ĐỀ CƯƠNG ôn tập GIÁO dục học đại CƯƠNG
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.23 KB, 104 trang )
Bạn đang đọc: ĐỀ CƯƠNG ôn tập GIÁO dục học đại CƯƠNG – Tài liệu text
Chương 1
GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC VỀ GIÁO DỤC CON NGƯỜI
Vấn đề 1: Tại sao nói giáo dục là một hiện tượng đặc trưng của xã hội loài
người? (bao gồm cả vấn đề 2: các tính chất của giáo dục)
Giáo dục là một hiện tượng xã hội
– Chỉ có ở con người mà không có ở động vật.
– Nguồn gốc nảy sinh: do nhu cầu tồn tại và phát triển ở loài người.
– Bản chất của giáo dục: truyền đại, lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sư
– xã hội giữa hai thế hệ trước và sau. Thế hệ sau sẽ kế thừa, phát triển
và tiếp tục đưa xã hội không ngừng vận động đi lên, mang lại cho con
người một cuộc sống ngày càng tốt đẹp.
– Quá trình phát triển của giáo dục luôn gắn liền với quá trình phát triển
của xã hội.
– Mục đích của sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội là vì lợi ích
chung của xã hội và cá nhân :
+ Với cá nhân, nhờ sự lĩnh hội kinh nghiệm xã hội mà mỗi cá nhân có thể
tái tạo được năng lực người cho bản thân nhờ đó có sự phát triển tâm lý, ý thức
và phát triển nhân cách.
+ Với xã hội, nhờ sự lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội mà thế hệ đi sau
mới bảo tồn được nên văn hóa do thế hệ trước sáng tạo ra, trên cơ sở đó mới có
thể phát triển nền văn hóa đó. Như vậy, một xã hội muốn tồn tại, phát triển, xã
hội đó buộc phải tổ chức giáo dục.
Giáo dục là một hiện tượng đặc trưng của xã hội loài người
– Điều kiện cơ bản để loài người tồn tại và phát triển thông qua 2 cơ
chế :
+ Di truyền (mặt sinh học, vật chất)
+ Di sản (văn hóa xã hội)
– Giáo dục là con đường cơ bản nhất để thực hiện cơ chế di sản => « đặc
trưng »
– Các tính chất của giáo dục :
+ Tính phổ biến, vĩnh hằng: giáo dục có ở mọi thời đại, thời kì của xã
hội và tồn tại cùng với sự tồn tại của xã hội, mất đi khi xã hội mất đi
+ Tính lịch sư (tính quy định của xã hội đối với giáo dục) :
• Xã hội thay đổi thì giáo dục cũng thay đổi
• Xã hội đặt ra yêu cầu gì thì giáo dục sẽ đáp ứng nhu cầu đó
• Ở mỗi thời kì lịch sư khác nhau thì giáo dục khác nhau về mục
đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục. Các
1
chính sách giáo dục luôn được hoàn thiện dưới ảnh hưởng của
những kinh nghiệm và các kết quả nghiên cứu.
+ Tính giai cấp: (chỉ xét trong xã hội có giai cấp)
• Giáo dục thuộc về một giai cấp xác định – giai cấp thống trị
xã hội. Giáo dục được sư dụng như một công cụ để duy trì và
củng cố vai trò thống trị của mình.
• Giáo dục cũng được sư dụng như một công cụ, phương tiện để
đấu tranh giai cấp – đối với giai cấp bị bóc lột, bị thống trị.
• Biểu hiện qua mục đích giáo dục và nó chi phối, định hướng
chính trị đối với sự vận động và phát triển của giáo dục.
+ Tính đại chúng: Giáo dục dành cho tất cả mọi người
• Trách nhiệm : mọi cá nhân đều phải chăm lo tới sự phát triển
giáo dục
• Quyền lợi : mọi đặc quyền đều được gưi tới mọi người
+ Tính nhân văn: giáo dục luôn mang đến những điều tốt đẹp cho
con người
+ Tính dân tộc: các dân tộc khác nhau thì nền văn hóa khác nhau,
thì sẽ có nền giáo dục khác nhau
+ Tính thời đại:
• Xã hội chúng ta đang sống là xã hội hiện đại, khoa học công
nghệ phát triển, các ứng dụng khoa học được áp dụng vào
trong đời sống
• Sự phát triển của xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế tri thức.
Từ tất cả những điều đã phân tích, có thể nói rằng : giáo dục là một hiện
tượng đặc trưng của xã hội loài người.
Vấn đề 3: Phân biệt các khái niệm: Giáo dục (theo nghĩa rộng), Dạy học và Giáo
dục (theo nghĩa hẹp)
Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức,
có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới
người được giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho
họ.
Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người được giáo
dục lí tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách,
những hành vi, thói quen cư xư đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức
cho họ các hoạt động và giao lưu.
Dạy học là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằm giúp
cho người học lĩnh hội những tri thức khoa học, kĩ năng hoạt động nhận thức và
thực tiễn, phát triển các năng lực hoạt động sáng tạo, trên cơ sở đó hình thành thế
giới quan và các phẩm chất nhân cách của người học theo mục đích giáo dục.
2
Phân biệt các khái niệm trên
– Giống nhau :
+ Mục đích : hình thành nhân cách cho con người
+ Đối tượng : người dạy – người học
+ Đòi hỏi sự tương tác giữa người học và người dạy, mà người học là
người quyết định chất lượng quá trình dạy học và giáo dục
– Khác nhau : phân biệt ở việc thực hiện chức năng trội
+ Chức năng trội của giáo dục (theo nghĩa rộng): phát triển nhân cách
toàn diện ở người học sinh bao gồm cả năng lực và phẩm chất
+ Chức năng trội của giáo dục (theo nghĩa hẹp) : phát triển về mặt phẩm chất
ở người học sinh
+ Chức năng trội của dạy học triển về mặt năng lực ở người học sinh
Chương 2
GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN
Vấn đề 4: Hãy trình bày và phân tích các chức năng xã hội của giáo dục, từ
đó rút ra những kết luận sư phạm cần thiết.
Giáo dục là quá trình hoạt động phối hợp thống nhất giữa nhà giáo dục và
người được giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách theo những yêu
cầu của xã hội.
Chức năng của giáo dục là sự tác động của giáo dục đến các quá trình, lĩnh
vực của đời sống xã hội
Giáo dục trong xã hội xã hội chủ nghĩa đã thực hiện 3 chức năng xã hội
của mình: Chức năng kinh tế – sản xuất; chức năng chính trị – xã hội và
chức năng tư tưởng – văn hóa.
– Chức năng kinh tế – sản xuất (quan trọng nhất):
+ Biểu hiện:
• Tái sản xuất sức lao động
• Cải biến bản thể tự nhiên chung của con người
• Giúp con người có kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo
• Tạo ra năng suất lao động cao => thúc đẩy sản xuất, phát triển
kinh tế
+ Yêu cầu:
• Giáo dục gắn kết với thực tiễn xã hội
• Xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân cân đối, đa dạng
• Nâng cao chất lượng giáo dục
+ Kết luận sư phạm:
• Rèn luyện khả năng sáng tạo, linh hoạt để thích nghi với sự thy
đổi.
3
•
•
Tiếp tục thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài.
Hệ thống giáo dục nhà trường không ngừng đổi mới nhằm phát
triển năng lực hành động cho người học, đáp ứng tốt yêu cầu
của thực tiễn nghề nghiệp.
–
Chức năng chính trị – tư tưởng:
+ Biểu hiện:
• Giáo dục trở thành phương tiện, công cụ để khai sáng nhận
thức, bồi dưỡng tình cảm, củng cố niềm tin, kích thích hành
động của tất cả các lực lượng xã hội, nhằm duy trì, củng cố thể
chế chính trị cho một quốc gia nào đó.
• Thông qua giáo dục, những tư tưởng xã hội được thấm đến
từng con người, giáo dục hình thành ở con người thế giới
quan, giáo dục ý thức, hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức
xã hội
• Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước, đại
diện cho quyền lực “của dân, do dân, vì dân” trên nền tảng của
chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục là
sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Giáo dục
phục vụ cho mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh.
+ Kết luận sư phạm:
• Người giáo viên luôn phải nắm vững quan điểm, đường lối, chủ
trương của Đảng, pháp luật của nhà nước.
• Giúp học sinh hiểu, tin tưởng và thực hiện theo đường lối, chủ
trương của Đảng, pháp luật của nhà nước
–
Chức năng văn hóa xã hội
+ Biểu hiện:
• Tác động đến cấu trúc xã hội, tức là tác động đến các bộ phận,
các thành phần xã hội (các giai cấp, các tầng lớp, các nhóm xã
hội…) làm thay đổi tính chất mối quan hệ giữa các bộ phận,
thành phần đó bằng cách nâng cao trình độ văn hóa chung cho
toàn thể xã hội.
• Giáo dục xã hội chủ nghĩa góp phần làm cho cấu trúc xã hội trở
nên thuần nhất, làm cho các giai cấp, các tầng lớp, các thành
phần xã hội.. ngày càng xích lại gần nhau.
• Giáo dục tham gia vào việc xây dựng một hệ tư tưởng chi phối
toàn xã hội, xây dựng một lối sống phổ biến trong xã hội bằng
4
cách phổ cập giáo dục phổ thông với trình độ ngày càng cao
cho mọi tầng lớp xã hội.
+ Kết luận sư phạm
• Đa dạng hóa các loại hình và phương thức đào tạo trong hệ thống
giáo dục quốc dân,nhằm tạo cơ hội cho người dân được đi học và
học suốt đời
• Sư dụng sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng.
Vấn đề 5: Vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
Khái niệm con người, cá nhân và nhân cách
– Con người là một thực thể sinh vật- xã hội mang bản chất xã hội, là
chủ thể của hoạt động nhận thức và thực tiễn, của những quan hệ xã
hội và giao tiếp.
– Cá nhân là một thực thể sinh vật- xã hội- văn hóa với các đặc điểm về
sinh lý, tâm lý và xã hội trong sự liên hệ thống nhất với các chức năng
xã hôi chung của loài người.
– Nhân cách là hệ thống giá trị làm người mà cá nhân đạt được với sự
trưởng thành về phẩm chất và năng lực trong quá trình thực hiện các
chức năng xã hội của mình, được xã hội đánh giá và thừa nhận.
Khái niệm sự phát triển cá nhân
Phát triển cá nhân thực chất là khẳng định bản chất xã hội của con
người, khẳng định trình độ phát triển nhân cách của chính cá nhân. Sự
phát triển nhân cách cá nhân được biểu hiện qua những dấu hiệu sau:
– Sự phát triển về mặt thể chất: Thể hiện ở sự tăng trưởng về chiều
cao, trọng lượng, cơ bắp, sự hoàn thiện chức năng các giác quan, sự
phối hợp các chức năng vận động của cơ thể.
– Sự phát triển về mặt tâm lý: Thể hiện sự biến đổi cơ bản trong đời
sống tâm lý của cá nhân: trình độ nhận thức, khả năng tư duy, quan
điểm, lập trường, thói quen, xúc cảm, tình cảm, tâm tư, nguyện vọng,
nhu cầu, ý chí, v.v…
– Sự phát triển về mặt xã hội: Thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xư
trong các mối quan hệ với những người xung quanh, ở tính tích cực
nhận thức tham gia vào các hoạt động cải biến, phát triển xã hội.
Các yếu tố ảnh hưởng và vai trò của nó đối với sự hình thành và phát
triển nhân cách của mỗi cá nhân
Yếu tố
Vai trò
Sinh học (Di truyền – Bẩm sinh)
Tiền đề vật chất
Môi trường
Điều kiện
Giáo dục
Chủ đạo
5
Hoạt động cá nhân
Quyết định trực tiếp
Khái niệm giáo dục
Giáo dục là quá trình hoạt động phối hợp thống nhất giữa nhà giáo dục và
người được giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách theo những yêu
cầu của xã hội
Vai trò của yếu tố giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
– Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với quá trình hình thành và phát triển
nhân cách, bởi vì nó được thực hiện theo định hướng thống nhất vì mục
đích nhân cách lí tưởng mà xã hội đang yêu cầu.
– Biểu hiện:
+ Vạch ra chiều hướng, mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách
của học sinh, tổ chức, chỉ đạo, dẫn dắt học sinh thực hiện quá trình đó đến kết
quả mong muốn.
Ví dụ: Ngay từ mẫu giáo, trẻ em Nhật Bản đã được dạy các quy tắc
ứng xư căn bản. Người Nhật đặc biệt chú trọng các câu chào hỏi, xin lỗi, và
cám ơn. Ngay từ cấp mẫu giáo, trẻ đã được học những bài học quan trọng đầu
tiên về cách ứng xư lịch thiệp (lời cám ơn và xin lỗi), tinh thần trách nhiệm với
công việc (mặc đồng phục), chia sẻ trách nhiệm trong tập thể (lần lượt đảm
nhiệm việc phục vụ đồ ăn), và sự tự lập (tự phục vụ bản thân).
+ Giáo dục là những tác động tự giác có điều khiển, có thể mang lại
những tiến bộ mà các yếu tố di truyền bẩm sinh hoặc môi trường, hoàn cảnh
không thể tạo ra được do tác động tự phát.
Ví dụ: Một em bé mới được sinh ra phải thông quá giáo dục, học
tập (mà ban đầu là sự bắt chước) thì mới có thể biết nói biết viết (chứ không
phải do bố mẹ em biết nói biết viết thì em cũng có thể biết nói biết viết)
+ Cải biến những nét tính cách, hành thành phẩm chất lệch lạc không
phù hợp vối yêu cầu, chuẩn mực của xã hội. Đó chính là kết quả quan trọng
của giáo dục lại đối với trẻ em hư hoặc người phạm pháp.
Ví dụ: đối với những trẻ suy thoái nhân cách (nhiễm thói hư tật xấu,
vi phạm pháp luật) có thể uốn nắn, điều chỉnh sự phát triển nhân cách lệch lạc
so với các chuẩn mực xã hội của các em bằng các biện pháp giáo dục đặc biệt
+ Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người khuyết tật
hoặc thiểu năng do bệnh tật, tai nạn hoặc bẩm sinh, di truyền tạo ra. Nhờ có sự
can thiệp sớm, nhờ có phương pháp giáo dục, rèn luyện đặc biệt cùng với sự hỗ
trợ của các phương tiện khoa học có thể giúp cho người khuyết tật, thiểu năng
phục hồi một phần chức năng đã mất hoặc phát triển các chức năng khác nhằm bù
trừ những chức năng bị khiếm khuyết, giúp cho họ hoà nhập vào cuộc sống cộng
đồng.
6
Ví dụ: Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí tuy không còn đôi tay nhưng
vẫn trở thành giáo viên, hơn nữa còn là giáo viên viết chữ đẹp
+ Giáo dục là những tác động có điều khiển và điều chỉnh cho nên
không những thích ứng với các yếu tố di truyền, bẩm sinh, môi trường, hoàn
cảnh trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách mà nó còn có khả
năng kìm hãm hoặc thúc đẩy các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đó theo một
gia tốc phù hợp mã di truyền và môi trường không thể thực hiện được.
Ví dụ:
Kết luận sư phạm
+ Cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục đến sự hình thành
và phát triển nhân cách.
+ Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục ở người học
+ Tổ chức quá trình giáo dục một cách khoa học, hợp lý:
• Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS
• Yêu cầu giáo dục mang tính vừa sức với HS
• Tổ chức các hoạt động và giao lưu đa dạng, phong phú cho HS
• Lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp và các phương pháp giáo dục
khoa học
• Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà giáo dục và người được
giáo dục
• Khơi dậy khả năng tiềm ẩn, tố chất di truyền, tính tích cực trong
hoạt động cá nhân của học sinh nhằm mang lại hiệu quả cho quá
trình giáo dục.
–
Chương 3
MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN LÝ GIÁO DỤC
Vấn đề 6: Mục đích và mục tiêu giáo dục
Mục đích giáo dục
– Khái niệm
+ Mục đích của một hoạt động nói chung là kết quả dự kiến mà mỗi con
người, mỗi hệ thống cần phấn đấu để đạt được, có tác dụng định hướng,
7
–
–
–
chỉ đạo toàn bộ quá trình hoạt động. Chất lượng, hiệu quả của một hoạt
động phụ thuộc nhiều vào việc xác định mục đích ban đầu.
+ Mục đích giáo dục:
• là một phạm trù cơ bản của Giáo dục học, định hướng cho hệ
thống giáo dục từ việc nghiên cứu lý luận đến việc tổ chức các
hoạt động thực tiễn giáo dục và quản lý giáo dục.
• là mô hình lý tưởng về sản phẩm giáo dục. Đó là mô hình khách
quan về nhân cách người học sinh mà nhà trường và xã hội phải
đào tạo.
• Phản ánh kết quả mong muốn trong tương lai của quá trình giáo
dục. Vì vậy, mục đích giáo dục còn được là sản phẩm dự kiến của
giáo dục, được xây dựng theo “đơn đặt hàng’ của xã hội về một
kiểu người (kiểu nhân cách). Mục đích giáo dục phải được xây
dựng trước khi tiến hành các hoạt động giáo dục cụ thể.
Đặc điểm:
+ Tính lịch sư:
• mục đích giáo dục được xác định căn cứ vào trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất, của khoa học – công nghệ và văn hóa, của sự
khẳng định hệ tư tưởng và lối sống trong từng giai đoạn nhất định
của từng chế độ xã hội nhất định
• Mục đích giáo dục luôn thay đổi cùng sự phát triển của lịch sư để đáp
ứng các yêu cầu của từng thời đại.
+ Tính giai cấp:
• Xã hội có giai cấp mục đích giáo dục mang tính giai cấp bởi giai
cấp thống trị sư dụng giáo dục như một công cụ của giai cấp đó
• Mỗi chế độ xã hội khác nhau có một mục đích giáo dục đặc thù.
+ Tính dân tộc: Mỗi quốc gia có một nên văn hóa khác nhau vì vậy cũng
có một nền giáo dục tương ứng với nền văn hóa đó
+ Tính thời đại: Giáo dục cần hướng tới mục đích giáo dục người công
dân toàn cầu đáp ứng với yêu cầu của mỗi quốc gia và thời đại.
Mục tiêu giáo dục
Khái niệm
+ Là những tiêu chí, chỉ tiêu, những yêu cầu cụ thể đối với từng khâu, từng
nhiệm vụ, từng nội dung của quá trình giáo dục phải đạt được sau một hoạt
động giáo dục.
+ Là biểu hiện cụ thể của mục đích giáo dục. Mục tiêu giáo dục là những
bậc thang nối tiếp nhau dẫn đến mục đích giáo dục, khi các mục tiêu giáo
dục đạt được có nghĩa là chúng ta đã tiệm cận tới mục đích giáo dục.
Mục tiêu giáo dục VN:
8
+ Cấp độ tổng quát:
• Mục tiêu giáo dục xã hội: nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và
phát hiện, bồi dưỡng nhân tài
• Mục tiêu nhân cách: xây dựng con người phát triển toàn diện về cả đức
và tài
+ Cấp độ hệ thống giáo dục
• Giáo dục mầm non: giúp trẻ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân
cách
• Giáo dục tiểu học: hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển
đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất và những kĩ năng cơ bản
• Giáo dục THCS: củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu
học, hướng nghiệp
• Giáo dục THPT: củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục
THCS, hướng nghiệp
• Giáo dục Trung học chuyên nghiệp: đào tạo kĩ thuật viên, nhân viên
nghiệp vụ có kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp
• Trường dạy nghề: đào tạo người lao động, công nhân kĩ thuật, nhân viên
nghiệp vụ có kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp
• Trình độ Cao đẳng: cung cấp kiến thức chuyên môn và kĩ năng thực
hành cơ bản về một ngành nghề
• Trình độ ĐH: nắm vững kiến thức chuyên môn và kĩ năng thực hành cơ
bản về một ngành nghề
• Trình độ Thạc sĩ: nắm vững lí thuyết, có trình độ cao về thực hành
• Trình độ Tiến sĩ: giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lí thuyết và thực
hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, hướng dẫn hoạt động
chuyên môn
+ Cấp độ chuyên biệt:
• Kiến thức: hệ thống những khái niệm, phạm trù, thông tin khoa học theo
nội dung từng môn học, chuyên ngành cụ thể
• Kĩ năng: khả năng thực hiện các công việc cụ thể sau khi được học tập,
đào tạo, huấn luyện
• Thái độ: biểu hiện ý thức của học sinh đối với kiến thức đã tiếp thu và
những dự định ứng dụng chúng vào cuộc sống
Vấn đề 7: Nguyên lý giáo dục Việt Nam
Khái niệm về nguyên lý giáo dục
Nguyên lý giáo dục là những luận điểm chung nhất, có tính quy luật
của lý thuyết giáo dục, có vai trò định hướng, chỉ đạo các hoạt động giáo dục
trong nhà trường.
Đặc điểm của nguyên lý giáo dục
9
–
–
–
–
–
Là một tư tưởng giáo dục có tầm thời đại. Những nội dung của
nguyên lý vừa phản ánh phương châm giáo dục truyền thống của Việt
Nam, đồng thời là tư tưởng có tầm thời đại.
Là tư tưởng giáo dục được khái quát từ bản chất của giáo dục – là
một hiện tượng xã hội, chịu sự chi phối bởi các quy luật xã hội.
Giáo dục là một bộ phận của hoạt động xã hội, trình độ xã hội quy
định trình độ giáo dục.
Được khái quát từ bản chất của quá trình dạy học, trong đó hoạt
động học tập của người học bao gồm hoạt động nhận thức và hoạt
động thực hành; hoạt động giảng dạy của giáo viên về thực chất là
quá trình tổ chức các hoạt động học tập của người học một cách có
ý thức.
Được rút ra từ bản chất của quá trình giáo dục – là quá trình tổ
chức hoạt động và giao lưu nhằm giúp người được giáo dục tự giác
tích cực chuyển hóa những yêu cầu chuẩn mực xã hội thành hành
vi, thói quen tương ứng.
Là một tư tưởng giáo dục được xây dựng xuất phát từ mục đích
giáo dục và trở thành phương thức để thực thi mục đích giáo dục.
Được đúc rút từ những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục qua nhiều thời
đại
Nội dung của nguyên lý giáo dục Việt Nam
– Học đi đôi với hành: Là một tư tưởng giáo dục vừa truyền thống
vừa hiện đại, vừa có tính khoa học vừa có tính thực tiễn. Bản chất
của tư tưởng này như sau:
+ Quá trình dạy học ở các nhà trường cần tổ chức sao cho người
học cần phải làm tốt, đồng thời việc học (lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học)
và việc hành (luyện tập để vận dụng tri thức hình thành hệ thống kỹ năng, kỹ
xảo, đồng thời hình thành thái độ tình cảm tốt đẹp).
+ Học đi đôi với hành là một phương pháp học tập có hiệu quả.
Bởi vì chúng hỗ trợ và thúc đẩy nhau làm cho hiệu quả học tập cao hơn, có ý
nghĩa thực tiễn hơn.
+ Học đi đôi với hành được thực hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Vì
vậy, đòi hỏi các nhà trường cần tổ chức các hoạt động thực tiễn các hoạt
động ngoại khóa, người giáo viên trong dạy học cần đưa ra các loại bài tập,
nhiệm vụ học tập phong phú, đa dạng, cần nâng dần mức độ khó khăn yêu
cầu người học có sự nỗ lực trong giải quyết, đảm bảo tốt mối quan hệ học đi
đôi với hành.
– Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất là tư tưởng giáo dục của
nhà trường hiện đại. Tư tưởng này được thể hiện như sau:
10
+ Giáo dục lao động được xác định là một nội dung trong giáo dục
toàn diện nhân cách người học.
+ Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất nhằm thực hiện nguyên tắc
giáo dục “Giáo dục trong lao động và bằng lao động” làm cho lao động sản xuất
vừa là môi trường vừa là phương tiện giáo dục học sinh.
+ Mục đích đào tạo là tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực của nền
kinh tế quốc dân
– Lý luận gắn liền với thực tiễn là tư tưởng quan trọng đối với quá
trình giáo dục và đào tạo trong nhà trường Việt Nam.
+ Giáo dục là một bộ phận của xã hội, mục đích giáo dục được
xuất phát từ yêu cầu của xã hội, hay nói cách khác phải đáp ứng sự phát triển
của xã hội. Vì vậy, nội dung giáo dục của nhà trường không tách rời thực
tiễn đất nước đang biến động từng ngày.
+ Đòi hỏi trong quá trình giảng dạy lý luận, giáo viên cần phải chú
ý phân tích, lý giải các sự kiện, hiện tượng thực tiễn bằng những cơ sở khoa
học xác đáng; biết tích hợp, lồng ghép những nội dung có tính thực tiễn vào
từng bài giảng giúp người học có cơ hội tiếp cận với những vấn đề thực tiễn
cấp thiết; cần thường xuyên liên hệ với thực tiễn sinh động của cuộc sống,
với những thành tựu về khoa học, công nghệ trong nước và trên thế giới, làm
cho bài học mang hơi thở của cuộc sống, lý luận không còn khô khan, khó
hiểu, ngược lại bài học trở nên sinh động, giúp người học nắm vững lý luận
và hiểu rõ thực tiễn, làm cho chất lượng hiệu quả giáo dục được nâng cao..
– Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã
hội: giáo dục là quá trình có nhiều lực lượng tham gia, trong đó 3 lực
lượng quan trọng nhất là gia đình, nhà trường và các đoàn thể xã hội.
+ Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp, huy động sự tham
gia của gia đình, các tổ chức xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo
dục.
+ Gia đình là nơi sinh ra, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em. Giáo dục
gia đình dựa trên tình cảm huyết thống, các thành viên gắn bó với nhau trong
suốt cuộc đời nên giáo dục gia đình bền vững nhất.
+ Giáo dục xã hội là giáo dục trong môi trường nơi trẻ em sinh
sống. Bao gồm giáo dục của các đoàn thể (tổ chức quần chúng có tổ chức, có
tôn chỉ mục đích phù hợp với mục đích giáo dục của nhà nước và nhà
trường).
+ Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục
xã hội sẽ phát huy sức mạnh của phong trào xã hội hóa giáo dục, tạo điều
kiện cho sự nghiệp giáo dục đi đến thành công. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
từng nói “Giáo dục nhà trường dù tốt đến mấy, nếu không có giáo dục gia
đình thì kết quả cũng không hoàn toàn”.
11
Trình bày phương hướng quán triệt nguyên lý giáo dục Việt Nam
Quán triệt nguyên lý giao dục đòi hỏi các cấp từ trung ương, đến địa
phương; từ nhà trường đến gia đình, xã hội phải thực hiện các biện pháp sau:
– Cần chú ý xây dựng nội dung, chương trình giáo dục và đào tạo cho
từng ngành học, cấp học, trình độ đào tạo đảm bảo tính toàn diện, cân
đối giữa các môn lý thuyết và môn thực hành; giữa nội dung lý
thuyết và nội dung thực hành; giữa nội dung chính khóa và nội dung
ngoại khóa.
– Quy trình đào tạo và giáo dục đảm bảo tính chuẩn mực, tính hiện đại
và tính thực tiễn, đảm bảo sự thống nhất giữa các môn lý thuyết và
thực hành; thống nhất giữa các môn kiến thức cơ bản với kiến thức
chuyên ngành
– Nhà trường quán triệt cho mọi giáo viên thường xuyên sư dụng
phương pháp giáo dục tích cực, phát huy vai trò tự giác, tích cực, độc
lập của người học, lấy người học làm trung tâm. Trong mỗi giờ dạy
đòi hỏi người giáo viên liên hệ các nội dung tri thức với thực tiễn
cuộc sống
– Nhà trường xây dựng các cơ sở thực hành, thí nghiệm, các trung tâm
hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh; giúp các em vừa được học lý
thuyết vừa được học thực hành và bước đầu làm quen với một số
ngành nghề cơ bản mà xã hội đang cần và hình thành những kỹ năng
cơ bản và nguyên lý của nền sản xuất hiện đại
– Nhà trường cần xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trên cơ sở
chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục gia đình và giáo dục
xã hội.
Phần 2
LÝ LUẬN VÀ TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔ
THÔNG
Chương 1
QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
Vấn đề 8 + 9 + 10: Quá trình dạy học
Khái niệm
– là sự thống nhất biện chứng của hai thành tố cơ bản trong quá trình
dạy học – hoạt động dạy và hoạt động học.
– Là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người
giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều
khiển hoạt động nhận thức – học tập của mình nhằm thực hiện những
nhiệm vụ dạy học.
12
Đặc điểm
– Học sinh hiện nay có năng lực nhận thức phát triển hơn so với học
sinh cùng độ tuổi trước kia. Những kết quả nghiên cứu của các nhà
tâm lý học trong và ngoài nước đã cho thấy: So với học sinh cùng độ
tuổi ở các thế hệ trước, học sinh phổ thông hiện nay có năng lực nhận
thức phát triển hơn, thông minh hơn. Người ta gọi đó là hiện
tượng tăng tốc phát triển của trẻ em. Hiện tượng tăng tốc
phát triển của trẻ em ngày nay biểu hiện ở ba dấu hiệu:
+ Hiện tượng tăng tốc phát triển chiều cao, trọng lượng
cơ thể;
+ Sự trưởng thành sinh dục sớm;
+ Sự phát triển trí tuệ sớm.
Năng lực nhận thức của học sinh ngày nay được phát triển sớm hơn và
nhanh hơn so với trẻ em cùng độ tuổi trước đây do nhiều yếu tố sau:
+ Sự cải thiện điều kiện sinh hoạt vật chất, tinh thần, sự đô thị hóa của
xã hội hiện đại, cùng nhịp độ phát triển nhanh của kinh tế- xã hội trong thời
đại thông tin;
+ Giao lưu được mở rộng, tạo điều kiện trao đổi, phối kết hợp với nhau
giữa các cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng;
+ Những phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện nghe nhìn làm
cho trẻ sớm trưởng thành về tư duy và có thể tiếp nhận những lượng thông tin
mới một cách nhanh chóng;
+ Sự mở rộng các loại hình hoạt động văn hóa- xã hội tạo cơ hội cho học
sinh tiếp nhận những lĩnh vực yêu thích phù hợp với nhu cầu và khả năng;
+ Sự đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học
trong nhà trường tác động mạnh đến sự phát triển năng lực trí tuệ của trẻ;
+ Mặt bằng dân trí ngày càng được nâng cao đã tác động tích cực đến giáo
dục gia đình, kiến thức và kỹ năng nuôi dạy và giáo dục con của cha mẹ học sinh
ngày càng trở nên khoa học hơn. Chất lượng giáo dục gia đình được nâng cao có
ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển năng lực nhận thức của trẻ.
Năng lực nhận thức phát triển thúc đẩy học sinh trở thành chủ thể tích
cực của quá trình dạy học ngày nay. Những người làm công tác giáo dục cần
nhận thức rõ đặc điểm này và quán triệt vận dụng vào quá trình dạy học trong
lý luận cũng như thực tiễn. Cụ thể, cần:
+ Thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá về năng lực nhận thức, kinh nghiệm của
học sinh ngày nay;
+ Đổi mới, hoàn thiện quá trình dạy học về mục đích, nội dung, phương
pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học, phân hóa và cá biệt hóa trong
dạy học… cho phù hợp với sự phát triển năng lực nhận thức của học sinh.
13
Hoạt động học tập của học sinh được tích cực hoá trên cơ sở nội dung
dạy học ngày càng được hiện đại hoá.
Từ đặc điểm này đòi hỏi người giáo viên trong quá trình dạy học
không chỉ là người cung cấp thông tin mà quan trọng hơn, họ phải là người
hướng dẫn học sinh biết cách tự mình thu thập, xư lý và vận dụng thông tin. Còn
học sinh trong quá trình học tập phải chú trọng học cách thu thập, xư lý và vận
dụng thông tin để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra trong học tập cũng như cuộc
sống.
–
Trong quá trình học tập hiện nay, nhu cầu hiểu biết của học sinh có xu
hướng vượt ra khỏi nội dung tri thức, kỹ năng do chương trình quy
định. Xu hướng này thể hiện ở chỗ học sinh thường chưa thoả mãn với
những tri thức được cung cấp qua chương trình học tập. Các em luôn
muốn biết thêm, biết sâu hơn hững điều đã học và nhiều điều mới lạ của
cuộc sống muôn màu muôn vẻ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và các
nhu cầu cần thiết khác của cuộc sống.
Nguyên nhân của xu hướng này là:
+ Năng lực nhận thức của học sinh đã phát triển hơn trước và hoạt động
nhận thức của họ được tích cực hóa trong điều kiện phương pháp dạy học
ngày càng hiện đại, các em không thỏa mãn với nội dung do chương trình quy
định, và muốn tìm hiểu, khám phá thêm những cái mới;
+ Học sinh có điều kiện thuận lợi để tiếp cận với những thông tin phong
phú, đa dạng, làm kích thích óc tò mò, ham hiểu biết của các em;
+ Quá trình hiện đại hóa nội dung dạy học diễn ra chậm, chưa bắt kịp với
những thay đổi của khoa học kỹ thuật và xã hội ngày càng diễn ra nhanh
chóng. Vì vậy, học sinh phải tìm thêm những tri thức mới ngoài phạm vi
chương trình nhằm thỏa mãn nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân và đáp ứng
những đòi hỏi của xã hội;
+ Các hình thức phân hóa dạy học trong nhà trường hiện đại hướng học
sinh đi sâu tìm hiểu các môn học theo hứng thú, năng khiếu của bản thân;
+ Tâm lý muốn chuẩn bị cho cuộc chạy đua tìm kiếm việc làm trong nền
kinh tế thị trường của xã hội hiện đại.
Để đáp ứng xu hướng trên, ngoài “phần cứng”, chương trình dạy
học cần thiết kế các “phần mềm” trong các môn học và tăng cường môn học tự
chọn; cần tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm phát huy tiềm năng và hứng
thú của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh kiểm nghiệm và mở mang vốn
hiểu biết của mình, có khả năng thích ứng nhanh với cuộc sống sau này.
–
–
Quá trình dạy học hiện nay được tiến hành trong điều kiện cơ sở vật
chất, phương tiện dạy học ngày càng hiện đại, đa dạng
14
Trong xã hội hiện đại, các phương tiện dạy học đã có rất nhiều thay đổi
so với trước. Với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, các phương
tiện kỹ thuật dạy học mới đã ra đời: Phim ảnh, vô tuyến truyền hình, máy vi
tính, máy dạy học và kiểm tra, các phầm mềm dạy học, các thiết bị đa phương
tiện… Các thiết bị hiện đại này cho phép đưa vào quá trình dạy học những nội
dung sinh động, làm thay đổi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học,
mang đến cho quá trình dạy học một nhịp độ, phong cách và trạng thái tâm lý
mới.
Bản chất
– Cơ sở xác định bản chất của quá trình dạy học
+ các lý thuyết học tập- cơ sở tâm lý của việc dạy học;
+ mối quan hệ giữa hoạt động nhận thức có tính chất lịch sư xã hội
loài người với hoạt động dạy học. Trong quá trình phát triển của lịch sư
xã hội thì hoạt động nhận thức có trước, hoạt động dạy học có sau. Hoạt
động học tập của học sinh chính là hoạt động nhận thức trong môi trường dạy
học (môi trường sư phạm).
+ mối quan hệ giữa dạy và học, giữa giáo viên và học sinh. Quá
trình dạy học là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh. Xét
cho cùng thì mọi tác động giữa giáo viên và học sinh đều nhằm thúc đẩy
hoạt động nhận thức của học sinh. Kết quả dạy học phản ánh tập trung ở kết
quả nhận thức của học sinh, cụ thể ở sự chiếm lĩnh hệ thống tri thức, hình
thành kỹ năng, kỹ xảo, phát triển trí tuệ, qua đó mà hoàn thiện nhân cách bản
thân người học.
Bản chất của quá trình dạy học
Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức và thực hành có
tính độc đáo của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người giáo viên
nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
Quá trình học tập của học sinh là một quá trình nhận thức:
– Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào não người – đó là sự phản
ánh tâm lí của con người bắt đầu từ cảm giác đến tư duy, tưởng tượng. Quá trình học
tập của học sinh cũng là quá trình như vậy. Với tư cách là một thực thể xã hội có ý
thức, học sinh có khả năng phản ánh một cách khách quan về nội dung và chủ quan
về hình thức, nghĩa là về nội dung học sinh có khả năng phản ánh đúng bản chất và
những quy luật của thế giới khách quan, còn về hình thức mỗi học sinh có phương
pháp phản ánh riêng của mình, có cách hình thành khái niệm, xây dựng cấu trúc
lôgic riêng của mình.
–
15
– Quá trình nhận thức của học sinh cũng diễn ra theo quy luật nhận thức
chung của loài người. Quy luật này được phản ánh trong công thức nổi tiếng
của Lênin “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng
đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng duy nhất của sự nhận thức chân lý,
nhận thức hiện thực khách quan”.
– Trong quá trình học tập, muốn nhận thức đầy đủ một vấn đề, một sự vật,
hiện tượng trong thế giới khách quan, học sinh cần phải huy động các thao tác
tư duy (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, phán đoán, suy lý…) ở mức độ
cao nhất.
– Kết quả của quá trình học tập ở học sinh và kết quả của quá trình nhận thức
nói chung của loài người đều có điểm chung là làm cho vốn hiểu biết của chủ thể
tăng lên nhờ sự tích lũy những tri thức, hình thành những kinh nghiệm mới trong
quá trình nhận thức của mình.
Từ những phân tích trên cho thấy, hoạt động học tập của học sinh thực
chất là hoạt động nhận thức và hoạt động dạy của giáo viên là tổ chức hoạt động
nhận thức.
Quá trình học tập của học sinh là một quá trình nhận thức độc đáo:
– Quá trình học tập của học sinh là quá trình nhận thức cái mới đối với
bản thân mình rút ra từ kho tàng hiểu biết chung của nhân loại.
– Con đường nhận thức của học sinh về cơ bản là thuận lợi, tuy có những
lúc quanh co, khúc khuỷu do hoạt động tìm kiếm chân lý mới gây ra.
– Quá trình học tập của học sinh phải tiến hành theo các khâu của quá trình
dạy học: Lĩnh hội tri thức mới, củng cố, vận dụng, kiểm tra, đánh giá tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo nhằm biến chúng thành tài sản của bản thân.
– Thông qua hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học,
cần hình thành ở học sinh thế giới quan, động cơ, các phẩm chất của nhân cách
phù hợp với chuẩn mực xã hội.
– Quá trình nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học diễn ra dưới
vai trò chủ đạo của giáo viên (lãnh đạo, tổ chức, điều khiển) cùng với những
điều kiện sư phạm nhất định.
Từ những phân tích trên cho thấy, quá trình học tập của học sinh là
quá trình nhận thức độc đáo
.
Kết luận sư phạm
– Không nên quá cường điệu những nét riêng biệt, độc đáo trong hoạt
động học tập của người học. Nếu như vậy sẽ rơi vào xu hướng sai lầm là chỉ
chú trọng truyền đạt cho học sinh một số tri thức có sẵn, quy trình hoạt động
máy móc, mà coi nhẹ việc tổ chức cho học sinh độc lập nghiên cứu để nắm lấy
tri thức và rèn luyện phương pháp học tập, phương pháp nghiên cứu.
16
– Người giáo viên cần chú ý sư dụng những phương pháp dạy học, đề
xuất các bài tập nhận thức có tác dụng phát huy được tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập, giúp họ tiếp cận với hoạt động
nhận thức của các nhà khoa học.
Cấu trúc
– Mục đích dạy học
+ phản ánh tập trung những yêu cầu của xã hội đề ra cho quá trình dạy học.
+ là nhân tố giữ vị trí hàng đầu trong quá trình dạy học.
+ chức năng định hướng cho sự vận động và phát triển của từng thành tố
nói riêng, quá trình dạy học nói chung.
– Nhiệm vụ dạy học
+ chịu sự chi phối của mục dích dạy học.
+ là những việc phải làm cụ thể theo yêu cầu phát triển và bồi dưỡng hệ
thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và tư duy sáng tạo, trên cơ sở đó hình thành
thế giới quan khoa học, lí tưởng, phẩm chất đạo đức con người.
– Nội dung dạy học
+ bao gồm hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người học phải
nắm vững trong quá trình dạy học và các hoạt động mà giáo viên tổ chức.
+ chịu sự chi phối bởi mục đích, nhiệm vụ dạy học đồng thời nó lại qui
định việc lựa chọn và vận dụng phối hợp các phương pháp, phương tiện và
hình thức tổ chức dạy học.
– Giáo viên
+ là chủ thể của hoạt động giảng dạy, giữ vai trò chủ đạo trong quá trình
dạy học.
+ có chức năng tổ chức, hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
học của học sinh, đảm bảo cho học sinh thực hiện đầy đủ và có chất
lượng cao những yêu cầu đã được quy định phù hợp với mục đích dạy
học .
– Học sinh
+ một mặt là đối tượng của hoạt động dạy, mặt khác lại là chủ thể của
hoạt động học.
+ Hoạt động học của học sinh là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, tự
tổ chức, tự điều khiển nhằm thu nhận, xư lí và biến đổi thông tin bên
ngoài thành tri thức của bản thân, qua đó người học thể hiện mình, biến
đổi mình, tự làm phong phú những giá trị của mình.
– Phương pháp dạy học
+ là cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh,
+ có vai trò quyết định đối với chất lượng quá trình dạy học
– Phương tiện dạy học
17
+ là công cụ nhận thức, công cụ thực hành, hỗ trợ cho học sinh học tập
một cách tích cực, sáng tạo.
+ Phương tiện dạy học đầy đủ, đồng bộ, hiện đại góp phần quan trọng để
tạo nên chất lượng dạy học
– Hình thức tổ chức dạy học
là toàn bộ những cách thức tổ chức hoạt động của giáo viên và học sinh
trong quá trình dạy học ở thời gian và địa điểm nhất định, với việc sư dụng
những phương tiện và phương tiện dạy học cụ thể nhằm thực hiện những
nhiệm vụ dạy học
– Kết quả dạy học
+ phản ánh sự vận động, phát triển của quá trình dạy học.
+ thể hiện tập trung ở kết quả học sinh đạt được trong quá trình học tập.
– Môi trường dạy học
+ bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Trong đó môi
trường xã hội đóng vai trò quyết định.
+ Các môi trường này không chỉ tác động đến hoạt động dạy học nói
chúng mà còn ảnh hưởng đến tất cả các thành tố cấu trúc bên trong quá
trình dạy học. Ngược lại, quá trình dạy học phát triển sẽ góp phần thúc đẩy
sự vận động đi lên của các môi trường bên ngoài.
Trong các nhân tố cấu trúc nên quá trình dạy học, nhân tố người giáo viên với
hoạt động dạy và học sinh với hoạt động học là những nhân tố trung tâm. Các
nhân tố này đặc trưng cho tính hai mặt của quá trình dạy học, mối quan hệ giữa
hai thành tố trung tâm này tạo nên tính chất hai mặt của quá trình dạy học.
Vấn đề 11: Nhiệm vụ dạy học
Cơ sở xác định:
– Mục tiêu đào tạo
– Sự tiến bộ của khoa học công nghệ
– Đặc điểm tâm – sinh lý của học sinh
– Đặc điểm hoạt động dạy của nhà trường
Nhiệm vụ: có 3 nhiệm vụ
– Điều khiển, tổ chức học sinh nắm vững hệ thống tri thức phổ thông cơ
bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn của đất nước về tự nhiên, xã hội –
nhân văn, đồng thời rèn luyện cho họ hệ thống kĩ năng, kĩ xảo tương
ứng.
– Tổ chức, điều khiển học sinh hình thành, phát triển năng lực và phẩm
chất trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy độc lập, sáng tạo
18
–
Tổ chức, điều khiển học sinh hình thành cơ sở thế giới quan khoa học,
những phẩm chất đạo đức nói riêng và phát triển nhân cách nói chung
Vấn đề 12: động lực của quá trình dạy học
Theo triết học duy vật biện chứng, mọi quá trình trong thế giới khách
quan không ngừng vận động và phát triển. Sở dĩ như vậy là do có sự đấu
tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập, nghĩa là do có mâu thuẫn bên
trong và mâu thuẫn bên ngoài. Mâu thuẫn bên trong là nguồn gốc của sự
phát triển, mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện của sự phát triển.
Quá trình dạy học trong hiện thực khách quan cũng vận động và phát
triển do không ngừng giải quyết các mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên
ngoài.
– Mâu thuẫn bên trong của quá trình dạy học là mâu thuẫn giữa các
thành tố và giữa các yếu tố trong từng thành tố của quá trình dạy
học.
+ Mâu thuẫn giữa các thành tố
• Giữa Mục đích, nhiệm vụ dạy học đã nâng cao và hoàn thiện
và nội dung dạy học còn ở trình độ lạc hậu
• Giữa mục đích dạy học được đề ra rất cao và phương tiện dạy
học để đạt tới mục đích đó thường còn hạn chế.
•
Giữa nội dung dạy học đã được hiện đại hóa và phương pháp,
phương tiện còn lạc hậu, thô sơ.
• Giữa nội dung, phương tiện dạy học đã được hiện đại hóa và trình
độ giáo viên còn thấp
• Giữa một bên là nhiệm vụ học tập do tiến trình dạy học đề ra
và một bên là trình độ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và trình độ phát
triển trí tuệ hiện có của người học
• Giữa những thành tố như trình độ của thầy và của trò,
• Giữa nội dung dạy học đã được cải tiến nhưng phương pháp chưa
được đổi mới
• Giữa phương pháp đổi mới với phương tiện dạy học chưa đảm
bảo.
+ Mâu thuẫn giữa những yếu tố của từng thành tố trong quá trình dạy
học:
• Trong mục đích dạy học: Mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về nắm
tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và yêu cầu không đúng mức về mặt
giáo dục
•
Trong hệ thống phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học
thuyết trình và phương pháp dạy học vấn đáp
19
•
•
•
Trong phương pháp dạy học xuất hiện mâu thuẫn giữa việc sư
dụng nhóm phương pháp dùng lời với nhóm phương pháp trực
quan. Nếu quá lạm dụng phương pháp trực quan sẽ làm giảm sự
phát triển tư duy trừu tượng, nếu quá lạm dụng phương pháp
dùng lời bài giảng sẽ trở nên trừu tượng.
Trong nội dung dạy học: Yêu cầu đầy đủ về nắm tri thức và
yêu cầu chưa đầy đủ về rèn luyện kĩ năng kĩ xảo.
Giữa nội dung kiến thức mới và các kiến thức, kinh nghiệm
cũ đã có của người học sinh.
Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa sự tiến bộ khoa học, công
nghệ, văn hoá, sự phát triển kinh tế – xã hội với từng thành tố của
quá trình dạy học.
+ Giữa những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại và nội dung,
phương pháp, phương tiện dạy học lạc hậu
+ Sự tiến bộ xã hội với nhiệm vụ dạy học chưa được nâng cao
–
Động lực của quá trình dạy học là kết quả của việc phát hiện và giải quyết
tốt được những mâu thuẫn bên ngoài, bên trong của quá trình dạy học, trong
đó việc giải quyết các mâu thuẫn bên trong có ý nghĩa quyết định sự phát
triển. Song trong những điều kiện nhất định, các mâu thuãn bên ngoài của
quá trình dạy học lại có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự vận động và
phát triển của quá trình dạy học.
Mâu thuẫn cơ bản và những điều kiện để chúng trở thành động lực của
quá trình dạy học
– Mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học là mâu thuẫn giữa một bên
là nhiệm vụ học tập do tiến trình dạy học đề ra và một bên là trình độ
tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và trình độ phát triển trí tuệ hiện có của
người học.
Mâu thuẫn cơ bản khi xuất hiện dưới sự chỉ đạo của người giáo viên, học
sinh tự lực hoặc được sự hỗ trợ của giáo viên sẽ giải quyết nó. Nhờ đó người
học được nâng cao trình độ và đáp ứng được nhiệm vụ dạy học đề ra. Sự thúc
đẩy giải quyết các mâu thuẫn cơ bản đó tạo ra động lực cơ bản của quá trình
dạy học.
Song, muốn quá trình dạy học phát triển thì quá trình học của học sinh
phải tiến triển. Vì vậy, mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học phải chuyển
hoá thành mâu thuẫn cơ bản của quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh.
Điều kiện để mâu thuẫn trở thành động lực của quá trình dạy học
– Mâu thuẫn phải được người học ý thức đầy đủ và sâu sắc.
20
– Mâu thuẫn đó phải vừa sức người học.
– Mâu thuẫn phải do sự tiến triển tự nhiên của quá trình dạy học dẫn đến, phải
di logic của nó quy định.
Ví dụ về cách xây dựng động lực của quá trình dạy học:
Hình thành phép cộng trong phạm vi 10
Điều kiện 1: Tồn tại mâu thuẫn và học sinh ý thức được mâu thuẫn.
Mâu thuẫn: Phép cộng trên phạm vi 10 (là tri thức cũ) mâu thuẫn với phép
cộng trên phạm vi 10 (tri thức mới)
Điều kiện 2: Mâu thuẫn này là vừa sức với học sinh
– Tri thức cũ làm nền tảng, cơ sở cho tri thức mới, đã được học từ trước.
Học sinh đã thành thạo sư dụng phép tính cộng trong phạm vi 10.
– Số tự nhiên được cung cấp cho người học mang tính hệ thống : học sinh
học 10 số đầu rồi mới đến các số kế tiếp.
– Phép cộng các số nhỏ (dưới 10), rồi mới đến các số lớn hơn (trên 10)
Điều kiện 3: Mâu thuẫn này được nảy sinh từ chính logic của quá trình
dạy học, chứ không phải do giáo viên hoặc hoàn cảnh bên ngoài tác động
vào quá trình dạy học.
– Các đơn vị tri thức (cái đã biết và cái chưa biết) được lần lượt cung cấp từ
lớp trước
Vấn đề 13: Trình bày và phân tích các khâu của quá trình dạy học
1. Khái niệm về logic của quá trình dạy học
Logic của quá trình dạy học là trình tự vận động hợp qui luật của quá trình
đó nhằm đảm bảo cho người học đi từ trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và sự
phát triển năng lực hoạt động trí tuệ ứng với lúc ban đầu nghiên cứu môn học
(hay một đề mục) nào đó, đến trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và sự phát
triển năng lực hoạt động trí tuệ ứng với lúc kết thúc môn học (hay đề mục) đó.
2. Các khâu của quá trình dạy học
(1) Kích thích thái độ học tập tích cực của học sinh;
(2) Tổ chức điều khiển học sinh nắm tri thức mới;
(3) Tổ chức, điều khiển học sinh củng cố và hệ thống hóa tri thức
(4) Tổ chức, điều khiển học sinh rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và sư dụng tri
thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hiệu quả.
(5) Tổ chức, điều khiển việc kiểm tra, đánh giá mức độ nắm tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo của học sinh đồng thời tổ chức cho học sinh tự kiểm tra, đánh
giá mức độ nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của bản thân.
Vấn đề 14: Nguyên tắc dạy học
1. Khái niệm nguyên tắc dạy học
21
Nguyên tắc dạy học là những luận điểm cơ bản có tính quy luật của lý
luận dạy học, chỉ đạo toàn bộ tiến trình dạy và học nhằm thực hiện tốt mục
đích, nhiệm vụ dạy học.
2. Những cơ sở xác định các nguyên tắc dạy học
Các nguyên tắc dạy học được xác định dựa trên những cơ sở sau:
– Dựa vào mục tiêu giáo dục;
– Dựa vào các qui luật dạy học;
– Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của người học;
– Dựa vào kinh nghiệm xây dựng các nguyên tắc dạy học trước đó.
3. Hệ thống các nguyên tắc dạy học
– đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạy
học;
– đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học;
– đảm bảo tính hệ thống và tính tuần tự trong dạy học;
– đảm bảo sự thống nhất giữa tính cụ thể và tính trừu tượng trong quá trình
dạy học;
`
– Đảm bảo tính vững chắc của tri thức và sự phát triển năng lực nhận thức
của học sinh;
– đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng
trong quá trình dạy học;
– đảm bảo sự thống nhất giữa thầy và trò;
– đảm bảo tính cảm xúc tích cực của dạy học;
– đảm bảo chuyển quá trình dạy học sang quá trình tự học.
4. Nguyên tắc dạy học … (cụ thể)
4.1. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo
dục trong dạy học
Nội dung nguyên tắc
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học, giáo viên phải đảm bảo
trang bị cho học sinh những tri thức khoa học chân chính, phản ánh những
thành tựu khoa học, công nghệ và văn hoá hiện đại, phải dần dần giúp học
sinh tiếp cận với những phương pháp học tập- nhận thức và thói quen suy
nghĩ, làm việc một cách khoa học. Qua đó dần dần hình thành cơ sở thế giới
quan khoa học, tình cảm và những phẩm chất đạo đức cao quý của con người
hiện đại cho học sinh.
Một số biện pháp thực hiện
– Trang bị cho học sinh những tri thức khoa học chân chính, hiện đại
trong các lĩnh vực nhằm giúp họ nắm vững những quy luật phát triển của tự
nhiên, xã hội, tư duy, có cách nhìn, có thái độ và hành động đúng với hiện
22
thực;
– Tạo điều kiện cho học sinh có những hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên, xã
hội, con người và những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, từ đó có ý
thức giữ gìn, phát huy và tôn vinh những giá trị văn hóa dân tộc;
– Bồi dưỡng cho học sinh ý thức và năng lực phân tích, phê phán một cách
đúng mức những thông tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng,
những quan niệm khác nhau về một vấn đề. Điều này đặc biệt cần thiết trong
bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như vũ bão với lượng thông tin
khổng lồ được đăng tải hàng ngày;
– Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp dạy học, các hình thức tổ
chức dạy học khác nhau, giúp học sinh dần làm quen với hoạt động nghiên
cứu khoa hoc ở mức độ đơn giản, rèn luyện cho họ những phẩm chất, tác
phong của người nghiên cứu khoa học.
Chương 7
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Vấn đề 15: Hãy trình bày và phân tích các đặc điểm của phương pháp dạy
học
1. Khái niệm phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học là cách thức tổ chức hoạt động dạy học của giáo
viên và cách thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh. Trong quan hệ đó,
phương pháp dạy quyết định, điều khiển phương pháp học, phương pháp học
tập của học sinh là cơ sở để lựa chọn phương pháp dạy. Tuy nhiên, kết quả
học tập được quyết định trực tiếp bởi phương pháp học tập của học sinh.
2. Các đặc điểm của phương pháp dạy học
(1) Phương pháp dạy học mang đặc điểm của phương pháp nói chung,
bao gồm cả mặt khách quan và mặt chủ quan.
– Mặt khách quan, phương pháp bị chi phối bởi quy luật vận động khách
quan của đối tượng mà chủ thể phải ý thức được.
Trong phương pháp dạy học, mặt khách quan là những quy luật tâm lí, quy
luật dạy học chi phối hoạt động nhận thức của người học mà giáo dục phải ý thức
được.
– Mặt chủ quan: là những thao tác, thủ thuật của chủ thể được sư dụng
trên cơ sở cái vốn có về quy luật khách quan tồn tại trong đối tượng.
Trong phương pháp dạy học, mặt chủ quan là những thao tác, những
hành động mà giáo viên lựa chọn phù hợp với quy luật chi phối đối tượng.
(2) Phương pháp dạy học chịu sự chi phối của mục đích dạy học,
không có phương pháp nào là vạn năng chung cho tất cả mọi hoạt động,
muốn hoạt động thành công phải xác định được mục đích, tìm phương pháp
phù hợp.
Xem thêm: Lớp Chuyên Đề Rau Câu 3D
23
(3) Phương pháp dạy học chịu sự chi phối của nội dung dạy học, việc
sư dụng phương pháp dạy học phụ thuộc vào nội dung dạy học cụ thể
(4) Hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học phụ thuộc vào
phương tiện dạy học. Phương pháp dạy học quy định các phương tiện dạy
học, tuy nhiên, tính chất của phương tiện dạy học ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả của việc sư dụng phương pháp dạy học.
(5) Hiệu quả của phương pháp phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ sư
phạm của giáo viên. Việc nắm vững nội dung dạy học và quy luật, đặc điểm
nhận thức của học sinh là tiền đề quan trọng cho việc sư dụng phương pháp dạy
học nào đó. Thực tiễn dạy học cho thấy, cùng một nội dung dạy học, cùng sư
dụng một phương pháp dạy học, nhưng mức độ thành công của các giáo viên là
khác nhau.
(6) Hệ thống các phương pháp dạy học ngày càng hoàn thiện và phát
triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, giúp người học phát triển
tư duy sáng tạo, khả năng tự học, khả năng thích ứng với những điều kiện
luôn đổi mới của môi trường, các phương pháp dạy học thường sư dụng phối
hợp để giải quyết tốt các nhiệm vụ dạy học khác nhau.
3. Hệ thống các phương pháp dạy học
3.1. Hệ thống các phương pháp dạy học cơ bản
* Nhóm các phương pháp dạy học sư dụng ngôn ngữ:
– Phương pháp thuyết trình
– Phương pháp vấn đáp
– Phương pháp sư dụng sách giáo khoa và tài liệu
* Nhóm các phương pháp dạy học trực quan:
– Phương pháp quan sát
– Phương pháp minh họa
– Phương pháp biểu diễn thí nghiệm
* Nhóm các phương pháp dạy học thực hành:
– Phương pháp luyện tập
– Phương pháp thực hành thí nghiệm
* Nhóm các phương pháp kiểm tra – đánh giá:
– Phương pháp kiểm tra
– Phương pháp đánh giá
3.2. Hệ thống các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực
nhận thức của học sinh
– Dạy học nêu và giải quyết vấn đề
– Phương pháp trò chơi
– Phương pháp đóng kịch
– Phương pháp thảo luận nhóm
24
– Phương pháp tình huống
– Phương pháp dạy học theo dự án
– WebQuest – khám phá trên mạng
– Dự giờ trong nhà trường phổ thong
Vấn đề 3: Trình bày phương pháp thuyết trình trong dạy học
Thuyết trình là phương pháp giáo viên dùng lời nói để trình bày, giải
thích nội dung bài học một cách có hệ thống, lôgíc cho học sinh tiếp thu.
Đây là phương pháp được sư dụng lâu đời nhất trong dạy học. nguồn
thông tin phong phú trong thời đại công nghệ thông tin không làm giảm ý
nghĩa của thuyết trình, càng làm nâng cao yêu cầu đối với thuyết trình.
Thuyết trình được sư dụng để giải quyết các nhiệm vụ dạy học khác nhau, tổ
chức hoạt động nhận thức, qua đó giúp lĩnh hội kiến thức mới, hình thành kĩ
năng, củng cố, hệ thống hoá kiến thức. Các dạng thuyết trình bao gồm:
– Kể chuyện là dạng thuyết trình, trong đó giáo viên tường thuật lại các sự
kiện, hiện tượng một cách có hệ thống, thường được sư dụng trong các môn
khoa học xã hội (lịch sư, văn, địa lí..), có yếu tố mô tả và trần thuật.
– Giải thích là dạng thuyết trình, trong đó giáo viên dùng những luận cứ,
những số liệu để giải thích, chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề giúp học sinh
hiểu được kiến thức cần lĩnh hội.
– Diễn giảng là dạng thuyết trình, trong đó giáo viên trình bày một cách
có hệ thống nội dung học tập nhất định. Hình thức này được sư dụng phổ
biến ở các lớp cuối cấp trung học phổ thông và các trường đại học.
Thuyết trình còn được coi là hình thức dạy học, trong đó giáo viên trình bày
bài học một cách hệ thống theo trình tự logic cho học sinh. Bài thuyết trình
được trình bày hoàn chỉnh với các thành tố cấu trúc liên hệ hữu cơ với nhau
nhằm giải quyết nhiệm vụ dạy học. Phương pháp dạy học chủ yếu trong bài
thuyết trình là phương pháp thuyết trình. Có nhiều loại thuyết trình:
– Theo vị trí của bài thuyết trình ta có:
+ Thuyết trình mở đầu: được sư dụng khi mở đầu một chương, một phần
môn trong chương trình nhằm giới thiệu khái quát vị trí, mục tiêu, nội dung,
phương pháp học tập, kế hoạch học tập và các tài liệu học tập cần thiết. Qua
thuyết trình mở đầu, giáo viên nêu ý nghĩa của chương, phân môn, môn học
với toàn bộ quá trình đào tạo, qua đó gây hứng thú, cảm xúc và hình thành
động cơ học tập với nội dung đã định.
+ Thuyết trình tiến hành theo chương trình môn học nhằm tổ chức cho
người học lĩnh hội hệ thống tri thức mới.
25
– Các đặc thù của giáo dục : + Tính phổ cập, vĩnh hằng : giáo dục có ở mọi thời đại, thời kì của xãhội và sống sót cùng với sự sống sót của xã hội, mất đi khi xã hội mất đi + Tính lịch sư ( tính pháp luật của xã hội so với giáo dục ) : • Xã hội biến hóa thì giáo dục cũng đổi khác • Xã hội đặt ra nhu yếu gì thì giáo dục sẽ cung ứng nhu yếu đó • Ở mỗi thời kì lịch sư khác nhau thì giáo dục khác nhau về mụcđích, nội dung, chiêu thức, hình thức tổ chức triển khai giáo dục. Cácchính sách giáo dục luôn được triển khai xong dưới tác động ảnh hưởng củanhững kinh nghiệm tay nghề và những tác dụng điều tra và nghiên cứu. + Tính giai cấp : ( chỉ xét trong xã hội có giai cấp ) • Giáo dục thuộc về một giai cấp xác lập – giai cấp thống trịxã hội. Giáo dục được sư dụng như một công cụ để duy trì vàcủng cố vai trò thống trị của mình. • Giáo dục cũng được sư dụng như một công cụ, phương tiện đi lại đểđấu tranh giai cấp – so với giai cấp bị bóc lột, bị thống trị. • Biểu hiện qua mục tiêu giáo dục và nó chi phối, định hướngchính trị so với sự hoạt động và tăng trưởng của giáo dục. + Tính đại chúng : Giáo dục dành cho tổng thể mọi người • Trách nhiệm : mọi cá thể đều phải chăm sóc tới sự phát triểngiáo dục • Quyền lợi : mọi độc quyền đều được gưi tới mọi người + Tính nhân văn : giáo dục luôn mang đến những điều tốt đẹp chocon người + Tính dân tộc bản địa : những dân tộc bản địa khác nhau thì nền văn hóa truyền thống khác nhau, thì sẽ có nền giáo dục khác nhau + Tính thời đại : • Xã hội tất cả chúng ta đang sống là xã hội tân tiến, khoa học côngnghệ tăng trưởng, những ứng dụng khoa học được vận dụng vàotrong đời sống • Sự tăng trưởng của xu thế toàn thế giới hóa, nền kinh tế tri thức. Từ toàn bộ những điều đã nghiên cứu và phân tích, hoàn toàn có thể nói rằng : giáo dục là một hiệntượng đặc trưng của xã hội loài người. Vấn đề 3 : Phân biệt những khái niệm : Giáo dục ( theo nghĩa rộng ), Dạy học và Giáodục ( theo nghĩa hẹp ) Giáo dục ( theo nghĩa rộng ) là quy trình tác động ảnh hưởng có mục tiêu, có tổ chức triển khai, có kế hoạch, có nội dung và bằng giải pháp khoa học của nhà giáo dục tớingười được giáo dục trong những cơ quan giáo dục, nhằm mục đích hình thành nhân cách chohọ. Giáo dục ( theo nghĩa hẹp ) là quy trình hình thành cho người được giáodục lí tưởng, động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tính cách của nhân cách, những hành vi, thói quen cư xư đúng đắn trong xã hội trải qua việc tổ chứccho họ những hoạt động giải trí và giao lưu. Dạy học là quy trình ảnh hưởng tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằm mục đích giúpcho người học lĩnh hội những tri thức khoa học, kĩ năng hoạt động giải trí nhận thức vàthực tiễn, tăng trưởng những năng lượng hoạt động giải trí phát minh sáng tạo, trên cơ sở đó hình thành thếgiới quan và những phẩm chất nhân cách của người học theo mục tiêu giáo dục. Phân biệt những khái niệm trên – Giống nhau : + Mục đích : hình thành nhân cách cho con người + Đối tượng : người dạy – người học + Đòi hỏi sự tương tác giữa người học và người dạy, mà người học làngười quyết định hành động chất lượng quy trình dạy học và giáo dục – Khác nhau : phân biệt ở việc triển khai tính năng trội + Chức năng trội của giáo dục ( theo nghĩa rộng ) : tăng trưởng nhân cáchtoàn diện ở người học viên gồm có cả năng lượng và phẩm chất + Chức năng trội của giáo dục ( theo nghĩa hẹp ) : tăng trưởng về mặt phẩm chấtở người học viên + Chức năng trội của dạy học triển về mặt năng lượng ở người học sinhChương 2GI ÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN CÁ NHÂNVấn đề 4 : Hãy trình diễn và nghiên cứu và phân tích những tính năng xã hội của giáo dục, từđó rút ra những Kết luận sư phạm thiết yếu. Giáo dục là quy trình hoạt động giải trí phối hợp thống nhất giữa nhà giáo dục vàngười được giáo dục nhằm mục đích hình thành và tăng trưởng nhân cách theo những yêucầu của xã hội. Chức năng của giáo dục là sự tác động ảnh hưởng của giáo dục đến những quy trình, lĩnhvực của đời sống xã hội Giáo dục trong xã hội xã hội chủ nghĩa đã thực thi 3 tính năng xã hộicủa mình : Chức năng kinh tế tài chính – sản xuất ; công dụng chính trị – xã hội vàchức năng tư tưởng – văn hóa truyền thống. – Chức năng kinh tế tài chính – sản xuất ( quan trọng nhất ) : + Biểu hiện : • Tái sản xuất sức lao động • Cải biến bản thể tự nhiên chung của con người • Giúp con người có kỹ năng và kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo • Tạo ra hiệu suất lao động cao => thôi thúc sản xuất, phát triểnkinh tế + Yêu cầu : • Giáo dục kết nối với thực tiễn xã hội • Xây dựng mạng lưới hệ thống giáo dục quốc dân cân đối, phong phú • Nâng cao chất lượng giáo dục + Kết luận sư phạm : • Rèn luyện năng lực phát minh sáng tạo, linh động để thích nghi với sự thyđổi. Tiếp tục thực thi tiềm năng : nâng cao dân trí, giảng dạy nhân lực, tu dưỡng nhân tài. Hệ thống giáo dục nhà trường không ngừng thay đổi nhằm mục đích pháttriển năng lượng hành vi cho người học, phân phối tốt yêu cầucủa thực tiễn nghề nghiệp. Chức năng chính trị – tư tưởng : + Biểu hiện : • Giáo dục trở thành phương tiện đi lại, công cụ để khai sáng nhậnthức, tu dưỡng tình cảm, củng cố niềm tin, kích thích hànhđộng của toàn bộ những lực lượng xã hội, nhằm mục đích duy trì, củng cố thểchế chính trị cho một vương quốc nào đó. • Thông qua giáo dục, những tư tưởng xã hội được thấm đếntừng con người, giáo dục hình thành ở con người thế giớiquan, giáo dục ý thức, hành vi tương thích với chuẩn mực đạo đứcxã hội • Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ huy Nhà nước, đạidiện cho quyền lực tối cao “ của dân, do dân, vì dân ” trên nền tảng củachủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục làsự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và của toàn dân. Giáo dụcphục vụ cho tiềm năng : dân giàu, nước mạnh, xã hội công minh, dân chủ, văn minh. + Kết luận sư phạm : • Người giáo viên luôn phải nắm vững quan điểm, đường lối, chủtrương của Đảng, pháp lý của nhà nước. • Giúp học viên hiểu, tin cậy và thực thi theo đường lối, chủtrương của Đảng, pháp lý của nhà nướcChức năng văn hóa truyền thống xã hội + Biểu hiện : • Tác động đến cấu trúc xã hội, tức là ảnh hưởng tác động đến những bộ phận, những thành phần xã hội ( những giai cấp, những những tầng lớp, những nhóm xãhội … ) làm biến hóa đặc thù mối quan hệ giữa những bộ phận, thành phần đó bằng cách nâng cao trình độ văn hóa truyền thống chung chotoàn thể xã hội. • Giáo dục xã hội chủ nghĩa góp thêm phần làm cho cấu trúc xã hội trởnên thuần nhất, làm cho những giai cấp, những những tầng lớp, những thànhphần xã hội .. ngày càng xích lại gần nhau. • Giáo dục tham gia vào việc thiết kế xây dựng một hệ tư tưởng chi phốitoàn xã hội, thiết kế xây dựng một lối sống thông dụng trong xã hội bằngcách phổ cập giáo dục phổ thông với trình độ ngày càng caocho mọi những tầng lớp xã hội. + Kết luận sư phạm • Đa dạng hóa những mô hình và phương pháp giảng dạy trong hệ thốnggiáo dục quốc dân, nhằm mục đích tạo thời cơ cho người dân được đi học vàhọc suốt đời • Sư dụng sức mạnh của những phương tiện thông tin đại chúng. Vấn đề 5 : Vai trò của giáo dục so với sự hình thành và tăng trưởng nhân cách Khái niệm con người, cá thể và nhân cách – Con người là một thực thể sinh vật – xã hội mang thực chất xã hội, làchủ thể của hoạt động giải trí nhận thức và thực tiễn, của những quan hệ xãhội và tiếp xúc. – Cá nhân là một thực thể sinh vật – xã hội – văn hóa truyền thống với những đặc thù vềsinh lý, tâm ý và xã hội trong sự liên hệ thống nhất với những chức năngxã hôi chung của loài người. – Nhân cách là mạng lưới hệ thống giá trị làm người mà cá thể đạt được với sựtrưởng thành về phẩm chất và năng lượng trong quy trình triển khai cácchức năng xã hội của mình, được xã hội nhìn nhận và thừa nhận. Khái niệm sự tăng trưởng cá nhânPhát triển cá thể thực ra là khẳng định chắc chắn thực chất xã hội của conngười, chứng minh và khẳng định trình độ tăng trưởng nhân cách của chính cá thể. Sựphát triển nhân cách cá thể được bộc lộ qua những tín hiệu sau : – Sự tăng trưởng về mặt sức khỏe thể chất : Thể hiện ở sự tăng trưởng về chiềucao, khối lượng, cơ bắp, sự triển khai xong tính năng những giác quan, sựphối hợp những công dụng hoạt động của khung hình. – Sự tăng trưởng về mặt tâm ý : Thể hiện sự đổi khác cơ bản trong đờisống tâm ý của cá thể : trình độ nhận thức, năng lực tư duy, quanđiểm, lập trường, thói quen, xúc cảm, tình cảm, tâm tư nguyện vọng, nguyện vọng, nhu yếu, ý chí, v.v… – Sự tăng trưởng về mặt xã hội : Thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xưtrong những mối quan hệ với những người xung quanh, ở tính tích cựcnhận thức tham gia vào những hoạt động giải trí cải biến, tăng trưởng xã hội. Các yếu tố tác động ảnh hưởng và vai trò của nó so với sự hình thành và pháttriển nhân cách của mỗi cá nhânYếu tốVai tròSinh học ( Di truyền – Bẩm sinh ) Tiền đề vật chấtMôi trườngĐiều kiệnGiáo dụcChủ đạoHoạt động cá nhânQuyết định trực tiếpKhái niệm giáo dụcGiáo dục là quy trình hoạt động giải trí phối hợp thống nhất giữa nhà giáo dục vàngười được giáo dục nhằm mục đích hình thành và tăng trưởng nhân cách theo những yêucầu của xã hội Vai trò của yếu tố giáo dục so với sự hình thành và tăng trưởng nhân cách – Giáo dục giữ vai trò chủ yếu so với quy trình hình thành và phát triểnnhân cách, chính do nó được thực thi theo khuynh hướng thống nhất vì mụcđích nhân cách lí tưởng mà xã hội đang nhu yếu. – Biểu hiện : + Vạch ra khunh hướng, tiềm năng hình thành và tăng trưởng nhân cáchcủa học viên, tổ chức triển khai, chỉ huy, dẫn dắt học viên thực thi quy trình đó đến kếtquả mong ước. Ví dụ : Ngay từ mẫu giáo, trẻ nhỏ Nhật Bản đã được dạy những quy tắcứng xư cơ bản. Người Nhật đặc biệt quan trọng chú trọng những câu chào hỏi, xin lỗi, vàcám ơn. Ngay từ cấp mẫu giáo, trẻ đã được học những bài học kinh nghiệm quan trọng đầutiên về cách ứng xư lịch sự và trang nhã ( lời cám ơn và xin lỗi ), ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm vớicông việc ( mặc đồng phục ), san sẻ nghĩa vụ và trách nhiệm trong tập thể ( lần lượt đảmnhiệm việc Giao hàng món ăn ), và sự tự lập ( tự ship hàng bản thân ). + Giáo dục là những ảnh hưởng tác động tự giác có tinh chỉnh và điều khiển, hoàn toàn có thể mang lạinhững văn minh mà những yếu tố di truyền bẩm sinh hoặc môi trường tự nhiên, hoàn cảnhkhông thể tạo ra được do ảnh hưởng tác động tự phát. Ví dụ : Một em bé mới được sinh ra phải thông quá giáo dục, họctập ( mà bắt đầu là sự bắt chước ) thì mới hoàn toàn có thể biết nói biết viết ( chứ khôngphải do cha mẹ em biết nói biết viết thì em cũng hoàn toàn có thể biết nói biết viết ) + Cải biến những nét tính cách, hành thành phẩm chất rơi lệch khôngphù hợp vối nhu yếu, chuẩn mực của xã hội. Đó chính là hiệu quả quan trọngcủa giáo dục lại so với trẻ nhỏ hư hoặc người phạm pháp. Ví dụ : so với những trẻ suy thoái và khủng hoảng nhân cách ( nhiễm thói hư tật xấu, vi phạm pháp lý ) hoàn toàn có thể uốn nắn, kiểm soát và điều chỉnh sự tăng trưởng nhân cách lệch lạcso với những chuẩn mực xã hội của những em bằng những giải pháp giáo dục đặc biệt quan trọng + Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt quan trọng so với những người khuyết tậthoặc thiểu năng do bệnh tật, tai nạn thương tâm hoặc bẩm sinh, di truyền tạo ra. Nhờ có sựcan thiệp sớm, nhờ có chiêu thức giáo dục, rèn luyện đặc biệt quan trọng cùng với sự hỗtrợ của những phương tiện đi lại khoa học hoàn toàn có thể giúp cho người khuyết tật, thiểu năngphục hồi một phần tính năng đã mất hoặc tăng trưởng những tính năng khác nhằm mục đích bùtrừ những công dụng bị khiếm khuyết, giúp cho họ hoà nhập vào đời sống cộngđồng. Ví dụ : Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí tuy không còn đôi tay nhưngvẫn trở thành giáo viên, hơn thế nữa còn là giáo viên viết chữ đẹp + Giáo dục là những tác động ảnh hưởng có điều khiển và tinh chỉnh và kiểm soát và điều chỉnh cho nênkhông những thích ứng với những yếu tố di truyền, bẩm sinh, môi trường tự nhiên, hoàncảnh trong quy trình hình thành và tăng trưởng nhân cách mà nó còn có khảnăng ngưng trệ hoặc thôi thúc những yếu tố tác động ảnh hưởng đến quy trình đó theo mộtgia tốc tương thích mã di truyền và môi trường tự nhiên không hề triển khai được. Ví dụ : Kết luận sư phạm + Cần có nhận thức đúng đắn về vai trò của giáo dục đến sự hình thànhvà tăng trưởng nhân cách. + Biến quy trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục ở người học + Tổ chức quy trình giáo dục một cách khoa học, hài hòa và hợp lý : • Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS • Yêu cầu giáo dục mang tính vừa sức với HS • Tổ chức những hoạt động giải trí và giao lưu phong phú, nhiều mẫu mã cho HS • Lựa chọn nội dung giáo dục tương thích và những chiêu thức giáo dụckhoa học • Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà giáo dục và người đượcgiáo dục • Khơi dậy năng lực tiềm ẩn, năng lực di truyền, tính tích cực tronghoạt động cá thể của học viên nhằm mục đích mang lại hiệu suất cao cho quátrình giáo dục. Chương 3M ỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN LÝ GIÁO DỤCVấn đề 6 : Mục đích và tiềm năng giáo dục Mục đích giáo dục – Khái niệm + Mục đích của một hoạt động giải trí nói chung là tác dụng dự kiến mà mỗi conngười, mỗi mạng lưới hệ thống cần phấn đấu để đạt được, có tính năng khuynh hướng, chỉ huy hàng loạt quy trình hoạt động giải trí. Chất lượng, hiệu suất cao của một hoạtđộng phụ thuộc vào nhiều vào việc xác lập mục tiêu khởi đầu. + Mục đích giáo dục : • là một phạm trù cơ bản của Giáo dục học, xu thế cho hệthống giáo dục từ việc nghiên cứu và điều tra lý luận đến việc tổ chức triển khai cáchoạt động thực tiễn giáo dục và quản trị giáo dục. • là quy mô lý tưởng về mẫu sản phẩm giáo dục. Đó là quy mô kháchquan về nhân cách người học viên mà nhà trường và xã hội phảiđào tạo. • Phản ánh hiệu quả mong ước trong tương lai của quy trình giáodục. Vì vậy, mục tiêu giáo dục còn được là mẫu sản phẩm dự kiến củagiáo dục, được thiết kế xây dựng theo “ đơn đặt hàng ’ của xã hội về mộtkiểu người ( kiểu nhân cách ). Mục đích giáo dục phải được xâydựng trước khi thực thi những hoạt động giải trí giáo dục đơn cử. Đặc điểm : + Tính lịch sư : • mục tiêu giáo dục được xác lập địa thế căn cứ vào trình độ tăng trưởng củalực lượng sản xuất, của khoa học – công nghệ và văn hóa truyền thống, của sựkhẳng định hệ tư tưởng và lối sống trong từng tiến trình nhất địnhcủa từng chính sách xã hội nhất định • Mục đích giáo dục luôn biến hóa cùng sự tăng trưởng của lịch sư để đápứng những nhu yếu của từng thời đại. + Tính giai cấp : • Xã hội có giai cấp mục tiêu giáo dục mang tính giai cấp bởi giaicấp thống trị sư dụng giáo dục như một công cụ của giai cấp đó • Mỗi chính sách xã hội khác nhau có một mục tiêu giáo dục đặc trưng. + Tính dân tộc bản địa : Mỗi vương quốc có một nên văn hóa truyền thống khác nhau vì thế cũngcó một nền giáo dục tương ứng với nền văn hóa truyền thống đó + Tính thời đại : Giáo dục cần hướng tới mục tiêu giáo dục người côngdân toàn thế giới phân phối với nhu yếu của mỗi vương quốc và thời đại. Mục tiêu giáo dụcKhái niệm + Là những tiêu chuẩn, chỉ tiêu, những nhu yếu đơn cử so với từng khâu, từngnhiệm vụ, từng nội dung của quy trình giáo dục phải đạt được sau một hoạtđộng giáo dục. + Là bộc lộ đơn cử của mục tiêu giáo dục. Mục tiêu giáo dục là nhữngbậc thang tiếp nối đuôi nhau nhau dẫn đến mục tiêu giáo dục, khi những tiềm năng giáodục đạt được có nghĩa là tất cả chúng ta đã tiệm cận tới mục tiêu giáo dục. Mục tiêu giáo dục việt nam : + Cấp độ tổng quát : • Mục tiêu giáo dục xã hội : nâng cao dân trí, huấn luyện và đào tạo nguồn nhân lực vàphát hiện, tu dưỡng nhân tài • Mục tiêu nhân cách : kiến thiết xây dựng con người tăng trưởng tổng lực về cả đứcvà tài + Cấp độ mạng lưới hệ thống giáo dục • Giáo dục mần nin thiếu nhi : giúp trẻ hình thành những yếu tố tiên phong của nhâncách • Giáo dục tiểu học : hình thành những cơ sở khởi đầu cho sự phát triểnđúng đắn và lâu dài hơn về đạo đức, trí tuệ, sức khỏe thể chất và những kĩ năng cơ bản • Giáo dục trung học cơ sở : củng cố và tăng trưởng những hiệu quả của giáo dục tiểuhọc, hướng nghiệp • Giáo dục trung học phổ thông : củng cố và tăng trưởng những hiệu quả của giáo dụcTHCS, hướng nghiệp • Giáo dục Trung học chuyên nghiệp : huấn luyện và đào tạo kĩ thuật viên, nhân viênnghiệp vụ có kiến thức và kỹ năng, kĩ năng nghề nghiệp ở trình độ tầm trung • Trường dạy nghề : huấn luyện và đào tạo người lao động, công nhân kĩ thuật, nhân viênnghiệp vụ có kiến thức và kỹ năng và kĩ năng nghề nghiệp • Trình độ Cao đẳng : cung ứng kỹ năng và kiến thức trình độ và kĩ năng thựchành cơ bản về một ngành nghề • Trình độ ĐH : nắm vững kỹ năng và kiến thức trình độ và kĩ năng thực hành thực tế cơbản về một ngành nghề • Trình độ Thạc sĩ : nắm vững lí thuyết, có trình độ cao về thực hành thực tế • Trình độ Tiến sĩ : giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lí thuyết và thựchành, có năng lượng nghiên cứu và điều tra độc lập, phát minh sáng tạo, hướng dẫn hoạt độngchuyên môn + Cấp độ chuyên biệt : • Kiến thức : mạng lưới hệ thống những khái niệm, phạm trù, thông tin khoa học theonội dung từng môn học, chuyên ngành đơn cử • Kĩ năng : năng lực thực thi những việc làm đơn cử sau khi được học tập, giảng dạy, huấn luyện và đào tạo • Thái độ : bộc lộ ý thức của học viên so với kiến thức và kỹ năng đã tiếp thu vànhững dự tính ứng dụng chúng vào cuộc sốngVấn đề 7 : Nguyên lý giáo dục Nước Ta Khái niệm về nguyên tắc giáo dụcNguyên lý giáo dục là những vấn đề chung nhất, có tính quy luậtcủa triết lý giáo dục, có vai trò xu thế, chỉ huy những hoạt động giải trí giáo dụctrong nhà trường. Đặc điểm của nguyên tắc giáo dụcLà một tư tưởng giáo dục có tầm thời đại. Những nội dung củanguyên lý vừa phản ánh mục tiêu giáo dục truyền thống cuội nguồn của ViệtNam, đồng thời là tư tưởng có tầm thời đại. Là tư tưởng giáo dục được khái quát từ thực chất của giáo dục – làmột hiện tượng kỳ lạ xã hội, chịu sự chi phối bởi những quy luật xã hội. Giáo dục là một bộ phận của hoạt động giải trí xã hội, trình độ xã hội quyđịnh trình độ giáo dục. Được khái quát từ thực chất của quy trình dạy học, trong đó hoạtđộng học tập của người học gồm có hoạt động giải trí nhận thức và hoạtđộng thực hành thực tế ; hoạt động giải trí giảng dạy của giáo viên về thực ra làquá trình tổ chức triển khai những hoạt động giải trí học tập của người học một cách cóý thức. Được rút ra từ thực chất của quy trình giáo dục – là quy trình tổchức hoạt động giải trí và giao lưu nhằm mục đích giúp người được giáo dục tự giáctích cực chuyển hóa những nhu yếu chuẩn mực xã hội thành hànhvi, thói quen tương ứng. Là một tư tưởng giáo dục được kiến thiết xây dựng xuất phát từ mục đíchgiáo dục và trở thành phương pháp để thực thi mục tiêu giáo dục. Được đúc rút từ những kinh nghiệm tay nghề thực tiễn giáo dục qua nhiều thờiđạiNội dung của nguyên tắc giáo dục Nước Ta – Học song song với hành : Là một tư tưởng giáo dục vừa truyền thốngvừa tân tiến, vừa có tính khoa học vừa có tính thực tiễn. Bản chấtcủa tư tưởng này như sau : + Quá trình dạy học ở những nhà trường cần tổ chức triển khai sao cho ngườihọc cần phải làm tốt, đồng thời việc học ( lĩnh hội mạng lưới hệ thống tri thức khoa học ) và việc hành ( rèn luyện để vận dụng tri thức hình thành mạng lưới hệ thống kiến thức và kỹ năng, kỹxảo, đồng thời hình thành thái độ tình cảm tốt đẹp ). + Học song song với hành là một phương pháp học tập có hiệu suất cao. Bởi vì chúng tương hỗ và thôi thúc nhau làm cho hiệu suất cao học tập cao hơn, có ýnghĩa thực tiễn hơn. + Học song song với hành được triển khai ở nhiều mức độ khác nhau. Vìvậy, yên cầu những nhà trường cần tổ chức triển khai những hoạt động giải trí thực tiễn những hoạtđộng ngoại khóa, người giáo viên trong dạy học cần đưa ra những loại bài tập, trách nhiệm học tập đa dạng chủng loại, phong phú, cần nâng dần mức độ khó khăn vất vả yêucầu người học có sự nỗ lực trong xử lý, bảo vệ tốt mối quan hệ học điđôi với hành. – Giáo dục phối hợp với lao động sản xuất là tư tưởng giáo dục củanhà trường tân tiến. Tư tưởng này được biểu lộ như sau : 10 + Giáo dục lao động được xác lập là một nội dung trong giáo dụctoàn diện nhân cách người học. + Giáo dục phối hợp với lao động sản xuất nhằm mục đích thực thi nguyên tắcgiáo dục “ Giáo dục trong lao động và bằng lao động ” làm cho lao động sản xuấtvừa là môi trường tự nhiên vừa là phương tiện đi lại giáo dục học viên. + Mục đích giảng dạy là tạo nguồn nhân lực cho những nghành nghề dịch vụ của nềnkinh tế quốc dân – Lý luận gắn liền với thực tiễn là tư tưởng quan trọng so với quátrình giáo dục và đào tạo và giảng dạy trong nhà trường Nước Ta. + Giáo dục là một bộ phận của xã hội, mục tiêu giáo dục đượcxuất phát từ nhu yếu của xã hội, hay nói cách khác phải cung ứng sự phát triểncủa xã hội. Vì vậy, nội dung giáo dục của nhà trường không tách rời thựctiễn quốc gia đang dịch chuyển từng ngày. + Đòi hỏi trong quy trình giảng dạy lý luận, giáo viên cần phải chúý nghiên cứu và phân tích, lý giải những sự kiện, hiện tượng kỳ lạ thực tiễn bằng những cơ sở khoahọc xác đáng ; biết tích hợp, lồng ghép những nội dung có tính thực tiễn vàotừng bài giảng giúp người học có thời cơ tiếp cận với những yếu tố thực tiễncấp thiết ; cần liên tục liên hệ với thực tiễn sinh động của đời sống, với những thành tựu về khoa học, công nghệ tiên tiến trong nước và trên quốc tế, làmcho bài học kinh nghiệm mang hơi thở của đời sống, lý luận không còn khô khan, khóhiểu, ngược lại bài học kinh nghiệm trở nên sinh động, giúp người học nắm vững lý luậnvà hiểu rõ thực tiễn, làm cho chất lượng hiệu suất cao giáo dục được nâng cao .. – Giáo dục nhà trường tích hợp với giáo dục mái ấm gia đình và giáo dục xãhội : giáo dục là quy trình có nhiều lực lượng tham gia, trong đó 3 lựclượng quan trọng nhất là mái ấm gia đình, nhà trường và những đoàn thể xã hội. + Nhà trường có nghĩa vụ và trách nhiệm dữ thế chủ động phối hợp, kêu gọi sự thamgia của mái ấm gia đình, những tổ chức triển khai xã hội để thực thi tiềm năng, nguyên tắc giáodục. + Gia đình là nơi sinh ra, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ nhỏ. Giáo dụcgia đình dựa trên tình cảm huyết thống, những thành viên gắn bó với nhau trongsuốt cuộc sống nên giáo dục mái ấm gia đình bền vững và kiên cố nhất. + Giáo dục xã hội là giáo dục trong thiên nhiên và môi trường nơi trẻ nhỏ sinhsống. Bao gồm giáo dục của những đoàn thể ( tổ chức triển khai quần chúng có tổ chức triển khai, cótôn chỉ mục tiêu tương thích với mục tiêu giáo dục của nhà nước và nhàtrường ). + Giáo dục nhà trường phối hợp với giáo dục mái ấm gia đình và giáo dụcxã hội sẽ phát huy sức mạnh của trào lưu xã hội hóa giáo dục, tạo điềukiện cho sự nghiệp giáo dục đi đến thành công xuất sắc. quản trị Hồ Chí Minh đãtừng nói “ Giáo dục nhà trường dù tốt đến mấy, nếu không có giáo dục giađình thì tác dụng cũng không trọn vẹn ”. 11T rình bày phương hướng không cho nguyên tắc giáo dục Việt NamQuán triệt nguyên tắc giao dục yên cầu những cấp từ TW, đến địaphương ; từ nhà trường đến mái ấm gia đình, xã hội phải thực thi những giải pháp sau : – Cần quan tâm kiến thiết xây dựng nội dung, chương trình giáo dục và đào tạo và giảng dạy chotừng ngành học, cấp học, trình độ giảng dạy bảo vệ tính tổng lực, cânđối giữa những môn triết lý và môn thực hành thực tế ; giữa nội dung lýthuyết và nội dung thực hành thực tế ; giữa nội dung chính khóa và nội dungngoại khóa. – Quy trình huấn luyện và đào tạo và giáo dục bảo vệ tính chuẩn mực, tính hiện đạivà tính thực tiễn, bảo vệ sự thống nhất giữa những môn kim chỉ nan vàthực hành ; thống nhất giữa những môn kiến thức và kỹ năng cơ bản với kiến thứcchuyên ngành – Nhà trường không cho cho mọi giáo viên liên tục sư dụngphương pháp giáo dục tích cực, phát huy vai trò tự giác, tích cực, độclập của người học, lấy người học làm TT. Trong mỗi giờ dạyđòi hỏi người giáo viên liên hệ những nội dung tri thức với thực tiễncuộc sống – Nhà trường thiết kế xây dựng những cơ sở thực hành thực tế, thí nghiệm, những trung tâmhướng nghiệp dạy nghề cho học viên ; giúp những em vừa được học lýthuyết vừa được học thực hành thực tế và trong bước đầu làm quen với một sốngành nghề cơ bản mà xã hội đang cần và hình thành những kỹ năngcơ bản và nguyên tắc của nền sản xuất tân tiến – Nhà trường cần thiết kế xây dựng môi trường tự nhiên giáo dục lành mạnh trên cơ sởchủ động phối hợp với những lực lượng giáo dục mái ấm gia đình và giáo dụcxã hội. Phần 2L Ý LUẬN VÀ TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở NHÀ TRƯỜNG PHỔTHÔNGChương 1QU Á TRÌNH DẠY HỌCVấn đề 8 + 9 + 10 : Quá trình dạy học Khái niệm – là sự thống nhất biện chứng của hai thành tố cơ bản trong quá trìnhdạy học – hoạt động giải trí dạy và hoạt động học. – Là một quy trình dưới sự chỉ huy, tổ chức triển khai, tinh chỉnh và điều khiển của ngườigiáo viên, người học tự giác, tích cực, dữ thế chủ động tự tổ chức triển khai, tự điềukhiển hoạt động giải trí nhận thức – học tập của mình nhằm mục đích triển khai nhữngnhiệm vụ dạy học. 12 Đặc điểm – Học sinh lúc bấy giờ có năng lượng nhận thức tăng trưởng hơn so với họcsinh cùng độ tuổi trước kia. Những hiệu quả điều tra và nghiên cứu của những nhàtâm lý học trong và ngoài nước đã cho thấy : So với học viên cùng độtuổi ở những thế hệ trước, học viên đại trà phổ thông lúc bấy giờ có năng lượng nhậnthức tăng trưởng hơn, mưu trí hơn. Người ta gọi đó là hiệntượng tăng cường tăng trưởng của trẻ nhỏ. Hiện tượng tăng tốcphát triển của trẻ nhỏ thời nay bộc lộ ở ba tín hiệu : + Hiện tượng tăng cường tăng trưởng độ cao, trọng lượngcơ thể ; + Sự trưởng thành sinh dục sớm ; + Sự tăng trưởng trí tuệ sớm. Năng lực nhận thức của học viên thời nay được tăng trưởng sớm hơn vànhanh hơn so với trẻ nhỏ cùng độ tuổi trước đây do nhiều yếu tố sau : + Sự cải tổ điều kiện kèm theo hoạt động và sinh hoạt vật chất, niềm tin, sự đô thị hóa củaxã hội văn minh, cùng nhịp độ tăng trưởng nhanh của kinh tế tài chính – xã hội trong thờiđại thông tin ; + Giao lưu được lan rộng ra, tạo điều kiện kèm theo trao đổi, phối phối hợp với nhaugiữa những cá thể với cá thể, cá thể với hội đồng ; + Những phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện đi lại nghe nhìn làmcho trẻ sớm trưởng thành về tư duy và hoàn toàn có thể đảm nhiệm những lượng thông tinmới một cách nhanh gọn ; + Sự lan rộng ra những mô hình hoạt động giải trí văn hóa truyền thống – xã hội tạo thời cơ cho họcsinh tiếp đón những nghành yêu quý tương thích với nhu yếu và năng lực ; + Sự thay đổi tiềm năng, nội dung, chiêu thức, phương tiện đi lại dạy họctrong nhà trường tác động ảnh hưởng mạnh đến sự tăng trưởng năng lượng trí tuệ của trẻ ; + Mặt bằng dân trí ngày càng được nâng cao đã tác động ảnh hưởng tích cực đến giáodục mái ấm gia đình, kỹ năng và kiến thức và kiến thức và kỹ năng nuôi dạy và giáo dục con của cha mẹ học sinhngày càng trở nên khoa học hơn. Chất lượng giáo dục mái ấm gia đình được nâng cao cóảnh hưởng tích cực đến sự tăng trưởng năng lượng nhận thức của trẻ. Năng lực nhận thức tăng trưởng thôi thúc học viên trở thành chủ thể tíchcực của quy trình dạy học thời nay. Những người làm công tác làm việc giáo dục cầnnhận thức rõ đặc thù này và không cho vận dụng vào quy trình dạy học tronglý luận cũng như thực tiễn. Cụ thể, cần : + Thay đổi cách nhìn nhận, nhìn nhận về năng lượng nhận thức, kinh nghiệm tay nghề củahọc sinh thời nay ; + Đổi mới, triển khai xong quy trình dạy học về mục tiêu, nội dung, phươngpháp, hình thức tổ chức triển khai và phương tiện đi lại dạy học, phân hóa và riêng biệt hóa trongdạy học … cho tương thích với sự tăng trưởng năng lượng nhận thức của học viên. 13H oạt động học tập của học viên được tích cực hoá trên cơ sở nội dungdạy học ngày càng được hiện đại hoá. Từ đặc thù này yên cầu người giáo viên trong quy trình dạy họckhông chỉ là người phân phối thông tin mà quan trọng hơn, họ phải là ngườihướng dẫn học viên biết cách tự mình tích lũy, xư lý và vận dụng thông tin. Cònhọc sinh trong quy trình học tập phải chú trọng học cách tích lũy, xư lý và vậndụng thông tin để xử lý những trách nhiệm đặt ra trong học tập cũng như cuộcsống. Trong quy trình học tập lúc bấy giờ, nhu yếu hiểu biết của học viên có xuhướng vượt ra khỏi nội dung tri thức, kỹ năng và kiến thức do chương trình quyđịnh. Xu hướng này bộc lộ ở chỗ học viên thường chưa thoả mãn vớinhững tri thức được phân phối qua chương trình học tập. Các em luônmuốn biết thêm, biết sâu hơn hững điều đã học và nhiều điều mới lạ củacuộc sống muôn màu muôn vẻ nhằm mục đích thoả mãn nhu yếu hiểu biết và cácnhu cầu thiết yếu khác của đời sống. Nguyên nhân của xu thế này là : + Năng lực nhận thức của học viên đã tăng trưởng hơn trước và hoạt độngnhận thức của họ được tích cực hóa trong điều kiện kèm theo giải pháp dạy họcngày càng tân tiến, những em không thỏa mãn nhu cầu với nội dung do chương trình quyđịnh, và muốn khám phá, mày mò thêm những cái mới ; + Học sinh có điều kiện kèm theo thuận tiện để tiếp cận với những thông tin phongphú, phong phú, làm kích thích óc tò mò, ham hiểu biết của những em ; + Quá trình hiện đại hóa nội dung dạy học diễn ra chậm, chưa bắt kịp vớinhững đổi khác của khoa học kỹ thuật và xã hội ngày càng diễn ra nhanhchóng. Vì vậy, học viên phải tìm thêm những tri thức mới ngoài phạm vichương trình nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu nhu yếu, nguyện vọng của cá thể và đáp ứngnhững yên cầu của xã hội ; + Các hình thức phân hóa dạy học trong nhà trường tân tiến hướng họcsinh đi sâu khám phá những môn học theo hứng thú, năng khiếu sở trường của bản thân ; + Tâm lý muốn sẵn sàng chuẩn bị cho cuộc chạy đua tìm kiếm việc làm trong nềnkinh tế thị trường của xã hội tân tiến. Để phân phối khuynh hướng trên, ngoài “ phần cứng ”, chương trình dạyhọc cần thiết kế những “ ứng dụng ” trong những môn học và tăng cường môn học tựchọn ; cần tổ chức triển khai những hoạt động giải trí ngoại khoá nhằm mục đích phát huy tiềm năng và hứngthú của học viên, tạo điều kiện kèm theo cho học viên kiểm nghiệm và mở mang vốnhiểu biết của mình, có năng lực thích ứng nhanh với đời sống sau này. Quá trình dạy học lúc bấy giờ được triển khai trong điều kiện kèm theo cơ sở vậtchất, phương tiện đi lại dạy học ngày càng văn minh, đa dạng14Trong xã hội văn minh, những phương tiện đi lại dạy học đã có rất nhiều thay đổiso với trước. Với sự tăng trưởng như vũ bão của khoa học kỹ thuật, những phươngtiện kỹ thuật dạy học mới đã sinh ra : Phim ảnh, vô tuyến truyền hình, máy vitính, máy dạy học và kiểm tra, những phầm mềm dạy học, những thiết bị đa phươngtiện … Các thiết bị văn minh này được cho phép đưa vào quy trình dạy học những nộidung sinh động, làm biến hóa chiêu thức và hình thức tổ chức triển khai dạy học, mang đến cho quy trình dạy học một nhịp độ, phong thái và trạng thái tâm lýmới. Bản chất – Cơ sở xác lập thực chất của quy trình dạy học + những kim chỉ nan học tập – cơ sở tâm ý của việc dạy học ; + mối quan hệ giữa hoạt động giải trí nhận thức có đặc thù lịch sư xã hộiloài người với hoạt động giải trí dạy học. Trong quy trình tăng trưởng của lịch sưxã hội thì hoạt động giải trí nhận thức có trước, hoạt động giải trí dạy học có sau. Hoạtđộng học tập của học viên chính là hoạt động giải trí nhận thức trong thiên nhiên và môi trường dạyhọc ( môi trường tự nhiên sư phạm ). + mối quan hệ giữa dạy và học, giữa giáo viên và học viên. Quátrình dạy học là quy trình ảnh hưởng tác động qua lại giữa giáo viên và học viên. Xétcho cùng thì mọi tác động ảnh hưởng giữa giáo viên và học viên đều nhằm mục đích thúc đẩyhoạt động nhận thức của học viên. Kết quả dạy học phản ánh tập trung chuyên sâu ở kếtquả nhận thức của học viên, đơn cử ở sự sở hữu mạng lưới hệ thống tri thức, hìnhthành kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo, tăng trưởng trí tuệ, qua đó mà triển khai xong nhân cách bảnthân người học. Bản chất của quy trình dạy họcBản chất của quy trình dạy học là quy trình nhận thức và thực hành thực tế cótính độc lạ của học viên dưới sự tổ chức triển khai, hướng dẫn của người giáo viênnhằm triển khai những trách nhiệm dạy học. Quá trình học tập của học viên là một quy trình nhận thức : – Nhận thức là sự phản ánh quốc tế khách quan vào não người – đó là sự phảnánh tâm lí của con người khởi đầu từ cảm xúc đến tư duy, tưởng tượng. Quá trình họctập của học viên cũng là quy trình như vậy. Với tư cách là một thực thể xã hội có ýthức, học viên có năng lực phản ánh một cách khách quan về nội dung và chủ quanvề hình thức, nghĩa là về nội dung học viên có năng lực phản ánh đúng thực chất vànhững quy luật của quốc tế khách quan, còn về hình thức mỗi học viên có phươngpháp phản ánh riêng của mình, có cách hình thành khái niệm, thiết kế xây dựng cấu trúclôgic riêng của mình. 15 – Quá trình nhận thức của học viên cũng diễn ra theo quy luật nhận thứcchung của loài người. Quy luật này được phản ánh trong công thức nổi tiếngcủa Lênin “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượngđến thực tiễn, đó là con đường biện chứng duy nhất của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan ”. – Trong quy trình học tập, muốn nhận thức khá đầy đủ một yếu tố, một sự vật, hiện tượng kỳ lạ trong quốc tế khách quan, học viên cần phải kêu gọi những thao táctư duy ( cảm xúc, tri giác, tư duy, tưởng tượng, phán đoán, suy lý … ) ở mức độcao nhất. – Kết quả của quy trình học tập ở học viên và tác dụng của quy trình nhận thứcnói chung của loài người đều có điểm chung là làm cho vốn hiểu biết của chủ thểtăng lên nhờ sự tích lũy những tri thức, hình thành những kinh nghiệm tay nghề mới trongquá trình nhận thức của mình. Từ những nghiên cứu và phân tích trên cho thấy, hoạt động giải trí học tập của học viên thựcchất là hoạt động giải trí nhận thức và hoạt động giải trí dạy của giáo viên là tổ chức triển khai hoạt độngnhận thức. Quá trình học tập của học viên là một quy trình nhận thức độc lạ : – Quá trình học tập của học viên là quy trình nhận thức cái mới đối vớibản thân mình rút ra từ kho tàng hiểu biết chung của trái đất. – Con đường nhận thức của học viên về cơ bản là thuận tiện, tuy có nhữnglúc quanh co, khúc khuỷu do hoạt động giải trí tìm kiếm chân lý mới gây ra. – Quá trình học tập của học viên phải triển khai theo những khâu của quá trìnhdạy học : Lĩnh hội tri thức mới, củng cố, vận dụng, kiểm tra, nhìn nhận tri thức, kĩnăng, kĩ xảo nhằm mục đích biến chúng thành gia tài của bản thân. – Thông qua hoạt động giải trí nhận thức của học viên trong quy trình dạy học, cần hình thành ở học viên thế giới quan, động cơ, những phẩm chất của nhân cáchphù hợp với chuẩn mực xã hội. – Quá trình nhận thức của học viên trong quy trình dạy học diễn ra dướivai trò chủ yếu của giáo viên ( chỉ huy, tổ chức triển khai, tinh chỉnh và điều khiển ) cùng với nhữngđiều kiện sư phạm nhất định. Từ những nghiên cứu và phân tích trên cho thấy, quy trình học tập của học viên làquá trình nhận thức độc lạ Kết luận sư phạm – Không nên quá cường điệu những nét riêng không liên quan gì đến nhau, độc lạ trong hoạtđộng học tập của người học. Nếu như vậy sẽ rơi vào khuynh hướng sai lầm đáng tiếc là chỉchú trọng truyền đạt cho học viên 1 số ít tri thức có sẵn, quy trình tiến độ hoạt độngmáy móc, mà coi nhẹ việc tổ chức triển khai cho học viên độc lập nghiên cứu và điều tra để nắm lấytri thức và rèn luyện phương pháp học tập, giải pháp điều tra và nghiên cứu. 16 – Người giáo viên cần chú ý quan tâm sư dụng những giải pháp dạy học, đềxuất những bài tập nhận thức có tính năng phát huy được tính tích cực, dữ thế chủ động, phát minh sáng tạo của học viên trong quy trình học tập, giúp họ tiếp cận với hoạt độngnhận thức của những nhà khoa học. Cấu trúc – Mục đích dạy học + phản ánh tập trung chuyên sâu những nhu yếu của xã hội đề ra cho quy trình dạy học. + là tác nhân giữ vị trí số 1 trong quy trình dạy học. + công dụng xu thế cho sự hoạt động và tăng trưởng của từng thành tốnói riêng, quy trình dạy học nói chung. – Nhiệm vụ dạy học + chịu sự chi phối của mục dích dạy học. + là những việc phải làm đơn cử theo nhu yếu tăng trưởng và tu dưỡng hệthống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và tư duy phát minh sáng tạo, trên cơ sở đó hình thànhthế giới quan khoa học, lí tưởng, phẩm chất đạo đức con người. – Nội dung dạy học + gồm có mạng lưới hệ thống những tri thức, kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo mà người học phảinắm vững trong quy trình dạy học và những hoạt động giải trí mà giáo viên tổ chức triển khai. + chịu sự chi phối bởi mục tiêu, trách nhiệm dạy học đồng thời nó lại quiđịnh việc lựa chọn và vận dụng phối hợp những chiêu thức, phương tiện đi lại vàhình thức tổ chức triển khai dạy học. – Giáo viên + là chủ thể của hoạt động giải trí giảng dạy, giữ vai trò chủ yếu trong quá trìnhdạy học. + có công dụng tổ chức triển khai, hướng dẫn tạo điều kiện kèm theo thuận tiện cho hoạt độnghọc của học viên, bảo vệ cho học viên triển khai rất đầy đủ và có chấtlượng cao những nhu yếu đã được lao lý tương thích với mục tiêu dạyhọc. – Học sinh + một mặt là đối tượng người tiêu dùng của hoạt động giải trí dạy, mặt khác lại là chủ thể củahoạt động học. + Hoạt động học của học viên là hoạt động giải trí tự giác, tích cực, dữ thế chủ động, tựtổ chức, tự điều khiển và tinh chỉnh nhằm mục đích thu nhận, xư lí và đổi khác thông tin bênngoài thành tri thức của bản thân, qua đó người học biểu lộ mình, biếnđổi mình, tự làm đa dạng và phong phú những giá trị của mình. – Phương pháp dạy học + là cách dạy của giáo viên và cách học của học viên, + có vai trò quyết định hành động so với chất lượng quy trình dạy học – Phương tiện dạy học17 + là công cụ nhận thức, công cụ thực hành thực tế, tương hỗ cho học sinh học tậpmột cách tích cực, phát minh sáng tạo. + Phương tiện dạy học không thiếu, đồng nhất, văn minh góp thêm phần quan trọng đểtạo nên chất lượng dạy học – Hình thức tổ chức triển khai dạy họclà hàng loạt những phương pháp tổ chức triển khai hoạt động giải trí của giáo viên và học sinhtrong quy trình dạy học ở thời hạn và khu vực nhất định, với việc sư dụngnhững phương tiện đi lại và phương tiện đi lại dạy học đơn cử nhằm mục đích thực thi nhữngnhiệm vụ dạy học – Kết quả dạy học + phản ánh sự hoạt động, tăng trưởng của quy trình dạy học. + bộc lộ tập trung chuyên sâu ở tác dụng học viên đạt được trong quy trình học tập. – Môi trường dạy học + gồm có môi trường tự nhiên tự nhiên và môi trường tự nhiên xã hội. Trong đó môitrường xã hội đóng vai trò quyết định hành động. + Các thiên nhiên và môi trường này không chỉ tác động ảnh hưởng đến hoạt động giải trí dạy học nóichúng mà còn tác động ảnh hưởng đến tổng thể những thành tố cấu trúc bên trong quátrình dạy học. Ngược lại, quy trình dạy học tăng trưởng sẽ góp thêm phần thúc đẩysự hoạt động đi lên của những môi trường tự nhiên bên ngoài. Trong những tác nhân cấu trúc nên quy trình dạy học, tác nhân người giáo viên vớihoạt động dạy và học viên với hoạt động học là những tác nhân TT. Cácnhân tố này đặc trưng cho tính hai mặt của quy trình dạy học, mối quan hệ giữahai thành tố TT này tạo nên đặc thù hai mặt của quy trình dạy học. Vấn đề 11 : Nhiệm vụ dạy học Cơ sở xác lập : – Mục tiêu đào tạo và giảng dạy – Sự tân tiến của khoa học công nghệ tiên tiến – Đặc điểm tâm – sinh lý của học viên – Đặc điểm hoạt động giải trí dạy của nhà trường Nhiệm vụ : có 3 trách nhiệm – Điều khiển, tổ chức triển khai học viên nắm vững mạng lưới hệ thống tri thức đại trà phổ thông cơbản, văn minh, tương thích với thực tiễn của quốc gia về tự nhiên, xã hội – nhân văn, đồng thời rèn luyện cho họ mạng lưới hệ thống kĩ năng, kĩ xảo tươngứng. – Tổ chức, tinh chỉnh và điều khiển học viên hình thành, tăng trưởng năng lượng và phẩmchất trí tuệ, đặc biệt quan trọng là năng lượng tư duy độc lập, sáng tạo18Tổ chức, điều khiển và tinh chỉnh học viên hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức nói riêng và tăng trưởng nhân cách nói chungVấn đề 12 : động lực của quy trình dạy học Theo triết học duy vật biện chứng, mọi quy trình trong quốc tế kháchquan không ngừng hoạt động và tăng trưởng. Sở dĩ như vậy là do có sự đấutranh và thống nhất giữa những mặt trái chiều, nghĩa là do có xích míc bêntrong và xích míc bên ngoài. Mâu thuẫn bên trong là nguồn gốc của sựphát triển, xích míc bên ngoài là điều kiện kèm theo của sự tăng trưởng. Quá trình dạy học trong hiện thực khách quan cũng hoạt động và pháttriển do không ngừng xử lý những xích míc bên trong và xích míc bênngoài. – Mâu thuẫn bên trong của quy trình dạy học là xích míc giữa cácthành tố và giữa những yếu tố trong từng thành tố của quy trình dạyhọc. + Mâu thuẫn giữa những thành tố • Giữa Mục đích, trách nhiệm dạy học đã nâng cao và hoàn thiệnvà nội dung dạy học còn ở trình độ lỗi thời • Giữa mục tiêu dạy học được đề ra rất cao và phương tiện đi lại dạyhọc để đạt tới mục tiêu đó thường còn hạn chế. Giữa nội dung dạy học đã được hiện đại hóa và giải pháp, phương tiện đi lại còn lỗi thời, thô sơ. • Giữa nội dung, phương tiện đi lại dạy học đã được hiện đại hóa và trìnhđộ giáo viên còn thấp • Giữa một bên là trách nhiệm học tập do tiến trình dạy học đề ravà một bên là trình độ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và trình độ pháttriển trí tuệ hiện có của người học • Giữa những thành tố như trình độ của thầy và của trò, • Giữa nội dung dạy học đã được nâng cấp cải tiến nhưng chiêu thức chưađược thay đổi • Giữa giải pháp thay đổi với phương tiện đi lại dạy học chưa đảmbảo. + Mâu thuẫn giữa những yếu tố của từng thành tố trong quy trình dạyhọc : • Trong mục tiêu dạy học : Mâu thuẫn giữa nhu yếu cao về nắmtri thức, kĩ năng, kĩ xảo và nhu yếu không đúng mức về mặtgiáo dụcTrong mạng lưới hệ thống chiêu thức dạy học : Phương pháp dạy họcthuyết trình và chiêu thức dạy học vấn đáp19Trong giải pháp dạy học Open xích míc giữa việc sưdụng nhóm chiêu thức dùng lời với nhóm chiêu thức trựcquan. Nếu quá lạm dụng giải pháp trực quan sẽ làm giảm sựphát triển tư duy trừu tượng, nếu quá lạm dụng phương phápdùng lời bài giảng sẽ trở nên trừu tượng. Trong nội dung dạy học : Yêu cầu rất đầy đủ về nắm tri thức vàyêu cầu chưa khá đầy đủ về rèn luyện kĩ năng kĩ xảo. Giữa nội dung kỹ năng và kiến thức mới và những kỹ năng và kiến thức, kinh nghiệmcũ đã có của người học viên. Mâu thuẫn bên ngoài là xích míc giữa sự văn minh khoa học, côngnghệ, văn hoá, sự tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hội với từng thành tố củaquá trình dạy học. + Giữa những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến văn minh và nội dung, giải pháp, phương tiện đi lại dạy học lỗi thời + Sự tân tiến xã hội với trách nhiệm dạy học chưa được nâng caoĐộng lực của quy trình dạy học là tác dụng của việc phát hiện và giải quyếttốt được những xích míc bên ngoài, bên trong của quy trình dạy học, trongđó việc xử lý những xích míc bên trong có ý nghĩa quyết định hành động sự pháttriển. Song trong những điều kiện kèm theo nhất định, những mâu thuãn bên ngoài củaquá trình dạy học lại có ý nghĩa rất là quan trọng so với sự hoạt động vàphát triển của quy trình dạy học. Mâu thuẫn cơ bản và những điều kiện kèm theo để chúng trở thành động lực củaquá trình dạy học – Mâu thuẫn cơ bản của quy trình dạy học là xích míc giữa một bênlà trách nhiệm học tập do tiến trình dạy học đề ra và một bên là trình độtri thức, kĩ năng, kĩ xảo và trình độ tăng trưởng trí tuệ hiện có củangười học. Mâu thuẫn cơ bản khi Open dưới sự chỉ huy của người giáo viên, họcsinh tự lực hoặc được sự tương hỗ của giáo viên sẽ xử lý nó. Nhờ đó ngườihọc được nâng cao trình độ và cung ứng được trách nhiệm dạy học đề ra. Sự thúcđẩy xử lý những xích míc cơ bản đó tạo ra động lực cơ bản của quá trìnhdạy học. Song, muốn quy trình dạy học tăng trưởng thì quy trình học của học sinhphải tiến triển. Vì vậy, xích míc cơ bản của quy trình dạy học phải chuyểnhoá thành xích míc cơ bản của quy trình lĩnh hội tri thức của học viên. Điều kiện để xích míc trở thành động lực của quy trình dạy học – Mâu thuẫn phải được người học ý thức khá đầy đủ và thâm thúy. 20 – Mâu thuẫn đó phải vừa sức người học. – Mâu thuẫn phải do sự tiến triển tự nhiên của quy trình dạy học dẫn đến, phảidi logic của nó pháp luật. Ví dụ về cách thiết kế xây dựng động lực của quy trình dạy học : Hình thành phép cộng trong khoanh vùng phạm vi 10 Điều kiện 1 : Tồn tại xích míc và học viên ý thức được xích míc. Mâu thuẫn : Phép cộng trên khoanh vùng phạm vi 10 ( là tri thức cũ ) xích míc với phépcộng trên khoanh vùng phạm vi 10 ( tri thức mới ) Điều kiện 2 : Mâu thuẫn này là vừa sức với học viên – Tri thức cũ làm nền tảng, cơ sở cho tri thức mới, đã được học từ trước. Học sinh đã thành thạo sư dụng phép tính cộng trong khoanh vùng phạm vi 10. – Số tự nhiên được cung ứng cho người học mang tính mạng lưới hệ thống : học sinhhọc 10 số đầu rồi mới đến những số tiếp nối. – Phép cộng những số nhỏ ( dưới 10 ), rồi mới đến những số lớn hơn ( trên 10 ) Điều kiện 3 : Mâu thuẫn này được phát sinh từ chính logic của quá trìnhdạy học, chứ không phải do giáo viên hoặc thực trạng bên ngoài tác độngvào quy trình dạy học. – Các đơn vị chức năng tri thức ( cái đã biết và cái chưa biết ) được lần lượt cung ứng từlớp trướcVấn đề 13 : Trình bày và nghiên cứu và phân tích những khâu của quy trình dạy học1. Khái niệm về logic của quy trình dạy họcLogic của quy trình dạy học là trình tự hoạt động hợp qui luật của quá trìnhđó nhằm mục đích bảo vệ cho người học đi từ trình độ tri thức, kỹ năng và kiến thức, kỹ xảo và sựphát triển năng lượng hoạt động giải trí trí tuệ ứng với lúc khởi đầu nghiên cứu và điều tra môn học ( hay một đề mục ) nào đó, đến trình độ tri thức, kỹ năng và kiến thức, kỹ xảo và sự pháttriển năng lượng hoạt động giải trí trí tuệ ứng với lúc kết thúc môn học ( hay đề mục ) đó. 2. Các khâu của quy trình dạy học ( 1 ) Kích thích thái độ học tập tích cực của học viên ; ( 2 ) Tổ chức điều khiển và tinh chỉnh học viên nắm tri thức mới ; ( 3 ) Tổ chức, điều khiển và tinh chỉnh học viên củng cố và hệ thống hóa tri thức ( 4 ) Tổ chức, tinh chỉnh và điều khiển học viên rèn luyện kỹ năng và kiến thức, kỹ xảo và sư dụng trithức, kỹ năng và kiến thức, kỹ xảo một cách có hiệu suất cao. ( 5 ) Tổ chức, điều khiển và tinh chỉnh việc kiểm tra, nhìn nhận mức độ nắm tri thức, kỹnăng, kỹ xảo của học viên đồng thời tổ chức triển khai cho học viên tự kiểm tra, đánhgiá mức độ nắm tri thức, kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo của bản thân. Vấn đề 14 : Nguyên tắc dạy học1. Khái niệm nguyên tắc dạy học21Nguyên tắc dạy học là những vấn đề cơ bản có tính quy luật của lýluận dạy học, chỉ huy hàng loạt tiến trình dạy và học nhằm mục đích thực thi tốt mụcđích, trách nhiệm dạy học. 2. Những cơ sở xác lập những nguyên tắc dạy họcCác nguyên tắc dạy học được xác lập dựa trên những cơ sở sau : – Dựa vào tiềm năng giáo dục ; – Dựa vào những qui luật dạy học ; – Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của người học ; – Dựa vào kinh nghiệm tay nghề thiết kế xây dựng những nguyên tắc dạy học trước đó. 3. Hệ thống những nguyên tắc dạy học – bảo vệ sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong dạyhọc ; – bảo vệ sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học ; – bảo vệ tính mạng lưới hệ thống và tính tuần tự trong dạy học ; – bảo vệ sự thống nhất giữa tính đơn cử và tính trừu tượng trong quá trìnhdạy học ; – Đảm bảo tính vững chãi của tri thức và sự tăng trưởng năng lượng nhận thứccủa học viên ; – bảo vệ sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính vừa sức riêngtrong quy trình dạy học ; – bảo vệ sự thống nhất giữa thầy và trò ; – bảo vệ tính cảm hứng tích cực của dạy học ; – bảo vệ chuyển quy trình dạy học sang quy trình tự học. 4. Nguyên tắc dạy học … ( đơn cử ) 4.1. Nguyên tắc bảo vệ sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáodục trong dạy họcNội dung nguyên tắcNguyên tắc này yên cầu trong quy trình dạy học, giáo viên phải đảm bảotrang bị cho học viên những tri thức khoa học chân chính, phản ánh nhữngthành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến và văn hoá tân tiến, phải từ từ giúp họcsinh tiếp cận với những phương pháp học tập – nhận thức và thói quen suynghĩ, thao tác một cách khoa học. Qua đó từ từ hình thành cơ sở thế giớiquan khoa học, tình cảm và những phẩm chất đạo đức cao quý của con ngườihiện đại cho học viên. Một số giải pháp thực thi – Trang bị cho học viên những tri thức khoa học chân chính, hiện đạitrong những nghành nghề dịch vụ nhằm mục đích giúp họ nắm vững những quy luật tăng trưởng của tựnhiên, xã hội, tư duy, có cách nhìn, có thái độ và hành vi đúng với hiện22thực ; – Tạo điều kiện kèm theo cho học viên có những hiểu biết thâm thúy về vạn vật thiên nhiên, xãhội, con người và những truyền thống lịch sử đạo đức tốt đẹp của dân tộc bản địa, từ đó có ýthức giữ gìn, phát huy và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc bản địa ; – Bồi dưỡng cho học viên ý thức và năng lượng nghiên cứu và phân tích, phê phán một cáchđúng mức những thông tin đăng tải trên những phương tiện thông tin đại chúng, những ý niệm khác nhau về một yếu tố. Điều này đặc biệt quan trọng thiết yếu trongbối cảnh khoa học công nghệ tiên tiến tăng trưởng như vũ bão với lượng thông tinkhổng lồ được đăng tải hàng ngày ; – Vận dụng phát minh sáng tạo, linh động những chiêu thức dạy học, những hình thức tổchức dạy học khác nhau, giúp học viên dần làm quen với hoạt động giải trí nghiêncứu khoa hoc ở mức độ đơn thuần, rèn luyện cho họ những phẩm chất, tácphong của người điều tra và nghiên cứu khoa học. Chương 7PH ƯƠNG PHÁP DẠY HỌCVấn đề 15 : Hãy trình diễn và nghiên cứu và phân tích những đặc thù của chiêu thức dạyhọc1. Khái niệm chiêu thức dạy họcPhương pháp dạy học là phương pháp tổ chức triển khai hoạt động giải trí dạy học của giáoviên và phương pháp tổ chức triển khai hoạt động giải trí học tập của học viên. Trong quan hệ đó, giải pháp dạy quyết định hành động, điều khiển và tinh chỉnh phương pháp học, giải pháp họctập của học viên là cơ sở để lựa chọn chiêu thức dạy. Tuy nhiên, kết quảhọc tập được quyết định hành động trực tiếp bởi phương pháp học tập của học viên. 2. Các đặc thù của giải pháp dạy học ( 1 ) Phương pháp dạy học mang đặc thù của giải pháp nói chung, gồm có cả mặt khách quan và mặt chủ quan. – Mặt khách quan, chiêu thức bị chi phối bởi quy luật hoạt động kháchquan của đối tượng người dùng mà chủ thể phải ý thức được. Trong chiêu thức dạy học, mặt khách quan là những quy luật tâm lí, quyluật dạy học chi phối hoạt động giải trí nhận thức của người học mà giáo dục phải ý thứcđược. – Mặt chủ quan : là những thao tác, thủ pháp của chủ thể được sư dụngtrên cơ sở cái vốn có về quy luật khách quan sống sót trong đối tượng người dùng. Trong chiêu thức dạy học, mặt chủ quan là những thao tác, nhữnghành động mà giáo viên lựa chọn tương thích với quy luật chi phối đối tượng người tiêu dùng. ( 2 ) Phương pháp dạy học chịu sự chi phối của mục tiêu dạy học, không có chiêu thức nào là vạn năng chung cho tổng thể mọi hoạt động giải trí, muốn hoạt động giải trí thành công xuất sắc phải xác lập được mục tiêu, tìm phương phápphù hợp. 23 ( 3 ) Phương pháp dạy học chịu sự chi phối của nội dung dạy học, việcsư dụng chiêu thức dạy học nhờ vào vào nội dung dạy học cụ thể ( 4 ) Hiệu quả của việc sử dụng giải pháp dạy học phụ thuộc vào vàophương tiện dạy học. Phương pháp dạy học pháp luật những phương tiện đi lại dạyhọc, tuy nhiên, đặc thù của phương tiện đi lại dạy học ảnh hưởng tác động trực tiếp đếnhiệu quả của việc sư dụng giải pháp dạy học. ( 5 ) Hiệu quả của giải pháp nhờ vào vào trình độ nhiệm vụ sưphạm của giáo viên. Việc nắm vững nội dung dạy học và quy luật, đặc điểmnhận thức của học viên là tiền đề quan trọng cho việc sư dụng giải pháp dạyhọc nào đó. Thực tiễn dạy học cho thấy, cùng một nội dung dạy học, cùng sưdụng một giải pháp dạy học, nhưng mức độ thành công xuất sắc của những giáo viên làkhác nhau. ( 6 ) Hệ thống những chiêu thức dạy học ngày càng triển khai xong và pháttriển để cung ứng nhu yếu ngày càng cao của xã hội, giúp người học phát triểntư duy phát minh sáng tạo, năng lực tự học, năng lực thích ứng với những điều kiệnluôn thay đổi của môi trường tự nhiên, những giải pháp dạy học thường sư dụng phốihợp để xử lý tốt những trách nhiệm dạy học khác nhau. 3. Hệ thống những giải pháp dạy học3. 1. Hệ thống những giải pháp dạy học cơ bản * Nhóm những chiêu thức dạy học sư dụng ngôn từ : – Phương pháp thuyết trình – Phương pháp phỏng vấn – Phương pháp sư dụng sách giáo khoa và tài liệu * Nhóm những giải pháp dạy học trực quan : – Phương pháp quan sát – Phương pháp minh họa – Phương pháp trình diễn thí nghiệm * Nhóm những giải pháp dạy học thực hành thực tế : – Phương pháp rèn luyện – Phương pháp thực hành thực tế thí nghiệm * Nhóm những giải pháp kiểm tra – nhìn nhận : – Phương pháp kiểm tra – Phương pháp đánh giá3. 2. Hệ thống những chiêu thức dạy học theo hướng phát huy tính tích cựcnhận thức của học viên – Dạy học nêu và xử lý yếu tố – Phương pháp game show – Phương pháp đóng kịch – Phương pháp tranh luận nhóm24 – Phương pháp trường hợp – Phương pháp dạy học theo dự án Bất Động Sản – WebQuest – mày mò trên mạng – Dự giờ trong nhà trường phổ thongVấn đề 3 : Trình bày giải pháp thuyết trình trong dạy họcThuyết trình là giải pháp giáo viên dùng lời nói để trình diễn, giảithích nội dung bài học kinh nghiệm một cách có mạng lưới hệ thống, lôgíc cho học viên tiếp thu. Đây là chiêu thức được sư dụng truyền kiếp nhất trong dạy học. nguồnthông tin phong phú và đa dạng trong thời đại công nghệ thông tin không làm giảm ýnghĩa của thuyết trình, càng làm nâng cao nhu yếu so với thuyết trình. Thuyết trình được sư dụng để xử lý những trách nhiệm dạy học khác nhau, tổchức hoạt động giải trí nhận thức, qua đó giúp lĩnh hội kỹ năng và kiến thức mới, hình thành kĩnăng, củng cố, hệ thống hoá kiến thức và kỹ năng. Các dạng thuyết trình gồm có : – Kể chuyện là dạng thuyết trình, trong đó giáo viên tường thuật lại những sựkiện, hiện tượng kỳ lạ một cách có mạng lưới hệ thống, thường được sư dụng trong những mônkhoa học xã hội ( lịch sư, văn, địa lí .. ), có yếu tố diễn đạt và trần thuật. – Giải thích là dạng thuyết trình, trong đó giáo viên dùng những luận cứ, những số liệu để lý giải, chứng tỏ, làm sáng tỏ yếu tố giúp học sinhhiểu được kỹ năng và kiến thức cần lĩnh hội. – Diễn giảng là dạng thuyết trình, trong đó giáo viên trình diễn một cáchcó mạng lưới hệ thống nội dung học tập nhất định. Hình thức này được sư dụng phổbiến ở những lớp cuối cấp trung học phổ thông và những trường ĐH. Thuyết trình còn được coi là hình thức dạy học, trong đó giáo viên trình bàybài học một cách mạng lưới hệ thống theo trình tự logic cho học viên. Bài thuyết trìnhđược trình diễn hoàn hảo với những thành tố cấu trúc liên hệ hữu cơ với nhaunhằm xử lý trách nhiệm dạy học. Phương pháp dạy học đa phần trong bàithuyết trình là giải pháp thuyết trình. Có nhiều loại thuyết trình : – Theo vị trí của bài thuyết trình ta có : + Thuyết trình khởi đầu : được sư dụng khi khởi đầu một chương, một phầnmôn trong chương trình nhằm mục đích ra mắt khái quát vị trí, tiềm năng, nội dung, phương pháp học tập, kế hoạch học tập và những tài liệu học tập thiết yếu. Quathuyết trình khởi đầu, giáo viên nêu ý nghĩa của chương, phân môn, môn họcvới hàng loạt quy trình giảng dạy, qua đó gây hứng thú, cảm hứng và hình thànhđộng cơ học tập với nội dung đã định. + Thuyết trình triển khai theo chương trình môn học nhằm mục đích tổ chức triển khai chongười học lĩnh hội mạng lưới hệ thống tri thức mới. 25
Source: https://sangtaotrongtamtay.vn
Category: Giáo dục