Nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên hà nội – Tài liệu text

Nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
***

NGUYỄN THỊ VIỆT

NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ DU LỊCH CỦA SINH VIÊN HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

Hà Nội, 2017

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
***

NGUYỄN THỊ VIỆT

NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ DU LỊCH CỦA SINH VIÊN HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH
Mã số: Thí điểm

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THÚY ANH

Hà Nội, 2017

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả cam đoan luận văn “Nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội”
là công trình nghiên cứu của chính tác giả.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
Hà Nội, tháng 12 năm 2017
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Việt

MỤC LỤC
MỤC LỤC……………………………………………………………………………………………….1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………………….3
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU………………………………………………………4
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………………5
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………………………….5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………………………………………..7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………………..9
3.1. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………………………….9
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………………………………9
4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………….10
4.1. Đối tượng nghiên cứu:…………………………………………………………………………10
4.2. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………………………….10
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………………..10
5.1. Phương pháp thu thập thông tin…………………………………………………………….10
5.2. Phương pháp xử lý thông tin…………………………………………………………………10
6. Cấu trúc của đề tài…………………………………………………………………………………11
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ DU LỊCH……………………………12
1.1. Động cơ của khách du lịch và các yếu tố tác động…………………………………….12
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến động cơ du lịch…………………………………………12

1.1.1.1. Du lịch………………………………………………………………………………………..12
1.1.1.2. Nhu cầu và nhu cầu du lịch……………………………………………………………..13
1.1.1.3. Động cơ và Động cơ du lịch…………………………………………………………….17
1.2. Các loại động cơ du lịch………………………………………………………………………20
1.2.1. Động cơ đẩy (mục đích chuyến đi)………………………………………………………22
1.2.1.1. Du lịch nghỉ dưỡng………………………………………………………………………..22
1.2.1.2. Du lịch kết hợp công việc………………………………………………………………..22
1.2.1.3 Du lịch kết hợp với thăm người thân………………………………………………….23
1.2.1.4. Du lịch kết hợp chữa bệnh………………………………………………………………23
1.2.1.5. Một số động cơ du lịch khác……………………………………………………………24
1.2.2. Động cơ kéo (sức hấp dẫn của điểm đến)……………………………………………..25
1.2.2.1. Mức độ hấp dẫn của điểm đến………………………………………………………….25
1.2.2.2. Khả năng tiếp cận điểm đến…………………………………………………………….28
1.2.2.3. Chất lượng dịch vụ điểm đến…………………………………………………………..28
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ du lịch…………………………………………….30
1.3.1. Nhân tố tâm lý…………………………………………………………………………………30
1.3.2. Nhân tố nhân khẩu học……………………………………………………………………..30
1

1.4. Đặc điểm tâm lý, nhu cầu và xu hướng đi du lịch của sinh viên…………………..31
Tiểu kết chương 1…………………………………………………………………………………….35
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨ ĐỘNG CƠ DU LỊCH CỦA SINH VIÊN
HÀ NỘI………………………………………………………………………………………………….36
2.1. Địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………………………..36
2.2. Cách tiến hành……………………………………………………………………………………37
2.2.1. Phương pháp thực hiện……………………………………………………………………..37
2.2.2. Quy trình tuyển chọn mẫu………………………………………………………………….40
2.3. Thu thập dữ liệu…………………………………………………………………………………41
2.4. Xử lý dữ liệu……………………………………………………………………………………..43

Tiểu kết chương 2…………………………………………………………………………………….45
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ DU LỊCH CỦA SINH VIÊN
HÀ NỘI………………………………………………………………………………………………….46
3.1. Đặc điểm sinh viên Hà Nội…………………………………………………………………..46
3.2. Đặc điểm tiêu dùng của sinh viên Hà Nội khi đi du lịch……………………………..47
3.2.1. Kinh phí với vấn đề du lịch của sinh viên Hà Nội…………………………………..47
3.2.2. Số ngày lưu trú của sinh viên Hà Nội tại điểm du lịch……………………………..49
3.2.3. Tần suất đi du lịch của sinh viên Hà Nội……………………………………………….50
3.2.3. Xu hướng du lịch của sinh viên Hà Nội………………………………………………..51
3.3. Động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội…………………………………………………….54
3.3.1. Động cơ đẩy……………………………………………………………………………………54
3.3.2. Động cơ kéo……………………………………………………………………………………56
3. 4. Nhận xét…………………………………………………………………………………………..58
Tiểu kết chương 3…………………………………………………………………………………….60
CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ DU LỊCH
SINH VIÊN HÀ NỘI………………………………………………………………………………..61
4.1. Đối với đơn vị lữ hành…………………………………………………………………………61
4.2. Đối với hướng dẫn viên……………………………………………………………………….65
4.3. Nhà cung cấp dịch vụ du lịch tại các điểm đến…………………………………………66
4.4. Đối với tổ chức Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên…………………………………….68
Tiểu kết chương 4…………………………………………………………………………………….69
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………….70
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………73
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………………….77

2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WTO

World Tourist Organization – Tổ chức du lịch thế giới

CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

3

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU
TT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

Danh mục hình ảnh, bảng biểu
Hình 1.1. Mô hình tháp nhu cầu của Maslow
Sơ đồ 1.2. Mối liên kết nhu cầu và động cơ
Sơ đồ 2.1. Quy trình khảo sát lấy ý kiến của sinh viên Hà Nội
Bảng 2.1. Sơ lược thông tin đối tượng nghiên cứu
Biểu đồ 3.1. Mức chi tiêu của sinh viên khi đi du lịch
Bảng 3.1. Số ngày lưu trú của sinh viên Hà Nội
Bảng 3.2. Loại hình lưu trú
Biểu đồ 3.2. Tần suất đi du lịch của sinh viên Hà Nội

Biểu đồ 3.3. Khoảng thời gian sinh viên đi du lịch
Biểu đồ 3.4. Địa điểm dự định đi du lịch của sinh viên Hà Nội

6 tháng cuối năm 2017
11. Bảng 3.3. Hình thức đi du lịch
12. Biểu đồ 3.5. Động cơ đẩy của sinh viên khi đi du lịch
13. Biểu đồ 3.6. Động cơ kéo sinh viên đi du lịch

4

Trang
14
20
38
40
48
49
50
51
52
53
54
55
67

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời
sống xã hội và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh trên phạm vi toàn thế giới.

Số lượng người tham gia vào các chuyến đi du lịch quốc tế tăng lên rất nhanh.
Năm 1950 mới có 25,3 triệu lượt người đi du lịch, năm 1996 là 592 triệu và năm
2016 là 1,2 tỷ lượt người. Tổ chức du lịch thế giới (WTO) dự báo đến năm đến
năm 2020 sẽ có khoảng 1,6 tỷ người đi du lịch.
Bên cạnh đó, cũng có thể thấy theo nhiều cách khác nhau, du lịch đã dần
trở thành xu hướng của một bộ phận người trẻ. Ở các nước Âu – Mỹ, sinh viên
dành cả một năm sau khi tốt nghiệp để đi du lịch. Họ gọi năm đó là gap-year. Và
thậm chí, không ít người bỏ việc để đi vòng quanh thế giới nhằm thỏa mãn
mong muốn được khám phá thế giới.
Có thể nói giới trẻ, trong đó có sinh viên, đối tượng chiếm tỷ lệ lớn nhất
trong giới trẻ là những người luôn dẫn đầu xu hướng, lúc nào cũng cập nhật và
tiếp cận mọi thứ rất nhanh từ chuyện ăn uống, vui chơi và du lịch. Qua quan sát,
các kênh thông tin khác nhau có thể nhận thấy rõ, ngày càng có nhiều những bạn
trẻ đi du lịch, thích du lịch, và chính những người trẻ đã tạo ra những xu thế,
những trào lưu mới trong du lịch làm cho sản phẩm du lịch ngày một đa dạng,
phong phú.
Hà Nội – Thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam, trung tâm chính trị hành
chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng, Nhà nước
và các tổ chức chính trị – xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế;
là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao
dịch quốc tế của cả nước; là nơi tập trung nhiều sinh viên trong các tỉnh thành
trên cả nước và nước ngoài tới theo học ở các trường cao đẳng, đại học, học viện
trên địa bàn của thành phố. Lượng sinh viên hàng năm theo học ngày càng tăng
và tương đối ổn định. Họ đến từ nhiều các tỉnh, thành khác nhau tạo nên sự đa
dạng mong muốn về nhu cầu, khám phá, trải nghiệm thế giới xung quanh của
người trẻ. Đối với sinh viên nhu cầu thích học hỏi, khám phá luôn được coi
trọng hàng đầu, trong đó có nhu cầu đi thực tế, tham quan để tận mắt chứng
kiến, học hỏi là rất cần thiết, nhằm phục vụ cho việc học tập, tích lũy kinh
nghiệm trong tương lai.
5

Trước kia, việc đi du lịch được xem là hoạt động xa xỉ, tốn hao nhiều tiền
của, nên người dân rất thận trọng cân nhắc trong việc quyết định lựa chọn đi du
lịch. Vì vậy, việc đi du lịch lại càng khó khăn hơn với đối tượng là sinh viên, vì
phần lớn thu nhập dành cho hoạt động chi tiêu chủ yếu từ gia đình cung cấp
trong suốt quá trình học tập. Nên việc chi tiêu cho du lịch lại là điều không thể,
cho dù có nhu cầu du lịch nhưng việc thực hiện đi du lịch thì lại được xem là
nhu cầu quá cao đối với sinh viên.
Ngày nay, việc phát triển của kinh tế đã làm cho người dân có thêm nhiều
thu nhập, tiết kiệm và đầu tư cho thế hệ con cái của họ ngày một tốt hơn, một
điểm nỗi bậc trong đó là họ sẵn sàng chi tiêu một khoảng chi phí cho những hoạt
động thực tế giúp ích cho việc học tập và phát triển trong nhận thức của con cái
họ. Ngoài ra, trong số sinh viên cũng có một số người vì có nhu cầu học hỏi,
khám phá mà họ ra sức làm những việc như làm thêm nhằm tạo ra thu nhập
riêng cho mình và tiết kiệm để dành cho du lịch…Như vậy, cho thấy rằng ngày
nay đối với đối tượng sinh viên thì việc đi du lịch và quyết định thực hiện đi du
lịch là có thể, nó không còn là xa xỉ nữa khi xã hội càng phát triển và nhu cầu
khám phá, học hỏi thì ngày càng nhiều, đặc biệt là với giới trẻ.
Vậy du lịch mang lại những lợi ích mà những người trẻ lại đam mê đến thế.
Họ đi du lịch với những động cơ, mục đích như nào Và với những đặc điểm của
họ về độ tuổi, đặc điểm tâm lý…cùng với những tác động của các yếu tố như
kinh tế, xã hội hiện nay có khiến việc đi du lịch của họ bị ảnh hưởng. Và liệu
sinh viên có phải là lực lượng khách hàng quan trọng mà hiện nay nhiều doanh
nghiệp đơn vị du lịch hướng đến hay không. Như vậy việc tìm hiểu về động cơ
du lịch ở nhóm đối tượng này là rất quan trọng và cần thiết,
Với những lý do trên, em lựa chọn đề tài “Nghiên cứu động cơ du lịch
của sinh viên Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp của mình nhằm góp phần hỗ trợ
những nhà doanh nghiệp, chính quyền địa phương có cái nhìn cụ thể hơn với
động cơ du lịch của sinh viên và từ đó có những giải pháp, hướng đi mới cho

ngành du lịch của Hà Nội trong tương lai. Với việc đáp ứng nhu cầu của đối
tượng này cũng góp phần tạo ra được tính cạnh tranh trong ngành du dịch của
địa phương cũng như góp phần vào việc phát triển lành mạnh về nhận thức của
thế hệ trẻ nước nhà trong việc giải trí, học tập thực tiễn.

6

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước hết, đề tài “Nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội” chưa
trở thành đối tượng nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu của công trình khoa học nào
trước đó đã nghiên cứu về các vấn đề liên quan. Nói cách khác, đây là công trình
nghiên cứu đầu tiên về động cơ du lịch của sinh viên tại Hà Nội.
Trên thế giới và tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu khoa học chuyên sâu
về vấn đề về động cơ du lịch, cụ thể như:
* Một số nghiên cứu nước ngoài
– Bài viết “Push and Pull Dynamics in travel Decisions” của tác giả Uysal,
Tolman đã đưa ra quan điểm về động cơ du lịch. Theo đó, động cơ thúc đẩy du
lịch về cơ bản là các động cơ “đẩy và kéo” liên quan đến du lịch và điểm đến,
các mô hình truyền thống đã xác định động cơ đẩy như mong muốn đi vào kỳ
nghỉ so với các động cơ kéo giải thích sự lựa chọn điểm đến. Những yếu tố đẩy
và kéo được tạo thành từ nội bộ, tâm lý và tình huống bên ngoài làm xuất hiện
động lực (Tolman). Trong bài nghiên cứu của mình, Tolman còn gợi ý hướng tới
việc phân đôi động cơ thúc đẩy du lịch, đó là động cơ bên ngoài được gọi là
nhân tố kéo và động cơ bên trong có chứa cảm xúc được gọi là đẩy. Sự phân đôi
động cơ này được khái quát ở cả hai đối tượng là đã có kinh nghiệm đi du lịch
và đối tượng chỉ mới nảy sinh nhu cầu.
– Tài liệu “An Analysis of Push and Pull Travel Motivations of Domestic
Tourists to Kerala” của Dr. C.Kanagarai và Bindu: Trong bài phân tích của về
động cơ du lịch của du khách nội địa đến Kerala, hai tác giả đã sàng lọc và tìm

ra được 32 động cơ kéo thuộc 6 nhóm nhân tố kéo sau đây: (1) Hoạt động thư
giãn (Bãi biển, du lịch chữa bệnh, ẩm thực, thiên nhiên, lễ hội, thư giãn, lựa
chọn nơi ăn chốn nghĩ), (2) phiêu lưu và tìm kiếm sự trải nghiệm (Núi và đồi, đi
bộ và leo núi, hoạt động ngoài trời, đua thuyền. động vật hoang dã, mua sắm,
cuộc sống về đêm, gặp gỡ người dân địa phương, xem chương trình âm nhạc và
chiếu phim, học một công thức địa phương, trải nghiệm vùng nông thôn), (3)
hoạt động dưới nước và viện bảo tàng (Phiêu lưu những môn thể thao dưới
nước, Du thuyền và tàu, lái tàu (Road drive), câu cá, viện bảo tàng và triển lãm
tranh ảnh), (4) Tập Yoga, đền và lịch sử (Yoga, Đi bộ trong thành phố, đền thờ,
di tích lịch sử), (5) Di sản và làng nghề truyền thống (di sản và nghệ thuật, thủ
công mỹ nghệ), (6) tắm, xông hơi (xông hơi, tắm thảo mộc, các hoạt động trẻ
em). Về nhân tố đẩy, có 34 động cơ thuộc 9 nhóm như sau: (1) Trải nghiệm và
học tập (Giao tiếp và kết bạn, trãi nghiệm lễ hội mới, trãi nghiệm cách sống mới,
học một kỹ năng mới, học một văn hóa/lịch sử/nghệ thuật mới, phát triển những
7

kỹ năng mới, khám phá con người/sự vật/ điểm đến mới, tận hưởng bầu không
khí mới, đến một nơi hiện đại, suy ngẫm về quá khứ và tương lai, cải thiện sắc
đẹp và hạnh phúc, tinh thần được trải nghiệm, cải thiện thể lực và hình dáng),
(2) Thành tích và uy tín (Cảm nhận đạt được điều gì đó, cải thiện hình tượng và
uy tín, kể lại sự trải nghiệm khi về nhà, cảm nhận việc được phục vụ và chăm
sóc), (3) Sự thoát khỏi (Thoát khỏi môi trường đơn điệu, làm mới cơ thể và tâm
hồn), (4) Gia đình (dành thời gian bên gia đình, tạo kỷ niệm cho gia đình, tăng
cường mối quan hệ gia đình), (5) Làm mới (Trải nghiệm sự cô đơn và yên tỉnh,
trải nghiệm sự hòa hợp, giữa nội tâm và yên tỉnh, làm mới tinh thần và thể lực),
(6) Thử thách (làm trẻ lại bản thân, thực hiện những việc thử thách), (7) Lãng
mạn (cải thiện cuộc sống lãng mạn, trải nghiệm cảm giác du lịch), (8) Đời sống
và ẩm thực (có cái nhìn mới về cuộc sống, trải nghiệm nền ẩm thực mới), (9) Sự
tự do (thư giãn bản thân, tự do suy nghĩ và hành động, trải nghiệm tinh thần).

– Bài viết “Push and pull factors towards intention to engage in “pondok
pelancongan” của Mazne Ibrahim: 5 nhóm động cơ kéo đã được tác giả nghiên
cứu là chính sách của chính phủ, thuộc tính của điểm đến, sự công nhận của
quốc tế, sự kiện xã hội và lễ hội. Bên cạnh, 5 nhóm động cơ đẩy gồm có động cơ
tôn giáo, học tập và giáo dục, mối liên kết trong gia đình, sự tương tác xã hội,
nghĩ ngơi và thư giãn.
Bài viết “An Analysis of Push and Pull Travel Motivation of foreign to
Fordan” của Bashar Aref Mohammad and Ahmad Puad Mat Som năm 2010:
sau khi sử dụng phương pháp phân tích đã chỉ ra 25 động cơ đẩy trong du lịch
thuộc 8 nhóm. Thực hiện uy tín, tăng cường mối quan hệ, tìm kiếm sự thư giãn,
tăng cường quan hệ xã hội, ngắm nhiều cảnh đẹp, thực hiện nhu cầu tâm linh,
thoát khỏi thói quen hàng ngày, tăng thêm kiến thức. Trong đó, nhóm yếu tố
thực hiện uy tín là động lực quan trọng nhất. Cũng qua kết quả nghiên cứu, tác
giả đã tìm ra được 8 nhóm động cơ kéo bao gồm 26 động cơ. 8 nhóm nhân tố là:
Sự kiện và hoạt động, dễ dàng tiếp cận và giá cả phải chăng, lịch sử và văn hóa,
nhiều sự mới lạ, cuộc phiêu lưu, tài nguyên thiên nhiên, di sản, nhiều cảnh đẹp.
– Tài liệu “Factors influencing decisions to visit private parks: The case of
Araluen Botanic Park WA”: một nghiên cứu của SeanLee, Ian Phau and Vanessa
Quintal. Nghiên cứu đã chỉ ra 10 động cơ kéo và 8 động cơ đẩy có được trong
qua trình nghiên cứu đã trả lời cho những câu hỏi của đề tài. 10 nhân tố kéo là:
cho việc học tập của con cái, động thực vật quý hiếm, dễ dàng tiếp cận, tài
nguyên văn hóa lịch sử, phòng nghỉ thuận tiện, thông tin du lịch, cơ sở vật chất
đầy đủ, khu vực nghĩ ngơi, tài nguyên thiên nhiên. 8 nhân tố đẩy là: Thoát khỏi
8

cuộc sống hằng ngày, để nghỉ ngơi, tăng cường sức khỏe, tận hưởng thời gian
với gia đình, đánh giá tài nguyên văn hóa, thưởng thức tài nguyên thiên nhiên,
thực hiện sự tò mò.
– Bài nghiên cứu Push and Pull Dynamic in Travel Decisions, tác giả

Muzaffer Uysal, Xiangping Li and Ercan Sirakaya-Turk đã rút ra được 6 nhóm
động cơ đẩy và 5 nhóm động cơ kéo. 6 động cơ thúc đẩy là: Kinh nghiệm mới
lạ, thoát khỏi cuộc sống hằng ngày, tìm kiếm kiến thức, niềm vui và hứng thú,
nghỉ ngơi và thư giãn, gắn kết gia đình và bạn bè. 5 nhóm yếu tố kéo là: môi
trường tự nhiên và lịch sử, sạch sẽ và an toàn, dễ dàng tiếp cận và giá cả phải
chăng, hoạt động ngoài trời, không khí trong lành và kỳ lạ.
* Nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể về động cơ du lịch của sinh
viên Hà Nội nhưng đã có các đề tài nghiên cứu liên quan đến động cơ du lịch và
các vấn đề liên quan như: “Student and Youth Travel: Motivation, needs and
decision making process acase study from Vietnam”, Nguyễn Thị Khánh Linh
(2014); “Nghiên cứu những động cơ kéo và động cơ đẩy trong hoạt động du
lịch thành phố Cần Thơ”, Lê Thị Bé Thương (2014), “Các nhân tố ảnh hưởng
đến nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn thành phố Cần Thơ”, Huỳnh Hữu
Nhân (2014)… Các tài liệu này đã trình bày được những cơ sở lý luận và thực
tiễn về động cơ, động cơ du lịch của sinh viên.
Tuy nhiên, như tác giả đã trình bày ở trên, hiện nay chưa có nghiên cứu cụ
thể nào chuyên sâu về động cơ du lịch của sinh viên tại các trường đại học, cao
đẳng, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ những kết quả nghiên cứu từ động cơ du lịch của sinh viên đề xuất
một số giải pháp trong việc xây dựng các sản phẩm du lịch của đơn vị lữ hành,
cũng như việc thiết kế các hoạt động liên quan đến du lịch dành cho sinh viên
đối với tổ chức Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên nơi tác giả công tác.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Hệ thống hóa các khái niệm và vấn đề lý luận, lý thuyết áp dụng liên
quan đến động cơ du lịch và đặc điểm tâm lý, nhu cầu và xu hướng đi du lịch
của sinh viên.
– Nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội

9

– Đưa ra một số giải pháp đối với các đơn vị lữ hành, tổ chức Đoàn
Thanh niên – Hội Sinh viên trong việc thiết kế các hoạt động du lịch, các hoạt
động có liên quan đến du lịch dành cho sinh viên.
4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Động cơ du lịch của sinh viên.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
– Về không gian: tại Hà Nội
– Về thời gian: số liệu phản ánh động cơ du lịch của sinh viên năm 2016, 2017.
– Về nội dung: Luận văn nghiên cứu động cơ du lịch kéo và động cơ du lịch đẩy của
sinh viên Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp (nghiên cứu tài liệu có sẵn): Thu
thập thông tin các văn bản, tài liệu, báo cáo, sách báo có liên quan đến nội dung
nghiên cứu.
* Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
– Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: tác giả xây dựng hệ thống các
bảng hỏi để thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động nghiên
cứu và tiến hành phương pháp này tại các trường đại học, cao đẳng, học viện
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
– Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả thực hiện cuộc phỏng vấn sâu với
10 bạn sinh viên nhằm thu thập ý kiến của họ về động cơ du lịch thông qua
những câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn liên quan đến động cơ du lịch.
Chi tiết về cách thức thực hiện phương pháp này sẽ được tác giả trình bày
cụ thể tại chương 2 của đề tài “Quy trình nghiên cứu động cơ du lịch của sinh
viên Hà Nội”.
5.2. Phương pháp xử lý thông tin

* Phương pháp thống kê: Tác giả tiến hành tổng hợp các số liệu điều tra,
các thông tin thu thập được được tiến hành phân tích, so sánh nhằm làm rõ
những vấn đề thuộc bản chất của hiện tượng nghiên cứu. Qua các số liệu thống
kê, ta có thể thấy được tính quy luật của các hiện tượng và rút ra được nhận xét
và kết luận đúng đắn.
10

6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính
của đề tài được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về động cơ du lịch
Chương 2: Quy trình nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội
Chương 3: Kết quả nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội
Chương 4: Ứng dụng kết quả nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội

11

CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ DU LỊCH
1.1. Động cơ của khách du lịch và các yếu tố tác động
1.1.1. Các khái niệm liên quan đến động cơ du lịch
1.1.1.1. Du lịch
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở
thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở
thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa – xã hội và
đang phát triển mạnh mẽ thành một ngành kinh tế mũi nhọn ở nhiều quốc gia
trên thế giới. Theo nhiều chuyên gia thuộc Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), sự
phát triển ồ ạt của hoạt động du lịch chỉ mới bắt đầu được quan tâm từ những

năm trong thập niên 1950.
Thuật ngữ du lịch bắt nguồn từ Hy Lạp: Tornos (nghĩa là đi một vòng).
Thuật ngữ này được Latinh hóa thành Tornur và sau đó thành Tour (nghĩa là đi
vòng quanh, cuộc dạo chơi). Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch được dịch thông
qua tiếng Hán. Du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là sự từng trải. Tuy nhiên,
người Trung Quốc gọi du lịch là du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức.
Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu
khác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Khi điểm lại các
công trình nghiên cứu về du lịch, Giáo sư Tiến sĩ Berkener – một chuyên gia uy
tín về du lịch trên thế giới đã đưa ra nhận xét: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác
giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”[5; tr.10].
Vào năm 1941, ông W.Hunziker và Kraff đưa ra định nghĩa: “Du lịch là
tổng hợp những hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc di chuyển và
dừng lại của con người không phải là nơi cư trú thường xuyên của họ; hơn nữa
họ không ở lại đó vĩnh viễn và không có bất kỳ hoạt động thu nhập nào tại nơi đến”
[10; tr.5]
Năm 1963, tổ chức Liên hợp quốc định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch
là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ
các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở
thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu
trú không phải là nơi làm việc của họ”. [10, tr.6]
12

Luật Du lịch Việt Nam (2017) đã nêu về khái niệm du lịch như sau: “Du
lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết
hợp với mục đích hợp pháp khác”.[32]
Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao

gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa
mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.
1.1.1.2. Nhu cầu và nhu cầu du lịch
* Nhu cầu
Nhu cầu của con người là một trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự thoả
mãn cơ bản nào đó. Người ta cần có thức ăn, quần áo, nơi ở, sự an toàn, của cải,
sự quý trọng và một vài thứ khác nữa để tồn tại. Chúng tồn tại như một bộ phận
cấu thành cơ thể con người. Nhu cầu có liên quan đến sức mua và khả năng chi
trả của nhóm khách hàng mục tiêu.
Nhu cầu thị trường đối với một sản phẩm hay dịch vụ là tổng khối lượng sẽ
được mua hay được chọn bởi:
– Một nhóm khách hàng đã được xác định
– Trong một vùng đã được xác định
– Trong một thời điểm xác định
– Dưới một chương trình tiếp thị đã được xác định.
Theo Maslow, con người có 5 nhóm nhu cầu tăng từ thấp lên cao. Tuy các
nhóm nhu cầu có thể cùng tồn tại trong mỗi cá nhân, nhưng nguyên tắc chung là
con người sẽ cố gắng tìm cách thỏa mãn những nhóm nhu cầu cấp thấp những
nhu cầu sinh học, nhu cầu an toàn trước, rồi đến nhu cầu cao hơn như nhu cầu xã
hội, nhu cầu tự thể hiện và nhu cầu cao nhất là nhu cầu tự hoàn thiện chính mình.
Như vậy nhu cầu sinh học là nhu cầu cơ bản nhất và phải được thoả mãn
trước. Do đó, khi mức sống của người dân tăng lên họ sẽ chuyển đổi từ “ăn no
mặc ấm” sang “ ăn ngon mặc đẹp”, chú trọng đến sức khỏe và sẽ có nhu cầu
được hưởng thụ, thư giãn. Nghĩa là khi con người có thu nhập ngày càng cao,
cuộc sống ngày càng đầy đủ về vật chất họ sẽ có nhu cầu về mặt tinh thần như
nghỉ ngơi, hưởng thụ sau khoảng thời gian làm việc mệt mỏi với nhịp sống khẩn
13

trương trong giai đoạn nền kinh tế đất nước đang trên con đường hội nhập kinh

tế quốc tế. Bên cạnh đó, khi thu nhập đảm bảo cuộc sống cho gia đình thì nhu
cầu nâng cao sự hiểu biết, cảm nhận cái đẹp để tự khẳng định mình đã thôi thúc
con người đi ra khỏi nơi cư trú của mình để thỏa mãn các nhu cầu trên từ đó nảy
sinh nhu cầu du lịch.

Hình 1.1. Mô hình tháp nhu cầu của Maslow
(Nguồn: Giáo trình Nhập môn Du lịch học, Lê Thu Hương (2011))
* Nhu cầu du lịch
Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội thì du lịch là một
đòi hỏi tất yếu của người lao động. Du lịch trở thành nhu cầu của con người khi
trình độ kinh tế, xã hội và dân trí đã phát triển.
Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người,
nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (sự
đi lại) và các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định nhận thức,
giao tiếp)
Nhu cầu du lịch gồm có 3 nhóm: nhu cầu cơ bản, thiết yếu (đi lại, ăn uống,
lưu trú); nhóm nhu cầu đặc trưng (nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, tìm hiểu,
thưởng thức, giao tiếp…) và nhóm nhu cầu bổ sung (thông tin, làm đẹp…. Trong
thực tế rất khó để có thể xếp hạng, thứ bậc cho các loại nhu cầu mà nó phát sinh
trong khách du lịch. Hầu như tất cả các dịch vụ từ tham quan, giải trí, nghỉ ngơi,
14

ăn uống, vui chơi… đều cần thiết ngang nhau để thỏa mãn các nhu cầu phát sinh
trong chuyến hành trình và lưu lại của khách. Điều đó chỉ phù hợp và với nhu
cầu sự cảm nhận riêng của từng cá nhân. Ngày nay, con người đi du lịch là sự
kết hợp nhằm đạt được nhiều mục đích khác nhau trong cùng một chuyến đi và
do đó các nhu cầu cần được đồng thời thỏa mãn. Tương ứng với mỗi loại nhu
cầu, cần thiết phải có các hoạt động dịch vụ nhằm đáp ứng và thỏa mãn cho
khách du lịch. Đây chính là cơ sở để xác định các loại hình kinh doanh du lịch

chính của các doanh nghiệp du lịch.
Nhóm I: Nhu cầu cơ bản, thiết yếu (vận chuyển, ăn uống, lưu trú)
Nhu cầu vận chuyển và nhu cầu lưu trú, ăn uống là các nhu cầu thiết yếu; là
điều kiện tiền đề để thỏa mãn nhu cầu thụ cảm cái đẹp và giải trí.
* Nhu cầu vận chuyển
Nhu cầu vận chuyển trong du lịch được hiểu là sự tất yếu phải di chuyển từ
nơi ở thường xuyên tới địa điểm du lịch nào đó và ngược lại, và sự di chuyển tại
điểm đến du lịch trong thời gian du lịch của khách. Bản chất của du lịch là sự đi
lại. Do đó, điều kiện tiên quyết của du lịch là phương tiện và sự tổ chức các dịch
vụ vận chuyển. Nhu cầu vận chuyển thỏa mãn là tiền đề cho sự phát triển hàng
loạt những nhu cầu mới.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của du khách đối với nhu cầu
này bao gồm: khoảng cách từ nơi ở đến địa điểm du lịch và sự phù hợp của
phương tiện vận chuyển, mục đích của chuyến đi, khả năng thanh toán, thói
quen tiêu dùng, xác suất an toàn của phương tiện, uy tín, nhãn hiệu, chất lượng
của công ty du lịch, sự thuận tiện và tình trạng sức khỏe của khách. Khi tổ chức
dịch vụ vận chuyển cho khách thì các nhà kinh doanh phải cân nhắc và tính toán
các yếu tố nói trên.
* Nhu cầu lưu trú và ăn uống
Dịch vụ lưu trú và ăn uống sinh ra là do nhu cầu lưu trú và ăn uống của
khách du lịch. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt rõ khách hàng thỏa mãn nhu
cầu này rất khác biệt so với cuộc sống thường nhật. Đều là ăn uống, là nghỉ ngơi
nhưng nếu diễn ra ở nhà của mình thì theo một nề nếp khuôn mẫu nhất định,
trong một môi trường cũng giống như là trong các điều kiện quen thuộc. Mặt
khác, ăn uống, nghỉ ngơi diễn ra ở nơi du lịch thì có nhiều điều mới lạ, vì thế nó
không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt mà còn đáp ứng các nhu cầu tâm lý khác.
15

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng đối với nhu cầu

này bao gồm: khả năng thanh toán của khách, hình thức đi du lịch, khẩu vị ăn
uống (mùi vị, cách nấu nướng, cách ăn), lối sống, các đặc điểm cá nhân của
khách, mục đích cần thỏa mãn trong chuyến đi, giá cả, chất lượng, phong cách
phục vụ của doanh nghiệp. Tâm lý nói chung của khách du lịch biểu hiện rõ nhất
ở tính hiếu kỳ và hưởng thụ, có nghĩa là họ muốn thay đổi, chờ đón và mong đợi
sự thoải mái và tốt đẹp tại điểm du lịch. Khi đến một điểm du lịch nào đó, họ
mong được chiêm ngưỡng những cái lạ, được nghỉ ngơi trong những căn phòng
đầy đủ tiện nghi, xa lạ nhưng quen thuộc, được thưởng thức những món ngon
vật lạ, được tiếp xúc với những con người văn minh lịch sự và từ đó làm cho họ
hết mệt mỏi, thư giãn tinh thần, làm cho họ sảng khoái và vui vẻ, những căng
thẳng trong con người được giải thoát. Sự mong đợi này nếu không thành hiện
thực thì niềm hy vọng hưởng thụ sẽ biến thành nỗi thất vọng, tiếc công, tiếc của,
mất thời gian.
Nhóm II: Nhu cầu đặc trưng (nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, tìm hiểu,
thưởng thức, cảm thụ cái đẹp, giao tiếp)
Nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí là nhu cầu đặc trưng của khách du lịch.
Dịch vụ tham quan giải trí phát sinh là do nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí của
khách du lịch. Nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí về bản chất nó là nhu cầu
thẩm mỹ của con người. Cảm thụ các giá trị thẩm mỹ bằng các dịch vụ tham
quan, giải trí, tiêu khiển tạo nên cái gọi là cảm tưởng du lịch trong con người.
Cảm tưởng du lịch được hình thành từ những rung động, xúc cảm do tác
động của các sự vật, hiện tượng (đặc điểm, tính chất kích thích) ở nơi du lịch.
Những cảm tưởng này biến thành những kỷ niệm thường xuyên tái hiện trong trí
nhớ của du khách. Con người ai cũng hay tò mò, muốn biết cái mới lạ, do đó,
cảm nhận và đánh giá đối tượng phải trên cơ sở mắt thấy, tai nghe, tay sờ, mũi
ngửi thì với du khách mới cảm thấy thỏa đáng được.
Nhu cầu cảm thụ cái đẹp, giải trí và tiêu khiển được khơi dậy từ ảnh hưởng
đặc biệt của môi trường sống và làm việc trong nền văn minh công nghiệp.
Stress đã làm cho người ta cần thiết phải tìm kiếm sự nghỉ ngơi, tiêu khiển, gặp
gỡ, lãng quên, giải thoát để trở về với thiên nhiên. Các giá trị thẩm mỹ mà thiên

nhiên ban cho hay chính con người tạo ra ở du lịch chính là cái mà du khách tìm kiếm.

16

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng đối với nhu cầu
này bao gồm: đặc điểm cá nhân của khách, đặc điểm về văn hoá, mục đích của
chuyến đi, khả năng thanh toán của khách, thị hiếu thẩm mỹ. Sản phẩm du lịch
có hấp dẫn hay không, có thu hút được nhiều khách tham gia hay không là tùy
thuộc vào sự phong phú cũng như tính hấp dẫn của điểm đến du lịch.
Nhóm III: Nhu cầu bổ sung (làm đẹp, thông tin)
Các nhu cầu bổ sung là những nhu cầu phát sinh tùy thuộc thói quen tiêu
dùng, mục đích chuyến đi của khách du lịch. Các dịch vụ bổ sung phát sinh ra là
do các yêu cầu đòi hỏi rất đa dạng mà nó phát sinh trong chuyến đi của du
khách. Các dịch vụ tiêu biểu là: bán hàng lưu niệm, dịch vụ thông tin, liên lạc,
làm thủ tục Visa, đặt chỗ, mua vé, dịch vụ giặt ủi, dịch vụ chăm sóc sức khỏe (y
tế), dịch vụ làm đẹp, dịch vụ in ấn, giải trí, thể thao. Phần lớn các dịch vụ này
được tổ chức phục vụ khách du lịch ngay tại khách sạn, nhà hàng, tại điểm đến
du lịch. Ngoài ra còn có các mạng lưới kinh doanh khác cũng tham gia vào phục
vụ khách du lịch.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng đối với nhu cầu
này bao gồm: thuận tiện, không làm mất thời gian của khách, không có biểu hiện
gây khó dễ cho khách, tổ chức phục vụ hợp lý; Chất lượng của hàng hóa và dịch
vụ, giá cả rõ ràng và công khai.
Có thể thấy, thỏa mãn các nhu cầu ở nhóm I, sẽ là tiền đề cho việc thỏa
mãn các nhu cầu tiếp theo. Các nhu cầu ở nhóm II là nguyên nhân quan trọng
nhất, có tính chất quyết định thúc đẩy người ta đi du lịch, và thỏa mãn nhu cầu
nhóm III là làm dễ dàng hơn và thuận tiện hơn trong sinh hoạt hằng ngày của
khách du lịch.
1.1.1.3. Động cơ và Động cơ du lịch

* Động cơ
Có thể nhận thấy “động cơ” và sự hài lòng là hai khái niệm được nghiên
cứu phổ biến trong lĩnh vực du lịch, mối liên hệ giữa hai khái niệm này bắt
nguồn từ tác động của hành vi cá nhân trong du lịch. Một nghiên cứu của
Devesa đã chỉ ra động cơ là một yếu tố quyết định trong các tiêu chí đánh giá
chuyến thăm và là hệ quả trực tiếp của sự hài lòng của du khách khi tham quan
một điểm đến.
17

Trong tiếng Anh, “động cơ” có nghĩa là “Motivation”. Từ này có xuất
phát từ tiếng Latinh “Movere” được hiểu là để di chuyển. “Động cơ là một yếu
tốt bên trong kích hoạt hành vi và định hướng cho sự phát triển. Lý thuyết động
cơ liên quan đến các quá trình mô tả tại sao và làm thế nào con người hành
động, hướng hành động ra sao” [19]. Vì cá nhân không bao giờ hành động một
cách vô cớ, mỗi hành động đều có những nguyên nhân, có những yếu tố thúc
đẩy con người hành động. Khi xem xét hành vi của bất cứ cá nhân nào, thì động
cơ hành động của cá nhân đó đều được quan tâm.
Theo Solomon trong cuốn “The costs of pleasure and be Benefit of pain”:
“Động cơ được hiểu đơn giản là quá trình trả lời câu hỏi lý do tại sao và hành
vi của con người được kích thích phát triển như thể nào. Do đó động cơ được là
những yếu tố nội bộ nâng cao và kiểm soát hành vi của con người, nó được coi
như một động lực thúc đẩy con người di chuyển. Là quá trình khi một nhu cầu
phát sinh mà người tiêu dùng mong muốn được đáp ứng”[50, tr.35]. Khi nhu
cầu được nhận ra thì tình trạng căng thẳng sẽ tồn tại trong các yếu tố bên trong
của người tiêu dùng để nhằm cố gắng giảm hoặc loại bỏ sự cần thiết. Mục tiêu
sẽ là trạng thái cuối cùng của con người, đó là mong muốn của người tiêu dùng,
được tạo ra bởi yếu tố cá nhân và văn hóa.
Theo Uysal thì “Động cơ là những lý do cơ bản cho một hành vi đi du
lịch nói riêng và đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu quá trình ra

quyết định của khách du lịch, cũng như đánh giá sự hài lòng theo sau sự kỳ
vọng của du lịch” [49, tr.32]
Còn tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu có những quan điểm như sau:
Theo giáo trình Tâm lý khách du lịch thì “Động cơ là hệ thống động lực
điều khiển bên trong cá nhân thúc đẩy cá nhân hành động để đạt được những
mục đích nào đó” [13, tr.18]
Trong cuốn Giáo trình Tâm lý học kinh doanh du lịch, của Trần Thị Thu
Hà cho rằng: “Động cơ là sự kích thích đã được ý thức, nó chi phối hoạt động
để thỏa mãn một nhu cầu nào đó của cá nhân. Nói cách khác, động cơ là cái
thúc đẩy hành động gắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu [6, tr.24]
Còn theo quan điểm của PGS. TS Trần Đức Thanh trong cuốn Nhập môn
khoa học du lịch thì: “Động cơ là một nội lực thúc đẩy con người thực hiện hoạt

18

động theo một mục tiêu nhất định nhằm thỏa mãn những nhu cầu sinh lý hoặc
tâm lý của họ [26, tr.56]
Có thể thấy, có nhiều định nghĩa về về động cơ, nhưng về bản chất thì động
cơ là yếu tố kích thích hành vi và định hướng phát triển hành vi, góp phần tạo ra
nhu cầu. Áp dụng định nghĩa này vào trong đề tài khóa luận, có thể hiểu động cơ
là yếu tố kích thích được ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố. Vậy những nhân tố đó là
gì? Các vấn đề khái quát tiếp theo sẽ làm sáng tỏ.
* Động cơ du lịch
Theo Giáo trình tổng quan du lịch của Trần Thị Mai và cộng sự “Động cơ
du lịch là lý do của hành động du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của
khách du lịch. Động cơ du lịch là nhân tố chủ quan khuyến khích mọi người
hành động. Động cơ du lịch chỉ nguyên nhân tâm lý khuyến khích người ta thực
hiện du lịch, đi du lịch tới nơi nào và thực hiện loại du lịch nào” [18].
Một phần quan trọng của động cơ du lịch là sự hòa hợp của hành vi giữa

du khách và người dân địa phương tại điểm đến và phù hợp với nơi các cuộc gặp
gỡ giữa hai bên được mô tả như: du khách những người đang di chuyển để
thưởng thức bản thân tương tác với người dân bản xứ, những người thường cố
định và những người có chức năng phục vụ cho những du khách từ xa đến
“Động cơ du lịch là lý do tại sao một khách du lịch đưa ra quyết định lựa chọn
một điểm đến nào đó mà bỏ qua những điểm đến khác và sự điều chỉnh, chi phối
hành vi du lịch” [47].
Qua nhiều bài nghiên cứu đã được đề cập có thể rút ra rằng: “Động cơ du
lịch là một sự kích thích có ý thức được biểu hiện ra bên ngoài thông qua các
hình thức thể hiện nguyện vọng, quan tâm, hứng thú về các hoạt động du lịch.
Những hoạt động đó có thể thỏa mãn nhu cầu du lịch của họ”
1.1.1.4. Mối liên kết giữa nhu cầu và động cơ
Theo như quan điểm về động cơ được tác giả tổng kết ở trên có thể thấy
việc hình thành động cơ du lịch bắt nguồn từ nhu cầu du lịch. Tuy nhiên, hiện
nay thì quan điểm này vẫn chưa có được sự thống nhất. Một số nhà nghiên cứu
thì cho rằng giữa nhu cầu và động cơ không có mối liên hệ với nhau, một số
khác thì cho rằng động cơ mới là yếu tố quyết định nhu cầu, …
Tuy nhiên theo quan điểm của tác giả để áp dụng trong đề tài nghiên cứu
này thì động cơ và nhu cầu có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau, biện
19

chứng thúc đẩy nhau phát triển. Nếu có động cơ thực hiện một hoạt động nào đó
mà không có nhu cầu làm thì động cơ sẽ chết tại chỗ, không đưa vào thực tiễn
và ngược lại. Do đó động cơ và nhu cầu có mối quan hệ tác động qua lại lẫn
nhau và ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của con người theo như mối liên kết
mà tác giả thể hiện dưới sơ đồ dưới đây:

Nhu cầu

Động cơ
Tác động

Hoạt động du lịch
Sơ đồ 1.2. Mối liên kết giữa nhu cầu và động cơ
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu)
1.2. Các loại động cơ du lịch
Du khách đi du lịch với những động cơ khác nhau thì sẽ có những hành vi,
nhu cầu tiêu dùng khác nhau, hơn nữa họ sẽ đòi hỏi những dịch vụ, cách giao
tiếp và phục vụ khác nhau. Kết quả của việc phân tích động cơ du lịch sẽ hỗ trợ
các nhà kinh doanh đưa ra những biện pháp nhằm khai thác và phục vụ tốt hơn.
Theo các nhà nghiên cứu du lịch Mỹ Mclntosh, Goeldner và Ritchie có 5
động cơ khiến người ta đi du lịch [37]:
– Động cơ về thể chất: Thông qua các hoạt động du lịch như nghỉ ngơi, điều
dưỡng, vui chơi, giải trí, tiều khiển, vận động để khắc phục sự căng thẳng thư
giãn, sảng khoái về đầu óc, phục hồi sức khỏe.
– Động cơ về văn hóa: Thông qua hoạt động du lịch như khám phá và tìm
hiểu tập quán phong tục, nghệ thuật văn hoá, di tích lịch sử, tôn giáo tín ngưỡng
để thoả mãn sự ham muốn tìm hiểu kiến thức, hiểu biết nhiều hơn về các nền
văn hóa khác, muốn tận mắt thấy được người dân của một quốc gia khác về cách
sống, phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật, món ăn …
– Động cơ về giao tiếp: thông qua các hoạt động du lịch để kết bạn, mở
rộng quan hệ xã hội, thăm bạn bè người thân và muốn có được những kinh
20

nghiệm, cảm giác mới lạ, thiết lập các mối quan hệ và củng cố chúng theo
hướng bền vững. Đối với những người có động cơ này, du lịch là sự trốn tránh
khỏi sự đơn điệu trong quan hệ xã hội thường ngày hoặc vì lý do tinh thần và
trách nhiệm xã hội.

– Động cơ về sự khẳng định địa vị và kính trọng: Thông qua các hoạt động
du lịch như khảo sát khoa học, giao lưu học thuật, tham dự hội nghị, bàn bạc
công việc để thực hiện nguyện vọng thu hút sự chú ý, tôn trọng, thể hiện tài
năng và chuyển giao hiểu biết, kinh nghiệm và khẳng định uy tín cá nhân trong
cộng đồng.
– Động cơ kinh tế: Thông qua các hoạt động du lịch như khảo sát thị
trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư, tìm kiếm bạn hàng, cơ hội làm ăn…
Hoặc theo tiến sĩ Harssel (Trường Đại học Nigara, New York, Mỹ), con
người đi du lịch với nhiều lý do rất khác nhau. Có người đi du lịch là thuần tuy
nghỉ ngơi sau những ngày tháng làm việc vất vả; có người lấy việc tham gia các
hoạt động ở nơi đến làm mục đích của chuyến đi; một bộ phận khác tìm nơi để
thư giãn hoặc học tập, nghiên cứu, khám phá v,v… Theo ông, những lý do của
người đi du lịch có thể chia thành bốn nhóm sau:
– Tự khám phá (Self exploration): con người đi du lịch nhằm mục đích
khám phẩ những điều thú vị bất ngờ chưa biết hoặc muốn chiêm nghiệm thực tế
những điều họ dã được nghe, đọc ở sách báo, phim ảnh v.v;..
– Giao lưu xã hội (Social interaction): Nhu cầu giao tiếp với xã hội là một
phần rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Đối với những người đi
du lịch với lý do này họ thường đi theo gia đình, nhóm bạn bè đồng nghiệp.
Hoạt động thể thao, giải trí, tham gia lễ hội là những môi trường thuận lợi để
giao tiếp xã hội.
– Sự hứng thú (Exciterment): Một trong những nhu cầu khá phổ biến của
khách du lịch là tìm kiếm sự thay đổi khác lạ so với công việc và cuộc sống đơn
điệu, quen thuộc hàng ngày. Thông qua chuyến du lịch họ có thêm nhiều hưng
phấn khi quay trở về vái thực tại.
– Tăng cường bản ngã (Ego enhancenment) hay còn gọi là “Nâng cao
thương hiệu cá nhân”: Đối với nhiều khách du lịch uy tín các nhân tố thường
ảnh hưởng đến sự lựa chọn của chuyến đi. Việc đến những nơi nổi tiếng, kỳ lạ
với mức chi phí cao thường được họ lựa chọn hơn là những nơi bình thường dù
21

là chi phí thấp. Việc đi du lịch và sử dụng các dịch vụ chất lượng cao của họ
ngoài mục đích thoả mãn nhu cầu của chuyến đi họ còn muốn được người khác
biểu lộ sự kính trọng, thán phục, thèm muốn được đến những nơi họ đã tới.
Trong phạm vi đề tài, tác giả lựa chọn quan điểm chia động cơ du lịch
thành hai nhóm động cơ đó là động cơ kéo và động cơ đẩy để nghiên cứu. Theo
đó, động cơ đẩy là động cơ từ nội tại cá nhân du khách và họ tham gia du lịch
bởi các yếu tố nội bộ. Trong khi đó động cơ kéo là động cơ xuất phát từ lực kéo
bên ngoài. Mỗi nhóm động cơ được ảnh hưởng bởi các nhân tố khác nhau. Nội
dung tiếp theo sẽ trình bày những nhân tố ảnh hưởng theo từng nhóm động cơ đã
được không ít nhà nghiên cứu trình bày trong những bài nghiên cứu và tạp chí.
Từ những tài liệu tham khảo và những bài nghiên cứu về những nhân tố
kéo và đẩy trong du lịch, có thể rút ra những nhân tố sau đây phù hợp với đề tài.
1.2.1. Động cơ đẩy (mục đích chuyến đi)
1.2.1.1. Du lịch nghỉ dưỡng
Thông thường, chúng ta thường quan niệm rằng: du lịch là đồng nghĩa với
tham quan, thưởng thức những danh thắng, những địa điểm nối tiếng, những
vùng đất xa xôi hay tiếp xúc và tìm hiểu những người dân bản địa cùng phong
tục tập quán của họ. Với sự phát triển ngày nay, du lịch không chỉ đơn thuần như
vậy mà còn kết hợp với nhiều hình thức khác, trong đó có nghỉ dưỡng.
Việc đi du lịch nghỉ dưỡng được xem như loại hình giúp con người phục
hồi sức khỏe và lấy lại tinh thần sau những ngày làm việc mệt mỏi, những căng
thẳng thường xảy ra trong công việc cuộc sống. Việc xây dựng mở ra các trung
tâm chăm sóc sắc đẹp, phục hồi sức khỏe, tắm suối nước nóng, tắm khoáng, tắm
bùn…đã và đang thu hút được sự quan tâm của du khách cho mục đích nghỉ
dưỡng. Các trung tâm này có thể nằm trong khách sạn, resort hoặc nằm độc lập
trong khu vực có các điểm du lịch
1.2.1.2. Du lịch kết hợp công việc
Hiện nay, du lịch không chỉ để đáp ứng nhu cầu tham quan, khám phá,

nghỉ dưỡng mà còn để đi công việc, công tác, tìm kiếm đối tác, phát triển thị
trường. Đó là loại hình du lịch MICE, du lịch kết hợp với công việc, hội nghị,
hội thảo. MICE là sự kết hợp của 4 chữ cái đầu của các từ tiếng anh: M
(Meetings – Hội họp), I (Incentives – Khen thưởng), C
(Conventions/Conferences – Hội thảo/ Hội nghị). Đây là loại hình được nhiều
22

Tác giả cam kết luận văn “ Nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên TP.HN ” là khu công trình nghiên cứu của chính tác giả. Các số liệu và tác dụng nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từngđược công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Thành Phố Hà Nội, tháng 12 năm 2017H ọc viên thực hiệnNguyễn Thị ViệtMỤC LỤCMỤC LỤC ………………………………………………………………………………………………. 1DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ……………………………………………………………. 3DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU ……………………………………………………… 4M Ở ĐẦU ………………………………………………………………………………………………… 51. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………………………………………. 52. Lịch sử nghiên cứu yếu tố ……………………………………………………………………….. 73. Mục đích và trách nhiệm nghiên cứu …………………………………………………………….. 93.1. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………………………………………. 93.2. Nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………………………………………………… 94. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………. 104.1. Đối tượng nghiên cứu : ………………………………………………………………………… 104.2. Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………………………. 105. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………….. 105.1. Phương pháp tích lũy thông tin ……………………………………………………………. 105.2. Phương pháp giải quyết và xử lý thông tin ………………………………………………………………… 106. Cấu trúc của đề tài ………………………………………………………………………………… 11CH ƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ DU LỊCH …………………………… 121.1. Động cơ của khách du lịch và những yếu tố ảnh hưởng tác động ……………………………………. 121.1.1. Các khái niệm tương quan đến động cơ du lịch ………………………………………… 121.1.1.1. Du lịch ……………………………………………………………………………………….. 121.1.1.2. Nhu cầu và nhu yếu du lịch …………………………………………………………….. 131.1.1.3. Động cơ và Động cơ du lịch ……………………………………………………………. 171.2. Các loại động cơ du lịch ……………………………………………………………………… 201.2.1. Động cơ đẩy ( mục tiêu chuyến đi ) ……………………………………………………… 221.2.1.1. Du lịch nghỉ ngơi ……………………………………………………………………….. 221.2.1.2. Du lịch tích hợp việc làm ……………………………………………………………….. 221.2.1.3 Du lịch phối hợp với thăm người thân trong gia đình …………………………………………………. 231.2.1.4. Du lịch phối hợp chữa bệnh ……………………………………………………………… 231.2.1.5. Một số động cơ du lịch khác …………………………………………………………… 241.2.2. Động cơ kéo ( sức mê hoặc của điểm đến ) …………………………………………….. 251.2.2.1. Mức độ mê hoặc của điểm đến …………………………………………………………. 251.2.2.2. Khả năng tiếp cận điểm đến ……………………………………………………………. 281.2.2.3. Chất lượng dịch vụ điểm đến ………………………………………………………….. 281.3. Các tác nhân tác động ảnh hưởng đến động cơ du lịch ……………………………………………. 301.3.1. Nhân tố tâm ý ………………………………………………………………………………… 301.3.2. Nhân tố nhân khẩu học …………………………………………………………………….. 301.4. Đặc điểm tâm ý, nhu yếu và khuynh hướng đi du lịch của sinh viên ………………….. 31T iểu kết chương 1 ……………………………………………………………………………………. 35CH ƯƠNG 2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨ ĐỘNG CƠ DU LỊCH CỦA SINH VIÊNHÀ NỘI …………………………………………………………………………………………………. 362.1. Địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………………………….. 362.2. Cách triển khai …………………………………………………………………………………… 372.2.1. Phương pháp triển khai …………………………………………………………………….. 372.2.2. Quy trình tuyển chọn mẫu …………………………………………………………………. 402.3. Thu thập dữ liệu ………………………………………………………………………………… 412.4. Xử lý tài liệu …………………………………………………………………………………….. 43T iểu kết chương 2 ……………………………………………………………………………………. 45CH ƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ DU LỊCH CỦA SINH VIÊNHÀ NỘI …………………………………………………………………………………………………. 463.1. Đặc điểm sinh viên TP. Hà Nội ………………………………………………………………….. 463.2. Đặc điểm tiêu dùng của sinh viên TP.HN khi đi du lịch …………………………….. 473.2.1. Kinh phí với yếu tố du lịch của sinh viên Thành Phố Hà Nội ………………………………….. 473.2.2. Số ngày lưu trú của sinh viên TP.HN tại điểm du lịch …………………………….. 493.2.3. Tần suất đi du lịch của sinh viên TP.HN ………………………………………………. 503.2.3. Xu hướng du lịch của sinh viên TP. Hà Nội ……………………………………………….. 513.3. Động cơ du lịch của sinh viên TP. Hà Nội ……………………………………………………. 543.3.1. Động cơ đẩy …………………………………………………………………………………… 543.3.2. Động cơ kéo …………………………………………………………………………………… 563. 4. Nhận xét ………………………………………………………………………………………….. 58T iểu kết chương 3 ……………………………………………………………………………………. 60CH ƯƠNG 4. ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ DU LỊCHSINH VIÊN HÀ NỘI ……………………………………………………………………………….. 614.1. Đối với đơn vị chức năng lữ hành ………………………………………………………………………… 614.2. Đối với hướng dẫn viên du lịch ………………………………………………………………………. 654.3. Nhà cung ứng dịch vụ du lịch tại những điểm đến ………………………………………… 664.4. Đối với tổ chức triển khai Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên ……………………………………. 68T iểu kết chương 4 ……………………………………………………………………………………. 69K ẾT LUẬN ……………………………………………………………………………………………. 70T ÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………… 73PH Ụ LỤC ………………………………………………………………………………………………. 77DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTWTOWorld Tourist Organization – Tổ chức du lịch thế giớiCHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩaDANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂUTT1. 2.3.4. 5.6.7. 8.9.10. Danh mục hình ảnh, bảng biểuHình 1.1. Mô hình tháp nhu yếu của MaslowSơ đồ 1.2. Mối link nhu yếu và động cơSơ đồ 2.1. Quy trình khảo sát lấy quan điểm của sinh viên Hà NộiBảng 2.1. Sơ lược thông tin đối tượng người dùng nghiên cứuBiểu đồ 3.1. Mức tiêu tốn của sinh viên khi đi du lịchBảng 3.1. Số ngày lưu trú của sinh viên Hà NộiBảng 3.2. Loại hình lưu trúBiểu đồ 3.2. Tần suất đi du lịch của sinh viên Hà NộiBiểu đồ 3.3. Khoảng thời hạn sinh viên đi du lịchBiểu đồ 3.4. Địa điểm dự tính đi du lịch của sinh viên Hà Nội6 tháng cuối năm 201711. Bảng 3.3. Hình thức đi du lịch12. Biểu đồ 3.5. Động cơ đẩy của sinh viên khi đi du lịch13. Biểu đồ 3.6. Động cơ kéo sinh viên đi du lịchTrang14203840484950515253545567MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiNgày nay du lịch đã trở thành một nhu yếu không hề thiếu được trong đờisống xã hội và tăng trưởng với vận tốc ngày càng nhanh trên khoanh vùng phạm vi toàn quốc tế. Số lượng người tham gia vào những chuyến đi du lịch quốc tế tăng lên rất nhanh. Năm 1950 mới có 25,3 triệu lượt người đi du lịch, năm 1996 là 592 triệu và năm2016 là 1,2 tỷ lượt người. Tổ chức du lịch quốc tế ( WTO ) dự báo đến năm đếnnăm 2020 sẽ có khoảng chừng 1,6 tỷ người đi du lịch. Bên cạnh đó, cũng hoàn toàn có thể thấy theo nhiều cách khác nhau, du lịch đã dầntrở thành khuynh hướng của một bộ phận người trẻ. Ở những nước Âu – Mỹ, sinh viêndành cả một năm sau khi tốt nghiệp để đi du lịch. Họ gọi năm đó là gap-year. Vàthậm chí, không ít người bỏ việc để đi vòng quanh quốc tế nhằm mục đích thỏa mãnmong muốn được mày mò quốc tế. Có thể nói giới trẻ, trong đó có sinh viên, đối tượng người tiêu dùng chiếm tỷ suất lớn nhấttrong giới trẻ là những người luôn đứng vị trí số 1 khuynh hướng, khi nào cũng update vàtiếp cận mọi thứ rất nhanh từ chuyện nhà hàng siêu thị, đi dạo và du lịch. Qua quan sát, những kênh thông tin khác nhau hoàn toàn có thể nhận thấy rõ, ngày càng có nhiều những bạntrẻ đi du lịch, thích du lịch, và chính những người trẻ đã tạo ra những xu thế, những trào lưu mới trong du lịch làm cho mẫu sản phẩm du lịch ngày một phong phú, phong phú và đa dạng. Thành Phố Hà Nội – Thủ đô của nước CHXHCN Nước Ta, TT chính trị hànhchính vương quốc, nơi đặt trụ sở của những cơ quan TW của Đảng, Nhà nướcvà những tổ chức triển khai chính trị – xã hội, cơ quan đại diện thay mặt ngoại giao, tổ chức triển khai quốc tế ; là TT lớn về văn hóa truyền thống, giáo dục, khoa học và công nghệ tiên tiến, kinh tế tài chính và giaodịch quốc tế của cả nước ; là nơi tập trung chuyên sâu nhiều sinh viên trong những tỉnh thànhtrên cả nước và quốc tế tới theo học ở những trường cao đẳng, ĐH, học việntrên địa phận của thành phố. Lượng sinh viên hàng năm theo học ngày càng tăngvà tương đối không thay đổi. Họ đến từ nhiều những tỉnh, thành khác nhau tạo nên sự đadạng mong ước về nhu yếu, tò mò, thưởng thức quốc tế xung quanh củangười trẻ. Đối với sinh viên nhu yếu thích học hỏi, mày mò luôn được coitrọng số 1, trong đó có nhu yếu đi thực tiễn, du lịch thăm quan để tận mắt chứngkiến, học hỏi là rất thiết yếu, nhằm mục đích ship hàng cho việc học tập, tích góp kinhnghiệm trong tương lai. Trước kia, việc đi du lịch được xem là hoạt động giải trí xa xỉ, tốn hao nhiều tiềncủa, nên người dân rất thận trọng xem xét trong việc quyết định hành động lựa chọn đi dulịch. Vì vậy, việc đi du lịch lại càng khó khăn vất vả hơn với đối tượng người dùng là sinh viên, vìphần lớn thu nhập dành cho hoạt động giải trí tiêu tốn hầu hết từ mái ấm gia đình cung cấptrong suốt quy trình học tập. Nên việc tiêu tốn cho du lịch lại là điều không hề, mặc dầu có nhu yếu du lịch nhưng việc triển khai đi du lịch thì lại được xem lànhu cầu quá cao so với sinh viên. Ngày nay, việc tăng trưởng của kinh tế tài chính đã làm cho dân cư có thêm nhiềuthu nhập, tiết kiệm ngân sách và chi phí và góp vốn đầu tư cho thế hệ con cháu của họ ngày một tốt hơn, mộtđiểm nỗi bậc trong đó là họ chuẩn bị sẵn sàng tiêu tốn một khoảng chừng ngân sách cho những hoạtđộng thực tiễn giúp ích cho việc học tập và tăng trưởng trong nhận thức của con cáihọ. Ngoài ra, trong số sinh viên cũng có 1 số ít người vì có nhu yếu học hỏi, mày mò mà họ ra sức làm những việc như làm thêm nhằm mục đích tạo ra thu nhậpriêng cho mình và tiết kiệm chi phí để dành cho du lịch … Như vậy, cho thấy rằng ngàynay so với đối tượng người tiêu dùng sinh viên thì việc đi du lịch và quyết định hành động triển khai đi dulịch là hoàn toàn có thể, nó không còn là xa xỉ nữa khi xã hội càng tăng trưởng và nhu cầukhám phá, học hỏi thì ngày càng nhiều, đặc biệt quan trọng là với giới trẻ. Vậy du lịch mang lại những quyền lợi mà những người trẻ lại đam mê đến thế. Họ đi du lịch với những động cơ, mục tiêu như nào Và với những đặc thù củahọ về độ tuổi, đặc điểm tâm lý … cùng với những ảnh hưởng tác động của những yếu tố nhưkinh tế, xã hội lúc bấy giờ có khiến việc đi du lịch của họ bị ảnh hưởng tác động. Và liệusinh viên có phải là lực lượng người mua quan trọng mà lúc bấy giờ nhiều doanhnghiệp đơn vị chức năng du lịch hướng đến hay không. Như vậy việc tìm hiểu và khám phá về động cơdu lịch ở nhóm đối tượng người tiêu dùng này là rất quan trọng và thiết yếu, Với những nguyên do trên, em lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu động cơ du lịchcủa sinh viên TP.HN ” làm luận văn tốt nghiệp của mình nhằm mục đích góp thêm phần hỗ trợnhững nhà doanh nghiệp, chính quyền sở tại địa phương có cái nhìn đơn cử hơn vớiđộng cơ du lịch của sinh viên và từ đó có những giải pháp, hướng đi mới chongành du lịch của Thành Phố Hà Nội trong tương lai. Với việc phân phối nhu yếu của đốitượng này cũng góp thêm phần tạo ra được tính cạnh tranh đối đầu trong ngành du dịch củađịa phương cũng như góp thêm phần vào việc tăng trưởng lành mạnh về nhận thức củathế hệ trẻ nước nhà trong việc vui chơi, học tập thực tiễn. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đềTrước hết, đề tài “ Nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên TP.HN ” chưatrở thành đối tượng người tiêu dùng nghiên cứu đơn cử, nâng cao của khu công trình khoa học nàotrước đó đã nghiên cứu về những yếu tố tương quan. Nói cách khác, đây là công trìnhnghiên cứu tiên phong về động cơ du lịch của sinh viên tại TP. Hà Nội. Trên quốc tế và tại Nước Ta đã có nhiều nghiên cứu khoa học chuyên sâuvề yếu tố về động cơ du lịch, đơn cử như : * Một số nghiên cứu quốc tế – Bài viết “ Push and Pull Dynamics in travel Decisions ” của tác giả Uysal, Tolman đã đưa ra quan điểm về động cơ du lịch. Theo đó, động cơ thôi thúc dulịch về cơ bản là những động cơ ” đẩy và kéo ” tương quan đến du lịch và điểm đến, những quy mô truyền thống cuội nguồn đã xác lập động cơ đẩy như mong ước đi vào kỳnghỉ so với những động cơ kéo lý giải sự lựa chọn điểm đến. Những yếu tố đẩyvà kéo được tạo thành từ nội bộ, tâm ý và trường hợp bên ngoài làm xuất hiệnđộng lực ( Tolman ). Trong bài nghiên cứu của mình, Tolman còn gợi ý hướng tớiviệc phân đôi động cơ thôi thúc du lịch, đó là động cơ bên ngoài được gọi lànhân tố kéo và động cơ bên trong có chứa cảm hứng được gọi là đẩy. Sự phân đôiđộng cơ này được khái quát ở cả hai đối tượng người tiêu dùng là đã có kinh nghiệm tay nghề đi du lịchvà đối tượng người dùng chỉ mới phát sinh nhu yếu. – Tài liệu “ An Analysis of Push and Pull Travel Motivations of DomesticTourists to Kerala ” của Dr. C.Kanagarai và Bindu : Trong bài nghiên cứu và phân tích của vềđộng cơ du lịch của hành khách trong nước đến Kerala, hai tác giả đã sàng lọc và tìmra được 32 động cơ kéo thuộc 6 nhóm tác nhân kéo sau đây : ( 1 ) Hoạt động thưgiãn ( Bãi biển, du lịch chữa bệnh, ẩm thực ăn uống, vạn vật thiên nhiên, liên hoan, thư giãn giải trí, lựachọn nơi ăn chốn nghĩ ), ( 2 ) phiêu lưu và tìm kiếm sự thưởng thức ( Núi và đồi, đibộ và leo núi, hoạt động giải trí ngoài trời, đua thuyền. động vật hoang dã hoang dã, shopping, đời sống về đêm, gặp gỡ người dân địa phương, xem chương trình âm nhạc vàchiếu phim, học một công thức địa phương, thưởng thức vùng nông thôn ), ( 3 ) hoạt động giải trí dưới nước và viện kho lưu trữ bảo tàng ( Phiêu lưu những môn thể thao dướinước, Du thuyền và tàu, lái tàu ( Road drive ), câu cá, viện kho lưu trữ bảo tàng và triển lãmtranh ảnh ), ( 4 ) Tập Yoga, đền và lịch sử vẻ vang ( Yoga, Đi bộ trong thành phố, đền thờ, di tích lịch sử lịch sử dân tộc ), ( 5 ) Di sản và làng nghề truyền thống lịch sử ( di sản và thẩm mỹ và nghệ thuật, thủcông mỹ nghệ ), ( 6 ) tắm, xông hơi ( xông hơi, tắm thảo mộc, những hoạt động giải trí trẻem ). Về tác nhân đẩy, có 34 động cơ thuộc 9 nhóm như sau : ( 1 ) Trải nghiệm vàhọc tập ( Giao tiếp và kết bạn, trãi nghiệm liên hoan mới, trãi nghiệm cách sống mới, học một kiến thức và kỹ năng mới, học một văn hóa truyền thống / lịch sử dân tộc / thẩm mỹ và nghệ thuật mới, tăng trưởng nhữngkỹ năng mới, mày mò con người / sự vật / điểm đến mới, tận thưởng bầu khôngkhí mới, đến một nơi tân tiến, suy ngẫm về quá khứ và tương lai, cải tổ sắcđẹp và niềm hạnh phúc, ý thức được thưởng thức, cải tổ thể lực và hình dáng ), ( 2 ) Thành tích và uy tín ( Cảm nhận đạt được điều gì đó, cải tổ hình tượng vàuy tín, kể lại sự thưởng thức khi về nhà, cảm nhận việc được ship hàng và chămsóc ), ( 3 ) Sự thoát khỏi ( Thoát khỏi thiên nhiên và môi trường đơn điệu, làm mới khung hình và tâmhồn ), ( 4 ) Gia đình ( dành thời hạn bên mái ấm gia đình, tạo kỷ niệm cho mái ấm gia đình, tăngcường mối quan hệ mái ấm gia đình ), ( 5 ) Làm mới ( Trải nghiệm sự đơn độc và yên tỉnh, thưởng thức sự hòa hợp, giữa nội tâm và yên tỉnh, làm mới ý thức và thể lực ), ( 6 ) Thử thách ( làm trẻ lại bản thân, triển khai những việc thử thách ), ( 7 ) Lãngmạn ( cải tổ đời sống lãng mạn, thưởng thức cảm xúc du lịch ), ( 8 ) Đời sốngvà nhà hàng siêu thị ( có cái nhìn mới về đời sống, thưởng thức nền nhà hàng siêu thị mới ), ( 9 ) Sựtự do ( thư giãn giải trí bản thân, tự do tâm lý và hành vi, thưởng thức niềm tin ). – Bài viết “ Push and pull factors towards intention to engage in “ pondokpelancongan ” của Mazne Ibrahim : 5 nhóm động cơ kéo đã được tác giả nghiêncứu là chủ trương của chính phủ nước nhà, thuộc tính của điểm đến, sự công nhận củaquốc tế, sự kiện xã hội và tiệc tùng. Bên cạnh, 5 nhóm động cơ đẩy gồm có động cơtôn giáo, học tập và giáo dục, mối link trong mái ấm gia đình, sự tương tác xã hội, nghĩ ngơi và thư giãn giải trí. Bài viết “ An Analysis of Push and Pull Travel Motivation of foreign toFordan ” của Bashar Aref Mohammad and Ahmad Puad Mat Som năm 2010 : sau khi sử dụng giải pháp nghiên cứu và phân tích đã chỉ ra 25 động cơ đẩy trong du lịchthuộc 8 nhóm. Thực hiện uy tín, tăng cường mối quan hệ, tìm kiếm sự thư giãn giải trí, tăng cường quan hệ xã hội, ngắm nhiều cảnh đẹp, thực thi nhu yếu tâm linh, thoát khỏi thói quen hàng ngày, tăng thêm kỹ năng và kiến thức. Trong đó, nhóm yếu tốthực hiện uy tín là động lực quan trọng nhất. Cũng qua tác dụng nghiên cứu, tácgiả đã tìm ra được 8 nhóm động cơ kéo gồm có 26 động cơ. 8 nhóm tác nhân là : Sự kiện và hoạt động giải trí, thuận tiện tiếp cận và giá thành phải chăng, lịch sử vẻ vang và văn hóa truyền thống, nhiều sự mới lạ, cuộc phiêu lưu, tài nguyên vạn vật thiên nhiên, di sản, nhiều cảnh đẹp. – Tài liệu “ Factors influencing decisions to visit private parks : The case ofAraluen Botanic Park WA ” : một nghiên cứu của SeanLee, Ian Phau and VanessaQuintal. Nghiên cứu đã chỉ ra 10 động cơ kéo và 8 động cơ đẩy có được trongqua trình nghiên cứu đã vấn đáp cho những câu hỏi của đề tài. 10 tác nhân kéo là : cho việc học tập của con cháu, động thực vật quý và hiếm, thuận tiện tiếp cận, tàinguyên văn hóa truyền thống lịch sử dân tộc, phòng nghỉ thuận tiện, thông tin du lịch, cơ sở vật chấtđầy đủ, khu vực nghĩ ngơi, tài nguyên vạn vật thiên nhiên. 8 tác nhân đẩy là : Thoát khỏicuộc sống hằng ngày, để nghỉ ngơi, tăng cường sức khỏe thể chất, tận thưởng thời gianvới mái ấm gia đình, nhìn nhận tài nguyên văn hóa truyền thống, chiêm ngưỡng và thưởng thức tài nguyên vạn vật thiên nhiên, triển khai sự tò mò. – Bài nghiên cứu Push and Pull Dynamic in Travel Decisions, tác giảMuzaffer Uysal, Xiangping Li and Ercan Sirakaya-Turk đã rút ra được 6 nhómđộng cơ đẩy và 5 nhóm động cơ kéo. 6 động cơ thôi thúc là : Kinh nghiệm mớilạ, thoát khỏi đời sống hằng ngày, tìm kiếm kỹ năng và kiến thức, niềm vui và hứng thú, nghỉ ngơi và thư giãn giải trí, kết nối mái ấm gia đình và bè bạn. 5 nhóm yếu tố kéo là : môitrường tự nhiên và lịch sử vẻ vang, thật sạch và bảo đảm an toàn, thuận tiện tiếp cận và giá thành phảichăng, hoạt động giải trí ngoài trời, không khí trong lành và kỳ lạ. * Nghiên cứu trong nướcTại Nước Ta chưa có đề tài nghiên cứu đơn cử về động cơ du lịch của sinhviên Thành Phố Hà Nội nhưng đã có những đề tài nghiên cứu tương quan đến động cơ du lịch vàcác yếu tố tương quan như : “ Student and Youth Travel : Motivation, needs anddecision making process acase study from Vietnam ”, Nguyễn Thị Khánh Linh ( năm trước ) ; “ Nghiên cứu những động cơ kéo và động cơ đẩy trong hoạt động giải trí dulịch thành phố Cần Thơ ”, Lê Thị Bé Thương ( năm trước ), “ Các tác nhân ảnh hưởngđến nhu yếu du lịch của sinh viên trên địa phận thành phố Cần Thơ ”, Huỳnh HữuNhân ( năm trước ) … Các tài liệu này đã trình diễn được những cơ sở lý luận và thựctiễn về động cơ, động cơ du lịch của sinh viên. Tuy nhiên, như tác giả đã trình diễn ở trên, lúc bấy giờ chưa có nghiên cứu cụthể nào nâng cao về động cơ du lịch của sinh viên tại những trường ĐH, caođẳng, học viện chuyên nghành trên địa phận thành phố TP.HN. 3. Mục đích và trách nhiệm nghiên cứu3. 1. Mục đích nghiên cứuTừ những tác dụng nghiên cứu từ động cơ du lịch của sinh viên đề xuấtmột số giải pháp trong việc kiến thiết xây dựng những mẫu sản phẩm du lịch của đơn vị chức năng lữ hành, cũng như việc phong cách thiết kế những hoạt động giải trí tương quan đến du lịch dành cho sinh viênđối với tổ chức triển khai Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên nơi tác giả công tác làm việc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu – Hệ thống hóa những khái niệm và yếu tố lý luận, triết lý vận dụng liênquan đến động cơ du lịch và đặc thù tâm ý, nhu yếu và xu thế đi du lịchcủa sinh viên. – Nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Thành Phố Hà Nội – Đưa ra 1 số ít giải pháp so với những đơn vị chức năng lữ hành, tổ chức triển khai ĐoànThanh niên – Hội Sinh viên trong việc phong cách thiết kế những hoạt động giải trí du lịch, những hoạtđộng có tương quan đến du lịch dành cho sinh viên. 4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu4. 1. Đối tượng nghiên cứu : Động cơ du lịch của sinh viên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu – Về khoảng trống : tại Thành Phố Hà Nội – Về thời hạn : số liệu phản ánh động cơ du lịch của sinh viên năm năm nay, 2017. – Về nội dung : Luận văn nghiên cứu động cơ du lịch kéo và động cơ du lịch đẩy củasinh viên TP. Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu5. 1. Phương pháp tích lũy thông tin * Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ( nghiên cứu tài liệu có sẵn ) : Thuthập thông tin những văn bản, tài liệu, báo cáo giải trình, sách báo có tương quan đến nội dungnghiên cứu. * Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp – Phương pháp tìm hiểu bằng bảng hỏi : tác giả kiến thiết xây dựng mạng lưới hệ thống cácbảng hỏi để tích lũy những thông tin thiết yếu Giao hàng cho hoạt động giải trí nghiêncứu và triển khai giải pháp này tại những trường ĐH, cao đẳng, học việntrên địa phận thành phố Thành Phố Hà Nội. – Phương pháp phỏng vấn sâu : Tác giả thực thi cuộc phỏng vấn sâu với10 bạn sinh viên nhằm mục đích tích lũy quan điểm của họ về động cơ du lịch thông quanhững câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn sàng sẵn tương quan đến động cơ du lịch. Chi tiết về phương pháp thực thi chiêu thức này sẽ được tác giả trình bàycụ thể tại chương 2 của đề tài “ Quy trình nghiên cứu động cơ du lịch của sinhviên TP.HN ”. 5.2. Phương pháp giải quyết và xử lý thông tin * Phương pháp thống kê : Tác giả triển khai tổng hợp những số liệu tìm hiểu, những thông tin tích lũy được được thực thi nghiên cứu và phân tích, so sánh nhằm mục đích làm rõnhững yếu tố thuộc thực chất của hiện tượng kỳ lạ nghiên cứu. Qua những số liệu thốngkê, ta hoàn toàn có thể thấy được tính quy luật của những hiện tượng kỳ lạ và rút ra được nhận xétvà Tóm lại đúng đắn. 106. Cấu trúc của đề tàiNgoài phần khởi đầu, Kết luận, tài liệu tìm hiểu thêm và phụ lục, nội dung chínhcủa đề tài được trình diễn trong 3 chươngChương 1 : Cơ sở lý luận về động cơ du lịchChương 2 : Quy trình nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà NộiChương 3 : Kết quả nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà NộiChương 4 : Ứng dụng hiệu quả nghiên cứu động cơ du lịch của sinh viên Hà Nội11CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ DU LỊCH1. 1. Động cơ của khách du lịch và những yếu tố tác động1. 1.1. Các khái niệm tương quan đến động cơ du lịch1. 1.1.1. Du lịchTừ thời xưa trong lịch sử vẻ vang quả đât, du lịch đã được ghi nhận như một sởthích, một hoạt động giải trí nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trởthành một nhu yếu không hề thiếu được trong đời sống văn hóa – xã hội vàđang tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ thành một ngành kinh tế tài chính mũi nhọn ở nhiều quốc giatrên quốc tế. Theo nhiều chuyên gia thuộc Tổ chức Du lịch Thế giới ( WTO ), sựphát triển ồ ạt của hoạt động giải trí du lịch chỉ mới khởi đầu được chăm sóc từ nhữngnăm trong thập niên 1950. Thuật ngữ du lịch bắt nguồn từ Hy Lạp : Tornos ( nghĩa là đi một vòng ). Thuật ngữ này được Latinh hóa thành Tornur và sau đó thành Tour ( nghĩa là đivòng quanh, cuộc đi dạo ). Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch được dịch thôngqua tiếng Hán. Du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là sự từng trải. Tuy nhiên, người Trung Quốc gọi du lịch là du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức. Do thực trạng ( thời hạn, khu vực ) khác nhau, dưới mỗi góc nhìn nghiên cứukhác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau. Khi điểm lại cáccông trình nghiên cứu về du lịch, Giáo sư Tiến sĩ Berkener – một chuyên viên uytín về du lịch trên quốc tế đã đưa ra nhận xét : “ Đối với du lịch, có bao nhiêu tácgiả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa ” [ 5 ; tr. 10 ]. Vào năm 1941, ông W.Hunziker và Kraff đưa ra định nghĩa : “ Du lịch làtổng hợp những hiện tượng kỳ lạ và những mối quan hệ phát sinh từ việc chuyển dời vàdừng lại của con người không phải là nơi cư trú liên tục của họ ; hơn nữahọ không ở lại đó vĩnh viễn và không có bất kể hoạt động giải trí thu nhập nào tại nơi đến ” [ 10 ; tr. 5 ] Năm 1963, tổ chức triển khai Liên hợp quốc định nghĩa về du lịch như sau : “ Du lịchlà tổng hợp những mối quan hệ, hiện tượng kỳ lạ và những hoạt động giải trí kinh tế tài chính bắt nguồn từcác cuộc hành trình dài và lưu trú của cá thể hay tập thể ở bên ngoài nơi ởthường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục tiêu tự do. Nơi họ đến lưutrú không phải là nơi thao tác của họ ”. [ 10, tr. 6 ] 12L uật Du lịch Nước Ta ( 2017 ) đã nêu về khái niệm du lịch như sau : “ Dulịch là những hoạt động giải trí có tương quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trúthường xuyên trong thời hạn không quá 01 năm liên tục nhằm mục đích cung ứng nhu cầutham quan, nghỉ ngơi, vui chơi, tìm hiểu và khám phá, tò mò tài nguyên du lịch hoặc kếthợp với mục tiêu hợp pháp khác ”. [ 32 ] Như vậy, tất cả chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động giải trí có nhiều đặc trưng, baogồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một toàn diện và tổng thể rất là phức tạp. Nó vừamang đặc thù của ngành kinh tế tài chính vừa có đặc thù của ngành văn hóa – xã hội. 1.1.1. 2. Nhu cầu và nhu yếu du lịch * Nhu cầuNhu cầu của con người là một trạng thái cảm xúc thiếu vắng một sự thoảmãn cơ bản nào đó. Người ta cần có thức ăn, quần áo, nơi ở, sự bảo đảm an toàn, của cải, sự quý trọng và một vài thứ khác nữa để sống sót. Chúng sống sót như một bộ phậncấu thành khung hình con người. Nhu cầu có tương quan đến nhu cầu mua sắm và năng lực chitrả của nhóm người mua tiềm năng. Nhu cầu thị trường so với một loại sản phẩm hay dịch vụ là tổng khối lượng sẽđược mua hay được chọn bởi : – Một nhóm người mua đã được xác lập – Trong một vùng đã được xác lập – Trong một thời gian xác lập – Dưới một chương trình tiếp thị đã được xác lập. Theo Maslow, con người có 5 nhóm nhu yếu tăng từ thấp lên cao. Tuy cácnhóm nhu yếu hoàn toàn có thể cùng sống sót trong mỗi cá thể, nhưng nguyên tắc chung làcon người sẽ cố gắng nỗ lực tìm cách thỏa mãn nhu cầu những nhóm nhu yếu cấp thấp nhữngnhu cầu sinh học, nhu yếu bảo đảm an toàn trước, rồi đến nhu yếu cao hơn như nhu yếu xãhội, nhu yếu tự biểu lộ và nhu yếu cao nhất là nhu yếu tự hoàn thành xong chính mình. Như vậy nhu yếu sinh học là nhu yếu cơ bản nhất và phải được thoả mãntrước. Do đó, khi mức sống của người dân tăng lên họ sẽ quy đổi từ “ ăn nomặc ấm ” sang “ ăn ngon mặc đẹp ”, chú trọng đến sức khỏe thể chất và sẽ có nhu cầuđược tận hưởng, thư giãn giải trí. Nghĩa là khi con người có thu nhập ngày càng cao, đời sống ngày càng khá đầy đủ về vật chất họ sẽ có nhu yếu về mặt niềm tin nhưnghỉ ngơi, tận hưởng sau khoảng chừng thời hạn thao tác stress với nhịp sống khẩn13trương trong quá trình nền kinh tế tài chính quốc gia đang trên con đường hội nhập kinhtế quốc tế. Bên cạnh đó, khi thu nhập bảo vệ đời sống cho mái ấm gia đình thì nhucầu nâng cao sự hiểu biết, cảm nhận cái đẹp để tự chứng minh và khẳng định mình đã thôi thúccon người đi ra khỏi nơi cư trú của mình để thỏa mãn nhu cầu những nhu yếu trên từ đó nảysinh nhu yếu du lịch. Hình 1.1. Mô hình tháp nhu yếu của Maslow ( Nguồn : Giáo trình Nhập môn Du lịch học, Lê Thu Hương ( 2011 ) ) * Nhu cầu du lịchTrong sự tăng trưởng không ngừng của nền sản xuất xã hội thì du lịch là mộtđòi hỏi tất yếu của người lao động. Du lịch trở thành nhu yếu của con người khitrình độ kinh tế tài chính, xã hội và dân trí đã tăng trưởng. Nhu cầu du lịch là một loại nhu yếu đặc biệt quan trọng và tổng hợp của con người, nhu yếu này được hình thành và tăng trưởng trên nền tảng của nhu yếu sinh lý ( sựđi lại ) và những nhu yếu niềm tin ( nhu yếu nghỉ ngơi, tự khẳng định chắc chắn nhận thức, tiếp xúc ) Nhu cầu du lịch gồm có 3 nhóm : nhu yếu cơ bản, thiết yếu ( đi lại, siêu thị nhà hàng, lưu trú ) ; nhóm nhu yếu đặc trưng ( nghỉ ngơi, vui chơi, thăm quan, khám phá, chiêm ngưỡng và thưởng thức, tiếp xúc … ) và nhóm nhu yếu bổ trợ ( thông tin, làm đẹp …. Trongthực tế rất khó để hoàn toàn có thể xếp hạng, thứ bậc cho những loại nhu yếu mà nó phát sinhtrong khách du lịch. Hầu như toàn bộ những dịch vụ từ thăm quan, vui chơi, nghỉ ngơi, 14 ẩm thực ăn uống, đi dạo … đều thiết yếu ngang nhau để thỏa mãn nhu cầu những nhu yếu phát sinhtrong chuyến hành trình dài và lưu lại của khách. Điều đó chỉ tương thích và với nhucầu sự cảm nhận riêng của từng cá thể. Ngày nay, con người đi du lịch là sựkết hợp nhằm mục đích đạt được nhiều mục tiêu khác nhau trong cùng một chuyến đi vàdo đó những nhu yếu cần được đồng thời thỏa mãn nhu cầu. Tương ứng với mỗi loại nhucầu, thiết yếu phải có những hoạt động giải trí dịch vụ nhằm mục đích cung ứng và thỏa mãn nhu cầu chokhách du lịch. Đây chính là cơ sở để xác lập những mô hình kinh doanh thương mại du lịchchính của những doanh nghiệp du lịch. Nhóm I : Nhu cầu cơ bản, thiết yếu ( luân chuyển, siêu thị nhà hàng, lưu trú ) Nhu cầu luân chuyển và nhu yếu lưu trú, siêu thị nhà hàng là những nhu yếu thiết yếu ; làđiều kiện tiền đề để thỏa mãn nhu cầu nhu yếu thụ cảm cái đẹp và vui chơi. * Nhu cầu vận chuyểnNhu cầu luân chuyển trong du lịch được hiểu là sự tất yếu phải vận động và di chuyển từnơi ở tiếp tục tới khu vực du lịch nào đó và ngược lại, và sự chuyển dời tạiđiểm đến du lịch trong thời hạn du lịch của khách. Bản chất của du lịch là sự đilại. Do đó, điều kiện kèm theo tiên quyết của du lịch là phương tiện đi lại và sự tổ chức triển khai những dịchvụ luân chuyển. Nhu cầu luân chuyển thỏa mãn nhu cầu là tiền đề cho sự tăng trưởng hàngloạt những nhu yếu mới. Những yếu tố ảnh hưởng tác động đến sự thỏa mãn nhu cầu của hành khách so với nhu cầunày gồm có : khoảng cách từ nơi ở đến khu vực du lịch và sự tương thích củaphương tiện luân chuyển, mục tiêu của chuyến đi, năng lực thanh toán giao dịch, thóiquen tiêu dùng, Xác Suất bảo đảm an toàn của phương tiện đi lại, uy tín, thương hiệu, chất lượngcủa công ty du lịch, sự thuận tiện và thực trạng sức khỏe thể chất của khách. Khi tổ chứcdịch vụ luân chuyển cho khách thì những nhà kinh doanh phải xem xét và tính toáncác yếu tố nói trên. * Nhu cầu lưu trú và ăn uốngDịch vụ lưu trú và nhà hàng sinh ra là do nhu yếu lưu trú và ẩm thực ăn uống củakhách du lịch. Tuy nhiên, tất cả chúng ta cần phân biệt rõ người mua thỏa mãn nhu cầu nhucầu này rất độc lạ so với đời sống thường nhật. Đều là nhà hàng, là nghỉ ngơinhưng nếu diễn ra ở nhà của mình thì theo một nề nếp khuôn mẫu nhất định, trong một môi trường tự nhiên cũng giống như là trong những điều kiện kèm theo quen thuộc. Mặtkhác, siêu thị nhà hàng, nghỉ ngơi diễn ra ở nơi du lịch thì có nhiều điều mới lạ, vì vậy nókhông chỉ cung ứng nhu yếu hoạt động và sinh hoạt mà còn cung ứng những nhu yếu tâm ý khác. 15N hững yếu tố ảnh hưởng tác động đến sự thỏa mãn nhu cầu của người mua so với nhu cầunày gồm có : năng lực giao dịch thanh toán của khách, hình thức đi du lịch, khẩu vị ănuống ( mùi vị, cách nấu nướng, cách ăn ), lối sống, những đặc thù cá thể củakhách, mục tiêu cần thỏa mãn nhu cầu trong chuyến đi, Chi tiêu, chất lượng, phong cáchphục vụ của doanh nghiệp. Tâm lý nói chung của khách du lịch bộc lộ rõ nhấtở tính tò mò và tận hưởng, có nghĩa là họ muốn đổi khác, chờ đón và mong đợisự tự do và tốt đẹp tại điểm du lịch. Khi đến một điểm du lịch nào đó, họmong được chiêm ngưỡng và thưởng thức những cái lạ, được nghỉ ngơi trong những căn phòngđầy đủ tiện lợi, lạ lẫm nhưng quen thuộc, được chiêm ngưỡng và thưởng thức những món ngonvật lạ, được tiếp xúc với những con người văn minh nhã nhặn và từ đó làm cho họhết căng thẳng mệt mỏi, thư giãn giải trí ý thức, làm cho họ sảng khoái và vui tươi, những căngthẳng trong con người được giải thoát. Sự mong đợi này nếu không thành hiệnthực thì niềm kỳ vọng tận hưởng sẽ biến thành nỗi tuyệt vọng, tiếc công, tiếc của, mất thời hạn. Nhóm II : Nhu cầu đặc trưng ( nghỉ ngơi, vui chơi, du lịch thăm quan, tìm hiểu và khám phá, chiêm ngưỡng và thưởng thức, cảm thụ cái đẹp, tiếp xúc ) Nhu cầu cảm thụ cái đẹp và vui chơi là nhu yếu đặc trưng của khách du lịch. Dịch Vụ Thương Mại du lịch thăm quan vui chơi phát sinh là do nhu yếu cảm thụ cái đẹp và vui chơi củakhách du lịch. Nhu cầu cảm thụ cái đẹp và vui chơi về thực chất nó là nhu cầuthẩm mỹ của con người. Cảm thụ những giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ bằng những dịch vụ thamquan, vui chơi, tiêu khiển tạo nên cái gọi là cảm tưởng du lịch trong con người. Cảm tưởng du lịch được hình thành từ những rung động, xúc cảm do tácđộng của những sự vật, hiện tượng kỳ lạ ( đặc thù, đặc thù kích thích ) ở nơi du lịch. Những cảm tưởng này biến thành những kỷ niệm tiếp tục tái hiện trong trínhớ của hành khách. Con người ai cũng hay tò mò, muốn biết cái mới lạ, do đó, cảm nhận và nhìn nhận đối tượng người dùng phải trên cơ sở mắt thấy, tai nghe, tay sờ, mũingửi thì với hành khách mới cảm thấy thỏa đáng được. Nhu cầu cảm thụ cái đẹp, vui chơi và tiêu khiển được khơi dậy từ ảnh hưởngđặc biệt của thiên nhiên và môi trường sống và thao tác trong nền văn minh công nghiệp. Stress đã làm cho người ta thiết yếu phải tìm kiếm sự nghỉ ngơi, tiêu khiển, gặpgỡ, quên lãng, giải thoát để trở về với vạn vật thiên nhiên. Các giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ mà thiênnhiên ban cho hay chính con người tạo ra ở du lịch chính là cái mà hành khách tìm kiếm. 16N hững yếu tố ảnh hưởng tác động đến sự thỏa mãn nhu cầu của người mua so với nhu cầunày gồm có : đặc thù cá thể của khách, đặc thù về văn hoá, mục tiêu củachuyến đi, năng lực thanh toán giao dịch của khách, thị hiếu thẩm mỹ và nghệ thuật. Sản phẩm du lịchcó mê hoặc hay không, có lôi cuốn được nhiều khách tham gia hay không là tùythuộc vào sự nhiều mẫu mã cũng như tính mê hoặc của điểm đến du lịch. Nhóm III : Nhu cầu bổ trợ ( làm đẹp, thông tin ) Các nhu yếu bổ trợ là những nhu yếu phát sinh tùy thuộc thói quen tiêudùng, mục tiêu chuyến đi của khách du lịch. Các dịch vụ bổ trợ phát sinh ra làdo những nhu yếu yên cầu rất phong phú mà nó phát sinh trong chuyến đi của dukhách. Các dịch vụ tiêu biểu vượt trội là : bán hàng lưu niệm, dịch vụ thông tin, liên lạc, làm thủ tục Visa, đặt chỗ, mua vé, dịch vụ giặt ủi, dịch vụ chăm nom sức khỏe thể chất ( ytế ), dịch vụ làm đẹp, dịch vụ in ấn, vui chơi, thể thao. Phần lớn những dịch vụ nàyđược tổ chức triển khai ship hàng khách du lịch ngay tại khách sạn, nhà hàng quán ăn, tại điểm đếndu lịch. Ngoài ra còn có những mạng lưới kinh doanh thương mại khác cũng tham gia vào phụcvụ khách du lịch. Những yếu tố ảnh hưởng tác động đến sự thỏa mãn nhu cầu của người mua so với nhu cầunày gồm có : thuận tiện, không làm mất thời hạn của khách, không có biểu hiệngây khó dễ cho khách, tổ chức triển khai Giao hàng hài hòa và hợp lý ; Chất lượng của sản phẩm & hàng hóa và dịchvụ, Ngân sách chi tiêu rõ ràng và công khai minh bạch. Có thể thấy, thỏa mãn nhu cầu những nhu yếu ở nhóm I, sẽ là tiền đề cho việc thỏamãn những nhu yếu tiếp theo. Các nhu yếu ở nhóm II là nguyên do quan trọngnhất, có đặc thù quyết định hành động thôi thúc người ta đi du lịch, và thỏa mãn nhu cầu nhu cầunhóm III là làm thuận tiện hơn và thuận tiện hơn trong hoạt động và sinh hoạt hằng ngày củakhách du lịch. 1.1.1. 3. Động cơ và Động cơ du lịch * Động cơCó thể nhận thấy “ động cơ ” và sự hài lòng là hai khái niệm được nghiêncứu phổ cập trong nghành du lịch, mối liên hệ giữa hai khái niệm này bắtnguồn từ ảnh hưởng tác động của hành vi cá thể trong du lịch. Một nghiên cứu củaDevesa đã chỉ ra động cơ là một yếu tố quyết định hành động trong những tiêu chuẩn đánh giáchuyến thăm và là hệ quả trực tiếp của sự hài lòng của hành khách khi tham quanmột điểm đến. 17T rong tiếng Anh, “ động cơ ” có nghĩa là “ Motivation ”. Từ này có xuấtphát từ tiếng Latinh “ Movere ” được hiểu là để chuyển dời. “ Động cơ là một yếutốt bên trong kích hoạt hành vi và xu thế cho sự tăng trưởng. Lý thuyết độngcơ tương quan đến những quy trình miêu tả tại sao và làm thế nào con người hànhđộng, hướng hành vi thế nào ” [ 19 ]. Vì cá thể không khi nào hành vi mộtcách vô cớ, mỗi hành vi đều có những nguyên do, có những yếu tố thúcđẩy con người hành vi. Khi xem xét hành vi của bất kể cá thể nào, thì độngcơ hành vi của cá thể đó đều được chăm sóc. Theo Solomon trong cuốn “ The costs of pleasure and be Benefit of pain ” : “ Động cơ được hiểu đơn thuần là quy trình vấn đáp câu hỏi nguyên do tại sao và hànhvi của con người được kích thích tăng trưởng như thể nào. Do đó động cơ được lànhững yếu tố nội bộ nâng cao và trấn áp hành vi của con người, nó được coinhư một động lực thôi thúc con người vận động và di chuyển. Là quy trình khi một nhu cầuphát sinh mà người tiêu dùng mong ước được cung ứng ” [ 50, tr. 35 ]. Khi nhucầu được nhận ra thì thực trạng stress sẽ sống sót trong những yếu tố bên trongcủa người tiêu dùng để nhằm mục đích nỗ lực giảm hoặc vô hiệu sự thiết yếu. Mục tiêusẽ là trạng thái ở đầu cuối của con người, đó là mong ước của người tiêu dùng, được tạo ra bởi yếu tố cá thể và văn hóa truyền thống. Theo Uysal thì “ Động cơ là những nguyên do cơ bản cho một hành vi đi dulịch nói riêng và đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu và khám phá quy trình raquyết định của khách du lịch, cũng như nhìn nhận sự hài lòng theo sau sự kỳvọng của du lịch ” [ 49, tr. 32 ] Còn tại Nước Ta, những nhà nghiên cứu có những quan điểm như sau : Theo giáo trình Tâm lý khách du lịch thì “ Động cơ là mạng lưới hệ thống động lựcđiều khiển bên trong cá thể thôi thúc cá thể hành vi để đạt được nhữngmục đích nào đó ” [ 13, tr. 18 ] Trong cuốn Giáo trình Tâm lý học kinh doanh thương mại du lịch, của Trần Thị ThuHà cho rằng : “ Động cơ là sự kích thích đã được ý thức, nó chi phối hoạt độngđể thỏa mãn nhu cầu một nhu yếu nào đó của cá thể. Nói cách khác, động cơ là cáithúc đẩy hành vi gắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu nhu yếu [ 6, tr. 24 ] Còn theo quan điểm của PGS. tiến sỹ Trần Đức Thanh trong cuốn Nhập mônkhoa học du lịch thì : “ Động cơ là một nội lực thôi thúc con người triển khai hoạt18động theo một tiềm năng nhất định nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu những nhu yếu sinh lý hoặctâm lý của họ [ 26, tr. 56 ] Có thể thấy, có nhiều định nghĩa về về động cơ, nhưng về thực chất thì độngcơ là yếu tố kích thích hành vi và xu thế tăng trưởng hành vi, góp thêm phần tạo ranhu cầu. Áp dụng định nghĩa này vào trong đề tài khóa luận, hoàn toàn có thể hiểu động cơlà yếu tố kích thích được tác động ảnh hưởng bởi nhiều tác nhân. Vậy những tác nhân đó làgì ? Các yếu tố khái quát tiếp theo sẽ làm sáng tỏ. * Động cơ du lịchTheo Giáo trình tổng quan du lịch của Trần Thị Mai và tập sự “ Động cơdu lịch là nguyên do của hành vi du lịch nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu nhu yếu, mong ước củakhách du lịch. Động cơ du lịch là tác nhân chủ quan khuyến khích mọi ngườihành động. Động cơ du lịch chỉ nguyên do tâm ý khuyến khích người ta thựchiện du lịch, đi du lịch tới nơi nào và triển khai loại du lịch nào ” [ 18 ]. Một phần quan trọng của động cơ du lịch là sự hòa hợp của hành vi giữadu khách và người dân địa phương tại điểm đến và tương thích với nơi những cuộc gặpgỡ giữa hai bên được diễn đạt như : hành khách những người đang vận động và di chuyển đểthưởng thức bản thân tương tác với người dân bản xứ, những người thường cốđịnh và những người có tính năng Giao hàng cho những hành khách từ xa đến “ Động cơ du lịch là nguyên do tại sao một khách du lịch đưa ra quyết định hành động lựa chọnmột điểm đến nào đó mà bỏ lỡ những điểm đến khác và sự kiểm soát và điều chỉnh, chi phốihành vi du lịch ” [ 47 ]. Qua nhiều bài nghiên cứu đã được đề cập hoàn toàn có thể rút ra rằng : “ Động cơ dulịch là một sự kích thích có ý thức được bộc lộ ra bên ngoài trải qua cáchình thức biểu lộ nguyện vọng, chăm sóc, hứng thú về những hoạt động giải trí du lịch. Những hoạt động giải trí đó hoàn toàn có thể thỏa mãn nhu cầu nhu yếu du lịch của họ ” 1.1.1. 4. Mối link giữa nhu yếu và động cơTheo như quan điểm về động cơ được tác giả tổng kết ở trên hoàn toàn có thể thấyviệc hình thành động cơ du lịch bắt nguồn từ nhu yếu du lịch. Tuy nhiên, hiệnnay thì quan điểm này vẫn chưa có được sự thống nhất. Một số nhà nghiên cứuthì cho rằng giữa nhu yếu và động cơ không có mối liên hệ với nhau, một sốkhác thì cho rằng động cơ mới là yếu tố quyết định hành động nhu yếu, … Tuy nhiên theo quan điểm của tác giả để vận dụng trong đề tài nghiên cứunày thì động cơ và nhu yếu có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau, biện19chứng thôi thúc nhau tăng trưởng. Nếu có động cơ thực thi một hoạt động giải trí nào đómà không có nhu yếu làm thì động cơ sẽ chết tại chỗ, không đưa vào thực tiễnvà ngược lại. Do đó động cơ và nhu yếu có mối quan hệ ảnh hưởng tác động qua lại lẫnnhau và tác động ảnh hưởng đến hoạt động giải trí du lịch của con người theo như mối liên kếtmà tác giả biểu lộ dưới sơ đồ dưới đây : Nhu cầuĐộng cơTác độngHoạt động du lịchSơ đồ 1.2. Mối link giữa nhu yếu và động cơ ( Nguồn : Tác giả nghiên cứu ) 1.2. Các loại động cơ du lịchDu khách đi du lịch với những động cơ khác nhau thì sẽ có những hành vi, nhu yếu tiêu dùng khác nhau, không chỉ có vậy họ sẽ yên cầu những dịch vụ, cách giaotiếp và ship hàng khác nhau. Kết quả của việc nghiên cứu và phân tích động cơ du lịch sẽ hỗ trợcác nhà kinh doanh đưa ra những giải pháp nhằm mục đích khai thác và Giao hàng tốt hơn. Theo những nhà nghiên cứu du lịch Mỹ Mclntosh, Goeldner và Ritchie có 5 động cơ khiến người ta đi du lịch [ 37 ] : – Động cơ về sức khỏe thể chất : Thông qua những hoạt động giải trí du lịch như nghỉ ngơi, điềudưỡng, đi dạo, vui chơi, tiều khiển, hoạt động để khắc phục sự stress thưgiãn, sảng khoái về đầu óc, phục sinh sức khỏe thể chất. – Động cơ về văn hóa truyền thống : Thông qua hoạt động giải trí du lịch như mày mò và tìmhiểu tập quán phong tục, thẩm mỹ và nghệ thuật văn hoá, di tích lịch sử lịch sử dân tộc, tôn giáo tín ngưỡngđể thoả mãn sự ham muốn khám phá kỹ năng và kiến thức, hiểu biết nhiều hơn về những nềnvăn hóa khác, muốn tận mắt thấy được người dân của một vương quốc khác về cáchsống, phong tục tập quán, những mô hình nghệ thuật và thẩm mỹ, món ăn … – Động cơ về tiếp xúc : trải qua những hoạt động giải trí du lịch để kết bạn, mởrộng quan hệ xã hội, thăm bè bạn người thân trong gia đình và muốn có được những kinh20nghiệm, cảm xúc mới lạ, thiết lập những mối quan hệ và củng cố chúng theohướng vững chắc. Đối với những người có động cơ này, du lịch là sự trốn tránhkhỏi sự đơn điệu trong quan hệ xã hội thường ngày hoặc vì nguyên do niềm tin vàtrách nhiệm xã hội. – Động cơ về sự chứng minh và khẳng định vị thế và kính trọng : Thông qua những hoạt độngdu lịch như khảo sát khoa học, giao lưu học thuật, tham gia hội nghị, bàn bạccông việc để triển khai nguyện vọng lôi cuốn sự chú ý quan tâm, tôn trọng, bộc lộ tàinăng và chuyển giao hiểu biết, kinh nghiệm tay nghề và chứng minh và khẳng định uy tín cá thể trongcộng đồng. – Động cơ kinh tế tài chính : Thông qua những hoạt động giải trí du lịch như khảo sát thịtrường, tìm kiếm thời cơ góp vốn đầu tư, tìm kiếm bạn hàng, thời cơ làm ăn … Hoặc theo tiến sỹ Harssel ( Trường Đại học Nigara, Thành Phố New York, Mỹ ), conngười đi du lịch với nhiều nguyên do rất khác nhau. Có người đi du lịch là thuần tuynghỉ ngơi sau những ngày tháng thao tác khó khăn vất vả ; có người lấy việc tham gia cáchoạt động ở nơi đến làm mục tiêu của chuyến đi ; một bộ phận khác tìm nơi đểthư giãn hoặc học tập, nghiên cứu, tò mò v, v … Theo ông, những nguyên do củangười đi du lịch hoàn toàn có thể chia thành bốn nhóm sau : – Tự tò mò ( Self exploration ) : con người đi du lịch nhằm mục đích mục đíchkhám phẩ những điều mê hoặc giật mình chưa biết hoặc muốn chiêm nghiệm thực tếnhững điều họ dã được nghe, đọc ở sách báo, phim ảnh v.v ; .. – Giao lưu xã hội ( Social interaction ) : Nhu cầu tiếp xúc với xã hội là mộtphần rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Đối với những người đidu lịch với nguyên do này họ thường đi theo mái ấm gia đình, nhóm bạn hữu đồng nghiệp. Hoạt động thể thao, vui chơi, tham gia tiệc tùng là những môi trường tự nhiên thuận tiện đểgiao tiếp xã hội. – Sự hứng thú ( Exciterment ) : Một trong những nhu yếu khá thông dụng củakhách du lịch là tìm kiếm sự biến hóa khác lạ so với việc làm và đời sống đơnđiệu, quen thuộc hàng ngày. Thông qua chuyến du lịch họ có thêm nhiều hưngphấn khi quay trở về vái thực tại. – Tăng cường bản ngã ( Ego enhancenment ) hay còn gọi là “ Nâng caothương hiệu cá thể ” : Đối với nhiều khách du lịch uy tín những tác nhân thườngảnh hưởng đến sự lựa chọn của chuyến đi. Việc đến những nơi nổi tiếng, kỳ lạvới mức ngân sách cao thường được họ lựa chọn hơn là những nơi thông thường dù21là ngân sách thấp. Việc đi du lịch và sử dụng những dịch vụ chất lượng cao của họngoài mục tiêu thoả mãn nhu yếu của chuyến đi họ còn muốn được người khácbiểu lộ sự kính trọng, thán phục, thèm muốn được đến những nơi họ đã tới. Trong khoanh vùng phạm vi đề tài, tác giả lựa chọn quan điểm chia động cơ du lịchthành hai nhóm động cơ đó là động cơ kéo và động cơ đẩy để nghiên cứu. Theođó, động cơ đẩy là động cơ từ nội tại cá thể hành khách và họ tham gia du lịchbởi những yếu tố nội bộ. Trong khi đó động cơ kéo là động cơ xuất phát từ lực kéobên ngoài. Mỗi nhóm động cơ được ảnh hưởng tác động bởi những tác nhân khác nhau. Nộidung tiếp theo sẽ trình diễn những tác nhân ảnh hưởng tác động theo từng nhóm động cơ đãđược không ít nhà nghiên cứu trình diễn trong những bài nghiên cứu và tạp chí. Từ những tài liệu tìm hiểu thêm và những bài nghiên cứu về những nhân tốkéo và đẩy trong du lịch, hoàn toàn có thể rút ra những tác nhân sau đây tương thích với đề tài. 1.2.1. Động cơ đẩy ( mục tiêu chuyến đi ) 1.2.1. 1. Du lịch nghỉ dưỡngThông thường, tất cả chúng ta thường ý niệm rằng : du lịch là đồng nghĩa tương quan vớitham quan, chiêm ngưỡng và thưởng thức những danh thắng, những khu vực nối tiếng, nhữngvùng đất xa xôi hay tiếp xúc và tìm hiểu và khám phá những người dân địa phương cùng phongtục tập quán của họ. Với sự tăng trưởng ngày này, du lịch không chỉ đơn thuần nhưvậy mà còn tích hợp với nhiều hình thức khác, trong đó có nghỉ ngơi. Việc đi du lịch nghỉ ngơi được xem như mô hình giúp con người phụchồi sức khỏe thể chất và lấy lại ý thức sau những ngày thao tác căng thẳng mệt mỏi, những căngthẳng thường xảy ra trong việc làm đời sống. Việc kiến thiết xây dựng mở ra những trungtâm chăm nom vẻ đẹp, phục sinh sức khỏe thể chất, tắm suối nước nóng, tắm khoáng, tắmbùn … đã và đang lôi cuốn được sự chăm sóc của hành khách cho mục tiêu nghỉdưỡng. Các TT này hoàn toàn có thể nằm trong khách sạn, resort hoặc nằm độc lậptrong khu vực có những điểm du lịch1. 2.1.2. Du lịch tích hợp công việcHiện nay, du lịch không riêng gì để cung ứng nhu yếu du lịch thăm quan, tò mò, nghỉ ngơi mà còn để đi việc làm, công tác làm việc, tìm kiếm đối tác chiến lược, tăng trưởng thịtrường. Đó là mô hình du lịch MICE, du lịch phối hợp với việc làm, hội nghị, hội thảo chiến lược. MICE là sự tích hợp của 4 vần âm đầu của những từ tiếng anh : M ( Meetings – Hội họp ), I ( Incentives – Khen thưởng ), C ( Conventions / Conferences – Hội thảo / Hội nghị ). Đây là mô hình được nhiều22

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận