Giáo trình môn Lịch sử triết học – Tài liệu text

Giáo trình môn Lịch sử triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.05 KB, 7 trang )

( 1 )
( 2 )

3

L

ời Giới Thiệu

Lịch sử Triết học là môn học mang lại cho người học những hiểu biết mang tính hệ thống về quá trình hình thành
và phát triển tư duy triết học – cơ sở của tư duy lý luận nhân loại, qua đó làm phong phú đời sống tinh thần và nâng cao

năng lực sử dụng tư duy vào việc giải quyết các vấn đề do nhận thức khoa học và thực tiễn cuộc sống đặt ra. Vì vậy,

trong mấy năm qua, môn học này đã được Bộ Giáo dục – Đào tạo cho phép đưa vào giảng dạy rộng rãi cho sinh viên, học

viên cao học và nghiên cứu sinh của các trường đại học và cao đẳng trong cả nước. Tuy nhiên, việc giảng dạy và học tập

mơn học này ln gặp khơng ít khó khăn.

Nhằm tạo thuận lợi cho sinh viên trong việc học tập, giúp giảng viên thống nhất chương trình giảng dạy và yêu cầu

trong thi cử, Bộ môn Triết học thuộc Ban Triết học – Xã hội học trường Đại học Kinh tế TP HCM đã giao cho TS Nguyễn
Ngọc ThuTS Bùi Văn Mưa tiến hành sửa chữa cơ bản nội dung giáo trình Đại cương Lịch sử Triết học (xuất bản năm

2001) và tái bản lần này dùng làm cơ sở cho việc giảng dạy và học tập môn Lịch sử triết học cho các hệ đào tạo trong
trường.

Để phù hợp với điều kiện học tập và nghiên cứu của sinh viên kinh tế, quyển giáo trình này khơng giới thiệu tồn bộ
và phân tích đầy đủ các hệ thống triết học của các quốc gia dân tộc trên thế giới, mà chủ yếu giới thiệu một cách tổng
quát các tư tưởng triết học cơ bản của một số hệ thống triết học tiêu biểu từ cổ đại đến hiện đại. Vì vậy, nội dung quyển

giáo trình này được thiết kế thành 7 chương (xem mục lục) và được phân công biên soạn như sau:

TS Nguyễn Ngọc Thu chủ biên và tham gia biên soạn các chương 1, 2, 3; TS Bùi Văn Mưachủ biên các chương 4,
5, 6, 7 và tham gia biên soạn các chương2, 3, 4, 5, 6, 7.TS Nguyễn Thanh tham gia biên soạn chương 1; TS Hoàng
Trung tham gia biên soạn chương 4; TS Trần Nguyên Ký tham gia biên soạn chương 5; TS Bùi Bá Linh, ThS Bùi

Xuân Thanh,ThS Vũ Thị Kim Liên tham gia biên soạn chương 6; PGS-TS Trương Giang Long TS Lê Thanh Sinh

tham gia biên soạnvà

tham gia biên soạn chương 7.

Mặc dù tập thể tác giả rất cố gắng, song giáo trình này chắc chắn vẫn cịn nhiều hạn chế, Bộ mơn Triết học rất mong

nhận được những ý kiến đóng góp chân thành, sâu sắc của các đồng nghiệp, các sinh viên, bạn đọc để kịp thời sửa chữa,

bổ sung trong lần tái bản sau. Thư từ, ý kiến trao đổi, đăng ký phát hành xin vui lòng liên hệ với Bộ môn Triết học, Ban

Triết học – Xã hội học Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh – Địa chỉ: 59 C Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3,
TP HCM (Phòng A 216); : (08)8.242.677. Xin chân thành cảm ơn.

TP HCM, tháng 3 năm 2003

( 3 )

4

MỤC LỤC

Lời giới thiệu 3

Chương 1: KHÁI LUẬN VỀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC 5

Chương 2: TRIẾT HỌCẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

I. Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển. Các đặc điểm cơ bản 16
II. Một số tư tưởng, trường phái triết học 21

A. Tư tưởng triết học trong Upanisát 21

B. Hệ thống chính thống 22

C. Hệ thống khơng chính thống 27

Chương 3: TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ ĐẠI

I. Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển. Các đặc điểm cơ bản 34

II. Các trường phái triết học 38

Chương 4: TRIẾT HỌC HI LẠP CỔ ĐẠI

I. Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển. Các đặc điểm cơ bản 62

II. Các trường phái triết học 66

A. Chủ nghĩa duy vật 66
B. Chủ nghĩa duy tâm 74
C. Chủ nghĩa nhị nguyên 83

Chương 5: TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRUNG ĐẠI

I. Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển. Các đặc điểm cơ bản 90

II. Tư tưởng triết học của một số triết gia 92

Chương 6: TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY THỜI PHỤC HƯNG – CẬN ĐẠI
I. Điều kiện lịch sử ra đời và phát triển. Các đặc điểm cơ bản 97

II. Các tư tưởng, trường phái triết học 102

A. Các tư tưởng triết học thời phục hưng 102

B. Trường phái duy vật kinh nghiệm – duy giác 105

C. Trường phái duy lý – tư biện 118

D. Trường phái duy tâm – bất khả tri 132
E. Triết học khai sáng và chủ nghĩa duy vật Pháp 136
F. Triết học cổ điển Đức 149

Chương 7: TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI

I. Quá trình hình thành và phát triển của triết học mácxít 187

A. Điều kiện và tiền đề xuất hiện triết học mácxít 188

B. Các giai đoạn hình thành và phát triển triết học mácxít 193

II. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của một số trào lưu triết học ngồi mácxít Phương Tây

( 4 )

5

Chương 1

KHÁI LU

ẬN VỀ LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

1. Triết học là gì ?

Triết học là hình thái ý thức xã hội ra đời từ khi chế độ cộng sản nguyên thủy thay thế bằng chế độ

chiếm hữu nô lệ. Những học thuyết triết học đầu tiên trong lịch sử xuất hiện vào khoảng thế kỷ VIII –
VI (trước CN) ở An Độ cổ đại, Trung Quốc cổ đại, Hy Lạp và La Mã cổ đại và ở các nước khác.

chiếm hữu nô lệ. Những học thuyết triết học tiên phong trong lịch sử Open vào khoảng chừng thế kỷ VIII – VI ( trước CN ) ở An Độ cổ đại, Trung Quốc cổ đại, Hy Lạp và La Mã cổ đại và ở những nước khác .

Triết theo từ nguyên chữ Hán có nghĩa là trí – với ý nghĩa là: sự hiểu biết, nhận thức sâu rộng và
đạo lý. Còn theo nguyên nghĩa tiếng Hy Lạp, Triết học gồm hai yếu tố ngôn ngữ hợp thành là: Philo –
u thích; và Sophia – sự thơng thái; vậy, Philosophia là u thích sự thơng thái.

Dù Triết học hiểu theo ý nghĩa nào, thì từ thời cổ xưa, triết học đã là một bộ môn tổng hợp bao
gồm cả các lĩnh vực tri thức mà ngày nay gọi là môn khoa học cụ thể như cơ học, lý học, sinh học,
thiên văn học… Nhưng do sự phát triển của xã hội, yêu cầu của thực tiễn, con người cần có những hiểu
biết ngày càng chi tiết hơn về thế giới xung quanh nên các bộ môn khoa học cụ thể dần xuất hiện và
tách khỏi triết học. Do vậy, đối tượng của triết học dần dần thu hẹp lại, chỉ đề cập đến những vấn đề cơ
bản của tồn tại và của sự nhận thức tồn tại ấy.

Vậy, triết học là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung của tồn tại

và nhận thức, là thái độ con người đối với thế giới, là khoa học về những qui luật chung nhất của tự

nhiên, xã hội và tư duy.

Đặc điểm chủ yếu của triết học như một hình thái ý thức xã hội là ở chỗ, cố gắng đưa ra một quan

niệm chỉnh thể về thế giới, về các quá trình vật chất và tinh thần cũng như mối liên hệ tác động của các

q trình đó, về nhận thức thế giới và con đường cải biến thế giới. Đặc điểm này của triết học đã nói
lên sự khác nhau giữa nó với các khoa học cụ thể, vì các khoa học cụ thể nghiên cứu những mặt riêng
lẻ của hiện thực, như toán học nghiên cứu mối quan hệ về số lượng và không gian; vật lý học nghiên
cứu các quá trình nhiệt, điện, từ; sinh học nghiên cứu những đặc điểm phát triển của thế giới thực vật
và động vật. Triết học cũng khác với chính trị, nghệ thuật, đạo đức.

2. Vấn đề cơ bản của triết học

Lịch sử triết học từ cổ đại đến nay là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm, cho nên nghiên cứu lịch sử triết học, đương nhiên phải nắm vững vấn đề cơ bản của triết học – cái
chuẩn mực để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.

Tất cả những hiện tượng mà chúng ta gặp thường ngày của thế giới, chung qui lại có hai loại: các
hiện tượng vật chất, tồn tại bên ngoài ý thức chúng ta và các hiện tượng tinh thần, tồn tại trong ý thức
chúng ta. Khơng có bất kỳ hiện tượng nào nằm ngoài hai loại đó. Vật chất và ý thức là hai phạm trù
triết học dùng để chỉ hai loại hiện tượng đó. Bất kỳ trường phái triết học nào cũng phải đề cập đến và
giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, bằng hình thức này hoặc bằng hình thức khác, trực tiếp
hoặc gián tiếp, xem đó là điểm xuất phát lý luận cho việc hình thành thế giới quan và phương pháp
luận, cho việc xác định bản chất của các trường phái triết học đó.

Vậy, vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy hay giữa tự nhiên và tinh thần

là vấn đề cơ bản của triết học. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:

a) Mặt thứ nhất: Mặt này trả lời cho câu hỏi: Vật chất hay ý thức, giới tự nhiên hay tinh thần, cái
nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Tuỳ thuộc vào lời giải đáp cho câu hỏi này
mà các học thuyết triết học khác nhau đã chia thành hai trào lưu cơ bản là chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm.

( 5 )

6

– Hình thứcđầu tiên của chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật cổ đại. Đó là chủ nghĩa duy vật
chất phác, xuất phát từ giới tự nhiên để giải thích chúng, nhưng chủ nghĩa duy vật này chưa có cơ sở
khoa học để đứng vững trước sự tiến công của chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo ngự trị trong thời trung
cổ.

– Hình thức thứ hai của chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII – XVIII.
Hình thức này ra đời trong hoàn cảnh giai cấp tư sản đang lên, họ xây dựng chủ nghĩa duy vật của mình
nhằm chống lại thế giới quan duy tâm, tơn giáo của giai cấp phong kiến. Nhưng do hạn chế bởi trình độ
khoa học và lợi ích giai cấp, cho nên nó mang tính chất siêu hình.

– Hình thức thứ ba của chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nó được xây dựng trên
cơ sở của khoa học hiện đại và không ngừng phát triển do nhu cầu thực tiễn cùng sự phát triển của khoa
học thời đại mới.

Chủ nghĩa duy tâmđối lập với chủ nghĩa duy vật – cho rằng tinh thần, ý thức có trước và là cơ
sở tồn tại của giới tự nhiên, của vật chất. Chủ nghĩa duy tâm có hai phái chủ yếu là chủ nghĩa duy tâm
chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan.

– Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng, cảm giác, ý thức của con người là cái có trước và quyết
định sự tồn tại của mọi sự vật và hiện tượng bên ngoài. Các sự vật và hiện tượng chỉ là “những tổng
hợp của cảm giác” và tư tưởng. Phủ nhận sự tồn tại của thế giới khách quan, chủ nghĩa duy tâm chủ
quan cũng phủ nhận ln cả tính qui luật khách quan của các sự vật và hiện tượng. Quan niệm duy tâm
đã không tránh khỏi dẫn đến chủ nghĩa duy ngã.

– Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng có một thực thể tinh thần tồn tại trước hoặc tồn tại ở
bên ngoài và độc lập với con người, với thế giới vật chất, sản sinh ra và quyết định tất cả các quá trình
của thế giới vật chất.

Tuy có sự khác nhau trên đây trong quan niệm cụ thể về cái có trước và về sự có trước, nhưng cả
hai dạng của chủ nghĩa duy tâm đều giống nhau ở chỗ coi ý thức, tinh thần là cái có trứơc, là cái sản
sinh ra vật chất và quyết định vật chất.

Mặc dù chủ nghĩa duy tâm dựa vào lý trí, vào tri thức (chứ khơng dựa vào lịng tin như tơn giáo) để
luận chứng cho lý luận của mình, nhưng lý luận ấy lại sai lầm là do:

Một là, về phương diện nhận thức, chủ nghĩa duy tâm xem xét sự vật một cách phiến diện, thái quá
(một sự thổi phồng, bơm to), thậm chí tuyệt đối hóa của một trong những mặt, của một trong những đặc
trưng, của một trong những khía cạnh của nhận thức tách rời khỏi vật chất, khỏi giới tự nhiên, khỏi hiện
thực xã hội. Chẳng hạn, đúng là cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết của con người về thế giới,
nhưng từ đó lại đi đến kết luận cảm giác là cái có trước, cịn các sự vật bên ngồi chỉ là phức hợp của
các cảm giác thì là sai lầm, thì duy tâm. Hoặc từ vai trò năng động của ý thức trong quan hệ với vật
chất mà lại đi đến chỗ cho rằng, ý thức là cái sản sinh ra vật chất, quyết định vật chất, thì cũng là sai
lầm, cũng là duy tâm.

Hai là, về mặt xã hội, do việc hình thành giai cấp, lao động trí óc đã trở thành đặc quyền của giai
cấp bóc lột. Bởi vậy các nhà tư tưởng của giai cấp đã có thái độ khinh miệt lao động chân tay và đã ảo
tưởng rằng tư tưởng là lực lượng quyết định, còn sản xuất vật chất là lĩnh vực thứ yếu, thấp hèn.

Ngoài hai trào lưu cơ bản là duy vật và duy tâm, trong triết học cịn có phái nhị ngun luận. Theo
những người thuộc phái nhị nguyên luận, cả hai nguyên thể vật chất và tinh thần đều tồn tại song song
và độc lập với nhau: thế giới vật chất sinh ra từ nguyên thể vật chất, thế giới tinh thần sinh ra từ nguyên
thể tinh thần. Các nhà nhị nguyên luận muốn dung hòa giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm,
nhưng cuối cùng họ rơi vào chủ nghĩa duy tâm, vì họ thừa nhận ý thức hình thành và phát triển tự nó
khơng phụ thuộc vào vật chất.

b) Mặt thứ hai: Mặt này nhằm giải đáp cho câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức được thế

giới khơng?

Chủ nghĩa duy vật xuất phát từ chỗ cho rằng, vật chất có trứơc, ý thức có sau, vật chất là nguồn
gốc của ý thức và ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, do đó thừa nhận con người có thể nhận thức
được thế giới và các qui luật của thế giới.

( 6 )

102

giáo điều, chủ nghĩa lý tính hẹp hịi, đồng thời chủ trương coi trọng các yếu tố phi lý tính, phi truyền
thống. Tại đây, ơng đã đưa chủ nghĩa lịch sử đến với chủ nghĩa vơ chính phủ, chủ nghĩa cơ hội.

Phương pháp luận đa nguyên” là định hướng để ông xây dựng lý luận về khoa học tự do trong một

( 7 )

103

ĐẠI CƯƠNG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

Ch

ủ bi

ên: TS Bùi Văn Mưa

– TS Nguy

ễn Ngọc Thu

Chịu trách nhiệm xuất bản:

TRẦN ĐÌNH VIỆT

Biên tập :
Sửa bản in :
Trình bày :

Bìa :

NHÀ XUẤT BẢN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

62 Nguyễn Thị Minh Khai – Quận 1

Điện thoại : 8225340 – 8296764 – 8220405 – 8296713 – 8223637
Fax : 84.8.8222726  Email :[email protected]

In 2000 cu

ốn, Khổ 14,5 x 20,5 cm, tại Công ty In ………

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận