BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG.

                                    
                                              

VI. BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG.
1. Định nghĩa.
- Bản chất: là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó.
- Hiện tượng: là cái biểu hiện ra bên ngoài của bản chất.
Chú ý:
- Phạm trù bản chất gắn liền với phạm cái chung, cái tạo nên bản chất của một lớp các sự vật hiện tượng.
Ví dụ: Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Điều đó đúng với mọi người (bản chất cũng là cái chung) tuy nhiên không phải cái chung nào cũng là cái bản chất. Ví dụ bên trên thuộc tính của con người là có đầu, mình và chân tay, cái đó cũng là thuộc tính chung của mọi người những không tạo nên bản chất của con người.
- Phạm trù bản chất thuộc cùng loại với phạm trù quy luật: nói đến bản chất có nghĩa là nói tới quy luật, hay là nói tới quy luật có nghĩa là nói tới cái bản chất. Nhưng mỗi quy luật chỉ biểu hiện được một mặt, một khía cạnh, còn bản chất được biểu hiện bằng quy luật.
Ví dụ:
+ Bản chất của giai cấp tư sản là bóc lột giai cấp công nhân và người lao động bằng nhiều quy luật: Quy luật giá trị thăng dư, quy luật lợi nhuận…
+ Những quy luật biểu hiện của sự bóc lột này của giai cấp tư sản bằng quy luật giá trị thăng dư (nó chỉ biểu hiện được một mặt)
+ Quy luật giá trị thăng dư cũng chỉ thể hiện được một mặt.
Lênin: “Quy luật và bản chất là những khái niệm cùng một loại (cùng một bậc) hay nói đúng hơn là cùng một trình độ”.
- Phạm trù hiện tượng: chúng ta cần phân biệt với phạm trù giả tượng.
Giả tượng cũng là hiện tượng nhưng đó là hiện tượng giả, nó phản ánh xuyên tạc bản chất, không phù hợp với bản chất. Tuy nhiên giả tượng cũng có tính chất khách quan và cũng bộc lột bản chất ở một mức độ nhất định nhưng quanh co, phức tạp hơn.
Ví dụ: Trước đây ta vẫn cho là quả đất đứng im, còn mặt trời thì quay xung quanh quả đất. Từ lâu đến nay, khoa học đã chứng minh được rằng quy luật vận động của hệ thống mặt trời chính quả đất quay xung quanh mặt trời -> Nhưng giả tượng mặt trời vẫn quay xung quanh trái đất. Hay sự chuyển động của cây cối bên đường theo chiều chuyển động của xe chạy đó là ảo tượng.
2. Sự thống nhất biện chứng giữa bản chất và hiện tượng.
- Bản chất và hiện tượng là thống nhất với nhau, không thể tách rời nhau, sự thống nhất đó được thể hiện ở chỗ:
+ Bản chất bao giờ cũng được bộc lộ ra qua hiện tượng và hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất.
+ Không bản chất nào tồn tại một cách thuần túy mà lại không biểu hiện qua hiện tượng.
+ Không có hiện tượng nào lại không biểu hiện của một bản chất nào đó.
- Sự tự nhiên giữa bản chất và hiện tượng là sự thống nhất biệc chứng của hai mặt đối lập. Được biểu hiện ra:
+ Sự đối lập giữa cái bên trong và cái bên ngoài. Bản chất phản ánh cái chung, cái sâu xa của sự vật. Hiện tượng phản ánh cái riêng, cái biểu hiện ra bên ngoài của bản chất.
+ Sự đối lập giữa cái tương đối ổn định với cái thường xuyên biến đổi.
+ Hiện tượng phong phú hơn bản chất, còn bản chất thì sâu sắc hơn hiện tượng.
+ Bản chất như thế nào thì hiện tượng như thế ấy.
Ví dụ:
* Bản chất của xã hội tư bản là sự mâu thuẫn giữa tính xã hội lực lượng sản xuất mâu thuẫn với tính chất chiếm hữu tư nhân tư bản đối với tư liệu sản xuất -> Giữa người bị bóc lột (giai cấp vô sản) mâu thuẫn với người bóc lột (giai cấp tư sản).
Bản chất đó được biểu hiện bằng những hiện tượng vô cùng phong phú và phức tạp: đó là cuộc khủng hoảng chu kỳ:
+ Nạn thất nghiệp thường xuyên xảy ta .
+ Cuộc sống xa hoa trụy lạc của giai cấp tư sản.
+ Đời sống cực khổ của giai cấp vô sản và người lao động.
* Năm 1930: Bản chất xã hội nước ta là chế độ thuộc địa và nửa phong kiến. Cho nên đế quốc Pháp đã xây dựng bộ máy cai trị (hình thức) -> Bản chất được biểu hiện bởi hình thức: Nam kỳ bảo hộ (Bộ máy do Pháp cai trị).
+ Ở Trung kỳ: nó giữ nguyên bộ máy của giai cấp phong kiến làm bù nhìn để phục vụ cho công việc xâm lược của chúng.
+ Ở Bắc kỳ: Chúng xây dựng chế độ tự trị (Bên cạnh đó có quan thầy của chủ nghĩa thực dân đế quốc).
Đây chính là sự thể hiện bản chất nào thì hiện tượng đó.
4. Ý nghĩa và phương pháp luận.
- Vì bản chất là cái tất nhiên, ổn định, bên trong, cái quy định sự vận động và phát triển. Hiện tượng là cái biểu hiện bản chất, nên về mặt nhận thức không dừng lại ở hiện tượng mà phải đi sâu vào bản chất của nó.
- Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là sự thống nhất biện chứng của các mặt đối lập. Vì vậy trong nhận thức khoa học cũng như trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân tích một cách cặn kẽ, loại bỏ những giả tượng.
Ví dụ: Bản chất của chủ nghĩa đế quốc là xâm lược, bóc lột nhân dân các nước, gây mất trật tự an ninh về mặt chính trị. Bản chất đó được biểu hiện bằng nhiều hình thức phức tạp: viện trợ kinh tế, viện trợ có tính chất nhân đạo, hợp tác văn hóa, du lịch… Những hình thức đó không biểu hiện đầy đủ bản chất của sự vật và vấn đề. Có khi còn xuyên tạc bởi vẻ bề ngoài. Cho nên xem xét một sự vật phải thật cặn kẽ để từ hiện tượng đến tận cội nguồn của bản chất để có biện pháp phòng ngừa. Chúng thường mang tính chất nhân quyền một cách trừu tượng, áp đặt cho từng nước để gây mất ổn định đối với một quốc gia.

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận