⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:
101D |
102C |
103A Bạn đang đọc: Lý thuyết Hóa học (Phần 3) – Học Hóa Online">Lý thuyết Hóa học (Phần 3) – Học Hóa Online |
104A |
105A |
106B |
107D |
108A |
109C |
110C |
111C |
112D |
113D |
114A |
115D |
116B |
117C |
118D |
119C |
120C |
121D |
122C |
123D |
124D |
125C |
126B |
127A |
128D |
129A |
130C |
131D |
132A |
133B |
134D |
135A |
136A |
137B |
138B |
139B |
140D |
141D | 142A | 143D | 144A | 145C | 146A | 147B | 148B | 149D |
150D |
(Xem giải) Câu 101. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.
(b) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng dư.
(c) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch NaOH dư.
(d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch K2SO4.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3 .
(Xem giải) Câu 102. Có các nhận xét sau về kim loại
(1) Các kim loại kiềm đều có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối;
(2) Tính chất vật lí chung của kim loại là do các electron tự do gây ra;
(3) Al là kim loại lưỡng tính vì vừa phản ứng với dung dịch NaOH, vừa phản ứng với dung dịch HCl;
(4) Các kim loại Na, K và Al đều có thể tan tốt trong dung dịch KOH ở điều kiện thường;
(5) Trong thực tế người ta sản xuất Al trong lò cao;
(6) Sắt là kim loại phổ biến nhất trong tất cả các kim loại.
Số nhận xét đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5 .
(Xem giải) Câu 103. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào dung dịch gồm CuCl2 và AlCl3.
(b) Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3.
(c) Cho từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na[Al(OH)4] (hay NaAlO2).
(d) Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.
(e) Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2.
(f) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHSO4.
Số thí nghiệm thu được kết tủa sau khi các thí nghiệm kết thúc là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1 .
(Xem giải) Câu 104. Trong các phát biểu:
(a) Crom là kim loại có tính khử mạnh hơn sắt.
(b) Tính chất hóa học đặc trưng của hợp chất crom (II) là tính khử, của hợp chất crom (VI) là tính oxi hóa.
(c) CrO, Cr(OH)2 có tính bazơ; Cr2O3, Cr(OH)3 vừa có tính axit vừa có tính bazơ.
(d) Muối crom (III) vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(e) CrO3 tác dụng được với dung dịch NaOH.
(f) Thêm dung dịch H2SO4 vào dung dịch K2Cr2O7, dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
Số phát biểu đúng là:
A. 5 B. 4 C. 3 D. 6
(Xem giải) Câu 105. Cho các nhận định sau:
(a) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, crom thuộc chu kì 4, nhóm VIB.
(b) Một số chất hữu cơ và vô cơ như S, P, C, C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với Cr2O3.
(c) Muối kaliđicromat oxi hóa được muối sắt (II) thành muối sắt (III) trong môi trường axit.
(d) Trong các phản ứng hóa học, muối crom (III) chỉ đóng vai trò chất oxi hóa.
(e) Kẽm khử được muối Cr3+ thành Cr2+ trong môi trường kiềm.
(f) Thêm dung dịch axit vào muối cromat (màu vàng) sẽ tạo thành muối đicromat (màu da cam).
Trong các nhận định trên, những nhận định đúng là:
A. ( a ), ( c ) và ( f ). B. ( b ), ( c ) và ( e ). C. ( a ), ( d ), ( e ) và ( f ). D. ( a ), ( b ) và ( f ) .
(Xem giải) Câu 106. Cho các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch natri aluminat.
(b) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
(c) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong.
(d) Cho một mẩu Li vào bình kín chứa khí N2 ở nhiệt độ thường.
(e) Dẫn khí H2S đến dư qua dung dịch CuSO4.
(g) Rắc bột lưu huỳnh lên thuỷ ngân bị rơi vãi.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6 .
(Xem giải) Câu 107. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Na vào dung dịch FeCl3 dư.
(b) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4.
(c) Đun nóng nhẹ dung dịch Ca(HCO3)2
(d) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3.
(e) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm vừa thu được chất khí vừa thu được chất kết tủa là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3 .
(Xem giải) Câu 108. Cho các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2
(b) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(c) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.
(d) Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.
(e) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
(f) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(g) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
Số thí nghiệm không thu được kết tủa là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4 .
(Xem giải) Câu 109. Cho các phát biểu sau :
(a) Sắt là kim loại có tính khử trung bình.
(b) Ion Fe2+ oxi hóa được Mg
(c) Ở điều kiện thường, tất cả kim loại đều ở trạng thái rắn .
(d) Cu có thể tan trong dung dịch hỗn hợp HCl và KNO3.
(e) Nhiệt phân AgNO3 tạo ra sản phẩm là Ag, NO2 và O2
(g) Al không tác dụng được với HCl và HNO3 đặc nguội, không tác dụng với NaOH.
(h) Au là kim loại dễ dát mỏng nhất.
Số phát biểu đúng là :
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
(Xem giải) Câu 110. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. (b) Cho 1,2 mol Mg vào 1 mol Fe2(SO4)3.
(c) Cho Ba vào dung dịch CuCl2. (d) Cho Zn vào dung dịch Ni(NO3)2.
(e) Điện phân Al2O3 nóng chảy. (f) Điện phân dung dịch NaCl (có màng ngăn)
(g) Cho Cu vào dung dịch ZnCl2 (i) Cho Zn dư vào dung dịch CrCl3.
Số thí nghiệm tạo ra sản phẩm chứa kim loại khi phản ứng kết thúc là
A. 5. B. 6. C. 4. D. 3 .
(Xem giải) Câu 111. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch AgNO3 dư
(2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4
(3) Đun nóng nước cứng tạm thời
(4) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3
(5) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2
(6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
(Xem giải) Câu 112. Cho các phát biểu sau:
1) Bột nhôm dùng để chế tạo hỗn hợp tecmit, được dùng để hàn đường ray xe lửa…
2) Trong nhóm IA kim loại K được dùng chế tạo tế bào quang điện.
3) Bột Mg trộn với chất oxi hóa dùng để chế tạo chất chiếu sáng ban đêm.
4) Thạch cao nung thường được dùng để đúc tượng, làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương,…
5) Muối FeSO4 được dùng làm chất diệt sâu bọ có hại cho thực vật.
6) CuSO4 khan được dùng để phát hiện dấu vết của nước trong các chất lỏng.
7) Loại thạch cao dùng để trực tiếp đúc tượng là thạch cao sống.
8) Kim loại xesi (Cs) có ứng dụng quan trọng là làm tế bào quang điện.
9) Một trong những ứng dụng của CaCO3 là làm chất độn trong công nghiệp sản xuất cao su.
10) NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do nguyên nhân thừa axit trong dạ dày.
11) Ion Cr3+ thể hiện tính oxi hóa trong môi trường kiềm và tính khử trong môi trường axit.
12) Chì có ứng dụng chế tạo các thiết bị ngăn cản bức xạ cực tím.
Số phát biểu đúng là :
A. 7 B. 10 C. 8 D. 9
(Xem giải) Câu 113. Cho các phát biểu sau:
1. Mg cháy trong khí CO2 ở nhiệt độ cao.
2. Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu đen.
3. Ở nhiệt độ cao tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước.
4. Hợp kim đồng thau (Cu – Zn) để trong không khí ẩm bị ăn mòn điện hóa.
5. Hỗn hợp KNO3 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch NaHSO4 dư.
6. Cho NH3 dư vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần.
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 5 C. 4 D. 3
(Xem giải) Câu 114. Thực hiện thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo.
(2) Đốt cháy hỗn hợp sắt và lưu huỳnh (trong điều kiện không có không khí).
(3) Cho sắt (II) oxit vào dung dịch axit sunfuric đặc nóng.
(4) Cho sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat.
(5) Cho đồng vào dung dịch sắt (III) clorua.
(6) Cho oxit sắt từ tác dụng với dung dịch axit clohidric.
Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (II) là
A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
(Xem giải) Câu 115. Cho các phát biểu sau:
(1) Cr không tác dụng với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
(2) CrO3 là oxit lưỡng tính.
(3) Dung dịch hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 có tính oxi hóa mạnh.
(4) Ở nhiệt độ cao, Cr tác dụng với dung dịch HCl và Cr tác dụng với Cl2 đều tạo thành CrCl2.
(5) Cr(OH)3 vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH.
(6) Crom là kim loại có tính khử yếu hơn sắt.
Số phát biểu sai là
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
(Xem giải) Câu 116. Cho các phát biểu sau
(a) Peptit mạch hở phân tử chứa 2 liên kết peptit -CO-NH- được gọi là đipeptit.
(b) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh (dạng α và dạng β).
(c) Anilin tham gia phản ứng thế brom vào nhân thơm dễ hơn benzen.
(d) Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, nhiệt độ) có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
(e) Phenyl axetat được điều chế bằng phản ứng giữa phenol và axit axetic.
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
(Xem giải) Câu 117. Cho các thí nghiệm sau:
(1) Cho Cu vào dung dịch FeCl3. (2) H2S vào dung dịch CuSO4.
(3) HI vào dung dịch FeCl3. (4) CuS vào dung dịch HCl.
(5) Dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3. (6) Dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2.
Số cặp chất phản ứng được với nhau là
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
(Xem giải) Câu 118. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaI vào dung dịch AgNO3. (2) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2.
(3) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3. (4) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2.
(5) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch chứa hỗn hợp CrCl3 và CrCl2.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
(Xem giải) Câu 119. Cho các phát biểu sau:
1) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch chứa NaAlO2 và Ba(OH)2 thì thu được hai kết tủa.
2) Trong tự nhiên, kim loại kiềm thổ chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất.
3) Trong dung dịch ion Ag+ khử được ion Fe2+.
4) Dùng phương pháp đun sôi để làm mềm nước cứng vĩnh cửu.
5) Cho Al tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được kết tủa và khí.
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
(Xem giải) Câu 120. Cho dãy các chất: Al2O3, Zn(OH)2, Na2O, CrO3, BaSO4, Cr(NO3)3. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 4 B. 3 C. 5 D. 6
(Xem giải) Câu 121. Cho các phát biểu sau:
(a). Thuỷ phân hoàn toàn một este no, đơn chức, mạch hở trong môi trường kiềm luôn thu được muối và ancol.
(b). Dung dịch saccarozơ không tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch phức màu xanh lam.
(c). Tinh bột và xenlulozơ thủy phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm cuối cùng là glucozơ.
(d). Để phân biệt anilin và ancol etylic ta có thể dùng dung dịch brom.
(e). Các peptit đều dễ bị thuỷ phân trong môi trường axit hoặc kiềm hoặc có mặt của men thích hợp.
Số phát biểu đúng là
A. 5 B. 3 C. 2 D. 4
(Xem giải) Câu 122. Cho các phát biểu sau:
1) Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
2) Phân tử khối của một amino axit (1 nhóm -NH2, 1 nhóm -COOH) luôn luôn là một số lẻ.
3) Dung dịch CH3NH2 làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.
4) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư thu được kim loại sau phản ứng.
5) Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.
Số phát biểu đúng là
A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
(Xem giải) Câu 123. Cho các nhận định sau:
(1) Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau.
(2) Glucozơ và fructozơ đều thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t°).
(3) Dùng dung dịch Br2 để nhận biết glucozơ và frutozơ.
(4) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3, đun nóng tạo kết tủa bạc trắng.
(5) Glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam.
(6) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.
(7) Glucozơ và fructozơ là cacbohiđrat đơn giản, không bị thủy phân.
Số nhận định đúng là
A. 4 B. 6 C. 5 D. 7
(Xem giải) Câu 124. Cho các nhận định sau:
(1) Glucozơ là chất rắn kết tinh, không màu, tan tốt trong trong nước và có vị ngọt.
(2) Độ ngọt của glucozơ ngọt hơn saccarozơ.
(3) Glucozơ còn được gọi là đường nho.
(4) Glucozơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với dung dịch Br2.
(5) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu dạng vòng 6 cạnh (α và β).
(6) Trong công nghiệp, glucozơ được dùng để tráng ruột phích, tráng gương.
Số nhận định đúng là
A. 3 B. 5 C. 6 D. 4
(Xem giải) Câu 125. Cho các nhận định sau:
(1) Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo.
(2) Các chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan tốt trong đimetyl ete.
(3) Xà phòng là muối natri hay kali của các axit béo.
(4) Thủy phân chất béo trong môi trường axit hay kiềm đều thu được glyxerol.
(5) Chất béo lỏng thành phần chủ yếu chứa các gốc axit béo không no.
(6) Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa.
Số nhận định đúng là
A. 5 B. 4 C. 6 D. 3
(Xem giải) Câu 126. Cho các đặc tính sau:
(1) Là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước, có độ ngọt hơn đường nho.
(2) Hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức màu xanh lam.
(3) Cho được phản ứng thủy phân.
(4) Tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t°) thu được sobitol.
(5) Cho được phản ứng tráng gương.
(6) Chỉ tồn tại dưới dạng mạch vòng.
(7) Trong công nghiệp dược phẩm dùng để pha chế thuốc.
(8) Tác dụng được với dung dịch Br2.
Số đặc tính đúng của saccarozơ là
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
(Xem giải) Câu 127. Cho các nhận định sau:
(1) Tất cả các ion kim loại chỉ bị khử.
(2) Hợp chất cacbohiđrat và hợp chất amino axit đều chứa thành phần nguyên tố giống nhau.
(3) Dung dịch muối mononatri của axit glutamic làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
(4) Cho kim loại Ag vào dung dịch FeCl2 thì thu được kết tủa AgCl.
(5) Tính chất vật lí chung của kim loại do các electron tự do gây ra.
(6) Phản ứng thủy phân este và protein trong môi trường kiềm đều là phản ứng một chiều.
Số nhận định đúng là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
(Xem giải) Câu 128. Cho các dung dịch FeCl3, HCl, HNO3 loãng, AgNO3, ZnCl2 và dung dịch chứa (KNO3; H2SO4 loãng). Số dung dịch tác dụng được với kim loại Cu ở nhiệt độ thường là
A. 2 B. 5 C. 3 D. 4
(Xem giải) Câu 129. Cho các phát biểu sau:
(a) Các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại.
(b) Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.
(d) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư, không thu được Fe.
Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
(Xem giải) Câu 130. Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4, Cl2, NaOH, Na2CO3, CuSO4, Cu và KNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với X là
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
(Xem giải) Câu 131. Cho các phát biểu sau:
(1) Các ankylamin được dùng trong tổng hợp hữu cơ.
(2) Các amin đều thể hiện tính bazơ.
(3) Ở điều kiện thường, đimetylamin ở thể khí, tan tốt trong nước.
(4) Cho phenolphtalein vào dung dịch metylamin, xuất hiện màu hồng.
(5) Cho dung dịch NaOH vào phenylamoni clorua, đun nóng, thấy dung dịch vẩn đục.
(6) Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch anilin, thu được dung dịch trong suốt.
Số phát biểu đúng là
A. 5 B. 3 C. 4 D. 6
(Xem giải) Câu 132. Cho các phát biểu sau:
(1) Một số este như amyl axetat và butyl axetat được dùng pha chế sơn tổng hợp.
(2) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.
(3) Anilin là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp phẩm nhuộm azo.
(4) Xenlulozơ triaxetat được dùng làm thuốc súng không khói.
(5) Axit glutamic là thuốc hổ trợ thần kinh.
(6) Trong công nghiệp, phần lớn chất béo dùng để sản xuất xà phòng.
Số phát biểu đúng là
A. 5 B. 4 C. 3 D. 6
(Xem giải) Câu 133. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch AlCl3 đến dư vào dung dịch NaOH.
(2) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
(3) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(4) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(5) Cho dung dịch BaCl2 đến dư vào dung dịch NaHCO3.
(6) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 6 B. 4 C. 5 D. 3
(Xem giải) Câu 134. Cho các nhận định sau:
(1) Natri hiđrocacbonat được dùng trong y học, công nghệ thực phẩm, chế tạo nước giải khát.
(2) Các hợp kim nhẹ, bền, chịu được nhiệt độ cao và áp suất lớn được dùng chế tạo tên lửa.
(3) Các kim loại kiềm dùng để chế tạo các hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp dùng trong thiết bị báo cháy.
(4) Phèn chua được dùng làm trong nước đục.
(5) Natri hay kali được dùng làm chất trong trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân.
(6) Dung dịch natri cacbonat dùng để tẩy sạch vết màu mỡ bám trên chi tiết máy.
Số nhận định đúng là
A. 5 B. 3 C. 4 D. 6
(Xem giải) Câu 135. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(2) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(3) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3.
(4) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịchNaAlO2.
(5) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
(6) Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch chứa CaCl2 và MgSO4.
Số thí nghiệm tạo ra kết tủa là
A. 6 B. 5 C. 3 D. 4
(Xem giải) Câu 136. Cho các nhận định sau:
(1) Nhôm là kim loại nhẹ, có tính khử mạnh, tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
(2) Các kim loại kiềm thổ tác dụng được với nước ở điều kiện thường.
(3) Trong công nghiệp, các kim loại kiềm được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch.
(4) Thành phần cacbon trong gang trắng nhiều hơn trong gang xám.
(5) Trong công nghiệp, crom được dùng để sản xuất thép.
(6) Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm vải.
Số nhận định đúng là
A. 3 B. 5 C. 6 D. 4
(Xem giải) Câu 137. Cho các đặc tính sau:
(1) Là chất rắn kết tinh, không màu, tan tốt trong nước.
(2) Tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng tạo kết tủa bạc trắng.
(3) Hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam.
(4) Thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t°).
(5) Trong công nghiệp dược phẩm dùng để pha chế thuốc.
(6) Làm mất màu dung dịch brom.
Số đặc tính đúng khi nói về fructozơ là
A. 5 B. 4 C. 3 D. 6
(Xem giải) Câu 138. Thực hiện các thí nghiệm sau.
(1) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp.
(2) Cho bột Al vào dung dịch NaOH (dư).
(3) Cho dung dịch KI vào dung dịch chứa K2Cr2O7 và H2SO4.
(4) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3.
(5) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch FeCl3.
(6) Cho bột Zn vào lượng dư dung dịch Cr2(SO4)3.
Số thí nghiệm thu được đơn chất là
A. 6 B. 4 C. 5 D. 3
(Xem giải) Câu 139. Cho các phát biểu sau:
(1) Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
(2) Ở điều kiện thường, tristearin là chất rắn.
(3) Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit.
(4) Hàm lượng cacbon trong fructozơ nhiều hơn trong glucozơ.
(5) Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng, không màu, rất độc và ít tan trong nước.
(6) Đun nóng anbumin của lòng trắng trứng trong môi trường kiềm, thu được các α-amino axit.
Số phát biểu đúng là
A. 6 B. 4 C. 5 D. 3
(Xem giải) Câu 140. Cho các phản ứng sau:
(a) Nung nóng hỗn hợp rắn gồm ZnO và cacbon trong điều kiện không có không khí.
(b) Cho dung dịch FeSO4 vào dung dịch K2Cr2O7 trong H2SO4 loãng.
(c) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3.
(d) Cho dung dịch KI vào dung dịch FeCl3.
(e) Cho bột Zn vào lượng dư dung dịch FeCl3.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được đơn chất là
A. 4 B. 2 C. 5 D. 3
(Xem giải) Câu 141. Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozơ bị oxi hóa bởi nước brom tạo thành CH2OH[CHOH]4COOH (axit gluconic).
(b) Các chất CH3NH2, C2H5OH và Na2CO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH.
(c) Ở điều kiện thường, metylamin và N,N – đimetylmetanamin đều là chất khí.
(d) Phân tử α-amino axit không chứa nhóm chức nào khác ngoại trừ nhóm -NH2 và nhóm -COOH.
(e) Hợp chất H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH là một đipeptit.
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
(Xem giải) Câu 142. Cho các phát biểu sau:
(a) Glyxin tác dụng được với C2H5OH/HCl, đun nóng.
(b) Thành phần chính của tinh bột là amilopectin.
(c) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng
(d) Dung dịch anilin (C6H5NH2) không làm đổi màu phenolphtalein.
(e) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
(Xem giải) Câu 143. Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(1) Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân.
(2) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ.
(3) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
(4) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α-1,4-glicozit.
(5) Saccarozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác.
(6) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
(7) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit.
(8) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic.
(9) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.
(10) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói.
(11) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.
Số phát biểu đúng là
A. 7 B. 8 C. 6 D. 5
(Xem giải) Câu 144. Cho các phát biểu sau:
(1) Cho xenlulozơ vào ống nghiệm chứa nước Svayde, khuấy đều thấy xenlulozơ tan ra.
(2) Tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp.
(3) Tơ nitron (hay olon) được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét.
(4) Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao (khó bay hơi).
(5) Trong phản ứng tráng gương, glucozơ đóng vai trò chất oxi hóa.
Số phát biểu đúng là
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4
(Xem giải) Câu 145. Thực hiện các thí nghiệm sau:
1. Hòa tan hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 (cùng số mol) vào dung dịch HCl loãng dư.
2. Cho KHS vào dung dịch KHSO4 vừa đủ.
3. Cho CrO3 tác dụng với dung dịch NaOH dư.
4. Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 dư.
5. Cho hỗn hợp bột gồm Ba và NaHSO4 (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2) vào lượng nước dư.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm luôn thu được hai muối là
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2
(Xem giải) Câu 146. Cho các nhận định sau:
(1) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.
(2) Trong công nghiệp dược phẩm, saccacrozơ được dùng để pha chế thuốc.
(3) Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng và glixerol.
(4) Các ankylamin được dùng trong tổng hợp hữu cơ.
(5) Muối mononatri của axit glutaric là thuốc hỗ trợ thần kinh.
(6) Một số este có mùi thơm hoa quả được dùng trong công nghiệp thực phẩm và mĩ phẩm.
Số nhận định đúng là
A. 5 B. 3 C. 6 D. 4
(Xem giải) Câu 147. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Mg vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(2) Cho bột Zn vào lượng dư dung dịch CrCl3.
(3) Dẫn khí H2 dư qua ống sứ chứa bột CuO nung nóng
(4) Cho Ba vào lượng dư dung dịch CuSO4.
(5) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 5 B. 2 C. 4 D. 3
(Xem giải) Câu 148. Cho các nhận định sau:
(1) Ở điều kiện thường, các kim loại như Na, K, Ca và Ba khử được nước giải phóng khí H2.
(2) Dùng nước để dập tắt các đám cháy magiê.
(3) Cho CrO3 vào dung dịch NaOH loãng dư, thu được dung dịch có màu da cam.
(4) Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
(5) Trong môi trường kiềm, muối crom (III) bị những chất oxi hóa mạnh oxi hóa thành muối crom (VI).
Số nhận định đúng là
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
(Xem giải) Câu 149. Cho các phát biểu sau:
(1) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ cũng như fructozơ thu được axit gluconic.
(2) Glucozơ, fructozơ là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất không thủy phân được.
(3) Thủy phân đến cùng xenlulozơ trong môi trường axit tạo ra nhiều phân tử monosaccarit.
(4) Trong phân tử saccarozơ gốc α-glucozơ và gốc β-glucozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi.
(5) Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, ở điều kiện thường không tan trong nước nguội.
(6) Phân tử amilozơ và amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
Số phát biểu đúng là
A. 5 B. 4 C. 6 D. 3
(Xem giải) Câu 150. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3 loãng dư
(2) Cho Fe(OH)3 vào dung dịch HCl loãng dư
(3) Đốt cháy hỗn hợp bột gồm sắt và lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí.
(4) Cho bột sắt đến dư vào dung dịch HNO3 loãng.
(5) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
(6) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được muối Fe (III) là
A. 5 B. 4 C. 6 D. 3
Source: https://sangtaotrongtamtay.vn
Category: Giáo dục