Tư duy phản biện

#laireadingreview

Một em sách khiến bạn bối rối bởi cái tên

Mình quyết định đọc em này với tâm thế đi tìm đáp án cho 2 câu hỏi “Tư duy phản biện là gì?” và “Làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện?”. Và thật bất ngờ, nội dung sách không hề giống với những điều mà mình đang tìm kiếm.

Mặc dù vậy, không thể nói em này hoàn toàn không liên quan đến tuy duy phản biện và mình khá thích em ý.

Nội dung sách chủ yếu xoay quanh: sự tập trung, ý chí và thiết lập mục tiêu rõ ràng – 3 yếu tố căn bản giúp bạn t

#laireadingreview

Một em sách khiến bạn bối rối bởi cái tên

Mình quyết định đọc em này với tâm thế đi tìm đáp án cho 2 câu hỏi “Tư duy phản biện là gì?” và “Làm thế nào để rèn luyện tư duy phản biện?”. Và thật bất ngờ, nội dung sách không hề giống với những điều mà mình đang tìm kiếm.

Mặc dù vậy, không thể nói em này hoàn toàn không liên quan đến tuy duy phản biện và mình khá thích em ý.

Nội dung sách chủ yếu xoay quanh: sự tập trung, ý chí và thiết lập mục tiêu rõ ràng – 3 yếu tố căn bản giúp bạn thành công. Bằng cách đưa ra một nhận định nào đó, sau đó phản biện lại nhận định ban đầu bằng các phương pháp và quy luật đã được chứng minh, tác giả đã mang đến rất nhiều kiến thức bổ ích để người đọc hiểu thêm về chiều sâu của tư duy. Không chỉ chỉ ra những giới hạn trong tư duy của não bộ, em sách này sẽ giúp bạn hiểu được tường tận nguyên nhân tại sao bạn lại làm hay không làm một điều gì đó.

Với một đứa không biết nhiều về các nguyên tắc và quy luật như mình, thì cách tổng hợp lại các nghiên cứu của các tác giả khác trong sách này là điểm cộng to đùng. Thay vì phải đi tìm và đọc cả 1 cuốn sách cho 1 chủ đề nào đó, như “Quy tắc 80/20”, “Định luật Parkinson” hay “The Time Paradox”, mình chỉ cần đọc những tóm tắt trong sách này. Nếu cảm thấy hứng thú và muốn tìm hiểu sâu hơn, mình có thể tìm đọc thêm sách về chủ đề đó sau này. Vậy nên mình thấy em này mang lại cho mình nhiều kiến thức hay ho lắm.

Sau khi hiểu về cách hoạt động của não bộ cũng như các quy luật, bạn có thể thực hành các bài tập ở cuối mỗi chương để đánh thức khả năng sáng tạo trong mình và rèn luyện tư duy một cách thông minh hơn. Phần này giống như “học đi đôi với hành” vậy, và hiệu quả phụ thuộc vào bạn sự luyện tập của bạn.

Một lưu ý nhẹ là em này nên được đọc từ từ và chậm rãi. Và sẽ tốt hơn nếu bạn có thể liên hệ trực tiếp tới bản thân khi đọc những phân tích và làm bài tập nha.

Bàn luận về tên sách
Lúc mới đầu mình hơi tức tức vì cái tên cho mình cảm giác không liên quan tẹo nào. Nhưng vì tác giả đưa ra những góc nhìn mới mẻ nên mình đã quên luôn cảm giác không vui mà tập trung vào nội dung sách nhiều hơn. Dù gì thì tận hưởng quá trình cũng rất quan trọng với mình hihi
Tên gốc của sách là “Unlimited mind”, giả bộ nếu giữ nguyên “Tâm trí không giới hạn” (mình tự dịch) thì có lẽ em này đã không bị underrated như vậy. Vậy nên nếu có thể bỏ qua cái tên dễ khiến người ta hiểu lầm và bối rối, thì nội dung của em ý vẫn rất đáng để thử nhaaaa

…more

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận