Thuốc bảo vệ thực vật – Khái niệm thuốc BVTV

Cùng chè Thái Nguyên ngon tìm hiểu những hiểu biết cơ bản về thuốc bảo vệ thực vật để trồng các cây nông nghiệp đúng quy trình.

Khái niệm về thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất hoá học, những chế phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng), những chất điều hoà sinh trưởng…..được dùng trên cây chè để chống lại sự phá hoại của sinh vật gây hại.
Các sinh vật gây hại gồm: Côn trùng, tuyến trùng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại,….được gọi chung là dịch hại.

Phân loại

thuốc bảo vệ thực vật

Có nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau: Phân loại theo đối tượng phòng trừ, phân loại theo con đường tác động, phân loại theo thành phần hoá học,…..
Phân loại theo đối tượng phòng trừ: Nhóm thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ, nhóm thuốc điều hoà sinh trưởng,…..
Phân loại theo con đường tác động: Nhóm thuốc tếip xúc, thuốc vị độc, thuốc xông hơi.
Phân loại theo nguồn gốc của thuốc: Nhóm thuốc hoá học, thuốc thảo mộc, thuốc sinh học,….

Tính độc của thuốc bảo vệ thực vật

Đối với người và động vật máu nóng: Nói chung các thuốc BVTV đều là những loại chất độc.
Tính độc của thuốc: là khả năng gây độc của một lượng thuốc nhất định khi xâm phạm vào cơ thể.
– Độc cấp tính (trúng độc cấp tính) : là khả năng gây độc tức thời, khi một loại thuốc BVTV xâm nhập vào cơ thể đến một lượng nào đó, cơ thể bị ngộ độc, biểu hiện bằng những triệu chứng (chóng mặt, toát mồ hôi, ói mửa, co giật, hôn mê, …..) đó là sự trúng độc cấp tính.
– Độc mãn tính: là khả năng gây độc lâu dài về sau, do thuốc tích luỹ dàn trong cơ thể, sau nhiều lần tiếp xúc (nếu ngày này qua ngày khác, thuốc liên tục xâm nhập vào cơ thể với những lượng nhỏ thì đến một lúc nào đó cơ thể bị suy yếu, có những chức năng của cơ thể bị tổn thương do tác động của thuốc).
– Nhóm độc (rất độc): Căn cứ vào trị số LD 50 (LD 50 là liều gây chết cho 50% số lượng con vật thử nbghiệm) tổ chức y tế thế giới (WHO) và nước ta phân chia thuốc BVTV thành các nhóm độckhác nhau.

Nhóm Thuốc

Nhóm I (rất độc): trị số LD50 (qua miệng) < 200mg/kg. Phía dưới nhãn thuốc có vạch màu đỏ, phía trên có biểu tượng hình đầu lâu xương gạch chéo.
Nhóm II (độc trung bình): LD50 (qua miệng) < 200- 2000mg/kg.Phía dưới nhãn thuốc có vạch màu vàng. 3. Nhóm III (ít độc): LD50 (qua miệng ) 2000- 3000mg/kg.Phía dưới nhãn thuốc có vạch màu xanh dương.
Nhóm III (cẩn thận): LD50 (qua miệng ) > 2000- 3000mg/kg. Phía dưới nhãn thuốc có vạch màu xanh lá cây Các nhóm thuốc I, II chủ yếu là các thuốc nằm trong danh mục thuốc cấm sử dụng và hạn chế sử dụng.

Một số khái niệm trong sử dụng thuốc BVTV

– Liều lượng: là lượng thuốc thành phẩm dùng cho một đơn vị diện tích, được tính bằng lít hoặc kg cho một ha, hoặc một sào.
– Hỗn hợp thuốc: là pha dung dịch hai hay nhiều loại thuốc với nhau để kết hợp diệt trừ nhiều loại dịch hại cùng một lúc để tăng hiệu lực, giảm lần phun (chỉ nên pha hỗn hợp các thuốc có đối tượng phòng trị khác nhau: sâu và bệnh hoặc cách tác động khác nhau: tiếp xúc và nội hấp), sau khi hỗn hợp phải sử dụng ngay. Luân phiên thuốc: là thay đổi lượng thuốc dùng trong một vụ. Đây là một trong biện pháp quan trọng để hạn chế tính kháng thuốc quá hạn sử dụng.
– Thời hạn sử dụng: là thời gian từ khi gia công đóng gói đến khi thuốc giảm hiệu lực. Không nên dùng thuốc quá hạn sử dụng.
– Dạng thuốc: thể hiện trạng thái vật lý của thuốc thành phẩm. Phổ biến trong các nhóm thuốc nước có dạng nhũ dầu (viết tắt EC, ND….) dạng dung dịch (viết tắt là FL, FC, SC,…) nhóm thuốc bột, có dạng bột thấm nước (BTN, WP) dạng bột hoà tan (viết tắt là SP), dạng thuốc hạt (viết tắt là G,H).

Danh mục thuốc được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam

Để đảm bảo an toàn cho người, gia súc và môi trường trong quá trình sản xuất lưu thông, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nước. Chỉ được phép sử dụng những loại thuốc tương đối ít độc cho người, sinh vật có ích và môi trường. Hàng năm Bộ Nông nghiệp & PTNT ra quyết định ban hành “Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam”. Danh mục này thay đổi theo từng năm.

Năm 2007, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ra quyết định hành động số 23/2007 / QĐ-BNN ngày 28 tháng 3 năm 2007, phát hành “ Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Nước Ta ” gốm 92 loại thuốc thương phẩm ( thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ, thuốc điều hoà sinh trưởng, chất tương hỗ ) được sử dụng trên cây chè, chỉ có những loại thuốc này mới được phép ghi hướng dẫn sử dụng cho chè trên nhãn vỏ hộp. Các loại thuốc Monito, Wofatox Endosol, Thas odan, Thiodol … đều thuộc hạng mục cấm sử dụng cho chè. Các lạo thuốc không có hạng mục, không nhãn mác, không có nguồn gốc xuất sứ đều không được phép lưu thông, kinh doanh và sử dụng .

Bài viết liên quan: 
– Nguyen tac khi dung thuoc bao ve thuc vat để biết thêm chi tiết.
– An toàn lao động khi phun thuốc bảo vệ thực vật cho che Thai Nguyen.

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận