Tiểu luận kinh tế hợp tác xã – Tài liệu text

Tiểu luận kinh tế hợp tác xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.37 KB, 37 trang )


1

Việt nam là một nước nông nghiệp, dân cư phần lớn là nông dân. Trong công cuộc
đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi nông nghiệp là một lĩnh vực quan trọng
hàng đầu. Có phát triển mạnh mẽ nông nghiệp mới đẩy mạnh được công nghiệp hoá –
hiện đại hoá đất nước. Để phát triển nông nghiệp phải từng bước đưa nông nghiệp lên sản
xuất lớn dưới các hình thức trang trại, hợp tác xã.
Hợp tác xã là một loại hình tổ chức kinh tế tồn tại và phát triển ở nhiều quốc gia, có
vị trí và vai trò quan trọng. ở Việt Nam từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX đã xuất hiện
những hình thức hợp tác. Các hợp tác xã được thành lập ở nhiều ngành kinh tế theo cơ
chế kế hoạch hoá tập trung, đã có vai trò lịch sử rất quan trọng về phát triển kinh tế -xã
hội trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và thống nhất đất nước. Khi chuyển
sang nền kinh tế thị trường, trên phạm vi cả nước những hạn chế chủ yếu của mô hình
hợp tác xã kiểu cũ đã tiềm ẩn từ trước ngày càng bộc lộ rõ nét dẫn đến một bộ phận hợp
tác xã lâm vào khủng hoảng, tan rã hoặc chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Đồng thời cũng bắt
đầu xuất hiện những hình thức hợp tác xã kiểu mới đa dạng và nhiều địa phương đã tìm
những giải pháp chuyển đổi hình thức tổ chức hợp tác xã nhằm thích ứng với cơ chế thị
trường. Luật hợp tác xã năm 1997 đã đánh dấu mốc quan trọng trong bước chuyển đổi từ
mô hình hợp tác xã kiểu cũ sang kiểu mới theo nhu cầu khách quan của kinh tế thị trường.
Vì vậy, thông qua nghiên cứu các thành phần kinh tế trong nông nghiệp của nước ta
có thể chứng minh Hợp tác là tất yếu, nhưng mức độ hợp tác, hình thức hợp tác và hiệu
quả hợp tác lại phụ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất.
2

I.  !”#$#%#%&
‘( )*+ ,#*-#
Vì mô hình HTX xuất phát và hình thành hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện, tương
thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên nên HTX nông nghiệp là tổ chức liên
kết hợp tác của bản thân các thành viên. Các thành viên giúp đỡ được lẫn nhau thông qua
việc hợp tác này. Nếu nhìn vào điều kiện lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển

của mô hình HTX nông nghiệp, ta thấy ý nghĩa của nó ở chỗ là một mô hình tự cứu
mình, tránh được sự bần cùng hoá cho các thành viên. Thông qua HTX nông nghiệp mà
các thành viên có thể tương trợ, giúp đỡ được cho nhau, tự cứu được lấy mình, trước khi
mất hết những cơ sở kinh tế để tồn tại nếu không hợp tác lại với nhau. Nếu các thành viên
có điều kiện tiếp cận với các loại thị trường (thị trường nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào,
thị trường dịch vụ, sản phẩm đầu ra) nhờ có mô hình kinh tế HTX nói chung thì thông qua
mô hình HTX nông nghiệp nói riêng, các thành viên đã có điều kiện tiếp cận với các sản
phẩm và dịch vụ của thị trường tín dụng, ngân hàng. Điều mà họ do địa bàn sinh sống bất
lợi, tài sản nghèo nàn .v.v hầu như không bao giờ có được nếu chỉ trông chờ vào Nhà
nước hay sự hỗ trợ khác mà không tự tổ chức lấy cho mình những tổ chức kinh tế hợp tác.
Như vậy các thành viên sẽ được hưởng các sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức tín dụng hợp
tác của họ tạo ra và cung cấp một cách kịp thời, thuận tiện với một mức giá cả chấp nhận
được với tư cách là khách hàng. Thành viên cũng sẽ được tư vấn, cung cấp thông tin, trao
đổi kinh nghiệm thông qua HTX nông nghiệp vì đó cũng thường là nơi tập hợp kiến thức,
hiểu biết, kinh nghiệm làm ăn của cả địa phương. Họ sẽ tự tạo ra được công ăn việc làm
cho bản thân và có thể còn cho cả địa phương nữa. Họ cũng được hưởng những quyền lợi
từ HTX nông nghiệp với tư cách là chủ sở hữu như được chia cổ tức, được quyền tham
gia biểu quyết, quyết định các chính sách kinh doanh của HTX nông nghiệp thông qua
các bộ máy, cơ quan lãnh đạo để HTX nông nghiệp ngày càng phục vụ họ đắc lực và tốt
hơn. Qua sự hỗ trợ này mà các hoạt động kinh tế, sản xuất, kinh doanh của các thành viên
đã được hỗ trợ thiết thực, cuộc sống của họ được cải thiện rõ rệt và có những tích luỹ.
3
Trước đây, khi chưa có mô hình này, nếu từ hoạt động kinh tế của bản thân, họ không thể
tạo ra lợi nhuận hoặc chỉ tạo ra ít lợi nhuận thì nay, trong sự hợp tác, họ được hỗ trợ và có
điều kiện tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Đó chính là ý nghĩa to lớn của mô hình kinh tế hợp
tác nói chung và mô hình HTX nông nghiệp nói riêng. Các HTX nông nghiệp chính vì thế
có vai trò bảo đảm và duy trì sự độc lập về kinh tế và cơ sở kinh tế để tồn tại và phát triển
của các thành viên.
.( )*+/012#%(
Mô hình HTX nông nghiệp ra đời sẽ cung cấp các dịch vụ tín dụng, ngân hàng cho

dân cư trên địa bàn hoạt động. Bất kể người dân nào cũng sẽ được hưởng các sản phẩm,
dịch vụ của HTX nông nghiệp với tư cách là khách hàng. Qua hoạt động của HTX nông
nghiệp, ý thức tiết kiệm và tích luỹ của người dân được nâng cao. Những đồng vốn nhàn
rỗi được huy động để đưa vào đầu tư phục vụ cho phát triển, giảm sự lãng phí tài nguyên
cũng như tạo ra sự phồn vinh cho xã hội. HTX nông nghiệp vừa là người quản lý tài sản
của thành viên, dân cư, vừa là nhà đầu tư trên địa bàn. Đó cũng là nơi học nghề cho nhiều
người. Trình độ và nhận thức của người nhân trên địa bàn cũng sẽ được nâng cao thông
qua các hoạt động tư vấn, thông tin của bản thân HTX nông nghiệp, góp phần nâng cao
trình độ dân trí tại địa phương. Khi địa phương có HTX nông nghiệp hoạt động, nạn cho
vay nặng lãi lập tức bị đẩy lùi tiến tới xoá sổ. Những ý nghĩa về xã hội như góp phần, xoá
đói giảm nghèo, hỗ trợ địa phương chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, vật nuôi, cây trồng…
cũng là những đóng góp rất tích cực. Với tư cách là một HTX nông nghiệp, HTX nông
nghiệp đóng góp một cách đáng kể các khoản thuế hàng năm cho ngân sách địa phương.
Các HTX nông nghiệp sẽ là những tổ chức hoạt động tại địa phương, bám sát địa bàn,
tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế ở địa phương, hỗ trợ đắc lực nhất cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ một cách kịp thời, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế. Như vậy, HTX nông nghiệp là một yếu tố kinh tế quan trọng ở địa
phương, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập của người dân đem lại ổn định trật tự
chính trị, xã hội trên địa bàn, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.
4
3( )*+,#1+(
Xét trên góc độ Nhà nước, hoạt động của những HTX nông nghiệp sẽ bổ sung cho
những nỗ lực vĩ mô của Nhà nước như cung cấp vốn cho người nghèo, nông thôn, nông
nghiệp, thực hiện các mục tiêu xã hội lớn như tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo,
ổn định tình hình trật tự kinh tế, chính trị, xã hội… ở những nơi, lĩnh vực mà nhiều khi
Nhà nước không có khả năng hay hoạt động không hiệu quả thì mô hình HTX nông
nghiệp nói riêng và mô hình kinh tế HTX nói chung lại là phù hợp. Mô hình HTX nông
nghiệp thể hiện rất rõ tinh thần phát hút nội lực của người dân để tự giải quyết các khó
khăn, vướng mắc của chính bản thân. Mô hình HTX nông nghiệp cũng góp phần thực
hiện các chương trình tiết kiệm, huy động tiềm năng trong nhân dân của Nhà nước phục

vụ cho đầu tư, hay tránh lãng phí tài nguyên, nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân. Mô hình
HTX nông nghiệp vì vậy có thể xem là mô hình “bộ đội địa phương” tại chỗ, kết hợp với
các tổ chức tín dụng – “bộ đội chủ lực” – nhằm thông qua dịch vụ tín dụng, ngân hàng
đánh bại giặc đói, giặc nghèo để phát triển kinh tế.
Mặc dù có vai trò to lớn đối với Nhà nước, song các HTX nông nghiệp không phải
là công cụ của Nhà nước và lại càng không có nhiệm vụ công ích. Nó đơn thuần chỉ là
một tổ chức kinh tế tự trợ giúp của các thành viên, là công cụ và phương tiện của các
thành viên và hoạt động chỉ vì lợi ích của các thành viên. Tuy nhiên, trong quá trình theo
đuổi tạo ra lợi ích cho các thành viên thì nó cũng đã vô hình trung trực tiếp hay gián tiếp
tạo ra cả những lợi ích xã hội khác kèm theo mà Nhà nước rất mong muốn nhưng đó chỉ
là những lợi ích hệ quả. Xét về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn, việc tạo ra các lợi ích xã
hội này không phải và cũng không thể là nhiệm vụ của các HTX nông nghiệp. Việc lạm
dụng các HTX nông nghiệp để bắt chúng thực hiện các mục tiêu xã hội hay của Nhà nước
là không hợp lệ. Điều này sẽ dẫn tới việc bóp méo hoạt động của các HTX nông nghiệp,
ảnh hưởng tới lợi ích của các thành viên khiến cho HTX nông nghiệp bị què quặt không
phát triển bền vững được theo đúng khả năng vốn có của nó. Đối với Nhà nước, HTX
nông nghiệp là chỉ một tổ chức kinh tế dân chủ của người dân, một phương tiện để phát
huy nội lực tiềm năng trong nhân dân của các thành viên góp phần phục vụ cho phát triển
5
kinh tế, đặc biệt ở các vùng mà Nhà nước chưa có điều kiện hay khả năng để vươn tới
một cách đầy đủ trọn vẹn để hỗ trợ phát triển. Nó bổ sung rất tốt cho những nỗ lực phát
triển kinh tế của Nhà nước ở các vùng, đặc biệt các vùng nông nghiệp, nông thôn với điều
kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn và nhu cầu về vốn để đầu tư, phát triển sản xuất
cao.
II. 45)*6#/78-#9:#
 Một số khái niệm
* Khái niệm v hp tác
Hợp tác là sự kết hợp sức mạnh của các cá nhân hoặc các đơn vị để tạo nên sức
mạnh lớn hơn, nhằm thực hiện những công việc mà mỗi cá nhân,mỗi đơn vị hoạt động
riêng rẽ sẽ gặp khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được, hoặc thực hiện kém hiệu

quả.
Trong cuộc sống, có nhiều lĩnh vực cần có sự hợp tác như sự hợp tác trong trong lao
động sản xuất, kinh doanh; hợp tác trong nghiên cứu khoa học; hợp tác trong quân sự, văn
hóa, thể thao, đời sống Tuy nhiên, hợp tác trong lao đọng sản xuất là phổ biến nhất.
Mặc dù có nhiều lĩnh vực hợp tác nhưng trong phạm vi môn học này, chúng ta chỉ
tập trung nghiên cứu về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.
Hợp tác trong nông nghiệp cũng đa dạng, phong phú bởi nông nghiệp luôn diễn ra
trong nông thôn và trong nông thôn lại có nhiều ngành, nhiều lĩnh vực luôn tồn tại. Chúng
ta không nghiên cứu sự hợp tác riêng rẽ của riêng lĩnh vực nông nghiệp mà nghiên cứu sự
hợp tác cả trong nông thôn, cụ thể hơn, cũng có thể coi là sự hợp tác giữa các ngành, các
vùng trong nông thôn, trong đó sản xuất nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo.
Sự hợp tác có thể tiến hành từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều, từ hẹp sang rộng, từ
thấp đến cao Tuy nhiên, trong xã hội luôn tồn tại các lĩnh vực hợp tác khác nhau, trình
6
độ hợp tác khác nhau. Khi nhu cầu hợp tác ngày càng cao thì mối quan hệ hợp tác ngày
càng chặt chẽ và mở rộng.
Ngày nay, trong xu thế mới của nền kinh tế toàn cầu, sự hợp tác đã không còn bó
hẹp trong phạm vi của từng quốc gia, từng khu vực mà đã là sự hợp tác toàn thế giới. Nội
dung của sự hợp tác cũng đa dạng, không chỉ là sự hợp tác trong từng lĩnh vực riêng rẽ,
trong một vài vùng nhỏ lw mà sự hợp tác diễn ra trong nhiều lĩnh vực trong nhiều quốc
gia.
* Hp tác xã
– Khái niệm: Hợp tác xã là một tổ chức kinh doanh thuộc sở hữu và điều hành bởi
một nhóm các cá nhân cho lợi ích lẫn nhau của họ. Hợp tác xã được xác định bởi tuyên bố
về việc xác định hợp tác xã của Liên minh quốc tế hợp tác xã “một hiệp hợp tự trị của
những người đoàn kết tự nguyện để đáp ứng nhu cầu chung của kinh tế, xã hội và văn hóa
và nguyện vọng thông qua các doanh nghiệp đồng sở hữu và kiểm soát dân chủ “. Hợp tác
xã cũng có thể được định nghĩa là một doanh nghiệp thuộc sở hữu và kiểm soát đều cho
các người sử dụng dịch vụ của mình hoặc những người làm việc ở đó. Khía cạnh khác
nhau liên quan đến doanh nghiệp hợp tác xã là trọng tâm của nghiên cứu trong lĩnh vực

kinh tế hợp tác xã.
; 8<=>#?(
Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, để phân loại HTX, thường căn cứ vào chức
năng hoạt động, tính chất trình độ xã hội hóa, quy mô và đặc điểm hình thành HTX:
– HTX dịch vụ: bao gồm ba loại HTX dịch vụ từng khâu. HTX dịch vụ tổng hợp đa
chức năng và HTX dịch vụ đơn mục đích (HTX chuyên ngành)
 (HTX dịch vụ chuyên khâu) có nội dung hoạt động tập
trung ở từng lĩnh vực trong quá trình tái sản xuất hoặc từng khâu công việc trong quá
trình sản xuất và phục vụ cho sản xuất. VD: HTX tín dụng, HTX mua bán, HTX dịch vụ
đầu vào, HTX dịch vụ đầu ra, HTX chuyên dịch vụ về tưới tiêu
7
 Tùy thuộc đặc điểm, điều kiện, trình độ sản
xuất và tập quán ở từng vùng mà nhu cầu của từng hộ nông dân đối với từng loại hình
dịch vụ có khác nhau, ở những vùng đồng bằng trông lúa nước HTX có thể thực hiện các
khâu dịch vụ sau: Xây dựng, điều hành, kế hoạch, bố trí cơ cấu mùa vụ, lịch thời vụ sản
xuất, cung ứng vật tư, tưới tiêu theo quy trình kỹ thuật thâm canh, phòng trừ sâu bệnh,
bảo vệ sản phẩm ngoài đồng để tránh hao hụt. Với những vùng có mức bình quân ruộng
đất và mức độ cơ giới hóa cao, nông hộ cần thêm khâu dịch vụ làm đất, thu hoạch sửa
chữa cơ khí, vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ.
 !”# HTX này được hình thành từ nhu cầu của
các hộ thành viên cùng sản xuất kinh doanh một loại hàng hóa tập trung, hoặc cùng làm
một nghề giống nhau, HTX thực hiện các khâu dịch vụ của kinh tế hộ như chọn giống,
cung ứng vật tư, trao đổi hướng dẫn kỹ thuật, dịch vụ, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm,
đại diện các hộ thành viên quan hệ với cơ sở chế biến nông sản.
– $%&’(:HTX loại này có đặc điểm, nội dung hoạt động sản
xuất chủ yếu, dịch vụ là kết hợp mô hình HTX loại này phù hợp trong các ngành tiểu thủ
công nghiệp, xây dựng nghề đánh cá, làm muối (trừ các ngành trồng trọt và chăn nuôi).
– $%&’)*+,-*#).
Đặc điểm cơ bản của mô hình HTX loại này là:
+ Cơ cấu tổ chức nội dung hoạt động, bộ máy quản lý và chế độ hạch toán, kiểm kê,

kiểm soát, phân phối theo nguyên tắc của HTX kiểu mới và tương tự một “doanh nghiệp”
tập thể.
+ Sở hữu tài sản trong HTX gồm 2 phần: sở hữu tập thể và sở hữu cổ phần. Xã viên
HTX tham gia hoạt động trong HTX được hưởng theo nguyên tắc phân phối theo lao
động và hưởng lãi cổ phần (ngoài phúc lợi tập thể của HTX).
8
+ HTX hoạt động sản xuất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận nhằm phát triển kinh tế
HTX và đem lại lợi ích cho xã viên.
+ HTX loại này thích hợp với lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, khai thác,
sản xuất vật liệu xây dựng, nuôi trồng thủy sản, nghề làm muối, đánh cá.
Ở các địa phương, mô hình HTX kiểu này thường gặp trên địa bàn thị trấn, thị xã,
các vùng ven sông, ven biển, những nơi phù hợp với nghề khai thác tài nguyên và ở nhiều
nơi khác thì có đủ điều kiện cần thiết.
* Khái niệm v kinh t hơp tác
/)(-0#,12340))(*- 01)5)0″$6
0)”(6!.789:)0*,;7-<;9=))4>;(
$17-#)”;-?@@6).5).A%-’4
2*$%&’B)*#:)$C
Có nhiều tổ chức kinh tế hợp tác khác nhau ở những lĩnh vực hợp tác khác nhau với
những nội dung khác nhau, thành phần khác nhau và hình thức khác nhau. Trong phạm vi
nghiên cứu của môn học, chúng ta chỉ nghiên cứu về kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông
nghiệp.
* Khái niệm v kinh t hp tác trong nông nghiệp
D#123)(5)0″0))(*- )8-)(2*
-#;-3;-#E)(2*<).@3)(#
$%&’)*2*<).,-5).A%
Cần chú ý rằng kinh tế hợp tác trong nông nghiệp bao hàm kinh tế hợp tác của nông
dân, của những người làm nông nghiệp, của các cùng và của các thành phần khác trong và
ngoài nông nghiệp.
FLực lưng sản xuất và quan hệ sản xuất.

9
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp người lao động và tư liệu sản xuất, trong đó “lực
lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”. Chính
người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức mạnh và kỹ năng lao
động của mình, sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao động, tác động vào đối
tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất.
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất
và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ về sở hữu đối với tư liệu
sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ trong phân phối sản phẩm
sản xuất ra.
FPhân biệt 1 số khái niệm
+ Giữa hợp tác và hợp tác xã.
   !”
,5@AB5CD=# của các cá nhân
hoặc các đơn vị để tạo nên sức mạnh lớn
hơn.
VD: Hợp tác trong lĩnh vực kinh tế giữa 2
nước Việt Nam và Hàn Quốc.
,D4ECA#F<# thuộc sở hữu
và điều hành bởi một nhóm các cá nhân
cho lợi ích lẫn nhau của họ.
VD: Hợp tác xã Thỏ Việt ở thành phố
HCM.
+ Giữa kinh tế hợp tác và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp
G#B  G#B <#%#$#%#%&
Là một phạm trù về lợi ích kinh tế do
hợp tác mang lại
Là phạm trù kinh tế nói lên lợi ích kinh tế
+ Giữa hợp tác và kinh tế hợp tác
  G#B 

Là sự kết hợp sức mạnh của các cá
nhân hoặc các đơn vị để tạo nên sức
Là một phạm trù về lợi ích kinh tế do
hợp tác mang lại
10
mạnh lớn hơn
G 45)>#C HB:<#%#$#%#%&(
Có nhiều góc độ để xem xét các hình thức kinh tế hợp tác, tùy theo quan hệ các chủ
thể hợp tác, tính phức tạp của sự hợp tác hay phương thức hợp tác mà ta có thể có các tên
gọi của các hình thức hợp tác khác nhau.
2.2.1 Xét theo mức độ tin hành hp tác
a, Hp tác giản đơn
Hình thức này xuất hiện khi sản xuất hàng hóa chưa phát triển, lực lượng sản xuất
còn thô sơ, sản xuất chủ yếu tự cung tự cấp.
H)@: hình thức này có ưu điểm là linh hoạt, phong phú, có thể tổ chức ở mọi
nơi. Hình thức này có tính tương trợ và giúp đỡ nhau cao (chủ yếu xây dựng dựa trên
quan hệ tình cảm)
I9)@ Không ổn định, không có tư cách pháp nhân, không có bộ máy quản lí,
không có điều lệ hoạt động.
Hình thức hợp tác giản đơn thể hiện ở 2 dạng sau:
J1;,)4).
- Là tổ chức hình thành trên cơ sở tự nguyện của các chủ thể kinh tế độc lập có hình
thức hoạt động kinh doanh giống nhau. Mục đích của tổ, hội nghề nghiệp nhằm cộng tác,
trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản
phẩm vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mỗi thành viên tham gia. Hiện nay, nông
nghiệp, nông thôn nước ta đang tồn tại các loại tổ, hội nghề nghiệp như: tổ nuôi ong, tổ
làm vườn, tổ nuôi cá, tổ nuôi tôm, tổ trồng rừng
– Tổ, hội hoạt động không có điều lệ, không có tư cách pháp nhân. Quan hệ giữa
các thành viên chủ yếu được xây dựng trên cơ sở quan hệ tình cảm, tập quán, cộng đồng,
11

không mang tính pháp lý. Do đó, hình thức này rất linh hoạt, dễ thành lập cũng như giải
thể. Tuy nhiên, do không có tư cách pháp nhân nên nếu thành viên nào đó không giữ chữ
„tín“ thì tổ, hội cũng khó có căn cứ để xử lí.
– Tổ, hội không có sự trợ giúp tài chính nào của Nhà nước. Quỹ cho tổ, hội hoạt
động là do các thành viên đóng góp trên cơ sở tự thỏa thuận, quy mô tự định, thường từ 5-
10 người, có tổ lên tới 30 người. Hiện nay, hình thức này đang phát triển và có tác dụng
tốt trong nông nghiệp, nông thôn vì nó có tác dụng rất rõ rệt nhằm giúp nhau trong sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo sự ổn định giá cả trên thị trường.
J1G;5-
Là loại hình kinh tế hợp tác giản đơn do các chủ thể kinh tế độc lập tự nguyện thành
lập, xuất phát từ nhu cầu của các thành viên, nó hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện gia
nhập, ra khỏi, quản lý dân chủ, cùng có lợi.
Ở loại hình kinh tế hợp tác này, đặc trưng rất quan trọng là quan hệ hợp tác không
mang tính ổn định thường xuyên, không mang tính pháp lý, không xây dựng quy chế hoạt
động thành văn bản, không có tư cách pháp nhân. Quan hệ hợp tác được xây dựng trên
quan hệ tình cảm, cộng đồng và thường chỉ hợp tác khi có nhu cầu nên nó mang tính thời
vụ. Do đó, khi có sự tranh chấp, bất tín xảy ra, các cơ quan có thẩm quyền khó có căn cứ
pháp lí để bảo vệ quyền lợi cho nó. Tuy vậy, hình thức hợp tác này vẫn phát huy tác dụng
tốt trong nhiều lĩnh vực, ở mọi điều kiện đặc biệt là ở những nơi sản xuất nông nghiệp
còn mang tính tự cấp tự túc. Hiện nay hình thức hợp tác này cũng đang phát triển và có
tác dụng tốt.
Hình thức này có thể là „“ tức là các chủ thể có thể có mục đích hoạt
động kinh doanh giống nhau nhưng cũng có thể là „“ tức là các chủ thể có
nhiều mục đích hoạt động kinh doanh khác nhau nhưng hợp tác với nhau.
Ví dụ tổ nuôi ba ba, tổ nuôi rắn, tổ trồng chè là tổ „“
12
Ví dụ: trồng trọt kết hợp với chăn nuôi, chế biến, dịch vụ là tổ „K
b, Hp tác phức tạp
Là hình thức tổ chức do các ngành, các thành phần kinh tế (các chủ thể kinh tế) cùng
góp vốn, sức lao động để sản xuất kinh doanh. Hình thức này được thể hiện như các Hợp

tác xã, các NTQD, các trạm, trại, các tập đoàn sản xuất, các Xí nghiệp liên hiệp hoặc Liên
hiệp xí nghiệp với sự hợp tác đa ngành, đa thành phần kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta cũng
cần hiểu rõ hơn, đó là ngay trong các tổ chức hợp tác phức tạp này vẫn chứa đựng sự hợp
tác giản đơn vì những lí do tất yếu của sự hợp tác.
Hình thức này được tổ chức có bộ máy quản lí để điều hành công việc chung, có
vốn, quỹ chung để hoạt động. Vốn này ban đầu là do các thành viên góp theo quy định
khi vào hợp tác, sau đó tăng dần theo khả năng tích lũy. Những tổ chức kinh tế hợp tác
này có tư cách pháp nhân, do đó, Nhà nước có vai trò, trách nhiệm bảo vệ chúng.
Tuy nhiên, hình thức này lại rất kém linh hoạt cả trong quản lí và trong tổ chức điều
hành. Để được thành lập, cần có những điều kiện nhất định (với mỗi tổ chức có quy định
riêng), và do đó nó cần có thời gian nhất định.
2.2.2. Xét theo cách thức hp tác
a, Hp tác theo ngành:
Đây là sự hợp tác theo chiều dọc của sản phẩm, tức là sự hợp tác giữa các chủ thể từ
khi sản xuất cho đến khi tiêu thụ sản phẩm. Các chủ thể sản xuất hợp tác với các chủ thể
chế biến hay dịch vụ để chế biến sản phẩm hay dịch vụ để tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ như
sự hợp tác giữa xã viên trồng mía với cơ sở chế biến đường của Công ty mía đường Lam
sơn, sự hợp tác giữa công nhân trồng chè với các Công ty chè
Sự hợp tác này có ý nghĩa rất lớn đối với nông dân. Tuy nhiên, do có nhiều khó
khăn và do trình độ dân trí còn thấp nên nhiều khi bà con nông dân đã vi phạm những
nguyên tắc của hợp tác, vì vậy đã làm cho các chủ thể chế biến hay tiêu thụ gặp rất nhiều
13
khó khăn nên hình thức hợp tác này chưa phát triển rộng khắp. Ví dụ như khi giá mía
ngoài thị trường cao hơn giá mía đã được bà con kí với Công ty mía đường thì bà con đã
tự phá vỡ hợp đồng với Công ty để bán ngoài kiếm lợi làm ảnh hưởng lớn đến Công ty.
b, Hp tác theo vùng:
Đây là sự hợp tác theo chiều ngang của sản phẩm. Sự hợp tác này có thể diễn ra giữa
huyện này với huyện khác, vùng này với vùng khác hay giữa hợp tác xã này với hợp tác
xã khác. Sự hợp tác này có thể chỉ để sản xuất một loại sản phẩm nhưng cũng có thể để
sản xuất nhiều loại sản phẩm.

c, Hp tác giữa các thành phần kinh t :
Hiện nay, chúng ta có 6 thành phần kinh tế, mỗi thành phần kinh tế đều có được sức
mạnh riêng. Việc hợp tác giữa các thành phần kinh tế sẽ khai thác được thế mạnh tổng
hợp cho tổ chức kinh tế hợp tác.
Ở một số địa phương, hình thức này đã được chú ý khai thác vì nông dân đã thấy
được thế mạnh của nó: các hợp tác xã hợp tác với các nông trường, trạm trại để giải
quyết khó khăn về hạt giống hay khoa học kỹ thuật cho các hộ nông dân. Ví dụ ở Thanh
hóa có sự hợp tác giữa Công ty mía đường Lam Sơn (đây là thành phần kinh tế nhà nước)
với các hợp tác xã (đây là thành phần kinh tế tập thể) xung quanh khu vực của Công ty
với các hộ xã viên (cả các hộ tư nhân và các hộ là xã viên hợp tác xã).
Mối quan hệ hợp tác giữa các thành phần kinh tế cũng được thể hiện thông qua sự
liên kết 4 nhà: nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp.
Nhìn chung, hình thức hợp tác này tạo được nhiều sức mạnh kinh tế nhưng vì trình
độ dân trí còn thấp nên không phát huy được thế mạnh của nó. Các tổ chức thuộc thành
phần kinh tế Nhà nước còn ngại hợp tác với các thành phần kinh tế tập thể hoặc tư nhân
vì các thành phần kinh tế này rất dễ bị thị trường lung lạc, dễ phá vỡ hợp đồng mà xử lí
họ theo pháp luật cũng không hề dễ dàng. Như vậy, nhiều khi các chủ thể thuộc thành
14
phần kinh tế Nhà nước lại chịu nhiều thiệt thòi nhất sau khi mang lại lợi ích cho các thành
phần kinh tế khác.
2.2.3. Xét theo chủ thể tham gia hp tác.
Chúng ta xem xét xem sau khi hợp tác các chủ thể có sự thay đổi nào về tổ chức, về
hoạt động sản xuất kinh doanh Nó bao gồm L-#E)(, D)”($%&’;
D)”*$%&’# D)”).5$%&’Ta sẽ xét các hình thức này trong chương
sau.
Các hình thức hợp tác không thuần túy ở một hình thức mà đan xen nhiều hình thức
đó là hình thức hợp tác hỗn hợp.
2.2.4. Mức độ và hiệu quả của các hình thức hiệp tác.
Mức độ hiệp tác phát triển từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ đơn
giản đến phức tạp. Ví dụ như hợp tác của nông dân trong phong trào hợp tác hóa, tư sản

xuất tự cung, tự cấp đến sản xuất hàng hóa mang tính hội nhập toàn cầu.
Mức độ hợp tác càng cao, quy mô càng lớn, càng phức tạp đòi hỏi trình độ hợp tác
cao nhưng ngày càng có hiệu quả. Điều này được chứng minh bằng các hoạt động kinh
tế, xã hội, khi đất nước phát triển theo cơ chế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế.
Như vậy, sự phát triển mức độ và hiệu quả hợp tác phụ thuộc vào sự tiến bộ và phát
triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ thấp thì quy mô và
hiệu quả hợp tác thấp, lực lượng sản xuất càng phát triển thì trình độ hợp tác và hiệu quả
hợp tác ngày càng cao. Vì vậy, có thể nói mức độ hợp tác và hiệu quả của hợp tác là biểu
hiện của quan hệ sản xuất nó phù hợp và thích ứng với sự phát triển của lực lượng sản
xuất, hoàn toàn phù hợp về quy luật quan hệ sản xuất thích ứng với sự phát triển của lực
lượng sản xuất.
Thước đo đánh giá mức độ và hiệu quả của hợp tác được biểu hiện bằng các chỉ tiêu:
15
– Mức độ hợp tác thể hiện quy mô và phức tạp, thể hiện về mặt lượng của hợp tác, vì
vậy có thể sử dụng các chỉ tiêu về số lượng như số người, số hộ, số đơn vị hợp tác. Ví dụ
HTX nông nghiệp có quy mô thôn hay quy mô xã, số xã viên của HTX, số vốn của
HTX
– Hiệu quả của hợp tác đánh giá chất lượng của sự hợp tác như: thunhập (GDP) của
tổ chức của đất nước, các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đời sống, mức tăng trưởng,
(@=#% I# !”J#1+&##H
1. K: ># I#(
L/<=#1+/ED+(
F:)>)@&!6+)4MN OPPBOPQR
– Mục tiêu của cách mạng dân chủ của nước ta là giải phóng dân tộc và cải cách ruộng đất
cho người nghèo.
– Trong giai đoạn này đã xây dựng được 45 HTX và hơn 100000 tổ đối công.
– Tuy số lượng HTX còn ít, trình độ thấp, song có tác động tích cực đến sản xuất và xây
dựng nông thôn.
F:)>&!6<<M?' OPSBOTUR
– Miền bắc đã có 40422 HTX nông nghiệp, thu hút 2,4 triệu hộ nông dân chiếm 85,8 %

tổng số hộ với 76%diện tích ruông đất về cơ bản miền Bắc đã hoàn thành xây dựng HTX
bậc thấp.
– Có 4346 HTX bậc cao và xuất hiện một số HTX có quy mô toàn xã.
F:)>M?* OTUBOTPR
– Có 17562 HTX bậc cao, thu hút 90,3% số hộ nông dan miền Bắc tham gia HTX trong đó
có 80% số hộ tham gia HTX bậc cao. Tuy nhiên trong thời kì này, phong trào HTX bộc lọ
nhiều khuyết tật. Số HTX yếu kém nhiều, hiệu quả hoạt đọng thấp, chưa đạt được mục
tiêu hợp tác hóa đề ra, chưa xác định được niềm tin vững chắc đối với nông dân.
– Mục tiêu hợp tác hóa là:
+ Xây dưng quan hệ sản xuất mới trong nông thôn
+ Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho nông nghiệp
F:)>)(7C#-2)@+)4VN OTTBOQPR
16
– Đẩy mạnh cuộc vận động cải tiến quản lí, cải tiến kĩ thuật và tiến hành cuộc vận động dân
chủ, phấn đấu đưa nông nghiệp miền Bắc tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
– Có 97% số hộ nông dân vào HTX trong đó 88% tham gia HTX bậc cao
– Quy mô hợp tác xã không ngừng mở rộng nhưng xuất hiện nhiều tồn tại:
+ Diện tích gieo trồng của các HTX trong giai đoạn 1966-1975 giảm 3,6% so với
giai đoạn 1961-1965.
+ cán bộ xã viên có thu nhập từ HTX ngày càng thấp, lương thực bình quân theo đầu
người giảm từ 304kg thời kì 1961-1965 xuống còn 258,8kg thời kì 1966-1975.
+ Tệ nạn tham ô, lãng phí và hiện tượng thất thoát, hư hao tiền của
F:)>+2,-52″1)%9= OQTBOSTR
– Ở miền Bắc: HTX nông nghiệp tiếp tục mở rộng quy mô tổ chức lại theo hướng tập trung,
chuyên môn hóa, cơ giới hóa.
– Ở miền Nam: phát triển hợp tác hóa nông nghiệp đã được đẩy nhanh.
– Đánh giá chung hợp tác hóa cả nước:
+ Cuối thập kỉ 70 và đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX phát triển hợp tác hóa nông
nghiệp lâm vào tình trạng bế tắc, những khuyết điểm yếu kém của mô hình hợp tác kiểu
cũ ngày càng bộc lộ rõ, tác đông tiêu cực về tâm lí và xã hội trong nông thôn, người lao

động không gắn bó với ruộng đất.
+ Sản xuất nông nghiệp dậm chân tại chỗ. Số lượng lương thực từ 1976-1981 không
vượt quá con số 15 triệu tấn mỗi năm.
+ Để tháo gỡ khó khăn, 1 số địa phương đã đi tìm mô hình mới về HTX nông
nghiệp theo phương thức khoán sản phẩm đến người lao động.
+ Tháng 1-1981,ban bí thư đẫ ban hành chỉ thị 100 CT-TW về cải thiện công tác
khoán và mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong HTX
nông nghiệp và đã thu được kết quả rất lớn trong sản xuất nông nghiệp.
+ tuy nhiên mô hình HTX vẫn dựa trên sở hữu tập thể, quản lí tập trung, phân phối
thống nhất theo chế độ cộng điểm.
ML/<=#N/ED+/O##HP'QRS/B##HT
F:)>6).)=)()50?-&W OSQBOOTR
Cải biến thực sự tính chất va phương cách tổ chức quản lí HTX NN ở nước ta:
– Hộ gia đình xã viên được xác định là đơn vị kinh tế tự chủ, kinh tế hộ được quyền chủ
động sản xuất kinh doanh
17
– HTX chỉ thực hiện những khâu mà kinh tế hộ làm không hiệu quả hoặc không làm được
– Do không thích ứng với cơ chế mới và do công tác quản lí nhà nước đối với HTX không
theo kịp tình hình nên vào những năm đầu của thập kỉ 90 thế kỉ trước, hầu hết các HTX
và tập đoàn sản xuất nông nghiệp bị giải thể hàng loạt hoặc chỉ tồn tại về mặt hình thức,
chỉ có khoảng 15% số HTX đã chuyển đổi hoạt động thích ứng với điều kiện mới bảo
đảm phục vụ và thúc đẩy kinh tế phát triển sản xuất.
– Thời điểm cao nhất của phát triển hợp tác hóa nông nghiệp, cả nước có 17022 HTXNN và
36352 tập đoàn sản xuất nông nghiệp thì đến tháng 12-1996, cả nước chỉ còn 13763
HTXNN và 1892 tập đoàn sản xuất nông nghiệp.
F:)>)50?(! OOQ(!R
– Tính đến ngày 30-6-2010, cả nước có 8918 HTXNN, bình quân 1 HTX có 795 xã viên.
– Hiện nay, các HTXNN chủ yếu tập trung làm dịch vụ hỗ trợ cho hộ xã viên. ở các mức độ
khác nhau, HTXNN đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn các hộ xã
viên ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo

hướng sản xuất hàng hóa có hiệu quả kinh tế cao góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn
+ Nhiều HTX đã thể hiện được các nguyên tắc cơ bản trong xây dựng và phát triển
HTX, tính giảm được bộ máy quản lí, phát huy được vai trò tự chủ dân chủ nội bộ, xây
dựng địa vị chính đáng về quyền và nghĩa vụ của xã viên HTX thích ứng dần với cơ chế
thị trường.
+ Quá trình chuyển đổi và phát triển HTXNN còn chậm, chưa tương xứng với yêu
cầu phát triển của sức sản xuất. HTXNN còn nhỏ bé chưa đáp ứng kịp sự phát triển kinh
tế hàng hóa của kinh tế hộ ở nhiều vùng. Một số HTX chuyển đổi và thành lập mới còn
mang tính hình thức, chưa chuyển biến về nội dung, chưa tổ chức được các hoạt động
dịch vụ hỗ trợ hộ xã viên phát triển kinh tế cải thiện đời sống.
2. @=#%?
Thực trạng chung của các HTX là, mức vốn hoạt động còn nhỏ, đặc biệt là các HTX
trong nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương mại. Tỷ lệ vốn cố định ở các HTX rất
cao, từ trên 70% đến 95%. Tình trạng này làm cho HTX thường không đủ vốn lưu động
để hoạt động, do đó cũng không phát huy được vốn cố định, trong khi vay ngân hàng thì
gặp nhiều khó khăn về tài sản thế chấp. Ngược lại, trong lĩnh vực tín dụng thì tỷ trọng vốn
18
cố định rất thấp (chưa đạt 5%), dẫn đến tình trạng chung ở các quỹ tín dụng là cơ sở làm
việc rất nghèo nàn, không bảo đảm an toàn cho việc mở rộng hoạt động huy động và cho
vay. Tỷ lệ HTX có quan hệ tín dụng với ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác chỉ bằng
11,3% số HTX được thống kê, điều đó cho thấy các HTX chưa phát triển các quan hệ tín
dụng với ngân hàng để có thêm vốn phát triển các dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh
doanh của xã viên.
– Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với quá trình sản xuất nông nghiệp của các
HTX. Nhưng khó khăn lớn hiện nay là diện tích đất nông nghiệp đang mất vào các khu
công nghiệp, khu đô thị và giao thông với tốc độ quá nhanh. Đất trồng lúa nước năm 2005
đã giảm trên 302 ngàn héc-ta so với năm 2000. Theo số liệu thống kê, trong 5 năm qua cả
nước đã có khoảng 13% số hộ nông dân bị mất đất, mà lý do chính là bị thu hồi do quá
trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Trong khi đó, nhiều hộ khác tuy đã năng động

chuyển đổi ngành nghề, nhưng vẫn không đủ “can đảm” (tính chắc chắn của nghề mới
chưa bảo đảm cho các hộ chuyển nghề yên tâm) để nhượng ruộng cho người khác canh
tác hay thuê người làm. Phần lớn là giữ đất hay có chăng cũng là cho con cháu làm để vừa
đủ mức nộp thuế sử dụng đất. Bởi vậy, tốc độ tích tụ, hoặc dồn điền, đổi thửa diễn ra quá
chậm so với nhu cầu phát triển sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, tình trạng lãng phí sử
dụng đất diễn ra khá phổ biến. Tại Nam Định, có địa phương người nông dân muốn trả
ruộng thì chính quyền xã không nhận, vì thời hạn giao đất vẫn còn hiệu lực, nếu nhận thì
xã không thu được lệ phí. Trong khi đó người dân nơi khác đến canh tác thì khó khăn do
chính sách cư trú Tại huyện Từ Sơn, Bắc Ninh có 10.600 hộ nông dân mất đất, làm cho
21.000 lao động không có việc làm, nhưng diện tích thu hồi lại bỏ hoang, chờ dự án, hoặc
chỉ sử dụng khoảng 30%
Quan điểm chung của nhiều nhà hoạch định chính sách ở nước ta hiện nay là làm
sao sớm “thoát” khỏi nông nghiệp. Đây là cách hiểu rất thiển cận, thiếu tính bền vững, đối
với một nước phải bảo đảm có nguồn lương thực ổn định cho gần 90 triệu dân trong một
vài năm tới như nước ta.
19
– Lề lối làm ăn còn nặng về sản xuất nhỏ, manh mún, chưa thích ứng với kinh tế thị
trường. Chữ tín trong làm ăn là rất quan trọng, thế nhưng một số địa phương nông dân sẵn
sàng “phá hợp đồng” để được lợi trước mắt do giá thị trường đột ngột lên cao so với hợp
đồng, như trong hợp đồng bán hoa hồi cho đối tác Bắc Âu tại Lạng Sơn. Còn chuyện giá
cả lên xuống thất thường là quy luật “cung – cầu” của thị trường. Đối với sản xuất nông
nghiệp, tính chất mùa vụ và sự lệ thuộc vào đất đai, tiểu khí hậu rất chặt chẽ, nên khó có
thể thành công nếu cứ chạy theo sự “lên – xuống” của thị trường. Thế mà, một số nông
dân ở huyện Đông Triều, Quảng Ninh, khi giá vải xuống, thì chặt vải trồng cây sưa (cây
lấy gỗ phải mất 50 năm mới cho thu hoạch, mà giá lúc đó chưa ai có thể nói rõ là sẽ như
thế nào). ở một số địa phương phía Nam cũng vậy, thấy giá một số cây trồng khác đang
“sốt”, thì vội chặt cây điều đang kỳ cho thu hoạch Trong khi đó, các ngành chức năng
thiếu sự tuyên truyền, giải thích hữu hiệu để có định hướng sản xuất đúng và hơn nữa có
quy hoạch cây, con một cách khoa học, ổn định lâu dài. Chẳng hạn, nhiều địa phương đã
khá thành công trong việc tìm kiếm thị trường “cần những cái mình có”, như chè Nghệ

An vào thị trường Trung Đông, gạo, hạt tiêu, cà phê xuất khẩu ra thế giới.
Hơn nữa, cũng phải tính toán đến cả tình huống mới, khi đang có nhiều cảnh báo
trên thế giới đã nói về một cuộc khủng hoảng mới về lương thực đang xuất hiện và sẽ trở
nên nghiêm trọng hơn bất kỳ cuộc khủng hoảng lương thực trước đây thế giới từng chứng
kiến. Theo ông Đô-nan Cốc (Donald Coxe), thách thức lớn nhất đối với thế giới không
phải là 100 USD/thùng dầu, mà thế giới phải có đủ lương thực cho các tầng lớp trung lưu
mới và vì vậy đòi hỏi phải tăng sản lượng lương thực. Chỉ riêng giá lúa mì đã tăng 92%
trong năm 2007, và ngày 3-1-2008, giá đóng cửa giao dịch là 9,45 USD cho 8 ga-lông tại
sàn buôn bán Chi-ca-gô. Theo nhiều dự báo, trong những tháng tới của năm 2008, giá
lương thực vẫn tiếp tục tăng.
Những nước xuất khẩu lương thực trước đây như Nga và Ấn Độ hiện nay đang
ngừng xuất khẩu lương thực. Khu vực Trung – Tây của nước Mỹ cung cấp 54% sản lượng
ngô của thế giới, nhưng gần đây số lượng lương thực được tích trữ của Mỹ cho những vụ
20
tiếp theo đã tụt xuống mức thấp kỷ lục. Do vậy, những nước dư thừa lương thực sẽ có một
lợi thế lớn.
Nếu không đánh giá đúng lợi thế này, không khéo chúng ta đang đánh mất những lợi
thế đã có để chạy theo những “lợi thế ảo” mà thế giới đang mạnh hơn ta rất nhiều lần.
Trong khi đó, muốn làm cho nền nông nghiệp nước nhà phát triển và hội nhập thành công
trên đà của những thành tựu đã đạt được trong hơn 20 năm đổi mới đã qua, không có cách
nào khác là phải có thêm những chính sách có tính chất đột phá để tạo động lực mới, thật
sự mạnh mẽ cho kinh tế hộ phát triển. Đất nước đang cần có nhiều hộ nông dân làm ăn
mang tính chuyên nghiệp hơn, bởi vậy kinh tế hộ đang cần có sự hỗ trợ, hợp lực mang
tính cộng đồng chặt chẽ hơn mới hy vọng có được sức mạnh trong cạnh tranh khốc liệt
của thương trường trước xu thếhội nhập ngày một sâu hơn của nền kinh tế quốc dân.
III. C#%D# 8,6HB:
Ngày nay, hợp tác không chỉ là nhu cầu tăng thêm sức lực hoặc trí lực để hoàn thành
những mục tiêu chung, mà quan trọng hơn do mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đang ngày
càng phụ thuộc vào nhau hơn bao giờ hết, vì vậy nhu cầu hợp tác đã trở nên bức thiết với
mọi cá nhân và cộng đồng. Cự tuyệt hợp tác hoặc thiếu khả năng hợp tác đồng nghĩa với

trì trệ và kém phát triển. Cuộc sống mới đòi hỏi phải nhận thức lại vai trò và khả năng
hợp tác như là một giải pháp chủ yếu để nhân loại chung sống và phát triển.
Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp là một nhu cầu khách quan. Đó là con đường
phát triển tất yếu của kinh tế hộ nông dân. Bởi lẽ, do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp,
cây trồng, vật nuôi đều là những cơ thể sống, chịu ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh
như thời tiết, khí hậu và các sinh vật khác. Cùng với các điều kiện thuận lợi, sản xuất
nông nghiệp gặp không ít khó khăn, trở ngại do tác động của thời tiết, khí hậu và các yếu
tố sâu bệnh, thú dữ phá hoại v.v…
Từ thời xa xưa, các hộ nông dân đã có nhu cầu hợp tác với nhau để hỗ trợ, giúp nhau
vượt qua khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất.
21
Khi nền sản xuất còn mang nặng tính tự cung tự cấp thì quá trình hợp tác mang tính
chất hợp tác lao động theo mùa vụ, đổi công, cùng làm giúp nhau v.v nhằm đáp ứng yêu
cầu thời vụ, hoặc tăng thêm sức mạnh để giải quyết những công việc mà từng hộ gia đình
không có khả năng thực hiện, hoặc làm riêng rẽ không có hiệu quả như phòng chống thiên
tai, thú dữ, sâu bệnh, đào kênh dẫn nước, v.v
Quá trình hợp tác này còn mang đặc điểm tình cảm, tâm lý truyền thống cộng đồng
đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn trong sản xuất và đời sống.
Đặc điểm cơ bản của hợp tác kiểu này là hợp tác theo vụ, việc hợp tác ngẫu nhiên,
không thường xuyên, chưa tính đến giá trị ngày công. Đây là các hình thức hợp tác xuất
hiện từ trước chủ nghĩa tư bản.
Khi nền nông nghiệp hàng hoá phát triển, nhu cầu dịch vụ cho quá trình tát sản xuất
ngày càng tăng cả về qui mô và chất lượng dịch vụ, như dịch vụ về giống, phòng trừ sâu
bệnh, chế biến và tiêu thụ nông sản, thuỷ lợi v.v Trong điều kiện này, từng hộ nông dân
tự đảm nhiệm tất cả các khâu cho quá trình sản xuất sẽ gặp khó khăn, hoặc không đủ khả
năng đáp ứng, hoặc hiệu quả kinh tế thấp kém hơn so với hợp tác. Từ đó nảy sinh nhu cầu
hợp tác ở trình độ cao hơn, đó là hợp tác thường xuyên, ổn định, có tính đến giá trị ngày
công – giá trị dịch vụ, dẫn đến hình thành HTX. Như vậy, sự ra đời của HTX trong nông
nghiệp là nhu cầu khách quan, gắn với quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.
Sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển cùng với quá trình phân công chuyên môn

hoá nảy sinh các chuyên ngành, như sản xuất lương thực, hoa, rau, quả, cây công nghiệp
như chè, cà phê v.v Đồng thời, cũng xuất hiện nhiều loại dịch vụ chuyên ngành phục vụ
cho nông nghiệp như: cung ứng vật tư, vận chuyển, chế biến tiêu thụ nông sản v.v
Như vậy, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, không phân biệt chế độ chính trị, xã
hội, xuất phát từ mục tiêu kinh tế nông dân đều có nhu cầu hợp tác từ hình thức giản đơn
đến phức tạp, từ đơn ngành đến đa ngành. Lực lượng sản xuất càng phát triển thì nhu cầu
22
hợp tác càng tăng, mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu rộng, do đó tất yếu hình thành và
ngày càng phát triển các hình thức kinh tế hợp tác ở trình độ cao hơn.
Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, sự hình thành và phát triển HTX của các hộ,
trang trại gia đình nông dân còn xuất phát từ nhu cầu kết hợp để làm tăng sức mạnh giúp
đỡ lẫn nhau chống lại sự chèn ép, lũng đoạn của tư bản độc quyền lớn nhằm bảo đảm sự
tồn tại và phát triển của kinh tế hộ và trang trại gia đình nông dân. Đây là tầng lớp người
có khó khăn hơn và chịu nhiều thiệt thòi, rủi ro hơn trong xã hội tư bản. Từ góc độ này
mà kinh tế hợp tác của nông dân còn được coi là loại hình kinh tế mang bản chất xã hội –
nhân đạo. Nó là hình thức kinh tế cần thiết cho những người nghèo có tiềm lực kinh tế
yếu hơn trong xã hội chống lại xu hướng chèn ép, “cá lớn nuốt cá bé” trong nền kinh tế
thị trường cạnh tranh tàn khốc.
Xuất phát từ nhu cầu khách quan và vai trò, vị trí của HTX trong lĩnh vực nông
nghiệp, ở nhiều nước trên thế giới, HTX nông nghiệp đã có lịch sử hình thành và phát
triển hơn 100 năm. Đồng thời, Chính phủ của các nước này đều đã dành sự quan tâm giúp
đỡ đáng kể cho khu vực kinh tế HTX.
Năm 1844, lần đầu tiên ở nước Đức, những nguyên tắc về HTX được nêu ra là: tự
do gia nhập; quản lý dân chủ, thực hiện nguyên tắc “một người – một phiếu”; góp tỷ suất
lợi nhuận vào các phần của hội; chia lợi tức tỷ lệ với sự hoạt động của doanh số; trả tiền
mặt cho các sản phẩm mua; đào tạo và giáo xã viên không tham gia chính trị và tôn giáo.
Đây là cơ sở cho những nguyên tắc hoạt động mà các tổ chức HTX quốc tế đã phê
chuẩn sau này.
Năm 1847, tổ chức phúc lợi nông thôn đầu tiên ở Đức đã được thành lập, sau đó các
HTX nông nghiệp phát triển và trở thành một lực lượng kinh tế – xã hội quan trọng của

Cộng hoà Liên bang Đức.
23
Ở nhiều nước trên thế giới, Chính phủ đã ban hành rất sớm các Thông tư, pháp lệnh,
luật về HTX. Có nước còn qui định tính hợp hiến của HTX trong hiếp pháp nhằm mục
đích hướng dẫn, giúp đỡ nông dân. Khi họ thực sự có nhu cầu thì tự nguyện liên kết với
nhau thành HTX để vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất.
Đến nay, ở hầu khắp các nước trên thế giới, nhiều hình thức kinh tế HTX trong nông
nghiệp vẫn được duy trì, phát triển và có hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, một số nước không
thành công ở một số mô hình HTX cụ thể do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau.
Ở Hà Lan, HTX nông nghiệp đã ra đời hơn 100 năm. Ngay từ đầu, các HTX đã thực
hiện chức năng thương nghiệp chuyên ngành vì mục tiêu kinh tế. Đa số hộ nông dân tham
gia từ 2 – 4 HTX khác nhau. Ngày nay, hệ thống các loại hình HTX ở Hà Lan vẫn phát
triển và có vị trí quan trọng đối với lĩnh vực cung cấp sản phẩm nông nghiệp cho xã hội.
Thí dụ, với sản phẩm bột khoai tây khu vực kinh tế HTX đã cung cấp 100% số lượng sản
phẩm trên thị trường. Tương tự, với sản phẩm bơ là 94%, pho mát 92%, thức ăn gia súc
90%, sữa 87% v.v
Ở Mỹ, hệ thống các HTX nông nghiệp đã hình thành trên 100 năm và trở nên cần
thiết đối với các chủ trang trại. Ngay từ năm 1914, Nhà nước đã thành lập Cục HTX để hỗ
trợ cho khu vực kinh tế này, kể cả việc đảm nhận công tác đào tạo cán bộ quản lý HTX.
Chính phủ liên bang cũng như ở từng bang đều giành một khoản kinh phí nhất định cho
hoạt động của Cục HTX. Ngày nay, các Cục HTX tự nguyện và có hiệu quả của các thủ
trưởng nông trại có vai trò to lớn trong nền nông nghiệp hiện đại của Mỹ.
Ở Nhật Bản, đại đa số nông trại đều tham gia HTX. Từ năm 1947, Chính phủ Nhật
bản đã ban hành Luật HTX nông nghiệp. Đến năm 1967, Nhật Bản thông qua chính sách
cơ bản về hợp tác hoá nhằm phát triển nông nghiệp. Nhờ vậy, phong trào hợp tác hoá đã
được triển khai trên phạm vi toàn quốc.
Ở một số nước trong khối ASEAN như Inđônêxia, Thái Lan, v.v HTX cũng xuất
hiện khá sớm. Chính phủ các nước này cũng đã có những chủ trương, biện pháp cụ thể để
24
khuyến khích việc thành lập HTX hay “hiệp hội” nông dân để giúp đỡ nhau, phát triển

sản xuất. Đồng thời, các Chính phủ đều ban hành sự quan tâm hỗ trợ đáng kể cho khu vực
kinh tế HTX và các nông trại. Thí dụ, Chính phủ Thái Lan đã thành lập hệ thống “phát
triển nông thôn quốc gia” từ cấp trung ương đến cơ sở. Nhà nước Inđônêxia đã nêu rõ chủ
trương nền kinh tế quốc dân phải được xây dựng trên nguyên tắc tương trợ và hợp tác.
Nhà nước đề ra những chính sách ưu tiên đối với khu vực kinh tế HTX và đã tiến hành cải
tiến HTX theo một số hướng cơ bản như:
– Cải tiến tổ chức và quản lý HTX trong phạm vi toàn quốc.
– Cải tiến và nâng cao hiệu quả của hệ thống thông tin quản lý HTX, đào tạo kỹ
năng cho cán bộ điều hành, quản lý HTX.
– Chú trọng hơn đến nâng cao vị trí, uy tín của HTX và quyền lợi kinh tế cho xã viên
HTX.
– Sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ về kinh tế của Chính phủ đối với HTX v.v
Ở Liên xô (trước đây), các nước Đông Âu và Trung Quốc, phong trào hợp tác hoá
trong nông nghiệp được triển khai rầm rộ, rộng rãi và nhanh chóng để thành lập các nông
trang tập thể, công xã nhân dân, v.v nhằm mục tiêu đưa nông nghiệp, nông dân đi lên
chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, mô hình HTX “tập thể hoá” đã chứa đựng những yếu tố
không phù hợp với nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá trong điều kiện cơ chế thị trường.
Do vậy, trong những năm qua, ở các nước nói trên, khu vực kinh tế này đã và đang tiến
hành quá trình “đổi mới”, “cải tổ”. Song, điều đó hoàn toàn không phủ nhận tính tất yếu
khách quan của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp.
Mặc dù các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin không có nhiều điều kiện nghiên
cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; song, khi nói đến nhiệm vụ đưa nông nghiệp,
nông dân đi lên chủ nghĩa xã hội, các ông đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của hình thức
kinh tế hợp tác và coi đó là con đường để đưa nông dân đi tới chủ nghĩa xã hội. Sau khi
25
của quy mô HTX nông nghiệp, ta thấy ý nghĩa của nó ở chỗ là một quy mô tự cứumình, tránh được sự bần cùng hoá cho những thành viên. Thông qua HTX nông nghiệp màcác thành viên hoàn toàn có thể tương hỗ, giúp sức được cho nhau, tự cứu được lấy mình, trước khimất hết những cơ sở kinh tế tài chính để sống sót nếu không hợp tác lại với nhau. Nếu những thành viêncó điều kiện kèm theo tiếp cận với những loại thị trường ( thị trường nguyên, nhiên, vật tư nguồn vào, thị trường dịch vụ, loại sản phẩm đầu ra ) nhờ có quy mô kinh tế tài chính HTX nói chung thì thông quamô hình HTX nông nghiệp nói riêng, những thành viên đã có điều kiện kèm theo tiếp cận với những sảnphẩm và dịch vụ của thị trường tín dụng thanh toán, ngân hàng nhà nước. Điều mà họ do địa phận sinh sống bấtlợi, gia tài nghèo nàn. v.v phần nhiều không khi nào có được nếu chỉ trông chờ vào Nhànước hay sự tương hỗ khác mà không tự tổ chức triển khai lấy cho mình những tổ chức triển khai kinh tế tài chính hợp tác. Như vậy những thành viên sẽ được hưởng những mẫu sản phẩm và dịch vụ mà tổ chức triển khai tín dụng thanh toán hợptác của họ tạo ra và phân phối một cách kịp thời, thuận tiện với một mức Ngân sách chi tiêu chấp nhậnđược với tư cách là người mua. Thành viên cũng sẽ được tư vấn, cung ứng thông tin, traođổi kinh nghiệm tay nghề trải qua HTX nông nghiệp vì đó cũng thường là nơi tập hợp kỹ năng và kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm tay nghề làm ăn của cả địa phương. Họ sẽ tự tạo ra được công ăn việc làmcho bản thân và hoàn toàn có thể còn cho cả địa phương nữa. Họ cũng được hưởng những quyền lợitừ HTX nông nghiệp với tư cách là chủ sở hữu như được chia cổ tức, được quyền thamgia biểu quyết, quyết định hành động những chủ trương kinh doanh thương mại của HTX nông nghiệp thông quacác cỗ máy, cơ quan chỉ huy để HTX nông nghiệp ngày càng ship hàng họ đắc lực và tốthơn. Qua sự tương hỗ này mà những hoạt động giải trí kinh tế tài chính, sản xuất, kinh doanh thương mại của những thành viênđã được tương hỗ thiết thực, đời sống của họ được cải tổ rõ ràng và có những tích luỹ. Trước đây, khi chưa có quy mô này, nếu từ hoạt động giải trí kinh tế tài chính của bản thân, họ không thểtạo ra doanh thu hoặc chỉ tạo ra ít doanh thu thì nay, trong sự hợp tác, họ được tương hỗ và cóđiều kiện tạo ra nhiều doanh thu hơn. Đó chính là ý nghĩa to lớn của quy mô kinh tế tài chính hợptác nói chung và quy mô HTX nông nghiệp nói riêng. Các HTX nông nghiệp chính vì thếcó vai trò bảo vệ và duy trì sự độc lập về kinh tế tài chính và cơ sở kinh tế tài chính để sống sót và phát triểncủa những thành viên .. (  )   * +   / 0     12 # % ( Mô hình HTX nông nghiệp sinh ra sẽ cung ứng những dịch vụ tín dụng thanh toán, ngân hàng nhà nước chodân cư trên địa phận hoạt động giải trí. Bất kể người dân nào cũng sẽ được hưởng những mẫu sản phẩm, dịch vụ của HTX nông nghiệp với tư cách là người mua. Qua hoạt động giải trí của HTX nôngnghiệp, ý thức tiết kiệm ngân sách và chi phí và tích luỹ của dân cư được nâng cao. Những đồng vốn nhànrỗi được kêu gọi để đưa vào góp vốn đầu tư Giao hàng cho tăng trưởng, giảm sự tiêu tốn lãng phí tài nguyêncũng như tạo ra sự phồn vinh cho xã hội. HTX nông nghiệp vừa là người quản lý tài sảncủa thành viên, dân cư, vừa là nhà đầu tư trên địa phận. Đó cũng là nơi học nghề cho nhiềungười. Trình độ và nhận thức của người nhân trên địa phận cũng sẽ được nâng cao thôngqua những hoạt động giải trí tư vấn, thông tin của bản thân HTX nông nghiệp, góp thêm phần nâng caotrình độ dân trí tại địa phương. Khi địa phương có HTX nông nghiệp hoạt động giải trí, nạn chovay nặng lãi lập tức bị đẩy lùi tiến tới xoá sổ. Những ý nghĩa về xã hội như góp thêm phần, xoáđói giảm nghèo, tương hỗ địa phương quy đổi cơ cấu tổ chức nông nghiệp, vật nuôi, cây xanh … cũng là những góp phần rất tích cực. Với tư cách là một HTX nông nghiệp, HTX nôngnghiệp góp phần một cách đáng kể những khoản thuế hàng năm cho ngân sách địa phương. Các HTX nông nghiệp sẽ là những tổ chức triển khai hoạt động giải trí tại địa phương, bám sát địa phận, tham gia vào những chương trình tăng trưởng kinh tế tài chính ở địa phương, tương hỗ đắc lực nhất cho cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ một cách kịp thời, tạo ra nhiều việc làm và góp phần vào tăngtrưởng kinh tế tài chính. Như vậy, HTX nông nghiệp là một yếu tố kinh tế tài chính quan trọng ở địaphương, góp thêm phần nâng cao đời sống, thu nhập của người dân đem lại không thay đổi trật tựchính trị, xã hội trên địa phận, tạo điều kiện kèm theo cho tăng trưởng kinh tế tài chính. 3 (  )   * +    ,  # 1 +  (  Xét trên góc nhìn Nhà nước, hoạt động giải trí của những HTX nông nghiệp sẽ bổ trợ chonhững nỗ lực vĩ mô của Nhà nước như cung ứng vốn cho người nghèo, nông thôn, nôngnghiệp, triển khai những tiềm năng xã hội lớn như tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, không thay đổi tình hình trật tự kinh tế tài chính, chính trị, xã hội … ở những nơi, nghành mà nhiều khiNhà nước không có năng lực hay hoạt động giải trí không hiệu suất cao thì quy mô HTX nôngnghiệp nói riêng và quy mô kinh tế tài chính HTX nói chung lại là tương thích. Mô hình HTX nôngnghiệp bộc lộ rất rõ ý thức phát hút nội lực của người dân để tự xử lý những khókhăn, vướng mắc của chính bản thân. Mô hình HTX nông nghiệp cũng góp thêm phần thựchiện những chương trình tiết kiệm chi phí, kêu gọi tiềm năng trong nhân dân của Nhà nước phụcvụ cho góp vốn đầu tư, hay tránh tiêu tốn lãng phí tài nguyên, nguồn vốn thư thả trong nhân dân. Mô hìnhHTX nông nghiệp thế cho nên hoàn toàn có thể xem là quy mô “ bộ đội địa phương ” tại chỗ, phối hợp vớicác tổ chức triển khai tín dụng thanh toán – “ bộ đội nòng cốt ” – nhằm mục đích trải qua dịch vụ tín dụng thanh toán, ngân hàngđánh bại giặc đói, giặc nghèo để tăng trưởng kinh tế tài chính. Mặc dù có vai trò to lớn so với Nhà nước, tuy nhiên những HTX nông nghiệp không phảilà công cụ của Nhà nước và lại càng không có trách nhiệm công ích. Nó đơn thuần chỉ làmột tổ chức triển khai kinh tế tự trợ giúp của những thành viên, là công cụ và phương tiện đi lại của cácthành viên và hoạt động giải trí chỉ vì quyền lợi của những thành viên. Tuy nhiên, trong quy trình theođuổi tạo ra quyền lợi cho những thành viên thì nó cũng đã vô hình dung trung trực tiếp hay gián tiếptạo ra cả những quyền lợi xã hội khác kèm theo mà Nhà nước rất mong ước nhưng đó chỉlà những quyền lợi hệ quả. Xét về mặt triết lý cũng như thực tiễn, việc tạo ra những quyền lợi xãhội này không phải và cũng không hề là trách nhiệm của những HTX nông nghiệp. Việc lạmdụng những HTX nông nghiệp để bắt chúng thực thi những tiềm năng xã hội hay của Nhà nướclà không hợp lệ. Điều này sẽ dẫn tới việc bóp méo hoạt động giải trí của những HTX nông nghiệp, tác động ảnh hưởng tới quyền lợi của những thành viên khiến cho HTX nông nghiệp bị què quặt khôngphát triển bền vững và kiên cố được theo đúng năng lực vốn có của nó. Đối với Nhà nước, HTXnông nghiệp là chỉ một tổ chức triển khai kinh tế tài chính dân chủ của dân cư, một phương tiện đi lại để pháthuy nội lực tiềm năng trong nhân dân của những thành viên góp thêm phần ship hàng cho phát triểnkinh tế, đặc biệt quan trọng ở những vùng mà Nhà nước chưa có điều kiện kèm theo hay năng lực để vươn tớimột cách vừa đủ toàn vẹn để tương hỗ tăng trưởng. Nó bổ trợ rất tốt cho những nỗ lực pháttriển kinh tế tài chính của Nhà nước ở những vùng, đặc biệt quan trọng những vùng nông nghiệp, nông thôn với điềukiện hạ tầng còn nhiều khó khăn vất vả và nhu yếu về vốn để góp vốn đầu tư, tăng trưởng sản xuấtcao. II.  4   5 )  * 6 #  / 7  8  – #  9 :  #   Một số khái niệm * Khái niệm v  h  p tácHợp tác là sự tích hợp sức mạnh của những cá thể hoặc những đơn vị chức năng để tạo nên sứcmạnh lớn hơn, nhằm mục đích triển khai những việc làm mà mỗi cá thể, mỗi đơn vị chức năng hoạt độngriêng rẽ sẽ gặp khó khăn vất vả, thậm chí còn không hề thực thi được, hoặc thực thi kém hiệuquả. Trong đời sống, có nhiều nghành cần có sự hợp tác như sự hợp tác trong trong laođộng sản xuất, kinh doanh thương mại ; hợp tác trong điều tra và nghiên cứu khoa học ; hợp tác trong quân sự chiến lược, vănhóa, thể thao, đời sống Tuy nhiên, hợp tác trong lao đọng sản xuất là thông dụng nhất. Mặc dù có nhiều nghành hợp tác nhưng trong khoanh vùng phạm vi môn học này, tất cả chúng ta chỉtập trung nghiên cứu và điều tra về hợp tác trong nghành nghề dịch vụ nông nghiệp. Hợp tác trong nông nghiệp cũng phong phú, đa dạng và phong phú bởi nông nghiệp luôn diễn ratrong nông thôn và trong nông thôn lại có nhiều ngành, nhiều nghành nghề dịch vụ luôn sống sót. Chúngta không điều tra và nghiên cứu sự hợp tác riêng rẽ của riêng nghành nghề dịch vụ nông nghiệp mà nghiên cứu và điều tra sựhợp tác cả trong nông thôn, đơn cử hơn, cũng hoàn toàn có thể coi là sự hợp tác giữa những ngành, cácvùng trong nông thôn, trong đó sản xuất nông nghiệp chiếm vai trò chủ yếu. Sự hợp tác hoàn toàn có thể thực thi từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều, từ hẹp sang rộng, từthấp đến cao Tuy nhiên, trong xã hội luôn sống sót những nghành hợp tác khác nhau, trìnhđộ hợp tác khác nhau. Khi nhu yếu hợp tác ngày càng cao thì mối quan hệ hợp tác ngàycàng ngặt nghèo và lan rộng ra. Ngày nay, trong xu thế mới của nền kinh tế tài chính toàn thế giới, sự hợp tác đã không còn bóhẹp trong khoanh vùng phạm vi của từng vương quốc, từng khu vực mà đã là sự hợp tác toàn quốc tế. Nộidung của sự hợp tác cũng phong phú, không riêng gì là sự hợp tác trong từng nghành riêng rẽ, trong một vài vùng nhỏ lw mà sự hợp tác diễn ra trong nhiều nghành nghề dịch vụ trong nhiều quốcgia. * H  p tác xã – Khái niệm : Hợp tác xã là một tổ chức triển khai kinh doanh thương mại thuộc chiếm hữu và quản lý và điều hành bởimột nhóm những cá thể cho quyền lợi lẫn nhau của họ. Hợp tác xã được xác lập bởi tuyên bốvề việc xác lập hợp tác xã của Liên minh quốc tế hợp tác xã ” một hiệp hợp tự trị củanhững người đoàn kết tự nguyện để cung ứng nhu yếu chung của kinh tế tài chính, xã hội và văn hóavà nguyện vọng trải qua những doanh nghiệp đồng sở hữu và trấn áp dân chủ “. Hợp tácxã cũng hoàn toàn có thể được định nghĩa là một doanh nghiệp thuộc chiếm hữu và trấn áp đều chocác người sử dụng dịch vụ của mình hoặc những người thao tác ở đó. Khía cạnh khácnhau tương quan đến doanh nghiệp hợp tác xã là trọng tâm của nghiên cứu và điều tra trong lĩnh vựckinh tế hợp tác xã. ;     8 < =    > #     ? (  Trong điều kiện kèm theo lúc bấy giờ của Việt Nam, để phân loại HTX, thường địa thế căn cứ vào chứcnăng hoạt động giải trí, đặc thù trình độ xã hội hóa, quy mô và đặc thù hình thành HTX : – HTX dịch vụ : gồm có ba loại HTX dịch vụ từng khâu. HTX dịch vụ tổng hợp đachức năng và HTX dịch vụ đơn mục tiêu ( HTX chuyên ngành )                        ( HTX dịch vụ chuyên khâu ) có nội dung hoạt động giải trí tậptrung ở từng nghành nghề dịch vụ trong quy trình tái sản xuất hoặc từng khâu việc làm trong quátrình sản xuất và Giao hàng cho sản xuất. VD : HTX tín dụng thanh toán, HTX mua và bán, HTX dịch vụđầu vào, HTX dịch vụ đầu ra, HTX chuyên dịch vụ về tưới tiêu                                     Tùy thuộc đặc thù, điều kiện kèm theo, trình độ sảnxuất và tập quán ở từng vùng mà nhu yếu của từng hộ nông dân so với từng loại hìnhdịch vụ có khác nhau, ở những vùng đồng bằng trông lúa nước HTX hoàn toàn có thể thực thi cáckhâu dịch vụ sau : Xây dựng, điều hành quản lý, kế hoạch, sắp xếp cơ cấu tổ chức mùa vụ, lịch thời vụ sảnxuất, đáp ứng vật tư, tưới tiêu theo tiến trình kỹ thuật thâm canh, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ loại sản phẩm ngoài đồng để tránh hao hụt. Với những vùng có mức trung bình ruộngđất và mức độ cơ giới hóa cao, nông hộ cần thêm khâu dịch vụ làm đất, thu hoạch sửachữa cơ khí, luân chuyển mẫu sản phẩm đến nơi tiêu thụ.                           ! ”     #    HTX này được hình thành từ nhu yếu củacác hộ thành viên cùng sản xuất kinh doanh thương mại một loại sản phẩm & hàng hóa tập trung chuyên sâu, hoặc cùng làmmột nghề giống nhau, HTX triển khai những khâu dịch vụ của kinh tế tài chính hộ như chọn giống, đáp ứng vật tư, trao đổi hướng dẫn kỹ thuật, dịch vụ, luân chuyển và tiêu thụ loại sản phẩm, đại diện thay mặt những hộ thành viên quan hệ với cơ sở chế biến nông sản. –     USD %   và  ‘    (              : HTX loại này có đặc thù, nội dung hoạt động giải trí sảnxuất hầu hết, dịch vụ là phối hợp quy mô HTX loại này tương thích trong những ngành tiểu thủcông nghiệp, thiết kế xây dựng nghề đánh cá, làm muối ( trừ những ngành trồng trọt và chăn nuôi ). –     USD %   và  ‘    )     *     +      ,       –    * #    ).   Đặc điểm cơ bản của quy mô HTX loại này là : + Cơ cấu tổ chức triển khai nội dung hoạt động giải trí, cỗ máy quản trị và chính sách hạch toán, kiểm kê, trấn áp, phân phối theo nguyên tắc của HTX kiểu mới và tựa như một “ doanh nghiệp ” tập thể. + Sở hữu tài sản trong HTX gồm 2 phần : chiếm hữu tập thể và chiếm hữu CP. Xã viênHTX tham gia hoạt động giải trí trong HTX được hưởng theo nguyên tắc phân phối theo laođộng và hưởng lãi CP ( ngoài phúc lợi tập thể của HTX ). + HTX hoạt động giải trí sản xuất kinh doanh thương mại vì tiềm năng doanh thu nhằm mục đích tăng trưởng kinh tếHTX và đem lại quyền lợi cho xã viên. + HTX loại này thích hợp với nghành nghề dịch vụ tiểu thủ công nghiệp, thiết kế xây dựng, khai thác, sản xuất vật tư thiết kế xây dựng, nuôi trồng thủy hải sản, nghề làm muối, đánh cá. Ở những địa phương, quy mô HTX kiểu này thường gặp trên địa phận thị xã, thị xã, những vùng ven sông, ven biển, những nơi tương thích với nghề khai thác tài nguyên và ở nhiềunơi khác thì có đủ điều kiện kèm theo thiết yếu. * Khái niệm v  kinh t  hơp tác  / )     (       –   0 #  ,     1    23   4  0  )       )     (   *       –       01 )   5 )  0 ”   USD 60 ) ”    (    6     !.    7     8      9 🙂  0  *  ,   ;   7    –           ;   (      USD     1     7    –     #     ) ”  ;   –    ?     @   @     6    ).    5   ).   A  %       –    ‘    4  2 *    USD %   và  ‘   B   )     *      #   🙂  USD C    Có nhiều tổ chức triển khai kinh tế tài chính hợp tác khác nhau ở những nghành hợp tác khác nhau vớinhững nội dung khác nhau, thành phần khác nhau và hình thức khác nhau. Trong phạm vinghiên cứu của môn học, tất cả chúng ta chỉ điều tra và nghiên cứu về kinh tế tài chính hợp tác trong nghành nghề dịch vụ nôngnghiệp. * Khái niệm v  kinh t  h  p tác trong nông nghiệp  D #    1    23   )     (   5 )  0 ”   0  )       )     (   *       –   ) 8    –           )     (   2 *    –     #   ;   –    3   ;   –     #      E    )     (   2 *     #     C              HB :    #          I # (  L       / < = #    1 +   / E   D +  ( F    :)   >       ) @   và  !   6        +   ) 4   MN    OPPB  OPQR  – Mục tiêu của cách mạng dân chủ của nước ta là giải phóng dân tộc bản địa và cải cách ruộng đấtcho người nghèo. – Trong quy trình tiến độ này đã thiết kế xây dựng được 45 HTX và hơn 100000 tổ đối công. – Tuy số lượng HTX còn ít, trình độ thấp, tuy nhiên có ảnh hưởng tác động tích cực đến sản xuất và xâydựng nông thôn. F    🙂   >          và  !   6                      M ?     *   OTUB  OTPR  – Có 17562 HTX bậc cao, lôi cuốn 90,3 % số hộ nông dan miền Bắc tham gia HTX trong đócó 80 % số hộ tham gia HTX bậc cao. Tuy nhiên trong thời kì này, trào lưu HTX bộc lọnhiều khuyết tật. Số HTX yếu kém nhiều, hiệu suất cao hoạt đọng thấp, chưa đạt được mụctiêu hợp tác hóa đề ra, chưa xác lập được niềm tin vững chãi so với nông dân. – Mục tiêu hợp tác hóa là : + Xây dưng quan hệ sản xuất mới trong nông thôn + Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho nông nghiệpF    🙂   >   ) (        7     C   #    –    2 ) @       +   ) 4   việt nam    OTTB  OQPR16 – Đẩy mạnh cuộc hoạt động nâng cấp cải tiến quản lí, nâng cấp cải tiến kĩ thuật và thực thi cuộc hoạt động dânchủ, phấn đấu đưa nông nghiệp miền Bắc tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. – Có 97 % số hộ nông dân vào HTX trong đó 88 % tham gia HTX bậc cao – Quy mô hợp tác xã không ngừng lan rộng ra nhưng Open nhiều sống sót : + Diện tích gieo trồng của những HTX trong quá trình 1966 – 1975 giảm 3,6 % so vớigiai đoạn 1961 – 1965. + cán bộ xã viên có thu nhập từ HTX ngày càng thấp, lương thực trung bình theo đầungười giảm từ 304 kg thời kì 1961 – 1965 xuống còn 258,8 kg thời kì 1966 – 1975. + Tệ nạn tham ô, tiêu tốn lãng phí và hiện tượng kỳ lạ thất thoát, hư hao tiền củaF    🙂   >   +  2,         –    5    2 ”     1    )   %   9 =    OQTB  OSTR  – Ở miền Bắc : HTX nông nghiệp liên tục lan rộng ra quy mô tổ chức triển khai lại theo hướng tập trung chuyên sâu, chuyên môn hóa, cơ giới hóa. – Ở miền Nam : tăng trưởng hợp tác hóa nông nghiệp đã được đẩy nhanh. – Đánh giá chung hợp tác hóa cả nước : + Cuối thập kỉ 70 và đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX tăng trưởng hợp tác hóa nôngnghiệp lâm vào thực trạng bế tắc, những khuyết điểm yếu kém của quy mô hợp tác kiểucũ ngày càng thể hiện rõ, tác đông xấu đi về tâm lí và xã hội trong nông thôn, người laođộng không gắn bó với ruộng đất. + Sản xuất nông nghiệp dậm chân tại chỗ. Số lượng lương thực từ 1976 – 1981 khôngvượt quá số lượng 15 triệu tấn mỗi năm. + Để tháo gỡ khó khăn vất vả, 1 số địa phương đã đi tìm quy mô mới về HTX nôngnghiệp theo phương pháp khoán sản phẩm đến người lao động. + Tháng 1-1981, ban bí thư đẫ phát hành thông tư 100 CT-TW về cải tổ công táckhoán và lan rộng ra khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong HTXnông nghiệp và đã thu được tác dụng rất lớn trong sản xuất nông nghiệp. + tuy nhiên quy mô HTX vẫn dựa trên chiếm hữu tập thể, quản lí tập trung chuyên sâu, phân phốithống nhất theo chính sách cộng điểm. ML       / < = #   N  / E   D +   / O #  #  H  P'QRS  / B #  #  HTF    :)   >       6    ).     )   = )   (     )   5  0  ?        –   và W   OSQB  OOTRCải biến thực sự đặc thù va phương cách tổ chức triển khai quản lí HTX NN ở nước ta : – Hộ mái ấm gia đình xã viên được xác lập là đơn vị chức năng kinh tế tài chính tự chủ, kinh tế tài chính hộ được quyền chủđộng sản xuất kinh doanh17 – HTX chỉ triển khai những khâu mà kinh tế tài chính hộ làm không hiệu suất cao hoặc không làm được – Do không thích ứng với chính sách mới và do công tác làm việc quản lí nhà nước so với HTX khôngtheo kịp tình hình nên vào những năm đầu của thập kỉ 90 thế kỉ trước, hầu hết những HTXvà tập đoàn lớn sản xuất nông nghiệp bị giải thể hàng loạt hoặc chỉ sống sót về mặt hình thức, chỉ có khoảng chừng 15 % số HTX đã quy đổi hoạt động giải trí thích ứng với điều kiện kèm theo mới bảođảm ship hàng và thôi thúc kinh tế tài chính tăng trưởng sản xuất. – Thời điểm cao nhất của tăng trưởng hợp tác hóa nông nghiệp, cả nước có 17022 HTXNN và36352 tập đoàn lớn sản xuất nông nghiệp thì đến tháng 12-1996, cả nước chỉ còn 13763HTXNN và 1892 tập đoàn lớn sản xuất nông nghiệp. F    🙂   >    )   5  0  ?        (     !   OOQ   (     ! R – Tính đến ngày 30-6-2010, cả nước có 8918 HTXNN, trung bình 1 HTX có 795 xã viên. – Hiện nay, những HTXNN đa phần tập trung chuyên sâu làm dịch vụ tương hỗ cho hộ xã viên. ở những mức độkhác nhau, HTXNN đã bộc lộ được vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn những hộ xãviên ứng dụng văn minh khoa học kĩ thuật vào quy đổi cơ cấu tổ chức cây xanh vật nuôi theohướng sản xuất sản phẩm & hàng hóa có hiệu suất cao kinh tế tài chính cao góp thêm phần tích cực chuyển dời cơ cấukinh tế nông nghiệp, nông thôn + Nhiều HTX đã biểu lộ được những nguyên tắc cơ bản trong kiến thiết xây dựng và phát triểnHTX, tính giảm được cỗ máy quản lí, phát huy được vai trò tự chủ dân chủ nội bộ, xâydựng vị thế chính đáng về quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của xã viên HTX thích ứng dần với cơ chếthị trường. + Quá trình quy đổi và tăng trưởng HTXNN còn chậm, chưa tương ứng với yêucầu tăng trưởng của sức sản xuất. HTXNN còn nhỏ bé chưa cung ứng kịp sự tăng trưởng kinhtế sản phẩm & hàng hóa của kinh tế tài chính hộ ở nhiều vùng. Một số HTX quy đổi và xây dựng mới cònmang tính hình thức, chưa chuyển biến về nội dung, chưa tổ chức triển khai được những hoạt độngdịch vụ tương hỗ hộ xã viên tăng trưởng kinh tế tài chính cải tổ đời sống. 2.   @     = # %    ? Thực trạng chung của những HTX là, mức vốn hoạt động giải trí còn nhỏ, đặc biệt quan trọng là những HTXtrong nông nghiệp, công nghiệp, kiến thiết xây dựng, thương mại. Tỷ lệ vốn cố định và thắt chặt ở những HTX rấtcao, từ trên 70 % đến 95 %. Tình trạng này làm cho HTX thường không đủ vốn lưu độngđể hoạt động giải trí, do đó cũng không phát huy được vốn cố định và thắt chặt, trong khi vay ngân hàng nhà nước thìgặp nhiều khó khăn vất vả về gia tài thế chấp ngân hàng. trái lại, trong nghành tín dụng thanh toán thì tỷ trọng vốn18cố định rất thấp ( chưa đạt 5 % ), dẫn đến thực trạng chung ở những quỹ tín dụng là cơ sở làmviệc rất nghèo nàn, không bảo vệ bảo đảm an toàn cho việc lan rộng ra hoạt động giải trí kêu gọi và chovay. Tỷ lệ HTX có quan hệ tín dụng thanh toán với ngân hàng nhà nước và những tổ chức triển khai tín dụng thanh toán khác chỉ bằng11, 3 % số HTX được thống kê, điều đó cho thấy những HTX chưa tăng trưởng những quan hệ tíndụng với ngân hàng nhà nước để có thêm vốn tăng trưởng những dịch vụ ship hàng nhu yếu sản xuất, kinhdoanh của xã viên. – Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng so với quy trình sản xuất nông nghiệp của cácHTX. Nhưng khó khăn vất vả lớn lúc bấy giờ là diện tích quy hoạnh đất nông nghiệp đang mất vào những khucông nghiệp, khu đô thị và giao thông vận tải với vận tốc quá nhanh. Đất trồng lúa nước năm 2005 đã giảm trên 302 ngàn héc-ta so với năm 2000. Theo số liệu thống kê, trong 5 năm qua cảnước đã có khoảng chừng 13 % số hộ nông dân bị mất đất, mà nguyên do chính là bị tịch thu do quátrình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Trong khi đó, nhiều hộ khác tuy đã năng độngchuyển đổi ngành nghề, nhưng vẫn không đủ ” can đảm và mạnh mẽ ” ( tính chắc như đinh của nghề mớichưa bảo vệ cho những hộ chuyển nghề yên tâm ) để nhượng ruộng cho người khác canhtác hay thuê người làm. Phần lớn là giữ đất hay có chăng cũng là cho con cháu làm để vừađủ mức nộp thuế sử dụng đất. Bởi vậy, vận tốc tích tụ, hoặc dồn điền, đổi thửa diễn ra quáchậm so với nhu yếu tăng trưởng sản xuất sản phẩm & hàng hóa. Bên cạnh đó, thực trạng tiêu tốn lãng phí sửdụng đất diễn ra khá thông dụng. Tại Tỉnh Nam Định, có địa phương người nông dân muốn trảruộng thì chính quyền sở tại xã không nhận, vì thời hạn giao đất vẫn còn hiệu lực thực thi hiện hành, nếu nhận thìxã không thu được lệ phí. Trong khi đó người dân nơi khác đến canh tác thì khó khăn vất vả dochính sách cư trú Tại huyện Từ Sơn, Thành Phố Bắc Ninh có 10.600 hộ nông dân mất đất, làm cho21. 000 lao động không có việc làm, nhưng diện tích quy hoạnh tịch thu lại bỏ phí, chờ dự án Bất Động Sản, hoặcchỉ sử dụng khoảng chừng 30 % Quan điểm chung của nhiều nhà hoạch định chủ trương ở nước ta lúc bấy giờ là làmsao sớm ” thoát ” khỏi nông nghiệp. Đây là cách hiểu rất thiển cận, thiếu tính vững chắc, đốivới một nước phải bảo vệ có nguồn lương thực không thay đổi cho gần 90 triệu dân trong mộtvài năm tới như nước ta. 19 – Lề lối làm ăn còn nặng về sản xuất nhỏ, manh mún, chưa thích ứng với kinh tế tài chính thịtrường. Chữ tín trong làm ăn là rất quan trọng, thế nhưng 1 số ít địa phương nông dân sẵnsàng ” phá hợp đồng ” để được lợi trước mắt do giá thị trường bất thần lên cao so với hợpđồng, như trong hợp đồng bán hoa hồi cho đối tác chiến lược Bắc Âu tại TP Lạng Sơn. Còn chuyện giácả lên xuống thất thường là quy luật ” cung – cầu ” của thị trường. Đối với sản xuất nôngnghiệp, đặc thù mùa vụ và sự chịu ràng buộc vào đất đai, tiểu khí hậu rất ngặt nghèo, nên khó cóthể thành công xuất sắc nếu cứ chạy theo sự ” lên – xuống ” của thị trường. Thế mà, 1 số ít nôngdân ở huyện Đông Triều, Quảng Ninh, khi giá vải xuống, thì chặt vải trồng cây sưa ( câylấy gỗ phải mất 50 năm mới cho thu hoạch, mà giá lúc đó chưa ai hoàn toàn có thể nói rõ là sẽ nhưthế nào ). ở một số ít địa phương phía Nam cũng vậy, thấy giá 1 số ít cây cối khác đang ” sốt “, thì vội chặt cây điều đang kỳ cho thu hoạch Trong khi đó, những ngành chức năngthiếu sự tuyên truyền, lý giải hữu hiệu để có khuynh hướng sản xuất đúng và hơn nữa cóquy hoạch cây, con một cách khoa học, không thay đổi vĩnh viễn. Chẳng hạn, nhiều địa phương đãkhá thành công xuất sắc trong việc tìm kiếm thị trường ” cần những cái mình có “, như chè NghệAn vào thị trường Trung Đông, gạo, hạt tiêu, cafe xuất khẩu ra quốc tế. Hơn nữa, cũng phải thống kê giám sát đến cả trường hợp mới, khi đang có nhiều cảnh báotrên quốc tế đã nói về một cuộc khủng hoảng cục bộ mới về lương thực đang Open và sẽ trởnên nghiêm trọng hơn bất kể cuộc khủng hoảng cục bộ lương thực trước đây quốc tế từng chứngkiến. Theo ông Đô-nan Cốc ( Donald Coxe ), thử thách lớn nhất so với quốc tế khôngphải là 100 USD / thùng dầu, mà quốc tế phải có đủ lương thực cho những những tầng lớp trung lưumới và vì thế yên cầu phải tăng sản lượng lương thực. Chỉ riêng giá lúa mì đã tăng 92 % trong năm 2007, và ngày 3-1-2008, giá ngừng hoạt động thanh toán giao dịch là 9,45 USD cho 8 ga-lông tạisàn kinh doanh Chi-ca-gô. Theo nhiều dự báo, trong những tháng tới của năm 2008, giálương thực vẫn liên tục tăng. Những nước xuất khẩu lương thực trước đây như Nga và Ấn Độ lúc bấy giờ đangngừng xuất khẩu lương thực. Khu vực Trung – Tây của nước Mỹ phân phối 54 % sản lượngngô của quốc tế, nhưng gần đây số lượng lương thực được tích trữ của Mỹ cho những vụ20tiếp theo đã tụt xuống mức thấp kỷ lục. Do vậy, những nước dư thừa lương thực sẽ có mộtlợi thế lớn. Nếu không nhìn nhận đúng lợi thế này, không khéo tất cả chúng ta đang đánh mất những lợithế đã có để chạy theo những ” lợi thế ảo ” mà quốc tế đang mạnh hơn ta rất nhiều lần. Trong khi đó, muốn làm cho nền nông nghiệp nước nhà tăng trưởng và hội nhập thành côngtrên đà của những thành tựu đã đạt được trong hơn 20 năm thay đổi đã qua, không có cáchnào khác là phải có thêm những chủ trương có đặc thù nâng tầm để tạo động lực mới, thậtsự can đảm và mạnh mẽ cho kinh tế tài chính hộ tăng trưởng. Đất nước đang cần có nhiều hộ nông dân làm ănmang tính chuyên nghiệp hơn, thế cho nên kinh tế tài chính hộ đang cần có sự tương hỗ, hợp lực mangtính hội đồng ngặt nghèo hơn mới kỳ vọng có được sức mạnh trong cạnh tranh đối đầu khốc liệtcủa thương trường trước xu thế  hội nhập ngày một sâu hơn của nền kinh tế tài chính quốc dân. III.   C # %  D  #          8,   6   HB : Ngày nay, hợp tác không chỉ là nhu yếu tăng thêm công sức của con người hoặc trí lực để hoàn thànhnhững tiềm năng chung, mà quan trọng hơn do mỗi cá thể, mỗi hội đồng đang ngàycàng nhờ vào vào nhau hơn khi nào hết, vì thế nhu yếu hợp tác đã trở nên bức thiết vớimọi cá thể và hội đồng. Cự tuyệt hợp tác hoặc thiếu năng lực hợp tác đồng nghĩa tương quan vớitrì trệ và kém tăng trưởng. Cuộc sống mới yên cầu phải nhận thức lại vai trò và khả nănghợp tác như thể một giải pháp hầu hết để quả đât chung sống và tăng trưởng. Hợp tác trong nghành nông nghiệp là một nhu yếu khách quan. Đó là con đườngphát triển tất yếu của kinh tế tài chính hộ nông dân. Bởi lẽ, do đặc thù của sản xuất nông nghiệp, cây xanh, vật nuôi đều là những khung hình sống, chịu tác động ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnhnhư thời tiết, khí hậu và những sinh vật khác. Cùng với những điều kiện kèm theo thuận tiện, sản xuấtnông nghiệp gặp không ít khó khăn vất vả, trở ngại do ảnh hưởng tác động của thời tiết, khí hậu và những yếutố sâu bệnh, thú dữ phá hoại v.v … Từ thời rất lâu rồi, những hộ nông dân đã có nhu yếu hợp tác với nhau để tương hỗ, giúp nhauvượt qua khó khăn vất vả, nâng cao hiệu suất cao sản xuất. 21K hi nền sản xuất còn mang nặng tính tự cung tự cấp thì quy trình hợp tác mang tínhchất hợp tác lao động theo mùa vụ, đổi công, cùng làm giúp nhau v.v nhằm mục đích cung ứng yêucầu thời vụ, hoặc tăng thêm sức mạnh để xử lý những việc làm mà từng hộ gia đìnhkhông có năng lực triển khai, hoặc làm riêng rẽ không có hiệu suất cao như phòng chống thiêntai, thú dữ, sâu bệnh, đào kênh dẫn nước, v.v Quá trình hợp tác này còn mang đặc thù tình cảm, tâm ý truyền thống cuội nguồn cộng đồngđùm bọc trợ giúp lẫn nhau vượt qua khó khăn vất vả trong sản xuất và đời sống. Đặc điểm cơ bản của hợp tác kiểu này là hợp tác theo vụ, việc hợp tác ngẫu nhiên, không tiếp tục, chưa tính đến giá trị ngày công. Đây là những hình thức hợp tác xuấthiện từ trước chủ nghĩa tư bản. Khi nền nông nghiệp hàng hoá tăng trưởng, nhu yếu dịch vụ cho quy trình tát sản xuấtngày càng tăng cả về qui mô và chất lượng dịch vụ, như dịch vụ về giống, phòng trừ sâubệnh, chế biến và tiêu thụ nông sản, thuỷ lợi v.v Trong điều kiện kèm theo này, từng hộ nông dântự đảm nhiệm toàn bộ những khâu cho quy trình sản xuất sẽ gặp khó khăn vất vả, hoặc không đủ khảnăng cung ứng, hoặc hiệu suất cao kinh tế tài chính thấp kém hơn so với hợp tác. Từ đó phát sinh nhu cầuhợp tác ở trình độ cao hơn, đó là hợp tác liên tục, không thay đổi, có tính đến giá trị ngàycông – giá trị dịch vụ, dẫn đến hình thành HTX. Như vậy, sự sinh ra của HTX trong nôngnghiệp là nhu yếu khách quan, gắn với quy trình tăng trưởng nền nông nghiệp hàng hoá. Sản xuất hàng hoá ngày càng tăng trưởng cùng với quy trình phân công chuyên mônhoá phát sinh những chuyên ngành, như sản xuất lương thực, hoa, rau, quả, cây công nghiệpnhư chè, cafe v.v Đồng thời, cũng Open nhiều loại dịch vụ chuyên ngành phục vụcho nông nghiệp như : đáp ứng vật tư, luân chuyển, chế biến tiêu thụ nông sản v.v Như vậy, trong nghành nghề dịch vụ sản xuất nông nghiệp, không phân biệt chính sách chính trị, xãhội, xuất phát từ tiềm năng kinh tế tài chính nông dân đều có nhu yếu hợp tác từ hình thức giản đơnđến phức tạp, từ đơn ngành đến đa ngành. Lực lượng sản xuất càng tăng trưởng thì nhu cầu22hợp tác càng tăng, mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu rộng, do đó tất yếu hình thành vàngày càng tăng trưởng những hình thức kinh tế tài chính hợp tác ở trình độ cao hơn. Trong nền kinh tế tài chính tư bản chủ nghĩa, sự hình thành và tăng trưởng HTX của những hộ, trang trại mái ấm gia đình nông dân còn xuất phát từ nhu yếu phối hợp để làm tăng sức mạnh giúpđỡ lẫn nhau chống lại sự chèn ép, lũng đoạn của tư bản độc quyền lớn nhằm mục đích bảo vệ sựtồn tại và tăng trưởng của kinh tế tài chính hộ và trang trại mái ấm gia đình nông dân. Đây là những tầng lớp ngườicó khó khăn vất vả hơn và chịu nhiều thiệt thòi, rủi ro đáng tiếc hơn trong xã hội tư bản. Từ góc nhìn nàymà kinh tế tài chính hợp tác của nông dân còn được coi là mô hình kinh tế tài chính mang thực chất xã hội – nhân đạo. Nó là hình thức kinh tế tài chính thiết yếu cho những người nghèo có tiềm lực kinh tếyếu hơn trong xã hội chống lại khuynh hướng chèn ép, “ cá lớn nuốt cá bé ” trong nền kinh tếthị trường cạnh tranh đối đầu quyết liệt. Xuất phát từ nhu yếu khách quan và vai trò, vị trí của HTX trong nghành nghề dịch vụ nôngnghiệp, ở nhiều nước trên quốc tế, HTX nông nghiệp đã có lịch sử dân tộc hình thành và pháttriển hơn 100 năm. Đồng thời, nhà nước của những nước này đều đã dành sự chăm sóc giúpđỡ đáng kể cho khu vực kinh tế tài chính HTX.Năm 1844, lần tiên phong ở nước Đức, những nguyên tắc về HTX được nêu ra là : tựdo gia nhập ; quản trị dân chủ, thực thi nguyên tắc “ một người – một phiếu ” ; góp tỷ suấtlợi nhuận vào những phần của hội ; chia cống phẩm tỷ suất với sự hoạt động giải trí của doanh thu ; trả tiềnmặt cho những loại sản phẩm mua ; huấn luyện và đào tạo và giáo xã viên không tham gia chính trị và tôn giáo. Đây là cơ sở cho những nguyên tắc hoạt động giải trí mà những tổ chức triển khai HTX quốc tế đã phêchuẩn sau này. Năm 1847, tổ chức triển khai phúc lợi nông thôn tiên phong ở Đức đã được xây dựng, sau đó cácHTX nông nghiệp tăng trưởng và trở thành một lực lượng kinh tế tài chính – xã hội quan trọng củaCộng hoà Liên bang Đức. 23 Ở nhiều nước trên quốc tế, nhà nước đã phát hành rất sớm những Thông tư, pháp lệnh, luật về HTX. Có nước còn qui định tính hợp hiến của HTX trong hiếp pháp nhằm mục đích mụcđích hướng dẫn, giúp sức nông dân. Khi họ thực sự có nhu yếu thì tự nguyện link vớinhau thành HTX để vượt qua khó khăn vất vả, tăng trưởng sản xuất. Đến nay, ở hầu khắp những nước trên quốc tế, nhiều hình thức kinh tế tài chính HTX trong nôngnghiệp vẫn được duy trì, tăng trưởng và có hiệu suất cao rõ ràng. Tuy nhiên, một số ít nước khôngthành công ở một số ít quy mô HTX đơn cử do ảnh hưởng tác động của nhiều nguyên do khác nhau. Ở Hà Lan, HTX nông nghiệp đã sinh ra hơn 100 năm. Ngay từ đầu, những HTX đã thựchiện tính năng thương nghiệp chuyên ngành vì tiềm năng kinh tế tài chính. Đa số hộ nông dân thamgia từ 2 – 4 HTX khác nhau. Ngày nay, mạng lưới hệ thống những mô hình HTX ở Hà Lan vẫn pháttriển và có vị trí quan trọng so với nghành nghề dịch vụ cung ứng mẫu sản phẩm nông nghiệp cho xã hội. Thí dụ, với loại sản phẩm bột khoai tây khu vực kinh tế tài chính HTX đã phân phối 100 % số lượng sảnphẩm trên thị trường. Tương tự, với mẫu sản phẩm bơ là 94 %, pho mát 92 %, thức ăn gia súc90 %, sữa 87 % v.v Ở Mỹ, mạng lưới hệ thống những HTX nông nghiệp đã hình thành trên 100 năm và trở nên cầnthiết so với những chủ trang trại. Ngay từ năm 1914, Nhà nước đã xây dựng Cục HTX để hỗtrợ cho khu vực kinh tế tài chính này, kể cả việc tiếp đón công tác làm việc huấn luyện và đào tạo cán bộ quản trị HTX.Chính phủ liên bang cũng như ở từng bang đều giành một khoản kinh phí đầu tư nhất định chohoạt động của Cục HTX. Ngày nay, những Cục HTX tự nguyện và có hiệu suất cao của những thủtrưởng nông trại có vai trò to lớn trong nền nông nghiệp văn minh của Mỹ. Ở Nhật Bản, đại đa số nông trại đều tham gia HTX. Từ năm 1947, nhà nước Nhậtbản đã phát hành Luật HTX nông nghiệp. Đến năm 1967, Nhật Bản trải qua chính sáchcơ bản về hợp tác hoá nhằm mục đích tăng trưởng nông nghiệp. Nhờ vậy, trào lưu hợp tác hoá đãđược tiến hành trên khoanh vùng phạm vi toàn nước. Ở một số ít nước trong khối ASEAN như Inđônêxia, Đất nước xinh đẹp Thái Lan, v.v HTX cũng xuấthiện khá sớm. nhà nước những nước này cũng đã có những chủ trương, giải pháp đơn cử để24khuyến khích việc xây dựng HTX hay “ hiệp hội ” nông dân để giúp sức nhau, phát triểnsản xuất. Đồng thời, những nhà nước đều ban hành sự chăm sóc tương hỗ đáng kể cho khu vựckinh tế HTX và những nông trại. Thí dụ, nhà nước Xứ sở nụ cười Thái Lan đã xây dựng mạng lưới hệ thống “ pháttriển nông thôn vương quốc ” từ cấp TW đến cơ sở. Nhà nước Inđônêxia đã nêu rõ chủtrương nền kinh tế tài chính quốc dân phải được thiết kế xây dựng trên nguyên tắc tương hỗ và hợp tác. Nhà nước đề ra những chủ trương ưu tiên so với khu vực kinh tế tài chính HTX và đã thực thi cảitiến HTX theo 1 số ít hướng cơ bản như : – Cải tiến tổ chức triển khai và quản trị HTX trong khoanh vùng phạm vi toàn nước. – Cải tiến và nâng cao hiệu suất cao của mạng lưới hệ thống thông tin quản trị HTX, giảng dạy kỹnăng cho cán bộ quản lý và điều hành, quản trị HTX. – Chú trọng hơn đến nâng cao vị trí, uy tín của HTX và quyền hạn kinh tế tài chính cho xã viênHTX. – Sử dụng có hiệu suất cao sự trợ giúp về kinh tế tài chính của nhà nước so với HTX v.v Ở Liên xô ( trước kia ), những nước Đông Âu và Trung Quốc, trào lưu hợp tác hoátrong nông nghiệp được tiến hành rầm rộ, thoáng rộng và nhanh gọn để xây dựng những nôngtrang tập thể, công xã nhân dân, v.v nhằm mục đích tiềm năng đưa nông nghiệp, nông dân đi lênchủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, quy mô HTX “ tập thể hoá ” đã tiềm ẩn những yếu tốkhông tương thích với nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá trong điều kiện kèm theo cơ chế thị trường. Do vậy, trong những năm qua, ở những nước nói trên, khu vực kinh tế tài chính này đã và đang tiếnhành quy trình “ thay đổi ”, “ cải tổ ”. Song, điều đó trọn vẹn không phủ nhận tính tất yếukhách quan của kinh tế tài chính hợp tác trong nông nghiệp. Mặc dù những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin không có nhiều điều kiện kèm theo nghiêncứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ; tuy nhiên, khi nói đến trách nhiệm đưa nông nghiệp, nông dân đi lên chủ nghĩa xã hội, những ông đều nhấn mạnh vấn đề vai trò quan trọng của hình thứckinh tế hợp tác và coi đó là con đường để đưa nông dân đi tới chủ nghĩa xã hội. Sau khi25

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận