Đề cương đạo đức hành nghề dược – Tài liệu text

Đề cương đạo đức hành nghề dược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.76 KB, 26 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: ĐẠO ĐỨC HÀNH NGHỀ DƯỢC
Câu 1: Nêu khái niệm về thiện và ác?Các quan điểm về thiện và ác?
TL: Thiện và Ác
Thiện là cái tích cực,cái tiến bộ,cái có ích,phù hợp với lịch sử,cái thiện là cái đạo
đức
Ác là cái tiêu cực,cái lạc hậu,cái có hại,không phù hợp với lịch sử,cái ác là cái phi
đạo đức.
Các quan niệm về thiện và Ác
* Quan niệm trước Mác:Những quan niệm trước Mác có khuynh hướng quy cái thiện
và cái ác vào bản chất vốn có của con người mà không hiểu bản chất xã hội và tính lịch
sử của cái thiện và cái ác.
-Bản chất con người là thiện(Mạnh Tử)
-Bản chất con người là ác (Tuân Tử)
-Con người hướng tới cái thiện(Platon)
*Quan niệm của đạo đức học Mác-Lênin:
Mác quan niệm thiện và ác có tính lịch sử xã hội và quan hệ chặt chẽ với tính giai
cấp.Ý thức của con người về cái thiện và cái ác là kết quả phản ánh những điều kiện
kinh tế xã hội của thời đại và phụ thuộc vào vị trí của giai cấp.
-Quan niệm về thiện:
+Thiện là cái tốt đẹp,là lợi ích của con người phù hợp với cái tiến bộ xã hội.Theo
đó,thiện trước hết là sự giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột,khỏi mọi sự khổ đau
do sự bóc lột đem lại.
+Là cái thiện hiện thực chứ không phải chỉ là ước muốn như những quan niệm trước
đó,cái thiện gắn với sự đấu tranh cho hạnh phúc con người.
+Cái thiện bản thân có sự sáng tạo vì chứa đựng chân lý,cái thiện không chỉ trong ý
thức tư tưởng mà phải thể hiện trong hành động.
-Quan niệm về cái ác:
+Cái ác là cái đang ghê tởm,cần gạt bỏ ra khỏi đời sống xã hội(tuy nhiên nội dung
của nó và mặt đối lập nó mang tính lịch sử không phải vĩnh viễn)
+Cái ác là cái gây lên khổ đau và bất hạnh cho con người.Cùng với những biến đổi

lịch sử,theo chiều hướng tiến bộ,thì cái bình thường của thời đại này có thể trở thành
cái ác của thời đại sau(còn cái thiện có thể trở thành bình thường)

1

+Con người phấn đấu để gạt bỏ nỗi khổ đau cũng xem đó là sự chiến đấu chống cái
ác.Cái thiên,cái ác là sự thống nhất giữa mục đích và kết quả,giữa động cơ và phương
tiện.Giữa mục đích và kết quả không bao giờ đồng nhất
Vì vậy trong đánh giá ,cần coi trọng động cơ.Một hành động có mục đích tốt nhưng có
kết quả không tốt,chúng ta không coi là ác,nhưng nếu xuất phát từ mục đích xấu xa,thì
dù kết quả có tốt cũng vẫn coi là ác,bởi vì cái tốt đó không phụ thuộc vào chủ thể hành
động mà do những ngẫu nhiên bên ngoài khác chi phối.
Giữa động cơ và phương tiện cũng vậy.Nếu phương tiện đã bao hàm động cơ thì mục
đích thiện không thể dùng các phương tiện tàn ác.Tuy nhiên điều đó không hoàn toàn
loại bỏ việc thực hiện những mục tiêu thiện,những đòi hỏi phải vượt qua khó khăn vất
vả kể cả nỗi đau để đến với cái thiện.
Câu 2. Hãy nêu khái niệm về lương tâm; Các quan niệm trước Mác; Quan niệm
của đạo đức học Mác-Lênin về lương tâm; Các trạng thái của lương tâm?
TL:
Lương tâm: Là mặt tự do bên trong của nghĩa vụ,là ý thức tự giác hành động của cá
nhân theo mệnh lệnh từ bên trong,theo một niềm tin,theo một định hướng mà cá nhân
đã lựa chọn.Lương tâm là đặc trưng của đời sống đạo đức ,nhờ có lương tâm mà con
người tự điều chỉnh hành vi của mình.
*Quan niệm trước Mác:Trước Mác người ta quan niệm lương tâm “là sự mách bảo
của thượng đế” (Platon) “là sự xấu hổ của con người trước hết là với bản thân
mình”(Démocrit).
*Quan niệm của đạo đức Mác-Lenin cho rằng: Lương tâm là cảm giác hay là ý thức
trách nhiệm đạo đức của con người đối với hành vi của mình,là sự tự đánh giá và phán
sử những hành vi của mình trong mối quan hệ giữa con người,giữa con người với xã

hội.Nguồn gốc của lương tâm là sự nhận thức về nghĩa vụ đạo đức của mình.
Nó xuất phát từ hoạt động xã hội theo các bước:
-Ý thức về cái cần phải làm vì sợ bị trừng phạt.
-Ý thức về cái cần phải làm vì xấu hổ trước người khác.
-Ý thức về cái cần phải làm vì sợ xấu hổ trước bản thân.Cảm giác tự xấu hổ là bước
đầu của lương tâm. “Xấu hổ trước mọi người là tình cảm tốt,nhưng xấu hổ trước bản
thân mình lại còn tốt hơn nhiều”(Tonstoi)
Lương tâm biểu hiện trạng thái:
-Trạng thái phủ định:Là sự cắt rứt của lương tâm,giúp con người tự phán xét hành vi
sai trái của mình,giúp con người thức tỉnh,hối cải và tìm cách khắc phục lỗi lầm.
-Trạng thái khẳng định:Là trạng thái làm cho lương tâm thanh thản,nâng cao tính tích
cực của con người,tin tưởng vào hành động của mình.Trạng thái lương tâm luôn giữ
2

vai trò định hướng giúp con người uốn nắn những sai trái và là động lực thúc đẩy hành
động đúng đắn.
Câu 3. Hãy nêu khái niệm về hạnh phúc; Các quan niệm về hạnh phúc?
TL:
Hạnh phúc:
Hạnh phúc là mục đích,là lý tưởng tối cao cho mọi cuộc sống có ý nghĩa.Hạnh
phúc là mối quan tâm lớn của mọi thời đại,bởi lẽ quan niệm của con người về hạnh
phúc quyết định thái độ sống,quyết định toàn bộ hoạt động của con người.
Các quan niệm về hạnh phúc:
*Quan niệm trước Mác về hạnh phúc thường nhấn mạnh đến các yếu tố tinh thần,các
quan điểm tư sản có khuynh hướng cho nội dung hạnh phúc là sự thỏa mãn những nhu
cầu vật chất cá nhân.
Aristốt nhấn mạnh hạnh phúc là cuộc sống trí tuệ.
Démocrit:Trí tuệ chế ngự đau khổ
Phơbach: Trí tuệ là hạnh phúc.

Héghen:Hạnh phúc chỉ có ở những người giàu,người nghèo và lao động không có
hạnh phúc.
*Quan niệm đạo đức Mác-Lenin cho rằng:Hạnh phúc là đích thực là sự thỏa mãn cao
nhất những nhu cầu đạo đức xã hội.Là yếu tố tâm lý cảm xúc một cách tự giác các nhu
cầu đạo đức cao cả(tình yêu,tình bạn,gia đình,khát vọng đẹp đẽ giải phóng con
người…)
Đặt hạnh phúc trong mối quan hệ lịch sử cụ thể vữa có mặt chủ quan,vừa có mặt
khách quan,Mặt khách quan của hạnh phúc là nhu cầu phát triển xã hội,mặt chủ quan
là những nỗ lực cố gắng và điều kiện phát triển của cá nhân.
Sự thống nhất chủ quan và khách quan trong thực tế tạo nên hạnh phúc cho con
người.Con người càng có những cố gắng vượt bậc,nỗ lực cao để thực hiện các nhu cầu
xã hội thì họ càng có điều kiện tạo nên hạnh phúc cho mình.
Hạnh phúc cá nhân độc lập với chữ nghĩa cá nhân.Chủ nghĩa cá nhân không giúp con
người vươn tới hạnh phúc đích thực mà ngược lại,luôn đe dọa con người tới bất hạnh
đau khổ.Hạnh phúc của mình có thể là bất hạnh cho người khác.
Câu 4. Hãy nêu khái niệm về lẽ sống;Các quan niệm về lẽ sống?
TL:
Lẽ sống( ý nghĩa cuộc sống):Lẽ sống đem lại cơ sở triết lý cho vấn đề hạnh phúc nó
chỉ cho ta thấy thế nào là hạnh phúc chân chính,hạnh phúc lý tưởng.
3

Các quan niệm về lẽ sống:
*Quan niệm trước Mác về lẽ sống:
– Trước Mác có nhiều trường phái về lẽ sống.
– Trường phái hạnh phúc luận cho rằng:lẽ sống của con người là tìm cho mình
hạnh phúc trong sự giàu có,quyền thế,danh vọng,sức khỏe và sự thanh thản.
-Trường phái nghĩa vụ luận cho rằng lẽ sống của con người là tìm niềm vui trong
việc thực hiện nghĩa vụ của mình trước xã hội.
*Quan niệm đao đức của Mác Lenin cho rằng :

-Lẽ sống là sự thống nhất giữa nghĩa vụ và hạnh phúc.Trong quá trình hoạt
động,con người thực hiện nghĩa vụ của mình trước xã hội,sự thực hiện nghĩa vụ đó làm
cho con người phát triển,hoàn thiện.
-Ngược lại,xã hội càng tốt đẹp càng tạo cho con người những điều kiện vật chất
phong phú…như vậy lẽ sống là sự nỗ lực,chủ quan tự hoàn thiện đạo đức của mình,là
sự cống hiến của mình cho xã hội,đem lại hạnh phúc cho xã hội và cho chính mình.
-Lẽ sống vì vậy đem lại cơ sở triết học cho hạnh phúc,người có hạnh phúc nhất là
người đem lại hạnh phúc cho người khác,cho xã hội trong đó có mình.
-Lẽ sống chính là ý nghĩa cuộc sống mang ý nghĩa xã hội,mang ý nghĩa đấu tranh.
“Hạnh phúc phúc là đấu tranh”(Mác)
-Người có lẽ sống chưa đủ mà phải có lẽ sống đúng đắn mới thúc đẩy hoạt động tích
cực.Người có cống hiến cho xã hội càng lớn thì ý nghĩa cuộc càng cao đẹp.
-Lẽ sống là nền tảng lý tưởng,sống có lý tưởng sống mới có động lực vượt qua khó
khăn nguy hiểm,vươn lên đỉnh cao của đức tài.

Câu 5. Hãy nêu rõ những điều liên quan trực tiếp đến chuyên môn trong 12 điều y
đức? 1,2 – 7,8,9,10,11.
TL:
1.Phải có lương tâm và trách nhiệm cao,hết lòng yêu nghề,luôn rèn luyện nâng cao
phẩm chất của người thầy thuốc,không ngừng học tập và tiếp tục nghiên cứu khoa học
để nâng cao trình độ chuyên môn sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự
nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
2.Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn.Không
được sử dụng bệnh nhân làm thực nghiệm cho những phương pháp chuẩn đoán,điều
4

trị,nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của bộ y tế và sự chấp nhận của bệnh
nhân.
7. Không được rời bỏ vị trí khi làm nhiệm vụ,theo dõi,sử lý kịp thời các diễn biến

của bệnh nhân.
8. Khi bệnh nhân ra viện phải dặn dò chu đáo,hướng dẫn họ phải tiếp tục điều trị,tự
chăm sóc và giư gìn sức khỏe.
9.Khi bệnh nhân tử vong,phải thông cảm sâu sắc chia buồn và hướng dẫn,giúp đỡ
gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.
10.Thật thà đoàn kết,tôn trọng đồng nghiệp,kính trọng các bậc thầy,sẵn sàng
truyền thụ kiến thức,học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
11.Khi bản thân có thiếu sót,phải tự giác nhận trách nhiệm về mình,không đổ lỗi
cho đồng nghiệp và tuyến trước.
Câu 6. Hãy nêu rõ những điều thể hiện thái độ có đạo đức đối với bệnh nhân
trong 10 điều đạo đức hành nghề dược? (1,2,3 – 8,10)Và nêu rõ những điều liên
quan trực tiếp đến chuyên môn trong 12 điều y đức? 1,2 – 7,8,9,10,11.

 Những điều thể hiện thái độ có đạo đức đối với bệnh nhân trong 10 điều đạo
đức hành nghề dược
1. Phải đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ nhân dân lên trên hết.
2. Phải hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và tiết kiệm cho người bệnh và
nhân dân. Tích cực, chủ động tuyên truyền kiến thức về chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ nhân dân.
3. Phải tôn trọng và bảo vệ quyền của người bệnh, những bí mật liên quan đến
bệnh tật của người bệnh.
8. Phải thận trọng, tỷ mỉ, chính xác trong khi hành nghề. Không được vì mục
đích lợi nhuận mà làm thiệt hại sức khoẻ và quyền lợi của người bệnh, ảnh
hưởng xấu đến danh dự và phẩm chất nghề nghiệp.
10. Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hành nghề, gương mẫu thực hiện
nếp sống văn minh; tích cực tham gia đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội.

 Những điều liên quan trực tiếp đến chuyên môn trong 12 điều y đức
5

1. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện
nâng cao phẩm chất đạo đức của thầy thuốc.
Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ
chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khǎn gian khổ vì sự nghiệp chǎm sóc
và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
2. Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn.
Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn
đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp
nhận của người bệnh.
7. Không được rời bỏ vị trí khi làm nhiệm vụ, theo dõi, xử trí kịp thời các
diễn biến của bệnh nhân.
8. Khi bệnh nhân ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ phải tiếp tục điều
trị, tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe.
9. Khi bệnh nhân tử vong, phải thông cảm sâu sắc chia buồn và hướng dẫn,
giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.
10. Thật thà đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng
truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, không đổ
lỗi cho đồng nghiệp và tuyến trước.
Câu 7. Hãy nêu 10 điều đạo đức hành nghề dược?
1. Phải đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ nhân dân lên trên hết.
2. Phải hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và tiết kiệm cho người bệnh và
nhân dân. Tích cực, chủ động tuyên truyền kiến thức về chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ nhân dân.
3. Phải tôn trọng và bảo vệ quyền của người bệnh, những bí mật liên quan đến
bệnh tật của người bệnh.
4. Phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và những quy định chuyên môn; thực
hiện Chính sách quốc gia về thuốc. Không lợi dụng hoặc tạo điều kiện cho người
khác lợi dụng nghề nghiệp để mưu cầu lợi ích cá nhân, vi phạm pháp luật.

5. Phải tôn trọng và hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước, kiên quyết đấu tranh
với các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp.

6

6. Phải trung thực, thật thà, đoàn kết, kính trọng các bậc thầy, tôn trọng đồng
nghiệp. Sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kiến thức với đồng nghiệp và
giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
7. Phải hợp tác chặt chẽ với các cán bộ y tế khác để thực hiện tốt nhiệm vụ
phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học.
8. Phải thận trọng, tỷ mỉ, chính xác trong khi hành nghề. Không được vì mục
đích lợi nhuận mà làm thiệt hại sức khoẻ và quyền lợi của người bệnh, ảnh
hưởng xấu đến danh dự và phẩm chất nghề nghiệp.
9. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề
nghiệp, tích cực nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ, phát huy
sáng kiến, cải tiến, đáp ứng tốt các yêu cầu phục vụ xã hội trong mọi tình huống.
10. Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hành nghề, gương mẫu thực hiện
nếp sống văn minh; tích cực tham gia đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội.
Câu 8. Hãy nêu các nguyên tắc cơ bản trong đạo đức hành nghề Dược của người
dược sĩ ? Nêu những thủ đoạn phi đạo đức trong quan hệ với đối thủ cạnh tranh?

 Nguyên tắc cơ bản trong đạo đức hành nghề dược
1.Trách nhiệm trước hết của người DS là làm điều tốt cho người bệnh.
Về mặt nghĩa vụ, người dược sỹ phải:
– Đảm bảo tính khách quan.
– Đặt lợi ích người bệnh lên trên lợi nhuận thương mại hay cá nhân (gồm cả lợi
nhuận tài chính).
– Tăng cường quyền được điều trị an toàn và hiệu quả cho người bệnh.
2.Người dược sỹ phải thể hiện tâm huyết của mình đối với người bệnh hoặc

khách hàng.
Về mặt nghĩa vụ, người dược sỹ phải:
– Tôn trọng cuộc sống và phẩm giá của con người.
– Không phân biệt đối xử với mọi người.

7

3.Người Dược sỹ phải tôn trọng quyền tự do cá nhân trong lựa chọn phương
pháp điều trị của người bệnh hay khách hàng.
Về mặt nghĩa vụ, người dược sỹ phải:
– Đảm bảo rằng khi tham gia vào lập kế hoạch chăm sóc và điều trị thì người
Dược sỹ phải tham khảo ý kiến cá nhân của người bệnh.
4.Người Dược sỹ phải tôn trọng và bảo vệ quyền bí mật cá nhân.
Về mặt nghĩa vụ, người dược sỹ phải:
– Không được phát tán những thông tin về cá nhân người bệnh hay khách hàng
nếu không có sự chấp thuận và thông báo trước.
5.Người Dược sỹ phải phối hợp với đồng nghiệp và các nhân viên y tế khác, và
phải tôn trọng giá trị và năng lực của họ.
Về mặt nghĩa vụ, người dược sỹ phải:
– Phối hợp với đồng nghiệp và các nhân viên y tế, cơ quan khác để ra sức
tuyên truyền bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, ốm đau cho cộng đồng.
6.Người DS phải cư xử trung thực và liêm chính trong quan hệ nghề nghiệp.
Về mặt nghĩa vụ, người dược sỹ phải:
– Cư xử đối với người bệnh bằng lương tâm trong sáng.
– Tránh có hành động, thói quen hay tạo ra tình huống có khả năng gây ra ảnh
hưởng đến năng lực phán đoán chuyên môn.
7.Người DS phải phục vụ nhu cầu của mọi cá nhân, cộng đồng và xã hội.
Về mặt nghĩa vụ, người dược sỹ phải:
– Xác định trách nhiệm của mình trong phục vụ của mọi cá nhân, người bệnh

và của xã hội nói chung.
8.Người DS phải duy trì và nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn.
Về mặt nghĩa vụ, người dược sỹ phải:

8

– Đảm bảo năng lực của từng dịch vụ được cung cấp theo cách liên tục cập
nhật kỹ năng và kiến thức chuyên môn.
9.Người DS phải đảm bảo liên tục trong cung cấp dịch vụ ngay cả trong điều
kiện có bất đồng hay mẫu thuẫn của người thực hành nghề nghiệp, khi đóng
cửa nhà thuốc hoặc mâu thuẫn với các tôn chỉ đạo đức cá nhân.
Về mặt nghĩa vụ, người dược sỹ phải:
– Chuyển người bệnh sang cơ sở khác.
– Đảm bảo tính liên tục trong cung cấp dịch vụ, khi nhà thuốc đóng cửa phải
thông báo cho người bệnh đơn thuốc đã được chuyển tới địa chỉ cần thiết.

 Những thủ đoạn phi đạo đức trong quan hệ với đối thủ cạnh tranh
TL:
– Cố định giá cả: Đó là hành vi hai hay nhiều công ty hoạt động trong cùng một
thị trường thoả thuận về việc bán hàng hoá ở cùng một mức giá đã định.Phân
chia thị trường: là hành vi các đối thủ cạnh tranh không cạnh tranh với nhau trên
cùng một địa bàn hay thoả thuận hạn chế khối lượng bán ra.
– Hai hình thức trên là vô đạo đức vì chúng gây rối loạn cơ chế định giá trong
thực qua việc ngăn cản thị trường hoạt động, tạo điều kiện hình thành độc quyền
bằng cách tạo thuận lợi cho người bán, loại trừ điều kiện cạnh tranh.
– Bán phá giá: Đó là hành vi định cho hàng hoá của mình những giá bán thấp
hơn giá thành nhằm mục đích thôn tính để thu hẹp cạnh tranh.
– Sử dụng những biện pháp thiếu văn hoá khác để hạ uy tín của công ty đối thủ.
Ví dụ như dèm pha hàng hoá của đối thủ cạnh tranh. Hoặc đe dọa người cung

ứng sẽ cắt những quan hệ làm ăn với họ.
Các hành vi này gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cạnh tranh không chỉ trước
mắt mà còn cả lâu dài.
Câu 9. Hãy nêu đạo đức trong tư vấn về yêu cầu mua thuốc theo tên thuốc;Phối
hợp với bác sĩ; Giữ bí mật của người dược sĩ?
*Đạo đức Tư vấn
Khi đưa ra lờ khuyên về 1 triệu chứng y học, Dược sỹ phải đưa ra các thông tin
đầy đủ để có những đánh giá thích hợp về tình trạng mắc bệnh. Điều này gồm
các thông tin về người có vấn đề sức khỏe, các triệu chứng, thời gian kéo dài bao
9

lâu, đã xử lý và đã dùng thuốc nào chưa.
Người Dược sĩ phải quyết định liệu triệu chứng đó có đi kèm theo các điều kiện
nghiêm trọng không và trong hoàn cảnh nào thì nên chuyển ngay người đó đến
bộ phận tư vấn về y tế. Để quyết định xem chuyển đi bệnh viện điều trị có cần
thiết không, người Dược sỹ phải cân nhắc những yếu tố sau:
– Triệu chứng có dai dẳng trong một khoảng t.g dài không.
– Có bị đau trầm trọng không.
– Liệu 1 hay nhiều loại thuốc thích hợp cho điều trị triệu chứng đã được dùng mà
không thành công không.
– Có nghi ngờ về phản ứng phụ có hại đối với thuốc kê đơn hoặc không kê đơn
không.
– Triệu chứng có nghiêm trọng không.
Trong trường hợp triệu chứng không có những tiêu chí này, người dược sỹ phải
đưa ra lời khuyên thích hợp có thể hoặc không có những khuyên cáo về sử dụng
thuốc. Lời khuyên phải bao gồm những điều cần thiết, phải có tư vấn của bác sỹ
nếu triệu chứng vẫn còn tiếp tục trong suốt t.g kể trên.
*Phối hợp với bác sĩ
Khi đưa ra quyết định người bệnh cần phải có sự tư vấn của bác sĩ,những thông

tin cung cấp cho bác sĩ kê đơn phải đầy,chính xác và cần thiết.
Người dược sỹ phải sử dụng sổ ghi chuyển người bệnh để chuyển nhu cầu cá
nhân có ghi nhắc chi tiết mà người dược sĩ cân nhắc cần phải cung cấp cho bác
sĩ kê đơn
Giấy chuyển người bệnh nên lập thành 3 bản,một bản đưa cho người bệnh để
đưa cho bác sĩ kê đơn,bản thứ 2 đưa cho người bệnh lưu giữ và bản thứ 3 phải
được giữ tại nhà để nếu khi bác sĩ kê đơn cần ll với người dược sĩ,cả hai sẽ có
cùng một tài liệu.
*Giữ bí mật
Người dược sĩ phải tôn trọng bí mật của thông tin đòi hỏi giữ kín của người
bệnh trong quá trình thực hành nghề nghiệp
Câu 10. Hãy nêu quy tắc đạo đức trong sản xuất về vấn đề lao động và nhân
quyền?
TL:
1.Việc làm được tự do lựa chọn
10

Theo quyền hạn,lao động nên được chấp nhận 1 cách tự do và người lao động
nên được tự do nghỉ việc phù hợp theo các quy tắc đã được xác lập.Nghiêm cấm
tất cả các hình thức Lđ cưỡng bức,nô dịch ,khổ sai,hoặc lđ tù nhân k tự
nguyện,trực tiếp hoặc gián tiếp.
2.Lao động TE
Mọi công việc đều phải tuân thủ tuổi Lđ hoặc tuổi làm việc tối tối thiểu do từng
quốc gia quy định.Đối với công việc nguy hiểm,độ tuổi tối thiểu ở mọi quốc gia
là 18 tuổi.
3.Tiền lương,lợi tức và giờ làm việc
Nhân viên cần được đối xử công bằng.Họ cần được trả lương theo luật pháp về
tiền lương hiện hành,bao gồm tiền lương tối thiểu,trong ngoài giờ và lợi tức bắt
buộc.Giờ làm việc nên tuân thủ pháp luật và quy định của từng quốc gia.

4.Tự do ngôn luận và hội họp
Nhân viên nên được tự do trao đổi thông tin,nêu ra những quan ngại về điều kiện
làm việc,và tự do cũng như tự nguyện thiết lập và tham gia mọi công đoàn mà
họ lựa chọn,phù hợp theo luật pháp và quy định hiện hành
5.Công bằng trong công việc
Cấm phân biệt đối xử dựa trên đặc điểm cá nhân như chủng tộc,giới tính,tuổi,tôn
giáo,khuyết tật hoặc quan điểm chính trị,cả về mặt xin việc cũng như cách đối
xử với nhân viên khi họ đang làm việc,ngoại trừ phân biệt ưu đãi theo pháp luật
và quy định.
6.Tôn trọng con người
Mỗi nhân viên có quyền được đối xử lịch sự,tôn trọng và phẩm giá.Cấm mọi
hình thức quấy rối.
Câu 11. Hãy nêu quy tắc đạo đức trong sản xuất về vấn đề minh bạch?
1.Minh bạch về sản phẩm
11

– Mọi thông tin về sản phẩm do cơ quan y tế yêu cầu phải được tiết lộ theo đúng
quy định và luật pháp quốc tế, khu vực hoặc địa phương.
– Khuyến mãi phải được triển khai theo cách hoàn toàn minh bạch, công bằng và
hài hòa, nghiêm chỉnh giới hạn trong phạm vi chỉ định và điều kiện sử dụng theo
mô tả trong Thông tin kê đơn được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2.Minh bạch đối với chuyên viên y tế,tổ chức y tế và các nhóm bệnh nhân
– Mọi giao tiếp với chuyên viên y tế, tổ chức y tế và các nhóm bệnh nhân cần phải
công bằng và dựa trên các nhu cầu hợp pháp.
– Những giao tiếp này phải được tiết lộ khi có yêu cầu của luật pháp, quy định và
Quy tắc ngành.
3.Minh bạch về tài chính
– Tất cả sổ sách tài chính được dùng làm cơ sở công bố phải chính xác và đáng tin
cậy.

– Những công bố này bao gồm, nhưng không giới hạn: báo cáo tài chính, báo cáo
thường niên, và các ấn bản tương tự cũng như mọi thông tin được công khai
bằng bất kỳ phương tiện nào (bao gồm thông cáo báo chí, hội thảo báo chí, hội
thảo phân tích, thuyết trình, v.v.)
– Các sổ sách phải phản ánh những giao dịch và thanh toán thực tế và chính xác
 Câu 12. Hãy nêu quy tắc đạo đức trong sản xuất vấn đề cam kết về sức
khỏe?
TL
1.Thực hành tốt cảnh giác dược(GVP)
Tất cả dư liệu an toan phải đươc thu thâp va xem xet theo đung nguyên tắc
Thực hanh tốt cảnh giác dươc từ các nghiên cứu, xuyên suốt quy trình phát
triển, va trong suốt vòng đời sản phẩm khi sản phẩm đươc đưa vao thị trường.
2.Thực hanh tốt sảm xuất thuốc(GMP)
Sản phẩm phải đươc sản xuất môt cách nhất quán theo đung nguyên tắc Thực
hanh tốt sản xuất thuốc va đươc kiểm soát theo tiêu chuẩn chất lương phù hơp
với mục đích sử dụng va theo yêu cầu cho phep tiếp thị.
3.Thực hanh tốt phân phối thuốc(GDP)
12

Mức chất lương của Sản phẩm phải đươc duy trì xuyên suốt mạng lưới phân
phối, để phân phối thuốc cho khách hang ma không lam thay đôi đ ăc tnh của
thuốc, phù hơp theo phương thức Thực hanh tốt phân phối thuốc.
4.Thực hanh tốt thử nghiệm lâm san(GCP)
Trong tất cả sáng kiến nghiên cứu trên toan thế giới, sự an toan của nhưng
bệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sang phải đươc đảm bảo, bằng cách tuân
thủ các tiêu chuẩn đạo đức, khoa học va lâm sang cao nhất, theo đung nguyên
tắc Thực hanh tốt thử nghiệm lâm sang.
5.Thực hanh tốt phòng kiểm nghiệm thuốc(GLP)
Việc tạo ra dư liệu thử nghiệm liên quan đến đô an toan của hoa chất va chất sinh

học phải đươc thực hiện theo đung GLP để đảm bảo chất lương va đô tin cây
6.Môi trường va sức khỏe người LĐ
Mọi hoạt động phải co sự quan tâm đến môi trường,va tuân thủ luật pháp
cũng như quy định hiện hanh
Phải tiến hanh mọi hoạt động để tránh rủi ro về sức khỏe va an toan cho nhân
viên.
7.Quyền lơi động vật
Đông vât dùng trong hoạt đông nghiên cứu phải đươc đối xử môt cách tôn
trọng va thử nghiệm trên đông vât cần đươc thực hiện theo đung nguyên tắc 3R, tức
la Refinement – Hoan thiện, Reduction – Giảm thiểu, va Replacement – Thay thế.
Câu 13. Hãy nêu các nguyên tắc của đạo đức kinh doanh về tính trung thực và
lắng nghe khách hàng?
* Nguyên tắc của đạo đức kinh doanh về tính trung thực :
– Là việc không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ lời hứa, giữ
chữ tín trong kinh doanh. Nhất quán trong lời nó và làm.

13

– Trung thực trong chấp hành pháp luật của NN, không làm ăn phi pháp trốn
thuế,lậu thuế, khồn sản xuất và buôn bán các mặt hàng quốc cấm, thực hiện những
dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục.
– Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng ( giao dịch, đàm phán, ký kết) và người
tiêu dùng; Không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái
phép những nhãn hiệ nổi tiến, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp. Trung
thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, ‘ chiếm công vi tư”.
* Lắng nghe khách hàng:
Để biết rõ họ sẽ phản ứng như thế nào luôn là một công cụ hữu hiệu khi doanh
nghiệp muốn sản phẩm hay kế hoạch xúc tiến KD trở lên hiệu quả hơn.
Việc lắng nghe khách hàng còn mang lại cho công ty lợi ích khác là quyết những

phàn nàn của khách hàng một cách sáng tạo cũng chính là một trong những cách
hiện các ý tưởng mới về sản phẩm hay dịch vụ,cơ hội cải tiến.
Bên cạnh đó,lắng nghe ý kiến của nhân viên là điều rất quan trọng nếu muốn lăng
nghe khách hàng.Hãy tổ chức các cuộc họp với nhân viên bàn về các khách hàng
quan trọng của công ty và họ sẽ đóng góp nhiều ý kiến để có thể them nhiều cơ hội
cải tiến.
Câu 14. Hãy nêu các nguyên tắc của đạo đức kinh doanh về chăm sóc khách
hàng?
-Là tất cả những gì cần thiết mà DN phải làm để thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của
khách hàng,tức là phục vụ khách hàng theo cách mà họ mong muốn được phục vụ và
làm những điều cần thiết để giữ các khách hàng đang có.
-Khách hàng mong muốn dịch vụ cốt lõi trong hoạt động KD của DN thực sự đáp ứng
với nhu cầu của họ.Khách hàng luôn mong đợi dịch vụ hậu mãi sau bán hàng của DN
thực sự tiện lợi
-Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển,hãy xây dựng một môi trường kinh doanh thực
sự chú trọng cung cấp các dịch vụ tốt nhất của khách hàng
-Chăm sóc khách hàng không chỉ là nhiệm vụ của nhân viên bán hàng mà bất kỳ cá
nhân nào trong doanh nghiệp cũng cũng phải thực hiện nhiệm vụ nào đó cho một số
người khác trong doanh nghiệp của mình,tức là ai cũng có khách hàng và đó là khách
hàng nội bộ của DN.
14

-Việc chăm sóc khách hàng phải bắt nguồn từ sự cam kết của lãnh đạo cấp cao nhất và
nhất quán trong mọi phòng ban.Sau đây là sáu bí quyết giúp chăm sóc khách hàng tốt
nhất:
+Sự thân thiện và nồng ấm trong giao tiếp với khách hàng
+Khách hàng muốn được cảm thấy mình thực sự quan trọng.
+Khách hàng muốn được công ty lắng nghe những gì họ nói.
+Đôi khi,việc biết tên của khách hàng cũng đem lại lợi thế cho DN.

+Năng động,linh hoạt.
Câu 15. Đạo đức Kinh Doanh và Trách nhiệm Xã Hội
– DDKD và TNXH là 2 khái niệm khác nhau, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau và
trên thực tế thường hay bị sử dụng lẫn lộn.
Khác:
Trách nhiệm xã hội:
Đạo đức kinh doanh:
– Là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay
– Là các quy định và tiêu chuẩn rõ ràng về
cá nhân phải thực hiện đối với xã hội,
các phẩm chất đạo đức của tổ chức kinh
nhằm đạt được nhiều nhất những tác động
doanh, và chính những phẩm chất này sẽ
tích cực và giảm tối thiểu các hoạt động
chỉ đạo quá trình đưa ra quyết định của tổ
tiêu cực đối với xã hội.
chức ấy.
– Được xem như một cam kết với xã hội.
Quan tâm đến hậu quả của những quyết
định của tổ chức tới xã hội.

– Liên quan đến các nguyên tắc và quy định
chỉ đạo những quyết định của cá nhân và
tổ chức .

– Thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất
phát từ bên ngoài.

– Thể hiện những mong muốn, kỳ vọng xuất
phát từ bên trong.

Mối quan hệ:
DDKD và TNXH có quan hệ chặt chẽ với nhau. Là nhân tố không thể tách rời của hệ thống
kinh tế – xã hội. Doanh nghiệp luôn phải tìm cách hài hòa lợi ích của các bên liên đới và đòi
hỏi, mong muốn của xã hội. Khi vận dụng đạo đức vào kinh doanh, cần có những quy tắc
riêng, phương pháp riêng là DDKD, và các trách nhiệm ở phạm vi và mức độ rộng lớn hơn
TNXH
Trên thực tế:
– DDKD thẩm thấu vào tất cả các tầng bậc của TNXH của doanh nghiệp, nó trở thành sức
mạnh, nhân tố chi phối TNXH của doanh nghiệp. Thể hiện qua ý thức đạo đức, sự thôi
thúc nội tâm vươn lên cái thiện quy định các hành vi.
15

– TNXH của doanh nghiệp, ở một chừng mực nhất định, là cái cần phải hướng tới khi tìm
kiếm những chuẩn mực chung trong kinh doanh, là sự hiện thực hóa những yêu cầu luật
pháp và đạo đức. Nó đáp ứng tính toàn cầu hóa của thế giới hiện đại và muốn đi đến những
thỏa ước chung mang tính toàn cầu, ở đó hiện thực hóa những phẩm chất của DDKD.
Xét về vai trò, chức năng:
Cả DDKD và TNXH của doanh nghiệp đều nhằm điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp theo
hướng ngăn ngừa hành vi gây hậu quả với xã hội của cá nhân hay tổ chức trong kinh doanh,
thông qua các quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ.
– DDKD là sức mạnh trong TNXH vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của các tổ chức
phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định.
– TNXH góp phần vào sự tận tụy của nhân viên và sự trung thành của khách hàng – những
mối quan tâm chủ yếu của bất cứ một doanh nghiệp nào để có thể tăng lợi nhuận. Chỉ khi
các công ty có những mối quan tâm về đạo đức trong cơ sở và các chiến lược kinh doanh
của mình thì TNXH mới có thể có mặt trong quá trình đưa ra quyết định hàng ngày được.
– Các vụ tranh cãi về các vấn đề đạo đức hoặc trách nhiệm đạo đức thường được dàn xếp
thông qua những hành động pháp lý dân sự.

– Khó khăn trong các quyết định quản lý không chỉ ở việc xác định các giá trị, lợi ích cần
được tôn trọng, mà còn phải cân đối, hài hòa và chấp nhận hy sinh một phần lợi ích riêng
hoặc lợi nhuận.
Câu 16. Những biểu hiện đạo đức trong đánh giá người lao động (NLĐ)
– Người quản lý (NQL) không được đánh giá NLĐ trên cơ sở định kiến. Có nghĩa là đánh giá
NLĐ trên cơ sở họ thuộc nhóm ng nào đó hơn là đặc điểm của cá nhân đó. Các nhân tố
như quyền lực, ganh ghét, thất vọng, tội lỗi và sợ hãi là những điều kiện duy trì và phát
triển sự định kiến.
– Để đánh giá, giám sát NLĐ, NQL phải sd các phương tiện kỹ thuật ktra như: quan sát các
cuộc điện thoại, máy ghi âm, các thông tin sd máy tính cá nhân ở công sở, thư điện tử và
tin nhắn trên điện thoại… Nhằm đánh giá đúng, khách quan, công bằng về hiệu suất, và
năng lực làm việc của NLĐ, nhằm đảm bảo bí mật thông tin của cy, phòng ngừa hay sửa
chữa những hành động do NLĐ đi ngược lại với lợi ích của cty.
– Tuy nhiên những thông tin lấy được từ giám sát phải là những thông tin phục vụ cv của cty,
và k nhằm vào thông tin riêng tư hoặc thông tin nhằm mục đích thanh trường, trù dập…
– Sự giám sát phải được thực hiện cẩn trọng và tế nhị để tránh gây áp lực tâm lý bất lợi, căng
thẳng, thiếu tự tin và k tin tưởng ở NLĐ.
Câu 17. Những biểu hiện đạo đức trong marketing? Vai trò của đạo đức kinh doanh
trong quản trị doanh nghiệp?
Đạo đức trong MKT:
16

*Triết lý của Marketing

Thỏa mãn tối đa nhu cầu của KH,
Tối đa hóa lợi nhuận của DN
Tối đa hóa lợi ích cho toàn XH
*Nguyên tắc chỉ đạo của Marketing:
-Tất cả các hoạt động của Marketing đều phải hướng vào người tiêu dùng.
-Vì họ là người phán xét cuối cùng về việc công ty sẽ thất bại hay thành công.
+Bắt đầu vào những năm 60 của thế XX đã xuất hiện phong trào bảo hộ người tiêu
dùng,xuất phát từ Mỹ.
+Trong những năm qua,VINASTAS đã tham gia tích cực vào đấu tranh chống hàng
giả,chống hiện tượng mất an toàn về vệ sinh thực phẩm.
+Cung cấp những thông tin phổ biến hướng dẫn người tiêu dùng
+Hợp tác với cơ quan nhà nước,các đoàn thể và các tổ chức xã hội để đẩy mạnh các hoạt
động bảo vệ người tiêu dùng.
Vai trò của DDKD trong quản trị doanh nghiệp:
Lợi nhuận là 1 trong những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại của 1 doanh nghiệp và là cơ sở
đánh giá khả năng duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu người
quản lý DN hiểu sai bản chất của lợi nhuận và coi đấy là mục tiêu chính và duy nhất của
hoạnh động kinh doanh thì sự tồn tại của DN có thể bị đe dọa.
Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh với tổ chức là vấn đề gây tranh cãi với nhiều quan
điểm khác nhau:
+Có quan điểm coi đây là một hoạt động xa xỉ chỉ mang lại lợi ích cho xh chứ k phải
doanh nghiệp.
+Song nghiên cứu chỉ ra rằng đạo đức kinh doanh trong quản trị doanh nghiệp có 6 vai
trò:
1. Điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh.
2. Đầu tư cơ sở hạ tầng, chất lượng của DN.
3. Góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên.
4. Làm hài lòng khách hàng .
5. Tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
6. Góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế quốc gia.

Câu 18. Những vấn đề về bảo vệ người tiêu dùng và quyền của người tiêu dùng
Bảo vệ NTD:
Thực tế vẫn tồn tại sự bất bình đẳng giữa NSX và NTD.
– NSX có kiến thức, kinh nghiệm, hiểu biết về Sp để quyết định có đưa Sp ra bán hay k.
– NTD luôn ở thế bị động và chỉ có quyền phủ quyết với vốn kiến thức hạn hẹp về Sp
Hậu quả: NTD chịu thiệt thòi lớn: VS thực phẩm k đảm bảo, tân dược giả, đồ gia dụng k
đảm bảo chất lượng…
17

Quyền của NTD:

Q. được thỏa mãn nhu cầu cơ bản
Q. được an toàn
Q. được thông tin
Q. được lựa chọn
Q. được lắng nghe – được đại diện
Q. được bồi thường
Q. được giáo dục về tiêu dùng
Q. được có một môi trường lành mạnh và bền vững

Câu 19. Các hoạt động quảng cáo phi đạo đức.
– Bán hàng lừa gạt: sản phẩm được ghi “giảm giá”, “thấp hơn mức bán lẻ dự kiến” trong khi
chưa bao giờ bán được mức giá đó. Hoặc là ghi nhãn “sản phẩm giới thiệu” cho sản phẩm
bán đại trà. Hoặc là giả vờ bán thanh lý. Tất cả những điều đó làm cho người tiêu dùng tin
rằng giá được giảm phần lớn và đi đến quyết định mua.
– Bao gói và dán nhãn lừa gạt: Ghi loại “mới”, “đã cải tiến”, “tiết kiệm” nhưng thực tế sản
phẩm không hề có những tính chất này, hoặc phần miêu tả có cường điệu về công dụng của

sản phẩm, hoặc hình dáng bao bì, hình ảnh quá hấp dẫn… gây hiểu lầm đáng kể cho người
tiêu dùng.
– Nhử và chuyển kênh: Đây là biện pháp marketing dẫn dụ khách hàng bằng một “mồi câu”
để phải chuyển kênh sang mua sản phẩm khác với giá cao hơn.
– Lôi kéo: Là biện pháp marketing dụ dỗ người tiêu dùng mua những thứ mà lúc đầu họ
không muốn mua và không cần đến bằng cách sử dụng các biện pháp bán hàng gây sức ép
lớn, lôi kéo tinh vi, bất ngờ hoặc kiên trì.Chẳng hạn như các nhân viên bán hàng được
huấn luyện riêng và những cách nói chuyện với bài bản được soạn sẵn một cách kỹ lưỡng,
những lập luận thuộc lòng để dụ dỗ người mua hàng.
– Bán hàng dưới chiêu bài nghiên cứu thị trường: Sử dụng các cuộc nghiên cứu thị trường
nhằm tạo ra một đợt bán điểm hay để thành lập một danh mục khách hàng tiềm năng. Hoặc
sử dụng các số liệu nghiên cứu thị trường để xây dựng một cơ sở dữ liệu thương mại phục
vụ mục tiêu thiết kế sản phẩm. Hoạt động này đòi hỏi ngầm thu thập và sử dụng thông tin
cá nhân về khách hàng, do đó đã vi phạm quyền riêng tư của người tiêu dùng. Hoạt động
nghiên cứu thị trường còn có thể bị lợi dụng để thu thập thông tin bí mật hay bí mật
thương mại.
Câu 20. Các khái niệm về Thái độ đạo đức kinh doanh và Hành vi đạo đức kinh doanh?
Đạo đức trong các hoạt động mua sắm công?
*Khái niệm về thái độ đạo đức kinh doanh và Hành vi đạo đức kinh doanh:
18

-Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc,chuẩn mực có tác dụng điều
chỉnh,đánh giá,hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể KD
-Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động
kinh doanh.
-Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động
kinh doanh.
-Đạo đức kinh doanh là một dạng đạo dức nghề nghiệp.
-Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh-do kinh doanh là một

hoạt động gắn liền với các lợi ích kinh tế,do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng sử về
đạo đức không hoàn toàn giống các hoạt động khác:Tính thực dụng,sự coi trọng hiệu
quả kinh tế là những đức tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh
vực khác như giáo dục,y tế…hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng,cha
mẹ con cái thì đó là những thói xấu bị xã hội phê phán.
Song cần lưu ý rằng đạo đức kinh doanh vẫn luôn chịu sự chi phối bởi 1 hệ giá trị và
chuẩn mực đạo đức xã hội chung.
Đạo đức trong các hđ mua sắm công:
1.Qúa trình ra quyết định của công ty và chính phủ trong mối quan hệ mua sắm
công(bao gồm cả quá trình mua sắm chính phủ) thông qua đấu thầu hoặc bất kỳ thủ
tục khác của mua sắm chính phủ,phải đảm bảo cả chuyên môn và đạo đức.Không nên
có những cố gắng gây ảnh hưởng không phù hợp.
2.Công ty phải cung cấp thong tin chính xác và cân bằng cho các cơ quan mua sắm
chính phủ
3.Công ty và quan chức chính phủ phải đảm bảo rằng các mối quan hệ của họ và phí
thu xếp dịch vụ tuân thủ các quy tắc đạo đức và thủ tục của chính phủ.
Câu 21. Những nguyên tắc chung về đạo đức kinh doanh dược phẩm

Mang lại lợi ích cho Bn
Giữ mqh đạo đức với các chuyên gia y tế, các quan chức chính phủ
Tương tác với tất cả các bên liên quan
Đem lợi ích cho Bn và tăng cường hành nghề y dược chuyên nghiệp
Cung cấp thông tin khách quan, chính xác, cân = về thuốc cho chuyên gia y tế
Giới thiệu, bán và phân phối thuốc 1 cách có đạo đức
Giáo dục và đào tạo về sd an toàn, hợp lý, hiệu quả với tất cả loại thuốc
Tuân thủ các tiêu chuẩn GP’s
Đảm bảo chất lượng, và sự an toàn của thuốc
Thuốc phải phù hợp các tiêu chuẩn cao về an toàn, chất lượng, hiệu quả
Đảm bảo tính minh bạch, trách nhiệm, cập nhật báo cáo các tdkmm hoặc pư có hại của

thuốc.
– Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức của ngành CN địa phương, quốc gia và khu vực
19

– Tôn trọng sự độc lập của các tổ chức Bn
– Tôn trọng sự riêng tư của Bn
– Thực hiện theo quy định và những nguyên tắc đạo đức, tất cả các luật và các quy định hiện
hành.
Câu 22. Đạo đức trong hoạt động tương tác giữa công ty với các chuyên gia y tế
1.Công ty cam kết tương tác giữa công ty và cán bộ y tế là để cung cấp thông tin về KH,lâm
sàn,sản phẩm và chính sách nhằm mục đích hướng tới cải thiện việc chăm sóc bệnh nhân.
2.Công ty cam kết đảm bảo rằng các hoạt động tương tác giữa công ty với với cán bộ y tế chủ
yếu để:
– Cung cấp thông tin cho cán bộ y tế về những lợi ích và rủi ro của thuốc để giúp họ sử dung
thuốc hợp lý,an toàn cho bn
– Hỗ trợ cán bộ y tế về nghiên cứu KH, đào tạo và giáo dục
– Thu thập thông tin phản hồi và tư vấn từ CBYT về Sp của công ty
3.Công ty cam kết và đảm bảo rằng:Tất cả các tương tác của công ty với các cán bộ y tế sẽ
được tiến hành một cách chuyên nghiệp và có đạo đức.
Câu 23. Nội dung chính của thỏa thuận tham gia nghiên cứu

Giới thiệu khái quát về NC
Mục đích NC
Thời gian tham gia của đối tượng NC
Mô tả quy trình NC: Nội dung của quy trình có liên quan đến đối tượng NC
Dự đoán các nguy cơ và tình trạng k thoải mái có thể xảy ra cho đối tượng NC
Những lợi ích có được từ NC cho đối tượng hoặc cho cộng đồng, lợi ích trực tiếp, gián tiếp.
Các tình huống có thể lựa chọn tham gia (nếu có)

Những cam kết của nhà NC đối với đối tượng NC về việc đảm bảo giữ bí mật riêng tư và
các thông tin liên quan đến đối tượng,về việc đền bù cho tổn thương(nếu có) trong khi tgia
NC
– Ngôn ngữ trong bản thỏa thuận phải là ngôn ngữ phổ thông dễ hiểu
– Hình thức thỏa thuận tham gia NC là ký vào một bản thỏa thuận tham gia nghiên cứu sau
khi đã độc kỹ các nội dung,trong đó ghi đầy đủ các thông tin đã nêu ở trên
Câu 24. Nguyên tắc của sự thỏa thuận tham gia NC y sinh học. Nêu nguyên tắc chung khi
NC có sự tham gia của nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
Nguyên tắc của sự thỏa thuận tham gia NC:
– Tham gia tự nguyện
– Được quyền dừng k tiếp tục tham gia
– Liên hệ thường xuyên giữa nhà NC với đối tượng NC
20

Nguyên tắc với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương
Có sự cân nhắc kỹ lưỡng và xét duyệt đặc biệt của Hội đồng Đạo đức khi nghiên
cứu có sự tham gia của những người dễ bị tổn thương.
Nghiên cứu chỉ tiến hành trên nhóm đối tượng dễ bị tổn thương khi nghiên cứu
đó thực sự rất cần thiết phục vụ cho sự hiểu biết về khoa học, về chăm sóc y tế
cho cộng đồng, về chuẩn đoán, điều trị và phòng bệnh cho chính bản thân nhóm
đối tượng này mà không thể thay thế bằng nhóm đối tượng khác.
Phải có bản thỏa thuận tham gia NC của người đại diện hợp pháp được pháp luật thừa nhận
đối với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương..
Cần có giải pháp để đảm bảo lợi ích và sự an toàn cho nhóm đối tượng dễ bị tổn
thương tham gia NC

Cân nhắc kỹ lưỡng giữa nguy cơ và lợi ích và phải đảm bảo lợi ích là vượt trội ,
các nguy cơ có thể kiểm soát và khống chế được. Đặc biệt là xem xét đến các nguy cơ và
lợi ích gián tiếp, không lượng hóa được.

Câu 25. Khái niệm về lợi ích và nguy cơ; Các loại lợi ích và nguy cơ trong nghiên cứu y
sinh học
. Lợi ích

Lơi ích trong đạo đức nghiên cứu đươc coi la một giá trị tch cực, giá trị đo đươc
đem lại cho đối tương nghiên cứu hoặc cho xã hội, đạt đến một hiệu quả nhất định.
Lơi ích cho đối tương nghiên cứu hoặc cho xã hội co thể la nhưng lơi ích trực
tiếp va cụ thể, nhưng cũng co thể la các lơi ích gián tiếp va không rõ rang.
. Nguy cơ
Nguy cơ hay còn gọi la rủi ro trong các nghiên cứu đươc coi la một thiệt hại nao
đo cho đối tương nghiên cứu.
Nguy cơ co thể lương giá đươc nhưng đôi khi cũng không lương giá đươc.
Thông thường các nghiên cứu đều co thể co các nguy cơ, nhưng Hội đồng đạo đức
trong nghiên cứu y sinh học cần xem xet nguy cơ ở mức độ như thế nao đối với đối
tương nghiên cứu
Nguy cơ hay rủi ro co thể gây thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp cho đối tương
nghiên cứu hoặc cho cộng đồng
. Các loại lợi ích và nguy cơ

21

Các loại lơi ích va nguy cơ trong các nghiên cứu đươc để cập ở đây bao gồm các
lơi ích hoặc nguy cơ (rủi ro) về mặt thể chất hoặc tinh thần, tâm lý, xã hội, kinh tế hoặc
pháp luật.
Nhưng nguy cơ hoặc lơi ích của nghiên cứu co thể xảy ra với từng cá nhân, với

gia đình, nhom người, cũng co thể xảy ra với một tô chức, một cộng đồng hay một
quốc gia.
Như vậy ở mọi nghiên cứu y sinh học liên quan đến con người bao giờ cũng tồn
tại hai vấn đề: lơi ích của nghiên cứu va các nguy cơ (rủi ro hay thiệt hại) của nghiên
cứu. Hai vấn đề nay mâu thuẫn với nhau va nếu nguy cơ nhiều hơn lơi ích thì mức độ
tác hại cho đối tương nghiên cứu sẽ nhiều hơn.
Nguyên tắc đạo đức nghiên cứu đòi hỏi nha nghiên cứu phải tối đa hoa các lơi
ích va giảm thiểu tới mức thấp nhất các tác hại của nghiên cứu.
Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu sẽ la người xem xet va đánh giá vấn đề nay.
Một nghiên cứu chỉ co thể đươc chấp thuận cho phep nghiên cứu khi đã cân nhắc kỹ
các lơi ích va nguy cơ, đảm bảo mức độ thiệt hại cho đối tương la không co hoặc thấp
nhất, đồng thời đảm bảo nghiên cứu đưa lại lơi ích tối đa cho đối tương nghiên cứu,
đây cũng chính la đảm bảo sự an toan cho đối tương tham gia nghiên cứu.
Câu 26. Nguyên tắc chung của đánh giá lợi ích và nguy cơ
– Tôn trọng con người:
Nguyên tắc này đảm bảo tôn trọng quyền con người.Dựa váo nguyên tắc này thì một
nghiên cứu dù đã đưa được lợi ích tối đa cho con người ,cho đối tượng nghiên cứu và giảm
thiểu tới mức tối thiểu các nguy cơ nhưng k đề cập đến sự tự nguyện của đói tượng nghiên
cứu,nghiên cứu đó sẽ vi phạm nguyên tắc “tôn trọng con người”
– Làm việc thiện và không gây tổn hại:
Là tối đa hóa các lợi ích và giảm thiểu tới mức tối thiểu,các nguy cơ hoặc k gây hại cho
cho đối tượng nghiên cứu.Nếu một nghiên cứu đồng thời với việc đưa lại lợi ích rất lớn
cho đối tượng hoặc cho cộng đồng nhưng cũng có thể có nguy cơ đối với sức khỏe của đối
tượng hoặc của cộng đồng thì NC đó cũng k được tiến hành.
– Nguyên tắc phân phối công bằng lợi ích và nguy cơ cho đối tượng NC:
+Khi đánh giá lợi ích và nguy cơ,người đánh giá cần xem xét kỹ các lợi ích và nguy cơ của
nghiên cứu có được phân phối công bằng cho đối tượng nghiên cứu không
+Nguyên tắc này đặc biệt quan trong trong các thiết kế nghiên cứu thử nghiệm lâm sàn
thuốc có sử dụng nhóm chứng,có sử dụng các phương pháp dùng giả dược và những
nghiên cứu trên nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

22

Câu 27. Những biểu hiện của bí mật riêng tư trong đạo đức NC y sinh học
-Riêng tư trong đạo đức nghiên cứu là những thông tin, những vấn đề của mỗi cá
nhân đối tượng tham gia nghiên cứu.
-Có thể là lịch sử của bản thân, của gia đình và của những người thân trong gia
đình, họ hàng do đối tượng cung cấp.
-Có thể là tình hình sức khỏe bệnh tật, những đặc điểm sinh học của cá nhân đối
tượng nghiên cứu.
-Cũng có thể là những tâm tư, tình cảm trong mối quan hệ của cá nhân đối tượng
-Có thể là quan hệ vợ chồng, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội…
– Bí mật trong đạo đức nghiên cứu là giữ kín không để lộ các thông tin cá nhân,
những vấn đề riêng tư của cá nhân ra ngoài.
Nhà nghiên cứu cần phải có những biện pháp để giữ bí mật riêng tư như mã hóa
các thông tin cá nhân,
-Quy định cụ thể những người có trách nhiệm được tiếp cận với các thông tin của
nghiên cứu và được chia sẻ các thông tin của nghiên cứu.
Việc công bố các kểt quả nếu có liên quan đến các thông tin cá nhân phải được
phép của cá nhân đối tượng tham gia nghiên cứu.
– Đối với loại hình nghiên cứu điều tra, việc sử dụng các phiếu điều tra vô danh
cũng là một loại hình đảm bảo giữ bí mật các thông tin cá nhân, tuy nhiên loại hình
nghiên cứu này không phải cuộc điều tra nào cũng có thể sử dụng được, nó tùy thuộc
vào từng nghiên cứu có thể sử dụng cho phù hợp. Trong trường hợp sử dụng phiếu điều
tra vô danh, tên và thông tin cá nhân không được ghi lại, không thể tìm lại được người
đã cung cấp thông tin.
-Đảm bảo quyền riêng tư, giữ bí mật riêng tư của đối tượng tham gia nghiên cứu
chính là đảm bảo thực hiện nguyên tắc đạo đức “ Tôn trọng con người”.
Câu 28. Khái niệm chung về nhóm đối tượng dễ bị tổn thương

*Những ng dễ bị tổn thương trong NC là những ng k có khả năng bảo vệ quyền lợi của
chính họ:
Trẻ em
Người bị bệnh nặng, bệnh nhân tâm thần
Người nghèo, dân tộc ít người
Nhóm đang chịu hình phạt PL: tù nhân, người tiêm chích, nghiện ma túy, mại dâm
Nhóm đối tượng kém năng lực nhận thức: mù chữ
Nhóm đối tượng dễ bị xa lánh: người nhiễm HIV/AIDS, ng quan hệ tình dục bừa bãi
Phụ nữ, Pn có thai

23

*Theo Keneth Kipnes người dễ bị tôn thương trong nghiên cứu co thể do các yếu tố sau:
–Năng lực nhân thức bị hạn chế ảnh hưởng đến việc cân nhắc, lựa chọn co thể họ không
đủ thông tin, không đủ hiểu biết, mù chư hoặc thiểu năng trí tuệ
-Nhưng yếu tố về pháp luật, nhưng người vi phạm pháp luật đang bị ngồi tù, nghiện
hut, mại dâm, ma tuy
– Nhưng vấn đề thuộc về đạo đức: người đồng tnh luyến ái, quan hệ tình dục bừa
bãi, người bị bệnh lây truyền qua đường tình dục …
– Yếu tố bệnh tật: nhưng bệnh trầm trọng như hôn mê, liệt, bệnh tâm thần, bệnh
hiểm nghèo, bệnh di truyền.
-Yếu tố về nguồn lực: nhưng người nghèo, người bị phụ thuộc về kinh tế.

Câu 29. Nguyên tắc và thẩm quyền phê duyệt thử thuốc trên lâm sàng

Nguyên tắc:
Việc thử thuốc trên lâm sàng phải theo đúng quy định của Thông tư này, các quy định của
pháp luật về khoa học công nghệ, thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng và các điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Người tham gia thử thuốc trên lâm sàng phải được tuyển chọn theo đúng các
nguyên tắc về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.
Thẩm quyền:
Bộ trưởng Bộ y tế phê duyệt nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng.
Căn cứ đề cương nghiên cứu đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt, kết quả nghiên cứu,
biên bản nghiệm thu kết quả nghiên cứu của ban đánh giá đạo đức, Cục trưởng Cục Khoa
học công nghệ và Đào tạo- Bộ Y tế phê duyệt kết qua thử thuốc trên lâm sàng.

Câu 30. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y
sinh học
Chức năng:
Ban đánh giá đạo đức là tổ chức tư vấn cho Bộ trưởng Bộ y tế đánh giá vấn đề đạo đức
trong các nghiên cứu y sinh học về :
– Khía cạnh đạo đức.
– Khía cạnh khoa học chuyên ngành.
Nhiệm vụ:
Đánh giá vấn đề đạo đức nghiên cứu đối với các hồ sơ nghiên cứu y sinh học( đề
cương, báo cáo, tài liệu liên quan) đảm bảo tính pháp lý, khách quan, trung thực.
– Theo dõi, kiểm tra, giám sát các nghiên cứu trong việc tuân thủ theo tiêu chuẩn
24

thực hành lâm sang tốt và các quy định về đạo đức nghiên cứu.
– Đánh giá các kết quả nghiên cứu theo đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt
trên cơ sở các hướng dẫn và quy định hiện hành
– Tập huấn, hướng dẫn và phát triển đội ngũ nghiên cứu viên cho ngành y tế về đạo

đức trong nghiên cứu và các tiêu chuẩn về GCP.
Quyền hạn:
Chấp thuận hoặc không chấp thuận hồ sơ nghiên cứu y sinh học làm cơ sở cho cơ
quan quản lý ra quyết định cho phép triển khai nghiên cứu.
– Chấp thuận hoặc không chấp thuận hồ sơ nghiên cứu y sinh học làm cơ sở cho cơ
quan quản lý ra quyết định cho phép triển khai nghiên cứu.
– Đề xuất việc dừng nghiên cứu khi có các dấu hiệu không tuân thủ về GCP hoặc
phát hiện thấy nguy cơ không đảm bảo an toàn cho đối tượng nghiên cứu có thể
xảy ra trong quá trình nghiên cứu.
– Yêu cầu nghiên cứu viên chính, tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng báo cáo các
số liệu, dữ liệu, các kết quả nghiên cứu và hồ sơ có liên quan đến nghiên cứu.
– Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ theo tiêu chuẩn thực hành lâm sàng tốt tại thực
địa nghiên cứu và các số liệu, dữ liệu, kết quả nghiên cứu, hồ sơ có liên quan đến
nghiên cứu.

25

lịch sử dân tộc, theo khunh hướng tân tiến, thì cái thông thường của thời đại này hoàn toàn có thể trở thànhcái ác của thời đại sau ( còn cái thiện hoàn toàn có thể trở thành thông thường ) + Con người phấn đấu để gạt bỏ nỗi khổ đau cũng xem đó là sự chiến đấu chống cáiác. Cái thiên, cái ác là sự thống nhất giữa mục tiêu và tác dụng, giữa động cơ và phươngtiện. Giữa mục tiêu và hiệu quả không khi nào đồng nhấtVì vậy trong nhìn nhận, cần coi trọng động cơ. Một hành vi có mục tiêu tốt nhưng cókết quả không tốt, tất cả chúng ta không coi là ác, nhưng nếu xuất phát từ mục tiêu xấu xa, thìdù hiệu quả có tốt cũng vẫn coi là ác, chính bới cái tốt đó không phụ thuộc vào vào chủ thể hànhđộng mà do những ngẫu nhiên bên ngoài khác chi phối. Giữa động cơ và phương tiện đi lại cũng vậy. Nếu phương tiện đi lại đã bao hàm động cơ thì mụcđích thiện không hề dùng những phương tiện đi lại gian ác. Tuy nhiên điều đó không hoàn toànloại bỏ việc triển khai những tiềm năng thiện, những yên cầu phải vượt qua khó khăn vất vả vấtvả kể cả nỗi đau để đến với cái thiện. Câu 2. Hãy nêu khái niệm về lương tâm ; Các ý niệm trước Mác ; Quan niệmcủa đạo đức học Mác-Lênin về lương tâm ; Các trạng thái của lương tâm ? TL : Lương tâm : Là mặt tự do bên trong của nghĩa vụ và trách nhiệm, là ý thức tự giác hành vi của cánhân theo mệnh lệnh từ bên trong, theo một niềm tin, theo một khuynh hướng mà cá nhânđã lựa chọn. Lương tâm là đặc trưng của đời sống đạo đức, nhờ có lương tâm mà conngười tự kiểm soát và điều chỉnh hành vi của mình. * Quan niệm trước Mác : Trước Mác người ta ý niệm lương tâm “ là sự mách bảocủa thượng đế ” ( Platon ) “ là sự xấu hổ của con người trước hết là với bản thânmình ” ( Démocrit ). * Quan niệm của đạo đức Mác-Lenin cho rằng : Lương tâm là cảm xúc hay là ý thứctrách nhiệm đạo đức của con người so với hành vi của mình, là sự tự nhìn nhận và phánsử những hành vi của mình trong mối quan hệ giữa con người, giữa con người với xãhội. Nguồn gốc của lương tâm là sự nhận thức về nghĩa vụ và trách nhiệm đạo đức của mình. Nó xuất phát từ hoạt động giải trí xã hội theo những bước : – Ý thức về cái cần phải làm vì sợ bị trừng phạt. – Ý thức về cái cần phải làm vì xấu hổ trước người khác. – Ý thức về cái cần phải làm vì sợ xấu hổ trước bản thân. Cảm giác tự xấu hổ là bướcđầu của lương tâm. “ Xấu hổ trước mọi người là tình cảm tốt, nhưng xấu hổ trước bảnthân mình lại còn tốt hơn nhiều ” ( Tonstoi ) Lương tâm biểu hiện trạng thái : – Trạng thái phủ định : Là sự cắt rứt của lương tâm, giúp con người tự phán xét hành visai trái của mình, giúp con người thức tỉnh, hối cải và tìm cách khắc phục lỗi lầm. – Trạng thái khẳng định chắc chắn : Là trạng thái làm cho lương tâm thanh thản, nâng cao tính tíchcực của con người, tin cậy vào hành vi của mình. Trạng thái lương tâm luôn giữvai trò xu thế giúp con người uốn nắn những sai lầm và là động lực thôi thúc hànhđộng đúng đắn. Câu 3. Hãy nêu khái niệm về niềm hạnh phúc ; Các ý niệm về niềm hạnh phúc ? TL : Hạnh phúc : Hạnh phúc là mục tiêu, là lý tưởng tối cao cho mọi đời sống có ý nghĩa. Hạnhphúc là mối chăm sóc lớn của mọi thời đại, bởi lẽ ý niệm của con người về hạnhphúc quyết định hành động thái độ sống, quyết định hành động hàng loạt hoạt động giải trí của con người. Các ý niệm về niềm hạnh phúc : * Quan niệm trước Mác về niềm hạnh phúc thường nhấn mạnh vấn đề đến những yếu tố ý thức, cácquan điểm tư sản có khuynh hướng cho nội dung niềm hạnh phúc là sự thỏa mãn nhu cầu những nhucầu vật chất cá thể. Aristốt nhấn mạnh vấn đề niềm hạnh phúc là đời sống trí tuệ. Démocrit : Trí tuệ tương khắc và chế ngự đau khổPhơbach : Trí tuệ là niềm hạnh phúc. Héghen : Hạnh phúc chỉ có ở những người giàu, người nghèo và lao động không cóhạnh phúc. * Quan niệm đạo đức Mác-Lenin cho rằng : Hạnh phúc là đích thực là sự thỏa mãn nhu cầu caonhất những nhu yếu đạo đức xã hội. Là yếu tố tâm ý xúc cảm một cách tự giác những nhucầu đạo đức cao quý ( tình yêu, tình bạn, mái ấm gia đình, khát vọng xinh xắn giải phóng conngười … ) Đặt niềm hạnh phúc trong mối quan hệ lịch sử vẻ vang đơn cử vữa xuất hiện chủ quan, vừa có mặtkhách quan, Mặt khách quan của niềm hạnh phúc là nhu yếu tăng trưởng xã hội, mặt chủ quanlà những nỗ lực cố gắng nỗ lực và điều kiện kèm theo tăng trưởng của cá thể. Sự thống nhất chủ quan và khách quan trong trong thực tiễn tạo nên niềm hạnh phúc cho conngười. Con người càng có những nỗ lực vượt bậc, nỗ lực cao để triển khai những nhu cầuxã hội thì họ càng có điều kiện kèm theo tạo nên niềm hạnh phúc cho mình. Hạnh phúc cá thể độc lập với chữ nghĩa cá thể. Chủ nghĩa cá thể không giúp conngười vươn tới niềm hạnh phúc đích thực mà ngược lại, luôn rình rập đe dọa con người tới bất hạnhđau khổ. Hạnh phúc của mình hoàn toàn có thể là xấu số cho người khác. Câu 4. Hãy nêu khái niệm về lẽ sống ; Các ý niệm về lẽ sống ? TL : Lẽ sống ( ý nghĩa đời sống ) : Lẽ sống đem lại cơ sở triết lý cho yếu tố niềm hạnh phúc nóchỉ cho ta thấy thế nào là niềm hạnh phúc chân chính, niềm hạnh phúc lý tưởng. Các ý niệm về lẽ sống : * Quan niệm trước Mác về lẽ sống : – Trước Mác có nhiều phe phái về lẽ sống. – Trường phái niềm hạnh phúc luận cho rằng : lẽ sống của con người là tìm cho mìnhhạnh phúc trong sự phong phú, quyền thế, danh vọng, sức khỏe thể chất và sự thanh thản. – Trường phái nghĩa vụ và trách nhiệm luận cho rằng lẽ sống của con người là tìm niềm vui trongviệc triển khai nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trước xã hội. * Quan niệm đao đức của Mác Lenin cho rằng : – Lẽ sống là sự thống nhất giữa nghĩa vụ và trách nhiệm và niềm hạnh phúc. Trong quy trình hoạtđộng, con người thực thi nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trước xã hội, sự triển khai nghĩa vụ và trách nhiệm đó làmcho con người tăng trưởng, triển khai xong. – trái lại, xã hội càng tốt đẹp càng tạo cho con người những điều kiện kèm theo vật chấtphong phú … như vậy lẽ sống là sự nỗ lực, chủ quan tự hoàn thành xong đạo đức của mình, làsự góp sức của mình cho xã hội, đem lại niềm hạnh phúc cho xã hội và cho chính mình. – Lẽ sống vì thế đem lại cơ sở triết học cho niềm hạnh phúc, người có niềm hạnh phúc nhất làngười đem lại niềm hạnh phúc cho người khác, cho xã hội trong đó có mình. – Lẽ sống chính là ý nghĩa đời sống mang ý nghĩa xã hội, mang ý nghĩa đấu tranh. “ Hạnh phúc phúc là đấu tranh ” ( Mác ) – Người có lẽ rằng sống chưa đủ mà phải có lẽ rằng sống đúng đắn mới thôi thúc hoạt động giải trí tíchcực. Người có góp sức cho xã hội càng lớn thì ý nghĩa cuộc càng cao đẹp. – Lẽ sống là nền tảng lý tưởng, sống có lý tưởng sống mới có động lực vượt qua khókhăn nguy khốn, vươn lên đỉnh điểm của đức tài. Câu 5. Hãy nêu rõ những điều tương quan trực tiếp đến trình độ trong 12 điều yđức ? 1,2 – 7,8,9,10,11. TL : 1. Phải có lương tâm và nghĩa vụ và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng caophẩm chất của người thầy thuốc, không ngừng học tập và liên tục điều tra và nghiên cứu khoa họcđể nâng cao trình độ trình độ sẵn sàng chuẩn bị vượt qua mọi khó khăn vất vả khó khăn vì sựnghiệp chăm nom và bảo vệ sức khỏe thể chất nhân dân2. Tôn trọng pháp lý và thực thi trang nghiêm những quy định trình độ. Khôngđược sử dụng bệnh nhân làm thực nghiệm cho những chiêu thức chuẩn đoán, điềutrị, nghiên cứu và điều tra khoa học khi chưa được phép của bộ y tế và sự đồng ý của bệnhnhân. 7. Không được rời bỏ vị trí khi làm trách nhiệm, theo dõi, sử lý kịp thời những diễn biếncủa bệnh nhân. 8. Khi bệnh nhân ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ phải liên tục điều trị, tựchăm sóc và giư gìn sức khỏe thể chất. 9. Khi bệnh nhân tử trận, phải thông cảm thâm thúy chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡgia đình họ làm những thủ tục thiết yếu. 10. Thật thà đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng những bậc thầy, sẵn sàngtruyền thụ kiến thức và kỹ năng, học hỏi kinh nghiệm tay nghề lẫn nhau. 11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận nghĩa vụ và trách nhiệm về mình, không đổ lỗicho đồng nghiệp và tuyến trước. Câu 6. Hãy nêu rõ những điều biểu lộ thái độ có đạo đức so với bệnh nhântrong 10 điều đạo đức hành nghề dược ? ( 1,2,3 – 8,10 ) Và nêu rõ những điều liênquan trực tiếp đến trình độ trong 12 điều y đức ? 1,2 – 7,8,9,10,11.  Những điều bộc lộ thái độ có đạo đức so với bệnh nhân trong 10 điều đạođức hành nghề dược1. Phải đặt quyền lợi của người bệnh và sức khoẻ nhân dân lên trên hết. 2. Phải hướng dẫn sử dụng thuốc hài hòa và hợp lý, bảo đảm an toàn và tiết kiệm chi phí cho người bệnh vànhân dân. Tích cực, dữ thế chủ động tuyên truyền kỹ năng và kiến thức về chăm nom và bảo vệ sứckhoẻ nhân dân. 3. Phải tôn trọng và bảo vệ quyền của người bệnh, những bí hiểm tương quan đếnbệnh tật của người bệnh. 8. Phải thận trọng, tỷ mỉ, đúng chuẩn trong khi hành nghề. Không được vì mụcđích doanh thu mà làm thiệt hại sức khoẻ và quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh, ảnhhưởng xấu đến danh dự và phẩm chất nghề nghiệp. 10. Phải nâng cao ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm trong hành nghề, gương mẫu thực hiệnnếp sống văn minh ; tích cực tham gia đấu tranh phòng chống những tệ nạn xã hội.  Những điều tương quan trực tiếp đến trình độ trong 12 điều y đức1. Phải có lương tâm và nghĩa vụ và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyệnnâng cao phẩm chất đạo đức của thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu và điều tra khoa học để nâng cao trình độchuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khǎn khó khăn vì sự nghiệp chǎm sócvà bảo vệ sức khỏe thể chất nhân dân. 2. Tôn trọng pháp lý và triển khai trang nghiêm những quy định trình độ. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những giải pháp chẩnđoán, điều trị, nghiên cứu và điều tra khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấpnhận của người bệnh. 7. Không được rời bỏ vị trí khi làm trách nhiệm, theo dõi, xử trí kịp thời cácdiễn biến của bệnh nhân. 8. Khi bệnh nhân ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ phải liên tục điềutrị, tự chăm nom và giữ gìn sức khỏe thể chất. 9. Khi bệnh nhân tử trận, phải thông cảm thâm thúy chia buồn và hướng dẫn, giúp sức mái ấm gia đình họ làm những thủ tục thiết yếu. 10. Thật thà đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng những bậc thầy, sẵn sàngtruyền thụ kiến thức và kỹ năng, học hỏi kinh nghiệm tay nghề lẫn nhau. 11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận nghĩa vụ và trách nhiệm về mình, không đổlỗi cho đồng nghiệp và tuyến trước. Câu 7. Hãy nêu 10 điều đạo đức hành nghề dược ? 1. Phải đặt quyền lợi của người bệnh và sức khoẻ nhân dân lên trên hết. 2. Phải hướng dẫn sử dụng thuốc hài hòa và hợp lý, bảo đảm an toàn và tiết kiệm chi phí cho người bệnh vànhân dân. Tích cực, dữ thế chủ động tuyên truyền kiến thức và kỹ năng về chăm nom và bảo vệ sứckhoẻ nhân dân. 3. Phải tôn trọng và bảo vệ quyền của người bệnh, những bí hiểm tương quan đếnbệnh tật của người bệnh. 4. Phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp lý và những pháp luật trình độ ; thựchiện Chính sách vương quốc về thuốc. Không tận dụng hoặc tạo điều kiện kèm theo cho ngườikhác tận dụng nghề nghiệp để mưu cầu quyền lợi cá thể, vi phạm pháp lý. 5. Phải tôn trọng và hợp tác với cơ quan quản trị nhà nước, kiên quyết đấu tranhvới những hiện tượng kỳ lạ xấu đi trong hoạt động giải trí nghề nghiệp. 6. Phải trung thực, ngay thật, đoàn kết, kính trọng những bậc thầy, tôn trọng đồngnghiệp. Sẵn sàng học hỏi kinh nghiệm tay nghề, trao đổi kỹ năng và kiến thức với đồng nghiệp vàgiúp đỡ nhau cùng văn minh. 7. Phải hợp tác ngặt nghèo với những cán bộ y tế khác để triển khai tốt nhiệm vụphòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, điều tra và nghiên cứu khoa học. 8. Phải thận trọng, tỷ mỉ, đúng mực trong khi hành nghề. Không được vì mụcđích doanh thu mà làm thiệt hại sức khoẻ và quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh, ảnhhưởng xấu đến danh dự và phẩm chất nghề nghiệp. 9. Không ngừng học tập nâng cao trình độ trình độ, kinh nghiệm tay nghề nghềnghiệp, tích cực điều tra và nghiên cứu và ứng dụng văn minh khoa học – công nghệ, phát huysáng kiến, nâng cấp cải tiến, phân phối tốt những nhu yếu Giao hàng xã hội trong mọi trường hợp. 10. Phải nâng cao ý thức nghĩa vụ và trách nhiệm trong hành nghề, gương mẫu thực hiệnnếp sống văn minh ; tích cực tham gia đấu tranh phòng chống những tệ nạn xã hội. Câu 8. Hãy nêu những nguyên tắc cơ bản trong đạo đức hành nghề Dược của ngườidược sĩ ? Nêu những thủ đoạn phi đạo đức trong quan hệ với đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu ?  Nguyên tắc cơ bản trong đạo đức hành nghề dược1. Trách nhiệm trước hết của người DS là làm điều tốt cho người bệnh. Về mặt nghĩa vụ và trách nhiệm, người dược sỹ phải : – Đảm bảo tính khách quan. – Đặt quyền lợi người bệnh lên trên doanh thu thương mại hay cá thể ( gồm cả lợinhuận kinh tế tài chính ). – Tăng cường quyền được điều trị bảo đảm an toàn và hiệu suất cao cho người bệnh. 2. Người dược sỹ phải biểu lộ tận tâm của mình so với người bệnh hoặckhách hàng. Về mặt nghĩa vụ và trách nhiệm, người dược sỹ phải : – Tôn trọng đời sống và phẩm giá của con người. – Không phân biệt đối xử với mọi người. 3. Người Dược sỹ phải tôn trọng quyền tự do cá thể trong lựa chọn phươngpháp điều trị của người bệnh hay người mua. Về mặt nghĩa vụ và trách nhiệm, người dược sỹ phải : – Đảm bảo rằng khi tham gia vào lập kế hoạch chăm nom và điều trị thì ngườiDược sỹ phải tìm hiểu thêm quan điểm cá thể của người bệnh. 4. Người Dược sỹ phải tôn trọng và bảo vệ quyền bí hiểm cá thể. Về mặt nghĩa vụ và trách nhiệm, người dược sỹ phải : – Không được phát tán những thông tin về cá thể người bệnh hay khách hàngnếu không có sự đồng ý chấp thuận và thông tin trước. 5. Người Dược sỹ phải phối hợp với đồng nghiệp và những nhân viên cấp dưới y tế khác, vàphải tôn trọng giá trị và năng lượng của họ. Về mặt nghĩa vụ và trách nhiệm, người dược sỹ phải : – Phối hợp với đồng nghiệp và những nhân viên cấp dưới y tế, cơ quan khác để ra sứctuyên truyền bảo vệ sức khỏe thể chất, phòng ngừa bệnh tật, ốm đau cho hội đồng. 6. Người DS phải cư xử trung thực và liêm chính trong quan hệ nghề nghiệp. Về mặt nghĩa vụ và trách nhiệm, người dược sỹ phải : – Cư xử so với người bệnh bằng lương tâm trong sáng. – Tránh có hành vi, thói quen hay tạo ra trường hợp có năng lực gây ra ảnhhưởng đến năng lượng phán đoán trình độ. 7. Người DS phải Giao hàng nhu yếu của mọi cá thể, hội đồng và xã hội. Về mặt nghĩa vụ và trách nhiệm, người dược sỹ phải : – Xác định nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong Giao hàng của mọi cá thể, người bệnhvà của xã hội nói chung. 8. Người DS phải duy trì và nâng cao kiến thức và kỹ năng và kiến thức và kỹ năng trình độ. Về mặt nghĩa vụ và trách nhiệm, người dược sỹ phải : – Đảm bảo năng lượng của từng dịch vụ được phân phối theo cách liên tục cậpnhật kỹ năng và kiến thức và kiến thức và kỹ năng trình độ. 9. Người DS phải bảo vệ liên tục trong phân phối dịch vụ ngay cả trong điềukiện có sự không tương đồng hay mẫu thuẫn của người thực hành nghề nghiệp, khi đóngcửa nhà thuốc hoặc xích míc với những tôn chỉ đạo đức cá thể. Về mặt nghĩa vụ và trách nhiệm, người dược sỹ phải : – Chuyển người bệnh sang cơ sở khác. – Đảm bảo tính liên tục trong phân phối dịch vụ, khi nhà thuốc đóng cửa phảithông báo cho người bệnh đơn thuốc đã được chuyển tới địa chỉ thiết yếu.  Những thủ đoạn phi đạo đức trong quan hệ với đối thủ cạnh tranh cạnh tranhTL : – Cố định giá thành : Đó là hành vi hai hay nhiều công ty hoạt động giải trí trong cùng mộtthị trường thoả thuận về việc bán hàng hoá ở cùng một mức giá đã định. Phânchia thị trường : là hành vi những đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu không cạnh tranh đối đầu với nhau trêncùng một địa phận hay thoả thuận hạn chế khối lượng bán ra. – Hai hình thức trên là vô đạo đức vì chúng gây rối loạn cơ chế định giá trongthực qua việc ngăn cản thị trường hoạt động giải trí, tạo điều kiện kèm theo hình thành độc quyềnbằng cách tạo thuận tiện cho người bán, loại trừ điều kiện kèm theo cạnh tranh đối đầu. – Bán phá giá : Đó là hành vi định cho hàng hoá của mình những giá cả thấphơn giá tiền nhằm mục đích mục tiêu thôn tính để thu hẹp cạnh tranh đối đầu. – Sử dụng những giải pháp thiếu văn hoá khác để hạ uy tín của công ty đối thủ cạnh tranh. Ví dụ như dèm pha hàng hoá của đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu. Hoặc rình rập đe dọa người cungứng sẽ cắt những quan hệ làm ăn với họ. Các hành vi này gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cạnh tranh đối đầu không chỉ trướcmắt mà còn cả lâu bền hơn. Câu 9. Hãy nêu đạo đức trong tư vấn về nhu yếu mua thuốc theo tên thuốc ; Phốihợp với bác sĩ ; Giữ bí hiểm của người dược sĩ ? * Đạo đức Tư vấnKhi đưa ra lờ khuyên về 1 triệu chứng y học, Dược sỹ phải đưa ra những thông tinđầy đủ để có những nhìn nhận thích hợp về thực trạng mắc bệnh. Điều này gồmcác thông tin về người có yếu tố sức khỏe thể chất, những triệu chứng, thời hạn lê dài baolâu, đã giải quyết và xử lý và đã dùng thuốc nào chưa. Người Dược sĩ phải quyết định liệu triệu chứng đó có đi kèm theo những điều kiệnnghiêm trọng không và trong thực trạng nào thì nên chuyển ngay người đó đếnbộ phận tư vấn về y tế. Để quyết định hành động xem chuyển đi bệnh viện điều trị có cầnthiết không, người Dược sỹ phải xem xét những yếu tố sau : – Triệu chứng có dai dẳng trong một khoảng chừng t. g dài không. – Có bị đau trầm trọng không. – Liệu 1 hay nhiều loại thuốc thích hợp cho điều trị triệu chứng đã được dùng màkhông thành công xuất sắc không. – Có hoài nghi về phản ứng phụ có hại so với thuốc kê đơn hoặc không kê đơnkhông. – Triệu chứng có nghiêm trọng không. Trong trường hợp triệu chứng không có những tiêu chuẩn này, người dược sỹ phảiđưa ra lời khuyên thích hợp hoàn toàn có thể hoặc không có những khuyên cáo về sử dụngthuốc. Lời khuyên phải gồm có những điều thiết yếu, phải có tư vấn của bác sỹnếu triệu chứng vẫn còn liên tục trong suốt t. g kể trên. * Phối hợp với bác sĩKhi đưa ra quyết định hành động người bệnh cần phải có sự tư vấn của bác sĩ, những thôngtin cung ứng cho bác sĩ kê đơn phải đầy, đúng chuẩn và thiết yếu. Người dược sỹ phải sử dụng sổ ghi chuyển người bệnh để chuyển nhu yếu cánhân có ghi nhắc chi tiết cụ thể mà người dược sĩ xem xét cần phải cung ứng cho bácsĩ kê đơnGiấy chuyển người bệnh nên lập thành 3 bản, một bản đưa cho người bệnh đểđưa cho bác sĩ kê đơn, bản thứ 2 đưa cho người bệnh lưu giữ và bản thứ 3 phảiđược giữ tại nhà để nếu khi bác sĩ kê đơn cần ll với người dược sĩ, cả hai sẽ cócùng một tài liệu. * Giữ bí mậtNgười dược sĩ phải tôn trọng bí hiểm của thông tin yên cầu giữ kín của ngườibệnh trong quy trình thực hành nghề nghiệpCâu 10. Hãy nêu quy tắc đạo đức trong sản xuất về yếu tố lao động và nhânquyền ? TL : 1. Việc làm được tự do lựa chọn10Theo quyền hạn, lao động nên được gật đầu 1 cách tự do và người lao độngnên được tự do nghỉ việc tương thích theo những quy tắc đã được xác lập. Nghiêm cấmtất cả những hình thức Lđ cưỡng bức, nô dịch, khổ sai, hoặc lđ tù nhân k tựnguyện, trực tiếp hoặc gián tiếp. 2. Lao động TEMọi việc làm đều phải tuân thủ tuổi Lđ hoặc tuổi thao tác tối tối thiểu do từngquốc gia lao lý. Đối với việc làm nguy khốn, độ tuổi tối thiểu ở mọi quốc gialà 18 tuổi. 3. Tiền lương, cống phẩm và giờ làm việcNhân viên cần được đối xử công minh. Họ cần được trả lương theo lao lý vềtiền lương hiện hành, gồm có tiền lương tối thiểu, trong ngoài giờ và cống phẩm bắtbuộc. Giờ thao tác nên tuân thủ pháp lý và lao lý của từng vương quốc. 4. Tự do ngôn luận và hội họpNhân viên nên được tự do trao đổi thông tin, nêu ra những quan ngại về điều kiệnlàm việc, và tự do cũng như tự nguyện thiết lập và tham gia mọi công đoàn màhọ lựa chọn, tương thích theo pháp luật và lao lý hiện hành5. Công bằng trong công việcCấm phân biệt đối xử dựa trên đặc thù cá thể như chủng tộc, giới tính, tuổi, tôngiáo, khuyết tật hoặc quan điểm chính trị, cả về mặt xin việc cũng như cách đốixử với nhân viên cấp dưới khi họ đang thao tác, ngoại trừ phân biệt khuyễn mãi thêm theo pháp luậtvà pháp luật. 6. Tôn trọng con ngườiMỗi nhân viên cấp dưới có quyền được đối xử lịch sự và trang nhã, tôn trọng và phẩm giá. Cấm mọihình thức quấy rối. Câu 11. Hãy nêu quy tắc đạo đức trong sản xuất về yếu tố minh bạch ? 1. Minh bạch về sản phẩm11 – Mọi thông tin về loại sản phẩm do cơ quan y tế nhu yếu phải được bật mý theo đúngquy định và lao lý quốc tế, khu vực hoặc địa phương. – Khuyến mãi phải được tiến hành theo cách trọn vẹn minh bạch, công minh vàhài hòa, nghiêm chỉnh số lượng giới hạn trong khoanh vùng phạm vi chỉ định và điều kiện kèm theo sử dụng theomô tả trong tin tức kê đơn được những cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 2. Minh bạch so với nhân viên y tế, tổ chức triển khai y tế và những nhóm bệnh nhân – Mọi tiếp xúc với nhân viên y tế, tổ chức triển khai y tế và những nhóm bệnh nhân cần phảicông bằng và dựa trên những nhu yếu hợp pháp. – Những tiếp xúc này phải được bật mý khi có nhu yếu của lao lý, pháp luật vàQuy tắc ngành. 3. Minh bạch về kinh tế tài chính – Tất cả sổ sách kinh tế tài chính được dùng làm cơ sở công bố phải đúng chuẩn và đáng tincậy. – Những công bố này gồm có, nhưng không số lượng giới hạn : báo cáo giải trình kinh tế tài chính, báo cáothường niên, và những ấn bản tựa như cũng như mọi thông tin được công khaibằng bất kể phương tiện đi lại nào ( gồm có thông cáo báo chí truyền thông, hội thảo chiến lược báo chí truyền thông, hộithảo nghiên cứu và phân tích, thuyết trình, v.v. ) – Các sổ sách phải phản ánh những thanh toán giao dịch và giao dịch thanh toán thực tiễn và đúng mực  Câu 12. Hãy nêu quy tắc đạo đức trong sản xuất yếu tố cam kết về sứckhỏe ? TL1. Thực hành tốt cẩn trọng dược ( GVP ) Tất cả dư liệu an toan phải đươc thu thâp va xem xet theo đung nguyên tắcThực khô cứng tốt cẩn trọng dươc từ những nghiên cứu và điều tra, xuyên suốt quy trình tiến độ pháttriển, va trong suốt vòng đời mẫu sản phẩm khi loại sản phẩm đươc đưa vao thị trường. 2. Thực hanh tốt sảm xuất thuốc ( GMP ) Sản phẩm phải đươc sản xuất môt cách đồng nhất theo đung nguyên tắc Thựchanh tốt sản xuất thuốc va đươc trấn áp theo tiêu chuẩn chất lương phù hơpvới mục tiêu sử dụng va theo nhu yếu cho phep tiếp thị. 3. Thực hanh tốt phân phối thuốc ( GDP ) 12M ức chất lương của Sản phẩm phải đươc duy trì xuyên suốt mạng lưới phânphối, để phân phối thuốc cho khách hang ma không lam thay đôi đ ăc tnh củathuốc, phù hơp theo phương pháp Thực hanh tốt phân phối thuốc. 4. Thực hanh tốt thử nghiệm lâm san ( GCP ) Trong tổng thể ý tưởng sáng tạo nghiên cứu và điều tra trên toan quốc tế, sự an toan của nhưngbệnh nhân tham gia thử nghiệm lâm sang phải đươc bảo vệ, bằng cách tuânthủ những tiêu chuẩn đạo đức, khoa học va lâm sang cao nhất, theo đung nguyêntắc Thực khô hanh tốt thử nghiệm lâm sang. 5. Thực hanh tốt phòng kiểm nghiệm thuốc ( GLP ) Việc tạo ra dư liệu thử nghiệm tương quan đến đô an toan của hoa chất va chất sinhhọc phải đươc thực thi theo đung GLP để bảo vệ chất lương va đô tin cây6. Môi trường va sức khỏe thể chất người LĐMọi hoạt động giải trí phải co sự chăm sóc đến môi trường tự nhiên, va tuân thủ luật phápcũng như lao lý hiện hanhPhải tiến khô cứng mọi hoạt động giải trí để tránh rủi ro đáng tiếc về sức khỏe thể chất va an toan cho nhânviên. 7. Quyền lơi động vậtĐông vât dùng trong hoạt đông nghiên cứu và điều tra phải đươc đối xử môt cách tôntrọng va thử nghiệm trên đông vât cần đươc thực thi theo đung nguyên tắc 3R, tứcla Refinement – Hoan thiện, Reduction – Giảm thiểu, va Replacement – Thay thế. Câu 13. Hãy nêu những nguyên tắc của đạo đức kinh doanh thương mại về tính trung thực vàlắng nghe người mua ? * Nguyên tắc của đạo đức kinh doanh thương mại về tính trung thực : – Là việc không dùng những thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ lời hứa, giữchữ tín trong kinh doanh thương mại. Nhất quán trong lời nó và làm. 13 – Trung thực trong chấp hành pháp lý của NN, không làm ăn phạm pháp trốnthuế, lậu thuế, khồn sản xuất và kinh doanh những loại sản phẩm quốc cấm, thực thi nhữngdịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục. – Trung thực trong tiếp xúc với bạn hàng ( thanh toán giao dịch, đàm phán, ký kết ) và ngườitiêu dùng ; Không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai thực sự, sử dụng tráiphép những nhãn hiệ nổi tiến, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp. Trungthực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, ‘ chiếm công vi tư “. * Lắng nghe người mua : Để biết rõ họ sẽ phản ứng như thế nào luôn là một công cụ hữu hiệu khi doanhnghiệp muốn loại sản phẩm hay kế hoạch thực thi KD trở lên hiệu suất cao hơn. Việc lắng nghe người mua còn mang lại cho công ty quyền lợi khác là quyết nhữngphàn nàn của người mua một cách phát minh sáng tạo cũng chính là một trong những cáchhiện những ý tưởng sáng tạo mới về loại sản phẩm hay dịch vụ, thời cơ nâng cấp cải tiến. Bên cạnh đó, lắng nghe quan điểm của nhân viên cấp dưới là điều rất quan trọng nếu muốn lăngnghe người mua. Hãy tổ chức triển khai những cuộc họp với nhân viên cấp dưới bàn về những khách hàngquan trọng của công ty và họ sẽ góp phần nhiều quan điểm để hoàn toàn có thể them nhiều cơ hộicải tiến. Câu 14. Hãy nêu những nguyên tắc của đạo đức kinh doanh thương mại về chăm nom kháchhàng ? – Là toàn bộ những gì thiết yếu mà Doanh Nghiệp phải làm để thỏa mãn nhu cầu nhu yếu và mong đợi củakhách hàng, tức là ship hàng người mua theo cách mà họ mong ước được ship hàng vàlàm những điều thiết yếu để giữ những người mua đang có. – Khách hàng mong ước dịch vụ cốt lõi trong hoạt động giải trí KD của Doanh Nghiệp thực sự đáp ứngvới nhu yếu của họ. Khách hàng luôn mong đợi dịch vụ hậu mãi sau bán hàng của DNthực sự tiện lợi-Để doanh nghiệp sống sót và tăng trưởng, hãy kiến thiết xây dựng một môi trường tự nhiên kinh doanh thương mại thựcsự chú trọng cung ứng những dịch vụ tốt nhất của khách hàng-Chăm sóc người mua không chỉ là trách nhiệm của nhân viên cấp dưới bán hàng mà bất kể cánhân nào trong doanh nghiệp cũng cũng phải triển khai trách nhiệm nào đó cho một sốngười khác trong doanh nghiệp của mình, tức là ai cũng có người mua và đó là kháchhàng nội bộ của DN. 14 – Việc chăm nom người mua phải bắt nguồn từ sự cam kết của chỉ huy cấp cao nhất vànhất quán trong mọi phòng ban. Sau đây là sáu tuyệt kỹ giúp chăm nom người mua tốtnhất : + Sự thân thiện và nồng ấm trong tiếp xúc với người mua + Khách hàng muốn được cảm thấy mình thực sự quan trọng. + Khách hàng muốn được công ty lắng nghe những gì họ nói. + Đôi khi, việc biết tên của người mua cũng đem lại lợi thế cho DN. + Năng động, linh động. Câu 15. Đạo đức Kinh Doanh và Trách nhiệm Xã Hội – DDKD và TNXH là 2 khái niệm khác nhau, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau vàtrên thực tiễn thường hay bị sử dụng lẫn lộn. Khác : Trách nhiệm xã hội : Đạo đức kinh doanh thương mại : – Là những nghĩa vụ và trách nhiệm một doanh nghiệp hay – Là những lao lý và tiêu chuẩn rõ ràng vềcá nhân phải thực thi so với xã hội, những phẩm chất đạo đức của tổ chức triển khai kinhnhằm đạt được nhiều nhất những tác độngdoanh, và chính những phẩm chất này sẽtích cực và giảm tối thiểu những hoạt độngchỉ đạo quy trình đưa ra quyết định hành động của tổtiêu cực so với xã hội. chức ấy. – Được xem như một cam kết với xã hội. Quan tâm đến hậu quả của những quyếtđịnh của tổ chức triển khai tới xã hội. – Liên quan đến những nguyên tắc và quy địnhchỉ đạo những quyết định hành động của cá thể vàtổ chức. – Thể hiện những mong ước, kỳ vọng xuấtphát từ bên ngoài. – Thể hiện những mong ước, kỳ vọng xuấtphát từ bên trong. Mối quan hệ : DDKD và TNXH có quan hệ ngặt nghèo với nhau. Là tác nhân không hề tách rời của hệ thốngkinh tế – xã hội. Doanh nghiệp luôn phải tìm cách hài hòa quyền lợi của những bên trực tiếp và đòihỏi, mong ước của xã hội. Khi vận dụng đạo đức vào kinh doanh thương mại, cần có những quy tắcriêng, giải pháp riêng là DDKD, và những nghĩa vụ và trách nhiệm ở khoanh vùng phạm vi và mức độ to lớn hơnTNXHTrên thực tiễn : – DDKD thẩm thấu vào toàn bộ những tầng bậc của TNXH của doanh nghiệp, nó trở thành sứcmạnh, tác nhân chi phối TNXH của doanh nghiệp. Thể hiện qua ý thức đạo đức, sự thôithúc nội tâm vươn lên cái thiện lao lý những hành vi. 15 – TNXH của doanh nghiệp, ở một chừng mực nhất định, là cái cần phải hướng tới khi tìmkiếm những chuẩn mực chung trong kinh doanh thương mại, là sự hiện thực hóa những nhu yếu luậtpháp và đạo đức. Nó phân phối tính toàn thế giới hóa của quốc tế tân tiến và muốn đi đến nhữngthỏa ước chung mang tính toàn thế giới, ở đó hiện thực hóa những phẩm chất của DDKD.Xét về vai trò, tính năng : Cả DDKD và TNXH của doanh nghiệp đều nhằm mục đích kiểm soát và điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp theohướng ngăn ngừa hành vi gây hậu quả với xã hội của cá thể hay tổ chức triển khai trong kinh doanh thương mại, trải qua những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ. – DDKD là sức mạnh trong TNXH vì tính liêm chính và sự tuân thủ đạo đức của những tổ chứcphải vượt xa cả sự tuân thủ những luật lệ và pháp luật. – TNXH góp thêm phần vào sự tận tụy của nhân viên cấp dưới và sự trung thành với chủ của người mua – nhữngmối chăm sóc hầu hết của bất kể một doanh nghiệp nào để hoàn toàn có thể tăng doanh thu. Chỉ khicác công ty có những mối chăm sóc về đạo đức trong cơ sở và những kế hoạch kinh doanhcủa mình thì TNXH mới hoàn toàn có thể xuất hiện trong quy trình đưa ra quyết định hành động hàng ngày được. – Các vụ tranh cãi về những yếu tố đạo đức hoặc nghĩa vụ và trách nhiệm đạo đức thường được dàn xếpthông qua những hành vi pháp lý dân sự. – Khó khăn trong những quyết định hành động quản trị không chỉ ở việc xác lập những giá trị, quyền lợi cầnđược tôn trọng, mà còn phải cân đối, hòa giải và đồng ý quyết tử một phần quyền lợi riênghoặc doanh thu. Câu 16. Những biểu lộ đạo đức trong nhìn nhận người lao động ( NLĐ ) – Người quản trị ( NQL ) không được nhìn nhận NLĐ trên cơ sở định kiến. Có nghĩa là đánh giáNLĐ trên cơ sở họ thuộc nhóm ng nào đó hơn là đặc thù của cá thể đó. Các nhân tốnhư quyền lực tối cao, ganh ghét, tuyệt vọng, tội lỗi và sợ hãi là những điều kiện kèm theo duy trì và pháttriển sự định kiến. – Để nhìn nhận, giám sát NLĐ, NQL phải sd những phương tiện kỹ thuật ktra như : quan sát cáccuộc điện thoại cảm ứng, máy ghi âm, những thông tin sd máy tính cá thể ở văn phòng, thư điện tử vàtin nhắn trên điện thoại thông minh … Nhằm nhìn nhận đúng, khách quan, công minh về hiệu suất, vànăng lực thao tác của NLĐ, nhằm mục đích bảo vệ bí hiểm thông tin của cy, phòng ngừa hay sửachữa những hành vi do NLĐ đi ngược lại với quyền lợi của cty. – Tuy nhiên những thông tin lấy được từ giám sát phải là những thông tin ship hàng cv của cty, và k nhằm mục đích vào thông tin riêng tư hoặc thông tin nhằm mục đích mục tiêu thanh trường, trù dập … – Sự giám sát phải được thực thi thận trọng và tế nhị để tránh gây áp lực đè nén tâm ý bất lợi, căngthẳng, thiếu tự tin và k tin yêu ở NLĐ.Câu 17. Những biểu lộ đạo đức trong marketing ? Vai trò của đạo đức kinh doanhtrong quản trị doanh nghiệp ? Đạo đức trong MKT : 16 * Triết lý của MarketingThỏa mãn tối đa nhu yếu của KH, Tối đa hóa doanh thu của DNTối đa hóa quyền lợi cho toàn XH * Nguyên tắc chỉ huy của Marketing : – Tất cả những hoạt động giải trí của Marketing đều phải hướng vào người tiêu dùng. – Vì họ là người phán xét ở đầu cuối về việc công ty sẽ thất bại hay thành công xuất sắc. + Bắt đầu vào những năm 60 của thế XX đã Open trào lưu bảo lãnh người tiêudùng, xuất phát từ Mỹ. + Trong những năm qua, VINASTAS đã tham gia tích cực vào đấu tranh chống hànggiả, chống hiện tượng kỳ lạ mất bảo đảm an toàn về vệ sinh thực phẩm. + Cung cấp những thông tin phổ cập hướng dẫn người tiêu dùng + Hợp tác với cơ quan nhà nước, những đoàn thể và những tổ chức triển khai xã hội để tăng cường những hoạtđộng bảo vệ người tiêu dùng. Vai trò của DDKD trong quản trị doanh nghiệp : Lợi nhuận là 1 trong những yếu tố thiết yếu cho sự sống sót của 1 doanh nghiệp và là cơ sởđánh giá năng lực duy trì hoạt động giải trí kinh doanh thương mại của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu ngườiquản lý Doanh Nghiệp hiểu sai thực chất của doanh thu và coi đấy là tiềm năng chính và duy nhất củahoạnh động kinh doanh thì sự sống sót của Doanh Nghiệp hoàn toàn có thể bị rình rập đe dọa. Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh thương mại với tổ chức triển khai là yếu tố gây tranh cãi với nhiều quanđiểm khác nhau : + Có quan điểm coi đây là một hoạt động giải trí xa xỉ chỉ mang lại quyền lợi cho xh chứ k phảidoanh nghiệp. + Song nghiên cứu và điều tra chỉ ra rằng đạo đức kinh doanh thương mại trong quản trị doanh nghiệp có 6 vaitrò : 1. Điều chỉnh hành vi của những chủ thể kinh doanh thương mại. 2. Đầu tư hạ tầng, chất lượng của DN. 3. Góp phần vào sự cam kết và tận tâm của nhân viên cấp dưới. 4. Làm hài lòng người mua. 5. Tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. 6. Góp phần vào sự vững mạnh của nền kinh tế tài chính vương quốc. Câu 18. Những yếu tố về bảo vệ người tiêu dùng và quyền của người tiêu dùngBảo vệ NTD : Thực tế vẫn sống sót sự bất bình đẳng giữa NSX và NTD. – NSX có kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm tay nghề, hiểu biết về Sp để quyết định hành động có đưa Sp ra bán hay k. – NTD luôn ở thế bị động và chỉ có quyền phủ quyết với vốn kiến thức và kỹ năng hạn hẹp về SpHậu quả : NTD chịu thiệt thòi lớn : VS thực phẩm k bảo vệ, tân dược giả, đồ gia dụng kđảm bảo chất lượng … 17Q uyền của NTD : Q. được thỏa mãn nhu cầu nhu yếu cơ bảnQ. được an toànQ. được thông tinQ. được lựa chọnQ. được lắng nghe – được đại diệnQ. được bồi thườngQ. được giáo dục về tiêu dùngQ. được có một môi trường tự nhiên lành mạnh và bền vữngCâu 19. Các hoạt động giải trí quảng cáo phi đạo đức. – Bán hàng lừa gạt : loại sản phẩm được ghi “ giảm giá ”, “ thấp hơn mức kinh doanh nhỏ dự kiến ” trong khichưa khi nào bán được mức giá đó. Hoặc là ghi nhãn “ loại sản phẩm trình làng ” cho sản phẩmbán đại trà phổ thông. Hoặc là vờ vịt bán thanh lý. Tất cả những điều đó làm cho người tiêu dùng tinrằng giá được giảm phần đông và đi đến quyết định hành động mua. – Bao gói và dán nhãn lừa gạt : Ghi loại “ mới ”, “ đã nâng cấp cải tiến ”, “ tiết kiệm ngân sách và chi phí ” nhưng trong thực tiễn sảnphẩm không hề có những đặc thù này, hoặc phần miêu tả có cường điệu về tác dụng củasản phẩm, hoặc hình dáng vỏ hộp, hình ảnh quá mê hoặc … gây hiểu nhầm đáng kể cho ngườitiêu dùng. – Nhử và chuyển kênh : Đây là giải pháp marketing dẫn dụ người mua bằng một “ mồi câu ” để phải chuyển kênh sang mua mẫu sản phẩm khác với giá cao hơn. – Lôi kéo : Là giải pháp marketing dụ dỗ người tiêu dùng mua những thứ mà lúc đầu họkhông muốn mua và không cần đến bằng cách sử dụng những giải pháp bán hàng gây sức éplớn, lôi kéo phức tạp, giật mình hoặc kiên trì. Chẳng hạn như những nhân viên cấp dưới bán hàng đượchuấn luyện riêng và những cách trò chuyện với chuyên nghiệp và bài bản được soạn sẵn một cách kỹ lưỡng, những lập luận thuộc lòng để dụ dỗ người mua hàng. – Bán hàng dưới chiêu bài điều tra và nghiên cứu thị trường : Sử dụng những cuộc nghiên cứu và điều tra thị trườngnhằm tạo ra một đợt bán điểm hay để xây dựng một hạng mục người mua tiềm năng. Hoặcsử dụng những số liệu điều tra và nghiên cứu thị trường để thiết kế xây dựng một cơ sở tài liệu thương mại phụcvụ tiềm năng phong cách thiết kế loại sản phẩm. Hoạt động này yên cầu ngầm tích lũy và sử dụng thông tincá nhân về người mua, do đó đã vi phạm quyền riêng tư của người tiêu dùng. Hoạt độngnghiên cứu thị trường còn hoàn toàn có thể bị tận dụng để tích lũy thông tin bí hiểm hay bí mậtthương mại. Câu 20. Các khái niệm về Thái độ đạo đức kinh doanh thương mại và Hành vi đạo đức kinh doanh thương mại ? Đạo đức trong những hoạt động giải trí shopping công ? * Khái niệm về thái độ đạo đức kinh doanh thương mại và Hành vi đạo đức kinh doanh thương mại : 18 – Đạo đức kinh doanh thương mại là một tập hợp những nguyên tắc, chuẩn mực có công dụng điềuchỉnh, nhìn nhận, hướng dẫn và trấn áp hành vi của những chủ thể KD-Đạo đức kinh doanh thương mại chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào trong hoạt độngkinh doanh. – Đạo đức kinh doanh thương mại chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào trong hoạt độngkinh doanh. – Đạo đức kinh doanh thương mại là một dạng đạo dức nghề nghiệp. – Đạo đức kinh doanh thương mại có tính đặc trưng của hoạt động giải trí kinh doanh-do kinh doanh thương mại là mộthoạt động gắn liền với những quyền lợi kinh tế tài chính, do vậy góc nhìn biểu lộ trong ứng sử vềđạo đức không trọn vẹn giống những hoạt động giải trí khác : Tính thực dụng, sự coi trọng hiệuquả kinh tế tài chính là những đức tốt của giới kinh doanh thương mại nhưng nếu vận dụng sang những lĩnhvực khác như giáo dục, y tế … hoặc sang những quan hệ xã hội khác như vợ chồng, chamẹ con cháu thì đó là những thói xấu bị xã hội phê phán. Song cần chú ý quan tâm rằng đạo đức kinh doanh thương mại vẫn luôn chịu sự chi phối bởi 1 hệ giá trị vàchuẩn mực đạo đức xã hội chung. Đạo đức trong những hđ shopping công : 1. Qúa trình ra quyết định hành động của công ty và chính phủ nước nhà trong mối quan hệ mua sắmcông ( gồm có cả quy trình shopping cơ quan chính phủ ) trải qua đấu thầu hoặc bất kể thủtục khác của shopping chính phủ nước nhà, phải bảo vệ cả trình độ và đạo đức. Không nêncó những nỗ lực gây ảnh hưởng tác động không tương thích. 2. Công ty phải cung ứng thong tin đúng mực và cân đối cho những cơ quan mua sắmchính phủ3. Công ty và quan chức cơ quan chính phủ phải bảo vệ rằng những mối quan hệ của họ và phíthu xếp dịch vụ tuân thủ những quy tắc đạo đức và thủ tục của chính phủ nước nhà. Câu 21. Những nguyên tắc chung về đạo đức kinh doanh thương mại dược phẩmMang lại quyền lợi cho BnGiữ mqh đạo đức với những chuyên viên y tế, những quan chức chính phủTương tác với toàn bộ những bên liên quanĐem quyền lợi cho Bn và tăng cường hành nghề y dược chuyên nghiệpCung cấp thông tin khách quan, đúng mực, cân = về thuốc cho chuyên viên y tếGiới thiệu, bán và phân phối thuốc 1 cách có đạo đứcGiáo dục và huấn luyện và đào tạo về sd bảo đảm an toàn, hài hòa và hợp lý, hiệu suất cao với toàn bộ loại thuốcTuân thủ những tiêu chuẩn GP’sĐảm bảo chất lượng, và sự bảo đảm an toàn của thuốcThuốc phải tương thích những tiêu chuẩn cao về bảo đảm an toàn, chất lượng, hiệu quảĐảm bảo tính minh bạch, nghĩa vụ và trách nhiệm, update báo cáo giải trình những tdkmm hoặc pư có hại củathuốc. – Tuân thủ những nguyên tắc đạo đức của ngành CN địa phương, vương quốc và khu vực19 – Tôn trọng sự độc lập của những tổ chức triển khai Bn – Tôn trọng sự riêng tư của Bn – Thực hiện theo pháp luật và những nguyên tắc đạo đức, tổng thể những luật và những pháp luật hiệnhành. Câu 22. Đạo đức trong hoạt động giải trí tương tác giữa công ty với những chuyên viên y tế1. Công ty cam kết tương tác giữa công ty và cán bộ y tế là để phân phối thông tin về KH, lâmsàn, mẫu sản phẩm và chủ trương nhằm mục đích mục tiêu hướng tới cải tổ việc chăm nom bệnh nhân. 2. Công ty cam kết bảo vệ rằng những hoạt động giải trí tương tác giữa công ty với với cán bộ y tế chủyếu để : – Cung cấp thông tin cho cán bộ y tế về những quyền lợi và rủi ro đáng tiếc của thuốc để giúp họ sử dungthuốc hài hòa và hợp lý, bảo đảm an toàn cho bn – Hỗ trợ cán bộ y tế về nghiên cứu và điều tra KH, huấn luyện và đào tạo và giáo dục – Thu thập thông tin phản hồi và tư vấn từ CBYT về Sp của công ty3. Công ty cam kết và bảo vệ rằng : Tất cả những tương tác của công ty với những cán bộ y tế sẽđược triển khai một cách chuyên nghiệp và có đạo đức. Câu 23. Nội dung chính của thỏa thuận hợp tác tham gia nghiên cứuGiới thiệu khái quát về NCMục đích NCThời gian tham gia của đối tượng người dùng NCMô tả tiến trình NC : Nội dung của tiến trình có tương quan đến đối tượng người tiêu dùng NCDự đoán những rủi ro tiềm ẩn và thực trạng k tự do hoàn toàn có thể xảy ra cho đối tượng người dùng NCNhững quyền lợi có được từ NC cho đối tượng người tiêu dùng hoặc cho hội đồng, quyền lợi trực tiếp, gián tiếp. Các trường hợp hoàn toàn có thể lựa chọn tham gia ( nếu có ) Những cam kết của nhà NC so với đối tượng người dùng NC về việc bảo vệ giữ bí hiểm riêng tư vàcác thông tin tương quan đến đối tượng người tiêu dùng, về việc đền bù cho tổn thương ( nếu có ) trong khi tgiaNC – Ngôn ngữ trong bản thỏa thuận hợp tác phải là ngôn từ đại trà phổ thông dễ hiểu – Hình thức thỏa thuận hợp tác tham gia NC là ký vào một bản thỏa thuận hợp tác tham gia nghiên cứu và điều tra saukhi đã độc kỹ những nội dung, trong đó ghi khá đầy đủ những thông tin đã nêu ở trênCâu 24. Nguyên tắc của sự thỏa thuận hợp tác tham gia NC y sinh học. Nêu nguyên tắc chung khiNC có sự tham gia của nhóm đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương. Nguyên tắc của sự thỏa thuận hợp tác tham gia NC : – Tham gia tự nguyện – Được quyền dừng k liên tục tham gia – Liên hệ tiếp tục giữa nhà NC với đối tượng người tiêu dùng NC20Nguyên tắc với nhóm đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thươngCó sự xem xét kỹ lưỡng và xét duyệt đặc biệt quan trọng của Hội đồng Đạo đức khi nghiêncứu có sự tham gia của những người dễ bị tổn thương. Nghiên cứu chỉ thực thi trên nhóm đối tượng người dùng dễ bị tổn thương khi nghiên cứuđó thực sự rất thiết yếu Giao hàng cho sự hiểu biết về khoa học, về chăm nom y tếcho hội đồng, về chuẩn đoán, điều trị và phòng bệnh cho chính bản thân nhómđối tượng này mà không hề thay thế sửa chữa bằng nhóm đối tượng người dùng khác. Phải có bản thỏa thuận hợp tác tham gia NC của người đại diện thay mặt hợp pháp được pháp lý thừa nhậnđối với nhóm đối tượng người dùng dễ bị tổn thương .. Cần có giải pháp để bảo vệ quyền lợi và sự bảo đảm an toàn cho nhóm đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổnthương tham gia NCCân nhắc kỹ lưỡng giữa rủi ro tiềm ẩn và quyền lợi và phải bảo vệ quyền lợi là tiêu biểu vượt trội, những rủi ro tiềm ẩn hoàn toàn có thể trấn áp và khống chế được. Đặc biệt là xem xét đến những rủi ro tiềm ẩn vàlợi ích gián tiếp, không lượng hóa được. Câu 25. Khái niệm về quyền lợi và rủi ro tiềm ẩn ; Các loại quyền lợi và rủi ro tiềm ẩn trong điều tra và nghiên cứu ysinh học. Lợi íchLơi ích trong đạo đức nghiên cứu và điều tra đươc coi la một giá trị tch cực, giá trị đo đươcđem lại cho đối tương nghiên cứu và điều tra hoặc cho xã hội, đạt đến một hiệu suất cao nhất định. Lơi ích cho đối tương nghiên cứu và điều tra hoặc cho xã hội co thể la nhưng lơi ích trựctiếp va đơn cử, nhưng cũng co thể la những lơi ích gián tiếp va không rõ rang .. Nguy cơNguy cơ hay còn gọi la rủi ro đáng tiếc trong những nghiên cứu và điều tra đươc coi la một thiệt hại naođo cho đối tương điều tra và nghiên cứu. Nguy cơ co thể lương giá đươc nhưng đôi lúc cũng không lương giá đươc. Thông thường những nghiên cứu và điều tra đều co thể co những rủi ro tiềm ẩn, nhưng Hội đồng đạo đứctrong điều tra và nghiên cứu y sinh học cần xem xet rủi ro tiềm ẩn ở mức độ như thế nao so với đốitương nghiên cứuNguy cơ hay rủi ro đáng tiếc co thể gây thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp cho đối tươngnghiên cứu hoặc cho hội đồng. Các loại quyền lợi và nguy cơ21Các loại lơi ích va rủi ro tiềm ẩn trong những nghiên cứu và điều tra đươc để cập ở đây gồm có cáclơi ích hoặc rủi ro tiềm ẩn ( rủi ro đáng tiếc ) về mặt sức khỏe thể chất hoặc ý thức, tâm ý, xã hội, kinh tế tài chính hoặcpháp luật. Nhưng rủi ro tiềm ẩn hoặc lơi ích của nghiên cứu và điều tra co thể xảy ra với từng cá thể, vớigia đình, nhom người, cũng co thể xảy ra với một tô chức, một hội đồng hay mộtquốc gia. Như vậy ở mọi điều tra và nghiên cứu y sinh học tương quan đến con người khi nào cũng tồntại hai yếu tố : lơi ích của điều tra và nghiên cứu va những rủi ro tiềm ẩn ( rủi ro đáng tiếc hay thiệt hại ) của nghiêncứu. Hai yếu tố nay xích míc với nhau va nếu rủi ro tiềm ẩn nhiều hơn lơi ích thì mức độtác hại cho đối tương nghiên cứu và điều tra sẽ nhiều hơn. Nguyên tắc đạo đức điều tra và nghiên cứu yên cầu nha điều tra và nghiên cứu phải tối đa hoa những lơiích va giảm thiểu tới mức thấp nhất những tai hại của nghiên cứu và điều tra. Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu và điều tra sẽ la người xem xet va nhìn nhận yếu tố nay. Một điều tra và nghiên cứu chỉ co thể đươc chấp thuận đồng ý cho phep nghiên cứu và điều tra khi đã xem xét kỹcác lơi ích va rủi ro tiềm ẩn, bảo vệ mức độ thiệt hại cho đối tương la không co hoặc thấpnhất, đồng thời bảo vệ điều tra và nghiên cứu đưa lại lơi ích tối đa cho đối tương điều tra và nghiên cứu, đây cũng chính la bảo vệ sự an toan cho đối tương tham gia nghiên cứu và điều tra. Câu 26. Nguyên tắc chung của nhìn nhận quyền lợi và rủi ro tiềm ẩn – Tôn trọng con người : Nguyên tắc này bảo vệ tôn trọng quyền con người. Dựa váo nguyên tắc này thì mộtnghiên cứu dù đã đưa được quyền lợi tối đa cho con người, cho đối tượng người dùng điều tra và nghiên cứu và giảmthiểu tới mức tối thiểu những rủi ro tiềm ẩn nhưng k đề cập đến sự tự nguyện của đói tượng nghiêncứu, điều tra và nghiên cứu đó sẽ vi phạm nguyên tắc “ tôn trọng con người ” – Làm việc thiện và không gây tổn hại : Là tối đa hóa những quyền lợi và giảm thiểu tới mức tối thiểu, những rủi ro tiềm ẩn hoặc k gây hại chocho đối tượng người dùng điều tra và nghiên cứu. Nếu một nghiên cứu và điều tra đồng thời với việc đưa lại quyền lợi rất lớncho đối tượng người tiêu dùng hoặc cho hội đồng nhưng cũng hoàn toàn có thể có rủi ro tiềm ẩn so với sức khỏe thể chất của đốitượng hoặc của hội đồng thì NC đó cũng k được triển khai. – Nguyên tắc phân phối công minh quyền lợi và rủi ro tiềm ẩn cho đối tượng người tiêu dùng NC : + Khi nhìn nhận quyền lợi và rủi ro tiềm ẩn, người nhìn nhận cần xem xét kỹ những quyền lợi và rủi ro tiềm ẩn củanghiên cứu có được phân phối công minh cho đối tượng người tiêu dùng nghiên cứu và điều tra không + Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng quan trong trong những phong cách thiết kế nghiên cứu và điều tra thử nghiệm lâm sànthuốc có sử dụng nhóm chứng, có sử dụng những giải pháp dùng giả dược và nhữngnghiên cứu trên nhóm đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương. 22C âu 27. Những bộc lộ của bí hiểm riêng tư trong đạo đức NC y sinh học-Riêng tư trong đạo đức nghiên cứu và điều tra là những thông tin, những yếu tố của mỗi cánhân đối tượng người tiêu dùng tham gia điều tra và nghiên cứu. – Có thể là lịch sử dân tộc của bản thân, của mái ấm gia đình và của những người thân trong gia đình trong giađình, họ hàng do đối tượng người tiêu dùng cung ứng. – Có thể là tình hình sức khỏe thể chất bệnh tật, những đặc thù sinh học của cá thể đốitượng nghiên cứu và điều tra. – Cũng hoàn toàn có thể là những tâm tư nguyện vọng, tình cảm trong mối quan hệ của cá thể đối tượng-Có thể là quan hệ vợ chồng, quan hệ mái ấm gia đình, quan hệ xã hội … – Bí mật trong đạo đức nghiên cứu và điều tra là giữ kín không để lộ những thông tin cá thể, những yếu tố riêng tư của cá thể ra ngoài. Nhà điều tra và nghiên cứu cần phải có những giải pháp để giữ bí hiểm riêng tư như mã hóacác thông tin cá thể, – Quy định đơn cử những người có nghĩa vụ và trách nhiệm được tiếp cận với những thông tin củanghiên cứu và được san sẻ những thông tin của điều tra và nghiên cứu. Việc công bố những kểt quả nếu có tương quan đến những thông tin cá thể phải đượcphép của cá thể đối tượng người tiêu dùng tham gia nghiên cứu và điều tra. – Đối với mô hình điều tra và nghiên cứu tìm hiểu, việc sử dụng những phiếu tìm hiểu vô danhcũng là một mô hình bảo vệ giữ bí hiểm những thông tin cá thể, tuy nhiên loại hìnhnghiên cứu này không phải cuộc tìm hiểu nào cũng hoàn toàn có thể sử dụng được, nó tùy thuộcvào từng điều tra và nghiên cứu hoàn toàn có thể sử dụng cho tương thích. Trong trường hợp sử dụng phiếu điềutra vô danh, tên và thông tin cá thể không được ghi lại, không hề tìm lại được ngườiđã phân phối thông tin. – Đảm bảo quyền riêng tư, giữ bí hiểm riêng tư của đối tượng người dùng tham gia nghiên cứuchính là bảo vệ thực thi nguyên tắc đạo đức “ Tôn trọng con người ”. Câu 28. Khái niệm chung về nhóm đối tượng người dùng dễ bị tổn thương * Những ng dễ bị tổn thương trong NC là những ng k có năng lực bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ củachính họ : Trẻ emNgười bị bệnh nặng, bệnh nhân tâm thầnNgười nghèo, dân tộc bản địa ít ngườiNhóm đang chịu hình phạt PL : tù nhân, người tiêm chích, nghiện ma túy, mại dâmNhóm đối tượng người dùng kém năng lượng nhận thức : mù chữNhóm đối tượng người dùng dễ bị xa lánh : người nhiễm HIV / AIDS, ng quan hệ tình dục bừa bãiPhụ nữ, Pn có thai23 * Theo Keneth Kipnes người dễ bị tôn thương trong điều tra và nghiên cứu co thể do những yếu tố sau : — Năng lực nhân thức bị hạn chế ảnh hưởng tác động đến việc xem xét, lựa chọn co thể họ khôngđủ thông tin, không đủ hiểu biết, mù chư hoặc thiểu năng trí tuệ-Nhưng yếu tố về pháp lý, nhưng người vi phạm pháp lý đang bị ngồi tù, nghiệnhut, mại dâm, ma tuy – Nhưng yếu tố thuộc về đạo đức : người đồng tnh luyến ái, quan hệ tình dục bừabãi, người bị bệnh lây truyền qua đường tình dục … – Yếu tố bệnh tật : nhưng bệnh trầm trọng như hôn mê, liệt, bệnh tâm thần, bệnhhiểm nghèo, bệnh di truyền. – Yếu tố về nguồn lực : nhưng người nghèo, người bị nhờ vào về kinh tế tài chính. Câu 29. Nguyên tắc và thẩm quyền phê duyệt thử thuốc trên lâm sàngNguyên tắc : Việc thử thuốc trên lâm sàng phải theo đúng lao lý của Thông tư này, những pháp luật củapháp luật về khoa học công nghệ tiên tiến, thực hành thực tế tốt thử thuốc trên lâm sàng và những điều ướcquốc tế mà Nước Ta là thành viên. Người tham gia thử thuốc trên lâm sàng phải được tuyển chọn theo đúng cácnguyên tắc về đạo đức trong nghiên cứu và điều tra y sinh học. Thẩm quyền : Bộ trưởng Bộ y tế phê duyệt điều tra và nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng. Căn cứ đề cương điều tra và nghiên cứu đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt, hiệu quả nghiên cứu và điều tra, biên bản nghiệm thu sát hoạch tác dụng điều tra và nghiên cứu của ban nhìn nhận đạo đức, Cục trưởng Cục Khoahọc công nghệ tiên tiến và Đào tạo – Bộ Y tế phê duyệt kết qua thử thuốc trên lâm sàng. Câu 30. Chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng đạo đức trong điều tra và nghiên cứu ysinh họcChức năng : Ban nhìn nhận đạo đức là tổ chức triển khai tư vấn cho Bộ trưởng Bộ y tế nhìn nhận yếu tố đạo đứctrong những nghiên cứu và điều tra y sinh học về : – Khía cạnh đạo đức. – Khía cạnh khoa học chuyên ngành. Nhiệm vụ : Đánh giá yếu tố đạo đức điều tra và nghiên cứu so với những hồ sơ điều tra và nghiên cứu y sinh học ( đềcương, báo cáo giải trình, tài liệu tương quan ) bảo vệ tính pháp lý, khách quan, trung thực. – Theo dõi, kiểm tra, giám sát những nghiên cứu và điều tra trong việc tuân thủ theo tiêu chuẩn24thực hành lâm sang tốt và những pháp luật về đạo đức nghiên cứu và điều tra. – Đánh giá những hiệu quả nghiên cứu và điều tra theo đề cương nghiên cứu và điều tra đã được phê duyệttrên cơ sở những hướng dẫn và pháp luật hiện hành – Tập huấn, hướng dẫn và tăng trưởng đội ngũ nghiên cứu viên cho ngành y tế về đạođức trong nghiên cứu và điều tra và những tiêu chuẩn về GCP.Quyền hạn : Chấp thuận hoặc không chấp thuận đồng ý hồ sơ nghiên cứu và điều tra y sinh học làm cơ sở cho cơquan quản trị ra quyết định hành động được cho phép tiến hành điều tra và nghiên cứu. – Chấp thuận hoặc không đồng ý chấp thuận hồ sơ điều tra và nghiên cứu y sinh học làm cơ sở cho cơquan quản trị ra quyết định hành động được cho phép tiến hành điều tra và nghiên cứu. – Đề xuất việc dừng điều tra và nghiên cứu khi có những tín hiệu không tuân thủ về GCP hoặcphát hiện thấy rủi ro tiềm ẩn không bảo vệ bảo đảm an toàn cho đối tượng người tiêu dùng điều tra và nghiên cứu có thểxảy ra trong quy trình điều tra và nghiên cứu. – Yêu cầu nghiên cứu viên chính, tổ chức triển khai nhận thử thuốc trên lâm sàng báo cáo giải trình cácsố liệu, tài liệu, những hiệu quả điều tra và nghiên cứu và hồ sơ có tương quan đến nghiên cứu và điều tra. – Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ theo tiêu chuẩn thực hành thực tế lâm sàng tốt tại thựcđịa nghiên cứu và điều tra và những số liệu, tài liệu, tác dụng điều tra và nghiên cứu, hồ sơ có tương quan đếnnghiên cứu. 25

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận