triết!!!!!! trời ơi là trời!:(( – .Biện chứng là gì? – Wattpad

                                    
                                              

4.Biện chứng là gì? Phép biện chứng là thuộc biện chứng khách quan hay biện chứng chủ quan? Vì sao? Phép biện chứng duy vật khác với phép biện chứng duy tâm như thế nào? Cho ví dụ minh họa? Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu vấn đề này?
Trả lời:
Khái niệm Biện chứng

- Biện chứng, từ gốc tiếng Anh là Dialectical là một khái niệm đã xuất phát từ thời cổ xưa. Ở Châu Âu cổ đại, người ta dùng nó với ý nghĩa là việc tranh luận để tìm ra chân lí. Ph.Ăngghen đã định nghĩa: "phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy" - C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 1994, t.20, tr.201.
- Biện chứng khách quan là chỉ biện chứng của các tồn tại vật chất; còn biện chứng chủ quan là chỉ biện chứng của ý thức.

Phép Biện chứng

Bạn đang đọc: triết!!!!!! trời ơi là trời!:(( - .Biện chứng là gì? - Wattpad">triết!!!!!! trời ơi là trời!:(( - .Biện chứng là gì? - Wattpad

- Phép biện chứng là học thuyết về biện chứng của thế giới. Với tư cách là học thuyết triết học, phép biện chứng khái quát những mối liên hệ phổ biến và những quy luật chung nhất của mọi quá trình vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy; từ đó xây dựng các nguyên tắc phương pháp luận chung cho các quá trình nhận thức và thực tiễn. Do đó phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan.

So sánh phép biện chứng duy vật và duy tâm

- Có sự đối lập giữa quan điểm duy vật và quan điểm duy tâm trong việc giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Theo quan niệm duy tâm: biện chứng chủ quan là cơ sở của biện chứng khách quan; còn theo quan điểm duy vật: biện chứng khách quan là cơ sở của biện chứng chủ quan. Ph.Ăngghen khẳng định: "Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối, trong toàn bộ giới tự nhiên…"
Sự đối lập nhau trong quan niệm đó là cơ sở phân chia phép biện chứng thành: phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.
- Ví dụ: tự bịa thôi!!! Như một số quy luật về phát triển, chất-lượng,…

Ý nghĩa phương pháp luận : ( cái này tham khảo từ anh nhocshini )

- Là cơ sở khoa học của việc nhận thức và cải tạo thế giới
- Cung cấp những nguyên tắc chung nhất cho quá trình nhận thức và cải tạo thế giới một cách toàn diện, phát triển, lịch sử cụ thể.
- Tìm ra nguồn gôc, động lực cơ bản của quá trình vận động và phát triển
Là công cụ khoa học vĩ đại để giai cấp cách mạng nhận thức và cải tạo thế giới.

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận