Tại sao lại có hiện tượng nguyệt thực?

Trong tự nhiên có rất nhiều hiện tượng kỳ lạ và đặc sắc như: cầu vồng, sấm sét, nhật thực, nguyệt thực,….Mỗi một hiện tượng đều có những đặc điểm, nguyên nhân và thời điểm xuất hiện riêng. Ở thời kỳ cổ đại khi nhìn thấy Mặt Trăng dần bị che khuất bởi một vùng bóng tối, con người đã gọi đây là hiện tượng gấu ăn Mặt Trăng. Chính vì vậy, họ thường đập nắp xoong nồi lại với nhau hoặc gõ trống để xua đuổi gấu. Tuy nhiên khoa học gọi hiện tượng đó là nguyệt thực. Vậy nguyệt thực là gì? Tại sao có hiện tượng nguyệt thực?
 

Tại sao có hiện tượng nguyệt thực
 

Nguyệt thực là gì ?

Nguyệt thực là một trong những hiện tượng tự nhiên ấn tượng thường chỉ xuất hiện 1 – 2 lần trong năm khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời cùng nằm trong một mặt phẳng đồng thời thẳng hàng với nhau. Mặt Trăng không có khả năng tự phát sáng. Chúng ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng là nhờ ánh sáng của Mặt Trời chiếu đến. Tuy nhiên khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời, do kích thước của Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng rất nhiều nên lúc này nó sẽ hoàn toàn che khuất ánh sáng Mặt Trời, bao trùm Mặt Trăng trong một vùng tối. Đây được gọi  là hiện tượng nguyệt thực.
 

Nguyệt thực là gì
 

Nguyệt thực còn được gọi là hiện tượng “Mặt Trăng máu” vì lúc này Mặt Trăng sẽ có màu đỏ. Màu đỏ của hiện tượng nguyệt thực là do ánh sáng Mặt Trời bao gồm rất nhiều màu như (xanh, lục, đỏ, vàng, tím,…). Tuy nhiên khi đi qua lớp khí quyển của Trái Đất, hầu hết trong số chúng sẽ bị hấp thụ hoàn toàn. Riêng ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất nên có khả năng đâm xuyên qua lớp khí quyển và chiếu vào Mặt Trăng.
 

Tại vì sao lại có hiện tượng nguyệt thực?
 

Có những dạng nguyệt thực nào ?

Nguyệt thực gồm có 3 dạng: nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần và nguyệt thực bán phần. Mỗi dạng nguyệt thực được hình thành và có những đặc điểm riêng, cụ thể như sau:

Nguyệt thực toàn phần: Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm trong cùng một mặt phẳng và thẳng hàng tuyệt đối. Lúc này Mặt Trăng nằm hoàn toàn trong vùng tối của Trái Đất nên nó sẽ có màu đỏ đồng hoặc cam sẫm. Thời gian tối đa mà hiện tượng nguyệt thực toàn phần xuất hiện là 104 phút.
 

Nguyệt thực toàn phần
 

► Nguyệt thực một phần: Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm trong cùng một mặt phẳng nhưng chỉ gần thẳng hàng. Lúc này Mặt Trăng không nằm hoàn toàn trong vùng tối của Trái Đất nên chỉ có một phần bị che khuất còn một phần vẫn nhận được ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến. Nguyệt thực một phần thường xảy ra trước lúc bắt đầu và sau khi kết thúc nguyệt thực toàn phần. Thời gian tối đa mà hiện tượng nguyệt thực một phần xuất hiện là 6 tiếng.
 

Nguyệt thực một phần
 

► Nguyệt thực bán phần: Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đã đi qua vùng nửa tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ mờ và tối. Tuy nhiên nếu dùng mắt thường để quan sát hiện tượng nguyệt thực bán phần thì sẽ rất khó thấy vì bị ảnh hưởng bởi ánh sáng chói từ Mặt Trời.

Hi vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn hiểu rõ nguyệt thực là gì? Tại sao và khi nào hiện tượng nguyệt thực xuất hiện. Nguyệt thực là một hiện tượng thiên văn rất dễ xem. Bạn có thể quan sát hiện tượng này bằng mắt thường mà không sợ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên để có thể chiêm ngưỡng hình ảnh chi tiết của nguyệt thực, tốt nhất vẫn nên dùng ống nhòm hoặc kính thiên văn loại nhỏ. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết!

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận