Đề cương Quản trị rủi ro tmu (đề cương) – Tài liệu text

Đề cương Quản trị rủi ro tmu (đề cương)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.98 KB, 30 trang )

I – NHÓM CÂU HỎI 1:
1. Thế nào là rủi ro và rủi ro trong kinh doanh ? Lấy ví dụ về một rủi ro xảy
ra trên thực tế ?
+ Rủi ro là một biến cố không chắc chắn xảy ra bất ngờ gây ra tổn thất cho con
người hoặc cho tổ chức nào đó
+ Rủi ro trong kinh doanh là những sự kiện bất lợi, bất ngờ, gây khó khăn trở
ngại cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu kinh doanh, tàn phá các thành quả
đang có, bắt buộc các chủ thể phải chi phí nhiều hơn về nhân lực, vật lực, thời gian
trong quá trình phát triển của mình
VD: khi khởi sự kinh doanh, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro về mặt tài chính như
thiếu vốn, chi phí phát sinh quá lớn, không huy động được vốn
2. Nêu các đặc trưng của rủi ro. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng
này.
+ Tần suất rủi ro: biểu hiện số lần xuất hiện rủi ro trong 1 khoảng thời gian hay
trong tổng số lần quan sát sự kiện
+ Biên độ rủi ro: thể hiện tính chất nguy hiểm, mức độ thiệt hại tác động tới chủ
thể
Ý nghĩa: nghiên cứu các đặc trưng này giúp ta nắm bắt được mức độ nguy
hiểm của rủi ro vì mức độ nguy hiểm củ rủi ro là sự tích hợp của 2 đặc trưng này phục
vụ cho quá kình phân tích và kiểm soát rủi ro.
3. Các cách phân loại rủi ro. Đối với mỗi cách phân loại, lấy ví dụ minh họa
– Theo nguyên nhân gây ra rủi ro:
+ Rủi ro sự cố: gắn liền với sự cố ngoài dự kiến, là rủi ro khách quan khó tránh
khỏi
VD: rủi ro do thiên tai, bão lũ,… làm ách tắc giao thông gây cản chở việc vận
chuyển hàng hóa
+ Rủi ro cơ hội: gắn liền với quá trình ra quyết định của chủ thể
VD: khi quyết định đa dạng hóa sản phẩm DN có thể gặp rủi ro trong việc cạnh
trạnh với đối thủ có sẵn trên thị trường.
|- Theo kết quả/hậu quả thu nhận được
+| Rủi ro thuần túy: tồn tại khi có 1 nguy cơ tổn thất nhưng ko có cơ hội kiếm lời

1

VD: nếu bị tai nạn giao thông thì chủ thể sẽ chịu tổn thất về tài chính do phải sửa
xe hoặc chữa trị vết thương.
+ Rủi ro suy đoán: rủi ro vừa có khả năng có lợi, vừa có khả năng tổn thất
VD: khi mở rộng thị trường doanh nghiệp nào cũng mong muốn sẽ thu lại lợi
nhuận từ thị trường đó. Tuy nhiên thì không phải bao giờ DN nào cũng thành công hết,
DN có thế kiếm được lợi nhuận những cũng có thể chịu tổn thất lớn về tài chính.
– Theo môi trường kinh doanh

 Môi trường bên ngoài
 Môi trường vĩ mô: kinh tế, chính trị-pháp luật, văn hóa-xã hội, công nghệ, tự
nhiên
VD: tình trạng thất nghiệp gia tăng sẽ làm cho các doanh nghiệp gặp rủi ro về
nguồn nhân lực; lãi suất tăng làm cho chi tiêu của người tiêu dùng giảm dẫn đến hàng
hóa không bán được gây khó khăn cho DN trong kinh doanh
 Môi trường vi mô: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp.
VD: đối thủ mở rộng thị trường, đan dạng hóa sản phẩm sẽ làm cho lượng KH
của doanh nghiệp giảm dẫn đến lợi nhuận cũng giảm, cạnh tranh ngày càng gia tăng.

 Môi trường bên trong
 Con người: nhà quản trị, nhân viên
 Tài sản: cơ sở vật chất, trang thiết bị
 Văn hóa doanh nghiệp: vô hình, hữu hình
 Theo các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
 Rủi ro trong giai đoạn khởi sự: rủi ro không được thị trường chấp nhận
 Rủi ro trong giai đoạn trưởng thành: rủi ro khi tốc độ tăng trưởng của kết quả
không tương ứng với tốc độ phát triển của chi phí

 Rủi ro giai đoạn suy vong: rủi ro phá sản
VD: khi thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, DN tung ra trên thị trường
sản phẩm mới mà trên thị trường chưa có, và lượng người tiêu dùng sản phẩm này rất
ít làm cho doanh số thấp trong khi chí phí sản xuất cao dẫn đến lỗ, ko có lợi nhuận
 Theo khả năng giảm tổn thất
 Rủi ro có thể phân tán: là rủi ro có thể giảm bớt tổn thất thông qua những thỏa
hiệp đóng góp và chia sẻ rủi ro

2

 Rủi ro không thể phân tán: là rủi ro mà những thỏa hiệp đóng góp về tiền bạc
tài sản ko làm giảm tổn thất cho những người tham gia vào quỹ đóng góp chung
VD:
 Rủi ro theo chiều dọc và rủi ro theo chiều ngang
 Rủi ro theo chiều dọc: là rủi ro theo quá trình hoạt động của doanh nghiệp
VD: từ nghiên cứu thị trường -> thiết kế sản phẩm -> nhập NVL -> sản xuất ->
đưa sản phẩm ra thị trường
 Rủi ro theo chiều ngang: là rủi ro xảy ra ở các bộ phận chức năng như nhân
sự, MKT,…
4. Trình bày tính tất yếu của rủi ro.
 Rủi ro có thể xuất hiện bất cứ với ai, bất kỳ tổ chức nào và bất cứ đâu, trong
mọi hoạt động của cá nhân và doanh nghiệp
 Do con người ko đủ khả năng kiểm soát hoặc đo lường 1 cách chính xác một
yếu tố dẫn đến rủi ro
– Con người bị hạn chế trong thu thập và xử lý thông tin dẫn đến việc tiếp nhận
những thông tin sai lệch và gây ra rủi ro.
5. Nêu khái niệm và mục tiêu của quản trị rủi ro.
Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng, phân tích (đo
lường, đánh giá) rủi ro, xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm soát, tài trợ để khắc phục

hậu quả rủi ro.
Mục tiêu
+ Nhận biết các biến cố rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, phân tích nguồn gốc,
tính chất và mực độ nghiêm trọng của các rủi ro đã nhận dạng được
+ Chỉ ra trong số những rủi ro nhận dạng được, rủi ro nào có thể né tránh được và
cách thức né tránh, những rủi ro nào có thể chấp nhận được
+ Đối với những rủi ro khác thì cách thức hay biện pháp nào để phòng ngừa hay
giảm thiểu
|+ Dự tính được tổn thất phải chịu nếu rủi ro xảy ra và đo lường tổn thất trong
trường hợp rủi ro đã xảy ra và cách thức, biện pháp khắc phục hậu quả.
6. Trình bày tóm tắt các nội dung của quá trình quản trị rủi ro.
 Nhận dạng rủi ro: xác định danh sách các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động
của DN để sắp xếp, phân nhóm rủi ro

3

 Phân tích và đo lường rủi ro: phân tích các rủi ro, đánh giá mức độ thiệt hại do
rủi ro xảy ra cũng như xác suất rủi ro xảy ra nhằm tìm cách đối phó hay tìm các cách
giải pháp, phòng ngừa,…
 Kiểm soát rủi ro: là những hoạt động có liên quan đến việc né tránh, ngăn
chặn giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất
 Tài trợ rủi ro: là hoạt động cung cấp những phương tiện để đền bù tổn thất xảy
ra hoặc lập các quỹ cho các chương trình khác nhau để giảm bớt tổn thất.
7. Trình bày các nguyên tắc của quản trị rủi ro.
– Không chấp nhận rủi ro không cần thiết, chấp nhận rủi ro khi lợi ích lớn hơn
chi phí: trong rủi ro có tiềm ẩn các cơ hội nên nhiều nhà KD có xu hướng chấp nhận
rủi ro nhất định, tuy nhiên việc chấp nhận rủi ro phải hợp pháp và phù hợp với chuẩn
mực đạo đức
– Ra các quyết định quản trị rủi ro ở cấp thích hợp: đối với nhà qt chiến lược thì

qt rủi ro tập trung vào việc xác định và phân tích các biến cố bất định có thể xảy ra
trong tương lai, trong khi đó hoạt động kiểm soát rủi ro và 1 số hoạt động tài trợ rủi ro
là nhiệm vụ chủ yếu của nhà quản trị cấp thấp hơn
– Kết hợp quản trị rủi ro vào hoạch định và vận hành ở các cấp: qtrr ko phải là
lĩnh vực độc lập với các lĩnh vực qt khác trong doanh nghiệp. Nhiều rủi ro có nguồn
gốc từ bên trong DN, vì vậy để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro thì nhà qt phải làm tốt
khâu hoạch định
8. Khái quát lịch sử phát triển của quản trị rủi ro.
 Sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến 1960: quan điểm QTRR trùng với quan
điểm “ Bảo hiểm tài sản”
 1960 – 1990: bên cạnh mua bảo hiểm, các nhà quản trị đã quan tâm đến tự bảo
hiểm và tiếp cận ngăn ngừa tốt nhất
 1990 – nay : QTRR tiếp cận ở các góc độ : mua bảo hiểm, kiểm soát tổn thất,
tài trợ rủi ro, đảm bảo lợi ích cho người lao động
9. Nêu nội dung của mối quan hệ giữa quản trị rủi ro với quản trị chiến lược và
quản trị hoạt động trong doanh nghiệp.
 QTCL là những hoạt động quản trị nhằm xác định những mực tiêu lâu dài, để
thực hiện sứ mạng của tổ chức

4

 Quản trị hoạt động DN bao gồm những hoạt động liên quan đến kinh doanh
như quản trị sản xuất cung cấp hàng hóa, quản trị dịch vụ… nhằm thực hiện các mục
tiêu chiến lược đã đề ra
 Quản trị rủi ro bao gồm tất cả các hoạt động để thực hiện được các hoạt động
tác nghiệp một cách hiệu quả nhất, từ đó là cơ sở để thực hiện các mục tiêu dài hạn,
thực hiện được sứ mạng của DN
QTRR có mặt trong cả QTCL và QTHĐ. Trong QTCL nhiệm vụ của nó là tập
trung vào dự báo để nhận dạng những rủi ro tiềm tàng để có những biện pháp né tránh.

Trong khi đó ở khâu hoạt động thì QTRR tập trung vào phân tích nguyên nhân làm
cho rủi ro xuất hiện, đánh giá mực độ tổn thất do rủi ro gây ra để có những cách thức
phù hợp nhất nhằm phòng ngừa, giảm thiểu tổn thất do rủi ro gây ra
10.

Phân tích khái niệm và ý nghĩa của nhận dạng rủi ro.

Nhận dạng rủi ro là quả trình xác định một cách liên tục có hệ thống các rủi ro có
thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của DN
– Nhận dạng rr là việc xác định các đe dọa trong suốt thời gian tồn tại của tổ
chức
– Nhận dạng rr ko phải chỉ thực hiện 1 lần duy nhất vào thời điểm đầu tiên của 1
chu kỳ hoạt động mà phải thường xuyên cập nhật
– Nhận dạng rr nhằm tìm kiếm thông tin về các loại rr có thể xuất hiện, các mối
nguy và thời điểm rủi ro xuất hiện
Ý nghĩa
 Là cơ sở, tiền đề để triển khai có hiệu quả các bước tiếp theo trong qui trình
QTRR
 Giúp nhà quản trị chủ động xây dựng kế hoạch kiểm soát, tài trợ RR thích
hợp, hiệu quả nhất; đưa ra những biện pháp thích hợp để ngăn chặn, giảm thiểu tổn
thât do rủi ro gây ra.

11.

Phân tích nguồn rủi ro từ các yếu tố môi trường vĩ mô, môi trường vi

mô, môi trường nội bộ. Lấy ví dụ về các rủi ro theo nguồn rủi ro.
 Môi trường vĩ mô

5

+ Môi trường kinh tế: những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội
và thách thức với doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp
trước biến động về kinh tế, nhà quản trị cần theo dõi, phân tích, dự báo biến động của
từng yếu tố để đưa ra các giải pháp phù hợp, tận dụng cơ hội và giảm thiểu nguy cơ và
đe dọa
 GDP tác động đến nhu cầu của gia đình, doanh nghiệp, nhà nước. Vì vậy, nó
tác động đến tất cả các mặt hoạt động của quản trị, nhà quản trị phải dựa vào GDP và
tình hình thực tế để nhận dạng được các rủi ro
Lạm phát ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng cũng như các hoạt động
của doanh nghiệp.
Tỷ giá hối đoái và lãi suất ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của DN,
nguồn NVL có sự thay đổi dẫn đến kế hoạch sản xuất bị chậm tiến độ so với dự kiến
ảnh hưởng đến hoạt động của DN
Tỷ lệ thất nghiệp chung của nền kinh tế, ngành, vùng có ảnh hưởng đến vấn đề
công nhân trên phương tiện tuyển dụng, sa thải.
Vấn đề quốc tế hóa nến kinh tế, xu hướng đầu tư nước ngoài trong bối cảnh toàn
cầu hóa
VD: lãi suất tăng làm cho NTD có xu hướng gửi tiết kiệm dẫn đến sức mua hàng
hóa giảm làm cho số lượng hàng hóa của DN ko bán được, tồn kho nhiều làm giảm lợi
nhuận.
 Các yếu tố chính trị, pháp luật:
– Chính phủ: cơ quan giám sát, duy trì và bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích quốc
gia. Vai trò điều tiết nền kinh tế vĩ mô thông qua các chính sách tài chính, tiền tệ, thuế
và các chương trình chi tiêu.
– Pháp luật: Đưa ra những quy định cho phép hay không cho phép, hoặc những
ràng buộc, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân theo.
 Để tận dụng được cơ hội và giảm thiểu những nguy cơ, các doanh nghiệp phải
nắm bắt được các quan điểm, những quy định, những ưu tiên, những chương trình chi

tiêu của Chính Phủ
 Thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp, thậm chí có thể thực hiện vận động hành
lang khi cần thiết.

6

VD: các cuộc bạo động diễn ra tại khu vực Trung Á làm cho DN không thể hoạt
động bình thường ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN
+ Các yếu tố công nghệ:
Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh,trực tiếp đến doanh nghiệp và tác động đến
hoạt động quản trị.Các thay đổi về công nghệ-kĩ thuật sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu
cầu tương lai của một tổ chức về nhân lực.Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như:
 – Lượng phát minh sáng chế và cải tiến khoa học kỹ thuật tăng lên nhanh
chóng làm bùng nổ về cuộc cách mạng về thông tin và truyền thông.
 -Xuất hiện nhiều loại máy móc và nguyên liệu vật liệu mới với những tính
năng và công dụng hoàn toàn chưa từng có trước đây.
 -Trình độ tự động hóa, vi tính hóa, hóa học hóa và sinh học hóa trong tất cả
các khâu sản xuất, phân phối lưu thông và quản lý ngày càng cao hơn.
 -Các phương tiện truyền thông và vận tải ngày càng hiện đại và rẻ tiền hơn
dẫn tới không gian sản xuất và kinh doanh ngày càng rộng lớn hơn…
 -Khi công nghệ phát triển,các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành
tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm,dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển
kinh doanh,nâng cao năng lực cạnh tranh,bên cạnh đó hệ thống quản trị cũng phải thay
đổi về chiến lược kinh doanh trong khâu sản xuất,giới thiệu sản phẩm,rút ngắn thời
gian thực hiện kế hoạch để phù hợp với công nghệ hiện đại;công nghệ được cải tiến thì
bản chất công việc càng yêu cầu đến việc công nhân lành nghề,có kĩ thuật cao…như
vậy dễ dẫn đến sự thiếu hụt nguồn lao động,nhà quản trị phải nghiên cứu và có định
hướng phù hợp về nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
 Nếu doanh nghiệp không đổi mới về công nghệ kịp thời thì sẽ có nguy cơ bị

tụt hậu,giảm năng lực cạnh tranh.
 Ví dụ: sự ra đời của các công nghệ hiện đại làm xuất hiện và tăng khả năng
cạnh tranh của các sp cạnh tranh, đe dọa các sp lỗi thời khiến cho các Dn gặp nhiều
khó khăn trong sản xuất và giải quyết các sp lõi thời đó

 1.5.Các yếu tố tự nhiên.
 -Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất
đai, sông biển và các nguồn tài nguyên.
 -Môi trường tự nhiên Việt Nam mang lại nhiều thuận lợi cho cho các ngành
như khai thác khoáng sản, du lịch, vận tải….

7

 -Thiên nhiên ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống con người, về nếp sống sinh
hoạt dẫn đến sự thay đổi trong nhu cầu hàng hóa.
 -Tự nhiên có tác động rất lớn đến doanh nghiệp.Nó thường tác động bất lợi đối
với các doanh nghiệp,đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan
đến tự nhiên như:sản xuất nông phâm,thực phẩm theo mùa,kinh doanh khách sạn,du
lịch…để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên các nhà quản trị cần
phải phân tích,dự báo,đánh giá tình hình thông qua các cơ quan chuyên môn.phải có
biện pháp đề phòng để giảm thiểu rủi ro tới mức có thể.
 2.Các yếu tố môi trường vi mô.

 2.1.Nhà cung ứng.
 -Những nhà cung ứng là những cá nhân hay tổ chức cung cấp cho doanh
nghiệp và các đối thủ cạnh tranh các nguồn vật tư cần thiết để sản xuất ra những mặt
hàng cụ thể hay dịch vụ nhất định.
-Những sự kiện xảy ra trong môi trường của “nhà cung ứng”có thể ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hoạt động quản trị của doanh nghiệp.Những nhà quản trị phải chú ý

theo dõi giá cả của các mặt hàng cung ứng,vì việc tăng giá của nguồn vật tư mua có
thể phải nâng giá sản phẩm;phải nghiên cứu để đưa ra chính sách phù hợp ;hoặc nếu
có vấn đề làm rối loạn bên phía cung ứng thì kế hoạch sản xuất sản phẩm sẽ không kịp
tiến độ,làm lỡ đơn đặt hàng.Trong kế hoạch ngắn hạn sẽ bỏ lỡ những khả năng tiêu thụ
và trong kế hoạch dài hạn sẽ làm mất đi thiện cảm của khách hàng đối với công ty.
+ Ví dụ: Wal – Mart là một trong những siêu thị bán lẻ giá rẻ lớn nhất thế giới có
vai trò là nhà phân phối, mang hàng hóa từ các DN sản xuất đến tay ng tiêu dùng.
Nhiều DN đã quá dựa dẫm vào hệ thống phân phối của gã khổng lồ này mà quên mất
mình cũng phải xây dựng một hệ thống phân phối cho riêng mình. Nhờ vậy, Wal –
Mart có thể đưa ra những yêu sách buộc DN phải hạ giá, hoặc chiết khấu hoặc sx sp
thương hiệu riêng Wal – Mart và cạnh tranh vs csách sp của các DN vs lợi thế giá rẻ
2.2.Khách hàng.
-Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kĩ những khách hàng của mình.
-Khách hàng luôn bị thu hut bởi những lợi ích hứa hẹn sẽ được hưởng trong việc
mua hàng.
-Khách hàng luôn thay đổi nhu cầu,lòng trung thành của khách hàng luôn bị lung
lay trước nhiều hàng hóa đa dạng.

8

-Các nhà quản trị phải nắm bắt được tâm lí và yêu cầu của khách hàng để kịp thời
đổi mới hoặc đưa ra những chiến lược,chương trình khuyến mãi nhằm kích thích tiêu
dùng;quảng bá hình ảnh đưa ra những ưu điểm vượt trội,tạo sự khác biệt cho sản phẩm
đánh vào tâm lí để khách hàng yên tâm và muốn gắn bó với sản phẩm của doanh
nghiệp.Hoạt động của các nhà quản trị phải có sự điều tiết lại,phải thường xuyên điều
tra,tham khảo ý kiến khách hàng;có kế hoạch đổi mới trong công tác dịch vụ,chăm sóc
khách hàng.
2.3.Đối thủ cạnh tranh.
-Là những cá nhân hay tổ chức có khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

mục tiêu doanh nghiệp bằng:Cùng loại sản phẩm hay Bằng sản phẩm có khả năng thay
thế.
-Doanh nghiệp cần có chiến lược mới trong chất lượng sản phẩm,bên cạnh đó
yếu tố quảng bá thương hiệu cũng không kém phần quan trọng.
-Môi trường kinh doanh thuận lợi,ngành nghề sẽ được mở rộng đối thủ tiềm ẩn
cũng là nguy cơ khá quan trọng.Dự báo và lên kế hoạch cho những năm tiếp theo.
Ví dụ: Sự cạnh tranh của 2 hãng nc uống giải khát hàng đầu thế giới là Pepsi và
CoCa Cola. Trong lsử, Pepsi và CoCa sđã từng có những chiến lược cạnh tranh bắt
chước về sp, thậm chí về giá để trả đũa nhau. Khi Pepsi tung ra thị trường dòng sp nc
uống đóng chai dành cho ng ăn kiêng Diet Pepsi thì ngay lập tức Coca Cola cũng tung
ra sp Diet Coke
3.Môi trường nội bộ.
3.1.Tài chính.
 –

Nguồn vốn và khả năng huy động vốn.

 –

Tình hình phân bổ và sử dụng các nguồn vốn.

 –

Kiểm soát các chi phí.

 –

Quan hệ tài chính với các bên hữu quan.

 -Đây là nguồn lực quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động quản trị và quyết

định đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp
mọi hoạt động sản xuất đều cần có vốn bằng tiền hay bằng nguồn lực tài chính để thực
hiện hoạt động;đây cũng là cơ sở để các nhà quản trị vạch ra kế hoạch trong tương lai
cho các hoạt động đầu tư mới,mua nguyên vật liệu,trả lương cho công nhân…

 3.2.Nhân sự.

9

 –

Chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức.

 Chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức thể hiện ở năng lực,tay nghề và khả
năng hoàn thành nhiệm vụ của công nhân,nhân viên.Các nhà quản trị phải đánh giá
đúng năng lực để giao phó công việc chính xác,đề ra mức lương hợp lí tuy theo năng
lực của mỗi người.
 Các cán bộ quản lí phải là những người có năng lực lãnh đạo tốt, có khả năng
đánh giá,nhìn nhận vấn đề và định hướng xa.Phải là những tấm gương tốt trong mọi
hoạt động,quy định của công ty…luôn quan tâm đến mọi người dưới cấp quản lí,tạo
được môi trường làm việc tốt nhất có thể.
 -Xác định đúng nhu cầu lao động.
 Đánh giá đúng nhu cầu,mục đích công việc để tuyển lao động phù hợp với
ngành nghề…không tuyển trái với định hướng để không phải hao tổn về thời gian đào
tạo lại công việc.
 -Cần có chính sách đãi ngộ hợp lý và động viên, khuyến khích người lao động
tích cực làm việc .
 Hoạt động quản trị phải chú trọng đến các chính sách đãi ngộ đối với côngnhân viên.Bởi đó cũng là một phần tạo nên tâm lí,tinh thần làm việc của họ:lịch các
ngày nghĩ lễ,tết,tiền thưởng…có chính sách ưu đãi riêng cho những công-nhân viên có

tuổi nghề dài tạo ra tâm lí muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

 3.3.Cơ cấu tồ chức.
 –

Xác định đúng nhiệm vụ chức năng của từng bộ phận, từng phòng ban

và từng cá nhân.
 –

Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ và khoa học.

 –

Đảm bảo hoạt động hiệu quả.

 3.4.Văn hóa tố chức.
 -Văn hóa tổ chức là những chuẩn mực, khuôn mẫu, giá trị truyền thống mà
mọi thành viên trong tổ chức tôn trọng và tuân theo.
 -Cần xây dựng một nền văn hóa vững mạnh, mang nét riêng và độc đáo của tổ
chức.

10

12.

Nhận dạng các nhóm đối tượng rủi ro tài sản, rủi ro trách nhiệm pháp lý,

rủi ro nguồn nhân lực. Lấy ví dụ về nhận dạng rủi ro theo đối tượng rủi ro tại các

doanh nghiệp thực tế.
RR Tài sản:
 TIỀN
 Mất cắp hoặc bị gian lận: nguyên nhân này có thể đến từ chính nội bộ DN do
đạo đức nhân viên; đối tác bên ngoài như khách hàng, nhà cung cấp kém uy tín, kẻ
trộm, kẻ cướp
 Lượng tiền ko đủ cho những giao dịch cần thiết hay khả năng thanh toán kém:
nguyên nhân chủ yếu do DN ko bán đc hàng hóa, dvụ để thu tiền về theo kế hoạch
kinh doanh hoặc có những khoản thu khó đòi từ khách hàng
 Lạm phát: giá cả hàng hóa dịch vụ liên quan đến các khoản phải chi tăng lên
so vs dự kiến kế hoạch kinh doanh làm cho lượng tiền của doanh nghiệp ko còn đảm
bảo đc khả năng thanh toán, mua sắm ở thời điểm hiện tại
 Lãi suất: lãi suất NH giảm làm cho DN mất những khoản thu từ lãi tiền gửi
NH, chi phí cơ hội tăng lên khi tiền gửi NH chưa kịp đưa vào đầu tư
 Tỷ giá:ảnh hưởng đến hđ xuất nhập khẩu của DN
 RỦI RO thường gặp vs HÀNG TỒN KHO bao gồm: rủi ro lượng hàng tồn
đọng lớn, ko xuất bán đc; rủi ro hàng bị hư hỏng, giảm giá, lỗi mốt; hàng bị mất trộm;
cháy nổ nhà máy, nhà kho
 RR tài sản cố định hữu hình: cháy nhà xưởng, hư hỏng trang thiết bị, sử dụng
sai chức năng, quy trình, bị mất cắp
 RỦI RO phổ biến có thể xảy ra đối với loại TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH
như mất uy tín, giá trị thương hiệu giảm, quyền SHTT bị vi phạm, nạn hàng giả, hàng
nhái, … do KH phàn nàn, khiếu nại về sp,dịch vụ; hay đối thủ cạnh tranh tung tin tiêu
cực về sp, dvụ của DN, đối tác hủy hợp đồng liên kết
VD: sáng 11/10/2016, hãng Samsung Electronics Co. đã có văn bản đề nghị các
đối tác trên toàn cầu ngừng bán, đổi điện thoại thông minh thế hệ mới Galaxy Note 7
và khuyến cáo khách hàng ngừng ngay việc sử dụng dòng máy này do những lo ngại
về độ an toàn. Thời điểm phát đi đề nghị này là chỉ hơn 1 tháng sau khi nhà sản xuất
điện thoại thông minh lớn nhất thế giới công bố quyết định thu hồi 2,5 triệu chiếc Note
7 tại 10 thị trường trọng điểm trên toàn cầu sau các sự cố cháy nổ pin lithium-ion của

11

điện thoại trong lúc sạc. Việc thu hồi sản phẩm với quy mô chưa từng có và cũng chưa
từng có tiền lệ này được đánh giá là một tổn thất nặng nề với Samsung – Tập đoàn điện
tử vốn luôn tự hào về công nghệ và chất lượng sản phẩm.
Theo Bloomberg, quyết định thu hồi của Samsung thật sự rất đắt khi hãng sẽ phải
bỏ ra tới hơn 1 tỉ USD cho chi phí thu hồi 2,5 triệu chiếc Galaxy Note 7 đã được bán
ra trong suốt 2 tuần qua
RR TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
– Khả năng bị truy thu thuế, BHXH
– Khả năng bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế, BHXH, lao động, môi
trường,…
– Khả năng bị ng lđ khiếu nại, khởi kiện
– Khả năng bị tranh chấp hợp đồng
– Khả năng bị thấtt thoát tài chính
– Khả năng bị mất cắp tài sản
Các rủi ro có thể dẫn đến tổn thất do vi phạm TNPL trên. Điều này đòi hỏi các
nhà quản trị DN cần am hiểu PL, cần sd những dvụ tư vấn pháp lý trc khi tiến hành hđ
sx,kd hay kí kết HĐ để hạn chế hậu quả phải gánh chịu
– VD: Năm 1931, Công ty Ultrmares không có khả năng trả nợ, các chủ nợ của
Công ty dựa vào báo cáo tài chính đã được chứng nhận rồi sau đó kiện các kế toán
viên, họ cho rằng các kế toán viên đã phạm tội bất cẩn và trình bầy gian dối. Các
khoản phải thu đã bị bóp méo điều này dẫn đến KTV phải chịu trách nhiệm pháp lý mà
do sự bất cẩn, KTV đã gây ra thiệt hại cho bên thứ ba.
RR NHÂN LỰC
 Tình trạng nhân viên bỏ việc, thương tích, bệnh tật, hay có thể xảy ra tình
trạnh nv ko có tinh thần và động lực làm việc, thiếu tự giác và nỗ lực trong QT thực
hiện NV

 Toàn bộ quá trình quản trị nhân lực bao gồm cả việc đánh giá, bố trí nhân lực,
tuyển dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực… đều có thể làm xuất hiện các rủi
ro
VD: Một ví dụ điển hình về rủi ro nhân lực như chúng ta cũng được biết đến đó
là vụ việc nổi tiếng ở Vnamilk vào tháng 7/2009 đó là ông Trần Bảo Minh giữ chức vụ
Phó Tổng Giám Đốc cùng êkíp làm việc gồm 6 giám đốc và các chuyên viên cao cấp

12

khác đồng loạt rời khỏi chức vụ. việc các cán bộ chủ chốt của Vinamilk đồng loạt nghỉ
việc dẫn đến rất nhiều rủi ro cho công ty Vinamilk.
13.

Phân tích các phương pháp nhận dạng rủi ro.

1.Phương pháp chung –Xây dựng bảng liệt kê
Bảng liệt kê thực chất là liệt kê các tổn thất tiềm năng có thể xuất hiện trong
tương lai. Mục đích của việc thiết lập bảng liệt kê là:
– Nhắc nhà quản trị các tổn thất có thể có
– Thu thập thông tin diễn tả cách và mức độ doanh nghiệp gặp phải các tổn thất
tiềm năng đó
– Đúc kết chương trình bảo hiểm gồm cả giá và các tổn thất phải chi trả
Danh sách các rủi ro cần đc sắp xếp, phân nhóm theo các đặc trưng cơ bản của
rủi ro từ đó các nhà quản trị dành sự chú ý hơn cho các rủi ro có tần suất cao và biên
độ rộng, thường sắp xếp ở vị trí đầu trong bảng liệt kê
Hạn chế:
– Bảng liệt kê sẽ thất bại trong việc liệt kê các rủi ro bất thường hay duy nhất đvs
1 DN nào đó. Nhà quản trị cần xác định có thể gặp rủi ro ko có trong bảng liệt kê
– Bảng liệt kê ko cung cấp đc các thông tin cần thiết về rủi ro suy đoán

2. Các phương pháp nhận dạng cụ thể
1/ Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
Theo phương pháp này các khoản nằm trong các báo cáo tài chính sẽ được
nghiên cứu kỹ để phát hiện ra các rủi ro tiềm năng có thể phát sinh. Phân tích báo cáo
tài chính bao gồm việc:phân tích tỷ lệ-phân tích cơ cấu
Ưu điểm:
– Đáng tin cậy, khách quan, dựa trên các số liệu có sẳn, có thể trình bày ngắn
gọn, rõ ràng và có thể dùng để ra quyết định cho cả nhà quản trị rủi ro và nhà quản trị
doanh nghiệp
– Không loại trừ việc nhận dạng các rủi ro suy đoán, giúp ích cho việc đo lường
và định ra cách quản lý tốt nhất cho các nguy cơ rủi ro.
2/ Phương pháp sơ đồ
Đây là phương pháp được thực hiện bằng cách xây dựng một hay một dãy sơ đồ
trình bày tất cả các hoạt động của tổ chức, bắt đầu từ khâu nguyên vật liệu, nguồn
năng lượng, và tất cả các đầu vào khác từ người cung cấp, và kết thúc với thành phẩm

13

trong tay người tiêu dùng. Kế đó là bảng liệt kê các nguồn rủi ro về tài sản, trách
nhiệm pháp lý và nguồn nhân lực có thể sử dụng trong từng khâu để nhận dạng các rủi
ro mà tổ chức có thể gặp.
Ưu điểm: gắn liền với các hoạt động của doanh nghiệp từ đó có thể nhìn ra được
nguy cơ của rủi ro bắt đầu từ chỗ nào trong quá trình hoạt động để kịp thời tìm ra các
biện pháp đối phó với rủi ro.
3/ Phương pháp thanh tra hiện trường
Thanh tra hiện trường là một việc phải làm đối với nhà quản trị rủi ro. Bằng cách
quan sát các bộ phận của tổ chức và các hoạt đông tiếp sau đó của nó, nhà quản trị có
thể học được rất nhiều về rủi ro mà tổ chức có thể gặp từ đó tìm hiểu đc các mối hiểm
họa, nguyên nhân và các đối tượng rủi ro.

Ưu điểm: tính thực tế cao
Nhược điểm: phụ thuộc vào sự nhạy bén trong quan sát của nhà quản trị
4/ Làm việc với các bộ phận khác của DN:
Phương pháp nhận dạng rủi ro này thông qua việc tiến hành giao tiếp một cách
thường xuyên và có hệ thống với các đối tượng khác trong tổ chức. Các bộ phận này
thường nhìn nhận được các nguy cơ rủi ro mà nhà quản trị có thể bỏ sót.
Ưu điểm: Khi phát triển được việc giao tiếp với các cán bộ quản lý ở các bộ phận
khác, nhàquản trị rủi ro có thể dễ dàng tìm ra những thông tin bất lợi.
Nhược điểm: NQT cần thuyết phục được sự hợp tác của các cán bộ quản lý trong
tổ chức
5/ Làm việc với các bộ phận khác bên ngoài
Nhà quản trị tiến hành quá trình giao tiếp với những người có quan hệ với tổ
chức bên ngoài doanh nghiệp như các chuyên viên kế toán, luật sư, các nhà tư vấn về
rủi ro để trao đổi nhằm tìm ra những rủi ro mà nhà quản trị rủi ro đã bỏ sót, hoặc rủi ro
cho tổ chức từ chính những đốiu tượng này.
Ưu điểm: khách quan, và có thể có được những phát hiện về rủi ro mà nhà quản
trị không nhìn thấy
Nhược điểm: có thể làm rò rĩ thông tin trong doanh nghiệp vào tay đối thủ cạnh
tranh
6/Phân tích hợp đồng

14

Có nhiều rủi ro phát sinh từ các mối quan hệ hợp đồng với người khác, nhà quản
trị rủi ro nên nghiên cứu kỹ các hợp đồng để phát hiện những sai sót, những nguy cơ
rủi ro trong QT thực hiện hợp đồng đồng thời biết đc cácnguy cơ rủi ro tăng lên hay
giảm đi thông qua việc thực hiện HĐ này
7/ Nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ
Các số liệu thống kê trong hồ sơ lưu trữ cho phép nhà quản trị rủi ro đánh giá các

xu hướng của các tổn thấ tmà tổ chức đã trải qua và so sánh kinh nghiệm này với các
tổ chức khác. Hơn nữa các số liệu này còn cho phép nhà quản trị rủi ro phân tích các
vấn đề như nguyên nhân thời điểm, vị trí của tai nạn, tất cả các yếu tố hiểm họa hoặc
các yếu tố đặc biệt nào đó ảnh hưởng đến bản chất của tai nạn. Các nét chung hoặc
nhóm các tình huống thường xảy ra sẽ gợi sự quan tâm đặc biệt
Ưu điểm: có thể phát hiện ra những rủi ro mà các phương pháp không phát hiện
ra bằngcách tham khảo các hồ sơ được lưu giữ về tổn thất hoặc suýt tổn thất có thể
được lặp lạitrong tương lai.
Nhược điểm: phát hiện được ít nguy cơ rủi ro hơn các phương pháp khác
14. Trình bầy các nội dung phân tích rủi ro.
Nội dung của phân tích rủi ro bao gồm: phân tích hiểm họa, phân tích nguyên
nhân rủi ro và phân tích tổn thất
– Phân tích hiểm họa: là quá trình phân tích những điều kiện hay yếu tố tạo ra
rủi ro hoặc những điều kiện hoặc những yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy
ra.
– Phân tích nguyên nhân rủi ro:
Có thể chia thành các nhóm nguyên nhân như sau:
 Thứ nhất, liên quan đến con người: những nguyên nhân này thuộc nhóm
nguyên nhân chủ quan, các rủi ro có thể bắt nguồn từ việc bất cẩn, chủ quan trong quá
trình làm việc, vận hành một thiết bị, dây chuyền sản xuất, dù bản thân họ có sự am
hiểu về các thiết bị an toàn khi vận hành chúng.
 Thứ hai, liên quan đến yếu tố kỹ thuật:
Sự trục trặc của kỹ thuật các thiết bị, dây chuyền sản xuất do thiếu sự bảo dưỡng
định kỳ hoặc kiểm tra an toàn trước khi vận hành cũng là một trong những nguyên
nhân gây ra rủi ro đáng tiếc.
– Phân tích tổn thất:
 xác định được khả năng tổn thất của rủi ro.

15

 xác định mức độ, quy mô của tổn thất xảy ra.
 Ngoài việc phân tích mức độ và tần số tổn thất, các nhà quản trị cần phải chú ý
đến phân tích chi phí rủi ro/ tổn thất như chi phí phòng ngừa rủi ro, chi phí cách ly rủi
ro, chi phí khắc phục rủi ro, chi phí chia sẻ rủi ro,…
15. Phân tích mối quan hệ giữa phân tích rủi ro với nhận dạng rủi ro.
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro
có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định nguyên nhân
gây ra rủi ro và phân tích những tổn thất.
Giữa nhận dạng rủi ro và phân tích rủi ro có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bởi:
Nhận dạng rủi ro là bước đầu tiên trong quy trình quản trị rủi ro của doanh
nghiệp, vì vậy nó có vai trò quan trọng, là cơ sở, tiền đề để triển khai có hiệu quả các
bước tiếp theo trong quy trình quản trị rủi ro.. việc xác định tên và loại rủi ro cùng
những đặc trưng của chúng là cơ sở để phân tích, đánh giá rủi ro mà các doanh nghiệp
có thể sẽ gặp phải. đồng thời, là bước tiền để để việc phân tích các tổn thất trở nên
chính xác
16. Phân tích khái niệm kiểm soát rủi ro
kiểm soát rủi ro là hoạt động liên quan đến việc đưa ra và sử dụng các biện pháp,
kỹ thuật, công cụ khác nhau nhằm phong ngừa và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra
trong quá trình hoạt động của tổ chức Nói đến kiểm soát rủi ro là nói đến việc kiểm
soát xác suất xảy ra và mức độ ảnh hưởng của các rủi ro. Hoạt động này phải dựa trên
kết quả trước đó là phân tích rủi ro, trên cơ sở đó, có thể đánh giá được mức độ
nghiêm trọng của rủi ro để có những biện pháp kiểm soát thích hợp. việc lựa chọn biện
pháp hay kỹ thuật kiểm soát rủi ro không chỉ phụ thuộc vào bản chất hay mức độ
nghiêm trọng của rủi ro mà còn phụ thuộc vào chính thái độ của con người đối với rủi
ro.
Trên thực tế, việc sử dụng biện pháp hay kỹ thuật nào để kiểm soát rủi ro ngoài
việc phụ thuộc vào bản chất và mức độ nghiêm trọng của rủi ro cũng như thái độ của
nhà quản trị mà còn phụ thuộc vào các tiêu chuẩn, nguyên tắc chung của quản trị tổ

chức cũng như quy định của pháp luật và các khía cạnh trách nhiệm xã hội và đạo
đức. các nhà quản trị có thể đưa ra các biện pháp kiểm soát rủi ro sau đây: né tránh rủi
ro, chuyển giao rủi ro, giảm thiểu rủi ro, chấp nhận rủi ro, phân tán và chia sẻ rủi ro.

16

Một doanh nghiệp không thể sử dụng một biện pháp để xử lý tất cả các rủi ro, và biện
pháp kiểm soát rủi ro cũng phải thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh cụ thể, tùy thuộc
vào mức độ thành công của chiến lược quản trị rủi ro được các doanh nghiệp áp dụng.
khi áp dụng biện pháp kiểm soát rủi ro, các nhà quản trị phải tính toán tương quan giữa
lợi ích thu được với những tổn thất do rủi ro gây ra và các chi phí khác.
17. Trình bầy các biện pháp kiểm soát rủi ro. Lấy ví dụ về việc doanh nghiệp sử
dụng biện pháp né tránh rủi ro.
– Thứ nhất, né tránh rủi ro: trong kiểm soát rủi ro, né tránh là việc tìm cách làm
mất đi những tác nhân làm cho rủi ro xuất hiện và gây ra những tổn thất
Ưu điểm: là giải pháp khá đơn giản, triệt để và chi phí thấp, không phải chịu
những tổn thất tiềm ẩn hoặc bất định mà rủi ro có thể gây ra
Nhược điểm: rủi ro và lợi ích song song tồn tại, vì vậy nếu né tránh rủi ro cũng
có thể mất đi lợi ích có được từ tài sản và hoạt động đó
Để né tránh rủi ro có thể sử sụng một trong hai biện pháp:
 Chủ động né tránh rủi ro: né tránh trước khi rủi ro xảy ra
 Loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro
– Thứ hai, chuyển giao rủi ro: là việc doanh nghiệp chuyển giao rủi ro cho bên
khác và chấp nhận một thiệt hại nhất định. Chuyển giao rủi ro có thể được thực hiện
bằng hai cách:
 Chuyển tài sản và hoạt động có rủi ro đến mọt người hay một nhóm người
khác
 Chuyển giao bằng hợp đồng giao ước: chỉ chuyển giao bản thân rủi ro chứ
không chuyển giao tác nhân gây ra rủi ro

Ưu điểm: cho phép dự báo tốt hơn vè những trường hợp tổn thất có thể xảy ra.
Từ đó có những biện pháp cảnh giác, phòng ngừa
Nhược điểm:
Người nhận rủi ro không có khả năng kiểm soát rủi ro
Có thể gây ra những hoang mang, lo lắng, lãng phí khi nguồn tin không chính
xác
– Thứ ba, giảm thiểu rủi ro: nghĩa là làm giảm ảnh hưởng cũng như giảm khả
năng xảy ra rủi ro. Những hoạt động giảm thiểu tổn thất là những biện pháp sau khi
tổn thất đã xảy ra.
Ưu điểm: làm giảm bớt giá trị hư hại do tổn thất gây ra
Nhược điểm: thực hiện khi rủi ro đã xảy ra
– Thứ tư, chấp nhận rủi ro: thông thường các nhà quản trị chấp nhận rủi ro khi
họ đánh giá cơ hội có được kết quả tích cực cao hơn nhiều so với kết quả tiêu cực khi
xảy ra rủi ro.chấp nhận rủi ro được coi là một quyết định tích cực khi:
o Rủi ro được xem xét và đánh giá cẩn thận

17

o Một quyết định về các biện pháp quản lý chi phí hiệu quả
o Chiến lược kinh doanh đòi hỏi phải sử dụng biện pháp chấp nhận rủi ro trong
điều kiện có sự giám sát thường xuyên,liên tục
– Thứ năm, phân tán và chia sẻ rủi ro: mục đích là làm giảm tổn thất do một
loại rủi ro nào đó gây ra bằng cách làm giảm sự giống nhau hay đồng thời mà một biến
cố rủi ro đơn lẻ tác động lên toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp.
18. Trình bày các thái độ đối với rủi ro (tìm kiếm hay chấp nhận rủi ro, không
chấp nhận rủi ro và thái độ trung dung).
1, Người tìm kiếm rủi ro
Là người đánh giá cơ hội có được kết quả tích cực( khi rủi ro không xảy ra) cao
hơn nhiều so với một kết quả tiêu cực khi xảy ra rủi ro. Khi phải đối mặt với hai khả

năng tương đương nhau giữa một bên là lợi ích và một bên là tổn thất xuất hiện từ một
quyết định đặc biệt, người tìm kiếm rủi ro sẽ chọn việc theo đuổi khả năng mang lại
lợi ích. Những người tìm kiếm rủi ro thay việc né tránh rủi ro bằng cách chấp nhận rủi
ro và họ thường tỏ ra mạo hiểm khi đối đầu với thử thách. Thái độ chấp nhận đương
đầu với rủi ro của những người tìm kiếm rủi ro tạo nên sự khác biệt trong phong cách
quản trị của họ. Đối với các nhà quản trị thành công, ngoài yếu tố như may mắn, sự
nhanh nhạy nắm bắt cơ hội kinh donah, họ còn có sự khác biệt: những người thành
công thường là người mạo hiểm; họ thành công một phần vì có một thời kỳ nào đó, họ
đã dám đương đầu với những rủi ro tiềm tàng để theo đuổi ước mơ của mình.
2, Người không chấp nhận ( chống lại) rủi ro
Họ sẽ đánh giá khả năng của một kết cục xấu khi rủi ro xảy ra cao hơn nhiều so
với một kết quả tích cực nếu rủi ro không xảy ra và trong tình huống như vậy họ sẽ
không theo đuổi vì họ không muốn bị tổn thất. Ngược lại với những người tìm kiếm
rủi ro, những người không chấp nhận rủi ro thay vì việc sẵn sàng đối đầu với rủi ro,
thường tìm những giải pháo hoặc phương án an toàn hơn khi quyết định phải hành
động. Vì vậy, họ có thể tránh được những thất bạn trong tương lai, nhưng cũng đồng
nghĩa với việc họ cũng ít có cơ hội đạt được những lợi ích vượt trội, ít tạo ra những sự
khác biệt.
3, Người có thái độ trung dung
Người trung lập với rủi ro đánh giá cả hai kết quả tương đương nhau và không có
thái độ rõ ràng theo đuổi hay không theo đuổi những tình huống tiềm ẩn rủi ro đã được

18

nhận dạng. Họ không hoàn toàn lẩn tránh rủi ro, thách thức nhưng cân nhắc cẩn trọng
trước khi quyết định chấp nhận một rủi ro nào đó.
Những người khác nhau có thái độ khác nhau đối với rủi ro và điều đó ảnh hưởng
đến việc ra quyết định của họ và việc họ giá như thế nào về kết quả có thể. Tuy nhiên,
một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng đối với quyết định kinh donah quan trọng như

việc định giá sử dụng vốn, các nhà quản trị có xu hướng chống lại rủi ro trong các
quyết định của mình. Bởi vậy, họ thiên về việc lựa chọn các quyết định có thể có giá
trị kỳ vọng thấp hơn thay hế ho việc các quyết định khác nhưng có rủi ro liên quan tới
họ.

19. Phân tích các nguyên tắc kiểm soát rủi ro.
Nguyên tắc 1: Sử dụng biện pháp quản trị phải dựa trên tương quan giữa
chi phí và lợi ích
Nếu chi phí cho hoạt động tài trợ rủi ro lớn hơn chi phí tổn thất thì các nhà quản
trị sẽ nghiêng về biện pháp kiểm soát rủi ro. bất cứ một công cụ kiểm soát rủi ro nào
cũng ko thể loại bỏ hết các rủi ro hoặc tránh được hết những tổn thất do rủi ro gây ra
tránh được rủi ro này người ta có thể gặp những rủi ro khác Vì vậy trước khi tính
đến sử dụng công cụ kiểm soát nào cũng cần phải tính đến tương quan giữa chi phí
phải chịu và lợi ích thu được khi sử dụng công cụ đó, để từ đó quyết định sử dụng
công cụ kiểm soát hay chuyển sang các biện pháp tài trợ
Nguyên tắc 2: Chỉ sử dụng những biện pháp và công cụ kiểm soát theo quy
định của pháp luật
.Không thể thực hiện các biện kiểm soát mà ko tính đến những tác động của các
biện pháp này đến các chủ thể khác ( tính mạng các thành viên trong tổ chức cũng như
người bên ngoài tổ chức), trật tự, an ninh và an toàn xã hội.
Quản trị rủi ro nói chung, kiểm soát rủi ro nói riêng là công việc của các nhà
quản trị của các tổ chức và doanh nghiệp và phải đảm bảo tiêu chuẩn cân bằng giữa
lợi ích và chi phí .Tuy nhiên để hạn chế những tác động tiêu cực mà biện pháp QTRỦI
RO có thể gây ra ,nhà nước đã đưa ra những quy định về những biện pháp được phép
áp dụng

19

Nguyên tắc 3: Việc sử dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro phải phù hợp

với những chuẩn mực đạo đức và trách nhiệm xã hội
Đối với nhà quản trị đặc biệt là những người chấp nhận rủi ro thường đánh giá
khả năng thu lợi nhuận khi rủi ro không xảy ra cao hơn nhiều so với những tổn thất
phải chịu khi có rủi ro ,vì vậy họ thường chấp nhận những rủi ro suy đoán. Xét trên
khía cạnh đạo đức thì những loại rủi ro này chỉ có thể chấp nhận xảy ra liên quan đến
tài sản hay tài chính chứ ko thể liên quan đến sức khỏe con người trong và ngoài
doanh nghiệp.
20. Mối quan hệ giữa kiểm soát rủi ro với phân tích rủi ro.
21. Phân tích khái niệm tài trợ rủi ro.
Tài trợ rủi ro được định nghĩa là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra và cung cấp
những phương tiện ( hay nguồn lực) để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổn thất khi rủi
ro xảy ra, gây quỹ dự phòng cho những chương trình để giảm bớt bất trắc và rủi ro hay
để gia tăng những kết quả tích cực
22. Trình bầy các biện pháp tài trợ rủi ro.
. Tự tài trợ là một phương pháp phổ biến để tài trợ rủi ro, trong biện pháp
này doanh nghiệp sẽ phải tự lo nguồn tài chính để bù đắp tổn thất khi gặp rủi ro
. Chuyển giao tài trợ rủi ro là việc chuẩn bị một nguồn kinh phí từ bên ngoài
để bù đắp tổn thất khi rủi ro xuất hiện
– Trung hòa rủi ro: Là việc đặt cược vào một kết quả ngược lại với kết quả của
rủi ro.
23. Mối quan hệ giữa tài trợ rủi ro với kiểm soát rủi ro
Mục đích của kiểm soát rủi ro là né tránh, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro và tổn
thất do rủi ro gây ra. Những không phải bao giờ các nhà quản trị doanh nghiệp và quản
trị rủi ro cũng đạt được mục đích đó một cách hoàn hảo. Vì vậy, mối liên hệ giữa kiểm
soát rủi ro và tài trợ rủi ro là mối quan hệ chặt chẽ vì nó ảnh hưởng đến tần suất và độ
lớn của tổn thất cần được tài trợ. Kiểm soát rủi ro có hiệu quả ảnh hưởng tích cực đến
chi phí tài trợ rủi ro của tổ chức. Ví dụ, nếu tổ chức kiểm soát rủi ro chặt chẽ dẫn đến
rủi ro không xảy ra chi phí tài trợ rủi ro sẽ không cần thiết nữa.
24. Trình bày khái niệm và phân loại rủi ro nhân lực. Lấy ví dụ minh họa

20

– KN: RỦI RO NL là một biến cố nhân lực không chắc chắn mà nếu xảy ra thì sẽ
gây tổn thất cho tổ chức hoặc cá nhân.
– Phân loại:
1. Theo tính chất đặc thù của công việc:
+ Rủi ro liên quan đến hạn chế về thể chất và tư thế làm việc: công việc mang
vác nặng, tư thế gò bó,… VD: giáo viên, lễ tân, phục vụ,… gây mệt mỏi và các bệnh về
thoài hóa khớp hay xương,…
+ Rủi ro liên quan đến khoa học lao động: các nguy hiểm do không chấp hành
quy định, nội quy cấm hút thuốc, thanh tra các thiết bị phòng cháy chữa cháy, đóng
cửa ngăn chặn hỏa hoạn sau giờ làm việc, VD: rủi ro khi thợ sửa máy thay thế linh
kiện, rủi ro khi làm việc quá sức,…
+ Rủi ro liên quan đến môi trường vật lý: tiếng ồn, nhiệt độ, ánh sáng, độ
rung,… VD: tiếng ồn quá mức hoặc độ rung vượt quá giới hạn gây bệnh điếc, rối loạn
cảm giác, viêm thần kinh thực vật, tổn thương xương, cơ,….
+ Rủi ro từ công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu: VD: Các dụng cụ như xẻng,
búa, rìu, cờ lê, tuốc nơ vít,… dễ gây tai nạn chủ yếu do sự bất cẩn của người sử dụng.
+ Rủi ro tâm lý xã hội: VD: căng thẳng, khó chịu trong công việc, áp lực vì
khách hàng khó tính, khối lượng công việc lớn,…
+ Rủi ro liên quan đến tác nhân hóa học và sinh học: VD: sản xuất, bảo quản,
vận chuyển, sử dụng tiếp xúc trực tiếp dễ gây rủi ro.
2. Theo quá trình quản trị nhân lực:
+ Rủi ro trong công tác hoạch định nhân lực. VD: số lượng nhân viên đến tuổi
nghỉ hưu cao, nhưng nhân viên thay thế ko đủ,…
+ Rủi ro trong công tác tuyển dụng. VD: năng lực người lãnh đạo không đủ tạo
sức hút để tuyển dụng nhân viên tài giỏi.
+ RỦI RO trong công tác sắp xếp và bố trí nhân lực. VD: bố trí nhân lực không
phù hợp với sở trường => không đáp ứng đòi hỏi công việc.

+ RỦI RO trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực. VD: người lãnh đạo
không đủ năng lực phát triển nhân lực, doanh nghiệp không chú trọng đào tạo nhân
lực,…
+ RỦI RO trong công tác đánh giá và đãi ngộ nhân lực. VD: đãi ngộ không xứng
đáng => nhân lực mất động lực làm việc,…

21

+ RỦI RO trong công tác quản lý nhân lực. VD: sa thải, tranh chấp kỷ luật,…
3. Theo chủ thể gây ra rủi ro
+ Rủi ro do người lao động. VD: các cuộc đình công, tay nghề người lao động
kém,…
+ RỦI RO do người quản lý. VD: phân biệt về giới tính, tuổi tác, độ tuổi,…
4. Theo đối tượng chịu ảnh hưởng:
RỦI RO gây tổn thất cho cả người lao động và doanh nghiệp. VD: khi tai nạn lao
động xảy ra, người lao động tổn hại về sức khỏe, tính mạng, gia đình gặp khó khăn,
đảo lộn, doanh nghiệp cũng chịu thiệt hại, ảnh hưởng xấu đến uy tín,…
5. Theo phạm vi ảnh hưởng:
+ RỦI RO nội bộ.VD: mất lao động tay nghê cao, người lao động mất động lực
làm việc, kỹ năng quản lý kém,…
+ RỦI RO bên ngoài: uy tín DN giảm sút, mất sức hút trên thị trường,…
6. Theo môi trường quản trị:
RỦI RONL từ môi trường kinh tế, chính trị – pháp luật, văn hóa – xã hội, khoa
học kỹ thuât công nghê, MT tự nhiên,… VD: RỦI RO NL từ thị trường lao động do
tình trạng cạnh tranh không lành mạnh xảy ra ngày càng nhiều, thảm họa tự nhiên như
lũ lụt, bão, hạn hán,…
25. Trình bày khái niệm quản trị rủi ro nhân lực. Lấy ví dụ minh họa
Quản trị rủi ro nhân lực là quá trình nhận dạng, phân tích ( bao gồm cả đo lường
và đánh giá) những rủi ro nhân lực và thiết lập các biện pháp kiểm soát và tài trợ khắc

phục các hậu quả của rủi ro nhân lực nhằm sử dụng tối ưu nguồn nhân lực của tổ chức
26. Trình bày nội dung nhận dạng và phân tích rủi ro nhân lực. Lấy ví dụ minh
họa
1. Mối nguy
– Mối nguy vật chất: tình trạng vật chất yếu kém làm tăng khả năng xảy ra mất
mát. Môi trường làm việc của người lao động đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong việc ngăn ngừa và tối thiểu hóa các tai nạn lao động. Môi trường làm việc bao
gồm nhiều nhân tố kết hợp như: ánh sáng, tiếng ồn và độ rung, vệ sinh nơi làm việc,…
Nếu chúng ta giữ được những điều kiện làm việc ở mức tối ưu, tai nạn có thể được loại
trừ hoặc giảm thiểu.

22

– Mối nguy đạo đức: là loại nguy hiểm vô hình rất khó lượng hóa và đánh giá.
Mối nguy đạo đức có liên quan đến hành vi của con người trong một tổ chức. Ví dụ
như:
– Mối nguy tinh thần: sự bất cẩn hay thờ ơ của một cá nhân dẫn đến mất
mát.Thái độ làm việc của người lao động cũng là một trong những rủi ro tiềm ẩn của
các doanh nghiệp trong kinh doanh.Khi các nhà quản trị kém năng lực sai lầm khi xử
lý công việc tại nơi làm việc. Khi người lao động thiếu tôn trọng nội quy, kỉ luật lao
động, ko có tác phong công nghiệp hoặc mất động cơ làm việc thì sẽ gây ra những tổn
thất rất lớn đối với doanh nghiệp.
2. Nguồn rủi ro
– Theo góc độ khoa học an toàn lao động:
– Theo góc độ tâm lý xã hội
– Theo góc độ tác nghiệp của quản trị nhân lực
– Theo góc độ môi trường quản trị
+ yếu tố kinh tế: ở quy mô thị trường lao động toàn cầu, nhu cầu về lao động kỹ
năng cao ngày càng gia tăng làm giảm nhu cầu đối với những người tay nghề thấp.

Điều này dẫn đến sự chuyển dịch lao động làm cho tỷ lệ thuyên chuyển cao,tăng thêm
chi phí cho người sử dụng lao động và gây ảnh hưởng tới các cá nhân liên quan.
+Yếu tố chính trị pháp luật: Các tổ chức tư nhân hay công đều phải tuân thủ các
quy định của luật lao động. những thay đổi trong chính sách pháp luật đồng thời mang
lại cơ hội và đe dọa cho các tổ chức sử dụng lao động.
+Yếu tố văn hóa- xã hội
+Yếu tố khoa học- kỹ thuật, công nghệ: Kỹ thuật hiện đại và công nghệ sản xuất
mới làm xuất hiện một số ngành nghề mới, đòi hỏi người lao động phải được trang bị
những kiến thức và kỹ năng mới. Thêm vào đó nghề cũ mất đi phải có đào tạo lại, bồi
dưỡng, nâng cao trình đọ và giải quyết những người dôi ra.
+Yếu tố đối thủ cạnh tranh: Trước nguy cơ tụt hậu về khả năng cạnh tranh trong
bối cảnh toàn cầu hóa và nỗ lực hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, doanh nghiệp cần
quan tâm đối với yếu tố nhân lực.
+Yếu tố khách hàng:Để phục vụ khách hàng được tốt, doanh nghiệp cần xây
dựng một đội ngũ nhân viên giàu năng lực, tận tâm và có động lực phục vụ khách
hàng.
+Yếu tố các cơ quan hữu quan: Các cơ quan chính quyền và các tổ chức đoàn thể
cũng ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực về các vấn đề liên quan đến chế
độ, chính sách, tuyển dụng, sa thải, lương bổng,…

23

+Chính sách chiến lược của tổ chức: có ảnh hưởng quan trọng đến cách thức hoạt
động của mọi cấp quản trị, một số chính sách như: cung cấp cho nhân viên nơi làm
việc an toàn, khuyến khích mọi người làm hết khả năng, chính sách đề bạt.
+Bầu ko khí văn hóa của tổ chức
B.PHÂN TÍCH RỦI RO
Đối với tổ chức
+) Tổn thất do mất đi người chủ chốt: Nhân viên có tay nghề cao, kỹ năng

nghề nghiệp giỏi, kiến thức hay các mối quan hệ kinh doanh rộng là nguồn lực quan
trọng của tổ chức nếu mất đi những nhân viên này hay những nhân viên đó mất khả
năng làm việc có thể gây tổn thất lớn cho tổ chức.
+)Tổn thất do mất đi các khoản tín dụng: Nhiều tổ chức thực hiện việc mở rộng
tín dụng cho các khách hàng của mình. Chẳng hạn như các tổ chức tài chính cho khách
hàng vay những khoản nợ. Tình trạng tử vong, bệnh tật kéo dài của khách hàng có thể
hoặc làm giảm khả năng thanh toán các món nợ, hoặc tạo ra mối quan hệ ko tốt với
công chúng nếu sử dụng các áp lực đòi nợ.
+) Tổn thất do gián đoạn hoạt động sản xuất- kinh doanh : Xảy ra khi người lao
động chủ chốt của tổ chức tử vong hay mất khả năng lao động có thể gây ra một hậu
quả nghiêm trọng cho sự sống còn của tổ chức và những người còn lại.
– Tổn thất với người lao động: Hậu quả tổn thất cho tác động trực tiếp của người
lao động là vết đau về thể xác, bệnh tật và tinh thần, tổn thất về thu nhập hoặc phải
gánh chịu các khoản chi phí y tế và khả năng mất cơ hội nghề nghiệp. Đối với cả
người phụ thuộc vào họ là mất đi nguồn thu nhập và phải gánh chịu những chi phí tăng
thêm như các chi phí y tế
Đối với người lao động
Hậu quả trực tiếp là nỗi đau về thể xác, tinh thần; tổn thất về thu nhập; thêm gánh
nặng về chi phí
27. Trình bày nội dung kiểm soát và tài trợ rủi ro nhân lực.
– Né tránh rủi ro: các nhà quản trị có thể ngừng cung cấp dịch vụ hoặc ngừng tiến
hành hoạt động ví nó quá mạo hiểm
– Phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro
+) Các biện pháp phòng ngừa rủi ro nghề nghiệp
 Biện pháp kỹ thuật công nghệ
 Biện pháp kỹ thuật vệ sinh

24

 Biện pháp phòng hộ cá nhân
 Biện pháp y tế bảo vệ sức khỏe
+) Các biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực: hoàn thiện công tác
tuyển dụng nhân lực, hoàn thiện chế độ lương bổng và đãi ngộ, phòng nhân sự cần làm
tốt công tác quản lý hồ sơ và phân công công tác phù hợp với khả năng của nhân viên
– Chuyển giao: là việc doanh nghiệp chuyển giao rủi ro cho bên khác và chấp
nhận một thiệt hại nhất định. Như việc tổ chức ký kết hợp đồng để chia sẻ rủi ro với
một bên khác.
B.Tài trợ rủi ro:
– Thiết lập quỹ dự phòng tài trợ rủi ro nhân lực: Doanh nghiệp cần chủ động về
mặt tài chính để phòng tránh tác động xấu ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Qũy dự phòng rủi ro được trích cho hoạt động đầu tư nâng cấp điều kiện làm việc, trợ
cấp mất việc,…
-Bảo hiểm: DN đảm bảo lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có những
chính sách hỗ trợ cho người lao động thông qua hoat động mua bảo hiểm sức khỏe bao
gồm bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm y tế, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe.
28. Trình bày khái niệm và phân loại rủi ro tài sản. Lấy ví dụ minh họa về một
loại rủi ro tài sản của doanh nghiệp mà anh (chị) biết.
RỦI RO TÀI SẢN là những biến cố bất lợi, bất ngờ xảy ra đối với tài sản của
DN, gây nên những tổn thất cho quá trình sd và quản lí tài sản của DN.
b) Phân loại:
RỦI RO tài sản lưu động
– RỦI RO tài sản thiếu hụt tài sản lưu động như tiền, NVL, hàng tồn kho gây ra
gián đoạn quá trình sx KD. Nếu xảy ra tình trạng thiếu hụt tài sản lưu đôngj sẽ gây nên
tình trạng ngưng trệ hđ KD, ảnh hưởng đến uy tín, doanh thu và lợi nhuận của DN.
– RỦI RO cháy, mất trộm, giảm giá trị tài sản lưu động là những rủi ro có thể xảy
ra bất cứ lúc nào trong quá trình dự trữ và sd tài sản lưu động.
– RỦI RO khó đòi từ các khoản phải thu hay ứng trước tài sản lưu động là những
rủi ro phát sinh khi DN không thu hồi được hay rất khó thu hồi được các khoản tiền
mà khách hàng nợ, các khoản phải thu nội bộ hay các khỏan tiền đã ứng/trả trước cho

người bán nhưng không hoặc khó có khả năng nhận được hàng.
.b2) RỦI RO tài sản cố định

25

VD : nếu bị tai nạn đáng tiếc giao thông vận tải thì chủ thể sẽ chịu tổn thất về kinh tế tài chính do phải sửaxe hoặc chữa trị vết thương. + Rủi ro suy đoán : rủi ro vừa có năng lực có lợi, vừa có năng lực tổn thấtVD : khi lan rộng ra thị trường doanh nghiệp nào cũng mong ước sẽ thu lại lợinhuận từ thị trường đó. Tuy nhiên thì không phải khi nào Doanh Nghiệp nào cũng thành công xuất sắc hết, Doanh Nghiệp có thế kiếm được doanh thu những cũng hoàn toàn có thể chịu tổn thất lớn về kinh tế tài chính. – Theo môi trường tự nhiên kinh doanh thương mại  Môi trường bên ngoài  Môi trường vĩ mô : kinh tế tài chính, chính trị-pháp luật, văn hóa-xã hội, công nghệ tiên tiến, tựnhiênVD : thực trạng thất nghiệp ngày càng tăng sẽ làm cho những doanh nghiệp gặp rủi ro vềnguồn nhân lực ; lãi suất vay tăng làm cho tiêu tốn của người tiêu dùng giảm dẫn đến hànghóa không bán được gây khó khăn vất vả cho Doanh Nghiệp trong kinh doanh thương mại  Môi trường vi mô : người mua, đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu, nhà cung ứng. VD : đối thủ cạnh tranh lan rộng ra thị trường, đan dạng hóa mẫu sản phẩm sẽ làm cho lượng KHcủa doanh nghiệp giảm dẫn đến doanh thu cũng giảm, cạnh tranh đối đầu ngày càng ngày càng tăng.  Môi trường bên trong  Con người : nhà quản trị, nhân viên cấp dưới  Tài sản : cơ sở vật chất, trang thiết bị  Văn hóa doanh nghiệp : vô hình dung, hữu hình  Theo những tiến trình tăng trưởng của doanh nghiệp  Rủi ro trong quá trình khởi sự : rủi ro không được thị trường đồng ý  Rủi ro trong quá trình trưởng thành : rủi ro khi vận tốc tăng trưởng của kết quảkhông tương ứng với vận tốc tăng trưởng của ngân sách  Rủi ro quá trình suy vong : rủi ro phá sảnVD : khi triển khai kế hoạch đa dạng hóa mẫu sản phẩm, Doanh Nghiệp tung ra trên thị trườngsản phẩm mới mà trên thị trường chưa có, và lượng người tiêu dùng mẫu sản phẩm này rấtít làm cho doanh thu thấp trong khi chí phí sản xuất cao dẫn đến lỗ, ko có doanh thu  Theo năng lực giảm tổn thất  Rủi ro hoàn toàn có thể phân tán : là rủi ro hoàn toàn có thể giảm bớt tổn thất trải qua những thỏahiệp góp phần và san sẻ rủi ro  Rủi ro không hề phân tán : là rủi ro mà những thỏa hiệp góp phần về tiền bạctài sản ko làm giảm tổn thất cho những người tham gia vào quỹ góp phần chungVD :  Rủi ro theo chiều dọc và rủi ro theo chiều ngang  Rủi ro theo chiều dọc : là rủi ro theo quy trình hoạt động giải trí của doanh nghiệpVD : từ nghiên cứu và điều tra thị trường -> phong cách thiết kế loại sản phẩm -> nhập NVL -> sản xuất -> đưa loại sản phẩm ra thị trường  Rủi ro theo chiều ngang : là rủi ro xảy ra ở những bộ phận công dụng như nhânsự, MKT, … 4. Trình bày tính tất yếu của rủi ro.  Rủi ro hoàn toàn có thể Open bất kỳ với ai, bất kể tổ chức triển khai nào và bất kể đâu, trongmọi hoạt động giải trí của cá thể và doanh nghiệp  Do con người ko đủ năng lực trấn áp hoặc thống kê giám sát 1 cách đúng mực mộtyếu tố dẫn đến rủi ro – Con người bị hạn chế trong tích lũy và giải quyết và xử lý thông tin dẫn đến việc tiếp nhậnnhững thông tin xô lệch và gây ra rủi ro. 5. Nêu khái niệm và tiềm năng của quản trị rủi ro. Quản trị rủi ro là quy trình gồm có những hoạt động giải trí nhận dạng, nghiên cứu và phân tích ( đolường, nhìn nhận ) rủi ro, kiến thiết xây dựng và tiến hành kế hoạch trấn áp, hỗ trợ vốn để khắc phụchậu quả rủi ro. Mục tiêu + Nhận biết những biến cố rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai, nghiên cứu và phân tích nguồn gốc, đặc thù và mực độ nghiêm trọng của những rủi ro đã nhận dạng được + Chỉ ra trong số những rủi ro nhận dạng được, rủi ro nào hoàn toàn có thể tránh mặt được vàcách thức tránh mặt, những rủi ro nào hoàn toàn có thể đồng ý được + Đối với những rủi ro khác thì phương pháp hay giải pháp nào để phòng ngừa haygiảm thiểu | + Dự tính được tổn thất phải chịu nếu rủi ro xảy ra và thống kê giám sát tổn thất trongtrường hợp rủi ro đã xảy ra và phương pháp, giải pháp khắc phục hậu quả. 6. Trình bày tóm tắt những nội dung của quy trình quản trị rủi ro.  Nhận dạng rủi ro : xác lập list những rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra trong hoạt độngcủa Doanh Nghiệp để sắp xếp, phân nhóm rủi ro  Phân tích và đo lường và thống kê rủi ro : nghiên cứu và phân tích những rủi ro, nhìn nhận mức độ thiệt hại dorủi ro xảy ra cũng như Phần Trăm rủi ro xảy ra nhằm mục đích tìm cách đối phó hay tìm những cáchgiải pháp, phòng ngừa, …  Kiểm soát rủi ro : là những hoạt động giải trí có tương quan đến việc tránh mặt, ngănchặn giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất  Tài trợ rủi ro : là hoạt động giải trí cung ứng những phương tiện đi lại để đền bù tổn thất xảyra hoặc lập những quỹ cho những chương trình khác nhau để giảm bớt tổn thất. 7. Trình bày những nguyên tắc của quản trị rủi ro. – Không đồng ý rủi ro không thiết yếu, gật đầu rủi ro khi quyền lợi lớn hơnchi phí : trong rủi ro có tiềm ẩn những thời cơ nên nhiều nhà KD có khuynh hướng chấp nhậnrủi ro nhất định, tuy nhiên việc gật đầu rủi ro phải hợp pháp và tương thích với chuẩnmực đạo đức – Ra những quyết định hành động quản trị rủi ro ở cấp thích hợp : so với nhà qt kế hoạch thìqt rủi ro tập trung chuyên sâu vào việc xác lập và nghiên cứu và phân tích những biến cố bất định hoàn toàn có thể xảy ratrong tương lai, trong khi đó hoạt động giải trí trấn áp rủi ro và 1 số hoạt động giải trí hỗ trợ vốn rủi rolà trách nhiệm đa phần của nhà quản trị cấp thấp hơn – Kết hợp quản trị rủi ro vào hoạch định và quản lý và vận hành ở những cấp : qtrr ko phải làlĩnh vực độc lập với những nghành qt khác trong doanh nghiệp. Nhiều rủi ro có nguồngốc từ bên trong Doanh Nghiệp, vì thế để phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro thì nhà qt phải làm tốtkhâu hoạch định8. Khái quát lịch sử dân tộc tăng trưởng của quản trị rủi ro.  Sau cuộc chiến tranh quốc tế thứ 2 đến 1960 : quan điểm QTRR trùng với quanđiểm “ Bảo hiểm gia tài ”  1960 – 1990 : bên cạnh mua bảo hiểm, những nhà quản trị đã chăm sóc đến tự bảohiểm và tiếp cận ngăn ngừa tốt nhất  1990 – nay : QTRR tiếp cận ở những góc nhìn : mua bảo hiểm, trấn áp tổn thất, hỗ trợ vốn rủi ro, bảo vệ quyền lợi cho người lao động9. Nêu nội dung của mối quan hệ giữa quản trị rủi ro với quản trị kế hoạch vàquản trị hoạt động giải trí trong doanh nghiệp.  QTCL là những hoạt động giải trí quản trị nhằm mục đích xác lập những mực tiêu vĩnh viễn, đểthực hiện sứ mạng của tổ chức triển khai  Quản trị hoạt động giải trí Doanh Nghiệp gồm có những hoạt động giải trí tương quan đến kinh doanhnhư quản trị sản xuất phân phối sản phẩm & hàng hóa, quản trị dịch vụ … nhằm mục đích triển khai những mụctiêu kế hoạch đã đề ra  Quản trị rủi ro gồm có tổng thể những hoạt động giải trí để triển khai được những hoạt độngtác nghiệp một cách hiệu suất cao nhất, từ đó là cơ sở để triển khai những tiềm năng dài hạn, triển khai được sứ mạng của Doanh Nghiệp  QTRR xuất hiện trong cả QTCL và QTHĐ. Trong QTCL trách nhiệm của nó là tậptrung vào dự báo để nhận dạng những rủi ro tiềm tàng để có những giải pháp tránh mặt. Trong khi đó ở khâu hoạt động giải trí thì QTRR tập trung chuyên sâu vào nghiên cứu và phân tích nguyên do làmcho rủi ro Open, nhìn nhận mực độ tổn thất do rủi ro gây ra để có những cách thứcphù hợp nhất nhằm mục đích phòng ngừa, giảm thiểu tổn thất do rủi ro gây ra10. Phân tích khái niệm và ý nghĩa của nhận dạng rủi ro. Nhận dạng rủi ro là quả trình xác lập một cách liên tục có mạng lưới hệ thống những rủi ro cóthể xảy ra trong hoạt động giải trí kinh doanh thương mại của Doanh Nghiệp – Nhận dạng rr là việc xác lập những rình rập đe dọa trong suốt thời hạn sống sót của tổchức – Nhận dạng rr ko phải chỉ triển khai 1 lần duy nhất vào thời gian tiên phong của 1 chu kỳ luân hồi hoạt động giải trí mà phải tiếp tục update – Nhận dạng rr nhằm mục đích tìm kiếm thông tin về những loại rr hoàn toàn có thể Open, những mốinguy và thời gian rủi ro xuất hiệnÝ nghĩa  Là cơ sở, tiền đề để tiến hành có hiệu suất cao những bước tiếp theo trong qui trìnhQTRR  Giúp nhà quản trị dữ thế chủ động thiết kế xây dựng kế hoạch trấn áp, hỗ trợ vốn RR thíchhợp, hiệu suất cao nhất ; đưa ra những giải pháp thích hợp để ngăn ngừa, giảm thiểu tổnthât do rủi ro gây ra. 11. Phân tích nguồn rủi ro từ những yếu tố môi trường tự nhiên vĩ mô, thiên nhiên và môi trường vimô, thiên nhiên và môi trường nội bộ. Lấy ví dụ về những rủi ro theo nguồn rủi ro.  Môi trường vĩ mô + Môi trường kinh tế tài chính : những dịch chuyển của những yếu tố kinh tế tài chính hoàn toàn có thể tạo ra cơ hộivà thử thách với doanh nghiệp. Để bảo vệ thành công xuất sắc của hoạt động giải trí doanh nghiệptrước dịch chuyển về kinh tế tài chính, nhà quản trị cần theo dõi, nghiên cứu và phân tích, dự báo dịch chuyển củatừng yếu tố để đưa ra những giải pháp tương thích, tận dụng thời cơ và giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn vàđe dọa  GDP tác động ảnh hưởng đến nhu yếu của mái ấm gia đình, doanh nghiệp, nhà nước. Vì vậy, nótác động đến tổng thể những mặt hoạt động giải trí của quản trị, nhà quản trị phải dựa vào GDP vàtình hình thực tiễn để nhận dạng được những rủi roLạm phát ảnh hưởng tác động đến nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng cũng như những hoạt độngcủa doanh nghiệp. Tỷ giá hối đoái và lãi suất vay tác động ảnh hưởng đến hoạt động giải trí xuất nhập khẩu của Doanh Nghiệp, nguồn NVL có sự đổi khác dẫn đến kế hoạch sản xuất bị chậm tiến trình so với dự kiếnảnh hưởng đến hoạt động giải trí của DNTỷ lệ thất nghiệp chung của nền kinh tế tài chính, ngành, vùng có ảnh hưởng tác động đến vấn đềcông nhân trên phương tiện đi lại tuyển dụng, sa thải. Vấn đề quốc tế hóa nến kinh tế tài chính, khuynh hướng góp vốn đầu tư quốc tế trong toàn cảnh toàncầu hóaVD : lãi suất vay tăng làm cho NTD có xu thế gửi tiết kiệm chi phí dẫn đến nhu cầu mua sắm hànghóa giảm làm cho số lượng sản phẩm & hàng hóa của Doanh Nghiệp ko bán được, tồn dư nhiều làm giảm lợinhuận.  Các yếu tố chính trị, pháp lý : – nhà nước : cơ quan giám sát, duy trì và bảo vệ pháp lý, bảo vệ quyền lợi quốcgia. Vai trò điều tiết nền kinh tế tài chính vĩ mô trải qua những chủ trương kinh tế tài chính, tiền tệ, thuếvà những chương trình tiêu tốn. – Pháp luật : Đưa ra những lao lý được cho phép hay không được cho phép, hoặc nhữngràng buộc, yên cầu những doanh nghiệp phải tuân theo.  Để tận dụng được thời cơ và giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn, những doanh nghiệp phảinắm bắt được những quan điểm, những pháp luật, những ưu tiên, những chương trình chitiêu của Chính Phủ  Thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp, thậm chí còn hoàn toàn có thể thực thi hoạt động hànhlang khi thiết yếu. VD : những cuộc bạo động diễn ra tại khu vực Trung Á làm cho Doanh Nghiệp không hề hoạtđộng thông thường tác động ảnh hưởng đến doanh thu của Doanh Nghiệp + Các yếu tố công nghệ tiên tiến : Đây là tác nhân tác động ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp và tác động ảnh hưởng đếnhoạt động quản trị. Các đổi khác về công nghệ-kĩ thuật sẽ ảnh hưởng tác động can đảm và mạnh mẽ đến nhucầu tương lai của một tổ chức triển khai về nhân lực. Các yếu tố công nghệ tiên tiến thường bộc lộ như :  – Lượng ý tưởng sáng tạo và nâng cấp cải tiến khoa học kỹ thuật tăng lên nhanhchóng làm bùng nổ về cuộc cách mạng về thông tin và tiếp thị quảng cáo.  – Xuất hiện nhiều loại máy móc và nguyên vật liệu vật tư mới với những tínhnăng và tác dụng trọn vẹn chưa từng có trước đây.  – Trình độ tự động hóa, vi tính hóa, hóa học hóa và sinh học hóa trong tất cảcác khâu sản xuất, phân phối lưu thông và quản trị ngày càng cao hơn.  – Các phương tiện đi lại tiếp thị quảng cáo và vận tải đường bộ ngày càng văn minh và rẻ tiền hơndẫn tới khoảng trống sản xuất và kinh doanh thương mại ngày càng to lớn hơn …  – Khi công nghệ tiên tiến tăng trưởng, những doanh nghiệp có điều kiện kèm theo ứng dụng những thànhtựu của công nghệ tiên tiến để tạo ra loại sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm mục đích phát triểnkinh doanh, nâng cao năng lượng cạnh tranh đối đầu, cạnh bên đó mạng lưới hệ thống quản trị cũng phải thayđổi về kế hoạch kinh doanh thương mại trong khâu sản xuất, ra mắt mẫu sản phẩm, rút ngắn thờigian triển khai kế hoạch để tương thích với công nghệ tiên tiến văn minh ; công nghệ tiên tiến được nâng cấp cải tiến thìbản chất việc làm càng nhu yếu đến việc công nhân tay nghề cao, có kĩ thuật cao … nhưvậy dễ dẫn đến sự thiếu vắng nguồn lao động, nhà quản trị phải điều tra và nghiên cứu và có địnhhướng tương thích về nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.  Nếu doanh nghiệp không thay đổi về công nghệ tiên tiến kịp thời thì sẽ có rủi ro tiềm ẩn bịtụt hậu, giảm năng lượng cạnh tranh đối đầu.  Ví dụ : sự sinh ra của những công nghệ tiên tiến tân tiến làm Open và tăng khả năngcạnh tranh của những sp cạnh tranh đối đầu, rình rập đe dọa những sp lỗi thời khiến cho những Dn gặp nhiềukhó khăn trong sản xuất và xử lý những sp lõi thời đó  1.5. Các yếu tố tự nhiên.  – Điều kiện tự nhiên gồm có vị trí địa lý, khí hậu, cảnh sắc vạn vật thiên nhiên, đấtđai, sông biển và những nguồn tài nguyên.  – Môi trường tự nhiên Nước Ta mang lại nhiều thuận tiện cho cho những ngànhnhư khai thác tài nguyên, du lịch, vận tải đường bộ ….  – Thiên nhiên ảnh hưởng tác động thâm thúy tới đời sống con người, về nếp sống sinhhoạt dẫn đến sự đổi khác trong nhu yếu sản phẩm & hàng hóa.  – Tự nhiên có ảnh hưởng tác động rất lớn đến doanh nghiệp. Nó thường ảnh hưởng tác động bất lợi đốivới những doanh nghiệp, đặc biệt quan trọng là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thương mại có liên quanđến tự nhiên như : sản xuất nông phâm, thực phẩm theo mùa, kinh doanh thương mại khách sạn, dulịch … để dữ thế chủ động đối phó với những tác động ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên những nhà quản trị cầnphải nghiên cứu và phân tích, dự báo, nhìn nhận tình hình trải qua những cơ quan trình độ. phải cóbiện pháp đề phòng để giảm thiểu rủi ro tới mức hoàn toàn có thể.  2. Các yếu tố thiên nhiên và môi trường vi mô.  2.1. Nhà đáp ứng.  – Những nhà đáp ứng là những cá thể hay tổ chức triển khai cung ứng cho doanhnghiệp và những đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu những nguồn vật tư thiết yếu để sản xuất ra những mặthàng đơn cử hay dịch vụ nhất định. – Những sự kiện xảy ra trong môi trường tự nhiên của “ nhà đáp ứng ” hoàn toàn có thể ảnh hưởngnghiêm trọng đến hoạt động giải trí quản trị của doanh nghiệp. Những nhà quản trị phải chú ýtheo dõi Chi tiêu của những loại sản phẩm đáp ứng, vì việc tăng giá của nguồn vật tư mua cóthể phải nâng giá mẫu sản phẩm ; phải điều tra và nghiên cứu để đưa ra chủ trương tương thích ; hoặc nếucó yếu tố làm rối loạn bên phía đáp ứng thì kế hoạch sản xuất loại sản phẩm sẽ không kịptiến độ, làm lỡ đơn đặt hàng. Trong kế hoạch thời gian ngắn sẽ bỏ lỡ những năng lực tiêu thụvà trong kế hoạch dài hạn sẽ làm mất đi thiện cảm của người mua so với công ty. + Ví dụ : Wal – Mart là một trong những nhà hàng siêu thị kinh doanh bán lẻ giá rẻ lớn nhất quốc tế cóvai trò là nhà phân phối, mang sản phẩm & hàng hóa từ những Doanh Nghiệp sản xuất đến tay ng tiêu dùng. Nhiều Doanh Nghiệp đã quá lệ thuộc vào mạng lưới hệ thống phân phối của gã khổng lồ này mà quên mấtmình cũng phải kiến thiết xây dựng một mạng lưới hệ thống phân phối cho riêng mình. Nhờ vậy, Wal – Mart hoàn toàn có thể đưa ra những yêu sách buộc Doanh Nghiệp phải hạ giá, hoặc chiết khấu hoặc sx spthương hiệu riêng Wal – Mart và cạnh tranh đối đầu vs csách sp của những Doanh Nghiệp vs lợi thế giá rẻ2. 2. Khách hàng. – Doanh nghiệp cần phải điều tra và nghiên cứu kĩ những người mua của mình. – Khách hàng luôn bị thu hut bởi những quyền lợi hứa hẹn sẽ được hưởng trong việcmua hàng. – Khách hàng luôn đổi khác nhu yếu, lòng trung thành với chủ của người mua luôn bị lunglay trước nhiều sản phẩm & hàng hóa phong phú. – Các nhà quản trị phải chớp lấy được tâm lí và nhu yếu của người mua để kịp thờiđổi mới hoặc đưa ra những kế hoạch, chương trình khuyễn mãi thêm nhằm mục đích kích thích tiêudùng ; tiếp thị hình ảnh đưa ra những ưu điểm tiêu biểu vượt trội, tạo sự độc lạ cho sản phẩmđánh vào tâm lí để người mua yên tâm và muốn gắn bó với mẫu sản phẩm của doanhnghiệp. Hoạt động của những nhà quản trị phải có sự điều tiết lại, phải tiếp tục điềutra, tìm hiểu thêm quan điểm người mua ; có kế hoạch thay đổi trong công tác làm việc dịch vụ, chăm sóckhách hàng. 2.3. Đối thủ cạnh tranh đối đầu. – Là những cá thể hay tổ chức triển khai có năng lực thỏa mãn nhu cầu nhu yếu của khách hàngmục tiêu doanh nghiệp bằng : Cùng loại loại sản phẩm hay Bằng loại sản phẩm có năng lực thaythế. – Doanh nghiệp cần có kế hoạch mới trong chất lượng mẫu sản phẩm, bên cạnh đóyếu tố tiếp thị tên thương hiệu cũng không kém phần quan trọng. – Môi trường kinh doanh thương mại thuận tiện, ngành nghề sẽ được lan rộng ra đối thủ cạnh tranh tiềm ẩncũng là rủi ro tiềm ẩn khá quan trọng. Dự báo và lên kế hoạch cho những năm tiếp theo. Ví dụ : Sự cạnh tranh đối đầu của 2 hãng nc uống giải khát số 1 quốc tế là Pepsi vàCoCa Cola. Trong lsử, Pepsi và CoCa sđã từng có những kế hoạch cạnh tranh đối đầu bắtchước về sp, thậm chí còn về giá để trả đũa nhau. Khi Pepsi tung ra thị trường dòng sp ncuống đóng chai dành cho ng ăn kiêng Diet Pepsi thì ngay lập tức Coca Cola cũng tungra sp Diet Coke3. Môi trường nội bộ. 3.1. Tài chính.  – Nguồn vốn và năng lực kêu gọi vốn.  – Tình hình phân chia và sử dụng những nguồn vốn.  – Kiểm soát những ngân sách.  – Quan hệ kinh tế tài chính với những bên hữu quan.  – Đây là nguồn lực quan trọng nhất tác động ảnh hưởng đến hoạt động giải trí quản trị và quyếtđịnh đến mọi hoạt động giải trí sản xuất kinh doanh thương mại của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệpmọi hoạt động giải trí sản xuất đều cần có vốn bằng tiền hay bằng nguồn lực kinh tế tài chính để thựchiện hoạt động giải trí ; đây cũng là cơ sở để những nhà quản trị vạch ra kế hoạch trong tương laicho những hoạt động giải trí góp vốn đầu tư mới, mua nguyên vật liệu, trả lương cho công nhân …  3.2. Nhân sự.  – Chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức triển khai.  Chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức triển khai bộc lộ ở năng lượng, kinh nghiệm tay nghề và khảnăng triển khai xong trách nhiệm của công nhân, nhân viên cấp dưới. Các nhà quản trị phải đánh giáđúng năng lượng để phó thác việc làm đúng chuẩn, đề ra mức lương hợp lý tuy theo nănglực của mỗi người.  Các cán bộ quản lí phải là những người có năng lượng chỉ huy tốt, có khả năngđánh giá, nhìn nhận yếu tố và khuynh hướng xa. Phải là những tấm gương tốt trong mọihoạt động, lao lý của công ty … luôn chăm sóc đến mọi người dưới cấp quản lí, tạođược thiên nhiên và môi trường làm việc tốt nhất hoàn toàn có thể.  – Xác định đúng nhu yếu lao động.  Đánh giá đúng nhu yếu, mục tiêu việc làm để tuyển lao động tương thích vớingành nghề … không tuyển trái với xu thế để không phải hao tổn về thời hạn đàotạo lại việc làm.  – Cần có chủ trương đãi ngộ hài hòa và hợp lý và động viên, khuyến khích người lao độngtích cực thao tác.  Hoạt động quản trị phải chú trọng đến những chủ trương đãi ngộ so với côngnhân viên. Bởi đó cũng là một phần tạo nên tâm lí, niềm tin thao tác của họ : lịch cácngày nghĩ lễ, tết, tiền thưởng … có chủ trương khuyễn mãi thêm riêng cho những công-nhân viên cótuổi nghề dài tạo ra tâm lí muốn gắn bó lâu dài hơn với doanh nghiệp.  3.3. Cơ cấu tồ chức.  – Xác định đúng trách nhiệm tính năng của từng bộ phận, từng phòng banvà từng cá thể.  – Cơ cấu tổ chức triển khai gọn nhẹ và khoa học.  – Đảm bảo hoạt động giải trí hiệu suất cao.  3.4. Văn hóa tố chức.  – Văn hóa tổ chức triển khai là những chuẩn mực, khuôn mẫu, giá trị truyền thống lịch sử màmọi thành viên trong tổ chức triển khai tôn trọng và tuân theo.  – Cần kiến thiết xây dựng một nền văn hóa truyền thống vững mạnh, mang nét riêng và độc lạ của tổchức. 1012. Nhận dạng những nhóm đối tượng người tiêu dùng rủi ro gia tài, rủi ro nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý, rủi ro nguồn nhân lực. Lấy ví dụ về nhận dạng rủi ro theo đối tượng người dùng rủi ro tại cácdoanh nghiệp thực tiễn. RR Tài sản :  TIỀN  Mất cắp hoặc bị gian lận : nguyên do này hoàn toàn có thể đến từ chính nội bộ Doanh Nghiệp dođạo đức nhân viên cấp dưới ; đối tác chiến lược bên ngoài như người mua, nhà phân phối kém uy tín, kẻtrộm, kẻ cướp  Lượng tiền ko đủ cho những thanh toán giao dịch thiết yếu hay năng lực thanh toán giao dịch kém : nguyên do hầu hết do Doanh Nghiệp ko bán đc sản phẩm & hàng hóa, dvụ để thu tiền về theo kế hoạchkinh doanh hoặc có những khoản thu khó đòi từ người mua  Lạm phát : Ngân sách chi tiêu sản phẩm & hàng hóa dịch vụ tương quan đến những khoản phải chi tăng lênso vs dự kiến kế hoạch kinh doanh thương mại làm cho lượng tiền của doanh nghiệp ko còn đảmbảo đc năng lực giao dịch thanh toán, shopping ở thời gian hiện tại  Lãi suất : lãi suất vay NH giảm làm cho Doanh Nghiệp mất những khoản thu từ lãi tiền gửiNH, ngân sách thời cơ tăng lên khi tiền gửi NH chưa kịp đưa vào góp vốn đầu tư  Tỷ giá : ảnh hưởng tác động đến hđ xuất nhập khẩu của Doanh Nghiệp  RỦI RO thường gặp vs HÀNG TỒN KHO gồm có : rủi ro lượng hàng tồnđọng lớn, ko xuất bán đc ; rủi ro hàng bị hư hỏng, giảm giá, lỗi mốt ; hàng bị mất trộm ; cháy nổ nhà máy sản xuất, nhà kho  RR gia tài cố định và thắt chặt hữu hình : cháy nhà xưởng, hư hỏng trang thiết bị, sử dụngsai công dụng, tiến trình, bị mất cắp  RỦI RO phổ cập hoàn toàn có thể xảy ra so với loại TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNHnhư mất uy tín, giá trị tên thương hiệu giảm, quyền SHTT bị vi phạm, nạn hàng giả, hàngnhái, … do KH phàn nàn, khiếu nại về sp, dịch vụ ; hay đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu tung tin tiêucực về sp, dvụ của Doanh Nghiệp, đối tác chiến lược hủy hợp đồng liên kếtVD : sáng 11/10/2016, hãng Samsung Electronics Co. đã có văn bản đề xuất cácđối tác trên toàn thế giới ngừng bán, đổi điện thoại thông minh mưu trí thế hệ mới Galaxy Note 7 và khuyến nghị người mua ngừng ngay việc sử dụng dòng máy này do những lo ngạivề độ bảo đảm an toàn. Thời điểm phát đi ý kiến đề nghị này là chỉ hơn 1 tháng sau khi nhà sản xuấtđiện thoại mưu trí lớn nhất quốc tế công bố quyết định hành động tịch thu 2,5 triệu chiếc Note7 tại 10 thị trường trọng điểm trên toàn thế giới sau những sự cố cháy nổ pin lithium-ion của11điện thoại trong lúc sạc. Việc tịch thu mẫu sản phẩm với quy mô chưa từng có và cũng chưatừng có tiền lệ này được nhìn nhận là một tổn thất nặng nề với Samsung – Tập đoàn điệntử vốn luôn tự hào về công nghệ tiên tiến và chất lượng loại sản phẩm. Theo Bloomberg, quyết định hành động tịch thu của Samsung thật sự rất đắt khi hãng sẽ phảibỏ ra tới hơn 1 tỉ USD cho ngân sách tịch thu 2,5 triệu chiếc Galaxy Note 7 đã được bánra trong suốt 2 tuần quaRR TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ – Khả năng bị truy thu thuế, BHXH – Khả năng bị xử phạt hành chính trong nghành nghề dịch vụ thuế, BHXH, lao động, môitrường, … – Khả năng bị ng lđ khiếu nại, khởi kiện – Khả năng bị tranh chấp hợp đồng – Khả năng bị thấtt thoát kinh tế tài chính – Khả năng bị mất cắp tài sảnCác rủi ro hoàn toàn có thể dẫn đến tổn thất do vi phạm TNPL trên. Điều này yên cầu cácnhà quản trị Doanh Nghiệp cần am hiểu PL, cần sd những dvụ tư vấn pháp lý trc khi triển khai hđsx, kd hay kí kết hợp đồng để hạn chế hậu quả phải gánh chịu – VD : Năm 1931, Công ty Ultrmares không có năng lực trả nợ, những chủ nợ củaCông ty dựa vào báo cáo giải trình kinh tế tài chính đã được ghi nhận rồi sau đó kiện những kế toánviên, họ cho rằng những kế toán viên đã phạm tội thiếu cẩn trọng và trình bầy gian dối. Cáckhoản phải thu đã bị bóp méo điều này dẫn đến KTV phải chịu nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý màdo sự không cẩn thận, KTV đã gây ra thiệt hại cho bên thứ ba. RR NHÂN LỰC  Tình trạng nhân viên cấp dưới bỏ việc, thương tích, bệnh tật, hay hoàn toàn có thể xảy ra tìnhtrạnh nv ko có ý thức và động lực thao tác, thiếu tự giác và nỗ lực trong QT thựchiện NV  Toàn bộ quy trình quản trị nhân lực gồm có cả việc nhìn nhận, sắp xếp nhân lực, tuyển dụng nhân lực, đào tạo và giảng dạy và tăng trưởng nhân lực … đều hoàn toàn có thể làm Open những rủiroVD : Một ví dụ nổi bật về rủi ro nhân lực như tất cả chúng ta cũng được biết đến đólà vấn đề nổi tiếng ở Vnamilk vào tháng 7/2009 đó là ông Trần Bảo Minh giữ chức vụPhó Tổng Giám Đốc cùng êkíp thao tác gồm 6 giám đốc và những nhân viên cao cấp12khác hàng loạt rời khỏi chức vụ. việc những cán bộ chủ chốt của Vinamilk hàng loạt nghỉviệc dẫn đến rất nhiều rủi ro cho công ty Vinamilk. 13. Phân tích những giải pháp nhận dạng rủi ro. 1. Phương pháp chung – Xây dựng bảng liệt kêBảng liệt kê thực ra là liệt kê những tổn thất tiềm năng hoàn toàn có thể Open trongtương lai. Mục đích của việc thiết lập bảng liệt kê là : – Nhắc nhà quản trị những tổn thất hoàn toàn có thể có – Thu thập thông tin miêu tả cách và mức độ doanh nghiệp gặp phải những tổn thấttiềm năng đó – Đúc kết chương trình bảo hiểm gồm cả giá và những tổn thất phải chi trảDanh sách những rủi ro cần đc sắp xếp, phân nhóm theo những đặc trưng cơ bản củarủi ro từ đó những nhà quản trị dành sự quan tâm hơn cho những rủi ro có tần suất cao và biênđộ rộng, thường sắp xếp ở vị trí đầu trong bảng liệt kêHạn chế : – Bảng liệt kê sẽ thất bại trong việc liệt kê những rủi ro không bình thường hay duy nhất đvs1 Doanh Nghiệp nào đó. Nhà quản trị cần xác lập hoàn toàn có thể gặp rủi ro ko có trong bảng liệt kê – Bảng liệt kê ko cung ứng đc những thông tin thiết yếu về rủi ro suy đoán2. Các giải pháp nhận dạng cụ thể1 / Phương pháp nghiên cứu và phân tích báo cáo giải trình tài chínhTheo giải pháp này những khoản nằm trong những báo cáo giải trình kinh tế tài chính sẽ đượcnghiên cứu kỹ để phát hiện ra những rủi ro tiềm năng hoàn toàn có thể phát sinh. Phân tích báo cáotài chính gồm có việc : nghiên cứu và phân tích tỷ lệ-phân tích cơ cấuƯu điểm : – Đáng an toàn và đáng tin cậy, khách quan, dựa trên những số liệu có sẳn, hoàn toàn có thể trình diễn ngắngọn, rõ ràng và hoàn toàn có thể dùng để ra quyết định hành động cho cả nhà quản trị rủi ro và nhà quản trịdoanh nghiệp – Không loại trừ việc nhận dạng những rủi ro suy đoán, giúp ích cho việc đo lườngvà định ra cách quản trị tốt nhất cho những rủi ro tiềm ẩn rủi ro. 2 / Phương pháp sơ đồĐây là chiêu thức được thực thi bằng cách thiết kế xây dựng một hay một dãy sơ đồtrình bày toàn bộ những hoạt động giải trí của tổ chức triển khai, mở màn từ khâu nguyên vật liệu, nguồnnăng lượng, và tổng thể những nguồn vào khác từ người phân phối, và kết thúc với thành phẩm13trong tay người tiêu dùng. Kế đó là bảng liệt kê những nguồn rủi ro về gia tài, tráchnhiệm pháp lý và nguồn nhân lực hoàn toàn có thể sử dụng trong từng khâu để nhận dạng những rủiro mà tổ chức triển khai hoàn toàn có thể gặp. Ưu điểm : gắn liền với những hoạt động giải trí của doanh nghiệp từ đó hoàn toàn có thể nhìn ra đượcnguy cơ của rủi ro khởi đầu từ chỗ nào trong quy trình hoạt động giải trí để kịp thời tìm ra cácbiện pháp đối phó với rủi ro. 3 / Phương pháp thanh tra hiện trườngThanh tra hiện trường là một việc phải làm so với nhà quản trị rủi ro. Bằng cáchquan sát những bộ phận của tổ chức triển khai và những hoạt đông tiếp sau đó của nó, nhà quản trị cóthể học được rất nhiều về rủi ro mà tổ chức triển khai hoàn toàn có thể gặp từ đó tìm hiểu và khám phá đc những mối hiểmhọa, nguyên do và những đối tượng người tiêu dùng rủi ro. Ưu điểm : tính thực tiễn caoNhược điểm : phụ thuộc vào vào sự nhạy bén trong quan sát của nhà quản trị4 / Làm việc với những bộ phận khác của Doanh Nghiệp : Phương pháp nhận dạng rủi ro này trải qua việc thực thi tiếp xúc một cáchthường xuyên và có mạng lưới hệ thống với những đối tượng người tiêu dùng khác trong tổ chức triển khai. Các bộ phận nàythường nhìn nhận được những rủi ro tiềm ẩn rủi ro mà nhà quản trị hoàn toàn có thể bỏ sót. Ưu điểm : Khi tăng trưởng được việc tiếp xúc với những cán bộ quản trị ở những bộ phậnkhác, nhàquản trị rủi ro hoàn toàn có thể thuận tiện tìm ra những thông tin bất lợi. Nhược điểm : NQT cần thuyết phục được sự hợp tác của những cán bộ quản trị trongtổ chức5 / Làm việc với những bộ phận khác bên ngoàiNhà quản trị triển khai quy trình tiếp xúc với những người có quan hệ với tổchức bên ngoài doanh nghiệp như những nhân viên kế toán, luật sư, những nhà tư vấn vềrủi ro để trao đổi nhằm mục đích tìm ra những rủi ro mà nhà quản trị rủi ro đã bỏ sót, hoặc rủi rocho tổ chức triển khai từ chính những đốiu tượng này. Ưu điểm : khách quan, và hoàn toàn có thể có được những phát hiện về rủi ro mà nhà quảntrị không nhìn thấyNhược điểm : hoàn toàn có thể làm rò rĩ thông tin trong doanh nghiệp vào tay đối thủ cạnh tranh cạnhtranh6 / Phân tích hợp đồng14Có nhiều rủi ro phát sinh từ những mối quan hệ hợp đồng với người khác, nhà quảntrị rủi ro nên nghiên cứu và điều tra kỹ những hợp đồng để phát hiện những sai sót, những nguy cơrủi ro trong QT thực thi hợp đồng đồng thời biết đc cácnguy cơ rủi ro tăng lên haygiảm đi trải qua việc triển khai hợp đồng này7 / Nghiên cứu những số liệu tổn thất trong quá khứCác số liệu thống kê trong hồ sơ tàng trữ được cho phép nhà quản trị rủi ro nhìn nhận cácxu hướng của những tổn thấ tmà tổ chức triển khai đã trải qua và so sánh kinh nghiệm tay nghề này với cáctổ chức khác. Hơn nữa những số liệu này còn cho phép nhà quản trị rủi ro nghiên cứu và phân tích cácvấn đề như nguyên do thời gian, vị trí của tai nạn đáng tiếc, tổng thể những yếu tố tai hại hoặccác yếu tố đặc biệt quan trọng nào đó ảnh hưởng tác động đến thực chất của tai nạn thương tâm. Các nét chung hoặcnhóm những trường hợp thường xảy ra sẽ gợi sự chăm sóc đặc biệtƯu điểm : hoàn toàn có thể phát hiện ra những rủi ro mà những chiêu thức không phát hiệnra bằngcách tìm hiểu thêm những hồ sơ được lưu giữ về tổn thất hoặc suýt tổn thất có thểđược lặp lạitrong tương lai. Nhược điểm : phát hiện được ít rủi ro tiềm ẩn rủi ro hơn những chiêu thức khác14. Trình bầy những nội dung nghiên cứu và phân tích rủi ro. Nội dung của nghiên cứu và phân tích rủi ro gồm có : nghiên cứu và phân tích mối đe dọa, nghiên cứu và phân tích nguyênnhân rủi ro và nghiên cứu và phân tích tổn thất – Phân tích mối đe dọa : là quy trình nghiên cứu và phân tích những điều kiện kèm theo hay yếu tố tạo rarủi ro hoặc những điều kiện kèm theo hoặc những yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảyra. – Phân tích nguyên do rủi ro : Có thể chia thành những nhóm nguyên do như sau :  Thứ nhất, tương quan đến con người : những nguyên do này thuộc nhómnguyên nhân chủ quan, những rủi ro hoàn toàn có thể bắt nguồn từ việc thiếu cẩn trọng, chủ quan trong quátrình thao tác, quản lý và vận hành một thiết bị, dây chuyền sản xuất sản xuất, dù bản thân họ có sự amhiểu về những thiết bị bảo đảm an toàn khi quản lý và vận hành chúng.  Thứ hai, tương quan đến yếu tố kỹ thuật : Sự trục trặc của kỹ thuật những thiết bị, dây chuyền sản xuất sản xuất do thiếu sự bảo dưỡngđịnh kỳ hoặc kiểm tra bảo đảm an toàn trước khi quản lý và vận hành cũng là một trong những nguyênnhân gây ra rủi ro đáng tiếc. – Phân tích tổn thất :  xác lập được năng lực tổn thất của rủi ro. 15  xác lập mức độ, quy mô của tổn thất xảy ra.  Ngoài việc nghiên cứu và phân tích mức độ và tần số tổn thất, những nhà quản trị cần phải chú ýđến nghiên cứu và phân tích ngân sách rủi ro / tổn thất như ngân sách phòng ngừa rủi ro, ngân sách cách ly rủiro, ngân sách khắc phục rủi ro, ngân sách san sẻ rủi ro, … 15. Phân tích mối quan hệ giữa nghiên cứu và phân tích rủi ro với nhận dạng rủi ro. Nhận dạng rủi ro là quy trình xác lập một cách liên tục và có mạng lưới hệ thống những rủi rocó thể xảy ra trong hoạt động giải trí kinh doanh thương mại của doanh nghiệp. Phân tích rủi ro là quy trình điều tra và nghiên cứu những tai hại, xác lập nguyên nhângây ra rủi ro và nghiên cứu và phân tích những tổn thất. Giữa nhận dạng rủi ro và nghiên cứu và phân tích rủi ro có mối quan hệ ngặt nghèo với nhau, bởi : Nhận dạng rủi ro là bước tiên phong trong quy trình tiến độ quản trị rủi ro của doanhnghiệp, vì thế nó có vai trò quan trọng, là cơ sở, tiền đề để tiến hành có hiệu suất cao cácbước tiếp theo trong tiến trình quản trị rủi ro .. việc xác lập tên và loại rủi ro cùngnhững đặc trưng của chúng là cơ sở để nghiên cứu và phân tích, nhìn nhận rủi ro mà những doanh nghiệpcó thể sẽ gặp phải. đồng thời, là bước tiền để để việc nghiên cứu và phân tích những tổn thất trở nênchính xác16. Phân tích khái niệm trấn áp rủi rokiểm soát rủi ro là hoạt động giải trí tương quan đến việc đưa ra và sử dụng những giải pháp, kỹ thuật, công cụ khác nhau nhằm mục đích phong ngừa và giảm thiểu những rủi ro hoàn toàn có thể xảy ratrong quy trình hoạt động giải trí của tổ chức triển khai Nói đến trấn áp rủi ro là nói đến việc kiểmsoát Tỷ Lệ xảy ra và mức độ tác động ảnh hưởng của những rủi ro. Hoạt động này phải dựa trênkết quả trước đó là nghiên cứu và phân tích rủi ro, trên cơ sở đó, hoàn toàn có thể nhìn nhận được mức độnghiêm trọng của rủi ro để có những giải pháp trấn áp thích hợp. việc lựa chọn biệnpháp hay kỹ thuật trấn áp rủi ro không riêng gì phụ thuộc vào vào thực chất hay mức độnghiêm trọng của rủi ro mà còn nhờ vào vào chính thái độ của con người so với rủiro. Trên thực tiễn, việc sử dụng giải pháp hay kỹ thuật nào để trấn áp rủi ro ngoàiviệc nhờ vào vào thực chất và mức độ nghiêm trọng của rủi ro cũng như thái độ củanhà quản trị mà còn nhờ vào vào những tiêu chuẩn, nguyên tắc chung của quản trị tổchức cũng như lao lý của pháp lý và những góc nhìn nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội và đạođức. những nhà quản trị hoàn toàn có thể đưa ra những giải pháp trấn áp rủi ro sau đây : tránh mặt rủiro, chuyển giao rủi ro, giảm thiểu rủi ro, đồng ý rủi ro, phân tán và san sẻ rủi ro. 16M ột doanh nghiệp không hề sử dụng một giải pháp để giải quyết và xử lý toàn bộ những rủi ro, và biệnpháp trấn áp rủi ro cũng phải biến hóa theo thời hạn và thực trạng đơn cử, tùy thuộcvào mức độ thành công xuất sắc của kế hoạch quản trị rủi ro được những doanh nghiệp vận dụng. khi vận dụng giải pháp trấn áp rủi ro, những nhà quản trị phải giám sát đối sánh tương quan giữalợi ích thu được với những tổn thất do rủi ro gây ra và những ngân sách khác. 17. Trình bầy những giải pháp trấn áp rủi ro. Lấy ví dụ về việc doanh nghiệp sửdụng giải pháp tránh mặt rủi ro. – Thứ nhất, tránh mặt rủi ro : trong trấn áp rủi ro, tránh mặt là việc tìm cách làmmất đi những tác nhân làm cho rủi ro Open và gây ra những tổn thấtƯu điểm : là giải pháp khá đơn thuần, triệt để và ngân sách thấp, không phải chịunhững tổn thất tiềm ẩn hoặc bất định mà rủi ro hoàn toàn có thể gây raNhược điểm : rủi ro và quyền lợi song song sống sót, thế cho nên nếu tránh mặt rủi ro cũngcó thể mất đi quyền lợi có được từ gia tài và hoạt động giải trí đóĐể tránh mặt rủi ro hoàn toàn có thể sử sụng một trong hai giải pháp :  Chủ động tránh mặt rủi ro : tránh mặt trước khi rủi ro xảy ra  Loại bỏ những nguyên do gây ra rủi ro – Thứ hai, chuyển giao rủi ro : là việc doanh nghiệp chuyển giao rủi ro cho bênkhác và đồng ý một thiệt hại nhất định. Chuyển giao rủi ro hoàn toàn có thể được thực hiệnbằng hai cách :  Chuyển gia tài và hoạt động giải trí có rủi ro đến mọt người hay một nhóm ngườikhác  Chuyển giao bằng hợp đồng giao ước : chỉ chuyển giao bản thân rủi ro chứkhông chuyển giao tác nhân gây ra rủi roƯu điểm : được cho phép dự báo tốt hơn vè những trường hợp tổn thất hoàn toàn có thể xảy ra. Từ đó có những giải pháp cẩn trọng, phòng ngừaNhược điểm : Người nhận rủi ro không có năng lực trấn áp rủi roCó thể gây ra những hoang mang lo lắng, lo ngại, tiêu tốn lãng phí khi nguồn tin không chínhxác – Thứ ba, giảm thiểu rủi ro : nghĩa là làm giảm tác động ảnh hưởng cũng như giảm khảnăng xảy ra rủi ro. Những hoạt động giải trí giảm thiểu tổn thất là những giải pháp sau khitổn thất đã xảy ra. Ưu điểm : làm giảm bớt giá trị hư hại do tổn thất gây raNhược điểm : triển khai khi rủi ro đã xảy ra – Thứ tư, đồng ý rủi ro : thường thì những nhà quản trị đồng ý rủi ro khihọ nhìn nhận thời cơ có được hiệu quả tích cực cao hơn nhiều so với hiệu quả xấu đi khixảy ra rủi ro. gật đầu rủi ro được coi là một quyết định hành động tích cực khi : o Rủi ro được xem xét và nhìn nhận cẩn thận17o Một quyết định hành động về những giải pháp quản trị ngân sách hiệu quảo Chiến lược kinh doanh thương mại yên cầu phải sử dụng giải pháp gật đầu rủi ro trongđiều kiện có sự giám sát liên tục, liên tục – Thứ năm, phân tán và san sẻ rủi ro : mục tiêu là làm giảm tổn thất do mộtloại rủi ro nào đó gây ra bằng cách làm giảm sự giống nhau hay đồng thời mà một biếncố rủi ro đơn lẻ ảnh hưởng tác động lên hàng loạt nguồn lực của doanh nghiệp. 18. Trình bày những thái độ so với rủi ro ( tìm kiếm hay gật đầu rủi ro, khôngchấp nhận rủi ro và thái độ trung dung ). 1, Người tìm kiếm rủi roLà người nhìn nhận thời cơ có được tác dụng tích cực ( khi rủi ro không xảy ra ) caohơn nhiều so với một tác dụng xấu đi khi xảy ra rủi ro. Khi phải đương đầu với hai khảnăng tương tự nhau giữa một bên là quyền lợi và một bên là tổn thất Open từ mộtquyết định đặc biệt quan trọng, người tìm kiếm rủi ro sẽ chọn việc theo đuổi năng lực mang lạilợi ích. Những người tìm kiếm rủi ro thay việc tránh mặt rủi ro bằng cách đồng ý rủiro và họ thường tỏ ra mạo hiểm khi cạnh tranh đối đầu với thử thách. Thái độ đồng ý đươngđầu với rủi ro của những người tìm kiếm rủi ro tạo nên sự độc lạ trong phong cáchquản trị của họ. Đối với những nhà quản trị thành công xuất sắc, ngoài yếu tố như như mong muốn, sựnhanh nhạy chớp lấy thời cơ kinh donah, họ còn có sự độc lạ : những người thànhcông thường là người mạo hiểm ; họ thành công xuất sắc một phần vì có một thời kỳ nào đó, họđã dám đương đầu với những rủi ro tiềm tàng để theo đuổi tham vọng của mình. 2, Người không đồng ý ( chống lại ) rủi roHọ sẽ nhìn nhận năng lực của một kết cục xấu khi rủi ro xảy ra cao hơn nhiều sovới một tác dụng tích cực nếu rủi ro không xảy ra và trong trường hợp như vậy họ sẽkhông theo đuổi vì họ không muốn bị tổn thất. Ngược lại với những người tìm kiếmrủi ro, những người không đồng ý rủi ro thay vì việc sẵn sàng chuẩn bị cạnh tranh đối đầu với rủi ro, thường tìm những giải pháo hoặc giải pháp bảo đảm an toàn hơn khi quyết định hành động phải hànhđộng. Vì vậy, họ hoàn toàn có thể tránh được những thất bạn trong tương lai, nhưng cũng đồngnghĩa với việc họ cũng ít có thời cơ đạt được những quyền lợi tiêu biểu vượt trội, ít tạo ra những sựkhác biệt. 3, Người có thái độ trung dungNgười trung lập với rủi ro đánh giá cả hai tác dụng tương tự nhau và không cóthái độ rõ ràng theo đuổi hay không theo đuổi những trường hợp tiềm ẩn rủi ro đã được18nhận dạng. Họ không trọn vẹn lẩn tránh rủi ro, thử thách nhưng xem xét cẩn trọngtrước khi quyết định hành động gật đầu một rủi ro nào đó. Những người khác nhau có thái độ khác nhau so với rủi ro và điều đó ảnh hưởngđến việc ra quyết định hành động của họ và việc họ giá như thế nào về tác dụng hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, một số ít nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng so với quyết định hành động kinh donah quan trọng nhưviệc định giá sử dụng vốn, những nhà quản trị có xu thế chống lại rủi ro trong cácquyết định của mình. Bởi vậy, họ thiên về việc lựa chọn những quyết định hành động hoàn toàn có thể có giátrị kỳ vọng thấp hơn thay hế ho việc những quyết định hành động khác nhưng có rủi ro tương quan tớihọ. 19. Phân tích những nguyên tắc trấn áp rủi ro. Nguyên tắc 1 : Sử dụng giải pháp quản trị phải dựa trên đối sánh tương quan giữachi phí và lợi íchNếu ngân sách cho hoạt động giải trí hỗ trợ vốn rủi ro lớn hơn ngân sách tổn thất thì những nhà quảntrị sẽ nghiêng về giải pháp trấn áp rủi ro. bất kỳ một công cụ trấn áp rủi ro nàocũng ko thể loại bỏ hết những rủi ro hoặc tránh được hết những tổn thất do rủi ro gây ratránh được rủi ro này người ta hoàn toàn có thể gặp những rủi ro khác Vì vậy trước khi tínhđến sử dụng công cụ trấn áp nào cũng cần phải tính đến đối sánh tương quan giữa chi phíphải chịu và quyền lợi thu được khi sử dụng công cụ đó, để từ đó quyết định hành động sử dụngcông cụ trấn áp hay chuyển sang những giải pháp tài trợNguyên tắc 2 : Chỉ sử dụng những giải pháp và công cụ trấn áp theo quyđịnh của pháp lý. Không thể triển khai những biện trấn áp mà ko tính đến những ảnh hưởng tác động của cácbiện pháp này đến những chủ thể khác ( tính mạng con người những thành viên trong tổ chức triển khai cũng nhưngười bên ngoài tổ chức triển khai ), trật tự, bảo mật an ninh và bảo đảm an toàn xã hội. Quản trị rủi ro nói chung, trấn áp rủi ro nói riêng là việc làm của những nhàquản trị của những tổ chức triển khai và doanh nghiệp và phải bảo vệ tiêu chuẩn cân đối giữalợi ích và ngân sách. Tuy nhiên để hạn chế những ảnh hưởng tác động xấu đi mà giải pháp QTRỦIRO hoàn toàn có thể gây ra, nhà nước đã đưa ra những lao lý về những giải pháp được phépáp dụng19Nguyên tắc 3 : Việc sử dụng những giải pháp trấn áp rủi ro phải phù hợpvới những chuẩn mực đạo đức và nghĩa vụ và trách nhiệm xã hộiĐối với nhà quản trị đặc biệt quan trọng là những người gật đầu rủi ro thường đánh giákhả năng thu doanh thu khi rủi ro không xảy ra cao hơn nhiều so với những tổn thấtphải chịu khi có rủi ro, vì thế họ thường gật đầu những rủi ro suy đoán. Xét trênkhía cạnh đạo đức thì những loại rủi ro này chỉ hoàn toàn có thể đồng ý xảy ra tương quan đếntài sản hay kinh tế tài chính chứ ko thể tương quan đến sức khỏe thể chất con người trong và ngoàidoanh nghiệp. 20. Mối quan hệ giữa trấn áp rủi ro với nghiên cứu và phân tích rủi ro. 21. Phân tích khái niệm hỗ trợ vốn rủi ro. Tài trợ rủi ro được định nghĩa là tập hợp những hoạt động giải trí nhằm mục đích tạo ra và cung cấpnhững phương tiện đi lại ( hay nguồn lực ) để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổn thất khi rủiro xảy ra, gây quỹ dự trữ cho những chương trình để giảm bớt nguy hiểm và rủi ro hayđể ngày càng tăng những hiệu quả tích cực22. Trình bầy những giải pháp hỗ trợ vốn rủi ro .. Tự hỗ trợ vốn là một chiêu thức phổ cập để hỗ trợ vốn rủi ro, trong biện phápnày doanh nghiệp sẽ phải tự lo nguồn kinh tế tài chính để bù đắp tổn thất khi gặp rủi ro. Chuyển giao hỗ trợ vốn rủi ro là việc sẵn sàng chuẩn bị một nguồn kinh phí đầu tư từ bên ngoàiđể bù đắp tổn thất khi rủi ro Open – Trung hòa rủi ro : Là việc đặt cược vào một hiệu quả ngược lại với hiệu quả củarủi ro. 23. Mối quan hệ giữa hỗ trợ vốn rủi ro với trấn áp rủi roMục đích của trấn áp rủi ro là tránh mặt, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro và tổnthất do rủi ro gây ra. Những không phải khi nào những nhà quản trị doanh nghiệp và quảntrị rủi ro cũng đạt được mục tiêu đó một cách tuyệt đối. Vì vậy, mối liên hệ giữa kiểmsoát rủi ro và hỗ trợ vốn rủi ro là mối quan hệ ngặt nghèo vì nó tác động ảnh hưởng đến tần suất và độlớn của tổn thất cần được hỗ trợ vốn. Kiểm soát rủi ro có hiệu suất cao tác động ảnh hưởng tích cực đếnchi phí hỗ trợ vốn rủi ro của tổ chức triển khai. Ví dụ, nếu tổ chức triển khai trấn áp rủi ro ngặt nghèo dẫn đếnrủi ro không xảy ra ngân sách hỗ trợ vốn rủi ro sẽ không thiết yếu nữa. 24. Trình bày khái niệm và phân loại rủi ro nhân lực. Lấy ví dụ minh họa20 – KN : RỦI RO NL là một biến cố nhân lực không chắc như đinh mà nếu xảy ra thì sẽgây tổn thất cho tổ chức triển khai hoặc cá thể. – Phân loại : 1. Theo đặc thù đặc trưng của việc làm : + Rủi ro tương quan đến hạn chế về sức khỏe thể chất và tư thế thao tác : việc làm mangvác nặng, tư thế gò bó, … VD : giáo viên, lễ tân, Giao hàng, … gây căng thẳng mệt mỏi và những bệnh vềthoài hóa khớp hay xương, … + Rủi ro tương quan đến khoa học lao động : những nguy khốn do không chấp hànhquy định, nội quy cấm hút thuốc, thanh tra những thiết bị phòng cháy chữa cháy, đóngcửa ngăn ngừa hỏa hoạn sau giờ thao tác, VD : rủi ro khi thợ sửa máy thay thế sửa chữa linhkiện, rủi ro khi thao tác quá sức, … + Rủi ro tương quan đến thiên nhiên và môi trường vật lý : tiếng ồn, nhiệt độ, ánh sáng, độrung, … VD : tiếng ồn quá mức hoặc độ rung vượt quá số lượng giới hạn gây bệnh điếc, rối loạncảm giác, viêm thần kinh thực vật, tổn thương xương, cơ, …. + Rủi ro từ công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu : VD : Các dụng cụ như xẻng, búa, rìu, cờ lê, tuốc nơ vít, … dễ gây tai nạn thương tâm đa phần do sự thiếu cẩn trọng của người sử dụng. + Rủi ro tâm ý xã hội : VD : căng thẳng mệt mỏi, không dễ chịu trong việc làm, áp lực đè nén vìkhách hàng không dễ chiều, khối lượng việc làm lớn, … + Rủi ro tương quan đến tác nhân hóa học và sinh học : VD : sản xuất, dữ gìn và bảo vệ, luân chuyển, sử dụng tiếp xúc trực tiếp dễ gây rủi ro. 2. Theo quy trình quản trị nhân lực : + Rủi ro trong công tác làm việc hoạch định nhân lực. VD : số lượng nhân viên cấp dưới đến tuổinghỉ hưu cao, nhưng nhân viên cấp dưới sửa chữa thay thế ko đủ, … + Rủi ro trong công tác làm việc tuyển dụng. VD : năng lượng người chỉ huy không đủ tạosức hút để tuyển dụng nhân viên cấp dưới có tài năng. + RỦI RO trong công tác làm việc sắp xếp và sắp xếp nhân lực. VD : sắp xếp nhân lực khôngphù hợp với sở trường => không cung ứng yên cầu việc làm. + RỦI RO trong công tác làm việc huấn luyện và đào tạo và tăng trưởng nhân lực. VD : người lãnh đạokhông đủ năng lượng tăng trưởng nhân lực, doanh nghiệp không chú trọng huấn luyện và đào tạo nhânlực, … + RỦI RO trong công tác làm việc nhìn nhận và đãi ngộ nhân lực. VD : đãi ngộ không xứngđáng => nhân lực mất động lực thao tác, … 21 + RỦI RO trong công tác làm việc quản trị nhân lực. VD : sa thải, tranh chấp kỷ luật, … 3. Theo chủ thể gây ra rủi ro + Rủi ro do người lao động. VD : những cuộc đình công, kinh nghiệm tay nghề người lao độngkém, … + RỦI RO do người quản trị. VD : phân biệt về giới tính, tuổi tác, độ tuổi, … 4. Theo đối tượng người tiêu dùng chịu ảnh hưởng tác động : RỦI RO gây tổn thất cho cả người lao động và doanh nghiệp. VD : khi tai nạn thương tâm laođộng xảy ra, người lao động tổn hại về sức khỏe thể chất, tính mạng con người, mái ấm gia đình gặp khó khăn vất vả, đảo lộn, doanh nghiệp cũng chịu thiệt hại, ảnh hưởng tác động xấu đến uy tín, … 5. Theo phạm vi ảnh hưởng : + RỦI RO nội bộ. VD : mất lao động tay nghê cao, người lao động mất động lựclàm việc, kỹ năng và kiến thức quản trị kém, … + RỦI RO bên ngoài : uy tín Doanh Nghiệp giảm sút, mất sức hút trên thị trường, … 6. Theo môi trường tự nhiên quản trị : RỦI RONL từ thiên nhiên và môi trường kinh tế tài chính, chính trị – pháp lý, văn hóa truyền thống – xã hội, khoahọc kỹ thuât công nghê, MT tự nhiên, … VD : RỦI RO NL từ thị trường lao động dotình trạng cạnh tranh đối đầu không lành mạnh xảy ra ngày càng nhiều, thảm họa tự nhiên nhưlũ lụt, bão, hạn hán, … 25. Trình bày khái niệm quản trị rủi ro nhân lực. Lấy ví dụ minh họaQuản trị rủi ro nhân lực là quy trình nhận dạng, nghiên cứu và phân tích ( gồm có cả đo lườngvà nhìn nhận ) những rủi ro nhân lực và thiết lập những giải pháp trấn áp và hỗ trợ vốn khắcphục những hậu quả của rủi ro nhân lực nhằm mục đích sử dụng tối ưu nguồn nhân lực của tổ chức26. Trình bày nội dung nhận dạng và nghiên cứu và phân tích rủi ro nhân lực. Lấy ví dụ minhhọa1. Mối nguy – Mối nguy vật chất : thực trạng vật chất yếu kém làm tăng năng lực xảy ra mấtmát. Môi trường thao tác của người lao động đóng một vai trò rất là quan trọngtrong việc ngăn ngừa và tối thiểu hóa những tai nạn thương tâm lao động. Môi trường thao tác baogồm nhiều tác nhân tích hợp như : ánh sáng, tiếng ồn và độ rung, vệ sinh nơi thao tác, … Nếu tất cả chúng ta giữ được những điều kiện kèm theo thao tác ở mức tối ưu, tai nạn thương tâm hoàn toàn có thể được loạitrừ hoặc giảm thiểu. 22 – Mối nguy đạo đức : là loại nguy hại vô hình dung rất khó lượng hóa và nhìn nhận. Mối nguy đạo đức có tương quan đến hành vi của con người trong một tổ chức triển khai. Ví dụnhư : – Mối nguy ý thức : sự thiếu cẩn trọng hay hờ hững của một cá thể dẫn đến mấtmát. Thái độ thao tác của người lao động cũng là một trong những rủi ro tiềm ẩn củacác doanh nghiệp trong kinh doanh thương mại. Khi những nhà quản trị kém năng lượng sai lầm đáng tiếc khi xửlý việc làm tại nơi thao tác. Khi người lao động thiếu tôn trọng nội quy, kỉ luật laođộng, ko có tác phong công nghiệp hoặc mất động cơ thao tác thì sẽ gây ra những tổnthất rất lớn so với doanh nghiệp. 2. Nguồn rủi ro – Theo góc nhìn khoa học an toàn lao động : – Theo góc nhìn tâm ý xã hội – Theo góc nhìn tác nghiệp của quản trị nhân lực – Theo góc nhìn thiên nhiên và môi trường quản trị + yếu tố kinh tế tài chính : ở quy mô thị trường lao động toàn thế giới, nhu yếu về lao động kỹnăng cao ngày càng ngày càng tăng làm giảm nhu yếu so với những người kinh nghiệm tay nghề thấp. Điều này dẫn đến sự vận động và di chuyển lao động làm cho tỷ suất thuyên chuyển cao, tăng thêmchi phí cho người sử dụng lao động và gây tác động ảnh hưởng tới những cá thể tương quan. + Yếu tố chính trị pháp lý : Các tổ chức triển khai tư nhân hay công đều phải tuân thủ cácquy định của luật lao động. những biến hóa trong chủ trương pháp lý đồng thời manglại thời cơ và rình rập đe dọa cho những tổ chức triển khai sử dụng lao động. + Yếu tố văn hóa truyền thống – xã hội + Yếu tố khoa học – kỹ thuật, công nghệ tiên tiến : Kỹ thuật văn minh và công nghệ tiên tiến sản xuấtmới làm Open một số ít ngành nghề mới, yên cầu người lao động phải được trang bịnhững kỹ năng và kiến thức và kỹ năng và kiến thức mới. Thêm vào đó nghề cũ mất đi phải có huấn luyện và đào tạo lại, bồidưỡng, nâng cao trình đọ và xử lý những người dôi ra. + Yếu tố đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu : Trước rủi ro tiềm ẩn tụt hậu về năng lực cạnh tranh đối đầu trongbối cảnh toàn thế giới hóa và nỗ lực hội nhập kinh tế tài chính quốc tế lúc bấy giờ, doanh nghiệp cầnquan tâm so với yếu tố nhân lực. + Yếu tố người mua : Để Giao hàng người mua được tốt, doanh nghiệp cần xâydựng một đội ngũ nhân viên cấp dưới giàu năng lượng, tận tâm và có động lực Giao hàng kháchhàng. + Yếu tố những cơ quan hữu quan : Các cơ quan chính quyền sở tại và những tổ chức triển khai đoàn thểcũng ảnh hưởng tác động đến công tác làm việc quản trị nguồn nhân lực về những yếu tố tương quan đến chếđộ, chủ trương, tuyển dụng, sa thải, lương bổng, … 23 + Chính sách kế hoạch của tổ chức triển khai : có tác động ảnh hưởng quan trọng đến phương pháp hoạtđộng của mọi cấp quản trị, 1 số ít chủ trương như : cung ứng cho nhân viên cấp dưới nơi làmviệc bảo đảm an toàn, khuyến khích mọi người làm hết năng lực, chủ trương đề bạt. + Bầu ko khí văn hóa truyền thống của tổ chứcB. PHÂN TÍCH RỦI ROĐối với tổ chức triển khai + ) Tổn thất do mất đi người chủ chốt : Nhân viên có kinh nghiệm tay nghề cao, kỹ năngnghề nghiệp giỏi, kỹ năng và kiến thức hay những mối quan hệ kinh doanh thương mại rộng là nguồn lực quantrọng của tổ chức triển khai nếu mất đi những nhân viên cấp dưới này hay những nhân viên cấp dưới đó mất khảnăng thao tác hoàn toàn có thể gây tổn thất lớn cho tổ chức triển khai. + ) Tổn thất do mất đi những khoản tín dụng thanh toán : Nhiều tổ chức triển khai thực thi việc mở rộngtín dụng cho những người mua của mình. Chẳng hạn như những tổ chức triển khai kinh tế tài chính cho kháchhàng vay những khoản nợ. Tình trạng tử trận, bệnh tật lê dài của người mua có thểhoặc làm giảm năng lực thanh toán giao dịch những món nợ, hoặc tạo ra mối quan hệ ko tốt vớicông chúng nếu sử dụng những áp lực đè nén đòi nợ. + ) Tổn thất do gián đoạn hoạt động giải trí sản xuất – kinh doanh thương mại : Xảy ra khi người laođộng chủ chốt của tổ chức triển khai tử trận hay mất năng lực lao động hoàn toàn có thể gây ra một hậuquả nghiêm trọng cho sự sống còn của tổ chức triển khai và những người còn lại. – Tổn thất với người lao động : Hậu quả tổn thất cho tác động ảnh hưởng trực tiếp của ngườilao động là vết đau về thể xác, bệnh tật và niềm tin, tổn thất về thu nhập hoặc phảigánh chịu những khoản ngân sách y tế và năng lực mất thời cơ nghề nghiệp. Đối với cảngười phụ thuộc vào vào họ là mất đi nguồn thu nhập và phải gánh chịu những ngân sách tăngthêm như những ngân sách y tếĐối với người lao độngHậu quả trực tiếp là nỗi đau về thể xác, niềm tin ; tổn thất về thu nhập ; thêm gánhnặng về chi phí27. Trình bày nội dung trấn áp và hỗ trợ vốn rủi ro nhân lực. – Né tránh rủi ro : những nhà quản trị hoàn toàn có thể ngừng cung ứng dịch vụ hoặc ngừng tiếnhành hoạt động giải trí ví nó quá mạo hiểm – Phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro + ) Các giải pháp phòng ngừa rủi ro nghề nghiệp  Biện pháp kỹ thuật công nghệ tiên tiến  Biện pháp kỹ thuật vệ sinh24  Biện pháp phòng hộ cá thể  Biện pháp y tế bảo vệ sức khỏe thể chất + ) Các giải pháp triển khai xong công tác làm việc quản trị nhân lực : hoàn thành xong công táctuyển dụng nhân lực, hoàn thành xong chính sách lương bổng và đãi ngộ, phòng nhân sự cần làmtốt công tác làm việc quản trị hồ sơ và phân công công tác làm việc tương thích với năng lực của nhân viên cấp dưới – Chuyển giao : là việc doanh nghiệp chuyển giao rủi ro cho bên khác và chấpnhận một thiệt hại nhất định. Như việc tổ chức triển khai ký kết hợp đồng để san sẻ rủi ro vớimột bên khác. B.Tài trợ rủi ro : – Thiết lập quỹ dự trữ hỗ trợ vốn rủi ro nhân lực : Doanh nghiệp cần dữ thế chủ động vềmặt kinh tế tài chính để phòng tránh tác động ảnh hưởng xấu tác động ảnh hưởng đến hoạt động giải trí của doanh nghiệp. Qũy dự trữ rủi ro được trích cho hoạt động giải trí góp vốn đầu tư tăng cấp điều kiện kèm theo thao tác, trợcấp mất việc, … – Bảo hiểm : Doanh Nghiệp bảo vệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có nhữngchính sách tương hỗ cho người lao động trải qua hoat động mua bảo hiểm sức khỏe thể chất baogồm bảo hiểm tai nạn đáng tiếc con người, bảo hiểm y tế, bảo hiểm chăm nom sức khỏe thể chất. 28. Trình bày khái niệm và phân loại rủi ro gia tài. Lấy ví dụ minh họa về mộtloại rủi ro gia tài của doanh nghiệp mà anh ( chị ) biết. RỦI RO TÀI SẢN là những biến cố bất lợi, giật mình xảy ra so với gia tài củaDN, gây nên những tổn thất cho quy trình sd và quản lí gia tài của DN.b ) Phân loại : RỦI RO gia tài lưu động – RỦI RO gia tài thiếu vắng gia tài lưu động như tiền, NVL, hàng tồn dư gây ragián đoạn quy trình sx KD. Nếu xảy ra thực trạng thiếu vắng gia tài lưu đôngj sẽ gây nêntình trạng ngưng trệ hđ KD, tác động ảnh hưởng đến uy tín, lệch giá và doanh thu của DN. – RỦI RO cháy, mất trộm, giảm giá trị gia tài lưu động là những rủi ro hoàn toàn có thể xảyra bất kỳ khi nào trong quy trình dự trữ và sd gia tài lưu động. – RỦI RO khó đòi từ những khoản phải thu hay ứng trước gia tài lưu động là nhữngrủi ro phát sinh khi Doanh Nghiệp không tịch thu được hay rất khó tịch thu được những khoản tiềnmà người mua nợ, những khoản phải thu nội bộ hay những khỏan tiền đã ứng / trả trước chongười bán nhưng không hoặc khó có năng lực nhận được hàng .. b2 ) RỦI RO gia tài cố định25

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận