Đề cương ôn thi môn xã hội học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.45 KB, 20 trang )
Bạn đang đọc: Đề cương ôn thi môn xã hội học – Tài liệu text
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
1. Xã hội học là gì? Trình bày đối tượng nghiên cứu của xã hội học? Mối quan hệ
của xã hội học với triết học, tâm lý học?
* Xã hội học là khoa học nghiên cứu các quy luật và xu hướng của sựu phát sinh,
phát triển và biến đổi của các hoạt động xã hội, các quan hệ xã hội, tương tác giữa
các chủ thể xã hội cùng hình thái biểu hiện của chúng.
* Đối tượng nghiên cứu của xã hội học :
– Hành vi xã hội hay hành động xã hội của con người : Đó là các hành vi cá nhân,
các chế hình thành các hành vi đó bao gồm các tương tác giữa các cá nhân, sự hình
động cơ và các tác nhân hành động của nhóm.
– Cả xã hội loài người : Đó là văn hóa, thiết chế xã hội, hệ thống và cấu trúc xã hội,
các quá trình xã hội rộng lớn.
– Hành vi của con người và hệ thống xã hội
* Mối quan hệ của xã hội học với triết học và tâm lý học :
– Mqh giữa XH học với triết học : Triết học nghiên cứu quy luật chung nhất của tự
nhiên, XH là tư duy. Đây là quan hệ giữa 1 môn KH cụ thể với thế giới quan KH.
Triết học là nền tảng của thế giới quan KH, là cơ sở phương pháp luận nghiên cứu
của XHH mác xít. XHH là môn KH độc lập song song, lấy triết lý chính thống làm
nền tảng tư tưởng và mqh giữa chúng là mqh biện chứng. XHH cung cấp thông tin và
vấn đề mới làm phong phú thêm pp luận triết học.
– Mqh giữa XHH với tâm lý học : Quy luật hình hành tâm lý học là từ tâm lý cá
nhân, hành vi và hoạt động tâm lý con người. XHH vận dụng cách tiếp cận tâm lý
học để xem xét hành động xh với tư cách là hoạt động cảm tính.
2. Anh chị hãy phân tích những cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu xã hội học?
Trong các cách tiếp cận đó, anh (chị) đánh giá cao cách tiếp cận nào? Vì sao?
* Những cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu :
– Tiếp cận vĩ mô : Ở đây đối tượng nghiên cứu của xã hội học là cả xã hội loài
người. Nó đề cập đến là văn hoá, thiết chế xã hội, hệ thống và cấu trúc xã hội, các
quá trình xã hội rộng lớn. Nghiên cứu cơ cấu xh, hệ thống xh loài người qua các thời
kì nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa xh.
– Tiếp cận vi mô : Cách tiếp cận này cho rằng đối tượng nghiên cứu của xhh là hành
vi xh hay hành động xh của con người. Hay nói cách khác, đó là các hành vi cá nhân,
các chế hình thành các hành vi đó bao gồm các tương tác giữa các cá nhân, sự hình
động cơ và các tác nhân hành động của nhóm.
– Tiếp cận tổng hợp : Theo cách này, xhh vừa nghiên cứu hành vi con người, vừa
nghiên cứu hệ thống xã hội.
* Trong các cách tiếp cận đó thì cách tiếp cận tổng hợp được đánh giá cao hơn vì ở
cách tiếp cận này đối tượng nghiên cứu của xhh không phải chỉ là con người hay xh
hoặc cả con người lẫn xh mà là nghiên cứu mqh hữu cơ, mqh biện chứng, ảnh hưởng
và tác động qua lại lẫn nhau giữa một bên là con người với tư cách là cá nhân, nhóm
và một bên là xh vơi tư cách là hệ thống xh, là cơ cấu hay cấu trúc xh.
1
1
3. Phân tích chức năng và nhiệm vụ của xã hội học? Vai trò của xã hội học trong
việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội ở Việt Nam hiện
nay ?
* Chức năng của xhh :
– Chức năng nhận thức :
+ Cung cấp tri thức KH về bản chất của hiện thực XH và con người.
+ Phát hiện các quy luật, tính quy luật và cơ chế nảy sinh, vận động và phát triển
của các quá trình, hiện tượng XH, MQH biện chứng giữa con người và XH.
+ XD và phát triển hệ thống các khái niệm, phạm trù, lý thuyết và phương pháp
luận nghiên cứu.
+Các kết quả nghiên cứu xhh cung cấp thông tin KH, nâng cao nhận thức xã hội.
– Chức năng thực tiễn :
+ Có QHBC với CN nhận thức. Mục tiêu cao cả của XHH là nỗ lực cải thiện XH
và cuộc sống của con người
+ XHH ko đơn thuần nhận thức hiện thực mà còn hướng tới dự báo những gì sẽ
xảy ra và đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm kiểm soát các hiện tượng, quá trình
XH.
+ Củng cố mối liên hệ giữa KH với đời sống, phát huy tác dụng XHH với công tác
tổ chức, quản lí và điều tiết xh nói chung, góp phần giải quyết đúng đắn các vấn đề
XH trong phát triển.
+ Kiểm chứng lại các KN, lý thuyết và PPNC của XHH Sửa đổi, phát triển và
dần dần hoàn thiện.
– Chức năng tư tưởng :
+ Trang bị cho nhà xhh thế giới quan KH của chủ nghĩa Mác – Lênin, bồi dưỡng
lòng yêu nước, yêu độc lập, tự do và vai trò, trách nhiệm của công dân trong sự
nghiệp phát triển xã hội.
+ Giúp nhà xhh hình thành và phát triển phương pháp tư duy, nghiên cứu KH và
năng lực phê phán các quan điểm phi mác xít.
+ “Kim chỉ nam” định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn cho những NC
XHH phục vụ cho việc giáo dục quần chúng theo định hướng giá trị xã hội.
* Nhiệm vụ của xhh :
– Nghiên cứu lý luận :
+ Nhiệm vụ hàng đầu của XHH là XD và phát triển hệ thống các KN, phạm trù, lý
thuyết KH riêng đặc thù của KHXHH.
+ Hướng tới hình thành và phát triển hệ thống lý luận, PP luận NC và tổ chức NC 1
cách cơ bản, hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đápứng nhu
cầu phát triển KT, XH của đất nước ta.
– Nghiên cứu thực nghiệm :
+ Kiểm nghiệm, chứng minh giả thuyết KH.
+ Phát hiện bằng chứng và vấn đề mới làm cơ sở cho việc sửa đổi, phát triển và
hoàn thiện KN, lý thuyết và PP luận NC.
+ Kích thích và hình thành tư duy XHH.
+ Nghiên cứu thực nghiệm được coi là chiếc cầu nối giữa lý luận và thực tiễn.
– Nghiên cứu ứng dụng :
2
2
+ Hướng tới việc đề ra các giải pháp vận dụng những phát hiện của NC lý luận và
NC thực nghiệm trong hoạt động thực tiễn.
+ Rút ngắn khoảng cách giữa 1 bên là tri thức lý luận, tri thức thực nghiệm và 1
bên là hoạt động thực tiễn và cuộc sống của con người.
+ Đưa ra những kết luận chính xác về bản chất của sự kiện, hiện tượng hay quá
trình nào đó, từ đó đề xuất các giải pháp để kiểm soát và quản lý các vấn đề xh 1 cách
thích hợp.
* Vai trò của xã hội học trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế – văn hóa
– xã hội ở Việt Nam hiện nay :
4. Xã hội học là gì? Anh/chị hãy chứng minh rằng sự ra đời của xã hội học là một
tất yếu khách quan?
* Xã hội học là khoa học nghiên cứu các quy luật và xu hướng của sựu phát sinh,
phát triển và biến đổi của các hoạt động xã hội, các quan hệ xã hội, tương tác giữa
các chủ thể xã hội cùng hình thái biểu hiện của chúng.
* CM sự ra đời của xhh là một tất yếu khách quan :
– Nhu cầu nhận thức :
+ Các biến động to lớn trong đời sống KT, chính trị và xh Châu Âu cuối XVIII đầu
XIX đã đặt ra nhu cầu thực tiễn mới đối với các nhận thức xã hội: Cách mạng thương
mại và công nghệ làm thay đổi trật tự KT cũ ; Hình thái KT- XH phong kiến sụp đổ
thay vào đó là xh tư bản CN ; Hệ thống quản lý KT truyền thống bị thay bằng cách tổ
chức của xh hiện đại ; Thị trường được mở rộng ; Xuất hiện quá trình biến đổi KT ở
các nước Châu Âu.
+ Những biến đổi KT dẫn đến hàng loạt các biến đổi xh ở Châu Âu (các hiện
tượng xh mới như tự tử cùng các hành vi lệch chuẩn xh khác xuất hiện) –> NHU
CẦU NHẬN THỨC CÁC BIẾN ĐỔI XH (nhu cầu nhận thức để giải thích các vấn
đề mới mẻ nảy sinh trong cuộc sống đang biến động).
– Nhu cầu phát triển khoa học :
+ Xuất phát từ nhu cầu nhận thức xh đòi hỏi có 1 ngành KH chuyên nghiên cứu về
xh, các vấn đề xh, các hiện tượng, quá trình xh và hành động của con người.
+ KH đó phải kết hợp được độ chính xác, sự lý giải mang tính quy luật của KHTN
với các vấn đề thuộc về tổ chức xh, hành động xã hội.
– Nhu cầu hoạt động thực tiễn và phát triển xã hội :
+ Sự xuất hiện và phát triển hệ thống KT TBCN đã phá vỡ trật tự xh phong kiến
gây ra những xáo trộn và những biến đổi trong đời sống KT- XH của các tầnglớp giai
cấp và các nhóm xh: Nông dân trở thành người làm thuê ; Ruộng đất tập trung vào
tay giai cấp TS ; Đô thị hoá, thị trường phát triển.
+ Các hình thức xh được tổ chức theo kiểu phong kiến trước đây bị lung lay và
biến đổi mạnh mẽ: Cơ cấu gia đình thay đổi ; Hệ giá trị VH truyền thống thay đổi ;
Thiết chế và tổ chức hành chính xh kiểu phong kiến cũng thay đổi…
=>> Làm cho xh rối loạn=>> Nảy sinh nhu cầu thực tiễn cần phải lập lại trật tự và ổn
định xã hội.
3
3
=>> Từ 3 nhu cầu trên, SỰ RA ĐỜI CỦA XHH LÀ MỘT TẤT YẾU KHÁCH
QUAN.
5. Cơ cấu xã hội là gì? Nêu và phân tích các yếu tố cấu thành cơ cấu xã hội? Ý
nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu xã hội?
* Cơ cấu xh là tổng thể các thành phần cấu thành xh là 1 hệ thống lớn, bao gồm
những hệ thống nhỏ (tiểu hệ thống), bao gồm các bậc (hoặc các lớp) đầu tiên là con
người –đơn vị cơ bản của xh, gia đình- KT của xh, rồi đến các cấu trúc nhóm, và hơn
nữa là toàn xh như 1 chỉnh thể cấu trúc. Những TP quan trọng nhất của cấu trúc xh là
vị thế, vai trò, nhóm xh và các thiết chế xh.
* Các yếu tố cấu thành cơ cấu xh :
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu xhh :
– Nghiên cứu CCXH giúp chúng ta nhận thức được các đặc trưng của xh trong từng
giai đoạn phát triển lịch sử.
– Nghiên cứu CCXH giúp chúng ta hiểu được các thành phần CCXH, hiểu rõ vai trò,
chức năng của mỗi thành phần đó trong cấu trúc để đảm bảo tính hệ thống của cấu
trúc và nghiên cứu động lực phát triển xh.
– Nghiên cứu CCXH để thấy được quan hệ tương tác giữa các thành phần cấu trúc
xh, hiểu rõ bản chất của các quan hệ dưới dạng các quy luật xh.
– Nghiên cứu CCXH cho chúng ta một bức tranh tổng quát về xh, từ đó có thể hoạch
định được chiến lược xây dựng mô hình cơ cấu xh tối ưu đảm bảo sự vận hành có
hiệu quả thực hiện tốt các vai trò xã hội theo chiều hướng tiến bộ.
– Nghiên cứu CCXH đặc biệt là nghiên cứu sự phân tầng xh, về vị thế và vai trò xh
của các nhóm, về mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế và quan hệ xh trong cấu trúc xã
hội
– CCXH là một phạm trù cơ bản của xhh là một trong những nội dung quan trọng
nổi bật chiếm vị trí trọng tâm của xã hội học.
6. Thế nào là cơ cấu xã hội? Anh (chị) hãy chỉ ra những điểm giống nhau cơ bản
của A.comte, E.durkheim, T.Parsons khi bàn về cơ cấu xã hội? Quan điểm của
anh chị về cơ cấu xã hội như thế nào?
* Cơ cấu xh là tổng thể các thành phần cấu thành xh là 1 hệ thống lớn, bao gồm
những hệ thống nhỏ (tiểu hệ thống), bao gồm các bậc (hoặc các lớp) đầu tiên là con
người –đơn vị cơ bản của xh, gia đình- KT của xh, rồi đến các cấu trúc nhóm, và hơn
nữa là toàn xh như 1 chỉnh thể cấu trúc. Những TP quan trọng nhất của cấu trúc xh là
vị thế, vai trò, nhóm xh và các thiết chế xh.
* Những điểm giống nhau cơ bản của A.Comte, E.durkheim, T.Parsons :
– A.Comte quan niệm: cấu trúc xh là những TP tạo nên 1 xh như cá nhân, gia đình.
Sự phát triển của cấu trúc gắn liền với sự phát triển của xh phụ thuộc vào tiến hóa xh.
4
4
Sự phát triển của xh, 1 mặt làm phân hóa và đa dạng hóa các chức năng, mặt khác
làm tăng mức độ liên kết giữa các tiểu cấu trúc xã hội.
7. Bất bình đẳng là gì? Phân tầng xã hội là gì? Mối quan hệ giữa phân tầng xã hội
và bất bình đẳng xã hội. Tại sao trong nghiên cứu xã hội học về cơ cấu xã hội
phải đề cập đến những vấn đề này?
* Bất bình đẳng xã hội là sự không ngang nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với
những cá nhân khác nhau trong một hoặc nhiều nhóm trong xã hội.
* Phân tầng xh là trạng thái phân chia và hình thành cơ cấu xh thành các tầng lớp xh
khác nhau trong những điều kiện thời gian và không gian nhất định. Các tầng xh khác
nhau về địa vị KT, địa vị chính trị, uy tín xh cũng như một số khác biệt về trình độ
học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú, phong cách sinh hoạt, cách ứng xử và thị hiếu…
* Mqh giữa phân tầng xh và bất bình đẳng xh : Có mqh nhân – quả : Phân tầng xh là
hệ quả của bất bình đẳng xh, luôn gắn liền với bất bình đẳng xh. Thể hiện: Bất bình
đẳng xh diễn ra trong xh càng đa dạng, phức tạp bao nhiêu thì phân tầng xh càng diễn
ra đa dạng, phức tạp bấy nhiêu. Bất bình đẳng xh được hình thành trong đời sống xh
mà trước hết là trong lĩnh vực sản xuất vật chất xh, gắn liền với sự phân công lao
đọng xh. Vì vậy nền sản xuất xh càng phát triển sự phân công lao động xh càng đạt
đến trình độ cao thì theo đó phân hóa xh cũng càng trở nên đa dạng hơn và phức tạp
hơn. Quá trình đó tác động vào mọi mặt của đời sống xh làm cho xh trở nên cơ động
và cởi mở. Nếu nói bất bình đẳng xh là nguồn gốc của phân
tầng xh thì phân hóa xh và cơ động xh có mối liên hệ trực tiếp tới phân tầng xh, nó
không những tạo nên trạng thái (quy mô, cấu trúc, tốc độ…) mà còn tạo nên xu
hướng của quá trình phân tầng xh.
* Trong nghiên cứu xhh về cơ cấu xh phải đề cập đến những vấn đề này vì :
8. Thế nào là phân tầng xã hội hợp thức và không hợp thức? Làm thế nào để hạn
chế đến mức thấp nhất tình trạng phân tầng xã hội không hợp thức ở Việt Nam?
* Phân tầng xh hợp thức và ko hợp thức :
– Phân tầng xh hợp thức là sự phân tầng xh dựa trên sự khác biệt 1 cách tự nhiên về
năng lực (thể chất, trí tuệ), về điều kiện cơ may cũng như sự phân công lao động dựa
vào năng lực của các cá nhân và các nhóm xh. Thực chất của phân tầng xh hợp thức
là sự vận hành xh theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. Phân
tầng xh hợp thức là tích cực và cần thiết là điều mong muốn của toàn xh. Nó tạo nên
động lực thúc đẩy xh đi lên, tạo nên chuẩn mực thống nhất và khách quan cho sự
đánh giá xh cũng như sự tự đánh giá của các cá nhân và các nhóm xh về vị trí, vị thế
và vai trò của xh mình.
5
5
– Phân tầng xh ko hợp thức là phân tầng xh ko dựa trên sự khác biệt tự nhiên của các
cá nhân, cũng ko phải dựa trên sự khác nhau về tài đức và sự cống hiến của mỗi
người cho xh mà dựa trên những hành vi bất chính như tham nhũng, lừa gạt, trộm
cắp, buôn bán phi pháp để giàu có, luồn lọt, xu nịnh, tạo vây cánh để có quyền lực,
hoặc ngược lại, do lười biếng dựa dẫm ỷ lại để rơi vào sự nghèo khổ hèn kém. Như
vậy phân tầng xh ko hợp thức tạo nên sự bất công xh. Nó là xiềng xích trói buộc năng
lực sáng tạo của con người, làm thui chột đi những năng lực thể chất và trí tuệ chân
chính của con người. Nó là nguyên nhân tích tụ mầm mống của sự bất bình và xung
đột xh tạo nên những mâu thuẫn xh, thậm chí có lúc tạo nên những đối kháng xh mà
đỉnh cao là sự rối loạn và sự phá vỡ trật tự xh.
9. Hãy chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữ lý thuyết phân tâng xã hội của Max Weber
và Karl Marx. Hạn chế cơ bản nhất của mỗi người là gì?
* Sự khác biệt cơ bản giữa lý thuyết phân tầng xh của Max Weber và Karl Marx :
Karl Marx
Max Weber
– Cách giải thích của Marx về phân tầng – Theo Weber cần phải phân tầng xh
xh là cách giải thích một chiều trong khi theo nhiều chiều mà trong đó ba yếu tố
sự vận động, biến đổi xh là rất phức tạp chủ yếu để phân tầng xã hội là địa vị
và rộng lớn.
xh, quyền lực chính trị và quyền lực
kinh tế.
– Về vấn đề giai cấp, Mác xuất phát từ – Weber nhấn mạnh tầm quan trọng của
quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất và phân thị trường như là cơ sở kinh
phối sản phẩm
tế cho một tầng lớp xã hội nào đó hơn
là tài sản.
– Về quan hệ sinh thành giữa cơ sở KT
– Weber cho rằng sự sản xuất đời sống
với tinh thần chính trị : Mác cho rằng kinh tế xh của nhà tư bản được bắt
phương thức sản xuất vật chất của xh
nguồn từ động cơ tinh thần cao cả của
là nền móng, là cơ sở để điều tiết các họ. Đây là han chế lớn nhất của Weber.
thiết chế nhà nước, các quan niệm pháp
luật, nghệ thuật, tôn giáo.
– Mác nhấn mạnh về tư hữu về tư liệu – Weber quan tâm đến thị trường lao
sản xuất, lao động và sản phẩm.
động.
– Mác cho ta tiêu chuẩn để xác định rõ
ràng ranh giới bất bình đẳng giai cấp (vô – Weber giúp chúng ta thấy được sự
sản và tư hữu).
khác nhau giữa các thành viên trong giai
cấp đó, do có cơ may thị trường và kỹ
– Mác vạch ra cơ sở của sự chuyển hóa năng lao động khác nhau.
và thủ tiêu giai cấp là cuộc cách mạng
xh.
– Weber cho thấy tác động của cạnh
tranh thị trường và phân công lao động
đối với sự thay đổi địa vị KT quyền lực
– Hạn chế :
chính trị và uy tín xh của các thành viên
6
6
+ Cách giải thích của Mác về phân
tầng xh là cách giải thích 1 chiều.
trong mỗi giai cấp.
– Hạn chế :
10.Di động xã hội là gì? Các hình thức di động xã hội, cho ví dụ minh họa? Phân
tích những nhân tố ảnh hưởng tới di động xã hội?
* Di động xh (hay cơ động/dich chuyển xh) là sự dịch chuyển của cá nhân, nhóm xh
từ vị trí này đến vị trí khác trong cơ cấu xh và hệ thống xh.
* Các hình thức di động xh :
– Di động xã hội theo chiều dọc : Là sự thay đổi vị trí của một cá nhân, gia đình và
nhóm xh khi họ chuyển lên hay xuống trong nấc thang xã hội. => Di động xh theo
chiều dọc phản ánh sự vận động biến đổi và phát triển của các cá nhân, gia đình và
nhóm xh.
– Di động xã hội theo chiều ngang : Là sự di động trên cùng một mặt bằng xh. Di
động xh theo chiều ngang ko tạo ra sự thăng tiến của cá nhân, gia đình, nhóm trong
xh. Di động xh theo chiều ngang được thể hiện rõ nét ở câu ca:
“Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa lại quét lá đa”.
– Di động xã hội liên thế hệ : Là sự dịch chuyển xã hội xảy ra giữa các thế hệ diễn ra
theo 3 xu hướng: đi lên; đi xuống và đi ngang.
– Di động nội thế hệ : Là sự thay đổi về vị thế của một cá nhân hay một nhóm trong
cùng một thế hệ.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến di động xh :
– Điều kiện kinh tế – xã hội :
+ Di động xh phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội.
+ Nếu một xh khép kín thì các cá nhân ít có cơ hội thay đổi vị thế của mình trong
xh. Còn với xh mở, thì cơ may đó nhiều hơn và cá nhân có thể đạt được những vị thế
cao hay thấp tuỳ thuộc vào năng lực của mình. Trong xh mở, sự di động xh diễn ra
nhanh hơn.
– Trình độ học vấn : Trình độ học vấn là một trong những yếu tố tác động mạnh nhất
đến sự di động xã hội.
– Nguồn gốc gia đình : Di động xh có tính kế thừa gia đình ở mức độ rộng rãi : Hoàn
cảnh gia đình ; Nghề nghiệp của bố mẹ ; Quy mô gia đình.
– Giới tính : Là một nhân tố quan trọng trong di động xh. Do sự phân biệt giới tính
trong xh, nam giới thường được ưu đãi hơn về nghề nghiệp, tiền lương và địa vị xã
hội so với nữ giới. Vì vậy, khả năng di động xh của nam giới cao hơn so với nữ giới.
7
7
– Ngoài ra thành phần xuất thân, thâm niên công tác, lứa tuổi, tôn giáo, chủng tộc,
sắc tộc, môi trường, điều kiện sống của cá nhân, nhóm xã hội… Đều có ảnh hưởng
đến di động xã hội.
8
8
11. Thế nào là nhóm xã hội? Anh/chị hãy lấy ví dụ một nhóm xã hội sau đó phân
tích các đặc trưng của nhóm xã hội đó?
* Nhóm xã hội là tập hợp người có liên hệ với nhau theo một kiểu nhất định
hay nói một cách khác, nhóm xã hội là một tập hợp người có liên hệ với nhau về vị
thế, vai trò, những nhu cầu lợi ích và những định hướng giá trị nhất định.
* VD về một nhóm xh : Một lớp học tín chỉ là một nhóm xh. Những đặc trưng :
– Tư cách thành viên : Mọi thành viên đăng kí học lớp tín chỉ đó đều là thành viên
của nhóm xh.
– Địa vị : Mỗi ng có 1 địa vị khác nhau, 1 lớp lớp trưởng, lớp phó, các nhóm trưởng
và các thành viên trong lớp.
– Vai trò : Mỗi thành viên ở các địa vị khác nhau nắm giữ những vai trò khác nhau.
– Chuẩn mực : Mỗi thành viên và mỗi vị trí trong nhóm có những chuẩn mực riêng.
– Chế tài : Trong lớp có những quy riêng cụ thể được giáo viên đặt ra, bắt buộc các
thành viên phải tuân thủ theo.
– Mục tiêu : Tất cả các thành viên đều có chung mục tiêu khi cùng tham gia 1 môn
học nào đó.
12.Thế nào là tổ chức xã hội? Phân loại tổ chức xã hội?
* Tổ chức xã hội là một hệ thống các quan hệ, tập hợp liên kết các cá nhân nào đó để
hoạt động xã hội, nhằm đạt được mục đích nhất định.
* Phân loại tổ chức xh:
– Căn cứ vào mức độ hình thức hóa của tổ chức:
+ Tổ chức chính thức (tổ chức hình thức hóa): Là tổ chức có các quy tắc tổ chức
chặt chẽ và được pháp luật thừa nhận; có những chức năng rõ rệt, thể hiện ở những
nghĩa vụ, những quyền hạn của các thành viên; có những công cụ điều tiết thể hiện
thành các chuẩn mực hành vi của mỗi thành viên; có những mối liên hệ theo thứ bậc
của các chức vụ cũng như liên hệ chức năng trong tổ chức.
+ Tổ chức không chính thức: Là tổ chức không có quy tắc chặt chẽ, không có sự
thừa nhận của pháp luật. Tổ chức không chính thức hình thành một cách tự pháo ở
bên trong hai bên ngoài tổ chức chính thức. Có hai loại tổ chức không chính thức: Tổ
chức ngoài quy tắc, Tổ chức tâm lý – xã hội.
– Căn cứ vào mục tiêu:
+ Tổ chức xã hội “có tổ chức”: Trong đó bao gồm hai loại nhỏ: Tổ chức quản lý
(xí nghiệp, cơ quan…), Tổ chức liên kết.
+ Tổ chức “không có tổ chức” (tổ chức tự phát): Bao gồm tổ chức liên hợp
và tổ chức cư trú.
9
9
13.Thiết chế xã hội là gì? Các đặc trưng của thiết chế xã hội? Trong các thành tố
của thiết chế xã hội thì thành tố nào theo anh chị là quan trọng nhất, vì sao?
* Thiết chế xã hội là hình thức cộng đồng và hình thức tổ chức của con người trong
quá trình tiến hành các hoạt động xã hội. Thiết chế xã hội chính là các ràng buộc
được mọi cá nhân, nhóm cộng đồng và toàn thể xã hội chấp nhận và tuân thủ.
* Các đặc trưng của thiết chế xh :
– Mỗi thiết chế đều có đối tượng, mục đích nhằm thoả mãn các nhu cầu xã hội.
– Các thiết chế bao hàm những giá trị cơ bản mà các giá trị đó được các thành viên
thừa nhận.
– Các quan hệ được thiết lập trong thiết chế tỏ ra vững chắc, các khuôn mẫu hành vi
được hình thành trong thiết chế trở thành một phần truyền thống vh của một cộng
đồng xã hội. Ví dụ: Những giá trị của gia đình truyền thống ảnh hưởng
lớn đến các gđ hiện đại ở Châu Á.
– Mỗi một thiết chế xh có tính độc lậptương đối của nó và có tầm bao quát rộng đến
mức các hoạt động của nó chiếm 1 vị trí trung tâm trong xh. Ví dụ:…
– Mục tiêu của một thiết chế được đại đa số các thành viên của xh thừa nhận cho dù
thành viên đó có tham gia trực tiếp hay không vào trong thiết chế.
* Trong các thành tố của 1 thiết chế xh : Các biểu tượng văn hóa, mã hóa hành vi và
hệ tư tưởng thì thành tố…..
14.Văn hoá là gì? Phân tích các chức năng của văn hoá? Vai trò của văn hoá đối với sự
phát triển kinh tế – xã hội?
* Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng
đồng) trong quá khứ và hiện tại. Qua các TK hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên
hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu những yếu tố xác định đặc tính riêng
của mỗi dân tộc.
* Chức năng của VH :
– Chức năng giáo dục
+ Định hướng cá nhân, nhóm xã hội theo đúng những khuôn mẫu mà xã hội quy định.
+ Định hướng bằng: Những sáng tác văn học; những phong tục, lễ hội, những di tích
lịch sử oai hùng…Định hướng bằng ý thức hệ (ý thức hệ của giai cấp thống
trị).
– Chức năng nhận thức :
+ Thông qua các hoạt động văn hoá: bảo tàng, công trình kiến trúc, tác phẩm nghệ
thuật….
+ Thông qua các hoạt động văn hoá–xã hội nâng cao nhận thức cho con người.
Trang bị thêm cho con người tri thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết về thế giới xung
quanh.
+ Thể hiện trọng hoạt động giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ Là những
hoạt động trực tiếp đến nhận thức, trí tuệ con người
– Chức năng thẩm mỹ
– Chức năng dự báo
– Chức năng giải trí
* Vai trò của VH đối với sự phát triển kinh tế – xã hội : VH là cái nôi nuôi dưỡng và
phát triển toàn bộ đời sống tinh thần của con người. Con người ko thể thực sự là con
10
10
người nếu tách khỏi mt XH hay mt VH.Toàn bộ yếu tố văn hóa được biểu hiện trong
lĩnh vực kinhtế là cơ sở vật chất dùng cho sản xuất, kinh doanh và năng lực lao động
của con người được gọi là tài sản hữu hình và tài sản vô hình, đó chính là cơ sở cho
quá trình phát triển kinh tế xã hội. Văn hóa là cơ sở hình thành nên nhân cách cá
nhân. Các cá nhân tiếp nhận nền văn hóa và trở thành con người xã hội. Do vậy văn
hóa tham gia vào quá trình hoàn thiện con người và qua con người tham gia hoàn
thiện xã hội.
15. Xã hội hoá là gì? Phân tích những yếu tố tác động đến quá trình xã hội hoá?
* Xã hội hóa là quá trình mà qua đó cá nhân học hỏi, lĩnh hội nền văn hóa của xã hội
như các khuôn mẫu xã hội, quá trình mà nhờ nó cá nhân đạt được những đặc trưng xã
hội của bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xử phù hợp với vai trò xã hội của
mình, hòa nhập vào xã hội. thực chất của quá trình xã hội hóa là tạo ra nhân cách cho
mỗi con người trong xã hội.
* Những yếu tố tác động đến quá trình xã hội hóa :
16. Phân tích các loại môi trường xã hội hoá? Tại sao nói gia đình là môi trường xã hội
hoá đầu tiên và cơ bản, quan trọng nhất?
* Các loại mt xhh :
– Gia đình :
+ Là môi trường xã hội hoá đầu tiên, quan trọng bậc nhất của cá nhân.
+ Bên cạnh những tác động tích cực, hiện nay trong môi trường gia đình vẫn tồn
tại một sốảnh hưởng tiêu cực đến quá trình xã hội như: Các hiện tượng như mâu
thuẫn, xung đột, bạo lực trong gia đình, (rượu chè, cơ bạc…). Một số bậc cha mẹ đã
giao những đứa con – tài sản quý giá nhất của cuộc đời mình cho nhà trường và xã
hội (sự quan tâm chỉ dừng lại ở việc cho tiền.v.v…) =>> Những hành vi lệch chuẩn
xã hội ở trẻ em diễn ra nhiều.
– Nhà trường :
+ Là môi trường xã hội hoá quan trọng giúp cá nhân tiếpnhận những kiến thức ban
đầu về tự nhiên và xã hội, thực hiện những giao tiếp hình thành nên các quan hệ xã hội.
+ Xã hội hoá trong nhà trường thường hướng vào những vấn đề cơ bản như sau :
Giáo dục tri thức, giáo dục nhân cách, hành vi của thầy cô giáo…
+ Môi trường nhà trường cũng tồn tại những mặt hạn chế nhất định ảnh hưởng
đến quá trình xã hội hoá cá nhân: Giáo dục chủ yếu trang bị về mặt lý thuyết mà chưa
chú trọng đề cao thực hành. Giáo dục vẫn nặng về truyền thụ kiến thức mà chưa đi
sâu vào dạy những kỹ năng sống, cách thức ứng xử..=> Bạo lực học đường.Các hiện
tượng tiêu cực (chạy trường, chạy lớp, vấn nạn phong bì…). Mối quan hệ thầy–trò
hiện nay cũng đang là vấn đề được xã hội bàn luận nhiều trên báo chí (nhân cách
người thầy, tình thầy –trò….).
– Nhóm xh :
+ Là các nhóm mà cá nhân là thành viên.
+ Những mối quan hệ chính trong nhóm xã hội bao gồm: Quan hệ bạn bè, Quan hệ
đồng nghiệp, Quan hệ đồng sở thích.
+ Các nhóm xã hội tham gia vào quá trình xã hội hoá chủ yếu qua các khía
cạnh: Quy chế của nhóm, Hành vi đồng lứa, Các kinh nghiệm xã hội được các
thành viên truyền cho nhau.
11
11
+ Nhóm xã hội cũng có những tác động tiêu cực đến quá trình xã hội hoá cá
Nhân nếu cá nhân tham gia những nhóm xã hội có hành vi lệch chuẩn.
– Phương tiện truyền thông đại chúng :
+ Là phương tiện cung cấp thông tin chủ yếu cho các cá nhân và là các công cụ
giải trí phổ biến.
+ Tính hai mặt: Tăng cường ý nghĩa của các giá trị, chuẩn mực văn hoá cũng như
các giá trị tri thức khoa học đa dạng và bổ ích thông qua các chương trình giáo dục.
Đồng thời các phương tiện này cũng có thể làm méo mó, lệch lạc việc tiếp nhận các
giá trị thông tin qua các chương trình không lành mạnh do tính thương mại hoặc thiếu
thận trọng của người lập chương trình. =>Tác động tiêu cực đến cá
nhân như: mất niềm tin vào cuộc sống, khủng hoảng tâm lý, tự ti, khó hòa nhập…
* Nói gia đình là mt xh hóa đầu tiên và cơ bản, quan trọng nhất vì : Hầu hết mỗi cá
nhân đều sinh ra và lớn lên trong gia đình. Trong mỗi gia đình đều có một tiểu văn
hoá… Cá nhân sẽ tiếp nhận các đặc điểm của tiểu văn hoá này qua những nội
dung cụ thể như:
+ Giáo dục đạo đức
+ Cách ứng xử trong gia đình
+ Ứng xử trong họ; ứng xử trong làng xã.
+ Giáo dục lao động – nghề nghiệp; giới tính.
17. Phân tích vai trò của xã hội hoá trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhận
cách cá nhân?
Qua những chuyện có thật trong lịch sử, và những kiến thức về xã hội hoá chúng ta
có thể khái quát vai trò của xã hội hoá cụ thể như sau: Kết quả của xã hội hoá là tạo
ra nhân cách của mỗi con người trong xã hội. Xã hội hoá tạo ra sự hoàn thiện, phát
triển về khả năng, năng lực hoạt động để con người thực hiện vai trò của minh: Cá
nhân học hỏi lĩnh hội những tri thức, kinh nghiệm xã hội các khuôn mẫu chuẩn mực
xãhội…Thực hiện các vai trò của mình trong xã hội… Để thực hiện tốt
Các vai trò xã hội của mình cá nhân phải học hỏi. Xã hội hóa giúp các cá nhân nâng
cao chất lượng hành vi và tham gia vào quá trình sáng tạo ra những giá trị mới cho xã
hội và dần hoàn thiện mình. => Con người không chỉ tiếp thu thụ động những kinh
nghiệm xã hội để tạo ra nhân cách mà còn sáng tạo ra những cái mới, cái tiến bộ hơn
để xã hội ngày càng phát triển. Sự hoàn thiện nhân cách diễn ra trong các điều kiện
nhất định. Vì vậy, xã hội phải tạo ra môi trường xã hội lành mạnh nhằm tác động có ý
thức vào quá trình xã hội hoá.
18. Vị trí xã hội? Vị thế xã hội? Vai trò xã hội? Anh chị hãy phân biệt ba khái niệm
cơ bản này? Lấy ví dụ minh hoạ?
* Vị trí xh : Vị trí xã hội của cá nhân chính là vị trí tương đối của cá nhân trong cơ
cấu xã hội, trong hệ thống các quan hệ xã hội. Nó được xác định trong sự đối
chiếu và so sánh với các vị trí xã hội. Cá nhân có thể có nhiều vị trí xã hội khác
nhau. Trong mọi cơ cấu xã hội, vị trí xã hội này chỉ tồn tại khi tồn tại một sốvị trí xã
hội khác có quan hệ gần. Vị trí xã hội bình đẳng như nhau vì vị trí xã hội của một cá
12
12
nhân chưa thể cho chúng ta biết thông tin gì về thứ bậc cao thấp của cá nhân đó trong
xã hội.
* Vị thế xã hội là vị trí xã hội gắn với những trách nhiệm và những quyền lợi gắn
kèm theo. Nói cách khác, vị thế xã hội chính là một khái niệm tổng hợp nhằm chỉ vị
trí xã hội cùng với những quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng với các vị trí đó. Vị trí xã
hội là cơ sở để xác định vị thế xã hội của cá nhân. Vị thế xã hội là thức bậc mà xã hội
dành cho mỗi người, mỗi nhóm xã hội một cách khách quan. Vị thế xã hội của cá
nhân là sự đánh giá của xã hội đối với một vị trí xã hội.
Như vậy, vị thế xã hội khác hẳn vị trí xã hội. Khi một cá nhân ở một vị trí xã hội có
quyền hạn và nghĩa vụ cao hơn quyền và nghĩa vụ của các cá nhân ở vị trí xã hội
khác, thì rõ ràng anh ta có thứ bậc cao hơn cá nhân kia. Nghĩa là căn cứ vào vị thế xã
hội của cá nhân chúng ta mới có thể xác định được thứ bậc cao thấp của họ.
* Vai trò xã hội là tập hợp các chuẩn mực, giá trị, nghĩa vụ, lợi ích của một vị thế xã
hội trong một hệ thống xã hội, là kết quả của quá trình tương tác xã hội, là sự trông
chờ của xã hội về hành vi và hoạt động của một vị thế xã hội.
19.Tại sao lại có sự xung đột vai trò? Làm thế nào để hạn chế đến mức thấp nhất sự
căng thẳng, xung đột vai trò xã hội của cá nhân trong xã hội hiện đại?
* Khi cá nhân đương diện với những trông đợi, mâu thuẫn phát sinh do cùng
lúc chiếm giữ hai hay nhiều hơn một vai trò thì xuất hiện xung đột vai trò.
* Để hạn chế đến mức thấp nhất sự căng thẳng và xung đột vai trò, các cá nhân
thường giải quyết theo một trong các cách sau đây:
+ Các vai trò quan trọng, cấp bách hơn thường được ưu tiên thực hiện trước. =>
Cách giải quyết tình huống này phổ biến nhất.
+ Trong trường hợp mức độ quan trọng của các vai trò ngang nhau thì cá nhân
thường tuân theo tính hợp pháp của vai trò theo thời điểm lúc bấy giờ.
+ Khi đòi hỏi giữa các vai trò xung đột nhau nhưng ở khía cạnh nào đó vẫn có thể
dung hoà và xã hội cũng tạo điều kiện cho sự dung hoà đó thì các cá nhân có xu
hướng phối hợp các vai trò với nhau.
20. Phân tích các yếu tố của đời sống xã hội? Ý nghĩa của việc nghiên cứu những
yếu tố này trong xã hội học?
* Các yếu tố của đời sống xh :
– Sản xuất và dịch vụ xh :
+ Sản xuất và dịch vụ xã hội là nền tảng cơ bản đảm bảo đời sống xã hội, đảm bảo
sự phát triển của xã hội.
+ Sản xuất và dịch vụ xã hội là môi trường hoạt động lao động cơ bản của con
người trong xã hội.
+ Sự phát triển của sản xuất và dịch vụ xã hội không hề phẳng lặng mà trải qua
nhiều bước thịnh suy nhất định.
+ Dù còn tồn tại những bất ổn nhất định, nhưng sự phát triển của sản xuất và dịch
vụ vẫn mang lại những thay đổi tích cực và có ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống xã
hội.
– Giáo dục và đào tạo :
13
13
+ Giáo dục và đào tạo với tư cách là thiết chế giáo dục thực hiện chức năng xã hội
hoá cá nhân.
+ Nghiên cứu các bất bình đẳng trong giáo dục và đào tạo.
+ Nghiên cứu các chính sách về giáo dục và đào tạo để thấy rõ sự tác động của
chính sách đó trong thực tiễn.
+ Nghiên cứu và thấm nhuần nguyên lý giáo dục để làm định hướng hoạt động
chung cho toàn bộ hệ thống giáo dục.
+ Hệ thống nhà trường trong giáo dục và đào tạo hiện nay gồm hai hệ thống cơ
bản.
– Văn học nghệ thuật : Văn học nghệ thuật có vai trò hết sức to lớn đối với con
người. Nó tác động vào ý thức hệ tư tưởng, tinh thần và tình cảm của con người.
Văn học nghệ thuật gồm rất nhiều bộ môn như thơ văn, sân khấu, hội hoạ, điêu khắc,
kiến trúc, âm nhạc, điện ảnh… Văn học nghệ thuật có 2 chức năng chính là : Chức
năng giáo dục và chức năng giải trí.
– Y tế và bảo hiểm xã hội :
+ Y tế xã hội là hệ thống các tổ chức nhằm ngăn ngừa bệnh tật và chữa trị cho nhân
dân.
+ Bảo trợ xã hội là hoạt động trợ giúp có tính chất nhân đạo của nhà nước và các tổ
chức từ thiện cho những người gặp sự cố trong cuộc sống.
+ Bảo hiểm xã hội là đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với
người lao động khi họ gặp phải biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động cũng
như khi mất việc làm bằng cách hình thành và sử dụng quỹ tài chính tậptrung do sự
đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động, nhằm đảm bảo sự an toàn
đời sống cho người lao động và gia đình họ góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
– Môi trường sinh thái :
– Dân số – lao động và việc làm : Dân số- lao động- việc làm là ba vấn đề liên quan
chặt chẽ với nhau và tác động rất lớn đến đời sống xã hội.
– Lối sống – trào lưu – thị hiếu :
+ Lối sống là tập hợp có hệ thống những đặc điểm cơ bản, đặc trưng cho các hoạt
động của các dân tộc, các giai cấp, các tập đoàn xã hội, các cá nhân trong
những điều kiện của một hình thái kinh tế-xã hội nhất định.
+ Một bộ phận, một yếu tố nào đó của lối sống nảy sinh và phát triển đã lôi cuốn
được đông đảo công chúng không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo…thì được gọi
là trào lưu.
+ Thị hiếu là một kiểu cách, một mô hình trong lối sống lôi cuốn được một số đông
người theo nó trong một khoảng thời gian nhất định.
– Khuyết tật xh (hành vi lệch chuẩn) : là những hành vi trái với những quy tắc sống
tồn tại trong văn hoá, là những hành vi đi chệch khỏi các quy tắc, các chuẩn mực của
xã hội hay nhóm xã hội, là các thói hư, tật xấu tồn tại trong nhân dân làm ảnh hưởng
tới cuộc sống của mọi người.
* Ý nghĩa nghiên cứu :
– Thấy rõ sự phát triển của xã hội ở mức độ nào đó trong việc đảm bảo sự phồn
vinh và hạnh phúc cho nhân dân, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa con người
và xã hội trong việc đảm bảo đời sống cho họ.
14
14
-Tìm ra những bằng chứng hiển nhiên để kiểm định tính chất đúng đắn của đường
lối và các chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội. Nó có vai trò to lớn đối với sự phát
triển ổn định của xã hội.
– Hoạch định các chính sách đảm bảo sức khoẻ, sự hình thành và phát triển nhân
cách cá nhân, đảm bảo cho sự hoạt động có hiệu quả của mỗi cá nhân, cho sự phát
triển toàn diện của mỗi cá nhân trong xã hội.
21. Khái niệm biến đổi xã hội? Phân tích những nhân tố và điều kiện của sự biến đổi xã
hội? Đánh giá của anh/chị về biến dổi xã hội Việt Nam từ sau đổi mới đến nay?
Biến đổi xã hội là một quá trình, qua đó các khuôn mẫu của các hành vi xh, các qh
xh, các thiết chế xh và các hệ thống phân tầng xh được thay đổi qua thời gian.
Những nhân tố của biến đổi xh:
– Nhóm các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên là toàn bộ các yếu tố của đk tự nhiên
như vị trí địa lý, đất đai, sông núi, tài nguyên, khí hậu, hệ động thực vật… Tiềm năng
và sự phân bố các đk tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống, hành vi và cách
ứng xử của con người. Sự thay đổi về mt sinh thái, đặc biệt là ô nhiễm mt và mất cân
bằng sinh thái cũng là nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến biến đổi xã hội.
– Nhóm các nhân tố khoa học kỹ thuật và công nghệ : Cách mạng KH và công
nghệ đã dẫn đến những thay đổi đời sống KT, VH, XH một cách rộng rãi. Quá trình
áp dụng những thành tựu KH và công nghệ trong sx, lưu thông đã thúc đẩu quá trình
phân công lao động xh, đo thị hóa. Trong cuộc sống, kỹ thuật mới và công nghệ mới
góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi, thói quen của con người cung như mqh xh
giữa các cá nhân. Bên cạnh những thành tựu, kỹ thuật và công nghệ mới cũng gây ra
cho con người nhiều tác hại như mt sinh thái, sự thay đổi về hành vi, lối sông của con
người, sự phá vỡ truyền thống…
– Nhóm các nhân tố chủ thể xh : Chủ thể xh là các thực thể xh tạo ra các hoạt đông
xh, bao gồm các cá nhân, các nhóm xh, cộng đồng xh, các thiết chế xh. Nhà nước hay
chính phủ lãnh đạo ND bằng đường lối chính sách. Những người lãnh đạo tài đức tập
hợp quần chúng để thực hiện biến đổi xh.
– Nhóm các nhân tố VH – XH : Về văn hóa, việc hình thành nền vh mới cũng có
thể tạo nên sự biến đổi xh. Những hình thức cấu thành xh mới cũng là nhân tố tạo ra
sự biến đổi xh. Thông qua cấu trúc xh mới, KT – công nghệ mới được nghiên cứu và
triển khai, nhờ đó tạo ra được những ngành nghề mới, sự phân công lao động xh mới,
tạo ra cơ cấu và tổ chức xh mới. Nhiều sự thay đổi được tạo nên bởi những xung đột
trong các nhóm khác nhau của xh. Đó là sự mâu thuẫn giữa giai cấp, chủng tộc, thế
hệ, nhóm dân tộc, tôn giáo… Sự mâu thuẫn xuất phát từ những bất bình đẳng và quá
trình giải quyết những mâu thuẫn đó sẽ đem đến biến đổi xh.
Điều kiện của sự biến đổi xh :
– Thời gian là 1 đk quan trọng để tạo ra sự biến đổi, mặc dù nó ko trực tiếp tạo ra
sự biến đổi nhưng lại rất cần thiết cho sự biến đổi.
– Hoàn cảnh : sự biến đổi phải đặt trong hoàn cảnh cụ thể về vh và vật chất.
– Nhu cầu của xh laf đk quan trọng nhất cho sự biến đổi xh.
Đánh giá về biến đổi của VN từ sau đổi mới đến nay:
– Về KT: kt phát triển nhanh, giữ vững được nhịp độ tăng trưởng khá. Nông nghiệp
phát triển liên tục; CN vượt qua đc những khó khăn, thách thức; các ngành DV vẫn
15
15
được tiếp tục phát triển. Các cân đối chủ yếu của nề kt đã được điều chỉnh phù hợp:
qh tích lũy và tiêu dùng, cải tiến hệ thống tài chính tiền tệ, huy động các nguồn lực
trong và ngoài nước… Từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kt hàng
hóa nhiều tp, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của NN.
– Về VH – XH: Ban hành nhiều cơ chế, chính sách giải quyết việc làm. Công tác xóa
đói giảm nghèo được triển khai mạnh mẽ trên mọi miền của đất nước. Có nhiều chính
sách đảm bảo an sinh xh cho người dân. Công tác vh thông tin, văn học nghệ thuật có
nhiều đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới. Công tác kế hoạch hóa gia đình được
triển khai tốt, có nhiều thành tích đáng nể. Công tác chăm sóc sức khỏe ND có nhiều tiến
bộ, đặc biệt y tế dự phòng. Giáo dục, thể thao, khoa học công nghệ….
22.Anh/chị hãy chứng minh nhân tố khoa học, kỹ thuật và công nghệ có tác động
mạnh mẽ đến sự biến đổi xã hội?
XH loài người biến đổi và phát triển qua 3 nền văn minh: nông nghiệp, công nghiệp
và hậu công nghiệp, mà gắn liền với những nền văn minh đó là kỹ thuật công nghiệp
tương ứng. Khi trở nên lạc hậu thì những kỹ thuật, công nghệ đó được thay thế bằng
những cái mới hiện đại hơn. Cách mạng KH và công nghệ đã dẫn đến những thay đổi
đời sống KT, VH, XH một cách rộng rãi. Có thể nói đến như việc phát minh ra
internet đã làm thay đổi rất lướn đến đời sống của con người.
Quá trình áp dụng những thành tựu KH và công nghệ trong sx, lưu thông đã thúc
đẩu quá trình phân công lao động xh, đô thị hóa.
Trong cuộc sống, kỹ thuật mới và công nghệ mới góp phần làm thay đổi nhận thức,
hành vi, thói quen của con người cung như mqh xh giữa các cá nhân. Ví dụ như trước
đây thời gian dành cho gia đình mọi người quây quần nc còn bây giờ mọi người dành
thời gian cho các thiết bị hiện đại nhiều hơn….
Bên cạnh những thành tựu, kỹ thuật và công nghệ mới cũng gây ra cho con người
nhiều tác hại như mt sinh thái, sự thay đổi về hành vi, lối sông của con người, sự phá
vỡ truyền thống…
23. Nêu các phương pháp và kỹ thuật điều tra xã hội học thông dụng? Phân tích
phương pháp phân tích tài liệu (khái niệm; phân loại; ưu điểm, nhược điểm, quy
trình kỹ thuật)?
Các phương pháp điều tra xã hội học:
– Phương pháp điều tra chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên, chọn mẫu theo tỉ lệ phân
tầng, chọn mẫu theo cụm.
– Phương pháp phân tích tài liệu: phân tích truyền thống (pp phân tích định tính),
phân tích hình thức hóa (pp phân tích định lượng).
– Phương pháp quan sát: quan sát cơ cấu hóa và quan sát ko cơ cấu hóa, quan sát
tham dự và quan sát ko tham dự, quan sát trong phong thí nghiệm và quan sát hiện
trường, quan sát cả hệ thống và quan sát ngẫu nhiên.
– Phương pháp phỏng vấn:
– Phương pháp Anket:
Phân tích phương pháp phân tích tài liệu:
– KN: Là pp thu thập trông tin xã hội dựa trên sự phân tích nội dung những tài liệu
đã có sẵn.
16
16
– Phân loại:
+ Phân tích truyền thống (pp phân tích định tính) : Nhà nghiên cứu phải rút ra
được những nội dung tư tưởng cơ bản của tài liệu, tìm ra những ý nghĩa hay những
điển tích có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Dễ rơi vào sự phân tích chủ quan.
+ Phân tích hình thức hóa (pp phân tích định lượng) : Phân tích theo nhóm các dấu
hiệu, các phạm trù, tìm ra mqh nhân quả giữa các nhóm chỉ báo.
– Ưu điểm:
+ Tiết kiệm được thời gian, công sức, nhân lực, kinh phí.
+ Thu được thông tin đa dạng, nhiều mặt; giúp nhà nghiên cứu tìm hiểu các đối
tượng trong quá khứ và hiện tại.
– Nhược điểm:
+ Tài liệu ít được phân chia theo dấu hiệu mà ta mong muốn.
+ Thông tin dễ bị ảnh hưởng bởi quan điểm, tư tưởng của tác giả.
+ Tổng hợp thông tin rất khó, có những tài liệu đòi hỏi chuyên gia có trình độ cao,
nhiều tài liệu bảo mật cản trở quá trình nghiên cứu.
– Quy trình kỹ thuật: Phân tích tài liệu đòi hỏi phải chính xác, linh hoạt và đảm bảo
những yêu cầu sau:
+ Phân loại tính chân thực hoặc giả dối của tài liệu: bản gốc, bản sao.0
+ Phải có thái độ phê phán đối với tài liệu.
+ Phải trả lời được các câu hỏi sau: Tài liệu có tên là gì? (Loại tài liệu), Văn cảnh
xuất xứ của tài liệu, Tên tác giả (Ai viết), Mục đích của tài liệu, Độ tin cậy của tài
liệu, Tính xác thực của tài liệu, Ảnh hưởng xã hội của tài liệu, Nội dung và giá trị của
tài liệu, Thông tin trong tài liệu được đánh giá đầy đủ hay chưa?
24. Nêu đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của xã hội học gia đình? Phân tích một số
vấn đề đặt ra với ra đình Việt Nam hiện nay?
Đối tượng nghiên cứu của xh học gia đình chính là những vấn đề xã hội của gia đình,
cụ thể là nghiên cứu trên hai bình diện:
– Thứ nhất: Các mối quan hệ bên trong gia đình, đó là quan hệ giữa các thành
viên trong gia đình như quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ và con cái, quan hệ giữa
con cái với nhau.
– Thứ hai: Các quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa gia đình và xã hội như:
quan hệ giữa gia đình và họ hàng, quan hệ gia đình với làng xã, tổ chức kinh tế,
chính trị, văn hóa – xã hội v.v…
Nhiệm vụ nghiên cứu của xhh gia đình: nói cụ thể, nhiệm vụ của xã hội học gia đình
là:
– Nghiên cứu gia đình như một thiết chế xã hội: mối quan hệ tác động của gia
đình đối với các thành viên trong gia đình như quá trình xã hội hóa, cũng giống như
với các thiết chế xã hội khác (Nhà nước, tôn giáo, kinh tế, giáo dục…)
– Nghiên cứu gia đình như một nhóm tâm lý xã hội nhỏ, nhóm xã hội có tổ
chức bền vững trong đó các cá nhân có ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, có
quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ tình cảm.
Một số vấn đề đặt ra đối với gđ VN hiện nay:
– Về quy mô gia đình: Dưới sự tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quy mô
gia đình Việt Nam có xu hướng giảm dần và chuyển từ mô hình gia đình truyền
17
17
thống đông con sang mô hình hạt nhân hiện đại, hai thế hệ. Điều này tạo cơ hội
thuận lợi cho sự phát triển cũng như tạo điều kiện cho giáo dục gia đình v.v… Tuy
nhiên cũng đặt ra nhiều vấn đề có tính xã hội phức tạp như sự phá vỡ truyền thống
gia đình, hạn chế sự kiểm soát xã hội trong phạm vi gia đình, từ đó
dẫn đến số vụ ly hôn ngày càng nhiều, số trẻ em hư, trẻ em không nơi nương tựa
cũng vì vậy mà ngày càng gia tăng.
– Về vai trò phụ nữ trong gia đình: Trong gia đình hiện nay sự thay đổi vai
trò rõ nhất là trong quan hệ vợ chồng. Người vợ có quyền bình đẳng và tham gia
công tác xã hội như người chồng. Tuy nhiên, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã
hội hiện nay mặc dù có cải thiện hơn nhiều so với trước đây nhưng chưa phải là
bình đẳng hoàn toàn.
– Về giáo dục gia đình: Xã hội công nghiệp hóa với mô hình gia đình hạt nhân hiện
đại, hai thế hệ ngày càng gia tăng đã hạn chế sự kiểm soát của gia đình với trẻ em, vì
vậy, cần quy định chức năng và phối hợp chức năng giữa giáo dục gia đình và giáo
dục xã hội.
– Về dân số – kế hoạch hóa gia đình: Cần phải vận động các tầng lớp nhân dân tham
gia công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình nhằm nâng cao tri thức cho xã hội, đồng
thời cần nghiên cứu xây dựng hệ thống chính sách xã hội phù hợp để vận động toàn
dân tham gia công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình có hiệu quả.
25. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học đô thị? Hệ các vấn đề nghiên cứu của xã
hội học đô thị? Phân tích một số vấn đề cấp bách về đời sống đô thị ở các đô thị
Việt Nam hiện nay?
Đối tượng nghiên cứu của xhh đô thị: Phạm vi nghiên cứu của xã hội học đô thị là xã
hội đô thị, trong đó yếu tố phi nông nghiệp là cơ bản nhất. Cụ thể là, nghiên cứu đô
thị dưới các hình thức cơ cấu, quá trình phát triển của đô thị mà trong đó tập trung lý
giải bản chất đô thị và môi trường đô thị.
Hệ các vấn đề nghiên cứu của xhh đô thị:
* Nghiên cứu quá trình đô thị hóa cụ thể là:
– Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của đô thị được thể hiện ở hai mặt
chất và lượng.
– Nghiên cứu quá trình đô thị hóa về mặt định lượng và định tính.
– Nghiên cứu mô hình thành phố siêu đô thị.
* Nghiên cứu về cơ cấu đô thị:
– Về không gian vật chất đô thị.
– Về cơ cấu nghề nghiệp, phân bố dân cư xã hội trên địa bàn đô thị.
– Về tính cơ động xã hội.
– Về sự phân tầng xã hội v.v…
* Nghiên cứu về văn hóa, lối sống đô thị
* Nghiên cứu về quản lý và điều khiển đô thị
* Nghiên cứu về mô hình các đô thị v.v…
Một số vấn đề cấp bách về đời sống đô thị ở các đô thị VN hiện nay:
– Sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội trong cư dân đô thị:
– Sự thay đổi chức năng, vai trò trong guồng máy điều hành và quản lý đô thị:
18
18
Yếu tố này cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến lối sống đô thị. Các biến đổi
này chủ yếu tập trung vào các hệ thống pháp chế xã hội chủ nghĩa như:
+ Hệ thống giáo dục đô thị.
+ Hệ thống y tế.
+ Hệ thống an ninh (xã hội, đảm bảo xã hội).
+ Hệ thống pháp luật v.v… để nhằm đảm bảo trật tự xã hội, đô thị lành mạnh.
– Dân số đông, mật độ cư trú cao và sự hỗn tạp về mặt xã hội phức tạp và đa
dạng
26. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học nông thôn? Phân tích những đặc trưng cơ
bản của xã hội học nông thôn? Phương hướng xây dựng và phát triển xã hội
nông thôn nước ta hiện nay?
* Đối tượng nghiên cứu của xhh nông thôn: Phạm vi nghiên cứu của xã hội học
nông thôn là bao quát toàn bộ xã hội nông thôn, cụ thể tập trung nghiên cứu các mặt
cơ bản của nông thôn bao gồm:
– Nghiên cứu tính quy luật của xã hội nông thôn: các quy luật chung, quy
luật đặc thù, quy luật chức năng, quy luật vận động lịch sử xã hội học nông thôn,
quy luật nhân quả của xã hội nông thôn…
– Nghiên cứu những hiện tượng xã hội nông thôn, những vấn đề liên quan đến sự tồn
tại, vận động và phát triển của xã hội nông thôn, mối quan hệ của nông
thôn với các lĩnh vực khác.
– Nghiên cứu các chính sách kinh tế xã hội đối với nông thôn, cơ sở, phương
pháp luận khoa học xã hội của chiến lược và sách lược cải tạo nông thôn cũ, xây
dựng nông thôn mới.
* Đặc trưng cơ bản của xhh nông thôn:
– Môi trường gần gũi với tự nhiên (sự cân bằng về sinh thái tự nhiên của địa bàn
nông thôn).
– Kinh tế nông thôn: Nông nghiệp là cơ sở kinh tế chính của xã hội nông thôn,
Hiện nay do sự chuyển đổi cơ chế, kinh tế nông thôn đang phát triển hết sức đa dạng.
Các tổ hợp công nghiệp nhỏ xuất hiện dưới các hình thức khác nhau như hợp tác
trang trại, các xưởng công nghiệp nhỏ và các tiểu chủ, tiểu thương đã hình thành
và đang phát triển ở nông thôn.
– Chính trị nông thôn: hệ thống chính trị nông thôn là hệ thống tự quản, chủ yếu là
xóm làng, lệ làng (phép vua thua lệ làng) với sự tham gia của các thành viên vào bộ
máy lãnh đạo ở xã như bí thư, chủ tịch…
– Văn hóa nông thôn: Cơ sở chủ yếu là văn hóa dân gian, có tính chất truyền miệng.
Đơn vị của văn hóa nông thôn l
à văn hóa làng xã.
Như vậy, nét đặc trưng của văn hóa nông thôn là các phong tục tập quán và
các lễ hội riêng của mỗi làng, mỗi vùng.
* Phương hướng XD và phát triển: Nhiệm vụ lịch sử của công cuộc đổi mới kinh tế
xã hội ngày nay là khắc phục khủng hoảng kinh tế xã hội, đồng thời tạo điều kiện
19
19
tiền đề đầy đủ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Vì vậy, chiến
lược phát triển xã hội nông thôn ở nước ta tập trung vào một số điểm cơ bản có tính
định hướng sau đây:
– Xuất phát từ kết cấu kinh tế cơ bản là tiểu nông sản xuất nhỏ, tự quản làng
xã, xây dựng mô hình kết cấu kinh tế xã hội nông nghiệp mở rộng (nông – công thương), có kế hoạch xóa đói giảm nghèo ở nông thôn.
– Thực hiện kế hoạch hóa nhằm hạ thấp tỷ lệ tăng dân số đồng thời tăng chất
lượng dân số ở nông thôn (nâng cao dân trí, tri thức cho dân).
– Về tổ chức: Tự quản làng xã lồng ghép với Nhà nước chuyên chế để quản
lý xã hội ở nông thôn.
– Về văn hóa: Văn hóa dân gian lồng ghép với văn hóa bác học để xây dựng
đời sống văn hóa phong phú cho xã hội nông thôn.
20
20
– Tiếp cận vi mô : Cách tiếp cận này cho rằng đối tượng người dùng nghiên cứu và điều tra của xhh là hànhvi xh hay hành vi xh của con người. Hay nói cách khác, đó là những hành vi cá thể, những chế hình thành những hành vi đó gồm có những tương tác giữa những cá thể, sự hìnhđộng cơ và những tác nhân hành vi của nhóm. – Tiếp cận tổng hợp : Theo cách này, xhh vừa nghiên cứu và điều tra hành vi con người, vừanghiên cứu mạng lưới hệ thống xã hội. * Trong những cách tiếp cận đó thì cách tiếp cận tổng hợp được nhìn nhận cao hơn vì ởcách tiếp cận này đối tượng người tiêu dùng điều tra và nghiên cứu của xhh không phải chỉ là con người hay xhhoặc cả con người lẫn xh mà là nghiên cứu và điều tra mqh hữu cơ, mqh biện chứng, ảnh hưởngvà tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa một bên là con người với tư cách là cá thể, nhómvà một bên là xh vơi tư cách là mạng lưới hệ thống xh, là cơ cấu tổ chức hay cấu trúc xh. 3. Phân tích công dụng và trách nhiệm của xã hội học ? Vai trò của xã hội học trongviệc hoạch định chủ trương tăng trưởng kinh tế tài chính – văn hóa truyền thống – xã hội ở Nước Ta hiệnnay ? * Chức năng của xhh : – Chức năng nhận thức : + Cung cấp tri thức KH về thực chất của hiện thực XH và con người. + Phát hiện những quy luật, tính quy luật và chính sách phát sinh, hoạt động và phát triểncủa những quy trình, hiện tượng kỳ lạ XH, MQH biện chứng giữa con người và XH. + XD và tăng trưởng mạng lưới hệ thống những khái niệm, phạm trù, triết lý và phương phápluận điều tra và nghiên cứu. + Các hiệu quả nghiên cứu và điều tra xhh phân phối thông tin KH, nâng cao nhận thức xã hội. – Chức năng thực tiễn : + Có QHBC với CN nhận thức. Mục tiêu cao quý của XHH là nỗ lực cải tổ XHvà đời sống của con người + XHH ko đơn thuần nhận thức hiện thực mà còn hướng tới dự báo những gì sẽxảy ra và yêu cầu những đề xuất kiến nghị, giải pháp nhằm mục đích trấn áp những hiện tượng kỳ lạ, quá trìnhXH. + Củng cố mối liên hệ giữa KH với đời sống, phát huy tính năng XHH với công táctổ chức, quản lí và điều tiết xh nói chung, góp thêm phần xử lý đúng đắn những vấn đềXH trong tăng trưởng. + Kiểm chứng lại những KN, triết lý và PPNC của XHH Sửa đổi, tăng trưởng vàdần dần triển khai xong. – Chức năng tư tưởng : + Trang bị cho nhà xhh thế giới quan KH của chủ nghĩa Mác – Lênin, bồi dưỡnglòng yêu nước, yêu độc lập, tự do và vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trong sựnghiệp tăng trưởng xã hội. + Giúp nhà xhh hình thành và tăng trưởng chiêu thức tư duy, nghiên cứu và điều tra KH vànăng lực phê phán những quan điểm phi mác xít. + “ Kim chỉ nam ” khuynh hướng nhận thức và hoạt động giải trí thực tiễn cho những NCXHH Giao hàng cho việc giáo dục quần chúng theo khuynh hướng giá trị xã hội. * Nhiệm vụ của xhh : – Nghiên cứu lý luận : + Nhiệm vụ số 1 của XHH là XD và tăng trưởng mạng lưới hệ thống những KN, phạm trù, lýthuyết KH riêng đặc trưng của KHXHH. + Hướng tới hình thành và tăng trưởng mạng lưới hệ thống lý luận, PP luận NC và tổ chức triển khai NC 1 cách cơ bản, mạng lưới hệ thống những yếu tố lý luận và thực tiễn nhằm mục đích đápứng nhucầu tăng trưởng KT, XH của quốc gia ta. – Nghiên cứu thực nghiệm : + Kiểm nghiệm, chứng tỏ giả thuyết KH. + Phát hiện dẫn chứng và yếu tố mới làm cơ sở cho việc sửa đổi, tăng trưởng vàhoàn thiện KN, triết lý và PP luận NC. + Kích thích và hình thành tư duy XHH. + Nghiên cứu thực nghiệm được coi là chiếc cầu nối giữa lý luận và thực tiễn. – Nghiên cứu ứng dụng : + Hướng tới việc đề ra những giải pháp vận dụng những phát hiện của NC lý luận vàNC thực nghiệm trong hoạt động giải trí thực tiễn. + Rút ngắn khoảng cách giữa 1 bên là tri thức lý luận, tri thức thực nghiệm và 1 bên là hoạt động giải trí thực tiễn và đời sống của con người. + Đưa ra những Tóm lại đúng chuẩn về thực chất của sự kiện, hiện tượng kỳ lạ hay quátrình nào đó, từ đó yêu cầu những giải pháp để trấn áp và quản trị những yếu tố xh 1 cáchthích hợp. * Vai trò của xã hội học trong việc hoạch định chủ trương tăng trưởng kinh tế tài chính – văn hóa truyền thống – xã hội ở Nước Ta lúc bấy giờ : 4. Xã hội học là gì ? Anh / chị hãy chứng tỏ rằng sự sinh ra của xã hội học là mộttất yếu khách quan ? * Xã hội học là khoa học nghiên cứu và điều tra những quy luật và khuynh hướng của sựu phát sinh, tăng trưởng và đổi khác của những hoạt động giải trí xã hội, những quan hệ xã hội, tương tác giữacác chủ thể xã hội cùng hình thái bộc lộ của chúng. * CM sự sinh ra của xhh là một tất yếu khách quan : – Nhu cầu nhận thức : + Các dịch chuyển to lớn trong đời sống KT, chính trị và xh Châu Âu cuối XVIII đầuXIX đã đặt ra nhu yếu thực tiễn mới so với những nhận thức xã hội : Cách mạng thươngmại và công nghệ tiên tiến làm đổi khác trật tự KT cũ ; Hình thái KT – XH phong kiến sụp đổthay vào đó là xh tư bản CN ; Hệ thống quản trị KT truyền thống cuội nguồn bị thay bằng cách tổchức của xh tân tiến ; thị trường được lan rộng ra ; Xuất hiện quy trình đổi khác KT ởcác nước Châu Âu. + Những đổi khác KT dẫn đến hàng loạt những đổi khác xh ở Châu Âu ( những hiệntượng xh mới như tự tử cùng những hành vi lệch chuẩn xh khác Open ) — > NHUCẦU NHẬN THỨC CÁC BIẾN ĐỔI XH ( nhu yếu nhận thức để lý giải những vấnđề mới lạ phát sinh trong đời sống đang dịch chuyển ). – Nhu cầu tăng trưởng khoa học : + Xuất phát từ nhu yếu nhận thức xh yên cầu có 1 ngành KH chuyên điều tra và nghiên cứu vềxh, những yếu tố xh, những hiện tượng kỳ lạ, quy trình xh và hành vi của con người. + KH đó phải phối hợp được độ đúng chuẩn, sự lý giải mang tính quy luật của KHTNvới những yếu tố thuộc về tổ chức triển khai xh, hành vi xã hội. – Nhu cầu hoạt động giải trí thực tiễn và tăng trưởng xã hội : + Sự Open và tăng trưởng mạng lưới hệ thống KT TBCN đã phá vỡ trật tự xh phong kiếngây ra những trộn lẫn và những biến hóa trong đời sống KT – XH của những tầnglớp giaicấp và những nhóm xh : Nông dân trở thành người làm thuê ; Ruộng đất tập trung chuyên sâu vàotay giai cấp tiến sỹ ; Đô thị hoá, thị trường tăng trưởng. + Các hình thức xh được tổ chức triển khai theo kiểu phong kiến trước đây bị lung lay vàbiến đổi can đảm và mạnh mẽ : Cơ cấu mái ấm gia đình biến hóa ; Hệ giá trị VH truyền thống cuội nguồn biến hóa ; Thiết chế và tổ chức triển khai hành chính xh kiểu phong kiến cũng biến hóa … => > Làm cho xh rối loạn => > Nảy sinh nhu yếu thực tiễn cần phải lập lại trật tự và ổnđịnh xã hội. => > Từ 3 nhu yếu trên, SỰ RA ĐỜI CỦA XHH LÀ MỘT TẤT YẾU KHÁCHQUAN. 5. Cơ cấu xã hội là gì ? Nêu và nghiên cứu và phân tích những yếu tố cấu thành cơ cấu tổ chức xã hội ? Ýnghĩa của việc nghiên cứu và điều tra cơ cấu tổ chức xã hội ? * Cơ cấu xh là tổng thể và toàn diện những thành phần cấu thành xh là 1 mạng lưới hệ thống lớn, bao gồmnhững mạng lưới hệ thống nhỏ ( tiểu mạng lưới hệ thống ), gồm có những bậc ( hoặc những lớp ) tiên phong là conngười – đơn vị chức năng cơ bản của xh, mái ấm gia đình – KT của xh, rồi đến những cấu trúc nhóm, và hơnnữa là toàn xh như 1 chỉnh thể cấu trúc. Những TP quan trọng nhất của cấu trúc xh làvị thế, vai trò, nhóm xh và những thiết chế xh. * Các yếu tố cấu thành cơ cấu tổ chức xh : * Ý nghĩa của việc điều tra và nghiên cứu xhh : – Nghiên cứu CCXH giúp tất cả chúng ta nhận thức được những đặc trưng của xh trong từnggiai đoạn tăng trưởng lịch sử vẻ vang. – Nghiên cứu CCXH giúp tất cả chúng ta hiểu được những thành phần CCXH, hiểu rõ vai trò, tính năng của mỗi thành phần đó trong cấu trúc để bảo vệ tính mạng lưới hệ thống của cấutrúc và nghiên cứu và điều tra động lực tăng trưởng xh. – Nghiên cứu CCXH để thấy được quan hệ tương tác giữa những thành phần cấu trúcxh, hiểu rõ thực chất của những quan hệ dưới dạng những quy luật xh. – Nghiên cứu CCXH cho tất cả chúng ta một bức tranh tổng quát về xh, từ đó hoàn toàn có thể hoạchđịnh được kế hoạch kiến thiết xây dựng quy mô cơ cấu tổ chức xh tối ưu bảo vệ sự quản lý và vận hành cóhiệu quả triển khai tốt những vai trò xã hội theo khunh hướng tân tiến. – Nghiên cứu CCXH đặc biệt quan trọng là điều tra và nghiên cứu sự phân tầng xh, về vị thế và vai trò xhcủa những nhóm, về mối quan hệ giữa những yếu tố kinh tế tài chính và quan hệ xh trong cấu trúc xãhội – CCXH là một phạm trù cơ bản của xhh là một trong những nội dung quan trọngnổi bật chiếm vị trí trọng tâm của xã hội học. 6. Thế nào là cơ cấu tổ chức xã hội ? Anh ( chị ) hãy chỉ ra những điểm giống nhau cơ bảncủa A.comte, E.durkheim, T.Parsons khi bàn về cơ cấu tổ chức xã hội ? Quan điểm củaanh chị về cơ cấu tổ chức xã hội như thế nào ? * Cơ cấu xh là tổng thể và toàn diện những thành phần cấu thành xh là 1 mạng lưới hệ thống lớn, bao gồmnhững mạng lưới hệ thống nhỏ ( tiểu mạng lưới hệ thống ), gồm có những bậc ( hoặc những lớp ) tiên phong là conngười – đơn vị chức năng cơ bản của xh, mái ấm gia đình – KT của xh, rồi đến những cấu trúc nhóm, và hơnnữa là toàn xh như 1 chỉnh thể cấu trúc. Những TP quan trọng nhất của cấu trúc xh làvị thế, vai trò, nhóm xh và những thiết chế xh. * Những điểm giống nhau cơ bản của A.Comte, E.durkheim, T.Parsons : – A.Comte ý niệm : cấu trúc xh là những TP tạo nên 1 xh như cá thể, mái ấm gia đình. Sự tăng trưởng của cấu trúc gắn liền với sự tăng trưởng của xh nhờ vào vào tiến hóa xh. Sự tăng trưởng của xh, 1 mặt làm phân hóa và đa dạng hóa những tính năng, mặt kháclàm tăng mức độ link giữa những tiểu cấu trúc xã hội. 7. Bất bình đẳng là gì ? Phân tầng xã hội là gì ? Mối quan hệ giữa phân tầng xã hộivà bất bình đẳng xã hội. Tại sao trong điều tra và nghiên cứu xã hội học về cơ cấu tổ chức xã hộiphải đề cập đến những yếu tố này ? * Bất bình đẳng xã hội là sự không ngang nhau về những thời cơ hoặc quyền lợi đối vớinhững cá thể khác nhau trong một hoặc nhiều nhóm trong xã hội. * Phân tầng xh là trạng thái phân loại và hình thành cơ cấu tổ chức xh thành những những tầng lớp xhkhác nhau trong những điều kiện kèm theo thời hạn và khoảng trống nhất định. Các tầng xh khácnhau về vị thế KT, vị thế chính trị, uy tín xh cũng như 1 số ít độc lạ về trình độhọc vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú, phong thái hoạt động và sinh hoạt, cách ứng xử và thị hiếu … * Mqh giữa phân tầng xh và bất bình đẳng xh : Có mqh nhân – quả : Phân tầng xh làhệ quả của bất bình đẳng xh, luôn gắn liền với bất bình đẳng xh. Thể hiện : Bất bìnhđẳng xh diễn ra trong xh càng phong phú, phức tạp bao nhiêu thì phân tầng xh càng diễnra phong phú, phức tạp bấy nhiêu. Bất bình đẳng xh được hình thành trong đời sống xhmà trước hết là trong nghành nghề dịch vụ sản xuất vật chất xh, gắn liền với sự phân công laođọng xh. Vì vậy nền sản xuất xh càng tăng trưởng sự phân công lao động xh càng đạtđến trình độ cao thì theo đó phân hóa xh cũng càng trở nên phong phú hơn và phức tạphơn. Quá trình đó tác động ảnh hưởng vào mọi mặt của đời sống xh làm cho xh trở nên cơ độngvà cởi mở. Nếu nói bất bình đẳng xh là nguồn gốc của phântầng xh thì phân hóa xh và cơ động xh có mối liên hệ trực tiếp tới phân tầng xh, nókhông những tạo nên trạng thái ( quy mô, cấu trúc, vận tốc … ) mà còn tạo nên xuhướng của quy trình phân tầng xh. * Trong điều tra và nghiên cứu xhh về cơ cấu tổ chức xh phải đề cập đến những yếu tố này vì : 8. Thế nào là phân tầng xã hội hợp thức và không hợp thức ? Làm thế nào để hạnchế đến mức thấp nhất thực trạng phân tầng xã hội không hợp thức ở Nước Ta ? * Phân tầng xh hợp thức và ko hợp thức : – Phân tầng xh hợp thức là sự phân tầng xh dựa trên sự độc lạ 1 cách tự nhiên vềnăng lực ( sức khỏe thể chất, trí tuệ ), về điều kiện kèm theo cơ may cũng như sự phân công lao động dựavào năng lượng của những cá thể và những nhóm xh. Thực chất của phân tầng xh hợp thứclà sự quản lý và vận hành xh theo nguyên tắc “ làm theo năng lượng, hưởng theo lao động ”. Phântầng xh hợp thức là tích cực và thiết yếu là điều mong ước của toàn xh. Nó tạo nênđộng lực thôi thúc xh đi lên, tạo nên chuẩn mực thống nhất và khách quan cho sựđánh giá xh cũng như sự tự nhìn nhận của những cá thể và những nhóm xh về vị trí, vị thếvà vai trò của xh mình. – Phân tầng xh ko hợp thức là phân tầng xh ko dựa trên sự độc lạ tự nhiên của cáccá nhân, cũng ko phải dựa trên sự khác nhau về tài đức và sự góp sức của mỗingười cho xh mà dựa trên những hành vi bất chính như tham nhũng, lừa gạt, trộmcắp, kinh doanh phạm pháp để phong phú, luồn lọt, xu nịnh, tạo vây cánh để có quyền lực tối cao, hoặc ngược lại, do lười biếng lệ thuộc ỷ lại để rơi vào sự bần hàn hèn kém. Nhưvậy phân tầng xh ko hợp thức tạo nên sự bất công xh. Nó là xiềng xích trói buộc nănglực phát minh sáng tạo của con người, làm thui chột đi những năng lượng sức khỏe thể chất và trí tuệ chânchính của con người. Nó là nguyên do tích tụ mầm mống của sự bất bình và xungđột xh tạo nên những xích míc xh, thậm chí còn có lúc tạo nên những đối kháng xh màđỉnh cao là sự rối loạn và sự phá vỡ trật tự xh. 9. Hãy chỉ ra sự độc lạ cơ bản giữ triết lý phân tâng xã hội của Max Webervà Karl Marx. Hạn chế cơ bản nhất của mỗi người là gì ? * Sự độc lạ cơ bản giữa triết lý phân tầng xh của Max Weber và Karl Marx : Karl MarxMax Weber – Cách lý giải của Marx về phân tầng – Theo Weber cần phải phân tầng xhxh là cách lý giải một chiều trong khi theo nhiều chiều mà trong đó ba yếu tốsự hoạt động, biến hóa xh là rất phức tạp đa phần để phân tầng xã hội là địa vịvà to lớn. xh, quyền lực tối cao chính trị và quyền lựckinh tế. – Về yếu tố giai cấp, Mác xuất phát từ – Weber nhấn mạnh vấn đề tầm quan trọng củaquan hệ chiếm hữu tư liệu sản xuất và phân thị trường như thể cơ sở kinhphối sản phẩmtế cho một những tầng lớp xã hội nào đó hơnlà gia tài. – Về quan hệ sinh thành giữa cơ sở KT – Weber cho rằng sự sản xuất đời sốngvới ý thức chính trị : Mác cho rằng kinh tế tài chính xh của nhà tư bản được bắtphương thức sản xuất vật chất của xhnguồn từ động cơ ý thức cao quý củalà nền móng, là cơ sở để điều tiết những họ. Đây là han chế lớn nhất của Weber. thiết chế nhà nước, những ý niệm phápluật, thẩm mỹ và nghệ thuật, tôn giáo. – Mác nhấn mạnh vấn đề về tư hữu về tư liệu – Weber chăm sóc đến thị trường laosản xuất, lao động và mẫu sản phẩm. động. – Mác cho ta tiêu chuẩn để xác lập rõràng ranh giới bất bình đẳng giai cấp ( vô – Weber giúp tất cả chúng ta thấy được sựsản và tư hữu ). khác nhau giữa những thành viên trong giaicấp đó, do có cơ may thị trường và kỹ – Mác vạch ra cơ sở của sự chuyển hóa năng lao động khác nhau. và thủ tiêu giai cấp là cuộc cách mạngxh. – Weber cho thấy tác động ảnh hưởng của cạnhtranh thị trường và phân công lao độngđối với sự đổi khác vị thế KT quyền lực tối cao – Hạn chế : chính trị và uy tín xh của những thành viên + Cách lý giải của Mác về phântầng xh là cách lý giải 1 chiều. trong mỗi giai cấp. – Hạn chế : 10. Di động xã hội là gì ? Các hình thức di động xã hội, cho ví dụ minh họa ? Phântích những tác nhân ảnh hưởng tác động tới di động xã hội ? * Di động xh ( hay cơ động / dich chuyển xh ) là sự di dời của cá thể, nhóm xhtừ vị trí này đến vị trí khác trong cơ cấu tổ chức xh và mạng lưới hệ thống xh. * Các hình thức di động xh : – Di động xã hội theo chiều dọc : Là sự đổi khác vị trí của một cá thể, mái ấm gia đình vànhóm xh khi họ chuyển lên hay xuống trong nấc thang xã hội. => Di động xh theochiều dọc phản ánh sự hoạt động biến hóa và tăng trưởng của những cá thể, mái ấm gia đình vànhóm xh. – Di động xã hội theo chiều ngang : Là sự di động trên cùng một mặt phẳng xh. Diđộng xh theo chiều ngang ko tạo ra sự thăng quan tiến chức của cá thể, mái ấm gia đình, nhóm trongxh. Di động xh theo chiều ngang được biểu lộ rõ nét ở câu ca : “ Con vua thì lại làm vuaCon sãi ở chùa lại quét lá đa ”. – Di động xã hội liên thế hệ : Là sự di dời xã hội xảy ra giữa những thế hệ diễn ratheo 3 xu thế : đi lên ; đi xuống và đi ngang. – Di động nội thế hệ : Là sự biến hóa về vị thế của một cá thể hay một nhóm trongcùng một thế hệ. * Các tác nhân ảnh hưởng tác động đến di động xh : – Điều kiện kinh tế tài chính – xã hội : + Di động xh phụ thuộc vào vào trình độ tăng trưởng của xã hội. + Nếu một xh khép kín thì những cá thể ít có thời cơ đổi khác vị thế của mình trongxh. Còn với xh mở, thì cơ may đó nhiều hơn và cá thể hoàn toàn có thể đạt được những vị thếcao hay thấp tuỳ thuộc vào năng lượng của mình. Trong xh mở, sự di động xh diễn ranhanh hơn. – Trình độ học vấn : Trình độ học vấn là một trong những yếu tố tác động ảnh hưởng mạnh nhấtđến sự di động xã hội. – Nguồn gốc mái ấm gia đình : Di động xh có tính thừa kế mái ấm gia đình ở mức độ thoáng đãng : Hoàncảnh mái ấm gia đình ; Nghề nghiệp của cha mẹ ; Quy mô mái ấm gia đình. – Giới tính : Là một tác nhân quan trọng trong di động xh. Do sự phân biệt giới tínhtrong xh, phái mạnh thường được khuyễn mãi thêm hơn về nghề nghiệp, tiền lương và vị thế xãhội so với phái đẹp. Vì vậy, năng lực di động xh của phái mạnh cao hơn so với phái đẹp. – Ngoài ra thành phần xuất thân, thâm niên công tác làm việc, lứa tuổi, tôn giáo, chủng tộc, sắc tộc, môi trường tự nhiên, điều kiện kèm theo sống của cá thể, nhóm xã hội … Đều có ảnh hưởngđến di động xã hội. 11. Thế nào là nhóm xã hội ? Anh / chị hãy lấy ví dụ một nhóm xã hội sau đó phântích những đặc trưng của nhóm xã hội đó ? * Nhóm xã hội là tập hợp người có liên hệ với nhau theo một kiểu nhất địnhhay nói một cách khác, nhóm xã hội là một tập hợp người có liên hệ với nhau về vịthế, vai trò, những nhu yếu quyền lợi và những xu thế giá trị nhất định. * VD về một nhóm xh : Một lớp học tín chỉ là một nhóm xh. Những đặc trưng : – Tư cách thành viên : Mọi thành viên đăng kí học lớp tín chỉ đó đều là thành viêncủa nhóm xh. – Địa vị : Mỗi ng có 1 vị thế khác nhau, 1 lớp lớp trưởng, lớp phó, những nhóm trưởngvà những thành viên trong lớp. – Vai trò : Mỗi thành viên ở những vị thế khác nhau nắm giữ những vai trò khác nhau. – Chuẩn mực : Mỗi thành viên và mỗi vị trí trong nhóm có những chuẩn mực riêng. – Chế tài : Trong lớp có những quy riêng đơn cử được giáo viên đặt ra, bắt buộc cácthành viên phải tuân thủ theo. – Mục tiêu : Tất cả những thành viên đều có chung tiềm năng khi cùng tham gia 1 mônhọc nào đó. 12. Thế nào là tổ chức triển khai xã hội ? Phân loại tổ chức triển khai xã hội ? * Tổ chức xã hội là một mạng lưới hệ thống những quan hệ, tập hợp link những cá thể nào đó đểhoạt động xã hội, nhằm mục đích đạt được mục tiêu nhất định. * Phân loại tổ chức triển khai xh : – Căn cứ vào mức độ hình thức hóa của tổ chức triển khai : + Tổ chức chính thức ( tổ chức triển khai hình thức hóa ) : Là tổ chức triển khai có những quy tắc tổ chứcchặt chẽ và được pháp lý thừa nhận ; có những tính năng rõ ràng, biểu lộ ở nhữngnghĩa vụ, những quyền hạn của những thành viên ; có những công cụ điều tiết thể hiệnthành những chuẩn mực hành vi của mỗi thành viên ; có những mối liên hệ theo thứ bậccủa những chức vụ cũng như liên hệ công dụng trong tổ chức triển khai. + Tổ chức không chính thức : Là tổ chức triển khai không có quy tắc ngặt nghèo, không có sựthừa nhận của pháp lý. Tổ chức không chính thức hình thành một cách tự pháo ởbên trong hai bên ngoài tổ chức triển khai chính thức. Có hai loại tổ chức triển khai không chính thức : Tổchức ngoài quy tắc, Tổ chức tâm ý – xã hội. – Căn cứ vào tiềm năng : + Tổ chức xã hội “ có tổ chức triển khai ” : Trong đó gồm có hai loại nhỏ : Tổ chức quản trị ( nhà máy sản xuất, cơ quan … ), Tổ chức link. + Tổ chức “ không có tổ chức triển khai ” ( tổ chức triển khai tự phát ) : Bao gồm tổ chức triển khai liên hợpvà tổ chức triển khai cư trú. 13. Thiết chế xã hội là gì ? Các đặc trưng của thiết chế xã hội ? Trong những thành tốcủa thiết chế xã hội thì thành tố nào theo anh chị là quan trọng nhất, vì sao ? * Thiết chế xã hội là hình thức hội đồng và hình thức tổ chức triển khai của con người trongquá trình triển khai những hoạt động giải trí xã hội. Thiết chế xã hội chính là những ràng buộcđược mọi cá thể, nhóm hội đồng và toàn thể xã hội đồng ý và tuân thủ. * Các đặc trưng của thiết chế xh : – Mỗi thiết chế đều có đối tượng người tiêu dùng, mục tiêu nhằm mục đích thoả mãn những nhu yếu xã hội. – Các thiết chế bao hàm những giá trị cơ bản mà những giá trị đó được những thành viênthừa nhận. – Các quan hệ được thiết lập trong thiết chế tỏ ra vững chãi, những khuôn mẫu hành viđược hình thành trong thiết chế trở thành một phần truyền thống lịch sử vh của một cộngđồng xã hội. Ví dụ : Những giá trị của mái ấm gia đình truyền thống lịch sử ảnh hưởnglớn đến những gđ tân tiến ở Châu Á Thái Bình Dương. – Mỗi một thiết chế xh có tính độc lậptương đối của nó và có tầm bao quát rộng đếnmức những hoạt động giải trí của nó chiếm 1 vị trí TT trong xh. Ví dụ : … – Mục tiêu của một thiết chế được đại đa số những thành viên của xh thừa nhận cho dùthành viên đó có tham gia trực tiếp hay không vào trong thiết chế. * Trong những thành tố của 1 thiết chế xh : Các biểu tượng văn hóa, mã hóa hành vi vàhệ tư tưởng thì thành tố … .. 14. Văn hoá là gì ? Phân tích những công dụng của văn hoá ? Vai trò của văn hoá so với sựphát triển kinh tế tài chính – xã hội ? * Văn hóa là toàn diện và tổng thể sôi động những hoạt động giải trí phát minh sáng tạo ( của những cá thể và những cộngđồng ) trong quá khứ và hiện tại. Qua những TK hoạt động giải trí phát minh sáng tạo ấy đã hình thành nênhệ thống những giá trị, những truyền thống cuội nguồn và thị hiếu những yếu tố xác lập đặc tính riêngcủa mỗi dân tộc bản địa. * Chức năng của VH : – Chức năng giáo dục + Định hướng cá thể, nhóm xã hội theo đúng những khuôn mẫu mà xã hội lao lý. + Định hướng bằng : Những sáng tác văn học ; những phong tục, liên hoan, những di tíchlịch sử oai hùng … Định hướng bằng ý thức hệ ( ý thức hệ của giai cấp thốngtrị ). – Chức năng nhận thức : + Thông qua những hoạt động giải trí văn hoá : kho lưu trữ bảo tàng, khu công trình kiến trúc, tác phẩm nghệthuật …. + Thông qua những hoạt động giải trí văn hoá – xã hội nâng cao nhận thức cho con người. Trang bị thêm cho con người tri thức, kinh nghiệm tay nghề, sự hiểu biết về quốc tế xungquanh. + Thể hiện trọng hoạt động giải trí giáo dục, huấn luyện và đào tạo, khoa học công nghệ tiên tiến Là nhữnghoạt động trực tiếp đến nhận thức, trí tuệ con người – Chức năng nghệ thuật và thẩm mỹ – Chức năng dự báo – Chức năng vui chơi * Vai trò của VH so với sự tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hội : VH là cái nôi nuôi dưỡng vàphát triển hàng loạt đời sống ý thức của con người. Con người ko thể thực sự là con1010người nếu tách khỏi mt XH hay mt VH.Toàn bộ yếu tố văn hóa truyền thống được bộc lộ tronglĩnh vực kinhtế là cơ sở vật chất dùng cho sản xuất, kinh doanh thương mại và năng lượng lao độngcủa con người được gọi là gia tài hữu hình và gia tài vô hình dung, đó chính là cơ sở choquá trình tăng trưởng kinh tế tài chính xã hội. Văn hóa là cơ sở hình thành nên nhân cách cánhân. Các cá thể đảm nhiệm nền văn hóa truyền thống và trở thành con người xã hội. Do vậy vănhóa tham gia vào quy trình triển khai xong con người và qua con người tham gia hoànthiện xã hội. 15. Xã hội hoá là gì ? Phân tích những yếu tố tác động ảnh hưởng đến quy trình xã hội hoá ? * Xã hội hóa là quy trình mà qua đó cá thể học hỏi, lĩnh hội nền văn hóa truyền thống của xã hộinhư những khuôn mẫu xã hội, quy trình mà nhờ nó cá thể đạt được những đặc trưng xãhội của bản thân, học được cách tâm lý và ứng xử tương thích với vai trò xã hội củamình, hòa nhập vào xã hội. thực ra của quy trình xã hội hóa là tạo ra nhân cách chomỗi con người trong xã hội. * Những yếu tố ảnh hưởng tác động đến quy trình xã hội hóa : 16. Phân tích những loại môi trường tự nhiên xã hội hoá ? Tại sao nói mái ấm gia đình là thiên nhiên và môi trường xã hộihoá tiên phong và cơ bản, quan trọng nhất ? * Các loại mt xhh : – Gia đình : + Là môi trường tự nhiên xã hội hoá tiên phong, quan trọng bậc nhất của cá thể. + Bên cạnh những tác động ảnh hưởng tích cực, lúc bấy giờ trong môi trường tự nhiên mái ấm gia đình vẫn tồntại một sốảnh hưởng xấu đi đến quy trình xã hội như : Các hiện tượng kỳ lạ như mâuthuẫn, xung đột, đấm đá bạo lực trong mái ấm gia đình, ( rượu chè, cơ bạc … ). Một số bậc cha mẹ đãgiao những đứa con – gia tài quý giá nhất của cuộc sống mình cho nhà trường và xãhội ( sự chăm sóc chỉ dừng lại ở việc cho tiền. v.v … ) => > Những hành vi lệch chuẩnxã hội ở trẻ nhỏ diễn ra nhiều. – Nhà trường : + Là môi trường tự nhiên xã hội hoá quan trọng giúp cá thể tiếpnhận những kiến thức và kỹ năng banđầu về tự nhiên và xã hội, triển khai những tiếp xúc hình thành nên những quan hệ xã hội. + Xã hội hoá trong nhà trường thường hướng vào những yếu tố cơ bản như sau : Giáo dục đào tạo tri thức, giáo dục nhân cách, hành vi của thầy cô giáo … + Môi trường nhà trường cũng sống sót những mặt hạn chế nhất định ảnh hưởngđến quy trình xã hội hoá cá thể : Giáo dục đào tạo đa phần trang bị về mặt kim chỉ nan mà chưachú trọng tôn vinh thực hành thực tế. Giáo dục đào tạo vẫn nặng về truyền thụ kỹ năng và kiến thức mà chưa đisâu vào dạy những kỹ năng và kiến thức sống, phương pháp ứng xử .. => Bạo lực học đường. Các hiệntượng xấu đi ( chạy trường, chạy lớp, vấn nạn phong bì … ). Mối quan hệ thầy – tròhiện nay cũng đang là yếu tố được xã hội bàn luận nhiều trên báo chí truyền thông ( nhân cáchngười thầy, tình thầy – trò …. ). – Nhóm xh : + Là những nhóm mà cá thể là thành viên. + Những mối quan hệ chính trong nhóm xã hội gồm có : Quan hệ bạn hữu, Quan hệđồng nghiệp, Quan hệ đồng sở trường thích nghi. + Các nhóm xã hội tham gia vào quy trình xã hội hoá hầu hết qua những khíacạnh : Quy chế của nhóm, Hành vi đồng lứa, Các kinh nghiệm tay nghề xã hội được cácthành viên truyền cho nhau. 1111 + Nhóm xã hội cũng có những ảnh hưởng tác động xấu đi đến quy trình xã hội hoá cáNhân nếu cá thể tham gia những nhóm xã hội có hành vi lệch chuẩn. – Phương tiện truyền thông online đại chúng : + Là phương tiện đi lại cung ứng thông tin đa phần cho những cá thể và là những công cụgiải trí thông dụng. + Tính hai mặt : Tăng cường ý nghĩa của những giá trị, chuẩn mực văn hoá cũng nhưcác giá trị tri thức khoa học phong phú và có ích trải qua những chương trình giáo dục. Đồng thời những phương tiện đi lại này cũng hoàn toàn có thể làm méo mó, rơi lệch việc đảm nhiệm cácgiá trị thông tin qua những chương trình không lành mạnh do tính thương mại hoặc thiếuthận trọng của người lập chương trình. => Tác động xấu đi đến cánhân như : mất niềm tin vào đời sống, khủng hoảng cục bộ tâm ý, tự ti, khó hòa nhập … * Nói mái ấm gia đình là mt xh hóa tiên phong và cơ bản, quan trọng nhất vì : Hầu hết mỗi cánhân đều sinh ra và lớn lên trong mái ấm gia đình. Trong mỗi mái ấm gia đình đều có một tiểu vănhoá … Cá nhân sẽ tiếp đón những đặc thù của tiểu văn hoá này qua những nộidung đơn cử như : + Giáo dục đào tạo đạo đức + Cách ứng xử trong mái ấm gia đình + Ứng xử trong họ ; ứng xử trong làng xã. + Giáo dục đào tạo lao động – nghề nghiệp ; giới tính. 17. Phân tích vai trò của xã hội hoá trong quy trình tăng trưởng và hoàn thành xong nhậncách cá thể ? Qua những chuyện có thật trong lịch sử dân tộc, và những kiến thức và kỹ năng về xã hội hoá chúng tacó thể khái quát vai trò của xã hội hoá đơn cử như sau : Kết quả của xã hội hoá là tạora nhân cách của mỗi con người trong xã hội. Xã hội hoá tạo ra sự triển khai xong, pháttriển về năng lực, năng lượng hoạt động giải trí để con người triển khai vai trò của minh : Cánhân học hỏi lĩnh hội những tri thức, kinh nghiệm tay nghề xã hội những khuôn mẫu chuẩn mựcxãhội … Thực hiện những vai trò của mình trong xã hội … Để thực thi tốtCác vai trò xã hội của mình cá thể phải học hỏi. Xã hội hóa giúp những cá thể nângcao chất lượng hành vi và tham gia vào quy trình phát minh sáng tạo ra những giá trị mới cho xãhội và dần hoàn thành xong mình. => Con người không chỉ tiếp thu thụ động những kinhnghiệm xã hội để tạo ra nhân cách mà còn phát minh sáng tạo ra những cái mới, cái văn minh hơnđể xã hội ngày càng tăng trưởng. Sự hoàn thành xong nhân cách diễn ra trong những điều kiệnnhất định. Vì vậy, xã hội phải tạo ra thiên nhiên và môi trường xã hội lành mạnh nhằm mục đích tác động ảnh hưởng có ýthức vào quy trình xã hội hoá. 18. Vị trí xã hội ? Vị thế xã hội ? Vai trò xã hội ? Anh chị hãy phân biệt ba khái niệmcơ bản này ? Lấy ví dụ minh hoạ ? * Vị trí xh : Vị trí xã hội của cá thể chính là vị trí tương đối của cá thể trong cơcấu xã hội, trong mạng lưới hệ thống những quan hệ xã hội. Nó được xác lập trong sự đốichiếu và so sánh với những vị trí xã hội. Cá nhân hoàn toàn có thể có nhiều vị trí xã hội khácnhau. Trong mọi cơ cấu tổ chức xã hội, vị trí xã hội này chỉ sống sót khi sống sót một sốvị trí xãhội khác có quan hệ gần. Vị trí xã hội bình đẳng như nhau vì vị trí xã hội của một cá1212nhân chưa thể cho tất cả chúng ta biết thông tin gì về thứ bậc cao thấp của cá thể đó trongxã hội. * Vị thế xã hội là vị trí xã hội gắn với những nghĩa vụ và trách nhiệm và những quyền hạn gắnkèm theo. Nói cách khác, vị thế xã hội chính là một khái niệm tổng hợp nhằm mục đích chỉ vịtrí xã hội cùng với những quyền lợi và nghĩa vụ và nghĩa vụ và trách nhiệm tương ứng với những vị trí đó. Vị trí xãhội là cơ sở để xác lập vị thế xã hội của cá thể. Vị thế xã hội là thức bậc mà xã hộidành cho mỗi người, mỗi nhóm xã hội một cách khách quan. Vị thế xã hội của cánhân là sự nhìn nhận của xã hội so với một vị trí xã hội. Như vậy, vị thế xã hội khác hẳn vị trí xã hội. Khi một cá thể ở một vị trí xã hội cóquyền hạn và nghĩa vụ và trách nhiệm cao hơn quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của những cá thể ở vị trí xã hộikhác, thì rõ ràng anh ta có thứ bậc cao hơn cá thể kia. Nghĩa là địa thế căn cứ vào vị thế xãhội của cá thể tất cả chúng ta mới hoàn toàn có thể xác lập được thứ bậc cao thấp của họ. * Vai trò xã hội là tập hợp những chuẩn mực, giá trị, nghĩa vụ và trách nhiệm, quyền lợi của một vị thế xãhội trong một mạng lưới hệ thống xã hội, là tác dụng của quy trình tương tác xã hội, là sự trôngchờ của xã hội về hành vi và hoạt động giải trí của một vị thế xã hội. 19. Tại sao lại có sự xung đột vai trò ? Làm thế nào để hạn chế đến mức thấp nhất sựcăng thẳng, xung đột vai trò xã hội của cá thể trong xã hội tân tiến ? * Khi cá thể đương diện với những trông đợi, xích míc phát sinh do cùnglúc chiếm giữ hai hay nhiều hơn một vai trò thì Open xung đột vai trò. * Để hạn chế đến mức thấp nhất sự căng thẳng mệt mỏi và xung đột vai trò, những cá nhânthường xử lý theo một trong những cách sau đây : + Các vai trò quan trọng, cấp bách hơn thường được ưu tiên thực thi trước. => Cách xử lý trường hợp này thông dụng nhất. + Trong trường hợp mức độ quan trọng của những vai trò ngang nhau thì cá nhânthường tuân theo tính hợp pháp của vai trò theo thời gian lúc bấy giờ. + Khi yên cầu giữa những vai trò xung đột nhau nhưng ở góc nhìn nào đó vẫn có thểdung hoà và xã hội cũng tạo điều kiện kèm theo cho sự dung hoà đó thì những cá thể có xuhướng phối hợp những vai trò với nhau. 20. Phân tích những yếu tố của đời sống xã hội ? Ý nghĩa của việc điều tra và nghiên cứu nhữngyếu tố này trong xã hội học ? * Các yếu tố của đời sống xh : – Sản xuất và dịch vụ xh : + Sản xuất và dịch vụ xã hội là nền tảng cơ bản bảo vệ đời sống xã hội, đảm bảosự tăng trưởng của xã hội. + Sản xuất và dịch vụ xã hội là môi trường tự nhiên hoạt động giải trí lao động cơ bản của conngười trong xã hội. + Sự tăng trưởng của sản xuất và dịch vụ xã hội không hề yên bình mà trải quanhiều bước thịnh suy nhất định. + Dù còn sống sót những không ổn định nhất định, nhưng sự tăng trưởng của sản xuất và dịchvụ vẫn mang lại những đổi khác tích cực và có ý nghĩa thâm thúy so với đời sống xãhội. – Giáo dục đào tạo và đào tạo và giảng dạy : 1313 + Giáo dục đào tạo và đào tạo và giảng dạy với tư cách là thiết chế giáo dục triển khai tính năng xã hộihoá cá thể. + Nghiên cứu những bất bình đẳng trong giáo dục và giảng dạy. + Nghiên cứu những chủ trương về giáo dục và đào tạo và giảng dạy để thấy rõ sự tác động ảnh hưởng củachính sách đó trong thực tiễn. + Nghiên cứu và thấm nhuần nguyên tắc giáo dục để làm khuynh hướng hoạt độngchung cho hàng loạt mạng lưới hệ thống giáo dục. + Hệ thống nhà trường trong giáo dục và huấn luyện và đào tạo lúc bấy giờ gồm hai mạng lưới hệ thống cơbản. – Văn học nghệ thuật và thẩm mỹ : Văn học nghệ thuật và thẩm mỹ có vai trò rất là to lớn so với conngười. Nó tác động ảnh hưởng vào ý thức hệ tư tưởng, ý thức và tình cảm của con người. Văn học thẩm mỹ và nghệ thuật gồm rất nhiều bộ môn như thơ văn, sân khấu, hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc, điện ảnh … Văn học thẩm mỹ và nghệ thuật có 2 công dụng chính là : Chứcnăng giáo dục và công dụng vui chơi. – Y tế và bảo hiểm xã hội : + Y tế xã hội là mạng lưới hệ thống những tổ chức triển khai nhằm mục đích ngăn ngừa bệnh tật và chữa trị cho nhândân. + Bảo trợ xã hội là hoạt động giải trí trợ giúp có đặc thù nhân đạo của nhà nước và những tổchức từ thiện cho những người gặp sự cố trong đời sống. + Bảo hiểm xã hội là bảo vệ sửa chữa thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối vớingười lao động khi họ gặp phải biến cố làm giảm hoặc mất năng lực lao động cũngnhư khi mất việc làm bằng cách hình thành và sử dụng quỹ kinh tế tài chính tậptrung do sựđóng góp của người lao động và người sử dụng lao động, nhằm mục đích bảo vệ sự an toànđời sống cho người lao động và mái ấm gia đình họ góp thêm phần bảo vệ bảo đảm an toàn xã hội. – Môi trường sinh thái : – Dân số – lao động và việc làm : Dân số – lao động – việc làm là ba yếu tố liên quanchặt chẽ với nhau và tác động ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội. – Lối sống – trào lưu – thị hiếu : + Lối sống là tập hợp có mạng lưới hệ thống những đặc thù cơ bản, đặc trưng cho những hoạtđộng của những dân tộc bản địa, những giai cấp, những tập đoàn lớn xã hội, những cá thể trongnhững điều kiện kèm theo của một hình thái kinh tế-xã hội nhất định. + Một bộ phận, một yếu tố nào đó của lối sống phát sinh và tăng trưởng đã lôi cuốnđược phần đông công chúng không phân biệt giai cấp, dân tộc bản địa, tôn giáo … thì được gọilà trào lưu. + Thị hiếu là một phong thái, một quy mô trong lối sống hấp dẫn được 1 số ít đôngngười theo nó trong một khoảng chừng thời hạn nhất định. – Khuyết tật xh ( hành vi lệch chuẩn ) : là những hành vi trái với những quy tắc sốngtồn tại trong văn hoá, là những hành vi đi chệch khỏi những quy tắc, những chuẩn mực củaxã hội hay nhóm xã hội, là những thói hư, tật xấu sống sót trong nhân dân làm ảnh hưởngtới đời sống của mọi người. * Ý nghĩa nghiên cứu và điều tra : – Thấy rõ sự tăng trưởng của xã hội ở mức độ nào đó trong việc bảo vệ sự phồnvinh và niềm hạnh phúc cho nhân dân, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa con ngườivà xã hội trong việc bảo vệ đời sống cho họ. 1414 – Tìm ra những vật chứng hiển nhiên để kiểm định đặc thù đúng đắn của đườnglối và những chủ trương kinh tế tài chính, văn hoá, xã hội. Nó có vai trò to lớn so với sự pháttriển không thay đổi của xã hội. – Hoạch định những chủ trương bảo vệ sức khoẻ, sự hình thành và tăng trưởng nhâncách cá thể, bảo vệ cho sự hoạt động giải trí có hiệu suất cao của mỗi cá thể, cho sự pháttriển tổng lực của mỗi cá thể trong xã hội. 21. Khái niệm đổi khác xã hội ? Phân tích những tác nhân và điều kiện kèm theo của sự đổi khác xãhội ? Đánh giá của anh / chị về biến dổi xã hội Nước Ta từ sau thay đổi đến nay ? Biến đổi xã hội là một quy trình, qua đó những khuôn mẫu của những hành vi xh, những qhxh, những thiết chế xh và những mạng lưới hệ thống phân tầng xh được biến hóa qua thời hạn. Những tác nhân của biến hóa xh : – Nhóm những tác nhân thuộc điều kiện kèm theo tự nhiên là hàng loạt những yếu tố của đk tự nhiênnhư vị trí địa lý, đất đai, sông núi, tài nguyên, khí hậu, hệ động thực vật … Tiềm năngvà sự phân bổ những đk tự nhiên có ảnh hưởng tác động trực tiếp đến lối sống, hành vi và cáchứng xử của con người. Sự đổi khác về mt sinh thái xanh, đặc biệt quan trọng là ô nhiễm mt và mất cânbằng sinh thái xanh cũng là tác nhân tác động ảnh hưởng xấu đi đến đổi khác xã hội. – Nhóm những tác nhân khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến : Cách mạng KH và côngnghệ đã dẫn đến những biến hóa đời sống KT, VH, XH một cách thoáng rộng. Quá trìnháp dụng những thành tựu KH và công nghệ tiên tiến trong sx, lưu thông đã thúc đẩu quá trìnhphân công lao động xh, đo thị hóa. Trong đời sống, kỹ thuật mới và công nghệ tiên tiến mớigóp phần làm đổi khác nhận thức, hành vi, thói quen của con người cung như mqh xhgiữa những cá thể. Bên cạnh những thành tựu, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến mới cũng gây racho con người nhiều tai hại như mt sinh thái xanh, sự biến hóa về hành vi, lối sông của conngười, sự phá vỡ truyền thống lịch sử … – Nhóm những tác nhân chủ thể xh : Chủ thể xh là những thực thể xh tạo ra những hoạt đôngxh, gồm có những cá thể, những nhóm xh, hội đồng xh, những thiết chế xh. Nhà nước haychính phủ chỉ huy ND bằng đường lối chủ trương. Những người chỉ huy tài đức tậphợp quần chúng để thực thi đổi khác xh. – Nhóm những tác nhân VH – XH : Về văn hóa truyền thống, việc hình thành nền vh mới cũng cóthể tạo nên sự đổi khác xh. Những hình thức cấu thành xh mới cũng là tác nhân tạo rasự biến hóa xh. Thông qua cấu trúc xh mới, KT – công nghệ tiên tiến mới được nghiên cứu và điều tra vàtriển khai, nhờ đó tạo ra được những ngành nghề mới, sự phân công lao động xh mới, tạo ra cơ cấu tổ chức và tổ chức triển khai xh mới. Nhiều sự biến hóa được tạo nên bởi những xung độttrong những nhóm khác nhau của xh. Đó là sự xích míc giữa giai cấp, chủng tộc, thếhệ, nhóm dân tộc bản địa, tôn giáo … Sự xích míc xuất phát từ những bất bình đẳng và quátrình xử lý những xích míc đó sẽ đem đến đổi khác xh. Điều kiện của sự đổi khác xh : – Thời gian là 1 đk quan trọng để tạo ra sự đổi khác, mặc dầu nó ko trực tiếp tạo rasự đổi khác nhưng lại rất thiết yếu cho sự biến hóa. – Hoàn cảnh : sự biến hóa phải đặt trong thực trạng đơn cử về vh và vật chất. – Nhu cầu của xh laf đk quan trọng nhất cho sự đổi khác xh. Đánh giá về đổi khác của việt nam từ sau thay đổi đến nay : – Về KT : kt tăng trưởng nhanh, giữ vững được nhịp độ tăng trưởng khá. Nông nghiệpphát triển liên tục ; CN vượt qua đc những khó khăn vất vả, thử thách ; những ngành DV vẫn1515được liên tục tăng trưởng. Các cân đối đa phần của nề kt đã được kiểm soát và điều chỉnh tương thích : qh tích góp và tiêu dùng, nâng cấp cải tiến mạng lưới hệ thống kinh tế tài chính tiền tệ, kêu gọi những nguồn lựctrong và ngoài nước … Từ chính sách tập trung chuyên sâu quan liêu bao cấp chuyển sang nền kt hànghóa nhiều tp, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của NN. – Về VH – XH : Ban hành nhiều chính sách, chủ trương xử lý việc làm. Công tác xóađói giảm nghèo được tiến hành can đảm và mạnh mẽ trên mọi miền của quốc gia. Có nhiều chínhsách bảo vệ phúc lợi xh cho người dân. Công tác vh thông tin, văn học thẩm mỹ và nghệ thuật cónhiều góp phần tích cực cho công cuộc thay đổi. Công tác kế hoạch hóa mái ấm gia đình đượctriển khai tốt, có nhiều thành tích đáng nể. Công tác chăm nom sức khỏe thể chất ND có nhiều tiếnbộ, đặc biệt quan trọng y tế dự trữ. Giáo dục đào tạo, thể thao, khoa học công nghệ tiên tiến …. 22. Anh / chị hãy chứng tỏ tác nhân khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến có tác độngmạnh mẽ đến sự biến hóa xã hội ? XH loài người đổi khác và tăng trưởng qua 3 nền văn minh : nông nghiệp, công nghiệpvà hậu công nghiệp, mà gắn liền với những nền văn minh đó là kỹ thuật công nghiệptương ứng. Khi trở nên lỗi thời thì những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến đó được thay thế sửa chữa bằngnhững cái mới tân tiến hơn. Cách mạng KH và công nghệ tiên tiến đã dẫn đến những thay đổiđời sống KT, VH, XH một cách thoáng rộng. Có thể nói đến như việc ý tưởng rainternet đã làm biến hóa rất lướn đến đời sống của con người. Quá trình vận dụng những thành tựu KH và công nghệ tiên tiến trong sx, lưu thông đã thúcđẩu quy trình phân công lao động xh, đô thị hóa. Trong đời sống, kỹ thuật mới và công nghệ tiên tiến mới góp thêm phần làm đổi khác nhận thức, hành vi, thói quen của con người cung như mqh xh giữa những cá thể. Ví dụ như trướcđây thời hạn dành cho mái ấm gia đình mọi người quây quần nc còn giờ đây mọi người dànhthời gian cho những thiết bị tân tiến nhiều hơn …. Bên cạnh những thành tựu, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến mới cũng gây ra cho con ngườinhiều tai hại như mt sinh thái xanh, sự biến hóa về hành vi, lối sông của con người, sự phávỡ truyền thống cuội nguồn … 23. Nêu những giải pháp và kỹ thuật tìm hiểu xã hội học thông dụng ? Phân tíchphương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu ( khái niệm ; phân loại ; ưu điểm, điểm yếu kém, quytrình kỹ thuật ) ? Các chiêu thức tìm hiểu xã hội học : – Phương pháp tìm hiểu chọn mẫu : Chọn mẫu ngẫu nhiên, chọn mẫu theo tỉ lệ phântầng, chọn mẫu theo cụm. – Phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu : nghiên cứu và phân tích truyền thống lịch sử ( pp nghiên cứu và phân tích định tính ), nghiên cứu và phân tích hình thức hóa ( pp nghiên cứu và phân tích định lượng ). – Phương pháp quan sát : quan sát cơ cấu tổ chức hóa và quan sát ko cơ cấu tổ chức hóa, quan sáttham dự và quan sát ko tham gia, quan sát trong phong thí nghiệm và quan sát hiệntrường, quan sát cả mạng lưới hệ thống và quan sát ngẫu nhiên. – Phương pháp phỏng vấn : – Phương pháp Anket : Phân tích giải pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu : – KN : Là pp tích lũy trông tin xã hội dựa trên sự nghiên cứu và phân tích nội dung những tài liệuđã có sẵn. 1616 – Phân loại : + Phân tích truyền thống cuội nguồn ( pp nghiên cứu và phân tích định tính ) : Nhà điều tra và nghiên cứu phải rút rađược những nội dung tư tưởng cơ bản của tài liệu, tìm ra những ý nghĩa hay nhữngđiển tích có tương quan đến chủ đề nghiên cứu và điều tra. Dễ rơi vào sự nghiên cứu và phân tích chủ quan. + Phân tích hình thức hóa ( pp nghiên cứu và phân tích định lượng ) : Phân tích theo nhóm những dấuhiệu, những phạm trù, tìm ra mqh nhân quả giữa những nhóm chỉ báo. – Ưu điểm : + Tiết kiệm được thời hạn, công sức của con người, nhân lực, kinh phí đầu tư. + Thu được thông tin phong phú, nhiều mặt ; giúp nhà điều tra và nghiên cứu khám phá những đốitượng trong quá khứ và hiện tại. – Nhược điểm : + Tài liệu ít được phân loại theo tín hiệu mà ta mong ước. + tin tức dễ bị ảnh hưởng tác động bởi quan điểm, tư tưởng của tác giả. + Tổng hợp thông tin rất khó, có những tài liệu yên cầu chuyên viên có trình độ cao, nhiều tài liệu bảo mật thông tin cản trở quy trình điều tra và nghiên cứu. – Quy trình kỹ thuật : Phân tích tài liệu yên cầu phải đúng mực, linh động và đảm bảonhững nhu yếu sau : + Phân loại tính chân thực hoặc giả dối của tài liệu : bản gốc, bản sao. 0 + Phải có thái độ phê phán so với tài liệu. + Phải vấn đáp được những câu hỏi sau : Tài liệu có tên là gì ? ( Loại tài liệu ), Văn cảnhxuất xứ của tài liệu, Tên tác giả ( Ai viết ), Mục đích của tài liệu, Độ đáng tin cậy của tàiliệu, Tính xác nhận của tài liệu, Ảnh hưởng xã hội của tài liệu, Nội dung và giá trị củatài liệu, tin tức trong tài liệu được nhìn nhận không thiếu hay chưa ? 24. Nêu đối tượng người tiêu dùng, trách nhiệm nghiên cứu và điều tra của xã hội học mái ấm gia đình ? Phân tích một sốvấn đề đặt ra với ra đình Nước Ta lúc bấy giờ ? Đối tượng nghiên cứu và điều tra của xh học mái ấm gia đình chính là những yếu tố xã hội của mái ấm gia đình, đơn cử là điều tra và nghiên cứu trên hai bình diện : – Thứ nhất : Các mối quan hệ bên trong mái ấm gia đình, đó là quan hệ giữa những thànhviên trong mái ấm gia đình như quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ và con cháu, quan hệ giữacon cái với nhau. – Thứ hai : Các quan hệ tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa mái ấm gia đình và xã hội như : quan hệ giữa mái ấm gia đình và họ hàng, quan hệ mái ấm gia đình với làng xã, tổ chức triển khai kinh tế tài chính, chính trị, văn hóa truyền thống – xã hội v.v … Nhiệm vụ nghiên cứu và điều tra của xhh mái ấm gia đình : nói đơn cử, trách nhiệm của xã hội học gia đìnhlà : – Nghiên cứu mái ấm gia đình như một thiết chế xã hội : mối quan hệ ảnh hưởng tác động của giađình so với những thành viên trong mái ấm gia đình như quy trình xã hội hóa, cũng giống nhưvới những thiết chế xã hội khác ( Nhà nước, tôn giáo, kinh tế tài chính, giáo dục … ) – Nghiên cứu mái ấm gia đình như một nhóm tâm ý xã hội nhỏ, nhóm xã hội có tổchức bền vững và kiên cố trong đó những cá thể có ảnh hưởng tác động, ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau, cóquan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân gia đình, quan hệ tình cảm. Một số yếu tố đặt ra so với gđ việt nam lúc bấy giờ : – Về quy mô mái ấm gia đình : Dưới sự ảnh hưởng tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quy môgia đình Nước Ta có khuynh hướng giảm dần và chuyển từ quy mô mái ấm gia đình truyền1717thống đông con sang quy mô hạt nhân tân tiến, hai thế hệ. Điều này tạo cơ hộithuận lợi cho sự tăng trưởng cũng như tạo điều kiện kèm theo cho giáo dục mái ấm gia đình v.v … Tuynhiên cũng đặt ra nhiều yếu tố có tính xã hội phức tạp như sự phá vỡ truyền thốnggia đình, hạn chế sự trấn áp xã hội trong khoanh vùng phạm vi mái ấm gia đình, từ đódẫn đến số vụ ly hôn ngày càng nhiều, số trẻ nhỏ hư, trẻ nhỏ không nơi nương tựacũng thế cho nên mà ngày càng ngày càng tăng. – Về vai trò phụ nữ trong mái ấm gia đình : Trong mái ấm gia đình lúc bấy giờ sự đổi khác vaitrò rõ nhất là trong quan hệ vợ chồng. Người vợ có quyền bình đẳng và tham giacông tác xã hội như người chồng. Tuy nhiên, vai trò của phụ nữ trong mái ấm gia đình và xãhội lúc bấy giờ mặc dầu có cải tổ hơn nhiều so với trước đây nhưng chưa phải làbình đẳng trọn vẹn. – Về giáo dục mái ấm gia đình : Xã hội công nghiệp hóa với quy mô mái ấm gia đình hạt nhân hiệnđại, hai thế hệ ngày càng ngày càng tăng đã hạn chế sự trấn áp của mái ấm gia đình với trẻ nhỏ, vìvậy, cần pháp luật tính năng và phối hợp công dụng giữa giáo dục mái ấm gia đình và giáodục xã hội. – Về dân số – kế hoạch hóa mái ấm gia đình : Cần phải hoạt động những những tầng lớp nhân dân thamgia công tác làm việc dân số – kế hoạch hóa mái ấm gia đình nhằm mục đích nâng cao tri thức cho xã hội, đồngthời cần điều tra và nghiên cứu thiết kế xây dựng mạng lưới hệ thống chính sách xã hội tương thích để hoạt động toàndân tham gia công tác làm việc dân số – kế hoạch hóa mái ấm gia đình có hiệu suất cao. 25. Đối tượng điều tra và nghiên cứu của xã hội học đô thị ? Hệ những yếu tố điều tra và nghiên cứu của xãhội học đô thị ? Phân tích một số ít yếu tố cấp bách về đời sống đô thị ở những đô thịViệt Nam lúc bấy giờ ? Đối tượng điều tra và nghiên cứu của xhh đô thị : Phạm vi điều tra và nghiên cứu của xã hội học đô thị là xãhội đô thị, trong đó yếu tố phi nông nghiệp là cơ bản nhất. Cụ thể là, điều tra và nghiên cứu đôthị dưới những hình thức cơ cấu tổ chức, quy trình tăng trưởng của đô thị mà trong đó tập trung chuyên sâu lýgiải thực chất đô thị và thiên nhiên và môi trường đô thị. Hệ những yếu tố nghiên cứu và điều tra của xhh đô thị : * Nghiên cứu quy trình đô thị hóa đơn cử là : – Nghiên cứu sự hình thành và tăng trưởng của đô thị được bộc lộ ở hai mặtchất và lượng. – Nghiên cứu quy trình đô thị hóa về mặt định lượng và định tính. – Nghiên cứu quy mô thành phố siêu đô thị. * Nghiên cứu về cơ cấu tổ chức đô thị : – Về khoảng trống vật chất đô thị. – Về cơ cấu tổ chức nghề nghiệp, phân bổ dân cư xã hội trên địa phận đô thị. – Về tính cơ động xã hội. – Về sự phân tầng xã hội v.v … * Nghiên cứu về văn hóa truyền thống, lối sống đô thị * Nghiên cứu về quản trị và điều khiển và tinh chỉnh đô thị * Nghiên cứu về quy mô những đô thị v.v… Một số yếu tố cấp bách về đời sống đô thị ở những đô thị việt nam lúc bấy giờ : – Sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội trong dân cư đô thị : – Sự biến hóa tính năng, vai trò trong guồng máy quản lý và điều hành và quản trị đô thị : 1818Y ếu tố này cũng là một tác nhân tác động ảnh hưởng đến lối sống đô thị. Các biến đổinày hầu hết tập trung chuyên sâu vào những mạng lưới hệ thống pháp chế xã hội chủ nghĩa như : + Hệ thống giáo dục đô thị. + Hệ thống y tế. + Hệ thống bảo mật an ninh ( xã hội, bảo vệ xã hội ). + Hệ thống pháp lý v.v … để nhằm mục đích bảo vệ trật tự xã hội, đô thị lành mạnh. – Dân số đông, tỷ lệ cư trú cao và sự hỗn tạp về mặt xã hội phức tạp và đadạng26. Đối tượng điều tra và nghiên cứu của xã hội học nông thôn ? Phân tích những đặc trưng cơbản của xã hội học nông thôn ? Phương hướng thiết kế xây dựng và tăng trưởng xã hộinông thôn nước ta lúc bấy giờ ? * Đối tượng nghiên cứu và điều tra của xhh nông thôn : Phạm vi điều tra và nghiên cứu của xã hội họcnông thôn là bao quát hàng loạt xã hội nông thôn, đơn cử tập trung chuyên sâu điều tra và nghiên cứu những mặtcơ bản của nông thôn gồm có : – Nghiên cứu tính quy luật của xã hội nông thôn : những quy luật chung, quyluật đặc trưng, quy luật tính năng, quy luật hoạt động lịch sử vẻ vang xã hội học nông thôn, quy luật nhân quả của xã hội nông thôn … – Nghiên cứu những hiện tượng kỳ lạ xã hội nông thôn, những yếu tố tương quan đến sự tồntại, hoạt động và tăng trưởng của xã hội nông thôn, mối quan hệ của nôngthôn với những nghành nghề dịch vụ khác. – Nghiên cứu những chủ trương kinh tế tài chính xã hội so với nông thôn, cơ sở, phươngpháp luận khoa học xã hội của kế hoạch và sách lược tái tạo nông thôn cũ, xâydựng nông thôn mới. * Đặc trưng cơ bản của xhh nông thôn : – Môi trường thân thiện với tự nhiên ( sự cân đối về sinh thái xanh tự nhiên của địa bànnông thôn ). – Kinh tế nông thôn : Nông nghiệp là cơ sở kinh tế tài chính chính của xã hội nông thôn, Hiện nay do sự quy đổi chính sách, kinh tế tài chính nông thôn đang tăng trưởng rất là phong phú. Các tổng hợp công nghiệp nhỏ Open dưới những hình thức khác nhau như hợp táctrang trại, những xưởng công nghiệp nhỏ và những tiểu chủ, kinh doanh nhỏ lẻ đã hình thànhvà đang tăng trưởng ở nông thôn. – Chính trị nông thôn : mạng lưới hệ thống chính trị nông thôn là mạng lưới hệ thống tự quản, hầu hết làxóm làng, lệ làng ( phép vua thua lệ làng ) với sự tham gia của những thành viên vào bộmáy chỉ huy ở xã như bí thư, quản trị … – Văn hóa nông thôn : Cơ sở hầu hết là văn hóa truyền thống dân gian, có đặc thù truyền miệng. Đơn vị của văn hóa truyền thống nông thôn là văn hóa truyền thống làng xã. Như vậy, nét đặc trưng của văn hóa truyền thống nông thôn là những phong tục tập quán vàcác tiệc tùng riêng của mỗi làng, mỗi vùng. * Phương hướng XD và tăng trưởng : Nhiệm vụ lịch sử dân tộc của công cuộc thay đổi kinh tếxã hội thời nay là khắc phục khủng hoảng kinh tế xã hội, đồng thời tạo điều kiện1919tiền đề không thiếu cho quy trình tăng trưởng kinh tế tài chính xã hội trong tương lai. Vì vậy, chiếnlược tăng trưởng xã hội nông thôn ở nước ta tập trung chuyên sâu vào 1 số ít điểm cơ bản có tínhđịnh hướng sau đây : – Xuất phát từ cấu trúc kinh tế tài chính cơ bản là tiểu nông sản xuất nhỏ, tự quản làngxã, thiết kế xây dựng quy mô cấu trúc kinh tế tài chính xã hội nông nghiệp lan rộng ra ( nông – công thương ), có kế hoạch xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. – Thực hiện kế hoạch hóa nhằm mục đích hạ thấp tỷ suất tăng dân số đồng thời tăng chấtlượng dân số ở nông thôn ( nâng cao dân trí, tri thức cho dân ). – Về tổ chức triển khai : Tự quản làng xã lồng ghép với Nhà nước chuyên chế để quảnlý xã hội ở nông thôn. – Về văn hóa truyền thống : Văn hóa dân gian lồng ghép với văn hóa truyền thống bác học để xây dựngđời sống văn hóa truyền thống phong phú và đa dạng cho xã hội nông thôn. 2020
Source: https://sangtaotrongtamtay.vn
Category: Giáo dục