Một trong những phương tiện giúp bạn chế biến món yến sào đúng cách, giữ được dưỡng chất trong yến đó là dùng thố chưng yến. Vậy thố chưng yến là gì? Làm thế nào để sử dụng thố chưng yến sào hiệu quả? Các bạn hãy thảm khảo bài này nhé!
Xem Tóm Tắt Bài Viết Này
Thố chưng yến là gì ?
Thố chưng yến chính là một cách gọi khác của nồi chưng yến sào bằng điện. Gần đây món yến sào được nhiều khách hàng ưa chuộng và tin dùng nên các nhà sản xuất đã cho ra đời một sản phẩm vô cùng tiện dụng đó là thố chưng yến.
Thố chưng yến dùng bằng điện chính là một nhánh sản phẩm mới của công nghệ phát triển nồi cơm điện. Với hình dáng tương tự một chiếc nồi cơm điện nhưng thố chưng yến lại mang trong mình những bộ tiêu chuẩn kĩ thuật khá khắt khe.
Thố chưng yến là sản phẩm chuyên dụng để chưng yến sào, tuy nhiên vẫn có thể sử dụng để chế biến các loại thực phẩm khác như hầm gà, ninh xương hay kho cá.
Đặc điểm của thố chưng yến
- Được thiết kế theo công nghệ bán dẫn nhiệt tác động trực tiếp vào lồng sứ làm cho món yến ngon hơn và hàm lượng dinh dưỡng trong yến sào không bị mất đi. Tuy nhiên có một số loại thố chưng yến có lồng bên trong làm bằng inox hoặc nhôm.
- Thố chưng yến là loại nồi có công suất thấp với đặc tính giữ nhiệt lâu, luôn giữ cho yến sào được nóng mà không sợ khét.
- Cấu tạo của thố chưng yến bằng điện thường gồm 2 phần: Phần lồng nấu bên ngoài và lõi bên trong. Bên trong thố chưng yến hầu hết làm bằng lõi sứ và không có lớp chống dính.
- Thường thố chưng yến được sản xuất với dung tích 0,5L, 0,7L, 1,0L và 1,5L. Tùy theo như cầu sử dụng mà khách hàng chọn loại thố chúng yến cho phù hợp.
- Điện năng tiêu thụ: Khác với nồi cơm điện bình thường, thố chưng yến bằng điện tiêu thụ một lượng điện năng khá khiêm tốn. Khoảng 70W/h, giúp yến nở từ từ và giữ được tốt đa chất dinh dưỡng có trong yến sào.
- Tất cả các loại thố chưng yến đều sử dụng điện để hoạt động nên rất tiện lợi.
Vậy trên thị trường lúc bấy giờ có nhưng loại thố chưng yến nào ?
Trên thị trường hiện nay, thố chưng yến được bày bán rất phong phú về chủng loại, đa dạng về màu sắc. Xin giới thiệu với các bạn một số thố chưng yến đang được nhiều khách hàng tin dùng. Đó là sản phẩm thố chưng yến của hãng Easy Home, Baby Care, Bbcooker hay Panasonic… Các loại thố chưng yến này được bán rất nhiều, các bạn có thể tùy ý lựa chọn cho mình những thố chưng yến đúng thương hiệu.
Thố chưng yến loại Easy Home, Baby Care, Bbcooker hay Panasonic đều có những điểm chung nổi bật là mẫu mã đẹp, tiết kiệm điện, đảm bảo chất lượng yến nấu ngon, dai, giòn và giữ được chất dinh dưỡng vốn có của yến. Để đảm bảo mua được thố chưng yến đúng hãng, các bạn cần kiểm tra thông tin trước khi mua hàng nhé!
Giá cả của các hãng thố chưng yến trên khá thống nhất và hầu như không có nhiều chênh lệch. Chắc chắn thố chưng yến sẽ luôn cần thiết trong bếp của mỗi gia đình. Chắc các bạn đang băn khoăn không biết dùng thố chưng yến như thế nào? Sau đây chúng tôi xin được chia sẻ với các bạn.
Thố chưng yến của hãng Homepro
Thố chưng yến thương hiệu Baby Care
Thố chưng yến thương hiệu PanasonicThố chưng yến nhìn rất đẹp mắt, nhưng có lẽ rằng nhiều bạn đang do dự không biết dùng thố chưng yến như thế nào ?
Cách sử dụng thố chưng yến
- Bước 1: Tổ yến đã làm sạch, ngâm cho nở trong nước khoảng 30 phút, kiểm tra thấy sợi yến tơi ra là được. Cho yến vào rây rửa lại dưới vời nước cho sạch một lần nữa.
- Bước 2: Cho tổ yến đã chuẩn bị vào thố chưng yến, đổ nước, lượng nước sao cho dùng 10g yến khoảng 500ml. Tổng lượng yến và nước không vượt quá 80% thể tích thố. Đặt thố chưng vào lồng nấu và cắm điện, bật nút nấu.
- Bước 3: Sau khi cắm điện khoảng 40-50 phút, khi bạn thấy tổ yến sủi bọt tăm (sôi nhẹ) thì tiến hành cho đường phèn, hạt sen hay các nguyên liệu khác mà bạn muốn. Lưu ý các nguyên liệu đưa vào chưng cùng yến cần phải được sơ chế hoặc làm chín trước khi cho vào thố chưng yến. Sau đó chưng thêm khoảng 5 phút nữa thí tắt bếp. Bấm nút ủ thêm 10 phút nữa là bạn có món yến như ý.
- Bước 4: Sau khi sử dụng hết yến đã được chưng, các bạn lấy lõi của thố chưng yến đem rửa sạch, lau khô và cho vào nồi, đóng hộp, khi nào cần chưng yến thì mang ra sử dụng. Như vậy thố chưng yến mới có độ bền trong quá trình sử dụng cho những lần tiếp theo.
Những chú ý quan tâm khi sử dụng thố chưng yến
- Khi chưng yến, lượng nước trong thố chưng yến phải ngập hết tố yến nhưng không vượt quá 80% thể tích của thố, tránh khi sôi yến trào ra ngoài gây lãng phí.
- Tùy từng loại yến, tùy từng thời gian ngâm nở mà có thể chưng yến lâu hay chóng. Nếu chưng lâu quá, yến sẽ mất đi những chất dinh dưỡng quý giá của nó.
- Trong quá trình chưng yến, nhiệt lượng tỏa ra từ thố chưng yến rất cao, không nên để trẻ em đến gần không may sẽ bị bỏng.
- Sau khi chưng yến xong, rút phích cắm điện, múc yến ra tô. Chờ cho thố nguội, các bạn mang lõi của thố rửa sạch. Tuyệt đối không rửa lồng ngoài của thố, tránh chập điện gây mất an toàn cho người sử dụng hay làm hỏng thố.
- Nếu số lượng yến đã chưng mà không sử dụng hết, bạn nên múc ra dụng cụ chuyên dụng và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, không nên để trong nồi chưng yến.
- Nồi chưng yến còn có thể sử dụng với mục đích khác như nấu cháo, ninh xương, hầm gà… Các bạn nên chú ý, do nhiệt lượng tiêu hao của thố chưng yến quá nhỏ nên hầm các món trên sẽ cần thời gian lâu hơn là chưng yến. Bù lại do tính chất sôi lăn tăn của nồi chưng yến sẽ giúp giữ được chất dinh dưỡng của các loại thực phẩm.
- Không nên chọn thố chưng yến có lõi bằng nhôm hoặc bằng inox, vì 2 chất này sẽ làm giảm chất dinh dưỡng của yến. Mặt khác nếu không may lồng thố bị dò điện dễ gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Với giá cả rất vừa phải, thị trường phong phú, giao dịch thuận tiện, các bạn dễ dàng trang bị cho mình một thố chưng yến như ý. Có thể đặt hàng qua Website hoặc mua trực tiếp ở các siêu thị, các cửa hàng gần nhất các bạn nhé!
Trên đây là một số những chia sẻ của chúng tôi về thố chưng yến và cách sử dụng thố chưng yến. Nếu bạn dành vài phút để đọc bài này, chúng tôi tin rằng các bạn sẽ có được kinh nghiệm chọn và sử dụng thố chưng yến đúng cách.
5
/
Xem thêm: thịt đà điểu nấu món gì ngon
5
(
1
bầu chọn
)
Source: https://sangtaotrongtamtay.vn
Category: Văn hóa ẩm thực