Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Phan Đình Thủy Tiên – Bác sĩ Nội Tổng Quát – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang
Viêm phế quản là bệnh ngày càng phổ biến, đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh cao ở người lớn tuổi, trẻ nhỏ và kể cả những người có hệ miễn dịch kém. Điều trị viêm phế quản không khó nhưng nếu không có phác đồ điều trị đúng sẽ gây ra những rủi ro nguy hiểm cho người bệnh. Để tránh nhiễm bệnh do viêm phế quản cần có những biện pháp ngăn ngừa và dự phòng bệnh hiệu quả.
Xem Tóm Tắt Bài Viết Này
1. Viêm phế quản
Viêm phế quản là khi các ống phế quản mang không khí đến phổi bị viêm và sưng đồng thời bệnh sẽ kết thúc với các triệu chứng ho và chất nhầy dai dẳng.
Bạn đang đọc: Ngăn ngừa và điều trị viêm phế quản
Có hai loại viêm phế quản :
- Viêm phế quản cấp tính thường được gọi là cảm lạnh ngực là loại bệnh rất phổ biến. Các triệu chứng của nó kéo dài trong vài tuần nhưng không gây ra vấn đề gì.
- Viêm phế quản mãn tính: bệnh ở tình trạng này nghiêm trọng hơn. Nó sẽ luôn quay lại khi có điều kiện phát triển thích hợp và không bao giờ khỏi hoàn toàn được.
2. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm phế quản
- Hút thuốc lá
- Mắc bệnh hen suyễn và dị ứng
- Hệ thống miễn dịch yếu. Tình trạng này thường xảy ra với những người lớn tuổi, người đang mắc bệnh cũng như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngay cả khi bị cảm lạnh cũng có thể khiến bệnh viêm phế quản có thể dễ xảy ra hơn.
Nguy cơ mắc viêm phế quản mãn tính cao ở những phụ nữ hút thuốc lá hoặc những người có tiền sử gia đình mắc bệnh phổi.
3. Điều trị viêm phế quản
Hầu hết viêm phế quản cấp tính có thể tự biến mất trong vòng một vài tuần. Nếu bệnh do vi khuẩn (rất hiếm) bác sĩ có thể đề nghị dùng kháng sinh. Nếu người bệnh bị hen suyễn, dị ứng hoặc khò khè, bác sĩ có thể khuyến nghị sử dụng thuốc hít. Điều này sẽ giúp mở đường thở và làm cho quá trình thở trở nên dễ dàng hoạt động hơn.
Để giảm bớt các triệu chứng viêm phế quản cấp tính hãy làm các việc sau:
- Uống thật nhiều nước, khoảng từ 8-12 ly mỗi ngày để làm loãng chất nhầy và dễ dàng ho hơn.
- Nghỉ ngơi nhiều.
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như Aspirin, ibuprofen, hoặc naproxen nhưng với trẻ em thì nên tránh uống aspirin. Ngoài ra, có thể sử dụng acetaminophen để giảm đau và hạ sốt.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc hơi nước. Tắm nước nóng có thể là điều tuyệt vời làm nới lỏng chất nhầy. Hoặc hít thở bằng hơi nước từ nước nóng.
- Uống thuốc ho không kê đơn. Có thể dùng một số loại như guaifenesin vào ban ngày để nới lỏng chất nhầy giúp dễ ho hơn, giúp long đờm và có thể giải phóng đờm ra bên ngoài. Đối với trẻ em thì cần phải được sự điều trị và kê đơn của bác sĩ khi điều trị viêm phế quản.
Phương pháp điều trị viêm phế quản mãn tính nhằm mục đích vào những triệu chứng của bệnh và gồm có :
- Sử dụng các loại thuốc như kháng sinh, thuốc chống viêm và thuốc giãn phế quản để giúp mở đường thở.
- Sử dụng thiết bị làm sạch chất nhầy để có thể ho ra chất lỏng dễ dàng hơn.
- Liệu pháp oxy có thể giúp thở tốt hơn.
- Phục hồi chức năng phổi. Có thể sử dụng một chương trình tập thể dục và các bài tập thở giúp quá trình thở dễ dàng hơn.
Phương pháp điều trị viêm phế quản cho trẻ nhỏ :
- Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: có thể sử dụng mật ong để giảm ho. Hoặc sử dụng bóng hút cao su để làm sạch chất nhầy và thận trọng khi sử dụng các loại thuốc không kê đơn cho trẻ em. Bởi vì, không phải tất cả các loại thuốc này đều được khuyến nghị dùng cho trẻ em ở một số tuổi nhất định.
- Sử dụng thuốc giảm đau: trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống nên uống acetaminophen còn với trẻ trên 6 tháng tuổi có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen. Không bao giờ được cho trẻ uống aspirin vì nó có thể gây ra hội chứng Reye – là một bệnh hiếm gặp nhưng rất gây hại cho gan và não.
- Sử dụng thuốc ho và cảm lạnh: trẻ dưới 4 tuổi không nên sử dụng thuốc ho trừ khi bác sĩ kê đơn bởi vì lạm dụng thuốc ho và cảm lạnh ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng. Còn với trẻ trên 4 tuổi có thể thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng thuốc ho và cảm lạnh an toàn để làm giảm triệu chứng tạm thời cho trẻ.
4. Phòng ngừa viêm phế quản
Để giảm nguy cơ bị viêm phế quản cấp tính hoặc bùng phát viêm phế quản mãn tính cần phải:
- Tránh xa khói thuốc
- Tiêm vắc xin cúm vì có thể bị viêm phế quản do virus cúm
- Tiêm chủng vắc-xin ho gà
- Rửa tay thường xuyên
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng tới phổi. Ví dụ như khói sơn…
Một số biện pháp phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ em:
- Dạy cho trẻ che mũi và miệng khi ho hoặc hơi.
- Hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay.
- Tiêm phòng vắc xin cho trẻ, đặc biệt là tiêm phòng cúm mùa hàng năm.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Bài viết tham khảo nguồn: cdc.gov, urmc.rochester.edu
Source: https://sangtaotrongtamtay.vn
Category: Sức khỏe – Sắc đẹp