Ứng dụng Năng lượng Trường Sinh học trong tự điều trị bệnh

Phó Giám đốc Trung tâm Dưỡng sinh Bình Dương Nguyễn Như Học .

 

Bạn đang đọc: dụng Năng lượng Trường Sinh học trong tự điều trị bệnh">Ứng dụng Năng lượng Trường Sinh học trong tự điều trị bệnh

        Nguyên lý chữa bệnh và giải pháp tập luyện

       Theo tài liệu nghiên cứu, phương pháp ứng dụng Năng lượng Trường Sinh học là một môn học nhằm khai thác khả năng phong phú sẵn có của con người. Con người với khả năng vốn có của mình có thể thu hút được năng lượng từ vũ trụ vào cơ thể, tạo thế cân bằng, từ đó giúp cơ thể tạo ra những kháng tố để tự đề kháng với bệnh tật.
       Ông Nguyễn Như Học, Phó Giám đốc Trung tâm Dưỡng sinh Bình Dương, nói:“Năng lượng được hút vào cơ thể người thông qua 7 đại huyệt trải dài khắp cơ thể người. Khi năng lượng vũ trụ vào cơ thể sẽ tương tác với năng lượng nhân thể vốn có trong cơ thể chúng ta để tạo ra một nguồn nội lực. Nguồn nội lực này được vận chuyển đi khắp các huyệt đạo, kinh mạch và các bộ phận trong cơ thể để điều chỉnh cơ thể, quân bình cơ thể ở những chỗ mất quân bình. Phương pháp ứng dụng Năng lượng Trường Sinh học trong tự điều trị bệnh hiểu cơ bản là như thế”.
       Các đại huyệt nói trên được Trường Sinh học Năng lượng gọi là Luân xa, trong khoa học gọi là các đám rối thần kinh. Vị trí các Luân xa nằm trên đỉnh đầu, trước trán và dọc theo xương sống đến tận giữa bộ phận cơ quan sinh dục ngoài và hậu môn. Mỗi Luân xa có một tác dụng “phụ trách” một số bộ phận trong cơ thể.
       Nếu được khai mở và tập luyện tốt, các Luân xa này hoạt động để quân bình cơ thể và chuyển hóa năng lượng, tạo ra sức khỏe và tinh thần mạnh mẽ cho con người. Ông Học cho biết thêm, việc học phương pháp ứng dụng Năng lượng Trường Sinh học không chỉ có ý nghĩa trong việc tự chữa bệnh mà còn hướng người học đến những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống.
       Chương trình học theo phương pháp này cũng khá đơn giản. Chương trình ở lớp Cấp 1 và Cấp 2 bao gồm: Giải thích phần lý thuyết về vai trò của Luân xa đối với cơ thể của con người; khai mở Luân xa cho các môn sinh do các huấn luyện viên có năng lực mở; hướng dẫn các phương pháp tự điều chỉnh trong lúc luyện tập. Sau khi kết thúc cấp học trong vòng 1 tuần, người học có thể tự tập luyện tại nhà.
       Ông Học lưu ý thêm, đây là môn học không thể tự học ở nhà, sẽ không có kết quả khi chưa được khai mở Luân xa và phải học hàng ngày theo giáo trình từng cấp.“Nếu dừng lại dù chỉ 1 ngày, Luân xa của người học sẽ mất. Trong trường hợp này, môn sinh phải đi học lại để khai mở Luân xa thêm một lần nữa. Luân xa có thể mở lại được lần thứ 2, thứ 3, nhưng cũng có trường hợp người tập bị mất luôn luân xa” – ông Học nói.

        Ai có thể tập luyện ngồi thiền?

       Về phương pháp tập luyện, người học có thể lựa chọn bất kỳ thời điểm nào trong ngày, miễn là khi cơ thể, đầu óc được thoải mái. Mỗi ngày phải tập ít nhất hai lần, tối thiểu là 35 phút/lần. Các động tác để bắt đầu bài học như sau: Thứ nhất, mở mắt hít vào (thật nhẹ thật sâu) bằng mũi và thở ra bằng miệng, tối thiểu 3 lần trở lên. Thứ hai, nhắm mắt lại, miệng ngậm lại, hít thở tự do bằng mũi. Đây chính là thời điểm vào bài tập và bắt buộc người tập không suy nghĩ điều gì. Thứ ba, động tác xả thiền, kết thúc buổi tập, người học chỉ cần mở mắt ra, hít nhẹ vào (thật nhẹ thật sâu) bằng mũi, thở ra bằng miệng, tối thiểu 3 lần.
       Ông Học giải thích: “Đây là lúc các Luân xa hoạt động để thu hút năng lượng, đầu óc của người tập không được nghĩ điều gì, đầu óc càng trống rỗng thì năng lượng thu vào càng nhiều. Tư thế khi tập luyện  tốt nhất là hai chân kết đài hoa sen theo kiểu kiết già, tức là lòng của 2 bàn chân hướng lên trên. Hoặc nếu chưa làm được thì ngồi kiểu bán kiết già, nghĩa là 1 chân dưới, 1 chân trên. Trong lúc ngồi thiền thì mắt nhắm, lưng thẳng, 2 lòng bàn tay đặt trên đầu gối, hướng lên trên”. Ngoài ra trong lúc tập luyện, người tập không để phân tâm hoặc bị ngoại cảnh tác động. Nếu trong trường hợp buộc phải ngưng buổi tập luyện giữa chừng thì phải thực hiện động tác xả thiền để không làm mất luân xa.
        Ông Học cho biết, tất cả mọi người từ 18 tuổi trở lên đều có thể tập luyện môn học này. Một số trường hợp nhỏ hơn 18 tuổi nhưng có khả năng lĩnh hội được cũng có thể theo tập, nhưng phải trên 10 tuổi. Theo ông Học, điều quyết định thành công trong việc tập luyện là tính kiên trì, nhẫn nại trong thời gian đầu theo học.
       “Rất khó để người mới học ngồi yên trong vài chục phút. Đó thực sự là thử thách mà người học cần phải vượt qua. Nhưng ngồi yên rồi thì chúng ta còn cần một cái đầu rỗng nữa, nghĩa là chúng ta không được nghĩ tới bất cứ điều gì. Điều này cũng cần phải tập luyện. Người tập có thể áp dụng phương pháp tự kỷ ám thị để khiến mình tập trung hơn trong tập luyện” –  ông Học nói.
       Bản thân ông Học cũng bắt đầu từ một môn sinh của môn học ứng dụng phương pháp này để chữa bệnh. Sau khi bình phục, ông tiếp tục học cao hơn nữa. Tính tới nay, ông đã có 14 năm ngồi thiền. Ở tuổi 73, ông Học trông rất khỏe mạnh, da dẻ hồng hào.
       Dù công việc ở Trung tâm khá bận rộn, nhưng hiện ông vẫn sắp xếp ngồi thiền 3 lần mỗi ngày, mỗi lần hơn 2 tiếng. Vợ ông từ khi thấy chồng ngồi thiền mà sức khỏe thêm phần dẻo dai thì cũng quyết tâm đi học. “Các con của tôi cũng thế, cả nhà tôi đều ngồi thiền để chữa bệnh và nâng cao sức khỏe” – ông Học vui vẻ cho biết.
       Ở Trung tâm Dưỡng sinh Bình Dương, hàng ngày đều có cả trăm người đến ngồi thiền. Còn dịp mở lớp, con số có thể lên đến 600 người trong 1 buổi học. Không chỉ những người có bệnh mới tìm tới học mà hiện nay những người trẻ, họ là những nhân viên văn phòng, công nhân lao động cũng đã theo học phương pháp này.
       Vào những buổi trưa, thay vì ngủ trưa ở đâu đó, họ lại tập trung tại Trung tâm này và dùng thời gian nghỉ trưa đó để ngồi thiền. Ngần ấy thời gian ngồi thiền, họ có thể thu và tạo ra nguồn năng lượng cho cơ thể nhiều hơn một giấc ngủ trưa.
       Vị Phó Giám đốc cũng thông tin thêm, hiện môn sinh ở Trung tâm đã vượt qua con số 21.000 người, riêng ở Bình Dương là 14.000 người. Những Trung tâm, Câu lạc bộ, Hội Dưỡng sinh như thế này trải dài từ Bắc vào Nam với hàng triệu người theo học.
       Trường Sinh học thực sự là một môn học, một phương pháp tập luyện có hiệu quả trong việc tự điều trị bệnh. “Người bệnh nên thử nghiệm phương pháp này và ngay cả người khỏe mạnh nếu có niềm tin vào bản thân hoàn toàn có thể thử để nâng cao sức khỏe cho mình. Mọi người ban đầu nghe có thể rất khó tin, chính bản thân của tôi ngay từ đầu cũng vậy. Phương pháp này dựa trên những nguyên tắc, nguyên lý có cơ sở, căn cứ để nhằm giúp đỡ tất cả mọi người chứ không vì bất kỳ mục đích nào khác” – ông Học nhắn nhủ.
       Với những lợi ích thiết thực mà Trường Sinh học mang lại cho người bệnh, hy vọng trong một tương lai gần, sẽ có những công trình nghiên cứu, khảo nghiệm để phương pháp này thực sự được các nhà khoa học, ngành y tế,… công nhận để truyền bá rộng rãi hơn.
 

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận