Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam Phần 1 – Trần Tùng Chinh
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.98 KB, 68 trang )
Khoa Sư Phạm
Văn Học Dân Gian Việt Nam
Tác giả: Trần Tùng Chinh
PHẦN THỨ NHẤT: NHẬP MÔN VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT
NAM
CHƯƠNG 1: VĂN HỌC DÂN GIAN
1.Tìm hiểu lịch sử tên gọi
Để có được thuật ngữ quen thuộc “Văn học dân gian” như hiện nay, tên gọi này
đã phải trải qua một quá trình lịch sử phát triển kéo dài từ cách gọi tự phát trong
dân gian – những người góp phần sáng tạo ra văn học dân gian – cho đến cách
gọi định danh mang tính khoa học hơn của những nhà nghiên cứu. Từ thế kỷ XX
trở về trước, trong các tài liệu sưu tầm về bộ
phận văn học này còn lại, chỉ lưu
hành những thuật ngữ gọi riêng lẻ từng thể loại văn học dân gian như truyện đời
xưa, truyện cười, truyện cổ tích mà thật sự chưa có một sự giới thuyết khoa
học nào về những tên gọi này. Người sử dụng chỉ mặc nhiên coi tên gọi về một
thể loại đó có tính bao quát về một b
ộ phận văn học truyền miệng trong dân gian
từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác mà thôi.
Đầu thế kỷ XX, bắt đầu xuất hiện những khái niệm liên quan đến văn học dân
gian như: Văn chương bình dân, văn học bình dân, văn chương đại chúng, văn
học đại chúng, văn chương truyền khẩu, văn chương truyền miệng, văn học
truyền mi
ệng, sáng tác truyền miệng dân gian sáng tác dân gian, văn nghệ dân
gian… Tuy nhiên, trong ngành nghiên cứu văn học dân gian sau này, các thuật
ngữ vừa nêu không có tính phổ biến vì nhiều nguyên nhân. Đặc biệt là những
thuật ngữ ấy không có tính bao quát những đặc trưng quan trọng của văn học
dân gian. Và điều đáng nói là những thuật ngữ ấy đã gây ra hiện tượng sử dụng
khái niệm không thống nhất, gây nhiều khó khăn phức tạp trong việc tiếp c
ận
đối tượng nghiên cứu.
Đầu những năm 50 của thế kỷ XX, trong giới nghiên cứu có những thuật ngữ
được sử dụng dịch từ “ Folklore” như văn hóa dân gian, văn nghệ dân gian, văn
học dân gian. Folklore là một thuật ngữ tiếng Anh ( Folk: nhân dân – lore: hiểu
biết trí tuệ) được William J. Thoms – nhà nhân chủng học người Anh sử dụng
lần đầu năm 1846 và sau đó thuật ngữ này được phổ biến rộng rãi n
ăm 1889.
Theo ông, Folklore dùng để chỉ những di tích của nền văn hóa vật chất và chủ
yếu là những di tích của nền văn hóa tinh thần của nhân dân có liên quan với
nền văn hóa vật chất như phong tục, đạo đức, việc cúng tế, dị đoan, ca dao,
cách ngôn của các thời trước (“Quan niệm về Folklore” – Ngô Đức Thịnh chủ
biên – NXB KHXH, 1990, tr 39) .Thuật ngữ này, sau đó được chuyển dịch sang
tiếng Việt thành Văn hóa dân gian (tương
ứng với thuật ngữ Folklore theo nghĩa
rộng của từ này) bao gồm toàn bộ các lĩnh vực văn hóa vật thể và phi vật thể
của nhân dân (chủ yếu là văn hóa dân gian truyền thống). Bên cạnh đó, Folklore
còn được hiểu là văn nghệ dân gian (hay Folklore văn nghệ) bao gồm cả nghệ
thuật tạo hình (như hội họa, điêu khắc, nặn tượng ) và nghệ thuật biểu diễn
hay diễ
n xướng (như văn học, âm nhạc, vũ đạo, sân khấu dân gian ). Ở đây,
xin được sử dụng thuật ngữ Folklore theo cách dịch Folklore văn học – đó là văn
học dân gian. Đây là thành phần cốt lõi, phát triển mạnh mẽ và lâu bền nhất
của nghệ thuật diễn xướng dân gian, bao gồm các loại sáng tác dân gian có
thành phần nghệ thuật ngôn từ (như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, tục
ngữ, ca dao, dân ca, câu đố )
2. Vấn đề thuật ngữ
Từ lâu, vấn đề thu
ật ngữ đã được đặt ra một cách nghiêm túc để hướng tới một
cách gọi thống nhất và giới thuyết nội hàm của thuật ngữ được sử dụng. Trên
thực tế tồn tại nhiều cách gọi khác nhau, nhiều cách hiểu cũng không giống
nhau, người học tập và nghiên cứu văn học dân gian cần phải hiểu từng thuật
ngữ và phân biệt rõ ràng – tức là nên có một sự giới thuy
ết khái niệm khi sử
dụng.
Trong các giáo trình giảng dạy và học tập văn học dân gian, có thể thấy đa số
các ý kiến của các chuyên gia đầu ngành xem văn học dân gian như một đối
tượng nghiên cứu (trước đây gọi là văn chương dân gian). Có nghĩa là những
sáng tác diễn xướng dân gian (như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện
cười, ca dao, câu đố, vè ). Nhưng đồng thời, nói đến văn họ
c dân gian cũng
tức là nói đến tên gọi của một ngành khoa học chuyên nghiên cứu những sáng
tác văn chương của dân gian (chẳng hạn những công trình sưu tầm và nghiên
cứu như “Tục ngữ ca dao dân ca” của Vũ Ngọc Phan, “Truyện cổ tích dưới mắt
các nhà khoa học” của Chu Xuân Diên, “Văn học dân gian Việt nam” của Đinh
Gia Khánh chủ biên )
Vì thế, cũng như các giáo trình khác, tài liệu này sẽ thống nhất cách gọi Văn
học dân gian b
ởi thuật ngữ này có tính bao quát hơn, đặt ra vấn đề nghiên cứu
một cách hệ thống hơn.
3. Khái niệm văn học dân gian
Trong “Giáo trình văn học dân gian Việt Nam”, nhóm tác giả Đinh Gia khánh,
Chu Xuân Diên và Võ Quang Nhơn xem tác phẩm văn học dân gian trước hết là
những tác phẩm nghệ thuật và những hình tượng nghệ thuật mang tính thẩm
mỹ. Tuy nhiên, cách định nghĩa này ít nhiều chưa phân biệt được những đặc
trưng cơ bản c
ủa văn học dân gian. Trước hết, chúng ta có thể định nghĩa theo
kiểu chiết tự khái niệm. Theo đó, “Văn học” chỉ bộ phận sáng tác nghệ thuật
bằng chất liệu ngôn từ, còn “Dân gian” nêu ra mối quan hệ giữa nghệ thuật
ngôn từ với các loại hình nghệ thuật khác (Âm nhạc, vũ đạo, tạo hình, môi
trường diễn xướng…) Và văn học dân gian dùng chỉ những thể loại sáng tác
dân gian trong đó có thành phầ
n nghệ thuật ngôn từ ( tức phần “văn học” chiếm
vị trí quan trọng hơn nhưng bao giờ nó cũng có mối quan hệ hữu cơ với các
thành phần nghệ thuật và phi nghệ thuật khác).
Văn học dân gian là một loại sáng tác nghệ thuật ngôn từ của nhân dân. Nhưng
bên cạnh đó, văn học dân gian còn có những yếu tố nghệ thuật khác ngoài
ngôn từ. Những yếu tố ấy thu
ộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật thời
gian, không gian và được tiếp nhận bằng cả thính giác lẫn thị giác. Vậy, văn học
dân gian ra đời và tồn tại gắn liền với lịch sử loài người và được nhân dân sáng
tác, lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng.
Ở đây, ta có thể mượn sự đúc kết của ông Hoàng Tiến Tựu trong “Giáo trình
văn học dân gian” (CĐSP) để có một cái nhìn bao quát về lịch sử khái niệm văn
học dân gian. Ông đã khái quát tất cả những định nghĩa về văn học dân gian
thành ba luồng ý kiến chính. Một (1), văn học dân gian là thành phần ngôn từ ở
trong những sáng tác dân gian mang tính nguyên hợp. Ngôn từ vừa là bộ phận
của nghệ thuật diễn x
ướng dân gian vừa có tính độc lập tương đối. Hai (2), văn
học dân gian chỉ là những sáng tác ngôn từ có giá trị nghệ thuật và giá trị văn
học. Ba (3), văn học dân gian chỉ là một trong những thành tố của nghệ thuật
diễn xướng (hay nghệ thuật biểu diễn), một loại nghệ thuật tổng hợp bao gồm
nhiều thành tố.
Theo ông Hoàng Tiến Tựu, ý kiến (2) và (3) không xác đáng (vì hai luồng ý kiến
ấy ho
ặc đánh đồng việc nghiên cứu văn học dân gian với khoa nghiên cứu văn
học hoặc phủ nhận vai trò của ngôn từ như một chỉnh thể độc lập) mà chỉ có ý
kiến (1) là hợp lý hơn cả. Nói một cách ngắn gọn, văn học dân gian là một bộ
phận của sáng tác dân gian, là nghệ thuật ngôn từ sinh thành và phát triển trong
đời sống của nhân dân theo phương thức truyền miệng và tập thể (1).
4. Bản chất xã hội của văn học dân gian
Đi tìm bản chất xã hội của văn học dân gian tức là đi tìm câu trả lời cho câu hỏi:
Ai là tác giả của những sáng tác văn học dân gian và văn học dân gian nói lên
điều gì? Bản thân thuật ngữ văn học dân gian đã nói lên rằng văn học dân gian
do quần chúng nhân dân làm ra. Bác Hồ đã từng khẳng định: “Quần chúng là
người sáng tạo, công nông là người sáng tạo. Nhưng quầ
n chúng không chỉ
sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là người sáng tác
nữa Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của
quần chúng. Các sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn” (Hồ Chí Minh – trích phát biểu
tại hội nghị cán bộ văn hóa 1958). Lênin lại coi sáng tác truyền miệng dân gian
“là sáng tác chân chính của nhân dân lao động”. Văn học dân gian thể hiện bản
sắc riêng, độc đáo về nội dung, đặc sắc về ngh
ệ thuật, đề cập đến những vấn
đề thiết thân đối với quần chúng nhân dân và lý giải theo cách nhìn, cách cảm
của họ. Vì thế, văn học dân gian phản ánh thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh của
nhân dân lao động, mang nội dung dân chủ và tính nhân văn sâu sắc.
(1): Tuy nhiên, để bám sát hơn thực tế giảng dạy bài Đại cương về văn học dân
gian ở chương trình lớp 10 (sách giáo khoa đã được hợp nhất – NXB GD –
2000), ta cũng cần tham khảo định nghĩa về văn học dân gian ở đây. Theo đó,
Văn học dân gian là một thuật ngữ vốn được chuyển dịch từ Trung Quốc – “Dân
gian văn học” – Có nghĩa là văn học ở trong, ở giữ
a nhân dân. Văn học dân gian
là những sáng tác truyền miệng do nhân dân sáng tác, được nhân dân sử dụng,
tiếp nhận, lưu truyền. Văn học dân gian là một bộ phận của nghệ thuật dân gian
( văn nghệ dân gian gồm có: Văn học dân gian, kịch hát, múa rối, nhạc múa dân
gian,mỹ nghệ, điêu khắc, tranh khắc gỗ…) và nghệ thuật dân gian là một bộ
phận của văn hóa dân gian. Trong đó, văn học dân gian được coi là những sáng
tác nghệ thu
ật ngôn từ, ở đây là ngôn từ nói. Và so với văn học viết, văn học
dân gian có những đặc điểm riêng về lịch sử phát sinh và phát triển, về người
sáng tác, về cách thức sáng tác và lưu truyền, về nội dung tư tưởng và về thể
loại nghệ thuật.
CHƯƠNG 2: THUỘC TÍNH CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN
Các thuộc tính ( hay còn gọi là các đặc trưng cơ bản) của văn học dân gian có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Trong các công
trình của mình, các nhà nghiên cứu phân chia các thuộc tính của văn học dân
gian theo nhiều cách khác nhau. Có người còn dựa trên mối liên hệ qua lại khá
gần gũi của chúng để ghép chung thuộc tính này với thuộc tính khác. Ở đây,
chúng tôi trình bày từng thuộc tính.
1. Tính tập thể
Văn học dân gian là một bộ phậ
n văn học có tính tập thể. Tính tập thể của văn
học dân gian thể hiện trong hai quá trình, đó là quá trình sáng tạo và quá trình
tiếp nhận.
Nói đến quá trình sáng tạo của văn học dân gian, ta có thể hình dung như thế
này. Tác phẩm đầu tiên có thể do một người hoặc một nhóm người sáng tạo ra.
Sau đó qua nhiều địa phương, ở những khoảng thời gian khác nhau, những
người khác cũng tham gia quá trình sửa đổi, điều chỉ
nh tác phẩm. Người ta
không biết ai là người sáng tác đầu tiên (điều này liên quan đến tính vô danh
của văn học dân gian) và ai đã tham gia vào quá trình sửa đổi chỉnh lý tác phẩm
(tạo nên tính dị bản). Tất cả đều không có ý thức về quyền sở hữu tác phẩm bởi
lẽ tác phẩm được sửa đổi nhiều lần và trong đời sống của dân gian, mọi người
khi tham gia sáng tạo ngày càng không có ý thức về quyền sở hữu tác ph
ẩm.
Còn ở quá trình tiếp nhận, tập thể nhân dân tiếp nhận tác phẩm và họ không có
ý thức truy tìm nguồn gốc của tác giả. Điều quan trọng đối với nhân dân khi lưu
truyền không phải là ai sáng tác mà là tác phẩm ấy nói gì ? Nói như thế nào ?
Có phù hợp với tư tưởng, tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của nhân dân hay
không ? Tất cả những điều ấy thể hiện trong truyền thống của nhân dân (có liên
quan đến tính truyền thống sẽ được trình bày ở phần sau). Tác phẩm nào đi
theo truyền thống, đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu thì sẽ được lưu giữ. Bằng
ngược lại, sẽ bị loại trừ.
Thế nhưng như thế nào là tập thể ? Tập thể ở đây là “tập thể nhân dân”. Nhân
dân là tác giả, nhân dân cũng là người tiếp nhận, lưu truyền. Nói chung, họ v
ừa
là tác giả sáng tạo ra tác phẩm, họ vừa tiếp nhận, lưu truyền tác phẩm. Vậy có
thể hiểu rõ hơn về tính tập thể rằng đó là sự gia công của nhiều người (đa phần
là những người tài hoa trong dân gian, nhiều cá nhân sáng tạo tham gia vào
quá trình sáng tạo tập thể), qua nhiều thế hệ khác nhau (đây cũng là phương
thức sáng tác và lưu truyền tác phẩm). Sáng tác ấy, sau đó trở thành tài sản
chung củ
a tập thể bởi phù hợp với tâm lý tập thể.
Tính tập thể còn được hiểu ở phương diện thẩm mỹ. Đối tượng của những sáng
tác văn học dân gian là toàn bộ những gì liên quan đến cộng đồng tập thể. Và vì
thế, văn học dân gian rất coi trọng tâm lý tập thể. Cơ sở của tâm lý tập thể là
tính tập thể của những hoạt động sản xu
ất, hoạt động xã hội của con người
trong những giai đoạn khác nhau của lịch sử nhân loại. Chẳng hạn truyền thuyết
Thánh Gióng được kết tụ từ những truyền thuyết của bộ lạc, thị tộc và chuyển
hóa thành truyền thuyết của dân tộc. Sở dĩ quá trình kết tụ và chuyển hóa ấy
thành công là do tâm lý cộng đồng dân tộc tạo nên một áp lực mạnh giúp các
nghệ sĩ dân gian có điều kiện nhào nặn tái tạo nh
ững hình tượng từ ông Khổng
Lồ đến chàng Mộc Sanh, Lý Tiến…hòa nhập vào hình tượng Thánh Gióng kỳ vĩ.
Tóm lại, tính tập thể biểu hiện trong quá trình sáng tác và lưu truyền tác phẩm,
trong nội dung và hình thức sáng tác. Tính tập thể còn quyết định sự ra đời và
tồn tại của tác phẩm. Tác phẩm văn học dân gian được tập thể sáng tác bằng
miệng và lưu truyền bằng miệng. Và điều này liên quan đến tính truyền mi
ệng
sẽ được trình bày dưới đây.
2. Tính truyền miệng
Trong giáo trình “Văn học dân gian – Sáng tác truyền miệng dân gian Việt Nam”
(ĐHSP TP HCM 1986), ông Nguyễn Tấn Phát cho rằng văn học dân gian là một
môn khoa học chuyên nghiên cứu các sáng tác truyền miệng dân gian. Sáng tác
truyền miệng dân gian là một thuật ngữ thích hợp để chỉ toàn bộ kho tàng sáng
tác dân gian (bao hàm các thể loại văn học dân gian). Bộ phận này trước hết là
một loại nghệ thuật của tập thể
nhân dân lao động, sáng tác và lưu truyền bằng
miệng. Mượn định nghĩa trên để thấy rằng, đây là một thuộc tính rất quan trọng
của văn học dân gian mà đã có lúc các nhà nghiên cứu, thậm chí đã dùng thuộc
tính này để đặt tên cho cả bộ phận văn học dân gian. Truyền miệng là thuật ngữ
dùng chỉ vào phương thức lưu hành của Folklore. Cách gọi này còn nhằm mục
đích phân biệt với văn học vi
ết mà theo đó, thuộc tính truyền miệng là một thuộc
tính cơ bản để xác định đặc trưng của văn học dân gian. Như vậy, nói đến tính
truyền miệng là nói đến một hình thức sáng tạo và lưu truyền, sử dụng và biểu
diễn rất đặc biệt, khác với hình thức văn tự của văn học viết. Các tác phẩm
Folklore chủ yếu trong lĩnh vực ngôn từ đượ
c sáng tác và truyền đi từ người này
sang người khác, từ không gian thời gian này đến không gian thời gian khác.
Phương thức truyền miệng chi phối quá trình sinh trưởng và tồn tại của tác
phẩm Folklore, đưa đến cho nó một số đặc điểm chung như ngắn gọn, dễ nhớ,
phiếm chỉ
Nói đến nguyên nhân hình thành tính truyền miệng, có ý kiến cho rằng văn học
dân gian ra đời từ thời kỳ chưa có chữ viế
t. Đến khi có chữ viết thì đại bộ phận
nhân dân lại thất học. Hơn nữa, tất cả các phương tiện in ấn đều nằm trong tay
giai cấp thống trị. Truyền miệng, vì thế trở thành phương tiện diễn đàn duy nhất.
Tuy nhiên, dù là vì nguyên nhân nào thì ta cũng không thể phủ nhận rằng tính
truyền miệng có những hình thức, vẻ đẹp mà văn học viết không hề có được.
Cụ thể
là, do truyền miệng nên vỏ âm thanh của ngôn từ được được phát huy
đến mức tối đa. Trong khi đó việc ghi chép thành văn bản viết trong những công
trình sưu tầm về văn học dân gian, kể cả những công trình đã được sưu tầm và
biên soạn công phu, đã có những mất mát đáng kể về vỏ âm thanh của ngôn
ngữ nói – điều làm nên sự đặc sắc của một tác phẩm văn họ
c dân gian trong
môi trường diễn xướng. Do truyền miệng, tức là được nói, kể, ca, diễn nên mối
quan hệ giữa tác giả và người biểu diễn – người nghe là mối quan hệ trực tiếp
thân mật (chứ không phải mối quan hệ gián cách). Đó thật sự là mối quan hệ
giao lưu. Ngoài ra, truyền miệng còn được xem như một thuộc tính tập hợp
những yếu tố tự nhiên của con người trong môi trường diễn xướng. Vì thế văn
học dân gian trở nên đặc biệt sinh động với yếu tố ca diễn nói riêng và những
hình thức diễn xướng khác nói chung. Về mặt này, tính truyền miệng có liên
quan đế
n tính nguyên hợp.
3. Tính vô danh
Đầu tiên, cần xác định rõ thuật ngữ tính vô danh nhằm phản ánh sự không
mang tên tác giả của tác phẩm văn học dân gian. Ta có thể hiểu rằng, khi sáng
tác, các tác phẩm, tập thể dân gian không hề có ý thức lưu lại tên tác giả dưới
những sáng tác của mình. Mà thực ra, đặc trưng truyền miệng không hề tạo nên
thói quen ấy. Không thể trong một môi trường diễn xướng như hò đối đáp chẳng
hạn, vừa
ứng tác một tác phẩm để đối và đáp lại với người tham gia diễn
xướng, lại vừa có thể kèm theo tên mình như thể là một dấu ấn cá nhân. Chưa
nói đến trường hợp trong một hoàn cảnh diễn xướng khác, một người hoặc một
nhóm người nào đó tham gia chỉnh lý, sửa chữa theo kiểu đồng sáng tác hoàn
toàn rất ngẫu hứng thì dấu ấn cá nhân ban đầu của người sáng tác càng mờ
nhạt h
ơn. Cho nên tính vô danh như là một hệ quả tất yếu của tính tập thể và
tính truyền miệng. Nhưng không chỉ đơn thuần như thế. Tính vô danh còn là kết
quả tổng hợp của cả tính truyền thống và các thuộc tính hữu quan khác.
Để lý giải rõ ràng hơn về tính vô danh, ta trở lại với tính tập thể. Quá trình sáng
tác tập thể của văn học dân gian thường diễn ra một cách tự nhiên, tự phát và
nối tiế
p nhau giữa các cá nhân cụ thể qua thời gian và không gian khác nhau.
Tác phẩm văn học dân gian luôn bắt đầu từ một người hoặc đôi khi là một nhóm
người khởi xướng sáng tác. Sau đó, những người khác hưởng ứng và nối tiếp
nhau lưu truyền, thêm bớt, phát triển (điều này có liên quan đến tính dị bản). Và
cũng giống như trên đã trình bày, dân gian không quan tâm đến “ai là người
sáng tác” mà quan tâm đến tác phẩm ấy “nói gì?” và “nói như thế nào?”. Trong
đời sống diễ
n xướng phong phú và “xanh tươi” như thế, tác phẩm văn học dân
gian trở thành của chung, là sáng tác vô danh, không có bản quyền tác giả.
Điều này trở thành quan niệm chung, là thói quen truyền thống của các dân tộc
trên thế giới.
Tuy nhiên, tính vô danh không hề phủ nhận vai trò quan trọng của những người
tham gia sáng tác. Họ là những cá nhân cụ thể, thậm chí đôi khi có thể xác định
được họ tên, quê quán, nghề nghiệp…. Đó là những người tài hoa, nhạy cảm,
có vốn số
ng, có năng khiếu và sở trường về một loại hình sinh hoạt văn nghệ
dân gian nào đó.
4. Tính dị bản
Dị bản là những bản kể, văn bản khác nhau của cùng một tác phẩm văn học
dân gian. Sự khác nhau đó thể hiện ở nhiều phương diện như đề tài, nội dung,
nghệ thuật, thể loại…; ở nhiều yếu tố như chi tiết, tình tiết, sự
kiện, không gian,
thời gian, nhân vật, từ ngữ, hình ảnh, số lượng câu chữ…
Ví dụ truyện Cây khế và các dị bản Ăn khế trả vàng, Nhân tham tài nhi tử-Điểu
tham thực nhi vong… (Xem tài liệu “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” của
Nguyễn Đổng Chi).
Hay bài ca dao sau đây được lưu truyền ở nhiều địa phương:
Núi kia ai đắp mà cao
Sông kia ai bới ai đào mà sâu ?
Ta có thể liệt kê ra nhiều dị bản như
Non Hồng ai đắp mà cao
Sông Lam ai bới ai đào mà sâu ? (Vùng Nghệ Tĩnh)
Lũy Thầy ai đắp mà cao
Sông Gianh ai b
ới ai đào mà sâu ? (Vùng Quảng Bình)
Núi Trường ai đắp mà cao
Lạch Vích ai đào nước chảy thành vung ? (Vùng Thanh Hóa)
Núi Truồi ai đắp mà cao
Sông Dinh ai bới ai đào mà sâu ? (Vùng Thừa Thiên – Huế)
Nói đến dị bản, ta thấy có hai điểm nổi bật. Đó là những yếu tố cố định không
thay đổi và những yếu tố mới. Điều này thể hiện mối quan hệ giữa “ứng tác” và
“truyền thống” sẽ được trình bày đầy
đủ hơn ở thuộc tính truyền thống. Ở đây,
chúng ta thử tìm hiểu một số tính chất nổi bật của tính dị bản.
Trước hết, trong văn học dân gian, văn xuôi có nhiều khả năng biến đổi hơn văn
vần.Trong lời tựa “Truyện cổ nước Nam”, Nguyễn Văn Ngọc có nhận xét:
“…cũng cùng một truyện thường có khi sai lạc khác nhau xa. Người kể thế này,
ng
ười nói thế nọ. Đây ngắt nửa chừng, đó dài thêm vài ba đoạn. Thật là dài
ngắn khôn đo, thêm bớt khó liệu, đầu Ngô mình Sở, râu ông nọ cắm cằm bà
kia”. Còn trong văn vần thì câu đố và tục ngữ ít biến đổi hơn cả. Điều này bị chi
phối bởi đặc điểm nội dung và thi pháp của từng thể loại cụ thể.
Một tính chất khác của tính dị bả
n là có những sự thay đổi tạo ra cái hoàn toàn
mới, xa rời và thoát ly các tác phẩm cùng một công thức truyền thống. Dựa trên
một yếu tố hình thức ngôn ngữ giống nhau nào đó để khảo sát tính dị bản của
các tác phẩm này, ta thấy chúng hầu như không đi theo một hệ thống nội dung
và hình thức thường thấy trong hầu hết các hiện tượng dị bản cho dù ít nhiều
vẫn tồn tại một yế
u tố liên hệ với cái cũ đã có. Ví dụ bài ca dao quen thuộc:
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay
Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra ?
Ngoại trừ các dị bản của câu ca dao thứ năm không hề làm lệch đi nội dung của
bài như: – Ba đồng một miếng trầu cay
– Ba đồng một lá trầu cay
– Vị gì một lá trầu cay
– Vị gì một miếng trầu cay
chúng ta còn có một số dị bản rất khác về hình thức và về nội dung như:
– Trèo lên cây bưởi hái hoa
Ngườ
i ta hái hết đôi ta bẻ cành
– Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót lòng này khế ơi !
– Trèo lên quán Dốc, ngồi gốc cây đa
– Trèo lên cây gạo cao cao
Bước xuống vườn đào hái nụ tầm xuân
Tính dị bản làm cho tác phẩm văn học dân gian không đứng yên nhất thành bất
biến mà dễ thích ứng phù hợp với nhu cầu thị hiếu của nhân dân các địa
phương, các thời kỳ lịch sử cụ thể khác nhau. Ví dụ bài ca dao:
Chiều chiề
u (Hoặc Bao phen) quạ nói với diều
…… có nhiều cá tôm
đi qua những địa phương khác nhau đã có một sự thay đổi tên địa danh mới
thích hợp hơn như:
– Ngã ba Rạch Cát có nhiều cá tôm.
– Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm
– Cù lao Ông Hống có nhiều cá tôm
– Đi về Phong Mỹ có nhiều cá tôm
– Đi về Trại Đáy có nhiều cá tôm
– Đi về Sông Cái có nhiều cá tôm
Và chúng ta phải nhìn nhận rằng tính dị bản đã có những tác động tích cực cho
sự
tồn tại và phát triển của văn học dân gian.
5. Tính nguyên hợp
Tính nguyên hợp là sự gắn bó hữu cơ những giá trị thẩm mỹ và trí tuệ của
nhiều thành tố Folklore, là sự kết hợp hài hòa thống nhất tính cách hồn nhiên và
tính cách nâng cao sáng tạo trong một tác phẩm văn học dân gian. Một tác
phẩm văn học dân gian bao giờ cũng được tiếp nhận, cảm thụ và biến hóa bằng
tất cả các giác quan cùng mộ
t lúc.
Tính nguyên hợp có nguồn gốc từ đặc điểm hình thành của nghệ thuật nguyên
thủy. Gọi là tính nguyên hợp vì nhận thức thẩm mỹ nguyên hợp có từ thời
nguyên thủy và tồn tại qua các thời kỳ lịch sử. Ví dụ “Đẻ đất đẻ nước” là áng sử
thi – thần thoại của người Việt – Mường, ban đầu do các thầy mo hát bên thi hài
người chết giúp cho hồn người chết ôn lại sự vi
ệc ở trần gian từ khi khai thiên
lập địa cho đến lúc bản Mường được ổn định, chế độ xã hội được hình thành và
mỗi chặng hát như vậy có những quy trình lễ thức kèm theo.
Tính nguyên hợp chi phối tất cả các thành phần nghệ thuật, các yếu tố chất liệu
tạo nên bản thân nó như ngôn từ, nhạc, vũ, động tác, nghệ thuật tạo hình Vì
vậy, phải quan sát đời sống th
ực của tác phẩm văn học dân gian qua việc sử
dụng, lưu truyền và biểu diễn của nhân dân mới dễ dàng nhận rõ tính nguyên
hợp (hơn là văn bản được sưu tầm). Bởi văn học dân gian vốn là nghệ thuật
tổng hợp sống đầy đủ, tự nhiên và mạnh mẽ trong môi trường phù hợp với chức
năng của nó (Chẳng hạn để tìm hiểu những câu hát tâm tình củ
a người H’ Mông
ta cần quan sát một phiên chợ ở Bắc Hà, Mường Khương, ở Lao Cai thì mới có
thể thấy rõ tính nguyên hợp về nhận thức thẩm mỹ của những tác phẩm dân ca
vùng này).
Trong một tác phẩm văn học dân gian, tính nguyên hợp thể hiện ở hai phương
diện. Một là nội dung, tính nguyên hợp biểu hiện thông qua hình tượng và thái
độ của nhân dân đối với hiện thực được phản ánh. Đó còn là tính đa chứ
c năng
của tác phẩm. Thứ hai là về hình thức, tính nguyên hợp thể hiện ở sự kết hợp
giữa ngôn từ với các loại hình nghệ thuật khác như nhạc, vũ, động tác, hóa
trang…mà trong sự kết hợp ấy ngôn từ đóng vai trò chủ yếu.
Tính nguyên hợp là một hiện tượng tự nhiên vốn có của một kiểu nghệ thuật
không chuyên. Nó là một vấn đề thuộc bản chấ
t tồn tại của loại nghệ thuật này
chứ không phải do ai tự ý đặt ra.
6. Tính đa chức năng
Đứng ở một góc độ nào đó, tính đa chức năng chính là hệ quả của tính nguyên
hợp, hay nói cách khác, mỗi một yếu tố hợp thành tính nguyên hợp sẽ tạo nên
những chức năng tương ứng. Tính nguyên hợp và tính đa chức năng vừa khác
nhau vừa quan hệ mật thiết nhau.
Có th
ể nói, cũng giống như văn học viết, văn học dân gian cũng có ba chức
năng nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ. Tuy nhiên chức năng chủ yếu và bao
quát nhất trong các chức năng của văn học dân gian là chức năng thực hành
sinh hoạt. Để co thể nhận diện rõ chức năng này trong nghiên cứu, ta chỉ có thể
đưa tác phẩm trở về với hoàn cảnh diễn xướng của nó .Ví d
ụ bài
Em về sao được mà về
Mái chèo chưa ráo trăng thề chưa soi
Hay:
Ở đây phong cảnh vui thay
Trên chợ dưới bến gốc cây hữu tình
sẽ cho ta hình dung một hoàn cảnh diễn xướng của phường đò, trai đò dọc, gái
trên bến. Hoặc:
Yêu nhau chưa ráo mồ hôi
Chưa tan buổi chợ đã chia đôi ngã đường
là câu hát trong hoàn cảnh diễn xướng của phường buôn gánh vải.
Nghe những câu hát ru, những bài đồng dao, chức năng thực hành sinh hoạt
càng thể hiện rõ nét hơn.
Chức năng thực hành sinh hoạt có một giá trị đặc biệt và độc đáo, thể
hiện rõ
khi tác phẩm được sử dụng. Bởi văn học dân gian phát sinh, tồn tại và lưu
truyền đều gắn liền với mọi hoạt động của đời sống nhân dân (lao động sản
xuất, chiến đấu, nghi lễ phong tục, sinh hoạt gia đình, xã hội, vui chơi giải trí…)
Với mục đích ích dụng, văn học dân gian có những tác động nhất định trong đời
sống của nhân dân.
7. Tính truy
ền thống
Truyền thống giúp ứng tác dễ dàng và quy định khuôn khổ cho ứng tác. Trong
sinh hoạt dân ca đôi lúc cùng một câu đối lại xuất hiện những câu đáp khác
nhau. Chẳng hạn ta hãy lắng nghe hai tốp trai gái đối đáp với nhau:
Ở đây thấp ruộng cao bờ
Bên ấy có hát nghe nhờ vài câu
Bên nam đáp lại:
Vẳng nghe tiếng hát đâu xa
Rằng trẻ hay già mà tiếng cũng xinh.
Nhưng ở một cuộc hát đối đ
áp khác, lại có câu hát đáp như sau:
Vẳng nghe tiếng hát đâu đây
Để ta đáp chiếc thuyền mây đi tìm
Như vậy, có thể xem đây là một trường hợp ứng tác để tạo ra một câu hát khác,
nhưng cơ bản, dân gian vẫn dựa trên những yếu tố truyền thống, các công thức
truyền thống để ứng tác. Vậy công thức truyền thống là gì? Trong giới phê bình
nghiên cứu có nhắc đến thuật ngữ
“công thức Folklore” như một cách gọi công
thức truyền thống. Công thức Folklore là những kiểu mẫu ổn định, điển hình
khác nhau của truyền thống “Về thực chất, cần phải đưa vào khái niệm công
thức tất cả những gì thường được lặp lại; công thức bao hàm khái niệm về cái
tiêu biểu, điển hình đối với thể loại” (A. Đauy – Dẫn theo Bùi Mạnh Nhị – Công
thứ
c truyền thống và đặc trưng cấu trúc của ca dao- dân ca trữ tình – Tạp chí
văn học, số1 – 1997). Công thức Folklore đa dạng về hình thái, dung lượng, nội
dung, ý nghĩa. Công thức có thể là một từ, nhóm từ, dòng thơ hoặc nhóm dòng
thơ. Có công thức thời gian, không gian. Có công thức cốt truyện, tình huống,
nhân vật, thiên nhiên. Có công thức mẫu đề, biểu tượng Dấu hiệu chung của
công thức là ở sự lặp lại, tiêu biểu, đ
iển hình. Cũng theo ông Bùi Mạnh Nhị,
“công thức Folklore là sự chọn lọc, kết tinh và điển hình hóa kinh nghiệm văn
hóa, xã hội, nghệ thuật truyền thống, thể hiện quan điểm mỹ học của nhân dân”.
Đối với Folklore, mọi người sáng tạo theo truyền thống và cảm thụ theo truyền
thống. Truyền thống thấm đẫm vào mọi phương diện, yếu tố của văn học dân
gian, phản ánh những sự bền vữ
ng ổn định tiêu biểu của văn học dân gian.
Công thức truyền thống trong văn học dân gian đã tạo nên tính truyền thống
như một thuộc tính rất đặc trưng tồn tại trong mối quan hệ mật thiết gắn bó
tương tác với các thuộc tính khác. Tính truyền thống là khái niệm phản ảnh sự
bền vững, những yếu tố (nội dung và hình thức nghệ thuật) mang tính chất
hằ
ng số (lặp đi lặp lại, không biến đổi hoặc ít biến đổi) trong văn học dân gian
từng địa phương, từng dân tộc cũng như toàn nhân loại.
Tính truyền thống của văn học dân gian biểu hiện ở các phương diện như thể
loại (thể thơ lục bát truyền thống), kiểu truyện (kiểu truyện người mồ côi, kiểu
truyện người em út, kiểu truy
ện người xấu xí, kiểu truyện người dũng sĩ ),
ngôn ngữ, hình tượng, hình ảnh (chẳng hạn sự lặp lại của các hình ảnh trong ca
dao như trầu cau, rồng mây, trúc mai ), đề tài (như các mẫu đề quen thuộc
của ca dao: Mười thương, chiều chiều, thân em, đêm qua ). Ngoài ra, tính
truyền thống còn thể hiện ở nội dung và nghệ thuật, trong sáng tác và diễn
xướng. Nó phản ánh quy luật sáng tạo và đặc trưng của v
ăn học dân gian. Mỗi
tác phẩm dân gian đều xây dựng trên một loạt các yếu tố truyền thống nên khi
tìm hiểu và phân tích, ta phải dựa vào hệ thống và khai thác các yếu tố trong
các hệ thống này. Đồng thời công thức truyền thống cũng có mối quan hệ chặt
chẽ với vấn đề hiện thực được phản ánh trong Folklore. Đây là một hiện thực đã
được truyền thống chọn lọc, khái quát. Chẳ
ng hạn để nói về một vùng quê giàu
đẹp, con người thanh lịch, giỏi giang, ca dao dân ca đã có sẵn một hiện thực,
trong truyền thống, thể hiện ở các công thức địa danh – phong cảnh, địa danh –
sản vật, địa danh – con người, như “đường vô quanh quanh”, “phong cảnh hữu
tình”, “như tranh họa đồ”, “non xanh nước biếc”, “nước ngọt gió hiền”, “gạo
trắng nước trong”, “khoai ngọt sắn bùi”, “dễ bề làm ăn”, ” trai hiền gái lịch”,”gái
đảm trai tài” Các công thức xếp hạng, bình giá như “Đẹp nhất “, “Đẹp thay “,
“Cao nhất “, “Sâu nhất “, “Thứ nhất “, “Thứ nhì ”
Công thức truyền thống thường có tầng nền văn hóa, dân tộc học rất sâu sắc.
Công thức “trầu – cau” gắn bó mật thiết với tục ăn trầu, mời trầu, dâng trầu của
nhân dân. Từ đó hình thành một loạt các hình ảnh trầu cau như trầu gặp gỡ làm
quen, trầu t
ỏ tình, trầu thề nguyền chung thủy, trầu tan vỡ, trầu gả bán thách
cưới Hay công thức “cây đa” có cội nguồn từ tục lệ thờ cúng Thành hoàng lâu
đời ở các làng xã. Công thức “bến sông”, “con đò”, “chiếc thuyền” bắt rễ từ văn
hóa sông nước của Việt Nam. Từ tầng nền văn hóa, dân tộc học đến ý nghĩa
của công thức truyền thống là quá trình biến đổi, tái tạo sinh động. Việc tìm ra
cái “cốt”, cái “lõi” văn hóa khi phân tích là cần thiết bởi đó là cuộc sống bề sâu
của các công thức thể hiện trong từng tác phẩm.
Nghiên cứu về các mẫu đề truyền thống trong ca dao dân ca trữ tình, ta thấy,
mỗi mẫu đề truyền thống là một chỉnh thể thống nhất. Nó là văn cảnh cụ thể,
trực tiếp của bài ca. Cấu trúc của bài ca là sự vận động từ công thức truyền
thống này đến công thức truyền thống khác, trên cơ sở quy định chặt chẽ của
mẫu đề. Ta thử đọc hai bài ca dao khác nhau nhưng có cùng một mẫu đề “Ước
muốn – hóa thân”:
Ước gì anh hóa ra hoa,
Để em nâng lấy rồi mà cài khăn.
Ước gì anh hóa ra chăn
Để cho em đắp, em lăn em nằm.
Ước gì anh hóa ra gương,
Để cho em cứ ngày thường em soi.
Ước gì anh hóa ra cơi,
Để cho em đựng cau tươi trầu vàng.
Và bài:
Ước gì mình biến ra ao,
Ta biến ra cá lượn vào, lượn ra.
Ướ
c gì mình biến ra hoa,
Ta biến ra bướm bay ra bay vào.
Ước gì mình biến ra cau,
Ta biến ra trầu, ta bổ mình ăn.
Hai bài ca dao trên vừa có hiện tượng lặp lại vừa không có. Như vậy mỗi mẫu
đề là một tập hợp mở các công thức chi tiết trên cơ sở quy định của mẫu đề.
Đặc điểm này là một trong những nguyên nhân khiến ca dao dân ca nói riêng và
các thể loại khác của văn học dân gian nói chung một mặt vẫn giữ được tính
truyền thống, mặt khác vẫn được sáng tạo không ngừng.
Văn học dân gian được ưa thích vì đã gia nhập được vào truyền thống tập thể,
vào sự vận động chung của sáng tác dân gian. Đó là cơ sở để làm nảy nở tác
phẩm mới theo quỹ đạo của nó.
8. Tính quốc tế, tính dân tộc, tính địa phương
8.1. Tính quốc tế:
Trong văn học dân gian của các dân tộc khác nhau, ta thấy có nhiều yếu t
ố
tương đồng nhau như đề tài, cốt truyện, kiểu loại nhân vật, type(1),
motip(2)…Đó là tính quốc tế của văn học dân gian. Chẳng hạn văn học dân gian
của các dân tộc đều có những thể loại cơ bản như tục ngữ, câu đố, dân ca,
truyện cổ tích, truyền thuyết, thần thoại…Trong truyện cổ tích, một đặc điểm
chung thường thấy là ước mơ cái thi
ện, cái chính nghĩa sẽ chiến thắng cái ác,
cái gian tà, nhân vật mồ côi bao giờ cũng giành được một sự quan tâm đặc biệt
như Lọ Lem của Đức, cô Tấm của Việt Nam. Trong thần thoại, quan niệm và
cách giải thích về thế giới cũng có nhiều sự trùng hợp thú vị (Ví dụ Thần Trụ trời
của Việt Nam và Thần Bàn Cổ của Trung Quốc).
Sở dĩ có hiện tượng này là bởi các dân t
ộc có thể ở những quốc gia khác nhau
nhưng lại có chung một nguồn gốc nhân chủng, có sự giao lưu văn hóa và đã
trải qua các hình thế kinh tế – văn hóa – xã hội giống nhau. Vì thế nên tư duy và
cách tiếp nhận thời đại của họ lại có những nét giống nhau, tương đồng nhau.
Từ đó nảy sinh hiện tượng một số yếu tố nội dung và hình thức trong văn học
dân gian trùng khớp nhau như đã trình bày.
8.2. Tính dân tộc:
Tính dân tộc nằm ngay trong sự tương đồng của tính quốc tế. Chính từ những
motip tương
đồng của Folklore ở nước này hay nước kia mà ta nhận ra sắc thái
dân tộc của Folklore mỗi nước. Trong những thể loại giống nhau, những đề tài
và chủ đề chung, những kiểu truyện và kiểu nhân vật tương đồng, bên cạnh sự
giống nhau hay gần nhau (tính quốc tế) lại chứa đựng không ít những đặc điểm
riêng mang bản sắc một dân tộc. Nói cách khác, có hiện tượng vừa giống nhau
nhưng v
ừa khác nhau giữa các tác phẩm văn học dân gian. Chẳng hạn khi so
sánh Tấm Cám và Lọ Lem, ngoài những yếu tố tương đồng như vừa kể trên, ta
thấy nhân vật Tấm và một số chi tiêt, tính huống trong Tấm Cám mang bản sắc
của dân tộc Việt Nam (Bắt cá, trẩy hội, quả thị, têm trầu cánh phượng ) mà Lọ
Lem không có. Và tất nhiên Lọ Lem cũng có những nét riêng của dân tộc Pháp
(hạt dẻ, dạ hội quý tộc, váy
đầm, cỗ xe ngựa )
Vậy tính dân tộc là những yếu tố khác biệt mang bản sắc riêng biệt so với
những nét tương đồng chung của tính quốc tế.
8.3. Tính địa phương:
Nếu tính dân tộc là riêng so với tính quốc tế thì tính địa phương lại là riêng so
với tính dân tộc. Tính địa phương tồn tại ngay trong tính dân tộc. Đó là những
sắc thái văn hóa riêng ở một địa phương. Trong văn học dân gian, tính địa
ph
ương là cơ sở để phân vùng và xác định ranh giới giữa các vùng văn học dân
gian mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nó góp phần làm tăng sự phong phú và đa dạng
của văn học dân gian mỗi dân tộc chứ không hề phá vỡ sự thống nhất bền
vững của tính dân tộc. Ví dụ những bài ca dao giới thiệu những địa danh gắn
liền với những sản vật độc đáo đặc trư
ng ở từng vùng miền thể hiện rất rõ nét
thuộc tính này:
– Cần Thơ gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó lòng không muốn về
– Muốn ăn bông súng mắm kho
Ghé về Đồng Tháp ăn cho đã thèm
Hay là đặt vào mối quan hệ với tính dân tộc, ta thấy dị bản Tấm Cám lưu hành
ở Nam bộ không có hội hè đình đám như bản kể ở Bắc bộ mà lại mang những
màu sắc vắn hóa riêng của vùng sông nước phương Nam.
(1): Type: Chỉ một tập hợp của nhiều mẩu truyện dân gian có chung một cốt kể
với tất cả dị bản của nó và trở thành một kiểu truyện độc lập (Phân biệt với các
kiểu truyện khác)
(2): Motip: Thuật ngữ chỉ vào các khuôn, dạng, kiểu trong sự diễn đạt bằng lời,
bằng hình ảnh hay bằng mẫu đề của các truyện tự sự và thơ ca trữ
tình dân
gian. Ở Trung Quốc, người ta dịch motip thành “mẫu đề”.
CHƯƠNG 3: VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
1.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM:
1.1. Trước Cách mạng tháng Tám:
Từ thời Bắc thuộc, đã có một số truyện cổ dân gian Việt Nam được ghi rải rác
trong một số sách do quan lại Trung Quốc viết nhưng ở đây chỉ là nhân việc
chép chuyện cai trị rồi ghi vài nét về việc họ nghe, họ biết mà thôi.
Đời Lý – Trần, các nhà nghiên cứu bắt đầu chú ý sưu tập truyện cổ như các tác
phẩm “Việ
t điện u linh” của Lý Tế Xuyên, “Lĩnh Nam chích quái” của Trần Thế
Pháp. Đời Lê về sau có “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dư, “Tục truyền kỳ”
của Đoàn Thị Điểm, “ Tang thương ngẫu lục” của Phạm Đình Hổ – Nguyễn An,
“Truyền văn tân lục” của Nguyễn Diễn Trai, “Tân truyền kỳ lục” của Phạm Quý
Thích, “Thoái thực ký văn” của Trương Quốc Dung, “Bản Quốc dị văn lục” của
tác giả khuyết danh… Nhưng tất cả đều bằng chữ Hán. Chữ Nôm được ghi
chép sau, rải rác trong “ Thiên Nam ngữ lục” (thế kỷ XVII) “ Việt Nam phong sử”
của Nguyễn Văn Mại, “ An Nam phong thổ thoại” của Trần Tất Văn, “Đại Nam
quốc túy” của Ngô Giáp Đậu… Tuy nhiên, các tác phẩm đã nêu chỉ mới dừng lại
ở công việc sưu tầm có tính chấ
t kể chuyện (chứ không phải nghiên cứu), chưa
phân biệt chọn lọc nội dung và các thể loại văn học dân gian. Mặc dù vậy,
chúng cũng rất cần thiết cho việc nghiên cứu sau này.
Đến thời Pháp thuộc, khi chữ Quốc ngữ thông dụng, các cha cố, các học giả
quan lại Pháp đã thực hiện một số công trình nghiên cứu. Nổi bật hơn cả là
“Truyện đời xưa” và “Truyện khôi hài” của Tr
ương Vĩnh Ký, “Truyện giải buồn”
của Huỳnh Tịnh Của, “Truyện khôi hài” của Trần Phong Sắc, “Tục ngữ phong
dao” và “Truyện cổ nước Nam” của Nguyễn Văn Ngọc, “Kinh thi Việt Nam” của
Trương Tửu… Cùng một số bài nghiên cứu, bài báo về văn học dân gian đăng
trên Nam Phong, Thanh Nghi, Tri Tân…
1.2. Sau Cách mạng tháng Tám:
Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như “Chủ nghĩa Mác và vấn đề Văn
hóa Việ
t Nam” của Trường Chinh (trong đó có bàn về văn học dân gian), “Lược
khảo về thần thoại Việt Nam” và “ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” của
Nguyễn Đổng Chi, “Tục Ngữ – Ca dao – dân ca” của Vũ Ngọc Phan… Và rất
nhiều những công trình sưu tầm nghiên cứu về văn học dân gian được công bố
trên báo, tạp chí ( Tạp chí Văn học, Tạp chí văn hóa dân gian, Tạp chí nghiên
cứu lịch sử…).
Thời gian gần đ
ây, các chuyên gia đầu ngành về văn học dân gian tiếp tục
nghiên cứu và đã công bố nhiều công trình có giá trị.
2. SƠ LƯỢC TIẾN TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CỦA NGƯỜI VIỆT:
2.1. Thời kỳ tiền Hùng Vương (trước thế kỷ VII TCN)
Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu đầu ngành, cách nay khoảng ba đến
bốn ngàn năm, những lớp thần thoại đầu tiên (thần thoại suy nguyên) của người
Việt ra đời.
2.2. Thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc (từ khoảng thế kỷ VII đến thế kỷ II TCN):
Thời kỳ này, thần thoại phát triển và được hệ thống hóa, thuyền thuyết hóa để
giải thích nguồn gốc dân tộc và phản ánh quá trình dựng nước và giữ nước của
người Lạc Việt (Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự Tích bánh
chưng bánh dày, Sự tích dưa hấu, Thánh Gióng, An Dương Vương…)
Cũng thời k
ỳ này, những hình thức đầu tiên của cổ tích phản ánh xung đột trong
gia đình cũng xuất hiện (Trầu cau). Riêng văn vần, dân ca cổ… chắc chắn đã có
nhưng không lưu giữ được.
2.3. Thời kỳ Bắc thuộc (thế kỷ II TCN đến năm 938):
Các sáng tác thời kỳ Văn Lang Âu Lạc tiếp tục lưu truyền, phát triển đồng thời
nảy sinh nhiều sáng tác dân gian mới. Truyền thuyết lị
ch sử xoay quanh các
anh hùng cứu nước (Hai bà Trưng, Bà Triệu, Lê Bôn, Triệu Quang Phục, Phùng
Hưng, Mai Hắc Đế…). Riêng những truyện cổ tích phản ánh xung đột gia đình
và nỗi đau khổ của con người trong đời sống xã hội chắc chắn phát triển hơn
thời kỳ trước (nhưng rất khó xác định). Và không thể không nói đến ca dao, tục
ngữ lúc này chắc chắn đã rất phong phú.
2.4. Thời kỳ phong kiến tự chủ (th
ế kỷ X đến hết thế kỷ XIX):
2.4.1.Bộ phận ra đời trước thời phong kiến tự chủ:
Có thể phân thành hai loại, những sáng tác truyền miệng có từ trước thời phong
kiến tự chủ được sưu tầm và ghi chép bằng chữ Hán Nôm trong thời phong kiến
tự chủ. Và những sáng tác truyền miệng có từ trước thời phong kiến tự chủ
được sưu tầm và ghi chép bằng chữ Quố
c ngữ từ thế kỷ XX đến nay.
2.4.2. Bộ phận ra đời trong thời phong kiến tự chủ:
Theo các tài liệu còn lại thì bộ phận này được ghi chép và sưu tầm hoặc chuyển
thể trong thời kỳ ấy. Bên cạnh đó, bộ phận này cũng bao gồm những tác phẩm
văn học dân gian được ghi chép từ đầu thế kỷ XX đến nay.
2.5.Thời kỳ cận hiện đại (Từ đầ
u thế kỷ XX đến nay)
Đó là những tác phẩm sưu tầm và nghiên cứu trong thời Pháp thuộc và giai
đoạn từ Cách mạng tháng Tám đến nay.
3. TÍNH CHẤT ĐA SẮC TỘC CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM:
Cộng đồng dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc mà mỗi dân tộc có sáng tác dân
gian (Folklore) và sáng tác văn học dân gian với nội dung và nghệ thuật phong
phú và độc đáo khác nhau. Tính chất đa sắc tộc của văn học dân gian Việt Nam
bao gồ
m tính quốc tế, tính đa dân tộc thể hiện nét chung của văn học dân gian
Viêt Nam và thế giới; đồng thời thể hiện màu sắc riêng của từng dân tộc (sắc
tộc)
Trong văn học dân gian Viêt Nam, văn học dân gian người Việt (Kinh) là bộ
phận lớn nhất, tiêu biểu nhất. Còn văn học dân gian các dân tộc ít người, về
công tác sưu tầm lẫn nghiên cứu tuy chưa bằng văn học dân gian Việt (Kinh)
nh
ưng đó lại là một kho tàng quý giá đặc sắc.
Ví dụ: Sử thi “Đẻ đất đẻ nước” (Mường), “Tiếng hát làm dâu” (H’ Mông), “Tiễn
dặn người yêu” (Thái), “Đam San” “Xing Nhã” (Tây nguyên). Những tác phẩm
tiêu biểu này sẽ được giới thiệu trong chương “Văn học dân gian các dân tộc ít
người”.
4. HỆ THỐNG THỂ LOẠI CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM:
4.1. Sự phân loại tự nhiên, tự phát của quần chúng:
Sự phân loại này diễn ra chủ yếu theo những tên gọi tự phát nhằm xác đị
nh chủ
yếu về mặt hình thức, thể loại. Ví dụ: Truyện đời xưa, Truyện Trạng, Câu đố, Ví,
Bài vè, Bài ca (Hát Quan họ, hát Trống quân, hò Sông Mã, hò Giã gạo …hay hò
Gò Công, hò Bạc Liêu…).
Chính vì thế mà cách phân loại này chưa khoa học, nhất quán và khái quát. Tất
nhiên, cũng vì vậy mà những tên gọi đó không thuận lợi cho việc nghiên cứu,
đôi khi còn làm phức tạp hơn công tác sưu tầm văn học dân gian.
4.2. Những cách phân loại của các nhà nghiên cứu:
Trong một s
ố công trình văn học dân gian, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều
cách phân loại khác nhau, theo những tiêu chí khác nhau. Dưới đây, xin giới
thiệu một số cách phân loại tiêu biểu để tiện cho việc tham khảo, so sánh, đối
chiếu.
4.2.1.Hoàng Tiến Tựu:
STT
Phương
thức
biểu
diễn
Phương
thức
phản ánh
Thể loại (theo tên gọi truyền
thống)
1 Nói Luân lý Tục ngữ, câu đố
2 Kể Tự sự
Các loại truyện kể dân gian (thần
thoại, truyền thuyết, cổ tích,
truyện cười, ngụ ngôn…), vè tự
sự.
3 Hát Trữ tình
Các loại dân ca, ca dao và vè trữ
tình.
4 Diễn Kịch
Các loại nghệ thuật sân khấu
dân gian (Chèo, tuồng đồ…)
4.2.2. Đỗ Bình Trị:
Cấp độ
phân loại
Danh pháp
Tự sự (truyện kể, thơ ca, kể
chuyện, lời nói vần vè…)
Trữ tình (ca dao, dân
ca)
Kịch(ca
kịch, trò
diễn dân
gian)
Nhóm thể
loại
Văn xuôi
tự sự
(kể)
Thơ ca tự
sự (ca)
Câu
nói vần
vè
Thơ ca
trữ tình
nghi lễ
Thơ ca
T.tình phi
nghi lễ
Thần
thoại, sử
thi, Tr.
thuyết,
truyện cổ
tích, tr.
ngụ
ngôn,
truyện
cười.
Vè lịch sử,
sử thi, vè
thế sự, vè
than thân,
vè cho trẻ
em, truyện
thơ.
Tục
ngữ,
câu đố,
câu
phù
chú.
Bài ca
nghi lễ
lao động,
bài ca
nghi lễ
sinh hoạt,
bài ca
nghi lễ tế
thần.
Bài ca lao
động, bài
ca sinh
hoạt, bài
ca giao
duyên.
Chèo,
tuồng đồ,
trò diễn
có tích
truyện.
4.2.3.Đinh Gia Khánh- Chu Xuân Diên:
Tự sự dân gian.
Trữ tình dân gian.
Kịch, sân khấu dân gian.
Lời ăn tiếng nói của nhân dân.
4.3. Các thể loại:
Ở đây, cách sắp xếp các chương trong phần “các thể loại văn học dân gian Việt
Nam” của chúng tôi chính là một cách phân loại để tiếp cận văn học dân gian
Việt Nam. Theo đó, các thể loại gồm có:
Thần thoại và truyền thuyết
Truyện cổ tích
Truyện cười và truyện ng
ụ ngôn
Tục ngữ và câu đố
Ca dao dân ca
Vè
Sân khấu dân gian
Một số thể loại văn học dân gian các dân tộc ít người.
PHẦN THỨ HAI: CÁC THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN
VIỆT NAM
CHƯƠNG 1: THẦN THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾT
Thần thoại
1. KHÁI NIỆM THẦN THOẠI:
Theo SGK 10 tập 1, ông Chu Xuân Diên cho rằng Thần thoại là những truyện kể
hoang đường về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn
hoá, phản ảnh nhận thức và sự hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của
thế giới và đời sống con người. Còn theo ông Đỗ Bình Trị, Thần thoại là những
truyện kể về sự tích các “thần”, do người thời c
ổ tưởng tượng ra nhằm giải thích
nguồn gốc ý nghĩa của một số hiện tượng tự nhiên và xã hội được coi là có
quan hệ mật thiết đến sự sống còn của tập thể thị tộc bộ lạc.
Về khái niệm thần thoại, hầu như các ý kiến của những nhà nghiên cứu đều gặp
nhau và thống nhất với nhau. Thần thoại là những truyện k
ể hoang đường, kỳ
ảo, kể về những nhân vật chính là những vị thần – có cả các nhân vật được
sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần (E. M. Mê-lê- tin-xki) tham
gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập thế giới và các nhân tố của nó như
thiên nhiên và văn hoá. Thần thoại là phương pháp cơ bản để tìm hiểu thế giới,
phản ảnh cảm giác, sự hiểu biế
t về thế giới của thời đại sinh ra nó.
Nói đến các vị thần trong thần thoại là nói đến nhân vật trung tâm đại diện cho
sức mạnh của vũ trụ (Trời, Đất, Sông, Biển….), họ có lai lịch, diện mạo, hành
động, hoạt động và các quan hệ của các thần với nhau. Họ có sức mạnh và đại
diện cho sức mạnh, tạo ra mọi vật. Nhân vật thần thoại, ngoài các vị thầ
n tạo
lập vũ trụ còn là các nhân vật sáng tạo văn hoá, các anh hùng dũng sĩ thời cổ
đại, các nhân vật anh hùng thần linh, các nhân vật sáng tạo văn hoá thần linh,
các nhân vật siêu nhiên không có trong thực tế Từ các nhân vật hoang
đường, kỳ ảo này, Thần thoại giải thích nguồn gốc vũ trụ, hiện tượng tự nhiên,
sự hình thành muôn loài và sự hình thành của các tộc người, phản ảnh quan
niệm của con người cổ về th
ế giới tự nhiên và đời sống xã hội con người.
Thần thoại là trí tưởng tượng gắn liền với những quan niệm cổ mà người xưa
dùng để giải thích thế giới, coi tất cả mọi hiện tượng đều do sức mạnh thần linh
chi phối, chế ngự…
2. SỰ RA ĐỜI CỦA THẦN THOẠI:
2.1. Thời gian ra đời:
Thần thoại là một loại tự sự
dân gian ra đời và phát triển trong thời công xã
nguyên thuỷ, khi trình độ về mọi mặt của con người còn rất thấp, ngôn ngữ còn
nghèo, sự tiếp xúc giao lưu văn hóa còn hạn chế (Ở Việt Nam, thời kỳ đó là thời
tiền Hùng Vương, trước khi lập nước Văn Lang, cách đây trên 3000 năm).
2.2. Nguyên nhân ra đời:
Thần thoại nảy sinh do nhu cầu giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội của
con người thời tiền sử. Ở đó, thiên nhiên vừa gần gũi vừa đe dọa người nguyên
thủy, đánh thức khát vọng khám phá, giải thích, chinh phục tự nhiên. Và thần
thoại là kết quả, là thành tựu khám phá tự nhiên của người thời cổ. Với năng
lực tư duy hạn chế, thế giới quan th
ần linh, cảm nhận sự vật còn ngây thơ chất
phác, người nguyên thủy đã giải thích mọi thứ bằng cách quy vào hoạt động
của thế giới thần linh để từ đó nhào nặn thế giới tự nhiên trong trí tưởng tượng
của mình (Những Thần trụ trời, Thần Mưa, Thần Gió, Thần Sét, Thần Biển )
Vì vậy, thần thoại là toàn bộ những hoạt động nhận thứ
c và là kho tàng tri thức
của con người trong hình thái xã hội công xã nguyên thuỷ. Họ nhận thức thực
tại khách quan và đã trả lời – dù còn sai lầm – các câu hỏi: Tại sao? Như thế
nào? về thực tại khách quan.
2.3. Một số quan niệm nguyên thuỷ gắn liền với sự ra đời của thần thoại:
Thần thoại ra đời vào một thời kỳ rất xa xưa – thời mà trình độ nhận thức của
con người còn r
ất hạn chế. Sự hiểu biết về thế giới tự nhiên còn rất mù mờ. Thế
giới tự nhiên và con người vẫn còn là một bức màn bí ẩn, kỳ bí. Từ những hiện
tượng rất bình thường của tự nhiên như ngày và đêm đến những biến động địa
chấn khủng khiếp như động đất, núi lửa, sóng thần Tất cả đã tạo thành một
sức mạnh thiên nhiên huyền bí và dữ dội đến mức siêu nhiên. Thế giới ấy vừa
làm cho người thời cổ sợ hãi vừa làm cho họ khao khát giải thích, khám phá.
Điều ấy đã làm cho sự khai sinh thần thoại mang theo dấu vết của rất nhiều
quan niệm cổ mà việc nghiên cứu văn học dân gian buộc phải quan tâm tới một
cách nghiêm túc và khoa học. Nó cũng nói lên rất rõ đặc trưng nguyên hợp của
văn họ
c dân gian (như đã trình bày ở phần thứ nhất – Bài khái quát nhập môn).
Trước hết là quan niệm “Vạn vật hữu linh”, tức là vạn vật tồn tại trên thế giới
này bản thân nó đều có linh hồn. Hay nói cách khác, mỗi vật thể, mỗi hiện
tượng tự nhiên đều ẩn náu một tâm hồn mà mắt thường không nhìn thấy. Điều
này lý giải vì sao trong thần thoại và thậm chí cả những thể loại ra đờ
i muộn
hơn sau này như truyền thuyết, cổ tích, loài vật hay con vật đều có tâm hồn và
suy nghĩ như người.
Quan niệm “Vật tổ Tô tem”, cũng là một quan niệm cổ để lại dấu ấn trong thần
thoại. Quan niệm này cho rằng mỗi bộ lạc, thị tộc đều được sinh ra từ một con
vật hay một loài thảo mộc nào đó. Từ đó đưa đến tục thờ tổ
, tức là thờ con vật
hoặc loài thảo mộc ấy. Trong thần thoại, vì thế, tồn tại những vị thần là một con
vật hoặc một loài thảo mộc nào đấy mà có sức mạnh phi thường, có những
năng lực kỳ lạ tác động đến đời sống của con người và vạn vật khác. Tương tự
như thế là quan niệm “Bái vật giáo” tức là mỗi bộ l
ạc, thị tộc tôn thờ một sự vật
hiện tượng tự nhiên nào đó như thờ thần núi, thần sông chẳng hạn
Kế tiếp là quan niệm “Vạn vật tương giao”, người cổ cho rằng con người cũng
là một phần của tự nhiên (vạn vật nhất thể), được sinh ra từ tự nhiên và gắn bó
với tự nhiên. Con người có thể biến thành một thực thể khác như
chim muông,
cây, cỏ, hoa, lá…. và ngược lại. Trong thần thoại và cả các thể loại tự sự dân
gian ra đời muộn hơn đều có hiện tượng này tham gia vào câu chuyện như một
chi tiết không thể thiếu (thậm chí trở thành một motip về sự hóa thân, làm cho
câu chuyện đậm đà chất thần thoại, hoang đường, huyền ảo hơn )
Cuối cùng, những quan niệm về tôn giáo cũng tạo nên mối quan hệ không thể
tách rời giữa thần thoại và tôn giáo. Cả hai có quan hệ về nguồn gốc nhưng
hoàn toàn khác nhau về bản chất. Chính bởi điều này mà một số thần thoại
được tôn giáo s
ử dụng và biến thành những truyện kể tôn giáo (những truyện
kể Phật giáo, Bà la môn ).
3. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI CƠ BẢN CỦA THẦN THOẠI:
3.1. Điều kiện xã hội của thần thoại:
Như trên đã nói, thực tiễn của loài người ở hình thái công xã nguyên thủy đã
thúc đẩy sự nảy sinh trí tưởng tượng của họ và từ đó nảy sinh thần thoạ
i.
Tư duy người nguyên thủy được nảy sinh trên cơ sở phản ảnh những quan hệ
của các hiện tượng của thực tại khách quan với con người thông qua lao động.
Ở đó có mối quan hệ giữa nhu cầu nhận thức và nhu cầu giao tiếp; giữa kinh
nghiệm và sự khẳng định mình; sự sợ hãi và khát vọng chinh phục…
3.2. Tính nguyên hợp của thần thoại:
Tính nguyên hợp là đặc điểm n
ổi bật của thần thoại. Bởi lẽ ta thấy ở thần thoại
sự thể hiện của nhiều lĩnh vực, nhiều yếu tố khác nhau. Thần thoại vừa là khoa
học sơ khai hình thành và phát triển hoàn toàn tự phát nhằm giải thích thế giới;
vừa là tôn giáo nguyên thuỷ phản ánh sự sùng bái tự nhiên của người xưa; vừa
là nghệ thuật “vô ý thức” của người cổ đại. Trong thầ
n thoại còn chứa đựng
mầm mống của triết học, lịch sử, luật pháp…
3.3. Chức năng cơ bản của thần thoại:
Là một thể loại tiêu biểu của văn học dân gian, thần thoại có các chức năng tiêu
biểu của một tác phẩm văn học dân gian. Tuy nhiên, các chức năng của thần
thoại lại có những đặc trưng riêng khó có thể lầm lẫn đượ
c.
Đó là chức năng nhận thức – dù nhận thức trong thần thoại ở buổi đầu còn rất
sai lầm. Sự nhận thức đó thể hiện ở hai phương diện: Nhận thức thực tiễn
khách quan (nhận thức những gì đang tồn tại, đang xảy ra) và nhận thức suy
nguyên (nhận thức những gì thuộc về nguồn gốc của vũ trụ, của con người, c
ủa
vạn vật, muôn loài ).
Đó cũng là chức năng sinh hoạt thực hành như một phương thức tồn tại – ra
đời, lưu truyền và diễn xướng – của thần thoại. Không nằm khuôn cứng như
trong những văn bản sưu tầm về văn học dân gian hiện nay, đời sống của một
tác phẩm thần thoại đích thực luôn gắn liền với các hoạt độ
ng lễ nghi, có màu
sắc tôn giáo ma thuật Những hình thức đó tham gia trực tiếp vào hoạt động
sinh hoạt lao động sản xuất và đời sống của người thời cổ.
Ở thần thoại, đặc biệt, ta còn có thể nhận ra chức năng thẩm mỹ của nó. Đó là
sự thể hiện cái hoang đường của nhận thức là trí tưởng tượng lãng mạn và khát
vọng đẹp đẽ vươn tới chinh ph
ục tự nhiên (mỹ học gọi là hướng đến cái đẹp,
cái cao thượng).Từ đó, thần thoại đã sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật
thẩm mỹ cao – dù sự sáng tạo này không phải lúc nào cũng là tự giác (mà
thường là tự phát)
4. PHÂN LOẠI:
Có rất nhiều cách phân loại khác nhau về thần thoại. Nhưng điều dễ nhận thấy
đó là theo một số nhà nghiên cứu, có một số tiểu loại của thần thoại mang dấu
ấn của thể lo
ại truyền thuyết. Như vậy, thực tế phân loại trong khoa nghiên cứu
văn học dân gian đã thể hiện mối quan hệ rất gần gũi giữa thần thoại và truyền
thuyết. Trong tài liệu này, những cách phân loại mà chúng tôi sắp liệt kê dưới
đây chỉ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham khảo thêm về thể loại này.
Riêng cách bố trí các chương, bài cũng nói lên quan điểm c
ủa chúng tôi rằng
thần thoại và truyền thuyết là hai thể loại khác nhau nhưng có liên quan mật
thiết với nhau – đặc biệt là quan hệ kế thừa, chuyển tiếp. Theo ông Đỗ Bình Trị,
thần thoại có hai nhóm, đó là Thần thoại suy nguyên và Thần thoại sáng tạo văn
hoá.
Có thể hiểu một cách ngắn gọn như thế này. Thần thoại suy nguyên là những
thần thoại giải thích nguồn gốc của một số
sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội
mà con người thời cổ nói chung cho là có quan hệ đến sự sống còn của họ.
Thần thoại suy nguyên làm nhiệm vụ lý giải tự nhiên đồng thời cũng nói lên sự
hòa nhập của con người với tự nhiên, từ đó khẳng định những phẩm chất tốt
đẹp cao quý của con người.
Về thần thoại sáng tạo văn hóa, đây là những truy
ện kể về “những anh hùng
văn hóa” – những con người đã lập nên những chiến công, kỳ tích, những điều
kỳ diệu để tạo lập cuộc sống tốt đẹp hơn. Chẳng hạn những kỳ tích tiêu diệt yêu
quái, trừ thú dữ, khai phá đất đai, lập làng bản, tìm lửa, chế tạo công cụ sản
xuất và chiến đấu của các anh hùng. Qua đó thể hiện nhữ
ng ước mơ, khát
vọng của con người về cuộc sống ấm no tốt đẹp hơn. Để lý giải sự giao nhau
giữa thần thoại và truyền thuyết, ông Đỗ Bình Trị cho rằng, một bộ phận của
thần thoại sáng tạo văn hóa, về sau, đã được lịch sử hóa để tạo thành truyền
thuyết. Như vậy là, theo ông, một số truyền thuyết có nguồn gốc thần thoại. Và
đây là một ý kiến đáng chú ý.
Cũng đồng nhất ít nhiều với quan điểm trên, ông Chu Xuân Diên cũng có cách
phân chia gần gủi nhưng chỉ khác nhau về cách định danh tiểu loại. Ông chia
thần thoại ra thành hai loại. Đó là thần thoại suy nguyên luận và thần thoại lịch
sử.
Ở đây, chúng ta có thể đồng nhất với cách phân chia có phần cụ thể hơn của
ông Hoàng Tiến Tựu. Lấy tiêu chí là giải thích ngu
ồn gốc theo các loại đối tượng
khác nhau, ông phân thành bốn loại thần thoại khác nhau. Bốn tiểu loại ấy là
Thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên; Thần thoại về
nguồn gốc các loài sinh vật ; Thần thoại về nguồn gốc con người và nguồn gốc
các dân tộc và cuối cùng là Thần thoại về anh hùng sáng tạo văn hoá, thuỷ tổ
các nghề.
5. THẦ
N THOẠI VIỆT NAM:
5.1. Về thuật ngữ:
Cách gọi “Thần thoại Việt Nam” nhằm để giới hạn một biên giới hành chính của
một quốc gia hiện đại để trình bày – có tính hồi cố – kho tàng thần thoại của
nhiều dân tộc khác nhau ở Việt Nam (54 dân tộc và người Việt chiếm 90%) mà
ở đó chưa thật sự có sự đồng nhất về hình thái kinh tế xã hội. Tuy nhiên, các
dân tộc đã tồn tại khá ổn
định trong chiều dài lịch sử, có nhiều mối quan hệ tiếp
xúc về văn hoá và cội nguồn.
“Thần thoại Việt Nam” với thời kỳ phồn thịnh của nó đã một đi không trở lại Việc
dựng được bức tranh chân thực, chính xác một cách tuyệt đối của thần thoại
Việt Nam là một việc làm không thể. Tuy nhiên bằng sự nổ lực cùng tình yêu và
lòng tự hào về vốn quý v
ăn hóa dân gian Việt Nam nói chung và thần thoại Việt
Nam nói riêng, các nhà nghiên cứu đã ít nhiều phác họa được Kho tàng thần
thoại Việt Nam. Và để làm được điều này, một công việc tốn rất nhiều thời gian
và tâm sức, các nhà nghiên cứu đã dựng lại từ nhiều nguồn tài liệu về dân tộc
học và các loại hình nghệ thuật dân gian khác.
5.2. Nội dung của thần thoại Việt Nam:
5.2.1. Phản ảnh quan niệm và sự nhậ
n thức về thế giới của người Việt cổ:
a. Hình dung về vũ trụ:
Do chưa có đủ điều kiện để nhận thức được đúng đắn, đầy đủ và chính xác về
tự nhiên, về vũ trụ, người Việt cổ cũng như các dân tộc khác trên thế giới, trong
thời kỳ thơ ấu, đã sùng bái tự nhiên, coi tự nhiên như một thế lực siêu nhiên mà
ở đó thế giới thần linh tồn tại, chi phối và điều khiển mọi thứ (Thần Trụ trời,
Thần Mưa, Thần Gió…). Bản chất các thần đều là những hiện tượng, những
sức mạnh có thực trong thế giới tự nhiên được thần linh hóa một cách vô ý thức
theo quan niệm của người nguyên thủy. Vì thế, chức năng của các vị thần trong
thần thoạ
i luôn phù hợp và tương ứng với các hiện tượng tự nhiên tồn tại trong
vũ trụ. Từ đó, người Việt cổ quan niệm về không gian vũ trụ gồm nhiều tầng
cạnh nhau, đan xen lẫn nhau. Có lẽ từ sự quan sát mặt đất, sông ngòi, rừng núi,
biển cả, bầu trời…cộng với những sự tưởng tượng về những cái chưa biết tạo
ra một sự hình dung khác lạ và độc đáo về vũ trụ như đã nói.
b. Hình dung về con người, loài người:
Tư duy nguyên hợp thần thoại là dùng con người để nhận thức tự nhiên và
ngược lại, dùng tự nhiên để nhận thức mình. Điều này có liên quan đến các
quan niệm thời nguyên thủy (như đã nêu ở phần trên), đặc biệt là vật tổ Tôtem.
Lý giải nguồn gốc của con người theo tín ngưỡng Tôtem, motip quả b
ầu mẹ
hoặc trứng thiêng sinh ra loài người hiện nay là một minh chứng tiêu biểu.
Trong đó, motip về Quả bầu mẹ là một bước phát triển cao hơn (Ở Việt Nam có
hàng trăm dị bản về truyện Quả bầu từ Tây Bắc xuống Trung bộ)
5.2.2. Cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên và sáng tạo văn hoá, thể hiện ước mơ
khát vọng của con người:
Khác với sự hiểu biế
t còn nhiều hạn chế, khát vọng ước mơ chinh phục tự
nhiên của người xưa rất lớn lao, rất mãnh liệt và táo bạo. Cho dù nhận thức về
tự nhiên của họ còn sơ sài, cách lý giải còn đơn giản và không ít sai lầm nhưng
ít ra ta cũng nhận ra rằng người thời cổ rất quan tâm đến tự nhiên với bao nhiêu
khao khát, băn khoăn, thắc mắc cần được giải tỏa. Trí tưởng tượng phong phú
nhưng vô ý thức đã giúp họ thực hiện điều ấy một cách kỳ diệu. Một thế giới
thần thoại được sáng tạo trong một niềm tin chân thành và tuyệt đối của người
thời cổ. Và nói một cách nào
đó, quá trình vươn lên tìm hiểu tự nhiên – đối
tượng tác động trực tiếp và liên tục đến sự sinh tồn của họ – cũng đồng thời
chính là quá trình đấu tranh chinh phục tự nhiên và tiếp theo là sáng tạo văn
hóa. Vì thế, cái được phản ánh là hiện thực khách quan vẫn còn mờ nhạt nhưng
những khát vọng, ước mơ chủ quan của con người thì rất thực, rất rõ ràng.
Truyện Thần Trụ trời giải thích v
ề sự hình thành trời đất, vũ trụ – và tất nhiên là
bằng sự tưởng tượng sai lầm, cái thế giới hỗn mang hiện ra rồi thay đổi dưới sự
tác động của Thần Trụ trời, cũng có sông, có núi, có biển cả mênh mông, có
ruộng đồng bát ngát…mà qua đó ta thấy rất rõ rằng người xưa đã sống, đã
quan sát, tìm hiểu, để rồi lý giải theo cách riêng của mình với một khao khát
hiểu biết m
ạnh mẽ, khoẻ khoắn.
Truyện Lúa Thần phản ánh ước mơ của cư dân trồng lúa nước, muốn có giống
“lúa thần” cho năng suất phi thường và khi chín tự động bò về nhà cho người
trồng đỡ phần vất vả. Phi thường nhưng giản dị, kỳ ảo mà hồn nhiên, đó là đặc
điểm chung của sự thể hiện ước mơ và trí tưởng tượng của con người trong
thần thoại.
5.3. Đặc điểm thi pháp:
Trước hết, ở phương thức phản ánh, thần thoại dùng phương thức tự sự. Ở
thời kỳ nguyên thủy, khi mà người thời cổ chưa hề có ý thức làm nghệ thuật
(nghệ thuật tự phát), thì thần thoại đã ra đời để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám
phá và chinh phục thế giới tự nhiên. Vì vậy, không tránh khỏi so với các th
ể loại
ra đời sau thần thoại như truyền thuyết, cổ tích thì trình độ tự sự của thần
thoại vẫn con thô sơ, đơn giản, non nớt. Tuy nhiên, bằng cách tiếp cận của thi
pháp văn học dân gian, ta vẫn có thể thấy được một số đặc điểm thi pháp tiêu
biểu của thần thoại, nhằm phân biệt với các thể loại khác, đặc biệt là truyền
thuyế
t.
5.3.1. Cốt truyện:
Xem thêm: ÁP DỤNG 5s TRONG y tế
Cốt truyện của thể loại thần thoại vẫn còn rất sơ sài đơn giản. Tuy gọi là
“truyện” nhưng thật ra đến nay, đó chỉ là những “mẩu” có kết cấu lỏng lẽo mà
qui mô và dung lượng còn rất nhỏ bé. Ví dụ các truyện Thần Mưa, Thần Gió,
Thần Biển, Nữ Thần Mặt Trăng, Nữ Thần Mặt Trời Tất cả nhữ
ng truyện vừa
nêu chỉ nhằm để giới thiệu nhân vật chính là thần Mưa, thần Gió, thần Biển
về hình dáng, về công việc và những sai sót mà vì nó các vị thần đã vô tình gây
ra thiên tai dưới trần gian. Đó cũng là cách để người xưa giải thích những hiện
tượng tự nhiên này. Vì thế, truyện vẫn chưa có “truyện”. Truyện chỉ là những lời
giới thiệu đơn thuần mà hầu như không hề
có xung đột, mâu thuẫn, mối quan
hệ với những nhân vật khác Đơn giản bởi khi dân gian chỉ nhằm mục đích giải
thích một cách vô cùng ngây thơ, chất phát các hiện tượng tự nhiên, họ không
hề cố ý làm nghệ thuật để có ý định xây dựng một cốt truyện hoàn chỉnh. Niềm
tin chân thành gởi vào những lời giải thích ấy chỉ dừng lại khi mục đích giải thích
đã được làm thỏa mãn, bất kể có ảnh hưởng đến kết cấu hoàn chỉnh của một
cốt truyện hay không. Và hiện tượng cốt truyện sơ sài đã trở nên phổ biến – đặc
biệt là ở nhóm thần thoại suy nguyên.
Vì vậy có thể kết luận rằng, bản thân thần thoại, ra đời từ thời xa xưa nguyên
thuỷ, chưa mang hình thức hoàn chỉnh của một cốt truyệ
n. Ý thức xây dựng cốt
truyện chưa có, người nguyên thủy chỉ nhằm mục đích giải thích và giải thích
một cách rất đơn giản về tự nhiên mà thôi.
5.3.2. Nhân vật:
Như đã nêu trong phần khái niệm thần thoại, đơn vị cơ bản trong thần thoại là
hình tượng “thần”. Thế giới của thần thoại là thế giới các vị thần. Và đương
nhiên, nhân vật chính trong thần thoại là “ th
ần”.
Thực ra, nói cho chính xác hơn, nhân vật chính trong thần thoại chủ yếu là các
hiện tượng, các sự vật trong tự nhiên được hình tượng hoá, nhân cách hoá và
thần thánh hoá theo trí tưởng tượng của người nguyên thuỷ. Tên gọi của các
thần hầu hết là tên của các sự vật hiện tượng ấy (Ví dụ: Mưa, gió, sấm, sét, mặt
trăng, mặt trời…)
Có một điểm chung nổi bật trong khi nói đến các nhân vật chính trong thần
tho
ại. Hình dáng của các thần hoặc không được miêu tả rõ ràng, hoặc chỉ có
những nét thô phác. Nhưng tựu trung lại, nếu có, là dáng vẻ đồ sộ, kỳ vĩ tương
xứng với các lực lượng siêu nhiên. Thần Trụ Trời thì “khổng lồ…chân thần dài
không thể tả xiết” Thần Mưa “có thể giãn người dài ra hàng nghìn trượng”, Thần
Biển có “thân hình rất to lớn, to lớn không thể nào ước lượng được”, Thần Sét
thì mặt mũ
i rất đanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội…
Về tâm lý và tính cách, phần lớn các nhân vật đều không có hoặc không rõ nội
tâm. Thần chỉ được miêu tả và khai thác ở “chức năng” nhất định nào đó. Các
biểu hiện, các trạng thái tâm lý như vui, buồn, hờn, giận nếu có, cũng chỉ để
giải thích các hiện tượng khách quan như là qui luật tự nhiên. Chẳng hạn trạng
thái tâm lý hay nhầm lẫn của thần M
ưa. Không hút nước ở sông, biển lại hút nơi
đồng ruộng cửa nhà làm hư hỏng, thiệt hại rất nhiều. Có lúc thần Mưa chỉ đi lo
tưới nước cho những vùng hẻo lánh cách xa đại dương hàng vạn dặm mà quên
hẳn các vùng đồng bằng ở sát ngay bờ biển. Tính cách ấy chỉ để nhằm lý giải
các hiện tượng thiên tai mà thôi. Hay tính tình nóng nảy của thần Sét. Thần hay
nổi cơn thịnh nộ và đ
ã không ít lần vì thái độ nóng giận ấy mà đã có nhiều sinh
mạng con người vô tội đã phải hy sinh
5.3.3. Thời gian – không gian nghệ thuật:
Trong thần thoại, ý niệm về thời gian tuy đã có nhưng chỉ mới ở giai đoạn bắt
đầu. Thời gian thần thoại chưa thật cụ thể, rõ ràng và chưa có tính xác định.
Khảo sát thi pháp thời gian thần thoại, ta thấy phổ biến yếu tố thời gian vĩnh
hằng, bất tử (Kiếu như “Thuở ấy chưa có thế gian, cũng chưa có muôn vật và
loài người” “không biết là bao lâu”…)
Tương tự, không gian trong thần thoại là không gian vô tận. Các thần hoạt động
đi lại trên không trung một cách tự do, không có nơi nào cố định (Thần Trụ trời
học đại chúng, văn chương truyền khẩu, văn chương truyền miệng, văn họctruyền miệng, sáng tác truyền miệng dân gian sáng tác dân gian, văn nghệ dângian … Tuy nhiên, trong ngành điều tra và nghiên cứu văn học dân gian sau này, những thuậtngữ vừa nêu không có tính thông dụng vì nhiều nguyên do. Đặc biệt là nhữngthuật ngữ ấy không có tính bao quát những đặc trưng quan trọng của văn họcdân gian. Và điều đáng nói là những thuật ngữ ấy đã gây ra hiện tượng kỳ lạ sử dụngkhái niệm không thống nhất, gây nhiều khó khăn vất vả phức tạp trong việc tiếp cậnđối tượng nghiên cứu và điều tra. Đầu những năm 50 của thế kỷ XX, trong giới nghiên cứu và điều tra có những thuật ngữđược sử dụng dịch từ “ Folklore ” như văn hóa dân gian, văn nghệ dân gian, vănhọc dân gian. Folklore là một thuật ngữ tiếng Anh ( Folk : nhân dân – lore : hiểubiết trí tuệ ) được William J. Thoms – nhà nhân chủng học người Anh sử dụnglần đầu năm 1846 và sau đó thuật ngữ này được thông dụng thoáng đãng năm 1889. Theo ông, Folklore dùng để chỉ những di tích lịch sử của nền văn hóa vật chất và chủyếu là những di tích lịch sử của nền văn hóa niềm tin của nhân dân có tương quan vớinền văn hóa vật chất như phong tục, đạo đức, việc cúng tế, dị đoan, ca dao, cách ngôn của những thời trước ( ” Quan niệm về Folklore ” – Ngô Đức Thịnh chủbiên – NXB KHXH, 1990, tr 39 ). Thuật ngữ này, sau đó được vận động và di chuyển sangtiếng Việt thành Văn hóa dân gian ( tươngứng với thuật ngữ Folklore theo nghĩarộng của từ này ) gồm có hàng loạt những nghành nghề dịch vụ văn hóa vật thể và phi vật thểcủa nhân dân ( đa phần là văn hóa dân gian truyền thống cuội nguồn ). Bên cạnh đó, Folklorecòn được hiểu là văn nghệ dân gian ( hay Folklore văn nghệ ) gồm có cả nghệthuật tạo hình ( như hội họa, điêu khắc, nặn tượng ) và nghệ thuật và thẩm mỹ biểu diễnhay diễn xướng ( như văn học, âm nhạc, vũ đạo, sân khấu dân gian ). Ở đây, xin được sử dụng thuật ngữ Folklore theo cách dịch Folklore văn học – đó là vănhọc dân gian. Đây là thành phần cốt lõi, tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ và lâu bền nhấtcủa thẩm mỹ và nghệ thuật diễn xướng dân gian, gồm có những loại sáng tác dân gian cóthành phần nghệ thuật và thẩm mỹ ngôn từ ( như thần thoại cổ xưa, thần thoại cổ xưa, truyện cổ tích, tụcngữ, ca dao, dân ca, câu đố ) 2. Vấn đề thuật ngữTừ lâu, yếu tố thuật ngữ đã được đặt ra một cách tráng lệ để hướng tới mộtcách gọi thống nhất và giới thuyết nội hàm của thuật ngữ được sử dụng. Trênthực tế sống sót nhiều cách gọi khác nhau, nhiều cách hiểu cũng không giốngnhau, người học tập và nghiên cứu và điều tra văn học dân gian cần phải hiểu từng thuậtngữ và phân biệt rõ ràng – tức là nên có một sự giới thuyết khái niệm khi sửdụng. Trong những giáo trình giảng dạy và học tập văn học dân gian, hoàn toàn có thể thấy đa sốcác quan điểm của những chuyên viên đầu ngành xem văn học dân gian như một đốitượng nghiên cứu và điều tra ( trước kia gọi là văn chương dân gian ). Có nghĩa là nhữngsáng tác diễn xướng dân gian ( như thần thoại cổ xưa, truyền thuyết thần thoại, cổ tích, truyệncười, ca dao, câu đố, vè ). Nhưng đồng thời, nói đến văn học dân gian cũngtức là nói đến tên gọi của một ngành khoa học chuyên điều tra và nghiên cứu những sángtác văn chương của dân gian ( ví dụ điển hình những khu công trình sưu tầm và nghiêncứu như ” Tục ngữ ca dao dân ca ” của Vũ Ngọc Phan, ” Truyện cổ tích dưới mắtcác nhà khoa học ” của Chu Xuân Diên, ” Văn học dân gian Việt nam ” của ĐinhGia Khánh chủ biên ) Vì thế, cũng như những giáo trình khác, tài liệu này sẽ thống nhất cách gọi Vănhọc dân gian bởi thuật ngữ này có tính bao quát hơn, đặt ra yếu tố nghiên cứumột cách mạng lưới hệ thống hơn. 3. Khái niệm văn học dân gianTrong ” Giáo trình văn học dân gian Việt Nam “, nhóm tác giả Đinh Gia khánh, Chu Xuân Diên và Võ Quang Nhơn xem tác phẩm văn học dân gian trước hết lànhững tác phẩm thẩm mỹ và nghệ thuật và những hình tượng thẩm mỹ và nghệ thuật mang tính thẩmmỹ. Tuy nhiên, cách định nghĩa này không ít chưa phân biệt được những đặctrưng cơ bản của văn học dân gian. Trước hết, tất cả chúng ta hoàn toàn có thể định nghĩa theokiểu chiết tự khái niệm. Theo đó, ” Văn học ” chỉ bộ phận sáng tác nghệ thuậtbằng vật liệu ngôn từ, còn ” Dân gian ” nêu ra mối quan hệ giữa nghệ thuậtngôn từ với những mô hình nghệ thuật và thẩm mỹ khác ( Âm nhạc, vũ đạo, tạo hình, môitrường diễn xướng … ) Và văn học dân gian dùng chỉ những thể loại sáng tácdân gian trong đó có thành phần thẩm mỹ và nghệ thuật ngôn từ ( tức phần “ văn học ” chiếmvị trí quan trọng hơn nhưng khi nào nó cũng có mối quan hệ hữu cơ với cácthành phần thẩm mỹ và nghệ thuật và phi thẩm mỹ và nghệ thuật khác ). Văn học dân gian là một loại sáng tác thẩm mỹ và nghệ thuật ngôn từ của nhân dân. Nhưngbên cạnh đó, văn học dân gian còn có những yếu tố thẩm mỹ và nghệ thuật khác ngoàingôn từ. Những yếu tố ấy thuộc mô hình thẩm mỹ và nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật và thẩm mỹ thờigian, khoảng trống và được tiếp đón bằng cả thính giác lẫn thị giác. Vậy, văn họcdân gian sinh ra và sống sót gắn liền với lịch sử dân tộc loài người và được nhân dân sángtác, lưu truyền đa phần bằng phương pháp truyền miệng. Ở đây, ta hoàn toàn có thể mượn sự đúc rút của ông Hoàng Tiến Tựu trong ” Giáo trìnhvăn học dân gian ” ( CĐSP ) để có một cái nhìn bao quát về lịch sử dân tộc khái niệm vănhọc dân gian. Ông đã khái quát tổng thể những định nghĩa về văn học dân gianthành ba luồng quan điểm chính. Một ( 1 ), văn học dân gian là thành phần ngôn từ ởtrong những sáng tác dân gian mang tính nguyên hợp. Ngôn từ vừa là bộ phậncủa nghệ thuật và thẩm mỹ diễn xướng dân gian vừa có tính độc lập tương đối. Hai ( 2 ), vănhọc dân gian chỉ là những sáng tác ngôn từ có giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật và giá trị vănhọc. Ba ( 3 ), văn học dân gian chỉ là một trong những thành tố của nghệ thuậtdiễn xướng ( hay thẩm mỹ và nghệ thuật trình diễn ), một loại nghệ thuật và thẩm mỹ tổng hợp bao gồmnhiều thành tố. Theo ông Hoàng Tiến Tựu, quan điểm ( 2 ) và ( 3 ) không xác đáng ( vì hai luồng ý kiếnấy hoặc đánh đồng việc điều tra và nghiên cứu văn học dân gian với khoa nghiên cứu và điều tra vănhọc hoặc phủ nhận vai trò của ngôn từ như một chỉnh thể độc lập ) mà chỉ có ýkiến ( 1 ) là hài hòa và hợp lý hơn cả. Nói một cách ngắn gọn, văn học dân gian là một bộphận của sáng tác dân gian, là thẩm mỹ và nghệ thuật ngôn từ sinh thành và tăng trưởng trongđời sống của nhân dân theo phương pháp truyền miệng và tập thể ( 1 ). 4. Bản chất xã hội của văn học dân gianĐi tìm thực chất xã hội của văn học dân gian tức là đi tìm câu vấn đáp cho câu hỏi : Ai là tác giả của những sáng tác văn học dân gian và văn học dân gian nói lênđiều gì ? Bản thân thuật ngữ văn học dân gian đã nói lên rằng văn học dân giando quần chúng nhân dân làm ra. Bác Hồ đã từng khẳng định chắc chắn : ” Quần chúng làngười phát minh sáng tạo, công nông là người phát minh sáng tạo. Nhưng quần chúng không chỉsáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là người sáng tácnữa Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác củaquần chúng. Các sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn ” ( Hồ Chí Minh – trích phát biểutại hội nghị cán bộ văn hóa 1958 ). Lênin lại coi sáng tác truyền miệng dân gian ” là sáng tác chân chính của nhân dân lao động “. Văn học dân gian biểu lộ bảnsắc riêng, độc lạ về nội dung, rực rỡ về thẩm mỹ và nghệ thuật, đề cập đến những vấnđề thiết thân so với quần chúng nhân dân và lý giải theo cách nhìn, cách cảmcủa họ. Vì thế, văn học dân gian phản ánh thị hiếu nghệ thuật và thẩm mỹ lành mạnh củanhân dân lao động, mang nội dung dân chủ và tính nhân văn thâm thúy. ( 1 ) : Tuy nhiên, để bám sát hơn trong thực tiễn giảng dạy bài Đại cương về văn học dângian ở chương trình lớp 10 ( sách giáo khoa đã được hợp nhất – NXB GD – 2000 ), ta cũng cần tìm hiểu thêm định nghĩa về văn học dân gian ở đây. Theo đó, Văn học dân gian là một thuật ngữ vốn được vận động và di chuyển từ Trung Quốc – “ Dângian văn học ” – Có nghĩa là văn học ở trong, ở giữa nhân dân. Văn học dân gianlà những sáng tác truyền miệng do nhân dân sáng tác, được nhân dân sử dụng, đảm nhiệm, lưu truyền. Văn học dân gian là một bộ phận của thẩm mỹ và nghệ thuật dân gian ( văn nghệ dân gian gồm có : Văn học dân gian, kịch hát, múa rối, nhạc múa dângian, mỹ nghệ, điêu khắc, tranh khắc gỗ … ) và nghệ thuật và thẩm mỹ dân gian là một bộphận của văn hóa dân gian. Trong đó, văn học dân gian được coi là những sángtác thẩm mỹ và nghệ thuật ngôn từ, ở đây là ngôn từ nói. Và so với văn học viết, văn họcdân gian có những đặc thù riêng về lịch sử dân tộc phát sinh và tăng trưởng, về ngườisáng tác, về phương pháp sáng tác và lưu truyền, về nội dung tư tưởng và về thểloại thẩm mỹ và nghệ thuật. CHƯƠNG 2 : THUỘC TÍNH CỦA VĂN HỌC DÂN GIANCác thuộc tính ( hay còn gọi là những đặc trưng cơ bản ) của văn học dân gian cómối quan hệ ngặt nghèo với nhau và tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Trong những côngtrình của mình, những nhà nghiên cứu phân loại những thuộc tính của văn học dângian theo nhiều cách khác nhau. Có người còn dựa trên mối liên hệ qua lại khágần gũi của chúng để ghép chung thuộc tính này với thuộc tính khác. Ở đây, chúng tôi trình diễn từng thuộc tính. 1. Tính tập thểVăn học dân gian là một bộ phận văn học có tính tập thể. Tính tập thể của vănhọc dân gian biểu lộ trong hai quy trình, đó là quy trình phát minh sáng tạo và quá trìnhtiếp nhận. Nói đến quy trình phát minh sáng tạo của văn học dân gian, ta hoàn toàn có thể tưởng tượng như thếnày. Tác phẩm tiên phong hoàn toàn có thể do một người hoặc một nhóm người phát minh sáng tạo ra. Sau đó qua nhiều địa phương, ở những khoảng chừng thời hạn khác nhau, nhữngngười khác cũng tham gia quy trình sửa đổi, kiểm soát và điều chỉnh tác phẩm. Người takhông biết ai là người sáng tác tiên phong ( điều này tương quan đến tính vô danhcủa văn học dân gian ) và ai đã tham gia vào quy trình sửa đổi chỉnh lý tác phẩm ( tạo nên tính dị bản ). Tất cả đều không có ý thức về quyền sở hữu tác phẩm bởilẽ tác phẩm được sửa đổi nhiều lần và trong đời sống của dân gian, mọi ngườikhi tham gia phát minh sáng tạo ngày càng không có ý thức về quyền sở hữu tác phẩm. Còn ở quy trình đảm nhiệm, tập thể nhân dân tiếp đón tác phẩm và họ không cóý thức săn lùng nguồn gốc của tác giả. Điều quan trọng so với nhân dân khi lưutruyền không phải là ai sáng tác mà là tác phẩm ấy nói gì ? Nói như thế nào ? Có tương thích với tư tưởng, tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ và nghệ thuật của nhân dân haykhông ? Tất cả những điều ấy biểu lộ trong truyền thống lịch sử của nhân dân ( có liênquan đến tính truyền thống cuội nguồn sẽ được trình diễn ở phần sau ). Tác phẩm nào đitheo truyền thống cuội nguồn, phân phối được nhu yếu, thị hiếu thì sẽ được lưu giữ. Bằngngược lại, sẽ bị loại trừ. Thế nhưng như thế nào là tập thể ? Tập thể ở đây là “ tập thể nhân dân ”. Nhândân là tác giả, nhân dân cũng là người đảm nhiệm, lưu truyền. Nói chung, họ vừalà tác giả phát minh sáng tạo ra tác phẩm, họ vừa tiếp đón, lưu truyền tác phẩm. Vậy cóthể hiểu rõ hơn về tính tập thể rằng đó là sự gia công của nhiều người ( đa phầnlà những người tài hoa trong dân gian, nhiều cá thể phát minh sáng tạo tham gia vàoquá trình phát minh sáng tạo tập thể ), qua nhiều thế hệ khác nhau ( đây cũng là phươngthức sáng tác và lưu truyền tác phẩm ). Sáng tác ấy, sau đó trở thành tài sảnchung của tập thể bởi tương thích với tâm ý tập thể. Tính tập thể còn được hiểu ở phương diện nghệ thuật và thẩm mỹ. Đối tượng của những sángtác văn học dân gian là hàng loạt những gì tương quan đến hội đồng tập thể. Và vìthế, văn học dân gian rất coi trọng tâm ý tập thể. Cơ sở của tâm ý tập thể làtính tập thể của những hoạt động giải trí sản xuất, hoạt động giải trí xã hội của con ngườitrong những quá trình khác nhau của lịch sử vẻ vang quả đât. Chẳng hạn truyền thuyếtThánh Gióng được kết tụ từ những thần thoại cổ xưa của bộ lạc, thị tộc và chuyểnhóa thành thần thoại cổ xưa của dân tộc bản địa. Sở dĩ quy trình kết tụ và chuyển hóa ấythành công là do tâm ý hội đồng dân tộc bản địa tạo nên một áp lực đè nén mạnh giúp cácnghệ sĩ dân gian có điều kiện kèm theo nhào nặn tái tạo những hình tượng từ ông KhổngLồ đến chàng Mộc Sanh, Lý Tiến … hòa nhập vào hình tượng Thánh Gióng kỳ vĩ. Tóm lại, tính tập thể biểu lộ trong quy trình sáng tác và lưu truyền tác phẩm, trong nội dung và hình thức sáng tác. Tính tập thể còn quyết định hành động sự sinh ra vàtồn tại của tác phẩm. Tác phẩm văn học dân gian được tập thể sáng tác bằngmiệng và lưu truyền bằng miệng. Và điều này tương quan đến tính truyền miệngsẽ được trình diễn dưới đây. 2. Tính truyền miệngTrong giáo trình ” Văn học dân gian – Sáng tác truyền miệng dân gian Việt Nam ” ( ĐHSP TP TP HCM 1986 ), ông Nguyễn Tấn Phát cho rằng văn học dân gian là mộtmôn khoa học chuyên nghiên cứu và điều tra những sáng tác truyền miệng dân gian. Sáng táctruyền miệng dân gian là một thuật ngữ thích hợp để chỉ hàng loạt kho tàng sángtác dân gian ( bao hàm những thể loại văn học dân gian ). Bộ phận này trước hết làmột loại nghệ thuật và thẩm mỹ của tập thểnhân dân lao động, sáng tác và lưu truyền bằngmiệng. Mượn định nghĩa trên để thấy rằng, đây là một thuộc tính rất quan trọngcủa văn học dân gian mà đã có lúc những nhà nghiên cứu, thậm chí còn đã dùng thuộctính này để đặt tên cho cả bộ phận văn học dân gian. Truyền miệng là thuật ngữdùng chỉ vào phương pháp lưu hành của Folklore. Cách gọi này còn nhằm mục đích mụcđích phân biệt với văn học viết mà theo đó, thuộc tính truyền miệng là một thuộctính cơ bản để xác lập đặc trưng của văn học dân gian. Như vậy, nói đến tínhtruyền miệng là nói đến một hình thức phát minh sáng tạo và lưu truyền, sử dụng và biểudiễn rất đặc biệt quan trọng, khác với hình thức văn tự của văn học viết. Các tác phẩmFolklore hầu hết trong nghành ngôn từ được sáng tác và truyền đi từ người nàysang người khác, từ khoảng trống thời hạn này đến khoảng trống thời hạn khác. Phương thức truyền miệng chi phối quy trình sinh trưởng và sống sót của tácphẩm Folklore, đưa đến cho nó 1 số ít đặc thù chung như ngắn gọn, dễ nhớ, phiếm chỉNói đến nguyên do hình thành tính truyền miệng, có quan điểm cho rằng văn họcdân gian sinh ra từ thời kỳ chưa có chữ viết. Đến khi có chữ viết thì đại bộ phậnnhân dân lại thất học. Hơn nữa, toàn bộ những phương tiện đi lại in ấn đều nằm trong taygiai cấp thống trị. Truyền miệng, cho nên vì thế trở thành phương tiện đi lại forum duy nhất. Tuy nhiên, dù là vì nguyên do nào thì ta cũng không hề phủ nhận rằng tínhtruyền miệng có những hình thức, vẻ đẹp mà văn học viết không hề có được. Cụ thểlà, do truyền miệng nên vỏ âm thanh của ngôn từ được được phát huyđến mức tối đa. Trong khi đó việc ghi chép thành văn bản viết trong những côngtrình sưu tầm về văn học dân gian, kể cả những khu công trình đã được sưu tầm vàbiên soạn công phu, đã có những mất mát đáng kể về vỏ âm thanh của ngônngữ nói – điều làm ra sự rực rỡ của một tác phẩm văn học dân gian trongmôi trường diễn xướng. Do truyền miệng, tức là được nói, kể, ca, diễn nên mốiquan hệ giữa tác giả và người màn biểu diễn – người nghe là mối quan hệ trực tiếpthân mật ( chứ không phải mối quan hệ gián cách ). Đó thật sự là mối quan hệgiao lưu. Ngoài ra, truyền miệng còn được xem như một thuộc tính tập hợpnhững yếu tố tự nhiên của con người trong môi trường tự nhiên diễn xướng. Vì thế vănhọc dân gian trở nên đặc biệt quan trọng sinh động với yếu tố ca diễn nói riêng và nhữnghình thức diễn xướng khác nói chung. Về mặt này, tính truyền miệng có liênquan đến tính nguyên hợp. 3. Tính vô danhĐầu tiên, cần xác lập rõ thuật ngữ tính vô danh nhằm mục đích phản ánh sự khôngmang tên tác giả của tác phẩm văn học dân gian. Ta hoàn toàn có thể hiểu rằng, khi sángtác, những tác phẩm, tập thể dân gian không hề có ý thức lưu lại tên tác giả dướinhững sáng tác của mình. Mà thực ra, đặc trưng truyền miệng không hề tạo nênthói quen ấy. Không thể trong một môi trường tự nhiên diễn xướng như hò đối đáp chẳnghạn, vừaứng tác một tác phẩm để đối và đáp lại với người tham gia diễnxướng, lại vừa hoàn toàn có thể kèm theo tên mình như thể là một dấu ấn cá thể. Chưanói đến trường hợp trong một thực trạng diễn xướng khác, một người hoặc mộtnhóm người nào đó tham gia chỉnh lý, sửa chữa thay thế theo kiểu đồng sáng tác hoàntoàn rất ngẫu hứng thì dấu ấn cá thể bắt đầu của người sáng tác càng mờnhạt hơn. Cho nên tính vô danh như thể một hệ quả tất yếu của tính tập thể vàtính truyền miệng. Nhưng không chỉ đơn thuần như vậy. Tính vô danh còn là kếtquả tổng hợp của cả tính truyền thống lịch sử và những thuộc tính hữu quan khác. Để lý giải rõ ràng hơn về tính vô danh, ta trở lại với tính tập thể. Quá trình sángtác tập thể của văn học dân gian thường diễn ra một cách tự nhiên, tự phát vànối tiếp nhau giữa những cá thể đơn cử qua thời hạn và khoảng trống khác nhau. Tác phẩm văn học dân gian luôn mở màn từ một người hoặc nhiều lúc là một nhómngười khởi xướng sáng tác. Sau đó, những người khác hưởng ứng và nối tiếpnhau lưu truyền, thêm bớt, tăng trưởng ( điều này có tương quan đến tính dị bản ). Vàcũng giống như trên đã trình diễn, dân gian không chăm sóc đến “ ai là ngườisáng tác ” mà chăm sóc đến tác phẩm ấy “ nói gì ? ” và “ nói như thế nào ? ”. Trongđời sống diễn xướng đa dạng chủng loại và ” xanh tươi ” như vậy, tác phẩm văn học dângian trở thành của chung, là sáng tác vô danh, không có bản quyền tác giả. Điều này trở thành ý niệm chung, là thói quen truyền thống lịch sử của những dân tộctrên quốc tế. Tuy nhiên, tính vô danh không hề phủ nhận vai trò quan trọng của những ngườitham gia sáng tác. Họ là những cá thể đơn cử, thậm chí còn nhiều lúc hoàn toàn có thể xác địnhđược họ tên, quê quán, nghề nghiệp …. Đó là những người tài hoa, nhạy cảm, có vốn sống, có năng khiếu sở trường và sở trường về một mô hình hoạt động và sinh hoạt văn nghệdân gian nào đó. 4. Tính dị bảnDị bản là những bản kể, văn bản khác nhau của cùng một tác phẩm văn họcdân gian. Sự khác nhau đó biểu lộ ở nhiều phương diện như đề tài, nội dung, nghệ thuật và thẩm mỹ, thể loại … ; ở nhiều yếu tố như chi tiết cụ thể, diễn biến, sựkiện, khoảng trống, thời hạn, nhân vật, từ ngữ, hình ảnh, số lượng câu chữ … Ví dụ truyện Cây khế và những dị bản Ăn khế trả vàng, Nhân tham tài nhi tử-Điểutham thực nhi vong … ( Xem tài liệu ” Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam ” củaNguyễn Đổng Chi ). Hay bài ca dao sau đây được lưu truyền ở nhiều địa phương : Núi kia ai đắp mà caoSông kia ai bới ai đào mà sâu ? Ta hoàn toàn có thể liệt kê ra nhiều dị bản như Non Hồng ai đắp mà caoSông Lam ai bới ai đào mà sâu ? ( Vùng Nghệ Tĩnh ) Lũy Thầy ai đắp mà caoSông Gianh ai bới ai đào mà sâu ? ( Vùng Quảng Bình ) Núi Trường ai đắp mà caoLạch Vích ai đào nước chảy thành vung ? ( Vùng Thanh Hóa ) Núi Truồi ai đắp mà caoSông Dinh ai bới ai đào mà sâu ? ( Vùng Thừa Thiên – Huế ) Nói đến dị bản, ta thấy có hai điểm điển hình nổi bật. Đó là những yếu tố cố định và thắt chặt khôngthay đổi và những yếu tố mới. Điều này biểu lộ mối quan hệ giữa “ ứng tác ” và “ truyền thống lịch sử ” sẽ được trình diễn đầyđủ hơn ở thuộc tính truyền thống cuội nguồn. Ở đây, tất cả chúng ta thử khám phá 1 số ít đặc thù điển hình nổi bật của tính dị bản. Trước hết, trong văn học dân gian, văn xuôi có nhiều năng lực đổi khác hơn vănvần. Trong lời tựa ” Truyện cổ nước Nam “, Nguyễn Văn Ngọc có nhận xét : “ … cũng cùng một truyện thường có khi sai lầm khác nhau xa. Người kể thế này, người nói thế nọ. Đây ngắt nửa chừng, đó dài thêm vài ba đoạn. Thật là dàingắn khôn đo, thêm bớt khó liệu, đầu Ngô mình Sở, râu ông nọ cắm cằm bàkia ”. Còn trong văn vần thì câu đố và tục ngữ ít biến hóa hơn cả. Điều này bị chiphối bởi đặc thù nội dung và thi pháp của từng thể loại đơn cử. Một đặc thù khác của tính dị bản là có những sự đổi khác tạo ra cái hoàn toànmới, xa rời và thoát ly những tác phẩm cùng một công thức truyền thống cuội nguồn. Dựa trênmột yếu tố hình thức ngôn từ giống nhau nào đó để khảo sát tính dị bản củacác tác phẩm này, ta thấy chúng hầu hết không đi theo một mạng lưới hệ thống nội dungvà hình thức thường thấy trong hầu hết những hiện tượng kỳ lạ dị bản mặc dầu ít nhiềuvẫn sống sót một yếu tố liên hệ với cái cũ đã có. Ví dụ bài ca dao quen thuộc : Trèo lên cây bưởi hái hoaBước xuống vườn cà hái nụ tầm xuânNụ tầm xuân nở ra xanh biếcEm có chồng rồi anh tiếc lắm thayBa đồng một mớ trầu caySao anh không hỏi những ngày còn khôngBây giờ em đã có chồngNhư chim vào lồng như cá cắn câuCá cắn câu biết đâu mà gỡChim vào lồng biết thuở nào ra ? Ngoại trừ những dị bản của câu ca dao thứ năm không hề làm lệch đi nội dung củabài như : – Ba đồng một miếng trầu cay – Ba đồng một lá trầu cay – Vị gì một lá trầu cay – Vị gì một miếng trầu caychúng ta còn có 1 số ít dị bản rất khác về hình thức và về nội dung như : – Trèo lên cây bưởi hái hoaNgười ta hái hết đôi ta bẻ cành – Trèo lên cây khế nửa ngàyAi làm chua xót lòng này khế ơi ! – Trèo lên quán Dốc, ngồi gốc cây đa – Trèo lên cây gạo cao caoBước xuống vườn đào hái nụ tầm xuânTính dị bản làm cho tác phẩm văn học dân gian không đứng yên nhất thành bấtbiến mà dễ thích ứng tương thích với nhu yếu thị hiếu của nhân dân những địaphương, những thời kỳ lịch sử dân tộc đơn cử khác nhau. Ví dụ bài ca dao : Chiều chiều ( Hoặc Bao phen ) quạ nói với diều … … có nhiều cá tômđi qua những địa phương khác nhau đã có một sự biến hóa tên địa điểm mớithích hợp hơn như : – Ngã ba Rạch Cát có nhiều cá tôm. – Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm – Cù lao Ông Hống có nhiều cá tôm – Đi về Phong Mỹ có nhiều cá tôm – Đi về Trại Đáy có nhiều cá tôm – Đi về Sông Cái có nhiều cá tômVà tất cả chúng ta phải nhìn nhận rằng tính dị bản đã có những ảnh hưởng tác động tích cực chosựtồn tại và tăng trưởng của văn học dân gian. 5. Tính nguyên hợpTính nguyên hợp là sự gắn bó hữu cơ những giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ và trí tuệ củanhiều thành tố Folklore, là sự phối hợp hài hòa thống nhất tính cách hồn nhiên vàtính cách nâng cao phát minh sáng tạo trong một tác phẩm văn học dân gian. Một tácphẩm văn học dân gian khi nào cũng được tiếp đón, cảm thụ và biến hóa bằngtất cả những giác quan cùng một lúc. Tính nguyên hợp có nguồn gốc từ đặc thù hình thành của nghệ thuật và thẩm mỹ nguyênthủy. Gọi là tính nguyên hợp vì nhận thức thẩm mỹ và nghệ thuật nguyên hợp có từ thờinguyên thủy và sống sót qua những thời kỳ lịch sử dân tộc. Ví dụ ” Đẻ đất đẻ nước ” là áng sửthi – thần thoại cổ xưa của người Việt – Mường, bắt đầu do những thầy mo hát bên thi hàingười chết giúp cho hồn người chết ôn lại vấn đề ở trần gian từ khi khai thiênlập địa cho đến lúc bản Mường được không thay đổi, chính sách xã hội được hình thành vàmỗi chặng hát như vậy có những quy trình tiến độ lễ thức kèm theo. Tính nguyên hợp chi phối tổng thể những thành phần thẩm mỹ và nghệ thuật, những yếu tố chất liệutạo nên bản thân nó như ngôn từ, nhạc, vũ, động tác, nghệ thuật và thẩm mỹ tạo hình Vìvậy, phải quan sát đời sống thực của tác phẩm văn học dân gian qua việc sửdụng, lưu truyền và trình diễn của nhân dân mới thuận tiện nhận rõ tính nguyênhợp ( hơn là văn bản được sưu tầm ). Bởi văn học dân gian vốn là nghệ thuậttổng hợp sống không thiếu, tự nhiên và can đảm và mạnh mẽ trong thiên nhiên và môi trường tương thích với chứcnăng của nó ( Chẳng hạn để tìm hiểu và khám phá những câu hát tâm tình của người H ’ Môngta cần quan sát một phiên chợ ở Bắc Hà, Mường Khương, ở Lao Cai thì mới cóthể thấy rõ tính nguyên hợp về nhận thức thẩm mỹ và nghệ thuật của những tác phẩm dân cavùng này ). Trong một tác phẩm văn học dân gian, tính nguyên hợp biểu lộ ở hai phươngdiện. Một là nội dung, tính nguyên hợp biểu lộ trải qua hình tượng và tháiđộ của nhân dân so với hiện thực được phản ánh. Đó còn là tính đa chức năngcủa tác phẩm. Thứ hai là về hình thức, tính nguyên hợp bộc lộ ở sự kết hợpgiữa ngôn từ với những mô hình nghệ thuật và thẩm mỹ khác như nhạc, vũ, động tác, hóatrang … mà trong sự phối hợp ấy ngôn từ đóng vai trò đa phần. Tính nguyên hợp là một hiện tượng kỳ lạ tự nhiên vốn có của một kiểu nghệ thuậtkhông chuyên. Nó là một yếu tố thuộc thực chất sống sót của loại thẩm mỹ và nghệ thuật nàychứ không phải do ai tự ý đặt ra. 6. Tính đa chức năngĐứng ở một góc nhìn nào đó, tính đa tính năng chính là hệ quả của tính nguyênhợp, hay nói cách khác, mỗi một yếu tố hợp thành tính nguyên hợp sẽ tạo nênnhững tính năng tương ứng. Tính nguyên hợp và tính đa công dụng vừa khácnhau vừa quan hệ mật thiết nhau. Có thể nói, cũng giống như văn học viết, văn học dân gian cũng có ba chứcnăng nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ và nghệ thuật. Tuy nhiên công dụng hầu hết và baoquát nhất trong những công dụng của văn học dân gian là công dụng thực hànhsinh hoạt. Để co thể nhận diện rõ tính năng này trong nghiên cứu và điều tra, ta chỉ có thểđưa tác phẩm quay trở lại với thực trạng diễn xướng của nó. Ví dụ bàiEm về sao được mà vềMái chèo chưa ráo trăng thề chưa soiHay : Ở đây cảnh sắc vui thayTrên chợ dưới bến gốc cây hữu tìnhsẽ cho ta tưởng tượng một thực trạng diễn xướng của phường đò, trai đò dọc, gáitrên bến. Hoặc : Yêu nhau chưa ráo mồ hôiChưa tan buổi chợ đã chia đôi ngã đườnglà câu hát trong thực trạng diễn xướng của phường buôn gánh vải. Nghe những câu hát ru, những bài đồng dao, công dụng thực hành thực tế sinh hoạtcàng biểu lộ rõ nét hơn. Chức năng thực hành thực tế hoạt động và sinh hoạt có một giá trị đặc biệt quan trọng và độc lạ, thểhiện rõkhi tác phẩm được sử dụng. Bởi văn học dân gian phát sinh, sống sót và lưutruyền đều gắn liền với mọi hoạt động giải trí của đời sống nhân dân ( lao động sảnxuất, chiến đấu, nghi lễ phong tục, hoạt động và sinh hoạt mái ấm gia đình, xã hội, đi dạo vui chơi … ) Với mục tiêu ích dụng, văn học dân gian có những tác động ảnh hưởng nhất định trong đờisống của nhân dân. 7. Tính truyền thốngTruyền thống giúp ứng tác thuận tiện và pháp luật khuôn khổ cho ứng tác. Trongsinh hoạt dân ca đôi lúc cùng một câu đối lại Open những câu đáp khácnhau. Chẳng hạn ta hãy lắng nghe hai tốp trai gái đối đáp với nhau : Ở đây thấp ruộng cao bờBên ấy có hát nghe nhờ vài câuBên nam đáp lại : Vẳng nghe tiếng hát đâu xaRằng trẻ hay già mà tiếng cũng xinh. Nhưng ở một cuộc hát đối đáp khác, lại có câu hát đáp như sau : Vẳng nghe tiếng hát đâu đâyĐể ta đáp chiếc thuyền mây đi tìmNhư vậy, hoàn toàn có thể xem đây là một trường hợp ứng tác để tạo ra một câu hát khác, nhưng cơ bản, dân gian vẫn dựa trên những yếu tố truyền thống cuội nguồn, những công thứctruyền thống để ứng tác. Vậy công thức truyền thống lịch sử là gì ? Trong giới phê bìnhnghiên cứu có nhắc đến thuật ngữ ” công thức Folklore ” như một cách gọi côngthức truyền thống cuội nguồn. Công thức Folklore là những kiểu mẫu không thay đổi, điển hìnhkhác nhau của truyền thống lịch sử ” Về thực ra, cần phải đưa vào khái niệm côngthức tổng thể những gì thường được lặp lại ; công thức bao hàm khái niệm về cáitiêu biểu, nổi bật so với thể loại ” ( A. Đauy – Dẫn theo Bùi Mạnh Nhị – Côngthức truyền thống lịch sử và đặc trưng cấu trúc của ca dao – dân ca trữ tình – Tạp chívăn học, số1 – 1997 ). Công thức Folklore phong phú về hình thái, dung tích, nộidung, ý nghĩa. Công thức hoàn toàn có thể là một từ, nhóm từ, dòng thơ hoặc nhóm dòngthơ. Có công thức thời hạn, khoảng trống. Có công thức diễn biến, trường hợp, nhân vật, vạn vật thiên nhiên. Có công thức mẫu đề, hình tượng Dấu hiệu chung củacông thức là ở sự tái diễn, tiêu biểu vượt trội, nổi bật. Cũng theo ông Bùi Mạnh Nhị, ” công thức Folklore là sự tinh lọc, kết tinh và điển hình hóa kinh nghiệm tay nghề vănhóa, xã hội, nghệ thuật và thẩm mỹ truyền thống lịch sử, bộc lộ quan điểm mỹ học của nhân dân “. Đối với Folklore, mọi người phát minh sáng tạo theo truyền thống lịch sử và cảm thụ theo truyềnthống. Truyền thống thấm đẫm vào mọi phương diện, yếu tố của văn học dângian, phản ánh những sự vững chắc không thay đổi tiêu biểu vượt trội của văn học dân gian. Công thức truyền thống lịch sử trong văn học dân gian đã tạo nên tính truyền thốngnhư một thuộc tính rất đặc trưng sống sót trong mối quan hệ mật thiết gắn bótương tác với những thuộc tính khác. Tính truyền thống lịch sử là khái niệm phản ảnh sựbền vững, những yếu tố ( nội dung và hình thức thẩm mỹ và nghệ thuật ) mang tính chấthằng số ( lặp đi lặp lại, không đổi khác hoặc ít đổi khác ) trong văn học dân giantừng địa phương, từng dân tộc bản địa cũng như toàn quả đât. Tính truyền thống cuội nguồn của văn học dân gian biểu lộ ở những phương diện như thểloại ( thể thơ lục bát truyền thống lịch sử ), kiểu truyện ( kiểu truyện người mồ côi, kiểutruyện người em út, kiểu truyện người xấu xí, kiểu truyện người dũng sĩ ), ngôn từ, hình tượng, hình ảnh ( ví dụ điển hình sự tái diễn của những hình ảnh trong cadao như trầu cau, rồng mây, trúc mai ), đề tài ( như những mẫu đề quen thuộccủa ca dao : Mười thương, chiều chiều, thân em, đêm qua ). Ngoài ra, tínhtruyền thống còn biểu lộ ở nội dung và nghệ thuật và thẩm mỹ, trong sáng tác và diễnxướng. Nó phản ánh quy luật phát minh sáng tạo và đặc trưng của văn học dân gian. Mỗitác phẩm dân gian đều kiến thiết xây dựng trên một loạt những yếu tố truyền thống lịch sử nên khitìm hiểu và nghiên cứu và phân tích, ta phải dựa vào mạng lưới hệ thống và khai thác những yếu tố trongcác mạng lưới hệ thống này. Đồng thời công thức truyền thống cuội nguồn cũng có mối quan hệ chặtchẽ với yếu tố hiện thực được phản ánh trong Folklore. Đây là một hiện thực đãđược truyền thống cuội nguồn tinh lọc, khái quát. Chẳng hạn để nói về một vùng quê giàuđẹp, con người lịch sự, giỏi giang, ca dao dân ca đã có sẵn một hiện thực, trong truyền thống cuội nguồn, biểu lộ ở những công thức địa điểm – cảnh sắc, địa điểm – sản vật, địa điểm – con người, như ” đường vô quanh quanh “, ” cảnh sắc hữutình “, ” như tranh họa đồ “, ” non xanh nước biếc “, ” nước ngọt gió hiền “, ” gạotrắng nước trong “, ” khoai ngọt sắn bùi “, ” dễ bề làm ăn “, ” trai hiền gái lịch “, ” gáiđảm trai tài ” Các công thức xếp hạng, bình giá như ” Đẹp nhất “, ” Đẹp thay “, ” Cao nhất “, ” Sâu nhất “, ” Thứ nhất “, ” Thứ nhì ” Công thức truyền thống cuội nguồn thường có tầng nền văn hóa, dân tộc bản địa học rất thâm thúy. Công thức ” trầu – cau ” gắn bó mật thiết với tục ăn trầu, mời trầu, dâng trầu củanhân dân. Từ đó hình thành một loạt những hình ảnh trầu cau như trầu gặp gỡ làmquen, trầu tỏ tình, trầu thề nguyền chung thủy, trầu tan vỡ, trầu gả bán tháchcưới Hay công thức ” cây đa ” có cội nguồn từ tục lệ thờ cúng Thành hoàng lâuđời ở những làng xã. Công thức ” bến sông “, ” con đò “, ” chiếc thuyền ” bắt rễ từ vănhóa sông nước của Việt Nam. Từ tầng nền văn hóa, dân tộc bản địa học đến ý nghĩacủa công thức truyền thống cuội nguồn là quy trình biến hóa, tái tạo sinh động. Việc tìm racái ” cốt “, cái ” lõi ” văn hóa khi nghiên cứu và phân tích là thiết yếu bởi đó là đời sống bề sâucủa những công thức bộc lộ trong từng tác phẩm. Nghiên cứu về những mẫu đề truyền thống lịch sử trong ca dao dân ca trữ tình, ta thấy, mỗi mẫu đề truyền thống cuội nguồn là một chỉnh thể thống nhất. Nó là văn cảnh đơn cử, trực tiếp của bài ca. Cấu trúc của bài ca là sự hoạt động từ công thức truyềnthống này đến công thức truyền thống lịch sử khác, trên cơ sở lao lý ngặt nghèo củamẫu đề. Ta thử đọc hai bài ca dao khác nhau nhưng có cùng một mẫu đề ” Ướcmuốn – hóa thân ” : Ước gì anh hóa ra hoa, Để em nâng lấy rồi mà cài khăn. Ước gì anh hóa ra chănĐể cho em đắp, em lăn em nằm. Ước gì anh hóa ra gương, Để cho em cứ ngày thường em soi. Ước gì anh hóa ra cơi, Để cho em đựng cau tươi trầu vàng. Và bài : Ước gì mình biến ra ao, Ta biến ra cá lượn vào, lượn ra. Ước gì mình biến ra hoa, Ta biến ra bướm bay ra bay vào. Ước gì mình biến ra cau, Ta biến ra trầu, ta bổ mình ăn. Hai bài ca dao trên vừa có hiện tượng kỳ lạ lặp lại vừa không có. Như vậy mỗi mẫuđề là một tập hợp mở những công thức cụ thể trên cơ sở pháp luật của mẫu đề. Đặc điểm này là một trong những nguyên do khiến ca dao dân ca nói riêng vàcác thể loại khác của văn học dân gian nói chung một mặt vẫn giữ được tínhtruyền thống, mặt khác vẫn được phát minh sáng tạo không ngừng. Văn học dân gian được ưa thích vì đã gia nhập được vào truyền thống cuội nguồn tập thể, vào sự hoạt động chung của sáng tác dân gian. Đó là cơ sở để làm nảy nở tácphẩm mới theo quỹ đạo của nó. 8. Tính quốc tế, tính dân tộc bản địa, tính địa phương8. 1. Tính quốc tế : Trong văn học dân gian của những dân tộc bản địa khác nhau, ta thấy có nhiều yếu ttương đồng nhau như đề tài, diễn biến, kiểu loại nhân vật, type ( 1 ), motip ( 2 ) … Đó là tính quốc tế của văn học dân gian. Chẳng hạn văn học dân giancủa những dân tộc bản địa đều có những thể loại cơ bản như tục ngữ, câu đố, dân ca, truyện cổ tích, truyền thuyết thần thoại, thần thoại cổ xưa … Trong truyện cổ tích, một đặc điểmchung thường thấy là tham vọng cái thiện, cái chính nghĩa sẽ thắng lợi cái ác, cái gian tà, nhân vật mồ côi khi nào cũng giành được một sự chăm sóc đặc biệtnhư Lọ Lem của Đức, cô Tấm của Việt Nam. Trong thần thoại cổ xưa, ý niệm vàcách lý giải về quốc tế cũng có nhiều sự trùng hợp mê hoặc ( Ví dụ Thần Trụ trờicủa Việt Nam và Thần Bàn Cổ của Trung Quốc ). Sở dĩ có hiện tượng kỳ lạ này là bởi những dân tộc bản địa hoàn toàn có thể ở những vương quốc khác nhaunhưng lại có chung một nguồn gốc nhân chủng, có sự giao lưu văn hóa và đãtrải qua những hình thế kinh tế tài chính – văn hóa – xã hội giống nhau. Vì thế nên tư duy vàcách tiếp đón thời đại của họ lại có những nét giống nhau, tương đương nhau. Từ đó phát sinh hiện tượng kỳ lạ một số ít yếu tố nội dung và hình thức trong văn họcdân gian trùng khớp nhau như đã trình diễn. 8.2. Tính dân tộc bản địa : Tính dân tộc bản địa nằm ngay trong sự tương đương của tính quốc tế. Chính từ nhữngmotip tươngđồng của Folklore ở nước này hay nước kia mà ta nhận ra sắc tháidân tộc của Folklore mỗi nước. Trong những thể loại giống nhau, những đề tàivà chủ đề chung, những kiểu truyện và kiểu nhân vật tương đương, bên cạnh sựgiống nhau hay gần nhau ( tính quốc tế ) lại tiềm ẩn không ít những đặc điểmriêng mang truyền thống một dân tộc bản địa. Nói cách khác, có hiện tượng kỳ lạ vừa giống nhaunhưng vừa khác nhau giữa những tác phẩm văn học dân gian. Chẳng hạn khi sosánh Tấm Cám và Lọ Lem, ngoài những yếu tố tương đương như vừa kể trên, tathấy nhân vật Tấm và 1 số ít chi tiêt, tính huống trong Tấm Cám mang bản sắccủa dân tộc bản địa Việt Nam ( Bắt cá, trẩy hội, quả thị, têm trầu cánh phượng ) mà LọLem không có. Và tất yếu Lọ Lem cũng có những nét riêng của dân tộc bản địa Pháp ( hạt dẻ, dạ hội quý tộc, váyđầm, cỗ xe ngựa ) Vậy tính dân tộc bản địa là những yếu tố độc lạ mang truyền thống riêng không liên quan gì đến nhau so vớinhững nét tương đương chung của tính quốc tế. 8.3. Tính địa phương : Nếu tính dân tộc bản địa là riêng so với tính quốc tế thì tính địa phương lại là riêng sovới tính dân tộc bản địa. Tính địa phương sống sót ngay trong tính dân tộc bản địa. Đó là nhữngsắc thái văn hóa riêng ở một địa phương. Trong văn học dân gian, tính địaphương là cơ sở để phân vùng và xác lập ranh giới giữa những vùng văn học dângian mỗi vương quốc, mỗi dân tộc bản địa. Nó góp thêm phần làm tăng sự phong phú và đa dạng và đa dạngcủa văn học dân gian mỗi dân tộc bản địa chứ không hề phá vỡ sự thống nhất bềnvững của tính dân tộc bản địa. Ví dụ những bài ca dao trình làng những địa điểm gắnliền với những sản vật độc lạ đặc trưng ở từng vùng miền biểu lộ rất rõ nétthuộc tính này : – Cần Thơ gạo trắng nước trongAi đi đến đó lòng không muốn về – Muốn ăn bông súng mắm khoGhé về Đồng Tháp ăn cho đã thèmHay là đặt vào mối quan hệ với tính dân tộc bản địa, ta thấy dị bản Tấm Cám lưu hànhở Nam bộ không có hội hè khét tiếng như bản kể ở Bắc bộ mà lại mang nhữngmàu sắc vắn hóa riêng của vùng sông nước phương Nam. ( 1 ) : Type : Chỉ một tập hợp của nhiều mẩu truyện dân gian có chung một cốt kểvới toàn bộ dị bản của nó và trở thành một kiểu truyện độc lập ( Phân biệt với cáckiểu truyện khác ) ( 2 ) : Motip : Thuật ngữ chỉ vào những khuôn, dạng, kiểu trong sự diễn đạt bằng lời, bằng hình ảnh hay bằng mẫu đề của những truyện tự sự và thơ ca trữtình dângian. Ở Trung Quốc, người ta dịch motip thành ” mẫu đề “. CHƯƠNG 3 : VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM : 1.1. Trước Cách mạng tháng Tám : Từ thời Bắc thuộc, đã có một số ít truyện cổ dân gian Việt Nam được ghi rải ráctrong 1 số ít sách do quan lại Trung Quốc viết nhưng ở đây chỉ là nhân việcchép chuyện quản lý rồi ghi vài nét về việc họ nghe, họ biết mà thôi. Đời Lý – Trần, những nhà nghiên cứu mở màn quan tâm sưu tập truyện cổ như những tácphẩm “ Việt điện u linh ” của Lý Tế Xuyên, “ Lĩnh Nam chích quái ” của Trần ThếPháp. Đời Lê về sau có “ Truyền kỳ mạn lục ” của Nguyễn Dư, “ Tục truyền kỳ ” của Đoàn Thị Điểm, “ Tang thương ngẫu lục ” của Phạm Đình Hổ – Nguyễn An, “ Truyền văn tân lục ” của Nguyễn Diễn Trai, “ Tân truyền kỳ lục ” của Phạm QuýThích, “ Thoái thực ký văn ” của Trương Quốc Dung, “ Bản Quốc dị văn lục ” củatác giả khuyết danh … Nhưng tổng thể đều bằng chữ Hán. Chữ Nôm được ghichép sau, rải rác trong “ Thiên Nam ngữ lục ” ( thế kỷ XVII ) “ Việt Nam phong sử ” của Nguyễn Văn Mại, “ An Nam phong thổ thoại ” của Trần Tất Văn, “ Đại Namquốc túy ” của Ngô Giáp Đậu … Tuy nhiên, những tác phẩm đã nêu chỉ mới dừng lạiở việc làm sưu tầm có đặc thù kể chuyện ( chứ không phải nghiên cứu và điều tra ), chưaphân biệt tinh lọc nội dung và những thể loại văn học dân gian. Mặc dù vậy, chúng cũng rất thiết yếu cho việc điều tra và nghiên cứu sau này. Đến thời Pháp thuộc, khi chữ Quốc ngữ thông dụng, những cha cố, những học giảquan lại Pháp đã triển khai 1 số ít khu công trình nghiên cứu và điều tra. Nổi bật hơn cả là “ Truyện đời xưa ” và “ Truyện khôi hài ” của Trương Vĩnh Ký, “ Truyện giải buồn ” của Huỳnh Tịnh Của, “ Truyện khôi hài ” của Trần Phong Sắc, “ Tục ngữ phongdao ” và “ Truyện cổ nước Nam ” của Nguyễn Văn Ngọc, “ Kinh thi Việt Nam ” củaTrương Tửu … Cùng 1 số ít bài điều tra và nghiên cứu, bài báo về văn học dân gian đăngtrên Nam Phong, Thanh Nghi, Tri Tân … 1.2. Sau Cách mạng tháng Tám : Có thể kể đến một số ít tác phẩm tiêu biểu vượt trội như “ Chủ nghĩa Mác và yếu tố Vănhóa Việt Nam ” của Trường Chinh ( trong đó có bàn về văn học dân gian ), “ Lượckhảo về truyền thuyết thần thoại Việt Nam ” và “ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam ” củaNguyễn Đổng Chi, “ Tục Ngữ – Ca dao – dân ca ” của Vũ Ngọc Phan … Và rấtnhiều những khu công trình sưu tầm điều tra và nghiên cứu về văn học dân gian được công bốtrên báo, tạp chí ( Tạp chí Văn học, Tạp chí văn hóa dân gian, Tạp chí nghiêncứu lịch sử vẻ vang … ). Thời gian gần đây, những chuyên viên đầu ngành về văn học dân gian tiếp tụcnghiên cứu và đã công bố nhiều khu công trình có giá trị. 2. SƠ LƯỢC TIẾN TRÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN CỦA NGƯỜI VIỆT : 2.1. Thời kỳ tiền Hùng Vương ( trước thế kỷ VII TCN ) Theo quan điểm của một số ít nhà nghiên cứu đầu ngành, cách nay khoảng chừng ba đếnbốn ngàn năm, những lớp truyền thuyết thần thoại tiên phong ( thần thoại cổ xưa suy nguyên ) của ngườiViệt sinh ra. 2.2. Thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc ( từ khoảng chừng thế kỷ VII đến thế kỷ II TCN ) : Thời kỳ này, truyền thuyết thần thoại tăng trưởng và được hệ thống hóa, thuyền thuyết hóa đểgiải thích nguồn gốc dân tộc bản địa và phản ánh quy trình dựng nước và giữ nước củangười Lạc Việt ( Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sơn Tinh Thủy Tinh, Sự Tích bánhchưng bánh dày, Sự tích dưa hấu, Thánh Gióng, An Dương Vương … ) Cũng thời kỳ này, những hình thức tiên phong của cổ tích phản ánh xung đột tronggia đình cũng Open ( Trầu cau ). Riêng văn vần, dân ca cổ … chắc như đinh đã cónhưng không lưu giữ được. 2.3. Thời kỳ Bắc thuộc ( thế kỷ II TCN đến năm 938 ) : Các sáng tác thời kỳ Văn Lang Âu Lạc liên tục lưu truyền, tăng trưởng đồng thờinảy sinh nhiều sáng tác dân gian mới. Truyền thuyết lịch sử vẻ vang xoay quanh cácanh hùng cứu nước ( Hai bà Trưng, Bà Triệu, Lê Bôn, Triệu Quang Phục, PhùngHưng, Mai Hắc Đế … ). Riêng những truyện cổ tích phản ánh xung đột gia đìnhvà nỗi đau khổ của con người trong đời sống xã hội chắc như đinh tăng trưởng hơnthời kỳ trước ( nhưng rất khó xác lập ). Và không hề không nói đến ca dao, tụcngữ lúc này chắc như đinh đã rất nhiều mẫu mã. 2.4. Thời kỳ phong kiến tự chủ ( thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX ) : 2.4.1. Bộ phận sinh ra trước thời phong kiến tự chủ : Có thể phân thành hai loại, những sáng tác truyền miệng có từ trước thời phongkiến tự chủ được sưu tầm và ghi chép bằng chữ Hán Nôm trong thời phong kiếntự chủ. Và những sáng tác truyền miệng có từ trước thời phong kiến tự chủđược sưu tầm và ghi chép bằng chữ Quốc ngữ từ thế kỷ XX đến nay. 2.4.2. Bộ phận sinh ra trong thời phong kiến tự chủ : Theo những tài liệu còn lại thì bộ phận này được ghi chép và sưu tầm hoặc chuyểnthể trong thời kỳ ấy. Bên cạnh đó, bộ phận này cũng gồm có những tác phẩmvăn học dân gian được ghi chép từ đầu thế kỷ XX đến nay. 2.5. Thời kỳ cận tân tiến ( Từ đầu thế kỷ XX đến nay ) Đó là những tác phẩm sưu tầm và nghiên cứu và điều tra trong thời Pháp thuộc và giaiđoạn từ Cách mạng tháng Tám đến nay. 3. TÍNH CHẤT ĐA SẮC TỘC CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM : Cộng đồng dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc bản địa mà mỗi dân tộc bản địa có sáng tác dângian ( Folklore ) và sáng tác văn học dân gian với nội dung và thẩm mỹ và nghệ thuật phongphú và độc lạ khác nhau. Tính chất đa sắc tộc của văn học dân gian Việt Nambao gồm tính quốc tế, tính đa dân tộc bản địa biểu lộ nét chung của văn học dân gianViêt Nam và quốc tế ; đồng thời biểu lộ sắc tố riêng của từng dân tộc bản địa ( sắctộc ) Trong văn học dân gian Viêt Nam, văn học dân gian người Việt ( Kinh ) là bộphận lớn nhất, tiêu biểu vượt trội nhất. Còn văn học dân gian những dân tộc bản địa ít người, vềcông tác sưu tầm lẫn nghiên cứu và điều tra tuy chưa bằng văn học dân gian Việt ( Kinh ) nhưng đó lại là một kho tàng quý giá rực rỡ. Ví dụ : Sử thi “ Đẻ đất đẻ nước ” ( Mường ), “ Tiếng hát làm dâu ” ( H ’ Mông ), “ Tiễndặn tình nhân ” ( Thái ), “ Đam San ” “ Xing Nhã ” ( Tây nguyên ). Những tác phẩmtiêu biểu này sẽ được ra mắt trong chương ” Văn học dân gian những dân tộc bản địa ítngười “. 4. HỆ THỐNG THỂ LOẠI CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM : 4.1. Sự phân loại tự nhiên, tự phát của quần chúng : Sự phân loại này diễn ra hầu hết theo những tên gọi tự phát nhằm mục đích xác lập chủyếu về mặt hình thức, thể loại. Ví dụ : Truyện đời xưa, Truyện Trạng, Câu đố, Ví, Bài vè, Bài ca ( Hát Quan họ, hát Trống quân, hò Sông Mã, hò Giã gạo … hay hòGò Công, hò Bạc Liêu … ). Chính cho nên vì thế mà cách phân loại này chưa khoa học, đồng điệu và khái quát. Tấtnhiên, cũng vì thế mà những tên gọi đó không thuận tiện cho việc điều tra và nghiên cứu, nhiều lúc còn làm phức tạp hơn công tác làm việc sưu tầm văn học dân gian. 4.2. Những cách phân loại của những nhà nghiên cứu : Trong 1 số ít khu công trình văn học dân gian, những nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiềucách phân loại khác nhau, theo những tiêu chuẩn khác nhau. Dưới đây, xin giớithiệu 1 số ít cách phân loại tiêu biểu vượt trội để tiện cho việc tìm hiểu thêm, so sánh, đốichiếu. 4.2.1. Hoàng Tiến Tựu : STTPhươngthứcbiểudiễnPhươngthứcphản ánhThể loại ( theo tên gọi truyềnthống ) 1 Nói Luân lý Tục ngữ, câu đố2 Kể Tự sựCác loại truyện kể dân gian ( thầnthoại, thần thoại cổ xưa, cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn … ), vè tựsự. 3 Hát Trữ tìnhCác loại dân ca, ca dao và vè trữtình. 4 Diễn KịchCác loại thẩm mỹ và nghệ thuật sân khấudân gian ( Chèo, tuồng đồ … ) 4.2.2. Đỗ Bình Trị : Cấp độphân loạiDanh phápTự sự ( truyện kể, thơ ca, kểchuyện, lời nói vần vè … ) Trữ tình ( ca dao, dânca ) Kịch ( cakịch, tròdiễn dângian ) Nhóm thểloạiVăn xuôitự sự ( kể ) Thơ ca tựsự ( ca ) Câunói vầnvèThơ catrữ tìnhnghi lễThơ caT. tình phinghi lễThầnthoại, sửthi, Tr. thuyết, truyện cổtích, tr. ngụngôn, truyệncười. Vè lịch sử dân tộc, sử thi, vèthế sự, vèthan thân, vè cho trẻem, truyệnthơ. Tụcngữ, câu đố, câuphùchú. Bài canghi lễlao động, bài canghi lễsinh hoạt, bài canghi lễ tếthần. Bài ca laođộng, bàica sinhhoạt, bàica giaoduyên. Chèo, tuồng đồ, trò diễncó tíchtruyện. 4.2.3. Đinh Gia Khánh – Chu Xuân Diên : Tự sự dân gian. Trữ tình dân gian. Kịch, sân khấu dân gian. Lời ăn lời nói của nhân dân. 4.3. Các thể loại : Ở đây, cách sắp xếp những chương trong phần ” những thể loại văn học dân gian ViệtNam ” của chúng tôi chính là một cách phân loại để tiếp cận văn học dân gianViệt Nam. Theo đó, những thể loại gồm có : Thần thoại và truyền thuyết thần thoại Truyện cổ tích Truyện cười và truyện ngụ ngôn Tục ngữ và câu đố Ca dao dân ca Vè Sân khấu dân gian Một số thể loại văn học dân gian những dân tộc bản địa ít người. PHẦN THỨ HAI : CÁC THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIANVIỆT NAMCHƯƠNG 1 : THẦN THOẠI VÀ TRUYỀN THUYẾTThần thoại1. KHÁI NIỆM THẦN THOẠI : Theo SGK 10 tập 1, ông Chu Xuân Diên cho rằng Thần thoại là những truyện kểhoang đường về những vị thần, những nhân vật anh hùng, những nhân vật phát minh sáng tạo vănhoá, phản ảnh nhận thức và sự tưởng tượng của người thời cổ về nguồn gốc củathế giới và đời sống con người. Còn theo ông Đỗ Bình Trị, Thần thoại là nhữngtruyện kể về sự tích những “ thần ”, do người thời cổ tưởng tượng ra nhằm mục đích giải thíchnguồn gốc ý nghĩa của 1 số ít hiện tượng kỳ lạ tự nhiên và xã hội được coi là cóquan hệ mật thiết đến sự sống còn của tập thể thị tộc bộ lạc. Về khái niệm thần thoại cổ xưa, phần nhiều những quan điểm của những nhà nghiên cứu đều gặpnhau và thống nhất với nhau. Thần thoại là những truyện kể hoang đường, kỳảo, kể về những nhân vật chính là những vị thần – có cả những nhân vật đượcsùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với những vị thần ( E. M. Mê-lê – tin-xki ) thamgia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập quốc tế và những tác nhân của nó nhưthiên nhiên và văn hoá. Thần thoại là giải pháp cơ bản để khám phá quốc tế, phản ảnh cảm xúc, sự hiểu biết về quốc tế của thời đại sinh ra nó. Nói đến những vị thần trong truyền thuyết thần thoại là nói đến nhân vật TT đại diện thay mặt chosức mạnh của thiên hà ( Trời, Đất, Sông, Biển …. ), họ có lai lịch, diện mạo, hànhđộng, hoạt động giải trí và những quan hệ của những thần với nhau. Họ có sức mạnh và đạidiện cho sức mạnh, tạo ra mọi vật. Nhân vật thần thoại cổ xưa, ngoài những vị thần tạolập ngoài hành tinh còn là những nhân vật phát minh sáng tạo văn hoá, những anh hùng dũng sĩ thời cổđại, những nhân vật anh hùng thần linh, những nhân vật phát minh sáng tạo văn hoá thần linh, những nhân vật siêu nhiên không có trong trong thực tiễn Từ những nhân vật hoangđường, kỳ ảo này, Thần thoại lý giải nguồn gốc ngoài hành tinh, hiện tượng kỳ lạ tự nhiên, sự hình thành muôn loài và sự hình thành của những tộc người, phản ảnh quanniệm của con người cổ về quốc tế tự nhiên và đời sống xã hội con người. Thần thoại là trí tưởng tượng gắn liền với những ý niệm cổ mà người xưadùng để lý giải quốc tế, coi tổng thể mọi hiện tượng kỳ lạ đều do sức mạnh thần linhchi phối, tương khắc và chế ngự … 2. SỰ RA ĐỜI CỦA THẦN THOẠI : 2.1. Thời gian sinh ra : Thần thoại là một loại tự sựdân gian sinh ra và tăng trưởng trong thời công xãnguyên thuỷ, khi trình độ về mọi mặt của con người còn rất thấp, ngôn từ cònnghèo, sự tiếp xúc giao lưu văn hóa còn hạn chế ( Ở Việt Nam, thời kỳ đó là thờitiền Hùng Vương, trước khi lập nước Văn Lang, cách đây trên 3000 năm ). 2.2. Nguyên nhân sinh ra : Thần thoại phát sinh do nhu yếu lý giải những hiện tượng kỳ lạ tự nhiên và xã hội củacon người thời tiền sử. Ở đó, vạn vật thiên nhiên vừa thân mật vừa rình rập đe dọa người nguyênthủy, thức tỉnh khát vọng mày mò, lý giải, chinh phục tự nhiên. Và thầnthoại là hiệu quả, là thành tựu tò mò tự nhiên của người thời cổ. Với nănglực tư duy hạn chế, thế giới quan thần linh, cảm nhận sự vật còn ngây thơ chấtphác, người nguyên thủy đã lý giải mọi thứ bằng cách quy vào hoạt độngcủa quốc tế thần linh để từ đó nhào nặn quốc tế tự nhiên trong trí tưởng tượngcủa mình ( Những Thần trụ trời, Thần Mưa, Thần Gió, Thần Sét, Thần Biển ) Vì vậy, thần thoại cổ xưa là hàng loạt những hoạt động giải trí nhận thức và là kho tàng tri thứccủa con người trong hình thái xã hội công xã nguyên thuỷ. Họ nhận thức thựctại khách quan và đã vấn đáp – dù còn sai lầm đáng tiếc – những câu hỏi : Tại sao ? Như thếnào ? về thực tại khách quan. 2.3. Một số ý niệm nguyên thuỷ gắn liền với sự sinh ra của thần thoại cổ xưa : Thần thoại sinh ra vào một thời kỳ rất rất lâu rồi – thời mà trình độ nhận thức củacon người còn rất hạn chế. Sự hiểu biết về quốc tế tự nhiên còn rất mù mờ. Thếgiới tự nhiên và con người vẫn còn là một bức màn huyền bí, kỳ bí. Từ những hiệntượng rất thông thường của tự nhiên như ngày và đêm đến những dịch chuyển địachấn kinh khủng như động đất, núi lửa, sóng thần Tất cả đã tạo thành mộtsức mạnh vạn vật thiên nhiên huyền bí và kinh hoàng đến mức siêu nhiên. Thế giới ấy vừalàm cho người thời cổ sợ hãi vừa làm cho họ khao khát lý giải, tò mò. Điều ấy đã làm cho sự khai sinh truyền thuyết thần thoại mang theo dấu vết của rất nhiềuquan niệm cổ mà việc điều tra và nghiên cứu văn học dân gian buộc phải chăm sóc tới mộtcách tráng lệ và khoa học. Nó cũng nói lên rất rõ đặc trưng nguyên hợp củavăn học dân gian ( như đã trình diễn ở phần thứ nhất – Bài khái quát nhập môn ). Trước hết là ý niệm ” Vạn vật hữu linh “, tức là vạn vật sống sót trên thế giớinày bản thân nó đều có linh hồn. Hay nói cách khác, mỗi vật thể, mỗi hiệntượng tự nhiên đều ẩn náu một tâm hồn mà mắt thường không nhìn thấy. Điềunày lý giải vì sao trong thần thoại cổ xưa và thậm chí còn cả những thể loại sinh ra muộnhơn sau này như thần thoại cổ xưa, cổ tích, loài vật hay con vật đều có tâm hồn vàsuy nghĩ như người. Quan niệm ” Vật tổ Tô tem “, cũng là một ý niệm cổ để lại dấu ấn trong thầnthoại. Quan niệm này cho rằng mỗi bộ lạc, thị tộc đều được sinh ra từ một convật hay một loài thảo mộc nào đó. Từ đó đưa đến tục thờ tổ, tức là thờ con vậthoặc loài thảo mộc ấy. Trong thần thoại cổ xưa, vì vậy, sống sót những vị thần là một convật hoặc một loài thảo mộc nào đấy mà có sức mạnh khác thường, có nhữngnăng lực kỳ lạ tác động ảnh hưởng đến đời sống của con người và vạn vật khác. Tương tựnhư thế là ý niệm ” Bái vật giáo ” tức là mỗi bộ lạc, thị tộc tôn thờ một sự vậthiện tượng tự nhiên nào đó như thờ thần núi, thần sông chẳng hạnKế tiếp là ý niệm ” Vạn vật tương giao “, người cổ cho rằng con người cũnglà một phần của tự nhiên ( vạn vật nhất thể ), được sinh ra từ tự nhiên và gắn bóvới tự nhiên. Con người hoàn toàn có thể biến thành một thực thể khác nhưchim muông, cây, cỏ, hoa, lá …. và ngược lại. Trong truyền thuyết thần thoại và cả những thể loại tự sự dângian sinh ra muộn hơn đều có hiện tượng kỳ lạ này tham gia vào câu truyện như mộtchi tiết không hề thiếu ( thậm chí còn trở thành một motip về sự hóa thân, làm chocâu chuyện đậm đà chất thần thoại cổ xưa, hoang đường, huyền ảo hơn ) Cuối cùng, những ý niệm về tôn giáo cũng tạo nên mối quan hệ không thểtách rời giữa truyền thuyết thần thoại và tôn giáo. Cả hai có quan hệ về nguồn gốc nhưnghoàn toàn khác nhau về thực chất. Chính bởi điều này mà 1 số ít thần thoạiđược tôn giáo sử dụng và biến thành những truyện kể tôn giáo ( những truyệnkể Phật giáo, Bà la môn ). 3. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI CƠ BẢN CỦA THẦN THOẠI : 3.1. Điều kiện xã hội của truyền thuyết thần thoại : Như trên đã nói, thực tiễn của loài người ở hình thái công xã nguyên thủy đãthúc đẩy sự phát sinh trí tưởng tượng của họ và từ đó phát sinh truyền thuyết thần thoại. Tư duy người nguyên thủy được phát sinh trên cơ sở phản ảnh những quan hệcủa những hiện tượng kỳ lạ của thực tại khách quan với con người trải qua lao động. Ở đó có mối quan hệ giữa nhu yếu nhận thức và nhu yếu tiếp xúc ; giữa kinhnghiệm và sự khẳng định chắc chắn mình ; sự sợ hãi và khát vọng chinh phục … 3.2. Tính nguyên hợp của truyền thuyết thần thoại : Tính nguyên hợp là đặc thù điển hình nổi bật của thần thoại cổ xưa. Bởi lẽ ta thấy ở thần thoạisự biểu lộ của nhiều nghành nghề dịch vụ, nhiều yếu tố khác nhau. Thần thoại vừa là khoahọc sơ khai hình thành và tăng trưởng trọn vẹn tự phát nhằm mục đích lý giải quốc tế ; vừa là tôn giáo nguyên thuỷ phản ánh sự sùng bái tự nhiên của người xưa ; vừalà nghệ thuật và thẩm mỹ “ vô ý thức ” của người cổ đại. Trong truyền thuyết thần thoại còn chứa đựngmầm mống của triết học, lịch sử vẻ vang, lao lý … 3.3. Chức năng cơ bản của truyền thuyết thần thoại : Là một thể loại tiêu biểu vượt trội của văn học dân gian, truyền thuyết thần thoại có những tính năng tiêubiểu của một tác phẩm văn học dân gian. Tuy nhiên, những tính năng của thầnthoại lại có những đặc trưng riêng khó hoàn toàn có thể lầm lẫn được. Đó là công dụng nhận thức – dù nhận thức trong truyền thuyết thần thoại ở buổi đầu còn rấtsai lầm. Sự nhận thức đó biểu lộ ở hai phương diện : Nhận thức thực tiễnkhách quan ( nhận thức những gì đang sống sót, đang xảy ra ) và nhận thức suynguyên ( nhận thức những gì thuộc về nguồn gốc của thiên hà, của con người, củavạn vật, muôn loài ). Đó cũng là tính năng hoạt động và sinh hoạt thực hành thực tế như một phương pháp sống sót – rađời, lưu truyền và diễn xướng – của truyền thuyết thần thoại. Không nằm khuôn cứng nhưtrong những văn bản sưu tầm về văn học dân gian lúc bấy giờ, đời sống của mộttác phẩm truyền thuyết thần thoại đích thực luôn gắn liền với những hoạt động giải trí lễ nghi, có màusắc tôn giáo ma thuật Những hình thức đó tham gia trực tiếp vào hoạt độngsinh hoạt lao động sản xuất và đời sống của người thời cổ. Ở truyền thuyết thần thoại, đặc biệt quan trọng, ta còn hoàn toàn có thể nhận ra tính năng thẩm mỹ và nghệ thuật của nó. Đó làsự bộc lộ cái hoang đường của nhận thức là trí tưởng tượng lãng mạn và khátvọng đẹp tươi vươn tới chinh phục tự nhiên ( mỹ học gọi là hướng đến cái đẹp, cái hùng vĩ ). Từ đó, thần thoại cổ xưa đã phát minh sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuậtthẩm mỹ cao – dù sự phát minh sáng tạo này không phải khi nào cũng là tự giác ( màthường là tự phát ) 4. PHÂN LOẠI : Có rất nhiều cách phân loại khác nhau về thần thoại cổ xưa. Nhưng điều dễ nhận thấyđó là theo 1 số ít nhà nghiên cứu, có 1 số ít tiểu loại của thần thoại cổ xưa mang dấuấn của thể loại thần thoại cổ xưa. Như vậy, trong thực tiễn phân loại trong khoa nghiên cứuvăn học dân gian đã biểu lộ mối quan hệ rất thân mật giữa truyền thuyết thần thoại và truyềnthuyết. Trong tài liệu này, những cách phân loại mà chúng tôi sắp liệt kê dướiđây chỉ để tạo điều kiện kèm theo thuận tiện cho việc tìm hiểu thêm thêm về thể loại này. Riêng cách sắp xếp những chương, bài cũng nói lên quan điểm của chúng tôi rằngthần thoại và truyền thuyết thần thoại là hai thể loại khác nhau nhưng có tương quan mậtthiết với nhau – đặc biệt quan trọng là quan hệ thừa kế, chuyển tiếp. Theo ông Đỗ Bình Trị, truyền thuyết thần thoại có hai nhóm, đó là Thần thoại suy nguyên và Thần thoại phát minh sáng tạo vănhoá. Có thể hiểu một cách ngắn gọn như thế này. Thần thoại suy nguyên là nhữngthần thoại lý giải nguồn gốc của một sốsự vật, hiện tượng kỳ lạ tự nhiên và xã hộimà con người thời cổ nói chung cho là có quan hệ đến sự sống còn của họ. Thần thoại suy nguyên làm trách nhiệm lý giải tự nhiên đồng thời cũng nói lên sựhòa nhập của con người với tự nhiên, từ đó chứng minh và khẳng định những phẩm chất tốtđẹp cao quý của con người. Về truyền thuyết thần thoại phát minh sáng tạo văn hóa, đây là những truyện kể về ” những anh hùngvăn hóa ” – những con người đã lập nên những chiến công, kỳ tích, những điềukỳ diệu để tạo lập đời sống tốt đẹp hơn. Chẳng hạn những kỳ tích tàn phá yêuquái, trừ thú dữ, tìm hiểu và khám phá đất đai, lập làng bản, tìm lửa, sản xuất công cụ sảnxuất và chiến đấu của những anh hùng. Qua đó biểu lộ những tham vọng, khátvọng của con người về đời sống ấm no tốt đẹp hơn. Để lý giải sự giao nhaugiữa truyền thuyết thần thoại và truyền thuyết thần thoại, ông Đỗ Bình Trị cho rằng, một bộ phận củathần thoại phát minh sáng tạo văn hóa, về sau, đã được lịch sử vẻ vang hóa để tạo thành truyềnthuyết. Như vậy là, theo ông, một số ít truyền thuyết thần thoại có nguồn gốc thần thoại cổ xưa. Vàđây là một quan điểm đáng quan tâm. Cũng giống hệt không ít với quan điểm trên, ông Chu Xuân Diên cũng có cáchphân chia gần gủi nhưng chỉ khác nhau về cách định danh tiểu loại. Ông chiathần thoại ra thành hai loại. Đó là truyền thuyết thần thoại suy nguyên luận và thần thoại cổ xưa lịchsử. Ở đây, tất cả chúng ta hoàn toàn có thể như nhau với cách phân loại có phần đơn cử hơn củaông Hoàng Tiến Tựu. Lấy tiêu chuẩn là lý giải nguồn gốc theo những loại đối tượngkhác nhau, ông phân thành bốn loại truyền thuyết thần thoại khác nhau. Bốn tiểu loại ấy làThần thoại về nguồn gốc ngoài hành tinh và những hiện tượng kỳ lạ tự nhiên ; Thần thoại vềnguồn gốc những loài sinh vật ; Thần thoại về nguồn gốc con người và nguồn gốccác dân tộc bản địa và ở đầu cuối là Thần thoại về anh hùng phát minh sáng tạo văn hoá, thuỷ tổcác nghề. 5. THẦN THOẠI VIỆT NAM : 5.1. Về thuật ngữ : Cách gọi ” Thần thoại Việt Nam ” nhằm mục đích để số lượng giới hạn một biên giới hành chính củamột vương quốc hiện đại để trình diễn – có tính hồi cố – kho tàng thần thoại cổ xưa củanhiều dân tộc bản địa khác nhau ở Việt Nam ( 54 dân tộc bản địa và người Việt chiếm 90 % ) màở đó chưa thật sự có sự như nhau về hình thái kinh tế tài chính xã hội. Tuy nhiên, cácdân tộc đã sống sót khá ổnđịnh trong chiều dài lịch sử vẻ vang, có nhiều mối quan hệ tiếpxúc về văn hoá và cội nguồn. “ Thần thoại Việt Nam ” với thời kỳ phồn thịnh của nó đã một đi không trở lại Việcdựng được bức tranh chân thực, đúng chuẩn một cách tuyệt đối của thần thoạiViệt Nam là một việc làm không hề. Tuy nhiên bằng sự nổ lực cùng tình yêu vàlòng tự hào về vốn quý văn hóa dân gian Việt Nam nói chung và thần thoại cổ xưa ViệtNam nói riêng, những nhà nghiên cứu đã không ít phác họa được Kho tàng thầnthoại Việt Nam. Và để làm được điều này, một việc làm tốn rất nhiều thời gianvà tâm sức, những nhà nghiên cứu đã dựng lại từ nhiều nguồn tài liệu về dân tộchọc và những mô hình thẩm mỹ và nghệ thuật dân gian khác. 5.2. Nội dung của thần thoại cổ xưa Việt Nam : 5.2.1. Phản ảnh ý niệm và sự nhận thức về quốc tế của người Việt cổ : a. Hình dung về thiên hà : Do chưa có đủ điều kiện kèm theo để nhận thức được đúng đắn, vừa đủ và đúng chuẩn vềtự nhiên, về thiên hà, người Việt cổ cũng như những dân tộc bản địa khác trên quốc tế, trongthời kỳ thơ ấu, đã sùng bái tự nhiên, coi tự nhiên như một thế lực siêu nhiên màở đó quốc tế thần linh sống sót, chi phối và tinh chỉnh và điều khiển mọi thứ ( Thần Trụ trời, Thần Mưa, Thần Gió … ). Bản chất những thần đều là những hiện tượng kỳ lạ, nhữngsức mạnh có thực trong quốc tế tự nhiên được thần linh hóa một cách vô ý thứctheo ý niệm của người nguyên thủy. Vì thế, công dụng của những vị thần trongthần thoại luôn tương thích và tương ứng với những hiện tượng kỳ lạ tự nhiên sống sót trongvũ trụ. Từ đó, người Việt cổ ý niệm về khoảng trống ngoài hành tinh gồm nhiều tầngcạnh nhau, đan xen lẫn nhau. Có lẽ từ sự quan sát mặt đất, sông ngòi, rừng núi, biển cả, khung trời … cộng với những sự tưởng tượng về những cái chưa biết tạora một sự tưởng tượng khác lạ và độc lạ về ngoài hành tinh như đã nói. b. Hình dung về con người, loài người : Tư duy nguyên hợp thần thoại cổ xưa là dùng con người để nhận thức tự nhiên vàngược lại, dùng tự nhiên để nhận thức mình. Điều này có tương quan đến cácquan niệm thời nguyên thủy ( như đã nêu ở phần trên ), đặc biệt quan trọng là vật tổ Tôtem. Lý giải nguồn gốc của con người theo tín ngưỡng Tôtem, motip quả bầu mẹhoặc trứng thiêng sinh ra loài người lúc bấy giờ là một vật chứng tiêu biểu vượt trội. Trong đó, motip về Quả bầu mẹ là một bước tăng trưởng cao hơn ( Ở Việt Nam cóhàng trăm dị bản về truyện Quả bầu từ Tây Bắc xuống Trung bộ ) 5.2.2. Cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên và phát minh sáng tạo văn hoá, biểu lộ ước mơkhát vọng của con người : Khác với sự hiểu biết còn nhiều hạn chế, khát vọng tham vọng chinh phục tựnhiên của người xưa rất lớn lao, rất mãnh liệt và táo bạo. Cho dù nhận thức vềtự nhiên của họ còn sơ sài, cách lý giải còn đơn thuần và không ít sai lầm đáng tiếc nhưngít ra ta cũng nhận ra rằng người thời cổ rất chăm sóc đến tự nhiên với bao nhiêukhao khát, do dự, vướng mắc cần được giải tỏa. Trí tưởng tượng phong phúnhưng vô ý thức đã giúp họ thực thi điều ấy một cách kỳ diệu. Một thế giớithần thoại được phát minh sáng tạo trong một niềm tin chân thành và tuyệt đối của ngườithời cổ. Và nói một cách nàođó, quy trình vươn lên khám phá tự nhiên – đốitượng tác động ảnh hưởng trực tiếp và liên tục đến sự sống sót của họ – cũng đồng thờichính là quy trình đấu tranh chinh phục tự nhiên và tiếp theo là phát minh sáng tạo vănhóa. Vì thế, cái được phản ánh là hiện thực khách quan vẫn còn mờ nhạt nhưngnhững khát vọng, tham vọng chủ quan của con người thì rất thực, rất rõ ràng. Truyện Thần Trụ trời lý giải về sự hình thành trời đất, thiên hà – và tất yếu làbằng sự tưởng tượng sai lầm đáng tiếc, cái quốc tế hỗn mang hiện ra rồi biến hóa dưới sựtác động của Thần Trụ trời, cũng có sông, có núi, có biển cả bát ngát, córuộng đồng bát ngát … mà qua đó ta thấy rất rõ rằng người xưa đã sống, đãquan sát, tìm hiểu và khám phá, để rồi lý giải theo cách riêng của mình với một khao kháthiểu biết can đảm và mạnh mẽ, khoẻ khoắn. Truyện Lúa Thần phản ánh tham vọng của dân cư trồng lúa nước, muốn có giống “ lúa thần ” cho hiệu suất khác thường và khi chín tự động hóa bò về nhà cho ngườitrồng đỡ phần khó khăn vất vả. Phi thường nhưng đơn giản và giản dị, kỳ ảo mà hồn nhiên, đó là đặcđiểm chung của sự bộc lộ tham vọng và trí tưởng tượng của con người trongthần thoại. 5.3. Đặc điểm thi pháp : Trước hết, ở phương pháp phản ánh, truyền thuyết thần thoại dùng phương pháp tự sự. Ởthời kỳ nguyên thủy, khi mà người thời cổ chưa hề có ý thức làm nghệ thuật và thẩm mỹ ( nghệ thuật và thẩm mỹ tự phát ), thì thần thoại cổ xưa đã sinh ra để cung ứng nhu yếu tìm hiểu và khám phá, khámphá và chinh phục quốc tế tự nhiên. Vì vậy, không tránh khỏi so với những thể loạira đời sau truyền thuyết thần thoại như truyền thuyết thần thoại, cổ tích thì trình độ tự sự của thầnthoại vẫn con thô sơ, đơn thuần, non nớt. Tuy nhiên, bằng cách tiếp cận của thipháp văn học dân gian, ta vẫn hoàn toàn có thể thấy được một số ít đặc thù thi pháp tiêubiểu của truyền thuyết thần thoại, nhằm mục đích phân biệt với những thể loại khác, đặc biệt quan trọng là truyềnthuyết. 5.3.1. Cốt truyện : Cốt truyện của thể loại truyền thuyết thần thoại vẫn còn rất sơ sài đơn thuần. Tuy gọi là “ truyện ” nhưng thật ra đến nay, đó chỉ là những “ mẩu ” có cấu trúc lỏng lẽo màqui mô và dung tích còn rất nhỏ bé. Ví dụ những truyện Thần Mưa, Thần Gió, Thần Biển, Nữ Thần Mặt Trăng, Nữ Thần Mặt Trời Tất cả những truyện vừanêu chỉ nhằm mục đích để trình làng nhân vật chính là thần Mưa, thần Gió, thần Biểnvề hình dáng, về việc làm và những sai sót mà vì nó những vị thần đã vô tình gâyra thiên tai dưới trần gian. Đó cũng là cách để người xưa lý giải những hiệntượng tự nhiên này. Vì thế, truyện vẫn chưa có ” truyện “. Truyện chỉ là những lờigiới thiệu đơn thuần mà phần đông không hềcó xung đột, xích míc, mối quanhệ với những nhân vật khác Đơn giản bởi khi dân gian chỉ nhằm mục đích mục tiêu giảithích một cách vô cùng ngây thơ, chất phát những hiện tượng kỳ lạ tự nhiên, họ khônghề cố ý làm nghệ thuật và thẩm mỹ để có dự tính thiết kế xây dựng một diễn biến hoàn hảo. Niềmtin chân thành gởi vào những lời lý giải ấy chỉ dừng lại khi mục tiêu giải thíchđã được làm thỏa mãn nhu cầu, bất kể có ảnh hưởng tác động đến cấu trúc hoàn hảo của mộtcốt truyện hay không. Và hiện tượng kỳ lạ diễn biến sơ sài đã trở nên thông dụng – đặcbiệt là ở nhóm truyền thuyết thần thoại suy nguyên. Vì vậy hoàn toàn có thể Tóm lại rằng, bản thân thần thoại cổ xưa, sinh ra từ thời rất lâu rồi nguyênthuỷ, chưa mang hình thức hoàn hảo của một diễn biến. Ý thức kiến thiết xây dựng cốttruyện chưa có, người nguyên thủy chỉ nhằm mục đích mục tiêu lý giải và giải thíchmột cách rất đơn thuần về tự nhiên mà thôi. 5.3.2. Nhân vật : Như đã nêu trong phần khái niệm thần thoại cổ xưa, đơn vị chức năng cơ bản trong thần thoại cổ xưa làhình tượng “ thần ”. Thế giới của thần thoại cổ xưa là quốc tế những vị thần. Và đươngnhiên, nhân vật chính trong truyền thuyết thần thoại là “ thần ”. Thực ra, nói cho đúng chuẩn hơn, nhân vật chính trong truyền thuyết thần thoại đa phần là cáchiện tượng, những sự vật trong tự nhiên được hình tượng hoá, nhân cách hoá vàthần thánh hoá theo trí tưởng tượng của người nguyên thuỷ. Tên gọi của cácthần hầu hết là tên của những sự vật hiện tượng kỳ lạ ấy ( Ví dụ : Mưa, gió, sấm, sét, mặttrăng, mặt trời … ) Có một điểm chung điển hình nổi bật trong khi nói đến những nhân vật chính trong thầnthoại. Hình dáng của những thần hoặc không được miêu tả rõ ràng, hoặc chỉ cónhững nét thô phác. Nhưng tựu trung lại, nếu có, là hình dáng đồ sộ, kỳ vĩ tươngxứng với những lực lượng siêu nhiên. Thần Trụ Trời thì “ khổng lồ … chân thần dàikhông thể tả xiết ” Thần Mưa “ hoàn toàn có thể giãn người dài ra hàng nghìn trượng ”, ThầnBiển có “ thân hình rất to lớn, to lớn không thể nào ước đạt được ”, Thần Sétthì mặt mũi rất đanh ác, tiếng quát tháo rất kinh hoàng … Về tâm ý và tính cách, hầu hết những nhân vật đều không có hoặc không rõ nộitâm. Thần chỉ được miêu tả và khai thác ở “ tính năng ” nhất định nào đó. Cácbiểu hiện, những trạng thái tâm ý như vui, buồn, hờn, giận nếu có, cũng chỉ đểgiải thích những hiện tượng kỳ lạ khách quan như thể qui luật tự nhiên. Chẳng hạn trạngthái tâm ý hay nhầm lẫn của thần Mưa. Không hút nước ở sông, biển lại hút nơiđồng ruộng cửa nhà làm hư hỏng, thiệt hại rất nhiều. Có lúc thần Mưa chỉ đi lotưới nước cho những vùng hẻo lánh cách xa đại dương hàng vạn dặm mà quênhẳn những vùng đồng bằng ở sát ngay bờ biển. Tính cách ấy chỉ để nhằm mục đích lý giảicác hiện tượng kỳ lạ thiên tai mà thôi. Hay tính tình nóng nảy của thần Sét. Thần haynổi cơn thịnh nộ và đã không ít lần vì thái độ nóng giận ấy mà đã có nhiều sinhmạng con người vô tội đã phải hy sinh5. 3.3. Thời gian – khoảng trống nghệ thuật và thẩm mỹ : Trong thần thoại cổ xưa, ý niệm về thời hạn tuy đã có nhưng chỉ mới ở quy trình tiến độ bắtđầu. Thời gian thần thoại cổ xưa chưa thật đơn cử, rõ ràng và chưa có tính xác lập. Khảo sát thi pháp thời hạn truyền thuyết thần thoại, ta thấy thông dụng yếu tố thời hạn vĩnhhằng, bất tử ( Kiếu như “ Thuở ấy chưa có trần gian, cũng chưa có muôn vật vàloài người ” “ không biết là bao lâu ” … ) Tương tự, khoảng trống trong thần thoại cổ xưa là khoảng trống vô tận. Các thần hoạt độngđi lại trên không trung một cách tự do, không có nơi nào cố định và thắt chặt ( Thần Trụ trời
Source: https://sangtaotrongtamtay.vn
Category: Giáo dục