giáo trình chính sách xã hội – Tài liệu text

giáo trình chính sách xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.04 KB, 50 trang )

Chương 2
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NHÓM XÃ HỘI ĐẶC THÙ
1. Chính sách giáo dục đào tạo
1.1. Quan điểm về giáo dục đào tạo
1.1.1 Khái niệm giáo dục và đào tạo
– Giáo dục là sự dạy dỗ đối với con người, là nhu cầu của con người để thoát khỏi
trạng thái tự nhiên, biến “con người sinh vật” thành “con người xã hội”, làm cho con
người trở thành thành viên hợp cách của xã hội. Giáo dục bao gồm sự dạy dỗ cả về
phương diện tinh thần lẫn vật chất, cả kiến thức, kỹ năng lẫn kinh nghiệm. Các hoạt
động giáo dục được thực hiện trong gia đình, ở nhà trường hay ngoài xã hội. Giáo dục
gắn liền với quá trình văn hoá hoá và xã hội hoá con người.
– Đào tạo là một phương diện của giáo dục, là một dạng hoạt động cụ thể của giáo
dục, là sự giáo dục chuyên sâu. Đó là quá trình học tập (thường gắn với n hà trường)
của con người để có kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng làm việc trong một lĩnh vực nhất
định, ở một trình độ nhất định. Trong nhiều trường hợp, “giáo dục và đào tạo” được
gọi chung là giáo dục.
1.1.2. Đặc điểm của giáo dục và đào tạo
– Giáo dục, đào tạo là những hoạt động thuộc lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực nguồn tài nguyên quý nhất của mọi quốc gia. Giáo dục, đào tạo là nền tảng của quá
trình hình thành và phát triển nguồn nhân lực, trang bị cho họ những kiến thức, kỹ
năng và kinh nghiệm thích hợp để hoạt động tạo ra của cải vật chất và tinh thần, tạo ra
dịch vụ hàng hoá và những tri thức mới cho xã hội. Do đó, kết quả của giáo dục, đào
tạo không phải là những sản phẩm vật chất cụ thể để tiêu dùng mà có tính chất vô hình,
tạo tiềm năng vô cùng to lớn cho sự phát triển của xã hội.
– Giáo dục, đào tạo là một linh vực đầu tư cho tương lai. đầu tư cho giáo dục đào
tạo không tạo ra thành quả để có thể hưởng thụ ngay, mà nó tạo ra lợi ích trong tương
lai. Như Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm
trồng người”.
– Giáo dục, đào tạo được thực hiện bằng nhiều hình thức rất đa dạng: Các tổ chức
chuyên trách của xã hội trực tiếp đảm nhận thông qua việc giảng dạy theo trường, lớp;
các thiết chế xã hội (gia đình, đoàn thể, tôn giáo, …) và gián tiếp thông qua sách và các
phương tiên nghe, nhìn khác.

20

– Giáo dục và đào tạo mang lại lợi ích không chỉ cho những người được hưởng chi
phí về giáo dục, đào tạo, mà còn mang lại lợi ích chung cho toàn xã hội (kinh tế xã hội
phát triển nhờ nâng cao dân trí, sử dụng kho học, công nghệ,…).
1.1.3. Mục tiêu của giáo dục – đào tạo
Mục tiêu giáo dục, nói một cách tổng quát và hình tượng là “trồng người”, là hình
thành những con người có phẩm chất, trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội,
thích ứng với sự phát triển của đất nước, sự phát triển con người, xã hội và thời đại. Cụ
thể là:
– Cung cấp cho con người một khối lượng kiến thức nhất định, những hiểu biết
chung về đất nước, con người, xã hội hoặc về một lĩnh vực nhất định (lịch sử, địa lý,
toán học, kinh tế học,…).
– Chuyển giao các giá trị văn hoá, các quy tắc ứng xử, các chuẩn mực của xã hội và
của con người cho các thế hệ nối tiếp sau. Các giá trị văn hoá ở đây bao gồm cả vật
chất lẫn tinh thần, cả những giá trị truyền thống của dân tộc, cộng đồng lẫn những giá
trị chung của toàn nhân loại.
– Giúp con người tiếp nhận các cơ chế kiểm soát và điều chỉnh hành vi đối với họ
trong cuộc sống xã hội.
– Giúp con người có kỹ năng trong những lĩnh vực nghề nghiệp nhất định để tham
gia vào quá trình lao động xã hội, phát huy tiềm năng của cá nhân để phát triển cá nhân
và đóng góp với sự phát triển chung của xã hội.
1.1.4. Hình thức giáo dục – đào tạo
Các hình thức giáo dục hết sức phong phú. Ngoài các thiết chế giáo dục – đào tạo
chính thức của xã hội (hệ thống các loại trường, cơ sở giáo dục – đào tạo), quá trình
giáo dục diễn ra ở khắp mọi nơi và trong suốt cả đời người. Chức năng giáo dục là một
trong những chức năng cơ bản không chỉ của nhà trường, mà còn của gia đình, tổ chức
đoàn thể, tổ chức tôn giáo. Các thiết chế không chính thức này trên thực tế đóng góp

phần đặc biệt to lớn trong giáo dục con người.
Giáo dục và đào tạo, không chỉ là yêu cầu hợp cách hoá các thành viên của xã hội
mà còn là nhu cầu, động lực của mỗi cá nhân con người. Chính từ nhu cầu này mà con
người luôn có xu hướng biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, do vậy mà
hoạt động giáo dục có thể diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ: Một hành vi ứng xử với
những người xung quanh sao cho đúng với thuần phong mỹ tục không nhất thiết phải
học ở nhà trường, ngược lại những thứ này thường được tiếp thu từ trong gia đình,
nhóm họ hàng hay bạn bè. Đối với kỹ thuật làm một món ăn nào đó có thể xem một
lần trên vô tuyến truyền hình hay đọc qua sách hướng dẫn. Kinh nghiệm trị bệnh đau
đầu có thể tiếp thu ngẫu nhiên ở quán nước trong lúc vui bạn bè.
21

Sự giáo dục đúng đắn, có phương pháp trên cơ sở thích ứng với khả năng và đáp
ứng nhu cầu cá nhân sẽ là điều kiện tốt quyết định nhân cách, tương lai và số phận của
cá nhân. Ngược lại, sự giáo dục sai lầm sẽ dẫn con người vào những chỗ u tối, nhu
nhược, đi ngược lại các giá trị nhân bản.
1.2. Nội dung chủ yếu của chính sách giáo dục và đào tạo
1.2.1. Khái niệm về chính sách giáo dục và đào tạo
Chính sách giáo dục, đào tạo là một trong những chính sách xã hội cơ bản nằm
trong hệ thống các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước. Chính sách giáo dục và
đào tạo là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với hoạt động giáo dục và đào tạo
nhằm thực hiện các mục tiêu của Nhà nước về lĩnh vực này.
Có thể hiểu chính sách giáo dục và đào tạo là một hệ thống các quan điểm, các mục
tiêu của Nhà nước về giáo dục, đào tạo, cùng các phương hướng, giải pháp nhằm thực
hiện các mục tiêu đó trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển đất nước.
1.2.2. Vai trò của chính sách giáo dục, đào tạo
Đối tượng của giáo dục, đào tạo là con người – vốn quý nhất, nguồn nội lực cốt lõi
đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước. Có thể nói, giáo dục, đào tạo là mối quan
tâm hàng đầu của mỗi quốc gia nhằm tạo ra một nguồn nhân lực có trí tuệ cao, có tay

nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, đáp ứng ở mức cao nhất những yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội của đất nước.
Nếu như trước đây sự thiếu vốn và nghèo nàn về cơ sở vật chất là nguyên nhân chủ
yếu làm chậm tốc độ phát triển kinh tế thì trong thời đại ngày nay, phần quan trọng của
tăng trưởng gắn liền với chất lượng của lực lượng lao động, Nếu như trước đây, nền
kinh tế của mỗi quốc gia chủ yếu dựa vào lao động và tự nhiên thì ngày nay chủ yếu
dựa vào thông tin và trí tuệ. Kỷ nguyên phát triển mới coi đầu tư phát triển nguồn nhân
lực là quan trọng hơn các loại đầu tư khác. Vì vậy các quốc gia trên thế giới đều có sự
thay đổi trong chiến lược phát triển của mình theo huướng chú trọng nhiều hơn đến
giáo dục và đào tạo.
Ở Việt Nam, với ý nghĩa giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, việc hoạch định
và thực hiện chính sách giáo dục đúng đắn, cùng với các chính sách xã hội khác là tiền
đề quyết định cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chính sách giáo dục và đào tạo góp
phần vào việc nâng cao dân trí, xây dựng và phát triển con người có văn hoá (đức và
tài), qua đó thực hiện mục tiêu trước mắt “xoá đói giảm nghèo” (vì một trong những
nguyên nhân quan trọng dẫn đến đói nghèo là do con người không có học, không có
nghề nghiệp) cũng như góp phần thực hiện mục tiêu cơ bản là sự tiến bộ, công bằng,
văn minh cho con người trong xã hội. Đây là một trong những chính sách thể hiện rất
rõ quan điểm nhân văn và định hướng XHCN của Đảng và Nhà nước ta.
22

1.2.3. Định hướng giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước
Văn kiện Đại Hội Đảng lần thứ VIII đã xác định: Cùng với khoa học và công nghệ,
giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Coi trọng cả 3 mặt: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy
hiệu quả. Phương hướng chung của giáo dục và đào tạo trong 5 năm tới là phát triển
nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo điều kiện cho
nhân dân, đặc biệt là thanh niên, có việc làm, khắc phục các tiêu cực, yếu kém trong
giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục.

Đến năm 2000, bảo đảm đại bộ phận trẻ em 5 tuổi được hưởng chương trình giáo
dục mầm non; thanh toán nạn mù chữ ở những người trong độ tuổi từ 15 đến 35, thu
hẹp diện người mù chữ ở độ tuổi khác; cơ bản hoàn thành phổ cập tiểu học trong cả
nước, trước hết là đối với trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14; phổ cập trung học cơ sở ở
những thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung và những nơi mà điều kiện cho phép.
Có chính sách bảo đảm cho con em các gia đình trong diện chính sách, gia đình nghèo
được đi học, động viên và giúp đỡ những học sinh giỏi có nhiều triển vọng. Mở cuộc
vận động rộng rãi trong toàn dân kiên quyết xoá mù chữ và chống nạn thất học.
Xây dựng hệ thống trường trọng điểm, trung tâm chất lượng cao ở các bậc học. Coi
trọng việc dạy ngoại ngữ và tin học từ cấp phổ thông. Mở thêm các trường phổ thông
nội trú ở những vùng khó khăn, vùng đồng bào thiểu số. Coi trọng giáo dục gia đình.
Đổi mới hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và đại học, kết hợp đào tạo với nghiên
cứu, tạo nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến. Củng cố và nâng
cao chất lượng giáo dục phổ thông. Phát triển các hình thức giáo dục từ xa. Mở rộng
các trường lớp dạy nghề và đào tạo công nhân lành nghề. Trong khi xây dựng hệ thống
trường công, có chính scáh giúp đỡ, hướng dẫn phát triển và quản lý tốt các trường,
lớp bán công, dân lập, tư thục. Khuyến khích dạy nghề tại doanh nghiệp. Phát triển đào
tạo sau đại học; tăng số lượng đào tạo đại học và sau đại học ở nước ngoài và tại các
trung tâm đào tạo quốc tế ở trong nước. Khuyến khích du học tự túc. Giải quyết tốt
mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng. Xây dựng đội ngũ trí thức đồng bộ về các lĩnh
vực khoa học, công nghệ, văn hoá, văn nghệ, quản lý kinh tế, quản lý xã hội, …Nhanh
chóng xây dựng đội ngũ công chức và nhân viên của hệ thống hành chính các cấp. Đào
tạo đội ngũ các nhà quản trị doanh nghiệp giỏi. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ
10% hiện nay lên khoảng 22 – 25%. Nâng cao kiến thức văn hoá, nghề nghiệp cho phụ
nữ, bồi dưỡng lực lượng cán bộ nữ.
Xác định rõ hơn mục tiêu, thiết kế nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp
giáo dục, đào tạo, lựa chọn những nội dung có tính cơ bản, hiện đại. Tăng cường giáo
dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
23

Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc; ý chí
vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước. Từng bước áp dụng các
phương pháp tiên tiếnvà phương tiện hiện đại vào quá trình đào tạo; phát triển mạnh
quá trình tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp. Ngăn chặn và xử lý nghiêm
những tiêu cực trong giảng dạy, học tập, thi cử và cấp văn bằng chứng chỉ.
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giaó viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Sử dụng giáo viên đúng năng lực, đãi ngộ đúng công sức và tài năng với tinh thần ưu
đãi và tôn trọng nghề dạy học.
Tổng kết cải cách giáo dục; xây dựng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xây dựng và hoàn thiện hệ
thống luật pháp và chính sách của Nhà nước về giáo dục, đào tạo. Tăng cường quản lý
nhà nước đối với các loại hình trường lớp giáo dục, đào tạo.
Nâng dần tỷ trọng chi ngân sách cho giáo dục, đào tạo, động viên đúng mức sự
đóng góp của mỗi nhà, mỗi người đồng thời thu hút nguồn đầu tư từ các cộng đồng,
các giới trong và ngoài nước cho giáo dục, đào tạo. đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong
giáo dục, đào tạo. Phát huy trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, các cấp chính quyền, các
doanh nghiệp đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo.
Kỳ họp thứ 4, Quốc Hội khoá 10 đã thông qua Luật giáo dục. Đây là một bước tiến
mới trong việc xây dựng chính sách về giáo dục của Nhà nước, hoàn thiện thêm một
bước hệ thống luật pháp của Nhà nước về lĩnh vực này.
1.3. Xây dựng và thực hiện chính sách giáo dục, đào tạo
1.3.1. Phân tích môi trường bên trong
Môi trường bên trong đối với giáo dục, đào tạo không chỉ là nguồn ngân sách hay
cơ sở vật chất – kỹ thuật dành cho lĩnh vực này mà là trình độ, khả năng cung cấp các
dịch vụ giáo dục, đào tạo; là quan điểm của xã hội, dân tộc về vấn đề này; là những
động lực và các hình thức khuyến khích, động viên con người tham gia vào các hoạt
động giáo dục, đào tạo. Môi trường bên trong không chỉ là những mặt mạnh, những lợi
thế mà còn là những hạn chế của hiện tại và xu hướng của các dạng hoạt động giáo dục
trong tương lai.

– Những mặt mạnh cần được tính đến khi xây dựng chính sách giáo dục, đào tạo là:
Thứ nhất, Việt Nam là một dân tộc có truyền thống tôn sự trọng đạo. Con người
Việt Nam tự hào là những người ham học và học giỏi. Trong truyền thống đó, không
phân biệt sang – hèn, giầu – nghèo, người nào học giỏi, thi đỗ đều được xã hội thừa
nhận, được mọi người kính trọng và được Nhà nước trọng dụng, bổ làm quan. Truyền
thống đó được các thế hệ nối tiếp nhau gìn giữ và phát huy cho đến hôm nay.
24

Thứ hai, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm đến giáo dục, đào tạo. Tiêu
biểu về sự quan tâm này là Bác Hồ. Trong thư giử thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết
Trung Thu; trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng; trong thư gửi các nhà giáo
nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam và trong nhiều văn bản khác đã thể hiện sự quan
tâm của Bác đền sự nghiệp “trồng người”. Bác đã từng nhắc nhở, động viên thế hệ trẻ
Việt Nam say mê học tập để có thể sánh vai với cường quốc năm châu. Trong những
năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ gian khổ, Đảng và Nhà nước ta đã cử nhiều cán
bộ, sinh viên, học sinh ra nước ngoài học tập; mở thêm các trường dạy ở trong nước;
có chế độ ưu tiên ngành sư phạm, sử dụng những người được đào tạo. Và, gần đây,
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ 2, khoá VIII về giáo dục và
đào tạo; Luật Giáo dục được Quốc Hội thông qua 11/1998 lại càng thể hiện hơn sự
quan tâm lớn và thiết thực của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề giáo dục, đào tạo.
Nhiều tổ chức quốc tế và bạn bè thế giới cũng đã nhận xét: Việt Nam có một thành
tích đầy ấn tượng về giáo dục, ngay cả khi so sánh với nhiều nền kinh tế khác có mức
thu nhập cao hơn. Rõ ràng là Chính phủ Việt Nam đã thành công trong việc xây dựng
và thực thi chính sách giáo dục, đào tạo, đặc biệt là trong việc trang bị những kiến thức
giáo dục cơ bản cho đại bộ phận dân chúng (93% người lớn thoát mù chữ; Chính phủ
cấp 55% tổng chi phí cho giáo dục; nhân dân đóng góp 45%).
Bên cạnh thế mạnh, trong lĩnh vực này cũng có một số khó khăn, hạn chế cần tính
đến :
– Một là, khó khăn lớn nhất hiện nay là nước ta còn nghèo, có nhiều hạn chế về

nguồn lực. Nguồn lực ở đây bao hàm cả cơ sở vật chất, phương tiện và lực lượng giáo
viên cùng với hệ thống chương trình, giáo trình. Mặc dù Chính phủ đã có nhiều cố
gắng dành ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo năm sau tăng hơn năm trước
(1985 – 5%; 1995 – 10%; 2000 – 15%) nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ yêu cầu (số
lượng và chất lượng trường học, phòng học không bảo đảm; thiết bị dạy học thiếu và
lạc hậu, giáo viên thiếu, lương giáo viên thấp,…)
– Hai là, trong sự chuyển đổi sang cơ chế thị trường, nhiều hoạt động giáo dục, đào
tạo đã bị thương mại hoá và có nhiều hiện tượng tiêu cực nẩy sinh trong giảng dạy, học
tập, thi cử và cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
– Ba là, cải cách giáo dục còn chậm và kém hiệu quả, một phần vì thiếu đầu tư,
những người thực hiện cụ thể còn thiếu năng lực và kinh nghiệm, áp dụng vội vàng
nhiều mô hình giáo dục, đào tạo của nước ngoài thiếu chọn lọc và không tính hết đến
những điều kiện cụ thể của Việt Nam.

25

1.3.2. Phân tích môi trường bên ngoài
– Khả năng cung cấp các dịch vụ đào tạo của thế giới và trong khu vực là hết sức
phong phú, đa dạng và không kém phần phức tạp. Thị trường càng phong phú và rộng
lớn càng có nhiều phương án để lựa chọn, nhưng cũng gây khó khăn cho việc lựa chọn
đó. Cái khó là chọn cho đúng và trúng những nơi, những lĩnh vực có khả năng tốt nhất,
bảo đảm sự an toàn cao nhất để gửi cán bộ, sinh viên đi học.
– Xu hướng giáo dục trên thế giới rất đa dạng và chứa đựng cả những điều hay, lẽ
dở, không thiếu những ý đồ xấu, phản động nhân danh hoạt động nhân đạo, hoạt động
giáo dục, đào tạo làm bàn đạp tấn công vào con người nhằm mục tiêu chính trị, nhồi
nhét những tư tưởng phản động, tuyên truyền lối sống không lành mạnh, không phù
hợp với các giá trị văn hoá của dân tộc và những chuẩn mực chung của con người.
Cũng không thiếu những hoạt động nhân danh giáo dục, đào tạo để kiếm tìm lợi
nhuận, bất chấp nội dung và chất lượng giáo dục.

– Trong thời đại thông tin, với sự phát triển như vũ bão của khoa học – công nghệ,
với chính sách “mở cửa”, cộng với lợi thế của nước đi sau, Việt Nam có nhiều cơ hội
để phát triển chính sách giáo dục, đào tạo của mình.
Sự hiểu biết căn kẽ khả năng, chất lượng và khuynh hướng, quan điểm đào tạo của
các cơ sở đào tạo của thế giới có tầm quan trọng đặc biệt để tăng cường gửi người đi
học nước ở ngoài, tiếp thu kinh nghiệm, phương pháp và tinh hoa của nhân loại để làm
giầu mạnh đất nước. Có một nhà Xã hội học nổi tiếng của Nhật đã cảnh báo các nước
đang phát triển rằng không thể dùng tiền mua công nghệ của nước ngoài để tiến hành
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phải bằng văn hoá của dân tộc, thông qua nền văn hoá
âýy mới có thể biến công nghệ tiên tiến của nước ngoài thành cái của mình, thành cái
bên trong của nước mình.
1.3.3. Lựa chọn mục tiêu giáo dục – đào tạo
Mục tiêu chung, mang tính tổng quát của giáo dục đã được nêu ở trên. Tuy nhiên,
trong từng giai đoạn nhất định, với những khả năng và điều kiện nhất định, Nhà nước
phải có những mục tiêu cụ thể. Nghị quyết Hội nghị trung ương 2 về giáo dục và đào
tạo đã xác định cụ thể các mục tiêu giáo dục đào tạo, trong giai đoạn hiện nay, bao
gồm các mục tiêu về các bậc học, về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào
tạo, về cơ sở vật chất, về hợp tác quốc tế, về quản lý nhà nước và cơ sở pháp lý để điều
tiết các hoạt ddộng giáo dục, đào tạo.
1.3.4. Xác định hệ thống các quan điểm chỉ đạo
Đây là vấn đề hết sức quan trọng, bởi không thông suốt về mặt tư tưởng, không
thống nhất về tư tưởng thì dù có điều kiện thuận lợi đến đâu, dù có kế hoạch chi tiết và
cụ thể đến đâu cũng rất khó thực hiện. Các quan điểm lớn để chỉ đạo hoạt động không
26

nằm ngoài các mục tiêu chiến lược, không đi ngược lại các định hướng cơ bản của
Đảng và Nhà nước, nhưng nó chỉ rõ quy mô, phạm vi hoạt động trong một giai đoạn
nhất định, chỉ rõ cái cách thức cơ bản để tiến hành: phải xuất phát từ đâu, trên cơ sở
những tiêu chuẩn nào, kết hợp với những gì, hiệu quả đến đâu,….

– Giáo dục, đào tạo là sự nghiệp lâu dài của toàn Đảng, toàn dân, có ý nghĩa quyết
định đến tương lai của dân tộc và vị thế của đất nước. Tư tưởng chỉ đạo chính sách
giáo dục và đào tạo hiện nay của Nhà nước ta là:
– Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, cùng với mục tiêu nâng cao dân trí,
bồi dưỡng nhân tài, cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực quốc gia để thiết thực phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
– Cùng với việc tăng cường ngân sách cho giáo dục, đào tạo, cần cải tiến chương
trình, nội dung và phương pháp theo hướng cơ bản và hiện đại. Nâng cao chất lượng
công tác dạy và học.
– Bên cạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp về giáo dục đào tạo,
tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động giáo dục đào tạo, cần mở rộng quy mô,
hình thức và động viên mọi người tham gia quá trình đào tạo và tự đào tạo. Thực hiện
xã hội hoá các hoạt động giáo dục, đào tạo.
– Đặc biệt quan trọng là xử lý tốt mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng. Đào tạo
theo nhu cầu xã hội để đáp ứng các đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới đất nước và những
người đã qua đào tạo phải được sử dụng, tạo điều kiện để phát huy tất cả những gì mà
họ có thể có được trong quá trình đào tạo.
1.3.5. Đưa ra các chính sách cụ thể cho sự phát triển giáo dục, đào tạo
Đó là các tính toán được cụ thể thành mục tiêu cụ thể cần đạt được như: Phổ cập
giáo dục cấp nào? Mũi nhọn của ngành giáo dục, đào tạo là gì? Chính sách giáo dục,
đào tạo cho các đối tượng và khu vực đặc thù (nữ, tôn giáo, miền núi, biên giới,…)?
Cơ cấu các cấp và ngành nghề giáo dục, đào tạo (khoa học cơ bản, khoa học quản lý,
khoa học xã hội nhân văn, công nhân lành nghề, trung cấp, đại học, sau đại học,…)?
1.3.6. Lựa chọn cơ quan thực hiện chính sách
Các chính sách giáo dục, đào tạo chủ yếu do Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Văn hoá
và thông tin, Uỷ ban Thể dục thể thao, các Bộ và các cơ quan hữu quan khác cùng tất
cả các đoàn thể, tổ chức xã hội ở các cấp, các ngành thực hiện. Vấn đề là phải phân
công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan này để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
có hạn của đất nước vào sự nghiệp to lớn này.

27

1.3.7. Đánh giá hiệu lực, hiệu quả chính sách
Đây là một vấn đề phức tạp, mà phương pháp tính toán các chỉ tiêu đo lường cụ thể
phải do Nhà nước đưa ra (qua uỷ nhiệm cho một số cơ quan chủ lực).
1.3.8. Lựa chọn hình thức thực hiện chính sách
Các hình thức thực hiện chính sách phải xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của đất nước
(khả năng ngân sách, truyền thống và đặc điểm của dân tộc, thực trạng hiện có của
ngành, khả năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ của ngành,…) để lựa chọn cho thích hợp
và có hiệu quả.
1.3.9. Tổng kết thực hiện chính sách
Đó là việc đánh giá cái được, cái mất của quá trình thực hiện chính sách sau mỗi
chặng đường phát triển, nhằm rút ra những bài học bổ ích. Đặc biệt cần xử lý nghiêm
khắc đối với các nhân viên của Nhà nước, do những nguyên nhân khác nhau đã gây ra
những thiệt hại cho ngành, cho đất nước. Những hiện tượng tiêu cực, gây thiệt hại cho
đât nước là một thực tế xẩy ra ở nhiều nơi nhưng do xử lý không kịp thời và đúng mức
nên không ngăn chặn được
2. Chính sách lao động việc làm:
2.1. Quan điểm về lao động việc làm:
2.1.1. Việc làm
Việc làm là yếu tố quyết định đời sống mỗi người trong độ tuổi lao động. Nạn thất
nghiệp là một trong những nguyên nhân hàng đâu dẫn đến tiêu cực xã hội, gây bất bình
đẳng xã hội, làm gia tăng các tệ nạn xã hội và quan trọng hơn là nguyên nhân gây nên
cuộc sống không ổn định, đói nghèo. Việc làm là điều kiện sống còn của con người xã
hội.
Hiện nay ở nước ta tình trạng thất nghiệp không phải cao những không có việc làm
ổn định là phổ biến, nhất là từ khi chuyển sang cơ chế thị trường. Nhà máy làm ăn thua
lỗ, không có việc làm, công nhân viên chức lâm vào cảnh chờ đợi, chạy chợ tìm kiếm
việc làm tạm bợ để lo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình. Vay vốn đầu tư

sản xuất, nhưng trình độ quản lý yếu kém dẫn đến xí nghiệp đổ bể, vỡ nợ cũng lại đẩy
hàng loạt người lao động rơi vào tình trạng lang thang, cơ nhỡ.
Các vấn đề: việc làm – dân số – lao động liên quan chặt chẽ với nhau. Nước ta, 85%
dân số sống ở nông thôn, chủ yếu bằng lao động thủ công, với lối canh tác cổ truyền
phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, cái được cái mất nhiều khi do may rủi. “Việc làm”
đối với nông dân tại sao lại thành vấn đề xã hội? Thóc lúa, hoa màu, gia cầm, gia súc
do người nông dân làm ra lúc được, lúc không. Chưa kịp thu hoạch, nhiều khi lúa đã bị
nước lũ cuốn đi, bị mưa làm rụng xuống, nẩy mầm. Lại có khi sản phẩm làm ra không
28

có người mua, bị tư thương bắt chẹt, dìm giá. Nhiều người nông dân Việt Nam vốn
gắn bó với quê hương, vốn không thích cảnh xa xứ, vốn quen cầy cuốc nhưng đã ra đi,
tìm vùng đất mới để dễ bề làm ăn, tìm công việc mới hy vọng một khả năng kiếm sống
thuận lợi hơn, có cuộc sống sung túc hơn. Họ đổ xô ra thành thị. Các đô thị, với xu
hướng phát triển, mở rộng một cách tự phát càng trở nên đông đúc, chật chội và kéo
theo đó là hàng loạt những khó khăn trong sinh hoạt và những tệ nạn xã hội khác. Đó
là kết quả của sự bùng nổ dân số và khủng hoảng việc làm.
Ngày nay, bùng nổ dân số đang là nguy cơ của nhiều quốc gia trên thế giơí. Sự
khủng hoảng việc làm hiện nay lại là vấn đề của toàn cầu, vẫn đang là thách thức đối
với mọi quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam không phải là trường hợp ngoại lệ.
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều giải pháp bước đầu có hiệu quả để giải quyết tốt
vấn đề liên quan đến dân số – lao động – việc làm.
– Công tác kế hoạch hoá gia đình đã trở thành một chương trình quốc gia quan
trọng hàng đầu của đất nước. Sau 3 thập kỷ (1960 – 1990) từ lúc bắt đầu nhận thức tầm
quan trọng của vấn đề dân số – kế hoạch hoá gia đình và áp dụng các giải pháp đồng bộ
cần thiết, chúng ta đã giảm được tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ trên 3% xuống còn 2,2%.
Mục tiêu hiện nay của nước ta là mỗi gia đình chỉ có 1 – 2 con, phấn đấu đến năm
2000, bình quân mỗi cặp vợ chồng chỉ có 2,9 con.
– Các chương trình di dân đã góp phần phân bổ hợp lý dân cư và lao động, khai

thác các nguồn tiềm năng tự nhiên, tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới (riêng chương
trình 327 đã điều động trên 23 vạn hộ gia đình, hơn 1 triệu nhân khẩu đến các vùng
kinh tế mới, tạo việc làm cho nửa triệu lao động), Nhà nước đã có Nghị định số
120/HĐBT ngày 11/ 4/1992 hình thành quỹ quốc gia giải quyết việc làm, cho vay gần
1000 tỷ đồng với điều kiện ưu đãi, giúp đỡ gần 2 vạn dự án nhỏ, tạo việc làm cho gần
một triệu người.
– Các chương trình viện trợ nhân đạo (Tiệp Khắc cũ, CHLB Đức, EC, HCR,..) tạo
điều kiện tái hoà nhập và giải quyết việc làm cho hơn 20 vạn người hồi hương.
– Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, chính sách ” mở cửa “đúng đắn và thu hút
vốn đầu tư nước ngoài một cách có hiệu quả, nguồn lực này cũng giúp tạo thêm 20 vạn
chỗ làm việc mới.
Nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam cần cù, chịu khó, khéo tay, có trình
độ học vấn, khả năng tiếp thu nhanh chóng khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến,…
là những điểm mạnh của lao động Việt Nam, đang được các nhà đầu tư nước ngoài
đánh giá rất cao, là yếu tố kích thích đầu tư nước ngoài. Với chính sách, giải pháp
đúng đắn như vậy, năm 1995 số lượng chỗ làm việc mới tăng lên nhiều so với những
năm trước đó (tăng 5% so với con số tăng bình quân hàng năm trước đó).
29

Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế lao động, trong kế hoạch 5 năm, từ 1996
– 2000, phải bố trí việc làm cho 8,5 triệu người bao gồm: Số lao động cũ chuyển sang:
2,5 triệu; số thành viên đến tuổi lao động không tiếp tục đi học: 4,5 triệu; số học sinh
tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp: 0,6 triệu; số lao động nông nghiệp bị mất diện
tích canh tác, cần có việc làm mới: 0,5 triệu; các đối tượng tệ nạn xã hội, hết hạn tù:
0,3 triệu; số công nhân viên chức mất việc và các đối tượng khác: 0,1 triệu.
2.1.2 Thực trạng và nguyên nhân vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay
Thực trạng việc làm hiện nay
Thực trạng việc làm ở nước ta hiện nay có một số vấn đề đáng lưu ý:
– Dân số nước ta là loại dân số trẻ, số người dưới 15 tuổi chiếm tỷ lệ lớn, khoảng

45%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm cao, trên 2%. Tổng nguồn lao động cũng
ngày càng tăng và hiện nay đang tăng ở mức từ 3,4 đến 3,5% mỗi năm, tính ra, mỗi
năm có trên 11 thanh niên bước vào tuổi lao động. Như vậy, dù kinh tế có tăng trưởng
cao, GDP có tăng 10% thì từ nay đến năm 2000 và 2010, nước ta vẫn dư thừa khá
nhiều lao động.
– Số lao động chưa có việc làm tập trung khá lớn ở vùng đô thị. Tỷ lệ thất nghiệp ở
khu vực đô thị là 9 -10%, thậm chí có nơi lên tới 12%, trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp
chung cả nước là 6%. Trong số những người chưa có việc làm thì 80% là thanh niên,
trong đó phần lớn chưa có tay nghề, thiếu vốn để tổ chức lao động và một bộ phận thất
nghiệp từ khu vực nhà nước (giảm biên chế), bộ đội xuất ngũ, lao động từ nước ngoài
trở về,…
Ớ nông thôn, nơi tập trung gần 80% dân số và trên 70% lao động, do cơ cấu kinh tế
và cơ cấu lao động lạc hậu, chủ yếu là kinh tế tự cung, tự cấp và thuần nông, nên tình
trạng thiếu việc làm là phổ biến. Đất canh tác ngày càng bị thu hẹp nên sự dư thừa lao
động khá lớn, 30 – 40%.
– Mặc dù Đảng và Nhà nước ta có nhiều biện pháp trong giải quyết việc làm như
khuyến khích các thành phần kinh tế tự tạo việc làm, xây dựng chương trình quốc gia
giải quyết việc làm, nhưng mỗi năm cũng chỉ giải quyết được khoảng 1 triệu lao động,
xấp xỉ số thanh niên bước vào độ tuổi lao động. Số tồn đọng lao động của các năm
trước và mới phát sinh vẫn còn trên 6 triệu người.
Cùng với việc chuyển sang cơ chế thị trường, việc giải quyết việc làm ở nước ta
đứng trước những mâu thuẫn và thách thức lớn, đó là:
– Mâu thuẫn giữa nhu cầu về việc làm ngày càng lớn và khả năng giải quyết việc
làm còn rất hạn chế, trong khi tiềm năng phát triển kinh tế và tạo việc làm còn lớn
nhưng chưa được phát huy, chưa gắn lao động với tiềm năng đất đai và tài nguyên
thiên nhiên.
30

– Mâu thuẫn giữa lao động và việc làm ngày càng gay gắt khi cơ cấu kinh tế đang

được điều chỉnh theo hướng thị trường. Việc điều chỉnh cơ cấu lao động cho phù hợp
với cơ cấu kinh tế mới tất yếu dẫn đến dư thừa lao động. Xu hướng tách và đẩy lao
động ra khỏi việc làm khá lớn. Đó là sự không phù hợp giữa cơ cấu lao động cũ và cơ
cấu kinh tế đang chuyển đổi. Trong quá trình điều chỉnh này, nền kinh tế nước ta vừa
thiếu lực lượng lao động kỹ thuật, vừa thừa lao động phổ thông và giản đơn.
– Mâu thuẩn trong bản thân vấn đề việc làm. Giải quyết việc làm vừa là vấn đề kinh
tế – xã hội cơ bản, lâu dài, có tính chất chiến lược, vừa là vấn đề cấp bách trước mắt.
– Mâu thuẫn giữa nhu cầu giải quyết việc làm rất lớn với trình độ tổ chức quản lý
chưa theo kịp yêu cầu của cơ chế mới.
Nguyên nhân của vấn đề việc làm hiện nay
Thực trạng nói trên của vấn đề giải quyết việc làm, có một số nguyên nhân sau đây:
– Một là, nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, có xuất phát điểm quá thấp,
thiếu điều kiện vật chất cơ bản để chuyển mạnh sang nền kinh tế hàng hoá. Đặc biệt,
cấu trúc hạ tầng cơ sở hiện nay quá yếu kém, khó lựa chọn công nghệ thích hợp và hạn
chế khả năng đầu tư nước ngoài. Đây là nguyên nhân bao trùm và cơ bản nhất, hạn chế
khả năng giải quyết việc làm.
– Hai là, trong cơ chế cũ, người lao động chủ yếu là tìm việc làm trong khu vực
kinh tế nhà nước. Nhà nước quản lý và điều hành nền kinh tế theo kiểu tập trung bao
cấp, dẫn đến kìm hãm tiềm năng lao động, triệt tiêu động lực tự tạo việc làm của người
lao động. Đến nay, cơ chế mới đã mở ra khả năng to lớn trong việc giải phóng tiềm
năng lao động của toàn bộ xã hội, song Nhà nước lại chưa có chính sách đồng bộ và cụ
thể để khuyến khích phát triển việc làm. Hệ thống đào tạo, đào tạo lại và phổ cập nghề
chưa đáp ứng yêu cầu.
– Ba là, chưa có một hệ thống cơ quan sự nghiệp hoàn chỉnh để giải quyết việc làm.
Các trung tâm dịch vụ việc làm còn manh mún, chưa thực sự là cầu nối giữa người lao
động và người sử dụng lao động. Chương trình quốc gia về việc làm cũng chưa được
chỉ đạo tập trung về mặt tổ chức và đầu tư đúng mức về tài chính.
2.1.3. Chính sách việc làm
Khái niệm
Theo điều 13, chương II, trong bộ Luật Lao động: “Mọi hoạt động lao động tạo ra

nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
Chính sách việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của mọi quốc gia
nhằm góp phần đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội. Hội nghị thượng đỉnh

31

Copenhagen, 3/1995 đã coi mở rộng việc làm là một trong những nội dung cơ bản nhất
của chiến lược phát triển xã hội của các nước trên thế giới từ nay đến 2000 và 2010.
Chính sách việc làm là thể chế hoá pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực lao động
và việc làm, là hệ thống các quan điểm, chủ trương, phương hướng và các giải pháp
giải quyết việc làm cho người lao động.
Theo quan điểm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), người có việc làm là người
làm việc trong các lĩnh vực, ngành, nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật
ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp một
phần cho xã hội.
Đối với việc làm, thất nghiệp là một tình trạng có tính quy luật của nền kinh tế thị
trường. Có nhiều khái niệm khác nhau về thất nghiệp. Theo quan điểm của ILO: Thất
nghiệp là một tình trạng tồn tại, khi một số người trong lực lượng lao động muốn làm
việc, nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công đang thịnh hành. Giải quyết
thất nghiệp là vấn đề bức xúc trong chính sách việc làm của mỗi quốc gia.
Ở nước ta, trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, thất nghiệp là điều
khó tránh. Vấn đề đặt ra là phải giải quyết tình trạng thất nghiệp như thế nào. Dưới
giác độ chính sách việc làm, để hạn chế thất nghiệp, một mặt phải tạo ra chỗ làm mới,
mặt khác phải tránh cho người lao động trước nguy cơ thất nghiệp (đào tạo, đào tạo lại
tay nghề,…). Ngoài ra, phải có chính sách trợ cấp cho người lao động khi họ bị thất
nghiệp.
Chính sách việc làm thực chất là một hệ thống các chính sách chung có quan hệ và
tác động đến việc mở rộng và phát triển việc làm cho lực lượng lao động của toàn xã
hội, như các chính sách: Khuyến khích phát triển các lĩnh vực, những ngành, nghề có

khả năng thu hút nhiều lao động, chính sách tạo việc làm cho những đối tượng đặc biệt
(người tàn tật, đối tượng tệ nạn xã hội, người hồi hương,…)
Vị trí, vai trò của chính sách việc làm
Chính sách việc làm có mối quan hệ biện chứng với các chính sách xã hội và các
chính sách kinh tế – xã hội khác. Thực hiện tốt chính sách việc làm, nguồn lao động
được sử dụng có hiệu quả thì hiện tượng thất nghiệp sẽ giảm đi, như vậy chính sách
bảo hiểm xã hội sẽ giảm được chi phí cho các trợ cấp thất nghiệp. Ngược lại, khi chính
sách việc làm chưa được giải quyết tốt, nhất là vào thời kỳ kinh tế suy thoái, nạn thất
nghiệp sẽ tăng lên và các tệ nạn xã hội sẽ dễ dàng phát sinh. Khi đó gánh nặng đối với
các chính sách về bảo đảm xã hội, an ninh xã hội sẽ tăng lên, thậm chí có thể gây ra
bất ổn định về chính trị, xã hội.
Trong chính sách giải quyết việc làm, một nguyên nhân cơ bản cần được thực hiện
là đảm bảo công bằng xã hội, trên cơ sở Nhà nước tạo ra những điều kiện thuận lợi cho
32

mọi người có cơ hội trong việc tìm kiếm và tự tạo việc làm, chốn tư tưởng ỷ lại vào
Nhà nước, thực hiện chủ nghĩa bình quân, chia đều việc làm với thu nhập thấp. đồng
thời cũng phải chống xu hướng chạy theo thị trường tự do trong giải quyết việc làm,
coi nhẹ trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, khiến cho tình
trạng thất nghiệp trở nên vấn đề xã hội gay cấn.
Quan điểm chỉ đạo
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, Nhà nước phải lo mọi vấn đề về lao
động và việc làm, từ đào tạo, phân bổ đến sử dụng và đãi ngộ. Khái niệm về việc làm
trong cơ chế bao cấp hết sức xơ cứng, chỉ lao động trong khu vực Nhà nước là được
coi là “có việc làm” và được xã hội trân trọng. Trong cơ chế đó, khái niệm thất nghiệp,
thiếu việc làm, lao động dư dôi, thị trường sức lao động, …. bị coi là xa lạ, chế độ
tuyển dụng suốt đời được coi là đương nhiên. Cơ chế ấy cũng hạn chế đáng kể việc tự
do di chuyển lao động, tự do hành nghề, do vậy làm hạn chế việc phát huy sức mạnh
của nguồn nhân lực cũng như quá trình tăng trưởng và phát triển nền kinh tế – xã hội

nói chung. Từ khi có cơ chế mới, cơ chế thị trường đã thu hút lao động, tạo khả năng
mở thêm hàng triệu chỗ làm việc. Khái niệm về việc làm đã được chính thức ra đời
theo đúng nghĩa của nó, làm cho mọi công dân dù hoạt động ở thành phần kinh tế nào,
ở ngành nào hay ở đâu cũng đều có thể yên tâm làm việc. Điều 13, chương II, trong
bộ Luật Lao động đã ghi: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị
pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. “Giải quyết việc làm, bảo đảm cho
mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà
nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội”.
Từ kinh nghiệm của thế giới và căn cứ vào thực tiễn của nước ta, Nhà nước ta chủ
trương đầu tư vào một số ngành, nghề có khả năng thu hút nhiều lao động; mạnh dạn
đầu tư công nghệ cao, kể cả trường hợp phải đi vay vốn của nước ngoài nhằm thiết
thực thu hút nguồn lao động, phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Lênin có câu nói nổi tiếng: “… suy cho cùng, năng suất lao động là cái quyết định
sự chiến thắng của chế độ xã hội mới”. Câu đó luôn luôn đúng. Tuy nhiên, kinh
nghiệm của Ấn Độ, vào cuối thập kỷ 60 lại cho thấy khi nước này thu hút vào khu vực
thâm canh cây lúa với số lượng lao động gần gấp đôi so với mức bình quân của những
năm trước đó, thì kết quả sản lượng gạo vẫn tăng lên 20%. Đó là giải pháp tình thế, có
giá trị nhất thời trong những điều kiện đặc thù. Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, có
nhiều lúc, nhiều nơi cũng phải sử dụng các giải pháp tình thế tương tự, tạm chấp nhận
sự hạn chế của năng suất, vẫn đảm bảo sự tăng trưởng của tổng sản phẩm xã hội, để
giải quyết vấn đề việc làm.
Thất nghiệp là hiện tượng khó tránh trong cơ chế thị trường. Chính sách về việc
làm của Nhà nước xác định mục tiêu không phải là xoá bỏ hoàn toàn nạn thất nghiệp
33

mà là hạn chế nó đến mức thấp nhất, bảo đảm sự an toàn cho phép. Trong tương lai,
khi hội đủ một số điều kiện nhất định, nhất là về các điều kiện kinh tế, nước ta có thể
có chế độ bảo hiểm của Nhà nước đối với những người thất nghiệp.
Tóm lại các chủ trương lớn của Nhà nước về lao động và việc làm là Nhà nước có

trách nhiệm hỗ trợ về tài chính để xúc tiến việc làm; Nhà nước bảo vệ, khuyến khích
mọi người làm giầu một cách chính đáng, bảo đảm quyền tự do di chuyển chỗ làm,
việc làm, tự do hành nghề; Nhà nước có trách nhiệm và có chế độ khuyến khích tạo
việc làm mới để thu hút người lao động; khai thác mọi tiềm năng trong nhân dân và
tranh thủ đầu tư, hỗ trợ của nước ngoài; tiếp tục chương trình dân số kế hoạch hoá gia
đình để giảm sức ép của “cung” trên thị trường lao động.
Để có chính sách giải quyết tốt việc làm cho lao động xã hội, cần vận dụng những
quan điểm chủ yếu sau:
– Một là, trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và với nguồn lao
động khá dồi dào hiện nay thì thất nghiệp là điều khó tránh. Vấn đề cơ bản là Nhà
nước phải kiểm soát được thị trường lao động nhằm khống chế và hạn chế thất nghiệp.
– Hai là, tự do hoá lao động là quan điểm cơ bản nhất để hình thành chính sách việc
làm trong điều kiện mơí. Quan điểm này phải được thể chế hoá thành luật pháp để đảm
bảo cho người lao động được tự do hành nghề, liên doanh, liên kết hợp tác và tự do
thêu mướn lao động trên cơ sở pháp luật và sự hướng dẫn của Nhà nước.
– Ba là, chính sách việc làm phải hướng vào tiếp tục giải phóng tiềm năng lao động,
khuyến khích các lĩnh vực ngành, nghề và hình thức hoạt động có khả năng thu hút
được nhiều lao động, đặc biệt là khuyến khích người có vốn, có kỹ thuật và công nghệ
đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để tạo ra việc làm mới, thu hút thêm lao động
xã hội.
– Bốn là, chính sách việc làm phải nhằm hoàn thiện số lượng, chất lượng nguồn
nhân lực. Gắn với chất lượng nguồn nhân lực phải phát triển hệ thống giáo dục, đào
tạo nhằm vừa nâng cao dân trí, vừa đáp ứng yêu cầu lao động có kỹ thuật cao trong
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời tạo điều kiện cho lao động tự tạo
việc làm.
– Năm là, giải quyết việc làm phải theo các chương trình, dự án có mục tiêu, có vốn
đầu tư từ nhiều nguồn và lập quỹ quốc gia giải quyết việc làm.
2.2. Biện pháp tổ chức thực hiện
2.2.1- Phương hướng
Căn cứ vào những quan điểm cơ bản trên, phương hướng cơ bản để sử dụng có

hiệu quả nguồn lao động và giải quyết tốt việc làm ở nước ta là:
34

– Gắn vấn đề lao động – việc làm với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội cũng như
các chương trình quốc gia khác (đặc thù hay mục tiêu) như tín dụng, phát triển nông
thôn, quy hoạch và phát triển đô thị, việc làm ngoài nước, đối tượng ưu tiên,…
– Tổ chức đào tạo, đào tạo lại và phổ cập nghề để người lao động có thêm cơ hội
tìm kiếm thêm việc làm hoặc tự tạp việc làm.
– Xây dựng chương trình quốc gia về việc làm, coi đó là phương tiện quan trọng để
phát triển nguồn nhân lực. Trước mắt Nhà nước chủ trương hướng chương trình này
vào các vùng trọng điểm như đồng bằng sông Hồng (là nơi đông dân, ít đât), đồng
bằng sông Cửu Long, vùng núi trung du phía Bắc, Tây nguyên, Đông Nam bộ, ven
biển (là những nơi còn nhiều tiềm năng của thiên nhiên chưa được khai thác).
2.2.2- Các biện pháp cụ thể
– Lập quỹ quốc gia giải quyết việc làm, cho vay với điều kiện ưu đãi để tạo việc
làm, chỗ làm mới.
– Đầu tư phát triển các tổ chức dịch vụ về việc làm, trợ giúp dạy nghề, giải quyết
việc làm cho các đối tượng ưu tiên như thương binh, người tàn tật, gia đình có công.
– Hoàn thiện, bổ sung chính sách khuyến khích xúc tiến việc làm về tài chính, thuế,
tín dụng, hộ khẩu.
– Hình thành hệ thống tổ chức dịch vụ việc làm thuộc ngành Lao động – thương
binh – xã hội, thuộc các đoàn thể quần chúng hoặc một số bộ, ngành, gắn với hoạt động
dạy nghề, hướng nghiệp.
3. Chính sách bảo đảm xã hội:
3.1. Chính sách bảo hiểm xã hội:
3.1.1. Khái niệm:
Mặc dù BHXH đã hoạt động hàng trăm năm nhưng cho đến nay các khái niệm về
BHXH vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Vì vậy để đi đến thống nhất về
BHXH phải đi từ 2 đặc trưng cơ bản sau:

• Bảo hiểm cho người lao động trong và sau quá trình lao động
• Các hoạt động BHXH được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, các chế độ
BHXH cũng do luật quy định. Nhà nước bảo hộ các hoạt động của BHXH.
Từ những đặc trưng cơ bản trên có thể đi đến khái niệm về BHXH:
– Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho
người lao động khi họ gặp những rủi ro làm giảm hoặc mất đi khả năng thu nhập từ lao
động hoặc mất việc làm thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ do sự
35

đóng góp của các bên tham gia BHXH, nhằm đảm bảo an toàn đời sống của người lao
động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
Hay nói cách khác: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần
thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở
đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người
sử dụng lao động phải tham gia.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự
nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập
của mình để hưởng bảo hiểm xã hội.
– Người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc
chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
– Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu
đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo
hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã
đóng bảo hiểm xã hội.
– Mức lương tối thiểu chung là mức lương thấp nhất do Chính phủ công bố ở từng
thời kỳ.
– Thân nhân là con, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ

hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội; người khác mà người tham gia
bảo hiểm xã hội phải chịu trách nhiệm nuôi dưỡng.
3.1.2. Đặc điểm của BHXH
BHXH là một hình thức bảo hiểm có tầm quan trọng đối với một quốc gia, nó có
một số đặc điểm cơ bản sau:
– Mục đích hoạt động của BHXH không vì lợi nhuận mà vì quyền lợi của người lao
động, của cả cộng đồng.
– Hoạt động BHXH nhằm huy động sự đóng góp của người lao động và Nhà nước
tạo lập tài chính để phân phối sử dụng nó đảm bảo bù đắp một phần thu nhập nhất định
nào đó cho người lao động khi có những sự cố bảo hiểm xuất hiện như: tai nạn, ốm
đau, hưu trí… Điều đó có nghĩa là mục đích của quỹ BHXH là lấy một phần thu nhập
trong thời gian lao động bình thường để dành bảo đảm cho cuộc sống trong những
ngày không lao động không có thu nhập.
– Việc phân phối sử dụng quỹ BHXH được chia làm hai phần:
36

+ Phần thực hiện chế độhưu trí mang tính chất bồi hoàn. Mức bồi hoàn phụ thuộc
vào mức đóng góp vào quỹ BHXH.
+ Các chế độ còn lại vừa mang tính chất bồi hoàn, vừa mang tính chất không bồi
hoàn. Nghĩa là khi người lao động trong quá trình lao động không bị ốm đau, tai nạn
thì không được bồi hoàn; khi bị ốm đau, tai nạn thì được bồi hoàn. Mức bồi hoàn phụ
thuộc vào mức độ ốm đau, tai nạn và theo quy định trong điều lệ BHXH hiện hành.
Sự tồn tại và phát triển của quỹ BHXH phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế,
xã hội của xã hội loài người nói chung, của từng nước nói riêng. Việc vận dụng và
thực hiện các chế độ BHXH do tổ chức quốc tế về lao động quy đnh hoàn toàn phụ
thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của từng nước, để vừa ổn định đời sống của người
lao động, vừa ổn định phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
3.1.3. Nguyên tắc thực hiện BHXH.
BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng được thực hiện nhằm bảo

vệ lợi ích của người lao động trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là mối quan hệ lao
động. Chính sách BHXH được thực hiện có thể thay đổi một cách linh hoạt tùy từng
thời điểm song phải tôn trọng một số nguyên tắc cơ bản sau:
– Nguyên tắc 1: Phải nhằm mục đích bảo vệ người lao động đặc biệt là người làm
công ăn lương.
Đối với bất kỳ nền sản xuất nào người lao động cũng là vốn quý bởi vì người lao
động cung cấp sức lao động – một nhân tố quan trọng cần thiết cho việc tạo ra của cải
vật chất. Vì vậy, bảo vệ người lao động đã trở thành một nguyên tắc cơ bản, bao trùm
toàn bộ các hoạt động của BHXH.
– Nguyên tắc 2: BHXH phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Nguyên
tắc này đòi hỏi việc bảo vệ người lao động bằng chính sách BHXH phải được thể chế
hóa trong hệ thống pháp luật của quốc gia.Việc bảo vệ đó không còn chỉ là việc tự phát
tự nguyện của một vài cá nhân hay là một nhóm người lao động là thành viên của xã
hội. Đồng thời người lao động muốn được hưởng chế độ BHXH phải có nghĩa vụ đóng
góp một phần thu nhập vào quỹ BHXH theo các phương thức thích hợp thường xuyên
đều đặn trong những năm tháng còn lao động. Quyền được hưởng phải phù hợp với
mức đóng góp theo quy định của pháp luật
3.1.4. Nội dung hoạt động của BHXH
Đối tượng BHXH
Theo quy định tại điều lệ BHXH ban hành theo quy định số 12/CP ngày
26/01/1995 của chính phủ quy định BHXH ở nước ta bao gồm 2 loại hình BHXH bắt
buộc và BHXh tự nguyện.
37

a) BHXH bắt buộc:
– Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp của Nhà nước.
– Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên.
– Người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài tại Việt Nam trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, trong các cơ quan tổ chức
nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
– Người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan
hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể.
– Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp tổ chức dịch vụ thuộc lực lượng
vũ trang.
– Người giữ chức vụ dân cử trong các cơ quan: Đảng chính quyền, các cấp từ cấp
huyện trở lên.
Những đối tượng áp dụng chế độ BHXH bắt buộc nêu trên có đặc điểm chung nổi
bật là: Những người này có công việc, thu nhập và nơi làm việc tương đối ổn định,
những đối tượng này đều có người sử dụng lao động đóng thêm phí BHXH cho họ,
thông thường mức đóng cao hơn so với chính bản thân người lao động đóng. Ngoài ra
những người nói trên khi tham gia BHXH luôn được sự bảo trợ, tài trợ từ phía nhà
nước.
b) BHXH tự nguyện:
– Những người làm nghề tự do: bác sĩ, luật sư, những người buôn bán nhỏ, thợ thủ
công…
– Những người lao động làm ở những nơi sử dụng dưới 10 lao động, những công
việc có thời hạn dưới 3 tháng, công việc theo mùa vụ hoặc công việc có tính chất tạm
thời khác.
Luật BHXH qui định, mọi công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với
nam và từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Mức tham gia BHXH tự nguyện được quy định hằng tháng bằng 16% mức thu nhập
người lao động lựa chọn. Từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm 1 lần, người lao động sẽ đóng
thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.
Người lao động được phép chọn một trong các phương thức đóng hằng tháng, hằng
quý, 6 tháng một lần. Mức thu nhập tháng của người tham gia BHXH tự nguyện lựa
chọn thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu
chung
38

Đặc điểm chung của nhóm đối tượng này là họ có công việc, nơi làm việc và thu
nhập không ổn định, không có người sử dụng lao động cụ thể hoặc ổn định đề được
người sử dụng lao động đóng thêm phí BHXH ngoài phần đóng góp của bản thân họ.
Những đặc điểm này đã làm cho việc áp dụng các chế độ BHXH gặp khó khăn trong
việc đăng ký tính toán mức phí đóng góp để tổ chức nguồn thu, thực hiện chi tự cấp
kịp thời…chính vì vậy mặc dù bộ luật lao động nước ta có 2 loại hình BHXH nhưng
mới chỉ có điều lệ về loại hình BHXH bắt buộc, còn BHXH tự nguyện hiện nay chỉ
mới mang tính chất áp dụng thử nghiệm.
c) BHXH thất nghiệp
Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo
hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời
hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng với người sử dụng lao động
Một quy định khác hoàn toàn mới của Luật BHXH là việc hình thành Quỹ Bảo
hiểm thất nghiệp từ năm 2009. Khi đó, người thất nghiệp đã đóng bảo hiểm thất nghiệp
đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp sẽ được hưởng bảo
hiểm thất nghiệp.
Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương của người
lao động trước khi thất nghiệp. Ngoài ra, người hưởng bảo hiểm thất nghiệp còn được
hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm miễn phí. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp là 1%
tiền lương, tiền công hàng tháng.
Các chế độ BHXH
Các chế độ BHXH có thể coi như việc cụ thề hóa việc thực hiện mục đích của
BHXH mà bộ luật lao động đã nêu rõ: nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc đảm
bảo vật chất góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ trong các
trường hợp người lao động gặp các rủi ro bất ngờ. Do đó, số lượng các chế dộ bảo
hiểm xã hội thể hiện mức độ đảm bảo của xã hội với đời sống người lao động.
Năm 1952, tổ chức lao động quốc tế ICO ra công ước đầu tiên về BHXH gồm 9
chế độ:

– Chăm sóc y tế
– Phụ cấp ốm đau
– Trợ cấp thất nghiệp
– Trợ cấp tuổi già
– Trợ cấp tai nạn lao động
– Trợ cấp gia đình
39

– Trợ cấp sinh đẻ
– Trợ cấp khi tàn phế
– Trợ cấp mất người nuôi dưỡng
Hiện nay ở nước ta có 5 chế độ BHXH áp dụng cho các đối tượng bắt buộc sau:
– Trợ cấp ốm đau
– Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
– Trợ cấp thai sản
– Chế độ hưu trí
– Tiền mai táng và chế độ tuất.
BHXH tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây
– Chế độ hưu trí
– Trợ cấp tử tuất
BHXH thất nghiếp bao gồm các chế độ sau đây
– Trợ cấp thất nghiệp
– Hỗ trợ học nghề
– Hỗ trợ tìm việc làm
Để được hưởng chế độ trợ cấp về BHXH, người lao động phải hội đủ các điều kiện
cần thiết như sau:
– Phải là người tham gia BHXH, có đóng phí BHXH
– Quyền hưởng trợ cấp BHXH gắn liền với một biến cố rủi ro ngẫu nhiên nào đó
– Người lao động tham gia BHXH phải không trong tình trạng phạm pháp luật

– Ngoài ra, còn có những điều kiện riêng đối với từng đối tượng hưởng trợ cấp của
riêng từng loại chế độ BHXH khác nhau
Mức trợ cấp BHXH phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:
– Tùy thuộc vào rủi ro biến cố mà người lao động phải gánh chịu
– Trong từng chế độ cụ thể, mức trợ cấp còn tùy thuộc vào mức độ rủi ro xảy ra cụ
thể, tùy thuộc vào số năm đống BHXH và mức đóng BHXH
Vai trò của BHXH
Trong nền kinh tế thị trường, BHXH có vai trò rất to lớn. Vai trò đó được thể hiện
trên các mặt sau:
40

BHXH mang lại sự đảm bảo và ổn đinh cuộc sống cho người dân đặc biệt là người
làm công ăn lương.
Khi có sự cố bảo hiểm, những ngưởi tham gia bảo hiểm nhất định sẽ nhận được
một số tiền bảo hiểm để giảm bớt khó khăn về mặt tài chính, tạo điều kiện duy trì mức
sống đã đạt được. Như vậy, thực hiện tốt chính sách bảo hiểm nghĩa là tạo sự an tâm
cho những người lao động trong quá trình lao động. Hỗ trợ và thực hiện các biện pháp
an toàn lao động, tạo điều kiện để cải thiện, nâng cao sức khỏe cho người lao động
Đây là vai trò tích cực của BHXH đối với người lao động vì nó vừa có thể nâng cao
đời sống cho người lao động lại vừa giảm bớt được các khoản chi trợ cấp về tai nạn,
bệnh nghề nghiệp,… vừa đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình
thường
Sử dụng nguồn tài chính nhàn rỗi để tham gia vào thị trường tài chính nhằm mục
đích bảo toàn và phát triển quỹ BHXH. Trong điều kiện kinh tế thị trường, qũy BHXH
cũng là một nguồn tài chính quan trọng của thị trường tài chính để đầu tư phát triển
kinh tế xã hội. Quỹ BHXH, đặc biệt phần chi cho chế độ hưu trí có thời gian nhàn rỗi
tương đối dài, hang chục năm. Vì vậy. có thể sử dụng nguồn vốn này để tham gia vào
thị trường tài chính với mục đích bảo toàn và phát triển quỹ BHXH.
3.1.2. Thực trạng triển khai các chế độ BHXH ở Việt Nam hiện nay:

* Tình hình thực hiện pháp luật về BHXH của cơ quan BHXH, người sử dụng
lao động và người lao động:
Trong hơn một năm qua, với những quyền hạn, trách nhiệm được qui định trong
Luật BHXH và những chức năng, nhiệm vụ do Chính phủ giao, để triển khai thực hiện
thu BHXH có hiệu quả, BHXH các cấp đã tăng cường, mở rộng tuyên truyền, vận
động, phổ biến và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các chế độ, chính sách, pháp luật,
hướng dẫn thủ tục thực hiện BHXH không chỉ đối với người lao động, người sử dụng
lao động mà còn đến cả mọi người dân các tổ dân phố, khu dân cư với nhiều hìnhthức
như báo, đài phát thanh, truyền hình, áp phích, quảng cáo, tờ rơi ….
Cán bộ BHXH được trau dồi phẩm chất, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,
ý thức, trách nhiệm, tinh thần vì người tham gia và thụ hưởng mà phục vụ. Cán bộ
BHXH cũng đã dành phần lớn thời gian đến từng đơn vị sử dụng lao động được phân
công phụ trách để tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn và cùng cơ sở xử lý kịp thời
những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện chính sách cho người lao động. Cơ
quan BHXH đã từng bước thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý
và giải quyết chế độ chính sách cho người lao động thông qua việc áp dụng công nghệ
thông tin và cơ chế “một cửa liên thông” đem lại hiệu quả tích cực; hồ sơ, thủ tục giấy
tờ liên quan đến việc tham gia và hưởng chế độ đã từng bước được đơn giản hoá; các
41

qui định, qui trình nghiệp vụ ngày càng phù hợp với thực tiễn, dễ hiểu, dễ thực hiện
hơn; các thủ tục người sử dụng lao động và người lao động phải làm ngày càng giảm;
thời gian giải quyết được rút ngắn hơn; khiếu nại, kêu ca về những sai sót, phiền hà,
chậm giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động đã giảm bớt đáng kể… Với
những nỗ lực trong việc triển khai thực hiện công tác thu BHXH theo Luật BHXH, số
người tham gia BHXH bắt buộc được mở rộng và ngày một tăng: năm 2007 tăng
18,5% so với năm 2006; 6 tháng đầu năm 2008 tăng thêm được khoảng 7%. Trên 3
triệu lượt đối tượng đang hưởng các chế độ, chính sách BHXH được giải quyết hưởng
trợ cấp kịp thời, đúng qui định của pháp luật; góp phần đảm bảo ổn định đời sống

người lao động, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Việc chấp hành các qui định
của pháp luật về BHXH của người sử dụng lao động và người lao động trong thời gian
qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đa số các đơn vị sử dụng lao động đã chấp hành
nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về việc ký kết hợp đồng lao động, đăng ký sử
dụng thang bảng lương, kê khai, lập hồ sơ đăng ký tham gia BHXH cho người lao
động. Năm 2007, thời điểm bắt đầu thực hiện Luật BHXH, số đơn vị sử dụng lao động
đăng ký tham gia đã tăng thêm gần 20 ngàn so với năm 2006, nhiều đơn vị ngay sau
khi thành lập và bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động đã đăng
ký tham gia và đóng BHXH, BHYT cho người lao động. Đặc biệt, nhiều hộ sản xuất
kinh doanh cá thể, tổ hợp tác có sử dụng lao động đã đăng ký tham gia và đóng BHXH
theo qui định cho người lao động…
* Một số kết quả bước đầu
Luật BHXH được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm
2006. Đấy là đạo luật có hiệu lực thi hành khá đặc biệt với 3 thời điểm hiệu lực khác
nhau: từ 01 -01 -2007 cho các quy định của luật nói chung: từ 01-01-2008 cho chế độ
bảo hiểm tự nguyện và từ 01-01- 2009 cho chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
Chỉ một năm sau khi đạo luật có hiệu lực, số đối tượng theo quy định tạo khoản 1
điều 2 của Luật BHXH tăng từ 6.759.723 người năm 2006 lên 8.148.123 người năm
2007 ( tăng 20,7%). Trong đó lao động ở các cơ quan hành chính, sự nghiệp tăng 4%:
doanh nghiệp dân doanh tăng 25,7%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng
17,3%; doanh nghiệp nhà nước chỉ tăng 2%. Như vậy số lao động tham gia BHXH
tăng thêm trong năm 2007 chủ yếu thuộc khu vực ngoài quốc doanh, khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài và lực lượng vũ trang. Sáu tháng đầu nắm 2008, số người thuộc diện
bắt buộc tham gia BHXH ước tính tăng thêm 1,21 triệu người. Tính chung lại, số
người có quan hệ lao động (có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên) tham gia
BHXH đến giữa năm nay đã lên 9,35 triệu người; trong đó, số mới tăng thêm từ khi
Luật có hiệu lực thi hành là hơn 2,6 triệu người. Đây là mức tăng khá nhanh, thể hiện
nội dung các chế độ bảo hiểm mới có sự hấp dẫn hơn. Các chế độ BHXH được quy
42

định tại điều 4 của Luật bao gồm: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp, hưu trí, tử tuất và dưỡng sức. Khi đối tượng tham gia BHXH tăng lên, Quỹ
BHXH trên đà phát triển thì đối tượng được chi trả BHXH cũng sẽ được mở rộng.
Trong năm 2007, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã chi trả các chế độ BHXH
nói trên với số kinh phí lên tới 33.951 tỉ đồng, trong đó chi cho chế độ hưu trí là
27.702 tỷ đồng chiếm 81,5% tổng chi. Trong năm có thêm 120.315 người hưởng chế
độ hang tháng, 208.710 người hưởng chế độ một lần, hơn 2 triêuh người hưởng trợ cấp
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, 750000 lượt người hưởng trợ
cấp dưỡng sức và 35.000 người qua dời được mai táng phí. Sáu tháng đầu năm 2008,
số người hưởng các chế độ tăng nhanh. Có 51.604 người được hưởng BHXH hang
tháng tăng 2% so với cùng kỳ năm 2007, trong đó hưởng chế độ hưu trí là 41.061
người, 173.849 người hưởng trợ cấp một lần, tăng 145% so với cùng kỳ năm 2007 (số
này tăng cao là do số người nghỉ việc chờ giải quyết chế độ trong năm 2007 sang năm
2008 mới đủ thời gian); 1,3 triệu người được hưởng trợ cấp ốm đau; gần 200.000 lượt
người được trợ cấp thai sản và 150.000 người được hưởng trợ cấp dưỡng sức…
Nhìn chung, Luật BHXH đã quy định cụ thể về điều kiện hưởng và mức hưởng của
người lao động trên cơ sở thời gian đóng BHXH, tuổi đời, mức suy giảm khả năng lao
động, tính chất công việc và điều kiện làm việc của người lao động. Các chế độ bảo
hiểm đã được cải tiến, hoàn thiện và được quy định rõ ràng, phù hợp với tình hình thực
tiễn hơn trước đây. BHXH các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đã xử lý khá kịp
thời các chế độ chính sách theo các quy định của luật.
* Những tồn tại, vướng mắc:
– Đối với BHXH bắt buộc: Bên cạnh những chuyển biến tích cực, việc thực hiện
Luật BHXH trong thời gian qua vẫn còn không ít khó khăn, vướng mắc. Tình trạng đối
tượng tham gia BHXH là người sử dụng lao động và người lao động không đóng, đóng
không đúng thời gian, không đúng mức qui định, đóng không đủ số người thuộc diện
tham gia BHXH bắt buộc còn xảy ra ở nhiều nơi, hầu như địa phương nào cũng có.
Luật BHXH qui định: “trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao
động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ tham gia

BHXH cho tổ chức BHXH”. Nhưng thực tế tại Thành phố Hồ Chí Minh có một số
doanh nghiệp đi vào hoạt động, có sử dụng lao động từ những năm 2004, 2006, thậm
chí, có doanh nghiệp bắt đầu hoạt động từ năm 1999 (như Công ty TNHH thuỷ, hải sản
Phước Hoà) đến nay vẫn chưa tham gia BHXH cho người lao động; hoặc có trường
hợp khi thanh tra việc thi hành pháp luật lao động tại một doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài ở Hà Nội, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phát hiện
doanh nghiệp “bỏ quên” không tham gia BHXH cho 131 lao động. Tình trạng đóng
BHXH không đúng thời gian qui định (chậm đóng, nợ đọng, nợ dây dưa kéo dài) còn
43

diễn ra ở nhiều địa phương, thậm chí có doanh nghiệp nợ tiền BHXH lên đến hàng tỷ
đồng trong thời gian vài ba năm. Cơ quan quản lý Nhà nước đã tiến hành thanh tra, xử
phạt nhưng cũng chưa giải quyết được dứt điểm, khởi kiện doanh nghiệp ra tòa thì
chậm được xử lý (Ví dụ: BHXH Thành phố Hồ Chí Minh có đơn khởi kiện Công ty
TNHH Lucky Việt Nam nợ 887,6 triệu đồng BHXH, Công ty Giày Anjin nợ gần 5,53
triệu đồng BHXH trên 4 tháng nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý).
Việc thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với các đơn vị không tuân thủ pháp
luật về BHXH đã được thực hiện ở nhiều tỉnh, thành phố nhưng vẫn còn nhiều trường
hợp sau khi nộp phạt doanh nghiệp vi phạm vẫn không chấp hành nghiêm túc qui định
về thu nộp BHXH, việc xử lý tiếp theo chưa được giải quyết dứt điểm, thậm chí có
doanh nghiệp không nộp phạt.
Một trong những tồn tại lớn nhất trong việc thực hiện những qui định về BHXH
hiện nay là công tác quản lý chưa đồng bộ, cơ quan BHXH cũng như các ban, ngành
chức năng chưa nắm chắc hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng lao động
của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,
ngoài công lập. Có những doanh nghiệp ngoài quốc doanh có đăng ký thành lập nhưng
không có trụ sở giao dịch, không hoạt động theo nội dung đăng ký, giải thể sau khi
thành lập và hoạt động một thời gian ngắn, không đăng ký sử dụng lao động… Cũng
không cơ quan nào quản lý, theo dõi và nắm được thông tin về những doanh nghiệp đã

đăng ký kinh doanh, có mã số thuế nhưng không có trụ sở làm việc thực chất có hoạt
động hay không, còn kinh doanh hay đã dừng hoặc thay đổi phạm vi hoạt động. Ngoài
ra, khu vực ngoài công lập còn có nhiều nhà trẻ mầm non tư thục, các quán bar, vũ
trường, cơ sở thể dục thể hình, thể dục thẩm mỹ… không ký kết hợp đồng với người
lao động. Do vậy, việc quản lý, theo dõi, yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện
chính sách BHXH cho người lao động theo luật định ở các đơn vị này thực sự là vấn
đề không dễ đảm bảo.
Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác thu BHXH bắt
buộc là cơ chế, chính sách, chế độ đã ban hành chưa đồng bộ, chậm được triển khai,
hướng dẫn. Nhận thức về BHXH của người lao động thuộc khu vực kinh tế ngoài Nhà
nước còn hạn chế, nhiều chủ sử dụng lao động và người lao động chưa có nhận thức
đúng về BHXH. Trong khâu tổ chức thực hiện Luật, mặc dù hệ thống bảo hiểm xã hội
từ trung ương đến địa phương, các ngành, các cấp đã nỗ lực tuyên truyền, vận động
thực hiện luật nhưng cho đến nay cũng mới chỉ có 70% số người có quan hệ lao động
tham gia bảo hiểm xã hội. Trong số 30% lao động chưa tham gia, chủ yếu là doanh
nghiệp ngoài quốc doanh và hợp tác xã.
Nguyên nhân của sự việc này thuộc về cả hai phía (người lao động và người sử
dụng lao động). Nhiều người lao động chỉ lo cuộc sống trước mắt mà chưa tính đến
44

20 – Giáo dục đào tạo và giảng dạy mang lại quyền lợi không chỉ cho những người được hưởng chiphí về giáo dục, đào tạo và giảng dạy, mà còn mang lại quyền lợi chung cho toàn xã hội ( kinh tế tài chính xã hộiphát triển nhờ nâng cao dân trí, sử dụng kho học, công nghệ tiên tiến, … ). 1.1.3. Mục tiêu của giáo dục – đào tạoMục tiêu giáo dục, nói một cách tổng quát và hình tượng là ” trồng người “, là hìnhthành những con người có phẩm chất, trình độ, năng lượng phân phối nhu yếu của xã hội, thích ứng với sự tăng trưởng của quốc gia, sự tăng trưởng con người, xã hội và thời đại. Cụthể là : – Cung cấp cho con người một khối lượng kiến thức và kỹ năng nhất định, những hiểu biếtchung về quốc gia, con người, xã hội hoặc về một nghành nghề dịch vụ nhất định ( lịch sử vẻ vang, địa lý, toán học, kinh tế học, … ). – Chuyển giao những giá trị văn hoá, những quy tắc ứng xử, những chuẩn mực của xã hội vàcủa con người cho những thế hệ nối tiếp sau. Các giá trị văn hoá ở đây gồm có cả vậtchất lẫn ý thức, cả những giá trị truyền thống lịch sử của dân tộc bản địa, hội đồng lẫn những giátrị chung của toàn quả đât. – Giúp con người đảm nhiệm những chính sách trấn áp và kiểm soát và điều chỉnh hành vi so với họtrong đời sống xã hội. – Giúp con người có kỹ năng và kiến thức trong những nghành nghề nghiệp nhất định để thamgia vào quy trình lao động xã hội, phát huy tiềm năng của cá thể để tăng trưởng cá nhânvà góp phần với sự tăng trưởng chung của xã hội. 1.1.4. Hình thức giáo dục – đào tạoCác hình thức giáo dục rất là phong phú và đa dạng. Ngoài những thiết chế giáo dục – đào tạochính thức của xã hội ( mạng lưới hệ thống những loại trường, cơ sở giáo dục – giảng dạy ), quá trìnhgiáo dục diễn ra ở khắp mọi nơi và trong suốt cả đời người. Chức năng giáo dục là mộttrong những công dụng cơ bản không riêng gì của nhà trường, mà còn của mái ấm gia đình, tổ chứcđoàn thể, tổ chức triển khai tôn giáo. Các thiết chế không chính thức này trên thực tiễn đóng gópphần đặc biệt quan trọng to lớn trong giáo dục con người. Giáo dục và huấn luyện và đào tạo, không riêng gì là nhu yếu hợp cách hoá những thành viên của xã hộimà còn là nhu yếu, động lực của mỗi cá thể con người. Chính từ nhu yếu này mà conngười luôn có xu thế biến quy trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, do vậy màhoạt động giáo dục hoàn toàn có thể diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ : Một hành vi ứng xử vớinhững người xung quanh sao cho đúng với thuần phong mỹ tục không nhất thiết phảihọc ở nhà trường, ngược lại những thứ này thường được tiếp thu từ trong mái ấm gia đình, nhóm họ hàng hay bạn hữu. Đối với kỹ thuật làm một món ăn nào đó hoàn toàn có thể xem mộtlần trên vô tuyến truyền hình hay đọc qua sách hướng dẫn. Kinh nghiệm trị bệnh đauđầu hoàn toàn có thể tiếp thu ngẫu nhiên ở quán nước trong lúc vui bạn hữu. 21S ự giáo dục đúng đắn, có giải pháp trên cơ sở thích ứng với năng lực và đápứng nhu yếu cá thể sẽ là điều kiện kèm theo tốt quyết định hành động nhân cách, tương lai và số phận củacá nhân. Ngược lại, sự giáo dục sai lầm đáng tiếc sẽ dẫn con người vào những chỗ u tối, nhunhược, đi ngược lại những giá trị nhân bản. 1.2. Nội dung hầu hết của chính sách giáo dục và đào tạo1. 2.1. Khái niệm về chính sách giáo dục và đào tạoChính sách giáo dục, đào tạo và giảng dạy là một trong những chính sách xã hội cơ bản nằmtrong mạng lưới hệ thống những chính sách kinh tế tài chính – xã hội của Nhà nước. Chính sách giáo dục vàđào tạo là công cụ quản trị vĩ mô của Nhà nước so với hoạt động giải trí giáo dục và đào tạonhằm thực thi những tiềm năng của Nhà nước về nghành này. Có thể hiểu chính sách giáo dục và đào tạo và giảng dạy là một mạng lưới hệ thống những quan điểm, những mụctiêu của Nhà nước về giáo dục, huấn luyện và đào tạo, cùng những phương hướng, giải pháp nhằm mục đích thựchiện những tiềm năng đó trong một quá trình nhất định của sự tăng trưởng quốc gia. 1.2.2. Vai trò của chính sách giáo dục, đào tạoĐối tượng của giáo dục, đào tạo và giảng dạy là con người – vốn quý nhất, nguồn nội lực cốt lõiđối với sự sống sót và tăng trưởng của quốc gia. Có thể nói, giáo dục, giảng dạy là mối quantâm số 1 của mỗi vương quốc nhằm mục đích tạo ra một nguồn nhân lực có trí tuệ cao, có taynghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, cung ứng ở mức cao nhất những nhu yếu pháttriển kinh tế tài chính xã hội của quốc gia. Nếu như trước đây sự thiếu vốn và nghèo nàn về cơ sở vật chất là nguyên do chủyếu làm chậm vận tốc tăng trưởng kinh tế tài chính thì trong thời đại ngày này, phần quan trọng củatăng trưởng gắn liền với chất lượng của lực lượng lao động, Nếu như trước đây, nềnkinh tế của mỗi vương quốc đa phần dựa vào lao động và tự nhiên thì ngày này chủ yếudựa vào thông tin và trí tuệ. Kỷ nguyên tăng trưởng mới coi góp vốn đầu tư tăng trưởng nguồn nhânlực là quan trọng hơn những loại góp vốn đầu tư khác. Vì vậy những vương quốc trên quốc tế đều có sựthay đổi trong kế hoạch tăng trưởng của mình theo huướng chú trọng nhiều hơn đếngiáo dục và đào tạo và giảng dạy. Ở Nước Ta, với ý nghĩa giáo dục, đào tạo và giảng dạy là quốc sách số 1, việc hoạch địnhvà triển khai chính sách giáo dục đúng đắn, cùng với những chính sách xã hội khác là tiềnđề quyết định hành động cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chính sách giáo dục và giảng dạy gópphần vào việc nâng cao dân trí, thiết kế xây dựng và tăng trưởng con người có văn hoá ( đức vàtài ), qua đó triển khai tiềm năng trước mắt ” xoá đói giảm nghèo ” ( vì một trong nhữngnguyên nhân quan trọng dẫn đến đói nghèo là do con người không có học, không cónghề nghiệp ) cũng như góp thêm phần thực thi tiềm năng cơ bản là sự văn minh, công minh, văn minh cho con người trong xã hội. Đây là một trong những chính sách biểu lộ rấtrõ quan điểm nhân văn và khuynh hướng XHCN của Đảng và Nhà nước ta. 221.2.3. Định hướng giáo dục và huấn luyện và đào tạo của Đảng và Nhà nướcVăn kiện Đại Hội Đảng lần thứ VIII đã xác lập : Cùng với khoa học và công nghệ tiên tiến, giáo dục và huấn luyện và đào tạo là quốc sách số 1 nhằm mục đích nâng cao dân trí, giảng dạy nhân lực, bồidưỡng nhân tài. Coi trọng cả 3 mặt : lan rộng ra quy mô, nâng cao chất lượng và phát huyhiệu quả. Phương hướng chung của giáo dục và huấn luyện và đào tạo trong 5 năm tới là phát triểnnguồn nhân lực, phân phối nhu yếu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo điều kiện kèm theo chonhân dân, đặc biệt quan trọng là người trẻ tuổi, có việc làm, khắc phục những xấu đi, yếu kém tronggiáo dục, giảng dạy, nâng cao chất lượng và hiệu suất cao của giáo dục. Đến năm 2000, bảo vệ đại bộ phận trẻ nhỏ 5 tuổi được hưởng chương trình giáodục mần nin thiếu nhi ; thanh toán giao dịch nạn mù chữ ở những người trong độ tuổi từ 15 đến 35, thuhẹp diện người mù chữ ở độ tuổi khác ; cơ bản hoàn thành xong phổ cập tiểu học trong cảnước, trước hết là so với trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 6 đến 14 ; phổ cập trung học cơ sở ởnhững thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung chuyên sâu và những nơi mà điều kiện kèm theo được cho phép. Có chính sách bảo vệ cho con trẻ những mái ấm gia đình trong diện chính sách, mái ấm gia đình nghèođược đi học, động viên và trợ giúp những học viên giỏi có nhiều triển vọng. Mở cuộcvận động thoáng rộng trong toàn dân nhất quyết xoá mù chữ và chống nạn thất học. Xây dựng mạng lưới hệ thống trường trọng điểm, TT chất lượng cao ở những bậc học. Coitrọng việc dạy ngoại ngữ và tin học từ cấp đại trà phổ thông. Mở thêm những trường phổ thôngnội trú ở những vùng khó khăn vất vả, vùng đồng bào thiểu số. Coi trọng giáo dục mái ấm gia đình. Đổi mới mạng lưới hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và ĐH, tích hợp đào tạo và giảng dạy với nghiêncứu, tạo nguồn nhân lực đủ năng lực tiếp cận công nghệ tiên tiến tiên tiến và phát triển. Củng cố và nângcao chất lượng giáo dục phổ thông. Phát triển những hình thức giáo dục từ xa. Mở rộngcác trường học dạy nghề và giảng dạy công nhân tay nghề cao. Trong khi kiến thiết xây dựng hệ thốngtrường công, có chính scáh giúp sức, hướng dẫn tăng trưởng và quản trị tốt những trường, lớp bán công, dân lập, tư thục. Khuyến khích dạy nghề tại doanh nghiệp. Phát triển đàotạo sau đại học ; tăng số lượng huấn luyện và đào tạo ĐH và sau đại học ở quốc tế và tại cáctrung tâm huấn luyện và đào tạo quốc tế ở trong nước. Khuyến khích du học tự cung tự túc. Giải quyết tốtmối quan hệ giữa huấn luyện và đào tạo và sử dụng. Xây dựng đội ngũ tri thức đồng nhất về những lĩnhvực khoa học, công nghệ tiên tiến, văn hoá, văn nghệ, quản trị kinh tế tài chính, quản trị xã hội, … Nhanhchóng thiết kế xây dựng đội ngũ công chức và nhân viên cấp dưới của mạng lưới hệ thống hành chính những cấp. Đàotạo đội ngũ những nhà quản trị doanh nghiệp giỏi. Nâng tỷ suất lao động qua đào tạo và giảng dạy từ10 % lúc bấy giờ lên khoảng chừng 22 – 25 %. Nâng cao kiến thức và kỹ năng văn hoá, nghề nghiệp cho phụnữ, tu dưỡng lực lượng cán bộ nữ. Xác định rõ hơn tiềm năng, phong cách thiết kế nội dung, chương trình, thay đổi phương phápgiáo dục, huấn luyện và đào tạo, lựa chọn những nội dung có tính cơ bản, tân tiến. Tăng cường giáodục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí23Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử vẻ vang dân tộc bản địa và truyền thống văn hoá dân tộc bản địa ; ý chívươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của quốc gia. Từng bước vận dụng cácphương pháp tiên tiếnvà phương tiện đi lại văn minh vào quy trình giảng dạy ; tăng trưởng mạnhquá trình tự học, tự huấn luyện và đào tạo tiếp tục và rộng khắp. Ngăn chặn và giải quyết và xử lý nghiêmnhững xấu đi trong giảng dạy, học tập, thi tuyển và cấp văn bằng chứng từ. Đổi mới công tác làm việc giảng dạy, tu dưỡng đội ngũ giaó viên và cán bộ quản trị giáo dục. Sử dụng giáo viên đúng năng lượng, đãi ngộ đúng sức lực lao động và năng lực với ý thức ưuđãi và tôn trọng nghề dạy học. Tổng kết cải cách giáo dục ; kiến thiết xây dựng kế hoạch tăng trưởng giáo dục và đào tạotrong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá quốc gia. Xây dựng và triển khai xong hệthống lao lý và chính sách của Nhà nước về giáo dục, huấn luyện và đào tạo. Tăng cường quản lýnhà nước so với những mô hình trường học giáo dục, huấn luyện và đào tạo. Nâng dần tỷ trọng chi ngân sách cho giáo dục, đào tạo và giảng dạy, động viên đúng mức sựđóng góp của mỗi nhà, mỗi người đồng thời lôi cuốn nguồn góp vốn đầu tư từ những hội đồng, những giới trong và ngoài nước cho giáo dục, giảng dạy. đẩy mạnh hợp tác quốc tế tronggiáo dục, giảng dạy. Phát huy nghĩa vụ và trách nhiệm của những cấp uỷ đảng, những cấp chính quyền sở tại, cácdoanh nghiệp so với sự nghiệp giáo dục, huấn luyện và đào tạo. Kỳ họp thứ 4, Quốc Hội khoá 10 đã trải qua Luật giáo dục. Đây là một bước tiếnmới trong việc thiết kế xây dựng chính sách về giáo dục của Nhà nước, hoàn thành xong thêm mộtbước mạng lưới hệ thống lao lý của Nhà nước về nghành nghề dịch vụ này. 1.3. Xây dựng và thực thi chính sách giáo dục, đào tạo1. 3.1. Phân tích thiên nhiên và môi trường bên trongMôi trường bên trong so với giáo dục, giảng dạy không chỉ là nguồn ngân sách haycơ sở vật chất – kỹ thuật dành cho nghành này mà là trình độ, năng lực cung ứng cácdịch vụ giáo dục, đào tạo và giảng dạy ; là quan điểm của xã hội, dân tộc bản địa về yếu tố này ; là nhữngđộng lực và những hình thức khuyến khích, động viên con người tham gia vào những hoạtđộng giáo dục, giảng dạy. Môi trường bên trong không chỉ là những mặt mạnh, những lợithế mà còn là những hạn chế của hiện tại và khuynh hướng của những dạng hoạt động giải trí giáo dụctrong tương lai. – Những mặt mạnh cần được tính đến khi thiết kế xây dựng chính sách giáo dục, huấn luyện và đào tạo là : Thứ nhất, Nước Ta là một dân tộc bản địa có truyền thống cuội nguồn tôn sự trọng đạo. Con ngườiViệt Nam tự hào là những người ham học và học giỏi. Trong truyền thống lịch sử đó, khôngphân biệt sang – hèn, giầu – nghèo, người nào học giỏi, thi đỗ đều được xã hội thừanhận, được mọi người kính trọng và được Nhà nước trọng dụng, bổ làm quan. Truyềnthống đó được những thế hệ tiếp nối đuôi nhau nhau gìn giữ và phát huy cho đến ngày hôm nay. 24T hứ hai, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục chăm sóc đến giáo dục, giảng dạy. Tiêubiểu về sự chăm sóc này là Bác Hồ. Trong thư giử thiếu niên, nhi đồng nhân ngày TếtTrung Thu ; trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng ; trong thư gửi những nhà giáonhân dịp ngày Nhà giáo Nước Ta và trong nhiều văn bản khác đã biểu lộ sự quantâm của Bác đền sự nghiệp ” trồng người “. Bác đã từng nhắc nhở, động viên thế hệ trẻViệt Nam mê hồn học tập để hoàn toàn có thể sánh vai với cường quốc năm châu. Trong nhữngnăm kháng chiến chống Pháp và Mỹ gian nan, Đảng và Nhà nước ta đã cử nhiều cánbộ, sinh viên, học viên ra quốc tế học tập ; mở thêm những trường dạy ở trong nước ; có chính sách ưu tiên ngành sư phạm, sử dụng những người được giảng dạy. Và, gần đây, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ 2, khoá VIII về giáo dục vàđào tạo ; Luật Giáo dục được Quốc Hội trải qua 11/1998 lại càng bộc lộ hơn sựquan tâm lớn và thiết thực của Đảng và Nhà nước ta so với yếu tố giáo dục, huấn luyện và đào tạo. Nhiều tổ chức triển khai quốc tế và bạn hữu quốc tế cũng đã nhận xét : Nước Ta có một thànhtích đầy ấn tượng về giáo dục, ngay cả khi so sánh với nhiều nền kinh tế tài chính khác có mứcthu nhập cao hơn. Rõ ràng là nhà nước Nước Ta đã thành công xuất sắc trong việc xây dựngvà thực thi chính sách giáo dục, huấn luyện và đào tạo, đặc biệt quan trọng là trong việc trang bị những kiến thứcgiáo dục cơ bản cho đại bộ phận dân chúng ( 93 % người lớn thoát mù chữ ; Chính phủcấp 55 % tổng ngân sách cho giáo dục ; nhân dân góp phần 45 % ). Bên cạnh thế mạnh, trong nghành nghề dịch vụ này cũng có một số ít khó khăn vất vả, hạn chế cần tínhđến : – Một là, khó khăn vất vả lớn nhất lúc bấy giờ là nước ta còn nghèo, có nhiều hạn chế vềnguồn lực. Nguồn lực ở đây bao hàm cả cơ sở vật chất, phương tiện đi lại và lực lượng giáoviên cùng với mạng lưới hệ thống chương trình, giáo trình. Mặc dù nhà nước đã có nhiều cốgắng dành ngân sách nhà nước cho giáo dục, huấn luyện và đào tạo năm sau tăng hơn năm trước ( 1985 – 5 % ; 1995 – 10 % ; 2000 – 15 % ) nhưng vẫn không hề cung ứng đủ nhu yếu ( sốlượng và chất lượng trường học, phòng học không bảo vệ ; thiết bị dạy học thiếu vàlạc hậu, giáo viên thiếu, lương giáo viên thấp, … ) – Hai là, trong sự quy đổi sang cơ chế thị trường, nhiều hoạt động giải trí giáo dục, đàotạo đã bị thương mại hoá và có nhiều hiện tượng kỳ lạ xấu đi nẩy sinh trong giảng dạy, họctập, thi tuyển và cấp phép văn bằng, chứng từ. – Ba là, cải cách giáo dục còn chậm và kém hiệu suất cao, một phần vì thiếu góp vốn đầu tư, những người thực thi đơn cử còn thiếu năng lượng và kinh nghiệm tay nghề, vận dụng vội vàngnhiều quy mô giáo dục, huấn luyện và đào tạo của quốc tế thiếu tinh lọc và không tính hết đếnnhững điều kiện kèm theo đơn cử của Nước Ta. 251.3.2. Phân tích môi trường tự nhiên bên ngoài – Khả năng phân phối những dịch vụ huấn luyện và đào tạo của quốc tế và trong khu vực là hết sứcphong phú, phong phú và không kém phần phức tạp. Thị trường càng đa dạng chủng loại và rộnglớn càng có nhiều giải pháp để lựa chọn, nhưng cũng gây khó khăn vất vả cho việc lựa chọnđó. Cái khó là chọn cho đúng và trúng những nơi, những nghành có năng lực tốt nhất, bảo vệ sự bảo đảm an toàn cao nhất để gửi cán bộ, sinh viên đi học. – Xu hướng giáo dục trên quốc tế rất phong phú và tiềm ẩn cả những điều hay, lẽdở, không thiếu những ý đồ xấu, phản động nhân danh hoạt động giải trí nhân đạo, hoạt độnggiáo dục, giảng dạy làm bàn đạp tiến công vào con người nhằm mục đích tiềm năng chính trị, nhồinhét những tư tưởng phản động, tuyên truyền lối sống không lành mạnh, không phùhợp với những giá trị văn hoá của dân tộc bản địa và những chuẩn mực chung của con người. Cũng không thiếu những hoạt động giải trí nhân danh giáo dục, đào tạo và giảng dạy để kiếm tìm lợinhuận, mặc kệ nội dung và chất lượng giáo dục. – Trong thời đại thông tin, với sự tăng trưởng như vũ bão của khoa học – công nghệ, với chính sách ” Open “, cộng với lợi thế của nước đi sau, Nước Ta có nhiều cơ hộiđể tăng trưởng chính sách giáo dục, huấn luyện và đào tạo của mình. Sự hiểu biết căn kẽ năng lực, chất lượng và khuynh hướng, quan điểm huấn luyện và đào tạo củacác cơ sở giảng dạy của quốc tế có tầm quan trọng đặc biệt quan trọng để tăng cường gửi người đihọc nước ở ngoài, tiếp thu kinh nghiệm tay nghề, giải pháp và tinh hoa của quả đât để làmgiầu mạnh quốc gia. Có một nhà Xã hội học nổi tiếng của Nhật đã cảnh báo nhắc nhở những nướcđang tăng trưởng rằng không hề dùng tiền mua công nghệ tiên tiến của quốc tế để tiến hànhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phải bằng văn hoá của dân tộc bản địa, trải qua nền văn hoáâýy mới hoàn toàn có thể biến công nghệ tiên tiến tiên tiến và phát triển của quốc tế thành cái của mình, thành cáibên trong của nước mình. 1.3.3. Lựa chọn tiềm năng giáo dục – đào tạoMục tiêu chung, mang tính tổng quát của giáo dục đã được nêu ở trên. Tuy nhiên, trong từng tiến trình nhất định, với những năng lực và điều kiện kèm theo nhất định, Nhà nướcphải có những tiềm năng đơn cử. Nghị quyết Hội nghị TW 2 về giáo dục và đàotạo đã xác lập đơn cử những tiềm năng giáo dục giảng dạy, trong quá trình lúc bấy giờ, baogồm những tiềm năng về những bậc học, về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản trị giáo dục, đàotạo, về cơ sở vật chất, về hợp tác quốc tế, về quản trị nhà nước và cơ sở pháp lý để điềutiết những hoạt ddộng giáo dục, đào tạo và giảng dạy. 1.3.4. Xác định mạng lưới hệ thống những quan điểm chỉ đạoĐây là yếu tố rất là quan trọng, bởi không thông suốt về mặt tư tưởng, khôngthống nhất về tư tưởng thì dù có điều kiện kèm theo thuận tiện đến đâu, dù có kế hoạch chi tiết cụ thể vàcụ thể đến đâu cũng rất khó triển khai. Các quan điểm lớn để chỉ huy hoạt động giải trí không26nằm ngoài những tiềm năng kế hoạch, không đi ngược lại những xu thế cơ bản củaĐảng và Nhà nước, nhưng nó chỉ rõ quy mô, khoanh vùng phạm vi hoạt động giải trí trong một giai đoạnnhất định, chỉ rõ cái phương pháp cơ bản để thực thi : phải xuất phát từ đâu, trên cơ sởnhững tiêu chuẩn nào, phối hợp với những gì, hiệu suất cao đến đâu, …. – Giáo dục đào tạo, đào tạo và giảng dạy là sự nghiệp lâu bền hơn của toàn Đảng, toàn dân, có ý nghĩa quyếtđịnh đến tương lai của dân tộc bản địa và vị thế của quốc gia. Tư tưởng chỉ huy chính sáchgiáo dục và huấn luyện và đào tạo lúc bấy giờ của Nhà nước ta là : – Giáo dục đào tạo và giảng dạy là quốc sách số 1, cùng với tiềm năng nâng cao dân trí, tu dưỡng nhân tài, cần tập trung chuyên sâu đào tạo và giảng dạy nguồn nhân lực vương quốc để thiết thực phụcvụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá quốc gia. – Cùng với việc tăng cường ngân sách cho giáo dục, huấn luyện và đào tạo, cần nâng cấp cải tiến chươngtrình, nội dung và chiêu thức theo hướng cơ bản và văn minh. Nâng cao chất lượngcông tác dạy và học. – Bên cạnh việc kiến thiết xây dựng và hoàn thành xong mạng lưới hệ thống pháp luật về giáo dục huấn luyện và đào tạo, tăng cường quản trị nhà nước so với hoạt động giải trí giáo dục huấn luyện và đào tạo, cần lan rộng ra quy mô, hình thức và động viên mọi người tham gia quy trình huấn luyện và đào tạo và tự huấn luyện và đào tạo. Thực hiệnxã hội hoá những hoạt động giải trí giáo dục, giảng dạy. – Đặc biệt quan trọng là giải quyết và xử lý tốt mối quan hệ giữa giảng dạy và sử dụng. Đào tạotheo nhu yếu xã hội để cung ứng những yên cầu của sự nghiệp thay đổi quốc gia và nhữngngười đã qua đào tạo và giảng dạy phải được sử dụng, tạo điều kiện kèm theo để phát huy tổng thể những gì màhọ hoàn toàn có thể có được trong quy trình giảng dạy. 1.3.5. Đưa ra những chính sách đơn cử cho sự tăng trưởng giáo dục, đào tạoĐó là những thống kê giám sát được đơn cử thành tiềm năng đơn cử cần đạt được như : Phổ cậpgiáo dục cấp nào ? Mũi nhọn của ngành giáo dục, giảng dạy là gì ? Chính sách giáo dục, đào tạo và giảng dạy cho những đối tượng người dùng và khu vực đặc trưng ( nữ, tôn giáo, miền núi, biên giới, … ) ? Cơ cấu những cấp và ngành nghề giáo dục, huấn luyện và đào tạo ( khoa học cơ bản, khoa học quản trị, khoa học xã hội nhân văn, công nhân tay nghề cao, tầm trung, ĐH, sau đại học, … ) ? 1.3.6. Lựa chọn cơ quan thực thi chính sáchCác chính sách giáo dục, đào tạo và giảng dạy hầu hết do Bộ Giáo dục và đào tạo và giảng dạy, Bộ Văn hoávà thông tin, Uỷ ban Thể dục thể thao, những Bộ và những cơ quan hữu quan khác cùng tấtcả những đoàn thể, tổ chức triển khai xã hội ở những cấp, những ngành thực thi. Vấn đề là phải phâncông nghĩa vụ và trách nhiệm rõ ràng giữa những cơ quan này để sử dụng có hiệu suất cao những nguồn lựccó hạn của quốc gia vào sự nghiệp to lớn này. 271.3.7. Đánh giá hiệu lực hiện hành, hiệu suất cao chính sáchĐây là một yếu tố phức tạp, mà chiêu thức đo lường và thống kê những chỉ tiêu thống kê giám sát cụ thểphải do Nhà nước đưa ra ( qua uỷ nhiệm cho 1 số ít cơ quan nòng cốt ). 1.3.8. Lựa chọn hình thức triển khai chính sáchCác hình thức thực thi chính sách phải xuất phát từ thực trạng đơn cử của quốc gia ( năng lực ngân sách, truyền thống cuội nguồn và đặc thù của dân tộc bản địa, tình hình hiện có củangành, năng lực phát minh sáng tạo của đội ngũ cán bộ của ngành, … ) để lựa chọn cho thích hợpvà có hiệu suất cao. 1.3.9. Tổng kết thực thi chính sáchĐó là việc nhìn nhận cái được, cái mất của quy trình thực thi chính sách sau mỗichặng đường tăng trưởng, nhằm mục đích rút ra những bài học kinh nghiệm hữu dụng. Đặc biệt cần giải quyết và xử lý nghiêmkhắc so với những nhân viên cấp dưới của Nhà nước, do những nguyên do khác nhau đã gây ranhững thiệt hại cho ngành, cho quốc gia. Những hiện tượng kỳ lạ xấu đi, gây thiệt hại chođât nước là một trong thực tiễn xẩy ra ở nhiều nơi nhưng do giải quyết và xử lý không kịp thời và đúng mứcnên không ngăn ngừa được2. Chính sách lao động việc làm : 2.1. Quan điểm về lao động việc làm : 2.1.1. Việc làmViệc làm là yếu tố quyết định hành động đời sống mỗi người trong độ tuổi lao động. Nạn thấtnghiệp là một trong những nguyên do hàng đâu dẫn đến xấu đi xã hội, gây bất bìnhđẳng xã hội, làm ngày càng tăng những tệ nạn xã hội và quan trọng hơn là nguyên do gây nêncuộc sống không không thay đổi, đói nghèo. Việc làm là điều kiện kèm theo sống còn của con người xãhội. Hiện nay ở nước ta thực trạng thất nghiệp không phải cao những không có việc làmổn định là thông dụng, nhất là từ khi chuyển sang cơ chế thị trường. Nhà máy làm ăn thualỗ, không có việc làm, công nhân viên chức lâm vào cảnh chờ đón, chạy chợ tìm kiếmviệc làm tạm bợ để lo đời sống hàng ngày cho bản thân và mái ấm gia đình. Vay vốn đầu tưsản xuất, nhưng trình độ quản trị yếu kém dẫn đến nhà máy sản xuất đổ bể, vỡ nợ cũng lại đẩyhàng loạt người lao động rơi vào thực trạng long dong, cơ nhỡ. Các yếu tố : việc làm – dân số – lao động tương quan ngặt nghèo với nhau. Nước ta, 85 % dân số sống ở nông thôn, hầu hết bằng lao động bằng tay thủ công, với lối canh tác cổ truyềnphụ thuộc nhiều vào vạn vật thiên nhiên, cái được cái mất nhiều khi do may rủi. ” Việc làm ” so với nông dân tại sao lại thành yếu tố xã hội ? Thóc lúa, hoa màu, gia cầm, gia súcdo người nông dân làm ra lúc được, lúc không. Chưa kịp thu hoạch, nhiều khi lúa đã bịnước lũ cuốn đi, bị mưa làm rụng xuống, nẩy mầm. Lại có khi loại sản phẩm làm ra không28có người mua, bị tư thương bắt chẹt, dìm giá. Nhiều người nông dân Nước Ta vốngắn bó với quê nhà, vốn không thích cảnh xa xứ, vốn quen cầy cuốc nhưng đã ra đi, tìm vùng đất mới để dễ bề làm ăn, tìm việc làm mới kỳ vọng một năng lực kiếm sốngthuận lợi hơn, có đời sống sung túc hơn. Họ đổ xô ra thành thị. Các đô thị, với xuhướng tăng trưởng, lan rộng ra một cách tự phát càng trở nên đông đúc, eo hẹp và kéotheo đó là hàng loạt những khó khăn vất vả trong hoạt động và sinh hoạt và những tệ nạn xã hội khác. Đólà tác dụng của sự bùng nổ dân số và khủng hoảng cục bộ việc làm. Ngày nay, bùng nổ dân số đang là rủi ro tiềm ẩn của nhiều vương quốc trên thế giơí. Sựkhủng hoảng việc làm lúc bấy giờ lại là yếu tố của toàn thế giới, vẫn đang là thử thách đốivới mọi vương quốc trên quốc tế, trong đó Nước Ta không phải là trường hợp ngoại lệ. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều giải pháp trong bước đầu có hiệu suất cao để xử lý tốtvấn đề tương quan đến dân số – lao động – việc làm. – Công tác kế hoạch hoá mái ấm gia đình đã trở thành một chương trình vương quốc quantrọng số 1 của quốc gia. Sau 3 thập kỷ ( 1960 – 1990 ) từ lúc mở màn nhận thức tầmquan trọng của yếu tố dân số – kế hoạch hoá mái ấm gia đình và vận dụng những giải pháp đồng bộcần thiết, tất cả chúng ta đã giảm được tỷ suất tăng dân số tự nhiên từ trên 3 % xuống còn 2,2 %. Mục tiêu lúc bấy giờ của nước ta là mỗi mái ấm gia đình chỉ có 1 – 2 con, phấn đấu đến năm2000, trung bình mỗi cặp vợ chồng chỉ có 2,9 con. – Các chương trình di dân đã góp thêm phần phân chia hài hòa và hợp lý dân cư và lao động, khaithác những nguồn tiềm năng tự nhiên, tạo thêm nhiều chỗ thao tác mới ( riêng chươngtrình 327 đã điều động trên 23 vạn hộ mái ấm gia đình, hơn 1 triệu nhân khẩu đến những vùngkinh tế mới, tạo việc làm cho nửa triệu lao động ), Nhà nước đã có Nghị định số120 / HĐBT ngày 11 / 4/1992 hình thành quỹ vương quốc xử lý việc làm, cho vay gần1000 tỷ đồng với điều kiện kèm theo khuyến mại, trợ giúp gần 2 vạn dự án Bất Động Sản nhỏ, tạo việc làm cho gầnmột triệu người. – Các chương trình viện trợ nhân đạo ( Tiệp Khắc cũ, CHLB Đức, EC, HCR, .. ) tạođiều kiện tái hoà nhập và xử lý việc làm cho hơn 20 vạn người hồi hương. – Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, chính sách ” Open ” đúng đắn và thu hútvốn góp vốn đầu tư quốc tế một cách có hiệu suất cao, nguồn lực này cũng giúp tạo thêm 20 vạnchỗ thao tác mới. Nguồn lao động dồi dào, con người Nước Ta chịu khó, chịu khó, khéo tay, có trìnhđộ học vấn, năng lực tiếp thu nhanh gọn khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến tiên tiến và phát triển, … là những điểm mạnh của lao động Nước Ta, đang được những nhà đầu tư nước ngoàiđánh giá rất cao, là yếu tố kích thích góp vốn đầu tư quốc tế. Với chính sách, giải phápđúng đắn như vậy, năm 1995 số lượng chỗ thao tác mới tăng lên nhiều so với nhữngnăm trước đó ( tăng 5 % so với số lượng tăng trung bình hàng năm trước đó ). 29T heo đo lường và thống kê của những chuyên viên kinh tế tài chính lao động, trong kế hoạch 5 năm, từ 1996 – 2000, phải sắp xếp việc làm cho 8,5 triệu người gồm có : Số lao động cũ chuyển sang : 2,5 triệu ; số thành viên đến tuổi lao động không liên tục đi học : 4,5 triệu ; số học sinhtốt nghiệp những trường chuyên nghiệp : 0,6 triệu ; số lao động nông nghiệp bị mất diệntích canh tác, cần có việc làm mới : 0,5 triệu ; những đối tượng người dùng tệ nạn xã hội, hết hạn tù : 0,3 triệu ; số công nhân viên chức mất việc và những đối tượng người dùng khác : 0,1 triệu. 2.1.2 Thực trạng và nguyên do yếu tố việc làm ở nước ta hiện nayThực trạng việc làm hiện nayThực trạng việc làm ở nước ta lúc bấy giờ có một số ít yếu tố đáng chú ý quan tâm : – Dân số nước ta là loại dân số trẻ, số người dưới 15 tuổi chiếm tỷ suất lớn, khoảng45 %. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm cao, trên 2 %. Tổng nguồn lao động cũngngày càng tăng và lúc bấy giờ đang tăng ở mức từ 3,4 đến 3,5 % mỗi năm, tính ra, mỗinăm có trên 11 người trẻ tuổi bước vào tuổi lao động. Như vậy, dù kinh tế tài chính có tăng trưởngcao, GDP có tăng 10 % thì từ nay đến năm 2000 và 2010, nước ta vẫn dư thừa khánhiều lao động. – Số lao động chưa có việc làm tập trung chuyên sâu khá lớn ở vùng đô thị. Tỷ lệ thất nghiệp ởkhu vực đô thị là 9 – 10 %, thậm chí còn có nơi lên tới 12 %, trong khi đó tỷ suất thất nghiệpchung cả nước là 6 %. Trong số những người chưa có việc làm thì 80 % là người trẻ tuổi, trong đó phần đông chưa có kinh nghiệm tay nghề, thiếu vốn để tổ chức triển khai lao động và một bộ phận thấtnghiệp từ khu vực nhà nước ( giảm biên chế ), bộ đội xuất ngũ, lao động từ nước ngoàitrở về, … Ớ nông thôn, nơi tập trung chuyên sâu gần 80 % dân số và trên 70 % lao động, do cơ cấu tổ chức kinh tếvà cơ cấu tổ chức lao động lỗi thời, đa phần là kinh tế tài chính tự cung tự túc, tự cấp và thuần nông, nên tìnhtrạng thiếu việc làm là thông dụng. Đất canh tác ngày càng bị thu hẹp nên sự dư thừa laođộng khá lớn, 30 – 40 %. – Mặc dù Đảng và Nhà nước ta có nhiều giải pháp trong xử lý việc làm nhưkhuyến khích những thành phần kinh tế tự tạo việc làm, thiết kế xây dựng chương trình quốc giagiải quyết việc làm, nhưng mỗi năm cũng chỉ xử lý được khoảng chừng 1 triệu lao động, xê dịch số người trẻ tuổi bước vào độ tuổi lao động. Số tồn dư lao động của những nămtrước và mới phát sinh vẫn còn trên 6 triệu người. Cùng với việc chuyển sang cơ chế thị trường, việc xử lý việc làm ở nước tađứng trước những xích míc và thử thách lớn, đó là : – Mâu thuẫn giữa nhu yếu về việc làm ngày càng lớn và năng lực xử lý việclàm còn rất hạn chế, trong khi tiềm năng tăng trưởng kinh tế tài chính và tạo việc làm còn lớnnhưng chưa được phát huy, chưa gắn lao động với tiềm năng đất đai và tài nguyênthiên nhiên. 30 – Mâu thuẫn giữa lao động và việc làm ngày càng nóng bức khi cơ cấu tổ chức kinh tế tài chính đangđược kiểm soát và điều chỉnh theo hướng thị trường. Việc kiểm soát và điều chỉnh cơ cấu tổ chức lao động cho phù hợpvới cơ cấu tổ chức kinh tế tài chính mới tất yếu dẫn đến dư thừa lao động. Xu hướng tách và đẩy laođộng ra khỏi việc làm khá lớn. Đó là sự không tương thích giữa cơ cấu tổ chức lao động cũ và cơcấu kinh tế tài chính đang quy đổi. Trong quy trình kiểm soát và điều chỉnh này, nền kinh tế tài chính nước ta vừathiếu lực lượng lao động kỹ thuật, vừa thừa lao động đại trà phổ thông và giản đơn. – Mâu thuẩn trong bản thân yếu tố việc làm. Giải quyết việc làm vừa là yếu tố kinhtế – xã hội cơ bản, lâu bền hơn, có đặc thù kế hoạch, vừa là yếu tố cấp bách trước mắt. – Mâu thuẫn giữa nhu yếu xử lý việc làm rất lớn với trình độ tổ chức triển khai quản lýchưa theo kịp nhu yếu của chính sách mới. Nguyên nhân của yếu tố việc làm hiện nayThực trạng nói trên của yếu tố xử lý việc làm, có 1 số ít nguyên do sau đây : – Một là, nước ta là một nước nông nghiệp lỗi thời, có xuất phát điểm quá thấp, thiếu điều kiện kèm theo vật chất cơ bản để chuyển mạnh sang nền kinh tế hàng hoá. Đặc biệt, cấu trúc hạ tầng cơ sở lúc bấy giờ quá yếu kém, khó lựa chọn công nghệ tiên tiến thích hợp và hạnchế năng lực góp vốn đầu tư quốc tế. Đây là nguyên do bao trùm và cơ bản nhất, hạn chếkhả năng xử lý việc làm. – Hai là, trong chính sách cũ, người lao động hầu hết là tìm việc làm trong khu vựckinh tế nhà nước. Nhà nước quản trị và quản lý và điều hành nền kinh tế tài chính theo kiểu tập trung chuyên sâu baocấp, dẫn đến ngưng trệ tiềm năng lao động, triệt tiêu động lực tự tạo việc làm của ngườilao động. Đến nay, chính sách mới đã mở ra năng lực to lớn trong việc giải phóng tiềmnăng lao động của hàng loạt xã hội, tuy nhiên Nhà nước lại chưa có chính sách đồng nhất và cụthể để khuyến khích tăng trưởng việc làm. Hệ thống đào tạo và giảng dạy, đào tạo và giảng dạy lại và phổ cập nghềchưa cung ứng nhu yếu. – Ba là, chưa có một mạng lưới hệ thống cơ quan sự nghiệp hoàn hảo để xử lý việc làm. Các TT dịch vụ việc làm còn manh mún, chưa thực sự là cầu nối giữa người laođộng và người sử dụng lao động. Chương trình vương quốc về việc làm cũng chưa đượcchỉ đạo tập trung chuyên sâu về mặt tổ chức triển khai và góp vốn đầu tư đúng mức về kinh tế tài chính. 2.1.3. Chính sách việc làmKhái niệmTheo điều 13, chương II, trong bộ Luật Lao động : ” Mọi hoạt động giải trí lao động tạo ranguồn thu nhập, không bị pháp lý cấm đều được thừa nhận là việc làm “. Chính sách việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của mọi quốc gianhằm góp thêm phần bảo vệ bảo đảm an toàn, không thay đổi và tăng trưởng xã hội. Hội nghị thượng đỉnh31Copenhagen, 3/1995 đã coi lan rộng ra việc làm là một trong những nội dung cơ bản nhấtcủa kế hoạch tăng trưởng xã hội của những nước trên quốc tế từ nay đến 2000 và 2010. Chính sách việc làm là thể chế hoá pháp lý của Nhà nước trên nghành lao độngvà việc làm, là mạng lưới hệ thống những quan điểm, chủ trương, phương hướng và những giải phápgiải quyết việc làm cho người lao động. Theo quan điểm của Tổ chức Lao động quốc tế ( ILO ), người có việc làm là ngườilàm việc trong những nghành nghề dịch vụ, ngành, nghề, dạng hoạt động giải trí có ích, không bị pháp luậtngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và mái ấm gia đình, đồng thời góp phần mộtphần cho xã hội. Đối với việc làm, thất nghiệp là một thực trạng có tính quy luật của nền kinh tế tài chính thịtrường. Có nhiều khái niệm khác nhau về thất nghiệp. Theo quan điểm của ILO : Thấtnghiệp là một thực trạng sống sót, khi 1 số ít người trong lực lượng lao động muốn làmviệc, nhưng không hề tìm được việc làm ở mức tiền công đang phổ cập. Giải quyếtthất nghiệp là yếu tố bức xúc trong chính sách việc làm của mỗi vương quốc. Ở nước ta, trong quy trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, thất nghiệp là điềukhó tránh. Vấn đề đặt ra là phải xử lý thực trạng thất nghiệp như thế nào. Dướigiác độ chính sách việc làm, để hạn chế thất nghiệp, một mặt phải tạo ra chỗ làm mới, mặt khác phải tránh cho người lao động trước rủi ro tiềm ẩn thất nghiệp ( huấn luyện và đào tạo, giảng dạy lạitay nghề, … ). Ngoài ra, phải có chính sách trợ cấp cho người lao động khi họ bị thấtnghiệp. Chính sách việc làm thực ra là một mạng lưới hệ thống những chính sách chung có quan hệ vàtác động đến việc lan rộng ra và tăng trưởng việc làm cho lực lượng lao động của toàn xãhội, như những chính sách : Khuyến khích tăng trưởng những nghành, những ngành, nghề cókhả năng lôi cuốn nhiều lao động, chính sách tạo việc làm cho những đối tượng người tiêu dùng đặc biệt quan trọng ( người tàn tật, đối tượng người dùng tệ nạn xã hội, người hồi hương, … ) Vị trí, vai trò của chính sách việc làmChính sách việc làm có mối quan hệ biện chứng với những chính sách xã hội và cácchính sách kinh tế tài chính – xã hội khác. Thực hiện tốt chính sách việc làm, nguồn lao độngđược sử dụng có hiệu suất cao thì hiện tượng kỳ lạ thất nghiệp sẽ giảm đi, như vậy chính sáchbảo hiểm xã hội sẽ giảm được ngân sách cho những trợ cấp thất nghiệp. Ngược lại, khi chínhsách việc làm chưa được xử lý tốt, nhất là vào thời kỳ kinh tế tài chính suy thoái và khủng hoảng, nạn thấtnghiệp sẽ tăng lên và những tệ nạn xã hội sẽ thuận tiện phát sinh. Khi đó gánh nặng đối vớicác chính sách về bảo vệ xã hội, bảo mật an ninh xã hội sẽ tăng lên, thậm chí còn hoàn toàn có thể gây rabất không thay đổi về chính trị, xã hội. Trong chính sách xử lý việc làm, một nguyên do cơ bản cần được thực hiệnlà bảo vệ công minh xã hội, trên cơ sở Nhà nước tạo ra những điều kiện kèm theo thuận tiện cho32mọi người có thời cơ trong việc tìm kiếm và tự tạo việc làm, chốn tư tưởng ỷ lại vàoNhà nước, triển khai chủ nghĩa trung bình, chia đều việc làm với thu nhập thấp. đồngthời cũng phải chống khuynh hướng chạy theo thị trường tự do trong xử lý việc làm, coi nhẹ nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội của những doanh nghiệp, những tổ chức triển khai kinh tế tài chính, khiến cho tìnhtrạng thất nghiệp trở nên yếu tố xã hội gay cấn. Quan điểm chỉ đạoTrong chính sách kế hoạch hoá tập trung chuyên sâu bao cấp, Nhà nước phải lo mọi yếu tố về laođộng và việc làm, từ đào tạo và giảng dạy, phân chia đến sử dụng và đãi ngộ. Khái niệm về việc làmtrong chính sách bao cấp rất là xơ cứng, chỉ lao động trong khu vực Nhà nước là đượccoi là ” có việc làm ” và được xã hội trân trọng. Trong chính sách đó, khái niệm thất nghiệp, thiếu việc làm, lao động dư dôi, thị trường sức lao động, …. bị coi là lạ lẫm, chế độtuyển dụng suốt đời được coi là đương nhiên. Cơ chế ấy cũng hạn chế đáng kể việc tựdo vận động và di chuyển lao động, tự do hành nghề, do vậy làm hạn chế việc phát huy sức mạnhcủa nguồn nhân lực cũng như quy trình tăng trưởng và tăng trưởng nền kinh tế tài chính – xã hộinói chung. Từ khi có chính sách mới, cơ chế thị trường đã lôi cuốn lao động, tạo khả năngmở thêm hàng triệu chỗ thao tác. Khái niệm về việc làm đã được chính thức ra đờitheo đúng nghĩa của nó, làm cho mọi công dân dù hoạt động giải trí ở thành phần kinh tế tài chính nào, ở ngành nào hay ở đâu cũng đều hoàn toàn có thể yên tâm thao tác. Điều 13, chương II, trongbộ Luật Lao động đã ghi : ” Mọi hoạt động giải trí lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bịpháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm “. ” Giải quyết việc làm, bảo vệ chomọi người có năng lực lao động đều có thời cơ có việc làm là nghĩa vụ và trách nhiệm của Nhànước, của những doanh nghiệp và toàn xã hội “. Từ kinh nghiệm tay nghề của quốc tế và địa thế căn cứ vào thực tiễn của nước ta, Nhà nước ta chủtrương góp vốn đầu tư vào 1 số ít ngành, nghề có năng lực lôi cuốn nhiều lao động ; mạnh dạnđầu tư công nghệ cao, kể cả trường hợp phải đi vay vốn của quốc tế nhằm mục đích thiếtthực lôi cuốn nguồn lao động, Giao hàng nhu yếu tiêu thụ trong nước. Lênin có câu nói nổi tiếng : ” … suy cho cùng, hiệu suất lao động là cái quyết địnhsự thắng lợi của chính sách xã hội mới “. Câu đó luôn luôn đúng. Tuy nhiên, kinhnghiệm của Ấn Độ, vào cuối thập kỷ 60 lại cho thấy khi nước này lôi cuốn vào khu vựcthâm canh cây lúa với số lượng lao động gần gấp đôi so với mức trung bình của nhữngnăm trước đó, thì tác dụng sản lượng gạo vẫn tăng lên 20 %. Đó là giải pháp tình thế, cógiá trị nhất thời trong những điều kiện kèm theo đặc trưng. Trong thực trạng nước ta lúc bấy giờ, cónhiều lúc, nhiều nơi cũng phải sử dụng những giải pháp tình thế tựa như, tạm chấp nhậnsự hạn chế của hiệu suất, vẫn bảo vệ sự tăng trưởng của tổng sản phẩm xã hội, đểgiải quyết yếu tố việc làm. Thất nghiệp là hiện tượng kỳ lạ khó tránh trong cơ chế thị trường. Chính sách về việclàm của Nhà nước xác lập tiềm năng không phải là xoá bỏ trọn vẹn nạn thất nghiệp33mà là hạn chế nó đến mức thấp nhất, bảo vệ sự bảo đảm an toàn được cho phép. Trong tương lai, khi hội đủ 1 số ít điều kiện kèm theo nhất định, nhất là về những điều kiện kèm theo kinh tế tài chính, nước ta có thểcó chính sách bảo hiểm của Nhà nước so với những người thất nghiệp. Tóm lại những chủ trương lớn của Nhà nước về lao động và việc làm là Nhà nước cótrách nhiệm tương hỗ về kinh tế tài chính để thực thi việc làm ; Nhà nước bảo vệ, khuyến khíchmọi người làm giầu một cách chính đáng, bảo vệ quyền tự do vận động và di chuyển chỗ làm, việc làm, tự do hành nghề ; Nhà nước có nghĩa vụ và trách nhiệm và có chính sách khuyến khích tạoviệc làm mới để lôi cuốn người lao động ; khai thác mọi tiềm năng trong nhân dân vàtranh thủ góp vốn đầu tư, tương hỗ của quốc tế ; liên tục chương trình dân số kế hoạch hoá giađình để giảm sức ép của ” cung ” trên thị trường lao động. Để có chính sách xử lý tốt việc làm cho lao động xã hội, cần vận dụng nhữngquan điểm đa phần sau : – Một là, trong điều kiện kèm theo nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và với nguồn laođộng khá dồi dào lúc bấy giờ thì thất nghiệp là điều khó tránh. Vấn đề cơ bản là Nhànước phải trấn áp được thị trường lao động nhằm mục đích khống chế và hạn chế thất nghiệp. – Hai là, tự do hoá lao động là quan điểm cơ bản nhất để hình thành chính sách việclàm trong điều kiện kèm theo mơí. Quan điểm này phải được thể chế hoá thành pháp luật để đảmbảo cho người lao động được tự do hành nghề, liên kết kinh doanh, liên kết hợp tác và tự dothêu mướn lao động trên cơ sở pháp lý và sự hướng dẫn của Nhà nước. – Ba là, chính sách việc làm phải hướng vào liên tục giải phóng tiềm năng lao động, khuyến khích những nghành nghề dịch vụ ngành, nghề và hình thức hoạt động giải trí có năng lực thu hútđược nhiều lao động, đặc biệt quan trọng là khuyến khích người có vốn, có kỹ thuật và công nghệđầu tư vào sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ để tạo ra việc làm mới, lôi cuốn thêm lao độngxã hội. – Bốn là, chính sách việc làm phải nhằm mục đích hoàn thành xong số lượng, chất lượng nguồnnhân lực. Gắn với chất lượng nguồn nhân lực phải tăng trưởng mạng lưới hệ thống giáo dục, đàotạo nhằm mục đích vừa nâng cao dân trí, vừa phân phối nhu yếu lao động có kỹ thuật cao trongquá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời tạo điều kiện kèm theo cho lao động tự tạoviệc làm. – Năm là, xử lý việc làm phải theo những chương trình, dự án Bất Động Sản có tiềm năng, có vốnđầu tư từ nhiều nguồn và lập quỹ vương quốc xử lý việc làm. 2.2. Biện pháp tổ chức triển khai thực hiện2. 2.1 – Phương hướngCăn cứ vào những quan điểm cơ bản trên, phương hướng cơ bản để sử dụng cóhiệu quả nguồn lao động và xử lý tốt việc làm ở nước ta là : 34 – Gắn yếu tố lao động – việc làm với kế hoạch tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hội cũng nhưcác chương trình vương quốc khác ( đặc trưng hay tiềm năng ) như tín dụng thanh toán, tăng trưởng nôngthôn, quy hoạch và tăng trưởng đô thị, việc làm ngoài nước, đối tượng người dùng ưu tiên, … – Tổ chức đào tạo và giảng dạy, giảng dạy lại và phổ cập nghề để người lao động có thêm cơ hộitìm kiếm thêm việc làm hoặc tự tạp việc làm. – Xây dựng chương trình vương quốc về việc làm, coi đó là phương tiện đi lại quan trọng đểphát triển nguồn nhân lực. Trước mắt Nhà nước chủ trương hướng chương trình nàyvào những vùng trọng điểm như đồng bằng sông Hồng ( là nơi đông dân, ít đât ), đồngbằng sông Cửu Long, vùng núi trung du phía Bắc, Tây nguyên, Đông Nam bộ, venbiển ( là những nơi còn nhiều tiềm năng của vạn vật thiên nhiên chưa được khai thác ). 2.2.2 – Các giải pháp đơn cử – Lập quỹ vương quốc xử lý việc làm, cho vay với điều kiện kèm theo khuyễn mãi thêm để tạo việclàm, chỗ làm mới. – Đầu tư tăng trưởng những tổ chức triển khai dịch vụ về việc làm, trợ giúp dạy nghề, giải quyếtviệc làm cho những đối tượng người tiêu dùng ưu tiên như thương bệnh binh, người tàn tật, mái ấm gia đình có công. – Hoàn thiện, bổ trợ chính sách khuyến khích thực thi việc làm về kinh tế tài chính, thuế, tín dụng thanh toán, hộ khẩu. – Hình thành mạng lưới hệ thống tổ chức triển khai dịch vụ việc làm thuộc ngành Lao động – thươngbinh – xã hội, thuộc những đoàn thể quần chúng hoặc 1 số ít bộ, ngành, gắn với hoạt độngdạy nghề, hướng nghiệp. 3. Chính sách bảo vệ xã hội : 3.1. Chính sách bảo hiểm xã hội : 3.1.1. Khái niệm : Mặc dù BHXH đã hoạt động giải trí hàng trăm năm nhưng cho đến nay những khái niệm vềBHXH vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Vì vậy để đi đến thống nhất vềBHXH phải đi từ 2 đặc trưng cơ bản sau : • Bảo hiểm cho người lao động trong và sau quy trình lao động • Các hoạt động giải trí BHXH được thực thi trong khuôn khổ của pháp lý, những chế độBHXH cũng do luật lao lý. Nhà nước bảo lãnh những hoạt động giải trí của BHXH.Từ những đặc trưng cơ bản trên hoàn toàn có thể đi đến khái niệm về BHXH : – Bảo hiểm xã hội là sự bảo vệ thay thế sửa chữa hoặc bù đắp một phần thu nhập chongười lao động khi họ gặp những rủi ro đáng tiếc làm giảm hoặc mất đi năng lực thu nhập từ laođộng hoặc mất việc làm trải qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ do sự35đóng góp của những bên tham gia BHXH, nhằm mục đích bảo vệ bảo đảm an toàn đời sống của người laođộng và mái ấm gia đình họ, đồng thời góp thêm phần bảo vệ bảo đảm an toàn xã hội. Hay nói cách khác : Bảo hiểm xã hội là sự bảo vệ thay thế sửa chữa hoặc bù đắp một phầnthu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tainạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sởđóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. – Bảo hiểm xã hội bắt buộc là mô hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và ngườisử dụng lao động phải tham gia. – Bảo hiểm xã hội tự nguyện là mô hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tựnguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương pháp đóng tương thích với thu nhậpcủa mình để hưởng bảo hiểm xã hội. – Người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặcchấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng thao tác nhưng chưa tìm được việc làm. – Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời hạn được tính từ khi người lao động bắt đầuđóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảohiểm xã hội không liên tục thì thời hạn đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời hạn đãđóng bảo hiểm xã hội. – Mức lương tối thiểu chung là mức lương thấp nhất do nhà nước công bố ở từngthời kỳ. – Thân nhân là con, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợhoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội ; người khác mà người tham giabảo hiểm xã hội phải chịu nghĩa vụ và trách nhiệm nuôi dưỡng. 3.1.2. Đặc điểm của BHXHBHXH là một hình thức bảo hiểm có tầm quan trọng so với một vương quốc, nó cómột số đặc thù cơ bản sau : – Mục đích hoạt động giải trí của BHXH không vì doanh thu mà vì quyền hạn của người laođộng, của cả hội đồng. – Hoạt động BHXH nhằm mục đích kêu gọi sự góp phần của người lao động và Nhà nướctạo lập kinh tế tài chính để phân phối sử dụng nó bảo vệ bù đắp một phần thu nhập nhất địnhnào đó cho người lao động khi có những sự cố bảo hiểm Open như : tai nạn đáng tiếc, ốmđau, hưu trí … Điều đó có nghĩa là mục tiêu của quỹ BHXH là lấy một phần thu nhậptrong thời hạn lao động thông thường để dành bảo vệ cho đời sống trong nhữngngày không lao động không có thu nhập. – Việc phân phối sử dụng quỹ BHXH được chia làm hai phần : 36 + Phần thực thi chế độhưu trí mang đặc thù bồi hoàn. Mức bồi hoàn phụ thuộcvào mức góp phần vào quỹ BHXH. + Các chính sách còn lại vừa mang đặc thù bồi hoàn, vừa mang đặc thù không bồihoàn. Nghĩa là khi người lao động trong quy trình lao động không bị ốm đau, tai nạnthì không được bồi hoàn ; khi bị ốm đau, tai nạn đáng tiếc thì được bồi hoàn. Mức bồi hoàn phụthuộc vào mức độ ốm đau, tai nạn thương tâm và theo pháp luật trong điều lệ BHXH hiện hành. Sự sống sót và tăng trưởng của quỹ BHXH nhờ vào vào điều kiện kèm theo tăng trưởng kinh tế tài chính, xã hội của xã hội loài người nói chung, của từng nước nói riêng. Việc vận dụng vàthực hiện những chính sách BHXH do tổ chức triển khai quốc tế về lao động quy đnh trọn vẹn phụthuộc vào điều kiện kèm theo kinh tế tài chính xã hội của từng nước, để vừa không thay đổi đời sống của ngườilao động, vừa không thay đổi tăng trưởng kinh tế tài chính xã hội của quốc gia. 3.1.3. Nguyên tắc triển khai BHXH.BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng được thực thi nhằm mục đích bảovệ quyền lợi của người lao động trong những mối quan hệ xã hội, đặc biệt quan trọng là mối quan hệ laođộng. Chính sách BHXH được thực thi hoàn toàn có thể biến hóa một cách linh động tùy từngthời điểm tuy nhiên phải tôn trọng một số ít nguyên tắc cơ bản sau : – Nguyên tắc 1 : Phải nhằm mục đích mục tiêu bảo vệ người lao động đặc biệt quan trọng là người làmcông ăn lương. Đối với bất kể nền sản xuất nào người lao động cũng là vốn quý chính bới người laođộng phân phối sức lao động – một tác nhân quan trọng thiết yếu cho việc tạo ra của cảivật chất. Vì vậy, bảo vệ người lao động đã trở thành một nguyên tắc cơ bản, bao trùmtoàn bộ những hoạt động giải trí của BHXH. – Nguyên tắc 2 : BHXH phải được thực thi theo pháp luật của pháp lý. Nguyêntắc này yên cầu việc bảo vệ người lao động bằng chính sách BHXH phải được thể chếhóa trong mạng lưới hệ thống pháp lý của vương quốc. Việc bảo vệ đó không còn chỉ là việc tự pháttự nguyện của một vài cá thể hay là một nhóm người lao động là thành viên của xãhội. Đồng thời người lao động muốn được hưởng chính sách BHXH phải có nghĩa vụ và trách nhiệm đónggóp một phần thu nhập vào quỹ BHXH theo những phương pháp thích hợp thường xuyênđều đặn trong những năm tháng còn lao động. Quyền được hưởng phải tương thích vớimức góp phần theo lao lý của pháp luật3. 1.4. Nội dung hoạt động giải trí của BHXHĐối tượng BHXHTheo pháp luật tại điều lệ BHXH phát hành theo lao lý số 12 / CP ngày26 / 01/1995 của chính phủ nước nhà lao lý BHXH ở nước ta gồm có 2 mô hình BHXH bắtbuộc và BHXh tự nguyện. 37 a ) BHXH bắt buộc : – Người lao động thao tác trong những doanh nghiệp của Nhà nước. – Người lao động thao tác trong những doanh nghiệp thuộc những thành phần kinh tếngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên. – Người lao động Nước Ta thao tác trong những doanh nghiệp có vốn góp vốn đầu tư nướcngoài tại Nước Ta trong những khu công nghiệp, khu công nghiệp, trong những cơ quan tổ chứcnước ngoài hoặc tổ chức triển khai quốc tế tại Nước Ta. – Người lao động thao tác trong những tổ chức triển khai kinh doanh thương mại dịch vụ thuộc cơ quanhành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể. – Người lao động thao tác trong những doanh nghiệp tổ chức triển khai dịch vụ thuộc lực lượngvũ trang. – Người giữ chức vụ dân cử trong những cơ quan : Đảng chính quyền sở tại, những cấp từ cấphuyện trở lên. Những đối tượng người dùng vận dụng chính sách BHXH bắt buộc nêu trên có đặc thù chung nổibật là : Những người này có việc làm, thu nhập và nơi thao tác tương đối không thay đổi, những đối tượng người tiêu dùng này đều có người sử dụng lao động đóng thêm phí BHXH cho họ, thường thì mức đóng cao hơn so với chính bản thân người lao động đóng. Ngoài ranhững người nói trên khi tham gia BHXH luôn được sự bảo trợ, hỗ trợ vốn từ phía nhànước. b ) BHXH tự nguyện : – Những người làm nghề tự do : bác sĩ, luật sư, những người kinh doanh nhỏ, thợ thủcông … – Những người lao động làm ở những nơi sử dụng dưới 10 lao động, những côngviệc có thời hạn dưới 3 tháng, việc làm theo mùa vụ hoặc việc làm có đặc thù tạmthời khác. Luật BHXH qui định, mọi công dân Nước Ta từ đủ 15 tuổi đến đủ 60 tuổi đối vớinam và từ đủ 15 tuổi đến đủ 55 tuổi so với nữ đều hoàn toàn có thể tham gia BHXH tự nguyện. Mức tham gia BHXH tự nguyện được lao lý hằng tháng bằng 16 % mức thu nhậpngười lao động lựa chọn. Từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm 1 lần, người lao động sẽ đóngthêm 2 % cho đến khi đạt mức đóng là 22 %. Người lao động được phép chọn một trong những phương pháp đóng hằng tháng, hằngquý, 6 tháng một lần. Mức thu nhập tháng của người tham gia BHXH tự nguyện lựachọn thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểuchung38Đặc điểm chung của nhóm đối tượng người dùng này là họ có việc làm, nơi thao tác và thunhập không không thay đổi, không có người sử dụng lao động đơn cử hoặc ổn định đề đượcngười sử dụng lao động đóng thêm phí BHXH ngoài phần góp phần của bản thân họ. Những đặc thù này đã làm cho việc vận dụng những chính sách BHXH gặp khó khăn vất vả trongviệc ĐK đo lường và thống kê mức phí góp phần để tổ chức triển khai nguồn thu, triển khai chi tự cấpkịp thời … chính vì thế mặc dầu bộ luật lao động nước ta có 2 mô hình BHXH nhưngmới chỉ có điều lệ về mô hình BHXH bắt buộc, còn BHXH tự nguyện lúc bấy giờ chỉmới mang đặc thù vận dụng thử nghiệm. c ) BHXH thất nghiệpNgười lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Nước Ta thao tác theohợp đồng lao động hoặc hợp đồng thao tác mà những hợp đồng này không xác lập thờihạn hoặc xác lập thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng với người sử dụng lao độngMột pháp luật khác trọn vẹn mới của Luật BHXH là việc hình thành Quỹ Bảohiểm thất nghiệp từ năm 2009. Khi đó, người thất nghiệp đã đóng bảo hiểm thất nghiệpđủ 12 tháng trở lên trong thời hạn 24 tháng trước khi thất nghiệp sẽ được hưởng bảohiểm thất nghiệp. Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60 % mức trung bình tiền lương của ngườilao động trước khi thất nghiệp. Ngoài ra, người hưởng bảo hiểm thất nghiệp còn đượchỗ trợ học nghề, trình làng việc làm không lấy phí. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp là 1 % tiền lương, tiền công hàng tháng. Các chính sách BHXHCác chính sách BHXH hoàn toàn có thể coi như việc cụ thề hóa việc triển khai mục tiêu củaBHXH mà bộ luật lao động đã nêu rõ : nhằm mục đích từng bước lan rộng ra và nâng cao việc đảmbảo vật chất góp thêm phần không thay đổi đời sống cho người lao động và mái ấm gia đình họ trong cáctrường hợp người lao động gặp những rủi ro đáng tiếc giật mình. Do đó, số lượng những chế dộ bảohiểm xã hội biểu lộ mức độ bảo vệ của xã hội với đời sống người lao động. Năm 1952, tổ chức triển khai lao động quốc tế ICO ra công ước tiên phong về BHXH gồm 9 chính sách : – Chăm sóc y tế – Phụ cấp ốm đau – Trợ cấp thất nghiệp – Trợ cấp tuổi già – Trợ cấp tai nạn thương tâm lao động – Trợ cấp gia đình39 – Trợ cấp sinh đẻ – Trợ cấp khi tàn phế – Trợ cấp mất người nuôi dưỡngHiện nay ở nước ta có 5 chính sách BHXH vận dụng cho những đối tượng người dùng bắt buộc sau : – Trợ cấp ốm đau – Trợ cấp tai nạn thương tâm lao động, bệnh nghề nghiệp – Trợ cấp thai sản – Chế độ hưu trí – Tiền mai táng và chính sách tuất. BHXH tự nguyện gồm có những chính sách sau đây – Chế độ hưu trí – Trợ cấp tử tuấtBHXH thất nghiếp gồm có những chính sách sau đây – Trợ cấp thất nghiệp – Hỗ trợ học nghề – Hỗ trợ tìm việc làmĐể được hưởng chính sách trợ cấp về BHXH, người lao động phải hội đủ những điều kiệncần thiết như sau : – Phải là người tham gia BHXH, có đóng phí BHXH – Quyền hưởng trợ cấp BHXH gắn liền với một biến cố rủi ro đáng tiếc ngẫu nhiên nào đó – Người lao động tham gia BHXH phải không trong thực trạng phạm pháp luật – Ngoài ra, còn có những điều kiện kèm theo riêng so với từng đối tượng người tiêu dùng hưởng trợ cấp củariêng từng loại chính sách BHXH khác nhauMức trợ cấp BHXH phụ thuộc vào vào nhiều yếu tố khác nhau : – Tùy thuộc vào rủi ro đáng tiếc biến cố mà người lao động phải gánh chịu – Trong từng chính sách đơn cử, mức trợ cấp còn tùy thuộc vào mức độ rủi ro đáng tiếc xảy ra cụthể, tùy thuộc vào số năm đống BHXH và mức đóng BHXHVai trò của BHXHTrong nền kinh tế thị trường, BHXH có vai trò rất to lớn. Vai trò đó được thể hiệntrên những mặt sau : 40BHXH mang lại sự bảo vệ và ổn đinh đời sống cho người dân đặc biệt quan trọng là ngườilàm công ăn lương. Khi có sự cố bảo hiểm, những ngưởi tham gia bảo hiểm nhất định sẽ nhận đượcmột số tiền bảo hiểm để giảm bớt khó khăn vất vả về mặt kinh tế tài chính, tạo điều kiện kèm theo duy trì mứcsống đã đạt được. Như vậy, thực thi tốt chính sách bảo hiểm nghĩa là tạo sự an tâmcho những người lao động trong quy trình lao động. Hỗ trợ và triển khai những biện phápan toàn lao động, tạo điều kiện kèm theo để cải tổ, nâng cao sức khỏe thể chất cho người lao độngĐây là vai trò tích cực của BHXH so với người lao động vì nó vừa hoàn toàn có thể nâng caođời sống cho người lao động lại vừa giảm bớt được những khoản chi trợ cấp về tai nạn thương tâm, bệnh nghề nghiệp, … vừa bảo vệ quy trình sản xuất kinh doanh thương mại được thực thi bìnhthườngSử dụng nguồn kinh tế tài chính nhàn nhã để tham gia vào thị trường kinh tế tài chính nhằm mục đích mụcđích bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH. Trong điều kiện kèm theo kinh tế thị trường, qũy BHXHcũng là một nguồn kinh tế tài chính quan trọng của thị trường kinh tế tài chính để góp vốn đầu tư phát triểnkinh tế xã hội. Quỹ BHXH, đặc biệt quan trọng phần chi cho chính sách hưu trí có thời hạn nhàn rỗitương đối dài, hang chục năm. Vì vậy. hoàn toàn có thể sử dụng nguồn vốn này để tham gia vàothị trường kinh tế tài chính với mục tiêu bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH. 3.1.2. Thực trạng tiến hành những chính sách BHXH ở Nước Ta lúc bấy giờ : * Tình hình thực thi pháp lý về BHXH của cơ quan BHXH, người sử dụnglao động và người lao động : Trong hơn một năm qua, với những quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm được qui định trongLuật BHXH và những tính năng, trách nhiệm do nhà nước giao, để tiến hành thực hiệnthu BHXH có hiệu suất cao, BHXH những cấp đã tăng cường, lan rộng ra tuyên truyền, vậnđộng, phổ cập và tổ chức triển khai những cuộc thi khám phá về những chính sách, chính sách, pháp lý, hướng dẫn thủ tục triển khai BHXH không chỉ so với người lao động, người sử dụnglao động mà còn đến cả mọi người dân những tổ dân phố, khu dân cư với nhiều hìnhthứcnhư báo, đài phát thanh, truyền hình, áp phích, quảng cáo, tờ rơi …. Cán bộ BHXH được trau dồi phẩm chất, nâng cao trình độ trình độ, nhiệm vụ, ý thức, nghĩa vụ và trách nhiệm, ý thức vì người tham gia và thụ hưởng mà Giao hàng. Cán bộBHXH cũng đã dành phần nhiều thời hạn đến từng đơn vị chức năng sử dụng lao động được phâncông đảm nhiệm để tuyên truyền, lý giải, hướng dẫn và cùng cơ sở giải quyết và xử lý kịp thờinhững vướng mắc, khó khăn vất vả trong việc triển khai chính sách cho người lao động. Cơquan BHXH đã từng bước triển khai cải cách thủ tục hành chính trong công tác làm việc quản lývà xử lý chính sách chính sách cho người lao động trải qua việc vận dụng công nghệthông tin và chính sách ” một cửa liên thông ” đem lại hiệu suất cao tích cực ; hồ sơ, thủ tục giấytờ tương quan đến việc tham gia và hưởng chính sách đã từng bước được đơn giản hoá ; các41qui định, qui trình nhiệm vụ ngày càng tương thích với thực tiễn, dễ hiểu, dễ thực hiệnhơn ; những thủ tục người sử dụng lao động và người lao động phải làm ngày càng giảm ; thời hạn xử lý được rút ngắn hơn ; khiếu nại, kêu ca về những sai sót, phiền hà, chậm xử lý chính sách, chính sách cho người lao động đã giảm bớt đáng kể … Vớinhững nỗ lực trong việc tiến hành triển khai công tác làm việc thu BHXH theo Luật BHXH, sốngười tham gia BHXH bắt buộc được lan rộng ra và ngày một tăng : năm 2007 tăng18, 5 % so với năm 2006 ; 6 tháng đầu năm 2008 tăng thêm được khoảng chừng 7 %. Trên 3 triệu lượt đối tượng người tiêu dùng đang hưởng những chính sách, chính sách BHXH được xử lý hưởngtrợ cấp kịp thời, đúng qui định của pháp lý ; góp thêm phần bảo vệ không thay đổi đời sốngngười lao động, không thay đổi chính trị, trật tự, bảo đảm an toàn xã hội. Việc chấp hành những qui địnhcủa pháp lý về BHXH của người sử dụng lao động và người lao động trong thời gianqua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đa số những đơn vị chức năng sử dụng lao động đã chấp hànhnghiêm chỉnh những qui định của pháp lý về việc ký kết hợp đồng lao động, ĐK sửdụng thang bảng lương, kê khai, lập hồ sơ ĐK tham gia BHXH cho người laođộng. Năm 2007, thời gian mở màn thực thi Luật BHXH, số đơn vị chức năng sử dụng lao độngđăng ký tham gia đã tăng thêm gần 20 ngàn so với năm 2006, nhiều đơn vị chức năng ngay saukhi xây dựng và khởi đầu hoạt động giải trí sản xuất kinh doanh thương mại có sử dụng lao động đã đăngký tham gia và đóng BHXH, BHYT cho người lao động. Đặc biệt, nhiều hộ sản xuấtkinh doanh thành viên, tổ hợp tác có sử dụng lao động đã ĐK tham gia và đóng BHXHtheo qui định cho người lao động … * Một số hiệu quả bước đầuLuật BHXH được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 9 trải qua ngày 29 tháng 6 năm2006. Đấy là luật đạo có hiệu lực thực thi hiện hành thi hành khá đặc biệt quan trọng với 3 thời gian hiệu lực thực thi hiện hành khácnhau : từ 01 – 01 – 2007 cho những pháp luật của luật nói chung : từ 01-01-2008 cho chế độbảo hiểm tự nguyện và từ 01-01 – 2009 cho chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Chỉ một năm sau khi luật đạo có hiệu lực hiện hành, số đối tượng người tiêu dùng theo lao lý tạo khoản 1 điều 2 của Luật BHXH tăng từ 6.759.723 người năm 2006 lên 8.148.123 người năm2007 ( tăng 20,7 % ). Trong đó lao động ở những cơ quan hành chính, sự nghiệp tăng 4 % : doanh nghiệp dân doanh tăng 25,7 % ; doanh nghiệp có vốn góp vốn đầu tư quốc tế tăng17, 3 % ; doanh nghiệp nhà nước chỉ tăng 2 %. Như vậy số lao động tham gia BHXHtăng thêm trong năm 2007 đa phần thuộc khu vực ngoài quốc doanh, khu vực có vốnđầu tư quốc tế và lực lượng vũ trang. Sáu tháng đầu nắm 2008, số người thuộc diệnbắt buộc tham gia BHXH ước tính tăng thêm 1,21 triệu người. Tính chung lại, sốngười có quan hệ lao động ( có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên ) tham giaBHXH đến giữa năm nay đã lên 9,35 triệu người ; trong đó, số mới tăng thêm từ khiLuật có hiệu lực thực thi hiện hành thi hành là hơn 2,6 triệu người. Đây là mức tăng khá nhanh, thể hiệnnội dung những chính sách bảo hiểm mới có sự mê hoặc hơn. Các chính sách BHXH được quy42định tại điều 4 của Luật gồm có : ốm đau, thai sản, tai nạn thương tâm lao động và bệnh nghềnghiệp, hưu trí, tử tuất và dưỡng sức. Khi đối tượng người dùng tham gia BHXH tăng lên, QuỹBHXH trên đà tăng trưởng thì đối tượng người tiêu dùng được chi trả BHXH cũng sẽ được lan rộng ra. Trong năm 2007, những tỉnh, thành phố trong cả nước đã chi trả những chính sách BHXHnói trên với số kinh phí đầu tư lên tới 33.951 tỉ đồng, trong đó chi cho chính sách hưu trí là27. 702 tỷ đồng chiếm 81,5 % tổng chi. Trong năm có thêm 120.315 người hưởng chếđộ hang tháng, 208.710 người hưởng chính sách một lần, hơn 2 triêuh người hưởng trợ cấpốm đau, thai sản, tai nạn đáng tiếc lao động và bệnh nghề nghiệp, 750000 lượt người hưởng trợcấp dưỡng sức và 35.000 người qua dời được mai táng phí. Sáu tháng đầu năm 2008, số người hưởng những chính sách tăng nhanh. Có 51.604 người được hưởng BHXH hangtháng tăng 2 % so với cùng kỳ năm 2007, trong đó hưởng chính sách hưu trí là 41.061 người, 173.849 người hưởng trợ cấp một lần, tăng 145 % so với cùng kỳ năm 2007 ( sốnày tăng cao là do số người nghỉ việc chờ xử lý chính sách trong năm 2007 sang năm2008 mới đủ thời hạn ) ; 1,3 triệu người được hưởng trợ cấp ốm đau ; gần 200.000 lượtngười được trợ cấp thai sản và 150.000 người được hưởng trợ cấp dưỡng sức … Nhìn chung, Luật BHXH đã lao lý đơn cử về điều kiện kèm theo hưởng và mức hưởng củangười lao động trên cơ sở thời hạn đóng BHXH, tuổi đời, mức suy giảm năng lực laođộng, đặc thù việc làm và điều kiện kèm theo thao tác của người lao động. Các chính sách bảohiểm đã được nâng cấp cải tiến, hoàn thành xong và được pháp luật rõ ràng, tương thích với tình hình thựctiễn hơn trước đây. BHXH những tỉnh thành phố thường trực TW đã giải quyết và xử lý khá kịpthời những chính sách chính sách theo những lao lý của luật. * Những sống sót, vướng mắc : – Đối với BHXH bắt buộc : Bên cạnh những chuyển biến tích cực, việc thực hiệnLuật BHXH trong thời hạn qua vẫn còn không ít khó khăn vất vả, vướng mắc. Tình trạng đốitượng tham gia BHXH là người sử dụng lao động và người lao động không đóng, đóngkhông đúng thời hạn, không đúng mức qui định, đóng không đủ số người thuộc diệntham gia BHXH bắt buộc còn xảy ra ở nhiều nơi, hầu hết địa phương nào cũng có. Luật BHXH qui định : “ trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng laođộng, hợp đồng thao tác hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ tham giaBHXH cho tổ chức triển khai BHXH ”. Nhưng thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh có một sốdoanh nghiệp đi vào hoạt động giải trí, có sử dụng lao động từ những năm 2004, 2006, thậmchí, có doanh nghiệp khởi đầu hoạt động giải trí từ năm 1999 ( như Công ty TNHH thuỷ, hải sảnPhước Hoà ) đến nay vẫn chưa tham gia BHXH cho người lao động ; hoặc có trườnghợp khi thanh tra việc thi hành pháp lý lao động tại một doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài ở TP.HN, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phát hiệndoanh nghiệp “ bỏ quên ” không tham gia BHXH cho 131 lao động. Tình trạng đóngBHXH không đúng thời hạn qui định ( chậm đóng, nợ đọng, nợ dây dưa lê dài ) còn43diễn ra ở nhiều địa phương, thậm chí còn có doanh nghiệp nợ tiền BHXH lên đến hàng tỷđồng trong thời hạn vài ba năm. Cơ quan quản trị Nhà nước đã thực thi thanh tra, xửphạt nhưng cũng chưa xử lý được dứt điểm, khởi kiện doanh nghiệp ra tòa thìchậm được giải quyết và xử lý ( Ví dụ : BHXH Thành phố Hồ Chí Minh có đơn khởi kiện Công tyTNHH Lucky Nước Ta nợ 887,6 triệu đồng BHXH, Công ty Giày Anjin nợ gần 5,53 triệu đồng BHXH trên 4 tháng nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết và xử lý ). Việc thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính so với những đơn vị chức năng không tuân thủ phápluật về BHXH đã được triển khai ở nhiều tỉnh, thành phố nhưng vẫn còn nhiều trườnghợp sau khi nộp phạt doanh nghiệp vi phạm vẫn không chấp hành tráng lệ qui địnhvề thu nộp BHXH, việc giải quyết và xử lý tiếp theo chưa được xử lý dứt điểm, thậm chí còn códoanh nghiệp không nộp phạt. Một trong những sống sót lớn nhất trong việc thực thi những qui định về BHXHhiện nay là công tác làm việc quản trị chưa đồng điệu, cơ quan BHXH cũng như những ban, ngànhchức năng chưa nắm chắc hoạt động giải trí sản xuất kinh doanh thương mại, tình hình sử dụng lao độngcủa những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhất là những doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ngoài công lập. Có những doanh nghiệp ngoài quốc doanh có ĐK xây dựng nhưngkhông có trụ sở thanh toán giao dịch, không hoạt động giải trí theo nội dung ĐK, giải thể sau khithành lập và hoạt động giải trí một thời hạn ngắn, không ĐK sử dụng lao động … Cũngkhông cơ quan nào quản trị, theo dõi và nắm được thông tin về những doanh nghiệp đãđăng ký kinh doanh thương mại, có mã số thuế nhưng không có trụ sở thao tác thực ra có hoạtđộng hay không, còn kinh doanh thương mại hay đã dừng hoặc đổi khác khoanh vùng phạm vi hoạt động giải trí. Ngoàira, khu vực ngoài công lập còn có nhiều nhà trẻ mần nin thiếu nhi tư thục, những quán bar, vũtrường, cơ sở thể dục thể hình, thể dục thẩm mỹ và nghệ thuật … không ký kết hợp đồng với ngườilao động. Do vậy, việc quản trị, theo dõi, nhu yếu người sử dụng lao động thực hiệnchính sách BHXH cho người lao động theo luật định ở những đơn vị chức năng này thực sự là vấnđề không dễ bảo vệ. Những khó khăn vất vả, vướng mắc trong quy trình thực thi công tác làm việc thu BHXH bắtbuộc là chính sách, chính sách, chính sách đã phát hành chưa đồng nhất, chậm được tiến hành, hướng dẫn. Nhận thức về BHXH của người lao động thuộc khu vực kinh tế tài chính ngoài Nhànước còn hạn chế, nhiều chủ sử dụng lao động và người lao động chưa có nhận thứcđúng về BHXH. Trong khâu tổ chức triển khai thực thi Luật, mặc dầu mạng lưới hệ thống bảo hiểm xã hộitừ TW đến địa phương, những ngành, những cấp đã nỗ lực tuyên truyền, vận độngthực hiện luật nhưng cho đến nay cũng mới chỉ có 70 % số người có quan hệ lao độngtham gia bảo hiểm xã hội. Trong số 30 % lao động chưa tham gia, hầu hết là doanhnghiệp ngoài quốc doanh và hợp tác xã. Nguyên nhân của vấn đề này thuộc về cả hai phía ( người lao động và người sửdụng lao động ). Nhiều người lao động chỉ lo đời sống trước mắt mà chưa tính đến44

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận