Xem thêm: ÁP DỤNG 5s TRONG y tế
MỤC LỤC Bài 1: Khái niệm về bệnh tâm thần………………………………………..Trang 2 Bài 2: Theo dõi-chăm sóc các trường hợp cấp cứu tâm thần………………Trang 12 Bài 3: Phụ giúp bác sĩ khám và làm liệu pháp chữa bệnh tâm thần…………Trang 21 Bài 4: Nguyên tắc dùng thuốc cho người bệnh tâm thần………………….Trang 31 Bài 5: Chăm sóc người bệnh hysteria……………………………………..Trang 37 Bài 6: Chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt…………………………..Trang 44 Bài 7: Chăm sóc người bệnh động kinh……………………………………Trang 51 Bài 8: Chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần……………………………Trang 58 Bài 9: Chăm sóc người bệnh tâm thần tại cộng đồng……………………..Trang 64 Bài 10: Quản lý-theo dõi-hỗ trợ người bệnh tâm thần…………………….Trang 70 Bài 11: Vệ sinh-phòng bệnh tâm thần……………………………………..Trang 76 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………Trang 81 1 KHÁI NIỆM VỀ BỆNH TÂM THẦN MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày được đại cương về tâm thần học và phân biệt bệnh tâm thần với bệnh thần kinh. 2. Kể được các nguyên nhân và các nhân tố thuận lợi gây phát sinh bệnh tâm thần. 3. Mô tả được các bệnh tâm thần thường gặp và cách nhận định tình trạng bệnh nhân. NỘI DUNG 1. Đại cương về tâm thần học 1.1 Mục tiêu và đối tượng của tâm thần học – Sức khoẻ cho mọi người là mục tiêu lớn, mục tiêu chiến lược của tổ chức y tế thế giới (WHO), của nhiều quốc gia phát triển và của cả ngành y tế nước ta và cũng là thước đo chung của mọi xã hội văn minh, nhân bản. – Không thể chia cắt sức khoẻ thể chất với sức khoẻ tâm thần xã hội và ngày càng phải khẳng định vai trò quan trọng của sức khoẻ tâm thần trong một nỗ lực chung để nâng cao chất lượng sống cho mọi người trong một xã hội phát triển. 2 – Chính vì vậy, đối tượng của tâm thần học ngày nay không chỉ đóng khung trong khuôn khổ bốn bức tường của bệnh viện – chỉ tập trung vào những người bệnh tâm thần nặng như người bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, sa sút trí tuệ,… thuộc phạm vi tâm thần học truyền thống. Mà tâm thần học hiện đại đang phải bươn trải để phấn đấu vì sức khoẻ toàn diện cả thể chất và tâm thần – vì sự thoải mái cho tất cả mọi người sống trong cộng đồng. Với phương châm “Tất cả vì sức khỏe tâm thần và vì người bệnh tâm thần” 1.2 Khái niệm về sức khỏe tâm thần Trong khi sức khoẻ về thể chất đã được dần từng bước xã hội đặt đúng vào vị trí của nó, thì sức khoẻ tâm thần còn phải bền bỉ phấn đấu để thay đổi dần nhận thức vẫn còn nhiều lệch lạc, nhiều mặc cảm. Vậy sức khoẻ tâm thần là gì? Sức khoẻ tâm thần không chỉ là một trạng thái không có rối loạn hay dị tật về tâm thần, mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái. Muốn có một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái thì cần phải có chất lượng nuôi sống tốt, có được sự cân bằng và hoà hợp giữa các cá nhân, môi trường xung quanh và môi trường xã hội. Như vậy, thực chất sức khoẻ tâm thần ở cộng đồng là: 1. Một cuộc sống thật sự thoải mái. 2. Đạt được niềm tin vào giá trị bản thân, vào phẩm chất và giá trị của người khác. 3. Có khả năng ứng xử bằng cảm xúc, hành vi hợp lý trước mọi tình huống. 4. Có khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển thoả đáng các mối quan hệ. 3 5. Có khả năng tự hàn gắn để duy trì cân bằng khi có các sự cố gây mất thăng bằng, căng thẳng (Tổ chức y tế thế giới. Geneva – 1998). Vậy là chăm sóc bảo vệ sức khoẻ tâm thần cho mọi người là một mục tiêu rất cụ thể, mang tính xã hội, nhưng cũng rất cao, rất lý tưởng và phải phấn đấu liên tục để tiến dần từng bước, cuối cùng đạt được mục tiêu “Nâng cao chất lượng cuộc sống” của con người Việt Nam. 1.3 Nội dung của tâm thần học – Tâm thần là một bộ môn trong y học, có nhiệm vụ nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng, bệnh nguyên, bệnh sinh các bệnh tâm thần, nghiên cứu các biện pháp phòng và chữa các bệnh này. – Tâm thần học được chia ra 2 phần lớn: tâm thần học đại cương và tâm thần học hiện đại. – Trong quá trình phát triển, tâm thần học đã chia ra nhiều phân môn: tâm thần học người lớn, tâm thần trẻ em, tâm thần học quân sự, tâm thần học người già, giám định pháp y tâm thần, tâm thần học xã hội, dược lý tâm thần và sinh hóa tâm thần……. 1.3.1 Tâm thần học truyền thống Tâm thần học đại cương – Lịch sử phát triển tâm thần học. – Triệu chứng học, hội chứng học. – Mối liên quan giữa tâm thần học và các môn khoa học khác. – Phân loại các bệnh, các rối loạn tâm thần. – Bệnh nguyên, bệnh sinh của một số bệnh và các rối loạn tâm thần. – Tâm thần học xuyên văn hoá. Bệnh học tâm thần – Loạn thần thực tổn (rối loạn tâm thần liên quan các bệnh nội tiết, chấn thương, thoái triển não: Alzheimer, Pick,…). – Loạn thần nội sinh (tâm thần phân liệt, động kinh, rối loạn cảm xúc,…) – Các rối loạn tâm thần liên quan đến stress (tâm căn, rối loạn cơ thể tâm sinh, trạng thái phản ứng). – Các rối loạn tâm thần do cấu tạo thể chất bất thường và sự phát triển tâm thần bệnh lý (nhân cách bệnh, chậm phát triển tâm thần,…). – Các rối loạn tập tính hành vi ở thanh thiếu niên (hành vi bạo lực, xâm phạm, rối loạn sự học tập,…). – Rối loạn ăn uống. – Loạn chức năng tình dục không thực tổn. – Các rối loạn lo âu, ám ảnh sợ. – Các rối loạn phân định giới tính. 4 – Lạm dụng và nghiện chất (lạm dụng rượu, nghiện rượu, loạn thần do rượu, lạm dụng ma tuý, nghiện ma tuý, thuốc lá, …). 1.3.2 Tâm thần học hiện đại Tâm thần học truyền thống Tâm thần học cộng đồng – Vệ sinh phòng bệnh và các rối loạn tâm thần. – Tâm thần học xã hội (nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường, đặc biệt môi trường tâm lý xã hội và sức khoẻ tâm thần). – Giáo dục sức khoẻ tâm thần cho gia đình, nhà trường và cộng đồng. – Phục hồi chức năng tâm lý xã hội. – Các hình thái hoạt động rèn luyện thể chất, thẩm mỹ. – Các kỹ năng ứng xử, giao tiếp. 1.4 Thế nào là bệnh tâm thần – Là những bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra: nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm thần, bệnh cơ thể…..làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại. Các quá trình cảm giác, tri giác, tư duy, ý thức…….bị sai lệch cho nên bệnh nhân tâm thần có những ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong không phù hợp với thực tại, với môi trường xung quanh. – Phạm vi các bệnh tâm thần rất rộng. Bệnh tâm thần là loại bệnh rất phổ biến, công nghiệp ngày càng phát triển, sự tập trung dân cư vào các thành phố ngày càng đông, cuộc sống ngày càng căng thẳng thì bệnh ngày càng tăng. Có những bệnh tâm thần nặng (các bệnh loạn thần), quá trình phản ánh thực tại sai lệch trầm trọng, hành vi, tác phong bị sai lệch nhiều. Có những bệnh nhân tâm thần nhẹ (các bệnh tâm căn, nhân cách bệnh), quá trình phản ánh thực tại cũng như hành vi tác phong rối loạn ít, bệnh nhân vẫn còn có thể sinh hoạt, lao động, học tập được, tuy có giảm sút. – Bệnh tâm thần thường không gây chết đột ngột nhưng làm đảo lộn sinh hoạt, gây căng thẳng cho các thành viên trong gia đình và tổn thất cả về kinh tế. Bệnh tâm thần nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến trạng thái tâm thần sa sút, người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời là để ngăn chặn sự tiến triển xấu này. 1.5 Phân biệt bệnh tâm thần với bệnh thần kinh Điểm khác nhau – Bệnh tâm thần (còn gọi là tâm bệnh) chưa phát hiện được tổn thương đặc hiệu về mặt hình thái của hệ thần kinh mà chỉ phát hiện được những biến đổi tinh vi về mặt sinh hóa, miễn dịch, di truyền…… Ða số các dấu hiệu bệnh là do rối loạn chức năng của não. Phần lớn bệnh nhân có thể ăn khỏe, chơi khỏe, đi đứng bình thường nhưng có ý nghĩ, cảm xúc, hành vi không phù hợp, kỳ dị, khó hiểu. Bệnh nhân tâm thần thường không nhận thấy mình bị bệnh, từ chối điều trị tại chuyên khoa tâm thần. 5
Xem thêm: Bài Giảng Thực Hành 5S – Tài liệu text
Source: https://sangtaotrongtamtay.vn
Category: Giáo dục