Giáo trình Giáo dục học đại cương.pdf (Giáo trình giáo dục học đại cương) | Tải miễn phí

Giáo trình Giáo dục học đại cương

pdf

Số trang Giáo trình Giáo dục học đại cương
48
Cỡ tệp Giáo trình Giáo dục học đại cương
422 KB
Lượt tải Giáo trình Giáo dục học đại cương
0
Lượt đọc Giáo trình Giáo dục học đại cương
76
Đánh giá Giáo trình Giáo dục học đại cương

4.4 (
17 lượt)

48422 KB

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 48 trang, để tải xuống xem vừa đủ hãy nhấn vào bên trên

Chủ đề tương quan

Tài liệu tương tự

Nội dung

GIÁO TRÌNH

Giáo dục học đại cương

1

GIÁO ÁN MÔN GIÁO DỤC HOC ĐẠI CƯƠNG
(Dành cho sinh viên không thuộc chuyên ngành Tâm lý – Giáo dục học)
A. Mục tiêu chung của môn học
1. Kiến thức:
Người học nắm được hệ thống kiến thức cơ bản, thiết thực về: những vấn đề chung
của giáo dục học; lý luận dạy học; lý luận giáo dục và quản lý giáo dục trong nhà trường.
2. Kỹ năng:
Người học biết vận dụng những kiến thức của môn học vào trong công tác giáo
dục và dạy học, đặc biệt là trong công tác giáo dục và dạy học ở trường phổ thông.
Kỹ năng tự học của người học được bồi dưỡng, củng cố, phát triển.
3. Thái độ:
Người học có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, sáng tạo.
Tình cảm nghề nghệp, thế giới quan duy vật biện chứng của người học được bồi dưỡng, củng cố.
B. Thời lượng và cấu trúc môn học
1. Thời lượng môn học: 6 đơn vị học trình ( 90 tiết )
2. Cấu trúc môn học: Gồm 4 phần lớn:
Phần 1- Những vấn đề chung của giáo dục học (20 tiết)
Phần 2- Lý luận dạy học (35 tiết)
Phần 3- Lý luận giáo dục (25 tiết)
Phần 4- Quản lý giáo dục trong nhà trường (10 tiết)
C. Tài liệu học tập và tham khảo
Các tài liệu giáo dục học:
1. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt: Giáo dục học, tập 1, nxb GD, 1987.
2. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt: Giáo dục học, tập 2, nxb GD, 1987.
3. Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê: Giáo dục học đại cương, nxb GD, 1997.
4. Phạm Viết Vượng: Giáo dục học, nxb ĐHQG Hà Nội, 2000.
5. Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức: Hoạt động dạy học ở trường Trung học cơ sở, nxb GD, 2001.
6. Thái Duy Tuyên: Những vấn đề chung của giáo dục học, nxb GD, 2004.
7. Trần Thị Tuyết Oanh (Cb): Giáo trình giáo dục học, tập 1, nxb ĐHSP, 2006.
8. Trần Thị Tuyết Oanh (Cb): Giáo trình giáo dục học, tập 2, nxb ĐHSP, 2006.
9. Phan Thanh Long, Trần Quang Cấn, Nguyễn Văn Diện: Lý luận giáo dục, nxb ĐHSP, 2006.
2

10. Phan Thanh Long (Cb), Lê Tràng Định: Những vấn đề chung của Giáo dục học, nxb ĐHSP, 2008.
Các tài liệu khác:
11. Nguyễn Lân: Lịch sử giáo dục học thế giới, nxb GD, 1958.
12. Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm: Lịch sử giáo dục thế giới, nxb GD, 1997.
13. Phan Trọng Ngọ (Chủ biên): Tâm lí học trí tuệ, nxb ĐHQG Hà Nội, 2001.
14. Lê Văn Hồng (Cb): Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm, nxb GD, 2002.
15. Nguyễn Ánh Tuyết (Cb): Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, nxb ĐHQG, 1997.
16. Bùi Thị Mùi: Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh THPT, nxb GD, 2004.
17. Phan Trọng Ngọ: Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, nxb ĐHSP, 2005.
18. Luật Giáo dục, nxb Chính trị Quốc gia, 2005.
19. Phạm Viết Vượng: Bài tập Giáo dục học, nxb ĐHSP, 2008.
D. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
1. Kiểm tra
1.1. Kiểm tra điều kiện và kiểm tra giữa kỳ:
Có 1 bài kiểm tra điều kiện, hệ số 1.
Có 1 bài kiểm tra giữa kỳ, hệ số 1.
Căn cứ vào quy định và điều kiện thực tế để lựa chọn hình thức kiểm tra gồm:
tự luận (viết), trắc nghiệm, làm bài tập lớn hoặc tiểu luận.
1.2. Kiểm tra kết thúc môn học: Kiển tra tự luận, hệ số 2.
2. Đánh giá theo thang điểm 10

3

PHẦN 1- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA GIÁO DỤC HỌC (20 tiết)
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
Người học nắm được hệ thống kiến thức khái quát, cơ bản về: nguồn gốc, bản
chất, tính chất của giáo dục; vai trò của giáo dục đối với sự phát triển xã hội và sự
phát triển nhân cách; mục đích, nguyên lý giáo dục và mục đích, nguyên lý giáo dục
của Việt Nam; Hệ thống giáo dục và hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam.
1.2. Kỹ năng:
Người học biết vận dụng kiến thức để giải quyết được các tình huống có liên quan
đến các vấn đề chung của giáo dục.
Kỹ năng tự học của người học được bồi dưỡng, củng cố, phát triển.
1.3. Thái độ:
Người học có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, sáng tạo.
Tình cảm nghề nghệp, thế giới quan duy vật biện chứng của người học được bồi
dưỡng, củng cố.
2. Cấu trúc nội dung và thời gian
Chương 1- GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
1. GD là một hiện tượng xã hội
2. Tính chất của GD
2.1. Tính phổ biến và vĩnh hằng của GD
2.2. Tính quy định của xã hội đối với GD
2.3. Tính lịch sử của GD
2.4. Tính giai cấp của GD
2.5. Tính nhân văn, đại chúng, dân tộc và quốc tế
3. Giáo dục học là một khoa học
3.1. Khái quát lịch sử GD học
3.2. Đối tượng và nhiệm vụ của GD học
3.3. Một số khái niệm cơ bản của GD học
3.3.1. GD theo nghĩa rộng
Dạy học
Giáo dục theo nghĩa hẹp
3.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của GD học
3.5. Hệ thống các khoa học GD và mối quan hệ của GD học với một số khoa học

4 tiết

4

Chương 2 – GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
1. Các chức năng xã hội của GD
1.1. Chức năng kinh tế sản xuất
1.2. Chức năng chính trị- tư tưởng
1.3. Chức năng văn hóa-xã hội
2. Xã hội hiện đại và thách thức đặt ra cho giáo dục
2.1. Đặc điểm của xã hội hiện đại
2.1.1. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ
2.1.2. Xu thế toàn cầu hóa
2.1.3. Phát triển nền kinh tế tri thức
2.2. Những thách thức đặt ra cho giáo dục
3. Xu thế phát triển giáo dục thế kỷ XXI và định hướng phát triển GD
3.1. Xu thế phát triển giáo dục
3.1.1. Nhận thức GD là sự nghiệp hàng đầu của mỗi quốc gia
3.1.2. Xã hội hóa giáo dục
3.1.3. Giáo dục suốt đời
3.1.4. Áp dụng sáng tạo công nghệ thông tin vào quá trình GD
3.1.5. Đổi mới mạnh mẽ quản lý giáo dục
3.1.6. Phát triển giáo dục đại học
3.2. Định hướng phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI
3.3. Các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục ở Việt Nam

3 tiết

Chương 3- GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
1. Nhân cách và sự phát triển nhân cách
1.1. Khái niệm con người, cá nhân, nhân cách
1.2. Khái niệm sự phát triển nhân cách
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
2.1. Di truyền, bẩm sinh, sinh học và sự phát triển nhân cách
2.2. Môi trường và sự phát triển nhân cách
2.4. Hoạt động và giao tiếp của cá nhân đối với nhân cách
3. Giáo dục và sự phát triển nhân cách của học sinh theo lứa tuổi
3.1. Trẻ trước tuổi tiểu học
3.2. Học sinh tiểu học
3.3. Học sinh trung học cơ sở
3.4. Học sinh trung học phổ thông
4. Một số phẩm chất nhân cách con người Việt Nam cần gìn giữ, phát huy

4 tiết

5

Chương 4 – MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN LÝ GIÁO DỤC
1. Khái niệm mục đích, mục tiêu GD
1.1. Khái niệm mục đích GD
1.2. Khái niệm mục tiêu GD
2. Mục tiêu GD Việt Nam
2.1. Những căn cứ để xây dựng mục tiêu GD
2.2. Mục tiêu GD Việt Nam
3. Nguyên lý GD
3.1. Khái niệm nguyên lý GD
3.2. Nội dung nguyên lý GD Việt Nam

4 tiết

Chương 5 – HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
1. Khái quát về hệ thống GD
1.1. Khái niệm hệ thống GD
1.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống GD
2. Hệ thống GD quốc dân Việt Nam
3. Định hướng hoàn thiện hệ thống GD quốc dân
3.1. Sự phát triển của hệ thống giáo dục trong xã hội hiện đại
3.2. Định hướng hoàn thiện hệ thống GD quốc dân

3 tiết

Ôn tập và thảo luận

2 tiết

Tổng cộng

20 tiết

3. Phương pháp
Các phương pháp chủ đạo: thuyết trình, vấn đáp, tình huống, nêu vấn đề.
Phương pháp khác: động não …
4. Phương tiện
Phấn, bảng, máy chiếu, giấy Ao đến A4, bút dạ …

6

Nội dung

Hoạt động của
GV

Hoạt động
của SV

PHẦN 1- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
CỦA GIÁO DỤC HỌC
Chương 1- GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC

Tạo tình huống có
vấn đề, nêu vấn đề, -Suy nghĩ trả
GD được hiểu theo nghĩa rộng nhất là sự truyền thụ kinh nghiệm thuyết trình:
lời, tham gia
của người này cho người khác, của thế hệ trước cho thế hệ sau.
-Các hiện tượng giải quyết
Nguồn gốc của GD: Bắt đầu từ lao động, sau lao động và đồng thời sau, hiện tượng nào tình huống.
với lao động là ngôn ngữ, GD cũng bắt đầu manh nha. Nguồn gốc được coi là hiện -Tự khái quát
của GD bắt đầu từ lao động, vì trong quá trình tác động vào thế giới tượng GD, tại sao: về bản chất
khách quan con người đã tiếp thu và tích lũy được những kinh a.Mèo mẹ dạy mèo của GD và
nghiệm và truyền lại cho người khác, cho thế hệ sau để ứng dụng vào con bắt chuột.
tìm ra nguồn
trong quá trình lao động sau đó đạt hiệu quả cao hơn.
b.Người dạy khỉ gốc của GD.
Cơ chế phát triển chủ yếu của động vật là di truyền, trong quá trình làm xiếc.
-So sánh và
sống nó tích lũy thêm cả kinh nghiệm cá thể, kinh nghiệm cá thể này
c.Người lớn dạy trẻ nhận thấy sự
không được truyền lại. Ở con người, cơ chế phát triển là lĩnh hội kinh
đi săn và trồng trọt khác biệt
nghiệm xã hội lịch sử loài người, những kinh nghiệm cá thể và kinh
trong việc
-Vậy
bản
chất
của
nghiệm xã hội lịch sử được truyền lại qua nhiều thế hệ.
truyền thụ và
GD là gì?
tiếp thu kinh
Nhờ có GD mà xã hội loài người mới duy trì sự tồn tại, phát triển và
-GD băt nguồn từ nghiệm ở
đạt được những thành tựu ngày càng rực rỡ.
đâu (gợi ý: trong người và
GD ban đầu được thực hiện thông qua việc truyền thụ kinh nghiệm
lịch sử loài người, động vật.
của người này cho người khác, chưa có một cơ quan chuyên trách
hiện tượng nào nảy – Suy nghĩ trả
đảm nhiệm việc GD, nó có thể được tiến hành một cách tự giác hoặc
sinh trước GD, lời, tìm ra sự
tự phát ở trong gia đình hoặc cộng đồng. Cùng với sự phát triển của
ngôn ngữ bắt khác biệt của
xã hội loài người, người ta nhận thấy cần phải có những cá nhân và
nguồn từ đâu).
GD nhà
những cơ quan chuyên phụ trách việc GD thế hệ trẻ để đạt hiệu quả
cao, từ đó trường học và thầy giáo ra đời. Và như vậy, bên cạnh GD -Con người chịu trường với
của gia đình, GD của xã hội thì còn có GD của cơ quan chuyên trách ảnh hưởng của GD gia đình
đó là nhà trường. Ngày nay, việc GD trong nhà trường đã được tổ những lực lượng và xã hội.
chức ngày càng khoa học và chặt chẽ với mục đích, nội dung, kế GD nào.
Rút ra kết
hoạch, chương trình, phương pháp, phương tiên, nhân lực cụ thể và -So sánh, tìm ra luận khái
dựa trên cơ sở của các khoa học liên quan đến GD con người.
khác biệt của GD quát.
* Từ những phân tích trên ta có thể đi đến kết luận: GD là một hiện nhà trường với GD
tượng chỉ có trong xã hội loài người, bản chất của GD là sự truyền gia đình và xã hội?
đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử-xã hội của các thế hệ loài người,
1. GD là một hiện tượng xã hội

7

nhờ có GD mà các thế nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân -Giáo viên là người
tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó xã hội loài có kết luận cuối
người không ngừng tiến lên. Hoạt động GD ngày càng được tổ chức cùng.
chặt chẽ, bài bản, hiêu quả dựa trên những cơ sở khoa học.
2. Tính chất của GD

Thuyết trình + vấn
Tính chất của GD là những thuộc tính cơ bản để phân biệt nó với đáp hoặc tổ chức
các hiện tượng khác. GD có các tính chất sau:
SV tự nghiên cứu
tài liệu. Lưu ý SV
2.1. Tính phổ biến và vĩnh hằng của GD
trả lời các câu hỏi
Tính phổ biến nghĩa là GD có mặt ở mọi nơi và mọi lúc.
sau:
Tính vĩnh hằng là GD tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài -Tính chất phổ biến,
người, nó tồn tại mãi mãi, chừng nào còn xã hội loài người thì chừng vĩnh hằng, quy định
đó GD còn tồn tại.
của xã hội, lịch sử,
GD có tính chất phổ biến và vĩnh hằng vì GD gắn bó chặt chẽ với sự giai cấp, nhân văn,
đại chúng, dân tộc
phát triển xã hội và phát triển cá nhân.
và quốc tế là gì; các
– Để xã hội loài người có thể duy trì sự tồn tại và phát triển ngày càng
biểu hiện cụ thể của
cao thì cần phải có quá trình GD. Những kinh nghiệm, vốn hiểu biết
các tính chất đó, cho
của người này, của thế hệ trước cần phải đươc truyền lại cho người
ví dụ minh họa;
khác và cho thế hệ sau để ứng dụng vào trong quá trình lao động, cải
một số hiện tượng
tạo thế giới khách quan đạt hiệu quả cao. Những kinh nghiệm và vốn
trong xã hội như tôn
hiểu biết đó lại được tích lũy và làm phong phú thêm và lại được tiếp
giáo, đạo đức, nghệ
tục truyền qua các thế hệ tiếp sau. Nhờ vậy mà xã hội loài người, nền
thuật.. có đầy đủ các
văn minh nhân loại phát triển và tiến bộ không ngừng.
tính chất này
– Bên cạnh việc GD phục vụ cho sự phát triển xã hội thì GD còn là không.
phương tiện để phát triển cá nhân: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân
-Tổ chức người học
bất học bất tri đạo” một người mà không có GD thì không thể trở
trình bày kết quả
thành con người theo đúng ý nghĩa của nó, nhờ có GD mà cá nhân
nghiên cứu: Chọn
có thể phát triển về nhân cách và trở thành chủ thể trong các hoạt
ngẫu nhiên người
động. Nhờ có GD mà những tiềm năng, tố chất của con người được
sẽ trình bày về một
khơi dậy, bộc lộ và phát triển. GD cũng làm cho con người phát triển
và một nhóm tính
toàn diện về mọi mặt.
chất theo đề mục.
2.2. Tính quy định của xã hội đối với GD

Nghe giảng
và trả lời câu
hỏi hoặc đọc
tài liệu ở nhà
để trả lời các
vấn đề theo
gợi ý và sẵn
sàng trình
bày kết quả
nghiên cứu.
Người được
chọn sẽ trình
bày về một
và một nhóm
tính chất theo
đề mục.
Các sinh viên
còn lại lắng
nghe và sãn
sàng nhân
xét, bổ sung
ý kiến.

GD là một hiện tượng của xã hội, nảy sinh từ nhu cầu của xã hội,
tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người nên nó có mối quan hệ
mật thiết với xã hội và chịu sự quy định của xã hội.
Trình độ sản xuất, tính chất quan hệ sản xuất, cấu trúc xã hội, hệ tư

8

tưởng, khoa học kỹ thuật, văn hóa, phong tục tập quán… của một xã
hội, trong mỗi giai đoạn nhất định sẽ quy định tính chất, nhiệm vụ,
nội dung, phương pháp, phương tiện GD của xã hội đó. Nói cách
khác, GD được tổ chức phù hợp với xã hội và đáp ứng yêu cầu phát
triển của xã hội.
Ví dụ, GD thời thực dân phong kiến khác với GD sau khi Cách
mạng Tháng 8 thành công (khác về mục đích, tổ chức, nội dung….).
Cải cách GD (1950 và 1956) ở nước ta cũng là làm cho GD phù hợp
với tính chất, điều kiện và yêu cầu của xã hội.
Xét cho đến cùng thì tính chất của xã hội quyết định tính chất GD,
nhưng đó không phải là mối quan hệ một chiều, giữa GD và xã hội
có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nếu GD phù hợp với xã hội,
GD đáp ứng được những yêu cầu của xã hội thì nó góp phần quan
trọng vào sự phát triển xã hội. Ngày nay, về cơ bản mọi người đã
thống nhất và nhấn mạnh đầu tư cho GD là đầu tư cho phát triển,
nhiều nước trong đó có Việt Nam đã coi việc phát triển GD là một
trong những quốc sách hàng đầu.
Tính quy định của xã hội đối với GD thể hiện rõ nhất ở tính lịch sử
và tính giai cấp của GD.
2.3. Tính lịch sử của GD
GD là một hiện tượng xã hội, chịu sự quy định của xã hội nên có
tính lịch sử cụ thể. Tính lịch sử thể hiện ở chỗ:
– GD phản ánh sự phát triển của xã hội.
– Mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi phương thức sản xuất đều có nền GD
tương ứng.
– Tính lịch sử thể hiện rõ nhất ở việc thay đổi mục đích, nội dung,
cách thức tổ chức GD qua mỗi thời kỳ lịch sử.
Bài học là xây dựng và tổ chức GD phải phù hợp với điều kiện lịch
sử xã hội.
2.4. Tính giai cấp của GD
Trong xã hội có giai cấp thì GD mang tính giai cấp. GD phản ánh
đặc điểm và lợi ích giai cấp. Giai cấp thống trị xã hội sử dụng GD để
duy trì và bảo vệ quyền lợi của mình thông qua việc truyền bá và xây
dựng ý thức hệ của giai cấp. GD là vũ khí của đấu tranh giai cấp.
2.5. Tính nhân văn, đại chúng, dân tộc và quốc tế
Tính nhân văn là một nền GD lấy con người làm gốc, tôn trọng
9

phẩm giá con người. GD hướng vào duy trì và phát triển các giá trị
chung của nhân loại qua các thời kỳ, phát triển tất cả năng lực và
phẩm chất cao đẹp của con người.
Tính đại chúng của GD thể hiện ở chỗ nó cung cấp cơ hội GD
đồng đều cho mọi tầng lớp trong xã hội, hướng tới cả những đối
tượng đặc biệt. Ngày nay, GD được tiến hành suốt đời, GD cho mọi
người, GD được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục trong
suốt cuộc đời con người. (thậm chí ngay cả khi chưa ra đời-thai giáo).
Tính đại chúng còn thể hiện ở chỗ hướng tới sự đa dạng về văn hóa,
tôn trọng sự khác biệt văn hóa.
Tính dân tộc của GD thể hiện ở chỗ nó phản ánh những đặc điểm
và lợi ích dân tộc, bản sắc dân tộc. Mỗi dân tộc khác nhau có quan
niệm khác nhau về GD truyền thống văn hóa.
Kết luận: Trong xã hội loài người có những hiện tượng sẽ mất đi (ví
dụ như pháp luật, tôn giáo sẽ mất đi khi xã hội loài người phát triển,
khoa học phát triển), nhưng GD tồn tại vĩnh hằng cùng với sự tồn tại
và phát triển của loài người, GD chịu sự quy định của xã hội nhưng
cũng tác động trở lại xã hội; GD mang tính lịch sử, giai cấp, nhân
văn, đại chúng, dân tộc và quốc tế. Phải ưu tiên phát triển GD trong
mọi hoàn cảnh, coi GD là quốc sách hàng đầu, GD phải phục vụ giai
cấp cầm quyền nhưng mọi người đều có quyền được GD, việc xây
dựng và tổ chức GD phải theo bối cảnh lịch sử, không nên dập
khuôn, máy móc, đồng thời cũng biết tiếp thu những tinh hoa văn
hóa, kinh nghiệm GD trong lịch sử cũng như của các nước.

-Từ các tính chất, tổ – SV rút ra
chức cho người học kết luận sư
rút ra kết luận sư phạm
phạm cần thiết.
GV có kết luận cuối
cùng.

 Tính chất của nền GD Việt Nam
Ngoài những tính chất chung của GD, mỗi nền GD của một chế
độ, của một xã hội có những tính chất đặc trưng cụ thể, phản ánh tính
chất của xã hội đó. Tính chất nền GD của nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam được ghi trong Luật GD như sau: Nền GD
Việt Nam là nền GD xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc,
khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng.
3. Giáo dục học là một khoa học
Điều kiện để trở thành một khoa học:
– Xác định được đối tượng nghiên cứu;
– Có phương pháp nghiên cứu;

10

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận