Hoạt động nghiên cứu của phòng CNSH Thực Vật

Phòng CNSH Thực vật thực hiện các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng để tạo ra các giống cây trồng mới có phẩm chất tốt; kiểm soát dịch bệnh và thu nhận hoạt chất thứ cấp có hoạt tính sinh học. Hiện nay Phòng đang nghiên cứu thiết lập quy trình nhân giống in vitro các loại hoa, cây kiểng và cây dược liệu để thu nhận hợp chất thứ cấp. Phòng chú trọng xây dựng kỹ thuật phân tích sản phẩm GMO và chẩn đoán bệnh cây trồng. Hướng nghiên cứu chọn, tạo giống cây trồng bằng kỹ thuật nuôi hạt phấn- túi phấn, và bằng phương pháp chuyển gen cũng rất được chú trọng.

Phòng CNSH Thực vật được thành lập từ năm 2008 trên cơ sở tách ra từ Phòng Kỹ thuật của Trung tâm. Hiện tại phòng CNSH Thực Vật có tổng số 8 nhân sự, trong đó có 1 nghiên cứu sinh, 3 thạc sĩ, 4 cử nhân – kỹ sư.
Chức năng nhiệm vụ của Phòng CNSH Thực vật là thực hiện các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học thực vật để tạo ra các giống cây trồng mới có năng suất cao, phẩm chất tốt; kiểm soát dịch bệnh và thu nhận hoạt chất thứ cấp có hoạt tính sinh học.
Các hướng nghiên cứu của Phòng CNSH Thực vật
1. Nhân giống in vitro và thu nhận hợp chất thứ cấp
Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro nhiều loài hoa lan, cây kiểng bằng kỹ thuật nuôi cấy mô. Phòng cũng đã và đang xây dựng quy trình nhân nhanh sinh khối của một số cây dược liệu như Hà thủ ô đỏ, Đinh lăng, Sâm cau,… để thu nhận hợp chất thứ cấp.
2. Kỹ thuật phân tích sản phẩm GMO và chẩn đoán bệnh cây trồng
Nghiên cứu phát triển quy trình chẩn đoán bệnh do virus, vi khuẩn gây ra trên cây trồng; phát hiện thực vật biến đổi gen và sản phẩm có nguồn gốc biến đổi gen bằng kỹ thuật sinh học phân tử.
thuc vat1

3. Chọn, tạo giống cây trồng
3.1. Nuôi cấy hạt phấn, túi phấn phục vụ lai tạo giống mới
Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cấy hạt phấn, túi phấn của các loại cây trồng để tạo ra các dòng thuần phục vụ cho công tác lai tạo và tuyển chọn giống mới.
3.2. Ứng dụng chỉ thị phân tử trong định danh và tạo giống cây trồng
Nghiên cứu xây dựng quy trình định danh và đánh giá đa dạng di truyền thực vật bằng chỉ thị phân tử; ứng dụng chỉ thị phân tử trong việc tìm kiếm các nguồn gen có lợi, đồng thời hỗ trợ công tác phân tích và đánh giá kết quả trong công tác lai tạo giống mới.
3.3. Tạo giống mới cây trồng mới bằng phương pháp chuyển gen
Nghiên cứu chuyển gen để tạo giống cấy trồng mới có năng suất và chất lượng cao, có khả năng kháng bệnh và các điều kiện môi trường bất lợi.

thuc vat 2Các đề tài nghiên cứu đang triển khai
Đề tài cấp cơ sở
1. Xây dựng quy trình nhân giống, thu sinh khối in vitro và bước đầu kiểm tra hàm lượng một số hoạt chất sinh học của cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn).
2. Nghiên cứu nuôi cấy bao phấn cây ớt ngọt (Capsicum annuum L.) để tạo dòng thuần phục vụ công tác lai tạo giống mới.
3. Nghiên cứu triển khai quy trình phát hiện thực vật biến đổi gen và sản phẩm có nguồn gốc biến đổi gen.
4. Nghiên cứu tạo một số dòng lan Mokarakháng virus khảm vàng CyMV (Cymbidium mosaic virus) bằng kỹ thuật chuyển gen RNAi thông qua khuẩn Agrobacterium tumefaciens.
Các sản phẩm khoa học công nghệ
1. Quy trình nhân giống các loại hoa lan (Dendrobium, Mokara, Phalaenopsis, …), cây dược liệu và một số loại cây trồng khác.
2. Quy trình nhân giống hoa lan Hồ Điệp trên hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời (Giải ba Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2008).
3. Quy trình nhân giống hoa lan sạch virus (Giải 3 Sáng tạo kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh năm 2010).
4. Bộ sưu tập giống hoa lan, hoa nền, kiểng lá, cây dược liệu,… nuôi cấy in vitro.
5. Quy trình chẩn đoán virus gây bệnh trên hoa lan, khoai tây, dưa chuột, cà chua và hồ tiêu.
6. Quy trình chuyển gen vào lan Dendrobium Sonia qua trung gian vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens.
7. Các dòng lan Dendrobium Sonia có khả năng kháng virus CyMV trong điều kiện in vitro.
Các công bố khoa học

  1. Nguyễn Xuân Dũng, Dương Hoa Xô, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Chu Hoàng Hà. Nghiên cứu chuyển gen RNAi qua trung gian Agrobacterium tumefaciens vào Dendrobium Sonia để tạo giống kháng virus khảm vàng. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 13(2), tr. 264-271, 2015.
  2. Nguyễn Xuân Dũng, Dương Hoa Xô, Chu Hoàng Hà. Tối ưu hóa sự chuyển nạp gen ở lan Dendrobium Sonia qua trung gian vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens. Tạp chí sinh học, 36 (1se), tr. 257-265, 2014.
  3. Nguyễn Xuân Dũng, Phạm Văn Hiểu, Dương Hoa Xô. Tạo dòng và biểu hiện gen mã hóa protein vỏ (CP) của virus khảm vàng (Cymbidium mosaic virus – CyMV) gây bệnh trên hoa lan. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 7(53), tr. 124-132, 2014
  4. Hồ Thị Thương, Lê Thu Ngọc, Phạm Bích Ngọc, Lâm Đại Nhân, Nguyễn Xuân Dũng, Chu Hoàng Hà. Thiết kế và đánh giá hoạt động cấu trúc chuyển gen kháng virus khảm vàng (Cymbidium mosaic virus) hại cây hoa lan bằng công nghệ RNAi. Tạp chí Công nghệ sinh học. Số 12 (1), tr. 95-101, 2014.

1. Xây dựng quy trình nhân giống, thu sinh khối in vitro và bước đầu kiểm tra hàm lượng một số hoạt chất sinh học của cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn).2. Nghiên cứu nuôi cấy bao phấn cây ớt ngọt (Capsicum annuum L.) để tạo dòng thuần phục vụ công tác lai tạo giống mới.3. Nghiên cứu triển khai quy trình phát hiện thực vật biến đổi gen và sản phẩm có nguồn gốc biến đổi gen.4. Nghiên cứu tạo một số dòng lan Mokarakháng virus khảm vàng CyMV (Cymbidium mosaic virus) bằng kỹ thuật chuyển gen RNAi thông qua khuẩn Agrobacterium tumefaciens.1. Quy trình nhân giống các loại hoa lan (Dendrobium, Mokara, Phalaenopsis, …), cây dược liệu và một số loại cây trồng khác.2. Quy trình nhân giống hoa lan Hồ Điệp trên hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời (Giải ba Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2008).3. Quy trình nhân giống hoa lan sạch virus (Giải 3 Sáng tạo kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh năm 2010).4. Bộ sưu tập giống hoa lan, hoa nền, kiểng lá, cây dược liệu,… nuôi cấy in vitro.5. Quy trình chẩn đoán virus gây bệnh trên hoa lan, khoai tây, dưa chuột, cà chua và hồ tiêu.6. Quy trình chuyển gen vào lan Dendrobium Sonia qua trung gian vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens.7. Các dòng lan Dendrobium Sonia có khả năng kháng virus CyMV trong điều kiện in vitro.

được thành lập từ năm 2008 trên cơ sở tách ra từ Phòng Kỹ thuật của Trung tâm. Hiện tại phòng CNSH Thực Vật có tổng số 8 nhân sự, trong đó có 1 nghiên cứu sinh, 3 thạc sĩ, 4 cử nhân – kỹ sư.là thực hiện các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học thực vật để tạo ra các giống cây trồng mới có năng suất cao, phẩm chất tốt; kiểm soát dịch bệnh và thu nhận hoạt chất thứ cấp có hoạt tính sinh học.Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân giống in vitro nhiều loài hoa lan, cây kiểng bằng kỹ thuật nuôi cấy mô. Phòng cũng đã và đang xây dựng quy trình nhân nhanh sinh khối của một số cây dược liệu như Hà thủ ô đỏ, Đinh lăng, Sâm cau,… để thu nhận hợp chất thứ cấp.Nghiên cứu phát triển quy trình chẩn đoán bệnh do virus, vi khuẩn gây ra trên cây trồng; phát hiện thực vật biến đổi gen và sản phẩm có nguồn gốc biến đổi gen bằng kỹ thuật sinh học phân tử.

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận