MÚA VÀ PP DẠY TRẺ VẬN ĐỘNG THEO ÂM NHẠC
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.36 KB, 29 trang )
Bạn đang đọc: MÚA VÀ PP DẠY TRẺ VẬN ĐỘNG THEO ÂM NHẠC – Tài liệu text
MÚA VÀ PP DẠY TẺ VẬN ĐỘNG THEO ÂM NHẠC
CHƯƠNG I: NHỮNG KHIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NGHỆ THUẬT
MÚA
BÀI 1: MÚA LÀ MỘT LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT
1. Múa là gì?
– Múa là một bộ phận nghệ thuật độc lập dùng động tác, tư thế của bảm
thân thể con người, có tiết tấu, tạo hình để biểu hiện tư tưởng và tình
cảm
– Múa phản ánh các hiện tượng của cuộc sống con người (VH, XH..)
– Ngôn ngữ của múa là động tác điệu bộ, hình dáng chuyển động trên
các đội hình, được hòa quyện trong tiết tấu, giai điệu âm nhạc
– Nghệ thuật múa luôn phải kết hợp chặt chẽ với âm nhạc, tạo hình
2. Quan hệ của múa với âm nhạc
– Âm nhạc là một bộ phận cấu thành của nghệ thuật múa
– Các động tác, tư thế múa phải tuân theo các quy luật của âm nhạc
– Tính chất đường nét, giai điệu âm nhạc như thế nào thì tính chất ,
đường nét của múa cũng phải như vậy
– Múa là sự cụ thể hòa hình ảnh, hòa hình tượng âm nhạc không bao giờ
tách khỏi âm nhạc vì âm nhạc là linh hồn của múa
3. Sư phân loại của múa
a. Múa sinh hoạt
– Là loại hình múa phát triển rộng rãi trong đời sống hàng ngày của các
tầng lớp nhân dân
– Các loại múa sinh hoạt
+ Múa lễ hội
+ Múa trong NT, MG
+ Múa vui chơi của thanh thiếu niên, nhi đồng
+ Múa tôn giáo
+ Múa nguyên thủy
+ Múa giao tế, gặp gỡ
+ Múa cung đình
– Múa sinh hoạt là cơ sở, nền tảng của múa sân khấu
b. Múa sân khấu
– Là loại hình múa chuyên nghiệp ( hoặc không chuyên) củ một số
người biểu diễn cho số đông người khác xem
– Trong múa sân khấu có nhiều thể loại:
+ Múa biểu diễn: Hay còn gọi là múa dư hứng có nội dung khái quát như
thơ ca không có cốt truyện, chỉ biểu diễn những tính chung không có
nhân vật
1
+ Múa tình tiết: Là 1 câu chuyện hoàn chỉnh như truyện ngắn trong văn
học, có tình tiết, mâu thuẫn có nhân vật mang tính cách nhất định
+ Thơ múa: giống như múa tình tiết, mâu thuẫn nhẹ nhàng, không quá
căng thẳng chủ yếu là tính chất trữ tình, chất thơ rõ nét
+ Tổ khúc: gồm những tiết mục nhỏ, gộp lại thành tổ khúc theo 1 chủ đề ,
giống như 1 tác phẩm múa dài, có nhiều đoạn
+ Cảnh múa: tiết đầu chặt chẽ hơn tổ khúc, có mở đầu, kết thúc giữa các
bộ phận liên quan, nó dựng lên một cảnh sống, có nhân vật, không có
kịch, giống như 1 bức tranh tuyên truyền
+ Kịch múa: Là thể loại lớn nhất gồm tất cả có 5 thể loại trên cộng lại,
cùng với kịch căm, nó là đỉnh cao của nghệ thuật múa
– Múa sân khấu: được xây dựng và phát trển trên cơ sở múa sinh hoạt
4. Đặc trưng của nghệ thuật múa
– Múa là 1 môn nghệ thuật động
– Múa là nghệ thuật không gian và thời gian
– Chất liệu của múa là bản thân người nghệ sĩ
– Quá trình thưởng thức đồng thời là quá trình hoàn thành tác phẩm
– Tính khái quát và trừu tượng
5. Các kĩ năng múa
– Kỹ năng mô phổng
+ Kỹ năng mô phổng còn gọi là kỹ năng bắt chước, tiếp thu múa chủ yếu
bằng cách bắt chước, nghĩa là nhìn người khác múa rồi làm theo
+ Kỹ năng này phụ thuộc một phần vào yếu tố bẩm sinh
+ Kỷ năng này quan trọng nhất trong quá trình học múa
– Kỹ năng khống chế
+ Là điều khiển cơ bắp, hình thể cho hòa nhập với âm nhạc
+Động tác, tư thế múa có hồn hay không chính là nhờ kỹ năng khống chế
+ Muốn có được kỹ năng khống chế phải rèn luyện cách điều khiển cơ
bắp theo ý muốn và mục đích thể hiện
+ Kỹ năng mềm dẻo
+ Kỹ năng này được quan niệm như thuộc tính của múa, kỹ năng mềm
dẻo cũng có 1 phần yếu tố bẩm sinh
+ Kỹ năng này khi múa phải biết cách điều khiển cơ bắp, khớp để đáp
ứng với mục đích biểu hiện
+ Nhưng trong khi múa không phải lúc nào cũng đòi hỏi phải có kỹ năng
mềm dẻo
– Kỹ năng mở: là hoạt động linh hoạt về biên độ của các khớp
– Kỹ năng nhảy:
+ Nâng toàn bộ trọng lượng thân hình lên khỏi mặt đất
2
+ Kỹ năng này đòi hỏi phải biết cách lấy đà, nhún đầu gối, dồn sức khống
chế vào bắp chân, bàn chân rồi sau đó bậc lên trong 1 tư thế nhất định,
Người thẳng, đầu thẳng và kế hoạch rơi xuống nhẹ nhàng, cân bằng
+ Sức bật là yếu tố quyết định kỹ năng này
Kỹ năng quay xoay:
+ Xác định hướng và biên độ xoay cả vòng, nửa vòng, ¼ vòng, xoay tại
chỗ hay di chuyển
+ Khi quay xoay phải kết hợp tay, chân, vai và toàn bộ thân hình
CHƯƠNG II MÚA VÀ PP DÃY TRẺ VẬN ĐỘNG THEO NHẠC
BÀI 1: PP DẠY TRẺ MÚA VÀ VẬN ĐỘNG THEO NHẠC
A- MÚA VÀ VẬN ĐỘNG THEO NHẠC
I/ Mục đ1ich, ý nghĩa của múa và vận động theo nhạc đối với trẻ
– Múa làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ. Thông qua múa, trẻ bộc
lộ cảm xúc để giao tiếp với xung quanh và dường như để giải phóng
năng lượng
– Múa góp phần GD, hình thành và phát triển nhân cách, toàn diện của
trẻ
– Trẻ tham gia múa sẽ vui tươi, hồn nhiên, hoạt bát, mạnh dạng và tự tin
hơn
– Múa đặc biệt giúp trẻ phát triển cảm giác nhịp điệu
– Múa làm cho tâm hồn trẻ vốn đã ngay thơ càng trong sáng hơn và có
hình thể, phong thái, dáng dấp đẹp
– Múa giúp trẻ diễn đạt xúc cảm trong lòng bằng hình thể, bằng cử chỉ,
hành vi và thái độ
– Thông qua đo, trẻ bắt đầu làm quen vớ sự so sánh, lực chọn cái hay,
cái đẹp của múa
a. Giáo dục thẫm mỹ
– Trẻ không những cảm nhận trực tiếp tính chất, tình cảm âm nhạc mà
còn cảm thấy cái hay trong các động tác hình thể của mình của các
bạn
b. Góp phần phát triển thể chất
– Phát triển tai nghe, tim mạch, tuần hoàn máu, hô hấp và dãn cơ
– Giúp trẻ đi lại vững vàng, chạy nhảy nhẹ nhàng, làm cho vận động
của tay, chân, đầu trở nên chính xác, nhịp nhàng hơn
– Giúp trẻ phát triển khả năng khống chế và độ mềm dẻo tạo sự hoạt
bát, nhanh nhẹn tư thế, dáng dấp đẹp
c. Hình thành phẩm chất đạo đức
3
Qua vận động theo nhạc và múa, trẻ cùng cô chung những cảm xúc,
từ đó có sự cảm thông và quan tâm đến nhau
– Động viên những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin giúp các em mạnh dạn hơn
trong mọi hoạt động, hào nhập cộng động
– Phát triển tình tổ chức, kỷ luật do biết điều khiển các động tác cho phù
hợp với âm nhạc giúp cho trẻ có sự kiềm chế
d. Thúc đẩy sự phát triển trí tuệ
– Phát triển sự chú ý, quan sát, sự nhạy bén
– Phát triển khả năng so sánh, trí nhớ
– Trong khi vận động theo nhạc và múa, trẻ vừa hát vừa lắng nghe nhạc
vừa phối hợp với động tác, đòi hỏi phải tư duy và có sư sáng tạo
• Phân biệt múa và vận động theo nhac
– Giống nhau: các động tác đều phù hợp với tính chất của âm nhac
– Khác nhau:
Vận động theo nhạc
Múa
–
– Có thể có hoặc không có luật động
– Sử dụng cá động tác bộc lộ cảm xúc
một cách ngẫu hứng
– Có luật động rõ ràng
– Sử dụng hoàn toàn các động tác
tư thế múa
II/ Đặc điểm phát triển vận động của trẻ theo từng độ tuổi ( kham
thảo giáo trình)
B. HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN ĐỘNG TÁC MÚA CHO TRẺ MN
I/ Các nguyên tắc biên soạn
1. Nguyên tắc phù hợp tính chất và nhịp điệu của âm nhạc
– Âm nhạc là nền tảng của các động tác múa. Do đó động tác phải xuất
hiện từ âm nhạc.Tính chất và nhịp điệu âm nhạc như thế nào thì động tác,
tư thế phải như thế. Động tác tư thế phải hòa nhập với âm nhạc sao cho
mõi người khác có thể hình dung ra âm nhạc qua các động tác múa
2. Các động tác phải mang yếu tố múa
– Yếu tố múa trên các động tác thường thể hiện trên phương diện
+ Động tác diễn đạt 1 ý nhất định
+ Động tác thể hiện một tính chất tiết tấu âm nhạc
+ Động tác có đường nét dáng dấp đẹp
– Động tác cho dù đơn giản nhất cũng phải có yếu tố múa. Đặc biệt là
sự tạo dáng, đường nét của động tác và tư thế
3. Nguyên tắc các động tác phải phù hợp với độ tuổi của trẻ
– Mục đích của việc biên soạn động tác là cho trẻ múa hoặc vận động
theo nhạc. Do đó cá động tác phải căn cứ vào đặc điểm tâm lý và phát
triển vận động theo nhau
4
II/ Các bước biên soạn động tác theo bài hát
1. Xác định các yếu tố âm nhạc
– Soạn động tác theo 1 bài hát nào cần phải cảm nhận sâu sắc về tình
chất, âm điệu, nhịp điệu và tiết tấu của bào hát đó
– Tính chất êm dịu nhẹ nhàng, mềm mại hay vui tươi, sôi nổi, ngộ
nghĩnh, sẽ quyết định tính hài hòa của bài hát múa. Chính âm nhạc sẽ
gợi ý cho ta sử dụng động tác nào sẽ thể hiện
2. Xác định nội dung thể hiện
– Mõi bài hát đều có 1 đại ý nhất định. Đại ý đó thường nắm ngay trong
tính chất, giai điệu và nhịp điệu của âm nhạc
– Mõi bài múa chỉ thể hiện 1 tính chất, mõi nội dung có tính khái quát,
đại ý của bài ca và chỉ một chủ thể ( em bé hoặc con vật, vật thể nào
đó) không nên trong một bài múa, trẻ phải đóng nhiều vai
3. Lựa chọn hình thức thể hiện
a. Căn cứ vào nội dung, hình thức thể hiện
– Một trẻ hay nhiều trẻ múa
– Vận động theo nhạc hay múa vui chơi, múa biểu diễn
b. Biên soạn động tác múa, đội hình
– Các động tác múa phải dựa trên các động tác múa cơ bản đã học và
những động tác sinh hoạt của trẻ, những động tác mô phỏng thiên
nhiên, nhưng phải được thiết kế theo đúng nội dung nghệ thuật múa
– Trẻ dễ học, tiếp thu tốt cá động tác có luật động rõ ràng, nhịp phách
dứt khoát, động tác đối xứng, những động tác có biên độ lớn, giác độ
và tốc độ vừa phải
– Động tác phải đúng nhạc, diễn tả được nội dung đẹp hấp dẫn mọi
người và có nét riêng biệt độc đáo
– Đội hình ( tuyến hoạt động) : cũng có ý nghĩa biểu hiện nhất định
– Vòng tròn : vui chơi, quây quấn
– Hàng ngang: mạnh mẽ, áp đảo, ổn định
– Hàng dọc: trình bày, giao lưu
– Ứng với từng đội hình, cần lưa chọn động tác phù hợp
– Các động tác, tư thế phải tính đến đạo cụ, trang phục
4. Tập luyện và hoàn thiện
– Một bài múa có thể biên soạn từ đấu đến cuối rồi mới hướng dẫn trẻ
luyện tập
– Quá trình tập luyện cũng là quá trình điều chỉnh, sửa đổi. có thể nảy
sinh ý mới, bổ sung dự kiến ban đầu bài múa hoàn thiện và hay hơn
C- DẠY TRẺ MÚA VÀ VẬN ĐỘNG THEO NHẠC
I/ Một số pp dạy trẻ múa và vận động theo nhạc
1. Làm mẫu
5
Làm mẫu có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy trẻ múa.Do đặc
biệt điểm tư duy trực quan hình tượng và cảm thụ của trẻ đòi hỏi cô
phải làm mẫu nhiều lần
– Cô cần theo dõi, nắm bắt mức độ nhận biết của trẻ và củng cố nhiều
lần để định hình động tác ở trẻ
– Yêu cầu làm mẫu phải rõ ràng, đúng tính chất, phải tạo dáng có đường
nét đẹp
2. Dùng lời
– Khi làm mẫu hoặc sau khi làm mẫu có dùng lời nói giải thích bằng
yêu cầu, chi tiết và đặc điểm của động tác, bài múa, đến chỗ trẻ chưa
làm được cô phải nhắc trước trẻ để trẻ có phản ứng kịp thời và làm
đúng
– Biện pháp dùng lời còn dùng để động viên, khuyến khích trẻ tưởng
tượng khi làm động tác và tạo xúc cảm cho trẻ
3. Bắt chước, luyện tập
– Bắt chước và luyện tập là trọng tâm trong quá trình nắm và thuộc bài
múa
– Trong mọi trường hợp trẻ phải làm theo cô từ đầu đến cuối bài (ngắn)
hoặc từng động tác riêng lẽ (chỉ những động tác khó) Đồng thời, cho
trẻ luyện tập làm đi làm lại nhiều lần. Khi nào trẻ đã nắm được khái
quát các động tác, cô chú ý đến những gì trẻ chưa thực hiện được yêu
cầu
• Yêu cầu khi cho trẻ luyện tập
– Trước khi luyện tâp bài múa, trẻ phải biết bài hát bản nhạc đó. Nếu là
những bài trẻ chưa học hát, cô phải cho trẻ nghe nhiều lần và tốt nhất
học thuộc lời ca
– Khi tập, cô dùng lời giải thích rõ lời ca này làm động tác gì và động
tác này đến lời ca nào thì dừng chuyển động tác khác, …
– Phải tổ chức luyện tập nhiều lần mới tạo ca sự định hình ở trẻ
– Không nhất thiết yêu cầu trẻ thực hiện đúng hoàn toàn động tác của cô
mà cần sự vận động của trẻ phải có cảm xúc, đúng với tính chất âm
nhạc, đúng nhạ
4. Thường xuyên tiếp xúc
– GD nghệ thuật nói chung, GD âm nhạc và múa nói riêng đòi hỏi phải
cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với nghệ thuật múa. Thực ra, đối với trẻ
thường xuyên được tiếp xúc với múa, có hiệu quả khá tốt về mặt GD.
Do đó, không chỉ bó hẹp hoạt động múa trong giờ dạy âm nhạc. Trẻ
phải được xem múa, xem băng hình, các chương trình văn nghệ, các
nghệ sĩ biểu diễn. Vì vậy, cô phải mạnh dạn, tự tin và nhiệt tình, say
mê múa
–
6
II/ Tiến trình dạy múa
Bước 1: Làm quen
– Cho trẻ làm quen với múa bằng biện pháp thường xuyên tiếp xúc.
Thông qua các lần tiếp xúc sẽ gây cho trẻ sự ham thích múa và tạo ra
những ấn tượng về múa
– Cô múa mẫu cho trẻ xem cũng là để cho trẻ làm quen với múa. Khi
làm mẫu, nhất định các động tác của cô phải đẹp và có sự truyền cảm
để thu hút hấp dẫn trẻ
Bước 2: Luyện tập
– Khi luyện tập cô phải cùng làm với trẻ nhiều lần từ đầu đến cuối bài.
Trẻ dần dần múa được, cô không cùng làm với trẻ nữa, mà quan sát,
dùng lời để nhắc nhở trẻ làm theo các yêu cầu. Sau đó cô tiến hành
luyện tập với từng tổ, từng nhóm trẻ. Đối với trẻ chưa làm được
những chỗ chưa đúng cô cần phải làm mẫu lại và cùng tập với trẻ. Khi
luyện tập, cô phải nhắc nhở, yêu cầu trẻ thể hiện cảm xúc trong các
động tác, tư thế
Bước 3: ôn tập
– Bằng các hình thức hoạt động của trẻ ở mọi lúc mọi nơi, cô cho trẻ ôn
luyện lại bài múa và nâng cao yêu cầu
– Dạy trẻ nói chung, dạy múa cho trẻ nói riêng đòi hỏi phải kiên trì,
bám sát, mục đích và đề ra mỗi yêu cầu cụ thể cho mõi lần hoạt động
múa
– Kết quả việc dạy múa hoàn toàn phụ thuộc vào niềm say mê múa và
cách làm việc của cô đối với trẻ
VAI TRÒ CỦA VIỆC DẠY MÔN MÚA VA PHƯƠNG PHÁP VẬN ĐỘNG
THEO ÂM NHẠC
Đối với trẻ em, âm nhạc có vai trò quan trọng trong sự phát triển, bồi
dưỡng tâm hồn và trí tuệ. Âm nhạc là một trong những yếu tố giúp
kích thích trí tưởng tượng, tư duy sáng tạo, tăng khả năng cảm nhận
tinh tế và giúp trẻ bộc lộ cảm xúc của mình một cách chân thật, tự
nhiên nhất. Bởi lẽ đó, giáo dục âm nhạc được đưa vào trong chương
trình mầm non như một phương tiện hữu hiệu để giáo dục trẻ một
cách toàn diện; đặc biệt đối với trẻ 5 – 6 tuổi, giáo dục âm nhạc đặt
nền tảng, cơ sở vững nhất giúp trẻ tự tin bước vào lớp 1.
Tuy nhiên, trẻ mầm non 5 – 6 tuổi không thể học tập âm nhạc giống
như người lớn do sự tập trung chú ý chưa bền. Sự hình thành ý
niệm, biểu tượng ở trẻ cần phải nhắc lại một số lần. Đôi khi mệnh
7
lệnh, ép buộc, khuôn mẫu của giáo viên không những không mang
lại hiệu quả mà còn khiến trẻ thờ ơ, không xúc động hoặc thậm chí
dẫn đến chán ghét âm nhạc. Vậy làm thế nào để dạy học âm nhạc
tạo được những tác động tích cực, mang lại lợi ích sâu sắc và lâu dài
đối với trẻ. Vấn đề đặt ra ở đây là khi dạy học âm nhạc cho trẻ không
nên quá chú trọng đến việc phải dạy trẻ biết hát thuộc và hát hay một
bài hát; múa thật đẹp và bắt chước thật giống cô một bài múa.
Phương pháp dạy học hiệu quả nhất là kết hợp giữa học và chơi
trong các hoạt động đa dạng, phong phú, tạo cơ hội để trẻ được trải
nghiệm, thể hiện bản thân và thể hiện sự sáng tạo nhằm mục đích
cuối cùng là cung cấp, hình thành năng lực cảm thụ âm nhạc; biết
cảm thụ âm nhạc trẻ sẽ yêu âm nhạc hơn, sẽ học tập và lĩnh hội âm
nhạctốthơn.
1. Dạynghenhạc
Nghe nhạc là cơ sở để trẻ học hát, vận động và chơi theo nhạc. Hoạt
động nghe nhạc cho trẻ 5 – 6 tuổi thường được triển khai ở nội dung
kết hợp; song chất lượng nghe nhạc có ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc
chi phối hiệu quả của các hoạt động khác; bởi vì trẻ có nghe và cảm
nhận âm nhạc tốt thì mới có thể hát và phối hợp vận động tốt được.
Hình thành khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ thông qua hoạt động
nghe nhạc là việc làm cần thiết hỗ trợ trẻ hát diễn cảm hơn; vận động
chính xác, nhịp nhàng hơn; nhanh nhẹn, tự tin trong vui chơi. Tuy
nhiên, nghe nhạc thế nào để trẻ không mau bị nhàm chán vì khoảng
thời gian tập trung chú ý có chủ định của trẻ mẫu giáo có giới hạn.
Nếu như chỉ cho trẻ ngồi nghe nhạc một cách thụ động như hiện tại,
các cô giáo đang sẽ rất dễ gây cho trẻ sự nhàm chán, dẫn đến hiện
tượng buồn ngủ và mất tập trung. Giáo viên cần phải xác định, dạy
trẻ nghe nhạc không quá câu nệ là bắt buộc trẻ phải nhớ chính xác,
chi tiết một bài hát cụ thể mà quan trọng hơn là qua mỗi tác phẩm âm
nhạc; trẻ được thưởng thức, được trải nghiệm cùng âm nhạc một
cách chủ động, tích cực trong các hoạt động phong phú, cởi mở có
sự tương tác cao với cô giáo. Qua đó giúp trẻ cảm thụ và nâng cao
kĩ năng thể hiện âm nhạc. Nghe cần phải được trực quan sinh động
bằng hình ảnh, cần kết hợp với vận động, vui chơi; nghe không nên
cho trẻ ngồi im một chỗ quá lâu. Giáo viên cần gợi mở, tạo mọi điều
kiện để trẻ được cùng cô tham gia, thể hiện chính mình và hưởng
ứng trong khả năng của trẻ. Hoạt động nghe nhạc có hiệu quả được
phản ánh qua năng lực cảm thụ và thực hành âm nhạc của trẻ; biểu
hiện ở việc trẻ cảm nhận được ở tác phẩm cái hay, cái đẹp; tính chất
vui hay buồn; trữ tình, êm dịu hay vui hoạt, rắn rỏi; nhận biết được sự
8
tương phản của âm nhạc như độ mạnh, nhẹ, to, nhỏ; nhịp độ nhanh,
chậm; âm thanh lên cao hay xuống thấp; giai điệu đi lên hay đi xuống
v.v..; qua đó trẻ biết nhận xét, đánh giá và có hưởng ứng phù hợp với
âm nhạc. Muốn làm được điều này, thay vì cô giáo “độc diễn”, bắt trẻ
ngồi ngay ngắn từ đầu đến cuối tiết học thì giáo viên nên tạo cơ hội
để trẻ được vận động, múa hát cùng nếu trẻ muốn. Khi cho trẻ nghe,
giáo viên cần chú ý nhấn mạnh đặc điểm, tính chất của bài hát; sau
mỗi lần nghe, giáo viên hỏi trẻ cảm nhận về bài hát để củng cố ấn
tượng. Giáo viên nên tiến hành cho trẻ nghe dưới nhiều hình thức đa
dạng (hát trực tiếp; độc tấu; nghe qua băng đĩa hoặc xem video v.v..).
Với những bài khó mà giọng hát còn hạn chế thì giáo viên không
nhất thiết phải hát trực tiếp cho trẻ nghe vì nếu giáo viên hát sai, hát
không hay sẽ khiến trẻ có ấn tượng không tốt về tác phẩm; cho trẻ
nghe qua đĩa do ca sĩ biểu diễn, giáo viên thực hiện các hoạt động
minh họa sinh động cũng sẽ khiến trẻ rất hào hứng. Sự thay đổi, luân
phiên các hình thức, phương thức biểu diễn giúp trẻ ôn luyện thuần
thục các kĩ năng âm nhạc, đồng thời làm cho trẻ say mê, yêu thích
âm nhạc hơn. Cảm thụ âm nhạc không chỉ được khai thác qua giai
điệu, tiết tấu, lời ca. Việc sử dụng tranh ảnh, trang trí không gian lớp
học nhẹ nhàng, sinh động theo nội dung bài hát; trang phục, đạo cụ
đẹp mắt trong mỗi màn biểu diễn cũng đem lại nguồn cảm hứng
mạnh mẽ để trẻ vừa được cảm nhận, vừa nhìn thấy cái hay, cái đẹp
trong tác phẩm mà đôi khi những nốt nhạc trìu tượng chưa giúp trẻ
hiểu
hết
được.
2.
Dạy
ca
hát
Ca hát là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo và được đa số các em
yêu thích. Sự nhạy cảm, khả năng tái hiện âm điệu, nhịp điệu; cảm
giác về tai nghe, tiết tấu cũng như khả năng thể hiện xúc cảm, tình
cảm là những kinh nghiệm trẻ sẽ được tích lũy dần dần trong quá
trình học hát, góp phần hình thành cảm thụ âm nhạc. Tuy nhiên mức
độ cảm thụ âm nhạc ở trẻ như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào các
phương pháp, biện pháp tổ chức dạy hát của giáo viên. Theo chúng
tôi, dạy hát cần hướng trẻ đến cảm thụ âm nhạc nhiều hơn; giáo viên
không nên bó hẹp trong cách dạy truyền khẩu dễ dẫn đến hiện tượng
học vẹt, thuộc vẹt, chóng nhớ, mau quên. Thực tế, không phải mọi
trẻ đều có khả năng ca hát; một số trẻ phải nghe đi nghe lại, tập đi
tập lại mới có thể hát đúng; thậm chí có trẻ hát mãi vẫn không đúng.
Dù vậy, giáo viên cũng không nên áp đặt hoặc yêu cầu quá khắt khe
với trẻ dẫn đến sự mệt mỏi, chán nản. Cần xác định việc dạy hát
không có nghĩa là “luyện” cho trẻ phải hát thật chính xác, thật hay bài
9
hát mà mục đích chính là giúp trẻ biết cảm nhận giai điệu, yêu thích
bài hát; qua đó trẻ có ý thức hát đúng hơn, tình cảm hơn. Muốn làm
được điều này, khi dạy trẻ ca hát, giáo viên nên kết hợp hát mẫu với
đánh đàn để rèn cho trẻ có cảm giác chắc chắn về cao độ, trường
độ. Khi sửa sai cho trẻ, tuyệt đối không nên nói những câu như “con
hát sai rồi”; “con phải hát như thế này” khiến trẻ cảm thấy không thoải
mái; thay vì phải hát đi hát lại cho trẻ nghe rất tốn sức; giáo viên nên
đánh đàn nhiều lần chỗ trẻ hát sai và nhắc nhở nhẹ nhàng “các con
nghe tinh để hát đúng hơn nhé”. Khi dạy trẻ hát từng câu, cô nên
đệm đàn để trẻ tập hát phối hợp với âm nhạc sẽ giúp trẻ cảm thụ
nhịp điệu tốt hơn. Ngoài ra, việc sử dụng hình ảnh, đồ dùng, vật dụng
hỗ trợ cho học hát là điều cô cùng cần thiết vì trẻ học tập qua tư duy
trực quan là chủ yếu. Giáo viên có thể sử dụng trong lúc giới thiệu
bài, trong lúc dạy trẻ hát hay lúc ôn bài để giúp trẻ dễ hình dung, cảm
thụ được cái hay, cái đẹp của bài hát vốn dĩ là những âm thanh, hình
ảnh
trừu
tượng.
3.
Dạy
vận
động
theo
nhạc
Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và các
động tác nhảy múa hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc gõ đệm theo
nhạc. Hoạt động này giúp trẻ phát triển về cảm giác nhịp điệu, sự sự
khéo léo, phản ứng nhanh và đúng với tính chất âm nhạc. Vận động
theo nhạc có mối liên hệ chặt chẽ với hoạt động ca hát, vì trẻ chỉ có
thể phối hợp vận động tốt khi trẻ đã thuộc bài hát và có những cảm
nhận về nhịp điệu của bái hát đó, ngược lại việc hát kết hợp với vận
động cũng tạo nên sự hứng thú, phấn khởi của trẻ. Để vận động theo
nhạc đạt hiệu quả tốt nhất, chỉ nên yêu cầu và gợi mở các vận động
đảm bảo tính vừa sức đối với trẻ. Động tác không nên quá khó khiến
trẻ không thực hiện được, cũng không nên có quá nhiều động tác
hoặc sự di chuyển trong không gian với tuyến và đội hình phức tạp
sẽ làm trẻ khó nhớ. Ngoài ra, động tác phải phù hợp tính chất âm
nhạc, cấu trúc của bài. Mặt khác, muốn bồi dưỡng khả năng vận
động cho trẻ, giáo viên cũng cần có những biện pháp giúp trẻ cảm
thụ âm nhạc trước khi vận động. Cảm thụ âm nhạc là yếu tố quan
trọng giúp trẻ phối hợp nhịp nhàng trong các vận động, thậm chí còn
kích thích sự sáng tạo vận động mới. Với phương pháp này, giáo
viên phải tạo điều kiện để phát huy tính chủ động tích cực của trẻ, cô
chỉ là người điều khiển và giúp trẻ phối hợp động tác nhịp nhàng,
uyển chuyển cùng với âm nhạc. Tuy nhiên trong thực tế thì không
phải giáo viên mầm non nào cũng thực hiện được.
Trước hết, để dạy vận động theo nhạc đòi hỏi giáo viên phải linh
10
hoạt, sáng tạo, hiểu tính chất và cấu trúc tác phẩm cũng như đặc
điểm của trẻ để có những động tác vận động phù hợp, vừa sức hoặc
không quá khó với trẻ. Giáo viên làm mẫu động tác phải phù hợp với
tính chất vui tươi, hồn nhiên hay mềm mại, trữ tình của câu hát, bài
hát. Trước khi vận động, giáo viên phải cho trẻ ôn lại bài hát bằng
nhiều cách, trò chuyện và gợi ý để trẻ hiểu được yêu cầu mới của bài
học. Giáo viên sử dụng nhạc đĩa hoặc có thể tự hát truyền cảm kết
hợp với vận động minh họa sinh động, nhịp nhàng để lôi cuốn trẻ
thích thú với bài vận động sau đó tiến hành dạy trẻ. Khi dạy trẻ vận
động, giáo viên cho trẻ luyện tập từng động tác riêng lẻ sau đó cho
trẻ tập phối hợp động tác múa với âm nhạc trên nền nhạc của đĩa
hay băng ghi âm trên đàn phím điện tử. Trong quá trình luyện tập,
giáo viên cần luôn luôn quan sát, động viên và dùng lời nhắc nhở,
mô tả để trẻ hiểu và biểu cảm đúng yêu cầu của động tác. Sau khi trẻ
đã thuộc hết các động tác, giáo viên đánh đàn chậm, nhịp nhàng và
hướng dẫn trẻ phối hợp vận động cùng âm nhạc từ đầu đến cuối bài.
Khi trẻ đã thuộc bài múa, giáo viên nên khuyến khích trẻ sáng tạo
động tác hoặc hình thức minh họa khác cho bài hát, cho trẻ biểu diễn
trước
lớp,
động
viên
khen
ngợi
kịp
thời.
Bên cạnh đó, giáo viên cần gợi ý để trẻ liên tưởng nội dung, hình ảnh
trong từng câu hát và tương ứng với những động tác minh họa phù
hợp để trẻ dễ tưởng tượng, dễ nhớ và nhớ lâu. Ngoài ra, trong dạy
hát kết hợp vận động, giáo viên nên chuẩn bị những trang phục, đạo
cụ đẹp để tạo hứng thú cho trẻ; chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị học tập
trong một giờ học thật chu đáo sẽ làm cho việc học hát và vận động
theo nhạc thêm sinh động và hấp dẫn trẻ rất nhiều.
4.Tổ
chức
trò
chơi
âm
nhạc
Đối với trẻ thơ, được làm quen với âm nhạc thông qua các trò chơi là
biện pháp có hiệu quả cao nhất vì bản chất của trò chơi âm nhạc là
hoạt động tổng hợp bao gồm các dạng hoạt động âm nhạc trong
trường mầm non. Với đặc điểm của lứa tuổi mầm non là “học mà
chơi, chơi mà học”, trẻ yêu thích vận động và học qua vận động bằng
việc phối hợp tất cả các giác quan tham gia vào quá trình nhận thức.
Do đó, trò chơi đã trở thành phương tiện để đem đến cho trẻ các yếu
tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng
lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Hiện nay trò chơi âm
nhạc được coi là một trong các hình thức vận động theo nhạc của
chương trình giáo dục âm nhạc mầm non. Trò chơi âm nhạc giúp rèn
luyện tai nghe, củng cố ca hát, phát triển cảm giác nhịp điệu, phát
triển năng khiếu, từng bước hình thành cảm thụ âm nhạc và tình cảm
11
gắn kết cộng đồng. Mỗi loại trò chơi đều hướng đến phát triển một
hay nhiều kĩ năng âm nhạc giúp trẻ ôn luyện, củng cố và tiếp thu các
nội dung giáo dục. Cảm thụ âm nhạc thông qua trò chơi được thể
hiện ở mức độ tai nghe, nhận biết và phân biệt các yếu tố diễn tả âm
nhạc như độ cao, thấp, to, nhỏ; tiết tấu, nhịp điệu nhanh, chậm, âm
sắc một số nhạc cụ và khả năng hóa thân trong các trò chơi đóng
vai. Sự mới lạ và thú vị trong các trò chơi đa dạng, hấp dẫn do cô
giáo thiết kế, sáng tạo và tổ chức gắn liền với bài học cũ và bài học
mới nâng dần về yêu cầu sẽ là động lực giúp trẻ tích cực, hứng thú
và thoải mái trong vui chơi; rèn luyện các kĩ năng, qua đó bồi dưỡng
cảm
thụ
âm
nhạc.
Như vậy, để tăng cường cảm thụ âm nhạc cho trẻ mầm non 5 – 6,
trước tiên người giáo viên cần có trình độ, am hiểu về âm nhạc; sau
đó cần có sự đầu tư, tìm tòi, khai thác và sáng tạo trong từng giáo
án, bài dạy. Giáo viên có hiểu và cảm nhận sâu sắc ngôn ngữ, hình
tượng âm nhạc mới có thể biết khai thác các “nhân tố”; “mô típ” chất
liệu tiêu biểu, đặc sắc trong tác phẩm để thiết kế các bài học âm
nhạc hay, bổ ích và lý thú. Mỗi bài học, giờ học phải mang đến cho
trẻ những cảm nhận, ghi nhớ về một hoặc một vài yếu tố riêng lẻ
trong nghệ thuật âm nhạc và sẽ nâng dần mức độ khó. Sự tích lũy
kiến thức, kinh nghiệm tăng lên cũng dần dần tạo cho trẻ sự tự tin,
chủ động khi thể hiện cảm xúc và ngôn ngữ âm nhạc, chia sẻ với bạn
bè và cô giáo trong lớp học. Thông qua các hoạt động trải nghiệm sẽ
tăng dần khả năng tập trung chú ý, lắng nghe, quan sát, so sánh, ghi
nhớ hình tượng và giai điệu âm nhạc. Đây cũng chính là cơ sơ để
giúp trẻ sẽ chủ động trình bày, thể hiện cảm xúc và tình cảm của
mình
trong
các
hoạt
động
âm
nhạc.
Việc cảm thụ âm nhạc trong môi trường giáo dục âm nhạc theo
kiểu “tích hợp nội dung” trong chương trình giáo dục mầm non sẽ
mang lại cho trẻ những hiểu biết và kỹ năng “mềm” của các nội dung
kiến thức ở các lĩnh vực liên quan trong chủ đề giáo dục. Cảm thụ
âm nhạc không chỉ giúp trẻ có một tình yêu, say mê với âm nhạc,
tham gia vào các hoạt động âm nhạc một cách thoải mái, không gò
bó mà sẽ giúp trẻ năng động hơn, sáng tạo, tự tin, tinh tế và nhuần
nhuyễn hơn trong giao tiếp, trong cuộc sống, trong môi trường học
tập và lao động sau này.
GIÁO DỤC KỸ NĂNG HÁT_ MÚA
12
VAI TRÒ _ MỤC ĐÍCH
Giáo dục là quốc sách hàng đầu của Đảng ta. Trong đó giáo dục Mầm non
là bậc học đầu tiên của trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giữ một vai trò
đặc biệt quan trọng.
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”.
Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy giáo dục trẻ em toàn
diện cả về đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mỹ và tình cảm xã hội là nhiệm vụ
quan trọng. Trong trường mầm non thực hiện rất nhiều các hoạt động nhằm
hoàn thành nhiệm vụ này. Trong đó thì giáo dục âm nhạc trong trường mầm
non có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.
Giáo dục âm nhạc bao gồm hát, múa, trò chơi. Ở trường mầm non hát, múa
không chỉ tạo môi trường sống động, thu hút, hấp dẫn và mang lại cho trẻ
điều kiện cụ thể phát triển năng lực thể hiện chính bản thân mình. Thỏa mãn
một trong những nhu cầu tinh thần và nhu cầu hoạt động của trẻ một cách đa
dạng sáng tạo. Đó là phương tiện giáo dục đặc biệt rất có hiệu quả góp phần
hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non.
Như vậy giáo dục âm nhạc ở trường Mầm non tạo điều kiện phát triển
chung cho nhân cách trẻ. Mối liên hệ giữa tất cả các mặt của giáo dục, thể
hiện trong các dạng và các hình thức phong phú của hoạt động âm nhạc. Sự
nhạy cảm và tai nghe âm nhạc phát triển trong mức độ phù hợp sẽ giúp trẻ
hưởng ứng với những tình cảm và những hành vi tốt đẹp. Đẩy mạnh hoạt
động trí tuệ, thường xuyên hoàn thiện mọi vận động thể chất ở trẻ.
Thực trạng dạy học hát, múa ở các trường mầm non hiện nay cho thấy trẻ
em đã thuộc rất nhiều bài hát của lớp trẻ cũng như của cả người lớn, thông
qua băng, đĩa và các chương trình ca nhạc… vấn đề này vừa có mặt tốt vừa
có mặt không tốt. Mặt tốt là trẻ đã được làm quen thường xuyên với âm nhạc
sự cảm nhận của trẻ đã nhanh nhẹn. Chứng tỏ trẻ rất yêu thích hát, múa để
phù hợp với nội dung chủ điểm phải lấy từ chương trình của các lớp có thể
cả những bài của tiểu học. Như vậy nếu nhiều trẻ đã thuộc bài hát múa rồi
thì thuận lợi cho giáo viên khi dạy. Nhưng bên cạch đó trẻ thuộc nhiều bài
hát, múa thông qua băng đĩa, chương trình ca nhạc trên tivi cũng gây những
hạn chế cho sự phát triển tai nghe nhạc của trẻ có hại đối với dây thanh còn
mảnh dẻ và nhạy cảm ở trẻ vì băng đĩa bán trên thị trường có rất nhiều bài
hát mang tính không lành mạnh (những bài nhạc chế, hát nhép…).
Mặt
khác các bài hát thường kèm theo các điệu nhảy múa tự do trẻ dễ bắt chước
và khi trẻ bắt chước thì khi tập cho trẻ những động tác theo bài bản là rất
khó. Nếu trẻ hát sai, múa sai, múa tự do nhiều lần thì việc sửa sai cho trẻ là
rất khó khăn vì lỗi đã trở thành thói quen. Nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu
13
nhất, phù hợp nhất để sửa lỗi hát sai, múa sai cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Góp
phần nhỏ bé vào mục tiêu giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non.
Để có những biện pháp nhằm sửa lỗi hát sai, múa sai cho trẻ cần thực hiện
những nội dung sau:
Cần có yêu cầu phát triển kỹ năng hát múa ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi.
* Hát:
– Cần hình thành ở trẻ tư thế hát đúng, hát bằng giọng tự nhiên, hát rõ các từ.
Tư thế hát đúng: Tư thế đẹp khi hát là đứng thẳng hoặc ngồi thẳng, trong tư
thế đó hơi thở tốt hơn cả. Khi tập hát trẻ ngồi không tựa lưng vào thành ghế,
tay đặt lên đùi, đầu giữ thẳng không căng cứng, không ngoẹo cổ, miệng cần
mở tròn không mở quá to, hàm dưới hơi tự do, môi linh hoạt co giãn mềm
mại. Sau khi trẻ thuộc bài hát tốt nhất là cho trẻ đứng hát. Bởi vì khi đó hơi
thở sâu hơn và âm thanh cũng vang lên tốt hơn rõ rệt, khi đứng hát cần giữ
cho đầu thẳng, tay buông xuôi theo đầu một cách tự nhiên.
Hát rõ lời: Trẻ hát cần phải rõ từ rồi tiến tới hát đúng rành mạch trẻ nhóm
mẫu giáo từ 4-5 tuổi tuy vốn từ của trẻ đã phát triển nhưng còn một số trẻ
còn phát âm chưa chính xác các từ như: “nói’ thành “lói”…hay những từ có
dấu ngã (~) thường hát thành dấu sắc ( / ). Để tập cho trẻ hát rõ lời giáo viên
cần:
– Dạy cho trẻ hát mọi lúc mọi nơi.
– Dạy cho trẻ hát từng câu chính xác.
– Khi học thuộc bài hát ở nhóm nhỏ giáo viên cho trẻ đọc tập thể lời bài hát,
nhẹ nhàng, không đọc to, đọc chậm bằng âm cao. Như vậy các từ sẽ vang
lên rõ rệt diễn cảm.
Hát bằng giọng tự nhiên: Giáo viên cần hướng dẫn trẻ hát bằng giọng tự
nhiên nhưng không cho trẻ hát quá sức, hát quá to, gào thét.
* Múa:
Trẻ thực hiện được chính xác các động tác vận động tác theo nhạc như vỗ
tay theo phách, theo nhịp và một số bài múa đơn giản rồi dần đến phức tạp.
Để trẻ có thể thực hiện chính xác những động tác vận động theo nhạc như
vỗ tay theo phách, theo nhịp…Làm điệu bộ và một số bài múa phức tạp thì
cách tốt nhất là giáo viên trình diễn đầy đủ động tác cho trẻ xem đồng thời
cho trẻ nghe. Nghĩa là cho trẻ trực tiếp tiếp xúc với các động tác bằng con
đường cảm thụ tri giác, thị giác và bằng cả thính giác khi làm mẫu thì động
tác chỉ dẫn của cô cần có: Động tác cụ thể, cách thực hiện động tác.
Khi luyện tập cho trẻ tập theo từng nhóm 4-5 trẻ các trẻ khác hát và xem.
Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tuy vận động của trẻ tương đối phát triển nhưng sự
khéo léo trong các động tác múa cần có kỹ năng phức tạp thì trẻ chưa thực
14
hiện được vì thế cô cần tập cho trẻ động tác ở trạng thái tĩnh rồi đến động tác
động phức tạp dần lên. Đội hình tập cho trẻ cần hợp lý sao cho cô có thể
quan sát được tất cả các trẻ. Từ đó cô có thể quan sát sửa sai cho trẻ nếu trẻ
thực hiện sai.
BIỆN PHÁP NHẰM SỬA LỖI HÁT SAI, MÚA SAI CHO TRẺ MẪU
GIÁO 4-5 TUỔI.
1. Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4-5 tuổi.
* Đặc điểm về khả năng âm nhạc của trẻ.
Trẻ có khả năng tri giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc cùng với những kinh
nghiệm từ trước như: nghe hát cùng đàn đệm, xem động tác điệu bộ theo
âm điệu biết kết hợp khăng khít giữa thời gian và âm nhạc vận động phối
hợp toàn thân với trình độ tương đối phức tạp trong các điệu múa biết thể
hiện nhạc cảm khi múa hát. Trẻ có ấn tượng sâu sắc khi nghe nhạc qua đài,
băng đĩa, biết so sánh một vài thể loại âm nhạc về âm thanh, tính chất lời ca.
Lịch sử cho thấy ở độ tuổi này những năng khiếu âm nhạc đặc biệt xuất
hiện nhiều hơn ở bất cứ lĩnh vực nào khác vì vậy cần phải tiến hành giáo
dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo để thu được những kết quả tốt nhất, nếu bỏ
qua giai đoạn này là một thiệt thòi lớn cho các cháu trong thời kỳ sau. Tuy
nhiên không phải trẻ nào cũng đều có năng khiếu tốt về âm nhạc có rất
nhiều trẻ còn hạn chế về khả năng tiếp nhận âm nhạc và vận động theo nhạc
vì thế cần phải đưa ra những biện pháp sửa lối hát sai, múa sai cho trẻ.
2. Một số biện pháp.
a. Biện pháp làm quen.
Giáo viên có thể dùng băng hình cho trẻ nghe, xem hát múa hoặc giáo viên
có thể múa cho trẻ xem. Sử dụng biện pháp này nhằm sửa lỗi hát sai, múa
sai cho trẻ. Giáo viên yêu cầu trẻ chú ý lắng nghe xem băng hình hoặc nghe
cô hát múa không nên hát theo để trẻ có thể nghe rõ lời bài hát và quan sát
chính xác động tác múa.
Nếu dùng băng hình thì cần phải lựa chon băng hình hay, chính xác, nội
dung lành mạnh phù hợp với trẻ. Nên cho trẻ nghe thêm những bài hát, làn
điệu dân ca các miền và cần cho trẻ nghe thường xuyên.
Nếu là cô hát múa cho trẻ xem thì cô hát múa trực tiếp bằng hoạt động sáng
tạo, cô phải tái tạo lại toàn bộ nội dung sống động của bài hát múa như ban
đầu nó đã nảy sinh, làm cho nó tác động mạnh vào mẽ đến xúc cảm và nhận
thức thẩm mỹ của trẻ. Vì vậy phương pháp tốt nhất khi hát múa cho trẻ xem
là phương pháp trình diễn nghệ thuật. Với phương pháp này cô có thể vừa
diễn qua động tác vừa hát múa giúp trẻ cảm thụ một cách đầy đủ nội dung
hình tượng nghe thấy (thính giác) và nhìn thấy (thị giác). Phương pháp này
giúp giáo viên vừa hát, múa vừa trình diễn vừa có thể bao quát đến từng trẻ.
15
Giao lưu truyền cho từng trẻ những tình cảm mà tác giả gửi gắm qua bài
hát. Qua đó thu hút, củng cố sự chú ý, kích thích sự hưởng ứng, niềm say
mê, tính tích cực hoạt động của trẻ. Trẻ có thể cảm thụ một cách sâu sắc nhất
lời ca, âm thanh, nhịp điệu của bài hát, múa. Sau khi cô hát múa cho trẻ xem
lần đầu một cách đầy đủ cô nêu vấn đề một cách ngắn ngọn để kiểm tra trẻ
về tên của bài hát, tên tác giả hoặc tính chất âm nhạc. Ví dụ: Cô đặt câu hỏi
“Các con thấy bài hát này vui hay buồn?”… Rồi cô trình diễn lại giúp trẻ
kiểm nhận lại và khắc sâu thêm.
b. Biện pháp luyện tập.
Luyện tập là biện pháp chủ yếu nhất để sửa lỗi hát sai, múa sai cho trẻ.
Việc sửa lỗi hát sai, múa sai cho trẻ phải tùy vào từng nguyên nhân trẻ có
thể hát sai, múa sai do đã biết từ trước nhưng chưa đúng, do chưa chú ý,
nhút nhát, sức khỏe, khả năng vận động, lớp chật, trẻ đông, tâm lý bị hưng
phấn do hình thức tính chất của hoạt động, tốc độ vận động không phù hợp.
– Hát: Cần để trẻ tập trung hát chậm, âm lượng tiếng hát vừa phải không quá
to, không quá nhỏ, không để trẻ hát như hét. Tập cho trẻ hát theo cô thấm
nhuần âm điệu nhịp điệu bài hát trước khi tập cho trẻ hát từng câu, từng âm
tiết khó dưới nhiều hình thức, kích thích để trẻ thấy học mà chơi.
– Múa: Trẻ 4-5 tuổi có khả năng vận động phối hợp toàn thân nhưng không
phải tất cả mọi trẻ đều có thể làm được các động tác múa phức tạp của các
bài múa vì vậy cô cần lựa chon nội dung thích hợp để hướng dẫn những trẻ
kém hơn như cô lựa chọn những động tác đơn giản có ý nghĩa biểu cảm để
dạy cho trẻ như bài “Chiếc khăn tay”, “Múa cho mẹ xem”… Các động tác
ngắn, dễ. Cô tập cùng trẻ nhiều lần tứ đầu đến cuối bài. Sau mỗi lần múa thì
khi cô làm mẫu cho trẻ xem động tác phải chậm rõ ràng từng chi tiết chuyển
động. Cô cần tập quay mặt về phía trẻ làm động tác cùng chiều với trẻ. Động
tác của cô phải đẹp có sự thu hút và hấp dẫn trẻ. Khi tập cho trẻ tốt nhất là
tập cho trẻ theo từng nhóm nhỏ. Trong quá trình tập cần đảm bảo cho lớp có
hứng thú nhưng phải chú ý đến trật tự (theo tổ chức lần lượt bằng cách nhóm
này tập thì nhóm kia ngồi hát cho các bạn tập và xem). Cần sắp xếp đội hình
sao cho tất cả các trẻ đều nhìn thấy cô. Tốt nhất là đội hình hàng ngang,
hàng dọc lệch nhau. Ngược lại cô cũng có thể quan sát tất cả các trẻ trong
lớp để phát hiện trẻ múa sai và sửa sai cho trẻ.
c. Biện pháp sửa sai.
– Hát: Cần dự kiến trước chỗ trẻ dễ sai, tập cho trẻ thói quen biết khi nào cần
im lặng nghe, khi nào thì hát. Cần có bài tập riêng để giúp trẻ tránh chỗ sai
về cao độ, độ dài, sắc thái. Diễn tả cho trẻ với yêu cầu rõ ràng để trẻ dễ hiểu
và thực hiện được.
16
Khi trẻ hát sai giáo viên cần sửa sai cho từng trẻ, yêu cầu trẻ im lặng lắng
nghe cô hát và hát lại theo cô.
– Múa: Khi múa cô sửa sai cho trẻ thì phải sửa sai cho từng trẻ một, trực tiếp
cầm tay uốn nắn thứ tự động tác, chuyển động tác cho trẻ kết hợp với thái độ
động viên, khích lệ cho trẻ.
Trẻ đã tập nhuần nhuyễn khi trẻ sai cô có thể dùng lời để sửa sai cho trẻ,
yêu cầu trẻ thực hiện lại động tác, nếu trẻ không thực hiện được thì cô mới
tập mẫu lại và yêu cầu trẻ tập theo. Trong suốt quá trình tập cô nhấn mạnh
yếu tố thể hiện tình cảm, tính chất của bài múa cho trẻ nắm được. Cô tập
riêng những động tác khó với cả lớp, tổ.
Khi sửa sai cho trẻ cô cần giữ cho mình một tâm thế đúng đắn nhiệt tình,
chủ động, bình tĩnh. Cần tránh để trẻ nhìn thấy sự chán nản mệt mỏi của cô.
d. Biện pháp sửa sai bằng trò chơi.
– Trò chơi âm nhạc có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe âm nhạc,
củng cố ca hát tạo ra nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó
góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc. Sử dụng trò chơi âm nhạc để sửa lỗi
hái sai, múa sau cho trẻ tạo sự nhẹ nhàng, thoải mái chơi mà học, học mà
chơi. Dùng biện pháp trò chơi để luyện tai nghe, giọng, ngữ điệu cho trẻ.
Đây là biện pháp sửa sai rất hiệu quả nhưng lại rất nhẹ nhàng giúp trẻ tiếp
thu sửa sai không gò bó bắt buộc.
Trong chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi có rất nhiều
trò chơi để giáo viên có thể sửa lỗi hát sai, múa sai cho trẻ.
Ví dụ: Trò chơi “Tai ai tinh”
Trò chơi này giúp trẻ luyện tai nghe âm nhạc chính xác, ngoài ra khi trẻ
phạm luật chơi phải hát một bài nếu trẻ hát sai cô có thể sửa sai ngay cho trẻ.
Trò chơi “Ai nhanh nhất”
Trò chơi này giúp trẻ luyện phản xạ nhanh và tập nghe giai điệu âm nhạc.
Khi có một trẻ thua cuộc trẻ phải hát, múa một bài nếu trẻ hát, múa sai thì cô
sửa sai ngay cho trẻ.
Trò chơi “Hát theo hình vẽ”
Giúp trẻ ôn luyện bài hát tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn. Ở trò chơi này yêu cầu
trẻ phải hát một bài hát phù hợp với nội dung bức tranh, nếu trẻ lựa chọn bài
hát không phù hợp với nội dung, ý nghĩa bức tranh hoặc hát sai thì cô sửa sai
cho trẻ.
Trò chơi “Sol, mi”
Trò chơi này tập cho trẻ nghe và xướng âm cao độ 2 nốt nhạc Sol-Mi. Qua
trò chơi này giúp trẻ luyện giọng và tai nghe nhạc để từ đó có thể hát tốt hơn
hạn chế lỗi hát sai của trẻ.
17
e.Biện pháp sửa lỗi hát sai, múa sai cho trẻ mọi lúc, mọi nơi.
Trong lớp khi cho trẻ bắt chước hát múa theo băng đĩa hoặc ai đó. Giáo
viên cần quan tâm sửa sai cho trẻ.
Trong trò chơi vận động hàng ngày nếu là trò chơi có luật thì phải hát hoặc
múa một bài giúp buổi chơi vui vẻ và sinh động hơn, khi trẻ hát múa nếu sai
cô sửa sai cho trẻ.
Khi trẻ hát sau giờ học lúc dạo chơi nếu trẻ hát sai cô có thể cho trẻ hát lại
để sửa sai cho trẻ.
Vào các ngày lễ hội (Ngày khai trường, ngày nhà giáo Việt Nam 20-11,
Ngày quốc tế phụ nữ 8-3, ngày sinh nhật Bác 19-5, Tết trung thu, ngày quốc
tế thiếu nhi 1-6….) Là hình thức tổ chức quan trọng trong việc tạo ra môi
trường âm nhạc sinh động phong phú và thường xuyên cho trẻ. Trong những
ngày lễ hội giáo viên thường phải tập trước cho trẻ một số tiết mục văn nghệ
để trẻ biểu diễn trong ngày lễ, hội. Đây là dịp để trẻ ôn lại những bài hát,
múa và để giáo viên sửa lỗi hát sai, múa sai cho trẻ.
3. Xây dựng kế hoạch.
Chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi được thực hiện
theo chương trình giáo dục mầm non mới và theo nội dung các chủ điểm.
* Chủ điểm: Trường Mầm non.
Dạy hát vận động minh họa “vui đến trường”
Hát võ tay theo nhịp, phách “Ngày vui của bé”
* Chủ điểm: Bản thân.
Hát vận động minh họa “Cái mũi”
Hát múa “múa cho mẹ xem”
Hát vận động “Tay thơm tay ngoan”
* Chủ điểm: Gia đình.
Hát vận động minh họa “Cháu yêu bà”
Hát múa “Cho con”
Hát vận động “Cả nhà thương nhau”
* Chủ điểm: Nghề nghiệp
Hát vận động minh họa “Cháu yêu cô chú công nhân”
Hát múa “Cô giáo miền xuôi”
Hát vận động “cháu thương chú bộ đội”
* Chủ điểm: Thế giới thực vật.
Hát vận động minh họa “Quả”
Hát múa “Hoa trong vườn”
Hát vận động “Màu hoa”
18
Hát vận động “Em yêu cây xanh”
* Chủ điểm: Thế giới động vật.
Hát vận động minh họa “Cá vàng bơi”
Hát múa “Chim mẹ chim con”
Hát vận động “Thật là hay”
Dạy hát vỗ tay theo phách “Thương con mèo”
* Chủ điểm: Giao thông.
Hát vận động minh họa “Em tập lái ô tô”
Hát vỗ tay theo nhịp “Bạn ơi có biết không”
Hát vận động “Em đi chơi thuyền”
* Chủ điểm: Nước và hiện tượng tự nhiên.
Hát vỗ tay theo tiết tấu chậm “Cho tôi đi làm mưa với”
Hát vận động “Trời nắng trời mưa”
* Chủ điểm: Quê hương, đất nước- Bác Hồ- Trường tiểu học.
Hát vận động minh họa “Múa với bạn Tây Nguyên”
Hát múa “Đi học”
Hát vận động “Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ”
4. Làm đồ dùng đồ chơi.
Tôi vận động phụ huynh tận dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên có thể làm
đồ chơi, giấy, bìa cứng…Để làm trang phục biểu diễn như mũ múa, đàn,
trống, míc…
Mỗi chủ đề tôi triển khai kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi một cách cụ thể,
mỗi chủ đề có một bộ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho quá trình biểu diễn và
vui chơi của trẻ.
5. Phối hợp với phụ huynh.
Tôi thường trao đổi với phụ huynh nên dành thời gian động viên khuyến
khích trẻ mạnh dạn biểu diễn ở gia đình và nên cho trẻ nghe những đĩa nhạc
của trẻ.
Khuyến khích phụ huynh cung cấp vốn kinh nghiệm sống cho trẻ, tránh nói
ngọng, nói nựng đối với trẻ để trẻ có vốn từ ngữ chính xác.
III. KẾT QUẢ.
– 90% trẻ hát đúng nhạc, hát rõ lời mạch lạc hơn.
– 80% trẻ đã biết vận động theo nhạc và múa được một số động tác phức tạp.
– 80% trẻ mạnh dạn tham gia biểu diễn văn nghệ.
– 45% trẻ nói ngọng, chậm phát triển ngôn ngữ cũng đã mạnh dạn tham gia
vào các hoạt động âm nhạc, trò chơi âm nhạc.
– 95% trẻ yêu thích các buổi biểu diễn văn nghệ toàn trường.
19
– 90% phụ huynh ủng hộ mang thêm đồ dùng, đồ chơi, giấy bìa sách báo phù
hợp với chủ đề góp phần vào việc làm đồ dùng đồ chơi biểu diễn văn nghệ.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Để đưa ra một số biện pháp sửa lỗi hát sai, múa sai cho trẻ mẫu giáo 4-5
tuổi. Dạy trẻ hát, chơi trò chơi, dạy trẻ các động tác múa đơn giản đến
phức tạp.
1.Dạy hát:
Trẻ thuộc bài hát, nhớ nội dung bài hát, hát đúng câu từ, đúng giai điệu của
bài hát.
Yêu cầu đối với trẻ: Trẻ phải hát đúng lời, không được hát ngọng, hát phải rõ
lời, không được bỏ từ, bỏ câu, hát đúng nhạc, ngắt nghỉ rõ ràng.
– Chuẩn bị: Trước giờ học cô giao nhiệm vụ cho trẻ là: Chúng mình cùng hát
thật hay để biểu diễn.
– Tiến hành: Đàm thoại về nội dung bài hát, giai điệu của bài hát, điệu múa
nhằm mục đích giúp trẻ ghi nhớ được sâu hơn nội dung bài hát, bài múa mà
trẻ được học.
Ví dụ: Bài hát: “Em đi qua ngã tư đường phố”
Theo chúng mình thì bài hát kể về điều gì? (Kể về việc tham gia giao thông
của các bạn nhỏ trên ngã tư đường phố.)
– Yêu cầu với câu hỏi trẻ nói được nội dung của bài hát và khi hát phải hát
đúng nhạc.
Ví dụ: Bài hái: “Cho tôi đi làm mưa với”
Các con thấy bài hát có giai điệu như thế nào?
– Yêu cầu đối với câu hỏi là trẻ phải nói được giai điệu của bài hát vui tươi,
nhí nhảnh và cũng nói lên mong muốn được giúp ích cho đời. Từ đó trẻ thể
hiện giai điệu của bài hát tốt hơn kèm theo những động tác múa minh hoạ
cho lời bài hát thêm sinh động.
2. Dạy trẻ chơi trò chơi:
– Trẻ biết tên trò chơi, yêu cầu của trò chơi, không vi phạm luật chơi
– Yêu cầu đối với trẻ: Mọi trẻ phải nắm được cách chơi, luật chơi của trò
chơi và tích cực hứng thú khi tham gia trò chơi.
– Chuẩn bị: Tạo môi trường âm nhạc mang màu sắc, nội dung chủ đề. Cho
trẻ nghe âm thanh giai điệu của tác phẩm âm nhạc, chuẩn bị các dụng cụ âm
nhạc cho trẻ hoạt động.
Ví dụ: Trò chơi: “Tai ai tinh”
Trò chơi này yêu cầu các con phải làm gì? (Trẻ phải đoán được tên bài hát
và tiếng hát con nghe được từ phía nào) Từ đó phát triển tai nghe nhạc và sự
định hướng trong không gian của trẻ.
20
Ví dụ: Trò chơi: “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”
Cô đố chúng mình biết cách chơi của trò chơi này như thế nào? (Phải phân
biệt được tiếng hát to, nhỏ ở mỗi địa điểm khi trẻ đi qua là to hay nhỏ)
Từ đó giúp trẻ phát triển tai nghe nhạc
Ví dụ: Trò chơi: “Sol- mi”
Yêu cầu đối với trẻ: Trẻ phải la đúng cao độ của các nốt nhạc son – mi. Trò
chơi này cũng góp phần phát triển tai nghe nhạc và khả năng ca hát của trẻ.
3. Dạy trẻ múa:
– Trẻ nắm được những động tác múa cơ bản của từng bài múa, phối hợp nhịp
nhàng từng động tác múa.
– Cô dạy trẻ múa từng động tác theo cô, ứng với từng câu hát sau đó kết hợp
với khớp nhạc.
– Đối với những động tác múa có nam – nữ thì cô dạy riêng cho từng đối
tượng và sau đó cho trẻ kết hợp với nhau. Khi trẻ kết hợp nhịp nhàng cô
khuyến khích trẻ nghe nhạc và biểu lộ tình cảm để bài múa có hồn. Sau đó
cô cho trẻ lên biểu diễn theo nhiều hình thức.
Ví dụ: Bài múa: “Cô giáo miền xuôi” áp dụng chủ yếu những động tác múa
cơ bản của dân tộc Mông (Đi xúng xính, vòng khăn…)
Các động tác múa nhẹ nhàng, uyển chuyển chứa đậm tình cảm
Ví dụ: Với bài múa: “Trống cơm” Sử dụng các động tác múa của dân tộc
Kinh (Mõ mời, mõ chấm chân).
Các động tác vui nhộn, nhí nhảnh.
Ví dụ: Với bài múa: “Cái Bống” Các động tác nhẹ nhàng, dứt khoát.
4. Ở các hoạt động khác:
a. Hoạt động ngoài trời:
– Có thể cho trẻ hát và cô hát cho trẻ nghe những bài hát có giai diệu vui
tươi, trong sáng, nội dung gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với hoàn cảnh thiên
nhiên, sự vật hiện tượng trẻ đang tiếp xúc nhằm gây ấn tượng và làm giàu
cảm xúc cho trẻ trước vẻ đẹp của thiên nhiên và giáo dục trẻ thông qua nội
dung, lời ca của bài hát.
– Thể dục sáng: Sử dụng những bản nhạc, bài hát, hành khúc có giai điệu
vui, khoẻ khoắn. Âm nhạc trong giở thể dục sẽ tạo không khí sôi nổi, phán
chán giúp trẻ vận động nhịp nhàng với nhịp điệu bài hát.
– Hoạt dộng góc (Góc nghệ thuật): Hướng dẫn một nhóm trẻ chơi trò chơi cô
giáo để trẻ hát múa lại bài hát, trò chơi âm nhạc vừa học.
– Trước giờ ngủ trưa: Cô giáo có thể mở đĩa nhạc nhẹ nhàng hay cô hát ru
cho trẻ để kích thích trẻ đi vào giấc ngủ nhanh hơn, sâu hơn.
21
– Hoạt động chiều: Tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc theo ý thích hoặc
cho trẻ biểu diễn văn nghệ theo chủ đề. Cô khuyến khích động viên cả
lớp cùng tham gia. Đây là cơ hội để trẻ học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc
và cùng hợp tác biểu diễn. Ngoài ra cô có thể cho trẻ nghe những bài hát
thiếu nhi, làn điệu dân ca của quê hương mình, chơi
NÂNG CAO KHẢ NĂNG THỂ HIỆN MÚA CHO TRẺ MẪU GIÁO
LỚN
Ngành giáo dục Mầm non được coi là bậc học đầu tiên trong hệ thống
giáo dục quốc dân. Giáo dục Mầm non đóng vai trò quan trọng trong việc
hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ : đức, trí, thể, mĩ … Trẻ
nhỏ luôn có nhu cầu giao tiếp với xung quanh. Việc nắm được những tri thức
khoa học giúp trẻ có một nhân cách toàn diện phù hợp với yêu cầu xã hội đề
ra.
Ở mầm non có rất nhiều hoạt động, múa là một trong những hoạt động
bồi dưỡng về thể chất giúp cơ thể mềm dẻo, linh hoạt mà nó còn giúp tâm
hồn biết hướng tới cái thiện, cái đẹp, yêu quý cuộc sống. Vì vậy múa góp
phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
“ Nghệ thuật múa là một loại hình nghệ thuật đặc thù”. Phương tiện chính
là cơ thể con người, ngôn ngữ được biểu hiện bằng các động tác, dáng dấp,
cử chỉ, điệu bộ, nét mặt. Cùng với việc chuyển động có lô gic có thể chuyển
tải một nội dung, một sự việc, một tình cảm nào đó …
Ngay từ khi còn nhỏ trẻ đã rất thích xem người khác hoạt động. Khi xem
múa trẻ rất say mê theo dõi vá có thể bắt chước theo một số động tác đơn
22
giản nhất là trẻ mẫu giáo lớn. Trẻ không chỉ bắt chước cho đúng mà chúng
còn cùng nhau sáng tạo ra những động tác mới.
Khi trẻ tiếp xúc với nghệ thuật múa sẽ giúp trẻ thêm hiểu biết về cuộc
sống xung quanh, về những mối quan hệ giữa gia đình, bạn bè, cô trò… Đối
với nghệ thuật múa trẻ rất tự nhiên, không gò bó. Nó như một nhu cầu không
thể thiếu trong đời sống của trẻ.
Ví dụ :
–
Trẻ 3 -4 biết phối hợp các động tác với nhau
–
Trẻ 4 – 5 tuổi biết phối hợp cùng với bạn bè.
– Trẻ 5 – 6 tuổi biết chuyển động nhịp nhàng, thay đổi bước chuyển động theo
nhạc, trẻ có thể khống chế tốc độ nhanh, chậm, biết chuyển động theo đội
hình.
Xem thêm: Học Lý Thuyết 600 Câu – Thầy Tâm
Trẻ Mầm non rất thích được hát múa qua đó trẻ được thể hiện mình, được
trải nghiệm những gì trẻ biết. Tuy nhiên ở các lớp mẫu giáo hiện nay múa
vẫn chưa được chú ý đến giảng dạy mà nó chỉ tồn tại dưới hình thức vận
động theo nhạc, hoặc tổ chức múa trong những ngày lễ lớn : khai giảng,
trung thu, đêm văn nghệ “ Mừng Đảng mừng xuân”,chứ trẻ chưa được học
múa trong một tiết riêng biệt. Múa của trẻ chỉ dừng tại ở việc theo lời ca,
động tác đơn giản, nghèo nàn, cốt làm sao cho hết câu hát… Trẻ không được
học những động tác múa cơ bản hay động tác múa đặc trưng của một số dân
tộc : Múa quạt, đi xúng xính, đánh cồng… Do khả năng của giáo viên còn
hạn chế, cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn. Song cũng một phần do
chưa có một chương trình biên soạn cụ thể dạy trẻ học múa nên việc thực
hiện tốt khó khăn. Để góp phần thực hiện chương trình giáo dục nói chung
và chương trình múa nói riêng đối với trẻ mẫu giáo đạt kết quả tốt thì cần có
phương pháp tiến hành dạy múa một cách đồng bộ. Giáo viên cũng cần
thường xuyên bồi dưỡng khả năng của mình, biết kết hợp linh hoạt giữa
23
chương trình hiện hành với điều kiện thực tế ở lớp để gây dựng lên một hệ
thống phương pháp, biện pháp để tổ chức dạy múa cho trẻ giúp trẻ hình
thành được hành vi, đạo đức, tình cảm thông qua các động tác múa.
Qua việc tiếp xúc với trẻ Mầm non và qua việc học múa cơ bản phương
pháp biên dạy múa cho trẻ ở khoa giáo dục Mầm non, tôi thấy rằng, việc dạy
cho trẻ nắm được các kĩ năng động tác cơ bản trên cơ sở đó nâng cao nghệ
thuật múa cho trẻ là vấn đề cần thiết và quan trọng.
Định nghĩa :
Múa là một loại hình nghệ thuật đồng hợp, khách quan, đặc thù, phương
tiện thể hiện bằng cơ thể con người, ngôn ngữ biểu hiện là động tác, dáng
vóc, cử chỉ, điệu bộ, đường nét, tư thế, diễn ra trong không gian sân khấu và
thời gian được ấn định trước. Là dạng văn hóa phi vật thể. Trung tâm sáng
tạo nghệ thuật múa là diễn viên thông qua sự thể hiện biến đổi biểu diễn của
người diễn viên. Bằng ngôn ngữ của loại hình nghệ thuật múa ngừng biểu
diễn là tác phẩm không tồn tại.
Khái niệm múa ;
Nghệ thuật múa tồn tại vừa là khách thể vừa là chủ thể diễn ra tring
không gian và phát triển theo thời gian.
Bản chất của nghệ thuật múa :
– Múa là một loại hình nghệ thuật múa mang tính tổng hợp, thông qua múa
nhằm phản ánh các hiện tượng đời sống của con người, qua động tác, cử chỉ,
điệu bộ, hình dáng, luân chuyển động tác trên các tuyến đội hình, chuyển
động trong không gian và thời gian.
– Trong nghệ thuật múa chia làm hai loại: Múa mô phỏng và múa biểu hiện.
24
– Múa có chức năng giáo dục, nhận thức, phản ánh giáo dục thẩm mĩ, văn
hóa xã hội. Múa tồn tại là để phục vụ, nhằm giáo dục đạo đức, nâng cao tính
thẩm mĩ cho con người.
Nội dung nghệ thuật múa :
“ Nghệ thuật múa là một loại hình nghệ thuật đặc thù”. Phương tiện thể
hiện bằng cơ thể con người, ngôn ngữ, động tác, dáng dấp, cử chỉ, điệu bộ…
Có thể chuyển tải một nội dung tư tưởng hay phản ánh một sự việc, sự kiện,
tình cảm nào đó được hoạch định. Thể hiện ước mơ, hoài bão, mâu thuẫn,
hạnh phúc, đau khổ… của con người.
Vai trò của nghệ thuật múa với trẻ thơ:
Trẻ thơ luôn bắt chước giống người lớn và luôn đặc ra những câu hỏi vì
sao buộc người lớn phải giải thích.
Giai đoạn tuổi Mầm non là thời kì các hiện tượng tâm lý phát triển nhanh
và mạnh đồng thời các chức năng sinh lí cũng hoàn thiện. Múa giúp cho trẻ
có một cơ thể hài hòa, cân đối, dẻo dai, có dáng đi, tư thế đẹp… Được tiếp
xúc với nghệ thuật múa lúc này là thỏa nhu cầu, tình cảm, vận động bộc lộ,
cảm xúc với mọi người. Đồng thời, hình thành phát triền nhân cách cho trẻ
vui tươi, hồn nhiên, hoạt bát, tự tin… Do vậy chức năng của nghệ thuật múa
là góp phần phát triển hoàn thiện nhân cách trẻ.
Múa góp phần giáo dục toàn diện cho trẻ:
– Đức.
– Trí.
– Thể.
– Mĩ
Đặc điểm tâm sinh lý và khả năng cảm thụ nghệ thuật múa của trẻ :
Tâm hồn trẻ thơ rất nhạy cảm, dễ xúc động với mọi vật xung quanh mối
quan hệ giữa con người trong xã hội… Trẻ khóc khi con mèo, con chim bị
25
– Múa hoạt động và sinh hoạt là cơ sở, nền tảng của múa sân khấub. Múa sân khấu – Là mô hình múa chuyên nghiệp ( hoặc không chuyên ) củ một sốngười màn biểu diễn cho số đông người khác xem – Trong múa sân khấu có nhiều thể loại : + Múa trình diễn : Hay còn gọi là múa dư hứng có nội dung khái quát nhưthơ ca không có diễn biến, chỉ màn biểu diễn những tính chung không cónhân vật + Múa diễn biến : Là 1 câu truyện hoàn hảo như truyện ngắn trong vănhọc, có diễn biến, xích míc có nhân vật mang tính cách nhất định + Thơ múa : giống như múa diễn biến, xích míc nhẹ nhàng, không quácăng thẳng hầu hết là đặc thù trữ tình, chất thơ rõ nét + Tổ khúc : gồm những tiết mục nhỏ, gộp lại thành tổ khúc theo 1 chủ đề, giống như 1 tác phẩm múa dài, có nhiều đoạn + Cảnh múa : tiết đầu ngặt nghèo hơn tổ khúc, có mở màn, kết thúc giữa cácbộ phận tương quan, nó dựng lên một cảnh sống, có nhân vật, không cókịch, giống như 1 bức tranh tuyên truyền + Kịch múa : Là thể loại lớn nhất gồm toàn bộ có 5 thể loại trên cộng lại, cùng với kịch căm, nó là đỉnh điểm của nghệ thuật và thẩm mỹ múa – Múa sân khấu : được kiến thiết xây dựng và phát trển trên cơ sở múa sinh hoạt4. Đặc trưng của thẩm mỹ và nghệ thuật múa – Múa là 1 môn nghệ thuật và thẩm mỹ động – Múa là nghệ thuật và thẩm mỹ khoảng trống và thời hạn – Chất liệu của múa là bản thân người nghệ sĩ – Quá trình chiêm ngưỡng và thưởng thức đồng thời là quy trình triển khai xong tác phẩm – Tính khái quát và trừu tượng5. Các kĩ năng múa – Kỹ năng mô phổng + Kỹ năng mô phổng còn gọi là kiến thức và kỹ năng bắt chước, tiếp thu múa chủ yếubằng cách bắt chước, nghĩa là nhìn người khác múa rồi làm theo + Kỹ năng này phụ thuộc vào một phần vào yếu tố bẩm sinh + Kỷ năng này quan trọng nhất trong quy trình học múa – Kỹ năng khống chế + Là điều khiển và tinh chỉnh cơ bắp, hình thể cho hòa nhập với âm nhạc + Động tác, tư thế múa có hồn hay không chính là nhờ kiến thức và kỹ năng khống chế + Muốn có được kỹ năng và kiến thức khống chế phải rèn luyện cách điều khiển và tinh chỉnh cơbắp theo ý muốn và mục tiêu biểu lộ + Kỹ năng mềm dẻo + Kỹ năng này được ý niệm như thuộc tính của múa, kỹ năng và kiến thức mềmdẻo cũng có một phần yếu tố bẩm sinh + Kỹ năng này khi múa phải biết cách điều khiển và tinh chỉnh cơ bắp, khớp để đápứng với mục tiêu biểu lộ + Nhưng trong khi múa không phải khi nào cũng yên cầu phải có kỹ năngmềm dẻo – Kỹ năng mở : là hoạt động giải trí linh động về biên độ của những khớp – Kỹ năng nhảy : + Nâng hàng loạt khối lượng thân hình lên khỏi mặt đất + Kỹ năng này yên cầu phải biết cách lấy đà, nhún đầu gối, dồn sức khốngchế vào bắp chân, bàn chân rồi sau đó bậc lên trong 1 tư thế nhất định, Người thẳng, đầu thẳng và kế hoạch rơi xuống nhẹ nhàng, cân đối + Sức bật là yếu tố quyết định hành động kiến thức và kỹ năng nàyKỹ năng quay xoay : + Xác định hướng và biên độ xoay cả vòng, nửa vòng, ¼ vòng, xoay tạichỗ hay chuyển dời + Khi quay xoay phải phối hợp tay, chân, vai và hàng loạt thân hìnhCHƯƠNG II MÚA VÀ PP DÃY TRẺ VẬN ĐỘNG THEO NHẠCBÀI 1 : PP DẠY TRẺ MÚA VÀ VẬN ĐỘNG THEO NHẠCA – MÚA VÀ VẬN ĐỘNG THEO NHẠCI / Mục đ1ich, ý nghĩa của múa và hoạt động theo nhạc so với trẻ – Múa làm thỏa mãn nhu cầu nhu yếu tình cảm của trẻ. Thông qua múa, trẻ bộclộ xúc cảm để tiếp xúc với xung quanh và có vẻ như để giải phóngnăng lượng – Múa góp thêm phần GD, hình thành và tăng trưởng nhân cách, tổng lực củatrẻ – Trẻ tham gia múa sẽ sung sướng, hồn nhiên, linh động, mạnh dạng và tự tinhơn – Múa đặc biệt quan trọng giúp trẻ tăng trưởng cảm xúc nhịp điệu – Múa làm cho tâm hồn trẻ vốn đã ngay thơ càng trong sáng hơn và cóhình thể, phong thái, dáng dấp đẹp – Múa giúp trẻ diễn đạt xúc cảm trong lòng bằng hình thể, bằng cử chỉ, hành vi và thái độ – Thông qua đo, trẻ khởi đầu làm quen vớ sự so sánh, lực chọn cái hay, cái đẹp của múaa. Giáo dục đào tạo thẫm mỹ – Trẻ không những cảm nhận trực tiếp đặc thù, tình cảm âm nhạc màcòn cảm thấy cái hay trong những động tác hình thể của mình của cácbạnb. Góp phần tăng trưởng sức khỏe thể chất – Phát triển tai nghe, tim mạch, tuần hoàn máu, hô hấp và dãn cơ – Giúp trẻ đi lại vững vàng, chạy nhảy nhẹ nhàng, làm cho vận độngcủa tay, chân, đầu trở nên đúng chuẩn, uyển chuyển hơn – Giúp trẻ tăng trưởng năng lực khống chế và độ mềm dẻo tạo sự hoạtbát, nhanh gọn tư thế, dáng dấp đẹpc. Hình thành phẩm chất đạo đứcQua hoạt động theo nhạc và múa, trẻ cùng cô chung những xúc cảm, từ đó có sự cảm thông và chăm sóc đến nhau – Động viên những trẻ nhút nhát, thiếu tự tin giúp những em mạnh dạn hơntrong mọi hoạt động giải trí, hào nhập cộng động – Phát triển tình tổ chức triển khai, kỷ luật do biết điều khiển và tinh chỉnh những động tác cho phùhợp với âm nhạc giúp cho trẻ có sự kiềm chếd. Thúc đẩy sự tăng trưởng trí tuệ – Phát triển sự quan tâm, quan sát, sự nhạy bén – Phát triển năng lực so sánh, trí nhớ – Trong khi hoạt động theo nhạc và múa, trẻ vừa hát vừa lắng nghe nhạcvừa phối hợp với động tác, yên cầu phải tư duy và có sư phát minh sáng tạo • Phân biệt múa và hoạt động theo nhac – Giống nhau : những động tác đều tương thích với đặc thù của âm nhac – Khác nhau : Vận động theo nhạcMúa – Có thể có hoặc không có luật động – Sử dụng cá động tác thể hiện cảm xúcmột cách ngẫu hứng – Có luật động rõ ràng – Sử dụng trọn vẹn những động táctư thế múaII / Đặc điểm tăng trưởng hoạt động của trẻ theo từng độ tuổi ( khamthảo giáo trình ) B. HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN ĐỘNG TÁC MÚA CHO TRẺ MNI / Các nguyên tắc biên soạn1. Nguyên tắc tương thích đặc thù và nhịp điệu của âm nhạc – Âm nhạc là nền tảng của những động tác múa. Do đó động tác phải xuấthiện từ âm nhạc. Tính chất và nhịp điệu âm nhạc như thế nào thì động tác, tư thế phải như thế. Động tác tư thế phải hòa nhập với âm nhạc sao chomõi người khác hoàn toàn có thể tưởng tượng ra âm nhạc qua những động tác múa2. Các động tác phải mang yếu tố múa – Yếu tố múa trên những động tác thường bộc lộ trên phương diện + Động tác diễn đạt 1 ý nhất định + Động tác biểu lộ một đặc thù tiết tấu âm nhạc + Động tác có đường nét dáng dấp đẹp – Động tác mặc dầu đơn thuần nhất cũng phải có yếu tố múa. Đặc biệt làsự tạo dáng, đường nét của động tác và tư thế3. Nguyên tắc những động tác phải tương thích với độ tuổi của trẻ – Mục đích của việc biên soạn động tác là cho trẻ múa hoặc vận độngtheo nhạc. Do đó cá động tác phải địa thế căn cứ vào đặc thù tâm ý và pháttriển hoạt động theo nhauII / Các bước biên soạn động tác theo bài hát1. Xác định những yếu tố âm nhạc – Soạn động tác theo 1 bài hát nào cần phải cảm nhận thâm thúy về tìnhchất, âm điệu, nhịp điệu và tiết tấu của bào hát đó – Tính chất êm dịu nhẹ nhàng, thướt tha hay sung sướng, sôi sục, ngộnghĩnh, sẽ quyết định hành động tính hòa giải của bài hát múa. Chính âm nhạc sẽgợi ý cho ta sử dụng động tác nào sẽ thể hiện2. Xác định nội dung bộc lộ – Mõi bài hát đều có 1 đại ý nhất định. Đại ý đó thường nắm ngay trongtính chất, giai điệu và nhịp điệu của âm nhạc – Mõi bài múa chỉ bộc lộ 1 đặc thù, mõi nội dung có tính khái quát, đại ý của bài ca và chỉ một chủ thể ( em bé hoặc con vật, vật thể nàođó ) không nên trong một bài múa, trẻ phải đóng nhiều vai3. Lựa chọn hình thức thể hiệna. Căn cứ vào nội dung, hình thức bộc lộ – Một trẻ hay nhiều trẻ múa – Vận động theo nhạc hay múa đi dạo, múa biểu diễnb. Biên soạn động tác múa, đội hình – Các động tác múa phải dựa trên những động tác múa cơ bản đã học vànhững động tác hoạt động và sinh hoạt của trẻ, những động tác mô phỏng thiênnhiên, nhưng phải được phong cách thiết kế theo đúng nội dung nghệ thuật và thẩm mỹ múa – Trẻ dễ học, tiếp thu tốt cá động tác có luật động rõ ràng, nhịp pháchdứt khoát, động tác đối xứng, những động tác có biên độ lớn, giác độvà vận tốc vừa phải – Động tác phải đúng nhạc, miêu tả được nội dung đẹp mê hoặc mọingười và có nét riêng không liên quan gì đến nhau độc lạ – Đội hình ( tuyến hoạt động giải trí ) : cũng có ý nghĩa bộc lộ nhất định – Vòng tròn : đi dạo, quây quấn – Hàng ngang : can đảm và mạnh mẽ, áp đảo, không thay đổi – Hàng dọc : trình diễn, giao lưu – Ứng với từng đội hình, cần lưa chọn động tác tương thích – Các động tác, tư thế phải tính đến đạo cụ, trang phục4. Tập luyện và triển khai xong – Một bài múa hoàn toàn có thể biên soạn từ đấu đến cuối rồi mới hướng dẫn trẻluyện tập – Quá trình tập luyện cũng là quy trình kiểm soát và điều chỉnh, sửa đổi. hoàn toàn có thể nảysinh ý mới, bổ trợ dự kiến khởi đầu bài múa triển khai xong và hay hơnC – DẠY TRẺ MÚA VÀ VẬN ĐỘNG THEO NHẠCI / Một số pp dạy trẻ múa và hoạt động theo nhạc1. Làm mẫuLàm mẫu có vai trò rất quan trọng trong quy trình dạy trẻ múa. Do đặcbiệt điểm tư duy trực quan hình tượng và cảm thụ của trẻ yên cầu côphải làm mẫu nhiều lần – Cô cần theo dõi, chớp lấy mức độ nhận ra của trẻ và củng cố nhiềulần để định hình động tác ở trẻ – Yêu cầu làm mẫu phải rõ ràng, đúng đặc thù, phải tạo dáng có đườngnét đẹp2. Dùng lời – Khi làm mẫu hoặc sau khi làm mẫu có dùng lời nói lý giải bằngyêu cầu, chi tiết cụ thể và đặc thù của động tác, bài múa, đến chỗ trẻ chưalàm được cô phải nhắc trước trẻ để trẻ có phản ứng kịp thời và làmđúng – Biện pháp dùng lời còn dùng để động viên, khuyến khích trẻ tưởngtượng khi làm động tác và tạo xúc cảm cho trẻ3. Bắt chước, rèn luyện – Bắt chước và rèn luyện là trọng tâm trong quy trình nắm và thuộc bàimúa – Trong mọi trường hợp trẻ phải làm theo cô từ đầu đến cuối bài ( ngắn ) hoặc từng động tác riêng lẽ ( chỉ những động tác khó ) Đồng thời, chotrẻ rèn luyện làm đi làm lại nhiều lần. Khi nào trẻ đã nắm được kháiquát những động tác, cô quan tâm đến những gì trẻ chưa thực thi được yêucầu • Yêu cầu khi cho trẻ rèn luyện – Trước khi luyện tâp bài múa, trẻ phải biết bài hát bản nhạc đó. Nếu lànhững bài trẻ chưa học hát, cô phải cho trẻ nghe nhiều lần và tốt nhấthọc thuộc lời ca – Khi tập, cô dùng lời lý giải rõ lời ca này làm động tác gì và độngtác này đến lời ca nào thì dừng chuyển động tác khác, … – Phải tổ chức triển khai rèn luyện nhiều lần mới tạo ca sự định hình ở trẻ – Không nhất thiết nhu yếu trẻ thực thi đúng trọn vẹn động tác của cômà cần sự hoạt động của trẻ phải có cảm hứng, đúng với đặc thù âmnhạc, đúng nhạ4. Thường xuyên tiếp xúc – GD nghệ thuật và thẩm mỹ nói chung, GD âm nhạc và múa nói riêng yên cầu phảicho trẻ liên tục tiếp xúc với thẩm mỹ và nghệ thuật múa. Thực ra, so với trẻthường xuyên được tiếp xúc với múa, có hiệu suất cao khá tốt về mặt GD.Do đó, không riêng gì bó hẹp hoạt động giải trí múa trong giờ dạy âm nhạc. Trẻphải được xem múa, xem băng hình, những chương trình văn nghệ, cácnghệ sĩ màn biểu diễn. Vì vậy, cô phải mạnh dạn, tự tin và nhiệt tình, saymê múaII / Tiến trình dạy múaBước 1 : Làm quen – Cho trẻ làm quen với múa bằng giải pháp tiếp tục tiếp xúc. Thông qua những lần tiếp xúc sẽ gây cho trẻ sự ham thích múa và tạo ranhững ấn tượng về múa – Cô múa mẫu cho trẻ xem cũng là để cho trẻ làm quen với múa. Khilàm mẫu, nhất định những động tác của cô phải đẹp và có sự truyền cảmđể lôi cuốn mê hoặc trẻBước 2 : Luyện tập – Khi rèn luyện cô phải cùng làm với trẻ nhiều lần từ đầu đến cuối bài. Trẻ từ từ múa được, cô không cùng làm với trẻ nữa, mà quan sát, dùng lời để nhắc nhở trẻ làm theo những nhu yếu. Sau đó cô tiến hànhluyện tập với từng tổ, từng nhóm trẻ. Đối với trẻ chưa làm đượcnhững chỗ chưa đúng cô cần phải làm mẫu lại và cùng tập với trẻ. Khiluyện tập, cô phải nhắc nhở, nhu yếu trẻ biểu lộ cảm hứng trong cácđộng tác, tư thếBước 3 : ôn tập – Bằng những hình thức hoạt động giải trí của trẻ ở mọi lúc mọi nơi, cô cho trẻ ônluyện lại bài múa và nâng cao nhu yếu – Dạy trẻ nói chung, dạy múa cho trẻ nói riêng yên cầu phải kiên trì, bám sát, mục tiêu và đề ra mỗi nhu yếu đơn cử cho mõi lần hoạt độngmúa – Kết quả việc dạy múa trọn vẹn phụ thuộc vào vào niềm mê hồn múa vàcách thao tác của cô so với trẻVAI TRÒ CỦA VIỆC DẠY MÔN MÚA VA PHƯƠNG PHÁP VẬN ĐỘNGTHEO ÂM NHẠCĐối với trẻ nhỏ, âm nhạc có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng, bồidưỡng tâm hồn và trí tuệ. Âm nhạc là một trong những yếu tố giúpkích thích trí tưởng tượng, tư duy phát minh sáng tạo, tăng năng lực cảm nhậntinh tế và giúp trẻ thể hiện xúc cảm của mình một cách chân thực, tựnhiên nhất. Bởi lẽ đó, giáo dục âm nhạc được đưa vào trong chươngtrình mầm non như một phương tiện đi lại hữu hiệu để giáo dục trẻ mộtcách tổng lực ; đặc biệt quan trọng so với trẻ 5 – 6 tuổi, giáo dục âm nhạc đặtnền tảng, cơ sở vững nhất giúp trẻ tự tin bước vào lớp 1. Tuy nhiên, trẻ mầm non 5 – 6 tuổi không hề học tập âm nhạc giốngnhư người lớn do sự tập trung chuyên sâu quan tâm chưa bền. Sự hình thành ýniệm, hình tượng ở trẻ cần phải nhắc lại 1 số ít lần. Đôi khi mệnhlệnh, ép buộc, khuôn mẫu của giáo viên không những không manglại hiệu suất cao mà còn khiến trẻ lạnh nhạt, không xúc động hoặc thậm chídẫn đến chán ghét âm nhạc. Vậy làm thế nào để dạy học âm nhạctạo được những tác động ảnh hưởng tích cực, mang lại quyền lợi thâm thúy và lâu dàiđối với trẻ. Vấn đề đặt ra ở đây là khi dạy học âm nhạc cho trẻ khôngnên quá chú trọng đến việc phải dạy trẻ biết hát thuộc và hát hay mộtbài hát ; múa thật đẹp và bắt chước thật giống cô một bài múa. Phương pháp dạy học hiệu suất cao nhất là phối hợp giữa học và chơitrong những hoạt động giải trí phong phú, đa dạng chủng loại, tạo thời cơ để trẻ được trảinghiệm, biểu lộ bản thân và bộc lộ sự phát minh sáng tạo nhằm mục đích mục đíchcuối cùng là phân phối, hình thành năng lượng cảm thụ âm nhạc ; biếtcảm thụ âm nhạc trẻ sẽ yêu âm nhạc hơn, sẽ học tập và lĩnh hội âmnhạctốthơn. 1. DạynghenhạcNghe nhạc là cơ sở để trẻ học hát, hoạt động và chơi theo nhạc. Hoạtđộng nghe nhạc cho trẻ 5 – 6 tuổi thường được tiến hành ở nội dungkết hợp ; tuy nhiên chất lượng nghe nhạc có tác động ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắcchi phối hiệu suất cao của những hoạt động giải trí khác ; do tại trẻ có nghe và cảmnhận âm nhạc tốt thì mới hoàn toàn có thể hát và phối hợp hoạt động tốt được. Hình thành năng lực cảm thụ âm nhạc cho trẻ trải qua hoạt độngnghe nhạc là việc làm thiết yếu tương hỗ trẻ hát diễn cảm hơn ; vận độngchính xác, uyển chuyển hơn ; nhanh gọn, tự tin trong đi dạo. Tuynhiên, nghe nhạc thế nào để trẻ không mau bị nhàm chán vì khoảngthời gian tập trung chuyên sâu quan tâm có chủ định của trẻ mẫu giáo có số lượng giới hạn. Nếu như chỉ cho trẻ ngồi nghe nhạc một cách thụ động như hiện tại, những cô giáo đang sẽ rất dễ gây cho trẻ sự nhàm chán, dẫn đến hiệntượng buồn ngủ và mất tập trung chuyên sâu. Giáo viên cần phải xác lập, dạytrẻ nghe nhạc không quá câu nệ là bắt buộc trẻ phải nhớ đúng mực, cụ thể một bài hát đơn cử mà quan trọng hơn là qua mỗi tác phẩm âmnhạc ; trẻ được chiêm ngưỡng và thưởng thức, được thưởng thức cùng âm nhạc mộtcách dữ thế chủ động, tích cực trong những hoạt động giải trí đa dạng chủng loại, cởi mở cósự tương tác cao với cô giáo. Qua đó giúp trẻ cảm thụ và nâng caokĩ năng bộc lộ âm nhạc. Nghe cần phải được trực quan sinh độngbằng hình ảnh, cần tích hợp với hoạt động, đi dạo ; nghe không nêncho trẻ ngồi im một chỗ quá lâu. Giáo viên cần gợi mở, tạo mọi điềukiện để trẻ được cùng cô tham gia, biểu lộ chính mình và hưởngứng trong năng lực của trẻ. Hoạt động nghe nhạc có hiệu suất cao đượcphản ánh qua năng lượng cảm thụ và thực hành thực tế âm nhạc của trẻ ; biểuhiện ở việc trẻ cảm nhận được ở tác phẩm cái hay, cái đẹp ; tính chấtvui hay buồn ; trữ tình, êm dịu hay vui hoạt, rắn rỏi ; phân biệt được sựtương phản của âm nhạc như độ mạnh, nhẹ, to, nhỏ ; nhịp độ nhanh, chậm ; âm thanh lên cao hay xuống thấp ; giai điệu đi lên hay đi xuốngv. v .. ; qua đó trẻ biết nhận xét, nhìn nhận và có hưởng ứng tương thích vớiâm nhạc. Muốn làm được điều này, thay vì cô giáo “ độc diễn ”, bắt trẻngồi ngay ngắn từ đầu đến cuối tiết học thì giáo viên nên tạo cơ hộiđể trẻ được hoạt động, múa hát cùng nếu trẻ muốn. Khi cho trẻ nghe, giáo viên cần chú ý quan tâm nhấn mạnh vấn đề đặc thù, đặc thù của bài hát ; saumỗi lần nghe, giáo viên hỏi trẻ cảm nhận về bài hát để củng cố ấntượng. Giáo viên nên triển khai cho trẻ nghe dưới nhiều hình thức đadạng ( hát trực tiếp ; độc tấu ; nghe qua băng đĩa hoặc xem video v.v.. ). Với những bài khó mà giọng hát còn hạn chế thì giáo viên khôngnhất thiết phải hát trực tiếp cho trẻ nghe vì nếu giáo viên hát sai, hátkhông hay sẽ khiến trẻ có ấn tượng không tốt về tác phẩm ; cho trẻnghe qua đĩa do ca sĩ màn biểu diễn, giáo viên triển khai những hoạt độngminh họa sinh động cũng sẽ khiến trẻ rất hào hứng. Sự biến hóa, luânphiên những hình thức, phương pháp màn biểu diễn giúp trẻ ôn luyện thuầnthục những kĩ năng âm nhạc, đồng thời làm cho trẻ mê hồn, yêu thíchâm nhạc hơn. Cảm thụ âm nhạc không chỉ được khai thác qua giaiđiệu, tiết tấu, lời ca. Việc sử dụng tranh vẽ, trang trí khoảng trống lớphọc nhẹ nhàng, sinh động theo nội dung bài hát ; phục trang, đạo cụđẹp mắt trong mỗi màn trình diễn cũng đem lại nguồn cảm hứngmạnh mẽ để trẻ vừa được cảm nhận, vừa nhìn thấy cái hay, cái đẹptrong tác phẩm mà nhiều lúc những nốt nhạc trìu tượng chưa giúp trẻhiểuhếtđược. 2. DạycahátCa hát là hoạt động giải trí chủ yếu của trẻ mẫu giáo và được đa phần những emyêu thích. Sự nhạy cảm, năng lực tái hiện âm điệu, nhịp điệu ; cảmgiác về tai nghe, tiết tấu cũng như năng lực biểu lộ xúc cảm, tìnhcảm là những kinh nghiệm tay nghề trẻ sẽ được tích góp từ từ trong quátrình học hát, góp thêm phần hình thành cảm thụ âm nhạc. Tuy nhiên mứcđộ cảm thụ âm nhạc ở trẻ như thế nào phụ thuộc vào rất nhiều vào cácphương pháp, giải pháp tổ chức triển khai dạy hát của giáo viên. Theo chúngtôi, dạy hát cần hướng trẻ đến cảm thụ âm nhạc nhiều hơn ; giáo viênkhông nên bó hẹp trong cách dạy truyền khẩu dễ dẫn đến hiện tượnghọc vẹt, thuộc vẹt, chóng nhớ, mau quên. Thực tế, không phải mọitrẻ đều có năng lực ca hát ; một số ít trẻ phải nghe đi nghe lại, tập đitập lại mới hoàn toàn có thể hát đúng ; thậm chí còn có trẻ hát mãi vẫn không đúng. Dù vậy, giáo viên cũng không nên áp đặt hoặc nhu yếu quá khắt khevới trẻ dẫn đến sự căng thẳng mệt mỏi, chán nản. Cần xác lập việc dạy hátkhông có nghĩa là “ luyện ” cho trẻ phải hát thật đúng chuẩn, thật hay bàihát mà mục tiêu chính là giúp trẻ biết cảm nhận giai điệu, yêu thíchbài hát ; qua đó trẻ có ý thức hát đúng hơn, tình cảm hơn. Muốn làmđược điều này, khi dạy trẻ ca hát, giáo viên nên tích hợp hát mẫu vớiđánh đàn để rèn cho trẻ có cảm xúc chắc như đinh về cao độ, trườngđộ. Khi sửa sai cho trẻ, tuyệt đối không nên nói những câu như “ conhát sai rồi ” ; “ con phải hát như thế này ” khiến trẻ cảm thấy không thoảimái ; thay vì phải hát đi hát lại cho trẻ nghe rất tốn sức ; giáo viên nênđánh đàn nhiều lần chỗ trẻ hát sai và nhắc nhở nhẹ nhàng “ những connghe tinh để hát đúng hơn nhé ”. Khi dạy trẻ hát từng câu, cô nênđệm đàn để trẻ tập hát phối hợp với âm nhạc sẽ giúp trẻ cảm thụnhịp điệu tốt hơn. Ngoài ra, việc sử dụng hình ảnh, vật dụng, vật dụnghỗ trợ cho học hát là điều cô cùng thiết yếu vì trẻ học tập qua tư duytrực quan là hầu hết. Giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng trong lúc giới thiệubài, trong lúc dạy trẻ hát hay lúc ôn bài để giúp trẻ dễ tưởng tượng, cảmthụ được cái hay, cái đẹp của bài hát vốn dĩ là những âm thanh, hìnhảnhtrừutượng. 3. DạyvậnđộngtheonhạcVận động theo nhạc là hoạt động giải trí phối hợp giữa âm nhạc và cácđộng tác nhảy múa hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc gõ đệm theonhạc. Hoạt động này giúp trẻ tăng trưởng về cảm xúc nhịp điệu, sự sựkhéo léo, phản ứng nhanh và đúng với đặc thù âm nhạc. Vận độngtheo nhạc có mối liên hệ ngặt nghèo với hoạt động giải trí ca hát, vì trẻ chỉ cóthể phối hợp hoạt động tốt khi trẻ đã thuộc bài hát và có những cảmnhận về nhịp điệu của bái hát đó, ngược lại việc hát tích hợp với vậnđộng cũng tạo nên sự hứng thú, phấn khởi của trẻ. Để hoạt động theonhạc đạt hiệu suất cao tốt nhất, chỉ nên nhu yếu và gợi mở những vận độngđảm bảo tính vừa sức so với trẻ. Động tác không nên quá khó khiếntrẻ không triển khai được, cũng không nên có quá nhiều động táchoặc sự chuyển dời trong khoảng trống với tuyến và đội hình phức tạpsẽ làm trẻ khó nhớ. Ngoài ra, động tác phải tương thích đặc thù âmnhạc, cấu trúc của bài. Mặt khác, muốn tu dưỡng năng lực vậnđộng cho trẻ, giáo viên cũng cần có những giải pháp giúp trẻ cảmthụ âm nhạc trước khi hoạt động. Cảm thụ âm nhạc là yếu tố quantrọng giúp trẻ phối hợp uyển chuyển trong những hoạt động, thậm chí còn cònkích thích sự phát minh sáng tạo hoạt động mới. Với chiêu thức này, giáoviên phải tạo điều kiện kèm theo để phát huy tính dữ thế chủ động tích cực của trẻ, côchỉ là người điều khiển và tinh chỉnh và giúp trẻ phối hợp động tác uyển chuyển, uyển chuyển cùng với âm nhạc. Tuy nhiên trong thực tiễn thì khôngphải giáo viên mầm non nào cũng thực thi được. Trước hết, để dạy hoạt động theo nhạc yên cầu giáo viên phải linh10hoạt, phát minh sáng tạo, hiểu đặc thù và cấu trúc tác phẩm cũng như đặcđiểm của trẻ để có những động tác hoạt động tương thích, vừa sức hoặckhông quá khó với trẻ. Giáo viên làm mẫu động tác phải tương thích vớitính chất sung sướng, hồn nhiên hay mềm mịn và mượt mà, trữ tình của câu hát, bàihát. Trước khi hoạt động, giáo viên phải cho trẻ ôn lại bài hát bằngnhiều cách, trò chuyện và gợi ý để trẻ hiểu được nhu yếu mới của bàihọc. Giáo viên sử dụng nhạc đĩa hoặc hoàn toàn có thể tự hát truyền cảm kếthợp với hoạt động minh họa sinh động, uyển chuyển để hấp dẫn trẻthích thú với bài hoạt động sau đó triển khai dạy trẻ. Khi dạy trẻ vậnđộng, giáo viên cho trẻ rèn luyện từng động tác riêng không liên quan gì đến nhau sau đó chotrẻ tập phối hợp động tác múa với âm nhạc trên nền nhạc của đĩahay băng ghi âm trên đàn phím điện tử. Trong quy trình rèn luyện, giáo viên cần luôn luôn quan sát, động viên và dùng lời nhắc nhở, diễn đạt để trẻ hiểu và biểu cảm đúng nhu yếu của động tác. Sau khi trẻđã thuộc hết những động tác, giáo viên đánh đàn chậm, uyển chuyển vàhướng dẫn trẻ phối hợp hoạt động cùng âm nhạc từ đầu đến cuối bài. Khi trẻ đã thuộc bài múa, giáo viên nên khuyến khích trẻ sáng tạođộng tác hoặc hình thức minh họa khác cho bài hát, cho trẻ biểu diễntrướclớp, độngviênkhenngợikịpthời. Bên cạnh đó, giáo viên cần gợi ý để trẻ liên tưởng nội dung, hình ảnhtrong từng câu hát và tương ứng với những động tác minh họa phùhợp để trẻ dễ tưởng tượng, dễ nhớ và nhớ lâu. Ngoài ra, trong dạyhát tích hợp hoạt động, giáo viên nên chuẩn bị sẵn sàng những phục trang, đạocụ đẹp để tạo hứng thú cho trẻ ; sẵn sàng chuẩn bị rất đầy đủ trang thiết bị học tậptrong một giờ học thật chu đáo sẽ làm cho việc học hát và vận độngtheo nhạc thêm sinh động và mê hoặc trẻ rất nhiều. 4. TổchứctròchơiâmnhạcĐối với trẻ thơ, được làm quen với âm nhạc trải qua những game show làbiện pháp có hiệu suất cao cao nhất vì thực chất của game show âm nhạc làhoạt động tổng hợp gồm có những dạng hoạt động giải trí âm nhạc trongtrường mầm non. Với đặc thù của lứa tuổi mầm non là “ học màchơi, chơi mà học ”, trẻ yêu dấu hoạt động và học qua hoạt động bằngviệc phối hợp tổng thể những giác quan tham gia vào quy trình nhận thức. Do đó, game show đã trở thành phương tiện đi lại để đem đến cho trẻ những yếutố miêu tả của thẩm mỹ và nghệ thuật sinh động, nó có công dụng can đảm và mạnh mẽ nhưnglại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, tự do. Hiện nay game show âmnhạc được coi là một trong những hình thức hoạt động theo nhạc củachương trình giáo dục âm nhạc mầm non. Trò chơi âm nhạc giúp rènluyện tai nghe, củng cố ca hát, tăng trưởng cảm xúc nhịp điệu, pháttriển năng khiếu sở trường, từng bước hình thành cảm thụ âm nhạc và tình cảm11gắn kết hội đồng. Mỗi loại game show đều hướng đến tăng trưởng mộthay nhiều kĩ năng âm nhạc giúp trẻ ôn luyện, củng cố và tiếp thu cácnội dung giáo dục. Cảm thụ âm nhạc trải qua game show được thểhiện ở mức độ tai nghe, nhận ra và phân biệt những yếu tố miêu tả âmnhạc như độ cao, thấp, to, nhỏ ; tiết tấu, nhịp điệu nhanh, chậm, âmsắc 1 số ít nhạc cụ và năng lực hóa thân trong những game show đóngvai. Sự mới lạ và mê hoặc trong những game show phong phú, mê hoặc do côgiáo phong cách thiết kế, phát minh sáng tạo và tổ chức triển khai gắn liền với bài học kinh nghiệm cũ và bài họcmới nâng dần về nhu yếu sẽ là động lực giúp trẻ tích cực, hứng thúvà tự do trong đi dạo ; rèn luyện những kĩ năng, qua đó bồi dưỡngcảmthụâmnhạc. Như vậy, để tăng cường cảm thụ âm nhạc cho trẻ mầm non 5 – 6, thứ nhất người giáo viên cần có trình độ, am hiểu về âm nhạc ; sauđó cần có sự góp vốn đầu tư, tìm tòi, khai thác và phát minh sáng tạo trong từng giáoán, bài dạy. Giáo viên có hiểu và cảm nhận thâm thúy ngôn từ, hìnhtượng âm nhạc mới hoàn toàn có thể biết khai thác những “ tác nhân ” ; “ mô típ ” chấtliệu tiêu biểu vượt trội, rực rỡ trong tác phẩm để phong cách thiết kế những bài học kinh nghiệm âmnhạc hay, có ích và lý thú. Mỗi bài học kinh nghiệm, giờ học phải mang đến chotrẻ những cảm nhận, ghi nhớ về một hoặc một vài yếu tố riêng lẻtrong nghệ thuật và thẩm mỹ âm nhạc và sẽ nâng dần mức độ khó. Sự tích lũykiến thức, kinh nghiệm tay nghề tăng lên cũng từ từ tạo cho trẻ sự tự tin, dữ thế chủ động khi biểu lộ cảm hứng và ngôn từ âm nhạc, san sẻ với bạnbè và cô giáo trong lớp học. Thông qua những hoạt động giải trí thưởng thức sẽtăng dần năng lực tập trung chuyên sâu quan tâm, lắng nghe, quan sát, so sánh, ghinhớ hình tượng và giai điệu âm nhạc. Đây cũng chính là cơ sơ đểgiúp trẻ sẽ dữ thế chủ động trình diễn, biểu lộ xúc cảm và tình cảm củamìnhtrongcáchoạtđộngâmnhạc. Việc cảm thụ âm nhạc trong thiên nhiên và môi trường giáo dục âm nhạc theokiểu “ tích hợp nội dung ” trong chương trình giáo dục mầm non sẽmang lại cho trẻ những hiểu biết và kiến thức và kỹ năng “ mềm ” của những nội dungkiến thức ở những nghành nghề dịch vụ tương quan trong chủ đề giáo dục. Cảm thụâm nhạc không chỉ giúp trẻ có một tình yêu, mê hồn với âm nhạc, tham gia vào những hoạt động giải trí âm nhạc một cách tự do, không gòbó mà sẽ giúp trẻ năng động hơn, phát minh sáng tạo, tự tin, tinh xảo và nhuầnnhuyễn hơn trong tiếp xúc, trong đời sống, trong môi trường tự nhiên họctập và lao động sau này. GIÁO DỤC KỸ NĂNG HÁT_ MÚA12VAI TRÒ _ MỤC ĐÍCHGiáo dục là quốc sách số 1 của Đảng ta. Trong đó giáo dục Mầm nonlà bậc học tiên phong của trong mạng lưới hệ thống giáo dục quốc dân. Giữ một vai tròđặc biệt quan trọng. “ Trẻ em thời điểm ngày hôm nay, quốc tế ngày mai ”. Trẻ em là gia chủ tương lai của quốc gia. Vì vậy giáo dục trẻ nhỏ toàndiện cả về đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẩm mỹ và nghệ thuật và tình cảm xã hội là nhiệm vụquan trọng. Trong trường mầm non triển khai rất nhiều những hoạt động giải trí nhằmhoàn thành trách nhiệm này. Trong đó thì giáo dục âm nhạc trong trường mầmnon có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng tổng lực nhân cách. Giáo dục âm nhạc gồm có hát, múa, game show. Ở trường mầm non hát, múakhông chỉ tạo môi trường tự nhiên sôi động, lôi cuốn, mê hoặc và mang lại cho trẻđiều kiện đơn cử tăng trưởng năng lượng bộc lộ chính bản thân mình. Thỏa mãnmột trong những nhu yếu ý thức và nhu yếu hoạt động giải trí của trẻ một cách đadạng phát minh sáng tạo. Đó là phương tiện đi lại giáo dục đặc biệt quan trọng rất có hiệu suất cao góp phầnhình thành và tăng trưởng tổng lực nhân cách cho trẻ mầm non. Như vậy giáo dục âm nhạc ở trường Mầm non tạo điều kiện kèm theo phát triểnchung cho nhân cách trẻ. Mối liên hệ giữa toàn bộ những mặt của giáo dục, thểhiện trong những dạng và những hình thức nhiều mẫu mã của hoạt động giải trí âm nhạc. Sựnhạy cảm và tai nghe âm nhạc tăng trưởng trong mức độ tương thích sẽ giúp trẻhưởng ứng với những tình cảm và những hành vi tốt đẹp. Đẩy mạnh hoạtđộng trí tuệ, tiếp tục hoàn thành xong mọi hoạt động sức khỏe thể chất ở trẻ. Thực trạng dạy học hát, múa ở những trường mầm non lúc bấy giờ cho thấy trẻem đã thuộc rất nhiều bài hát của lớp trẻ cũng như của cả người lớn, thôngqua băng, đĩa và những chương trình ca nhạc … yếu tố này vừa xuất hiện tốt vừacó mặt không tốt. Mặt tốt là trẻ đã được làm quen tiếp tục với âm nhạcsự cảm nhận của trẻ đã nhanh gọn. Chứng tỏ trẻ rất thương mến hát, múa đểphù hợp với nội dung chủ điểm phải lấy từ chương trình của những lớp có thểcả những bài của tiểu học. Như vậy nếu nhiều trẻ đã thuộc bài hát múa rồithì thuận tiện cho giáo viên khi dạy. Nhưng bên cạch đó trẻ thuộc nhiều bàihát, múa trải qua băng đĩa, chương trình ca nhạc trên tivi cũng gây nhữnghạn chế cho sự tăng trưởng tai nghe nhạc của trẻ có hại so với dây thanh cònmảnh dẻ và nhạy cảm ở trẻ vì băng đĩa bán trên thị trường có rất nhiều bàihát mang tính không lành mạnh ( những bài nhạc chế, hát nhép … ). Mặtkhác những bài hát thường kèm theo những điệu nhảy múa tự do trẻ dễ bắt chướcvà khi trẻ bắt chước thì khi tập cho trẻ những động tác theo chuyên nghiệp và bài bản là rấtkhó. Nếu trẻ hát sai, múa sai, múa tự do nhiều lần thì việc sửa sai cho trẻ làrất khó khăn vất vả vì lỗi đã trở thành thói quen. Nhằm tìm ra giải pháp hữu hiệu13nhất, tương thích nhất để sửa lỗi hát sai, múa sai cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Gópphần nhỏ bé vào tiềm năng giáo dục tổng lực cho trẻ mầm non. Để có những giải pháp nhằm mục đích sửa lỗi hát sai, múa sai cho trẻ cần thực hiệnnhững nội dung sau : Cần có nhu yếu tăng trưởng kiến thức và kỹ năng hát múa ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. * Hát : – Cần hình thành ở trẻ tư thế hát đúng, hát bằng giọng tự nhiên, hát rõ những từ. Tư thế hát đúng : Tư thế đẹp khi hát là đứng thẳng hoặc ngồi thẳng, trong tưthế đó hơi thở tốt hơn cả. Khi tập hát trẻ ngồi không tựa sống lưng vào thành ghế, tay đặt lên đùi, đầu giữ thẳng không căng cứng, không ngoẹo cổ, miệng cầnmở tròn không mở quá to, hàm dưới hơi tự do, môi linh động co và giãn mềmmại. Sau khi trẻ thuộc bài hát tốt nhất là cho trẻ đứng hát. Bởi vì khi đó hơithở sâu hơn và âm thanh cũng vang lên tốt hơn rõ ràng, khi đứng hát cần giữcho đầu thẳng, tay buông xuôi theo đầu một cách tự nhiên. Hát rõ lời : Trẻ hát cần phải rõ từ rồi tiến tới hát đúng rành mạch trẻ nhómmẫu giáo từ 4-5 tuổi tuy vốn từ của trẻ đã tăng trưởng nhưng còn một số ít trẻcòn phát âm chưa đúng mực những từ như : “ nói ’ thành “ lói ” … hay những từ códấu ngã ( ~ ) thường hát thành dấu sắc ( / ). Để tập cho trẻ hát rõ lời giáo viêncần : – Dạy cho trẻ hát mọi lúc mọi nơi. – Dạy cho trẻ hát từng câu đúng chuẩn. – Khi học thuộc bài hát ở nhóm nhỏ giáo viên cho trẻ đọc tập thể lời bài hát, nhẹ nhàng, không đọc to, đọc chậm bằng âm cao. Như vậy những từ sẽ vanglên rõ ràng diễn cảm. Hát bằng giọng tự nhiên : Giáo viên cần hướng dẫn trẻ hát bằng giọng tựnhiên nhưng không cho trẻ hát quá sức, hát quá to, gào thét. * Múa : Trẻ triển khai được đúng mực những động tác vận động tác theo nhạc như vỗtay theo phách, theo nhịp và 1 số ít bài múa đơn thuần rồi dần đến phức tạp. Để trẻ hoàn toàn có thể thực thi đúng mực những động tác hoạt động theo nhạc nhưvỗ tay theo phách, theo nhịp … Làm điệu bộ và một số ít bài múa phức tạp thìcách tốt nhất là giáo viên trình diễn rất đầy đủ động tác cho trẻ xem đồng thờicho trẻ nghe. Nghĩa là cho trẻ trực tiếp tiếp xúc với những động tác bằng conđường cảm thụ tri giác, thị giác và bằng cả thính giác khi làm mẫu thì độngtác hướng dẫn của cô cần có : Động tác đơn cử, cách thực thi động tác. Khi rèn luyện cho trẻ tập theo từng nhóm 4-5 trẻ những trẻ khác hát và xem. Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tuy hoạt động của trẻ tương đối tăng trưởng nhưng sựkhéo léo trong những động tác múa cần có kiến thức và kỹ năng phức tạp thì trẻ chưa thực14hiện được vì vậy cô cần tập cho trẻ động tác ở trạng thái tĩnh rồi đến động tácđộng phức tạp dần lên. Đội hình tập cho trẻ cần hài hòa và hợp lý sao cho cô có thểquan sát được tổng thể những trẻ. Từ đó cô hoàn toàn có thể quan sát sửa sai cho trẻ nếu trẻthực hiện sai. BIỆN PHÁP NHẰM SỬA LỖI HÁT SAI, MÚA SAI CHO TRẺ MẪUGIÁO 4-5 TUỔI. 1. Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4-5 tuổi. * Đặc điểm về năng lực âm nhạc của trẻ. Trẻ có năng lực tri giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc cùng với những kinhnghiệm từ trước như : nghe hát cùng đàn đệm, xem động tác điệu bộ theoâm điệu biết tích hợp khăng khít giữa thời hạn và âm nhạc hoạt động phốihợp body toàn thân với trình độ tương đối phức tạp trong những điệu múa biết thểhiện nhạc cảm khi múa hát. Trẻ có ấn tượng thâm thúy khi nghe nhạc qua đài, băng đĩa, biết so sánh một vài thể loại âm nhạc về âm thanh, đặc thù lời ca. Lịch sử cho thấy ở độ tuổi này những năng khiếu sở trường âm nhạc đặc biệt quan trọng xuấthiện nhiều hơn ở bất kỳ nghành nghề dịch vụ nào khác thế cho nên cần phải thực thi giáodục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo để thu được những hiệu quả tốt nhất, nếu bỏqua quá trình này là một thiệt thòi lớn cho những cháu trong thời kỳ sau. Tuynhiên không phải trẻ nào cũng đều có năng khiếu sở trường tốt về âm nhạc có rấtnhiều trẻ còn hạn chế về năng lực đảm nhiệm âm nhạc và hoạt động theo nhạcvì thế cần phải đưa ra những giải pháp sửa lối hát sai, múa sai cho trẻ. 2. Một số giải pháp. a. Biện pháp làm quen. Giáo viên hoàn toàn có thể dùng băng hình cho trẻ nghe, xem hát múa hoặc giáo viêncó thể múa cho trẻ xem. Sử dụng giải pháp này nhằm mục đích sửa lỗi hát sai, múasai cho trẻ. Giáo viên nhu yếu trẻ quan tâm lắng nghe xem băng hình hoặc nghecô hát múa không nên hát theo để trẻ hoàn toàn có thể nghe rõ lời bài hát và quan sátchính xác động tác múa. Nếu dùng băng hình thì cần phải lựa chon băng hình hay, đúng mực, nộidung lành mạnh tương thích với trẻ. Nên cho trẻ nghe thêm những bài hát, lànđiệu dân ca những miền và cần cho trẻ nghe liên tục. Nếu là cô hát múa cho trẻ xem thì cô hát múa trực tiếp bằng hoạt động giải trí sángtạo, cô phải tái tạo lại hàng loạt nội dung sôi động của bài hát múa như banđầu nó đã phát sinh, làm cho nó ảnh hưởng tác động mạnh vào mẽ đến xúc cảm và nhậnthức thẩm mỹ và nghệ thuật của trẻ. Vì vậy giải pháp tốt nhất khi hát múa cho trẻ xemlà chiêu thức trình diễn nghệ thuật và thẩm mỹ. Với chiêu thức này cô hoàn toàn có thể vừadiễn qua động tác vừa hát múa giúp trẻ cảm thụ một cách rất đầy đủ nội dunghình tượng nghe thấy ( thính giác ) và nhìn thấy ( thị giác ). Phương pháp nàygiúp giáo viên vừa hát, múa vừa trình diễn vừa hoàn toàn có thể bao quát đến từng trẻ. 15G iao lưu truyền cho từng trẻ những tình cảm mà tác giả gửi gắm qua bàihát. Qua đó lôi cuốn, củng cố sự chú ý quan tâm, kích thích sự hưởng ứng, niềm saymê, tính tích cực hoạt động giải trí của trẻ. Trẻ hoàn toàn có thể cảm thụ một cách thâm thúy nhấtlời ca, âm thanh, nhịp điệu của bài hát, múa. Sau khi cô hát múa cho trẻ xemlần đầu một cách rất đầy đủ cô nêu yếu tố một cách ngắn ngọn để kiểm tra trẻvề tên của bài hát, tên tác giả hoặc đặc thù âm nhạc. Ví dụ : Cô đặt câu hỏi “ Các con thấy bài hát này vui hay buồn ? ” … Rồi cô trình diễn lại giúp trẻkiểm nhận lại và khắc sâu thêm. b. Biện pháp rèn luyện. Luyện tập là giải pháp đa phần nhất để sửa lỗi hát sai, múa sai cho trẻ. Việc sửa lỗi hát sai, múa sai cho trẻ phải tùy vào từng nguyên do trẻ cóthể hát sai, múa sai do đã biết từ trước nhưng chưa đúng, do chưa chú ý quan tâm, nhút nhát, sức khỏe thể chất, năng lực hoạt động, lớp chật, trẻ đông, tâm ý bị hưngphấn do hình thức đặc thù của hoạt động giải trí, vận tốc hoạt động không tương thích. – Hát : Cần để trẻ tập trung chuyên sâu hát chậm, âm lượng tiếng hát vừa phải không quáto, không quá nhỏ, không để trẻ hát như hét. Tập cho trẻ hát theo cô thấmnhuần âm điệu nhịp điệu bài hát trước khi tập cho trẻ hát từng câu, từng âmtiết khó dưới nhiều hình thức, kích thích để trẻ thấy học mà chơi. – Múa : Trẻ 4-5 tuổi có năng lực hoạt động phối hợp body toàn thân nhưng khôngphải tổng thể mọi trẻ đều hoàn toàn có thể làm được những động tác múa phức tạp của cácbài múa vì thế cô cần lựa chon nội dung thích hợp để hướng dẫn những trẻkém hơn như cô lựa chọn những động tác đơn thuần có ý nghĩa biểu cảm đểdạy cho trẻ như bài “ Chiếc khăn tay ”, “ Múa cho mẹ xem ” … Các động tácngắn, dễ. Cô tập cùng trẻ nhiều lần tứ đầu đến cuối bài. Sau mỗi lần múa thìkhi cô làm mẫu cho trẻ xem động tác phải chậm rõ ràng từng chi tiết cụ thể chuyểnđộng. Cô cần tập quay mặt về phía trẻ làm động tác cùng chiều với trẻ. Độngtác của cô phải đẹp có sự lôi cuốn và mê hoặc trẻ. Khi tập cho trẻ tốt nhất làtập cho trẻ theo từng nhóm nhỏ. Trong quy trình tập cần bảo vệ cho lớp cóhứng thú nhưng phải quan tâm đến trật tự ( theo tổ chức triển khai lần lượt bằng cách nhómnày tập thì nhóm kia ngồi hát cho những bạn tập và xem ). Cần sắp xếp đội hìnhsao cho tổng thể những trẻ đều nhìn thấy cô. Tốt nhất là đội hình hàng ngang, hàng dọc lệch nhau. trái lại cô cũng hoàn toàn có thể quan sát toàn bộ những trẻ tronglớp để phát hiện trẻ múa sai và sửa sai cho trẻ. c. Biện pháp sửa sai. – Hát : Cần dự kiến trước chỗ trẻ dễ sai, tập cho trẻ thói quen biết khi nào cầnim lặng nghe, khi nào thì hát. Cần có bài tập riêng để giúp trẻ tránh chỗ saivề cao độ, độ dài, sắc thái. Diễn tả cho trẻ với nhu yếu rõ ràng để trẻ dễ hiểuvà thực thi được. 16K hi trẻ hát sai giáo viên cần sửa sai cho từng trẻ, nhu yếu trẻ im re lắngnghe cô hát và hát lại theo cô. – Múa : Khi múa cô sửa sai cho trẻ thì phải sửa sai cho từng trẻ một, trực tiếpcầm tay uốn nắn thứ tự động tác, chuyển động tác cho trẻ phối hợp với thái độđộng viên, khuyến khích cho trẻ. Trẻ đã tập thuần thục khi trẻ sai cô hoàn toàn có thể dùng lời để sửa sai cho trẻ, nhu yếu trẻ triển khai lại động tác, nếu trẻ không triển khai được thì cô mớitập mẫu lại và nhu yếu trẻ tập theo. Trong suốt quy trình tập cô nhấn mạnhyếu tố bộc lộ tình cảm, đặc thù của bài múa cho trẻ nắm được. Cô tậpriêng những động tác khó với cả lớp, tổ. Khi sửa sai cho trẻ cô cần giữ cho mình một tâm thế đúng đắn nhiệt tình, dữ thế chủ động, bình tĩnh. Cần tránh để trẻ nhìn thấy sự chán nản căng thẳng mệt mỏi của cô. d. Biện pháp sửa sai bằng game show. – Trò chơi âm nhạc có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe âm nhạc, củng cố ca hát tạo ra nhịp điệu, tăng trưởng năng khiếu sở trường âm nhạc. Các yếu tố đógóp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc. Sử dụng game show âm nhạc để sửa lỗihái sai, múa sau cho trẻ tạo sự nhẹ nhàng, tự do chơi mà học, học màchơi. Dùng giải pháp game show để luyện tai nghe, giọng, ngôn từ cho trẻ. Đây là giải pháp sửa sai rất hiệu suất cao nhưng lại rất nhẹ nhàng giúp trẻ tiếpthu sửa sai không gò bó bắt buộc. Trong chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi có rất nhiềutrò chơi để giáo viên hoàn toàn có thể sửa lỗi hát sai, múa sai cho trẻ. Ví dụ : Trò chơi “ Tai ai tinh ” Trò chơi này giúp trẻ luyện tai nghe âm nhạc đúng chuẩn, ngoài những khi trẻphạm luật chơi phải hát một bài nếu trẻ hát sai cô hoàn toàn có thể sửa sai ngay cho trẻ. Trò chơi “ Ai nhanh nhất ” Trò chơi này giúp trẻ luyện phản xạ nhanh và tập nghe giai điệu âm nhạc. Khi có một trẻ thua cuộc trẻ phải hát, múa một bài nếu trẻ hát, múa sai thì côsửa sai ngay cho trẻ. Trò chơi “ Hát theo hình vẽ ” Giúp trẻ ôn luyện bài hát tạo cho trẻ sự nhanh gọn. Ở game show này yêu cầutrẻ phải hát một bài hát tương thích với nội dung bức tranh, nếu trẻ lựa chọn bàihát không tương thích với nội dung, ý nghĩa bức tranh hoặc hát sai thì cô sửa saicho trẻ. Trò chơi “ Sol, mi ” Trò chơi này tập cho trẻ nghe và xướng âm cao độ 2 nốt nhạc Sol-Mi. Quatrò chơi này giúp trẻ luyện giọng và tai nghe nhạc để từ đó hoàn toàn có thể hát tốt hơnhạn chế lỗi hát sai của trẻ. 17 e. Biện pháp sửa lỗi hát sai, múa sai cho trẻ mọi lúc, mọi nơi. Trong lớp khi cho trẻ bắt chước hát múa theo băng đĩa hoặc ai đó. Giáoviên cần chăm sóc sửa sai cho trẻ. Trong game show hoạt động hàng ngày nếu là game show có luật thì phải hát hoặcmúa một bài giúp buổi chơi vui tươi và sinh động hơn, khi trẻ hát múa nếu saicô sửa sai cho trẻ. Khi trẻ hát sau giờ học lúc đi dạo nếu trẻ hát sai cô hoàn toàn có thể cho trẻ hát lạiđể sửa sai cho trẻ. Vào những ngày lễ hội ( Ngày khai trường, ngày nhà giáo Nước Ta 20-11, Ngày quốc tế phụ nữ 8-3, ngày sinh nhật Bác 19-5, Tết trung thu, ngày quốctế mần nin thiếu nhi 1-6 …. ) Là hình thức tổ chức triển khai quan trọng trong việc tạo ra môitrường âm nhạc sinh động nhiều mẫu mã và liên tục cho trẻ. Trong nhữngngày tiệc tùng giáo viên thường phải tập trước cho trẻ 1 số ít tiết mục văn nghệđể trẻ màn biểu diễn trong dịp nghỉ lễ, hội. Đây là dịp để trẻ ôn lại những bài hát, múa và để giáo viên sửa lỗi hát sai, múa sai cho trẻ. 3. Xây dựng kế hoạch. Chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi được thực hiệntheo chương trình giáo dục mầm non mới và theo nội dung những chủ điểm. * Chủ điểm : Trường Mầm non. Dạy hát hoạt động minh họa “ vui đến trường ” Hát võ tay theo nhịp, phách “ Ngày vui của bé ” * Chủ điểm : Bản thân. Hát hoạt động minh họa “ Cái mũi ” Hát múa “ múa cho mẹ xem ” Hát hoạt động “ Tay thơm tay ngoan ” * Chủ điểm : Gia đình. Hát hoạt động minh họa “ Cháu yêu bà ” Hát múa “ Cho con ” Hát hoạt động “ Cả nhà thương nhau ” * Chủ điểm : Nghề nghiệpHát hoạt động minh họa “ Cháu yêu cô chú công nhân ” Hát múa “ Cô giáo miền xuôi ” Hát hoạt động “ cháu thương chú bộ đội ” * Chủ điểm : Thế giới thực vật. Hát hoạt động minh họa “ Quả ” Hát múa “ Hoa trong vườn ” Hát hoạt động “ Màu hoa ” 18H át hoạt động “ Em yêu cây xanh ” * Chủ điểm : Thế giới động vật hoang dã. Hát hoạt động minh họa “ Cá vàng bơi ” Hát múa “ Chim mẹ chim con ” Hát hoạt động “ Thật là hay ” Dạy hát vỗ tay theo phách “ Thương con mèo ” * Chủ điểm : Giao thông. Hát hoạt động minh họa “ Em tập lái xe hơi ” Hát vỗ tay theo nhịp “ Bạn ơi có biết không ” Hát hoạt động “ Em đi chơi thuyền ” * Chủ điểm : Nước và hiện tượng kỳ lạ tự nhiên. Hát vỗ tay theo tiết tấu chậm “ Cho tôi đi làm mưa với ” Hát hoạt động “ Trời nắng trời mưa ” * Chủ điểm : Quê hương, quốc gia – Bác Hồ – Trường tiểu học. Hát hoạt động minh họa “ Múa với bạn Tây Nguyên ” Hát múa “ Đi học ” Hát hoạt động “ Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ ” 4. Làm vật dụng đồ chơi. Tôi hoạt động cha mẹ tận dụng những nguyên vật liệu vạn vật thiên nhiên hoàn toàn có thể làmđồ chơi, giấy, bìa cứng … Để làm phục trang trình diễn như mũ múa, đàn, trống, míc … Mỗi chủ đề tôi tiến hành kế hoạch làm vật dụng đồ chơi một cách đơn cử, mỗi chủ đề có một bộ đồ dùng đồ chơi Giao hàng cho quy trình trình diễn vàvui chơi của trẻ. 5. Phối hợp với cha mẹ. Tôi thường trao đổi với cha mẹ nên dành thời hạn động viên khuyếnkhích trẻ mạnh dạn trình diễn ở mái ấm gia đình và nên cho trẻ nghe những đĩa nhạccủa trẻ. Khuyến khích cha mẹ phân phối vốn kinh nghiệm tay nghề sống cho trẻ, tránh nóingọng, nói nựng so với trẻ để trẻ có vốn từ ngữ đúng mực. III. KẾT QUẢ. – 90 % trẻ hát đúng nhạc, hát rõ lời mạch lạc hơn. – 80 % trẻ đã biết hoạt động theo nhạc và múa được một số ít động tác phức tạp. – 80 % trẻ mạnh dạn tham gia trình diễn văn nghệ. – 45 % trẻ nói ngọng, chậm tăng trưởng ngôn từ cũng đã mạnh dạn tham giavào những hoạt động giải trí âm nhạc, game show âm nhạc. – 95 % trẻ thương mến những buổi màn biểu diễn văn nghệ toàn trường. 19 – 90 % cha mẹ ủng hộ mang thêm vật dụng, đồ chơi, giấy bìa sách báo phùhợp với chủ đề góp thêm phần vào việc làm vật dụng đồ chơi màn biểu diễn văn nghệ. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.Để đưa ra một số ít giải pháp sửa lỗi hát sai, múa sai cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Dạy trẻ hát, chơi game show, dạy trẻ những động tác múa đơn thuần đếnphức tạp. 1. Dạy hát : Trẻ thuộc bài hát, nhớ nội dung bài hát, hát đúng câu từ, đúng giai điệu củabài hát. Yêu cầu so với trẻ : Trẻ phải hát đúng lời, không được hát ngọng, hát phải rõlời, không được bỏ từ, bỏ câu, hát đúng nhạc, ngắt nghỉ rõ ràng. – Chuẩn bị : Trước giờ học cô giao trách nhiệm cho trẻ là : Chúng mình cùng hátthật hay để màn biểu diễn. – Tiến hành : Đàm thoại về nội dung bài hát, giai điệu của bài hát, điệu múanhằm mục tiêu giúp trẻ ghi nhớ được sâu hơn nội dung bài hát, bài múa màtrẻ được học. Ví dụ : Bài hát : “ Em đi qua ngã tư đường phố ” Theo chúng mình thì bài hát kể về điều gì ? ( Kể về việc tham gia giao thôngcủa những bạn nhỏ trên ngã tư đường phố. ) – Yêu cầu với câu hỏi trẻ nói được nội dung của bài hát và khi hát phải hátđúng nhạc. Ví dụ : Bài hái : “ Cho tôi đi làm mưa với ” Các con thấy bài hát có giai điệu như thế nào ? – Yêu cầu so với câu hỏi là trẻ phải nói được giai điệu của bài hát vui mừng, nhí nhảnh và cũng nói lên mong ước được giúp ích cho đời. Từ đó trẻ thểhiện giai điệu của bài hát tốt hơn kèm theo những động tác múa minh hoạcho lời bài hát thêm sinh động. 2. Dạy trẻ chơi game show : – Trẻ biết tên game show, nhu yếu của game show, không vi phạm luật chơi – Yêu cầu so với trẻ : Mọi trẻ phải nắm được cách chơi, luật chơi của tròchơi và tích cực hứng thú khi tham gia game show. – Chuẩn bị : Tạo môi trường tự nhiên âm nhạc mang sắc tố, nội dung chủ đề. Chotrẻ nghe âm thanh giai điệu của tác phẩm âm nhạc, sẵn sàng chuẩn bị những dụng cụ âmnhạc cho trẻ hoạt động giải trí. Ví dụ : Trò chơi : “ Tai ai tinh ” Trò chơi này nhu yếu những con phải làm gì ? ( Trẻ phải đoán được tên bài hátvà tiếng hát con nghe được từ phía nào ) Từ đó tăng trưởng tai nghe nhạc và sựđịnh hướng trong khoảng trống của trẻ. 20V í dụ : Trò chơi : “ Nghe tiếng hát tìm vật phẩm ” Cô đố chúng mình biết cách chơi của game show này như thế nào ? ( Phải phânbiệt được tiếng hát to, nhỏ ở mỗi khu vực khi trẻ đi qua là to hay nhỏ ) Từ đó giúp trẻ tăng trưởng tai nghe nhạcVí dụ : Trò chơi : “ Sol – mi ” Yêu cầu so với trẻ : Trẻ phải la đúng cao độ của những nốt nhạc son – mi. Tròchơi này cũng góp thêm phần tăng trưởng tai nghe nhạc và năng lực ca hát của trẻ. 3. Dạy trẻ múa : – Trẻ nắm được những động tác múa cơ bản của từng bài múa, phối hợp nhịpnhàng từng động tác múa. – Cô dạy trẻ múa từng động tác theo cô, ứng với từng câu hát sau đó kết hợpvới khớp nhạc. – Đối với những động tác múa có nam – nữ thì cô dạy riêng cho từng đốitượng và sau đó cho trẻ phối hợp với nhau. Khi trẻ tích hợp uyển chuyển côkhuyến khích trẻ nghe nhạc và biểu lộ tình cảm để bài múa có hồn. Sau đócô cho trẻ lên màn biểu diễn theo nhiều hình thức. Ví dụ : Bài múa : “ Cô giáo miền xuôi ” vận dụng hầu hết những động tác múacơ bản của dân tộc bản địa Mông ( Đi xúng xính, vòng khăn … ) Các động tác múa nhẹ nhàng, uyển chuyển chứa đậm tình cảmVí dụ : Với bài múa : “ Trống cơm ” Sử dụng những động tác múa của dân tộcKinh ( Mõ mời, mõ chấm chân ). Các động tác vui nhộn, nhí nhảnh. Ví dụ : Với bài múa : “ Cái Bống ” Các động tác nhẹ nhàng, dứt khoát. 4. Ở những hoạt động giải trí khác : a. Hoạt động ngoài trời : – Có thể cho trẻ hát và cô hát cho trẻ nghe những bài hát có giai diệu vuitươi, trong sáng, nội dung thân thiện, dễ hiểu, tương thích với thực trạng thiênnhiên, sự vật hiện tượng kỳ lạ trẻ đang tiếp xúc nhằm mục đích gây ấn tượng và làm giàucảm xúc cho trẻ trước vẻ đẹp của vạn vật thiên nhiên và giáo dục trẻ trải qua nộidung, lời ca của bài hát. – Thể dục sáng : Sử dụng những bản nhạc, bài hát, hành khúc có giai điệuvui, khoẻ khoắn. Âm nhạc trong giở thể dục sẽ tạo không khí sôi sục, phánchán giúp trẻ hoạt động uyển chuyển với nhịp điệu bài hát. – Hoạt dộng góc ( Góc thẩm mỹ và nghệ thuật ) : Hướng dẫn một nhóm trẻ chơi game show côgiáo để trẻ hát múa lại bài hát, game show âm nhạc vừa học. – Trước giờ ngủ trưa : Cô giáo hoàn toàn có thể mở đĩa nhạc nhẹ nhàng hay cô hát rucho trẻ để kích thích trẻ đi vào giấc ngủ nhanh hơn, sâu hơn. 21 – Hoạt động chiều : Tổ chức cho trẻ hoạt động giải trí âm nhạc theo ý thích hoặccho trẻ trình diễn văn nghệ theo chủ đề. Cô khuyến khích động viên cảlớp cùng tham gia. Đây là thời cơ để trẻ học hỏi lẫn nhau, san sẻ cảm xúcvà cùng hợp tác trình diễn. Ngoài ra cô hoàn toàn có thể cho trẻ nghe những bài hátthiếu nhi, làn điệu dân ca của quê nhà mình, chơiNÂNG CAO KHẢ NĂNG THỂ HIỆN MÚA CHO TRẺ MẪU GIÁOLỚNNgành giáo dục Mầm non được coi là bậc học tiên phong trong hệ thốnggiáo dục quốc dân. Giáo dục đào tạo Mầm non đóng vai trò quan trọng trong việchình thành và tăng trưởng tổng lực nhân cách cho trẻ : đức, trí, thể, mĩ … Trẻnhỏ luôn có nhu yếu tiếp xúc với xung quanh. Việc nắm được những tri thứckhoa học giúp trẻ có một nhân cách tổng lực tương thích với nhu yếu xã hội đềra. Ở mầm non có rất nhiều hoạt động giải trí, múa là một trong những hoạt độngbồi dưỡng về sức khỏe thể chất giúp khung hình mềm dẻo, linh động mà nó còn giúp tâmhồn biết hướng tới cái thiện, cái đẹp, yêu quý đời sống. Vì vậy múa gópphần tăng trưởng tổng lực nhân cách trẻ. “ Nghệ thuật múa là một mô hình nghệ thuật và thẩm mỹ đặc trưng ”. Phương tiện chínhlà khung hình con người, ngôn từ được biểu lộ bằng những động tác, dáng dấp, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt. Cùng với việc hoạt động có lô gic hoàn toàn có thể chuyểntải một nội dung, một vấn đề, một tình cảm nào đó … Ngay từ khi còn nhỏ trẻ đã rất thích xem người khác hoạt động giải trí. Khi xemmúa trẻ rất mê hồn theo dõi vá hoàn toàn có thể bắt chước theo 1 số ít động tác đơn22giản nhất là trẻ mẫu giáo lớn. Trẻ không riêng gì bắt chước cho đúng mà chúngcòn cùng nhau phát minh sáng tạo ra những động tác mới. Khi trẻ tiếp xúc với thẩm mỹ và nghệ thuật múa sẽ giúp trẻ thêm hiểu biết về cuộcsống xung quanh, về những mối quan hệ giữa mái ấm gia đình, bè bạn, cô trò … Đốivới thẩm mỹ và nghệ thuật múa trẻ rất tự nhiên, không gò bó. Nó như một nhu yếu khôngthể thiếu trong đời sống của trẻ. Ví dụ : Trẻ 3 – 4 biết phối hợp những động tác với nhauTrẻ 4 – 5 tuổi biết phối hợp cùng với bạn hữu. – Trẻ 5 – 6 tuổi biết hoạt động uyển chuyển, biến hóa bước hoạt động theonhạc, trẻ hoàn toàn có thể khống chế vận tốc nhanh, chậm, biết hoạt động theo độihình. Trẻ Mầm non rất thích được hát múa qua đó trẻ được biểu lộ mình, đượctrải nghiệm những gì trẻ biết. Tuy nhiên ở những lớp mẫu giáo lúc bấy giờ múavẫn chưa được chú ý quan tâm đến giảng dạy mà nó chỉ sống sót dưới hình thức vậnđộng theo nhạc, hoặc tổ chức triển khai múa trong những ngày lễ lớn : khai giảng, trung thu, đêm văn nghệ “ Mừng Đảng mừng xuân ”, chứ trẻ chưa được họcmúa trong một tiết riêng không liên quan gì đến nhau. Múa của trẻ chỉ dừng tại ở việc theo lời ca, động tác đơn thuần, nghèo nàn, cốt làm thế nào cho hết câu hát … Trẻ không đượchọc những động tác múa cơ bản hay động tác múa đặc trưng của một số ít dântộc : Múa quạt, đi xúng xính, đánh cồng … Do năng lực của giáo viên cònhạn chế, cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn. Song cũng một phần dochưa có một chương trình biên soạn đơn cử dạy trẻ học múa nên việc thựchiện tốt khó khăn vất vả. Để góp thêm phần triển khai chương trình giáo dục nói chungvà chương trình múa nói riêng so với trẻ mẫu giáo đạt hiệu quả tốt thì cần cóphương pháp thực thi dạy múa một cách đồng nhất. Giáo viên cũng cầnthường xuyên tu dưỡng năng lực của mình, biết tích hợp linh động giữa23chương trình hiện hành với điều kiện kèm theo trong thực tiễn ở lớp để thiết kế xây dựng lên một hệthống chiêu thức, giải pháp để tổ chức triển khai dạy múa cho trẻ giúp trẻ hìnhthành được hành vi, đạo đức, tình cảm thông qua những động tác múa. Qua việc tiếp xúc với trẻ Mầm non và qua việc học múa cơ bản phươngpháp biên dạy múa cho trẻ ở khoa giáo dục Mầm non, tôi thấy rằng, việc dạycho trẻ nắm được những kĩ năng động tác cơ bản trên cơ sở đó nâng cao nghệthuật múa cho trẻ là yếu tố thiết yếu và quan trọng. Định nghĩa : Múa là một mô hình nghệ thuật và thẩm mỹ đồng hợp, khách quan, đặc trưng, phươngtiện bộc lộ bằng khung hình con người, ngôn từ biểu lộ là động tác, dángvóc, cử chỉ, điệu bộ, đường nét, tư thế, diễn ra trong khoảng trống sân khấu vàthời gian được ấn định trước. Là dạng văn hóa truyền thống phi vật thể. Trung tâm sángtạo thẩm mỹ và nghệ thuật múa là diễn viên trải qua sự biểu lộ biến hóa trình diễn củangười diễn viên. Bằng ngôn từ của mô hình thẩm mỹ và nghệ thuật múa ngừng biểudiễn là tác phẩm không sống sót. Khái niệm múa ; Nghệ thuật múa sống sót vừa là khách thể vừa là chủ thể diễn ra tringkhông gian và tăng trưởng theo thời hạn. Bản chất của nghệ thuật và thẩm mỹ múa : – Múa là một mô hình nghệ thuật và thẩm mỹ múa mang tính tổng hợp, trải qua múanhằm phản ánh những hiện tượng kỳ lạ đời sống của con người, qua động tác, cử chỉ, điệu bộ, hình dáng, luân chuyển động tác trên những tuyến đội hình, chuyểnđộng trong khoảng trống và thời hạn. – Trong nghệ thuật và thẩm mỹ múa chia làm hai loại : Múa mô phỏng và múa bộc lộ. 24 – Múa có tính năng giáo dục, nhận thức, phản ánh giáo dục thẩm mĩ, vănhóa xã hội. Múa sống sót là để Giao hàng, nhằm mục đích giáo dục đạo đức, nâng cao tínhthẩm mĩ cho con người. Nội dung thẩm mỹ và nghệ thuật múa : “ Nghệ thuật múa là một mô hình thẩm mỹ và nghệ thuật đặc trưng ”. Phương tiện thểhiện bằng khung hình con người, ngôn từ, động tác, dáng dấp, cử chỉ, điệu bộ … Có thể chuyển tải một nội dung tư tưởng hay phản ánh một vấn đề, sự kiện, tình cảm nào đó được hoạch định. Thể hiện tham vọng, hoài bão, xích míc, niềm hạnh phúc, đau khổ … của con người. Vai trò của thẩm mỹ và nghệ thuật múa với trẻ thơ : Trẻ thơ luôn bắt chước giống người lớn và luôn đặc ra những câu hỏi vìsao buộc người lớn phải lý giải. Giai đoạn tuổi Mầm non là thời kì những hiện tượng kỳ lạ tâm ý tăng trưởng nhanhvà mạnh đồng thời những công dụng sinh lí cũng hoàn thành xong. Múa giúp cho trẻcó một khung hình hòa giải, cân đối, dẻo dai, có dáng đi, tư thế đẹp … Được tiếpxúc với thẩm mỹ và nghệ thuật múa lúc này là thỏa nhu yếu, tình cảm, hoạt động thể hiện, xúc cảm với mọi người. Đồng thời, hình thành phát triền nhân cách cho trẻvui tươi, hồn nhiên, linh động, tự tin … Do vậy công dụng của thẩm mỹ và nghệ thuật múalà góp thêm phần tăng trưởng hoàn thành xong nhân cách trẻ. Múa góp thêm phần giáo dục tổng lực cho trẻ : – Đức. – Trí. – Thể. – MĩĐặc điểm tâm sinh lý và năng lực cảm thụ nghệ thuật và thẩm mỹ múa của trẻ : Tâm hồn trẻ thơ rất nhạy cảm, dễ xúc động với mọi vật xung quanh mốiquan hệ giữa con người trong xã hội … Trẻ khóc khi con mèo, con chim bị25
Source: https://sangtaotrongtamtay.vn
Category: Giáo dục