Apple Music và Spotify bị điều tra có đang trả tiền xứng đáng cho nghệ sỹ hay không

Một cuộc điều tra mới vừa được bắt đầu ở Anh nhằm quyết định xem liệu giới nghệ sỹ có được các dịch vụ stream, trong đó có Apple Music và Spotify, trả phí xứng đáng hay chưa. Theo thông tin được cung cấp bởi BBC News Apple Music hiện đang trả phí bản quyền theo hình thức tính lượt stream cho nghệ sỹ cao hơn so với Spotify và YouTube, tuy nhiên phía nghệ sỹ lại cho rằng khoản tiền bản quyền mà họ nhận được quá ít so với doanh thu mà các dịch vụ stream đã thu về. Streaming hiện tại đang là hình thức ăn nên làm ra nhất của ngành âm nhạc, thu về lợi nhuận hơn 1 tỷ USD mỗi năm. Điều này làm dấy lên nghi vấn liệu các nghệ sỹ đã được trả phí xứng đáng với thành tích của họ hay chưa. Julian Knight (thành viên hội đồng quản trị ban DCMS – Digital, Culture, Media & Sport) phát ngôn rằng sự tăng trưởng của thị trường streaming “không thể không nhắc đến tài năng của các nghệ sỹ nhỏ lẻ”.Cuộc điều tra sẽ bắt đầu từ tháng 11 để thu thập các thông tin từ giới chuyên môn, nghệ sỹ, hãng thu cũng như từ chính các dịch vụ stream có liên quan.Nghệ sỹ violin Tamsin Little đã tweet hồi đầu năm nay rằng cô chỉ nhận được tầm 16 USD cho khoảng 5~6 triệu lượt stream trong suốt 6 tháng. Điều này là vì tác phẩm của cô được thu âm trước khi bộ luật bản quyền kỹ thuật số được đưa vào hợp đồng nghệ sỹ, từ đó nhãn thu được toàn quyền quyết định sẽ phải trả cho cô bao nhiêu. Đây cũng là việc thường xảy ra với giới nghệ sỹ – nhất là những nghệ sỹ ít tên tuổi – khi chỉ nhận được khoản phí ít ỏi dù tác phẩm của họ đang được stream liên tục trên Apple Music, Spotify hay YouTube Music Các dịch vụ streaming sẽ trả một khoản phí nhỏ mỗi khi track được stream. BBC công bố các con số chính thức như sau:

Tình hình đại dịch hiện nay còn khiến các tụ điểm giải trí phải ngừng hoạt động, nghĩa là các nghệ sỹ cũng không có khả năng kiếm thêm từ các buổi diễn live. Khoản phí từ lượt stream do đó trở thành thu nhập chính của họ, đi kèm cùng một phần nhỏ từ các mảng kinh doanh âm nhạc khác (bán đĩa, download…)

Vấn đề cốt lõi chính là sự trái ngược giữa khoản phí mà nghệ sỹ cho là công bằng khi nhãn thu trả cho họ và khoản phí mà người dùng chịu bỏ ra để thuê dịch vụ stream. 10 USD/tháng là số tiền trung bình mà người dùng sẽ chi, và chỉ có 31% khách hàng có ý định trả hơn con số đó. Tuy nhiên người dùng cũng rất quan tâm đến nghệ sỹ mà họ yêu thích, và 65% khách hàng sẵn sàng chi mức phí thuê bao cao hơn NẾU số tiền chênh lệch đó được trả cho các nghệ sỹ.

Julian Knight cho biết cuộc điều tra sẽ chú trọng vào các thỏa thuận hiện tại giữa nhãn thu và nghệ sỹ, cũng như tính toán các thiệt hại lâu dài có thể xảy ra cho ngành âm nhạc và giải trí. Câu hỏi được đặt ra là mô hình kinh doanh âm nhạc hiện nay liệu đã là công bằng cho giới nghệ sỹ hay chưa, và về lâu dài thì mức doanh thu streaming sẽ có những ảnh hưởng nào đến giới nghệ sỹ, nhất là khi họ đang cảm thấy mình chưa được trả công xứng đáng.

Nguồn 9to5mac

Đây là mức phí gộp chung mà dịch vụ stream sẽ trả cho TẤT CẢ các bên có giữ bản quyền. Khoản trả này sau đó được chia cho hãng thu, nhà soạn nhạc và nghệ sỹ, trong đó nghệ sỹ sẽ chỉ nhận được 13%. Khi làm các phép tính xong ta sẽ thấy nghệ sỹ chỉ thu về 0,0000988 USD từ Apple Music, hay ngắn gọn là 1 USD cho mỗi 10.122 lượt stream.Tình hình đại dịch hiện nay còn khiến các tụ điểm giải trí phải ngừng hoạt động, nghĩa là các nghệ sỹ cũng không có khả năng kiếm thêm từ các buổi diễn live. Khoản phí từ lượt stream do đó trở thành thu nhập chính của họ, đi kèm cùng một phần nhỏ từ các mảng kinh doanh âm nhạc khác (bán đĩa, download…)Vấn đề cốt lõi chính là sự trái ngược giữa khoản phí mà nghệ sỹ cho là công bằng khi nhãn thu trả cho họ và khoản phí mà người dùng chịu bỏ ra để thuê dịch vụ stream. 10 USD/tháng là số tiền trung bình mà người dùng sẽ chi, và chỉ có 31% khách hàng có ý định trả hơn con số đó. Tuy nhiên người dùng cũng rất quan tâm đến nghệ sỹ mà họ yêu thích, và 65% khách hàng sẵn sàng chi mức phí thuê bao cao hơn NẾU số tiền chênh lệch đó được trả cho các nghệ sỹ.Julian Knight cho biết cuộc điều tra sẽ chú trọng vào các thỏa thuận hiện tại giữa nhãn thu và nghệ sỹ, cũng như tính toán các thiệt hại lâu dài có thể xảy ra cho ngành âm nhạc và giải trí. Câu hỏi được đặt ra là mô hình kinh doanh âm nhạc hiện nay liệu đã là công bằng cho giới nghệ sỹ hay chưa, và về lâu dài thì mức doanh thu streaming sẽ có những ảnh hưởng nào đến giới nghệ sỹ, nhất là khi họ đang cảm thấy mình chưa được trả công xứng đáng.

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận