NGHỀ LÀM VƯỜN 11- BÀI 2 CẢI TẠO, TU BỔ VƯỜN TẠP

I. Đặc điểm của vườn tạp ở nước

– Đa số vườn tự sản, tự
tiêu là chủ yếu. Vườn là nơi cung cấp rau củ, quả….

Bạn đang đọc: NGHỀ LÀM VƯỜN 11- BÀI 2 CẢI TẠO, TU BỔ VƯỜN TẠP">NGHỀ LÀM VƯỜN 11- BÀI 2 CẢI TẠO, TU BỔ VƯỜN TẠP

– Cơ cấu giống cây trồng
trong vườn được hình thành  một cách tùy
tiện, tự phát.

– Cây trồng trong vườn
phân bố, sắp xếp không hợp lý gây ra sự lấn chiếm không gian của nhau.

– Giống cây trồng thiếu
chọn lọc kém chất lượng, năng suất kém.

II. Mục đích cải tạo vườn

– Tùy vào điều kiện, gia
đình địa, phương mà việc cải tạo vườn có mục đích khác nhau.

– Tăng giá trị sản phẩm của
vườn thông qua các sản phẩm sản xuất ra.

– Tạo vườn đáp ứng nhu cầu
thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng.

– Sử dụng triệt để nguồn
tài nguyên thiên nhiên.

III. Nguyên tắc cải tạo vườn.

1. Bám sát những yêu cầu của một vườn sản xuất.

– Đảm bảo tính đa dạng
sinh học trong vườn.

– Bảo vệ đất, tăng cường
kết cấu đất, thành phần các chất hữu cơ và sự hoạt động tốt của hệ vi sinh vật.

-Vườn có nhiều tầng tán.

2. Cải tạo, tu bổ vườn

– Cải tạo tu bổ vườn tạp
không thể làm tùy tiện, thiếu căn cứ khoa học cũng như điều kiện cụ thể cho
phép.

– Trước khi cải tạo vườn
cần điều tra cụ thể  nguồn tài nguyên
thiên nhiên ở địa phương nơi có vườn.

IV. Các bước thực hiện cải tạo, tu bổ vườn tạp

*Quy trình thực hiện cải
tạo tu bổ vườn tạp gồm các bước

1. Xác định hiện
trạng, phân loại vườn.

– Xác định nguyên nhân tạo
nên vườn tạp.

2. Xác định mục đích cụ thể của việc cải tạo vườn.

– Mục đích cụ thể của cải
tạo vườn tùy theo điều kiện của mỗi gia đình, thực trạng của vườn tạp hiện tại
mà chủ vườn lựa chọn.

3. Điều tra, đánh giá các yếu tố có liên quan đến cải tạo
vườn.

– Các yếu tố thời tiết
khí hậu, thủy văn.

– Thành phần, cấu tạo đất,
địa hình…

– Các loại cây trồng có trong
vùng, tình hình sâu bệnh hại cây trồng.

– Các hoạt động sản xuát,
kinh doanh trong vùng có liên quan.

– Các tiến bộ kĩ thuật áp
dụng ở địa phương.

– Tình trạng đường xá,
phương tiện giao thông.

4. Lập kế hoạch cải tạo vườn

– Vẽ khu vườn tạp hiện tại.

– Thiết kế khu vườn sau cải
tạo.

– Lên kế hoạch cải tạo cụ
thể từng phân của vườn.

– Sưu tầm các giống cây
trồng có giá trị kinh tế cao, phẩm chất cây giống tốt theo dự kiến ban đầu.

– Cải tạo đất vườn: dự kiến
cải tại đến đâu thì làm đất đến đó.

Các bài viết liên quan

Viết một bình luận