược quyết định hành động bởi điều kiện kèm theo vật chất của xã hội. Pháp luật là những quy tắc phản11ánh phương pháp sản xuất của xã hội. Trong những xã hội có giai cấp, pháp luật luônlà công cụ triển khai quyền lực tối cao chính trị của giai cấp cầm quyền, bộc lộ trực tiếpý chí của giai cấp thống trị. Luật pháp trong xã hội tư bản là không công minh, dobản chất của xã hội là xung đột, vì xã hội được cấu thành bởi những giai cấp mâuthuẫn, trái chiều với nhau về quyền lợi. Xung đột sẽ dẫn đến những cuộc cách mạng, giaicấp vô sản sẽ đứng lên đấu tranh chiếm giữ tư liệu sản xuất và thiết lập nền chuyênchính của giai cấp mình và ở đầu cuối được sửa chữa thay thế bằng xã hội cộng sản – xã hộikhông có giai cấp, pháp luật cũng không còn thiết yếu bởi nó là phương tiện đi lại củasự áp bức giai cấp và được sinh ra trong một xã hội có giai cấp. Kế tiếp những điều tra và nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra thực chất của pháp luật bằng cách quychiếu tới những điều kiện kèm theo xã hội mà trong đó nó quản lý và vận hành, phải kể đến hai nhà xãhội học nổi tiếng đó là Emile Durkheim và Max Weber. Emile Durkheim ( 1858 – 1917 ) là người khởi xướng kiến thiết xây dựng lí thuyết chứcnăng luận trong xã hội học, những khu công trình điều tra và nghiên cứu của ông có ý nghĩa rất lớnvề lí thuyết và chiêu thức so với sự tăng trưởng của xã hội học nói chung và xãhội học pháp luật nói riêng. Durkheim sống trong thời kì nước Pháp bị thất bạitrong đại chiến năm 1870, tiếp đó là cuộc nổi dậy và bị đàn áp đẫm máu côngxã Paris năm 1871. Do đó, những tác phẩm của ông tập trung chuyên sâu vào việc tìm ra quyluật để thiết lập một trật tự xã hội. Mối chăm sóc lớn nhất của Durkheim là cái gìđã kết nối những xã hội lại với nhau ? Tại sao chúng lại không tan rã ? Theo ông, chính lao lý có vai trò quan trọng trong việc thôi thúc và duy trì sự đoàn kết xãhội ( social solidarity ). Ông chỉ ra rằng, khi xã hội tiến hóa từ thần quyền đến chủnghĩa thế quyền, từ chủ nghĩa tập thể đến chủ nghĩa cá thể, pháp luật đã hướngtới sự bồi thường hơn là chỉ trừng phạt. Tuy nhiên, sự trừng phạt đóng vai trò quantrọng trong việc biểu lộ thái độ chung về đạo đức nhờ đó sự đoàn kết xã hội đượcbảo toàn. Ông dùng khái niệm đoàn kết xã hội để chỉ những mối quan hệ giữa cá thể vàxã hội, giữa những cá thể với nhau. Nếu như không có sự đoàn kết xã hội thì cáccá nhân riêng không liên quan gì đến nhau, khác biệt không hề tạo thành xã hội với tư cách là một chỉnh thể. 12C ó hai kiểu đoàn kết xã hội là “ đoàn kết cơ học ” ( mechanical solidarity ) và “ đoànkết hữu cơ ” ( organic solidarity ). Những hình thức của sự đoàn kết xã hội nàyđược phản ánh trong pháp luật : phân loại những lao lý khác nhau, ta sẽ thấynhững kiểu đoàn kết xã hội tương ứng. Trong những xã hội cổ xưa, con người gắn bó với nhau bằng sự đoàn kết cơ họclà kiểu đoàn kết xã hội dựa trên sự thuần nhất, đơn điệu của những giá trị và niềmtin. Các cá thể gắn bó với nhau vì sự kiềm chế can đảm và mạnh mẽ từ phía xã hội và vìlòng trung thành với chủ của cá thể so với truyền thống cuội nguồn, tập tục và quan hệ mái ấm gia đình. Sức mạnh của ý thức tập thể có năng lực chi phối và kiểm soát và điều chỉnh tâm lý, tìnhcảm và hành vi của những cá thể. Trong xã hội kiểu cơ học, quyền tự do, tinhthần tự chủ và tính độc lập của những cá thể rất thấp. Sự độc lạ và tính độc đáocủa cá thể là không quan trọng. Xã hội kết nối kiểu cơ học thường có quy mônhỏ, nhưng ý thức hội đồng cao, những chuẩn mực, lao lý mang đặc thù trừngphạt. Ở xã hội tân tiến, con người gắn bó với nhau bằng kiểu đoàn kết hữu cơ dựatrên cơ sở phân công lao động, tính phong phú và sự độc lạ trong xã hội. Xã hộiđoàn kết hữu cơ thường có quy mô lớn, ý thức hội đồng yếu, nhưng tính độc lập, tự chủ cá thể được tôn vinh ; quan hệ xã hội chủ yếu mang đặc thù trao đổi đượcluật pháp, khế ước trấn áp và bảo vệ. Pháp luật đa phần mang đặc thù tạo dựngvà phục sinh công lí nhằm mục đích kiểm soát và điều chỉnh những hành vi sai lầm trong xã hội. Lí giải về hiện tượng kỳ lạ tội phạm, Durkheim cho rằng một sự kiện được coi làbình thường so với một kiểu xã hội nhất định, trong một quy trình tiến độ nhất định. Hiện tượng tội phạm cũng là một hiện tượng kỳ lạ thông thường của đời sống xã hội bởinó có ở toàn bộ những kiểu xã hội và là bộ phận không hề thiếu trong khung hình xã hộilành mạnh. Qua những thời kì khác nhau tội phạm cũng đổi khác hình thức. Hành viđược coi là tội phạm không giống nhau ở những vương quốc. Tội phạm là hành vi xâmphạm tới lương tâm tập thể, nó có tội vì nó gây phẫn nộ cho lương tâm tập thể. Để cho trong xã hội một hành vi được coi là tội phạm nổi bật mất đi, thì tìnhcảm tập thể đã bị tổn thương phải được thấy trở lại trong tổng thể ý thức của những cánhân. Trong thực tiễn, nếu điều này xảy ra thì tội phạm không do đó mà biến mất, 13 nó chỉ biến hóa hình thức vì nguyên do làm hết sạch nguồn tạo ra tội phạm sẽlập tức mở ra một nguồn gây ra tội phạm mới. Ông lập luận thêm, một số ít tội phạmđôi khi là thiết yếu so với sự tiến hoá của xã hội “ theo pháp luật Aten, Socrat làkẻ phạm tội và sự kết tội ông chỉ có chính đáng thôi. Song tội của ông, đó là sựđộc lập tư duy của ông, lại là có ích, chẳng những cho trái đất, mà còn cho cảtổ quốc của ông. Vì ông ship hàng sẵn sàng chuẩn bị cho một nền đạo đức và một lòng tinmới mà những người dân Aten khi đó cần đến vì những truyền thống cuội nguồn mà họ đã sốngcho đến lúc đó không còn tương thích với những điều kiện kèm theo sống sót của họ nữa. Songtrường hợp của Socrat không phải là trường hợp đơn độc, trường hợp đó vẫnđược tái sinh một cách định kì trong lịch sử dân tộc ”. 5 Ông chứng minh và khẳng định, nếu coi hiện tượng kỳ lạ tội phạm là một căn bệnh của xã hội thìhình phạt chính là phương thuốc để chữa căn bệnh ấy, không hề khác được. Nhưng hình phạt phải được vận dụng như thế nào để hoàn thành xong vai trò phươngthuốc chữa căn bệnh đó của xã hội. Nếu tội phạm là hiện tượng kỳ lạ thông thường củaxã hội, thì hình phạt không phải đối tượng người tiêu dùng để chữa nó và công dụng thực sự củanó phải tìm kiếm ở nơi khác. Luật pháp khắc nghiệt ở những xã hội kém tăng trưởng, còntrong xã hội văn minh thì hình phạt trở nên bớt tính hung tàn. Biện pháp trừng phạtchỉ là cách mà chính quyền sở tại củng cố lương tâm tập thể bằng trừng phạt những aixúc phạm đến chính quyền sở tại. Max Weber ( 1864 – 1920 ) là nhà xã hội học người Đức. Sinh ra trong mộtgia đình tri thức, ông đã theo đuổi sự nghiệp qua rất nhiều nghành nghề dịch vụ sử học, luậthọc, kinh tế tài chính học và xã hội học. Cùng với A. Comte, E. Durkheim, M. Weber đượccoi là một trong những thành viên sáng lập ra ngành xã hội học. Trong khi E.Durkheim chịu sự tác động ảnh hưởng lớn bởi quan điểm thực chứng luận thì Max Weberlại nhấn mạnh vấn đề đến việc lí giải động cơ và ý nghĩa của hành vi xã hội. Ông chorằng : “ trách nhiệm của xã hội học là nghiên cứu và điều tra những thiết chế xã hội như nhà nước, pháp luật, tổ chức triển khai, hội đồng … với tư cách là hành vi của cá thể đang tươngE. Durkheim, Các quy tắc của giải pháp xã hội học, Nxb. Khoa học xã hội, TP. Hà Nội, 1993, tr. 90 – 95.14 tác với nhau ”. 6T heo Weber, nhà nước là một tổ chức triển khai độc quyền, hợp pháp sử dụng sứcmạnh đấm đá bạo lực. Có ba mô hình thống trị : Loại hình mang tính phải chăng là loại hìnhthống trị được pháp luật bởi pháp luật ; mô hình mang tính truyền thống lịch sử ; loại hìnhthống trị bằng uy tín. Thống trị bằng uy tín hay sự sùng bái cá thể không ổn địnhnên thường phải hành chính hóa để trở thành một hình thức quyền lực tối cao có cấu trúcvững chắc hơn. Hình thức thống trị hợp lý dựa trên cơ sở pháp luật, trong đó quyềnlực được biểu lộ trải qua cỗ máy hành chính. Trong số ba mô hình lí tưởng vềquyền lực nhà nước, Weber coi nhà nước có cỗ máy hành chính là loại nhà nướcphát triển nhất vì nó có một “ trật tự pháp lí ” gồm có những quy phạm mang tínhchất duy lí. Ông cho rằng, sự tăng trưởng của pháp luật là một quy trình tiến hóa từ tínhphi duy lí sang tính duy lí ( tức là quy trình duy lí hóa ). Ở đây, tính duy lí pháp lí ( legal rationality ) có nghĩa là một mạng lưới hệ thống những quy phạm mang đặc thù nhấtquán, logic cả quy tắc và quy trình ra phán quyết đều hợp lý. Sự tuân thủ trình tựđó có được là nhờ trật tự pháp lí và hình thức chính quyền sở tại quan liêu, chuyênnghiệp. Dấu hiệu của quyền lực tối cao hợp pháp – duy lí là tính không thiên vị của nó vàphi nhân cách hình thức : Như những nhà chức trách thi hành pháp luật không để sựcăm ghét hoặc niềm mê hồn, sự thương mến hay sự nhiệt tình … không để những gìthuộc về cá thể ảnh hưởng tác động đến việc làm mà chỉ đơn thuần đó là bổn phận. Còntính phi duy lí pháp lí ( legal irrationality ) có nghĩa là sử dụng những phương tiệnkhác ngoài lôgic hay lí trí để đưa ra phán quyết trong những vụ án. Trong những xã hộithống trị bởi một nhà chỉ huy có uy tín hấp dẫn, tư duy pháp lí phi lí về cảhình thức lẫn nội dung. Công lí có nghĩa là sự hấp dẫn do uy tín, sự tuân thủ nhằmđáp lại nhà chỉ huy, trong xã hội như vậy thì trọn vẹn không có chính quyền sở tại. Theo Weber, mô hình mạng lưới hệ thống pháp luật luôn tương thích và thích hợp với loạihình tổ chức triển khai chính trị tổng quát của một xã hội. Bùi Quang Dũng, Lê Ngọc Hùng, Lịch sử xã hội học, Nxb. Lí luận chính trị, Thành Phố Hà Nội, 2005, tr. 113.15 Ông chứng minh và khẳng định, pháp luật chịu tác động ảnh hưởng gián tiếp bởi thực trạng kinh tế tài chính, sự quy đổi cơ cấu tổ chức xã hội tư bản có ảnh hưởng tác động đến sự tăng trưởng của pháp luật. Khi nghiên cứu và phân tích về niềm tin của chủ nghĩa tư bản, ngoài những yếu tố như thịtrường, kĩ thuật thì vai trò của lao lý và cỗ máy hành chính có ý nghĩa quantrọng so với sự tăng trưởng xã hội. Ông viết : “ Chủ nghĩa tư bản tân tiến đòi hỏiphải có sự tiên liệu, có giám sát, không riêng gì về mặt kĩ thuật sản xuất, mà cả về mặtluật pháp cũng như một cỗ máy hành chính với những quy tắc, hình thức rõ ràng. Không có những yếu tố này, thì chắc như đinh sẽ chỉ hoàn toàn có thể phát sinh thứ chủ nghĩa tưbản phiêu lưu và thương mại đầu tư mạnh, cũng như đủ mọi loại chủ nghĩa tư bản chịusự chi phối của chính trị, chứ không hề phát sinh mô hình doanh nghiệp thuầnlí … Chỉ có phương Tây mới tạo ra cho mình một nền lao lý và hành chính đạtđược trình độ hoàn hảo nhất như vậy về mặt kĩ thuật và hình thức để quản lý và điều hành kinhtế ”. 7 Đối với Weber, pháp luật cơ bản gắn liền với tác nhân kinh tế tài chính, nhưng khôngđược quyết định hành động bởi tác nhân kinh tế tài chính. Chính sách kinh tế tài chính phải chăng là trọng tâm củachế độ tư bản, nhưng chủ nghĩa duy lí này có được là nhờ sự tương thích và khả năngdự báo của pháp luật. Một mạng lưới hệ thống những quy phạm mang đặc thù đồng nhất vàlogic là điều kiện kèm theo tiên quyết của chủ nghĩa tư bản giúp những nhà buôn theo đuổicông việc kinh doanh thương mại và tạo ra doanh thu. Việc đạt được tính duy lí nào đó đòi hỏihệ thống hóa một trật tự pháp luật mà ông thấy thiếu vắng một cách bất thườngtrong pháp luật Anh quốc. Vậy làm thế nào lý giải được sự trỗi dậy của chủ nghĩa tư bản ở Anh. Câu trảlời của ông là : thứ nhất, mặc dầu luật nước Anh thiếu trật tự có tính mạng lưới hệ thống củaluật La Mã, nhưng nó lại là một mạng lưới hệ thống pháp lí có tính hình thức cao ( như trongtố tụng dân sự phải tuân theo những thủ tục đặc biệt quan trọng và đúng chuẩn của những án lệcụ thể dành cho những vụ kiện dân sự đơn cử ). Điều này đã tạo sự không thay đổi cho hệthống pháp lí, tạo ra một mức độ bảo đảm an toàn và năng lực Dự kiến cao hơn trong môiMax Weber, Nền đạo đức tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản, Nxb. Tri thức, Thành Phố Hà Nội, 2010, tr. 60.16 trường kinh doanh thương mại ; thứ hai, việc hành nghề luật sư ở Anh, trong thời kì phát triểncủa chủ nghĩa tư bản tập trung chuyên sâu hầu hết ở khu vực thương mại ( The City ). Các luậtsư thường tư vấn cho những chuyên viên và tập đoàn lớn lớn. Điều đó giúp họ đưa ranhững nhu yếu sửa đổi pháp luật cho tương thích với quan hệ kinh doanh thương mại ; thứ ba, những luật sư ở Anh có tính chuyên nghiệp cao và hoạt động giải trí giống như nhữnghội viên của phường hội thủ công bằng tay, văn bản pháp luật phát hành nhằm mục đích ngăn ngừaviệc kiện cáo sau này. M. Weber nhấn mạnh vấn đề tầm quan trọng của pháp luật như làmột yếu tố của quy trình duy lí góp thêm phần hình thành, tăng trưởng xã hội văn minh vàchủ nghĩa tư bản ở phương Tây. Trên đây là những quan điểm làm nền tảng cho sự sinh ra của xã hội học phápluật. Các khu công trình điều tra và nghiên cứu về xã hội học pháp luật hoàn hảo gắn liền vớiđóng góp của những học giả tên tuổi như Eugen Ehrlich, Leon Petrazycki, GeorgesGurvitch … Nghiên cứu xã hội học pháp luật lan rộng ra khái niệm pháp luật ra ngoàiphạm vi cách tiếp cận nghiên cứu và điều tra pháp luật thường thấy trong giới luật sư về lĩnhvực tố tụng được đưa ra từ phòng xử án. Các nhà nghiên cứu tiếp cận pháp luậttheo hướng đa nguyên, tăng trưởng khoanh vùng phạm vi của xã hội học pháp luật theo nhiềuhướng khác nhau. Eugen Ehrlich ( 1862 – 1922 ) là nhà xã hội học pháp luật người Áo. Ông đưara lập luận rằng, khái niệm pháp luật mà người ta dùng lâu nay là rất bó hẹp và cótính kĩ thuật, đó đơn thuần chỉ là khái niệm pháp luật trong thực tiễn xét xử. Cáinày chưa đủ chính do trong thực tiễn lại có một thứ pháp luật khác được triển khai, đó là cái chi phối hành vi con người còn rộng hơn chuẩn mực pháp luật màthẩm phán dựa vào đó để ra phán quyết. Thực tế, hành vi của những cá thể trongxã hội hầu hết là do tập quán và những chuẩn mực xã hội khác kiểm soát và điều chỉnh chứ khôngphải do quan tòa, vì thế còn có một loại pháp luật rộng hơn nhiều đang tồn tạitrong mỗi hội đồng xã hội. Chỉ pháp luật ấy mới sinh động và giúp con ngườigiải quyết tổng thể những xích míc phát sinh trong đời sống xã hội. Ehrlich gọi thứ pháp luật được phát hành bởi nhà nước trên cơ sở của hoạtđộng xét xử và hoạt động giải trí của những cơ quan thi hành, xét cho đến cùng chỉ là pháp17luật của một thiểu số dân chúng. Từ đó ông đưa ra Tóm lại : “ Trọng tâm phát triểnpháp luật nằm ở ngay trong xã hội chứ không phải ở pháp chế, luật học hay cácquyết định của tòa án nhân dân. Các chuẩn mực pháp luật do những cơ quan thi hành phápluật dùng chỉ là những chuẩn mực dùng để ra những quyết định hành động do đó thực tiễn pháp líkhông bộc lộ đời sống ”. 8 “ Đối với xã hội học pháp luật, bản thân chuẩn mựcpháp luật chẳng nói lên cái gì cả. Nếu xã hội học muốn phát hiện ra tính quy luậtcủa đời sống pháp luật thì nó cần nghiên cứu và điều tra cả những hiện tượng kỳ lạ xã hội và kinh tế tài chính, chính do chỉ hoàn toàn có thể hiểu đúng sự tăng trưởng của pháp luật nếu gắn liền nó với sự pháttriển xã hội và kinh tế tài chính ”. 9 Nhà làm luật không làm ra luật mà chỉ phát hiện ra luậtmà thôi. Do đó trách nhiệm của xã hội học pháp luật là đi tìm nguồn gốc và sự ảnhhưởng của pháp luật chứ không chỉ nghiên cứu và điều tra thực tiễn vận dụng pháp luật và lígiải chuẩn mực. Ehrlich khẳng định tính xã hội và tính đa nguyên của pháp luật, ông cho rằngcó hai loại pháp luật : pháp luật của nhà nước và pháp luật từ thực tiễn đời sống. Tòa án và cơ quan hành chính cũng cần có được cái tự do lập pháp. Mặt khác, trong mỗi tổ chức triển khai hay sự link của con người ( bộ lạc, mái ấm gia đình, công ti, hộiđoàn, công xã … ) đều sống sót một trật tự tự thân, cái trật tự do họ tự làm được gọilà những thỏa thuận hợp tác, hợp đồng hay quy định hoặc là những tên gọi khác. Nhưng nó khácquy định trong luật nhà nước ở chỗ nó do những liên minh của con người tự làm nênvà luôn có một trật tự khiến người ta tự nguyện tuân thủ. Vì vậy nền tảng và bảnchất của pháp luật nên tìm trong chính xã hội. Phương pháp tìm kiếm tốt nhất đólà thực nghiệm : quan sát đời sống, hành vi của con người, nghiên cứu và điều tra tập quán, những tư liệu pháp luật, biên bản của việc thực thi pháp luật … Nguồn tư liệu phápluật quan trọng nhất mang tính nổi bật là những quyết định hành động của TANDTC, còn mộtyếu tố quan trọng khác đó chính là những văn bản trong đời sống kinh doanh thương mại, hợpđồng mua và bán, tín dụng thanh toán, điều lệ công ti, di chúc, giấy đăng kí kết hôn … Nhữngvăn bản này mang tính cá thể, riêng biệt trong đời sống kinh doanh thương mại, hàm chứaKulcsar Kalman ( Đức Uy biên dịch ), Cơ sở xã hội học pháp luật, Nxb. Giáo dục đào tạo, Thành Phố Hà Nội, 1999, tr. 71. Kulcsar Kalman ( Đức Uy biên dịch ), Cơ sở xã hội học pháp luật, Nxb. Giáo dục đào tạo, Thành Phố Hà Nội, 1999, tr. 73.18 những nội dung nổi bật, lặp đi lặp lại nhiều lần và có những nghành nghề dịch vụ mà chuẩnmực pháp luật chưa kiểm soát và điều chỉnh hoặc kiểm soát và điều chỉnh một phần. Như vậy, Ehrlich đãđưa ra những luận cứ khoa học nhằm mục đích xác lập nghành đối tượng người dùng điều tra và nghiên cứu vàphương pháp nghiên cứu và điều tra của xã hội học pháp luật. Leon Petrazycki ( 1867 – 1931 ) nhà xã hội học pháp luật người Ba Lan lạiđưa ra hướng tiếp cận tâm lí về pháp luật. Ông phân biệt giữa hình thức “ phápluật thực định ” được phát hành và bảo vệ bởi nhà nước và “ pháp luật trực quan ” ( intuitive legal rules ). Pháp luật trực quan gồm có những kinh nghiệm pháp líhình thành qua một quy trình phức tạp từ xúc cảm trong tâm lý của những cá thể ( xúc cảm là một hình thức thưởng thức cơ bản của con người về thái độ của chínhmình so với sự vật, hiện tượng kỳ lạ của hiện thực khách quan, người khác và với bảnthân ) thôi thúc cá thể hành vi. Pháp luật trực quan cùng với đạo đức giúp chocá nhân triển khai hoặc kiềm chế triển khai hành vi. Theo ông, phương phápthích hợp nhất cho việc điều tra và nghiên cứu tích lũy những thông tin, kiến thức và kỹ năng về kinhnghiệm pháp lí là quan sát nội tâm bên trong và quốc tế bên ngoài. Quan sát bênngoài tương quan đến những thông tin về ý nghĩa của một hành vi hoặc biểutượng từ quan sát ngay lập tức mà không cần tham chiếu đến bất kể toàn cảnh rộnglớn hơn. Còn quan sát nội tâm là đặt những hành vi đơn cử trong một bối cảnhrộng hơn về ý nghĩa sự kiện tương quan mà không xuất phát từ một hành vi hoặcbiểu hiện đơn cử. Petrazycki cho rằng, pháp luật sống sót dưới nhiều hình thức trong đó bao gồmcả những quy định hoạt động giải trí của những nhóm, tiền lệ pháp, tập tục, … Luật pháp nằmtrong kinh nghiệm tay nghề thuộc về ý thức như một sự cưỡng chế hay sự thôi thúc cá nhânphải thực thi trách nhiệm nào đó tương ứng với một quyền hạn nhất định. Mỗingười tham gia vào quy trình thực thi pháp luật đã có những kì vọng trước vềnhững gì pháp luật nhu yếu trong từng trường hợp nhất định. Nguồn gốc của mệnhlệnh và kì vọng như vậy không nằm ngoài những nguồn của pháp luật như quy định, tiền lệ pháp, tập tục … thống trị trong một xã hội đơn cử. Điều đó là thiết yếu để cóthể tiếp cận điều tra và nghiên cứu hiện tượng kỳ lạ pháp luật trong lương tâm và trực giác. Muốn19khám phá quy trình của pháp luật như phương pháp nó sống sót phải dựa vào sự phântích những yếu tố mang tính mệnh lệnh và kì vọng bên trong ý thức cá thể đó làphẩm chất tâm lí đặc biệt quan trọng, có trong quy tắc đạo đức. Georges Gurvitch ( 1894 – 1965 ) là nhà xã hội học pháp luật người Pháp, người đặt nền móng cho sự hình thành lí thuyết xã hội học pháp luật một cách hệthống. Ông cho rằng, pháp luật mang tính thống nhất trải qua những biểu hiệnđồng thời trong những hình thức và những Lever khác nhau của sự tương tác xã hội. Mục tiêu của ông là nhằm mục đích kiến thiết xây dựng khái niệm “ pháp luật xã hội ” ( social law ) nhưmột định luật của sự tương tác và hợp nhất. Giống như những nhà nghiên cứu khác, ông nhấn mạnh vấn đề pháp luật không chỉ là những quy tắc được phát hành và thực thi bởicác cơ quan của nhà nước, ví dụ điển hình như cơ quan lập pháp, TANDTC và công an. Các nhóm xã hội, những hội đồng xã hội khác nhau, mặc dầu được xây dựng và tổchức chính thức hay không luôn tạo ra những quy tắc riêng để trấn áp và điềuchỉnh quan hệ với những nhóm xã hội, hội đồng xã hội khác. Theo quan điểm xãhội học pháp luật phương pháp đó cũng được coi là pháp luật. Tư tưởng đa nguyênpháp lí10 biểu lộ trong tác phẩm Sociology of Law, trong đó Gurvitch đã xác lậpmột cách đúng mực, cơ bản nhất nghành điều tra và nghiên cứu của xã hội học pháp luật vàmở rộng những điều tra và nghiên cứu của mình ở hầu hết những nghành trong thực tiễn đời sốngpháp lí. Theo ông, xã hội học pháp luật là một nghành nghề dịch vụ xã hội học điều tra và nghiên cứu về tinhthần con người ( human spirit ), xuất phát từ việc điều tra và nghiên cứu tâm lí tập thể hay lítrí tập thể. Tinh thần tập thể bộc lộ trải qua hành vi tập thể ở phương pháp tổchức triển khai pháp luật, phương pháp xử sự đến những bộc lộ ở cơ cấu tổ chức khoảng trống, cơ sở vật chất hình thành nên những chế định pháp luật. Xã hội học pháp luật là cầunối trung gian giữa những bộc lộ về mặt vật chất của pháp luật tương thích với ýnghĩa bên trong để thôi thúc và đưa pháp luật vào thực tiễn, đồng thời là cơ sở sửađổi pháp luật cho tương thích. Xã hội học pháp luật đi từ những bộc lộ thành vănĐa nguyên pháp lí là khái niệm dùng để miêu tả trường hợp mà trong đó hai hay nhiều mạng lưới hệ thống pháp luật cùngtồn tại kiểm soát và điều chỉnh cùng một nghành xã hội. 1020 như những quy phạm mang tính chuẩn mực, thủ tục, sắc lệnh cho đến những biểuhiện đặc biệt quan trọng của pháp luật như những lao lý tùy nghi và pháp luật tiềm ẩn ; từpháp luật tiềm ẩn chuyển sang giá trị pháp luật và những lí tưởng pháp luật và cuốicùng là khảo sát quan điểm của tập thể về những chế định pháp luật. Gurvitch chỉ ra đối tượng người dùng điều tra và nghiên cứu của xã hội học pháp luật gồm có balĩnh vực : Thứ nhất, nghiên cứu và điều tra những nghành nghề dịch vụ vi mô, gồm có tiếp cận theo chiềungang, đó là những quy tắc pháp lí có tính tổ chức triển khai được bảo vệ bằng sự trừng phạtvà cưỡng chế bên ngoài, ngoài những nó còn nghiên cứu và điều tra cả những quy tắc pháp lí hìnhthành một cách tự phát và Viral trong những hội đồng xã hội ; tiếp cận theochiều dọc, đó là những hình thức pháp luật hoạt động giải trí trên cơ sở một mạng lưới hệ thống phâncấp phụ thuộc vào lẫn nhau với từng quan hệ xã hội đơn cử. Thứ hai, điều tra và nghiên cứu lĩnhvực vĩ mô là nghiên cứu và điều tra mối liên hệ giữa thực tại xã hội với những nghành nghề dịch vụ của phápluật. Lĩnh vực sau cuối là nghiên cứu và điều tra về nguồn gốc của pháp luật gồm có nhữngquy tắc mang tính xu thế của bất kể mạng lưới hệ thống pháp luật nào và những yếu tố tácđộng đến mạng lưới hệ thống pháp luật như kinh tế tài chính, chính trị, văn hóa truyền thống … Gurvitch là người đã lan rộng ra nghành đối tượng người tiêu dùng nghiên cứu và điều tra của chuyênngành theo hướng đa nguyên pháp lí. Theo ông, pháp luật là một phần không thểtách rời và cấu thành của những tổ chức triển khai xã hội, những nhóm và hội đồng xã hội. Xãhội học pháp luật có trách nhiệm nghiên cứu và phân tích những quy tắc của mạng lưới hệ thống pháp luật trongsự tương tác với những nhóm xã hội, những tầng lớp xã hội với những đặc trưng giới tính, chủng tộc, tôn giáo và những đặc thù xã hội khác. Ngoài ra, nó còn nghiên cứu và điều tra cácquy tắc trong nội bộ của những nhóm xã hội và hội đồng xã hội như luật sư, doanhnhân, những nhà khoa học, những thành viên của những đảng chính trị … 2.2. Quan điểm một số ít nhà xã hội học pháp luật Hoa KỳTại Hoa Kỳ, những điều tra và nghiên cứu xã hội học pháp luật tăng trưởng vào đầu thế kỉXX, những TT nghiên cứu và điều tra được hỗ trợ vốn xây dựng tại một số ít trường ĐH đãthực hiện những điều tra và nghiên cứu thực nghiệm. Ban đầu xã hội học pháp luật chưa phải đãlà một nghành điều tra và nghiên cứu độc lập mà là một nghành điều tra và nghiên cứu liên ngành. 21

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận