Câu hỏi ôn tập môn Giao Tiếp Sư Phạm Khối chuyên ngành Sư Phạm
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.64 KB, 37 trang )
ĐỀ CƯƠNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM
Câu 1: Trình bày khái niệm GTSP? So sánh GTSP và GTTT
* Khái niệm GTSP
– Theo nghĩa rộng:
Giao tiếp sư phạm là quá trình tiếp xúc tâm lý đa chiều trong đó diễn ra sự trao
đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức và tác động qua lại lẫn nhau nhằm thiết lập
nên mối quan hệ đa chiều giữa nhà giáo dục với đối tượng giáo dục, giữa các
nhà giáo dục với các lực lượng giáo dục, giữa các nhà giáo dục với nhau để
cùng thực hiện mục đích giáo dục.
– Theo nghĩa hẹp:
Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc tâm lý đa chiều giữa giáo viên và học sinh
nhằm truyền đạt và lĩnh hội tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm sống, kỹ năng,
kỹ xảo nghề nghiệp, xây dựng và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh.
* So sánh GTSP – GTTT
GTTT
GTSP
Đối tượng
Cá nhân – cá nhân
GV – HS
Cá nhân – nhóm GV – PH
người
HS – HS
Nhóm người – nhóm GV – GVCBNV
người
> Mọi người đều có
thể tham gia vào quá
trình GTTT
Đặc trưng
– Hết sức phức tạp
– Giáo viên (chủ thể gián tiếp) ko chỉ GT
– Luôn gấp rút
với HS thông qua nội dung bài giảng, tri
– Có thể rủi ro
thức khoa học mà còn là tấm gương mẫu
– Phải đảm bảo hai mực về nhân cách cho HS theo quy định
bên cùng có lợi
của xã hội.
– Vừa là khoa học, vừa Tấm gương người thầy có ảnh hưởng to
là nghệ thuật
lớn tới sự hình thành và phát triển nhân
cách của HS
– GTSP là thầy giáo dùng các biện pháp
giáo dục tình cảm, thuyết phục vận động
đối với HS. Không được dùng biện pháp
1
đánh đập, hành hạ, trù dập HS. Thời
trước GV có thể dùng roi vọt để răn dạy
HS tuy nhiên ngày nay điều đó bị
nghiêm cấm theo quy định của PL.
– Sự tôn trọng của NN, xã hội với GV
Với truyền thống tôn sư trọng đạo của
DT ta thì ngày nay cũng được Pl quy
định
Chức năng, – Trao đổi thông tin,
mục đích
tiếp xúc tâm lý;
– Hiểu biết lẫn nhau;
– Tác động và ảnh
hưởng lẫn nhau.
– Chức năng trao đổi thông tin (nội dung)
đa chiều giữa các thành viên trong giao
tiếp sư phạm. Thông qua giao tiếp sư
phạm nhà giáo dục trao đổi truyền đạt tri
thức, kinh nghiệm với nhau. Mỗi cá nhân
vừa là nguồn phát thông tin vừa là nơi
tiếp nhận thông tin trong hoạt động giao
tiếp sư phạm. Thu nhận và xử lý thông
tin là con đường quan trọng để phát triển
nhân cách cho học sinh.
– Chức năng tri giác lẫn nhau trong giao
tiếp sư phạm: Các thành viên có sự tác
động qua lại với nhau, qua đó làm bộc lộ
cảm xúc, tạo ra những ấn tượng, những
cảm xúc mới giữa các chủ thể tham gia
giao tiếp trong môi trường sư phạm.
– Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn
nhau trong giao tiếp sư phạm: Khi giao
tiếp sư phạm mỗi chủ thể tự bộc lộ quan
điểm, thái độ, thói quen.. của bản thân,
do đó các chủ thể có thể nhận thức được
về nhau, qua đó tự đánh giá được về bản
thân mình và đánh giá được người giao
tiếp với mình.
– Chức năng ảnh hưởng lẫn nhau trong
2
giao tiếp sư phạm: Trên cơ sở nhận thức
và đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá được
bản thân, trong giao tiếp sư phạm mỗi
chủ thể còn có khả năng ảnh hưởng tác
động lẫn nhau như tác động đến nhận
thức, thái độ, hành vi…
– Chức năng phối hợp hoạt động sư
phạm: Nhờ có quá trình giao tiếp sư
phạm, các nhà giáo dục có thể phối hợp
hoạt động để cùng nhau giải quyết một
nhiệm vụ nào đó nhằm đạt tới mục tiêu
chung của nhóm.
– Chức năng giáo dục và phát triển nhân
cách: Người học không thể tách mình
khỏi môi trường nhà trường, bạn bè, thầy
cô giáo, những người làm quản lý giáo
dục… phạm vi giao tiếp sư phạm ngày
càng được mở rộng. Qua đó cùng với
hoạt động của mỗi cá nhân người học thì
giao tiếp sư phạm giúp con người lĩnh
hội được các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo,
năng lực…. để từ đó hình thành nên
nhân cách cho mình.
Từ đó xây dựng các mối quan hệ SP, đặc
biệt là GV – HS…
Vai trò
– Giao tiếp là điều
kiện tồn tại của con
người. Nếu không có
giao tiếp với người
khác thì con người
không thể phát triển,
cảm thấy cô đơn và có
– Là phương tiện để giải quyết nhiệm vụ
giảng dạy
– Là sự đảm bảo tâm lý – xã hội cho quá
trình GT
– Là PP tổ chức mối quan hệ qua lại giữa
thầy và trò đảm bảo cho việc dạy và giáo
dục có hiệu quả
3
khi trở thành bệnh – VT quan trọng giúp hình thành và phát
hoạn. – Nếu không có triển nhân cách HS
giao tiếp thì không có – Thiết lập mối quan hệ SP
sự tồn tại xã hội, vì xã
hội luôn là một cộng
đồng người có sự ràng
buộc, liên kết với
nhau.
– Qua giao tiếp chúng
ta có thể xác định
được các mức độ nhu
cầu, tư tưởng, tình
cảm, vốn sống, kinh
nghiệm…của
đối
tượng giao tiếp, nhờ
đó mà chủ thể giao
tiếp đáp ứng kịp thời,
phù hợp với mục đích
và nhiệm vụ giao tiếp.
– Từ đó tạo thành các
hình thức giao tiếp
giữa cá nhân với cá
nhân, giữa cá nhân với
nhóm, giữa nhóm với
nhóm hoặc giữa nhóm
với cộng đồng.
*Ví dụ: Khi một con
người sinh ra được
chó sói nuôi, thì người
đó sẽ có nhiều lông,
không đi thẳng mà đi
bằng 4 chân, ăn thịt
sống, sẽ sợ người,
sống ở trong hang và
4
có những hành động,
cách cư xử giống như
tập tính của chó sói.
Tóm lại, GTSP để thành công phải tạo ra bầu không khí tâm lí giao tiếp thân
tình, cởi mở giữa GV-HS. Bầu không khí giao tiếp chính là các yếu tố tâm lí của
cả 2 phía GV, HS nảy sinh trong quá trình tiếp xúc.
Để bầu không khí GTSP góp phần tích cực vào quá trình giáo dục và dạy học
thì GV phải thực sự là chủ thể có ý thức tổ chức, xây dựng mối quan hệ này.
Câu 2: GTSP là gì? Phân tích VT GTSP trong việc hình thành nhân cách
người thầy giáo?
* Khái niệm GTSP
– Theo nghĩa rộng:
Giao tiếp sư phạm là quá trình tiếp xúc tâm lý đa chiều trong đó diễn ra sự trao
đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức và tác động qua lại lẫn nhau nhằm thiết lập
nên mối quan hệ đa chiều giữa nhà giáo dục với đối tượng giáo dục, giữa các
nhà giáo dục với các lực lượng giáo dục, giữa các nhà giáo dục với nhau để
cùng thực hiện mục đích giáo dục.
– Theo nghĩa hẹp:
Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc tâm lý đa chiều giữa giáo viên và học sinh
nhằm truyền đạt và lĩnh hội tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm sống, kỹ năng,
kỹ xảo nghề nghiệp, xây dựng và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh.
* VT GTSP trong việc hình thành nhân cách người thầy giáo
Bác Hồ đã từng nói: “Không có thầy giáo thì không có giáo dục, không có giáo
dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế và văn hóa”. Bác khẳng đinh
vai trò quang trọng, không thể thiếu của người giáo viên. Người giáo viên có
giỏi hay không được nhậnđịnh dựa trên năng lực sư phạm của họ, trong đó giao
tiếp sư phạm có vị trí quan trọng.
Câu 3: Trình bày khái niệm, chức năng của GTSP?
* Khái niệm GTSP
5
– Theo nghĩa rộng:
Giao tiếp sư phạm là quá trình tiếp xúc tâm lý đa chiều trong đó diễn ra sự trao
đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức và tác động qua lại lẫn nhau nhằm thiết lập
nên mối quan hệ đa chiều giữa nhà giáo dục với đối tượng giáo dục, giữa các
nhà giáo dục với các lực lượng giáo dục, giữa các nhà giáo dục với nhau để
cùng thực hiện mục đích giáo dục.
– Theo nghĩa hẹp:
Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc tâm lý đa chiều giữa giáo viên và học sinh
nhằm truyền đạt và lĩnh hội tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm sống, kỹ năng,
kỹ xảo nghề nghiệp, xây dựng và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh.
* Chức năng của GTSP
– Chức năng trao đổi thông tin (nội dung) đa chiều giữa các thành viên trong
giao tiếp sư phạm. Thông qua giao tiếp sư phạm nhà giáo dục trao đổi truyền
đạt tri thức, kinh nghiệm với nhau. Mỗi cá nhân vừa là nguồn phát thông tin vừa
là nơi tiếp nhận thông tin trong hoạt động giao tiếp sư phạm. Thu nhận và xử lý
thông tin là con đường quan trọng để phát triển nhân cách cho học sinh.
– Chức năng tri giác lẫn nhau trong giao tiếp sư phạm: Các thành viên có sự tác
động qua lại với nhau, qua đó làm bộc lộ cảm xúc, tạo ra những ấn tượng,
những cảm xúc mới giữa các chủ thể tham gia giao tiếp trong môi trường sư
phạm.
– Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau trong giao tiếp sư phạm: Khi giao
tiếp sư phạm mỗi chủ thể tự bộc lộ quan điểm, thái độ, thói quen.. của bản thân,
do đó các chủ thể có thể nhận thức được về nhau, qua đó tự đánh giá được về
bản thân mình và đánh giá được người giao tiếp với mình.
– Chức năng ảnh hưởng lẫn nhau trong giao tiếp sư phạm: Trên cơ sở nhận thức
và đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá được bản thân, trong giao tiếp sư phạm mỗi
chủ thể còn có khả năng ảnh hưởng tác động lẫn nhau như tác động đến nhận
thức, thái độ, hành vi…
– Chức năng phối hợp hoạt động sư phạm: Nhờ có quá trình giao tiếp sư phạm,
các nhà giáo dục có thể phối hợp hoạt động để cùng nhau giải quyết một nhiệm
vụ nào đó nhằm đạt tới mục tiêu chung của nhóm.
– Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách: Người học không thể tách mình
khỏi môi trường nhà trường, bạn bè, thầy cô giáo, những người làm quản lý
giáo dục… phạm vi giao tiếp sư phạm ngày càng được mở rộng. Qua đó cùng
6
với hoạt động của mỗi cá nhân người học thì giao tiếp sư phạm giúp con người
lĩnh hội được các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, năng lực…. để từ đó hình thành nên
nhân cách cho mình.
Câu 4: GTSP là gì? Trình bày chức năng của GTSP? Nêu 1 số trở ngại tâm
lí trong giao tiếp GV – HS?
* Khái niệm GTSP
– Theo nghĩa rộng:
Giao tiếp sư phạm là quá trình tiếp xúc tâm lý đa chiều trong đó diễn ra sự trao
đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức và tác động qua lại lẫn nhau nhằm thiết lập
nên mối quan hệ đa chiều giữa nhà giáo dục với đối tượng giáo dục, giữa các
nhà giáo dục với các lực lượng giáo dục, giữa các nhà giáo dục với nhau để
cùng thực hiện mục đích giáo dục.
– Theo nghĩa hẹp:
Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc tâm lý đa chiều giữa giáo viên và học sinh
nhằm truyền đạt và lĩnh hội tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm sống, kỹ năng,
kỹ xảo nghề nghiệp, xây dựng và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh.
* Chức năng của GTSP
– Chức năng trao đổi thông tin (nội dung) đa chiều giữa các thành viên trong
giao tiếp sư phạm. Thông qua giao tiếp sư phạm nhà giáo dục trao đổi truyền
đạt tri thức, kinh nghiệm với nhau. Mỗi cá nhân vừa là nguồn phát thông tin vừa
là nơi tiếp nhận thông tin trong hoạt động giao tiếp sư phạm. Thu nhận và xử lý
thông tin là con đường quan trọng để phát triển nhân cách cho học sinh.
– Chức năng tri giác lẫn nhau trong giao tiếp sư phạm: Các thành viên có sự tác
động qua lại với nhau, qua đó làm bộc lộ cảm xúc, tạo ra những ấn tượng,
những cảm xúc mới giữa các chủ thể tham gia giao tiếp trong môi trường sư
phạm.
– Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau trong giao tiếp sư phạm: Khi giao
tiếp sư phạm mỗi chủ thể tự bộc lộ quan điểm, thái độ, thói quen.. của bản thân,
do đó các chủ thể có thể nhận thức được về nhau, qua đó tự đánh giá được về
bản thân mình và đánh giá được người giao tiếp với mình.
– Chức năng ảnh hưởng lẫn nhau trong giao tiếp sư phạm: Trên cơ sở nhận thức
và đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá được bản thân, trong giao tiếp sư phạm mỗi
chủ thể còn có khả năng ảnh hưởng tác động lẫn nhau như tác động đến nhận
thức, thái độ, hành vi…
7
– Chức năng phối hợp hoạt động sư phạm: Nhờ có quá trình giao tiếp sư phạm,
các nhà giáo dục có thể phối hợp hoạt động để cùng nhau giải quyết một nhiệm
vụ nào đó nhằm đạt tới mục tiêu chung của nhóm.
– Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách: Người học không thể tách mình
khỏi môi trường nhà trường, bạn bè, thầy cô giáo, những người làm quản lý
giáo dục… phạm vi giao tiếp sư phạm ngày càng được mở rộng. Qua đó cùng
với hoạt động của mỗi cá nhân người học thì giao tiếp sư phạm giúp con người
lĩnh hội được các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, năng lực…. để từ đó hình thành nên
nhân cách cho mình.
* Một số trở ngại tâm lí trong giao tiếp GV – HS
Khi nói đến trở ngại tâm lý trong giao tiếp thông thường người ta cho rằng
đó là các khó khăn tâm lý trong giao tiếp và thường dùng các thuật ngữ khác
nhau như: ngăn cản, cản trở, hàng rào tâm lý….để miêu tả nó. Trở ngại tâm lý
trong giao tiếp là những cản trở tâm lý kìm hãm giao tiếp đạt hiệu quả.
Tác giả B.D Parưghin cho rằng: hàng rào tâm lý được hiểu ngầm như các
quá trình, các thuộc tính, các trạng thái của con người nói chung bao bọc tiềm
năng trí tuệ, tình cảm của con người.
Khi định nghĩa nội hàm khái niệm “trở ngại tâm lý trong giao tiếp sư
phạm” người ta thường dựa vào một trong những thông số của “hàng rào tâm
lý”, do vậy có thể hiểu khó khăn tâm lý trong giao tiếp là những trở ngại,
rào cản, cản trở tâm lý, đòi hỏi con người phải nỗ lực để vượt qua trong quá
trình tiếp xúc trao đổi thông tin.
Trở ngại tâm lý trong giao tiếp sư phạm thường biểu hiện ở ba mặt: nhận
thức – thái độ – hành vi.
– Nhận thức: là một trong những thành tố quan trọng của đời sống tâm lý con
người. Nhận thức giúp con người hiểu biết về các sự vật, hiện tượng, từ đó bày
tỏ thái độ, tình cảm và có hành vi tương ứng. Hoạt động giao tiếp sư phạm là
hoạt động đa dạng, phức tạp. Do đó, trong quá trình giao tiếp sư phạm không
phải lúc nào chủ thể giao tiếp cũng có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về nó. Chính
những nhận thức chưa đúng, chưa phù hợp là rào cản tâm lý gây nên những sai
lầm trong giao tiếp sư phạm của cá nhân khi nhận thức về bản thân, nhận thức
đối tượng giao tiếp.
– Thái độ: Họ thường thiếu khả năng kiềm chế cảm xúc – tình cảm của bản thân
khi giao tiếp với người khác.
8
– Hành vi: là bộ mặt đời sống tâm lý của con người. Đây là rào cản tâm lý biểu
hiện cụ thể, dễ nhận thức nhất trong giao tiếp sư phạm như hành vi ứng xử thiếu
tự tin, gò bó…
Ba mặt trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là một thể thống nhất trong
đời sống tâm lý của con người và tròn giao tiếp sư phạm.
Tuy nhiên có nhiều nguyên nhân khác nhau đã gây ra các trở ngại tâm lý
trong giao tiếp sư phạm như:
– Hoàn cảnh giao tiếp mới lạ;
– Tình huống giao tiếp bất ngờ, phức tạp;
– Tập quán thói quen trong giao tiếp khác nhau;
– Hiểu biết chưa đầy đủ về đối tượng giao tiếp;
– Làm tổn thương đối tượng giao tiếp;
– Thiếu sự tôn trọng, cầu thị trong giao tiếp.
Câu 5: GTSP là gì? Trình bày hình thức GTSP GV – HS?
* Khái niệm GTSP
– Theo nghĩa rộng:
Giao tiếp sư phạm là quá trình tiếp xúc tâm lý đa chiều trong đó diễn ra sự trao
đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức và tác động qua lại lẫn nhau nhằm thiết lập
nên mối quan hệ đa chiều giữa nhà giáo dục với đối tượng giáo dục, giữa các
nhà giáo dục với các lực lượng giáo dục, giữa các nhà giáo dục với nhau để
cùng thực hiện mục đích giáo dục.
– Theo nghĩa hẹp:
Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc tâm lý đa chiều giữa giáo viên và học sinh
nhằm truyền đạt và lĩnh hội tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm sống, kỹ năng,
kỹ xảo nghề nghiệp, xây dựng và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh.
* Các hình thức GTSP GV – HS
(1) căn cứ vào QHXH và khoảng cách không gian tiếp xúc
– GT trực tiếp giữa thầy giáo và học sinh
– GT gián tiếp để hiểu HS, GV có thể tiếp xúc với bạn bè của HS, PHHS…
(2) căn cứ vào môi trường trong nhà trường và ngoài nhà trường
– GTSP trong nhà trường
– GTSP ngoài nhà trường
(3) Căn cứ vào quy chế, quy định của luật phổ cập GD tiểu học và các điều luật
ban hành về bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em nước ta (1991)
– GTSP chính thức trên lớp học trong văn phòng nhà trường
– GTSP không chính thức, xảy ra ngoài nhà trường…
9
Câu 6: Nhà giáo dục người Nga từng nói “Nhân cách của người thầy là sức
mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay
thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn
đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác”.
(USIXKI)
Luận điểm đó gọi cho em những suy nghĩ gì về các phương tiện GTSP của
GV?
Các phương tiện GTSP
(1) Ngôn ngữ nói: Đảm bảo văn phong khoa học, dễ hiểu, đặc biệt là các KN
mới, ngữ pháp chuẩn TV, phát âm chuẩn,…
– Ngôn ngữ đối thoại
– Ngôn ngữ độc thoại
(2) Ngôn ngữ viết: viết bảng…theo dàn bài, trình tự logic của bài, các mục, đề
theo quy định, trình bày hợp lí
(3) Phi ngôn ngữ: hành vi, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, dáng đứng, dáng đi, tác
phong…
(4) Trang phục: Từ lâu trang phục, y phúc đã được con người sử dụng ronh giao
tiếp, đặc biệt là người lạ (chưa quen biết). Tục ngữ có câu “Quen nhau tin dạ, lạ
tin quần áo. Trang phục bao gồm: quần áo, mũ nón, thắt lưng… giầy dép và đồ
trang sức
– Trang phục trong GT thường được thực hiện qua các đặc trưng
+ Kiểu mooden: giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, vị trí xã hội, dân tộc….
+ Sắc màu: thay đổi theo tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vị trí xã hội…
– Trong GTSP trang phục của GV cần đạt những yêu cầu sau:
+ Đúng kiểu cách (Mặc sơ mi thì phải cho đuôi áo vào trong quần âu, có
thắt lưng da và được giặt là phẳng phiu, chân đi giầy da, đầu tóc sạch sẽ được
chải gọn gàng…), mặc không đúng kiểu sẽ tạo ra cho đối tượng giao tiếp nhận
xét không thiện cảm (nhất là lần đầu gặp mặt), sự kệch cỡm, lập dị… không tạo
không đúng kiểu cách gây rasự chú ý không chủ định ở ĐTGT, dễ ảnh hưởng
đến mục đích và nội dung của GT. Kiểu cách của VCNN đã được CP quy định.
– Sắc màu: Cần trang nhã, hài hòa (không lòe loẹt, sặc sỡ) tạo cảm giác an
toàn, yên tĩnh nơi học sinh.
+ Kiểu cách cùng với màu sắc trang phục của thầy cô đạt yêu cầu chuẩn
mực lịch sự, văn minh để học sinh noi theo mà học tập.
10
– Trang phục, bản thân nó không mang ý nghĩa tâm lí nhưng được thầy cô
sử dụng thì nó phản ánh các ND tâm lí:
+ Tính cách chu đáo, cẩn thận, cẩu thả, luộm thuộm
+ Ngăn nắp, gọn gàng, tùy tiện
+ Cầu kì, đơn giản
+ Tế nhị, kín đáo, phô trương hình thức, khiêu gợi
+ Đứng đắn, nghiêm chỉnh, lịch sự, tôn trọng moi người…
Tóm lại, trang phục của GV cần đúng kiểu cách, sắc màu trang nhã thể
hiện được chuẩn màu trang phục của GV được XH thừa nhận. Để các em noi
theo học tập. Trang phục là 1 phần định hướng GT, góp phần thành công trong
GTSP.
(5) Sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu, vở ghi (HS), cần được thầy cô giáo
hướng dẫn cách học và làm bài, khuyến khích HS làm BTVN và học hỏi ở nhà
nên ghi chép ở lớp những gì? Cần được hướng dẫn rõ ràng.
Câu 7: Nguyên tắc GTSP là gì? Hãy phân tích bản chất, vai trò của NTSP
từ đó đưa ra KL hợp lí?
* Khái niệm nguyên tắc giao tiếp sư phạm
Là hệ thống những quan điểm chỉ đạo, định hướng thái độ và hành vi ứng xử,
đồng thời chỉ đạo việc lựa chọn các phương pháp, phương tiện giao tiếp của
giáo viên với học sinh, với đồng nghiệp và các lực lượng giáo dục khác.
Qua khái niệm trên ta thấy:
– Nguyên tắc giao tiếp sư phạm là kim chỉ nam cho quan hệ giao tiếp ứng xử sư
phạm giữa giáo viên với học sinh, giáo viên với giáo viên, giáo viên với các lực
lượng giáo dục khác. Nó được hình thành từ vốn sống, kinh nghiệm nghề
nghiệp và được rèn luyện trong quá trình tham gia vào hoạt động sư phạm.
– Nguyên tắc giao tiếp sư phạm mang tính chất tương đối ổn định và bền vững,
có tác dụng chỉ đạo, định hướng, điều chỉnh thái độ và các phản ứng hành vi của
giáo viên trong quan hệ giao tiếp với học sinh, đồng nghiệp…
Các nguyên tắc sư phạm
Trong quá trình giao tiếp sư phạm, người giáo viên cần phải tuân thủ các
nguyên tắc giao tiếp sư phạm sau:
(1)Tính mô phạm
11
– Thực chất của nguyên tắc này là sự mẫu mực trong nhân cách của người giáo
viên. Đây cũng chính là “điều kiện tiên quyết” quyết định sự thành công trong
giao tiếp sư phạm của người giáo viên. Tại sao lại như vậy?
– Bởi thầy giáo là nhân vật trung tâm của giáo dục. Toàn bộ kết quả của công tác
giáo dục đều phụ thuộc vào nhân cách của người thầy giáo. Hàng ngày học sinh
đều nhìn vào người thầy giáo để học tập, đánh giá. Không một quyển sách,
không một lời giáo huấn, một sự khen thưởng hay trừng phạt nào lại có thể thay
thế được ảnh hưởng trực tiếp của nhân cách người thầy giáo đến học sinh. Tại
sao đối với cùng một đối tượng giáo dục, giáo viên này dùng mọi lời trách
mắng, răn đe, thậm chí doạ nạt mà học sinh cũng chẳng nghe lời, còn giáo viên
khác chỉ cần có mặt là mọi việc đâu vào đấy. Tại sao cùng một biện pháp sư
phạm mà giáo viên sử dụng thì đem lại thành công tốt đẹp, còn giáo viên khác
sử dụng lại không có kết quả … Tất cả đều do nhân cách của người giáo viên
quyết định. Bởi thế người ta mới khẳng định rằng, nghề thầy giáo là nghề “dùng
nhân cách để giáo dục nhân cách”, tức là dùng nhân cách của ông thầy là công
cụ, phương tiện… để giáo dục nhân cách của học trò.
– Vì vậy muốn thành công trong hoạt động sư phạm thì trước tiên mỗi người
giáo viên cần không ngừng rèn luyện mình để có một nhân cách mẫu mực.
Sự mẫu mực trong nhân cách của người thầy giáo được thể hiện như sau:
– Có đạo đức, tư thế, tác phong mẫu mực trước học sinh. Đạo đức, tư thế, tác
phong mẫu mực cần thiết đối với tất cả mọi người, xong đặc biệt quan trọng đối
với người giáo viên khi đứng trước học sinh bởi mọi hành vi, cử chỉ, điệu bộ…
của giáo viên đều không thể lọt qua cặp mắt quan sát tinh tường của hàng chục,
hàng trăm… học sinh. Những điều tốt của thầy, cô giáo được học sinh bắt chước
và học tập. Còn những điều xấu của giáo viên thì sẽ bị các học trò phê phán,
bình luận. Điều đó chứng tỏ đạo đức, tư thế, tác phong của người giáo viên là
hết sức quan trọng. Do vậy, thầy, cô giáo phải là tấm gương sáng để học sinh
noi theo. Chính vì thế mà khi sinh thời Bác Hồ đã luôn căn dặn: “Các thầy giáo,
cô giáo phải luôn luôn kiểu mẫu cho học sinh noi theo”.
– Người giáo viên cần có một cuộc sống mẫu mực, có cử chỉ đẹp, dáng điệu
khoan thai, đàng hoàng, đĩnh đạc. Quần áo, cách ăn mặc bao giờ cũng giản dị,
sạch sẽ, phù hợp với nghề nghiệp. Nơi ở cũng như chỗ làm việc phải luôn gọn
gàng, ngăn nắp. Nói năng nhẹ nhàng, từ tốn, không có những lời lẽ cục cằn, thô
lỗ.
12
– Những nét cá tính, đạo đức, tư thế tác phong nói trên không chỉ chứng tỏ thái
độ lịch sự, có văn hoá của người thầy giáo đối với học sinh, đồng nghiệp, phụ
huynh… mà còn lại sự tự trọng đối với bản thân của người giáo viên.
– Sự mẫu mực trong nhân cách của người thầy giáo còn thể hiện ở cách đối với,
giao thiệp với học sinh, đồng nghiệp, phụ huynh… bao giờ cũng tỏ ra nhã nhặn,
tế nhị, thận trọng, từ tốn và ý tứ trong các mối quan hệ.
– Sự mẫu mực trong nhân cách của người thầy giáo là một trong những cơ sở
đảm bảo uy tín cao của người giáo viên và có tác dụng quyết định đến việc hình
thành nhân cách của học sinh, đồng thời phản ánh trình độ văn hoá của người
giáo viên. Vì vậy mỗi thầy cô giáo phải không ngừng rèn luyện mình trở thành
con người mẫu mực, có lương tâm trong sáng, có lí tưởng cao đẹp… để gây
được ấn tượng tốt đẹp trong lòng học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp…
(2) Tôn trọng nhân cách của đối tượng giao tiếp
Tôn trọng nhân cách của đối tượng giao tiếp tức là tôn trọng nhân cách của
nhau. Điều đó có nghĩa là trong giao tiếp sư phạm, thầy và trò đều phải tôn
trọng nhân cách của nhau. Tôn trọng nhân cách của nhau là tôn trọng phẩm giá,
tâm tư, nguyện vọng… của nhau, không ép buộc nhau bằng cường quyền, uy
lực.
Trong giao tiếp sư phạm, người thầy giáo tôn trọng nhân cách của học sinh
được biểu hiện ở chỗ:
– Coi học sinh (dù nhỏ hay lớn) đều là một con người. Vì thế họ có đầy đủ các
quyền con người như quyền được học tập, được vui chơi, được lao động…,
được bình đẳng với các học sinh khác, với mọi người trong các mối quan hệ xã
hội.
– Để tôn trọng nhân cách của học sinh, người giáo viên không nên kiêu căng, tự
phụ, tự cho mình giỏi hơn, có nhiều quyền lực hơn… bởi nếu kiêu căng, tự phụ
dễ làm nảy sinh tư tưởng, hành vi ứng xử coi thường học sinh, khinh bỉ họ và đi
đến vi phạm nhân quyền của họ.
– Biết lắng nghe ý kiến của học sinh, gợi lên những nhu cầu chính đáng của các
em. Không cắt ngang lời các em bằng các cử chỉ, điệu bộ như xem đồng hồ,
phẩy tay, nhìn đi chỗ khác… khi học sinh nói, giáo viên hãy nghe cho hết ý với
thái độ trân trọng, đừng ngắt lời, đừng tranh nói. Điều gì học sinh nói chưa rõ
thì đề nghị các em nói lại, giáo viên chớ tự phụ cho rằng mọi cái mình đều biết
rồi mà gạt đi không nghe hết.
13
– Tôn trọng nhân cách của học sinh còn thể hiện rõ nét ở hành vi giao tiếp có
văn hoá của người giáo viên. Bất luận trong trường hợp nào dù học sinh có
phạm sai lầm đến đâu thì giáo viên cũng không nên dùng những lời lẽ để sỉ vả,
nhục mạ, xúc phạm đến nhân cách của các em, nhất là ở nơi công cộng, chỗ
đông người.
– Có thái độ ân cần, niềm nở, thể hiện các phản ứng biểu cảm của mình một
cách chân thành, trung thực.
– Tôn trọng nhân cách của học sinh còn thể hiện ở trang phục, đầu tóc của giáo
viên gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp với nghề nghiệp. Nếu trang phục của giáo viên
luộm thuộm, nhàu nát, bẩn thỉu, đầu tóc quá cầu kỳ, kiểu cách chạy theo mốt…
đều là biểu hiện thiếu tôn trọng học sinh và thiếu tôn trọng bản thân.
– Tôn trọng học sinh trước hết là phải trong ý thức thường trực của mỗi giáo
viên đối với học sinh bởi tôn trọng học sinh chính là tôn trọng mình, tôn trọng
nghề nghiệp của mình.
– Còn học sinh, trong giao tiếp với các thầy, cô giáo cũng phải ý thức được rằng,
cần phải tôn trọng thầy, cô giáo bởi thầy, cô giáo là người thay mặt gia đình, xã
hội để dạy dỗ mình nên người. Cổ nhân có câu: “Không thầy đố mày làm nên”
hoặc “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” ; “Một ngày làm thầy, cả đời làm cha”…
– Từ những phân tích ở trên ta thấy, trong giao tiếp sư phạm cả thầy và trò đều
phải tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng nhân cách của nhau cũng chính là tôn trọng
nhân cách của chính mình. Tuy nhiên người thầy giáo cần thể hiện trước để học
sinh noi theo.
(3) Có thiện chí trong giao tiếp với học sinh
– Thiện chí trong giao tiếp sư phạm là thể hiện đạo đức của người giáo viên khi
tham gia vào quá trình giao tiếp. Đây chính là “cái tâm”, là lòng nhân hậu của
người thầy giáo. Đó cũng chính là phẩm chất đạo đức của người giáo viên trong
quan hệ với học sinh, đồng nghiệp…
– Bản chất của cái thiện trong giao tiếp sư phạm của người giáo viên được thể
hiện ở sự tin tưởng học sinh, đồng nghiệp… luôn nghĩ tốt về họ, giành những
tình cảm tốt đẹp và đem lại niềm vui cho họ, luôn động viên, khuyến khích họ
làm việc tốt.
– Thiện chí còn có nghĩa là giành những điều kiện thuận lợi cho học sinh thể
hiện được ứng thú, cá tính của mình trong học tập, trong quan hệ với mọi người.
Không nghĩ xấu về các em ngay cả khi các em vô tình vi phạm nội quy, quy
14
định của trường, lớp… đồng thời giành những thuận lợi cho cả đồng nghiệp,
phụ huynh trong công việc, hoạt động…
– Thiện chí của người giáo viên trong giao tiếp sư phạm còn thể hiện ở sự công
bằng trong nhận xét, đánh giá đồng thời đánh giá mang tính chất động viên,
khuyến khích học sinh. Đây chính là cách “tạm ứng niềm tin” cho học sinh,
khích lệ các em cố gắng vươn lên để xứng đáng với lòng tin mà giáo viên đã gửi
gắm vào các em. Đây cũng chính là cách thức giáo dục theo phương châm
“Giáo dục đi trước sự phát triển” trong giới hạn cho phép. Chính sự đánh giá
công bằng, có tính chất khuyến khích đó đã nâng học sinh lên cao hơn cái hiện
có một chút để tạo cho các em có một sức bật vươn lên phía trước, vươn tới sự
hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn. Điều đó được thể hiện qua cách đánh giá của giáo
viên với học sinh: “Em còn có thể đạt được kết quả tốt hơn…” hoặc “Nếu em cố
gắng hơn một chút thì kết quả sẽ tốt hơn thế”…
(4)Đồng cảm trong giao tiếp sư phạm
– Nguyên tắc này được hiểu là thầy, cô giáo biết đặt vị trí của mình vào vị trí của
học sinh, biết sống trong niềm vui, nỗi buồn của các em để cùng rung cảm, cùng
suy nghĩ với các em.
– Chính nhờ sự đồng cảm với học sinh mà thầy, cô giáo mới hiểu được suy nghĩ
và hành của học sinh, từ đó có những phương pháp ứng xử phù hợp với đặc
điểm tâm – sinh lí của các em nhằm đạt được mục đích đề ra.
– Sự đồng cảm trong giao tiếp sư phạm có một vai trò quan trọng giúp cho thầy
và trò hiểu biết lẫn nhau để từ đó ảnh hưởng tới nhau, rung cảm lẫn nhau, gắn
bó với nhau… khiến cho giao tiếp sư phạm của họ thành công hơn.
– Ngược lại với sự đồng cảm là cách giải quyết cứng nhắc, duy ý chí gây nên sự
bực bội, cáu gắt, làm tổn thương tình cảm của nhau khiến cho khoảng cách giữa
thầy và trò ngày càng xa và đương nhiên quá trình giao tiếp giữa họ bị gián
đoạn, ngắt quãng để lại “dấu ấn” không tốt trong quan hệ thầy trò.
(5) Có niềm tin trong giao tiếp sư phạm
Một điều kiện tiên quyết của mọi sự tiếp xúc giữa con người với con
người là tin tưởng ở đối tượng giao tiếp của mình. Trong giao tiếp sư phạm
cũng vậy, thầy và trò chỉ đạt được mục đích khi cả hai bên đều có sự tin tưởng
lẫn nhau. Trò tin vào thầy thì mới bộc bạch hết suy nghĩ và cảm nhận của mình
về vấn đề này hay vấn đề khác, về những điều thầm kín, riêng tư của mình. Lúc
đó các em coi thầy cô là những người bạn lớn tin cậy của mình, sẵn sàng giúp
15
đỡ mình trong lúc khó khăn. Nếu mình chẳng may vấp ngã thì thầy cô là người
nâng đỡ, vực mình dậy, chỉ rõ những lỗi lầm mà mình mắc phải và cách thức để
vượt qua. Còn thầy cô cũng cần có niềm tin đối với học trò của mình rằng các
em có lớn mà chưa có khôn, cần phải dạy dỗ, khuyên nhủ các em nhận thức rõ
cái đúng, cái sai, cái cần học và cái không nên học để hình thành cho các em
thói quen ứng xử có văn hoá với mọi người trong xã hội, với thầy cô, bạn bè.
* Vai trò:
– NT GTSP mang tính bền vững, ổn định, chỉ đạo, định hướng, điều chỉnh các
phản ứng hành vi của GV và HS
– Đảm bảo tính chuẩn mực trong GTSP của GV và góp phần vào hiểu quả của
quá trình GTSP
– Góp phần vào việc hoàn thiện nhân cách người GV vừa góp phần hình thành
và phát triển nhân cách HS
* Kết luận:
Giao tiếp sư phạm (GTSP) là:
– Một hệ thống phức tạp.
– Một quá trình sáng tạo để giảiquyết các nhiệm vụ giáo dục, họctập.
– Để đạt hiệu quả tối ưu trong GTSPcần tuân thủ theo 4 nguyên tắc cơbản trên
Câu 8: NTSP là gì? Hãy phân tích VT của NT GTSP “tôn trọng nhân cách
của nhau”, từ đó rút ra kết luận cần thiết?
*Khái niệm nguyên tắc giao tiếp sư phạm
Là hệ thống những quan điểm chỉ đạo, định hướng thái độ và hành vi ứng xử,
đồng thời chỉ đạo việc lựa chọn các phương pháp, phương tiện giao tiếp của
giáo viên với học sinh, với đồng nghiệp và các lực lượng giáo dục khác.
Qua khái niệm trên ta thấy:
– Nguyên tắc giao tiếp sư phạm là kim chỉ nam cho quan hệ giao tiếp ứng xử sư
phạm giữa giáo viên với học sinh, giáo viên với giáo viên, giáo viên với các lực
lượng giáo dục khác. Nó được hình thành từ vốn sống, kinh nghiệm nghề
nghiệp và được rèn luyện trong quá trình tham gia vào hoạt động sư phạm.
– Nguyên tắc giao tiếp sư phạm mang tính chất tương đối ổn định và bền vững,
có tác dụng chỉ đạo, định hướng, điều chỉnh thái độ và các phản ứng hành vi của
giáo viên trong quan hệ giao tiếp với học sinh, đồng nghiệp…
* NT “tôn trọng nhân cách của nhau”
16
– Tôn trọng nhân cách của đối tượng giao tiếp tức là tôn trọng nhân cách của
nhau. Điều đó có nghĩa là trong giao tiếp sư phạm, thầy và trò đều phải tôn
trọng nhân cách của nhau. Tôn trọng nhân cách của nhau là tôn trọng phẩm giá,
tâm tư, nguyện vọng… của nhau, không ép buộc nhau bằng cường quyền, uy
lực.
– Trong giao tiếp sư phạm, người thầy giáo tôn trọng nhân cách của học sinh
được biểu hiện ở chỗ:
– Coi học sinh (dù nhỏ hay lớn) đều là một con người. Vì thế họ có đầy đủ các
quyền con người như quyền được học tập, được vui chơi, được lao động…,
được bình đẳng với các học sinh khác, với mọi người trong các mối quan hệ xã
hội.
– Để tôn trọng nhân cách của học sinh, người giáo viên không nên kiêu căng, tự
phụ, tự cho mình giỏi hơn, có nhiều quyền lực hơn… bởi nếu kiêu căng, tự phụ
dễ làm nảy sinh tư tưởng, hành vi ứng xử coi thường học sinh, khinh bỉ họ và đi
đến vi phạm nhân quyền của họ.
– Biết lắng nghe ý kiến của học sinh, gợi lên những nhu cầu chính đáng của các
em. Không cắt ngang lời các em bằng các cử chỉ, điệu bộ như xem đồng hồ,
phẩy tay, nhìn đi chỗ khác… khi học sinh nói, giáo viên hãy nghe cho hết ý với
thái độ trân trọng, đừng ngắt lời, đừng tranh nói. Điều gì học sinh nói chưa rõ
thì đề nghị các em nói lại, giáo viên chớ tự phụ cho rằng mọi cái mình đều biết
rồi mà gạt đi không nghe hết.
– Tôn trọng nhân cách của học sinh còn thể hiện rõ nét ở hành vi giao tiếp có
văn hoá của người giáo viên. Bất luận trong trường hợp nào dù học sinh có
phạm sai lầm đến đâu thì giáo viên cũng không nên dùng những lời lẽ để sỉ vả,
nhục mạ, xúc phạm đến nhân cách của các em, nhất là ở nơi công cộng, chỗ
đông người.
– Có thái độ ân cần, niềm nở, thể hiện các phản ứng biểu cảm của mình một
cách chân thành, trung thực.
– Tôn trọng nhân cách của học sinh còn thể hiện ở trang phục, đầu tóc của giáo
viên gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp với nghề nghiệp. Nếu trang phục của giáo viên
luộm thuộm, nhàu nát, bẩn thỉu, đầu tóc quá cầu kỳ, kiểu cách chạy theo mốt…
đều là biểu hiện thiếu tôn trọng học sinh và thiếu tôn trọng bản thân.
17
– Tôn trọng học sinh trước hết là phải trong ý thức thường trực của mỗi giáo
viên đối với học sinh bởi tôn trọng học sinh chính là tôn trọng mình, tôn trọng
nghề nghiệp của mình.
– Còn học sinh, trong giao tiếp với các thầy, cô giáo cũng phải ý thức được rằng,
cần phải tôn trọng thầy, cô giáo bởi thầy, cô giáo là người thay mặt gia đình, xã
hội để dạy dỗ mình nên người. Cổ nhân có câu: “Không thầy đố mày làm nên”
hoặc “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” ; “Một ngày làm thầy, cả đời làm cha”…
* Kết luận:
Từ những phân tích ở trên ta thấy, trong giao tiếp sư phạm cả thầy và trò đều
phải tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng nhân cách của nhau cũng chính là tôn trọng
nhân cách của chính mình. Tuy nhiên người thầy giáo cần thể hiện trước để học
sinh noi theo.
– Trong giao tiếp coi học sinh là con người với đầy đủ các quyền được vui chơi,
học tập, lao động, bình đẳng trong các mối quan hệ xã hội.
– Tôn trọng nhân cách học sinh, có thể quan sát các biểu hiện:
+ Biết lắng nghe học sinh trình bày ý muốn, nguyện vọng của mình,
không nên ngắt lời học sinh.
+ Biết thể hiện các phản ứng biểu cảm của mình một cách chân thành với
học sinh.
+ Không dùng từ ngữ, câu xúc phạm đến nhân cách học sinh
+ Tránh những hành vi bộc phát, ngẫu nhiên khi tiếp xúc với học sinh.
+Trang phục gọn gàng, sạch sẽ, không lôi thôi, luộm thuộm.
+ Tôn trọng nhân cách học sinh chính là tôn trọng nhân cách giáo viên.
Câu 9: : NTSP là gì? Hãy phân tích VT của NT GTSP “có thiện chí”, từ đó
rút ra kết luận cần thiết?
* Khái niệm nguyên tắc giao tiếp sư phạm
Là hệ thống những quan điểm chỉ đạo, định hướng thái độ và hành vi ứng xử,
đồng thời chỉ đạo việc lựa chọn các phương pháp, phương tiện giao tiếp của
giáo viên với học sinh, với đồng nghiệp và các lực lượng giáo dục khác.
Qua khái niệm trên ta thấy:
– Nguyên tắc giao tiếp sư phạm là kim chỉ nam cho quan hệ giao tiếp ứng xử sư
phạm giữa giáo viên với học sinh, giáo viên với giáo viên, giáo viên với các lực
lượng giáo dục khác. Nó được hình thành từ vốn sống, kinh nghiệm nghề
nghiệp và được rèn luyện trong quá trình tham gia vào hoạt động sư phạm.
18
– Nguyên tắc giao tiếp sư phạm mang tính chất tương đối ổn định và bền vững,
có tác dụng chỉ đạo, định hướng, điều chỉnh thái độ và các phản ứng hành vi của
giáo viên trong quan hệ giao tiếp với học sinh, đồng nghiệp…
* NT có thiện chí trong giao tiếp với học sinh
– Thiện chí trong giao tiếp sư phạm là thể hiện đạo đức của người giáo viên khi
tham gia vào quá trình giao tiếp. Đây chính là “cái tâm”, là lòng nhân hậu của
người thầy giáo. Đó cũng chính là phẩm chất đạo đức của người giáo viên trong
quan hệ với học sinh, đồng nghiệp…
– Bản chất của cái thiện trong giao tiếp sư phạm của người giáo viên được thể
hiện ở sự tin tưởng học sinh, đồng nghiệp… luôn nghĩ tốt về họ, giành những
tình cảm tốt đẹp và đem lại niềm vui cho họ, luôn động viên, khuyến khích họ
làm việc tốt.
– Thiện chí còn có nghĩa là giành những điều kiện thuận lợi cho học sinh thể
hiện được ứng thú, cá tính của mình trong học tập, trong quan hệ với mọi người.
Không nghĩ xấu về các em ngay cả khi các em vô tình vi phạm nội quy, quy
định của trường, lớp… đồng thời giành những thuận lợi cho cả đồng nghiệp,
phụ huynh trong công việc, hoạt động…
– Thiện chí của người giáo viên trong giao tiếp sư phạm còn thể hiện ở sự công
bằng trong nhận xét, đánh giá đồng thời đánh giá mang tính chất động viên,
khuyến khích học sinh. Đây chính là cách “tạm ứng niềm tin” cho học sinh,
khích lệ các em cố gắng vươn lên để xứng đáng với lòng tin mà giáo viên đã gửi
gắm vào các em. Đây cũng chính là cách thức giáo dục theo phương châm
“Giáo dục đi trước sự phát triển” trong giới hạn cho phép. Chính sự đánh giá
công bằng, có tính chất khuyến khích đó đã nâng học sinh lên cao hơn cái hiện
có một chút để tạo cho các em có một sức bật vươn lên phía trước, vươn tới sự
hoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn. Điều đó được thể hiện qua cách đánh giá của giáo
viên với học sinh: “Em còn có thể đạt được kết quả tốt hơn…” hoặc “Nếu em cố
gắng hơn một chút thì kết quả sẽ tốt hơn thế”…
* Kết luận
– Nhiệm vụ của giáo viên là truyền đạt tri thức cho học sinh, với thiện chí của
mình giáo viên đem hết tài năng, trí lực ra hướng d ẫn học sinh.
– Thiện ý của giáo viên rõ nét nhất trong đánh giá, nhận xét học sinh khi làm
bài. Trong trường hợp đặc biệt, giáo viên “tạm ứng ni ềm tin” đ ể học sinh phấu
đấu vươn lên.
19
– Thiện ý còn thể hiện trong việc giao công việc lớp cho học sinh. Đôi lúc giáo
viên còn phải làm “trọng tài” phân xử việc mất sách giáo khoa, mất ti ền,…
những trường hợp này đòi hỏi giáo viên phải có hành vi ứng xử “hướng thiện và
hành thiện”
– Giúp học sinh nhận thức rằng khi giáo viên trách phạt, phê bình, phạt lao
động… đều xuất phát từ thiện ý tốt của thầy cô vì sự trưởng thành nhân cách
học sinh.
Câu 10: NTSP là gì? Hãy phân tích VT của NT GTSP “đồng cảm”, từ đó
rút ra kết luận cần thiết?
* Khái niệm nguyên tắc giao tiếp sư phạm:
Là hệ thống những quan điểm chỉ đạo, định hướng thái độ và hành vi ứng xử,
đồng thời chỉ đạo việc lựa chọn các phương pháp, phương tiện giao tiếp của
giáo viên với học sinh, với đồng nghiệp và các lực lượng giáo dục khác.
Qua khái niệm trên ta thấy:
– Nguyên tắc giao tiếp sư phạm là kim chỉ nam cho quan hệ giao tiếp ứng xử sư
phạm giữa giáo viên với học sinh, giáo viên với giáo viên, giáo viên với các lực
lượng giáo dục khác. Nó được hình thành từ vốn sống, kinh nghiệm nghề
nghiệp và được rèn luyện trong quá trình tham gia vào hoạt động sư phạm.
– Nguyên tắc giao tiếp sư phạm mang tính chất tương đối ổn định và bền vững,
có tác dụng chỉ đạo, định hướng, điều chỉnh thái độ và các phản ứng hành vi của
giáo viên trong quan hệ giao tiếp với học sinh, đồng nghiệp…
* NT “đồng cảm”
– Nguyên tắc này được hiểu là thầy, cô giáo biết đặt vị trí của mình vào vị trí của
học sinh, biết sống trong niềm vui, nỗi buồn của các em để cùng rung cảm, cùng
suy nghĩ với các em.
– Chính nhờ sự đồng cảm với học sinh mà thầy, cô giáo mới hiểu được suy nghĩ
và hành của học sinh, từ đó có những phương pháp ứng xử phù hợp với đặc
điểm tâm – sinh lí của các em nhằm đạt được mục đích đề ra.
– Sự đồng cảm trong giao tiếp sư phạm có một vai trò quan trọng giúp cho thầy
và trò hiểu biết lẫn nhau để từ đó ảnh hưởng tới nhau, rung cảm lẫn nhau, gắn
bó với nhau… khiến cho giao tiếp sư phạm của họ thành công hơn.
– Ngược lại với sự đồng cảm là cách giải quyết cứng nhắc, duy ý chí gây nên sự
bực bội, cáu gắt, làm tổn thương tình cảm của nhau khiến cho khoảng cách giữa
20
thầy và trò ngày càng xa và đương nhiên quá trình giao tiếp giữa họ bị gián
đoạn, ngắt quãng để lại “dấu ấn” không tốt trong quan hệ thầy trò.
* Kết luận:
– Nguyên tắc này được hiểu là giáo viên biết đặt vị trí mình vào vị trí học sinh
trong quá trình giao ti ếp sư phạm. Nhờ có sự đồng cảm, giáo viên mới có biện
pháp giảng dạy, giáo dục có hiệu quả. Đồng cảm là cơ sở hình thành mọi hành
vi ứng xử nhân hậu, độ lượng, khoan dung đối với học sinh. Ngược với sự đồng
cảm là cách giải quyết cứng nhắc, theo nội quy mà áp dụng. Để thực hiện hành
vi ứng xử với học sinh theo nguyên tắc này giáo viên phải quan tâm, tìm hi ểu,
nắm vững hoàn cảnh gia đình các em.
– Các nguyên tắc giao tiếp sư phạm phân tích trên bao giờ cũng thống nhất, tác
động qua l ại biện chứng nhau. Những nguyên tắc này nhằm hoàn thi ện nhân
cách giáo viên góp phần xây dựng, phát triển nhân cách học sinh.
Câu 11: Phân tích bản chất, đặc trưng của PC GTSP. Cho VD minh họa?
* Khái niệm phong cách giao tiếp sư phạm:
Là toàn bộ hệ thống các phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng hành động
tương đối ổn định và bền vững của giáo viên và học sinh trong quá trình tiếp
xúc nhằm truyền đạt và lĩnh hội các tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm, kĩ
năng, kĩ xảo nghề nghiệp, xây dựng và phát triển toàn diện nhân cách của học
sinh.
Phong cách giao tiếp sư phạm cũng bao hàm hai phần:
Phần ổn định tương đối:
– Bao gồm những tác phong, hành vi… tương đối ổn định và bền vững do tính
chất của hệ thần kinh và giác quan, do các phản xạ có điều kiện đã được củng
cố khá bền vững… quy định nên.
– Điều đó có nghĩa là những tác phong, những hành vi tập nhiễm lâu ngày đã
được củng cố trở thành thói quen hành vi rất khó xoá bỏ. Chẳng hạn, hành vi
khoanh tay trước ngực, cúi đầu chào người lớn của trẻ nhỏ. Hành vi này của trẻ
được cha mẹ, người lớn dạy cho trẻ từ lúc còn nhỏ. Trong suốt quá trình lớn lên
của trẻ, các hành vi này thường xuyên được lặp đi lặp lại trong cuộc sống trở
thành thói quen của trẻ. Vì vậy, dù ở bất kì nơi đâu, trong hoàn cảnh nào hễ cứ
gặp người lớn hơn là trẻ đều có thói quen chào hỏi lễ phép như vậy. Giờ đây khi
đã trưởng thành, nhiều sinh viên vẫn có thói quen chào hỏi lễ phép như thế.
– Mặt khác, quan hệ xã hội được củng cố lâu ngày sẽ tạo nên thói quen giao tiếp.
Chẳng hạn, làm thầy giáo lâu năm thường có tác phong mô phạm như: Lúc nào
21
cũng ung dung thư thái, nói năng rõ ràng, rành mạch, cư xử tế nhị, quần áo gọn
gàng, nơi làm việc ngăn nắp… những thói quen giao tiếp này là một bộ phận
của phong cách giao tiếp sư phạm của người giáo viên.
Phần linh hoạt mềm dẻo:
– Đó là những hành vi cử chỉ rất linh hoạt và cơ động, xuất hiện nhanh chóng,
bất thường để giúp người giáo viên mau chóng thích ứng với sự biến động, hay
thay đổi của môi trường làm việc (học sinh ở các lớp học khác nhau, khoá học
khác nhau, trong các tình huống khác nhau, có độ tuổi khác nhau, trình độ phát
triển trí tụê khác nhau, đặc điểm tâm sinh lí khác nhau…), môi trường sống. Sự
thay đổi của môi trường sống và môi trường làm việc là nguyên nhân trực tiếp
làm thay đổi phong cách giao tiếp sư phạm của người giáo viên.
– Môi trường sống ở đây bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Chính môi trường xã hội đã quyết định sự linh hoạt và cơ động của cá nhân
người thầy giáo và được thể hiện trong phong cách giao tiếp sư phạm của họ.
– Bên cạnh đó, sự thay đổi của các mối quan hệ xã hội cũng làm cho phong cách
giao tiếp sư phạm của người thầy giáo biến đổi theo bởi vì, sự thay đổi các quan
hệ xã hội, vị thế xã hội buộc người giáo viên phải có cách ứng xử cho phù hợp.
Cụ thể một người trước đây chỉ là giáo viên bộ môn thì quan hệ giữa anh ta với
các giáo viên khác chỉ đơn thuần là quan hệ đồng nghiệp, nay anh ta được bổ
nhiệm làm phó hiệu trưởng của trường vì thế quan hệ của anh ta với các giáo
viên khác đã có sự thay đổi, đó là quan hệ giữa người lãnh đạo với cấp dưới.
Như vậy, quan hệ xã hội giữa họ đã có sự thay đổi, buộc anh ta phải thay đổi
phong cách ứng xử của mình, bởi nếu không có phong cách ứng xử mới thì hoạt
động quản lí lãnh đạo của anh ta sẽ không có hiệu quả hoặc có hiệu quả rất kém.
Ứng xử là biểu hiện cụ thể của giao tiếp. Vì vậy khi phong cách ứng xử thay đổi
thì cũng có nghĩa là phong cách giao tiếp sư phạm của người thầy giáo đó cũng
có sự biến đổi theo.
* Ví dụ:
Lớp anh/chị làm chủ nhiệm có một vài em học sinh hư thường bị ghi tên vào sổ
đầu bài. Vì thế mà sổ đầu bài thường bị các em này tẩy xóa, thậm chí làm mất.
Anh/chị đã chắc chắn “thủ phạm” là những em học sinh cá biệt đó, nhưng vì
không có bằng chứng cụ thể nên các em chối cãi, không nhận lỗi.
Làm thế nào để các em đó nhận lỗi và chấm dứt tình trạng này?
(1) Anh/chị giao trách nhiệm cho ban cán sự lớp theo dõi và bằng mọi
cách phát hiện ra thủ phạm, nếu không sẽ trừng phạt cả lớp.
22
(2) Anh/chị dùng “quyền uy” của giáo viên chủ nhiệm lớp, bắt buộc
những em học sinh đó nhận lỗi và chịu hình phạt thích đáng. Nếu các
em vẫn “cứng đầu, cứng cổ” không chịu nhận, anh/chị sẽ mời phụ
huynh những em học sinh đó đến gặp hoặc anh/chị sẽ đề nghị Hiệu
trưởng kỷ luật buộc thôi học.
(3) Anh/chị nhắc nhở chung cả lớp về hiện tượng sổ đầu bài bị tẩy xóa
và “tin tưởng” giao cho một trong những học sinh mà anh/chị cho là
“thủ phạm” giữ sổ, đồng thời cũng đề ra ngay một số yêu cầu về trách
nhiệm của người giữ sổ đầu bài. Hãy thể hiện rằng bạn rất tin tưởng em
đó và kịp thời khen ngợi em ngay khi em có một vài tiến bộ nào đó.
– Hãy phân tích hành động của cô giáo H và cho biết cô giáo đã sử dụng phong
cách giao tiếp sư phạm nào khi xử lý tình huống như sau. Thử hình dung những
hậu
quả
có
thể
xảy
ra
sau
sự
kiện
ấy.
Ở một lớp cuối THPT có một đôi bạn nam nữ theo dư luận của tập thể lớp thì
dường
như
họ
đã
yêu
nhau.
Cô H là một giáo viên dạy Sử trong lớp và tỏ ra rất quan tâm đến sự kiện này.
Cô thầm bảo sẽ có dịp nào đó đôi Romeo – Juliet này sẽ biết thế nào là cái thứ
tình
cảm
lăng
nhăng
của
họ.
Dịp ấy đã đến, một hôm cô bắt gặp đôi bạn cùng xem phim ở rạp. Hôm sau, cô
gọi bạn nữ lên hỏi bài. Trước những câu hỏi liên tục và dồn dập của cô những
câu trả lời dần trở nên rời rạc và tắt hẳn. Cô hạ lệnh cho bạn nữ đứng sang một
bên rồi gọi tiếp cậu bạn trai lên bảng. Cậu con trai cảm thấy uất ức, mặt đỏ dừ vì
phần nào đã hiểu được ý cô. Cậu trả lời lắp bắp… Lúc bấy giờ cô mới kéo dài
giọng,
miệt
thị:
“Tôi đã gặp anh (chị) sóng đôi dạo phố, chắc là còn chưa đủ. Hôm nay tôi tạo
điều kiện cho anh (chị) sánh vai nhau tiếp tục câu chuyện đó”.
Câu 12: PC GTSP là gì? Phân tích PC GTSP “dân chủ”. Cho VD, Đưa ra
KL?
* Khái niệm phong cách giao tiếp sư phạm:
Là toàn bộ hệ thống các phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng hành động
tương đối ổn định và bền vững của giáo viên và học sinh trong quá trình tiếp
xúc nhằm truyền đạt và lĩnh hội các tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm, kĩ
23
năng, kĩ xảo nghề nghiệp, xây dựng và phát triển toàn diện nhân cách của học
sinh.
* PC GTSP “dân chủ”
Thực chất của phong cách dân chủ trong giao tiếp sư phạm là luôn luôn có sự
tôn trọng lẫn nhau giữa thầy giáo và học sinh. Nhờ đó tạo ra bầu không khí tâm
lí thân mật, gần gũi, cởi mở và quý trọng nhau, giải phóng được tư tưởng làm
cho cả thầy và trò đều thoải mái, đồng thời phát huy được tính độc lập, sáng tạo
của cả thầy giáo và học sinh.
Phong cách dân chủ trong giao tiếp sư phạm của người thầy giáo được biểu
hiện như sau:
– Giáo viên coi trọng các đặc điểm tâm lí cá nhân, vốn kinh nghiệm sống, trình
độ nhận thức, nhu cầu, hứng thú, động cơ… của học sinh. Giáo viên ý thức
được điều đó và hành động, ứng xử phù hợp với các nội dung trên. Nhờ đó dự
đoán trước được mức độ phản ứng cũng như hành động của học sinh trong và
sau quá trình giao tiếp sư phạm.
– Lắng nghe các ý kiến, nguyện vọng… của học sinh, tôn trọng nhân cách của
các em, đáp ứng kịp thời và có lời giải thích rõ ràng những nguyện vọng, những
ý kiến của họ, luôn gần gũi các em, giải quyết nhanh chóng những vướng mắc
trong quan hệ, sinh hoạt, trong học tập, trong công việc… của các em, tạo ra sự
tin tưởng của học sinh đối với giáo viên.
– Người giáo viên có phong cách dân chủ trong giao tiếp với học sinh là người
luôn luôn tôn trọng học sinh, tạo cho học sinh có tính độc lập, sáng tạo, ham
hiểu biết, kích thích hoạt động nhận thức, tìm tòi của học sinh, giúp học sinh
xác định được vị trí, vai trò của mình trong nhóm bạn bè, trong học tập. Ý thức
được trách nhiệm và bổn phận của người học sinh, người con… đó chính là
nguồn gốc của tự ý thức, tự giáo dục và tự rèn luyện bản thân tạo điều kiện để
nhân cách của mình ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu của xã hội.
– Bên cạnh những ưu điểm trên, phong cách dân chủ trong giao tiếp sư phạm
của người giáo viên cũng bộc lộ những hạn chế sau:
– Dân chủ trong giao tiếp sư phạm không có nghĩa là “đề cao cá nhân” hoặc
“theo đuôi” những đòi hỏi không xuất phát tự lợi ích chung của mọi học sinh.
Dân chủ không có nghĩa là “nuông chiều thả mặc” học sinh mà không tính đến
những yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ học tập và rèn luyện đạo đức cho
24
học sinh. Dân chủ không phải là xoá đi ranh giới giữa thầy và trò để trở thành
“cá mè một lứa” với nhau.
– Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, phong cách dân
chủ trong giao tiếp sư phạm đã mang lại hiệu quả cao trong dạy học và giáo dục
học sinh.
* Ví dụ: Trong khi hướng dẫn HS giải bài tập, thầy cô nên để học sinh tự mình
tìm tòi ra cách giải, thầy cô khuyến khích các em trình bày ý kiến của mình và
có nhận xét, kết luận phù hợp
* Kết luận: Đối với phong cách dân chủ : Giáo viên có thể sử dụng phpng cách
giao tiếp này thường xuyên nhưng không nên quá lạm dụng. Cần kết hợp với
các phong cách giao tiếp khác
Câu 13: PC GTSP là gì? Phân tích PC GTSP “độc đoán”. Cho VD, Đưa ra
KL?
* Khái niệm phong cách giao tiếp sư phạm
Là toàn bộ hệ thống các phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng hành động
tương đối ổn định và bền vững của giáo viên và học sinh trong quá trình tiếp
xúc nhằm truyền đạt và lĩnh hội các tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm, kĩ
năng, kĩ xảo nghề nghiệp, xây dựng và phát triển toàn diện nhân cách của học
sinh.
* PC GTSP “độc đoán”
Đặc trưng của loại phong cách giao tiếp sư phạm này là thiếu sự tôn trọng lẫn
nhau. Vì thế luôn tạo ra khoảng cách giao tiếp ngày càng xa giữa thầy và trò.
Nội dung của phong cách giao tiếp sư phạm này thường xuất phát tự nội dung
công việc, học tập hoặc hoạt động xã hội.
Phong cách độc đoán trong giao tiếp sư phạm của người giáo viên được biểu
hiện ở chỗ:
– Giáo viên luôn coi thường và xem nhẹ các đặc điểm riêng về cá tính, nhận
thức, nhu cầu, hứng thú… của học sinh do xác định mục đích giao tiếp thường
xuyên phát tự công việc và giới hạn thời gian thực hiện một cách cứng nhắc,
luôn có những yêu cầu và đòi hỏi xa lạ không thể thực hiện được trong thực tế.
Ở đây không phải giáo viên không hiểu được rằng, mỗi học sinh đều có một cá
tính, nhận thức, hứng thú riêng… ngược lại, giáo viên ý thức được điều đó rõ
ràng nhưng do quá chú trọng vào công việc, đặt công việc lên trên hết, hơn nữa
do thiếu tôn trọng nhau nên dẫn đến hiện tượng xem thường các đặc điểm tâm lí
25
với HS trải qua nội dung bài giảng, tri – Có thể rủi rothức khoa học mà còn là tấm gương mẫu – Phải bảo vệ hai mực về nhân cách cho HS theo quy địnhbên cùng có lợicủa xã hội. – Vừa là khoa học, vừa Tấm gương người thầy có ảnh hưởng tác động tolà nghệ thuậtlớn tới sự hình thành và tăng trưởng nhâncách của HS – GTSP là thầy giáo dùng những biện phápgiáo dục tình cảm, thuyết phục vận độngđối với HS. Không được dùng biện phápđánh đập, hành hạ, trù dập HS. Thờitrước GV hoàn toàn có thể dùng roi vọt để răn dạyHS tuy nhiên ngày này điều đó bịnghiêm cấm theo pháp luật của PL. – Sự tôn trọng của NN, xã hội với GVVới truyền thống lịch sử tôn sư trọng đạo củaDT ta thì thời nay cũng được Pl quyđịnhChức năng, – Trao đổi thông tin, mục đíchtiếp xúc tâm ý ; – Hiểu biết lẫn nhau ; – Tác động và ảnhhưởng lẫn nhau. – Chức năng trao đổi thông tin ( nội dung ) đa chiều giữa những thành viên trong giaotiếp sư phạm. Thông qua giao tiếp sưphạm nhà giáo dục trao đổi truyền đạt trithức, kinh nghiệm tay nghề với nhau. Mỗi cá nhânvừa là nguồn phát thông tin vừa là nơitiếp nhận thông tin trong hoạt động giải trí giaotiếp sư phạm. Thu nhận và giải quyết và xử lý thôngtin là con đường quan trọng để phát triểnnhân cách cho học viên. – Chức năng tri giác lẫn nhau trong giaotiếp sư phạm : Các thành viên có sự tácđộng qua lại với nhau, qua đó làm bộc lộcảm xúc, tạo ra những ấn tượng, nhữngcảm xúc mới giữa những chủ thể tham giagiao tiếp trong thiên nhiên và môi trường sư phạm. – Chức năng nhận thức và nhìn nhận lẫnnhau trong giao tiếp sư phạm : Khi giaotiếp sư phạm mỗi chủ thể tự thể hiện quanđiểm, thái độ, thói quen .. của bản thân, do đó những chủ thể hoàn toàn có thể nhận thức đượcvề nhau, qua đó tự nhìn nhận được về bảnthân mình và nhìn nhận được người giaotiếp với mình. – Chức năng ảnh hưởng tác động lẫn nhau tronggiao tiếp sư phạm : Trên cơ sở nhận thứcvà nhìn nhận lẫn nhau và tự nhìn nhận đượcbản thân, trong giao tiếp sư phạm mỗichủ thể còn có năng lực tác động ảnh hưởng tácđộng lẫn nhau như tác động ảnh hưởng đến nhậnthức, thái độ, hành vi … – Chức năng phối hợp hoạt động giải trí sưphạm : Nhờ có quy trình giao tiếp sưphạm, những nhà giáo dục hoàn toàn có thể phối hợphoạt động để cùng nhau xử lý mộtnhiệm vụ nào đó nhằm mục đích đạt tới mục tiêuchung của nhóm. – Chức năng giáo dục và tăng trưởng nhâncách : Người học không hề tách mìnhkhỏi thiên nhiên và môi trường nhà trường, bạn hữu, thầycô giáo, những người làm quản trị giáodục … khoanh vùng phạm vi giao tiếp sư phạm ngàycàng được lan rộng ra. Qua đó cùng vớihoạt động của mỗi cá thể người học thìgiao tiếp sư phạm giúp con người lĩnhhội được những tri thức, kỹ năng và kiến thức, kỹ xảo, năng lượng …. để từ đó hình thành nênnhân cách cho mình. Từ đó thiết kế xây dựng những mối quan hệ SP, đặcbiệt là GV – HS. .. Vai trò – Giao tiếp là điềukiện sống sót của conngười. Nếu không cógiao tiếp với ngườikhác thì con ngườikhông thể tăng trưởng, cảm thấy đơn độc và có – Là phương tiện đi lại để xử lý nhiệm vụgiảng dạy – Là sự bảo vệ tâm lý – xã hội cho quátrình GT – Là PP tổ chức triển khai mối quan hệ qua lại giữathầy và trò bảo vệ cho việc dạy và giáodục có hiệu quảkhi trở thành bệnh – VT quan trọng giúp hình thành và pháthoạn. – Nếu không có triển nhân cách HSgiao tiếp thì không có – Thiết lập mối quan hệ SPsự sống sót xã hội, vì xãhội luôn là một cộngđồng người có sự ràngbuộc, link vớinhau. – Qua giao tiếp chúngta hoàn toàn có thể xác địnhđược những mức độ nhucầu, tư tưởng, tìnhcảm, vốn sống, kinhnghiệm … củađốitượng giao tiếp, nhờđó mà chủ thể giaotiếp phân phối kịp thời, tương thích với mục đíchvà trách nhiệm giao tiếp. – Từ đó tạo thành cáchình thức giao tiếpgiữa cá thể với cánhân, giữa cá thể vớinhóm, giữa nhóm vớinhóm hoặc giữa nhómvới hội đồng. * Ví dụ : Khi một conngười sinh ra đượcchó sói nuôi, thì ngườiđó sẽ có nhiều lông, không đi thẳng mà đibằng 4 chân, ăn thịtsống, sẽ sợ người, sống ở trong hang vàcó những hành vi, cách cư xử giống nhưtập tính của chó sói. Tóm lại, GTSP để thành công xuất sắc phải tạo ra bầu không khí tâm lí giao tiếp thântình, cởi mở giữa GV-HS. Bầu không khí giao tiếp chính là những yếu tố tâm lí củacả 2 phía GV, HS phát sinh trong quy trình tiếp xúc. Để bầu không khí GTSP góp thêm phần tích cực vào quy trình giáo dục và dạy họcthì GV phải thực sự là chủ thể có ý thức tổ chức triển khai, thiết kế xây dựng mối quan hệ này. Câu 2 : GTSP là gì ? Phân tích VT GTSP trong việc hình thành nhân cáchngười thầy giáo ? * Khái niệm GTSP – Theo nghĩa rộng : Giao tiếp sư phạm là quy trình tiếp xúc tâm ý đa chiều trong đó diễn ra sự traođổi thông tin, cảm hứng, nhận thức và ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau nhằm mục đích thiết lậpnên mối quan hệ đa chiều giữa nhà giáo dục với đối tượng người dùng giáo dục, giữa cácnhà giáo dục với những lực lượng giáo dục, giữa những nhà giáo dục với nhau đểcùng thực thi mục tiêu giáo dục. – Theo nghĩa hẹp : Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc tâm ý đa chiều giữa giáo viên và học sinhnhằm truyền đạt và lĩnh hội tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm tay nghề sống, kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, kiến thiết xây dựng và tăng trưởng tổng lực nhân cách cho học viên. * VT GTSP trong việc hình thành nhân cách người thầy giáoBác Hồ đã từng nói : “ Không có thầy giáo thì không có giáo dục, không có giáodục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế tài chính và văn hóa truyền thống ”. Bác khẳng đinhvai trò quang trọng, không hề thiếu của người giáo viên. Người giáo viên cógiỏi hay không được nhậnđịnh dựa trên năng lượng sư phạm của họ, trong đó giaotiếp sư phạm có vị trí quan trọng. Câu 3 : Trình bày khái niệm, tính năng của GTSP ? * Khái niệm GTSP – Theo nghĩa rộng : Giao tiếp sư phạm là quy trình tiếp xúc tâm ý đa chiều trong đó diễn ra sự traođổi thông tin, cảm hứng, nhận thức và tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau nhằm mục đích thiết lậpnên mối quan hệ đa chiều giữa nhà giáo dục với đối tượng người dùng giáo dục, giữa cácnhà giáo dục với những lực lượng giáo dục, giữa những nhà giáo dục với nhau đểcùng thực thi mục tiêu giáo dục. – Theo nghĩa hẹp : Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc tâm ý đa chiều giữa giáo viên và học sinhnhằm truyền đạt và lĩnh hội tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm tay nghề sống, kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, kiến thiết xây dựng và tăng trưởng tổng lực nhân cách cho học viên. * Chức năng của GTSP – Chức năng trao đổi thông tin ( nội dung ) đa chiều giữa những thành viên tronggiao tiếp sư phạm. Thông qua giao tiếp sư phạm nhà giáo dục trao đổi truyềnđạt tri thức, kinh nghiệm tay nghề với nhau. Mỗi cá thể vừa là nguồn phát thông tin vừalà nơi tiếp đón thông tin trong hoạt động giải trí giao tiếp sư phạm. Thu nhận và xử lýthông tin là con đường quan trọng để tăng trưởng nhân cách cho học viên. – Chức năng tri giác lẫn nhau trong giao tiếp sư phạm : Các thành viên có sự tácđộng qua lại với nhau, qua đó làm thể hiện cảm hứng, tạo ra những ấn tượng, những cảm hứng mới giữa những chủ thể tham gia giao tiếp trong môi trường tự nhiên sưphạm. – Chức năng nhận thức và nhìn nhận lẫn nhau trong giao tiếp sư phạm : Khi giaotiếp sư phạm mỗi chủ thể tự thể hiện quan điểm, thái độ, thói quen .. của bản thân, do đó những chủ thể hoàn toàn có thể nhận thức được về nhau, qua đó tự nhìn nhận được vềbản thân mình và nhìn nhận được người giao tiếp với mình. – Chức năng tác động ảnh hưởng lẫn nhau trong giao tiếp sư phạm : Trên cơ sở nhận thứcvà nhìn nhận lẫn nhau và tự nhìn nhận được bản thân, trong giao tiếp sư phạm mỗichủ thể còn có năng lực ảnh hưởng tác động tác động ảnh hưởng lẫn nhau như tác động ảnh hưởng đến nhậnthức, thái độ, hành vi … – Chức năng phối hợp hoạt động giải trí sư phạm : Nhờ có quy trình giao tiếp sư phạm, những nhà giáo dục hoàn toàn có thể phối hợp hoạt động giải trí để cùng nhau xử lý một nhiệmvụ nào đó nhằm mục đích đạt tới tiềm năng chung của nhóm. – Chức năng giáo dục và tăng trưởng nhân cách : Người học không hề tách mìnhkhỏi môi trường tự nhiên nhà trường, bè bạn, thầy cô giáo, những người làm quản lýgiáo dục … khoanh vùng phạm vi giao tiếp sư phạm ngày càng được lan rộng ra. Qua đó cùngvới hoạt động giải trí của mỗi cá thể người học thì giao tiếp sư phạm giúp con ngườilĩnh hội được những tri thức, kỹ năng và kiến thức, kỹ xảo, năng lượng …. để từ đó hình thành nênnhân cách cho mình. Câu 4 : GTSP là gì ? Trình bày tính năng của GTSP ? Nêu 1 số trở ngại tâmlí trong giao tiếp GV – HS ? * Khái niệm GTSP – Theo nghĩa rộng : Giao tiếp sư phạm là quy trình tiếp xúc tâm ý đa chiều trong đó diễn ra sự traođổi thông tin, xúc cảm, nhận thức và ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau nhằm mục đích thiết lậpnên mối quan hệ đa chiều giữa nhà giáo dục với đối tượng người tiêu dùng giáo dục, giữa cácnhà giáo dục với những lực lượng giáo dục, giữa những nhà giáo dục với nhau đểcùng triển khai mục tiêu giáo dục. – Theo nghĩa hẹp : Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc tâm ý đa chiều giữa giáo viên và học sinhnhằm truyền đạt và lĩnh hội tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm tay nghề sống, kỹ năng và kiến thức, kỹ xảo nghề nghiệp, thiết kế xây dựng và tăng trưởng tổng lực nhân cách cho học viên. * Chức năng của GTSP – Chức năng trao đổi thông tin ( nội dung ) đa chiều giữa những thành viên tronggiao tiếp sư phạm. Thông qua giao tiếp sư phạm nhà giáo dục trao đổi truyềnđạt tri thức, kinh nghiệm tay nghề với nhau. Mỗi cá thể vừa là nguồn phát thông tin vừalà nơi tiếp đón thông tin trong hoạt động giải trí giao tiếp sư phạm. Thu nhận và xử lýthông tin là con đường quan trọng để tăng trưởng nhân cách cho học viên. – Chức năng tri giác lẫn nhau trong giao tiếp sư phạm : Các thành viên có sự tácđộng qua lại với nhau, qua đó làm thể hiện cảm hứng, tạo ra những ấn tượng, những xúc cảm mới giữa những chủ thể tham gia giao tiếp trong thiên nhiên và môi trường sưphạm. – Chức năng nhận thức và nhìn nhận lẫn nhau trong giao tiếp sư phạm : Khi giaotiếp sư phạm mỗi chủ thể tự thể hiện quan điểm, thái độ, thói quen .. của bản thân, do đó những chủ thể hoàn toàn có thể nhận thức được về nhau, qua đó tự nhìn nhận được vềbản thân mình và nhìn nhận được người giao tiếp với mình. – Chức năng tác động ảnh hưởng lẫn nhau trong giao tiếp sư phạm : Trên cơ sở nhận thứcvà nhìn nhận lẫn nhau và tự nhìn nhận được bản thân, trong giao tiếp sư phạm mỗichủ thể còn có năng lực ảnh hưởng tác động ảnh hưởng tác động lẫn nhau như ảnh hưởng tác động đến nhậnthức, thái độ, hành vi … – Chức năng phối hợp hoạt động giải trí sư phạm : Nhờ có quy trình giao tiếp sư phạm, những nhà giáo dục hoàn toàn có thể phối hợp hoạt động giải trí để cùng nhau xử lý một nhiệmvụ nào đó nhằm mục đích đạt tới tiềm năng chung của nhóm. – Chức năng giáo dục và tăng trưởng nhân cách : Người học không hề tách mìnhkhỏi thiên nhiên và môi trường nhà trường, bạn hữu, thầy cô giáo, những người làm quản lýgiáo dục … khoanh vùng phạm vi giao tiếp sư phạm ngày càng được lan rộng ra. Qua đó cùngvới hoạt động giải trí của mỗi cá thể người học thì giao tiếp sư phạm giúp con ngườilĩnh hội được những tri thức, kỹ năng và kiến thức, kỹ xảo, năng lượng …. để từ đó hình thành nênnhân cách cho mình. * Một số trở ngại tâm lí trong giao tiếp GV – HSKhi nói đến trở ngại tâm ý trong giao tiếp thường thì người ta cho rằngđó là những khó khăn vất vả tâm ý trong giao tiếp và thường dùng những thuật ngữ khácnhau như : ngăn cản, cản trở, hàng rào tâm ý …. để miêu tả nó. Trở ngại tâm lýtrong giao tiếp là những cản trở tâm ý ngưng trệ giao tiếp đạt hiệu suất cao. Tác giả B.D Parưghin cho rằng : hàng rào tâm ý được hiểu ngầm như cácquá trình, những thuộc tính, những trạng thái của con người nói chung phủ bọc tiềmnăng trí tuệ, tình cảm của con người. Khi định nghĩa nội hàm khái niệm “ trở ngại tâm ý trong giao tiếp sưphạm ” người ta thường dựa vào một trong những thông số kỹ thuật của “ hàng rào tâmlý ”, do vậy hoàn toàn có thể hiểu khó khăn vất vả tâm ý trong giao tiếp là những trở ngại, rào cản, cản trở tâm ý, yên cầu con người phải nỗ lực để vượt qua trong quátrình tiếp xúc trao đổi thông tin. Trở ngại tâm ý trong giao tiếp sư phạm thường bộc lộ ở ba mặt : nhậnthức – thái độ – hành vi. – Nhận thức : là một trong những thành tố quan trọng của đời sống tâm ý conngười. Nhận thức giúp con người hiểu biết về những sự vật, hiện tượng kỳ lạ, từ đó bàytỏ thái độ, tình cảm và có hành vi tương ứng. Hoạt động giao tiếp sư phạm làhoạt động phong phú, phức tạp. Do đó, trong quy trình giao tiếp sư phạm khôngphải khi nào chủ thể giao tiếp cũng có nhận thức đúng đắn, không thiếu về nó. Chínhnhững nhận thức chưa đúng, chưa tương thích là rào cản tâm ý gây nên những sailầm trong giao tiếp sư phạm của cá thể khi nhận thức về bản thân, nhận thứcđối tượng giao tiếp. – Thái độ : Họ thường thiếu năng lực kiềm chế cảm hứng – tình cảm của bản thânkhi giao tiếp với người khác. – Hành vi : là bộ mặt đời sống tâm ý của con người. Đây là rào cản tâm ý biểuhiện đơn cử, dễ nhận thức nhất trong giao tiếp sư phạm như hành vi ứng xử thiếutự tin, gò bó … Ba mặt trên có mối quan hệ ngặt nghèo với nhau, là một thể thống nhất trongđời sống tâm ý của con người và tròn giao tiếp sư phạm. Tuy nhiên có nhiều nguyên do khác nhau đã gây ra những trở ngại tâm lýtrong giao tiếp sư phạm như : – Hoàn cảnh giao tiếp mới lạ ; – Tình huống giao tiếp giật mình, phức tạp ; – Tập quán thói quen trong giao tiếp khác nhau ; – Hiểu biết chưa không thiếu về đối tượng người tiêu dùng giao tiếp ; – Làm tổn thương đối tượng người tiêu dùng giao tiếp ; – Thiếu sự tôn trọng, cầu thị trong giao tiếp. Câu 5 : GTSP là gì ? Trình bày hình thức GTSP GV – HS ? * Khái niệm GTSP – Theo nghĩa rộng : Giao tiếp sư phạm là quy trình tiếp xúc tâm ý đa chiều trong đó diễn ra sự traođổi thông tin, cảm hứng, nhận thức và ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau nhằm mục đích thiết lậpnên mối quan hệ đa chiều giữa nhà giáo dục với đối tượng người tiêu dùng giáo dục, giữa cácnhà giáo dục với những lực lượng giáo dục, giữa những nhà giáo dục với nhau đểcùng triển khai mục tiêu giáo dục. – Theo nghĩa hẹp : Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc tâm ý đa chiều giữa giáo viên và học sinhnhằm truyền đạt và lĩnh hội tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm tay nghề sống, kỹ năng và kiến thức, kỹ xảo nghề nghiệp, kiến thiết xây dựng và tăng trưởng tổng lực nhân cách cho học viên. * Các hình thức GTSP GV – HS ( 1 ) địa thế căn cứ vào QHXH và khoảng cách khoảng trống tiếp xúc – GT trực tiếp giữa thầy giáo và học viên – GT gián tiếp để hiểu HS, GV hoàn toàn có thể tiếp xúc với bè bạn của HS, PHHS. .. ( 2 ) địa thế căn cứ vào thiên nhiên và môi trường trong nhà trường và ngoài nhà trường – GTSP trong nhà trường – GTSP ngoài nhà trường ( 3 ) Căn cứ vào quy định, pháp luật của luật phổ cập GD tiểu học và những điều luậtban hành về bảo vệ, chăm nom giáo dục trẻ nhỏ nước ta ( 1991 ) – GTSP chính thức trên lớp học trong văn phòng nhà trường – GTSP không chính thức, xảy ra ngoài nhà trường … Câu 6 : Nhà giáo dục người Nga từng nói “ Nhân cách của người thầy là sứcmạnh có ảnh hưởng tác động to lớn so với học viên, sức mạnh đó không hề thaythế bằng bất kể cuốn sách giáo khoa nào, bất kể câu truyện châm ngônđạo đức, bất kể một mạng lưới hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác ”. ( USIXKI ) Luận điểm đó gọi cho em những tâm lý gì về những phương tiện đi lại GTSP củaGV ? Các phương tiện đi lại GTSP ( 1 ) Ngôn ngữ nói : Đảm bảo văn phong khoa học, dễ hiểu, đặc biệt quan trọng là những KNmới, ngữ pháp chuẩn TV, phát âm chuẩn, … – Ngôn ngữ đối thoại – Ngôn ngữ độc thoại ( 2 ) Ngôn ngữ viết : viết bảng … theo dàn bài, trình tự logic của bài, những mục, đềtheo lao lý, trình diễn phải chăng ( 3 ) Phi ngôn từ : hành vi, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, dáng đứng, dáng đi, tácphong … ( 4 ) Trang phục : Từ lâu phục trang, y phúc đã được con người sử dụng ronh giaotiếp, đặc biệt quan trọng là người lạ ( chưa quen biết ). Tục ngữ có câu “ Quen nhau tin dạ, lạtin quần áo. Trang phục gồm có : quần áo, mũ nón, thắt lưng … giầy dép và đồtrang sức – Trang phục trong GT thường được triển khai qua những đặc trưng + Kiểu mooden : giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, vị trí xã hội, dân tộc bản địa …. + Sắc màu : biến hóa theo tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vị trí xã hội … – Trong GTSP phục trang của GV cần đạt những nhu yếu sau : + Đúng phong thái ( Mặc sơ mi thì phải cho đuôi áo vào trong quần âu, cóthắt sống lưng da và được giặt là phẳng phiu, chân đi giầy da, đầu tóc thật sạch đượcchải ngăn nắp … ), mặc không đúng kiểu sẽ tạo ra cho đối tượng người tiêu dùng giao tiếp nhậnxét không thiện cảm ( nhất là lần đầu gặp mặt ), sự kệch cỡm, lập dị … không tạokhông đúng phong thái gây rasự chú ý quan tâm không chủ định ở ĐTGT, dễ ảnh hưởngđến mục tiêu và nội dung của GT. Kiểu cách của VCNN đã được CP pháp luật. – Sắc màu : Cần nhã nhặn, hòa giải ( không lòe loẹt, sặc sỡ ) tạo cảm xúc antoàn, yên tĩnh nơi học viên. + Kiểu cách cùng với sắc tố phục trang của thầy cô đạt nhu yếu chuẩnmực lịch sự và trang nhã, văn minh để học viên noi theo mà học tập. 10 – Trang phục, bản thân nó không mang ý nghĩa tâm lí nhưng được thầy côsử dụng thì nó phản ánh những ND tâm lí : + Tính cách chu đáo, cẩn trọng, cẩu thả, luộm thuộm + Ngăn nắp, ngăn nắp, tùy tiện + Cầu kì, đơn thuần + Tế nhị, kín kẽ, phô trương hình thức, khiêu gợi + Đứng đắn, nghiêm chỉnh, lịch sự và trang nhã, tôn trọng moi người … Tóm lại, phục trang của GV cần đúng phong thái, sắc màu lịch sự và trang nhã thểhiện được chuẩn màu phục trang của GV được XH thừa nhận. Để những em noitheo học tập. Trang phục là 1 phần khuynh hướng GT, góp thêm phần thành công xuất sắc trongGTSP. ( 5 ) Sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu, vở ghi ( HS ), cần được thầy cô giáohướng dẫn cách học và làm bài, khuyến khích HS làm BTVN và học hỏi ở nhànên ghi chép ở lớp những gì ? Cần được hướng dẫn rõ ràng. Câu 7 : Nguyên tắc GTSP là gì ? Hãy nghiên cứu và phân tích thực chất, vai trò của NTSPtừ đó đưa ra KL phải chăng ? * Khái niệm nguyên tắc giao tiếp sư phạmLà mạng lưới hệ thống những quan điểm chỉ huy, xu thế thái độ và hành vi ứng xử, đồng thời chỉ huy việc lựa chọn những giải pháp, phương tiện đi lại giao tiếp củagiáo viên với học viên, với đồng nghiệp và những lực lượng giáo dục khác. Qua khái niệm trên ta thấy : – Nguyên tắc giao tiếp sư phạm là mục tiêu cho quan hệ giao tiếp ứng xử sưphạm giữa giáo viên với học viên, giáo viên với giáo viên, giáo viên với những lựclượng giáo dục khác. Nó được hình thành từ vốn sống, kinh nghiệm tay nghề nghềnghiệp và được rèn luyện trong quy trình tham gia vào hoạt động giải trí sư phạm. – Nguyên tắc giao tiếp sư phạm mang đặc thù tương đối không thay đổi và vững chắc, có tính năng chỉ huy, khuynh hướng, kiểm soát và điều chỉnh thái độ và những phản ứng hành vi củagiáo viên trong quan hệ giao tiếp với học viên, đồng nghiệp … Các nguyên tắc sư phạmTrong quy trình giao tiếp sư phạm, người giáo viên cần phải tuân thủ cácnguyên tắc giao tiếp sư phạm sau : ( 1 ) Tính mô phạm11 – Thực chất của nguyên tắc này là sự mẫu mực trong nhân cách của người giáoviên. Đây cũng chính là “ điều kiện kèm theo tiên quyết ” quyết định hành động sự thành công xuất sắc tronggiao tiếp sư phạm của người giáo viên. Tại sao lại như vậy ? – Bởi thầy giáo là nhân vật TT của giáo dục. Toàn bộ tác dụng của công tácgiáo dục đều nhờ vào vào nhân cách của người thầy giáo. Hàng ngày học sinhđều nhìn vào người thầy giáo để học tập, nhìn nhận. Không một quyển sách, không một lời giáo huấn, một sự khen thưởng hay trừng phạt nào lại hoàn toàn có thể thaythế được ảnh hưởng tác động trực tiếp của nhân cách người thầy giáo đến học viên. Tạisao so với cùng một đối tượng người dùng giáo dục, giáo viên này dùng mọi lời tráchmắng, răn đe, thậm chí còn doạ nạt mà học viên cũng chẳng nghe lời, còn giáo viênkhác chỉ cần xuất hiện là mọi việc đâu vào đấy. Tại sao cùng một giải pháp sưphạm mà giáo viên sử dụng thì đem lại thành công xuất sắc tốt đẹp, còn giáo viên khácsử dụng lại không có hiệu quả … Tất cả đều do nhân cách của người giáo viênquyết định. Bởi thế người ta mới chứng minh và khẳng định rằng, nghề thầy giáo là nghề “ dùngnhân cách để giáo dục nhân cách ”, tức là dùng nhân cách của ông thầy là côngcụ, phương tiện đi lại … để giáo dục nhân cách của học trò. – Vì vậy muốn thành công xuất sắc trong hoạt động giải trí sư phạm thì thứ nhất mỗi ngườigiáo viên cần không ngừng rèn luyện mình để có một nhân cách mẫu mực. Sự mẫu mực trong nhân cách của người thầy giáo được bộc lộ như sau : – Có đạo đức, tư thế, tác phong mẫu mực trước học viên. Đạo đức, tư thế, tácphong mẫu mực thiết yếu so với tổng thể mọi người, xong đặc biệt quan trọng quan trọng đốivới người giáo viên khi đứng trước học viên bởi mọi hành vi, cử chỉ, điệu bộ … của giáo viên đều không hề lọt qua cặp mắt quan sát tinh tường của hàng chục, hàng trăm … học viên. Những điều tốt của thầy, cô giáo được học viên bắt chướcvà học tập. Còn những điều xấu của giáo viên thì sẽ bị những học trò phê phán, phản hồi. Điều đó chứng tỏ đạo đức, tư thế, tác phong của người giáo viên làhết sức quan trọng. Do vậy, thầy, cô giáo phải là tấm gương sáng để học sinhnoi theo. Chính vì vậy mà khi sinh thời Bác Hồ đã luôn căn dặn : “ Các thầy giáo, cô giáo phải luôn luôn kiểu mẫu cho học viên noi theo ”. – Người giáo viên cần có một đời sống mẫu mực, có cử chỉ đẹp, dáng điệukhoan thai, đàng hoàng, đĩnh đạc. Quần áo, cách ăn mặc khi nào cũng giản dị và đơn giản, thật sạch, tương thích với nghề nghiệp. Nơi ở cũng như chỗ thao tác phải luôn gọngàng, ngăn nắp. Nói năng nhẹ nhàng, nhã nhặn, không có những lời lẽ cục cằn, thôlỗ. 12 – Những nét đậm chất ngầu, đạo đức, tư thế tác phong nói trên không chỉ chứng tỏ tháiđộ nhã nhặn, có văn hoá của người thầy giáo so với học viên, đồng nghiệp, phụhuynh … mà còn lại sự tự trọng so với bản thân của người giáo viên. – Sự mẫu mực trong nhân cách của người thầy giáo còn bộc lộ ở cách so với, tiếp xúc với học viên, đồng nghiệp, cha mẹ … khi nào cũng tỏ ra nhã nhặn, tế nhị, thận trọng, nhã nhặn và ý tứ trong những mối quan hệ. – Sự mẫu mực trong nhân cách của người thầy giáo là một trong những cơ sởđảm bảo uy tín cao của người giáo viên và có tính năng quyết định hành động đến việc hìnhthành nhân cách của học viên, đồng thời phản ánh trình độ văn hoá của ngườigiáo viên. Vì vậy mỗi thầy cô giáo phải không ngừng rèn luyện mình trở thànhcon người mẫu mực, có lương tâm trong sáng, có lí tưởng cao đẹp … để gâyđược ấn tượng tốt đẹp trong lòng học viên, cha mẹ, đồng nghiệp … ( 2 ) Tôn trọng nhân cách của đối tượng người dùng giao tiếpTôn trọng nhân cách của đối tượng người dùng giao tiếp tức là tôn trọng nhân cách củanhau. Điều đó có nghĩa là trong giao tiếp sư phạm, thầy và trò đều phải tôntrọng nhân cách của nhau. Tôn trọng nhân cách của nhau là tôn trọng phẩm giá, tâm tư nguyện vọng, nguyện vọng … của nhau, không ép buộc nhau bằng cường quyền, uylực. Trong giao tiếp sư phạm, người thầy giáo tôn trọng nhân cách của học sinhđược biểu lộ ở chỗ : – Coi học viên ( dù nhỏ hay lớn ) đều là một con người. Vì thế họ có khá đầy đủ cácquyền con người như quyền được học tập, được đi dạo, được lao động …, được bình đẳng với những học viên khác, với mọi người trong những mối quan hệ xãhội. – Để tôn trọng nhân cách của học viên, người giáo viên không nên kiêu căng, tựphụ, tự cho mình giỏi hơn, có nhiều quyền lực tối cao hơn … bởi nếu kiêu căng, tự phụdễ làm phát sinh tư tưởng, hành vi ứng xử coi thường học viên, khinh bỉ họ và điđến vi phạm nhân quyền của họ. – Biết lắng nghe quan điểm của học viên, gợi lên những nhu yếu chính đáng của cácem. Không cắt ngang lời những em bằng những cử chỉ, điệu bộ như xem đồng hồ đeo tay, phẩy tay, nhìn đi chỗ khác … khi học viên nói, giáo viên hãy nghe cho hết ý vớithái độ trân trọng, đừng ngắt lời, đừng tranh nói. Điều gì học viên nói chưa rõthì ý kiến đề nghị những em nói lại, giáo viên chớ tự phụ cho rằng mọi cái mình đều biếtrồi mà gạt đi không nghe hết. 13 – Tôn trọng nhân cách của học viên còn bộc lộ rõ nét ở hành vi giao tiếp cóvăn hoá của người giáo viên. Bất luận trong trường hợp nào dù học viên cóphạm sai lầm đáng tiếc đến đâu thì giáo viên cũng không nên dùng những lời lẽ để sỉ vả, nhục mạ, xúc phạm đến nhân cách của những em, nhất là ở nơi công cộng, chỗđông người. – Có thái độ ân cần, niềm nở, biểu lộ những phản ứng biểu cảm của mình mộtcách chân thành, trung thực. – Tôn trọng nhân cách của học viên còn biểu lộ ở phục trang, đầu tóc của giáoviên ngăn nắp, thật sạch, tương thích với nghề nghiệp. Nếu phục trang của giáo viênluộm thuộm, nhàu nát, nhơ bẩn, đầu tóc quá cầu kỳ, phong thái chạy theo mốt … đều là bộc lộ thiếu tôn trọng học viên và thiếu tôn trọng bản thân. – Tôn trọng học viên trước hết là phải trong ý thức thường trực của mỗi giáoviên so với học viên bởi tôn trọng học viên chính là tôn trọng mình, tôn trọngnghề nghiệp của mình. – Còn học viên, trong giao tiếp với những thầy, cô giáo cũng phải ý thức được rằng, cần phải tôn trọng thầy, cô giáo bởi thầy, cô giáo là người thay mặt đại diện mái ấm gia đình, xãhội để dạy dỗ mình nên người. Cổ nhân có câu : “ Không thầy đố mày làm ra ” hoặc “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư ” ; “ Một ngày làm thầy, cả đời làm cha ” … – Từ những nghiên cứu và phân tích ở trên ta thấy, trong giao tiếp sư phạm cả thầy và trò đềuphải tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng nhân cách của nhau cũng chính là tôn trọngnhân cách của chính mình. Tuy nhiên người thầy giáo cần bộc lộ trước để họcsinh noi theo. ( 3 ) Có thiện chí trong giao tiếp với học viên – Thiện chí trong giao tiếp sư phạm là bộc lộ đạo đức của người giáo viên khitham gia vào quy trình giao tiếp. Đây chính là “ cái tâm ”, là lòng nhân hậu củangười thầy giáo. Đó cũng chính là phẩm chất đạo đức của người giáo viên trongquan hệ với học viên, đồng nghiệp … – Bản chất của cái thiện trong giao tiếp sư phạm của người giáo viên được thểhiện ở sự tin yêu học viên, đồng nghiệp … luôn nghĩ tốt về họ, giành nhữngtình cảm tốt đẹp và đem lại niềm vui cho họ, luôn động viên, khuyến khích họlàm việc tốt. – Thiện chí còn có nghĩa là giành những điều kiện kèm theo thuận tiện cho học viên thểhiện được ứng thú, đậm cá tính của mình trong học tập, trong quan hệ với mọi người. Không nghĩ xấu về những em ngay cả khi những em vô tình vi phạm nội quy, quy14định của trường, lớp … đồng thời giành những thuận tiện cho cả đồng nghiệp, cha mẹ trong việc làm, hoạt động giải trí … – Thiện chí của người giáo viên trong giao tiếp sư phạm còn biểu lộ ở sự côngbằng trong nhận xét, nhìn nhận đồng thời nhìn nhận mang đặc thù động viên, khuyến khích học viên. Đây chính là cách “ tạm ứng niềm tin ” cho học viên, khuyến khích những em nỗ lực vươn lên để xứng danh với lòng tin mà giáo viên đã gửigắm vào những em. Đây cũng chính là phương pháp giáo dục theo mục tiêu “ Giáo dục đào tạo đi trước sự tăng trưởng ” trong số lượng giới hạn được cho phép. Chính sự đánh giácông bằng, có đặc thù khuyến khích đó đã nâng học viên lên cao hơn cái hiệncó một chút ít để tạo cho những em có một sức bật vươn lên phía trước, vươn tới sựhoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn. Điều đó được bộc lộ qua cách nhìn nhận của giáoviên với học viên : “ Em còn hoàn toàn có thể đạt được hiệu quả tốt hơn … ” hoặc “ Nếu em cốgắng hơn một chút ít thì tác dụng sẽ tốt hơn thế ” … ( 4 ) Đồng cảm trong giao tiếp sư phạm – Nguyên tắc này được hiểu là thầy, cô giáo biết đặt vị trí của mình vào vị trí củahọc sinh, biết sống trong niềm vui, nỗi buồn của những em để cùng rung cảm, cùngsuy nghĩ với những em. – Chính nhờ sự đồng cảm với học viên mà thầy, cô giáo mới hiểu được suy nghĩvà hành của học viên, từ đó có những chiêu thức ứng xử tương thích với đặcđiểm tâm – sinh lí của những em nhằm mục đích đạt được mục tiêu đề ra. – Sự đồng cảm trong giao tiếp sư phạm có một vai trò quan trọng giúp cho thầyvà trò hiểu biết lẫn nhau để từ đó tác động ảnh hưởng tới nhau, rung cảm lẫn nhau, gắnbó với nhau … khiến cho giao tiếp sư phạm của họ thành công xuất sắc hơn. – trái lại với sự đồng cảm là cách xử lý cứng ngắc, duy ý chí gây nên sựbực bội, cáu gắt, làm tổn thương tình cảm của nhau khiến cho khoảng cách giữathầy và trò ngày càng xa và đương nhiên quy trình giao tiếp giữa họ bị giánđoạn, ngắt quãng để lại “ dấu ấn ” không tốt trong quan hệ thầy trò. ( 5 ) Có niềm tin trong giao tiếp sư phạmMột điều kiện kèm theo tiên quyết của mọi sự tiếp xúc giữa con người với conngười là tin cậy ở đối tượng người tiêu dùng giao tiếp của mình. Trong giao tiếp sư phạmcũng vậy, thầy và trò chỉ đạt được mục tiêu khi cả hai bên đều có sự tin tưởnglẫn nhau. Trò tin vào thầy thì mới bộc bạch hết tâm lý và cảm nhận của mìnhvề yếu tố này hay yếu tố khác, về những điều thầm kín, riêng tư của mình. Lúcđó những em coi thầy cô là những người bạn lớn đáng tin cậy của mình, sẵn sàng chuẩn bị giúp15đỡ mình trong lúc khó khăn vất vả. Nếu mình chẳng may vấp ngã thì thầy cô là ngườinâng đỡ, vực mình dậy, chỉ rõ những lỗi lầm mà mình mắc phải và phương pháp đểvượt qua. Còn thầy cô cũng cần có niềm tin so với học trò của mình rằng cácem có lớn mà chưa có khôn, cần phải dạy dỗ, khuyên nhủ những em nhận thức rõcái đúng, cái sai, cái cần học và cái không nên học để hình thành cho những emthói quen ứng xử có văn hoá với mọi người trong xã hội, với thầy cô, bạn hữu. * Vai trò : – NT GTSP mang tính vững chắc, không thay đổi, chỉ huy, khuynh hướng, kiểm soát và điều chỉnh cácphản ứng hành vi của GV và HS – Đảm bảo tính chuẩn mực trong GTSP của GV và góp thêm phần vào hiểu quả củaquá trình GTSP – Góp phần vào việc hoàn thành xong nhân cách người GV vừa góp thêm phần hình thànhvà tăng trưởng nhân cách HS * Kết luận : Giao tiếp sư phạm ( GTSP ) là : – Một mạng lưới hệ thống phức tạp. – Một quy trình phát minh sáng tạo để giảiquyết những trách nhiệm giáo dục, họctập. – Để đạt hiệu suất cao tối ưu trong GTSPcần tuân thủ theo 4 nguyên tắc cơbản trênCâu 8 : NTSP là gì ? Hãy nghiên cứu và phân tích VT của NT GTSP “ tôn trọng nhân cáchcủa nhau ”, từ đó rút ra Kết luận thiết yếu ? * Khái niệm nguyên tắc giao tiếp sư phạmLà mạng lưới hệ thống những quan điểm chỉ huy, xu thế thái độ và hành vi ứng xử, đồng thời chỉ huy việc lựa chọn những chiêu thức, phương tiện đi lại giao tiếp củagiáo viên với học viên, với đồng nghiệp và những lực lượng giáo dục khác. Qua khái niệm trên ta thấy : – Nguyên tắc giao tiếp sư phạm là mục tiêu cho quan hệ giao tiếp ứng xử sưphạm giữa giáo viên với học viên, giáo viên với giáo viên, giáo viên với những lựclượng giáo dục khác. Nó được hình thành từ vốn sống, kinh nghiệm tay nghề nghềnghiệp và được rèn luyện trong quy trình tham gia vào hoạt động giải trí sư phạm. – Nguyên tắc giao tiếp sư phạm mang đặc thù tương đối không thay đổi và bền vững và kiên cố, có tính năng chỉ huy, khuynh hướng, kiểm soát và điều chỉnh thái độ và những phản ứng hành vi củagiáo viên trong quan hệ giao tiếp với học viên, đồng nghiệp … * NT “ tôn trọng nhân cách của nhau ” 16 – Tôn trọng nhân cách của đối tượng người dùng giao tiếp tức là tôn trọng nhân cách củanhau. Điều đó có nghĩa là trong giao tiếp sư phạm, thầy và trò đều phải tôntrọng nhân cách của nhau. Tôn trọng nhân cách của nhau là tôn trọng phẩm giá, tâm tư nguyện vọng, nguyện vọng … của nhau, không ép buộc nhau bằng cường quyền, uylực. – Trong giao tiếp sư phạm, người thầy giáo tôn trọng nhân cách của học sinhđược bộc lộ ở chỗ : – Coi học viên ( dù nhỏ hay lớn ) đều là một con người. Vì thế họ có rất đầy đủ cácquyền con người như quyền được học tập, được đi dạo, được lao động …, được bình đẳng với những học viên khác, với mọi người trong những mối quan hệ xãhội. – Để tôn trọng nhân cách của học viên, người giáo viên không nên kiêu căng, tựphụ, tự cho mình giỏi hơn, có nhiều quyền lực tối cao hơn … bởi nếu kiêu căng, tự phụdễ làm phát sinh tư tưởng, hành vi ứng xử coi thường học viên, khinh bỉ họ và điđến vi phạm nhân quyền của họ. – Biết lắng nghe quan điểm của học viên, gợi lên những nhu yếu chính đáng của cácem. Không cắt ngang lời những em bằng những cử chỉ, điệu bộ như xem đồng hồ đeo tay, phẩy tay, nhìn đi chỗ khác … khi học viên nói, giáo viên hãy nghe cho hết ý vớithái độ trân trọng, đừng ngắt lời, đừng tranh nói. Điều gì học viên nói chưa rõthì đề xuất những em nói lại, giáo viên chớ tự phụ cho rằng mọi cái mình đều biếtrồi mà gạt đi không nghe hết. – Tôn trọng nhân cách của học viên còn bộc lộ rõ nét ở hành vi giao tiếp cóvăn hoá của người giáo viên. Bất luận trong trường hợp nào dù học viên cóphạm sai lầm đáng tiếc đến đâu thì giáo viên cũng không nên dùng những lời lẽ để sỉ vả, nhục mạ, xúc phạm đến nhân cách của những em, nhất là ở nơi công cộng, chỗđông người. – Có thái độ ân cần, niềm nở, bộc lộ những phản ứng biểu cảm của mình mộtcách chân thành, trung thực. – Tôn trọng nhân cách của học viên còn bộc lộ ở phục trang, đầu tóc của giáoviên ngăn nắp, thật sạch, tương thích với nghề nghiệp. Nếu phục trang của giáo viênluộm thuộm, nhàu nát, dơ bẩn, đầu tóc quá cầu kỳ, phong thái chạy theo mốt … đều là bộc lộ thiếu tôn trọng học viên và thiếu tôn trọng bản thân. 17 – Tôn trọng học viên trước hết là phải trong ý thức thường trực của mỗi giáoviên so với học viên bởi tôn trọng học viên chính là tôn trọng mình, tôn trọngnghề nghiệp của mình. – Còn học viên, trong giao tiếp với những thầy, cô giáo cũng phải ý thức được rằng, cần phải tôn trọng thầy, cô giáo bởi thầy, cô giáo là người thay mặt đại diện mái ấm gia đình, xãhội để dạy dỗ mình nên người. Cổ nhân có câu : “ Không thầy đố mày làm ra ” hoặc “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư ” ; “ Một ngày làm thầy, cả đời làm cha ” … * Kết luận : Từ những nghiên cứu và phân tích ở trên ta thấy, trong giao tiếp sư phạm cả thầy và trò đềuphải tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng nhân cách của nhau cũng chính là tôn trọngnhân cách của chính mình. Tuy nhiên người thầy giáo cần biểu lộ trước để họcsinh noi theo. – Trong giao tiếp coi học viên là con người với không thiếu những quyền được đi dạo, học tập, lao động, bình đẳng trong những mối quan hệ xã hội. – Tôn trọng nhân cách học viên, hoàn toàn có thể quan sát những bộc lộ : + Biết lắng nghe học viên trình diễn ý muốn, nguyện vọng của mình, không nên ngắt lời học viên. + Biết biểu lộ những phản ứng biểu cảm của mình một cách chân thành vớihọc sinh. + Không dùng từ ngữ, câu xúc phạm đến nhân cách học viên + Tránh những hành vi bộc phát, ngẫu nhiên khi tiếp xúc với học viên. + Trang phục ngăn nắp, thật sạch, không lôi thôi, luộm thuộm. + Tôn trọng nhân cách học viên chính là tôn trọng nhân cách giáo viên. Câu 9 : : NTSP là gì ? Hãy nghiên cứu và phân tích VT của NT GTSP “ có thiện chí ”, từ đórút ra Kết luận thiết yếu ? * Khái niệm nguyên tắc giao tiếp sư phạmLà mạng lưới hệ thống những quan điểm chỉ huy, xu thế thái độ và hành vi ứng xử, đồng thời chỉ huy việc lựa chọn những giải pháp, phương tiện đi lại giao tiếp củagiáo viên với học viên, với đồng nghiệp và những lực lượng giáo dục khác. Qua khái niệm trên ta thấy : – Nguyên tắc giao tiếp sư phạm là mục tiêu cho quan hệ giao tiếp ứng xử sưphạm giữa giáo viên với học viên, giáo viên với giáo viên, giáo viên với những lựclượng giáo dục khác. Nó được hình thành từ vốn sống, kinh nghiệm tay nghề nghềnghiệp và được rèn luyện trong quy trình tham gia vào hoạt động giải trí sư phạm. 18 – Nguyên tắc giao tiếp sư phạm mang đặc thù tương đối không thay đổi và vững chắc, có công dụng chỉ huy, xu thế, kiểm soát và điều chỉnh thái độ và những phản ứng hành vi củagiáo viên trong quan hệ giao tiếp với học viên, đồng nghiệp … * NT có thiện chí trong giao tiếp với học viên – Thiện chí trong giao tiếp sư phạm là bộc lộ đạo đức của người giáo viên khitham gia vào quy trình giao tiếp. Đây chính là “ cái tâm ”, là lòng nhân hậu củangười thầy giáo. Đó cũng chính là phẩm chất đạo đức của người giáo viên trongquan hệ với học viên, đồng nghiệp … – Bản chất của cái thiện trong giao tiếp sư phạm của người giáo viên được thểhiện ở sự tin yêu học viên, đồng nghiệp … luôn nghĩ tốt về họ, giành nhữngtình cảm tốt đẹp và đem lại niềm vui cho họ, luôn động viên, khuyến khích họlàm việc tốt. – Thiện chí còn có nghĩa là giành những điều kiện kèm theo thuận tiện cho học viên thểhiện được ứng thú, đậm cá tính của mình trong học tập, trong quan hệ với mọi người. Không nghĩ xấu về những em ngay cả khi những em vô tình vi phạm nội quy, quyđịnh của trường, lớp … đồng thời giành những thuận tiện cho cả đồng nghiệp, cha mẹ trong việc làm, hoạt động giải trí … – Thiện chí của người giáo viên trong giao tiếp sư phạm còn bộc lộ ở sự côngbằng trong nhận xét, nhìn nhận đồng thời nhìn nhận mang đặc thù động viên, khuyến khích học viên. Đây chính là cách “ tạm ứng niềm tin ” cho học viên, khuyến khích những em nỗ lực vươn lên để xứng danh với lòng tin mà giáo viên đã gửigắm vào những em. Đây cũng chính là phương pháp giáo dục theo mục tiêu “ Giáo dục đào tạo đi trước sự tăng trưởng ” trong số lượng giới hạn được cho phép. Chính sự đánh giácông bằng, có đặc thù khuyến khích đó đã nâng học viên lên cao hơn cái hiệncó một chút ít để tạo cho những em có một sức bật vươn lên phía trước, vươn tới sựhoàn thiện hơn, tốt đẹp hơn. Điều đó được bộc lộ qua cách nhìn nhận của giáoviên với học viên : “ Em còn hoàn toàn có thể đạt được hiệu quả tốt hơn … ” hoặc “ Nếu em cốgắng hơn một chút ít thì hiệu quả sẽ tốt hơn thế ” … * Kết luận – Nhiệm vụ của giáo viên là truyền đạt tri thức cho học viên, với thiện chí củamình giáo viên đem hết kĩ năng, trí lực ra hướng d ẫn học viên. – Thiện ý của giáo viên rõ nét nhất trong nhìn nhận, nhận xét học viên khi làmbài. Trong trường hợp đặc biệt quan trọng, giáo viên “ tạm ứng ni ềm tin ” đ ể học viên phấuđấu vươn lên. 19 – Thiện ý còn biểu lộ trong việc giao việc làm lớp cho học viên. Đôi lúc giáoviên còn phải làm “ trọng tài ” phân xử việc mất sách giáo khoa, mất ti ền, … những trường hợp này yên cầu giáo viên phải có hành vi ứng xử “ hướng thiện vàhành thiện ” – Giúp học viên nhận thức rằng khi giáo viên trách phạt, phê bình, phạt laođộng … đều xuất phát từ thiện ý tốt của thầy cô vì sự trưởng thành nhân cáchhọc sinh. Câu 10 : NTSP là gì ? Hãy nghiên cứu và phân tích VT của NT GTSP “ đồng cảm ”, từ đórút ra Tóm lại thiết yếu ? * Khái niệm nguyên tắc giao tiếp sư phạm : Là mạng lưới hệ thống những quan điểm chỉ huy, xu thế thái độ và hành vi ứng xử, đồng thời chỉ huy việc lựa chọn những chiêu thức, phương tiện đi lại giao tiếp củagiáo viên với học viên, với đồng nghiệp và những lực lượng giáo dục khác. Qua khái niệm trên ta thấy : – Nguyên tắc giao tiếp sư phạm là mục tiêu cho quan hệ giao tiếp ứng xử sưphạm giữa giáo viên với học viên, giáo viên với giáo viên, giáo viên với những lựclượng giáo dục khác. Nó được hình thành từ vốn sống, kinh nghiệm tay nghề nghềnghiệp và được rèn luyện trong quy trình tham gia vào hoạt động giải trí sư phạm. – Nguyên tắc giao tiếp sư phạm mang đặc thù tương đối không thay đổi và bền vững và kiên cố, có tính năng chỉ huy, xu thế, kiểm soát và điều chỉnh thái độ và những phản ứng hành vi củagiáo viên trong quan hệ giao tiếp với học viên, đồng nghiệp … * NT “ đồng cảm ” – Nguyên tắc này được hiểu là thầy, cô giáo biết đặt vị trí của mình vào vị trí củahọc sinh, biết sống trong niềm vui, nỗi buồn của những em để cùng rung cảm, cùngsuy nghĩ với những em. – Chính nhờ sự đồng cảm với học viên mà thầy, cô giáo mới hiểu được suy nghĩvà hành của học viên, từ đó có những giải pháp ứng xử tương thích với đặcđiểm tâm – sinh lí của những em nhằm mục đích đạt được mục tiêu đề ra. – Sự đồng cảm trong giao tiếp sư phạm có một vai trò quan trọng giúp cho thầyvà trò hiểu biết lẫn nhau để từ đó tác động ảnh hưởng tới nhau, rung cảm lẫn nhau, gắnbó với nhau … khiến cho giao tiếp sư phạm của họ thành công xuất sắc hơn. – trái lại với sự đồng cảm là cách xử lý cứng ngắc, duy ý chí gây nên sựbực bội, cáu gắt, làm tổn thương tình cảm của nhau khiến cho khoảng cách giữa20thầy và trò ngày càng xa và đương nhiên quy trình giao tiếp giữa họ bị giánđoạn, ngắt quãng để lại “ dấu ấn ” không tốt trong quan hệ thầy trò. * Kết luận : – Nguyên tắc này được hiểu là giáo viên biết đặt vị trí mình vào vị trí học sinhtrong quy trình giao ti ếp sư phạm. Nhờ có sự đồng cảm, giáo viên mới có biệnpháp giảng dạy, giáo dục có hiệu suất cao. Đồng cảm là cơ sở hình thành mọi hànhvi ứng xử nhân hậu, độ lượng, khoan dung so với học viên. Ngược với sự đồngcảm là cách xử lý cứng ngắc, theo nội quy mà vận dụng. Để thực thi hànhvi ứng xử với học viên theo nguyên tắc này giáo viên phải chăm sóc, tìm hi ểu, nắm vững thực trạng mái ấm gia đình những em. – Các nguyên tắc giao tiếp sư phạm nghiên cứu và phân tích trên khi nào cũng thống nhất, tácđộng qua l ại biện chứng nhau. Những nguyên tắc này nhằm mục đích hoàn thi ện nhâncách giáo viên góp thêm phần kiến thiết xây dựng, tăng trưởng nhân cách học viên. Câu 11 : Phân tích thực chất, đặc trưng của PC GTSP. Cho VD minh họa ? * Khái niệm phong thái giao tiếp sư phạm : Là hàng loạt mạng lưới hệ thống những chiêu thức, thủ pháp đảm nhiệm, phản ứng hành độngtương đối không thay đổi và vững chắc của giáo viên và học viên trong quy trình tiếpxúc nhằm mục đích truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm tay nghề, kĩnăng, kĩ xảo nghề nghiệp, kiến thiết xây dựng và tăng trưởng tổng lực nhân cách của họcsinh. Phong cách giao tiếp sư phạm cũng bao hàm hai phần : Phần không thay đổi tương đối : – Bao gồm những tác phong, hành vi … tương đối không thay đổi và vững chắc do tínhchất của hệ thần kinh và giác quan, do những phản xạ có điều kiện kèm theo đã được củngcố khá vững chắc … pháp luật nên. – Điều đó có nghĩa là những tác phong, những hành vi tập nhiễm lâu ngày đãđược củng cố trở thành thói quen hành vi rất khó xoá bỏ. Chẳng hạn, hành vikhoanh tay trước ngực, cúi đầu chào người lớn của trẻ nhỏ. Hành vi này của trẻđược cha mẹ, người lớn dạy cho trẻ từ lúc còn nhỏ. Trong suốt quy trình lớn lêncủa trẻ, những hành vi này tiếp tục được lặp đi lặp lại trong đời sống trởthành thói quen của trẻ. Vì vậy, dù ở bất kể nơi đâu, trong thực trạng nào hễ cứgặp người lớn hơn là trẻ đều có thói quen chào hỏi lễ phép như vậy. Giờ đây khiđã trưởng thành, nhiều sinh viên vẫn có thói quen chào hỏi lễ phép như vậy. – Mặt khác, quan hệ xã hội được củng cố lâu ngày sẽ tạo nên thói quen giao tiếp. Chẳng hạn, làm thầy giáo lâu năm thường có tác phong mô phạm như : Lúc nào21cũng từ tốn thư thái, nói năng rõ ràng, rành mạch, cư xử tế nhị, quần áo gọngàng, nơi thao tác ngăn nắp … những thói quen giao tiếp này là một bộ phậncủa phong thái giao tiếp sư phạm của người giáo viên. Phần linh động mềm dẻo : – Đó là những hành vi cử chỉ rất linh động và cơ động, Open nhanh gọn, không bình thường để giúp người giáo viên mau chóng thích ứng với sự dịch chuyển, haythay đổi của thiên nhiên và môi trường thao tác ( học viên ở những lớp học khác nhau, khoá họckhác nhau, trong những trường hợp khác nhau, có độ tuổi khác nhau, trình độ pháttriển trí tụê khác nhau, đặc điểm tâm sinh lí khác nhau … ), thiên nhiên và môi trường sống. Sựthay đổi của thiên nhiên và môi trường sống và môi trường tự nhiên thao tác là nguyên do trực tiếplàm đổi khác phong thái giao tiếp sư phạm của người giáo viên. – Môi trường sống ở đây gồm có : môi trường tự nhiên tự nhiên và thiên nhiên và môi trường xã hội. Chính thiên nhiên và môi trường xã hội đã quyết định hành động sự linh động và cơ động của cá nhânngười thầy giáo và được bộc lộ trong phong thái giao tiếp sư phạm của họ. – Bên cạnh đó, sự đổi khác của những mối quan hệ xã hội cũng làm cho phong cáchgiao tiếp sư phạm của người thầy giáo đổi khác theo chính bới, sự đổi khác những quanhệ xã hội, vị thế xã hội buộc người giáo viên phải có cách ứng xử cho tương thích. Cụ thể một người trước đây chỉ là giáo viên bộ môn thì quan hệ giữa anh ta vớicác giáo viên khác chỉ đơn thuần là quan hệ đồng nghiệp, nay anh ta được bổnhiệm làm phó hiệu trưởng của trường cho nên vì thế quan hệ của anh ta với những giáoviên khác đã có sự biến hóa, đó là quan hệ giữa người chỉ huy với cấp dưới. Như vậy, quan hệ xã hội giữa họ đã có sự biến hóa, buộc anh ta phải thay đổiphong cách ứng xử của mình, bởi nếu không có phong thái ứng xử mới thì hoạtđộng quản lí chỉ huy của anh ta sẽ không có hiệu suất cao hoặc có hiệu suất cao rất kém. Ứng xử là bộc lộ đơn cử của giao tiếp. Vì vậy khi phong thái ứng xử thay đổithì cũng có nghĩa là phong thái giao tiếp sư phạm của người thầy giáo đó cũngcó sự biến hóa theo. * Ví dụ : Lớp anh / chị làm chủ nhiệm có một vài em học viên hư thường bị ghi tên vào sổđầu bài. Vì thế mà sổ đầu bài thường bị những em này tẩy xóa, thậm chí còn làm mất. Anh / chị đã chắc như đinh “ thủ phạm ” là những em học viên riêng biệt đó, nhưng vìkhông có dẫn chứng đơn cử nên những em chối cãi, không nhận lỗi. Làm thế nào để những em đó nhận lỗi và chấm hết thực trạng này ? ( 1 ) Anh / chị giao nghĩa vụ và trách nhiệm cho ban cán sự lớp theo dõi và bằng mọicách phát hiện ra thủ phạm, nếu không sẽ trừng phạt cả lớp. 22 ( 2 ) Anh / chị dùng “ quyền uy ” của giáo viên chủ nhiệm lớp, bắt buộcnhững em học viên đó nhận lỗi và chịu hình phạt thích đáng. Nếu cácem vẫn “ cứng đầu, cứng cổ ” không chịu nhận, anh / chị sẽ mời phụhuynh những em học viên đó đến gặp hoặc anh / chị sẽ ý kiến đề nghị Hiệutrưởng kỷ luật buộc thôi học. ( 3 ) Anh / chị nhắc nhở chung cả lớp về hiện tượng kỳ lạ sổ đầu bài bị tẩy xóavà “ tin yêu ” giao cho một trong những học viên mà anh / chị cho là “ thủ phạm ” giữ sổ, đồng thời cũng đề ra ngay một số ít nhu yếu về tráchnhiệm của người giữ sổ đầu bài. Hãy biểu lộ rằng bạn rất tin yêu emđó và kịp thời khen ngợi em ngay khi em có một vài văn minh nào đó. – Hãy nghiên cứu và phân tích hành vi của cô giáo H và cho biết cô giáo đã sử dụng phongcách giao tiếp sư phạm nào khi giải quyết và xử lý trường hợp như sau. Thử tưởng tượng nhữnghậuquảcóthểxảyrasausựkiệnấy. Ở một lớp cuối trung học phổ thông có một đôi bạn nam nữ theo dư luận của tập thể lớp thìdườngnhưhọđãyêunhau. Cô H là một giáo viên dạy Sử trong lớp và tỏ ra rất chăm sóc đến sự kiện này. Cô thầm bảo sẽ có dịp nào đó đôi Romeo – Juliet này sẽ biết thế nào là cái thứtìnhcảmlăngnhăngcủahọ. Dịp ấy đã đến, một hôm cô phát hiện đôi bạn cùng xem phim ở rạp. Hôm sau, côgọi bạn nữ lên hỏi bài. Trước những câu hỏi liên tục và dồn dập của cô nhữngcâu vấn đáp dần trở nên rời rạc và tắt hẳn. Cô hạ lệnh cho bạn nữ đứng sang mộtbên rồi gọi tiếp cậu bạn trai lên bảng. Cậu con trai cảm thấy uất ức, mặt đỏ dừ vìphần nào đã hiểu được ý cô. Cậu vấn đáp lắp bắp … Lúc bấy giờ cô mới kéo dàigiọng, miệtthị : “ Tôi đã gặp anh ( chị ) sóng đôi dạo phố, chắc là còn chưa đủ. Hôm nay tôi tạođiều kiện cho anh ( chị ) sánh vai nhau liên tục câu truyện đó ”. Câu 12 : PC GTSP là gì ? Phân tích PC GTSP “ dân chủ ”. Cho VD, Đưa raKL ? * Khái niệm phong thái giao tiếp sư phạm : Là hàng loạt mạng lưới hệ thống những giải pháp, thủ pháp tiếp đón, phản ứng hành độngtương đối không thay đổi và vững chắc của giáo viên và học viên trong quy trình tiếpxúc nhằm mục đích truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm tay nghề, kĩ23năng, kĩ xảo nghề nghiệp, thiết kế xây dựng và tăng trưởng tổng lực nhân cách của họcsinh. * PC GTSP “ dân chủ ” Thực chất của phong thái dân chủ trong giao tiếp sư phạm là luôn luôn có sựtôn trọng lẫn nhau giữa thầy giáo và học viên. Nhờ đó tạo ra bầu không khí tâmlí thân thương, thân mật, cởi mở và quý trọng nhau, giải phóng được tư tưởng làmcho cả thầy và trò đều tự do, đồng thời phát huy được tính độc lập, sáng tạocủa cả thầy giáo và học viên. Phong cách dân chủ trong giao tiếp sư phạm của người thầy giáo được biểuhiện như sau : – Giáo viên coi trọng những đặc thù tâm lí cá thể, vốn kinh nghiệm tay nghề sống, trìnhđộ nhận thức, nhu yếu, hứng thú, động cơ … của học viên. Giáo viên ý thứcđược điều đó và hành vi, ứng xử tương thích với những nội dung trên. Nhờ đó dựđoán trước được mức độ phản ứng cũng như hành vi của học viên trong vàsau quy trình giao tiếp sư phạm. – Lắng nghe những quan điểm, nguyện vọng … của học viên, tôn trọng nhân cách củacác em, phân phối kịp thời và có lời lý giải rõ ràng những nguyện vọng, nhữngý kiến của họ, luôn thân mật những em, xử lý nhanh gọn những vướng mắctrong quan hệ, hoạt động và sinh hoạt, trong học tập, trong việc làm … của những em, tạo ra sựtin tưởng của học viên so với giáo viên. – Người giáo viên có phong thái dân chủ trong giao tiếp với học viên là ngườiluôn luôn tôn trọng học viên, tạo cho học viên có tính độc lập, phát minh sáng tạo, hamhiểu biết, kích thích hoạt động giải trí nhận thức, tìm tòi của học viên, giúp học sinhxác định được vị trí, vai trò của mình trong nhóm bè bạn, trong học tập. Ý thứcđược nghĩa vụ và trách nhiệm và bổn phận của người học viên, người con … đó chính lànguồn gốc của tự ý thức, tự giáo dục và tự rèn luyện bản thân tạo điều kiện kèm theo đểnhân cách của mình ngày càng tăng trưởng, cung ứng nhu yếu của xã hội. – Bên cạnh những ưu điểm trên, phong thái dân chủ trong giao tiếp sư phạmcủa người giáo viên cũng thể hiện những hạn chế sau : – Dân chủ trong giao tiếp sư phạm không có nghĩa là “ tôn vinh cá thể ” hoặc “ theo đuôi ” những yên cầu không xuất phát tự quyền lợi chung của mọi học viên. Dân chủ không có nghĩa là “ nuông chiều thả mặc ” học viên mà không tính đếnnhững nhu yếu ngày càng cao của trách nhiệm học tập và rèn luyện đạo đức cho24học sinh. Dân chủ không phải là xoá đi ranh giới giữa thầy và trò để trở thành “ cá mè một lứa ” với nhau. – Nhiều khu công trình nghiên cứu và điều tra khoa học đã chứng tỏ rằng, phong thái dânchủ trong giao tiếp sư phạm đã mang lại hiệu suất cao cao trong dạy học và giáo dụchọc sinh. * Ví dụ : Trong khi hướng dẫn HS giải bài tập, thầy cô nên để học viên tự mìnhtìm tòi ra cách giải, thầy cô khuyến khích những em trình diễn quan điểm của mình vàcó nhận xét, Tóm lại tương thích * Kết luận : Đối với phong thái dân chủ : Giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng phpng cáchgiao tiếp này liên tục nhưng không nên quá lạm dụng. Cần tích hợp vớicác phong thái giao tiếp khácCâu 13 : PC GTSP là gì ? Phân tích PC GTSP “ độc đoán ”. Cho VD, Đưa raKL ? * Khái niệm phong thái giao tiếp sư phạmLà hàng loạt mạng lưới hệ thống những giải pháp, thủ pháp đảm nhiệm, phản ứng hành độngtương đối không thay đổi và vững chắc của giáo viên và học viên trong quy trình tiếpxúc nhằm mục đích truyền đạt và lĩnh hội những tri thức khoa học, vốn kinh nghiệm tay nghề, kĩnăng, kĩ xảo nghề nghiệp, kiến thiết xây dựng và tăng trưởng tổng lực nhân cách của họcsinh. * PC GTSP “ độc đoán ” Đặc trưng của loại phong thái giao tiếp sư phạm này là thiếu sự tôn trọng lẫnnhau. Vì thế luôn tạo ra khoảng cách giao tiếp ngày càng xa giữa thầy và trò. Nội dung của phong thái giao tiếp sư phạm này thường xuất phát tự nội dungcông việc, học tập hoặc hoạt động giải trí xã hội. Phong cách độc đoán trong giao tiếp sư phạm của người giáo viên được biểuhiện ở chỗ : – Giáo viên luôn coi thường và xem nhẹ những đặc thù riêng về đậm chất ngầu, nhậnthức, nhu yếu, hứng thú … của học viên do xác lập mục tiêu giao tiếp thườngxuyên phát tự việc làm và số lượng giới hạn thời hạn thực thi một cách cứng ngắc, luôn có những nhu yếu và yên cầu lạ lẫm không hề thực thi được trong trong thực tiễn. Ở đây không phải giáo viên không hiểu được rằng, mỗi học viên đều có một cátính, nhận thức, hứng thú riêng … ngược lại, giáo viên ý thức được điều đó rõràng nhưng do quá chú trọng vào việc làm, đặt việc làm lên trên hết, hơn nữado thiếu tôn trọng nhau nên dẫn đến hiện tượng kỳ lạ xem thường những đặc điểm tâm lí25
Source: https://sangtaotrongtamtay.vn
Category: Giáo dục