Mai đỏ hay còn gọi là Mộc Qua (quince) có tên khoa học là Chaenomeles Japonica, thuộc họ Hoa Hồng, có nguồn gốc từ các nước châu Á. Đây là loại cây thân gỗ dạng bụi lâu năm. Hoa mai đỏ vô cùng duyên dáng với lớp cánh dày, đều, xếp khéo léo. Đặc biệt, mai đỏ cho rất nhiều hoa và nụ, mọc thành từng chùm, mỗi khi mai nở, cả cây mai như một quả cầu rực lửa, rất ấn tượng. Mai đỏ cũng khá đa sắc, có màu đỏ tươi, đỏ thắm, đỏ cam, đỏ hồng… Và bây giờ hãy cùng “Tôi Yêu Nông Nghiệp” tìm hiểu cách trồng và chăm sóc hoa mai đỏ nhé.
Mai đỏ tạo dáng bonsai rất đẹp
Kinh Nghiệm Trồng Và Chăm Sóc Cây Mai Đỏ
Ánh sáng nhiệt độ: Hoa mai đỏ là ưa ánh sáng nhưng cũng có thể trồng ở nơi râm mát,
Đất trồng: Hoa mai đỏ ưa đất trồng tơi xốp,giàu dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt, dễ chăm sóc.
Tưới nước: Cây mai tuy chịu nắng hạn, nhưng không có nghĩa là có khả năng chịu hạn cao. Trong mùa nắng, ta nên chăm lo tưới nước. Với mai trồng đại trà ngoài vườn, mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần mới tốt. Tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá lại tốt hơn. Nên tưới vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc tưới vào lúc chiều mát.
Hoa mai đỏ tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc
Vào mùa mưa, mai trồng trong vườn khỏi tưới cũng được, trừ trường hợp nhiều ngày nắng gắt kéo dài thì phải tưới nước để giữ đất đủ ẩm. Mai kiểng trồng trong chậu thường bị khô nước vì đất chứa trong chậu quá ít nên không giữ ẩm được lâu. Do đó, mai kiểng trồng trong chậu phải tưới nước mỗi ngày, ngày tưới 2 lần (sáng, chiều).
Phải chú ý đến độ rút nước của từng chậu, nếu thấy có tình trạng úng nước phải dùng que nhỏ thông ngay, nếu để lâu cây mai sẽ bị chết vì bộ rễ bị hư.
Mai đỏ rất hút khách mua ngày tết
Bón phân cho mai đỏ: Trồng mai phải bón phân, nhất là đối với cây trồng trong chậu, sau khi tỉa cành tạo dáng cho chúng ta cần bón phân cho mai sinh trưởng tốt về cành lá. Lúc này yêu cầu đạm và lân nhiều hơn, kali ít cũng được. Có thể dùng phân Đầu Trâu NPK 20-20-15TE, xới đất lên bón, lấp đất lại. Lượng bón mỗi lần không cần nhiều: khoảng 40-50 g/chậu chứa 50-60kg đất (đối với cây trồng ngoài đất lượng bón tương tự như trong chậu nhưng bón xa gốc cây, khoảng rìa ngoài của tán cây), tưới đủ nước thường xuyên (trong mùa khô). Mỗi tháng bón 2-3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành lá xum xuê là được. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống.
Vào mùa mưa từ tháng 6-10 dương lịch, dùng NPK Đầu Trâu 13-13-13TE để bón, mỗi lần bón 40-50g/chậu chứa 50-60kg đất, 15-20 ngày bón một lần. Bón các loại phân trên đã cung cấp đầy đủ các chất đa lượng và vi lượng cho mai. Tuy nhiên khi thay đất hoặc sau 3-4 tháng kể từ khi thay đất có thể bón thêm phân chuồng: phân bò, heo, gà vịt đã ủ kỹ kết hợp với tro trấu cũng rất tốt.
Khi kết thúc mùa mưa: khoảng giữa tháng 11 dương lịch. Tiến hành xem lại dáng cây, cành lá đã thỏa mãn chưa. Có thể tỉa lại một lần nữa rồi chỉ tưới nước dưỡng cây.
Mai đỏ bung nở vào mùa xuân
Xem thêm: Cách khôi phục email đã xóa vĩnh viễn
Diệt cỏ dại, bắt sâu choa cây mai đỏ: Cỏ dại tranh ăn chất bổ của phân được bón vào đất, vì vậy cần phải tiêu diệt ngay. Nên diệt cỏ vào trước mùa mưa hàng năm. Về sâu bệnh, cây mai có đặc tính kháng bệnh cao, nên ít bị sâu rầy phá hại, thế nhưng không phải là không có. Chúng ta nên quan sát, nếu phát hiện có sâu rầy thì nên tận diệt ngay. Một số sâu, rầy chính hại cây mai: Sâu đục thân, rầy bông, sâu tơ, sâu nái
Hy vọng những chia sẻ của Tôi Yêu Nông Nghiệp sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc trồng và chăm sóc hoa mai đỏ.
Source: https://sangtaotrongtamtay.vn
Category: Khoa học