Nâng cao ý thức về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước

Nước là khởi nguồn của sự sống, mọi biến động về nguồn nước sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường và sự sống trên Trái Đất. Vì vậy, nước là tài nguyên quý giá, bảo vệ tài nguyên nước là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau như: hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng ,… Hầu hết các hoạt động trên đều cần đến nước ngọt và trên Trái Đất có đến 97% là nước mặn và chỉ 3% là nước ngọt, nhưng hiện nay nguồn tài nguyên nước gần như bị cạn kiệt bởi nhiều lí do và một trong những lí do chính là do hoạt động của con người.

Tài nguyên nước của Việt Nam khá phong phú, đa dạng và được chia ra làm 3 loại hình : Tài nguyên nước mặt, hồ chứa, tài nguyên nước dưới đất.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên nước mặt khá phong phú cả về lượng mưa lẫn nguồn nước mặt trong các hệ thống sông, hồ. Với tổng lượng nước khoảng 640 tỷ m3/năm, thuộc số quốc gia có lượng nước mưa lớn trên thế giới. Nhưng tài nguyên nước của Việt Nam bị phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nước ngoại sinh. Hàng năm, các sông, suối xuyên biên giới chuyển vào nước ta lượng nước khoảng 520 tỷ m3, chiếm khoảng 63% tổng lượng nước trung bình hàng năm của hệ thống sông nước ta. Đồng thời, hằng năm hệ thống sông ở nước ta cũng vận chuyển khoảng 42 tỷ m3 nước chảy qua biên giới sang các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. Tài nguyên nước mặt của Việt Nam phân bố rất không đều cả về không gian và thời gian, mùa khô kéo dài rải rác ở một số khu vực khác nhau .

Hồ chứa, theo thống kê sơ bộ, hiện nay trên địa bàn cả nước có khoảng trên 7.160 hồ chứa thủy lợi, thủy điện, Khoảng 500 hồ chứa thủy điện đã đi vào vận hành (ngoài ra còn khoảng 300 dự án thủy điện đang triển khai xây dựng và chuẩn bị đi vào vận hành) do Bộ Công Thương quản lý, tổng dung tích các hồ chứa thủy điện vào khoảng 60 tỷ m3, chiếm khoảng 85% tổng dung tích các hồ chứa trên cả nước. Để đáp ứng các yêu cầu trữ lượng, điều tiết dòng chảy phục vụ cấp nước trong mùa khô và phòng, chống lũ, lụt trong mùa mưa, trên cả nước có 11 lưu vực sông xây dựng các hồ chứa có nhiệm vụ phòng, chống lũ cho hạ du hoặc có quy định bắt buộc các hồ dành dung tích để phòng, chống và giảm lũ cho hạ du theo các Quy trình vận hành liên hồ chứa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Với tài nguyên nước dưới đất thì Việt Nam cũng có tiềm năng khá lớn với tổng lượng trữ khoảng 189,3 triệu m3/ngày đêm, tập trung ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên. Tổng trữ lượng tiềm năng có thể khai thác trung bình khoảng 61,2 triệu m3/ngày đêm.

Tuy nhiên Theo số liệu quan trắc từ năm 1990 đến nay, tài nguyên nước dưới đất ở nước ta đang bị suy thoái cả về số lượng và chất lượng: mực nước dưới đất bị hạ thấp sâu, liên tục theo thời gian tại đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, đặc biệt là tại một số đô thị lớn tập trung khai thác nguồn nước dưới đất. Việc khai thác nước tập trung quy mô lớn ngoài việc dẫn đến hạ thấp mực nước sâu còn là nguyên nhân gây ra tình trạng xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước và điển hình cho hiện trạng đó là hạn mặn lịch sử năm 2016 và 2020 và gây tổn thất nghiêm trọng cho vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long ,..

1
Hạn mặn lịch sử khiến các cánh đồng lúa trù phú trở nên khô cằn

Chính vì thế, công tác tuyên truyền – truyền thông về bảo vệ nguồn nước cho người dân là việc làm vô cùng cấp thiết. Cùng với đó các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước đã triển khai các hoạt động truyền thông bám sát vào thực tiễn, nhu cầu của cộng đồng, một số hoạt động truyền thông tiêu biểu, như: Tăng cường điều tra, thu thập thông tin để đánh giá nhu cầu, nhận thức của cán bộ, người dân về bảo vệ nguồn nước, phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn; Tổ chức học tập kinh nghiệm nước ngoài về truyền thông bảo vệ nguồn nước và phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn; Biên soạn và in ấn các tài liệu, sách, tờ rơi, phim… về bảo vệ nguồn nước và phóng chống hạn hán, xâm nhập; Tăng cường tổ chức các hội chợ, triển lãm, quảng bá sản phẩm thích ứng với điều kiện thiếu nước; các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng bề bảo vệ nguồn nước; Tổ chức các diễn đàn, hội thảo tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các Sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội; các cơ quan thông tấn, báo chí, phóng viên…. về bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn; Xây dựng và triển khai các chương trình giáo dục bảo vệ tài nguyên nước: Xây dựng modun hướng dẫn tổ chức các hoạt động bảo vệ nguồn nước cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở, Tổ chức các chương trình giáo dục, lớp học thí điểm trên cả nước; Tăng cường vận động, phối hợp với các KOLs để truyền tải các thông điệp, hoạt động truyền thông về bảo vệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài ngdauyên nước tới cộng đồng Truyền tải thông điệp qua các video ngắn, poster; các buổi nói chuyện, chia sẽ trực tiếp tại các sự kiện, các trường học, cơ sở giáo dục, các địa điểm công cộng…; phối hợp đăng tải các thông điệp, ấn phẩm trên các kênh truyền thông, mạng xã hội…

1
Ảnh minh họa

Quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên nước rất cần sự chung tay, vào cuộc của toàn xã hội, nhất là ý thức, trách nhiệm của người dân trong những việc làm cụ thể hằng ngày liên quan đến việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước, bởi bảo vệ tài nguyên nước là bảo vệ cuộc sống cho chính mình và tất cả mọi người.

                             Thực hiện: Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận