Nghiên cứu khoa học biện pháp giáo dục về phát triển thẩm mỹ thông qua tạo hình

Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3- 4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
– Phát triển thẩm mỹ là 1 trong 5 lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ Mầm non. Trẻ
em có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, thế giới xung quanh chứa đựng
bao điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ thường dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, dễ bị
cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc, hay 1 bông hoa đẹp, bức tranh sinh
động, đồ chơi ngộ nghĩnh Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật
thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Chính vì vậy mà việc giáo dục thẩm mỹ
cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo để ươm trồng những tài năng nghệ thuật
cho tương lai.
– Nội dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non là 1 phương tiện phát triển
thẩm mỹ cho trẻ rất hữu hiệu. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các
chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó
buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng tạo, ham
muốn tạo ra cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện
nhân cách.
1. Lý do chọn đề tài:
– Xuất phát từ nội dung hoạt động tạo hình trong truường mầm non do ngành
giáo dục đề ra phải thực hiện tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy bậc học mầm
non là bậc học có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát tiển nhân cách và trí tuệ của trẻ.
Thông qua các hoạt động học tập như môn thể dục, văn học,tìm hiểu môi trường
xung quanh, âm nhạc, làm quen với toán và các hoạt động vui chơi sẽ phát triển
cho toàn diện: Đức, trí, thể, mỹ và lao động. Sự phát triển này phụ thuộc rất lớn vào
quá trình chăm sóc giáo dục trẻ là do giáo viên. Chính vì vậy bậc học mầm non giữ
vai trò quan trọng đặt nền móng cho các bậc học sau này.
– Trường tôi là một trường mới thành lập cách đây không lâu lại thuộc thuộc khu
vực 3 vùng kinh tế hết sức khó khăn, học sinh chủ yếu là các cháu dân tộc thiểu số,
1

GV: Triệu Thị Hoài – Trường MN Chồi Non

Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3- 4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

các cháu còn nhút nhát. Môi tường tiếp xúc xã hộ còn hạn chế, các cháu không
được tiếp xúc với những điều mới lạ ngoài cô giáo truyền thụ.
– Mặt khác trường cũng còn có nhiều thiếu thốn trường đồ dùng phục vụ cho môn
tạo hình chưa được phong phú đa dạng, chưa phát huy tính tích cực ở trẻ. đó cũng
chính là lý do mà tôi chọn đề tài trên.
2. Mục đích nghiên cứu:
– Nhằm giúp giáo viên dạy tốt môn tạo hình giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức
phát huy tính tích cực trong giờ học của trẻ.
– Tìm ra được các phương pháp, biện pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục phát triển ở trẻ cả 5 mặt giáo dục: Ngôn ngữ – tình cảm xã hội  nhận thức
– thẩm mỹ – thể chất.
3. Phương pháp nghiên cứu  phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu:
– Đọc tìm hiểu nghiên cứư thông qua sách báo và các tài liệu liên quan đến vấn đề
nghiên cứu
– Quan sát các hành vi, hoạt động hằng ngày của trẻ từ lúc đón trẻ tới khi trả trẻ
trong suốt quá trình nghiên cứu.
– Trò chuyện với trẻ hàng ngày về các vấn đề có liên quan đến việc nghiên cứu
– Tạo cơ hội cho trẻ được phát huy tối đa tính chủ động tích cực của trẻ, tạo cơ hội
để trẻ tự phát hiện, tự lĩnh hội và tự giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ, hướng dẫn
đúng lúc hợp lý của cô giáo.
Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
– Việc nghiên cứu đề tài một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3 tuổi thông
qua hoạt động tạo hình là một vấn đề vô cùng rộng lớn nên việc lựa chọn kiến thức
phải phù hợp với trẻ
– Để trẻ học tập tốt thì chúng ta phải phát huy tính chủ động tích cực đảm bảo trẻ
được quan sát xem xét khám phá bằng nhiều giác quan khác nhau qua quan sát, sờ,
nắn…
2

GV: Triệu Thị Hoài – Trường MN Chồi Non

Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3- 4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1) Cơ sở lý luận và thực tiến:
– Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 3 tuổi, đây là giai đoạn đầu tuổi mẫu
giáo, vận động của trẻ còn ở mức độ thấp ( kỹ năng cầm bút, thao tác cắt, xé dán
còn vụng). Một mặt do trẻ mới rời gia đình đến lớp với cô với bạn, lúc này môi
trường sống, sinh hoạt của trẻ thay đổi nó rộng lớn hơn ở nhà mọi sự vật hiện
tượng xung quanh trẻ còn rất mới lạ, trẻ chưa có khái niệm về cái gì cụ thể.

Mặt

khác, vốn ngôn ngữ của trẻ còn quá ít, trẻ chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình
bằng ngôn ngữ mạch lạc. Vì vậy hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ
riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh. Để tạo
ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu về cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ
năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được. Chính từ các hoạt động
đó sẽ làm phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ.
– Tuổi mầm non trẻ ham thích được hoạt động tạo hình nhất là việc sử dụng bút
màu tạo thành sản phẩm theo ý của trẻ, dùng giấy để xé, vò theo ý của trẻ để tạo
ra 1 sản phẩm mà trẻ thích, dùng đất để nặn thành các đồ vật, con vật mà trẻ yêu
thíchchính từ các sản phẩm trẻ tạo ra, trẻ đặt tên gọi và tưởng tượng ra những gì
trẻ thích, từ đó làm nảy sinh tình cảm yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp đây là yếu tố
cần thiết góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Đó là lý do tôi chọn đề tài  Một số
biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ thông qua hoạt động tạo hình
2. Thực trạng:
– Qua các năm thực hiện chương trình giáo dục màm non giáo viên đã thực sự có
nhiều đầu tư vào tiết dạy đầu tư vào việc nâng cao các phương pháp, hình thức cho
trẻ phát triển thẩm mỹ cho trẻ với nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Song
việc dạy trẻ còn có nhiều hạn chế.
* Về phía giáo viên:
3

GV: Triệu Thị Hoài – Trường MN Chồi Non

Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3- 4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

– Quá trình tổ chức còn nặng về kết quả sản phẩm, cô chưa chú ý dạy kỹ năng tạo
hình cho trẻ.
– Khi triển khai thực hiện chương trình giáo dục Mầm non mới giáo viên còn nặng
nhiều về vấn đề xây dựng kế hoạch, phát triển nhận thức và ngôn ngữ, phát triển
thẩm mỹ thường thiên về cảm thụ nghệ thuật âm nhạc, chưa chú ý phát triển nghệ
thuật tạo hình ở trẻ.
– Chưa có khả năng tạo cảm hứng cho trẻ khi học tạo hình.
– Chưa biết tận dụng môi trường xung quanh để tạo cảm xúc thẩm mỹ cho trẻ.
* Về phía trẻ:
– 3/4 số trẻ trong lớp chưa qua lớp nhà trẻ nên kỹ năng cầm bút, tô vẽ chưa có.
– Trẻ còn nhút nhát không tích cực hoạt động.
– Ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế một số cháu còn nói ngọng phát âm chưa rõ, chưa
diễn tả được ý hiểu của mình đối với người khác.
* Về cơ sở vật chất điều kiện:
– Phòng học diện tích còn hẹp nên việc tổ chức giờ hoạt động tạo hình còn gặp rất
nhiều trở ngại
– Môi trường cho trẻ hoạt động còn nghèo nàn.
Từ những thuận lợi sẵn có, khắc phục một số khó khăn còn tồn tại, tôi đi sâu vào
nghiên cứu  Một số biện pháp giúp trẻ 3 tuổi học tốt môn tạo hình.
3. Các biện pháp đã tiến hành:
a, Cung cấp hiểu biết về cái đẹp, tạo cho trẻ có cảm xúc về cái đẹp  Thông qua
việc tạo môi trường trong lớp học và ngoài lớp học.
– Trang trí tạo môi trường nghệ thuật để gây cảm xúc, gây ấn tượng cho trẻ về nghệ
thuật tạo hình.
4

GV: Triệu Thị Hoài – Trường MN Chồi Non

Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3- 4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

