đáp án ngân hàng đại cương vẽ kĩ thuật – Tài liệu text

đáp án ngân hàng đại cương vẽ kĩ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.69 KB, 29 trang )

Toán học Khoa học tự nhiên
Ý tưởng
mới
Công nghệ
mới
Sản phẩm hoặc quá
trình mới
Nhà khoa học
thuần túy
Kỹ sư
thuần túy
Vùng khoa học
Vùng kỹ thuật
Hình 1.1. Kinh nghiệm làm việc của Nhà khoa học và Nhà kỹ thuật
Tai lieu DCVKT
Câu 1: Kỹ thuật là gì? Hãy trình bày nội dung cơ bản của các chức năng của kỹ thuật.
Trả lời: 1.1. Để trả lời ý đầu cần trình bày được một trong các gạch đầu dòng sau:
– ” Kỹ thuật là sự ứng dụng của các nguyên tắc toán và khoa học khác vào thực tế để thiết
kế, chế tạo và vận hành các cấu trúc, máy móc, quá trình, hệ thống một cách kinh tế và hiệu
quả”.
– ”Kỹ thuật là lĩnh vực ở đó kiến thức về khoa học tự nhiên và toán học – có được thông
qua học tập, nghiên cứu, thí nghiệm và thực hành – được quyết định để phát triển cáccách
thức khai thác một cách kinh tế các vật liệu và năng lực thiên nhiên vì lợi ích của con
người”.
-” Kỹ thuật la sự ứng dụng của khoa học đẻ phục vụ các nhu cầu của cuộc sống”.
– ”Kỹ thuật là nghệ thuật hoặc khoa học của việc ra quyết định thực tế”.
– “Kỹ thuật không phải là khoa học… Khoa học là khám phá tự nhiên. Kỹ thuật là sản
phẩm nhân tạo”.
1.2. Trình bày nội dung cơ bản của các chức năng của kỹ thuật:
1.2.1. Kỹ thuật với chức năng khoa học ứng dụng:
– Các nhà khoa học quan tâm đến việc khám phá các tri thức mới.

– Các kỹ sư quan tâm đến việc chuyển đổi khoa học cơ bản vào công nghệ, và từ đó, từ
công nghệ sang sản phẩm hữu dụng cho xã hội.
Các nhà khoa học thực tiễn và các kỹ sư đèu đóng góp rất lớn vào quá trình biến những
thành tựu khoa học thành thực tiễn.
Vẽ biểu đồ sau:
1.2.2. Kỹ thuật với chức năng sang tạo và giải quyết vấn đề:
– Thứ nhất: Các nhà kỹ thuật thường giải quyết các vấn đề của mọi lĩnh vực của cuộc
sống. Họ phải có khả năng nghe và hiểu được các yêu cầu đặt ra, vạch ra các hướng giải
quyết có thể.
Page 1 of 29
Tai lieu DCVKT
– Thứ hai: Nhà kỹ thuật vừa phải sáng tạo khi giải quyết vấn đề, vừa phải tuân thủ các
chuẩn mực đặt ra trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Các sản phẩm kỹ thuật luôn là những
sản phẩm chưa hề có trước đó – do vậy người làm kỹ thuật luôn phải là những người làm
việc có sáng tạo.
1.2.3. Kỹ thuật với chức năng tối ưu hoá:
Nhà kỹ thụât luôn phải đối diện với các ràng buộc/giới hạn khi giải quyết vấn đề.
-Khi thực hiện công việc các nhà kỹ thuật phải để ý tới xác xuất xảy ra hỏng hóc. Ngoài ra
các nhà kỹ thuật còn cần chú ý tới tính khả thi: Là khả năng của một đề án thỏa mãn các
rang buộc xác định. Có một số khía cạnh của tính khả thi bao gồm:
– Khả thi kỹ thuật: đánh giá đề án được các tiêu chuẩn kỹ thuật đã đặt ra hay không.
– Kinh tế: đánh giá đề án có mang lại giá trị lớn hơn chi phí cho nó hay không.
– Tài chính: đánh giá liệu đề án có thu hút được đủ nguồn vốn để triển khai thực hiện.
1.2.4. Kỹ thuật với chức năng ra quyết định.
Các kỹ sư đưa ra các lời khuyên bằng cách lựa chọn những phương án khả dĩ nhất trong
danh sách các lưa chọn. Dựa vào các phương pháp đã được công nhận kết hợp với khả năng
sáng tạo mới của mình, họ phải lập ra một danh sách các lựa chọn khả dĩ – bao gồm khả dĩ
cả về kỹ thuật, kinh tế, tài chính, xã hội, chính trị và môi trường.
Việc lựa chọn phương án khả dĩ thể hiện sự khác biệt giữa kỹ sư với những chuyên gia, cán
bộ chuyên nghiệp khác.

1.2.5. Kỹ thuật với chức năng giúp đỡ người khác.
Các đề án kỹ thuật nào được thực thi cũng phải hoàn toàn đáp án được các yêu cầu của
cộng đồng, với mục đích làm cho cuộc sống con người khoe mạnh và tiên nghi, đầy đủ hơn.
1.2.6. Kỹ thuật với chức năng nghề nghiệp.
Kỹ thuật là một nghề. Các kỹ sư được trả lương cho công việc của mình. Điều đó cũng có
nghĩa, để trở thành kỹ sư, bạn phải đáp ứng các đòi hỏi nhất định của người trả lương cho
bạn.
Câu 2:Muốn có một buổi thảo luận tập thể để tạo ra các ý tưởng mới hiệu quả cần
phải làm thế nào?
Trả lời :Để thảo luận tập thể tốt cần phải có kinh nghiệm. Việc huy động sức mạnh tập thể
có thể tiến hành hiệu quả theo hướng dẫn sau:
Về kết cấu:
1. Nhóm nhỏ: Một nhóm thảo luận tập thể nên gồm năm đến mười người để đảm bảo
có nhiều ý tưởng mới.
Page 2 of 29
Tai lieu DCVKT
2. Nhóm tổng hợp: nhóm này gồm các thành viên có kiến thức cơ bản khác nhau
trong đó có cả những người ít kinh nghiệm về bài toán thiết kế.
Về tổ chức:
1. Họp ngắn: tổ chức các cuộc họp ngắn hơn một giờ.
2. Ghi lại nội dung họp: Các ý tưởng sáng tạo phải được ghi lại để đánh giá trong
cuộc họp sau. Cử ra một người chuyên làm nhiệm vụ đó. Các nội dung ghi chép được phổ
biến đến tất cả thành viên của nhóm qua mạng hoặc thông báo bằng bảng.
Họp tập thể:
1. Không cần nghi lễ; các thành viên trong cuộc họp phải bình đẳng nhau.
2. Không đánh giá mà chấp nhận tất cả các ý tưởng nêu ra trong cuộc họp. Tránh sử
dụng các bình luận như “Ý tưởng kém quá”, “Thế mà cũng gọi là làm”, “Chẳng có ai làm
như thế bao giờ” vv…
3. Số lượng hơn chất lượng: mục tiêu là thu thập được càng nhiều ý tưởng càng tốt.
4. Xây dựng ý tưởng: tạo nên các ý tưởng bằng cách kết hợp các ý tưởng đã có hoặc

xây dựng ý tưởng mới từ ý tưởng đã có.
Câu 3:Trình bày khái niệm về độ chính xác và độ chụm? Hãy cho biết trong các đo
lường sau đây, phép đo nào liên quan nhiều hơn đến độ chính xác và độ chụm:
a) Khoảng phân bố điểm kiểm tra giữa kỳ?
b) Tỉ lệ phần trăm khoảng cách xa điểm gốc khi ta ném một vật tự do?
c) Giá trị dung sai khe hở của các buzi xe ôtô?
d) Chiều dài của một viên thuốc con nhộng?
3.1. Độ chính xác và độ chụm.
3.1.1. Độ chính xác.
Mối quan hệ giữa giá trị đo và giá trị đúng được gọi là độ chính xác. Một kết quả đo được
cho là chính xác nếu nó nằm gần giá trị đúng.
3.1.2. Độ chụm.
Mối quan hệ giữa giá trị đo được lặp lại nhiều lần so với nhau được gọi là độ chụm. Một
tập hợp kết quả đo được cho là chụm nếu các kết quả đo được tương tự nhau về số.
3.2. a. Không liên quan nhiều tới độ chính xác và độ chụm: Khoảng cách này không được
chính xác do điểm kiểm tra giữa kỳ không đều nhau.
b. Không liên quan tới độ chính xác và độ chụm: Vì tỷ lệ phần trăm gần nhau là rất thấp.
c. Có liên quan tới độ chính xác và độ chụm: Vì giá trị dung sai khe hở này được chế tạo
khá chính xác.
d. Có liên quan tới độ chính xác và độ chụm: Vì tỷ lệ chiều dài của các viên thuốc con
nhộng khác nhau là rất thấp
Page 3 of 29
Tai lieu DCVKT
Câu 4:Nêu cách viết một câu văn và một đoạn văn trong một văn bản báo cáo kỹ
thuật (vd minh họa)?
4.1. Cách viết một câu văn trong một văn bản báo các kỹ thuật.
Câu là một cấu trúc ngữ pháp bao gồm chủ ngữ và động từ làm vị ngữ. Mỗi câu chỉ nên thể
hiên một ý tưởng. Có hai lỗi về câu trong văn bản kỹ thuật là: Câu quá dài (nhiều hơn một ý
tưởng), và câu quá ngắn (thiếu chủ ngữ hoặc động từ). Cần tránh sử dụng các liên từ (ví dụ:
và, nhưng, hoặc…) để nối các ý tưởng riêng rẽ thành một câu. VD: (Các thầy cô chấm cần

linh hoạt ý này vì sinh viên có thể lấy các vi dụ khác nhau)
Các thông số thiết kế được tính toán theo các trình tự tiêu chuẩn và tất cả các kết quả được
làm tròn đến 3 chữ số có nghĩa.
Đây là một câu có hai ý, nhưng nên tách chúng ra thành hai câu như sau:
Thông số thiết kế được tính toán theo các trinh tự tiêu chuẩn. Tất cả các kết quả đều
được làm tròn đến 3 chữ số có nghĩa.
Câu có thể quá ngắn nếu chúng không bao gồm chủ ngữ và động từ. Một câu không
hoàn chỉnh được gọi là câu cụt (“sentence fragment”). Câu không hoàn chỉnh trong văn viết
kỹ thuật thường xuất hiện khi nhận định một hiện tượng. Ví dụ, “nhiệt độ càng cao, thời
gian tôi càng giảm”.
Tại sao ví dụ trên lại không phải là một câu hoàn chỉnh? Bởi vì câu này không có
động từ, do đó nó không phải là một câu. Vì thế nên tránh những kiểu cấu trúc như thế
trong văn viết kỹ thuật, thay vào đó nên viết là: “Thời gian tôi giảm khi nhiệt độ tăng”.
4.2. Cách viết một đoạn văn trong một văn bản kỹ thuật.
Bên cạnh cách tổ chức chung của một văn bản, mỗi đoạn cũng nên được cấu trúc rõ rang.
Ý của mỗi đoạn phải truyền đạt được một công việc hoàn chỉnh và được tạo nên bởi các
câu. Mỗi đoạn thường bắt đầu với một câu chủ đề nêu lên được mục đích của đoạn đó. Mỗi
câu sau đó trong đoạn sẽ bổ sung ý cho câu chủ đề. Kết thúc một đoạn bằng câu kết luận,
câu này tổng kết ý chính của cả đoạn. Do đó, mỗi câu trong đoạn văn đều có những mục
đích cụ thể. VD: Không cố định – chấm theo VD cụ thể của sinh viên.
Câu 5: Hãy nêu các công việc chính của kỹ sư? Trình bầy chức năng phân tích và
thiết kế của các kỹ sư?
5.1 Các công việc chính của kỹ sư. – Phân tích – Thiết kế- Kiểm tra thử nghiệm – Phát
triển – Bán hàng – Nghiên cứu – Quản lý – Tư vấn – Dạy học
5.2. Chức năng phân tích và thiết kế.
Page 4 of 29
Tai lieu DCVKT
5.2.1. Chức năng phân tích:
Người kỹ sư chủ yếu làm việc với các vấn đề mô hình hóa. Sử dụng các nguyên tắc toán
học, vật lý và khoa học kỹ thuật, khai thác các phần mềm ứng dụng kỹ thuật, người kỹ sư

phân tích đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong giai đoạn khởi đàu của các đề án thiết kế,
cung cấp các thong tin và trả lời các câu hỏi bằng các thông tin không đòi hỏi chi phí cao.
Do vậy mỗi một kỹ sư đều phải biết tìm hiểu và phân tích bất cứ một vấn đề, nó giúp cho
các kỹ sư có khả năng giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả và triệt để hơn, đáp ứng được
các yêu cầu đặt ra.
5.2.2. Chức năng thiết kế:
Người kỹ sư thiết kế có nhiệm vụ chuyển đổi các khái niệm và thông tin ở bước phân
tích sang kế hoạch, dự án chi tiết, các thông số quyết định việc phát triển và chế tạo sản
phẩm.
Khi có nhiều phương án khả thi, người kỹ sư thiết kế cần quan tâm các yếu tố: như giá
thành sản phẩm, tính sẵn có của vật liệu, tính dễ chế tạo và các yêu cầu công tác… để có
lựa chọn phù hợp. Khả năng sáng tạo đi đôi với tư duy phân tích, quan tâm các đặc tính chi
tiết… là các yêu cầu quan trọng cảu người kỹ sư thiêt kế. Như vậy một kỹ sư muốn thực thi
một đề án thì phải biết tự đặt ra các dụ kiến, dự định của mình về đề tài, dự án của mình để
có thể thực hiên tốt.
Câu 6:Nêu các bước để áp dụng phương pháp khoa học? Trình bầy các phương pháp
để kiểm nghiệm một giả thuyết?
Trả lời 6.1. Các bước sử dụng để áp dụng phưong pháp khoa học:
1. Định nghĩa vấn đề 2. Đề ra một giả thuyết
3. Kiểm nghiệm giả thuyết 4. Loại bỏ hoặc chấp nhận giả thuyết một cách có điều
kiện
6.2. Trình bày các phưong pháp để kiểm nghiệm một giả thuyết:
6.2.1. Kiểm nghiệm một giảv thuyết bằng thí nghiệm.
Giả thuyết được kiểm nghiệm bằng cách tiến hành thí nghiệm. Một thí nghiệm ở đây có thể
là sự thăm dò, lấy mẫu thử của một hệ thống đã được thiết kế.
Page 5 of 29
Tai lieu DCVKT
VD: (Có thể lấy ví dụ khác) Để kiểm nghiệm xem một hệ thống kiểm tra mới có cải
thiện năng suất hay không, ta có thể tách riêng một dây chuyền sản xuất và cho chạy thử hệ
thống mới. Các thí nghiệm thường được thực thi trên một mô hình thu nhỏ của một hệ

thống hoặc là sử dụng các mô hình toán học.
6.2.3. Kiểm nghiệm giả thuyết bằng phép phân tích:
Trong một số trường hợp khác, một giả thuyết có thể được kiểm nghiệm bằng việc sử dụng
kỹ thuật phân tích (giải thích) của phương pháp phân tích kỹ thuật. Phưong pháp kiểm
nghiệm giả thuyết bằng phép phân tích là một phương pháp khá tối ưu, có thể cho ta biết độ
chính xác của giả thuyết mà ta cần kiểm nghiệm khi đặt ra. VD có thể lấy ví dụ là bài tập 4
trang 83 SGK or lấy các ví dụ khác
Câu 7:Giá trị cực (extreme values) là gì? Chúng sẽ ảnh hưởng đến những giá trị nào
sau đây khi chúng xuất hiện trong tập dữ liệu cần xử lý:
a.) Số trung bình cộng b) Số trung vị
c .) Số trung bình nhân d) Số trung bình điều hòa
e.) Số trung bình nhân
7.1. Giá trị cực là:
Là giá rất lớn hoặc rất nhỏ trong một tập dữ liệu mà giá trị của nó ảnh hưởng tới kết quả
của phép tính, nó tạo ra sự thay đổi lớn về xu hướng hội tụ. VD : sinh viên tự lấy nên khi
chấm nên mềm dẻo
7.2. Khi giá trị cực xuất hiện trong tập dữ liệu cần xử lý nó sẽ ảnh hưởng tới giá trị số trung
bình cộng, số trung bình điều hòa, số trung bình bình phương, số trung bình nhân
Câu 8:Nêu các thành phần cơ bản của một văn bản báo cáo kỹ thuật và mục đích của
chúng?
Trả lời: * Các thành phần cơ bản của một văn bản báo cáo kỹ thuật:
1. Tóm tắt: Tổng kết toàn bộ báo cáo, bao gồm tất cả các thành phần cần thiết.
2. Giới thiệu hoặc tổng quan: Cung cấp cho độc giả chủ đề của báo cáo; có thể đưa
ra lịch sử nghiên cứu tương tự, có liên quan đã công bố.
3. Phương pháp hoặc mô hình hóa: Mô tả tiếp cận nghiên cứu, phương pháp thực
hiện và việc phát triển mô hình (nếu có)
4. Kết quả: Trình bày các kết quả bao gồm số liệu thực tế chỉ ra các khuynh hướng.
5. Thảo luận: Giải thích các kết quả.
Page 6 of 29
Tai lieu DCVKT

6. Kết luận các hướng nghiên cứu tiếp theo: Tổng kết những điểm chính và đưa ra
những gợi ý cho các nghiên cứu xa hơn, thừong viết theo kiểu liệt kê.
7. Tài liệu tham khảo: Danh sách các tài liệu tham khao được trích dẫn.
Câu 9:Hãy nêu và phân tích nội dung cơ bản của chiến lược học tập thành công?
9.1. Nội dung cơ bản của chiến lược học tập thành công:
– Xác định rõ mục tiêu học tập và quyết tâm hoàn thành mục tiêu đó.
– Xây dưng kế hoạch thực hiện mục tiêu học tập.
– Biết học và rút kinh nghiệm từ các thất bại.
9.2. Phân tích:
9.2.1. Xác định mục tiêu. (Mục 4.2.1 SGK)
Kỹ thuật là một lĩnh vực học tập có rất nhiều đòi hỏi sự cố gắng của người học. Nhiều sinh
viên thông minh, có năng khiếu cũng có thể và đã bị thất bại nếu không quyết tâm thực hiện
mục tiêu học tập. Bạn cần tự trả lời câu hỏi: bạn quyết tâm đạt được mục tiêu chính là tốt
nghiệp hay bạn mong muốn đạt được mục tiêu đó?
Nếu chỉ đơn thuần mong muốn đạt mục tiêu, bạn sẽ có thể tự cho phép mình thất bại, bạn
có thể cho rằng, bạn luôn có một lựa chọn khác, ví dụ như bạn sẽ theo ngành kinh tế, khoa
học tự nhiên hay thậm chí, đi làm việc trực tiếp… Thông điệp gửi đến não bạn có thể sẽ là
“không sao cả” nếu bạn thi trượt một môn nào đó, bạn cho rằng bạn có thể thử sức với một
hướng khác. Để thành công, bạn chỉ có một lựa chọn: tự cam kết với mình, hãy phấn đấu để
học tập thành công. Để duy trì quyết tâm, hãy luôn nhớ rằng:
– Bạn đã chọn học kỹ thuật vì những lý do chính đáng của chính bạn;
– Duy trì sự tập trung và nhắc nhở mình lý do và tính đúng đắn của sự lựa chọn đó;
– Hãy tin tưởng ở khả năng của mình; bạn sẽ thành công.
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc xác định mục tiêu là viết ra giấy:
– Hãy chia nhỏ thành các mục tiêu cụ thể, càng chi tiết càng tốt;
– Dán chúng ở nơi dễ nhìn thấy nhất;
– Xây dựng kế hoạch các việc cần làm để thực hiện từng mục tiêu một.
Page 7 of 29
Tai lieu DCVKT
9.2.2. Kế hoạch thực hiện (Mục 4.2.2 SGK)

.Để thu được thành công cho cả một mục tiêu lớn. Hãy xây dựng kế hoạch hành động cho
từng giai đoạn ngắn, từng tuần, từng học kỳ hay cả một năm học một cách cụ thể. Bạn hãy
tập học cách xây dựng cho mình những kế hoạch và thực hiện những kế hoạch đó từ nhỏ tới
lớn.
Hãy tìm hiểu toàn bộ chương trình đào tạo của ngành bạn đang học; hãy lập kế hoạch phấn
đấu cho từng kỳ. Hãy phân tích cẩn thận và lập ra kế hoạch chi tiết đẻ thực hiện từng mục
tiêu nhỏ.
9.2.3. Học từ thất bại (Mục 4.2.3 SGK)
Khi bạn thử làm những công việc mới, việc thử nghiệm và sai sót là không thê tránh khỏi. Vì
vậy, trong quá trình phấn đấu cho mục tiêu tốt nghiệp khóa đào tạo, bạn sẽ có thể có những
thất bại nhỏ, thất vọng chán nản. Thất bại là thuộc tính cố hữu, là một phần của quá trình học
tập ngành kỹ thuật. Tuy nhiên, cách bạn xử sự với thất bại mới quyết định sự thành công hay
không cho cả quá trình học tập.
Để vượt qua vấn đề khó khăn, các nhà nghiên cứu giáo dục kỹ thuật đã tong kết và đưa ra
các giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Cố gắng làm quen với vấn đề một cách chi tiết, xác định rõ mục đích, khẳng
định quyết tâm là sẽ không có gì ngăn cản được bạn.
– Giai đoạn 2: Thử một số giải pháp thong dụng.
– Giai đoạn 3: Bạn hãy thu nhỏ phạm vi tìm kiếm lời giải và tập trung cao độ để tìm giải
pháp cho vấn đề. Bạn làm như vậy thì bạn sẽ tìm thấy lời giải ở giai đoạn này.
Sự kiên nhẫn là điều bạn có để hoàn thành giai đoạn 3. Tính kiên nhẫn giúp bạn:
– Tính khéo léo tăng lên cùng khả năng kiên nhẫn.
– Tính kiên nhẫn hết sức cần thiết duy trì tư duy của bạn để từ đó, bạn có thể đạt đến
thành công.
– Tính kiên nhẫn cho phép bạn đạt đến tầm tư duy hiệu quả.
Page 8 of 29
Tai lieu DCVKT
Câu 10:Sử dụng phép phân tích thứ nguyên để kiểm tra tính đúng đắn của một công
thức sau:
2 2

F v L
v L
ρ
ρ µ
× ×
=
× ×
Trong đó:
ρ
– khối lượng riêng; F – lực; v-vận tốc; L –chiều dài;
µ
-độ nhớt động
lực học (kg/(m.s))
Trả lời
2 2
F v L
v L
ρ
ρ µ
× ×
=
× ×
và công thức
2 2
F v L
v L
ρ
µ
ρ
× ×

=
× ×
Trong đó:
ρ
– khối lượng riêng; F – lực; v-vận tốc; L –chiều dài;
µ
-độ nhớt động lực học
(kg/(m.s))
Công thức 1:
– Biến đổi đơn vị ở cả ở 2 vế: với
2
1
m
N kg
s
=
;
ρ
có đơn vị là
3
kg
m
; đơn vị của chiều dài L là
m
2
2
3
. .
m
kg

m
s
VP
kg m
s
m
m s
= =
;
2 2
2
3
.( ) .
.
kg m
m
m
m s
VT
kg
s
m s
= =
vậy về phải bằng vế trái.
Công thức 2: biến đổi tương tự
Câu 11:Trình bày khái niệm về số chữ số có nghĩa của một con số? Nêu qui tắc làm
tròn số và qui tắc xác định số chữ số có nghĩa ở kết quả tính toán cuối cùng? Số chính
xác là gì và chúng có tuân theo các qui tắc trên không?
11.1. Khái niệm về số chứ số có nghĩa của một con số:
Số có nghĩa là một thuật ngữ dùng trong việc biểu diễn gần đúng số thực bằng số thập

phân. Số chữ số có nghĩa được xác định bởi độ chính xác của tập dữ liệu.
11.2. Quy tắc.
11.2.1. Quy tắc làm tròn số.
Page 9 of 29
Tai lieu DCVKT
1. Nếu số bị bỏ qua nhỏ hơn 5, thì viết số cuối trước nó (số bị làm tròn) như ban đầu.
2. Nếu số bị làm tròn lớn hơn hoặc bằng 5, thì viết số cuối cùng mới bằng số cũ cộng thêm
1.
11.2.2. Quy tắc xác định số chữ số có nghĩa ở kết quả cuối cùng.
1. Khi bạn thực hiện phép tính nhân hoặc chia, bạn sẽ viết kết quả dưới dạng số với số chữ
số có nghĩa bằng số chữ số có nghĩa của phần tử tham gia phép tính có số chữ số có nghĩa ít
nhất.
2. Khi thực hiện phép tính cộng hoặc trừ, hãy viết kết quả với số chữ số thập phân bằng số
chữ số thập phân của phần tử tham gia phép tính có số chữ số thập phân nhỏ nhất.
11.3. Số chính xác.
1. Khái niệm: Số chính xác là số mà giá trị của nó là duy nhất và không có bất kỳ một số
thập phân nào biểu diễn được giá trị gần đúng của nó.
2. Số chính xác không tuân theo các quy tắc để xác định số chữ số có nghĩa và quy tắc làm
tròn số.
Câu 12: Nêu các cách trích dẫn thông tin (có ví dụ minh họa) trong một văn bản báo
cáo kỹ thuật?
Có nhiều kiểu trích dẫn :
– Liệt kê tên tác giả và ngày xuất bản (thường được sử dụng trong văn bản, đặt trong ngoặc
đơn) ngay sau phần trích dẫn, ví dụ “Smith (2002).”
– Đánh số nhỏ bên trên tên tác giả, số này biểu diễn vị trí nguồn trích dẫn trong danh sách
tài liệu tham khảo. Ví dụ Smith3
– Sử dụng dấu ngoặc vuông [ ], trong đó liệt kê số biểu diễn vị trí nguồn trích dẫn trong
danh sách tài liệu tham khảo. Nếu có nhiều hơn hai tài liệu được trích dẫn trong một ngoặc
vuông, có thể dùng dấu gạch ngang nối giữa số đầu và số cuối (Ví dụ [11-13] có nghĩa là
[11,12,13].

Câu 13: (2.5điểm) Nêu và phân tích nội dung cơ bản của chìa khóa học tập thành
công?
13.1. Các nội dung cơ bản của chìa khóa học tập thành công.
– Nỗ lực;- Làm việc thông minh;- Quan điểm học tập đúng đắn;
13.2. Phân tích
13.2.1. Nỗ lực:
Nhiều học sinh phổ thông đã dễ dàng có được điểm học tập khá cao mà không cần học
tập vất vả. Có nhiều người được sinh ra với mức độ thông minh cao hơn một số người khác.
Các bạn học sinh có trí thông minh tốt có thể không cần đầu tư nhiều thời gian và công sức
Page 10 of 29
Tai lieu DCVKT
đẻ học thuộc các công thức hay để giải các bài toán đố cấp độ phổ thông và do đó, có thể
đạt điểm cao khá dễ dàng. Nhưng trong đại học thì không như vậy, có nhiều sinh viên học
giỏi ở phổ thông đã không đạt kết quả cao ở trường đại học. Tại sao lại như vậy? Thực tế là
các bạn quá tự tịn vào khả năng của mình mà không chuyên cần học tập. Theo kết quả
thống kê cho thấy đa phần sinh viên bị cảnh cáo và buộc thôi học là những học sinh khá
giỏi thời phổ thông. Năng khiếu/ trí thông minh hay đức tính cần cù làm lên thành công?
Tuy nhiên các bạn cũng phải lưu ý rằng, không nên quá nỗ lực vào giai đoan cuối mà
phải biết phân bố thời gian và sức lực một cách hợp lý. Con đường đi đến thành công trong
kỹ thuật rất dài và gian nan. Để giữ vững quan điểm và lập trường của mình hãy cố gắng
hết sức của mình. Hãy lập kế hoạch học tập chi tiết và hãy nhớ, đừng bao giờ để dành việc
hôm nay cho ngày mai.
13.2.2. Làm việc thông minh.
Cách làm việc thông minh chính là hãy suy nghĩ trước khi làm việc. Người làm việc
thông minh sẽ phân tích yêu cầu cụ thể của công việc trước khi tiến hành làm; chọn được
cách làm nhanh và hiệu quả nhất.
Trong học tập đòi hỏi bạn phải học một cách thông minh. Hãy quan tâm các lời
khuyên sau:
1. Vào đầu kỳ học, hãy tìm hiểu về các môn học mà bạn đã đăng ký.
2. Đến lớp đầy đủ, tập trung nghe giảng.

3. Ghi lại một cách hiệu quả các bài tập đã làm.
13.2.3. Quan điểm học tập đúng đắn.
Để thành công trong học tập, bạn cần có quan điểm, suy nghĩ tích cực về vấn đề
này. Tránh những suy nghĩ tiêu cực:
– Không suy nghĩ quá bi quan nếu kết quả học tập chưa cao;
– Không nên quá lạc quan, tự tin quá mức khi thành công;
– Không thich nhận hay tìm kiếm sự trợ giúp – cho rằng nhận giúp đỡ là mình
kém;
– Không muốn chia sẻ ý kiến với người khác;
– Không muốn thay đổi bản thân; luôn cho ý kiến của mình là đúng
Câu 14:Nêu và trình bầy nội dung cơ bản của các phương pháp cơ bản để giải quyết
các vấn đề kỹ thuật?
14.1. Phương pháp khoa học. Bốn bước sau đây có thể được sử dụng để áp dụng phương
pháp khoa học
1. Định nghĩa vấn đề
Định nghĩa vấn đề là bước đầu tiên của tất cả các phương pháp giải quyết vấn đề. Xác
định vấn đề, thường có dạng là một câu hỏi, chính là bước quan trọng nhất trong
Page 11 of 29
Tai lieu DCVKT
phương pháp khoa học. Việc xác định vấn đề nên bao bao gồm những giới hạn ràng
buộc của nó
2. Đề xuất ra (đưa ra) một giả thuyết
Một giả thuyết là một lời giải/đáp án giả định cho một vấn đề. Nếu như vấn đề được xác
định trong phạm vị quá rộng thì sau đó việc tìm các câu trả lời có thể sẽ bị sai. Ngoài
ra, việc xác định vấn đề cũng rất nên định lượng các mục tiêu. Một giả thuyết đưa ra
thì phải có tính kiểm nghiệm được.
3. Kiểm nghiệm giả thuyết
– Giả thuyết được kiểm nghiệm bằng việc tiến hành các thí nghiệm. Một thí nghiệm ở
đây có thể là sự thăm dò, lấy mẫu thử của một hệ thống đã được thiết kế hoặc là sử
dụng các mô hình toán học.

-Kiểm nghiệm giả thiết bằng việc sử dụng kỹ thuật phân tích (giải tích) của phương pháp
phân tích kỹ thuật
4. Loại bỏ hoặc chấp nhận giả thuyết một cách có điều kiện
Một giả thuyết có thể bị loại bỏ hoặc là được chấp nhận một cách có điều kiện. Nếu như
các dữ liệu thu được từ thí nghiệm không minh chứng được cho giả thiết thì giả thiết sẽ bị
loại bỏ.
14.2. Phương pháp phân tích kỹ thuật.
Xác định bài toán
Bài toán phân tích thường yêu cầu xác định đã rõ ràng
Thu thập dữ liệu và kiểm tra tính chính xác của chúng
Các dữ liệu có thể thu thập bằng hai cách.
-Cách thứ nhất là tiến hành với mô hình thí nghiệm giống hệt hệ thống thực.
-Cách thứ hai là tiến hành các phép đo trên thực tế
Lựa chọn các phương pháp phân tích
Quá trình lựa chọn các phương pháp phân tích gồm hai bước.
– Bước một, lựa chọn các định luật hay nguyên lý cơ bản sẽ áp dụng cho hệ.
– Bước hai là chuyển các quy luật vật lý thành các biểu thức toán học (còn gọi là mô hình
toán học).
Dự đoán giải pháp
Dự đoán dùng để kiểm tra tính toán và cũng góp phần cho việc phát triển khả năng trực
giác kỹ thuật.
Page 12 of 29
Tai lieu DCVKT
Giải bài toán
Bao gồm các nội dung cần lưu ý sau đây:
Giải các biểu thức toán học bằng tách biến tách các biến về một phía của biểu thức
thực hiện cùng phép tính cho cả hai vế của biểu thức (quy tắc vàng)
chỉ thay số ở bước cuối cùng của quá trình tính toán.
Kiểm tra kết quả
Tính logic, phép dự đoán và kiểm tra thứ nguyên là các công cụ có thể dùng để kiểm tra

các tính toán kỹ thuật.
14.3. Phương pháp thiết kế kỹ thuật.
Xác định bài toán (tuơng tự phương pháp phân tích kỹ thuật)
Thu thập thông tin (tuơng tự phương pháp phân tích kỹ thuật)
Đưa ra các lời giải
Sau khi xác định được bài toán và thu thập thông tin ta sẽ tiến hành đưa ra các lời giải.
Các kỹ thuật tạo ra các lời giải bao gồm:
– Thảo luận tập thể
Tạo ra các ý tưởng mới bao gồm bảng liệt kê (liệt kê thuộc tính và quan hệ bắt buộc
ngẫu nhiên).
Phân tích và lựa chọn lời giải
– Phân tích khả năng, phải loại bỏ được những phương án không tối ưu và giữ lại những
phương án có lợi nhất.
– Lựa chọn lời giải, cần so sánh với một bộ lời giải.
Thực thi lời giải
Là một quá trình tạo nên sản phẩm hay hệ thống. Đây là bước là thoả mãn nhất trong
thiết kế vì người kỹ sư nhìn thấy được thành quả lao động của mình.
Đánh giá lời giải
Việc đánh giá lời giải (sản phẩm) thường diễn ra sau một thời gian đưa ra thị trường.
Nếu cần thiết sản phẩm có thể được cải tiến lại cho phù hợp với thị trường. thậm chí
là thiết kế lại
Câu 15:Nêu cấu trúc của một bài thuyết trình kỹ thuật? Những điểm cần lưu ý đặc
biệt
Page 13 of 29
Tai lieu DCVKT
15.1. Cấu trúc của một bài thuyết trình kỹ thuật.
Cấu trúc chung bài thuyết trình bao gồm:
– Giới thiệu/ khái quát
– Phương pháp (giải tích hay thực nghiệm…)
– Kết quả và thảo luận

– Kết luận và các kiến nghị
15.2. Các điểm cần lưu ý.
– Trình diễn sử dụng máy tính nhanh chóng trở thành phổ biến nhất cho các thuyết trình.
Khi thuyết trình sử dụng máy tính, bạn nên chú ý đến màu sắc, cỡ chữ, và tính linh hoạt của
chúng.
Khi thiết kế bài thuyết trình bằng máy tính, bạn nên theo các bước sau :
1. Bạn chọn màu phù hợp có trong bảng phối màu. Hãy bắt đầu với màu có sẵn trong bảng.
Chọn từ 2 đến 4 màu, và sủ dụng chúng cho toàn bộ file trình chiếu. Nếu bạn bị hạn chế về
cảm xúc màu sắc hoặc có vấn đề về thị giác, bạn có thể nhờ một người bạn nhận xét việc
chuẩn bị ban đầu của bạn.
2. Sử dụng một ít họ phông chư. Bạn có thể chọn cỡ chữ, và kiểu chữ để tạo nên một kiểu
chữ của bạn, nhưng lưu ý việc sử dụng quá nhiều họ phông chữ là lãng phí, và rắc rối.
3. Lựa chọn việc hiển thị (animation) các nội dung trong cùng một slide cho hợp lý (ví dụ,
sự bay các chữ và xoay các slides khi chúng xuất hiện). Cần tránh lạm dụng điều này trừ
khi bạn hiểu rất rõ người nghe muốn gì.
rệt khi thuyết trình bằng máy tính?
Câu 16: Hãy nêu các bước và các yêu cầu để một sinh viên tốt nghiệp đại học kỹ thuật
có thể được công nhận hành nghề Kỹ sư chuyên nghiệp?
Thủ tục đăng ký hành nghề cho một kỹ sư là một quá trình gồm 4 bước.
Thứ nhất, các ứng viên bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp đại học từ trường hoặc khoa đã
được kiểm định chất lượng.
Thứ hai, sau khi nhận được bằng tốt nghiệp đại học (hoặc đang chuẩn bị nhận bằng tốt
nghiệp), các ứng viên phải thi đậu một kỳ thi viết được gọi là Kỳ thi Cơ sở kỹ thuật chuyên
ngành). Kỳ thi FE trải qua 8 giờ thi, bao trùm các lĩnh vực: Khoa học cơ bản, kỹ thuật cơ
sở, và kiến thức kỹ thuật chuyên ngành. Qua được kỳ thi này, ứng viên được cấp chứng chỉ
Tiền chuyên nghiệp. Ở mức độ này, ứng viên được gọi kỹ sư tập sự (EIT). Nói theo cách
khác.
Thứ ba là kinh nghiệm công tác, các kỹ sư tập sự phải được kèm cặp nghề nghiệp dưới sự
hướng dẫn trực tiếp bởi các P.E. yêu cầu kinh nghiệm công tác từ 4 năm trở lên. Một phần
thời gian học cao học kỹ thuật cũng có thể được coi đáp ứng được một phần yêu cầu về

kinh nghiệm công tác.
Cuối cùng, ứng viên phải tham dự và đỗ kỳ thi Nguyên tắc đạo đức và thực hành nghề
nghiệp ở một chuyên ngành phù hợp. Khi này, bạn có thể in nghiêng chữ P.E sau tên của
bạn.
Page 14 of 29
Tai lieu DCVKT
Câu 17:Nêu mục đích của giờ học lý thuyết và vai trò của sinh viên trong giờ học lý
thuyết?
17.1. Mục đích của giờ học lý thuyết.Giờ học lý thuyết là thời gian thầy, cô trình bày bài
giảng đã được chuẩn bị để phục vụ nắm được các chủ điểm, vấn đề quan trọng của bài:
– Tham khảo các nguồn thông tin, tài liệu khác nhau, trích dẫn các thông tin có lien quan
nhất đến nội dung của môn học, nhằm trình bày các thông tin này một cách rõ rang, chính
xác và dễ hiẻu có thể được.
– Cung cấp các kiến thức, kỹ năng quan trọng nhất giúp bạn giải đáp được các câu hỏi, bài
tập, đồ án cũng như trong các kỳ thi của môn học.
– Giải thích các vấn đề lý thuyết khó và trình bày các ví dụ minh họa cho các phương pháp
và kỹ thuật giải quyết vấn đề mới
– Đề xuất, gợi ý các tài nguyên học cần thiết cho thực hành;
– Cung cấp các thông tin lien quan trực tiếp đến nội dung đánh giá kiến thức môn học.
17.2. Vai trò của sinh viên trong giờ học lý thuyết
Nhiêm vụ quan trọng, chủ yếu của sinh viên khi tham giờ học lý thuyết là thu thập nhiều
nhất có thể được các thông tin của môn học và đừng hy vọng học được gì nhiều khi đến
lớp. Lý do là thông tin được cung cấp thường rất nhiều, với tốc độ nhanh. Các bạn hãy chú
trọng làm sao ghi chép cho thật hiệu quả. Để buổi học thật sự có ích cho bạn, hãy đảm bảo
theo các hướng dẫn sau:
1. Đọc trước bài trước khi đến lớp.
2. Dự lớp một cách thật tích cực.
3. Hãy đặt câu hỏi khi thích hợp.
4. Tập trung nghe giảng và ghi chép theo các kỹ thuật hữu ích cho bạn.
Câu 18:Chọn phương pháp phù hợp để giải bài toán sau: Giả sử bạn đang ở trên một

chiếc thuyền. Ma sát giữa thuyền và nước là không đáng kể. Khi thuyền đứng yên trên
mặt hồ, bạn đứng dậy và bước đi và bỗng thấy chiếc thuyền chuyển động. Hãy giải
Page 15 of 29
Tai lieu DCVKT
thích hiện tượng trên và xác định vận tốc di chuyển của thuyền tại thời điểm vận tốc
của bạn là 0,75m/s. Giả thiết khối lượng của bạn là 60 kg, khối lượng của thuyền và
bạn là 165 kg.
Bài trên đây sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật:
1. Xác đinh bài toán: Bài toán đã xác định rõ ràng
2. Thu thập dữ liệu và kiểm tra tính chính xác của số liệu
Cần phải xác địn vận tốc di chuyển của thuyền tại thời điểm bạn bước đi với vận tốc
0,75m/s và giải thích hiện tượng. Giả sử vận tốc của bạn là không đổi trong quá trình di
chuyển. Các dữ liệu cần thiết cho bài toán đã đầy đủ và hợp lý
3. Lựa chọn phương pháp phân tích
Các dữ liệu cho trước của bài toán là vận tốc và khối lượng. Như vậy quan hệ ở đây là
một biểu thức liên hệ giữa vận tốc và khối lượng đây chính là động lượng.
.Q m v=
uv v
(ký
hiệu lấy theo cơ lý thuyết ).
trước khi người di chuyển thì thuyền đứng yên và ma sát giữa thuyền và mặt hồ là
không đáng kể. Vậy có thể áp dụng định luật bảo toàn động lượng để giải bài toán.
Trước khi di chuyển thì động lượng của hệ bằng 0.
1
0Q =
uv

2
0Q ≠
uv

4. Dự đoán kết quả
Vận tốc của thuyền sẽ nhỏ hơn vận tốc của bạn.
5. Giải bài toán
Giả sử gọi v
1
là vận tốc của người, v
2
là vận tốc của thuyền. M
1
và M
2
là vận tốc của
người và thuyền và người
Theo định luật bảo toàn động lượng có:
1 1 2 2
0. .M v M v= +
uv uuv
hay
1 1 2 2
0. .M v M v= +
2 2 1 1
. .M v M v→ = −

1 1
2
2
.M v
v
M
⇔ = −

thay số vào
2
60.0.75
0.27
165
v = − =
(m/s)
Page 16 of 29
Tai lieu DCVKT
6. Kiểm tra kết quả
Phân tích này không có sai sót.
Câu 19:Trình bày khái niệm về phương pháp thiết kế kỹ thuật và phương pháp phân
tích kỹ thuật? Hãy nêu những điểm khác biệt giữa hai phương pháp này?
19.1. Khái niệm về phương pháp phân tích kỹ thuật.
Phân tích kỹ thuật là việc ứng dụng các nguyên lý của toán học và khoa học để giải quyết
các bài toán kỹ thuật.
19.2. Khái niêm về phương pháp thiết kế kỹ thuật.
Thiết kế kỹ thuật là sự mô tả một thiết bị hay hệ thống mới hoặc cải tiến một thiết bị, hệ
thống nào đó.
19.3. Sự khác nhau cơ bản của hai phương pháp.
1. Trong phân tích, ta chỉ đi tìm một lời giải còn trong thiết kế cần tạo nhiều lời
giải.
2. Trong phân tích, ta tính toán cho một lời giải còn trong thiết kế phải lựa chọn
lời giải dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá.
3. Trong thiết kế ta nhất thiết phải thực thi lời giải còn trong phân tích ta không
nhất thiết phải thực thi lời giải.
Câu 20:Một người không có chứng chỉ PE (Professional Engineer – Kỹ sư chuyên
nghiệp) có thể sử dụng chức danh “ Kỹ sư” trong một công ty được không? Tại sao
được và tại sao không? Liệt kê các bước trong quá trình đăng ký hành nghề kỹ sư
chuyên nghiệp?

Một người không có chứng chi PE vẫn có thể sư dụng chức danh “ kỹ sư” trong một công
ty (với những quyền lợi hạn chế): Bởi vì, chứng chỉ PE là chứng chỉ công nhận hành nghề
kỹ sư chuyên nghiệp, chứ không ép buộc tất cảc mọi người đều phải có chứng chỉ này.
Người này đã tốt nghiệp chuyên ngành thuộc khối ngành kỹ thuật và được công nhận là kỹ
sư, ngoại trừ trường hợp người này chưa tốt nghiệp.
Các bước trong quá trình đăng ký hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp:
– Phải có bằng tốt nghiệp đại học từ một trường hoặc khoa đã được kiểm định chất
lượng
– Thi đỗ kỳ thi FE (kỳ thi Cơ sở kỹ thuật chuyên ngành)
– Có thời gian tập sự (từ 4 năm trở lên dưới sự kèm cặp và hướng dẫn của một PE)
Page 17 of 29
Tai lieu DCVKT
– Cuối cùng là phải thi đỗ kỳ thi Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp (kỳ thi PP)
Câu 21:Ý nghĩa của việc kiểm tra kết quả tính trong phương pháp phân tích kỹ
thuật? Nêu và trình bầy khái quát về các công cụ kiểm tra kết quả trong phân tích
kỹ thuật?
21.1. Ý nghĩa của việc kiểm tra kết quả tính trong phương pháp phân tích kỹ thuật:
Việc kiểm tra kết quả sau khi tính toán là hết sức cần thiết. Tuy nhiên việc xác định một
giải pháp và xác định một giải pháp đúng đắn là hai vấn đề rất khó: tìm được một giải pháp
không có nghĩa đó là giải pháp đúng hay giải pháp thực tế.
Trong hầu hết các tính toán kỹ thuật, các kết quả là các lượng vật lý. Chúng ta tính toán để
xác định một đại lượng nào đó và cần đảm bảo sự hợp lý của tính toán. Điều đó đặt ra các
ràng buộc cho các lời giải mà ta nhận được với vai trò của người kỹ sư: các lời giải phải thể
hiện những lượng hiển nhiên của thế giới thực tại. Trong các tính toán kỹ thuật, các con số
luôn luôn mang các ý nghĩa vật lý. Vì thế cho nên cần kiểm tra các tính toán kỹ thuật.
21.2. Các công cụ kiểm tra kết quả trong phân tích kỹ thuật:
21.2.1. Sử dụng logic đề tránh các trả lời không có tính vật lý
Vì các kết quả trong tính toán kỹ thuật đưa ra các lượng vật lý nên tính logic được dùng để
hạn chế các kết quả không có ý nghĩa. Các kêt quả này còn gọi là kết quả không có tính vật
lý vì chúng không thể xảy ra một cách vật lý. Hãy tự đặt ra câu hỏi: kết quả có ý nghĩa gì

không? Đừng bao giờ tính toán kỹ thuật mà không nghĩ xem kết quả có hợp lý hay không.
Trong nhiều cách, đây là bước quan trọng nhất trong quá trình tính toán kỹ thuật.
21.2.2. Sử dụng logic để kiểm tra việc xử lý các biểu thức.
Có thể sử dụng tính logic để kiểm tra việc xử lý các biểu thức toán học. Có một cách để làm
điều đó là kiểm tra một biến có thay đổi như mong muốn khi các biến thay đổi hay không.
Nói cách khác, ta có thể kiểm tra dạng dự đoán của biểu thức toán học.
21.2.3. Sử dụng dự đoán để kiểm tra lời giải.
Các dự đoán có thể dùng để kiểm tra lời giải. Các dự đoán cũng có thể dùng để phát hiện
các lỗi trong công thức toán học.
21.2.4. Sử dụng thứ nguyên để kiểm tra lời giải.
Trong kỹ thuật mọi con số sẽ là vô nghĩa nếu không có thứ nguyên (đơn vị) đi kèm theo.
Một kết quả tính toán kỹ thuật tốt không chỉ có giá trị đúng mà còn phải có thứ nguyên
đúng cho giá trị đó Kiểm tra thứ nguyên là công cụ rất quan trọng trong đánh giá lời giải
Page 18 of 29
Tai lieu DCVKT
của các biểu thức toán học, nó giúp các nhà kỹ thuật tránh được các sai sót khi xử lý các
biểu thức.
Câu 22:Trình bày nội dung của phương pháp thiết kế kỹ thuật “ Quẳng qua tường”
khi thiết kế một sản phẩm mới? Cho biết ưu điểm của nó so với các phương pháp thiết
kế khác? Đồng thời bạn hãy cho biết lý do khiến người kỹ sư thiết kế sản phẩm mới
cần liên hệ với các bộ phận khác trong công ty?
Phương pháp thiết kế ’’ quẳng qua tường’’ :
 Phòng kỹ thuật thiết kế sản phẩm mới.
 Họ quẳng bản thiết kế qua tường để chuyển cho phòng thị trường.
 Phòng thị trường thay đổi thiết kế để nó thân thiện với khách hàng hơn.
 Phòng thị trường quẳng thiết kế qua tường để chuyển cho phòng sản xuất
 Phòng sản xuất thay đổi thiết kế để có thể chế tạo sản phẩm dễ và rẻ hơn
 Phòng sản xuất quẳng bản thiết kế lại ngược về phòng kỹ thuật
 Đọc và thảo luận cho tới khi bản thiết kế được hoàn thiện.
Ưu điểm của phương pháp thiế kế ‘quẳng qua tường’ là phương pháp thiết kế tiểu chuẩn,

vì vậy sẽ là một lợi thế rất lớn nếu sản phẩm là sản phẩm tiểu chuẩn đã được thiết kế trước
đó. Nhưng nó sẽ là một bất lợi nếu thiết kế sản phẩm mới bằng phương pháp này.
Để sản phẩm có vòng đời ngắn để tăng năng suất và lời nhuận đồng thời tuân thủ những
quy định bắt buộc về các tiêu chuẩn của một sản phâm thì các kỹ sư thiết kế sản phẩm phải
liên hệ với các bộ phận khác trong công ty vì những lý do sau :
– Thứ nhất, sản phẩm phải được chế tạo. Trong thiết kế của họ, các kỹ sư nên kể đến những
khó khăn khi chế tạo và lắp ráp sản phẩm. Thêm vào đó, phải quan tâm đến ảnh hưởng của
quá trình sản xuất đến môi trường.
– Thứ hai, sản phẩm phải bán được. Điều đó đòi hỏi các kỹ sư phải nghĩ đến giá thành của
nó.
– Thứ ba, sản phẩm phải được sử dụng. Do đó, các dịch vụ bán hàng, sửa chữa và hỗ trợ
sản phẩm phải được quan tâm từ bản thiết kế đầu tiên.
– Cuối cùng, sản phẩm phải được vứt bỏ sau khi sử dụng. Tác động của chúng đến môi
trường phải là nhỏ nhất. Điều đó liên quan đến tác động đến môi trường sau tiêu dùng khi
người tiêu dùng vứt bỏ sản phẩm.
Page 19 of 29
Tai lieu DCVKT
Câu 23:Khi nào một công việc được coi là một nghề? Tại sao nói kỹ thuật là một
nghề?
23.1. Các yếu tố để khẳng định một công việc là một nghề.
1. Khi nó là một công việc đòi hỏi người thực hiện làm toàn thời gian ;
2. Khi trường đào tạo đầu tiên về công việc đó được thành lập ;
3. Khi một hiệp hội nghề nghiệp địa phương được thành lập ;
4. Khi một hiệp hội nghề nghiệp quốc gia được thành lập ;
5. Khi bộ qui tắc đạo đức nghề nghiệp, gồm các qui tắc ứng sử được thông qua ;
6. Khi đạo luật liên bang (quốc gia) về nghề nghiệp đó được thiết lập, thông qua.
23.2. Kỹ thuật là một nghề.
Kỹ thuật là một nghề vì nó đảm bảo đủ 6 chỉ tiêu của một nghề là :
– Được trả công ;
– Các hoạt động nghề nghiệp có tác dụng tốt cho cộng đồng ;

– Cần được đào tạo bài bản, chính thống ;
– Yêu cầu được kiểm soát, có tính thận trọng, và có kỹ năng khi thực hiện công
việc ;
– Có chứng nhận đăng ký hành nghề ;
– Chịu trách nhiệm về hành vi, đạo đức khi hành nghề.
Câu 24:Nêu các loại định luật vật lý quan trọng thường được sử dụng trong phương
pháp phân tích kỹ thuật.
Page 20 of 29
Tai lieu DCVKT
Một số lượng rất lớn các tính toán lỹ thuật bắt đầu từ một số lượng nhỏ các định luật vật lý.
Có ba loại định luật vật lý quan trọng trong kỹ thuật: các định luật bảo toàn, các định luật
chuyển động, và các định luật cơ bản.
– Các định luật về bảo toàn là các định luật quan trọng nhất như: Khối lượng, mô men động
lượng, mô men quay, năng lượng. Các định luật bảo toàn là cơ sở cho nhiều tính toán kỹ
thuật.
-Các định luật chuyển động quan trọng như: Định luật thứ nhất về chuyển động của Newton
(còn gọi là định luật quán tính). Định luật thứ hai của Newton về chuyển động phát biểu
rằng lực (F) tác dụng lên một vật bằng tích của khối lượng của vật (m) với gia tốc của nó
(a), hay
F m a
= ×
. Định luật thứ ba của Newton về chuyển động (còn gọi định luật tác dụng
và phản tác dụng) .
– Loại thứ 3 là các định luật cơ bản mà chúng mô tả các quan hệ giữa các thuộc tính có thể
đo được của hệ. Có 3 định luật cơ bản quan trọng là: Định luật Hooke, định luật Ohm, định
luật chất khí lý tưởng.
Câu 25:Hãy trình bày nội dung cơ bản của kỹ thuật thiết kế đồng thời, thiết kế lại và
thiết kế theo kỹ thuật ngược?
25.1. Kỹ thuật thiết kế đồng thời.
Kỹ thuật đồng thời là phương pháp thiết kế hệ thống mà ở đó tất cả các yếu tố của vòng

đời của sản phẩm được kể đến. Các yếu tố đó bao gồm sản xuất, điều khiển chất lượng, yêu
cầu của người dung, hỗ trợ người dung, và vứt bỏ sau khi sử dụng. Phương pháp thiết kế
với kỹ thuật đồng thời bao gồm thiết kế cho chế tạo và thiết kế cho môi trường. VD: Thiết
kế và chế tạo đồ chơi
25.2. Kỹ thuật thiết kế lại.
Thiết kế lại là thuật ngữ chỉ việc suy tính và thiết kế một hệ thống. Thiết kế lại dùng để
miêu tả những thay đổi cơ bản của phương pháp kỹ thuật, phần mềm tính toán và hệ thống
kinh doanh.
VD: Hai ví dụ trong kỹ thuật máy tính và kỹ thuật điện có thể tìm thấy trong các cuộc “đổi
mới” được đề xuất bởi Apple và Microsoft. Tháng 8 năm 2000 Apple giới thiệu một máy
tính để bàn rất khác thường, máy Power Mac G4 Cube. Đó là một máy tính rất mạnh. Do
thiết kế ấn tượng, nó khít trong một khối lập phương. Mặc dầu rất trang nhã, mẫu máy tính
Page 21 of 29
Tai lieu DCVKT
này bị chỉ trích do thiếu các khe cắm để nâng cấp, cổng ra/vào tiếng bị hạn chế và giá thành
cao. Thiết kế này không thành công và nó không được dùng nữa vào năm 2001.
25.3. Kỹ thuật thiết kế theo kỹ thuật ngược.
Kỹ thuật ngược là thuật ngữ chỉ quá trình sử dụng từng phần của một vật hay hệ thống để
xác định nguyên lý làm việc của nó (hay từ một sản phẩm có sẵn có thể thiết kế ra một sản
phẩm có nhiều ưu điểm hơn sản phẩm có sẵn). Kỹ thuật ngược được sử dụng theo hai cách:
1. Thứ nhất, nó có thể được sử dụng để nắm lấy các ý tưởng mới từ những người cạnh tranh
nhau (ràng buộc về sử dụng các bằng sang chế phải tuân thủ chặt chẽ các luật về bản
quyền).
2. Thứ hai, kỹ thuật ngược có thể sử dụng để chế tạo các bản copy của các chi tiết của các
thiết bị cũ.
Câu 26:Hãy vẽ các đồ thị sau (sinh viên tụ cho số liệu):
a) Đồ thị biểu diễn kết quả học tập của sinh viên khóa 43 trong trường năm
học 2008 (theo tỉ lệ phần trăm học sinh yếu, trung bình, khá, giỏi).
b) Chi phí bảo dưỡng cho ba loại xe máy khác nhau.
c) Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu quả của quá trình sản xuất enzim.

a) Đồ thị biểu diễn kết quả học tập của sinh viên khóa 43 trong trường năm học 2008
(theo tỉ lệ phần trăm học sinh yếu, trung bình, khá, giỏi). (vẽ biểu đồ hình quạt)
b) Chi phí bảo dưỡng cho ba loại xe máy khác nhau. (biểu đồ hình cột)???
Page 22 of 29
Tai lieu DCVKT
c) Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu quả của quá trình sản xuất enzim. (biểu đồ
đường – định luật Vanhop)
(Trong giới hạn nhiệt độ của cơ thể sống, tác dụng của enzim tuân theo định luật Van
Hôp, nghĩa là nếu nhiệt độ tăng 10oC thì vận tốc phản ứng sẽ tăng gấp đôi.)
– Hình vẽ trên chỉ mang tính tham khảo về ảnh hưởng của nhiệt độ tới cơ chế hoạt
động của enzim khi nó đóng vai trò là chất xúc tác trong các phản ứng hoá học.
Câu 27:Ý nghĩa của việc kiểm tra kết quả tính trong phương pháp phân tích kỹ
thuật? Nêu và trình bầy khái quát về các công cụ kiểm tra kết quả trong phân tích kỹ
thuật?
27.1. Ý nghĩa của việc kiểm tra kết quả tính trong phương pháp phân tích kỹ thuật:
Page 23 of 29
Vận tốc phản
ứng
37 55
0
c
Tai lieu DCVKT
Việc kiểm tra kết quả sau khi tính toán là hết sức cần thiết. Tuy nhiên việc xác định một
giải pháp và xác định một giải pháp đúng đắn là hai vấn đề rất khó: tìm được một giải pháp
không có nghĩa đó là giải pháp đúng hay giải pháp thực tế.
Trong hầu hết các tính toán kỹ thuật, các kết quả là các lượng vật lý. Chúng ta tính toán để
xác định một đại lượng nào đó và cần đảm bảo sự hợp lý của tính toán. Điều đó đặt ra các
ràng buộc cho các lời giải mà ta nhận được với vai trò của người kỹ sư: các lời giải phải thể
hiện những lượng hiển nhiên của thế giới thực tại. Trong các tính toán kỹ thuật, các con số
luôn luôn mang các ý nghĩa vật lý. Vì thế cho nên cần kiểm tra các tính toán kỹ thuật.

27.2. Các công cụ kiểm tra kết quả trong phân tích kỹ thuật:
27.2.1. Sử dụng logic đề tránh các trả lời không có tính vật lý
Vì các kết quả trong tính toán kỹ thuật đưa ra các lượng vật lý nên tính logic được dùng để
hạn chế các kết quả không có ý nghĩa. Các kêt quả này còn gọi là kết quả không có tính vật
lý vì chúng không thể xảy ra một cách vật lý. Hãy tự đặt ra câu hỏi: kết quả có ý nghĩa gì
không? Đừng bao giờ tính toán kỹ thuật mà không nghĩ xem kết quả có hợp lý hay không.
Trong nhiều cách, đây là bước quan trọng nhất trong quá trình tính toán kỹ thuật.
27.2.2. Sử dụng logic để kiểm tra việc xử lý các biểu thức.
Có thể sử dụng tính logic để kiểm tra việc xử lý các biểu thức toán học. Có một cách để làm
điều đó là kiểm tra một biến có thay đổi như mong muốn khi các biến thay đổi hay không.
Nói cách khác, ta có thể kiểm tra dạng dự đoán của biểu thức toán học.
27.2.3. Sử dụng dự đoán để kiểm tra lời giải.
Các dự đoán có thể dùng để kiểm tra lời giải. Các dự đoán cũng có thể dùng để phát hiện
các lỗi trong công thức toán học.
27.2.4. Sử dụng thứ nguyên để kiểm tra lời giải.
Trong kỹ thuật mọi con số sẽ là vô nghĩa nếu không có thứ nguyên (đơn vị) đi kèm theo.
Một kết quả tính toán kỹ thuật tốt không chỉ có giá trị đúng mà còn phải có thứ nguyên
đúng cho giá trị đó Kiểm tra thứ nguyên là công cụ rất quan trọng trong đánh giá lời giải
của các biểu thức toán học, nó giúp các nhà kỹ thuật tránh được các sai sót khi xử lý các
biểu thức.
Câu 28:Nêu các thành phần cơ bản của một văn bản báo cáo kỹ thuật và mục đích của
chúng?
Trả lời: * Các thành phần cơ bản của một văn bản báo cáo kỹ thuật:
1. Tóm tắt: Tổng kết toàn bộ báo cáo, bao gồm tất cả các thành phần cần thiết.
Page 24 of 29
Tai lieu DCVKT
2. Giới thiệu hoặc tổng quan: Cung cấp cho độc giả chủ đề của báo cáo; có thể đưa
ra lịch sử nghiên cứu tương tự, có liên quan đã công bố.
3. Phương pháp hoặc mô hình hóa: Mô tả tiếp cận nghiên cứu, phương pháp thực
hiện và việc phát triển mô hình (nếu có)

4. Kết quả: Trình bày các kết quả bao gồm số liệu thực tế chỉ ra các khuynh hướng.
5. Thảo luận: Giải thích các kết quả.
6. Kết luận các hướng nghiên cứu tiếp theo: Tổng kết những điểm chính và đưa ra
những gợi ý cho các nghiên cứu xa hơn, thừong viết theo kiểu liệt kê.
7. Tài liệu tham khảo: Danh sách các tài liệu tham khao được trích dẫn.
Câu 29:Trình bày nguyên tắc thiết kế slide trình diễn :
a) Chứa nội dung chỉ gồm các chữ hoặc các kí hiệu, phương trình?
b) Chứa các dữ liệu?
c) Chứa các đồ thị, hình vẽ?
29.1. Nguyên tắc thiết kế slide trình diễn với nội dung chỉ gồm các chữ hoặc các ký hiệu,
phương – Slides chữ nên có càng ít chữ càng tốt, chỉ đủ truyền đạt thông tin quan trọng. Bạn
sẽ không được hoan nghênh khi dùng một slide toàn chữ: Khán giả sẽ đọc nội dung có trên
màn hình thay vì họ quan sát những điều bạn trình bày
Đôi khi, ký hiệu hoặc phương trình có thể được sử dụng thay cho các từ bằng chữ. Việc
chọn phương trình hoặc chữ phụ thuộc vào khán giả.
Các slide chữ có hình dạng phù hợp với hình dạng các công cụ trực quan trợ giúp. Sẽ rất
thuận lợi cho người nghe nếu slide chữ có định dạng phù hợp với định dạng của phương
tiện sứ dụng. Sự phù hợp này còn có nghĩa là cỡ chữ càng lớn càng tốt. Với các slide chữ,
nên sử dụng cỡ phông chữ lớn. Phần mềm trình chiếu có thể trợ giúp việc đảm bảo nhất
quán định dạng trình chiếu nhất quán.
Ngoài ra bạn cần chú ý đến việc viết tắt, việc viết tắt hay ký hiệu cho phép ta có thể sử
dụng cỡ phông chữ lớn hơn. Các mạo từ, giới từ và từ phụ cần được loại bỏ để tránh việc
người nghe thuyết trình sẽ đọc nội dung slide thay cho nghe nội dung do diến giả thuyêt
trình.
29.2. Các slide chứa dữ lìệu.
Các slide chứa dữ liệu gồm các bảng hoặc số liệu. Trong các buổi thuyết trình, điểm then
chốt là các bảng chỉ chứa đựng các dữ liệu cần thiết (theo nội dung của bài nói). Nhiều diễn
giả đôi khi photocopy như sau: “Tôi biết các bạn không thể đọc được tất cả các con số
trong bảng này, nhưng lưu ý rằng tỷ số truyền 20:1 là tối ưu”. Nếu muốn nói cho người
Page 25 of 29

– Các kỹ sư chăm sóc đến việc quy đổi khoa học cơ bản vào công nghệ tiên tiến, và từ đó, từcông nghệ sang loại sản phẩm hữu dụng cho xã hội. Các nhà khoa học thực tiễn và những kỹ sư đèu góp phần rất lớn vào quy trình biến nhữngthành tựu khoa học thành thực tiễn. Vẽ biểu đồ sau : 1.2.2. Kỹ thuật với công dụng sang tạo và xử lý yếu tố : – Thứ nhất : Các nhà kỹ thuật thường xử lý những yếu tố của mọi nghành của cuộcsống. Họ phải có năng lực nghe và hiểu được những nhu yếu đặt ra, vạch ra những hướng giảiquyết hoàn toàn có thể. Page 1 of 29T ai lieu DCVKT – Thứ hai : Nhà kỹ thuật vừa phải phát minh sáng tạo khi xử lý yếu tố, vừa phải tuân thủ cácchuẩn mực đặt ra trong nghành kỹ thuật tương ứng. Các mẫu sản phẩm kỹ thuật luôn là nhữngsản phẩm chưa hề có trước đó – do vậy người làm kỹ thuật luôn phải là những người làmviệc có phát minh sáng tạo. 1.2.3. Kỹ thuật với tính năng tối ưu hoá : Nhà kỹ thụât luôn phải đối lập với những ràng buộc / số lượng giới hạn khi xử lý yếu tố. – Khi thực thi việc làm những nhà kỹ thuật phải chú ý tới xác xuất xảy ra hỏng hóc. Ngoài racác nhà kỹ thuật còn cần chú ý quan tâm tới tính khả thi : Là năng lực của một đề án thỏa mãn nhu cầu cácrang buộc xác lập. Có một số ít góc nhìn của tính khả thi gồm có : – Khả thi kỹ thuật : nhìn nhận đề án được những tiêu chuẩn kỹ thuật đã đặt ra hay không. – Kinh tế : nhìn nhận đề án có mang lại giá trị lớn hơn ngân sách cho nó hay không. – Tài chính : nhìn nhận liệu đề án có lôi cuốn được đủ nguồn vốn để tiến hành thực thi. 1.2.4. Kỹ thuật với công dụng ra quyết định hành động. Các kỹ sư đưa ra những lời khuyên bằng cách lựa chọn những giải pháp khả dĩ nhất trongdanh sách những lưa chọn. Dựa vào những giải pháp đã được công nhận phối hợp với khả năngsáng tạo mới của mình, họ phải lập ra một list những lựa chọn khả dĩ – gồm có khả dĩcả về kỹ thuật, kinh tế tài chính, kinh tế tài chính, xã hội, chính trị và môi trường tự nhiên. Việc lựa chọn giải pháp khả dĩ bộc lộ sự độc lạ giữa kỹ sư với những chuyên viên, cánbộ chuyên nghiệp khác. 1.2.5. Kỹ thuật với tính năng trợ giúp người khác. Các đề án kỹ thuật nào được thực thi cũng phải trọn vẹn đáp án được những nhu yếu củacộng đồng, với mục tiêu làm cho đời sống con người khoe mạnh và tiên nghi, rất đầy đủ hơn. 1.2.6. Kỹ thuật với công dụng nghề nghiệp. Kỹ thuật là một nghề. Các kỹ sư được trả lương cho việc làm của mình. Điều đó cũng cónghĩa, để trở thành kỹ sư, bạn phải phân phối những yên cầu nhất định của người trả lương chobạn. Câu 2 : Muốn có một buổi tranh luận tập thể để tạo ra những ý tưởng sáng tạo mới hiệu suất cao cầnphải làm thế nào ? Trả lời : Để tranh luận tập thể tốt cần phải có kinh nghiệm tay nghề. Việc kêu gọi sức mạnh tập thểcó thể thực thi hiệu suất cao theo hướng dẫn sau : Về cấu trúc : 1. Nhóm nhỏ : Một nhóm luận bàn tập thể nên gồm năm đến mười người để đảm bảocó nhiều ý tưởng sáng tạo mới. Page 2 of 29T ai lieu DCVKT2. Nhóm tổng hợp : nhóm này gồm những thành viên có kiến thức và kỹ năng cơ bản khác nhautrong đó có cả những người ít kinh nghiệm tay nghề về bài toán phong cách thiết kế. Về tổ chức triển khai : 1. Họp ngắn : tổ chức triển khai những cuộc họp ngắn hơn một giờ. 2. Ghi lại nội dung họp : Các ý tưởng sáng tạo phát minh sáng tạo phải được ghi lại để nhìn nhận trongcuộc họp sau. Cử ra một người chuyên làm trách nhiệm đó. Các nội dung ghi chép được phổbiến đến tổng thể thành viên của nhóm qua mạng hoặc thông tin bằng bảng. Họp tập thể : 1. Không cần nghi lễ ; những thành viên trong cuộc họp phải bình đẳng nhau. 2. Không nhìn nhận mà đồng ý tổng thể những ý tưởng sáng tạo nêu ra trong cuộc họp. Tránh sửdụng những phản hồi như “ Ý tưởng kém quá ”, “ Thế mà cũng gọi là làm ”, “ Chẳng có ai làmnhư thế khi nào ” vv … 3. Số lượng hơn chất lượng : tiềm năng là tích lũy được càng nhiều sáng tạo độc đáo càng tốt. 4. Xây dựng ý tưởng sáng tạo : tạo nên những ý tưởng sáng tạo bằng cách phối hợp những ý tưởng sáng tạo đã có hoặcxây dựng ý tưởng sáng tạo mới từ sáng tạo độc đáo đã có. Câu 3 : Trình bày khái niệm về độ đúng chuẩn và độ chụm ? Hãy cho biết trong những đolường sau đây, phép đo nào tương quan nhiều hơn đến độ đúng chuẩn và độ chụm : a ) Khoảng phân bổ điểm kiểm tra giữa kỳ ? b ) Tỉ lệ Tỷ Lệ khoảng cách xa điểm gốc khi ta ném một vật tự do ? c ) Giá trị dung sai khe hở của những buzi xe ôtô ? d ) Chiều dài của một viên thuốc con nhộng ? 3.1. Độ đúng mực và độ chụm. 3.1.1. Độ đúng mực. Mối quan hệ giữa giá trị đo và giá trị đúng được gọi là độ đúng mực. Một tác dụng đo đượccho là đúng chuẩn nếu nó nằm gần giá trị đúng. 3.1.2. Độ chụm. Mối quan hệ giữa giá trị đo được lặp lại nhiều lần so với nhau được gọi là độ chụm. Mộttập hợp tác dụng đo được cho là chụm nếu những tác dụng đo được tương tự như nhau về số. 3.2. a. Không tương quan nhiều tới độ đúng chuẩn và độ chụm : Khoảng cách này không đượcchính xác do điểm kiểm tra giữa kỳ không đều nhau. b. Không tương quan tới độ đúng chuẩn và độ chụm : Vì tỷ suất Phần Trăm gần nhau là rất thấp. c. Có tương quan tới độ đúng chuẩn và độ chụm : Vì giá trị dung sai khe hở này được chế tạokhá đúng mực. d. Có tương quan tới độ đúng mực và độ chụm : Vì tỷ suất chiều dài của những viên thuốc connhộng khác nhau là rất thấpPage 3 of 29T ai lieu DCVKTCâu 4 : Nêu cách viết một câu văn và một đoạn văn trong một văn bản báo cáo giải trình kỹthuật ( vd minh họa ) ? 4.1. Cách viết một câu văn trong một văn bản báo những kỹ thuật. Câu là một cấu trúc ngữ pháp gồm có chủ ngữ và động từ làm vị ngữ. Mỗi câu chỉ nên thểhiên một sáng tạo độc đáo. Có hai lỗi về câu trong văn bản kỹ thuật là : Câu quá dài ( nhiều hơn một ýtưởng ), và câu quá ngắn ( thiếu chủ ngữ hoặc động từ ). Cần tránh sử dụng những liên từ ( ví dụ : và, nhưng, hoặc … ) để nối những ý tưởng sáng tạo riêng rẽ thành một câu. VD : ( Các thầy cô chấm cầnlinh hoạt ý này vì sinh viên hoàn toàn có thể lấy những vi dụ khác nhau ) Các thông số kỹ thuật phong cách thiết kế được giám sát theo những trình tự tiêu chuẩn và tổng thể những tác dụng đượclàm tròn đến 3 chữ số có nghĩa. Đây là một câu có hai ý, nhưng nên tách chúng ra thành hai câu như sau : Thông số phong cách thiết kế được thống kê giám sát theo những trinh tự tiêu chuẩn. Tất cả những hiệu quả đềuđược làm tròn đến 3 chữ số có nghĩa. Câu hoàn toàn có thể quá ngắn nếu chúng không gồm có chủ ngữ và động từ. Một câu khônghoàn chỉnh được gọi là câu cụt ( “ sentence fragment ” ). Câu không hoàn hảo trong văn viếtkỹ thuật thường Open khi đánh giá và nhận định một hiện tượng kỳ lạ. Ví dụ, “ nhiệt độ càng cao, thờigian tôi càng giảm ”. Tại sao ví dụ trên lại không phải là một câu hoàn hảo ? Bởi vì câu này không cóđộng từ, do đó nó không phải là một câu. Vì thế nên tránh những kiểu cấu trúc như thếtrong văn viết kỹ thuật, thay vào đó nên viết là : “ Thời gian tôi giảm khi nhiệt độ tăng ”. 4.2. Cách viết một đoạn văn trong một văn bản kỹ thuật. Bên cạnh cách tổ chức triển khai chung của một văn bản, mỗi đoạn cũng nên được cấu trúc rõ rang. Ý của mỗi đoạn phải truyền đạt được một việc làm hoàn hảo và được tạo nên bởi cáccâu. Mỗi đoạn thường khởi đầu với một câu chủ đề nêu lên được mục tiêu của đoạn đó. Mỗicâu sau đó trong đoạn sẽ bổ trợ ý cho câu chủ đề. Kết thúc một đoạn bằng câu Kết luận, câu này tổng kết ý chính của cả đoạn. Do đó, mỗi câu trong đoạn văn đều có những mụcđích đơn cử. VD : Không cố định và thắt chặt – chấm theo VD đơn cử của sinh viên. Câu 5 : Hãy nêu những việc làm chính của kỹ sư ? Trình bầy công dụng nghiên cứu và phân tích vàthiết kế của những kỹ sư ? 5.1 Các việc làm chính của kỹ sư. – Phân tích – Thiết kế – Kiểm tra thử nghiệm – Pháttriển – Bán hàng – Nghiên cứu – Quản lý – Tư vấn – Dạy học5. 2. Chức năng nghiên cứu và phân tích và phong cách thiết kế. Page 4 of 29T ai lieu DCVKT5. 2.1. Chức năng nghiên cứu và phân tích : Người kỹ sư đa phần thao tác với những yếu tố quy mô hóa. Sử dụng những nguyên tắc toánhọc, vật lý và khoa học kỹ thuật, khai thác những ứng dụng ứng dụng kỹ thuật, người kỹ sưphân tích đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình khởi đàu của những đề án phong cách thiết kế, cung ứng những thong tin và vấn đáp những câu hỏi bằng những thông tin không yên cầu ngân sách cao. Do vậy mỗi một kỹ sư đều phải biết khám phá và nghiên cứu và phân tích bất kể một yếu tố, nó giúp chocác kỹ sư có năng lực xử lý yếu tố một cách có hiệu suất cao và triệt để hơn, phân phối đượccác nhu yếu đặt ra. 5.2.2. Chức năng phong cách thiết kế : Người kỹ sư phong cách thiết kế có trách nhiệm quy đổi những khái niệm và thông tin ở bước phântích sang kế hoạch, dự án Bất Động Sản cụ thể, những thông số kỹ thuật quyết định hành động việc tăng trưởng và sản xuất sảnphẩm. Khi có nhiều giải pháp khả thi, người kỹ sư phong cách thiết kế cần chăm sóc những yếu tố : như giáthành loại sản phẩm, tính sẵn có của vật tư, tính dễ sản xuất và những nhu yếu công tác làm việc … để cólựa chọn tương thích. Khả năng phát minh sáng tạo song song với tư duy nghiên cứu và phân tích, chăm sóc những đặc tính chitiết … là những nhu yếu quan trọng cảu người kỹ sư thiêt kế. Như vậy một kỹ sư muốn thực thimột đề án thì phải biết tự đặt ra những dụ kiến, dự tính của mình về đề tài, dự án Bất Động Sản của mình đểcó thể thực hiên tốt. Câu 6 : Nêu những bước để vận dụng chiêu thức khoa học ? Trình bầy những phương phápđể kiểm nghiệm một giả thuyết ? Trả lời 6.1. Các bước sử dụng để vận dụng phưong pháp khoa học : 1. Định nghĩa yếu tố 2. Đề ra một giả thuyết3. Kiểm nghiệm giả thuyết 4. Loại bỏ hoặc gật đầu giả thuyết một cách có điềukiện6. 2. Trình bày những phưong pháp để kiểm nghiệm một giả thuyết : 6.2.1. Kiểm nghiệm một giảv thuyết bằng thí nghiệm. Giả thuyết được kiểm nghiệm bằng cách triển khai thí nghiệm. Một thí nghiệm ở đây có thểlà sự thăm dò, lấy mẫu thử của một mạng lưới hệ thống đã được phong cách thiết kế. Page 5 of 29T ai lieu DCVKTVD : ( Có thể lấy ví dụ khác ) Để kiểm nghiệm xem một mạng lưới hệ thống kiểm tra mới có cảithiện hiệu suất hay không, ta hoàn toàn có thể tách riêng một dây chuyền sản xuất sản xuất và cho chạy thử hệthống mới. Các thí nghiệm thường được thực thi trên một quy mô thu nhỏ của một hệthống hoặc là sử dụng những quy mô toán học. 6.2.3. Kiểm nghiệm giả thuyết bằng phép nghiên cứu và phân tích : Trong một số ít trường hợp khác, một giả thuyết hoàn toàn có thể được kiểm nghiệm bằng việc sử dụngkỹ thuật nghiên cứu và phân tích ( lý giải ) của chiêu thức nghiên cứu và phân tích kỹ thuật. Phưong pháp kiểmnghiệm giả thuyết bằng phép nghiên cứu và phân tích là một chiêu thức khá tối ưu, hoàn toàn có thể cho ta biết độchính xác của giả thuyết mà ta cần kiểm nghiệm khi đặt ra. VD hoàn toàn có thể lấy ví dụ là bài tập 4 trang 83 SGK or lấy những ví dụ khácCâu 7 : Giá trị cực ( extreme values ) là gì ? Chúng sẽ ảnh hưởng tác động đến những giá trị nàosau đây khi chúng Open trong tập dữ liệu cần giải quyết và xử lý : a. ) Số trung bình cộng b ) Số trung vịc. ) Số trung bình nhân d ) Số trung bình điều hòae. ) Số trung bình nhân7. 1. Giá trị cực là : Là giá rất lớn hoặc rất nhỏ trong một tập tài liệu mà giá trị của nó tác động ảnh hưởng tới kết quảcủa phép tính, nó tạo ra sự đổi khác lớn về xu thế quy tụ. VD : sinh viên tự lấy nên khichấm nên mềm dẻo7. 2. Khi giá trị cực Open trong tập dữ liệu cần giải quyết và xử lý nó sẽ ảnh hưởng tác động tới giá trị số trungbình cộng, số trung bình điều hòa, số trung bình bình phương, số trung bình nhânCâu 8 : Nêu những thành phần cơ bản của một văn bản báo cáo giải trình kỹ thuật và mục tiêu củachúng ? Trả lời : * Các thành phần cơ bản của một văn bản báo cáo giải trình kỹ thuật : 1. Tóm tắt : Tổng kết hàng loạt báo cáo giải trình, gồm có tổng thể những thành phần thiết yếu. 2. Giới thiệu hoặc tổng quan : Cung cấp cho fan hâm mộ chủ đề của báo cáo giải trình ; hoàn toàn có thể đưara lịch sử dân tộc nghiên cứu và điều tra tựa như, có tương quan đã công bố. 3. Phương pháp hoặc quy mô hóa : Mô tả tiếp cận nghiên cứu và điều tra, chiêu thức thựchiện và việc tăng trưởng quy mô ( nếu có ) 4. Kết quả : Trình bày những tác dụng gồm có số liệu trong thực tiễn chỉ ra những khuynh hướng. 5. Thảo luận : Giải thích những hiệu quả. Page 6 of 29T ai lieu DCVKT6. Kết luận những hướng điều tra và nghiên cứu tiếp theo : Tổng kết những điểm chính và đưa ranhững gợi ý cho những nghiên cứu và điều tra xa hơn, thừong viết theo kiểu liệt kê. 7. Tài liệu tìm hiểu thêm : Danh sách những tài liệu tham khao được trích dẫn. Câu 9 : Hãy nêu và nghiên cứu và phân tích nội dung cơ bản của kế hoạch học tập thành công xuất sắc ? 9.1. Nội dung cơ bản của kế hoạch học tập thành công xuất sắc : – Xác định rõ tiềm năng học tập và quyết tâm triển khai xong tiềm năng đó. – Xây dưng kế hoạch triển khai tiềm năng học tập. – Biết học và rút kinh nghiệm tay nghề từ những thất bại. 9.2. Phân tích : 9.2.1. Xác định tiềm năng. ( Mục 4.2.1 SGK ) Kỹ thuật là một nghành nghề dịch vụ học tập có rất nhiều yên cầu sự cố gắng của người học. Nhiều sinhviên mưu trí, có năng khiếu sở trường cũng hoàn toàn có thể và đã bị thất bại nếu không quyết tâm thực hiệnmục tiêu học tập. Bạn cần tự vấn đáp thắc mắc : bạn quyết tâm đạt được tiềm năng chính là tốtnghiệp hay bạn mong ước đạt được tiềm năng đó ? Nếu chỉ đơn thuần mong ước đạt tiềm năng, bạn sẽ hoàn toàn có thể tự được cho phép mình thất bại, bạncó thể cho rằng, bạn luôn có một lựa chọn khác, ví dụ như bạn sẽ theo ngành kinh tế tài chính, khoahọc tự nhiên hay thậm chí còn, đi thao tác trực tiếp … Thông điệp gửi đến não bạn hoàn toàn có thể sẽ là “ không sao cả ” nếu bạn thi trượt một môn nào đó, bạn cho rằng bạn hoàn toàn có thể thử sức với mộthướng khác. Để thành công xuất sắc, bạn chỉ có một lựa chọn : tự cam kết với mình, hãy phấn đấu đểhọc tập thành công xuất sắc. Để duy trì quyết tâm, hãy luôn nhớ rằng : – Bạn đã chọn học kỹ thuật vì những nguyên do chính đáng của chính bạn ; – Duy trì sự tập trung chuyên sâu và nhắc nhở mình nguyên do và tính đúng đắn của sự lựa chọn đó ; – Hãy tin yêu ở năng lực của mình ; bạn sẽ thành công xuất sắc. Một trong những góc nhìn quan trọng nhất của việc xác lập tiềm năng là viết ra giấy : – Hãy chia nhỏ thành những tiềm năng đơn cử, càng chi tiết cụ thể càng tốt ; – Dán chúng ở nơi dễ nhìn thấy nhất ; – Xây dựng kế hoạch những việc cần làm để triển khai từng tiềm năng một. Page 7 of 29T ai lieu DCVKT9. 2.2. Kế hoạch triển khai ( Mục 4.2.2 SGK ). Để thu được thành công xuất sắc cho cả một tiềm năng lớn. Hãy thiết kế xây dựng kế hoạch hành vi chotừng tiến trình ngắn, từng tuần, từng học kỳ hay cả một năm học một cách đơn cử. Bạn hãytập học cách kiến thiết xây dựng cho mình những kế hoạch và triển khai những kế hoạch đó từ nhỏ tớilớn. Hãy khám phá hàng loạt chương trình giảng dạy của ngành bạn đang học ; hãy lập kế hoạch phấnđấu cho từng kỳ. Hãy nghiên cứu và phân tích cẩn trọng và lập ra kế hoạch chi tiết cụ thể đẻ triển khai từng mụctiêu nhỏ. 9.2.3. Học từ thất bại ( Mục 4.2.3 SGK ) Khi bạn thử làm những việc làm mới, việc thử nghiệm và sai sót là không thê tránh khỏi. Vìvậy, trong quy trình phấn đấu cho tiềm năng tốt nghiệp khóa đào tạo và giảng dạy, bạn sẽ hoàn toàn có thể có nhữngthất bại nhỏ, tuyệt vọng chán nản. Thất bại là thuộc tính cố hữu, là một phần của quy trình họctập ngành kỹ thuật. Tuy nhiên, cách bạn xử sự với thất bại mới quyết định hành động sự thành công xuất sắc haykhông cho cả quy trình học tập. Để vượt qua yếu tố khó khăn vất vả, những nhà nghiên cứu giáo dục kỹ thuật đã tong kết và đưa racác quy trình tiến độ : – Giai đoạn 1 : Cố gắng làm quen với yếu tố một cách cụ thể, xác lập rõ mục tiêu, khẳngđịnh quyết tâm là sẽ không có gì ngăn cản được bạn. – Giai đoạn 2 : Thử 1 số ít giải pháp thong dụng. – Giai đoạn 3 : Bạn hãy thu nhỏ khoanh vùng phạm vi tìm kiếm lời giải và tập trung chuyên sâu cao độ để tìm giảipháp cho yếu tố. Bạn làm như vậy thì bạn sẽ tìm thấy giải thuật ở quá trình này. Sự kiên trì là điều bạn có để hoàn thành xong quy trình tiến độ 3. Tính kiên trì giúp bạn : – Tính khôn khéo tăng lên cùng năng lực kiên trì. – Tính kiên trì rất là thiết yếu duy trì tư duy của bạn để từ đó, bạn hoàn toàn có thể đạt đếnthành công. – Tính kiên trì cho phép bạn đạt đến tầm tư duy hiệu suất cao. Page 8 of 29T ai lieu DCVKTCâu 10 : Sử dụng phép nghiên cứu và phân tích thứ nguyên để kiểm tra tính đúng đắn của một côngthức sau : 2 2F v Lv Lρ µ × × × × Trong đó : – khối lượng riêng ; F – lực ; v-vận tốc ; L – chiều dài ; – độ nhớt độnglực học ( kg / ( m. s ) ) Trả lời2 2F v Lv Lρ µ × × × × và công thức2 2F v Lv L × × × × Trong đó : – khối lượng riêng ; F – lực ; v-vận tốc ; L – chiều dài ; – độ nhớt động lực học ( kg / ( m. s ) ) Công thức 1 : – Biến đổi đơn vị chức năng ở cả ở 2 vế : vớiN kgcó đơn vị chức năng làkg ; đơn vị chức năng của chiều dài L là. . kgVPkg mm s = = 2 2. ( ). kg mm sVTkgm s = = vậy về phải bằng vế trái. Công thức 2 : biến hóa tương tựCâu 11 : Trình bày khái niệm về số chữ số có nghĩa của một số lượng ? Nêu qui tắc làmtròn số và qui tắc xác lập số chữ số có nghĩa ở tác dụng thống kê giám sát ở đầu cuối ? Số chínhxác là gì và chúng có tuân theo những qui tắc trên không ? 11.1. Khái niệm về số chứ số có nghĩa của một số lượng : Số có nghĩa là một thuật ngữ dùng trong việc màn biểu diễn gần đúng số thực bằng số thậpphân. Số chữ số có nghĩa được xác lập bởi độ đúng chuẩn của tập dữ liệu. 11.2. Quy tắc. 11.2.1. Quy tắc làm tròn số. Page 9 of 29T ai lieu DCVKT1. Nếu số bị bỏ lỡ nhỏ hơn 5, thì viết số cuối trước nó ( số bị làm tròn ) như bắt đầu. 2. Nếu số bị làm tròn lớn hơn hoặc bằng 5, thì viết số ở đầu cuối mới bằng số cũ cộng thêm1. 11.2.2. Quy tắc xác lập số chữ số có nghĩa ở hiệu quả sau cuối. 1. Khi bạn thực thi phép tính nhân hoặc chia, bạn sẽ viết hiệu quả dưới dạng số với số chữsố có nghĩa bằng số chữ số có nghĩa của thành phần tham gia phép tính có số chữ số có nghĩa ítnhất. 2. Khi thực thi phép tính cộng hoặc trừ, hãy viết tác dụng với số chữ số thập phân bằng sốchữ số thập phân của thành phần tham gia phép tính có số chữ số thập phân nhỏ nhất. 11.3. Số đúng mực. 1. Khái niệm : Số đúng mực là số mà giá trị của nó là duy nhất và không có bất kể một sốthập phân nào trình diễn được giá trị gần đúng của nó. 2. Số đúng mực không tuân theo những quy tắc để xác lập số chữ số có nghĩa và quy tắc làmtròn số. Câu 12 : Nêu những cách trích dẫn thông tin ( có ví dụ minh họa ) trong một văn bản báocáo kỹ thuật ? Có nhiều kiểu trích dẫn : – Liệt kê tên tác giả và ngày xuất bản ( thường được sử dụng trong văn bản, đặt trong ngoặcđơn ) ngay sau phần trích dẫn, ví dụ “ Smith ( 2002 ). ” – Đánh số nhỏ bên trên tên tác giả, số này trình diễn vị trí nguồn trích dẫn trong danh sáchtài liệu tìm hiểu thêm. Ví dụ Smith3 – Sử dụng dấu ngoặc vuông [ ], trong đó liệt kê số màn biểu diễn vị trí nguồn trích dẫn trongdanh sách tài liệu tìm hiểu thêm. Nếu có nhiều hơn hai tài liệu được trích dẫn trong một ngoặcvuông, hoàn toàn có thể dùng dấu gạch ngang nối giữa số đầu và số cuối ( Ví dụ [ 11-13 ] có nghĩa là [ 11,12,13 ]. Câu 13 : ( 2.5 điểm ) Nêu và nghiên cứu và phân tích nội dung cơ bản của chìa khóa học tập thànhcông ? 13.1. Các nội dung cơ bản của chìa khóa học tập thành công xuất sắc. – Nỗ lực ; – Làm việc mưu trí ; – Quan điểm học tập đúng đắn ; 13.2. Phân tích13. 2.1. Nỗ lực : Nhiều học viên đại trà phổ thông đã thuận tiện có được điểm học tập khá cao mà không cần họctập khó khăn vất vả. Có nhiều người được sinh ra với mức độ mưu trí cao hơn 1 số ít người khác. Các bạn học viên có trí mưu trí tốt hoàn toàn có thể không cần góp vốn đầu tư nhiều thời hạn và công sứcPage 10 of 29T ai lieu DCVKTđẻ học thuộc những công thức hay để giải những bài toán đố Lever đại trà phổ thông và do đó, có thểđạt điểm trên cao khá thuận tiện. Nhưng trong ĐH thì không như vậy, có nhiều sinh viên họcgiỏi ở đại trà phổ thông đã không đạt tác dụng cao ở trường ĐH. Tại sao lại như vậy ? Thực tế làcác bạn quá tự tịn vào năng lực của mình mà không chuyên cần học tập. Theo kết quảthống kê cho thấy phần lớn sinh viên bị cảnh cáo và buộc thôi học là những học viên khágiỏi thời đại trà phổ thông. Năng khiếu / trí mưu trí hay đức tính siêng năng làm lên thành công xuất sắc ? Tuy nhiên những bạn cũng phải quan tâm rằng, không nên quá nỗ lực vào giai đoan cuối màphải biết phân bổ thời hạn và công sức của con người một cách hài hòa và hợp lý. Con đường đi đến thành công xuất sắc trongkỹ thuật rất dài và gian truân. Để giữ vững quan điểm và lập trường của mình hãy cố gắnghết sức của mình. Hãy lập kế hoạch học tập cụ thể và hãy nhớ, đừng khi nào để dành việchôm nay cho ngày mai. 13.2.2. Làm việc mưu trí. Cách thao tác mưu trí chính là hãy tâm lý trước khi thao tác. Người làm việcthông minh sẽ nghiên cứu và phân tích nhu yếu đơn cử của việc làm trước khi triển khai làm ; chọn đượccách làm nhanh và hiệu suất cao nhất. Trong học tập yên cầu bạn phải học một cách mưu trí. Hãy chăm sóc những lờikhuyên sau : 1. Vào đầu kỳ học, hãy tìm hiểu và khám phá về những môn học mà bạn đã ĐK. 2. Đến lớp khá đầy đủ, tập trung chuyên sâu nghe giảng. 3. Ghi lại một cách hiệu suất cao những bài tập đã làm. 13.2.3. Quan điểm học tập đúng đắn. Để thành công xuất sắc trong học tập, bạn cần có quan điểm, tâm lý tích cực về vấn đềnày. Tránh những tâm lý xấu đi : – Không tâm lý quá bi quan nếu hiệu quả học tập chưa cao ; – Không nên quá sáng sủa, tự tin quá mức khi thành công xuất sắc ; – Không thich nhận hay tìm kiếm sự trợ giúp – cho rằng nhận giúp sức là mìnhkém ; – Không muốn san sẻ quan điểm với người khác ; – Không muốn biến hóa bản thân ; luôn cho quan điểm của mình là đúngCâu 14 : Nêu và trình bầy nội dung cơ bản của những chiêu thức cơ bản để giải quyếtcác yếu tố kỹ thuật ? 14.1. Phương pháp khoa học. Bốn bước sau đây hoàn toàn có thể được sử dụng để vận dụng phươngpháp khoa học1. Định nghĩa vấn đềĐịnh nghĩa yếu tố là bước tiên phong của tổng thể những chiêu thức xử lý yếu tố. Xácđịnh yếu tố, thường có dạng là một thắc mắc, chính là bước quan trọng nhất trongPage 11 of 29T ai lieu DCVKTphương pháp khoa học. Việc xác lập yếu tố nên bao gồm có những số lượng giới hạn ràngbuộc của nó2. Đề xuất ra ( đưa ra ) một giả thuyếtMột giả thuyết là một lời giải / đáp án giả định cho một yếu tố. Nếu như yếu tố được xácđịnh trong phạm vị quá rộng thì sau đó việc tìm những câu vấn đáp hoàn toàn có thể sẽ bị sai. Ngoàira, việc xác lập yếu tố cũng rất nên định lượng những tiềm năng. Một giả thuyết đưa rathì phải có tính kiểm nghiệm được. 3. Kiểm nghiệm giả thuyết – Giả thuyết được kiểm nghiệm bằng việc thực thi những thí nghiệm. Một thí nghiệm ởđây hoàn toàn có thể là sự thăm dò, lấy mẫu thử của một mạng lưới hệ thống đã được phong cách thiết kế hoặc là sửdụng những quy mô toán học. – Kiểm nghiệm giả thiết bằng việc sử dụng kỹ thuật nghiên cứu và phân tích ( giải tích ) của phương phápphân tích kỹ thuật4. Loại bỏ hoặc đồng ý giả thuyết một cách có điều kiệnMột giả thuyết hoàn toàn có thể bị vô hiệu hoặc là được đồng ý một cách có điều kiện kèm theo. Nếu nhưcác tài liệu thu được từ thí nghiệm không dẫn chứng được cho giả thiết thì giả thiết sẽ bịloại bỏ. 14.2. Phương pháp nghiên cứu và phân tích kỹ thuật. Xác định bài toánBài toán nghiên cứu và phân tích thường nhu yếu xác lập đã rõ ràngThu thập dữ liệu và kiểm tra tính đúng chuẩn của chúngCác tài liệu hoàn toàn có thể tích lũy bằng hai cách. – Cách thứ nhất là thực thi với quy mô thí nghiệm giống hệt mạng lưới hệ thống thực. – Cách thứ hai là triển khai những phép đo trên thực tếLựa chọn những chiêu thức phân tíchQuá trình lựa chọn những giải pháp nghiên cứu và phân tích gồm hai bước. – Bước một, lựa chọn những định luật hay nguyên tắc cơ bản sẽ vận dụng cho hệ. – Bước hai là chuyển những quy luật vật lý thành những biểu thức toán học ( còn gọi là mô hìnhtoán học ). Dự đoán giải phápDự đoán dùng để kiểm tra thống kê giám sát và cũng góp thêm phần cho việc tăng trưởng năng lực trựcgiác kỹ thuật. Page 12 of 29T ai lieu DCVKTGiải bài toánBao gồm những nội dung cần quan tâm sau đây : Giải những biểu thức toán học bằng tách biến tách những biến về một phía của biểu thứcthực hiện cùng phép tính cho cả hai vế của biểu thức ( quy tắc vàng ) chỉ thay số ở bước ở đầu cuối của quy trình thống kê giám sát. Kiểm tra kết quảTính logic, phép Dự kiến và kiểm tra thứ nguyên là những công cụ hoàn toàn có thể dùng để kiểm tracác thống kê giám sát kỹ thuật. 14.3. Phương pháp phong cách thiết kế kỹ thuật. Xác định bài toán ( tuơng tự chiêu thức nghiên cứu và phân tích kỹ thuật ) Thu thập thông tin ( tuơng tự giải pháp nghiên cứu và phân tích kỹ thuật ) Đưa ra những lời giảiSau khi xác lập được bài toán và tích lũy thông tin ta sẽ triển khai đưa ra những giải thuật. Các kỹ thuật tạo ra những giải thuật gồm có : – Thảo luận tập thểTạo ra những ý tưởng sáng tạo mới gồm có bảng liệt kê ( liệt kê thuộc tính và quan hệ bắt buộcngẫu nhiên ). Phân tích và lựa chọn giải thuật – Phân tích năng lực, phải vô hiệu được những giải pháp không tối ưu và giữ lại nhữngphương án có lợi nhất. – Lựa chọn giải thuật, cần so sánh với một bộ giải thuật. Thực thi lời giảiLà một quy trình tạo nên loại sản phẩm hay mạng lưới hệ thống. Đây là bước là thoả mãn nhất trongthiết kế vì người kỹ sư nhìn thấy được thành quả lao động của mình. Đánh giá lời giảiViệc nhìn nhận giải thuật ( mẫu sản phẩm ) thường diễn ra sau một thời hạn đưa ra thị trường. Nếu thiết yếu loại sản phẩm hoàn toàn có thể được nâng cấp cải tiến lại cho tương thích với thị trường. thậm chílà phong cách thiết kế lạiCâu 15 : Nêu cấu trúc của một bài thuyết trình kỹ thuật ? Những điểm cần quan tâm đặcbiệtPage 13 of 29T ai lieu DCVKT15. 1. Cấu trúc của một bài thuyết trình kỹ thuật. Cấu trúc chung bài thuyết trình gồm có : – Giới thiệu / khái quát – Phương pháp ( giải tích hay thực nghiệm … ) – Kết quả và tranh luận – Kết luận và những kiến nghị15. 2. Các điểm cần quan tâm. – Trình diễn sử dụng máy tính nhanh gọn trở thành phổ cập nhất cho những thuyết trình. Khi thuyết trình sử dụng máy tính, bạn nên quan tâm đến sắc tố, cỡ chữ, và tính linh động củachúng. Khi phong cách thiết kế bài thuyết trình bằng máy tính, bạn nên theo những bước sau : 1. Bạn chọn màu tương thích có trong bảng phối màu. Hãy mở màn với màu có sẵn trong bảng. Chọn từ 2 đến 4 màu, và sủ dụng chúng cho hàng loạt file trình chiếu. Nếu bạn bị hạn chế vềcảm xúc sắc tố hoặc có yếu tố về thị giác, bạn hoàn toàn có thể nhờ một người bạn nhận xét việcchuẩn bị khởi đầu của bạn. 2. Sử dụng một chút ít họ phông chư. Bạn hoàn toàn có thể chọn cỡ chữ, và kiểu chữ để tạo nên một kiểuchữ của bạn, nhưng quan tâm việc sử dụng quá nhiều họ phông chữ là tiêu tốn lãng phí, và rắc rối. 3. Lựa chọn việc hiển thị ( animation ) những nội dung trong cùng một slide cho hài hòa và hợp lý ( ví dụ, sự bay những chữ và xoay những slides khi chúng Open ). Cần tránh lạm dụng điều này trừkhi bạn hiểu rất rõ người nghe muốn gì. rệt khi thuyết trình bằng máy tính ? Câu 16 : Hãy nêu những bước và những nhu yếu để một sinh viên tốt nghiệp ĐH kỹ thuậtcó thể được công nhận hành nghề Kỹ sư chuyên nghiệp ? Thủ tục ĐK hành nghề cho một kỹ sư là một quy trình gồm 4 bước. Thứ nhất, những ứng viên bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp ĐH từ trường hoặc khoa đãđược kiểm định chất lượng. Thứ hai, sau khi nhận được bằng tốt nghiệp ĐH ( hoặc đang chuẩn bị sẵn sàng nhận bằng tốtnghiệp ), những ứng viên phải thi đậu một kỳ thi viết được gọi là Kỳ thi Cơ sở kỹ thuật chuyênngành ). Kỳ thi FE trải qua 8 giờ thi, bao trùm những nghành : Khoa học cơ bản, kỹ thuật cơsở, và kiến thức và kỹ năng kỹ thuật chuyên ngành. Qua được kỳ thi này, ứng viên được cấp chứng chỉTiền chuyên nghiệp. Ở mức độ này, ứng viên được gọi kỹ sư tập sự ( EIT ). Nói theo cáchkhác. Thứ ba là kinh nghiệm tay nghề công tác làm việc, những kỹ sư tập sự phải được kèm cặp nghề nghiệp dưới sựhướng dẫn trực tiếp bởi những P.E. nhu yếu kinh nghiệm tay nghề công tác làm việc từ 4 năm trở lên. Một phầnthời gian học cao học kỹ thuật cũng hoàn toàn có thể được coi phân phối được một phần nhu yếu vềkinh nghiệm công tác làm việc. Cuối cùng, ứng viên phải tham gia và đỗ kỳ thi Nguyên tắc đạo đức và thực hành thực tế nghềnghiệp ở một chuyên ngành tương thích. Khi này, bạn hoàn toàn có thể in nghiêng chữ P.E sau tên củabạn. Page 14 of 29T ai lieu DCVKTCâu 17 : Nêu mục tiêu của giờ học triết lý và vai trò của sinh viên trong giờ học lýthuyết ? 17.1. Mục đích của giờ học triết lý. Giờ học kim chỉ nan là thời hạn thầy, cô trình diễn bàigiảng đã được chuẩn bị sẵn sàng để ship hàng nắm được những chủ điểm, yếu tố quan trọng của bài : – Tham khảo những nguồn thông tin, tài liệu khác nhau, trích dẫn những thông tin có lien quannhất đến nội dung của môn học, nhằm mục đích trình diễn những thông tin này một cách rõ rang, chínhxác và dễ hiẻu hoàn toàn có thể được. – Cung cấp những kiến thức và kỹ năng, kiến thức và kỹ năng quan trọng nhất giúp bạn giải đáp được những thắc mắc, bàitập, đồ án cũng như trong những kỳ thi của môn học. – Giải thích những yếu tố triết lý khó và trình diễn những ví dụ minh họa cho những phương phápvà kỹ thuật xử lý yếu tố mới – Đề xuất, gợi ý những tài nguyên học thiết yếu cho thực hành thực tế ; – Cung cấp những thông tin lien quan trực tiếp đến nội dung nhìn nhận kiến thức và kỹ năng môn học. 17.2. Vai trò của sinh viên trong giờ học lý thuyếtNhiêm vụ quan trọng, đa phần của sinh viên khi tham giờ học kim chỉ nan là tích lũy nhiềunhất hoàn toàn có thể được những thông tin của môn học và đừng kỳ vọng học được gì nhiều khi đếnlớp. Lý do là thông tin được phân phối thường rất nhiều, với vận tốc nhanh. Các bạn hãy chútrọng làm thế nào ghi chép cho thật hiệu suất cao. Để buổi học thật sự có ích cho bạn, hãy đảm bảotheo những hướng dẫn sau : 1. Đọc trước bài trước khi đến lớp. 2. Dự lớp một cách thật tích cực. 3. Hãy đặt câu hỏi khi thích hợp. 4. Tập trung nghe giảng và ghi chép theo những kỹ thuật có ích cho bạn. Câu 18 : Chọn giải pháp tương thích để giải bài toán sau : Giả sử bạn đang ở trên mộtchiếc thuyền. Ma sát giữa thuyền và nước là không đáng kể. Khi thuyền đứng yên trênmặt hồ, bạn đứng dậy và bước tiến và bỗng thấy chiếc thuyền hoạt động. Hãy giảiPage 15 of 29T ai lieu DCVKTthích hiện tượng kỳ lạ trên và xác lập tốc độ chuyển dời của thuyền tại thời gian vận tốccủa bạn là 0,75 m / s. Giả thiết khối lượng của bạn là 60 kg, khối lượng của thuyền vàbạn là 165 kg. Bài trên đây sử dụng giải pháp nghiên cứu và phân tích kỹ thuật : 1. Xác đinh bài toán : Bài toán đã xác lập rõ ràng2. Thu thập dữ liệu và kiểm tra tính đúng chuẩn của số liệuCần phải xác địn tốc độ chuyển dời của thuyền tại thời gian bạn bước tiến với vận tốc0, 75 m / s và lý giải hiện tượng kỳ lạ. Giả sử tốc độ của bạn là không đổi trong quy trình dichuyển. Các tài liệu thiết yếu cho bài toán đã vừa đủ và hợp lý3. Lựa chọn chiêu thức phân tíchCác tài liệu cho trước của bài toán là tốc độ và khối lượng. Như vậy quan hệ ở đây làmột biểu thức liên hệ giữa tốc độ và khối lượng đây chính là động lượng .. Q m v = uv v ( kýhiệu lấy theo cơ triết lý ). trước khi người vận động và di chuyển thì thuyền đứng yên và ma sát giữa thuyền và mặt hồ làkhông đáng kể. Vậy hoàn toàn có thể vận dụng định luật bảo toàn động lượng để giải bài toán. Trước khi chuyển dời thì động lượng của hệ bằng 0.0 Q = uv0Q ≠ uv4. Dự đoán kết quảVận tốc của thuyền sẽ nhỏ hơn tốc độ của bạn. 5. Giải bài toánGiả sử gọi vlà tốc độ của người, vlà tốc độ của thuyền. Mvà Mlà tốc độ củangười và thuyền và ngườiTheo định luật bảo toàn động lượng có : 1 1 2 20. . M v M v = + uv uuvhay1 1 2 20. . M v M v = + 2 2 1 1. . M v M v → = − 1 1. M v ⇔ = − thay số vào60. 0.750.27165 v = − = ( m / s ) Page 16 of 29T ai lieu DCVKT6. Kiểm tra kết quảPhân tích này không có sai sót. Câu 19 : Trình bày khái niệm về giải pháp phong cách thiết kế kỹ thuật và chiêu thức phântích kỹ thuật ? Hãy nêu những điểm độc lạ giữa hai giải pháp này ? 19.1. Khái niệm về giải pháp nghiên cứu và phân tích kỹ thuật. Phân tích kỹ thuật là việc ứng dụng những nguyên tắc của toán học và khoa học để giải quyếtcác bài toán kỹ thuật. 19.2. Khái niêm về chiêu thức phong cách thiết kế kỹ thuật. Thiết kế kỹ thuật là sự diễn đạt một thiết bị hay mạng lưới hệ thống mới hoặc nâng cấp cải tiến một thiết bị, hệthống nào đó. 19.3. Sự khác nhau cơ bản của hai giải pháp. 1. Trong nghiên cứu và phân tích, ta chỉ đi tìm một lời giải còn trong phong cách thiết kế cần tạo nhiều lờigiải. 2. Trong nghiên cứu và phân tích, ta giám sát cho một lời giải còn trong phong cách thiết kế phải lựa chọnlời giải dựa trên những tiêu chuẩn nhìn nhận. 3. Trong phong cách thiết kế ta nhất thiết phải thực thi giải thuật còn trong nghiên cứu và phân tích ta khôngnhất thiết phải thực thi giải thuật. Câu 20 : Một người không có chứng từ PE ( Professional Engineer – Kỹ sư chuyênnghiệp ) hoàn toàn có thể sử dụng chức vụ “ Kỹ sư ” trong một công ty được không ? Tại saođược và tại sao không ? Liệt kê những bước trong quy trình ĐK hành nghề kỹ sưchuyên nghiệp ? Một người không có chứng chi PE vẫn hoàn toàn có thể sư dụng chức vụ “ kỹ sư ” trong một côngty ( với những quyền hạn hạn chế ) : Bởi vì, chứng từ PE là chứng từ công nhận hành nghềkỹ sư chuyên nghiệp, chứ không ép buộc tất cảc mọi người đều phải có chứng từ này. Người này đã tốt nghiệp chuyên ngành thuộc khối ngành kỹ thuật và được công nhận là kỹsư, ngoại trừ trường hợp người này chưa tốt nghiệp. Các bước trong quy trình ĐK hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp : – Phải có bằng tốt nghiệp ĐH từ một trường hoặc khoa đã được kiểm định chấtlượng – Thi đỗ kỳ thi FE ( kỳ thi Cơ sở kỹ thuật chuyên ngành ) – Có thời hạn tập sự ( từ 4 năm trở lên dưới sự kèm cặp và hướng dẫn của một PE ) Page 17 of 29T ai lieu DCVKT – Cuối cùng là phải thi đỗ kỳ thi Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp ( kỳ thi PP ) Câu 21 : Ý nghĩa của việc kiểm tra tác dụng tính trong chiêu thức nghiên cứu và phân tích kỹthuật ? Nêu và trình bầy khái quát về những công cụ kiểm tra hiệu quả trong phân tíchkỹ thuật ? 21.1. Ý nghĩa của việc kiểm tra tác dụng tính trong giải pháp nghiên cứu và phân tích kỹ thuật : Việc kiểm tra tác dụng sau khi đo lường và thống kê là rất là thiết yếu. Tuy nhiên việc xác lập mộtgiải pháp và xác lập một giải pháp đúng đắn là hai yếu tố rất khó : tìm được một giải phápkhông có nghĩa đó là giải pháp đúng hay giải pháp thực tiễn. Trong hầu hết những đo lường và thống kê kỹ thuật, những tác dụng là những lượng vật lý. Chúng ta giám sát đểxác định một đại lượng nào đó và cần bảo vệ sự hài hòa và hợp lý của giám sát. Điều đó đặt ra cácràng buộc cho những giải thuật mà ta nhận được với vai trò của người kỹ sư : những giải thuật phải thểhiện những lượng hiển nhiên của quốc tế thực tại. Trong những thống kê giám sát kỹ thuật, những con sốluôn luôn mang những ý nghĩa vật lý. Vì thế cho nên vì thế cần kiểm tra những giám sát kỹ thuật. 21.2. Các công cụ kiểm tra tác dụng trong nghiên cứu và phân tích kỹ thuật : 21.2.1. Sử dụng logic đề tránh những vấn đáp không có tính vật lýVì những hiệu quả trong thống kê giám sát kỹ thuật đưa ra những lượng vật lý nên tính logic được dùng đểhạn chế những tác dụng không có ý nghĩa. Các kêt quả này còn gọi là hiệu quả không có tính vậtlý vì chúng không hề xảy ra một cách vật lý. Hãy tự đặt ra câu hỏi : tác dụng có ý nghĩa gìkhông ? Đừng khi nào giám sát kỹ thuật mà không nghĩ xem tác dụng có hài hòa và hợp lý hay không. Trong nhiều cách, đây là bước quan trọng nhất trong quy trình giám sát kỹ thuật. 21.2.2. Sử dụng logic để kiểm tra việc giải quyết và xử lý những biểu thức. Có thể sử dụng tính logic để kiểm tra việc giải quyết và xử lý những biểu thức toán học. Có một cách để làmđiều đó là kiểm tra một biến có đổi khác như mong ước khi những biến biến hóa hay không. Nói cách khác, ta hoàn toàn có thể kiểm tra dạng Dự kiến của biểu thức toán học. 21.2.3. Sử dụng Dự kiến để kiểm tra giải thuật. Các Dự kiến hoàn toàn có thể dùng để kiểm tra giải thuật. Các Dự kiến cũng hoàn toàn có thể dùng để phát hiệncác lỗi trong công thức toán học. 21.2.4. Sử dụng thứ nguyên để kiểm tra giải thuật. Trong kỹ thuật mọi số lượng sẽ là không có ý nghĩa nếu không có thứ nguyên ( đơn vị chức năng ) đi kèm theo. Một tác dụng đo lường và thống kê kỹ thuật tốt không chỉ có giá trị đúng mà còn phải có thứ nguyênđúng cho giá trị đó Kiểm tra thứ nguyên là công cụ rất quan trọng trong nhìn nhận lời giảiPage 18 of 29T ai lieu DCVKTcủa những biểu thức toán học, nó giúp những nhà kỹ thuật tránh được những sai sót khi giải quyết và xử lý cácbiểu thức. Câu 22 : Trình bày nội dung của chiêu thức phong cách thiết kế kỹ thuật “ Quẳng qua tường ” khi phong cách thiết kế một mẫu sản phẩm mới ? Cho biết ưu điểm của nó so với những giải pháp thiếtkế khác ? Đồng thời bạn hãy cho biết nguyên do khiến người kỹ sư phong cách thiết kế mẫu sản phẩm mớicần liên hệ với những bộ phận khác trong công ty ? Phương pháp phong cách thiết kế ’ ’ quẳng qua tường ’ ’ :  Phòng kỹ thuật phong cách thiết kế loại sản phẩm mới.  Họ quẳng bản thiết kế qua tường để chuyển cho phòng thị trường.  Phòng thị trường đổi khác phong cách thiết kế để nó thân thiện với người mua hơn.  Phòng thị trường quẳng phong cách thiết kế qua tường để chuyển cho phòng sản xuất  Phòng sản xuất đổi khác phong cách thiết kế để hoàn toàn có thể sản xuất loại sản phẩm dễ và rẻ hơn  Phòng sản xuất quẳng bản thiết kế lại ngược về phòng kỹ thuật  Đọc và tranh luận cho tới khi bản thiết kế được hoàn thành xong. Ưu điểm của giải pháp thiế kế ‘ quẳng qua tường ’ là giải pháp phong cách thiết kế tiểu chuẩn, thế cho nên sẽ là một lợi thế rất lớn nếu loại sản phẩm là mẫu sản phẩm tiểu chuẩn đã được phong cách thiết kế trướcđó. Nhưng nó sẽ là một bất lợi nếu phong cách thiết kế loại sản phẩm mới bằng chiêu thức này. Để mẫu sản phẩm có vòng đời ngắn để tăng hiệu suất và lời nhuận đồng thời tuân thủ nhữngquy định bắt buộc về những tiêu chuẩn của một sản phâm thì những kỹ sư phong cách thiết kế mẫu sản phẩm phảiliên hệ với những bộ phận khác trong công ty vì những nguyên do sau : – Thứ nhất, loại sản phẩm phải được sản xuất. Trong phong cách thiết kế của họ, những kỹ sư nên kể đến nhữngkhó khăn khi sản xuất và lắp ráp mẫu sản phẩm. Thêm vào đó, phải chăm sóc đến ảnh hưởng tác động củaquá trình sản xuất đến môi trường tự nhiên. – Thứ hai, loại sản phẩm phải bán được. Điều đó yên cầu những kỹ sư phải nghĩ đến giá tiền củanó. – Thứ ba, mẫu sản phẩm phải được sử dụng. Do đó, những dịch vụ bán hàng, thay thế sửa chữa và hỗ trợsản phẩm phải được chăm sóc từ bản thiết kế tiên phong. – Cuối cùng, loại sản phẩm phải được vứt bỏ sau khi sử dụng. Tác động của chúng đến môitrường phải là nhỏ nhất. Điều đó tương quan đến tác động ảnh hưởng đến thiên nhiên và môi trường sau tiêu dùng khingười tiêu dùng vứt bỏ loại sản phẩm. Page 19 of 29T ai lieu DCVKTCâu 23 : Khi nào một việc làm được coi là một nghề ? Tại sao nói kỹ thuật là mộtnghề ? 23.1. Các yếu tố để chứng minh và khẳng định một việc làm là một nghề. 1. Khi nó là một việc làm yên cầu người thực thi làm toàn thời hạn ; 2. Khi trường giảng dạy tiên phong về việc làm đó được xây dựng ; 3. Khi một hiệp hội nghề nghiệp địa phương được xây dựng ; 4. Khi một hiệp hội nghề nghiệp vương quốc được xây dựng ; 5. Khi bộ qui tắc đạo đức nghề nghiệp, gồm những qui tắc ứng sử được trải qua ; 6. Khi luật đạo liên bang ( vương quốc ) về nghề nghiệp đó được thiết lập, trải qua. 23.2. Kỹ thuật là một nghề. Kỹ thuật là một nghề vì nó bảo vệ đủ 6 chỉ tiêu của một nghề là : – Được trả công ; – Các hoạt động giải trí nghề nghiệp có công dụng tốt cho hội đồng ; – Cần được đào tạo và giảng dạy chuyên nghiệp, chính thống ; – Yêu cầu được trấn áp, có tính thận trọng, và có kiến thức và kỹ năng khi triển khai côngviệc ; – Có ghi nhận ĐK hành nghề ; – Chịu nghĩa vụ và trách nhiệm về hành vi, đạo đức khi hành nghề. Câu 24 : Nêu những loại định luật vật lý quan trọng thường được sử dụng trong phươngpháp nghiên cứu và phân tích kỹ thuật. Page 20 of 29T ai lieu DCVKTMột số lượng rất lớn những thống kê giám sát lỹ thuật khởi đầu từ một số lượng nhỏ những định luật vật lý. Có ba loại định luật vật lý quan trọng trong kỹ thuật : những định luật bảo toàn, những định luậtchuyển động, và những định luật cơ bản. – Các định luật về bảo toàn là những định luật quan trọng nhất như : Khối lượng, mô men độnglượng, mô men quay, nguồn năng lượng. Các định luật bảo toàn là cơ sở cho nhiều giám sát kỹthuật. – Các định luật hoạt động quan trọng như : Định luật thứ nhất về hoạt động của Newton ( còn gọi là định luật quán tính ). Định luật thứ hai của Newton về hoạt động phát biểurằng lực ( F ) tính năng lên một vật bằng tích của khối lượng của vật ( m ) với tần suất của nó ( a ), hayF m a = ×. Định luật thứ ba của Newton về hoạt động ( còn gọi định luật tác dụngvà phản tác dụng ). – Loại thứ 3 là những định luật cơ bản mà chúng diễn đạt những quan hệ giữa những thuộc tính có thểđo được của hệ. Có 3 định luật cơ bản quan trọng là : Định luật Hooke, định luật Ohm, địnhluật chất khí lý tưởng. Câu 25 : Hãy trình diễn nội dung cơ bản của kỹ thuật phong cách thiết kế đồng thời, phong cách thiết kế lại vàthiết kế theo kỹ thuật ngược ? 25.1. Kỹ thuật phong cách thiết kế đồng thời. Kỹ thuật đồng thời là chiêu thức phong cách thiết kế mạng lưới hệ thống mà ở đó tổng thể những yếu tố của vòngđời của mẫu sản phẩm được kể đến. Các yếu tố đó gồm có sản xuất, điều khiển và tinh chỉnh chất lượng, yêucầu của người dung, tương hỗ người dung, và vứt bỏ sau khi sử dụng. Phương pháp thiết kếvới kỹ thuật đồng thời gồm có phong cách thiết kế cho sản xuất và phong cách thiết kế cho thiên nhiên và môi trường. VD : Thiếtkế và sản xuất đồ chơi25. 2. Kỹ thuật phong cách thiết kế lại. Thiết kế lại là thuật ngữ chỉ việc suy tính và phong cách thiết kế một mạng lưới hệ thống. Thiết kế lại dùng đểmiêu tả những biến hóa cơ bản của giải pháp kỹ thuật, ứng dụng thống kê giám sát và hệ thốngkinh doanh. VD : Hai ví dụ trong kỹ thuật máy tính và kỹ thuật điện hoàn toàn có thể tìm thấy trong những cuộc “ đổimới ” được yêu cầu bởi Apple và Microsoft. Tháng 8 năm 2000 Apple trình làng một máytính để bàn rất khác thường, máy Power Mac G4 Cube. Đó là một máy tính rất mạnh. Dothiết kế ấn tượng, nó khít trong một khối lập phương. Mặc dầu rất nhã nhặn, mẫu máy tínhPage 21 of 29T ai lieu DCVKTnày bị chỉ trích do thiếu những khe cắm để tăng cấp, cổng ra / vào tiếng bị hạn chế và giá thànhcao. Thiết kế này không thành công xuất sắc và nó không được dùng nữa vào năm 2001.25.3. Kỹ thuật phong cách thiết kế theo kỹ thuật ngược. Kỹ thuật ngược là thuật ngữ chỉ quy trình sử dụng từng phần của một vật hay mạng lưới hệ thống đểxác định nguyên tắc thao tác của nó ( hay từ một mẫu sản phẩm có sẵn hoàn toàn có thể phong cách thiết kế ra một sảnphẩm có nhiều ưu điểm hơn loại sản phẩm có sẵn ). Kỹ thuật ngược được sử dụng theo hai cách : 1. Thứ nhất, nó hoàn toàn có thể được sử dụng để nắm lấy những ý tưởng sáng tạo mới từ những người cạnh tranhnhau ( ràng buộc về sử dụng những bằng sang chế phải tuân thủ ngặt nghèo những luật về bảnquyền ). 2. Thứ hai, kỹ thuật ngược hoàn toàn có thể sử dụng để sản xuất những bản copy của những cụ thể của cácthiết bị cũ. Câu 26 : Hãy vẽ những đồ thị sau ( sinh viên tụ cho số liệu ) : a ) Đồ thị trình diễn tác dụng học tập của sinh viên khóa 43 trong trường nămhọc 2008 ( theo tỉ lệ Phần Trăm học viên yếu, trung bình, khá, giỏi ). b ) Ngân sách chi tiêu bảo trì cho ba loại xe máy khác nhau. c ) Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất cao của quy trình sản xuất enzim. a ) Đồ thị màn biểu diễn tác dụng học tập của sinh viên khóa 43 trong trường năm học 2008 ( theo tỉ lệ Phần Trăm học viên yếu, trung bình, khá, giỏi ). ( vẽ biểu đồ hình quạt ) b ) Chi tiêu bảo trì cho ba loại xe máy khác nhau. ( biểu đồ hình cột ) ? ? ? Page 22 of 29T ai lieu DCVKTc ) Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất cao của quy trình sản xuất enzim. ( biểu đồđường – định luật Vanhop ) ( Trong số lượng giới hạn nhiệt độ của khung hình sống, tính năng của enzim tuân theo định luật VanHôp, nghĩa là nếu nhiệt độ tăng 10 oC thì tốc độ phản ứng sẽ tăng gấp đôi. ) – Hình vẽ trên chỉ mang tính tìm hiểu thêm về ảnh hưởng tác động của nhiệt độ tới chính sách hoạtđộng của enzim khi nó đóng vai trò là chất xúc tác trong những phản ứng hoá học. Câu 27 : Ý nghĩa của việc kiểm tra hiệu quả tính trong giải pháp nghiên cứu và phân tích kỹthuật ? Nêu và trình bầy khái quát về những công cụ kiểm tra hiệu quả trong nghiên cứu và phân tích kỹthuật ? 27.1. Ý nghĩa của việc kiểm tra tác dụng tính trong chiêu thức nghiên cứu và phân tích kỹ thuật : Page 23 of 29V ận tốc phảnứng37 55T ai lieu DCVKTViệc kiểm tra tác dụng sau khi đo lường và thống kê là rất là thiết yếu. Tuy nhiên việc xác lập mộtgiải pháp và xác lập một giải pháp đúng đắn là hai yếu tố rất khó : tìm được một giải phápkhông có nghĩa đó là giải pháp đúng hay giải pháp trong thực tiễn. Trong hầu hết những thống kê giám sát kỹ thuật, những tác dụng là những lượng vật lý. Chúng ta thống kê giám sát đểxác định một đại lượng nào đó và cần bảo vệ sự hài hòa và hợp lý của thống kê giám sát. Điều đó đặt ra cácràng buộc cho những giải thuật mà ta nhận được với vai trò của người kỹ sư : những giải thuật phải thểhiện những lượng hiển nhiên của quốc tế thực tại. Trong những giám sát kỹ thuật, những con sốluôn luôn mang những ý nghĩa vật lý. Vì thế do đó cần kiểm tra những thống kê giám sát kỹ thuật. 27.2. Các công cụ kiểm tra hiệu quả trong nghiên cứu và phân tích kỹ thuật : 27.2.1. Sử dụng logic đề tránh những vấn đáp không có tính vật lýVì những tác dụng trong đo lường và thống kê kỹ thuật đưa ra những lượng vật lý nên tính logic được dùng đểhạn chế những tác dụng không có ý nghĩa. Các kêt quả này còn gọi là hiệu quả không có tính vậtlý vì chúng không hề xảy ra một cách vật lý. Hãy tự đặt ra câu hỏi : hiệu quả có ý nghĩa gìkhông ? Đừng khi nào thống kê giám sát kỹ thuật mà không nghĩ xem tác dụng có hài hòa và hợp lý hay không. Trong nhiều cách, đây là bước quan trọng nhất trong quy trình thống kê giám sát kỹ thuật. 27.2.2. Sử dụng logic để kiểm tra việc giải quyết và xử lý những biểu thức. Có thể sử dụng tính logic để kiểm tra việc giải quyết và xử lý những biểu thức toán học. Có một cách để làmđiều đó là kiểm tra một biến có đổi khác như mong ước khi những biến đổi khác hay không. Nói cách khác, ta hoàn toàn có thể kiểm tra dạng Dự kiến của biểu thức toán học. 27.2.3. Sử dụng Dự kiến để kiểm tra giải thuật. Các Dự kiến hoàn toàn có thể dùng để kiểm tra giải thuật. Các Dự kiến cũng hoàn toàn có thể dùng để phát hiệncác lỗi trong công thức toán học. 27.2.4. Sử dụng thứ nguyên để kiểm tra giải thuật. Trong kỹ thuật mọi số lượng sẽ là không có ý nghĩa nếu không có thứ nguyên ( đơn vị chức năng ) đi kèm theo. Một tác dụng thống kê giám sát kỹ thuật tốt không chỉ có giá trị đúng mà còn phải có thứ nguyênđúng cho giá trị đó Kiểm tra thứ nguyên là công cụ rất quan trọng trong nhìn nhận lời giảicủa những biểu thức toán học, nó giúp những nhà kỹ thuật tránh được những sai sót khi giải quyết và xử lý cácbiểu thức. Câu 28 : Nêu những thành phần cơ bản của một văn bản báo cáo giải trình kỹ thuật và mục tiêu củachúng ? Trả lời : * Các thành phần cơ bản của một văn bản báo cáo giải trình kỹ thuật : 1. Tóm tắt : Tổng kết hàng loạt báo cáo giải trình, gồm có tổng thể những thành phần thiết yếu. Page 24 of 29T ai lieu DCVKT2. Giới thiệu hoặc tổng quan : Cung cấp cho fan hâm mộ chủ đề của báo cáo giải trình ; hoàn toàn có thể đưara lịch sử dân tộc nghiên cứu và điều tra tương tự như, có tương quan đã công bố. 3. Phương pháp hoặc quy mô hóa : Mô tả tiếp cận điều tra và nghiên cứu, chiêu thức thựchiện và việc tăng trưởng quy mô ( nếu có ) 4. Kết quả : Trình bày những tác dụng gồm có số liệu thực tiễn chỉ ra những khuynh hướng. 5. Thảo luận : Giải thích những tác dụng. 6. Kết luận những hướng điều tra và nghiên cứu tiếp theo : Tổng kết những điểm chính và đưa ranhững gợi ý cho những điều tra và nghiên cứu xa hơn, thừong viết theo kiểu liệt kê. 7. Tài liệu tìm hiểu thêm : Danh sách những tài liệu tham khao được trích dẫn. Câu 29 : Trình bày nguyên tắc phong cách thiết kế slide trình diễn : a ) Chứa nội dung chỉ gồm những chữ hoặc những kí hiệu, phương trình ? b ) Chứa những tài liệu ? c ) Chứa những đồ thị, hình vẽ ? 29.1. Nguyên tắc phong cách thiết kế slide trình diễn với nội dung chỉ gồm những chữ hoặc những ký hiệu, phương – Slides chữ nên có càng ít chữ càng tốt, chỉ đủ truyền đạt thông tin quan trọng. Bạnsẽ không được hoan nghênh khi dùng một slide toàn chữ : Khán giả sẽ đọc nội dung có trênmàn hình thay vì họ quan sát những điều bạn trình bàyĐôi khi, ký hiệu hoặc phương trình hoàn toàn có thể được sử dụng thay cho những từ bằng chữ. Việcchọn phương trình hoặc chữ nhờ vào vào người theo dõi. Các slide chữ có hình dạng tương thích với hình dạng những công cụ trực quan trợ giúp. Sẽ rấtthuận lợi cho người nghe nếu slide chữ có định dạng tương thích với định dạng của phươngtiện sứ dụng. Sự tương thích này còn có nghĩa là cỡ chữ càng lớn càng tốt. Với những slide chữ, nên sử dụng cỡ phông chữ lớn. Phần mềm trình chiếu hoàn toàn có thể trợ giúp việc bảo vệ nhấtquán định dạng trình chiếu đồng nhất. Ngoài ra bạn cần chú ý quan tâm đến việc viết tắt, việc viết tắt hay ký hiệu được cho phép ta hoàn toàn có thể sửdụng cỡ phông chữ lớn hơn. Các mạo từ, giới từ và từ phụ cần được vô hiệu để tránh việcngười nghe thuyết trình sẽ đọc nội dung slide thay cho nghe nội dung do diến giả thuyêttrình. 29.2. Các slide chứa dữ lìệu. Các slide chứa tài liệu gồm những bảng hoặc số liệu. Trong những buổi thuyết trình, điểm thenchốt là những bảng chỉ tiềm ẩn những tài liệu thiết yếu ( theo nội dung của bài nói ). Nhiều diễngiả nhiều lúc photocopy như sau : “ Tôi biết những bạn không hề đọc được toàn bộ những con sốtrong bảng này, nhưng chú ý quan tâm rằng tỷ số truyền 20 : 1 là tối ưu ”. Nếu muốn nói cho ngườiPage 25 of 29

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận