Đề cương môn Môi trường phát triển bền vững
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.69 KB, 24 trang )
Chương 1:
Câu 1: Trình bày khái niệm, thành phần, cấu trúc và chức năng của môi
trường? Ví dụ?
Khái niệm.
‒ Môi trường của một vật thể hoặc một sự kiện là tổng hợp các điều kiện bên
ngoài có ảnh hưởng tới vật thể hoặc sự kiện đó.
‒ Theo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2006: Môi trường bao gồm các yếu
tố tự nhiên và yếu tố vật chất và nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng
đến đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
MT có các thành phần chính tác động qua lại lẫn nhau:
‒ MT tự nhiên bao gồm nước, không khí, đất đai, ánh sáng và các sinh vật.
‒ MT kiến tạo gồm những cảnh quan được thay đổi do con người.
‒ MT không gian gồm những yếu tố về địa điểm, khoảng cách, mật độ, phương
hướng và sự thay đổi trong MT.
Cấu trúc của hệ thống môi trường.
‒ Phân hệ sinh thái tự nhiên: tạo ra các loại tài nguyên thiên nhiên, năng
lượng, nơi cư trú và nơi chứa đựng chất thải.
‒ Phân hệ xã hội – nhân văn: tạo ra các chủ thể tác động lên hệ tự nhiên.
‒ Phân hệ các điều kiện: tạo ra các phương thức, các kiểu loại, các mức độ tác
động lên cả hai thế hệ tự nhiên và xã hội nhân văn. Những tác động lên hệ tự
nhiên gây ra do con người và hoạt động phát triển của con người được gọi là
tác động môi trường. Những tác động ngược lại của hệ tự nhiên lên xã hội và
hoạt động của con người được gọi là sức ép môi trường.
Chức năng.
Có 5 chức năng:
1. Là không gian sống của con người và mọi sinh vật.
2. Môi trường là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên cho con người phục vụ cho quá
trình sản xuất và sinh hoạt.
3. Môi trường là nơi chứa đựng các chất thải do con người tạo ra trong quá trình sinh
hoạt và sản xuất.
4. Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và
sinh vật trên Trái đất.
5. Môi trường có chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Câu 2: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về vấn đề nghèo khổ và
môi trường.
Quan hệ giữa môi trường và nghèo khổ gồm các mặt sau đây:
Nghèo khổ làm cho các cộng đồng nghèo phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài
nguyên mỏng manh của địa phương, trở nên dễ bị tổn thương do những biến
động của thiên nhiên và xã hội.
Nghèo làm cho thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, cho văn
hóa giáo dục và các dự án cải tạo giao thông.
Nghèo khổ làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên theo hướng khai thác quá
mức, khai thác hủy diệt.
Nghèo khổ là mảnh đất lí tưởng cho mô hình phát triển chỉ tập trung vào tăng
trưởng kinh tế và xây dựng một xã hội tiêu thụ.
Góp phần vào bùng nổ dân số.
I. Những vấn đề môi trường toàn cầu.
Câu 3: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về vấn đề biến đổi khí
hậu toàn cầu.
Hiện trạng, biểu hiện:
Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống
của con người và các sinh vật trên trái đất.
Sự dâng cao mực nước biển do tan băng
Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau của trái đất.
Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình
tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần
của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
Trái đất nóng lên
Mưa axit
Nguyên nhân.
Do sự gia tăng các chất khí nhà kính (các chất khí này bao gồm CFCs, CO
2
, H
2
O,
CH
4
, N
2
O.) và sự suy giảm về diện tích rừng. Hiệu ứng nhà kính chính là sự nóng
lên của bề mặt trái đất của lớp khí quyển bao quanh bề mặt trái đất do có sự
hấp thụ một cách có chọn lọc của các khí nhà kính đối với các tia bức xạ mặt
trời. Các khí này cho phép bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua nhưng lại
ngăn cản bức xạ nhiệt có bước sóng dài từ mặt đất phát ra. Là hiện tượng vừa
có lợi vừa có hại, giúp bề mặt trái đất thoát khỏi sự lạnh giá.
Hoạt động nhân tạo của con người gây ô nhiễm môi trường, gây hiệu ứng nhà
kính làm cho trái đất nóng lên, tác hại của nó là nguyên nhân cơ bản gây biến
đổi khí hậu toàn cầu, nó nguy hiểm hơn một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Hậu quả.
Làm băng tan dẫn đến mực nước biển tăng, làm ngập một số vùng đất thấp, làm
lụt lội làm nhấn chìm những thành phố và các đảo ven biển, gây ra hiện tượng
mặn hóa của môi trường đất, nước dẫn đến quá trình di dân của hàng tỉ người.
đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con
người.
Làm tăng quá trình bốc hơi nước (từ biển, đại dương ) làm tăng lượng hơi
nước trong khí quyển, thành phần hơi nước làm gia tăng hiệu ứng nhà khính
làm giảm quá trình hấp thụ CO
2
vào nước biển (biển và đại dương có khả năng
hấp thụ CO
2
rất lớn). Khi đó CO
2
trong khí quyển tăng => gia tăng hiệu ứng nhà
kính.
Làm suy giảm đa dạng sinh học.
Làm gia tăng một số quá trình trong đó có nhiều quá trình gây hại: ăn mòn, sự
phát triển của dịch bệnh.
Ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và SX
Giải pháp.
Tăng cường biện pháp bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh.
Giảm thiểu tác hại của khí nhà kính nói chung như:
+ Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch: mặt trời, gió, thủy triều,
năng lượn sinh học, năng lượng trong hạt nhân trong đó năng lượng hạt
nhân chỉ chỉ tạm coi là năng lượng sạch.
+ Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
+ Sử dụng nguồn năng lượng, nhiên liệu thay thế, nhiên liệu hóa thạch.
Cấm sản xuất và sử dụng CFCs.
Cắt giảm lượng CO
2
, SO
2
, NO
2
, CH
4
trong sản xuất và sinh hoạt
Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quan trắc và trao đổi thông tin.
Thay đổi hành vi và thói quen tiêu dùng: VD: tắt các thiết bị điện khi không sử
dụng
Ở Việt Nam:
Biến đổi khí hậu nó là hiện tượng gia tăng nhiệt độ trái đất và nhiều hiện tượng
khác: lũ lụt, hạn hán
Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nặng nề
nhất, dự báo đến cuối thế kỉ 21 nhiệt độ sẽ tăng với tốc độ 2,30C trong một năm,
mực nước biển tăng 75cm-1m từừ cuối thập niên thế kỉ 20- thập niên cuối thế kỉ
21. Khi đó 40% diện tích Đồng bằng Sông Cửu Long, 11% diện tích Đồng bằng
Sông Hồng, 3% diện tích các tỉnh ven biển, số lượng cơn bão và mức độ nguy hại
cau bão sẽ ngày càng gia tăng.
Câu 4 Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về vấn đề suy giảm tầng
ozon.
Hiện trạng.
Tầng ô dôn bị thủng và lỗ thủng ngày càng lớn.
Ngày nay đã phát hiện ra hai lỗ thủng ở Nam cực (80%) và Bắc cực (30%)
Nguyên nhân.
Sự phát triên của nền văn minh công nghiệp đã thải ra môi trường các chất
CFC
s
, CCl
4
, NO Nổ hoặc thử hạt nhân trong khí quyển cũng làm suy giảm tầng
ozon.
Khói thoát ra trong các vụ phóng tên lửa có thể bào mòn tầng ozon, tạo điều
kiện cho các tia tử ngoại có hại từ Mặt Trời xâm nhập vào Trái Đất. Khi phóng
các tên lửa dùng nhiên liệu rắn, chúng thải trực tiếp khí Clo ra tầng bình lưu. Tại
đây Clo phản ứng với Oxy để tạo ra Clo oxit – chất có khả năng hủy diệt Ozon.
Sự hiện diện của các khí gốc có chứa clo (trước nhất là các CFC và các hợp chất
clo với các bon liên quan) bị phân giải khi có tia cực tím tạo thành các nguyên
tử clo trở thành chất xúc tác phân hủy ôzôn.
Cơ chế làm suy giảm tầng ozon đối với CFCs
CFCs Cl
*
+ CFC
*
Cl
*
+ O
3
ClO
*
+ O
2
ClO
*
+ O
*
O
2
+ Cl
*
Do quá trình clo bay hơi từ biển và hoạt động của núi lửa.
Hậu quả.
Làm gia tăng bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư da.
Làm đục thủy tinh thể.
Làm giảm khả năng miễn dịch ở người và động, thực vật, từ đó làm tăng khả
năng mắc bệnh cho con người và động vật
Làm giảm năng xuất của cây trồng đặc biệt một số loại cây trồng: chè, đậu
tương, bắp cải
Ảnh hưởng đến sức khỏe, mùa màng, sinh vật thủy sinh
Ngoài ra, chất lượng không khí sẽ xấu đi do việc gia tăng bức xạ cực tím sẽ kích
thích các phản ứng hóa học, gây ra sương mù và mưa axit, làm cho hàng loạt
vật liệu như chất dẻo, cao su thoái hóa nhanh chóng.
Giải pháp.
Cắt giảm lượng CFCs trong sản xuất và sinh hoạt.
Nghiên cứu tìm ra những tác nhân thay thế CFC nằm trong danh mục làm suy
giảm tầng ozon (có nhiều CFC trong đó CFCl3 (dùng trong bình xịt) CF2Cl2
(trong tủ lạnh, điều hòa, máy lạnh)
Hạn chế và cuối cùng là chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất CFC cũng
như các chất hóa học gây suy giảm tầng ozone.
Tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển trên nhiều khía cạnh: tạo ra những hợp
chất ít gây nguy hại cho tầng ozon, trong lĩnh vực quan trắc và trao đổi công
nghệ.
Khuyến khích hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân, từng bước nghiên cứu sử
dụng năng lượng sạch như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, sóng biển…
Xử lý ô nhiểm cục bộ trong từng khu công nghiệp, từng nhà máy, từng công
đoạn sản xuất riêng biệt để giảm thiểu các loại bụi và khí độc hại vào bầu khí
quyển.
Áp dụng chính sách thuế rác thải chất ô nhiêm
Xây dựng nhà máy xử lý khí thải công nghiệp và sinh hoạt
Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi việc bảo vệ môi trường cho mọi người, làm cho
họ hiểu bảo vệ môi trường – bảo vệ tầng ozone là bảo vệ sự sống của chính họ.
Câu 5: Trình bày hiểu biết về vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới gia tăng và xuất
khẩu chất thải độc hại? Liên hệ ở Việt Nam.
Ô nhiễm xuyên bên giới gia tăng.
Hiện trạng.
Lan truyền mưa axit, ô nhiễm theo các dòng sông xuyên biên giới gia tăng.
Thủy triều đỏ (bùng phát tảo độc hại), Thủy triều đen (tràn dầu) trên biển và
đại dương.
Tăng độ phóng xạ của nước biển do đổ chất thải hạt nhân và tai nạn tàu ngầm
hạt nhân trong suốt thế kỉ qua.
Nguyên nhân
Yếu tố tự nhiên: sự xuất hiện của các laoij vi sinh vật có hại (Tảo), hoạt động địa
chất như núi lửa, bão…; sự đứt gãy của vỏ Trái đất làm rò rỉ các mỏ dầu ở đáy
đại dương.
Yếu tố con người: sức ép dân số (gia tăng dân số và nghèo đói, lối sống giản đơn
va dân trí thấp…) sức ép về kinh tế (Du lịch tràn lan, nuôi trồng thủy sản bất
hợp lí, tình trạng khai thác dầu quá mức…)
Hậu quả.
Làm suy giảm đa dạng sinh học.
Giảm năng suất, chất lượng vật nuôi, cây trồng.
Làm ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống con người.
Giải pháp.
Tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế, từng
bước giảm thiểu tác động bất lợi của ô nhiễm; tham gia các công ước quốc tế và
khu vực để hợp tác, ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực, nhất là tăng
cường thể chế, luật pháp có liên quan.
Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và hoàn thiện khung pháp lý trong lĩnh
vực này, mặt khác tiến hành quan trắc, đánh giá các vấn đề ô nhiễm xuyên biên
giới tại các vùng biển, trên cơ sở hoạt động của các Trạm quan trắc môi trường
quốc gia tại khu vực ven biển và biên giới, tiếp giáp với các nước láng giềng. Bổ
sung thêm các thông số quan trắc trong vùng ven bờ như tình trạng rác thải,
váng dầu trong khu vực. Bên cạnh đó, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý, từ đó
đánh giá tình trạng và xu thế biến động môi trường trong khu vực.
Xuất khẩu chất thải độc hại.
Hiện trạng.
Xuất khẩu chất thải độc hại là hiện tượng các nước công nghiệp giàu, có nhu
cầu về công nghiệp sạch, quy định xử lí chất thải nghiêm ngặt, đất đai chật hẹp
xuất khẩu chất thải độc hại sang các nước phát triển, nghèo, đất rộng với chi
phí khá cao (nhưng chỉ bằng một phần nhỏ so với việc bỏ ra chi phí cho việc xử
lí rác thải đúng quy định nghiêm ngặt của những nước đó).
Vd: Anh trả cho Guinea – Bissau 120 triệu USD/ năm cho việc chôn lấp chất
thải công nghệp, tương đương = thu nhập quốc dân bình quân/ năm của nước
đó. Trong khi đó số tiền bỏ ra để được chính phủ Anh giải quyết trên đất nước
họ tốn gấp nhiều lần xuất khẩu.
Nguyên nhân
Do quá trình xây dựng và thực thi các tiêu chuẩn môi trường không đồng đều
trên toàn TG + sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường là những nhân
tố chính làm cho xuất khẩu chất thải độc hại gia tăng trong những năm gần
đây.
Quy định về môi trường còn lỏng lẻo
Quá trình xây dựng và thực thi các tiêu chuẩn môi trường không đồng đều trên
toàn thế giới và sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường là những nhân
tố chính tạo động lực cho xuất khẩu các chất thải độc hại.
Hậu quả.
Gây ảnh hưởng đến môi trường, thậm chí đối với những chất thải nguy hại sẽ
dẫn đến những ảnh hưởng lớn về sức khỏe con người.
Các nước nghèo sẽ trở thành bãi rác của thế giới trong tương lai.
Giải pháp.
Thiết lập các giải pháp khu vực nhằm kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên
giới các chất thải độc hại.
Cấm nước giàu xuất chất thải sang nước nghèo
Câu 6: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về vấn đề suy giảm đa
dạng sinh học toàn cầu? Liên hệ ở VN.
Hiện trạng.
Diện tích các khu vực có các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị thu hẹp dần;
số loài và cá thể của các loài hoang dã suy giảm mạnh.
Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Trong thế kỉ 20, loài người đã tiêu diệt 700 loài động thực vật. Nhiều loài bị
tuyệt chủng khi còn chưa được con người biết đến. Dự báo từ 2001 – 2010
mỗi giờ mất 1 loài.
Nguyên nhân.
Môi trường bị ô nhiễm do các chất thải khác nhau không được xử lý và đổ
trực tiếp ra môi trường bên ngoài là nguyên nhân đe dọa tới đa dạng sinh học
như gây chết, làm giảm số lượng cá thể, gián tiếp làm hủy hoại nơi cư trú và
môi trường sống của nhiều loài sinh vật hoang dã.
Khai thác tài nguyên quá mức, chuyển đổi khu vực hoang dã sang vùng nông
nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển thủy điện hoặc biến thành vùng
trơ trụi… nguyên nhân lớn là vì cái lợi trước mắt.
Ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu
Hậu quả.
Mất đi nhiều loài sinh vật, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn
nhiên liệu…
Mất cân bằng sinh thái
Giải pháp.
Các giải pháp được áp dụng phổ biến trên thế giới và Việt Nam để bảo tồn đa
dạng sinh học đó là:
Thứ nhất, sử dụng các Công ước quốc tế để nhằm góp phần bảo tồn đa dạng
sinh học toàn cầu;
Thứ hai là Bảo tồn nội vi, đây chính là giải pháp bảo tồn tại ngay nơi chủng
loài đang tồn tại thông qua hoạt động xây dựng hệ thống các Khu rừng đặc
dụng;
Thứ ba là bảo tồn ngoại vị tức là đưa các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cao
vào nuôi trồng chăm sóc thông qua các hoạt động xây dựng các Vườn thực
vật, Vườn cây gỗ, Ngân hàng hạt giống, Vườn thú, Trung tâm cứu hộ, Bể nuôi.
Xuất phát từ thực tế các loài động vật quý hiếm gần như phân bố ở những nơi
xa xôi, điều kiện kinh tế – xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn. Khi cái đói, cái
nghèo còn đang đeo bám cuộc sống thì người dân vùng đệm vẫn còn và sẽ tiếp
tục vào rừng khai thác lâm sản, lâm sản ngoài gỗ, săn bắn động vật phục vụ
đời sống mặc dù họ có thể nhận thức được rằng làm như thế là sai, là vi phạm
pháp luật và ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của con em mình. Chính vì
vậy Bảo tồn đa dạng sinh học cần phải gắn liền với phát triển kinh tế, đời
sống, văn hoá của người dân địa phương.
Toàn thế giới tham gia vào mạng lưới các trung tâm sinh vật, xây dựng các
khu bảo vệ thiên nhiên
Thực hiện các cam kết quốc tế về Bảo vệ môi trường.
Ở Việt Nam:
Trong vòng khoảng 10 năm cuối TK 20 có trên 700 loài động thực vật biến mất
hoặc bị đẩy vào tình trạng nguy hiểm, trong đó hầu hết các loài có giá trị kinh tế cao
như:
Động vật: tê giác 1 sừng, voi, hổ, bò tót, vọc mũi hếch, gà lôi lam,…
Thực vật: sâm Ngọc Linh, bời lời, trầm hương,….
Suy thoái đa dạng sinh học ở nước ta chủ yếu do hai nguyên nhân chính: Do hiểm
hoạ của tự nhiên (núi lửa, động đất ) và do con người, trong đó con người là chủ
yếu. Con người làm mất nơi sống của các loài sinh vật, cháy rừng, khai thác lâm sản
quá mức làm cho rừng tự nhiên bị chia cắt nhỏ và thu hẹp; nạn du canh du cư, phá
rừng làm nương rẫy; ô nhiễm nước do nguồn nước thải công nghiệp.
Để bảo vệ tốt được tài nguyên rừng cần nhiều giải pháp; trong đó các giải
pháp sau đây là quan trọng nhất:
Các hoạt động bảo tồn vừa phải hướng đến mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học vừa
cải thiện đời sống của người dân để giảm bớt sự phụ thuộc vào rừng; Chính quyền
các cấp cũng như các tổ chức, cơ quan, ban ngành có tâm huyết với công tác bảo
tồn cần phải có dự án hỗ trợ người dân vùng đệm Khu bảo tồn tạo sinh kế bền
vững và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của người dân vùng đệm.
Thường xuyên tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng, đưa các giống cây
trồng vật nuôi mới vào sản xuất tăng năng xuất trên diện tích đất canh tác, như
vậy sẽ không cần phải tăng diện tích đất sản xuất mà vẫn có thể tăng được sản
lượng sản phẩm nông nghiệp phục vụ đời sống người dân;
Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững;
đây được coi là một trong những hình thức nhằm xã hội hoá công tác quản lý bảo
vệ rừng, nhà nước giữ được rừng, người dân được ấm no. Việc chia sẻ lợi ích là
việc trả lại cho người dân những quyền mà người dân đã thực hiện và coi trong
người dân, đặt họ là trung tâm trong công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa
dạng sinh học. ;
Việc nâng cao đời sống của cộng đồng cần phải gắn liền với nâng cao nhận thức của
người dân bằng các biện pháp tuyên truyền. Tuyên truyền các chủ chương chính
sách pháp luật của nhà nước về công tác bảo vệ và phát triển rừng thông qua các
buổi họp thôn, hoạt động tập thể, phối hợp với nhà trường lồng ghép một số tiết
học về bảo vệ và phát triển rừng.
Đẩy mạnh công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho dân và diện tích chi trả dịch
vụ môi trường rừng, tạo điều kiện cho dân có công ăn việc làm và nâng cao thu
nhập.
Duy trì hoạt động của các Tổ đội tuần tra bảo vệ rừng; đầu tư cả về kiến thức điều
tra, giám sát đa dạng sinh học lẫn trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các tổ đội này
đảm bảo hoạt động thường xuyên, liên tục và có hiệu quả.
Cần xây dựng một kế hoạch điều tra tổng thể tài nguyên rừng theo định kỳ có thể 5
năm hoặc 10 năm, để nắm bắt được tổng thể của tài nguyên, phục vụ tốt cho công
tác quản lý rừng.
Đối với các loài quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao cần phải có sự bảo tồn
nguyên vị mà trước tiên phải bảo vệ hệ sinh thái rừng.
Nâng cao năng lực cho các Ban quản lý; đặc biệt là đầu tư về cơ sở vật chất, trang
thiết bị, đào tạo nhân lực về lĩnh vực bảo tồn, đồng thời có sự quan tâm và hỗ trợ
của các cấp, các ngành ở trung ương và địa phương và các tổ chức Quốc tế.
Câu 7: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về vấn đề tài nguyên nước ở
Việt Nam và vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên này?
Tài nguyên nước của Việt Nam nhìn chung khá phong phú. Lượng mưa trung bình
vào loại cao, khoảng 2000 mm/năm. Tổng lượng mưa trên toàn bộ lãnh thổ là 650
km3/năm.
Ngoài dòng chảy phát sinh trong vùng nội địa, hàng năm lãnh thổ Việt Nam nhận
thêm lưu lượng từ Nam Trung Quốc và Lào, với số lượng khoảng 550 km3. Do vậy,
tài nguyên nước mặt và nước ngầm có thể khai thác và sử dụng ở Việt Nam rất
phong phú, khoảng 150 km3 nước mặt một.
Tuy nhiên, vấn đề tài nguyên nước của Việt Nam gồm các nội dung sau đây:
Tình trạng thiếu nước mùa khô và lũ lụt mùa mưa đang xảy ra ở nhiều địa
phương với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Ví dụ, giảm trữ lượng nước ở các
hồ thuỷ điện lớn (Thác Bà, Trị An, Hoà Bình) hoặc lũ quét ở các tỉnh Sơn La,
Tuyên Quang, Nghệ An v.v Nguyên nhân chủ yếu là nạn chặt phá rừng.
Tình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm, ô nhiễm nước ngầm, mặn hoá các thấu
kính nước ngầm đang xảy ra ở các đô thị lớn và các tỉnh đồng bằng. Nước ngầm
ở các khu dân cư tập trung đang bị ô nhiễm bởi nước thải không xử lý. Các thấu
kính nước ngầm đồng bằng Nam bộ đang bị mặn hoá do khai thác quá mức.
Ô nhiễm nước mặt (sông, hồ, đất ngập nước) do các nguồn thải công nghiệp và
hoá chất nông nghiệp. Mức độ phú dưỡng các hồ nội địa gia tăng. Một số vùng
cửa sông đang bị ô nhiễm dầu, kim loại nặng, thuốc trừ sâu.
Nguyên nhân:
Do tác động của biến đổi khí hậu.
Do nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nước thải sinh hoạt không
được xử lý đã và đang thải trực tiếp ra các dòng sông gây ô nhiễm môi trường
nước, làm cho nước có tính độc và bốc mùi khó chịu.
Do thải vào nước các chất kim loại như Zn, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những chất
độc cho sinh vật thủy sinh.
Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học, chất độc trong
thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động nnoong nghiệp cũng đáng lo ngại.
Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp
lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ.
cần quan tâm đúng mức các vấn đề xử lý nước thải, quy hoạch các công
trình thuỷ điện, thuỷ nông một cách hợp lý, bảo vệ và phát triển tài
nguyên rừng.
Câu 8: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về vấn đề sử dụng hợp lí
tài nguyên không tái tạo? Lấy VD minh họa?
Tài nguyên không tái tạo là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, không có quá
trình bổ sung thêm, khi sử dụng tài nguyên sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá
trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ có thể cạn kiệt
sau khi khai thác. Tài nguyên gen di truyền có thể mất đi cùng với sự tiêu
diệt của các loài sinh vật quý hiếm.
Tài nguyên không tái tạo bao gồm: Các khoáng sản, nhiên liệu hoá thạch (than
đá, dầu mỏ, khí đốt ), các thông tin di truyền, gen quý hiếm bị mai một
không giữ lại được là những nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo
được.
Câu 9: Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về môi trường đô thị và
công nghiệp Việt Nam?
Môi trường đô thị ở Việt Nam.
Việt Nam có 623 đô thị, 2 thành phố loại đặc biệt (Hà Nội, TP. HCMinh), 3 thành
phố loại 1 ( Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ), 82 thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh
chiếm 23% dân số toàn quốc (1999), dự tính dân số đô thị Việt Nam năm 2010
là 33%.
Hạ tầng kỹ thuật đô thị Việt Nam rất kém. Đến năm 1998 mới có khoảng 53%
dân số đô thị được cấp nước sinh hoạt, nhưng chất lượng không đảm bảo yêu
cầu.
Hệ thống thoát nước chung cho cả nước mưa và nước thải vẫn còn nhiều yếu
kém. Nhiều đô thị không có cả hệ thống thoát nước.
Hiện tượng ô nhiễm nước mặt, tiếng ồn, độ rung, nhiệt, điện, từ trường, bụi, ô
nhiễm khí độc hại,…luôn ở mức báo động ở hầu hết các đô thị lớn. Tỷ lệ cây
xanh/ đầu người thấp dưới 2m
2
.
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn hoạt động không hiệu quả, nhiều thị xã thị trấn hoàn
toàn không có dịch vụ thu gom rác.
Hệ quả: gây nhiều bệnh dịch, môi trường sống con người bị ảnh hưởng,….
Môi trường công nghiệp ở Việt Nam.
Đến tháng6/ 1999 nước ta có 66 khu công nghiệp nhưng chỉ có 3 khu chế xuất
và 1khu công nghệ cao. Khu công nghệ mới có trình độ hiện đại là 20, còn 46
khu công nghiệp có trình độ công nghệ thấp. Chỉ khoảng 1/3 số khu công nghiệp
cơ bản xây dựng hạ tầng kĩ thuật nhưng ít khu xây dựng hệ thống xử lý chất
thải. Ô nhiễm công nghiệp đang là vấn đề nan giải vì việc xử lí gặp nhiều khó
khăn phức tạp về mặt kinh tế xã hội.
Trong giai đoạn 1990 – 2000 các lực lượng thanh tra nhà nước đã thanh tra
22.622 cơ sở sản xuất thì có gần 8000 ( 34%) cơ sở vi phạm quy định về môi
trường.
Vd: mới đây vê đân… sông thị vải> phạt hành chính.
Công nghiệp khai thác khoáng sản phá hoại môi trường rất nghiêm trọng. Hiện
nay trên cả nước có trên 1000 mỏ khai thác trên 50 chủng loại khoáng sản khác
nhau và hàng chục ngàn điểm khai thác thủ công rải rác. Nói chung, các vùng
khai thác khoáng sản đều không có kế hoạch phục hồi môi trường, xử lí đất đá
thải, gây các tác động xấu cho môi trường như: lở đất, axit hóa, chống trọc, cháy
nổ…
Ví dụ:
+ Khai thác than: cứ khai thác 1 tấn than thải ra 5 -7 m
3
khí CH
4
, và 7 – 15
m
3
CO
2
.
+ Thủy điện tuy là dạng năng lượng sạch nhưng việc xây dựng hồ, đập gây
tác động sâu sắc đến môi trường của một vùng rộng lớn: thay đổi chế độ
thủy văn, tái định cư diện rộng, mất đất nông nghiệp,động đất kích thích,
xói lở hạ lưu…
Câu 10: Trình bày những hiểu biết của anh / chị về vấn đề Môi trường nông
thôn và nông nghiệp Việt Nam?
Hiện nay, nông thôn Việt Nam mới có khoảng 30 – 40% số hộ được sử dụng nước
sinh hoạt hợp vệ sinh. Tỷ lệ các hộ có hố xí hợp vệ sinh thấp hơn (28% – 30%).
Nhiều loại dịch bệnh bùng phát như sán lá phổi, sán lá gan nhỏ, dịch hạch, sốt rét.
Nhiều vùng có tỷ lệ nhiễn giun đến 70% dân số.
Các làng nghề thủ công có điều kiện môi trường rất đáng ngại và cũng rất khó
khắc phục. Ô nhiễm làng nghề đáng chú ý nhất là ô nhiễm nước, ô nhiễm khí.
Môi trường nông nghiệp đang sử dụng quá nhiều các loại chất bảo vệ thực vật,
phân bón hóa học trong đó có nhiều loại thuốc cấm, thuốc trôi nổi, nhập lậu,
không rõ thành phần. Ước tính toàn quốc có 50% cơ sở kinh doanh thuốc BVTV
không giấy phép.
Hoạt động nuôi trồng thủy sản ven biển đã tàn phá hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Dư lượng thuốc diệt tạp, thức ăn thừa và mầm bệnh từ các đầm nuôi gây ô nhiễm
nghiêm trọng môi trường nước, là nguyên nhân bùng nổ dịch bệnh cho vật nuôi.
Câu 11: Nêu sự khác biệt giữa hai hướng phát triển phát triển ko bền vững
và phát triển bền vững?
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con
người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai
Những quan niệm cơ bản của hai hướng phát triển.
STT Phát triển bền vững Phát triển không bền vững
1 Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, cả về số lượng và
khả năng tự phục hồi đối với tài nguyên có thể tự
phục hồi.
Tài nguyên thiên nhiên là vô
tận, khoa học công nghệ sẽ
tìm ra nguồn tài nguyên mới
thay thế nguồn tài nguyên đã
hết.
2 Năng lực sản xuất và quay vòng của các hệ sinh
thái có thể được tăng cường nhờ con người, nhưng
sự tăng cường đó không vượt quá giới hạn tự
nhiên.
Khả năng tự làm sạch của
môi trường là vô tận.
3 Đặc tính của chính quyền là ưu tiên lợi nhuận cho
những ai nắm quyền lực. Quyền lực kinh tế và
chính trị có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, quyền
lực này làm tăng quyền lực kia của người nắm giữ.
Cộng đồng nghèo đói là cộng đồng không có quyền
lực thực sự. Cốt lõi của sự nghiệp xóa đói giảm
nghèo bằng việc thực hiện dân chủ tận gốc, đảm
bảo quyền làm chủ của nhân dân lao động.
Nghèo đói chỉ đơn giản là do
tăng trưởng kinh tế chưa đầy
đủ, xuất phát từ đầu tư chưa
đúng mức, ở đây không có
vấn đề quyền lực.
4 Thị trường với cơ chế phân phối rất quan trọng,
nhưng các loại thị trường đều không hoàn hảo; đặc
tính của thị trường là thỏa mãn cái “muốn” của
người giàu nhiều hơn cái “cần” của người nghèo.
Thị trường cho phép cạnh
tranh tự do, bình đẳng.
5 Hệ thống toàn cầu chỉ bền vững và công bằng trên
cơ sở các cộng đồng bền vững và công bằng. Vay
nợ chỉ có lợi cho bên vay trong một số trường hợp,
nhưng có lợi bên phía cho vay trong mọi trường
hợp.
Vay nợ quốc tế để đầu tư cho
sản xuất sẽ tạo khả năng
hoàn trả cho người đi vay và
là biểu hiện của sự bình đẳng.
6 Các hoạt động kinh tế địa phương đa dạng hóa
trên cơ sở nguồn tài nguyên đa dạng của địa
phương có khả năng đáp ứng tốt các nhu cầu cơ
bản của cộng đồng, tăng độ an toàn của cộng đồng,
của quốc gia và của toàn cầu. Chuyển đổi nghề
nghiệp cho nông dân mất đất, cho ngư dân mất
mặt nước không phải là việc làm đơn giản.
Những người nông, ngư dân
thất nghiệp do công nghiệp
hóa sẽ dễ dàng được giải
quyết việc làm tại các đô thị
và khu công nghiệp.
7 Khi người địa phương kiểm soát các nguồn tài
nguyên tại chỗ và tạo ra nguồn sống cho con cái họ
thì họ có trách nhiệm tốt hơn là những người quản
lí ở xa. Điều quan trọng không phải là lực thị
trường mà là quyền sử dụng và kiểm soát tài
nguyên.
Lực thị trường sẽ tự điều
chỉnh và phân phối các lợi
nhuận từ thị trường. Quản lí
và phát triển phải tôn trọng
các nguyên tắc thị trường.
Câu 12: Phân tích vai trò và mặt trái của khoa học công nghệ trong phát triển
bền vững?
Vai trò:
Chúng ta thấy rằng, máy móc có một sức mạnh kỳ diệu trong việc giảm lao động
của con người và làm cho lao động của con người có kết quả hơn
Khoa học – công nghệ tạo điều kiện cho việc mở rộng sản xuất và tăng năng
suất lao động. Từ đó dẫn tới sự phát triển kinh tế, gia tăng thu nhập của xã hội
và con người.
Khoa học và công nghệ đang có vai trò to lớn trong việc hình thành nền “kinh tế
tri thức” và “xã hội thông tin”, phát triển hàm lượng trí tuệ cao trong sản xuất,
dịch vụ và quản lý ở tất cả các quốc gia.
Công nghệ có thể tạo ra các nguồn tài nguyên mới, năng lượng mới. VD:
uranium là nguồn năng lượng mới tìm thấy khi phát minh phản ứng hạt nhân.
Công nghệ giúp con người khai thác nguồn tài nguyên truyền thống rất khó tiếp
cận, góp phần làm tăng số lượng nguồn nguyên liệu thô. VD: trong lĩnh vực chất
đốt ngta đã hóa lỏng hoặc khí than đá trên bề mặt hoặc trong lòng đất, giá
thành sx ít và tận dụng đc hết nguồn năng lượng.
Công nghệ làm giảm lượng nguyên liệu và năng lượng tiêu dùng trong sản xuất.
Công nghệ sinh học hứa hẹn sẽ loại trừ nạn đói do được áp dụng và thử nghiệm
rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi. Ứng dụng công nghệ sinh học
trong nông nghiệp như: nhân giống, thụ tinh trong phòng thí nghiệm, nuôi cấy
mô, sinh sản vô tính,…
Nhiều công nghệ sạch mới đã và đang đc phát triển thay vì ngăn chặn tận gốc,
hay cố gắng làm giảm hậu quả của ô nhiễm.
Mặt trái: tình trạng ô nhiễm môi trường, hiện tượng trái đất nóng lên, tai nạn lao
động, các loại bệnh mới, nhất là việc chế tạo ra vụ khí hiện đại có sức hủy diệt lớn,
vấn đề đạo đức xã hội bị xuống cấp.
tiến bộ khoa học – công nghệ trong điều kiện kinh tế thị trường lại đẩy mạnh quá
trình cạnh tranh kinh tế. Những người đi tiên phong trong việc đổi mới công nghệ
sẽ thu được nhiều lợi nhuận, lợi nhuận siêu ngạch so với những người khác. Vì vậy
mà mặc dù, tổng thu nhập xã hội tăng lên nhanh chóng, nhưng phân phối lại không
đồng đều. Cùng với tiến bộ khoa học – công nghệ là sự phân cực giàu nghèo ngày
một sâu sắc.
Ví dụ: Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học, một
lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền
và và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Tác động tiêu cực khác của sự ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón là làm
suy thoái chất lượng môi trường khu vực canh tác nông nghiệp như phú dưỡng đất,
nước, ô nhiễm đất, nước, giảm tính đa dạng sinh học của khu vực nông thôn, suy
giảm các loài thiên địch, tăng khả năng chống chịu của sâu bệnh đối với thuốc bảo
vệ thực vật.
Câu 13: Trình bày vấn đề di dân và tái định cư nông thôn sang thành thị
Thực trạng: Ở Việt Nam trong những năm qua, cùng với quá trình CNH, HĐH đất
nước, tốc độ đô thị hóa cũng diễn ra vô cùng nhanh chóng. Sự phát triển mạnh mẽ
của các đô thị trên phạm vi cả nước đã dẫn đến sự tập trung với quy mô và tốc độ
ngày càng cao của cư dân đô thị, đặc biệt là dòng di cư của lao động nông thôn vào
các thành phố, đô thị lớn. VD: tại tp HN số lượng người di dân là hơn 16 ngàn người
2001 > 2010 là hơn 52 ngàn người.
Nguyên nhân:
Thứ nhất, đó là nguyên nhân kinh tế:
Lực đẩy quen thuộc từ nơi xuất cư như:
Vấn đề thất nghiệp ở nông thôn, thiếu đất canh tác, thiếu việc làm, việc làm thu
nhập thấp là nguyên nhân thúc đẩy người di cư đến thành phố.
Điệu kiện sinh hoạt của nông thôn quá thấp, có sự chênh lệch so với thành phố
như điều kiện học tập, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, giao thông…
Lực hút từ những nơi nhập cư: cơ hội việc làm dễ dàng, có tính ổn định, thu
nhập cao hơn so với nơi ở cũ… Theo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu cho
thấy: tiền lương, thu nhập, việc làm, mức độ thất nghiệp… đều ảnh hưởng đến
việc đưa ra quyết định di cư của người dân.
Thứ hai, là nguyên nhân phi kinh tế:
tác động lớn nhất của sự thay đổi khí hậu đối với con người chính là việc khiến
họ phải di chuyển. Người dân tại các vùng chịu nhiều thiên tai khắc nghiệt có số
lượng người di cư lớn, nhất là khu vực Miền Trung Điều kiện khí hậu ven biển,
hiện tượng xói mòn ven biển gia tăng và mùa màng thất bát là nguyên nhân
khiến hàng triệu người phải rời khỏi nơi cư trú của mình.
vấn đề chất lượng cuộc sống, những người di dân muốn có cuộc sống tốt hơn
thông qua cuộc sống ở thành thị, nơi có ánh đèn rực rỡ của thành phố, nơi đó có
các phương tiện giao thông, phương tiện thông tin đại chúng… được hiện đại
hóa, nơi có hệ thống giáo dục, y tế, dịch vụ phát triển; vấn đề về phong tục tập
quán và các nhân tố xã hội khác cũng tác động sâu sắc tới quá trình di dân từ
nông thôn ra thành thị.
Hệ quả: nạn thất nghiệp, ách tắc giao thông, thiếu nhà ở, vệ sinh môi trường kém,
thiếu trường học, thiếu dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe…
Biện pháp:
Phải giảm bớt sự thiên lệch đối với chính sách phát triển đô thị và nông thôn.
Giảm thiểu bất cân bằng về các cơ hội kinh tế giữa nông thôn và thành thị.
Các nhà hoạch định chính sách phải nhận thức được rằng việc tạo ra công ăn
việc làm ở thành thị nhiều hơn có thể không phải là giải pháp để giải quyết vấn
đề thất nghiệp ở đô thị.
Cấu trúc lại nền giáo dục quốc gia hướng cân đối giữa đào tạo lao động trình độ
cao với đào tạo nghề.
Sử dụng linh hoạt công cụ trợ cấp đối với khu vực nông thôn để cải thiện thu
nhập thực tế cho người lao động, giảm áp lực di cư.
Các chương trình phát triển vùng nông thôn nên được khuyến khích. Các chính
sách tập trung vào cả nguồn thu từ khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp đều
phải được chú trọng.
Các chương trình phát triển vùng nông thôn nên được khuyến khích. Các chính
sách tập trung vào cả nguồn thu từ khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp đều
phải được chú trọng.
Câu 14: Anh / chị hãy phân tích nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân,
nguyên tắc phòng ngừa và nguyên tắc phân quyền và ủy quyền của phát
triển bền vững?
‒ Nguyên tắc sự ủy thác của nhân dân
+ Nguyên tắc sự ủy thác của nhân dân: yêu cầu chính quyền phải hành động để ngăn
ngừa các thiệt hại môi trường xảy ra ở bất cứ đâu, bất kể đã có hay chưa các điều
luật quy định về cách ứng xử các thiệt hại đó. Công chúng có quyền đòi chính quyền
phải có hành động xử lí kịp thời các sự cố môi trường.
‒ Nguyên tắc phòng ngừa của phát triển bền vững
+ Nguyên tắc phòng ngừa: ở những nơi có thể xảy ra các sự cố môi trường thì không
thể lấy lí do là chưa hiểu biết chắc chắn để trì hoãn biện pháp ngăn ngừa. về mặt
chính trị nguyên tắc này khó áp dụng, việc chon lựa phương án phòng ngừa nhiều
khi bị gán tội chống lại các thành tựu phát triển kinh tế.
‒ Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền của phát triển bền vững.
+ Các nguyên tắc được soạn ra bởi chính các cộng đồng bị tác động nhưng cần có 1 tổ
chức thay mặt họ để nêu lên ý kiến giải quyết với các cấp cao hơn.
+ Đây là nguyên tắc cơ bản nhằm kiểm soát sự ủy quyền của các hệ thống quy hoạch
ở tầm quốc tế nhằm cổ vũ quyền lợi của các địa phương về sở hữu tài nguyên, về
ngĩa vụ đối với môi trường và về các giải pháp riêng của họ. Áp lực càng lớn đòi hỏi
sự ủy quyền càng tăng.
Câu 15: Anh / chị hãy phân tích nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ và bình
đẳng trong nội bộ thế hệ của phát triển bền vững?
‒ Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ của phát triển bền vững.
+ Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ: là nguyên tắc cốt lõi của PTBV, yêu cầu việc
thoải mãn nhu cầu của các thế hệ hiện nay không làm ảnh hưởng đến các thế hệ
tương lai thỏa mãn nhu cầu của họ.
‒ Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ thế hệ của phát triển bền vững.
+ Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ các thế hệ: con người trong cùng 1 thế hệ có
quyền được hưởng lợi một cách bình đẳng trong khai thác nguồn tài nguyên, bình
đẳng trong việc hưởng môi trường trong lành sạch sẽ. Nguyên tắc này đc áp dụng
để xủ lí mối quan hệ giữa các nhóm người trong quốc gia hay giữa các quốc gia. Sử
dụng ngày càng nhiều trong đối thoại quốc tế. Nhưng trong phạm vi quốc gia nó
mang tính nhạy cảm đối với các nguồn lực kinh tế, văn hóa – xã hội.
Câu 16: Anh / chị hãy phân tích nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
và nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền của phát triển bền vững?
‒ Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
+ Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền: người gây ô nhiễm phải chịu mọi chi
phí ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm và các chi phí môi trường nảy sinh từ các hoạt
động của họ sao cho chi phí này đc thể hiện đầy đủ trong giá cả hàng hóa và dịch vụ
mà họ cung ứng. Nhưng nếu áp dụng quá nghiêm thì sẽ có xí nghệp bị đóng cửa.
cộng đòng có thể cân nhắc vì trong nhiều trường hợp các phúc lợi tạo ra khi có công
ăn việc làm lớn hơn các chi phí cho vấn đề sức khỏe và ô nhiễm môi trường. >> cơ
chế áp dụng nguyên tắc này cũng phải linh hoạt.
‒ Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền
+ Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền: khi sử dụng hàng hóa hay dịch vụ, ng sử
dụng phải trả đủ giá trị tài nguyên + cí phí môi trường liên quan tới việc chế biến và
sử dụng tài nguyên.
Câu 17: Anh (chị) hãy cho biết quan điểm môi trường cực đoan gây khó
khăn gì cho phát triển bền vững:
Thuộc về nhóm những người hãng hái bảo vệ môi trường, nhưng khác với bảo vệ
môi trường nhằm phát triển bền vững, những người theo trào lưu MTCĐ nhằm mục
tiêu “tất cả vì môi trường”, “môi trường trên hết”, “bảo tồn trên hết”.
MTCĐ trước hết là mặt đối lập của phát triển cực đoan (PTCĐ) đã nói ở trên. PTCĐ
có xuất xứ từ lịch sử xa xôi của loài người và gia tăng quy mô cùng với cách mạng
công nghệ. Trào lưu này ban đầu là sự cố gắng của nhân loại nhằm xoá đói nghèo
và thoát khỏi sự phụ thuộc vào thiên nhiên. Ban đầu trào lưu này là một ý thức tích
cực khi mà sức ép dân số chưa trở thành vấn đề bức xúc, nguồn tài nguyên và khả
năng tự làm sạch của Trái Đất còn dồi dào và những phát minh công nghệ còn chưa
đạt đến mức tạo ra những sản phẩm độc hại
Nạn nhân chủ yếu của MTCĐ chính là những cộng đồng nghèo và yếu thế. Hiện còn
hàng chục triệu “triệu phú áo rách” sống trong các vùng cảnh quan sinh thái.
Các khu vực bảo tồn thiên nhiên cần phải “giữ nguyên hiện trạng” được thành lập
trên cơ sở những tính toán thiếu tầm chiến lược dài hạn: không mở đường được,
không xây đập làm hồ được, không xây dựng đô thị được, không khai thác khoáng
sản được vì chỗ này một loài cá đặc hữu ngự trị, chỗ khác mấy loài kỳ nhông phởn
phơ, còn chỗ nọ thì phải giữ nguyên vì thấy vết chân còn tươi của một loài dê rừng
quý hiếm
Những người ủng hộ trường phái môi trường cực đoan không phải là những người
nghèo đang phải hằng ngày vật lộn mưu sinh, khát khao miếng cơm manh áo và
học hành.
Trong khi gọi các đô thị là những “ung nhọt của Trái Đất” là “các tế bào ung thư
trong cơ thể tự nhiên” thì những người ủng hộ MTCĐ lại là những dân cư đô thị
chính cống với cuộc sống đầy đủ tiện nghi.
Xu thế phát triển trên thế giới đầu thế kỷ XXI sẽ làm tăng cả nhóm người giàu có và
nhóm người nghèo khổ. Đó chính là mảnh đất làm cho cả nhóm MTCĐ lẫn nhóm
nạn nhân của MTCĐ sẽ còn bành trướng trong tương lai.
Câu 18: Anh(chị) hãy phân tích vấn đề phát triển cực đoan trong phát triển
bền vững?
Quan điểm trào lưu quan điểm cực đoan là quan điểm lấy tăng trưởng kinh tế
làm trọng tâm, “tất cả cho tăng trưởng GDP hoặc GNP” coi nhẹ hoặc bỏ qua
trách nhiệm với môi trường. (GNP: tổng sản phẩm quốc nội; GDP: thu nhập
bình quân/ng/ năm).
Nếu GNP tăng trưởng ổn định thì nền kinh tế của quốc gia đó được coi là phát
triển tốt. Mặt khác nếu GNP tăng trưởng âm trong 3 quý liên tục thì nền kinh
tế đó được cho là khủng hoảng kinh tế ngắn kì, là nền kinh tế đi xuống.
Mô hình tăng trưởng kinh tế xây dựng thành công dựa trên việc tiêu thụ hàng
hóa và dịch vụ ( cung – cầu). Có nghĩa là, ở vai trò người tiêu thụ thì cần phải
tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ thật nhiều. Hay nói cách khác họ phải chi tiêu
nhiều hơn nguồn thu nhập của mình vào những nhu cầu cần và cả những cái
thích ( thích = hàng hóa dịch vụ không thiết yếu, cốt thỏa mãn lòng ham
muốn).
VD: một người có chiếc ô tô tuy cũ nhưng vẫn chạy tốt. Do các biện pháp kích
cầu của nhà sản xuất như: khuyến mại, giảm giá, maketing người đó liền đổi
nó để lấy cái mới.
Việc kích thích cái thích của người tiêu dùng rất quan trọng trong nền kinh tế.
Nhưng cần lưu ý rằng phát triển bền vững là đáp ứng nhu cầu và nguyện
vọng thiêt yếu hướng vào thỏa mãn cái cần chứ không phải chỉ nhằm thỏa
mãn cái thích.
Tăng tiêu thụ hàng hóa có nghĩa là tăng bòn rút tài nguyên, đặc biệt là
nguyên liệu thô và năng lượng để sản xuất hàng hóa với số lượng khổng lồ.
Những lãng phí tài nguyên không cần thiết được hàm ẩn trong khái niệm
“thích”. Và đây chính là điểm không phù hợp trong phát triển bền vững. Vì nếu
tiêu thụ tài nguyên cho cái thích sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng
nhu cầu cho thế hệ tương lai.
Công nghệ tái chế giúp giải quyết phần lớn phế thải, nhưng chính công nghệ
này lại đi ngược lại với mô hình phát triển cực đoan, đó là nhu cầu tăng thật
nhanh tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để góp phần tăng thật nhanh sản xuất.
hệ quả của việc phát triển kinh tế mà không quan tâm đến môi trường: sâu
chuỗi dữ liệu ở các câu trước.
Câu 19: Trình bày hiểu biết của mình về tệ tham nhũng và lối sống tiêu thụ
trong phát triển bền vững?
Lối sống tiêu thụ vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thúc đẩy mô hình tăng
trưởng kinh tế, vì tiêu thụ là cầu từ đó thúc đẩy cung.
Lối sống tiêu thụ ngày càng lan tràn, từ các nước giàu sang các nước nghèo, từ
thành thị đến nông thôn.
Lối sống tiêu thụ là bạn đồng hành của tệ tham nhũng. Sự hám lợi của những ở
những người có quyền lực diễn ra nghiêm trọng, nhất là ở các nước nghèo đang
phát triển, trở thành nạn tham nhũng khó khắc phục, nó là con sâu đục khoét
mọi mặt trận từ kinh tế, chính trị, xã hội. Tệ nạn tham nhũng ngày càng biến
tướng mạnh khi không chỉ cá nhân mà cả tập đoàn, đường dây bắt tay cùng
tham nhũng. VD: sáng 7/11/2013 một trong 10 vụ bê bối tham nhũng lớn nhất
ở VN đã được đưa ra xét xử với việc tham nhũng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của
đối tượng Vũ Quốc Hảo xảy ra tại công ty cho thuê tài chính 2, trực thuộc ngân
hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước
hơn 500 tỷ đồng.
Tệ tham nhũng triệt tiêu phần lớn nỗ lực của nhân dân và chính phủ trong sự
nghiệp bảo vệ môi trường. Hơn thế nữa nó làm xói mòn văn hóa xã hội và sự cố
gắng của chính phủ nhằm thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nghèo đói và suy thoái
môi trường không hiệu quả, và vòng luẩn quẩn ấy lại tiếp tục tăng tốc:
Xả thải, ô
nhiễm môi
Tiêu dùng
sản phẩm
Khai thác
tài nguyên
Xung đột môi
trường
Sản xuất
Xói mòn VH – XH
vòng luẩn quẩn thể hiện bản chất của phát triển không bền vững.
– biện pháp: tự suy luận
Câu 19: Những yêu cầu của phát triển bền vững
PTBV cần sự nỗ lực của cả hệ thống môi trường:
‒ Phân hệ kinh tế:
+ Giảm dần các mức tiêu phí năng lượng và tài nguyên khác qua công nghệ tiết
kiệm và thay đổi lối sống.
+ Thay đổi nhu cầu tiêu thụ không làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và môi
trường.
+ Bình đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, dịch vụ, y tế, giáo dục.
+ Xóa đói giảm nghèo tuyệt đối.
+ Công nghệ sạch và sinh thái hóa nông nghệp ( tái chế, sử dụng, giảm thải, tái tạo
năng lượng, )
‒ Phân hệ xã hội nhân văn:
+ Ổn định dân số.
+ Phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị.
+ Giảm thiểu tác động xấu đến môi trường do đô thị hóa.
+ Nâng cao học vấn, xó mù chữ.
+ Bảo vệ đa dạng văn hóa.
+ Bình đẳng giới, quan tâm đến nhu cầu lợi ích giới.
+ Tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định của
nhà quản lí, hoạch định chính sách,
‒ Phân hệ tự nhiên:
+ Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo.
+ Phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái.
+ Bảo vệ đa dạng xinh học.
+ Bảo vệ tầng ô zôn.
+ Kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
+ Bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm.
+ Khắc phục ô nhiễm, cải thiện và khôi phục môi trường.
Các lĩnh vực cụ thể cần cân nhắc để đạt mục tiêu PTBV:
+ Chính trị: đảm bảo để công dân được tham gia có hiệu quả vào các quá trình ra
quyết định.
+ Kinh tế: tạo giá trị thặng dư trong mô hình sản xuất, điều chỉnh hướng sản xuất
sạch.
+ Xã hội: có giải pháp xử lí sung đột nảy sinh do phát triển không hài hòa, đặc biệt
là sung đột môi trường.
+ Công nghệ: tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới để tăng nguồn tài nguyên.
+ Quốc tế: củng cố các mô hình thương mại và tài chình bền vững trong mối liên
minh toàn cầu, khu vực nhằm bảo vệ môi trường.
+ Hành chính: mềm mại và thích ứng, có khả năng tự điều chỉnh và hoạch định
được các chính sách phù hợp.
Câu 20: Trình bày những hiểu biết của anh / chị về vấn đề dân số trong phát
triển bền vững?
Dân số, yếu tố quan trọng để phát triển bền vững. Chiến lược dân số là một bộ phận
quan trọng của chiến lược phát triển đất nước; một trong những vấn đề hàng đầu
tác động trực tiếp đến nền kinh tế – xã hội; là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng
cuộc sống của con người. Chính vì vậy, dân số vừa là mục tiêu, vừa là động lực của
sự phát triển.
2012: dân số TG chạm mốc 7 tỷ người. 2013: ở vn dân số đạt 90 triệu người. tốc độ
gia tăng dân số TG khoảng 1,7%/ năm.
90% dân số TG sống ở các nước đang phát triển, nơi mà các quốc gia ít có khả năng
giải quyết các hệ quả của việc tăng dân số đối với những ảnh hưởng với môi
trường. Các nước đang phát triển này chỉ ưu tiên cho vấn đề dân số chứ chưa đủ
sức chăm lo cho môi trường.
Việc bùng nổ dân số trên phạm vi toàn cầu và vấn đề lương thực tỷ lệ nghịch với
nhau
Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay biểu hiện ở các khía
cạnh:
+ Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá
mức các nguồn tài nguyên phuc vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương
thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp v.v
+ Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi
trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp.
+ Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và
các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang
phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch
ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công
nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức.
+ Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn – siêu đô thị làm
cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn
cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân
cư. Ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề
quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.
Khi sự bùng nổ dân số ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng cuộc sống thì sự
đối lập giữa các nước phát triển và đang phát triển trở nên trầm trọng.
Các chính sách của các quốc gia phát triển tiến bộ hơn ở các nước đang phát triển
đặc biệt là ở phương đông khi hỗ trợ xã hội nhiều hơn là dựa vào con cái > giảm
thiểu dân số ở các nước PT.
Vấn đề phụ nữ trong việc tiếp thu kiến thức về kế hoạch hóa gia đình bị hạn chế
cũng là nguyên nhân bùng nổ dân số.
Dân số đông thì sức lao động nhiều (lao động thủ công), sản xuất nhiều của cải vật
chất và cũng tiêu thụ nhiều của cải hơn. Dân số quá thấp thì sức lao động không đủ,
không thể có tồn tại và phát triển xã hội.
Mục tiêu đặt ra đối với quốc gia, lãnh thổ là đảm bảo dân số ổn định, phát triển kinh
tế xã hội bền vững đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt cho cộng đồng. Dân số và phát
triển tác động qua lại chặt chẽ với nhau. Bước tiến của lĩnh vực này thúc đẩy, tạo
thuận lợi cho lĩnh vực kia. Giải quyết tốt dân số nhưng kinh tế xã hội không phát
triển thì chất lượng cuộc sống cũng không được đảm bảo. Ngược lại kinh tế xã hội
phát triển nhưng dân số tăng quá cao thì tổng sản phẩm quốc nội theo đầu người
(GDP) sẽ sụt giảm và cuối cùng chất lượng cuộc sống vẫn cứ thấp. Vấn đề đặt ra cho
toàn thế giới là việc lồng ghép vấn đề dân số với phát triển để đảm bảo sự hài hòa.
Tác động xấu đến môi trường do đông dân và nghèo:
+ Nghèo khổ làm cho các cộng đồng nghèo phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài
nguyên mỏng manh của địa phương, trở nên dễ bị tổn thương do những biến
động của thiên nhiên và xã hội.
+ Nghèo làm cho thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, văn
hóa giáo dục và các dự án cải tạo môi trường.
+ Nghèo khổ làm gia tăng tốc độ khai thác tài nguyên theo hướng khai thác
quá mức, khai thác hủy diệt.
+ Nghèo khổ là mảnh đất lí tưởng cho mô hình phát triển nhawfmvaof tăng
trưởng kinh tế, xây dựng một xã hội tiêu thụ.
+ Nghèo khổ góp phần làm bùng nổ dân số.
Việc tiêu dùng quá mức của cư dân các nước phát triển cũng có tác hại đến môi
trường. Theo thống kê 1 ng Mỹ tiêu thụ nguyên liệu gấp 17 -20 lần 1 ng Nam Á, xả
thải gấp 25 ng TQ, các cộng đồng châu âu, hoa kì, Nga = 45% tổng lượng khí nhà
kính toàn cầu.
Tác động của dân số đến môi trường ngoài số dân còn phản ánh sự tiêu thụ trên
người và trình độ công nghệ.
Tác động của dân số lên môi trường còn còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác: di
dân, di cư, tỵ nạn, tái định cư,…( nêu bật lên vc tăng dân số làm ảnh hưởng lợi ích
của thế hệ tương lai).
– biện pháp:
Sự phát triển bền vững là quá trình sử dụng các tài nguyên thiên nhiên trong điều
kiện môi trường đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng phải đảm bảo các
điều kiện về tài nguyên và môi trường cho các thế hệ tương lai có điều kiện phát
triển hơn hoặc sống tốt hơn so với thế hệ hiện tại.
Tám giải pháp chính để thực thi Chiến lược BVMT nước ta bao gồm:
1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm BVMT
2. Tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và pháp luật về BVMT
3. Đẩy mạnh việc áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
4. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội và BVMT
5. Tăng cường và đa dạng hóa nguồn vốn, tạo sự chuyển biến trong đầu tư bảo
vệ môi trường
6. Tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ về BVMT
7. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động BVMT
8. Tăng cường hợp tác quốc tế về BVMT.
sinh vật trên Trái đất. 5. Môi trường có tính năng tàng trữ và phân phối thông tin cho con người. Câu 2 : Trình bày những hiểu biết của anh ( chị ) về yếu tố bần hàn vàmôi trường. Quan hệ giữa môi trường và bần hàn gồm những mặt sau đây : Nghèo khổ làm cho những hội đồng nghèo nhờ vào nhiều vào những nguồn tàinguyên mỏng dính của địa phương, trở nên dễ bị tổn thương do những biếnđộng của vạn vật thiên nhiên và xã hội. Nghèo làm cho thiếu vốn góp vốn đầu tư cho sản xuất, kiến thiết xây dựng hạ tầng, cho vănhóa giáo dục và những dự án Bất Động Sản tái tạo giao thông vận tải. Nghèo khổ làm ngày càng tăng vận tốc khai thác tài nguyên theo hướng khai thác quámức, khai thác diệt trừ. Nghèo khổ là mảnh đất lí tưởng cho quy mô phát triển chỉ tập trung chuyên sâu vào tăngtrưởng kinh tế tài chính và thiết kế xây dựng một xã hội tiêu thụ. Góp phần vào bùng nổ dân số. I. Những yếu tố môi trường toàn thế giới. Câu 3 : Trình bày những hiểu biết của anh ( chị ) về yếu tố đổi khác khíhậu toàn thế giới. Hiện trạng, bộc lộ : Sự nóng lên của khí quyển và toàn cầu nói chung. Sự biến hóa thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sốngcủa con người và những sinh vật trên toàn cầu. Sự dâng cao mực nước biển do tan băng Sự chuyển dời của những đới khí hậu sống sót hàng nghìn năm trên những vùng khácnhau của toàn cầu. Sự đổi khác cường độ hoạt động giải trí của quy trình hoàn lưu khí quyển, chu trìnhtuần hoàn nước trong tự nhiên và những quy trình sinh địa hoá khác. Sự đổi khác hiệu suất sinh học của những hệ sinh thái, chất lượng và thành phầncủa thuỷ quyển, sinh quyển, những địa quyển. Trái đất nóng lênMưa axit Nguyên nhân. Do sự ngày càng tăng những chất khí nhà kính ( những chất khí này gồm có CFCs, CO, HO, CH, NO. ) và sự suy giảm về diện tích quy hoạnh rừng. Hiệu ứng nhà kính chính là sự nónglên của mặt phẳng toàn cầu của lớp khí quyển bao quanh mặt phẳng toàn cầu do có sựhấp thụ một cách có tinh lọc của những khí nhà kính so với những tia bức xạ mặttrời. Các khí này cho phép bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua nhưng lạingăn cản bức xạ nhiệt có bước sóng dài từ mặt đất phát ra. Là hiện tượng kỳ lạ vừacó lợi vừa có hại, giúp mặt phẳng toàn cầu thoát khỏi sự mát mẻ. Hoạt động tự tạo của con người gây ô nhiễm môi trường, gây hiệu ứng nhàkính làm cho toàn cầu nóng lên, tai hại của nó là nguyên do cơ bản gây biếnđổi khí hậu toàn thế giới, nó nguy hại hơn một cuộc cuộc chiến tranh hạt nhân. Hậu quả. Làm băng tan dẫn đến mực nước biển tăng, làm ngập một số ít vùng đất thấp, làmlụt lội làm nhấn chìm những thành phố và những hòn đảo ven biển, gây ra hiện tượngmặn hóa của môi trường đất, nước dẫn đến quy trình di dân của hàng tỉ người. đe doạ sự sống của những loài sinh vật, những hệ sinh thái và hoạt động giải trí của conngười. Làm tăng quy trình bốc hơi nước ( từ biển, đại dương ) làm tăng lượng hơinước trong khí quyển, thành phần hơi nước làm ngày càng tăng hiệu ứng nhà khínhlàm giảm quy trình hấp thụ COvào nước biển ( biển và đại dương có khả nănghấp thụ COrất lớn ). Khi đó COtrong khí quyển tăng => ngày càng tăng hiệu ứng nhàkính. Làm suy giảm đa dạng sinh học. Làm ngày càng tăng 1 số ít quy trình trong đó có nhiều quy trình gây hại : ăn mòn, sựphát triển của dịch bệnh. Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, hoạt động và sinh hoạt và SX Giải pháp. Tăng cường giải pháp bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh. Giảm thiểu mối đe dọa của khí nhà kính nói chung như : + Tăng cường sử dụng những nguồn nguồn năng lượng sạch : mặt trời, gió, thủy triều, năng lượn sinh học, nguồn năng lượng trong hạt nhân trong đó nguồn năng lượng hạtnhân chỉ chỉ tạm coi là nguồn năng lượng sạch. + Sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm ngân sách và chi phí và hiệu suất cao. + Sử dụng nguồn nguồn năng lượng, nguyên vật liệu thay thế sửa chữa, nguyên vật liệu hóa thạch. Cấm sản xuất và sử dụng CFCs. Cắt giảm lượng CO, SO, NO, CHtrong sản xuất và hoạt động và sinh hoạt Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghành quan trắc và trao đổi thông tin. Thay đổi hành vi và thói quen tiêu dùng : VD : tắt những thiết bị điện khi không sửdụngỞ Nước Ta : Biến đổi khí hậu nó là hiện tượng kỳ lạ ngày càng tăng nhiệt độ toàn cầu và nhiều hiện tượngkhác : lũ lụt, hạn hán Nước Ta là một trong 5 vương quốc chịu ảnh hưởng tác động của biến hóa khí hậu nặng nềnhất, dự báo đến cuối thế kỉ 21 nhiệt độ sẽ tăng với vận tốc 2,30 C trong một năm, mực nước biển tăng 75 cm – 1 m từừ cuối thập niên thế kỉ 20 – thập niên cuối thế kỉ21. Khi đó 40 % diện tích quy hoạnh Đồng bằng Sông Cửu Long, 11 % diện tích quy hoạnh Đồng bằngSông Hồng, 3 % diện tích quy hoạnh những tỉnh ven biển, số lượng cơn bão và mức độ nguy hạicau bão sẽ ngày càng ngày càng tăng. Câu 4 Trình bày những hiểu biết của anh ( chị ) về yếu tố suy giảm tầngozon. Hiện trạng. Tầng ô dôn bị thủng và lỗ thủng ngày càng lớn. Ngày nay đã phát hiện ra hai lỗ thủng ở Nam cực ( 80 % ) và Bắc cực ( 30 % ) Nguyên nhân. Sự phát triên của nền văn minh công nghiệp đã thải ra môi trường những chấtCFC, CCl, NO Nổ hoặc thử hạt nhân trong khí quyển cũng làm suy giảm tầngozon. Khói thoát ra trong những vụ phóng tên lửa hoàn toàn có thể bào mòn tầng ozon, tạo điềukiện cho những tia tử ngoại có hại từ Mặt Trời xâm nhập vào Trái Đất. Khi phóngcác tên lửa dùng nguyên vật liệu rắn, chúng thải trực tiếp khí Clo ra tầng bình lưu. Tạiđây Clo phản ứng với Oxy để tạo ra Clo oxit – chất có năng lực diệt trừ Ozon. Sự hiện hữu của những khí gốc có chứa clo ( trước nhất là những CFC và những hợp chấtclo với những bon tương quan ) bị phân giải khi có tia cực tím tạo thành những nguyêntử clo trở thành chất xúc tác phân hủy ôzôn. Cơ chế làm suy giảm tầng ozon so với CFCsCFCs Cl + CFCCl + OClO + OClO + O + Cl Do quy trình clo bay hơi từ biển và hoạt động giải trí của núi lửa. Hậu quả. Làm ngày càng tăng bệnh ung thư, đặc biệt quan trọng là ung thư da. Làm đục thủy tinh thể. Làm giảm năng lực miễn dịch ở người và động, thực vật, từ đó làm tăng khảnăng mắc bệnh cho con người và động vật hoang dã Làm giảm năng xuất của cây xanh đặc biệt quan trọng 1 số ít loại cây cối : chè, đậutương, bắp cải Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, mùa màng, sinh vật thủy sinh Ngoài ra, chất lượng không khí sẽ xấu đi do việc ngày càng tăng bức xạ cực tím sẽ kíchthích những phản ứng hóa học, gây ra sương mù và mưa axit, làm cho hàng loạtvật liệu như chất dẻo, cao su đặc thoái hóa nhanh gọn. Giải pháp. Cắt giảm lượng CFCs trong sản xuất và hoạt động và sinh hoạt. Nghiên cứu tìm ra những tác nhân sửa chữa thay thế CFC nằm trong hạng mục làm suygiảm tầng ozon ( có nhiều CFC trong đó CFCl3 ( dùng trong bình xịt ) CF2Cl2 ( trong tủ lạnh, điều hòa, máy lạnh ) Hạn chế và sau cuối là chấm hết trọn vẹn việc sử dụng và sản xuất CFC cũngnhư những chất hóa học gây suy giảm tầng ozone. Tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển trên nhiều góc nhìn : tạo ra những hợpchất ít gây nguy cơ tiềm ẩn cho tầng ozon, trong nghành quan trắc và trao đổi côngnghệ. Khuyến khích hạn chế sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân, từng bước nghiên cứu và điều tra sửdụng nguồn năng lượng sạch như : nguồn năng lượng mặt trời, nguồn năng lượng gió, sóng biển … Xử lý ô nhiểm cục bộ trong từng khu công nghiệp, từng nhà máy sản xuất, từng côngđoạn sản xuất riêng không liên quan gì đến nhau để giảm thiểu những loại bụi và khí ô nhiễm vào bầu khíquyển. Áp dụng chủ trương thuế rác thải chất ô nhiêm Xây dựng xí nghiệp sản xuất giải quyết và xử lý khí thải công nghiệp và hoạt động và sinh hoạt Tuyên truyền, giáo dục thoáng rộng việc bảo vệ môi trường cho mọi người, làm chohọ hiểu bảo vệ môi trường – bảo vệ tầng ozone là bảo vệ sự sống của chính họ. Câu 5 : Trình bày hiểu biết về yếu tố ô nhiễm xuyên biên giới ngày càng tăng và xuấtkhẩu chất thải ô nhiễm ? Liên hệ ở Nước Ta. Ô nhiễm xuyên bên giới ngày càng tăng. Hiện trạng. Lan truyền mưa axit, ô nhiễm theo những dòng sông xuyên biên giới ngày càng tăng. Thủy triều đỏ ( bùng phát tảo ô nhiễm ), Thủy triều đen ( tràn dầu ) trên biển vàđại dương. Tăng độ phóng xạ của nước biển do đổ chất thải hạt nhân và tai nạn đáng tiếc tàu ngầmhạt nhân trong suốt thế kỉ qua. Nguyên nhân Yếu tố tự nhiên : sự Open của những laoij vi sinh vật có hại ( Tảo ), hoạt động giải trí địachất như núi lửa, bão … ; sự đứt gãy của vỏ Trái đất làm rò rỉ những mỏ dầu ở đáyđại dương. Yếu tố con người : sức ép dân số ( ngày càng tăng dân số và bần hàn, lối sống giản đơnva dân trí thấp … ) sức ép về kinh tế tài chính ( Du lịch tràn ngập, nuôi trồng thủy hải sản bấthợp lí, thực trạng khai thác dầu quá mức … ) Hậu quả. Làm suy giảm đa dạng sinh học. Giảm hiệu suất, chất lượng vật nuôi, cây xanh. Làm ảnh hưởng tác động tới sức khỏe thể chất và đời sống con người. Giải pháp. Tăng cường hợp tác giữa những nước trong khu vực và những tổ chức triển khai quốc tế, từngbước giảm thiểu ảnh hưởng tác động bất lợi của ô nhiễm ; tham gia những công ước quốc tế vàkhu vực để hợp tác, ngăn ngừa, giảm thiểu ảnh hưởng tác động xấu đi, nhất là tăngcường thể chế, lao lý có tương quan. Nâng cao năng lượng quản trị Nhà nước và triển khai xong khung pháp lý trong lĩnhvực này, mặt khác thực thi quan trắc, nhìn nhận những yếu tố ô nhiễm xuyên biêngiới tại những vùng biển, trên cơ sở hoạt động giải trí của những Trạm quan trắc môi trườngquốc gia tại khu vực ven biển và biên giới, tiếp giáp với những nước láng giềng. Bổsung thêm những thông số kỹ thuật quan trắc trong vùng ven bờ như thực trạng rác thải, váng dầu trong khu vực. Bên cạnh đó, thiết kế xây dựng cơ sở tài liệu quản trị, từ đóđánh giá thực trạng và xu thế dịch chuyển môi trường trong khu vực. Xuất khẩu chất thải ô nhiễm. Hiện trạng. Xuất khẩu chất thải ô nhiễm là hiện tượng kỳ lạ những nước công nghiệp giàu, có nhucầu về công nghiệp sạch, lao lý xử lí chất thải khắt khe, đất đai chật hẹpxuất khẩu chất thải ô nhiễm sang những nước phát triển, nghèo, đất rộng với chiphí khá cao ( nhưng chỉ bằng một phần nhỏ so với việc bỏ ra ngân sách cho việc xửlí rác thải đúng pháp luật khắt khe của những nước đó ). Vd : Anh trả cho Guinea – Bissau 120 triệu USD / năm cho việc chôn lấp chấtthải công nghệp, tương tự = thu nhập quốc dân trung bình / năm của nướcđó. Trong khi đó số tiền bỏ ra để được chính phủ nước nhà Anh xử lý trên đất nướchọ tốn gấp nhiều lần xuất khẩu. Nguyên nhân Do quy trình thiết kế xây dựng và thực thi những tiêu chuẩn môi trường không đồng đềutrên toàn TG + sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường là những nhântố chính làm cho xuất khẩu chất thải ô nhiễm ngày càng tăng trong những năm gầnđây. Quy định về môi trường còn lỏng lẻo Quá trình thiết kế xây dựng và thực thi những tiêu chuẩn môi trường không đồng đều trêntoàn quốc tế và sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường là những nhântố chính tạo động lực cho xuất khẩu những chất thải ô nhiễm. Hậu quả. Gây ảnh hưởng tác động đến môi trường, thậm chí còn so với những chất thải nguy cơ tiềm ẩn sẽdẫn đến những tác động ảnh hưởng lớn về sức khỏe thể chất con người. Các nước nghèo sẽ trở thành bãi rác của quốc tế trong tương lai. Giải pháp. Thiết lập những giải pháp khu vực nhằm mục đích trấn áp việc luân chuyển xuyên biêngiới những chất thải ô nhiễm. Cấm nước giàu xuất chất thải sang nước nghèoCâu 6 : Trình bày những hiểu biết của anh ( chị ) về yếu tố suy giảm đadạng sinh học toàn thế giới ? Liên hệ ở VN. Hiện trạng. Diện tích những khu vực có những hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị thu hẹp dần ; số loài và thành viên của những loài hoang dã suy giảm mạnh. Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước rủi ro tiềm ẩn tuyệt chủng. Trong thế kỉ 20, loài người đã tàn phá 700 loài động thực vật. Nhiều loài bịtuyệt chủng khi còn chưa được con người biết đến. Dự báo từ 2001 – 2010 mỗi giờ mất 1 loài. Nguyên nhân. Môi trường bị ô nhiễm do những chất thải khác nhau không được giải quyết và xử lý và đổtrực tiếp ra môi trường bên ngoài là nguyên do rình rập đe dọa tới đa dạng sinh họcnhư gây chết, làm giảm số lượng thành viên, gián tiếp làm hủy hoại nơi cư trú vàmôi trường sống của nhiều loài sinh vật hoang dã. Khai thác tài nguyên quá mức, quy đổi khu vực hoang dã sang vùng nôngnghiệp, thiết kế xây dựng hạ tầng phát triển thủy điện hoặc biến thành vùngtrơ trụi … nguyên do lớn là vì cái lợi trước mắt. Ảnh hưởng xấu đi của biến hóa khí hậu Hậu quả. Mất đi nhiều loài sinh vật, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồnnhiên liệu … Mất cân đối sinh thái xanh Giải pháp. Các giải pháp được vận dụng phổ cập trên quốc tế và Nước Ta để bảo tồn đadạng sinh học đó là : Thứ nhất, sử dụng những Công ước quốc tế để nhằm mục đích góp thêm phần bảo tồn đa dạngsinh học toàn thế giới ; Thứ hai là Bảo tồn nội vi, đây chính là giải pháp bảo tồn tại ngay nơi chủngloài đang sống sót trải qua hoạt động giải trí thiết kế xây dựng mạng lưới hệ thống những Khu rừng đặcdụng ; Thứ ba là bảo tồn ngoại vị tức là đưa những loài có rủi ro tiềm ẩn bị tuyệt chủng caovào nuôi trồng chăm nom trải qua những hoạt động giải trí kiến thiết xây dựng những Vườn thựcvật, Vườn cây gỗ, Ngân hàng hạt giống, Vườn thú, Trung tâm cứu hộ cứu nạn, Bể nuôi. Xuất phát từ trong thực tiễn những loài động vật hoang dã quý và hiếm gần như phân bổ ở những nơixa xôi, điều kiện kèm theo kinh tế tài chính – xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn vất vả. Khi cái đói, cáinghèo còn đang đeo bám đời sống thì người dân vùng đệm vẫn còn và sẽ tiếptục vào rừng khai thác lâm sản, lâm sản ngoài gỗ, săn bắn động vật hoang dã phục vụđời sống mặc dầu họ hoàn toàn có thể nhận thức được rằng làm như thế là sai, là vi phạmpháp luật và ảnh hưởng tác động đến đời sống tương lai của con em của mình mình. Chính vìvậy Bảo tồn đa dạng sinh học cần phải gắn liền với phát triển kinh tế tài chính, đờisống, văn hoá của người dân địa phương. Toàn quốc tế tham gia vào mạng lưới những TT sinh vật, thiết kế xây dựng cáckhu bảo vệ vạn vật thiên nhiên Thực hiện những cam kết quốc tế về Bảo vệ môi trường. Ở Nước Ta : Trong vòng khoảng chừng 10 năm cuối TK 20 có trên 700 loài động thực vật biến mấthoặc bị đẩy vào thực trạng nguy khốn, trong đó hầu hết những loài có giá trị kinh tế tài chính caonhư : Động vật : tê giác 1 sừng, voi, hổ, bò tót, vọc mũi hếch, gà lôi lam, … Thực vật : sâm Ngọc Linh, bời lời, trầm hương, …. Suy thoái đa dạng sinh học ở nước ta hầu hết do hai nguyên do chính : Do hiểmhoạ của tự nhiên ( núi lửa, động đất ) và do con người, trong đó con người là chủyếu. Con người làm mất nơi sống của những loài sinh vật, cháy rừng, khai thác lâm sảnquá mức làm cho rừng tự nhiên bị chia cắt nhỏ và thu hẹp ; nạn du canh du cư, phárừng làm nương rẫy ; ô nhiễm nước do nguồn nước thải công nghiệp. Để bảo vệ tốt được tài nguyên rừng cần nhiều giải pháp ; trong đó những giảipháp sau đây là quan trọng nhất : Các hoạt động giải trí bảo tồn vừa phải hướng đến tiềm năng bảo tồn đa dạng sinh học vừacải thiện đời sống của người dân để giảm bớt sự phụ thuộc vào vào rừng ; Chính quyềncác cấp cũng như những tổ chức triển khai, cơ quan, ban ngành có tận tâm với công tác làm việc bảotồn cần phải có dự án Bất Động Sản tương hỗ người dân vùng đệm Khu bảo tồn tạo sinh kế bềnvững và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của người dân vùng đệm. Thường xuyên tổ chức triển khai những lớp chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng, đưa những giống câytrồng vật nuôi mới vào sản xuất tăng năng xuất trên diện tích quy hoạnh đất canh tác, nhưvậy sẽ không cần phải tăng diện tích quy hoạnh đất sản xuất mà vẫn hoàn toàn có thể tăng được sảnlượng loại sản phẩm nông nghiệp ship hàng đời sống người dân ; Xây dựng chính sách san sẻ quyền lợi trong quản trị, bảo vệ và phát triển rừng bền vững ; đây được coi là một trong những hình thức nhằm mục đích xã hội hoá công tác quản trị bảovệ rừng, nhà nước giữ được rừng, người dân được ấm no. Việc san sẻ quyền lợi làviệc trả lại cho người dân những quyền mà người dân đã triển khai và coi trongngười dân, đặt họ là TT trong công tác làm việc quản trị bảo vệ rừng, bảo tồn đadạng sinh học. ; Việc nâng cao đời sống của hội đồng cần phải gắn liền với nâng cao nhận thức củangười dân bằng những giải pháp tuyên truyền. Tuyên truyền những chủ chương chínhsách pháp lý của nhà nước về công tác làm việc bảo vệ và phát triển rừng trải qua cácbuổi họp thôn, hoạt động giải trí tập thể, phối hợp với nhà trường lồng ghép một số ít tiếthọc về bảo vệ và phát triển rừng. Đẩy mạnh công tác làm việc giao khoán quản trị bảo vệ rừng cho dân và diện tích quy hoạnh chi trả dịchvụ môi trường rừng, tạo điều kiện kèm theo cho dân có công ăn việc làm và nâng cao thunhập. Duy trì hoạt động giải trí của những Tổ đội tuần tra bảo vệ rừng ; góp vốn đầu tư cả về kỹ năng và kiến thức điềutra, giám sát đa dạng sinh học lẫn trang thiết bị, cơ sở vật chất cho những tổ đội nàyđảm bảo hoạt động giải trí tiếp tục, liên tục và có hiệu suất cao. Cần kiến thiết xây dựng một kế hoạch tìm hiểu tổng thể và toàn diện tài nguyên rừng theo định kỳ hoàn toàn có thể 5 năm hoặc 10 năm, để chớp lấy được tổng thể và toàn diện của tài nguyên, ship hàng tốt cho côngtác quản trị rừng. Đối với những loài quý và hiếm có rủi ro tiềm ẩn bị tuyệt chủng cao cần phải có sự bảo tồnnguyên vị mà thứ nhất phải bảo vệ hệ sinh thái rừng. Nâng cao năng lượng cho những Ban quản trị ; đặc biệt quan trọng là góp vốn đầu tư về cơ sở vật chất, trangthiết bị, đào tạo và giảng dạy nhân lực về nghành bảo tồn, đồng thời có sự chăm sóc và hỗ trợcủa những cấp, những ngành ở TW và địa phương và những tổ chức triển khai Quốc tế. Câu 7 : Trình bày những hiểu biết của anh ( chị ) về yếu tố tài nguyên nước ởViệt Nam và yếu tố sử dụng phải chăng tài nguyên này ? Tài nguyên nước của Nước Ta nhìn chung khá đa dạng và phong phú. Lượng mưa trung bìnhvào loại cao, khoảng chừng 2000 mm / năm. Tổng lượng mưa trên hàng loạt chủ quyền lãnh thổ là 650 km3 / năm. Ngoài dòng chảy phát sinh trong vùng trong nước, hàng năm chủ quyền lãnh thổ Nước Ta nhậnthêm lưu lượng từ Nam Trung Quốc và Lào, với số lượng khoảng chừng 550 km3. Do vậy, tài nguyên nước mặt và nước ngầm hoàn toàn có thể khai thác và sử dụng ở Nước Ta rấtphong phú, khoảng chừng 150 km3 nước mặt một. Tuy nhiên, yếu tố tài nguyên nước của Nước Ta gồm những nội dung sau đây : Tình trạng thiếu nước mùa khô và lũ lụt mùa mưa đang xảy ra ở nhiều địaphương với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Ví dụ, giảm trữ lượng nước ở cáchồ thuỷ điện lớn ( Thác Bà, Trị An, Hoà Bình ) hoặc lũ quét ở những tỉnh Sơn La, Tuyên Quang, Nghệ An v.v Nguyên nhân hầu hết là nạn chặt phá rừng. Tình trạng hết sạch nguồn nước ngầm, ô nhiễm nước ngầm, mặn hoá những thấukính nước ngầm đang xảy ra ở những đô thị lớn và những tỉnh đồng bằng. Nước ngầmở những khu dân cư tập trung chuyên sâu đang bị ô nhiễm bởi nước thải không giải quyết và xử lý. Các thấukính nước ngầm đồng bằng Nam bộ đang bị mặn hoá do khai thác quá mức. Ô nhiễm nước mặt ( sông, hồ, đất ngập nước ) do những nguồn thải công nghiệp vàhoá chất nông nghiệp. Mức độ phú dưỡng những hồ trong nước ngày càng tăng. Một số vùngcửa sông đang bị ô nhiễm dầu, sắt kẽm kim loại nặng, thuốc trừ sâu. Nguyên nhân : Do tác động ảnh hưởng của biến hóa khí hậu. Do nước thải của những cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại, nước thải hoạt động và sinh hoạt khôngđược giải quyết và xử lý đã và đang thải trực tiếp ra những dòng sông gây ô nhiễm môi trườngnước, làm cho nước có tính độc và bốc mùi không dễ chịu. Do thải vào nước những chất sắt kẽm kim loại như Zn, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những chấtđộc cho sinh vật thủy sinh. Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học, chất độc trongthuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động giải trí nnoong nghiệp cũng đáng lo lắng. Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh và sự ngày càng tăng dân số gây áplực ngày càng nặng nề so với tài nguyên nước trong vùng chủ quyền lãnh thổ. cần chăm sóc đúng mức những yếu tố giải quyết và xử lý nước thải, quy hoạch những côngtrình thuỷ điện, thuỷ nông một cách hài hòa và hợp lý, bảo vệ và phát triển tàinguyên rừng. Câu 8 : Trình bày những hiểu biết của anh ( chị ) về yếu tố sử dụng hợp lítài nguyên không tái tạo ? Lấy VD minh họa ? Tài nguyên không tái tạo là loại tài nguyên sống sót hữu hạn, không có quátrình bổ trợ thêm, khi sử dụng tài nguyên sẽ mất đi hoặc đổi khác sau quátrình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên tài nguyên của một mỏ hoàn toàn có thể cạn kiệtsau khi khai thác. Tài nguyên gen di truyền hoàn toàn có thể mất đi cùng với sự tiêudiệt của những loài sinh vật quý và hiếm. Tài nguyên không tái tạo gồm có : Các tài nguyên, nguyên vật liệu hoá thạch ( thanđá, dầu mỏ, khí đốt ), những thông tin di truyền, gen quý và hiếm bị mai mộtkhông giữ lại được là những nguồn tài nguyên vạn vật thiên nhiên không tái tạođược. Câu 9 : Trình bày những hiểu biết của anh ( chị ) về môi trường đô thị vàcông nghiệp Nước Ta ? Môi trường đô thị ở Nước Ta. Việt Nam có 623 đô thị, 2 thành phố loại đặc biệt quan trọng ( Thành Phố Hà Nội, TP. HCMinh ), 3 thànhphố loại 1 ( TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng, Cần Thơ ), 82 thành phố, thị xã thường trực tỉnhchiếm 23 % dân số toàn nước ( 1999 ), dự trù dân số đô thị Nước Ta năm 2010 là 33 %. Hạ tầng kỹ thuật đô thị Nước Ta rất kém. Đến năm 1998 mới có khoảng chừng 53 % dân số đô thị được cấp nước hoạt động và sinh hoạt, nhưng chất lượng không bảo vệ yêucầu. Hệ thống thoát nước chung cho cả nước mưa và nước thải vẫn còn nhiều yếukém. Nhiều đô thị không có cả mạng lưới hệ thống thoát nước. Hiện tượng ô nhiễm nước mặt, tiếng ồn, độ rung, nhiệt, điện, từ trường, bụi, ônhiễm khí ô nhiễm, … luôn ở mức báo động ở hầu hết những đô thị lớn. Tỷ lệ câyxanh / đầu người thấp dưới 2 mTỷ lệ thu gom chất thải rắn hoạt động giải trí không hiệu suất cao, nhiều thị xã thị xã hoàntoàn không có dịch vụ thu gom rác. Hệ quả : gây nhiều bệnh dịch, môi trường sống con người bị tác động ảnh hưởng, …. Môi trường công nghiệp ở Nước Ta. Đến tháng6 / 1999 nước ta có 66 khu công nghiệp nhưng chỉ có 3 khu chế xuấtvà 1 khu công nghệ cao. Khu công nghệ tiên tiến mới có trình độ văn minh là 20, còn 46 khu công nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến thấp. Chỉ khoảng chừng 1/3 số khu công nghiệpcơ bản kiến thiết xây dựng hạ tầng kĩ thuật nhưng ít khu thiết kế xây dựng mạng lưới hệ thống giải quyết và xử lý chấtthải. Ô nhiễm công nghiệp đang là yếu tố nan giải vì việc xử lí gặp nhiều khókhăn phức tạp về mặt kinh tế tài chính xã hội. Trong tiến trình 1990 – 2000 những lực lượng thanh tra nhà nước đã thanh tra22. 622 cơ sở sản xuất thì có gần 8000 ( 34 % ) cơ sở vi phạm lao lý về môitrường. Vd : mới gần đây vê đân … sông thị vải > phạt hành chính. Công nghiệp khai thác tài nguyên phá hoại môi trường rất nghiêm trọng. Hiệnnay trên cả nước có trên 1000 mỏ khai thác trên 50 chủng loại tài nguyên khácnhau và hàng chục ngàn điểm khai thác bằng tay thủ công rải rác. Nói chung, những vùngkhai thác tài nguyên đều không có kế hoạch phục sinh môi trường, xử lí đất đáthải, gây những ảnh hưởng tác động xấu cho môi trường như : lở đất, axit hóa, chống trọc, cháynổ … Ví dụ : + Khai thác than : cứ khai thác 1 tấn than thải ra 5 – 7 mkhí CH, và 7 – 15CO + Thủy điện tuy là dạng nguồn năng lượng sạch nhưng việc kiến thiết xây dựng hồ, đập gâytác động thâm thúy đến môi trường của một vùng to lớn : biến hóa chế độthủy văn, tái định cư diện rộng, mất đất nông nghiệp, động đất kích thích, xói lở hạ lưu … Câu 10 : Trình bày những hiểu biết của anh / chị về yếu tố Môi trường nôngthôn và nông nghiệp Nước Ta ? Hiện nay, nông thôn Nước Ta mới có khoảng chừng 30 – 40 % số hộ được sử dụng nướcsinh hoạt hợp vệ sinh. Tỷ lệ những hộ có hố xí hợp vệ sinh thấp hơn ( 28 % – 30 % ). Nhiều loại dịch bệnh bùng phát như sán lá phổi, sán lá gan nhỏ, dịch hạch, sốt rét. Nhiều vùng có tỷ suất nhiễn giun đến 70 % dân số. Các làng nghề bằng tay thủ công có điều kiện kèm theo môi trường rất đáng ngại và cũng rất khókhắc phục. Ô nhiễm làng nghề đáng quan tâm nhất là ô nhiễm nước, ô nhiễm khí. Môi trường nông nghiệp đang sử dụng quá nhiều những loại chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học trong đó có nhiều loại thuốc cấm, thuốc trôi nổi, nhập lậu, không rõ thành phần. Ước tính toàn nước có 50 % cơ sở kinh doanh thương mại thuốc BVTVkhông giấy phép. Hoạt động nuôi trồng thủy hải sản ven biển đã tàn phá hệ sinh thái rừng ngập mặn. Dư lượng thuốc diệt tạp, thức ăn thừa và mầm bệnh từ những đầm nuôi gây ô nhiễmnghiêm trọng môi trường nước, là nguyên do bùng nổ dịch bệnh cho vật nuôi. Câu 11 : Nêu sự độc lạ giữa hai hướng phát triển phát triển ko bền vữngvà phát triển bền vững ? Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm mục đích thoả mãn những nhu yếu hiện tại của conngười nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn những nhu yếu của thế hệ tương laiNhững ý niệm cơ bản của hai hướng phát triển. STT Phát triển bền vững Phát triển không bền vững1 Tài nguyên vạn vật thiên nhiên là hạn chế, cả về số lượng vàkhả năng tự hồi sinh so với tài nguyên hoàn toàn có thể tựphục hồi. Tài nguyên vạn vật thiên nhiên là vôtận, khoa học công nghệ tiên tiến sẽtìm ra nguồn tài nguyên mớithay thế nguồn tài nguyên đãhết. 2 Năng lực sản xuất và quay vòng của những hệ sinhthái hoàn toàn có thể được tăng cường nhờ con người, nhưngsự tăng cường đó không vượt quá số lượng giới hạn tựnhiên. Khả năng tự làm sạch củamôi trường là vô tận. 3 Đặc tính của chính quyền sở tại là ưu tiên doanh thu chonhững ai nắm quyền lực tối cao. Quyền lực kinh tế tài chính vàchính trị có mối quan hệ ngặt nghèo với nhau, quyềnlực này làm tăng quyền lực tối cao kia của người sở hữu. Cộng đồng nghèo nàn là hội đồng không có quyềnlực thực sự. Cốt lõi của sự nghiệp xóa đói giảmnghèo bằng việc thực thi dân chủ tận gốc, đảmbảo quyền làm chủ của nhân dân lao động. Nghèo đói chỉ đơn thuần là dotăng trưởng kinh tế tài chính chưa đầyđủ, xuất phát từ góp vốn đầu tư chưađúng mức, ở đây không cóvấn đề quyền lực tối cao. 4 Thị trường với chính sách phân phối rất quan trọng, nhưng những loại thị trường đều không tuyệt đối ; đặctính của thị trường là thỏa mãn nhu cầu cái “ muốn ” củangười giàu nhiều hơn cái “ cần ” của người nghèo. Thị trường được cho phép cạnhtranh tự do, bình đẳng. 5 Hệ thống toàn thế giới chỉ bền vững và công minh trêncơ sở những hội đồng bền vững và công minh. Vaynợ chỉ có lợi cho bên vay trong một số ít trường hợp, nhưng có lợi bên phía cho vay trong mọi trườnghợp. Vay nợ quốc tế để góp vốn đầu tư chosản xuất sẽ tạo khả nănghoàn trả cho người đi vay vàlà biểu lộ của sự bình đẳng. 6 Các hoạt động giải trí kinh tế tài chính địa phương phong phú hóatrên cơ sở nguồn tài nguyên phong phú của địaphương có năng lực phân phối tốt những nhu yếu cơbản của hội đồng, tăng độ bảo đảm an toàn của hội đồng, của vương quốc và của toàn thế giới. Chuyển đổi nghềnghiệp cho nông dân mất đất, cho ngư dân mấtmặt nước không phải là việc làm đơn thuần. Những người nông, ngư dânthất nghiệp do công nghiệphóa sẽ thuận tiện được giảiquyết việc làm tại những đô thịvà khu công nghiệp. 7 Khi người địa phương trấn áp những nguồn tàinguyên tại chỗ và tạo ra nguồn sống cho con cháu họthì họ có nghĩa vụ và trách nhiệm tốt hơn là những người quảnlí ở xa. Điều quan trọng không phải là lực thịtrường mà là quyền sử dụng và trấn áp tàinguyên. Lực thị trường sẽ tự điềuchỉnh và phân phối những lợinhuận từ thị trường. Quản lívà phát triển phải tôn trọngcác nguyên tắc thị trường. Câu 12 : Phân tích vai trò và mặt trái của khoa học công nghệ tiên tiến trong phát triểnbền vững ? Vai trò : Chúng ta thấy rằng, máy móc có một sức mạnh kỳ diệu trong việc giảm lao độngcủa con người và làm cho lao động của con người có tác dụng hơn Khoa học – công nghệ tạo điều kiện kèm theo cho việc lan rộng ra sản xuất và tăng năngsuất lao động. Từ đó dẫn tới sự phát triển kinh tế tài chính, ngày càng tăng thu nhập của xã hộivà con người. Khoa học và công nghệ tiên tiến đang có vai trò to lớn trong việc hình thành nền “ kinh tếtri thức ” và “ xã hội thông tin ”, phát triển hàm lượng trí tuệ cao trong sản xuất, dịch vụ và quản trị ở tổng thể những vương quốc. Công nghệ hoàn toàn có thể tạo ra những nguồn tài nguyên mới, nguồn năng lượng mới. VD : uranium là nguồn nguồn năng lượng mới tìm thấy khi ý tưởng phản ứng hạt nhân. Công nghệ giúp con người khai thác nguồn tài nguyên truyền thống cuội nguồn rất khó tiếpcận, góp thêm phần làm tăng số lượng nguồn nguyên vật liệu thô. VD : trong nghành chấtđốt ngta đã hóa lỏng hoặc khí than đá trên mặt phẳng hoặc trong lòng đất, giáthành sx ít và tận dụng đc hết nguồn nguồn năng lượng. Công nghệ làm giảm lượng nguyên vật liệu và nguồn năng lượng tiêu dùng trong sản xuất. Công nghệ sinh học hứa hẹn sẽ loại trừ nạn đói do được vận dụng và thử nghiệmrộng rãi trong nghành nông nghiệp, chăn nuôi. Ứng dụng công nghệ sinh họctrong nông nghiệp như : nhân giống, thụ tinh trong phòng thí nghiệm, nuôi cấymô, sinh sản vô tính, … Nhiều công nghệ sạch mới đã và đang đc phát triển thay vì ngăn ngừa tận gốc, hay nỗ lực làm giảm hậu quả của ô nhiễm. Mặt trái : thực trạng ô nhiễm môi trường, hiện tượng kỳ lạ toàn cầu nóng lên, tai nạn thương tâm laođộng, những loại bệnh mới, nhất là việc sản xuất ra vụ khí văn minh có sức diệt trừ lớn, yếu tố đạo đức xã hội bị xuống cấp trầm trọng. tân tiến khoa học – công nghệ trong điều kiện kèm theo kinh tế thị trường lại tăng cường quátrình cạnh tranh đối đầu kinh tế tài chính. Những người đi tiên phong trong việc thay đổi công nghệsẽ thu được nhiều doanh thu, doanh thu siêu ngạch so với những người khác. Vì vậymà mặc dầu, tổng thu nhập xã hội tăng lên nhanh gọn, nhưng phân phối lại khôngđồng đều. Cùng với tân tiến khoa học – công nghệ là sự phân cực giàu nghèo ngàymột thâm thúy. Ví dụ : Trong quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học, mộtlượng đáng kể thuốc và phân không được cây cối đảm nhiệm. Chúng sẽ lan truyềnvà và tích góp trong đất, nước và những loại sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượngphân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Tác động xấu đi khác của sự ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón là làmsuy thoái chất lượng môi trường khu vực canh tác nông nghiệp như phú dưỡng đất, nước, ô nhiễm đất, nước, giảm tính đa dạng sinh học của khu vực nông thôn, suygiảm những loài thiên địch, tăng năng lực chống chịu của sâu bệnh so với thuốc bảovệ thực vật. Câu 13 : Trình bày yếu tố di dân và tái định cư nông thôn sang thành thịThực trạng : Ở Nước Ta trong những năm qua, cùng với quy trình CNH, HĐH đấtnước, vận tốc đô thị hóa cũng diễn ra vô cùng nhanh gọn. Sự phát triển mạnh mẽcủa những đô thị trên khoanh vùng phạm vi cả nước đã dẫn đến sự tập trung chuyên sâu với quy mô và tốc độngày càng cao của dân cư đô thị, đặc biệt quan trọng là dòng di cư của lao động nông thôn vàocác thành phố, đô thị lớn. VD : tại tp HN số lượng người di dân là hơn 16 ngàn người2001 > 2010 là hơn 52 ngàn người. Nguyên nhân : Thứ nhất, đó là nguyên do kinh tế tài chính : Lực đẩy quen thuộc từ nơi xuất cư như : Vấn đề thất nghiệp ở nông thôn, thiếu đất canh tác, thiếu việc làm, việc làm thunhập thấp là nguyên do thôi thúc người di cư đến thành phố. Điệu kiện hoạt động và sinh hoạt của nông thôn quá thấp, có sự chênh lệch so với thành phốnhư điều kiện kèm theo học tập, đi dạo vui chơi, chăm nom sức khỏe thể chất, nhà tại, giao thông vận tải … Lực hút từ những nơi nhập cư : thời cơ việc làm thuận tiện, có tính không thay đổi, thunhập cao hơn so với nơi ở cũ … Theo điều tra và nghiên cứu của những nhà nghiên cứu chothấy : tiền lương, thu nhập, việc làm, mức độ thất nghiệp … đều ảnh hưởng tác động đếnviệc đưa ra quyết định hành động di cư của dân cư. Thứ hai, là nguyên do phi kinh tế : ảnh hưởng tác động lớn nhất của sự đổi khác khí hậu so với con người chính là việc khiếnhọ phải vận động và di chuyển. Người dân tại những vùng chịu nhiều thiên tai khắc nghiệt có sốlượng người di cư lớn, nhất là khu vực Miền Trung Điều kiện khí hậu ven biển, hiện tượng kỳ lạ xói mòn ven biển ngày càng tăng và mùa màng thất bát là nguyên nhânkhiến hàng triệu người phải rời khỏi nơi cư trú của mình. yếu tố chất lượng đời sống, những người di dân muốn có đời sống tốt hơnthông qua đời sống ở thành thị, nơi có ánh đèn bùng cháy rực rỡ của thành phố, nơi đó cócác phương tiện đi lại giao thông vận tải, phương tiện thông tin đại chúng … được hiện đạihóa, nơi có mạng lưới hệ thống giáo dục, y tế, dịch vụ phát triển ; yếu tố về phong tục tậpquán và những tác nhân xã hội khác cũng ảnh hưởng tác động thâm thúy tới quy trình di dân từnông thôn ra thành thị. Hệ quả : nạn thất nghiệp, ách tắc giao thông vận tải, thiếu nhà tại, vệ sinh môi trường kém, thiếu trường học, thiếu dịch vụ y tế, chăm nom sức khỏe thể chất … Biện pháp : Phải giảm bớt sự thiên lệch so với chủ trương phát triển đô thị và nông thôn. Giảm thiểu bất cân đối về những thời cơ kinh tế tài chính giữa nông thôn và thành thị. Các nhà hoạch định chủ trương phải nhận thức được rằng việc tạo ra công ănviệc làm ở thành thị nhiều hơn hoàn toàn có thể không phải là giải pháp để xử lý vấnđề thất nghiệp ở đô thị. Cấu trúc lại nền giáo dục vương quốc hướng cân đối giữa huấn luyện và đào tạo lao động trình độcao với giảng dạy nghề. Sử dụng linh động công cụ trợ cấp so với khu vực nông thôn để cải tổ thunhập thực tiễn cho người lao động, giảm áp lực đè nén di cư. Các chương trình phát triển vùng nông thôn nên được khuyến khích. Các chínhsách tập trung chuyên sâu vào cả nguồn thu từ khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp đềuphải được chú trọng. Các chương trình phát triển vùng nông thôn nên được khuyến khích. Các chínhsách tập trung chuyên sâu vào cả nguồn thu từ khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp đềuphải được chú trọng. Câu 14 : Anh / chị hãy nghiên cứu và phân tích nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân, nguyên tắc phòng ngừa và nguyên tắc phân quyền và chuyển nhượng ủy quyền của pháttriển bền vững ? ‒ Nguyên tắc sự ủy thác của nhân dân + Nguyên tắc sự ủy thác của nhân dân : nhu yếu chính quyền sở tại phải hành vi để ngănngừa những thiệt hại môi trường xảy ra ở bất kể đâu, bất kể đã có hay chưa những điềuluật lao lý về cách ứng xử những thiệt hại đó. Công chúng có quyền đòi chính quyềnphải có hành vi xử lí kịp thời những sự cố môi trường. ‒ Nguyên tắc phòng ngừa của phát triển bền vững + Nguyên tắc phòng ngừa : ở những nơi hoàn toàn có thể xảy ra những sự cố môi trường thì khôngthể lấy lí do là chưa hiểu biết chắc như đinh để trì hoãn giải pháp ngăn ngừa. về mặtchính trị nguyên tắc này khó vận dụng, việc chon lựa giải pháp phòng ngừa nhiềukhi bị gán tội chống lại những thành tựu phát triển kinh tế tài chính. ‒ Nguyên tắc phân quyền và chuyển nhượng ủy quyền của phát triển bền vững. + Các nguyên tắc được soạn ra bởi chính những hội đồng bị ảnh hưởng tác động nhưng cần có 1 tổchức thay mặt đại diện họ để nêu lên quan điểm xử lý với những cấp cao hơn. + Đây là nguyên tắc cơ bản nhằm mục đích trấn áp sự chuyển nhượng ủy quyền của những mạng lưới hệ thống quy hoạchở tầm quốc tế nhằm mục đích cổ vũ quyền lợi và nghĩa vụ của những địa phương về sở hữu tài nguyên, vềngĩa vụ so với môi trường và về những giải pháp riêng của họ. Áp lực càng lớn đòi hỏisự chuyển nhượng ủy quyền càng tăng. Câu 15 : Anh / chị hãy nghiên cứu và phân tích nguyên tắc bình đẳng giữa những thế hệ và bìnhđẳng trong nội bộ thế hệ của phát triển bền vững ? ‒ Nguyên tắc bình đẳng giữa những thế hệ của phát triển bền vững. + Nguyên tắc bình đẳng giữa những thế hệ : là nguyên tắc cốt lõi của PTBV, nhu yếu việcthoải mãn nhu yếu của những thế hệ lúc bấy giờ không làm tác động ảnh hưởng đến những thế hệtương lai thỏa mãn nhu cầu nhu yếu của họ. ‒ Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ thế hệ của phát triển bền vững. + Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ những thế hệ : con người trong cùng 1 thế hệ cóquyền được hưởng lợi một cách bình đẳng trong khai thác nguồn tài nguyên, bìnhđẳng trong việc hưởng môi trường trong lành thật sạch. Nguyên tắc này đc áp dụngđể xủ lí mối quan hệ giữa những nhóm người trong vương quốc hay giữa những vương quốc. Sửdụng ngày càng nhiều trong đối thoại quốc tế. Nhưng trong khoanh vùng phạm vi vương quốc nómang tính nhạy cảm so với những nguồn lực kinh tế tài chính, văn hóa – xã hội. Câu 16 : Anh / chị hãy nghiên cứu và phân tích nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiềnvà nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền của phát triển bền vững ? ‒ Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền + Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền : người gây ô nhiễm phải chịu mọi chiphí ngăn ngừa và trấn áp ô nhiễm và những ngân sách môi trường phát sinh từ những hoạtđộng của họ sao cho ngân sách này đc bộc lộ khá đầy đủ trong giá thành sản phẩm & hàng hóa và dịch vụmà họ đáp ứng. Nhưng nếu vận dụng quá nghiêm thì sẽ có xí nghệp bị ngừng hoạt động. cộng đòng hoàn toàn có thể xem xét vì trong nhiều trường hợp những phúc lợi tạo ra khi có côngăn việc làm lớn hơn những ngân sách cho yếu tố sức khỏe thể chất và ô nhiễm môi trường. >> cơchế vận dụng nguyên tắc này cũng phải linh động. ‒ Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền + Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền : khi sử dụng sản phẩm & hàng hóa hay dịch vụ, ng sửdụng phải trả đủ giá trị tài nguyên + cí phí môi trường tương quan tới việc chế biến vàsử dụng tài nguyên. Câu 17 : Anh ( chị ) hãy cho biết quan điểm môi trường cực đoan gây khókhăn gì cho phát triển bền vững : Thuộc về nhóm những người hãng hái bảo vệ môi trường, nhưng khác với bảo vệmôi trường nhằm mục đích phát triển bền vững, những người theo trào lưu MTCĐ nhằm mục đích mụctiêu ” tổng thể vì môi trường “, “ môi trường trên hết “, “ bảo tồn trên hết “. MTCĐ trước hết là mặt trái chiều của phát triển cực đoan ( PTCĐ ) đã nói ở trên. PTCĐcó nguồn gốc từ lịch sử dân tộc xa xôi của loài người và ngày càng tăng quy mô cùng với cách mạngcông nghệ. Trào lưu này bắt đầu là sự cố gắng của trái đất nhằm mục đích xoá đói nghèovà thoát khỏi sự nhờ vào vào vạn vật thiên nhiên. Ban đầu trào lưu này là một ý thức tíchcực khi mà sức ép dân số chưa trở thành yếu tố bức xúc, nguồn tài nguyên và khảnăng tự làm sạch của Trái Đất còn dồi dào và những ý tưởng công nghệ tiên tiến còn chưađạt đến mức tạo ra những mẫu sản phẩm ô nhiễm Nạn nhân hầu hết của MTCĐ chính là những hội đồng nghèo và yếu thế. Hiện cònhàng chục triệu ” triệu phú áo rách nát ” sống trong những vùng cảnh sắc sinh thái xanh. Các khu vực bảo tồn vạn vật thiên nhiên cần phải ” giữ nguyên thực trạng ” được thành lậptrên cơ sở những thống kê giám sát thiếu tầm kế hoạch dài hạn : không mở đường được, không xây đập làm hồ được, không thiết kế xây dựng đô thị được, không khai thác khoángsản được vì chỗ này một loài cá đặc hữu ngự trị, chỗ khác mấy loài kỳ nhông phởnphơ, còn chỗ nọ thì phải giữ nguyên vì thấy vết chân còn tươi của một loài dê rừngquý hiếm Những người ủng hộ phe phái môi trường cực đoan không phải là những ngườinghèo đang phải hằng ngày vật lộn mưu sinh, khát khao miếng cơm manh áo vàhọc hành. Trong khi gọi những đô thị là những ” ung nhọt của Trái Đất ” là ” những tế bào ung thưtrong khung hình tự nhiên ” thì những người ủng hộ MTCĐ lại là những dân cư đô thịchính cống với đời sống khá đầy đủ tiện lợi. Xu thế phát triển trên quốc tế đầu thế kỷ XXI sẽ làm tăng cả nhóm người giàu sang vànhóm người nghèo khó. Đó chính là mảnh đất làm cho cả nhóm MTCĐ lẫn nhómnạn nhân của MTCĐ sẽ còn bành trướng trong tương lai. Câu 18 : Anh ( chị ) hãy nghiên cứu và phân tích yếu tố phát triển cực đoan trong phát triểnbền vững ? Quan điểm trào lưu quan điểm cực đoan là quan điểm lấy tăng trưởng kinh tếlàm trọng tâm, “ tổng thể cho tăng trưởng GDP hoặc GNP ” coi nhẹ hoặc bỏ quatrách nhiệm với môi trường. ( GNP : tổng sản phẩm quốc nội ; GDP : thu nhậpbình quân / ng / năm ). Nếu GNP tăng trưởng không thay đổi thì nền kinh tế tài chính của vương quốc đó được coi là pháttriển tốt. Mặt khác nếu GNP tăng trưởng âm trong 3 quý liên tục thì nền kinhtế đó được cho là khủng hoảng kinh tế ngắn kì, là nền kinh tế tài chính đi xuống. Mô hình tăng trưởng kinh tế tài chính kiến thiết xây dựng thành công xuất sắc dựa trên việc tiêu thụ hànghóa và dịch vụ ( cung – cầu ). Có nghĩa là, ở vai trò người tiêu thụ thì cần phảitiêu thụ sản phẩm & hàng hóa và dịch vụ thật nhiều. Hay nói cách khác họ phải chi tiêunhiều hơn nguồn thu nhập của mình vào những nhu yếu cần và cả những cáithích ( thích = sản phẩm & hàng hóa dịch vụ không thiết yếu, cốt thỏa mãn nhu cầu lòng hammuốn ). VD : một người có chiếc xe hơi tuy cũ nhưng vẫn chạy tốt. Do những giải pháp kíchcầu của đơn vị sản xuất như : khuyến mại, giảm giá, maketing người đó liền đổinó để lấy cái mới. Việc kích thích cái thích của người tiêu dùng rất quan trọng trong nền kinh tế tài chính. Nhưng cần quan tâm rằng phát triển bền vững là cung ứng nhu yếu và nguyệnvọng thiêt yếu hướng vào thỏa mãn nhu cầu cái cần chứ không phải chỉ nhằm mục đích thỏamãn cái thích. Tăng tiêu thụ sản phẩm & hàng hóa có nghĩa là tăng bòn rút tài nguyên, đặc biệt quan trọng lànguyên liệu thô và nguồn năng lượng để sản xuất sản phẩm & hàng hóa với số lượng khổng lồ. Những tiêu tốn lãng phí tài nguyên không thiết yếu được hàm ẩn trong khái niệm “ thích ”. Và đây chính là điểm không tương thích trong phát triển bền vững. Vì nếutiêu thụ tài nguyên cho cái thích sẽ làm ảnh hưởng tác động đến năng lực đáp ứngnhu cầu cho thế hệ tương lai. Công nghệ tái chế giúp xử lý phần đông phế thải, nhưng chính công nghệnày lại đi ngược lại với quy mô phát triển cực đoan, đó là nhu yếu tăng thậtnhanh tiêu thụ sản phẩm & hàng hóa và dịch vụ để góp thêm phần tăng thật nhanh sản xuất. hệ quả của việc phát triển kinh tế tài chính mà không chăm sóc đến môi trường : sâuchuỗi tài liệu ở những câu trước. Câu 19 : Trình bày hiểu biết của mình về tệ tham nhũng và lối sống tiêu thụtrong phát triển bền vững ? Lối sống tiêu thụ vừa là tiềm năng, vừa là động lực để thôi thúc quy mô tăngtrưởng kinh tế tài chính, vì tiêu thụ là cầu từ đó thôi thúc cung. Lối sống tiêu thụ ngày càng lan tràn, từ những nước giàu sang những nước nghèo, từthành thị đến nông thôn. Lối sống tiêu thụ là bạn sát cánh của tệ tham nhũng. Sự hám lợi của những ởnhững người có quyền lực tối cao diễn ra nghiêm trọng, nhất là ở những nước nghèo đangphát triển, trở thành nạn tham nhũng khó khắc phục, nó là con sâu đục khoétmọi mặt trận từ kinh tế tài chính, chính trị, xã hội. Tệ nạn tham nhũng ngày càng biếntướng mạnh khi không chỉ cá thể mà cả tập đoàn lớn, đường dây bắt tay cùngtham nhũng. VD : sáng 7/11/2013 một trong 10 vụ bê bối tham nhũng lớn nhấtở việt nam đã được đưa ra xét xử với việc tham nhũng, lừa đảo chiếm đoạt gia tài củađối tượng Vũ Quốc Hảo xảy ra tại công ty cho thuê kinh tế tài chính 2, thường trực ngânhàng nông nghiệp và phát triển nông thôn gây thiệt hại cho ngân sách nhà nướchơn 500 tỷ đồng. Tệ tham nhũng triệt tiêu phần nhiều nỗ lực của nhân dân và cơ quan chính phủ trong sựnghiệp bảo vệ môi trường. Hơn thế nữa nó làm xói mòn văn hóa truyền thống xã hội và sự cốgắng của chính phủ nước nhà nhằm mục đích thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nghèo nàn và suy thoáimôi trường không hiệu suất cao, và vòng luẩn quẩn ấy lại liên tục tăng cường : Xả thải, ônhiễm môiTiêu dùngsản phẩmKhai tháctài nguyênXung đột môitrườngSản xuấtXói mòn VH – XHvòng luẩn quẩn bộc lộ thực chất của phát triển không bền vững. – giải pháp : tự suy luậnCâu 19 : Những nhu yếu của phát triển bền vững PTBV cần sự nỗ lực của cả mạng lưới hệ thống môi trường : ‒ Phân hệ kinh tế tài chính : + Giảm dần những mức tiêu phí nguồn năng lượng và tài nguyên khác qua công nghệ tiên tiến tiếtkiệm và đổi khác lối sống. + Thay đổi nhu yếu tiêu thụ không làm ảnh hưởng tác động đến đa dạng sinh học và môitrường. + Bình đẳng trong tiếp cận những nguồn tài nguyên, dịch vụ, y tế, giáo dục. + Xóa đói giảm nghèo tuyệt đối. + Công nghệ sạch và sinh thái xanh hóa nông nghệp ( tái chế, sử dụng, giảm thải, tái tạonăng lượng, ) ‒ Phân hệ xã hội nhân văn : + Ổn định dân số. + Phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị. + Giảm thiểu tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường do đô thị hóa. + Nâng cao học vấn, xó mù chữ. + Bảo vệ phong phú văn hóa truyền thống. + Bình đẳng giới, chăm sóc đến nhu yếu quyền lợi giới. + Tăng cường sự tham gia của công chúng vào những quy trình ra quyết định hành động củanhà quản lí, hoạch định chủ trương, ‒ Phân hệ tự nhiên : + Sử dụng có hiệu suất cao tài nguyên, đặc biệt quan trọng là tài nguyên không tái tạo. + Phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái. + Bảo vệ phong phú xinh học. + Bảo vệ tầng ô zôn. + Kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính. + Bảo vệ ngặt nghèo những hệ sinh thái nhạy cảm. + Khắc phục ô nhiễm, cải tổ và Phục hồi môi trường. Các nghành đơn cử cần xem xét để đạt tiềm năng PTBV : + Chính trị : bảo vệ để công dân được tham gia có hiệu suất cao vào những quy trình raquyết định. + Kinh tế : tạo giá trị thặng dư trong quy mô sản xuất, kiểm soát và điều chỉnh hướng sản xuấtsạch. + Xã hội : có giải pháp xử lí sung đột phát sinh do phát triển không hòa giải, đặc biệtlà sung đột môi trường. + Công nghệ : tìm kiếm những giải pháp công nghệ tiên tiến mới để tăng nguồn tài nguyên. + Quốc tế : củng cố những quy mô thương mại và tài chình bền vững trong mối liênminh toàn thế giới, khu vực nhằm mục đích bảo vệ môi trường. + Hành chính : thướt tha và thích ứng, có năng lực tự kiểm soát và điều chỉnh và hoạch địnhđược những chủ trương tương thích. Câu 20 : Trình bày những hiểu biết của anh / chị về yếu tố dân số trong pháttriển bền vững ? Dân số, yếu tố quan trọng để phát triển bền vững. Chiến lược dân số là một bộ phậnquan trọng của kế hoạch phát triển quốc gia ; một trong những yếu tố hàng đầutác động trực tiếp đến nền kinh tế tài chính – xã hội ; là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượngcuộc sống của con người. Chính vì thế, dân số vừa là tiềm năng, vừa là động lực củasự phát triển. 2012 : dân số TG chạm mốc 7 tỷ người. 2013 : ở vn dân số đạt 90 triệu người. tốc độgia tăng dân số TG khoảng chừng 1,7 % / năm. 90 % dân số TG sống ở những nước đang phát triển, nơi mà những vương quốc ít có khả nănggiải quyết những hệ quả của việc tăng dân số so với những ảnh hưởng tác động với môitrường. Các nước đang phát triển này chỉ ưu tiên cho yếu tố dân số chứ chưa đủsức chăm sóc cho môi trường. Việc bùng nổ dân số trên khoanh vùng phạm vi toàn thế giới và yếu tố lương thực tỷ suất nghịch vớinhauCác tác động ảnh hưởng xấu đi của thực trạng ngày càng tăng dân số lúc bấy giờ bộc lộ ở những khíacạnh : + Sức ép lớn tới tài nguyên vạn vật thiên nhiên và môi trường toàn cầu do khai thác quámức những nguồn tài nguyên phuc vụ cho những nhu yếu nhà tại, sản xuất lươngthực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp v.v + Tạo ra những nguồn thải tập trung chuyên sâu vượt quá năng lực tự phân huỷ của môitrường tự nhiên trong những khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, côngnghiệp. + Sự chênh lệch về vận tốc phát triển dân số giữa những nước công nghiệp hoá vàcác nước đang phát triển ngày càng tăng, dẫn đến sự bần hàn ở những nước đangphát triển và sự tiêu phí dư thừa ở những nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệchngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa những nước phát triển côngnghiệp và những nước kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức. + Sự ngày càng tăng dân số đô thị và sự hình thành những thành phố lớn – siêu đô thị làmcho môi trường khu vực đô thị có rủi ro tiềm ẩn bị suy thoái và khủng hoảng nghiêm trọng. Nguồncung cấp nước sạch, nhà tại, cây xanh không cung ứng kịp cho sự phát triển dâncư. Ô nhiễm môi trường không khí, nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đềquản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn vất vả. Khi sự bùng nổ dân số tác động ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng đời sống thì sựđối lập giữa những nước phát triển và đang phát triển trở nên trầm trọng. Các chủ trương của những vương quốc phát triển văn minh hơn ở những nước đang phát triểnđặc biệt là ở phương đông khi tương hỗ xã hội nhiều hơn là dựa vào con cháu > giảmthiểu dân số ở những nước PT.Vấn đề phụ nữ trong việc tiếp thu kỹ năng và kiến thức về kế hoạch hóa mái ấm gia đình bị hạn chếcũng là nguyên do bùng nổ dân số. Dân số đông thì sức lao động nhiều ( lao động bằng tay thủ công ), sản xuất nhiều của cải vậtchất và cũng tiêu thụ nhiều của cải hơn. Dân số quá thấp thì sức lao động không đủ, không hề có sống sót và phát triển xã hội. Mục tiêu đặt ra so với vương quốc, chủ quyền lãnh thổ là bảo vệ dân số không thay đổi, phát triển kinhtế xã hội bền vững bảo vệ chất lượng đời sống tốt cho hội đồng. Dân số và pháttriển tác động ảnh hưởng qua lại ngặt nghèo với nhau. Bước tiến của nghành nghề dịch vụ này thôi thúc, tạothuận lợi cho nghành nghề dịch vụ kia. Giải quyết tốt dân số nhưng kinh tế tài chính xã hội không pháttriển thì chất lượng đời sống cũng không được bảo vệ. Ngược lại kinh tế tài chính xã hộiphát triển nhưng dân số tăng quá cao thì tổng sản phẩm quốc nội theo đầu người ( GDP ) sẽ sụt giảm và ở đầu cuối chất lượng đời sống vẫn cứ thấp. Vấn đề đặt ra chotoàn quốc tế là việc lồng ghép yếu tố dân số với phát triển để bảo vệ sự hòa giải. Tác động xấu đến môi trường do đông dân và nghèo : + Nghèo khổ làm cho những hội đồng nghèo nhờ vào nhiều vào những nguồn tàinguyên mỏng mảnh của địa phương, trở nên dễ bị tổn thương do những biếnđộng của vạn vật thiên nhiên và xã hội. + Nghèo làm cho thiếu vốn góp vốn đầu tư cho sản xuất, thiết kế xây dựng hạ tầng, vănhóa giáo dục và những dự án Bất Động Sản tái tạo môi trường. + Nghèo khổ làm ngày càng tăng vận tốc khai thác tài nguyên theo hướng khai thácquá mức, khai thác tiêu diệt. + Nghèo khổ là mảnh đất lí tưởng cho quy mô phát triển nhawfmvaof tăngtrưởng kinh tế tài chính, thiết kế xây dựng một xã hội tiêu thụ. + Nghèo khổ góp thêm phần làm bùng nổ dân số. Việc tiêu dùng quá mức của dân cư những nước phát triển cũng có tai hại đến môitrường. Theo thống kê 1 ng Mỹ tiêu thụ nguyên vật liệu gấp 17 – 20 lần 1 ng Nam Á, xảthải gấp 25 ng TQ, những hội đồng châu âu, hoa kì, Nga = 45 % tổng lượng khí nhàkính toàn thế giới. Tác động của dân số đến môi trường ngoài số dân còn phản ánh sự tiêu thụ trênngười và trình độ công nghệ tiên tiến. Tác động của dân số lên môi trường còn còn nhờ vào vào nhiều tác nhân khác : didân, di cư, tỵ nạn, tái định cư, … ( nêu bật lên vc tăng dân số làm ảnh hưởng tác động lợi íchcủa thế hệ tương lai ). – giải pháp : Sự phát triển bền vững là quy trình sử dụng những tài nguyên vạn vật thiên nhiên trong điềukiện môi trường phân phối những nhu yếu của thế hệ hiện tại nhưng phải bảo vệ cácđiều kiện về tài nguyên và môi trường cho những thế hệ tương lai có điều kiện kèm theo pháttriển hơn hoặc sống tốt hơn so với thế hệ hiện tại. Tám giải pháp chính để thực thi Chiến lược BVMT nước ta gồm có : 1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và nghĩa vụ và trách nhiệm BVMT2. Tăng cường quản trị nhà nước, thể chế và pháp lý về BVMT3. Đẩy mạnh việc vận dụng công cụ kinh tế tài chính trong quản trị môi trường4. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế tài chính với thực thi tiến bộvà công minh xã hội và BVMT5. Tăng cường và đa dạng hóa nguồn vốn, tạo sự chuyển biến trong góp vốn đầu tư bảovệ môi trường6. Tăng cường năng lượng điều tra và nghiên cứu và phát triển công nghệ tiên tiến về BVMT7. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giải trí BVMT8. Tăng cường hợp tác quốc tế về BVMT .
Source: https://sangtaotrongtamtay.vn
Category: Giáo dục