– Tạo môi trường đẹp trong lớp là để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào
trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của bé. Bé quan sát xung
quanh xem lớp mình có khác nhà bé không? Có đẹp hơn nhà bé không?…Chính
môi trường lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai trong bé. Đây là tác động cần thiết để
hình thành cảm xúc nghệ thuật cho trẻ. Vì vậy tôi đã tìm hiểu yêu cầu của chủ
điểm, căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình và đặc điểm tâm lí của trẻ ở độ
3 tuổi mà tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ.
– Với môi trường trong lớp: Các mảng chính trong lớp như mảng chủ điểm, các tiêu
đề của các góc. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm các hình ảnh ngộ
nghĩnh có màu sắc bố cục hợp lí và có tên thật gần gũi với trẻ.
VD: Mảng chủ điểm tôi để vị trí chính giưũa lớp để trẻ dễ nhìn dễ thấy. Nội dung
của mảng chủ đề thường tổng hợp các hình ảnh về chủ điểm: Như chủ điểm trường
Mầm non: Có hình ảnh ngôi trường, đu quay, cầu trượt và các bé đang chơi

Hình 1: Trường mầm non chồi non
5

GV: Triệu Thị Hoài – Trường MN Chồi Non

Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3- 4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

+ Các góc hoạt động như góc gia đình tôi sưu tầm hình ảnh bé mặc mặc tạp dề nấu
cơm, có đồ dùng dụng cụ chế biến. Hay góc xây dựng tôi sưu tầm hình ảnh bé vận
chuyển các vật liệu xây dựng.

Hình 2: Góc phân vai và góc xây dựng
– Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động tôi giới thiệu cho trẻ về các
sản phẩm bằng các ngôn ngữ nghệ thuật để tích luỹ cho trẻ có vốn hiểu biết về
nghệ thuật và say mê nghệ thuật. Từ đó kích thích lòng ham muốn thích tham gia
tạo sản phẩm nghệ thuật để có sản phẩm trang trí lớp học của mình.
VD: ở mảng hoạt động tạo hình : Tôi giới thiệu đây là ngôi nhà nghệ thuật của
chúng mình cô giới thiệu với chúng mình đây là bức tranh vẽ về ngôi nhà mơ ước
của bạn Diệu năm trước học ở đây, còn đây là tranh dán hình ngôi nhà của
bạnVy
Từ lời gợi mở như vậy đã kích thích trẻ tạo ra sản phẩm mới.

6

GV: Triệu Thị Hoài – Trường MN Chồi Non

Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3- 4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

– Để gây hứng thú cho trẻ trong góc tạo hình thì tuỳ theo từng chủ điểm tiến hành
mà tôi có thể chuẩn bị mảng cung cấp kiến thức, các nguyên vật liệu phù hợp và
phong phú về chủng loại.
VD: Giấy màu, tranh ảnh cũ, báo tạp chí sáp màu, đất nặn, lá cây, cỏ hạt đậu, hạt
bắp các loại, các bộ xếp hình lắp ghépở đây nguyên vật liệu thì tôi luôn để ở
trạng thái mở giúp trẻ dễ lấy để sử dụng khi vào hoạt động. Từ đó giúp trẻ được
củng cố và làm quen kiến thức đó giúp trẻ tăng thêm vốn kiến thức, kỹ năng hơn
trong giờ hoạt động chung.
VD: Với chủ đề:  Thế giới động vật ở góc tạo hình tôi nặn một số con vật( gà,
thỏ, mèo, trâu, voi) để ở kệ hoặc tranh một số con vật để cung cấp kiến thức
cho trẻ. Khi trẻ vào góc chơi hoặc giờ đón trả trẻ tôi thu hút gợi ý trẻ quan sát
những sản phẩm đó.
– Với những nhóm trẻ chưa thể hiện được cô có thể hướng dẫn trẻ 1 cách tỉ mỉ hơn
về cách ( cách cầm bút, vẽ, nặn) hoặc cô kết hợp làm chung với trẻ về bức tranh
đó kết hợp với lời động viên khuyến khích giúp trẻ có tâm thế hơn.
Như vậy với đề tài về  động vật khi tiến hành cho trẻ thực hiện theo nhiều hình
thức khác nhau sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, không gò bó, chán nản giúp trẻ sẽ
tích cực hoạt động sâu hơn trong góc chơi từ đó đối tượng cô định cung cấp hoặc
củng cố cho trẻ sẽ dần dần được hình thành trong tâm trí của trẻ. Từ đó sẽ giúp trẻ
phát triển khả năng, kỹ năng về tạo hình. Không những chỉ có góc tạo hình mới
phát huy khả năng tạo hình của trẻ mà ở các góc chơi cô cũng có thể rèn luyện kỹ
năng về tạo hình cho trẻ. Cụ thể:
+ Góc học tập:
Trong góc học tập luôn có nội dung cung cấp cho trẻ cung cấp về toán và môi
trường xung quanh thông qua các môn học đó giáo viên thiết kế lựa chọn các trò
7

GV: Triệu Thị Hoài – Trường MN Chồi Non

Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3- 4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

chơi, nội dung để củng cố cung cấp cho trẻ. Từ đó có thể lồng ghép rèn luyện kỹ
năng tạo hình cho trẻ.
VD: Với nội dung môi trường xung quanh: Cô cho trẻ được cắt dán tranh ảnh, đồ
dùng, con vật theo chủ đề tiến hành, cô kết hợp rèn luyện kỹ năng cầm kéo, cắt và
phết hồ cho trẻ. đẹp.

Hình 3 : Bé cắt dán tranh
+ Góc thư viện và sách: Là một góc yên tĩnh nhất, khi vào góc sách trẻ được xem các
loại sách, tô vẽ, làm tranh chuyện, kể chuyện sáng tạo cùng cô kể về các đồ dùng có
liên quan tới chủ đề đang thực hiện thì giáo viên củng có thể nhẹ nhàng đưa kiến
thức, kỹ năng hoạt động tạo hình rèn thêm cho trẻ.
Như vậy ở trong mỗi góc chơi, nhóm chơi chỉ có một nhóm trẻ hoặc một cá nhân
tham gia hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên muốn rèn trẻ cá biệt
8

GV: Triệu Thị Hoài – Trường MN Chồi Non

Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3- 4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

yếu kém hoặc củng cố kỹ năng cho trẻ. Từ đó giúp trẻ phát triển hơn về khả năng
tạo hình. Từ kết quả đó sẽ kích thích lòng ham muốn say mê học tạo hình của trẻ.
Tóm lại việc tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ là một việc làm rất quan trọng góp
phần nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ.
b, Rèn luyện kỹ năng tạo hình cho trẻ.
– Thực tế đã chứng minh : Trẻ 3 tuổi tri giác sự vật hiện tượng bằng tư duy trực
quan hành động nên rất cần sự hỗ trợ của cô nên dẫn tới kỹ năng tạo hình của trẻ
còn yếu như: Kỹ năng cầm bút còn ngượng, nét vẽ tô còn vụng, sử dụng đường nét
vụng về. Trẻ chưa vẽ được nét gấp khúc mà chỉ mới sử dụng nét thẳng, nét xiên để
vẽ và tô màu. Chính vì vậy mà cô phải đưa ra các biện pháp rèn kỹ năng tạo hình
cho trẻ.
– Từ việc tạo môi trường thẩm mỹ xung quanh lớp để gây ấn tượng, kích thích
lòng ham muốn ở trẻ tạo ra sản phẩm để được trưng bày trang trí trong lớp. Để phát
huy tính tích cực hoạt động ở trẻ, một trong những phương pháp của quá trình đổi
mới là lấy trẻ làm trung tâm, trẻ phải được hoạt động và sản phẩm của trẻ phải đa
dạng, phong phú, sáng tạo.
– Để giúp trẻ làm được sản phẩm vấn đề đặt ra là cần dạy trẻ 1 số kỹ năng cơ bản
tạo hình. Vì vậy tôi đã tiến hành dạy trẻ 1 số kỹ năng tạo hình cơ bản sau:
+ Kỹ năng cầm bút tạo ra các đường nét nghệ thuật: Đây là thao tác tương đối khó
khăn đối với trẻ 3 tuổi vì vậy khi dạy trẻ tôi tiến hành dạy trẻ các thao tác từ dễ đến
khó, từ đơn giản đến phức tạp, các hoạt động đó được liên tục thực hiện tạo thành
kỹ năng.
VD: Đầu tiên tôi cho trẻ cầm bút di màu theo ý thích của trẻ. Sau đó di màu các
hình ảnh to rõ nét, ít chi tiết. Khi trẻ đã cầm bút khá thành thạo tôi cho trẻ tập vẽ
nét cơ bản như: Nét vẽ cuộn len, vẽ mưa rơi ( nét xiên, vẽ nét thẳng, vẽ nét
9

GV: Triệu Thị Hoài – Trường MN Chồi Non

Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3- 4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

ngang). Khi trẻ đã cầm bút thành thạo tôi hướng dẫn cho trẻ tập vẽ các bức tranh
sáng tạo theo ý thích của trẻ.

Hình 5 : Bé tô màu tranh
+ Dạy trẻ kỹ năng nặn, xé, dán:
Đối với trẻ 3 tuổi vận động tinh của trẻ phát triển ở mức độ thấp. Vì vậy cần rèn
luyện cho trẻ 1 số kỹ năng cơ bản sử dụng đất để tạo ra sản phẩm.
VD: dạy trẻ làm các động tác xoay tròn, ấn bẹt, năn dọc khi xé dàn tôi cho trẻ tập
xé từ đơn giản đến phức tạp đó là: xé thẳng, xé vụn, xé lân tay hình tròn
Dạy trẻ kỹ năng phết hồ, đây là kỹ năng khó đối với trẻ 3 tuổi. Vì vậy khi trẻ dán
cô dạy trẻ kỹ năng đặt hình sắp xếp bố cục trước sau đó lật nên phết hồ ở phía sau
của giấy. Làm như vậy trẻ dễ thao tác và định hình được sản phẩm của mình định
làm ra nó.

10

GV: Triệu Thị Hoài – Trường MN Chồi Non

Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3- 4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

Kỹ năng tạo hình ở trẻ được thuần thục thì mỗi giáo viên cần phải thường xuyên
rèn luyện cho trẻ các kỹ năng trên,
Tóm lại từ các việc làm tỉ mỉ thường xuyên như vậy nên kỹ năng tạo hình của trẻ
lớp tôi tăng lên rõ rệt.
c, Phối kết hợp với phụ huynh:
– Để nâng cao hoạt động tạo hình cho trẻ và để có sự giáo dục đồng bộ giữa gia
đình và nhà trường là 1 việc làm hết sức cần thiết bởi tôi nhận thấy rằng tất cả mọi
khó khăn trong học tập không thể thiếu được vai trò giải quyết khó khăn của phụ
huynh. Vì vậy ngay từ đầu năm học để phụ huynh hiểu thêm về hoạt động tạo hình
tôi đã vận động tuyê truyền để phụ huynh có nhận thức sâu sắc hơn về hoạt động
tạo hình đồng thời tôi thường xuyên gặp gỡ trao đổi với các bậc phụ huynh về tầm
quan trọng của hoạt động tạo hình trong trường mầm non nói chung và đổi mới trẻ
3 tuổi nói riêng. Hoạt động tạo hình không chỉ giúp trẻ khả năng thẩm mỹ, biết
nhìn nhận cái đẹp và đánh giá cái đẹp mà còn giúp trẻ rèn luyện đôi bàn tay khéo
léo, vững chắc, linh hoạt hơn tạo tiền đề cho các độ tuổi khác nhau.
– Bên cạnh đó trước khi tiến hành các đề tài tạo hình tôi thường xuyên trao đổi,
thông báo với phụ huynh về các đề tài để phụ huynh có thể trò chuyện với trẻ ở tại
gia đình về các đề tài đó, từ đó giúp trẻ hiểu trước, hiểu sâu hơn, có cảm xúc về đề
tài từ đó trẻ sẽ hứng thú hoạt động khi cô đưa đề tài đó ra.
– Như vậy với biện pháp trên đã giúp phụ huynh nhận thức đúng đắn về tầm quan
trọng của môn học, từ đó tôi động viên khuyến khích mua thêm đồ dùng, giấy bút,
vở bé tập tô màu, tìm các hình ảnh sinh động trong sách báo, tạp chí để phụ huynh
có thể dạy trẻ. Nặn, tô màu, xé dán, chấm màu trang trí trên các tranh ảnh tạo cho
trẻ có kỹ năng hơn. Nhắc nhở phụ huynh trẻ nên động viên khuyến khích trẻ kịp
thời khi trẻ có sự cố gắng.
11

GV: Triệu Thị Hoài – Trường MN Chồi Non

Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3- 4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

Tóm lại có thể nói rằng để nâng cao chất lượng giờ học thì đòi hỏi người giáo
viên phải có những biện pháp hữu hiệu nhất để giúp trẻ học tốt hơn.
4. Hiệu quả:
Từ khi áp dụng các biện pháp trên đến nay tôi đã thu được một số kết quả như sau:

Hình
thức
Số
lượng

Nội dung

27

trẻ

Trước

khi

áp

dụng

Sau khi áp dụng

SKKN
– 25% trẻ hứng thú

SKKN
– 80% trẻ hứng thú

– 30% trẻ tạo ra được sản

tham gia HĐTH

phẩm.

– 70-75% trẻ tạo

– 15-20% trẻ có kỹ năng

được sản phẩm theo

khi

yêu cầu của cô.

tham gia vào hoạt động

– 70-75% trẻ có kỹ

tạo

năng khi tham gia

hình

hoạt động tạo hình.

-10% trẻ nói được tên
sản
phẩm của mình

– 70% trẻ nói tên
được sản phẩm của
mình

III. KẾT LUẬN:
1. Bài học kinh nghiệm:
– Từ việc áp dụng các biện pháp trên vào giảng dạy đạt kết quả tôi rút ra một số bài
học kinh nghiệm sau:
1/ Giáo viên phải kiên trì, tỉ mỉ, tạo môi trường lớp phong phú phù hợp với đặc
điểm thực tế của lớp, của trẻ để tạo cảm xúc yêu vẻ đẹp của thiên nhiên quanh trẻ.

12

GV: Triệu Thị Hoài – Trường MN Chồi Non

Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3- 4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

2/ Tạo cho trẻ có ấn tượng đẹp về lớp, giới thiệu cho mọi trẻ hiểu rõ và cùng tham
gia vào môi trường hoạt động tạo hình.
3, Rèn luyện kỹ năng cho trẻ, cần tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức
tạp.
4, Sưu tầm, làm đồ chơi sáng tạo cho trẻ hoạt động từ một số nguyên liệu sẵn có
trong thiên nhiên để dạy trẻ.
5, Phối kết hợp với phụ huynh và nhà trường để có sự giáo dục đồng bộ.
2. Kết luận chung:
– Hoạt động tạo hình trong trường Mầm non là phương tiện phát triển thẩm mỹ cho
trẻ, để trẻ có lòng đam mê với nghệ thuật, hướng tới cái đẹp trong cuộc sống. Đòi
hỏi mỗi giáo viên chúng ta nói chung, cô giáo dạy 3 tuổi nói riêng cần chú ý tạo
cho trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, có cảm xúc với cái đẹp trong cuộc
sống, bồi dưỡng 1 số kỹ năng cơ bản cần thiết như: cầm bút, sử dụng các nguyên
liệu như màu nước, giấy, hồ dánĐể tạo ra sản phẩm trẻ yêu thích. Đây là tiền đề
đầu tiên, là yếu tố cần thiết để giúp trẻ tự tin học tốt các hoạt động ở độ tuổi tiếp
theo.
Chính vì vậy để làm tốt việc này, đòi hỏi cô giáo cần có tâm huyết yêu trẻ và sự
phối hợp đồng bộ của nhà trường và gia đình. Có làm được như vậy mới giúp trẻ có
được môi trường tốt phát triển toàn diện đưa trẻ hướng tới  Chân  Thiện  Mỹ.
Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra trong quá trình học tập và công tác
của bản thân tôi. Tôi xin mạnh dạn trình bày với các bạn đồng nghiệp mong được
sự đóng góp của các đồng chí trong Ban giám hiệu và các bạn. Để từ đó bản thân
tôi rút ra được các kinh nghiệm sâu sắc hơn khi tổ chức cho trẻ trong hoạt động tạo
hình đạt kết quả tốt.
Người viết sáng kiến
13

GV: Triệu Thị Hoài – Trường MN Chồi Non

Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3- 4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

Triệu Thị Hoài
TÀI LIỆU THAM KHẢO
– Cuốn chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3 – 4 tuổi.
– Phương pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ qua hoạt động tạo hình.
– Cuốn sổ tích lũy chuyên môn
– Tạp chí giáo dục mầm non

PHỤ LỤC
I: ĐẶT VẤN ĐỀ ( trang 2, 3 )
1. Lý do chọn đề tài:
2. Mục đích nghiên cứu:
3. Phương pháp nghiên cứu  phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: ( trang 4  13)
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn:
2. Thực trạng
3. Các biện pháp tiến hành
4. Hiệu quả
III: KẾT LUẬN (trang 14- 15)
1. Bài học kinh nghiệm:
2. Kết luận chung:

14

GV: Triệu Thị Hoài – Trường MN Chồi Non

Một số biện pháp phát triển thẩm mỹ cho trẻ 3- 4 tuổi thông qua hoạt động tạo hình

15

GV: Triệu Thị Hoài – Trường MN Chồi Non

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận