Đề cương ôn tập văn hóa doanh nghiệp – Tài liệu text

Đề cương ôn tập văn hóa doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.33 KB, 20 trang )

1. Tác động của VHDN đến sự phát triển của DN
– VHDN là 1 hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, các nhận thức, phương pháp tư duy được mọi
thành viên trong DN cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng
thành viên trong hđ kd, tạo nên bản sắc kd của DN đó
– DN hay đúng ra là doanh thương là một tổ chức ktế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định,
được đăng ký kd theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hđ kd
– Nền VHDN mạnh yếu # sẽ có ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đvs sự phát triển của DN
a, Tác động tích cực
– VHDN tạo nên phong thái của DN, giúp phân biệt DN này vs DN khác: Thực chất những yếu tố hợp thành
VHDN (triết lý kd, lễ nghi, đào tạo…) đã tạo ra phong thái DN và phân biệt nó vs DN khác
Vd: Khi bước vào cty Walt Disney ngta có thể cảm nhận dk 1 số giá trị chung qua bộ đồng phục của nhân
viên, khẩu ngữ mà nhân viên Walt disney dùng ( ví dụ “1 chú mickey tốt đấy” – “bạn làm việc tốt đấy”…)
– VHDN tạo lực hướng tâm cho DN: 1 nền VH tốt giúp DN thu hút nhân tài củng cố lòng trung thành của
nhân viên đvs DN. Trong nền VHDN chất lượng, nhân viên sẽ làm việc vì mục đích, mục tiêu chung
– VHDN khích lệ quá trình đổi ms và sáng chế: Tại DN mà môi trường VH ngự trị mạnh mẽ, các nhân viên
được khuyến khích để tách biệt ra và đưa ra sáng kiến, thậm chí cả các nhân viên cơ sở. sự khích lệ này góp
phần phát huy tính năng động, sáng tạo của nhân viên. Mặt khác, những thành công của nhân viên trong công
việc tạo động lực gắn bó họ vs công ty lâu dài và tích cực hơn
b, Tiêu cực
– Thực tế c/minh hầu hết các DN thành công đều có những tập hợp “niềm tin dẫn đạo”. trong khi đó, 1 DN có
thành tích thua kém thuộc 1 trong 2 loại: ko có tập hợp niềm tin nhất quán or chỉ theo đuổi mục tiêu t/chính
mà ko có mục tiêu mang tính chất định tính. ở 1 khía cạnh nào đấy DN hđ kém đều có nền VH tiêu cực
– 1 DN có nền VH tiêu cực có thể là
+ DN có cơ chế quản lý cứng nhắc theo kiểu hợp đồng, độc đoán, chuyên quyền và hệ thống tổ chức quan
liêu -> gây ko khí thụ động, sợ hãi ở các nhân viên khiến họ có thái độ thờ ơ, chống đối giới lãnh đạo
+ DN ko có ý định tạo nên 1 mối liên hệ nào khác giữa nhân viên ngoài quan hệ công việc mà chỉ là tập hợp
hàng nghìn ng xa lạ chỉ tạm dừng chân ở cty -> niềm tin của nhân viên và DN ko hề có.
Vd: Có khá nhiều DN dược phẩm, mỹ phẩm tuyển cộng tác viên ồ ạt mà không quan tâm tới trình độ, chỉ có
mối liên kết dựa trên đầu sản phẩm bán được. Do dó nếu nhân viên đó không bán được sp hoặc nghỉ bán 1
vài ngày, họ sẽ có nguy cơ mất việc mà không nhận được bất kỳ chính sách đãi ngộ nào.
=> Những giá trị, niềm tin của DN mang tính tiêu cực nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới con ng của DN đó, ảnh

hưởng tới tâm lý làm việc của nhân viên và tác động tiêu cực đến kết quả kd của toàn DN
2. Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành VHDN. Trong các yếu tố trên thì yếu tố nào là quan trọng
nhất. vì sao
– VHDN là 1 hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, các nhận thức, phương pháp tư duy được mọi
thành viên trong DN cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng
thành viên trong hđ kd, tạo nên bản sắc kd của DN đó
– Các yếu tố ảnh hưởng: quá trình hình thành VHDN là 1 quá trình lâu dài chịu tác động của nhiều yếu tố
trong đó có 3 yếu tố có ảnh hưởng quyết định nhất là: VH dân tộc, ng lãnh đạo, sự học hỏi từ MT bên ngoài
a, VH dân tộc: bản thân VHDN là 1 nền tiểu VH nằm trong VH dân tộc -> sự phản chiếu của VH dân tộc lên
VHDN là điều tất yếu. Mỗi cá nhân trong nền VHDN cũng thuộc vào nền VH dân tộc cụ thể vs 1 phần nhân
cách tuân theo các giá trị VH dân tộc. Và khi tập hợp thành 1 nhóm hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận – 1 DN
– những cá nhân này sẽ mang theo những nét nhân cách đó. Tổng hợp những nét nhân cách này làm nên 1
phần nhân cách của DN, đó là các giá trị VH dân tộc ko thể phủ nhận dk
b, Người lãnh đạo: ko chỉ là ng quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ của DN mà còn là ng sáng tạo các
biểu tượng, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ, huyền thoại… của DN. Qua quá trình xây dựng và quản lý DN, hệ tư
tưởng và tính cách của lãnh đạo sẽ dk phản chiếu lên VHDN thông qua các hình thức
+ tăng cường tiếp xúc giữa lãnh đạo và nhân viên
+ sử dụng các truyện kể, huyền thoại, truyền thuyết
+ xây dựng các lễ hội, lễ kỷ niệm, biểu tượng, phù hiệu…
– VHDN là tấm gương phản chiếu tài năng, cá tính và những triết lý kinh doanh của chủ thể DN. Do đó khi
có lãnh đạo ms thay thế, họ sẽ quyết định thay đổi VHDN, hình thành nên hệ thống giá trị VH ms cho DN đó
c, Giá trị tích lũy: có những giá trị VHDN ko thuộc về VH dân tộc cũng ko phải do nhà lãnh đạo sáng tạo ra
mà do tập thể nhân viên trong DN tạo dựng nên, được gọi là những kinh nghiệm học hỏi được. Chúng hình
thành vô thức hoặc có ý thức, mang lại những ảnh hưởng tích cực và cả tiêu cực đến DN.
– Các hình thức của những giá trị học hỏi là:
+ Những kinh nghiệm tập thể của DN: có dk khi xử lý vấn đề chung, sau đó được tuyên truyền và phổ biến
chung trong toàn đơn vị (những kinh nghiệm giao dịch vs khách hàng…)
+ Những giá trị dk học hỏi từ những DN khác: đó là kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu
đối thủ cạnh tranh, của những chương trình giao lưu giữa các DN trong 1 ngành…
+ Những giá trị VH dk tiếp nhận trong quá trình giao lưu vs nền VH khác, phổ biến vs các cty đa quốc gia

các DN gửi nhân viên tham dự những khóa đào tạo ở nước ngoài…
+ Những giá trị do 1 hay nhiều thành viên ms đến mang lại
+ Những xu hướng, trào lưu của xã hội: xư hướng use điện thoại di động, xu hướng thắt cà vạt khi đến nơi
làm việc, xu hướng học ngoại ngữ và tin học…
* Trong 3 yếu tố trên thì ng lãnh đạo là yếu tố quan trọng nhất. Người ta nói nếu ví DN như 1 con thuyền thì
người lãnh đạo là người thuyền trưởng chèo lái con thuyền đó. Vì vậy lãnh đạo là ng có vai trò rất lớn trong
việc xây dựng, duy trì và phát triển những yếu tố gắn kết con ng vs nhau trong DN, chính là VHDN.
Lãnh đạo là ng hình thành và phát triển nên VHDN
Lãnh đạo là ng xây dựng tầm nhìn cho VHDN
Là người xác định hướng đi, môi trường và các nguyên tắc hđ ns chung cho DN
Lãnh đạo cũng là ng thay đổi VHDN
3. Nêu và phân tích biểu hiện trực quan của VHDN. Lấy VD
– VHDN là 1 hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, các nhận thức, phương pháp tư duy được
mọi thành viên trong DN cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của
từng thành viên trong hđ kd, tạo nên bản sắc kd của DN đó
a, Đặc điểm kiến trúc: phần lớn các cty thành đạtvà phát triển muốn gây ấn tượng vs mọi ng về sự khác biệt,
thành công và sức mạnh của họ đều bằng những công trình kiến trúc đặc biệt và đồ sộ
– Kiến trúc đặc trưng của 1 tổ chức bao gồm kiến trúc ngoại thất (phong cách, kiểu dáng thiết kế bên ngoài)
và thiết kế nội thất công sở (nội thất đồng bộ về màu sắc, kiểu dáng đặc trưng: mặt bằng, quầy giao dịch, bàn
ghế…, đến những chi tiết nhỏ như trang phục, đồ ăn…)
– Sở dĩ thiết kế kiến trúc rất được các tổ chức quan tâm vì:
+ Kiến trúc ngoại thất có thể ảnh hưởng quan trọng đến hành vi của con ng về phương diện cách thức giao
tiếp, phản ứng và thực hiện công việc
+ Công trình kiến trúc có thể dk coi là 1 “linh vật” biểu thị 1 ý nghĩa giá trị nào đó của 1 tổ chức, xã hội
+ Kiểu dáng kết cấu có thể dk coi là biểu tượng cho phương châm chiến lược tổ chức
+ Công trình kiến trúc trở thành 1 bộ phận hữu cơ trong các sp của cty
+ Trong mỗi công trình kiến trúc đều chứa đựng những giá trị lịch sử gắn liền vs sự ra đời và trưởng thành
của tổ chức, các thế hệ nhân viên
b, Nghi lễ: Đó là những hđ đã dk dự kiến từ trước và chuẩn bị kỹ lượng dưới hình thức các hđ, sự kiện
VH – xã hội đk thực hiện định kỳ hay bất thường nhằm thắt chặt mqh tổ chức và vì lợi ích của những ng tgia.

Đây là những dịp để nhấn mạnh những giá trị dk tổ chức coi trọng, tạo cơ hội cho mọi thành viên cùng chia
sẻ, nhận thức về những sự kiện trọng đại, nêu gương và khen tặng những tám gương điển hình đại biểu cho
những niềm tin và cách thức hành động cần dk tôn trọng của tổ chức
– Có 4 loại nghi lễ chủ yếu
+ Chuyển giao: nhằm tạo thuận lợi cho việc đảm nhiệm vị trí ms (khai mạc, ra mắt, giới thiệu thành viên)
+ Củng cố: củng cố nhân tố tọa bản sắc và vị thế của thành viên (phát phần thưởng)
+ Nhắc nhở: duy trì cơ cấu và tăng năng lực của DN (sinh hoạt VH, chuyên môn, khoa học)
+ Liên kết: khích lệ tình cảm, sự cảm thông, gắn bó (lễ hội, liên hoan, tết…)
c, Giai thoại: Thường dk thêu dệt từ những sự kiện có thực. nhiều mẩu chuyện kể về những nhân vật anh
hùng DN như hình mẫu lý tưởng về chuẩn mực, giá trị VHDN
+ 1 số mẩu chuyện đã trở thành giai thoại: những sự kiện đã mang tính lịch sử và có thể dk thêu dệt thêm
+ 1 số khác kiến thành huyền thoại: chứa đựng những giá trị, niềm tin…
– Ý nghĩa của giai thoại
+ xây dựng tấm gương điển hình mang giá trị, triết lý VHDN
+ Duy trì sức sống cho những giá trị ban đầu của DN, gây dựng niềm tự hào về DN
+ Giúp thống nhất nhận thức của mọi thành viên
d, Biểu tượng: Biểu thị 1 thứ gì đó ko phải là chính nó mà có tác dụng giúp mọi ng nhận ra hay hiểu dk thứ
mà nó biểu thị
+ Các công trình kiến trúc, lễ nghi, giai thoại đều chứa đựng những đặc trưng của biểu tượng bởi thông qua
những giá trị vật chất, cụ thể hữu hình các biểu tượng này muốn truyền đạt những giá trị, ý nghĩa tiềm ẩn bên
trong cho những ng tiếp nhận theo những cách thức #
+ 1 biểu tượng khác là logo hay 1 sp sáng tạo dk thiết kế thể hiện hình tượng về 1 tổ chức, 1 DN bằng ngôn
ngữ nghệ thuật phổ thông. Các biểu tượng vật chất này thường có sức mạnh rất lớn vì chúng hướng sự chú ý
của ng thấy nó vào 1, 1 vài chi tiết hay điểm nhấn cụ thể có thể diễn đạt dk giá trị chủ đạo mà tổ chức, DN
muốn tạo ấn tượng, lưu lại hay truyền lại cho ng thấy nó
VD: Logo của Viettel được thiết kế dựa trên ý tưởng từ hình tượng dấu ngoặc kép. Khi bạn trân trọng câu nói
của ai đó, bạn sẽ trích dẫn trong dấu ngoặc kép, vì vậy hình tượng này thể hiện Viettel luôn luôn biết lắng
nghe trân trọng và cảm nhận những ý kiến của mọi người – khách hàng, đối tác và các thành viên của Tổng
công ty như những cá thể riêng biệt.
e, Ngôn ngữ, khẩu hiệu

– Nhiều tổ chức, DN đã use câu chữ đặc biệt, khẩu hiệu, ví von, ẩn dụ hay 1 sắc thái ngôn từ để truyền tải 1 ý
nghĩa cụ thể đến những nhân viên của mình hay những ng xung quanh
– Khẩu hiệu là hình thức dễ nhập tâm ko chỉ dk DN mà cả khách hàng và nhiều ng khác luôn nhắn đến. Khẩu
hiệu là 1 cách diễn đạt cô đọng nhất về triết lý hđ, kinh doanh của tổ chức, cty
VD: Slogan của công ty sữa Vinamilk: “ Chất lượng quốc tế – Chất lượng Vinamilk”
mang ý nghĩa Vinamilk luôn luôn đảm bảo sẽ cung cấp cho khách hàng những sản phẩm mang chất lượng
tốt nhất, đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế.
f, Ấn phẩm điển hình: Là những tư liệu chính thức có thể giúp ng xung quanh có thể nhận thấy rõ hơn về cấu
trúc văn hóa của 1 tổ chức (bản tuyên bố sứ mệnh, báo cáo thường niên, ấn phẩm định kỳ, tài liệu, hồ sơ
hướng dẫn use, bảo hành…)
– Ý nghĩa của ấn phẩm điển hình trong VHDN
+ Giúp làm rõ các yếu tố của VHDN: mục tiêu, phương châm hđ, niềm tin, giá trị, triết lý, thái độ
+ Giúp so sánh giữa triết lý và biện pháp DN thực tiễn
+ là căn cứ xác định tính khả thi và hiệu lực của VHDN (bên ngoài) và là căn cứ để nhận biết và thực thi
VHDN (bên trong)
VD: tập đoàn FPT có nội san Chúng ta – dành riêng cho các nhân viên của tập đoàn, là nơi đăng các bài báo
về tập đoàn, trao đổi thông tin, các mẩu chuyện, các hoạt động mang tính chất giải trí… giúp gắn kết và nối
liền khoảng cách giữa tập đoàn với nhân viên cũng như giữa tất cả các nhân viên trong tập đoàn vs nhau
=> Các biểu hiện trực quan luôn chứa đựng những giá trị tiềm ẩn mà tổ chức, DN muốn truyền đạt cho
những ng quan tâm bên trong và bên ngoài. Những biểu tượng bên ngoài có làm nổi bật những giá trị tiềm ẩn
về VH. Vì vậy những ng quản lý thường use những biểu trưng này để thể hiện những giá trị tiềm ẩn trong
việc phục vụ khách hàng và sự quan tâm dành cho nhân viên
4. Phân tích mqh giữa VHDN vs quản trị DN
– VHDN là 1 hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, các nhận thức, phương pháp tư duy được mọi
thành viên trong DN cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng
thành viên trong hđ kd, tạo nên bản sắc kd của DN đó
– Quản trị DN là 1 quá trình giám sát và kiểm soát nhằm đảm bảo việc quản lý kd phù hợp vs lợi ích của các
cổ đông, nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên lquan, ko chỉ là cổ đông mà còn cả nhân viên, khách hàng, nhà
cung cấp môi trường và các cơ quan nhà nước
– Mqh giữa VHDN và quản trị DN

+ Xây dựng VHDN hay thay đổi VHDN mang tính chủ quan, nhưng hình thành nó lại mang tính khách quan.
Điều quan trọng là nhà quản trị nhận thức dk đẩy mạnh, điểm yếu của VHDN để từ đó tạo nên lợi thế cạnh
tranh.VHDN tạo nên lợi thế cạnh tranh: Tạo sự khác biệt trên thị trường; Xây dựng đội ngũ nhân lực mạnh;
Tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kd
+ Phát triển lợi thế cạnh tranh của DN thông qua VHDN
Khuyến khích tinh thần cộng đồng trong DN
Đảm bảo sự công bằng trong DN
Xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của DN
+ VHDN quyết định sự trường tồn và phát triển của DN
5. Các biểu hiện phi trực quan của VHDN. Lấy VD
– VHDN là 1 hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, các nhận thức, phương pháp tư duy được mọi
thành viên trong DN cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng
thành viên trong hđ kd, tạo nên bản sắc kd của DN đó
a, Lý tưởng: lý tưởng khác vs niềm tin thông thường
– Niềm tin dk hình thành 1 cách có ý thức và có thể xác minh tương đối dễ dàng. Lý tưởng dk hình thành 1
cách tự nhiên, khó giải thích dk 1 cách rõ ràng
– Niềm tin có thể dk đưa ra diễn giải, tranh luận, đối chứng. lý tưởng thì ko thể làm dk như vậy. niềm tin dễ
thay đổi hơn so vs lý tưởng
– Niềm tin là trình độ nhận thức ở mức độ đơn giản, trong khi lý tưởng ko chỉ dk hình thành từ niềm tin hay
đức tin mà còn gồm cả những giá trị, cảm xúc của con ng. Như vậy lý tưởng đã nảy mầm trong tư duy, tình
cảm của con ng trước khi ng đó ý thức dk điều đó, vì vậy chúng là trạng thái tình cảm rất phức tạp và ko thể
mang ra để đối chứng vs nhau
b, Giá trị, niềm tin, thái độ
– Giá trị là khái niệm lquan đến chuẩn mực đạo đức và cho biết con ng cho rằng họ cần phải làm gì. Niềm tin
là khái niệm đề cập đến việc mọi ng cho rằng thế nào là đúng, thế nào là sai. Trong thực tế khó tách rời dk 2
khái niệm này bởi trong niềm tin luôn chứa đựng những giá trị. Giá trị còn dk coi là những niềm tin vững
chắc về 1 cách thức hành động hay trạng thái nhất định.
– Thái độ là chất kết dính niềm tin vs giá trị thông qua tình cảm. thái độ dk định nghĩa là 1 thói quen tư duy
theo kinh nghiệm để phản ứng theo 1 cách thức nhất quán mong muốn hoặc ko mong muốn đvs sự vật hiện
tượng. như vậy thái độ luôn cần đến những phán xét dựa trên cảm giác, tình cảm.

c, Lịch sử và truyền thống văn hóa
– Lịch sử và truyền thống văn hóa có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn tới việc xây dựng, điều chỉnh và
phát triển những đặc trung VH ms cho tổ chức, thể hiện ở việc cho chúng ta hiểu dk đầy đủ quá trình vận
động và thay đổi của các đặc trưng VH, những nguyên nhân và ảnh hưởng của chúng đến quá trình vận động
và thay đổi về VH tổ chức.
Thực tế cho thấy những tổ chức có lịch sử phát triển lâu đời và bề dày truyền thống thường khó thay đổi về
tổ chức hơn những tổ chức ms, chưa định hình rõ phong cách hay đặc trưng VH. Những truyền thống, tập
quán, nhân tố văn hóa đã định hình và xuất hiện trong lịch sử vừa là chỗ dựa, nhưng cũng có thể trở thành
những “rào cản tâm lý” ko dễ vượt qua trong việc xây dựng và phát triển những đặc trưng VH ms
VD: Tập đoàn Vingroup, tiền thân là Tập đoàn Technocom, được thành lập tại Ukraina năm 1993 bởi những
người Việt Nam trẻ tuổi, hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thực phẩm và thành công rực rỡ với thương hiệu
Mivina. Từ năm 2000, Technocom – Vingroup trở về Việt Nam đầu tư với ước vọng được góp phần xây dựng
đất nước. Trên tinh thần phát triển bền vững và chuyên nghiệp, Vingroup tập trung phát triển với nhiều nhóm
thương hiệu, như Vinhomes (Hệ thống bất động sản nhà ở dịch vụ đẳng cấp), Vincom (Hệ thống TTTM đẳng
cấp), Vinpearl (Bất động sản du lịch, dịch vụ du lịch – giải trí), đồng thời mở rộng ra các lĩnh vực như y tế
chất lượng cao (Vinmec), phát triển giáo dục (Vinschool)…
6. Vai trò của đạo đức kd trong quản trị DN
– Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xh nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con ng
đvs bản thân và quan hệ vs ng khác, vs xh.
– Đạo đức kd là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát
hành vi của các chủ thể kd. Đạo đức kd chính là đạo đức dk vận dụng vào hđ kd.
– Quản trị DN là 1 quá trình giám sát và kiểm soát nhằm đảm bảo việc quản lý kd phù hợp vs lợi ích của các
cổ đông, nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên lquan, ko chỉ là cổ đông mà còn cả nhân viên, khách hàng, nhà
cung cấp môi trường và các cơ quan nhà nước.
* Vai trò của đạo đức kd trong quản trị DN
– Đạo đức kd góp phần điều chỉnh hành vi của các chủ thể kd
+ Đạo đức kd bổ sung, kết hợp vs pháp lý điều chỉnh hành vi của các chủ thể kd theo khuôn khổ pháp luật và
quỹ đạo chuẩn mực đạo đức xh. Phạm vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, nó bao quát mọi lĩnh
vực của thế giới tinh thần, trong khi pháp luật chỉ điều chỉnh những hành vi lquan đến chế độ nhà nước, chế
độ xh… Pháp luật càng đầy đủ, chặt chẽ và dk thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng dk đề cao, càng hạn

chế dk kiếm lời phi pháp.
+ Sự tồn vong của DN ko chỉ do chất lg của các sp dvụ cung ứng mà còn chủ yếu do phong cách kd của DN
=> Đạo đức là nền tảng của pháp luật
– Đạo đức kd góp phần vào chất lượng của DN: DN quan tâm đến đạo đức kd thì chất lượng của DN sẽ tăng
lên do nhân viên tận tâm, nhiệt tình vs công việc; khách hàng luôn tin tưởng, trung thành vs dịch vụ của DN;
nhà cung cấp tin tưởng, thích làm ăn lâu dài; nhà đầu tư muốn đầu tư vào DN có uy tín, có đạo đức
– Đạo đức kd góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên
+ Sự tận tâm của nhân viên xuất phát từ việc các nhân viên tin rằng tương lai của họ gắn liền vs tương lai của
DN. DN càng quan tâm tới nhân viên bao nhiêu thì các nhân viên càng tận tâm vs DN bấy nhiêu. Các vấn đề
có ảnh hưởng đến sự phát triển của 1 môi trường đạo đức cho nhân viên bao gồm: môi trường lao động an
toàn, thù lao thích đáng, thực hiện đầy đủ các trách nhiệm dk ghi trong hợp đồng.
+ Khi làm việc trong một DN hướng tới cộng đồng, hướng tới lợi ích của xã hội, bản thân mỗi nhân viên
cũng thấy công việc của mình có giá trị hơn. Họ làm việc tận tâm hơn và sẽ trung thành với DN hơn.
– Đạo đức kinh doanh góp phần làm hài lòng khách hàng
Các nghiên cứu cho thấy mqh chặt chẽ giữa hành vi có đạo đức và sự hài lòng của khách hàng (và ngược lại).
Các khách hàng thường thích mua sp của các cty có danh tiếng tốt, quan tâm tới khách hàng và xh. Họ sẵn
sàng ưu tiên cho những DN làm điều thiện nếu giá cả và chất lượng như nhau. Các cty có đạo đức luôn đối
xử vs khách hàng công bằng và liên tục cải tiến chất lượng sp cũng như cung cấp cho khách hàng các thông
tin dễ tiếp cận và dễ hiểu sẽ có lợi thế cạnh tranh tốt hơn và giành dk nhiều thuận lợi hơn.
– Đạo đức kd góp phần tạo ra lợi nhuận cho DN: Sự quan tâm đến đạo đức đang trở thành 1 bộ phận trong
các kế hoạch chiến lược của DN. Đây ko còn là 1 chương trình do các chính phủ yêu cầu mà đạo đức đang
dần trở thành 1 vấn đề quản lý trong nỗ lực giành lợi thế cạnh tranh
– Đạo đức kd góp phần vào sự vững mạnh của nền ktế quốc gia
=> Đạo đức kd có vai trò rất quan trọng đvs cá nhân, DN, xh và sự vững mạnh của nền ktế quốc gia ns
chung. Các cổ đông muốn đầu tư vào các DN có chương trình đạo đức hiệu quả, quan tâm xh, danh tiếng tốt.
Các nhân viên thích làm việc trong 1 cty mà họ có thể tin tưởng dk và khách hàng đánh giá cao về tính liêm
chính trong các mqh kd. Môi trường đạo đức vững mạnh sẽ đem lại niềm tin cho khách hàng và nhân viên, sự
tận tâm của nhân viên và sự hài lòng của khách hàng mang lại lợi nhuận cho DN. Tư cách công dân của DN
cũng có mqh tích cực vs TP mang lại của các khoản đầu tư, tài sản và tăng trưởng của DN.
Đạo đức còn đặc biệt quan trọng đvs sự phát triển và thịnh vượng của 1 quốc gia.

7. Các hđ marketing phi đạo đức. Liên hệ thực trạng ở nước ta và cho giải pháp khắc phục
– Đạo đức kd là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát
hành vi của các chủ thể kd. Đạo đức kd chính là đạo đức dk vận dụng vào hđ kd.
– Các hình thức quảng cáo phi đạo đức: lạm dụng quảng cáo có thể từ việc ns phóng đại về sản phẩm và che
dấu sự thật tới lừa gạt hoàn toàn. Quảng cáo bị coi là vô đạo đức khi
+ Lôi kéo, nài ép, dụ dỗ ng tiêu dùng ràng buộc vs sp của nhà sx bằng thủ thuật quảng cáo rất tinh vi, ko cho
ng tiêu dùng cơ hội để chuẩn bị, để chống đỡ, ko cho ng tiêu dùng cơ hội lựa chọn hay tư duy bằng lý trí
+ Quảng cáo tạo ra hay khai thác, lợi dụng niềm tin sai lầm về sp, gây trở ngại cho ng tiêu dùng trong việc ra
quyết định lựa chọn tiêu dùng tối ưu, dẫn dắt ng tiêu dùng đến những quyết định lựa chọn lẽ ra họ ko thực
hiện nếu ko có quảng cáo.
+ Quảng cáo phóng đại, thổi phồng sp vượt quá mức hợp lý có thể tạo nên trào lưu hay cả chủ nghĩa tiêu
dùng sp đó, ko đưa ra dk những lý do chính đáng đvs việc mua sp, ưu thế của nó vs sp khác
+ Quảng cáo và bán hàng trực tiếp cũng có thể lừa dối khách hàng bằng cách che dấu sự thật trong 1 thông
điệp. hoặc có thể đưa ra những lời giới thiệu mơ hồ vs những từ ngữ ko rõ ràng khiến khách hàng phải tự
hiểu những thông điệp ấy
+ Quảng cáo có hình thức khó coi, phi thị hiếu, sao chép lố bịch, làm mất đi vẻ đẹp của ngôn ngữ, làm biến
dạng những cảnh quan thiên nhiên
+ Những quảng cáo nhằm vào những đối tượng nhạy cảm (trẻ em, ng nghèo…) làm ảnh hưởng đến kiểm soát
hành vi của họ
=> quảng cáo cần phải dk đánh giá trên cơ sở quyền tự do trong việc ra những quyết định lựa chọn của ng
tiêu dùng, trên cơ sở những mong muốn hợp lý của ng tiêu dùng và đặc biệt phải phù hợp vs môi trường văn
hóa – xã hội mà ng tiêu dùng đang hòa nhập
* Thực trạng quảng cáo ở VN
Hiện nay có rất nhiều hình thức quảng cáo ở VN: quảng cáo trên báo chí, quảng cáo trên đâì truyền hình,
truyền thanh, quảng cáo trực tuyến trên mạng internet, quảng cáo bằng pano áp phích và nhiều hình thức #.
– Bên cạnh đó, có rất nhiều các hoạt động marketing phi đạo đức tồn tại: quảng cáo bỏ sót thông tin, quảng
cáo các loại khuyên dùng, quảng cáo những tính năng mà sp ko hề có, quảng cáo phóng đại và thổi phồng sp,
quảng cáo làm giảm uy tín của đối thủ cạnh tranh, quảng cáo mất mỹ quan, khó coi, phi thị hiếu, lừa dối che
giấu sự thật
– Biện pháp

+ Phía DN: ko thể chỉ vì lợi nhuận, nhà lãnh đạo DN cần có đạo đức kd, cần đánh giá đúng chất lượng sp của
DN mình khi giới thiệu với ng tiêu dùng, tránh đăng các thông tin sai lệch, kém chất lượng
+ Phía ng tiêu dùng: cảnh giác, đề phòng khi xem thông tin sp, cần phải có cái nhìn khách quan và cẩn thận
trước những thông tin đa chiều nhận dk từ marketing của DN
+ Phía nhà nước: tăng cường biện pháp chế tài pháp luật (luật quảng cáo…) nhằm răn đe và kỷ luật những
DN có hành vi marketing sai trái làm ảnh hưởng đến lợi ích của ng tiêu dùng.
8. Biểu hiện của đạo đức kd trong việc thực hiện các chức năng của DN
– Đạo đức kd là 1 tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm
soát hành vi của các chủ thể kd.
a, Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực
* Trong tuyển dụng, bổ nhiệm, use lao động
– Phân biệt đối xử: là việc ko cho phép ai đó dk hưởng những lợi ích nhất định do có sự phân biệt định kiến
về chủng tộc, giới tính, tôn giáo…
– Tôn trọng quyền riêng tư cá nhân: sẽ là ko tôn trọng quyền riêng tư cá nhân nếu use thông tin cá nhân ng
lao động từ quá trình tuyển dụng, use lao động vào mục đích riêng, can thiệp quá sâu vào đời tư ng lao động
– Đãi ngộ chất xám ko tương xứng: trả thù lao lao động thấp hơn công sức, chất xám của ng lao động đã bỏ ra
để tăng lợi nhuận. đây là hình thức bóc lột, ko thỏa mãn lợi ích cả 2 bên
* Trong đánh giá ng lao động
– Đánh giá dựa vào định kiến: ng quản lý chỉ dựa vào ấn tượng cá nhân về đặc điểm của 1 nhóm ng nhất định
để đánh giá, phán xét về ng lao động của nhóm đó
– Giám sát ng lao động bằng phương tiện kỹ thuật: use camera theo dõi, máy ghi âm, rà soát email… để quan
sát ng lao động ko đảm bảo tính khách quan, công bằng mà dùng phục vụ mục đích riêng hoặc gây áp lực
tâm lý cho ng lao động
* Trong bảo vệ ng lao động
– Điều kiện an toàn lao động: điều kiện an toàn lao động ko đảm bảo khi ng quản lý cố tình ko đáp ứng quyền
lợi của ng lao động về môi trường làm việc an toàn như ko cung cấp thiết bị an toàn lao động, ko phổ biến về
an toàn lao động. Điều này giúp DN giảm chi phí nhưng khiến ng lao động gặp nhiều rủi ro
– Quấy rối tình dục nơi công sở: khi cấp trên, đồng nghiệp có những hành vi, cử chỉ, lời ns mang bản chất
tình dục nơi công sở (tán tỉnh, gạ gẫm, sàm sỡ ) gây ảnh hưởng xấu đến công việc vủa 1 cá nhân. Điều này
sẽ tạo ra 1 môi trường làm việc đáng sợ, thù địch, xúc phạm

b, Đạo đức trong marketing
– Marketing và phong trào bảo hộ ng tiêu dùng: phong trào bảo hộ ng tiêu dùng xuất hiện ở Mỹ từ những
năm 1960 vs các tổ chức như Cơ quan nhà nước bảo vệ ng tiêu dùng, tổ chức BBB, đặt ra 8 quyền lợi của ng
tiêu dùng: dk thỏa mãn nhu cầu cơ bản, dk an toàn, dk thông tin, dk lựa chọn, dk lắng nghe, dk bồi thường,
dk giáo dục về tiêu dùng, dk có 1 môi trường lành mạnh và bền vững
– Các hđ marketing phi đạo đức:
+ Quảng cáo phi đạo đức: Lôi kéo, nài ép, dụ dỗ khách hàng ràng buộc vs sp; Tạo ra, khai thác, lợi dụng
niềm tin sai lầm về sp; Phóng đại, thổi phồng vượt mức hợp lý về sp; Lừa dối khách hàng bằng cách che giấu
sự thật trong 1 thông điệp; Dùng từ ngữ giới thiệu mơ hồ, ko rõ ràng buộc khách hàng phải tự hiểu; Sử dụng
hình thức khó coi, phi thị hiếu, sao chép lố bịch; Quảng cáo nhằm vào những đối tượng nhạy cảm
+ Bán hàng phi đạo đức: Bán hàng lừa gạt; Núp dưới chiêu bài nghiên cứu thị trường; Bao gói, dán nhãn lừa
gạt; Lôi kéo; Nhử và chuyển kênh
+ Trong quan hệ vs đối thủ cạnh tranh: Cố định giá cả; Phân chia thị trường; Bán phá giá; Use các biện pháp
thiếu văn hóa khác để hạ uy tín của cty đối thủ
c, Đạo đức trong hđ kế toán tài chính
– Nhữg hàh vi cạnh trah thiếu lành mạnh như cung cấp dịch vụ vs mức phí thấp hơn DN khác, có thể vì tư lợi
– Cho mượn danh kiểm toán viên để hành nghề: làm giảm uy tín của kiểm toán viên, đòi hỏi trách nhiệm của
kiểm toán viên mượn danh khi kiểm toán sai
– Xử lý các khoản phí “ko chính thức”: tiền hoa hồng, phí “bôi trơn”, tiền “bồi dưỡng”, tiền “lại quả”…
– Điều chỉnh số liệu tc ko chíh xác: “hợp lý hóa” số liệu tc có thể lừa dối nhà đtư, cộg đồg và cơ quan nhà
NN
9. Biểu hiện của đạo đức kd trong quan hệ vs các đối tượng hữu quan
– Đạo đức kd là 1 tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm
soát hành vi của các chủ thể kd.
– Đối tượng hữu quan là những đối tượng hay nhóm đối tượng có ảnh hưởng quan trọng đến sự sống còn và
sự thành công của 1 hđ kd. Bao gồm
a, Đạo đức kd lquan đến chủ sở hữu
– Chủ sở hữu là các cá nhân, nhóm cá nhân hay tổ chức đóng góp 1 phần hay toàn bộ nguồn lực vchất, tchính
cần thiết cho các hđ của DN, có quyền kiểm soát nhất định đvs tài sản, hđ của tổ chức thôg qua gtrị đóng
góp.

– Các vấn đề lquan đến chủ sở hữu bao gồm 2 loại phổ biến sau:
+ Sự tách biệt giữa việc sở hữu và điều khiển DN: Nhà quản lý là ng trực tiếp điều hành DN, chịu trách
nhiệm về mọi hđ của DN. Nhưng chủ sở hữu ms là ng có quyền quyết định cao nhất.
+ Mâu thuẫn giữa nhiệm vụ do CSH giao cho nhà quản lý và lợi ích của nhà quản lý : CSH muốn cắt giảm
chi phí để duy trì và phát triển tài sản của mình nên ko muốn thực hiện trách nhiệm vs xã hội. Nhà quản lý
phải thực hiện các nhiệm vụ để mang lại lợi ích tối ưu cho DN (trong đó có trách nhiệm pháp lý và đạo đức)
b, Đạo đức kd lquan đến ng lao động
– Vấn đề cáo giác: việc 1 tviên trog DN côg bố thôg tin làm chứg cứ hàh vi bất hợp pháp / phi đạo đức of DN
+ Cáo giác thể hiện mâu thuẫn của ng lao động trong việc trung thành vs DN (vì lợi ích DN, có trách nhiệm
giữ bí mật của DN) và bảo vệ lợi ích xã hội (do DN có hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức)
+ Lợi ích: ngăn chặn việc vì lợi ích trước mắt gây thiệt hại lâu dài cho DN
+ Thiệt hại: Vs DN phải sửa chữa sai lầm đồng thời làm giảm uy tín, quyền lực của ban lãnh đạo.
Vs ng lao động bị coi là kẻ phản bội, cần xem xét lại động cơ cáo giác
– Vấn đề bí mật thương mại: là tài sản đặc biệt tạo lợi thế cho DN và cần phải dk bảo vệ, do vậy ng lao động
ko dk tiết lộ
– Vấn đề điều kiện, mtrường làm việc: Cải thiện điều kiện, mtrường làm việc có thể tốn chi phí nhưng sẽ đem
lại lợi nhuận lâu dài cho CSH, vì vậy cần phải ưu tiên tính toán an toàn và lường trước rủi ro tại nơi làm việc
– Hành vi phi đạo đức của chủ DN: ko cung cấp đủ trang thiết bị an toàn, ko ktra tính an toàn thường xuyên,
ko phổ biến về an toàn lđ, ko đảm bảo tiêu chuẩn môi trường làm việc…-> gây thiệt hại cho ng lao động.
Cần phải có giải pháp thông báo về mối nguy hiểm của công việc để ng lao động chủ động phòng tránh
– Vấn đề lạm dụng của công, phá hoại ngầm: tình trạng lạm dụng của công, phá hoại ngầm có thể do chủ DN
đối xử vs nhân viên thiếu đạo đức (ko công bằng, hạn chế cơ hội thăng tiến, trả lương ko tương xứng…) vì
vậy cần nâng cao đạo đức của chủ DN
– 1 số hành vi thiếu đạo đức của nhân viên: bán bí mật thương mại cho đối thủ, tiết lộ kế hoạch của cty, câu
kết vs khách hàng để giảm giá vượt mức, lạm dụng trang thiết bị vào mục đích cá nhân, sao chép thành quả
c, Đạo đức kd lquan đến khách hàng: quảng cáo phi đạo đức, marketing lừa gạt, sp ko an toàn (sp có khả
năng gây tai nạn cao, sp ảnh hưởng đến sức khỏe, sp kích thích, bạo lực…)
– Tác hại của hành vi phi đạo đức đvs khách hàng:
+ Quảng cáo phi đạo đức và marketing lừa gạt: bị mất quyền tự do lựa chọn sp, mất khả năng kiểm soát hành
vi, bị lôi cuốn vào những thị hiếu tầm thường, xói mòn VH

+ Sp ko an toàn: ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm
– Đvs sp ko an toàn, nhà sx hoàn toàn chủ động và có kiến thức về sp nhiều hơn ng tiêu dùng, thu dk lợi
nhuận cao trong khi ng tiêu dùng bị thiệt hại. Dn phải có trách nhiệm về sp ko an toàn: phải thực hiện nghĩa
vụ trọn vẹn, cẩn thận, ko dk cố tình ràng buộc cam kết về trách nhiệm của họ, hơn hết DN phải trung thực về
từ ngữ trong quảng cáo, tuyên bố
– Ngoài ra còn 1 số vấn đề đạo đức lquan khác như
+ ko cân đối giữa nhu cầu trước mắt và lợi ích lâu dài của khách hàng (khách hàng quan tâm đến nhu cầu
ngắn hạn trước mắt như sp giá rẻ nhưng lại đòi hỏi cả lợi ích lâu dài là ko ô nhiệm môi trường, ko có hại đvs
sức khỏe…).
+ Vi phạm bí mật riêng tư của khách hàng: DN có thể mua bán những số liệu dk lưu trữ của khách hàng
(thông tin về sp đã mua, tình trạnh tâm lý, sức khỏe…) làm cho quyền riêng tư của khách hàng bị xâm phạm
d, Đạo đức kd lquan đến đối thủ cạnh tranh: Bản chất vấn đề đạo đức đvs đối thủ cạnh tranh
+ Cạnh tranh là nhân tố tích cực trong kd thúc đẩy DN phát triển bản thân vượt lên đối thủ, giúp nâng cao thị
phần lợi nhuận, giúp nâng cao uy tính hình ảnh cho DN
+ Nhưng nhiều DN lại lựa chọn cách cạnh tranh ko lành mạnh, chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt mà ko chú
trọng đến lợi ích lâu dài, chơi xấu để hạ uy tín đối thủ, làm suy yếu đối thủ bằng mọi cách. Có 4 hình thức
cạnh tranh ko lành mạnh phổ biến: thông đồng giữa các đối thủ cạnh tranh để ép giá, độc quyền; cung cấp
thông tin sai lệch về đối thủ cho chủ thầu; ăn cắp bí mật thương mại của đối thủ; dùng những biện pháp thiếu
văn hóa để hạ uy tín đối thủ.
10. Phân tích biểu hiện của VH ứng xử đvs công việc trong nội bộ DN
– Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp là một phần văn hoá doanh nghiệp. Đó là các mối quan hệ ứng xử giữa
cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa con người với công việc, được xây dựng trên
những giá trị chung của doanh nghiệp. Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được xây dựng và duy trì,
phát triển bền vững sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong toàn doanh nghiệp và đây là nguồn nội lực to lớn của
mỗi doanh nghiệp, giúp DN phát triển bền vững và hđ mang lại hiệu quả cao nhất.
– Dù là nhà lãnh đạo hay là nhân viên thì thái độ ứng xử của bạn với công việc đều là phải tôn trọng công
việc của mình.Chỉ khi đó bạn mới có thể làm việc hiệu quả và mới tìm thấy niềm vui trong công việc.
* 8 biểu hiện
– Cẩn trọng trong cách ăn mặc của bạn: cần chú ý ăn mặc cho phù hợp vs điều kiện, yêu cầu của công việc
– Tôn trọng lĩnh vực của ng khác: ko can dự về chuyên môn vs công việc mà mình ko phụ trách hoặc ko hiểu

rõ, vì điều đó gây ra sự khó chịu cho đồng nghiệp
– Mở rộng kiến thức của bạn: luôn tích cực học hỏi trong ứng xử để ứng xử linh hoạt
– Tôn trọng giờ giấc làm việc: không lãng phí tgian làm việc tại công ty vào những việc riêng cá nhân, làm
việc hết mình ko quản ngại tgian vì điều đó sẽ dk thưởng xứng đáng
– Thực hiện công việc được giao đúng tiến độ: luôn kiểm tra tiến độ để đảm bảo công việc thực hiện đúng kế
hoạch, xác định tgian dự kiến, thông báo tgian trì hoãn và lập các thời hạn cuối cùng, với sự sáng tạo và nỗ
lực cao nhất, để đạt được kết quả cao nhất. Song bạn cũng không nên dừng lại ở công việc được giao, mà hãy
luôn tìm tòi, phát hiện khả năng của mình ở những lĩnh vực mới.
– Lắng nghe: biết cách lắng nghe, quan tâm đến ý kiến của ng khác để có thẻ học hỏi từ họ, khiến họ trân
trọng và sẵn sàng giúp đỡ khi bạn cần. Hãy nhận trách nhiệm khi mắc lỗi, bằng cách làm việc tích cực hơn,
đảm bảo điều sai lầm sẽ không xảy ra nữa
– Làm việc siêng năng: luôn sẵn sàng, vui vẻ làm công việc của bạn và những nhiệm vụ ms
– Giải quyết vấn đề riêng của bạn: khi đảm nhận 1 công việc, cần đưa ra giải pháp có tính khả thi và chịu
trách nhiệm về công việc đó.

11. Những yếu tố tác động đến VH doanh nhân. Trong các yếu tố đó, yếu tố nào là quan trọng nhất
– Doanh nhân là ng làm kd, là chủ thể lãnh đạo, chịu trách nhiệm và đại diện cho DN trước xh và pháp luật.
Doanh nhân có thể lầ chủ 1 DN, là ng sở hữu, điều hành, chủ tịch cty, giám đốc cty hoặc cả 2
– VH doanh nhân là toàn bộ các nhân tố VH mà các doanh nhân lựa chọn, tạo ra và use trong hđ kd của mình.
* Yếu tố văn hóa
– VH là tổng hòa của các giá trị vật chất lẫn tinh thần do con ng sáng tạo ra của các thế hệ, các dân tộc, các
quốc gia. Nó là yếu tố cơ bản nhất và quan trọng nhất ảnh hưởng đến nhân cách cuả 1 con ng.
– VH của môi trường sống chính là cái nôi nuôi dưỡng văn hóa cá nhân, có ảnh hưởng sâu rộng tới nhận thức
và hành động của doanh nhân trên thương trường.
– Môi trường VH là nhân tố quyết định tới sự hình thành và hoàn thiện nhân cách của các doanh nhân. Ngoài
ra VH đóng vai trò là môi trường xh của doanh nhân và ko thể thiếu dk đvs hđ của doanh nhân. Nó là điều
kiện để VH doanh nhân tồn tại và phát triển, đồng thời tạo ra nhu cầu VH xh hình thành động lực thúc đẩy
doanh nhân, định hướng mục tiêu và p/triển VH doanh nhân, qđịnh bởi giá trị chân, thiện, mĩ đvs doanh nhân
=> VH có vai trò như 1 hệ điều tiết quan trọng đvs lối sống và hành vi của mỗi doanh nhân hay có ảnh hưởng
trực tiếp tới sự hình thành và phát triển của VH doanh nhân

* Yếu tố ktế
– Nhân tố ktế ảnh hưởng quyết định đến việc hình thành và phát triển đội ngũ doanh nhân. Do vậy VH doanh
nhân hình thành và phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triển của nền ktế và mang đặc thù của lĩnh vực mà
doanh nhân hđ kd trong đó
– Nền ktế càng phát triển, việc trao đổi hàng hóa ngày càng tăng, tầng lớp doanh nhân ngày càng đông đảo.
Hình thành các giá trị VH ms do sự sáng tạo giao thoa, học hỏi VH lẫn nhau trong quá trình kd. Đây chính là
nguyên nhân giúp doanh nhân nâng cao các giá trị VH bản thân, cộng đồng, quốc gia
– Nền ktế kém phát triển, tầng lớp doanh nhân nhận dk ít về số lượng và kém về chất lượng do yêu cầu kd
thấp. sự cạnh tranh, sáng tạo về văn hóa là rất ít dẫn tới văn hóa của doanh nhân phát triển ở trình độ thấp
– Bên cạnh đó, hđ của các hình thái đầu tư cũng là 1 trong những yếu tố ktế quyết định đến văn hóa của đội
ngũ doanh nhân. Đvs các nước đang và kém phát triển, hđ đầu tư chủ yếu tập trung vào các ngành nông, công
nghiệp và nguồn tài trợ thưởng là vốn tự vay, tự có. Tại nước ta dịch vụ và tài chính là những ngành thu hút
đầu tư chủ yếu. Có thể thấy rõ ràng sự khác biệt về hđ đầu tư cũng sẽ góp phần tạo ra sự khác biệt giữa nhóm
doanh nhân vs nhau, giữa doanh nhân này vs doanh nhân khác do cách thức xử lý công việc #
– 1 nền ktế năng động là 1 nền ktế mở, thông thoáng bên trong và hội nhập vs bên ngoài. Điều đó sẽ tạo ra 1
lực kéo khiến tất cả các thành viên phải nỗ lực. nền ktế như vậy sẽ là động lực cho doanh nhân thăng tiến,
mở cánh cửa cho mỗi thành viên thực hiện mong muốn làm giàu chính đáng của mình
* Yếu tố chính trị pháp luật
– Vs mỗi chế độ chính trị pháp luật #, giai cấp thống trị lại có quan điểm, cách nhìn nhận # về quản lý xh,
việc lựa chọn chiến lược phát triển ktế đất nước. các quan điểm này dk thực hiện hóa bằng các thể chế.
– Hđ kd của doanh nhân phải tuân theo hệ thống chính trị pháp luật ấy, bên cạnh đó là thể chế hành chính
trong đó có quản lý nhà nước về ktế tức là các nguyên tắc, chế độ, thủ tục hành chính. Do đó các thể chế này
cho phép lực lượng doanh nhân phát triển hay ko, khuyến khích hay hạn chế ở lĩnh vực nào.
– Tại các nước phương tây, xh dần quen vs việc khuyến khích làm giàu từ rất sớm, coi sự giàu có là mục tiêu
qtrọng nhất của con ng. do vậy, đội ngũ doanh nhân phát triển rất hùng hậu vào loại bậc nhất từ trước tới nay.
– Đvs các nước XHCN như việt nam, quan điểm chỉ đạo ktế và ko nhận thức quyền tư hữu ktế trong các thập
niên 50-70 khiến nền ktế hàng hóa ko có điều kiện phát triển. do vậy ko phát huy dk sáng tạo bản thân, VH
doanh nhân ko có điều kiện phát triển
– Sang ktế thị trường 80-90, tư tưởng chính trị thay đổi khiến cách thức quản lý của nhà nước và các quy luật
trở về vs việc khuyến khích các nguồn lực và cá nhân tgia vào nền ktế. Do vậy hơn bao giờ hết VH doanh

nhân phát triển mạnh mẽ.
Sự hình thành lực lượng doanh nhân trong nền kinh tế nhanh hay chậm sẽ dk quyết định bởi vai trò nhà nước
là quản lý hay hỗ trợ, ngăn chặn, hay thúc đẩy. môi trường kd lành mạnh là điều kiện cần thiết cho việc hình
thành lượng lượng doanh nhân. Môi trường này cần dk bảo vệ bởi 1 hệ thống pháp lý rõ ràng, công bằng.
môi trường kd lành mạnh sẽ tạo ra lực lượng doanh nhân còn lực lượng doanh nhân là những ng duy trì môi
trường cạnh tranh lành mạnh.
12. Phân tích biểu hiện của VH ứng xử của cấp trên đvs cấp dưới
– Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp là một phần văn hoá doanh nghiệp. Đó là các mối quan hệ ứng xử giữa
cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa con người với công việc, được xây dựng trên
những giá trị chung của doanh nghiệp. Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được xây dựng và duy trì,
phát triển bền vững sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong toàn doanh nghiệp và đây là nguồn nội lực to lớn của
mỗi doanh nghiệp, giúp DN phát triển bền vững và hđ mang lại hiệu quả cao nhất.
* 7 biểu hiện
– Xây dựng cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm công khai, bình đẳng, cạnh tranh, dùng ng đúng chỗ
Cấp trên cần hiểu rõ bản chất con ng, biết cách tìm ra và phát huy tiềm ẩn của nhân viên. Dùng đúng ng,
đúng chỗ, đúng việc, bình đẳng sẽ phát huy được tài năng nhân viên, tạo động lực phấn đấu cho ng khác
– Chế độ thưởng phạt công minh: Khi thực hiện công việc quản lý, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có khiển trách
và tiến hành khen thưởng 1 cách công bằng. Khi khiển trách, nhà lãnh đạo phải dựa trên lợi ích của tập thể,
của doanh nghiệp. Khiển trách cũng đòi hỏi phải có nghệ thuật, sao cho nhân viên vui vẻ chấp nhận và phấn
đấu làm tốt hơn. Khi nhân viên làm tốt, hãy khen thưởng nhân viên trước tập thể sẽ giúp họ thấy dk nỗ lực
của họ là cần thiết và thêm phấn đấu.
– Thu phục nhân viên dưới quyền: Nhà lãnh đạo không chỉ đơn thuần đưa ra các yêu cầu, mệnh lệnh rồi bắt
nhân viên thực hiện. Nhà lãnh đạo phải có nghệ thuật, am hiểu tâm lý con người để thu phục các nhân viên tự
nguyện đi theo mình. Giao việc cho nhân viên, nhưng chính nhà lãnh đạo cũng phải có thái độ hăng hái giống
như mình bắt tay vào làm.
– Khen cũng là 1 nghệ thuật: lời khen chân thành của cấp trên vs những điều nhân viên làm dk dù là nhỏ bé
sẽ như liều thuốc động viên, khơi dậy tinh thần làm việc của họ
– Quan tâm tới thông tin phản hồi từ nhân viên: Những phản hồi của nhân viên cũng giống như những phản
hồi của khách hàng.Vì vậy, nhà lãnh đạo hãy xem xét tới ý kiến phản hồi từ phía nhân viên, điều này ko chỉ
có lợi cho DN mà còn tạo tâm lý, thái độ làm việc tốt cho nhân viên

– Quan tâm tới cuộc sống riêng tư của nhân viên nhưng ko quá tò mò: việc cấp trên quan tâm đến gia đình,
sức khỏe…của nhân viên 1 cách nhã nhặn, đúng mực sẽ làm cho họ cảm động và gần gũi hơn
– Giải quyết những tình huống căng thẳng có hiệu quả: Trước hết, hãy giúp các nhân viên tự giải quyết những
mâu thuẫn của mình do quá tải trong công việc, khó khăn, đau buồn cá nhân… Nhà lãnh đạo cần phối hợp
chặt chẽ vs nhà quản lý và nhân viên, phải biết tìm ra cách giải quyết kịp thời, sao cho không ảnh hưởng tới
công việc chung
13. Các bộ phận cấu thành VH doanh nhân. Trong các yếu tố dó, yếu tố nào là quan trọng nhất.
– Doanh nhân là ng làm kd, là chủ thể lãnh đạo, chịu trách nhiệm và đại diện cho DN trước xh và pháp luật.
Doanh nhân có thể lầ chủ 1 DN, là ng sở hữu, điều hành, chủ tịch cty, giám đốc cty hoặc cả 2
– VH doanh nhân là toàn bộ các nhân tố VH mà các doanh nhân lựa chọn, tạo ra và use trong hđ kd của mình.
* Năng lực doanh nhân: bao gồm năng lực làm việc trí óc và năng lực làm việc thể chất. Năng lực của doanh
nhân là khả năng hoạch định, tổ chức, điều hành phối hợp và ktra trong bộ máy DN đưa ra các phương án lựa
chọn, đánh giá phương án tối ưu và có các quyết định đúng. Năng lực của doanh nhân biểu hiện trên các mặt:
– Trình độ chuyên môn: là yếu tố quan trọng giúp doanh nhân giải quyết vấn đề trong điều hành công việc,
thích ứng và luôn tìm giải pháp hợp lý trước những vướng mắc có thể xra bao gồm bằng cấp, trình độ chuyên
môn, kiến thức xh, kiến thức kỹ thuật nghiệp vụ, kiến thức ngoại ngữ.
Để phát triển thì doanh nhân phải có sự cầu thị, liên tục nâng cao trình độ của bản thân, thường xuyên củng
cố và tìm mọi cách để thực hành, phát triển các kỹ năng
– Năng lực lãnh đạo: là khả năng định hướng và điều khiển ng khác hành động để thực hiện những mục đích
nhất định. Doanh nhân ko chỉ lãnh đạo, đưa ra đường lối, mục tiêu, nhiều hơn nữa, đó là họ còn phải biết
cách chỉ dẫn mọi ng làm theo cách của mình. Vai trò lãnh đạo của doanh nhân rất quan trọng và gây ảnh
hưởng lớn tới các thành viên trong doanh nghiệp.
– Trình độ quản lý kd: Hiệu quả kd là thước đo của 1 doanh nhân. Ng quản lý kd có năng lực sẽ giúp DN hđ
hiệu quả và đạt dk lợi ích mong muốn. 3 đối tượng quản lý chủ yếu của doanh nhân là nhân lực, vật lực, tài
lực. 5 chức năng quản lý kinh doanh của doanh nhân: lập kế hoạch, ra quyết định, tổ chức, điều hành, kiểm
tra kiểm soát.
* Tố chất của doanh nhân
– Tầm nhìn chiến lược: Vai trò trước tiên của những người lãnh đạo đứng đầu cty là xác định 1 kế hoạch rõ
ràng và đặt ra một định hướng chiến lược cho cty của mình. Kế hoạch đinh hướng này giúp cho cty có thể
cạnh tranh trên thị trường và phát triển hoạt động của mình trong một tgian dài.

– Khả năng thích ứng với môi trường, nhạy cảm, linh hoạt, sáng tạo: Trong tình hình cạnh tranh khốc liệt và
môi trường kinh doanh luôn có nhiều biến động thì doanh nhân luôn cần phải suy nghĩ tìm cách thích ứng với
mọi thay đổi được coi là đúng và dành được cơ hội tốt nhất cho doanh nghiệp mình. Đó là hành trang không
thể thiếu của mỗi doanh nhân trong thời đại mới.
– Tính độc lập, quyết đoán, tự tin: Kinh doanh có thể đào tạo ra một con người có đầu óc rõ ràng, có nhãn
quan tốt và độc lập tự chủ. Một doanh nhân kinh doanh độc lập, anh ta hoàn toàn phải dựa vào bản thân. Họ
tự đưa ra những quyết định cần thiết. Vì sự thành bại của doanh nghiệp thể hiện vai trò của chính họ chứ
không phải ai khác.
– Năng lực quan hệ xã hội: Là khả năng tham gia các quan hệ, khả năng động viên, thấu hiểu nhiều quan
điểm khác nhau. Quan hệ xã hội tốt là yếu tố hết sức quan trọng đối với các doanh nhân. Nó như 1 thứ keo
ma thuật gắn bó mọi người trong cty với lãnh đạo DN. Tinh thần đoàn kết và mối quan hệ tốt tạo ra sự gắn
kết giữa người với người => giúp doanh nhân lôi kéo được những người ủng hộ tự nguyện.
– Có nhu cầu về sự thành đạt: Trong hoạt động kinh doanh luôn chứa đựng những kích thích và thách thức,
do vậy khả năng thành công là rất nhiều nhưng những rủi ro cũng rất lớn. Trên thị trường các thông tin về cá
nhân, khách hàng, đổi thủ cạnh tranh, các mặt hàng thay thế… luôn biến động nhưng nó lại kích thích những
doanh nhân ham muốn chinh phục trong lĩnh vực mới và chứng tỏ khả năng của mình.
– Say mê yêu thích kd, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, có đầu óc kd
* Đạo đức của doanh nhân
– Đạo đức của 1 con ng: là toàn bộ quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con ng tự giác điều chỉnh và đánh giá
hành vi của mình trong quan hệ vs bản thân, xã hội và tự nhiên.
Đạo đức của 1 con ng dk thể hiện ở chỗ: thiện tâm; trách nhiệm vs công việc, vs lời ns và vs bản thân; nghĩa
vụ vs ng khác trong mqh xã hội, gia đình và tổ chức.
Tuy nhiên đạo đức trong kd thường phức tạp nên đôi khi những nhà quản trị thường ko nhất trí dk về những
gì tạo nên 1 quyết định có đạo đức, nên có 2 vấn đề nhất định có lquan là
+ Cơ sở để nhà quản trị căn cứ vào đó mà xác định nên chọn phương án nào trong 1 tình huống ra quyết định
+ Các tổ chức có thể làm gì để đảm bảo chắc chắn rằng nhiều nhà quản trị sẽ tuân theo những tiêu chuẩn đạo
đức trong việc ra quyết định
– Xác định hệ thống giá trị đạo đức làm nền tảng hđ. Những tiêu chí này dựa trên những nguyên tắc cơ bản
như: làm giàu cho mình phải đi đôi vs làm giàu cho xh, làm giàu cho đất nước và ng lđ; Cạnh tranh nhưng ko
làm hại cho xã hội; trung thực vs bạn hàng, vs ng tiêu dùng; luôn đảm bảo chữ tín trong kd; kd những thứ mà

pháp luật ko cấm, ko ảnh hưởng đến an ninh tổ quốc và tính mạng con ng
– Nỗ lực vì sự nghiệp chung: tích cực giải quyết các khó khăn trong và ngoài DN, triệt để thực hiện các mục
tiêu; lợi ích nhỏ phải tuân theo lợi ích lớn, nhưng lợi ích lớn ko dk hy sinh lợi ích nhỏ; các doanh nhân còn
phải là ng luôn gắn liền và cùng tồn tại vs DN
– Kết quả công việc và mức độ đóng góp xã hội: hiệu quả kd chính là thước đo đúng đắn cho tài năng của
doanh nhân. 1 doanh nhân kd có đạo đức phải biết kết hợp lợi ích cá nhân vs lợi ích của đất nước, đem lại sự
thịnh vượng cho quốc gia. Bên cạnh hđ kd, doanh nhân cần có trách nhiệm đóng góp vào các hđ chung, họ
đóng góp thuế đồng thời tgia các hđ xã hội nhằm góp phần xây dựng 1 xã hội phát triển phồn vinh.
* Phong cách của doanh nhân: Là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động quản lý của nhà lãnh đạo
DN, dk quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ, hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố chủ
quan của doanh nhân và yếu tố môi trường xã hội
– Thường có 3 phong cách quản lý: phong cách quản lý dân chủ; Phong cách quản lý mệnh lệnh độc đoán;
Phong cách quản lý hình thức (quản lý tự do). Mỗi phong cách lãnh đạo đều có điểm mạnh, điểm yếu, nhưng
phong cách lãnh đạo dân chủ đem lại hiệu quả cao hơn
– Những yếu tố làm nên phong cách doanh nhân: VH cá nhân; tâm lý cá nhân; kinh nghiệm cá nhân; nguồn
gốc đào tạo; môi trường xh, sự hội nhập và thách thức
– Những nguyên tắc định hình 1 phong cách tốt của doanh nhân: Luôn bị thôi thúc bởi sự hoàn hảo; Vượt
qua mọi rào cản để tìm ra chân lý 1 cách nhanh chóng; Vận dụng mọi khả năng và dồn mọi nỗ lực cho công
việc; Biến công việc thành nhu cầu và sở thích của mọi ng; Hiểu dk và biết dự liệu đến những tiểu tiết; ko tự
thỏa mãn
– Một số phong cách điển hình: phong cách “con sói đơn độc”, ng quan liêu, ng quản lý hành chính, ng vô
chính phủ, ng mộng tưởng, ng tập hợp.
14. Phân tích mqh giữa VH doanh nhân và VH doanh nghiệp
– VHDN là 1 hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, các nhận thức, phương pháp tư duy được mọi
thành viên trong DN cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng
thành viên trong hđ kd, tạo nên bản sắc kd của DN đó
– VH doanh nhân là toàn bộ các nhân tố VH mà các doanh nhân lựa chọn, tạo ra và use trong hđ kd của mình.
– Mqh giữa VH doanh nhân vs VH doanh nghiệp
Nếu ví DN như 1 con tàu thì doanh nhân đóng vai trò như 1 thuyến trưởng. doanh nhân lầ linh hồn của DN
và là ng góp phần chính tạo nên VHDN. Có thể ns “lãnh đạo nào thì phong trào ấy”, doanh nhân có VH sẽ

tạo ra DN có văn hóa và ngược lại, DNVH thì đòi hỏi ng đứng đầu phải có VH tương xứng, ko ngừng rèn
luyện để xứng đáng là ng dẫn dắt 1 tổ chức có VH.
Ko thể phủ nhận tác động tỷ lệ thuận giữa VHDN và VH doanh nhân. VHDN phản ánh rõ VH của ng lãnh
đạo DN. Họ ko chỉ là ng quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ của DN mà còn là ng sáng tạo ra các biểu
tượng, ý thức hệ, ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ, huyền thoại của DN
Qua quá trình hình thành và phát triển DN thì VH của ng lãnh đạo sẽ phản chiếu lên VHDN
Doanh nhân là ng tạo ra môi trường cho các cá nhân khác phát huy sáng tạo, là ng góp phần mang đến ko khí
tự do, bầu ko khí ấm cúng cho DN. Họ là những ng có vai trò quyết định VHDN thông qua việc kết hợp hài
hòa các lợi ích để DN trở thành ngôi nhà chung, con thuyền vận mệnh của tất cả mọi ng.
Bên cạnh đó, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, doanh nhân có khả năng thay đổi về tư duy tạo khả
năng thay đổi hoàn toàn VHDN. Doanh nhân đóng góp kinh nghiệm, những giá trị VH họ học hỏi dk trong
quá trình xử lý công việc.
15. Vai trò của VH ứng xử trong nội bộ DN
– Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp là một phần văn hoá doanh nghiệp. Đó là các mối quan hệ ứng xử giữa
cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa con người với công việc, được xây dựng trên
những giá trị chung của doanh nghiệp. Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được xây dựng và duy trì,
phát triển bền vững sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong toàn doanh nghiệp và đây là nguồn nội lực to lớn của
mỗi doanh nghiệp, giúp DN phát triển bền vững và hđ mang lại hiệu quả cao nhất.
* Vai trò của VH ứng xử trong nội bộ DN
– VH ứng xử giúp DN dễ dàng thành công hơn: sự hưởng ứng, đồng thuận của mọi thành viên trong DN về
ứng xử sẽ tạo ra sự hợp tác, tin tưởng trong DN và thu hút khách hàng
– VH ứng xử làm đẹp thêm hình tượng của cty: phép ứng xử khéo léo giữa cấp trên, cấp dưới trong nội bộ
DN sẽ làm tăng thêm sự đoàn kết, hợp tác trong DN và tạo mqh tốt vs khách hàng và các bên lquan, tạo nên
sức mạnh đưa DN tiến lên phía trước.
– VH ứng xử tạo điều kiện phát huy dân chủ cho mọi thành viên: nhờ ứng xử mà mqh trong DN trên dưới
chan hòa, mọi thành viên dk đề xuất ý kiến, dk tin tưởng giao phó trách nhiệm, dk chia sẻ hỗ trợ và có cơ hội
tgia sâu vào các quyết định của DN
– VH ứng xử giúp củng cố và phát triển địa vị của mỗi cá nhân trong nội bộ DN: VH ứng xử giúp mỗi cá
nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ dk giao, xây dựng lòng tin vs lãnh đạo, đồng nghiệp, từ đó mở ra cơ hội thăng
tiến cho họ

16. Phân tích biểu hiện của VH ứng xử của cấp dưới đvs cấp trên
– Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp là một phần văn hoá doanh nghiệp. Đó là các mối quan hệ ứng xử giữa
cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa con người với công việc, được xây dựng trên
những giá trị chung của doanh nghiệp. Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được xây dựng và duy trì,
phát triển bền vững sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong toàn doanh nghiệp và đây là nguồn nội lực to lớn của
mỗi doanh nghiệp, giúp DN phát triển bền vững và hđ mang lại hiệu quả cao nhất.
* 5 biểu hiện
– Cấp dưới cần biết cách thể hiện vai trò của mình trước cấp trên: cần phải hiểu được nhà quản lý mong đợi ở
họ điều gì để có thể đáp ứng một cách tốt nhất và chứng tỏ dk năng lực thật sự của mình
– Tôn trọng và cư xử đúng mực đối với cấp trên: trong trường hợp cấp dưới có ý kiến ko dk cấp trên tán
thành hoặc ko hài lòng vs cấp trên, cần có thái độ đúng mực, tôn trọng cấp trên hay lựa chọn cách đưa ra ý
kiến, dẫn dắt để cấp trên quan tâm
– Làm tốt công việc của mình: nhân viên cần thể hiện được năng lực cũng như trình độ của mình, làm việc có
trách nhiệm, hoàn thành tốt công việc được giao để làm lợi cho Dn và dk lãnh đạo đánh giá cao
– Chia sẻ, tán dương: chia sẻ vs cấp trên về những công việc mà mình đã, đang và sẽ làm để cấp trên nhận ra
hiệu quả của mình và khen thưởng xứng đáng
– Nhiệt tình: Cố gắng hoàn thành công việc của mình hoàn hảo hơn sự kỳ vọng của cấp trên và chấp nhận
những thử thách mới, từ đó sẽ học hỏi được thêm nhiều điều, làm việc với tinh thần đồng đội và luôn sẵn
sàng giúp đỡ.
17. Phân tích biểu hiện của VH ứng xử giữa các đồng nghiệp
– Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp là một phần văn hoá doanh nghiệp. Đó là các mối quan hệ ứng xử giữa
cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa con người với công việc, được xây dựng trên
những giá trị chung của doanh nghiệp. Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được xây dựng và duy trì,
phát triển bền vững sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong toàn doanh nghiệp và đây là nguồn nội lực to lớn của
mỗi doanh nghiệp, giúp DN phát triển bền vững và hđ mang lại hiệu quả cao nhất.
– Muốn xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp bền vững, mọi thành viên phải xây dựng được mối
quan hệ đồng nghiệp, xây dựng được thái độ cởi mở, hợp tác với nhau. Mỗi cá nhân dù có mạnh đến đâu,
cũng khó làm nên thành công nếu không hợp tác, giúp đỡ nhau. Mối quan hệ đồng nghiệp xây dựng vững
chắc, sẽ tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp
* 3 biểu hiện

– Sự lôi cuốn lẫn nhau: mọi ng trong DN cần tạo dk ấn tượng tốt trong giao tiếp, thể hiện là ng dễ tiếp xúc,
chan hòa để đồng nghiệp dễ cảm nhận dk và có sự tương đồng trong công việc.
– Xây dựng thái độ cởi mở, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau: Năng động, có khả năng tư duy độc lập, có kinh
nghiệm vẫn chưa đủ tạo nên tác phong làm việc chuyên nghiệp. Mọi thành viên trong doanh nghiệp phải có
tinh thần cởi mở, hợp tác với các đồng nghiệp. Cần có cách ứng xử bình đẳng trong công việc, nhiệt tình chia
sẻ, hỗ trợ công việc 1 cách chân thành. Khi đó họ ko làm mất đi lợi thế trong công việc mà còn giúp công
việc của DN ổn định. Sự phối hợp ăn ý sẽ tạo nên hiệu quả công việc cao nhất.
– Xây dựng tình bạn, tình đồng nghiệp: việc phát triển mqh bằng hữu, thân ái, tin cẫy lẫn nhau trong nội bộ
DN sẽ thúc đẩy sự hợp tác, hướng đến mục tiêu của tất cả các thành viên. Xây dựng mối quan hệ đồng
nghiệp không thể chỉ là những câu nói, cử chỉ mang tính chất xã giao, mà phải dựa trên sự hợp tác, thúc đẩy
cùng hướng tới mục tiêu chung. lưu ý cần tách bạch giữa tình đồng nghiệp trong công việc và bạn bè.
* Tsao tinh thần hợp tác của ng lao động VN chưa cao ? Vì ko tách bạch rõ ràng giữa đồng nghiệp và bạn bè;
còn thiếu sự chuyên nghiệp trong công việc; vì tình trạng phe cánh còn khá phổ biến trong các tổ chức; vì
vẫn còn ng đặt quyền lợi cá nhân lên trên lợi ích của tập thể
18. Phân tích những điều cần tránh trong VH ứng xử nội bộ DN
– Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp là một phần văn hoá doanh nghiệp. Đó là các mối quan hệ ứng xử giữa
cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa con người với công việc, được xây dựng trên
những giá trị chung của doanh nghiệp. Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được xây dựng và duy trì,
phát triển bền vững sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong toàn doanh nghiệp và đây là nguồn nội lực to lớn của
mỗi doanh nghiệp, giúp DN phát triển bền vững và hđ mang lại hiệu quả cao nhất.
* Những điều cần tránh đvs nhà lãnh đạo DN
– Ko biết cách dùng ng. nguyên nhân
+ Dùng người chỉ vì thân: sẽ hạn chế việc sử dụng nhân tài, thiếu tính sáng tạo. Tuy thuận tiện cho việc kinh
doanh linh hoạt, nhưng lúc đó quyền lực của người lãnh đạo không có sự hạn chế, thiếu sự giám sát, đôn đốc
có hiệu quả, lãnh đạo thường dùng tình thay lý, cá nhân độc đoán, gây tổn thất cho doanh nghiệp.
+ Ganh ghét người hiền tài: nếu người lãnh đạo không dung nạp những người khả năng hơn mình thì chắc
chắn sẽ thất bại trong cuộc chiến cạnh tranh trên thị trường, khó thu hút được sự đồng lòng của cấp dưới.
+ Không chú ý nâng cao tính năng động của đội ngũ nhân viên.
+ Làm ng lãnh đạo mà ko chú ý giữ cho kết cấu nhân lực hợp lý hóa và đa dạng, từ đó làm ảnh hưởng đến
sức mạnh của DN

– Người lãnh đạo thiếu tầm nhìn chiến lược: Khi phân tích chiến lược, ng lãnh đạo cần suy nghĩ đến nội dung
bên trong và bên ngoài. Mặt bên trong chỉ tình trạng của bản thân DN (vốn, con ng, nhà xưởng, ưu thế đặc
biệt của DN). Mặt bên ngoài chỉ hoàn cảnh bên ngoài tác động đến hđ kd của DN (tình hình kinh tế thế giới
và khu vực, xu thế phát triển kinh tế, phong tục tập quán…). Sự lựa chọn chiến lược chính xác phải tổng hợp
dk các nhân tố 2 mặt bên trong và bên ngoài.
– Người lãnh đạo chuyên quyền, độc đoán quá mức: ng lãnh đạo nảy sinh sự ham hố quyền lực, từ đó mất đi
tất cả những phẩm chất tốt đẹp của ng lãnh đạo (lý trí, bình tĩnh, công bằng, dân chủ, làm mất lòng tin của
cấp dưới). chuyên quyền độc đoán còn bóp chết tính chủ động và cảm giác trách nhiệm của cấp dưới, gây trở
ngại ngay cho ng lãnh đạo trong việc tập trung suy nghĩ những vấn đề mang tính chiến lược cho DN -> cản
trở sự phát triển của doanh nghiệp
* Những điều cần tránh đvs cấp dưới
– Lạm dụng việc nghỉ ốm;
– ý thức vệ sinh kém; tự do quá trớn;
– Thông tấn xã vỉa hè;
– sử dụng điện thoại di động quá nhiều trong giờ làm việc;
– giải quyết mâu thuẫn cá nhân trong giờ làm việc;
– luôn miệng kêu ca, phàn nàn
* Những điều cần tránh trong quan hệ đồng nghiệp:
– Ko nên có thái độ ganh đua không lành mạnh với đồng nghiệp bởi nó sẽ khiến bạn bị đánh giá thấp đi trong
con mắt của m.n xung quanh, khiến bạn bị xa lánh
– Thái độ co mình, khép kín với đồng nghiệp chỉ làm bạn gặp nhiều khó khăn hơn trong chính công việc của
mình. Chia sẻ những ý kiến, suy nghĩ của mình về công việc vs m.n là biện pháp tốt nhất để bạn và đồng
nghiệp gần gũi và hiểu nhau, từ đó làm việc có hiệu quả cao hơn
– Tránh thái độ độc tài, bảo thủ khi giải quyết công việc, cần phải lắng nghe ý kiến từ m.n xung quanh
– Đừng tách mình ra khỏi tập thể, hãy sống cùng tập thể
– Không nên làm hộ phần việc của ng khác
– Không cư xử với đồng nghiệp với thái độ kẻ cả, thiếu tôn trọng
19. Các mức độ của VHDN
* Mức độ thứ nhất: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp
Bao gồm tất cả những hiện tượng và sự vật mà một người có thể nhìn, nghe và cảm thấy khi tiếp xúc với một

tổ chức có nền văn hoá xa lạ như:
+ Kiến trúc, cách bài trí; công nghệ, sản phẩm.
+ Cơ cấu tổ chức, các phòng ban của doanh nghiệp.
+ Các văn bản qui định nguyên tắc hoạt động của doanh nghiệp.
+ Lễ nghi và lễ hội hàng năm.
+ Các biểu tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp.
+ Ngôn ngữ, cách ăn mặc, xe cộ, chức danh, cách biểu lộ cảm xúc, hành vi ứng xử thường thấy của các thành
viên và các nhóm làm việc trong doanh nghiệp.
+ Những câu chuyện và những huyền thoại về tổ chức.
+ Hình thức, mẫu mã của sản phẩm.
+ Thái độ và cung cách ứng xử của các thành viên doanh nghiệp.
Đây là cấp độ văn hoá có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên, nhất là với những yếu tố vật chất
như: kiến trúc, bài trí, đồng phục… Cấp độ văn hoá này có đặc điểm chung là chịu ảnh hưởng nhiều của tính
chất công việc kinh doanh của công ty, quan điểm của người lãnh đạo… Tuy nhiên, cấp độ văn hoá này dễ
thay đổi và ít khi thể hiện được những giá trị thực sự trong văn hóa doanh nghiệp.
* Cấp độ thứ hai: Những giá trị được tuyên bố (bao gồm các chiến lược, mục tiêu, triết lí của doanh nghiệp)
Doanh nghiệp nào cũng có những qui định, nguyên tắc, triết lí, chiến lược và mục tiêu riêng, là kim chỉ nam
cho hoạt động của toàn bộ nhân viên và thường được công bố rộng rãi ra công chúng. Đây cũng chính là
những giá trị được công bố, một bộ phận của nền văn hóa doanh nghiệp.
“Những giá trị tuyên bố” cũng có tính hữu hình vì người ta có thể nhận biết và diễn đạt chúng một cách rõ
ràng, chính xác. Chúng thực hiện chức năng hướng dẫn cho các thành viên trong doanh nghiệp cách thức đối
phó với một số tình thế cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho các thành viên mới trong môi trường doanh
nghiệp.
* Cấp độ thứ ba: Những quan niệm chung (những niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và tình cảm có tính vô thức,
mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp)
Trong bất cứ cấp độ văn hoá nào (văn hoá dân tộc, văn hoá kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp…) cũng đều
có các quan niệm chung, được hình thành và tồn tại trong một thời gian dài, chúng ăn sâu vào tâm lí của hầu
hết các thành viên trong nền văn hoá đó và trở thành điều mặc nhiên được công nhận.
Để hình thành được các quan niệm chung, một cộng đồng văn hoá (ở bất kì cấp độ nào) phải trải qua quá
trình hoạt động lâu dài, va chạm và xử lí nhiều tình huống thực tiễn. Chính vì vậy, một khi đã hình thành, các

quan niệm sẽ rất khó bị thay đổi.
Một khi trong tổ chức đã hình thành được quan niệm chung, tức là các thành viên cùng nhau chia sẻ và hành
động theo đúng quan niệm chung đó, họ sẽ rất khó chấp nhận những hành vi đi ngược lại.
VD: các công ty Mĩ và nhiều nước châu Âu thường có chung quan niệm trả lương theo năng lực. Chính vì
vậy, một người lao động trẻ mới vào nghề có thể nhận được mức lương rất cao nếu họ thực sự có tài. Trong
khi đó, nhiều doanh nghiệp châu Á, trong đó có Việt Nam, lại chia sẻ chung quan niệm: Trả theo thâm niên,
người lao động thường được đánh giá và trả lương tăng dần theo thâm niên cống hiến cho doanh nghiệp. Một
người lao động trẻ rất khó có thể nhận được mức lương cao ngay từ đầu.
Mục lục
1 – Tác động của VHDN đến sự phát triển của DN
2 – Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành VHDN. Trong các yếu tố trên thì yếu tố nào là quan trọng
nhất. vì sao
3 – Nêu và phân tích biểu hiện trực quan của VHDN. Lấy VD
4 – Phân tích mqh giữa VHDN vs quản trị DN
5 – Các biểu hiện phi trực quan của VHDN. Lấy VD
6 – Vai trò của đạo đức kd trong quản trị DN
7 – Các hđ marketing phi đạo đức. Liên hệ thực trạng ở nước ta và cho giải pháp khắc phục
8 – Biểu hiện của đạo đức kd trong việc thực hiện các chức năng của DN
9 – Biểu hiện của đạo đức kd trong quan hệ vs các đối tượng hữu quan
10 – Phân tích biểu hiện của VH ứng xử đvs công việc trong nội bộ DN
11 – Những yếu tố tác động đến VH doanh nhân. Trong các yếu tố đó, yếu tố nào là quan trọng nhất
12 – Phân tích biểu hiện của VH ứng xử của cấp trên đvs cấp dưới
13 – Các bộ phận cấu thành VH doanh nhân. Trong các yếu tố dó, yếu tố nào là quan trọng nhất.
15 – Phân tích mqh giữa VH doanh nhân và VH doanh nghiệp
15 – Vai trò của VH ứng xử trong nội bộ DN
16 – Phân tích biểu hiện của VH ứng xử của cấp dưới đvs cấp trên
16 – Phân tích biểu hiện của VH ứng xử giữa các đồng nghiệp
17 – Phân tích những điều cần tránh trong VH ứng xử nội bộ DN
hưởng tới tâm ý thao tác của nhân viên cấp dưới và tác động ảnh hưởng xấu đi đến tác dụng kd của toàn DN2. Nêu những yếu tố tác động ảnh hưởng đến sự hình thành VHDN. Trong những yếu tố trên thì yếu tố nào là quan trọngnhất. vì sao – VHDN là 1 mạng lưới hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ yếu, những nhận thức, chiêu thức tư duy được mọithành viên trong Doanh Nghiệp cùng đồng thuận và có ảnh hưởng tác động ở khoanh vùng phạm vi rộng đến phương pháp hành vi của từngthành viên trong hđ kd, tạo nên truyền thống kd của Doanh Nghiệp đó – Các yếu tố tác động ảnh hưởng : quy trình hình thành VHDN là 1 quy trình vĩnh viễn chịu ảnh hưởng tác động của nhiều yếu tốtrong đó có 3 yếu tố có ảnh hưởng tác động quyết định hành động nhất là : VH dân tộc bản địa, ng chỉ huy, sự học hỏi từ MT bên ngoàia, VH dân tộc bản địa : bản thân VHDN là 1 nền tiểu VH nằm trong VH dân tộc bản địa -> sự phản chiếu của VH dân tộc bản địa lênVHDN là điều tất yếu. Mỗi cá thể trong nền VHDN cũng thuộc vào nền VH dân tộc bản địa đơn cử vs 1 phần nhâncách tuân theo những giá trị VH dân tộc bản địa. Và khi tập hợp thành 1 nhóm hoạt động giải trí vì tiềm năng doanh thu – 1 Doanh Nghiệp – những cá thể này sẽ mang theo những nét nhân cách đó. Tổng hợp những nét nhân cách này làm ra 1 phần nhân cách của Doanh Nghiệp, đó là những giá trị VH dân tộc bản địa ko thể phủ nhận dkb, Người chỉ huy : ko chỉ là ng quyết định hành động cơ cấu tổ chức tổ chức triển khai và công nghệ tiên tiến của Doanh Nghiệp mà còn là ng phát minh sáng tạo cácbiểu tượng, ngôn từ, niềm tin, nghi lễ, lịch sử một thời … của DN. Qua quy trình kiến thiết xây dựng và quản trị Doanh Nghiệp, hệ tưtưởng và tính cách của chỉ huy sẽ dk phản chiếu lên VHDN trải qua những hình thức + tăng cường tiếp xúc giữa chỉ huy và nhân viên cấp dưới + sử dụng những truyện kể, lịch sử một thời, thần thoại cổ xưa + kiến thiết xây dựng những liên hoan, lễ kỷ niệm, hình tượng, phù hiệu … – VHDN là tấm gương phản chiếu kĩ năng, đậm cá tính và những triết lý kinh doanh thương mại của chủ thể DN. Do đó khicó chỉ huy ms sửa chữa thay thế, họ sẽ quyết định hành động đổi khác VHDN, hình thành nên mạng lưới hệ thống giá trị VH ms cho Doanh Nghiệp đóc, Giá trị tích góp : có những giá trị VHDN ko thuộc về VH dân tộc bản địa cũng ko phải do nhà chỉ huy phát minh sáng tạo ramà do tập thể nhân viên cấp dưới trong Doanh Nghiệp tạo dựng nên, được gọi là những kinh nghiệm tay nghề học hỏi được. Chúng hìnhthành vô thức hoặc có ý thức, mang lại những ảnh hưởng tác động tích cực và cả xấu đi đến DN. – Các hình thức của những giá trị học hỏi là : + Những kinh nghiệm tay nghề tập thể của Doanh Nghiệp : có dk khi giải quyết và xử lý yếu tố chung, sau đó được tuyên truyền và phổ biếnchung trong toàn đơn vị chức năng ( những kinh nghiệm tay nghề thanh toán giao dịch vs người mua … ) + Những giá trị dk học hỏi từ những Doanh Nghiệp khác : đó là hiệu quả của quy trình điều tra và nghiên cứu thị trường, nghiên cứuđối thủ cạnh tranh đối đầu, của những chương trình giao lưu giữa những Doanh Nghiệp trong 1 ngành … + Những giá trị VH dk đảm nhiệm trong quy trình giao lưu vs nền VH khác, phổ cập vs những cty đa quốc giacác Doanh Nghiệp gửi nhân viên cấp dưới tham gia những khóa đào tạo và giảng dạy ở quốc tế … + Những giá trị do 1 hay nhiều thành viên ms đến mang lại + Những khuynh hướng, trào lưu của xã hội : xư hướng use điện thoại di động, khuynh hướng thắt cà vạt khi đến nơilàm việc, khuynh hướng học ngoại ngữ và tin học … * Trong 3 yếu tố trên thì ng chỉ huy là yếu tố quan trọng nhất. Người ta nói nếu ví Doanh Nghiệp như 1 con thuyền thìngười chỉ huy là người thuyền trưởng chèo lái con thuyền đó. Vì vậy chỉ huy là ng có vai trò rất lớn trongviệc thiết kế xây dựng, duy trì và tăng trưởng những yếu tố kết nối con ng vs nhau trong Doanh Nghiệp, chính là VHDN.Lãnh đạo là ng hình thành và tăng trưởng nên VHDNLãnh đạo là ng thiết kế xây dựng tầm nhìn cho VHDNLà người xác lập hướng đi, môi trường tự nhiên và những nguyên tắc hđ ns chung cho DNLãnh đạo cũng là ng biến hóa VHDN3. Nêu và nghiên cứu và phân tích bộc lộ trực quan của VHDN. Lấy VD – VHDN là 1 mạng lưới hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ yếu, những nhận thức, giải pháp tư duy đượcmọi thành viên trong Doanh Nghiệp cùng đồng thuận và có ảnh hưởng tác động ở khoanh vùng phạm vi rộng đến phương pháp hành vi củatừng thành viên trong hđ kd, tạo nên truyền thống kd của Doanh Nghiệp đóa, Đặc điểm kiến trúc : phần nhiều những cty thành đạtvà tăng trưởng muốn gây ấn tượng vs mọi ng về sự độc lạ, thành công xuất sắc và sức mạnh của họ đều bằng những khu công trình kiến trúc đặc biệt quan trọng và đồ sộ – Kiến trúc đặc trưng của 1 tổ chức triển khai gồm có kiến trúc thiết kế bên ngoài ( phong thái, mẫu mã phong cách thiết kế bên ngoài ) và phong cách thiết kế nội thất bên trong văn phòng ( nội thất bên trong đồng điệu về sắc tố, mẫu mã đặc trưng : mặt phẳng, quầy thanh toán giao dịch, bànghế …, đến những chi tiết cụ thể nhỏ như phục trang, món ăn … ) – Sở dĩ phong cách thiết kế kiến trúc rất được những tổ chức triển khai chăm sóc vì : + Kiến trúc thiết kế bên ngoài hoàn toàn có thể tác động ảnh hưởng quan trọng đến hành vi của con ng về phương diện phương pháp giaotiếp, phản ứng và triển khai việc làm + Công trình kiến trúc hoàn toàn có thể dk coi là 1 “ thiêng vật ” biểu lộ 1 ý nghĩa giá trị nào đó của 1 tổ chức triển khai, xã hội + Kiểu dáng cấu trúc hoàn toàn có thể dk coi là hình tượng cho mục tiêu kế hoạch tổ chức triển khai + Công trình kiến trúc trở thành 1 bộ phận hữu cơ trong những sp của cty + Trong mỗi khu công trình kiến trúc đều tiềm ẩn những giá trị lịch sử vẻ vang gắn liền vs sự sinh ra và trưởng thànhcủa tổ chức triển khai, những thế hệ nhân viênb, Nghi lễ : Đó là những hđ đã dk dự kiến từ trước và sẵn sàng chuẩn bị kỹ lượng dưới hình thức những hđ, sự kiệnVH – xã hội đk triển khai định kỳ hay không bình thường nhằm mục đích thắt chặt mqh tổ chức triển khai và vì quyền lợi của những ng tgia. Đây là những dịp để nhấn mạnh vấn đề những giá trị dk tổ chức triển khai coi trọng, tạo thời cơ cho mọi thành viên cùng chiasẻ, nhận thức về những sự kiện trọng đại, nêu gương và khen Tặng những tám gương nổi bật đại biểu chonhững niềm tin và phương pháp hành vi cần dk tôn trọng của tổ chức triển khai – Có 4 loại nghi lễ hầu hết + Chuyển giao : nhằm mục đích tạo thuận tiện cho việc đảm nhiệm vị trí ms ( khai mạc, ra đời, trình làng thành viên ) + Củng cố : củng cố tác nhân tọa truyền thống và vị thế của thành viên ( phát phần thưởng ) + Nhắc nhở : duy trì cơ cấu tổ chức và tăng năng lượng của Doanh Nghiệp ( hoạt động và sinh hoạt VH, trình độ, khoa học ) + Liên kết : khuyến khích tình cảm, sự cảm thông, gắn bó ( tiệc tùng, liên hoan, tết … ) c, Giai thoại : Thường dk thêu dệt từ những sự kiện có thực. nhiều mẩu chuyện kể về những nhân vật anhhùng Doanh Nghiệp như hình mẫu lý tưởng về chuẩn mực, giá trị VHDN + 1 số mẩu chuyện đã trở thành giai thoại : những sự kiện đã mang tính lịch sử vẻ vang và hoàn toàn có thể dk thêu dệt thêm + 1 số khác kiến thành lịch sử một thời : tiềm ẩn những giá trị, niềm tin … – Ý nghĩa của giai thoại + thiết kế xây dựng tấm gương nổi bật mang giá trị, triết lý VHDN + Duy trì sức sống cho những giá trị bắt đầu của Doanh Nghiệp, thiết kế xây dựng niềm tự hào về Doanh Nghiệp + Giúp thống nhất nhận thức của mọi thành viênd, Biểu tượng : Biểu thị 1 thứ gì đó ko phải là chính nó mà có tính năng giúp mọi ng nhận ra hay hiểu dk thứmà nó bộc lộ + Các khu công trình kiến trúc, lễ nghi, giai thoại đều tiềm ẩn những đặc trưng của hình tượng bởi thông quanhững giá trị vật chất, đơn cử hữu hình những hình tượng này muốn truyền đạt những giá trị, ý nghĩa tiềm ẩn bêntrong cho những ng tiếp đón theo những phương pháp # + 1 hình tượng khác là logo hay 1 sp phát minh sáng tạo dk phong cách thiết kế biểu lộ hình tượng về 1 tổ chức triển khai, 1 DN bằng ngônngữ thẩm mỹ và nghệ thuật đại trà phổ thông. Các hình tượng vật chất này thường có sức mạnh rất lớn vì chúng hướng sự chú ýcủa ng thấy nó vào 1, 1 vài cụ thể hay điểm nhấn đơn cử hoàn toàn có thể diễn đạt dk giá trị chủ yếu mà tổ chức triển khai, DNmuốn tạo ấn tượng, lưu lại hay truyền lại cho ng thấy nóVD : Logo của Viettel được phong cách thiết kế dựa trên ý tưởng sáng tạo từ hình tượng dấu ngoặc kép. Khi bạn trân trọng câu nóicủa ai đó, bạn sẽ trích dẫn trong dấu ngoặc kép, thế cho nên hình tượng này bộc lộ Viettel luôn luôn biết lắngnghe trân trọng và cảm nhận những quan điểm của mọi người – người mua, đối tác chiến lược và những thành viên của Tổngcông ty như những thành viên riêng không liên quan gì đến nhau. e, Ngôn ngữ, khẩu hiệu – Nhiều tổ chức triển khai, Doanh Nghiệp đã use câu chữ đặc biệt quan trọng, khẩu hiệu, ví von, ẩn dụ hay 1 sắc thái ngôn từ để truyền tải 1 ýnghĩa đơn cử đến những nhân viên cấp dưới của mình hay những ng xung quanh – Khẩu hiệu là hình thức dễ nhập tâm ko chỉ dk Doanh Nghiệp mà cả người mua và nhiều ng khác luôn nhắn đến. Khẩuhiệu là 1 cách diễn đạt cô đọng nhất về triết lý hđ, kinh doanh thương mại của tổ chức triển khai, ctyVD : Slogan của công ty sữa Vinamilk : “ Chất lượng quốc tế – Chất lượng Vinamilk ” mang ý nghĩa Vinamilk luôn luôn bảo vệ sẽ cung ứng cho người mua những mẫu sản phẩm mang chất lượngtốt nhất, phân phối được những tiêu chuẩn quốc tế. f, Ấn phẩm nổi bật : Là những tư liệu chính thức hoàn toàn có thể giúp ng xung quanh hoàn toàn có thể nhận thấy rõ hơn về cấutrúc văn hóa của 1 tổ chức triển khai ( bản công bố thiên chức, báo cáo giải trình thường niên, ấn phẩm định kỳ, tài liệu, hồ sơhướng dẫn use, bh … ) – Ý nghĩa của ấn phẩm nổi bật trong VHDN + Giúp làm rõ những yếu tố của VHDN : tiềm năng, mục tiêu hđ, niềm tin, giá trị, triết lý, thái độ + Giúp so sánh giữa triết lý và giải pháp Doanh Nghiệp thực tiễn + là địa thế căn cứ xác lập tính khả thi và hiệu lực hiện hành của VHDN ( bên ngoài ) và là địa thế căn cứ để nhận ra và thực thiVHDN ( bên trong ) VD : tập đoàn lớn FPT có nội san Chúng ta – dành riêng cho những nhân viên cấp dưới của tập đoàn lớn, là nơi đăng những bài báovề tập đoàn lớn, trao đổi thông tin, những mẩu chuyện, những hoạt động giải trí mang đặc thù vui chơi … giúp kết nối và nốiliền khoảng cách giữa tập đoàn lớn với nhân viên cấp dưới cũng như giữa toàn bộ những nhân viên cấp dưới trong tập đoàn lớn vs nhau => Các bộc lộ trực quan luôn tiềm ẩn những giá trị tiềm ẩn mà tổ chức triển khai, Doanh Nghiệp muốn truyền đạt chonhững ng chăm sóc bên trong và bên ngoài. Những hình tượng bên ngoài có làm điển hình nổi bật những giá trị tiềm ẩnvề VH. Vì vậy những ng quản trị thường use những biểu trưng này để bộc lộ những giá trị tiềm ẩn trongviệc ship hàng người mua và sự chăm sóc dành cho nhân viên4. Phân tích mqh giữa VHDN vs quản trị Doanh Nghiệp – VHDN là 1 mạng lưới hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ yếu, những nhận thức, chiêu thức tư duy được mọithành viên trong Doanh Nghiệp cùng đồng thuận và có tác động ảnh hưởng ở khoanh vùng phạm vi rộng đến phương pháp hành vi của từngthành viên trong hđ kd, tạo nên truyền thống kd của Doanh Nghiệp đó – Quản trị Doanh Nghiệp là 1 quy trình giám sát và trấn áp nhằm mục đích bảo vệ việc quản trị kd tương thích vs quyền lợi của cáccổ đông, nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của những bên lquan, ko chỉ là cổ đông mà còn cả nhân viên cấp dưới, người mua, nhàcung cấp thiên nhiên và môi trường và những cơ quan nhà nước – Mqh giữa VHDN và quản trị Doanh Nghiệp + Xây dựng VHDN hay biến hóa VHDN mang tính chủ quan, nhưng hình thành nó lại mang tính khách quan. Điều quan trọng là nhà quản trị nhận thức dk tăng nhanh, điểm yếu của VHDN để từ đó tạo nên lợi thế cạnhtranh. VHDN tạo nên lợi thế cạnh tranh đối đầu : Tạo sự độc lạ trên thị trường ; Xây dựng đội ngũ nhân lực mạnh ; Tăng hiệu suất cao hoạt động giải trí sản xuất kd + Phát triển lợi thế cạnh tranh đối đầu của Doanh Nghiệp trải qua VHDNKhuyến khích niềm tin hội đồng trong DNĐảm bảo sự công minh trong DNXây dựng và thực thi nghiêm chỉnh nội quy, quy định của Doanh Nghiệp + VHDN quyết định hành động sự vĩnh cửu và tăng trưởng của DN5. Các biểu lộ phi trực quan của VHDN. Lấy VD – VHDN là 1 mạng lưới hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ yếu, những nhận thức, chiêu thức tư duy được mọithành viên trong Doanh Nghiệp cùng đồng thuận và có tác động ảnh hưởng ở khoanh vùng phạm vi rộng đến phương pháp hành vi của từngthành viên trong hđ kd, tạo nên truyền thống kd của Doanh Nghiệp đóa, Lý tưởng : lý tưởng khác vs niềm tin thường thì – Niềm tin dk hình thành 1 cách có ý thức và hoàn toàn có thể xác định tương đối thuận tiện. Lý tưởng dk hình thành 1 cách tự nhiên, khó lý giải dk 1 cách rõ ràng – Niềm tin hoàn toàn có thể dk đưa ra diễn giải, tranh luận, đối chứng. lý tưởng thì ko thể làm dk như vậy. niềm tin dễthay đổi hơn so vs lý tưởng – Niềm tin là trình độ nhận thức ở mức độ đơn thuần, trong khi lý tưởng ko chỉ dk hình thành từ niềm tin hayđức tin mà còn gồm cả những giá trị, cảm hứng của con ng. Như vậy lý tưởng đã nảy mầm trong tư duy, tìnhcảm của con ng trước khi ng đó ý thức dk điều đó, thế cho nên chúng là trạng thái tình cảm rất phức tạp và ko thểmang ra để đối chứng vs nhaub, Giá trị, niềm tin, thái độ – Giá trị là khái niệm lquan đến chuẩn mực đạo đức và cho biết con ng cho rằng họ cần phải làm gì. Niềm tinlà khái niệm đề cập đến việc mọi ng cho rằng thế nào là đúng, thế nào là sai. Trong trong thực tiễn khó tách rời dk 2 khái niệm này bởi trong niềm tin luôn tiềm ẩn những giá trị. Giá trị còn dk coi là những niềm tin vữngchắc về 1 phương pháp hành vi hay trạng thái nhất định. – Thái độ là chất kết dính niềm tin vs giá trị trải qua tình cảm. thái độ dk định nghĩa là 1 thói quen tư duytheo kinh nghiệm tay nghề để phản ứng theo 1 phương pháp đồng nhất mong ước hoặc ko mong ước đvs sự vật hiệntượng. như vậy thái độ luôn cần đến những phán xét dựa trên cảm xúc, tình cảm. c, Lịch sử và truyền thống cuội nguồn văn hóa – Lịch sử và truyền thống cuội nguồn văn hóa có vai trò quan trọng và tác động ảnh hưởng lớn tới việc kiến thiết xây dựng, kiểm soát và điều chỉnh vàphát triển những đặc trung VH ms cho tổ chức triển khai, bộc lộ ở việc cho tất cả chúng ta hiểu dk khá đầy đủ quy trình vậnđộng và đổi khác của những đặc trưng VH, những nguyên do và tác động ảnh hưởng của chúng đến quy trình vận độngvà biến hóa về VH tổ chức triển khai. Thực tế cho thấy những tổ chức triển khai có lịch sử dân tộc tăng trưởng truyền kiếp và bề dày truyền thống lịch sử thường khó biến hóa vềtổ chức hơn những tổ chức triển khai ms, chưa định hình rõ phong thái hay đặc trưng VH. Những truyền thống lịch sử, tậpquán, tác nhân văn hóa đã định hình và Open trong lịch sử vẻ vang vừa là chỗ dựa, nhưng cũng hoàn toàn có thể trở thànhnhững “ rào cản tâm ý ” ko dễ vượt qua trong việc thiết kế xây dựng và tăng trưởng những đặc trưng VH msVD : Tập đoàn Vingroup, tiền thân là Tập đoàn Technocom, được xây dựng tại Ukraina năm 1993 bởi nhữngngười Nước Ta trẻ tuổi, hoạt động giải trí bắt đầu trong nghành nghề dịch vụ thực phẩm và thành công xuất sắc bùng cháy rực rỡ với thương hiệuMivina. Từ năm 2000, Technocom – Vingroup quay trở lại Nước Ta góp vốn đầu tư với ước vọng được góp thêm phần xây dựngđất nước. Trên niềm tin tăng trưởng bền vững và kiên cố và chuyên nghiệp, Vingroup tập trung chuyên sâu tăng trưởng với nhiều nhómthương hiệu, như Vinhomes Riverside ( Hệ thống bất động sản nhà ở dịch vụ quý phái ), Vincom ( Hệ thống TTTM đẳngcấp ), Vinpearl ( Bất động sản du lịch, dịch vụ du lịch – vui chơi ), đồng thời lan rộng ra ra những nghành nghề dịch vụ như y tếchất lượng cao ( Vinmec ), tăng trưởng giáo dục ( Vinschool ) … 6. Vai trò của đạo đức kd trong quản trị Doanh Nghiệp – Đạo đức là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xh nhằm mục đích kiểm soát và điều chỉnh, nhìn nhận hành vi của con ngđvs bản thân và quan hệ vs ng khác, vs xh. – Đạo đức kd là tập hợp những nguyên tắc, chuẩn mực có tính năng kiểm soát và điều chỉnh, nhìn nhận, hướng dẫn và kiểm soáthành vi của những chủ thể kd. Đạo đức kd chính là đạo đức dk vận dụng vào hđ kd. – Quản trị Doanh Nghiệp là 1 quy trình giám sát và trấn áp nhằm mục đích bảo vệ việc quản trị kd tương thích vs quyền lợi của cáccổ đông, nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của những bên lquan, ko chỉ là cổ đông mà còn cả nhân viên cấp dưới, người mua, nhàcung cấp thiên nhiên và môi trường và những cơ quan nhà nước. * Vai trò của đạo đức kd trong quản trị Doanh Nghiệp – Đạo đức kd góp thêm phần kiểm soát và điều chỉnh hành vi của những chủ thể kd + Đạo đức kd bổ trợ, tích hợp vs pháp lý kiểm soát và điều chỉnh hành vi của những chủ thể kd theo khuôn khổ pháp lý vàquỹ đạo chuẩn mực đạo đức xh. Phạm vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp lý, nó bao quát mọi lĩnhvực của quốc tế ý thức, trong khi pháp lý chỉ kiểm soát và điều chỉnh những hành vi lquan đến chính sách nhà nước, chếđộ xh … Pháp luật càng rất đầy đủ, ngặt nghèo và dk thi hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng dk tôn vinh, càng hạnchế dk kiếm lời phạm pháp. + Sự tồn vong của Doanh Nghiệp ko chỉ do chất lg của những sp dvụ đáp ứng mà còn hầu hết do phong thái kd của DN => Đạo đức là nền tảng của pháp lý – Đạo đức kd góp thêm phần vào chất lượng của Doanh Nghiệp : Doanh Nghiệp chăm sóc đến đạo đức kd thì chất lượng của Doanh Nghiệp sẽ tănglên do nhân viên cấp dưới tận tâm, nhiệt tình vs việc làm ; người mua luôn tin cậy, trung thành với chủ vs dịch vụ của Doanh Nghiệp ; nhà cung ứng tin yêu, thích làm ăn lâu dài hơn ; nhà góp vốn đầu tư muốn góp vốn đầu tư vào Doanh Nghiệp có uy tín, có đạo đức – Đạo đức kd góp thêm phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên cấp dưới + Sự tận tâm của nhân viên cấp dưới xuất phát từ việc những nhân viên cấp dưới tin rằng tương lai của họ gắn liền vs tương lai củaDN. DN càng chăm sóc tới nhân viên cấp dưới bao nhiêu thì những nhân viên cấp dưới càng tận tâm vs Doanh Nghiệp bấy nhiêu. Các vấn đềcó tác động ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của 1 thiên nhiên và môi trường đạo đức cho nhân viên cấp dưới gồm có : thiên nhiên và môi trường lao động antoàn, thù lao thích đáng, triển khai khá đầy đủ những nghĩa vụ và trách nhiệm dk ghi trong hợp đồng. + Khi thao tác trong một Doanh Nghiệp hướng tới hội đồng, hướng tới quyền lợi của xã hội, bản thân mỗi nhân viêncũng thấy việc làm của mình có giá trị hơn. Họ thao tác tận tâm hơn và sẽ trung thành với chủ với Doanh Nghiệp hơn. – Đạo đức kinh doanh thương mại góp thêm phần làm hài lòng khách hàngCác nghiên cứu và điều tra cho thấy mqh ngặt nghèo giữa hành vi có đạo đức và sự hài lòng của người mua ( và ngược lại ). Các người mua thường thích mua sp của những cty có khét tiếng tốt, chăm sóc tới người mua và xh. Họ sẵnsàng ưu tiên cho những Doanh Nghiệp làm điều thiện nếu Ngân sách chi tiêu và chất lượng như nhau. Các cty có đạo đức luôn đốixử vs người mua công minh và liên tục nâng cấp cải tiến chất lượng sp cũng như phân phối cho người mua những thôngtin dễ tiếp cận và dễ hiểu sẽ có lợi thế cạnh tranh đối đầu tốt hơn và giành dk nhiều thuận tiện hơn. – Đạo đức kd góp thêm phần tạo ra doanh thu cho Doanh Nghiệp : Sự chăm sóc đến đạo đức đang trở thành 1 bộ phận trongcác kế hoạch kế hoạch của DN. Đây ko còn là 1 chương trình do những chính phủ nước nhà nhu yếu mà đạo đức đangdần trở thành 1 yếu tố quản trị trong nỗ lực giành lợi thế cạnh tranh đối đầu – Đạo đức kd góp thêm phần vào sự vững mạnh của nền ktế vương quốc => Đạo đức kd có vai trò rất quan trọng đvs cá thể, Doanh Nghiệp, xh và sự vững mạnh của nền ktế vương quốc nschung. Các cổ đông muốn góp vốn đầu tư vào những Doanh Nghiệp có chương trình đạo đức hiệu suất cao, chăm sóc xh, khét tiếng tốt. Các nhân viên cấp dưới thích thao tác trong 1 cty mà họ hoàn toàn có thể tin cậy dk và người mua nhìn nhận cao về tính liêmchính trong những mqh kd. Môi trường đạo đức vững mạnh sẽ đem lại niềm tin cho người mua và nhân viên cấp dưới, sựtận tâm của nhân viên cấp dưới và sự hài lòng của người mua mang lại doanh thu cho DN. Tư cách công dân của DNcũng có mqh tích cực vs TP mang lại của những khoản góp vốn đầu tư, gia tài và tăng trưởng của DN.Đạo đức còn đặc biệt quan trọng quan trọng đvs sự tăng trưởng và thịnh vượng của 1 vương quốc. 7. Các hđ marketing phi đạo đức. Liên hệ tình hình ở nước ta và cho giải pháp khắc phục – Đạo đức kd là tập hợp những nguyên tắc, chuẩn mực có tính năng kiểm soát và điều chỉnh, nhìn nhận, hướng dẫn và kiểm soáthành vi của những chủ thể kd. Đạo đức kd chính là đạo đức dk vận dụng vào hđ kd. – Các hình thức quảng cáo phi đạo đức : lạm dụng quảng cáo hoàn toàn có thể từ việc ns phóng đại về mẫu sản phẩm và chedấu thực sự tới lừa gạt trọn vẹn. Quảng cáo bị coi là vô đạo đức khi + Lôi kéo, nài ép, dụ dỗ ng tiêu dùng ràng buộc vs sp của nhà sx bằng thủ pháp quảng cáo rất phức tạp, ko chong tiêu dùng thời cơ để chuẩn bị sẵn sàng, để chống đỡ, ko cho ng tiêu dùng thời cơ lựa chọn hay tư duy bằng lý trí + Quảng cáo tạo ra hay khai thác, tận dụng niềm tin sai lầm đáng tiếc về sp, gây trở ngại cho ng tiêu dùng trong việc raquyết định lựa chọn tiêu dùng tối ưu, dẫn dắt ng tiêu dùng đến những quyết định hành động lựa chọn lẽ ra họ ko thựchiện nếu ko có quảng cáo. + Quảng cáo phóng đại, thổi phồng sp vượt quá mức hài hòa và hợp lý hoàn toàn có thể tạo nên trào lưu hay cả chủ nghĩa tiêudùng sp đó, ko đưa ra dk những nguyên do chính đáng đvs việc mua sp, lợi thế của nó vs sp khác + Quảng cáo và bán hàng trực tiếp cũng hoàn toàn có thể lừa dối người mua bằng cách che dấu thực sự trong 1 thôngđiệp. hoặc hoàn toàn có thể đưa ra những lời trình làng mơ hồ vs những từ ngữ ko rõ ràng khiến người mua phải tựhiểu những thông điệp ấy + Quảng cáo có hình thức khó coi, phi thị hiếu, sao chép lố bịch, làm mất đi vẻ đẹp của ngôn từ, làm biếndạng những cảnh sắc vạn vật thiên nhiên + Những quảng cáo nhằm mục đích vào những đối tượng người dùng nhạy cảm ( trẻ nhỏ, ng nghèo … ) làm tác động ảnh hưởng đến kiểm soáthành vi của họ => quảng cáo cần phải dk nhìn nhận trên cơ sở quyền tự do trong việc ra những quyết định hành động lựa chọn của ngtiêu dùng, trên cơ sở những mong ước hài hòa và hợp lý của ng tiêu dùng và đặc biệt quan trọng phải tương thích vs thiên nhiên và môi trường vănhóa – xã hội mà ng tiêu dùng đang hòa nhập * Thực trạng quảng cáo ở VNHiện nay có rất nhiều hình thức quảng cáo ở việt nam : quảng cáo trên báo chí truyền thông, quảng cáo trên đâì truyền hình, truyền thanh, quảng cáo trực tuyến trên mạng internet, quảng cáo bằng pano áp phích và nhiều hình thức #. – Bên cạnh đó, có rất nhiều những hoạt động giải trí marketing phi đạo đức sống sót : quảng cáo bỏ sót thông tin, quảngcáo những loại khuyên dùng, quảng cáo những tính năng mà sp ko hề có, quảng cáo phóng đại và thổi phồng sp, quảng cáo làm giảm uy tín của đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu, quảng cáo mất mỹ quan, khó coi, phi thị hiếu, lừa dối chegiấu thực sự – Biện pháp + Phía Doanh Nghiệp : ko thể chỉ vì doanh thu, nhà chỉ huy Doanh Nghiệp cần có đạo đức kd, cần nhìn nhận đúng chất lượng sp củaDN mình khi ra mắt với ng tiêu dùng, tránh đăng những thông tin rơi lệch, kém chất lượng + Phía ng tiêu dùng : cẩn trọng, đề phòng khi xem thông tin sp, cần phải có cái nhìn khách quan và cẩn thậntrước những thông tin đa chiều nhận dk từ marketing của Doanh Nghiệp + Phía nhà nước : tăng cường giải pháp chế tài pháp lý ( luật quảng cáo … ) nhằm mục đích răn đe và kỷ luật nhữngDN có hành vi marketing sai lầm làm tác động ảnh hưởng đến quyền lợi của ng tiêu dùng. 8. Biểu hiện của đạo đức kd trong việc triển khai những tính năng của Doanh Nghiệp – Đạo đức kd là 1 tập hợp những nguyên tắc, chuẩn mực có tính năng kiểm soát và điều chỉnh, nhìn nhận, hướng dẫn và kiểmsoát hành vi của những chủ thể kd. a, Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực * Trong tuyển dụng, chỉ định, use lao động – Phân biệt đối xử : là việc ko được cho phép ai đó dk hưởng những quyền lợi nhất định do có sự phân biệt định kiếnvề chủng tộc, giới tính, tôn giáo … – Tôn trọng quyền riêng tư cá thể : sẽ là ko tôn trọng quyền riêng tư cá thể nếu use thông tin cá thể nglao động từ quy trình tuyển dụng, use lao động vào mục tiêu riêng, can thiệp quá sâu vào đời tư ng lao động – Đãi ngộ chất xám ko tương ứng : trả thù lao lao động thấp hơn công sức của con người, chất xám của ng lao động đã bỏ rađể tăng doanh thu. đây là hình thức bóc lột, ko thỏa mãn nhu cầu quyền lợi cả 2 bên * Trong nhìn nhận ng lao động – Đánh giá dựa vào định kiến : ng quản trị chỉ dựa vào ấn tượng cá thể về đặc thù của 1 nhóm ng nhất địnhđể nhìn nhận, phán xét về ng lao động của nhóm đó – Giám sát ng lao động bằng phương tiện kỹ thuật : use camera theo dõi, máy ghi âm, thanh tra rà soát email … để quansát ng lao động ko bảo vệ tính khách quan, công minh mà dùng ship hàng mục tiêu riêng hoặc gây áp lựctâm lý cho ng lao động * Trong bảo vệ ng lao động – Điều kiện an toàn lao động : điều kiện kèm theo an toàn lao động ko bảo vệ khi ng quản trị cố ý ko cung ứng quyềnlợi của ng lao động về môi trường tự nhiên thao tác bảo đảm an toàn như ko cung ứng thiết bị an toàn lao động, ko thông dụng vềan toàn lao động. Điều này giúp Doanh Nghiệp giảm ngân sách nhưng khiến ng lao động gặp nhiều rủi ro đáng tiếc – Quấy rối tình dục nơi văn phòng : khi cấp trên, đồng nghiệp có những hành vi, cử chỉ, lời ns mang bản chấttình dục nơi văn phòng ( tán tỉnh, gạ gẫm, sàm sỡ ) gây ảnh hưởng tác động xấu đến việc làm vủa 1 cá thể. Điều nàysẽ tạo ra 1 môi trường tự nhiên thao tác đáng sợ, thù địch, xúc phạmb, Đạo đức trong marketing – Marketing và trào lưu bảo lãnh ng tiêu dùng : trào lưu bảo lãnh ng tiêu dùng Open ở Mỹ từ nhữngnăm 1960 vs những tổ chức triển khai như Cơ quan nhà nước bảo vệ ng tiêu dùng, tổ chức triển khai BBB, đặt ra 8 quyền hạn của ngtiêu dùng : dk thỏa mãn nhu cầu nhu yếu cơ bản, dk bảo đảm an toàn, dk thông tin, dk lựa chọn, dk lắng nghe, dk bồi thường, dk giáo dục về tiêu dùng, dk có 1 thiên nhiên và môi trường lành mạnh và bền vững và kiên cố – Các hđ marketing phi đạo đức : + Quảng cáo phi đạo đức : Lôi kéo, nài ép, dụ dỗ người mua ràng buộc vs sp ; Tạo ra, khai thác, lợi dụngniềm tin sai lầm đáng tiếc về sp ; Phóng đại, thổi phồng vượt mức hài hòa và hợp lý về sp ; Lừa dối người mua bằng cách che giấusự thật trong 1 thông điệp ; Dùng từ ngữ ra mắt mơ hồ, ko rõ ràng buộc người mua phải tự hiểu ; Sử dụnghình thức khó coi, phi thị hiếu, sao chép lố bịch ; Quảng cáo nhằm mục đích vào những đối tượng người dùng nhạy cảm + Bán hàng phi đạo đức : Bán hàng lừa gạt ; Núp dưới chiêu bài điều tra và nghiên cứu thị trường ; Bao gói, dán nhãn lừagạt ; Lôi kéo ; Nhử và chuyển kênh + Trong quan hệ vs đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu : Cố định Ngân sách chi tiêu ; Phân chia thị trường ; Bán phá giá ; Use những biện phápthiếu văn hóa khác để hạ uy tín của cty đối thủc, Đạo đức trong hđ kế toán kinh tế tài chính – Nhữg hàh vi cạnh trah thiếu lành mạnh như cung ứng dịch vụ vs mức phí thấp hơn Doanh Nghiệp khác, hoàn toàn có thể vì tư lợi – Cho mượn danh kiểm toán viên để hành nghề : làm giảm uy tín của kiểm toán viên, yên cầu nghĩa vụ và trách nhiệm củakiểm toán viên mượn danh khi truy thuế kiểm toán sai – Xử lý những khoản phí “ ko chính thức ” : tiền hoa hồng, phí “ bôi trơn ”, tiền “ tu dưỡng ”, tiền “ lại quả ” … – Điều chỉnh số liệu tc ko chíh xác : “ hợp lý hóa ” số liệu tc hoàn toàn có thể lừa dối nhà đtư, cộg đồg và cơ quan nhàNN9. Biểu hiện của đạo đức kd trong quan hệ vs những đối tượng người tiêu dùng hữu quan – Đạo đức kd là 1 tập hợp những nguyên tắc, chuẩn mực có tính năng kiểm soát và điều chỉnh, nhìn nhận, hướng dẫn và kiểmsoát hành vi của những chủ thể kd. – Đối tượng hữu quan là những đối tượng người dùng hay nhóm đối tượng người tiêu dùng có ảnh hưởng tác động quan trọng đến sự sống còn vàsự thành công xuất sắc của 1 hđ kd. Bao gồma, Đạo đức kd lquan đến chủ sở hữu – Chủ sở hữu là những cá thể, nhóm cá thể hay tổ chức triển khai góp phần 1 phần hay hàng loạt nguồn lực vchất, tchínhcần thiết cho những hđ của Doanh Nghiệp, có quyền trấn áp nhất định đvs gia tài, hđ của tổ chức triển khai thôg qua gtrị đónggóp. – Các yếu tố lquan đến chủ sở hữu gồm có 2 loại thông dụng sau : + Sự tách biệt giữa việc chiếm hữu và tinh chỉnh và điều khiển Doanh Nghiệp : Nhà quản trị là ng trực tiếp quản lý và điều hành Doanh Nghiệp, chịu tráchnhiệm về mọi hđ của DN. Nhưng chủ sở hữu ms là ng có quyền quyết định hành động cao nhất. + Mâu thuẫn giữa trách nhiệm do CSH giao cho nhà quản trị và quyền lợi của nhà quản trị : CSH muốn cắt giảmchi phí để duy trì và tăng trưởng gia tài của mình nên ko muốn triển khai nghĩa vụ và trách nhiệm vs xã hội. Nhà quản lýphải thực thi những trách nhiệm để mang lại quyền lợi tối ưu cho Doanh Nghiệp ( trong đó có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý và đạo đức ) b, Đạo đức kd lquan đến ng lao động – Vấn đề cáo giác : việc 1 tviên trog Doanh Nghiệp côg bố thôg tin làm chứg cứ hàh vi phạm pháp / phi đạo đức of Doanh Nghiệp + Cáo giác bộc lộ xích míc của ng lao động trong việc trung thành với chủ vs Doanh Nghiệp ( vì quyền lợi Doanh Nghiệp, có trách nhiệmgiữ bí hiểm của Doanh Nghiệp ) và bảo vệ quyền lợi xã hội ( do Doanh Nghiệp có hành vi vi phạm pháp lý, đạo đức ) + Lợi ích : ngăn ngừa việc vì quyền lợi trước mắt gây thiệt hại vĩnh viễn cho Doanh Nghiệp + Thiệt hại : Vs DN phải thay thế sửa chữa sai lầm đáng tiếc đồng thời làm giảm uy tín, quyền lực tối cao của ban chỉ huy. Vs ng lao động bị coi là kẻ phản bội, cần xem xét lại động cơ cáo giác – Vấn đề bí hiểm thương mại : là gia tài đặc biệt quan trọng tạo lợi thế cho Doanh Nghiệp và cần phải dk bảo vệ, do vậy ng lao độngko dk bật mý – Vấn đề điều kiện kèm theo, mtrường thao tác : Cải thiện điều kiện kèm theo, mtrường thao tác hoàn toàn có thể tốn ngân sách nhưng sẽ đemlại doanh thu lâu bền hơn cho CSH, vì thế cần phải ưu tiên giám sát bảo đảm an toàn và lường trước rủi ro đáng tiếc tại nơi thao tác – Hành vi phi đạo đức của chủ Doanh Nghiệp : ko phân phối đủ trang thiết bị bảo đảm an toàn, ko ktra tính bảo đảm an toàn tiếp tục, ko thông dụng về bảo đảm an toàn lđ, ko bảo vệ tiêu chuẩn môi trường tự nhiên thao tác … -> gây thiệt hại cho ng lao động. Cần phải có giải pháp thông tin về mối nguy khốn của việc làm để ng lao động chủ động phòng tránh – Vấn đề lạm dụng của công, phá hoại ngầm : thực trạng lạm dụng của công, phá hoại ngầm hoàn toàn có thể do chủ DNđối xử vs nhân viên cấp dưới thiếu đạo đức ( ko công minh, hạn chế thời cơ thăng quan tiến chức, trả lương ko tương ứng … ) vìvậy cần nâng cao đạo đức của chủ Doanh Nghiệp – 1 số hành vi thiếu đạo đức của nhân viên cấp dưới : bán bí hiểm thương mại cho đối thủ cạnh tranh, bật mý kế hoạch của cty, câukết vs người mua để giảm giá vượt mức, lạm dụng trang thiết bị vào mục tiêu cá thể, sao chép thành quảc, Đạo đức kd lquan đến người mua : quảng cáo phi đạo đức, marketing lừa gạt, sp ko bảo đảm an toàn ( sp có khảnăng gây tai nạn đáng tiếc cao, sp tác động ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, sp kích thích, đấm đá bạo lực … ) – Tác hại của hành vi phi đạo đức đvs người mua : + Quảng cáo phi đạo đức và marketing lừa gạt : bị mất quyền tự do lựa chọn sp, mất năng lực trấn áp hànhvi, bị hấp dẫn vào những thị hiếu tầm thường, xói mòn VH + Sp ko bảo đảm an toàn : ảnh hưởng tác động đến sức khỏe thể chất, tính mạng con người, nhân phẩm – Đvs sp ko bảo đảm an toàn, nhà sx trọn vẹn dữ thế chủ động và có kỹ năng và kiến thức về sp nhiều hơn ng tiêu dùng, thu dk lợinhuận cao trong khi ng tiêu dùng bị thiệt hại. Dn phải có nghĩa vụ và trách nhiệm về sp ko bảo đảm an toàn : phải triển khai nghĩavụ toàn vẹn, cẩn trọng, ko dk cố ý ràng buộc cam kết về nghĩa vụ và trách nhiệm của họ, hơn hết Doanh Nghiệp phải trung thực vềtừ ngữ trong quảng cáo, công bố – Ngoài ra còn 1 số yếu tố đạo đức lquan khác như + ko cân đối giữa nhu yếu trước mắt và quyền lợi vĩnh viễn của người mua ( người mua chăm sóc đến nhu cầungắn hạn trước mắt như sp giá rẻ nhưng lại yên cầu cả quyền lợi lâu bền hơn là ko ô nhiệm môi trường tự nhiên, ko có hại đvssức khỏe … ). + Vi phạm bí hiểm riêng tư của người mua : Doanh Nghiệp hoàn toàn có thể mua và bán những số liệu dk tàng trữ của người mua ( thông tin về sp đã mua, tình trạnh tâm ý, sức khỏe thể chất … ) làm cho quyền riêng tư của người mua bị xâm phạmd, Đạo đức kd lquan đến đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu : Bản chất yếu tố đạo đức đvs đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu + Cạnh tranh là tác nhân tích cực trong kd thôi thúc Doanh Nghiệp tăng trưởng bản thân vượt lên đối thủ cạnh tranh, giúp nâng cao thịphần doanh thu, giúp nâng cao uy tính hình ảnh cho Doanh Nghiệp + Nhưng nhiều Doanh Nghiệp lại lựa chọn cách cạnh tranh đối đầu ko lành mạnh, chỉ nhìn thấy quyền lợi trước mắt mà ko chútrọng đến quyền lợi lâu dài hơn, chơi xấu để hạ uy tín đối thủ cạnh tranh, làm suy yếu đối thủ cạnh tranh bằng mọi cách. Có 4 hình thứccạnh tranh ko lành mạnh phổ cập : thông đồng giữa những đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu để ép giá, độc quyền ; cung cấpthông tin xô lệch về đối thủ cạnh tranh cho nhà thầu ; đánh cắp bí hiểm thương mại của đối thủ cạnh tranh ; dùng những giải pháp thiếuvăn hóa để hạ uy tín đối thủ cạnh tranh. 10. Phân tích bộc lộ của VH ứng xử đvs việc làm trong nội bộ Doanh Nghiệp – Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp là một phần văn hoá doanh nghiệp. Đó là những mối quan hệ ứng xử giữacấp trên với cấp dưới, giữa những đồng nghiệp với nhau, giữa con người với việc làm, được kiến thiết xây dựng trênnhững giá trị chung của doanh nghiệp. Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được thiết kế xây dựng và duy trì, tăng trưởng vững chắc sẽ tạo ra mối link ngặt nghèo trong toàn doanh nghiệp và đây là nguồn nội lực to lớn củamỗi doanh nghiệp, giúp Doanh Nghiệp tăng trưởng bền vững và kiên cố và hđ mang lại hiệu suất cao cao nhất. – Dù là nhà chỉ huy hay là nhân viên cấp dưới thì thái độ ứng xử của bạn với việc làm đều là phải tôn trọng côngviệc của mình. Chỉ khi đó bạn mới hoàn toàn có thể thao tác hiệu suất cao và mới tìm thấy niềm vui trong việc làm. * 8 bộc lộ – Cẩn trọng trong cách ăn mặc của bạn : cần chú ý quan tâm ăn mặc cho tương thích vs điều kiện kèm theo, nhu yếu của việc làm – Tôn trọng nghành của ng khác : ko can dự về trình độ vs việc làm mà mình ko đảm nhiệm hoặc ko hiểurõ, vì điều đó gây ra sự không dễ chịu cho đồng nghiệp – Mở rộng kỹ năng và kiến thức của bạn : luôn tích cực học hỏi trong ứng xử để ứng xử linh động – Tôn trọng giờ giấc thao tác : không tiêu tốn lãng phí tgian thao tác tại công ty vào những việc riêng cá thể, làmviệc hết mình ko quản ngại tgian vì điều đó sẽ dk thưởng xứng danh – Thực hiện việc làm được giao đúng tiến trình : luôn kiểm tra quá trình để bảo vệ việc làm triển khai đúng kếhoạch, xác lập tgian dự kiến, thông tin tgian trì hoãn và lập những thời hạn ở đầu cuối, với sự phát minh sáng tạo và nỗlực cao nhất, để đạt được tác dụng cao nhất. Song bạn cũng không nên dừng lại ở việc làm được giao, mà hãyluôn tìm tòi, phát hiện năng lực của mình ở những nghành mới. – Lắng nghe : biết cách lắng nghe, chăm sóc đến quan điểm của ng khác để có thẻ học hỏi từ họ, khiến họ trântrọng và chuẩn bị sẵn sàng giúp sức khi bạn cần. Hãy nhận nghĩa vụ và trách nhiệm khi mắc lỗi, bằng cách thao tác tích cực hơn, bảo vệ điều sai lầm đáng tiếc sẽ không xảy ra nữa – Làm việc siêng năng : luôn sẵn sàng chuẩn bị, vui tươi làm việc làm của bạn và những trách nhiệm ms – Giải quyết yếu tố riêng của bạn : khi tiếp đón 1 việc làm, cần đưa ra giải pháp có tính khả thi và chịutrách nhiệm về việc làm đó. 11. Những yếu tố ảnh hưởng tác động đến VH người kinh doanh. Trong những yếu tố đó, yếu tố nào là quan trọng nhất – Doanh nhân là ng làm kd, là chủ thể chỉ huy, chịu nghĩa vụ và trách nhiệm và đại diện thay mặt cho Doanh Nghiệp trước xh và pháp lý. Doanh nhân hoàn toàn có thể lầ chủ 1 Doanh Nghiệp, là ng chiếm hữu, quản lý và điều hành, quản trị cty, giám đốc cty hoặc cả 2 – VH người kinh doanh là hàng loạt những tác nhân VH mà những người kinh doanh lựa chọn, tạo ra và use trong hđ kd của mình. * Yếu tố văn hóa – VH là tổng hòa của những giá trị vật chất lẫn ý thức do con ng phát minh sáng tạo ra của những thế hệ, những dân tộc bản địa, cácquốc gia. Nó là yếu tố cơ bản nhất và quan trọng nhất tác động ảnh hưởng đến nhân cách cuả 1 con ng. – VH của thiên nhiên và môi trường sống chính là cái nôi nuôi dưỡng văn hóa cá thể, có ảnh hưởng tác động sâu rộng tới nhận thứcvà hành vi của người kinh doanh trên thương trường. – Môi trường VH là tác nhân quyết định hành động tới sự hình thành và triển khai xong nhân cách của những người kinh doanh. Ngoàira VH đóng vai trò là môi trường tự nhiên xh của người kinh doanh và ko thể thiếu dk đvs hđ của người kinh doanh. Nó là điềukiện để VH người kinh doanh sống sót và tăng trưởng, đồng thời tạo ra nhu yếu VH xh hình thành động lực thúc đẩydoanh nhân, khuynh hướng tiềm năng và p / triển VH người kinh doanh, qđịnh bởi giá trị chân, thiện, mĩ đvs người kinh doanh => VH có vai trò như 1 hệ điều tiết quan trọng đvs lối sống và hành vi của mỗi người kinh doanh hay có ảnh hưởngtrực tiếp tới sự hình thành và tăng trưởng của VH người kinh doanh * Yếu tố ktế – Nhân tố ktế tác động ảnh hưởng quyết định hành động đến việc hình thành và tăng trưởng đội ngũ người kinh doanh. Do vậy VH doanhnhân hình thành và tăng trưởng nhờ vào vào mức độ tăng trưởng của nền ktế và mang đặc trưng của nghành màdoanh nhân hđ kd trong đó – Nền ktế càng tăng trưởng, việc trao đổi sản phẩm & hàng hóa ngày càng tăng, những tầng lớp người kinh doanh ngày càng phần đông. Hình thành những giá trị VH ms do sự phát minh sáng tạo giao thoa, học hỏi VH lẫn nhau trong quy trình kd. Đây chính lànguyên nhân giúp người kinh doanh nâng cao những giá trị VH bản thân, hội đồng, vương quốc – Nền ktế kém tăng trưởng, những tầng lớp người kinh doanh nhận dk ít về số lượng và kém về chất lượng do nhu yếu kdthấp. sự cạnh tranh đối đầu, phát minh sáng tạo về văn hóa là rất ít dẫn tới văn hóa của người kinh doanh tăng trưởng ở trình độ thấp – Bên cạnh đó, hđ của những hình thái góp vốn đầu tư cũng là 1 trong những yếu tố ktế quyết định hành động đến văn hóa của độingũ người kinh doanh. Đvs những nước đang và kém tăng trưởng, hđ góp vốn đầu tư đa phần tập trung chuyên sâu vào những ngành nông, côngnghiệp và nguồn hỗ trợ vốn thưởng là vốn tự vay, tự có. Tại nước ta dịch vụ và kinh tế tài chính là những ngành thu hútđầu tư đa phần. Có thể thấy rõ ràng sự độc lạ về hđ góp vốn đầu tư cũng sẽ góp thêm phần tạo ra sự độc lạ giữa nhómdoanh nhân vs nhau, giữa người kinh doanh này vs người kinh doanh khác do phương pháp giải quyết và xử lý việc làm # – 1 nền ktế năng động là 1 nền ktế mở, thông thoáng bên trong và hội nhập vs bên ngoài. Điều đó sẽ tạo ra một lực kéo khiến toàn bộ những thành viên phải nỗ lực. nền ktế như vậy sẽ là động lực cho người kinh doanh thăng quan tiến chức, mở cánh cửa cho mỗi thành viên triển khai mong ước làm giàu chính đáng của mình * Yếu tố chính trị pháp lý – Vs mỗi chính sách chính trị pháp lý #, giai cấp thống trị lại có quan điểm, cách nhìn nhận # về quản trị xh, việc lựa chọn kế hoạch tăng trưởng ktế quốc gia. những quan điểm này dk triển khai hóa bằng những thể chế. – Hđ kd của người kinh doanh phải tuân theo mạng lưới hệ thống chính trị pháp lý ấy, cạnh bên đó là thể chế hành chínhtrong đó có quản trị nhà nước về ktế tức là những nguyên tắc, chính sách, thủ tục hành chính. Do đó những thể chế nàycho phép lực lượng người kinh doanh tăng trưởng hay ko, khuyến khích hay hạn chế ở nghành nào. – Tại những nước phương tây, xh dần quen vs việc khuyến khích làm giàu từ rất sớm, coi sự phong phú là mục tiêuqtrọng nhất của con ng. do vậy, đội ngũ người kinh doanh tăng trưởng rất hùng hậu vào loại bậc nhất từ trước tới nay. – Đvs những nước XHCN như việt nam, quan điểm chỉ huy ktế và ko nhận thức quyền tư hữu ktế trong những thậpniên 50-70 khiến nền ktế sản phẩm & hàng hóa ko có điều kiện kèm theo tăng trưởng. do vậy ko phát huy dk phát minh sáng tạo bản thân, VHdoanh nhân ko có điều kiện kèm theo tăng trưởng – Sang ktế thị trường 80-90, tư tưởng chính trị đổi khác khiến phương pháp quản trị của nhà nước và những quy luậttrở về vs việc khuyến khích những nguồn lực và cá thể tgia vào nền ktế. Do vậy hơn khi nào hết VH doanhnhân tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ. Sự hình thành lực lượng người kinh doanh trong nền kinh tế tài chính nhanh hay chậm sẽ dk quyết định hành động bởi vai trò nhà nướclà quản trị hay tương hỗ, ngăn ngừa, hay thôi thúc. thiên nhiên và môi trường kd lành mạnh là điều kiện kèm theo thiết yếu cho việc hìnhthành lượng lượng người kinh doanh. Môi trường này cần dk bảo vệ bởi 1 mạng lưới hệ thống pháp lý rõ ràng, công minh. môi trường tự nhiên kd lành mạnh sẽ tạo ra lực lượng người kinh doanh còn lực lượng người kinh doanh là những ng duy trì môitrường cạnh tranh đối đầu lành mạnh. 12. Phân tích bộc lộ của VH ứng xử của cấp trên đvs cấp dưới – Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp là một phần văn hoá doanh nghiệp. Đó là những mối quan hệ ứng xử giữacấp trên với cấp dưới, giữa những đồng nghiệp với nhau, giữa con người với việc làm, được kiến thiết xây dựng trênnhững giá trị chung của doanh nghiệp. Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được thiết kế xây dựng và duy trì, tăng trưởng vững chắc sẽ tạo ra mối link ngặt nghèo trong toàn doanh nghiệp và đây là nguồn nội lực to lớn củamỗi doanh nghiệp, giúp Doanh Nghiệp tăng trưởng vững chắc và hđ mang lại hiệu suất cao cao nhất. * 7 bộc lộ – Xây dựng chính sách tuyển chọn, chỉ định công khai minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh đối đầu, dùng ng đúng chỗCấp trên cần hiểu rõ thực chất con ng, biết cách tìm ra và phát huy tiềm ẩn của nhân viên cấp dưới. Dùng đúng ng, đúng chỗ, đúng việc, bình đẳng sẽ phát huy được kĩ năng nhân viên cấp dưới, tạo động lực phấn đấu cho ng khác – Chế độ thưởng phạt công minh : Khi triển khai việc làm quản trị, yên cầu nhà chỉ huy phải có khiển tráchvà triển khai khen thưởng 1 cách công minh. Khi khiển trách, nhà chỉ huy phải dựa trên quyền lợi của tập thể, của doanh nghiệp. Khiển trách cũng yên cầu phải có thẩm mỹ và nghệ thuật, sao cho nhân viên cấp dưới vui tươi đồng ý và phấnđấu làm tốt hơn. Khi nhân viên cấp dưới làm tốt, hãy khen thưởng nhân viên cấp dưới trước tập thể sẽ giúp họ thấy dk nỗ lựccủa họ là thiết yếu và thêm phấn đấu. – Thu phục nhân viên cấp dưới dưới quyền : Nhà chỉ huy không chỉ đơn thuần đưa ra những nhu yếu, mệnh lệnh rồi bắtnhân viên thực thi. Nhà chỉ huy phải có nghệ thuật và thẩm mỹ, am hiểu tâm ý con người để thu phục những nhân viên cấp dưới tựnguyện đi theo mình. Giao việc cho nhân viên cấp dưới, nhưng chính nhà chỉ huy cũng phải có thái độ nhiệt huyết giốngnhư mình bắt tay vào làm. – Khen cũng là 1 nghệ thuật và thẩm mỹ : lời khen chân thành của cấp trên vs những điều nhân viên cấp dưới làm dk dù là nhỏ bésẽ như liều thuốc động viên, khơi dậy niềm tin thao tác của họ – Quan tâm tới thông tin phản hồi từ nhân viên cấp dưới : Những phản hồi của nhân viên cấp dưới cũng giống như những phảnhồi của người mua. Vì vậy, nhà chỉ huy hãy xem xét tới quan điểm phản hồi từ phía nhân viên cấp dưới, điều này ko chỉcó lợi cho Doanh Nghiệp mà còn tạo tâm ý, thái độ làm việc tốt cho nhân viên cấp dưới – Quan tâm tới đời sống riêng tư của nhân viên cấp dưới nhưng ko quá tò mò : việc cấp trên chăm sóc đến mái ấm gia đình, sức khỏe thể chất … của nhân viên cấp dưới 1 cách nhã nhặn, đúng mực sẽ làm cho họ cảm động và thân thiện hơn – Giải quyết những trường hợp căng thẳng mệt mỏi có hiệu suất cao : Trước hết, hãy giúp những nhân viên cấp dưới tự xử lý nhữngmâu thuẫn của mình do quá tải trong việc làm, khó khăn vất vả, đau buồn cá thể … Nhà chỉ huy cần phối hợpchặt chẽ vs nhà quản trị và nhân viên cấp dưới, phải biết tìm ra cách xử lý kịp thời, sao cho không ảnh hưởng tác động tớicông việc chung13. Các bộ phận cấu thành VH người kinh doanh. Trong những yếu tố dó, yếu tố nào là quan trọng nhất. – Doanh nhân là ng làm kd, là chủ thể chỉ huy, chịu nghĩa vụ và trách nhiệm và đại diện thay mặt cho Doanh Nghiệp trước xh và pháp lý. Doanh nhân hoàn toàn có thể lầ chủ 1 Doanh Nghiệp, là ng chiếm hữu, quản lý và điều hành, quản trị cty, giám đốc cty hoặc cả 2 – VH người kinh doanh là hàng loạt những tác nhân VH mà những người kinh doanh lựa chọn, tạo ra và use trong hđ kd của mình. * Năng lực người kinh doanh : gồm có năng lượng thao tác trí óc và năng lượng thao tác sức khỏe thể chất. Năng lực của doanhnhân là năng lực hoạch định, tổ chức triển khai, quản lý và điều hành phối hợp và ktra trong cỗ máy Doanh Nghiệp đưa ra những giải pháp lựachọn, nhìn nhận giải pháp tối ưu và có những quyết định hành động đúng. Năng lực của người kinh doanh bộc lộ trên những mặt : – Trình độ trình độ : là yếu tố quan trọng giúp người kinh doanh xử lý yếu tố trong quản lý và điều hành việc làm, thích ứng và luôn tìm giải pháp hài hòa và hợp lý trước những vướng mắc hoàn toàn có thể xra gồm có bằng cấp, trình độ chuyênmôn, kỹ năng và kiến thức xh, kiến thức và kỹ năng kỹ thuật nhiệm vụ, kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ. Để tăng trưởng thì người kinh doanh phải có sự cầu thị, liên tục nâng cao trình độ của bản thân, liên tục củngcố và tìm mọi cách để thực hành thực tế, tăng trưởng những kỹ năng và kiến thức – Năng lực chỉ huy : là năng lực khuynh hướng và tinh chỉnh và điều khiển ng khác hành vi để triển khai những mục đíchnhất định. Doanh nhân ko chỉ chỉ huy, đưa ra đường lối, tiềm năng, nhiều hơn nữa, đó là họ còn phải biếtcách hướng dẫn mọi ng làm theo cách của mình. Vai trò chỉ huy của người kinh doanh rất quan trọng và gây ảnhhưởng lớn tới những thành viên trong doanh nghiệp. – Trình độ quản trị kd : Hiệu quả kd là thước đo của 1 người kinh doanh. Ng quản trị kd có năng lượng sẽ giúp Doanh Nghiệp hđhiệu quả và đạt dk quyền lợi mong ước. 3 đối tượng người dùng quản trị hầu hết của người kinh doanh là nhân lực, vật lực, tàilực. 5 công dụng quản trị kinh doanh thương mại của người kinh doanh : lập kế hoạch, ra quyết định hành động, tổ chức triển khai, quản lý, kiểmtra trấn áp. * Tố chất của người kinh doanh – Tầm nhìn kế hoạch : Vai trò thứ nhất của những người chỉ huy đứng đầu cty là xác lập 1 kế hoạch rõràng và đặt ra một khuynh hướng kế hoạch cho cty của mình. Kế hoạch đinh hướng này giúp cho cty có thểcạnh tranh trên thị trường và tăng trưởng hoạt động giải trí của mình trong một tgian dài. – Khả năng thích ứng với thiên nhiên và môi trường, nhạy cảm, linh động, phát minh sáng tạo : Trong tình hình cạnh tranh đối đầu quyết liệt vàmôi trường kinh doanh thương mại luôn có nhiều dịch chuyển thì người kinh doanh luôn cần phải tâm lý tìm cách thích ứng vớimọi đổi khác được coi là đúng và dành được thời cơ tốt nhất cho doanh nghiệp mình. Đó là hành trang khôngthể thiếu của mỗi người kinh doanh trong thời đại mới. – Tính độc lập, quyết đoán, tự tin : Kinh doanh hoàn toàn có thể huấn luyện và đào tạo ra một con người có đầu óc rõ ràng, có nhãnquan tốt và độc lập tự chủ. Một người kinh doanh kinh doanh thương mại độc lập, anh ta trọn vẹn phải dựa vào bản thân. Họtự đưa ra những quyết định hành động thiết yếu. Vì sự thành bại của doanh nghiệp bộc lộ vai trò của chính họ chứkhông phải ai khác. – Năng lực quan hệ xã hội : Là năng lực tham gia những quan hệ, năng lực động viên, đồng cảm nhiều quanđiểm khác nhau. Quan hệ xã hội tốt là yếu tố rất là quan trọng so với những người kinh doanh. Nó như 1 thứ keoma thuật gắn bó mọi người trong cty với chỉ huy DN. Tinh thần đoàn kết và mối quan hệ tốt tạo ra sự gắnkết giữa người với người => giúp người kinh doanh lôi kéo được những người ủng hộ tự nguyện. – Có nhu yếu về sự thành đạt : Trong hoạt động giải trí kinh doanh thương mại luôn tiềm ẩn những kích thích và thử thách, do vậy năng lực thành công xuất sắc là rất nhiều nhưng những rủi ro đáng tiếc cũng rất lớn. Trên thị trường những thông tin về cánhân, người mua, đổi thủ cạnh tranh đối đầu, những loại sản phẩm sửa chữa thay thế … luôn dịch chuyển nhưng nó lại kích thích nhữngdoanh nhân ham muốn chinh phục trong nghành nghề dịch vụ mới và chứng tỏ năng lực của mình. – Say mê thương mến kd, chuẩn bị sẵn sàng đồng ý mạo hiểm, có đầu óc kd * Đạo đức của người kinh doanh – Đạo đức của 1 con ng : là hàng loạt quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con ng tự giác kiểm soát và điều chỉnh và đánh giáhành vi của mình trong quan hệ vs bản thân, xã hội và tự nhiên. Đạo đức của 1 con ng dk biểu lộ ở chỗ : thiện tâm ; nghĩa vụ và trách nhiệm vs việc làm, vs lời ns và vs bản thân ; nghĩavụ vs ng khác trong mqh xã hội, mái ấm gia đình và tổ chức triển khai. Tuy nhiên đạo đức trong kd thường phức tạp nên đôi lúc những nhà quản trị thường ko nhất trí dk về nhữnggì tạo nên 1 quyết định hành động có đạo đức, nên có 2 yếu tố nhất định có lquan là + Cơ sở để nhà quản trị địa thế căn cứ vào đó mà xác lập nên chọn giải pháp nào trong 1 trường hợp ra quyết định hành động + Các tổ chức triển khai hoàn toàn có thể làm gì để bảo vệ chắc như đinh rằng nhiều nhà quản trị sẽ tuân theo những tiêu chuẩn đạođức trong việc ra quyết định hành động – Xác định mạng lưới hệ thống giá trị đạo đức làm nền tảng hđ. Những tiêu chuẩn này dựa trên những nguyên tắc cơ bảnnhư : làm giàu cho mình phải đi đôi vs làm giàu cho xh, làm giàu cho quốc gia và ng lđ ; Cạnh tranh nhưng kolàm hại cho xã hội ; trung thực vs bạn hàng, vs ng tiêu dùng ; luôn bảo vệ chữ tín trong kd ; kd những thứ màpháp luật ko cấm, ko tác động ảnh hưởng đến bảo mật an ninh tổ quốc và tính mạng con người con ng – Nỗ lực vì sự nghiệp chung : tích cực xử lý những khó khăn vất vả trong và ngoài Doanh Nghiệp, triệt để thực thi những mụctiêu ; quyền lợi nhỏ phải tuân theo quyền lợi lớn, nhưng quyền lợi lớn ko dk hy sinh lợi ích nhỏ ; những người kinh doanh cònphải là ng luôn gắn liền và cùng sống sót vs Doanh Nghiệp – Kết quả việc làm và mức độ góp phần xã hội : hiệu suất cao kd chính là thước đo đúng đắn cho năng lực củadoanh nhân. 1 người kinh doanh kd có đạo đức phải biết phối hợp quyền lợi cá thể vs quyền lợi của quốc gia, đem lại sựthịnh vượng cho vương quốc. Bên cạnh hđ kd, người kinh doanh cần có nghĩa vụ và trách nhiệm góp phần vào những hđ chung, họđóng góp thuế đồng thời tgia những hđ xã hội nhằm mục đích góp thêm phần kiến thiết xây dựng 1 xã hội tăng trưởng phồn vinh. * Phong cách của người kinh doanh : Là mạng lưới hệ thống những tín hiệu đặc trưng của hoạt động giải trí quản trị của nhà lãnh đạoDN, dk pháp luật bởi những đặc thù nhân cách của họ, hình thành trên cơ sở phối hợp ngặt nghèo giữa yếu tố chủquan của người kinh doanh và yếu tố môi trường tự nhiên xã hội – Thường có 3 phong thái quản trị : phong thái quản trị dân chủ ; Phong cách quản trị mệnh lệnh độc đoán ; Phong cách quản trị hình thức ( quản trị tự do ). Mỗi phong thái chỉ huy đều có điểm mạnh, điểm yếu, nhưngphong cách chỉ huy dân chủ đem lại hiệu suất cao cao hơn – Những yếu tố tạo ra sự phong thái người kinh doanh : VH cá thể ; tâm ý cá thể ; kinh nghiệm tay nghề cá thể ; nguồngốc giảng dạy ; môi trường tự nhiên xh, sự hội nhập và thử thách – Những nguyên tắc định hình 1 phong thái tốt của người kinh doanh : Luôn bị thôi thúc bởi sự tuyệt vời ; Vượtqua mọi rào cản để tìm ra chân lý 1 cách nhanh gọn ; Vận dụng mọi năng lực và dồn mọi nỗ lực cho côngviệc ; Biến việc làm thành nhu yếu và sở trường thích nghi của mọi ng ; Hiểu dk và biết dự liệu đến những tiểu tiết ; ko tựthỏa mãn – Một số phong thái nổi bật : phong thái “ con sói đơn độc ”, ng quan liêu, ng quản trị hành chính, ng vôchính phủ, ng mộng tưởng, ng tập hợp. 14. Phân tích mqh giữa VH người kinh doanh và VH doanh nghiệp – VHDN là 1 mạng lưới hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ yếu, những nhận thức, giải pháp tư duy được mọithành viên trong Doanh Nghiệp cùng đồng thuận và có tác động ảnh hưởng ở khoanh vùng phạm vi rộng đến phương pháp hành vi của từngthành viên trong hđ kd, tạo nên truyền thống kd của Doanh Nghiệp đó – VH người kinh doanh là hàng loạt những tác nhân VH mà những người kinh doanh lựa chọn, tạo ra và use trong hđ kd của mình. – Mqh giữa VH người kinh doanh vs VH doanh nghiệpNếu ví Doanh Nghiệp như 1 con tàu thì người kinh doanh đóng vai trò như 1 thuyến trưởng. người kinh doanh lầ linh hồn của DNvà là ng góp thêm phần chính tạo nên VHDN. Có thể ns “ chỉ huy nào thì trào lưu ấy ”, người kinh doanh có VH sẽtạo ra Doanh Nghiệp có văn hóa và ngược lại, DNVH thì yên cầu ng đứng đầu phải có VH tương ứng, ko ngừng rènluyện để xứng danh là ng dẫn dắt 1 tổ chức triển khai có VH.Ko thể phủ nhận tác động ảnh hưởng tỷ suất thuận giữa VHDN và VH người kinh doanh. VHDN phản ánh rõ VH của ng lãnhđạo DN. Họ ko chỉ là ng quyết định hành động cơ cấu tổ chức tổ chức triển khai và công nghệ tiên tiến của Doanh Nghiệp mà còn là ng phát minh sáng tạo ra những biểutượng, ý thức hệ, ngôn từ, niềm tin, nghi lễ, lịch sử một thời của DNQua quy trình hình thành và tăng trưởng Doanh Nghiệp thì VH của ng chỉ huy sẽ phản chiếu lên VHDNDoanh nhân là ng tạo ra thiên nhiên và môi trường cho những cá thể khác phát huy phát minh sáng tạo, là ng góp thêm phần mang đến ko khítự do, bầu ko khí ấm cúng cho DN. Họ là những ng có vai trò quyết định hành động VHDN trải qua việc tích hợp hàihòa những quyền lợi để Doanh Nghiệp trở thành ngôi nhà chung, con thuyền vận mệnh của tổng thể mọi ng. Bên cạnh đó, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, người kinh doanh có năng lực biến hóa về tư duy tạo khảnăng đổi khác trọn vẹn VHDN. Doanh nhân góp phần kinh nghiệm tay nghề, những giá trị VH họ học hỏi dk trongquá trình giải quyết và xử lý việc làm. 15. Vai trò của VH ứng xử trong nội bộ Doanh Nghiệp – Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp là một phần văn hoá doanh nghiệp. Đó là những mối quan hệ ứng xử giữacấp trên với cấp dưới, giữa những đồng nghiệp với nhau, giữa con người với việc làm, được kiến thiết xây dựng trênnhững giá trị chung của doanh nghiệp. Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được thiết kế xây dựng và duy trì, tăng trưởng bền vững và kiên cố sẽ tạo ra mối link ngặt nghèo trong toàn doanh nghiệp và đây là nguồn nội lực to lớn củamỗi doanh nghiệp, giúp Doanh Nghiệp tăng trưởng bền vững và kiên cố và hđ mang lại hiệu suất cao cao nhất. * Vai trò của VH ứng xử trong nội bộ Doanh Nghiệp – VH ứng xử giúp Doanh Nghiệp thuận tiện thành công xuất sắc hơn : sự hưởng ứng, đồng thuận của mọi thành viên trong Doanh Nghiệp vềứng xử sẽ tạo ra sự hợp tác, tin yêu trong Doanh Nghiệp và lôi cuốn người mua – VH ứng xử làm đẹp thêm hình tượng của cty : phép ứng xử khôn khéo giữa cấp trên, cấp dưới trong nội bộDN sẽ làm tăng thêm sự đoàn kết, hợp tác trong Doanh Nghiệp và tạo mqh tốt vs người mua và những bên lquan, tạo nênsức mạnh đưa Doanh Nghiệp tiến lên phía trước. – VH ứng xử tạo điều kiện kèm theo phát huy dân chủ cho mọi thành viên : nhờ ứng xử mà mqh trong Doanh Nghiệp trên dướichan hòa, mọi thành viên dk đề xuất kiến nghị quan điểm, dk tin yêu phó thác nghĩa vụ và trách nhiệm, dk san sẻ tương hỗ và có cơ hộitgia sâu vào những quyết định hành động của Doanh Nghiệp – VH ứng xử giúp củng cố và tăng trưởng vị thế của mỗi cá thể trong nội bộ Doanh Nghiệp : VH ứng xử giúp mỗi cánhân triển khai xong tốt trách nhiệm dk giao, thiết kế xây dựng lòng tin vs chỉ huy, đồng nghiệp, từ đó mở ra thời cơ thăngtiến cho họ16. Phân tích bộc lộ của VH ứng xử của cấp dưới đvs cấp trên – Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp là một phần văn hoá doanh nghiệp. Đó là những mối quan hệ ứng xử giữacấp trên với cấp dưới, giữa những đồng nghiệp với nhau, giữa con người với việc làm, được thiết kế xây dựng trênnhững giá trị chung của doanh nghiệp. Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được thiết kế xây dựng và duy trì, tăng trưởng vững chắc sẽ tạo ra mối link ngặt nghèo trong toàn doanh nghiệp và đây là nguồn nội lực to lớn củamỗi doanh nghiệp, giúp Doanh Nghiệp tăng trưởng vững chắc và hđ mang lại hiệu suất cao cao nhất. * 5 bộc lộ – Cấp dưới cần biết cách biểu lộ vai trò của mình trước cấp trên : cần phải hiểu được nhà quản trị mong đợi ởhọ điều gì để hoàn toàn có thể cung ứng một cách tốt nhất và chứng tỏ dk năng lượng thật sự của mình – Tôn trọng và cư xử đúng mực so với cấp trên : trong trường hợp cấp dưới có quan điểm ko dk cấp trên tánthành hoặc ko hài lòng vs cấp trên, cần có thái độ đúng mực, tôn trọng cấp trên hay lựa chọn cách đưa ra ýkiến, dẫn dắt để cấp trên chăm sóc – Làm tốt việc làm của mình : nhân viên cấp dưới cần bộc lộ được năng lượng cũng như trình độ của mình, thao tác cótrách nhiệm, hoàn thành xong tốt việc làm được giao để làm lợi cho Dn và dk chỉ huy nhìn nhận cao – Chia sẻ, tán dương : san sẻ vs cấp trên về những việc làm mà mình đã, đang và sẽ làm để cấp trên nhận rahiệu quả của mình và khen thưởng xứng danh – Nhiệt tình : Cố gắng triển khai xong việc làm của mình tuyệt vời và hoàn hảo nhất hơn sự kỳ vọng của cấp trên và chấp nhậnnhững thử thách mới, từ đó sẽ học hỏi được thêm nhiều điều, thao tác với niềm tin đồng đội và luôn sẵnsàng giúp sức. 17. Phân tích bộc lộ của VH ứng xử giữa những đồng nghiệp – Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp là một phần văn hoá doanh nghiệp. Đó là những mối quan hệ ứng xử giữacấp trên với cấp dưới, giữa những đồng nghiệp với nhau, giữa con người với việc làm, được kiến thiết xây dựng trênnhững giá trị chung của doanh nghiệp. Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được kiến thiết xây dựng và duy trì, tăng trưởng bền vững và kiên cố sẽ tạo ra mối link ngặt nghèo trong toàn doanh nghiệp và đây là nguồn nội lực to lớn củamỗi doanh nghiệp, giúp Doanh Nghiệp tăng trưởng bền vững và kiên cố và hđ mang lại hiệu suất cao cao nhất. – Muốn kiến thiết xây dựng văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp vững chắc, mọi thành viên phải kiến thiết xây dựng được mốiquan hệ đồng nghiệp, kiến thiết xây dựng được thái độ cởi mở, hợp tác với nhau. Mỗi cá thể dù có mạnh đến đâu, cũng khó làm ra thành công xuất sắc nếu không hợp tác, giúp sức nhau. Mối quan hệ đồng nghiệp thiết kế xây dựng vữngchắc, sẽ tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp * 3 biểu lộ – Sự hấp dẫn lẫn nhau : mọi ng trong Doanh Nghiệp cần tạo dk ấn tượng tốt trong tiếp xúc, bộc lộ là ng dễ tiếp xúc, chan hòa để đồng nghiệp dễ cảm nhận dk và có sự tương đương trong việc làm. – Xây dựng thái độ cởi mở, hợp tác giúp sức lẫn nhau : Năng động, có năng lực tư duy độc lập, có kinhnghiệm vẫn chưa đủ tạo nên tác phong thao tác chuyên nghiệp. Mọi thành viên trong doanh nghiệp phải cótinh thần cởi mở, hợp tác với những đồng nghiệp. Cần có cách ứng xử bình đẳng trong việc làm, nhiệt tình chiasẻ, tương hỗ việc làm 1 cách chân thành. Khi đó họ ko làm mất đi lợi thế trong việc làm mà còn giúp côngviệc của Doanh Nghiệp không thay đổi. Sự phối hợp hợp tác ăn ý sẽ tạo nên hiệu suất cao việc làm cao nhất. – Xây dựng tình bạn, tình đồng nghiệp : việc tăng trưởng mqh bè bạn, thân ái, tin cẫy lẫn nhau trong nội bộDN sẽ thôi thúc sự hợp tác, hướng đến tiềm năng của toàn bộ những thành viên. Xây dựng mối quan hệ đồngnghiệp không hề chỉ là những câu nói, cử chỉ mang đặc thù xã giao, mà phải dựa trên sự hợp tác, thúc đẩycùng hướng tới tiềm năng chung. quan tâm cần tách bạch giữa tình đồng nghiệp trong việc làm và bạn hữu. * Tsao ý thức hợp tác của ng lao động việt nam chưa cao ? Vì ko tách bạch rõ ràng giữa đồng nghiệp và bè bạn ; còn thiếu sự chuyên nghiệp trong việc làm ; vì thực trạng phe phái còn khá thông dụng trong những tổ chức triển khai ; vìvẫn còn ng đặt quyền lợi và nghĩa vụ cá thể lên trên quyền lợi của tập thể18. Phân tích những điều cần tránh trong VH ứng xử nội bộ Doanh Nghiệp – Văn hoá ứng xử trong doanh nghiệp là một phần văn hoá doanh nghiệp. Đó là những mối quan hệ ứng xử giữacấp trên với cấp dưới, giữa những đồng nghiệp với nhau, giữa con người với việc làm, được kiến thiết xây dựng trênnhững giá trị chung của doanh nghiệp. Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được kiến thiết xây dựng và duy trì, tăng trưởng bền vững và kiên cố sẽ tạo ra mối link ngặt nghèo trong toàn doanh nghiệp và đây là nguồn nội lực to lớn củamỗi doanh nghiệp, giúp Doanh Nghiệp tăng trưởng bền vững và kiên cố và hđ mang lại hiệu suất cao cao nhất. * Những điều cần tránh đvs nhà chỉ huy Doanh Nghiệp – Ko biết cách dùng ng. nguyên do + Dùng người chỉ vì thân : sẽ hạn chế việc sử dụng nhân tài, thiếu tính phát minh sáng tạo. Tuy thuận tiện cho việc kinhdoanh linh động, nhưng lúc đó quyền lực tối cao của người chỉ huy không có sự hạn chế, thiếu sự giám sát, đôn đốccó hiệu suất cao, chỉ huy thường dùng tình thay lý, cá thể độc đoán, gây tổn thất cho doanh nghiệp. + Ganh ghét người hiền tài : nếu người chỉ huy không dung nạp những người năng lực hơn mình thì chắcchắn sẽ thất bại trong đại chiến cạnh tranh đối đầu trên thị trường, khó lôi cuốn được sự đồng lòng của cấp dưới. + Không chú ý quan tâm nâng cao tính năng động của đội ngũ nhân viên cấp dưới. + Làm ng chỉ huy mà ko quan tâm giữ cho cấu trúc nhân lực hợp lý hóa và phong phú, từ đó làm ảnh hưởng tác động đếnsức mạnh của Doanh Nghiệp – Người chỉ huy thiếu tầm nhìn kế hoạch : Khi nghiên cứu và phân tích kế hoạch, ng chỉ huy cần tâm lý đến nội dungbên trong và bên ngoài. Mặt bên trong chỉ thực trạng của bản thân Doanh Nghiệp ( vốn, con ng, nhà xưởng, lợi thế đặcbiệt của Doanh Nghiệp ). Mặt bên ngoài chỉ thực trạng bên ngoài ảnh hưởng tác động đến hđ kd của Doanh Nghiệp ( tình hình kinh tế tài chính thế giớivà khu vực, xu thế tăng trưởng kinh tế tài chính, phong tục tập quán … ). Sự lựa chọn kế hoạch đúng chuẩn phải tổng hợpdk những tác nhân 2 mặt bên trong và bên ngoài. – Người chỉ huy chuyên quyền, độc đoán quá mức : ng chỉ huy nảy sinh sự ham hố quyền lực tối cao, từ đó mất đitất cả những phẩm chất tốt đẹp của ng chỉ huy ( lý trí, bình tĩnh, công minh, dân chủ, làm mất lòng tin củacấp dưới ). chuyên quyền độc đoán còn bóp chết tính dữ thế chủ động và cảm xúc nghĩa vụ và trách nhiệm của cấp dưới, gây trởngại ngay cho ng chỉ huy trong việc tập trung chuyên sâu tâm lý những yếu tố mang tính kế hoạch cho Doanh Nghiệp -> cảntrở sự tăng trưởng của doanh nghiệp * Những điều cần tránh đvs cấp dưới – Lạm dụng việc nghỉ ốm ; – ý thức vệ sinh kém ; tự do quá trớn ; – Thông tấn xã vỉa hè ; – sử dụng điện thoại di động quá nhiều trong giờ thao tác ; – xử lý xích míc cá thể trong giờ thao tác ; – luôn miệng kêu ca, phàn nàn * Những điều cần tránh trong quan hệ đồng nghiệp : – Ko nên có thái độ ganh đua không lành mạnh với đồng nghiệp bởi nó sẽ khiến bạn bị nhìn nhận thấp đi trongcon mắt của m. n xung quanh, khiến bạn bị xa lánh – Thái độ co mình, khép kín với đồng nghiệp chỉ làm bạn gặp nhiều khó khăn vất vả hơn trong chính việc làm củamình. Chia sẻ những quan điểm, tâm lý của mình về việc làm vs m. n là giải pháp tốt nhất để bạn và đồngnghiệp thân mật và hiểu nhau, từ đó thao tác có hiệu suất cao cao hơn – Tránh thái độ độc tài, bảo thủ khi xử lý việc làm, cần phải lắng nghe quan điểm từ m. n xung quanh – Đừng tách mình ra khỏi tập thể, hãy sống cùng tập thể – Không nên làm hộ phần việc của ng khác – Không cư xử với đồng nghiệp với thái độ kẻ cả, thiếu tôn trọng19. Các mức độ của VHDN * Mức độ thứ nhất : Những quy trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệpBao gồm toàn bộ những hiện tượng kỳ lạ và sự vật mà một người hoàn toàn có thể nhìn, nghe và cảm thấy khi tiếp xúc với mộttổ chức có nền văn hoá lạ lẫm như : + Kiến trúc, cách bài trí ; công nghệ tiên tiến, loại sản phẩm. + Cơ cấu tổ chức triển khai, những phòng ban của doanh nghiệp. + Các văn bản qui định nguyên tắc hoạt động giải trí của doanh nghiệp. + Lễ nghi và tiệc tùng hàng năm. + Các hình tượng, logo, khẩu hiệu, tài liệu quảng cáo của doanh nghiệp. + Ngôn ngữ, cách ăn mặc, xe cộ, chức vụ, cách biểu lộ xúc cảm, hành vi ứng xử thường thấy của những thànhviên và những nhóm thao tác trong doanh nghiệp. + Những câu truyện và những lịch sử một thời về tổ chức triển khai. + Hình thức, mẫu mã của loại sản phẩm. + Thái độ và cung cách ứng xử của những thành viên doanh nghiệp. Đây là Lever văn hoá hoàn toàn có thể nhận thấy ngay trong lần tiếp xúc tiên phong, nhất là với những yếu tố vật chấtnhư : kiến trúc, bài trí, đồng phục … Cấp độ văn hoá này có đặc thù chung là chịu tác động ảnh hưởng nhiều của tínhchất việc làm kinh doanh thương mại của công ty, quan điểm của người chỉ huy … Tuy nhiên, Lever văn hoá này dễthay đổi và ít khi biểu lộ được những giá trị thực sự trong văn hóa doanh nghiệp. * Cấp độ thứ hai : Những giá trị được công bố ( gồm có những kế hoạch, tiềm năng, triết lí của doanh nghiệp ) Doanh nghiệp nào cũng có những qui định, nguyên tắc, triết lí, kế hoạch và tiềm năng riêng, là kim chỉ namcho hoạt động giải trí của hàng loạt nhân viên cấp dưới và thường được công bố thoáng rộng ra công chúng. Đây cũng chính lànhững giá trị được công bố, một bộ phận của nền văn hóa doanh nghiệp. “ Những giá trị công bố ” cũng có tính hữu hình vì người ta hoàn toàn có thể nhận ra và diễn đạt chúng một cách rõràng, đúng mực. Chúng triển khai tính năng hướng dẫn cho những thành viên trong doanh nghiệp phương pháp đốiphó với một số ít tình thế cơ bản và rèn luyện cách ứng xử cho những thành viên mới trong thiên nhiên và môi trường doanhnghiệp. * Cấp độ thứ ba : Những ý niệm chung ( những niềm tin, nhận thức, tâm lý và tình cảm có tính vô thức, mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp ) Trong bất kể Lever văn hoá nào ( văn hoá dân tộc bản địa, văn hoá kinh doanh thương mại, văn hóa doanh nghiệp … ) cũng đềucó những ý niệm chung, được hình thành và sống sót trong một thời hạn dài, chúng ăn sâu vào tâm lí của hầuhết những thành viên trong nền văn hoá đó và trở thành điều mặc nhiên được công nhận. Để hình thành được những ý niệm chung, một hội đồng văn hoá ( ở bất kỳ Lever nào ) phải trải qua quátrình hoạt động giải trí lâu bền hơn, va chạm và xử lí nhiều trường hợp thực tiễn. Chính vì thế, một khi đã hình thành, cácquan niệm sẽ rất khó bị biến hóa. Một khi trong tổ chức triển khai đã hình thành được ý niệm chung, tức là những thành viên cùng nhau san sẻ và hànhđộng theo đúng ý niệm chung đó, họ sẽ rất khó đồng ý những hành vi đi ngược lại. VD : những công ty Mĩ và nhiều nước châu Âu thường có chung ý niệm trả lương theo năng lượng. Chính vìvậy, một người lao động trẻ mới vào nghề hoàn toàn có thể nhận được mức lương rất cao nếu họ thực sự có tài. Trongkhi đó, nhiều doanh nghiệp châu Á, trong đó có Nước Ta, lại san sẻ chung ý niệm : Trả theo thâm niên, người lao động thường được nhìn nhận và trả lương tăng dần theo thâm niên góp sức cho doanh nghiệp. Mộtngười lao động trẻ rất khó hoàn toàn có thể nhận được mức lương cao ngay từ đầu. Mục lục1 – Tác động của VHDN đến sự tăng trưởng của DN2 – Nêu những yếu tố tác động ảnh hưởng đến sự hình thành VHDN. Trong những yếu tố trên thì yếu tố nào là quan trọngnhất. vì sao3 – Nêu và nghiên cứu và phân tích biểu lộ trực quan của VHDN. Lấy VD4 – Phân tích mqh giữa VHDN vs quản trị DN5 – Các biểu lộ phi trực quan của VHDN. Lấy VD6 – Vai trò của đạo đức kd trong quản trị DN7 – Các hđ marketing phi đạo đức. Liên hệ tình hình ở nước ta và cho giải pháp khắc phục8 – Biểu hiện của đạo đức kd trong việc triển khai những tính năng của DN9 – Biểu hiện của đạo đức kd trong quan hệ vs những đối tượng người dùng hữu quan10 – Phân tích biểu lộ của VH ứng xử đvs việc làm trong nội bộ DN11 – Những yếu tố tác động ảnh hưởng đến VH người kinh doanh. Trong những yếu tố đó, yếu tố nào là quan trọng nhất12 – Phân tích biểu lộ của VH ứng xử của cấp trên đvs cấp dưới13 – Các bộ phận cấu thành VH người kinh doanh. Trong những yếu tố dó, yếu tố nào là quan trọng nhất. 15 – Phân tích mqh giữa VH người kinh doanh và VH doanh nghiệp15 – Vai trò của VH ứng xử trong nội bộ DN16 – Phân tích biểu lộ của VH ứng xử của cấp dưới đvs cấp trên16 – Phân tích bộc lộ của VH ứng xử giữa những đồng nghiệp17 – Phân tích những điều cần tránh trong VH ứng xử nội bộ Doanh Nghiệp

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận