ĐỀ TÀI NCKH HỨNG THÚ CỦA TRẺ MẪU GIÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH – Tài liệu text

ĐỀ TÀI NCKH HỨNG THÚ CỦA TRẺ MẪU GIÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.36 KB, 24 trang )

Mục lục
A.

MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………………………………………3
1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………………………………………………………….. 3
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………………………………………………. 4
2.1. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………………………………………….4

2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………………………………………….4

3. Giả thuyết khoa học………………………………………………………………………………………………………….. 4
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu……………………………………………………………………………….. 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………………………………..4
4.2. Khách thể nghiên cứu…………………………………………………………………………………………..4
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………………………………………………. 4
5.1

Phương pháp nghiên cứu lý luận…………………………………………………………………………4

5.2. Phương pháp quan sát………………………………………………………………………………………….4
5.3. Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn…………………………………………………………………..4
5.4. Phương pháp thống kê toán học………………………………………………………………………….4
1. Lịch sử đề tài nghiên cứu…………………………………………………………………………………………………. 5
1.1. Ngoài nước……………………………………………………………………………………………………………5
1.2. Trong nước……………………………………………………………………………………………………………6
2. Các khái niệm cơ bản……………………………………………………………………………………………………….. 6
2.1. Khái niệm hứng thú……………………………………………………………………………………………..6
2.2. Chức năng của hứng thú……………………………………………………………………………………….7
2.3. Các đặc điểm của hứng thú………………………………………………………………………………….7

2.4. Phân loại hứng thú……………………………………………………………………………………………….8
2.5. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển của trẻ……………………………9
2.6. Vấn đề rèn luyện nâng cao hứng thú trong hoạt động tạo hình của trẻ m ẫu
giáo lớn…………………………………………………………………………………………………………………………10
2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển hứng thú trong hoạt
động tạo hình của trẻ………………………………………………………………………………………………….11
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỨNG THÚ TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ TRƯỜNG
MẪU GIÁO 19-5……………………………………………………………………………………………………………………14
2.1. Nhận thức của giáo viên về vai trò của hứng thú trong hoạt động tạo hình. …………14
2.2. Hứng thú thể hiện trong động cơ hoạt động của trẻ………………………………………………..14
2.3. Hứng thú thể hiện trong hành động hoạt động ở lớp……………………………………………….14
2.4. Hứng thú trong các hoạt động thực hành, quan sát thực tế………………………………………14
1

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển hứng thú trong ho ạt đ ộng
tạo hình của trẻ……………………………………………………………………………………………………………………… 14
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HỨNG THÚ TRONG HO ẠT ĐỘNG
TẠO HÌNH CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TRƯỜNG MẪU GIÁO 19-5………………………………………………….15
1. Tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ…………………………………………………….15
2. Xây dựng nề nếp học tập trong giờ học trên lớp…………………………………………………………15
3. Tích lũy vốn kinh nghiệm về tạo hình cho trẻ:…………………………………………………………….. 15
4. Xây dựng môi trường để phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ……………16
5. Phương pháp hướng dẫn phải dựa vào trẻ lấy trẻ làm trung tâm:………………………….17
6. Sử dụng nguyên vật liệu tạo hình:………………………………………………………………………………… 17
7. Tích hợp dạy tạo hình thông qua các môn học khác:……………………………………………………18
8. Tích hợp dạy tạo hình thông qua hoạt động góc:…………………………………………………………18
9. Hướng dẫn trẻ học tạo hình mọi lúc, mọi nơi……………………………………………………………..19
10. Dạy tạo hình qua hướng dẫn trẻ làm đồ chơi:…………………………………………………………….20
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………………..21

1. Kết luận……………………………………………………………………………………………………………………………. 21
2. Kiến nghị………………………………………………………………………………………………………………………….. 21
2.1. Đối với trẻ…………………………………………………………………………………………………………..21
2.2. Đối với phụ huynh……………………………………………………………………………………………..21
2.3. Đối với các cấp các ngành liên quan…………………………………………………………………..21
2.4. Đối với giáo viên mầm non………………………………………………………………………………..21
CÂU HỎI ĐÀM THOẠI, PHỎNG VẤN……………………………………………………………………………………22
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………………………………………23

2

A.

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Bác nói: “Trẻ em là mầm non của đất nước”. Tương lai đất nước chúng ta có giàu
mạnh hay không một phần lớn còn phụ thuộc vào sự giáo dục và nuôi dưỡng trẻ em của
đất nước ấy. Để trẻ trở thành một người có ích cho xã hội cần giáo dục nhân cách cho
trẻ ngay từ những buổi đầu tiên. Vì thế, giáo dục mầm non được coi là nền móng của
nền giáo dục quốc dân và luôn được Đảng và Nhà n ước ưu tiên lên hàng đ ầu. Trong đó
hoạt động tạo hình là một hoạt động chiếm vị trí quan tr ọng trong giáo dục m ầm non,
bởi nó tích hợp được những nội dung cần thiết để trẻ phát tri ển toàn di ện v ề th ể ch ất
và tinh thần. Nó tác động to lớn đến sự hình thành và phát tri ển tính cách cho tr ẻ M ầm
non. Tác động tích cực đến 5 mặc giáo dục: “ Đức, trí, th ể, mĩ, lao đ ộng” c ủa tr ẻ M ầm
non. Thông qua đó phát triển khả năng quan sát, tri giác, kh ả năng phân tích, t ổng h ợp
các thao tác tư duy trực quan.
Tạo hình là một hoạt động mang tính nghệ thuật, nó ph ản ánh hi ện th ực b ằng hình
tượng, nhằm phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ và cảm xúc thẩm mỹ, cảm nhận được

vẻ đẹp thiên nhiên trong cuộc sống về thế giới xung quanh trẻ… Khi tr ẻ bi ết yêu quý cái
đẹp sẽ biết làm theo cái đẹp, tạo ra cái đẹp và cao hơn là sáng tạo ra cái đ ẹp. Tr ẻ th ể
hiện xúc cảm, tình cảm của mình khi tham gia hoạt động tạo hình qua h ướng d ẫn g ợi
mở của giáo viên, khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mỹ v ốn có c ủa tr ẻ, gây cho tr ẻ h ứng
thú trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẫm mỹ.
Dạy trẻ hoạt động tạo hình giúp trẻ bước đầu làm quen với phương ti ện và ngôn
ngữ tạo hình: Đường nét, hình dáng, bố cục, màu s ắc,.. Tr ẻ d ần hình thành các kỹ năng,
kỹ xảo, năng lực quan sát, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng bằng m ắt m ột cách có ch ủ
đích. Khi tham gia các hình thức hoạt động tạo hình tr ẻ tái t ạo l ại b ằng hình t ượng các
đồ vật, các hiện tượng quen thuộc mà trước đó trẻ tri giác được. Góp ph ần tổng h ợp, so
sánh, khái quát hóa, phát huy tính tích cực tư duy trực quan hình tượng. Thông qua đó
ngôn ngữ của trẻ củng được phát triển, hoàn thiện dần cảm xúc. Dạy tạo hình cho tr ẻ
mẫu giáo còn có ý nghĩa tích cực trong việc chuẩn bị cho trẻ vào l ớp m ột. Tuy nhiên, ở
một số trường mầm non, giáo viên vẫn chưa thấy được sự quan trọng của vi ệc tổ ch ức
hoạt động tạo hình cũng như chưa nắm rõ được biện pháp tạo h ứng thú cho tr ẻ. Ng ười
giáo viên mầm non cần có những phương pháp phù hợp với độ tu ổi và đi ều ki ện của
3

trường, lớp để có một giờ học đạt kết quả cao, tăng khả năng nhận thức của trẻ. Việc
nghiện cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự kích thích hứng thú của tr ẻ, trên c ơ s ở
đó đề ra những biện pháp nhằm phát triển hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình.
Xuất phát từ những lý do trên đây, tôi lựa chọn đề tài: “ Nghiên c ứu hứng thú trong ho ạt
động tạo hình của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường Mẫu giáo 19-5”.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.

Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thức trạng hứng thú trong hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

trường Mẫu giáo 19-5. Từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú của trẻ giúp
phát huy khả năng thẩm mỹ của trẻ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Tìm hiểu vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
– Điều tra thức trạng hứng thú của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động t ạo hình tr ường
Mẫu giáo 19-5
– Đề xuất một số biện pháp nâng cao hứng thú hứng thú trong ho ạt đ ộng tạo
hình của trẻ mẫu giáo.
3. Giả thuyết khoa học
Trong hoạt động tạo hình, nhìn chung hứng thú của trẻ còn chưa cao. N ếu tìm được
những biện pháp tác động thích hợp sẽ giúp trẻ nâng cao hứng thú trong hoạt động này,
từ đó góp phần bồi dưỡng khả năng sáng tạo, sản phẩm tạo ra cũng chất lượng hơn.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng hứng thú trong hoạt động tạo hình của trẻ 5-6 tuổi trường Mẫu giáo 19-5.
4.2.

Khách thể nghiên cứu

Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường Mẫu giáo 19-5
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1

Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nhằm khai thác các vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến đề tài, tìm ki ếm các ph ương
pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với đề tài và dựa vào đó để triển khai nghiên cứu th ực

tiễn, cũng như phân tích, lý giải kết quả thu được.
5.2.

Phương pháp quan sát

Quan sát việc hoạt động của trẻ để từ đó tìm hiểu hứng thú trong hoạt động tạo hình
của trẻ.
4

5.3.

Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn

Được tiến hành với một số giáo viên mầm non để thu thập cứ liệu về hứng thú trong
hoạt động tạo hình của trẻ ở trường Mẫu giáo 19-5.
5.4.

Phương pháp thống kê toán học

Dùng để xử lú, phân tích, đánh giá các kết quả thực tiễn.

5

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.
Lịch sử đề tài nghiên cứu
1.1. Ngoài nước

Những công trình nghiên cứu về hứng thú ở trên thế giới xuất hiện tương đối sớm và
ngày càng phát triển.
Herbart (1776-1841), nhà tâm lý học, nhà giáo dục học, người Đức. Ông đã đưa ra 4 mức
độ của dạy học: tính sáng rõ, tính liên tưởng, tính hệ thống, tính phong phú, đặc bi ệt
hứng thú là yếu tố quyết định kết quả học tập của người học của người học.
John Dewey (1859-1952), nhà giáo dục học, nhà tâm lý học người Mỹ sáng lập nên
trường thực nghiệm năm 1896, trong đó ưu tiên hứng thú cảu học sinh và nhu cầu của
học sinh trong từng lứa tuổi. Ông cho rằng, hứng thú thực sự xuất hiện khi cái tôi đồng
nhất với một ý tưởng hoặn một vật thể đồng thời tìm thấy ở chúng phương tiện bi ểu
lộ.
L.K.Strong đã nghiên cứu “ Sự thay đổi hứng thú cùng với lứa tuổi”. Từ năm 1931, ông đã
đưa ra quan điểm và phương pháp nghiên cứu hứng thú bằng bảng câu hỏi.
Năm 1938, CH.Buber, trong công trình “ Phát triển hứng thú ở trẻ” đã tìm hi ểu khái ni ệm
hứng thú.
Năm 1946, Clapade với vấn đề “ Tâm lý trẻ em và thực nghiệm sư phạm” đã đưa ra khái
niệm hứng thú dựa trên bản chất sinh học. Trong giáo dục chức năng, Clapade đã nhấn
mạnh tầm quan trọng của hứng thú trong hoạt động của con người và cho rằng quy luật
của hứng thú là cái trục duy nhất mà tất cà hệ thống phải xoay quanh nó.
Năm 1955, A.P.Ackhadop có công trình nghiên cứu về sự phụ thuộc của tri thức học viên
với hứng thú học tập. Kết quả cho thấy tri thức của học viên có mối quan hệ kh ắt khít
với hứng thú học tập. Trong đó sự hiểu biết nhất định về môn học được xem là một ti ền
đề cho sự hình thành hứng thú đối với môn học.
Năm 1966, N.I.Ganbiô bảo vệ luận án tiến sĩ đề tài “ Vận dụng tính hứng thú trong giảng
dạy tiếng Nga”. Tác giả cho rằng hứng thú học tập của học sinh là một phương ti ện để
nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Nga trong trường.
Năm 1967, M.G.Marôzôra nghiên cứu sự khác nhau trong việc hình thành hứng thú của
trẻ em trong sự phát triển bình thường và phát triển không bình thường. M.G.Marôzôra
cũng đã nghiên cứu vấn đề “Tác dụng của viện giảng dạy, nêu vấn đề đối v ới h ứng thú
nhận thức của sinh viên”. Đến năm 1967, tác giả đưa ra cấu trúc tâm lý của h ứng thú,
đồng thời còn phân tích những điểu kiện và khả năng giáo dục hứng thú trong quá trình

học tập và lao động của học sinh.
I.G.Sukira Trong công trình “ Vấn đề hứng thú trong khoa học giáo dục” (1972) đã đ ưa ra
khái niệm về hứng thú nhận thức cùng với biểu hiện của nó. Đồng th ời bà còn nêu lên
6

nguồn gốc cơ bản của hứng thú nhận thức là nội dung tài liệu và hoạt động của học
sinh.
J.Piaget (1896-1996) nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy Sĩ có rất nhi ều công trình
nghiện cứu về trí tuệ trẻ em và giáo dục. Ông chú trọng đến hứng thú của h ọc sinh và
cho rằng “ nhà trường kiểu mới đòi hỏi phải hoạt động thực, làm việc một cách chủ
động dựa trên nhu cầu hứng thú cá nhân”. Ông nhấn mạnh cũng gi ống như người l ớn,
trẻ em là một thực thể mà hoạt động cũng bị chi phối bởi quy luật hứng thú hoặc nhu
cầu. Ông cho rằng mọi việc làm của trí thông minh đều dựa trên hứng thú.

1.2. Trong nước
Ở Việt Nam vấn đề hứng thú cũng được rất ngiều tác giả quan tâm nghiên cứu.
Năm 1977, tổ nghiên cứu của khoa tâm lý học giáo dục Trường Đại học Sư Phạm Hà N ội
I đã nghiên cứu đề tài “Hứng thú học tập của học sinh cấp 2 đối với môn học cụ th ể”, kết
quả cho thấy hứng thú học tập của học sinh đồi với các môn học là không đều.
Năm 1987, Nguyễn Khắc Mai với đề tài luận án “ Bước đầu tìm hiểu thực trạng hứng
thú đối với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên tại trường của sinh
viên khoa Tâm lý giáo dục”.
Năm 1994, Hoàng Hồng Liên có đề tài “ Bước đầu nghiên cứu con đường nâng cao hứng
thú cho học sinh phổ thông” và đi đến kết luận rằng dạy học trực quan là bi ện pháp t ốt
nhất để tác động đến hứng thú của học sinh.
Năm 1996, Đào Thị Anh đã nghiên cứu về “ Hứng thú và sự thích nghi với cuộc sống nhà
trường của học sinh tiểu học”.
Năm 2001, Phạm Thị Ngạn nghiên cứu “Hứng thú học tập môn tâm lý học của sinh viên
sư phạm trường Cao Đẳng Sư Phạm Cần Thơ” ( luận án thạc sĩ tâm lý học Hà Nội2002).

Năm 2003, Nguyễn Hải Yến – Đặng Thị Thanh nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến
hứng thú nghiên cứu khoa học của học sinh trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn”.
Tiếp đó, năm 2005 Phạm Thị Thơm trong nghiên cứu luận văn thạc sĩ “ Hứng thú học
tập môn tâm lý học đại cương của sinh viên trường Đại học dân lập Đông Đô”.
Năm 2010, Lê Văn Bích với luận văn thạc sĩ “Hứng thú học tập các môn lý luận chính tr ị
của sinh viện hệ chính quy trường Đại học Luật TP.HCM.
Năm 2010, Nguyễn Thị Bích Thủy với luận văn thạc sĩ “ Hứng thú học tập của sinh viên
năm nhất trường Đại học Văn Hiến TP.HCM”.
Đến nay các công trình nghiên cứu về hứng thú cũng đã có rất nhiều và v ấn đ ề h ứng thú
học tập cũng được các tác giả quan tâm nhưng hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo
hình vẫn chưa được các tác giả quan tâm nghiên cứu.
7

2.
Các khái niệm cơ bản
2.1. Khái niệm hứng thú
Hứng thú là một trong những hiện tượng tâm lý phức tạp. Thuật ngữ hứng thú được sử
dụng khá rộng rãi, trong đời sống hằng ngày, với hàm nghĩa sự yêu thích, thích thú,…
thiên về mặt cảm xúc của con người, nhưng đó chỉ là một dấu hiệu của hứng thú. Dưới
gốc độ của tâm lý học thì có nhiều cách giải thích khác nhau v ề h ứng thú.

Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối v ới đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa đ ối
với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm trong quá trình hoạt đ ộng.

( Nguyễn Quang Uẩn)
– “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa
đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình

hoạt động” (Trần Thị Minh Đức)
– Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, h ấp d ẫn b ởi n ội dung ho ạt
động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú.
– Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hi ệu qu ả của ho ạt đ ộng nh ận
thức, tăng sức làm việc.
Từ khái niệm về hứng thú ta có thể suy ra được định nghĩa c ủa hứng thú trong
hoạt động tạo hình: hứng thú trong tạo hình là thái đ ộ đ ặc bi ệt của tr ẻ đ ối v ới đ ối
tượng của hoạt động tạo hình, vì sự cuốn hút về mặt tình cảm và ý nghĩa thi ết th ực
của nó trong đời sống cá nhân.

2.2. Chức năng của hứng thú

Thái độ và phương thức phản ứng thay đổi theo sức hấp dẫn cụ th ể của hoạt
động, vì thế hứng thú luôn mang một vai trò quan trọng trong các hoạt động.
Sự hứng thú là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào ho ạt đ ộng đó.
Trong bất cứ công việc gì, nếu có hứng thú làm vi ệc con người sẽ có c ảm giác d ễ
chịu với hoạt động, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực và sáng
tạo hơn vào hành động đó.
Ngược lại nếu không có hứng thú, dù là hành động gì cũng sẽ không đem l ại k ết
quả cao. Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không
có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ không cao, th ậm chí
xuất hiện cảm xúc tiêu cực.

2.3. Các đặc điểm của hứng thú

Đối tượng của hứng thú học tập là học tập, là sự lĩnh hội, vận dụng hệ thống ki ến th ức,
kỹ năng, kỹ xảo mới, hướng tới việc hình thành, phát tri ển và hoàn thi ện nhân cách

người trong một lĩnh vực cụ thể. Do vậy, hứng thú học tập không chỉ nhắm vào vi ệc ti ếp
thu tri thức mà còn hướng vào quá trình đạt được tri thức đó.
Yếu tố đặc trưng của hứng thú là bao hàm thái độ nhận thức phức tạp đối với đối
tượng. Thái độ nhận thức đó được thể hiện ở việc thường xuyên tiếp thu kiến thức

8

thuộc lĩnh vực mình thích thú, hoàn thiện, kiên trì khắc phục khó khăn, nắm vững ki ến
thức và phương pháp tiếp thu kiến thức.
Hứng thú lúc đầu hướng tới nội dung tri thức khoa học, sau đó tới các phương pháp
khám phá ra nội dung đó.
Hứng thú dần có tính bền vững, nếu được cũng cố trong điều kiện của tình huống đã
làm nó xuất hiện, loại hứng thú này được phân biệt bằng tính không bão hòa: s ự làm
quen đối tượng của hoạt động nhận thức ngày càng sâu sắc, sự cuống hút của nó càng
cao và càng xuất hiện những vấn đề mới.
Hứng thú là sự biểu hiện của một trong những động lực mạnh nhất, thúc đẩy tr ẻ nghiên
cứu đối tượng trong phạm vi của nó.
Nó luôn được nhận thức một cách rõ ràng, nhanh chóng, đúng đắn.
Trong hứng thú học tập, quá trình suy nghĩ mang màu sắc xúc cảm rõ rệt, các hành vi
nhận thức không dừng lại ở mức độ quan sát thụ động mà mang tính chất định h ướng
nhất định. Chủ thể không chỉ có nguyện vọng nắm vững kiến thức. Hơn nữa, việc m ở
rộng kiến thức được gắn liền với hoạt động tích cực, tìm tòi ra cái bản chất, cái cơ b ản
bên trong quá trình cũng như của những quá trình, sự kiện được nghiên cứu chứ không
dừng lại ở vẻ bền ngoài.

2.4.

Phân loại hứng thú

Có nhiều cách phân loại hứng thú:
Căn cứ vào hiệu quả của hứng thú: chia ra làm 2 loại:
Hứng thú thụ động:
Là loại hứng thú tĩnh quan dừng lại ở hứng thú ngắm nhìn, chiêm ngưỡng đối tượng gây
nên hứng thú, không thể hiện mặt tích cực để nhận thức sâu sắc hơn đối tượng, làm chủ
đối tượng và hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực mình vừa hấp thụ.
Hứng thú tích cực:
Không chỉ chiêm ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú, mà lao vào hoạt động v ới mục
đích chiếm lĩnh đối tượng. Nó là một trong những nguồn kích thích sự phát tri ển nhân
cách, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, nguồn go62c của sự sáng tạo.
Căn cứ vào nội dùng đối tượng, nội dung hoạt động: chia ra làm 5 loại
Hứng thú vật chất
Hứng thú nhận thức
Hứng thú lao động nghề nghiệp
Hứng thú xã hội – chính trị
Hứng thú mĩ thuật
Căn cứ vào khối lượng hứng thú: chia làm 2 loại
9

Hứng thú rộng: bao gồm nhiều lĩnh vực và thường không sâu
Hứng thú hẹp: hứng thú từng mặt, từng ngành nghề, từng lĩnh vực cụ thể
Căn cứ vào tính bền vững: chia làm 2 loại
Hứng thú bền vững
Hứng thú không bền vững
Căn cứ vào chiều sâu của hứng thú: chia làm 2 loại
Hứng thú sâu sắc
Hứng thú hời hợt bên ngoài
Căn cứ vào chiền hướng hứng thú: chia làm 2 loại
Hứng thú trực tiếp: hứng thú đối với bản thân quá trình hoạt động, hứng thú với quá

trình nhận thức, quá trình lao động và hoạt động sáng tạo.
Hứng thú gían tiếp: loại hứng thú với kết quả hoạt động.
Cách phân biệt như trên tuy rất cụ thể, song cugn4 chỉ mang tính chất tương đối. Vì
trong thực tế mỗi cá nhân không tồn tại độc lập một hứng thú mà nó luôn là sự kết h ợp
nhiều loại hứng thú với nhâu tạo nên nét riêng của cá nhân đó.

2.5.
Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển của
trẻ
2.5.1. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển nhận thức
Trong hoạt động tạo hình, trẻ em có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đ ối tượng
miêu tả để có được hiểu biết, sự hình dung về các đối tượng, từ đó xây dựng các bi ểu
tượng. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, hoạt động tạo hình là một trong những phương
tiện tích cực để phát triển ở trẻ khả năng hoạt động trí tuệ như: óc quan sát, trí nh ớ, tư
duy, tưởng tượng. Nhờ hoạt động tạo hình mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung
quanh được tăng lên, ngày càng trở nên “giàu có” hơn cả về lượng và chất.
Hoạt động tạo hình với các quá trình tìm hiểu, đánh giá đối tượng miêu t ả và s ản ph ẩm
tạo hình sẽ tạo điều kiện phát triển ở trẻ vốn từ, lời nói hình tượng truyền cảm và phát
triển ở trẻ ngôn ngữ mạch lạc.

2.5.2. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục tình cảm- xã
hội
Tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ có nhiều điều kiện tiếp thu cái đẹp, cái t ốt trong
xã hội, trải nghiệm các xúc cảm, tình cảm trong giao tiếp, học hỏi về các kỹ năng xã h ội
và đánh giá các hành vi văn hóa – xã hội qua các hình tượng, các s ự ki ện, hi ện tượng đ ược
miêu tả. Nội dung của tạo hình là con đường dẫn dắt trẻ nhanh chóng hòa nhập vào xã
hội xung quanh.

10

Tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ sẽ trải nghiệm những xúc cảm đặc bi ệt như tình
yêu thương, lòng mong muốn làm điều tốt cho người khác. Đó chính là điều kiện để hình
thành ở trẻ tính chu đáo, ý thức cộng đồng, biết chia sẻ, quan tâm chăm sóc tới người
khác và các kỹ năng giao tiếp xã hội.
Quá trình hoạt động sáng tạo ra sản phẩm sẽ giúp trẻ được rèn luyện các kỹ năng hoạt
động thực tiễn, thói quen làm việc một cách tự giác, tính tích cực.

2.5.3. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc giáo dục thẩm mỹ
cho trẻ
Với tư cách là một hoạt động nghệ thuật, hoạt động tạo hình tạo nên những điều ki ện
thuận lợi nhất cho sự phát triển của cảm giác, tri giác thẩm mỹ: việc quan sát, tìm hi ểu
các sự vật, hiện tượng giúp trẻ nhận ra các đặc đi ểm thẩm mỹ (hình dáng, màu s ắc, c ấu
trúc, tỷ lệ, sự sắp xếp không gian,…) nhận ra được những nét độc đáo, tạo nên sức hấp
dẫn của đối tượng miêu tả.
Sự thể hiện nội dung tạo hình bằng phương tiện truyền cảm mang tính trực quan
(đường nét, hình dạng, màu sắc,…) sẽ làm cho các cảm xúc thẩm mỹ của tr ẻ ngày càng
trở nên sâu sắc hơn, trí tưởng tượng mang tính nghệ thuật của trẻ ngày càng phong phú.
Sự phản ánh hiện thực và biểu lộ tình cảm qua các phương tiện truyền cảm đặc trưng
cho loại hình nghệ thuật vật thể như đường nét, hình dạng, màu sắc, bố cục, không gian,
… chính là con đường lĩnh hội các kinh nghiệm văn hóa thẩm mỹ rất phù hợp v ới lứa
tuổi của trẻ em, trên cơ sở đó mà hình thành thị hiếu thẩm mỹ sau này.

2.5.4. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển thế chất của
trẻ
Hoạt động tạo hình sẽ giúp phát triển ở trẻ khả năng phối hợp, điều chỉnh hoạt động
của mắt và tay, rèn luyện sự khéo léo, linh hoạt trong vận động của tay, từ đó giúp cho
việc học viết của trẻ ở tiểu học sẽ đạt kết quả tốt.

2.5.5. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với việc chuẩn bị cho tr ẻ đi

học ở trường phổ thông
Hoạt động tạo hình góp phần không nhỏ trong việc chuẩn bị cho trẻ một kiến thức sơ
đẳng về tự nhiên, xã hội, về khoa học- kỹ thuật để giúp trẻ nhanh chóng làm quen v ới
các môn học mới ở tiểu học.
Hoạt động tạo hình góp phần chuẩn bị về tâm lý cho trẻ bước vào học tập tại trường
tiểu học: hoạt động này giáo dục ở trẻ lòng ham muốn tiếp thu những điều mới l ạ,
những phương thức hoạt động mới, giúp trẻ hình thành thói quen học tập một cách có
mục đích, có tổ chức, biết lắng nghe và thực hiện lời chỉ bảo của cô giáo. Hoạt động tạo
hình là môi trường cho trẻ rèn luyện năng lực điều khiển hành vi của mình nahừm th ực
hiện nhiệm vụ đã đề ra.

11

2.6.
Vấn đề rèn luyện nâng cao hứng thú trong hoạt động tạo
hình của trẻ mẫu giáo lớn

2.6.1. Nhập môn
Giáo viên cần chuẩn bị dụng cụ, bài hát, bài th ơ và không gian r ộng rãi tr ước khi
dạy cho trẻ tạo hình. Trước khi hoạt động tạo hình với một nhóm trẻ, giáo viên cần chỉ
sẵn một loạt hoạt động giúp trẻ có kỹ năng, hứng thú tích c ực, năng đ ộng và sáng t ạo,
sẵn sàng có trong tay đầy đủ các nội dung, hình thức lựa ch ọn phù hợp.
Giáo viên cần xác định mục đích của bài học này là nhằm giúp tr ẻ phát tri ển
nhận thức, củng cố kỹ năng làm đồ chơi và bi ết yêu quý s ản ph ẩm làm ra, bi ết gi ữ gìn
sản phẩm.
Theo đó, giáo viên có thể giới thiệu bài hài bằng hình thức mở cuộc thi về làm đ ồ
dùng, đồ chơi với các phần thi như: Thi trả lời lời nhanh; sáng tác bài th ơ, bài hát, hò vè
có tên một số đồ dùng, đồ chơi và phần thi bé khéo tay.
Sau mỗi phần thi và cuộc thi giáo viên có thể kết hợp v ới âm nhạc đ ể cho ti ết

học thêm sinh động. Sau đó giáo viên sẽ ti ến hành công b ố k ết qu ả, khen ng ợi, đ ộng
viên khích lệ các em tham gia.
2.6.2. Để “ Trẻ học mà chơi, chơi mà học”

Giáo viên có thể giới thiệu bài học bằng nhiều hình thức khác nhau, đàm thoại
nội dung câu chuyện hoạt cảnh.
Cùng là một đề tài, giáo viên có thể thực hi ện thay đổi nhi ều ph ương pháp khác
nhau, hình thức tổ chức đa dạng, phong phú.
Để lôi cuốn, thu hút trẻ cần giới thiệu bài học bằng tranh, ảnh, múa r ối, hò vè k ể
chuyện… gây sự chú ý đối với trẻ và dẫn dắt trẻ vào tiết học một cách nh ẹ nhàng, sinh
động, thoải mái mà trẻ không hề nhám chán “chơi mà học – h ọc mà ch ơi” k ết thúc ti ết
học dùng sản phẩm của trẻ để dạy trên tiết học, khi trẻ nhìn thấy s ản phẩm c ủa mình
được cô và các bạn quan sát. Từ đó trẻ rất hứng thú tham gia vào các ho ạt đ ộng m ột
cách tích cực để cho ra nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú.
2.6.3.

Phát triển khả năng tư duy

Giáo viên cần quan sát tìm những nơi rộng rãi, thoáng mát, phù h ợp v ới t ừng đ ịa
điểm, không nhất thiết phải ở lớp, có thể ở hành lang, sân trường, v ườn tr ường. M ỗi bài
hát có nội dung khác nhau, nên hình thức dạy cũng khác nhau, có nh ững ti ết d ạy nào c ần
vận động nhiều thì lựa chọn không gian rộng, thoáng mát.
Việc lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp với tính chất từng hoạt đ ộng. Ngoài gi ờ
học môn tạo hình, giáo viên còn tổ chức kết hợp trong các giờ hoạt động khác. Ví dụ: K ết
hợp với môn Văn học; kết hợp với môn môi trường xung quanh và kết hợp với âm nhạc
Thông qua đó nhằm giúp trẻ phát huy được tính tích cực, sáng tạo, kh ả năng t ư
duy trí tưởng tượng, linh hoạt trong các hoạt động.

12

Đồng thời, phát triển các kỹ năng tạo hình khéo léo thông qua các ho ạt đ ộng t ạo
sự lôi cuốn trẻ, thu hút trẻ một cách nhẹ nhàng, thoải mái đ ể từ đó tr ẻ m ạnh d ạn, t ự tin
tạo ra những sản phẩm mà trẻ thích, giúp nâng cao chất lượng môn tạo hình.

2.7.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
hứng thú trong hoạt động tạo hình của trẻ.
Hứng thú có ý nghĩa rất lớn đến hoạt động tạo hình của trẻ. Hứng thú giữ một vai trò
đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của quá trình tạo ra s ản ph ẩm, nh ờ
hứng thú mà trong quá trình hoạt động trẻ có thể giảm được sự căng thẳng, sự hiếu
động của bản thân, tăng sự chú ý, thúc đẩy tính tích cực tìm tòi, sáng tạo, tập trung vào
hoạt động để tạo ra sản phẩm mà trẻ mong muốn. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự
hình thành và phát triển hứng thú trong hoạt động tạo hình của trẻ nhưng chủ yếu là
những yếu tố khách quan và chủ quan.
Yếu tố chủ quan:
Hứng thú hoạt động của trẻ chịu nhiều sự tác động khác nhau. Trong đó trẻ v ới tư cách
là trung tâm của hoạt động tạo hình được xem là yếu tố quyết định đến mức độ hứng
thú của hoạt động. Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, trẻ có những nét đặc trưng và đòi hỏi khác
so với các độ tuổi trước. Trẻ có nhu cầu tự khám phá, tìm tòi thế gi ới xung quanh. Nh ờ
đó, ở trẻ hình thành được trong đầu những biểu tượng, những hình ảnh đẹp mà trẻ yêu
thích giúp hỗ trợ tốt trong việc tưởng tượng và tạo ra những sản phẩm mà cô gợi ý
trong tạo hình. Trẻ dần làm chủ được hoạt động của mình, hành động trở nên nhịp
nhàng, uyển chuyển và tinh tế hơn. Đây là cơ sở bồi dưỡng hứng thú trong hoạt động
tạo hình của trẻ.
Tuy nhiên, ở độ tuổi này, trẻ không chỉ điều khiển được hành động mà còn phải tăng
cường ý thức, tập trung hơn trong hoạt động, không gây mất trật tự, lơ là, bởi vì mẫu
giáo lớn đang bắt đầu chuẩn bị hành trang bước vào lớp một. Để làm được đi ều đó đòi
hỏi trẻ phải tìm hiểu, khám phá nhiều hơn về chúng cũng như tạo ra ni ềm đam mê, yêu
thích hoạt động tạo hình cho bản thân. Bên cạnh đó, trẻ phải bi ết được tầm quan tr ọng

của hoạt động tạo hình, ý thức được vai trò của mình, tích cực tham gia các ho ạt đ ộng
mà cô hướng dẫn từ đó phát huy được tinh thần sáng tạo của bản thân tr ở nên hứng thú
hơn với hoạt động tạo hình cũng như tự tin với sản phẩm của chính mình tạo ra.
Yếu tố khách quan:
Những yếu tố từ hoạt động:
+ Nội dung hoạt động có tác động mạnh mẽ đến trẻ, hoạt động phải gần gũi, n ội dung
phong phú, đa dạng, phù hợp với nhu cầu hứng thú của trẻ.
+ Những nguyên vật liệu trong hoạt động tạo hình cũng quan tr ọng không kém. Nó tác
động trực tiếp đến hứng thú của trẻ, nguyên vật liệu cần gần gũi, màu sắc càng phong
phú thì hứng thú của trẻ đối với hoạt động càng cao.

13

Vì vậy để tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình tạo hình đòi hỏi n ội dung ho ạt đ ộng,
những nguyên vật liệu phải thường xuyên cập nhật, đổi mới, đáp ứng nhu cầu và kích
thích hứng thú ở trẻ.
Những yếu tố từ nhà trường:
+ Cơ sở vật chất, dụng cụ hoạt tập là yếu tố quan trọng của hoạt động dạy – h ọc, nó có
ảnh hưởng nhất định đến hứng thú của trẻ. Khi có hứng thú với hoạt động, trẻ có xu
hướng tìm tòi, khám phá những nội dung liên quan đến hoạt động. Nếu nhu cầu được
không được đáp ứng sẽ làm úc chế và giảm tính tích cực sự ham hi ểu bi ết của tr ẻ.
Do đó, các đồ dùng, đồ chơi phải thật phong phú, đa dạng, đầy đủ nội dung chủ đề…
mới có thể thõa mãn được nhu cầu hứng thú của trẻ.
+ Tiếp đó, các đồ dùng phảo thực hiện được nhiều thao tác, không chỉ đ ơn thuần để
nhìn ngắm, quan sát, cầm nắm mà cần thao tác được với chúng. Tính động của đ ồ ch ơi
rất quan trọng, thông qua tính động này làm tăng hưng phấn và sự tập trung chú ý, kích
thích sự tích cực, tư duy, sáng tạo của trẻ khiến trẻ trở nên chủ động hơn với hoạt động.
Những yếu tố về giáo viên:
+ Hứng thú của trẻ được tăng một phần rất lớn chịu sự ảnh hưởng bởi giáo viên, cũng

như cách thức tiếp cận trẻ. Phương pháp sư phạm của giáo viên cũng là một yếu tố có
tác động mạnh đến hứng thú trong hoạt động tạo hình của trẻ. Thực tế cho thấy, cùng
một chủ đề, nội dung nhưng giáo viên sử dụng phương pháp dạy khác nhau sẽ dẩn đến
thái độ, hành động của trẻ cũng khác nhau. Sự hướng dẫn của giáo viên có ý nghĩa quan
trọng đối với trẻ, vì khi trẻ hiểu, yêu thích hoạt động thì sẽ chủ động sáng tạo hơn. Để
mục đích dạy, nội dung hoạt động trở nên kích thích, hướng trẻ đúng tới hoạt đ ộng thì
phương pháp của giáo viên phải hiện đại phù hợp với nhu cầu hứng thú của trẻ.
+ Mặt khác, thái độ của giáo viên cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đối với trẻ. Luôn đối xử
công bằng, dạy trẻ bằng tình thương, nhẹ nhàng, ôn nhu.. là những biểu hiện cần có của
một giáo viên mầm non. Ngoài ra, thái độ trong nhận xét sản phẩm của trẻ cũng ph ải
tích cực, vui vẻ, cởi mở. Cần động viên, khuyến khích những trẻ chưa làm được, tránh
chê bai, phê bình trẻ. Thái độ đúng đắn của giáo viên giúp trẻ cảm th ấy tự tin h ơn v ới
bản thân, việc này cũng góp phần nâng cao hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình.
Như vậy, hứng thú bị ảnh hưởng từ cả yếu tố chủ quan và khách quan. Do đó, chúng ta
cần tìm hiểu cả những điều kiện khách quan và xác định những yếu tố chủ quan từ
chính bản thân trẻ. Có như thế mới có thể đưa ra được những biện pháp phù h ợp đ ể
kích thích sự hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình.

14

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HỨNG THÚ TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
CỦA TRẺ TRƯỜNG MẪU GIÁO 19-5
2.1. Nhận thức của giáo viên về vai trò của hứng thú trong hoạt động t ạo
hình.

Tôi sử dụng phương pháp đàm thoại và phỏng vấn để đi ều tra th ực tr ạng v ề nh ận th ức
của giáo viên về vai trò hứng thú trong hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo l ớn.

2.2. Hứng thú thể hiện trong động cơ hoạt động của trẻ

Tôi sử dụng phương pháp quan sát để điều tra hứng thú trong động cơ hoạt động của
trẻ.

2.3. Hứng thú thể hiện trong hành động hoạt động ở lớp.

Tôi sử dụng phương pháp quan sát để điều tra hứng thú trong động cơ hoạt động của
trẻ.

2.4. Hứng thú trong các hoạt động thực hành, quan sát th ực t ế.

Tôi sử dụng phương pháp quan sát để điều tra hứng thú trong động cơ hoạt động của
trẻ.

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển h ứng thú trong
hoạt động tạo hình của trẻ.

Tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận để điều tra các y ếu tố ảnh h ưởng đ ến s ự
hình thành và phát triển hứng thú trong hoạt động tạo hình của trẻ.

15

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HỨNG THÚ
TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TRƯỜNG MẪU GIÁO
19-5
Qua khảo sát ban đầu như trên, tôi thấy kết quả trên trẻ chưa cao là đi ều tôi c ần ph ải
suy nghĩ làm thế nào để dạy trẻ đạt hiệu quả cao và tạo cho tr ẻ h ọc m ột cách tho ải
mái, tự tin, không gò bó, trẻ luôn hứng thú trong giờ học. Tôi tiến hành thực nghi ệm.
1. Tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ

Tích cực sưu tầm các loại sách hướng dẫn, tham kh ảo thông tin trên m ạng, các n ội
dung liên quan đến nội dung tạo hình để nghiên cứu nhằm nắm chắc h ơn về n ội
dung, hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động tạo hình cho tr ẻ m ầm non.
Đồng thời học hỏi cách làm đồ dùng, cách tạo môi trường làm giàu cảm xúc tạo
hình cho trẻ.
Ví dụ: Với đề tài “Vẽ một số con vật nuôi trong gia đình” Giáo viên không c ần cung
cấp những kiến thức về con vật đó mà khơi gợi sáng tạo đ ể trẻ tạo ra s ản ph ẩm
hấp dẫn, vì hằng ngày trẻ đã được tiếp xúc các con v ật này khi ở nhà. Thi ết k ế bài
giảng (Mỗi thể loại một bài), lấy ý kiến tham gia của Lãnh đạo, của tổ chuyên môn
và dự các hoạt động chung theo bài giảng đã thiết kế để chỉnh sửa cho hoàn thi ện.
Thường xuyên học hỏi, dự giờ đồng nghiệp, trường bạn để đúc rút kinh nghi ệm
dạy tốt môn tạo hình cho trẻ.
Từ những việc làm nói trên tôi đã tích lũy được cách thức tổ chức các hoạt
động tạo hình cho trẻ đạt hiệu quả.
2. Xây dựng nề nếp học tập trong giờ học trên lớp.
Nề nếp của trẻ là bước đầu của một tiết học, nếu chúng ta không đưa tr ẻ vào n ề
nếp thì giờ học không đạt kết quả cao. Khi trẻ có nề nếp tốt cùng v ới s ự h ướng
dẫn khoa học của cô ngay ban đầu trẻ đã say mê với gi ờ học, luôn th ể hiện c ảm
xúc, trí tưởng tượng cho hoạt đông nghệ thuật.
Nên rèn luyện nề nếp bằng cách: Xếp xen kẽ cháu mạnh dạn v ới cháu nhút nhát,
cháu nam xen cháu nữ. Chia tổ, đặt tên cho tổ và bầu ra tổ trưởng để tổ trưởng
giúp cô quán xuyến, nhắc nhở thành viên của mình. Tôi luôn động viên trẻ trong
tiết học, uốn nắn tác phong ngồi học cho trẻ, trẻ ngồi đúng tư thế, không nói
chuyện, không nói leo, nói phải xin phép cô, nói rõ ràng, mạch l ạc, đủ câu,…V ới
những biện pháp trên trẻ đã có thói quen tốt trong việc xây dựng nề nếp học tập.
3. Tích lũy vốn kinh nghiệm về tạo hình cho trẻ:
Tạo điều kiện để trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh đ ể từng
bước cung cấp các biểu tượng phong phú về đối tượng cho trẻ tự khám phá bằng
cách huy động sự tham gia của các giác quan, các quá trình tâm lí khác nhau đ ể
lĩnh hội các khía cạnh khác nhau của sự vật.

Tạo cơ hội để trẻ khám phá đối tượng (quan sát, nghe, hỏi, ti ếp xúc và miêu tả)
và tự diễn đạt nhận thức cảm xúc của mình về đối tượng.

16

Tận dụng các thời điểm hợp lí trong ngày cho trẻ ti ếp xúc như được ng ắm nghía,
chăm sóc, vuốt ve, âu yếm với các con vật gần gũi (th ỏ, mèo, gà con…) ch ơi v ới các
đồ vật, tri giác tranh ảnh nghệ thuật.
Đồng thời thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được chơi với lá cây ta nên tận dụng
luôn các lá cây đó giúp trẻ sáng tạo th ể hiện các s ản phẩm tạo hình đ ể làm giàu
vốn kinh nghiệm cho trẻ và kết hợp rèn luyện các kỹ năng về tạo hình cho tr ẻ.
Trong quá trình cung cấp biểu tượng về đối tượng tạo hình cần chỉ cho tr ẻ th ấy
được những nét đặc trưng nổi bật, những cái đẹp lý thú gần gũi tr ẻ. Đ ồng th ời
giúp trẻ phân tích, so sánh tổng hợp tìm ra những đặc đi ểm riêng, chung c ủa
những đồ vật cùng nhóm, cùng loại. Từ đó giúp trẻ tìm ra phương th ức th ể hi ện
trong những tình huống khác nhau.
Ví dụ : Vẽ “Vườn hoa” có bông hoa cao, bông hoa thấp, bông hoa cánh tròn, bông
hoa cánh nhọn, bông hoa màu vàng, bông hoa màu đỏ… Nếu trẻ đã được ngắm
vườn hoa trong thực tế thì khi tạo hình trẻ sẽ bi ết sử dụng ph ối h ợp các kỹ năng
vẽ nét cong, nét cong tròn khép kín, nét xiên, nét th ẳng và tô màu đ ể vẽ v ườn hoa
sinh động và đẹp hơn.
4. Xây dựng môi trường để phát huy tính tích cực, khả năng sáng t ạo c ủa tr ẻ.
Đặt và xắp xếp các vật liệu sao cho trẻ có th ể thấy rõ và l ấy được d ễ dàng đ ể
thực hiện hoạt động tạo hình vào bất cứ lúc nào tr ẻ thích và có th ể tr ưng bày các
sản phẩm của mình.
Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: bày đồ chơi đẹp, s ắp xếp các
nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lý đẹp mắt,…Từ đây tạo cho tr ẻ c ảm giác
thích thú và mong muốn được tái tạo. Trang trí tạo môi trường nghệ thuật để gây
cảm xúc, gây ấn tượng cho trẻ về nghệ thuật tạo hình.

Với môi trường trong lớp: Các mảng chính trong lớp như mảng chủ điểm, các tiêu
đề của các góc. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh
ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi v ới tr ẻ.
Với môi trường trong lớp: Các mảng chính trong lớp như mảng chủ điểm, các tiêu
đề của các góc. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh
ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi v ới tr ẻ.
Ví dụ: Mảng chủ điểm thường ở vị trí chính để trẻ dễ nhìn dễ thấy. Nội dung của
mảng chủ đề thường tổng hợp các hình ảnh về chủ đi ểm: Như chủ đi ểm tr ường
Mầm non: Có hình ảnh ngôi trường, đu quay, cầu trượt…có cô giáo cùng bé đi
dạo…
+ Các góc hoạt động như: Góc gia đình tôi đặt tên là “ Gia đình của bé”, “Kỹ sư xây
dựng. Những phía mảng tường trắng thường dán các túi mở làm b ằng nhựa trong
để trẻ trưng bày sản phẩm do chính tay trẻ làm gài vào làm tranh trang trí cho góc
đó.
Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động sau khi chuy ển ch ủ đi ểm
ta cần thay đổi nội dung chủ điểm mới, cùng trẻ thảo luận và đặt tên cho ch ủ
điểm mới và tên của góc chơi của mình. Nội dung của các góc nên gi ới thi ệu cho
trẻ về các sản phẩm bằng các ngôn ngữ nghệ thuật để tích luỹ cho tr ẻ có v ốn
hiểu biết về nghệ thuật và say mê nghệ thuật. Từ đó kích thích lòng ham mu ốn
17

thích tham gia tạo sản phẩm nghệ thuật để có sản phẩm trang trí l ớp h ọc c ủa
mình.
Để gây hứng thú cho trẻ trong góc tạo hình thì tuỳ theo từng ch ủ đi ểm ti ến hành
mà ta có thể chuẩn bị mảng cung cấp kiến thức, các nguyên vật liệu phù h ợp và
phong phú về chủng loại. Ví dụ: Giấy màu, tranh ảnh cũ, báo tạp chí sáp màu, màu
nước, đất nặn, vải vụn, len sợi, rơm rạ, lá cây, cỏ hạt dưa, v ỏ tr ứng… Ở đây
nguyên vật liệu thì giáo viên luôn để ở trạng thái mở giúp tr ẻ d ễ l ấy đ ể s ử d ụng
khi vào hoạt động.

Nơi trưng bày sản phẩm của trẻ, nên bố trí mỗi trẻ có một ô để trẻ được trẻ tự
tay cầm sản phẩm cài vào ô của mình. Ở đây trẻ được quan sát toàn b ộ s ản ph ẩm
của mình và của bạn, trẻ có thể tự so sánh, nhận xét và học thêm được ý tưởng
của những bạn có sản phẩm đẹp, sáng tạo. Từ kết quả đó sẽ kích thích lòng ham
muốn say mê học tạo hình của trẻ.
5. Phương pháp hướng dẫn phải dựa vào trẻ lấy trẻ làm trung tâm:
Trong giờ học nói chung và giờ học tạo hình nói riêng hãy đ ể trẻ tự thể hi ện, cô
luôn là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ cần được động viên đ ể
thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối v ới sự v ật, tr ẻ
muốn được lựa chọn.
+ Cái trẻ muốn làm (nội dung)
+ Làm thế nào để đạt được (quá trình)
+ Cái hoàn thành sẽ như thế nào (kết quả, sản phẩm)
Mong muốn của trẻ cần được tự thể hiện với những phương tiện tạo hình khác
nhau. Sự thể hiện mang tính cá nhân, bởi vì trẻ luôn ti ếp c ận theo đ ặc tính riêng
của mình. Chẳng hạn sau chuyến đi thăm quan “vườn hoa trong tr ường” m ột
nhóm trẻ được khuyến khích hoạt động tạo hình, một trẻ vẽ tr ường vườn hoa, 5
trẻ khác nặn những bông hoa, trẻ thì xé dán hoa… Mỗi trẻ tự lựa ch ọn b ằng cách
được phản ánh bằng xé dán, vẽ, lắp ghép và các hình th ức khác nhau đ ể th ực hi ện
cái có ý nghĩa đối với cá nhân trẻ.
Tăng cường các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng nh ững kinh nghi ệm đã
lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên tr ẻ suy nghĩ, thăm dò, tìm cách
giải quyết vấn đề của trẻ. Hãy để tự trẻ miêu tả những gì trẻ bi ết và có th ể làm.
Ví dụ: “Hãy cho cô biết vì sao”, “Nếu như v ậy thì sao”, “Vì sao con l ại bi ết”, “con có
suy nghĩ gì”, “con làm như thế nào”, “ Hay có cách nào khác đ ể”,…
Không lạm dụng các sản phẩm mẫu và làm mẫu, càng ít làm mẫu và càng ít s ử
dụng vật mẫu sẽ càng kích thích trẻ tư duy và tìm kiếm cách th ể hi ện. Th ực t ế
cho thấy càng có nhiều sản phẩm mẫu thì sẽ dễ làm tê liệt các c ảm xúc đã có
trước của trẻ, làm giảm tính tích cực hoạt động trí tuệ của trẻ, vì các hoạt đ ộng
cần thiết để tạo hình đã được làm mẫu đầy đủ, trẻ luôn ghi nhớ, bắt trước. Nếu

có trường hợp yêu cầu làm mẫu, phải gợi ý, tạo tình huống chứ đừng nên làm
ngay. Ví dụ: “Để đất mềm ra chúng ta làm như thế nào?”. Trong khi làm m ẫu luôn
coi trọng quan điểm của trẻ, làm cho trẻ phát tri ển kh ả năng so sánh, phân tích,
suy nghĩ về nhiệm vụ. Động viên kích thích trẻ tự tìm, tự sáng tạo trong khi th ể
hiện.
18

6. Sử dụng nguyên vật liệu tạo hình:
Khi thực hiện hoạt động tạo hình, nguyên vật liệu không th ể thi ếu được. V ậy đ ể
hoạt động tạo hình có hiệu quả, việc sử dụng nguyên vật liệu tạo hình là vô cùng
quan trọng. Nguyên vật liệu là những loại đồ dùng, dụng cụ dễ ki ếm. Có th ể tr ẻ
tự kiếm như lá cây, phế liệu hư, vỏ hộp, thùng catong, quần áo cũ, bông, vải vụn…
Sự đa dạng của nguyên vật liệu tạo hình để lựa chọn để khuy ến khích khả năng
sáng tạo của trẻ. Hoạt động tạo hình phải thể hiện qua màu s ắc nh ư: tô, c ắt, dán,
vẽ, nặn,…
Để đảm bảo khi sử dụng nguyên vật liệu tạo hình cần cân nhắc những điểm sau:
+ An toàn (không nhọn, không có cạnh sắc, không độc hại,…)
+ Rẻ tiền (những nguyên vật liệu mua ở địa phương)
+ Dễ kiếm: Ví dụ: vỏ ốc, hến, hạt na, bưởi, len, …)
+ Dễ bảo quản hay cất giữ
+ Dễ cầm: (phù hợp với tầm tay của trẻ)
+ Dễ cung cấp kinh nghiệm bao gồm cả giác quan.
+ Dễ sửa chữa
+ Tạo cơ hội để lựa chọn và sắp xếp nguyên vật liệu
+ Luôn quan sát sự tưởng tượng và sử dụng trí nhớ linh hoạt
Vì từng đồ dùng, đồ chơi còn nhiều hạn chế nên ta cần huy đ ộng tr ẻ tìm ki ếm
nguyên vật liệu, phế thải có sẵn ở địa phương. Ví dụ: Bằng những hạt gạo, hạt
đỗ, rơm, rạ, lá cây, vỏ hến, giấy vụ, … có thể tạo ra nhiều con v ật ngh ộ nghĩnh,
sinh động, những bức vẽ,các đề tài khác nhau.

7. Tích hợp dạy tạo hình thông qua các môn học khác:
Tích hợp là phương pháp đòi hỏi ở giáo viên sự sáng tạo linh ho ạt và khéo léo khi
vận dụng, qua tích hợp kiến thức tạo hình đến với trẻ rất nhẹ nhàng không gò ép
mà lại hiệu quả. Song quá trình vận dụng tích hợp, cần lựa ch ọn n ội dung phù
hợp, logic, tránh quá trình hoạt động trở lên rời rạc, chắp vá.
– Môn làm quen với toán: tận dụng vở bé làm quen v ới bi ểu tưởng toán đ ể rèn tr ẻ
kĩ năng tạo hình. Ví dụ: Cho trẻ trang trí hình vuông và hình ch ữ nh ật trong v ở bé
làm quen với các biểu tượng toán,…
– Môn văn học: Ví dụ sau khi học xong bài thơ “cây dừa” cho trẻ vẽ cây dừa.
– Môn làm quen với chữ cái. Ví dụ: trẻ tô màu vào chữ in rỗng, vào vở tập tô.
– Môn làm quen với môi trường xung quanh: Ví dụ cho tr ẻ vẽ các con v ật, các lo ại
quả hay các phương tiện giao thông, và người thân trong gia đình,….
8. Tích hợp dạy tạo hình thông qua hoạt động góc:
Bên cạnh việc tích hợp dạy tạo hình qua môn học khác, giáo viên có th ể rèn kỹ
năng tạo hình của trẻ thông qua giờ hoạt động góc. Qua hoạt động góc giúp tr ẻ
được củng cố và làm quen kiến thức mới làm tăng thêm vốn ki ến th ức, kỹ năng
hơn trong giờ hoạt động chung. Ví dụ: Với chủ đề: “Thế gi ới động v ật” ở góc tạo
hình tôi nặn một số con vật (gà, thỏ, mèo, trâu, voi…) bày ở giá ho ặc tranh m ột s ố
con vật bằng các thể loại như vẽ, xé dán, tô màu…đ ể cung cấp ki ến th ức cho tr ẻ.
Khi trẻ vào góc chơi tôi thu hút gợi ý trẻ quan sát những s ản phẩm đó:
+ Đây là con gì? Cô nặn như thế nào?
+ Đây là bức tranh gì? Tranh làm bằng gì?
19

Sau đó cho trẻ kể về bức tranh đó cuối cùng cô khái quát về m ột s ố đ ặc đi ểm
chung cơ bản của một số con vật đó và chất liệu cô đã sử dụng để làm.
Khi thực hiện các đề tài “ Nặn con vật, vẽ con gà…” tr ẻ đã có v ốn ki ến th ức hi ểu
biết qua các sản phẩm thì trẻ sẽ tự tin hơn và thực hiện tốt hơn.
Với những nhóm trẻ chưa thể hiện được cô có thể hướng dẫn trẻ một cách tỉ m ỉ

hơn về cách vẽ, xé, chấm màu… hoặc cô kết hợp làm chung v ới tr ẻ về bức tranh
đó kết hợp với lời động viên khuyến khích giúp trẻ có tâm thế hơn.
Như vậy, khi giáo viên tiến hành cho trẻ thực hi ện theo nhi ều hình th ức khác
nhau sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, không gò bó, chán n ản giúp tr ẻ sẽ tích c ực
hoạt động sâu hơn trong góc chơi từ đó đối tượng cô định cung cấp hoặc c ủng c ố
cho trẻ sẽ dần dần được hình thành trong tâm trí của trẻ. Từ đó sẽ giúp tr ẻ phát
triển khả năng, kỹ năng về tạo hình. Không những chỉ có góc tạo hình m ới phát
huy khả năng tạo hình của trẻ mà ở các góc chơi khác giáo viên cũng có th ể rèn
luyện kỹ năng về tạo hình cho trẻ. Cụ thể:
+ Góc học tập:
Trong góc học tập luôn có nội dung cung cấp cho trẻ cung cấp về toán và môi
trường xung quanh thông qua các môn học đó giáo viên thi ết kế l ựa ch ọn các trò
chơi, nội dung để củng cố cung cấp cho trẻ. Từ đó giáo viên có th ể l ồng ghép rèn
luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ.
Ví dụ: Với nội dung phát triển ngôn ngữ – hoạt động đọc thơ: Cô cho k ết h ợp ho ạt
động tạo hình vào trò chơi ở hoạt động cũng cố, cô cho tr ẻ cắt xe dán theo n ội
dung bài thơ.
Ví dụ: Với nội dung môi trường xung quanh: Cô cho trẻ được cắt dán tranh ảnh,
đồ dùng, con vật theo chủ đề tiến hành, cô kết hợp rèn luyện kỹ năng cầm kéo,
cắt và phết hồ cho trẻ.
+ Góc khám phá khoa học: Là một góc đ ể trẻ thỏa sức vui ch ơi, sáng t ạo. Khi vào
góc này trẻ được khám phá, tìm tòi cái mới thì giáo viên cũng có th ể nh ẹ nhàng
đưa kiến thức, kỹ năng hoạt động tạo hình rèn thêm cho trẻ.
Ví dụ: Cô cho trẻ khám phá, pha trộn các màu sắc tạo ra những màu s ắc l ạ m ắt đ ể
tạo ra những bức tranh mà trẻ mong muốn.
Như vậy ở trong mỗi góc chơi, nhóm chơi chỉ có một nhóm tr ẻ ho ặc m ột cá nhân
tham gia hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận l ợi cho giáo viên mu ốn rèn tr ẻ cá bi ệt
yếu kém hoặc củng cố kỹ năng cho trẻ. Từ đó giúp trẻ phát tri ển hơn v ề kh ả năng
tạo hình.
9. Hướng dẫn trẻ học tạo hình mọi lúc, mọi nơi

Trẻ được làm quen với môi trường xung quanh khi đi dạo chơi trẻ được ngắm
nhìn vật thật, đựơc sờ nắm, khi cho trẻ họat động ngoài tr ời cô có th ể phát ph ấn
để trẻ có thể vẽ lên nền. Trẻ dùng phấn để in cánh hoa, lá hoa, vẽ những bi ểu
tượng mà trẻ thích…Khi hoạt động ngoài trời có thể yêu cầu trẻ lượm lá khô, cành
khô để làm vật liệu cho trẻ hoạt động tạo hình.
+ Giờ sinh hoạt chiều: cho trẻ kể về những điều mà trẻ thích nhất trong ngày h ọc
hôm đó và cho trẻ dùng màu để thể hiện lại chúng.
+ Ở các hoạt động góc:
20

Góc học tập trẻ có thể chơi dạy vẽ, nặn, xé, dán.
Góc nghệ thuật: Trẻ có thể tạo nên một bức tranh xé dán “ Ngôi nhà của bé”.
Bên cạnh dạy tạo hình ở lớp nên thường gợi ý cho trẻ tạo hình ở nhà b ằng cách
trao đổi với phụ huynh để cùng nhắc nhở, động viên trẻ, hướng dẫn trẻ thực hiện
một vài bài tập ở nhà như vẽ tranh theo đề tài, nặn theo m ẫu, vẽ theo ý thích, hay
xé dán một hình ảnh nào đó, theo các đề tài mà trẻ đã được làm quen ở l ớp.
10. Dạy tạo hình qua hướng dẫn trẻ làm đồ chơi:
Như chúng ta đã biết hoạt động làm đồ dùng đồ chơi với trẻ là dạng hoạt động
tạo hình đặc biệt. Trong sản phẩm nó chứa đựng tâm hồn, cảm hứng, ngôn ngữ
riêng để biểu đạt tình cảm của người sáng tạo ra. Vì v ậy ta c ần t ận d ụng các v ật
liệu có sẵn để dạy trẻ làm đồ chơi.
Ví dụ: Chủ đề bản thân cho trẻ làm nhà tạo mẫu làm ra các trang phục ngộ nghĩnh
bằng lá cây (chủ yếu là lá vàng và lá khô). Dạy trẻ tự xé ho ặc s ắp x ếp nh ững chi ếc
lá thành bộ sưu tập thời trang giành cho trẻ.
Chủ đề phương tiện giao thông: dạy trẻ làm những chiéc tàu, thuyền buồm…
Chủ đề thế giới động vật: Lá chuối làm con mèo. Lá dừa làm chong chóng, con
châu chấu, bẹ bắp ngô lá chuối khô làm búp bê…
Hay tận dụng giấy gói quà sinh nhật và những hạt sỏi hoặc cắt x ốp ra cho tr ẻ gói
kẹo (sản phẩm này trẻ vừa làm đồ chơi ở góc bán hàng, v ừa làm đ ồ dùng h ọc

toán: so sánh kẹo to kẹo nhỏ, so sánh số lượng nhi ều – ít, phân bi ệt k ẹo màu xanh
– màu đỏ – màu vàng …).
Hay vỏ hạt dưa, giấy màu vụn, vỏ trấu, cọng rơm cho trẻ cùng trang trí hình ảnh
cùng cô làm chủ điểm.
Tận dụng giấy báo cũ, giấy in phô tô…cho trẻ vo giấy, m ỗi trẻ một ít x ếp ch ồng
lên nhau có sự giúp đỡ của cô (dùng hồ gắn kết gi ấy vo l ại đ ể t ạo thành hòn non
bộ trang trí ở góc tạo hình rất đẹp).
Tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ cô giúp trẻ đóng thành các quy ển sách, sau
đó cho trẻ sưu tầm tranh ảnh cắt hoặc xé dán vào, mỗi trẻ cảm nhận cái đ ẹp
riêng về quyển sách.

21

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu tôi thấy hoạt động tạo hình là một phương pháp – tổ chức d ạy h ọc, góp
phần phát huy tính tích cực của trẻ. Bởi đặc trưng của tr ẻ mẫu giáo là “ h ọc mà ch ơi –
chơi mà học”. Tiết tạo hình giúp phát huy tính sáng tạo vốn có của tr ẻ.

1. Kết luận

Sau khi thực hiện đề tài tôi thấy mình còn nhiều hạn ch ế c ần ph ải rút kinh
nghiệm và tiếp tục nghiên cứu để ứng dụng vào thực tiễn lớp học. Nhờ việc
nghiên cứu này, tôi có thể hiểu hơn về hứng thú của trẻ trong hoạt đ ộng t ạo hình
và bản thân cũng có thêm động lực để tiếp tục yêu thương, ti ếp cận tr ẻ b ằng c ủa
nhiệt huyết của mình. Tôi có thêm niềm phấn khởi để ti ếp tục h ọc h ỏi nghiên
cứu, tìm ra những hình thức mới để tránh sự nhàm chán, l ặp l ại trong các ti ết d ạy.
Thực hiện nhiều phương pháp mới, trẻ không còn thấy khó khăn, gò bó trong các
hoạt động, nhất là hoạt động tạo hình, hơn nữa trẻ có th ể sẽ yêu thích, c ảm th ấy

hứng thú mỗi khi tới hoạt động tạo hình.
Tôi mong muốn khi tiến hành đề tài, trẻ sẽ trở nên tự tin, nhanh nh ẹt, ho ạt bát
hơn, kiểm soát được đôi bàn tay. Hơn thế, trẻ có phát triển được toàn diện hơn về
mọi mặt như: thẩm mỹ, ngôn ngữ tư duy, thể chất, tình cảm – xã hội, đạo đức….
Từ đó trẻ hứng thú với các hoạt động khác, và thích khám phá th ế gi ới g ần gũi
xung quanh trẻ hơn.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với trẻ
Cần rèn luyện mọi lúc mọi nơi
Cần có đồ dùng sáng tạo của cô
2.2. Đối với phụ huynh
Hiểu sâu sắc hơn về ngành học mầm non
Phối hợp với nhà trường và giáo viên để phát triển trẻ toàn diện hơn
2.3. Đối với các cấp các ngành liên quan
Tăng cường cơ sở vật chất, trang bị thiết bị giáo dục cho các trường mầm non
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ.
Quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện để thực hiện các chuyên đề giáo dục tạo hình,
cũng như các chuyên môn khác ở trường mầm non.
2.4. Đối với giáo viên mầm non
Không ngừng học tập, nâng cao trình độ, tay nghề qua thực tế cu ộc s ống, đ ộng
nghiệp trong và ngoài trường.
Nắm vững bản chất, cách thức tiến hành các phương pháp dạy h ọc hi ệu qu ả, v ận
dụng chúng vào bài giảng một cách hợp lí, khéo léo.
Quan tâm trẻ, tạo mối quan hệ tốt đẹp, hiểu những vướn mắc, khó khăn của tr ẻ
để kịp thời giúp đỡ trẻ.

Đảm bảo chất lượng giảng dạy, nội dung giảng day, công bằng với mọi trẻ.

22

CÂU HỎI ĐÀM THOẠI, PHỎNG VẤN
1. Chị cho biết hoạt động tạo hình ở lớp chị như thế nào ?
2. Trong lớp có bao nhiêu trẻ thể hiện được nội dung theo yêu cầu của cô?
3. Theo chị, việc trẻ hứng thú với hoạt động tạo hình có quan trọng không? Vì
sao?
4. Chị có áp dụng những phương pháp mới để giảng dạy và gây hứng thú cho trẻ
không? Vì sao?
5. Nếu có thì chị có thể chia sẽ một số phương pháp để giúp trẻ hứng thú hơn
trong hoạt động tạo hình không?
6. Chị đã đưa những phương pháp đó vào như thế nào?
7. Có nên lồng ghép các yếu tố chơi vào tiết dạy tạo hình không?
8. Theo chị, việc áp dụng những phương pháp mới và lồng ghép các trò chơi vào
để gây hứng thú trong hoạt động tạo hình có cần thiết không? Vì sao?
9. Hành động của trẻ như thế nào khi chị áp dụng phương pháp mới vào hoạt
động tạo hình?
10.Kết quả tạo hình của trẻ ra sao ?

23

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Bích Thủy – Hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất trường
Đại học Văn Hiến TPHCM (2010), luận văn thạc sĩ, ngành Tâm lý học, ĐHSP
TPHCM.

2. Lê Khánh Vân – Hứng thú học tập môn giáo dục học đại cương của sinh viên
trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang (2010), luận văn thạc sĩ, ngành tâm lý
học, ĐHSP TPHCM.
3. Phạm Hà Thu – Tính sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ chức hoạt động
tạo hình cho trẻ (2014), luận văn thạc sĩ, ngành tâm lý học, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn.
4. Sáng kiến kinh nghiệm trong hoạt động tạo hình, thietbimamnonhavu.com
5. Nguyễn Thị Ái – Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học sinh ở một số
trường Trung học phổ thông tại TPHCM (2010), luận văn thạc sĩ, ngành tâm lý
học, Trường Dại học sư phạm TPHCM.
6. Nguyễn Quang Uẩn (2005), Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb Đại học sư
phạm.
7. 123doc.org
8. Mamnon.vn

24

2.4. Phân loại hứng thú ………………………………………………………………………………………………. 82.5. Vai trò của hoạt động giải trí tạo hình so với sự tăng trưởng của trẻ …………………………… 92.6. Vấn đề rèn luyện nâng cao hứng thú trong hoạt động giải trí tạo hình của trẻ m ẫugiáo lớn ………………………………………………………………………………………………………………………… 102.7. Các yếu tố tác động ảnh hưởng đến sự hình thành và tăng trưởng hứng thú trong hoạtđộng tạo hình của trẻ …………………………………………………………………………………………………. 11CH ƯƠNG II : THỰC TRẠNG HỨNG THÚ TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ TRƯỜNGMẪU GIÁO 19-5 …………………………………………………………………………………………………………………… 142.1. Nhận thức của giáo viên về vai trò của hứng thú trong hoạt động giải trí tạo hình. ………… 142.2. Hứng thú biểu lộ trong động cơ hoạt động giải trí của trẻ ……………………………………………….. 142.3. Hứng thú bộc lộ trong hành vi hoạt động giải trí ở lớp ………………………………………………. 142.4. Hứng thú trong những hoạt động giải trí thực hành thực tế, quan sát thực tiễn ……………………………………… 142.5. Các yếu tố tác động ảnh hưởng đến sự hình thành và tăng trưởng hứng thú trong ho ạt đ ộngtạo hình của trẻ ……………………………………………………………………………………………………………………… 14CH ƯƠNG III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HỨNG THÚ TRONG HO ẠT ĐỘNGTẠO HÌNH CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TRƯỜNG MẪU GIÁO 19-5 …………………………………………………. 151. Tự tu dưỡng để nâng cao trình độ, nhiệm vụ ……………………………………………………. 152. Xây dựng nề nếp học tập trong giờ học trên lớp ………………………………………………………… 153. Tích lũy vốn kinh nghiệm tay nghề về tạo hình cho trẻ : …………………………………………………………….. 154. Xây dựng môi trường tự nhiên để phát huy tính tích cực, năng lực phát minh sáng tạo của trẻ …………… 165. Phương pháp hướng dẫn phải dựa vào trẻ lấy trẻ làm TT : …………………………. 176. Sử dụng nguyên vật liệu tạo hình : ………………………………………………………………………………… 177. Tích hợp dạy tạo hình trải qua những môn học khác : …………………………………………………… 188. Tích hợp dạy tạo hình trải qua hoạt động giải trí góc : ………………………………………………………… 189. Hướng dẫn trẻ học tạo hình mọi lúc, mọi nơi …………………………………………………………….. 1910. Dạy tạo hình qua hướng dẫn trẻ làm đồ chơi : ……………………………………………………………. 20C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………………….. 211. Kết luận ……………………………………………………………………………………………………………………………. 212. Kiến nghị ………………………………………………………………………………………………………………………….. 212.1. Đối với trẻ ………………………………………………………………………………………………………….. 212.2. Đối với cha mẹ …………………………………………………………………………………………….. 212.3. Đối với những cấp những ngành tương quan ………………………………………………………………….. 212.4. Đối với giáo viên mầm non ……………………………………………………………………………….. 21C ÂU HỎI ĐÀM THOẠI, PHỎNG VẤN …………………………………………………………………………………… 22T ÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………………………………………… 23A. MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiBác nói : “ Trẻ em là mầm non của quốc gia ”. Tương lai quốc gia tất cả chúng ta có giàumạnh hay không một hầu hết còn phụ thuộc vào vào sự giáo dục và nuôi dưỡng trẻ nhỏ củađất nước ấy. Để trẻ trở thành một người có ích cho xã hội cần giáo dục nhân cách chotrẻ ngay từ những buổi tiên phong. Vì thế, giáo dục mầm non được coi là nền móng củanền giáo dục quốc dân và luôn được Đảng và Nhà n ước ưu tiên lên hàng đ ầu. Trong đóhoạt động tạo hình là một hoạt động giải trí chiếm vị trí quan tr ọng trong giáo dục m ầm non, bởi nó tích hợp được những nội dung thiết yếu để trẻ phát tri ển toàn di ện v ề th ể ch ấtvà ý thức. Nó tác động ảnh hưởng to lớn đến sự hình thành và phát tri ển tính cách cho tr ẻ M ầmnon. Tác động tích cực đến 5 mặc giáo dục : “ Đức, trí, th ể, mĩ, lao đ ộng ” c ủa tr ẻ M ầmnon. Thông qua đó tăng trưởng năng lực quan sát, tri giác, kh ả năng nghiên cứu và phân tích, t ổng h ợpcác thao tác tư duy trực quan. Tạo hình là một hoạt động giải trí mang tính thẩm mỹ và nghệ thuật, nó ph ản ánh hi ện th ực b ằng hìnhtượng, nhằm mục đích tăng trưởng ở trẻ năng lực cảm thụ và xúc cảm nghệ thuật và thẩm mỹ, cảm nhận đượcvẻ đẹp vạn vật thiên nhiên trong đời sống về quốc tế xung quanh trẻ … Khi tr ẻ bi ết yêu quý cáiđẹp sẽ biết làm theo cái đẹp, tạo ra cái đẹp và cao hơn là phát minh sáng tạo ra cái đ ẹp. Tr ẻ th ểhiện xúc cảm, tình cảm của mình khi tham gia hoạt động giải trí tạo hình qua h ướng d ẫn g ợimở của giáo viên, khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mỹ và nghệ thuật v ốn có c ủa tr ẻ, gây cho tr ẻ h ứngthú trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẫm mỹ. Dạy trẻ hoạt động giải trí tạo hình giúp trẻ trong bước đầu làm quen với phương ti ện và ngônngữ tạo hình : Đường nét, hình dáng, bố cục tổng quan, màu s ắc, .. Tr ẻ d ần hình thành những kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo, năng lượng quan sát, tăng trưởng trí nhớ, trí tưởng tượng bằng m ắt m ột cách có ch ủđích. Khi tham gia những hình thức hoạt động giải trí tạo hình tr ẻ tái t ạo l ại b ằng hình t ượng cácđồ vật, những hiện tượng kỳ lạ quen thuộc mà trước đó trẻ tri giác được. Góp ph ần tổng h ợp, sosánh, khái quát hóa, phát huy tính tích cực tư duy trực quan hình tượng. Thông qua đóngôn ngữ của trẻ củng được tăng trưởng, hoàn thành xong dần cảm hứng. Dạy tạo hình cho tr ẻmẫu giáo còn có ý nghĩa tích cực trong việc sẵn sàng chuẩn bị cho trẻ vào l ớp m ột. Tuy nhiên, ởmột số trường mầm non, giáo viên vẫn chưa thấy được sự quan trọng của vi ệc tổ ch ứchoạt động tạo hình cũng như chưa nắm rõ được giải pháp tạo h ứng thú cho tr ẻ. Ng ườigiáo viên mầm non cần có những giải pháp tương thích với độ tu ổi và đi ều ki ện củatrường, lớp để có một giờ học đạt tác dụng cao, tăng năng lực nhận thức của trẻ. Việcnghiện cứu chỉ ra những yếu tố tác động ảnh hưởng đến sự kích thích hứng thú của tr ẻ, trên c ơ s ởđó đề ra những giải pháp nhằm mục đích tăng trưởng hứng thú của trẻ trong hoạt động giải trí tạo hình. Xuất phát từ những nguyên do trên đây, tôi lựa chọn đề tài : “ Nghiên c ứu hứng thú trong ho ạtđộng tạo hình của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường Mẫu giáo 19-5 ”. 2. Mục đích, trách nhiệm nghiên cứu2. 1. Mục đích nghiên cứuNghiên cứu thức trạng hứng thú trong hoạt động giải trí tạo hình của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổitrường Mẫu giáo 19-5. Từ đó yêu cầu 1 số ít giải pháp nâng cao hứng thú của trẻ giúpphát huy năng lực nghệ thuật và thẩm mỹ của trẻ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu – Tìm hiểu yếu tố lý luận tương quan đến đề tài. – Điều tra thức trạng hứng thú của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động giải trí t ạo hình tr ườngMẫu giáo 19-5 – Đề xuất 1 số ít giải pháp nâng cao hứng thú hứng thú trong ho ạt đ ộng tạohình của trẻ mẫu giáo. 3. Giả thuyết khoa họcTrong hoạt động giải trí tạo hình, nhìn chung hứng thú của trẻ còn chưa cao. N ếu tìm đượcnhững giải pháp ảnh hưởng tác động thích hợp sẽ giúp trẻ nâng cao hứng thú trong hoạt động giải trí này, từ đó góp thêm phần tu dưỡng năng lực phát minh sáng tạo, mẫu sản phẩm tạo ra cũng chất lượng hơn. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu4. 1. Đối tượng nghiên cứuThực trạng hứng thú trong hoạt động giải trí tạo hình của trẻ 5-6 tuổi trường Mẫu giáo 19-5. 4.2. Khách thể nghiên cứuTrẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường Mẫu giáo 19-55. Phương pháp nghiên cứu5. 1P hương pháp nghiên cứu lý luậnNhằm khai thác những yếu tố lý luận cơ bản có tương quan đến đề tài, tìm ki ếm những ph ươngpháp nghiên cứu đơn cử tương thích với đề tài và dựa vào đó để tiến hành nghiên cứu th ựctiễn, cũng như nghiên cứu và phân tích, lý giải hiệu quả thu được. 5.2. Phương pháp quan sátQuan sát việc hoạt động giải trí của trẻ để từ đó khám phá hứng thú trong hoạt động giải trí tạo hìnhcủa trẻ. 5.3. Phương pháp đàm thoại, phỏng vấnĐược triển khai với 1 số ít giáo viên mầm non để tích lũy cứ liệu về hứng thú tronghoạt động tạo hình của trẻ ở trường Mẫu giáo 19-5. 5.4. Phương pháp thống kê toán họcDùng để xử lú, nghiên cứu và phân tích, nhìn nhận những hiệu quả thực tiễn. B. NỘI DUNGCHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI1. Lịch sử đề tài nghiên cứu1. 1. Ngoài nướcNhững khu công trình nghiên cứu về hứng thú ở trên quốc tế Open tương đối sớm vàngày càng tăng trưởng. Herbart ( 1776 – 1841 ), nhà tâm lý học, nhà giáo dục học, người Đức. Ông đã đưa ra 4 mứcđộ của dạy học : tính sáng rõ, tính liên tưởng, tính mạng lưới hệ thống, tính phong phú và đa dạng, đặc bi ệthứng thú là yếu tố quyết định hành động hiệu quả học tập của người học của người học. John Dewey ( 1859 – 1952 ), nhà giáo dục học, nhà tâm lý học người Mỹ sáng lập nêntrường thực nghiệm năm 1896, trong đó ưu tiên hứng thú cảu học viên và nhu yếu củahọc sinh trong từng lứa tuổi. Ông cho rằng, hứng thú thực sự Open khi cái tôi đồngnhất với một sáng tạo độc đáo hoặn một vật thể đồng thời tìm thấy ở chúng phương tiện đi lại bi ểulộ. L.K.Strong đã nghiên cứu “ Sự biến hóa hứng thú cùng với lứa tuổi ”. Từ năm 1931, ông đãđưa ra quan điểm và giải pháp nghiên cứu hứng thú bằng bảng câu hỏi. Năm 1938, CH.Buber, trong khu công trình “ Phát triển hứng thú ở trẻ ” đã tìm hi ểu khái ni ệmhứng thú. Năm 1946, Clapade với yếu tố “ Tâm lý trẻ nhỏ và thực nghiệm sư phạm ” đã đưa ra kháiniệm hứng thú dựa trên thực chất sinh học. Trong giáo dục công dụng, Clapade đã nhấnmạnh tầm quan trọng của hứng thú trong hoạt động giải trí của con người và cho rằng quy luậtcủa hứng thú là cái trục duy nhất mà tất cà mạng lưới hệ thống phải xoay quanh nó. Năm 1955, A.P.Ackhadop có khu công trình nghiên cứu về sự nhờ vào của tri thức học viênvới hứng thú học tập. Kết quả cho thấy tri thức của học viên có mối quan hệ kh ắt khítvới hứng thú học tập. Trong đó sự hiểu biết nhất định về môn học được xem là một ti ềnđề cho sự hình thành hứng thú so với môn học. Năm 1966, N.I.Ganbiô bảo vệ luận án tiến sỹ đề tài “ Vận dụng tính hứng thú trong giảngdạy tiếng Nga ”. Tác giả cho rằng hứng thú học tập của học viên là một phương ti ện đểnâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Nga trong trường. Năm 1967, M.G.Marôzôra nghiên cứu sự khác nhau trong việc hình thành hứng thú củatrẻ em trong sự tăng trưởng thông thường và tăng trưởng không thông thường. M.G.Marôzôracũng đã nghiên cứu yếu tố “ Tác dụng của viện giảng dạy, nêu yếu tố đối v ới h ứng thúnhận thức của sinh viên ”. Đến năm 1967, tác giả đưa ra cấu trúc tâm ý của h ứng thú, đồng thời còn nghiên cứu và phân tích những điểu kiện và năng lực giáo dục hứng thú trong quá trìnhhọc tập và lao động của học viên. I.G.Sukira Trong khu công trình “ Vấn đề hứng thú trong khoa học giáo dục ” ( 1972 ) đã đ ưa rakhái niệm về hứng thú nhận thức cùng với bộc lộ của nó. Đồng th ời bà còn nêu lênnguồn gốc cơ bản của hứng thú nhận thức là nội dung tài liệu và hoạt động giải trí của họcsinh. J.Piaget ( 1896 – 1996 ) nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy Sĩ có rất nhi ều công trìnhnghiện cứu về trí tuệ trẻ nhỏ và giáo dục. Ông chú trọng đến hứng thú của h ọc sinh vàcho rằng “ nhà trường kiểu mới yên cầu phải hoạt động giải trí thực, thao tác một cách chủđộng dựa trên nhu yếu hứng thú cá thể ”. Ông nhấn mạnh vấn đề cũng gi ống như người l ớn, trẻ nhỏ là một thực thể mà hoạt động giải trí cũng bị chi phối bởi quy luật hứng thú hoặc nhucầu. Ông cho rằng mọi việc làm của trí mưu trí đều dựa trên hứng thú. 1.2. Trong nướcỞ Nước Ta yếu tố hứng thú cũng được rất ngiều tác giả chăm sóc nghiên cứu. Năm 1977, tổ nghiên cứu của khoa tâm lý học giáo dục Trường Đại học Sư Phạm Hà N ộiI đã nghiên cứu đề tài “ Hứng thú học tập của học viên cấp 2 so với môn học cụ th ể ”, kếtquả cho thấy hứng thú học tập của học viên đồi với những môn học là không đều. Năm 1987, Nguyễn Khắc Mai với đề tài luận án “ Bước đầu tìm hiểu và khám phá tình hình hứngthú so với hoạt động giải trí rèn luyện nhiệm vụ sư phạm tiếp tục tại trường của sinhviên khoa Tâm lý giáo dục ”. Năm 1994, Hoàng Hồng Liên có đề tài “ Bước đầu nghiên cứu con đường nâng cao hứngthú cho học viên đại trà phổ thông ” và đi đến Kết luận rằng dạy học trực quan là bi ện pháp t ốtnhất để tác động ảnh hưởng đến hứng thú của học viên. Năm 1996, Đào Thị Anh đã nghiên cứu về “ Hứng thú và sự thích nghi với đời sống nhàtrường của học viên tiểu học ”. Năm 2001, Phạm Thị Ngạn nghiên cứu “ Hứng thú học tập môn tâm lý học của sinh viênsư phạm trường CĐ Sư Phạm Cần Thơ ” ( luận án thạc sĩ tâm lý học Hà Nội2002 ). Năm 2003, Nguyễn Hải Yến – Đặng Thị Thanh nghiên cứu 1 số ít yếu tố tác động ảnh hưởng đếnhứng thú nghiên cứu khoa học của học viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhânvăn ”. Tiếp đó, năm 2005 Phạm Thị Thơm trong nghiên cứu luận văn thạc sĩ “ Hứng thú họctập môn tâm lý học đại cương của sinh viên trường Đại học dân lập Đông Đô ”. Năm 2010, Lê Văn Bích với luận văn thạc sĩ “ Hứng thú học tập những môn lý luận chính tr ịcủa sinh viện hệ chính quy trường Đại học Luật TP.HCM.Năm 2010, Nguyễn Thị Bích Thủy với luận văn thạc sĩ “ Hứng thú học tập của sinh viênnăm nhất trường Đại học Văn Hiến TP. Hồ Chí Minh ”. Đến nay những khu công trình nghiên cứu về hứng thú cũng đã có rất nhiều và v ấn đ ề h ứng thúhọc tập cũng được những tác giả chăm sóc nhưng hứng thú của trẻ trong hoạt động giải trí tạohình vẫn chưa được những tác giả chăm sóc nghiên cứu. 2. Các khái niệm cơ bản2. 1. Khái niệm hứng thúHứng thú là một trong những hiện tượng kỳ lạ tâm ý phức tạp. Thuật ngữ hứng thú được sửdụng khá thoáng đãng, trong đời sống hằng ngày, với hàm nghĩa sự yêu quý, thú vị, … thiên về mặt xúc cảm của con người, nhưng đó chỉ là một tín hiệu của hứng thú. Dướigốc độ của tâm lý học thì có nhiều cách lý giải khác nhau v ề h ứng thú. Hứng thú là thái độ đặc biệt quan trọng của cá thể đối v ới đối tượng người tiêu dùng nào đó, nó có ý nghĩa đ ốivới đời sống và có năng lực mang lại khoái cảm trong quy trình hoạt đ ộng. ( Nguyễn Quang Uẩn ) – “ Hứng thú là thái độ đặc biệt quan trọng của cá thể so với đối tượng người tiêu dùng nào đó, vừa có ý nghĩađối với đời sống, vừa có năng lực đem lại khoái cảm cho cá thể trong quá trìnhhoạt động ” ( Trần Thị Minh Đức ) – Hứng thú biểu lộ ở sự tập trung chuyên sâu cao độ, ở sự mê hồn, h ấp d ẫn b ởi n ội dung ho ạtđộng, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú. – Hứng thú làm phát sinh khát vọng hành vi, làm tăng hi ệu qu ả của ho ạt đ ộng nh ậnthức, tăng sức thao tác. Từ khái niệm về hứng thú ta hoàn toàn có thể suy ra được định nghĩa c ủa hứng thú tronghoạt động tạo hình : hứng thú trong tạo hình là thái đ ộ đ ặc bi ệt của tr ẻ đ ối v ới đ ốitượng của hoạt động giải trí tạo hình, vì sự hấp dẫn về mặt tình cảm và ý nghĩa thi ết th ựccủa nó trong đời sống cá thể. 2.2. Chức năng của hứng thúThái độ và phương pháp phản ứng biến hóa theo sức mê hoặc cụ th ể của hoạtđộng, cho nên vì thế hứng thú luôn mang một vai trò quan trọng trong những hoạt động giải trí. Sự hứng thú là động cơ thôi thúc con người tham gia tích cực vào ho ạt đ ộng đó. Trong bất kỳ việc làm gì, nếu có hứng thú làm vi ệc con người sẽ có c ảm giác d ễchịu với hoạt động giải trí, nó là động cơ thôi thúc con người tham gia tích cực và sángtạo hơn vào hành vi đó. Ngược lại nếu không có hứng thú, dù là hành vi gì cũng sẽ không đem l ại k ếtquả cao. Đối với những hoạt động giải trí nhận thức, phát minh sáng tạo, hoạt động giải trí học tập, khi khôngcó hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học, tác dụng học tập sẽ không cao, th ậm chíxuất hiện xúc cảm xấu đi. 2.3. Các đặc thù của hứng thúĐối tượng của hứng thú học tập là học tập, là sự lĩnh hội, vận dụng mạng lưới hệ thống ki ến th ức, kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo mới, hướng tới việc hình thành, phát tri ển và hoàn thi ện nhân cáchngười trong một nghành đơn cử. Do vậy, hứng thú học tập không chỉ nhắm vào vi ệc ti ếpthu tri thức mà còn hướng vào quy trình đạt được tri thức đó. Yếu tố đặc trưng của hứng thú là bao hàm thái độ nhận thức phức tạp so với đốitượng. Thái độ nhận thức đó được bộc lộ ở việc liên tục tiếp thu kiến thứcthuộc nghành nghề dịch vụ mình thú vị, triển khai xong, kiên trì khắc phục khó khăn vất vả, nắm vững ki ếnthức và giải pháp tiếp thu kỹ năng và kiến thức. Hứng thú lúc đầu hướng tới nội dung tri thức khoa học, sau đó tới những phương phápkhám phá ra nội dung đó. Hứng thú dần có tính vững chắc, nếu được cũng cố trong điều kiện kèm theo của trường hợp đãlàm nó Open, loại hứng thú này được phân biệt bằng tính không bão hòa : s ự làmquen đối tượng người dùng của hoạt động giải trí nhận thức ngày càng thâm thúy, sự cuống hút của nó càngcao và càng Open những yếu tố mới. Hứng thú là sự bộc lộ của một trong những động lực mạnh nhất, thôi thúc tr ẻ nghiêncứu đối tượng người tiêu dùng trong khoanh vùng phạm vi của nó. Nó luôn được nhận thức một cách rõ ràng, nhanh gọn, đúng đắn. Trong hứng thú học tập, quy trình tâm lý mang sắc tố xúc cảm rõ ràng, những hành vinhận thức không dừng lại ở mức độ quan sát thụ động mà mang đặc thù định h ướngnhất định. Chủ thể không chỉ có nguyện vọng nắm vững kiến thức và kỹ năng. Hơn nữa, việc m ởrộng kỹ năng và kiến thức được gắn liền với hoạt động giải trí tích cực, tìm tòi ra cái thực chất, cái cơ b ảnbên trong quy trình cũng như của những quy trình, sự kiện được nghiên cứu chứ khôngdừng lại ở vẻ bền ngoài. 2.4. Phân loại hứng thúCó nhiều cách phân loại hứng thú : Căn cứ vào hiệu suất cao của hứng thú : chia ra làm 2 loại : Hứng thú thụ động : Là loại hứng thú tĩnh quan dừng lại ở hứng thú ngắm nhìn, chiêm ngưỡng và thưởng thức đối tượng người tiêu dùng gâynên hứng thú, không biểu lộ mặt tích cực để nhận thức thâm thúy hơn đối tượng người dùng, làm chủđối tượng và hoạt động giải trí phát minh sáng tạo trong nghành nghề dịch vụ mình vừa hấp thụ. Hứng thú tích cực : Không chỉ chiêm ngưỡng và thưởng thức đối tượng người tiêu dùng gây nên hứng thú, mà lao vào hoạt động giải trí v ới mụcđích sở hữu đối tượng người tiêu dùng. Nó là một trong những nguồn kích thích sự phát tri ển nhâncách, hình thành kỹ năng và kiến thức, kỹ xảo, nguồn go62c của sự phát minh sáng tạo. Căn cứ vào nội dùng đối tượng người tiêu dùng, nội dung hoạt động giải trí : chia ra làm 5 loạiHứng quái vật chấtHứng thú nhận thứcHứng thú lao động nghề nghiệpHứng thú xã hội – chính trịHứng thú mĩ thuậtCăn cứ vào khối lượng hứng thú : chia làm 2 loạiHứng thú rộng : gồm có nhiều nghành nghề dịch vụ và thường không sâuHứng thú hẹp : hứng thú từng mặt, từng ngành nghề, từng nghành nghề dịch vụ cụ thểCăn cứ vào tính bền vững và kiên cố : chia làm 2 loạiHứng thú bền vữngHứng thú không bền vữngCăn cứ vào chiều sâu của hứng thú : chia làm 2 loạiHứng thú sâu sắcHứng thú hời hợt bên ngoàiCăn cứ vào chiền hướng hứng thú : chia làm 2 loạiHứng thú trực tiếp : hứng thú so với bản thân quy trình hoạt động giải trí, hứng thú với quátrình nhận thức, quy trình lao động và hoạt động giải trí phát minh sáng tạo. Hứng thú gían tiếp : loại hứng thú với tác dụng hoạt động giải trí. Cách phân biệt như trên tuy rất đơn cử, tuy nhiên cugn4 chỉ mang đặc thù tương đối. Vìtrong thực tiễn mỗi cá thể không sống sót độc lập một hứng thú mà nó luôn là sự kết h ợpnhiều loại hứng thú với nhâu tạo nên nét riêng của cá thể đó. 2.5. Vai trò của hoạt động giải trí tạo hình so với sự tăng trưởng củatrẻ2. 5.1. Vai trò của hoạt động giải trí tạo hình so với sự tăng trưởng nhận thứcTrong hoạt động giải trí tạo hình, trẻ nhỏ có nhiều thời cơ khám phá, nghiên cứu những đ ối tượngmiêu tả để có được hiểu biết, sự tưởng tượng về những đối tượng người tiêu dùng, từ đó thiết kế xây dựng những bi ểutượng. Bởi vậy, hoàn toàn có thể khẳng định chắc chắn rằng, hoạt động giải trí tạo hình là một trong những phươngtiện tích cực để tăng trưởng ở trẻ năng lực hoạt động giải trí trí tuệ như : óc quan sát, trí nh ớ, tưduy, tưởng tượng. Nhờ hoạt động giải trí tạo hình mà vốn hiểu biết của trẻ về quốc tế xungquanh được tăng lên, ngày càng trở nên “ giàu sang ” hơn cả về lượng và chất. Hoạt động tạo hình với những quy trình tìm hiểu và khám phá, nhìn nhận đối tượng người dùng miêu t ả và s ản ph ẩmtạo hình sẽ tạo điều kiện kèm theo tăng trưởng ở trẻ vốn từ, lời nói hình tượng truyền cảm và pháttriển ở trẻ ngôn từ mạch lạc. 2.5.2. Vai trò của hoạt động giải trí tạo hình so với việc giáo dục tình cảm – xãhộiTham gia vào hoạt động giải trí tạo hình, trẻ có nhiều điều kiện kèm theo tiếp thu cái đẹp, cái t ốt trongxã hội, thưởng thức những xúc cảm, tình cảm trong tiếp xúc, học hỏi về những kỹ năng và kiến thức xã h ộivà nhìn nhận những hành vi văn hóa truyền thống – xã hội qua những hình tượng, những s ự ki ện, hi ện tượng đ ượcmiêu tả. Nội dung của tạo hình là con đường dẫn dắt trẻ nhanh gọn hòa nhập vào xãhội xung quanh. 10T ham gia vào hoạt động giải trí tạo hình, trẻ sẽ thưởng thức những xúc cảm đặc bi ệt như tìnhyêu thương, lòng mong ước làm điều tốt cho người khác. Đó chính là điều kiện kèm theo để hìnhthành ở trẻ tính chu đáo, ý thức hội đồng, biết san sẻ, chăm sóc chăm nom tới ngườikhác và những kỹ năng và kiến thức tiếp xúc xã hội. Quá trình hoạt động giải trí phát minh sáng tạo ra mẫu sản phẩm sẽ giúp trẻ được rèn luyện những kiến thức và kỹ năng hoạtđộng thực tiễn, thói quen thao tác một cách tự giác, tính tích cực. 2.5.3. Vai trò của hoạt động giải trí tạo hình so với việc giáo dục thẩm mỹcho trẻVới tư cách là một hoạt động giải trí thẩm mỹ và nghệ thuật, hoạt động giải trí tạo hình tạo nên những điều ki ệnthuận lợi nhất cho sự tăng trưởng của cảm xúc, tri giác thẩm mỹ và nghệ thuật : việc quan sát, tìm hi ểucác sự vật, hiện tượng kỳ lạ giúp trẻ nhận ra những đặc đi ểm nghệ thuật và thẩm mỹ ( hình dáng, màu s ắc, c ấutrúc, tỷ suất, sự sắp xếp khoảng trống, … ) nhận ra được những nét độc lạ, tạo nên sức hấpdẫn của đối tượng người dùng miêu tả. Sự biểu lộ nội dung tạo hình bằng phương tiện đi lại truyền cảm mang tính trực quan ( đường nét, hình dạng, sắc tố, … ) sẽ làm cho những cảm hứng thẩm mỹ và nghệ thuật của tr ẻ ngày càngtrở nên thâm thúy hơn, trí tưởng tượng mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ của trẻ ngày càng đa dạng và phong phú. Sự phản ánh hiện thực và biểu lộ tình cảm qua những phương tiện đi lại truyền cảm đặc trưngcho mô hình thẩm mỹ và nghệ thuật vật thể như đường nét, hình dạng, sắc tố, bố cục tổng quan, khoảng trống, … chính là con đường lĩnh hội những kinh nghiệm tay nghề văn hóa truyền thống thẩm mỹ và nghệ thuật rất tương thích v ới lứatuổi của trẻ nhỏ, trên cơ sở đó mà hình thành thị hiếu nghệ thuật và thẩm mỹ sau này. 2.5.4. Vai trò của hoạt động giải trí tạo hình so với sự tăng trưởng thế chất củatrẻHoạt động tạo hình sẽ giúp tăng trưởng ở trẻ năng lực phối hợp, kiểm soát và điều chỉnh hoạt độngcủa mắt và tay, rèn luyện sự khôn khéo, linh động trong hoạt động của tay, từ đó giúp choviệc học viết của trẻ ở tiểu học sẽ đạt tác dụng tốt. 2.5.5. Vai trò của hoạt động giải trí tạo hình so với việc chuẩn bị sẵn sàng cho tr ẻ đihọc ở trường phổ thôngHoạt động tạo hình góp thêm phần không nhỏ trong việc sẵn sàng chuẩn bị cho trẻ một kiến thức và kỹ năng sơđẳng về tự nhiên, xã hội, về khoa học – kỹ thuật để giúp trẻ nhanh gọn làm quen v ớicác môn học mới ở tiểu học. Hoạt động tạo hình góp thêm phần sẵn sàng chuẩn bị về tâm ý cho trẻ bước vào học tập tại trườngtiểu học : hoạt động giải trí này giáo dục ở trẻ lòng ham muốn tiếp thu những điều mới l ạ, những phương pháp hoạt động giải trí mới, giúp trẻ hình thành thói quen học tập một cách cómục đích, có tổ chức triển khai, biết lắng nghe và thực thi lời chỉ bảo của cô giáo. Hoạt động tạohình là môi trường tự nhiên cho trẻ rèn luyện năng lượng tinh chỉnh và điều khiển hành vi của mình nahừm th ựchiện trách nhiệm đã đề ra. 112.6. Vấn đề rèn luyện nâng cao hứng thú trong hoạt động giải trí tạohình của trẻ mẫu giáo lớn2. 6.1. Nhập mônGiáo viên cần chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ, bài hát, bài th ơ và khoảng trống r ộng rãi tr ước khidạy cho trẻ tạo hình. Trước khi hoạt động giải trí tạo hình với một nhóm trẻ, giáo viên cần chỉsẵn một loạt hoạt động giải trí giúp trẻ có kiến thức và kỹ năng, hứng thú tích c ực, năng đ ộng và sáng t ạo, sẵn sàng chuẩn bị có trong tay vừa đủ những nội dung, hình thức lựa ch ọn tương thích. Giáo viên cần xác lập mục tiêu của bài học kinh nghiệm này là nhằm mục đích giúp tr ẻ phát tri ểnnhận thức, củng cố kỹ năng và kiến thức làm đồ chơi và bi ết yêu quý s ản ph ẩm làm ra, bi ết gi ữ gìnsản phẩm. Theo đó, giáo viên hoàn toàn có thể ra mắt bài hài bằng hình thức mở cuộc thi về làm đ ồdùng, đồ chơi với những phần thi như : Thi vấn đáp lời nhanh ; sáng tác bài th ơ, bài hát, hò vècó tên 1 số ít vật dụng, đồ chơi và phần thi bé khéo tay. Sau mỗi phần thi và cuộc thi giáo viên hoàn toàn có thể tích hợp v ới âm nhạc đ ể cho ti ếthọc thêm sinh động. Sau đó giáo viên sẽ ti ến hành công b ố k ết qu ả, khen ng ợi, đ ộngviên khuyến khích những em tham gia. 2.6.2. Để “ Trẻ học mà chơi, chơi mà học ” Giáo viên hoàn toàn có thể trình làng bài học kinh nghiệm bằng nhiều hình thức khác nhau, đàm thoạinội dung câu truyện hoạt cảnh. Cùng là một đề tài, giáo viên hoàn toàn có thể thực hi ện đổi khác nhi ều ph ương pháp khácnhau, hình thức tổ chức triển khai phong phú, đa dạng chủng loại. Để hấp dẫn, lôi cuốn trẻ cần ra mắt bài học kinh nghiệm bằng tranh, ảnh, múa r ối, hò vè k ểchuyện … gây sự quan tâm so với trẻ và dẫn dắt trẻ vào tiết học một cách nh ẹ nhàng, sinhđộng, tự do mà trẻ không hề nhám chán “ chơi mà học – h ọc mà ch ơi ” k ết thúc ti ếthọc dùng loại sản phẩm của trẻ để dạy trên tiết học, khi trẻ nhìn thấy s ản phẩm c ủa mìnhđược cô và những bạn quan sát. Từ đó trẻ rất hứng thú tham gia vào những ho ạt đ ộng m ộtcách tích cực để cho ra nhiều loại sản phẩm phong phú, nhiều mẫu mã. 2.6.3. Phát triển năng lực tư duyGiáo viên cần quan sát tìm những nơi thoáng rộng, thoáng mát, phù h ợp v ới t ừng đ ịađiểm, không nhất thiết phải ở lớp, hoàn toàn có thể ở hiên chạy dọc, sân trường, v ườn tr ường. M ỗi bàihát có nội dung khác nhau, nên hình thức dạy cũng khác nhau, có nh ững ti ết d ạy nào c ầnvận động nhiều thì lựa chọn khoảng trống rộng, thoáng mát. Việc lựa chọn nội dung tích hợp tương thích với đặc thù từng hoạt đ ộng. Ngoài gi ờhọc môn tạo hình, giáo viên còn tổ chức triển khai phối hợp trong những giờ hoạt động giải trí khác. Ví dụ : K ếthợp với môn Văn học ; tích hợp với môn môi trường tự nhiên xung quanh và tích hợp với âm nhạcThông qua đó nhằm mục đích giúp trẻ phát huy được tính tích cực, phát minh sáng tạo, kh ả năng t ưduy trí tưởng tượng, linh động trong những hoạt động giải trí. 12 Đồng thời, tăng trưởng những kiến thức và kỹ năng tạo hình khôn khéo trải qua những ho ạt đ ộng t ạosự hấp dẫn trẻ, lôi cuốn trẻ một cách nhẹ nhàng, tự do đ ể từ đó tr ẻ m ạnh d ạn, t ự tintạo ra những loại sản phẩm mà trẻ thích, giúp nâng cao chất lượng môn tạo hình. 2.7. Các yếu tố ảnh hưởng tác động đến sự hình thành và phát triểnhứng thú trong hoạt động giải trí tạo hình của trẻ. Hứng thú có ý nghĩa rất lớn đến hoạt động giải trí tạo hình của trẻ. Hứng thú giữ một vai tròđặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất cao của quy trình tạo ra s ản ph ẩm, nh ờhứng thú mà trong quy trình hoạt động giải trí trẻ hoàn toàn có thể giảm được sự căng thẳng mệt mỏi, sự hiếuđộng của bản thân, tăng sự quan tâm, thôi thúc tính tích cực tìm tòi, phát minh sáng tạo, tập trung chuyên sâu vàohoạt động để tạo ra mẫu sản phẩm mà trẻ mong ước. Có nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến sựhình thành và tăng trưởng hứng thú trong hoạt động giải trí tạo hình của trẻ nhưng hầu hết lànhững yếu tố khách quan và chủ quan. Yếu tố chủ quan : Hứng thú hoạt động giải trí của trẻ chịu nhiều sự ảnh hưởng tác động khác nhau. Trong đó trẻ v ới tư cáchlà TT của hoạt động giải trí tạo hình được xem là yếu tố quyết định hành động đến mức độ hứngthú của hoạt động giải trí. Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn, trẻ có những nét đặc trưng và yên cầu khácso với những độ tuổi trước. Trẻ có nhu yếu tự tò mò, tìm tòi thế gi ới xung quanh. Nh ờđó, ở trẻ hình thành được trong đầu những hình tượng, những hình ảnh đẹp mà trẻ yêuthích giúp tương hỗ tốt trong việc tưởng tượng và tạo ra những mẫu sản phẩm mà cô gợi ýtrong tạo hình. Trẻ dần làm chủ được hoạt động giải trí của mình, hành vi trở nên nhịpnhàng, uyển chuyển và tinh xảo hơn. Đây là cơ sở tu dưỡng hứng thú trong hoạt độngtạo hình của trẻ. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, trẻ không riêng gì tinh chỉnh và điều khiển được hành vi mà còn phải tăngcường ý thức, tập trung chuyên sâu hơn trong hoạt động giải trí, không gây mất trật tự, không cẩn thận, chính do mẫugiáo lớn đang khởi đầu chuẩn bị sẵn sàng hành trang bước vào lớp một. Để làm được đi ều đó đòihỏi trẻ phải khám phá, mày mò nhiều hơn về chúng cũng như tạo ra ni ềm đam mê, yêuthích hoạt động giải trí tạo hình cho bản thân. Bên cạnh đó, trẻ phải bi ết được tầm quan tr ọngcủa hoạt động giải trí tạo hình, ý thức được vai trò của mình, tích cực tham gia những ho ạt đ ộngmà cô hướng dẫn từ đó phát huy được niềm tin phát minh sáng tạo của bản thân tr ở nên hứng thúhơn với hoạt động giải trí tạo hình cũng như tự tin với loại sản phẩm của chính mình tạo ra. Yếu tố khách quan : Những yếu tố từ hoạt động giải trí : + Nội dung hoạt động giải trí có tác động ảnh hưởng can đảm và mạnh mẽ đến trẻ, hoạt động giải trí phải thân mật, n ội dungphong phú, phong phú, tương thích với nhu yếu hứng thú của trẻ. + Những nguyên vật liệu trong hoạt động giải trí tạo hình cũng quan tr ọng không kém. Nó tácđộng trực tiếp đến hứng thú của trẻ, nguyên vật liệu cần thân mật, sắc tố càng phongphú thì hứng thú của trẻ so với hoạt động giải trí càng cao. 13V ì vậy để tạo hứng thú cho trẻ trong quy trình tạo hình yên cầu n ội dung ho ạt đ ộng, những nguyên vật liệu phải liên tục update, thay đổi, phân phối nhu yếu và kíchthích hứng thú ở trẻ. Những yếu tố từ nhà trường : + Cơ sở vật chất, dụng cụ hoạt tập là yếu tố quan trọng của hoạt động giải trí dạy – h ọc, nó cóảnh hưởng nhất định đến hứng thú của trẻ. Khi có hứng thú với hoạt động giải trí, trẻ có xuhướng tìm tòi, mày mò những nội dung tương quan đến hoạt động giải trí. Nếu nhu yếu đượckhông được cung ứng sẽ làm úc chế và giảm tính tích cực sự ham hi ểu bi ết của tr ẻ. Do đó, những vật dụng, đồ chơi phải thật đa dạng chủng loại, phong phú, khá đầy đủ nội dung chủ đề … mới hoàn toàn có thể thõa mãn được nhu yếu hứng thú của trẻ. + Tiếp đó, những vật dụng phảo triển khai được nhiều thao tác, không riêng gì đ ơn thuần đểnhìn ngắm, quan sát, cầm nắm mà cần thao tác được với chúng. Tính động của đ ồ ch ơirất quan trọng, trải qua tính động này làm tăng hưng phấn và sự tập trung chuyên sâu quan tâm, kíchthích sự tích cực, tư duy, phát minh sáng tạo của trẻ khiến trẻ trở nên dữ thế chủ động hơn với hoạt động giải trí. Những yếu tố về giáo viên : + Hứng thú của trẻ được tăng một phần rất lớn chịu sự ảnh hưởng tác động bởi giáo viên, cũngnhư phương pháp tiếp cận trẻ. Phương pháp sư phạm của giáo viên cũng là một yếu tố cótác động mạnh đến hứng thú trong hoạt động giải trí tạo hình của trẻ. Thực tế cho thấy, cùngmột chủ đề, nội dung nhưng giáo viên sử dụng chiêu thức dạy khác nhau sẽ dẩn đếnthái độ, hành vi của trẻ cũng khác nhau. Sự hướng dẫn của giáo viên có ý nghĩa quantrọng so với trẻ, vì khi trẻ hiểu, yêu quý hoạt động giải trí thì sẽ dữ thế chủ động phát minh sáng tạo hơn. Đểmục đích dạy, nội dung hoạt động giải trí trở nên kích thích, hướng trẻ đúng tới hoạt đ ộng thìphương pháp của giáo viên phải văn minh tương thích với nhu yếu hứng thú của trẻ. + Mặt khác, thái độ của giáo viên cũng tác động ảnh hưởng can đảm và mạnh mẽ so với trẻ. Luôn đối xửcông bằng, dạy trẻ bằng tình thương, nhẹ nhàng, ôn nhu .. là những bộc lộ cần có củamột giáo viên mầm non. Ngoài ra, thái độ trong nhận xét mẫu sản phẩm của trẻ cũng ph ảitích cực, vui tươi, cởi mở. Cần động viên, khuyến khích những trẻ chưa làm được, tránhchê bai, phê bình trẻ. Thái độ đúng đắn của giáo viên giúp trẻ cảm th ấy tự tin h ơn v ớibản thân, việc này cũng góp thêm phần nâng cao hứng thú của trẻ trong hoạt động giải trí tạo hình. Như vậy, hứng thú bị ảnh hưởng tác động từ cả yếu tố chủ quan và khách quan. Do đó, chúng tacần tìm hiểu và khám phá cả những điều kiện kèm theo khách quan và xác lập những yếu tố chủ quan từchính bản thân trẻ. Có như thế mới hoàn toàn có thể đưa ra được những giải pháp phù h ợp đ ểkích thích sự hứng thú của trẻ trong hoạt động giải trí tạo hình. 14CH ƯƠNG II : THỰC TRẠNG HỨNG THÚ TRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNHCỦA TRẺ TRƯỜNG MẪU GIÁO 19-52. 1. Nhận thức của giáo viên về vai trò của hứng thú trong hoạt động giải trí t ạohình. Tôi sử dụng chiêu thức đàm thoại và phỏng vấn để đi ều tra th ực tr ạng v ề nh ận th ứccủa giáo viên về vai trò hứng thú trong hoạt động giải trí tạo hình của trẻ mẫu giáo l ớn. 2.2. Hứng thú biểu lộ trong động cơ hoạt động giải trí của trẻTôi sử dụng giải pháp quan sát để tìm hiểu hứng thú trong động cơ hoạt động giải trí củatrẻ. 2.3. Hứng thú bộc lộ trong hành vi hoạt động giải trí ở lớp. Tôi sử dụng chiêu thức quan sát để tìm hiểu hứng thú trong động cơ hoạt động giải trí củatrẻ. 2.4. Hứng thú trong những hoạt động giải trí thực hành thực tế, quan sát th ực t ế. Tôi sử dụng giải pháp quan sát để tìm hiểu hứng thú trong động cơ hoạt động giải trí củatrẻ. 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tác động đến sự hình thành và tăng trưởng h ứng thú tronghoạt động tạo hình của trẻ. Tôi sử dụng chiêu thức nghiên cứu lý luận để tìm hiểu những y ếu tố ảnh h ưởng đ ến s ựhình thành và tăng trưởng hứng thú trong hoạt động giải trí tạo hình của trẻ. 15CH ƯƠNG III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HỨNG THÚTRONG HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH CỦA TRẺ 5-6 TUỔI TRƯỜNG MẪU GIÁO19-5Qua khảo sát bắt đầu như trên, tôi thấy tác dụng trên trẻ chưa cao là đi ều tôi c ần ph ảisuy nghĩ làm thế nào để dạy trẻ đạt hiệu suất cao cao và tạo cho tr ẻ h ọc m ột cách tho ảimái, tự tin, không gò bó, trẻ luôn hứng thú trong giờ học. Tôi triển khai thực nghi ệm. 1. Tự tu dưỡng để nâng cao trình độ, nghiệp vụTích cực sưu tầm những loại sách hướng dẫn, tham kh ảo thông tin trên m ạng, những n ộidung tương quan đến nội dung tạo hình để nghiên cứu nhằm mục đích nắm chắc h ơn về n ộidung, hình thức, giải pháp tổ chức triển khai những hoạt động giải trí tạo hình cho tr ẻ m ầm non. Đồng thời học hỏi cách làm vật dụng, cách tạo môi trường tự nhiên làm giàu cảm hứng tạohình cho trẻ. Ví dụ : Với đề tài “ Vẽ một số ít con vật nuôi trong mái ấm gia đình ” Giáo viên không c ần cungcấp những kỹ năng và kiến thức về con vật đó mà khơi gợi phát minh sáng tạo đ ể trẻ tạo ra s ản ph ẩmhấp dẫn, vì hằng ngày trẻ đã được tiếp xúc những con v ật này khi ở nhà. Thi ết k ế bàigiảng ( Mỗi thể loại một bài ), lấy quan điểm tham gia của Lãnh đạo, của tổ chuyên mônvà dự những hoạt động giải trí chung theo bài giảng đã phong cách thiết kế để chỉnh sửa cho hoàn thi ện. Thường xuyên học hỏi, dự giờ đồng nghiệp, trường bạn để đúc rút kinh nghi ệmdạy tốt môn tạo hình cho trẻ. Từ những việc làm nói trên tôi đã tích góp được phương pháp tổ chức triển khai những hoạtđộng tạo hình cho trẻ đạt hiệu suất cao. 2. Xây dựng nề nếp học tập trong giờ học trên lớp. Nề nếp của trẻ là trong bước đầu của một tiết học, nếu tất cả chúng ta không đưa tr ẻ vào n ềnếp thì giờ học không đạt tác dụng cao. Khi trẻ có nề nếp tốt cùng v ới s ự h ướngdẫn khoa học của cô ngay khởi đầu trẻ đã mê hồn với gi ờ học, luôn th ể hiện c ảmxúc, trí tưởng tượng cho hoạt đông thẩm mỹ và nghệ thuật. Nên rèn luyện nề nếp bằng cách : Xếp xen kẽ cháu mạnh dạn v ới cháu nhút nhát, cháu nam xen cháu nữ. Chia tổ, đặt tên cho tổ và bầu ra tổ trưởng để tổ trưởnggiúp cô quán xuyến, nhắc nhở thành viên của mình. Tôi luôn động viên trẻ trongtiết học, uốn nắn tác phong ngồi học cho trẻ, trẻ ngồi đúng tư thế, không nóichuyện, không nói leo, nói phải xin phép cô, nói rõ ràng, mạch l ạc, đủ câu, … V ớinhững giải pháp trên trẻ đã có thói quen tốt trong việc kiến thiết xây dựng nề nếp học tập. 3. Tích lũy vốn kinh nghiệm tay nghề về tạo hình cho trẻ : Tạo điều kiện kèm theo để trẻ tiếp tục tiếp xúc với môi trường tự nhiên xung quanh đ ể từngbước phân phối những hình tượng đa dạng và phong phú về đối tượng người tiêu dùng cho trẻ tự tò mò bằngcách kêu gọi sự tham gia của những giác quan, những quy trình tâm lí khác nhau đ ểlĩnh hội những góc nhìn khác nhau của sự vật. Tạo thời cơ để trẻ mày mò đối tượng người tiêu dùng ( quan sát, nghe, hỏi, ti ếp xúc và miêu tả ) và tự diễn đạt nhận thức xúc cảm của mình về đối tượng người tiêu dùng. 16T ận dụng những thời gian phải chăng trong ngày cho trẻ ti ếp xúc như được ng ắm nghía, chăm nom, vuốt ve, âu yếm với những con vật thân mật ( th ỏ, mèo, gà con … ) ch ơi v ới cácđồ vật, tri giác tranh vẽ nghệ thuật và thẩm mỹ. Đồng thời trải qua hoạt động giải trí ngoài trời trẻ được chơi với lá cây ta nên tận dụngluôn những lá cây đó giúp trẻ phát minh sáng tạo th ể hiện những s ản phẩm tạo hình đ ể làm giàuvốn kinh nghiệm tay nghề cho trẻ và phối hợp rèn luyện những kiến thức và kỹ năng về tạo hình cho tr ẻ. Trong quy trình phân phối hình tượng về đối tượng người tiêu dùng tạo hình cần chỉ cho tr ẻ th ấyđược những nét đặc trưng điển hình nổi bật, những cái đẹp lý thú thân thiện tr ẻ. Đ ồng th ờigiúp trẻ nghiên cứu và phân tích, so sánh tổng hợp tìm ra những đặc đi ểm riêng, chung c ủanhững vật phẩm cùng nhóm, cùng loại. Từ đó giúp trẻ tìm ra phương th ức th ể hi ệntrong những trường hợp khác nhau. Ví dụ : Vẽ “ Vườn hoa ” có bông hoa cao, bông hoa thấp, bông hoa cánh tròn, bônghoa cánh nhọn, bông hoa màu vàng, bông hoa màu đỏ … Nếu trẻ đã được ngắmvườn hoa trong trong thực tiễn thì khi tạo hình trẻ sẽ bi ết sử dụng ph ối h ợp những kỹ năngvẽ nét cong, nét cong tròn khép kín, nét xiên, nét th ẳng và tô màu đ ể vẽ v ườn hoasinh động và đẹp hơn. 4. Xây dựng thiên nhiên và môi trường để phát huy tính tích cực, năng lực sáng t ạo c ủa tr ẻ. Đặt và xắp xếp những vật tư sao cho trẻ có th ể thấy rõ và l ấy được d ễ dàng đ ểthực hiện hoạt động giải trí tạo hình vào bất kể khi nào tr ẻ thích và có th ể tr ưng bày cácsản phẩm của mình. Tạo môi trường tự nhiên thẩm mỹ và nghệ thuật xung quanh trẻ như : bày đồ chơi đẹp, s ắp xếp cácnguyên vật tư, vật dụng một cách hài hòa và hợp lý thích mắt, … Từ đây tạo cho tr ẻ c ảm giácthích thú và mong ước được tái tạo. Trang trí tạo thiên nhiên và môi trường thẩm mỹ và nghệ thuật để gâycảm xúc, gây ấn tượng cho trẻ về nghệ thuật và thẩm mỹ tạo hình. Với thiên nhiên và môi trường trong lớp : Các mảng chính trong lớp như mảng chủ điểm, những tiêuđề của những góc. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, phong cách thiết kế những hình ảnhngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục tổng quan phải chăng và có tên thật thân thiện v ới tr ẻ. Với môi trường tự nhiên trong lớp : Các mảng chính trong lớp như mảng chủ điểm, những tiêuđề của những góc. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, phong cách thiết kế những hình ảnhngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục tổng quan hợp lý và có tên thật thân mật v ới tr ẻ. Ví dụ : Mảng chủ điểm thường ở vị trí chính để trẻ dễ nhìn dễ thấy. Nội dung củamảng chủ đề thường tổng hợp những hình ảnh về chủ đi ểm : Như chủ đi ểm tr ườngMầm non : Có hình ảnh ngôi trường, đu quay, cầu trượt … có cô giáo cùng bé đidạo … + Các góc hoạt động giải trí như : Góc mái ấm gia đình tôi đặt tên là “ Gia đình của bé ”, “ Kỹ sư xâydựng. Những phía mảng tường trắng thường dán những túi mở làm b ằng nhựa trongđể trẻ tọa lạc mẫu sản phẩm do chính tay trẻ làm gài vào làm tranh trang trí cho gócđó. Để phát huy tối đa công dụng của môi trường tự nhiên hoạt động giải trí sau khi chuy ển ch ủ đi ểmta cần biến hóa nội dung chủ điểm mới, cùng trẻ đàm đạo và đặt tên cho ch ủđiểm mới và tên của góc chơi của mình. Nội dung của những góc nên gi ới thi ệu chotrẻ về những loại sản phẩm bằng những ngôn từ thẩm mỹ và nghệ thuật để tích luỹ cho tr ẻ có v ốnhiểu biết về nghệ thuật và thẩm mỹ và mê hồn nghệ thuật và thẩm mỹ. Từ đó kích thích lòng ham mu ốn17thích tham gia tạo loại sản phẩm nghệ thuật và thẩm mỹ để có loại sản phẩm trang trí l ớp h ọc c ủamình. Để gây hứng thú cho trẻ trong góc tạo hình thì tuỳ theo từng ch ủ đi ểm ti ến hànhmà ta hoàn toàn có thể sẵn sàng chuẩn bị mảng cung ứng kiến thức và kỹ năng, những nguyên vật liệu phù h ợp vàphong phú về chủng loại. Ví dụ : Giấy màu, tranh vẽ cũ, báo tạp chí sáp màu, màunước, đất nặn, vải vụn, len sợi, rơm rạ, lá cây, cỏ hạt dưa, v ỏ tr ứng … Ở đâynguyên vật tư thì giáo viên luôn để ở trạng thái mở giúp tr ẻ d ễ l ấy đ ể s ử d ụngkhi vào hoạt động giải trí. Nơi tọa lạc loại sản phẩm của trẻ, nên sắp xếp mỗi trẻ có một ô để trẻ được trẻ tựtay cầm loại sản phẩm cài vào ô của mình. Ở đây trẻ được quan sát toàn b ộ s ản ph ẩmcủa mình và của bạn, trẻ hoàn toàn có thể tự so sánh, nhận xét và học thêm được ý tưởngcủa những bạn có mẫu sản phẩm đẹp, phát minh sáng tạo. Từ tác dụng đó sẽ kích thích lòng hammuốn mê hồn học tạo hình của trẻ. 5. Phương pháp hướng dẫn phải dựa vào trẻ lấy trẻ làm TT : Trong giờ học nói chung và giờ học tạo hình nói riêng hãy đ ể trẻ tự thể hi ện, côluôn là người động viên, khuyến khích trẻ phát minh sáng tạo. Trẻ cần được động viên đ ểthể hiện ý muốn, tình cảm, cảm hứng và những hiểu biết của trẻ đối v ới sự v ật, tr ẻmuốn được lựa chọn. + Cái trẻ muốn làm ( nội dung ) + Làm thế nào để đạt được ( quy trình ) + Cái hoàn thành xong sẽ như thế nào ( tác dụng, loại sản phẩm ) Mong muốn của trẻ cần được tự bộc lộ với những phương tiện đi lại tạo hình khácnhau. Sự bộc lộ mang tính cá thể, chính do trẻ luôn ti ếp c ận theo đ ặc tính riêngcủa mình. Chẳng hạn sau chuyến đi thăm quan “ vườn hoa trong tr ường ” m ộtnhóm trẻ được khuyến khích hoạt động giải trí tạo hình, một trẻ vẽ tr ường vườn hoa, 5 trẻ khác nặn những bông hoa, trẻ thì xé dán hoa … Mỗi trẻ tự lựa ch ọn b ằng cáchđược phản ánh bằng xé dán, vẽ, lắp ghép và những hình th ức khác nhau đ ể th ực hi ệncái có ý nghĩa so với cá thể trẻ. Tăng cường những câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và vận dụng nh ững kinh nghi ệm đãlĩnh hội trong những hoạt động giải trí khác nhau, động viên tr ẻ tâm lý, thăm dò, tìm cáchgiải quyết yếu tố của trẻ. Hãy để tự trẻ miêu tả những gì trẻ bi ết và có th ể làm. Ví dụ : “ Hãy cho cô biết vì sao ”, “ Nếu như v ậy thì sao ”, “ Vì sao con l ại bi ết ”, “ con cósuy nghĩ gì ”, “ con làm như thế nào ”, “ Hay có cách nào khác đ ể ”, … Không lạm dụng những mẫu sản phẩm mẫu và làm mẫu, càng ít làm mẫu và càng ít s ửdụng vật mẫu sẽ càng kích thích trẻ tư duy và tìm kiếm cách th ể hi ện. Th ực t ếcho thấy càng có nhiều loại sản phẩm mẫu thì sẽ dễ làm tê liệt những c ảm xúc đã cótrước của trẻ, làm giảm tính tích cực hoạt động giải trí trí tuệ của trẻ, vì những hoạt đ ộngcần thiết để tạo hình đã được làm mẫu khá đầy đủ, trẻ luôn ghi nhớ, bắt trước. Nếucó trường hợp nhu yếu làm mẫu, phải gợi ý, tạo trường hợp chứ đừng nên làmngay. Ví dụ : “ Để đất mềm ra tất cả chúng ta làm như thế nào ? ”. Trong khi làm m ẫu luôncoi trọng quan điểm của trẻ, làm cho trẻ phát tri ển kh ả năng so sánh, nghiên cứu và phân tích, tâm lý về trách nhiệm. Động viên kích thích trẻ tự tìm, tự phát minh sáng tạo trong khi th ểhiện. 186. Sử dụng nguyên vật liệu tạo hình : Khi triển khai hoạt động giải trí tạo hình, nguyên vật liệu không th ể thi ếu được. V ậy đ ểhoạt động tạo hình có hiệu suất cao, việc sử dụng nguyên vật liệu tạo hình là vô cùngquan trọng. Nguyên vật liệu là những loại vật dụng, dụng cụ dễ ki ếm. Có th ể tr ẻtự kiếm như lá cây, phế liệu hư, vỏ hộp, thùng catong, quần áo cũ, bông, vải vụn … Sự phong phú của nguyên vật liệu tạo hình để lựa chọn để khuy ến khích khả năngsáng tạo của trẻ. Hoạt động tạo hình phải bộc lộ qua màu s ắc nh ư : tô, c ắt, dán, vẽ, nặn, … Để bảo vệ khi sử dụng nguyên vật liệu tạo hình cần xem xét những điểm sau : + An toàn ( không nhọn, không có cạnh sắc, không ô nhiễm, … ) + Rẻ tiền ( những nguyên vật liệu mua ở địa phương ) + Dễ kiếm : Ví dụ : vỏ ốc, hến, hạt na, bưởi, len, … ) + Dễ dữ gìn và bảo vệ hay cất giữ + Dễ cầm : ( tương thích với tầm tay của trẻ ) + Dễ cung ứng kinh nghiệm tay nghề gồm có cả giác quan. + Dễ thay thế sửa chữa + Tạo thời cơ để lựa chọn và sắp xếp nguyên vật liệu + Luôn quan sát sự tưởng tượng và sử dụng trí nhớ linh hoạtVì từng vật dụng, đồ chơi còn nhiều hạn chế nên ta cần huy đ ộng tr ẻ tìm ki ếmnguyên vật tư, phế thải có sẵn ở địa phương. Ví dụ : Bằng những hạt gạo, hạtđỗ, rơm, rạ, lá cây, vỏ hến, giấy vụ, … hoàn toàn có thể tạo ra nhiều con v ật ngh ộ nghĩnh, sinh động, những bức vẽ, những đề tài khác nhau. 7. Tích hợp dạy tạo hình trải qua những môn học khác : Tích hợp là chiêu thức yên cầu ở giáo viên sự phát minh sáng tạo linh ho ạt và khôn khéo khivận dụng, qua tích hợp kỹ năng và kiến thức tạo hình đến với trẻ rất nhẹ nhàng không gò épmà lại hiệu suất cao. Song quy trình vận dụng tích hợp, cần lựa ch ọn n ội dung phùhợp, logic, tránh quy trình hoạt động giải trí trở lên rời rạc, chắp vá. – Môn làm quen với toán : tận dụng vở bé làm quen v ới bi ểu tưởng toán đ ể rèn tr ẻkĩ năng tạo hình. Ví dụ : Cho trẻ trang trí hình vuông vắn và hình ch ữ nh ật trong v ở bélàm quen với những hình tượng toán, … – Môn văn học : Ví dụ sau khi học xong bài thơ “ cây dừa ” cho trẻ vẽ cây dừa. – Môn làm quen với vần âm. Ví dụ : trẻ tô màu vào chữ in rỗng, vào vở tập tô. – Môn làm quen với thiên nhiên và môi trường xung quanh : Ví dụ cho tr ẻ vẽ những con v ật, những lo ạiquả hay những phương tiện đi lại giao thông vận tải, và người thân trong gia đình trong mái ấm gia đình, …. 8. Tích hợp dạy tạo hình trải qua hoạt động giải trí góc : Bên cạnh việc tích hợp dạy tạo hình qua môn học khác, giáo viên có th ể rèn kỹnăng tạo hình của trẻ trải qua giờ hoạt động giải trí góc. Qua hoạt động giải trí góc giúp tr ẻđược củng cố và làm quen kỹ năng và kiến thức mới làm tăng thêm vốn ki ến th ức, kỹ nănghơn trong giờ hoạt động giải trí chung. Ví dụ : Với chủ đề : “ Thế gi ới động v ật ” ở góc tạohình tôi nặn một số ít con vật ( gà, thỏ, mèo, trâu, voi … ) bày ở giá ho ặc tranh m ột s ốcon vật bằng những thể loại như vẽ, xé dán, tô màu … đ ể cung ứng ki ến th ức cho tr ẻ. Khi trẻ vào góc chơi tôi lôi cuốn gợi ý trẻ quan sát những s ản phẩm đó : + Đây là con gì ? Cô nặn như thế nào ? + Đây là bức tranh gì ? Tranh làm bằng gì ? 19S au đó cho trẻ kể về bức tranh đó ở đầu cuối cô khái quát về m ột s ố đ ặc đi ểmchung cơ bản của 1 số ít con vật đó và vật liệu cô đã sử dụng để làm. Khi thực thi những đề tài “ Nặn con vật, vẽ con gà … ” tr ẻ đã có v ốn ki ến th ức hi ểubiết qua những loại sản phẩm thì trẻ sẽ tự tin hơn và thực thi tốt hơn. Với những nhóm trẻ chưa bộc lộ được cô hoàn toàn có thể hướng dẫn trẻ một cách tỉ m ỉhơn về cách vẽ, xé, chấm màu … hoặc cô phối hợp làm chung v ới tr ẻ về bức tranhđó tích hợp với lời động viên khuyến khích giúp trẻ có tâm thế hơn. Như vậy, khi giáo viên thực thi cho trẻ thực hi ện theo nhi ều hình th ức khácnhau sẽ tạo cho trẻ cảm xúc tự do, không gò bó, chán n ản giúp tr ẻ sẽ tích c ựchoạt động sâu hơn trong góc chơi từ đó đối tượng người dùng cô định cung ứng hoặc c ủng c ốcho trẻ sẽ từ từ được hình thành trong tâm lý của trẻ. Từ đó sẽ giúp tr ẻ pháttriển năng lực, kỹ năng và kiến thức về tạo hình. Không những chỉ có góc tạo hình m ới pháthuy năng lực tạo hình của trẻ mà ở những góc chơi khác giáo viên cũng có th ể rènluyện kiến thức và kỹ năng về tạo hình cho trẻ. Cụ thể : + Góc học tập : Trong góc học tập luôn có nội dung phân phối cho trẻ phân phối về toán và môitrường xung quanh trải qua những môn học đó giáo viên thi ết kế l ựa ch ọn những tròchơi, nội dung để củng cố phân phối cho trẻ. Từ đó giáo viên có th ể l ồng ghép rènluyện kiến thức và kỹ năng tạo hình cho trẻ. Ví dụ : Với nội dung tăng trưởng ngôn từ – hoạt động giải trí đọc thơ : Cô cho k ết h ợp ho ạtđộng tạo hình vào game show ở hoạt động giải trí cũng cố, cô cho tr ẻ cắt xe dán theo n ộidung bài thơ. Ví dụ : Với nội dung thiên nhiên và môi trường xung quanh : Cô cho trẻ được cắt dán tranh vẽ, vật dụng, con vật theo chủ đề thực thi, cô phối hợp rèn luyện kỹ năng và kiến thức cầm kéo, cắt và phết hồ cho trẻ. + Góc tò mò khoa học : Là một góc đ ể trẻ thỏa sức vui ch ơi, sáng t ạo. Khi vàogóc này trẻ được tò mò, tìm tòi cái mới thì giáo viên cũng có th ể nh ẹ nhàngđưa kỹ năng và kiến thức, kỹ năng và kiến thức hoạt động giải trí tạo hình rèn thêm cho trẻ. Ví dụ : Cô cho trẻ tò mò, trộn lẫn những sắc tố tạo ra những màu s ắc l ạ m ắt đ ểtạo ra những bức tranh mà trẻ mong ước. Như vậy ở trong mỗi góc chơi, nhóm chơi chỉ có một nhóm tr ẻ ho ặc m ột cá nhântham gia hoạt động giải trí sẽ tạo điều kiện kèm theo thuận l ợi cho giáo viên mu ốn rèn tr ẻ cá bi ệtyếu kém hoặc củng cố kiến thức và kỹ năng cho trẻ. Từ đó giúp trẻ phát tri ển hơn v ề kh ả năngtạo hình. 9. Hướng dẫn trẻ học tạo hình mọi lúc, mọi nơiTrẻ được làm quen với thiên nhiên và môi trường xung quanh khi đi đi dạo trẻ được ngắmnhìn vật thật, đựơc sờ nắm, khi cho trẻ họat động ngoài tr ời cô có th ể phát ph ấnđể trẻ hoàn toàn có thể vẽ lên nền. Trẻ dùng phấn để in cánh hoa, lá hoa, vẽ những bi ểutượng mà trẻ thích … Khi hoạt động giải trí ngoài trời hoàn toàn có thể nhu yếu trẻ lượm lá khô, cànhkhô để làm vật tư cho trẻ hoạt động giải trí tạo hình. + Giờ hoạt động và sinh hoạt chiều : cho trẻ kể về những điều mà trẻ thích nhất trong ngày h ọchôm đó và cho trẻ dùng màu để biểu lộ lại chúng. + Ở những hoạt động giải trí góc : 20G óc học tập trẻ hoàn toàn có thể chơi dạy vẽ, nặn, xé, dán. Góc thẩm mỹ và nghệ thuật : Trẻ hoàn toàn có thể tạo nên một bức tranh xé dán “ Ngôi nhà của bé ”. Bên cạnh dạy tạo hình ở lớp nên thường gợi ý cho trẻ tạo hình ở nhà b ằng cáchtrao đổi với cha mẹ để cùng nhắc nhở, động viên trẻ, hướng dẫn trẻ thực hiệnmột vài bài tập ở nhà như vẽ tranh theo đề tài, nặn theo m ẫu, vẽ theo ý thích, hayxé dán một hình ảnh nào đó, theo những đề tài mà trẻ đã được làm quen ở l ớp. 10. Dạy tạo hình qua hướng dẫn trẻ làm đồ chơi : Như tất cả chúng ta đã biết hoạt động giải trí làm vật dụng đồ chơi với trẻ là dạng hoạt độngtạo hình đặc biệt quan trọng. Trong loại sản phẩm nó tiềm ẩn tâm hồn, cảm hứng, ngôn ngữriêng để miêu tả tình cảm của người phát minh sáng tạo ra. Vì v ậy ta c ần t ận d ụng những v ậtliệu có sẵn để dạy trẻ làm đồ chơi. Ví dụ : Chủ đề bản thân cho trẻ làm nhà tạo mẫu làm ra những phục trang ngộ nghĩnhbằng lá cây ( hầu hết là lá vàng và lá khô ). Dạy trẻ tự xé ho ặc s ắp x ếp nh ững chi ếclá thành bộ sưu tập thời trang giành cho trẻ. Chủ đề phương tiện đi lại giao thông vận tải : dạy trẻ làm những chiéc tàu, thuyền khơi … Chủ đề quốc tế động vật hoang dã : Lá chuối làm con mèo. Lá dừa làm chong chóng, conchâu chấu, bẹ bắp ngô lá chuối khô làm búp bê … Hay tận dụng giấy gói quà sinh nhật và những hạt sỏi hoặc cắt x ốp ra cho tr ẻ góikẹo ( mẫu sản phẩm này trẻ vừa làm đồ chơi ở góc bán hàng, v ừa làm đ ồ dùng h ọctoán : so sánh kẹo to kẹo nhỏ, so sánh số lượng nhi ều – ít, phân bi ệt k ẹo màu xanh – màu đỏ – màu vàng … ). Hay vỏ hạt dưa, giấy màu vụn, vỏ trấu, cọng rơm cho trẻ cùng trang trí hình ảnhcùng cô làm chủ điểm. Tận dụng giấy báo cũ, giấy in phô tô … cho trẻ vo giấy, m ỗi trẻ một chút ít x ếp ch ồnglên nhau có sự giúp sức của cô ( dùng hồ kết nối gi ấy vo l ại đ ể t ạo thành hòn nonbộ trang trí ở góc tạo hình rất đẹp ). Tận dụng giấy thừa, những tờ lịch cũ cô giúp trẻ đóng thành những quy ển sách, sauđó cho trẻ sưu tầm tranh vẽ cắt hoặc xé dán vào, mỗi trẻ cảm nhận cái đ ẹpriêng về quyển sách. 21C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊQua nghiên cứu tôi thấy hoạt động giải trí tạo hình là một chiêu thức – tổ chức triển khai d ạy h ọc, gópphần phát huy tính tích cực của trẻ. Bởi đặc trưng của tr ẻ mẫu giáo là “ h ọc mà ch ơi – chơi mà học ”. Tiết tạo hình giúp phát huy tính phát minh sáng tạo vốn có của tr ẻ. 1. Kết luậnSau khi triển khai đề tài tôi thấy mình còn nhiều hạn ch ế c ần ph ải rút kinhnghiệm và liên tục nghiên cứu để ứng dụng vào thực tiễn lớp học. Nhờ việcnghiên cứu này, tôi hoàn toàn có thể hiểu hơn về hứng thú của trẻ trong hoạt đ ộng t ạo hìnhvà bản thân cũng có thêm động lực để liên tục yêu thương, ti ếp cận tr ẻ b ằng c ủanhiệt huyết của mình. Tôi có thêm niềm phấn khởi để ti ếp tục h ọc h ỏi nghiêncứu, tìm ra những hình thức mới để tránh sự nhàm chán, l ặp l ại trong những ti ết d ạy. Thực hiện nhiều giải pháp mới, trẻ không còn thấy khó khăn vất vả, gò bó trong cáchoạt động, nhất là hoạt động giải trí tạo hình, không chỉ có vậy trẻ có th ể sẽ yêu dấu, c ảm th ấyhứng thú mỗi khi tới hoạt động giải trí tạo hình. Tôi mong ước khi triển khai đề tài, trẻ sẽ trở nên tự tin, nhanh nh ẹt, ho ạt báthơn, trấn áp được đôi bàn tay. Hơn thế, trẻ có tăng trưởng được tổng lực hơn vềmọi mặt như : thẩm mỹ và nghệ thuật, ngôn từ tư duy, sức khỏe thể chất, tình cảm – xã hội, đạo đức …. Từ đó trẻ hứng thú với những hoạt động giải trí khác, và thích mày mò th ế gi ới g ần gũixung quanh trẻ hơn. 2. Kiến nghị2. 1. Đối với trẻCần rèn luyện mọi lúc mọi nơiCần có vật dụng phát minh sáng tạo của cô2. 2. Đối với phụ huynhHiểu thâm thúy hơn về ngành học mầm nonPhối hợp với nhà trường và giáo viên để tăng trưởng trẻ tổng lực hơn2. 3. Đối với những cấp những ngành liên quanTăng cường cơ sở vật chất, trang bị thiết bị giáo dục cho những trường mầm nonnhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho trẻ. Quan tâm, trợ giúp, tạo điều kiện kèm theo để thực thi những chuyên đề giáo dục tạo hình, cũng như những trình độ khác ở trường mầm non. 2.4. Đối với giáo viên mầm nonKhông ngừng học tập, nâng cao trình độ, kinh nghiệm tay nghề qua thực tiễn cu ộc s ống, đ ộngnghiệp trong và ngoài trường. Nắm vững thực chất, phương pháp triển khai những giải pháp dạy h ọc hi ệu qu ả, v ậndụng chúng vào bài giảng một cách phải chăng, khôn khéo. Quan tâm trẻ, tạo mối quan hệ tốt đẹp, hiểu những vướn mắc, khó khăn vất vả của tr ẻđể kịp thời trợ giúp trẻ. Đảm bảo chất lượng giảng dạy, nội dung giảng day, công minh với mọi trẻ. 22C ÂU HỎI ĐÀM THOẠI, PHỎNG VẤN1. Chị cho biết hoạt động giải trí tạo hình ở lớp chị như thế nào ? 2. Trong lớp có bao nhiêu trẻ bộc lộ được nội dung theo nhu yếu của cô ? 3. Theo chị, việc trẻ hứng thú với hoạt động giải trí tạo hình có quan trọng không ? Vìsao ? 4. Chị có vận dụng những chiêu thức mới để giảng dạy và gây hứng thú cho trẻkhông ? Vì sao ? 5. Nếu có thì chị hoàn toàn có thể chia sẽ 1 số ít giải pháp để giúp trẻ hứng thú hơntrong hoạt động giải trí tạo hình không ? 6. Chị đã đưa những giải pháp đó vào như thế nào ? 7. Có nên lồng ghép những yếu tố chơi vào tiết dạy tạo hình không ? 8. Theo chị, việc vận dụng những giải pháp mới và lồng ghép những game show vàođể gây hứng thú trong hoạt động giải trí tạo hình có thiết yếu không ? Vì sao ? 9. Hành động của trẻ như thế nào khi chị vận dụng chiêu thức mới vào hoạtđộng tạo hình ? 10. Kết quả tạo hình của trẻ ra làm sao ? 23T ÀI LIỆU THAM KHẢO1. Nguyễn Thị Bích Thủy – Hứng thú học tập của sinh viên năm thứ nhất trườngĐại học Văn Hiến Thành Phố Hồ Chí Minh ( 2010 ), luận văn thạc sĩ, ngành Tâm lý học, ĐHSPTPHCM. 2. Lê Khánh Vân – Hứng thú học tập môn giáo dục học đại cương của sinh viêntrường Cao đẳng hội đồng Hậu Giang ( 2010 ), luận văn thạc sĩ, ngành tâm lýhọc, ĐHSP TPHCM. 3. Phạm Hà Thu – Tính phát minh sáng tạo của giáo viên mầm non trong tổ chức triển khai hoạt độngtạo hình cho trẻ ( năm trước ), luận văn thạc sĩ, ngành tâm lý học, Trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn. 4. Sáng kiến kinh nghiệm tay nghề trong hoạt động giải trí tạo hình, thietbimamnonhavu. com5. Nguyễn Thị Ái – Hứng thú học tập môn giáo dục công dân của học viên ở một sốtrường Trung học đại trà phổ thông tại TP. Hồ Chí Minh ( 2010 ), luận văn thạc sĩ, ngành tâm lýhọc, Trường Dại học sư phạm TPHCM. 6. Nguyễn Quang Uẩn ( 2005 ), Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb Đại học sưphạm. 7. 123 doc. org8. Mamnon. vn24

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận