Cách làm bánh gạo cay nhân phô-mai kiểu Hàn (Tokbukki) – Savoury Days

Khoảng cuối năm vừa rồi mình bận việc ở trường quá nên bẵng đi một thời gian không làm được gì mấy. Có lẽ cũng chưa bao giờ Savoury Days lại im ắng lâu tới vậy, tới mức mà cảm giác blog sắp bị phủ một lớp bụi dày rồi. Giờ đã sang năm mới, cả nhóm quyết tâm xốc lại tinh thần với một loạt món ngon, đều là những món mà bạn đọc của Savoury Days đã yêu cầu từ lâu nhưng chưa có dịp thực hiện, để dành cho mùa Đông, cho trời lạnh, và cho những dịp sum họp quây quần. Hi vọng là với sự cố gắng này thì blog sẽ sớm lấy lại được không khí ấm áp như trước đây 🙂 Và mở đầu chuỗi món ăn “lấy lại tinh thần này” là một món rất quen thuộc và rất được yêu thích ở Việt Nam (cũng hợp với tiết trời lạnh nữa 😉 )  – Bánh gạo cay Hàn Quốc Tokbukki!

Thật ra SD đã có video hướng dẫn cách làm Tokbukki rồi, nhưng công thức lần này đặc biệt quan trọng hơn khá nhiều vì bọn mình tự làm phần bánh gạo trọn vẹn chứ không dùng loại mua sẵn. Bánh gạo vì thế mà có hình tròn trụ xinh xinh chứ không dài như bánh truyền thống cuội nguồn, và trong mỗi viên bánh lại có một phần phô-mai thơm lừng béo ngậy, quyện với vị mềm dẻo từ bột, mùi vị đậm đà cay nồng từ sốt ớt … ôi hợp và ngon lắm lắm ấy ! Mà tính ra ngân sách thì rẻ hơn mua sẵn, lại yên tâm trọn vẹn về phần vệ sinh thực phẩm, vậy thì tội gì mà không làm nhỉ ? ; )
Làm bánh gạo có khó không ? Nếu theo cách truyền thống cuội nguồn của Nước Hàn thì hơi mệt một chút ít tại phải giã gạo rồi nhồi. Nhưng trong video thời điểm ngày hôm nay chúng mình sẽ trình làng với các bạn một cách khác đơn thuần hơn nhiều mà vẫn làm ra bánh gạo dẻo mềm thơm. Công thức bánh gạo này do thành viên Thu Quỳnh cùng tổng thể SD team tìm hiểu và khám phá, thử nghiệm và hoàn hảo. Làm chỉ mất chưa đầy 30 phút – nếu đông người cùng làm thì còn nhanh hơn nữa, mà thành phẩm thì không thua gì bánh gạo bán ngoài hàng cả. Ngoài bánh gạo ra thì bọn mình cũng trình làng lại với mọi người cách nấu phần sốt mà bọn mình vẫn dùng và luôn cảm thấy rất vừa lòng. Sốt cho Tokbukki quan trọng lắm vì làm ra mùi vị chính của món ăn. Công thức thường thì chỉ dùng ớt và gia vị mặn ngọt thôi, nhưng bọn mình vẫn hay nấu thêm nước dùng với tôm khô cùng 1 số ít loại gia vị đặc trưng kiểu Hàn nên sốt đậm đà và thơm ngon hơn rất nhiều .

À, khi làm món ăn này đừng quên cho thêm phô-mai nhé. Kể cả khi bạn không phải là fan của phô-mai thì vẫn nên dùng phô-mai vì vị của phô-mai hợp với các hương vị khác của món ăn nhiều lắm lắm ấy, mà không hề ngấy tí nào đâu. Với cả, trời lạnh, ngồi cạnh một chảo tok nóng hổi, gắp viên bánh kèm theo phô-mai chảy sợi, kéo mềm dẻo thơm phức, còn gì bằng nhỉ? 🙂 Phô-mai trong video mình dùng là Mozzarella cho nhân bánh, và Mozzarella trộn với Cheddar để rắc lên món ăn trước khi dùng, mình thấy cả hai vị đều rất hợp và thơm ngon. Phô-mai này các bạn có thể tìm mua ở các siêu thị lớn, hoặc qua Abby nhé (Abby có đủ hết cả hai loại phô-mai với các nguyên liệu làm món Hàn như tương ớt, bánh cá…luôn).

Vậy thôi, không dông dài nữa, ở dưới đây là nguyên vật liệu và công thức luôn nha .

CÁCH LÀM BÁNH GẠO CAY NHÂN PHÔ-MAI KIỂU HÀN (TOKBUKKI)

Nguyên liệu

A. Bánh gạo nhân phomai

  • 160 gram bột gạo tẻ
  • 40 gram bột gạo nếp
  • 100 gram phomai Mozzarella
  • 200 ml nước sôi

B. Phần sốt cay

  • 15 gram tôm khô
  • 10 gram tỏi
  • 10 gram gừng
  • 100 gram hành tây
  • 1 lít nước nóng
  • 1 thìa canh sốt tương Hàn Quốc Gochujang
  • 30 ml xì dầu
  • 15 gram đường nâu
  • 10 gram ớt bột Hàn Quốc
  • 100 gram cà rốt
  • 100 gram bánh cá Hàn Quốc
  • 2 quả trứng gà
  • 2 cây hành xanh
  • 50 gram phomai Mozzaella bào sợi
  • mì tôm hoặc 100 gram xúc xích thái nhỏ (cho thêm nếu thích)

Cách làm

Video cách làm bánh gạo cay nhân phô-mai đã được đăng tại kênh YouTube của Savoury Days. Nếu không xem được tại website thì các bạn có thể xem trực tiếp trên YouTube theo link này nhé. Video có chế độ HD, hướng dẫn cách bật HD ở cuối bài viết cách làm bánh flan này. 

A. Bánh gạo nhân phomai

  1. Cho bột gạo tẻ và bột gạo nếp vào tô to, trộn đều, vét bột để tạo một chỗ trống ở giữa. Từ từ đổ nước sôi vào, vừa đổ vừa quấy liên tục. Khi bột quyện thành một khối thì không cho thêm nước nữa.
  2. Phủ màng bọc che kín để khối bột không khô, để bột nghỉ và nguội bớt, khoảng 10 phút.

* Lưu ý:

  • Nước dùng để nhào bột Tteokbokki bắt buộc phải dùng nước sôi. Nếu nước không đủ nóng, bột sẽ bị chảy nhão. Bột không đạt khi cầm trên tay sẽ có cảm giác cục bột đang chảy, và bở, bột không đứng được nếu đặt trên mặt bàn.
  • Lượng nước có thể thay đổi tuỳ loại bột. Nên cho nước từ từ từng chút một và theo dõi, khi bột bắt đầu quyện thành khối thì dừng lại. Nếu lỡ tay cho quá nhiều nước thì chỉ cần thêm bột gạo tẻ cho tới khi bột dẻo, không dính tay là được.
  • Tỷ lệ 80% bột gạo tẻ : 20% bột gạo nếp, càng nhiều gạo tẻ bánh sẽ cứng và giòn hơn, nhiều gạo nếp bánh sẽ dính, khó nặn bánh và dễ mềm nát hơn.
  • Do có gạo nếp nên ở khâu này, bột khá dính, bạn có thể dùng thìa gỗ cán dài, đũa hoặc phới dẹt chắc chắn để nhào, hoặc sử dụng găng tay cho đỡ dính.
  1. Trong lúc bột nghỉ, thái phomai Mozzarella thành từng viên nhỏ, mỗi viên nặng khoảng 5-6 gram, không nên thái viên phomai quá to, dễ bị bục khi luộc.
  2. Ngắt từng mẩu bột nhỏ khoảng 10 gram, ấn dẹt, đặt nhân phômai vào giữa, vê tròn. Bạn có thể xoa ít bột gạo tẻ lên tay để chống dính. Làm tới khi hết bột.
  3. Đun sôi một nồi nước to. Khi nước sôi mạnh thì thả tất cả bánh vào, sau đó giảm lửa, luộc ở lửa trung bình. Thỉnh thoảng dùng thìa quấy nhẹ cho bánh không bị dính vào nhau hay dính vào đáy nồi. Khi bánh nổi lên mặt nước thì hạ lửa vừa, đun thêm khoảng 2-3 phút tới khi ăn thử thấy bột chín mềm thì vớt bánh ra, thả vào bát nước đá thật nhanh, trong khoảng 20 giây để bột se lại rồi lập tức vớt ra đĩa, rưới một chút dầu ăn cho bánh đỡ dính.

B. Phần sốt Tokbukki 

  1. Sơ chế nguyên liệu:
  • Tỏi bóc vỏ, thái nhỏ
  • Gừng cạo vỏ, thái lát mỏng
  • Hành tây bổ đôi, bóc vỏ, bỏ rễ, thái thành miếng vuông nhỏ
  1. Cho tỏi, gừng, hành tây và tôm khô vào nồi, cho nước vào, hé vung đun liu riu trong khoảng 30 phút.
  2. Trong lúc đun nước dùng, ta sơ chế những nguyên liệu còn lại:
  • Cà rốt gọt vỏ, bổ đôi theo chiều ngang, chẻ đôi rồi thái miếng mỏng vừa ăn
  • Thái bánh cá Hàn Quốc thành miếng vừa ăn
  • Luộc chín 2 quả trứng gà trong khoảng 15 phút cho trứng chín chắc, sau đó thái nhỏ hoặc bổ làm tư.
  • Thái vát hành xanh thành khoanh nhỏ
  • Ngoài ra có thể bẻ đôi mì tôm hoặc thái vát xúc xích thành miếng nhỏ
  1. Khi nước dùng nấu ở bước (2) đã xong, lọc qua rây để lấy nước, bỏ bã. Đổ nước dùng vào chảo sâu lòng, pha các loại gia vị gồm tương ớt Hàn Quốc, xì dầu, đường nâu và ớt bột. Quấy đều rồi nếm lại và chỉnh mặn ngọt cho vừa khẩu vị. Lưu ý nước sẽ cạn khá nhiều và trở nên đậm hơn nên ở bước này nên nêm gia vị nhạt một chút.
  2. Cho bánh gạo, bánh cá và cà rốt vào chảo, nấu trên lửa vừa, thi thoảng quấy đều. Nước sẽ cạn sệt dần tạo thành sốt và ngấm vào các loại bánh gạo, bánh cá, cà rốt…
  3. Khi mọi thứ đã chín mềm, sốt khá sánh thì xếp trứng luộc lên, rải phomai đều lên và rắc hành lá. Tắt bếp và đậy vung khoảng 1 phút cho phomai chảy ra thật hấp dẫn. Dùng nóng.
  4. Nếu dùng mì tôm, nên cho mì từ sớm, khi còn nhiều nước. Hoặc nếu nước đã quá cạn thì có thể thêm nước sôi. Ngoài các nguyên liệu trên, bạn có thể dùng thêm xúc xích thái lát mỏng hoặc rau cải thảo nếu thích.

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận