Giáo trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần Phần 1 – Tài liệu text

Giáo trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.71 KB, 43 trang )

1
MỤC LỤC

Bài 1: Khái niệm về bệnh tâm thần……………………………………… Trang 2
Bài 2: Theo dõi-chăm sóc các trường hợp cấp cứu tâm thần…………… Trang 12
Bài 3: Phụ giúp bác sĩ khám và làm liệu pháp chữa bệnh tâm thần… Trang 21
Bài 4: Nguyên tắc dùng thuốc cho người bệnh tâm thần………………….Trang 31
Bài 5: Chăm sóc người bệnh hysteria…………………………………… Trang 37
Bài 6: Chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt………………………… Trang 44
Bài 7: Chăm sóc người bệnh động kinh………………………………… Trang 51
Bài 8: Chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần……………………………Trang 58
Bài 9: Chăm sóc người bệnh tâm thần tại cộng đồng…………………… Trang 64
Bài 10: Quản lý-theo dõi-hỗ trợ người bệnh tâm thần…………………….Trang 70
Bài 11: Vệ sinh-phòng bệnh tâm thần…………………………………… Trang 76
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………Trang 81
2
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH TÂM THẦN

MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được đại cương về tâm thần học và phân biệt bệnh tâm thần với
bệnh thần kinh.
2. Kể được các nguyên nhân và các nhân tố thuận lợi gây phát sinh bệnh tâm
thần.
3. Mô tả được các bệnh tâm thần thường gặp và cách nhận định tình trạng
bệnh nhân.

NỘI DUNG
1. Đại cương về tâm thần học
1.1 Mục tiêu và đối tượng của tâm thần học
– Sức khoẻ cho mọi người là mục tiêu lớn, mục tiêu chiến lược của tổ chức y tế
thế giới (WHO), của nhiều quốc gia phát triển và của cả ngành y tế nước ta và
cũng là thước đo chung của mọi xã hội văn minh, nhân bản.
– Không thể chia cắt sức khoẻ thể chất với sức khoẻ tâm thần xã hội và ngày càng
phải khẳng định vai trò quan trọng của sức khoẻ tâm thần trong một nỗ lực chung
để nâng cao chất lượng sống cho mọi người trong một xã hội phát triển.
3
– Chính vì vậy, đối tượng của tâm thần học ngày nay không chỉ đóng khung trong
khuôn khổ bốn bức tường của bệnh viện – chỉ tập trung vào những người bệnh tâm
thần nặng như người bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, sa sút
trí tuệ,… thuộc phạm vi tâm thần học truyền thống. Mà tâm thần học hiện đại đang
phải bươn trải để phấn đấu vì sức khoẻ toàn diện cả thể chất và tâm thần – vì sự
thoải mái cho tất cả mọi người sống trong cộng đồng.

Với phương châm “Tất cả vì sức khỏe tâm thần và vì người bệnh tâm thần”

1.2 Khái niệm về sức khỏe tâm thần
Trong khi sức khoẻ về thể chất đã được dần từng bước xã hội đặt đúng vào vị
trí của nó, thì sức khoẻ tâm thần còn phải bền bỉ phấn đấu để thay đổi dần nhận
thức vẫn còn nhiều lệch lạc, nhiều mặc cảm. Vậy sức khoẻ tâm thần là gì?
Sức khoẻ tâm thần không chỉ là một trạng thái không có rối loạn hay dị tật về
tâm thần, mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái. Muốn có một
trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái thì cần phải có chất lượng nuôi sống tốt, có
được sự cân bằng và hoà hợp giữa các cá nhân, môi trường xung quanh và môi

trường xã hội. Như vậy, thực chất sức khoẻ tâm thần ở cộng đồng là:
1. Một cuộc sống thật sự thoải mái.
2. Đạt được niềm tin vào giá trị bản thân, vào phẩm chất và giá trị của người
khác.
3. Có khả năng ứng xử bằng cảm xúc, hành vi hợp lý trước mọi tình huống.
4. Có khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển thoả đáng các mối quan hệ.
4
5. Có khả năng tự hàn gắn để duy trì cân bằng khi có các sự cố gây mất thăng
bằng, căng thẳng (Tổ chức y tế thế giới. Geneva – 1998).
Vậy là chăm sóc bảo vệ sức khoẻ tâm thần cho mọi người là một mục tiêu rất
cụ thể, mang tính xã hội, nhưng cũng rất cao, rất lý tưởng và phải phấn đấu liên
tục để tiến dần từng bước, cuối cùng đạt được mục tiêu “Nâng cao chất lượng cuộc
sống” của con người Việt Nam.
1.3 Nội dung của tâm thần học
– Tâm thần là một bộ môn trong y học, có nhiệm vụ nghiên cứu các biểu hiện lâm
sàng, bệnh nguyên, bệnh sinh các bệnh tâm thần, nghiên cứu các biện pháp phòng
và chữa các bệnh này.
– Tâm thần học được chia ra 2 phần lớn: tâm thần học đại cương và tâm thần học
hiện đại.
– Trong quá trình phát triển, tâm thần học đã chia ra nhiều phân môn: tâm thần học
người lớn, tâm thần trẻ em, tâm thần học quân sự, tâm thần học người già, giám
định pháp y tâm thần, tâm thần học xã hội, dược lý tâm thần và sinh hóa tâm
thần…….
1.3.1 Tâm thần học truyền thống
 Tâm thần học đại cương
– Lịch sử phát triển tâm thần học.
– Triệu chứng học, hội chứng học.
– Mối liên quan giữa tâm thần học và các môn khoa học khác.
– Phân loại các bệnh, các rối loạn tâm thần.
– Bệnh nguyên, bệnh sinh của một số bệnh và các rối loạn tâm thần.

– Tâm thần học xuyên văn hoá.
 Bệnh học tâm thần
– Loạn thần thực tổn (rối loạn tâm thần liên quan các bệnh nội tiết, chấn thương,
thoái triển não: Alzheimer, Pick,…).
– Loạn thần nội sinh (tâm thần phân liệt, động kinh, rối loạn cảm xúc,…)
– Các rối loạn tâm thần liên quan đến stress (tâm căn, rối loạn cơ thể tâm sinh,
trạng thái phản ứng).
– Các rối loạn tâm thần do cấu tạo thể chất bất thường và sự phát triển tâm thần
bệnh lý (nhân cách bệnh, chậm phát triển tâm thần,…).
– Các rối loạn tập tính hành vi ở thanh thiếu niên (hành vi bạo lực, xâm phạm, rối
loạn sự học tập, ).
– Rối loạn ăn uống.
– Loạn chức năng tình dục không thực tổn.
– Các rối loạn lo âu, ám ảnh sợ.
– Các rối loạn phân định giới tính.
5
– Lạm dụng và nghiện chất (lạm dụng rượu, nghiện rượu, loạn thần do rượu, lạm
dụng ma tuý, nghiện ma tuý, thuốc lá, ).
1.3.2 Tâm thần học hiện đại
 Tâm thần học truyền thống
 Tâm thần học cộng đồng
– Vệ sinh phòng bệnh và các rối loạn tâm thần.
– Tâm thần học xã hội (nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường, đặc biệt môi trường
tâm lý xã hội và sức khoẻ tâm thần).
– Giáo dục sức khoẻ tâm thần cho gia đình, nhà trường và cộng đồng.
– Phục hồi chức năng tâm lý xã hội.
– Các hình thái hoạt động rèn luyện thể chất, thẩm mỹ.
– Các kỹ năng ứng xử, giao tiếp.
1.4 Thế nào là bệnh tâm thần
– Là những bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn do nhiều nguyên nhân khác

nhau gây ra: nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm thần, bệnh cơ thể… làm rối
loạn chức năng phản ánh thực tại. Các quá trình cảm giác, tri giác, tư duy, ý
thức…….bị sai lệch cho nên bệnh nhân tâm thần có những ý nghĩ, cảm xúc, hành
vi, tác phong không phù hợp với thực tại, với môi trường xung quanh.
– Phạm vi các bệnh tâm thần rất rộng. Bệnh tâm thần là loại bệnh rất phổ biến,
công nghiệp ngày càng phát triển, sự tập trung dân cư vào các thành phố ngày
càng đông, cuộc sống ngày càng căng thẳng thì bệnh ngày càng tăng. Có những
bệnh tâm thần nặng (các bệnh loạn thần), quá trình phản ánh thực tại sai lệch trầm
trọng, hành vi, tác phong bị sai lệch nhiều. Có những bệnh nhân tâm thần nhẹ (các
bệnh tâm căn, nhân cách bệnh), quá trình phản ánh thực tại cũng như hành vi tác
phong rối loạn ít, bệnh nhân vẫn còn có thể sinh hoạt, lao động, học tập được, tuy
có giảm sút.
– Bệnh tâm thần thường không gây chết đột ngột nhưng làm đảo lộn sinh hoạt, gây
căng thẳng cho các thành viên trong gia đình và tổn thất cả về kinh tế. Bệnh tâm
thần nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến trạng thái tâm thần sa sút,
người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Phát hiện sớm và ngăn
chặn kịp thời là để ngăn chặn sự tiến triển xấu này.
1.5 Phân biệt bệnh tâm thần với bệnh thần kinh
 Điểm khác nhau
– Bệnh tâm thần (còn gọi là tâm bệnh) chưa phát hiện được tổn thương đặc hiệu về
mặt hình thái của hệ thần kinh mà chỉ phát hiện được những biến đổi tinh vi về
mặt sinh hóa, miễn dịch, di truyền…… Ða số các dấu hiệu bệnh là do rối loạn
chức năng của não. Phần lớn bệnh nhân có thể ăn khỏe, chơi khỏe, đi đứng bình
thường nhưng có ý nghĩ, cảm xúc, hành vi không phù hợp, kỳ dị, khó hiểu. Bệnh
nhân tâm thần thường không nhận thấy mình bị bệnh, từ chối điều trị tại chuyên
khoa tâm thần.
6
– Bệnh nhân thần kinh có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra làm tổn thương
thực thể tại các phần khác nhau của hệ thần kinh như não bộ, tủy sống, dây thần
kinh ngoại vi gây rối loạn chủ yếu chức năng tiếp thu và thực hiện của con người.

Người bệnh ít có các hành vi kỳ dị, ý nghĩ bất bình thường nhưng có thể tê liệt nửa
người, khó khăn đi đứng, ăn nói, điếc, mù….). Đa số bệnh nhân còn ý thức được
bệnh của mình.
 Điểm liên quan với nhau
– Bệnh thần kinh có tổn thương ở tổ chức não, ít nhiều có rối loạn tâm thần kèm
theo: rối loạn trí nhớ, trí tuệ, ý thức…
– Bệnh nhân tâm thần (bệnh tâm thần nội snh) tuy chưa phát hiện được tổn thương
thực thể ở não, có thể có những rối loạn thần kinh kèm theo (rối loạn trương lực
cơ, phản xạ, thần kinh thực vật…).
2. Nguyên nhân và các bệnh tâm thần thường gặp
2.1 Nguyên nhân
Nguyên nhân gây nên bệnh tâm thần là một vấn đề phức tạp. Hiện nay, có
những bệnh nguyên nhân đã rõ ràng, nhưng vẫn còn một số bệnh nguyên nhân
chưa xác định được. Xung quanh vấn đề bệnh nguyên và bệnh sinh các bệnh tâm
thần còn tồn tại nhiều quan điểm và giả thuyết khác nhau.
2.1.1 Nguyên nhân thực thể
Là những bệnh mà nguyên nhân do tổn thương trực tiếp tổ chức não hay ngoài
não gây trở ngại hoạt động của não.
– Do tổn thương trực tiếp đến tổ chức não:
+ Chấn thương sọ não.
+ Nhiễm trùng thần kinh (viêm não, giang mai, thần kinh…)
+ Nhiễm độc thần kinh (nghiện rượu, ma túy, nhiễm độc thực phẩm, nhiễm độc
hóa chất công nghiệp, nông nghiệp…).
+ Các bệnh mạch máu não, các tổn thương não khác (u não, teo não, xơ rải rác,
tai biến mạch máu não…)
– Do các bệnh cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động não:
+ Các bệnh nội khoa, nội tiết.
+ Các bệnh về chuyển hóa và thiếu sinh tố…
2.1.2 Nguyên nhân tâm lý
– Bệnh loạn thần phản ứng bao gồm: loạn thần phản ứng cấp, rối loạn sang chấn

sau stress, rối loạn sự thích ứng.
– Căng thẳng tâm lý dẫn đến bệnh tâm căn, rối loạn dạng cơ thể, rối loạn phân ly.
– Rối loạn hành vi ở thiếu niên do giáo dục không đúng, môi trường xã hội không
thuận lợi.
– Rối loạn ám ảnh, lo âu…
2.1.3 Nguyên nhân do cấu tạo thể chất bất thường và phát triển tâm lý gây ra
– Các di tật bẩm sinh.
– Thiếu sót về hình thành nhân cách.
2.1.4 Các nguyên nhân chưa rõ ràng
7
– Do có sự kết hợp phức tạp của nhiều nguyên nhân khác (di truyền, chuyển hóa,
miễn dịch, cấu tạo thể chất…) nên khó xác định nguyên nhân chủ yếu. Các rối
loạn tâm thần nội sinh thường gặp là:
+ Bệnh tâm thần phân liệt.
+ Rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
+ Động kinh nguyên phát.
2.1.5 Các nhân tố thuận lợi cho bệnh tâm thần phát sinh
 Nhân tố di truyền
– Vấn đề di truyền tất nhiên có ảnh hưởng xấu đến một số bệnh tâm thần nhưng
không phải là tuyệt đối. Có khi bệnh tâm thần phát sinh trong một thành viên của
gia đình mà không thấy trong các thành viên khác, có trường hợp cha mẹ đều có
bệnh mà con cháu vẫn khỏe mạnh bình thường. Cũng có trường hợp nhân tố di
truyền không tác động vào thế hệ tiếp theo mà vào thế hệ sau nữa.
 Yếu tố nhân cách
– Nhân cách bao gồm: thích thú, khuynh hướng, năng lực, tính cách, khí chất…
– Nhân cách mạnh, bền vững là một nhân tố chống lại sự phát sinh các bệnh tâm
thần, nhất là các bệnh do căn nguyên tâm lý. Khi bị bệnh tâm thần thì người có
nhân cách vững bị nhẹ hơn và hồi phục nhanh hơn.
– Nhân cách yếu, không bền vững là một yếu tố thuận lợi cho bệnh tâm thần phát
sinh, khi mắc bệnh tâm thần sẽ hồi phục khó khăn và chậm.

 Tuổi tác
– Mỗi lứa tuổi có những đặc điểm tâm lý riêng, vì thế có những loại bệnh tâm thần
thường hay xảy ra ở lứa tuổi này mà ít xảy ra ở lứa tuổi khác.
 Giới tính
– Nam giới thường hay mắc bệnh tâm thần nhiều hơn nữ giới. Các bệnh tâm thần
do chấn thương sọ não, nghiện rượu, bệnh động kinh…thường gặp ở nam giới.
Các bệnh rối loạn phân ly (histeria), rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm, lo
âu…hay gặp ở nữ giới. Đặc biệt phụ nữ còn có những rối loạn tâm thần do những
sự biến động của nội tiết vào các thời kỳ: dậy thì, kỳ kình nguyệt, sinh nở, tiền
mãn kinh mà và mãn kinh.
 Tình trạng sức khỏe tâm thần
– Trên thực tế lâm sàng thường gặp những bệnh tâm thần phát sinh khi sức khỏe bị
giảm sút, mất ngủ kéo dài, thiếu dinh dưỡng lâu ngày, làm việc quá sức…Khi
người bệnh tâm thần quá suy kiệt thì cần phải nâng cao thể trạng để giúp người
bệnh nhanh chóng hồi phục.
2.2 Các bệnh tâm thần thường gặp
2.2.1 Bệnh tâm thần phân liệt
Các rối loạn phân liệt có đặc điểm chung là rối loạn cơ bản và đặc trưng về tư
duy, tri giác và cảm xúc không thích hợp hay cùn mòn, ý thức còn rõ ràng và năng
lực trí tuệ thường được tư duy.
Bệnh nhân thường cảm thấy ý nghĩ của mình hình như bị người khác biết hay
lấy bớt, hay ý nghĩ của mình vang thành tiếng hay bị bị phát thanh. Cảm thấy có
sức mạnh tự nhiên hay siêu nhiên đang hoạt động làm ảnh hưởng đến ý nghĩ, cảm
8
xúc hay hành vi của mình. Tri giác thường bị rối loạn theo những cách khác nhau,
thường có những ảo thanh bình luận về bệnh nhân. Nét đặc trưng của cảm xúc là
nông cạn, thất thường hay không thích hợp. Trong một số trường hợp tư duy trở
nên gián đoạn hay thêm từ khi nói hoặc lời nói không thích hợp. Tác phong có thể
trở nên rối loạn trầm trọng, kích động hay sững sờ giữ nguyên tư thế, tập tính cá
nhân có thể biến đổi, trở nên mất thích thú, thiếu mục đích, lười nhác và cách ly xã

hội. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 18 đến 30, tỷ lệ mắc bệnh từ 0,5% đến 1% dân số.
Điều trị chủ yếu bằng các thuốc an thần kinh phối hợp với liệu pháp lao động thích
ứng xã hội.
2.2.2 Bệnh động kinh
Bệnh động kinh được xếp vào bảng phân loại chuyên khoa thần kinh, nhưng ở
nước ta do ngành tâm thần quản lý và điều trị ngoại trú.
Đây là bệnh mãn tính, có nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc trưng là sự lặp đi
lặp lại các cơn co giật do sự phóng điện quá mức của các tế bào thần kinh não bộ.
Bệnh cảnh lâm sàng đa dạng và có 2 đặc điểm sau:
– Tính chất phát sinh đột ngột, cơn.
– Các triệu chứng bệnh lý man tính và nặng dần.
Có nhiều thể lâm sàng của bệnh động kinh. Đặc điểm lâm sàng chủ yếu của
động kinh thái dương (động kinh tâm thần) là rối loạn tâm thần xuất hiện đột ngột,
trong cơn thường có rối loạn ý thức, thường có những hành vi nguy hiểm như giết
người trong cơn chạy thẳng. Rố loạn tồn tại trong thời gian ngắn và sau đó mất đi
đột ngột, sau cơn quên tất cả sự việc xảy ra trong cơn.
Tỷ lệ mắc bệnh động kinh từ 0,4 – 0,5% dân số, thường bắt đầu ở lứa tuổi
< 20. Phương pháp cận lâm sàng phát hiện động kinh là ghi điện não có sóng động
kinh. Điều trị chủ yếu bằng các thuốc kháng động kinh. Đối với động kinh tâm
thần cần phối hợp thuốc kháng động kinh với các thuốc an thần kinh.
2.2.3 Bệnh hoang tưởng
Hoang tưởng là một triệu chứng của rối loạn tư duy, là triệu chứng chủ yếu
trong các bệnh loạn thần. Hoang tưởng là những ý tưởng, phán đoán sai lầm,
không phù hợp với thực tế, do bệnh nhân tâm thần gây ra, nhưng bệnh nhân tâm
thần cho là hoàn toàn chính xác, không thể giải thích và đả thông được. Hoang
tưởng chỉ mât đi khi bệnh nhân khỏi bệnh hay thuyên giảm.
Hoang tưởng được chia làm 2 loại chính: hoang tưởng suy đoán và hoang
tưởng cảm thụ.
– Hoang tưởng suy đoán được xây dựng thuần túy theo logic lệch lạc của bệnh
nhân, biểu hiện sự rối loạn trong việc phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật và hiện

tượng, đồng thời cũng biểu hiện khuynh hướng tưởng tượng, sự mơ ước hay tư
duy chưa trưởng thành của bệnh nhân. Thường là những hoang tưởng dai dẳng,
phát triển thành hệ thống và làm biến đổi nhân cash một cách sâu sắc. Bao gồm
các hoang tưởng bị hại, bị chi phối, ghen tuông, tự buộc tội, nghi bệnh, tự cao,
phát sinh….
– Hoang tưởng cảm thụ thường xuất hiện sau các rối loạn của tri giác, của cảm xúc
hay ý thức. Bệnh nhân không có logic lệch lạc, mà chỉ có những ý thức rời rạc
9
không kế tục, cảm xúc căng thẳng, bàng hoàng, ngơ ngác, nhân cách của bệnh
nhân không bị hoang tưởng làm biến đổi nhiều. Bao gồm các hoang tưởng nhận
nhầm, gán ý, đóng kịch, kỳ quái….Điều trị chủ yếu bằng các thuốc an thần kinh.
2.2.4 Bệnh trầm cảm
Trầm cảm là một hội chứng rối loạn cảm xúc ngược lại với hưng cảm. Hộ
chứng trầm cảm điển hình gồm 3 thành phần chủ yếu, biểu hiện quá trình ức chế
toàn bộ tâm thần.
– Cảm xúc bị ức chế: khí sắc giảm, bệnh nhân buồn rầu, ủ rũ, mất thích thú cũ, bi
quan về tiền đồ. Nét mặt trở nên cau có, đôi khi nước mắt lưng tròng, thở dài và
tăng sự mệt mỏi.
– Tư duy bị ức chế: bệnh nhân suy nghĩ chậm chạp, liên tuworng khó khăn, thiếu
tự tin cho minhg là hèn kém. Trường hợp nặng có hoang tưởng tự buộc tội đưa
đến ý tưởng và hành vi tự sát.
– Vận động bị ức chế: bệnh nhân ít đi lại, ít nói, ăn uống kém, thường hay ngồi lâu
trong một tư thế, có thể có hiện tượng bất động sững sờ. Đôi lúc trở nên lăn lộn,
vật vã, khóc lóc……
Hội chứng trầm cảm có thể gặp trong nhiều bệnh tâm thần khác nhau. Trầm
cảm là một hội chứng cần theo dõi chặt chẽ và cấp cứu, đặc biệt đối với trầm cảm
có ý tưởng và hành vi tự sát Điều trị trầm cảm chủ yếu bằng các thuốc chống trầm
cảm, trong trường hợp trầm cảm nặng có thể sốc điện.
2.2.5 Các bệnh tâm thần trẻ em
Tâm thần học trẻ em là một phân môn trong tâm thần học, có liên quan nhiều

đến thần kinh, sinh lý, di truyền và giáo dục học. Ngành tâm thần học trẻ em có
nhiệm vụ nghiên cứu các bệnh tâm thần của trẻ em từ lúc sơ sinh cho đến 15 tuổi
để phòng và chữa bệnh này.
– Thông thường có 3 nguyên chính gây ra các bệnh tâm thần của trẻ em:
+ Do tổn thương não trước, trong và sau khi sanh.
+ Do tác nhân xã hội (giáo dục không đúng, môi trường xã hội không lành mạnh )
+ Yếu tố di truyền.
– Các bệnh tâm thần trẻ em bao gồm nhiều loại mà chủ yếu là:
+ Bệnh tâm căn trẻ em.
+ Động kinh và các cơn co giật của trẻ em.
+ Chậm phát triển tâm thần.
+ Các bệnh tâm thần nội sinh…
2.2.6 Chậm phát triển tâm thần
– Chậm phát triển tâm thần là một nhóm trạng thái bệnh lý có bệnh nguyên và
bệnh sinh khác nhau, nhưng được thống nhất lại là vì bệnh cảnh lâm sàng cơ bản
giống nhau: thiểu năng lực trí tuệ, thường có tính chất bẩm sinh hoặc xuất hiện
trong những năm đầu sau khi sanh, khi trí tuệ chưa trưởng thành. Khả năng nhận
thức rất yếu hay không có, thường kèm theo dị dạng cơ thể, nội tạng, trí nhớ, hiểu
biết kém, thường có những động tác vô nghĩa và dễ bị lợi dụng. Chậm phát triển
tâm thần không chữa khỏi được, bằng giáo dục đặc biệt, huấn luyện, lao động có
thể cải thiện được phần nào.
10
– Việc đánh giá mức độ trí tuệ bao gồm các kết quả lâm sàng, tác phong thích ứng
(trong mối quan hệ với xã hội) và kết quả test tâm lý.
– Chậm phát triển tâm thần được chia làm 4 mức độ: nhẹ, vừa, nặng và trầm trọng.

Bệnh viện tâm thần TP.HCM. Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

LƯỢNG GIÁ BÀI HỌC

I. Phần câu trả lời đúng sai: Đánh dấu A cho câu đúng– B cho câu sai
1. Sức khỏe tâm thần là một trạng thái không chỉ không có rối loạn hay dị tật tâm
thần mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái.
A. Đúng.
B. Sai.
2. Tâm thần học là một bộ môn trong y học, có nhiệm vụ nghiên cứu các biểu hiện
lâm sàng, cơ chế bệnh sinh, phòng và chữa các bệnh này.
A. Đúng.
B. Sai.
3. Những loại bệnh tâm thần thường hay xảy ra ở lứa tuổi này mà ít xảy ra ở lứa
tuổi khác vì mỗi lứa tuổi có những đặc điểm tâm lý chung.
A. Đúng.
B. Sai.
4. Nguyên nhân thực thể gây ra bệnh tâm thần là do tổn thương trực tiếp tổ chức
não hay ngoài não gây trở ngại hoạt động của não.
A. Đúng.
B. Sai
5. Bệnh tâm thần thường có tổn thương thực thể ở tổ chức não, ít nhiều có rối loạn
thần kinh kèm theo.
A. Đúng.
11
B. Sai.
II. Phần chọn câu đúng nhất : Khoanh tròn vào đầu câu chọn
6. Ngành tâm thần học trẻ em có nhiệm vụ nghiên cứu để phòng và chữa các bệnh
tâm thần của trẻ em ở lứa tuổi.

A. Từ lúc sơ sinh cho đến 13 tuổi.
B. Từ lúc sơ sinh cho đến 14 tuổi.
C. Từ lúc sơ sinh cho đến 15 tuổi.
D. Từ lúc sơ sinh cho đến 16 tuổi.
7. Chậm phát triển tâm thần là một nhóm trạng thái bệnh lý có bệnh nguyên và
bệnh sinh khác nhau, nhưng giống nhau ở đặc điểm.
A. Bệnh cảnh lâm sàng.
B. Cùng lứa tuổi mắc bệnh.
C. Thiểu năng lực trí tuệ bẩm sinh.
D. Khả năng nhận thức rất yếu.
8. Bệnh trầm cảm là một hội chứng rối loạn cảm xúc ngược lại với trạng thái.
A. Hưng phấn.
B. Hưng cảm.
C. Nói nhiều, đi lại nhiều.
D. Kích thích thần kinh.
9.Tỷ lệ người mắc bệnh động kinh từ 0,4 – 0,5% dân số, thường bắt đầu ở lứa tuổi.
A. < 16.
B. < 18.
C. < 20.
D. < 22.
10. Bệnh tâm thần phân liệt thường gặp ở lứa tuổi 18 đến 30, tỷ lệ mắc bệnh trong
dân số là.
A. 0,4% – 1%.
B. 0,5% – 1%.
C. 0,6% – 1%.
D. 0,7% – 1%.

ĐÁP ÁN
1.A 2.A 3.B 4.A 5.B 6.C 7.A 8.B 9.C 10.B

12
THEO DÕI – CHĂM SÓC
CÁC TRƯỜNG HỢP CẤP CỨU TÂM THẦN

MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Mô tả được các trạng thái bệnh lý tâm thần chính trong cấp cứu bệnh tâm
thần.
2. Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân các trường hợp trong cấp cứu
bệnh tâm thần.
3. Thực hiện được cách xử trí, theo dõi, chăm sóc và phòng ngừa các trường
hợp cấp cứu bệnh tâm thần thường gặp.

NỘI DUNG
Trong lâm sàng tâm thần học có nhiều trường hợp cần cấp cứu. Ở đây chỉ đề
cập đến cấp cứu do rối loạn hành vi tác phong đặc hiệu cho bệnh nhân tâm thần,
cần can thiệp y tế với các biện pháp nhanh nhất mà không đề cập đến những
trường hợp loạn thần trên cơ sở các bệnh như: nhiễm khuẩn, nhiễm độc, chấn
thương hay các bệnh lý cơ thể. Các trạng thái bệnh lý tâm thần chính trong cấp
cứu tâm thần bao gồm: kích động, tự sát, người bệnh không chịu ăn.
1. Kích động
1.1 Định nghĩa
Kích động là một trạng thái hưng phấn tâm lý vận động quá mức, xuất hiện đột
ngột, hành vi có tính chất kế tục, không có mục đích, không phù hợp với hoàn
cảnh xung quanh, thường mang tính chất phá hoại, nguy hiểm.

Kích động ở bênh nhân tâm thần

13
1.2 Nguyên nhân kích động
1.2.1 Kích động phản ứng
– Do nhận thức sai lầm: thường gặp ở bệnh nhân phủ định bệnh, bệnh nhân cho
rằng mình không có bệnh, bị cưỡng bức đến viện để giam giữ.
– Do phản ứng với các sự việc không vừa ý trong phòng bệnh, thường gặp ở bệnh
nhân động kinh, nhân cách bệnh.
– Do say mê theo đuổi mục đích riêng (thường do hoang tưởng, ảo giác chi phối)
nhưng bị những người xung quanh cản trở, thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân
liệt.
– Do doạ nạt, yêu sách nhằm thoả mãn mục đích riêng, thường gặp trong chậm
phát triển tâm thần, rối loạn phân ly.
– Do bị bệnh nhân khác xúi dục hoặc bệnh nhân khác kích động nên kích động
theo.
– Kích động sau stress lạnh, thường gặp trong rối loạn phân ly, rối loạn sau stress
trầm trọng.
– Do thay đổi môi trường đột ngột (chuyển viện, chuyển phòng ), thường gặp ở
bệnh nhân chấn thương sọ não, tai biến mạch não.

Kích động do các bệnh nhiễm độc Bệnh nhân rối loạn cảm xúc pha trầm cảm

1.2.2 Kích động trong các bệnh tâm thần
– Trong bệnh tâm thần phân liệt: kích động có thể gặp ở tất cả các thể nhưng
thường gặp ở các thể: thể thanh xuân, thể căng trương lực, thể paranoid. Kích
động thường mang tính chất xung động, đột ngột, không lường trước được, nhiều
khi rất nguy hiểm như đánh hoặc giết người. Kích động có thể xuất hiện sau các
bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc hoặc do hoang tưởng, ảo giác chi phối.

– Trong rối loạn cảm xúc pha hưng cảm: thường ít khi kích động, kích động
thường xuất hiện sau các nhân tố có hại như: quá trình hưng phấn kéo dài kèm
theo kiệt sức, ở bệnh nhân xơ vữa mạch não hoặc nhiễm trùng, nhiễm độc.
– Động kinh tâm thần: kích động xuất hiện đột ngột kèm theo rối loạn thức kiểu
hoàng hôn, trong trạng thái này bệnh nhân có thể kích động dữ dội, hung bạo, phá
14
mọi cản trở, giết người, cơn kích động mất đi đột ngột, sau cơn bệnh nhân quên
toàn bộ.
– Kích động trong rối loạn tâm thần ở người cao tuổi: kích động thường, đột
ngột, vô nghĩa, không phê phán được, thường xuất hiện về ban đêm.
– Ngoài ra còn gặp trong các bệnh sau:
+ Kích động do các bệnh nhiễm độc (rượu, ma tuý, hóa chất dùng trong công
nghiệp và nông nghiệp ).
+ Kích động do các bệnh nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn huyết, sốt rét ác tính, thương
hàn, viêm não, lao màng não, giang mai não ).
+ Kích động do các bệnh thực thể của não (u não, bệnh lý mạch máu não, chấn
thương sọ não )
1.3 Cách xử trí, theo dõi và chăm sóc
– Hỏi qua người nhà, người đi theo để sơ bộ tìm nguyên nhân kích động.
– Dùng liệu pháp tâm lý thích hợp để ổn định trạng thái tâm thần cho bệnh nhân
như giải thích, động viên, lắng nghe ý kiến của người bệnh, cho bệnh nhân đi thăm
quan buồng bệnh, nếu bệnh nhân bị trói thì cởi trói cho bệnh nhân (nếu có thể
được).
– Nếu bệnh nhân đồng ý cho khám bệnh thì bác sĩ tiến hành khám ngay về các
bệnh cơ thể, các thương tích, các xét nghiệm cận lâm sàng nhằm loại trừ các
chống chỉ định khi điều trị.

BS khám bệnh cho bệnh nhân sau cơn kích động

– Khi bệnh nhân quá kích động, cần tiến hành điều trị ngay theo y lệnh bằng các
thuốc:
Halopendol 5 mg x 1 – 2 ống.
15
Seduxen 10 mg x 1- 2 ống(tiêm bắp).
Hoặc Aminazin 25mg x 4 – 6 ống (tiêm bắp).
– Nếu giờ thứ 3 người bệnh vẫn còn kích động thì tiếp tục cho liều như trên. Thông
thường sau giờ thứ 6 thì trạng thái tâm thần của người bệnh ổn định.
– Khi bệnh nhân ngủ, trạng thái tâm thần ổn định, cần tiến hành khám về nội khoa,
thần kinh và cho làm các xét nghiệm cần thiết nhằm tìm nguyên nhân gây kích
động.
– Khi bệnh nhân tỉnh, thầy thuốc cần có mặt để làm liệu pháp tâm lí nhằm ổn định
trạng thái tâm thần cho người bệnh.
– Khi bệnh nhân hết trạng thái kích động chuyển sang thuốc uống, theo dõi các tác
dụng phụ của thuốc và tìm hiểu nguyên nhân để điều trị theo nguyên nhân.
– Có thể phối hợp với liệu pháp sốc điện (ECT) từ 1-2 lần/24giờ. Chỉ định trong
những trường hợp: kích động trầm cảm (có ý tưởng và hành vi tự sát), kích động
căng trương lực, kích động thanh xuân, kích động không dùng được thuốc an thần
kinh hoặc kháng thuốc an thần kinh.
1.4 Quản lý bệnh nhân kích động tại bệnh phòng
– Tốt nhất trong cơn kích động ta phải quản lý bệnh nhân ở phòng cách ly, phòng
cách ly phải được thiết kế làm sao khỏi bị khuất tầm nhìn của nhân viên, nghĩa là
nhân viên luôn quan sát được bệnh nhân để kịp thời can thiệp khi bệnh nhân có
những hành vi nguy hiểm.
– Phòng cách ly phải ở khu vực yên tĩnh, tránh hiện tượng kích động dây chuyền,
bệnh nhân phòng nầy kích động làm bệnh nhân ở những phòng khác kích động
theo. Khu vực nầy hạn chế người nhà ra vào, không cho bệnh nhân cũng như
những ngườì tò mò vào xem.
– Phòng cách ly phải thoáng mát, bảo đảm ánh sáng, không bít bùng để tránh cho

bệnh nhân có cảm giác bị giam giữ, có phòng vệ sinh riêng, thời gian quản lý bệnh
nhân ở phòng cách ly càng ngắn càng tốt, trong trường hợp bệnh nhân quá kích
động ta có thể cố định bệnh nhân tại giường bằng dây to bản nhưng không được cố
định không quá 24 giờ, có nhiều trường hợp bệnh nhân càng kích động do phản
ứng lại chuyện bị đưa vào phòng cách ly, khi cho bệnh nhân ra ngoài thì lại hết
kích động.
1.5 Vận chuyển bệnh nhân tâm thần bị kích động
– Vận chuyển bệnh nhân tâm thần phải được thực hiện bằng xe chuyên dùng có
cán bộ chuyên khoa hộ tống để kịp xử trí mọi diễn tiến trên đường vận chuyển.
– Trong điều kiện hiện nay ta không thể yêu cầu đầy đủ phương tiện mà người thầy
thuốc tại tuyến trước phải biết xử trí sơ bộ, giải quyết các vấn đề cơ thể cho bệnh
nhân. Vì vậy, cần phải chú ý rằng bệnh nhân kích động thường không ngủ, không
ăn uống nhiều ngày làm cơ thể suy kiệt, do kích động nên thường có nhiều vết xây
xát ngoài da, về mặt tâm thần bệnh nhân phải được xử trí bằng các thuốc an thần
kinh, khi bệnh nhân ngủ yên ta cho bệnh nhân lên xe cứu thương thông thường
hoặc một phương tiện chuyên chở cơ giới nào đó để chuyển bệnh nhân lên tuyến
chuyên khoa. Khi chuyển bệnh nhân đi cần có y tá và bác sĩ đi kèm với đầy đủ hồ
sơ bệnh án và một cơ số thuốc an thần kinh cũng như các thuốc cấp cứu cần thiết
16
khác để sử dụng khi cần thiết trên đường vận chuyển bệnh nhân, nếu bệnh nhân
quá kích động ta có thể cố định bệnh nhân vào cáng.
Lưu ý: người bệnh khi kích động thường mất nước, điện giải, vì vậy cần bồi phụ
nước, điện giải, tăng cường dinh dưỡng, chống nhiễm trùng, chống loét.
1.4 Phòng bệnh
– Tùy theo từng nguyên nhân mà có biện pháp dự phòng cho thích hợp.
– Đối với bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc, động kinh cần phải uống
thuốc dự phòng đều đặn.
– Tư vấn cho gia đình, cộng đồng trong việc phòng, quản lý, chăm sóc, hỗ trợ
người bệnh.

Tư vấn cho gia đình trong việc phòng, quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người bệnh

2. Tự sát
2.1 Định nghĩa
Theo Stengel (1958), tự sát là: “bất kỳ sự huỷ hoại nào được gây ra với mục
đích huỷ hoại chính mình, dù là rối loạn hay do mâu thuẫn trong tư tưởng, nếu
bệnh nhân chết do hậu quả hành động là tự sát, tự sát không thành công gọi là toan
tự sát.
2.2 Dịch tễ học
– Tỷ lệ trung bình của tự sát trên toàn thế giới đã tăng lên từ 10 đến 16 người trên
100.000 dân kể từ năm 1950. Mỗi quốc gia khác nhau có tỷ lệ tự sát rất khác nhau,
theo thống kê của WHO (1999) tỉ lệ tự sát của một số quốc gia như sau: liên bang
Nga 41,5/100.000 dân, Pháp 20,7/100.000 dân, Úc 12,8/100.000 dân, Philippin
2,1/100.000 dân.
– Ngoài ra, tự sát có liên quan đến nền văn hoá, tôn giáo, dân tộc: ở Singapor tỉ lệ
tự sát là 9,2/100.000 trong đó người gốc Hoa chiếm 88%.
2.3 Nguyên nhân tự sát và các yếu tố nguy cơ
2.3.1 Các yếu tố nguy cơ
– Tuổi: nguy cơ tự sát tăng theo lứa tuổi và tăng cao ở lứa tuổi sau 50.
– Giới: tỉ lệ tự sát ở nam cao hơn nữ, nữ có tỉ lệ toan tự sát cao hơn nam.
– Mùa: tự sát hay gặp vào mùa xuân, vào ngày nghỉ cuối tuần.
17
– Những người sống xa lánh xã hội, sống cô độc, nam giới lớn tuổi.
– Những người có các bệnh cơ thể nặng, ung thư, giai đoạn đầu xét nghiệm HIV
dương tính.
– Người nghiện ma túy, nhiễm chất độc.
– Tiền sử cá nhân, gia đình có người có hành vi tự sát hoặc có người bị rối loạn
cảm xúc lưỡng cực.

– Gia đình gần đây có sự mất mát lớn: vợ hoặc chồng chết, tan vỡ hạnh phúc gia
đình, mất công việc.
– Có thể tìm hiểu qua thư từ tuyệt mệnh, chúc thư.
2.3.2 Các bệnh tâm thần
– Trầm cảm nặng, kèm theo hoang tưởng bị tội, bệnh nhân cho rằng mình có phẩm
chất xấu hèn kém không đáng sống, hay hoang tưởng bị tội mở rộng: lo lắng cho
gia đình mình cũng sẽ bị hình phạt ghê gớm nên giết cả gia đình rồi tự sát. Thường
gặp trong rối loạn cảm xúc pha trầm cảm.
– Bệnh tâm thần phân liệt: do hoang tưởng, ảo giác chi phối, thường do hoang
tưởng bị hại, hoang tưởng chi phối kéo dài làm cho người bệnh đau khổ quá mức
hoặc do ảo thanh với nội dung ra lệnh, đe doạ, mạt sát. Có khi hoang tưởng và ảo
giác kết hợp thúc đẩy hành vi tự sát.
– Xung động tự tấn công, tấn công người khác: xung động thường kỳ lạ và không
biết trước, tự sát có khi là khởi đầu của bệnh.
– Doạ tự sát dẫn đến tự sát thật: lúc đầu người bệnh doạ tự sát nhằm thoả mãn yêu
cầu riêng nhưng gia đình, người xung quanh không giải quyết được đúng, kịp thời
dẫn đến tự sát thật.
– Nghiện rượu, nghiện ma túy.
– Loạn thần thực tổn, động kinh.
2.4 Cách xử trí, theo dõi và chăm sóc
– Phát hiện sớm hội chứng trầm cảm theo dõi chặt chẽ.
– Khi bệnh nhân có ý tưởng bị tội, cho nhập viện, theo dõi sát ngày đêm.
– Để bệnh nhân ở phòng riêng, kiểm tra kỹ phòng bệnh và người bệnh nhân, không
để những phương tiện có thể dùng để tự sát như: dao, dây, vật nhọn Tuy nhiên,
điều cơ bản vẫn là điều trị tích cực và theo dõi sát vì bệnh nhân có rất nhiều cách
để tự sát như gục đầu vào chậu nước, dùng quần áo xé ra để làm dây thắt cổ, đập
đầu vào tường
– Điều trị: tốt nhất và hiệu quả nhất là sốc điện ngày một lần, liệu trình từ 8 – 12
lần cho tới khi hết trầm cảm. Có thể dùng các thuốc chống trầm cảm như:
Melipramin, Tofranil liều trung bình 200 – 300 mg/24 giờ.

– Chú ý: các thuốc chống trầm cảm có tác dụng chậm sau 10 – 15 ngày cho nên
trong 2 tuần đầu nên theo dõi sát và phối hợp với sốc điện.
– Đề phòng bệnh nhân giả vờ khỏi xin ra viện để trốn tránh sự giám sát của thầy
thuốc và thực hiện ý định tự sát dễ dàng hơn. Vì vậy, khi trạng thái tâm thần của
bệnh nhân thật tốt mới cho ra viện.
– Đối với hoang tưởng, ảo giác dùng Nozinan 400-500mg/24 giờ hoặc Haloperidol
20 – 25mg/24 giờ.
18

Thuốc an thần kinh Thuốc chống trầm cảm

2.5 Phòng bệnh
– Phát hiện sớm những người có yếu tố nguy cơ bởi gia đình, người thân, các tổ
chức xã hội, các bác sỹ gia đình.
– Điều trị sớm bệnh nhân trầm cảm, chỉ cho xuất viện khi bệnh nhân không còn ý
tưởng tự sát không còn hội chứng trầm cảm, hết các triệu chứng loạn thần.
– Sau khi bệnh nhân ra viện cần tiếp tục kê đơn điều trị ngoại trú và theo dõi theo
định kỳ.
– Tư vấn cho gia đình, người thân trong công tác theo dõi, quản lý và điều trị dự
phòng tại gia đình.
3. Bệnh nhân không chịu ăn uống
Không chịu ăn uống là một cấp cứu thường gặp trong lâm sàng tâm thần.
Nguyên nhân rất phức tạp, bệnh cảnh có thể kéo dài rất lâu, gây hậu quả nghiêm
trọng ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.
3.1 Nguyên nhân
– Do rối loạn bản năng ăn uống: thường gặp trong giai đoạn đầu của bệnh tâm thần
trẻ em hay trạng thái trầm cảm của người già.

– Do ảo giác chi phối: thường là ảo khứu, ảo vị với nội dung khó chịu: mùi hôi,
mùi tanh, vị đắng, vị cay có trong thức ăn hay ảo thanh ra lệnh cho bệnh nhân
không được ăn, ảo thị nhìn thấy hình ảnh quái dị, ví dụ khi bệnh nhân ăn nó dùng
câu liêm móc ruột bệnh nhân.
– Do hoang tưởng chi phối: thường là hoang tưởng bị hại (bệnh nhân cho rằng thức
ăn có thuốc độc nên không dám ăn) hay hoang tưởng bị tội (bệnh nhân cho là
mình có khuyết điểm lớn không đáng được ăn uống).
– Do trạng thái bất động căng trương lực, bệnh nhân không nhai, không nuốt được.
3.2 Cách xử trí, theo dõi và chăm sóc
– Chủ yếu là điều trị bệnh tâm thần chính gây ra hiện tượng không chịu ăn.
+ Trầm cảm: sốc điện hoặc dùng thuốc chống trầm cảm.
19
+ Hoang tưởng, ảo giác: Nozinan 400-500mg/24 giờ hoặc haloperidol 20-
25mg/ngày.
+ Trạng thái bất động căng trương lực: sốc điện mỗi ngày một lần cho đến khi
chịu ăn hoặc dùng các thuốc an thần kinh giải ức chế (Frenolon, Sulpint,
Leponex……).

…cho bệnh nhân ăn qua sonde… …nuôi dưỡng qua đường truyền dịch….

– Nếu bệnh nhân không chịu ăn thì cho ăn qua sonde, thức ăn phải đảm bảo đủ
năng lượng cho bệnh nhân.
– Tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân bằng truyền các loại huyết thanh ngọt,
mặn, vitamin, điện giải
– Bệnh nhân không chịu ăn uống thường nằm một chỗ, vì vậy phải tăng cường vệ
sinh thân thể, thay đổi tư thế để chống loét, chống nhiễm khuẩn.

LƯỢNG GIÁ BÀI HỌC

I. Phần câu trả lời đúng sai: Đánh dấu A cho câu đúng– B cho câu sai
1. Các trạng thái bệnh lý tâm thần chính trong cấp cứu tâm thần bao gồm: kích
động, tự sát, người bệnh không chịu ăn.
A. Đúng.
B. Sai.
2. Việc thực hiện thuốc an thần kinh cho người bệnh tâm thần qua đường tiêm là
tốt nhất vì hạn chế được tác dụng phụ của thuốc.
A. Đúng.
B. Sai.
3. Người bệnh tâm thần khi kích động nhiều thường mất nước, điện giải, vì vậy
cần bồi phụ nước và điện giải đầy đủ.
A. Đúng.
20
B. Sai.
4. Yếu tố nguy cơ tự sát ở bệnh nhân tâm thần tăng theo lứa tuổi và tăng cao ở lứa
tuổi sau 60.
A. Đúng.
B. Sai
5. Tác dụng của các thuốc chống trầm dùng cho bệnh nhân tâm thần thường có
hiệu quả chậm sau 15 – 20 ngày.
A. Đúng.
B. Sai.
II. Phần chọn câu đúng nhất : Khoanh tròn vào đầu câu chọn
6. Một trạng thái bệnh lý thường gặp trong cấp cứu lâm sàng bệnh tâm thần là.
A. Kích động.
B. Tự sát.

C. Không chịu ăn uống.
D. Hoang tưởng, ảo giác.
7. Nguyên nhân thường gặp trong giai đoạn đầu của bệnh tâm thần ở trẻ em hay
người già không chịu ăn uống là.
A. Do ảo giác chi phối.
B. Do hoang tưởng chi phối.
C. Do rối loạn bản năng ăn uống.
D. Do trạng thái bất động căng trương lực.
8. Biện pháp xử trí chủ yếu ở bệnh nhân tâm thần có hiện tượng không chịu ăn
uống là.
A. Điều trị bệnh tâm thần chính.
B. Cho ăn qua sonde mũi-dạ dày.
C. Nuôi dưỡng qua các dịch truyền.
D. Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng.
9. Một trong những trường hợp cấp cứu thường gặp trên lâm sàng ở bệnh nhân
tâm thần là.
A. Kích động.
B. Tự sát.
C. Trầm cảm nặng.
D. Không chịu ăn uống.
10. Thông thường bệnh nhân bị kích động nếu được xử trí đúng và kịp thời thì
trạng thái tâm thần sẽ ổn định sau thời gian.
A. 3 giờ.
B. 4 giờ.
C. 5 giờ.
D. 6 giờ.

ĐÁP ÁN
1.A 2.B 3.A 4.B 5.B 6.C 7.C 8.A 9.D 10.D.
21

PHỤ GIÚP BÁC SĨ KHÁM VÀ LÀM LIỆU PHÁP
CHỮA BỆNH TÂM THẦN

MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được cách bố trí phòng khám bệnh cho bệnh nhân tâm thần.
2. Mô tả được cách phụ giúp bác sĩ khám bệnh và tiến hành một số kỹ thuật.
3. Tiến hành theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sau khi làm các kỹ thuật.
4. Kể được một số liệu pháp tâm lý hỗ trợ điều trị bệnh nhân tâm thần.

NỘI DUNG
1. Bố trí phòng khám bệnh cho bệnh nhân tâm thần
– Phòng khám là nơi tiếp đón bệnh nhân đầu tiên, đa số các bệnh nhân tâm thần tự
cho mình là không bị bệnh nên từ chối sự khám bệnh. Vì vậy, cách bố trí phòng
khám phải làm cho bệnh nhân có cảm giác dễ chịu thoải mái, yên tâm và hợp tác
để bác sĩ khám bệnh. Cách bố trí phòng khám phải gọn gàng, sạch đẹp, màu sắc
phải hài hòa, trang nhã để làm bớt sự căng thẳng về tâm thần cho người bệnh.
– Thái độ, lời nói, cử chỉ của nhân viên y tế khi tiếp đón người bệnh phải niềm nở,
ân cần, chu đáo, nhẹ nhàng và thực sự tôn trọng bệnh nhân để bệnh nhân tin tưởng
và hợp tác khám bệnh.

… nhân viên y tế khi tiếp đón người bệnh phải niềm nở ……

2. Tiến hành phụ giúp bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân tâm thần
– Hướng dẫn chi tiết cho gia đình bệnh nhân khai đầy đủ và chính xác về tiền sử,
bệnh sử tâm thần của bệnh nhân.
– Giải quyết các thủ tục hành chính cần thiết, gọn nhẹ, đơn giản: ghi chép vào sổ
khám bệnh đầy đủ các mục (tên, tuổi, nghề nghiệp, quê quán, nơi giới thiệu của
bệnh nhân…).

– Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp và đánh giá toàn trạng bệnh nhân để báo cáo
cho bác sĩ.
– Thực hiện các y lệnh của bác sĩ một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời.
22
– Phối hợp với bác sĩ xử trí một cách tích cực và kịp thời các trường hợp bệnh
nhân cấp cứu.
3. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện, bệnh nhân và phụ giúp bác sĩ làm các kỹ
thuật – Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sau khi làm kỹ thuật
3.1 Sốc điện (ECT: Electro-Convulsive-Therapy)

Sốc điện ở bệnh nhân tâm thần

– Sốc điện là đưa một dòng xung điện ngoại lai qua não, dòng điện này cộng
hưởng với dòng điện của não làm quá ngưỡng hoạt động của các tế bào thần kinh
thùy trán hoặc thùy thái dương, tạo ra cơn co giật kiểu động kinh và một tình trạng
hôn mê ngắn, xóa đi toàn bộ chức năng hoạt động tâm thần được hình thành trong
quá trình sống cũng như các rối loạn tâm thần được hình thành trong quá trình bị
bệnh, sau khi sốc điện các chức năng hoạt động tâm thần bình thường được phục
hồi trở lại.
– Năm 1938, hai bác sỹ người Ý là L. Bun và U. Cerletti đã sáng chế ra máy sốc
điện, máy có khả năng chỉnh lưu dòng điện thông thường thành dòng điện có hiệu
điện thế từ 80 – 120 volts cường độ từ 50 – 150 miliampere để dòng điện qua não
đủ gây cơn động kinh mà không làm tổn thương mô não và cơ thể. Ngày nay,
người ta sử dụng máy sốc điện với dòng điện có cường độ và hiệu điện thế nhất
định nên rất an toàn cho người bệnh.
 Chỉ định sốc điện
– Trầm cảm có ý tưởng và hành vi tự sát.
– Tâm thần phân hệt thể căng trương lực, thể paranoid, phân hệt cảm xúc.

189
– Trạng thái hoang tưởng dai dẳng.
– Trạng thái kích động dữ dội, hưng cảm kéo dài.
– Các trường hợp có chống chỉ định dùng thuốc hướng thần hoặc sử dụng thuốc
hướng thần không có kết quả.
23
– Các trường hợp từ chối ăn uống.
– Hội chứng suy nhược thần kinh có mất ngủ kéo dài, điều trị lâu ngày không có
kết quả.
 Chống chỉ định sốc điện
– Tăng áp lực nội sọ.
– Các bệnh nhiễm khuẩn đang trong giai đoạn cấp tính.
– Bệnh tim mạch như: nhồi máu cơ tìm mới, rối loạn dẫn truyền, phình động
mạch chủ và động mạch não, xơ cứng động mạch não, cao huyết áp, suy mạch
vành.
– Bệnh hô hấp nặng có thể gây hôn mê: suy hô hấp cấp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính.
– Bệnh gan – thận, cường giáp trạng.
– Bệnh tăng nhãn áp.
– Dị tật cột sống, lao cột sống, chấn thương cột sống.
– Các bệnh về xương, khớp như: thưa xương, viêm xương.
– Phụ nữ đang thời kỳ hành kinh và thai ngắt.
– Trẻ em dưới 16 tuổi và người già yếu trên 60 tuổi.
 Liều lượng
– Điều trị tấn công: một ngày một lần, một đợt từ 8 – 10 lần.
– Điều trị củng cố: một tuần hai lần trong 3 tuần.
3.1.1 Chuẩn bị dụng cụ
– Kiểm tra lại máy sốc, điện cực, dây diện một lần nữa trước khi sốc để đảm bảo
an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân và nhân viên y tế.
– Quan sát lại xem phòng sốc điện đã đầy đủ các phương tiện và dụng cụ để tiến

hành sốc điện:
+ Bình oxy, máy hút đàm nhớt và dung cụ cấp cứu, thuốc cấp cứu.
+ Paste để bôi vào điện cực (nếu không có Paste có thể dùng nước muối 0,9%
tẩm vào gạc để thay).
+ Gạc hoặc băng cuộn để ngáng lưỡi tránh tụt lưỡi, cắn vào lưỡi.
+ Gối kê lưng, khăn mặt để lau đờm nhớt cho bệnh nhân.
3.1.2 Chuẩn bị bệnh nhân
– Giải thích cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân yên tâm.
– Dặn bệnh nhân nhịn ăn trước khi sốc điện ít nhất là 3 giờ để tránh tình trạng thức
ăn trào ngược vào đường hô hấp.
– Bệnh nhân đi đại tiểu tiện trước khi sốc.
– Tháo răng giả (nếu có), tháo các đồ trang sức trên người bệnh nhân để đề phòng
tai biến có thể xảy ra.
– Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp của bệnh nhân trước khi sốc điện. Nếu thấy
bất thường phải báo cáo ngay với thầy thuốc.
– Tuyệt đối không cho người nhà vào phòng sốc điện, dặn họ chờ ở ngoài đến khi
bệnh nhân tỉnh mới cho vào tiếp xúc.

24
3.1.3 Phụ giúp bác sĩ làm sốc điện
– Thông thường một kíp sốc điện ít nhất là 3 người: bác sĩ chỉ huy chung và bấm
máy. Một người phụ giữ vai bệnh nhân và điều chỉnh ngáng lưỡi trong khi sốc.
Một người phụ giữ điện cực đặt vào hai bên thái dương của bệnh nhân.
– Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên giường một cách thoải mái, kê gối thấp dưới lưng
bệnh nhân để đề phòng tai biến trật cột sống khi bệnh nhân lên cơn co giật, cởi cúc
áo ở cổ, thắt lưng quần, đặt cuộn gạc vào giữa hai hàm răng bệnh nhân để cho khỏi
cắn vào lưỡi, bảo bệnh nhân nhắm mắt lại, hai tay để thẳng dọc theo hai bên hông.
– Bôi Paste vào hai cực, sau đó đặt hai điện cực vào hai bên thái dương bệnh nhân.
– Bác sĩ điều chỉnh các thông số của máy sốc cho phù hợp với bệnh nhân, cắm

điện vào máy sốc, bấm nút điện trên máy sốc điện trong khoảng thời gian từ 0,2 –
1 giây.
– Người phụ giữ hai vai, khớp gối, khớp hàm bệnh nhân, để các chi ở tư thế thoải
mái để đề phòng gãy xương, trật khớp.
– Khi bệnh nhân hết cơn co giật thì rút gối ở lưng ra và kê gối lên đầu cho bệnh
nhân, đặt đầu bệnh nhân nghiêng sang một bên, rút ngáng lưỡi. Nếu còn đờm dãi
thì lấy khăn mặt lau sạch cho bệnh nhân và kiểm tra xem bệnh nhân có bị xây xát
không ?
– Sau sốc điện để bệnh nhân ở phòng thoáng, đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, đếm
nhịp thở và theo dõi từ 30 phút đến 1 giờ.
– Thông thường sau cơn co giật bệnh nhân có rối loạn ý thức trong một thời gian
ngắn và sau đó bệnh nhân sẽ ngủ. Nhưng có một số trường hợp bệnh nhân sau làm
sốc điện còn ở trong tình trạng ú ớ quờ quạng, lúc này bệnh nhân không biết gì
nên phải giữ bệnh nhân nằm yên tại giường cho đến khi bệnh nhân tỉnh hoàn toàn
mới thôi để tránh tai biến.
– Thu dọn dụng cụ, máy móc.
3.1.4 Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sau khi làm sốc điện
– Tỉ lệ tử vong do sốc điện ước tính là 1/50.000 trường hợp, chủ yếu do các biến
chứng về tìm mạch.
– Nếu chuẩn bị tốt, chỉ định đúng, tiến hành đúng thao tác thì sẽ không xảy ra
những tai biến do sốc điện (gãy xương, trật khớp, ngừng thở lâu …). Khi có tai
biến xảy ra thì phải tiến hành xử trí kịp thời.
– Trật khớp vai, khớp thái dương hàm, khớp háng… phải nắn vào đúng phương
pháp và kịp thời.
– Gãy xương do co giật và giữ bệnh nhân không đúng tư thế. Xử trí: cố định ngay
xương gãy.
– Gãy răng, răng rụng rơi vào khí quản hoặc thức ăn trào ngược lên đường thở do
chuẩn bị bệnh nhân chưa tốt. Xử trí: mở khí quản cấp cứu trong trường hợp ngừng
hô hấp do phản xạ, dị vật rơi vào đường thở.
– Ngừng thở lâu do ức chế hô hấp: ấn nhẹ vào vùng trên rốn phía dưới lồng ngực

(ép cơ hoành) vài lần để kích thích vòng hoành giúp bệnh nhân thở lại. Thông
thường ấn vài lần là bệnh nhân có thể thở được bình thường. Nếu ngừng thở kéo
25
dài hơn thì phải hô hấp nhân tạo hoặc thở yếu thì cho thở ôxy đồng thời dùng thêm
thuốc trợ hô hấp.
– Nếu bệnh nhân có trạng thái lú lẫn hoặc vật vã, quờ quạng thì phải giữ bệnh nhân
tại giường cho đến khi bệnh nhân tỉnh hẳn mới thôi.
– Nếu bệnh nhân ra đờm dãi nhiều phải lau sạch cho bệnh nhân và đặt đầu nghiêng
sang một bên. Nếu bệnh nhân có nhiều mồ hôi phải lau sạch và thay quần áo cho
bệnh nhân.
– Kiểm tra lại mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở của bệnh nhân, nếu thấy bất
thường phải báo ngay thầy thuốc để xử lý.
– Ngoài ra, sau khi sốc điện bệnh nhân có thể nhức đầu, đau lưng, mỏi các khớp,
giảm trí nhớ, mệt mỏi… cần phải giải thích cho bệnh nhân và người nhà yên tâm
và các triệu chứng trên sẽ mất dần sau một thời gian ngừng sốc điện (rối loạn trí
nhớ gặp ở 75% bệnh nhân, thường sau 6 tháng trí nhớ mới phục hồi hoàn toàn).
3.2 Liệu pháp tâm lý
– Liệu pháp tâm lý là phương pháp tác động của người thầy thuốc một cách tích
cực, có hệ thống vào tâm thần người bệnh thông qua lời nói, thông qua các yếu tố
tiếp xúc khác.
– Liệu pháp tâm lý cần được áp dụng từ lúc bệnh nhân đặt chân đến phòng khám
và phải được tiếp tục duy trì trong suốt quá trình bệnh nhân điều trị tại bệnh viện
đến khi bệnh nhân ra viện điều trị ngoại trú. Liệu pháp tâm lý bao gồm liệu pháp
tâm lý gián tiếp và liệu pháp tâm lý trực tiếp.
3.2.1 Liệu pháp tâm lý trực tiếp
– Khi khám bệnh, làm xét nghiệm, thủ thuật, tiêm truyền … phải đảm bảo làm
đúng theo các quy tắc chế độ chuyên môn, tiến hành một cách nhẹ nhàng.
– Các thủ thuật trong bệnh viện cố gắng thực hiện, tránh trói buộc và có hành vi
thô bạo với bệnh nhân.
– Khi tiếp xúc với bệnh nhân tâm thần cần tránh thái độ sợ sệt hoặc coi thường

bệnh nhân. Khi đón tiếp bệnh nhân phải niềm nở ân cần và chỉ dẫn chu đáo. Kịp
thời loại bỏ những diễn biến tâm lý phức tạp của bệnh nhân có cảm giác bị bỏ rơi
sinh ra lo lắng sợ hãi.
– Phải đảm bảo môi trường “Vô khuẩn về tâm lý”, mọi lời nói của nhân viên phục
vụ phải ăn khớp với nội dung lời nói của thầy thuốc. Những lời nói không khéo,
những cái cười thiếu ý thức, những lời giải thích không có trách nhiệm … có thể
làm mất tác dụng của liệu pháp tâm lý rất công phu của thầy thuốc.
– Thái độ của nhân viên y tế đúng mực, niềm nở, chỉ dẫn tỉ mỉ, chu đáo tận tình sẽ
tác động tốt đến tâm thần của bệnh nhân.

NỘI DUNG1. Đại cương về tâm thần học1. 1 Mục tiêu và đối tượng người dùng của tâm thần học – Sức khoẻ cho mọi người là tiềm năng lớn, tiềm năng kế hoạch của tổ chức triển khai y tếthế giới ( WHO ), của nhiều vương quốc tăng trưởng và của cả ngành y tế nước ta vàcũng là thước đo chung của mọi xã hội văn minh, nhân bản. – Không thể chia cắt sức khoẻ sức khỏe thể chất với sức khoẻ tâm thần xã hội và ngày càngphải khẳng định chắc chắn vai trò quan trọng của sức khoẻ tâm thần trong một nỗ lực chungđể nâng cao chất lượng sống cho mọi người trong một xã hội tăng trưởng. – Chính thế cho nên, đối tượng người tiêu dùng của tâm thần học ngày này không riêng gì đóng khung trongkhuôn khổ bốn bức tường của bệnh viện – chỉ tập trung chuyên sâu vào những người bệnh tâmthần nặng như người bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn xúc cảm lưỡng cực, sa súttrí tuệ, … thuộc khoanh vùng phạm vi tâm thần học truyền thống cuội nguồn. Mà tâm thần học văn minh đangphải bươn trải để phấn đấu vì sức khoẻ tổng lực cả thể chất và tâm thần – vì sựthoải mái cho toàn bộ mọi người sống trong hội đồng. Với mục tiêu “ Tất cả vì sức khỏe tâm thần và vì người bệnh tâm thần ” 1.2 Khái niệm về sức khỏe tâm thầnTrong khi sức khoẻ về sức khỏe thể chất đã được dần từng bước xã hội đặt đúng vào vịtrí của nó, thì sức khoẻ tâm thần còn phải bền chắc phấn đấu để biến hóa dần nhậnthức vẫn còn nhiều rơi lệch, nhiều mặc cảm. Vậy sức khoẻ tâm thần là gì ? Sức khoẻ tâm thần không chỉ là một trạng thái không có rối loạn hay dị tật vềtâm thần, mà còn là một trạng thái tâm thần trọn vẹn tự do. Muốn có mộttrạng thái tâm thần trọn vẹn tự do thì cần phải có chất lượng nuôi sống tốt, cóđược sự cân đối và hoà hợp giữa những cá thể, môi trường tự nhiên xung quanh và môitrường xã hội. Như vậy, thực ra sức khoẻ tâm thần ở hội đồng là : 1. Một đời sống thật sự tự do. 2. Đạt được niềm tin vào giá trị bản thân, vào phẩm chất và giá trị của ngườikhác. 3. Có năng lực ứng xử bằng xúc cảm, hành vi hài hòa và hợp lý trước mọi trường hợp. 4. Có năng lực tạo dựng, duy trì và tăng trưởng thoả đáng những mối quan hệ. 5. Có năng lực tự hàn gắn để duy trì cân đối khi có những sự cố gây mất thăngbằng, stress ( Tổ chức y tế quốc tế. Geneva – 1998 ). Vậy là chăm sóc bảo vệ sức khoẻ tâm thần cho mọi người là một tiềm năng rấtcụ thể, mang tính xã hội, nhưng cũng rất cao, rất lý tưởng và phải phấn đấu liêntục để tiến dần từng bước, sau cuối đạt được tiềm năng “ Nâng cao chất lượng cuộcsống ” của con người Nước Ta. 1.3 Nội dung của tâm thần học – Tâm thần là một bộ môn trong y học, có trách nhiệm nghiên cứu và điều tra những bộc lộ lâmsàng, bệnh nguyên, bệnh sinh những bệnh tâm thần, nghiên cứu và điều tra những giải pháp phòngvà chữa những bệnh này. – Tâm thần học được chia ra 2 phần nhiều : tâm thần học đại cương và tâm thần họchiện đại. – Trong quy trình tăng trưởng, tâm thần học đã chia ra nhiều phân môn : tâm thần họcngười lớn, tâm thần trẻ nhỏ, tâm thần học quân sự chiến lược, tâm thần học người già, giámđịnh pháp y tâm thần, tâm thần học xã hội, dược lý tâm thần và sinh hóa tâmthần … …. 1.3.1 Tâm thần học truyền thống lịch sử  Tâm thần học đại cương – Lịch sử tăng trưởng tâm thần học. – Triệu chứng học, hội chứng học. – Mối tương quan giữa tâm thần học và những môn khoa học khác. – Phân loại những bệnh, những rối loạn tâm thần. – Bệnh nguyên, bệnh sinh của 1 số ít bệnh và những rối loạn tâm thần. – Tâm thần học xuyên văn hoá.  Bệnh học tâm thần – Loạn thần thực tổn ( rối loạn tâm thần tương quan những bệnh nội tiết, chấn thương, thoái triển não : Alzheimer, Pick, … ). – Loạn thần nội sinh ( tâm thần phân liệt, động kinh, rối loạn xúc cảm, … ) – Các rối loạn tâm thần tương quan đến stress ( tâm căn, rối loạn khung hình tâm sinh, trạng thái phản ứng ). – Các rối loạn tâm thần do cấu trúc sức khỏe thể chất không bình thường và sự tăng trưởng tâm thầnbệnh lý ( nhân cách bệnh, chậm tăng trưởng tâm thần, … ). – Các rối loạn tập tính hành vi ở thanh thiếu niên ( hành vi đấm đá bạo lực, xâm phạm, rốiloạn sự học tập, ). – Rối loạn siêu thị nhà hàng. – Loạn tính năng tình dục không thực tổn. – Các rối loạn lo âu, ám ảnh sợ. – Các rối loạn phân định giới tính. – Lạm dụng và nghiện chất ( lạm dụng rượu, nghiện rượu, loạn thần do rượu, lạmdụng ma tuý, nghiện ma tuý, thuốc lá, ). 1.3.2 Tâm thần học văn minh  Tâm thần học truyền thống cuội nguồn  Tâm thần học hội đồng – Vệ sinh phòng bệnh và những rối loạn tâm thần. – Tâm thần học xã hội ( điều tra và nghiên cứu tác động ảnh hưởng của thiên nhiên và môi trường, đặc biệt quan trọng môi trườngtâm lý xã hội và sức khoẻ tâm thần ). – Giáo dục đào tạo sức khoẻ tâm thần cho mái ấm gia đình, nhà trường và hội đồng. – Phục hồi tính năng tâm ý xã hội. – Các hình thái hoạt động giải trí rèn luyện sức khỏe thể chất, thẩm mỹ và nghệ thuật. – Các kiến thức và kỹ năng ứng xử, tiếp xúc. 1.4 Thế nào là bệnh tâm thần – Là những bệnh do hoạt động giải trí của não bộ bị rối loạn do nhiều nguyên do khácnhau gây ra : nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm thần, bệnh khung hình … làm rốiloạn công dụng phản ánh thực tại. Các quy trình cảm xúc, tri giác, tư duy, ýthức … …. bị xô lệch cho nên vì thế bệnh nhân tâm thần có những ý nghĩ, cảm hứng, hànhvi, tác phong không tương thích với thực tại, với thiên nhiên và môi trường xung quanh. – Phạm vi những bệnh tâm thần rất rộng. Bệnh tâm thần là loại bệnh rất phổ cập, công nghiệp ngày càng tăng trưởng, sự tập trung chuyên sâu dân cư vào những thành phố ngàycàng đông, đời sống ngày càng stress thì bệnh ngày càng tăng. Có nhữngbệnh tâm thần nặng ( những bệnh loạn thần ), quy trình phản ánh thực tại xô lệch trầmtrọng, hành vi, tác phong bị xô lệch nhiều. Có những bệnh nhân tâm thần nhẹ ( cácbệnh tâm căn, nhân cách bệnh ), quy trình phản ánh thực tại cũng như hành vi tácphong rối loạn ít, bệnh nhân vẫn còn hoàn toàn có thể hoạt động và sinh hoạt, lao động, học tập được, tuycó giảm sút. – Bệnh tâm thần thường không gây chết bất thần nhưng làm đảo lộn hoạt động và sinh hoạt, gâycăng thẳng cho những thành viên trong mái ấm gia đình và tổn thất cả về kinh tế tài chính. Bệnh tâmthần nếu không được chữa trị kịp thời hoàn toàn có thể dẫn đến trạng thái tâm thần sa sút, người bệnh trở thành gánh nặng cho mái ấm gia đình và xã hội. Phát hiện sớm và ngănchặn kịp thời là để ngăn ngừa sự tiến triển xấu này. 1.5 Phân biệt bệnh tâm thần với bệnh thần kinh  Điểm khác nhau – Bệnh tâm thần ( còn gọi là tâm bệnh ) chưa phát hiện được tổn thương đặc hiệu vềmặt hình thái của hệ thần kinh mà chỉ phát hiện được những đổi khác phức tạp vềmặt sinh hóa, miễn dịch, di truyền … … Ða số những tín hiệu bệnh là do rối loạnchức năng của não. Phần lớn bệnh nhân hoàn toàn có thể ăn khỏe, chơi khỏe, đi đứng bìnhthường nhưng có ý nghĩ, cảm hứng, hành vi không tương thích, kỳ dị, khó hiểu. Bệnhnhân tâm thần thường không nhận thấy mình bị bệnh, khước từ điều trị tại chuyênkhoa tâm thần. – Bệnh nhân thần kinh có nhiều nguyên do khác nhau gây ra làm tổn thươngthực thể tại những phần khác nhau của hệ thần kinh như não bộ, tủy sống, dây thầnkinh ngoại vi gây rối loạn hầu hết tính năng tiếp thu và triển khai của con người. Người bệnh ít có những hành vi kỳ dị, ý nghĩ bất bình thường nhưng hoàn toàn có thể tê liệt nửangười, khó khăn vất vả đi đứng, ăn nói, điếc, mù …. ). Đa số bệnh nhân còn ý thức đượcbệnh của mình.  Điểm tương quan với nhau – Bệnh thần kinh có tổn thương ở tổ chức triển khai não, không ít có rối loạn tâm thần kèmtheo : rối loạn trí nhớ, trí tuệ, ý thức … – Bệnh nhân tâm thần ( bệnh tâm thần nội snh ) tuy chưa phát hiện được tổn thươngthực thể ở não, hoàn toàn có thể có những rối loạn thần kinh kèm theo ( rối loạn trương lựccơ, phản xạ, thần kinh thực vật … ). 2. Nguyên nhân và những bệnh tâm thần thường gặp2. 1 Nguyên nhânNguyên nhân gây nên bệnh tâm thần là một yếu tố phức tạp. Hiện nay, cónhững bệnh nguyên do đã rõ ràng, nhưng vẫn còn một số ít bệnh nguyên nhânchưa xác lập được. Xung quanh yếu tố bệnh nguyên và bệnh sinh những bệnh tâmthần còn sống sót nhiều quan điểm và giả thuyết khác nhau. 2.1.1 Nguyên nhân thực thểLà những bệnh mà nguyên do do tổn thương trực tiếp tổ chức triển khai não hay ngoàinão gây trở ngại hoạt động giải trí của não. – Do tổn thương trực tiếp đến tổ chức triển khai não : + Chấn thương sọ não. + Nhiễm trùng thần kinh ( viêm não, giang mai, thần kinh … ) + Nhiễm độc thần kinh ( nghiện rượu, ma túy, nhiễm độc thực phẩm, nhiễm độchóa chất công nghiệp, nông nghiệp … ). + Các bệnh mạch máu não, những tổn thương não khác ( u não, teo não, xơ rải rác, tai biến mạch máu não … ) – Do những bệnh khung hình ảnh hưởng tác động đến hoạt động não : + Các bệnh nội khoa, nội tiết. + Các bệnh về chuyển hóa và thiếu sinh tố … 2.1.2 Nguyên nhân tâm ý – Bệnh loạn thần phản ứng gồm có : loạn thần phản ứng cấp, rối loạn sang chấnsau stress, rối loạn sự thích ứng. – Căng thẳng tâm ý dẫn đến bệnh tâm căn, rối loạn dạng khung hình, rối loạn phân ly. – Rối loạn hành vi ở thiếu niên do giáo dục không đúng, thiên nhiên và môi trường xã hội khôngthuận lợi. – Rối loạn ám ảnh, lo âu … 2.1.3 Nguyên nhân do cấu trúc sức khỏe thể chất không bình thường và tăng trưởng tâm ý gây ra – Các di tật bẩm sinh. – Thiếu sót về hình thành nhân cách. 2.1.4 Các nguyên do chưa rõ ràng – Do có sự phối hợp phức tạp của nhiều nguyên do khác ( di truyền, chuyển hóa, miễn dịch, cấu trúc sức khỏe thể chất … ) nên khó xác lập nguyên do hầu hết. Các rốiloạn tâm thần nội sinh thường gặp là : + Bệnh tâm thần phân liệt. + Rối loạn xúc cảm lưỡng cực. + Động kinh nguyên phát. 2.1.5 Các tác nhân thuận tiện cho bệnh tâm thần phát sinh  Nhân tố di truyền – Vấn đề di truyền tất yếu có tác động ảnh hưởng xấu đến một số ít bệnh tâm thần nhưngkhông phải là tuyệt đối. Có khi bệnh tâm thần phát sinh trong một thành viên củagia đình mà không thấy trong những thành viên khác, có trường hợp cha mẹ đều cóbệnh mà con cháu vẫn khỏe mạnh thông thường. Cũng có trường hợp tác nhân ditruyền không ảnh hưởng tác động vào thế hệ tiếp theo mà vào thế hệ sau nữa.  Yếu tố nhân cách – Nhân cách gồm có : thú vị, khuynh hướng, năng lượng, tính cách, khí chất … – Nhân cách mạnh, bền vững và kiên cố là một tác nhân chống lại sự phát sinh những bệnh tâmthần, nhất là những bệnh do căn nguyên tâm ý. Khi bị bệnh tâm thần thì người cónhân cách vững bị nhẹ hơn và phục sinh nhanh hơn. – Nhân cách yếu, không vững chắc là một yếu tố thuận tiện cho bệnh tâm thần phátsinh, khi mắc bệnh tâm thần sẽ hồi sinh khó khăn vất vả và chậm.  Tuổi tác – Mỗi lứa tuổi có những đặc thù tâm ý riêng, vì vậy có những loại bệnh tâm thầnthường hay xảy ra ở lứa tuổi này mà ít xảy ra ở lứa tuổi khác.  Giới tính – Nam giới thường hay mắc bệnh tâm thần nhiều hơn phái đẹp. Các bệnh tâm thầndo chấn thương sọ não, nghiện rượu, bệnh động kinh … thường gặp ở phái mạnh. Các bệnh rối loạn phân ly ( histeria ), rối loạn xúc cảm lưỡng cực, trầm cảm, loâu … hay gặp ở phái đẹp. Đặc biệt phụ nữ còn có những rối loạn tâm thần do nhữngsự dịch chuyển của nội tiết vào những thời kỳ : dậy thì, kỳ kình nguyệt, sinh nở, tiềnmãn kinh mà và mãn kinh.  Tình trạng sức khỏe tâm thần – Trên trong thực tiễn lâm sàng thường gặp những bệnh tâm thần phát sinh khi sức khỏe bịgiảm sút, mất ngủ lê dài, thiếu dinh dưỡng lâu ngày, thao tác quá sức … Khingười bệnh tâm thần quá suy kiệt thì cần phải nâng cao thể trạng để giúp ngườibệnh nhanh gọn hồi sinh. 2.2 Các bệnh tâm thần thường gặp2. 2.1 Bệnh tâm thần phân liệtCác rối loạn phân liệt có đặc thù chung là rối loạn cơ bản và đặc trưng về tưduy, tri giác và xúc cảm không thích hợp hay cùn mòn, ý thức còn rõ ràng và nănglực trí tuệ thường được tư duy. Bệnh nhân thường cảm thấy ý nghĩ của mình hình như bị người khác biết haylấy bớt, hay ý nghĩ của mình vang thành tiếng hay bị bị phát thanh. Cảm thấy cósức mạnh tự nhiên hay siêu nhiên đang hoạt động giải trí làm ảnh hưởng tác động đến ý nghĩ, cảmxúc hay hành vi của mình. Tri giác thường bị rối loạn theo những cách khác nhau, thường có những ảo thanh bình luận về bệnh nhân. Nét đặc trưng của cảm hứng lànông cạn, thất thường hay không thích hợp. Trong một số ít trường hợp tư duy trởnên gián đoạn hay thêm từ khi nói hoặc lời nói không thích hợp. Tác phong có thểtrở nên rối loạn trầm trọng, kích động hay sững sờ không thay đổi tư thế, tập tính cánhân hoàn toàn có thể đổi khác, trở nên mất thú vị, thiếu mục tiêu, lười nhác và cách ly xãhội. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 18 đến 30, tỷ suất mắc bệnh từ 0,5 % đến 1 % dân số. Điều trị hầu hết bằng những thuốc an thần kinh phối hợp với liệu pháp lao động thíchứng xã hội. 2.2.2 Bệnh động kinhBệnh động kinh được xếp vào bảng phân loại chuyên khoa thần kinh, nhưng ởnước ta do ngành tâm thần quản trị và điều trị ngoại trú. Đây là bệnh mãn tính, có nhiều nguyên do khác nhau, đặc trưng là sự lặp đilặp lại những cơn co giật do sự phóng điện quá mức của những tế bào thần kinh não bộ. Bệnh cảnh lâm sàng phong phú và có 2 đặc thù sau : – Tính chất phát sinh bất ngờ đột ngột, cơn. – Các triệu chứng bệnh lý man tính và nặng dần. Có nhiều thể lâm sàng của bệnh động kinh. Đặc điểm lâm sàng hầu hết củađộng kinh thái dương ( động kinh tâm thần ) là rối loạn tâm thần Open bất ngờ đột ngột, trong cơn thường có rối loạn ý thức, thường có những hành vi nguy hại như giếtngười trong cơn chạy thẳng. Rố loạn sống sót trong thời hạn ngắn và sau đó mất điđột ngột, sau cơn quên toàn bộ vấn đề xảy ra trong cơn. Tỷ lệ mắc bệnh động kinh từ 0,4 – 0,5 % dân số, thường mở màn ở lứa tuổi < 20. Phương pháp cận lâm sàng phát hiện động kinh là ghi điện não có sóng độngkinh. Điều trị đa phần bằng những thuốc kháng động kinh. Đối với động kinh tâmthần cần phối hợp thuốc kháng động kinh với những thuốc an thần kinh. 2.2.3 Bệnh hoang tưởngHoang tưởng là một triệu chứng của rối loạn tư duy, là triệu chứng chủ yếutrong những bệnh loạn thần. Hoang tưởng là những ý tưởng sáng tạo, phán đoán sai lầm đáng tiếc, không tương thích với thực tiễn, do bệnh nhân tâm thần gây ra, nhưng bệnh nhân tâmthần cho là trọn vẹn đúng chuẩn, không hề lý giải và đả thông được. Hoangtưởng chỉ mât đi khi bệnh nhân khỏi bệnh hay thuyên giảm. Hoang tưởng được chia làm 2 loại chính : hoang tưởng suy đoán và hoangtưởng cảm thụ. - Hoang tưởng suy đoán được thiết kế xây dựng thuần túy theo logic xô lệch của bệnhnhân, bộc lộ sự rối loạn trong việc phản ánh mối liên hệ giữa những sự vật và hiệntượng, đồng thời cũng biểu lộ khuynh hướng tưởng tượng, sự mơ ước hay tưduy chưa trưởng thành của bệnh nhân. Thường là những hoang tưởng dai dẳng, tăng trưởng thành mạng lưới hệ thống và làm biến hóa nhân cash một cách thâm thúy. Bao gồmcác hoang tưởng bị hại, bị chi phối, ghen tuông, tự buộc tội, nghi bệnh, tự cao, phát sinh …. - Hoang tưởng cảm thụ thường Open sau những rối loạn của tri giác, của cảm xúchay ý thức. Bệnh nhân không có logic rơi lệch, mà chỉ có những ý thức rời rạckhông kế tục, cảm hứng căng thẳng mệt mỏi, bàng hoàng, ngơ ngác, nhân cách của bệnhnhân không bị hoang tưởng làm đổi khác nhiều. Bao gồm những hoang tưởng nhậnnhầm, gán ý, đóng kịch, kỳ quái …. Điều trị hầu hết bằng những thuốc an thần kinh. 2.2.4 Bệnh trầm cảmTrầm cảm là một hội chứng rối loạn cảm hứng ngược lại với hưng cảm. Hộchứng trầm cảm nổi bật gồm 3 thành phần hầu hết, biểu lộ quy trình ức chếtoàn bộ tâm thần. - Cảm xúc bị ức chế : khí sắc giảm, bệnh nhân buồn rầu, ủ rũ, mất thú vị cũ, biquan về tiền đồ. Nét mặt trở nên cau có, đôi lúc nước mắt lưng tròng, thở dài vàtăng sự stress. - Tư duy bị ức chế : bệnh nhân tâm lý lừ đừ, liên tuworng khó khăn vất vả, thiếutự tin cho minhg là hèn kém. Trường hợp nặng có hoang tưởng tự buộc tội đưađến ý tưởng sáng tạo và hành vi tự sát. - Vận động bị ức chế : bệnh nhân ít đi lại, ít nói, siêu thị nhà hàng kém, thường hay ngồi lâutrong một tư thế, hoàn toàn có thể có hiện tượng kỳ lạ bất động sững sờ. Đôi lúc trở nên lăn lộn, vật vã, thút thít … … Hội chứng trầm cảm hoàn toàn có thể gặp trong nhiều bệnh tâm thần khác nhau. Trầmcảm là một hội chứng cần theo dõi ngặt nghèo và cấp cứu, đặc biệt quan trọng so với trầm cảmcó ý tưởng sáng tạo và hành vi tự sát Điều trị trầm cảm đa phần bằng những thuốc chống trầmcảm, trong trường hợp trầm cảm nặng hoàn toàn có thể sốc điện. 2.2.5 Các bệnh tâm thần trẻ emTâm thần học trẻ nhỏ là một phân môn trong tâm thần học, có tương quan nhiềuđến thần kinh, sinh lý, di truyền và giáo dục học. Ngành tâm thần học trẻ nhỏ cónhiệm vụ nghiên cứu và điều tra những bệnh tâm thần của trẻ nhỏ từ lúc sơ sinh cho đến 15 tuổiđể phòng và chữa bệnh này. - Thông thường có 3 nguyên chính gây ra những bệnh tâm thần của trẻ nhỏ : + Do tổn thương não trước, trong và sau khi sanh. + Do tác nhân xã hội ( giáo dục không đúng, thiên nhiên và môi trường xã hội không lành mạnh ) + Yếu tố di truyền. - Các bệnh tâm thần trẻ nhỏ gồm có nhiều loại mà đa phần là : + Bệnh tâm căn trẻ nhỏ. + Động kinh và những cơn co giật của trẻ nhỏ. + Chậm tăng trưởng tâm thần. + Các bệnh tâm thần nội sinh … 2.2.6 Chậm tăng trưởng tâm thần - Chậm tăng trưởng tâm thần là một nhóm trạng thái bệnh lý có bệnh nguyên vàbệnh sinh khác nhau, nhưng được thống nhất lại là vì bệnh cảnh lâm sàng cơ bảngiống nhau : thiểu năng lực trí tuệ, thường có đặc thù bẩm sinh hoặc xuất hiệntrong những năm đầu sau khi sanh, khi trí tuệ chưa trưởng thành. Khả năng nhậnthức rất yếu hay không có, thường kèm theo dị dạng khung hình, nội tạng, trí nhớ, hiểubiết kém, thường có những động tác không có ý nghĩa và dễ bị tận dụng. Chậm phát triểntâm thần không chữa khỏi được, bằng giáo dục đặc biệt quan trọng, huấn luyện và đào tạo, lao động cóthể cải tổ được phần nào. 10 - Việc nhìn nhận mức độ trí tuệ gồm có những hiệu quả lâm sàng, tác phong thích ứng ( trong mối quan hệ với xã hội ) và tác dụng test tâm ý. - Chậm tăng trưởng tâm thần được chia làm 4 mức độ : nhẹ, vừa, nặng và trầm trọng. Bệnh viện tâm thần TP.HCM. Bệnh viện Tâm thần Hà NộiLƯỢNG GIÁ BÀI HỌCI. Phần câu vấn đáp đúng sai : Đánh dấu A cho câu đúng – B cho câu sai1. Sức khỏe tâm thần là một trạng thái không chỉ không có rối loạn hay dị tật tâmthần mà còn là một trạng thái tâm thần trọn vẹn tự do. A. Đúng. B. Sai. 2. Tâm thần học là một bộ môn trong y học, có trách nhiệm nghiên cứu và điều tra những biểu hiệnlâm sàng, chính sách bệnh sinh, phòng và chữa những bệnh này. A. Đúng. B. Sai. 3. Những loại bệnh tâm thần thường hay xảy ra ở lứa tuổi này mà ít xảy ra ở lứatuổi khác vì mỗi lứa tuổi có những đặc thù tâm ý chung. A. Đúng. B. Sai. 4. Nguyên nhân thực thể gây ra bệnh tâm thần là do tổn thương trực tiếp tổ chứcnão hay ngoài não gây trở ngại hoạt động giải trí của não. A. Đúng. B. Sai5. Bệnh tâm thần thường có tổn thương thực thể ở tổ chức triển khai não, không ít có rối loạnthần kinh kèm theo. A. Đúng. 11B. Sai. II. Phần chọn câu đúng nhất : Khoanh tròn vào đầu câu chọn6. Ngành tâm thần học trẻ nhỏ có trách nhiệm nghiên cứu và điều tra để phòng và chữa những bệnhtâm thần của trẻ nhỏ ở lứa tuổi. A. Từ lúc sơ sinh cho đến 13 tuổi. B. Từ lúc sơ sinh cho đến 14 tuổi. C. Từ lúc sơ sinh cho đến 15 tuổi. D. Từ lúc sơ sinh cho đến 16 tuổi. 7. Chậm tăng trưởng tâm thần là một nhóm trạng thái bệnh lý có bệnh nguyên vàbệnh sinh khác nhau, nhưng giống nhau ở đặc thù. A. Bệnh cảnh lâm sàng. B. Cùng lứa tuổi mắc bệnh. C. Thiểu năng lực trí tuệ bẩm sinh. D. Khả năng nhận thức rất yếu. 8. Bệnh trầm cảm là một hội chứng rối loạn cảm hứng ngược lại với trạng thái. A. Hưng phấn. B. Hưng cảm. C. Nói nhiều, đi lại nhiều. D. Kích thích thần kinh. 9. Tỷ lệ người mắc bệnh động kinh từ 0,4 - 0,5 % dân số, thường mở màn ở lứa tuổi. A. < 16. B. < 18. C. < 20. D. < 22.10. Bệnh tâm thần phân liệt thường gặp ở lứa tuổi 18 đến 30, tỷ suất mắc bệnh trongdân số là. A. 0,4 % - 1 %. B. 0,5 % - 1 %. C. 0,6 % - 1 %. D. 0,7 % - 1 %. ĐÁP ÁN1. A 2. A 3. B 4. A 5. B 6. C 7. A 8. B 9. C 10. B12THEO DÕI - CHĂM SÓCCÁC TRƯỜNG HỢP CẤP CỨU TÂM THẦNMỤC TIÊU HỌC TẬP1. Mô tả được những trạng thái bệnh lý tâm thần chính trong cấp cứu bệnh tâmthần. 2. Trình bày được định nghĩa, nguyên do những trường hợp trong cấp cứubệnh tâm thần. 3. Thực hiện được cách xử trí, theo dõi, chăm sóc và phòng ngừa những trườnghợp cấp cứu bệnh tâm thần thường gặp. NỘI DUNGTrong lâm sàng tâm thần học có nhiều trường hợp cần cấp cứu. Ở đây chỉ đềcập đến cấp cứu do rối loạn hành vi tác phong đặc hiệu cho bệnh nhân tâm thần, cần can thiệp y tế với những giải pháp nhanh nhất mà không đề cập đến nhữngtrường hợp loạn thần trên cơ sở những bệnh như : nhiễm khuẩn, nhiễm độc, chấnthương hay những bệnh lý khung hình. Các trạng thái bệnh lý tâm thần chính trong cấpcứu tâm thần gồm có : kích động, tự sát, người bệnh không chịu ăn. 1. Kích động1. 1 Định nghĩaKích động là một trạng thái hưng phấn tâm ý hoạt động quá mức, Open độtngột, hành vi có đặc thù kế tục, không có mục tiêu, không tương thích với hoàncảnh xung quanh, thường mang đặc thù phá hoại, nguy khốn. Kích động ở bênh nhân tâm thần131. 2 Nguyên nhân kích động1. 2.1 Kích động phản ứng - Do nhận thức sai lầm đáng tiếc : thường gặp ở bệnh nhân phủ định bệnh, bệnh nhân chorằng mình không có bệnh, bị cưỡng bức đến viện để giam giữ. - Do phản ứng với những vấn đề không vừa lòng trong phòng bệnh, thường gặp ở bệnhnhân động kinh, nhân cách bệnh. - Do mê hồn theo đuổi mục tiêu riêng ( thường do hoang tưởng, ảo giác chi phối ) nhưng bị những người xung quanh cản trở, thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phânliệt. - Do doạ nạt, yêu sách nhằm mục đích thoả mãn mục tiêu riêng, thường gặp trong chậmphát triển tâm thần, rối loạn phân ly. - Do bị bệnh nhân khác xúi dục hoặc bệnh nhân khác kích động nên kích độngtheo. - Kích động sau stress lạnh, thường gặp trong rối loạn phân ly, rối loạn sau stresstrầm trọng. - Do đổi khác thiên nhiên và môi trường bất thần ( chuyển viện, chuyển phòng ), thường gặp ởbệnh nhân chấn thương sọ não, tai biến mạch não. Kích động do những bệnh nhiễm độc Bệnh nhân rối loạn xúc cảm pha trầm cảm1. 2.2 Kích động trong những bệnh tâm thần - Trong bệnh tâm thần phân liệt : kích động hoàn toàn có thể gặp ở tổng thể những thể nhưngthường gặp ở những thể : thể thanh xuân, thể căng trương lực, thể paranoid. Kíchđộng thường mang đặc thù xung động, bất thần, không lường trước được, nhiềukhi rất nguy hại như đánh hoặc giết người. Kích động hoàn toàn có thể Open sau cácbệnh nhiễm trùng, nhiễm độc hoặc do hoang tưởng, ảo giác chi phối. - Trong rối loạn cảm hứng pha hưng cảm : thường ít khi kích động, kích độngthường Open sau những tác nhân có hại như : quy trình hưng phấn lê dài kèmtheo kiệt sức, ở bệnh nhân xơ vữa mạch não hoặc nhiễm trùng, nhiễm độc. - Động kinh tâm thần : kích động Open bất ngờ đột ngột kèm theo rối loạn thức kiểuhoàng hôn, trong trạng thái này bệnh nhân hoàn toàn có thể kích động kinh hoàng, hung bạo, phá14mọi cản trở, giết người, cơn kích động mất đi bất thần, sau cơn bệnh nhân quêntoàn bộ. - Kích động trong rối loạn tâm thần ở người cao tuổi : kích động thường, độtngột, không có ý nghĩa, không phê phán được, thường Open về đêm hôm. - Ngoài ra còn gặp trong những bệnh sau : + Kích động do những bệnh nhiễm độc ( rượu, ma tuý, hóa chất dùng trong côngnghiệp và nông nghiệp ). + Kích động do những bệnh nhiễm khuẩn ( nhiễm khuẩn huyết, sốt rét ác tính, thươnghàn, viêm não, lao màng não, giang mai não ). + Kích động do những bệnh thực thể của não ( u não, bệnh lý mạch máu não, chấnthương sọ não ) 1.3 Cách xử trí, theo dõi và chăm sóc - Hỏi qua người nhà, người đi theo để sơ bộ tìm nguyên do kích động. - Dùng liệu pháp tâm ý thích hợp để không thay đổi trạng thái tâm thần cho bệnh nhânnhư lý giải, động viên, lắng nghe quan điểm của người bệnh, cho bệnh nhân đi thămquan buồng bệnh, nếu bệnh nhân bị trói thì cởi trói cho bệnh nhân ( nếu có thểđược ). - Nếu bệnh nhân đồng ý chấp thuận cho khám bệnh thì bác sĩ triển khai khám ngay về cácbệnh khung hình, những thương tích, những xét nghiệm cận lâm sàng nhằm mục đích loại trừ cácchống chỉ định khi điều trị. BS khám bệnh cho bệnh nhân sau cơn kích động - Khi bệnh nhân quá kích động, cần thực thi điều trị ngay theo y lệnh bằng cácthuốc : Halopendol 5 mg x 1 - 2 ống. 15S eduxen 10 mg x 1 - 2 ống ( tiêm bắp ). Hoặc Aminazin 25 mg x 4 - 6 ống ( tiêm bắp ). - Nếu giờ thứ 3 người bệnh vẫn còn kích động thì liên tục cho liều như trên. Thôngthường sau giờ thứ 6 thì trạng thái tâm thần của người bệnh không thay đổi. - Khi bệnh nhân ngủ, trạng thái tâm thần không thay đổi, cần thực thi khám về nội khoa, thần kinh và cho làm những xét nghiệm thiết yếu nhằm mục đích tìm nguyên do gây kíchđộng. - Khi bệnh nhân tỉnh, thầy thuốc cần xuất hiện để làm liệu pháp tâm lí nhằm mục đích ổn địnhtrạng thái tâm thần cho người bệnh. - Khi bệnh nhân hết trạng thái kích động chuyển sang thuốc uống, theo dõi những tácdụng phụ của thuốc và tìm hiểu và khám phá nguyên do để điều trị theo nguyên do. - Có thể phối hợp với liệu pháp sốc điện ( ECT ) từ 1-2 lần / 24 giờ. Chỉ định trongnhững trường hợp : kích động trầm cảm ( có sáng tạo độc đáo và hành vi tự sát ), kích độngcăng trương lực, kích động thanh xuân, kích động không dùng được thuốc an thầnkinh hoặc kháng thuốc an thần kinh. 1.4 Quản lý bệnh nhân kích động tại bệnh phòng - Tốt nhất trong cơn kích động ta phải quản trị bệnh nhân ở phòng cách ly, phòngcách ly phải được phong cách thiết kế làm thế nào khỏi bị khuất tầm nhìn của nhân viên cấp dưới, nghĩa lànhân viên luôn quan sát được bệnh nhân để kịp thời can thiệp khi bệnh nhân cónhững hành vi nguy khốn. - Phòng cách ly phải ở khu vực yên tĩnh, tránh hiện tượng kỳ lạ kích động dây chuyền sản xuất, bệnh nhân phòng nầy kích động làm bệnh nhân ở những phòng khác kích độngtheo. Khu vực nầy hạn chế người nhà ra vào, không cho bệnh nhân cũng nhưnhững ngườì tò mò vào xem. - Phòng cách ly phải thoáng mát, bảo vệ ánh sáng, không bít bùng để tránh chobệnh nhân có cảm xúc bị giam giữ, có phòng vệ sinh riêng, thời hạn quản trị bệnhnhân ở phòng cách ly càng ngắn càng tốt, trong trường hợp bệnh nhân quá kíchđộng ta hoàn toàn có thể cố định và thắt chặt bệnh nhân tại giường bằng dây to bản nhưng không được cốđịnh không quá 24 giờ, có nhiều trường hợp bệnh nhân càng kích động do phảnứng lại chuyện bị đưa vào phòng cách ly, khi cho bệnh nhân ra ngoài thì lại hếtkích động. 1.5 Vận chuyển bệnh nhân tâm thần bị kích động - Vận chuyển bệnh nhân tâm thần phải được triển khai bằng xe chuyên dùng cócán bộ chuyên khoa hộ tống để kịp xử trí mọi diễn tiến trên đường luân chuyển. - Trong điều kiện kèm theo lúc bấy giờ ta không hề nhu yếu vừa đủ phương tiện đi lại mà người thầythuốc tại tuyến trước phải biết xử trí sơ bộ, xử lý những yếu tố khung hình cho bệnhnhân. Vì vậy, cần phải quan tâm rằng bệnh nhân kích động thường không ngủ, khôngăn uống nhiều ngày làm khung hình suy kiệt, do kích động nên thường có nhiều vết xâyxát ngoài da, về mặt tâm thần bệnh nhân phải được xử trí bằng những thuốc an thầnkinh, khi bệnh nhân ngủ yên ta cho bệnh nhân lên xe cứu thương thông thườnghoặc một phương tiện đi lại chuyên chở cơ giới nào đó để chuyển bệnh nhân lên tuyếnchuyên khoa. Khi chuyển bệnh nhân đi cần có y tá và bác sĩ đi kèm với vừa đủ hồsơ bệnh án và một cơ số thuốc an thần kinh cũng như những thuốc cấp cứu cần thiết16khác để sử dụng khi thiết yếu trên đường luân chuyển bệnh nhân, nếu bệnh nhânquá kích động ta hoàn toàn có thể cố định và thắt chặt bệnh nhân vào cáng. Lưu ý : người bệnh khi kích động thường mất nước, điện giải, thế cho nên cần bồi phụnước, điện giải, tăng cường dinh dưỡng, chống nhiễm trùng, chống loét. 1.4 Phòng bệnh - Tùy theo từng nguyên do mà có giải pháp dự trữ cho thích hợp. - Đối với bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn xúc cảm, động kinh cần phải uốngthuốc dự trữ đều đặn. - Tư vấn cho mái ấm gia đình, hội đồng trong việc phòng, quản trị, chăm sóc, hỗ trợngười bệnh. Tư vấn cho mái ấm gia đình trong việc phòng, quản trị, chăm sóc, tương hỗ người bệnh2. Tự sát2. 1 Định nghĩaTheo Stengel ( 1958 ), tự sát là : " bất kể sự huỷ hoại nào được gây ra với mụcđích huỷ hoại chính mình, dù là rối loạn hay do xích míc trong tư tưởng, nếubệnh nhân chết do hậu quả hành vi là tự sát, tự sát không thành công xuất sắc gọi là toantự sát. 2.2 Dịch tễ học - Tỷ lệ trung bình của tự sát trên toàn quốc tế đã tăng lên từ 10 đến 16 người trên100. 000 dân kể từ năm 1950. Mỗi vương quốc khác nhau có tỷ suất tự sát rất khác nhau, theo thống kê của WHO ( 1999 ) tỉ lệ tự sát của một số ít vương quốc như sau : liên bangNga 41,5 / 100.000 dân, Pháp 20,7 / 100.000 dân, Úc 12,8 / 100.000 dân, Philippin2, 1/100. 000 dân. - Ngoài ra, tự sát có tương quan đến nền văn hoá, tôn giáo, dân tộc bản địa : ở Singapor tỉ lệtự sát là 9,2 / 100.000 trong đó người gốc Hoa chiếm 88 %. 2.3 Nguyên nhân tự sát và những yếu tố nguy cơ2. 3.1 Các yếu tố rủi ro tiềm ẩn - Tuổi : nguy cơ tự sát tăng theo lứa tuổi và tăng cao ở lứa tuổi sau 50. - Giới : tỉ lệ tự sát ở nam cao hơn nữ, nữ có tỉ lệ toan tự sát cao hơn nam. - Mùa : tự sát hay gặp vào mùa xuân, vào ngày nghỉ cuối tuần. 17 - Những người sống xa lánh xã hội, sống cô độc, phái mạnh lớn tuổi. - Những người có những bệnh khung hình nặng, ung thư, quá trình đầu xét nghiệm HIVdương tính. - Người nghiện ma túy, nhiễm chất độc. - Tiền sử cá thể, mái ấm gia đình có người có hành vi tự sát hoặc có người bị rối loạncảm xúc lưỡng cực. - Gia đình gần đây có sự mất mát lớn : vợ hoặc chồng chết, tan vỡ niềm hạnh phúc giađình, mất việc làm. - Có thể khám phá qua thư từ tuyệt mệnh, chúc thư. 2.3.2 Các bệnh tâm thần - Trầm cảm nặng, kèm theo hoang tưởng bị tội, bệnh nhân cho rằng mình có phẩmchất xấu hèn kém không đáng sống, hay hoang tưởng bị tội lan rộng ra : lo ngại chogia đình mình cũng sẽ bị hình phạt ghê gớm nên giết cả mái ấm gia đình rồi tự sát. Thườnggặp trong rối loạn cảm hứng pha trầm cảm. - Bệnh tâm thần phân liệt : do hoang tưởng, ảo giác chi phối, thường do hoangtưởng bị hại, hoang tưởng chi phối lê dài làm cho người bệnh đau khổ quá mứchoặc do ảo thanh với nội dung ra lệnh, đe doạ, mạt sát. Có khi hoang tưởng và ảogiác tích hợp thôi thúc hành vi tự sát. - Xung động tự tiến công, tiến công người khác : xung động thường kỳ lạ và khôngbiết trước, tự sát có khi là khởi đầu của bệnh. - Doạ tự sát dẫn đến tự sát thật : lúc đầu người bệnh doạ tự sát nhằm mục đích thoả mãn yêucầu riêng nhưng mái ấm gia đình, người xung quanh không xử lý được đúng, kịp thờidẫn đến tự sát thật. - Nghiện rượu, nghiện ma túy. - Loạn thần thực tổn, động kinh. 2.4 Cách xử trí, theo dõi và chăm sóc - Phát hiện sớm hội chứng trầm cảm theo dõi ngặt nghèo. - Khi bệnh nhân có sáng tạo độc đáo bị tội, cho nhập viện, theo dõi sát ngày đêm. - Để bệnh nhân ở phòng riêng, kiểm tra kỹ phòng bệnh và người bệnh nhân, khôngđể những phương tiện đi lại hoàn toàn có thể dùng để tự sát như : dao, dây, vật nhọn Tuy nhiên, điều cơ bản vẫn là điều trị tích cực và theo dõi sát vì bệnh nhân có rất nhiều cáchđể tự sát như gục đầu vào chậu nước, dùng quần áo xé ra để làm dây thắt cổ, đậpđầu vào tường - Điều trị : tốt nhất và hiệu suất cao nhất là sốc điện ngày một lần, liệu trình từ 8 - 12 lần cho tới khi hết trầm cảm. Có thể dùng những thuốc chống trầm cảm như : Melipramin, Tofranil liều trung bình 200 - 300 mg / 24 giờ. - Chú ý : những thuốc chống trầm cảm có công dụng chậm sau 10 - 15 ngày cho nêntrong 2 tuần đầu nên theo dõi sát và phối hợp với sốc điện. - Đề phòng bệnh nhân giả vờ khỏi xin ra viện để trốn tránh sự giám sát của thầythuốc và triển khai dự tính tự sát thuận tiện hơn. Vì vậy, khi trạng thái tâm thần củabệnh nhân thật tốt mới cho ra viện. - Đối với hoang tưởng, ảo giác dùng Nozinan 400 - 500 mg / 24 giờ hoặc Haloperidol20 - 25 mg / 24 giờ. 18T huốc an thần kinh Thuốc chống trầm cảm2. 5 Phòng bệnh - Phát hiện sớm những người có yếu tố rủi ro tiềm ẩn bởi mái ấm gia đình, người thân trong gia đình, những tổchức xã hội, những bác sỹ mái ấm gia đình. - Điều trị sớm bệnh nhân trầm cảm, chỉ cho xuất viện khi bệnh nhân không còn ýtưởng tự sát không còn hội chứng trầm cảm, hết những triệu chứng loạn thần. - Sau khi bệnh nhân ra viện cần liên tục kê đơn điều trị ngoại trú và theo dõi theođịnh kỳ. - Tư vấn cho mái ấm gia đình, người thân trong gia đình trong công tác làm việc theo dõi, quản trị và điều trị dựphòng tại mái ấm gia đình. 3. Bệnh nhân không chịu ăn uốngKhông chịu nhà hàng là một cấp cứu thường gặp trong lâm sàng tâm thần. Nguyên nhân rất phức tạp, bệnh cảnh hoàn toàn có thể lê dài rất lâu, gây hậu quả nghiêmtrọng ảnh hưởng tác động đến tính mạng con người bệnh nhân. 3.1 Nguyên nhân - Do rối loạn bản năng nhà hàng : thường gặp trong tiến trình đầu của bệnh tâm thầntrẻ em hay trạng thái trầm cảm của người già. - Do ảo giác chi phối : thường là ảo khứu, ảo vị với nội dung không dễ chịu : mùi hôi, mùi tanh, vị đắng, vị cay có trong thức ăn hay ảo thanh ra lệnh cho bệnh nhânkhông được ăn, ảo thị nhìn thấy hình ảnh quái gở, ví dụ khi bệnh nhân ăn nó dùngcâu liêm móc ruột bệnh nhân. - Do hoang tưởng chi phối : thường là hoang tưởng bị hại ( bệnh nhân cho rằng thứcăn có thuốc độc nên không dám ăn ) hay hoang tưởng bị tội ( bệnh nhân cho làmình có khuyết điểm lớn không đáng được nhà hàng siêu thị ). - Do trạng thái bất động căng trương lực, bệnh nhân không nhai, không nuốt được. 3.2 Cách xử trí, theo dõi và chăm sóc - Chủ yếu là điều trị bệnh tâm thần chính gây ra hiện tượng kỳ lạ không chịu ăn. + Trầm cảm : sốc điện hoặc dùng thuốc chống trầm cảm. 19 + Hoang tưởng, ảo giác : Nozinan 400 - 500 mg / 24 giờ hoặc haloperidol 20-25 mg / ngày. + Trạng thái bất động căng trương lực : sốc điện mỗi ngày một lần cho đến khichịu ăn hoặc dùng những thuốc an thần kinh giải ức chế ( Frenolon, Sulpint, Leponex … … ). … cho bệnh nhân ăn qua sonde … … nuôi dưỡng qua đường truyền dịch …. - Nếu bệnh nhân không chịu ăn thì cho ăn qua sonde, thức ăn phải bảo vệ đủnăng lượng cho bệnh nhân. - Tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân bằng truyền những loại huyết thanh ngọt, mặn, vitamin, điện giải - Bệnh nhân không chịu nhà hàng siêu thị thường nằm một chỗ, thế cho nên phải tăng cường vệsinh thân thể, biến hóa tư thế để chống loét, chống nhiễm khuẩn. LƯỢNG GIÁ BÀI HỌCI. Phần câu vấn đáp đúng sai : Đánh dấu A cho câu đúng – B cho câu sai1. Các trạng thái bệnh lý tâm thần chính trong cấp cứu tâm thần gồm có : kíchđộng, tự sát, người bệnh không chịu ăn. A. Đúng. B. Sai. 2. Việc triển khai thuốc an thần kinh cho người bệnh tâm thần qua đường tiêm làtốt nhất vì hạn chế được công dụng phụ của thuốc. A. Đúng. B. Sai. 3. Người bệnh tâm thần khi kích động nhiều thường mất nước, điện giải, vì vậycần bồi phụ nước và điện giải khá đầy đủ. A. Đúng. 20B. Sai. 4. Yếu tố nguy cơ tự sát ở bệnh nhân tâm thần tăng theo lứa tuổi và tăng cao ở lứatuổi sau 60. A. Đúng. B. Sai5. Tác dụng của những thuốc chống trầm dùng cho bệnh nhân tâm thần thường cóhiệu quả chậm sau 15 - 20 ngày. A. Đúng. B. Sai. II. Phần chọn câu đúng nhất : Khoanh tròn vào đầu câu chọn6. Một trạng thái bệnh lý thường gặp trong cấp cứu lâm sàng bệnh tâm thần là. A. Kích động. B. Tự sát. C. Không chịu nhà hàng siêu thị. D. Hoang tưởng, ảo giác. 7. Nguyên nhân thường gặp trong quá trình đầu của bệnh tâm thần ở trẻ nhỏ hayngười già không chịu nhà hàng là. A. Do ảo giác chi phối. B. Do hoang tưởng chi phối. C. Do rối loạn bản năng nhà hàng siêu thị. D. Do trạng thái bất động căng trương lực. 8. Biện pháp xử trí hầu hết ở bệnh nhân tâm thần có hiện tượng kỳ lạ không chịu ănuống là. A. Điều trị bệnh tâm thần chính. B. Cho ăn qua sonde mũi-dạ dày. C. Nuôi dưỡng qua những dịch truyền. D. Đảm bảo cung ứng đủ dinh dưỡng. 9. Một trong những trường hợp cấp cứu thường gặp trên lâm sàng ở bệnh nhântâm thần là. A. Kích động. B. Tự sát. C. Trầm cảm nặng. D. Không chịu nhà hàng. 10. Thông thường bệnh nhân bị kích động nếu được xử trí đúng và kịp thời thìtrạng thái tâm thần sẽ không thay đổi sau thời hạn. A. 3 giờ. B. 4 giờ. C. 5 giờ. D. 6 giờ. ĐÁP ÁN1. A 2. B 3. A 4. B 5. B 6. C 7. C 8. A 9. D 10. D. 21PH Ụ GIÚP BÁC SĨ KHÁM VÀ LÀM LIỆU PHÁPCHỮA BỆNH TÂM THẦNMỤC TIÊU HỌC TẬP1. Trình bày được cách sắp xếp phòng khám bệnh cho bệnh nhân tâm thần. 2. Mô tả được cách phụ giúp bác sĩ khám bệnh và thực thi 1 số ít kỹ thuật. 3. Tiến hành theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sau khi làm những kỹ thuật. 4. Kể được một số ít liệu pháp tâm ý tương hỗ điều trị bệnh nhân tâm thần. NỘI DUNG1. Bố trí phòng khám bệnh cho bệnh nhân tâm thần - Phòng khám là nơi tiếp đón bệnh nhân tiên phong, hầu hết những bệnh nhân tâm thần tựcho mình là không bị bệnh nên khước từ sự khám bệnh. Vì vậy, cách sắp xếp phòngkhám phải làm cho bệnh nhân có cảm xúc thoải mái và dễ chịu tự do, yên tâm và hợp tácđể bác sĩ khám bệnh. Cách sắp xếp phòng khám phải ngăn nắp, sạch sẽ và đẹp mắt, màu sắcphải hòa giải, nhã nhặn để làm bớt sự căng thẳng mệt mỏi về tâm thần cho người bệnh. - Thái độ, lời nói, cử chỉ của nhân viên cấp dưới y tế khi tiếp đón người bệnh phải niềm nở, ân cần, chu đáo, nhẹ nhàng và thực sự tôn trọng bệnh nhân để bệnh nhân tin tưởngvà hợp tác khám bệnh. … nhân viên cấp dưới y tế khi tiếp đón người bệnh phải niềm nở … … 2. Tiến hành phụ giúp bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân tâm thần - Hướng dẫn cụ thể cho mái ấm gia đình bệnh nhân khai rất đầy đủ và đúng chuẩn về tiền sử, bệnh sử tâm thần của bệnh nhân. - Giải quyết những thủ tục hành chính thiết yếu, gọn nhẹ, đơn thuần : ghi chép vào sổkhám bệnh vừa đủ những mục ( tên, tuổi, nghề nghiệp, quê quán, nơi trình làng củabệnh nhân … ). - Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhìn nhận toàn trạng bệnh nhân để báo cáocho bác sĩ. - Thực hiện những y lệnh của bác sĩ một cách khá đầy đủ, đúng chuẩn và kịp thời. 22 - Phối hợp với bác sĩ xử trí một cách tích cực và kịp thời những trường hợp bệnhnhân cấp cứu. 3. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện đi lại, bệnh nhân và phụ giúp bác sĩ làm những kỹthuật - Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sau khi làm kỹ thuật3. 1 Sốc điện ( ECT : Electro-Convulsive-Therapy ) Sốc điện ở bệnh nhân tâm thần - Sốc điện là đưa một dòng xung điện ngoại lai qua não, dòng điện này cộnghưởng với dòng điện của não làm quá ngưỡng hoạt động giải trí của những tế bào thần kinhthùy trán hoặc thùy thái dương, tạo ra cơn co giật kiểu động kinh và một tình trạnghôn mê ngắn, xóa đi hàng loạt công dụng hoạt động giải trí tâm thần được hình thành trongquá trình sống cũng như những rối loạn tâm thần được hình thành trong quy trình bịbệnh, sau khi sốc điện những tính năng hoạt động giải trí tâm thần thông thường được phụchồi trở lại. - Năm 1938, hai bác sỹ người Ý là L. Bun và U. Cerletti đã sáng tạo ra máy sốcđiện, máy có năng lực chỉnh lưu dòng điện thường thì thành dòng điện có hiệuđiện thế từ 80 - 120 volts cường độ từ 50 - 150 miliampere để dòng điện qua nãođủ gây cơn động kinh mà không làm tổn thương mô não và khung hình. Ngày nay, người ta sử dụng máy sốc điện với dòng điện có cường độ và hiệu điện thế nhấtđịnh nên rất bảo đảm an toàn cho người bệnh.  Chỉ định sốc điện - Trầm cảm có ý tưởng sáng tạo và hành vi tự sát. - Tâm thần phân hệt thể căng trương lực, thể paranoid, phân hệt cảm hứng. 189 - Trạng thái hoang tưởng dai dẳng. - Trạng thái kích động kinh hoàng, hưng cảm lê dài. - Các trường hợp có chống chỉ định dùng thuốc hướng thần hoặc sử dụng thuốchướng thần không có hiệu quả. 23 - Các trường hợp phủ nhận nhà hàng. - Hội chứng suy nhược thần kinh có mất ngủ lê dài, điều trị lâu ngày không cókết quả.  Chống chỉ định sốc điện - Tăng áp lực đè nén nội sọ. - Các bệnh nhiễm khuẩn đang trong quy trình tiến độ cấp tính. - Bệnh tim mạch như : nhồi máu cơ tìm mới, rối loạn dẫn truyền, phình độngmạch chủ và động mạch não, xơ cứng động mạch não, cao huyết áp, suy mạchvành. - Bệnh hô hấp nặng hoàn toàn có thể gây hôn mê : suy hô hấp cấp, bệnh phổi ùn tắc mạntính. - Bệnh gan - thận, cường giáp trạng. - Bệnh tăng nhãn áp. - Dị tật cột sống, lao cột sống, chấn thương cột sống. - Các bệnh về xương, khớp như : thưa xương, viêm xương. - Phụ nữ đang thời kỳ hành kinh và thai ngắt. - Trẻ em dưới 16 tuổi và người già yếu trên 60 tuổi.  Liều lượng - Điều trị tiến công : một ngày một lần, một đợt từ 8 - 10 lần. - Điều trị củng cố : một tuần hai lần trong 3 tuần. 3.1.1 Chuẩn bị dụng cụ - Kiểm tra lại máy sốc, điện cực, dây diện một lần nữa trước khi sốc để đảm bảoan toàn tuyệt đối cho bệnh nhân và nhân viên cấp dưới y tế. - Quan sát lại xem phòng sốc điện đã rất đầy đủ những phương tiện đi lại và dụng cụ để tiếnhành sốc điện : + Bình oxy, máy hút đàm nhớt và dung cụ cấp cứu, thuốc cấp cứu. + Paste để bôi vào điện cực ( nếu không có Paste hoàn toàn có thể dùng nước muối 0,9 % tẩm vào gạc để thay ). + Gạc hoặc băng cuộn để ngáng lưỡi tránh tụt lưỡi, cắn vào lưỡi. + Gối kê sống lưng, khăn mặt để lau đờm nhớt cho bệnh nhân. 3.1.2 Chuẩn bị bệnh nhân - Giải thích cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân yên tâm. - Dặn bệnh nhân nhịn ăn trước khi sốc điện tối thiểu là 3 giờ để tránh thực trạng thứcăn trào ngược vào đường hô hấp. - Bệnh nhân đi đại tiểu tiện trước khi sốc. - Tháo răng giả ( nếu có ), tháo những đồ trang sức đẹp trên người bệnh nhân để đề phòngtai biến hoàn toàn có thể xảy ra. - Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp của bệnh nhân trước khi sốc điện. Nếu thấybất thường phải báo cáo giải trình ngay với thầy thuốc. - Tuyệt đối không cho người nhà vào phòng sốc điện, dặn họ chờ ở ngoài đến khibệnh nhân tỉnh mới cho vào tiếp xúc. 243.1.3 Phụ giúp bác sĩ làm sốc điện - Thông thường một kíp sốc điện tối thiểu là 3 người : bác sĩ chỉ huy chung và bấmmáy. Một người phụ giữ vai bệnh nhân và kiểm soát và điều chỉnh ngáng lưỡi trong khi sốc. Một người phụ giữ điện cực đặt vào hai bên thái dương của bệnh nhân. - Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên giường một cách tự do, kê gối thấp dưới lưngbệnh nhân để đề phòng tai biến trật cột sống khi bệnh nhân lên cơn co giật, cởi cúcáo ở cổ, thắt lưng quần, đặt cuộn gạc vào giữa hai hàm răng bệnh nhân để cho khỏicắn vào lưỡi, bảo bệnh nhân nhắm mắt lại, hai tay để thẳng dọc theo hai bên hông. - Bôi Paste vào hai cực, sau đó đặt hai điện cực vào hai bên thái dương bệnh nhân. - Bác sĩ kiểm soát và điều chỉnh những thông số kỹ thuật của máy sốc cho tương thích với bệnh nhân, cắmđiện vào máy sốc, bấm nút điện trên máy sốc điện trong khoảng chừng thời hạn từ 0,2 - 1 giây. - Người phụ giữ hai vai, khớp gối, khớp hàm bệnh nhân, để những chi ở tư thế thoảimái để đề phòng gãy xương, trật khớp. - Khi bệnh nhân hết cơn co giật thì rút gối ở sống lưng ra và kê gối lên đầu cho bệnhnhân, đặt đầu bệnh nhân nghiêng sang một bên, rút ngáng lưỡi. Nếu còn đờm dãithì lấy khăn mặt lau sạch cho bệnh nhân và kiểm tra xem bệnh nhân có bị xây xátkhông ? - Sau sốc điện để bệnh nhân ở phòng thoáng, đo mạch, nhiệt độ, huyết áp, đếmnhịp thở và theo dõi từ 30 phút đến 1 giờ. - Thông thường sau cơn co giật bệnh nhân có rối loạn ý thức trong một thời gianngắn và sau đó bệnh nhân sẽ ngủ. Nhưng có 1 số ít trường hợp bệnh nhân sau làmsốc điện còn ở trong thực trạng ú ớ quờ quạng, lúc này bệnh nhân không biết gìnên phải giữ bệnh nhân nằm yên tại giường cho đến khi bệnh nhân tỉnh hoàn toànmới thôi để tránh tai biến. - Thu dọn dụng cụ, máy móc. 3.1.4 Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sau khi làm sốc điện - Tỉ lệ tử trận do sốc điện ước tính là 1/50. 000 trường hợp, đa phần do những biếnchứng về tìm mạch. - Nếu sẵn sàng chuẩn bị tốt, chỉ định đúng, thực thi đúng thao tác thì sẽ không xảy ranhững tai biến do sốc điện ( gãy xương, trật khớp, ngừng thở lâu … ). Khi có taibiến xảy ra thì phải thực thi xử trí kịp thời. - Trật khớp vai, khớp thái dương hàm, khớp háng … phải nắn vào đúng phươngpháp và kịp thời. - Gãy xương do co giật và giữ bệnh nhân không đúng tư thế. Xử trí : cố định và thắt chặt ngayxương gãy. - Gãy răng, răng rụng rơi vào khí quản hoặc thức ăn trào ngược lên đường thở dochuẩn bị bệnh nhân chưa tốt. Xử trí : mở khí quản cấp cứu trong trường hợp ngừnghô hấp do phản xạ, dị vật rơi vào đường thở. - Ngừng thở lâu do ức chế hô hấp : ấn nhẹ vào vùng trên rốn phía dưới lồng ngực ( ép cơ hoành ) vài lần để kích thích vòng hoành giúp bệnh nhân thở lại. Thôngthường ấn vài lần là bệnh nhân hoàn toàn có thể thở được thông thường. Nếu ngừng thở kéo25dài hơn thì phải hô hấp tự tạo hoặc thở yếu thì cho thở ôxy đồng thời dùng thêmthuốc trợ hô hấp. - Nếu bệnh nhân có trạng thái lú lẫn hoặc vật vã, quờ quạng thì phải giữ bệnh nhântại giường cho đến khi bệnh nhân tỉnh hẳn mới thôi. - Nếu bệnh nhân ra đờm dãi nhiều phải lau sạch cho bệnh nhân và đặt đầu nghiêngsang một bên. Nếu bệnh nhân có nhiều mồ hôi phải lau sạch và thay quần áo chobệnh nhân. - Kiểm tra lại mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở của bệnh nhân, nếu thấy bấtthường phải báo ngay thầy thuốc để giải quyết và xử lý. - Ngoài ra, sau khi sốc điện bệnh nhân hoàn toàn có thể nhức đầu, đau lưng, mỏi những khớp, giảm trí nhớ, stress … cần phải lý giải cho bệnh nhân và người nhà yên tâmvà những triệu chứng trên sẽ mất dần sau một thời hạn ngừng sốc điện ( rối loạn trínhớ gặp ở 75 % bệnh nhân, thường sau 6 tháng trí nhớ mới phục sinh trọn vẹn ). 3.2 Liệu pháp tâm ý - Liệu pháp tâm ý là chiêu thức tác động ảnh hưởng của người thầy thuốc một cách tíchcực, có mạng lưới hệ thống vào tâm thần người bệnh trải qua lời nói, trải qua những yếu tốtiếp xúc khác. - Liệu pháp tâm ý cần được vận dụng từ lúc bệnh nhân đặt chân đến phòng khámvà phải được liên tục duy trì trong suốt quy trình bệnh nhân điều trị tại bệnh việnđến khi bệnh nhân ra viện điều trị ngoại trú. Liệu pháp tâm ý gồm có liệu pháptâm lý gián tiếp và liệu pháp tâm ý trực tiếp. 3.2.1 Liệu pháp tâm ý trực tiếp - Khi khám bệnh, làm xét nghiệm, thủ pháp, tiêm truyền … phải bảo vệ làmđúng theo những quy tắc chính sách trình độ, thực thi một cách nhẹ nhàng. - Các thủ pháp trong bệnh viện nỗ lực thực thi, tránh trói buộc và có hành vithô bạo với bệnh nhân. - Khi tiếp xúc với bệnh nhân tâm thần cần tránh thái độ sợ sệt hoặc coi thườngbệnh nhân. Khi nghênh tiếp bệnh nhân phải niềm nở ân cần và hướng dẫn chu đáo. Kịpthời vô hiệu những diễn biến tâm ý phức tạp của bệnh nhân có cảm xúc bị bỏ rơisinh ra lo ngại sợ hãi. - Phải bảo vệ môi trường tự nhiên “ Vô khuẩn về tâm ý ”, mọi lời nói của nhân viên cấp dưới phụcvụ phải ăn khớp với nội dung lời nói của thầy thuốc. Những lời nói không khéo, những cái cười thiếu ý thức, những lời lý giải không có nghĩa vụ và trách nhiệm … có thểlàm mất tính năng của liệu pháp tâm ý rất công phu của thầy thuốc. - Thái độ của nhân viên cấp dưới y tế đúng mực, niềm nở, hướng dẫn tỉ mỉ, chu đáo tận tình sẽtác động tốt đến tâm thần của bệnh nhân .

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận