BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN


BÀI 1: KHÁI QUÁT LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM TS. BÙI QUANG XUÂN

  1. 1.
    LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
    1
    Giảng viên:
    TS. BÙI QUANG XUÂN
    KHÁI NIỆM
    CHUNG VỀ
    LUẬT DÂN SỰ
    VIỆT NAM

  2. 2.

    LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 2013
    • Khi pháp luật càng tốt, càng hoàn thiện thì sẽ càng hạn chế được sự sai trái
    hay lạm dụng của con người. Nhưng cũng có một chân lý khác: Có con người
    đủ năng lực và đạo đức tốt thì mới có một hệ thống tư pháp trong sạch, bảo vệ
    được công lý của xã hội và công bằng cho người dân. Và cuối cùng thì có hay
    không có luật, lẽ công bằng, như định nghĩa tại Điều 45 Bộ luật tố tụng dân sự
    năm 2015, phải luôn là yêu cầu tối thượng và đích đến của mọi bản án, bởi lẽ
    công bằng không phải là điều gì xa lạ mà chính là công lý và lẽ phải của xã hội
    loài người. [3]
    • Có thể nói, việc quy định về áp dụng pháp luật dân sự như trên, đặc biệt là về
    án lệ và lẽ công bằng, là một trong những điểm mới mang tính chất đột phá
    của Bộ luật dân sự năm 2015, thể hiện tinh thần cải cách tư pháp theo Nghị
    quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến
    lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Hiến pháp năm 2013
    2

  3. 3.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     Giáo trình Luật dân sự – ĐHQGHN
    – Nhà xuất bản ĐHQGHN
     Giáo trình Luật dân sự – Đại học
    Luật Hà Nội – Nhà xuất bản Công an
    nhân dân
     Giáo trình pháp luật đại cương –
    ĐHKTQD – Nhà xuất bản ĐHKTQD

  4. 4.

    MỤC TIÊU BÀI HỌC
    • Trình bày được khái niệm Luật Dân sự.
    • Phân biệt ngành Luật Dân sự với các ngành luật khác
    trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
    • Trình bày được khái niệm, đặc điểm của từng nhóm quan
    hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
    • Trình bày khái niệm và lý giải về các nguyên tắc đặc thù
    điều chỉnh Luật Dân sự.
    • Trình bày khái niệm nguồn của Luật Dân sự và các loại
    nguồn của Luật Dân sự. 4

  5. 5.

    CÁC KIẾN THỨC
    CẦN CÓ
    •Để học được môn
    học này, sinh viên
    phải học xong các
    môn học: Luật
    Hiến pháp
    5

  6. 6.

    HƯỚNG DẪN HỌC
    • Đọc tài liệu tham khảo.
    • Thảo luận với giáo viên và các
    sinh viên khác về những vấn
    đề chưa hiểu rõ.
    • Trả lời các câu hỏi của bài học.
    • Đọc và tìm hiểu thêm các vấn
    đề giới thiệu chung về Luật
    Dân sự Việt Nam.
    6

  7. 7.

    7
    CẤU TRÚC NỘI DUNG
    Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự
    Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự
    Ngành luật dân sự và khoa học luật dân sự
    Nguồn luật dân sự
    Áp dụng luật dân sự
    1.1
    1.3
    1.4
    1.5
    1.2

  8. 8.

    I. KHÁI NIỆM LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
    1.Đối tượng điều chỉnh
    2.Phương pháp điều chỉnh
    3.Định nghĩa
    4.Nguồn của Luật dân sự Việt
    Nam

  9. 9.

    1. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH
    1. Quan hệ tài sản
    2. Quan hệ nhân thân:
    – Quan hệ nhân thân gắn với tài sản
    – Quan hệ nhân thân không gắn tài sản

  10. 10.

    QUAN HỆ TÀI SẢN
    • Là những quan hệ kinh tế – xã hội cụ thể thông qua việc
    chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với một tài sản nhất định
    theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tuân thủ quy luật giá
    trị
    • Bao gồm:
    – Quan hệ về sở hữu
    – Quan hệ về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự
    – Quan hệ về thừa kế
    – Quan hệ về chuyển quyền sử dụng đất
    – Quan hệ về bồi thường thiệt hại

  11. 11.

    QUAN HỆ NHÂN THÂN
    • Là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân
    thân của cá nhân được pháp luật thừa nhận
    – Quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản: Là
    những quan hệ xã hội có thuộc tính gắn liền với đời
    sống tinh thần của một con người và không thể tách rời
    quan hệ đó
    Vd: Tên, danh dự, nhân phẩm, uy tín…
    – Quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản: Là những giá
    trị nhân thân khi được xác lập sẽ làm phát sinh các
    quyền về tài sản
    Vd: Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.

  12. 12.

    1.2.1. ĐỊNH
    NGHĨA
    Phương pháp điều chỉnh là cách
    thức, biện pháp mà thông qua đó,
    Luật Dân sự tác động đến các
    quan hệ nhân thân, quan hệ tài
    sản sao cho sự tác động của pháp
    luật dân sự phù hợp với tính chất,
    đặc điểm của các quan hệ nhân
    thân, quan hệ tài sản – là đối
    tượng điều chỉnh của Luật Dân
    sự.
    12

  13. 13.

    1.1. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA
    LUẬT DÂN SỰ.
    Quan hệ xã hội
    Quan hệ
    tài sản Quan hệ
    nhân thân

  14. 14.

    QUAN HỆ VỀ TÀI SẢN
    *là quan hệ giữa người
    với người thông qua một
    tài sản,tài sản được biểu
    hiện dưới các dạng khác
    nhau: vật có
    thực,tiền,giấy tờ trị giá
    được bằng tiền và các
    quyền tài sản.
    14

  15. 15.

    QUAN HỆ VỀ TÀI SẢN
     Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh
    mang tính chất hàng hóa tiền tệ.
     Sự đền bù ngang giá trong trao đổi là
    biểu hiện của quan hệ hàng hóa-tiền tệ
     Là đặc trưng của quan hệ dân sự.
     Mặc dù vậy không phải tất cả các quan hệ
    tài sản do luật dân sự điều chỉnh đều
    mang tính chất đền bù ngang giá như
    :quan hệ tặng cho,thừa kế tài sản
     Vì còn chịu sự chi phối của yếu tố tình
    cảm, quan hệ huyết thống

  16. 16.

    QUAN HỆ NHÂN
    THÂN
     Là quan hệ liên quan đến các giá
    trị tinh thần.
     Các quyền nhân thân của con
    người là quyền dân sự gắn liền với
    một chủ thể không thể chuyển giao
    cho người khác.
     Luật dân sự điều chỉnh các quan
    hệ nhân thân bằng cách xác định
    các giá trị nhân thân nào được coi là
    quyền nhân thân, đồng thời quy
    định các biện pháp thực hiện các
    quyền nhân thân.
    16

  17. 17.

    QUAN HỆ NHÂN THÂN
    • Quan hệ nhân thân có liên quan
    đến tài sản như: quyền tác giả,
    quyền sở hữu công nghiệp, phát
    minh, sáng chế…
    * Quan hệ nhân thân được chia
    thành hai loại:
    + Quan hệ nhân thân không liên
    quan đến tài sản như: họ tên,
    danh dự, uy tín, nhân phẩm
    của cá nhân hay tổ chức…

  18. 18.

    PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH
    • Bộ luật này quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực
    pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân;
    quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân,
    pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên
    cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự
    chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân
    sự).
    18
    Điều 1.

  19. 19.

    2. PHƯƠNG PHÁP
    ĐIỀU CHỈNH
    Phương pháp điều
    chỉnh đặc trưng của
    luật dân sự là tôn
    trọng sự bình đẳng,
    thỏa thuận của các
    chủ thể tham gia quan
    hệ pháp luật dân sự

  20. 20.

    1.2.3. NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHỈNH
    Nhóm nguyên tắc chung:
    –Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt
    đẹp.
    –Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích
    công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ
    thể khác
    –Nguyên tắc tuân thủ pháp luật.
    20

  21. 21.

    1.2.3. NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHỈNH
    • Nhóm nguyên tắc đặc trưng của Luật Dân sự:
    – Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận
    – Nguyên tắc bình đẳng
    – Nguyên tắc thiện chí, trung thực
    – Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự
    – Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự
    – Nguyên tắc hòa giải
    21

  22. 22.

    22
    1.2.2. ĐẶC ĐIỂM
    Đặc điểm
    của phương
    pháp điều
    chỉnh
    Đảm bảo tính bình đẳng của các
    chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật
    dân sự.
    Đảm bảo quyền tự do lựa chọn, định đoạt của
    các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp
    luật dân sự.
    Các chủ thể chịu trách nhiệm dân sự đối với
    hành vi của mình.
    Bảo đảm quyền khởi kiện, quyền yêu cầu của
    các chủ thể.

  23. 23.

    BIỂU HIỆN CỦA SỰ BÌNH
    ĐẲNG, THỎA THUẬN
    TRONG QUAN HỆ PHÁP
    LUẬT DÂN SỰ
    Các chủ thể đều có quyền tự định đoạt,
    quyết định trong việc xác lập cũng như
    giải quyết các quan hệ pháp luật dân sự
    Trong việc giải quyết các tranh chấp dân
    sự, cách thức thông thường và trước hết
    là các chủ thể thực hiện tự hòa giải,
    thỏa thuận. Trọng tài hay tòa án chỉ can
    thiệp khi có yêu cầu và các bên không tự
    giải quyết được.
    Trong trách nhiệm dân sự, bên vi phạm
    chịu trách nhiệm đối với bên bị vi phạm.
    Mức độ cụ thể do các chủ thể thỏa
    thuận trên cơ sở những quy định của
    pháp luật.

  24. 24.

    ĐỊNH NGHĨA Luật dân sự là một ngành
    luật độc lập trong hệ thống
    pháp luật Việt Nam, bao
    gồm hệ thống những quy
    phạm pháp luật điều chỉnh
    các quan hệ tài sản và
    quan hệ nhân thân dựa
    trên cơ sở bình đẳng, thỏa
    thuận của các chủ thể
    tham gia vào quan hệ đó.

  25. 25.

    25
    1.3. NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ KHOA HỌC LUẬT DÂN SỰ
    1.3.1. Ngành luật dân sự
    1.3.2. Khoa học luật dân sự

  26. 26.

    1.3.1. NGÀNH LUẬT DÂN SỰ
    Định nghĩa:
    • Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ
    thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các
    quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản
    và quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập
    giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ đó.
    26

  27. 27.

    1.3.1. NGÀNH LUẬT DÂN SỰ
    • Cấu tạo:
    – Phần chung: Bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các vấn đề chung
    nhất và xuyên suốt toàn bộ hệ thống pháp luật dân sự.
    – Phần riêng: Bao gồm các nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm
    quan hệ và tạo thành các chế định của luật dân sự.
    • Chế định về tài sản và quyền sở hữu;
    • Chế định nghĩa vụ và hợp đồng dân sự;
    • Chế định thừa kế;
    • Chế định về chuyển quyền sử dụng đất;
    • Chế định về sở hữu trí tuệ và cấp giấy chứng nhận sở hữu sản phẩm sở hữu trí tuệ.
    27

  28. 28.

    1.3.2. KHOA HỌC LUẬT DÂN SỰ
    • Cấu tạo:
    – Khái niệm chung về Luật Dân sự Việt Nam;
    – Quan hệ pháp luật dân sự;
    – Giao dịch dân sự – đại diện – thời hạn – thời hiệu;
    – Tài sản và quyền sở hữu;
    – Thừa kế;
    – Khái niệm nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự;
    – Hợp đồng dân sự thông dụng;
    – Hứa thưởng và thi có giải;
    – Nghĩa vụ phát sinh ngoài hợp đồng;
    – Trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
    – Chuyển quyền sử dụng đất;
    – Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ;
    • Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
    28

  29. 29.

    29
    1.4. NGUỒN CỦA LUẬT DÂN SỰ
    1.4.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ DẤU HIỆU
    1.4.2. PHÂN LOẠI NGUỒN

  30. 30.

    NGUỒN CỦA LUẬT DÂN SỰ
    • Hiến pháp
    • Bộ luật dân sự
    • Các văn bản pháp luật khác có liên quan: luật
    sở hữu trí tuệ, luật doanh nghiệp, luât hôn
    nhân và gia đình,…
    • Điều ước quốc tế

  31. 31.

    1.4.1. ĐỊNH NGHĨA
    VÀ DẤU HIỆU
    Định nghĩa:
    Nguồn của Luật Dân sự là
    văn bản do cơ quan nhà
    nước có thẩm quyền ban
    hành theo một trình tự
    nhất định có chứa đựng
    các quy phạm pháp luật
    dân sự.
    31

  32. 32.

    32

  33. 33.

    THEO
    VAI TRÒ
    NGUỒN BỔ SUNG
    NGUỒN LIÊN QUAN
    NGUỒN CƠ BẢN
    NGUỒN CƠ BẢN
    1.4.2. PHÂN LOẠI NGUỒN

  34. 34.

    34
    1.4.2. PHÂN LOẠI NGUỒN
    THEO
    TÊN GỌI
    LUẬT
    VĂN BẢN DƯỚI LUỚI LUẬT
    HIẾN PHÁP
    BỘ LUẬT DÂN SỰ

  35. 35.

    35
    1.5. ÁP DỤNG LUẬT DÂN SỰ
    1.5.1. ÁP DỤNG TRỰC TIẾP
    1.5.3. ÁP DỤNG QUY ĐỊNH TƯƠNG
    TỰ CỦA PHÁP LUẬT
    1.5.2. ÁP DỤNG TẬP QUÁN

  36. 36.

    1.5.1. ÁP DỤNG TRỰC TIẾP
    Định nghĩa:
    • Áp dụng trực tiếp Luật Dân sự là hoạt động cụ
    thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để
    đưa ra quyết định phù hợp với điều kiện thực
    tế đã xảy ra trên cơ sở quy định của pháp luật
    được thể hiện trong các quy phạm pháp luật
    dân sự đã có sẵn.
    36

  37. 37.

    1.5.1. ÁP DỤNG TRỰC TIẾP
    Điều kiện áp dụng:
    Sự kiện xảy ra thuộc lĩnh vực dân
    sự;
    Đã có quy phạm pháp luật trực tiếp
    điều chỉnh.
    37

  38. 38.

    1.5.1. ÁP DỤNG TRỰC TIẾP
    • Hậu quả pháp lý:
    – Công nhận hoặc bác bỏ quyền dân sự nào đó của một
    chủ thể.
    – Xác lập nghĩa vụ dân sự cho một chủ thể nhất định (như
    bồi thường thiệt hại, giao vật, trả tiền…).
    • Áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo vệ quyền, lợi
    ích hợp pháp của Nhà nước, cộng đồng hoặc của
    chủ thể khác. 38

  39. 39.

    1.5.2. ÁP P DỤNG TẬP QUÁN
    Định nghĩa:
    • Áp dụng tập quán là sử dụng các xử sự đã
    được cộng đồng địa phương, dân tộc thừa
    nhận để giải quyết các tranh chấp giữa các
    thành viên ở địa phương, dân tộc đó.
    39

  40. 40.

    1.5.2. ÁP P DỤNG TẬP QUÁN
    • Điều kiện áp dụng:
    –Sự kiện, quan hệ tranh chấp cần giải quyết thuộc
    lĩnh vực dân sự.
    –Luật Dân sự chưa có quy phạm để có thể áp dụng
    trực tiếp luật.
    –Có tập quán để áp dụng vào sự kiện đó mà đã
    được cộng đồng thừa nhận.
    40

  41. 41.

    1.5.3. ÁP DỤNG QUY ĐỊNH TƯƠNG TỰ
    CỦA PHÁP LUẬT
    Định nghĩa:
    • Áp dụng tương tự của pháp luật là áp dụng
    quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ
    pháp luật dân sự có tính chất tương đương
    vào quan hệ đang tranh chấp.
    41

  42. 42.

    1.5.3. ÁP DỤNG QUY ĐỊNH TƯƠNG TỰ
    CỦA PHÁP LUẬT
    • Điều kiện áp dụng:
    – Sự kiện, quan hệ tranh chấp cần giải quyết thuộc lĩnh
    vực dân sự.
    – Luật Dân sự chưa có quy phạm để có thể áp dụng trực
    tiếp luật.
    – Tranh chấp đang giải quyết có tính chất tương đương
    với quan hệ pháp luật đã có quy phạm trực tiếp điều
    chỉnh.
    42

  43. 43.

    TRANH CHẤP VỀ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CÁ NHÂN: KIỆN BẠN HỌC
    CỦA CON VÌ CON BỊ GỌI LÀ “GAY”
    Bà G. (54 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) có một con
    trai tên T. 17 tuổi. Giữa năm 2011, con trai bà theo học nghề
    mộc tại một trung tâm đào tạo nghề. Trong lớp, T. chơi khá
    thân với Q. (hơn 19 tuổi) và đưa về nhà chơi nhưng không
    hiểu vì lý do gì, Q. thường xuyên gọi T. là “gay”…
    Nguyên đơn cho rằng bị đơn gọi con trai bà là “gay” (đồng tính
    nam) là đã xúc phạm tới danh dự của cả con trai bà và bản thân
    bà…
    Ý KIẾN ANH CHỊ ? 43
    TÌNH HUỐNG

  44. 44.

    GỌI BẠN LÀ “GAY”…
     Cách gọi này lọt đến tai người mẹ khiến bà G. vô cùng tức giận, nhiều lần nhắc nhở Q. thay đổi
    cách gọi và yêu cầu không được gán ghép từ “gay” với con trai bà. Tuy nhiên, sau đó bà G. vẫn loáng
    thoáng nghe Q. gọi con trai bà như trên. Dò hỏi bạn bè trong lớp của con, bà còn biết tại trường, hay
    mỗi lần đi chơi, trò chuyện với mọi người xung quanh khi nhắc tới T. thì Q. đều gọi là T. “gay”, thậm
    chí còn khắc lên bàn học của con trai bà hai chữ T. “gay”.
     Bà nhắc nhở Q. không thành nên dọa sẽ tố cáo với trung tâm đào tạo và yêu cầu xin lỗi bà và
    con trai với hình thức: Xin lỗi công khai tại trung tâm đào tạo nghề, viết đơn xin lỗi gửi tới bạn bè
    trong trường, đồng thời bồi thường danh dự cho cả hai mẹ con bà tổng số tiền 10 triệu đồng.
     Tuy nhiên, yêu cầu này của bà không được Q. chấp nhận vì lý do “chỉ nói bâng quơ cho vui,
    không hề ám chỉ và không gây ảnh hưởng hay thay đổi bản chất sự thật giới tính của con bà”…
     Do không được đáp ứng yêu cầu xin lỗi và bồi thường nên đầu tháng 5-2012, bà G. đã gửi đơn
    kiện ra TAND một huyện tại TP.HCM khởi kiện Q. vì cho rằng đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm
    của con trai bà, làm ảnh hưởng tới tâm lý của con trai. Cách xưng hô thiếu tế nhị này đã làm tổn hại
    danh dự của bà và con trai.
    44
    TÌNH HUỐNG

  45. 45.

    MẤT DANH DỰ CẢ HAI MẸ
    CON
     Theo đơn khởi kiện, bà G. trình bày: “Tôi đơn thân nuôi con khôn lớn. Ngay từ mới sinh nó là con trai,
    giấy chứng sinh tại bệnh viện xác định giới tính của con tôi là nam. Giấy khai sinh cũng chứng thực là nam,
    toàn bộ giấy tờ học hành, hộ khẩu đều xác định có chứng nhận là nam. Vậy mà nó đổi trắng thay đen nói con
    tôi là “gay” là không chính xác”.
     Ngoài ra, bà còn cho biết ban đầu nghe từ “gay” bà nghĩ Q. chỉ là trêu chọc nên bỏ qua. Nhưng khi xem
    phim, đọc báo nói về giới “gay”, bà lại cảm thấy bị xúc phạm. Nhiều lần nghe Q. tiếp tục gọi con là “gay”, bà
    đã nhắc nhở rất nhẹ nhàng và cụ thể. Tuy nhiên, Q. không thay đổi mà tiếp tục gọi như vậy. Thêm vào đó, bà G.
    trình bày: “Nó gọi con tôi là “gay” một cách thản nhiên trước mặt bạn bè, thầy cô và trước mặt tôi trong một
    thời gian dài xuyên suốt hơn một năm. Việc làm này đã xúc phạm tới danh dự, bôi nhọ giới tính của con trai
    tôi”.
     Không chấp nhận cách xưng hô này, bà G. bức xúc: “Tôi là mẹ, sinh con là con trai có chứng nhận đàng
    hoàng mà bị gọi là “gay” cũng bị mất danh dự và ảnh hưởng tâm lý… Vì lẽ đó, Q. phải có nghĩa vụ xin lỗi và
    bồi thường cho cả hai mẹ con tôi”.
     Ngoài ra, bà còn yêu cầu ba mẹ của Q. có nghĩa vụ giáo dục lại con cái và xin lỗi bà.
     Hiện tòa đã thụ lý vụ án và tiến hành hòa giải…
    45
    TÌNH HUỐNG

  46. 46.

    KHÔNG THỂ YÊU CẦU PHỤ HUYNH XIN
    LỖI VÌ BỊ ĐƠN ĐÃ THÀNH NIÊN
     Trong trường hợp này, bị đơn Q. đã 19 tuổi là đã thành niên,
    đủ năng lực chịu trách nhiệm trước mọi hành vi của mình.
     Vì vậy việc nguyên đơn yêu cầu phụ huynh của Q. xin lỗi là
    không thể được chấp nhận.
     Còn vấn đề bồi thường danh dự thì thiết nghĩ cách xưng hô
    có thể đụng chạm nhưng chỉ là bâng quơ không ám chỉ thì rất
    khó để quy kết.
     Tốt nhất là hai bên nên hòa giải để tránh tổn thất tình cảm…46
    TÌNH HUỐNG

  47. 47.

    TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
    1. Trong bài này, chúng ta đã nghiên cứu các nội dung chính sau:
    2. Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự
    trong các quan hệ xã hội;
    3. Phân biệt giữa ngành luật dân sự và khoa học luật dân sự.
    4. Các loại nguồn của Luật Dân sự vào giải quyết các quan hệ pháp
    luật dân sự cụ thể.
    5. Áp dụng Luật Dân sự, áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp
    luật trong giải quyết các quan hệ phát sinh trên thực tế.
    47

  48. 48.

    48

Editor’s Notes

  • QUYỀN THÂN NHÂN TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ QUY ĐỊNH THẾ NÀO?
     
    Quyền thân nhân được quy định trong Bộ luật dân sự như thế nào? Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
    Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 
    Bảo vệ quyền nhân thân 
    Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
    1. Tự mình cải chính;
    2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
    3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
    Quyền đối với họ, tên 
    1. Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
    2. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
    3. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
    Quyền thay đổi họ, tên 
    1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
    a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
    b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
    c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
    d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;
    đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
    e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;
    g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
    2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
    3. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.
    Quyền xác định dân tộc 
    1. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trong trường hợp cha đẻ và mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của người con được xác định là dân tộc của cha đẻ hoặc dân tộc của mẹ đẻ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha đẻ, mẹ đẻ.
    2. Người đã thành niên, cha đẻ và mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong các trường hợp sau đây:
    a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ, nếu cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;
    b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp làm con nuôi của người thuộc dân tộc khác mà được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi do không biết cha đẻ, mẹ đẻ là ai.
    3. Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên yêu cầu xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi trở lên theo quy định tại khoản 2 Điều này thì phải được sự đồng ý của người chưa thành niên đó.
    Quyền được khai sinh 
    Cá nhân khi sinh ra có quyền được khai sinh.
    Quyền được khai tử 
    1. Khi có người chết thì người thân thích, chủ nhà hoặc cơ quan, tổ chức nơi có người chết phải khai tử cho người đó.
    2. Trẻ sơ sinh, nếu chết sau khi sinh thì phải được khai sinh và khai tử; nếu chết trước khi sinh hoặc sinh ra mà chết ngay thì không phải khai sinh và khai tử.
    Quyền của cá nhân đối với hình ảnh 
    1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
    2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.
    3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
    Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể 
    1. Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể.
    2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm đưa đến cơ sở y tế; cơ sở y tế không được từ chối việc cứu chữa mà phải tận dụng mọi phương tiện, khả năng hiện có để cứu chữa.
    3. Việc thực hiện phương pháp chữa bệnh mới trên cơ thể một người, việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép bộ phận của cơ thể phải được sự đồng ý của người đó; nếu người đó chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc là bệnh nhân bất tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ của người đó đồng ‎ý; trong trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được ý kiến của những người trên thì phải có quyết định của người đứng đầu cơ sở y tế.
    4. Việc mổ tử thi được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
    a) Có sự đồng ý của người quá cố trước khi người đó chết;
    b) Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người giám hộ khi không có ý kiến của người quá cố trước khi người đó chết;
    c) Theo quyết định của tổ chức y tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết.
    Quyền hiến bộ phận cơ thể 
    Cá nhân có quyền được hiến bộ phận cơ thể của mình vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học.
    Việc hiến và sử dụng bộ phận cơ thể được thực hiện theo quy định của pháp luật.
    Quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết 
    Cá nhân có quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc nghiên cứu khoa học.
    Việc hiến và sử dụng xác, bộ phận cơ thể của người chết được thực hiện theo quy định của pháp luật.
    Quyền nhận bộ phận cơ thể người 
    Cá nhân có quyền nhận bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình.
    Nghiêm cấm việc nhận, sử dụng bộ phận cơ thể của người khác vì mục đích thương mại.
    Quyền xác định lại giới tính 
    Cá nhân có quyền được xác định lại giới tính.
    Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.
    Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
    Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín 
    Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
    Quyền bí mật đời tư 
    1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
    2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
    3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
    Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
    Quyền kết hôn 
    Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình có quyền tự do kết hôn.
    Việc tự do kết hôn giữa những người thuộc các dân tộc, tôn giáo khác nhau, giữa những người theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
    Quyền bình đẳng của vợ chồng 
    Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình và trong quan hệ dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
    Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình 
    Các thành viên trong gia đình có quyền được hưởng sự chăm sóc, giúp đỡ nhau phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
    Con, cháu chưa thành niên được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà; con, cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ, ông bà.
    Quyền ly hôn 
    Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.
    Quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con 
    1. Người không được nhận là cha, mẹ hoặc là con của người khác có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mình là cha, mẹ hoặc là con của người đó.
    2. Người được nhận là cha, mẹ hoặc là con của người khác có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mình không phải là cha, mẹ hoặc là con của người đó.
    Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi 
    Quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo hộ.
    Việc nhận con nuôi và được nhận làm con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật.
    Quyền đối với quốc tịch 
    Cá nhân có quyền có quốc tịch.
    Việc công nhận, thay đổi, nhập quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch.
    Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở 
    Cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
    Việc vào chỗ ở của một người phải được người đó đồng ý.
    Chỉ trong trường hợp được pháp luật quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành khám xét chỗ ở của một người; việc khám xét phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
    Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo 
    1. Cá nhân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
    2. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
    Quyền tự do đi lại, tự do cư trú 
    1. Cá nhân có quyền tự do đi lại, tự do cư trú.
    2. Quyền tự do đi lại, tự do cư trú của cá nhân chỉ có thể bị hạn chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
    Quyền lao động 
    Cá nhân có quyền lao động.
    Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo.
    Quyền tự do kinh doanh 
    Quyền tự do kinh doanh của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
    Cá nhân có quyền lựa chọn hình thức, lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, lập doanh nghiệp, tự do giao kết hợp đồng, thuê lao động và các quyền khác phù hợp với quy định của pháp luật.
    Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo 
    1. Cá nhân có quyền tự do nghiên cứu khoa học – kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo khác.
    2. Quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Không ai được cản trở, hạn chế quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo của cá nhân.
     
  • Các bài viết liên quan

    Viết một bình luận