Các hình thức tổ chức dạy học tiểu học – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản khá đầy đủ của tài liệu tại đây ( 555.51 KB, 61 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

6.2. Các hình thức tổ chức dạy học tiểu học

6.2.1. Bài lên lớp

a. Khái niệm

Bài lên lớp là hình thức tổ chức dạy học mà ở trong đó một khoảng thời

gian nhất định (một hoặc hai tiết), tại địa điểm dành riêng (trên lớp, trong

xưởng trường, vườn trường, trong phòng thí nghiệm, trên sân bãi), thầy tổ

chức hoạt động nhận thức cho một lớp học sinh có thành phần học sinh không

đổi (số lượng, chất lượng,trình độ, lứa tuổi).

b. Các hình thức tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong giờ học

trên lớp:

Có 3 hình thức tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh, đó là:

– Hình thức dạy học chung toàn lớp: là hình thức hoạt động mà toàn thể

học sinh trong lớp cùng thực hiện một công việc.

– Hình thức dạy học theo nhóm: là hình thức tổ chức học tập có phân

hóa (có hai hình thức tổ chức nhóm là: nhóm cố định và nhóm bất kì). Để tổ

chức hoạt động theo nhóm có hiệu quả cần sắp xếp bàn ghế trong phòng học.

– Hình thức làm việc cá nhân: tạo điều kiện cho từng cá nhân thực hiện

nhiệm vụ do giáo viên giao một cách độc lập theo sáng kiến cá nhân.

Ba dạng hoạt động này được thực hiện đan xen ngay trong một tiết học,

trong một bài dạy.

c. Những yêu cầu với giáo viênkhi lên lớp

Đảm bảo được tất cả các yêu cầu của bài học.

Đảm bảo hoàn thành kế hoạch của bài lên lớp (không cháy giáo án).

Đảm bảo duy trì được bầu không khí làm việc suốt từ đầu đến cuối bài

học, thu hút được mọi học sinh tham gia tích cực vào bài học.

Bao quát được lớp học và nhạy cảm trong việc xử lí các tình huống

giáo dục, không rơi vào tình trạng bị động.

Trần Thị Kim Oanh

28

K35B – Giáo dục Tiểu học

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Phân phối và sử dụng thời gian hợp lí, giảm tối đa thời gian dành cho

việc tổ chức lớp, tận dụng tối đa thời gian cho việc giảng bài mới.

Tư thế, tác phong đàng hoàng, có thái độ nghiêm túc, chan hòa, cởi mở

và đảm bảo nhịp độ, nhịp điệu lời giảng của thầy.

Kết thúc giờ học trong bầu không khí vui vẻ, thoải mái.

6.2.2. Học tập ở nhà

a. Khái niệm

Học tập ở nhà là một hình thức tổ chức dạy học tiếp theo hình thức bài

lên lớp, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

– Giúp học sinh mở rộng, đào sâu, hệ thống hóa, khái quát hóa kiến

thức học sinh đã học trên lớp.

– Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng tri thức vào để giải quyết những

vấn đề do thực tiễn cuộc sống đặt ra.

– Tạo cơ hội để học sinh tự bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm, tính tự

giác, độc lập suy nghĩ, tính kỉ luật, tính kế hoạch trong học tập…

– Tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận tri thức mới, những hiện tượng

mới theo sự hướng dẫn của thầy, chuẩn bị những công cụ học tập cần thiết

cho việc tiếp thu bài mới.

b. Một số yêu cầu để hình thức học tập ở nhà đạt kết quả tốt

– Giúp cho học sinh thấy được tầm quan trọng của việc học tập ở nhà,

từ đó, hình thành cho học sinh ý thức và hứng thú học tâp.

– Rèn luyện cho học sinh thói quen học tập ở nhà có kế hoạch, có

phương pháp học tập khoa học.

– Đảm bảo cho học sinh có đủ thời gian tối thiểu để học sinh học ở nhà.

– Cá biệt hóa bài tập về nhà cho học sinh, có hướng dẫn chu đáo để học

sinh có thể hoàn thành được bài tập về nhà.

Trần Thị Kim Oanh

29

K35B – Giáo dục Tiểu học

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

– Đảm bảo những nhiệm vụ học tập của học sinh có tính đa dạng (bài

tập định tính và bài tập định lượng), bài tập vận dụng vào nhiều tình huống

khác nhau…Trong đó, chú ý các bài tập vận dụng vào những tình huống gắn

liền với thực tiễn cuộc sống của học sinh.

– Tạo điều kiện cơ sở vật chất cần thiết cho việc học tập ở nhà của học

sinh, bảo đảm những điều kiện vệ sinh học đường (bàn, ghế đúng quy cách,

phù hợp với lứa tuổi, không gian thoáng mát, đủ ánh sáng để học sinh học tập; đọc

sách giáo khoa và tài liệu tham khảo; đảm bảo đủ đồ dùng học tập cần thiết.

– Kiểm tra, đôn đốc thường xuyên và nghiêm túc, quan tâm, giúp đỡ

việc học tập ở nhà của học sinh.

6.2.3. Tham quan

a. Đặc trưng của tham quan

Tham quan là hình thức tổ chức dạy học tiến hành ở ngoài lớp, là hình

thức tiếp xúc với cuộc sống sinh động ở bên ngoài xã hội. Tham quan có tác

dụng nhiều mặt đối với học sinh về nhận thức và tình cảm.

b. Các dạng tham quan

Có 3 dạng tham quan, đó là:

– Tham quan mở đầu cho việc học tập một đề tài.

– Tham quan trong quá trình nghiên cứu đề tài.

– Tham quan kết thúc việc nghiên cứu một đề tài.

c. Việc chuẩn bị cho tham quan

Muốn cuộc tham quan đạt kết quả tốt đẹp thì cần phải được chuẩn bị kĩ

từ phía giáo viên cũng như phía học sinh, cụ thể:

– Phía giáo viên: người tổ chức, xác định đề tài, vị trí, mục đích trong

hệ thống bài học, lựa chọn đối tượng nghiên cứu của học sinh tại nơi tham

quan, xây dựng kế hoạch, dự kiến kế hoạch, dự kiến tổng kết.

Trần Thị Kim Oanh

30

K35B – Giáo dục Tiểu học

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

– Phía học sinh: tích cực, độc lập, phải có hiểu biết (địa điểm, mục

đích, những công việc cụ thể trong tham quan (cách tiến hành, quan sát); hiểu

rõ về mặt tổ chức (nội dung, biên chế, vật dụng cần mang theo…).

6.2.4. Ngoại khóa

a. Khái niệm

Ngoại khóa là những hoạt động được tổ chức vào thời gian ngoài giờ

lên lớp, có mục đích gắn việc học tập ở nhà trường với cuộc sống xã hội, tạo điều

kiện cho học sinh được hòa nhập vào thực tế rộng lớn bên ngoài nhà trường.

– Về tính chất: Ngoại khóa là hình thức vui chơi trong học tâp nên nó

rất hứng thú, hấp dẫn.

– Về hình thức: Ngoại khóa mở rộng môi trường hoạt động, tạo điều

kiện đưa học sinh vào cuộc sống, gắn kết kiến thức với thực tế cuộc sống.

– Về nội dung: Ngoại khóa không đóng khung trong chương trình chính

khóa. Không chỉ là dạy chữ mà là dạy người, dạy làm người, góp phần vào

việc mở rộng tầm mắt chính trị xã hội và vai trò, vị trí của học sinh trong xã

hội.

b. Nhiệm vụ của hình thức ngoại khóa

– Nâng cao năng lực vận dụng (kiến thức, kĩ năng, sử dụng tài liệu).

– Thâm nhập vào cuộc sống xã hội, đời sống tập thể.

c. Nguyên tắc tổ chức ngoại khóa

Phải tôn trọng tinh thần tự nguyện tham gia, tính độc lập sáng tạo của

học sinh nhưng phải có tổ chức, có hướng dẫn chu đáo; nội dung hoạt động

phải gắn với chương trình học và hình thức hoạt động phải đa dạng, phong phú.

6.2.5. Phụ đạo riêng

a. Vai trò của phụ đạo riêng

Trần Thị Kim Oanh

31

K35B – Giáo dục Tiểu học

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nhằm giúp học sinh củng cố, hệ thống lại nội dung kiến thức cũ đã bị

hổng ở lớp dưới. Đồng thời giúp các em nắm bắt được nội dung kiến thức mới

vừa học một cách cơ bản và bền vững.

Rèn cho học sinh những kĩ năng cần thiết theo yêu cầu của từng môn

học. Qua đó giúp các em có được phương pháp học tập hiệu quả.

Hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém giữa các khối, lớp nhằm nâng cao chất

lượng giáo dục chung của toàn trường.

b. Nội dung phụ đạo

* Nội dung cơ bản:

Phụ đạo cho học sinh những kiến thức đã bị hổng ở lớp dưới, củng cố

lại nội dung kiến thức mới vừa học cho các em.

* Hình thức phụ đạo:

Phụ đạo cho học sinh yếu, kém ngay trong từng tiết dạy ở các buổi học

chính khoá (giáo viên phân loại từng đối tượng học sinh, linh hoạt sử dụng

phù hợp các phương pháp dạy học cũng như nội dung kiến thức cần truyền

đạt cho học sinh)

Khuyến khích giáo viên tự sắp xếp thời gian, xây dựng kế hoạch và tổ

chức phụ đạo riêng cho học sinh ngoài kế hoạch của nhà trường.

* Nội dung cụ thể:

Học sinh kém: Phụ đạo nội dung kiến thức đã hổng ở các lớp dưới.

Học sinh yếu: Phụ đạo nội dung kiến thức cũ đồng thời củng cố lại nội

dung kiến thức mới vừa học.

c. Biện pháp thực hiện

Đẩy mạnh công tác tham mưu với chính quyền địa phương, phối hợp

chặt chẽ với các tổ ban để vận động và duy trì tỉ lệ học sinh trong lớp (tham

gia họp giao ban hàng tuần, tổ chức họp thôn, đến nhà vận động từng đối

tượng học sinh…)

Trần Thị Kim Oanh

32

K35B – Giáo dục Tiểu học

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Tổ chức họp phụ huynh học sinh theo định kỳ (đầu năm, giữa năm và

cuối năm) nhằm phổ biến những công tác dạy và học của nhà trường liên

quan đến từng học sinh. Qua đó, nâng cao ý thức của phụ huynh trong việc

quan tâm, chăm sóc giáo dục con cái.

Tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm ở các môn học và các khối lớp,

phân loại học sinh theo từng nhóm đối tượng để xây dựng kế hoạch phụ đạo

phù hợp (chính khóa cũng như ngoại khóa).

Tổ chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm tự xây dựng kế hoạch và đăng ký

chất lượng phụ đạo. Kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của học sinh hàng tháng.

Đẩy mạnh công tác đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá

học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Thường xuyên kiểm tra tỉ lệ chuyên cần và kết quả học tập của học sinh

để có kế hoạch điều chỉnh công tác dạy và học cho phù hợp.

II. Một số vấn đề về dạy học môn Đạo đức lớp 2

1. Vị trí của môn Đạo đức lớp 2 trong chương trình dạy học tiểu học

Ở tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng, mỗi môn học đặc biệt là môn

Đạo đức góp phần vào việc hình thành cơ sở ban đầu nhân cách học sinh, như

Bác Hồ đã dạy:

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Môn Đạo đức lớp 2 có vị trí đặc biệt quan trọng mà không một môn

học nào có thể thay thế được.

Qua môn Đạo đức lớp 2, có thể tổ chức những hoạt động mang tính

chất liên môn.

Môn Đạo đức lớp 2 có mối quan hệ mật thiết với việc tổ chức các hoạt

động ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học – nó định hướng, làm cơ sở cho

những hoạt động giáo dục khác nhau.

Trần Thị Kim Oanh

33

K35B – Giáo dục Tiểu học

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Như vậy, môn Đạo đức lớp 2 đóng vai trò cực kì quan trọng không chỉ

trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học mà còn là cơ sở để thực

hiện quá trình dạy học môn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở.

2. Đặc điểm của môn Đạo đức lớp 2

Dạy học môn Đạo đức lớp 2 nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu

học. Kết quả quan trọng nhất của dạy học môn Đạo đức lớp 2 là những hành

vi và thói quen đạo đức tương ứng được hình thành ở học sinh. Vì vậy, cần

phải biến bài đạo đức thành hoạt động giáo dục thực sự mà ở đó, các em được

nói nhiều hơn, trao đổi, hợp tác với nhau nhiều hơn, vận dụng tri thức và kĩ năng

vào thực tiễn nhiều hơn, thực hiện được hành vi trong cuộc sống nhiều hơn…

Dạy học môn Đạo đức lớp 2, về bản chất, là quá trình chuyển hóa các

chuẩn mực đạo đức (như là những giá trị xã hội) thành hành vi, thói quen

tương ứng như ở học sinh (như là những giá trị để nhận).

Dạy học môn Đạo đức lớp 2 được thực hiện theo quy luật nhận thức

chung – từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng

đến thực tiễn khách quan. Do đó, quá trình hình thành một chuẩn mực hành vi

được thực hiện theo logic sau: Từ một hiện tượng, hành vi cụ thể, học sinh đi

đến kết luận khái quát về chuẩn mực hành vi; từ kết luận này, các em vận

dụng vào thực tế để hình thành kĩ năng, hành vi tương ứng.

3. Nội dung dạy học môn Đạo đức lớp 2

Chương trình môn Đạo đức lớp 2 là một bộ phận của chương trình tiểu

học mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 05 tháng 5 năm 2006.

Do đó, ngoài những nét đặc trưng của mình, chương trình môn Đạo đức lớp 2

có nhiều yếu tố liên quan, phụ thuộc vào chương trình tiểu học chung.

Trần Thị Kim Oanh

34

K35B – Giáo dục Tiểu học

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận