Đề cương ôn tập môn ngữ văn lớp 12
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.33 KB, 124 trang )
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập môn ngữ văn lớp 12 – Tài liệu text
Trường THPT Thanh Khê
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12
ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP PHẦN ĐỌC – HIỂU
1 – Các biện pháp tu từ
*Các biện pháp tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, phúng dụ, ngoa dụ, nói
giảm, nhân hoá, vật hóa, điệp ngữ, uyển ngữ, nhã ngữ, chơi chữ…
*Các biện pháp tu từ cú pháp: Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, lặp cú pháp, phép liệt kê,
phép chêm xen…
* Các biện pháp tu từ ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tượng thanh, hài
âm, tạo nhịp điệu, tạo âm hưởng…
2 – Nghĩa tường minh và hàm ý
*Nghĩa tường minh: là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ
trong câu.
* Hàm ý: là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ
trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
3 – Liên kết trong văn bản: Các câu, các đoạn văn liên kết với nhau về nội
dung và hình thức:
– Về nội dung:
+ Liên kết chủ đề: Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu
phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.
+ Liên kết lô-gic: Các đoạn văn và các câu văn phải được sắp xếp theo một trình
tự hợp lí.
– Về hình thức:
+ Phép lặp từ ngữ: là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ nào đó để tạo
ra tính liên kết giữa các câu chứa yếu tố đó. Có 3 cách sử dụng phép lặp: Lặp từ
vựng, lặp cấu trúc ngữ pháp, lặp ngữ âm. Lặp còn tạo ra sắc thái tu từ như nhấn
ý, tạo nhịp điệu, nhạc điệu,…
+ Phép liên tưởng: là cách dùng các từ, tổ hợp từ có quan hệ liên tưởng trong
từng câu giúp tạo ra sự liên kết giữa các câu chứa chúng.
+ Phép thế: là cách dùng những từ, tổ hợp từ khác nhau, nhưng cùng chỉ về một
vật, một việc để thay thế cho nhau và qua đó tạo nên tính liên kết giữa các câu
chứa chúng.
+ Phép nối: là cách liên kết câu bằng từ, tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ. Các
phương tiện sử dụng trong phép nối là các quan hệ từ (và, vì, nhưng, thì, mà,
nếu, cho nên, rồi,…) và các từ ngữ chuyển tiếp (bởi vậy, nếu thế, dầu vậy, tuy
thế, vậy mà, đã vậy,…) các phụ từ (lại, cũng, còn,…)
+ Phép tỉnh lược…
4 – Các phương châm hội thoại:
+ Phương châm về lượng.
+ Phương châm về chất.
+ Phương châm quan hệ.
Trường THPT Thanh Khê
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12
+ Phương châm cách thức.
+ Phương châm lịch sự.
5 – Phong cách chức năng ngôn ngữ:
* Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
– Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong
giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi
thức, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm…đáp ứng những nhu cầu trong
cuộc sống.
– Đặc trưng:
+ Giao tiếp mang tư cách cá nhân.
+ Nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng
xóm, đồng nghiệp.
– Nhận biết:
+ Gồm các dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ.
+ Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương.
* Phong cách ngôn ngữ khoa học:
– Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên
cứu, học tập và phổ biến khoa học.
Là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.
– Đặc trưng
+ Tính khái quát, trừu tượng.
+ Tính lí trí, lô gíc.
+ Tính khách quan, phi cá thể.
* Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
– Khái niệm:
Là loại phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn
chương (Văn xuôi nghệ thuật, thơ, kich).
– Đặc trưng:
+ Tính thẩm mĩ.
+ Tính đa nghĩa.
+ Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả.
* Phong cách ngôn ngữ chính luận:
– Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản trực
tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng
của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội.
– Đặc trưng:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, không mơ hồ, úp
mở.Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câu nhiều ý.
+ Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý
Trường THPT Thanh Khê
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12
nhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành mạch.
+ Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng
điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết.
* Phong cách ngôn ngữ hành chính:
– Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành
chính.
– Là giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước,
giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.
– Đặc trưng: Phong cách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:
+ Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường.
VD: Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,…
+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật,
văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập
thể với các cá nhân.
* Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn):
– Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự
trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng,
nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả
những vấn đề thời sự: (thông tấn có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung
cấp cho các nơi).
Một số thể loại văn bản báo chí:
+ Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin
– Thời gian – Địa điểm – Sự kiện – Diễn biến – Kết quả.
+ Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết
sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn đầy đủ, sinh động,
hấp dẫn.
+ Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa
mai, châm biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc.
6 – Phương thức biểu đạt:
* Tự sự (kể chuyện, tường thuật):
Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự
việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.
* Miêu tả.
Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện
tượng, con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua
ngôn ngữ miêu tả.
* Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.
* Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai
nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.
Trường THPT Thanh Khê
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12
* Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri
thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc, người nghe.
* Hành chính – công vụ: Văn bản thuộc phong cách hành chính công vụ là văn
bản điều hành xã hội, có chức năng xã hội. Xã hội được điều hành bằng luật
pháp, văn bản hành chính.
Văn bản này qui định, ràng buộc mối quan hệ giữa các tổ chức nhà nước với
nhau, giữa các cá nhân với nhau trong khuôn khổ hiến pháp và các bộ luật văn
bản pháp lý dưới luật từ trung ương tới địa phương.
7 – Phương thức trần thuật:
– Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Lời trực tiếp)
– Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình.
– Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình, nhưng điểm nhìn
và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm (Lời nửa trực tiếp)
8 – Các thao tác lập luận:
* Giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc, hiện tượng được
nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một
câu, một nhận định.
* Phân tích: Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ
phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong
của đối tượng.
* Chứng minh: CM là đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để làm sáng
tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn
đề.
* So sánh: So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật,
đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay
khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan
tâm.
Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có
nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.
* Bác bỏ: Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận
định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.
9 – Kết cấu đoạn văn.
Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những đoạn văn có
kết cấu phổ biến: quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp; bên cạnh đó là đoạn văn có
kết cấu so sánh, nhân quả, vấn đáp, đòn bẩy, nêu giả thiết, hỗn hợp,…
Đoạn diễn dịch.
Đoạn diễn dịch là một đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái
quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩa
minh hoạ, cụ thể. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích,
chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét, đánh giá và bộc lộ
Trường THPT Thanh Khê
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12
sự cảm nhận của người viết.
Ví dụ: Đoạn văn diễn dịch, nội dung nói về cá tính sáng tạo trong sáng tác thơ:
“Sáng tác thơ là một công việc rất đặc biệt, rất khó khăn, đòi hỏi người nghệ sĩ
phải hình thành một cá tính sáng tạo (1). Tuy vậy, theo Xuân Diệu – tuyệt nhiên
không nên thổi phồng cái cá biệt, cái độc đáo ấy lên một cách quá đáng (2).
Điều ấy không hợp với thơ và không phải phẩm chất của người làm thơ chân
chính (3). Hãy sáng tác thơ một cách tự nhiên, bình dị, phải đấu tranh để cải
thiện cái việc tự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa (4). Trong khi
sáng tác nhà thơ không thể cứ chăm chăm: mình phải ghi dấu ấn của mình vào
trong bài thơ này, tập thơ nọ (5). Chính trong quá trình lao động dồn toàn tâm
toàn ý bằng sự xúc cảm tràn đầy, có thể nhà thơ sẽ tạo ra được bản sắc riêng
biệt một cách tự nhiên, nhà thơ sẽ biểu hiện được cái cá biệt của mình trong
những giây phút cầm bút” (6)…
Mô hình đoạn văn: Câu 1 là câu mở đoạn, mang ý chính của đoạn gọi là câu chủ
đề. Bốn câu còn lại là những câu triển khai làm rõ ý của câu chủ đề. Đây là đoạn
văn giải thích có kết cấu diễn dịch.
Đoạn quy nạp.
Đoạn văn quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm
hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình bày bằng thao
tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.
Ví dụ: Đoạn văn quy nạp, nội dung nói về đoạn kết bài thơ “Đồng chí” của
Chính Hữu.
“Chính Hữu khép lại bài thơ bằng một hình tượng thơ:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo (1).
Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng (2). Bất chợt chiến sĩ ta có
một phát hiện thú vị: Đầu súng trăng treo (3). Câu thơ như một tiếng reo vui hồn
nhiên mà chứa đựng đầy ý nghĩa (4). Trong sự tương phản giữa súng và trăng,
người đọc vẫn tìm ra được sự gắn bó gần gũi (5). Súng tượng trưng cho tinh
thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược (6). Trăng tượng trưng cho cuộc
sống thanh bình, yên vui (7). Khẩu súng và vầng trăng là hình tượng sóng đôi
trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam bất khuất và hào hoa
muôn thuở (8). Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạng bay bổng đã hoà quyện
lẫn nhau tạo nên hình tượng thơ để đời (9).
Mô hình đoạn văn: Tám câu đầu triển khai phân tích hình tượng thơ trong đoạn
cuối bài thơ “Đồng chí”, từ đó khái quát vấn đề trong câu cuối – câu chủ đề, thể
hiện ý chính của đoạn: đánh giá về hình tượng thơ. Đây là đoạn văn phân tích có
kết cấu quy nạp.
Đoạn tổng – phân – hợp.
Trường THPT Thanh Khê
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12
Đoạn văn tổng phân hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở
đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết
đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai
triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận,
nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng
hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề.
Ví dụ: Đoạn văn tổng phân hợp, nội dung nói về đạo lí uống nước nhớ nguồn:
“ Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người (1). Hiện nay trên khắp đất nước ta
đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà
mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng (2). Đảng và Nhà nước
cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách (3).
Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà
mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể
phụng dưỡng, săn sóc tận tình (4). Rồi những cuộc hành quân về chiến trường
xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi
công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn
các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do… (5)Không thể nào kể hết những
biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta
(6). Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp
(7).
Mô hình đoạn văn: Đoạn văn gốm bảy câu:
– Câu đầu (tổng): Nêu lên nhận định khái quát về đạo làm người, đó là lòng biết
ơn.
– Năm câu tiếp (phân): Phân tích để chứng minh biểu hiện của đạo lí uống nước
nhớ nguồn.
– Câu cuối (hợp): Khẳng định vai trò của đạo lí uống nước nhớ nguồn đối với
việc xây dựng xã hội.
Đây là đoạn văn chứng minh có kết cấu tổng phân hợp.
Đoạn so sánh
– So sánh tương đồng.
Đoạn so sánh tương đồng là đoạn văn có sự so sánh tương tự nhau dựa trên một
ý tưởng: so sánh với một tác giả, một đoạn thơ, một đoạn văn,… có nội dung
tương tự nội dung đang nói đến.
Ví dụ: Đoạn văn so sánh tương đồng, nội dung nói về câu thơ kết trong bài
“Nghe tiếng giã gạo” của Hồ Chí Minh:
Ngày trước tổ tiên ta có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim” (1). Cụ
Nguyễn Bá Học, một nho sĩ đầu thế kỉ XX cũng viết: “Đường đi không khó vì
ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (2). Sau này, vào đầu
những năm 40, giữa bóng tối ngục tù của Tưởng Giới Thạch, nhà thơ Hồ Chí
Minh cũng đã đề cập tới tính kiên nhẫn, chấp nhận gian lao qua bài thơ “Nghe
Trường THPT Thanh Khê
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12
tiếng giã gạo”, trong đó có câu: “Gian nan rèn luyện mới thành công” (3). Câu
thơ thể hiện phẩm chất tốt đẹp, ý chí của Hồ Chí Minh đồng thời còn là châm
ngôn rèn luyện cho mỗi chúng ta (4).
Mô hình đoạn văn: Câu nói của tổ tiên, câu nói của Nguyễn Bá Học (câu 1,2) có
nội dung tương đương với nội dung câu thơ của Hồ Chí Minh (4). Đây là đoạn
văn mở bài của đề bài giải thích câu thơ trích trong bài “Nghe tiếng giã gạo” của
Hồ Chí Minh có kết cấu so sánh tương đồng.
– So sánh tương phản.
Đoạn so sánh tương phản là đoạn văn có sự so sánh trái ngược nhau về nội dung
ý tưởng: những hình ảnh thơ văn, phong cách tác giả, hiện thực cuộc sống,…
tương phản nhau.
Ví dụ: Đoạn văn so sánh tương phản, nội dung nói về việc học hành:
Trong cuộc sống, không thiếu những người cho rằng cần học tập để trở thành kẻ
có tài, có tri thức giỏi hơn người trước mà không hề nghĩ tới việc rèn luyện đạo
đức, lễ nghĩa vốn là giá trị cao quý nhất trong các giá trị của con người (1).
Những người ý luôn hợm mình, không chút khiêm tốn, đôi khi trở thành người vô
lễ, có hại cho xã hội (2). Đối với những người ấy, chúng ta cần giúp họ hiểu rõ
lời dạy của cổ nhân: “ Tiên học lễ, hậu học văn” (3).
Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn văn là nói về quan niệm của việc học: học
để làm người. Câu 1, 2 nêu nội dung trái ngược với ý tưởng; câu 3 nêu ý tưởng.
Nội dung tương phản với ý tưởng bao giờ cũng được đề cập trước, sau đó dẫn
đến nội dung chính của ý tưởng. Đây là đoạn văn mở bài, giải thích câu nói của
Khổng Tử “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Đoạn nhân quả.
– Trình bày nguyên nhân trước, chỉ ra kết quả sau.
Đoạn văn có kết cấu hai phần, phần trước trình bày nguyên nhân, phần sau trình
bày kết quả của sự việc, hiện tượng, vấn đề,…
Ví dụ: Đoạn văn nhân quả, nội dung nói tới lời khuyên về lòng biết ơn của
con cái với cha mẹ trong một bài ca dao:
Núi Thái Sơn là núi cao nhất, đồ sộ nhất, vững chãi nhất ở Trung Quốc, cũng
như tình cha mạnh mẽ, vững chắc (1). Chính người đã dạy dỗ hướng cho ta về lẽ
phải và truyền thêm cho ta sức mạnh để bay vào cuộc sống (2). Và thông qua
hình tượng nước trong nguồn, dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào
mãi chẳng bao giờ cạn, ta cảm nhận ró được tình yêu của mẹ mới thật ngọt
ngào, vô tận và trong lành biết bao nhiêu (3). Từ những hình ảnh cụ thể ấy mà
ta có thể thấy ðýợc ý nghĩa trừu tượng về công cha nghĩa mẹ (4). Công ơn đó, ân
nghĩa đó to lớn sâu nặng xiết bao; chính vì vậy mà chỉ có những hình tượng to
lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới sánh bằng (5). Vì thế mà người xưa mới
khuyên nhủ chúng ta phải làm tròn chữ hiếu, để bù đắp phần nào nỗi cực nhọc,
cay đắng của cha mẹ đã phải trải qua vì ta” (6).
Trường THPT Thanh Khê
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12
Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn văn là giải thích ý nghĩa câu ca dao. Sáu
câu trên giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của hình ảnh trong câu ca dao, nêu
nguyên nhân. Câu 6 là kết luận về lời khuyên, nêu kết quả
– Chỉ ra kết quả trước, trình bày nguyên nhân sau.
Đoạn văn có kết cấu hai phần. Phần đầu nêu kết quả, phần sau nêu nguyên nhân.
Ví dụ: Đoạn văn nhân quả, nội dung nói về lòng hiếu nghĩa của Kiều trong lúc
lưu lạc:
Chính trong hoàn cảnh lưu lạc quê người của nàng ta mới thấy hết được tấm
lòng chí hiếu của người con gái ấy (1). Nàng biết sẽ còn bao cơn “cát dập sóng
vùi” nhưng nàng vẫn chỉ lo canh cánh lo cho cha mẹ thiếu người đỡ đần phụng
dưỡng vì hai em còn “sân hoè đôi chút thơ ngây” (2). Bốn câu mà dùng tới bốn
điển tích “người tựa cửa”, “quạt nồng ấp lạnh”, “sân lai”, “gốc tử (3)”.
Nguyễn Du đã làm cho nỗi nhớ của Kiều đậm phần trang trọng, thiết tha và có
chiều sâu nhưng cũng không kém phần chân thực (4).
Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn bình về lòng hiếu của Kiều. Câu 1 nêu kết
quả, ba câu còn lại nêu nguyên nhân
* Đoạn vấn đáp.
Đoạn văn vấn đáp là đoạn văn có kết cấu hai phần, phần đầu nêu câu hỏi, phần
sau trả lời câu hỏi. Nội dung hỏi đáp chính là chủ đề của đoạn văn. Trong kiểu
kết cấu này, phần sau có thể để người đọc tự trả lời.
Ví dụ: Đoạn văn vấn đáp, nội dung nói về cái hồn dân tộc trong bài “Ông
đồ” của Vũ Đình Liên:
Cứ đọc kĩ mà xem, sẽ thấy cái xót xa thấm đậm quay cuồng trong câu hỏi cuối:
“Những người muôn năm cũ”, những người ấy là những tâm hồn đẹp thanh cao
bên câu đối đỏ của ông đồ, hay những ông đồ trên phố phường Hà Nội xưa (1)?
Tôi nghĩ là cả hai (2). Thắc mắc của tác giả rất có lí, và chính vì có lí nên nó
thật tàn nhẫn và đau lòng (3). Những cái đẹp cao quý sâu kín, cái đẹp của hồn
người Hà Nội, cái đẹp của hồn Việt Nam cứ ngày càng mai một, càng bị cuộc
sống với những quy tắc rất thực tế lấn át, chà đạp và xô đẩy sang lề đường để
rồi biến mất như ông đồ già kia, và có lẽ sẽ mãi mãi không còn nếu như không
có những Vũ Đình Liên đáng khâm phục (4). “Hồn ở đâu bây giờ” (5)? Câu hỏi
ấy là tiếng chuông cảnh tỉnh người đọc ở mọi thế hệ mọi thời đại, thức dậy
những gì sâu xa đã bị lãng quên, chon vùi dưới cuộc sống ồn ào náo nhiệt (6).
Làm sao để tìm lại cái hồn thanh cao cho mỗi con người Việt Nam, để khôi phục
lại cái hồn cho cả dân tộc, đó là điều nhà thơ Vũ Đình Liên muốn nhắn gửi
chúng ta (7).
Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn văn là giải thích và bình về hai câu thơ.
Phần nêu câu hỏi là câu 1, phần trả lời là câu 2, 3, 4.
*Đoạn đòn bẩy.
Đoạn văn có kết cấu đòn bẩy là đoạn văn mở đầu nêu một nhận định, dẫn một
Trường THPT Thanh Khê
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12
câu chuyện hoặc những đoạn thơ văn có nội dung gần giống hoặc trái với ý
tưởng (chủ đề của đoạn) tạo thành điểm tựa, làm cơ sở để phân tích sâu sắc ý
tưởng đề ra.
Ví dụ: Đoạn văn đòn bẩy, nội dung nói về hai câu thơ tả cảnh xuân trong
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du:
Trong “Truyện Kiều” có hai câu thơ tả cảnh mùa xuân rất đẹp:
“Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lên trắng điểm một vài bong hoa” (1).
Thơ cổ Trung Hoa cũng có hai câu thơ tả cảnh đầy ấn tượng:
“Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa (2).
…Tác giả Trung Quốc chỉ nói: “Lê chi sổ điểm hoa” (trên cành lê có mấy bông
hoa (3). Số hoa lê ít ỏi như bị chìm đi trong sắc cỏ ngút ngàn (4). những bông lê
yếu ớt bên lề đường như không thể đối chọi với cả một không gian trời đất bao
la rộng lớn (5). Nhưng những bông hoa trong thơ Nguyễn Du là hoàn toàn khác:
“Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” (6). Nếu như bức tranh xuân ấy lấy
phông nền là màu xanh của của cỏ thì những bông hoa lê là một nét chấm phá
vô cùng sinh động và tài tình (7). Sắc trắng của bông hoa lê – cái sắc trắng
chưa từng xuất hiện trong câu thơ cổ Trung Hoa – nổi bật trên nền xanh tạo ra
thanh khiết trong sáng vô cùng (8). Tuy chỉ là một vài chấm nhỏ trên bức tranh
nhưng lại là điểm nhấn toả sáng và nổi bật trên bức tranh toàn cảnh (9). Những
bông hoa “trắng điểm” thể hiện sự tài tình gợi tả gợi cảm trong lời thơ (10).
Cành hoa lê như một cô thiếu nữ đang e ấp dịu dàng (11). Câu thơ cũng thể hiện
bản lĩnh hội hoạ của Nguyễn Du (12). Hai sắc màu xanh và trắng hoà quyện với
nhau trong bức tranh xuân vừa đẹp vừa dào dạt sức sống đầy xuân sắc, xuân
hương và xuân tình (13).
Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn văn là bình giảng câu thơ với hình ảnh thơ
đặc sắc. Câu 3, 4, 5 phân tích câu thơ cổ Trung Quốc làm điểm tựa để năm câu
còn lại (câu 6, 7, 8, 9, 10) làm rõ được chủ đề đoạn.
* Nêu giả thiết.
Đoạn văn nêu giả thiết là đoạn văn có kết cấu: mở đoạn nêu giả thiết, để từ đó đề
cập tới chủ đề đoạn.
Ví dụ: Đoạn văn nêu giả thiết, nội dung nói về chi tiết “cái bóng” trong
“Chuyện người con gái Nam Xương”:
Giáo sư Phan Trọng Luận không sai khi nói: “Cái bóng đã quyết định số phận
con người”, đây phải chăng là nét vô lí, li kì vẫn có trong các truyện cổ tích
truyền kì (1)? Không chỉ dừng lại ở đó, “cái bóng còn là tượng trưng cho oan
trái khổ đau, cho bất hạnh của biết bao người phụ nữ sống dưới xã hội đương
thời (2). Nỗi oan của họ rồi cũng chỉ là những cái bóng mờ ảo, không bao giờ
được sáng tỏ (3). Hủ tục phong kiến hay nói đúng hơn là cái xã hội phong kiến
Trường THPT Thanh Khê
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12
đen tối đã vùi dập, phá đi biết bao tâm hồn, bao nhân cách đẹp, đẩy họ đến
đường cùng không lối thoát (4). Để rồi chính những người phụ nữ ấy trở thành
“cái bóng” của chính mình, của gia đình, của xã hội (5). Chi tiết “cái bóng”
được tác giả dùng để phản ánh số phận, cuộc đời người phụ nữ đầy bất công
ngang trái nhưng cũng như bao nhà văn khác ông vẫn dành một khoảng trống
cho tiếng lòng của chính nhân vật được cất lên, được soi sáng bởi tâm hồn
người đọc (5). “Cái bóng” được đề cao như một hình tượng đẹp của văn học, là
viên ngọc soi sáng nhân cách con người (6). Bạn đọc căm phẫn cái xã hội phong
kiến bao nhiêu thì lại càng mở lòng yêu thương đồng cảm với Vũ Nương bấy
nhiêu (7). “Cái bóng” là sản phẩm tuyệt vời từ tài năng sáng tạo của Nguyễn
Dữ góp phần nâng câu chuyện lên một tầm cao mới: chân thực hơn và yêu
thương hơn (8).
Mô hình đoạn văn: Đoạn văn có câu thứ nhất nêu giả thiết về chi tiết “cái
bóng”. Các câu tiếp theo khẳnh định giá trị của chi tiết đó.
*Đoạn móc xích.
Đoạn văn có mô hình kết câu móc xích là đoạn văn mà ý các câu gối đầu lên
nhau, đan xen nhau và được thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ ở
câu trước trong câu sau.
Ví dụ: Đoạn văn móc xích, nội dung nói về vấn đề trồng cây xanh để bảo về môi
trường sống:
Muốn làm nhà thì phải có gỗ. Muốn có gỗ thì phải trồng cây gây rừng. Trồng
cây gây rừng thì phải coi trọng chăm sóc, bảo vệ để có nhiều cây xanh bóng mát.
Nhiều cây xanh bóng mát thì cảnh quan thiên nhiên đẹp, đất nước có hoa thơm
trái ngọt bốn mùa, có nhiều lâm thổ sản để xuất khẩu. Nước sẽ mạnh, dân sẽ
giàu, môi trường sống được bảo vệ.
Mô hình đoạn văn: Các ý gối nhau để thể hiện chủ đề về môi trường sống. Các
từ ngữ được lặp lại: gỗ, trồng cây gây rừng, cây xanh bóng mát.
Giới thiệu một số đề tham khảo
Câu1: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu
ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình.
Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi,
những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm
nhèm của bà rỏ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau
sống qua được cơn đói khát này không?
(Trích Vợ nhặt – Kim Lân)
a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
b. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
c. Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình mẫu tử.
Trường THPT Thanh Khê
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12
Trả lời :
Câu a : Đoạn văn được viết theo phương thức biểu cảm là chính.
Câu b : Đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ khi biết con trai (nhân
vật Tràng) dẫn người đàn bà xa lạ về nhà
Câu c : Đoạn văn cần đảm bảo các ý:
-Dẫn ý bằng chính dòng độc thoại nội tâm xúc động của bà cụ Tứ.
– Tình mẫu tử gì? Biểu hiện của tình mẫu tử?
– Ý nghĩa của tình mẫu tử?
– Phê phán những đứa con bất hiếu với mẹ và nêu hậu quả.
– Bài học nhận thức và hành động?
Câu 2: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai…
Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những
tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những
dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ
và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi!
Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải
chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm…chắc là một xe bọc
thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt
anh em mình lại hiện ra…Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái
nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên…Việt vẫn còn đây,
nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng.
Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng
mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ
rộ…
(Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)
a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
b. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
c. Xác định phép tu từ trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ
đó ?
d. Từ văn bản, việt đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về ý chí, nghị lực của tuổi trẻ
hôm nay.
Trả lời:
Câu a: Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính.
Câu b: Đoạn văn kể chuyện nhân vật Việt bị thương nặng trên chiến trường. Một
lần tỉnh lại, Việt nghe tiếng súng của ta, nhớ về đồng đội và quyết tâm tìm về
đơn vị.
Câu c : Đoạn văn cần đảm bảo các ý:
Trường THPT Thanh Khê
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12
– Dẫn ý bằng tình huống nhân vật Việt dù bị thương nặng trên chiến trường,
ngất đi tỉnh lại nhiều lần như vẫn cố gắng hướng về nơi có tiếng súng để sẵn
sàng chiến đấu và tìm về với đồng đội.
-Ý chí, nghị lực của tuổi trẻ là gì? Biểu hiện?
– Ý nghĩa tác dụng của ý chí, nghị lực?
– Phê phán một bộ phận thanh niên có thái độ nãn chí, lùi bước trước thử thách
Xem thêm: Lớp Chuyên Đề Rau Câu 3D
khó khăn và nêu hậu quả.
– Bài học nhận thức và hành động?
Câu 3: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
Trong lúc chị Chiến xuống bếp nấu cơm, Việt đi câu con cá về làm bữa cúng má
trước khi dời bàn thờ sang nhà chú, còn một mình ở nhà trên, chú Năm lại cất
tiếng hò. Không phải giọng hò trong trẻo trong đêm bay ra hai bên bờ sông, rồi
dời lại trên cái ghe heo chèo mướn của chú. Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt
đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng
một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội.
(Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Xác định ít nhất hai biện pháp tu từ trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật
của các phép tu từ đó ?
Câu 4: Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời
mình. Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được
rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay
vào đấy. Mị chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mị cũng không thấy
sợ… Trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị
tưởng như A Phủ biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút
dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh. Lần lần,
đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì
thào được một tiếng “Đi đi…” rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước
nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên,
chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng
dốc.
(Trích Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)
a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
b. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
c. Từ văn bản, viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình yêu thương con người
của tuổi trẻ hôm nay.
Trường THPT Thanh Khê
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12
Câu 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt
lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà.
Tóc Mị xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không
nghiêng đầu được nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài
áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại ”.
(Trích
Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)
0. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
a. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì?
b. Trong đoạn văn trên, Tô Hoài sử dụng nhiều câu ngắn kết hợp với các câu
dài có nhiều vế ngắn, nhịp điệu nhanh. Tác dụng của hình thức nghệ thuật
này là gì?
c. Đoạn văn bản trên khiến anh/chị liên tưởng đến hiện tượng nào trong cuộc
sống? Nêu ngắn gọn những hiểu biết của anh/chị về hiện tượng và đưa ra
một giải pháp mà anh/chị cho là hợp lý nhất đẻ giải quyết hiện tượng này?
Câu 6 :
Văn bản:
Hỡi đồng bào cả nước
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy
rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình
đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791
cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn
được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
(Trích Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh)
Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nêu cách trích dẫn và và ý chính của văn bản.
2. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. Việc dùng cụm từ “Suy rộng ra”
có ý nghĩa gì? 3. Anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ thái độ của mình
trong việc kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.
Câu 6: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Trường THPT Thanh Khê
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
(Trích Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
1.
2.
3.
Nêu nội dung của đoạn thơ?
Đoạn thơ đã sử dụng những biện pháp tu từ cú pháp nào?
Viết một đoạn văn ngắn bình về tác dụng của các biện pháp tu từ cú pháp
trong đoạn thơ trên?
Câu 7:
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu.
(Trích Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
Đọc lời đề từ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nêu ý chính của lời đề từ?
2. Xác định các biện pháp tu từ trong lời đề từ và nêu tác dụng của nó trong việc
thể hiện nội dung?
3. Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con tàu và Tây Bắc?
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG
THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX
Câu 1: Nêu ngắn gọn quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của
VHVN từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975?
1. Chặng đường từ năm 1945 đến 1954 (giai đoạn chống Pháp):
– Nội dung: ca ngợi Tổ quốc và quần chúng nhân dân, phản ánh cuộc kháng
chiến chống Pháp, niềm tự hào dân tộc và tin tưởng ở tương lai tươi sáng của Đất
nước.
– Nghệ thuật: Đạt được thành tựu trên nhiều thể loại văn học (truyện và kí, thơ
ca, kịch, lí luận phê bình văn học).
– Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Đôi mắt và nhật kí ở rừng của Nam Cao,
Làng của Kim Lân, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc (truyện và kí); Tây
Tiến của Quang Dũng, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Việt Bắc của Tố Hữu
(thơ); Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng (kịch); bài tiểu luận
Trường THPT Thanh Khê
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12
Nhận đường và tập Mấy vấn đề nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi (lí luận, phê
bình).
2. Chặng đường từ 1955 đến 1964 (giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc, chống xâm lược ở miền Nam):
– Nội dung:
+ Ngợi ca đất nước và hình ảnh người lao động trong bước đầu xây dựng CNXH
ở miền Bắc bằng cảm hứng lãng mạn và tràn đầy niềm lạc quan tin tưởng.
+ Thể hiện tình cảm đối với miền Nam ruột thịt, nỗi đau đất nước bị chia cắt và ý
chí thống nhất đất nước.
– Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Sông Đà của Nguyễn Tuân, Mùa lạc của
Nguyễn Khải (văn xuôi) ; Gió lộng của Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa của Chế
Lan Viên (thơ ca); Một đảng viên của Học Phi (kịch).
3. Chặng đường từ 1965 đến 1975 (giai đoạn chống Mĩ):
– Nội dung : Văn học tập trung viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ và chủ đề
bao trùm là ngợi ca tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
– Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Người mẹ cầm súng và Những đứa con trong gia
đình của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (văn xuôi); Ra trận,
Máu và hoa của Tố Hữu, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Gió lào
cát trắng của Xuân Quỳnh (thơ); Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm
(kịch).
Câu 2: Trình bày ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam
từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975?
1. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc
với vận mệnh đất nước:
– Tư tưởng chủ đạo của nền văn học mơí là tư tưởng cách mạng, văn học trước
hết phải là một thứ vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng.
– Văn học phản ánh hiện thực: Đấu tranh thống nhất đất nước và xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
2. Nền văn học hướng về đại chúng:
– Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung
cấp bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học.
– Các nhà văn thay đổi hẳn cách nhìn nhận về quần chúng nhân dân, có những
quan niệm mới về đất nước: Đất nước của nhân dân.
– Hướng về đại chúng văn học giai đoạn này phần lớn là những tác phẩm ngắn
gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, phù hợp với thị hiếu và khả năng nhận
thức của nhân dân.
3. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
(xem câu 3).
Câu 3: Chỉ ra những biểu hiện của khuynh hướng sử thi cà cảm hứng lãng
mạn được thể hiện trong văn học Việt Nam 1945 – 1975?
Trường THPT Thanh Khê
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12
* Khuynh hướng sử thi thể hiện ở những phương diện:
– Nội dung: Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và toàn dân tộc.
– Nhân vật: thường là những con người đại diện cho khí phách tinh hoa, phẩm
chất, ý chí của dân tộc.
Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân,
ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn.
– Lời văn: Thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng
lệ hào hùng
* Cảm hứng lãng mạn:
– Là cảm hứng khẳng định cái tôi đày tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng.
Cảm hứng lãng mạn của văn học VN từ 1945 – 1975 thể hiện trong việc khẳng
định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới và vẻ đẹp cuả con người mới, ca
ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân
tộc.
– Cảm hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủ đạo không chỉ trong thơ mà trong
tất cả các thể loại khác.
Câu 4: Lí giải vì sao văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX phải đổi
mới? Thử nêu những chuyển biến và một vài thành tựu ban đầu đạt được?
a. VHVN 1975 – hết XX phải đổi mới vì: Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá đã
thay đổi
– 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, đất nước thống nhất.
– 1975-1985, đất nước gặp nhiều khó khăn, thử thách (đặc biệt về kinh tế) – đòi
hỏi đất nước phải đổi mới.
– Từ 1986, Đảng Cộng sản đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước.
Điều kiện giao lưu văn hoá với quốc tế được mở rộng….→ Điều đó đã thúc đẩy
nền văn học cũng phải đổi mới cho phù hợp với nhà văn, độc giả và quy luật
phát triển khách quan của văn học.
b. Những chuyển biến và thành tựu:
– Những chuyển biến (đặc điểm cơ bản):
+ Văn học đã vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân văn
sâu sắc.
+ Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề: Đổi mới cách nhìn nhận về
con người và hiện thực đời sống; khám phá con người trong những mối quan hệ
đa dạng, phức tạp và nhiều phương diện; văn học hướng nội, quan tâm đến
những số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp của đời thường.
+ Đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn.
– Thành tựu bước đầu: Các thể loại phóng sự phát triển mạnh. Truyện ngắn và
tiểu thuyết có nhiều tìm tòi. Thể loại trường ca được mùa bội thu. Nghệ thuật sân
khấu thể hiện thành công ở nhiều đề tài. Lí luận phê bình cũng xuất hiện nhiều
cuộc tranh luận sôi nổi.
Trường THPT Thanh Khê
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12
– Một vài tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Những người đi tới biển của Thanh Thảo,
Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn
Minh Châu, Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hồn
Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ…
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
I. Lí thuyết:
1. Khái niệm:
Tư tưởng đạo lí là kiểu bài nghị luận bao gồm các vấn đề về nhận thức (lí
tưởng, mục đích sống); tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha,
bao dung, độ lượng, tính trung thực, chăm chỉ, cần cù, hòa nhã, khiêm tốn, thói
ích kỷ, bao hoa, vụ lợi…); về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, anh em…); về quan
hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…); về cách ứng xử, hành động
mỗi người trong cuộc sống…
NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH
Câu 1: Nêu vài nét về tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh?
– Sinh 19/5/1890, mất 2/9/1969.
– Xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước.
– Quê ở xã Kim Liên (làng Sen), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
– Năm 1911 ra đi tìm đường cứu nước, năm 1930 thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam, năm 1941 về nước, lãnh đạo cách mạng và giành thắng lợi trong cuộc
Tổng khởi tháng Tám năm 1945, ngày 2/9/1945 đọc Tuyên ngôn Độc Lập, năm
1946 làm Chủ tịch nước cho tới khi qua đời.
→ Chủ tịch HCM là nhà quân sự, nhà chính trị lỗi lạc; anh hùng dân tộc,
danh nhân văn hóa thế giới.
Câu 2: Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác về văn học nghệ thuật
của Hồ Chí Minh?
– Coi VH là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp CM.
– Luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của VH.
– Khi cầm bút Người bao giờ cũng xuất phát từ đối tượng và mục đích tiếp
nhận để quyết định ND và HT của tác phẩm.
Câu 3: Nêu những nét chính về di sản văn học của HCM?
Sự nghiệp văn học của HCM là một di sản vô giá, là bộ phận hữu cơ gắn với sự
ngiệp CM
a. Văn chính luận:
– Tác phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945),
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do
(1966)…
Trường THPT Thanh Khê
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12
– ND: Lên án những chính sách tàn bạo của TDP, kêu gọi những người nô lệ bị
áp bức đoàn kết đấu tranh.
– NT: Chặt chẽ, súc tích, châm biếm sắc sảo, giàu chất trí tuệ.
b. Truyện và kí:
– Tác phẩm: Pa-ri (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành
(1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925), Nhật kí chìm tàu
(1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)…
– ND: Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của thực dân, phong kiến;
nêu cao những tấm gương yêu nước và cách mạng.
– NT: Tình huống độc đáo, bút pháp hiện đại, kể chuyện linh hoạt.
c. Thơ ca:
– Nổi bật nhất là tập Nhật kí trong tù.
– Ngoài ra còn có các bài thơ Bác làm ở Việt Bắc từ 1941 đến 1945 và trong
thời kì chống Pháp (Dân cày, công nhân, ca binh lính, Ca sợi chỉ…), những bài
thơ vừa cổ điển vừa hiện đại (Tức cảnh Pác Bó, Nguyên tiêu, Báo tiệp, Cảnh
khuya…).
→ Nổi bật trong thơ là hình ảnh nhân vật trữ tình mang nặng “nỗi nước nhà”
mà phong thái vẫn luôn ung dung, luôn vượt lên mọi hoàn cảnh và luôn tin
tưởng vào tương lai tất thắng của CM.
Câu 4: Nêu những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật HCM?:
độc đáo, đa dạng
– Văn chính luận: thường gắn gọn, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh
thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút
pháp.
– Truyện và kí: nhìn chung rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và
nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén, thâm thuý của phương Đông, vừa hài hước,
hóm hỉnh của phương Tây.
– Thơ ca là thể loại thể hiện sâu sắc phong cách NT của HCM.
+ Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền CM lời lẽ thường giản dị, mộc
mạc mang màu sắc dân gian hiện đại vừa dễ nhớ, dễ thuộc, vừa có sức tác động
trực tiếp vào tình cảm người đọc, người nghe
+ Những bài thơ NT được viết theo hình thức cổ thi hàm súc, có sự hoà hợp
độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại, giữa chất trữ tình và tính
chiến đấu.
TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Hồ Chí Minh
Câu 1. Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của “Tuyên ngôn độc lập”?
– 19/8/1945, CM8 thắng lợi ở Hà Nội.
– 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn
Trường THPT Thanh Khê
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12
nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo Tuyên ngôn độc lập.
– 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm
thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc Tuyên ngôn độc lập trước hàng chục
vạn đồng bào.
– Khi đó, đế quốc thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta. Dưới danh nghĩa
quân Đồng minh vào giải giáp vũ khí quân đội Nhật, quân đội Quốc dân đảng
Trung Quốc tiến vào từ phía Bắc, quân đội Anh tiến vào từ phía Nam, thực dân
Pháp theo chân Đồng Minh, tuyên bố: Đông Dương là đất “bảo hộ” của người
Pháp bị Nhật chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, Đông Dương phải thuộc quyền của
người Pháp.
Câu 2. Nêu đối tượng và mục đích sáng tác của bản tuyên ngôn độc lập?
Đối tượng:
– Trước quốc đân đồng bào.
– Thế giới.
– Các thế lực thù đích và cơ hội quốc tế.
Mục đích:
– Chính thức tuyên bố trước quốc dân, trước thế giới sự ra đời của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà, khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
– Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta suốt 80 năm qua và tuyên
bố chấm dứt chế độ thực dân, xoá bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt
Nam.
– Khẳng định ý chí của cả dân tộc Việt Nam kiên quyết bảo vệ nền độc lập, tự
do của Tổ quốc.
Câu 3. Phân tích bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
3.1. Phần một: Nguyên lý chung (cơ sở pháp lý và chính nghĩa) của bản
Tuyên ngôn.
– Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định
quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc
của con người. Đó là những quyền không ai có thể xâm phạm được; người ta
sinh ra phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.
– Hồ Chủ tịch đã trích dẫn 2 câu nổi tiếng trong 2 bản Tuyên ngôn của Mĩ và
Pháp
→ Đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo của văn minh nhân
loại nhân loại và tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo.
– Ý nghĩa của việc trích dẫn:
+ Có tính chiến thuật sắc bén, khéo léo, khóa miệng đối phương.
+ Khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc (đặt 3 cuộc cách mạng, 3 nền độc
lập, 3 bản tuyên ngôn ngang hàng nhau)
Câu văn “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” là sự khẳng định một
cách hùng hồn chân lí thời đại: Độc lập, tự do, Hạnh phúc, Bình đẳng của con
Trường THPT Thanh Khê
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12
người, của các dân tộc cần được tôn trọng và bảo vệ.
→ Đóng góp riêng của tác giả và của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tư
tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo cao cả.
3.2. Phần hai: Cơ sở thực tế của bản Tuyên ngôn.
* Bản cáo trạng tội ác thực dân Pháp:
– Vạch trần bộ mặt xảo quyệt của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do, bình
đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”: Về chính trị, văn hóa xã
hội, kinh tế…
Sử dụng phương pháp liệt kê; câu văn ngắn dài, động từ mạnh, điệp từ, điệp cú
pháp, ngôn ngữ sắc sảo, giọng văn hùng hồn.
– Trong vòng 5 năm (1940 – 1945) thực dân Pháp đã hèn hạ và nhục nhã “bán
nước ta hai lần cho Nhật”. Thẳng tay khủng bố Việt Minh; “thậm chí đến khi
thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao
Bằng”
→ Lời kết án đầy phẫn nộ, sôi sục căm thù:
+ Vạch trần thái độ nhục nhã của Pháp (quỳ gối, đầu hàng, bỏ chạy…)
+ Đanh thép tố cáo tội ác tày trời (từ đó,…từ đó…)
* Quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta:
– Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải
thuộc địa của Pháp nữa. Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền khi Nhật
hàng Đồng minh.
– Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ mà lập
nên chế độ Dân chủ Cộng hòa. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
– Chế độ thực dân pháp trên đất nước ta vĩnh viễn chấm dứt và xóa bỏ (thoát ly
hẳn, xóa bỏ hết…) mọi đặc quyền, đặc lợi của chúng đối với đất nước ta.
– Trên nguyên tắc dân tộc bình đẳng mà tin rằng các nước Đồng minh “quyết
không thể không công nhận quyền độc lập của dân tộc Việt Nam”:
→ Phần thứ hai là những bằng chứng lịch sử không ai chối cãi được, đó là cơ sở
thực tế và lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chí Minh lập luận một
cách chặt chẽ với những lý lẽ đanh thép, hùng hồn: Đó là lối biện luận chặt chẽ,
logic, từ ngữ sắc sảo, cấu trúc đặc biệt, nhịp điệu dồn dập, lời văn biền ngẫu,
cách hành văn theo hệ thống móc xích…
3.3. Phần còn lại: Lời tuyên bố với thế giới.
– Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một
nước tự do, độc lập (từ khát vọng đến sự thật lịch sử hiển nhiên)
– Nhân dân đã quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy (được làm nên bằng
xương máu và lòng yêu nước).
→ Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc ta, thể hiện
phong cách chính luận của Hồ Chí Minh.
Trường THPT Thanh Khê
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12
Câu 4: Giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập?
– Giá trị lịch sử: Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc
Việt Nam: tuyên bố xoá bỏ chế độ thực dân, phong kiến; khẳng định quyền tự
chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới; mở ra kỉ nguyên độc lập
tự do trên đất nước ta.
– Giá trị văn học: Tuyên ngôn độc lập là một tác phẩm chính luận đặc sắc: lập
luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm
xúc.
– Giá trị tư tưởng: Tuyên ngôn độc lập còn là một áng văn tâm huyết của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Người, đồng thời kết
tinh lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự
do, hòa bình.
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
Cách làm bài
* Mở bài: Nêu hiện tượng cần nghị luận
* Thân bài: – Giải thích rõ khái niệm về hiện tượng (nếu cần)
– Phân tích các mặt của hiện tượng đời sống được đề cập (dùng dẫn
chứng từ cuộc sống và văn học để làm rõ)
+ Biểu hiện, thực trạng của hiện tượng xã hội cần nghị luận
+ Nguyên nhân làm xuất hiện hiện tượng đó (cả nguyên nhân khách
quan và chủ quan)
+ Tác động của hiện tượng đối với xã hội: Tích cực-> biểu dương,
ngợi ca; tiêu cực-> phê phán, lên án
+ Biện pháp phát huy (nếu là tích cực) hoặc ngăn chặn (nếu là tiêu
cực).
– Đánh giá, đưa ra ý kiến về hiện tượng xã hội đó.
* Kết bài: – Tóm lược lại vấn đề.
– Liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
TÂY TIẾN
Quang Dũng
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NHỚ:
Trường THPT Thanh Khê
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12
1. Trình bày những nét chính về tác giả Quang Dũng (1921 – 1988)?
– Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc.
Nhưng Quang Dũng được biết đến nhiều là một nhà thơ.
– Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên, vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng
khoáng. Một hồn thơ lãng mạn, tài hoa: nhà thơ của “xứ Đoài mây trắng”, thơ
giàu chất nhạc, chất họa.
– Các tác phẩm chính: Mây đầu ô, Thơ văn Quang Dũng…
– Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
2. Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?
– Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ
phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào, đồng thời đánh tiêu hao
lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ Việt Nam.
– Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng nhưng chủ
yếu là ở biên giớiViệt – Lào.
– Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên, học sinh, trí thức Hà Nội, chiến
đấu trong những hoàn cảnh gian khổ thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành
hành dữ dội.Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm.
– Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến từ đầu năm 1947 đến cuối
năm 1948 rồi chuyển sang đơn vị khác. Rời đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu
Chanh, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến (1948).Khi in lại, tác giả đổi tên
bài thơ là Tây Tiến.
3. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến?
– Cảm hứng lãng mạn:
+ Thể hiện ở cái tôi tràn đầy tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Nó phát huy cao độ
trí tưởng tượng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tô đậm cái phi thường, tạo ấn
tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ, tuyệt mỹ của núi rừng miền tây.
+ Bức chân dung kiêu hùng của người lính Tây Tiến.
+ Sự hoang dại, bí ẩn của núi rừng và những hình ảnh ấm áp, thơ mộng.
+ Cảnh đêm liên hoan, cảnh sông nước như được phủ lên màn sương huyền
thoại.
– Tinh thần bi tráng:
+ Nhà thơ không che giấu cái bi, nhưng bi mà không lụy. Cái bi được thể hiện
bằng một giọng điệu, âm hưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng để thành chất bi
tráng.
+ Người lính Tây Tiến luôn hiên ngang, bất khuất mặc dù chịu mất mát, đau
buồn. Cái chết cũng được tác giả bao bọc trong không khí hoành tráng. Trên cái
nền thiên nhiên hùng vĩ tráng lệ, người lính xuất hiện với tầm vóc khác thường.
Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng luôn gắn bó với nhau, nâng đỡ nhau,
cộng hưởng với nhau để làm nên linh hồn, sắc diện của bài thơ, tạo nên vẻ đẹp
độc đáo của tác phẩm.
Trường THPT Thanh Khê
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12
4. Hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến?
– Vùng núi hiểm trở, hoang vu, khắc nghiệt: Dốc cao khúc khuỷu, ngàn thước
dựng đứng, chất ngất. Vực sâu heo hút, thăm thẳm, lấp trong sương núi. Vẻ
hoang vu xa vắng gợi lên từ những tên làng, tên châu, tên bản rất lạ tai.
– Thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng: Thiên nhiên Tây Tiến có cái hùng vĩ, trùng
điệp thăm thẳm đồng thời cũng có vẻ đẹp thơ mộng: Hương hoa rừng thoang
thoảng trong đêm, nếp nhà sàn thấp thoáng trong mưa bay, dáng hình sơn nữ trên
chiếc thuyền độc mộc giữa hai bờ lau sậy hoang vu, hoa trôi đong đưa trên dòng
nước …
– Thiên nhiên hoang dã, huyền bí, thâm u: Ngòi bút Quang Dũng đã trả lại cho
núi rừng Tây Tiến vẻ huyền bí, thâm u ngàn đời của nó: những con đường heo
hút trong mây, trong sương lấp, những buổi chiều âm vang tiếng gầm thét của
những ngọn thác, cảnh đêm đêm cọp trêu người, hồn lau nơi rừng núi.
– Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên: Sử dụng các từ ngữ giàu chất tạo hình, hình
ảnh độc đáo, lạ, nghệ thuật phối thanh ngắt nhịp. Đặc biệt thủ pháp đối lập, bút
pháp hiện thực đan xen bút pháp lãng mạn…làm cho thiên nhiên Tây Tiến vừa
dữ dội hoành tráng mà không làm con người run sợ, nản lòng.
5. Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến?
a) Vẻ đẹp hào hùng:
+ Trong cuộc trường chinh gian khổ, người lính ở đây là những trí thức, học
sinh, sinh viên xuất thân Hà Nội, chưa quen với gian lao, lại trải qua cuộc hành
quân dài ngày, địa hình hiểm trở, khắc nghiệt, phải đối mặt với cái chết từ nhiều
phía.
+ Tư thế hành quân, dáng vẻ dữ dội khác thường của người lính (chú ý một số
hình ảnh: gục lên súng mũ bỏ quên đời, đoàn binh không mọc tóc, xanh màu lá,
dữ oai hùm, mắt trừng…)
+ Lí tưởng chiến đấu cao đẹp và tinh thần hi sinh cho Tổ quốc (đi sâu phân tích
các hình ảnh: những nấm mồ viễn xứ, chẳng tiếc đời xanh, chẳng về xuôi, âm
thanh trầm hùng của sông Mã đưa tiễn những người con hi sinh về đất mẹ).
b) Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn:
+ Vẻ đẹp của tình người: gian khổ, ác liệt, hi sinh, người lính ở đây vẫn là
những con người mơ mộng, lãng mạn, quyến luyến tình người (tình cảm với cô
gái Mai Châu mùa nếp mới, những cô gái xiêm áo rực rỡ vừa e lệ, vừa tình tứ
trong đêm hội đuốc hoa, dáng kiều thơm của cô gái Hà thành, dáng hình sơn nữ
trên con thuyền độc mộc).
+ Cảm xúc về thiên nhiên: tinh tế trong phát hiện và cảm nhận cái đẹp (một nếp
nhà sàn thấp thoáng trong mưa, hồn lau nơi bờ suối, dáng hình sơn nữ buổi
hoàng hôn, bông hoa đong đưa trên dòng nước…). Dễ say đắm trước những vẻ
đẹp man sơ và khác lạ (dốc thăm thẳm, cồn mây heo hút, thác gầm thét, cọp trêu
Trường THPT Thanh Khê
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12
người…)
+ Tâm hồn lạc quan, yêu đời, nguyện dấn thân vào cuộc chiến đấu được thể hiện
qua quan niệm lãng mạn về người anh hùng (coi cái chết nhẹ tựa lông hồng) và
qua nếp sinh hoạt văn hoá ngay trong những ngày gian khổ, hi sinh (những đêm
liên hoan văn nghệ trong rừng sâu)
c) Nghệ thuật của ngòi bút Quang Dũng trong khắc hoạ hình tượng người
lính:
+ Hình ảnh đặc sắc (đoàn binh không mọc tóc, xanh màu lá, dữ oai hùm), ngôn
từ mới lạ và sự kết hợp của các từ cổ với các từ ngữ dân dã, đời thường (biên
cương, viễn xứ, kiều thơm, chiếu, đất, bỏ quên đời, chẳng về xuôi) tạo được vẻ
cứng cỏi ngang tàng của người lính gần với các tráng sĩ trong văn học cổ mà vẫn
hiện đại.
+ Bút pháp hiện thực đan xen bút pháp lãng mạn, thủ pháp đối lập – tạo nên vẻ
lãng mạn, bay bổng của người lính mà vẫn rất chân thực, tạo âm hưởng bi tráng
cho bài thơ.
6. Hãy cho biết những nét nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Tây Tiến của
Quang Dũng?
– Ngôn ngữ giàu chất tạo hình và giàu tính nhạc với âm điệu, nhịp thơ biến hóa
linh hoạt.
– Sự kết hợp hài hòa giữa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn.
– Từ Hán Việt gợi lên âm hưởng cổ kính, những kết hợp từ độc đáo, những từ
ngữ in đậm dấu ấn đời lính tạo nên tính chân thực, cụ thể, vừa sinh động vừa hấp
dẫn.
– Giọng thơ thay đổi theo dòng cảm xúc, khi tha thiết bồi hồi với nỗi nhớ vời
vợi, khi bừng lên với đêm hội núi rừng, khi lắng lại trong kỉ niệm bâng khuâng,
khi trang nghiêm, bi hùng gắn với hình ảnh những đồng đội một thời chiến đấu
và hi sinh.
7. Ý nghĩa văn bản?
Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh
núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp
lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc của mỗi
chúng ta.
II. ĐỀ VĂN và GỢI Ý LÀM BÀI (tham khảo)
Đề 1: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Sông mã xa rồi tây tiến ơi!
… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng)
Gợi ý làm bài
1. Mở bài:
– Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài nhưng nổi bật nhất là thơ. Tây Tiến là bài thơ
Trường THPT Thanh Khê
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12
tiêu biểu nhất trong đời thơ của ông nói về những kỷ niệm với trung đoàn Tây
Tiến. Trung đoàn Tây Tiến thành lập năm 1947, hoạt động ở vùng Tây Bắc
hoang vu, khắc nghiệt. Đơn vị phần lớn là thanh niên Hà Nội: học sinh, sinh
viên, trí thức… mà Quang Dũng là một thành viên.
– Cuối năm 1948 Quang Dũng rời xa Tây Tiến, cảm xúc về những kỷ niệm dâng
trào, ông viết bài thơ Nhớ Tây Tiến (1948) sau đổi là Tây Tiến. Bài thơ đã khắc
họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trong cuộc kháng chiến chống
Pháp trường kì của dân tộc.
– Đoạn thơ trên nằm ở phần đầu bài thơ, đoạn thơ đã tái hiện lại khung cảnh
thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội nhưng vô cùng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh
người lính trên chặng đường hành quân trong cảm xúc “nhớ chơi vơi” về một
thời Tây Tiến.
Sông mã xa rồi tây tiến ơi!
… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
2. Thân bài:
a. Nỗi nhớ đơn vị Tây Tiến
– Trong tâm trí nhà thơ, Tây Tiến là một vùng đất đầy ắp kỉ niệm nên mở đầu bài
thơ là tiếng gọi thể hiện nỗi nhớ tha thiết, bâng khuâng, gợi nhắc một địa danh
đong đầy bao kí ức của đời lính.
– Tây tiến ơi! – câu cảm vang lên là tiếng lòng da diết gắn liền với bao kỉ niệm
thân thương về đoàn quân Tây Tiến.
– Nỗi nhớ đó vừa cụ thể vừa gắn liền với địa danh Tây Bắc: nhớ về rừng núi là
nỗi nhớ vừa xa xôi, vừa không định hình; nhớ chơi vơi tạo âm hưởng kéo dài, lan
rộng, gợi mở một tâm trạng, cảm xúc vang xa đến mênh mông vô tận.
b. Nhớ về những chặng đường hành quân
* Hình ảnh thiên nhiên miền Tây.
– Nét đặc sắc đầu tiên của thiên nhiên miền Tây trong kí ức của Quang Dũng
chính là màn sương rừng mờ ảo: sương phủ dày ở Sài Khao, sương bồng bềnh ở
Mường Lát… đó không chỉ là màn sương của thiên nhiên mà còn là màn sương
mờ của kỉ niệm, của nỗi nhớ nhung. Các địa danh Sông Mã, Sài Khao, Mường
Lát từng gắn bó với người lính TâyTiến. Kỷ niệm một thời trận mạc hiện về qua
những địa danh được nhắc tới. (2 câu tiếp theo)
– Hiện thực khắc nghiệt đã được thi vị hóa bởi cảm hứng lãng mạn: đêm sương
trở thành đêm hơi bồng bềnh, những ngọn đuốc soi đường di chuyển dọc theo
con đường chiến sĩ hành quân được nhìn thành những đóa “hoa” chập chờn, lung
linh, huyền ảo…Những thanh bằng nhẹ bỗng trong câu thơ càng làm đậm thêm
sự hư ảo của màn sương rừng. Sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã được cảm nhận
một cách thi vị bởi những tâm hồn lãng mạn, hào hoa.
– Thiên nhiên mang vẻ đẹp lãng mạn vừa hùng vĩ, dữ dội, vừa huyền ảo, thơ
mộng. (4 câu tiếp theo)
+ Phép thế : là cách dùng những từ, tổng hợp từ khác nhau, nhưng cùng chỉ về mộtvật, một việc để sửa chữa thay thế cho nhau và qua đó tạo nên tính link giữa những câuchứa chúng. + Phép nối : là cách link câu bằng từ, tổng hợp từ có nội dung chỉ quan hệ. Cácphương tiện sử dụng trong phép nối là những quan hệ từ ( và, vì, nhưng, thì, mà, nếu, vì vậy, rồi, … ) và những từ ngữ chuyển tiếp ( thế cho nên, nếu thế, dầu vậy, tuythế, vậy mà, đã vậy, … ) những phụ từ ( lại, cũng, còn, … ) + Phép tỉnh lược … 4 – Các mục tiêu hội thoại : + Phương châm về lượng. + Phương châm về chất. + Phương châm quan hệ. Trường THPT Thanh KhêĐề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 + Phương châm phương pháp. + Phương châm lịch sự và trang nhã. 5 – Phong cách tính năng ngôn từ : * Phong cách ngôn từ hoạt động và sinh hoạt : – Khái niệm : Phong cách ngôn từ hoạt động và sinh hoạt là phong thái được dùng tronggiao tiếp hoạt động và sinh hoạt hằng ngày, thuộc thực trạng tiếp xúc không mang tính nghithức, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm … phân phối những nhu yếu trongcuộc sống. – Đặc trưng : + Giao tiếp mang tư cách cá thể. + Nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân trong gia đình, bạn hữu, hàngxóm, đồng nghiệp. – Nhận biết : + Gồm những dạng : Chuyện trò, nhật kí, thư từ. + Ngôn ngữ : Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương. * Phong cách ngôn từ khoa học : – Khái niệm : Là phong thái được dùng trong tiếp xúc thuộc nghành nghề dịch vụ nghiêncứu, học tập và thông dụng khoa học. Là phong thái ngôn từ đặc trưng cho những mục tiêu diễn đạt trình độ sâu. – Đặc trưng + Tính khái quát, trừu tượng. + Tính lí trí, lô gíc. + Tính khách quan, phi thành viên. * Phong cách ngôn từ thẩm mỹ và nghệ thuật : – Khái niệm : Là loại phong thái ngôn từ được dùng trong những văn bản thuộc nghành nghề dịch vụ vănchương ( Văn xuôi thẩm mỹ và nghệ thuật, thơ, kich ). – Đặc trưng : + Tính thẩm mĩ. + Tính đa nghĩa. + Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả. * Phong cách ngôn từ chính luận : – Khái niệm : Là phong thái ngôn từ được dùng trong những văn bản trựctiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những yếu tố thiết thực, nóng bỏngcủa đời sống, đặc biệt quan trọng trong nghành nghề dịch vụ chính trị, xã hội. – Đặc trưng : + Tính công khai minh bạch về quan điểm chính trị : Rõ ràng, không mơ hồ, úpmở. Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câu nhiều ý. + Tính ngặt nghèo trong miêu tả và suy luận : Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ýTrường THPT Thanh KhêĐề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 nhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành mạch. + Tính truyền cảm, thuyết phục : Ngôn từ hấp dẫn để thuyết phục ; giọngđiệu hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình và phát minh sáng tạo của người viết. * Phong cách ngôn từ hành chính : – Khái niệm : Là phong thái được dùng trong tiếp xúc thuộc nghành hànhchính. – Là tiếp xúc giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác. – Đặc trưng : Phong cách ngôn từ hành chính có 2 công dụng : + Chức năng thông tin : biểu lộ rõ ở sách vở hành chính thường thì. VD : Văn bằng, chứng từ những loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng, … + Chức năng sai khiến : thể hiện rõ trong những văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước so với nhân dân, của tậpthể với những cá thể. * Phong cách ngôn từ báo chí truyền thông ( thông tấn ) : – Khái niệm : Ngôn ngữ báo chí truyền thông là ngôn từ dùng để thông tin tin tức thời sựtrong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm mục đích thôi thúc sự văn minh xã hội. Là phong thái được dùng trong nghành thông tin của xã hội về tất cảnhững yếu tố thời sự : ( thông tấn có nghĩa là tích lũy và chỉnh sửa và biên tập tin tức để cungcấp cho những nơi ). Một số thể loại văn bản báo chí truyền thông : + Bản tin : Cung cấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu : Nguồn tin – Thời gian – Địa điểm – Sự kiện – Diễn biến – Kết quả. + Phóng sự : Cung cấp tin tức nhưng lan rộng ra phần tường thuật chi tiếtsự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có 1 cái nhìn không thiếu, sinh động, mê hoặc. + Tiểu phẩm : Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉamai, châm biếm nhưng hàm chứa 1 chính kiến về thời cuộc. 6 – Phương thức miêu tả : * Tự sự ( kể chuyện, tường thuật ) : Tự sự là kể lại, thuật lại vấn đề, là phương pháp trình diễn 1 chuỗi những vấn đề, sựviệc này đẫn đến vấn đề kia, ở đầu cuối kết thúc bộc lộ 1 ý nghĩa. * Miêu tả. Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem hoàn toàn có thể thấy sự vật, hiệntượng, con người ( Đặc biệt là quốc tế nội tâm ) như đang hiện ra trước mắt quangôn ngữ miêu tả. * Biểu cảm : Là thể hiện tình cảm, xúc cảm của mình về quốc tế xung quanh. * Nghị luận : Là phương pháp hầu hết được dùng để bàn luận phải, trái, đúng sainhằm thể hiện rõ chủ ý, thái độ của người nói, người viết. Trường THPT Thanh KhêĐề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 * Thuyết minh : Được sử dụng khi cần cung ứng, ra mắt, giảng giải những trithức về 1 sự vật, hiện tượng kỳ lạ nào đó cho người đọc, người nghe. * Hành chính – công vụ : Văn bản thuộc phong thái hành chính công vụ là vănbản quản lý xã hội, có công dụng xã hội. Xã hội được quản lý và điều hành bằng luậtpháp, văn bản hành chính. Văn bản này qui định, ràng buộc mối quan hệ giữa những tổ chức triển khai nhà nước vớinhau, giữa những cá thể với nhau trong khuôn khổ hiến pháp và những bộ luật vănbản pháp lý dưới luật từ TW tới địa phương. 7 – Phương thức trần thuật : – Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện ( Lời trực tiếp ) – Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình. – Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình, nhưng điểm nhìnvà lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm ( Lời nửa trực tiếp ) 8 – Các thao tác lập luận : * Giải thích : chỉ ra nguyên do, lí do, quy luật của vấn đề, hiện tượng kỳ lạ đượcnêu trong vấn đề. Trong văn nghị luận, lý giải là làm sáng tỏ một từ, mộtcâu, một nhận định và đánh giá. * Phân tích : Phân tích là chia tách đối tượng người tiêu dùng, sự vật hiện tượng kỳ lạ thành nhiều bộphận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trongcủa đối tượng người dùng. * Chứng minh : CM là đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để làm sángtỏ một lí lẽ một quan điểm để thuyết phục người đọc người nghe tin yêu vào vấnđề. * So sánh : So sánh là một thao tác lập luận nhằm mục đích so sánh hai hay nhiều sự vật, đối tượng người tiêu dùng hoặc là những mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau haykhác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quantâm. Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đương, cónhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản. * Bác bỏ : Bác bỏ là chỉ ra quan điểm sai lầm của yếu tố trên cơ sở đó đưa ra nhậnđịnh đúng đắn và bảo vệ quan điểm lập trường đúng đắn của mình. 9 – Kết cấu đoạn văn. Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những đoạn văn cókết cấu phổ cập : quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp ; cạnh bên đó là đoạn văn cókết cấu so sánh, nhân quả, phỏng vấn, đòn kích bẩy, nêu giả thiết, hỗn hợp, … Đoạn diễn dịch. Đoạn diễn dịch là một đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa kháiquát đứng ở đầu đoạn, những câu còn lại tiến hành sáng tạo độc đáo chủ đề, mang ý nghĩaminh hoạ, đơn cử. Các câu tiến hành được triển khai bằng những thao tác lý giải, chứng tỏ, nghiên cứu và phân tích, phản hồi ; hoàn toàn có thể kèm những nhận xét, nhìn nhận và bộc lộTrường THPT Thanh KhêĐề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 sự cảm nhận của người viết. Ví dụ : Đoạn văn diễn dịch, nội dung nói về đậm chất ngầu phát minh sáng tạo trong sáng tác thơ : “ Sáng tác thơ là một việc làm rất đặc biệt quan trọng, rất khó khăn vất vả, yên cầu người nghệ sĩphải hình thành một đậm cá tính phát minh sáng tạo ( 1 ). Tuy vậy, theo Xuân Diệu – tuyệt nhiênkhông nên thổi phồng cái riêng biệt, cái độc lạ ấy lên một cách quá đáng ( 2 ). Điều ấy không hợp với thơ và không phải phẩm chất của người làm thơ chânchính ( 3 ). Hãy sáng tác thơ một cách tự nhiên, bình dị, phải đấu tranh để cảithiện cái việc tự phát minh sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa ( 4 ). Trong khisáng tác nhà thơ không hề cứ chăm chăm : mình phải ghi dấu ấn của mình vàotrong bài thơ này, tập thơ nọ ( 5 ). Chính trong quy trình lao động dồn toàn tâmtoàn ý bằng sự xúc cảm tràn trề, hoàn toàn có thể nhà thơ sẽ tạo ra được truyền thống riêngbiệt một cách tự nhiên, nhà thơ sẽ bộc lộ được cái riêng biệt của mình trongnhững khoảng thời gian ngắn cầm bút ” ( 6 ) … Mô hình đoạn văn : Câu 1 là câu mở đoạn, mang ý chính của đoạn gọi là câu chủđề. Bốn câu còn lại là những câu tiến hành làm rõ ý của câu chủ đề. Đây là đoạnvăn lý giải có cấu trúc diễn dịch. Đoạn quy nạp. Đoạn văn quy nạp là đoạn văn được trình diễn đi từ những ý cụ thể, đơn cử nhằmhướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình diễn bằng thaotác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, nhìn nhận chung. Ví dụ : Đoạn văn quy nạp, nội dung nói về đoạn kết bài thơ “ Đồng chí ” củaChính Hữu. “ Chính Hữu khép lại bài thơ bằng một hình tượng thơ : Đêm nay rừng hoang sương muốiĐứng cạnh bên nhau chờ giặc tớiĐầu súng trăng treo ( 1 ). Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng ( 2 ). Bất chợt chiến sỹ ta cómột phát hiện mê hoặc : Đầu súng trăng treo ( 3 ). Câu thơ như một tiếng reo vui hồnnhiên mà tiềm ẩn đầy ý nghĩa ( 4 ). Trong sự tương phản giữa súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được sự gắn bó thân thiện ( 5 ). Súng tượng trưng cho tinhthần quyết chiến quyết thắng quân địch xâm lược ( 6 ). Trăng tượng trưng cho cuộcsống thanh thản, yên vui ( 7 ). Khẩu súng và vầng trăng là hình tượng sóng đôitrong lịch sử dân tộc dựng nước và giữ nước của dân tộc bản địa Nước Ta quật cường và hào hoamuôn thuở ( 8 ). Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạng bay bổng đã hoà quyệnlẫn nhau tạo nên hình tượng thơ để đời ( 9 ). Mô hình đoạn văn : Tám câu đầu tiến hành nghiên cứu và phân tích hình tượng thơ trong đoạncuối bài thơ “ Đồng chí ”, từ đó khái quát yếu tố trong câu cuối – câu chủ đề, thểhiện ý chính của đoạn : nhìn nhận về hình tượng thơ. Đây là đoạn văn nghiên cứu và phân tích cókết cấu quy nạp. Đoạn tổng – phân – hợp. Trường THPT Thanh KhêĐề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 Đoạn văn tổng phân hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mởđoạn nêu ý khái quát bậc một, những câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kếtđoạn là ý khái quát bậc hai mang đặc thù nâng cao, lan rộng ra. Những câu khaitriển được triển khai bằng thao tác lý giải, chứng tỏ, nghiên cứu và phân tích, phản hồi, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó yêu cầu đánh giá và nhận định so với chủ đề, tổnghợp lại, chứng minh và khẳng định thêm giá trị của yếu tố. Ví dụ : Đoạn văn tổng phân hợp, nội dung nói về đạo lí uống nước nhớ nguồn : “ Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người ( 1 ). Hiện nay trên khắp quốc gia tađang dấy lên trào lưu đền ơn đáp nghĩa so với thương bệnh binh, liệt sĩ, những bàmẹ anh hùng, những mái ấm gia đình có công với cách mạng ( 2 ). Đảng và Nhà nướccùng toàn dân thực sự chăm sóc, chăm nom những đối tượng người dùng chủ trương ( 3 ). Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn ; những mái ấm gia đình liệt sĩ, những bàmẹ Nước Ta anh hùng được Tặng nhà tình nghĩa, được những cơ quan đoàn thểphụng dưỡng, săn sóc tận tình ( 4 ). Rồi những cuộc hành quân về chiến trườngxưa tìm tro cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ xinh xắn với đài Tổ quốc ghicông sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơncác liệt sĩ đã hi sinh quả cảm vì độc lập, tự do … ( 5 ) Không thể nào kể hết nhữngbiểu hiện sinh động, phong phú và đa dạng của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc bản địa ta ( 6 ). Đạo lí này là nền tảng vững vàng để thiết kế xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp ( 7 ). Mô hình đoạn văn : Đoạn văn gốm bảy câu : – Câu đầu ( tổng ) : Nêu lên đánh giá và nhận định khái quát về đạo làm người, đó là lòng biếtơn. – Năm câu tiếp ( phân ) : Phân tích để chứng tỏ bộc lộ của đạo lí uống nướcnhớ nguồn. – Câu cuối ( hợp ) : Khẳng định vai trò của đạo lí uống nước nhớ nguồn đối vớiviệc thiết kế xây dựng xã hội. Đây là đoạn văn chứng tỏ có cấu trúc tổng phân hợp. Đoạn so sánh – So sánh tương đương. Đoạn so sánh tương đương là đoạn văn có sự so sánh tựa như nhau dựa trên mộtý tưởng : so sánh với một tác giả, một đoạn thơ, một đoạn văn, … có nội dungtương tự nội dung đang nói đến. Ví dụ : Đoạn văn so sánh tương đương, nội dung nói về câu thơ kết trong bài “ Nghe tiếng giã gạo ” của Hồ Chí Minh : Ngày trước tổ tiên ta có câu : “ Có công mài sắt có ngày nên kim ” ( 1 ). CụNguyễn Bá Học, một nho sĩ đầu thế kỉ XX cũng viết : “ Đường đi không khó vìngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông ” ( 2 ). Sau này, vào đầunhững năm 40, giữa bóng tối ngục tù của Tưởng Giới Thạch, nhà thơ Hồ ChíMinh cũng đã đề cập tới tính kiên trì, gật đầu gian lao qua bài thơ “ NgheTrường THPT Thanh KhêĐề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 tiếng giã gạo ”, trong đó có câu : “ Gian nan rèn luyện mới thành công xuất sắc ” ( 3 ). Câuthơ biểu lộ phẩm chất tốt đẹp, ý chí của Hồ Chí Minh đồng thời còn là châmngôn rèn luyện cho mỗi tất cả chúng ta ( 4 ). Mô hình đoạn văn : Câu nói của tổ tiên, câu nói của Nguyễn Bá Học ( câu 1,2 ) cónội dung tương tự với nội dung câu thơ của Hồ Chí Minh ( 4 ). Đây là đoạnvăn mở bài của đề bài lý giải câu thơ trích trong bài “ Nghe tiếng giã gạo ” củaHồ Chí Minh có cấu trúc so sánh tương đương. – So sánh tương phản. Đoạn so sánh tương phản là đoạn văn có sự so sánh trái ngược nhau về nội dungý tưởng : những hình ảnh thơ văn, phong thái tác giả, hiện thực đời sống, … tương phản nhau. Ví dụ : Đoạn văn so sánh tương phản, nội dung nói về việc học tập : Trong đời sống, không thiếu những người cho rằng cần học tập để trở thành kẻcó tài, có tri thức giỏi hơn người trước mà không hề nghĩ tới việc rèn luyện đạođức, lễ nghĩa vốn là giá trị cao quý nhất trong những giá trị của con người ( 1 ). Những người ý luôn hợm mình, không chút nhã nhặn, nhiều lúc trở thành người vôlễ, có hại cho xã hội ( 2 ). Đối với những người ấy, tất cả chúng ta cần giúp họ hiểu rõlời dạy của cổ nhân : “ Tiên học lễ, hậu học văn ” ( 3 ). Mô hình đoạn văn : Ý tưởng của đoạn văn là nói về ý niệm của việc học : họcđể làm người. Câu 1, 2 nêu nội dung trái ngược với sáng tạo độc đáo ; câu 3 nêu sáng tạo độc đáo. Nội dung tương phản với sáng tạo độc đáo khi nào cũng được đề cập trước, sau đó dẫnđến nội dung chính của sáng tạo độc đáo. Đây là đoạn văn mở bài, lý giải câu nói củaKhổng Tử “ Tiên học lễ, hậu học văn ”. Đoạn nhân quả. – Trình bày nguyên do trước, chỉ ra tác dụng sau. Đoạn văn có cấu trúc hai phần, phần trước trình diễn nguyên do, phần sau trìnhbày tác dụng của vấn đề, hiện tượng kỳ lạ, yếu tố, … Ví dụ : Đoạn văn nhân quả, nội dung nói tới lời khuyên về lòng biết ơn củacon cái với cha mẹ trong một bài ca dao : Núi Thái Sơn là núi cao nhất, đồ sộ nhất, vững chãi nhất ở Trung Quốc, cũngnhư tình cha can đảm và mạnh mẽ, vững chãi ( 1 ). Chính người đã dạy dỗ hướng cho ta về lẽphải và truyền thêm cho ta sức mạnh để bay vào đời sống ( 2 ). Và thông quahình tượng nước trong nguồn, dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dàomãi chẳng khi nào cạn, ta cảm nhận ró được tình yêu của mẹ mới thật ngọtngào, vô tận và trong lành biết bao nhiêu ( 3 ). Từ những hình ảnh đơn cử ấy màta hoàn toàn có thể thấy ðýợc ý nghĩa trừu tượng về công cha nghĩa mẹ ( 4 ). Công ơn đó, ânnghĩa đó to lớn sâu nặng xiết bao ; chính thế cho nên mà chỉ có những hình tượng tolớn bất diệt của vạn vật thiên nhiên kì vĩ mới sánh bằng ( 5 ). Vì thế mà người xưa mớikhuyên nhủ tất cả chúng ta phải làm tròn chữ hiếu, để bù đắp phần nào nỗi cực nhọc, cay đắng của cha mẹ đã phải trải qua vì ta ” ( 6 ). Trường THPT Thanh KhêĐề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12M ô hình đoạn văn : Ý tưởng của đoạn văn là lý giải ý nghĩa câu ca dao. Sáucâu trên lý giải nghĩa đen, nghĩa bóng của hình ảnh trong câu ca dao, nêunguyên nhân. Câu 6 là Kết luận về lời khuyên, nêu hiệu quả – Chỉ ra hiệu quả trước, trình diễn nguyên do sau. Đoạn văn có cấu trúc hai phần. Phần đầu nêu hiệu quả, phần sau nêu nguyên do. Ví dụ : Đoạn văn nhân quả, nội dung nói về lòng hiếu nghĩa của Kiều trong lúclưu lạc : Chính trong thực trạng lưu lạc quê người của nàng ta mới thấy hết được tấmlòng chí hiếu của người con gái ấy ( 1 ). Nàng biết sẽ còn bao cơn “ cát dập sóngvùi ” nhưng nàng vẫn chỉ lo canh cánh lo cho cha mẹ thiếu người đỡ đần phụngdưỡng vì hai em còn “ sân hoè đôi chút thơ ngây ” ( 2 ). Bốn câu mà dùng tới bốnđiển tích “ người tựa cửa ”, “ quạt nồng ấp lạnh ”, “ sân lai ”, “ gốc tử ( 3 ) ”. Nguyễn Du đã làm cho nỗi nhớ của Kiều đậm phần sang trọng và quý phái, thiết tha và cóchiều sâu nhưng cũng không kém phần chân thực ( 4 ). Mô hình đoạn văn : Ý tưởng của đoạn bình về lòng hiếu của Kiều. Câu 1 nêu kếtquả, ba câu còn lại nêu nguyên do * Đoạn phỏng vấn. Đoạn văn phỏng vấn là đoạn văn có cấu trúc hai phần, phần đầu nêu câu hỏi, phầnsau vấn đáp thắc mắc. Nội dung hỏi đáp chính là chủ đề của đoạn văn. Trong kiểukết cấu này, phần sau hoàn toàn có thể để người đọc tự vấn đáp. Ví dụ : Đoạn văn phỏng vấn, nội dung nói về cái hồn dân tộc bản địa trong bài “ Ôngđồ ” của Vũ Đình Liên : Cứ đọc kĩ mà xem, sẽ thấy cái xót xa thấm đậm quay cuồng trong câu hỏi cuối : “ Những người muôn năm cũ ”, những người ấy là những tâm hồn đẹp thanh caobên câu đối đỏ của ông đồ, hay những ông đồ trên phố phường TP. Hà Nội xưa ( 1 ) ? Tôi nghĩ là cả hai ( 2 ). Thắc mắc của tác giả rất có lí, và chính vì có lí nên nóthật hung tàn và đau lòng ( 3 ). Những cái đẹp cao quý sâu kín, cái đẹp của hồnngười TP. Hà Nội, cái đẹp của hồn Nước Ta cứ ngày càng mai một, càng bị cuộcsống với những quy tắc rất trong thực tiễn ép chế, chà đạp và xô đẩy sang lề đường đểrồi biến mất như ông đồ già kia, và có lẽ rằng sẽ mãi mãi không còn nếu như khôngcó những Vũ Đình Liên đáng khâm phục ( 4 ). “ Hồn ở đâu giờ đây ” ( 5 ) ? Câu hỏiấy là tiếng chuông cảnh tỉnh người đọc ở mọi thế hệ mọi thời đại, thức dậynhững gì sâu xa đã bị quên lãng, chon vùi dưới đời sống ồn ào náo nhiệt ( 6 ). Làm sao để tìm lại cái hồn thanh cao cho mỗi con người Nước Ta, để khôi phụclại cái hồn cho cả dân tộc bản địa, đó là điều nhà thơ Vũ Đình Liên muốn nhắn gửichúng ta ( 7 ). Mô hình đoạn văn : Ý tưởng của đoạn văn là lý giải và bình về hai câu thơ. Phần nêu câu hỏi là câu 1, phần vấn đáp là câu 2, 3, 4. * Đoạn đòn kích bẩy. Đoạn văn có cấu trúc đòn kích bẩy là đoạn văn mở đầu nêu một đánh giá và nhận định, dẫn mộtTrường THPT Thanh KhêĐề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 câu truyện hoặc những đoạn thơ văn có nội dung gần giống hoặc trái với ýtưởng ( chủ đề của đoạn ) tạo thành điểm tựa, làm cơ sở để nghiên cứu và phân tích thâm thúy ýtưởng đề ra. Ví dụ : Đoạn văn đòn kích bẩy, nội dung nói về hai câu thơ tả cảnh xuân trong “ Truyện Kiều ” của Nguyễn Du : Trong “ Truyện Kiều ” có hai câu thơ tả cảnh mùa xuân rất đẹp : “ Cỏ non xanh rợn chân trờiCành lên trắng điểm một vài bong hoa ” ( 1 ). Thơ cổ Trung Quốc cũng có hai câu thơ tả cảnh đầy ấn tượng : “ Phương thảo liên thiên bíchLê chi sổ điểm hoa ( 2 ). … Tác giả Trung Quốc chỉ nói : “ Lê chi sổ điểm hoa ” ( trên cành lê có mấy bônghoa ( 3 ). Số hoa lê rất ít như bị chìm đi trong sắc cỏ ngút ngàn ( 4 ). những bông lêyếu ớt bên lề đường như không hề đối chọi với cả một khoảng trống trời đất baola to lớn ( 5 ). Nhưng những bông hoa trong thơ Nguyễn Du là trọn vẹn khác : “ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ” ( 6 ). Nếu như bức tranh xuân ấy lấyphông nền là màu xanh của của cỏ thì những bông hoa lê là một nét chấm phávô cùng sinh động và tài tình ( 7 ). Sắc trắng của bông hoa lê – cái sắc trắngchưa từng Open trong câu thơ cổ Nước Trung Hoa – điển hình nổi bật trên nền xanh tạo rathanh khiết trong sáng vô cùng ( 8 ). Tuy chỉ là một vài chấm nhỏ trên bức tranhnhưng lại là điểm nhấn toả sáng và điển hình nổi bật trên bức tranh toàn cảnh ( 9 ). Nhữngbông hoa “ trắng điểm ” biểu lộ sự tài tình gợi tả quyến rũ trong lời thơ ( 10 ). Cành hoa lê như một cô thiếu nữ đang e ấp dịu dàng êm ả ( 11 ). Câu thơ cũng thể hiệnbản lĩnh hội hoạ của Nguyễn Du ( 12 ). Hai sắc màu xanh và trắng hoà quyện vớinhau trong bức tranh xuân vừa đẹp vừa dào dạt sức sống đầy xuân sắc, xuânhương và xuân tình ( 13 ). Mô hình đoạn văn : Ý tưởng của đoạn văn là bình giảng câu thơ với hình ảnh thơđặc sắc. Câu 3, 4, 5 nghiên cứu và phân tích câu thơ cổ Trung Quốc làm điểm tựa để năm câucòn lại ( câu 6, 7, 8, 9, 10 ) làm rõ được chủ đề đoạn. * Nêu giả thiết. Đoạn văn nêu giả thiết là đoạn văn có cấu trúc : mở đoạn nêu giả thiết, để từ đó đềcập tới chủ đề đoạn. Ví dụ : Đoạn văn nêu giả thiết, nội dung nói về chi tiết cụ thể “ cái bóng ” trong “ Chuyện người con gái Nam Xương ” : Giáo sư Phan Trọng Luận không sai khi nói : “ Cái bóng đã quyết định hành động số phậncon người ”, đây phải chăng là nét phi lí, li kì vẫn có trong những truyện cổ tíchtruyền kì ( 1 ) ? Không chỉ dừng lại ở đó, “ cái bóng còn là tượng trưng cho oantrái khổ đau, cho xấu số của biết bao người phụ nữ sống dưới xã hội đươngthời ( 2 ). Nỗi oan của họ rồi cũng chỉ là những cái bóng mờ ảo, không bao giờđược sáng tỏ ( 3 ). Hủ tục phong kiến hay nói đúng hơn là cái xã hội phong kiếnTrường THPT Thanh KhêĐề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 đen tối đã vùi dập, phá đi biết bao tâm hồn, bao nhân cách đẹp, đẩy họ đếnđường cùng không lối thoát ( 4 ). Để rồi chính những người phụ nữ ấy trở thành “ cái bóng ” của chính mình, của mái ấm gia đình, của xã hội ( 5 ). Chi tiết “ cái bóng ” được tác giả dùng để phản ánh số phận, cuộc sống người phụ nữ đầy bất côngngang trái nhưng cũng như bao nhà văn khác ông vẫn dành một khoảng chừng trốngcho tiếng lòng của chính nhân vật được cất lên, được soi sáng bởi tâm hồnngười đọc ( 5 ). “ Cái bóng ” được tôn vinh như một hình tượng đẹp của văn học, làviên ngọc soi sáng nhân cách con người ( 6 ). Bạn đọc phẫn nộ cái xã hội phongkiến bao nhiêu thì lại càng mở lòng yêu thương đồng cảm với Vũ Nương bấynhiêu ( 7 ). “ Cái bóng ” là loại sản phẩm tuyệt vời từ kĩ năng phát minh sáng tạo của NguyễnDữ góp thêm phần nâng câu truyện lên một tầm cao mới : chân thực hơn và yêuthương hơn ( 8 ). Mô hình đoạn văn : Đoạn văn có câu thứ nhất nêu giả thiết về cụ thể “ cáibóng ”. Các câu tiếp theo khẳnh định giá trị của chi tiết cụ thể đó. * Đoạn móc xích. Đoạn văn có quy mô kết câu móc xích là đoạn văn mà ý những câu gối đầu lênnhau, xen kẽ nhau và được bộc lộ đơn cử bằng việc lặp lại một vài từ ngữ ởcâu trước trong câu sau. Ví dụ : Đoạn văn móc xích, nội dung nói về yếu tố trồng cây xanh để bảo về môitrường sống : Muốn làm nhà thì phải có gỗ. Muốn có gỗ thì phải trồng cây gây rừng. Trồngcây gây rừng thì phải coi trọng chăm nom, bảo vệ để có nhiều cây xanh bóng mát. Nhiều cây xanh bóng mát thì cảnh sắc vạn vật thiên nhiên đẹp, quốc gia có hoa thơmtrái ngọt bốn mùa, có nhiều lâm thổ sản để xuất khẩu. Nước sẽ mạnh, dân sẽgiàu, thiên nhiên và môi trường sống được bảo vệ. Mô hình đoạn văn : Các ý gối nhau để bộc lộ chủ đề về môi trường tự nhiên sống. Cáctừ ngữ được lặp lại : gỗ, trồng cây gây rừng, cây xanh bóng mát. Giới thiệu một số ít đề tham khảoCâu1 : Đọc đoạn trích và vấn đáp những câu hỏi : Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ bần hàn ấy còn hiểura biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì … Trong kẽ mắt kèmnhèm của bà rỏ xuống hai dòng nước mắt … Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhausống qua được cơn đói khát này không ? ( Trích Vợ nhặt – Kim Lân ) a. Đoạn văn trên được viết theo phương pháp nào là chính ? b. Nội dung đa phần của đoạn văn bản là gì ? c. Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ tâm lý về tình mẫu tử. Trường THPT Thanh KhêĐề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12T rả lời : Câu a : Đoạn văn được viết theo phương pháp biểu cảm là chính. Câu b : Đoạn văn miêu tả tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ khi biết con trai ( nhânvật Tràng ) dẫn người đàn bà lạ lẫm về nhàCâu c : Đoạn văn cần bảo vệ những ý : – Dẫn ý bằng chính dòng độc thoại nội tâm xúc động của bà cụ Tứ. – Tình mẫu tử gì ? Biểu hiện của tình mẫu tử ? – Ý nghĩa của tình mẫu tử ? – Phê phán những đứa con bất hiếu với mẹ và nêu hậu quả. – Bài học nhận thức và hành vi ? Câu 2 : Đọc đoạn trích và vấn đáp những câu hỏi : Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai … Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là nhữngtiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là nhữngdây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõvà tiếng trống khét tiếng dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi ! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị chức năng mình ở đó. Chà, nổ dữ, phảichuẩn bị lựu đạn xung phong thôi ! Đó, lại tiếng hụp hùm … chắc là một xe bọcthép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thương và vui lạ. Những khuôn mặtanh em mình lại hiện ra … Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cáinheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên … Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng chuẩn bị nổ súng. Các anh chờ Việt một chút ít. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưngmặc xác chúng. Kèn xung phong của tất cả chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổrộ … ( Trích Những đứa con trong mái ấm gia đình – Nguyễn Thi ) a. Đoạn văn trên được viết theo phương pháp nào là chính ? b. Nội dung đa phần của đoạn văn bản là gì ? c. Xác định phép tu từ trong văn bản. Nêu hiệu suất cao nghệ thuật và thẩm mỹ của phép tu từđó ? d. Từ văn bản, việt đoạn văn ngắn bày tỏ tâm lý về ý chí, nghị lực của tuổi trẻhôm nay. Trả lời : Câu a : Đoạn văn được viết theo phương pháp tự sự là chính. Câu b : Đoạn văn kể chuyện nhân vật Việt bị thương nặng trên mặt trận. Mộtlần tỉnh lại, Việt nghe tiếng súng của ta, nhớ về đồng đội và quyết tâm tìm vềđơn vị. Câu c : Đoạn văn cần bảo vệ những ý : Trường THPT Thanh KhêĐề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 – Dẫn ý bằng trường hợp nhân vật Việt dù bị thương nặng trên mặt trận, ngất đi tỉnh lại nhiều lần như vẫn nỗ lực hướng về nơi có tiếng súng để sẵnsàng chiến đấu và tìm về với đồng đội. – Ý chí, nghị lực của tuổi trẻ là gì ? Biểu hiện ? – Ý nghĩa tính năng của ý chí, nghị lực ? – Phê phán một bộ phận người trẻ tuổi có thái độ nãn chí, lùi bước trước thử tháchkhó khăn và nêu hậu quả. – Bài học nhận thức và hành vi ? Câu 3 : Đọc đoạn trích và vấn đáp những câu hỏi : Trong lúc chị Chiến xuống nhà bếp nấu cơm, Việt đi câu con cá về làm bữa cúng mátrước khi dời bàn thờ cúng sang nhà chú, còn một mình ở nhà trên, chú Năm lại cấttiếng hò. Không phải giọng hò trong trẻo trong đêm bay ra hai bên bờ sông, rồidời lại trên cái ghe heo chèo mướn của chú. Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắtđầu cất lên như một tín hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi lê dài, từng tiếngmột vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, ở đầu cuối ngắt lại như một lời thề kinh hoàng. ( Trích Những đứa con trong mái ấm gia đình – Nguyễn Thi ) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương pháp nào là chính ? 2. Nội dung đa phần của đoạn văn bản là gì ? 3. Xác định tối thiểu hai giải pháp tu từ trong văn bản. Nêu hiệu suất cao nghệ thuậtcủa những phép tu từ đó ? Câu 4 : Đọc đoạn trích và vấn đáp những câu hỏi : Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đờimình. Mị tưởng tượng như hoàn toàn có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn đượcrồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thayvào đấy. Mị chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm thế nào Mị cũng không thấysợ … Trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mịtưởng như A Phủ biết có người bước lại … Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nútdây mây. A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng tá hỏa. Mị chỉ thìthào được một tiếng ” Đi đi … ” rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bướcnổi. Nhưng trước cái chết hoàn toàn có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưngdốc. ( Trích Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài ) a. Đoạn văn trên được viết theo phương pháp nào là chính ? b. Nội dung hầu hết của đoạn văn bản là gì ? c. Từ văn bản, viết một đoạn văn bày tỏ tâm lý về tình yêu thương con ngườicủa tuổi trẻ thời điểm ngày hôm nay. Trường THPT Thanh KhêĐề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12C âu 5 : Đọc đoạn văn sau và vấn đáp thắc mắc : “ Mị không nói. A Sử cũng không hỏi thêm nữa. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắtlưng trói hai tay Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xoã xuống, A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, khôngnghiêng đầu được nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoàiáo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại ”. ( TríchVợ chồng A Phủ – Tô Hoài ) 0. Đoạn văn trên được viết theo phương pháp nào là chính ? a. Nội dung đa phần của đoạn văn bản là gì ? b. Trong đoạn văn trên, Tô Hoài sử dụng nhiều câu ngắn tích hợp với những câudài có nhiều vế ngắn, nhịp điệu nhanh. Tác dụng của hình thức nghệ thuậtnày là gì ? c. Đoạn văn bản trên khiến anh / chị liên tưởng đến hiện tượng kỳ lạ nào trong cuộcsống ? Nêu ngắn gọn những hiểu biết của anh / chị về hiện tượng kỳ lạ và đưa ramột giải pháp mà anh / chị cho là hài hòa và hợp lý nhất đẻ xử lý hiện tượng kỳ lạ này ? Câu 6 : Văn bản : Hỡi đồng bào cả nước “ Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ nhữngquyền không ai hoàn toàn có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy, có quyền đượcsống, quyền tự do và quyền mưu cầu niềm hạnh phúc ”. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suyrộng ra, câu ấy có ý nghĩa là : tổng thể những dân tộc bản địa trên quốc tế đều sinh ra bìnhđẳng, dân tộc bản địa nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói : “ Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền hạn ; và phải luôn luônđược tự do và bình đẳng về quyền hạn ”. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. ( Trích Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh ) Đọc văn bản trên và triển khai những nhu yếu sau : 1. Nêu cách trích dẫn và và ý chính của văn bản. 2. Xác định phong thái ngôn từ của văn bản. Việc dùng cụm từ “ Suy rộng ra ” có ý nghĩa gì ? 3. Anh / chị hãy viết một đoạn văn ngắn bày tỏ thái độ của mìnhtrong việc nhất quyết bảo vệ vững chãi độc lập, chủ quyền lãnh thổ, toàn vẹn lãnh thổcủa Tổ quốc trong quy trình tiến độ lúc bấy giờ. Câu 6 : Đọc đoạn thơ sau và vấn đáp những câu hỏi : Trời xanh đây là của chúng taNúi rừng đây là của chúng taNhững cánh đồng thơm mátTrường THPT Thanh KhêĐề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12N hững ngả đường bát ngátNhững dòng sông đỏ nặng phù sa ( Trích Đất nước – Nguyễn Đình Thi ) 1.2.3. Nêu nội dung của đoạn thơ ? Đoạn thơ đã sử dụng những giải pháp tu từ cú pháp nào ? Viết một đoạn văn ngắn bình về tính năng của những giải pháp tu từ cú pháptrong đoạn thơ trên ? Câu 7 : Tây Bắc ư ? Có riêng gì Tây BắcKhi lòng ta đã hóa những con tàuKhi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hátTâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu. ( Trích Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên ) Đọc lời đề từ trên và thực thi những nhu yếu sau : 1. Nêu ý chính của lời đề từ ? 2. Xác định những giải pháp tu từ trong lời đề từ và nêu tính năng của nó trong việcthể hiện nội dung ? 3. Nêu ý nghĩa hình tượng của hình ảnh con tàu và Tây Bắc ? KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNGTHÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XXCâu 1 : Nêu ngắn gọn quy trình tăng trưởng và những thành tựu đa phần củaVHVN từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 ? 1. Chặng đường từ năm 1945 đến 1954 ( tiến trình chống Pháp ) : – Nội dung : ca tụng Tổ quốc và quần chúng nhân dân, phản ánh cuộc khángchiến chống Pháp, niềm tự hào dân tộc bản địa và tin cậy ở tương lai tươi tắn của Đấtnước. – Nghệ thuật : Đạt được thành tựu trên nhiều thể loại văn học ( truyện và kí, thơca, kịch, lí luận phê bình văn học ). – Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu vượt trội : Đôi mắt và nhật kí ở rừng của Nam Cao, Làng của Kim Lân, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc ( truyện và kí ) ; TâyTiến của Quang Dũng, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Việt Bắc của Tố Hữu ( thơ ) ; Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng ( kịch ) ; bài tiểu luậnTrường THPT Thanh KhêĐề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12N hận đường và tập Mấy yếu tố nghệ thuật và thẩm mỹ của Nguyễn Đình Thi ( lí luận, phêbình ). 2. Chặng đường từ 1955 đến 1964 ( quy trình tiến độ thiết kế xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miềnBắc, chống xâm lược ở miền Nam ) : – Nội dung : + Ngợi ca quốc gia và hình ảnh người lao động trong trong bước đầu kiến thiết xây dựng CNXHở miền Bắc bằng cảm hứng lãng mạn và tràn trề niềm sáng sủa tin yêu. + Thể hiện tình cảm so với miền Nam ruột thịt, nỗi đau quốc gia bị chia cắt và ýchí thống nhất quốc gia. – Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu vượt trội : Sông Đà của Nguyễn Tuân, Mùa lạc củaNguyễn Khải ( văn xuôi ) ; Gió lộng của Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa của ChếLan Viên ( thơ ca ) ; Một đảng viên của Học Phi ( kịch ). 3. Chặng đường từ 1965 đến 1975 ( quá trình chống Mĩ ) : – Nội dung : Văn học tập trung chuyên sâu viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ và chủ đềbao trùm là ngợi ca niềm tin yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. – Tác giả, tác phẩm tiêu biểu vượt trội : Người mẹ cầm súng và Những đứa con trong giađình của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành ( văn xuôi ) ; Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Gió làocát trắng của Xuân Quỳnh ( thơ ) ; Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm ( kịch ). Câu 2 : Trình bày ngắn gọn những đặc thù cơ bản của văn học Việt Namtừ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 ? 1. Nền văn học hầu hết hoạt động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắcvới vận mệnh quốc gia : – Tư tưởng chủ yếu của nền văn học mơí là tư tưởng cách mạng, văn học trướchết phải là một thứ vũ khí ship hàng sự nghiệp cách mạng. – Văn học phản ánh hiện thực : Đấu tranh thống nhất quốc gia và thiết kế xây dựng chủnghĩa xã hội. 2. Nền văn học hướng về đại chúng : – Đại chúng vừa là đối tượng người tiêu dùng phản ánh và đối tượng người dùng ship hàng, vừa là nguồn cungcấp bổ trợ lực lượng sáng tác cho văn học. – Các nhà văn biến hóa hẳn cách nhìn nhận về quần chúng nhân dân, có nhữngquan niệm mới về quốc gia : Đất nước của nhân dân. – Hướng về đại chúng văn học quá trình này phần nhiều là những tác phẩm ngắngọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, tương thích với thị hiếu và năng lực nhậnthức của nhân dân. 3. Nền văn học đa phần mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn ( xem câu 3 ). Câu 3 : Chỉ ra những biểu lộ của khuynh hướng sử thi cà cảm hứng lãngmạn được bộc lộ trong văn học Nước Ta 1945 – 1975 ? Trường THPT Thanh KhêĐề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 * Khuynh hướng sử thi bộc lộ ở những phương diện : – Nội dung : Đề cập đến những yếu tố có ý nghĩa lịch sử dân tộc và toàn dân tộc bản địa. – Nhân vật : thường là những con người đại diện thay mặt cho khí phách tinh hoa, phẩmchất, ý chí của dân tộc bản địa. Con người đa phần được mày mò ở bổn phận, nghĩa vụ và trách nhiệm, nghĩa vụ và trách nhiệm công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. – Lời văn : Thường mang giọng điệu ngợi ca, sang trọng và quý phái và đẹp một cách tránglệ hào hùng * Cảm hứng lãng mạn : – Là cảm hứng chứng minh và khẳng định cái tôi đày tình cảm, xúc cảm và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn của văn học việt nam từ 1945 – 1975 biểu lộ trong việc khẳngđịnh phương diện lí tưởng của đời sống mới và vẻ đẹp cuả con người mới, cangợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin cậy vào tương lai tươi đẹp của dântộc. – Cảm hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủ yếu không riêng gì trong thơ mà trongtất cả những thể loại khác. Câu 4 : Lí giải vì sao văn học Nước Ta từ 1975 đến hết thế kỷ XX phải đổimới ? Thử nêu những chuyển biến và một vài thành tựu khởi đầu đạt được ? a. VHVN 1975 – hết XX phải thay đổi vì : Hoàn cảnh lịch sử dân tộc, xã hội, văn hoá đãthay đổi – 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, quốc gia thống nhất. – 1975 – 1985, quốc gia gặp nhiều khó khăn vất vả, thử thách ( đặc biệt quan trọng về kinh tế tài chính ) – đòihỏi quốc gia phải thay đổi. – Từ 1986, Đảng Cộng sản đề xướng và chỉ huy công cuộc thay đổi quốc gia. Điều kiện giao lưu văn hoá với quốc tế được lan rộng ra …. → Điều đó đã thúc đẩynền văn học cũng phải thay đổi cho tương thích với nhà văn, fan hâm mộ và quy luậtphát triển khách quan của văn học. b. Những chuyển biến và thành tựu : – Những chuyển biến ( đặc thù cơ bản ) : + Văn học đã hoạt động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản, nhân vănsâu sắc. + Văn học tăng trưởng phong phú hơn về đề tài, chủ đề : Đổi mới cách nhìn nhận vềcon người và hiện thực đời sống ; tò mò con người trong những mối quan hệđa dạng, phức tạp và nhiều phương diện ; văn học hướng về trong, chăm sóc đếnnhững số phận cá thể trong những thực trạng phức tạp của đời thường. + Đề cao đậm cá tính phát minh sáng tạo của nhà văn. – Thành tựu trong bước đầu : Các thể loại phóng sự tăng trưởng mạnh. Truyện ngắn vàtiểu thuyết có nhiều tìm tòi. Thể loại trường ca được mùa bội thu. Nghệ thuật sânkhấu biểu lộ thành công xuất sắc ở nhiều đề tài. Lí luận phê bình cũng Open nhiềucuộc tranh luận sôi sục. Trường THPT Thanh KhêĐề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 – Một vài tác giả, tác phẩm tiêu biểu vượt trội : Những người đi tới biển của Thanh Thảo, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Chiếc thuyền ngoài xa của NguyễnMinh Châu, Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, HồnTrương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ … NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍI. Lí thuyết : 1. Khái niệm : Tư tưởng đạo lí là kiểu bài nghị luận gồm có những yếu tố về nhận thức ( lítưởng, mục tiêu sống ) ; tâm hồn, tính cách ( lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, tính trung thực, chịu khó, chịu khó, hòa nhã, nhã nhặn, thóiích kỷ, bao hoa, vụ lợi … ) ; về quan hệ mái ấm gia đình ( tình mẫu tử, bạn bè … ) ; về quanhệ xã hội ( tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn … ) ; về cách ứng xử, hành độngmỗi người trong đời sống … NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINHCâu 1 : Nêu vài nét về tác gia Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh ? – Sinh 19/5/1890, mất 2/9/1969. – Xuất thân trong một mái ấm gia đình nhà nho yêu nước. – Quê ở xã Kim Liên ( làng Sen ), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. – Năm 1911 ra đi tìm đường cứu nước, năm 1930 xây dựng Đảng Cộng sảnViệt Nam, năm 1941 về nước, chỉ huy cách mạng và giành thắng lợi trong cuộcTổng khởi tháng Tám năm 1945, ngày 2/9/1945 đọc Tuyên ngôn Độc Lập, năm1946 làm quản trị nước cho tới khi qua đời. → quản trị Hồ Chí Minh là nhà quân sự chiến lược, nhà chính trị lỗi lạc ; anh hùng dân tộc bản địa, danh nhân văn hóa quốc tế. Câu 2 : Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác về văn học nghệ thuậtcủa Hồ Chí Minh ? – Coi VH là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp CM. – Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc bản địa của VH. – Khi cầm bút Người khi nào cũng xuất phát từ đối tượng người tiêu dùng và mục tiêu tiếpnhận để quyết định hành động ND và HT của tác phẩm. Câu 3 : Nêu những nét chính về di sản văn học của TP HCM ? Sự nghiệp văn học của TP HCM là một di sản vô giá, là bộ phận hữu cơ gắn với sựngiệp CMa. Văn chính luận : – Tác phẩm : Bản án chính sách thực dân Pháp ( 1925 ), Tuyên ngôn độc lập ( 1945 ), Lời lôi kéo toàn nước kháng chiến ( 1946 ), Không có gì quý hơn độc lập tự do ( 1966 ) … Trường THPT Thanh KhêĐề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 – ND : Lên án những chủ trương tàn khốc của TDP, lôi kéo những người nô lệ bịáp bức đoàn kết đấu tranh. – NT : Chặt chẽ, súc tích, châm biếm tinh tế, giàu chất trí tuệ. b. Truyện và kí : – Tác phẩm : Pa-ri ( 1922 ), Lời than vãn của bà Trưng Trắc ( 1922 ), Vi hành ( 1923 ), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu ( 1925 ), Nhật kí chìm tàu ( 1931 ), Vừa đi đường vừa kể chuyện ( 1963 ) … – ND : Tố cáo tội ác dã man, thực chất tàn ác, xảo trá của thực dân, phong kiến ; nêu cao những tấm gương yêu nước và cách mạng. – NT : Tình huống độc lạ, bút pháp văn minh, kể chuyện linh động. c. Thơ ca : – Nổi bật nhất là tập Nhật kí trong tù. – Ngoài ra còn có những bài thơ Bác làm ở Việt Bắc từ 1941 đến 1945 và trongthời kì chống Pháp ( Dân cày, công nhân, ca binh lính, Ca sợi chỉ … ), những bàithơ vừa cổ xưa vừa văn minh ( Tức cảnh Pác Bó, Nguyên tiêu, Báo tiệp, Cảnhkhuya … ). → Nổi bật trong thơ là hình ảnh nhân vật trữ tình mang nặng “ nỗi nước nhà ” mà phong thái vẫn luôn thư thả, luôn vượt lên mọi thực trạng và luôn tintưởng vào tương lai tất thắng của CM.Câu 4 : Nêu những đặc thù cơ bản của phong thái thẩm mỹ và nghệ thuật TP HCM ? : độc lạ, phong phú – Văn chính luận : thường gắn gọn, tư duy tinh tế, lập luận ngặt nghèo, lí lẽ đanhthép, dẫn chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến và phong phú về bútpháp. – Truyện và kí : nhìn chung rất văn minh, biểu lộ tính chiến đấu can đảm và mạnh mẽ vànghệ thuật trào phúng vừa sắc bén, thâm thuý của phương Đông, vừa vui nhộn, hóm hỉnh của phương Tây. – Thơ ca là thể loại bộc lộ sâu sắc phong cách NT của HCM. + Những bài thơ nhằm mục đích mục tiêu tuyên truyền CM lời lẽ thường đơn giản và giản dị, mộcmạc mang sắc tố dân gian văn minh vừa dễ nhớ, dễ thuộc, vừa có sức tác độngtrực tiếp vào tình cảm người đọc, người nghe + Những bài thơ NT được viết theo hình thức cổ thi hàm súc, có sự hoà hợpđộc đáo giữa bút pháp cổ xưa và bút pháp tân tiến, giữa chất trữ tình và tínhchiến đấu. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬPHồ Chí MinhCâu 1. Hãy nêu thực trạng sáng tác của “ Tuyên ngôn độc lập ” ? – 19/8/1945, CM8 thắng lợi ở TP. Hà Nội. – 26/8/1945, quản trị Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới TP. Hà Nội. Tại cănTrường THPT Thanh KhêĐề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo Tuyên ngôn độc lập. – 02/9/1945, tại trung tâm vui chơi quảng trường Ba Đình, Thành Phố Hà Nội, Người đại diện thay mặt nhà nước lâmthời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc Tuyên ngôn độc lập trước hàng chụcvạn đồng bào. – Khi đó, đế quốc thực dân đang chuẩn bị sẵn sàng chiếm lại nước ta. Dưới danh nghĩaquân Đồng minh vào giải giáp vũ khí quân đội Nhật, quân đội Quốc dân đảngTrung Quốc tiến vào từ phía Bắc, quân đội Anh tiến vào từ phía Nam, thực dânPháp theo chân Đồng Minh, công bố : Đông Dương là đất “ bảo lãnh ” của ngườiPháp bị Nhật chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, Đông Dương phải thuộc quyền củangười Pháp. Câu 2. Nêu đối tượng người dùng và mục tiêu sáng tác của bản tuyên ngôn độc lập ? Đối tượng : – Trước quốc đân đồng bào. – Thế giới. – Các thế lực thù đích và thời cơ quốc tế. Mục đích : – Chính thức công bố trước quốc dân, trước quốc tế sự sinh ra của nước ViệtNam Dân chủ Cộng hoà, khẳng định chắc chắn quyền độc lập, tự do của dân tộc bản địa Nước Ta. – Tố cáo tội ác của thực dân Pháp so với nhân dân ta suốt 80 năm qua và tuyênbố chấm hết chính sách thực dân, xoá bỏ mọi độc quyền của Pháp trên quốc gia ViệtNam. – Khẳng định ý chí của cả dân tộc bản địa Nước Ta nhất quyết bảo vệ nền độc lập, tựdo của Tổ quốc. Câu 3. Phân tích bản “ Tuyên ngôn độc lập ” của quản trị Hồ Chí Minh3. 1. Phần một : Nguyên lý chung ( cơ sở pháp lý và chính nghĩa ) của bảnTuyên ngôn. – Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập là khẳng địnhquyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúccủa con người. Đó là những quyền không ai hoàn toàn có thể xâm phạm được ; người tasinh ra phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. – Hồ quản trị đã trích dẫn 2 câu nổi tiếng trong 2 bản Tuyên ngôn của Mĩ vàPháp → Đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo của văn minh nhânloại quả đât và tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo. – Ý nghĩa của việc trích dẫn : + Có tính giải pháp sắc bén, khôn khéo, khóa miệng đối phương. + Khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc bản địa ( đặt 3 cuộc cách mạng, 3 nền độclập, 3 bản tuyên ngôn ngang hàng nhau ) Câu văn “ Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được ” là sự khẳng định chắc chắn mộtcách hùng hồn chân lí thời đại : Độc lập, tự do, Hạnh phúc, Bình đẳng của conTrường THPT Thanh KhêĐề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 người, của những dân tộc bản địa cần được tôn trọng và bảo vệ. → Đóng góp riêng của tác giả và của dân tộc bản địa ta vào một trong những trào lưu tưtưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo cao quý. 3.2. Phần hai : Cơ sở trong thực tiễn của bản Tuyên ngôn. * Bản cáo trạng tội ác thực dân Pháp : – Vạch trần bộ mặt xảo quyệt của thực dân Pháp “ tận dụng lá cờ tự do, bìnhđẳng, bác ái, đến cướp quốc gia ta, áp bức đồng bào ta ” : Về chính trị, văn hóa truyền thống xãhội, kinh tế tài chính … Sử dụng giải pháp liệt kê ; câu văn ngắn dài, động từ mạnh, điệp từ, điệp cúpháp, ngôn từ tinh tế, giọng văn hùng hồn. – Trong vòng 5 năm ( 1940 – 1945 ) thực dân Pháp đã hèn nhát và nhục nhã “ bánnước ta hai lần cho Nhật ”. Thẳng tay khủng bố Việt Minh ; “ thậm chí còn đến khithua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và CaoBằng ” → Lời phán quyết đầy phẫn nộ, sôi sục căm thù : + Vạch trần thái độ nhục nhã của Pháp ( quỳ gối, đầu hàng, bỏ chạy … ) + Đanh thép tố cáo tội ác tày trời ( từ đó, … từ đó … ) * Quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta : – Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phảithuộc địa của Pháp nữa. Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền sở tại khi Nhậthàng Đồng minh. – Nhân dân ta đã đánh đổ những xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ mà lậpnên chính sách Dân chủ Cộng hòa. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. – Chế độ thực dân pháp trên quốc gia ta vĩnh viễn chấm hết và xóa bỏ ( thoát lyhẳn, xóa bỏ hết … ) mọi độc quyền, đặc lợi của chúng so với quốc gia ta. – Trên nguyên tắc dân tộc bản địa bình đẳng mà tin rằng những nước Đồng minh “ quyếtkhông thể không công nhận quyền độc lập của dân tộc bản địa Nước Ta ” : → Phần thứ hai là những dẫn chứng lịch sử dân tộc không ai chối cãi được, đó là cơ sởthực tế và lịch sử dân tộc của bản Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chí Minh lập luận mộtcách ngặt nghèo với những lý lẽ đanh thép, hùng hồn : Đó là lối biện luận ngặt nghèo, logic, từ ngữ tinh tế, cấu trúc đặc biệt quan trọng, nhịp điệu dồn dập, lời văn biền ngẫu, cách hành văn theo mạng lưới hệ thống móc xích … 3.3. Phần còn lại : Lời công bố với quốc tế. – Nước Nước Ta có quyền được hưởng tự do và độc lập và thực sự đã thành mộtnước tự do, độc lập ( từ khát vọng đến thực sự lịch sử dân tộc hiển nhiên ) – Nhân dân đã quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy ( được làm ra bằngxương máu và lòng yêu nước ). → Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vẻ vang vô giá của dân tộc bản địa ta, thể hiệnphong cách chính luận của Hồ Chí Minh. Trường THPT Thanh KhêĐề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12C âu 4 : Giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập ? – Giá trị lịch sử vẻ vang : Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử dân tộc vô giá của dân tộcViệt Nam : công bố xoá bỏ chính sách thực dân, phong kiến ; chứng minh và khẳng định quyền tựchủ và vị thế bình đẳng của dân tộc bản địa ta trên toàn quốc tế ; mở ra kỉ nguyên độc lậptự do trên quốc gia ta. – Giá trị văn học : Tuyên ngôn độc lập là một tác phẩm chính luận rực rỡ : lậpluận ngặt nghèo, lí lẽ sắc bén, vật chứng xác nhận, ngôn từ hùng hồn, đầy cảmxúc. – Giá trị tư tưởng : Tuyên ngôn độc lập còn là một áng văn tận tâm của Chủtịch Hồ Chí Minh, quy tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Người, đồng thời kếttinh lý tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc bản địa và ý thức yêu thích độc lập, tựdo, độc lập. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNGCách làm bài * Mở bài : Nêu hiện tượng kỳ lạ cần nghị luận * Thân bài : – Giải thích rõ khái niệm về hiện tượng kỳ lạ ( nếu cần ) – Phân tích những mặt của hiện tượng kỳ lạ đời sống được đề cập ( dùng dẫnchứng từ đời sống và văn học để làm rõ ) + Biểu hiện, tình hình của hiện tượng kỳ lạ xã hội cần nghị luận + Nguyên nhân làm Open hiện tượng kỳ lạ đó ( cả nguyên do kháchquan và chủ quan ) + Tác động của hiện tượng kỳ lạ so với xã hội : Tích cực -> biểu dương, ngợi ca ; xấu đi -> phê phán, lên án + Biện pháp phát huy ( nếu là tích cực ) hoặc ngăn ngừa ( nếu là tiêucực ). – Đánh giá, đưa ra quan điểm về hiện tượng kỳ lạ xã hội đó. * Kết bài : – Tóm lược lại yếu tố. – Liên hệ, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. TÂY TIẾNQuang DũngI. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NHỚ : Trường THPT Thanh KhêĐề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 121. Trình bày những nét chính về tác giả Quang Dũng ( 1921 – 1988 ) ? – Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài : làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng được biết đến nhiều là một nhà thơ. – Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên, vừa tinh xảo, mang vẻ đẹp hào hoa, phóngkhoáng. Một hồn thơ lãng mạn, tài hoa : nhà thơ của “ xứ Đoài mây trắng ”, thơgiàu chất nhạc, chất họa. – Các tác phẩm chính : Mây đầu ô, Thơ văn Quang Dũng … – Năm 2001, ông được Tặng Ngay Trao Giải Nhà nước về văn học thẩm mỹ và nghệ thuật. 2. Trình bày thực trạng sáng tác bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng ? – Tây Tiến là một đơn vị chức năng quân đội được xây dựng đầu năm 1947, có nhiệm vụphối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào, đồng thời đánh tiêu haolực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ Nước Ta. – Địa bàn đóng quân và hoạt động giải trí của đoàn quân Tây Tiến khá rộng nhưng chủyếu là ở biên giớiViệt – Lào. – Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là người trẻ tuổi, học viên, tri thức TP.HN, chiếnđấu trong những thực trạng gian nan thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoànhhành kinh hoàng. Tuy vậy, họ sống rất sáng sủa và chiến đấu rất dũng mãnh. – Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị chức năng Tây Tiến từ đầu năm 1947 đến cuốinăm 1948 rồi chuyển sang đơn vị chức năng khác. Rời đơn vị chức năng cũ chưa bao lâu, tại Phù LưuChanh, Quang Dũng viết bài thơ Nhớ Tây Tiến ( 1948 ). Khi in lại, tác giả đổi tênbài thơ là Tây Tiến. 3. Cảm hứng chủ yếu của bài thơ Tây Tiến ? – Cảm hứng lãng mạn : + Thể hiện ở cái tôi tràn trề tình cảm, xúc cảm của nhà thơ. Nó phát huy cao độtrí tưởng tượng, sử dụng nhiều giải pháp tu từ để tô đậm cái khác thường, tạo ấntượng can đảm và mạnh mẽ về cái hùng vĩ, tuyệt mỹ của núi rừng miền tây. + Bức chân dung kiêu hùng của người lính Tây Tiến. + Sự hoang dại, huyền bí của núi rừng và những hình ảnh ấm cúng, thơ mộng. + Cảnh đêm liên hoan, cảnh sông nước như được phủ lên màn sương huyềnthoại. – Tinh thần bi tráng : + Nhà thơ không che giấu cái bi, nhưng bi mà không lụy. Cái bi được thể hiệnbằng một giọng điệu, âm hưởng, sắc tố trang trọng, hào hùng để thành chất bitráng. + Người lính Tây Tiến luôn hiên ngang, quật cường mặc dầu chịu mất mát, đaubuồn. Cái chết cũng được tác giả bảo phủ trong không khí hoành tráng. Trên cáinền vạn vật thiên nhiên hùng vĩ trang trọng, người lính Open với tầm vóc khác thường. Cảm hứng lãng mạn và ý thức bi tráng luôn gắn bó với nhau, nâng đỡ nhau, cộng hưởng với nhau để làm ra linh hồn, sắc diện của bài thơ, tạo nên vẻ đẹpđộc đáo của tác phẩm. Trường THPT Thanh KhêĐề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 124. Hình ảnh vạn vật thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến ? – Vùng núi hiểm trở, hoang vu, khắc nghiệt : Dốc cao khúc khuỷu, ngàn thướcdựng đứng, chất ngất. Vực sâu heo hút, thăm thẳm, lấp trong sương núi. Vẻhoang vu xa vắng gợi lên từ những tên làng, tên châu, tên bản rất lạ tai. – Thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng : Thiên nhiên Tây Tiến có cái hùng vĩ, trùngđiệp thăm thẳm đồng thời cũng có vẻ như đẹp thơ mộng : Hương hoa rừng thoangthoảng trong đêm, nếp nhà sàn thấp thoáng trong mưa bay, dáng hình sơn nữ trênchiếc thuyền độc mộc giữa hai bờ lau sậy hoang vu, hoa trôi đong đưa trên dòngnước … – Thiên nhiên hoang dã, huyền bí, thâm u : Ngòi bút Quang Dũng đã trả lại chonúi rừng Tây Tiến vẻ huyền bí, thâm u ngàn đời của nó : những con đường heohút trong mây, trong sương lấp, những buổi chiều âm vang tiếng gầm thét củanhững ngọn thác, cảnh đêm đêm cọp trêu người, hồn lau nơi rừng núi. – Nghệ thuật miêu tả vạn vật thiên nhiên : Sử dụng những từ ngữ giàu chất tạo hình, hìnhảnh độc lạ, lạ, nghệ thuật và thẩm mỹ phối thanh ngắt nhịp. Đặc biệt thủ pháp trái chiều, bútpháp hiện thực xen kẽ bút pháp lãng mạn … làm cho vạn vật thiên nhiên Tây Tiến vừadữ dội hoành tráng mà không làm con người lo âu, nản lòng. 5. Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến ? a ) Vẻ đẹp hào hùng : + Trong cuộc trường chinh gian nan, người lính ở đây là những tri thức, họcsinh, sinh viên xuất thân Thành Phố Hà Nội, chưa quen với gian lao, lại trải qua cuộc hànhquân dài ngày, địa hình hiểm trở, khắc nghiệt, phải đương đầu với cái chết từ nhiềuphía. + Tư thế hành quân, hình dáng kinh hoàng khác thường của người lính ( chú ý quan tâm một sốhình ảnh : gục lên súng mũ bỏ quên đời, đoàn binh không mọc tóc, xanh màu lá, dữ oai hùm, mắt trừng … ) + Lí tưởng chiến đấu cao đẹp và niềm tin hi sinh cho Tổ quốc ( đi sâu phân tíchcác hình ảnh : những nấm mồ viễn xứ, chẳng tiếc đời xanh, chẳng về xuôi, âmthanh trầm hùng của sông Mã đưa tiễn những người con hi sinh về đất mẹ ). b ) Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn : + Vẻ đẹp của tình người : khó khăn, ác liệt, hi sinh, người lính ở đây vẫn lànhững con người mơ mộng, lãng mạn, quyến luyến tình người ( tình cảm với côgái Mai Châu mùa nếp mới, những cô gái xiêm áo tỏa nắng rực rỡ vừa nhát gan, vừa tình tứtrong đêm hội đuốc hoa, dáng kiều thơm của cô gái Hà thành, dáng hình sơn nữtrên con thuyền độc mộc ). + Cảm xúc về vạn vật thiên nhiên : tinh xảo trong phát hiện và cảm nhận cái đẹp ( một nếpnhà sàn thấp thoáng trong mưa, hồn lau nơi bờ suối, dáng hình sơn nữ buổihoàng hôn, bông hoa đong đưa trên dòng nước … ). Dễ say đắm trước những vẻđẹp man sơ và khác lạ ( dốc thăm thẳm, cồn mây heo hút, thác gầm thét, cọp trêuTrường THPT Thanh KhêĐề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 người … ) + Tâm hồn sáng sủa, yêu đời, nguyện lao vào vào cuộc chiến đấu được thể hiệnqua ý niệm lãng mạn về người anh hùng ( coi cái chết nhẹ tựa lông hồng ) vàqua nếp hoạt động và sinh hoạt văn hoá ngay trong những ngày gian nan, hi sinh ( những đêmliên hoan văn nghệ trong rừng sâu ) c ) Nghệ thuật của ngòi bút Quang Dũng trong khắc hoạ hình tượng ngườilính : + Hình ảnh rực rỡ ( đoàn binh không mọc tóc, xanh màu lá, dữ oai hùm ), ngôntừ mới lạ và sự phối hợp của những từ cổ với những từ ngữ dân dã, đời thường ( biêncương, viễn xứ, kiều thơm, chiếu, đất, bỏ quên đời, chẳng về xuôi ) tạo được vẻcứng cỏi ngang tàng của người lính gần với những tráng sĩ trong văn học cổ mà vẫnhiện đại. + Bút pháp hiện thực xen kẽ bút pháp lãng mạn, thủ pháp trái chiều – tạo nên vẻlãng mạn, bay bổng của người lính mà vẫn rất chân thực, tạo âm hưởng bi trángcho bài thơ. 6. Hãy cho biết những nét nghệ thuật và thẩm mỹ rực rỡ trong bài thơ Tây Tiến củaQuang Dũng ? – Ngôn ngữ giàu chất tạo hình và giàu tính nhạc với âm điệu, nhịp thơ biến hóalinh hoạt. – Sự phối hợp hài hòa giữa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn. – Từ Hán Việt gợi lên âm hưởng cổ kính, những phối hợp từ độc lạ, những từngữ in đậm dấu ấn đời lính tạo nên tính chân thực, đơn cử, vừa sinh động vừa hấpdẫn. – Giọng thơ biến hóa theo dòng cảm hứng, khi tha thiết bồi hồi với nỗi nhớ vờivợi, khi bừng lên với đêm hội núi rừng, khi lắng lại trong kỉ niệm bâng khuâng, khi trang nghiêm, bi hùng gắn với hình ảnh những đồng đội một thời chiến đấuvà hi sinh. 7. Ý nghĩa văn bản ? Bài thơ đã khắc họa thành công xuất sắc hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnhnúi rừng miền Tây hùng vĩ, kinh hoàng. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹplãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn sát cánh trong trái tim và trí óc của mỗichúng ta. II. ĐỀ VĂN và GỢI Ý LÀM BÀI ( tìm hiểu thêm ) Đề 1 : Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng : Sông mã xa rồi tây tiến ơi ! … Mai Châu mùa em thơm nếp xôi ( Trích Tây Tiến – Quang Dũng ) Gợi ý làm bài1. Mở bài : – Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài nhưng điển hình nổi bật nhất là thơ. Tây Tiến là bài thơTrường THPT Thanh KhêĐề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 tiêu biểu vượt trội nhất trong đời thơ của ông nói về những kỷ niệm với trung đoàn TâyTiến. Trung đoàn Tây Tiến thành lập năm 1947, hoạt động giải trí ở vùng Tây Bắchoang vu, khắc nghiệt. Đơn vị phần nhiều là người trẻ tuổi Thành Phố Hà Nội : học viên, sinhviên, tri thức … mà Quang Dũng là một thành viên. – Cuối năm 1948 Quang Dũng rời xa Tây Tiến, xúc cảm về những kỷ niệm dângtrào, ông viết bài thơ Nhớ Tây Tiến ( 1948 ) sau đổi là Tây Tiến. Bài thơ đã khắchọa thành công xuất sắc hình tượng người lính Tây Tiến trong cuộc kháng chiến chốngPháp trường kì của dân tộc bản địa. – Đoạn thơ trên nằm ở phần đầu bài thơ, đoạn thơ đã tái hiện lại khung cảnhthiên nhiên miền Tây hùng vĩ, kinh hoàng nhưng vô cùng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnhngười lính trên chặng đường hành quân trong xúc cảm “ nhớ chơi vơi ” về mộtthời Tây Tiến. Sông mã xa rồi tây tiến ơi ! … Mai Châu mùa em thơm nếp xôi2. Thân bài : a. Nỗi nhớ đơn vị chức năng Tây Tiến – Trong tâm lý nhà thơ, Tây Tiến là một vùng đất đầy ắp kỉ niệm nên khởi đầu bàithơ là tiếng gọi biểu lộ nỗi nhớ tha thiết, bâng khuâng, gợi nhắc một địa danhđong đầy bao kí ức của đời lính. – Tây tiến ơi ! – câu cảm vang lên là tiếng lòng da diết gắn liền với bao kỉ niệmthân thương về đoàn quân Tây Tiến. – Nỗi nhớ đó vừa đơn cử vừa gắn liền với địa điểm Tây Bắc : nhớ về rừng núi lànỗi nhớ vừa xa xôi, vừa không định hình ; nhớ chơi vơi tạo âm hưởng lê dài, lanrộng, gợi mở một tâm trạng, cảm hứng vang xa đến bát ngát vô tận. b. Nhớ về những chặng đường hành quân * Hình ảnh vạn vật thiên nhiên miền Tây. – Nét rực rỡ tiên phong của vạn vật thiên nhiên miền Tây trong kí ức của Quang Dũngchính là màn sương rừng mờ ảo : sương phủ dày ở Sài Khao, sương bồng bềnh ởMường Lát … đó không chỉ là màn sương của vạn vật thiên nhiên mà còn là màn sươngmờ của kỉ niệm, của nỗi nhớ nhung. Các địa điểm Sông Mã, Sài Khao, MườngLát từng gắn bó với người lính TâyTiến. Kỷ niệm một thời trận mạc hiện về quanhững địa điểm được nhắc tới. ( 2 câu tiếp theo ) – Hiện thực khắc nghiệt đã được thi vị hóa bởi cảm hứng lãng mạn : đêm sươngtrở thành đêm hơi bồng bềnh, những ngọn đuốc soi đường vận động và di chuyển dọc theocon đường chiến sỹ hành quân được nhìn thành những đóa ” hoa ” chập chờn, lunglinh, huyền ảo … Những thanh bằng nhẹ bỗng trong câu thơ càng làm đậm thêmsự hư ảo của màn sương rừng. Sự khắc nghiệt của vạn vật thiên nhiên đã được cảm nhậnmột cách thi vị bởi những tâm hồn lãng mạn, hào hoa. – Thiên nhiên mang vẻ đẹp lãng mạn vừa hùng vĩ, kinh hoàng, vừa huyền ảo, thơmộng. ( 4 câu tiếp theo )
Source: https://sangtaotrongtamtay.vn
Category: Giáo dục