CÁCH NGÂM RƯỢU NẤM NGỌC CẨU – Sáng Tạo Mới

Hướng dẫn hãm nước Nấm Ngọc Cẩu: https://sangtaotrongtamtay.vn/cach-dung-nam-ngoc-cau.html

Tôi thấy nhiều người nói rằng Nấm Ngọc Cẩu có thể dùng để xào ăn, tôi không biết họ đã từng ăn thử chưa. Còn riêng tôi, nhai thử củ tươi thấy chát xít, chát không thể nuốt nổi chứ đừng nói gì đến chuyện chế biến thành món ăn. Bạn bè của tôi đa phần là sử dụng Nấm Ngọc Cẩu để ngâm rượu, hoặc pha nước uống. Nói chung cách thực hiện khá đơn giản, không quá cầu kì. Để tôi tóm tắt ngắn gọn như sau cho quý anh chị tham khảo.

———————- NẤM NGỌC CẨU TƯƠI & KHÔ ———————-

Giá bán & đặt hàng tại đây: https://sangtaotrongtamtay.vn/sp/nam-ngoc-cau

ban-nam-ngoc-cau-2016

Video mới nhất do chúng tôi vừa thực hiện khi đi săn tìm Nấm Ngọc Cẩu trong rừng già. Mời các bác cùng tham khảo

Video hướng dẫn chi tiết cách ngâm rượu Nấm Ngọc Cẩu!

1. NGÂM CỦ TƯƠI: Cách này dễ nhất, nhưng không ngon bằng cách thứ 2 (ngâm củ khô)

  • Tỉ lệ ngâm: 1kg nấm Ngọc Cẩu tươi ngâm với 5L rượu
  • Loại rượu, nên sử dụng rượu nếp nấu thủ công, độ cồn từ 38 đến 40 độ là vừa.
  • Thêm 200ml mật ong cho bình 5L rượu
  • Thời gian ngâm: Sau 2 đến 3 tháng là có thể uống được.

Nấm Ngọc Cẩu rửa sạch phần hoa, phần củ do có dính đất nên có thể dùng bàn chải cọ rửa thật sạch. Để ráo nước (Chú ý: Nấm Ngọc Cẩu có khá nhiều nhựa, chỉ cần bị dập nhẹ, hoặc gặp nước là phần vỏ của nấm sẽ bị đen, việc này không ảnh hưởng gì đến chất lượng của nấm. Kể cả khi thái xong ra từng miếng, chỉ để 1 loáng là cả miếng nấm thâm đen ngay)

Bỏ toàn bộ phần hoa & củ Nấm Ngọc Cẩu vừa rửa xong vào bình. Đổ ngập rượu (tỉ lệ 1kg Nấm Tươi ngâm với 5L rượu). Để chỗ thoáng mát, sau 2 đến 3 tháng có thể sử dụng được.

Rượu Nấm Ngọc Cẩu chỉ cần ngâm 1 ngày là đã chuyển sang màu đen sậm, hơi có mùi thơm .

2: NGÂM CỦ KHÔ

Bản thân nấm Ngọc Cẩu khi còn tươi chứa nhiều nước, khi ta ngâm với rượu thường làm nhạt rượu đi khá nhiều. Tôi thử ngâm Nấm Ngọc Cẩu thái mỏng, phơi khô với rượu thì có mùi vị thơm hơn, ngọt hơn nhiều so với việc ngâm củ tươi. Cách sơ chế cũng giống như phương án ngâm tươi. Ta thái mỏng phần Hoa & Củ nấm, phơi ÂM CAN (tức là chỉ phơi trong bóng râm, không phơi nơi có ánh nắng trực tiếp), trong vòng 1 hoặc 2 ngày tùy vào thời tiết hanh khô, nhưng chỉ cần miếng nấm seo seo lại là được. Tiếp đó, để tăng vị thơm của nấm, dùng phương pháp Sao cách thủy, tức là chỉ dùng hơi nước để Sao cho nấm khô hơn. Rồi mới bỏ ngâm rượu.

  • Đối với Nấm Ngọc Cẩu Khô, ta dùng 500gram ngâm với 5L rượu là vừa đẹp. Nấm khô sau khi ngâm rượu vài ngày lại nở ra khá nhiều.
  • Có thể bổ xung thêm vài củ nấm tươi to, đẹp vào bình. Mục đích chính là để tạo hình cho bình rượu nhìn đẹp hơn mà thôi, các bác thích trưng bày thì thêm vài củ tươi, còn không thì thôi. Chỉ cần Nấm Khô là đủ rồi.
  • Mật Ong: Cho thêm 1 chút mật ong vào bình, tỉ lệ khoảng 200ml mật ong cho 1 bình rượu 5L, mục đích là để rượu thành phẩm sau này dễ uống, có vị ngọt dịu hơn.

3: YÊU CẦU THÀNH PHẨM RƯỢU NẤM NGỌC CẨU

  • Dùng Nấm Ngọc Cẩu khô để ngâm rượu ngon hơn là ngâm tươi, bởi sau khi phơi khô, lượng nước trong nấm đã bay hơi gần hết. Nấm khô lúc này lại có mùi thơm dịu của thuốc Bắc, có vị ngọt nhẹ, hơi chát. Khi ngâm với rượu ngon hơn nhiều so với ngâm bằng nấm tươi.
  • Tuy nhiên, Rượu ngâm nấm Ngọc Cầu dù là tươi hay khô thì đều có điểm chung là nước rượu chuyển sang màu đen sẫm chỉ sau vài ngày ngâm. Có mùi thơm thanh nhẹ vị thuốc Bắc.

Rượu Nấm Ngọc Cẩu

— — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — — —

———- Còn rất nhiều loại rượu ngon, bổ dưỡng & chất lượng khác – bấm vào đây để xem chi tiết ———-

ngoc cau, nam ngoc cau, toa duong, nam toa duong

TÂN – HOA BAN FOOD

TP.HN, tháng 11/2014Tài liệu độc quyền của HOA BAN, trong trường hợp sử dụng và tái bản, nhu yếu ghi rõ nguồn từ www.hoabanfood.com

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận