GIÁO LÝ CÔNG GIÁO
LỚN LÊN TRONG ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN CỘNG ĐOÀN
Bạn đang đọc: Bài 02: Thiên Chúa Đến Gặp Con Người Và Mặc Khải Cho Con Người | GIÁO PHẬN MỸ THO">Bài 02: Thiên Chúa Đến Gặp Con Người Và Mặc Khải Cho Con Người | GIÁO PHẬN MỸ THO
1. Mở đầu: (Khởi từ kinh nghiệm sống đức tin)
2. Trình bày nội dung giáo lý: (Gặp gỡ giữa kinh nghiệm và Đức Tin của cộng đoàn)
3. Một điểm thực hành thực tế : ( Sống một kinh nghiệm tay nghề mới với Đức Tin cộng đoàn )
4. Cầu nguyện kết : ( Cử hành Niềm Tin )
Bài 02: THIÊN CHÚA ĐẾN GẶP CON NGƯỜI
VÀ MẶC KHẢI CHO CON NGƯỜI
GLHTCG: 050-073; BTY: 6-10
“Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Thiên Chúa đã nhờ Người mà dựng nên vũ trụ, đã đặt Người làm Đấng thừa hưởng muôn vật muôn loài” (Dt 1,1-2)
1. Mở Đầu
Ä
Phút thánh hóa
–
L
àm dấu: Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen
–
H
át kinh:
Xin Ngôi Ba Thiên Chúa hoặc cầu xin Chúa Thánh Thần
Ä
Giới thiệu chủ đề – nội dung bài giáo lý – những vấn đề cần giải quyết
Giới thiệu chủ đề
:
Đối với em, người mà em dễ dàng hiểu nhất là ai? Có lúc nào em thấy người ấy khó hiểu? Trong hoàn cảnh nào em có thể hiểu và thông cảm với người ấy?
Chúng ta không thể hiểu và cảm thông với một người, nếu người đó không bày tỏ ra bằng những tình cảm những lời nói cũng như cử chỉ hay thái độ. Đối với Thiên Chúa cũng tương tự như thế. Làm thế nào mà ta nhận biết Thiên Chúa vốn là “Thiên Chúa ẩn mình”, “ngự trong ánh sáng siêu phàm; Đấng không một người nào đã thấy hay có thể thấy”, nếu chính Thiên Chúa không tự mình đến gặp gỡ con người tỏ mình ra bằng các hành động “cá nhân” và trao ban chính Ngài cho con người?
Câu chuyện
minh họa:
Một ông Vua kia có thói quen mỗi ngày nghe một đoạn kinh Ba-ga-yad Gi-ta (kinh của người Ấn giáo). Người phụ trách việc đọc kinh này là một nhà thông thái. Cứ mỗi lần đọc xong một đoạn kinh, ông lại dùng kiến thức uyên bác của mình để giải thích cho Vua nghe và ngày nào ông cũng đặt câu hỏi “Bệ hạ có hiểu những gì thần vừa dẫn giải không?” Nhưng lần nào nhà Vua cũng trả lời “Khanh nên hỏi điều đó với khanh trước đã”. Ngày nọ, giữa lúc đọc kinh, nhà thông thái bổng hiểu ra rằng tất cả mọi lời kinh ông đọc trước đây đều hướng con người đi tìm gặp một vị chúa tể tối cao, vị chúa tể này luôn yêu thương, ở bên cạnh và quan tâm chăm sóc hướng dẫn ông, nếu ông sống yêu thương, tha thứ, giúp đỡ người khác ông sẽ tìm được hạnh phúc và gặp được vị chúa tể đó. Thế là nhà thông thái quyết từ bỏ mọi sự mình đang có để giúp đỡ những người nghèo khổ, bất hạnh. Trước khi ra đi, ông nói với nhà vua “Tâu bệ hạ, thế là cuối cùng thần đã hiểu được”.
Câu chuyện ấy là một bước giúp tìm kiếm hạnh phúc phải làm sao? Và chúng ta cần tự hỏi “còn tôi, tôi hiểu các lời Kinh Thánh thế nào?” để có thể thấy hạnh phúc có nguồn gốc từ ai? từ đâu đến? và phải hành động ra sao để có hạnh phúc?
Vì yêu thương, Thiên Chúa tự ý đến với con người, gần gũi họ và ngỏ lời với họ, để họ có thể gặp gỡ, nhận biết và yêu mến, rồi con người có thể quyết tâm trở nên con cái Thiên Chúa. Trở nên con cái thì đón nhận cách sống, có được tinh thần và chính sự sống của Thiên Chúa hầu được sống muôn đời.
Con người tìm kiếm Thiên Chúa, nhưng thực ra chính Chúa tìm gặp con người trước. Thiên Chúa gieo vào tâm hồn con người khát vọng tìm Chúa, rồi chính Chúa tỏ mình cho con người, gọi là mạc khải, nhờ đó con người có thể biết Chúa (xem bài 01).
Thế nhưng có mấy ai nhận ra ngay được chân lý ấy và xác tín rõ trong tâm hồn mình để có thể hành động một cách cương quyết như nhà thông thái trên? Em có muốn để Chúa gặp gỡ em không? Em phải làm sao để Thiên Chúa gặp em và tỏ cho em biết rằng Ngài yêu thương em?
Các em hãy cùng chia sẻ với nhau
một ít cảm nhận về câu chuyện qua các câu hỏi ở trên, hay cảm nhận được Chúa yêu thương, tiếng Chúa nói với các em qua những hoàn cảnh, biến cố cụ thể trong đời sống hàng ngày của mình…
–
Tóm lại
nội dung chính:
Thiên Chúa vẫn luôn yêu thương đến gặp con người và mạc khải cho con người.
– Đưa ra những vấn đề cần giải quyết:
+
Ý định của Thiên Chúa đến gặp con người để làm gì?
+
Thiên Chúa dùng cách nào để mạc khải và tỏ mình cho con người, làm sao đón nhận những mạc khải (tiếng Chúa)? Cần có những điều kiện nào? Các em có xác tín rằng: Thánh Lễ, Lời Chúa, những giờ kinh nguyện, đi học giáo lý…là những cách thức Thiên Chúa tỏ mình và mạc khải không? Những biến cố, hoàn cảnh, những người mà các em gặp gỡ có phải là tiếng Chúa nói với các em không?
+
Mạc khải của Thiên Chúa được thực hiện qua những giai đoạn nào? Ai là mặc khải trọn vẹn nhất. Hiểu như thế nào về Chúa Kitô là mạc khải trọn vẹn và cuối cùng của Thiên Chúa?
2. Trình bày nội dung giáo lý
Ä
Làm hiểu rõ nội dung đề bài
F
Đặt vấn đề để các em đóng góp ý kiến thảo luận:
Khi các em yêu mến ba mẹ, bạn bè… các em sẽ làm gì?
? Đúc kết phần thảo luận của các em:
Khi yêu mến nhau, người ta tìm mọi cách để gặp gỡ, trò chuyện thân mật, giúp đỡ, viết thư, email, hay chat với nhau. Cũng vậy, Thiên Chúa yêu thương con người chúng ta, Ngài luôn muốn tâm sự, đến gặp gỡ, muốn ở lại với chúng ta để Ngài tỏ cho chúng ta biết Ngài là một người Cha nhân hậu, giàu lòng yêu thương, để cho con người chúng ta được hạnh phúc đời đời.
Thánh Gioan tông đồ nói: “Sự sống đời đời đó là nhận biết Cha. Thiên Chúa duy nhất và chân thật và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Đức Giêsu Kitô” (Ga 17,3). Câu Kinh Thánh ấy cho em hiểu thế nào về Ý định của Thiên Chúa đến gặp con người?
Ngài muốn chúng ta NHẬN BIẾT NGÀI để có sự sống đời đời
. Như vậy, mặc khải là hành động yêu thương của Thiên Chúa tỏ mình ra cho con người, để con người tự ý đón nhận và hiệp thông với Thiên Chúa, mà được cứu độ.
Trước hết Thiên Chúa dùng cách nào? Ngài phải làm sao? Qua các hành động và lời nói, Thiên Chúa tự mạc khải chính Ngài cũng như ý định của lòng nhân hậu, mà Ngài đã hoạch định tự muôn đời trong Đức Kitô. Ý định này nhằm đón nhận tất cả mọi người trở thành nghĩa tử trong Người Con duy nhất của Ngài nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần và cho họ tham dự vào sự sống của Thiên Chúa.
Làm sao ta có “tự ý” đón nhận Ngài? Tự ý của em có thuận ý muốn của Chúa không? Khi em tự ý đón nhận Ngài em phải làm sao?
F
Đặt vấn đề để các em đóng góp ý kiến thảo luận:
Muốn hiểu thầy cô giảng bài, ba mẹ dạy dỗ để trở thành người con ngoan trò giỏi…các em phải làm gì?
? Đúc kết phần thảo luận của các em:
Thái độ cần phải có là lắng nghe một cách chăm chỉ bài giảng của thầy cô ở trường. Ở nhà biết vâng lời chăm chỉ và lắng nghe lời khuyên bảo của Cha Mẹ. Lắng nghe với tất cả sự khiêm nhường, tin tưởng. Tương tự như thế Thiên Chúa nói với các em qua Lời của Ngài trong Kinh Thánh, thánh lễ, kinh nguyện, những buổi học giáo lý… Vì vậy thái độ cần có của các em là chăm chỉ lắng nghe, siêng năng tham dự Thánh Lễ, học hỏi giáo lý… tham dự với một tâm tình khiêm tốn tin tưởng phó thác. Bởi vì:
Thiên Chúa tự mặc khải cho con người bằng cách dùng hành động và lời nói, từng bước thông ban mầu nhiệm chính bản thân mình cho họ.
Thật vậy: Thiên Chúa cử sứ giả ngỏ lời với cộng đồng. Từ một, hoặc vài người tiêu biểu được Ngài gặp gỡ cách riêng đặc biệt, Ngài tự giới thiệu mình cho họ, sai họ đi thi hành ý Ngài muốn và giúp người đó thực thi lệnh truyền loan báo cho nhiều người, ngày một tăng dần: với Abraham thì cho một bộ tộc, với Môsê cho cả dân tộc Do Thái (Các tổ phụ như Abraham khoảng thế kỷ 19 TCN, khi được gọi ông ở thành Ur, nay là đất Irắc, Môsê khoảng thế kỷ 14 TCN, lúc dân Do Thái nô lệ bên Aicập thời các Pharaon.)
F
Đặt vấn đề để các em đóng góp ý kiến thảo luận:
Muốn được học lớp 9 và thi đậu kỳ thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở để vào cấp ba em phải làm gì?
? Đúc kết phần thảo luận của các em:
Dĩ nhiên các em phải vào học các lớp 6, 7, 8 để có kiến thức nền tảng đủ để lên lớp 9. Tương tự như thế Thiên Chúa cũng dùng cách thức đó để nói với con ngưới chúng ta.Vì khả năng hiểu biết của loài người có hạn và phát triển theo thời gian nên:
Thiên Chúa đã mặc khải (tỏ mình) cho con người cách tiệm tiến. Đầu tiên qua các công trình tạo dựng của Ngài, rồi từ từ qua các tổ phụ, các ngôn sứ, và sau cùng chóp đỉnh là nơi Đức Kitô.
Theo Kinh Thánh, từ nguyên thủy, Thiên Chúa tỏ mình ra cho nguyên tổ của chúng ta, là ông Ađam và bà Evà, và mời gọi họ bước vào sự hiệp thông mật thiết với Ngài. Sau khi họ sa ngã, Ngài đã không chấm dứt việc Mạc khải, nhưng đã hứa ban ơn cứu độ cho tất cả miêu duệ của họ: “
Thiên Chúa phán với con rắn: Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó.
” (St 3,15). Sau cơn lụt đại hồng thủy, Ngài đã ký kết với ông Noe một Giao ước giữa Ngài với tất cả các sinh linh.
Tổ phụ quan trọng nhất đối với chúng ta là Abraham. Thiên Chúa chọn ông Abraham, khi gọi ông rời bỏ quê hương để làm cho ông trở thành “cha của vô số dân tộc” (St 17,5) và hứa qua ông sẽ chúc lành cho “mọi gia tộc trên mặt đất” (St 12,3). Con cháu của ông Abraham là những kẻ thừa hưởng các lời Thiên Chúa đã hứa với tổ phụ họ.
Người đem lại lề luật để liên kết chúng ta lại thành Dân Thiên Chúa là Môsê. Thiên Chúa đã lập Israel làm dân Ngài tuyển chọn, cứu thoát họ khỏi ách nô lệ Ai Cập, ký kết với họ Giao ước Sinai và, qua ông Môsê, Ngài ban cho họ Lề luật của Ngài.
Các Ngôn sứ tiếp tục đã loan báo một ơn cứu chuộc toàn diện cho dân Chúa cũng là ơn cứu độ dành cho tất cả mọi dân tộc, trong một Giao ước mới và vĩnh cửu. Chúa Giêsu, Đấng Mêsia, đã được sinh ra từ dân Israel, và từ dòng dõi Vua Đavít.
Chúa Giêsu là tột đỉnh của lời hứa cứu độ vì Chính Ngài đã đạp đầu con rắn là Satan và chiến thắng tội lỗi, ngài đã sống lại từ cỏi chết. Giai đoạn Mạc khải trọn vẹn và dứt khoát của Thiên Chúa được thực hiện nơi Ngôi Lời nhập thể, là Đức Giêsu Kitô, Đấng là trung gian và là viên mãn của Mạc khải. Chúa Giêsu, Con duy nhất của Thiên Chúa, đã làm người, là Lời hoàn hảo và dứt khoát của Chúa Cha. Mạc khải đã được hoàn tất cách trọn vẹn qua việc Thiên Chúa Cha sai Con Ngài và ban tặng Thánh Thần.
Đức Kitô đã tuyên bố rằng Người đã được Thiên Chúa sai đến để dạy chân lý cho người ta, tỏ cho thấy giáo huấn của Người có tính thần linh, và đòi hỏi người ta phải chấp nhận giáo huấn ấy… Chúng ta biết rằng chứng cứ của Người là thực, bởi vì: a) sự thánh thiện phi thường của Người; b) sự hoàn thành các lời tiên tri của Người; c) vô số những phép lạ của Người; d) sự sống lại từ cõi chết của Người.
Ä
Cầu nguyện giữa giờ
Lạy Chúa, con thành thật nhận ra rằng ý của con mỗi ngày ít khi giống Thánh ý của Chúa. Con luôn chỉ muốn người khác nhận ra con và tôn trọng con để con được nổi nang. Hôm nay con biết rằng Chúa muốn con nhận ra Chúa không để Chúa được lợi, nhưng là để con được thừa hưởng ơn làm con Chúa, để sống với Chúa và có hạnh phúc đời đời. Chúa cho con nhận ra Chúa qua các hành động và lời nói của Chúa nhờ vào các Tổ phụ, các Ngôn sứ và nhất là nhờ vào Con Một của Chúa là Đức Giêsu Kitô.
Xin Chúa cho con biết nhận ra Chúa qua cuộc sống hằng ngày của con, qua việc con gặp gỡ bạn bè, thầy cô, quý Cha, Sơ, Dì, qua gia đình và hàng xóm con. Xin giúp con biết rằng chính Chúa yêu thương đến gặp gỡ con qua những người con gặp hằng ngày, để yêu thương, dạy dỗ con, hướng dẫn con. Xin giúp con dám nhận những sai trái của mình để sửa đổi, biết lắng nghe và học hỏi để từng bước biết đón nhận các chân lý mạc khải, dám trở nên người làm chứng cho tình yêu Chúa.
3. Một điểm thực hành
Ä
Sinh hoạt giáo lý
Trò chơi Thánh Kinh: KÊU DANH THÁNH KÝ
–
Trò chơi chung, không cần vật dụng. Mục đích giúp nhận ra tên các sách Tin Mừng đọc trong các năm Phụng vụ.
–
Hướng dẫn: Mỗi vị Thánh sử đều mang một dấu tượng trưng riêng: Matthêu: Hình người, Maccô: Sư tử, Luca: Con bò và Yoan: Phượng hoàng;
là bốn hình thể Kêrubim trong Ezekiel 1,10 (Kh 4,7); những hình ảnh đó hợp với đoạn đầu của các sách Phúc Âm
. Phụng vụ Lời Chúa chọn Phúc Âm Mt cho năm A, Mc cho năm B, Lc cho năm C. Còn Phúc Âm Yoan đọc vào mùa Giáng sinh và Phục sinh.
–
Cách chơi: Người chơi đứng thành vòng tròn. Khi quản trò đến trước mặt ai và hô tên một trong 4 vị Thánh sử, thì người đó phải đáp lại bằng dấu hiệu của Các Ngài. Ví dụ: Quản trò hô Mattheu, người đối diện phải đáp “Mặt người”. Hoặc người quản trò kêu Phúc âm Mt.., người kia kêu đúng năm phụng vụ. Ai đáp sai sẽ phải vào thay thế hoặc sẽ nhận một hình phạt nhỏ.
Ä
Bài học ghi nhớ
6.
H. Thiên Chúa đến gặp con người để làm gì?
T. Thiên Chúa đến gặp con người để tỏ cho con người biết Thiên Chúa là ai và Ngài muốn gì. Nhờ đó con người có thể đến với Thiên Chúa và hiệp thông với Ngài.
7. H. Thiên Chúa mặc khải cho ta bằng cách nào?
T. Thiên Chúa dùng lời nói và hành động mà tỏ mình cho ta qua từng giai đoạn trong lịch sử cứu độ.
8. H. Thiên Chúa mặc khải qua những giai đoạn nào?
T. Thiên Chúa đã mặc khải cho tổ tông loài người, cho các Tổ phụ, các Ngôn sứ và sau cùng Người đã mặc khải trọn vẹn nơi Chúa Giêsu Kitô.
9. H. Vì sao Chúa Giêsu Kitô là mặc khải trọn vẹn và cuối cùng của Thiên Chúa?
T. Vì Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa làm người, là Lời duy nhất và hoàn hảo của Chúa Cha.
4. Cầu nguyện kết
Ä
Cảm nghiệm mới
:
Lạy Chúa, Chúa luôn hiện diện, yêu thương và tỏ mình cho chúng con qua Lời Chúa, Thánh Lễ, việc học hỏi giáo lý, qua những người chúng con gặp gỡ, hoàn cảnh biến cố xảy đến trong cuộc sống hằng ngày của chúng con. Thế nhưng trước giờ chúng con không để ý hoặc lơ là xao lãng. Chúng con xin Chúa tha thứ và chúng con quyết tâm sửa chữa, sống tốt hơn với mọi người để chúng con có thể hiểu và yêu mến Chúa nhiều hơn.
Ä
Quyết tâm sống:
Siêng năng tham dự thánh lễ, học giáo lý. Sống yêu thương tha thứ, hiền lành khiêm nhường với những người chung quanh. Đặc biệt là học hỏi Lời Chúa và lắng nghe Lời Chúa cách thành tâm.
Ban Giáo lý Giáo phận
Source: https://sangtaotrongtamtay.vn
Category: Giáo dục