đề cương ôn tập môn giáo dục học – Tài liệu text

đề cương ôn tập môn giáo dục học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.06 KB, 15 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN GIÁO DỤC HỌC
Câu 1: Tại sao nói giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt ( phân tích nguồn gốc,
tính chất và các chức năng của giáo dục)
1. Nguồn gốc của giáo dục
Từ khi xuất hiện trên trái đất, để tồn tại và phát triển con người phải nhận thức thế
giới khách quan và dần dần tích luỹ được những kinh nghiệm lao động và chinh phục tự
nhiên. Từ đó nảy sinh nhu cầu truyền thụ những kinh nghiệm đã tích luỹ được cho nhau.
Đây chính là nguồn gốc phát sinh của hiện tượng giáo dục.
Trong buổi đầu, giáo dục xuất hiện như một hiện tượng tự phát, diễn ra đơn giản
theo lối quan sát – bắt chước, về sau giáo dục trở thành một hoạt động có ý thức. Con
người dần dần biết xác định mục đích, hoàn thiện nội dung và tìm ra các phương thức để
tổ chức quá trình giáo dục một cách có hiệu quả.
2. Các tính chất của giáo dục.
2.1. Giáo dục là một hiện tượng chỉ có ở loài người.
Giáo dục xuất hiện cùng với sự xuất hiện của con người trên trái đất. Bản chất của
giáo dục là sự truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội giữa các thế hệ với nhau.
Giáo dục là một phương thức để duy trì và phát triển xã hội loài người.
2.2. Giáo dục có tính phổ biến và vĩnh hằng
Giáo dục là một phạm trù phổ biến vì có con người là có giáo dục. Giáo dục tồn
tại ở tất cả các chế độ xã hội, thể chế chính trị, trong mọi thời đại, mọi giai đoạn lịch sử.
Giáo dục gắn liền với nhu cầu tái sản xuất sức lao động cho xã hội.
– Giáo dục là một phạm trù vĩnh hằng vì nó tồn tại mãi mãi với loài người, chỉ khi
nào không tồn tại loài người thì mới mất đi hiện tượng giáo dục .
2.3. Giáo dục có tính lịch sử, tính giai cấp
Giáo dục ra đời theo nhu cầu của lịch sử- xã hội. Giáo dục một mặt phản ánh trình
độ phát triển của lịch sử, bị quy định bởi trình độ phát triển của lịch sử. Mặt khác, nó lại
tác động tích cực vào sự phát triển của lịch sử. Ở mỗi giai đoạn phát triển lịch sử lại đặt
ra những yêu cầu nhất định đối với giáo dục.
Trong xã hội có giai cấp, giáo dục được sử dụng như một công cụ để duy trì và
bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị đã thực hiện quyền thống trị
của mình đối với giáo dục thông qua mục đích, nội dung và phương pháp giáo dục.

2.4. Giáo dục có tính nhân văn, tính dân tộc.
Bất cứ thời đại nào, chế độ xã hội thì nào mục đích của giáo dục là hình thành
nhân cách cho thế hệ trẻ, đào tạo họ trở thành những người có ích cho xã hội. Chính vì
vậy giáo dục mang tính nhân văn, nó phản ánh những giá trị văn hoá, đạo đức, thẩm mỹ
chung nhất của nhân loại. Tuy nhiên, mỗi quốc gia, mỗi nước đều có truyền thống, bản
sắc văn hoá riêng. Cho nên nền giáo dục ở mỗi nước cũng có những nét độc đáo, những
sắc thái riêng.
Nền giáo dục Việt Nam hiện nay mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam.
3. Các chức năng của giáo dục
1
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, là phương thức để tồn tại và phát triển
của xã hội loài người. Điều này thể hiện ở ba chức năng cơ bản của giáo dục sau:
3.1. Chức năng kinh tế – sản xuất.
Chức năng kinh tế của giáo dục thể hiện đầy đủ nhất trong đào tạo nhân lực, chuẩn
bị một lớp người lao động trẻ cho xã hội
3.2. Chức năng chính trị – xã hội.
Giáo dục thực hiện chức năng chính trị – xã hội thông qua việc đào tạo ra những
con người đáp ứng yêu cầu của xã hội. Đó là những con người phát triển toàn diện, có
đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, có ý thức chính trị nhất định.
Mặt khác, GD tác động đến cấu trúc xã hội (các tầng lớp, các giai cấp), góp phần
làm cho cấu trúc XH trở nên thuần nhất.
3.3. Chức năng tư tưởng – văn hoá.
GD có tác dụng to lớn trong việc xây dựng một hệ tư tưởng chi phối toàn XH, xây
dựng lối sống phổ biến trong toàn XH, xây dựng một trình độ văn hoá cho XH.
Chức năng tư tưởng văn hoá của giáo dục còn được thể hiện ở chỗ giáo dục góp
phần vào việc bảo tồn, phát triển nền văn hóa xã hội, giữ gìn, phát huy truyền thống và
bản sắc dân tộc.
Do có những chức năng trên mà ngày nay, giáo dục đã được nhìn nhận như “chiếc
chìa khoá để mở cửa vào tương lai”, là con đường quan trọng nhất để phát triển KT-XH.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã xác định GD – ĐT là quốc sách

hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự phát triển KT – XH, coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư
cho sự phát triển của đất nước.
Câu 2: Quá trình giáo dục là gì? phân tích đặc trưng cấu trúc của quá trình giáo dục.
QTGD là một quá trình XH hình thành nhân cách con người, được tổ chức một
cách có mục đích và có kế hoạch, được thực hiện thông qua các hoạt động GD, được tiến
hành trong các mối quan hệ giữa nhà GD và người được GD nhằm chiếm lĩnh những
kinh nghiệm xã hội.
Quá trình giáo dục với tư cách là đối tượng của giáo dục học còn được gọi là quá
trình sư phạm tổng thể hay quá trình giáo dục theo nghĩa rộng. Quá trình này bao gồm hai
bộ phận: đó là quá trình dạy học và quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp). Hai quá trình này
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đều thực hiện chức năng chung của QTGD: hình
thành nhân cách. Tuy nhiên, mỗi quá trình bộ phận lại có chức năng trội của mình. Quá
trình giáo dục là một hệ thống cấu trúc bao gồm nhiều thành tố có mối quan hệ mật thiết
với nhau:
* Mục đích, nhiệm vụ giáo dục: là thành tố cơ bản, quan trọng hàng đầu, có tác
dụng định hướng cho sự vận động và phát triển của toàn bộ quá trình giáo dục. Toàn bộ
quá trình giáo dục phải hướng vào việc thực hiện có hiệu quả mục đích, nhiệm vụ giáo
dục đã được xác định.
* Nội dung giáo dục: là thành tố cơ bản, làm nên nội dung hoạt động của nhà giáo
dục và người được giáo dục. Nội dung giáo dục được qui định bởi hệ thống kinh nghiệm
xã hội cần truyền đạt cho thế hệ trẻ.
2
* Phương pháp giáo dục: Là cách thức hoạt động phối hợp giữa nhà GD và người
được GD nhằm thực hiện tốt mục đích, nhiệm vụ GD đã đề ra.
* Nhà giáo dục: Là chủ thể của hoạt động GD. Theo quan điểm GD hiện đại, nhà
GD giữ vai trò chủ đạo, là người định hướng, thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục
cho người được giáo dục.
*Người được giáo dục: Vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của hoạt động GD. Theo
quan điểm GD hiện đại, người được GD là nhân vật trung tâm của nhà trường.
*Kết quả giáo dục: phản ánh một cách tập trung nhất ở trình độ phát triển về mặt

nhân cách của người được giáo dục.
Các thành tố trên đây có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau và chịu
sự qui định của môi trường KT- XH, khoa học và công nghệ.
Câu 3: Nhân cách dưới góc độ giáo dục học là gì? Phân tích các yếu tố ảnh hướng
đến sự hình thành và phát triển nhân cách. ( trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sự
hình thành và phát triển nhân cách. Tại sao nói giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sựu
hình thành và phát triển nhân cách)
– Nhân cách dưới góc độ giáo dục học:
Khi con người là chủ thể hoạt động, của các mối quan hệ XH thì người ta gọi đó là
1 nhân cách. Như vậy, dưới góc độ giáo dục học, khái niệm nhân cách bao gồm tất cả
các nét, các mặt, các phẩm chất có ý nghĩa xã hội trong một con người.
– Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
Sự hình thành và phát triển nhân cách con người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố,
trong đó có nhân tố sinh học và nhân tố xã hội. Các yếu tố này tác động đến con người
không phải song song với nhau, có giá trị như nhau và độc lập với nhau. Vì vậy, cần phải
xem xét một cách đúng đắn khách quan và khoa học các tác động của từng yếu tố trong
công tác giáo dục.
1. Yếu tố di truyền.
1.1. Khái niệm di truyền.
Di truyền là sự tái tạo ở thế hệ sau những thuộc tính sinh học giống thế hệ trước,
đó là sự truyền lại từ thế hệ trước đến thế hệ sau những phẩm chất và những đặc điểm
sinh học nhất định đã được ghi lại trong chương trình gen (cấu tạo cơ thể, loại hình thần
kinh, các tư chất,…)
Nhờ di truyền mà các đặc điểm của loài được giữ lại, được phát triển và hoàn
thiện theo con đường tiến hoá tự nhiên. Có một số thuộc tính sinh học có ngay từ khi đứa
trẻ sinh ra gọi là những thuộc tính bẩm sinh.
1.2. Vai trò của di truyền đối với sự phát triển nhân cách.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, bẩm sinh di truyền giữ vai trò tiền đề quan
trọng cho sự phát triển nhân cách, bởi lẽ muốn hình thành, phát triển được nhân cách
trước hết phải có con người bằng xương, bằng thít do di truyền mang lại.

Quan điểm này đã khẳng định những gì cần thiết cho sự phát triển của đứa trẻ đã
tiềm ẩn trong bản thân đứa trẻ. Giáo dục chỉ làm cho những khả năng tiềm ẩn đó trở
thành hiện thực.
3
Tuy nhiên, di truyền không thể quyết định những giới hạn tiến bộ xã hội của con
người. Các phẩm chất XH trong con người khi mới sinh ra chưa có. Những phẩm chất đó
chỉ có thể có được trong quá trình hoạt động và giao lưu với người khác. Các thuộc tính
tâm lý phức tạp như ý thức, thế giới quan, tình cảm, các phẩm chất đạo đức không có
trong chương trình di truyền. Ở mỗi người quá trình hình thành nhân cách được diễn ra
trong điều kiện độc đáo, không lặp lại.
Kết luận sư phạm: Trong công tác GD nhà giáo dục phải quan tâm đúng mức đến
việc phát huy hết những tư chất, năng lực vốn có ở HS để phát triển, bồi dưỡng tài năng.
Đồng thời phải có biện pháp GD đúng đắn để bù đắp những thiệt thòi, khiếm khuyết ở trẻ
do bẩm sinh, di truyền mang lại. Cần đánh giá đúng dắn vai trò của yếu tố di truyền,
không xem nhẹ cũng không tuyệt đối hoá, để tránh những sai lầm trong nhận thức, cũng
như tổ chức các hoạt động giáo dục.
2. Yếu tố môi trường.
2.1. Khái niệm môi trường.
Môi trường được hiểu là hệ thống phức tạp những hoàn cảnh bên ngoài, kể cả các
điều kiện tự nhiên và xã hội, có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, hoạt động của con
người.
Người ta phân biệt hai loại môi trường: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
– Môi trường tự nhiên là điều kiện địa lí – sinh thái. Môi trường tự nhiên có ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất.
– Môi trường xã hội là điều kiện sống trong xã hội với các mối quan hệ giữa các cá
nhân với nhau và giữa các cá nhân với tập thể.
Khi nói đến ảnh hưởng của MT đến sự hình thành và phát triển nhân cách, GDH
chủ yếu nhấn mạnh đến môi trường XH vì chỉ trong môi trường XH thì con người mới có
thể phát triển những tư chất người như ngôn ngữ, tư duy, dáng đi thẳng.
2.2. Vai trò của môi trường đối với sự phát triển nhân cách.

Sự hình thành và phát triển nhân cách được diễn ra trong một môi trường nhất
định, môi trường là yếu tố điều kiện đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Bởi
lẽ:
Môi trường là “thao trường” để đứa trẻ thể nghiệm những khả năng di truyền của
mình, là nơi góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt
động giao lưu của cá nhân mà nhờ đó cá nhân chiếm lĩnh được các kinh nghiệm xã hội để
hình thành và phát triển nhân cách của mình.
Tuy nhiên, tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đến sự hình thành và
phát triển nhân cách còn tuỳ thuộc vào lập trường quan điểm, thái độ của cá nhân đối với
các ảnh hưởng đó (tiếp thu, chấp nhận hay phản đối) cũng như tuỳ thuộc vào xu hướng
và năng lực, vào mức độ cá nhân tham gia cải biến môi trường (tích cực hay không tích
cực).
MT tác động đến con người có thể gây ra những ảnh hưởng tích cực và cả mặt tiêu
cực. Do đó trong công tác GD phải có kế hoạch “sư phạm hoá MT”, phát huy những nhân
tố tích cực, ngăn ngừa, đẩy lùi những ảnh hưởng tiêu cực, tự phát của môi trường, phải
4
hướng vào việc xây dựng cho HS những định hướng giá trị đúng đắn để có bản lĩnh vững
vàng đối với các tác động của MT. Gắn chặt giáo dục, học tập với thực tiễn XH, tạo điều
kiện cho HS tham gia vào việc cải tạo và xây dựng MT.
2.3. Yếu tố hoạt động
2.3.1. Khái niệm hoạt động
Hoạt động là quá trình con người thực hiện mối quan hệ của mình với thế giới tự
nhiên, xã hội, người khác và bản thân. Đó là quá trình chuyển hoá năng lực lao động và
các phẩm chất tâm lí của bản thân thành sản phẩm và quá trình ngược lại là tách những
thuộc tính của sự vật, của sản phẩm quay trở về với chủ thể, biến thành vốn liếng tinh
thần của chủ thể (Phạm Minh Hạc).
Mỗi lứa tuổi đều gắn liền với hoạt động chủ đạo.
2.3.2. Vai trò của hoạt động đối với sự phát triển nhân cách.
Hoạt động của cá nhân là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển nhân
cách. Nội dung, phương thức hoạt động, mục đích và ý thức của cá nhân trong hoạt động

đã tạo nên những nét tính cách riêng của từng người. Con người hoạt động như thế nào
thì nhân cách của họ được phát triển như thế ấy. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật
về sự tự thân vận động, về động lực bên trong của sự phát triển nói chung.
Từ mối quan hệ gắn bó giữa hoạt động và nhân cách, chúng ta thấy rằng: muốn
hình thành nhân cách trẻ em cần đưa các em tham gia vào các hoạt động nhất định. Nói
cách khác, để hình thành và PT nhân cách cho HS, giáo dục phải tổ chức đúng đắn các
loại hình hoạt động cho họ để họ chiếm lĩnh các kinh nghiệm xã hội, các giá trị văn hoá
của xã hội loài người.
Hoạt động có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của
học sinh, cho nên một trong những quy luật của giáo dục là phải thay đổi tính chất của
hoạt động, phong phú hoá nội dung, đa dạng hoá hình thức cách thức tổ chức hoạt động
và lôi cuốn trẻ em tham gia vào hoạt động một cách tự giác, tích cực.
Tuy nhiên, hoạt động của con người luôn luôn mang tính chất xã hội, tính tập thể.
Vì vậy, hoạt động luôn gắn liền với giao lưu. Trong giao lưu con người không chỉ nhận
thức từ người khác mà còn nhận thức chính bản thân mình.
Để hoạt động trở thành yếu tố quyết định, điều kiện cần:
– Cá nhân cần triệt để phát huy những yếu tố sinh học ưu việt của mình.
– Triệt để tận dụng những tác nhân tích cực của MT.
– Biết tuân thủ sự hướng dẫn tổ chức khoa học QTGD của nhà GD.
– Tích cực hoạt động cá nhân với các loại hình hoạt động chủ yếu, phù hợp với lứa
tuổi để biến cá nhân từ khách thể thành chủ thể tích cực của QT nhận thức và hình thành
nhân cách.
4. Yếu tố giáo dục
4.1. Khái niệm giáo dục
Giáo dục là hoạt động chuyên biệt nhằm hình thành và phát triển nhân cách con
người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
4.2. Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển nhân cách.
5
Đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục giữ vai trò chủ đạo. Vai
trò này thể hiện ở những điểm sau đây:

* Giáo dục điều tiết những ảnh hưởng của yếu tố bẩm sinh, di truyền:
+ Tạo điều kiện cho những yếu tố tích cực trong vốn di truyền của đứa trẻ phát
triển: Nhờ GD mà con người có thể phát triển mọi tư chất, năng lực của mình.
+ GD có thể bù đắp những thiếu hụt, những hạn chế của yếu tố bẩm sinh, di
truyền: những trẻ bị khuyết tật, hoàn cảnh không thuận lợi bằng con đường GD có thể
lĩnh hội được nền học vấn.
* Giáo dục tổ chức ảnh hưởng của môi trường đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách.
Giáo dục được coi là một bộ phận tác động của môi trường XH từ bên ngoài đến
nhân cách. Tuy nhiên khác với các tác động khác của môi trường, nó mang tính mục
đích, tính chủ động và do những nhà GD đảm nhiệm cùng với các lực lượng XH khác.
GD có thể phát huy tối đa mặt tích cực của yếu tố môi trường đồng thời ngăn chặn, đẩy
lùi đi đến tiêu diệt những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân
cách.
GD có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu do tác động tự phát của môi
trường XH gây nên và làm cho nó phát triển theo hướng mong muốn của XH.Đó chính là
hiệu quả của công tác GD lại đối với trẻ em hư và những người phạm pháp.
* Giáo dục còn định hướng cho hoạt động của cá nhân:
– Vạch chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách
– Tổ chức, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách theo chiều hướng đó.Tuy
nhiên GD không chỉ là tác động 1 chiều của nhà GD đến nhân cách, nó còn cả hoạt động
tích cực, đa dạng của người được GD. Vì vậy, để GD trở thành yếu tố chủ đạo cần có các
điều kiện:
– Kết hợp đúng đắn vai trò chủ đạo của nhà GD với việc phát huy vai trò chủ thể
tích cực, chủ động sáng tạo của người được GD (kết hợp chặt chẽ giữa GD và tự GD)
– Phát huy cao độ và triệt để những điều kiện bên trong của HS (những tư chất,
năng lực vốn có),
– GD không chờ đợi sự PT mà phải đón trước và thúc đẩy sự phát triển nhân cách.
– Kết hợp các loại hình GD: gia đình, nhà trường, XH,
Tóm lại: Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân

cách, định hướng cho sự PT nhân cách, là trung tâm để phát huy các yếu tố bẩm sinh,
môi trường và cá nhân trong sự hình thành và PT nhân cách. Một nền giáo dục tốt có thể
làm cho con người phát triển toàn diện phù hợp với sự phát triển của thời đại.
Câu 4: Quá trình dạy học là gì? phân tích các nhiệm vụ dạy học và mối quan hệ của
chúng
1. Khái niệm về quá trình dạy học
Quá trình dạy học là toàn bộ hoạt động của giáo viên và học sinh, do giáo viên
hướng dẫn nhằm giúp cho học sinh nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát
triển năng lực nhận thức, hình thành những cơ sở của thế giới quan khoa học.
6
2. Các nhiệm vụ dạy học
2. 1. Những cơ sở xác định các nhiệm vụ dạy học
Để xác định các nhiệm vụ dạy học, chúng ta cần dựa vào một số cơ sở sau đây:
a. Căn cứ vào mục đích giáo dục và mục tiêu của nhà trường các cấp.
b. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.
c. Căn cứ vào sự tiến bộ của khoa học và công nghệ.
d. Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn đổi mới và phát triển đất nước trong giai đoạn
hiện nay.
2.2. Các nhiệm vụ dạy học chủ yếu
a. Giáo dưỡng
Nội dung cơ bản của nhiệm vụ này là trang bị cho HS hệ thống tri thức về tự
nhiên, xã hội, tư duy và các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng, cách thức vận dụng chúng để giải
quyết các vấn đề nhận thức và thực tiễn.
b. Phát triển
Nội dung cơ bản của nhiệm vụ này là hình thành, phát triển năng lực hoạt động trí
tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo.
Trong quá trình dạy học cần hình thành và phát triển ở HS các phẩm chất của hoạt
động trí tuệ như: Tính định hướng, bề rộng, chiều sâu, tính linh hoạt, tính mềm dẻo, tính
độc lập, tính nhất quán, tính phê phán, tính khái quát
Tất cả các phẩm chất hoạt động trí tuệ nói trên có mối quan hệ với nhau, đảm bảo

cho hoạt động này diễn ra một cách có hiệu quả.
c. Giáo dục
Nội dung cơ bản của nhiệm vụ này là hình thành và phát triển cho HS thế giới
quan khoa học, nhân sinh quan và các phẩm chất, thói quen hành vi đạo đức.
3. Mối quan hệ giữa các nhiệm vụ DH
Ba nhiệm vụ của quá trình dạy học có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động và
hỗ trợ lẫn nhau.
Nhiệm vụ trang bị tri thức, kỹ năng, kỹ xảo (nhiệm vụ giáo dưỡng) là cơ sở để
phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và hình thành thế giới quan khoa học và các phẩm
chất đạo đức.
Phát triển năng lực trí tuệ (nhiệm vụ phát triển) vừa là kết quả của việc nắm vững
tri thức, đồng thời là điều kiện để lĩnh hội tri thức ở trình độ cao hơn.
Phải có một năng lực hoạt động trí tuệ nhất định mới có khả năng biến tri thức của
loài người thành vốn riêng của bản thân, biến tri thức thành niềm tin, lý tưởng.
Nhiệm vụ giáo dục vừa là kết quả tổng hợp của nhiệm vụ giáo dưỡng và phát
triển, vừa là cơ sở tư tưởng, là động cơ thúc đẩy việc chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng và phát
triển toàn diện nhân cách học sinh.
Câu 5: Phân tích bản chất của quá trình dạy học Từ đó rút ra những kết luận sư
phạm cần thiết.
1. Quá trình dạy học, về bản chất là quá trình nhận thức của học sinh
7
Quá trình nhận thức của học sinh có những nét tương tự như quá trình nhận thức
của loài người:
– Cũng là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào ý thức con người.
– Cũng diễn ra theo quy luật nhận thức chung, “từ trực quan sinh động đến tư duy
trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”.
– Cũng dựa trên sự huy động cao các thao tác tư duy.
– Cũng làm cho vốn hiểu biết của chủ thể được phong phú thêm.
Tuy nhiên, quá trình nhận thức của học sinh lại có những nét độc đáo so với quá
trình nhận thức chung của loài người.

– Học sinh chỉ phải nhận thức những cái mới đối với bản thân, những tri thức được
rút ra từ kinh nghiệm chung của loài người, và được gia công về mặt sư phạm dưới sự chỉ
đạo của giáo viên. Vì vậy quá trình nhận thức của học sinh diễn ra theo đường thẳng
không phải trải qua những bước quanh co khúc khuỷu, đầy khó khăn, gian khổ như các
nhà khoa học khi tìm ra cái mới cho nhân loại.
– Qúa trình nhận thức của HS không chỉ diễn ra theo con đường từ cụ thể đến trừu
tượng, mà còn theo con đường ngược lại: từ trừu tượng đến cụ thể.
– Quá trình nhận thức của học sinh có chứa đựng các khâu: Củng cố, kiểm tra và
đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm biến chúng thành “tài sản riêng” của học sinh.
Đồng thời quá trình nhận thức của học sinh phải có tính giáo dục, nghĩa là thông qua dạy
chữ để dạy người. Trong khi đó, những nét đặc trưng này không thấy có trong quá trình
nhận thức của các nhà khoa học.
Trên cơ sở tính đến những nét tương tự và những nét độc đáo của quá trình nhận
thức của học sinh so với quá trình nhận thức của loài người trong quá trình dạy học, giáo
viên cần có những biện pháp hợp lý để tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học
sinh đạt được kết quả tối ưu. Tuy nhiên, tuyệt đối không được cường điệu hoá những nét
tương tự và những nét khác biệt giữa hai quá trình nhận thức này.
– Kết luận sư phạm ( tự rút ra)
Câu 6: Quá trình dạy học là gì? Phân tích động lực của quá trình dạy học.
1. Khái niệm về quá trình dạy học
Quá trình dạy học là toàn bộ hoạt động của giáo viên và học sinh, do giáo viên
hướng dẫn nhằm giúp cho học sinh nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, phát
triển năng lực nhận thức, hình thành những cơ sở của thế giới quan khoa học.
2. Động lực của quá trình dạy học
2.1. Quan niệm về động lực của quá trình dạy học
Quá trình dạy học vận động và phát triển không ngừng. Cụ thể là:
* Nhân tố HS : Dưới tác động của nhân tố GV, trỡnh độ nhận thức của HS không
ngừng được nâng cao:
* Nhân tố GV: trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cũng được nâng cao và
hoàn thiện.

Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin, các sự vật, hiện tượng vận động và phát
triển là do có sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập, nghĩa là do có những mâu
8
thuẫn. Có hai loại mâu thuẫn: mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. Mâu thuẫn
bên trong là nguồn gốc của sự phát triển, còn mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện của sự
phát triển.
Quá trình dạy học vận động và phát triển là nhờ không ngừng giải quyết các mâu
thuẫn bên trong và bên ngoài.
Các mâu thuẫn bên trong bao gồm các loại mâu thuẫn giữa các nhân tố cấu trúc
của quá trình dạy học và các loại mâu thuẫn giữa các yếu tố trong từng nhân tố đó. Chẳng
hạn:
– Mâu thuẫn giữa mục đích, nhiệm vụ dạy học đã được nâng cao và hoàn thiện
với nội dung dạy học còn lạc hậu.
– Mâu thuẫn giữa nội dung dạy học đã được hiện đại hoá với phương pháp và
phương tiện dạy học cũ kỹ.
– Mâu thuẫn giữa yêu cầu, nhiệm vụ học tập mới với trình độ hiện có còn hạn chế
ở học sinh.
– Mâu thuẫn giữa nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đã được hiện đại
hoá và trình độ giáo viên còn thấp.
– Mâu thuẫn giữa trình độ tư duy cao của thầy và trình độ tư duy thấp của trò.
– Trong mục đích, nhiệm vụ dạy học: mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về nắm tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo và yêu cầu không đúng mức về mặt giáo dục.
– Trong phương pháp dạy học: mâu thuẫn giữa các phương pháp truyền thống với
các phương pháp hiện đại.
– Trong nội dung dạy học: giữa yêu cầu nắm tri thức và yêu cầu rèn luyện kỹ năng.
– Trong nhân tố GV: mâu thuẫn giữa trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.
– Trong nhân tố HS: mâu thuẫn giữa tư duy cụ thể phát triển và tư duy trừu tượng
kém phát triển.
Những mâu thuẫn bên trong này của quá trình dạy học nếu được giải quyết đúng
đắn thì sẽ tạo ra động lực của quá trình dạy học.

Các mâu thuẫn bên ngoài là những mâu thuẫn giữa các nhân tố cấu trúc của quá
trình dạy học với các nhân tố của môi trường chính trị – xã hội, khoa học – công nghệ, đó
là:
– Mâu thuẫn giữa tiến bộ của khoa học – công nghệ và nội dung, phương pháp dạy
học lạc hậu.
– Mâu thuẫn giữa sự tiến bộ xã hội và nhiệm vụ dạy học chưa được nâng cao.
Kết quả giải quyết mâu thuẫn này sẽ tạo ra điều kiện cho sự vận động và phát triển
của quá trình dạy học.
2.2. Mâu thuẫn cơ bản và động lực chủ yếu của quá trình dạy học.
Trong hàng loạt mâu thuẫn của quá trình dạy học thì mâu thuẫn giữa nhiệm vụ học
tập do tiến trình dạy học đề ra và mức độ lĩnh hội tri thức, kĩ năng, trình độ phát triển trí tuệ
hiện có của học sinh là mâu thuẫn cơ bản. Bởi vì, mâu thuẫn này tồn tại suốt từ đầu đến
cuối quá trình dạy học. Việc giải quyết các mâu thuẫn khác, xét cho cùng, đều phục vụ cho
9
việc giải quyết nó và việc giải quyết nó có liên quan trực tiếp và sâu sắc đến sự vận động
và phát triển của nhân tố học sinh và hoạt động học.
Kết quả giải quyết mâu thuẫn cơ bản này sẽ tạo ra động lực chủ yếu của quá trình
dạy học.
Tuy nhiên, mâu thuẫn muốn trở thành động lực thì cần có những điều kiện nhất
định:
– Một là, học sinh phải ý thức được mâu thuẫn và có nhu cầu giải quyết nó.
– Hai là, mâu thuẫn phải vừa sức học sinh.
– Ba là, mâu thuẫn phải do tiến trình dạy học dẫn đến, nghĩa là mâu thuẫn nảy sinh
một cách tất yếu trên con đường vận động đi lên của quá trình dạy học nói chung, quá
trình nhận thức của học sinh nói riêng.
Câu 7: Lôgic của quá trình dạy học là gì? Phân tích các khâu trong quá trình dạy học.
1. Khái niệm về lôgic của quá trình dạy học
Lôgic của quá trình dạy học là trình tự vận động hợp quy luật của nó, đảm bảo
cho học sinh đi từ trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phát triển năng lực hoạt động trí
tuệ tương ứng với lúc bắt đầu nghiên cứu môn học (hay đề mục) nào đó đến trình độ tri

thức, kỹ năng, kỹ xảo và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ tương ứng với lúc kết thúc
môn học (hay đề mục) nào đó.
2. Các khâu của quá trình dạy học
Quá trình dạy học diễn ra theo các khâu sau đây:
2.1.Kích thích thái độ học tập tích cực của học sinh
Thái độ học tập tích cực là một điều kiện rất quan trọng để nắm vững tài liệu học
tập. Nó được thể hiện tập trung nhất ở sự chú ý và hứng thú đối với học tập của học sinh.
Bất kỳ sự học tập nào cũng chẳng có hứng thú gì cả nếu chỉ được thực hiện bằng
sức mạnh cưỡng bức. Và nó sẽ giết chết lòng ham muốn học hỏi của cá nhân. Do đó,
ngay từ khi bước vào hoạt động học tập, giáo viên phải kích thích học sinh học tập tích
cực bằng nhiều biện pháp như:
– Ổn định tổ chức lớp và gây không khí làm việc một cách nhanh chóng.
– Tạo ra hứng thú học tập bằng thái độ, tác phong chan hoà, đúng mực.
– Khéo léo đưa học sinh vào tình huống có vấn đề.
2.2.Tổ chức, điều khiển học sinh nắm tri thức mới
Trong khâu này, học sinh phải tri giác tài liệu học tập để hình thành biểu tượng về
sự vật, trên cơ sở đó tiến hành các thao tác tư duy để hình thành khái niệm.
+ Tổ chức cho học sinh tri giác tài liệu học tập để hình thành biểu tượng về các sự
vật hiện tượng.
Quá trình nắm tri thức mới của học sinh bắt đầu từ chỗ các em phải tri giác sự vật, hiện
tượng của thế giới khách quan để hình thành biểu tượng về chúng.
Để học sinh có thể hoàn thành tốt việc nắm tài liệu cảm tính, giáo viên có thể áp
dụng một số biện pháp sau đây:
– Đảm bảo nội dung bài giảng phong phú, hấp dẫn, sử dụng lời nói sinh động, giàu
hình tượng, gợi cảm.
10
– Sử dụng hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ các loại hình phương tiện trực quan.
– Hướng dẫn học sinh phương pháp quan sát nhằm giúp học sinh biết tập trung chú
ý của mình vào những dấu hiệu bản chất của sự vật, hiện tượng và rút ra được những kết
luận cần thiết, đồng thời qua đó, phát triển trí tò mò khoa học, óc tưởng tượng cho học

sinh.
– Khai thác những kinh nghiệm sống của học sinh.
+ Hình thành khái niệm khoa học cho học sinh.
Trên cơ sở những biểu tượng đã thu được, học sinh tiến hành các thao tác tư duy
như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá … kết quả là học sinh sẽ
hình thành được những khái niệm khoa học.
Để giúp học sinh hình thành được khái niệm một cách có hiệu quả, giáo viên có
thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
– Huy động ở học sinh những tài liệu cảm tính, vốn kinh nghiệm để làm cơ sở cho
nhận thức lý tính.
– Kích thích các thao tác tư duy ở học sinh bằng các câu hỏi và bài tập có tính vấn
đề.
– Rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hiện sự tương tác giữa tư duy cụ thể và tư
duy trừu tượng, giúp cho việc nắm tri thức được hoàn thiện.
– Hướng dẫn học sinh độc lập hệ thống hoá các khái niệm đã tiếp thu được.
2.3. Tổ chức, điều khiển học sinh củng cố tri thức
Trong quá trình học tập, học sinh cần củng cố những tri thức đã học, làm cho
chúng được lưu trữ trong đầu một cách chính xác, đầy đủ và bền vững, đồng thời lại làm
cho chúng được mở rộng, đào sâu và khi cần có thể tái hiện được nhanh chóng.
Để giúp học sinh làm được điều đó, giáo viên cần:
– Hướng dẫn học sinh cách ghi nhớ có chủ định, có ý nghĩa.
– Hướng dẫn các em cách thức ôn tập thường xuyên, tích cực.
– Tổ chức cho học sinh luyện tập, qua đó củng cố mở rộng những tri thức đã học.
2.4. Tổ chức, hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo
Trong quá trình học tập học sinh cần biến tri thức thành kỹ năng, kỹ xảo. Có như
vậy, các em mới có khả năng vận dụng những điều đã học vào các tình huống thực tế đa
dạng.
Vì vậy, giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn cho học sinh luyện tập một cách có hệ
thống, với nhiều hình thức khác nhau, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ những
tình huồng quen thuộc sang những tình huống mới.

2.5. Kiểm tra, đánh giá việc nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh và tổ
chức, điều khiển các em tự kiểm tra, tự đánh giá.
Trong quá trình dạy học, khâu kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, tự đánh giá việc
nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh có ý nghĩa quan trọng.
Vì vậy, giáo viên cần:
– Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh
một cách có hệ thống, có kế hoạch với nhiều hình thức khác nhau.
11
– Đảm bảo tính khách quan, tính toàn diện, tính hệ thống và tính giáo dục của kiểm
tra, đánh giá.
– Bồi dưỡng cho học sinh ý thức và năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học
tập của mình.
Từ việc xem xét các khâu của quá trình dạy học, cho phép rút ra một số kết luận
sau đây:
– Thứ nhất, các khâu của quá trình dạy học hợp lại thành một hệ thống nhất, chúng liên
quan mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau và thâm nhập vào nhau.
– Thứ hai, các khâu này được vận dụng linh hoạt, không nhất thiết phải thực hiện
theo trình tự đã trình bày mà tuỳ theo hoàn cảnh, điều kiện cụ thể có thể thực hiện chúng
đan xen vào nhau theo trình tự thích hợp.
– Thứ ba, tuỳ vào yêu cầu của mỗi tiết học, của mỗi hoạt động học tập cụ thể mà
chú ý nhiều hơn đến khâu này hoặc khâu khác, không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ
các khâu của quá trình dạy học.
Câu 8: Nội dung dạy học là gì? phân tích các thành phần trong nội dung dạy học và
mối quan hệ của chúng.
.1. Nội dung dạy học là gì?
Nội dung DH là hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, cách thức hoạt động, những
kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và những tiêu chuẩn về thái độ đối với TN, XH cộng
đồng, phù hợp về mặt sư phạm nhằm hình thành và PT nhân cách cho người học.
.2. Các thành phần của nội dung dạy học
Nội dung dạy học là một hệ thống bao gồm các thành phần cơ bản sau đây:

a). Hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tư duy, cách thức hoạt động.
Thành phần này của nội dung DH nhằm hình thành ở người học năng lực nhận thức thế
giới.
b). Hệ thống kỹ năng, kỹ xảo có liên quan đến hoạt động trí óc và lao động
chân tay
Đây là một thành phần quan trọng của nội dung dạy học.
c). Hệ thống những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo
Thành phần này của nội dung dạy học nhằm chuẩn bị cho học sinh khả năng tìm
tòi, giải quyết vấn đề mới, cải tạo hiện thực.
d). Hệ thống những kinh nghiệm về thái độ đối với thế giới và con người
Đây là yếu tố rất quan trọng của nội dung dạy học vì nó hình thành cho HS các giá
trị, niềm tin, lý tưởng, các phẩm chất đạo đức.
Trên đây là bốn thành phần không thể thiếu được của nội dung dạy học. Các thành
phần này liên quan mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau. Thiếu tri thức thì không thể
hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Hoạt động sáng tạo được thực hiện trên cơ sở tri thức và kỹ
năng đã tiếp thu được. Nhưng kinh nghiệm hoạt động sáng tạo của con người không phải
tỷ lệ thuận với khối lượng tri thức nghĩa là phụ thuộc vào khối lượng tri thức mà còn phụ
thuộc vào cách lĩnh hội và vận dụng tri thức đó. Tính giáo dục của nội dung dạy học đòii
hỏi phải nắm vững tri thức và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn. Nhờ chúng mà tạo cho
12
học sinh có thái độ đánh giá và thái độ cảm xúc đúng đắn đối với tự nhiên, xã hội, con
người, quy định những kỹ năng, kỹ xảo ứng xử của họ.
Câu 9: Tại sao trong quá trình dạy học cần vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy
học khác nhau.
1. Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động của cả thầy và trò trong
quá trình dạy học, dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học
2. Hệ thống các phương pháp dạy học
2.1. Nhóm các phương pháp dạy học dùng lời
Nhóm phương pháp này gồm: Phương pháp thuyết trình, phương pháp vấn đáp.

Ưu điểm và hạn chế của phương pháp thuyết trình, vấn đáp
Phương pháp thuyết trình: Cho phép giáo viên truyền đạt những nội dung lý
thuyết tương đối khó, phức tạp, chứa đựng nhiều thông tin mà học sinh không dễ dàng tự
mình tìm hiểu được một cách sâu sắc.
– Trong một thời gian nhất định, giáo viên có thể trình bày tài liệu học tập một
cách có hệ thống và có tác dụng mạnh mẽ tới tư tưởng tình cảm của học sinh.
Phương pháp vấn đáp: Làm cho giờ học sinh động, không khí học tập sôi nổi,
phát huy tính tích cực độc lập nhận thức của học sinh. Bồi dưỡng cho học sinh những
năng lực diễn đạt bằng những vấn đề khoa học một cách chính xác, đầy đủ, gọn gàng.
Phương pháp vấn đáp giúp cho giáo viên thu tín hiệu ngược từ học sinh một cách nhanh
chóng để kịp thời điều chỉnh hoạt động giảng dạy và học tập phù hợp với mục đích, yêu
cầu của quá trình dạy học.
Hạn chế:
Thuyết trình: Học sinh thụ động trong quá trình lĩnh hội tri thức, chỉ sử dụng chủ
yếu thích giác cùng với tư duy tái hiện, do đó dễ làm học sinh chóng mệt mỏi.
– Không giúp học sinh tích cực phát triển ngôn ngữ nói.
– Không cho phép giáo viên chú ý đầy đủ đến trình độ nhận thức và kiểm tra được
sự lĩnh hội tri thức của từng học sinh.
Vấn đáp: Nếu sử dụng không khéo léo, phương pháp vấn đáp dễ làm mất thì giờ,
ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch dạy học.
2.2. Các phương pháp dạy học trực quan
Là phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan trước, trong và sau khi học
sinh nắm tài liệu mới. Nó còn được sử dụng trong quá trình ôn tập, củng cố tài liệu mới.
Ưu điểm và hạn chế nhóm phương pháp trình bày trực quan
Ưu điểm: Các phương pháp dạy học trực quan nếu sử dụng khéo léo sẽ làm cho
các phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học tạo nên nguồn tri thức. Với
phương pháp dạy học trực quan sẽ giúp học sinh huy động sự tham gia của nhiều giác
quan, kết hợp với lời nói sẽ tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, làm phát triển
năng lực chú ý, năng lực quan sát, óc tò mò khoa học của các em.
13

Hạn chế: Nếu giáo viên quá lạm dụng phương tiện trực quan sẽ làm cho học sinh
phân tán chú ý, thiếu tập trung vào dấu hiệu cơ bản, chủ yếu, thậm chí hạn chế sự phát
triển năng lực tư duy của học sinh
2.3. Nhóm phương pháp dạy học thực hành
Nhóm phương pháp dạy học và thực hành bao gồm các phương pháp luyện tập,
phương pháp ôn tập, phương pháp làm thí nghiệm.
Ưu điểm và hạn chế của nhóm phương pháp dạy học thực hành
Thông qua phương pháp thí nghiệm sẽ giúp học sinh nắm vững tri thức và biến trii
thức đó thành niềm tin, giúp học sinh hình thành những kỹ năng, kỹ xảo học tập nghiên
cứu khoa học, kích thích hứng thú học tập bộ môn và bồi dưỡng những phẩm chất cần
thiết của người lao động trí óc. Song phương pháp này đỏi hỏi phải có trang thiết bị đầy
đủ để tiến hành công tác dạy học cũng như dảm bảo vệ sinh và an toàn lao động
Qua phân tích hệ thống các PPDH chúng ta thấy: Mỗi phương pháp dạy học đều
có những ưu điểm và nhược điểm nhất định (Ví du: về ưu, nhược điểm của các PPDH
dùng lời, trực quan, thực hành). Không có phương pháp nào là vạn năng. Vì vậy trong
quá trình dạy học giáo viên phải vận dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau nhằm
phát huy ưu điểm, khắc phục những nhược điểm của chúng.
Việc lựa chọn phương pháp dạy học cần căn cứ vào những cơ sở sau đây:
– Căn cứ vào mục đích dạy học nói chung và mục đích từng chương, bài cụ thể nói
riêng, bởi lẽ mục đích dạy học chi phối mạnh mẽ việc vận dụng PPDH của GV.
– Căn cứ vào nội dung bài học và đặc điểm môn học. Bởi lẽ một trong những tính
chất quan trọng của PPDH là tính nội dung. Nội dung DH qui định PPDH, không có PP
nào được coi là vạn năng có thể ứng với mọi nội dung.
– căn cứ vào điều kiện, phương tiện dạy học. các PPDH có mối quan hệ chặt chẽ
và chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi các phương tiện dạy học.
– Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi học sinh, vào trình độ tri thức, kỹ năng, kỷ xảo của
các em.
– Căn cứ vào trình độ, năng lực sư phạm của giáo viên. Đây chính là mặt chủ
quan của PPDH. Vì vậy, PPDH được xem là kĩ thuật, đồng thời là nghệ thuật. Hiệu quả
dạy học phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực sư phạm của GV.

Câu 10: Phương pháp dạy học là gì? phân tích các định hướng đổi mới phương pháp
dạy học trong nhà trường hiện nay (nêu cả lý do)
1. Phương pháp dạy học
+ Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằm giải quyết
các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học (luk Babanski
1983).
+ Phương pháp dạy học là một hệ thống hành động có mục đích của giáo viên
nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảm bảo cho học sinh lĩnh
hội nội dung học vấn (i la Léene 1981).
Phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động của cả thầy và trò trong
quá trình dạy học, dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học.
14
2. Các định hướng đổi mới PPDH
Trong giai đoạn hiện nay việc đổi mới PPDH ở nhà trường các cấp cần dựa trên các định
hướng cơ bản sau đây:
– Từng bước chuyển từ cách dạy học truyền thống theo hướng tập trung vào GV
sang cách dạy học mới hướng tập trung vào HS, tăng cường khả năng tự học, tự nghiên
cứu cho HS, dạy cho họ cách học.
– Đổi mới PPDH hiểu là đưa các PPDH mới vào nhà trường trên cơ sở phát huy ưu
điểm của các PPDH truyền thống nhằm nâng cao chất lượng DH.
– Đổi mới PPDH cần đồng bộ và ăn khớp với việc đổi mới các yếu tố khác của
QTDH như:
+ Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng GV
+ Đổi mới chương trình, SGK, giáo trình ở các cấp học
+ Đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tăng cường các phương tiện hiện
đại và ứng dụng CNTT vào QTDH.
+ Đổi mới các hình thức tổ chức DH như: tăng cường hoạt động tự học, tự nghiên
cứu của người học, tăng cường DH theo nhóm, học ngoài lớp, tham quan…
+ Đổi mới về kiểm tra đánh giá: đánh giá kết quả học tập của người học
+ Đổi mới PPDH cần được tiến hành một cách từ từ, tránh chủ quan, nóng vội,

trong đó cần trân trọng khả năng sáng tạo của đội ngũ GV.
15
2.4. Giáo dục có tính nhân văn, tính dân tộc bản địa. Bất cứ thời đại nào, chính sách xã hội thì nào mục tiêu của giáo dục là hình thànhnhân cách cho thế hệ trẻ, huấn luyện và đào tạo họ trở thành những người có ích cho xã hội. Chính vìvậy giáo dục mang tính nhân văn, nó phản ánh những giá trị văn hoá, đạo đức, thẩm mỹchung nhất của trái đất. Tuy nhiên, mỗi vương quốc, mỗi nước đều có truyền thống cuội nguồn, bảnsắc văn hoá riêng. Cho nên nền giáo dục ở mỗi nước cũng có những nét độc lạ, nhữngsắc thái riêng. Nền giáo dục Nước Ta lúc bấy giờ mang đậm truyền thống của dân tộc bản địa Nước Ta. 3. Các công dụng của giáo dụcGiáo dục là một hiện tượng kỳ lạ xã hội đặc biệt quan trọng, là phương pháp để sống sót và phát triểncủa xã hội loài người. Điều này bộc lộ ở ba tính năng cơ bản của giáo dục sau : 3.1. Chức năng kinh tế tài chính – sản xuất. Chức năng kinh tế tài chính của giáo dục biểu lộ không thiếu nhất trong giảng dạy nhân lực, chuẩnbị một lớp người lao động trẻ cho xã hội3. 2. Chức năng chính trị – xã hội. Giáo dục thực thi công dụng chính trị – xã hội trải qua việc đào tạo và giảng dạy ra nhữngcon người phân phối nhu yếu của xã hội. Đó là những con người tăng trưởng tổng lực, cóđạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghệ thuật và nghề nghiệp, có ý thức chính trị nhất định. Mặt khác, GD ảnh hưởng tác động đến cấu trúc xã hội ( những những tầng lớp, những giai cấp ), góp phầnlàm cho cấu trúc XH trở nên thuần nhất. 3.3. Chức năng tư tưởng – văn hoá. GD có tính năng to lớn trong việc kiến thiết xây dựng một hệ tư tưởng chi phối toàn XH, xâydựng lối sống phổ cập trong toàn XH, kiến thiết xây dựng một trình độ văn hoá cho XH.Chức năng tư tưởng văn hoá của giáo dục còn được bộc lộ ở chỗ giáo dục gópphần vào việc bảo tồn, tăng trưởng nền văn hóa truyền thống xã hội, giữ gìn, phát huy truyền thống cuội nguồn vàbản sắc dân tộc bản địa. Do có những tính năng trên mà ngày này, giáo dục đã được nhìn nhận như “ chiếcchìa khoá để Open vào tương lai ”, là con đường quan trọng nhất để tăng trưởng KT-XH. Trong sự nghiệp thay đổi quốc gia, Đảng ta đã xác lập GD – ĐT là quốc sáchhàng đầu, là động lực thôi thúc sự tăng trưởng KT – XH, coi góp vốn đầu tư cho giáo dục là đầu tưcho sự tăng trưởng của quốc gia. Câu 2 : Quá trình giáo dục là gì ? nghiên cứu và phân tích đặc trưng cấu trúc của quy trình giáo dục. QTGD là một quy trình XH hình thành nhân cách con người, được tổ chức triển khai mộtcách có mục tiêu và có kế hoạch, được thực thi trải qua những hoạt động giải trí GD, được tiếnhành trong những mối quan hệ giữa nhà GD và người được GD nhằm mục đích sở hữu nhữngkinh nghiệm xã hội. Quá trình giáo dục với tư cách là đối tượng người tiêu dùng của giáo dục học còn được gọi là quátrình sư phạm toàn diện và tổng thể hay quy trình giáo dục theo nghĩa rộng. Quá trình này gồm có haibộ phận : đó là quy trình dạy học và quy trình giáo dục ( theo nghĩa hẹp ). Hai quy trình nàycó mối quan hệ ngặt nghèo với nhau và đều triển khai công dụng chung của QTGD : hìnhthành nhân cách. Tuy nhiên, mỗi quy trình bộ phận lại có công dụng trội của mình. Quátrình giáo dục là một mạng lưới hệ thống cấu trúc gồm có nhiều thành tố có mối quan hệ mật thiếtvới nhau : * Mục đích, trách nhiệm giáo dục : là thành tố cơ bản, quan trọng số 1, có tácdụng xu thế cho sự hoạt động và tăng trưởng của hàng loạt quy trình giáo dục. Toàn bộquá trình giáo dục phải hướng vào việc triển khai có hiệu suất cao mục tiêu, trách nhiệm giáodục đã được xác lập. * Nội dung giáo dục : là thành tố cơ bản, làm ra nội dung hoạt động giải trí của nhà giáodục và người được giáo dục. Nội dung giáo dục được qui định bởi mạng lưới hệ thống kinh nghiệmxã hội cần truyền đạt cho thế hệ trẻ. * Phương pháp giáo dục : Là phương pháp hoạt động giải trí phối hợp giữa nhà GD và ngườiđược GD nhằm mục đích thực thi tốt mục tiêu, trách nhiệm GD đã đề ra. * Nhà giáo dục : Là chủ thể của hoạt động giải trí GD. Theo quan điểm GD tân tiến, nhàGD giữ vai trò chủ yếu, là người xu thế, phong cách thiết kế, tổ chức triển khai những hoạt động giải trí giáo dụccho người được giáo dục. * Người được giáo dục : Vừa là chủ thể, vừa là đối tượng người dùng của hoạt động giải trí GD. Theoquan điểm GD tân tiến, người được GD là nhân vật TT của nhà trường. * Kết quả giáo dục : phản ánh một cách tập trung chuyên sâu nhất ở trình độ tăng trưởng về mặtnhân cách của người được giáo dục. Các thành tố trên đây có mối quan hệ mật thiết, tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và chịusự qui định của môi trường tự nhiên KT – XH, khoa học và công nghệ tiên tiến. Câu 3 : Nhân cách dưới góc nhìn giáo dục học là gì ? Phân tích những yếu tố ảnh hướngđến sự hình thành và tăng trưởng nhân cách. ( trình diễn những yếu tố ảnh hưởng tác động đến sựhình thành và tăng trưởng nhân cách. Tại sao nói giáo dục giữ vai trò chủ yếu so với sựuhình thành và tăng trưởng nhân cách ) – Nhân cách dưới góc nhìn giáo dục học : Khi con người là chủ thể hoạt động giải trí, của những mối quan hệ XH thì người ta gọi đó là1 nhân cách. Như vậy, dưới góc nhìn giáo dục học, khái niệm nhân cách gồm có tất cảcác nét, những mặt, những phẩm chất có ý nghĩa xã hội trong một con người. – Các yếu tố ảnh hưởng tác động đến sự hình thành và tăng trưởng nhân cáchSự hình thành và tăng trưởng nhân cách con người chịu tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có tác nhân sinh học và tác nhân xã hội. Các yếu tố này tác động ảnh hưởng đến con ngườikhông phải song song với nhau, có giá trị như nhau và độc lập với nhau. Vì vậy, cần phảixem xét một cách đúng đắn khách quan và khoa học những tác động ảnh hưởng của từng yếu tố trongcông tác giáo dục. 1. Yếu tố di truyền. 1.1. Khái niệm di truyền. Di truyền là sự tái tạo ở thế hệ sau những thuộc tính sinh học giống thế hệ trước, đó là sự truyền lại từ thế hệ trước đến thế hệ sau những phẩm chất và những đặc điểmsinh học nhất định đã được ghi lại trong chương trình gen ( cấu trúc khung hình, mô hình thầnkinh, những tư chất, … ) Nhờ di truyền mà những đặc thù của loài được giữ lại, được tăng trưởng và hoànthiện theo con đường tiến hoá tự nhiên. Có một số ít thuộc tính sinh học có ngay từ khi đứatrẻ sinh ra gọi là những thuộc tính bẩm sinh. 1.2. Vai trò của di truyền so với sự tăng trưởng nhân cách. Theo quan điểm duy vật biện chứng, bẩm sinh di truyền giữ vai trò tiền đề quantrọng cho sự tăng trưởng nhân cách, bởi lẽ muốn hình thành, tăng trưởng được nhân cáchtrước hết phải có con người bằng xương, bằng thít do di truyền mang lại. Quan điểm này đã chứng minh và khẳng định những gì thiết yếu cho sự tăng trưởng của đứa trẻ đãtiềm ẩn trong bản thân đứa trẻ. Giáo dục chỉ làm cho những năng lực tiềm ẩn đó trởthành hiện thực. Tuy nhiên, di truyền không hề quyết định hành động những số lượng giới hạn tân tiến xã hội của conngười. Các phẩm chất XH trong con người khi mới sinh ra chưa có. Những phẩm chất đóchỉ hoàn toàn có thể có được trong quy trình hoạt động giải trí và giao lưu với người khác. Các thuộc tínhtâm lý phức tạp như ý thức, thế giới quan, tình cảm, những phẩm chất đạo đức không cótrong chương trình di truyền. Ở mỗi người quy trình hình thành nhân cách được diễn ratrong điều kiện kèm theo độc lạ, không lặp lại. Kết luận sư phạm : Trong công tác làm việc GD nhà giáo dục phải chăm sóc đúng mức đếnviệc phát huy hết những tư chất, năng lượng vốn có ở HS để tăng trưởng, tu dưỡng kĩ năng. Đồng thời phải có giải pháp GD đúng đắn để bù đắp những thiệt thòi, khiếm khuyết ở trẻdo bẩm sinh, di truyền mang lại. Cần nhìn nhận đúng dắn vai trò của yếu tố di truyền, không xem nhẹ cũng không tuyệt đối hoá, để tránh những sai lầm đáng tiếc trong nhận thức, cũngnhư tổ chức triển khai những hoạt động giải trí giáo dục. 2. Yếu tố thiên nhiên và môi trường. 2.1. Khái niệm môi trường tự nhiên. Môi trường được hiểu là mạng lưới hệ thống phức tạp những thực trạng bên ngoài, kể cả cácđiều kiện tự nhiên và xã hội, có ảnh hưởng tác động trực tiếp đến đời sống, hoạt động giải trí của conngười. Người ta phân biệt hai loại môi trường tự nhiên : thiên nhiên và môi trường tự nhiên và thiên nhiên và môi trường xã hội. – Môi trường tự nhiên là điều kiện kèm theo địa lí – sinh thái xanh. Môi trường tự nhiên có ảnhhưởng rất lớn đến sự tăng trưởng sức khỏe thể chất. – Môi trường xã hội là điều kiện kèm theo sống trong xã hội với những mối quan hệ giữa những cánhân với nhau và giữa những cá thể với tập thể. Khi nói đến ảnh hưởng tác động của MT đến sự hình thành và tăng trưởng nhân cách, GDHchủ yếu nhấn mạnh vấn đề đến thiên nhiên và môi trường XH vì chỉ trong thiên nhiên và môi trường XH thì con người mới cóthể tăng trưởng những tư chất người như ngôn từ, tư duy, dáng đi thẳng. 2.2. Vai trò của thiên nhiên và môi trường so với sự tăng trưởng nhân cách. Sự hình thành và tăng trưởng nhân cách được diễn ra trong một môi trường tự nhiên nhấtđịnh, thiên nhiên và môi trường là yếu tố điều kiện kèm theo so với sự hình thành và tăng trưởng nhân cách. Bởilẽ : Môi trường là “ thao trường ” để đứa trẻ thể nghiệm những năng lực di truyền củamình, là nơi góp thêm phần tạo nên mục tiêu, động cơ, phương tiện đi lại và điều kiện kèm theo cho hoạtđộng giao lưu của cá thể mà nhờ đó cá thể sở hữu được những kinh nghiệm tay nghề xã hội đểhình thành và tăng trưởng nhân cách của mình. Tuy nhiên, đặc thù và mức độ ảnh hưởng tác động của thiên nhiên và môi trường đến sự hình thành vàphát triển nhân cách còn tuỳ thuộc vào lập trường quan điểm, thái độ của cá thể đối vớicác ảnh hưởng tác động đó ( tiếp thu, đồng ý hay phản đối ) cũng như tuỳ thuộc vào xu hướngvà năng lượng, vào mức độ cá thể tham gia cải biến thiên nhiên và môi trường ( tích cực hay không tíchcực ). MT ảnh hưởng tác động đến con người hoàn toàn có thể gây ra những tác động ảnh hưởng tích cực và cả mặt tiêucực. Do đó trong công tác làm việc GD phải có kế hoạch ” sư phạm hoá MT “, phát huy những nhântố tích cực, ngăn ngừa, đẩy lùi những ảnh hưởng tác động xấu đi, tự phát của môi trường tự nhiên, phảihướng vào việc thiết kế xây dựng cho HS những khuynh hướng giá trị đúng đắn để có bản lĩnh vữngvàng so với những ảnh hưởng tác động của MT. Gắn chặt giáo dục, học tập với thực tiễn XH, tạo điềukiện cho HS tham gia vào việc tái tạo và thiết kế xây dựng MT. 2.3. Yếu tố hoạt động2. 3.1. Khái niệm hoạt độngHoạt động là quy trình con người thực thi mối quan hệ của mình với quốc tế tựnhiên, xã hội, người khác và bản thân. Đó là quy trình chuyển hoá năng lượng lao động vàcác phẩm chất tâm lí của bản thân thành loại sản phẩm và quy trình ngược lại là tách nhữngthuộc tính của sự vật, của loại sản phẩm quay quay trở lại với chủ thể, biến thành vốn liếng tinhthần của chủ thể ( Phạm Minh Hạc ). Mỗi lứa tuổi đều gắn liền với hoạt động giải trí chủ yếu. 2.3.2. Vai trò của hoạt động giải trí so với sự tăng trưởng nhân cách. Hoạt động của cá thể là yếu tố quyết định hành động sự hình thành và tăng trưởng nhâncách. Nội dung, phương pháp hoạt động giải trí, mục tiêu và ý thức của cá thể trong hoạt độngđã tạo nên những nét tính cách riêng của từng người. Con người hoạt động giải trí như vậy nàothì nhân cách của họ được tăng trưởng như vậy ấy. Điều này trọn vẹn tương thích với quy luậtvề sự tự thân hoạt động, về động lực bên trong của sự tăng trưởng nói chung. Từ mối quan hệ gắn bó giữa hoạt động giải trí và nhân cách, tất cả chúng ta thấy rằng : muốnhình thành nhân cách trẻ nhỏ cần đưa những em tham gia vào những hoạt động giải trí nhất định. Nóicách khác, để hình thành và PT nhân cách cho HS, giáo dục phải tổ chức triển khai đúng đắn cácloại hình hoạt động giải trí cho họ để họ sở hữu những kinh nghiệm tay nghề xã hội, những giá trị văn hoácủa xã hội loài người. Hoạt động có vai trò quan trọng trong sự hình thành và tăng trưởng nhân cách củahọc sinh, vì vậy một trong những quy luật của giáo dục là phải biến hóa đặc thù củahoạt động, phong phú hoá nội dung, đa dạng hoá hình thức phương pháp tổ chức triển khai hoạt độngvà hấp dẫn trẻ nhỏ tham gia vào hoạt động giải trí một cách tự giác, tích cực. Tuy nhiên, hoạt động giải trí của con người luôn luôn mang đặc thù xã hội, tính tập thể. Vì vậy, hoạt động giải trí luôn gắn liền với giao lưu. Trong giao lưu con người không chỉ nhậnthức từ người khác mà còn nhận thức chính bản thân mình. Để hoạt động giải trí trở thành yếu tố quyết định hành động, điều kiện kèm theo cần : – Cá nhân cần triệt để phát huy những yếu tố sinh học ưu việt của mình. – Triệt để tận dụng những tác nhân tích cực của MT. – Biết tuân thủ sự hướng dẫn tổ chức triển khai khoa học QTGD của nhà GD. – Tích cực hoạt động giải trí cá thể với những mô hình hoạt động giải trí đa phần, tương thích với lứatuổi để biến cá thể từ khách thể thành chủ thể tích cực của QT nhận thức và hình thànhnhân cách. 4. Yếu tố giáo dục4. 1. Khái niệm giáo dụcGiáo dục là hoạt động giải trí chuyên biệt nhằm mục đích hình thành và tăng trưởng nhân cách conngười theo những nhu yếu của xã hội trong những tiến trình lịch sử vẻ vang nhất định. 4.2. Vai trò của giáo dục so với sự tăng trưởng nhân cách. Đối với sự hình thành và tăng trưởng nhân cách, giáo dục giữ vai trò chủ yếu. Vaitrò này biểu lộ ở những điểm sau đây : * Giáo dục điều tiết những ảnh hưởng tác động của yếu tố bẩm sinh, di truyền : + Tạo điều kiện kèm theo cho những yếu tố tích cực trong vốn di truyền của đứa trẻ pháttriển : Nhờ GD mà con người hoàn toàn có thể tăng trưởng mọi tư chất, năng lượng của mình. + GD hoàn toàn có thể bù đắp những thiếu vắng, những hạn chế của yếu tố bẩm sinh, ditruyền : những trẻ bị khuyết tật, thực trạng không thuận tiện bằng con đường GD có thểlĩnh hội được nền học vấn. * Giáo dục tổ chức triển khai tác động ảnh hưởng của môi trường tự nhiên so với sự hình thành và phát triểnnhân cách. Giáo dục được coi là một bộ phận ảnh hưởng tác động của thiên nhiên và môi trường XH từ bên ngoài đếnnhân cách. Tuy nhiên khác với những tác động ảnh hưởng khác của thiên nhiên và môi trường, nó mang tính mụcđích, tính dữ thế chủ động và do những nhà GD đảm nhiệm cùng với những lực lượng XH khác. GD hoàn toàn có thể phát huy tối đa mặt tích cực của yếu tố thiên nhiên và môi trường đồng thời ngăn ngừa, đẩylùi đi đến tàn phá những yếu tố xấu đi ảnh hưởng tác động đến sự hình thành và tăng trưởng nhâncách. GD hoàn toàn có thể uốn nắn những phẩm chất tâm ý xấu do tác động ảnh hưởng tự phát của môitrường XH gây nên và làm cho nó tăng trưởng theo hướng mong ước của XH.Đó chính làhiệu quả của công tác làm việc GD lại so với trẻ nhỏ hư và những người phạm pháp. * Giáo dục còn xu thế cho hoạt động giải trí của cá thể : – Vạch khunh hướng cho sự hình thành và tăng trưởng nhân cách – Tổ chức, dẫn dắt sự hình thành và tăng trưởng nhân cách theo khunh hướng đó. Tuynhiên GD không chỉ là ảnh hưởng tác động 1 chiều của nhà GD đến nhân cách, nó còn cả hoạt độngtích cực, phong phú của người được GD. Vì vậy, để GD trở thành yếu tố chủ yếu cần có cácđiều kiện : – Kết hợp đúng đắn vai trò chủ yếu của nhà GD với việc phát huy vai trò chủ thểtích cực, dữ thế chủ động phát minh sáng tạo của người được GD ( phối hợp ngặt nghèo giữa GD và tự GD ) – Phát huy cao độ và triệt để những điều kiện kèm theo bên trong của HS ( những tư chất, năng lượng vốn có ), – GD không chờ đón sự PT mà phải đón trước và thôi thúc sự tăng trưởng nhân cách. – Kết hợp những mô hình GD : mái ấm gia đình, nhà trường, XH, Tóm lại : Giáo dục giữ vai trò chủ yếu so với sự hình thành và tăng trưởng nhâncách, khuynh hướng cho sự PT nhân cách, là TT để phát huy những yếu tố bẩm sinh, thiên nhiên và môi trường và cá thể trong sự hình thành và PT nhân cách. Một nền giáo dục tốt có thểlàm cho con người tăng trưởng tổng lực tương thích với sự tăng trưởng của thời đại. Câu 4 : Quá trình dạy học là gì ? nghiên cứu và phân tích những trách nhiệm dạy học và mối quan hệ củachúng1. Khái niệm về quy trình dạy họcQuá trình dạy học là hàng loạt hoạt động giải trí của giáo viên và học viên, do giáo viênhướng dẫn nhằm mục đích giúp cho học viên nắm vững mạng lưới hệ thống kỹ năng và kiến thức, kỹ năng và kiến thức, kỹ xảo, pháttriển năng lượng nhận thức, hình thành những cơ sở của thế giới quan khoa học. 2. Các trách nhiệm dạy học2. 1. Những cơ sở xác lập những trách nhiệm dạy họcĐể xác lập những trách nhiệm dạy học, tất cả chúng ta cần dựa vào 1 số ít cơ sở sau đây : a. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục và tiềm năng của nhà trường những cấp. b. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý của học viên. c. Căn cứ vào sự văn minh của khoa học và công nghệ tiên tiến. d. Căn cứ vào nhu yếu thực tiễn thay đổi và tăng trưởng quốc gia trong giai đoạnhiện nay. 2.2. Các trách nhiệm dạy học chủ yếua. Giáo dưỡngNội dung cơ bản của trách nhiệm này là trang bị cho HS mạng lưới hệ thống tri thức về tựnhiên, xã hội, tư duy và những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng, phương pháp vận dụng chúng để giảiquyết những yếu tố nhận thức và thực tiễn. b. Phát triểnNội dung cơ bản của trách nhiệm này là hình thành, tăng trưởng năng lượng hoạt động giải trí trítuệ, đặc biệt quan trọng là năng lượng tư duy phát minh sáng tạo. Trong quy trình dạy học cần hình thành và tăng trưởng ở HS những phẩm chất của hoạtđộng trí tuệ như : Tính xu thế, bề rộng, chiều sâu, tính linh động, tính mềm dẻo, tínhđộc lập, tính đồng điệu, tính phê phán, tính khái quátTất cả những phẩm chất hoạt động giải trí trí tuệ nói trên có mối quan hệ với nhau, đảm bảocho hoạt động giải trí này diễn ra một cách có hiệu suất cao. c. Giáo dụcNội dung cơ bản của trách nhiệm này là hình thành và tăng trưởng cho HS thế giớiquan khoa học, nhân sinh quan và những phẩm chất, thói quen hành vi đạo đức. 3. Mối quan hệ giữa những trách nhiệm DHBa trách nhiệm của quy trình dạy học có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động ảnh hưởng vàhỗ trợ lẫn nhau. Nhiệm vụ trang bị tri thức, kỹ năng và kiến thức, kỹ xảo ( trách nhiệm giáo dưỡng ) là cơ sở đểphát triển năng lượng hoạt động giải trí trí tuệ và hình thành thế giới quan khoa học và những phẩmchất đạo đức. Phát triển năng lượng trí tuệ ( trách nhiệm tăng trưởng ) vừa là tác dụng của việc nắm vữngtri thức, đồng thời là điều kiện kèm theo để lĩnh hội tri thức ở trình độ cao hơn. Phải có một năng lượng hoạt động giải trí trí tuệ nhất định mới có năng lực biến tri thức củaloài người thành vốn riêng của bản thân, biến tri thức thành niềm tin, lý tưởng. Nhiệm vụ giáo dục vừa là tác dụng tổng hợp của trách nhiệm giáo dưỡng và pháttriển, vừa là cơ sở tư tưởng, là động cơ thôi thúc việc sở hữu tri thức, kiến thức và kỹ năng và pháttriển tổng lực nhân cách học viên. Câu 5 : Phân tích thực chất của quy trình dạy học Từ đó rút ra những Tóm lại sưphạm thiết yếu. 1. Quá trình dạy học, về thực chất là quy trình nhận thức của học sinhQuá trình nhận thức của học viên có những nét tựa như như quy trình nhận thứccủa loài người : – Cũng là quy trình phản ánh quốc tế khách quan vào ý thức con người. – Cũng diễn ra theo quy luật nhận thức chung, ” từ trực quan sinh động đến tư duytrừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn “. – Cũng dựa trên sự kêu gọi cao những thao tác tư duy. – Cũng làm cho vốn hiểu biết của chủ thể được đa dạng và phong phú thêm. Tuy nhiên, quy trình nhận thức của học viên lại có những nét độc lạ so với quátrình nhận thức chung của loài người. – Học sinh chỉ phải nhận thức những cái mới so với bản thân, những tri thức đượcrút ra từ kinh nghiệm tay nghề chung của loài người, và được gia công về mặt sư phạm dưới sự chỉđạo của giáo viên. Vì vậy quy trình nhận thức của học viên diễn ra theo đường thẳngkhông phải trải qua những bước quanh co khúc khuỷu, đầy khó khăn vất vả, gian nan như cácnhà khoa học khi tìm ra cái mới cho quả đât. – Qúa trình nhận thức của HS không riêng gì diễn ra theo con đường từ đơn cử đến trừutượng, mà còn theo con đường ngược lại : từ trừu tượng đến đơn cử. – Quá trình nhận thức của học viên có tiềm ẩn những khâu : Củng cố, kiểm tra vàđánh giá tri thức, kỹ năng và kiến thức, kỹ xảo nhằm mục đích biến chúng thành ” gia tài riêng ” của học viên. Đồng thời quy trình nhận thức của học viên phải có tính giáo dục, nghĩa là trải qua dạychữ để dạy người. Trong khi đó, những nét đặc trưng này không thấy có trong quá trìnhnhận thức của những nhà khoa học. Trên cơ sở tính đến những nét tương tự như và những nét độc lạ của quy trình nhậnthức của học viên so với quy trình nhận thức của loài người trong quy trình dạy học, giáoviên cần có những giải pháp hài hòa và hợp lý để tổ chức triển khai, điều khiển và tinh chỉnh hoạt động giải trí nhận thức của họcsinh đạt được tác dụng tối ưu. Tuy nhiên, tuyệt đối không được cường điệu hoá những néttương tự và những nét độc lạ giữa hai quy trình nhận thức này. – Kết luận sư phạm ( tự rút ra ) Câu 6 : Quá trình dạy học là gì ? Phân tích động lực của quy trình dạy học. 1. Khái niệm về quy trình dạy họcQuá trình dạy học là hàng loạt hoạt động giải trí của giáo viên và học viên, do giáo viênhướng dẫn nhằm mục đích giúp cho học viên nắm vững mạng lưới hệ thống kiến thức và kỹ năng, kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo, pháttriển năng lượng nhận thức, hình thành những cơ sở của thế giới quan khoa học. 2. Động lực của quy trình dạy học2. 1. Quan niệm về động lực của quy trình dạy họcQuá trình dạy học hoạt động và tăng trưởng không ngừng. Cụ thể là : * Nhân tố HS : Dưới tác động ảnh hưởng của tác nhân GV, trỡnh độ nhận thức của HS khôngngừng được nâng cao : * Nhân tố GV : trình độ trình độ, nhiệm vụ sư phạm cũng được nâng cao vàhoàn thiện. Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin, những sự vật, hiện tượng kỳ lạ hoạt động và pháttriển là do có sự đấu tranh và thống nhất giữa những mặt trái chiều, nghĩa là do có những mâuthuẫn. Có hai loại xích míc : xích míc bên trong và xích míc bên ngoài. Mâu thuẫnbên trong là nguồn gốc của sự tăng trưởng, còn xích míc bên ngoài là điều kiện kèm theo của sựphát triển. Quá trình dạy học hoạt động và tăng trưởng là nhờ không ngừng xử lý những mâuthuẫn bên trong và bên ngoài. Các xích míc bên trong gồm có những loại xích míc giữa những tác nhân cấu trúccủa quy trình dạy học và những loại xích míc giữa những yếu tố trong từng tác nhân đó. Chẳnghạn : – Mâu thuẫn giữa mục tiêu, trách nhiệm dạy học đã được nâng cao và hoàn thiệnvới nội dung dạy học còn lỗi thời. – Mâu thuẫn giữa nội dung dạy học đã được hiện đại hoá với chiêu thức vàphương tiện dạy học cũ kỹ. – Mâu thuẫn giữa nhu yếu, trách nhiệm học tập mới với trình độ hiện có còn hạn chếở học viên. – Mâu thuẫn giữa nội dung, giải pháp, phương tiện đi lại dạy học đã được hiện đạihoá và trình độ giáo viên còn thấp. – Mâu thuẫn giữa trình độ tư duy cao của thầy và trình độ tư duy thấp của trò. – Trong mục tiêu, trách nhiệm dạy học : xích míc giữa nhu yếu cao về nắm tri thức, kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo và nhu yếu không đúng mức về mặt giáo dục. – Trong giải pháp dạy học : xích míc giữa những giải pháp truyền thống lịch sử vớicác giải pháp tân tiến. – Trong nội dung dạy học : giữa nhu yếu nắm tri thức và nhu yếu rèn luyện kiến thức và kỹ năng. – Trong tác nhân GV : xích míc giữa trình độ trình độ và nhiệm vụ sư phạm. – Trong tác nhân HS : xích míc giữa tư duy đơn cử tăng trưởng và tư duy trừu tượngkém tăng trưởng. Những xích míc bên trong này của quy trình dạy học nếu được xử lý đúngđắn thì sẽ tạo ra động lực của quy trình dạy học. Các xích míc bên ngoài là những xích míc giữa những tác nhân cấu trúc của quátrình dạy học với những tác nhân của môi trường tự nhiên chính trị – xã hội, khoa học – công nghệ, đólà : – Mâu thuẫn giữa văn minh của khoa học – công nghệ và nội dung, chiêu thức dạyhọc lỗi thời. – Mâu thuẫn giữa sự tân tiến xã hội và trách nhiệm dạy học chưa được nâng cao. Kết quả xử lý xích míc này sẽ tạo ra điều kiện kèm theo cho sự hoạt động và phát triểncủa quy trình dạy học. 2.2. Mâu thuẫn cơ bản và động lực hầu hết của quy trình dạy học. Trong hàng loạt xích míc của quy trình dạy học thì xích míc giữa trách nhiệm họctập do tiến trình dạy học đề ra và mức độ lĩnh hội tri thức, kĩ năng, trình độ tăng trưởng trí tuệhiện có của học viên là xích míc cơ bản. Bởi vì, xích míc này sống sót suốt từ đầu đếncuối quy trình dạy học. Việc xử lý những xích míc khác, xét cho cùng, đều ship hàng choviệc xử lý nó và việc xử lý nó có tương quan trực tiếp và thâm thúy đến sự vận độngvà tăng trưởng của tác nhân học viên và hoạt động học. Kết quả xử lý xích míc cơ bản này sẽ tạo ra động lực hầu hết của quá trìnhdạy học. Tuy nhiên, xích míc muốn trở thành động lực thì cần có những điều kiện kèm theo nhấtđịnh : – Một là, học viên phải ý thức được xích míc và có nhu yếu xử lý nó. – Hai là, xích míc phải vừa sức học viên. – Ba là, xích míc phải do tiến trình dạy học dẫn đến, nghĩa là xích míc nảy sinhmột cách tất yếu trên con đường hoạt động đi lên của quy trình dạy học nói chung, quátrình nhận thức của học viên nói riêng. Câu 7 : Lôgic của quy trình dạy học là gì ? Phân tích những khâu trong quy trình dạy học. 1. Khái niệm về lôgic của quy trình dạy họcLôgic của quy trình dạy học là trình tự hoạt động hợp quy luật của nó, đảm bảocho học viên đi từ trình độ tri thức, kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo và tăng trưởng năng lượng hoạt động giải trí trítuệ tương ứng với lúc mở màn nghiên cứu và điều tra môn học ( hay đề mục ) nào đó đến trình độ trithức, kỹ năng và kiến thức, kỹ xảo và tăng trưởng năng lượng hoạt động giải trí trí tuệ tương ứng với lúc kết thúcmôn học ( hay đề mục ) nào đó. 2. Các khâu của quy trình dạy họcQuá trình dạy học diễn ra theo những khâu sau đây : 2.1. Kích thích thái độ học tập tích cực của học sinhThái độ học tập tích cực là một điều kiện kèm theo rất quan trọng để nắm vững tài liệu họctập. Nó được biểu lộ tập trung chuyên sâu nhất ở sự quan tâm và hứng thú so với học tập của học viên. Bất kỳ sự học tập nào cũng chẳng có hứng thú gì cả nếu chỉ được triển khai bằngsức mạnh cưỡng bức. Và nó sẽ giết chết lòng ham muốn học hỏi của cá thể. Do đó, ngay từ khi bước vào hoạt động giải trí học tập, giáo viên phải kích thích học viên học tập tíchcực bằng nhiều giải pháp như : – Ổn định tổ chức triển khai lớp và gây không khí thao tác một cách nhanh gọn. – Tạo ra hứng thú học tập bằng thái độ, tác phong chan hoà, đúng mực. – Khéo léo đưa học viên vào trường hợp có yếu tố. 2.2. Tổ chức, điều khiển và tinh chỉnh học viên nắm tri thức mớiTrong khâu này, học viên phải tri giác tài liệu học tập để hình thành hình tượng vềsự vật, trên cơ sở đó triển khai những thao tác tư duy để hình thành khái niệm. + Tổ chức cho học viên tri giác tài liệu học tập để hình thành hình tượng về những sựvật hiện tượng kỳ lạ. Quá trình nắm tri thức mới của học viên mở màn từ chỗ những em phải tri giác sự vật, hiệntượng của quốc tế khách quan để hình thành hình tượng về chúng. Để học viên hoàn toàn có thể hoàn thành xong tốt việc nắm tài liệu cảm tính, giáo viên hoàn toàn có thể ápdụng 1 số ít giải pháp sau đây : – Đảm bảo nội dung bài giảng nhiều mẫu mã, mê hoặc, sử dụng lời nói sinh động, giàuhình tượng, quyến rũ. 10 – Sử dụng hài hòa và hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ những mô hình phương tiện đi lại trực quan. – Hướng dẫn học viên chiêu thức quan sát nhằm mục đích giúp học viên biết tập trung chuyên sâu chúý của mình vào những tín hiệu thực chất của sự vật, hiện tượng kỳ lạ và rút ra được những kếtluận thiết yếu, đồng thời qua đó, tăng trưởng trí tò mò khoa học, óc tưởng tượng cho họcsinh. – Khai thác những kinh nghiệm tay nghề sống của học viên. + Hình thành khái niệm khoa học cho học viên. Trên cơ sở những hình tượng đã thu được, học viên triển khai những thao tác tư duynhư nghiên cứu và phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá … hiệu quả là học viên sẽhình thành được những khái niệm khoa học. Để giúp học viên hình thành được khái niệm một cách có hiệu suất cao, giáo viên cóthể vận dụng một số ít giải pháp sau đây : – Huy động ở học viên những tài liệu cảm tính, vốn kinh nghiệm tay nghề để làm cơ sở chonhận thức lý tính. – Kích thích những thao tác tư duy ở học viên bằng những câu hỏi và bài tập có tính vấnđề. – Rèn luyện cho học viên kiến thức và kỹ năng thực thi sự tương tác giữa tư duy đơn cử và tưduy trừu tượng, giúp cho việc nắm tri thức được hoàn thành xong. – Hướng dẫn học viên độc lập hệ thống hoá những khái niệm đã tiếp thu được. 2.3. Tổ chức, điều khiển và tinh chỉnh học viên củng cố tri thứcTrong quy trình học tập, học viên cần củng cố những tri thức đã học, làm chochúng được tàng trữ trong đầu một cách đúng mực, không thiếu và vững chắc, đồng thời lại làmcho chúng được lan rộng ra, đào sâu và khi cần hoàn toàn có thể tái hiện được nhanh gọn. Để giúp học viên làm được điều đó, giáo viên cần : – Hướng dẫn học viên cách ghi nhớ có chủ định, có ý nghĩa. – Hướng dẫn những em phương pháp ôn tập tiếp tục, tích cực. – Tổ chức cho học viên rèn luyện, qua đó củng cố lan rộng ra những tri thức đã học. 2.4. Tổ chức, hướng dẫn học viên rèn luyện kỹ năng và kiến thức, kỹ xảoTrong quy trình học tập học viên cần biến tri thức thành kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo. Có nhưvậy, những em mới có năng lực vận dụng những điều đã học vào những trường hợp thực tiễn đadạng. Vì vậy, giáo viên cần tổ chức triển khai, hướng dẫn cho học viên rèn luyện một cách có hệthống, với nhiều hình thức khác nhau, từ dễ đến khó, từ đơn thuần đến phức tạp, từ nhữngtình huồng quen thuộc sang những trường hợp mới. 2.5. Kiểm tra, nhìn nhận việc nắm tri thức, kỹ năng và kiến thức, kỹ xảo của học viên và tổchức, điều khiển và tinh chỉnh những em tự kiểm tra, tự nhìn nhận. Trong quy trình dạy học, khâu kiểm tra, nhìn nhận và tự kiểm tra, tự nhìn nhận việcnắm tri thức, kỹ năng và kiến thức, kỹ xảo của học viên có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, giáo viên cần : – Tổ chức kiểm tra, nhìn nhận hiệu quả nắm tri thức, kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo của học sinhmột cách có mạng lưới hệ thống, có kế hoạch với nhiều hình thức khác nhau. 11 – Đảm bảo tính khách quan, tính tổng lực, tính mạng lưới hệ thống và tính giáo dục của kiểmtra, nhìn nhận. – Bồi dưỡng cho học viên ý thức và năng lượng tự kiểm tra, tự nhìn nhận tác dụng họctập của mình. Từ việc xem xét những khâu của quy trình dạy học, được cho phép rút ra 1 số ít kết luậnsau đây : – Thứ nhất, những khâu của quy trình dạy học hợp lại thành một hệ thống nhất, chúng liênquan mật thiết với nhau, tương hỗ cho nhau và xâm nhập vào nhau. – Thứ hai, những khâu này được vận dụng linh động, không nhất thiết phải thực hiệntheo trình tự đã trình diễn mà tuỳ theo thực trạng, điều kiện kèm theo đơn cử hoàn toàn có thể triển khai chúngđan xen vào nhau theo trình tự thích hợp. – Thứ ba, tuỳ vào nhu yếu của mỗi tiết học, của mỗi hoạt động giải trí học tập đơn cử màchú ý nhiều hơn đến khâu này hoặc khâu khác, không nhất thiết phải thực thi đầy đủcác khâu của quy trình dạy học. Câu 8 : Nội dung dạy học là gì ? nghiên cứu và phân tích những thành phần trong nội dung dạy học vàmối quan hệ của chúng .. 1. Nội dung dạy học là gì ? Nội dung DH là mạng lưới hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, phương pháp hoạt động giải trí, nhữngkinh nghiệm hoạt động giải trí phát minh sáng tạo và những tiêu chuẩn về thái độ so với TN, XH cộngđồng, tương thích về mặt sư phạm nhằm mục đích hình thành và PT nhân cách cho người học .. 2. Các thành phần của nội dung dạy họcNội dung dạy học là một mạng lưới hệ thống gồm có những thành phần cơ bản sau đây : a ). Hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tư duy, phương pháp hoạt động giải trí. Thành phần này của nội dung DH nhằm mục đích hình thành ở người học năng lượng nhận thức thếgiới. b ). Hệ thống kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo có tương quan đến hoạt động giải trí trí óc và lao độngchân tayĐây là một thành phần quan trọng của nội dung dạy học. c ). Hệ thống những kinh nghiệm tay nghề hoạt động giải trí sáng tạoThành phần này của nội dung dạy học nhằm mục đích sẵn sàng chuẩn bị cho học viên năng lực tìmtòi, xử lý yếu tố mới, tái tạo hiện thực. d ). Hệ thống những kinh nghiệm tay nghề về thái độ so với quốc tế và con ngườiĐây là yếu tố rất quan trọng của nội dung dạy học vì nó hình thành cho HS những giátrị, niềm tin, lý tưởng, những phẩm chất đạo đức. Trên đây là bốn thành phần không hề thiếu được của nội dung dạy học. Các thànhphần này tương quan mật thiết với nhau, lao lý lẫn nhau. Thiếu tri thức thì không thểhình thành kỹ năng và kiến thức, kỹ xảo. Hoạt động phát minh sáng tạo được triển khai trên cơ sở tri thức và kỹnăng đã tiếp thu được. Nhưng kinh nghiệm tay nghề hoạt động giải trí phát minh sáng tạo của con người không phảitỷ lệ thuận với khối lượng tri thức nghĩa là nhờ vào vào khối lượng tri thức mà còn phụthuộc vào cách lĩnh hội và vận dụng tri thức đó. Tính giáo dục của nội dung dạy học đòiihỏi phải nắm vững tri thức và kinh nghiệm tay nghề hoạt động giải trí thực tiễn. Nhờ chúng mà tạo cho12học sinh có thái độ nhìn nhận và thái độ xúc cảm đúng đắn so với tự nhiên, xã hội, conngười, lao lý những kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo ứng xử của họ. Câu 9 : Tại sao trong quy trình dạy học cần vận dụng, phối hợp những chiêu thức dạyhọc khác nhau. 1. Phương pháp dạy họcPhương pháp dạy học là tổng hợp những phương pháp hoạt động giải trí của cả thầy và trò trongquá trình dạy học, dưới sự chỉ huy của thầy nhằm mục đích thực thi tốt trách nhiệm dạy học2. Hệ thống những giải pháp dạy học2. 1. Nhóm những giải pháp dạy học dùng lờiNhóm giải pháp này gồm : Phương pháp thuyết trình, giải pháp phỏng vấn. Ưu điểm và hạn chế của giải pháp thuyết trình, vấn đápPhương pháp thuyết trình : Cho phép giáo viên truyền đạt những nội dung lýthuyết tương đối khó, phức tạp, tiềm ẩn nhiều thông tin mà học viên không thuận tiện tựmình khám phá được một cách thâm thúy. – Trong một thời hạn nhất định, giáo viên hoàn toàn có thể trình diễn tài liệu học tập mộtcách có mạng lưới hệ thống và có tính năng can đảm và mạnh mẽ tới tư tưởng tình cảm của học viên. Phương pháp phỏng vấn : Làm cho giờ học sinh động, không khí học tập sôi sục, phát huy tính tích cực độc lập nhận thức của học viên. Bồi dưỡng cho học viên nhữngnăng lực diễn đạt bằng những yếu tố khoa học một cách đúng chuẩn, rất đầy đủ, ngăn nắp. Phương pháp phỏng vấn giúp cho giáo viên thu tín hiệu ngược từ học viên một cách nhanhchóng để kịp thời kiểm soát và điều chỉnh hoạt động giải trí giảng dạy và học tập tương thích với mục tiêu, yêucầu của quy trình dạy học. Hạn chế : Thuyết trình : Học sinh thụ động trong quy trình lĩnh hội tri thức, chỉ sử dụng chủyếu thích giác cùng với tư duy tái hiện, do đó dễ làm học viên chóng căng thẳng mệt mỏi. – Không giúp học viên tích cực tăng trưởng ngôn từ nói. – Không được cho phép giáo viên chú ý quan tâm vừa đủ đến trình độ nhận thức và kiểm tra đượcsự lĩnh hội tri thức của từng học viên. Vấn đáp : Nếu sử dụng không khôn khéo, chiêu thức phỏng vấn dễ làm mất thì giờ, ảnh hưởng tác động tới việc triển khai kế hoạch dạy học. 2.2. Các chiêu thức dạy học trực quanLà giải pháp sử dụng những phương tiện đi lại trực quan trước, trong và sau khi họcsinh nắm tài liệu mới. Nó còn được sử dụng trong quy trình ôn tập, củng cố tài liệu mới. Ưu điểm và hạn chế nhóm chiêu thức trình diễn trực quanƯu điểm : Các chiêu thức dạy học trực quan nếu sử dụng khôn khéo sẽ làm chocác phương tiện đi lại trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học tạo nên nguồn tri thức. Vớiphương pháp dạy học trực quan sẽ giúp học viên kêu gọi sự tham gia của nhiều giácquan, phối hợp với lời nói sẽ tạo điều kiện kèm theo cho học viên dễ hiểu, nhớ lâu, làm phát triểnnăng lực quan tâm, năng lượng quan sát, óc tò mò khoa học của những em. 13H ạn chế : Nếu giáo viên quá lạm dụng phương tiện đi lại trực quan sẽ làm cho học sinhphân tán quan tâm, thiếu tập trung chuyên sâu vào tín hiệu cơ bản, hầu hết, thậm chí còn hạn chế sự pháttriển năng lượng tư duy của học sinh2. 3. Nhóm giải pháp dạy học thực hànhNhóm giải pháp dạy học và thực hành thực tế gồm có những giải pháp rèn luyện, giải pháp ôn tập, chiêu thức làm thí nghiệm. Ưu điểm và hạn chế của nhóm chiêu thức dạy học thực hànhThông qua chiêu thức thí nghiệm sẽ giúp học viên nắm vững tri thức và biến triithức đó thành niềm tin, giúp học viên hình thành những kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo học tập nghiêncứu khoa học, kích thích hứng thú học tập bộ môn và tu dưỡng những phẩm chất cầnthiết của người lao động trí óc. Song phương pháp này đỏi hỏi phải có trang thiết bị đầyđủ để triển khai công tác làm việc dạy học cũng như dảm bảo vệ sinh và an toàn lao độngQua nghiên cứu và phân tích mạng lưới hệ thống những PPDH tất cả chúng ta thấy : Mỗi chiêu thức dạy học đềucó những ưu điểm và điểm yếu kém nhất định ( Ví du : về ưu, điểm yếu kém của những PPDHdùng lời, trực quan, thực hành thực tế ). Không có giải pháp nào là vạn năng. Vì vậy trongquá trình dạy học giáo viên phải vận dụng phối hợp nhiều chiêu thức khác nhau nhằmphát huy ưu điểm, khắc phục những điểm yếu kém của chúng. Việc lựa chọn giải pháp dạy học cần địa thế căn cứ vào những cơ sở sau đây : – Căn cứ vào mục tiêu dạy học nói chung và mục tiêu từng chương, bài đơn cử nóiriêng, bởi lẽ mục tiêu dạy học chi phối can đảm và mạnh mẽ việc vận dụng PPDH của GV. – Căn cứ vào nội dung bài học kinh nghiệm và đặc thù môn học. Bởi lẽ một trong những tínhchất quan trọng của PPDH là tính nội dung. Nội dung DH qui định PPDH, không có PPnào được coi là vạn năng hoàn toàn có thể ứng với mọi nội dung. – địa thế căn cứ vào điều kiện kèm theo, phương tiện đi lại dạy học. những PPDH có mối quan hệ chặt chẽvà chịu sự chi phối can đảm và mạnh mẽ bởi những phương tiện đi lại dạy học. – Căn cứ vào đặc thù lứa tuổi học viên, vào trình độ tri thức, kỹ năng và kiến thức, kỷ xảo củacác em. – Căn cứ vào trình độ, năng lượng sư phạm của giáo viên. Đây chính là mặt chủquan của PPDH. Vì vậy, PPDH được xem là kĩ thuật, đồng thời là thẩm mỹ và nghệ thuật. Hiệu quảdạy học nhờ vào rất lớn vào trình độ, năng lượng sư phạm của GV.Câu 10 : Phương pháp dạy học là gì ? nghiên cứu và phân tích những khuynh hướng thay đổi phương phápdạy học trong nhà trường lúc bấy giờ ( nêu cả nguyên do ) 1. Phương pháp dạy học + Phương pháp dạy học là phương pháp tương tác giữa thầy và trò nhằm mục đích giải quyếtcác trách nhiệm giáo dưỡng, giáo dục và tăng trưởng trong quy trình dạy học ( luk Babanski1983 ). + Phương pháp dạy học là một mạng lưới hệ thống hành vi có mục tiêu của giáo viênnhằm tổ chức triển khai hoạt động giải trí nhận thức và thực hành thực tế của học viên, bảo vệ cho học viên lĩnhhội nội dung học vấn ( i la Léene 1981 ). Phương pháp dạy học là tổng hợp những phương pháp hoạt động giải trí của cả thầy và trò trongquá trình dạy học, dưới sự chỉ huy của thầy nhằm mục đích triển khai tốt trách nhiệm dạy học. 142. Các xu thế thay đổi PPDHTrong tiến trình lúc bấy giờ việc thay đổi PPDH ở nhà trường những cấp cần dựa trên những địnhhướng cơ bản sau đây : – Từng bước chuyển từ cách dạy học truyền thống lịch sử theo hướng tập trung chuyên sâu vào GVsang cách dạy học mới hướng tập trung chuyên sâu vào HS, tăng cường năng lực tự học, tự nghiêncứu cho HS, dạy cho họ cách học. – Đổi mới PPDH hiểu là đưa những PPDH mới vào nhà trường trên cơ sở phát huy ưuđiểm của những PPDH truyền thống cuội nguồn nhằm mục đích nâng cao chất lượng DH. – Đổi mới PPDH cần đồng điệu và ăn khớp với việc thay đổi những yếu tố khác củaQTDH như : + Đổi mới công tác làm việc đào tạo và giảng dạy, tu dưỡng GV + Đổi mới chương trình, SGK, giáo trình ở những cấp học + Đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tăng cường những phương tiện đi lại hiệnđại và ứng dụng CNTT vào QTDH. + Đổi mới những hình thức tổ chức triển khai DH như : tăng cường hoạt động giải trí tự học, tự nghiêncứu của người học, tăng cường DH theo nhóm, học ngoài lớp, thăm quan … + Đổi mới về kiểm tra nhìn nhận : nhìn nhận hiệu quả học tập của người học + Đổi mới PPDH cần được thực thi một cách từ từ, tránh chủ quan, nóng vội, trong đó cần trân trọng năng lực phát minh sáng tạo của đội ngũ GV. 15

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận